Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Ngư dân TC phá san hô ở Biển Đông

mermaid under the sea caves
Những gì tôi chứng kiến ở một rặng san hô nằm xa giữa Biển Đông khiến tôi bị sốc và khó hiểu.

Người ta bảo tôi ngư dân Trung Cộng cố tình phá san hô trong khu vực đảo ở Spratlys (Trường Sa theo cách gọi Việt Nam) do Philippines quản lý, nhưng tôi không tin.

“Người ta phá hủy suốt ngày đêm, từ tháng này qua tháng khác.” – một thị trưởng Philippines nói với tôi trên đảo Palawan của nước này.

image
“Tôi nghĩ họ cố tình làm vậy. Cứ như thể họ đang trừng phạt chúng tôi bằng cách phá các rặng san hô.”

Tôi không chú ý ‎ lắm tới những lời nói đó. Tôi nghĩ đó có thể chỉ là sự tức giận bài Trung Cộng của một chính trị gia sẵn sàng trách mọi thứ đều do láng giềng đáng ghét của ông ta gây ra. Người láng giềng nói hầu hết các đảo ở Biển Đông đều thuộc về họ.

image
Những dải cát đá mờ phía sau đuôi tàu của ngư dân Trung Cộng
Nhưng sau đó, khi chiếc máy bay nhỏ của chúng tôi hạ cánh xuống đảo nhỏ Pagasa do Philippines quản lý, tôi nhìn qua cửa sổ và thấy điều đó. Ít nhất hơn chục chiếc tàu đang đậu gần bãi san hô. Một dải cát và sỏi đá kéo dài sau đám tàu này.

“Nhìn kìa!” – Tôi bảo người quay phim Jiro “Đó chính là điều ông thị trưởng nói, họ đang đào xới rặng san hô.”

Dù thấy thế, nhưng tôi đã hoàn toàn bất ngờ trước những gì mình thấy khi tiếp cận vùng nước này.

Một thủy thủ Philippines lái chiếc tàu câu cá nhỏ của anh đi giữa vào đám tàu săn lùng san hô của Trung Cộng.

Họ neo tàu vào rặng san hô và mở động cơ cực mạnh. Khói đen từ động cơ diesel bốc lên cao.

“Họ làm gì thế?” – Tôi hỏi người thủy thủ.

“Họ đang dùng động cơ để kéo bẻ gãy rặng san hô.” – người đàn ông đáp.

Một lần nữa tôi lại nghi ngờ. Chỉ có cách kiểm chứng duy nhất là lặn xuống nước.

Dưới biển đục ngầu vì bụi và cát khuấy lên. Tôi chỉ có thể thấy một cánh quạt bằng thép đang quay ở cuối trục dài, nhưng không thể nói chính xác việc phá hủy này diễn ra như thế nào.

Dù vậy, hậu quả thì đã rõ ràng. Hủy hoại hoàn toàn.

image
Đáy biển là hàng chồng lớp xác san hô chết
Trước đây nơi này là một hệ sinh thái san hô phong phú. Giờ đáy biển phủ dày một lớp mảnh vụn, hàng triệu cành san hô bị phá vỡ, trắng và chết chóc như xương vụn.

Tôi tiếp tục bơi. Sự phá hoại diễn ra ở khắp các hướng, trải dài hàng trăm mét. Hàng lớp những nhánh san hô gãy vỡ xếp chồng lên nhau. Một cảnh tượng vô lý. Tại sao những ngư dân, hay những kẻ săn trộm, lại đi hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái san hô như thế?

Ngay sau đó, bên dưới mình, tôi nhận ra hai người săn trộm, đeo mặt nạ và ống thở nối dài phía sau. Họ đang mang theo vật gì đó rất nặng.

water photography finding nemo nemo finding dory
Khi họ cố gắng ngoi lên từ lớp cát dày dưới nước, qua những bong bóng thở, tôi thấy thứ họ đang mang theo là một con sò khổng lồ, ít nhất chiều dài cũng phải cỡ một mét.

Họ thả nó xuống một đống gần tàu. Nằm cạnh nó là ba con sò khác mà họ đã mang tới đây từ trước. Loại sò cỡ này khoảng 100 năm tuổi, và sau đó trên một trang web đấu giá trên internet, tôi thấy những con sò này có thể được bán với giá khoảng 1.000 – 2.000 USD một cặp.

image
Sau đuôi tàu mẹ có chữ Tanmen
Chúng tôi di chuyển bằng thuyền đến một nhóm tàu cá lớn hơn đậu phía ngoài rặng san hô. Đó là những "tàu mẹ" của đám tàu săn trộm tại rặng san hô này. Trên boong các tàu lớn, tôi nhìn thấy hàng trăm vỏ sò khổng lồ chất đầy.

Phần sau đuôi mỗi con tàu, hai chữ Trung Cộng lớn được in rõ với tên: Tanmen (Đàm Môn).

Tôi đã nghe nói về Đàm Môn trước đó. Đó là một cảng đánh cá ở đảo lớn Hải Nam của Trung Cộng.

image
Vào tháng Năm 2014, một tàu khác từ Đàm Môn đã bị cảnh sát Philippines bắt trên một rặng đá khác gần Philippines tên là Bãi Trăng Khuyết (Half Moon). Trên bong tàu, cảnh sát cũng đã tìm thấy 500 con rùa biển Hawksbill, hầu hết đã chết.

Rùa Hawksbill là loài cực hiếm và đang bị đe dọa. Loài này được bảo vệ bởi Công ước quốc tế về mua bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Một phiên tòa ở Philippines đã tuyên phạt chín người Trung Cộng săn trộm một năm tù giam.

Bắc Kinh đã phẫn nộ. Bộ ngoại giao yêu cầu phải trả tự do những tay săn trộm ngay và cáo buộc Philippines “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Cộng... khi bắt giam trái phép các tàu đánh cá và ngư dân Trung Cộng trên vùng biển thuộc đảo Tam Sa của Trung Cộng.”

life water sea real high five
500 xác rùa biển Hawksbill được tìm thấy trên tàu của dân săn trộm Trung Cộng
Điều này không chứng minh được rằng Trung Cộng bảo vệ những kẻ săn trộm, nhưng cũng không cho thấy Trung Cộng có ý định ngăn cản các hành vi này. Những tay săn trộm chúng tôi gặp chẳng thể hiện chút sợ hãi gì khi bị quay phim.

Trở về đảo Pagasa, một sĩ quan thủy quân lục chiến Philippines cho tôi biết hoạt động phá hủy các bãi san hô đã diễn ra ít nhất hai năm, suốt ngày đêm.

“Lính của các anh có vũ trang mà.” – Tôi nói với ông ta – “Tại sao các anh không dùng tàu cao tốc ra đuổi họ hoặc bắt giữ họ?”

image
“Quá nguy hiểm” – ông nói – “Chúng tôi không muốn khơi mào chiến tranh súng ống với Hải quân Trung Cộng.”

Tôi vẫn thấy không hiểu được tại sao những ngư dân Trung Cộng kia, những người đã có một lịch sử dài đánh bắt cá ở những rặng san hô, giờ đây lại đi hủy hoại san hô.

image
Lòng tham có thể là một câu trả lời. Ở nước Trung Cộng mới giàu có, kiếm tiền từ đánh bắt trộm và buôn bán động vật quý ‎ hiếm hẳn là dễ hơn đánh bắt cá.

Có một thực tế đáng buồn khác đang diễn ra ở đây.

Dù tôi rất sốc khi chứng kiến cảnh rặng san hô bị phá và vơ vét, nhưng không gì có thể so sánh được với sự hủy hoại môi trường mà chương trình cải tạo đảo của Trung Cộngđang gây ra ở vùng biển gần đó.

image
Đá Vành Khăn được cải tạo có hẳn đường băng sân bay
Hòn đảo mới nhất mà Trung Cộng cải tạo và cơi nới là Mischief Reef (Đá Vành Khăn) dài hơn 9km. 9km rặng san hô sống giờ đã bị chôn vùi dưới hàng triệu tấn cát và sỏi đá.

Rupert Wingfield-Hayes

Cheezburger animals mindwarp octopus under the sea

Biển Đông: B-52 Mỹ áp sát Đá Châu Viên, Trung Quốc phản ứng gay gắt

media Ảnh một B-52 của quân đội Mỹ. Creative commons / US Air Force
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào hôm nay, 19/12/2015 đã tố cáo một « hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng » của Mỹ. Phản ứng giận dữ nói trên được đưa ra sau khi một oanh tạc cơ B-52 của Mỹ bay qua không phận bên trong vùng 12 hải lý của Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một trong những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh vừa bồi đắp tại Biển Đông. Washington đã giải thích đó chỉ là một sự cố « vô tình ».
.Trên trang web của mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rõ : « Ngày 10 tháng 12 vào buổi sáng, hai oanh tạc cơ Mỹ B-52 đã xâm phạm trái phép không phận quần đảo Nam Sa và vùng biển tiếp giáp của Trung Quốc ». Nam Sa là tên Bắc Kinh đặt cho quần đảo Trường Sa.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tố cáo một « Hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng, làm phức tạp tình hình chung tại Biển Đông » và góp phần vào việc « quân sự hóa khu vực ».
Nhật báo Mỹ Wall Street Journal vào hôm qua đã trích dẫn một số quan chức Lầu Năm Góc cho biết là vào tuần trước, một trong hai chiếc B-52 của Mỹ, khi tiến hành một phi vụ tuần tra, vì điều kiện thời tiết xấu, đã « vô tình » bay vào khu vực chỉ cách Đá Châu Viên 2 hải lý. Đây là một trong những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc vừa bồi đắp trên nền tảng một rạn san hô mà họ chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh đã bác bỏ lời giải thích nêu trên, cho rằng trong thời gian gần đây, « Mỹ đã không ngừng cho phi cơ chiến đấu bay vào không phận Biển Đông, với mục tiêu thị uy và làm dấy lên căng thẳng ». Bộ Quốc phòng Trung Quốc đe dọa : « Quân đội Trung Quốc sẽ dùng mọi biện pháp và phương tiện để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước ».
Bắc Kinh tự nhận là chủ nhân gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia…, và đang rầm rộ tiến hành cải tạo các bãi cạn và rạn san hô trong tay họ ở vùng Trường Sa, biến các nơi này thành đảo nhân tạo và xây dựng trên đó nào là cảng biển, nào là phi đạo hay những cơ sở hạ tầng khác.
Đối với Washington, các công trình xây dựng và âm mưu quân sự hóa khu vực của Bắc Kinh là một mối đe dọa cho quyền tự do hàng hải trên một trong những tuyến đường biển chiến lược nhất trên thế giới.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã hai lần khiến Trung Quốc giận dữ khi cho một khu trục hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Xu Bi, một hòn đảo nhân tạo khác của Trung Quốc tại Trường Sa, rồi phái oanh tạc cơ B-52 tuần tra trên không phận Biển Đông.
Trung Quốc đã đối phó lại bằng cách tăng cường hoạt động trong vùng. Lực lượng Hải quân Trung Quốc đã được triển khai trong tuần này ở Biển Đông để tập trận, huy động nhiều loại chiến hạm, tàu ngầm, chiến đấu cơ, hệ thống do thám, chỉ huy đổ bộ…

Tin khó tin: “Alo! Tham nhũng… ở đâu… cảm ơn”!?

(LĐO) Bùi Hoàng Tám (tổng hợp) 

“Sống ở đảo người gù”, ông Nguyễn Sự thoát đòn “dị dạng”/Chê người già cao tuổi, vị anh hùng dính quả nốc ao”. Người đời sau có thơ rằng: “Từ ngày có hội nuôi ong – Thì chất lượng mật lại không ra gì….”

1. Chuyện ẩm thực ở quê tôi!
Tìm thấy rồi! Ơ rê ca! Tìm thấy rồi, là tìm thấy rồi. Tìm thấy vì sao dân ta bị đầu độc, tìm thấy vì sao “con đường đi từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ nhanh như bây giờ” như lời một vị đại biểu nghẹn ngào kêu lên giữa nghị trường Quốc hội... Đây, nó đây. Cái chất tạo nạc nó đi như thế này đây:
“Cho đến thời điểm này, Bộ Y tế vẫn khẳng định chỉ cấp phép cho nhập 3,5 tấn salbutamol. Song thông tin từ phía Tổng cục Hải quan cho biết chỉ trong 9 tháng đầu của năm 2015 đã có 4,6 tấn salbutamol, cùng với 1,9 triệu bao tân dược có chứa salbutamol được nhập về. Con số chênh lệch khủng khiếp đó cho thấy công tác hậu kiểm lâu nay bị bỏ ngỏ hoàn toàn…"
Con đường nào đưa chất độc salbutamol đến mâm cơm của chúng ta? Chắc chắn, chỉ lòng tham của những người nông dân nuôi heo thì không đủ. Những người nông dân có thể vì lợi nhuận, vì muốn tăng thêm chút thu nhập mà sử dụng hóa chất độc hại khi nuôi heo. Song những người nông dân không thể dễ dàng có trong tay thứ chất độc ấy”.
Những lời bình khó có thể hay hơn trên tờ Dân Việt. Xem thêm tại đây 
Thêm một thông tin về cái chuyện ăn.
"Trẻ con không được ăn thịt chó"

Thời cụ Nam Cao, thì “Trẻ con không ăn được thịt chó”. Còn trẻ em miền núi bây giờ thì sướng… cực. Nhá, chúng ăn thịt ăn cá thừa mữa, nhá.
Nhớ còn bé, đi học có bài tập đọc “Cần ăn rau”, 50 năm rồi, nhớ lõm bõm đại loại nó thế này: “Cứ mỗi bận ăn cơm với rau, Tý lại xị mặt ra. Tý nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Sao không mua thịt cá mà ăn?”. Mẹ Tý cười và đáp: “Cần ăn rau con ạ. Ăn rau không những nhiều chất bổ mà còn dễ tiêu hóa nữa”. Bây giờ bài tập đọc ấy hình như bỏ rồi. Nhưng lần tái bản này, đề nghị Bộ Giáo dục cần lấy lại.
Hơ! Mà cái chương trình Cơm có thịt của bác Trần Đăng Tuấn chắc sắp tỏi. Thôi, thay đi bác Tuấn ạ: Chương trình Cơm toàn rau vì các cháu chán rồi, ngán rồi, ngấy rồi… Xem thêm tại đây 
2. Ai cho phép bảo các cụ là… già?!
Ở đời này, thời nào cũng vậy nhưng thời nay… càng vậy, cái chuyện chê nhau là tối kị.
Cái ông gì ở nước Trung Hoa cổ đại nói đại loại rằng “Ai khen ta đúng là bạn ta, ai chê ta đúng là thầy ta” lỗi thời rồi. Ai khen ta dù khen sai cũng là bạn ta. Ai chê ta không cần biết đúng sai đều là… kẻ thù của ta.


Chuyện cô giáo ở An Giang chê rất đúng về “cái mặt kênh kiệu” của ông chủ tịch bị phạt 5 triệu vừa mới êm êm, đến ông thầy đồ Doãn Minh Giang ở Cần Thơ nói chính xác về cái nhà trường nơi mình giảng dạy bị cho là “tâm thần” thì giờ, lại thêm một ông hội viên (Anh hùng lao động) dám chê đúng ông chủ tịch hội “già quá”. Xem thêm tại đây 
Thật ra, ông chủ tịch ấy chưa già, mới có “bẩy mươi mấy”, sao gọi là già. Nói như cụ Nguyễn Công Trứ, 50 năm trước cụ mới… ngoài hai mươi tuổi.
Mà già đâu mà già vì những người già không bao giờ muốn chấp nhận mình già cả.
Có ba đặc điểm để nhận biết một người đã già hay chưa:
Một, đó là người nói dai, nói dài, nói đi nói lại, nói mãi về một vấn đề mà… ai cũng hiểu.
Hai, là “ăn mày dĩ vãng”. “Ui giời, các cậu giờ ăn thua gì. Mình á, ngày mình bằng tuôi cậu, mình ghê gớm lắm”. “Đấy, mình biết trước rồi mà nói các cậu có nghe đâu. Mình đã nói từ năm xyz nhưng có ai chịu nghe đâu”… Đại loại, họ luôn nói những câu đại văn loại như vậy.
Ba, là “thà chết còn hơn bị coi là… già”. Kiên quyết không chịu già. Kiên quyết “bám trụ kiên cường” cho đến khi… Thôi, nói vậy không các cụ mắng!
Thế cho nên, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam mới nhất văn trí khai trừ hội viên vì tội nói… đúng là lãnh đạo già. Mà cả hai đều đúng. Người chê lãnh đạo già cũng đúng vì anh ta trẻ, còn người khai trừ anh ta cũng đúng vì họ đâu có chịu coi là già. “Phình phẫn phình phường, phác phậu nhé!”
Chuyện hội hè, nhớ lại câu chuyện về Hội nuôi ong ở làng ABCD nào đó. Chả là từ trước, làng này đã có nghề nuôi ong. Khi khoa học phát triển, người ta lập ra cái hội để truyền bảo phương pháp nuôi ong lấy mật bằng cách cho ăn đường.
Ngày chưa có hội (chưa biết cho ong ăn đường) thì mật rất ngon, sản lượng cũng cao, từ khi có hội thì mật đã kém chất lượng lại còn giảm năng suất, lũ ong chỉ chăm chăm đi… đốt.
Mà già đâu mà già, mới có gần 80 chứ mấy. Ở đây có bác còn gần… 90 cơ. Xem thêm tại đây  
TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng ĐH Kinh doanh & Công nghệ cho biết: “Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ vào thời điểm này có 1.130 giảng viên cơ hữu, trong đó có 150 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và 550 thạc sỹ”. Ui cha, đây đúng là nơi “hội tụ” của “hoàng hôn”.
Ngoài một bác Phó thủ tướng gần 90 tuổi, nhà trường còn “sở hữu” nhiều vị nguyên chức sắc khác với học hàm, học vị cao chót vót và chức tước thì cấp nguyên vụ trưởng là chuyện nhỏ. Xem thêm tại đây
Song người già cũng không sợ bằng… bò già. "Xã bán cho tôi con bò bị lở mồm long móng, tôi yêu cầu đổi lại thì xã đổi bò già rụng hết răng” - Bà Mang Thị Củi, ngụ xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận kể.


Mà có khi bà cụ Mang Thị Củi này nhầm, bò non, non tơ, nó chưa mọc răng thì lại bảo nó đã… rụng răng. Xem thêm tại đây  
Và ở đây
3. Ông Nguyễn Sự “dị dạng” và ông Phạm Trọng Đạt “nóng máy”
Tuần qua, hai người được nhắc đến tên nhiều nhất là ông Nguyễn Sự và ông Phạm Trọng Đạt.
Về ông Nguyễn Sự thì dân chúng bảo ông này “phi dở hơi thì cũng là… dị dạng”.
Lý do là bởi ông Sự đã từ chối “chuyến tàu vét thời hoàng hôn” đi tham quan, học hỏi ở Nam Phi với câu hỏi: “Đi để làm gì?”.
Cái ông này can tội “lười học hỏi” lại còn lý văn sự. Đúng là ông Lý… Sự! Đi để “học hỏi” chứ còn đi để làm gì nữa? Với đội hình hùng hậu mấy chục người, sau khi học hỏi ở một xứ sở như Nam Phi, chắc chắn rằng các ngành kinh tế như du lịch, dịch vụ, thương mại… Quảng Nam ta sẽ bừng bừng khí thế.
Các vấn đề lâu nay như qui hoạch, xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu du lịch và bảo tồn thiên nhiên sẽ đi vào nề nếp chứ dứt khoát không “lôm côm, nham nhở” và “trì trệ” như hiện nay.
Đã thế, cái nhà ông Sự này lại còn “nói ngang như cua”, rằng “Có phải tiền của mình đâu mà đi vô, đi ra. Tiền của Nhà nước đi mệt lắm. Tôi không ưng, mang tiếng suốt đời”.
Hơ! Tiền của mình thì mới mệt chứ tiền của nhà nước, nói mệt là sao? Còn sợ “mang tiếng suốt đời” chả lẽ các bác đi “tham quan, học hỏi” kia “mang tiếng suốt đời” chắc?
Tóm văn lại, “Ở đảo người gù, ai thẳng lưng là… dị dạng” nên ông Sự không được cơ quan đưa đi khám bệnh như thầy giáo Doãn Minh Đăng thì cũng là người… dị dạng, nhỉ. Xem thêm tại đây  


Còn ông Phạm Trọng Đạt thì được nhắc đến là nhờ… máy nóng.
Một thông tin rất vui trong công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, đó là máy điện thoại trong đường dây trực của Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt đổ chuông liên hồi.
Nói là tin mừng bởi từ nay người dân có thể liên lạc với người trực tiếp đứng ra giải quyết sự việc, không còn lặp lại bài ca “kính chuyển”, “kính chuyển” và… “kính chuyển”.
Mừng hơn, đường dây nóng mới mở nhưng đã có mấy trăm cuộc gọi. Một bài báo đã tả lại không khí “nóng bỏng” của đường dây nóng qua lời đối thoại của ông Đạt:
“Đấy, người dân đang tố cáo tham nhũng đấy, ngày nào cũng “cháy” máy liên tục từ sáng đến đêm. Hai giờ đêm cũng có người gọi rồi, 6h sáng, khi tôi chưa kịp làm vệ sinh cá nhân cũng đã có người gọi điện tố cáo... tham nhũng. Tí nữa còn một chồng tài liệu người dân gửi mang về nhà xử lý”, ông Đạt nói nhanh rồi lại “alo! xin nghe… tham nhũng… ở đâu… cảm ơn”.
Thật ra, nếu nói “mừng” khi nhận nhiều thông tin về tham nhũng có gì đó không hợp lý. Ai lại mừng khi mà tham nhũng, tiêu cực “nóng bỏng” bao giờ?
Nhưng lâu nay, không ít người dân hình như đã chấp nhận “tham nhũng như một điều tất yếu” của đời sống xã hội nên xác định sống chung với nó như “sống chung với lũ”.
Có thể họ đã chán nản vì biết rằng sự việc có được phát hiện, tố cáo cũng không hoặc ít được xử lý nên nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cách đây ít lâu: “Hay người ta chán rồi!”. Vậy nên, nói “mừng” là ở cái ý đó.
May thế, chỉ sợ bác mở dường dây nóng mà chả ai gọi vì “dân người ta chán rồi” như lời bác Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội thì… ngượng chết. Xem thêm tại đây 
Lại chuyện tinh giản biên chế, dư luận đang lo ngại đây là cơ hội để “giản” những người “tinh” thuộc thành phần “con dân mà cháu cũng… dân”. Rồi những người có năng lực nên không luồn cúi.


Thực ra, đội ngũ cán bộ, viên chức của chúng ta không phải thừa mà thiếu, rất thiếu. Thừa những kẻ lười biếng, thiếu năng lực, ỉ lại nhưng lại rất thiếu những cán bộ, công chức có năng lực, có tâm, có niềm say mê, tận tụy với công việc.
Và tình hình như thế này: Xem thêm tại đây  
Vụ này, có lẽ ngôn từ bất lực trước bức tranh này của tuổi trẻ Cười
Cuối tuần, xin chào đón mọi người bằng một bài thơ cho ngất ngây con gà ta đã:
CHUYỆN ẨM THỰC NƯỚC TÔI
Tôi kể bạn nghe chuyên nước tôi
Văn minh ẩm thực ối giời ơi
Của ngon vật lạ tha hồ nhé
Chẳng có ở đâu, khắp đất trời.

Nay nhé món gà tiêm phooc môn
Ăn xong người dại hóa người không
Người hơi xấu xấu thành hoa hậu
Chỉ tội không lâu, cúng gọi hồn

Này món thịt heo nuôi tạo nạc
Vừa thơm, vừa ngọt lại vừa gipofn
Đến mức khi hồn lìa khỏi xác
Vẫn còn tấm tắc: Ngon, rất ngon!

Những nải chuối vàng ươm như mơ
Đã từng vào nhạc, đã vào thơ
Đã từng ngâm thuốc dùng diệt cỏ
Tươi mãi từ… năm ngoái đến giờ

Bạn đã từng ăn rau thuốc sâu
Bánh kẹo được đem nhuộm sắc màu
Tôm cua tồn đọng toàn những chất
Thế giới người ta bỏ đã lâu

Tôi kể bạn nghe chuyện nước tôi
Văn minh ẩm thực, ối giời ơi
Không ăn cũng chết, ăn cũng chết
Nên chỉ biết kêu một tiếng TRỜI!

Hỏi ông chức trách, ông ở đâu
Dân chờ dân đợi đã từ lâu
“Một câu hỏi lớn không người đáp – Huy Cận”
Đành phải cầm lòng, dân hỏi nhau!
Thơ Bùi Hoàng Tám
Nguồn: http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-alo-tham-nhung-o-dau-cam-on-408064.bld