- Chuyện Kỷ niệm những cuộc chiến chống Trung Cộng với “trò chơi quyền lực” (Chép Sử Việt).
- 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (2) (Chép Sử Việt). Bộ sách Việt Nam Những sự kiện lịch sử chỉ ghi 104 từ cho toàn bộ cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979. – Võ Văn Tạo: Lại nhớ ngày 17-2-1979.
- Thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên (Phan Duy Kha). “Vị Xuyên! Vị Xuyên!/ Hơn Một ngàn bảy trăm Liệt sĩ/ Có tên và không tên/ Khói hương quặn đau quẩn trên mộ chí/ Trong một ngày hơn sáu trăm chiến sĩ hi sinh (1)/ Suốt 30 năm giải phóng Miền Nam/ Chưa trận nào tổn thương nhiều đến thế !/ Máu chảy đỏ suối nguồn Thanh Thủy/ Xác giặc ngổn ngang Cao điểm 772/ Thung lũng gọi hồn, Ngã ba cửa tử/ Những cái tên nghe đến rợn người“. – Cuộc chiến nào cũng cay, và mặn! (Người Việt).
- VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM 6 VẠN ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN THÁNG 2 NĂM 1979 (Tễu).
<- TÌM CÔ BỘ ĐỘI TRONG ẢNH, 35 NĂM TRƯỚC (Mai Thanh Hải).
- VẠN MỘC CƯ SĨ: VIỆT NAM ANH HÙNG (Sơn Trung). “HỒN MA THỨ HAI: Các đồng chí/ Ta đánh Mỹ Là đánh thay cho Nga, Tàu/ Vì nước ta giàu Quân ta mạnh/ Và ta đây anh hùng/ Còn Mao Trạch Đông/ Là thằng chết nhát/ Và mấy triệu quân Chệt/ Là quân hèn mạt,/ Và bọn Liên Xô/ Cũng là đồ bỏ/ Cho nên ta phải đánh Mỹ/ Để đảng ta thành đảng bách chiến bách thắng/ Đất nước ta là đất nước anh hùng…”
- Lê Anh Hùng: BÁO ĐỘNG: NGƯỜI TRUNG QUỐC LẠI SẮP LẬP CĂN CỨ Ở QUẢNG TRỊ (DĐXHDS).
- Trần Trung Đạo: Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc (DĐXHDS).
- Thắm đượm tình quân – dân (NLĐ).
- Tàu ngầm Việt chờ vươn khơi (NLĐ).
- Báo TQ nói Thủ tướng Nhật ‘diễn hề’ (BBC). – “Nhật thúc đẩy quyền phòng thủ tập thể gây bất ổn khu vực” (TTXVN). – Nhật Bản và Hoa Kỳ tái khẳng định an ninh hàng hải tại Đông Nam Á (Diplomat). – Biển Đông : Mỹ lại chống việc dùng võ lực để áp đặt chủ quyền (RFI).
- Khẩn cấp: CA Hà Nội tấn công Thái Hà, nhà thờ rung chuông báo động (DLB). FB SV CG Việt Nam: “SOS. Công An đang tấn công nhà thờ Thái Hà – Hà Nội. Nhà thờ đang đánh trống kéo chuông. Yêu cầu giáo dân và sinh viên ở Hà Nội đến ngay nhà thờ để cứu giúp các cha nhà Dòng. Những người ở xa xin hiệp ý cầu nguyện cho nhà Dòng và các cha“. – Giáo dân Thái Hà dạy nhân bản cho công an phường (An-phong vu). – Công an nhận lỗi khi vào khu vực nhà thờ Thái Hà kiểm tra trái phép (DCCT).
- Uẩn khúc đằng sau vụ câu lưu Nguyễn Bắc Truyển (RFI). – Đi thăm ông Nguyễn Bắc Truyển, hàng chục người bị bắt (RFA). – CA Đồng Tháp tiếp tục đánh đập và bắt giam những người đến thăm nhà anh Nguyễn Bắc Truyển (DLB). – Kháng thư thứ 2 của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam (DLB).
- Luật sư Lê Quốc Quân tuyệt thực sang ngày thứ 10 liên tiếp (DLB). – Luật sư Lê Quốc Quân ‘tuyệt thực’ trong khi Mỹ kêu gọi trả tự do (VOA).
- NGÀY TẾT THĂM GIA ĐÌNH NHỮNG NGƯỜI TÙ VÌ TỰ DO DÂN CHỦ (FB Phạm Đình Trọng).
- Hoạt động nhân quyền và yếu tố đảng phái chính trị (Blog RFA). “Tôi tin rằng, vì một mục tiêu chung, dù đường đi và phương thức lựa chọn có khác nhau, thì những người có xu hướng hoạt động chính trị đảng phái sẽ biết nên và phải làm gì để có lợi cho con đường chung, để bảo vệ sự an toàn cũng như những nỗ lực của nhiều cá nhân độc lập. Trên một con đường dài, luôn cần bạn đồng hành, điều này không ai có thể phủ nhận. Nhưng có được một người bạn đồng hành chân thành và tử tế thì lại là chuyện khác… Cộng sản đã phát động một cuộc cách mạng cứng nhắc, rập khuôn đầy dối trá thì chúng ta, những người khao khát tự do, nhất định sẽ không bao giờ được phép lặp lại sai lầm đó“.
- Đoan Trang: Hậu UPR: Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền? (Ba Sàm). – Việt Nam mời thế giới, UPR ăn bánh vẽ (DLB). – Phái đoàn Việt Nam “đọc báo cáo” tại UPR (RFA). – Mười một dân biểu Mỹ gởi thư cho chủ tịch nước Việt Nam (RFA). “Mười một vị dân biểu Hoa Kỳ hôm qua vừa ký tên chung trong một lá thư gửi tới chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang kêu gọi thả tự do ngay lập tức cho 3 nhà hoạt động vì quyền của người lao động hiện đang bị giam cầm là Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hùng.“ – 10 đặc thù của UPR 2014 (RFA).
- Côn đồ hành hung Dân oan Văn Giang (DCCT). – Nguyễn Mộng Hoài: Người ta đối xử tệ bạc với người nông dân đến bao giờ (Quê Choa). – Tranh chấp đất ở Văn Giang: 5 nông dân bị bắn trọng thương (RFA). “Nó không mặc sắc phục thì cứ cho nó là xã hội đen đi, nhưng xã hội đen nó dùng súng nó bắn dân thì đấy là trách nhiệm của công an phải bảo vệ tình mạng người dân.” =>
- JB Nguyễn Hữu Vinh: Gặp Dương Văn Mình: Tội nhân hay bệnh nhân bị từ chối cứu chữa giữa Thủ đô? – Phần I (Blog RFA). “Những cái mà báo chí nhà nước và đám Dư lợn viên tố Dương Văn Mình nếu có thì cũng chỉ từa tựa, thậm chí chưa bằng một phần cái viễn tượng rằng: ‘Chúng ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Ở đó của cải tuôn ra dào dạt như không khí, mọi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, con người hoàn thiện đến mức có thể sáng là một nông dân, chiều là nhà du hành vũ trụ…’. Giờ chửi Dương Văn Mình về một ngày mai ‘không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ…’ thì khác gì chửi chính Mác và Lênin rằng là đồ mê tín và phản khoa học?”
- Chuyện Mậu Thân 68′ và cung đình cộng sản VN (4) (Chép Sử Việt).
- Đoàn Nam Sinh: Để cứu nông sản Việt Nam, chớ kiên trì ” ngu lâu”! (Quê Choa).
- Cám ơn “Anh Nông Dân” của bác Nguyễn Thiện Nhân! (Gocomay).
- PHẢI TRUY TỐ NGAY HÀNH VI VIẾT BÀI XUYÊN TẠC, BỊA ĐẶT : VỤ HÔI NHÃN DÃ MAN TẠI QUẢNG BÌNH (Nguyễn Quang Vinh). - TIN THÌ…TIN – TIN ÚI GIỜI ƠI… – TIN CAY ĐẮNG – TIN CÁC CỤ
- Flappy Bird đã đến Quốc hội Mỹ (Hiệu Minh). “Có thể người Việt chẳng cần tiền, chẳng cần tiếng tăm, coi thường nhân tài, nhưng thế giới lại thích, lạ lắm“. – Nguyên Nhân Thành Công Của Những Người gốc Do Thái ??? (Alan Phan).
- Án sơ thẩm Huyền Như: Lộ nhiều sai phạm, Vietinbank vẫn vô can (VTC).
- Những trường hợp nào được nộp phạt thẳng cho CSGT? (ĐS&PL). – Nộp phạt tại chỗ: Không có chuyện áp dụng đại trà (PLTP).
- Hà Nội giải thích về thu phí đường bộ trên đại lộ Thăng Long (Tin tức).
- Hết thời hiệu phạt, buộc tháo dỡ được không? (PLTP).
- Bài học nào về ứng xử qua câu chuyện của ông Dũng Taylor? (Hà Hiển). – Mời xem lại: Khi người Việt dạy cho “Tây” một bài học về văn hóa ứng xử (MTG).
- Việt Nam – Campuchia mở rộng quan hệ song phương (RFA). – Dân Cam Bốt khiếu nại một tổ chức tài chính liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai (RFI).
- Cam Bốt không thả 21 công nhân bị bắt trong đợt biểu tình đòi tăng lương (RFI).
- Madrid phát lệnh truy nã Giang Trạch Dân : Bắc Kinh nổi giận (RFI).
- Trung – Đài tìm tiếng nói chung (NLĐ).
- Ông Jang Song-thaek bị thất sủng sau chuyến thăm Trung Quốc (NLĐ).
- Nam, Bắc Triều Tiên sẽ mở cuộc họp cấp cao (VOA). – Nam Bắc Triều Tiên họp cấp cao vào ngày mai (RFI).
- Người Mỹ bị tù ở Bắc Triều Tiên tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ (VOA).
- Thủ tướng Thái bất lực nhìn người “áo đỏ” ra đi? (VnM).
- Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979? (viet-studies). “Điều
có lẽ không nhiều người biết đó là vào ngày 16/1/2014, các tổng biên
tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ
được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn
Thụ, Ba Đình, Hà Nội.Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật
liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên
giới 1979”.
- Tháng Giêng Nhớ Vua Quang Trung (Phay Van).
- Thủ tướng Nhật quyết không nhượng bộ phần lãnh thổ Senkaku (ĐV). - Trung Quốc trỗi dậy, Nhật-Ấn xích lại gần nhau (Tin tức). - Trung Quốc lo sợ Nhật dỡ bỏ 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí (ANTĐ).
- Mỹ sẽ đối phó TQ như với Liên Xô? (TVN).
- Ủy
ban Nhân quyền Tom Lantos gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về
trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc
Hùng (DLB). - “Việt Nam tự tin nói về nhân quyền” (Infonet).
- Ai đã dàn dựng bắt và thưa kiện ông Nguyễn Bắc Truyển? (DCCT). – Công an huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp đánh các nhà hoạt động
- Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc UPR: Nói láo, nói láo, đại nói láo (Người Việt).
- Mã đáo sao chưa thấy Ngọ (DLB).
- Có những điều khó quên (Người Việt). – BÀI HOAN CA Ở A 38: phần 8 và 9 (Tương Tri).
- Sa thải “công chức cắp ô” đi đâu? (TVN). - ‘Không đặt mục tiêu giảm 100.000 công chức’ (VNN). - Sợ cắt biên chế: Dồn dập gọi can thiệp, lo đi đêm (VNN). - Cần tinh giản biên chế ở các cơ quan có khối lượng công việc ít (GDVN). - “40% công chức không làm được việc” (TP). - Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế: Lo “trảm” nhầm… người tốt (GiadinhNet).
- Sẽ kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của CSGT (DV). - Nộp phạt thẳng cho CSGT: “Đó là quy định riêng…” (ĐV). - Nộp phạt trực tiếp cho CSGT: Có bớt được phiền hà? (ĐS&PL).
- CA Hà Nội “vẽ” thêm thủ tục khi đổi hộ chiếu? (Infonet). - Đề xuất không đưa ADN vào dữ liệu căn cước công dân (TT).
- “Cá treo, mèo nhịn” (ĐĐK).
- Youtube sẽ bị Việt Nam khởi kiện (Sống News). - Không có chuyện khởi kiện YouTube vì phát tán Táo quân 2014 (GDVN).
- Cây thuốc đơn tướng quân sắp tuyệt chủng vì Trung Quốc (Người Việt). - TQ trấn áp tham nhũng, giới nhà giàu đổ sang Mỹ (VNN). - Kiểm tra tham nhũng bằng… trắc nghiệm (TT).
- Trung, Đài xích lại gần nhau (TN).
- Abe xem Triều Tiên là mối đe dọa để mở rộng quyền tự vệ quân sự (GDVN). - Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản không một mình tiếp cận với Triều Tiên (GDVN). - Triều – Hàn hẹn gặp nhau tại làng đình chiến (MTG).
- Du lịch trong điểm nóng biểu tình (TN). - Thái Lan sẽ bầu cử lại vào tháng 4/2014 (Infonet).
KINH TẾ- Gia nhập TPP: cơ hội và thách thức (RFA). – Con đường TPP của VN ‘còn nhiều ổ gà’ (BCC).
- Vàng tiếp tục tăng, vượt ngưỡng 35,5 triệu đồng/lượng (KP).
- Gần 3.700 tỷ đồng đổ vào chứng khoán (TTXVN). – TTCK ngày 12/2: Chờ tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền (DNSG).
- Cần thoát khỏi… bàn họp (NLĐ).
- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước – Làm gì để tăng tốc? (SGGP). – Gần 9000 doanh nghiệp giải thể trong tháng 1/2014 (RFA).
- VietJetAir mua 63 chiếc Airbus với giá 6,4 tỉ đô la (RFI).
- VN đầu tư 4,4 tỷ đôla ra nước ngoài trong năm 2013 (RFA).
- Vingroup thay sếp, gia nhập thị trường thương mại điện tử (VnEco).
- Chưa kỳ vọng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá (ĐBND).
- Tháng 1, xuất nhập khẩu đều giảm (HQ).
<- Xuất khẩu dệt may có bùng nổ khi TPP được ký kết không? (ĐBND).
- Cân bằng cải cách và ổn định hệ thống tài chính – thách thức lớn của Trung Quốc (ĐBND).
- Tân chủ tịch FED: Không có đe dọa lớn nào đối với kinh tế Mỹ (Tin tức).
- Chính phủ Thái Lan cam kết việc thanh toán tiền mua gạo (TTXVN).
- Bảo đảm ổn định tài chính và tiền tệ cho nước Mỹ (RFI).
- Vẫn muốn “đẻ” thêm ngân hàng làm gì? (Infonet). - Ngân hàng tăng mở thẻ, người tiêu dùng tận hưởng ưu đãi (ĐV).
- Giá USD ngân hàng biến động nhẹ, thị trường tự do giảm mạnh (VOV). - Giá vàng quay đầu giảm (VOV). - Giá vàng SJC và thế giới chênh lệch khoảng 2,75 triệu (TTXVN).
- ‘Tháo’ hết điều kiện để Việt kiều sở hữu BĐS (TN). - TS Alan Phan: “Liều thuốc duy nhất cho BĐS là để thị trường rơi tự do” (MTG).
- Ai cũng lạc quan còn DN chưa hết lo sợ (Vef). - Doanh nghiệp vẫn muốn giữ cổ phần chi phối (TT). - Không còn khó khăn khi xác định giá trị đất (HQ).
- “Điệp khúc” giá sữa tăng và những bất cập trong quản lý (VOV). - Kiểm tra việc tăng giá của doanh nghiệp sữa (ĐV). - Giá sữa tăng do giá nguyên liệu tăng? (PNTP).
- Đồng bằng sông Cửu Long: Giá nông sản trồi sụt thất thường (DV). - Sau tết, người trồng rau “ngậm quả đắng” (DV).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Hát bội, bài chòi đầu Xuân ở Bình Định (RFA).
- Nghệ thuật Đờn ca tài tử nhận bằng vinh danh của UNESCO (TQ). – Vinh danh Đờn ca tài tử Nam Bộ- Di sản của nhân loại (VOV).
- Chậm khắc phục sai phạm và kiểm điểm trách nhiệm quản lý di tích tại Triệu Sơn (Thanh Hóa) (ND).
- Phớt lờ lệnh cấm, liền anh liền chị ‘ngả nón’ xin tiền tại hội Lim (VTC). =>
- Tôi xê dịch và tình yêu văn hóa Việt (ĐBND).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 113 (Nhật Tuấn).
- ĐỌC “GIỌT DẦU – GIỌT THƠ” CỦA NGUYỄN BÁ THANH (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguyễn Tuân huyền thoại một thời (Vương Trí Nhàn).
- Trần Mộng Tú: Căn Nhà Đầu Tiên của tôi (Da Màu).
- TỰA LƯNG VÀO NÚI (Hợp Lưu).
- ĐẾN, NHÌN VÀ NGHĨ…- Ghi chép (Trần Kỳ Trung).
- KHÁNH TRƯỜNG – Ông Lê Cự Phách (Du Tử Lê).
- ÐỐNG ÐA MÙA XUÂN (Hoàng Hải Thủy).
- Trần Đình Hượu: Về đặc sắc văn hoá Việt Nam (Nguyễn Đức Mậu).
- Tranh cãi YouTube bị kiện vì đăng ‘lậu’ Táo quân 2014 (TTXVN).
- Điện ảnh 2014: Nhiều phim hay (NLĐ). – Việt Nam, khách mời của Liên hoan phim châu Á Vesoul 2014 (RFI).
- Từ vết sẹo cuộc đời đến đề cử Oscar (NLĐ).
- Người Nga và ước mơ chiến thắng tại Sochi (RFA). – An ninh ở Sochi (RFA). – Nga bị Phương Tây răn đe khi chuẩn bị cho Olympic Sochi (TTXVN).
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tinh hoa văn hóa Việt Nam phải hòa quyện và tỏa sáng cùng tinh hoa văn hóa của nhân loại” (Tân Châu).
- Lễ hội chùa Hương vẫn còn nạn “chặt chém” khách (VOV). - Khai hội Lim: Quan họ trong cuộc chiến… loa đài (DV). - Liền anh, liền chị ngả nón xin tiền? (PT).
- Sự thật buồn ở “phố ông Đồ” (PT). - Bạn trẻ cầu ước trên cả giá để đồ ở Văn Miếu (VNN).
- Vinh danh đờn ca tài tử – di sản văn hóa của nhân loại (TN). - Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (PT). - Trang sử mới của đờn ca tài tử (TT).
- Nguyễn Hoàng Đức: THƠ TỰA BÈO NỔI LÊN MẶT AO LỄ HỘI (Nguyễn Tường Thụy). – Bùi Dục Tú: Phiếm đàm: Thơ leo cây thơ lên mây (Bà Đầm Xòe).
- CẢNH QUÊ: Chùm thơ TRẦN VĂN CƯỜNG (Trần Mỹ Giống). – CẢM XÚC ĐẦU XUÂN GIÁP NGỌ / Phạm Mạn. THẢ THƠ / Trần Văn Thuyên
- Khi tôi nằm chết (3) (DM Da Vàng).
- Thời xưa tự hào (Tây bụi).
- TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA VIOLET (Nguyễn Trọng Tạo).
- Lời nói ấm áp / A Word From Warm Heart (phần 1) (Người Việt). – 22.000 chữ ký phản đối vì hình tượng nữ của Disney quá… tiêu chuẩn! (Sống News).
- Thiền sư Chân Nguyên với thế giới quan cho người dân quê Việt Nam (Nguyễn Hoa Lư).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Tuyển sinh riêng: Nhiều phương án nhưng ít biến đổi về chất (PLXH).
- Vững quan điểm (SGGP).
- Bộ GD&ĐT lên tiếng về việc dừng tuyển sinh 207 ngành (GD&TĐ).
- Vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ thông (GD&TĐ).
<- Bỏ thi ngoại ngữ: Ngành giáo dục đang đi giật lùi? (NĐT/ĐS&PL).
- Giúp thí sinh tự tin trước kỳ thi đại học (NLĐ).
- TP.HCM: Giải tán 866 nhóm lớp mầm non không phép (MTG).
- Người kiêu ngạo ít có khả năng giúp đỡ người khác (DĐSVVN).
- Dòng vi khuẩn E. Coli kháng thuốc đáng ngại (RFA).
- Được xét tuyển ĐH từ kết quả phổ thông (TN). - Đánh giá năng lực học sinh để vào ĐH: Thi đến 4 lần/năm (VTC).
- Sinh viên học hầu đồng ngay giữa thủ đô (Infonet).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Quảng Ninh: Khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm (GiadinhNet). – Vứt xác gia cầm chết xuống kênh (PLTP). – Mỹ tài trợ cho Việt Nam 800.000 đô la để kiểm soát dịch bệnh (RFA).
- VTC News khẳng định không dựng chuyện “hôi của” (VTC). =>
- Tai nạn giao thông dồn dập (NLĐ). – Bắt tạm giam tài xế gây tai nạn kinh hoàng ở Huế (VOV).
- Bãi đỗ cao tầng “treo” Nguyễn Công Hoan gây bức xúc (VnM).
- Quảng Bình: Sẽ truy quét các tổ chức và cá nhân để ngăn chặn “cát tặc” (LĐ).
- Đông Quản, thủ đô sex Trung Quốc bị truy quét (RFI).
- Mỹ: Tác hại ra sao khi cần sa được hợp thức hóa? (RFA).
- ‘Trời độc’, bệnh hiểm (TN).
- Các địa phương triển khai ngăn chặn cúm gia cầm (DV). - Không để dịch cúm gia cầm lây lan (NNVN). - LHQ hỗ trợ Việt Nam đối phó với dịch cúm gia cầm (VOV).
- Kinh hoàng… “rượu quê”! (Infonet).
- Bắt khẩn cấp tài xế gây tai nạn nghiêm trọng ở Huế (TN). - Nạn nhân sống sót bàng hoàng kể xe khách đâm container (VNN). - Xe khách đâm xe container, 2 người chết tại chỗ (VOV).
QUỐC TẾ- Chính phủ và phe đối lập Syria không nhất trí nội dung hòa đàm (Tin tức). – Đàm phán hòa bình về Syria: Quan điểm hai bên nhiều khác biệt (VTV). – Đặc sứ LHQ: Hòa đàm Syria không đạt nhiều tiến bộ (VOA).
- Nhân 35 năm Cách mạng Hồi giáo, Iran bắn thử 2 tên lửa (RFI). – Iran quyết tâm theo đuổi công nghệ hạt nhân “hòa bình” (ND).
<- Đánh bom rạp chiếu phim tại Pakistan, 11 người chết (VOV).
- Đại sứ Mỹ gặp lãnh tụ đối lập Ấn Độ Narendra Modi (VOA).
- Tổng thống Obama tiếp đón Tổng thống Pháp tại Washington (VOA). – Hoa Kỳ nghênh đón người bạn Pháp (RFI). – Ngoại giao cứng rắn : Chất keo giúp Pháp hàn gắn quan hệ với Mỹ (RFI).
- Mỹ mua lại tiêm kích cũ của Thụy Sĩ để làm gì? (TP).
- Lá phiếu Thụy Sĩ gây chấn động châu Âu (RFI).
- Nga giữ lại MiG 1.44 để đề phòng Su T-50 thất bại? (KT).
- Nga – Nhật và lợi ích quốc gia (ĐBND).
- Ông Thaksin tái xuất (NLĐ).
- Máy bay quân sự rơi, 103 người thiệt mạng (TP).
- Hé lộ những tài liệu mật về Hillary Clinton (VNN). - Khu trục hạm tối tân đầu tiên của Mỹ đến châu Âu (VOV). - Lầu Năm Góc dung túng cho tội phạm tình dục trong lính Mỹ tại Nhật (GDVN). - Mỹ bị chỉ trích vi phạm tự do báo chí nghiêm trọng (TTXVN). - Hạ viện Mỹ bất ngờ phê chuẩn nâng mức trần nợ công (TTXVN).
- Mỹ và Pháp tìm cách cải thiện mối giao hảo (Người Việt).
- Nhật Bản bảo vệ Hoa Kỳ? (Người Việt).
* VTV: + Chào buổi sáng – 11/02/2014; + Điểm báo – 11/02/2014; + Thời sự 12h – 11/02/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 11/02/2014; + Thời sự 19h – 11/02/2014; + Thế giới trong ngày – 11/02/2014.2315. Lại nhớ ngày 17-2-1979
Cuối 1978 – đầu 1979, tin tức chính thống trên đài, báo và truyền miệng trong dân về việc Trung Quốc gây hấn, xâm lấn, sát hại quân và dân ta, cướp phá dọc biên giới Việt – Trung làm nhiều người nặng lòng suy tư. Là bộ đội chuyển ngành về học tại Đại học Ngoại thương Hà Nội, tôi cũng rất băn khoăn, không thể lý giải vì sao một nước XHCN, do đảng cộng sản cầm quyền, lại gây chiến với Việt Nam – tiền đồn vinh quang của cả khối XHCN?
Tính chất, mức độ cuộc chiến ngày càng dữ dội. Tại Hà Nội và nhiều địa phương khác, bên cạnh rất nhiều Hoa kiều lục tục bỏ về Trung Quốc, số ở lại phần lớn bị dè chừng, bị nghi là “Đạo quân thứ 5” của Trung Quốc, là điệp viên của “Cục tình báo Hoa Nam”… Để đề phòng có thể xảy ra các vụ đầu độc hàng loạt người dân (có tin đồn công an Hà Nội bắt một người Hoa lén bỏ mấy cục pin đã hết điện vào nồi nước phở). Người Hoa trong các cửa hàng ăn uống của Nhà nước bị buộc nghỉ việc hoặc chuyển khỏi bộ phận có thể tiếp cận với đồ ăn, thức uống, kể cả nhân viên trong các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo. Người Hoa làm việc ở các vị trí bị coi là “nhạy cảm” bị mất việc. Sinh viên tiếng Trung lo ra trường không có việc làm. Có bạn người Việt gốc Hoa tự ý bỏ học. Có bạn gốc Hoa, học tiếng Nhật (khi ấy rất quý hiếm) đã tốt nghiệp, đành làm chân thủ thư ở thư viện của trường… Không khí căng thẳng, ngờ vực khắp nơi.
Tại Trường Ngoại thương, lao xao tin vợ chồng thày Lý Chí Vinh (dạy Trung văn) đã bỏ về Trung Quốc, lên đài Bắc Kinh nói xấu Việt Nam. Cô Kina (dạy tiếng Nga, con dâu Thứ trưởng, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng – Đoàn Bộ Ngoại thương Lý Ban – một nhân vật bị coi là thân Trung Quốc. Cụ Lý Ban từng có nhiều công tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc. Về mặt Đảng, cụ “to” nhất Bộ. Bộ trưởng Phan Anh là trí thức ngoài Đảng) bí mật ra vào Sứ quán Trung Quốc nghe chỉ thị, nhận nghị quyết đem phát tán trong cộng đồng người Hoa ở Hà Nội… Cũng như 11 Tổng công ty XNK khác của Bộ Ngoại thương, tại Tổng công ty XNK nông sản thực phẩm – nơi tôi thực tập tốt nghiệp, chúng tôi được lệnh lục tìm các hợp đồng đã ký với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Rumani đem tiêu hủy. Hợp đồng với các nước khác thì buộc chặt bằng cặp 3 dây, sắp xếp ngăn nắp, sẵn sàng bốc lên xe tải để di tản cả cơ quan vào Thanh Hóa. Hết giờ thực tập, không được đi xa khỏi ký túc xá trong trường (ở gần Chùa Láng). Có điện thoại truyền lệnh di tản gọi đến trường, trong vòng 2 tiếng đồng hồ, phải có mặt tại cơ quan thực tập…
Trước đó, tại cuộc duyệt binh ngày 2-9-1975, trong bài diễn văn của mình, Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn hùng hồn tuyên bố: “Từ nay, đất nước ta vĩnh viễn bước vào kỷ nguyên hòa bình, độc lập, tự do…”. Khi đọc bài diễn văn này trên báo Nhân dân, không ít người trong lũ sinh viên chúng tôi đã băn khoăn thắc mắc, vì triết học Mác – Lê Nin đã chẳng dạy rằng: sự vật luôn biến đổi, chẳng có cái gì là bất biến, là vĩnh viễn (cũng môn Mác – Lê Nin được giảng dạy khi ấy cũng khẳng định Bí thư Lê Duẩn có đóng góp to lớn vào triết học Mác – Lê Nin, với luận điểm nổi tiếng “Chân lý là cụ thể. Không có chân lý tuyệt đối” – được giới triết học toàn khối Xô viết đánh giá rất cao).
Trở lại những ngày tháng căng thẳng cuối 1978 – đầu 1979. Mang băn khoăn chuyện biên giới Việt – Trung và diễn văn 2-9-1975 của Bí thư Lê Duẩn trò chuyện cùng Bí thư chi bộ Đảng của lớp Phiên dịch 5 Trần Thành Công (con trai cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trần Tử Bình. Công cũng là bộ đội chuyển ngành đi học). Tôi hỏi: “Cụ Lê Duẩn nhận định như thế có sai không, khi chỉ mới 4 năm sau, Trung Quốc đã gây chiến tranh với Việt Nam?”. Công hỏi lại: “Ai bảo là chiến tranh?”. Tôi bảo: “Liên tục có nổ súng, bắn giết, phá hoại thì không gọi là chiến tranh thì phải gọi là gì?”. Công bảo: “Ông không phải đảng viên, không được quán triệt Nghị quyết mới đây của Trung ương Đảng. Nghị quyết gọi đó là “xung đột biên giới”, không có chỗ nào trong nghị quyết gọi đó là chiến tranh (!?). Giữa Việt Nam với Trung Quốc, làm sao có thể có chiến tranh?” Thân phận “sĩ quan Bạch vệ” (lớp trưởng, nhưng ngoài Đảng), tôi đành “tắt tiếng”, nhưng chẳng tâm phục khẩu phục. Hồi ấy, sinh viên nào làm bài mà “lỡ tay” viết rằng đồng tiền Việt Nam bị “lạm phát”, là ăn điểm 2 cái chắc! Phải viết là “mất giá”! “Lạm phát” là khái niệm chỉ dành cho các nền kinh tế ở khối tư bản tồi tệ, xấu xa (!). Chuyện “lạm phát” hay “mất giá” vừa kể là thật 100% – xin thề độc! Tương tự, hồi học phổ thông, lũ học sinh chúng tôi phải học Học thuyết Missurin (một nhà làm vườn người Nga, chủ trương vật nuôi cây trồng tiến hóa theo hướng có lợi cho con người là nhờ tăng cường chăm bón và môi trường phù hợp) mà không được học Học thuyết di truyền của Menden (người Áo). Thực tế cho chúng ta biết rằng, nuôi con heo lai (giống nhập ngoại), dù có sao nhãng thế nào, cũng có thể nặng cả tạ. Nuôi con heo ta, dù cho ăn, chăm sóc, tưới tắm tối đa, cũng chỉ nặng dăm chục ký.
Lại trở lại chuyện biên giới Việt – Trung hồi ấy. Đùng một phát, ngày 17-12-1979, Đài tiếng nói Việt Nam loan tin sét đánh: Trung Quốc phát động chiến tranh quy mô lớn, huy động nhiều sư đoàn tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Nghe vậy, sợ “văn khẩu vô bằng”, tôi kiên nhẫn chờ hôm sau mang tờ báo Nhân dân giơ cho Công xem. Công thấy trên trang nhất cái tiêu đề lớn, in đậm, choáng hết bề ngang báo: “Trung quốc phát động chiến tranh quy mô lớn trên biên giới Việt Trung”. Tôi mới bồi thêm: “Đây nhé: Báo Nhân dân – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam!”. Lúc ấy, đến lượt Công “tắt tiếng”!
*
Giờ đây, 35 năm đã trôi qua, nhớ lại
ngày chiến tranh biên giới Trung – Việt bùng phát, lại thấy bài học cũ
không phải không còn giá trị. Vẫn còn nhiều cái đầu nặng tư duy ý thức
hệ lỗi thời đang chót vót ngôi cao. Một khi họ ngộ ra thì… than ôi, sự
đã rồi như câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy khi xưa!Chẳng phải thế sao, khi mọi lời phản biện, cảnh báo và hành động của giới trí thức và người dân tâm huyết vì đất nước trước liên tiếp những hành động tham tàn, bạo ngược của chủ nghĩa Đại Hán (làm khu vực và thế giới quan ngại), đều bị người ta vu cho là phản động, bị thế lực xấu bên ngoài lợi dụng… và thẳng tay đàn áp, khủng bố bằng mọi thủ đoạn xấu xa, ti tiện ngoài sức tưởng tượng?
Có lần được “quán triệt” lập trường của chóp bu: “Việt Nam nhỏ yếu, Trung Quốc lớn mạnh. Phải “tế nhị”, nhường nhịn”. Tôi chẳng đồng tình. Tương quan Việt – Trung bây giờ chênh lệch thật. Nhưng đâu đã chênh lệch bằng hồi quân dân nhà Trần 3 lần chống quân Nguyên Mông? Thuở ấy, ta đơn độc chống giặc Nguyên. Bây giờ, trong thời đại hội nhập, liên kết, có cả loài người yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa bên cạnh ta (tuy một số quốc gia cũng còn “lăn tăn” chuyện dân chủ, nhân quyền).
Chỉ tiếc, bây giờ không biết lòng dân có được như hồi ấy sau Hội nghị Diên Hồng?
2316. NHỮNG XUẤT PHÁT ĐIỂM CỦA NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG TRUNG QUỐC NĂM 2014
Thứ Bảy, ngày 08/02/2014
(Mạng China.com ngày 2-3/1/2014)
Thế giới đón năm 2014 trong tâm trạng thấp thỏm không yên. Đây sẽ là một năm đầy thay đổi, biến động với rất nhiều mâu thuẫn đều đang tích tụ nhanh hơn, thách thức nơi nào cũng có. Tuy nhiên thách thức thường ẩn chứa cơ hội. Thế giới ngày nay không có nước lớn nào lại không nhận thức được rằng những nhân tố thách thức trong môi trường an ninh của họ đang không ngừng tăng thêm, cũng có nước lớn đang trong quá trình triển khai hoạt động ngoại giao tích cực, thông qua đối phó thách thức để thúc đẩy, tranh thủ điều kiện thực hiện lợi ích chiến lược của mình. Đối với Trung Quốc là nước đang phát triển lớn mạnh lại càng phải là như vậy.
Nhờ có được bố cục tích cực và chủ động tìm kiếm thế mạnh theo chủ trương của tập thể lãnh đạo khóa mới và được thúc đẩy toàn diện trên thực tế nên ngoại giao Trung Quốc năm 2013 đã có sự kết hợp giữa điểm, tuyển và diện, đặt nền tảng vững chắc cho những việc lớn hơn trong thời gian tới. Trong bố cục ngoại giao Trung Quốc, khi làm tốt công việc trên mỗi điểm là có ý nghĩa mang tính cơ sở. Điểm là sự kết nối mạnh mẽ nhất giữa “thiết kế đỉnh điểm” và “tư duy giới hạn cuối cùng”, là đường dẫn tốt nhất để kiểm nghiệm sức mạnh cứng, sức mạnh mềm và sức mạnh thông minh cùng phát triển. Chỉ có nắm bắt được điểm mới có thể liên kết lại thành tuyến, thúc đẩy đi đến diện, trên cơ sở đó một chiến lược lớn có tiềm lực sung mãn đi liền thế mạnh mới có thể hứa hẹn hình thành.
Nếu nói trọng điểm ngoại giao Trung Quốc năm 2013 là mưu tìm bố cục về mặt vị thế thì trọng điểm năm 2014 cần phải đi sâu, chi tiết, kiểm soát và vận dụng tốt những điểm liên quan lợi ích chiến lược của Trung Quốc, đây là điểm hết sức quan trọng ở khu vực xung quanh. Nếu nhìn vào triển vọng ngoại giao xung quanh năm 2014 thì công tác trong một số điểm sau đây vừa có tính thách thức nhất, lại vừa có khả năng hành động nhất, đặc biệt cần phải được coi trọng:
1- Triều Tiên
Năm 2014 là một năm quan trọng mang tính then chốt đối với tình hình trong nước Triều Tiên và cả bán đảo Triều Tiên. Sau khi xác lập “thể chế lãnh đạo hạt nhân duy nhất”, chính sách đối nội và đối ngoại của Triều Tiên sẽ tuân thủ lối cũ, phô trương sức mạnh hay sẽ thực sự đi theo con đường cải cách sống động, những xu hướng theo dõi đặt ra như vậy sẽ được thể hiện ra bằng những đường nét tổng hòa rõ rệt hơn. Trung Quốc là đối tượng quan trọng hàng đầu mà Triều Tiên không thể không lựa chọn để tồn tại và phát triển, dù tình hình trong nước Triều Tiên có thay đổi thế nào thì Triều Tiên cũng đều không thể quay lưng lại với những cam kết chiến lược giữa Triều Tiên với Trung Quốc, cũng không thể không quan tâm đến những lợi ích và chủ trương hợp tình hợp lý của Trung Quốc.
Trong khi cộng đồng quốc tế luôn cho rằng Triều Tiên là nước không thể dự đoán trước được thì những điều kiện cơ bản để có thể triển khai các hoạt động có ảnh hưởng tích cực lẫn nhau giữa Trung Quốc với Triều Tiên là không thể thiếu được. Trên cơ sở làm giảm bớt tính chất không thể lường trước đối với Triều Tiên và các bên liên quan, việc thúc đẩy quan hệ Trung-Triều trở lại như cũ, từ đó thúc đẩy tình hình bán đảo Triều Tiên cũng trở về như cũ cần phải được coi là phương hướng nỗ lực trong chính sách của Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên năm 2014.
Quan hệ Trung-Triều đang thoát ra khỏi đáy vực, việc trở về với trạng thái cũ là đòi hỏi chung đối với cả hai, cũng là lá bài quan trọng để Trung Quốc gây ảnh hưởng đối với Triều Tiên, nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn như hiện nay. Thực hiện chuyến thăm Trung Quốc của Kim Jong-Un là tiêu chí quan trọng của việc vãn hồi quan hệ, bất đồng giữa hai nước cần phải hàn gắn lại đến mức đủ để có thể đảm bảo cho chuyến thăm thành công và xác định được phương hướng cho quan hệ Trung-Triều trong tương lai. Triều Tiên đã tỏ cho thấy rõ dũng khí muốn thông qua tự thân cải cách để trở lại với cộng đồng quốc tế, chứng tỏ quyết tâm dừng lại các hoạt động hạt nhân và trở lại bàn đàm phán sáu bên, như vậy sẽ giúp làm cho lòng tin của Trung Quốc tăng lên.
Kế hoạch hạt nhân của Triều Tiên đã đi quá xa, chủ trương “từ bỏ hạt nhân đổi lấy hòa bình” trong đàm phán sáu bên khó có thể tiếp tục. Triều Tiên yêu cầu khôi phục đối thoại vô điều kiện, Mỹ, Hàn Quốc lại kiên trì lập trường cho rằng chỉ khi nào Triều Tiên có bước đi thực tế ngừng kế hoạch hạt nhân và từ bỏ vũ khí hạt nhân, khi đó mới có thể trở lại bàn đàm phán. Làm thế nào đề tìm được điểm dung hòa giữa hai kiểu lập trường, khởi động lại đàm phán, đồng thời thúc đẩy nỗ lực đi đến được phương án hòa bình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà các bên đều chấp nhận được sau khi khởi động, đòi hỏi này đang khảo nghiệm khả năng thiết kế và dàn xếp ngoại giao của Trung Quốc. Yêu cầu “thiết kế đỉnh điểm” và “tư duy giới hạn cuối cùng” do tập thể lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa mới nêu ra cần được vận dụng thích hợp trong chính sách hòa bình đối với bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc.
2- Nhật Bản
Đối đầu giữa Nhật Bản với Trung Quổc đã diễn ra từ hơn một năm nay. Cùng với việc Shinzo Abe đến viếng đền thờ Yasukuni khiến căng thẳng leo thang đến đỉnh cao mới, căng thẳng trong quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc cũng đồng thời có bước ngoặt. Cánh cửa tiếp xúc được khôi phục giữa nhà lãnh đạo hai nước mới đây bị đóng chặt, quan hệ hai nước khó được cải thiện thực chất trước khi Abe rời khỏi vũ đài. Ngoại giao Trung Quốc năm 2014 cần thừa thế phát triển, tạo lập kết cục cơ bản để có được hành động trong thời kỳ quan hệ Trung-Nhật khó khăn, củng cố cục diện thắng thế có tính chất cạnh tranh chiến lược trong cuộc đấu ngoại giao, quân sự này với Nhật Bản, chuẩn bị sẵn cho triển vọng phá băng trong “thời đại hậu Abe”.
Duy trì sức ép chính trị cấp cao là hết sức quan trọng. Ngoài tiếp xúc với Abe, cũng cần phải thiết kế được lá bài mà Trung Quốc có thể sử dụng trong điều kiện Nhật Bản tiếp tục thách thức, khi cần thiết có thể xem xét đến biện pháp chống kiềm chế khi quan hệ ngoại giao xuống dốc trên thực tế.
Cần có biện pháp đẩy giá phải trả cho sự đối đầu của Nhật Bản với Trung Quốc lên cao toàn diện. Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông được thực thi, giám sát hữu hiệu và thường xuyên qua lại các eo biển Mayako Kaikyo và Soya/La Perouse, ngành chấp pháp bảo vệ chủ quyền tiếp tục tăng cường bảo vệ chủ quyền thường xuyên gần quần đảo Điếu Ngư, các công ty, xí nghiệp hữu quan căn cứ theo pháp luật mở rộng khai thác dầu khí ở biển Hoa Đông, thực tế như vậy sẽ làm tăng thêm áp lực an ninh quân sự đối với chính phủ và quân đội Nhật Bản, phù hợp với nhu cầu chiến lược hiện thực và lâu dài của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc hiện đã trưởng thành là một đầu tàu tăng trưởng kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương, mô hình “kinh tế nóng chính trị lạnh” trước đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản cứ mỗi khi va chạm lại nổi lên, đến nay mô hình đó đã không thể tiếp tục trở lại. Khôi phục lại tình hình kinh tế Nhật Bản suy trầm là mục tiêu hàng đầu của Abe. Việc chính quyền Abe đi ngược dòng trong những vấn đề về an ninh quân sự và vấn đề lịch sử sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng đen tình hình thương mại và ngành sản xuất chế tạo ở ngoài nước của Nhật Bản đối với Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi đó tình hình xuất khẩu yếu ớt, đồng yên mất giá chính là những biểu hiện quan trọng về bóng đen giảm phát lâu dài và sâu sắc mà kinh tế Nhật Bản đã lâm vào. Chênh lệch giữa kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Hàn Quốc và kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Nhật Bản đang nhanh chóng thu hẹp, đàm phán về hiệp định thương mại tự do song phương giữa Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đang gia tốc. Việc tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc được đẩy nhanh, sẽ vượt kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong hai, ba năm tới đây sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đối với tình hinh kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và đối với xu hướng của nền kinh tế Nhật Bản. Ngoài ra, đối với những sản phâm công cộng mang tính khu vực như đàm phán về khu thương mại tự do Trung-Nhật-Hàn, ảnh hưởng tài chính qua lại lẫn nhau ở khu vực Đông Á, phối hợp chính sách vĩ mô của G20, hợp tác tài chính ngân hàng châu Á…, Trung Quốc có thể xem xét lựa chọn theo cách không hưởng ứng và không phối hợp trong những sáng kiến và lợi ích của Nhật Bản.
Tăng cường liên hệ và nhất trí với Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Triều Tiên, và các nước ASEAN về vấn đề Nhật Bản là đòi hỏi cần thiết đối với Trung Quốc. Trong khi xúi giục Nhật Bản đi tiên phong trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc, Mỹ cũng đồng thời cảnh giác với ý đồ “mượn gà đẻ trứng”, phá vỡ sự kiềm chế, ràng buộc sau chiến tranh của Abe, dè dặt với những ảnh hưởng xấu từ đối đầu Trung-Nhật đối với quan hệ Trung-Mỹ. Mỹ sẽ không đứng về phía Trung Quốc trong cuộc tranh giành giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng cũng ra sức tránh phải đi đến sự lựa chọn giữa Trung Quốc và Nhật Bản, sự kiềm chế của Mỹ đối với xu hướng cực đoan hoá của nền chính trị Nhật Bản sẽ vẫn có một phần tác dụng. Mỹ cần phải biết rõ rằng việc Mỹ thiên vị và dung túng Nhật Bản là đùn đẩy trách nhiệm của Mỹ đối với hoà bình và phồn vinh ở châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ đảm nhận, cũng là đi ngược lại với tinh thần cùng xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ, sẽ sinh ra “hiệu ứng đôminô”, khiến Mỹ phải hứng chịu rủi ro do mất đi quan hệ với Trung Quốc.
Tuy có khó khăn nhưng Trung Quốc cũng cần phải làm công tác với các giới trong xã hội Nhật Bản. Cần phải duy trì và mở rộng đối thoại, giao lưu với các chính trị gia có lương tri, các đoàn thể và cơ sở hữu nghị, những người thuộc giai tầng thấp trong xã hội Nhật Bản, tích cực có được những tín hiệu chính trị hướng đến dân chúng Nhật-Bản, đó cũng là sách lược đấu tranh nhằm vào nhũng chính khách cơ hội và thế lực cánh hữu cơ hội ở Nhật Bản.
3- Myanmar
Thúc đẩy quan hệ với Myanmar năm 2014 là phương hướng ngoại giao láng giềng mà Trung Quốc phải quan tâm cao độ.
Thứ nhất, với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Myanmar sẽ đứng ra tổ chức một loạt hội nghị quan trọng nói chung và hội nghị cấp cao Đông Á nói riêng. Chính phủ do quân đội kiểm soát ở Myanmar sẽ phải tiếp tục tìm kiếm biện pháp cải thiện môi trường tồn tại quốc tế của mình, lại cũng phải đấu sức với thế lực bên ngoài mượn thời cơ nhúng tay hơn nữa vào tình hình của Myanmar.
Thứ hai, tiến trình dân chủ và hoà giải nội bộ ở Myanmar bước vào thời kỳ then chốt trước cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2015. Một mặt, quân đội chính phủ tiếp tục đàm phán hoà bình với lực lượng vũ trang ở phía Bắc, đồng thời sẽ chèn ép không gian tồn tại của đối thủ, giữa hai bên có thể xảy ra cuộc chiến mới. Mặt khác, bà Aung San Suu Kyi vẫn đang tích cực hoạt động, tranh thủ sửa đổi hiến pháp nhằm có được tư cách tranh cử chức Tổng thống, về phía Chính phủ đã tỏ ra dễ dãi, nhưng vẫn chưa có gì được xác nhận. Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã tuyên bố dù có sửa đổi hiến pháp hay không cũng đều tham gia bầu cử năm 2015, như vậy có nghĩa là tổ chức này có thể cử ra ứng cử viên khác. Năm 2014 cuộc đấu tranh chính trị với biểu tượng hoà bình và hoà giải ở Myanmar sẽ tiếp tục mạnh lên, thế lực ủng hộ bà Aung San Suu Kyi và thế lực phương Tây có ý đô thâm nhập vào khu vực phía Bắc Myanmar cũng sẽ tăng cường hoạt động, tình hình chính trị ở Myanmar sẽ tương đối khó khăn.
Trung Quốc là nước láng giềng số một của Myanmar, triển vọng quá độ đi đến hoà bình, hoà giải thuận lợi phát triển phồn vinh của Myanmar phù hợp với lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc cần đánh giá đầy đủ, nắm bắt thỏa đáng những nhân tố phức tạp trong phát triển tình hình ở Myanmar, gây ảnh hưởng một cách khéo léo, đúng mức và không để lỡ thời cơ, giữ gìn tốt an ninh vùng biên giới Tây Nam, bảo vệ quan hệ hữu nghị Trung Quốc-Myanmar và lợi ích quan trọng của Trung Quốc tại Myanmar. Một là khuyến khích chính phủ và lực lượng vũ trang đối thoại hoà giải, phát triển đúng đắn, không chỉ làm tốt công việc của người cung cấp sân bãi, mà cũng cần phát huy vai trò hoà giải một cách thích hợp. Hai là tích cực ủng hộ Chính phủ Myanmar lợi dụng cơ hội của chủ tịch luân phiên, nâng cao vai trò trong tổ chức ASEAN, sử dụng triệt để vũ đài này làm cho hợp tác Trung Quốc-ASEAN đi vào chiều sâu. Ba là thúc đẩy hợp tác hữu nghị với nhà cầm quyền ở Myanmar, đồng thời tăng cường tiếp xúc với thể lực chính trị đối lập chủ yếu ở Myanmar. Theo tin cho biết, Hiệp hội liên lạc hữu nghị quốc tế Trung Quốc đã mời bà Aung San Suu kyi đến thăm Trung Quốc, bà Aung San Suu Kyi đã công khai nhận lời, sẵn sàng đi thăm Trung Quốc. Thúc đẩy chuyến thăm Trung Quốc của Aung San Suu kyi trong năm 2014 là hợp tình hợp lý. Bốn là thường xuyên giữ liên hệ tích cực với chính phủ và các giới ở Myanmar, khôi phục các dự án đầu tư lớn do gặp khó khăn phải tạm ngừng ở Myanmar, đề phòng, ngăn chặn, không để cho những dự án đã được xây dựng xảy ra vấn đề.
Giữa Trung Quốc và Myanmar có tình cảm hữu nghị “bà con đồng bào”, tình hữu nghị này bén rễ trong quan hệ địa lý, kinh tế, văn hoá đặc biệt giữa hai nước, vượt qua sóng gió chính trị ở những giai đoạn lịch sử khác nhau giữa hai nước, đã trở thành truyền thống chung, hướng tới tương lai quan hệ hai nước. Nếu phía Trung Quốc làm tốt, cho dù trong nước Myanmar có thay đổi thế nào, ngoại giao của Myanma trong tương lai sẽ đều thể hiện kết cục theo đó Myanmar đứng chân ở ASEAN, phía Bắc dựa vào Trung Quốc, phía Tây nhìn sang Ấn Độ, giao hảo với phương Tây.
4- Afghanistan
Năm 2014 là năm mấu chốt trong tình hình ở Afghanistan. Vào tháng 4, Afghanistan sẽ tiến hành bầu cử tổng thống, Hamid Karzai sẽ không tiếp tục tranh cử. Đến cuối năm, Mỹ sẽ bàn giao toàn bộ trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Afghanistan, hoàn thành tiến trình rút lực lượng tác chiến ra khỏi Afghanistan.
Mỹ đang gấp rút bố trí chiến lược và chính trị theo tình hình của “thời kỳ sau rút quân”, đảm bảo cho tình hình Afghanistan không bị mất kiểm soát và tiếp tục làm vùng đệm chiến lược của Mỹ ở giữa đại lục châu Âu và châu Á. Vì thế, Mỹ đang thực thi biện pháp cả cứng và mềm, hối thúc Chính phủ Karzai cùng với Mỹ nhanh chóng ký kết thỏa thuận an ninh Mỹ-Afghanistan về vấn đề miễn trừ tư pháp còn đang mắc mớ, hy vọng đạt được mục tiêu đóng giừ 6.000 đến 9.000 nhân viên an ninh quân sự và giữ lại 9 căn cứ quân sự dưới danh nghĩa “giúp Chính phủ Afghanistan tấn công tổ chức khủng bố và huấn luyện binh sĩ của Afghanistan”. Mỹ còn duy trì tiếp xúc bí mật với tố chức Taliban thuộc phái ôn hòa ở những địa bàn khác nhau.
Các nước cạnh Afghanistan như Nga, Iran, Pakistan, Ấn Độ liên kết với các phái ở Afghanistan thuộc cả bốn phía để tránh xảy ra tình hình bất lợi cho mình ở Afghanistan.
Trong 12 năm chống khủng bố, Mỹ và Chính quyền Kabul chưa bao giờ thực sự kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Afghanistan. Đối với tình hình Afghanistan sau thời kỳ quá độ, tình cảm bi quan chiếm vị trí chủ đạo, trên đại thể có ba cách dự báo tình hình tới đây: Một là cả vùng lãnh thổ rộng lớn bị các lực lượng vũ trang cát cứ, rơi vào trạng thái vô chính phủ. Hai là thế lực Taliban lợi dụng bầu cử để trở lại, Afghanistan một lần nữa theo hướng cực đoan. Ba là Chính quyền Kabul và Taliban chia nhau chiếm giữ trên thực tế dưới sự tác động của Mỹ, các thành viên Taliban thuộc phái ôn hòa có thể tham gia Chính quyền Kabul. Cho dù thế nào thì rối ren sẽ là trạng thái thường xuyên, xu hướng vụn nát trở nên rõ ràng.
Trung Quốc là nước láng giềng lớn liền kề với Afghanistan, là lực lượng địa chính trị quan trọng ở khu vực Trung Nam Á. Những năm gần đây, Trung Quốc đã tham gia tiến trình tái thiết và hòa giải ở giai đoạn sau chiến tranh Afghanistan mang tính xây dựng, đã ký kết “Hiệp ước hợp tác láng giềng hữu nghị”, thành lập quan hệ đối tác hợp tác toàn diện với Chính phủ Afghanistan, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Afghanistan không ngừng tăng lên. Năm 2014, công lao đầu tư chăm sóc của Trung Quốc sau 12 năm đã đến lúc gắn kết với tương lai.
Chính sách của Trung Quốc đối với Afghanistan trong giai đoạn tới cần gắn chặt hơn nữa với chiến lược đại phát triển miền Tây, và thực thi trong toàn bộ khuôn khổ bố cục chiến lược ở Trung Á, Trung Đông, Nam Á. Kết hợp ý tưởng xây dựng “khu vực kinh tế con đường tơ lụa” xuyên qua lục địa Âu-Á, và “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, không ngừng tăng cường sự hiện diện kinh tế ở Afghanistan, tạo cho Afghanistan có được vị trí và vai trò xứng đáng trong hai ý tưởng chiến lược và xây dựng tuyến đường vận chuyển năng lượng của Trung Quốc. Tiến thêm một bước tăng cường quan hệ an ninh Trung Quốc-Afghanistan trên cấp độ song phương và trên bình diện của Tổ chức hợp tác Thượng Hải, mở rộng hợp tác chia sẻ thông tin trong các lĩnh vực chống khủng bố, huấn luyện nhân viên cảnh sát, đổi mới trang thiết bị an ninh…, đảm bảo an ninh biên giới khu vực miền Tây thông qua hợp tác cụ thể về tấn công “ba thế lực” (Chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa dân tộc cực đoan) và tấn công tội phạm xuyên quốc gia.
Cũng cần phải kết hợp giữa chính sách đối với Afghanistan và công tác đối với Pakistan, coi đó như một chỉnh thể để hoạch định phương án, phối hợp xử lý mối quan hệ với hai đối tác láng giềng hữu nghị có được lòng tin thực sự và tôn trọng Trung Quốc này, bao gồm biện pháp hỗ trợ hai nước phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh.
Trong chính sách Afghanistan của Trung Quốc và chính sách Afghanistan của Mỹ đương nhiên có nhân tố cạnh tranh địa lý, nhưng trên tổng thể không có đối đầu, mà hai nước đều cần có sự ổn định ở Afghanistan, đều không muốn Afghanistan một lần nữa tiếp tục cực đoan, hai yếu tố này đã tạo ra sự hiểu ngầm chiến lược và đã hợp tác sơ bộ với nhau. Cần phải tiếp tục mở rộng sự hiểu ngầm này, và nâng lên thành cấp độ hợp tác thực tế hơn, nhưng đòi hỏi phải cương nhu hợp lý, không ôm đồm những gì không thể ôm đồm, không vấp phải những phiền phức không được phép vấp. Đã có báo chí và chuyên gia Mỹ trương lên luận điệu rằng Trung Quốc nhân cơ hội quân đội Mỹ sa vào khó khăn, lấy kinh tế làm đột phá khẩu để “khống chế” Afghanistan, cổ vũ Mỹ chuyển nhượng trách nhiệm an ninh quân sự cho Trung Quốc.
5- Iran, Syria
Năm 2013 quan hệ Mỹ-Iran có dấu hiệu hòa hoãn, đàm phán của Nhóm P5+1 về vấn đề hạt nhân Iran đạt được thỏa thuận mang tính giai đoạn, tình hình khủng hoảng vũ khí hóa học của Syria được tuyên bố hòa hoãn bàng việc chính quyền Bashar al-Assad đồng ý giao nộp và phối hợp tiêu hủy, khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh cường độ cao ở khu vực Trung Đông đã giảm, nhưng cuộc đọ sức vẫn chưa thể nào kết thúc, mà sẽ còn tiếp tục sâu sắc hơn. Giữa Mỹ và Iran thiếu lòng tin nghiêm trọng, Syria rơi vào nội chiến sâu sắc, dù chỉ là thực hiện hiệp định đã có hay thúc đẩy đàm phán hòa bình theo thời gian biểu cũng đều là khó khăn cộng thêm khó khăn, khả năng tình hình đảo ngược là không thể đánh giá thấp.
Bối cảnh lớn liên quan đến quan hệ Mỹ-Iran, vấn đề hạt nhân Iran và vấn đề Syria có thay đổi, đó là do Chính quyền Obama lực bất tòng tâm, ưu tiên ngoại giao, tránh tai họa tránh chiến tranh. Đến nay, xu hướng Mỹ thu hẹp chiến lược ở Trung Đông đã rõ. Đây là một trong những thay đổi chủ yếu nhất trong môi trường an ninh chiến lược toàn cầu năm 2013, sẽ là một quá trình lâu dài, sẽ từng bước phá vỡ thế quân bình giữa các lực lượng địa chính trị chủ yếu ở Trung Đông, dẫn đến cơ cấu lại kết cục chiến lược ở khu vực này. Tuy nhiên, Mỹ thu hẹp ở Trung Đông chỉ là thu hẹp cục bộ và nặng về biện pháp chứ không đồng nghĩa với việc thu gọn, giảm bớt ngoại giao mà ngược lại, trong nhiệm kỳ hai của Obama mức độ vừa đối thoại vừa gây sức ép buộc Iran và Syria phải đi vào khuôn phép có thể sẽ còn lớn hơn.
Một trong những lý do quan trọng để Mỹ cân nhắc thu hẹp chiến lược ở Trung Đông là đảm bảo có đủ nguồn lực để tập trung điều chỉnh “tái cân bằng”, chuyển dịch trọng tâm chiến lược về phía Đông và đối phó với Trung Quổc trỗi dậy. Nhưng những lo lắng và vướng mắc của Mỹ rất nhiều, ở Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương mỗi nơi đều có một đồng minh chủ chốt không lấy gì đảm bảo thật vâng lời, đó là Israel và Nhật Bản. Trên thực tế Mỹ ở vào tình thế muốn đi không đi được hẳn ở Trung Đông, muốn trở về không thật sung sướng khi về lại châu Á-Thái Bình Dương, chuyển dịch sang phía Đông không thể quán triệt toàn diện đến nơi đến chốn. Trong khi đó, mức độ phải nhờ cậy đến Trung Quốc ở cả hai hướng nói trên đều đang tăng lên. Nếu nói một cách chặt chẽ hơn, Trung Đông không thuộc phạm trù láng giềng xung quanh Trung Quốc, nhưng ảnh hưởng từ những thay đổi trong tình hình Trung Đông đối với lợi ích chiến lược, an ninh năng lượng và lợi ích kinh tế cũng như những ảnh hưởng liên đới đối với tình hình xung quanh Trung Quốc đã trực tiếp hơn trước đây rất nhiều. Trung Quốc cần thực sự tham gia tiến trình hòa bình Trung Đông từ góc nhìn đại chiến lược, thực hiện bước chuyển tiếp từ đi theo đối phó đến chủ động tạo dựng. Nhưng Trung Quốc không thể can thiệp vào các công việc nội bộ của người Trung Đông sâu sắc như Mỹ, lại càng không thể thay Mỹ đảm nhận trách nhiệm của Mỹ ở Trung Đông. Cách nói về triển vọng Trung Quốc và Mỹ “đánh đổi lợi ích cho nhau”, Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành “thế lực lớn nhất ngoài khu vực Trung Đông”… đều chỉ là “chuyện ngàn lẻ một đêm”.
Năm 2013 chính sách Trung Đông của Trung Quốc chưa bao giờ lại chủ động như vậy, “phương án Trung Quốc” đã trở thành động lực quan trọng để mở rộng cánh cửa đối thoại hòa bình giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, Trung Quốc hỗ trợ Syria giao nộp và tiêu hủy vũ khí hạt nhân là công tác phối hợp đắc lực trong quá trình loại bỏ nguy cơ khủng hoảng đáng tiếc. Trong tháng 5, Trung Quốc hầu như đồng thời đón tiếp các nhà lãnh đạo của cả Palestine và Israel đến thăm, như vậy cũng có thể nói năm 2013 là năm đầu tiên Trung Quốc chính thức trở thành bên lợi ích liên quan ở Trung Đông, quan niệm cũ kỹ cho rằng Trung Quốc có thể giữ thái độ “siêu thoát” trong vấn đề Trung Đông đang nhanh chóng bị vùi lấp trên bước đường phát triển trưởng thành của Trung Quốc. Năm 2014 được nhìn nhận sẽ chuẩn bị có nhiều biến số hơn trong tình hình Trung Đông, tin tưởng rằng Trung Quốc có thể sẽ thể hiện rõ hơn ý thức và khả năng đề xướng sáng kiến, đề xuất phương án, thiết kế giới hạn đỏ, thúc đẩy hòa bình ở khu vực Trung Đông.
Học giả Diêm Học Thông có nói, chiến lược ngoại giao Trung Quốc trong thời kỳ mới trở nên tích cực hứa hẹn hơn, “từ né tránh xung đột chuyển sang lợi dụng xung đột, từ chờ đợi cơ hội chuyển sang tạo ra cơ hội, từ chỗ thích ứng với hoàn cảnh thay đổi chuyển sang chỗ tạo ra hoàn cảnh tốt hơn”. Quá trình chuyển biến như vậy đương nhiên phải có sự ưu tiên và biểu hiện rõ rệt ở khu vực xung quanh, những điểm dễ nóng bỏng như vậy chính là nơi chủ yếu để vận dụng thực tiễn./.
2317. MẪU THUẪN VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC BIỂN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ
Chủ Nhật, ngày 09/02/2014
Bài nghiên cứu của tác giả Lý Phồn Kiệt, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại-Đại học Thanh Hoa đăng trên lưỡng nguyệt san “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế” số 6/2013, cho rằng thực lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc phát triển nhanh, Mỹ bằng mọi cách đẩy mạnh chuyển dịch trọng tâm chiến lược về phía Đông, nhắm vào bố trí chiến lược và sách lược của Trung Quốc trên biển, đồng thời tích cực can thiệp vào vấn đề tranh chấp biển giữa Trung Quốc và các nước xung quanh. Tuy vậy, mâu thuẫn tăng lên vẫn không loại bỏ được khả năng hợp tác song phương, vì cả hai đều có nhu cầu tăng cường hợp tác, hơn nữa việc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới đã và đang đem lại cơ hội để hai nước hợp tác quân sự an ninh biển theo đặc điểm quan hệ hai nước như hiện nay. Nội dung bài viết như sau:
Biển là một bình diện quan trọng để Mỹ thúc đẩy chiến lược toàn cầu, kiểm soát biển chặt chẽ tuyệt đối là hạt nhân của đại chiến lược địa chính trị của Mỹ. Bước sang thế kỷ 21, cùng với lực lượng trên biển của Trung Quốc phát triển nhanh và tranh chấp lợi ích biển giữa Trung Quốc với một số nước xung quanh gay gắt thêm, Mỹ đã mở rộng mức độ bao vây và răn đe trên biển đối với Trung Quốc, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến biển tăng lên. Tuy vậy, khác với trạng thái đối đầu giữa Mỹ với Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc và Mỹ tuy có mâu thuẫn liên quan đến biển nhưng cả hai vẫn tồn tại không gian hợp tác rộng lớn.
I- Mỹ phán đoán sai về phát triển sức mạnh trên biển của Trung Quốc
Là nước lớn mới nổi trong thời đại toàn cầu hóa, do đòi hỏi trong thương mại đối ngoại, việc cung cấp năng lượng và vận chuyển hàng hóa vốn rất cần thiết cho phát triển kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng lệ thuộc vào biển. Đồng thời, Trung Quốc cũng là nước lớn duy nhất chưa thống nhất lãnh thổ. Để bảo vệ an toàn giao thông trên biển cũng như bảo vệ chủ quyền và thống nhất quốc gia, Trung Quốc cần đẩy mạnh xây dựng hiện đại hóa quân sự, tăng cường lực lượng trên biển vốn đang mỏng yếu của mình cho vững chắc, nhưng như vậy lại dẫn đến sự cảnh giác và hiểu lầm thái quá của Mỹ.
1) Mỹ cho rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc mạnh lên làm cho ưu thế quân sự trên biển Tây Thái Bình Dương của Mỹ yếu đi
Những năm gần đây, sức mạnh chiến đấu của hải quân và không quân Trung Quốc tăng lên rõ rệt, nhất là phát triển một loạt loại “binh khí sát thủ” theo hướng tác chiến “không đối xứng”, khiến Mỹ càng quan tâm cao độ đến khả năng “chống tiếp cận” và “ngăn chặn xâm nhập khu vực” của Trung Quốc.
Đầu năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thông qua bài viết đăng trên tạp chí “Foreign Affairs” cho biết “đầu tư của Bắc Kinh cho các hạng mục như chiến tranh mạng, chống vệ tinh, phòng không, vũ khí chổng hạm, chiến hạm và tên lửa đạn đạo có thể đe dọa các biện pháp tiếp viện quân sự chủ yếu để trợ giúp các nước đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương”. Mùa Hè cùng năm, Chủ nhiệm Trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán của Mỹ A. Krepinevich cho biết khả năng “chống tiếp cận” và “ngăn chặn xâm nhập khu vực” của Trung Quốc đang khiến cho “vùng biển Đông Á dần dần biến thành, hơn nữa cũng không thể tránh khỏi, biến thành một vùng cấm tiềm tàng ngăn không cho tàu quân sự của Mỹ được vào”.
Năm 2010 ủy ban thẩm tra kinh tế và an ninh Mỹ-Trung gửi Quốc hội Mỹ bản báo cáo, cho rằng “Trung Quốc ra sức hiện đại hóa lực lượng trên không và lực lượng tên lửa, khả năng đe dọa đối với binh lực và các căn cứ của Mỹ ở trận tuyến tiền duyên đang mạnh lên”, đồng thời nhấn mạnh hải quân và không quân Trung Quốc có thể tấn công 5 căn cứ quân sự chính của Mỹ ở Đông Á. Báo cáo còn cho rằng Trung Quốc đă có khả năng điều chuyển lực lượng quân sự của họ đến chuỗi đảo thứ nhất, và đang mở rộng khả năng này ra đến chuỗi đảo thứ hai, nhất là tên lửa hành trình đã được tính toán từ các vị trí tiền duyên ở trên không hoặc trên biển của Trung Quốc có thể bắn trúng các mục tiêu quân sự của Mỹ ở tận đảo Guam. Khả năng “chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực” tăng lên khiến cho khả năng tác chiến và hoạt động của quân đội Mỹ ở vùng biển hữu quan bị hạn chế. Với sự hỗ trợ của không quân và lực lượng tên lửa, Trung Quốc có khả năng điều chuyển một lực lượng lớn quân đội ra ngoài mặt biển, trên không và dưới nước, khả năng này sẽ dẫn đến chỗ kết thúc những ngày nước Mỹ còn kiểm soát đường giao thông quan trọng trên biển. Báo cáo còn cho biết nếu thế cân bằng sức mạnh tiếp tục nghiêng về phía Trung Quốc khiến Trung Quốc có được khả năng tác chiến ở khu vực ngoài Eo biển Đài Loan thì hải quân Mỹ có thể sẽ buộc phải lui về chuỗi đảo thứ nhất, thậm chí phải lui về cả những nơi xa hơn nữa ở Tây Thái Bình Dương.
2) Cho rằng Trung Quốc thách thức trật tự biển do Mỹ chủ đạo
Bởi sự bất đồng về chiến lược biển và tình hình của mỗi nước, Mỹ và Trung Quốc có cách lý giải khác nhau về trật tự biển. Bá quyền toàn cầu của Mỹ được thiết lập là dựa trên ưu thế quyền lực biển, vì thế việc bảo vệ quyền được ra vào biển mà không gặp trở ngại, đó là lợi ích cốt lõi của Mỹ, từ đó cổ vũ tự do hàng hải tuyệt đối. Trung Quốc thi hành chiến lược phòng vệ biển gần, cho rằng tàu quân sự nước ngoài hoạt động thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia, nước ven biển có quyền hạn chế. Mỹ lấy cớ tự do hàng hải, nhấn mạnh “về pháp lý, nước ven biển không có quyền hạn chế các hoạt động trắc đạc quân sự của nước ngoài trong vùng đặc quyền của nước ven biển như vậy”. Chính do bất đồng trong nhận thức chung về các hoạt động trắc đạc quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế giữa hai bên nên mới xảy ra “sự kiện Impeccable” năm 2009. Phía Trung Quốc cho rằng hoạt động của tàu thăm dò Impeccable là “tác nghiệp trái phép”, trong khi đó Mỹ cho rằng tàu Trung Quốc tiến sát đến tàu hải quân Mỹ là việc “quấy rối gây hiềm khích”. Mỹ cũng chú rằng phương thức hành vi và nguyên tắc mà nước Trung Quốc là nước đang không ngừng trỗi dậy thi hành ở Nam Hải đã tạo ra thách thức đối với hệ thống quy tắc mà Mỹ đã khổ công tạo dựng từ mấy chục năm nay. Walter Lohman-Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ hội truyền thống nhấn mạnh “nếu chủ trương của Trung Quốc ở Nam Hải không bị thách thức thì đến một ngày nào đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoạt động bình thường cũng sẽ phải tìm kiếm sự cho phép của Trung Quốc. Giả sử chủ trương của Trung Quốc được tăng cường đồng bộ với thực trạng phát triển hải quân của họ thì sau 10 năm Mỹ sẽ phải đối diện với nguy cơ thực sự”.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Robert Willard cho biết rõ việc Trung Quốc tích cực đẩy mạnh thực thi quan niệm “hạn chế can dự” đang được không ít quốc gia ủng hộ, và đã thẩm thấu đến một số khu vực trọng yếu trên thế giới. Khu vực hình vòng cung từ biển Arập đến biển Nhật Bản, bao gồm vùng ven biển phía Nam châu Á, ngang qua một số tuyến đường giao thông biển quan trọng nhất thế giới, tuyệt đại đa số các nước về cơ bản giữ lập trường “phản đối nước khác vào can dự” ở vùng biển do chính họ quản lý. Các nước như Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Malaysia, Triều Tiên đều đã xây dựng các quy định pháp luật để thực thi một số hạn chế đối với các hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Trong số các nước giữ lập trường “hạn chế can thiệp”, có một số nước luôn phát triển lực lượng quân sự mang tính khu vực, một số nước tích cực phát triển khả năng hạt nhân hay kỹ thuật thông thường liên quan để ngăn chặn nước khác đi vào vùng biển mà họ chủ trương phản đối. Nếu quan điểm của Trung Quốc về nội hàm pháp luật đối với vùng đặc quyền kinh tế được cộng đồng quốc tế chấp nhận thì sẽ có thể ảnh hưởng đến định nghĩa của luật quốc tế về khu đặc quyền kinh tế của các nước. Diện tích vùng đặc quyền kinh tế chiếm hơn 1/3 diện tích biển thế giới, rất nhiều xung đột ở những điểm yết hầu chiến lược và các tuyến giao thông trên biển đều xảy ra ở các vùng đặc quyền kinh tế. Việc truyền bá chủ trương luật pháp của Trung Quốc sẽ gây nguy hại đến quyền lực biển của nước Mỹ.
3) Cho rằng Trung Quắc trỗi dậy đe doạ an ninh của các nước đồng minh của Mỹ ở khu cực châu Á-Thái Bình Dương
Những năm gần đây, các nước xung quanh Trung Quốc lợi dụng cơ hội Mỹ “trở lại châu Á”, dựa vào đó để làm tăng trọng lượng của mình, thừa cơ củng cố và mở rộng xâm chiếm trái phép các bãi, đảo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải có phản ứng. Từ sự kiện va chạm tàu giữa Trung Quốc và Nhật Bản năm 2010 đến việc Nhật Bản mua đảo Điếu Ngư/Senkaku năm 2012, hải quân Philippines bắt giữ tàu cá của Trung Quốc gần đảo Hoàng Nham/Searborough, tất cả đều do đối phương gây chuyện, Trung Quốc không thể không kiên quyết chống lại. Mỹ lại giải thích các sự kiện nói trên thành việc Trung Quốc lợi dụng sức mạnh kinh tế và thực lực quân sự đã có của mình để mở rộng biển, ức hiếp các nước láng giềng châu Á. Những sự kiện trên xảy ra đúng lúc Mỹ đang trong quá trình thu hẹp một cách hạn chế lực lượng của họ ở khu vực Trung Đông do bị hạn chế bởi cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công trong nước, một số nước đồng minh châu Á của Mỹ lo ngại không biết Mỹ còn có khả năng và quyết tâm thực hiện cam kết đảm bảo an ninh nữa hay không, từ đó Mỹ cảm thấy cần thiết phải tỏ rõ thái độ kiên quyết tẩy chay việc Trung Quốc “mở rộng lãnh thổ trên biển”.
II- Mỹ nhắm mục tiêu vào bố cục trên biển của Trung Quốc
Việc áp dụng chính sách “đối đầu trực diện” vừa đề phòng vừa tiếp xúc đối với Trung Quốc, đó là mạch chính trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh. Trong thời kỳ nắm quyền của Tổng thống G. Bush, Chính phủ Mỹ hấp tấp chống khủng bố, đặt trọng tâm chiến lược quân sự ở Trung Đông, không có điều kiện quan tâm nhiều đến Trung Quốc. Sau khi lên cầm quyền, Obama đã thúc đẩy chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”, Trung Quốc trở thành “tiêu điểm” trong chiến lược của Mỹ, trọng tâm là kiềm chế Trung Quốc phát triển sức mạnh trên biên.
1) Đẩy mạnh xây dựng căn cứ hải quân và sức mạnh trên biển ở Tây Thái Bình Dương
Mỹ tự cho mình là “người đảm bảo cuối cùng” cho lợi ích biển toàn cầu, thông qua củng cố lực lượng trên biển, “ngăn chặn, răn đe kẻ chống đối tiềm tàng” ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương. Không lâu sau khi bị buộc phải trả lại căn cứ hải quân Subie cho Philippines năm 1992, Mỹ đã ký ngay hiệp định với Singapore, có được quyền sử dụng các thiết bị quân sự ở căn cứ Changi. Tháng 4 năm 2000 Mỹ quyết định xây dựng cảng nước sâu có thể dùng cho tàu sân bay bến đỗ. Tháng 3/2001 căn cứ Changi xây dựng xong. Đồng thời Mỹ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ trở lại Philippines về mặt quân sự. Năm 2012, Mỹ thúc ép Philippines đồng ý cho Mỹ được vào căn cứ hải quân Subie một cách “bán lâu dài”. Mỹ cũng đồng thời đề xuất, thuê lại các căn cứ U-Tapao và Sattahip ở Thái Lan, chuẩn bị thuê lâu dài các đảo Morotai hoặc Biak của Indonesia để làm căn cứ quân sự, lại cũng đóng quân ở cảng Darwin của Australia. Mỹ còn khởi động “dự án căn cứ có quy mô lớn nhất, đầu tư nhiều nhất” ở Tây Thái Bình Dương sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, đầu tư thêm 12,6 tỉ USD để mở rộng căn cứ Guam. Tháng 7/2012, nhân cơ hội tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến sự kiện mua đảo Điếu Ngư, Mỹ bố trí các loại trang bị vũ khí tiên tiến như máy bay vận tải Osprey và máy bay chiến đấu F22 tại Nhật Bản, khả năng can thiệp quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương được nâng lên một bước. Tháng 5/2012, tại Hội nghị Đối thoại quốc phòng Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Panetta tuyên bố Mỹ sẽ điều chuyển 60% lực lượng hải quân bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào trước năm 2020.
Mỹ coi Eo biển Đài Loan là quân cờ chiến lược để kiềm chế Trung Quốc đi ra Thái Bình Dương. Từ khi bước sang thế kỷ mới, hai đời chính phủ Bush và Obama đã bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vẫn bán vũ khí cho Đài Loan. Thứ nhất, kim ngạch bán vũ khí không ngừng tăng lên, hai lần bán vũ khí cho Đài Loan vào tháng 1/2010 và tháng 9/2011 lên đến 12,252 tỉ USD. Thứ hai, việc bán vũ khí cho Đài Loan hoàn toàn không vì quan hệ hai bờ đi vào quỹ đạo phát triển hòa bình mà giảm đi. Nếu lấy mức bán vũ khí cho Đài Loan vào tháng 10/2008 làm đơn vị tính là 6,463 tỉ USD và bao gồm cả khoản tiền mua bán này, thì từ khi quan hệ hai bờ được hòa dịu từ tháng 5/2008 đến nay, tổng kim ngạch Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan đã lớn hơn tổng số tiền bán vũ khí cho Đài Loan của cả 7 năm trước đó.
2) Tổ chức diễn tập quân sự mật độ dầy với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Diễn tập quân sự là biện pháp quan trọng để Mỹ tăng cường liên minh quân sự đa phương, song phương và răn đe các đối thủ chiến lược, đặc biệt từ khi bước sang thế kỷ mới. Bắt đầu từ năm 2000 Mỹ tổ Chức diễn tập “Vai kề vai” (Balikatan) chung với Philippines, diễn tập “Rắn hổ mang vàng” (Cobra Gold) với Thái Lan, Singapore, mật độ diễn tập với các nước không ngừng tăng lên. Năm 2010 có thể nói là “năm diễn tập” của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Theo thống kê chưa hoàn toàn đầy đủ, trong nửa cuối năm 2010, Mỹ đã tổ chức hơn 20 cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp ở châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt là năm 2011 tàu sân bay “Washington” của Mỹ đã đến thăm Việt Nam, hai bên Mỹ-Việt lần đầu tiến đã tổ chức diễn tập quân sự hỗn hợp với danh nghĩa là diễn tập cứu hộ cứu nạn chung. Với sự thúc đẩy trực tiếp của Mỹ, tháng 10/2012, Mỹ tổ chức diễn tập quân sự “toàn Thái Bình Dương” bao gồm 22 nước cùng tham gia với quy mô lớn chưa từng có, thậm chí còn mời cả Nga là nước đối thủ trước đây tham gia. Mỹ tuy từ chối thừa nhận diễn tập có “kẻ thù giả tưởng” là Trung Quốc nhưng xét từ các nước và các khu vực tham gia, và từ nội dung, thời gian diễn tập thì cuộc diễn tập lớn này được dư luận bên ngoài coi là một hình thức “ngoại giao pháo hạm nhắm vào Trung Quốc”. Nói tóm lại, diễn tập quân sự hỗn hợp của Mỹ ở Đông Á là do Mỹ chủ đạo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines là các đồng minh quân sự hỗ trợ, hầu như bao gồm tất cả các nước Đông Á ngoài Trung Quốc. Tháng 9/2012 trong chuyến thăm Trung Quốc, mặc dù Panetta đã chủ động mời Trung Quốc tham gia diễn tập “Toàn Thái Bình Dường” năm 2014, nhưng vẫn không che giấu được ý đồ nhắm vào Trung Quốc và bao vây Trung Quốc qua một loạt cuộc diễn tập quân sự.
3) Về quân sự đề xuất chiến lược “Tác chiến nhất thể không quân - hải quân ”
Tháng 2/2010, trong bản “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm một”, Mỹ chính thức đề xuất chiến lược “Tác chiến nhất thể không quân – hải quân” nhắm vào khả năng “chống tiếp cận” và “ngăn chặn xâm nhập khu vực” của Trung Quốc. Mục đích của chiến lược này là vận dụng hỗn hợp các loại vũ khí trang thiết bị khoa học công nghệ cao của hải quân và không quân, nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến của hai quân chủng, làm tăng thêm hợp lực trong hành động quân sự đối ngoại. Trọng tâm của chiến lược là thúc đẩy vai trò, tác dụng qua lại giữa các loại vũ khí của hải quân và không quân, tăng cường xây dựng chuỗi số liệu và mạng lưới trang thiết bị vũ khí, “thực hiện tấn công chiều sâu theo phương thức nhất thể hoá, mạng lưới hoá thông qua các tiếp điểm trọng yếu trong hệ thống quân sự của kẻ địch”, “gây rối loạn, phá hủy và đánh bại” đối thủ. Về việc Mỹ không hề giấu giếm “tác chiến nhất thể không quân-hải quân” nhắm vào Trung Quốc, Chủ tịch Tiểu ban Hải quân và Lực lượng tác chiến – ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ Randy Forbes cho biết rõ Quốc hội Mỹ sẽ cấp ngân sách dư dật cho tác chiến không quân-hải quân, làm cho tàu chiến mặt nước “thực hiện nhất thể hoá giữa phòng ngự đối không và phòng ngự đối với tên lửa hành trình”, để chống lại sự kiềm chế bằng khả năng “chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực” của Trung Quốc.
4) Mở rộng trinh sát bằng tàu chiến và máy bay chiến đấu áp sát Trung Quốc
Những năm gần đây Mỹ mở rộng trinh sát bằng tàu chiến và máy bay áp sát Trung Quốc, mỗi năm chỉ riêng huy động máy bay đã lên đến mấy trăm lượt. Tháng 4/2011, máy bay trinh sát Mỹ đã hoạt động trái phép ở khu vực biển phía Đông Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc, và đã dẫn đến sự kiện “va chạm máy bay Trung Quốc-Mỹ ở Nam Hải”. Năm 2002, tàu trắc đạc của hải quân Mỹ “USNS Bowditch” trong khi tác nghiệp đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển ở khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc tại Hoàng Hải đã va chạm với tàu cá Trung Quốc, chỉ cách bờ biển Trung Quốc khoảng 600 hải lý. Từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2009, tàu trắc đạc quân sự Mỹ và tàu điều tra hải dương của Mỹ đã nhiều lần đi vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Rõ nhất là “Sự kiện tàu Impaccable”, tháng 3/2009, tầu trắc đạc “Impaccable” của hải quân Mỹ tác nghiệp thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc ở phía Đông Nam đảo Hải Nam, dẫn đến đối đầu với nhiều tàu Trung Quốc, phía Mỹ thậm chí còn điều động tàu khu trục đến hộ tống. Sự kiện này đã một thời khiến cho dư luận về “thuyết đối đầu Trung-Mỹ trên biển” tăng lên.
5) Tích cực xen vào tranh chấp trên biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ trên tổng thể đã áp dụng chính sách “trung lập” đối với tranh chấp biển khu vực Đông Á. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lập trường và thái độ của Mỹ trong vấn đề liên quan dần dần trở nên mập mờ, bắt đầu nghiêng về các bên tranh chấp khác ngoài Trung Quốc. Bước sang thế kỷ mới, nhất là một số năm gần đây, Mỹ rõ ràng từ bỏ lập trường “trung lập”, chuyển hướng toàn diện ngả sang các nước Philippines và Nhật Bản.
Trong vấn đề Nam Hải, Mỹ khuyến khích, nâng đỡ các nước tuyên bố chủ quyền như Philippines, Việt Nam bằng nhiều phương thức, chẳng hạn như cung cấp các loại vũ khí trang thiết bị tiên tiến, bao gồm tàu chiến và tên lửa đạn đạo chính xác cho Philippines; Từ bỏ ân oán lịch sử với kẻ thù không đội trời chung là Việt Nam, thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt ấm lên nhanh chóng bằng phương thức giao lưu hợp tác an ninh quân sự; Khôi phục quan hệ hợp tác đã bị gián đoạn nhiều năm với bộ đội đặc chủng Indonesia, ký kết “Hiệp định khung về hợp tác phòng vệ” với nước này. Tháng 7 năm 2010, tại Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN, Hillary Clinton đã công khai biểu thị thái độ liên quan đến “lợi ích quốc gia” ở Nam Hải, bày ra vấn đề “tự do hàng hải ở Nam Hải”, “chủ trương thành lập cơ chế đa phương giải quyết vấn đề Nam Hải”. Tháng 11 năm 2011, Hillary Clinton công khai sử dụng cách nói “Biển Tây Philippines”, đã phản ánh sự tính toán của Mỹ coi Nam Hải là khu vực quan trọng “quyết định quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”.
Trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku, lập trường của Mỹ ngày càng thiên về phía Nhật Bản. Năm 2010, quan hệ Trung-Nhật trở nên bấp bênh thất thường do ảnh hưởng từ sự kiện Nhật Bản bắt giữ trái phép ngư dân và tàu cá của Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Mỹ liên tục tỏ thái độ, tỏ rõ lập trường đứng về phía Nhật Bản. Tháng 9 năm 2010, Hillary Clinton nhiều lần công khai cho biết vấn đề đảo Điếu Ngư thuộc phạm vi áp dụng của Điều 5 trong Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ-Nhật, nếu bị tấn công vũ lực, Mỹ và Nhật Bản sẽ cùng đối phó. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates khi đó cho biết Mỹ “sẽ căn cứ theo ‘Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ- Nhật’ để thực thi nghĩa vụ như mấy chục năm trước đây”. Năm 2012 đúng dịp Nhật Bản “mua đảo” làm cho tình hình xấu đi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố đảo Điếu Ngư là phù hợp với việc vận dụng Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ-Nhật, đồng thời công khai sử dụng cách gọi là “các đảo thuộc quần đảo Senkaku”. Ngày 4 tháng 12 năm 2012, Thượng viện Mỹ thông qua “Dự án trao quyền quốc phòng” sửa đổi trong năm tài khoá 2013, thừa nhận quyền quản lý của Nhật Bản tại đảo Điếu Ngư.
Trong vấn đề tranh chấp biển, Mỹ công khai ủng hộ các nước đang có tranh chấp các đảo hoặc phân định ranh giới vùng biển với Trung Quốc, kích động một số nước cạnh Trung Quốc liên tục tỏ thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc. Đây rõ ràng như đổ thêm dầu vào lửa, làm tăng mức độ khó khăn trong giải quyết vấn đề.
III- Triển vọng mở rộng hợp tác an ninh biển Trung-Mỹ
Nước cờ của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhắm vào Trung Quốc tạo ra áp lực quân sự nhất định đối với Trung Quốc, làm cho môi trường an ninh của Trung Quốc xấu đi. Nhưng nhìn tổng quát hơn 40 năm bình thường hoá quan hệ Trung-Mỹ thì việc Mỹ duy trì cảnh giác, đề phòng và gây sức ép đối với Trung Quốc về cơ bản là trạng thái bình thường, hai nước đã không vì thế mà ngừng hợp tác trong các lĩnh vực. Những năm gần đây cho dù Mỹ bao vây và răn đe Trung Quốc trên biển nhiều hơn trước, nhưng mức độ lệ thuộc và gắn bó lợi ích lẫn nhau cũng nhiều hơn trước, hai bên vẫn có khả năng mở rộng hợp tác an ninh biển. Trên thực tế, hai bên vẫn luôn tiếp tục nỗ lực trên phương diện này.
1) Trung Quốc vẫn chưa thực sự thách thức ưu thế trên biển của Mỹ
Mặc dù ở nước Mỹ có không ít người gieo rắc “thuyết đe dọa trên biển của Trung Quốc” nhưng trước mắt hải quân Mỹ vẫn có ưu thế tuyệt đối trên toàn cầu cũng như ở Tây Thái Bình Dương. Theo Số liệu năm 2010, tổng trọng tải của các hạm đội Mỹ là khoảng 2,6 tỉ tấn, lớn hơn tổng trọng tải hạm đội của 17 nước lớn nhất sau Mỹ (trong đó có 14 nước là đồng minh của Mỹ). Ngoài ưu thế về trọng tải tàu, hải quân Mỹ còn là lực lượng trên biển có trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất thế giới, có hệ thống vũ khí và trung tâm mạng tiên tiến nhất thế giới. Khả năng tổng thể về tên lửa của hải quân Mỹ vượt khả năng của hải quân 20 nước đứng sau Mỹ cộng lại. Tính theo đơn vị là tàu tác chiến chủ yếu thì số tàu của Mỹ gần bằng tổng số tàu của cả Nga và Trung Quốc cộng lại (203 so với 205 tàu); Nếu tính theo đơn vị trọng tải thì tổng trọng tải của hạm đội hải quân Mỹ lớn hơn tổng trọng tải của Nga và Trung Quốc 264 lần. Như vậy, Trung Quốc về cơ bản chưa thách thức địa vị bá chủ trên biển của Mỹ, việc phao tin về “thuyết đe doạ trên biển của Trung Quốc” là có dụng ý xấu, mục đích là để thoả mãn đòi hỏi đặt ra trong các phương diện nội chính và ngoại giao.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nợ công ở Mỹ không ngừng tăng lên, Mỹ đã buộc phải có kế hoạch giảm bớt thâm hụt ngân sách, trong 10 năm tới đây ít nhất cũng phải giảm bớt 487 tỉ USD chi cho quốc phòng. Nhưng giảm chi tiêu quốc phòng sẽ đụng đến lợi ích của tập đoàn công nghiệp quân sự. Để làm chậm lại tiến trình cắt giảm chi phí, duy trì đầu tư nghiên cứu quân sự, một bộ phận thuộc phái diều hâu đã tuyên truyền “thuyết về mối đe doạ từ Trung Quốc”, thúc đẩy nghiên cứu sản xuất các loại trang thiết bị vũ khí tiên tiến mới và chuyển đổi mô hình quân sự của Mỹ ở mức độ tối đa. Đồng thời, gieo rắc “thuyết đe doạ trên biển của Trung Quốc” chính là lý do tốt nhất để Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương, cũng buộc các nước đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương phải chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn.
2) Trung-Mỹ có nhu cầu chung về tăng cường hợp tác biển
Là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ lợi ích chung trong việc giữ gìn an ninh đường biển, tấn công tội phạm trên biển, bảo vệ trật tự an ninh biển. Đặc biệt sau sự kiện khủng bố 11/9, lợi ích chung giữa Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như chống khủng bố, chống cướp biển… tăng lên. Trong văn kiện có tên “Phương hướng chiến lược quốc phòng mới” năm 2012 của Mỹ có nói “nhìn về lâu dài, Trung Quốc nổi lên với tư cách là cường quốc khu vực sẽ có thể ảnh hưởng đến kinh tế và an ninh của nước Mỹ bằng những phương thức khác nhau. An ninh và ổn định của hai nước Trung-Mỹ với các nước khu vực Đông Á đều có quan hệ lợi hại rất lớn, hai nước đồng thời cũng hào hứng trong việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương”. Phát biểu trước Hội nghị Đối thoại quốc phòng Shangri-La, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetia cũng đã nói việc Mỹ điều động phần lớn sức mạnh hải quân bố trí tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải là nhằm kiềm chế Trung Quốc, mà là đưa Trung Quốc vào một khuôn khổ quan hệ nhằm đối phó với những vấn đề thách thức trong viện trợ nhân đạo, phổ biến vũ khí giết người quy mô lớn, buôn bán ma tuý, cướp biển, thương mại, đường giao thông vận tải… Những ngôn luận như vậy hoàn toàn có thể tin cậy, nhưng trong đó cũng đã biểu lộ một phần ý nguyện của Mỹ muốn hợp tác với Trung Quốc đối phó thách thức. Robert 5. Kaplan cho rằng Trung Quốc và Mỹ có không gian hợp tác trong các vấn đề về chống cướp biển, chống khủng bố và đối phó thiên tai v.v., hai nước có đủ năng lực để triển khai tuần tra chung trên tuyến giao thông vận tải đường biển nhằm đảm bảo an ninh vận tải năng lượng. Tháng 8 năm 2013, ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn thăm Mỹ, hai bên đông ý tiến thêm một bước tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực viện trợ nhân đạo giảm nhẹ thiên tai, chống khủng bố, chống hải tặc, giữ gìn hoà bình.
3) Trung - Mỹ đã có cơ sở nhất định để triển khai hợp tác biển
Sau khi xảy ra “sự kiện tàu uss Kitty Hawk” năm 1994 và cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996, quân đội Mỹ đã bắt đầu tìm kiểm giải pháp triển khai đối thoại quân sự và ký hiệp định tránh xảy ra các sự kiện ngoài ý muốn với Trung Quốc. Năm 1997, Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Mỹ, nội dung hai nước triển khai đối thoại an ninh biển đã được đưa vào Tuyên bố chung giữa hai nguyên thủ. Tháng 1 năm 1988, Bộ Quốc phòng hai nước đã chính thức ký kết bản “Hiệp định về việc thành lập cơ chế tăng cường thảo luận an ninh quân sự trên biển”. Trong nhiều năm qua, mặc dù hai bên có mâu thuẫn gay gắt về an ninh, về áp dụng luật pháp quốc tế…, nhưng cơ chế này vẫn nhiều lần phát huy tác dụng không thể thay thế trong các phương diện phát triển quan hệ quân sự, tăng cường hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực hải quân, tránh hiểu lầm nhau trong các công việc về biển… với tư cách là mặt bằng thực hiện nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Hải quân hai nước đã nhiều lần thực hiện các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, diễn tập quân sự hỗn hợp, giao lưu học thuật quân sự và kỹ thuật chuyên nghiệp; Năm 2009 Bộ trưởng tác chiến hải quân Mỹ nhận lời mời tham gia hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân Trung Quốc; Trong nhiệm vụ hộ tống ở Vịnh Aden, Trung Quốc và Mỹ cũng đã hợp tác rất tốt. Trong các năm 2012 và 2013, Trung Quốc và Mỹ đã liên tục hợp tác diễn tập chung chống hải tặc ở Vịnh Aden. Cơ chế thảo luận và việc triển khai hợp tác nói trên đã đặt nền móng tốt đẹp để hai nước củng cố và mở rộng hợp tác an ninh biển.
4) Trung-Mỹ xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới đã đem lại cơ hội để hai nước hợp tác an ninh biển
Từ năm 2012 đến nay, nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất sáng kiến xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ, đã được phía Mỹ hưởng ứng tích cực. Tổng thống Obama gọi quan hệ Trung-Mỹ là “cặp quan hệ song phương quan trọng nhất”, sẵn sàng cùng với Trung Quốc thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác hợp tác Trung-Mỹ và quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ. Tháng 6 năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Mỹ, nguyên thủ hai nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Trung-Mỹ, cho rằng Trung Quốc và Mỹ cần thiết và cũng có khả năng đi theo con đường mới, khác với con đường xung đột, đối kháng nước lớn trong lịch sử. Trong vấn đề an ninh quân sự trên biển, Trung Quốc và Mỹ cũng có thể lấy “không đối kháng, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng” làm nguyên tắc cơ bản, đi theo con đường hợp tác kiểu mới. Trong thời gian Thường Vạn Toàn đi thăm Mỹ, hai nước đã đạt được 5 điều nhận thức chung về tăng cường quan hệ giữa hai quân đội, 5 điều nhận thức chung này có ý nghĩa chỉ đạo và vai trò thúc đẩy quan trọng trong việc tăng cường và làm sâu sắc thêm hợp tác an ninh trên biển giữa hai nước.
IV-Lời kết
Hoà bình và phát triển là chủ đề của thời đại ngày nay, sử dụng tùy tiện vũ lực hoặc đe doạ vũ lực bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào là không phù hợp với trào lưu của thời đại. Trong điều kiện toàn cầu hoá, lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ hội nhập vào nhau ở mức cao, cả hai dựa vào nhau tồn tại là chưa hề có trong lịch sử. Với tư cách là hai nước lớn có ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay, Trung Quốc và Mỹ vừa là sức nặng làm ổn định tình hình khu vực, cũng vừa là động cơ thúc đẩy hoà bình thế giới. Mặc dù hai nước Trung-Mỹ còn những điểm cạnh tranh và hiểu lầm nhau nhất định trong vấn đề an ninh quân sự trên biển, nhưng xét đến cơ sở lợi ích chung rộng rãi và ý nguyện chính trị tốt đẹp muốn tăng cường hợp tác lẫn nhau thì hai nước có thể xử lý những va chạm và bất đồng một cách ổn thoả, mở rộng không gian hợp tác, phục vụ cho đại cục quan hệ giữa quân đội hai nước. Nếu hai bên tôn trọng lợi ích cốt lõi và những quan tâm về an – ninh của nhau, không chạm đến điểm tới hạn chiến lược của nhau thì sẽ có cơ sở đề loại bỏ mâu thuẫn, triển khai hợp tác trên biển. Để có thể đẩy mạnh hợp tác thực chất trên biển, hai nước cần tiếp tục trao đổi các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau đi vào chiều sâu, cùng diễn tập và tổ chức các tàu quân sự đi thăm lẫn nhau, hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, thành lập cơ chế thông báo cho nhau về các hành động quân sự lớn của nhau, xây dựng các quy tắc hành vi về an ninh quân sự đối với hải phận và không phận quốc tế, kiểm soát bất đồng và khủng hoảng, từng bước mở rộng phạm vi và lĩnh vực hợp tác, nâng cao trình độ hợp tác, thực hiện hợp tác cùng thắng thực sự, tạo tiền đề tốt đẹp mới cho quan hệ hai nước và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
2318. Hậu UPR: Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền?
Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và không có tính ràng buộc với quốc gia nào. Tuy nhiên, vẫn có những cách để những nạn nhân bị vi phạm nhân quyền ở Việt Nam dựa vào quốc tế để bảo vệ quyền của mình và những người khác.
Một ngày trước phiên điều trần UPR của Chính phủ Việt Nam, phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam đã gặp một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền. Ông vốn là một luật sư, một chuyên gia về nhân quyền, và rất hiểu về các cơ chế của Liên Hợp Quốc, chẳng hạn UPR (Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát) hay SR (Báo cáo viên Đặc biệt).
Ông đã cung cấp cho các nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam nhiều kiến thức quý giá về hoạt động đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Vì lý do ”ngoại giao” với Liên Hợp Quốc (LHQ), ông đề nghị giấu tên để cuộc trò chuyện được thoải mái với những thông tin trung thực nhất có thể.
- Thưa ông, trong chuyến đi này, chúng tôi xác định mục đích chính của mình là nói cho người dân trong nước biết rằng có những cơ chế quốc tế để có thể bảo vệ nhân quyền của mọi người. Việt Nam hiện đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chúng tôi được biết ông là một chuyên gia về thủ tục Báo cáo viên Đặc biệt. Ông có thể giải thích – một cách đơn giản nhất – cho những người dân Việt Nam có quan tâm hiểu về thủ tục này và các cơ chế nhân quyền khác của LHQ nói chung và Hội đồng Nhân quyền nói riêng không?
- Một cách cực kỳ vắn tắt thì LHQ có hai cơ chế bảo vệ nhân quyền:
1. Các cơ quan dựa trên Hiến chương LHQ (charter bodies), trong đó có Hội đồng Nhân quyền LHQ với cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) và cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures).
2. Các cơ quan được thành lập và hoạt động dựa trên các công ước quốc tế về nhân quyền (treaty bodies). Có 10 cơ quan như vậy, thực hiện chức năng giám sát việc thi hành 10 công ước quốc tế về nhân quyền.
Bây giờ tôi sẽ nói với các bạn về cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt, là lĩnh vực của tôi. Tôi sẽ nói về những gì chúng tôi có thể làm được và những gì chúng tôi không làm được. Các bạn biết những điều này để có thể tận dụng cơ chế này bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Những gì LHQ có thể làm
* Cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm những hoạt động như: chính thức đến một quốc gia để tìm hiểu về tình hình nhân quyền (country visit); làm nghiên cứu, tham vấn chuyên gia, nâng cao nhận thức về nhân quyền…; và một hoạt động có thể dịch sang tiếng Việt là giao thiệp (communications).
Giao thiệp là việc LHQ gửi thư khiếu nại khẩn cấp (urgent appeal) hoặc thư đề nghị làm rõ (letter of allegation) cho chính phủ của quốc gia vi phạm nhân quyền. Cho nên có một cách dịch communications sang tiếng Việt là ”thủ tục khiếu nại”. Nhưng về bản chất, hoạt động này đúng là giao thiệp ở cấp nhà nước và LHQ, và mang tính ngoại giao rất cao. LHQ cũng chỉ có thể gửi thư trên cơ sở thông tin tố cáo mà họ nhận được từ bên trong quốc gia vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, điểm tốt là mọi cá nhân hay tổ chức đều có thể gửi thông tin tố cáo trực tiếp.
Nguồn ảnh: Shutterstock
- Trước hết, nói về những gì chúng tôi có thể làm được, thì đó là giao thiệp,
tức là LHQ gửi thư cho chính phủ một nước để yêu cầu làm rõ về một vụ
việc vi phạm nhân quyền nào đấy. Như tôi, lĩnh vực của tôi là bảo vệ hệ
thống pháp luật độc lập, cho nên khi thấy có một vụ án nào đó mà Việt
Nam không đảm bảo hệ thống pháp luật độc lập, tôi sẽ gửi thư cho Chính
phủ Việt Nam. Các bạn biết đấy, để hệ thống pháp luật được độc lập, thì công an-cảnh sát, tòa án, và luật sư phải độc lập. Chỉ cần một trong ba lực lượng bị chính quyền, chính phủ (cơ quan hành pháp) kiểm soát, thì hệ thống pháp luật mất tính độc lập. Khi đó, công dân có thể bị bỏ tù không án, hoặc bị áp đặt những bản án bất công.
Nói chung là như vậy, còn trên thực tế, phải có những vụ việc có dấu hiệu vi phạm cụ thể, LHQ mới có thể thực hiện thủ tục giao thiệp.
Những gì LHQ không làm được
- Ông có thể cho biết những giới hạn của cơ chế bảo vệ nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ, cụ thể là UPR và Các Thủ tục Đặc biệt?
- Với hoạt động country visit, thì người của LHQ chỉ có thể đến một nước khi được chính phủ của nước ấy mời.
Với hoạt động communications, thì các bạn có thể thấy là nó rất lâu. Thêm nữa, LHQ gửi thư trên cơ sở thông tin tố cáo mà chúng tôi nhận được từ bên trong quốc gia vi phạm nhân quyền. Ở văn phòng của tôi, trung bình, mỗi ngày chúng tôi nhận 15 thư tố cáo từ các nơi khác nhau trên thế giới. May là mới 15 chứ chưa phải 50 (cười), nhưng các bạn thấy đấy, rất mất thời gian để có thể xử lý tất cả các vụ việc.
Đơn cử một ví dụ là Qatar. Chúng tôi biết ở Qatar có hàng trăm vụ vi phạm nhân quyền, nhưng chúng tôi cũng đành chịu, không giải quyết được. Đó là chưa kể, nếu tập trung vào xử lý các vấn đề của một nước thôi, chẳng hạn Syria, thì chúng tôi sẽ không thể quan tâm đến phần còn lại của thế giới được nữa.
Và cuối cùng là tính hiệu quả. Nhiều lắm thì cuối cùng, trong mỗi vụ việc, LHQ cũng chỉ ra thông cáo bày tỏ quan ngại. Quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền không có nghĩa vụ phải trả lời. Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và nó không có tính ràng buộc với quốc gia nào cả.
UPR cũng vậy. Nó có vẻ là một cơ chế tốt, có tính khả thi cao đấy, nhưng rất chậm chạp.
- Hội đồng Nhân quyền LHQ thuộc hệ thống các cơ quan dựa trên Hiến chương LHQ (charter bodies). Vậy còn các cơ quan thuộc hệ thống còn lại, dựa trên các công ước quốc tế (treaty bodies) thì sao, có hiệu quả gì hơn không, thưa ông?
- Cũng còn nhiều vấn đề lắm. Trên lý thuyết, ưu điểm là các cơ quan này cũng cho phép cá nhân công dân có thể gửi khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền ở nước mình. Nói cách khác, bất kỳ ai cũng có quyền gửi thư tố cáo Nhà nước mình vi phạm một quyền quy định trong một công ước quốc tế nào đó mà Nhà nước đã ký. Nhưng trên thực tế, hầu như chẳng có khiếu nại cá nhân nào ra LHQ được.
Các quốc gia khiếu nại nhau thì được. Cho nên khi một công dân Việt Nam bị chà đạp nhân quyền và muốn tố cáo ra LHQ, các bạn phải xem có thể nhờ quốc gia nào khiếu nại, phải tìm xem quốc gia nào sẽ sẵn sàng làm việc đó? Các nước châu Á vốn không có truyền thống khiếu nại, tố cáo nước láng giềng của mình vi phạm nhân quyền. Thế nên theo tôi, các bạn có thể tìm kiếm các đối tác phương Tây.
Hướng dẫn cách làm cho người dân Việt Nam
- Hệ thống LHQ phức tạp và vận hành chậm chạp như vậy, thì theo ông, có cách làm nào hiệu quả để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam?
- Tôi sẽ nói ngắn gọn thế này: HÃY ĐƯA CÂU CHUYỆN LÊN BÁO CHÍ QUỐC TẾ.
UPR tốt đấy, nhưng lâu lắm. Các Thủ tục Đặc biệt cũng chậm lắm. Hãy đưa những vụ việc vi phạm nhân quyền ra báo chí, truyền thông quốc tế. Hãy viết bài bằng tiếng Anh, hoặc tìm những người viết hộ cho bạn. Những câu chuyện, mất mát và khổ đau, của các cá nhân cụ thể luôn là điểm thu hút người đọc và báo chí.
Sẽ là tuyệt vời nếu các bạn có thể phản ánh tình hình vi phạm nhân quyền ở nước mình lên các cơ quan truyền thông quốc tế lớn, như CNN, New York Times, Washington Post, v.v.
Các bạn hãy hợp tác với các tờ báo lớn, và ĐỪNG QUÊN HỢP TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ trong nước và quốc tế.
- Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò như thế nào, thưa ông?
- Trở lại với cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Tôi có nói đó có vẻ là một cơ chế tốt, bởi vì với UPR, bạn có thể đến tận diễn đàn của LHQ để phản ánh, khiếu nại, tố cáo tình hình vi phạm nhân quyền ở nước mình, và ra các tuyên bố, các thông cáo, với tư cách tổ chức xã hội dân sự.
Có những tổ chức xã hội dân sự lớn mạnh hơn các tổ chức khác, vì thế họ có ảnh hưởng hơn đối với các chính quyền và với LHQ. Ví dụ, khi Ân xá Quốc tế, HRW (Theo dõi Nhân quyền), hay ICJ (Ủy ban Luật gia Quốc tế) ra thông cáo về một vấn đề nào đó, thì có nhiều khả năng LHQ sẽ hành động hơn và báo chí quốc tế cũng bị thu hút hơn.
Do đó, để tiếng nói của mình được lắng nghe trên trường quốc tế, cách làm khôn ngoan là bạn kết hợp với các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn, chẳng hạn để ra tuyên bố chung.
Báo
cáo chính trong tuyển tập này do VOICE, Dân Làm Báo, Truyền thông Chúa
Cứu thế, Con Đường Việt Nam, phối hợp với Freedom House thực hiện.
Tạo áp lực quốc tế - Như vậy, vắn tắt là chúng ta có thể dựa vào truyền thông quốc tế và xã hội dân sự?
- Đúng vậy. Quan hệ – đó là cái tôi muốn nhấn mạnh. Những người đấu tranh cho nhân quyền phải xây dựng và phát triển quan hệ. Nói một cách đơn giản là, bạn có câu chuyện để kể và muốn kể, bạn cần phải có người sẽ giúp bạn khuếch tán câu chuyện đó.
Vậy hãy thiết lập quan hệ với báo chí quốc tế và các tổ chức dân sự quốc tế. Hãy có những người bạn, những đồng minh ở các quốc gia khác. Hãy tiến hành các nghiên cứu chung, làm báo cáo chung, ra tuyên bố chung. Luôn luôn hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế.
Các bạn cũng đừng quên vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Họ có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình nhân quyền ở quê hương Việt Nam của mình lên chính phủ của nước họ đang cư ngụ, và góp phần tác động, hình thành hoặc thay đổi chính sách liên quan.
- Ta lấy một ví dụ cụ thể: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân có tài và yêu nước, đã bị kết án 16 năm tù mặc dù tất cả những gì ông làm chỉ là thể hiện chính kiến một cách ôn hòa. Trong quan hệ với cộng đồng quốc tế, chúng tôi có thể làm gì để thay đổi bản án đó?
- Để bảo vệ quyền con người cho một cá nhân cụ thể là ông Thức, các bạn có thể:
+ Viết bài gửi báo chí quốc tế, làm việc với họ. Hãy kể chuyện.
+ Hợp tác với các tổ chức dân sự.
+ Tìm đến các cơ quan lập pháp (quốc hội) ở những quốc gia mà Việt Nam quan tâm, để lên tiếng về trường hợp ông Thức.
Các bạn cũng biết là quốc hội và các dân biểu không tự nhiên mà ra chính sách. Họ đều phải dựa vào công luận, vào ý kiến của cử tri, của những người đã bầu cho họ. Vậy tốt nhất hãy tìm đến những nơi nào có nhiều cử tri quan tâm đến tình hình Việt Nam.
Hình ảnh Đỗ Thị Minh Hạnh tại một cuộc điều trần ở Hạ viện Mỹ, 16/1/2014.
- Từ kinh nghiệm cá nhân thì ông thấy chính quyền Việt Nam có sợ áp lực quốc tế không? - Tôi không muốn dùng từ ”sợ”, tôi muốn dùng từ ”quan tâm”. Họ có thể không sợ, nhưng họ quan tâm đấy (cười). Nói cho chính xác, Nhà nước Việt Nam quan tâm tới những quốc gia mà ở đó, báo chí có ảnh hưởng. Họ hiểu rằng công luận của các quốc gia đó có thể tác động tới chính sách của chính phủ.
Đó là lý do khiến tôi nói với các bạn rằng báo chí quốc tế có vai trò rất quan trọng. Công luận của Mỹ và các nước thuộc khối EU có thể tác động đến chính sách nhà nước. Các bạn cần biết điều đó để tận dụng.
Tôi nghĩ là chính quyền Việt Nam quan tâm đến công luận Mỹ, EU, kể cả hai nước thuộc khối Đông Âu cũ là Ba Lan, Séc. ASEAN cũng có ảnh hưởng đối với Việt Nam, nhưng tác động đến công luận ASEAN thì khó (cười). Riêng Trung Quốc thì Việt Nam rất quan tâm, nhưng tôi không nghĩ công luận hay nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ nhân quyền của người Việt Nam (cười).
- Qua những gì ông nói, có thể thấy là giới truyền thông, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền của người dân Việt Nam, đưa vấn đề ra quốc tế.
- Tôi muốn nhấn mạnh là truyền thông, báo chí thì hiệu quả hơn các thứ khác, còn ”quan trọng” thì tất cả chúng ta đều quan trọng như nhau (cười). Ví dụ, giới luật sư là giới tạo nên khuôn khổ luật pháp – quốc gia và quốc tế.
Các bạn có thể thấy là ngay cả những vụ việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, dù được phản ánh nhiều trên báo chí, cũng không chắc được giải quyết. Như Syria đó, lên báo suốt, nhưng tình hình vẫn không thay đổi nhiều.
Tuy nhiên, với Việt Nam thì khác. Tôi tin là nếu những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị đưa lên báo chí quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất bối rối.
- Dù sao, cũng thật bi quan khi thấy có những chính thể miễn nhiễm với dư luận và LHQ, như Bắc Triều Tiên…
Như tôi đã nói, hệ thống LHQ không phải là một hệ thống pháp lý và nó không có tính ràng buộc. Ngay cả nếu một quốc gia vi phạm nhân quyền theo cơ chế của LHQ, thì cũng đâu có sao? LHQ không có công an-cảnh sát, nhà tù để thi hành án. Nhân quyền, vì thế, thực chất là một vấn đề chính trị chứ không phải vấn đề pháp lý. Đôi khi, một chính phủ bị buộc phải mở miệng chẳng phải vì họ sợ LHQ, mà vì họ ngán báo chí quốc tế.
Vậy các bạn phải biết ”làm chính trị” (cười): Tìm sự giúp đỡ từ báo chí, từ những quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân, sẵn sàng lên tiếng về Việt Nam và vì nhân quyền người dân Việt Nam.
Nguồn: Phạm Đoan Trang
2319. Tiết lộ về thành viên trong phe cánh Tập Cận Bình
Tác giả: Willy Lam
Người dịch: Huỳnh Phan
07-02-2014
Mười bốn tháng sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ tịch Tập Cận Bình đã nổi lên như một người hùng có quyền lực được coi là sâu rộng hơn so với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Vào tháng Giêng, Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia của đảng, nắm quyền kiểm soát các bộ máy cảnh sát, tình báo và tư pháp. Một tháng trước đó, ông được trao chức Chủ tịch một siêu cơ quan, Nhóm lãnh đạo cải cách toàn diện (LGCDR ), được thành lập tại Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban Trung ương lần thứ 18 cuối tháng 11 (Tân Hoa Xã, 24/1; Nhân dân, 24/1, China Daily, 22/1). Các tiến triển này có nghĩa là ngoài các công việc đảng, ngoại giao và quân sự, Tập Cận Bình còn nắm luôn cả tổ chức bí hiểm an ninh quốc gia và thực thi pháp luật. Và nếu cho rằng chức năng chính của LGCDR là vạch ra và thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế, Tập Cận Bình dường như đã gạt Thủ tướng Lý Khắc Cường ra khỏi vai trò trọng tài cuối cùng của chính sách kinh tế (Minh Báo – Hong Kong 25/11, Đại Công Báo – Hong Kong, ngày 25/1 ). (Xem ” Xi Power Grab Towers over Market Reforms” – Tập Cận Bình thu tóm quyền lực đối với cải cách thị trường – ” China Brief, 20/11/2013). Thậm chí quan trọng hơn là sự kiện Tập Cận Bình đã xoay xở để xây dựng nhóm thân cận mà các thành viên đang thu mình ở vị trí cao cấp trong đảng, chính phủ và quân đội.
Nhiều điều đã được viết về một thực tế là, so với hai tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào – tương ứng cầm đầu cái được gọi là phe Thượng Hải và phe Đoàn Thanh niên (CYL) –Tập Cận Bình dường như không có trong tay một nhóm có tổ chức tốt những người theo mình. Mặc dù đúng là người con trai 60 tuổi của cán bộ lão thành của đảng và cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân đôi khi được coi là người cầm đầu Nhóm thái tử đảng (con cháu của các cán bộ cao cấp), điều quan trọng cần lưu ý là thái tử đảng là một nhóm tương đối lỏng lẻo khi so sánh với các băng nhóm gắn bó chặt chẽ như phe Đoàn thanh niên. Trong khi các phe phái thật sự có một xâu chuỗi chỉ huy rõ rệt cũng như một bộ tín điều và khát vọng khá khác biệt, nhóm thái tử đảng này bao gồm những người có quyền lực đã gia nhập câu lạc bộ độc quyền này chủ yếu là do có chung “dòng máu cách mạng”.
Dù tất cả các thái tử đảng có chung mối quan tâm trong việc giữ gìn những đặc quyền của các “quý tộc đỏ”, họ có thể có hệ ý thức và những tham vọng khác nhau và nhóm tổng thể không phụ thuộc vào sự chỉ huy của một nhà lãnh đạo duy nhất. Điều cũng quan trọng là, dù có hai đồng nghiệp của Tập Cận Bình – Du Chánh Thanh và Vương Kỳ Sơn – trong Ban thường vụ (BTV) Bộ Chính trị là thái tử đảng, có rất ít người sinh trong gia đình cán bộ cấp cao trong thế hệ lãnh đạo thứ 6 của đảng, bao gồm các cán bộ thăng tiến nhanh sinh trong thập niên 1960 (Tạp chí kinh tế Hồng Kông, 28/6/2013; BBC tiếng Trung, 14/3/2013 ). Pháo đài chính của thái tử đảng ở Trung Quốc đương đại là Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Các tướng nổi trội với “dòng máu cách mạng” gồm Tổng cục trưởng Tổng cục Vũ khí Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), Tư lệnh Không quân Mã Hiểu Thiên, Chính ủy Tổng Cục Hậu cần Lưu Nguyên và Chính ủy Hải quân Lưu Tiểu Cường. (Xem “Commander -in-Chief Xi Jiping Raises the Bar on PLA ‘Combat Readiness’”, China Brief, 18/1/2013).
Thái tử đảng quân đội do đó đã trở thành một thành phần chính của nhóm thân cận vừa chớm của Tập Cận Bình. Để đổi lấy lòng trung thành của họ, Tổng tư lệnh Tập Cận Bình đã chú trọng đến nhóm sĩ quan đầu não này hơn hai người tiền nhiệm. Ví dụ, kể từ khi trở thành Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình đã đi thăm các đơn vị của tất cả các bộ phận chủ chốt của PLA. Trước Tết, Tập Cận Bình thậm chí đã che dấu vẻ mệt mỏi khi ông đến gặp quân lính trú đóng tại vùng cao nguyên quân khu Nội Mông. Quan trọng hơn, rõ ràng Tập Cận Bình đã cho các sĩ quan đầu não này có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia (Nhân dân, 29/1; Huaxia.com – Bắc Kinh, 27/12/2013; Tân Hoa Xã, 26/12/2013).
Một vựa chứa nhân tài thậm chí quan trọng hơn trong nhóm thân cận củaTập Cận Bình gồm những đồng liêu và thuộc hạ của lãnh tụ tối cao khi ông làm việc ở tỉnh Phúc Kiến (1985-2002), tỉnh Chiết Giang (2002-2007) và Thượng Hải (2007). Ví dụ tốt nhất có lẽ là Hoàng Côn Minh, 57 tuổi, người đã được thăng cấp đều đặn khi ông ta được phân về làm việc tại Phúc Kiến 1977-1999. Không lâu sau khi chuyển đến Chiết Giang vào năm 1999, Ông Minh báo cáo trực tiếp cho nguyên bí thư tỉnh Tập Cận Bình khi ông ta là chủ tịch thành phố Hồ Châu và Gia Hưng. Cuối năm ngoái, ông Minh đã được nâng làm Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền của Đảng (Quang Minh Nhật Báo – Bắc Kinh, 24/10/2013; Đại Công Báo – Hong Kong, 03/10/2013). Trong số các nhà lãnh đạo đia phương mới được thăng chức, Chủ tịch tỉnh Quý Châu Trần Mẫn Nhĩ từng là Chủ nhiệm Sở Tuyên truyền Chiết Giang khi Tập Cận Bình lãnh đạo tỉnh này. Ông Nhĩ, 50 tuổi, là một trong 9 cán bộ thế hệ 6 đã được giới thiệu vào Trung ương tại Đại hội Đảng lần thứ 18 (Nhân dân nhật báo, 31/10/2013 ; Quý Châu nhật báo, 22/8/2013 ).
Dù Tập Cận Bình chỉ làm bí thư của Thượng Hải 6 tháng, ông đã nâng một số cán bộ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Biết rằng việc thăng tiến của Tập Cận Bình vào BTV năm 2007 một phần nhờ vào sự bảo trợ của hai đảng viên tích cực phe Thượng Hải, cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và cựu phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng, không đáng ngạc nhiên rằng thành phần “cốt lõi” theo nhiều người nghĩ của lãnh đạo thế hệ thứ năm đã cùng nhau chọn các quan chức từng làm việc ở Thượng Hải vào phe của mình. Trước hết trong các cán bộ trực thuộc Thượng Hải đã nhảy vào phe Tập Cận Bình là Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang), người năm ngoái được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc của Tổng Văn phòng Đảng đồng thời trưởng văn phòng chủ tịch. Là giám đốc của Tổng văn phòng đảng ủy Thượng Hải, ông Tường 51 tuổi đã gây ấn tượng Tập Cận Bình với sự nhạy bén chính trị và sức mạnh tổ chức của mình (Văn Hối báo -Hong Kong, 24/7/2013; BBC tiếng Trung, 17/5/2013). Tuy nhiên, một quan chức từng làm việc ở Thượng Hải đã gặt hái thành công lớn dưới tay Tập Cận Bình là cựu phó thị trưởng Dương Hiểu Độ (Yang Xiaodu). Vào tháng Giêng, cán bộ 61 tuổi gốc Thượng Hải được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ủy ban Trung ương Kiểm tra kỷ luật ĐCSTQ (CCDI), là đơn vị chống tham nhũng cấp cao nhất của Trung Quốc (Nhân dân nhật báo, 15/1; Đại Công Báo, 15/1).
Có ảnh hưởng không kém trong nhóm thân cận của Tập Cận Bình là những cán bộ cao cấp sinh ra hoặc từng trải qua một giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp ở tỉnh Thiểm Tây, nơi sinh của Tập Cận Bình và người cha được nhiều tôn kính của ông. Nhóm Thiểm Tây móc nối lỏng lẻo này bao gồm ba ủy viên BTV và bốn ủy viên Bộ Chính trị. Ví dụ, hai ủy viên Bộ Chính trị Triệu Nhạc Tế (Zhao Leji) và Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) đã gắn bó với Tập Cận Bình do thực tế rằng họ đã chăm sóc tốt lợi ích của gia tộc Tập Cận Bình ở tỉnh nhà của họ. Ông Tế, 56 tuổi, Giám đốc Ban Tổ chức Đảng, là bí thư tỉnh Thiểm Tây 2007-2012. Cũng hãy xét sự nghiệp thú vị của Lật Chiến Thư, 63 tuổi, người đã phục vụ ở các vị trí cấp cao ở Thiểm Tây, bao gồm bí thư Tây An, từ năm 1998 đến năm 2003. Tập Cận Bình đầu tiên biết ông Thư vào đầu thập niên 1980, khi cả hai từng là bí thư của hai huyện lân cận ở tỉnh Hà Bắc (South China Morning Post, 23/11/2013, Thiểm Tây nhật báo – Tây An, ngày 17/3/2013 ).
Tập Cận Bình cũng đã tuyển mộ được một số bạn bè thời trung học và đại học vào nhóm quản trị chóp bu của ông. Chẳng hạn, hãy xét Phó chủ nhiệm Ban Tổ chức Đảng, Trần Hi (Chen Xi), và Tổng thư ký Nhóm lãnh đạo của ĐCSTQ về Tài chính và Kinh tế, Lưu Hạ. Trần Hi, 60 tuổi và Chủ tịch Tập Cân Bình là sinh viên kỹ thuật hóa học và là bạn cùng phòng tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng vào giữa đến cuối thập niên 1970 (Đại Công Báo, 18/4/2013, Asia Times Online, 19/2/2013). Lưu Hạ, 61 tuổi, thành bạn thân với Tập Cận Bình khi họ học tại hai trường trung học lân cận ở quận Hải Điến của Bắc Kinh. Là một nhà kinh tế đào tạo ở Harvard, Lưu hạ đã trở thành cố vấn lớn của Tập Cận Bình về cải cách tài chính và kinh tế. Lưu Hạ, người đồng thời làm Thứ trưởng Bộ phát triển Quốc gia và Ủy ban Cải cách của Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò chuyên môn trong việc soạn thảo các kế hoạch cải cách kinh tế đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban Trung ương lần thứ 18 tháng 11 năm ngoái (Phoenix TV Tin tức – Hồng Kông, 11/10, Wen Wei Po, 11/10 ).
Trong khi cần mẫn xây dựng cơ sở quyền lực của mình, Tập Cận Bình đã nỗ lực để đẩy ra rìa các thành viên của phe CYL từng do cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đứng đầu. Trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường là thành viên duy nhất BTV có liên hệ với phe CYL, một số đồng nghiệp của ông đã trở thành uỷ viên Bộ Chính trị thường tại Đại hội Đảng lần thứ 18. Theo truyền thống lâu nay, thủ tướng là thành viên BTV phụ trách về kinh tế. Tuy nhiên, ông Cường chỉ được đặt để làm một trong ba Phó Chủ tịch của LGCDR. Hai Phó Chủ tịch khác – trùm tư tưởng và tuyên truyền Lưu Vân Sơn và Phó Thủ tướng thường trực Triệu Cao Li, đều là uỷ viên BTV – được coi là gần gũi với Tập Cận Bình ví dụ ông Cường. Thủ tướng Cường đã không nằm trong nhóm cấp cao soạn thảo tài liệu Hội nghị lần thứ ba về cải cách kinh tế và xã hội. Điều này có nghĩa rằng trong khi ông Cường sẽ tiếp tục điều hành các phòng ban kinh tế trong chính quyền trung ương, ông có thể sẽ phải chuyển cho Tập Cận Bình quyết định các sáng kiến chính sách quan trọng (South China Morning Post, 24/1, Ming Pao, 17/11/2013).
Một số thành viên tích cực phe CYL là uỷ viên Bộ Chính trị thường dường như đã không được cho nắm giữ các vị trí nặng kí. Lấy ví dụ như Phó Chủ tịch Lí Nguyên Triều và chủ nhiệm Ban Tuyên truyền Đảng Lưu Kì Bảo (Liu Qibao). Phần khá lớn trong các lĩnh vực phụ trách của Phó Chủ tịch Cường, vốn là một sao đang lên trong chính quyền Hồ Cẩm Đào, gồm có giám sát “các tổ chức quần chúng” như Công đoàn chính thức, Đoàn Thanh niên Cộng và Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc. Biết rằng khi phụ trách báo chí và các vấn đề quan hệ công chúng của đảng, trưởng ban tuyên truyền ĐCSTQ thường có một quyền hạn đối với phương tiện truyền thông cao. Tuy nhiên, kể từ Đại hội Đảng lần thứ 18, Lưu Kì Bảo đã hoàn toàn bị cấp trên ông là Lưu Vân Sơn làm lu mờ (Chinanews.com, 1/4/2013; Văn Hối báo, 20/11/2013).
Có lẽ quan trọng hơn câu hỏi về việc Tập Cận Bình có thành công gạt ra rìa các nhóm đối thủ như phe Đoàn Thanh niên hay không là câu hỏi liệu có phải là điều tốt khi Tập Cận Bình tích lũy được quá nhiều quyền lực. Ví dụ như LGCDR, đó là cơ quan quyết định cấp cao nhất trong lịch sử Cộng sản Trung Quốc. Ngoài bốn thành viên BTV giữ vai trò Chủ tịch, Phó chủ tịch, mười Ủy viên Bộ Chính trị thường ngồi trong nhóm lãnh đạo này. Cấu trúc phức tạp của LGCDR sẽ cho phép Tập Cận Bình có sự giám sát trực tiếp trên định hướng tương lai trong cải cách kinh tế, hành chính, xã hội và văn hóa (Finance.Sina.com – Bắc Kinh, 24/1; BBC tiếng Trung, 30/12/2013 ; Deutsche Welle tiếng Trung, 30/12 2013 ). Điều đó cũng chứng minh thị hiếu của lãnh tụ tối cao về một xâu chuỗi chỉ huy rõ ràng, từ trên xuống trong hoạch định chính sách. Như tài liệu Hội nghị lần thứ ba chỉ ra về việc thực hiện có trật tự cải cách, “chúng ta phải phát triển đầy đủ các chức năng cốt lõi của đảng tham gia phụ trách toàn bộ tình hình và phối hợp [các khu vực] khác nhau”. Quyết tâm của Tập Cận Bình rằng các cơ quan đảng cấp cao nhất phải chịu trách nhiệm về những khía cạnh khác nhau của cải cách, tuy nhiên, dường như lại mâu thuẫn với nhấn mạnh của Thủ tướng Cường về giảm bớt sự can thiệp hành chính trong nền kinh tế và “kích thích năng lực sáng tạo của thị trường và xã hội” (China News Service, 17/11/2013; Caijing.com – Bắc Kinh 13/7/2013).
Một câu hỏi liên quan là chất lượng và năng lực của các tay chân và cựu cộng sự mà Tập Cận Bình đã đưa lên. Có lẽ do mối quan tâm của Tập Cận Bình về gom phe của mình lại đúng lúc, lãnh tụ tối cao dường như đã đặt lòng trung thành cá nhân trên năng lực chuyên môn khi đánh giá tiềm năng của các nhân vật thân tín của mình. Lấy ví dụ, việc bổ nhiệm Trần Hi năm ngoái là người số 2 trong Ban Tổ chức. Vốn là một chuyên gia kỹ thuật có năng khiếu, một học giả thỉnh giảng tại Đại học Stanford trong thập niên 1990, ông Hi đã dành phần lớn sự nghiệp của mình tại Đại học Thanh Hoa, bao gồm 7 năm trong thập niên 2000 làm bí thư ở đó. Ông cũng đã đảm nhiệm các vị trí kỹ trị trong Bộ Giáo dục và Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Hi còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tổ chức và nhân sự. Cũng hấp dẫn là một sự kiện ông Hi đã thay chỗ Trầm Dược Dược (Shen Yueyue), 56 tuổi, là người không những trẻ hơn mà có hiểu biết nhiều hơn về quản lý nguồn nhân lực. Bà Dược, người theo phe cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, là một cán bộ cao cấp trong Ban Tổ chức tỉnh Chiết Giang và An Huy 1998-2002 và sau đó là Phó Ban Tổ chức 2003-2013. Không khó để kết luận rằng Tập Cận Bình muốn bạn học cũ Trần Hi giúp ông trùm Triệu Nhạc Tế giữ vai trò người gác cổng: những cán bộ bị coi là gây phương hại đến lợi ích của nhóm thân cận của Tập Cận Bình có thể gặp khó khăn để được Ban Tổ chức đề nghị đề bạt (Radio Free Asia, 30/4/2013; Đại Công Báo, 18/4/2013). Tương tự như triết lý tổ chức của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đặt tay chân đáng tin cậy nhất và những người theo ông vào các vị trí hàng đầu trong “các đơn vị quyền lực” quan trọng như Ban Tổ chức ĐCSTQ và Ban Tuyên truyền. Ví dụ, Tăng Khánh Hồng và Lý Nguyên Triều, tương ứng đứng đầu Vụ Tổ chức dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, được coi là cố vấn không thể thiếu đối với các ông chủ của họ.
Trong khi giải thích tầm quan trọng của các sáng kiến Hội nghị lần thứ ba tháng 11 rồi, Tập Cận Bình chỉ ra rằng “sự sâu sắc toàn diện về cải cách là một phần phức tạp của kỹ thuật hệ thống”. Ông nói: “Điều cần thiết là thiết kế ở cấp cao nhất và quy hoạch và tính toán toàn diện”. Cơ quan thông tấn chính thức Trung Quốc Tân Hoa Xã nói thêm rằng khi nắm chức chủ tịch LGCDR, Tập Cận Bình sẽ “bảo đảm rằng nhóm lãnh đạo này sẽ có đủ thẩm quyền và các quyết định có thể sẽ được thực hiện [một cách hiệu quả] … theo một cách mà [phản kháng từ] các nhóm lợi ích và các khối có thể bị phá vỡ ” (Tân Hoa Xã, 31/12/2013, Bắc Kinh New Post, 14/11/2013). Tuy nhiên, để củng cố thêm tính hợp pháp và sự tín nhiệm của mình, Tập Cận Bình và các đồng minh thân cận của ông phải làm nhiều hơn để chứng minh rằng ông Chủ tịch đang thu tóm quyền lực là vì mục đích đẩy mạnh cải cách – chứ không phải theo kiểu tự thổi phồng của Mao.
Nguồn: The Jamestown Foundation
2320. Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?
Hoàng An Vĩnh
Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979?
Đèn xanh
2014 đánh dấu “năm chẵn” một loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trong số này có 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979), 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc tung 60 vạn quân quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (17/2/1979).
Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được tuyên truyền tương đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam nhắc tới Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có nếu không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây.
Cũng cần phải nói rằng câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979 mới được hâm nóng trở lại trên các kênh truyền thông chính thức ở Việt Nam được vài năm nay mà bắt đầu là bài viết “Biên Giới Tháng Hai” của ký giả nổi tiếng Huy Đức trên báo Sài Gòn Tiếp thị ra ngày 9/2/2009.
Lác đác trong những năm sau đó một số tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp luật Tp.HCM… đã có một số bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến sự kiện này trong đó nổi bật là báo Thanh Niên, tờ báo của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Tháng 2/2011, báo Thanh Niên có bài viết về liệt sĩ Lê Đình Chinh và bài về chiến công chống quân Trung Quốc xâm lược của một đơn vị bộ đội tại Lạng Sơn năm 1979 gây được sự chú ý của dư luận đặc biệt với hình ảnh về tấm bia ghi dấu chiến công bị đục bỏ.
Năm 2013, đúng vào ngày 17/2, báo Thanh Niên cũng cho đăng tải bài phỏng vấn tướng công an Lê Văn Cương về việc phải công bố và đưa câu chuyện chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa. Sau bài viết mang tính mở đường này nhiều tờ báo khác như Tuổi Trẻ, VietnamNet…cũng đã liên tiếp lên tiếng.
Theo một nhà nghiên cứu, những diễn biến nóng trên Biển Đông trong những năm qua, nỗ lực của báo giới và những sức ép từ dư luận đã buộc chính quyền có độ mở nhất định đối với các thông tin về vụ Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, chiến tranh biên giới 1979 trên các kênh chính thức của Việt Nam.
Từ cuối tháng 12/2013 đầu 1/2014 một số tờ báo “lề phải” của Việt Nam bắt đầu đăng tải các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 với một sự thận trọng nhất định. Khởi đầu là Giaoduc.net.vn, tiếp sau đó là Tuổi Trẻ, Infonet.vn, PetroTimes, Vietnamnet…Tờ báo điện tử có lượng truy cập hàng đầu Việt Nam là Vnexpress.net đến gần sát thời điểm 19/1 cũng có một số bài. Các tờ báo chính thống như Nhân dân, Quân đội Nhân dân…như thường lệ không hề đả động gì đến những vấn đề vốn được mặc định là “nhạy cảm” này.
Thanh Niên, nhập cuộc muộn hơn, nhưng tổ chức khá bài bản loạt bài về Hoàng Sa trên báo điện tử thành một chuyên đề với nhiều bài viết đa dạng. Sự kiện Hoàng Sa 1974 được tờ báo này nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khá mạnh dạn so với báo chí chính thống trong nước.
Việc báo chí có thể đăng tải thoải mái các tin bài về sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, thậm chí động đến những chuyện khá “nhạy cảm” và gây tranh cãi mà trước nay mới chỉ được đề cập trên các kênh phi chính thống. Trong số này có thể kể đến việc đòi đánh giá lại sự kiện Hoàng Sa, ca ngợi những hy sinh của binh lính Việt Nam Cộng Hòa và coi họ như những anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm…đã tạo dư luận cho rằng chính quyền đã bật đèn xanh cho việc tuyên truyền này.
Tưởng niệm hay không tưởng niệm?
Chiều 30/12/2013, báo Thanh Niên điện tử đã xuất hiện bản tin về việc “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc”.
Bản tin này sau đó đã bị gỡ bỏ sau đó chỉ vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên nội dung của nó đã được nhiều website đăng tải lại.
Theo bản tin này, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1/1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2/1979).
Bản tin của Thanh Niên còn cho biết Thủ tướng đã trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử rằng : “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.
“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”, ông Dũng được Thanh Niên điện tử trích dẫn.
Cú phanh đột ngột
Trong khi nhiều người tin rằng đúng ngày 19/1/2014 hàng loạt các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 sẽ được hàng loạt tờ báo bung ra thì một điều bất ngờ xảy đến : hầu hết các tờ báo đều đột ngột ngừng việc đưa tin về sự kiện này từ 18/1.
Sáng 18/1, trang web của UBND huyện Hoàng Sa cũng bất ngờ đăng lời cáo lỗi của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện, về việc hủy chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h00 cùng ngày tại tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng.
Lý do được đưa ra là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa đã không thể diễn ra theo kế hoạch.
Cũng trong sáng 18/1, báo Thanh Niên điện tử cho đăng tải bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên liên quan đến chủ đề Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.
Tuy nhiên bài viết này sau đó cũng nhanh chóng bị gỡ xuống.
Đến thời điểm ấy người ta chỉ có thể lờ mờ phỏng đoán đã có một quyết định được đưa ra vào giờ chót, ngay trước 19/1/2014, nhằm ngăn cản việc tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa 1974 đồng thời “bịt miệng” báo chí trong nước.
Điều khó hiểu là quyết định này dường như được đưa ra khá bất ngờ chứ không phải như chủ trương “đèn xanh” như trước đó. Dường như đã có một sự thay đổi vào phút chót trong việc kiểm soát thông tin của sự kiện này từ giới lãnh đạo Việt Nam.
Ngày 21/1, sau cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần của lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông với lãnh đạo các báo, đài, trên một số diễn đàn báo chí đã lan truyền thông tin lãnh đạo báo Thanh Niên và Infonnet.vn đã bị “cạo” ra trò tại cuộc giao ban này. Cũng xuất hiện thông tin nói rằng báo Thanh Niên và báo Infonet.vn sẽ bị kỷ luật do không chấp hành chỉ đạo liên quan đến việc tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa 1974.
Chỉ thị mật
Điều có lẽ không nhiều người biết biết đó là vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội.
Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.
Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn hoặc qua đường công văn.
Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.
Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không được đăng tiếp”.
Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể đồng thời răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh động”.
Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn.
Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”.
Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TƯ cho biết họ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Đường dây nóng
Một nguồn thạo tin tại Hà Nội cho biết ngày 15/1/2014 phía Trung Quốc đã bất ngờ nêu yêu cầu trao đổi giữa Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đường dây nóng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2014).
Nguồn tin không nói rõ thời điểm cuộc điện đàm được thực hiện, nhưng nhiều khả năng thời gian điện đàm từ 15-16/1/2014.
Điều đáng chú ý là theo thông tin công khai trên báo chí thì có một cuộc điện đàm với lý do tương tự nhưng được thực hiện vào ngày 22/1/2014 cũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình. Thông tin công khai này không cho biết cuộc điện đàm bình thường hay được thực hiện qua đường dây nóng.
Không rõ đây chính là cuộc điện đàm được thực hiện trước thời điểm 16/1/2014 nhưng được ém thông tin và đăng tải thành ngày 22/1/2014 hay là một cuộc điện đàm khác. Theo dự đoán của người viết thì nhiều khả năng chỉ có một cuộc điện đàm nhưng thời gian công bố đã có sự điều chỉnh.
Nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng trong cuộc điện đàm này phía Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu và được ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý về việc Việt Nam hủy bỏ chương trình tưởng niệm Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 mà trước đó được dự kiến thực hiện.
Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy một lần nữa Trung Quốc lại cho thấy sự cao tay trong việc “dắt mũi” giới lãnh đạo Việt Nam khi đặt Hà Nội vào thế bị động. Nó cũng cho thấy những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thiếu tầm nhìn trong việc ứng xử với Trung Quốc như thế nào, nguồn tin bình luận.
Hẳn là Hà Nội chưa quên bài học vừa mới xảy ra năm ngoái khi họ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay trong thời điểm lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc những lá cờ rủ đã buộc phải thay đổi cấp tập thành cờ mừng đã gây ra một làn sóng dư luận phẫn nộ trong dân chúng.
Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho rằng những ứng xử mang tính chất đối phó và dường như có phần quá nể sợ Trung Quốc của giới lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ sẽ chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ phía người láng giềng “khó chơi”.
“Người Trung Quốc vốn kính nể những đối thủ cứng rắn. Họ muốn các chư hầu thần phục nhưng cũng coi thường những kẻ thần phục. Đó là văn hóa của họ”.
“Điều mà tôi lo lắng là không biết đến bao giờ chúng ta mới có những thủ lĩnh đủ tầm trong ứng xử với Trung Quốc Nếu những nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta cứ mãi “trẻ con” thế này thì đất nước sẽ còn tiếp tục bị đè nén và sỉ nhục”.
Hà Nội ngày 4/2/2014
(Kỷ niệm 225 Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Xuân Kỷ Dậu 1789)
Hoàng An Vĩnh
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 11-2-2014
Nguồn: viet-studies
2321. Cụ Hoàng Hoa Thám … đi Paris
Phạm Toàn
Hai giờ chiều ngày 11 tháng Hai năm 2014, hội trường trung tâm L’Espace tại Hà Nội đã chật cứng. Những sự kiện thú vị, hấp dẫn bao giờ cũng khiến hội trường này ken chặt bạn bè và vô số những người chưa quen nhau song cũng dễ dàng cười mỉm với nhau và bắt tay nhau. Hội trường này hôm diễn ra sự kiện giới thiệu sách HOÀNG HOA THÁM của học giả tiến sĩ Khổng Đức Thiêm còn thêm đặc điểm này: suốt gần hai tiếng đồng hồ, hội trường im phăng phắc, mãi đền gần cuối mới bùng lên vì một câu hỏi của một bạn trẻ (lát nữa sẽ nói).
Như thường lệ, giám đốc Patrick Girard qua lời dịch của cô trợ lý Minh Nguyệt đã nói những lời hết sức nhã nhặn với các bạn Việt Nam hội ngộ nơi đây để hội thảo cùng nhau quanh câu chuyện một người Việt Nam đứng đầu một phong trào chống Pháp kéo dài ba chục năm.
Thật là một hành vi cao cả đặc trưng cho văn hóa Pháp, đặt khoa học lên trên hết, sự thật trên hết, cái Đẹp lịch sử trên hết, không bao giờ biết đến hằn thù. Một dân tộc có hẳn một Quảng Trường Hòa Giải Hòa Hợp ở giữa thủ đô Paris, sao cho người dân đất nước họ bỏ qua đi cái màu đỏ tắm máu người nhân danh hạnh phúc con người.
Chợt nghĩ về một định nghĩa cho khái niệm Cách mạng, và chợt nghĩ vì sao loài người quen gọi Đại Cách Mạng Pháp 1789. Có lẽ Cách mạng không phải là sự kiện của lưỡi lê và họng súng, Cách mạng không phải là nhân danh cái Mới để kéo lê “người sản xuất ra các bà vợ góa” như dân Pháp thường đùa ngay từ “hồi ấy” về cái máy chem đặt giữa quảng trường “cách mạng”. Có lẽ có thể định nghĩa Cách mạng là như sau chăng: một sự kiện bật nắp cho một Dòng Chảy Văn Hóa Mới? Nếu Cách mạng mà lại tàn sát một nền Văn hóa và không hề ươm mầm cho một nền Văn Hóa Mới, thì đó có đáng gọi là Cách mạng nữa không? Chuyện chữ “nếu” này liên quan đến câu hỏi của một bạn trẻ trong cuộc hội thảo (trên kia đã nói rằng lát nữa rồi sẽ nói mà!)…
Sau lời giới thiệu có cả thơ của anh Chu Hảo, giám đốc nhà xuất bản Tri thức, bà đỡ mát tay cho nhiều tác phẩm tinh hoa, với lời đánh giá “cuốn sách làm sang trọng cho nhà xuất bản”, và phá lệ lần đầu tiên nhà xuất bản cử mấy em biên tập xinh tươi mang hoa tặng tác giả ngay từ khi bắt đầu hội thào, cả hội trường lặng phắc nghe Dương Trung Quốc rồi sau đó là Khổng Đức Thiêm.
Những lời nói khúc chiết không bao giờ chịu dựa theo bản viết sẵn của nhà sử học Dương Trung Quốc hôm nay dẫn dắt cuộc trò chuyện khoa học lịch sử xung quanh đề tài Hoàng Hoa Thám. Anh Dương Trung Quốc nêu bật một dấu hiệu lạ của việc nghiên cứu sự kiện Hoàng Hoa Thám: đó là việc ngay từ khi sự kiện đang xảy ra thì đã có những học giả Pháp viết về chính sự kiện lịch sử ấy. Không chỉ vì cuộc nổi dậy bắt đầu từ Yên Thế kéo dài những ba mươi năm và loang ra rất nhiều địa phương xung quanh Yên Thế, mà công việc nghiên cứu, có khi dừng lại ở những ghi chép (cà cả những ảnh chụp, trong đó nhiều hình ảnh đã được in thành bưu ảnh tới tay nhiều chục nghìn người) chứng tỏ một tinh thần thực chứng của những con người đã có thói quen thực nghiệm để có tư duy thực chứng, chứ không chịu “làm khoa học” theo những kết luận có sẵn. Vì thế mà anh Dương Trung Quốc cổ vũ và đánh giá cao công trình Hoàng Hoa Thám của Khổng Đức Thiêm, và coi đó không phải là công trình đóng lại mà là công trình mở ra cho nhiều tìm tòi nghiên cứu tiếp theo. Chính cái sự kế tục liên tục như thế ấy mới làm nên Khoa Học Lịch Sử.
Sau đó, diễn đàn được nhường cho nhà sử học Khổng Đức Thiêm giới thiệu cuốn sách đồ sộ của mình. Anh Thiêm không “đọc sách hộ” công chúng, anh chỉ giới thiệu những cái nút trong từng chương sách. Anh cũng chú ý nêu ra những vấn đề xoay quanh sự kiện lịch sử Hoàng Hoa Thám – trong đó đáng chú ý là vấn đề nhà yêu nước Kỳ Đồng có quan hệ ra sao với Hoàng Hoa Thám, và một vấn đề sau đó được thảo luận và suýt nữa thì át mất chủ đề chính: chuyện cụ Lê Hoan “đàn áp” cụ Hoàng Hoa Thám.
Anh Dương Trung Quốc đã can thiệp đúng lúc khi dùng trí nhớ của mình để nói tới hai người con cụ Lê Hoan, một đại danh họa Lê Phổ (người được UNESCO vinh danh từ đầu những năm 1970) và một người là bác Lê Tuân, từng nằm xà lim ở Côn Đảo cạnh bác Lê Duẩn… Dương Trung Quốc nhấn mạnh vào cung cách yêu nước của dân Việt Nam chúng ta, và cho rằng có thể sẽ có cuộc hội thảo về Lê Hoan.
Đúng lúc ấy thì ở cuối hội trường có tiếng một bạn trẻ nêu vấn đề “Nếu Hoàng Hoa Thám thắng lợi, thì sự thể nước ta bây giờ ra sao”. Mới đầu, hội trường cười ồ lên một tiếng, có lẽ vì thấy câu hỏi lạ, chưa nhìn thấy tâm tư giới trẻ thời nay. Nhưng chỉ sau đó mới thấy tầm quan trọng của vấn đề nêu ra. Một phát biểu không đầu không đuôi của một bác đã dùng câu nói đùa làm chân lý khoa học “với những chữ “nếu”, ta có thể nhét cả thành Paris vào một cái chai”. Người viết mấy dòng ghi chép này còn thấy câu hỏi với yếu tố “nếu” của bạn trẻ càng đặc biệt quan trọng nhất là sau khi được thấm thía lời phát biểu một vừa hai phải của ông Phó chủ tịch đương thời UBND tỉnh Bắc Giang.
Hoàng Hoa Thám không là một cá nhân, đó là một hệ ý thức và là hệ ý thức nông dân, cái hệ ý thức dạng tiểu nông vơ vội hệ ý thức khác như anh trọc phú chơi sang … hè hè, tưởng tượng như cụ Hoàng Hoa Thám mặc quần đùi thắt ca vát đi Paris bảo vệ luận án Bổ Túc Công Nông…
Trong lời phát biểu của vị chăn dân tỉnh Bắc Giang đương thời, không thấy một chút hối tiếc nào về việc suýt chặt đầu anh Nguyễn Thanh Chấn. Chút nữa thì lịch sử tỉnh Bắc Giang có hai cái đầu nông dân bị bêu, một cái ở mãi tận trên Yên Thế, một cái ở gần sát thành phố thủ phủ, nơi cách xa thủ đô sáu mươi ki lô mét.
Không có chữ “nếu”, nhưng học Lịch sử mà làm gì nếu Nó không có ích cho hiện tại và không dắt dẫn vững vàng đi tới tương lai?
Sáng sớm 12-2-2014