Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Tin thứ Hai, 10-12-2012 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang (VNN). Ối giời!
- Từ Quốc Hoài: TỔ QUỐC – CON ĐANG NGHE TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI (Quê Choa). “khi cần đã từng đổi bằng máu!/  chúng ta cần một nền hòa bình sòng phẳng/ không nợ nần/ dù một cái bắt tay/ hay khom lưng/ đánh rơi  lòng tự trọng…
- Phỏng vấn ông Hồ Ngọc Nhuận: Truyền thông VN im lặng về biểu tình (BBC). – Quan chức: ‘Chính quyền sợ dân’ (BBC).
- SÀI GÒN LUÔN MỚI ĐỂ GIỮ LỬA (Huỳnh Ngọc Chênh).
- BIỂU TÌNH ĐỂ LÀM GÌ? (Kha Trà Phương).
- Viết tiếp bài “Nhà máy lập lờ nông dân”: Dân tố cáo nhà máy gây ô nhiễm (NNVN).
- Ngô Ngọc Văn: Gánh nặng trên vai Mạc Ngôn (BBC).
Giúp Đông Nam Á tự cường trước Trung Quốc (TVN)   —-Mưu đồ thiết lập “trật tự biển Đông” (TT)    —-Biển Đông: Không gian ngày càng mở của cuộc chiến  (SGTT)  —TP.HCM: nhiều DN thực hiện “Giờ sản xuất vì Trường Sa”  (SGTT)

Biểu tình chống TQ ngày 9 tháng 12 (RFA))====>>>
Biểu tình và hậu biểu tình (RFA)   —Phỏng vấn BS Huỳnh Tấn Mẫm sau cuộc biểu tình 9/12/2012 (RFA)
Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang (VNN) -Thực hiện lời hứa với bà con Văn Giang trong cuộc đối thoại cách đây một tháng, GS Đặng Hùng Võ viết bài trả lời những khúc mắc của người dân.
Chuyên gia Úc bàn chuyện chống tham nhũng ở VN (VNN)    —Bô lão chống tham nhũng (TN)  —Cứ vui sống mà… đóng phí (VNN)   —Chạy vào công chức: “Tôi không ngạc nhiên” (TT)
Xác định hài cốt một sĩ quan Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam(VOA)
Cướp giật hoành hành, TP.HCM vẫn ‘ngại’ học 141  (VNN) -Sau hơn một năm mô hình 141 của CA Hà Nội đi vào hoạt động đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. TP. HCM đang “nóng” chuyện cướp giật đường phố, nhưng lãnh đạo công an ở đây vẫn khảng khái, chưa cần lực lượng 141…
CMND ghi tên cha mẹ sẽ làm nhiều người buồn? (VNN)   —Lao động tự do nhịn ăn lo tết (VEF)    —-Có bệnh viện dùng thuốc sai đến 72%  (TT)
Đấu thầu thuốc: đừng vì lợi ích nhóm  SGTT.VN – Cùng một loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt Paracetamol, nhưng kết quả trúng thầu tại các bệnh viện có đến 16 giá khác nhau, thấp nhất 85 đồng/viên, cao nhất 900 đồng/viên.
Tăng phí cũ, thu phí mới   (TN) -Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc tăng phí cũ, thu phí mới khiến doanh nghiệp và người dân thêm khó khăn chồng chất.
“Tóc” dân dễ nắm (TN) -Dấu hiệu trốn thuế, chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã được đặt ra nhiều lần. Nhưng thay vì tích cực chống thất thu ở các đối tượng này để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, chúng ta lại nhắm mạnh vào dân trong nước.

KINH TẾ
- Cải cách là chìa khóa tăng trưởng (ĐT).
Mịt mù 2013, DN không dám vay vốn làm ăn (VEF.VN) – Niềm tin vào triển vọng phát triển của kinh tế trong thời gian tới đang khá thấp đã khiến DN co cụm, không dám vay vốn, mở rộng kinh doanh.   —–“Khóc” theo thị trường ngoại -TT
Chỉ có 10 DN bán hàng hiệu thật ở Việt Nam (VEF)  —-Soi sức khỏe ngân hàng hậu sáp nhập (VEF)  —Giá nhà tái định cư sẽ cao hơn giá nhà thương mại (BĐS)    —-Xuất hiện “lợi ích nhóm” trong ngành điều ? (TN)
Cổ phần 14 công ty bán với giá… 1 USD  (VNN) -Theo UBND thành phố Hải Phòng, tất cả các doanh nghiệp bán cổ phần cho công ty Trường Sa đều đang nợ ngân hàng rất lớn.
Sẽ siết chặt việc mở chi nhánh ngân hàng? (VnEc)

VĂN HÓA-THỂ THAO
- ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI TRẺ (Văn Công Hùng). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Việt Nam sắp có “ốc đảo” dành cho khoa học (Infonet). – Đào tạo nhân lực KHCB: Cần cơ chế Nhà nước đặt hàng (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Quảng Ninh xin cơ chế riêng để chặn gia cầm lậu (TP). – Kiến nghị chế tài đủ mạnh để ngăn chặn gà nhập lậu (PLTP). Mỹ: Phụ huynh xô đổ cổng trường nhập học cho con (VNN)   —Cho trẻ học cái gì? (VNN)   —-Học sinh TP.HCM nghỉ tết 16 ngày (TN)
Sắp xảy ra ‘Đại hồng thuỷ’ mới? (VNN) -Các nhà môi trường học tại Viện Biến đổi khí hậu Postdam đã kết luận mực nước biển sẽ dâng lên nhanh hơn 69% so với các tính toán trước đây.   —Mưa sao băng đẹp nhất năm vào rạng sáng 14.12 (TN)
Siết chặt đầu vào đào tạo thạc sĩ (TN)    —Tuyển hơn 1.000 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài(TN)
Di tích Trường Lũy bị “chia đôi” (TN) -Trường Lũy Quảng Ngãi – Bình Định là một nhưng bây giờ lại công nhận di tích cấp quốc gia 2 lần tại 2 tỉnh khác nhau là không ổn.
TP.HCM: Phó chủ tịch phường ra đường bắt cướp (VNN)    —Đi chợ vũ khí Hà Khẩu (VNN)    —Công an ‘quậy’ tiệm bánh sau va chạm  (VnEx)
Giết người, vứt thi thể trên đường Nguyễn Văn Linh  TTO – Vụ án mạng được phát hiện rạng sáng 9-12. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Văn Nê (61 tuổi, ngụ ấp 5, xã Phong Phú, H.Bình Chánh).
 
QUỐC TẾ
- NATO triển khai 6 khẩu đội tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ (DT). Nga trả đũa Hoa Kỳ về dự luật nhân quyền (RFA)   —Nga bác bỏ tin tìm cách đưa ông Al-Assad rời khỏi Damascus (RFA)   —-Thổ Nhĩ Kỳ hòa giải bất đồng Pakistan-Afghanistan (RFA) Đài Loan kêu gọi Nhật xin lỗi về nô lệ tình dục trong Thế Chiến thứ 2 (RFA)   —Phe đối lập Ai Cập bác bỏ trưng cầu dân ý, kêu gọi biểu tình (VOA)   —Biểu tình ở Bangladesh, 2 người chết nhiều người bị thương(VOA)
Thiếu nữ Tây Tạng 17 tuổi chết vì tự thiêu(VOA)   —-TQ thử tên lửa bắn tới mọi vị trí ở Mỹ (VNN)  —-Vương quốc bí mật của Trung Hoa (TVN)
Báo Hồng Kông chỉ trích hộ chiếu in đường lưỡi bò (TN)   —Triều Tiên đổi tên lửa, vẫn phóng theo kế hoạch (VNN)    —-Nhà lãnh đạo Triều Tiên lo ngại đảo chính quân sự  (SGTT)   —Campuchia đánh dấu Ngày chống Tham nhũng(VOA)
Hàng trăm ngư dân Philippines mất tích sau bão Bopha(VOA)   —-Philippines: sau bão, Mindanao rung chuyển vì động đất 5,6 độ Richter  (TT)

Lợi ích nhóm “hút máu” thủy điện?


Nhà đầu tư biết, người thi công cũng biết và người nhận kết quả đó cũng biết nhưng vì quyền lợi, lợi ích nhóm mà bỏ qua những khâu cần bảo đảm kỹ thuật. Hiện nay Việt Nam đang xảy ra yếu tố đó”

"Bây giờ người ta làm gì cũng muốn thu tiền thật nhanh. Do đó, khi thảo luận, chúng ta cần phải dựa trên tinh thần đảm bảo độ an toàn cho dân, tránh thiệt hại cho dân chứ không phải thắng hay thua. Còn chuyện trách nhiệm ai làm ra cái đó thì chuyện khác chứ đừng ra sức bảo vệ là tôi đúng và tôi đúng". - GS. TSKH Phan Văn Quýnh - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Địa chất Dầu khí, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ.

Về sự cố ở thủy điện Sông Tranh 2, chúng ta cần phải nhìn nhận như thế nào, thưa giáo sư?

Thực ra, bài học Sông Tranh rất quý với chúng ta vì nó cho thấy rằng, mình uống thuốc này tưởng bổ hóa ra lại bị dị ứng.

Trước tiên phải khẳng định với nhau rằng, cái gì xảy ở Sông Tranh 2 thì không nên phủ nhận ví như ở Sông Tranh 2 đã xảy ra động đất kích thích liên tục từ khi tích nước nhưng khi thiết kế thì người ta lại đánh giá động đất kích thích bằng 0. Họ cho là dưới 1 tỉ m3 nước và ở đây không có động đất kích thích nhưng khi tích nước thì có động đất kích thích, tức xảy ra ngoài tính toán.

Người dân thì hốt hoảng, lo lắng vậy mà lại bảo động đất là không đáng lo thì ai nghe được. Vì các anh ở Hà Nội, không thấy được cảm giác cái ban thờ, chiếc cốc nó nhảy dựng đứng lên, lăn qua lăn lại rơi xuống đất, rồi tường nứt toác ra thì làm sao hiểu được người dân ở đây đang lo sợ đến mức nào. Hiện tại chúng ta phải thảo luận đi vào thực chất, không nên ông nói gà, bà nói vịt và cãi vã nhau làm mất phương hướng, không giải quyết được cái gì cả.


GS.TSKH Phan Văn Quýnh

Giáo sư đánh giá như thế nào về hiện tượng đứt, gãy xảy ra tại Sông Tranh 2?

Đứt gãy tại Sông Tranh 2 trước mắt không tạo ra nguy hiểm bằng việc xây đập trên nền đá granit. Đá granit đúng là rất cứng, nhưng tiếp xúc với nước sẽ tạo thành cao lanh, mà cao lanh thì trắng, mềm, trơn. Chỉ cần một mùa, các tảng granit có thể thành các cục nhỏ, nát ra. Thực tế hiện trường, trượt lở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 rất là nhiều, thung lũng khu vực rất to chứng tỏ đá đã bị phá hủy rất mạnh.

Động đất kích thích ở Sông Tranh 2 cũng không giống với hồ Hòa Bình, Sơn La… vì ngoài áp suất cột nước còn là do cấu tạo địa chất phức tạp nên rất khó dự đoán.

Vậy đây có phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng “vượt ra ngoài dự báo của thiết kế” ở Sông Tranh 2 hay không, thưa giáo sư?

Vừa rồi, Hội Địa chất công trình có tổ chức một cuộc hội thảo và rút ra kết luận nền móng vẫn an toàn thì tôi cho rằng, đó cũng chỉ là sách vở mà thôi. Còn đi sâu vào bảo là cái đá đó cứng nhưng cấu trúc nền móng của toàn bộ hệ thống đó có còn cứng hay không lại là vấn đề khác. Tức là ở đây nó đã bị nứt nẻ đi, lâu rồi và bị quá trình phong hóa nên đã yếu đi. Bây giờ xây cái đập thế này, đá phía bắc, đá phía nam đều đã bị phong hóa hết rồi và nước sẽ rò rỉ theo đó làm yếu cái đập đi.

Tại Hội thảo đó, có 2 thông tin được đưa ra là: Có đứt gãy đi qua thân đập tức là có đứt gãy dưới nền móng thân đập và lúc khoan khảo sát có hiện tượng mất nước tức là dưới thân đập có lỗ hổng. Trong trường hợp này, khi thiết kế, người ta tính động đất kích thích thường chỉ tính đến áp suất của cột nước. Tuy nhiên, động đất kích thích ở Sông Tranh 2 lại lớn dần lên là bởi vì nó liên quan đến các phát hủy kiến tạo bởi nước vẫn đọng theo các đứt gãy xuống sâu hơn và xuống càng sâu thì áp suất này nó biến đổi mạnh hơn, tạo nên các động đất kích thích.

Theo giải thích của giáo sư thì nguy cơ ở Sông Tranh 2 đang ngày một tăng lên?

Ở Sông Tranh, ngoài cột nước ra thì còn có quá trình thấm nước theo các đứt gãy phát hủy kiến tạo. Khi tôi đo nền nứt ở Sông Tranh thì thấy, các vết nứt này chạy theo phương 160o có nghĩa là gần hướng Bắc – Nam và khe đứt cắt là chạy theo hướng Đông – Tây có nghĩa là hiện nay nó đang bị ép về hướng Bắc – Nam và giải thích theo khoa học thì đập Sông tranh đang bị dồn ép theo hướng Bắc – Nam và nó cho thấy trấn tiêu nó nằm rất gần.

Có thể hình dung như thế này, nếu động đất 8 độ richter ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) thì Hà Nội sẽ chịu tác động nhẹ thôi nhưng ở đây, chỉ 5 độ richter thôi thì sóng truyền đến sẽ mạnh hơn. Về mặt khoa học, khi động đất xảy ra thì cái nguy hiểm là đập sẽ rung theo một tốc độ riêng, nước riêng, đá cũng riêng và nó làm cho khối đập rời ra, tách dần ra. Nó giống như việc chúng ta đóng cái đinh vào tường, nếu rút thẳng ra thì chắc chắn không được nhưng nếu dùng tay lắc mạnh thì lại rất dễ dàng.

Việc ông Nguyễn Tài Sơn - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 - đơn vị tư vấn thiết kế công trình - thản nhiên công bố Thủy điện Sông Tranh 2 chịu được động đất cấp 9 với gia tốc nền 350 cm/s2 là sự tùy tiện, thể hiện sự thiếu hiểu biết và không tôn trọng người nghe. Ở đây, ông Sơn không hiểu một điều là đập có thể trôi do cấu trúc nền móng, chứ không phải do vỡ thân đập.

Có nghĩa dù không có động đất ở Sông Tranh thì cũng có thể dẫn tới trôi đập, thưa giáo sư?

Nguy cơ trôi đập Sông Tranh 2 tất nhiên ở thì tương lai, chứ không phải ở thì hiện tại nhưng nguy cơ đó đã lồ lộ ra trước mắt. Họp Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, nhiều người cứ nói đập không thể nứt, rồi động đất chỉ có thể lên 5,5 độ richter. Tôi cho rằng, đó là tập trung cãi ở chỗ không thật quan trọng. Bởi nếu xây đập trên nền granit, không cần động đất vẫn có khả năng nền móng bị yếu dẫn đến trôi đập. Bây giờ vào thủy điện Sông Tranh 2 đã thấy hai vai núi giữ hai bờ đập thủy điện bắt đầu có hiện tượng sạt, do đá granit ở vai bắt đầu tác dụng với nước và vỡ vụn ra. Chủ đầu tư đã phải gia cố đá trong rọ sắt đắp lên chỗ bị sạt. Đập bê tông có thể rất chắc, nhưng nguy cơ hai vai đập sạt thì thân đập không còn điểm tì, có thể trôi. Mà đập trôi thì hậu quả không khác gì vỡ đập cả. Tôi cho rằng chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào nguy cơ này.

Nứt nẻ của đá móng đập, đứt gãy với cấu trúc mặt trượt có thể xác định hướng chuyển dịch

Nói như giáo sư có nghĩa là những nỗ lực khắc phục tại Sông Tranh 2 thời gian vừa qua không có tác dụng?

Sự cố ở thủy điện Sông Tranh 2 không chỉ nằm ở độ bền vững của thân đập bê tông, mà còn nằm ở nền móng công trình. Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước gần như muốn lờ đi vấn đề này. Cũng có thể các nhà xây dựng giỏi về bê tông cốt thép nhưng không giỏi về đá, về kiến tạo, về biến dạng địa chất nên không thấy hết sự nguy hiểm.

Trên thế giới cũng khó tìm được các nhà xây dựng dám liều xây dựng đập trên đới cà nát của đứt gãy đang hoạt động phát triển trong đá granit. Ở đây cũng cần nói rằng, các tai biến đập trên thế giới 43% nguyên nhân rơi vào cấu trúc nền móng.

Sau một loạt những sự cố tại các dự án thủy điện xảy ra thời gian vừa qua, có rất nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa của những vụ việc đó là do khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án và giám sát thi công tại các công trình thủy điện ở nước ta có vấn đề. Xin giáo sư cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?

Đúng như vậy. Hết Đắkrông 3 (Quảng Trị) đến Sông Tranh 2 (Quảng Nam) gặp sự cố và giờ là Đăk Mek 3 (Kom Tum) vỡ vì một cú va chạm của xe tải, chất lượng các công trình thủy điện ở nước ta đang có vấn đề.

Thực ra, không phải đến tận bây giờ mới có hiện tượng vỡ đập mà trong quá khứ cũng từng có những vụ việc tương tự, vấn đề là kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tính chất và quy mô của vấn đề đó ngày càng lớn. Vì kể từ lúc nước ta chuyển sang nền kinh thị trường, người ta ai cũng thích tiền, đôi lúc vì lợi ích nhóm mà bỏ qua nhiều khâu kỹ thuật để thu được tiền một cách nhanh nhất. Nhà đầu tư biết, người thi công cũng biết và người nhận kết quả đó cũng biết nhưng vì quyền lợi, lợi ích nhóm mà bỏ qua những khâu cần bảo đảm kỹ thuật. Hiện nay Việt Nam đang xảy ra yếu tố đó”

Xin giáo sư nói rõ hơn về vấn đề này?

Thực tế ở Việt Nam có câu chuyện thế này, khi tôi chấm đây là địa điểm công trình rồi thì mới đề nghị tiến hành khảo sát, nhưng khi tôi khảo sát xong và đề nghị thay đổi địa điểm công trình thì người ta sẽ có động tác thuê nhóm khác ngay. Đây là vấn đề có tính nguy hiểm lâu dài vì đó là trung thực trong khoa học nhưng ở Việt Nam thì nó lại đang rất thiếu.

Một điểm nữa, trong quá trình thi công, người ta đã có số liệu cả rồi nhưng vấn đề là họ có thực lòng hay không, có dám làm liều hay không? Ngay như một nhà máy thủy điện anh cứ tưởng chủ đầu tư, nhưng trong đó có những người tham gia cổ phần đầu tư thì anh không thể biết được, có quan chức chính quyền tham gia hay không. Nếu như quan chức chính quyền cũng có tiền đầu tư trong đó thì nó lại phức tạp hơn nữa. Do đó, vấn đề ở đây còn xoay quanh câu chuyện thành phần những người tham gia đầu tư, nó không đơn giản là sự thật mà là sự rích rắc của quá trình đầu tư và vì quyền lợi ích của từng nhóm.

Theo giáo sư, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải làm gì?

Tôi cho rằng, cần phải có sự vào cuộc của pháp luật và dù vấn đề này chưa có tiền lệ thì chúng ta cũng cần phải xây dựng tiền lệ pháp luật trong khoa học chứ không thể tuỳ tiện được. Trước kia, trong nền kinh tế bao cấp, cái gì cũng là của Nhà nước nên phải bảo vệ, vì Nhà nước sinh ra, Nhà nước đầu tư vốn nhưng giờ chuyển sang kinh tế thị trường, nó làm nhiều vấn đề méo mó. Vì chạy theo tiền, theo cơ chế thị trường nên nó đã tạo ra cái mâu thuẫn xã hội giữa cái chủ thể Nhà nước và cái đồng tiền cá nhân.

Ví dụ như Đăk Mek3 chẳng hạn bảo là đầu tư 200 tỉ nhưng chưa chắc là đã đầu tư hết 200 tỉ. Họ sướng họ nói lên thế thôi bởi với xi măng như thế, đất như thế thì có khi chỉ vài chục tỉ mà thôi.

Hiện nay mà nói, pháp luật cần phải duy trì biện pháp quản lý và khoa học phải vào cuộc làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và các bên liên quan. Anh muốn làm, muốn bảo đảm kỹ thuật thì cũng phải theo các quy định của pháp luật. Nói gì thì nói, anh gây ra động đất bởi thực tế động đất kích thích ở Sông Tranh 2 sinh ra sau khi tích nước thì anh phải chịu trách nhiệm. Bây giờ việc đã rồi nhưng cần phải xem xét trách nhiệm vì đó là bài học kinh nghiệm còn vấn đề xử lý ai là chuyện của pháp luật. Nhưng rõ ràng cần phải rút kinh nghiệm để làm những cái khác.


Sự cố thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2

Nhưng đó là câu chuyện của tương lai, còn trước mắt, mà cụ thể ở Sông Tranh 2 cần phải có những biện pháp cấp bách gì thưa giáo sư?

Trước mắt ở Sông Tranh 2 là cần phải có một hợp đồng bảo hiểm nếu xảy ra sự cố. Bây giờ, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước (chứ không phải cơ quan thông thường), Bộ Xây dựng và Hội Địa chất công trình công bố là an toàn nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bảo không yên tâm tức là có cái lý của nó. Như tôi bay từ Hà Nội vào Sài Gòn thì họ phải bảo hiểm cho tôi, nếu máy bay rơi thì tôi phải được bảo hiểm thì giờ công trình mà anh làm nó là một mối hiểm họa thì anh phải bảo hiểm, như thế dân tình họ mới yên tâm được.

Nếu giờ được bảo hiểm, tôi là dân Sông Tranh 2, tôi chết tôi được 4 tỉ đồng con tôi được 8 tỉ đồng thì dân chắc cũng chẳng bỏ đi đâu. Nhưng tôi thấy, việc giải quyết các vấn đề ở Sông Tranh 2 vừa rồi rất lúng túng và chúng ta không đi vào giải quyết cái cụ thể. Ở Sông Tranh 2 có nguy cơ thật, có phá hủy thật, có di chuyển thật và đó là những số liệu khoa học, có đứt gãy là sự thật chứ không thể nói tôi nghĩ thế này, tôi nghĩ thế kia được.

Tôi cho rằng, cần phải có bảo hiểm ở Sông Tranh 2 tức là phải có một cam kết chính trị và kinh tế với người dân. Nó sẽ không vỡ ngay đâu nhưng cần phải theo dõi sát sao, khi nào có biến động thì phải có phương án xử lý ngay. Còn trước mắt thì động đất phải bồi thường nhà cửa, ký bảo hiểm cho dân.

Nhưng về mặt khoa học, kỹ thuật giáo sư thấy thế nào?

Về mặt này, chủ đầu tư, các cơ quan cần phải trả lời và giải thích cho dân hiểu tại sao động đất kích thích ở đây là dài và nhiều như vậy. Chỉ khi nào làm được điều này thì anh mới tìm ra được vấn đề còn không thì cứ cãi chày, cãi cối mãi. Anh bảo đá móng Sông Tranh 2 là rất cứng thì tôi có bảo là nó không cứng đâu nhưng sau khi bị tác động đứt gãy, nó bị phá ra thành từng khối, khi nước nó xuyên vào và làm phong hóa, ở đây không phải là ngày 1 ngày 2 mà đã xảy ra bao nhiêu năm rồi, giờ nó xuống sâu và khi anh xây dựng công trình, anh mới chỉ hớt được cái mặt trên còn ở dưới thì chưa hớt được. Thực tế, ở Sông Tranh 2 đã có suối nước nóng trào lên rồi, có nghĩa là đã có sự giao lưu giữa nước dưới sâu và bề mặt.

Vấn đề của Sông Tranh 2 là nền móng không vững. Tôi không phải chuyên ngành về bê tông, cốt thép nhưng tôi tin khi Hội đồng Nghiệm thu nói rằng có đứt bê tông, cốt thép ở Sông Tranh 2 thì có nghĩa là có.

Còn quyết định không tích nước ở Sông Tranh 2, theo giáo sư đây có phải là một giải pháp lâu dài không?

Ở đây có một vấn đề, khuyết điểm và cũng do kinh tế là Sông Tranh 2 đã không làm cửa xả đáy nên giờ xảy ra sự cố, Sông Tranh 2 đã không có cửa xả đáy để xả nước đi và mực nước thấp nhất luôn luôn là 140m, nhưng lũ về sẽ lên 162m, thậm chí 175m. Chúng ta vô phương cứu chữa.

Quan điểm của tôi là cứ cho nó lên cao xem tình huống nó xảy ra khi không có bão, có lũ như thế nào chứ để lúc xảy ra, vừa lo chống bão, vừa lo chống lũ,… thì tai họa sẽ khó tưởng tượng. Chỉ riêng động đất không, ở một nơi khác không có công trình thủy điện, 4,6 độ richter có thể chịu được nhưng ở Sông Tranh 2 lại khác, nó như “quả bom” tỉ m3 nước mà không gỡ được.

Vậy chúng ta có nên chấp nhận “thà một lần đau” phá đập để tránh các nguy cơ không, thưa giáo sư?

Thực ra cũng có nhiều người bảo phá nhưng thực tế phá cũng khó lắm chứ, cũng mất bao nhiêu tiền.

Nói như giáo sư, có nghĩa chúng ta, mà cụ thể là người dân ở Sông Tranh 2 phải chấp nhận sống với nguy cơ?

Theo tôi, vẫn còn giải pháp. Trên Sông Tranh 2 đang có Sông Tranh 1 và dưới còn có Sông Tranh 3 đang xây. Vì vậy, cần tính toán cơ chế vận hành hồ chứa thật hợp lý Sông Tranh 1 và 3 có thể “gánh” cho Sông Tranh 2. Đặc biệt, Sông Tranh 3 đang xây, cần tính xem có thể gia cố thân đập cũng như chiều cao để có thể chịu được, ngăn nước xuống hạ du ngay cả khi đập Sông Tranh 2 trôi. Lâu dài, tôi cho rằng cần tính lại việc xây đập thủy điện trên nền đá granit, bởi thủy điện Lai Châu cũng được xây trên nền đá này. Không cẩn thận, nó sẽ lặp lại đúng câu chuyện của Sông Tranh 2.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi?
theo: Dân trí

Tin thứ Hai, 10-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Lê Ngọc Thống: Bước đi cuối cùng thôn tính Biển Đông nguy hiểm của Trung Quốc (viet-studies).  – Tạp chí Thanh niên: Phản ứng của giới trẻ Việt Nam về ‘bản đồ lưỡi bò’ của Trung Quốc (VOA). – CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 48, CHIỀU 09/12 (Thành).  - Cũng là đá bóng và nhân chuyện công an đàn áp người biểu tình, mời coi luôn một bình ảnh tương phản với đội bóng NO-U: Công an huyện đi đá bóng gây náo loạn (TN).
- Một vài hình ảnh về buổi chiếu phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” tại thành phố Regensburg (CHLB Đức) ngày 09/12/2012 (Dân Luận).
- Phóng sự của BVN: Dậy mà đi núi sông đang chờ” – hừng hực cuộc biểu tình tại Sài Gòn (BoxitVN).   - KHÁNH TRÂM: MỘT BUỔI MÍT TING Ở SÀI GÒN (Nguyễn Trọng Tạo).  - Tường thuật trực tiếp: Tin biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, ngày 09-12-2012 (BS). Hiện vẫn đang tiếp tục bổ sung hình ảnh do độc giả gửi tới.
- GS Tương Lai: NỘI DUNG PHÁT BIỂU TẠI CUỘC MIT TINH NGÀY 9.12.2012 NHƯNG VÌ BỊ NGĂN CHẶN KHÔNG ĐẾN DỰ ĐƯỢC (BoxitVN).
- Ngày 09.12.2012: Nam – Bắc biểu tình chống Trung Quốc (Chuacuuthe). – Video: Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa-Hà Nội 9/12/2012 (Tientran).  - HAI VIDEO GHI TẠI THỀM NHÀ HÁT LỚN SÀI GÒN 9.12.2012 (Tễu). - Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 9 tháng 12 năm 2012 (ToanVN22).   – Full: 9-12-2012: Biểu Tình Chống Trung Quốc tại Sàigon và Hà Nội (NKYN).
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=fMbY0xK94E8
- Biểu tình chống TQ ngày 9 tháng 12 (RFA). – Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông (RFI).   – Các diễn biến chính – Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam (BBC). – Video: Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội 9/12 (BBC). – Phỏng vấn BS Huỳnh Tấn Mẫm sau cuộc biểu tình 9/12/2012 (RFA).  - Hãng thông tấn Hungary: NGƯỜI BIỂU TÌNH BỊ BẮT Ở VIỆT NAM (NCTG).
- CHÙM ẢNH CỦA BBC VÀ VIDEO CLIP CUỘC BIỂU TÌNH SÁNG 9/12 TẠI HÀ NỘI (BBC/ Tễu). – Công an: NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI là KHU VỰC CỦA THÀNH ĐOÀN! (TTXVA).
- Việt Nam: 22 người bị bắt vì biểu tình ở Hà Nội (VOA).  – Ngô Nhật Đăng tường thuật chuyện YÊU NƯỚC bị bắt vào trại Lộc Hà 9/12/2012 (TTXVA).
- Audio: Đoan Trang đối đáp trong Lộc Hà (Nguyễn Lân Thắng). Các đồng chí công an nên gỡ băng đoạn ghi âm này, phổ biến cho toàn lực lượng, để nâng cao kiến thức, ý thức về chủ quyền biển đảo, nâng cao năng lực nghiệp vụ, thậm chí đưa vào chương trình học cho các cán bộ thẩm vấn, hỏi cung.
- Thật tội nghiệp cho một nền báo chí khi hàng ngàn nhà báo bị trói tay, trong lúc có lẽ phải dỏng tai nghe một nữ nhà báo khảng khái đấu tranh cho quyền bày tỏ lòng yêu nước. Với một sự kiện trọng đại diễn ra trên hai thành phố lớn nhất cả nước, họ chỉ cho ra được một thứ sản phẩm tệ hại này: Giải tán vụ việc tập trung đông người, tuần hành trái pháp luật, gây mất trật tự công cộng tại Hà Nội (HNM). Độc giả có nick là Cục Đất”, hồi 2h57′ đã bình luận: “Bài trên báo Hà Nội mới, không một chữ nào thể hiện nội dung chống xâm lược của người biểu tình. Một bước lùi quá nhục nhã so với chính họ !”
“NGŨ ĐỐI” TRONG VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN – ĐẢO (Bùi Văn Bồng).
- Gượng vài chữ trước khi vợ đè ra xoa bóp (Nguyễn Tường Thụy).
TUYÊN BỐ CỦA GS TƯƠNG LAI PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN TPHCM TRẤN ÁP THÔ BẠO, VI PHẠM QUYỀN TỰ DO CÔNG DÂN (Ba Sàm).  – Video biểu tình tại Sài Gòn: Cận cảnh CA xô xát, cướp giựt cờ và biểu ngữ (DLB).  – THANH THẢO: TÔI MUỐN VÀ KHÔNG MUỐN TIN (Nguyễn Trọng Tạo). “tôi không tin Trung Quốc lưỡi bò và chính quyền Việt Nam là một/ nhưng các bạn an ninh, có gì như ép buộc tôi tin,/ rằng các bạn đông hơn người biểu tình/ dù không đông hơn quân Nguyên…”. – HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 44) : Không sợ tham nhũng , chỉ sợ …biểu tình (!) (Nhật Tuấn).
H3
<- Viết cho người anh em bị bắt (Paulo Thành Nguyễn).  “Người thanh niên đầy nhiệt huyết trong ảnh là người đã can đảm châm ngòi cho cuộc biểu tình chống Tàu ngắn ngủi sáng nay tại Sài Gòn. Theo lời kể của những người chứng kiến thì sau đó anh đã bị an ninh bắt và đánh đập dã man…”. – Cộng đồng mạng lo lắng về NGƯỜI CẦM CỜ XUẤT PHÁT cuộc biểu tình 9/12/2012 (TTXVA).
- Nước dân ơi, thương biết bao nhiêu (Nguyễn Thông). “Tôi viết entry ngắn này/ Như đặt vòng hoa tang cho lòng yêu nước/ Thương đất nước tôi/ Thương dân nước tôi/ Thương lòng yêu nước tôi/ Bị những kẻ táng tận lương tâm chà đạp/ Bị loài vô liêm sỉ vứt vào sọt rác… ”
- Vì sao chính quyền ngăn biểu tình? (BBC).  Hồ Ngọc Nhuận, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tp Hồ Chí Minh: “Họ biết rõ lòng tin của nhân dân gần như không còn nữa nhưng mà họ còn những guồng máy cai trị, guồng máy đàn áp thì họ sử dụng những guồng máy đó”.
- Biểu tình và tính chính đáng của Đảng Cộng Sản Việt Nam (DLB). “Câu hỏi lớn nhất của mọi người là tại sao các lãnh đạo Việt Nam (VN) hiện nay lại cấm đoán người dân biểu tình chống ngoại xâm?” Có thể đảng nhà nước muốn gửi thông điệp tới dân: biểu tình chống giặc ngoại xâm, kẻ tù của cả Dân tộc, nhưng là “bạn vàng” của đảng thì phải cấm?
- Báo Đảng hí hửng loan tin CA ‘giải tán’ biểu tình (DLB). – ĐÔI ĐIỀU VỀ NGÀY BIỂU TÌNH CHỐNG TÀU CỘNG XÂM LƯỢC 09 THÁNG 12 (Nguyễn Thu Trâm).
- Báo nước ngoài – Biểu tình hiếm hoi ở VN chống lại TQ trong tranh chấp lãnh thổ trên biển: Rare protests in Vietnam against China over sea disputes (Reuters). – South China Sea: Vietnam Disperses Rare Anti-China Protests (IBT). – Police break up anti-China rallies in Vietnam (Al Jazeera). – Cảnh sát bắt giữ 20 người biểu tình chống TQ: Vietnamese police detain 20 at anti-China rally (AP/ CTV News).
- Thơ: Hà Văn Thịnh: ĐÊM KHÓ NGỦ (BS). – Thơ của Tâm Nguyễn: Xin hãy chờ (DLB). - Phép thắng lợi tinh thần. - Vi Toàn Nghĩa: Đất nước tôi: Tượng có tim, nèo chó có… chủ quyền. ”Một đất nước “mèo chó còn có chủ quyền”, tạm gọi là… “thú quyền” thì liệu người dân có quyền biểu thị lòng yêu nước? Cũng tạm gọi là nhân quyền.”  - Cuộc đấu tranh này không là trân cuối cùng! (Vietinfo).
- Tấu hài diễn ra đúng lúc: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người với dân tộc ta (QĐND).
Liên quan chuyện biểu tình và “chống biểu tình”, từ hai ngày qua, sau khi có bản Thông báo tổ chức mít tinh của các nhân sĩ, trí thức, đã có rất nhiều phản hồi của độc giả với số lượng kỷ lục trên thế giới mạng cho một bài viết, trong một thời gian ngắn (hơn 1.400 trong 2 ngày). Tuy nhiên, trong số phản hồi đó, rất dễ nhận ra một cuộc tấn công quy mô chưa từng có, theo một chiêu thức mới, nhưng không lạ, của những kẻ run sợ trước sức mạnh của bản Thông báo cùng làn sóng sục sôi của người dân yêu nước.
3Những kẻ tấn công đã gửi hàng trăm phản hồi, từ rất nhiều địa chỉ khác nhau, với nhiều dạng, từ bôi xấu những người chủ xướng bản Thông báo, đưa những tin tức gây hoang mang, như nghe nói có đặt bom phá biểu tình, sẽ có chuyện người biểu tình nhận tiền, v.v.. cho tới mạo danh một trong năm vị đứng tên thay mặt 42 nhân sĩ trí thức chủ xướng bản Thông báo.
Những màn gây nhiễu đó đã được độc giả vạch mặt, nhưng cũng gây khó chịu, mất thì giờ nhất định cho cả người đọc lẫn người biên tập blog, khi chọn giải pháp ứng xử (mà chúng tôi đã nêu trong phản hồi lúc 2h sáng nay). Tuy nhiên, hiện tượng đó đã góp phần sinh động vào bức tranh toàn cảnh, cho mỗi độc giả thêm kinh nghiệm hiểu địch mới thắng địch, thậm chí cho cả những kẻ phá hoại, dù phải thừa hành “công vụ” hay bởi ý thức cá nhân, cũng có được cơ hội “mở mắt” dần khi bước vào ngôi nhà PHÁ VÒNG NÔ LỆ này.
Góp chút xuân cho biển đảo (TT). - TP.HCM: nhiều doanh nghiệp thực hiện “Giờ sản xuất vì Trường Sa” (SGTT).
Người cứu tàu ở Trường Sa (PLTP). - PVFCCo ủng hộ ngư dân Quảng Ngãi (NLĐ).
BĐBP đuổi hàng ngàn tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền (PN Today), còn “bắt giữ” nữa, có xử lý gì không, sao không cho báo chí và nhân dân biết?
- Tròn 30 năm công ước LHQ về Luật Biển, PGS.TS.LS. Nguyễn Bá Diến: Giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trên biển (TP).
- Căng thẳng trên Biển Đông: Không gian ngày càng mở của cuộc chiến (SGTT). - Trung Quốc không chứng tỏ thái độ hòa bình (PLTP). - Quy định xét tàu trái UNCLOS (PLTP). - Báo Hồng Kông chỉ trích hộ chiếu in đường lưỡi bò (TN).
Biển Đông dậy sóng sau đại hội 18 của Trung Quốc (VNE). - Trung Quốc chủ tâm gây áp lực lên láng giềng (PLTP). - Mưu đồ thiết lập “trật tự biển Đông” (TT). – Thơ: TRUNG QUỐC KHÔNG NGU, AI DỐT? (Bùi Văn Bồng).
- Hoàn Cầu Thời báo – Việt Nam đánh giá thấp ý chí của TQ trong việc bảo vệ chủ quyền: Vietnam underestimates China’s will to protect sovereignty (Global Times).
- Andreas Lorenz: Châu Á tăng cường vũ trang (Phan Ba).
- Vài suy nghĩ sau tuyên bố của Đô đôc Samuel Locklear (Trần Kinh Nghị).
- Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 2012 (VOA). – Thượng tôn pháp luật và thực thi nhân quyền (Nguyễn Hồng Sơn).
- Đinh Tấn Lực – Bạo Lực Sợ Bất Bạo Động (Dân Luận). “Nếu đủ tự tin rằng đảng và nhà nước XHCN này là mẫu mực và được lòng dân thì hà cớ gì lại không dám cạnh tranh lành mạnh với đảng phái khác bằng cách tổ chức trưng cầu dân ý để dân chọn lựa?  Tại sao lại hèn hạ dùng tên gọi của đảng phái khác để ghép tội cho những người bất đồng chính kiến với mình?  Tại sao lại phải dùng đến nỗi sợ hãi của chính mình để dán nhãn cho người khác rồi lấy đó làm lý cớ đàn áp họ bằng bạo lực vũ trang?” Mời xem lại: Công Bố Bản Cáo Trạng Vụ Án “Bỏ Túi”, Xét Xử Các Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành của Viện Kiểm Sát Nhà Nước cộng sản Việt Nam (TNCG).
Bô lão chống tham nhũng (TN). - Chống tham nhũng kiểu… đá bóng (!) (LĐ). - Đưa hối lộ không làm cho việc kinh doanh tốt hơn (LĐ). - Cán bộ xin thêm nhà (!) (NLĐ). - Việc con làm có đáng chi? (PLTP).
- Ông Bert Maerten – Trưởng đại diện Oxfam tại Việt Nam: Cần giải quyết 4 bức xúc về đất đai (DV).
- Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang: “Lật đất cày lên luận quốc hồn” (SGTT). – Cựu Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cuông: Ít người có dũng khí từ chức (TP). - Chết mang theo (TP).
Cán bộ không được đi nước ngoài vì… không cần thiết (TT).
- Tiếp bài Vào công chức Hà Nội giá 100 triệu đồng?: Lắp camera tại tất cả phòng thi công chức (TP).  - Chạy vào công chức: “Tôi không ngạc nhiên” (TT).
Khánh Hòa: Ngã lầu, 1 cán bộ Sở GTVT chết tại chỗ (LĐ). - Khánh Hòa: cán bộ Sở GTVT chết tại cơ quan (TT).  - Cán bộ Sở GTVT nhảy lầu tự tử? (VNN).
Công an huyện đi đá bóng gây náo loạn (TN). - Công an xã bắn trọng thương người dân ở Vĩnh Long: Kiểm điểm chánh văn phòng UBND huyện (LĐ).
Kiểm tra việc phục hồi môi trường mỏ sắt Phong Hanh (TN). - PTT Nguyễn Thiện Nhân khảo sát thực phẩm dọc tuyến biên giới (VTV).
- Dự án mở rộng Quốc lộ 51: Kiến nghị xử lý gần 17 tỉ đồng (TT). - Vì sao lôcốt xuất hiện vào mùa làm ăn cuối năm? (SGTT).
Mong em Hưng được trắng án! (TN).
Lương tăng gấp ba lần năng suất lao động (VnEco).
- Ối giời tiềm năng thế mạnh (Nguyễn Thông). “Rừng đã phá gần xong rồi. Biển đảo thì kẻ thù nhăm nhe nhòm ngó từng giờ. Bờ xôi ruộng mật ngày càng teo tóp lại. Tài nguyên khoáng sản bị đào bới tan hoang sắp cạn kiệt. Chất xám mỗi ngày thêm xám xịt. Du lịch mời khách thì ít đuổi khách thì nhiều… Thế thì còn gì nữa mà phát huy, mà thế mạnh. Chỉ trông chờ vào thứ có sẵn, ăn mãi cũng hết, thế hệ con cháu lấy gì nuôi nhau”.
- Chỉ thị đảng dành riêng cho Tổng Bí thư? (Trương Duy Nhất).
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Hãy nói điều người dân muốn nghe!” (KT). - Lục Dân: Kể chuyện nhỏ này cho Bộ trưởng Bộ y tế (Trần Nhương).
- Thủy điện “nuốt” vườn quốc gia (NLĐ). - Lại làm thủy điện trong Vườn quốc gia Yók Đôn (LĐ).
- Phỏng vấn ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội: Ra văn bản tùy tiện, khổ dân ! (NLĐ). – Tự dưng bị… cắt hết! (NLĐ). “Do lãnh đạo ngành y tế Bình Phước hiểu sai chính sách mà hàng trăm lao động ngành y tế bị mất quyền lợi…”
<- Khó sang tên, đổi chủ xe ngoại giao quá hạn (VnEconomy).
Diễn tập ứng phó với tình huống khẩn nguy hàng không (PLTP).
6NGŨ LANG * CHUYỆN DÀI TRONG NHÀ TÙ CỘNG SẢN (Sơn Trung).
- Xác định hài cốt một sĩ quan Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam (VOA).
- Trung Quốc có tới 08 Đảng phái hoạt động – Tại sao Việt Nam không? (QLB).
- NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN LỰC NHẤT THẾ GIỚI 2012: Ông Giang Trạch Dân trở lại  (NLĐ). - Trung Quốc : xây dựng nhà ở trên đất nghĩa trang (zinchenko-den/ Kichbu). - Trung Quốc bắt một nhà sư về tội xúi giục người Tây Tạng tự thiêu (VOA).
- Canada đồng ý bán công ty dầu khí Nexen cho Trung Quốc (RFI).
- Campuchia đánh dấu Ngày chống Tham nhũng (VOA).
- Bắc Triều Tiên ngừng chuẩn bị phóng tên lửa (RFI). - Triều Tiên “dừng chuẩn bị phóng tên lửa” (TN). - Vì sao Triều Tiên hoãn kế hoạch phóng tên lửa? (LĐ). - Tokyo “tiếp đón” tên lửa Triều Tiên với… 12 tỉ USD (TT).
EU đau đầu vì Nobel Hòa bình (TN).
KINH TẾ
Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2013 (SGGP).
- Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước: Không thể bỏ qua chuyện nợ triệu tỷ (TP).
Đã đến lúc NHNN giảm lãi suất? (PLTP). - Giảm thêm lãi suất cho vay: điều cần (NLĐ).
Kiến nghị sửa nghị định về tiền tệ (PLTP).
Năm 2020: Chứng khoán là dòng vốn chủ đạo của nền kinh tế (Petrotimes).
Người trồng chuối điêu đứng vì tin đồn (DV).
Gỡ khó cho cánh đồng mẫu lớn (SGGP).
- Cơ cấu nhập khẩu đang thay đổi tích cực (SGTT).  – Xuất khẩu tăng, vẫn lo (NLĐ).
- Đầu tư vào Myanmar: mở rộng nhiều lĩnh vực, tăng ưu đãi (SGTT).
Giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài (TN).
7
- Khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0%: Ngành công nghiệp ôtô sẽ đi về đâu? (HQ). Tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá thành cao là một trong những nguyên nhân khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chậm phát triển =>
Thất thu lớn từ chuyển giá (TN).
Nói và làm: DN không dám vay vốn kinh doanh (Vef). - Không chỉ để yên lòng (ANTĐ). - “Khóc” theo thị trường ngoại (TT). - Cổ đông bức xúc vì DN thiếu minh bạch (ĐTCK).
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 14: Thuần dưỡng gà rừng (TN).
- Xe theo Việt kiều về nước tăng đột biến (VnEconomy). – Lách luật, Việt kiểu ‘tẩu’ xe về nước kiếm lời? (ĐV).
Tăng phí cũ, thu phí mới (TN).
Bê bối tại Cty cổ phần XNK Quảng Trị: Hai phe cùng tổ chức đại hội cổ đông bất thường (LĐ).
Xuất hiện “lợi ích nhóm” trong ngành điều ? (TN).
- 4 “trọc phú” lừng danh đất Sài Gòn giàu cỡ nào? (DT). - Lao động tự do nhịn ăn lo tết (Vef).
Những nẻo đường hàng hiệu (SGTT).  - Hàng dỏm xuống phố (TT).
Hàng nội thất cũng la liệt phá sản, đóng cửa  (DT). - Không thiếu hàng Tết, chỉ lo kém chất lượng, thiếu vệ sinh (TP).
- Clip “đột nhập” hầm vàng 4600 tấn dưới lòng London (DT).
- ‘Kinh tế Trung Quốc lấy lại đà tăng’ (BBC). – Kinh tế Trung Quốc có nhiều dấu hiệu tăng trưởng mạnh (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Trần Đức Anh Sơn: Di sản – không phải cái gì cũng phục dựng được! (TN).
Di tích Trường Lũy bị “chia đôi” (TN).
“Hành trình về thị trấn Buồn Tênh” (DV).
- Nguyễn Thụy Kha: THƠ NGUYỄN ĐỨC TÙNG – HẠ CÁNH XUỐNG BẰNG MỘT ĐƯỜNG BAY NGẮN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nhà thơ Hải Như như tôi biết (Trần Nhương).
- Trần Ðức Thảo – Luận lý Hiện Tại Sinh Động (DĐTK).
- Ngô Minh: NGUYỄN KHẮC THẠCH, BÚT DANH ỨNG VỚI CUỘC ĐỜI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Giỗ Phạm Tiến Duật lần thứ 5 –  Trần Trương: Nhớ Duật (Trần Nhương).
- Trần Khoa Đăng: Tôi kiện ra tòa về bản quyền bị xâm phạm (Trần Nhương).
8<- Hương Thầm thấm sâu vào lồng ngực (Lê Thiếu Nhơn).
-Thấy gì ở lễ trao giải văn học ASEAN ? (Lê Thiếu Nhơn).
- 11. Đàn kiến (Quê Choa).
- Túi khôn (Nguyễn Vĩnh).
- Ði tìm một cuộc hôn nhân hạnh phúc (Sống Magazine).
Kịch hình thể: Nghe chưa hiểu, nhìn chưa ưng (LĐ).
Những mảnh ghép về nghề nguy hiểm (DV).
Khi đạo diễn là nhà biên kịch (LĐ). - NSƯT Minh Hằng: “Thà đứng trong bóng tối còn hơn… phải cởi” (Petrotimes).
- Tại sao “giặc tè bậy” hoành hành ở Ấn Độ? (VNN).
- Hé mở bí mật mộ táng đất 4.000 năm tuổi (NĐT).
Lắc lư trên lưng voi (TN). - Hoang sơ biển Đại Lãnh (TN).
- Đến thăm những thành phố cổ kính nhất thế giới (DT).
- Điểm phim: Hoàng Nhất Phương – Hyde Park On Hudson – Trên Cao Lộng Gió (Dân Luận).
Cuộc đời của Pi: choáng ngợp bởi công nghệ 3D (TN).
Xé luật! (PLTP). – TRƯỞNG BTC GIẢI TRẦN DUY LY: “Phải cố chèo chống trong giai đoạn khủng hoảng” (PLTP). - “Cái chết” đau thương của đội bóng 3 năm chi… 300 tỷ đồng (NĐT). - Chuyện chưa kể về chàng trai xứ Nghệ sang Arsenal thử việc (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thêm 24 tiến sĩ, 314 thạc sĩ khoa học xã hội, nhân văn (NLĐ). - Tuyển hơn 1.000 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài (TN). - Siết chặt đầu vào đào tạo thạc sĩ (TN).
Mùa thi lại nóng chuyện mua điểm (TP). - Tăng cường định hướng nghề nghiệp cho sinh viên (SGGP). - Doanh nghiệp sẽ tham gia biên soạn chương trình đào tạo đại học? (TP). - Website trường ĐH thông báo “Ngày tận thế”? (DV).  - Đại học quốc tế Hồng Bàng ‘xé rào’ (VNN). - Hỏng thi từ …cổng bảo vệ (GD&TĐ).
Những nhân vật đáng chú ý nhất của giáo dục Việt Nam 2012 (GDVN).
Tiếng Anh ở khối trường chuyên nghiệp – Từ thực tế đến mục tiêu, xa vời! (SGGP). - Yếu kỹ năng, ngoại ngữ (NLĐ).
Khi thầy hành xử phản cảm (SGGP).
Không nên đe dọa khi “dạy dỗ” về giới tính (LĐ). - Áp lực tinh thần với trẻ em còn cao hơn người lớn (Petrotimes). - Bao giờ thì hết “Gọi đò”? (TT).
Học sinh phổ thông cần có sách giáo khoa môn thể dục (LĐ).
9
- Bản Mông đổi thay nhờ con chữ (GD&TĐ). Nhà ở của người Mông Tổng Kim đã được lợp mái kiên cố =>
Hà Giang cần quan tâm hơn với học sinh nghèo (VOV).
Nhà sư được cấp bằng sáng chế độc quyền (LĐ).
- Độc đáo với ngôi nhà có thể gấp được (ĐV).
- Nhà lãnh đạo nào có trình độ học vấn cao nhất trên thế giới? (CafeF).
- TQ: Cô bé 8 năm dẫn mẹ bị tâm thần đi học (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 17 người thương vong trong tai nạn ở đèo Kéo Pựt (TTXVN/ TN). - Xe container hất đám đông xuống vực, 5 người tử vong (VNE).
Đấu thầu thuốc: đừng vì lợi ích nhóm (SGTT).
“Bẫy nghèo” từ viện phí (DV). - Bình Định: “Cắt cầu” Phòng khám AAA vì gian lận bảo hiểm (LĐ). - Hơn 1.200 mặt hàng thuốc bất hợp lý về giá (SGGP).
Có thể tịch thu phương tiện vận chuyển gia cầm nhập lậu (TN).
‘Ổ chuột’ trong lòng Sài Gòn: Sống với nỗi sợ hãi (Petrotimes). - Sống vất vả với nước ngập đến 2 m (PLTP).
- Loạn… thực phẩm chức năng: Thiếu hiểu biết – người tiêu dùng trở thành ‘miếng mồi ngon’ (Petrotimes). - Chống nạn phe vé tàu tết (TN).
- Hoang mang vì nhiều thôn nữ bị lừa bán (VN). - Nghiệp đời truân chuyên của cụ bà nguyện hiến… (NĐT).
10<- Cụ Điếu vá xe (TT). - Hai đứa trẻ – con của nạn nhân, hung thủ bơ vơ (PL&XH).
- Kinh hoàng đỉa sống nhiều ngày trong thanh quản (DT). - Đi tìm quái thú trong “động nhốt tiên” của người Tày (NĐT).
- Gặp người “giúp” 15.000 hộ dân không phải di dời (TN).
Hơn 70% hồ chứa ở Quảng Nam thiếu nước (TN).
Rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá (TN). - Cạo trọc rừng giáp ranh Lâm Đồng – Ninh Thuận (PLTP).
Quảng Nam: Bán tháo trâu bò, tài sản để “trốn” ngày tận thế (DV).
- Pháp: Nhà trồng cần sa của mạng lưới người Việt bị cháy một cách bí ẩn (RFI).
Mỹ tịch thu gần 36.000 đồ chơi Trung Quốc (TN).
- Bão Bopha quay lại đe dọa Philippines (RFI). – Philippines : Bão Bopha gây thảm họa vì nạn khai thác mỏ bất hợp pháp và phá rừng (RFI).
- Hội nghị khí hậu thế giới đạt thỏa thuận tối thiểu (RFI).
QUỐC TẾ
- Ai Cập hủy bỏ sắc lệnh của tổng thống (BBC). – Ai Cập : Tổng thống hủy sắc lệnh thâu tóm quyền lực (RFI). – Đối lập Ai Cập tiếp tục biểu tình đòi ngưng cuộc trưng cầu dân ý (VOA). - Tổng thống Ai Cập bỏ lệnh “thâu tóm quyền lực” (TN). - Ai Cập bắt nghi phạm giết Đại sứ Mỹ tại Libya (LĐ). - Tổng thống Ai Cập nhượng bộ phân nửa (PLTP).
- Israel phát động chiến tranh bí mật tại Syria (TN). - Nhiều dấu hiệu Syria chuẩn bị dùng vũ khí hóa học (LĐ). - Mỹ đang triển khai lực lượng quân sự bao vây Syria (TTXVN). - Tên lửa Patriot được NATO tăng sức mạnh trước khi vây Syria? (PN Today).
11- Tổng thống Venezuela trở lại Cuba chữa bệnh (VOA). – Hugo Chavez cần phẫu thuật ung thư (BBC).
- Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vẫn nằm viện (VOA). – Dân Nam Phi cầu an cho ông Nelson Mandela (TN). =>
- Máy bay không người lái giết chết 3 người ở Pakistan (VOA).
- Berlusconi tuyên bố quay lại chính trường, Ý chuẩn bị bầu cử Quốc hội (RFI).  – Thủ tướng Ý dọa từ chức (VOA).
- Nga phóng vệ tinh viễn thông thất bại (RFI).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 09/12/2012; + Toàn cảnh thế giới – 09/12/2012; + Thời sự 12h – 09/12/2012; + Thời sự 19h – 09/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 09/12/2012; + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 09/12/2012.

 

1253. TUYÊN BỐ CỦA GS TƯƠNG LAI PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN TPHCM TRẤN ÁP THÔ BẠO, VI PHẠM QUYỀN TỰ DO CÔNG DÂN

TUYÊN BỐ CỦA GS TƯƠNG LAI PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN TPHCM TRẤN ÁP THÔ BẠO, VI PHẠM QUYỀN TỰ DO CÔNG DÂN 

Tương Lai
09-12-2012
Tôi, Tương Lai, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam từ năm 1983 đến nay, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Xã hội của Uỷ Ban Trung Ương MTTQVN, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên thành viên của Viện IDS, Huân chương Kháng Chiến Hạng Nhất, Huân chương Lao Động hạng Nhất.
Ra Tuyên bố phản đối hành động trấn áp thô bạo của Công An và Chính quyền phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM đối với cá nhân tôi sáng nay, 9.2.2012, vi phạm nghiêm trọng quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định ở Chương 5, Điều 68 và Điều 71.
Sáng nay, tôi đi sớm để đến viếng một người bạn, sau đó sẽ đến dự cuộc Mit-tinh tại quảng trường Nhà Hát thành phố như đã thông báo với các cơ quan hữu quan và với ông Phó Chủ tịch UBNDTPHCM chiều ngày 8.12.2012 thì bị Công An mặc sắc phục và thường phục chặn đường không cho tôi thuê taxi, tiếp đó các vị chính quyền Phường Tân Phong mà tôi không biết tên đòi tôi phải về trụ sở Phường.
Tôi không đồng ý vì như thế là làm hỏng kế hoạch công việc sáng nay của tôi. Mặc dầu vậy, lực lượng Công An, mặc sắc phục và thường phục vây chặt lấy tôi, không cho tôi lên xe taxi. Tôi đành đi bộ, vừa đi vừa phản đối hành vi thô bạo, vi phạm quyền công dân của Công An và chính quyền địa phương. Đến ngả tư đông người, tôi tiếp tục lên tiếng phản đối quyết liệt hành động thô bạo cưỡng ép tôi phải theo họ về Phường. Tôi kiên quyết không đi. Cùng lúc ấy, hai người bạn tôi đi taxi ngang qua dừng lại hỏi chuyện rồi mời tôi lên xe. Tôi vừa lên xe thì mấy xe của Công An áp sát ra lệnh cho tài xế taxi phải cho xe theo họ. Tôi phản đối, mở cửa xe liền bị công an dập cửa, sau đó dùng xe môtô ép chặt cửa, nhốt chúng tôi ở trong. Ngột ngạt quá, tôi đành phải bảo lái xe theo họ áp tải về trụ sở Phường.
Đến phường, chắc vì chưa có người đến làm việc, họ nhốt chặt chúng tôi trong xe. Mãi sau mới áp tải xe đưa thẳng vào khuôn viên trụ sở, kéo rào chắn lại rồi mới mở cửa xe đưa chúng tôi vào phòng, tôi hiểu họ phải cẩn thận như thế vì sợ tôi vọt ra đường chỗ đông người để lên tiếng phản đối, thì sẽ phơi bày sự trấn áp thô bạo của họ. 
Vì thế, để lẩn tránh hành vi phạm pháp, vi phạm quyền công dân của họ, họ vụng về dàn dựng “màn kịch” đón tiếp với cà phê, bánh ngọt v.v… Tôi phản đối bỏ ra ngoài và gọi điện chất vấn ông Phó Chủ tịch UBNDTPHCM, người đã đón tiếp và trao đổi thân tình với nhiều thiện chí chiều ngày 8,12.2012. Thừa lúc tôi đang dàn xếp cuộc nói chuyện, họ đẩy tôi vào phòng, đóng sập cổng lại và tiếp tục “mời trà nước”.
Tôi tiếp tục phản đối, đòi phải để tôi về, họ quyết liệt không cho và ra sức đấu khẩu. Tôi giữ yên lặng không nói nữa vì cũng đã quá mệt.
Cuối cùng, sau 8h30 [chắc là đã đúng kịch bản được chỉ đạo] họ mới buông tha cho tôi về có xe công an áp tải hai bên đến tận nhà. Vừa vào nhà, ngồi xuống ghế để lấy thuốc ra uống, vì tôi dự cảm thấy có triệu chứng nguy hiểm như bác sĩ đã chỉ dẫn, thì một nhóm người lại bấm chuông ập vào, tôi phải đẩy họ ra, lúc ấy mắt tôi đã hoa lên, đầu ong ong nhức buốt, không nhận rõ ai với ai trong số người này. Họ lại tiếp tục bấm chuông, tôi phải lết ra thét to “Tôi đang phải uống thuốc chữa đột quỵ đây, các người muốn tôi chết sao“. Tôi chìa viên thuốc tôi đang uống một nửa ra trước mặt họ [ viên An cung ngưu hoàng hoàn] rồi đành phải bất lịch sự đóng sập cửa lại để có thể nằm yên bất động theo hướng dẫn trước đây của bác sĩ.
Kể lại vắn tắt diễn biến nói trên, tôi phẫn nộ lên án hành vi phạm luật của những người trấn áp tôi trước công luận.
Là Ủy viên UBTƯMTTQVN, qua báo Đại Đoàn Kết, tôi gửi TUYÊN BỐ này yêu cầu ông Chủ tịch UBTƯMTTQVN Huỳnh Đảm và các vị trong Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQVN lên tiếng phản đối hành vi phạm pháp nói trên đối với một Ủy viên UBT ƯMT, nhất là khi mà Báo Đại Đoàn Kết hôm qua, 8.12.2012 đã đăng tin về “chuẩn bị lực lượng, làm tốt hơn vì sứ mệnh giám sát và phản biện xã hội đã cận kề”.
Là một công dân, tôi đề nghị các cơ quan hữu quan tại TPHCM cần kiểm tra và có giải pháp thích đáng đối với những cán bộ phạm pháp, vi phạm quyền công dân đối với tôi, một cán bộ về hưu đã gần kề tuổi 80.
Tôi kêu gọi công luận trên cả nước hãy lên án hành động trấn áp người biểu tình khi họ thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động gây hấn lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải thuộc chủ quyền của ta của nhà cầm quyền Bắc Kinh, tiếp tục biểu thị thái độ bằng việc ký tên vào bản TUYÊN BỐ CỰC LỰC PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG KHIÊU KHÍCH CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU ĐIỆN TỬ ngày 25.11.2012.
Tp. Hồ Chí Minh, 18h ngày 9.12.2012

1254. Tóm tắt nội dung sách “Bên Thắng Cuộc”

Bên Thắng Cuộc

09-12-2012
Sách chia làm 2 cuốn:
Cuốn I: Giải Phóng
Cuốn 2: Quyền Bính
H2
Dưới đây là mục lục Cuốn I.  Được biết, cuốn II sẽ ra mắt vào tháng 1-2013
PHẦN I: MIỀN NAM
Chương I: Ba Mươi Tháng Tư
Diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến và những gì xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30-4 (Đi từ bưng biền/ Xuân Lộc/ Tướng Big Minh/ Trại Davis/ Nguyễn Hữu Hạnh/ Sài Gòn trong vòng vây/ Xe tăng 390/ Đầu hàng/ Tuẫn tiết)
Chương II: Cải Tạo
Những bàn bạc bên trong, quan điểm của chính quyền trong việc đối xử với “ngụy quân, ngụy quyền”, những thủ thuật được áp dụng để đưa sĩ quan vào trại cải tạo; số phận của những người tù không án, không biết ngày về và những bi kịch mà người thân của họ phải nhiều năm gánh chịu. (Những ngày đầu/ “Ngụy Quyền”/ “Ngụy Quân”/ “Đoàn tụ”/ “Phản động”/ Tù và cải tạo/ “Thăm nuôi”/ “Học tập”).
Chương III: Đánh Tư Sản
Những công cụ chuyên chính vô sản áp dụng ngay sau ngày 30-4-1975: Đánh tư sản vào tháng 9-1975 và liền sau đó là đổi tiền lần thứ nhất 22-9-1975; Cải tạo tư sản tháng 3-1978… Sự khác nhau của cải tạo tư sản và đánh tư sản (“Chiến dịch X-2”/ Đổi tiền/ “Gian thương”/ “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”/ Hai gia đình tư sản/ Kinh tế mới)
Chương IV: Nạn Kiều
Sự thật về vấn đề người Hoa năm 1978 (Đội quân thứ năm/ Hiệp định Geneve/ “chổi ngắn không quét xa”/ Hoàng Sa/ Sợ “con ngựa thành Troy”/ ‘Nạn Kiều”/ “Phương án II”/ “Ban 69”/ Vụ Cát Lái).
Chương V: Chiến Tranh
Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh ở CPC và biên giới phía Bắc năm 1979 (Biên giới Tây Nam/ Pol Pot/ Đi dây/ Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ/ “Kẻ Thù Lịch Sử”/ Thất bại trong tấn công ngăn chặn [Pre-emptive War]/ “Nhất biên đảo”/ “Áo lính lại khoác vào ngay”).
Chương VI: Vượt Biên
Điều gì đã khiến cho hàng triệu người VN phải bỏ nước ra đi. Bi kịch của người dân và thái độ chính quyền trước cuộc tị nạn lớn nhất của người Việt Nam trong lịch sử (“Vượt biên”/ Từ “trí thức yêu nước”/ Đến “thường dân”/ Trước khi tới biển/ Trại tị nạn).
Chương VII: “Giải Phóng”
Cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng có thực sự giải phóng sau những gì mà những người cộng sản áp dụng tại miền Nam (Sài Gòn thay đổi/ Kinh tế mới/ Đốt sách/ Cạo râu/ “Cách mạng là đảo lộn”/ Lòng người/ Những người sinh ra không đúng cửa/ “Cánh cửa” Thanh niên xung phong/ Cửa không đủ rộng/ “Nổi loạn”/ “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”).
PHẦN II: THỜI LÊ DUẨN
Chương VIII: Thống Nhất
Những lo lắng từ hai phía đặc biệt là của ông Lê Duẩn dẫn đến quyết định thống nhất hai miền cả về chính trị và kinh tế, áp dụng mô hình miền Bắc vào miền Nam một cách vội vã, mặc dù, nhiều người lúc đó, kể cả ông Lê Duẩn, nhận thấy nền kinh tế tư nhân miền Nam hiệu quả hơn những gì áp dụng trên miền Bắc (Nước Việt Nam là một/ “Bắc hóa”/ Chủ nghĩa xã hội/ “Con đường của Bác”/ “Mỗi người làm việc bằng hai”/ Lê Duẩn và mối tình miền Nam/ Chấp chính và chuyên chính).
Chương IX: Xé Rào
Chính sách kinh tế kế hoạch hóa và sản xuất lớn nhằm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” đã dẫn đất nước đến chỗ kiệt quệ. Người dân và chính quyền các địa phương, thay vì tuân thủ các nguyên tắc của nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung” chấp nhận một số quy luật của kinh tế thị trường, tiến trình này bị coi là “xé rào” nhưng chính những “lỗ thủng” đó đã trở thành lối thoát cho dân chúng (Bế tắc/ Mậu dịch quốc doanh/ Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng/ Tháo gỡ/ Nghị quyết Trung ương Sáu/ Bù giá vào lương/ Cắm cờ xé rào/ Khoán chui/ Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn/ “Ai thắng ai”).
Chương X: Đổi Mới
Vai trò của Trường Chinh trong việc tiếp thu thực tiễn và chuẩn bị về mặt lý luận để những người cộng sản chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, điều mà về sau gọi là đổi mới (Hội nghị Đà Lạt/ Nhóm giúp việc mới/ Người của những khúc quanh lịch sử/ Từ chính sách Kinh Tế Mới/ Đến chọc thủng bức tường bao cấp/ Giá-Lương-Tiền/ Nã pháo vào bộ tổng/ Khép lại trang sử Lê Duẩn/ Vai trò của Mikhail Gorbachev/ Tuyên ngôn đổi mới/ Bàn tay Lê Đức Thọ/ Phút 89).
Chương XI: Campuchia
Dù muốn hay không, Campuchia đã “nằm trong một trang sử” của Việt Nam. Không gian chiến tranh trong thập niên 1980s và cách mà Việt Nam đã làm để thoát ra khỏi hai cuộc chiến: Biên giới phía Bắc và Campuchia (“Pot ở đầu phum ta cuối phum”/ “Xuất khẩu cách mạng”/ Tư tưởng nước lớn/ Bị cô lập/ Phương Bắc/ Hội nghị Thành Đô/ Campuchia thời hậu Việt Nam).
(HẾT CUỐN I)
———
Viet-studies

Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

Trần Hữu Dũng
“Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết (kể cả những công trình bằng ngoại ngữ của các học giả nước ngoài). Chỉ cần đọc qua mục lục quyển sách là đủ để choáng ngợp bởi sự súc tích của nó. Tất cả những vấn đề nổi bật đều được kể lại với những thông tin mới lạ: từ sự cố “nạn kiều” ở miền Nam, đến những thất bại kinh tế đưa đến chính sách Đổi Mới năm 1986, vụ “Sáu Sứ”, đến chiến tranh biên giới Tây Nam… đều được Huy Đức thuật lại rành mạch, lớp lang, theo ký ức của hàng trăm nhân vật chủ chốt  ̶  nhiều người có những vai trò quyết định trong các sự kiện ấy  ̶  được chính tác giả phỏng vấn.
Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản.  Có thể nói, ngoài Huy Đức, trong lớp nhà báo hiện nay, không ai có thể có được những phỏng vấn trực tiếp với hầu hết những nhân vật quan trọng ở Việt Nam như thế này. Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!)ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng “nhạy cảm”, thậm chí “thâm cung bí sử”.
Ngoài sự cực kỳ súc tích, một đặc điểm nổi bật khác, càng đáng ca ngợi, ở tác phẩm này là sự rất công bằng của tác giả đối với “bên thua cuộc”.  Tôi chưa bao giờ được đọc những câu chuyên về sự gian truân (mà tôi đã nghĩ là không bút mực nào tả xiết) của những người vuợt biên, những “thuyền nhân”, được kể lại một cách trung thực, không phê phán, không tuyên truyền, nhưng đầy tình người và nước mắt, như trong cuốn này. Tôi cũng chưa bao giờ được đọc về hoàn cảnh tái sum họp của những gia đình tập kết, hay những người bị đi cải tạo, như đã đọc ở đây.
Ở một tầm mức cao hơn, “Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam: Họ không phải là những ác quỷ “bán nước” (thậm chí “vô luân” trong đời sống cá nhân) như những người thù ghét họ thường khẳng định, nhưng cũng chẳng phải là những lãnh tụ anh minh, tài đức, luôn luôn gắn bó, đoàn kết với nhau, như ghi trong “chính sử” của Đảng.  Họ là những con người với những tị hiềm, những tranh chấp cá nhân, những thiếu sót ở cách cư xử trong gia đình, và, vâng, những sai lầm nghiêm trọng về chính sách, chiến thuật, về đường lối cai trị, và nhất là (theo tôi) cách chọn người của họ.  Những sai lầm mà, theo tôi, đã đưa đến hậu quả hiện nay (và vẫn còn tiếp diễn chưa biết đến bao giờ) cho đất nước.
Hẵn có độc giả sẽ “than phiền” rằng “Bên Thắng Cuộc” thiếu những phân tích tổng quan của chính người viết, nhưng, tôi nghĩ, Huy Đức truớc hết là một ký giả, trọng trách hàng đầu của anh là ghi lại một cách trung thực, có hệ thống, càng nhiều càng tốt, những sự kiện xã hội, chính trị và lịch sử. Phần vụ phân tích những sự kiện ấy thì nên để cho những người khác (hay chính Huy Đức, trong một cuốn sách mà tôi mong anh sẽ viết sau này). Một phê bình khác, có lý hơn, là quyển sách này vẫn còn nhiều khoảng trống (trong dòng lịch sử). Có lẽ, khi đọc lại, tác giả sẽ phát hiện những khoảng trống ấy và sẽ lấp chúng trong những lần tái bản sau.
Tất nhiên, nhiều thông tin trong cuốn này cần được kiểm chứng (nhất là thông tin về những sư kiện liên hệ đến những quốc gia khác mà các học giả quốc tế đã nói đến khá nhiều, dựa vào những tài liệu văn khố hải ngoại). Song, dù vài sự kiện nào đó (ví dụ như về liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc) có thể là chưa thật đầy đủ (và có thể có ích hơn nếu tác giả đối chiếu với những nguồn nước ngoài), cuốn này cũng hữu ích vì nó cho thấy cái nhìn của người trong cuộc (về phía Việt Nam).  Nếu họ có nhận định không đúng, có thiếu sót thông tin, và do đó có những quyết định sai lầm, thì chính sự sai lầm ấy cũng là một dữ kiện làm rõ thêm lịch sử.
Cuốn sách sẽ là một sự thích thú cho tất cả mọi người Việt Nam ưu tư với quê hương, mong muốn nhìn lại chính cuộc đời mình, gia đình mình, trong gần 40 năm qua, nhưng nó cũng là một kho tư liệu hết sức dồi dào, mới mẻ, cực kỳ quý báu cho những học giả, những sử gia nghiên cứu về Việt Nam.  Chúng ta nên cám ơn tác giả.
Trần Hữu Dũng
11/2012
Nguồn: Viet-studies
—–

Địa chỉ mua sách:

Ebook:
Kindle của Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00AKAQUJA
Các dạng khác (Nook, etc…): https://www.smashwords.com/books/view/263208
Sách in:
Có thể pre-order từ: transsolutions@comcast.net, ĐT: 412-897-5762,
Gởi check/money order đến: Transpacific Solutions LLC
107 Marshall Drive, Sharpsburg, PA 15215

  • Bão Bopha quay lại đe dọa Philippines (RFI) - Họa vô đơn chí : Sau khi quét qua miền nam Philippines làm cho cả ngàn người thiệt mạng và mất tich trước khi đi ra ngoài Biển Đông, ...
  • Nga phóng vệ tinh viễn thông thất bại (RFI) - Hôm nay 09/12/2012, một vệ tinh viễn thông của Nga đã đi chệch quỹ đạo, đánh dấu thêm một thất bại trong số nhiều vụ phóng vệ tinh không thành ...
  • Canada đồng ý bán công ty dầu khí Nexen cho Trung Quốc (RFI) - Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc CNOOC sẽ chi ra 15,1 tỷ đôla để mua lại công ty dầu khí Nexen đứng hàng thứ 10 của Canada. Sự kiện này gây lo ngại, vì Trung Quốc có thể chiếm lấy kỹ thuật khai thác dầu hỏa trong cát nhựa và dưới đáy biển sâu.
  • Campuchia đánh dấu Ngày chống Tham nhũng (VOA) - Campuchia tổ chức một buổi lễ lớn đánh dấu Ngày chống Tham nhũng, để đánh động dư luận về tệ nạn này và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế xã hội
  • Cử tri Romania đi bầu Quốc hội (VOA) - Cuộc bầu cử Quốc hội đang được diễn ra tại Romania, giữa lúc các cuộc thăm dò cho thấy liên minh cầm quyền có lập trường trung tả sẽ thắng
  • Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 2012 (VOA) - Cách nay đúng 64 năm, Đại hội đồng LHQ thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, rằng tất cả con người được sinh ra đều có tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền hạn
  • Không quân TQ tập trận quy mô lớn (BBC) - Không quân Trung Quốc tổ chức tập trận quy mô thuộc loại lớn nhất từ trước tới nay trong bối cảnh căng thẳng chủ quyền.
  • Biết được cơ thể khỏe hay mệt dựa vào xăm dán (BaoMoi) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto Scarborough tạo ra một loại cảm biến, được thiết kế dưới hình thức một xăm dán có hình mặt cười ngộ nghĩnh. Cảm biến y khoa ẩn trong các hình xăm tạm thời này có thể được sử dụng bởi các huấn luyện viên để điều chỉnh chương trình đào tạo vận động viên của họ. Phát minh này được công bố trên Tạp chí của Hội Hóa học Hoàng gia.
  • Cuộc chiến giành nguồn tài nguyên (BaoMoi) - (PL&XH) - Cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông đã gây căng thẳng cho quan hệ hai nước trong thời gian gần đây.
  • Báo Jakarta Globe: Bắc Kinh phô trương sức mạnh ở châu Á (BaoMoi) - Những bước đi gần đây của Trung Quốc nhằm thực hiện chiến lược chủ quyền “đường lưỡi bò” (đường 9 đoạn trên biển Đông) đã gây quan ngại không chỉ với các nước Đông Nam Á mà cả các nước bên ngoài, nhất là Ấn Độ.
  • Hộ chiếu lưỡi bò là ’ngu ngốc’, Nhật triệu đại sứ TQ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tờ South China Morning Post vừa có bài viết nhận định, việc Trung Quốc in hình bản đồ có đường lưỡi bò phi lý vào hộ chiếu phổ thông mới của nước này là hành động “ngu ngốc” và “đi quá xa”... là tin tức thời sự chính ngày 8/12.
  • Nhật Bản triệu đại sứ Trung Quốc vì tàu hải giám vào biển tranh chấp (BaoMoi) - (Thethaovanhoa.vn) - Ngày 7/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tới để phản đối về vụ 4 tàu hải giám Trung Quốc liên tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản thuộc vùng biển quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ông cũng yêu cầu phía Trung Quốc phải rút tàu hải giám khỏi vùng biển tranh chấp.
  • Tin vắn thế giới ngày 9-12 (BaoMoi) - * Nhật Bản: Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai vừa triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tới bày tỏ sự phản đối về vụ 4 tàu hải giám Trung Quốc liên tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản thuộc vùng biển quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Ma mãnh để cướp trắng (BaoMoi) - Mang danh là một nước lớn đang trỗi dậy nhưng Trung Quốc lại thường xuyên sử dụng những hành vi bất chính hòng thâu tóm biển Đông.
Bản tin tiếng Anh


  • Just as important as a book (Washington Post) - As int'l toy companies expand in China, the value of recreation is getting more play.
  • Interpreters struggle to keep up with demand (Washington Post) - China's translation industry will enjoy rapid growth during the 12th Five-Year Plan (2011-15) period, yet a shortage of talent will hinder that development.
  • Luxury housing sales rise in Beijing (Washington Post) - Sales of upscale housing in Beijing reversed a previous downward trend to record a sharp increase in November, driven by appetite from foreign buyers and relatively cheap loans.
  • iPad mini feels the chills at China launch (Washington Post) - Unlike other Apple products' that were launched in China drawing big crowds, iPad mini is feeling the chills at China launch in both Beijing and Shanghai on Friday.
  • Wen calls for more connectivity (Washington Post) - Premier Wen Jiabao on Wednesday made another push for economic and financial cooperation within the Shanghai Cooperation Organization, calling for accelerated construction of regional connectivity.
  • Nanning bride wears 520-meter wedding veil (Washington Post) - Wearing a 520-meter-long wedding veil, Ms Nong ties the knot with Mr Tan after being together 520 days. The ceremony takes place in Nanning, capital of South China's Guangxi Zhuang autonomous region, on Dec 9. In Chinese, 520 stands for "I Love You."
  • Life of Pi offers food for thought (Washington Post) - Ang Lee's Life of Pi has made everyone a film critic in China and has sparked extensive discussions from both professional critics and ordinary viewers alike. Review
  • Helping birds in transit (Washington Post) - In the past nine years, Meng Derong along with other volunteers have saved more than 800 wild birds in Cangzhou, Hebei province.
  • Mo Yan gives Nobel Prize speech (Washington Post) - Chinese writer Mo Yan, winner of the 2012 Nobel Prize in Literature, described himself as a storyteller in a lecture at the Swedish Academy on Friday afternoon.
  • China to be 'more open': vice-premier Li (Washington Post) - Chinese Vice-Premier said to expand domestic demand, tap the urbanization potential and develop other initiatives required an open environment.
  • China, Russia vow to advance cultural exchange (Washington Post) - Senior Chinese and Russian officials on Wednesday agreed here to work together and take effective measures to push forward people-to-people and cultural exchange programs between the two countries.
  • Premier Wen back from SCO meeting, two-nation visit (Washington Post) - Wen Jiabao returned to Beijing after attending the 11th prime ministers' meeting of SCO in Kyrgyzstan and the 17th regular meeting between Chinese and Russian prime ministers in Russia .
  • China's development not a threat: Xi (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China (CPC) Central Committee, said on Wednesday that China seeks peaceful development without detriment to any other country.

Tin biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, ngày 09-12-2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=tPPhXfeQ1N4
Tin từ Hà Nội:  22h25′: Độc giả gửi thêm video:
21h4′:  Ảnh từ Lộc Hà chiều nay:
8
9
20h40′: Đến 18h24′, ông Trương Văn Dũng là người cuối cùng bị bắt đã được trả tự do. Ngoài ra, còn có ông Trương “Ba Không”, sáng nay bị bắt “lén” vào CA phường Hàng Trống, cũng đã được trả tự do lúc 20h30′.
Xin bổ sung một số hình ảnh CTV vừa gửi tới thêm:
8
7
5
3
1
17h: Hiện còn 4 người chưa được trả tự do, gồm blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Lê Anh Hùng (người nhiều năm nay có những đơn tố cáo động trời), đại tá quân đội Vinh Anh, anh Nguyễn Nhật Đăng (con nhà thơ Xuân Sách). Ngoài ra, có ông Trương Dũng mới bị giữ tại chỗ, đưa vào trong trại; do trong lúc mọi người chụp ảnh, quay phim ở bên ngoài, có một số kẻ lạ tới trà trộn phá rối, ông Dũng phản ứng lại chúng, liền bị bắt.
16h30′ – Một số anh em từ trại Lộc Hà về đã lại kịp tự tổ chức một cuộc biểu tình mini chiều nay trước Nhà hát Lớn:
1
3
16h: thêm 6 người được trả tự do, có Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Thúy Hạnh, Trung Dũng, … Cụ Lê Hiền Đức đã lên tới nơi.
15h11′: Có thêm Trương Văn Dũng vừa ra khỏi trại. Trước đó, công an báo ông được trả tự do, nhưng ông cứ ở lại trong trại thì bị 5-6 người xúm vào đẩy ra.
14h45′: Blogger Lê Dũng được trả tự do.
13h45′: Cụ Lê Hiền Đức đã được trả tự do, vừa về tới nhà. Cụ cho biết, công an phường lập biên bản về chiếc vỏ quả nổ, nhưng cụ không ký, chỉ cho họ biết cụ giữ với mục đích sẽ đem tới cho bộ trưởng CA, cho ông biết lính của ông đã dùng những thứ này trấn áp dân bị cưỡng chế đất. Trưởng CA phường tuyên bố  là sẽ về Văn Giang xác minh có đúng vỏ quả nổ mà cụ Đức giữ là từ Văn Giang hay không.
Cụ Đức hỏi thăm bà con bị giữ tại trại Lộc Hà, rồi bắt đầu ra xe tới thẳng trại luôn.
13h: Nhà báo Đoan Trang vừa được trả tự do.
12h30′: Blogger Nguyễn Lân Thắng đưa tin trên FB: “Cụ Lê Hiền Đức đang bị giữ tại CA phường với lý do tàng trữ vỏ quả nổ do công an bắn vào dân bên Văn Giang ngày 24/4/2012…
11h30′: Một số bạn bè của những người bị bắt đã và đang đến trại Lộc Hà.
11h20’:  TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP: HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC (Tễu). – Video & Hình ảnh: Tường thuật trực tiếp biểu tình Hà Nội 9/12/2012 (TTXVA).
10h20′: Tin từ ông Nguyễn Quang A: “Sáng nay tôi bắt đầu ra khỏi nhà lúc 7h30. Ra đến ngõ thì thấy hơn chục người mặc thường phục ở đó. Họ bám theo tôi (3-4 người đi bộ bám theo, số còn lại đi xe máy). Đến bến xe bus có 5-6 người phân nhau ra chặn ở tất cả các cửa xe, 3 người luôn bám quanh và chặn tôi. Lấy taxi thì họ đuổi taxi, xe ôm cũng vậy.
Tôi đi dọc vỉa hè, họ bám theo, thậm chí đi xe trên đó (tôi bảo các cậu vi phạm luật gây mất trật tự), tôi quay lại, họ quay lại và cứ như thế vờn nhau cho đến hơn 9h. Quay video thì có ngay người khác (ở tuyến sau) đi lên che camera. Đến khoảng 9h20 thì tôi quay về nhà xem các đoạn video và vài cái ảnh đưa lên facebook để mọi người nhận diện ra các thanh niên công an còn rất trẻ chặn tôi, bám theo tôi thế nào“.
10h10′: Mọi người vừa tới trại Lộc Hà. Hiện có 17 người, ngoài những người vừa kể bên dưới, còn có: Nguyễn Việt Hưng, blogger Lê Anh Hùng, blogger Lê Dũng, Facebooker Tiến từ từ, du ca Lê Văn Dũng.  – TRẠI LỘC HÀ: Hình ảnh biểu tình yêu nước của người Hà Nội 9/12/2012 (TTXVA).
10h: Hiện đã xác định 1 số người bị bắt, khoảng 20 người, đang trên 1 xe buýt hướng về trại Lộc Hà, gồm: nhà báo Đoan Trang, blogger Gốc Sậy, Nguyễn Tường Thụy, Đào Tiến Thi, nhà báo tự do Dương Thị Xuân…
H19
Tên này trực tiếp chỉ huy việc bắt bớ, đàn áp tại hiện trường ngày hôm nay
9h55′: Lực lượng CA mặc thường phục và sắc phục, lẫn thanh niên đeo băng đỏ rất đông hiện đang chốt lại ở ngã Năm Cửa Nam cùng 1 xe buýt và nhiều xe CA.
9h50′: Đoàn biểu tình đã bị giải tán, một số người đã bị bắt. Hình ảnh người biểu tình Hà Nội bị bắt lên xe bus 9/12/2012 (TTXVA).
H4
CA đàn áp biểu tình tại Hà Nội. Ảnh Facebook Truong Ba Khong
9h43′: 2 xe chỉ huy của CA, 1 xe cảnh sát cơ động, 1 xe buýt chở thanh niên mặc đồng phục đã được di chuyển lên sứ quán TQ, có lẽ là để đón người biểu tình ở đó.
4
9h38′: Đoàn biểu tình tới ngã tư Phủ Doãn – Tràng Thi bị chặn lại. Nguyễn Văn Phương, Lã Việt Dũng và một số người đã bị bắt. Một số người khác đã thoát được, đang đi tiếp tới sứ quán TQ, trong đó có Bùi Hằng.
H16
Ảnh: Nguyễn Văn Phương bị vây bắt. Nguyễn Văn Phương là người đầu tiên bị vây bắt, những người bắt NVP thậm chí không đeo băng đỏ.
H17
.
H18
Đây là cảnh công an mặc sắc phục bắt đầu tiến xuống từ xe tải
9h30′: Đoàn biểu tình khoảng 300 người đang đi trên đường Tràng Thi hướng về sứ quán TQ.
8h55’: Nhiều người tham gia biểu tình, có blogger Nguyễn Tường Vy cùng nhiều blogger khác đang ở đối diện Nhà Hát lớn, trên sân khấu vẫn đang có ca nhạc, có vài chục người đứng xem.
8h52′: Công an tiếp tục khống chế, bao vây cụ Lê Hiền Đức trước cửa nhà.  Tình hình rất căng thẳng. Cụ Lê Hiền Đức đã cho nhà báo Trần Quang Thành biết tin.
8h50′: Từ trong nhà cụ Lê Hiền Đức thông báo đến nhà báo Trần Quang Thành: “Bây giờ là 8h sáng Chủ nhật 9/12, công an đủ loại đang bao vây dầy đặc nơi ở của cụ Lê Hiền Đức, không cho  cụ ra khỏi nhà để dến nhà hát lơn  tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lươc . Công an đã diều động cả xe cứu thương đến trước cửa nhà cụ Đức“.
8h45′: Độc giả Mongun cho biết trong comment, “Nhà riêng bà Lê Hiền Đức ở số 7 ngõ 56 phố Pháo Đài Láng, HN có chốt gác suốt đêm qua. Lúc 23h00 bà đi ra khỏi nhà thì bị chặn lại, khiến bà phải quay về. Hai lần bà gọi taxi đều đến đón nhưng sau đó bị CS khu vực không cho dừng đỗ để bà lên xe. Sau khi ngồi tạm ở nhà hàng xóm chờ yên ắng trở lại thì vẫn thấy lính canh. Lúc 03h00, sau nhiều lần gọi taxi không dừng, bà đã ở lại trong nhà. Cụ bà Lê Hiền Đức cho biết CAHN sẽ hội ý để đưa bà ra Nhà Hát lớn sáng nay, mà không để bà đi một mình. Bà lê Hiền Đức tuyên bố: Nếu 09h00 không thấy bà ra được NHL Tp HN, khi ấy đã có chuyện xảy ra tại tư gia nhà bà“.
Một độc giả nhắn tin từ cụ Lê Hiền Đức: “Bà khóa cửa nhà từ 3h15’, nhưng bọn ‘chó săn’ theo bà từng bước, bà đi vòng vèo mãi đến 5h bà quay về nhà và gọi điện cho bọn lãnh đạo, bà tuyên bố: ‘tao không phải là tội phạm, tao không bị quản chế, vậy không thằng nào ngăn được tao đi… tao thà chết VINH còn hơn sống NHỤC. Tao sẵn sàng đổ máu với bọn chó săn… Đến giờ này thì an ninh đang trao đổi để cử người cùng bà đến Nhà Hát lớn và đề nghị bà về sớm. Nếu đến 8h mà không trả lời và có người đưa bà đi thì ‘Bà sẵn sàng đổ máu’ với bọn này. Chúng nó đang điều y tế đến hỗ trợ”.
8h15′: Có khoảng 10 xe CA bao quanh trước tượng Lý Thái Tổ, rất nhiều biển cấm quay phim, chụp ảnh. Khoảng 100 đoàn viên TN mặc đồng phục và hướng dẫn nhau tập thể dục trước tượng đài.  Trước tượng Cảm Tử cho TQ Quyết sinh, có 2 xe tải nhỏ của CS án ngữ. Có cả ông Cường, đội trưởng CA quận Hoàn Kiếm cùng hơn chục CA chìm, nổi.
1 CTV gửi tin nhắn: “Tại nhà hát lớn có khoảng hơn 100 an ninh, công an và dân phòng.  Bên Tượng đài Lý Thái Tổ có 200 thanh niên tình nguyện diễn và khoảng 100 nhân viên công lực.  Đã có xuất hiện nhiều biểu tình viên tại khu vực MHL“.
8h05′: Nhà hát TP đã mở nhạc lớn, có hàng rào sắt bao quanh, vài chuc đoàn viên TN mặc thường phục lẫn với CA mặc sắc phục.  Một xe phát sóng truyền hình trực tiếp cho chỉ huy CAPT, 1 xe buýt đỗ ngay gần đấy có lẽ để bắt người.
7h55′: Quanh sứ quán TQ có đông CA và dân phòng nhưng chưa thấy CS cơ động. Có 2 xe buýt lớn đỗ trước tượng Lenin. Rất đông thanh niên tập trung ở Viện Bảo tàng Quân Đội, đối diện vườn hoa Lenin, có lẽ để phản biểu tình.
7h: “Có một vụ cháy rất lớn ở Dốc Đoàn kết, xe chữa cháy đang đổ dồn về”. Hy vọng không phải là một vụ “tự thiêu” tài sản để đổ thừa cho “các thế lực thù địch”, liên quan chuyện biểu tình hôm nay.
6h45′: “Tại Nhà hát lớn các kỹ thuật viên đã lắp loa thùng và đang thử nhạc.
5h55′: “Lúc 5h30 tại vườn hoa Lenin bà con vẫn tập thể dục, không có công an cảnh sát. Tại Nhà hát Lớn cũng không có công an ngoại trừ vài anh dân phòng ngồi gác cả đêm, không có rào chắn ở khu vực các ngã tư vào NHL.”
4h45′: 1 CTV cho biết, đã thấy xe ô tô chở đầy CSCĐ đủ trang phục đi qua ĐSQ Trung Quốc. 5h: Công an quận Hoàn Kiếm đã có những xe tải nhỏ chở hàng rào sắt.
4h15‘: CTV cho biết: “khu vực 46 Hoàng Diệu, không rào chắn. Trừ đầu Trần Phú vẫn có rào sắt như mọi khi”.
1
Tin từ Sài Gòn:
22h30′: Độc giả gửi thêm nhiều hình ảnh:
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
35
36
37
38
39
40
12h30′: Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết, từ sáng sớm, nhà ông cũng đã bị nhiều công an giám sát. 7h ông ra khỏi nhà để ra bến xe bus đi tới nhà ông Lê Phú Khải mà vẫn bị họ đi nhiều xe máy chặn, cản … Hơn 10h, ông về tới nhà, công an vẫn tiếp tục vây quanh.
11h20′: Một số người có nhìn thấy ông tùy viên chính trị tòa đại sứ Mỹ có  đến chỗ biểu tình.  – Tường thuật trực tiếp biểu tình Sài Gòn 9/12/2012 (TTXVA).  – SÀI GÒN MIT TINH (Huỳnh Ngọc Chênh).
11h05′: 1 CTV cho biết: “Sáng nay trước cửa Nhà Hát lớn TP HCM có một sĩ quan AN chìm không chấp hành lệnh của chỉ huy (xô té những người biểu tình)“.
.
11h: Blogger Nguyễn Thiện Nhân gửi tin: “8h30′ tôi có mặt trước Nhà Hát lớn Sài Gòn. Nhà nước tổ chức ‘văn nghệ cuối tuần’ với đội kèn trống ngay trước nhà hát, họ hợp xướng bài ‘cháu lên ba’ và các bài thiếu nhi khác để cản trở việc biểu tình. 9h thì các bạn yêu nước bắt đầu trương cờ và tuần hành. Tôi chuẩn bị sẵn 2 băng ron ‘PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM HOÀNG SA-TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM’.
H8
Một băng ron sau đó bị những người ‘hỗ trợ an ninh’ lấy giấu mất. Cái băng ron tôi cầm giơ cao thường xuyên có an ninh theo sờ vào bóp cho nhăn nhào đi. Tôi phải cố giữ để không bị lừa lấy. Một lát sau có một anh ‘áo xanh’ xông tới giật mạnh băng ron từ tay tôi liền bị mọi người hô phản đối và tôi đã giành lại được. Hàng rào an ninh chặn lại không cho tuần hành tiếp. Vài phút sau lại có nhiều người ‘lạ’ giành giật băng ron của tôi.
5
Mọi người tuần hành được 15 phút nhưng chưa giải tán ngay mà còn đứng trước nhà hát đến hơn 9h30′ mới tự giải tán. Có sự xô lấn từ những thanh niên ‘lạ’ thúc hối mọi người giải tán sớm. Không có bạo lực nhưng có sự giằng co tranh cãi giữa an ninh và người biểu tình. Vài thông tin thêm chia sẻ“.
6
Bọn “mặt rô” xông vào giằng xé khẩu hiệu yêu nước
7
Mọi người ra sức giữ khẩu hiệu
10h25′: Nhà báo N. K. H. cho biết, “8 giờ tại nhà hát thành phố, quân nhạc bắt đầu, bà con biểu tình hưởng ứng ngồi xem. Một số bảo vệ giải tán, nhưng anh Lưu Trọng Văn kiên quyết không đi, đòi đưa quyết định của TP, nếu không cho phép ngồi tại nhà hát. Vài phút sau, đối diện nhà hát bắt đầu có ngọn cờ phất lên, và biểu tình bắt đầu với những tiếng hô: Hoàng Sa- Trường Sa – VN. Đả đảo TQ xâm lược. Nhưng đến giờ này vẫn chưa thấy xuất hiện các vị trong bản thông báo. Đoàn biểu tình đi một vòng định sang Hồ Con Rùa, vì nghe nói sinh viên tập trung bên đó rất nhiều, nhưng bị chặn các ngả. Đoàn đành quay về nhà hát TP”.
H9
.
H10
H7
Đến nhà hát thành phố thì ông Huỳnh Tấn Mẫm và một số nhân sĩ xuất hiện, Đoàn biểu tình nhất loạt hô vang các khẩu hiệu. Ông huỳnh Tân Mẫm Lên sảnh nhà hát định phát biểu thì bị  lực lượng áo xanh ngăn cản, nhưng đoàn biểu tình ào lên phản đối quyết liệt, cuối cùng họ cho Huỳnh Tấn Mẫm kêu gọi lòng  yêu nước bà bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ VN. Những tiếng hô vang hưởng ứng. Được 10 phút thì các ông bị nhóm áo xanh đẩy quyết liệt, có một cụ bị đẩy té xuống mấy bậc cầu thang, kể cả HTM và Cac Nhân sị. Tiếng la ó phản đối và có xảy ra sô sát, nhưng những người biểu tình nhắc nhở nhau ‘ôn Hòa’ để không bị  trấn áp.
H11
.
H12
Đoàn BT bị dồn sang bên vườn hoa đối diện nhà hát TP. Mọi người đành quanh quẩn ở bên vườn hoa ỏi thăm nhau. Và đến 9 giờ tôi đi bộ sang vườn hoa 30-4. Các em sinh viên nghe nói bị chặn không vào được nhà hát (hay ngồi chờ đoàn biểu tình đi qua rồi nhập như một bạn SV nói”.
H13
.
H14
.
H15
10h05′: Ông Cao Lập gửi tin: “Công an ngồi quanh nhà hơn chục đứa, cán bộ phường vào nhà vừa doạ bước ra khỏi nhà là bị bắt ngay, lại vừa năn nỉ với tư cách là những người từng công tác chung ở Quận 5. Mời họ ra, nói là để đi nghỉ mà tiếc cho buổi sáng nay. Lên phòng viết mấy chữ và biểu tình chống tàu một mình ở nhà“.
H5
10h: NT Đỗ Trung Quân cho biết: sau khi bị bắt đã được đưa về nhà, công an đang chốt ở cửa.
9h47′: Ông Lê Hiếu Đằng cho biết: “Mặc dù chính quyền tp HCM dùng nhiều thủ đoạn đàn áp, bắt bớ, bao vây tại nhà một số nhân sĩ, trí thức, nhưng cuộc meeting sáng nay trước Nhà hát TP vẫn diễn ra với đông đảo quần chúng thamdự. Có mặt  các anh chị: Huỳnh Tấn Mẫm, ChuHảo, Lưu Trọng Văn, Kha Lương Ngải, Hồ Hiếu, Dương Hồng Lam, Nguyễn Hữu Phước (con LS Nguyễn Hữu Thọ)… Sẽ tường thuật cụ thể sau”.
9h: Có mặt GS Chu Hảo, Bùi Văn Nam Sơn, dịch giả Đôn Phước, Hoàng Dũng (boxit), Thế Thanh (SGTT), ông Huỳnh Tấn Mẫn lên diễn thuyết và hô khẩu hiệu, mọi người hô theo và hát theo. Lực lượng thanh niên áo xanh xông vào xô đẩy, và cuối cùng mọi người đã bị giải tán sau 10’.
8h55’: Hiện mọi người đã vào được trong hội trường, đang hát bài Tự Nguyện: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng… Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”.
8h49′: SG đã bắt đầu. Ông Huỳnh Tấn Mẫm dẫn đầu, đã vào được Nhà hát Thành phố.
H3
Biểu tình chống TQ xâm lược đã nổ ra Sài Gòn. Ảnh: Facebook Dung Dang
8h45′: Không vô được nhà hát. Mọi người tách ra làm 2 nhóm, 1 nhóm hiện đang đi trên đường Đồng Khởi gồm có ông Lê Công Giàu, Đinh Kim Phúc.
8h05′: 1 CTV cho biết, “GS Tương Lai và vợ chồng ông Tống Văn Công bị bắt vào CA phường Tân Phong, Quận 7″.
7h25′: GS Tương Lai, một trong 5 người ký tên đại diện cho 42 nhân sĩ trí thức trong bản Thông báo vừa gửi “Cấp báo. Ngày hôm qua Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM Lê Minh Trí tiếp chúng tôi với thái độ rất hòa nhã. Những tưởng sau cái bắt tay nồng nhiệt với người đại diện cho chính quyền Thành phố, chúng tôi sẽ được tự do biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động láo xược của nhà cầm quyền Trung Quốc, vi phạm trắng trợn chủ quyền của đất nước ta. Nhưng sáng nay, ngay bây giờ, trên đường đi đến Nhà hát Thành phố, chúng tôi bị an ninh vây quanh xe taxi, không cho chuyển bánh. Chúng tôi được biết các anh Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng cũng đang bị an ninh vây chặt, không cho ra khỏi nhà. Vậy xin cấp báo cho công luận trong và ngoài nước được biết. Tương Lai”.
7h20′: Nhà thơ Đỗ Trung Quân nhắn tin: “Toi bi tum roi”. Ôi! Quê hương có còn những chùm khế ngọt nữa không anh?
6h50′: “Trước quảng trường Nhà hát lớn TP, người ta đang sắp xếp ghế ngồi”. Để phục vụ cuộc mít tinh phản đối Trung Quốc?
6h40′: Nhà thơ Đỗ Trung Quân từ KS Continental-Saigon điện thoại cho biết: “Khắp khu vực quanh Nhà hát Lớn TP đã bị rào chắn, công an dày đặc. Ngoài 2 vị Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, còn có ông Cao Lập đã bị công an chặn lối ra khỏi nhà. Ông Huỳnh Tấn Mẫm có thể đã thoát, gọi điện thoại ông không nghe, có lẽ để tránh bị công an dùng kỹ thuật định vị”.
5h45′: Ông Lê Hiếu Đằng, cựu Phó Chủ tịch MTTQVN-TPHCM, một trong 5 vị đứng tên đại diện trong bản Thông báo mít tinh, bị thành ủy “mời’ chiều qua, vừa gửi Email: “Hiện nay công an đang gác nhà tôi và anh Lê Công Giàu, không cho ra. Sẽ tìm cách thoát vòng vây. Ha ha … vui quá!”
- Biểu tình ngày 9/12/2012 (Cầu Nhật Tân).