Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

CHỦ MỚI CỦA CÔNG TY BÌNH AN LÀ AI?

Qlb - Trước đây Bản Việt chỉ nắm 3 tỷ dồng cổ phiếu tại Công ty Bình An.  Khi nhìn thấy triển vọng to lớn của Công ty hàng đầu xuất khẩu và xây dựng thuỷ sản của việt Nam, Techcombank đã cho vay tiền để mở rộg thêm công suất xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Mỹ, nhưng gần 01 năm nay đã đột ngột huỷ hợp đồng buộc hoàn trả lại vốn vay mà không tiếp tục thực hiện cam kết cho vay vốn lưu động... Đó là kịch bản đã đẩy Công ty Bình An đến vỡ nợ.. Lúc này, cũng chính Techcombank lại thò tay ra để 'cứu' với yêu sách 60% cổ phần của Công ty Bình An phải chuyển giao cho những người chủ nhân thực sự NGUYỄN THANH PHƯỢNG - NGUYỄN ĐĂNG QUANG & HỒ HÙNG ANH, dù rằng hiện cổ phần này đang núp bóng bởi những công ty khác ... Ngay sau khi Bình An chấp nhận giao cổ phần cho nhóm thôn tính thì cũng là lúc Bình An được bơm tiền để hoạt động trở lại, trong đó có cả Ngân hàng chính sách cũng cho vay ưu đãi! Quỹ Sa - Tăng núp bóng dưới mặt nạ 'của thánh thần'đã hoàn tất đợt thôn tính ngoạn mục mà Chủ nhân Công ty Bình An vừa phải dâng hiến toàn bộ tài sản cả một cuộc đời của mình cho Quỷ Sa-Tăng mà vẫn phải mangtheo cái ơn!

 Công ty Bình An được bơm 500 tỉ đồng để hoạt động trở lại

(VOV) - Sáng 9/5, Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) tái hoạt động trở lại nhà máy chế biến thủy sản sau thời gian 3 tháng tạm ngưng hoạt động.
Các nhà máy của Bianfishco hoạt động trở lại là nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy chế biến phụ phẩm, nhà máy hàng giá trị gia tăng, nhà máy nước uống Collagen và Viện Nghiên cứu  nuôi trồng thủy sản.



Ông Trần văn Trí – Tổng Giám đốc Bianfishco cho biết ngày đầu hoạt động nhà máy sản suất cá filê khoảng 100 với hơn 1.200 công nhân hoạt động . Hiện nhà máy còn lệ thuộc vào số lượng  công nhân trở lại làm việc. Nếu công nhân làm việc đông đủ thì tăng lên thì sẽ nâng công suất.  Ngoài ra, công ty còn nhận hợp đồng với đối tác Nhật Bản để gia công các hồi với công suất 3 tấn/ngày và dự kiến nâng lên 13 tấn/ ngày.


Theo ông Trí: nguồn vốn để Bianfishco tái hoạt động trở lại   lần này do  Ngân hàng An Bình, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam và 1 tập đoàn lớn… bơm  tiền hỗ trợ cho Bình An  500 tỉ đồng để hoạt động.
Mục tiêu  của công ty  khi hoạt động trở lại  để giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân và nông dân nuôi cá và giải quyết mua cá đang tồn đọng của nhiều nông dân theo giá thị trường và theo hướng có lợi cho nông dân.
Được biết, ngày 8/5 công ty  Bình An đã ký được một  hợp đồng với một đối tác của Canada  bao tiêu sản phẩm Collagen và sản phẩm thủy sản. Riêng về  số nợ tiền cá khoảng 200 tỉ đồng của nông  dân  công ty sẽ trả  trong tháng 5 thông qua bán tài sản và thông qua công ty mua bán nợ./.


BỐ GIÀ KIÊN & TRẦM BÊ ĐÃ HOÀN TẤT THÂU TÓM SAMCOMBANK

QLB - Chính thức Phan Huy Khang từ Ngân hàng Phương Nam đưa sang Samcombank giữ vị trí Tổng giám đốc đã được ngân hàng nhà nước (NHNN) phê chuẩn! Một ngân hàng nhỏ vốn điều lệ chỉ có 3.000 tỷ mất thanh khoản đầu tiên của Việt Nam, đã mất trắng 20.000 tỷ tương đương 1 tỷ USD tiền huy động của nhân dân, trên 60.000 tỷ đồng tiền huy động của nhân dân và tiền vay liên ngân hàng bị rút ra đầu tư cho cá nhân và phục vụ mục đích thôn tính, một ngân hàng mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phải làm ảo thuật để rót 10.000 tỷ để cứu ... MỘT CÁI Ổ MẦM BỆNH TRUYỀN NHIỄM nay lây lan sang Samcombank - Một ngân hàng số 1 của Việt Nam trị giá gần 7 tỷ USD! Người dân sắp tới sẽ gánh những hậu quả như một quả bom nguyên tử không biết khi nào sẽ bùng nổ  từ đám gieo rác bệnh truyền nhiễm này! Tại sao điều này có thể xảy ra? Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình phải trả lời câu hỏi này trước nhân dân!

 Sacombank: Ông Phan Huy Khang giữ chức vụ Tổng giám đốc từ ngày 03/07/2012

Ông Phan Huy Khang cũng sẽ là người đại diện pháp luật của Sacombank
Theo thông tin công bố của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (MCK: STB), được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sacombank chính thức bổ nhiệm ông Phan Huy Khang, hiện là Quyền Tổng Giám đốc, giữ chức vụ Tổng Giám đốc kể từ ngày 03/7/2012.

Ông Phan Huy Khang cũng sẽ là người đại diện pháp luật của Sacombank.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông phiên họp thường niên 2011 của Sacombank, ông Khang được bầu bổ sung làm Thành viên Hội đồng quản trị Sacombank nhiệm kỳ 2011 – 2015.

Ông Phan Huy Khang có 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ông tham gia công tác điều hành tại Sacombank từ tháng 4/2012. Trước khi nhận công tác tại Sacombank, ông Khang từng công tác nhiều năm tại Ngân hàng TMCP Phương Nam.

Theo TTVN

CHÂN DUNG ÔNG BẦU THÔN TÍNH HABUBANK

Một cách không chính thức, bầu Hiển là ông chủ của 2 đội bóng đang thi đấu tại V-League. Gần đây, bầu Hiển - Chủ tịch ngân hàng SHB - được nhắc đến nhiều khi SHB lên phương án nhận sáp nhập ngân hàng Habubank.
Họ tên
Đỗ Quang Hiển
Năm sinh
29/10/1962 | Số CMTND: 010142347
Quê quán
n/a
Học vấn
Kỹ sư vật lý vô tuyến
Chức vụ đang nắm giữ
+ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn T&T
+ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS)
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF)
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land)
+ Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội
+ Ủy viên UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam
 
Lĩnh vực kinh doanh
Ngân hàng – tài chính, Thể thao, Bất động sản, Công nghiệp
Gia đình
Chi gái: Đỗ Thị Thu Hà
Địa chỉ
Số 61 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tài sản
Cổ phần T&T Group, SHB
 
Tài sản "nhìn thấy": Sở hữu 21 triệu cổ phiếu, tương đương 4,36% cổ phần của Ngân hàng SHB. Lượng cổ phiếu này trị giá hơn 222 tỷ đồng.
 
 Giống như bầu Kiên, bầu Hiển được mọi người biết đến chủ yếu qua bóng đá. Một cách không chính thức, bầu Hiển là ông chủ của cả 2 đội bóng đang thi đấu tại V-League là Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng.
Quá trình công tác:
 
* 1984-1987: Kỹ sư XN sửa chữa máy thu hình – Đài Phát thanh Hà Nội.
 
* 1987-1988: Kỹ sư công ty điện tử Hà Nội (Hanel)
 
* 1988-1993: Kỹ sư Vật lý Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia
 
* 1993-nay: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ T&T
 
Gần đây, bầu Hiển - Chủ tịch ngân hàng SHB - đã được nhắc đến nhiều khi SHB lên phương án nhận sáp nhập ngân hàng Habubank.
 
Về những thành công của mình, Bầu Hiển nói "Tôi không thích nói nhiều mà muốn khẳng định bằng việc làm”. Nếu để tự nói về mình, ông chỉ gói gọn một câu rằng đơn giản rằng: "Tôi là người may mắn và thành công đạt được có sự trợ giúp tới 70% của ông Trời. Vì lẽ này mà tôi không cho phép mình dừng lại. Bởi nếu dừng lại tức là tôi đã phụ công trời đất, phụ công những gì cuộc đời dành cho tôi".
 
.
 
 
Các công ty con và công ty liên kết của T&T Group
 
 
 
Gây dựng sự nghiệp với T&T
(Tham khảo từ bài viết của Báo Giáo dục VN)
 
Giai đoạn 1984-1987: chàng thanh niên Đỗ Quang Hiển đã chọn bến đỗ đầu tiên sau ngày ra trường là Xí nghiệp sửa chữa máy thu hình (Đài Phát thanh Hà Nội).
 
Được một thời gian, Xí nghiệp sửa chữa máy thu hình sáp nhập vào Công ty điện tử Hanel – tạo thêm nhiều cơ hội mới để chàng kỹ sư trẻ khẳng định tài năng của mình.

Sau đó, bầu Hiển lại đi đến một quyết định mới: Gia nhập Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Mơ ước từ thuở còn miệt mài với sách vở giờ mới thực sự trở thành hiện, ông tự nhủ với mình rằng rồi đây sẽ “xuất bản” nhiều công trình mang tầm quốc gia. Kiến thức học được qua sách vở, thu lượm từ những bài giảng và thực tế cuối cùng đã có đất để thực sự “dụng võ”.
 
Năm 1993, bầu Hiển bắt đầu lập nghiệp với việc lập Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại T&T sau 5 năm làm việc với vai trò là kỹ sư vật lý của Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia.
 
T&T khi đó hướng đến việc kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông… được nhiều hãng điện tử Nhật Bản chọn làm đại lý độc quyền.
Trong suốt 5 năm đầu, công việc kinh doanh của T&T lên như diều gặp gió, nhưng đúng là “thương trường như chiến trường” - vào cái lúc mà chẳng ai ngờ tới thì một chuyện động trời xảy ra.

Năm 1998, Công ty Tân Trường Sanh nhờ sự giúp sức của một số cán bộ hải quan đã tuồn vào thị trường Việt Nam khối lượng rất lớn hàng điện tử, điện lạnh… khiến nhà nước thất thu gần một nghìn tỷ đồng. Số hàng này đủ khiến cho thị trường điện tử - điện lạnh trong nước bị khuynh đảo, T&T và rất nhiều đơn vị kinh doanh hàng điện tử tại Việt Nam cùng chung số phận là không bán được hàng.
Nhớ lại “khoảng lặng” trong nghiệp kinh doanh của mình, Chủ tịch Tập đoàn T&T không hề che giấu cảm xúc: “Người ta nhìn vào thành quả của T&T giờ đây có thể nghĩ rằng tôi thành công lắm rồi. Nhưng, ai đó quan tâm tới lĩnh vực kinh doanh hàng điện tử mới thấy rằng có rất nhiều rủi ro. Quả thực, tôi đã từng trải qua cảm giác chán nản, mệt mỏi vô cùng. Hàng hoá lúc đó chất đống trong kho, làm sao mà cạnh tranh được với hàng lậu, nợ ngân hàng thì ngày càng nhiều lên. Nếu nói T&T phá sản thì hơi ngoa, nhưng tình thế lúc ấy cũng gần như vậy, may là sau đó cơ quan pháp luật đã vào cuộc và phá được đường dây này”.
Thời điểm T&T ra đời, kinh doanh hàng điện tử - điện lạnh đang "hot" và có không ít doanh nghiệp cũng kinh doanh các mặt hàng điện tử - điện lạnh, ấy là còn chưa kể có vô số cửa hàng cỡ lớn đang chiếm lĩnh thị trường theo từng khu vực nhất định. Bài toán đặt ra với ông chủ của T&T là làm thế nào chen chân vào thị trường béo bở này?
Bầu Hiển bật mí: “Tôi từng học ngành Vật lý nên rất thích mọi thứ phải bám sát thực tế. Khó khăn lớn nhất của T&T lúc ấy là phát triển thị trường, tôi cùng với các anh em cán bộ làm việc triền miên như cái máy suốt mấy tháng trời và quyết tâm phải tạo ra sự khác biệt. Tôi luôn tâm niệm, hàng bán chạy chưa phải đã thành công, mà cái quan trọng là T&T phải gây ấn tượng thật tốt với mọi khách hàng”.
Đến năm 1999 - 2000: Thành lập Công ty TNHH T&T Hưng Yên, đầu tư xây dựng dây truyền sản xuất các sản phẩm linh kiện, động cơ xe máy với quy mô lớn nhất Việt Nam.
Khi T&T đã vững vàng trên thị trường điện tử - điện lạnh, Đỗ Quang Hiển bắt đầu tính chuyện “tấn công” sang thị trường xe máy. Nghĩ là làm, ông chủ của T&T bỏ ra 3,5 tỷ đồng đầu tư vào dây chuyền lắp ráp xe máy.

Năm 2007 đánh dấu sự tham gia của T&T vào lĩnh vực tài chính với việc tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Tiền thân của SHB là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ.Bản thân ông Hiển cũng góp vốn và trở thành Chủ tịch HĐQT và cổ đông lớn của ngân hàng này.
Sau đó, T&T cùng SHB tham gia góp vốn thành lập một hệ thống định chế tài chính gồm Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC).

Cũng trong năm 2007, T&T thành lập liên doanh T&T Baoercheng với tổng vốn đầu tư 6,15 triệu USD, xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm ngành nhựa công nghiệp và dân dụng và thành lập CTCP Đầu tư Khai thác & Chế biến Khoáng sản T&T Hà Giang.
 
Hiện tại, Tập đoàn T&T xác định 4 lĩnh vực kinh doanh chính là Bất động sản, Tài chính, Công nghiệp và Thể Thao.
+ Lĩnh vực bất động sản: T&T đang triển khai các dự án tại Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An và một số tỉnh thành trong cả nước.
+ Lĩnh vực tài chính: các khoản đầu tư vào SHB, SHS, SHF và Bảo hiểm SHB-Vinacomin.
+ Lĩnh vực công nghiệp: Sản xuất kinh doanh phụ tùng xe máy; sản xuất nhựa; khai thác khoáng sản…
+ Lĩnh vực thể thao: CTCP Thể thao T&T tham gia vào 2 lĩnh vực là bóng đá và bóng bàn.
Các thông tin về hoạt động kinh doanh của T&T hầu như không được công bố. Trong khi đó, SHB và SHS là những công ty niêm yết nên thông tin khá đầy đủ.
 
Giữa năm 2012, bầu Hiển cùng SHB lại có thêm một bước đi táo bạo khi đứng ra nhận sáp nhập ngân hàng Habubank đang gặp khó khăn. Việc sáp nhập tạo ra một ngân hàng mới có quy mô lớn hơn những cũng sẽ phải đối mặt với thách thức từ việc giải quyết những khoản nợ xấu trước đây của Habubank.
 
Xem thêm: Hồ sơ ngân hàng SHB
 
Bầu Hiển và Bóng đá
 
Năm 2006, bầu Hiển thành lập CLB Bóng đá T&T Hà Nội, tiền thân của CLB Hà Nội T&T sau này. Trong vòng 3 năm sau khi thành lập, đội bóng này đã thăng liên tiếp ba hạng, từ hạng ba lên hạng chuyên nghiệp, để giành quyền thi đấu ở V-League 2009.
Tại V-League 2010, Hà Nội T&T đã lên ngôi vô địch và đứng thứ 2 ở V-League 2011 sau khi hòa Sông Lam Nghệ An trong trận đấu cuối cùng.
Tên tuổi bầu Hiển gắn với cả 2 đội bóng SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T. Tuy nhiên, bầu Hiển luôn khẳng định mình chỉ là một "người hâm mộ" đối với đội bóng SHB Đà Nẵng và hoàn toàn không sai luật.
 
Theo quy chế của VFF, mỗi ông bầu chỉ có 1 đội bóng tại một giải đấu. Tại buổi giao lưu trực tuyến trên báo Bongdaplus, bầu Hiển đã có đề cập tới vấn đề này: “Về pháp lý, CLB HN.T&T thuộc Công ty cổ phần thể thao T&T, SHB.ĐN thuộc Công ty cổ phần thể thao SHB. Đà Nẵng. SHB tài trợ cho Công ty cổ phần thể thao SHB Đà Nẵng và T&T tài trợ cho Công ty cổ phần thể thao T&T. SHB và T&T là 2 công ty hoạt động độc lập theo luật doanh nghiệp.Về việc này, VFF đã thanh tra hằng năm và khẳng định đó không phải là tình trạng một ông chủ - 2 đội bóng. Tôi chỉ là CĐV yêu mến cả 2 CLB ấy thôi”.
 
Đến thời điểm này, bầu Hiển dường như là người đầu tư vào bóng đá có hiệu quả nhất khi mà cả hai đội Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng đều giữ được phong độ tốt và gặt hái được thành tích cao. Cả 2 đội này đang giữ 2 vị trí nhất nhì trong Bảng xếp hạng Eximbank V-League 2012.
 
Bầu Hiển, bầu Kiên và ... Công Vinh. Biếm họa của họa sỹ Leo/TTVH
TTXVN


MỘT DƯƠNG CHÍ DŨNG THỨ 2!

Đặng Xuân Phương trắng án để còn tiếp tục các thương vụ với Nguyễn Thanh Phượng!

Qlb - Sau khi bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tổng giám đốc Công ty Thuốc Lá Thăng Long- Người đứng đơn tố cáo sau khi được mấy anh an ninh 'hỏi thăm' bỗng nhiên tuyên bố KHÔNG phải bà đã làm đơn và Đặng Xuân Phương thì được trắng án và điều đáng chú ý là khi đoàn thanh tra vào làm việc bắt đầu phát hiện sai phạm thì Đặng Xuân Phương lại được ra quyết định thôi nhiệm vụ tại công ty thành viên lên nhận nhiệm vụ Phó Tổng giám đốc của Tổng công ty Thuốc lá kiêm chủ tịch HĐTV! Cái bài này nghe quen quen như vụ Dương Chí Dũng!

Một trong giấy nhận tiền ngoài sổ sách
Bộ Công thương vừa ban hành kết luận xác minh các nội dung tố cáo tiêu cực liên quan đến ông Đặng Xuân Phương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Theo Bộ Công thương, vào thời điểm Vinataba thực hiện quy trình bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, xuất hiện đơn thư tố cáo liên quan đến Tổng Cty này và ông Đặng Xuân Phương.
Nội dung tố cáo ông Phương có nhiều sai phạm trong quản lý, điều hành tại Cty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long, Cty Thương mại thuốc lá; vi phạm đạo đức, lối sống; có tiêu cực trong quá trình phân phối sản phẩm, ép các nhà phân phối cấp 1 chi hàng chục tỷ đồng để được quyền mua sản phẩm thuốc lá Thăng Long...
Kết luận số 5340/KL-BCT của Bộ Công thương xác định, đơn tố cáo ông Phương là đơn mạo danh, các nội dung tố cáo không có cơ sở.
Xác định không có tiêu cực trong việc thực hiện dự án di dời Cty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long, song Bộ Công thương yêu cầu Cty tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình và chủ động đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng tiến độ.
Theo L.D
Tiền Phong

GIƠ CAO, ĐÁNH KHẼ!


 QLB - Mời độc giả theo dõi để thấy Chính Phủ Dũng đang làm đủ trò với các Tổng công ty con cưng của mình!
 Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ ngày 9.1.2012 về việc làm rõ các nội dung đơn tố cáo ông Đặng Xuân Phương - Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), kiêm Chủ tịch HĐQT Cty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long... cùng việc chấp hành chính sách thuế, Vinataba đã cử đoàn công tác xác minh thông tin và hoạt động của Cty này trong năm 2010-2011.
Kết quả kiểm tra hàng loạt sai phạm đã bị phát hiện.
Cố tình “gửi giá”
Phát hiện gây chú ý nhất là chuyện chênh lệch giá bao thuốc lá Thăng Long mềm. Cụ thể tại thời điểm tháng 6.2010, giá bán buôn tại Cty là 3.999,6 đồng/bao (có VAT), nhưng giá bán của các đại lý cấp I lại lên tới từ 6.500 - 7.100 đồng/bao. Như vậy, mức chênh lệch lên tới từ 2.500 – 3.100 đồng/bao. Vào thời điểm từ ngày 1.11 đến 16.12.2011, giá của loại thuốc Thăng Long mềm Cty bán ra là 4.999,5 đồng/bao, nhưng đại lý cấp I bán ra từ 7.750 – 7.900 đồng/bao, mức độ chênh lệnh là 2.750 – 2.900 đồng/bao. Tương tự, sản phẩm thuốc lá Thăng Long bao cứng từ ngày 1.9 đến 15.12.2011 giá bán buôn tại Cty là 5.454,9 đồng/bao, nhưng giá bán tại đại lý dao động từ 6.300 – 8.600 đồng/bao, số chêch lệch từ 845 – 3.145 đồng/bao.

Được biết, những năm gần đây sức tiêu thụ thuốc lá Thăng Long tăng mạnh. Năm 2010, tiêu thụ trên 220 triệu bao, năm 2011 tăng lên khoảng 400 triệu bao. Đồng thời, giá các sản phẩm này trên thị trường cũng liên tiếp tăng mạnh. Vào những ngày cuối năm, các đại lý tập trung hàng phục vụ nhu cầu tết nên giá mặt hàng thuốc lá càng được đẩy lên cao. Với mức giá chênh lệch bình quân được tính trung bình khoảng 1.500 đồng/bao, thì so với mức tiêu thụ trung bình 34 triệu bao/tháng, mỗi tháng đã có khoảng trên 50 tỉ đồng do chênh lệch giá giữa Cty với các đại lý cấp I. Tính từ ngày 1.11 đến 16.12 – 2011 (1,5 tháng), giá thuốc chênh lệch luôn ở mức độ 2.750 đến 2.900 đồng/bao thì khoản tiền chênh lên đến hơn 140 tỉ đồng.
Trước tình trạng nêu trên, Vinataba hai lần ra văn bản chỉ đạo phải tăng giá sản phẩm theo sát với giá thị trường, nhưng Cty thuốc lá Thăng Long không thực hiện.
Lại “giơ cao, đánh khẽ”…
Trước sức ép từ Vinataba, đến ngày 17.12.2011 Cty thuốc lá Thăng Long mới có quyết định điều chỉnh giá thuốc lá bao cứng tăng từ 5.545,9 đồng/bao lên 5.999,4 đồng/bao, và bao mềm tăng từ 4.999,5 lên 5.454,9 đồng/bao. Nhưng việc tăng giá này cũng không đáp ứng đúng tinh thần chỉ đạo tăng giá bán của Vinataba. Đặc biệt, với mức giá mới vừa nêu, vẫn chưa đúng với quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tại thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27.3.2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 26/2009/NĐ-CP.
Bởi vậy, việc tăng giá như vừa nêu của Cty thuốc lá Thăng Long vẫn tiếp tục gây thất thu cho DN và gây ra thất thoát tiền thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Được biết, ngày 25.7.2011, thanh tra thuế đã có quyết định xử lý và truy thu trên 3,4 tỉ đồng thuế TTĐB tại Cty này vì bán sản phẩm cho đại lý kinh doanh thấp hơn 10% so với giá bán ra của đại lý, nhưng Cty thuốc lá Thăng Long vẫn không điều chỉnh lại giá bán cho đại lý cấp I.
Cùng việc chênh lệch giá, Cty thương mại thuốc lá còn không hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch bán ra sản phẩm của Vinataba, giảm 25,63% (tương ứng với 99,74 triệu bao) so với kế hoạch, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vinataba. Mặt khác, Cty này đã báo cáo không đúng tình hình tiêu thụ sản phẩm dẫn đến số công nợ phải thu (thời điểm 30.11.2011) lên đến 427,06 tỉ đồng, nhưng Cty báo cáo chỉ có 155,23 tỉ đồng, để hàng trăm tỉ đồng tiền vốn bị chiếm dụng.
Trước hàng loạt sai phạm vừa nêu, vậy mà Vinataba chỉ đưa ra ý kiến xử lý chung chung rằng: Yêu cầu người đại diện vốn của Vinataba tại Cty thuốc lá Thăng Long chỉ đạo điều chỉnh giá bán các sản phẩm thuốc lá bao theo đúng chủ trương của Vinataba và tuân thủ quy định của pháp luật. Xem xét làm rõ trách nhiệm đối với người đại diện quản lý phần vốn của Vinataba tại Cty thuốc lá Thăng Long (ông Đặng Xuân Phương, bà Nguyễn Thị Anh Thơ và ông Nguyễn Sơn Thủy).
Cần sớm làm rõ trách nhiệm đối với từng tập thể, cá nhân của Cty thuốc lá Thăng Long có liên quan trong quá trình bán sản phẩm thuốc lá Thăng Long cứng và mềm. Cần nghiên cứu chính sách phân phối sản phẩm Thăng Long bao cứng và mềm hợp lý, tránh tình trạng để nhóm khách hàng cấp I nắm giữ sản lượng lớn dẫn đến hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn về giá trên thị trường, nhất là trong bối cảnh sản phẩm Thăng Long đang bán rất chạy như hiện nay... Với hàng loạt sai phạm nêu trên mà chỉ xử lý bằng những đề xuất nêu trên thì tiêu cực ở Cty này bao giờ mới chấm dứt?
Công Thắng
THEO BÁO LAO ĐỘNG


Thất thoát hàng trăm tỷ ở Thuốc lá Thăng Long

 Giá một bao thuốc lá Thăng Long vàng bán lẻ trên thị thường đắt gấp đôi giá Cty thuốc lá Thăng Long “ưu ái” bán cho các đại lý cấp I. Khi sự chênh lệch giá không bình thường này bị dư luận lên tiếng thì lãnh đạo công ty lại bao biện: bán thế vẫn có lãi nên không cần điều chỉnh giá!?
 
Được mua với giá “bèo”, rồi  bán lại với giá cao, nên đã nhiều năm qua, hệ thống đại lý cấp I của Cty thuốc lá Thăng Long đã dễ dàng kiếm được hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận. Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Liệu giữa lãnh đạo Cty Thăng Long với đại lý cấp I có sự móc ngoặc để “gửi giá” để làm thất thoát một nguồn thu ngân sách lên tới hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước?
Nhà nước thiệt hại mỗi tháng hàng trăm tỷ đồng?
Khoảng hai năm trở lại đây, sản phẩm Thăng Long vàng đã được người tiêu dùng  ưa chuộng và có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thực hiện năm 2010: khoảng 220 triệu bao; Sản lượng tiêu thu năm 2011: ước trên 400 triệu bao, mỗi tháng tiêu thụ khỏang 34 triệu bao. Với mức tiêu thụ như trên, Cty thuốc lá Thăng Long không đáp ứng đủ sản lượng cung cấp cho người tiêu dùng. Mặc dù, cung không đáp ứng cầu nhưng không hiểu vì lý do gì lãnh đạo Cty thuốc lá Thăng Long nhiều năm qua vẫn bán cho các đại lý cấp I với giá rẻ bất ngờ. Ví dụ, tại hợp đồng số 77/HĐ- TLTL ngày 28/4/2001, Cty thuốc lá Thăng Long bán cho Cty CP vận tải Sao Biển 100.000 gói Thăng Long bao cứng với giá 4.959 đồng/bao, 20.000 gói Thăng Long bao mềm: 4.545đồng/bao...Được biết, đây là mức giá Cty thuốc lá Thăng Long áp dụng chung cho các đại lý cấp I.  Qua khảo sát của phóng viên, các đại lý cấp I  của Cty thuốc lá Thăng Long bán buôn ra thị trường  hai loại sản phẩm này   giá giao động từ 7.500 – 8.000 đồng/ bao.
Mục sở thị, ngày 11/12/2011 phóng viên tìm đến một đại lý cấp I của thuốc lá Cty Thăng Long là Công ty CP Đông A, số 54 Nguyễn Siêu, Hà Nội. Tại đây, giá một gói thuốc lá Thăng Long mềm được bán với giá 8.000 đồng và giá của thuốc lá Thăng Long cứng là 7.500 đồng. Theo giải thích của nhân viên đại lý, đây là giá dành cho khách hàng mua số lượng lớn. Như vậy, chỉ cần nhìn vào đây thấy ngay sự chênh lệch lên tới 3.000 đồng/gói. Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ hai sản phẩm Thăng Long vàng  có mức chênh lệch giá cao mà hàng loạt các sản phẩm khác của Cty thuốc lá Thăng Long như: Capital, Blue Seal Light, Hà Nội, Viland, Hồng Hà... cũng có sự chênh lệch giá tương tự như vậy. 
Thời điểm những tháng cuối năm nhu cầu thị trường tăng cao, lượng hàng tiêu thụ mạnh, trong 3 tháng vừa qua Công ty Thuốc lá Thăng Long tiêu thụ khoảng 36 triệu gói/tháng . Dự đoán, trong tháng 12/2011 sẽ tiêu thụ khoảng 40 triệu gói thuốc lá các loại. Chỉ cần đặt phép tính đơn giản với số lượng thuốc lá Thăng Long tiêu thụ như trên thì mỗi tháng các đại lý cấp I đã bỏ túi gần trăm tỷ đồng lợi nhuận. Để đại lý cấp I dễ dàng có được số tiền lợi nhuận khổng lồ như trên, lãnh đạo Cty Thăng Long không biết hay cố tình “làm ngơ”?
Còn nữa, đó là giá Cty thuốc lá Thăng Long cho các đại lý cấp I, nếu so với giá bán lẻ sản phẩm Thăng Long vàng (11.000 đồng/bao) thì lợi nhuận chênh lệch giữa khâu sản xuất (Công ty) và khâu lưu thông lên đến 6.000 đồng/bao. Như vậy,  lợi nhuận khâu lưu thông lên đến khoảng 200 tỷ đồng/ tháng. Trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu sản phẩm thuốc lá bao của Công ty trong 10 tháng đầu năm 2011 chiếm quá khiêm tốn, chỉ 9 tỷ đồng/tháng. Cụ thể, Doanh thu 10 tháng đầu năm của Cty thuốc lá Thăng Long là 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 3%/doanh thu . Lợi nhuận trên sổ sách chứng từ chỉ khiêm tốn là vậy, còn số tiền chênh lệch lên đến hàng trăm tỷ đồng/tháng (bị thất thoát qua đại lý cấp I) có dấu hiệu tham ô, trục lợi hay không cũng là điều cơ quan điều tra cần sớm làm rõ. 
Phớt lờ chỉ đạo
Ngày 17/11/2010, Tổng Cty thuốc lá Việt Nam họp ban tổng giám đốc, tại biên bản cuộc họp này yêu cầu “các đơn vị sản xuất thuốc lá cũng cần xem xét về lợi ích sản phẩm…Cty thuốc lá Thăng Long nghiên cứu điều chính giá bán nhãn hiệu Thăng lòng vàng bao cứng lên trên 6000 đồng/bao…” Chỉ đạo của Ban Tổng giám đốc là vậy nhưng hơn một năm qua, lãnh đạo Cty thuốc lá Thăng Long “kiên quyết” không tăng giá bán sản phẩm Thăng Long vàng cho đại lý cấp I?!. Được biết, mới đây nhất Tổng Cty thuốc lá Việt Nam tiếp tục chỉ đạo Cty thuốc lá Thăng Long điều chỉnh giá bán sản phẩm, không để đại lý cấp I hưởng chênh lệch giá caoLàm việc với phóng viên Bảo vệ pháp luật, ông Nguyễn Sơn Thủy- giám đốc Cty thuốc lá Thăng Long, ông Thủy “giải thích” loanh quanh rằng: Hiện nay với giá bán sản phẩm như trên (bán cho đại lý cấp I- PV), Cty vẫn có lãi, đời sống công nhân viên ổn định thu nhập cao nên chưa cần thiết phải tăng giá?! Khi phóng viên để cập đến vấn đề các đại lý cấp I bỏ túi hàng trăm tỷ đồng trên/ tháng từ việc chênh lệch giá quá lớn giữa giá Cty bán đại lý và đại lý bán ra thị trường thì ông Thủy tỏ ra không muốn quan tâm và lảng tránh sang chuyện khác.
Xin nói thêm rằng, chủ trương “kiên quyết” không tăng giá bán cho đại lý cấp I trải qua nhiều nhiều năm, nhiều đời lãnh đạo của Cty Thăng Long, trong đó phải kể đến ông Đặng Xuân Phương, nguyên GĐ Cty Thăng Long nay chuyển lên công tác tại Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam. Lợi dụng việc không đáp ứng sản lượng cung cấp cho người tiêu dùng, ông Phương (năm 2010)  khi đó là giám đốc Cty thuốc lá Thăng Long chỉ đạo cấp dưới không thực hiện theo yêu cầu tăng giá sản phẩm Thăng Long vàng theo yêu cầu Tổng Cty thuốc lá Việt Nam. Xin nói thêm rằng, thuốc lá là mặt hàng nhà nước đặc quyền sản xuất, kinh doanh thương mại phải có điều kiện, việc Cty thuốc lá Thăng Long nhiều năm qua thả lỏng giá bán sản phẩm trong khi giá thị trương cao dẫn đến việc Nhà nước thiệt hại và chính người tiêu dùng cụng bị thiệt. 
Qua sự việc trên, dư luận đặt câu hỏi, có hay không việc “gửi giá” tồn tại một thời gian dài tại Cty thuốc lá Thăng Long? Đề nghị, cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ những bất thường trên. Tránh để xảy ra sự việc tiền Nhà nước chảy vào túi “tham quan”.
Hữu Bắc
Báo mới


Không có bằng chứng về tham nhũng, vi phạm pháp luật!
Qlb - Hãy xem họ lấy vải màn che mắt Thánh để bao che cho Đệ tử của Nguyễn Tấn Dũng - Đặng Xuân Phương - Chủ tịch Tông công ty thuốc lá Vinataba!







http://www.thanhtra.com.vn/Portals/0/users/baoinnguyenanh/042012/thu0cla.JPG

Công ty thuốc lá Thăng Long
  Cuối năm 2011 và đầu năm 2012, tại Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) liên tiếp xuất hiện hàng loạt đơn thư tố cáo ông Đặng Xuân Phương, Phó Tổng Giám đốc Vinataba kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long (Cty Thuốc lá Thăng Long) “đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước.
Những tố cáo nóng

Đơn tố cáo đứng tên Nguyễn Thị Tuyết Mai phản ánh việc “gửi giá” của lãnh đạo Cty Thuốc lá Thăng Long, làm thất thoát nhiều chục tỷ đồng, đặc biệt với các sản phẩm bao Thăng Long mềm. Tại thời điểm tháng 6/2010, giá bán buôn tại Cty là 3.999,6 đồng/bao (có VAT), nhưng giá bán của các đại lý cấp I lại lên tới 6.500 - 7.100 đồng/bao; chênh lệch 2.500 - 3.100 đồng/bao. Từ ngày 1/11 - 16/12/2011, giá của loại thuốc Thăng Long mềm Cty bán ra là 4.999,5 đồng/bao, nhưng đại lý cấp I bán ra từ 7.750 - 7.900 đồng/bao, chênh lệch từ 2.750 - 2.900 đồng/bao.
Tương tự, sản phẩm thuốc lá Thăng Long bao cứng từ ngày 1/9 - 15/12/2011 giá bán buôn tại Cty là 5.454,9 đồng/bao, nhưng giá bán tại đại lý dao động từ 6.300 - 8.600 đồng/bao, chêch từ 845 - 3.145 đồng/bao.

Với mức giá chênh lệch bình quân được tính trung bình khoảng 1.500 đồng/bao, so với mức tiêu thụ trung bình 34 triệu bao/tháng, mỗi tháng đã có khoảng trên 50 tỉ đồng do chênh lệch giá giữa Cty với các đại lý cấp I. Tính từ ngày 1/11 - 16/12/2011 (1,5 tháng), giá thuốc chênh lệch luôn dao động từ 2.750 - 2.900 đồng/bao, thì khoản tiền chênh lên đến hơn 140 tỉ đồng.

Trước sức ép từ Vinataba, ngày 17/12/2011, Cty Thuốc lá Thăng Long mới có quyết định điều chỉnh giá thuốc lá bao cứng tăng từ 5.545,9 đồng lên 5.999,4 đồng/bao và bao mềm tăng từ 4.999,5 đồng lên 5.454,9 đồng/bao. Nhưng, việc tăng giá này cũng không đáp ứng đúng tinh thần chỉ đạo tăng giá bán của Vinataba. Đặc biệt, mức giá mới vừa nêu vẫn chưa đúng với quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt tại Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 26/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

Bởi vậy, việc tăng giá như vừa nêu của Cty Thuốc lá Thăng Long vẫn tiếp tục gây thất thu cho doanh nghiệp và gây thất thoát tiền thuế tiêu thụ đặc biệt.
 Ngoài ra, Cty Thuốc lá Thăng Long còn không hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch bán ra sản phẩm của Vinataba, giảm 25,63% (tương ứng với 99,74 triệu bao), gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vinataba.

Mặt khác, Cty đã báo cáo không đúng tình hình tiêu thụ sản phẩm dẫn đến công nợ phải thu (thời điểm 30/11/2011) lên đến 427,06 tỉ đồng, nhưng báo cáo chỉ có 155,23 tỉ đồng, để hàng trăm tỉ đồng tiền vốn bị chiếm dụng.

Trước hàng loạt sai phạm vừa nêu, Vinataba chỉ đưa ra ý kiến xử lý chung chung rằng: Yêu cầu người đại diện vốn của Vinataba tại Cty Thuốc lá Thăng Long chỉ đạo điều chỉnh giá bán các sản phẩm thuốc lá bao theo đúng chủ trương của Vinataba và tuân thủ quy định của pháp luật. Xem xét làm rõ trách nhiệm đối với người đại diện quản lý phần vốn của Vinataba tại Cty Tthuốc lá Thăng Long (ông Đặng Xuân Phương, bà Nguyễn Thị Anh Thơ và ông Nguyễn Sơn Thủy).

Từ đơn thư tố cáo này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh: Giao Bộ Công thương chỉ đạo làm rõ các nội dung đơn tố cáo, giao Bộ Tài chính chỉ đạo việc chấp hành chính sách thuế tại Cty Thuốc lá Thăng Long và các đại lý cấp I.

Không có dấu hiệu tham nhũng

Làm việc với phóng viên Báo Thanh tra, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Công đoàn Vinataba (người được coi là đứng đơn tố cáo ông Đặng Xuân Phương) khẳng định: “Tôi đã có công văn chính thức gửi các cơ quan chức năng, kính gửi Thủ tướng Chính phủ khẳng định chữ kí trong đơn tố cáo không phải là của tôi. Tôi không viết đơn tố cáo. Với tư cách là thành viên Ban Cán sự Đảng Tổng Cty, tôi đã đề nghị Ban Tổng Giám đốc sớm có văn bản chính thức khẳng định chuyện này và nhanh chóng ổn định nội bộ. Bởi, từ khi ông Đặng Xuân Phương được làm qui trình bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Cty đến nay đã xuất hiện nhiều đơn nặc danh, mạo danh (bà Mai - PV), gây tâm lý hoang mang trong hàng nghìn cán bộ, công nhân viên; làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Cty Thuốc lá Thăng Long nói riêng, của Vinataba nói chung”.

Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Cty Thuốc lá Thăng Long cho biết: Trong nhiều năm qua, Cty áp dụng hình thức kinh doanh mua đứt bán đoạn qua “hợp đồng mua bán”. Do vậy, không thể có hình thức đại lý phân phối cấp I là sân sau để “gửi giá”. Trong thời điểm khó khăn của kinh tế thị trường, Cty Thăng Long lựa chọn phân khúc bình dân, áp dụng chính sách giá hợp lý để cạnh tranh và tăng cung hàng ra thị trường bảo đảm hiệu quả kinh doanh tốt. Cty đã và đang thực hiện đúng Quy chế Dân chủ. “Cá nhân tôi, từ khi giữ chức Giám đốc, chưa nhận được bất kỳ phản ánh hay đơn thư nào của cán bộ, công nhân viên trong Cty chứ chưa hề nói đến việc đơn thư tố cáo một người có nhiều cống hiến đối với sự phát triển của thương hiệu thuốc lá Thăng Long như ông Đặng Xuân Phương”, ông Nguyễn Sơn Thủy nhấn mạnh.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, các đoàn kiểm tra đã có kết quả xác minh làm rõ đơn tố cáo ông Đặng Xuân Phương gửi Văn phòng Chính phủ.

Báo cáo số 2726/BC-TTr ngày 30/3/2012 do Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải ký khẳng định: Không thu thập được chứng cứ thông tin để đánh giá, kết luận về hành vi tiêu cực, tham ô, tham nhũng của ông Đặng Xuân Phương; chưa có bằng chứng chứng minh ông Phương vi phạm tư cách đạo đức, lối sống và thực hiện tác phong lãnh đạo theo lối độc đoán, chuyên quyền như nội dung đơn thư đã nêu; Vinataba đã thực hiện đúng qui trình giới thiệu ông Đặng Xuân Phương giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Cty.

Rõ ràng, có một “kịch bản” đơn thư tại Vinataba với mục đích không lành mạnh. Và, đơn vị này cần phải kiên quyết đưa ra ánh sáng câu chuyện lạm dụng đơn thư để nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh, nhất là trong thời buổi nhiều khó khăn như hiện nay.

Tuệ Ngân
Thanh Tra Chính Phủ







Nhiều đơn thư tố cáo công ty Thuốc lá Thăng Long

Qlb - Chúng tôi sẽ đăng loạt bài về Tổng công ty Thuốc lá Vinataba - Nơi mà Bản Việt đã tư vấn đưa nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty thành viên và đang nhắm tới để thôn tính trong thời gian tới cổ phần hoá.

Theo nội dung tố cáo, công ty này đã bắt tay với đại lý để tạo và duy trì chênh lệch cao giá bán buôn, gây thất thoát lớn và có dấu hiệu trốn thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đến thời điểm này Công ty Thuốc lá Thăng Long đã làm việc với 4 đoàn kiểm tra từ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Công an.
Có “thủ đoạn” không trong sạch?
Đến thời điểm này Công ty Thuốc lá Thăng Long đã làm việc với 4 đoàn kiểm tra từ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Công an.
Mục đích vào cuộc của các đoàn là làm rõ nội dung tố cáo ông Đặng Xuân Phương, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thuốc lá Thăng Long “đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, nguồn tố cáo đưa ra khảo sát thực tế tại một số “đại lý cấp 1” của Thuốc lá Thăng Long, dẫn chênh lệch giá rất lớn giữa giá bán ra từ công ty so với giá thương mại của cơ sở. Chênh lệch lớn này có từ 1.900 đồng đến hơn 3.000 đồng/bao, ở sản phẩm thuốc lá Thăng Long bao mềm và bao cứng - hai sản phẩm có thể nói là rất thành công trong vài năm gần đây.
Với chênh lệch như vậy, mức tiêu thụ khoảng 400 triệu bao trong năm 2011, khả năng thất thoát là rất lớn. Và câu hỏi mà đơn thư tố cáo đặt ra là tiền từ chênh lệch đó đã rơi vào túi ai, có hay không việc gửi giá tại công ty này?
Trước nội dung trên, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chỉ đạo thanh tra làm rõ; Bộ Công an cũng có đoàn vào cuộc; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cũng lập đoàn tương tự.
Trước khi có kết quả thanh tra, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã có đơn và báo cáo giải trình tới các bên liên quan. Tại cuộc trao đổi với báo chí tuần qua, lãnh đạo công ty này cũng nhấn mạnh đến điểm xuất phát của vụ việc: đơn thư tố cáo là nặc danh, thậm chí là mạo danh và cần làm rõ điểm này.
Đơn gửi các cơ quan báo chí của công ty cũng nêu rằng: “Với thủ đoạn không trong sạch, những kẻ nặc danh tố cáo sai sự thật đã lợi dụng danh nghĩa tập thể cán bộ công nhân viên để phục vụ mục đích cá nhân đồng thời tác động xấu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín và thương hiệu của công ty”.
Đơn thư tố cáo mạo danh bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, tuy nhiên bà Mai có văn bản khẳng định không làm đơn thư tố cáo trên.
Đáng chú ý, vụ việc trên đang tạo dư luận hoài nghi về một “cuộc chiến” nội bộ tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, xuất phát từ đơn vị thành viên là Công ty Thuốc lá Thăng Long. Văn bản mới đây của Công đoàn Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng “lưu ý” rằng, vụ việc tố cáo đối với ông Đặng Xuân Phương xảy ra đúng thời điểm Bộ Công Thương đang tổ chức cơ cấu bộ máy lãnh đạo cao nhất của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
“Chúng tôi mua đứt bán đoạn”
Dù là tố cáo nặc danh, mạo danh thì các cơ quan chức năng cũng đã dồn dập vào cuộc. Vấn đề cũng đã được đặt ra là tại sao lại có chênh lệch giá lớn như vậy trong thời gian qua, tiền vào túi ai và trách nhiệm của Công ty Thuốc lá Thăng Long đến đâu?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc công ty, lưu ý rằng cần phải xem xét vấn đề một cách toàn diện, đặt trong chiến lược kinh doanh, cơ chế phân phối và thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh thời gian qua.
Trước hết, ông Thủy khẳng định: “Chúng tôi bán sản phẩm ra thị trường theo nguyên tắc mua đứt bán đoạn. Công ty không có khái niệm đại lý như các thông tin phản ánh và đơn thư tố cáo. Và chênh lệch giá cao thấp cần phải xem xét về tổng thể”.
Không có khái niệm đại lý, theo ông Thủy giải thích, vì công ty không cần thiết phải tổ chức hệ thống này. “Chúng tôi sản xuất kinh doanh tốt như hiện nay, không cần thiết phải tổ chức hệ thống đại lý để phát sinh chi phí. Mặt khác, hoạt động ở lĩnh vực đặc biệt, cơ chế tổ chức đại lý cũng rất khó vì không được thực hiện các chính sách hoa hồng, các chương trình khuyến mãi vì luật hiện không cho phép”, ông Thủy nói.
Về chênh lệch giá, Giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng nhấn mạnh là “không thể dùng cây để nói rừng, không thể lấy đầu cơ đẩy giá ở một số điểm nóng thị trường để quy kết cho chênh lệch giá của cả thị trường”.
Cụ thể, dẫn chứng mà ông đưa ra là thời điểm Tết Nguyên đán vừa qua, một số nhà phân phối tại địa bàn Hà Nội có hiện tượng gom hàng đẩy giá tạo chênh lệch rất cao. Trong khi đó, tại các khu vực, địa bàn khác lại tương đối ổn định. Mặt khác, do mua đứt bán đoạn, công ty không thể can thiệp trực tiếp giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Vậy trách nhiệm của công ty ở đâu? Ông Thủy trả lời rằng, giải pháp can thiệp và bình ổn giá thị trường là tăng cường sản xuất và tăng cung hàng ra thị trường, cũng như thực hiện chính sách giá theo phân khúc của mình.
Chiến lược được đưa ra là: thị trường thuốc lá Việt Nam hiện cạnh tranh rất khắc nghiệt, từ các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và đặc biệt là hàng nhập lậu. Thăng Long lựa chọn phân khúc bình dân, áp chính sách giá hợp lý để cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt.
Ông Thủy cũng khẳng định, nếu không có chính sách giá như thời gian qua công ty rất khó để tạo sự đột phá với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn ngành.
Năm 2010-2011, doanh thu của công ty đã ở mức 3.906 tỷ đồng, đạt 185,7% so với năm 2009; nộp ngân sách 1.588 tỷ đồng, đạt 211,7% so với 2009; lợi nhuận là 129 tỷ đồng, đạt tới 843,13% so với năm 2009. Đây cũng là công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất cao với 62,8%. Thu nhập bình quân người lao động cũng khá ấn tượng với 11 triệu đồng/tháng (năm 2011).
Theo VnEconomy

100.000 tỷ của công ty mua bán nợ xấu chưa đủ cơ sở

Qlb - Bộ trưởng Chủ nhiệm VP Chính Phủ phát biểu nói thật thế này thì không biết mấy ngày Thủ Tướng 3D cho đi nghỉ mát?

 100.000 tỷ của công ty mua bán nợ xấu chưa đủ cơ sở

Trong 6 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 6,84%, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 7,83%.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng – Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ đang diễn ra chiều nay (ngày 3/7/2012) tại Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chính phủ xác định nợ xấu đang là mạch nghẽn của nền kinh tế, do đó Chính phủ yêu cầu NHNN phải có phương án xử lý vì nợ xấu để tháo gỡ được nút thắt này.

“Trong khi chờ giải pháp thành lập một tổ chức thực hiện việc mua bán nợ xấu thì NHNN yêu cầu các NHTM làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để giải quyết từng khoản nợ xấu”
Trả lời về số vốn điều lệ 100.000 tỷ đồng dự kiến, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết con số này chưa có cơ sở. Có thể 100.000 tỷ đồng này dựa trên các ước tính của các chuyên gia về số nợ xấu cần phải xử lý hiện nay của nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Đam cũng bày tỏ quan điểm việc xử lý nợ xấu chủ yếu sẽ sử dụng các công cụ tài chính hiện có trên thị trường để điều tiết chứ không hoàn toàn là tiền mặt nhằm tránh việc gây ra lạm phát.
Ngoài ra, theo báo cáo của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012, trong 6 tháng đầu năm nay tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 6,84% (tháng 5 tăng 4,47%), tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 7,83%, (tháng 5 là 5,42%).
Theo đánh giá, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt lên, tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế đã tăng trở lại, tỷ giá ổn định, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
Khánh Linh
Theo TTVN

Bao giờ người Việt được sống thật, được nói thật?

Ngày xưa trong gia đình cha mẹ luôn dạy con cái phải thật thà, trung thực. Khi đến tuổi đi học, nhà trường cũng dạy học sinh phải thẳng thắn, dũng cảm, dám hy sinh, tôn trọng người khác và biết tự trọng... Rất nhiều tấm gương về lòng trung thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, sự công bằng và chính

nghĩa mà các nhân vật trong tiểu thuyết hay phim ảnh luôn là thần tượng của tuổi thanh thiếu niên bấy giờ. Thế rồi không biết từ bao giờ, cùng với nền giáo dục, những phẩm hạnh đó mất đi và nay trở thành xa lạ với xã hội, thậm chí trong một số trường hợp, trung thực, thật thà, dũng cảm lại là vật cản đối với nhiều người.
Ngày nay, thay bằng việc giáo dục tính thật thà, trung thực, lòng dũng cảm, các bậc phụ huynh phải trang bị cho con trẻ ngay từ khi chúng mới lớn cách sống "khôn ngoan" và khả năng tự vệ, né tránh với muôn vàn mánh lới, cạm bẫy nguy hiểm của xã hội, nơi chúng vừa mới bước vào. Nhà trường
dạy cho học sinh những tiểu xảo che mắt các phái đoàn đến thăm, dạy học sinh cách gian lận trong thi cử để trường mình được thành tích tốt hơn trường khác, khai man tuổi để đi
thi…

Khi vào đời thì người ta dạy cách sống "khéo léo" để được "tiến bộ", được đề bạt. Khi đã có cái ghế
ngồi, có địa vị trong công việc thì học thêm những mẹo vặt hay cách "ngậm miệng ăn tiền" để được lòng cấp trên, vừa lòng cấp dưới… Cao hơn nữa thì dạy cách trang bị càng nhiều càng tốt những hư danh, kể cả viêc mua bằng giả để trèo cao, chui sâu. Cho tới khi hết tuổi làm việc
nhiều người thậm trí còn cố tìm cách khai man tuổi để không bị về hưu đúng hạn.

Con người cá thể tìm kẽ hở để qua mặt Nhà chức trách, đối phó với cơ quan Công quyền. Ngược lại đại diện các cơ quan Công quyền, Nhà chức trách cũng tìm cách kiếm chác từ sơ hở của pháp luật lẫn sự dại dột và ấu trĩ của người dân.

Cả xã hội quay cuồng, tất bật với bao nhiêu là kỹ xảo gian dối, thủ đoạn tàn nhẫn để kiếm chác, bon chen, luồn lách, tồn tại. Họ lo sợ, né tránh sự thật. Kẻ có quyền, có tiền thì lo mất quyền, mất ghế.. Người không có quyền thì sợ quyền lực trù dập. Phần lớn người ta bị rơi vào một
tâm lý hoảng loạn, xét nét, ngờ vực dẫn đến thái độ vô cảm, vô trách nhiệm, sống thờ ơ, thụ động, hèn nhát và tàn nhẫn. Một số ít người nhận biết ra sự thật thì cũng chỉ dám thì thầm, bàn tán vụng trộm như thể chính họ là những người có lỗi. Họ sợ bị cô lập. Hoạ hoằn lắm mới có người dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm "đi tìm cái tôi đã mất" - nhưng cũng chỉ đến khi đã nghỉ hưu.

Sự giả dối ngày nay đạt tới mức "chân thật". Giả dối không chỉ lời nói, cử chỉ, thái độ, suy nghĩ mà ngay cả niềm tin cũng giả dối nốt. Mặc dù cũng có người tự trọng cảm thấy đó là vô liêm sỉ, song họ bắt buộc phải hòa mình với khung cảnh và môi trường xã hội để tồn tại vì không còn sự lựa chọn khác. Vả lại trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, sống thật, nói thật, nói thẳng nhiều khi bị vạ lây, nhiều trường hợp còn bị coi là "kích động", "giúp tay" cho thế lực "diễn biến hoà bình", "âm mưu
chống chế độ" vv. Đến nỗi mọi người phải thì thầm lén lút, vụng trộm như những kẻ phạm tội mỗi khi nói về sự thật, đấu tranh cho sự công bằng và chính nghĩa.

Tuy nhiên sự thật vẫn luôn tồn tại bên cạnh những biến thể của nó. Xã hội tồn tại và phát triển là dựa trên cái "thực" chứ không phải cái "hư". Khi xã hội bị một ma lực nào đó áp đặt những quy tắc trái với lẽ thông thường để rồi cái "chân" bị chối từ, phủ nhận hay kết án thì con người cá thể theo bản năng tự nhiên sẽ tìm cách bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải và công lý. Chẳng thế mà từ ngàn đời nay, dẫu triều đại hưng thịnh hay xuy tàn, rốt cuộc mọi diễn biến của xã hội dù bi hay hùng, đều được các nhà chép sử lưu lại một cách trung thực. Lịch sử loài người có thăng có trầm, nhưng rất may xã hội
luôn theo hướng tiến bộ và hoàn thiện. Cũng như ngày nay, khi những tờ báo "lề phải" không dám nói hoặc "bỏ sót" sự thật, thì ngay lập tức xuất hiện những tờ báo hay trang mạng xã hội nhận trách nhiệm thay thế, bù đắp cho sự thật bị đánh tráo, công lý bị chà đạp. Đó chính là quy luật vũ trụ không thể khác.

Sự thật luôn luôn tồn tại một cách khách quan. Dẫu có muốn bóp méo hay chôn vùi, rồi cuối cùng sự thật vẫn hiện nguyên hình. Sự thật chỉ có một, không thể là hai hay một nửa. Sự thật chẳng cần tô vẽ hay gọt đẽo để tăng thêm hay giảm đi giá trị của nó.

Lịch sử cho thấy những triều đại suy tàn và sụp đổ đều có chung một kịch bản, đó là cố đi tìm cái "hư" mà không phải là cái "thực". Rất nhiều bài học cay đắng trong lịch sử mất nước của những Vương triều bị sụp đổ là do Vua nghe nịnh thần, tự huyễn hoặc, bắt chấp dư luận xã hội, trừng phạt trung thần. Như vậy, có thể nói mức độ chân thực của xã hội chính là thước đo sức khoẻ của chế độ. Mức độ giả dối của xã hội càng cao thì nguy cơ tan vỡ càng lớn.

Các chế độ xã hội đều tồn tại trên cơ sở một chủ thuyết nhất định, được nhà cầm quyền lựa chọn áp đặt và giáo dưỡng. Chủ thuyết không tưởng (hư) sẽ dẫn tới một xã hội thác loạn và mất phương hướng. Nói cách khác, khi xã hội bị đẩy tới chỗ tha hóa biến chất, mọi giá trị đạo đức không còn ý nghĩa, con người mất hết niềm tin và sự thật trở thành vật cản của chính nó thì chứng tỏ chủ thuyết đó đã tan vỡ, triều đại dựa trên chủ thuyết đó đang sụp đổ.

Xã hội Việt nam ngày nay đang chứa đựng một sự giả dối đến cực điểm. Nó như bóng ma phủ lên mọi khía cạnh của đời sống xã hội, phủ kín mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Giả dối không chỉ là hàng hóa, mà cả thước đo, chứng chỉ, bằng cấp. Giả dối từ vật thể đến phi vật thể, từ giá trị đến khái niệm… hết thảy đều giả dối. Giả dối dẫn đến lẫn lộn trắng đen, đảo ngược giữa công và
tội, lẫn lộn giữa thiện và ác, giữa hư với thực. Chính sự giả dối là thủ phạm số một, là môi trường lý tưởng cho tham nhũng và tham nhũng đã trở thành Quốc nạn.

Đã đến lúc chúng ta phải dũng cảm vứt bỏ những cái "hư", cái ảo để đi tìm cái "thực", lấy lại niềm tin và lẽ sống với giá trị đích thực của con người, của đời sống xã hội. Không ai cho và cũng không ai cấm chúng ta quyền được sống một cách đàng hoàng, đĩnh đạc, quyền được suy nghĩ và biểu hiện suy nghĩ một cách trung thực, trong sáng và mạch lạc, quyền được nói lên sự thật một cách công khai và đàng hoàng.
Nhanh hay chậm, tất cả phụ thuộc vào mỗi chúng ta.

THÁI HIỀN - Dân Luận

“Thì tương lai” chết yểu sau 24h

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận -  Con lươn đầu đất!

Ngay sát ngày bắt đầu kỳ thi đại học 2012, Bộ GD và ĐT ban hành quy chế tuyển sinh mới với một quy định "giật đùng đùng": Thí sinh có thể mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Nhưng chỉ sau đó 1 ngày, đích thân Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận - cũng giật đùng đùng - gửi công điện khẩn, cấm không cho mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi.

Không phải nói nhiều: Sự rối như canh hẹ trong việc nói "Có" rồi bảo "Không" tiền hậu bất nhất đang cho thấy, đối với Bộ Giáo dục, một Đỗ Việt Khoa, một Đồi Ngô đã là quá đủ.

Chưng hửng nhất có lẽ là các nhà báo.

Trả lời Tuổi trẻ hôm trước, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết việc sửa đổi, bổ sung quy chế thi tuyển sinh ngay sát ngày thi nhằm "tạo ra thay đổi lớn về quản lý thi, thí sinh được khuyến khích giám sát hoạt động của giám thị, phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm quy chế
tuyển sinh. Và qua đó, Bộ muốn thể hiện quyết tâm cao về việc chống gian lận, tiêu cực trong thi cử, hướng đến một kỳ thi tuyển sinh trung thực, nghiêm túc. Đọc những lời khảng khái, rành mạch như "chém đinh chặt sắt" của vị Thứ trưởng, thật ra, tâm lý ban đầu của dư luận là hoài nghi. Quyết tâm trên lý thuyết của Bộ thì đâu có thiếu. Bằng chứng là những phong trào "Nói không" được phát động không 5 cũng 7 năm nay. Cái thiếu chỉ là những Đỗ Việt Khoa, những clip Đồi Ngô để những hình ảnh tiêu cực đến tệ hại từ con mắt học trò đến được mắt người lớn, đến được với những thầy Hiệu trưởng, thầy Giám đốc sở, và thầy Bộ trưởng. Sẽ vẫn là sự trong sạch, sẽ vẫn là những kỳ thi an toàn, nghiêm túc và thành công nếu như không có những đoạn clip Đồi Ngô, nhấn mạnh là được
tung lên mạng. Dẫu sao, các nhà báo, trong sự hoài nghi, đã kịp thời ca ngợi đây là: Một chỉ dấu của phong trào Nói Có với clip. Nói Không với tiêu cực. Rồi sẽ "Nở rộ rừng Ngô". Rồi "Những Đỗ Việt Khoa sẽ lại được tôn vinh". Rằng: Đây sẽ là tín hiệu của một cuộc cách mạng về sự trung thực. Và: Hình ảnh của những người thày sẽ được kiểm chứng qua những con mắt máy…
Câu nào cũng được bắt đầu hoặc chứa trong nó một từ "sẽ" của thì tương lai với biết bao nhiêu mơ ước về sự tốt đẹp, sự trung thực. Nhưng "thì tương lai" đó chết yểu sau chỉ 24h.

Thế còn tờ công văn hỏa tốc "Nói Không với con mắt máy" của đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục?
Tại trận bán kết đơn nữ tenis tại giải US Open năm 2004, trọng tài, với con mắt "phàm trần"- đã mắc những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, khiến tay vợt Serena Wiliams bị loại một cách tức tưởi. Trọng tài cũng là con người, tức cũng có thể mắc sai lầm. Mắt người chứ không phải mắt máy để không phải lúc nào cũng có thể nhìn rõ trong- ngoài những cú đánh bóng với vận tốc có khi lên tới 200km/h. Nhưng đây là một trận đấu điểm nhấn- nơi mà sai lầm của "con mắt phàm trần" đã vượt quá sức chịu đựng của sự công bằng, và không thể chấp nhận thêm được nữa so với lòng
nhân ái vị tha bao la của con người. Tới tháng 3-2006, công nghệ mắt diều hâu (Hawk-Eye) chính thức sử dụng lần đầu tiên tại giải Nasdaq-100 Open. Hawk-Eye sau đó được đưa vào giải Mỹ mở rộng (US Open), rồi sau đó là Australia Open và Wimbledon. Những cuộc tranh luận trước và sau đó đều thống nhất cho thấy: "Con mắt máy", với hiệu quả gần như tuyệt đối, đáng lẽ phải được áp dụng từ rất lâu- khi mà những gì có thể được nhận biết, phân định vượt quá khả năng của con mắt người phàm tục.

Đôi khi thật lạ. Con người buộc phải phán xét thông qua con mắt máy khi không tin vào sự phân định của "con mắt người". Tất nhiên, trong tenis, sự phân định này chỉ thuần túy ở khía cạnh vật lý, khía cạnh kỹ thuật, chứ không phải là vấn đề đạo đức như trong ngành giáo dục Việt Nam.

Chẳng hạn như trong "sự kiện Đồi Ngô". Nếu không có những đoạn clip được "con mắt máy" ghi lại, những lời tố cáo đương nhiên "khẩu thiệt vô bằng". Có ai tin vào con mắt của một thầy giáo dù trung thực, có ai tin rằng một học sinh nào đó "sẵn sàng ra đường làm phụ xe", chỉ để đổi lấy niềm tin rằng mình đang làm một điều tốt đẹp.

Vấn đề của Bộ Giáo dục, y như một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, là thà nhìn bằng con mắt phàm tục để có thể hỏi ngược trở lại rằng "bằng chứng đâu", còn hơn nhìn cặn kẽ những tế bào đang giãy chết dưới con mắt máy. Hay nói đơn giản hơn: Ý nghĩa, "ảnh hưởng danh dự" của tỷ
lệ tốt nghiệp 97,63% trong"kỳ thi Đồi Ngô" năm nay, bất chấp sự kiện Đồi Ngô - đối với Bộ Giáo dục rõ ràng dễ chịu hơn rất nhiều so với tỷ lệ 66,72% của năm 2007, năm mà Bộ Giáo dục dưới thời Bộ trưởng Nhân thực hiện "Hai không": Không thành tích, Không tiêu cực.

Còn nhớ hồi tháng 3 năm ngoái, sau khi đoạn clip "cô giáo chửi học trò như hát hay" suốt 18 phút được tung lên youtube, Sở GD và ĐT Hải Phòng dọa sẽ ra văn bản cấm học  sử dụng điện thoại, máy ghi âm, ghi hình trong giờ học. Thế có nghĩa là việc ghi âm, ghi hình bất cứ gì, có xấu xa tệ hại đến đâu cũng không được, không đáng để các  xem xét, vì logic như phát biểu của một vị quan chức
"Không thể chống tiêu cực bằng một hành vi tiêu cực".

Bây giờ, nếu là Hiệu trưởng, là Giám đốc Sở, hay Bộ trưởng Bộ Giáo dục, bạn hãy chọn đi, giữa: Sự yên ổn, hình ảnh đạo đức và thành tích - dù đó là sự yên ổn giả tạo, dù đó là đạo đức ngoài miệng, và dù đó là thứ thành tích ảo, hay là mỗi tháng một clip "cô giáo chửi học sinh, thầy giáo văng tục", mỗi kỳ thi lại xuất hiện cả "rừng ngô"?

Nhưng còn sự trung thực?

Trong SKG Tiếng Việt lớp 4 có tác phẩm "Bài văn bị điểm không" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đó là bài văn có đề "Tả bố em đang đọc báo". Bài văn bị điểm "Không" là bài văn không tả gì hết. Để giấy trắng. Đơn giản là đứa trò nhỏ không có bố. Sự trung thực, theo cách
hiểu của học trò đôi khi không trung thực lằng nhằng như người lớn: Không có bố thì không thể tả bố người khác. Không thể bịa.

Sự trung thực giờ phải hiểu ra sao khi thầy Thứ trưởng nói Có, nói cho phép mang theo "con mắt máy" để "quyết tâm cao", "chống gian lận, tiêu cực", hướng tới một kỳ thi "trung thực nghiêm túc". Còn thầy Bộ trưởng lại nói: Không.

Thưa thầy Hiệu trưởng, thầy Giám đốc sở và thầy Bộ trưởng, có hay không cho phép mang những "con mắt máy" vào phòng thi đâu phải là vấn đề quan trọng. Điều quan trọng là việc bảo vệ hình ảnh của người thầy, hình ảnh của nền giáo dục phải là trước những con mắt học trò, chứ không phải trước những con mắt máy. Mà việc đầu tiên cần làm là sự trung thực, là sự công bằng của những người thầy, chứ không phải là việc "bưng tai bịt mắt", "sáng nắng chiều mưa" như dư luận vừa chứng kiến.

Bởi khác với trò chơi tenis, sẽ không có một "con mắt máy" nào có thể phát hiện tiêu cực hơn con mắt học trò, đơn giản là bởi "con mắt máy" được nhìn qua con mắt học trò. Bởi có "con mắt máy", tiêu cực cũng không thể nhiều lên khi những người thầy sẽ phải nghiêm túc hơn trong việc bảo vệ hình ảnh chính mình. Trong khi không có con mắt máy, thầy Hiệu trưởng, thầy Giám đốc sở, và thầy Bộ trưởng sẽ không bao giờ nhìn thấy những điều mà bất cứ một đứa học trò nào cũng có thể thấy.

Đành an ủi rằng dẫu sao thầy Bộ trưởng cũng nhất quán tuyệt đối khi cố gắng "không quan tâm đến việc tạo dấu ấn cá nhân", dù trong thực tế, với việc "Nói không"- không phải là Không tiêu cực, Không thành tích - ông thực sự đã tạo dấu ấn cá nhân.
Theo Dân Luận



NHỮNG TIẾNG KÊU CỨU THỐNG THIẾT CỦA DOANH NGHIỆP

Qlb - Báo cáo của Chính Phủ trước Quốc hội và loan truyền trên báo chí đều có chung một luận điệu nào là 'sản xuất công nghiệp tăng trưởng', 'nhập khẩu tăng...' rồi đến công bố 'nền kinh tế đã khởi sắc'... Nếu những đánh giá và báo cáo của Chính Phủ là chính xác thì tại sao tất cả 12 hiệp hội các ngành hàng trên cả nước đều phát văn bản gởi Quốc Hội, gởi Chính Phủ kêu cứu??? Rõ ràng chính nhóm lợi ích chi phối toàn bộ chính sách vĩ mô của Chính Phủ trong thời gian qua: Từ việc thực hiện tái cấu trúc ngân hàng để nhóm lợi ích thâu tóm, đến chính sách hỗ trợ lãi suất thu mua lương thực để thương lái rút tiền, chính sách quản lý vàng một cách duy ý chí tạo độc quyền kinh doanh vàng miếng cho một số tay chân... đã giết chết doanh nghiệp, làm suy kiệt nền kinh tế, nhưng Chính Phủ vẫn tiếp tục che dấu tội ác của mình và bịa đặt ra những con số để đánh lừa Quốc Hội, đánh lừa nhân dân! Điều đó càng khẳng định tội ác của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian vừa qua đã được tính toán từ trước. Các ông TBT và CTN nghĩ gì???

Liên tiếp những tiếng kêu cứu thống thiết của DN

Hàng loạt các hiệp hội ngành hàng vừa qua đã gửi văn bản lên Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương... kêu cứu. Lý do đều giống nhau là tiêu thụ giảm sút, tồn kho tăng cao, nhiều DN gặp khó, buộc phải ngừng sản xuất.

Thống thiết nhất có lẽ là tiếng kêu của ngành thủy sản. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đến thời điểm này, đã có 20% số DN trong ngành thủy sản phải ngừng hoạt động. Ngành hàng cá tra được nhận định là ảm đạm nhất. Lãi suất cao trong một thời gian dài đã làm hàng loạt DN cá tra suy yếu. Hiện chỉ còn khoảng 20% DN ngành này tồn tại và phát triển bình thường, 80% DN trong tình trạng khó khăn, trong đó 30% trong số này đang "hấp hối". Từ đầu năm đến nay, các nhà máy không những không tiếp cận được các nguồn tín dụng mà còn bị các ngân hàng thúc ép thu hồi vốn vay trước đó, khiến các DN trong ngành tìm mọi cách bán hàng ra nhanh nhất có thể. Hậu quả là phá giá ồ ạt, giá mua cá nguyên liệu giảm mạnh tới mức nông dân không có lãi, DN muốn thu mua để chế biến nhưng lại chẳng có vốn.
Sau cá tra, tôm là mặt hàng gặp tình trạng thiếu vốn vẫn phải lo chạy nợ. Ngoài vấn đề lãi suất, tín dụng, nguyên nhân khiến ngành thủy sản đang "chết dây chuyền" là do chi phí chế biến, sản xuất ở Việt Nam hiện quá cao, trong khi giá xuất khẩu thấp làm cho DN không có lãi.
Chính vì vậy, VASEP đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp là gia hạn nợ; đề xuất cho các DN, nhà máy chế biến vay tiền thu mua nguyên liệu, thu hồi vốn vay theo hợp đồng xuất khẩu; cơ cấu lại sản xuất, tài chính cho các DN có thương hiệu đang phải tạm dừng hoạt động.
Mới đây nhất, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, Hội Vật liệu Xây dựng cũng vừa lên tiếng về những khó khăn của ngành từ đầu năm đến nay do thị trường ế ẩm.
Trong văn bản gửi lên Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, từ năm 2011 đến nay, do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng nói riêng.
Đặc biệt, do chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai... đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng 5 tháng đầu năm 2012 giảm đáng kể.
Cùng với đó, những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí tài chính lên đến 20 - 30%, vốn lưu động thiếu đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ; nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản.
 
Khó khăn nhất là ngành xi măng. Trong 5 tháng đầu năm 2012, sản xuất xi măng chỉ đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2011; tiêu thụ xi măng đạt khoảng 18,495 triệu tấn, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2011; cộng với lượng tồn lũy kế từ năm ngoái, lượng clinker, xi măng hiện còn tồn kho khoảng trên 3 triệu tấn (trên 3.000 tỷ đồng).
Tiếp đến là ngành gốm sứ xây dựng, tồn kho đầu năm 2012 đã tăng lên, nếu tính cả lượng tồn kho lũy kế tại các đơn vị sản xuất và cả tồn kho từ các đại lý chưa bán hàng tới người tiêu dùng thì lượng tồn đã tăng lên tới 20% (hàng hóa tồn kho khoảng trên 40 triệu m2 gạch ốp lát và trên 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, tương đương khoảng trên 3.000 tỷ đồng).
Sản xuất vật liệu xây không nung, thủy tinh xây dựng, đá ốp lát... tất cả đều phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, tồn kho lớn, tiêu thụ chậm, nhiều DN phải dừng sản xuất.
Hội Vật liệu Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ và các giải pháp kích cầu, tạo đầu ra cho các sản phẩm vật liệu xây dựng. Đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng (tất cả các loại đường giao thông nông thôn, tỉnh lộ, quốc lộ, đường đô thị, sân bãi các khu công nghiệp) bằng bê tông xi măng; như vậy vừa kích cầu tiêu thụ xi măng vừa giảm nhập siêu do giảm nhập khẩu nhựa đường làm bê tông atsphan, vừa bảo đảm công trình bền vững.
Hội cũng kiến nghị Quốc hội cho áp dụng thuế suất thuế VAT các sản phẩm vật liệu xây dựng là 5% trong năm 2012, thay cho thuế suất 10% hiện hành để kích thích người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ hết hàng tồn kho, thu hồi vốn trả nợ ngân hàng.
Đồng thời, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu lại các khoản nợ (giãn nợ, khoanh lãi các khoản vay đầu tư trước đây) cho các doanh nghiệp để không lâm vào tình trạng nợ xấu, hạ lãi suất cho vay dưới 12% và nới rộng các quy định về điều kiện vay vốn lưu động để các doanh nghiệp khát vốn thực sự vay được vốn với lãi suất thấp để phục vụ sản xuất.
Trước đó Hiệp hội xi măng cũng đã có "tiếng kêu" riêng của mình bằng văn bản gửi Chính phủ và Quốc hội, đề nghị một loạt giải pháp hỗ trợ như được giãn các khoản vay nợ nước ngoài, cơ cấu lại danh mục nợ; khoanh nợ, lùi thời hạn trả nợ các khoản vay trong nước đã đến hạn; hạ lãi suất cho vay; giảm thuế VAT xuống còn 5% như thời điểm 2008 - 2009...
Hiệp hội Ôtô, Xe máy, Xe đạp Việt Nam cũng đã lên tiếng kêu cứu cho các DN sản xuất xe máy trong nước. Theo số liệu tính chung 5 tháng, sản xuất xe máy đạt 1,559 triệu chiếc, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tiêu thụ sản phẩm mô tô, xe máy 5 tháng đầu năm 2012 giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, tồn kho tăng tới 42,3%. Trước thực trạng này, một số DN thậm chí đã giảm công suất hoạt động song vẫn không cải thiện được tình hình. Đơn cử như Công ty Sufat Việt Nam có công suất hơn 10.000 xe/năm. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn hoạt động khoảng 1/3 công suất, tương đương 3.000 xe/năm, chưa kể đang tồn kho khoảng 7.000 xe.
Thời gian qua mặc cho nhiều DN sản xuất và đại lý đã triển khai các chương trình khuyến mãi lớn nhằm kích cầu tiêu dùng, nhưng tình hình cũng không mấy khả quan khi doanh số bán hàng liên tục sụt giảm mạnh. hiện nay có thể thấy, hầu hết các dòng xe đều được chào dưới giá niêm yết từ 2-3 triệu đồng/chiếc.
Hiệp hội đã gửi công văn lên các cơ quan quản lý đề xuất nhiều phương án hỗ trợ DN như đề nghị xóa phạt quá hạn về thuế, giảm thuế thu nhập DN, hỗ trợ lãi suất, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu ra 5%... Theo hiệp hội này, gói hỗ trợ sẽ có ý nghĩa lớn trong việc duy trì ngành sản xuất vốn nội địa cho các DN trong ngành.

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) thời gian qua cũng liên tục kêu cứu đến các cơ quan chức năng. bởi doanh số bán hàng sụt giảm. Ngành công nghiệp ôtô VN đang đối mặt với sự sụt giảm doanh số chưa từng có. Theo đó, doanh số trong 5 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 đã giảm 40%. VAMA cho rằng, việc doanh số bán ôtô giảm mạnh cho thấy ngành công nghiệp ôtô đang đứng trước khó khăn "vô cùng to lớn".
Doanh số sụt giảm mạnh được VAMA nhận định là có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách của các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô đặt trụ sở chính. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các thành viên VAMA cũng bị điều chỉnh tương ứng với tình trạng thực tế của thị trường khiến hàng trăm công nhân phải nghỉ việc.
Để cứu thị trường, VAMA cho biết, đã và đang đề xuất Chính phủ thực hiện một số biện pháp như tuyên bố hủy bỏ đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân, giảm mức lệ phí trước bạ xuống một tỷ lệ hợp lý (tương đương với 5%, áp dụng đồng đều trên cả nước, tương tự như lệ phí trước bạ áp dụng đồng đều cho xe tải là 2%)...
Ngoài ra VAMA còn có riêng văn bản kêu cứu gửi UBND hai địa phương là Hà Nội và TP.HCM đề nghị giảm mức phí trước bạ đối với ôtô chở người xuống mức thấp nhất theo quy định của Chính phủ, tức là chỉ còn 10% thay vì 20% như hiện nay để giải cứu thị trường.
Theo VAMA, một trong những nguyên nhân khiến thị trường ôtô đóng băng là do phí trước bạ đối với xe ôtô chở người tại Hà Nội tăng từ 12% lên 20%, TP.HCM tăng từ 10% lên 15%. Việc tăng mạnh phí trước bạ khiến nhiều khách hàng nản và quyết định dừng mua xe mới.
VAMA khẳng định, nếu HĐND, UBND hai địa phương đồng ý với đề xuất nêu trên, doanh số bán ôtô có thể "ngay lập tức trở lại mức bình thường", qua đó giải quyết việc giảm đóng góp vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo việc làm cho người lao động và người tiêu dùng Việt Nam có thể mua xe ôtô với mức giá hợp lý.
Tam nhin