Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Tin thứ Bảy, 08-12-2012

NÓNG HỔI!- Tin từ CTV tại TPHCM cho hay: “Sáng nay thành ủy đã họp, dưới sự chủ trì của Bí thư LTH. Chiều nay thành ủy mời 5 vị đứng tên trên bản thông báo lên, nghe đâu là cố thuyết phục các vị sáng mai không có mặt tại cuộc mít tinh (tếu thiệt!). Tới giờ này vẫn chưa thấy 5 vị trở về. Có lẽ sáng mai sẽ ‘êm’ thôi, tức là khó có thể trấn áp người yêu nước“.
TS Nguyễn Quang A cho biết: “5 Anh ở HCM được mời lên vẫn chưa về. Tôi vừa đi mua bánh chưng cho bà cụ nhà tôi về đã thấy 2 người: 1 đại úy CA khu vực, 1 an ninh tên Hưởng (người đã bị tôi đuổi một lần và đã bám theo nhiều lần và luôn chối là CA khi bị chất vấn ở ngoài đường) đến ‘thăm’ ông bố vợ tôi (cụ 90 tuổi). Về đến nhà nghe cụ đang giảng cho 2 anh CA về biển Đông về chuyện ‘thăm viếng’ của chính quyền và CA. Cụ rất bực và nói rất to. Anh Hưởng nói là sợ người ta ‘phá sứ quán TQ’ nên phải ngăn biểu tình.
Hiện (18h13 phút) từ trên tầng 3 tôi vẫn nghe cụ giảng giải cho 2 anh thanh niên CA. Tôi có ghé xuống vài phút làm được 1 videoclip sẽ tìm cách đưa lên cho mọi người coi mặt 2 anh thanh niên mà ông bố vợ tôi bảo là rất sợ tàu này. Bây giờ là 18h36′, 2 cậu thanh niên CA vừa xin phép về. Tôi xuống quay thêm 1 clip nữa.”
– Tin từ CTV: 5 vị được thành ủy mời đã trở về cách đây 1 giờ đồng hồ, chưa nghe nói về tình trạng sức khỏe, thân thể … Hú hồn!
– Ông Lê Hiếu Đằng vừa nhắn tin: “Sau khi đã làm việc với UBND TPHCM, chúng tôi vẫn quyết định tiếp tục cuộc meeting vào sáng mai (chủ nhật 9.12) trước nhà hát lớn TP. Xin thông báo với đồng bào và nhân sĩ trí thức, thanh niên, SVHS biết để tham gia. HUỲNH TẤN MẪM, TƯƠNG LAI, HỒ NGỌC NHUẬN, LÊ CÔNG GIÀU, LÊ HIẾU ĐẰNG“.
- Nhà thơ Đỗ Trung Quân thông báo trên FB: “GIA ĐÌNH ANH HUỲNH TẤN MẪM ĐANG CÓ CÙNG LÚC 2 NGƯỜI RẤT THÂN BỊNH NẶNG NẰM BỊNH VIỆN. CÁC CỤ MUỐN LẦN NÀY ANH VẮNG MẶT ĐỂ LO CHO GĐ. NHƯNG ANH MẪN VẪN XIN CÓ MẶT VỚI ANH EM NGÀY MAI. GĐ CỤ HỒ NGỌC NHUẬN CŨNG TƯƠNG TỰ. CỤ ĐÀNH VẮNG VÌ NGƯỜI THÂN HẤP HỐI. CÁC CỤ KHÁC VẪN GIỮ QUYẾT ĐỊNH VIỆC AI NẤY LÀM. XIN CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI THÂN CỦA HAI ÔNG QUA CƠN NGUY KỊCH”.
Thông báo khẩn về biểu tình ngày 9/12/2012 (Xuân VN).
– Một CTV vừa cho biết “Hiện nhiều ngả đường tới trung tâm đều có những chốt chặn Giao thông nhỏ. Những điểm nhạy cảm cũng có sự chuẩn bị sẵn. Đặc biệt, trước thềm Nhà Hát Lớn thấy bắt đầu rục rịch dựng một sân khấu và loa thùng cỡ lớn.”
Một cuộc “phản biểu tình” vào sáng mai? Sẽ phong tỏa toàn bộ khu vực Nhà hát lớn, Bờ Hồ để tổ chức ca nhạc “quần chúng”? Coi chừng lợi bất cập hại. Bà con lại kéo nhau tới biểu tình trước SQTQ, Lăng HCM là gay!
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
6<- Không thể mơ hồ về chủ trương của Trung Quốc (LĐ).  – Nhiều tài liệu vi phạm chủ quyền Việt Nam bị thu giữ (PLTP). – Hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển (LĐ). - Đẩy đuổi hơn 4.500 lượt tàu vi phạm chủ quyền Việt Nam  (TN). - Trung Quốc liên tục gây hấn với ý đồ độc chiếm biển Đông (LĐ). - Tổ quốc nơi đầu sóng (TN).
Ngư dân vẫn vững vàng ra khơi Hoàng Sa (TP). - Phát động chương trình “1 giờ sản xuất vì Trường Sa” (LĐ).
- Biển Đông: Thuốc thử mới cho Hà Nội (RFA). Một ngư dân Đà Nẵng: “Thấy tàu của Hải quân Việt Nam đi ở 110 độ kinh đông trở vô thôi, 16 độ vĩ bắc trở xuống, chứ còn lên 17 bắc-111 đông thì không thấy Việt Nam mình chỉ có tàu Trung Quốc thôi”. Các bác ngư dân chớ có lo, đã có “đảng và nhà nước lo” rồi, hãy nghe ông thủ tướng nói đây nè: “Và cả thế giới cũng biết tháng 5-6 này, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có tàu ngầm thế hệ hiện đại nhất, chúng ta không giấu diếm gì”. Tại thủ tướng chưa ra tay, thủ tướng mà cho xuất quân thì phen “tàu lạ” sẽ chạy có cờ… – Đào Tiến Thi: ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO: MỘT MỆNH ĐỀ SAI TRÁI TOÀN DIỆN (BS).


- Về bài báo của Huỳnh Ngọc Chênh: Nhanh lên! không còn kịp nữa (RFA). “Tôi cũng nghĩ chính phủ nhu nhược. Thoạt đầu tôi nghĩ chính phủ nhượng bộ. Sau đó tôi nghĩ chính phủ nhu nhược và đến bây giờ thì đành phải nói thật rằng tôi nghĩ trong chính phủ có những người bị mua chuộc. Tôi xin không dám nói hết nhưng có những người bị mua chuộc nhưng 90 triệu dân này không chấp nhận chuyện đó”.
 - Quyền biểu tình của công dân (Nguyễn Tường Thụy).  - Tổng hợp tin tức về những biểu tình viên trước ngày 9-12-2012 (Lề Trái).   - TRĂN TRỞ VÀ QUYẾT TÂM (Bùi Hằng). - Xin đừng dạy chúng tôi về lòng yêu nước! (DLB).
- BBC: Thêm kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc. mà cho tới sáng nay, chưa đầy 1 ngày đăng lên trên blog Ba Sàm, đã có hơn 400 phản hồi của độc giả.  - Dân Việt Nam kêu gọi tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn-Hà Nội (VOA). GS Tương Lai: “Cái mục tiêu là chống Trung Quốc xâm lược, lên án những hành động ngang ngược, hiếu chiến của nhà cầm quyền Trung Quốc phù hợp với những điều mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã tuyên bố và báo chí đã lên án. Bộ Ngoại giao đã triệu đại sứ Trung Quốc và gửi công hàm phản đối những hành vi ngang ngược vừa rồi của họ. Vậy thì có vấn đề gì mâu thuẫn giữa chúng tôi với chính quyền đâu?” 
- Một cái tựa quá … xoàng: Tiếp theo Hà nội, Sài Gòn kêu gọi biểu tình chống TQ cùng ngày 9 tháng 12 (RFA). Và cả nội dung, như muốn kể với độc giả rằng các nhân sĩ trí thức Sài Gòn đã “học theo” một lời kêu gọi nào đó trên mạng, để có được bản Thông báo ngày 6/12, chứ không phải đó là cả một sự chuẩn bị công phu, khôn ngoan, mang tính đột phá.
.
Vậy là chỉ còn 24 giờ nữa, một sự kiện lịch sử chưa từng có từ khi Đảng CSVN ra đời, cướp được chính quyền, sẽ xảy ra:
Một cuộc mít tinh – biểu tình được tổ chức bởi các nhân sĩ trí thức, qua lời Thông báo trước với chính quyền, đồng thời kêu gọi toàn dân cùng tham gia, chống lại những hành động xâm lăng của một chính quyền cộng sản “anh em”.
Đúng 5 năm trước, Chủ nhật 9/12/2007, cũng đã xảy ra một sự kiện lịch sử chưa từng thấy, trên cả hai thành phố Hà Nội – Sài Gòn, tuổi trẻ cùng loan tin trên mạng, rồi tự tổ chức biểu tình chống bọn Trung Cộng tuyên bố thành lập thành phố cấp huyện ngay trên phần lãnh thổ của Việt Nam.
Suốt 5 năm qua, đã cho thấy những hành động leo thang xâm lăng trắng trợn của kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất của Dân tộc, nhưng lại được chính đảng cầm quyền buộc toàn dân phải coi là bè bạn thân thiết nhất. Thế nhưng, ngược lại, 5 năm đó đã cho thấy quá rõ, liên tiếp sự lùi bước toàn diện của đảng và chính quyền VN trước những cuộc tấn công xâm lược đó của kẻ thù.
Ngược lại với nhà cầm quyền, người dân đã thể hiện những bước tiến dài trong tranh đấu, đòi quyền dân chủ của mình, đã tự đứng lên, bất chấp đàn áp và lừa phỉnh. Từ hàng chục cuộc biểu tình “tự phát” lớn nhỏ, dưới nhiều hình thức, từ những lời kêu gọi của những người trẻ tuổi “ẩn danh” trên mạng, không khỏi gây nghi ngại cho bao người yêu nước nhưng luôn phải “sống trong sợ hãi”, hay một tổ chức nhỏ nhoi như Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, cho tới nay là một cuộc mít tinh – biểu tình được một tập thể các trí thức, nhân sĩ tổ chức, công khai báo trước với chính quyền. Tính “cách mạng”, chưa từng có trong lịch sử đó được thể hiện trong hai điểm chính sau:
1- Một hình thức tổ chức dân sự “vô hình” đã manh nha nhưng lại có sức mạnh, độ tin cậy, sức lôi cuốn rất cao của những người yêu nước được hình thành hầu như qua mạng internet. Nó sẽ băng qua được nhiều cản ngại từ một chính quyền luôn lo sợ, tìm cách quy chụp, bôi xấu, cản trở mọi tổ chức dân sự đích thực. Từ đây cũng mở ra một hy vọng tìm thấy những con người thực sự xứng đáng làm lãnh đạo đất nước, chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến trường kỳ, vô cùng gian khổ, chống đế quốc Trung cộng ngoại xâm cùng bè lũ bán nước.
2- Một bước đột phá trong thủ tục pháp lý đối với một quyền hiến định nhưng vẫn bị vi phạm bằng cách ngăn cấm qua mọi thứ văn bản luật và dưới luật: THÔNG BÁO, chứ không còn là “xin xỏ”, ở một đất nước mà mọi thứ quyền của các “chủ nhân ông” lại phải như lạy lục các “đầy tớ” ban phát.
Điều thú vị và đáng nể nữa đó là, để có bản Thông báo trên, 42 vị nhân sĩ, trí thức Sài Gòn đã có một bức thư ngỏ gửi tới những người cầm quyền TPHCM hơn 4 tháng trước, đề nghị họ tổ chức cho nhân dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, nếu không, những người ký tên sẽ tự đứng ra tổ chức. Thế rồi, một kết cục thấy trước, giới cầm quyền luôn muốn người dân nước mình trở thành những con cừu, thì hóa ra, chính họ lại chứng tỏ như những con bò, trì độn và cứng đầu.
Các trí thức, nhân sĩ Sài Gòn đang làm gương cho Hà Nội, cho cả nước!
Dù sẽ có những cản trở, ít nhiều thiệt hại cho những người tham gia, cuộc mít tinh – biểu tình có thể sẽ không được thuận lợi, thành công như mong muốn, nhưng nó vẫn sẽ đi vào lịch sử, một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng khác thường chưa từng có của dân tộc: lũ “giặc nội xâm” câu kết với “giặc ngoại xâm”.
2
Mời trở lại vài hình ảnh, bình luận về những cuộc biểu tình 5 năm trước, video: + Biểu tình tại Sài Gòn ngày 9/12/2007; + Trước LSQTQ, 9/12/2007; + Sài Gòn ngày 16/12/2007;  + Nhạc sĩ Tô Hải vạch mặt “chỉ điểm cao cấp” Nguyễn Thị Quyết Tâm, nay đã leo lên chức Chủ tịch HĐND TPHCM; + Đài truyền hình TQ đưa tin, hình ảnh; + Một kho ảnh của Sommai. Bài tường thuật: + Một thế hệ dân thân (LS Lê Công Định); + Bão nổi lên rồi (tường thuật đầy đủ cuộc biểu tình 09/12/2007); + Hãy tự cho chúng ta thêm nhiều lần lên tiếng (Uyên Vũ blog). Hình: Nhạc sĩ Tuấn Khanh, nguồn khích lệ cho giới trẻ SG nhiều năm trước, từ những bài hát yêu nước tới những cuộc xuống đường. => 
- Cắt cáp để gây áp lực (BBC). Thông điệp của họ là ‘Nếu các anh không nhượng bộ trước yêu sách của chúng tôi thì những việc này sẽ tiếp tục xảy ra’.”- Hồng Lỗi và bọn lầm lỗi (Trần Nhương). - Cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 hoạt động như thế nào? (Petrotimes).
Đà Nẵng: Xử lý 411 trường hợp sử dụng hộ chiếu “đường lưỡi bò” (Infonet).
LƯỠI BÒ TRUNG CỘNG VÀ LƯỠI NGUYỄN TẤN DŨNG (Quỳnh Trâm).
Đại sứ Trung Quốc né câu hỏi về quy định xét tàu (PLTP). - Sự ngạo ngược của Bắc Kinh (TN). - Hành động bá đạo của Trung Quốc tại Biển Đông (Petrotimes).
Không quân Trung Quốc tập trận lớn (TN). - Hạm đội Thái Bình Dương không muốn đối đầu (PLTP).
- Những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam (05) – Phạm Trần: Đảng cúi mãi dân sao ngóc lên được ? (Chuacuuthe). “Tiếc rằng từ ông Linh đến ông Nguyễn Phú Trọng đã qua 5 đời Tổng Bí thư mà thời gian dài đằng đẵng 26 năm qua, cái cúi đầu của ông Linh, có sự chứng kiến của hai ông Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng ở Thành Đô, cứ thấp xuống mãi khiến cho Việt Nam lúc nào cũng bị đảng và nhà nước Tầu coi khinh”. – Biển nợ & Biển sợ (Sống Magazine).
- Cái gì đây? Philippines hoãn cuộc họp bốn bên ASEAN về Biển Đông (RFI). – Thảo luận 4 bên về Biển Đông bị trì hoãn (VOA). - Hoãn họp 4 bên về Biển Đông (Petrotimes). - Philippines hoãn cuộc họp bốn bên ASEAN về Biển Đông (DT).
- Biển Đông, trận địa mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ (RFI).  - Trung – Ấn tranh cãi gay gắt về biển Đông (NLĐ). – Ấn Độ ủng hộ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông (VOA). – Các bước cờ của Bắc Kinh trong trận chiến dầu hỏa (RFI).
Nhật Bản: Bốn tàu Trung Quốc trong lãnh hải bị tranh chấp (VOA).
- Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc (VOA).
- Trần Hưng Đạo : tinh hoa quân sự Việt Nam (RFI).
Saigontourist xây resort 4 sao ở thác Bản Giốc (TN).
- XUYÊN TẠC, CHE GIẤU LỊCH SỬ LÀ CÓ TỘI LỚN ! (Bùi Văn Bồng). GS Nguyễn Văn Thành: “Đến tận vùng núi Sóc Sơn, nơi có Đền thờ của Ngài, chứng kiến những vết chân ngựa to tướng và bây giờ là những hồ nước chung quanh đền thờ. Tôi mới nhận thức được rằng: Giặc Ân đã khởi phát từ trung tâm của Đồng bằng sông Hồng”. Blogger Bùi Văn Bồng: “Xuyên tạc lịch sử và che giấu lịch sử vì bất cứ động cơ gì, ví như sách giáo khoa còn giấu một thực tế đã có sờ sờ trong lịch sử dân tộc Hai Bà Trưng đánh giặc Nam Hán, đều là có tội lớn với dân, với nước!
- Đảng Vì Dân Việt Nam trao đổi với bạn đọc Dân Luận về vấn đề “đối thoại với CSVN” (Dân Luận).
- Giáo sư luật Hoa Kỳ cố vấn pháp lý cho vụ xử T.S Nguyễn Quốc Quân (RFA). “… tính đến nay ông bị bỏ tù một cách tùy tiện đã 7 tháng mà không có bất kỳ một phiên tòa xét xử cũng như bị khước từ quyền được có người đại diện pháp lý; cơ quan duy nhất được tiếp cận là Cố vấn Ngoại giao Hoa Kỳ”.
- Xóa đói, giảm nghèo – một nội dung cơ bản để phát triển nhân quyền (ND). Tới khi dân ta hết đói, hết nghèo thì làm sao ta phát triển nhân quyền đây? Hay là lúc đó ta sẽ làm cho dân đói, nghèo tiếp, để ta có thể phát triển nhân quyền?
- Thêm một TNCG sắp bị xét xử từ chối luật sư (Chuacuuthe).
Việc gia hạn điều tra vụ án Tiên Lãng là đúng luật (DV).
- Hoàng Khương tại ngoại để chịu tang mẹ (BBC).
- TÁO QUÂN 2013: TÁO X (Sơn Thi Thư).  – Hội chứng “đồng chí X” (Trương Duy Nhất).  – Thư giãn cuối tuần: TỪ CHỨC (Tễu). – CÓ CẢ BẦY SÂU ! (Bùi Văn Bồng).
- Môi trường kinh doanh VN ‘kém thân thiện’ (BBC). Trong một khảo sát gần đây của Amcham, hơn 80% hội viên nói rằng tham nhũng là một trong hai quan ngại lớn nhất tại Việt Nam”. - “Lửa nghề” – Câu chuyện về những nhà báo chống tham nhũng (Infonet).
Phản biện để ngăn chặn tham nhũng (PLTP). - Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội (TT). - Giám sát, phản biện xã hội: Tập trung việc nóng, bức xúc! (DV).
- Dưới 100 triệu đồng đừng mơ làm công chức Hà Nội (Nguyễn Duy Xuân). “Và không chỉ Hà Nội đâu ông ơi ! 100 triệu để trở thành công chức giữa thủ đô phồn hoa thế là còn rẻ đấy. Ở tỉnh lẻ giá còn trên trăm nữa kia. Tội nhất là các em sinh viên mới ra trường, đang hừng hực nhiệt huyết tuổi trẻ thì bị dội gáo nước lạnh”. – 100 triệu đồng cho 1 suất chạy làm công chức Hà Nội (Trương Duy Nhất). - “Dưới 100 triệu không có chuyện thi đỗ công chức” (TN). – Bế mạc kỳ họp thứ 6 HĐND TP.Hà Nội: Có chuyện “chạy” biên chế 100 triệu đồng! (DV).
Đó là công chức Hà Nội, còn chức của mấy ông “quan lớn” giá bao nhiêu? Hổng lẽ phải mất nhiều tiền như tin này? MUA CHỨC BẰNG ‘LƯỠI BÒ’ – KỶ LỤC MỚI CỦA ĐỒNG CHÍ X! (QLB). – Chất lượng cán bộ công chức cần được bàn kỹ (ND). - GS Thuyết:”HN cần điều tra việc “chạy” công chức không dưới 100 triệu” (GDVN).  - Thực hư làm công chức Hà Nội giá… 100 triệu đồng? (TP).
H2<- RẤT NÓNG: CỰU BÍ THƯ HUYỆN ỦY BỊ TỐ ĂN TIỀN CHẠY CHÂN NẤU BẾP (Lê Quốc Châu). 75 triệu cho công việc nấu bếp?
- Tiếp tục đợt “Học tập và làm theo tấm gương” … đ/c X, Chủ tịch TPHCM Lê Hoàng Quân:  “Tôi xin chịu trách nhiệm về những yếu kém” (SGTT). – Chủ tịch UBND TPHCM hứa ngăn chặn nạn cướp giật (LĐ). - Công bố nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm (TN). – Bế mạc kỳ họp thứ 7 HĐND TP.HCM khóa VIII: Chủ tịch UBND TP.HCM nhận trách nhiệm (DV). – Họp Hội đồng nhân dân các tỉnh ĐBSCL: Nhiều lãnh đạo tỉnh nhận trách nhiệm (TT).
Thiếu “chỉ số cảm xúc” để đo thái độ cán bộ (DT). - Hàng ngàn USD mua xe tuần tra: “Xe công vụ, không phải xe chơi” (DV/VTC). - Trần tình của Chánh Thanh tra Đồng Nai về mua xe “dân-chơi” (Kiến thức).
Thu phí đường bộ “Không sợ đóng phí, chỉ sợ thiếu công bằng” (SGGP). - BT Đà Nẵng: Không để CSGT chặn xe dọc đường (Khám phá).
- Nhà văn Trần Quốc Tiến: Loài chó cũng mắc bệnh thành tích (Trần Nhương).
Bắt Thượng tá giúp Dương Chí Dũng trốn (BBC).  - Blog Beo phản bác tin bị cách chức (BBC).
Giám đốc Đài PTTH Long An tự tử vì buồn chuyện gia đình (TN). - Vụ phóng viên NTNN bị hành hung: Cơ quan điều tra làm việc với Báo (DV).
Phạm tội vì chống lại cái xấu (TN).
- Phải chăng khơi ngòi cho Dự án xây nhà tù ?! (Bùi Văn Bồng).
- Đơn phản ánh về việc nguyên quản giáo trại giam làm chi hội trưởng cựu chiến binh (Nguyễn Tường Thụy).
- Khai trừ Đảng Phó bí thư xã bị bồ nhí “xẻo” tai (NLĐ).
- EVN lãi nghìn tỷ cũng không giảm giá điện (VNN/ Infonet).  – EVN lỗ tại chính sách, lãi nhờ trời (VEF).
Giá thuốc bệnh viện bị đẩy lên quá cao (TN). - Giá thuốc cao vì đấu thầu “mù mờ” (DV). - Chuyển chung cư cao cấp thành bệnh viện: Xem xét thấu đáo, lợi cả đôi đường (SGGP). – Biến chung cư thành bệnh viện – ngớ ngẩn ! (Lê Dũng).   – Dẹp loạn giá thuốc! (NLĐ).
Tự tử vì không được giải quyết tranh chấp đất (DV). – Hội đồng nhân dân Bà rịa – Vũng Tàu: Truy chuyện xây dựng trái phép trên núi Lớn (TT).
- Chưa thể phạt xe máy ra đường không đóng phí GTĐB (Sống Mới). – Rà soát xe biển NN, NG, QT: Tiền nhiệm sai, kế nhiệm thiệt (Sống Mới).
Hãy để Hãng Phim truyện Việt Nam được sửa sai! (Petrotimes).
Chém công an vì nghi bao che kẻ đánh mình (Petrotimes). - Trưởng Thi hành án huyện Vũng Liêm bị khởi tố (PLTP). - Luật sư bị đánh tại trụ sở tòa (PLTP)
Vỡ hồ thủy lợi Suối Đá (LĐ).
Tìm lối ra cho dự án “treo” (PLTP).
- “Thông minh” theo kiểu… Việt Nam (LĐ).
- Thương lái Trung Quốc tận thu hạt chè, mối nguy cho nông dân (Sống Mới).
- THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 20 (Sống Magazine). – Những con rắn ở vườn Điạ đàng / Nghìn ngày ở Sài Gòn (Diễn Đàn).
- Nhật coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam   –   “Việt Nam sử dụng có hiệu quả vốn ODA của Nhật” (TTXVN). Vậy mà, Nhật rời Trung Quốc, nhưng không chọn Việt Nam (VNN).
7- Dân Miến Điện bất bình trước sự hiện diện quá đông đảo của Trung Quốc (RFI). – Liên Hiệp Quốc : Miến Điện phải mở lối cho hàng viện trợ đến với người tị nạn ở miền bắc (RFI). Phụ nữ bỏ làng Nam Lim Pa tại bang Kachin để chạy vào rừng lánh nạn. Ảnh chụp ngày 19/10/2011. =>
- Không quân Trung Quốc tập trận ở vùng Tân Cương (RFI).  – Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Mỹ về nhân quyền ở Tây Tạng (VOA). – Trần Quang Thành kêu gọi TQ cải tổ (BBC).  – MẠC NGÔN TỪ CHỐI KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO LƯU HIỂU BA (TSYG).
- Trung Quốc: Bố mất chức vì con tát công an (BBC).   – Tập Cận Bình đi thăm đặc khu kinh tế Thẩm Quyến (RFI). – Andreas Lorenz: Trung Quốc trong tương lai sẽ ra sao? Ba kịch bản (Phan Ba).  – Làn sóng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc (WSJ/ TCPT). - Trung Quốc “phá 700 núi xây thành phố” (TN).
- Nhật Bản chuẩn bị chận bắn tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI). – Bắc Triều Tiên: Chương trình phóng phi đạn ‘bị đình trệ’ (VOA). – Hàn Quốc đòi Triều Tiên trả lại tiền viện trợ lương thực (GDVN). - Mỹ điều tàu chiến tới gần Triều Tiên (TN). - Giữa thông lệ và đột biến (LĐ). - Hoa Kỳ gửi chiến hạm lúc Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa (VOA).
- Triều Tiên đưa du thuyền của Kim Jong-il vào lăng (VNE). – Món nộm thánh nhân (Tia Sáng).
Thủ tướng Nga bênh vực việc lục soát nhà một nhà làm phim (VOA).

- Vũ Cao Đàm: Nói “Đi theo con đường Bác Hồ đã chọn” là nói đến con đường nào vậy? (BoxitVN). “Những ngày này, lòng dân sôi sục trước sự vu cáo bỉ ổi của bọn cộng sản Đại Hán, chúng vừa hăm dọa đánh Việt Nam, vừa cãi trắng những tội ác xâm phạm lãnh thổ mà chúng đang gây ra trên đất nước ta. Có điều đáng suy nghĩ là, trong tình hình khẩn trương như vậy, chúng ta không nghe được bất cứ tiếng nói nào của các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng? Người ta chỉ nhớ, có lần chính ông bình thản tuyên bố… Biển Đông vẫn lặng sóng yên ổn”.

- Trung Quốc vẽ ra “đường chín đoạn”: Cả tình và lý đều không đạt (ANTĐ). Và cái tựa này cũng … không đạt! – Báo Trung Quốc: Hộ chiếu lưỡi bò là “ngu ngốc”. Hì hì! VnMedia lại dám để chữ “ngu ngốc” này mà không cắt bỏ đi, lại còn giật tít nữa thì thật thiếu “khôn ngoan” so với Thanh niên đã biết bỏ đi hai chữ “rác rưởi”.
- Chuyện của một cựu chiến binh bị bắt khi đi tiếp tế cho người biểu tình (Nguyễn Tường Thụy). Một độc giả thân thiết nhắn: “Sáng nay Thành ủy TP.HCM đã có một cuộc họp dưới sự chủ trì của đ/c Lê Thanh Hải để bàn những biện pháp nhằm phục vụ cho cuộc meeting của nhân dân thành phố vào sáng Chủ Nhật 9/12. Thông tin chúng tôi vừa nắm được là: CỰC MÁT”.

- Trung Quốc lại hoạt động trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa (TN).  – Hải Phòng bắt hàng trăm vụ vi phạm biên giới biển (TTXVN). “… xử lý 65 lượt tàu cá/410 ngư dân nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản; lập biên bản cảnh báo phóng thích ngay trên biển 35 tàu/315 ngư dân nước ngoài, xua đuổi 139 tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản”.
KINH TẾ
- Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 (VOV).
Đan Mạch viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam (DV).
Tín dụng tăng yếu: Doanh nghiệp đã bớt phụ thuộc ngân hàng? (DT). - ‘Việt Nam nên thận trọng khi giảm lãi suất’ (VNE).  - Hạ lãi suất huy động (DV). - Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng: Cần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro (Petrotimes).
Không trả nợ thay các tập đoàn (TT).
- Một sự thật bị chối bỏ: 20 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chỉ đóng vai ‘gia công’ (Sống Mới).
- Doanh nghiệp ở ĐBSCL phá sản nhiều chưa từng thấy (Sống Mới). – Giải pháp phát triển kinh tế Đồng bằng Cửu Long (TTXVN).
8<= Thống lĩnh thị trường đồ uống VN nhưng liên tục báo lỗ: Dấu hiệu bất thường ở Coca Cola VN (TT). Phát triển kinh tế, mời gọi đầu tư ào ào, làm ra được đồng nào mất vào tay tư bản nước ngoài gian trá và bọn sâu mọt ăn hết.
- Doanh nghiệp nông nghiệp… siêu khó (DV). - Xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp năm 2013: Lo cho cà phê, cao su, hồ tiêu (DV). - Từ 1.1.2013: Cấm nhập nông sản từ các nước chưa đăng ký (DV). - Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 12: Làm giàu từ chồn nhung đen (TN). - Nông dân điêu đứng vì tin đồn “ăn chuối bị ung thư” (NLĐ).
- Nỗi niềm doanh nghiệp chế biến tôm, cá “xuất ngoại” miền Tây: Chân đất lại về với… chân đất (!) (Kỳ 2) (Petrotimes). Xem lại: Chân đất lại về với… chân đất (!) (Kỳ 1). - Bianfishco đã trả hết nợ tiền cá cho nông dân (Tin tức).
- Địa ốc Hà Nội tìm cách gỡ gạc cuối năm (VNE).
Giảm lệ thuộc hàng hóa Trung Quốc quá khó (RFA).
Ông chủ cà phê Trung Nguyên ra chợ bán hàng (TT).
Vụ hàng hiệu Ý gian lận: Tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ hải quan (TN). - Bỏ hàng ngàn USD mua … hàng nhái (TN). - Hầu hết các vi phạm bán hàng đa cấp chỉ xử lý nội bộ (TT). - Truy nguồn gốc hàng hiệu ‘giá bèo’ (TP).
Bánh kẹo: Ngoại lấn nội (PLTP). - TPHCM lo tết – 14.140 tấn rau an toàn bình ổn thị trường (SGGP).
Tước giấy phép 13 cây xăng vi phạm gian lận (LĐ).
- Nợ đồng lần, DN kéo nhau xuống hố (VEF).
- Thụy Sĩ sẽ thôi ‘nghỉ chợ Chủ Nhật’? (BBC).
Đồng lương tăng chậm trên khắp thế giới (VOA).

- Điều là ngành kinh doanh có điều kiện: Thấy trước nhiều tác hại (SGTT).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương : di sản phi vật thể của nhân loại (RFI).  - DI SẢN, GIỮ CHO KHÉO (QĐND).
Dấu vết văn hóa Sa Huỳnh ở Hà Tĩnh (TN).
Phát hiện mới tại di tích Đồn Thứ (LĐ).
- Lê Thời Tân: Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lý thuyết (PBVH) .
- Thanh Hóa: Lộc bình bằng gỗ nguyên khối cao bằng… nhà 2 tầng (DT).
9“Của tin” đã có nơi gìn giữ (DV). - Tài liệu về Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh được lưu trữ quốc gia thế nào? (DV). =>
“Sông” của Nguyễn Ngọc Tư vào Top 10 sách bán chạy nhất (DV).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 100) (Nhật Tuấn).
- TRẦN KHÁNH TRIỆU * KHÁI HƯNG (DĐTK/ Sơn Trung).
Văn học dân tộc thiểu số ở đâu? (Inrasara/ TT).
- Cấu trúc và ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền qua Tôi Không Còn Cô Độc và Liên, Đêm, Mặt trời Tìm Thấy [III] (VHNA).
- Tái hiện sự lố lăng trong xã hội Việt Nam thời đầu Âu hóa (DT).
- Những bài viết của thầy tôi (1): “Đặc điểm làng Bát Tràng” (Anh Vũ).
- Phật giáo và chùa làng miền Bắc: Những ray rứt trăn trở (Chùa Phúc Lâm).
- Cây kơ nia trong tuổi thơ tôi (NLĐ).
- Người Việt có vô cảm? (VOV).
Để thu hút 10 triệu khán giả khi phim ra rạp? (LĐ). - Phim chiếu rạp: thêm vị lạ (TT).
Nghệ thuật và du lịch: Bao giờ ‘gà đẻ trứng vàng’? (Petrotimes).
- ‘Không công bố danh sách những người không làm tròn nghĩa vụ quốc gia’ (Sống Mới). – “Danh sách đen” là sản phẩm tưởng tượng của VFF (DV). – HLV Lê Thụy Hải: “VFF không đàng hoàng” (DV).  – Bóng đá Việt Nam: Thuyền trưởng nội chưa đủ uy và đủ tầm (báo Đồng Nai). – VFF ‘chơi’ không đẹp với HLV Phan Thanh Hùng (tin Thể Thao). – Tương lai nào dành cho Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ? (tin Thể Thao).  – Mõ: Xung phong từ chức (DV).
Bệnh đã vào đến cao hoang! (PLTP). - HLV Henrique Calisto: “Tôi sẽ đến Việt Nam” (PLTP). Nghe vui vui, không chỉ vì ông đã đem tới cho bóng đá VN những giờ phút huy hoàng hiếm thấy (vô địch AFF Cup 2008), mà thậm chí còn cứu cho cả cái chính phủ làm ăn bết bát từ 4 năm trước những bàn thua mất lòng tin của dân, mời xem lại: 27. Bàn thắng nhỏ Đỡ bao Bàn thua lớn (Diễn đàn/ Ba Sàm). Giờ ông lại đến đúng lúc cả nền bóng đá lẫn kinh tế xứ này đang xuống đáy.
- Euro 2020 sẽ diễn ra ở nhiều thành phố (BBC).


- Nhà làm phim độc lập: Thế hệ bên lề (PN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Về chức danh “Viện sĩ” của GS Phan Huy Lê (Trương Nhân Tuấn). – Mời xem lại bài của Nguyễn Hưng: DANH HIỆU VIỆN SĨ VIỆN HÀN LÂM PHÁP CỦA GS PHAN HUY LÊ: MỘT SỰ MẠO XƯNG LIỀU LĨNH ? (Phạm Viết Đào). – LƯỢC KHẢO VỀ CÁC TÊN GỌI Viện hàn lâm và Viện sĩ CÙNG NHỮNG NHẦM LẪN TAI HẠI (Phong Điệp).
Vật vờ nghiên cứu khoa học – Kỳ 5: Thay đổi tư duy tận gốc (TN). - Chấn chỉnh đào tạo thạc sĩ (TT). - Mỗi năm hơn 10.000 giáo viên có đề tài khoa học (TT).
TP.HCM: thay đổi việc cấp phép cho trường tư (TT). - “Nút thắt” của tự chủ là tài chính (TT).- Tăng cường huy động hỗ trợ tài chính và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực   –   Ưu tiên đào tạo nhân lực cho Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ (GD&TĐ).
Sinh viên có nên ra trường sớm ? (TN). - Gian nan “ra lò” SV xài được tiếng Anh (PLTP). - Một giáo viên ngoại ngữ “gánh” trên 228 học sinh, sinh viên (DT).
Nỗi niềm dạy học theo phương pháp mới (TN).
Trường làm thất lạc giấy đăng ký môn học, buộc sinh viên học lại? (TT).
Lấy học sinh làm động lực phấn đấu (LĐ).
- Đã nghèo đói rồi mà Nhiều giáo viên bị truy thu thuế TNCN (PLTP). - Nhà trường bỗng dưng thành con nợ, nữ giáo viên đỏ mắt chờ chế độ thai sản (GD&TĐ).
10<- Về thăm “làng hiếu học” Vĩnh Hòa (DT). - Đường học ở Nậm Ngà (DV).
- Nghiên cứu quốc tế về vấn đề làm bài tập ở nhà: Cho trẻ học cái gì? (PetroTimes).
- “Thử thách Toán học”: Khi thi cử là niềm vui của trẻ (DT).
- Những nền giáo dục tốt nhất thế giới (TN/ PetroTimes).
- Trường Xiếc Việt Nam liệu có bình yên sau khi xử lý kỷ luật những trò “xiếc”? (DT).
- Bài 4: SOCRATES (469-399) (Tia Sáng). Mời xem lại: Bài 1: Từ xã hội hóa đến giáo dục   –   Bài 2: Chế độ dân chủ   –   Bài 3: Trào lưu du giáo.
- Vật vờ nghiên cứu khoa học: Phải chấm dứt cơ chế xin, cho (GDVN).
-Trần Đình Sử: Tự sự học: từ kinh điển đến hậu kinh điển (PBVH).
- Cảnh giác với chất bài tiết của chuột – nguy cơ nhiễm vi rút suy thận (GD&TĐ).
- Kế hoạch gửi người lên mặt trăng (BBC).   – Trả 1,3 tỉ USD để du lịch Mặt trăng? (TT).


- Chức danh giáo sư Nhà nước: Chưa thu hút được trí thức ở nước ngoài (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chung sức nhân đôi niềm vui cho các em nhỏ – Tà Mung, Than Uyên, Lai Châu (Otofun/ Thành).
- Nghĩ chút về bác Nam Đồng (Nguyễn Thông).
- Và họ lũ lượt tìm đến “địa ngục trần gian”… (LĐ). Mời xem lại: Lấy chồng ngoại – hạnh phúc, nước mắt và máu.
- Câu chuyện 4 trẻ em mất mạng khi nghịch đạn (NĐT).
Vô sinh có nguy cơ tử vong gấp hai lần (TT). - Bé bị cắt nhầm bàng quang đã xuất viện (TT).
- Gom trẻ em lang thang để dạy đạo đức làm người (NĐT). Từ “gom” nghe không ổn!  - Một triệu đồng một bằng đại học giả  (DT).
- Giả thư ký văn phòng Chủ tịch nước vô chùa lừa đảo (TT).  - Giả danh nhân viên văn phòng Chủ tịch nước đi lừa đảo (TN).
- Đà Nẵng: Bắt vụ trộm chim khui ra 16 vụ trộm cắp! (Infonet). - Hú vía vì tàu hỏa trật bánh (Sống Mới).  - Sao nỡ tước quyền sống của con! (NLĐ). - Tự tử vì bị nghi trộm tiền: Đau lòng cò con (Kiến thức).
1190% chất thải nguy hại không biết đi đâu (TN).
Lèn Vũ Kỳ kêu cứu (TT). =>
- Vệ sinh môi trường nông thôn: Quá khó (DV).
Coi chừng cà chua phun hóa chất Trung Quốc! (LĐ).
- Bí mật gây sốc của người dạy khỉ số 1 Trung Quốc (VNN).
- Dân Trung Quốc “càn quét” nến vì sợ tận thế  (NLĐ).
- Bí ẩn về thảm hoạ Đại hồng thuỷ trong truyền thuyết (NĐT).
- Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang (Kênh 14).
- Động đất mạnh tại Nhật Bản, 10 người bị thương (RFI). – Động đất làm rung nhà cao tầng (BBC). – Có sóng thần sau động đất ở Nhật (BBC). – ‘Đã trở lại bình thường sau động đất’ (BBC). – Nhật Bản hủy bỏ cảnh báo sóng thần sau trận động đất lớn (VOA). – Cận cảnh động đất ở Nhật Bản (VNN).


- Yến sào – người giàu, kẻ khổ – Kỳ cuối: Chim vẫn hót, người vẫn cãi nhau (TT).
QUỐC TẾ
- Đối lập Ai Cập từ chối đề nghị đối thoại của tổng thống Morsi (RFI). – Tổng thống Ai Cập thách thức đòi hỏi của người biểu tình (VOA).  - Phe đối lập Ai Cập quyết không đàm phán (PLTP). - Người biểu tình Ai Cập đe dọa dinh Tổng thống (VOA).
Kịch bản Iraq lặp lại ở Syria? (TT). - Syria giội bom, đổ quân tiếp viện vào ngoại ô Damascus (VOA).
12<- Bộ trưởng Indonesia từ chức vì tham nhũng (BBC). – Bị tố cáo tham nhũng, bộ trưởng thể thao Indonesia từ chức (RFI). – Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia từ chức vì cáo buộc tham nhũng (VOA).
- Vụ luật gia chống tham nhũng Magnitski : Nga trả đũa Mỹ (RFI).
Mỹ: Tỷ lệ chấp nhận Tổng thống Obama gia tăng (VOA). - Ngoại trưởng Mỹ lên án tình hình bạo động ở Bắc Ireland (VOA). - Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ ở mức thấp nhất kể từ 2008 (VOA). - Các đảng viên Cộng hòa Mỹ: Thảo luận về bờ vực tài chính vẫn bế tắc (VOA). - Hoa Kỳ: Viện bảo tàng Smithsonian trưng bày ngọc mới (VOA).
Nga tố Mỹ chơi trò Chiến tranh lạnh (TN). - Nga khởi công dự án đường ống dẫn khí đốt South Stream (RFI).
- Quốc hội Mỹ phản đối Liên Hợp Quốc kiểm soát Internet (ĐV).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 07/12/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 07/12/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 07/12/2012; + Tài chính kinh doanh tối – 07/12/2012; + Tài chính tiêu dùng – 07/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 07/12/2012; + Thời sự 12h – 07/12/2012; + Thời sự 19h – 07/12/2012; + Bế mạc họp HĐND thành phố Hà Nội – 07/12/2012; + Khoét núi lấy vàng – 07/12/2012.

 

Lưỡi bò TQ và lưỡi Nguyễn Tấn Dũng

Tác giả: – Đanchimviet
Đường lưỡi bò Trung cộng xuất xứ là Cửu đoạn tuyến, còn gọi là Đường chữ U, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Trung cộng chủ trương nhằm để biến cả Biển Đông thành ao nhà của mình.

Đường chín đoạn được hình thành dựa trên cơ sở “đường mười một đoạn” của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Đường mười một đoạn là đường quốc giới trên biển Đông do mười một đoạn liên tục tạo thành, xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ đồ “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” của “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc” do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tức Trung cộng sau khi thành lập vẫn xác định cương vực trên biển Đông theo “đường mười một đoạn” của Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ và trở thành “đường chín đoạn”.
Cũng cần nhắc lại rằng Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, thì tại Bắc Việt, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”. Rồi hai năm sau đó, Trung cộng đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng khoảng khu vực của lãnh hải Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa. Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai, vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tán thành và tôn trọng quyết định này”. Bản Công Hàm này của Phạm Văn Đồng chính là cơ sở để Trung Cộng khẳng định quyền sở hữu đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đối với cả đường Lưỡi Bò và cũng là nguyên nhân chính của những tranh chấp, xung đột nổi lên trong quan hệ Việt Nam và Trung Cộng trong thời gian gần đây, như việc Trung cộng cản trở hợp đồng của British Petroleum (BP) với Việt Nam tại khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn năm 2007, cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam năm 2008, vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007, vụ căng thẳng giữa tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009 v.v… đều nằm trong ranh giới đường chín đoạn trên biển này.
Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Cộng công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí. Các lô dầu khí này, chiếm diện tích tới 160.129 km2, thuộc nội vùng biển của đường chín đoạn nhưng nằm sâu trên thềm lục địa của Việt Nam. Chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí cùng đối tác của mình.
Sau vụ đụng độ giữa Hải quân Trung cộng và Hải quân Việt Nam năm 1988, một số học giả Trung Cộng tuyên bố rằng ranh giới chín đoạn là ranh giới biển lịch sử của Trung Cộng. Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Cho nên chỉ một ngày sau khi Trung cộng trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, nhiều quốc gia liên quan trong khu vực gồm Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.
Đó là Lưỡi Bò Trung Cộng, một vấn đề còn nhiều tranh cãi tranh chấp, và chắc chắn là còn tốn nhiều giấy mực của những người quan tâm.
Về phía Việt Nam, mặc dù người đứng đầu chính phủ Việt Nam hiện nay là ông Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố trước Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam vào ngày 25 tháng 11 năm 2011 rằng: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình, năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa lúc đó trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Công ước Luật biển. Đối với quần đảo Trường Sa, năm 1975 hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 đảo do quân đội của chính quyền Sài Gòn đang quản lý. Sau đó, với chủ quyền của Việt Nam, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng 15 nhà giàn để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này – vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Như vậy, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất… Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo, trong đó có 6 nhân khẩu đã sinh ra và lớn lên trên các đảo này. Việt Nam chủ trương nghiêm túc thực hiện công ước Luật biển, công ước ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã ký với Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định khu vực này. Việt Nam cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật ở những nơi đang đóng giữ, để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ đối của quân dân trên đảo Trường Sa”.
Đó là lưỡi của Nguyễn Tấn Dũng, lưỡi của người đứng đầu chính phủ Việt Nam hiện thời khiến nhiều người phải suy nghĩ. Điều suy nghĩ đầu tiên khi Nguyễn Tấn Dũng xác nhận rằng: “năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa lúc đó trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp.” Như vậy chính phủ cộng sản Bắc Việt thuở ấy cũng hiểu rằng Hoàng Sa là một hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, vậy Phạm Văn Đồng và chính quyền cộng sản Bắc Việt lấy tư cách gì để tán thành quyết định lãnh hải 12 hải lý của Chu Ân Lai, để Hoàng Sa, Trường Sa và cả toàn bộ hải phận của Việt Nam đều trở thành của Trung cộng? Rằng với công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cộng sản Hà Nội đã dâng hết hải phận Việt Nam cho Trung cộng như thế, người Việt Nam chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định rằng chính phủ cộng sản Việt Nam đã bán nước có văn tự, có công hàm được hay chưa?. Vấn đề cần suy nghĩ tiếp theo là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rằng: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam…” cớ sao khi xây dựng thành phố TAM SA Trung cộng đã công khai khẳng định rằng Hoàng Sa – Trường Sa và Việt Nam là thuộc chủ quyền của Trung cộng mà phía chính quyền cộng sản Việt Nam cũng không có bất cứ một động thái tích cức nào để phản bác lại điều đó. Tại sao nhà nước Việt Nam không những không tổ chức cho người dân Việt Nam biểu tình chống trung cộng xâm lược mà lại còn ngăn cấm, bắt bớ những người tham gia biểu tình chống giặc ngoại xâm? Tại sao những bích chương, khẩu hiệu của người dân việt “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM” đều bị ngăn cấm, những người lưu hành và phổ biến những khẩu hiệu như trên đều bị bát bớ tra tấn? Phải chăng chính quyền cộng sản Việt Nam muốn người dân Việt Nam phải nói rằng “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA TRUNG CỘNG”? rằng “BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA TRUNG CỘNG” hay sao?
Thật là ô nhục khi Hội Nghị Trung Ương 6 vừa kết thúc, và một tháng sau, khi gặp Tập Cận Bình, Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng: “Trên tinh thần đồng chí, anh em và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, hai bên cần bàn bạc, thảo luận, đàm phán để tìm ra giải pháp thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; không để vấn đề về biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.”
Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xảy ra cùng lúc với chủ trương của Nhà nước tiếp tục sách nhiễu, trấn áp người dân phản đối động thái hung hãn và tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Khi nói “không để vấn đề về biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”, ông Nguyễn Tấn Dũng ít nhất gián tiếp cho Trung Quốc biết là lãnh đạo Việt Nam đặt quan hệ giữa hai nước lên trên tranh chấp chủ quyền.
Ông Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có biết rằng “Lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng cho thấy rằng sự yếu kém của lãnh đạo, của nhà nước, sự phân hoá trong xã hội, là yếu tố mời gọi ngoại bang xâm phạm chủ quyền, thôn tính lãnh thổ của một nước.” ?
Và, như để đáp trả lại thiện chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trung cộng không ngừng đẩy mạnh các hoạt động phi pháp của họ ở Hoàng Sa và Trường Sa qua việc làm cho thế giới bất ngờ bởi một động thái ngoại giao: Công bố hộ chiếu của công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có in hình đường lưỡi bò ôm trọn 80% diện tích biển Đông-vùng biển đã và đang trở thành điểm nóng tranh chấp giữa Trung cộng và các nước Asean bao gồm Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei, mà theo tờ Daily Telegrap ngày 22/11/2012, Trung cộng đã cấp khoảng 6 triệu hộ chiếu loại này. Và điều “nguy hiểm” hơn là công dân nước họ đã bắt đầu sử dụng nó để đi sang Việt Nam. Lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đang nghĩ gì về việc này? Các ông có nhìn thấy một đại họa mất nước đang đến rất gần hay không? Sao các ông vẫn cứ giữ thái độ im lặng đáng sợ như vậy?
Trong khi cùng thời gian này, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cùng phu nhân là bà Vương Ích Bình cùng một số các quan chức cấp cao của đảng và nhà nước Trung cộng khi đón tiếp các lãnh đạo của Đại Học Hải Dương Thượng Hải ở Bắc Kinh, đến dự kỷ niệm tròn một trăm năm của trường đại học này hôm 9 tháng 10 vừa qua, ông Giang Trạch Dân đã dõng dạc tuyên bố rằng: “thế kỷ 21 là kỷ nguyên biển” và rằng “là một quốc gia hiếm hoi tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc phải rất coi trọng việc phát triển trên biển”. Liệu các trí tuệ đỉnh cao của nhà nước cộng sản Việt Nam có hiểu được thâm ý của nhà lãnh đạo kỳ cựu của Trung cộng khi phát biểu mang tính chỉ đạo cho một chiến lược bành trướng ra biển đông của Trung cộng hay không? Riêng toàn dân Việt Nam đều hiểu được rằng Trung cộng đang chủ trương thôn tính Việt Nam và toàn dân của họ cũng đều đang đồng tình với chiến lược đó của đảng và nhà nước Trung cộng.
Gần đây, hai chữ “ai-guo” (ái quốc), được nhắc đến nhiều ở Trung Quốc, nhất là khi đảng cầm quyền của nước này vừa tổ chức Đại hội để bầu ra ban lãnh đạo mới.
Xin mời các trí tuệ đỉnh cao của Việt Nam nghe những phát ngôn của một số “đồng chí” trẻ của Mẫu quốc Trung cộng” rằng: “Các nước yếu như Việt Nam và Philippines không đời nào dám đối đầu Trung Quốc nếu không có giúp đỡ của Mỹ và những nước giàu như Nhật chẳng hạn.”
“Để dạy cho chúng một bài học, thì không có cách nào khác là đánh. Phải đánh!”
Dương Chu Hiểu thì ví von: “Mấy nước nhỏ đó mà không đánh thì sẽ tiếp tục sủa bậy, đánh thì chúng sẽ chạy thôi”.
Còn Tôn Hải Lâm thì tuyên bố chắc nịch như đinh đóng cột: “Cái gì của Trung Quốc thì Trung Quốc phải lấy lại. Điếu Ngư Đài là của chúng tôi, chúng tôi phải giành lại nó. Các đảo ở Nam Hải mà Philippines và Việt Nam chiếm đóng cũng vậy“.
Trương Khải, 25 tuổi, một hướng dẫn viên du lịch thì ngạo mạn tuyên bố rằng: “Đặng Tiểu Bình đã có cuộc chiến dạy cho Việt Nam một bài học, chúng ta cần một cuộc chiến nữa.”
“Chúng ta hãy làm như chính phủ dạy, chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng không sợ phải chiến đấu.”
Cùng với thái độ hiếu chiến đó của những người dân Trung cộng là hành vi gây hấn trên biển Đông của đảng và nhà nước trung cộng bằng việc cắt cáp của tàu thăm do dầu khí của Việt Nam Petrolimex ở gần đảo cồn cỏ, trên thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách trung tâm thành phố Huế non 60 km vào hôm 03 tháng 12. Theo đó một chính sách chận bắt tàu của ngư dân Việt ngay trong lãnh hải của Việt Nam cũng sẽ được áp dụng vào tháng 01 năm 2013 sắp tới đây.
Ôi! Nhục quá! Nhục quốc thể quá!
Thưa các trí tuệ đỉnh cao, trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta chịu đựng bao mất mát hy sinh, xương của cha ông ta đã chất thành núi, máu của cha ông ta đã chảy thành sông là để đời con, đời cháu không phải nô lệ giặc Nam Hán, giặc Nguyên Mông, giặc Minh, Thanh. Và ngày nay tinh thần hào hùng của Trưng Triệu, của Ngô Quyền, của Trần Hưng Đạo, của Lê Lợi, của Quang Trung vẫn luôn cháy bừng trong tim của mỗi người dân Việt. Ải Chi Lăng vẫn còn lưu dấu tích của Lê Sát chém cụt đầu Liễu Thăng, Gò Đống Đa vẫn còn đó dấu tích của bại tướng Sầm Nghi Đống phải treo cổ để khỏi phải mất đầu và dòng Bạch Đằng Giang vẫn cuồn cuộn máu giặc Tàu từ hai lần xâm lược của quân Nam Hán và Nguyên Mông. Hào khí dân Nam bao giờ cùng bừng bừng trong từng ống máu, luồng xương, thớ thịt của mỗi người dân, sao các trí tuệ đỉnh cao lại nhu nhược lại đớn hèn, lại khom lưng, cúi đầu trước ngụy Hán Bắc phương suốt 70 năm qua, để cho chúng gặm dần đất đai bờ cõi của ông cha để lại? Các trí tuệ đỉnh cao còn tiếp tục khom lưng, cúi đầu để dâng bán hết cả giang sơn Đại Việt này cho ngụy Hán, để cho Việt Tộc phải thêm một ngàn năm nữa nô lệ giặc Tàu chăng?
Đảng cộng sản ơi! Bao dân người dân Việt mới rửa sách nỗi nhục này?
Ngày 07 tháng 12 năm 2012
© Nguyễn Thu Trâm

Nữ nhi không biết sợ

Tác giả:
(Bài viết gửi Ban Tổ chức lễ trao giải Nhân Quyền 2012.)
Trong buổi nói chuyện ở trường Đại Học Rangoon – Miến Điện ngày tháng 10 năm 2012, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã có đoạn nói: “Quyền tự do cuối cùng tôi muốn nói đến là quyền mọi người được sống thoát khỏi sự sợ hãi”.
Nhà hùng biện nổi tiếng, có tầm nghĩ, có tâm huyết lớn, được tuổi trẻ khắp nơi ngưỡng mộ đã sang Đông Nam Á trong cuộc xuất hành quan trọng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai để nhắn nhủ những tâm tình sâu xa mà cháy bỏng. Ông mong muốn sinh viên, thanh niên, trí thức hãy dũng cảm, khắc phục triệt để tệ sợ hãi cường quyền, dấn thân cho tự do, dân chủ là chìa khóa thần kỳ mở ra cho phát triển và thịnh vượng mà mọi người phải được chung hưởng.
Bà Aung San Syu Kyi đã có cả một luận văn, một cuốn sách nhan đề «Khắc phục sự sợ hãi». Bà phân tích rõ tệ sợ hãi của người dân bị cai trị bởi các chính quyền phát xít, quân phiệt, cộng sản, những chính quyền ngồi trên luật pháp, đầy bất công và tham nhũng, coi người dân như cỏ rác, giam hãm người yêu nước, đòi nhân quyền và dân quyền cho nhân dân vào nhà tù. Bà cũng chỉ ra sự sợ hãi của các nhà cầm quyền quân phiệt và cộng sản sợ hãi bị mất quyền, mất ghế, mất đặc quyền, đặc lợi, sợ hãi sự nổi dậy và trừng phạt của nhân dân khi nhân dân thức tỉnh đổ ra đường phố đông đảo, làm tê liệt lực lượng đàn áp.
Hai nhà tư tưởng lớn gặp nhau ở trung tâm Đông Nam Á đang chuyển mình. Obama và Syu Kyi đều thống nhất chính kiến cao độ khi cổ vũ cuộc đấu tranh mạnh mẽ không khoan nhượng giành dân chủ tự do, coi khắc phục sự sợ hãi là động lực cơ bản mầu nhiệm nhất.
Đọc kỹ bài diễn văn tuyệt diệu đầy cảm hứng trí tuệ và tình cảm, người Việt yêu nước cảm thấy trong nhiều đoạn Tổng thống B. Obama như có ý nhắn nhủ riêng cho sinh viên Việt, thanh niên Việt, trí thức Việt chúng ta.
Có cảm giác như Tổng thống Mỹ gốc người da mầu, gốc một dân tộc thuộc đia của Anh quốc, hiểu thấu tâm tư của nhân dân Miến Điện, Việt Nam và Đông Nam châu Á, như đứng trên đất nước láng giềng Miến Điện để thổ lộ với người Việt chúng ta.
Đúng vào lúc này, 3 nữ nhi bất khuất: Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải Nhân quyền 2012, lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 9/12 tới tại Montréal – Canada.
Qua biểu dương 3 nữ nhi kiệt xuất trên đây tiêu biểu cho cả giới trẻ yêu nước, cho cả một lớp đông đảo nữ nhi kiên cường không còn biết nỗi sợ hãi là gì, đây là dịp động viên thanh niên cả nước, phụ nữ cả nước nhận thức rõ trách nhiệm trước nhân dân mình, tổ quốc mình, vươn mạnh dậy, dấn thân quả đoán, khắc phục những lưỡng lự, phân vân, e ngại.
Nhân dịp này, các bạn sinh viên, học sinh, thanh niên hãy tự đặt ra và tự trả lời câu hỏi:
- Ta không dấn thấn cứu nước, cứu dân thì ai đây?
- Ta không dấn thân lúc này thì lúc nào?
Điều then chốt cấp bách hiện nay, theo kinh nghiệm những cuộc xuống đường ở Tunisia, Ai Cập và Lybia, các lực lượng dân chủ nổi dậy xuống đường, ôn hoà nhưng vô cùng quyết liệt, phải vừa đẩy mạnh đấu tranh vừa tìm ra một ẩn số trung tâm, đó là con số « x » qua đó lượng biến thành chất. Trước con số « x », tình hình còn tiệm tiến, theo dạng giằng co, khi đạt con số « x » của số người và khí thế đấu tranh thì tình hình ngả ngũ cực nhanh.
Ở Tunisia, cuộc đấu tranh khởi đầu ngày 17/12/2010 khi anh sinh viên nghèo khổ Mohamed Buazzi tự thiêu khai mào cho cuộc xuống đường ngày 3/1/2011 với 600 bà con thủ đô, ngày 5/1 tăng lên thành 2.000 và 3 thành phố, ngày 6/1 tăng vọt lên gấp 3, thành hơn 6.000 trong 5 thành phố, đến 12/1 lại vọt lên 9 ngàn là ngả ngũ, tổng thống Ben Ali và vợ con bỏ chạy sang A-rập Xê-au-đi. Thời gian đấu tranh kéo dài chừng trong 9 ngày đêm. Ẩn số « x »nhiệm mầu là 9.000 người xuống đường với hàng chục vạn dân 2 bên đường phố cổ vũ hoan nghênh.
Tunisia có số dân 10 triệu.
Ở Ai Cập cuộc đấu tranh nổ ra ngày 23 tháng 1 năm 2011 để kết thúc thứ sáu 11/2/2011 sau lễ cầu nguyện Hồi giáo, khi tổng thống Moubarak từ chức, giao quyền cho Quân đội, và Quân đội cam kết 3 điều : không bắn vào dân, có nghĩa vụ bảo vệ dân và ủng hộ yêu cầu dân chủ hóa của nhân dân. Cuộc xuống đường khi nổ ra đã có 3 ngàn người tham gia, sau một tuần lên gần 5 ngàn, để 10/2 lên đến 18 ngàn ở thủ đô Cairo cùng với 2 cảng Alexandria và Suez. Ở đây ẩn số « x » là con số 18 ngàn dân trong 18 ngày đêm xuống đường, được sự ủng hộ của hàng chục vạn nhân dân cả nước. Ai Cập có số dân hơn 80 triệu.
Ở Libya cuộc tranh đấu và chiến đấu khởi đầu từ đầu năm 2011, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, với bước nhảy vọt vào tháng 2/2011 khi Liên Hợp Quốc ra quyết định lập «vùng cấm bay» và kết thúc vào ngày 20 tháng 10/2011 khi bắt sống tổng thống «kẻ điên bên bờ Đia Trung Hải» Kha-đa-phi trong ống cống.
Cuộc đấu tranh kéo dài hơn 10 tháng.
Có 2 nữ nhi kiệt xuất nổi lên ở Ai Cập. Đó là cô Mona Seif, 21 tuổi tốt nghiệp điện toán Đại học Cairo và cô Gigi Ibrahim 24 tuổi nhà báo học từ đại học California – Hoa Kỳ về, đã trở thành những người lãnh đạo sát sao gan góc và thông minh cuộc đấu tranh, chỉ đạo cao trào xuống đường qua máy điện thoại cầm tay và internet.
Xin gửi bài báo ngắn này đến 3 nữ nhi Việt không còn biết sợ hãi là gì và tất cả các cô gái Việt Nam đang chuẩn bị cùng nhau xuống đường để cùng chung sức tìm ra ẩn số “x” trên đường phố thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lớn trong thời gian tới.
Trước khi đạt con số mầu nhiệm ấy, mỗi người tham gia đấu tranh có khi có cảm giác mình chỉ là con số không – 0 -, nhưng khi đạt được con số « x » thì bỗng nhiên con số ấy trở thành tuyệt đối, thành vô tận, và mỗi con người chúng ta sẽ đều là một phần của vô tận vậy.
Paris 4/12/2012 
© Bùi Tín
http://www.danchimviet.info/archives/69972

9 năm bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm

Đanchimviet

Luật sư Lâm Lễ Trinh mạn đàm với cựu đổng lý Quách Tòng Đức

Tuy là bạn tâm giao với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Đức luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Đổng lý Văn phòng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, vị lãnh tụ khai sáng nền Đệ nhứt Cộng hoà Việt Nam. Sau chính biến 1.11.1963, ông Đức trở lại ngành Tư pháp và được thăng chức Chủ tịch Tham Chính Viện 1969. Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ, ông và gia đình xin tị nạn chánh trị tại Paris. Chánh phủ Pháp tuyển dụng ông vào Phòng Tố tụng Tổng quát của thị xã Paris, thời Thị trưởng Jacques Chirac. Ông về hưu đầu năm 1984. Nay 89 tuổi, trí tuệ còn minh mẫn tuy sức khoẻ không tốt như trước. Gần đây, trong những lần gặp nhau lại ở Pháp cũng như qua nhiều cuộc điện đàm có ghi âm, ông Đức đã chịu thố lộ với người viết nhiều điều liên hệ đến giai  đọan chín năm phục vụ vị nguyên thủ quốc gia bị sát hại năm 1963.

Lần đầu gặp chí sĩ Ngô Đình Diệm

Ông Quách Tòng Đức (QTĐ) sanh tại An xuyên năm 1917, thuộc một gia đình trung lưu, đậu cử nhân và Cao học Luật Đông Dương năm 1941, Đại học Hà nội, sau khi lấy bằng tú tài tại trường Pétrus Ký, Sài gòn. Ông thuộc toán cử nhân đầu tiên gồm có Nguyễn Thành Cung và Lê Văn Mỹ thi đậu năm 1942 vào ngạch huyện, phủ tại Miền Nam VN mà cấp bậc cao nhứt là Đốc phủ sứ thượng hạng ngoại hạng tương đương với chức Tổng Đốc đứng đầu tỉnh ở ngoài Trung và Bắc. Khi vua Bảo Đại chỉ định Trần Văn Hữu lập Chánh phủ, Thủ hiến Nam Việt Thái Lập Thành (xuất thân là một Đốc phủ sứ như các ông Nguyễn Ngọc Thơ, Lê Tấn Nẩm, Dương Tấn Tài, Lê Quang Hộ …) bổ nhiệm ông  QTĐ năm 1951 làm Chánh Văn phòng  và thiếu tá Dương Văn Minh, Chánh Võ phòng. Năm 1953, thủ hiến Thành và Thiếu tướng Chanson bị nhóm Cao Đài kháng chiến của Trình Minh Thế ám sát tại Sa déc trong một cuộc kinh lý.
49 ngày sau Điện Biên Phủ thất thủ, tức là 26.6.1954, Bảo Đại giao cho cựu Thượng thơ Ngô Đình Diệm lập chánh phủ, thay thế hoàng thân Bửu Lộc. Trước đây, ông Diệm đã ba lần từ chối lời mời của Bảo Đại: năm 1937, 1945 và 1948. Ông giao thiệp thân tình với nhà cách mạng Phan Bội Châu lúc sanh tiền, có ghé Nhựt năm 1950 để hội kiến với Kỳ ngoại hầu Cường Để và, theo một số sử liệu, từng lãnh đạo Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội trong nước. Có lúc ông bị Việt Minh bắt giữ và – khác với Bảo Đại -  đã cương quyết bác bỏ lời mời của Hồ Chí Minh làm Cố vấn cho Chánh phủ do Hồ dựng ra.
Hiệp định Genève, ký ngày 20.7.1954, chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17.  Trong đám đông quần chúng đón tiếp nồng nhiệt Thủ tướng Diệm tại phi trường Tân Sơn Nhứt có ông Nguyễn Ngọc Thơ, nguyên bí thơ của Toàn quyền Decoux, cùng đi với ông QTĐ. Thủ tướng Diệm – kiêm luôn Quốc phòng và Nội Vụ – mời ông Thơ tham gia Nội các với tư cách Bộ trưởng Nội vụ. Ông Thơ chọn ông Đức làm Đổng lý Văn phòng năm 1954. Ngày 23.10.1955, một cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại.  Ngày 26.10.1956, từ Thủ tướng trở thành Tổng thống, ông Diệm thiết lập nền Đệ nhứt Cộng hoà VN. Quân đội tổ chức một cuộc diễn binh huy hoàng tại đại lộ Trần Hưng Đạo Sàigòn dưới quyền điều khiển của Dương Văn Minh, vừa vinh thăng Thiếu tướng sau khi tảo thanh xong Bình Xuyên taị Rừng Sát.  Ông QTĐ  thay thế Đổng lý Tôn Thất Trạch  cuối năm 1954 và giữ chức vụ này cho đến ngày Quân đội đảo chánh năm 1963.
Nhận xét về mối liên hệ của TT Diệm với gia đình.
Theo ông QTĐ, năm 1954 chánh phủ Pháp trả trước dinh Gia Long ở đường Gia Long, và sau khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhà cầm quyền Đệ nhứt cộng hoà mới thu hồi Dinh Toàn quyền Norodom, đổi tên thành Dinh Độc lập, trên đại lộ Thống nhứt. Dinh này đươc kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khôi nguyên La Mã, xây cất lại hoàn toàn sau ngày 27.2.1962 vì Dinh bị hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử dội bom hư hại khá nặng.
Dinh Độc lập chia làm hai tầng: tầng dưới có hai phòng khánh tiết tráng lệ và các Văn phòng của Cố vấn Ngô Đình Nhu, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, Đổng lý Văn phòng, Tổng thơ ký Phủ Tổng thống và nhân viên. Tầng trên chia làm ba phần: phía trái dành làm Văn phòng và phòng ngủ của Tổng thống, phòng sĩ quan tuỳ viên; ở giữa có hai phòng tiếp tân khang trang; phiá phải là nơi cư ngụ của gia đình ông bà Nhu gồm có hai trai, hai gái. Tổng thống Diệm thích làm việc trong phòng ngủ, trang trí sơ sài với một  cái giường nhỏ bằng gỗ, một bàn tròn và ba ghế da. Nơi đây, Tổng thống thường dùng cơm và tiếp các Bộ trưởng và tướng lãnh.
Gia đình Tổng thống rất trọng Nho giáo. Hằng năm vào Tết Nguyên đán, luôn luôn tụ họp đông đủ ở Phủ Cam, Huế, để chúc thọ bà cụ Ngô Đình Khả giao cho người con áp út Ngô Đình Cẩn săn sóc ngày đêm. Ông bà Ngô Đình Khả có chín người con: 6 trai, 3 gái. Trưởng nam, Tổng đốc Ngô Đình Khôi và con trai là Ngô Đình Huân bị CS giết năm 1945. Ba người con gái là bà Ngô Đình Thị Giao tức bà Thưà Tùng, bà Ngô Đình Thị Hiệp tức bà Cả Ấm, thân mẫu của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận và bà Ngô Đình Thị Hoàng tức bà Cả Lễ, mẹ vợ của Nghị sĩ Trần Trung Dung. TT Diệm là người con trai thứ ba trong gia đình nhà Ngô, sanh năm 1901 taị Huế, được vua Bảo Đại bổ nhiệm năm 1933, Thượng thơ đầu Triều lúc 33 tuổi nhưng ông  Diệm sớm rũ áo từ quan vì thực dân Pháp không chấp nhận chương trình cải tổ rộng lớn của ông.
Sau ngày ông Khôi qua đơì, Tổng giám mục Ngô Đình Thục, trở nên người anh cả “quyền huynh thế phụ”. Đức cha được kính nể và có nhiều ảnh hưởng đối với TT Diệm. Ông QTĐ cho biết, lúc còn ở Vĩnh Long, Giám mục Thục vài tuần có về Saigon ngụ trong Dinh. Ông Ngô Đình Luyện, con út trong gia đình, đại sứ ở Luân Đôn, năm khi mười họa mới về nước nghỉ phép hay để dự các phiên họp của Hội đồng Tối cao Tiền tệ mà ông là một thành viên, hay để dự các phiên họp của Hội đồng Tối cao Tiền tệ mà ông là một thành viên. Ông Đức không nhớ có lần nào gặp ông Cẩn trong Dinh Độc Lập.
Văn phòng Đổng lý không làm việc thẳng với Cố vấn Nhu. Ông Nhu có nhân viên riêng trong Sở Nghiên cứu Chánh trị Phủ Tổng thống mà người giám đốc đầu tiên  là đốc phủ sứ Vũ Tiến Huân, Tham lý Nội  An Bộ Nội vụ, về sau thay thế bởi bác sĩ Trần Kim Tuyến. Văn phòng của Sở Nghiên cứu xử dụng một ngôi nhà riêng trong hàng rào Dinh Độc lập. Vài tháng trước vụ binh biến 1.11.1963, Tuyến bị thất sủng, trung tá Phạm Thư  Đường thay thế. Tuyến  được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự (hụt) tại Le Caire, trở lại VN và liên hệ đến một nhóm âm mưu đảo chánh. Đảo chánh thành công, bs Tuyến bị Hội đồng Cách mạng đày ra Côn Đảo (tỉnh trưởng là trung tá Tăng Tư) trên một năm cùng với lối 200 nhân vật chế độ cũ gồm có Ngô Trọng Hiếu, Cao Xuân Vỹ, đại tá Nguyễn Văn Y, Hà Như Chi, Dương Văn Hiếu…. Ông QTĐ không thể xác nhận tin nói rằng trước ngày 1.11.1963, ông Nhu đã giao cho người em vợ là Trần Văn Khiêm điều khiển cơ quan mật vụ. Khiêm bị nhiều tai tiếng, từng cộng tác với Văn phòng của luật sư Trương Đình Dzu, ứng cử viên Tổng thống thời Thiệu-Kỳ. Vụ Khiêm giết cha mẹ là ông bà cựu đại sứ Trần Văn Chương taị Hoa kỳ sau 1975 làm dư luận xôn xao. Toà án Mỹ tha Khiêm với lý do Khiêm bị bịnh tâm thần và trục xuất Khiêm khỏi Hoa kỳ. Khiêm hiện sống bình thường ở Pháp. Có sự điều đình chánh trị gì bên trong vụ án này?
Khi được hỏi cách cư xử của TT Diệm với bà Nhu (nhũ danh Trần Lệ Xuân), ông Đức cho biết “ông cụ có vẻ nể và ủng hộ bà Nhu” trong vụ tổ chức Phong trào Phụ nữ Liên đới và vận động Quốc hội ban hành Bộ Luật Gia đình cấm ly dị. Tổng thống cho rằng bà Nhu hành động như vậy là giúp cải tổ xã hội. Tuy nhiên, những kẻ xấu miệng lại cho rằng Bộ Luật Gia đình nhằm mục tiêu riêng: ngăn luật sư Nguyễn Hữu Châu ly dị với vợ là Trần Lệ Chi, chị của bà Nhu. Ngoài chức vụ dân biểu Quốc hội, bà Nhu còn là chủ tịch Phong trào Phụ nữ Liên đới. Khi tiếp quốc khách, bà Nhu đóng vai trò Đệ nhứt Phu nhân vì Tổng thống độc thân. Tuy bất bình về những lời tuyên bố châm dầu vào lửa của người em dâu trong vụ Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11.6.1963 (đặc biệt với câu “monks’ barbecue”), ông Diệm không công khai phủ nhận vì ngại đụng chạm đến ông Nhu vào một giai đoạn rối như tơ vò. Chính ông Nhu, với tánh hay nhường nhịn cho yên nhà yên cửa, cũng không kiểm soát nổi lối phát ngôn của vợ. Bà Nhu hiện có một cuộc sống kín đáo, đơn sơ, nặng về tôn giáo, qua lại giữa Paris và Rome, tất cả con cái đều thành tài [tác giả viết bài này năm 2005]. Trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy chết trong một tai nạn lưu thông sau 1975. Sự bất hạnh không ngớt đeo đuổi gia đình nhà Ngô. Thời gian gần đây, bà Nhu thay bà Luyện để tổ chức  hằng năm tại Paris một lễ cầu hồn cho TT Diệm và ông Nhu. Trong số ít người còn lui tới với bà Nhu, có vợ chồng cựu bộ trưởng Lao động Hùynh Hữu Nghiã. Ông Nghĩa qua đời  năm vừa rồi [2004].
Về tin đồn Đức cha Thục làm kinh tài (khai thác lâm sản, mua  thương xá Tax, làm chủ nhà sách  Albert Portail..v..v..), ông Đức cho rằng TT Diệm tin TGM Thục không làm điều gì quấy, ngài phải kiếm tiền nuôi sống trường Đại học Đà Lạt do Ngài thành lập. Trải qua một cuộc đời sóng gió và gặp nhiều hiểu lầm với Toà thánh Vatican sau 1975, TGM  Ngô Đình Thục được Giáo hoàng phục hồi chức tước, về hưu ở Hoa kỳ và đã  ra đi bình yên tại một Viện dưỡng lão công giáo thuộc tiểu bang Missouri.
Ông QTĐ xác nhận ông Ngô Đình Nhu chẳng những là lý thuyết gia mà còn là bộ óc của Đệ nhứt Cộng hoà, “l’homme indispensable, nhân vật cần thiết”. Ông xuất thân từ ÉØcole des Chartes Paris, trầm tĩnh, ít nóí, lạnh nhạt bên ngoài, thích nghiên cứu lịch sử, có nhiều sách hơn đồng chí. Trong lối ba năm chót của chế độ, dù giữ quyền quyết định cuối cùng trong mọi việc, TT Diệm thường phê chuyển các hồ sơ chánh trị quan trọng qua cho ông Nhu để lấy ý kiến, không kể những cuộc gặp mặt thảo luận riêng hằng ngày. Ông Nhu làm việc âm thầm, cần mẫn, hút thuốc liên hồi (mỗi lần nửa điếu, do sự can ngăn của bà Nhu) trong một văn phòng không rộng, đầy ngập sách vở, ánh sáng mờ mờ, ở tầng dưới Dinh Độc lập, có gắn máy lạnh và interphone với bên ngoài.  Ông thường phê vào các công văn với một cây bút chì mỡ màu xanh lá cây. Ông là cha đẻ của Đảng Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị, Personnalisme,  đúc kết hai xu hướng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier (1905-1950) và Jacques Maritain (1882-1973). Ông  phát động và thực hiện kế hoạch quốc phòng Ấp chiến lược từng gây khiếp đảm cho CS Bắc Việt. Quốc sách này được thành lập bởi Nghị định số 11-TTP của Tổng thống và ông Nhu là Chủ tịch Uy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược.
Ông  Nhu cũng cho thành lập Phong trào Thanh niên và Thanh nữ Cộng hoà giao cho Cao Xuân Vỹ phụ trách. Ông đẩy mạnh tổ chức Lao động ở Việt nam và nâng đỡ Trần Quốc Bửu.  Đại tá CIA  Lansdale (người đã ủng hộ Magsaysay trở thành Tổng thống Phi Luật Tân năm 1952) giúp ông móc nối với Lực lương kháng chiến Cao Đài để đưa tướng Trình Minh Thế về với  Quốc gia. Ngoài chức Tổng Bí thơ Đảng Cần Lao (tổ chức theo mô hình đảng Cộng sản, với một Quân ủy trong Quân đội), có một lúc ông Nhu là dân biểu Quốc hội. Ông không bao giờ tháp tùng Tổng thống trong các cuộc kinh lý. Săn bắn là thú tiêu khiển yêu chuộng của ông và đồng thời là cơ hội tìm nơi yên tịnh để suy nghĩ.
Ông đại sứ Luyện, gốc kỹ sư, tánh tình cởi mở, thích giao du với bạn bè mỗi khi về VN nhưng không có nhiều ảnh hưởng vì không xen vào vấn đề nội trị. Ông là bạn học của cựu hoàng Bảo Đại, sống taị Luân đôn và đại diện VNCH ở nhiều xứ Âu châu và Phi châu. Sau khi vợ trước qua đời, ông Luyện tục huyền với em vợ và có rất đông con. Bà Luyện sống ở ngoại quốc nhiều hơn và ít khi xuất hiện. Sau 1963, ông Luyện daỵ toán taị một trường tư  thục Paris, sau đó sang Phi châu làm việc một thời gian, tình trạng khá chật vật khi về hưu. Ông có qua Hoa Kỳ vài lần để thăm Đức TGM Thục, không có liên lạc với bà Nhu, và ông đã quá vãng ở Pháp năm 1982.
Cho đến cuối năm 1961, vai trò của ông Ngô Đình Cẩn, Cố vấn lãnh đạo Miền Trung, trái lại, rất hệ trọng về mặt an ninh và đoàn thể. Ông Cẩn không ăn học cao nhưng nắm vững tình hình địa phương, có óc tổ chức, luôn luôn trang phục theo lối Việt, áo dài, khăn đống, ăn trầu, (từ đó biệt danh “Ông Cố Trầu”), độc thân, thích hút thuốc Cẩm Lệ, đan rổ, làm vườn, nuôi thú, nuôi chim. Ảnh hưởng của ông lan vào Miền Nam với những điệp vụ mang danh nghĩa chiêu hồi của Đoàn Công tác Đặc biệt do Dương Văn Hiếu quán xuyến, sự hiện diện của Nguyễn Văn Hay trong cương vị phó TGĐ taị Tổng nha Cảnh sát Công An Sàigòn và các hoạt động của cánh Cần Lao do nha sĩ thân tín Phan Ngọc Các điều khiển. Sau 1.11.1963, viên lãnh sự Mỹ Helble taị Huế  không cho Cẩn và thân mẫu được tị nạn chánh trị taị Toà lãnh sự trong khi trước đó, cơ quan USAID Sàigòn chứa chấp Trí Quang nhiều ngày. Lúc vừa bị bắt, ông Cẩn có chỉ cho tướng Đỗ Cao Trí tịch thu tại nhà ông ở Phú Cam, dưới gầm giường, “một bao bố và một va-li đựng quý kim” (đọc hồi ký Dòng họ Ngô Đình của Nguyễn Văn Minh, bí thơ của N Đ Cẩn, trang 307).  Ông Cẩn bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng, thời Nguyễn Khánh, xử tử vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày 9.5.1964 taị sân sau khám Chí hoà, Sàigòn. Luật sư bào chữa là Võ Văn Quan.  Cố vấn Cẩn tỏ ra bình tĩnh tại pháp trường, tuyên bố tha thứ cho các người tuyên án ông và xin đừng bị bịt mắt nhưng không được chấp nhận.  Nếu gia đình thỏa thuận lấy của đổi mạng, ông Cẩn có thể đã thoát chết. Vụ tống tiền này đã được cố nghị sĩ Trần Trung Dung và cố trung tướng Lâm Văn Phát xác nhận với người viết sau 1975.
Được hỏi về tin đồn có sự cạnh tranh ảnh hưởng chánh trị giữa Nhu và Cẩn, ông QTĐ nói chỉ nghe nói phong thanh. Vào tháng 10.1963, ông Cẩn nhận được lệnh của TT Diệm ngưng mọi hoạt động về đoàn thể và đóng cửa Văn phòng Cố vấn chỉ đạo ở ngoài Trung gồm có Hồ Đắc Trọng và đại úy Nguyễn Văn Minh. Hình như sự hiện diện của TGM Ngô Đình Thục tại Huế đã bó tay ông Cẩn phần nào. Ông Cẩn không dám phê bình chị dâu tuy không ưa bà Nhu. Trong phạm vi cá nhân, ông Cẩn giữ liên lạc tốt với Thượng tọa Trí Quang nhưng điều này không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Phật giáo. Hoa kỳ và Cộng sản đã nhúng tay quá sâu.
Người viết có yêu cầu ông QTĐ cho biết trong gia đình họ Ngô, ai là người gây tiếng tăm bất lợi cho chế độ. Suy nghĩ  một phút, ông Đức đáp: TGM Thục và bà Nhu. Đặc biệt trong giai đọan Phật giáo. Đức cha ảnh hưởng quá nặng ngoài lãnh vực tôn giáo. Bà Nhu xen quá sâu vào chính trị, điều ít thấy trong giới phụ nữ VN. Ngó từ bên ngoài, năm anh em Ngô Đình rất khắng khít, mỗi người giúp tay tích cực xây dựng chế độ trong một lãnh vực. Sự đoàn kết ấy được diễn tả trong huy hiệu Đệ nhứt cộng hoà: năm cành trúc kết thành một bó, dưới khẩu hiệu “Tiết trực Tâm Hư.” Tuy nhiên, mỗi nhân vật có cá tánh riêng, nhận định không luôn luôn nhất thống, đôi khi còn mâu thuẫn. Đó là hậu quả khó thể tránh trong một chế độ dựa vào gia tộc để lãnh đạo. Phe chống đối cũng như  Hoa kỳ và Cộng sản đều khai thác triệt để và dễ dàng nhược điểm này.
Dư luận cho rằng trong năm chót của chế độ, trước cuộc binh biến 1.11.1963, ông Nhu – trên thực tế – là một “Tổng thống không ngôi” vì có nhiều quyền lực, làm lu mờ vai trò của ông Diệm nhưng quyền bính hiến định vẫn ở trong tay ông Diệm bị tấn công tứ phiá, bên trong lẫn ngoài nước. Không có một văn kiện chánh thức nào bổ nhiệm ông Nhu lẫn ông Cẩn làm Cố vấn Chánh phủ. Chính các đoàn thể chánh trị ở Miền Trung mời ông Cẩn làm “Cố vấn Chỉ đạo” và dành cho ông danh xưng nầy. Có lúc dư luận cảm thấy ông Diệm cần ông Nhu hơn là ông Nhu cần ông Diệm. TT Diệm không thể tách rời khỏi ông Nhu đóng vai trò “l’âme damnée, linh hồn đày đọa”.  Đó là đầu mối thảm trạng xảy ra cho hai người vào giờ phút chót.
TT Diệm tưởng lầm có thể dùng uy tín cá nhân để bảo vệ sanh mạng của bào đệ. TT Diệm cũng tưởng lầm khối tướng lãnh chấp nhận điều đình với ông. Phần đông tướng lãnh kính nể TT Diệm nhưng tất cả ngán sợ ông Nhu vì ông Nhu lắm mưu mô, nhiều bản lãnh.  Sự ngán sợ đã trấn áp lòng nể trọng và dẫn đến quyết định hy sinh vị nguyên thủ quốc gia. 3 giờ trưa ngày 1 tháng 11, lúc tiếng súng đang nổ lớn, TT Diệm điện thọai cho đại sứ Lodge: Một cuộc điện đàm ngắn ngủi, đầy phẫn nộ trong khuôn khổ ngoại giao.  Khi hay hai ông Diệm, Nhu thoát khỏi Dinh Gia Long đêm1.11.1963, nhóm phản lọan “run đến phát rét” và một tướng cầm đầu định “trở cờ”, theo sự tiết lộ của Tổng thống Thiệu trước khi qua đời với người viết. Conein thúc phe phản lọan phải bắt sống cho kỳ được hai ông Diệm, Nhu. Conein nói suồng sã: “On ne fait pas l’omelette sans casser les oeufs, Không thể rán trứng mà không đập bể trứng !”,  theo Trần Văn Đôn kể lại trong Hồi ký.
TT Diệm không chiụ ra lệnh cho một số đơn vị võ trang trung thành phản công quân đảo chánh vì muốn tránh cảnh nồi da xáo thịt, làm suy giảm tiềm năng kháng cộng.  4 giờ sáng ngày 2.11.1963, hai tư lệnh Quân khu thân tín ở Vùng I và II là tướng Đỗ Cao Trí và Nguyễn Khánh tuyên bố ủng hộ Hội đồng Cách Mạng.  Hy vọng cuối cùng tan biến. Hai giờ sau, Tổng thống cho phép đại úy Đỗ Thọ, sĩ quan tùy viên, điện thoại cho chú y là đại tá Đỗ Mậu yêu cầu cho xe đến đón tại Nhà thờ Cha Tam Chợ lớn. Lúc 6 giờ và 6 giờ 45 sáng ngày 2.11.63, TT Diệm đích thân điện thoại  cho các tướng Minh, Đôn và Khiêm để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Dương Văn Minh chỉ định Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Quang, Dương Ngọc Lắm, Dương Hiếu Nghĩa và Nguyễn Văn Nhung  (tên vệ sĩ đã từng thủ tiêu xác của Ba Cụt)  đi đón, với chỉ thị riêng thanh toán hai ông Diệm, Nhu, trước khi về tới Bộ Tổng tham mưu. Thái thú Cabot Lodge nhắm mắt trước vụ mưu sát bỉ ổi này mà ông có dư quyền chận lại nếu muốn. Đây là một vết nhơ không bao giờ rửa sạch trong lịch sử đại cường Hoa kỳ. Tổng thống Kennedy (lãnh tụ đảng Dân chủ) quá yếu đuối, để cho thuộc hạ lật đổ ông Diệm một cách vô trách nhiệm, với sự a tùng của viên đại sứ đồ tể Cabot Lodge (thuộc đảng Cộng hoà).   Mai Hữu Xuân (đồ đệ của tên Cò khát máu Pháp Bazin) sống cô đơn, qua đời tại vùng Bắc Californie vì bịnh tim, nhiều hôm sau lối xóm mới khám phá được, báo cho cảnh sát. Đại tá Quang (gốc Đaị Việt và cấp trên của Dương Văn Minh trong Quân đội Pháp) thăng thiếu tướng, một thời gian ngắn thì chết  vì bịnh lao phổi.
Ông Nhu có thiện cảm với Pháp hơn với Mỹ, yếu tố văn hoá/ giáo dục ảnh hưởng nặng.  Ông Diệm lại e dè với Pháp (qua kinh nghiệm thất vọng thời làm quan dưới triều thực dân) nhưng rốt cuộc, oái oăm thay, ông trở thành nạn nhân của Mỹ mà ông nghĩ là văn minh và nhân đạo hơn!
Con người của chí sĩ Ngô Đình Diệm.
Nhiều sách vở và tài liệu đã nóí về cuộc đời chánh trị và riêng tư của TT Ngô Đình Diệm. một lãnh tụ cương trực, khí khái, chống cộng cố hữu  (anti-communiste invétéré) cũng như  bướng bỉnh với đế quốc, bất luận Pháp, Tàu hay Mỹ. Theo ông QTĐ, TT Diệm có cái uy nghiêm riêng phát xuất từ một gương mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị, một giọng Huế ấm áp, một lối nhìn thẳng vào người đối thoại. Một nốt ruồi đen thấy rỏ trên gò má dưới mắt trái của Tổng thống được các nhà tử vi xem như  báo hiệu một số mạng nhiều buồn phiền và tang tóc. Ông không  nặng lời hay gắt gỏng với cấp thừa hành, khi không vừa ý.
Phong cách của TT Diệm làm cho những người tiếp xúc với ông phải kính nể.  Sau cái bề ngoài trầm tĩnh, TT Diệm là một con người cuồng nhiệt, một hỏa diệm sơn, kiên trì trong mục đích, không nhân nhượng trên những đức tin căn bản. Trong chín năm làm việc tại Dinh, ông Đức cũng có dịp chứng kiến một ít trường hợp – vì lý do đặc biệt – Tổng thống thịnh nộ, quát tháo, đập bàn … Những “trận bão” này, tuy nhiên, qua mau, Tổng thống tự kềm chế cấp thời vì bản tánh của ông bộc trực, không cố chấp, không thâm độc như Hồ Chí Minh. Ông có thể độc thoại hàng giờ khi nói đến những đề tài mà ông nghiền ngẫm  như  chủ thuyết cộng sản, ấp chiến lược, khu trù mật, dinh điền, cải tổ hành chánh,  hay văn hoá Khổng Mạnh. Mái tóc đen nhánh, dáng người thấp, chân đi hai hàng lạch bạch nhưng mau lẹ. Rất sùng đạo, xem lễ mỗi buổi sáng tại hoặc một phòng riêng trong Dinh, hoặc nhà nguyện Dòng Chúa Cứu thế. Trang phục màu trắng, cà vạt đen quanh năm, không thay đổi. Làm việc bất chấp giờ giấc, với nhịp độ làm các người thân cận mệt nhoài. Khi có vấn đề khẩn, ông cho mời nhân viên hữu trách vào Dinh để đàm đạo thâu đêm. Bằng không, ông đọc phúc trình, hồ sơ đến khuya, uống trà, hút thuốc nhưng không bao giờ hút hết phân nửa điếu thuốc.
TT Diệm kinh lý không biết mệt, có khi mỗi tuần đi suốt hai ba ngày, đến các tiền đồn hẻo lánh, làng Thượng xa xôi, sử dụng mọi phương tiện chuyên chở: máy bay, ghe, tàu, xe jeep, trực thăng… Ông không hùng hồn trước đám đông nhưng rất thoải mái và thân mật ở giữa những nhóm nhỏ, không quan cách, không mị dân.
Khi nhóm Hội đồng Nội các, Tổng thống Diệm thường ra ngoài chương trình ấn định, nếu tình cờ gặp một đề tài gây chú ý. Ông nói say mê, không đầu không đuôi, lắm khi không kết luận. Với tư cách thơ ký phiên họp, ông QTĐ ghi mệt tay. Lúc bế mạc, các bộ trưởng thường phải nhờ ông Đức tóm tắt vì suốt chín năm trời làm việc bên cạnh Tổng thống, ông Đức đã quen và rút kinh nghiệm, tuy đôi lúc cũng đoán lầm.
TT Diệm sống rất nặng về lý tưởng. Con người Khổng giáo nghiêm khắc và Công giáo khổ hạnh nơi ông có những nhận xét lắm khi không sát thực tế. Ông thường nhắc rằng người cán bộ trung thành luôn luôn hy sinh vì đại cuộc mà không cần đến cơm áo, danh vọng và chức tước, một lời khen của lãnh tụ đủ gây mãn nguyện. Khổ nỗi, không phải cán bộ nào cũng thánh thiện như thế. Cuộc nổi loạn năm 1963 là một sự cải chính xót xa. Sánh với Hồ Chí Minh, ông Diệm là một lãnh tụ đức độ thiếu mưu lược, ghét xảo quyệt.
Thú tiêu khiển của TT Diệm không  nhiều vì thiếu giờ rảnh. Ông thích cỡi ngựa ở Đà lạt hay trong vòng rào của Dinh Độc Lập trong những năm yên ổn. Ông sưu tập máy ảnh, thích chụp hình và rất vui khi nhận được một máy lọai mới. Chủ tiệm chụp hình Hà Di thường được gọi vào Dinh về vấn đề chuyên môn. Tổng Thống ăn uống thanh đạm, thường bữa dùng tại ngay phòng ngủ, do ông già An và đại uý Nguyễn  Bằng phục dịch, thực đơn ít khi thay đổi gồm có cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Tổng thống ít khi đau, lâu lâu cảm cúm, có bác sĩ Bùi Kiện Tín chăm sóc. Phòng nội dịch không đông nhân viên, do ông Tôn Thất Thiết phụ trách. Vấn đề tiền bạc riêng của Tổng thống thì giao trọn cho Chánh văn phòng đặc biệt Võ Văn Hải, ông Diệm không có nhu cầu lớn.  Ông Hải, học trò cũ của GM Ngô Đình Thục, tốt nghiệp Trường Khoa học Chính trị Paris, cử nhân Hán học, rể của cựu Thượng thơ Nguyễn Khoa Toàn, theo sát Tổng thống  Diệm từ lúc còn bôn ba ở hải ngoại và được ông Diệm thương như con. Ông Hải chính là người được TT Diệm chỉ định ngày11.11.1960 ra trước cổng Dinh Độc Lập tiếp xúc với các sĩ quan phản lọan Nguyễn Chánh Thi – Vương Văn Đông để tìm hiểu yêu sách của họ. Hải chống ông bà Nhu và bác sĩ Tuyến, giám đốc Sở Mật vụ và cũng không thích ông Cẩn.
Ông Đức còn thêm: Vài hôm sau 1.11.1963, ông có chứng kiến vụ Hải lập biên bản trao cho đại úy Đặng Văn Hoa, chánh văn phòng của tướng Trần Văn Đôn số tiền của TT Diệm giao cho Hải cất giữ.  Ông Đức không biết số tiền này được bao nhiêu và lọt vào túi của ai. Nôi hai trang cuối cùng của hồi ký Việt Nam Nhân chứng, Trần Văn Đôn có ghi rõ Hải đã trao hai số bạc mặt 2.390.000 đồng và 6.297 Mỹ kim, Dương Văn Minh lấy 6.000 đô và chia cho Trần Thiện Khiêm 297 đô. Số bạc VN được phân phát cho Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu, Phạm Ngọc Thảo, Trần ngọc Tám và Trần Thiện Khiêm, riêng Đôn có nhận 24.500 đồng.
Khi phe quân nhân lên cầm quyền, Võ Văn Hải có can đảm tổ chức nhóm “Tinh thần Ngô Đình Diệm” và ra ứng cử dân biểu taị Sàigòn nhưng thất cử. Năm 1974, không hiểu vì sao Hải lại xoay qua, cùng với Tôn Thất Thiện, ủng hộ nhiệt tình tướng Dương Văn Minh là người ra lệnh hạ sát hai ông Diệm, Nhu. Hải qua đời trong một trại giam Bắc Việt sau 1975, đem theo nhiều điều bí mật chưa hề tiết lộ.
Về câu hỏi TT Diệm liên hệ ra sao với đảng Cần Lao, ông QTĐ cho biết ông Diệm chỉ để ý theo dõi hoạt động của Phong Trào Cách Mạng Quốc gia (tổ chức nồng cốt của chế độ từ lúc đầu)  và Liên đoàn Công chức Cách mạng, một tổ chức ngoại vi của Chánh phủ. Về chuyện thành lập và sinh hoạt của đảng Cần Lao, TT Diệm giao hết cho hai ông Nhu và Cẩn. Trong các năm chót của chế độ, kế hoạch Ấp chiến lược cũng do ông Nhu hoàn toàn phụ trách, Tổng thống không lưu ý đến như đã từng lưu ý đến kế hoạch Dinh điền hay Khu Trù mật. Các gương mặt nổi trong hoạt động Cần Lao gồm có các ông Huỳnh Văn Lang, Trần Kim Tuyến, Lê Văn Đồng, Huỳnh Hữu Nghĩa, Lê Quang Tung, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Châu, Đỗ Kế Mai, Nguyễn Trân ..v..v.. Bs Tuyến làm việc với ông Nhu, ít khi gặp Tổng thống, trừ trường hợp đặc biệt. Quyết định đưa Cần Lao vào Quân đội – tức  là chính trị hoá Quân đội – làm yếu Quân đội vì phá vỡ hệ thống quân giai và làm nản lòng các sĩ quan chuyên nghiệp. Quân đội chỉ biết có Tổ Quốc. Và phục vụ tổ quốc mà thôi.
(Còn tiếp)
© Lâm Lễ Trinh
9 năm bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm [2] »
  1. Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm
  2. Ngô Đình Diệm, vị tổng thống còn nhiều tranh cãi
  3. Tổng thống Diệm sát hại đối lập?
  4. Ông Ngô Đình Diệm: Chí sĩ và Tổng thống
  5. Dư âm sâu quanh một bài viết về Ngô Đình Diệm
  6. TT Ngô Đình Diệm: Lịch sử sẽ trả lại sự thật, danh dự và công bằng cho ngài

1447. “ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO”: MỘT MỆNH ĐỀ SAI TRÁI TOÀN DIỆN

“ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO”: MỘT MỆNH ĐỀ SAI TRÁI TOÀN DIỆN

Đào Tiến Thi
07-12-2012
Vấn đề này cũng đã có nhiều người đề cập nhưng tôi thấy vẫn cần phải nói thêm nhiều điều, vì nó hết sức sai trái. Vì nếu vẫn tiếp tục được vận dụng thì hậu quả hết sức tai hại.
Không rõ cau khẩu hiệu này xuất hiện từ ngày tháng năm nào nhưng chắc chắn chỉ mới gần đây, khi lực lượng chức năng phải trấn áp những cuộc biểu tình chống sự xâm lược của nhà nước Trung Hoa Cộng sản (Trung Cộng). Trước đó ít năm, từ thời đói ăn bước sang thời kỳ đổi mới, một khẩu khẩu hiệu mọi người lấy làm phương châm nằm lòng là “Hãy tự cứu mình”. Nghĩa là ngay trong việc kiếm miếng ăn hằng ngày, Đảng và Nhà nước cũng không lo thay được người dân (hay chí ít mỗi người dân phải cứu mình trước khi được Đảng và Nhà nước cứu). Trước đó nữa, khẩu hiệu/ phương châm mà ai cũng phải thuộc lòng là “Mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người”. Câu ấy suy rộng ra nghĩa là: Đảng và Nhà nước vì nhân dân, và nhân dân cũng vì Đảng và Nhà nước, không ai được phép bỏ mặc ai.
Thế thì vì lý do gì mà bây giờ người ta lại lấy câu “Đã có Đảng và nhà nước lo” làm khẩu hiệu, làm chân lý để giải tán biểu tình chống xâm lược?
Ta hãy bàn về chữ “lo” trước. “Lo” theo Từ điển Tiếng Việt có các nghĩa sau: 1. Ở trong trạng thái phải bận tâm, không yên lòng vì việc gì đó vì cho rằng có thể xảy ra (Con ốm, mẹ lo cuống quýt). 2. Suy tính, định liệu, chuẩn bị điều kiện, biện pháp để có thể làm tốt việc gì đó thuộc về trách nhiệm của mình (Lo xa). 3. Để cả tâm trí và sức lực vào nhằm làm tốt và thực hiện cho được một công việc cụ thể nào đó (Lo học).
Như vậy, từ “lo” trong câu đang bàn thuộc nghĩa thứ hai. Đảng và Nhà nước “lo” tức là đề ra chủ trương (chiến lược, sách lược) và chịu trách nhiệm về những thành bại do chủ trương ấy.
Đảng và Nhà nước lo việc chống xâm lược thì đúng rồi, nhưng chỉ có (và chỉ có) Đảng và Nhà nước mới có quyền được lo việc chống xâm lược thì lại sai.
1. Về lý thuyết, mệnh đề “Đã có Đảng và Nhà nước lo” trái với tất cả các nguyên lý (đã được nêu thành khẩu hiệu) trước đó. Ví dụ: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử (triết học duy vật lịch sử của CN Mác – Lênin), Dễ muôn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong, v.v.. Ngoài ra nó còn trái với cả Hiến pháp hiện hành. Điều 73 của Hiến pháp  viết: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Và Điều 53: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân”.
Ở đây cũng cần phải xác định rạch ròi “Đảng” là ai, “Nhà nước” là ai, “nhân dân” là ai.
Nhân dân thì thật dễ xác định. Đó là tất cả những người lao động không nằm trong bộ máy quyền lực. Nhưng “Đảng”, “Nhà nước” thì không đơn giản. Một đảng viên sai trái mà kết luận rằng Đảng sai trái thì sẽ là không “biện chứng”. Đảng ở đây là Đảng Cộng sản Việt Nam, là một thực thể nhưng là một thực thể khá trừu tượng. Vì Đảng cầm quyền thông qua bộ máy Nhà nước. “Đảng lo” phải chăng tất cả các đảng viên của Đảng đều lo? Không phải. Vì chỉ một số ít đảng viên giữ các chức vụ trong bộ máy Nhà nước, còn đa số không có quyền lực gì hơn người ngoài Đảng, nên họ chỉ là Đảng “làm”, không phải Đảng “lo” (có muốn lo cũng chịu), cho nên thực chất những đảng viên này cũng là nhân dân. Vậy Đảng “lo” là các cán bộ có chức có quyền? Cũng không hẳn. Vì hệ thống Đảng là một hệ thống tuân thủ theo thứ bậc rất chặt chẽ, nhất nhất theo chỉ đạo của cấp trên, không thể tự mình “lo” (việc của mình) được. Mỗi cấp uỷ Đảng lo cho cấp dưới còn việc của mình thì lại có cấp trên của mình lo. Cứ dồn ngược mãi lên thì Đảng “lo” là 14 vị U.V. Bộ Chính trị hoặc chỉ là ông Tổng bí thư. Nhưng Điều lệ Đảng lại không quy định ông Tổng bí thư hay Bộ Chính trị, hay BCH Trung ương phải chịu trách nhiệm về những điều nói trên.
Tóm lại, vẫn biết “Đã có Đảng lo” nhưng cụ thể ai lo thì không xác định được!
Tình hình đối với Nhà nước cũng tương tự như vậy. Tuy Nhà nước là một thực thể dễ xác định hơn (có bộ máy hành chính – công vụ, có quân đội, có luật pháp, có ngân khố quốc gia và nhiều tài sản khác), nhưng Nhà nước (ở ta) lại chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng; nói cách khác, tất cả bộ máy Nhà nước là nơi hiện thực hoá chủ trương của Đảng. Cho nên Nhà nước cuối cùng cũng không phải chịu trách nhiệm về chính mình. Một chứng cớ hùng hồn chứng minh cho điều này là trường hợp đồng chí X vừa rồi, sau khi bị phê phán, đồng chí X đã nói rất rành mạch, tự tin (và có lý nữa), rằng tất cả do Đảng phân công, do Đảng chủ trương chứ đồng chí ấy không xin Đảng cái gì, cũng không làm trái Đảng điều gì.
Cho nên, vẫn biết “Đã có Nhà nước lo” nhưng khó mà truy ai lo, ai phải chịu trách nhiệm việc gì.
2. Về thực tế, chỉ trong mấy năm gần đây đã cho thấy Đảng và Nhà nước không thể tự mình lo được việc chống giặc ngoại xâm.
Chỉ tính từ khi nhà cầm quyền Trung Cộng có nhiều hành động xâm phạm quá đáng chủ quyền của Việt Nam, và vì thế xảy ra biểu tình chống Trung Cộng, bắt đầu từ 12-2007, và do đó xuất hiện khẩu hiệu “Đã có Đảng và Nhà nước lo”, đến nay vừa 5 năm, thì tình hình chả hề tốt lên; trái lại ngày càng xấu đi. Việc bắt bớ ngư dân hồi 2007 trở về trước còn lẻ tẻ thì nay xảy ra như cơm bữa. Riêng năm ngoái hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta. Còn tính riêng từ cuối tháng 6 đến nay, trong vòng 6 tháng, Trung Cộng đã liên tiếp vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam:
- Mời thầu 9 lô dầu khí trên vùng biển của Việt Nam.
- Đưa hàng nghìn tàu thuyền rầm rộ vào đánh trong vùng biển của Việt Nam.
- Nâng cấp huyện Tam Sa (gồm Qđ. Hoàng Sa và Qđ Trường Sa của Việt Nam) thành thành phố Tam Sa, xây dựng trên đó ngày càng đầy đủ một đầu não hành chính, kinh tế và quân sự.
- Lần thứ ba cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta. Đáng chú ý là nó diễn ra tại địa điểm gần bờ của Việt Nam hơn hai lần trước và tàu vi phạm là tàu cá chứ không phải tàu hải giám. Đáng chú ý hơn nữa là: trong ba ngày đầu khi ta im lặng thì Trung Cộng cũng im lặng, nhưng sau khi chính phủ ta tuyên bố phản đối thì họ đổi trắng thay đen, chối phắt chuyện cắt cáp và dựng chuyện tàu thăm dò dầu khí của ta xâm phạm vùng biển của họ.
- Và sắp tới đây, nhà cầm quyền Trung Cộng còn cho phép cảnh sát tỉnh Hải Nam lục soát, chiếm tàu hoặc tịch thu các hệ thống liên lạc trên tàu trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (toàn bộ đường lưỡi bò, chiếm 80% diện tich Biển Đông). Nếu chủ trương này không bị ngăn chặn thì khu vực nằm trong đường lưỡi bò chẳng bao lâu sẽ thuộc về Trung Quốc.
Tục ngữ Anh có câu “Cái tường thấp mời kẻ trộm”. Những hành động ngày càng trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Cộng ngoài lý do tham vọng quá lớn ở Biển Đông còn có lý do quan trọng là do Đảng và Nhà nước Việt Nam phản ứng quá yếu ớt. Và xu hướng không hề sáng sủa. Có lẽ chúng tiến đến đâu thì ta lùi đến đó!
Vì sao có tình trạng ấy? Vì Đảng và Nhà nước gần như đối đầu với nhân dân trong vấn đề chống xâm lược. Nhà nước đàn áp khốc liệt các cuộc biểu tình chống Trung Cộng. Vậy làm sao Trung Cộng không được đà lấn tới? Chúng ngày càng coi Đảng và Nhà nước Việt Nam không ra gì hết, nên cứ thỉnh thoảng lại “bóp mũi” để ra một yêu sách mới.
Vì Đảng và Nhà nước tự cô lập mình nên trở nên đơn độc. Mà đơn độc thì yếu đuối. Vả lại, không có nhân dân hậu thuẫn nên cũng không có áp lực về vấn đề chịu trách nhiệm. Mất toàn bộ Qđ. Hoàng Sa năm 1974 không ai chịu trách nhiệm. Mất đảo Gạc Ma trong Qđ. Trường Sa năm 1988 không ai chịu trách nhiệm. Những năm gần đây tàu Trung Quốc tự do ra vào đánh cá trên vùng biển của ta, 3 lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta, liên tiếp bắt bớ đánh đập ngư dân ta, rao bán các lô dầu khí của ta,… nhưng cũng không quan chức nào phải chịu trách nhiệm.
Ngược lại lịch sử trước đó chưa lâu, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân lo đánh giặc thì khác hẳn. Dưới đây xin trích một số câu thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mấy năm đầu kháng Pháp cũng đủ thấy cái không khí “toàn dân lo” chứ chẳng bao giờ chỉ có Chính phủ lo: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến/ Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng/ Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông/  Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công!(Xuân Đinh Hợi, 1947). Toàn dân đại đoàn kết/ Cả nước dốc một lòng/ Thống nhất chắc chắn được/ Độc lập quyết thành công. (Xuân Mậu Tý, 1948). Người người thi đua/ Ngành ngành thi đua/ Ngày ngày thi đua/ Ta nhất định thắng/ Địch nhất định thua(Xuân Kỷ Sửu, 1949).
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, triều đại nào dựa vào dân thì mạnh, xa dân, đối đầu với dân thì yếu và quân xâm lược thừa cơ đó mà thôn tính. Chỉ xin lấy hai triều đại làm ví dụ.
Thời nhà Trần (thế kỷ XIII), do “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” (lời Trần Quốc Tuấn) nên ba lần đánh thắng giòn giã quân Mông – Nguyên, một đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới đương thời, một đội quân gây tang tóc cho cả hai châu lục Á – Âu.
Thời nhà Nguyễn (nửa sau thế kỷ XIX) do chính sự hà khắc, nhân dân oán thán, cho nên triều đình tuy có kháng chiến nhưng do dự, lừng chừng, trong lúc có giặc ngoại xâm mà vẫn đàn áp nhân dân một cách khốc liệt, do đó không bao giờ dám kiên quyết với giặc, làm cho quân Pháp có điều kiện gặm dần nước ta. Một điều gần như quy luật trong cuộc chiến này là: khi quân Pháp yếu, bị các đội nghĩa binh tự phát của nhân dân bao vây, đánh tỉa thì chúng tìm cách “hoà” với triều đình; khi chúng mạnh thì chúng mở rộng xâm lược, bất chấp những hoà ước đã ký. Còn phía triều đình thì lúc nào cũng chỉ lo cầu “hoà”, thậm chí để được lòng quân Pháp, có lúc triều đình tìm cách hạn chế hoặc đàn áp các đội nghĩa binh đang tích cực kháng chiến. Nguyên nhân sâu xa là do vua quan quá nhiều quyền lợi phi nghĩa, dẫn đến tư tưởng sợ dân hơn sợ giặc. Đi với giặc vẫn tưởng bảo tồn quyền lợi nhưng rút cục khi đủ mạnh, quân Pháp đánh một đòn quyết định buộc triều đình đầu hàng (điều ước Harmand, 25-8-1883). Một cuộc phản công muộn màng do phái chủ chiến tiến hành sau đó (7-1885) không lấy lại được thế thất bại.
Khẩu hiệu “Đã có Đảng và Nhà  nước lo” hiện nay còn nguy hiểm ở chỗ nó tạo nên sự lười nhác và vô trách nhiệm trong mỗi công dân. Tình trạng vô cảm mà ai cũng có quyền kêu than chắc chắn có sự góp phần của cái mệnh đề trên. Điều này trái hẳn với truyền thống dân tộc khi cha ông vẫn dạy “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Thật xấu hổ khi chúng ta nhắc đến cậu bé Trần Quốc Toản bóp nát quả cam lúc nào không biết vì mải nghe các vương hầu luận bàn kế đánh giặc, hay chàng trai đan sọt Phạm Ngũ Lão mải lo việc nước mà ngựa của Hưng Đạo Vương đi qua không biết cho đến khi bị quân lính đâm giáo vào đùi.
Chỉ nhắc đến thế thôi cũng đã thấy cái cực kỳ vô lý và phản động của câu khẩu hiệu “Đã có Đảng và Nhà  nước lo”. Ai là người đề xướng ra khẩu hiệu này? Tôi nghĩ chắc chắn không phải các vị đứng đầu Đảng và Nhà nước mà chỉ do ai đó “sáng tạo” trong quá trình thực thi công vụ phi lý là dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng mà thôi. Thật là lợi bất cập hại cho chính Đảng và Nhà nước. Tới đây chẳng lẽ lùi mãi trước những hành động ngang ngược của Trung Cộng? Cuối cùng khi đã bị dồn đến chân tường, tôi nghĩ Đảng và Nhà nước vẫn phải chống Trung Cộng xâm lược. Nhưng lúc ấy liệu nhân dân còn ủng hộ? Giả sử lúc đó quân đông, vũ khí tốt thì còn làm được gì? “Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”, bi kịch ấy của Hồ Nguyên Trừng, một vị tướng tài ba xuất chúng thời nhà Hồ chả lẽ không khiến ai hôm nay mảy may xúc động?
ĐTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét