http://www.youtube.com/watch?v=uBfpHgLmuD0&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=uBfpHgLmuD0&feature=player_embedded
Chính trị – Xã hội
Trung Quốc thành lập doanh nghiệp ở Tam Sa (VOA)Việt – Trung đàm phán hòa bình vấn đề Biển Đông (VNN) Trung cộng đã thành lập hai Doanh nghiệp ở Hoàng sa rồi,cứ “đàm phán” rồi Hòa bình và An ninh sẽ đến với VN?Biển Đảo sẽ lấy lại được?‘Hoàng Sa-Việt Nam, nỗi đau mất mát’ trình chiếu tại Đức (Vietinfo) —-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp lãnh đạo Quảng Tây (VOV)
ASEAN tìm ‘kênh chính trị mới’ để giải quyết tranh chấp Biển Đông(VOA) —Mỹ nên nhường Đông Dương cho Trung Quốc? (BBC) —-Thủ tướng VN gặp ông Tập Cận Bình (BBC) —Tranh chấp biển đảo: Philippines cử «phái viên» gặp lãnh đạo Trung Quốc (RFI) —Thủ tướng khai trương khu triển lãm Việt Nam tại Caexpo 9 (VNN) —-Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dẫn đoàn tham quan nhà triển lãm (CRI)
Blogger và nhà báo tự do lên tiếng về Hoàng Khương (RFA) —Các blogger, nhà báo tự do lên tiếng về vụ phóng viên Hoàng Khương (VOA)
Hội Nhà báo VN đề nghị giảm án cho Hoàng Khương (NLĐO)- Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo TPHCM vừa có văn bản đề nghị các cơ quan tố tụng TPHCM xem xét giảm án cho ông Nguyễn Văn Khương (tức nhà báo Hoàng Khương, Báo Tuổi Trẻ)
CLB Nhà Báo Tự Do có tội hay không? (LS.Nguyễn văn Đài -BBC) —Tranh cãi về ranh giới giữa tự do ngôn luận và trách nhiệm của truyền thông (RFI) —Việt kiều Mỹ vận động Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam (RFI)Việt – Mỹ họp về dự kiến làm sạch chất da cam(RFA) —Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về giáo dục trong mùa tranh cử tại Hoa Kỳ(VOA)
Trại trẻ nuôi ông Roesler ‘sắp bị thu hồi’ (BBC) -Phó Thủ tướng Đức gốc Việt muốn chính quyền Việt Nam không thu hồi trại trẻ mồ côi, nơi ông từng ở chín tháng trước khi được người Đức nhận nuôi.
Hơn 100 ngư dân VN bị bắt giữ tại Thái Lan (BBC) -Thái Lan mở chiến dịch quy mô lớn nhất từ trước đến nay để bắt giữ ngư dân Việt Nam xâm phạm lãnh hải.
Chính phủ tự phê: ‘Có nhiều thành tích’ (BBC) -Đảng bộ chính phủ nói ‘hết lòng vì dân vì nước’, và ‘quyết chống tham nhũng’.
Vợ chồng chết cháy (BBC) – —Vợ chồng chết cháy để lại hai con ở VN (BBC/nghe) —-Lãnh đạo ngân hàng ACB đồng loạt từ chức vì vụ bê bối tài chính (RFI) —-Chùa Việt ở Ba Lan, nơi sinh hoạt tâm linh vẫn nhuốm màu chính trị (RFI)Vụ 4 lãnh đạo ACB và Eximbank từ nhiệm: Liên quan phi vụ 718 tỉ đồng (NLĐ) - —-Chủ tịch, phó chủ tịch 2 ngân hàng ‘từ nhiệm’ vì 718 tỉ đồng (Nguoiviet)
Dân oan An Giang Phạm Thị Bảy lên tiếng tố cáo nhà nước cướp đất (RCTM) —Nhà báo & nhà nước (RCTM) —Ông Nguyễn Bá Thanh nói chuyện giữ chân nhân tài (VNN)
Bùi Minh Quốc, tiếng thét trong thơ (Nguoiviet)Hai yếu kém chết người của doanh nghiệp Việt (Ts.Alan Phan-TVN) - Vì nền kinh tế Việt dựa trên ban phát bổng lộc của quan chức,các doanh nhân Việt thường có cái nhìn méo mó về ưu tiên phục vụ. Đócũng là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vẫn chưa đủ khảnăng để cạnh tranh trên biển lớn.
Vỡ mộng đổi đời (NLĐ) -Lấy chồng ngoại quốc với hy vọng được đổi đời nhưng bất đồng ngôn ngữ, lối sống, văn hóa; bị chồng hành hạ, đánh đập… đã khiến cuộc sống của nhiều cô dâu Việt rơi vào cảnh bi đát, không lối thoát
Cô dâu Việt bị ngược đãi ở Trung Quốc khẩn thiết kêu cứu (Vietinfo) —Thủ tục đón vợ mới cưới tại Việt Nam sang đoàn tụ ở Đức (Vietinfo)Đánh thuế trợ cấp thai sản là sai! (NLĐ) – Trợ cấp thai sản là một trong những chế độ BHXH bắt buộc, không phải tiền lương, tiền công hay các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, vì vậy không phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Phúc thẩm vụ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây ngập nhà dân(TNO) – Sáng nay 20.9, người dân xã Trà Dơn (H.Nam Trà My, Quảng Nam) lại thua kiện trong phiên xét xử phúc thẩm vụ án dân sự kiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc tích nước thủy điện Sông Tranh 2.
VN nhận giải “Tổ chức thanh niên Đông Nam Á xuất sắc” (TN) —Tiêu cực ở viện K: “Ban Giám đốc bệnh viện nên mua thật nhiều gương” (GDVN)
Cựu Chủ tịch HĐQT ACB Trần Xuân Giá bác bỏ tin đồn bị bắt (GDVN) —-Con trai ông Trầm Bê bị xử phạt vì mua bán ‘chui’ cổ phiếu STB (GDVN)–Con ông Trầm Bê mua chui cổ phiếu Sacombank (NLĐ)
Thuế thu nhập, ai vì ai? SGTT.VN
– Một vấn đề thiết thân với dân như luật Thuế TNCN, nhưng không hiểu vì
sao khi bỏ phiếu lấy ý kiến trong uỷ ban Tài chính – ngân sách thì lại
phải lấy phiếu kín. E ngại Chính phủ hay e ngại lòng dân?
Lê Thành Hòa – Kiểu gì rồi cũng cho được cơm vào mồm(Danluan)
Trong khi Miến Điện mở ra, Việt Nam lại thắt chặt giới viết blog(Danluan)
Tiến sĩ Trần Nhơn – Khi quốc sách chìm trong quốc nạn(Danluan)
Trần Minh Khôi (Nói ngắn về) Nội dung hòa giải quốc gia (X-Cafevn)Hiệu Minh: Khi trí thức từ chức.(X-Cafevn)
Từ Hitler đến Đặng Tiểu Bình, tác hại của chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Trần Trung Đạo) -Thongluan
Phạm Thanh Nghiên, uất ức cùng biển quê tôi (Nguyễn Thanh Giang) -Thongluan
Chống Tàu, cứu nước! (Vũ Thế Phan) -Thongluan
Bầu Kiên và thân phận các đại gia Việt (Việt Hoàng) Thongluan
‘LUẬT 7169′ LÊ MÁY CHÉM KHẮP VIỆT NAM…Quanlambao
‘THÁCH ĐẤU’ CÔNG KHAI VỚI THỦ TƯỚNG TRÊN VÕ ĐÀI VỀ TÀI CHÍNH & TIỀN TỆ -Quanlambao
‘THÁCH ĐẤU’ THỦ TƯỚNG NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM – Quanlambao
‘HIỆP SĨ’ TRẦN HƯNG QUỐC THÁCH ĐẤU THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ SỰ ‘TAN CHẢY’ CỦA CÁC ‘QUẢ ĐẤM THÉP’ — Quanlambao
Tự do báo chí Việt Nam ngày càng tồi tệ =DCVOnline – Tin AFP
Gặp nhau trên những con đường -Vũ Đông Hà (danlambao)
Từ Radio đến iPod bao năm rồi vẫn thế -Tưởng Năng Tiến (Danlambao)
Thăm Trung Quốc – Chuyến đi sứ ‘sống còn’ của Thủ tướng? -Y Thoat (Danlambao)
Dân Làm Báo “phê” buổi kiểm điểm phê và tự phê của Ban Cán sự đảng Chính phủ -Dân Làm Báo
Hồi chuông báo tử cho Đảng Cộng Sản Việt Nam -Dự Đoán Kinh Tế VN
Ôi, “tưởng thú”!: Vừa lú lại vừa tham - Nguyễn Dư (Danlambao)
Công khai là linh hồn của Công Lý -Như Cây Tre Việt Nam blog
Cái dây kinh nghiệm càng rút càng dài -Nguyễn Thế Thịnh
_____________________________________________________________________________________________Hoàng Khương kháng cáo xin giảm nhẹ án tù (Dân trí) – TAND TPHCM vừa nhận được đơn kháng cáo của ba bị cáo trong vụ án “giải cứu xe đua” tại quận Bình Thạnh. Nguyên nhà báo Hoàng Khương cùng hai đồng phạm của mình đều xin được giảm nhẹ hình phạt. Theo đó, ba bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án …
Tôi ơi, đừng bệnh! (Vietstock) -Bệnh viện tăng giá, đồng lương èo uột, kinh tế khó khăn… mọi người chỉ còn biết tự nhủ với bản thân “Tôi ơi, đừng bệnh.”
Kinh tế
Sốt vàng: Lỗi tại ai? (VEF) tại “thiên tai” —Bầu Hiển rút vốn khỏi bóng đá (NLĐ) — Mối nguy vàng miếng giả từ Trung Quốc (VnEc)Ngân hàng chăm chỉ nhặt bạc lẻ (VnEx) -Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng ì ạch, các ngân hàng chuyển sang chăm chút hơn cho khách hàng sử dụng thẻ. Khuyến mãi vay tiêu dùng, mua sắm, ăn uống qua thẻ với tỷ lệ chiết khấu tới 50% đang là xu hướng phổ biến.
Bệ đỡ tiền dân (VnEc) -Việc lãi suất liên tục giảm song tiền gửi dân cư vẫn tăng cao nói lên điều gì?…
Không phải “an thần” (VnEc) -So với những năm gần đây, con sóng giá vàng hiện tại có khác biệt rất lớn…
‘Chứng’ và chiêu bán khống kiểu Việt (DĐDN) “Bán khống kiểu Việt” là một “thuật ngữ” được giới chơi chứng khoán thông thuộc đã từ lâu, nhưng không mấy ai nói và cũng không mấy ai tự xưng mình là “dân chơi bán khống”, vì như vậy thì chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”…
Cuối tháng, giá gas sẽ tăng thêm 15.000 đồng/bình 12kg? (DDDN) —Tìm cách khai thông tiền tệ(TBKTSG Online) —-TPHCM: Hàng hóa tăng giá đồng loạt, CPI tăng 2,21%(TBKTSG Online) —TPHCM: Giáo dục, giao thông đẩy CPI tăng 1,21% (Vietstock)
Ồ ạt xuất dăm gỗ qua Trung Quốc: May ít rủi nhiều(TBKTSG Online) —-TPHCM sẽ giải thể DNNN thua lỗ kéo dài(TBKTSG Online) —Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê(TBKTSG Online)
Giá vàng bán ra vẫn ở vùng 47 triệu đồng/lượng (VOV)
-Mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước được điều chỉnh tăng nhẹ so
với giá đóng cửa phiên trước. Cụ thể, vàng SJC tại thị trường TP HCM
niêm yết ở mức 46,75-47,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Ở thị
trường Hà Nội, giá vàng này được …
Vàng lõi kim loại rao bán giá rẻ trên mạng Trung Quốc (VTC News) – Trong khi tin tức về vàng giả có ruột làm từ kim loại rẻ tiền đang làm chấn động nước Mỹ thì một công ty Trung Quốc công khai quảng cáo mặt hàng này trên mạng. Từ vụ việc gây bàng hoàng dư luận Mỹ… Hôm qua, 19/9, các phương tiện thông …
Vàng lõi kim loại rao bán giá rẻ trên mạng Trung Quốc (VTC News) – Trong khi tin tức về vàng giả có ruột làm từ kim loại rẻ tiền đang làm chấn động nước Mỹ thì một công ty Trung Quốc công khai quảng cáo mặt hàng này trên mạng. Từ vụ việc gây bàng hoàng dư luận Mỹ… Hôm qua, 19/9, các phương tiện thông …
1 lượng Rồng Thăng Long bằng 9 chỉ SJC? (Vietstock) -Tại sao cùng là vàng 99.99, mà giá mỗi lượng vàng ở các cửa hàng lại khác nhau, mức chênh giữa thương hiệu này với thương hiệu kia có lúc lên đến vài triệu đồng?. Liệu .
Thị trường vốn: người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra (Dantri) -Trong khi các ngân hàng thừa thãi vốn, tiền loanh quanh trong hệ thống, thì các doanh nghiệp, nhất là khối vừa và nhỏ rơi vào tình trạng: khát vốn. Theo bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến 20/8, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 10,3% so với ngày ..Nhiều “sếp” bị giải chấp cổ phiếu (Vietstock)
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Nghiên cứu chấn động : OGM gây u bướu và giảm thọ (RFI) -Hôm qua, 19/09/2012, theo AFP, một kết quả nghiên cứu về tác hại của thực phẩm biến đổi gen (OGM) đối với chuột thực nghiệm, vừa được công bố, gây chấn động công luận. Pháp và Châu Âu tuyên bố sẽ thẩm định kết quả này và, nếu tác hại là thực, sẽ nhanh chóng có biện pháp thích đáng.Tại sao Hà Nội ‘nói không’ với liên thông, tại chức? (VNN) —‘Nghệ sĩ trẻ bây giờ ngạo mạn quá’ (VNN) —-Khủng hoảng đại học (NLĐ)
Đóng tiền để khỏi… lạc loài! (NLĐ) —-Còn đâu voi để bảo tồn! (NLĐ) —-Chín công nghệ có thể làm thay đổi thế giới (GDVN)
SV gửi tâm thư tới Bộ trưởng Giáo dục: “Nó ghê lắm, sai nói liền” (GDVN) – Có một kỷ niệm vui rằng, cô giáo dạy tiếng Anh đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm khi nhận xét Nguyễn…
Mắc bệnh tim, thận, tiểu đường… hạn chế tối đa những vitamin này (GDVN) —Cùng 23 tuổi nhưng kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt (VnEx)
Đi xe Tây, ở nhà Tây nhưng phụ nữ vẫn phải ngủ kiểu Việt (VnEx) -Xưa đàn bà không chồng mà chửa bị cạo trọc bôi vôi, người làm đàn bà chửa thì vô can. Nay đàn bà lỡ có nhu cầu trái khoáy thì bị miệt thị hết lời, bị ngăn cấm trở lại với người họ yêu. Đàn ông mà lỡ ngoài luồng thì “bình thường như cân đường hộp sữa”, đàn bà phải nhẹ nhàng mà giữ nhà giữ cửa.
Nữ nhà văn gốc Việt đoạt giải thưởng văn học tại Mỹ (SGTT)
Thế giới
Tổng thống Obama gặp bà Aung San Suu Kyi(VOA) —Bà Suu Kyi được Quốc hội Mỹ vinh danh (BBC) —Hoa Kỳ xóa bỏ trừng phạt tổng thống Miến Điện (RFI) —Miến Điện: Tố cáo tham nhũng, một tờ báo bị buộc tội vu khống chính quyền (RFI)Phong trào chống Mỹ lan rộng- Giải quyết cách nào? (RFA) —-Hội Nghị Bình Đẳng Giới trong chính trường của phụ nữ Châu Á(RFA)
Trung Quốc kêu gọi EU bỏ lệnh cấm vận vũ khí với TQ(RFA) —–Trung Quốc chỉ trích cuộc cấm vận võ khí kéo dài đã lâu của EU(VOA) —-Hoa Kỳ không có ý kiềm chế sức mạnh Trung Quốc (RFA) —Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm căn cứ hải quân Trung Quốc(VOA) —-Tranh chấp Nhật-Trung thử thách bang giao Mỹ-Trung(VOA) —-Trung Quốc điều tra vụ biểu tình quanh chiếc xe của đại sứ Mỹ(VOA)
Thượng đỉnh EU–Trung Quốc hủy họp báo vì Bắc Kinh đòi kiểm duyệt (RFI) —-Nợ công quá lớn khiến Châu Âu bị lép vế với Trung Quốc (RFI) —Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm căn cứ hải quân Thanh Đảo – Trung Quốc (RFI)
Bắc Hàn phản đối việc Mỹ xây dựng trạm radar tên lửa ở Nhật(RFA) —–Ai đứng sau các cuộc biểu tình chống Nhật Bản?(RFA)
Trung Quốc đáp lại việc Thủ tướng Nhật Bản Nô-đa cân nhắc cử đặc phái viên đến Trung Quốc-yêu cầu Nhật Bản bằng hành động thực tế loại trừ sự ảnh hưởng tồi tệ (CRI) —Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Kỹ thuật Hợp tác trên biển Trung Quốc – In-đô-nê-xi-a diễn ra tại Bắc Kinh (CRI)
Dư luận quốc tế đồng loạt lên án Nhật Bản xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc (CRI) chắc Thế giới “điên hết”!!!? (Cái thằng viết bài này vô học quá, ít ra thì nó cũng nên đính kèm mấy cái Link để chứng minh cái kết luận đểu của nó!!!)
Nhận diện ‘Nhóm 1%’ của Trung Quốc (VNN)
Một tạp chí Pháp đổ thêm dầu vào sự phẫn nộ của người Hồi Giáo(RFA) —Chính phủ Pháp cấm biểu tình phản đối phim báng bổ đạo Hồi(RFI) —–Trực thăng quân đội Syria rơi gần thủ đô Damascus(VOA) —-Mỹ, Anh, Pháp lên án viện trợ quân sự của Iran cho Syria(VOA) —-Iran giúp Syria binh lính và vũ khí để đàn áp phe nổi dậy (RFI)
Biểu tình chống báng bổ tiên tri Muhammad tiếp diễn ở Pakistan, Afghanistan(VOA) —–Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Libya(VOA)
Ấn Ðộ tê liệt vì đình công chống cải cách kinh tế(VOA) —Tunisia chuẩn bị biểu tình vì biếm họa Pháp(VOA)
Nga xóa nợ cho Kyrgyzstan để tăng cường ảnh hưởng quân sự (RFI) —-Báo Pháp Closer đã giao lại ảnh gốc chụp lén vợ hoàng tử Anh ngực trần (RFI)
Video – Xe của đại sứ Mỹ bị tấn công ở Bắc Kinh(VNN) —-Mỹ – Phillippines tập trận vào tháng 10 (TNO —–)Trường tiểu học nổi tiếng nhất Bắc Triều Tiên(GDVN)
Người mẫu khoe ngực trần đòi ‘bảo vệ Điếu Ngư’ (VnEx) - Một người mẫu nữ Trung Quốc dùng khuôn ngực căng sức sống của mình để vẽ cờ và khẩu hiệu “bảo vệ Điếu Ngư”, quần đảo mà người Nhật gọi là Senkaku và đang là tâm điểm căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.
Người mẫu với tác phẩm body painting để đòi chủ quyền đảo tranh chấp. Ảnh: AFP===>>
Người Nhật ở Trung Quốc lo lắng (VnEx)
Trung Quốc sẽ đại bại nếu đụng độ sức mạnh Nhật Bản – Mỹ (GDVN) —-Cuộc chiến lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc trên Thái Bình Dương(GDVN)
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku (TT)
XH-MT-VH
Uất ức trang trại tiền tỷ bị đập tan tành (VNN) -Mặc dù có mặt cả đại diện chính quyền địa phương, công an, quân sự… nhưng vẫn để mặc nhóm người quá khích đập phá tài sản một trang trại tiền tỷ ở xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) liên tục trong 3 ngày khiến nạn nhân và dư luận rất bức xúc.Hà Nội: Cháy lớn tại quán bia (VNN) —Phát hiện măng khô chứa lưu huỳnh (VNN) — Quá sợ rau quả Trung Quốc qua lời kể của tiểu thương Hà Nội (GDVN) —Mắc kẹt khi “yêu”, lời đồn hay sự thật?(VNN)
Tiết lộ của tiểu thương về rau quả Trung Quốc (VNN) - “Khi đi qua xe ôtô chở cải bắp Trung Quốc, tôi thấy mùi kinh lắm. Dưa vàng, súp lơ, nấm kim châm, củ cải… đều là của Trung Quốc cả” – một người bán hoa quả ở Hà Nội tiết lộ
Lật tẩy mánh phá đồ moi tiền của hàng sửa xe (VNN) —Thấy phụ nữ tắm hớ hênh, nam thanh niên ‘làm bậy’ (VNN) —-Phát hiện xưởng rượu lậu tại Cheb, bắt 3 người Việt (Vietinfo)
Con đường cướp giật (NLĐ) -Buổi sáng, khi vào cơ quan, nghe bạn bè đồng nghiệp báo tin có vụ cướp, giết người trên đường Cộng Hòa đăng trên Báo Người Lao Động, tôi tìm đọc và hoảng hốt nhớ lại vụ tôi bị cướp hồi tuần rồi. Nếu chồng và con tôi đuổi theo kịp tên cướp thì không biết chuyện gì đã xảy ra! —Trộm như rươi ở khu dân cư (NLĐ)
Mới ra tù đã bị giang hồ chém chết (NLĐO) —-Thiếu nữ lén đi phá thai rồi nhắn tin tống tiền cha mẹ 1 tỉ đồng(NLĐO) —-Thiếu nữ cắn lưỡi “yêu râu xanh”, kéo đi 20 m(NLĐO) —Tung ảnh vợ khỏa thân lên mạng(NLĐO)
Bắt 4 nghi can vụ xông vào nhà chém chết người(TNO) —Bắt ô tô chở 59.000 con gà nhập lậu từ Trung Quốc(TN) —Choáng với “kho vũ khí” tang vật (TNO) —Ngày 21-9: xét xử vụ CSGT Thanh Hóa nhận hối lộ (TT) —Phá nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng nick Yahoo! (TT)
Bánh Trung thu Việt giá “khủng” có chứa vàng ròng, yến sào, vi cá? (GDVN) —Bi hài “dân công trường” lũ lượt “xét AIDS” sau ngày góa phụ chết (GDVN) —-Cầm cuốc đập bạn nhậu gục tại bàn(VnEx) —-9X gây ra hai vụ cướp trong 30 phút (VnEx)
‘Tuyệt đối không trả tiền trước khi đổ xăng’ (VnEx) -Mua xăng theo lít chứ không theo tiền, tuyệt đối không bao giờ trả tiền trước, đừng mua vé số khi đang đổ xăng, thậm chí đòi … lấy vân tay để chứng minh đã trả tiền…, là những chiêu chống lại thủ đoạn gian lận của các cây xăng.
1263. Lo sợ bị lật đổ, các nhà lãnh đạo độc tài giữ kín bệnh tình của mình
Vì sao các nhà lãnh đạo muốn giữ kín bệnh tình của họ?
Tác giả: Bruce Bueno de Mesquita & Alastair Smith
Người dịch: Thủy Trúc
18-9-2012
Chẳng ai thích đi bác sĩ. Nhưng đối với một nhà lãnh đạo, ngay cả thông tin về một chuyến đi khám như thế cũng giống như hồi chuông báo tử đối với sự nghiệp chính trị của ông ta. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi mà sức khỏe của lãnh đạo là bí mật quốc gia quan trọng nhất ở nhiều nước, và lý do của điều ấy cũng không đáng ngạc nhiên.
Ví dụ về loại bí mật này thì có đầy rẫy. Trong mấy tuần vừa qua, truyền thông thế giới đã tập trung vào khai thác địa điểm bí ẩn mà Tập Cận Bình – người được nhận định sẽ giữ chức chủ tịch kế tiếp của Trung Quốc – đang ở. Tập biến mất khỏi công chúng nhiều tuần, trong thời gian điều trị một căn bệnh gây đau lưng, hoặc đau tim, tùy vào việc bạn tin theo báo nào.
Ở Venezuela, các cử tri đang chờ đến ngày 7-10 để bỏ phiếu về việc có tái bầu Tổng thống Hugo Chávez không. Ông này chưa từng nói hết sự thật về bệnh ung thư của mình, chỉ đưa ra các tuyên bố rất đáng ngờ về một loạt lần phục hồi kỳ diệu, trong khi vẫn thường xuyên bay sang Cuba để điều trị. Hồi tháng tư, tin đồn về cái chết của vị Tổng thống Zimbabwe 88 tuổi, ông Robert Mugabe, hóa ra là sai sự thật, nhưng các công dân chắc chắn là vẫn không an lòng trước những nỗ lực vụng về của chính quyền nhằm kiểm soát tin nhắn.
Năm nay cũng là năm chứng kiến những cái chết trong lúc đương nhiệm của bốn nhà lãnh đạo châu Phi khác, ở Ethiopia, Ghana, Guinea-Bissau, và Malawi. Tất cả đều từng đi chữa trị ở nước ngoài và trước khi chết, đều biến tình trạng sức khỏe của mình thành một thứ bí mật quốc gia được gìn giữ cẩn thận. Mặc dù các lãnh đạo mới chết gần đây có tuổi từ khá thấp, 57, đến tương đối cao là 78, nhưng nhiều nghiên cứu kỹ càng cho thấy lãnh đạo, đặc biệt ở các nước phi dân chủ, đều sống lâu hơn tuổi thọ trung bình của đất nước họ một khoảng thời gian đáng kể. Tuy nhiên, con số tuổi thọ quốc gia đó vốn dĩ cũng đã ngắn rồi – hậu quả của đường lối lãnh đạo gây khổ đau cho dân ở các nước đó. Có lẽ, tất cả các lãnh đạo đều có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất, nhưng nếu để phải hưởng dịch vụ đó, tức là về mặt chính trị, đã chạm cái hôn của tử thần.
Đối với các nguyên thủ, cũng có một mối căng thẳng cố hữu giữa việc phải gìn giữ sức khỏe tốt và việc phải tiết lộ với bạn bè đồng chí hoặc với công chúng rằng mọi sự đều không tốt. Vấn đề, nhất là ở những hệ thống chuyên quyền, là chỉ có thể được chăm sóc y tế tốt nhất khi cái ghế lãnh đạo phải chịu rủi ro – rủi ro chỉ đáng chấp nhận vào những thời điểm cực đoan.
Suy cho cùng, những người ủng hộ “trung thành” – kể cả người thân trong gia đình – cũng chỉ trung thành cho đến chừng nào nhà lãnh đạo của họ được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục ban phát quyền và tiền cho họ. Một khi sự thật nghiệt ngã được đưa ra ánh sáng, nội bộ bắt đầu tìm kiếm, nịnh bợ ai đó có khả năng là người kế nhiệm. Thảo nào khi cần chăm sóc y tế thì các vị lãnh đạo đất nước như Mugabe hay Meles Zenawi quá cố của Ethiopia đều có xu hướng ra nước ngoài, thường là ở nước nào tôn trọng tuyệt đối quyền lợi của bệnh nhân-khách hàng. Dùng bác sĩ trong nước rất rủi ro – họ có thể tán chuyện với bạn bè và làm lan ra ngoài cái tin rằng lãnh đạo đang mắc trọng bệnh, từ đó, đẩy nhanh hơn cái chết về chính trị, chưa nói về thể xác, của người đang có chức quyền. Bất kỳ vị lãnh đạo có năng lực nào đều phải biết giấu nhẹm bệnh tật giai đoạn cuối của mình trước con mắt công chúng, giấu càng kín càng tốt. Bệnh tật giai đoạn cuối, hoặc thậm chí tuổi quá cao – suy cho cùng đó là giai đoạn cuối của mọi thứ bệnh – là những chỉ dấu tuyệt vời cho thấy nhà lãnh đạo kính yêu sẽ không còn được tin tưởng bao lâu nữa. Khi đó quan điểm sẽ là: cũ đi, mới đến.
Chính trị, đặc biệt ở các thể chế độc tài, đòi hỏi sự cộng sinh giữa lãnh đạo và những người ủng hộ lãnh đạo. Để đổi lấy quyền thế, miếng ăn, lợi ích, và ưu đãi, những người ủng hộ lãnh đạo phải hậu thuẫn cho ông ta chống lại các đối thủ cạnh tranh, và khi cần, phải đàn áp nhân dân, phải đập vỡ mặt những đối thủ có thực và tưởng tượng, và làm cho cuộc sống của tất cả mọi người phải khổ sở, trừ một số ít được bầu (nhưng không phải là do được bầu cử mà lên). Những nhiệm vụ này có thể rất khó chịu, đấy là lý do tại sao một lãnh đạo thành công phải biết trọng thưởng phe ủng hộ mình, cũng là lý do tại sao tham nhũng, quà cáp biếu xén, lại phổ biến đến thế trong các chế độ chuyên quyền.
Sự cộng sinh đó sẽ thất bại khi một trong phía bên trong mối quan hệ không còn có thể nuôi bên kia nữa. Nếu lãnh đạo không còn chăm lo được cho những người trung thành với mình, thì lúc đó ông ta có thể tin rằng họ sẽ âm mưu làm đảo chính để lật đổ ông. Nếu phe ủng hộ không còn trấn áp được nhân dân thay cho lãnh đạo nữa, thì lúc đó biểu tình và cách mạng sẽ đe dọa cả chế độ. Phe ủng hộ biết rằng lãnh đạo của họ, cho dù có hào phóng và đáng kính đến đâu, nếu đã chết rồi thì cũng không thể ban phát gì được cho họ. Một khi các đặc quyền đặc lợi và miếng ăn gặp nguy nan, thì nội bộ bắt đầu tìm kiếm mảnh phiếu thịt tiếp theo. Khi sự cộng sinh thiết yếu sụp đổ, nhất là do phát hiện ra rằng lãnh đạo đang lâm trọng bệnh, thì chắc chắn sẽ có chuyển biến, và trong một số điều kiện thích hợp, điều đó có thể có lợi cho xã hội. Xét cho cùng, thậm chí nhiều nhân vật cao cấp, bình thường cực kỳ tồi tệ, cũng cảm thấy miễn cưỡng khi phải chĩa súng vào nhân dân khi những nhà lãnh đạo mới, mang tính cách mạng, có thể xuất hiện chính từ đám đông đó.
Do vậy, sẽ khôn ngoan khi tìm cách bảo hiểm cho canh bạc của mình, như điều quân đội Ai Cập đã làm trong cuộc nổi dậy năm ngoái ở nước này. Nhận thấy Tổng thống Hosni Mubarak đã quá già yếu, nghe đồn đang ốm nặng, và sẽ không ra được lệnh kiểm soát đối với khoản viện trợ mà Mỹ duy trì, quân đội Ai Cập bèn quyết định tìm kiếm xem họ có thể chi phối được ai trong số những người có khả năng kế nhiệm. Nếu nhìn nhận từ các sự kiện gần đây, sẽ thấy không thể biết chắc liệu chiến lược này cuối cùng có đúng cho tất cả các vị tướng ở Ai Cập không, nhưng dù thế nào, cũng có thể thấy khá rõ là họ đã có một nỗ lực có phối hợp nhằm tìm kiếm, dự phòng, và thắng lợi, thay vì tiếp tục chính sách ủng hộ Mubarak, kéo dài đã hàng thập kỷ.
Ngược với quan điểm chung, các cuộc cách mạng xoay quanh vấn đề lựa chọn tầng lớp đứng đầu hơn là hướng đến dân chúng. Trong các xã hội chuyên quyền, số phận của người dân thường rất bi thảm, cho nên khát vọng có những thay đổi cách mạng luôn tồn tại. Chi phối được nhà nước là một cơ hội nói chung luôn thiếu. Chừng nào liên minh chủ chốt hậu thuẫn cho lãnh đạo – gồm quân đội, công chức cao cấp, và lực lượng an ninh – vẫn còn thống nhất, thì chừng đó, bất đồng chính kiến còn bị đáp trả bằng bạo lực, và chỉ có một thiểu số can đảm hoặc dại dột thì mới chống đối chế độ. Cách mạng là vấn đề cơ hội, và cơ hội thể hiện rõ nhất là khi dân chúng thấy người cầm quyền đang gõ cửa nhà thần chết, và họ tin rằng những người bảo vệ cho ông ta cũng thấy điều đó cho nên có thể sẽ tìm cách dự phòng, bảo hiểm cho quyền lợi của mình.
Dân chúng biểu tình và cách mạng sẽ thành công khi những người có khả năng chấm dứt các cuộc nổi dậy của dân chúng quyết định không làm việc đó. Khoảng thời cơ rất ngắn ngủi mà tình trạng sức khỏe ốm yếu của lãnh đạo mang lại làm tăng khả năng những kẻ ủng hộ chế độ sẽ tỏ ra thụ động trước biểu tình. Và cơ hội thành công cao nhất chính là cái cớ người ta cần để khiến cho rủi ro xuống đường trở thành xứng đáng. Các nhà lãnh đạo cố gắng giữ gìn sức khỏe bởi họ nhìn thấy cơ hội mà bệnh tình của họ có thể tạo ra cho cách mạng hoặc đảo chính. Chắc chắn, do có quá nhiều quyền lợi liên quan, những người có xu hướng thiên về bạo loạn sẽ theo dõi rất chặt chẽ để phát hiện ra các dấu hiệu sức khỏe suy yếu ở đám lãnh đạo, để nhận ra – chúng ta cũng có thể suy luận ra như thế – rằng ngay cả những người ủng hộ trung thành cũng sẽ dao động trước một lãnh tụ đang hấp hối, trừ phi họ nghĩ họ có thể không còn tương lai nào sau khi ông ta ra đi.
Mùa xuân Ảrập là một trường hợp điển hình, và không chỉ có ông già Mubarak 84 tuổi ốm yếu. Mặc dù ngọn lửa tự thiêu của Mohamed Bouazizi vào ngày 4-1-2011 đóng vai trò như trung tâm điểm của những người dân Tunisia bất mãn, nhưng nhớ lại, cũng không chắc là cách mạng có thể bị trì hoãn lâu hơn nữa. Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali vốn đã bị đồn là đang ốm nặng rồi (và, theo một số thông tin, ông ta đã hôn mê sau khi bị đột quỵ ở Ảrập Xêút vài tuần sau khi từ chức). Nền kinh tế Tunisia đã ở thời điểm rất tồi tệ, càng làm tăng thêm độ lung lay (cho chiếc ghế) của ông ta. Sức khỏe suy yếu của lãnh đạo cộng với sự bất mãn của người dân là một hỗn hợp nguy hiểm cho bất cứ nhà cầm quyền trong chế độ độc đoán nào. Những hoàn cảnh đó như mời gọi người ta xuống đường. Ở một nơi khác trong thế giới Arập, vết thương của Tống thống Yemen, ông Ali Abdullah Saleh, do những người nổi dậy chống chính phủ gây ra vào tháng 6-2011, và việc ông sơ tán sang Ảrập Xêút để chữa bệnh, là bước ngoặt quyết định trong việc ông ta bật khỏi nhiệm sở. Nói chung, các nhà lãnh đạo mà khỏe mạnh thì sẽ duy trì được những người ủng hộ trung thành – ngược lại về phần họ, những người đó cũng duy trì chiếc ghế của lãnh đạo; còn lãnh đạo ốm yếu thì chịu.
Một ngoại lệ có thể là Muammar al-Qaddafi ở Lybia. Chẳng có dấu hiệu nào cho thấy Qaddafi ốm, và nhiều người trong số những kẻ hậu thuẫn (được trả lương rất khá) của ông ta, trên thực tế, vẫn tiếp tục trung thành với ông ta cho đến phút cuối. Sự sụp đổ của chế độ Qaddafi là một ngoại lệ chứng minh quy tắc chung. Do rất nhiều trong số những người trung thành với Qaddafi đã theo ông ta, nên các cuộc không kích của NATO thật sự là cần thiết, để ngăn chặn, không cho họ đàn áp lực lượng nổi dậy.
Tầm quan trọng của tình trạng sức khỏe lãnh đạo đối với thành công của cách mạng chẳng phải điều gì mới. Vào năm 1997, quân nổi dậy của Laurent Kabila đã tràn khắp Zaire (nay là nước CHDC Congo), khi thấy rõ rằng Mobutu Sese Seko đang ốm rất nặng. Mobutu đã phạm sai lầm là công khai việc đi chữa bệnh ở châu Âu và huy động người dân tổ chức mừng ông ta trở về nước sau đợt điều trị – ở Zaire, chăm sóc y tế không đạt nổi chất lượng tối thiểu! Ferdinand Marcos ở Philippines cũng có số phận tương tự. Khi căn bệnh Lupus của ông ta tiến triển xấu, những người trung thành với chế độ bắt đầu bỏ rơi ông ta, và ông ta rớt khỏi quyền lực vào năm 1986, ba năm sau chết khi lưu vong ở
Hawaii. Đây cũng là câu chuyện của vua Iran, Mohammed Reza Pahlavi. Như tờ New York Times đưa tin ngày 17-5-1981, sau khi chính quyền của ông ta sụp đổ: “Chẳng hạn, có một dấu hiệu từ chuyên gia trị bệnh ung thư cho ông ta ở Bệnh viện New York, ám chỉ rằng nếu nhà vua mà được điều trị giống như một bệnh nhân bình thường, với cùng các bác sĩ đó, ngay từ những ngày đầu phát hiện bệnh, thì có lẽ giờ ông ta vẫn sống”.
Nhưng tất nhiên đức vua đã không làm thế. Vấn đề của ông ta, cũng như của rất nhiều nhà độc tài khác vẫn phải cố mà làm hài lòng những người trung thành với mình, rất đơn giản và chết người: Nếu người ngoài biết về tình trạng bệnh ung thư của nhà vua, khi đó phe ủng hộ gần như chắc chắn sẽ bỏ rơi ông ta, và tiền ủng hộ từ nước ngoài có thể cạn ngay – bản án tử hình đó. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích hợp, bệnh ung thư sẽ – và cuối cùng là đã – giết ông ta. Câu chuyện của vua Mohammed Reza Pahlavi là câu chuyện buồn của một người tuyệt vọng vì bệnh tật, len lén mời các bác sĩ Pháp vào Iran và bí mật đi khám dưới những tên giả khác nhau. Nhưng, như cuối cùng mọi chuyện đã xảy ra, thông tin về cái chết sắp đến đã làm ách cai trị của ông ta tan tành. Người Iran xuống đường biểu tình, và Ayatollah Ruhollah Khomeini, sau một thời gian dài lưu vong, nay trở lại quê hương để cầm đầu cuộc nổi dậy, thiết lập chế độ nhà nước Hồi giáo, năm 1979. Rất nhiều, có lẽ hầu hết, những người trong phe quân đội mà trước đó từng trung thành với nhà vua, đã đứng sang một bên, hầu như không chống đỡ gì hết, khi họ tính toán thấy rằng chuyển giao quyền lực là việc không thể tránh khỏi.
Các nhà lãnh đạo cần phải tỏ ra hùng dũng và khỏe mạnh. Ngay cả trong một nền dân chủ, điều này cũng vẫn đúng. Phe của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã giữ bí mật về tình trạng bệnh đường hô hấp rất nghiêm trọng của ông suốt Thế chiến I; Franklin D. Roosevelt giấu bệnh bại liệt; John F. Kennedy không để ai biết mình phụ thuộc vào corticosteroids, và danh sách còn kéo dài. Ở các nước kém dân chủ hơn, sự cần thiết phải tỏ ra khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, còn mang tính sống còn hơn thế.
Nói về việc ông Tập gần đây biến mất và rồi trở lại trước công chúng, phải nói bất kỳ ai ở một tuổi nào đó đều không thể không nhớ đến thời kỳ dài ở Trung Quốc trong những năm 1990, khi người ta không biết được Đặng Tiểu Bình còn sống hay đã chết, hoặc tương tự, vào những năm trước đó, khi dân chúng không biết Mao Trạch Đông chết rồi hay vẫn sống. Đảng và sự ổn định nối tiếp ở Trung Quốc, cũng giống như ở rất nhiều nền độc tài khác, cần ít nhất một chút niềm tin tưởng, rằng nhà vua chưa chết chừng nào chưa chỉ định được vua mới làm người kế tục.
Đối với những nhà lãnh đạo kém dân chủ – những người muốn duy trì quyền lực trong thời gian dài hơn thế nữa – thì sức khỏe tốt còn quan trọng hơn nhiều. Do đó, bên cạnh việc tỏ ra cực kỳ mạnh mẽ, nam tính, cũng có một logic chính trị trong những trò hề của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông ta thường xuyên để phanh ngực áo, đi săn trong rừng, lái máy bay siêu nhẹ bay qua Bắc cực, hoặc tham gia các hoạt động thể lực rất mất sức khác. Việc thể hiện sự dũng mãnh như thế cũng là trình diễn biểu tượng mạnh mẽ của sức mạnh quốc gia trước các cử tri – những người vốn vẫn còn nhớ chuyện một loạt thủ tướng cao tuổi nối tiếp nhau chết trong lúc đương nhiệm, vào những năm suy thoái của Liên Xô, hay vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế những năm 1990, thời ông Boris Yeltsin to béo, nghiện rượu, còn đang cầm quyền.
Lãnh đạo, quá ý thức được về rủi ro mà họ phải đối diện ngay lập tức khi bị đồn là đang ốm, xử lý khủng hoảng sức khỏe theo những cách khác nhau. Trên lý thuyết, họ có thể tận dụng việc mình sắp chết làm một cơ hội để thay đổi xã hội, để lại một đất nước dân chủ, nhưng thật không may là chúng ta rất khó mà tìm ra dù chỉ một ví dụ như thế. Họ có thể, như đã nói, đơn giản là giữ bí mật. Và khi điều đó thất bại, thì phản ứng chung là chối tuốt. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa Internet, công nghệ di động, và nhiều tiến bộ trong công nghệ chẩn đoán bệnh từ xa, đã khiến cho các lãnh đạo ngày càng khó giấu giếm tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn, có cả một blog chuyên theo dõi tình hình căn bệnh ung thư của Chávez, nơi mà bên cạnh các phát ngôn mơ hồ của ông ta rằng mình đã chiến thắng bệnh tật – “Tạ ơn Chúa đã cho phép tôi vượt qua khó khăn, nhất là về sức khỏe, cho tôi cuộc sống và sức khỏe để ở cùng các bạn trong cả chiến dịch này” – là thảo luận chi tiết về từng phát ngôn, từng phương án điều trị, sự xuất hiện và ra đi của các bác sĩ, thay đổi trong lịch sinh hoạt, và ảnh chụp. Những thứ này có vẻ rất vụn vặt, nhưng trong bối cảnh sắp bầu cử ở Venezuela, mọi dấu hiệu về tiên lượng bệnh của tổng thống, về mặt chính trị, đều quan trọng hơn nhiều so với các tuyên bố về chính sách này nọ của ông.
Khi bí mật và chối bỏ sự thật không còn ích gì nữa, thì các vị kế tiếp sẽ trao cho nhà lãnh đạo một phương tiện để duy trì lòng trung thành chính trị. Giải quyết sớm vấn đề người kế nhiệm sẽ bảo đảm nối tiếp được chế độ cộng sinh giữa lãnh đạo với những người giúp lãnh đạo giữ ghế. Phe ủng hộ sẽ trung thành hơn với một nhà cầm quyền ốm yếu, nếu họ biết tài sản cũng như đặc quyền đặc lợi của mình chắc chắn vẫn tiếp tục ngay cả sau khi lãnh đạo chết. Gia đình họ Kim ở Bắc Triều Tiên, Hafez al-Assad ở Syria, và Fidel Castro ở Cuba, tất cả đều dùng xảo thuật này để làm giảm bớt rủi ro chính trị phát sinh từ tình trạng sức khỏe suy yếu của họ.
Cuối cùng, sức khỏe tốt là một tài sản cực kỳ giá trị đối với các lãnh đạo, và lại càng có giá trị hơn với những lãnh đạo phi dân chủ. Các chuyến viếng thăm của những bác sĩ ngoại quốc nổi tiếng, những chuyến đi nước ngoài của lãnh đạo để tới bệnh viện giải quyết các vấn đề nho nhỏ về sức khỏe (giống như việc điều trị thường xuyên “bệnh ở lưng” của vua Ảrập Xêút Abdullah), những biến đổi về ngoại hình, thể chất – tăng trọng chẳng hạn, có thể được liên hệ đến việc sử dụng steroid – và sự vắng mặt kéo dài trước công chúng, đều là những chỉ dấu rất giá trị, có tác dụng cảnh báo sớm về bất ổn chính trị. Cũng vậy, tuổi quá cao và quá non trẻ trong công việc đều là cảnh báo sớm về các rắc rối tiềm ẩn. Người non trẻ quá thì chưa biết tiền để đâu, người già yếu thì chẳng còn đáng tin cậy.
Đó là lý do gần như chắc chắn vì sao ngày nay chúng ta thấy xu hướng ngày càng gia tăng của việc độc tài kế nhiệm độc tài. Những Kim Jong Ils của thế giới đều biết tiền để chỗ nào và có lẽ đều rất sung sướng được nói điều đó với đám con cháu đáng tin cậy của họ. Trong thời đại của những phép màu về y tế, cũng rất đáng chú ý một điều: Các triều đại của vua chúa đang trở lại, nhưng chắc chắn không phải do trùng hợp.
1262. HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA MỚI CỦA MỸ Ở ĐÔNG Á
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 19/9/2012
TTXVN (Niu Yoóc 15/9)
Theo tài liệu của viện “Carnegie Endowment” (Mỹ) ngày 7/9, các báo cáo gần đây cho biết Lầu Năm Góc đang triển khai kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực Đông Á. Ngoài trận địa rađa trận địa phòng thủ tên lửa hiện đã triển khai ở miền bắc Nhật Bản, lầu Năm Góc đang xem xét bố trí các trận địa rađa ở phía Nam Nhật Bản và ở Philippin.
Theo kế hoạch, Lầu Năm Góc sẽ triển khai loại rađa có dải sóng -X cảnh báo sớm mới hiệu quả. Mặc dù bên ngoài ai cũng nghĩ các trận địa rađa mới của Mỹ là nhằm chống lại mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên chứ không nhằm chống lại Trung Quốc, nhưng ý đồ thực sự của Mỹ là nhằm đối phó với hai mối đe dọa. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố các hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á “nhằm chống lại mối đe dọa tên lửa từ Bắc Triều Tiên và dọc đường bay của các tên lửa khi Bình Nhưỡng phóng lên. Bằng cách đó rađa theo dõi các tên lửa trên đường đi sẽ hiệu quả hơn. Nói chung, rađa cảnh báo sớm sẽ được bố trí càng gần các trận địa phóng tên lửa càng tốt để có thời gian cảnh báo tối đa. Nhưng vị trí địa lý có thể gây phức tạp cho việc triển khai gần, do đó các ra đa này thường được bố trí dọc đường bay của tên lửa. Gỉa sử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Bắc Triều Tiên bắn vào lãnh thổ Mỹ sẽ bay qua Cực Bắc, vì vậy miền Bắc Nhật Bản có thể là vị trí thuận lợi để theo dõi các tên lửa của Bắc Triều Tiên đánh vào lục địa Bắc Mỹ. Thực tế, trận địa rađa dải sóng – X có bệ phóng trên đất liền đầu tiên ở châu Á đã được bố trí ở miền Bắc Nhật Bản. Nhưng bố trí rađa cảnh báo sớm ở miền Nam Nhật Bản ít có khả năng theo dõi các tên lửa của Bắc Triều Tiên bay tới Mỹ. Cự ly của trận địa mới cách các trận địa tên lửa của Bắc Triều Tiên tương đương với phạm vi hoạt động của các rađa ở miền Bắc Nhật Bản hiện nay, nhưng rađa sẽ không được bố trí dọc đường bay của tên lửa bay về hướng Mỹ. Trận địa rađa ở phía Nam chỉ có thể được sử dụng để theo dõi các tên lửa của Bắc Triều Tiên đánh vào miền Nam Nhật Bản, do đó có thể giải quyết mối lo ngại của khu vực về mối đe dọa tên lửa của bắc Triều Tiên nhưng không phải mối đe dọa trực tiếp với Mỹ.
Hệ thống rađa thứ ba trong khu vực được triển khai tại Philippin không thể cảnh báo sớm cho Mỹ. Trận địa rađa như vậy sẽ cách xa Bắc Triều Tiên bắn vào các mục tiêu trong khu vực hoặc hoặc Mỹ. Hơn nữa, rađa dải sóng-X không phải loại công nghệ cảnh báo sớm lý tưởng. Rađa cảnh báo sớm cần tìm kiếm các tên lửa trên phạm vi của bầu trời. Mặt khác rađa dải sóng – X chỉ hiệu quả khi theo dõi các tên lửa có độ chính xác cao mà không phải tìm kiếm trong một khu vực rộng lớn. Vì vậy, rađa dải sóng-X thường được sử dụng để theo dõi xác định các đầu đạn đang trên đường tới mục tiêu và đánh giá kết quả của các phương tiện đánh chặn tên lửa. Ví dụ như thành phố Adak – thuộc bang Alaska của Mỹ nằm ở điểm cuối phía Tây của quần đảo Aleutian – là địa điểm chính để bố trí rađa kiểm soát hỏa lực giải sóng – X nhằm theo dõi các tên lửa phóng lên từ khu vực Đông Á và bay tới lục địa Bắc Mỹ. Trong khu vực, rađa dải sóng – X ở miền Bắc Nhật Bản có thể dược sử dụng để đánh chặn các ICBM trong giai đoạn mới rời khỏi bệ phóng. Nhưng các trận địa rađa dải sóng – X mới được bố trí tại miền Nam Nhật Bản và Philippin sẽ không hiệu quả trong việc đánh chặn các tên lửa ICBM của Bắc Triều Tiên nhắm vào Mỹ. Bố trí rađa dải sóng – X tại Philippin sẽ chỉ hiệu quả nếu các tên lửa của Bắc Triều Tiên đánh các mục tiêu trên lãnh thổ Ôxtrâylia – nhưng nước này dường như không lo ngại mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Như vậy triển khai rađa tại Philippin dường như để chống lại mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên như Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: mục tiêu thực sự của các trận địa rađa phòng thủ tên lửa tại Đông Á là gì? Đường bay của ICBM được phóng từ các trận địa ở Đông Á như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, miền Đông nước Nga và hướng về lục địa Mỹ đều giống nhau. Vì vậy, triển khai các trận địa rađa dải sóng – X ở phía Nam Nhật Bản là lựa chọn không hiệu quả nếu Osinhtơn muốn bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công tên lửa được phóng lên từ các nước khu vực. Việc triển khai đó có thể hiệu quả nếu rađa được sử dụng để ngăn chặn các tên lửa từ Ấn Độ bay tới bờ biển phía Đông của Mỹ. Nhưng do bản chất tích cực của mối quan hệ chiến lược Mỹ – Ấn Độ, kịch bản đó dường như không thể xảy ra. Như vậy chỉ còn một tình huống có khả năng xảy ra khi các trận địa rađa mới triển khai đó có thể phát huy hiệu quả: các trận địa rađa dải sóng – X được bố trí ở Đông Á xung quanh Đài Loan và có thể thuận lợi cho việc đánh chặn các tên lửa tầm trung thông thường của Trung Quốc trong khu vực và các trận địa rađa sẽ theo dõi các tên lửa phóng từ miền Nam Trung Quốc tới trung tâm Thái Bình Dương. Mới đây, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ công khai thừa nhận, các trận địa ra đa mới triển khai ở miền Nam Nhật Bản nhằm chống lại quân đội Trung Quốc và ngăn chặn các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Tuyên bố này khác với quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ và có thể gần hơn với ý đồ thực sự của Mỹ. Từ lâu, Mỹ khẳng định sẽ tăng cường sức mạnh quân sự khắp châu Á -Thái Bình Dương, trong khi Trung Quốc đã và đang xây dựng các khả năng quân sự nhằm chống lại sức mạnh quân và các lợi ích quan trọng của Mỹ trong khu vực. Việc Mỹ phát triển các khả năng chống tên lửa dường như để chống lại các khả năng của Bắc Kinh trong việc hạn chế các sức mạnh của Mỹ chống Trung Quốc.
Đáng chú ý, tuyên bố của Tướng Dempsey cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang có nguy cơ sảy ra cuộc đối đầu quân sự thông thường ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các biện pháp mới của Mỹ nhằm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Á cho thấy Mỹ và Trung Quốc cần một cuộc đối thoại xây dựng về các vấn đề quân sự thông thường. Hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc và Mỹ đã triển khai một số cuộc đối thoại hạt nhân chiến lược hữu ích. mặc dù các cuộc trao đổi không thường xuyên êm ả, nhưng đã xây dựng được các kênh hiệu quả và hiểu biết lấn nhau. Ví dụ, các khái niệm về ổn định chiến lược đang trở thành một khái niệm được tất cả các bên chấp nhận trong các cuộc đối thoại hạt nhân chiến lược giữa hai nước. Sự hiểu biết lấn nhau như vậy sẽ giúp hai bên xây dựng lòng tin về các mối quan hệ hạt nhân chiến lược và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những phát triển hạt nhân gây mất ổn định khu vực. Tuy nhiên Mỹ và Trung Quốc không thể xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản về lĩnh vực quân sự thông thường. Trả lời câu hỏi liệu các hệ thống phòng thủ tên lửa có nhằm vào Trung Quốc, nữ phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cũng khẳng định các hệ thống phòng thủ tên lửa chủ yếu để bảo vệ Mỹ và các nước đồng minh. Do đó, các hệ thống phòng thủ đó sẽ không can dự trừ khi bị các tên lửa tấn công. Tuyên bố của nữ phát ngôn Nuland đặt ra một vấn đề: một cuộc sung đột thế nào có thể khiến Trung Quốc sử dụng các tên lửa để chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh trong khu vực, từ đó kích động các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bắt đầu trả đũa? khi một tên lửa được phóng lên, các hệ thống phòng thủ của Mỹ không ngăn chặn nếu việc cảnh báo một cuộc xung đột quá muộn. Vì vậy, Oasinhtơn và Bắc Kinh cố gắng ngăn chặn các cuộc sung đột trước khi chúng bắt đầu bằng cách tìm kiếm các giải pháp hợp tác về các vấn đề phòng thủ tên lửa trong khu vực./.