Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Phép thử' và lòng yêu nước

Phép thử' và lòng yêu nước

01-06-2011 15:09
'Phép thử' và lòng yêu nước
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh
Rõ ràng rằng mũi tên đó đã co rúm, oằn cong khi chạm phải lá chắn thép là lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của người Việt Nam.
Nếu thế lực nào muốn làm “phép thử” với Việt Nam bằng việc trắng trợn xâm phạm lãnh hải, táo tợn thực hiện các hành động phá hoại thì họ đã nhận được kết quả rất rõ ràng: Sự bùng nổ dữ dội của lòng yêu nước.

Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế, lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Hành động này được ví như một "phép thử" các bên có liên quan trong vấn đề biển Đông, là mũi tên nhắm vào nhiều đích. Thế nhưng, rõ ràng rằng mũi tên đó đã co rúm, oằn cong khi chạm phải lá chắn thép là lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của người Việt Nam.

Yêu hòa bình nhưng không nhu nhược!

Toan tính đến từ những kẻ chủ mưu gây bất ổn trên biển Đông vô tình hay hữu ý đã thực hiện cuộc sát hạch lòng yêu nước của người dân đất Việt. Và kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, chủ nghĩa yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ lan tỏa, cộng hưởng và thăng hoa một cách mạnh mẽ.

Điều này có thể được ghi nhận, kiểm chứng rõ ràng nhất trong hàng vạn, hàng triệu lời bình luận của các độc giả báo điện tử, các thành viên mạng xã hội tiếng Việt… trong những ngày qua ủng hộ phản ứng cương quyết, đanh thép của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhiệt tình đề xuất các giải pháp củng cố an ninh quốc phòng, thể hiện tinh thần sẵn sàng đóng góp, hy sinh cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình nhưng không nhu nhược!

Trong số đó, có em học sinh dù đang miệt mài ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và đại học vẫn dành thời gian theo dõi, cập nhật thông tin về chủ quyền của đất nước;

Có cán bộ trong ngành tư pháp đề nghị Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ Tổ quốc, bởi theo ông, Việt Nam đã có Luật Công an Nhân dân, Luật Quân đội Nhân dân, Luật dân quân tự vệ... quy định rõ về quốc phòng, trật tự trị an, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... nhưng chưa hội đủ các quy định về người Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Một đạo luật về Bảo vệ Tổ quốc chính là đạo luật của lòng yêu nước, là cơ sở pháp lý củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân quanh Đảng, Nhà nước trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà biết bao thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vun đắp, gìn giữ.

Nhiều người kêu gọi lập “Quỹ quốc phòng” hay “Quỹ Bảo vệ Tổ quốc” tương tự như “Tuần lễ vàng” từng có trong lịch sử kháng chiến. Sự đóng góp này sẽ giúp quân đội tiến thẳng lên hiện đại, đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng, bởi muốn giữ vững nền độc lập, trước hết phải tự chủ sức mạnh quân sự. Họ tuyên bố, sẵn sàng đóng góp tháng lương, thậm chí nhiều hơn nữa cho những quỹ này.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh:
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: "....Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Khi ta đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta thì lúc đó, thế của ta sẽ như cánh cung kéo hết, đã buông dây cung thì đó là sức mạnh vô cùng to lớn của cả dân tộc để bảo vệ Tổ quốc mình".
Cũng trong dòng suy nghĩ xây dựng và củng cố tiềm lực quốc phòng, nhiều ý kiến đề xuất Việt Nam phải tự chủ hơn nữa trong việc các hệ thống phòng thủ bờ biển, tự lực phát triển các phương tiện bay không người lái (UAV) làm nhiệm vụ tuần tra biển, phát hiện từ xa và thu thập bằng chứng về các cuộc xâm nhập trái phép… bởi đơn giản là “Không có quân đội mạnh thì không được kính trọng”.

Bằng “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, nhiều người cũng cho rằng, bên cạnh việc bày tỏ thái độ kiên quyết, cứng rắn trước các hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền, Việt Nam cần phải có những tính toán dài lâu, phát triển kinh tế làm nền tảng vững chắc, đặc biệt phải khôn khéo tránh sự khiêu khích và các “bẫy chiến lược”, tận dụng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ đất nước.

Không chỉ bằng lời nói

Nếu ai cho rằng “mạng chỉ là ảo” và những cảm xúc này chỉ là những bộc phát tức thời, na ná cách thể hiện niềm tự hào dân tộc mỗi khi đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam chiến thắng hay là thứ "phản xạ bản năng" của một dân tộc có nền độc bị đe dọa hàng ngàn năm, hãy nhớ lại những ngày cuối năm 2007.

Sau sự khiêu khích mang tên “Tam Sa”, một loạt các phong trào thanh niên được thực hiện, duy trì đến nay như một kênh tuyên truyền cho chủ quyền biển đảo, song hành cùng các hoạt động chính thức vốn có trước đó của Nhà nước.

Điển hình, các bạn trẻ trên diễn đàn Hoangsa.org đã quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ ngư dân Lý Sơn tiếp tục truyền thống bám biển bao đời của ông cha.

Họ lặn lội tới các miền xa trên khắp đất nước, tìm đến gia đình của 74 liệt sĩ, những người đã kết thành “vòng tròn bất tử” ở Trường Sa năm 1988, để thắp nén hương tưởng nhớ, để nghe, ghi chép rồi kể lại cho bạn bè câu chuyện đậm chất sử thi về những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam “thà hy sinh chứ không chịu mất đảo... để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng”.

Nhóm tình nguyện Hoangsa.org tặng quà cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải, hy sinh năm 1988 tại Trường Sa.
Nhóm tình nguyện Hoangsa.org tặng quà cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải, hy sinh năm 1988 tại Trường Sa.
Họ còn là cầu nối giữa các học giả, các nhà nghiên cứu về biển Đông từ góc độ lịch sử, luật pháp quốc tế tới các thành viên của diễn đàn, giúp cho những ai quan tâm tới vấn đề chủ quyền có được những thông tin chính thống và đáng tin cậy nhất.

Cùng làm công việc tương tự, một nhóm các bạn trẻ lấy tên COC Radio đã thu âm và phát trên internet các bài viết có giá trị học thuật về mặt lịch sử và pháp lý liên quan đến biển Đông, của các học giả hàng đầu trong lĩnh vực như Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, Lê Minh Nghĩa... tới rộng rãi cư dân mạng.

 Tranh cổ động "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam".
 Tranh cổ động "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam".
Cũng những ngày cuối năm 2007 ấy, trên internet xuất hiện một bức tranh cổ động với đường nét liền mạch, tách bạch, bố cục sắp xếp có liệt kê vẽ một người người lính hải quân cầm chắc tay súng, canh cột mốc chủ quyền ở Trường Sa, với nền là toàn bộ hình ảnh 2 quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc kèm tọa độ địa lý, dưới cùng là dòng chữ Việt – Anh: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”, như một lời tuyên bố chắc nịch với thế giới về chủ quyền không thể chối cãi của Tổ quốc.

Hướng nhìn của người lính trong hình không chính diện tạo không gian cùng hướng đến, mang lại cảm giác đồng thuận, có tính cổ vũ mà không kích động. Do đó, ngay từ khi mới xuất hiện trên internet, hình ảnh đã lan truyền mạnh mẽ trên các blog, diễn đàn và mạng xã hội.

Tâm sự với Đất Việt, tác giả bức tranh cho biết, khi cái tên “Tam Sa” được đưa ra để “khiêu khích” và “thăm dò”, trong khi đó, cộng đồng mạng chưa có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng để đáp trả lại (những bức ảnh tìm thấy thường có dung lượng nhỏ, chất lượng thấp). Do đó, người họa sĩ trẻ quyết tâm thực hiện một bức hình để giúp cộng đồng mạng bày tỏ lòng tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Từ tấm hình gốc vỏn vẹn 134x190 điểm ảnh (dung lượng 6,81KB), tác giả đã sắp xếp, chọn bố cục phù hợp và hoàn thành tác phẩm bằng bàn vẽ điện tử (wacom) trên nền Photoshop sau vài giờ đồng hồ. Tới nay, hình ảnh này nhiều lần xuất hiện trên các trang mạng, báo chí trong và ngoài nước, được in trên nhiều bìa sách về biển, đảo…

Bức ảnh gốc người lính hải quân bên cột chủ quyền và bức tranh phác thảo xuất hiện trên bìa sách, banner của các báo điện tử, trang tin, diễn đàn mạng.
 
Bức ảnh gốc người lính hải quân bên cột chủ quyền và bức tranh phác thảo xuất hiện trên bìa sách, banner của các báo điện tử, trang tin, diễn đàn mạng.

Bức ảnh gốc người lính hải quân bên cột chủ quyền và bức tranh phác thảo xuất hiện trên bìa sách, banner của các báo điện tử, trang tin, diễn đàn mạng.
Bức ảnh gốc người lính hải quân bên cột chủ quyền và bức tranh phác thảo xuất hiện trên bìa sách, banner của các báo điện tử, trang tin, diễn đàn mạng.
"Đừng thách thức Việt Nam"

Khi có dịp tới Trường Sa, phóng viên Đất Việt đã cố gắng chuyển lời chào của người họa sĩ tới người lính trong bức ảnh nhỏ được phóng tác, bởi ảnh chụp đã lâu, còn nhiệm vụ của người lính thì thường xuyên thay đổi.

Khi được hỏi về vấn đề này, Thượng tá Phạm Quang Oánh, trợ lý tuyên huấn Quân chủng Hải quân trả lời: “Chuyện đó không quá quan trọng, là người lính họ sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng mọi giá. Còn hình ảnh, miễn là người Việt Nam, khoác lên mình bộ quần áo Bộ đội Cụ Hồ, tay cầm súng đứng bên cột chủ quyền đều tạo ra nguồn cảm hứng cho lòng yêu nước cho tất cả mọi người”.

Có lẽ vậy, bởi tình yêu nước, đâu chỉ là một thứ phản xạ bản năng, đây là thứ tình cảm thường trực chảy trong huyết quản, là sợi dây liên kết tinh thần bền chắc, mà mỗi người dân Việt Nam đều có thể cảm nhận, chia sẻ. Còn đối với các thế lực khiêu khích, đây là thông điệp rất rõ ràng: "Đừng thách thức Việt Nam".
Tuấn  Linh
Nguồn  Datviet
Bookmark and Share

Việt Nam như hiện nay sẽ mất nước?

Việt Nam như hiện nay sẽ mất nước?

03-06-2011 04:14
Việt Nam như hiện nay sẽ mất nước?
Ảnh minh họa: internet
Ngày xưa đất nước đã gặp vận may có một con mãnh sư là Nguyễn Huệ. Con mãnh sư không thể ngồi xuống nói chuyện với con giun. Con mãnh sư không phải xin phép con giun để đi biểu tình tỏ lòng yêu nước. Bây giờ Việt Nam giống thời Lê chiêu Thống .....
Ngày nay, tất cả con dân Việt Nam, bất kỳ “con” gì, từ con chim sẻ đến con đại bàng, từ con kiến đến con voi, từ “con” trong nước đến “con” hải ngoại, tất cả ... hãy đứng lên, cùng một lòng cứu nước...
*
Trung Quốc đã có ý đồ bành trướng chia ba thế giới từ lâu. Chặng đầu tiên phải là Việt Nam. Nhưng sau cuộc chiến 1979, dù thắng nhưng Trung Quốc biết chưa đủ sức chia ba thế giới, nên đã quay về với 4 điểm hiện đại quốc phòng, tổ chức quân đội theo cách tổ chức của Tây phương. Hơn 30 năm trôi qua, bây giờ con trời đã mập mạp mạnh khỏe hơn trước, nghĩ rằng thời đã tới. Nước đầu tiên là nạn nhân sẽ là Việt Nam.
Nếu chỉ so sánh sức mạnh quân sự 2 bên thì Việt Nam đi đứt, nhất là trên mặt biển. Việt Nam bây giờ được ví như vỏ trứng được sơn mầu đồng, coi bề ngoài thì cứng cáp đấy, nhưng chỉ một va chạm nhẹ là vỡ tan ngay. Đánh nhau ngoài vấn đề vũ khí, còn phải kể đến ý chí, tinh thần chiến đấu.
Ý chí và tinh thần chiến đấu là yếu tố then chốt. Việt Nam xưa nay đánh thắng mọi kẻ thù nhờ yếu tố này. Vua tôi một lòng đánh giặc… lạ, giữ kinh đô không được thì rút vào bưng, đánh lớn không được thì đánh nhỏ, đánh nhỏ không được thì đánh du kích, đánh cho đến người cuối cùng. Chắc chắn sẽ thắng.
Từ thiên tài chính trị, quân sự Machiveli của Ý đến thiên tài … lạ là Tôn Tử cũng đã dặn quân sĩ rằng:
ĐÁNH XỨ NÀO MÀ NGƯỜI DÂN XỨ ĐÓ ĐỒNG LÒNG CÙNG ĐÁNH TỚI CHẾT THÌ SẼ KHÔNG CHIẾM ĐƯỢC.
Và:
TRƯỚC KHI XUẤT QUÂN MÀ LÒNG QUÂN KHÔNG YÊN THÌ KHÔNG NÊN XUẤT.
Khí thế Việt Nam

Nhưng Việt Nam 2011 thì khác. Vua, quan, lính cấn thành … nhiễu nhương như thời Lê Chiêu Thống. Ngay trong triều đình, lính hoàng tộc, các công thần còn chỉ ra nhà đã mục, bốc mùi. Còn xuất quân... từ tư lệnh đến chính ủy xuống tới hang dưới cùng là... giao liên, có đứa nào yên đâu. Đi đánh nhau với giặc lạ mà ngay trong triều đình đã có điệp nằm trong thì chưa đánh đã đưa lưng cho giặc đâm. Dân ta thì vợ con ở nhà lỡ có việc vào đồn CA là chỉ đợi mang xác về. Cả nước, ở đâu cũng biểu tình đòi đất, vật giá leo thang, còn bao nhiêu chuyện nữa... Nước rối như hẹ, làm sao lòng yên mà đi đánh được.
Việt Nam ... chỉ còn là cái vỏ trứng sơn mầu đồng. Chạm nhẹ là nát.
Đảng biết điều đó. Giặc Trung Quốc biết điều đó. Trung Quốc bây giờ đổ lực đánh Việt Nam, chỉ từ 1 tới 3 tháng là xong. Nhưng Trung Quốc chưa đánh cho đến khi thỏa hiệp xong với Mỹ.
Trung Quốc cần Việt Nam nhiều hơn Mỹ cần Việt Nam, Trung Quốc sẽ trả giá cao cho Mỹ làm ngơ Việt Nam (trong đó Trung Quốc sẽ làm ngơ cho Mỹ và Do Thái ở Iran, Trung Quốc – dù không thích - cũng sẽ phải im lặng khi NATO làm business ở Libya, Phi Châu, Trung Đông). Nếu Trung Quốc không mua được Mỹ mà Việt Nam lộ vẻ muốn bắt tay với Mỹ thì Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam ngay. Còn nếu Trung Quốc mua được Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ mất, nhưng chậm hơn. Trung Quốc sẽ chiếm Việt Nam không tốn một viên đạn.
Lính Trung Quốc
Đừng nghĩ Mỹ bán Việt Nam là từ bỏ quyền lợi của Mỹ ở biển Đông. Mỹ đã thiết lập một vòng đai bao vây Trung Quốc từ lâu. Tính theo chiều kim đồng hồ từ phía Bắc Đông Bắc nước Trung Quốc trở xuống. Đầu tiên là Nhật, kế đó Đại Hàn, xuống nữa là Đài Loan, Philippines (nơi Mỹ đặt bộ tư lệnh vòng đai). Phía Nam thì có Singapore, Thái Lan, vòng qua phía Tây thì có Pakistan, Afganistan. Phía Tây Bắc là Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan. 12 nước với hàng loạt các căn cứ quân sự “ngáng chân” Trung Quốc. Việt Nam chưa nằm trong chuỗi xích bao vây Trung Quốc, nhưng Mỹ vẫn có thể “bán” Việt Nam. Mỹ không cần Việt Nam nhiều như Trung Quốc cần Việt Nam. Việt Nam là cái đuôi của Trung Quốc, ôm gọn một nửa biển Đông. Trung Quốc rất cần Việt Nam trong chặng đầu tiên chinh phục. Mỹ “bán” Việt Nam cho Trung Quốc, chỉ là bán một cái “ngáng chân” chưa chính thức, Mỹ vẫn cón 12 cái “ngáng chân” khác. Nhưng với Trung Quốc thì khác, Việt Nam phải thuộc về Trung Quốc, Việt Nam chưa thần phục thiên triều thì Hồ hoàng đế và Ôn tể tướng chưa yên tâm. Trong cuộc mua bán này, Mỹ “bán” rất được giá. Trung Quốc chắc chắn mua được Mỹ.
Lãnh đạo biết đánh nhau bây giờ là tan nát hết. Mất ngôi vua, mất dinh thự, mất xế khủng, mất chân dài, mất model lẫn siêu sao. Mà nhất là chạy đi đâu. Chạy qua xứ Cuba thì chỉ có bẻ mía mà gặm, qua xứ Trung Cổ Bắc Hàn thì chỉ có cuốc sắn. Còn qua Tây, thì từ “Nguỵ” lẫn bộ đội chực sẵn, dễ gì yên thân.Vị anh hùng Quang Trung
Tiền bạc ký cóp ăn cắp trong nước, bây giờ Tây nó niêm phong, mất trắng, coi gương Tunise, Ai Cập thì biết. Hoàng đế thiên triều biết điều đó, ngài biết bọn phiên bang dữ dằn ngày xưa đã tuyệt giống, chỉ còn cẩu tử, chúng không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc quy hàng.
Mà đúng vậy, có lẽ biết chỉ có cách âm thầm quy hàng là thượng sách. Âm thầm dâng biển, dâng đất, dâng rừng, dâng nhà máy. Cho lập những Đặc khu Trung Quốc, nơi đó toàn Trung Quốc, mà đếm nhân khẩu thì biết, đại đa số là tuổi lao động, đã qua huấn luyện quân sự.
Những vùng đất đó Công an, Bộ đội Việt đứng ngoài. Thực chất nó là những binh đoàn Trung Quốc vào đóng quân hợp pháp trên đất Việt. Nó sẽ có quốc tịch Việt Nam (như Việt Nam đã di dân, di lính qua Căm Bốt và làm giấy quốc tịch Miên) Trung Quốc càng ngày càng mang lính và dân đi khắp lãnh thổ Việt Nam.
Nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, ta giao hết cho cái mồm em Phương Nga, bài cũ cứ thế mà hót. Phản đối, yêu cầu tôn trọng chủ quyền… Khi thấy đồng bào bứt xúc quá, e nổ lớn thì xin phép vua cha cho chúng thần nổ một tí cho hạ nhiệt, thiên triều bèn đóng kịch xuống nước, thế là 700 thằng lề phải gáy hồ hởi bài đảng quang vinh to phải biết. Các hợp đồng kinh tế, thực chất là triều cống, chì có tiền ra mà không có tiền vào.
Đến khi hồng quân Mao đóng chật hết đất Việt thì … tự nhiên Việt Nam thành Tây, không phải Tây Phương mà là Tây Tạng.
Bộ Chính Trị thì xuống làm huyện uỷ, vẫn còn được tí bổng lộc, có còn hơn không. Chỉ khổ cho dân Việt. Bắt đầu Bắc thuộc lần thứ 5, bắt đầu năm 2012.
Bây giờ Việt Nam giống thời Lê chiêu Thống ngày xưa, được cai trị bởi một động vật không xương sống –như con giun với Ba Ba, Lú..., chỉ biết cong lưng quỳ gối trước giặc.
Ngày xưa đất nước đã gặp vận may có một con mãnh sư là Nguyễn Huệ. Con mãnh sư không thể ngồi xuống nói chuyện với con giun. Con mãnh sư không phải xin phép con giun để đi biểu tình tỏ lòng yêu nước.
Ngày nay ta không biết hồn thiêng song núi, tổ tiên có độ cho con cháu có một con mãnh sư Nguyễn Huệ nữa không, nhưng những việc ta phải làm là:
Tất cả con dân Việt Nam, bất kỳ “con” gì, từ con chim sẻ đến con đại bàng, từ con kiến đến con voi, từ “con” trong nước đến “con” hải ngoại, tất cả ... hãy đứng lên, cùng một lòng cứu nước.
Các đứa con của Quang Trung hãy đứng lên, đạp bọn Việt gian .. trước, sau đó toàn dân dốc sức đánh giặc đừng nghe bàn dùi...ta mới giữ được nước.

Maria Ngọc
Nguồn danlambao
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả
Vietinfo biên tập, đặt tiêu đề
Bookmark and Share
Bình luận (3):
  • #1 Bài quá hay!!! (03-06-2011 07:07)
    Người gửi: Mướp Đắng
    Ngày nào cũng lên vietinfo đọc thông tin, nơi thông tin là sự thật, không che đậy bưng bít. Nói đúng cái tâm của mình. Không như báo nội, chỉ toàn nói về ngực, mông mấy con nhỏ gì đâu, nhìn mà muốn ói, chắc rồi cũng chỉ là đồ chơi cho Trung cộng... Vietinfo cứ đăng tải hết những tâm tình tâm huyết của chúng sinh. Thời gian không còn nhiều, hãy lên tiếng cho chân lý, cho sự thật, cho tình yêu... Kính chúc.
  • #2 lời hay ý đẹp (03-06-2011 08:41)
    Người gửi: người con việt
    Tất cả con dân Việt Nam, bất kỳ “con” gì, từ con chim sẻ đến con đại bàng, từ con kiến đến con voi, từ “con” trong nước đến “con” hải ngoại, tất cả ... hãy đứng lên, cùng một lòng cứu nước.

  • #3 danh duoi lu giac phuong bac (03-06-2011 09:56)
    Người gửi: kevi nguyen
    lieu ban co nham lan khong:??vua quang trung vi biet duoc am muu cua quan nha thanh chuan bi quan de danh nam viet...va vi the vua quang trung muon danh chan am muu cua nha thanh...va da dem quan danh nha thanh va lay duoc thanh trong vong mot thang..nhung vua quang trung da rut quan ve.chu ai bao la nhu ban noi dau???.nhung ma du sao thi vua ta thoi nay con phai hoc theo nhung vi anh hung do,biet dau bg chung ta quay lai thoi day thi truong sa va hoang sa la cua viet nam ...mang tieng thoi dai moi ki thuat moi,moi thu deu tien tien,.nhung manh dung cua cac nha lanh dao dau het rui??.viet nam con ton tai hay khong chinh la nho vao nhung nguoi con dan viet trong va ngoai nuoc chung tay gop suc gop cua de danh duoi giac phuong bac danh cho chung tan tanh,vi chung ta la con dan viet hay theo chan cua vua quang trung.danh lu giac phuong bac den tan thu phu cua chung...den luc chung ta phai doan ket rui

Trung Quốc luôn “đánh tráo tư liệu” về biển Đông

Luật sư Hoàng Ngọc Giao – nguyên Vụ phó Ban Biên giới Chính phủ:
Trung Quốc luôn “đánh tráo tư liệu” về biển Đông
Thứ Sáu, 3.6.2011 | 08:25 (GMT + 7)
“Việt Nam là dân tộc đã chịu nhiều đau khổ qua các cuộc chiến tranh, vì vậy đường lối đối ngoại của Việt Nam là đường lối hoà bình. Song, Việt Nam cũng không thể nhân nhượng khi bờ cõi bị xâm phạm, khi có một quốc gia khác chà đạp lên luật pháp quốc tế”.
Đó là chia sẻ với PV Lao Động của luật sư Hoàng Ngọc Giao - nguyên Vụ phó Ban Biên giới Chính phủ (nay là Ban Biên giới thuộc Bộ Ngoại giao). Ông từng là học giả Fulbright tại Boston (Mỹ).  
´ Vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nhóm họp để đưa ra tiếng nói của giới luật sư đối với hành vi Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Với tư cách một luật sư, một thành viên trong cuộc họp, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Trước hết, thái độ Trung Quốc trong câu chuyện này là thái độ của một nước lớn và bành trướng, thái độ bất chấp pháp luật quốc tế. Nếu hành xử theo pháp luật, đặc biệt là luật pháp quốc tế, không quốc gia nào ứng xử như  Trung Quốc, từ hành động ở hiện trường cho đến phát ngôn của chính phủ. Trong thực tế, không thấy ai ngang ngược đến vậy. Ngang ngược từ hành động: Đưa tàu hải giám đến vùng biển mà Trung Quốc không có bất cứ quyền nào ở đó đến việc Trung Quốc thể hiện hành vi đe dọa, cản trở hoạt động của một nước ven biển có quyền chủ quyền.
Chiếu theo Hiến chương LHQ, Trung Quốc đã vi phạm rất nghiêm trọng. Công pháp quốc tế là một nền tảng pháp lý, chính trị giữ cho ổn định quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia. Hiến chương LHQ ra đời năm 1945 sau Thế chiến II, với nguyên tắc quan trọng nhất được tất cả các quốc gia công nhận là cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ pháp lý.
Việt Nam chủ trương quan hệ với tất cả các nước một cách hòa bình. Chúng ta kiên định vì hòa bình, vì hợp tác, nhưng vẫn phải cứng rắn trong việc bảo vệ những lợi ích sống còn liên quan đến chủ quyền quốc gia trên bộ và trên biển.
Chúng ta cần phải có sức mạnh tổng hợp từ công luận, ngoại giao, chính trị, quốc phòng để giữ vững vùng biển thiêng liêng của tổ quốc.     Ảnh: TRÍ TÍN
Chúng ta cần phải có sức mạnh tổng hợp từ công luận, ngoại giao, chính trị, quốc phòng để giữ vững vùng biển thiêng liêng của tổ quốc. Ảnh: TRÍ TÍN
´ Rõ ràng, là một quốc gia thường trực của HĐBA LHQ, Trung Quốc phải hiểu hơn ai hết về Hiến chương LHQ, thưa ông?
- Chỉ riêng việc dùng vũ lực vi phạm chủ quyền trên biển đã làm cho Trung Quốc ngày càng mất uy tín, thể hiện chính sách đối ngoại của họ không phải dựa trên nền tảng hòa bình, mà dựa trên sự đe dọa và những hành vi của một nước lớn. Điều này càng làm mất uy tín của Trung Quốc không chỉ trong khu vực, mà còn với tư cách thành viên thường trực HĐBA LHQ. Không phải ngẫu nhiên thế giới dành quyền phủ quyết cho 5 quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Lẽ ra, Trung Quốc phải gương mẫu thực thi và áp dụng Hiến chương LHQ. Nhưng với hành động vi phạm ngang nhiên lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc đang làm mất đi tính chính thống của mình.
´ Diễn đàn an ninh Châu Á hôm nay (3.6) sẽ khai mạc tại Singapore, trong đó dự kiến vấn đề biển Đông sẽ được đề cập. Việt Nam nên tận dụng diễn đàn này như thế nào để nói lên tiếng nói của mình?
- Tôi rất mong vấn đề biển Đông sẽ được thảo luận rõ ràng tại Diễn đàn an ninh Châu Á. Đây có thể nói là một diễn đàn, một sinh hoạt chính trị quốc tế, do đó, lợi ích đan xen của các quốc gia rất lớn. Nếu vấn đề biển Đông được đưa ra sẽ mang lại khía cạnh tốt về mặt pháp lý.
Thêm nữa, Mỹ, Ấn Độ, Nga hay các nước ngoài khu vực cũng rất quan tâm đến câu chuyện tự do hàng hải, an ninh trên biển. Vì không ai có quyền biến biển Đông thành “ao nhà”. Liệu Trung Quốc có dám dùng tàu hải giám ngăn chặn sự đi lại của tàu thuyền quốc tế, dám tuyên bố với thế giới rằng đó là chủ quyền của mình để gây khó khăn không?
Trên thực tế, Trung Quốc đã từng làm điều đó với Mỹ và Mỹ thể hiện thái độ cứng rắn. Và cả thế giới thấy hành xử của Trung Quốc là không chấp nhận được. Vậy, tại sao giờ Trung Quốc lại hành xử với một nước nhỏ hơn, một quốc gia mà Trung Quốc đã đưa ra phương châm “16 chữ” hữu hảo. Liệu phương châm đó của Trung Quốc giờ còn đáng tin cậy không?
´ Theo ông, Việt Nam nên theo đuổi chiến lược nào để thể hiện tốt nhất quyền tự vệ chủ quyền trên biển?
- Tôi cho rằng, trong câu chuyện biển Đông, Việt Nam cần theo đuổi hai mục tiêu chính: Đó là chủ quyền biển đảo với Trường Sa, Hoàng Sa và có thái độ kiên quyết với việc Trung Quốc coi biển Đông là “vùng nước lịch sử”. Quan điểm của tôi là chúng ta phải thể hiện rõ lập trường đến LHQ. Cần có những khuyến cáo, phản đối đến LHQ dù mang tính đơn phương nhưng phải để cho thế giới biết tiếng nói của Việt Nam.
Ngoài ra, chúng ta cần phải có những nghiên cứu học thuật, pháp lý mang tính chuyên nghiệp và có báo cáo về tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề biển Đông. Đó sẽ là một tài liệu pháp lý quan trọng để thể hiện rõ các yêu sách của chúng ta là lẽ phải, là đúng luật pháp.
Chính phủ Việt Nam cần tạo điều kiện để các học giả, các nhà nghiên cứu có nhiều cơ hội công bố nghiên cứu, giao lưu với cả các học giả trong khu vực. Ta cần phải có sức mạnh tổng hợp từ công luận, ngoại giao, chính trị, quốc phòng.
Cần phải thấy, Trung Quốc đã có cả một chiến thuật để chiếm biển Đông. Trung Quốc đã cử nhiều học giả sang làm việc hay nghiên cứu tại các cơ sở nước ngoài, các quốc gia lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Họ công bố những cái gọi là chủ quyền của họ với Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông mà nhiều học thuật đã bị học giả chúng ta vạch mặt là “đánh tráo tư liệu”, thậm chí diễn giải một cách không đúng tư liệu lịch sử. Nhưng họ vẫn làm. Họ tung hỏa mù khắp nơi.
- Xin cảm ơn ông!
    Phương Thuỷ thực hiện
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. Báo Lao động điện tử có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết. Những bài viết này sẽ không được trả nhuận bút)

Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?

Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?
Cập nhật lúc :10:40 AM, 03/06/2011
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài phân tích đánh giá chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Dưới đây là nội dung bài viết này:
Trong thời gian gần đây, Mỹ - Nhật tăng cường bố trí quân tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Một báo cáo của Mỹ cho biết, Không quân Trung Quốc hoàn toàn có khả năng cải tiến máy bay J-7 thành máy bay không người lái để giành quyền chủ động trên chiến trường.

Đồng thời báo Hong Kong Asia Sentinel cũng chỉ ra cho dù Mỹ liên minh với Nhật và bán vũ khí cho Đài Loan cũng không thể phá vỡ được chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc. Có hai lý do dẫn tới điều này:

Sức mạnh Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là có hạn

Ưu thế của Không quân và Hải quân Mỹ trên biển Thái Bình Dương là có hạn. Theo báo cáo của Mỹ, tươn quan lực lượng Trung Quốc và Không quân Mỹ trong vấn đề Đài Loan cho thấy: Dù Mỹ ở vị trí chi phối, nhưng không thể đảm bảo thắng lợi.

Ông Andrew Davis, Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cho biết: Chiến tích (kinh nghiệm chiến tranh được tích lũy) 1của máy bay chiến đấu của Mỹ cùng Trung Quốc có tỉ lệ là 6:1, Không quân Trung Quốc có đủ lực lượng đối phó với các máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ.

Ông Davis nhấn mạnh, cất cánh từ đảo Guam và Okinawa, các máy bay chiến đấu Mỹ sẽ có nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhất là tầm tác chiến quá xa. Do đó, số lượng các cuộc tấn công lực lượng không quân Trung Quốc sẽ được tổ chức nhiều hơn, thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đối với các mẫu hạm của Mỹ, Davis đã nhấn mạnh: "Vấn đề là khi các tàu sân bay Mỹ tham gia trận chiến thực sự có dám vào gần đối phương?" Trước đó, Robert Willard, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã có những tiến triển bước đầu.

Theo một báo cáo của Aviation Week, ở Kosovo và Iraq, Mỹ triển khai rất nhiều các loại vũ khí công nghệ cao để tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhưng các mô hình tác chiến này đối với trung Quốc không hẳn có hiệu quả.

Davis nói, nền tảng của “viên đạn bạc" này (vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay chiến đấu tiên tiến) không phát huy được hết tác dụng của nó. Davis suy đoán rằng, "Trung Quốc có hàng ngàn chiếc máy bay chiến đấu MiG -21 (gồm cả biến thể nội địa J-7), liệu rằng Không quân Mỹ có khả năng tiêu diệt được tất cả các máy bay này?”.

Dù các học giả phương Tây và các chuyên gia quân sự luôn cho rằng sức mạnh quân sự Trung  Quốc không đúng như những gì đã “quảng cáo”, nhưng cần nhận thức rằng, các chiến hạm hoặc các máy bay chiến đấu tiên tiến đang ngày càng gia tăng thực lực cho Quân đội trung Quốc.

Tàu ngầm Trung Quốc trở nên nguy hiểm

Sau khi xảy ra sự việc chìm tàu Cheonan, tàu sân bay Mỹ nhiều lần tiến hành tập trận chống ngầm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản cũng bắt đầu tăng cường khả năng giám sát trên không và biển, và rõ ràng là hướng vào Trung Quốc.

Các nhà phân tích thế giới cho rằng Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng để bao vây Hải quân Trung Quốc nhằm phá vỡ chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên”.

Nhưng báo Asia Sentinel cho rằng tàu ngầm của Hải quâu Trung Quốc có đủ khả năng phá vỡ sự phong tỏa của Mỹ và Nhật Bản.

Theo báo cáo, Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có đủ khả năng để kiểm soát vùng biển rộng 500 hải lý, có nghĩa là chỉ có sự cho phép của Trung Quốc, thì mẫu hạm của Mỹ mới có thể tiến đến gần bờ biển Trung Quốc.

Quan trọng hơn, các vùng biển xung quanh Đài Loan, đã trở thành khu vực an toàn của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Tháng 2/2009, một tàu ngầm của Trung Quốc từ eo biển Đài Loan vượt qua vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay cả các “đôi mắt thần” của máy bay trinh sát P-3C của Nhật Bản cũng rất khó khăn để “bắt” tàu ngầm của Trung Quốc. Mỹ cũng đã gửi một loại thiết bị giám sát các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc nhưng không có hiệu quả Do đó, có thể nói Mỹ và Nhật Bản đã mất khả năng theo dõi các tàu ngầm này.

Là một phần trọng yếu trong chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên" nhưng khả năng của tàu ngầm Đài Loan là rất yếu. Gần đây, Quân đội Đài Loan đã tiết lộ kế hoạch mua 12 máy bay chống tàu ngầm P-3C, nhưng các nhà phân tính nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Báo Asia Sentinel đánh giá sức mạnh tàu ngầm của Hải quân Đài Loan mạnh hơn Hải quân Israel, nhưng khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Đài Loan lại rất thấp.

Tạp chí Tin tức quốc phòng của Mỹ cũng thừa nhận rằng, tất cả dự án bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan chỉ là tượng trưng. Quân đội nhân dân Trung Quốc hoàn toàn có thể phá vỡ được thế bao vây của Mỹ.
Hoàng Long
Minh An
Đó cũng chỉ là những nhận định và những ý tưởng hão huyền của Trung Quốc. Trung Quốc phải nên nhớ rằng sau lưng Mỹ còn có cả Khối liên minh Bắc Đại Tây Dương. Đi đâu làm gì cũng là Mỹ chỉ đạo cả khối NATO.

Thử hỏi khi xảy ra chiến tranh với Mỹ, Trung Quốc sẽ xử trí thế nào? Đông có Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Tây có NATO. Trung Quốc đừng quá ảo tưởng về sức mạnh hiện tại.


Trung Quốc và chiến lược chia nhỏ Đông Nam Á

Trung Quốc và chiến lược chia nhỏ Đông Nam Á
Cập nhật lúc :9:46 AM, 03/06/2011
Trong chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á có một vai trò cực kỳ quan trọng.
Có thể nói các nước Đông Nam Á đang nắm trong tay chiếc chìa khóa hướng ra biển lớn của Trung Quốc. Giải quyết mối quan hệ với các quốc Đông Nam Á đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia này.

Chia nhỏ các tranh chấp trong khu vực

Đông Nam Á án ngữ biển Đông (phía Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa hay Nam Hải), nơi có 21/39 tuyến hàng hải quốc tế từ Trung Quốc đi qua khu vực này. Đông Nam Á cũng là khu vực có các quốc gia có tranh chấp  trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên biển Đông.

Từ lâu Trung Quốc luôn tìm mọi cách để phản đối sự đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực. Đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực là cơ hội để Mỹ can thiệp vào khu vực này. Họ luôn muốn giải quyết các tranh chấp theo phương thức đàm phán song phương. Lúc đó với sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự đang có họ sẽ có được kết quả có lợi nhất cho mình. Đồng thời, Bắc Kinh luôn phản đối sự hợp tác của các quốc gia Đông Nam Á với nước ngoài  trong các dự án khai thác tài nguyên trên biển Đông.

Bên cạnh đó, các nước trong khối ASEAN chưa đạt được sự thống nhất cao trong cách giải quyết các tranh chấp, đây là cơ hội tốt để Trung Quốc chia nhỏ ASEAN.

Duy trì tranh chấp trong chiến lược "nước chảy đá mòn"

Từ lâu các nước Đông Nam Á muốn có được một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để các tranh chấp trong khu vực không lâm vào ngõ cụt, tránh các nguy cơ xung đột. Song Trung Quốc năm lần bảy lượt trì hoãn vấn đề này. Họ chỉ đáp ứng các yêu cầu của các nước Đông Nam Á một cách nhỏ giọt. 

Mãi đến năm 2002, Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) mới được ký kết, và cả hai bên Trung Quốc và ASEAN mới chỉ thống nhất nâng cấp DOC thành một Bộ Quy tắc ứng xử COC có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Nhưng 9 năm trôi qua, Trung Quốc vẫn “án binh bất động”, bên cạnh đó các nước ASEAN cũng không thực đạt được sự nhất quán trong vấn đề này.

Đầu năm 2011, ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết: “Các bên đã mất quá nhiều thời gian để xem xét các nguyên tắc chỉ đạo. Nếu chúng ta tiếp tục để tình hình im lìm và bất động, nó có thể tạo ra những phức tạp không cần thiết”. Đó là cơ hội trời cho với Trung Quốc, trong lúc ASEAN chưa tìm được lối ra cho chính mình, Bắc Kinh có thêm nhiều thời gian để cũng cố yêu sách của mình trên biển Đông.

Trong thời gian qua họ liên tục tổ chức, quảng cáo  các chuyến du lịch  trên biển Đông, gia tăng các hoạt động khai thác tài nguyên trên các vùng biển tranh chấp. Nếu ASEAN không nhanh, dần dần thế giới chỉ biết đến biển Đông như là một phần của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc tấm bản đồ với đường “lưỡi bò”chiếm đến 80% diện tích biển Đông. Họ đưa ra những tuyên bố hết sức vô lý bất chấp sự phản đối của ASEAN. Bắc Kinh hiểu rõ tuyên bố này vi phạm công ước về Luật biển 1982, trái với tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC), đồng thời, cũng biết chắc các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có tranh chấp với Trung Quốc về lãnh hải sẽ phản đối tới cùng yêu sách này. Điều đó có nghĩa họ không muốn kết thúc các vấn đề tranh chấp này.

Duy trì sự tranh chấp là cơ hội củng cố các yêu sách của mình. Một bên tiếp tục đưa ra yêu sách, một bên tiếp tục phản đối. Đồng nghĩa với các tranh chấp không có lối ra.

"Chia để trị"

Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục cũng cố và nâng tầm đối tác chiến lược với một số nước Đông Nam Á không có tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ, đặc biệt là các nước có nền kinh tế yếu trong ASEAN.

Tháng 12/2010, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai bên đã nhất trí nâng mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Campuchia. Trung Quốc cũng đã nâng mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược với Lào. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các quốc gia này, nhằm trói buộc các nền kinh tế non yếu này. Trung Quốc cũng có những động thái tích cực để đẩy mạnh quan hệ song phương với Myanmar.

Theo Tạp chí Kanwa, thời gian qua Trung Quốc liên tục gia tăng bán vũ khí cho các quốc gia ĐNA, đặc biệt là các quốc gia không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển, đảo.

Hiện tại, Thái Lan là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài hợp đồng bán 2 tàu tuần tra Type-053H3, Thái Lan cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mua tên lửa chống hạm C-802A tầm bắn 180km. Hai bên đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất pháo phản lực bắn loạt WS-1B. Đây là dự án hợp tác phát triển công nghệ tên lửa lớn nhất của quân đội Thái Lan. Một bạn hàng quan trọng khác của Trung Quốc ở khu vực là Myanmar, nước này có truyền thống hợp tác quân sự lâu đời với Trung Quốc. Nhiều vũ khí trong Quân đội Myanmar có nguồn gốc từ Trung Quốc như xe tăng MBT-2000, Type-69II, Type-59D, máy bay K-8, J-7, Q-5, Y-8... Với Campuchia, phần lớn các tàu chiến trong biên chế của Hải quân nước này có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong các cuộc mua bán, “giá cả phải chăng” là điểm mạnh để vũ khí Trung Quốc len lỏi vào Đông Nam Á, qua đó gây ảnh hưởng tới các quốc gia mua.

Hiện tại, trong khu vực, chỉ có Việt Nam, Philippines và Brunei là 3 quốc gia duy nhất Trung Quốc không xúc tiến các hợp đồng bán vũ khí lớn.

Đã đến lúc ASEAN cần phải đoàn kết hơn, thống nhất trong cách giải quyết các tranh chấp trong khu vực. Một ASEAN đoàn kết sẽ là đối trọng để giải quyết các tranh chấp trong khu vực với Trung Quốc.

Một chuyên gia nghiên cứu về biển Đông từng nói rằng “Chia nhỏ miếng bánh để mọi người cùng hưởng, còn hơn là cố giành lấy về mình để rồi mất trắng”.
Quốc Việt
manh cuong
Các nước Asean cần đoàn kết để tạo sức mạnh trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông.


Biển Đông nhỏ chưa hẳn yếu

Biển Đông nhỏ chưa hẳn yếu
SGTT.VN - Có thể coi vụ cắt cáp tàu Bình Minh II ngày 26.5, qua phân tích của TS Nguyễn Ngọc Trường, là một mũi tên nhắm tới nhiều đích như thăm dò phản ứng của ASEAN, của Mỹ và là một kiểu chiến tranh cân não. Từ phản ứng của các bên liên quan về phép thử, người bắn tên sẽ phải cân nhắc hành động trong giai đoạn tới.
Huyện đảo Lý Sơn, nơi cung cấp nhân lực khai thác và bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa dưới triều Nguyễn. Ảnh: Minh Thu
Không khó để nhận ra các động cơ của Trung Quốc khi cho ba tàu hải giám Trung Quốc gây sức ép và phá những thiết bị nghiên cứu, cắt đứt dây cáp nối tàu Việt Nam với các thiết bị khảo sát đáy biển tại khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam ngày 26.5 vừa rồi. Cùng với vụ này là hàng loạt các vụ tàu đánh cá Trung Quốc kéo vào đánh, cướp nguồn tài nguyên biển trong hải phận Việt Nam, hành hung ngư dân Việt Nam.
Vụ 26.5 phơi bày ý đồ của Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch lấn chiếm Biển Đông. Và nó sặc mùi dầu lửa.
Sặc mùi dầu lửa
Ba ngày trước đó, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng nước sâu 3.000m đã được một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải bàn giao cho tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Trước đây, CNOOC chỉ khai thác ở vùng biển có độ sâu từ 300m trở lại. Với giàn khoan mới vừa hạ thuỷ, Trung Quốc tiến từ thềm lục địa ra biển sâu, giành quyền chủ động trong khai thác dầu khí ở Biển Đông, góp phần giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc. Phương châm là, “ai đến trước thì được trước”.
Với việc ráo riết gây sức ép với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc bắt đầu triển khai giai đoạn mới cụ thể hoá việc đòi chủ quyền theo “đường lưỡi bò”, chiếm 80% Biển Đông. Kế hoạch này kết hợp với ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc diễn ra suốt từ cuối năm ngoái đến nay để tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á, nhằm gây trở ngại cho ASEAN đưa ra lập trường chung tại các cơ chế ASEAN-2011. Vụ 26.5 là một động thái thăm dò mức độ phản ứng của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Thăm dò Mỹ
Điệu kèn của ASEAN tuy có đôi phần ngập ngừng nhưng nhận thức chung, như được phản ánh qua xã luận của báo Dân Tộc (Thái Lan): Quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc đang bị thử thách mạnh mẽ và sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu xảy ra xung đột Biển Đông. Tuyên bố của hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Jakarta ngày 31.5, thống nhất nhận định Biển Đông là vấn đề đa phương, đồng thời khẳng định chủ quyền lãnh hải với “đường chín điểm” trên bản đồ của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích và là không phù hợp.
Trung Quốc cũng muốn thăm dò phản ứng Mỹ sau các cuộc tiếp xúc ngoại giao và quân sự dồn dập vừa qua tại Washington. Nhưng người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31.5, khẳng định Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở Biển Đông và ủng hộ tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông. Ngày 31.5, tư lệnh bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert F. Willard, nói với bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, cho biết người Mỹ muốn tham gia đối thoại phi chính thức với các bên đòi chủ quyền trên Biển Đông để giải thích lý do quân Mỹ có mặt tại vùng biển này. Qua đối thoại, người Mỹ “muốn bảo đảm tài nguyên khoáng sản có thể được chia sẻ và sử dụng để phát triển các nước và vùng lãnh thổ liên quan”.
Đài Tiếng nói nước Nga bình luận rằng, bằng hành động cứng rắn ngang nhiên của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các nước láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện mong muốn Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh.
Xuất khẩu xung đột
Sáng 23.5.2011, hàng trăm người chăn gia súc Mông Cổ biểu tình chống lại những công nhân mỏ người Trung Quốc giết hại gia súc và huỷ hoại đồng cỏ của họ. Ảnh: Reuters
Một kịch bản khác cũng được các nhà nghiên cứu thông thạo về Trung Quốc lưu tâm liên quan đến tình hình căng thẳng đang gia tăng tại Nội Mông (Trung Quốc). Joseph Cheung, giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học Hong Kong, nói rằng các vấn đề ở Nội Mông là một khu vực sắc tộc nhạy cảm tương tự như Tây Tạng và Tân Cương thường xảy ra các biến động, phản ánh các bất mãn ngày càng tăng trong xã hội chính mạch Trung Quốc.
Xưa nay Bắc Kinh vẫn thường chủ trương “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc đại trị”. Họ thường xuất khẩu xung đột ra bên ngoài để đánh lạc hướng sự chú ý dư luận trong nước mỗi khi có vấn đề nội bộ. Biển Đông với những tranh chấp lãnh thổ phức tạp, muốn làm cho dậy sóng lúc nào chẳng được.
Vụ 26.5 còn là cách người Trung Quốc nắn gân các nước láng giềng, một kiểu chiến tranh cân não theo kiểu cổ điển nhất. Trung Quốc mấy năm vừa qua áp dụng hàng loạt biện pháp “an ninh (chiến tranh) phi truyền thống” đối phó với các nước láng giềng trên Biển Đông. Sắp tới nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục leo thang các hành động khiêu khích nghiêm trọng hơn nữa.
Nhưng nước nhỏ chưa hẳn là yếu, nước lớn chưa hẳn là mạnh. Xung đột trên biển thắng thua khó phân định. Nếu trả giá thì hai bên cùng phải trả giá. Cho nên chưa có nước nhỏ nào mất một tấc thềm lục địa chỉ vì nước lớn có nhiều tàu to súng lớn. Nếu các bên liên quan như Việt Nam, Philippines, Malaysia không bày tỏ lập trường kiên quyết thì Trung Quốc sẽ lấn tới.
Một vài cách nhìn thiển cận của dân mạng hay các học giả nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc vừa qua chắc rằng không đại diện cho lý trí và quan điểm thực tiễn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Trên Biển Đông còn có cục diện chính trị – an ninh thế giới. Trên Biển Đông còn có đại cục của Trung Quốc. Và còn có các mối liên hệ quan trọng mà Trung Quốc với các nước láng giềng phương Nam, trong đó có Việt Nam, dày công xây đắp trong gần hai thập kỷ vừa qua.
TS Nguyễn Ngọc Trường

Các nền kinh tế vững chắc: Trung Hoa đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ và Việt Nam

Các nền kinh tế vững chắc: Trung Hoa đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ và Việt Nam

Trung Hoa đứng trên Ấn Độ trong các nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất

Ngày 27 tháng Năm (Bloomberg) - Trung Hoa đứng đầu trong danh sách 22 nền kinh tế mới nổi của châu Á, như là một nước có nhiều khả năng duy trì được mức độ tăng trưởng nhanh và vững vàng trong 5 năm tới, theo báo cáo "Bloomberg Economic Momentum Index for Developing Asia".

Trung Hoa đạt 76.2% trong bảng xếp hạng của 16 lĩnh vực, trong đó có cạnh tranh kinh tế, trình độ giáo dục, di cư đô thị, xuất khẩu công nghệ cao và mức độ lạm phát đã phản ánh một đất nước có khả năng tiếp tục gặt hái được tốc độ tăng trưởng cao. Ấn Độ đứng thứ 2 với 64,1%, tiếp theo là Việt Nam với 61,9%. Đông Timo đứng cuối bảng xếp hạng với 25,3%

Chỉ số chỉ ra rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa và Ấn Độ là bền vững và nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn dắt tốc tộ tăng trưởng toàn cầu do Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản bị tụt hậu phía sau. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 3 quốc gia đứng đầu châu Á này trong bảng xếp hạng tăng trưởng tối thiểu 5.4% mỗi quý tính trung bình từ các năm 2008, 2009 trong khi Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản rơi vào suy thoái.

“China has a proven track record, as they have maintained superior growth for a long time,” said Dariusz Kowalczyk , senior economist at Credit Agricole CIB in Hong Kong. In particular, the Chinese government “demonstrated their ability to manage the global crisis.”

"Trung Hoa có một kỷ lục đã được chứng minh, vì họ đã duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong một thời gian dài", ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Credit Agricole CIB tại Hồng Kông cho biết. Trong đó, chính phủ Trung Quốc "đã chứng minh năng lực của mình để quản lý các cuộc khủng hoảng toàn cầu".

Trong vòng 30 năm qua, nền kinh tế Trung Hoa đã mở rộng trong bình 10% mỗi năm do kịp thời cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và cho phép nhiều hơn các đầu tư nước ngoài. Xung quanh các nền kinh tế với GDP trên 1 ngàn tỷ USD, Ấn Độ vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau Trung Hoa năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng 8.2% trong quý 4 năm 2010.

Sự sụt giảm của cổ phiếu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ vào khoảng 2.6% năm nay, của khu vực châu Âu là 2% và của Nhật Bản là 0.9%

Tuy nhiên, thành tích kinh tế của các nước dẫn đầu này vẫn không được phản ánh lên thị trường chứng khoán trong suốt 12 tháng qua. Việt Nam và Trung Hoa là 2 quốc gia có chỉ số chứng khoán xấu nhất trong số 22 chỉ số mạnh được Blooberg theo dõi.

Xếp thứ tư, Mông Cổ, nơi bùng nổ ngành khai khoáng đang thúc đấy nạn lạm phát và làm mất giá đồng tiền, lại có một thị trường chứng khoán mạnh thể hiện mạnh nhất trong 12 tháng qua. Chỉ số 2o chứng khoán đứng đầu MSE đã tăng hơn 2 lần trong thời gian đó. Sri Lanka, xếp thứ 14 trên 22 nước trong bảng xếp hạng của Blooberg, có chỉ số chứng khoán đứng thứ 2, với việc tăng 82% chỉ số chứng khoán.

Rủi ro

Chỉ số Blooberg này có thể phóng đại sự so sánh giữa Trung Hoa với Ấn Độ và các nước còn lại, một phần vì các số liệu chính thức bị không thể hiện đúng các loại nợ, Victor Shih, một giáo sư nghiên cứu về hệ thống tài chính Trung Hoa tại Northwestern University in Evanston, Illinois, cho biết.

Trung Hoa có thể sẽ phải đối mặt với cú sốc kinh tế, chính trị làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Fitch Ratings cho rằng, trong tháng Ba, Trung Hoa đối mặt với 60% nguy cơ khủng hoảng ngân hàng vào giữa năm 2013 do hậu quả của việc cho vay kỷ lục và tăng giá bất động sản. Đình công, bạo loạn, biểu tình cũng sẽ gia tăng, gấp đôi trong 5 năm lên tới 180,000 vụ năm ngoái, theo Sun Lipping, một giáo sư xã hội học của Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh.

Chỉ số Bloomberg xếp một số quốc gia có mức tăng trưởng vào hàng cao nhất thế giới trong vài thập kỷ qua, bao gồm Malaysia, Thái Lan vào sau Việt Nam, nước xếp thứ 3 và Bangladesh, nước xếp thứ 5.

Chỉ số này đặt ra trọng số 10% cho mỗi một trong bốn nhóm sau: Sự cạnh tranh của cấu trúc thị trường, mà lợi ích mang lại là có ít hơn các công ty quốc gia thống lĩnh thị trường chứng khoán; Chất lượng của lực lượng lao động, bao gồm trình độ giáo dục, độ tuổi lao động, và tốc độ phát triển của các ấn phẩm tạp chí khoa học; Tổng tiết kiệm quốc gia theo phần trăm GDP; sự tăng trưởng của xuất khẩu công nghệ cao.

12 lĩnh vực còn lại có trọng số 5% mỗi loại, bao gồm tăng trưởng GDP đầu người điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt, tăng trưởng GDP so với thế giới, mức độ ổn định của tỷ lệ lạm phát, đa dạng hóa các đối tác thương mại cấp cao, gánh nặng nợ công và bên ngoài, chi phí vay vốn, giá trị ròng FDI và sự tàn phá rừng. Bốn "nhân tố kết dính" bao gồm tính đồng nhất dân tộc và tôn giáo, bình đẳng thu nhập, tốc độ đo thị hóa và xóa đói giảm nghèo, và sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp

Tuesday, May 31, 2011

18 sự thật về Trung Hoa khiến bạn phải suy nghĩ

Nguồn: http://www.businessinsider.com/facts-about-china-blow-your-mind-2011-5#

Đây là những câu chuyện kỳ lạ mà có thể bạn đã từng nghe về Trung Hoa, một đất nước lớn nhất thế giới vẫn khiến cho bạn phải giật mình.
Tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa như giờ đây chưa từng có trong tiền lệ. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một nền kinh tế mới nổi đã chuyển mình trở thành một võ sỹ địa chính trị mà có thể nói chuyện tay đôi với Ben Bernanke (Chủ tịch FED - Cục dự trữ liên bang Mỹ).
Dù muốn dù không, Trung Hoa đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy cùng hy vọng cho nó không bị sụp đổ.

#1: Trung Hoa tiêu thụ 53% xi măng, 48% thép và 47% than đá của thế giới và một lượng lớn các mặt hàng chính yếu khác (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thực phẩm,..)


#2: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Hoa nhanh gấp 7 lần so với Mỹ trong vòng 1 thập kỷ qua (316% so với 43%)

#3: GDP đầu người của Trung Hoa đứng thứ 91 trong các nước có GDP thấp nhất thế giới, dưới cả Bosina & Herzegovina.

#4: 85% cây thông Giáng sinh nhân tạo được sản xuất tại Trung Hoa. Tương tự như vậy là 80% đồ chơi (được làm tại Trung Hoa)

#5: Nếu dành toàn bộ thu nhập 1 năm cho việc mua nhà, một cư dân mức trung bình ở Bắc Kinh chỉ có thể mua được 10 feet vuông (1 foot = 0,3048m) tức là khoảng 3m vuông.
Tất nhiên là không ai có thể tiêu toàn bộ thu nhập 1 năm vào việc mua nhà được.
Một mét vuông nhà ở Bắc Kinh có giá trung bình 26,000 Nhân dân tệ (tương đương 3,800 USD), nhưng thu nhập đầu người là 2,000 Nhân dân tệ/tháng, theo Asia Times.

#7: Trung Hoa tiêu thụ 50,000 điếu thuốc lá mỗi giây. (Hút ít quá, cần phải hút nhiều hơn nữa cho thế giới được nhờ)

#8: Tàu "cao tốc" nhanh nhất của Mỹ cũng chỉ chạy bằng 1/2 so với tàu của Trung Hoa chạy tuyến Thượng Hải - Bắc Kinh (150 dặm/ giờ của Mỹ so với 302 dặm/giờ của Trung Hoa)

#9: Sa mạc khổng lồ Gobi của Trung Hoa rộng bằng nước Peru và đang mở rộng 1,400 dặm vuông mỗi năm do cạn kiệt nguồn nước, tàn phá rừng và nạn chăn thả bừa bãi (Peru, một nước nằm ở phía Tây châu Nam Mỹ, giáp Brasil, Chile, Bolivia,.. có diện tích khoảng 1,285 triệu km vuông)

#10: Trung Hoa có 64 triệu căn hộ bỏ hoang, bao gồm các thành phố trỗng rỗng toàn bộ:

#11: Trung tâm thương mại lớn nhất thế giới tại Trung Hoa, nhưng vẫn để trống tới 99% diện tích từ năm 2005 đến nay.
Nguồn: Daily Mail

#12: Mỗi năm, có khoảng 10,000 người Trung Hoa bị tống vào các nhà tù "đen" mà không cần bị kết án.
Nguồn: Human Rights Watch. Nhà tù "đen" xuất hiện kể từ sau việc cấm giam giữ tùy tiện. Tù nhân trong các nhà tù này bị bỏ đói, hãm hiếp và bị lạm dụng.

#13: Đến năm 2025, Trung Hoa sẽ xây dựng số tòa nhà chọc trời đủ để đặt vào MƯỜI thành phố cỡ New York.

"Tới năm 2025, 40 tỷ mét vuông sàn sẽ được xây dựng - trong 5 triệu tòa nhà. 50,000 trong số những tòa nhà đó sẽ là các tòa chọc trời, tương đương mười thành phố New York". Nguồn Mckinsey, "Preparing for China's urban billion"

#14: Đến năm 2030, Trung Hoa sẽ tăng thêm dân số thành thị nhiều hơn toàn bộ dân số Hoa Kỳ.

"Đến năm 2030, các thành phố của Trung Hoa sẽ được tăng thêm 350 triệu người- số tăng thêm này còn nhiều hơn cả dân số nước Mỹ ngày nay". Nguồn Mckinsey, "Preparing for China's urban billion"

#15: Số người theo đạo Thiên chúa giáo của Trung Quốc nhiều hơn cả ở nước Ý.
Do việc phát triển nhanh chóng của Thiên Chúa giáo tại Trung Hoa, hiện nay nước này ước tính có tới 54 triệu người Thiên chúa giáo, trong đó 40 triệu người theo Tin lành và 14 triệu người theo Công giáo.
Nước Ý hiện nay có dân số 60 triệu người, trong đó 79% là theo Thiên Chúa giáo, điều này có nghĩa là có khoảng 47,7 triệu người theo Thiên chúa giáo, ít hơn 12% so với Trung Hoa.

#16: Người Trung Hoa tin vào sự tiến hóa gấp hai lần người Mỹ
Một điều ấn tượng là 74% người Trung Hoa tin vào sự tiến hóa, nhiều hơn Mexico (69%), Argentina (68%) và Anh Quốc (68%)
Chỉ có Nga (48%). Mỹ (42%), Nam Phi (41) và Ai Cập (25%) vẫn hoài nghi về học thuyết của Darwin.
Nguồn: British Council

#17: Trung Hoa đưa ra xử tử hình số người nhiều gấp ba lần phần còn lại của thế giới cộng lại. Để tăng năng suất xét xử, họ thậm chí còn sử dụng cả xe hành hình lưu động.

Trung Hoa đã thực hiện ít nhất 1,718 vụ hành hình trong năm 2008, nhiều gấp 3 lần phần còn lại của thế giới, theo tổ chức Ân xá Quốc tế. Một số phân tích cho rằng con số hàng năm lên đến 6,000 vụ.

Rất nhiều các vụ hành hình được thực hiện trên đường phố, sử dụng các phương tiên lưu động được thiết kế bởi Jinguan Motor: "Nhà xản suất xe tải hành hình này cho rằng các phương tiện và thuốc tiêm là sự thay thế văn minh cho các đội xử bắn, nó kết thúc sự sống của người bị kết tội nhanh hơn, lâm sàng hơn và an toàn hơn. Việc chuyển đổi từ xử bắn sang tiêm thuốc là dấu hiệu cho thấy Trung Hoa "đang thúc đẩy quyền con người", Kang Zhongwen cho biết, ông là người thiết kế xe tải hành hình Jinguan Motor, mà "Quỷ" Zhang (còn gọi là Zhang 9 ngón, do bị bố cắt 1 ngón tay khi bắt quả tang ăn trộm, sau này trở thành tên tội phạm khét tiếng cướp của, hiếp dâm,..) đã được ngồi lần cuối cùng trên chiếc xe đó.

#18: Khi bạn mua các cổ phiếu Trung Hoa, về cơ bản, bạn đang đầu tư vào Chính phủ Trung Hoa. Tám trên mười công ty chứng khoán hàng đầu của sàn giao dịch Thượng Hải là các công ty Nhà nước.

Tám trong mười cổ phiếu lớn nhất sàn giao dịch CK Thượng Hải không nói lên điều nhưng đó là các công ty Nhà nước, bao gồm:

1. PetroChina
2. Industrial and Commercial Bank of China
3. Sinopec
4. Bank of China
5. China Shenhua Energy Company
6. China Life Insurance Company
7. Bank of Communications
8....
Nguồn: Wikipedia etc.

#18*: Bonus: GDP Trung Hoa có thể vượt Mỹ trong vòng chưa tới 15 năm nữa.
"Tốc độ tăng trưởng của Trung Hoa sẽ được củng cố bởi sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi, trong đó sẽ chiếm khoảng 70% tăng trưởng GDP toàn cầu trong thập kỷ tới, Jun Ma, Kinh tế trưởng Trung Hoa Đại Lục của ngân hàng Deutsche Bank cho biết trong một hội nghị đầu tư tại Hồng Kông"

"Tới những năm đầu 2020, Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ về GDP, Ma cho biết, lưu ý rằng dự báo đã có những bước tiến đáng kể so với quan điểm của ông từ cách đây 2 năm.

"Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Trung Hoa có thể vượt qua Mỹ trong 10 năm tới, một khoảng thời gian kéo theo việc tăng giá dần dần của đồng Nhân dân tệ", Ma nói"
Nguồn: MarketWatch

#18**: Bonus: Điều gì sẽ xảy ra nếu như Trung Hoa sụp đổ?
10 bang của Hoa Kỳ sẽ bị bức tử nếu Trung Hoa làm chậm lại quá trình nhập khẩu.

Trung Hoa đang ngày càng giận giữ với việc Ben Bernanke cam kết về một đồng Đô la yếu hơn.

Họ sẽ đáp lại như thế nào?
Cuộc chiến thương mại dường như có thể xảy ra. Hãy nhớ lại vụ cấm xuất khẩu đất hiếm sau một vụ tranh chấp ngoại giao với Nhật Bản.
Mười bang xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Hoa sau đây sẽ có nhiều thứ để mất, theo số liệu từ Hội đồng thương mại Hoa Kỳ - Trung Hoa.


Saturday, May 21, 2011

"Cuộc chiến" giữa Trung Hoa và Việt Nam như là công xưởng tương lai của thế giới

Đọc để thấy rằng, dù có muốn đi theo Trung Hoa, vẫn còn rất rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được lợi thế cạnh tranh với họ.
=======================================


Ngày 20 tháng Năm - Là một "Sự thay thế của Trung Hoa" trong toàn bộ nền sản xuất có hiệu quả và chất lượng, không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã và đang vươn lên, thế nhưng ngành công nghiệp và phát triển thị trường đóng vai trò quyết định trong việc chuyển tới Việt Nam. Với các ngành công nghiệp như may mặc và sản xuất đồ chơi, nơi mà giá thành sản xuất thấp là mối quan tâm hàng đầu, thị trường lao động sẽ phản ứng rất nhanh nhạy với việc gia tăng chi phí nhân công, do đó sẽ yêu cầu cắt giảm chi phí đầu vào như là mặt bằng và lao động. Đối với các tập đoàn đa quốc gia lớn, điều này có thể dẫn đến việc xây dựng một cơ sở sản xuất ở Việt Nam nhằm bổ sung mở rộng vào thị trường Việt Nam.

Một số nhà phân tích cho rằng vấn đề chi phí nhân công ngày một cao của Trung Hoa như một ảnh hưởng rõ ràng nhất của thị trường lao động toàn cầu và tác động đến quyết định sản xuất của các công ty nước ngoài tại Trung Hoa. Một số khác thì dự đoán một tình huống yên tĩnh hơn, sẽ có một số ảnh hưởng nhưng Trung Hoa vẫn sẽ giữ được phần lớn các lợi thế cạnh tranh của mình.

Theo một báo cáo của Caixin, chi phí nhân công gia tăng thực tế của Trung Hoa không làm thay đổi cơ cấu chi phí của thị trường lao động. Trên thực tế, báo cáo chỉ rằng, "chi phí nhân công thực tế, sau khi trừ đi lạm phát và năng suất lao động tăng lên, chúng giờ đây còn thấp hơn năm 2001"

Trung Hoa vẫn sẽ là một đối thủ quốc tế mạnh và việc tăng chi phí nhân công là "không có khả năng làm thay đổi quyết định quan trọng đó", phóng viên Stephen S. Roach của China Daily viết. Điều này dường như phù hợp với các bằng chứng gần đây cho thấy để đáp lại các cuộc đình công ở Trung Hoa, các công ty dường như sẵn sàng thỏa hiệp để tăng chi phí nhân công hơn là chuyển sang quốc gia khác (Honda và Foxconn Technology là 2 ví dụ).

Dịch chuyển sản xuất từ Trung Hoa sang Việt Nam, dường như không phải là liều tiên dược cho các vấn đề về chi phí nhân công tăng cao hay các vấn đề lao động khác ở Trung Hoa. Đối với các công ty nước ngoài có mặt nhiều năm ở Trung Hoa, dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam cũng đồng nghĩa với các cơ hội xem xét về chi phí trong khu vực như là cơ sở hạ tầng và chất lượng đội ngũ lao động. Di chuyển sang Việt Nam phải được cân nhắc trong chiến lược dài hạn của các công ty đồng thời cũng sẽ đòi hỏi việc làm quen với hệ thống pháp luật và quy định của Việt Nam. Do đó, câu hỏi lớn đặt ra là liệu việc tiết kiệm chi phí sản xuất có đru bù đắp được các thách thức tiềm tàng sẽ gặp phải ở Việt Nam?

Đối với những công ty có phản ứng không linh hoạt với vấn đề chi phí nhân công hoặc yêu cầu lao động chất lượng cao, có lẽ họ sẽ gắn bó với cơ sở sản xuất mà họ đã quen thuộc. Chi phí nhân công tăng cao là một thành phần của sản xuất, và thế mạnh của Trung Hoa trong cơ sở hạ tầng, lao động có tay nghề có lẽ đủ để giữ các công ty nước ngoài trong trung và ngắn hạn. Với Trung Hoa, bên cạnh vấn đề chi phí nhân công, các nhân tố quan tâm khác bao gồm mạng lưới cung ứng trải rộng, hiệu suất cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo. Thực tế, một bài báo kinh tế năm 2010 khuyến nghị rằng "Trung Hoa tiếp theo" của sản xuất giá thành thấp có thể dịch chuyển rất tốt từ các tỉnh khu vực duyên hải vào các tỉnh phía sâu trong lục địa, hơn là dịch chuyển sang Việt Nam. Vì vậy, ở một vài khía cạnh, "Trung Hoa thay thế" tốt nhất vẫn là chính Trung Hoa, chỉ cần nhìn sâu vào trong lục địa. Điều này cũng đã được chúng tôi đề cập khá nhiều lần trong ấn bản tháng Ba của tạp chí China Briefing dưới tiêu đề: "Operation Costs of Business in China's Inland Cities" (tạm dịch là: Chi phí vận hành của doanh nghiệp ở các thành phố lục địa Trung Hoa)

Thách thức trong việc dịch chuyển đển Việt Nam
Một số nhân tố, cũng được áp dụng chung cho các nền kinh tế đang phát triển khác ở Đông Nam Á, đã đưa Việt Nam như là một "sự thay thế Trung Hoa" vào một câu hỏi. Những nhân tố lo lắng tiềm ẩn bao gồm nhân công tay nghề thấp, thiếu hụt cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, hệ thống cung ứng phát triển, nền kinh tế không tin cậy. Những thành phần này tạo ra một môi trường đầu tư không chắc chắn có thể khiến cho việc vận hành của các công ty nước ngoài không thông suốt như họ hy vọng.

Lao động tay nghề thấp:
Việt Nam phải đối diện với thách thức trong vấn đề năng suất và chất lượng, nơi mà Trung Hoa vẫn đang có lợi thế cạnh tranh. Chất lượng lao động là vấn đề quan trọng đối với sản xuất của một công ty nước ngoài tại bất kỳ quốc gia nào, buông lỏng trong quản lý và khả năng tái đào tạo sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng sản xuất. Cho dù gia tăng chi phí nhân công khiến cho công nhân Trung Hoa trở nên kém cạnh tranh hơn, nhưng họ vẫn có mức tay nghề và năng suất cao dẫn đến họ vẫn giữ vững được nhu cầu lao động.

Bài báo Kinh tế nêu trên nghi ngờ rằng Việt Nam sẽ thực sự trở thành "Trung Hoa tiếp theo" xoáy sâu vào sự thật rằng đất nước này hầu như miễn nhiễm với các thách thức về bất ổn lao động và chất lượng nhân công.
Cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam có thể là trở ngại cho việc đầu tư, ảnh hưởng tới vận chuyển và vận hành thông suốt. Năm trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhận thức được những thách thức về cơ sở hạ tầng: "Chính phủ Việt Nam nhận thức được rất rõ các khó khăn trong môi trường đầu tư, trước hết là cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cảng và năng lượng".

Cho dù Chính phủ Việt Nam đã đẩy nhanh việc cải thiện cơ sở hạ tầng, theo phát biểu trên, Trung Hoa vẫn là một tay trên trong lĩnh vực này.

Gianfranco Lanci, Giám đốc điều hành công ty máy tính Acer, đã có nhận xét rằng, Việt Nam vẫn đứng sau Trung Hoa khi nói đến việc vận hành và trích dẫn này như một nhân tố quan trọng trong quyết định không dịch chuyển sản xuất tới Việt Nam.

"Không có sự thay thế cho chuỗi cung ứng của Trung Hoa. Các nước khác (như là Việt Nam) vẫn đứng khá xa phía sau", Lanci cho biết.

Bất ổn kinh tế:
Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi để thích nghi với những áp lực thị trường hơn, có nhiều thách thức trong phát triển như là các thủ tục rườm rà, không minh bạch (về pháp lý và tài chính) cũng như vấn đề chậm cấp phép đầu tư. Một số các vấn đề kinh tế khác bao gồm lạm phát cao và ngân sách chi tiêu công cũng được liệt kê thêm vào các bẩt ổn kinh tế trong tương lai.

Do đó, trong khi xem xét việc gia tăng chi phí khắp Trung Hoa như là dấu hiệu rằng đất nước được coi là công xưởng của thế giới đã được quan tâm, sẽ là sai lầm nếu hoàn toàn bỏ qua các lợi thế khác đến từ một đất nước có thị trường sản xuất đầy kinh nghiệm. Đó sẽ không phải là một điểm đến sản xuất rẻ nhất châu Á, nhưng Trung Hoa vẫn cung cấp cơ sở hạ tầng tin cậy, mạng lưới cung ứng mạnh mẽ và lao động có tay nghề cao, tất cả với một giá cả cạnh tranh.

Dưới đây là hình minh họa tuyệt vời từ báo The Wall Street Journal xem xét đến những ưu và khuyết điểm của Trung Hoa và Việt Nam như một điểm đến của sản xuất dệt may (cùng với Ấn Độ cũng là một giải pháp tốt).


Monday, May 16, 2011

Việt Nam mạnh tay với nạn mại dâm


Việt Nam vừa tiết lộ một kế hoạch có trị giá nhiều triệu đô la trong năm năm, về việc bài trừ nạn mại dâm, vốn rất phổ biến nhưng được coi như ung nhọt xã hội trong đất nước cộng sản.

Kế hoạch nhắm tới việc giảm tệ nạn mại dâm bước đầu là 40% tới năm 2015, chính phủ cho biết trong 1 phát biểu trên website ngày Thứ ba.

Với kinh phí 629 tỷ đồng (khoảng 30 triệu USD), chương trình "hướng đến các phường xã sạch bóng mại dâm và giảm thiểu các ảnh hưởng của nó với xã hội".

Điều tra, hướng nghiệp cho các lao động đã từng bán dâm trước đây và công bố nhận thức là các biện pháp chính phủ sẽ quyết tâm bài trừ nạn mại dâm, vốn được coi là bất hợp pháp.

Phương tiện truyền thông trong nước ước tính có từ 30.000 đến 40.000 gái mại dâm trên toàn quốc và ngành công nghiệp này vẫn tiếp tục phát triển cho dù đã từng có các chương trình bài trừ trước đó.

Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu


Trong bốn tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 42.000 tấn hạt tiêu trị giá 208 triệu USD, vượt qua ông vua hạt tiêu Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cũng theo báo cáo của Bộ này, trong 6 tháng cuối năm 2010, giá hạt tiêu tăng từ 45% đến 60% so với 6 tháng đầu năm và sẽ còn tiếp tục tăng nữa.

Việt Nam dự kiến xuất khẩu 120.000 tấn hạt tiêu trong năm 2011, trị giá khoảng 470 tỷ USD, theo báo cáo của Bộ Công thương.

Tuy nhiên, Việt Nam thường chỉ xuất khẩu hạt tiêu thô, trong khi các quốc gia khác, kể cả Ấn Độ, Brazil, Indonesia lại xuất khẩu hạt tiêu qua chế biến có chất lượng cao với giá tốt hơn. Để phát triển lĩnh vực này, những người trong cuộc cho rằng, nhà nước cần tập trung phát triển thương hiệu sản phẩm và cải thiện chất lượng hạt tiêu.
=======================
Còn rất nhiều slot cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, đối thủ lại chỉ là các nước có khoảng cách không lớn lắm với mình.
Cố lên nào Việt Nam!


Thursday, May 12, 2011

Thụy sỹ hỗ trợ phát triển năng lượng xanh


Thụy Sỹ sẽ cấp cho Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá $ 2.430.000 để giúp thực hiện Dự án Phát triển Năng lượng tái tạo (REDP).

Các thỏa thuận song phương đã được ký kết ngày hôm qua tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và Đại sứ Beatrice maser Mallor - Trưởng phòng Hợp tác Kinh tế và Phát triển thuộc Ủy ban Thư ký Nhà nước Thụy Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO).

Tại buổi lễ ký kết, Đại sứ Thụy Sĩ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và bày tỏ hy vọng rằng gói viện trợ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và / hoặc sinh khối.
Thứ trưởng Vượng bày tỏ tin tưởng rằng dự án sẽ giúp Việt Nam mở rộng phát triển kinh tế xã hội. REDP, được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, sẽ được thực hiện trong ba giai đoạn, bao gồm cả đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, thiết lập các sáng kiến chính sách phát triển, và phát triển các dự án năng lượng tái tạo cho tương lai

Việt Nam chủ trì hội nghị về Dịch vụ Quân y ASEAN



Đại diện Quân y Cục và Quân đội các nước ASEAN dự kiến ​​sẽ tham dự một hội nghị về Dịch vụ Quân y tại Hà Nội vào ngày 26-29/5, theo một công bố của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm thứ Năm.

Các đại biểu từ Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam sẽ thảo luận các biện pháp về hợp tác trao đổi thông tin nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa dịch vụ Quân y các nước ASEAN trong các lĩnh vực như nâng cao nhận thức về y tế cộng đồng, giải quyết vấn đề môi trường và các hoạt động từ thiện ủng hộ nạn nhân thiên tai.

Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên theo sáng kiến ​​của Việt Nam và được các quan chức Quốc phòng khối ASEAN phê duyệt.