Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Ngày 12/2/2014 - Để cứu nông sản Việt Nam, chớ kiên trì ” ngu lâu”!

  • Đài Loan và Trung Quốc ký hiệp định lịch sử (RFI) - Trung Quốc và Đài Loan vốn xung đột tiềm tàng từ hơn 60 năm qua, hôm nay 11/02/2014 đã đạt được một hiệp định lịch sử về việc thành lập“càng sớm càng tốt” các văn phòng đại diện.
  • Lá phiếu Thụy Sĩ gây chấn động châu Âu (RFI) - Sự kiện cử tri Thụy Sĩ bỏ phiếu chống việc nhập cư trong cuộc trưng cầu dâný ngày 09/02 vừa qua là đề tài chiếm trang nhất các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay. Trong cuộc trưng cầu dâný hôm Chủ nhật, một đa số sát sao, 50,34% đã bỏ phiếu ủng hộ sáng kiến chống nhập cư do đảng cánh trung UDC đưa ra. Đa số dân Thụy Sĩ cũng ủng hộ việc tái lập quota nhập cư đối với các công dân từ Liên hiệp châuÂu.
  • Ai kiềm hãm dân chủ? (VOA) - Một trong những di sản lớn nhất của chiến tranh là thù hận. Chiến tranh càng kéo dài, thù hận càng sâu sắc
  • Nam Bắc Triều Tiên họp cấp cao vào ngày mai (RFI) - Theo đề nghị của Bình Nhưỡng, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ gặp nhau kể từ ngày mai 12/02/2014 tại Bàn Môn Điếm. Cuộc đàm phán được mô tả là sẽ diễn ra ở cấp cao, trước khi chương trình hội ngộ các gia đình ly tán được tiến hành trong 10 ngày tới.
  • Sự sống thầy giáo Đinh Đăng Định tính từng ngày (RFA) - Trong thời gian thụ án, ông Định có triệu chứng bệnh ung thư dạ dày, ông và gia đình đã nhiều lần làm đơn gởi đến cán bộ trại giam để ông được đến bệnh viện điều trị, nhưng phía chính quyền đã cố tình chậm trễ.
  • Uẩn khúc đằng sau vụ câu lưu Nguyễn Bắc Truyển (RFI) - Ngày 09/02/2014,ông Nguyễn Bắc Truyển, cựu doanh nhân, cựu tù nhân lương tâm, giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammet 2011 bị công an Đồng Tháp huy động súng ống phối hợp với cảnh sát hình sự Thành phố Hồ Chí Minh bắt điều tra với lý do« công nợ».
  • Xuất quân đánh cá vụ nam (BaoMoi) - TTO - Sáng nay 11-2, tại lễ hội cầu ngư làng Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), hàng trăm tàu cá của làng Thai Dương đã nổ máy xuất quân từ cửa biển Thuận An băng ra biển Đông, mở đầu đánh cá vụ nam năm 2014.
  • Đông Quản, thủ đô sex Trung Quốc bị truy quét (RFI) - Một chiến dịch truy quét mại dâm quy mô đã được tung ra trong những ngày gần đây tại Đông Quản ở miền nam Trung Quốc, được mệnh danh là« thành phố trụy lạc». Có 68 người bị bắt giữ,ít nhất 12 nhà thổ bị đóng cửa. Đây không phải là vụ bố ráp đầu tiên, nhưng lần này việc truy quét công nghiệp tình dục được tuyên truyền một cách ồnào.
  • Thái: Tổ chức bầu cử lại vào ngày 27/4 tới (RFA) - Ủy ban Bầu cử Thái Lan thông báo thời gian tổ chức bỏ phiếu lại vào ngày 27/4 tới đây tại các đơn vị bầu cử bị người biểu tình chống chính phủ cản trở trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra hôm 2/2 vừa rồi.
  • Dân Cam Bốt khiếu nại một tổ chức tài chính liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai (RFI) - Theo tin từ tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Anh quốc hôm qua 10/02/2014, đại diện 17 cộng đồng bản địa tại tỉnh Ratanakiri, Cam Bốt đã đệ đơn khiếu nại IFC (Tổng công ty Tài chính Quốc tế), định chế trực thuộc Ngân hàng Thế giới vì đã đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).
  • Trung Quốc quan ngại cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn (RFA) - Phát ngôn nhân bộ ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh trong buổi họp báo thường kỳ cho biết Trung Quốc lưu ý những thông tin liên quan và các phản ứng gần đây của các bên hữu quan, điều này làm họ quan ngại...
  • Nhân 35 năm Cách mạng Hồi giáo, Iran bắn thử 2 tên lửa (RFI) - Chính quyền Iran hôm nay 11/02/2014 tổ chức kỷ niệm 35 năm Cách mạng Hồi giáo, được đánh dấu bởi những tiến triển trong việc thương lượng với các cường quốc trong đó có kẻ thù truyền thống là Hoa Kỳ. Trước đó, Teheran loan báo phóng thành công hai hỏa tiễn thế hệ mới« có khả năng hủy diệt cao độ» - theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Iran.
  • Hoa Kỳ nghênh đón người bạn Pháp (RFI) - Đến Mỹ từ hôm qua trong một chuyến công du cấp Nhà nước, Tổng thống Pháp François Hollande vào hôm nay 11/02/2014 sẽ được chính thức đón tiếp tại Washington với tất cả nghi thức long trọng dành cho một thượng khách. Chương trình hoạt động của Tổng thống Pháp tại thủ đô nước Mỹ hầu như không còn chỗ trống, thể hiện quan hệ thân thiện trở lại giữa hai đồng minh lịch sử.
  • Việt Nam, khách mời của Liên hoan phim châu Á Vesoul 2014 (RFI) - Liên hoan phim châuÁ Vesoul lần thứ 20 mở ra từ ngày 11/02 đến 18/02/2014. Việt Nam và Philippines là hai khách mời danh dự của chương trình năm nay. 100 bộ phim của châuÁ, từ Iran đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ Trung Quốc đến Tadjikistan, được trình chiếu trong tuần lễ điện ảnh châuÁ tại Vesoul.
  • Người Nga và ước mơ chiến thắng tại Sochi (RFA) - Chưa thể biết liệu ước mong của họ có trở thành sự thật hay không, nhưng ngay lúc này hy vọng của người dân Nga đang bùng cháy theo ngọn đuốc cháy sáng trên bầu trời Sochi.
  • “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ” (BaoMoi) - Cùng với những di ngôn của Tổ tiên coi trách nhiệm gìn giữ giang sơn của Tổ quốc là trách nhiệm truyền đời của mọi con dân nước Việt bất kỳ ở thời đại nào, tôn thờ học thuyết hay tôn giáo nào cũng đều là hệ trọng hơn cả.
  • An ninh ở Sochi (RFA) - Vượt qua hàng rào kiểm soát ở sân bay, chưa đặt chân lên phi cơ đã thấy tin nhắn của anh bạn làm việc cho hãng thông tấn AP gửi thông báo tin mới nhất: tin tức tình báo cho biết khủng bố có thể đặt chất nổ trong tuýp kem đánh răng.
  • Dòng vi khuẩn E. Coli kháng thuốc đáng ngại (RFA) - Một nghiên cứu mới được công bố gần đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy một dòng vi khuẩn E Coli kháng thuốc chính là thủ phạm gây ra những ca nhiễm khuẩn ở phụ nữ và người già trên toàn thế giới trong suốt nhiều năm qua.
  • Hát bội, bài chòi đầu Xuân ở Bình Định (RFA) - ... giọng nỉ non, thổn thức và chất ngất thân phận cũng như ngao ngán một tiếng cười giễu nhại của bài chòi, giọng dứt khoát, uất nghẹn và trầm bổng của hát bội đã tạo nên một phức hợp âm thanh kì diệu của riêng miền Trung ...
  • Trung - Ấn đã kết thúc kỷ nguyên 'Hòa bình Lạnh' (BaoMoi) - Trong những năm gần đây, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng tại các vùng vùng biển tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông luôn là chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Những nỗ lực của Bắc Kinh, trong đó nòng cốt là lực lượng hải quân Trung Quốc, đã khiến châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực quân sự hóa nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi sự chú ý của thế giới đang tập trung vào những xung đột hàng hải tại khu vực này, có một quốc gia láng giềng ở phía nam Trung Quốc - Ấn Độ - đang thầm lặng trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất toàn cầu.
  • Trung Quốc khẳng định chủ quyền Điếu Ngư/Senkaku trên lon bia (BaoMoi) - Trang tin của tạp chí "American Interest" (Mỹ) cuối tuần qua đăng tải hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang quảng bá chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản tại biển Hoa Đông trên vỏ lon bia tại một số siêu thị Trung Quốc.
  • Người Philippines đồng lòng thách thức Trung Quốc (BaoMoi) - Theo một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện gần đây, hầu hết người dân Philippines đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với quyết định của chính phủ trong việc thách thức trực diện tính pháp lý của những đòi hỏi chủ quyền thái quá ở Biển Đông mà Bắc Kinh đưa ra theo yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Thông tin này đã được một quan chức cấp cao của Philippines xác nhận ngày hôm qua (10/2).
  • Mỹ nói gì về so sánh Trung Quốc với phát xít Đức? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Bình luận của các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Philippines về mối tương đồng giữa sự hung hăng ngày càng tăng trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực với các sự kiện xảy ra trước Chiến tranh thế giới thứ Hai ở châu Âu là không hữu ích, chỉ huy lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương - ông Herbert Hawk Carlisle cho biết.
  • Tướng Mỹ bất ngờ “bênh” Trung Quốc (BaoMoi) - Tư lệnh các lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho rằng những bình luận của Nhật Bản và Philippines về lối hành xử quyết liệt của Trung Quốc là “không giúp ích gì”.
  • Myanmar - Trung Quốc, ai phụ thuộc ai? (BaoMoi) - Myanmar không bị phụ thuộc quá nhiều về mặt kinh tế với Trung Quốc, thậm chí Trung Quốc còn đang phải phụ thuộc vào Myanmar trong chính sách "những hòn ngọc trai trên biển", và đang nắm trong tay đường ống dẫn dầu từ Ấn Độ Dương vào Trung Quốc.

Để cứu nông sản Việt Nam, chớ kiên trì ” ngu lâu”!

Quechoa
Đoàn Nam Sinh
Theo FB Đoàn Nam Sinh
Ảnh bên: Tác giả đang nói về Cà phê Việt  trong một talk show VTV
Tôi là con một nông dân. Từ bé đã vọc đất, nghich nước. Đã phụ kéo dây tưới rau, thu hoạch hoa lợi đưa vào chợ.
Lớn lên, tôi nghe lời cha học canh nông. Và suốt từ bấy đến giờ, tôi vẫn đùa như thiệt mình là người Việt gốc Sú/ chou, bắp cải.
Toàn bộ công việc của đời tôi là làm gì cho nhà nông khấm khá hơn. Bước đầu là cơ giới hóa canh tác, tự động hóa việc tưới. Sau này về trường còn chú ý đến chế biến, bao bì, vận xuất,…
Cũng đã qua một thời xuất khẩu rau hoa, cà phê, cây cảnh đến một số thị trường, XHCN cũng từng, TB giẫy chết cũng biết…
Hai mươi lăm năm gần đây, tôi cùng đồng nghiệp chuyên tâm đưa tiến bộ về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, trước nhất là giống và kỹ thuật nhân giống. Sau đó là dinh dưỡng, phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại theo hướng sinh học hữu cơ, thân thiện với môi trường.
Nhìn chung, góc nào cũng từng lăn, từng trãi với nhà nông từ rau hoa hàng niên, lúa bắp đậu mè, cho đến đa niên như Tiêu trà cà phê, cả cây rừng,… Nên việc dấn lên sự thật này, có thể tự làm khó cho mình, song phải gióng lên để chia sẻ với cộng đồng xã hội và bà con chân lấm tay bùn.Nếu những năm ’60 miền Nam mới nhập DDT, Endrine, Mercaptan,…trừ sâu thì miền Bắc cũng bắt đầu “hóa học hóa” nông nghiệp. Nhà nông trong Nam làm quen với Urê, sulfate amonne -SA thì miền Bắc tiếp cận “Đạm một lá”, ‘đạm hai lá’. Khi cách mạng xanh ở Ấn độ thành công, thì miền Bắc mới bắt đầu với Trân châu lùn, các giống lúa mang gien lùn. Miền Nam tiếp cận với IRRI qua các giống thần nông IR8, IR 20,… Nhưng tốc độ tiếp cận công nghệ và sản phẩm công nghệ cao ở phía bắc phụ thuộc vào Liên xô, Trung quốc nên đã chậm dần đều.
Sau ngày thống nhất, hầu hết kỹ sư nông nghiệp từ miền Bắc không đọc được tên thuốc, tên phân hay các chế phẩm chăn nuôi. Kiến thức ở các trường Đại học cũng chậm lại chừng 20 năm do đủ thứ trì trệ. Do vậy- đến nay, từ chỗ ta đi trước các nước lân cận thì tụt hậu so với họ không dưới 50 năm. (Chú ý rằng chỉ 50 năm sau cùng của thế kỷ 20, loài người đã đi được đoạn đường bằng 5000 năm trước đã đi. Và trong vũ trụ thông tin, chỉ 13 năm qua thôi, ta đã chậm hơn các nước như Mã lai, In đô, Thái lan, Đài loan,… bình quân chừng 50 năm phát triển kinh tế nông nghiệp).
Trách nhiệm này, trước hết thuộc về sự kiên trì “ngu lâu” nhằm chính trị hóa khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, kinh tế xã hội,…của giới chóp bu và sự kiên quyết lãnh đạo toàn dân toàn diện toàn thể…để giành quyền kiểm soát và thao túng tài nguyên của đảng cầm quyền.Từ khi ‘cởi trói’, ‘đổi mới’ để nhà nông tự lo, thì có gạo dư để bán, thịt đủ để ăn, vài ngành như cà phê, tiêu cũng có vẻ khởi sắc. Nhưng hãy nhìn đi, giá trị xuất khẩu của tất cả nông sản nước ta trong mấy mươi năm góp lại thì có nhân với trăm năm nữa cũng không huề vốn được với diện tích 7 triệu hec ta rừng đã và đang mất đi, đất và nước dùng trong nghề nông đang từng ngày suy kiệt.
Các đồng bằng Nam bộ đã vắt kiệt khả năng tạo ra năng suất của đất, phân hóa học được dùng ngày càng nhiều. Sâu bệnh cỏ dại kháng thuốc tích lũy ngày càng đông, càng mạnh khiến nhà nông phải đổi thuốc tăng liều liên tục để giữ lấy mùa màng. Trên Tây nguyên, ngoài Tây Bắc và cả vùng Bắc và Trung bộ cũng không khác tý nào.
Việc cải thiện giống ra sao ? Miền Bắc dựa vào lúa lai của TQ, miền Trung có nhiều vùng cũng vậy. Trong Nam còn dựa được vào các giống lúa Thái như Khao Đak Mali, Ấn độ như Jasmine 85 để xuất khẩu. Một số giống chọn lọc được như ST 5 đến ST 20, hay vài giống của Viện Ô Môn còn rất hẹp đường tiến thủ. Trong lúc các giống cơm cứng rẻ tiền vẫn chiếm phần lớn diện tích.
Giống Ngô thì nhập từ Mỹ là chính, vài giống từ Thái, từ Đài Loan và Viện Ngô cải tiến rất leo heo trên các cánh đồng.
Các giống cây trồng khác từ cây ăn quả đến rau hoa đều di nhập vào hàng năm cả tỉ đô la.
Con giống trong chăn nuôi cũng thế, nhất là sau khi để TQ ôm hết từ con giống đến thức ăn thì ngành chăn nuôi, chủ lực của NN Việt Nam teo dần.
Phân bón và thuốc men phần lớn đều nhập. Đạm Phú Mỹ chỉ được một phần nhỏ, còn lại toàn bộ nguyên liệu là nhập. Các nhà máy thuốc thú y cũng nhập cảng nguyên liệu, sang chai đóng gói, thế thôi.Nhà nông chúng ta ngày nay bị một lúc nhiều vòi bạch tuộc nhắm vào. Các Cty bán giống, bán vật tư nói chung là giàu lên, thiên đường của thuốc trừ sâu, trừ cỏ mà. Thứ đến là các đại lý, cùng một trust với chính quyền, cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp- từ thanh tra cho đến bảo vệ thực vật, khuyến nông, khuyến đủ thứ…hè nhau vét của nông dân từ cái đáy khố rách.
Thế mà khi nông sản tới mùa, đám thu mua từ các công ty con đổ ra đồng. Nào cân điêu, trừ thủy phần, tạp nhiễm, mua nợ,… cho đến các công ty nhà nước cũng điêu. Chúng chỉ ở xa, điều hành bằng chính sách giá cả.
Cũng tội nghiệp cho nông sản xứ ta, lúa mua về đủ cỡ hạt, độ ẩm,… Sấy xong xay ra nát tấm nhiều, chỉ bán cho khách nghèo, ăn đỡ đói. Chứ yêu cầu phẩm chất đồng đều cho dễ chế biến vận xuất thì đào đâu ra. Khách ăn gạo yêu cầu cao và khác xa cách làm của Việt Nam, nhưng chẳng ai định hướng cho sản xuất.Đến chuyện xuất cảng, các hiệp hội nhà nước trá hình như VFA (gạo), Vicofa (cà phê) toàn quyền giao dich, định giá, xây dựng cổng sau, sân sau,…miễn trích nộp ngon lành cho “chính phủ”, còn bọn nhà nông thì mặc mẹ chúng nó, và cấm chúng mày thành lập hiệp hội ngành nghề.
Hai năm trước, tôi nhận lời súp-pọt cho Đại học Kinh tế, thuộc dự án Brownee- thúc đẩy sản xuất kinh doanh cà phê. Tại sự kiện cà phê, có cả Nam của Vicofa, Vũ của Trung Nguyên,… tôi đã nói rõ cái bộ NN-PTNT là cái bộ thối nát nhất, Chính phủ này phản dân hại nước, chỉ cần nhìn qua “lăng kính” cà phê.
Hiệp hội là bọn hoạt đầu chính tri; Kinh doanh thì triết lý tởm lợm, tiền gom vào nhà; Chính quyền các cấp dây dưa với mafia; thử hỏi nông dân sẽ được gì ?
Cà phê lung tung giống, chất lượng rất ba vạ vì có quy trình nào chuẩn tắc đâu, ngứa đâu gãi đấy. Chẳng cần bồi bổ cho đất đai (của toàn dân -của đảng), chỉ chạy theo năng suất, mà người mua lại đòi chất lượng thì giết dân chứ còn gì.
Từ các Viện, Trường chỉ nghiên cứu vớ vẩn. Chứ chuyện làm ra một giống, xây dựng một quy trình chuẩn tại một vùng cụ thể để đáp ứng yêu cầu chất lượng ABC…thì cũng cần mươi năm đến vài mươi năm, chẳng ai làm. Doanh nghiệp như thằng cu Vũ cu Văn chả dại đầu tư, nên có gì xơi nấy, chẳng trách được.
Vấn đề vẫn là quyền tư hữu đất đai, quyền tự do lập hội còn xa với nhà nông, nên ngày nào còn tồn tại thể chế cũ rích  này thì nông dân còn khốn đốn. Nói nhanh cho vuông.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
…………….Tên bài của Quê Choa. Tên gốc: Nông sản Việt Nam 
 

Ông Sang bổ nhiệm kiểm sát viên tối cao

Chủ tịch Trương Tấn Sang nói ngành kiểm sát nay "có nhiều nhiệm vụ quan trọng và cấp bách"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa trao quyết định bổ nhiệm 17 người vào chức vụ kiểm sát viên nhân dân tối cao và kiểm sát viên quân sự trung ương.

Truyền thông trong nước nói lễ công bố và trao quyết định đã diễn ra tại Phủ Chủ tịch hôm 8/2

Trong buổi lễ, ông Trương Tấn Sang nói hiến pháp mới bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay "đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với các cơ quan tư pháp nói chung và ngành kiểm sát nhân dân nói riêng," theo trang tin Bấm VOV.vn.

Đợt bổ nhiệm mới nhất này "thể hiện sự quan tâm ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp của các cơ quan tư pháp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN," ông Sang được dẫn lời nói.

Ông Sang cũng đề cập tới vấn đề "xây dựng đội ngũ cán bộ" trong ngành kiểm sát nhằm "có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất".




Hiến pháp mới đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với các cơ quan tư pháp nói chung và ngành kiểm sát nhân dân nói riêng"

Chủ tịch nuớc Trương Tấn Sang
Việc tiết lộ gây sốc của cựu lãnh đạo Vinalines Dương Chí Dũng gần đây có thể xem là lực đẩy cho nhu cầu tăng cường tính nghiêm minh của bộ máy hành pháp.

Tại phiên xử em trai mình là ông Dương Tự Trọng, ông Dũng đã nêu tên một thứ trưởng Bộ Công an là người mật báo quyết định truy tố ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn. Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ cũng bị cáo buộc đã nhận hối lộ.

Ông Ngọ được Tổng biên tập báo Bấm PetroTimes là Nguyễn Như Phong dẫn lời nói rằng: "Kệ nó. Nó [Dương Chí Dũng] muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ".

Viện kiểm sát đã Bấm 'Khởi tổ vụ án lộ bí mật nhà nước' nhưng cho tới nay chưa rõ cơ quan nào có thẩm quyền điều tra các cáo buộc này.

'Tuyệt đối trung thành'


Danh sách các tân kiểm sát viên

 15 Kiểm sát viên Tối cao
  • Hồ Đức Anh,
    Phó Chánh Văn phòng VKS Tối cao
  • Trần Thị Thúy An
  • Trần Hưng Bình
  • Vương Văn Bép, Phó Viện trưởng VKS tỉnh Bắc Ninh
  • Đỗ Mạnh Bổng, Phó Viện trưởng VKS tỉnh Phú Thọ
  • Trần Đức Dương
  • Cao Anh Đức
  • Phan Thị Hiền
  • Nguyễn Minh Quang, Chánh Thanh tra VKS Tối cao
  • Vũ Huy Thuận
  • Nguyễn Mạnh Thường
  • Lê Tiến
  • Phùng Đức Tiến
  • Bùi Lê Sính
  • Nguyễn Tiến Sơn
Hai Kiểm sát viên Quân sự Trung ương
  • Đàm Thuận Công
  • Nguyễn Văn Thắng
Tại một hội nghị được tổ chức ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào ngày 16/1/2014, Chủ tịch Sang được dẫn lời đã lưu ý ngành kiểm sát nhân dân cần tập trung thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố.

"Chủ tịch nước gợi ý, để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, trước hết Viện kiểm sát các cấp phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; kiểm sát đầy đủ, chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

"Kiên quyết thực hiện đầy đủ các quyền hạn khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp để loại trừ oan sai và lọt tội, bảo đảm các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ, đúng pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra để làm tốt vai trò, trách nhiệm của công tố", báo Bấm Tin tức viết.

Tại lễ trao quyết định bổ nhiệm, thay mặt cho các kiểm sát viên vừa được bổ nhiệm, ông Nguyễn Minh Quang, cam kết "sẽ tuyệt đối trung thành với Hiến pháp, tuân thủ pháp luật, đem hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân," theo trang tin Bấm baobaovephapluat.vn.

Theo luật, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương.

Tuy nhiên, hoạt động này hầu như chỉ mang tính nghi thức, với trình tự bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các kiểm sát viên cấp cao luôn phải thực hiện thông qua một hội đồng tuyển chọn gồm các thành viên là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đại diện Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc Trung ương và Hội Luật gia Việt Nam.

Về phần mình, bản thân các thành viên của hội đồng tuyển chọn cũng phải do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận chọn lựa.
(BBC)

Huyền thoại về Người không mang họ

 Truyện Ngắn - Đoàn Hữu Hậu

Sau một đêm nghỉ tạm ở miếu Tắc Cậu, trời vừa hừng đông hai người lữ hành đã vội vã ra đi.

Trên chiếc xuồng, đằng trước là một người đàn ông luống tuổi, phía sau là cô gái, ước chừng tuổi hai mươi . Họ chèo xuồng men theo con rạch nhỏ, được một đổi thì đụng con sông lớn . Hữu ngạn là biển cả mênh, ẩn hiện hai hòn núi đá lớn. Tả ngạn là sóng nước sông dài, chập chùng dừa nước mọc hai bên. Trước mặt, bên kia sông là một con rạch nhỏ… Họ đang phân vân chưa biết phải đi đâu thì có hai con ngỗng trắng cặp hai bên xuồng, hướng chiếc xuồng đi về bên trái. Nước lớn đang chảy xiết, xuồng sẵn trớn xuôi dòng. Tới một cái xép ngã ba sông, sóng nước mênh mông, thì trời đã chập choạng tối, hai con cá sấu nổi lên hai bên mạn xuồng, hướng chiếc xuồng rẽ sang bên trái . Đi được một đổi, thấy tới một bãi đất trống rộng lớn, gò cao, có nhiều cây “quao”. Người đàn ông quay lại nói với cô gái :

- Hình như đàng kia có xóm nhà!… cha con ta tới đó nghỉ tạm qua đêm, sáng mai hãy tính !...
Cô gái “dạ” một tiếng , rồi vun mạnh tay chèo .

****

Trên một gò đất rộng, ẩn sau cây quao cổ thụ là những căn nhà nhỏ lợp lá đơn sơ. Vài thanh đang chất những cành cây khô thành đống. Xuồng cặp bờ , người cha buộc xuồng vào gốc cây quao, đứa con gái quẩy gói hành lý lên vai, hai người bước lên đi thẳng về phía ngọn lửa, trước các căn chòi .

Qua chào hỏi, giới thiệu, bằng những lời lẽ chân tình, êm ấm, những chủ nhân các căn chòi đều hồ hởi mừng vui . Chủ nhà cho dọn dọn chỗ, làm cơm mời khách. Đám trai làng chú ý đến cô gái. Cô có thân hình chắc nịch, khoẻ khoắn, nước da hơi ngăm, hai mắt to, sáng, lông my rậm, mặt trái soan, mái tóc cắt ngắn, trông vừa có duyên vừa dễ mến. Người cha có thân hình quắc thước, cốt cách đạo mạo, nhanh nhẹn, đôi mắt sâu, sáng, nói gịong miền trung, trầm ấm. Nhưng hình trông ông có vẻ xanh xao nhợt nhạt, mắc bệnh hậu, như là vừa trải qua thời kỳ giam hãm, đày đọa… Trong lúc cha con người khách ăn cơm với Ông Hai, thì bên kia Đạm và đám thanh niên đờn ca tài tử. Điệu đàn hay quá, lúc thì réo rắt như như nước chảy mây trôi , lúc lại trầm buồn ai oán . Cô gái bất chợt đưa mắt đúng lúc anh nhạc công tài tử đang hướng mắt về cô. Cô gái thẹn thùng, cúi mặt .

Đêm ấy ông Hai - Thủ lĩnh dân “làng Gò” kể cho người khách nghe về chuyện “Ông Hổ”: “Hơn hai tháng trước đây tự dưng ở đâu xuất hiện con cọp. Bàn chân của nó to bằng cái chén. Nửa tháng trước đây, có một ông thợ săn vùng Bãy Núi theo dấu chân nó xuống tới đây. Ong ta cho biết là đã gài bẫy dính chân nó. Nó đã cắn bỏ lại cái chân để thoát thân, rồi mò xuống đây. Ông định tìm nó để diệt trừ hậu họa. Nhưng ngay đêm đầu tiên nó đã tìm tới đây vồ chết rồi cắn xé tan nát thi thể ông ra. Dân làng sợ quá, đào một cái hố sâu, dưới cặm chông nhọn hoắt, trên phủ lên một lớp đất mỏng, rồi trải cỏ khô lên, để dụ nó. Vậy mà nó tinh khôn không đi vào hầm bẫy… Dân làng phải cặm cọc rào làng , và thay phiên nhau canh giữ ở đây”.

Người khách lặng im nghe kể, rồi thở một cái phào : “Thì ra vậy ! Nguy hiểm quá”. Trầm ngâm giây lát, người khách nói tiếp :

- Nếu có thể được xin cho cha con tôi ở lại đây cùng bà con giết con hổ nầy!…

- Được vậy còn gì bằng . Ông Hai ôm chầm người khách, rồi bày rượu nhâm nhi. Chợt nghe tiếng “bung” dưới sông, hai người cầm đuốc đi xuống bến, thì không thấy chiếc xuồng đâu, chỉ còn lại cái mũi có sợi dây cột vào gốc cây quao. Sóng nước lợn vợn, vài mảnh ván vụn trôi bập bềnh cặp mé bờ . Ngoài xa có tiếng kêu “nghé… nghé…” của cá sấu .

- Cá sấu đập bể xuồng rồi!… Ông Hai nói . Ông khách lầm thầm :

- Có lẽ trời khiến ta phải ở đây !…

****

ảnh minh họa
Năm Lùn, một người có thân hình thấp bé, lưng tôm, mắt lé, thuộc thủ lĩnh đứng hàng thứ hai của làng Gò, nghe tin hai người khách lạ mới đến, định cùng bà con giết cọp nhanh chóng lắc đầu đây đẫy:

- Làm gì có cái chuyện ai đó tự dưng tình nguyện “liều mạng” làm chuyện “động trời” nầy. Láo!… Trò lừa bịp gì nữa đây !…”. Ông tức tốc gặp ông Hai để hỏi rõ căn nguyên .

Ra tới chòi canh, Năm Lùn gọi giật giọng :

- Anh Hai ! …Bộ anh tính chứa chấp hai người nào đó phải hông?!

- Ờ ! …thì người ta !….đến đây giết cọp, giúp mình.

- Không thể có chuyện đó được !… Sao anh lại cả tin như vậy . Lấy gì làm chứng ?!…Anh không nhớ cái vụ thằng cha thợ săn bãy núi bịp bợm đó à !?… Tưởng sao …bị cọp vồ chết ?!…Anh dễ tin quá !… Còn hai người nầy …Biết đâu cái thằng cha đó dẫn con gái người ta, trốn xuống đây… Rồi bày đặt ra cái trò bắt cọp !…Cái dân vùng trên …trời đất lắm!…

- Chú nói nhỏ nhỏ chứ !…Rũi người ta nghe được … mích lòng !... Người nào ra người nấy ! … Thợ săn rồi không bị cọp giật à ?!…Mình đây không phải dân vùng trên là gì ?!… Chú không thấy cháu gái nó giống cha như đút hay sao ?!… Chú làm ơn im lặng giùm tui !… Không được !… Tui không chịu !…Tui sẽ nói với dân làng không chịu !…
Ông Năm ngoe nguẫy vừa đi vừa nói :

- Có chuyện gì anh chịu !…

Chiều hôm đó, tại miếu Thần Hoàng. Ông Hai cùng hai cha con người khách, mỗi người cầm ba nén nhang đứng nghiêm trang trước bàn thờ . Ông Hai khấn :

- Ngay Thổ thần thổ địa, đất đai dương trạch cảm ứng chứng minh . Xin phù hộ độ trì cho làng Gò thêm hai người đến định cư .

Quay sang ông khách, ông Hai hỏi : “Chú họ tên gì ? ” Người khách ngập ngừng … Ông Hai nói tiếp :“Lệ làng ở đây là vậy …phải nói rõ họ, tên !…để Thổ thần chứng giám !…”

- Ờ!… ờ!… Người khách ấp úng .

- Cha con tôi tới đây xin được an cư …

- À ! Tên là Cư !…Ông Hai chen vào .

Ông khách nhận tên mình một cách miễn cưỡng, rồi nói:

- Ờ !…Tôi là Cư !…Còn con gái tôi cứ gọi nó là… Thị Cư !…
Năm Lùn đứng gần đó nghe thấy vội chạy tới:

- Kiểu nầy làm sao Thần thánh nào chứng giám. Tại sao không nói rõ họ tên !... Có chuyện gì đây rồi!…Thôi đình lại cái vụ nầy!…

****

Năm Lùn ra chòi canh lúc trời vừa sụp tối, thì nghe tiếng kêu thất thanh của một thanh niên :

- Cọp !…cọp !…Bác hai ơi!…Anh em ơi! … Cọp tới !…

Mọi người hớt hải chạy xuống mé sông. Cha con Thị Cư , mỗi người cầm một cây giáo chạy ra sân bải . Lù lù tiến tới…Dưới ánh sáng bập bùng của ngọn lửa hình dáng con cọp dữ dằn lộ ra rõ nét . Nó bị cụt một chân trái… Nó rùn chân trước xuống… ngước mắt đảo qua lại nhìn mọi người…

- Con đứng sang phía bên nầy . Ong Cư vừa nói vừa chuyển tư thế .

Beng !…beng !…bốp ..chát…nhiều tiếng kim khí do đám thanh niên để xua cọp . Con cọp ngoắc đuôi một qua lại, mắt không rời hai cha con ông khách .

- Giết nó !…Giết nó !…Năm Lùn từ phía sau hét .

- Giết nó đi chớ!… để nó chạy mất !…Vừa nói ông vừa phóng mũi giáo bay vèo . Cọp rạp đầu né khỏi ,rồi rống lên “ Hừ…m…m …”.Nó bước tới…

- Các bác hãy xuống mé sông !…

Vừa nói ông Cư vừa thủ thế tấn, mũi giáo về phía cọp .

- Cá sấu !… Cá sấu dưới sông kìa !…Từ dưới sông. Năm Lùn vừa la vừa chạy quày trở lên, rồi nép mình vào một góc cây .

Cọp rùn mình, ngoắt đuôi phóng về phía Năm Lùn ...

- Chết nè !… Thị Cư hét lên một tiếng , đâm một giáo đón đường lúc nó phi thân về hướng năm Lùn. Mũi giáo cắm phập vào ức cọp nó rơi phịch xuống đất. Ong Cư cầm giáo phóng nhào tới đâm bồi thêm . Con cọp tinh anh lăn nửa vòng, né hụt . Mũi giáo cắm sâu xuống đất . Nó tát chân trước vào ngực ông, làm rách toang một mảnh áo. Năm vết xước sắc bén, rĩ ra máu, rơi xuống đất ... Thị Cư nhanh như chớp phóng người lên không lộn ngược một vòng đá song phi vào ức cọp làm nó văng ra, giãy giụa một hồi rồi tắt thở …

Năm Lùn ôm xác con cọp mặt mày hớn hở rồi kéo áo tay hai trai làng khiêng xác cọp xuống mé sông . Ong lôi vừa nói vừa cười hớn hở:

- Bộ da nầy quý lắm đó !…Có thể đổi mấy trăm đồng cho quan Tây !… Còn xương nó nấu cao…cao hổ cốt quý lắm !…

Dưới anh đuốc bập bùng Năm Lùn cùng nhóm thanh niên lóc da cọp gần nửa đêm mới xong.

****

Ông Cư biết mình qua không khỏi, cố ngồi dậy nói với ông Hai :

- Anh Hai tui chắc không sống được !… nhờ anh chăm sóc dùm đứa con gái của tôi !…Cho nó ở lại với dân làng…Tôi đội ơn anh !…

Ngoắc đứa con gái đấn ngồi bên cạnh, giọng ông thều thào, yếu ớt :

- Trong tù chúng nó tra tấn cha bị chấn phổi. Nay cọp đánh trúng vào vết thương cũ…

Ông nhăn mặt ộc ra từng cụm máu có màu đỏ sậm:

- Con hãy ở lại với bà con !…

Hướt hơi một cái ông ngỏeo đầu sang một bên , mắt đứng tròng !…

Cô gái ôm cha gào thét .

Dưới sự chủ trì của ông Hai, dân làng tổ chức tang chế ông tử tế .Thi hài ông Cư được quàng trong cái hòm được làm bằng những tấm ván của cây quao và được chôn cạnh cây quao , nơi mà lần đầu tiên ông ghé xuồng đến làng Gò.

****

Loa ! loa !loa !… Nghe đây! Nghe đây!…Dân làng Gò !…Dân làng Gò đâu !… Quan tổng Quản đến !…Mau ra tiếp! …Giọng nói oang oang phát ra từ cái loa bằng thiếc .

Mọi người bước ra xem thì thấy cờ phất phơ xanh đỏ…Một đám lính lệ mang hèo,gươm giáo mặt huênh hoang . Ở giữa là cái dù lộng,tên Tổng quản cưởi ngựa mặc bộ đồ đỏ chói, tay cầm roi da .

Hắn vừa chỉ chỏ vào đám dân làng vừa hét:

- Mau đem bộ da với bộ xương cọp ra đây nạp cho ta !….Chúng bây dám giết cọp của Thượng quan !…Cọp thượng quan nuôi đo tụi bây biết hông?!… Nộp da cọp ra đây tao tha tội cho !…Nếu không đừng trách tao sao độc ác !…

Ông Hai bước tới cúi người thưa:

- Dạ bẩm quan !… Cho phép tôi thư thả để bàn lại với dân làng !…

- Hừ !… Bàn lại với ai ?!…lệnh của tao. Chỉ có tao mới có quyền !….Chúng mầy có đưa ra không thì nói !…Bây đâu !…

Đạm bước lên trước mặt Tổng quản nói :

- Xin quan chậm chậm chút . ..Người giữ Bộ da, xương cọp hiện không có đây!… Xin quan cho khất lại ba ngày!…

- Không được …Ngay bây giờ !… Tao còn bận việc quan . Không có thời gian đâu mà chờ đợi bọn mầy !…

- Bây giờ quan có làm thế nào đi nửa thì cũng không lấy đâu ra!

- Thằng nầy láo!… Bây đâu ! Đè đầu nó xuống,đập ba mươi hèo.

Ông Hai bước tới :

- Thưa quan xin tha cho cháu nó , để tôi đi tìm người đem nộp cho quan, nhưng ngay bây giờ thì chưa !…

- Tại sao chưa ?!… Bắt đè thằng gìa xuống đánh luôn !... Thử xem bây có chịu đem ra không cho biết !…
Thị Cư nảy giờ đứng ngoài giận tái mặt,toát mồ hôi, hai vai lay động . Thị nắm hai bàn tay nắm chặt, hai hàm răng nghiến kèn kẹt, mấy lần định động thủ, nhưng hai anh thanh niên đứng hai bên, nắm chặt hai tay chị .

- Đừng!… Chị Cư ! Nhịn họ đi !…Một anh thều thào .

Bốn tên lính đè ông Hai và Đạm xuống. Hai tên giơ hèo lên …chưa kịp xuống thì “ Bốp …Bốp”. Thị Cư phi thân đá song phi vào hai tên lính, làm hai cây hèo văng ra xa. Tên Tổng quản chưa kịp định thần đã bị chị phóng người đá một cái văng xuống ngựa … Chị bước tới đạp một chân lên ngực hắn ,một tay chống nạnh , tay kia chỉ vào mặt Tổng Quản :

- Mầy ra lệnh cho lính lui ngay !.. .

Vừa nói chị vừa nhấn mũi chân vào cổ hắn. Hắn van xin :

- Xin bà tha mạng !… Xin bà tha mạng !…

Ngước nhìn đám lính hắn hét :

- Lui ! Tụi bây lui ra !…quăng vũ khí xuống.

Bọn lính quăng giáo , gươm , gậy gộc, rồi diù chủ lên lưng ngựa…rút lui .Tên Tổng Quản đã đi một đoạn khá xa mà không dám ngoảnh đầu nhìn lại .

Ông Hai ngồi lên thở dài, ra vẻ lo âu. Ông hình dung một đại họa sẽ đến với dân làng nay mai . Ông lầm thầm điều gì đó .

Đêm ấy cả làng đốt đuốc chia nhau đi tìm Năm Lùn . Họ lùn sục khắp nơi suốt cả đêm. Có người cho hay, hồi đêm trước, đã thấy ông Năm Lùn ôm cái gì đo. Thấy có người, sợ nhìn thấy ông ta chạy miết về hướng hầm bẫy cọp… Sáng hôm sau, theo phát hiện nói đó, dân làng đã tìm được ông nằm chết cứng dưới hầm chông bẫy cọp, nhiều mũi chông đâm trổ qua lưng. Cạnh bên là bộ da và những khúc xương cọp…Hầm bẫy nầy chính do Năm Lùn thiết kế và chỉ huy đào, lắp đặt…

Ông Hai sắp xếp cho người gìa, phụ nữ ,trẻ em , sang bên kia sông Cái lớn , nơi có cái cồn để lánh nạn, tránh Tổng quản đến trả thù. Một số trai làng trong tư thế sẳn sàng chiến đấu. Làng Gò trở nên vắng vẻ, im áng…

****

Về tới dinh, Tổng Quản chưa hết bàng hoàng . Lần đầu tiên hắn cảm thấy xấu hổ la hét với đám lính cho đã tức . Mấy ngày liền hắn tức tối, cay cú, ăn không ngon , ngủ không yên. Từ ngày cha sanh mẹ đẻ, đến giờ đây lần đầu tiên hắn bị đứa con gái “ vô danh tiểu tốt”làm nhục. Y đang vò đầu bóp trán tìm cách trả thù, thì nhận được cáo thị trên huyện đưa về. Giở tờ cáo thị ra, hắn giật mình , nhiú mày…rồi chặc lưởi, mỉm cười…

Sáng sớm hắn dẫn toàn bộ lính lệ và đám gia nhân vào làng Gò. Lần nầy hắn làm ra vẻ oai hơn, cờ xí chỉnh trang, trống, kèn inh ỏi. Vì ngoài chuyện riêng ra, chuyến đi nầy hắn còn làm công vụ.

Tới nơi quân lính bủa ra vây chặt các chòi canh. Rồi phát loa kêu gọi dân làng tập trung hết lại.

- Bọn chúng kéo tới !… Ông Hai vừa nói vừa quay sang đám thanh niên:

- Tất cả không được làm càn!…Dĩ hòa vi quý các con cháu ơi!…”

Ông lấy da cọp bọc bộ xương đưa cho Đạm, rồi bảo theo ông ra ngoài. Đạm vừa đỡ bọc da cọp, thì Thị Cư tiến lại giành lấy:

- Đưa em cầm cho!…Em sẽ trao cho hắn.

Mọi người vừa bước ra chưa kịp thi lễ, tên Tổng quản trên lưng ngựa cười ha hả :

- Bộ da cọp đó phải không ?!… Còn xương đâu ?!…Rồi hắn nói nhỏ lại: “Đúng chính là con bé nầy!… kỳ nầy mầy tới số rồi con !…”

- Dạ xương gói trong nầy . Cư vừa nói vừa tiến tới trước mặt Tổng Quản.

- Được !…Đưa bộ xương cọp đây ! Bây đâu bắt ngay con bé nầy !…

Hai tên lính nhào lại liền bị Thị Cư đá hất văng ra , rơi giáo khỏi tay. Cư nhanh nhẹn chụp cây giáo,hất tung bộ da cọp, nhiều mảnh xương văng tung tóe. Đúng lúc một trận cuồng phong ào ào thổi tới. Cuồn cuộn những chiếc lá cây,trời đất tối sầm …Tổng Quản bị rơi xuống ngựa. Cư cầm giáo lao vào đám lính vây lấy tên Tổng Quản. Tiếng binh khí chạm nhau chan chát hoà lẫn tiếng thét tiếng kêu. Ong Hai chưa kịp định thần xử lý ra sao , thì đám trai làng đã ùa ra, lăn xả vào đám lính giật côn , giáo đánh loạn xạ.
Bằng !…Bằng!…Bằng!… Tên Tổng quản bắn sả vào trai làng. Mộ người ngả quỵ máu tuôn ra .

- Đánh !… Đánh !…Hãy giết bọn sát nhơn !... Ông Hai hét lên .

Một đoàn trai tráng đồng loạt nhào ra xông vào giựt giáo gươm quân lính…

Một trận hổn chiến xảy ra.

Thị cư khoát tấm da cọp trên mình, oai phong lẫm liệt, múa giáo vun vút , tả xung hữu đột, như chổ không người. Quân lính ngả lăn như rạ. Tên Tổng Qủan đưa súng lên bắn liên tục mấy phát. Thị Cư tung người qua đầu mấy tên lính, tung một cước như trời giáng Tổng Quản nhào đầu xuống đất, văng súng ra xa. Thị Cư chộp lấy cổ áo hắn, rồi quay một vòng hứng những mủi giáo của đám lính đâm vào. Mình mẩy hắn máu me tuôn ra lênh láng…Rồi tung hắn lên không rơi phịch xuống đất, ngoẻo cổ, nằm giảy giụa. Quay ra phía đám lính, Thị Cư cặm mủi giáo xuống đất, một tay chống nạnh…uy nghi như một pho tượng. Đám lính hoảng hốt quăng gươm, giáo thi nhau bỏ chạy tán loạn. Trai làng rượt theo, nhưng ông Hai ra lệnh “thu quân” .

Tháo tấm da cọp trên mình , trao lại cho ông Hai,thì thấy máu từ bả vai chảy ra ướt đẫm cả áo.Thị Cư bị choáng, thân hình như chao đảo. Ông Hai ,Đạm chạy lại đỡ Thị, định kè chị đi, nhưng thị bảo thôi và tự chăm sóc lấy. Mọi người kè, khiêng một số anh em bị thương về chòi, băng bó, chạy chữa.

Gần sáng Đạm mới phát hiện Cư đã đi đâu mất. Mọi người bủa giăng đi tìm kiếm. Quá trưa người ta phát hiện thấy ở cặp bờ sông Cái Lớn, cả một vùng cây cối ngã rạp, đất bị dẫm nát bởi dấu chân người, chân thú ... Trên một cành cây, có mắc tòn ten chiếc áo vài sợi tóc dài còn dính lại .Đạm cho biết : “ Các thứ áo,tóc và dấu chân là của Thị Cư !…” Anh ôm các thứ đó vào lòng khóc như mưa trước sự thương xót pha lẫn với ngạc nhiên của đám đông dân làng…

Chợt người ta nhìn thấy có cái mô đất nho nhỏ. Cạnh bên là con cá sấu ,nhỏ từng giọt nước mắt...
Ông Hai nói với mọi người : “ Vì chúng ta mà Thị Cư đã chết rồi !!!…”

Dưới sông cặp ngỗng trắng vỗ cánh đập nước văng tung tóe, kêu lên oang oác như gào thét. Xa hơn con cá sấu nổi lên kêu“nghe nghé…” như có vẻ tiếc thương. Vài ngày sau,tại nơi này, dân làng lập nên cái Miếu thờ. Đạm tình nguyện làm ngưới trông coi Miếu thờ. Anh kể lại đêm đêm, trong miếu thờ có nhiều ánh lửa chớp lập lèo… Có làn khói trắng bay lên quyện lại giống y như hình Thị Cư. Ông Hai thì nói đã thấy Thị Cư cưỡi ngỗng bay về trời… Một người chày lưới kể lại là đã thấy Thị Cư cưỡi cá sấu, lướt trên sông Cái Lớn…

Đêm đêm thanh vắng, Đạm gãy lên những điệu đàn sầu bi ai oán như, tiếc nuối cho một mối tình chưa thố lộ, xót thương,cảm phục người con gái tài ba, vắn số …

****

Ông Hai cầm tấm cáo thị đã nhặt được ở “bải chiến trường” hôm trước đưa cho mọi người xem. Đó là tấm vải lụa trắng, khổ rộng gần thước vuông,trên có ghi các chữ “ Hình Bộ truy nã”dưới vẻ hình người đàn ông luống tuổi ( giống hệt ông Cư )và cô gái ( giống y như Thị Cư). Phía dưới là những dòng chữ ghi: “. Đoàn Hữu Giao 50 tuổi ,dám chống lại Nam Triều, giết quan huyện Tam Kỳ và Tuần Phủ Quảng Lao . Ả Đoàn thị Hương 20 tuổi ,là con của gả, dám phá ngục Quảng Lao giết cai ngục, lính gác thả hết tội đồ… . Ai gặp hai người nầy ở đâu báo cho quan sở tại, hoặc giết chết, sẽ được trọng thưởng. Ai chứa chấp, bao che sẽ bị tội tử …”

Ông Hai đọc sáng sảng cho mọi người nghe… rồi đem tấm cáo thị xóa dòng chữ “Hình Bộ truy nã”, viết chồng lên “ Làng Gò ghi ơn”. Xóa tiếp những dòng từ chữ “ Ai gặp ….”đến cuối. Ghi chồng lên : “ Giết cọp, giết Tổng Quản cứu giúp dân làng Gò”. Sau đó đem tấm “cáo thị” và tấm da cọp treo trong Miếu thờ ./.

Đoàn Hữu Hậu,



Đoàn Hữu Hậu
Là nhà văn, nhà báo được đào tạo tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền TP Hồ Chí Minh, hiện đang sống và làm việc tại Rạch Giá - Kiên Giang, Việt Nam.... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét