Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Tin Chủ Nhật, 09-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Cảnh sát biển: “Vệ sĩ” của ngư dân (NLĐ). – Tủ sách biển Đông: Hỏi đáp về chủ quyền biển đảo trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (ĐV).
- “Chúng em hướng về biển đảo” (TT).
- Dân Việt Nam sẵn sàng chống xâm lược, không để Trung Quốc coi khinh (RFI/ Thụy My).  Lời kêu gọi của các nhân sĩ Sài Gòn được đăng lại trên các trang mạng đã được hưởng ứng đông đảo. Chỉ riêng trên trang anhbasam, tính đến hai giờ chiều Việt Nam hôm nay đã có trên 1.000 ý kiến phản hồi”.
2<- Phỏng vấn – Ông Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi chính quyền thành phố tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc (RFI).  – 1449. TUYÊN BỐ CỦA HỒ NGỌC NHUẬN – PHÓ CT UBMTTQVN-TPHCM (BS). Như độc giả tối qua đã bình luận, ông sẽ đi vào lịch sử trong vai trò một giới chức cao cấp nhất đương tại vị trong hệ thống chính trị của ĐCSVN cầm quyền, lần đầu tiên công khai lên tiếng, kêu gọi mít tinh (biểu tình) chống bọn bành trướng Bắc Kinh.  – Gần 40 năm sau họ lại xuống đường (Trương Duy Nhất). - Lâm Thế Nguyên – Vì Tổ Quốc, không nên phân biệt xuất xứ! (Dân Luận).  – Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Sài Gòn quật khởi (Nguyễn Thông).
- Dân Sài Gòn được kêu gọi tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc (RFI). Trước những hình thái ngày càng ngạo mạn, lộ liễu, đối với dư luận, với thế giới thì họ vẫn bảo rằng họ không có mưu đồ ở Biển Đông. Nhưng tất cả những điều họ làm thì tôi thấy ngược lại với điều họ nói, thì điều này hầu hết những người có hiểu biết cũng đã thấy”.  
- Chính quyền VN ra sức ngăn chận cuộc biểu tình chống TQ ngày 9/12 (RFA). Bây giờ đã có người canh cửa rồi. Có người bị gửi giấy mời, thăm hỏi rồi. Tôi thì chưa, nhưng không biết tình hình thế nào. Có thể tôi phải ‘dạt vườn’ để từ nay đến tối tính sau; bây giờ không biết có yên thân hay không chứ chưa nói đến ngày mai…” - Trước một ngày Chủ Nhật (Người Buôn Gió).

- Bạo Lực Sợ Bất Bạo Động (Đinh Tấn Lực).
- GIẢI ĐẾ UÝNH HÀ THIÊN LỘN (Phọt Phẹt).  – LỘT MẠ NẠ NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC TÂN THỜI   –   NHƯ THẾ TẤT BỊ MẤT NƯỚC THÔI! (DĐCN).
H2- Phạm Thanh Nghiên: Đồng hành yêu nước (DLB). “Nhưng người ta chỉ có thể giam cầm thân xác nhưng không thể nào bỏ tù lòng yêu nước của các cô chú, các anh, các chị. Cũng vậy, không ai có thể bỏ tù lòng yêu nước của một dân tộc. Và ngày mai này, 9 tháng 12, 2012, đúng 5 năm sau lần biểu tình lịch sử đầu tiên ấy, những trái tim yêu nước lại tiếp tục xuống đường để tranh đấu cho toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển đảo của tổ tiên”. – Tuổi trẻ Việt Nam: hãy tồn tại có trách nhiệm! (DLB).
- Ma mãnh để cướp trắng (TN). – Trung Quốc chủ tâm gây áp lực lên láng giềng (PLTP). – Báo Jakarta Globe: Bắc Kinh phô trương sức mạnh ở châu Á (SGGP). – Phải cứng rắn để vô hiệu hóa lòng tham (ĐV/LĐ).
- Sự thật về thông tin ‘tàu dầu khí Việt Nam’ bị chìm ở Biển Đông (Petrotimes). Lại một lối làm báo đáng chê trách! Bản tin đề cập chuyện này khởi đầu là từ trang mạng Trung Quốc, trang mạng VN chỉ đăng lại. Thế nhưng  Petrotimes lại cố tình lờ đi, đưa tin lập lờ như đổ vấy hết cho trang mạng tự do của VN “suy diễn”.
- Không quân TQ tập trận quy mô lớn (BBC).   – Trung Quốc vỗ ngực khoe tập trận không quân lớn chưa từng có (AP/ ĐV).
- Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc thâm nhập vùng biển tranh chấp (ND).
- Trung – Ấn đấu khẩu gay gắt về Biển Đông (SGTT).
- Đặng Huy Văn: CON NGUYỆN CẦU CÓ PHÉP THẦN THÔNG HÔ “BIẾN!” (Nguyễn Trọng Tạo). “Quân cướp biển trên Biển Đông hãy ‘Biến’!/ Để ngư dân được chài lưới kiếm ăn/ Lũ sói biển – giặc Hải Nam hiếu chiến/ Hãy ‘Biến’ đi, thôi cắn bậy giết càn!/ Quân xâm lược trên Hoàng Sa hãy ‘Biến’!/ Để nhân dân xây Mộ Những Anh Hùng/ Của người lính hi sinh trong Hải Chiến[2]/ 38 năm rồi trôi xác giữa mênh mông!” – Video: Các bạn Đức hát Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam (nguoiviet.de).
- Minh Diện: HÀM ƠN HAY OÁN HẬN ? (Bùi Văn Bồng). “Giờ Trung Quốc vẫn chiếm biển đảo Việt Nam, và ngày càng cuồng vọng xâm lược nước ta. Sao có những người vẫn còn nói giọng ‘hữu hảo’ với các quan chức Trung Nam Hải là ‘nhân danh nhân dân Việt Nam không quên ơn Trung Quốc?’. Rồi vì ‘cái ơn’ ấy mà bắt nhân dân phải cúi đầu?”.
- Việt Nam xây resort 4 sao ở Bản Giốc (VNE).  – Sẽ có khu nghỉ mát 4 sao ở Bản Giốc (BBC). Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác”.
- Biểu tình và tuyệt thực cho nhân quyền trước Đại Sứ Quán VN tại DC (RFA). “…Hôm nay em tham dự cuộc biểu tình để đoàn kết lại với người dân Canada và Mỹ chia buồn với các gia đình Việt Nam có thân nhân bị cộng sản đàn áp”.
- Người Việt ta có vô cảm thật không? (Phương Bích). – Người Việt không vô cảm (VOV).
4<- Luận về lòng tự trọng (DLB).  – Hùng Dũng Trọng Thanh (Trương Duy Nhất). “Ông đã nhận lỗi hết về mình với vai trò người đứng đầu chèo lái (HLV trưởng) và quyết định ra đi. Ông nói: một khi đã không tốt, không hoàn thành nhiệm vụ thì phải ra đi, nhường chỗ cho người khác hợp lý hơn, làm tốt hơn. Sự biết hi sinh của ông biết đâu lại tạo cho bóng đá Việt một cơ hội chuyển xoay mới”.
- Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp nhận trách nhiệm về những yếu kém (TP). – Võ “sorry” (LĐ).  – MƯỜI CHỮ VÀNG VÀ HAI CHỮ NGỌC (Bùi Văn Bồng). “Dịch ra: ‘10 chữ vàng’ là: ‘Hoàn toàn chịu trách nhiệm / Nghiêm túc rút kinh nghiệm’; và đặc biệt, ‘02 chữ ngọc’ là: ‘Xin lỗi!’.”
- Thư mở gửi Nguyễn Tấn Dũng: Chỉ tồn tại duy nhất NHÓM LỢI ÍCH CỦA ĐẢNG CSVN! (TTXVA).
- Khi bộ trưởng công khai quà tặng (VNN). “Các nước đạt kết quả tốt trong bảng xếp hạng thường có truyền thống về một chính phủ cởi mở, hoạt động dân sự tích cực, và lòng tin xã hội với sự minh bạch mạnh mẽ và cơ chế trách nhiệm giải trình cho phép người dân được giám sát các chính khách, khiến họ có trách nhiệm hơn trong hành động và quyết định của mình”. - Lòng tham + quyền lực = tham nhũng (TT). – Châu Á cần học mô hình chống tham nhũng Singapore (TT).

- Nhức nhối chuyện “chạy” vào công chức (TT).
- Đà Nẵng có phải là 1 trong 20 đô thị sạch nhất thế giới ? (Trương Duy Nhất). “Báo chí dịch bậy. Quan chức địa phương nghe sướng bụng tưởng thật, đi đâu cũng hót, cứ tưởng ta đây cái gì cũng nhất thế giới”. Mời xem lại: Ông Nguyễn Bá Thanh: “Nghe thế giới khen thấy chưa sướng lắm!” (Infonet).
- Thời của chính chủ hay niềm vinh hạnh của kiếp chó mèo (PN Today).
- Cú Mèo chỉ thích bóng đêm (Minh Văn).
- Nhà báo Hồ Thu Hồng (Cavenui).
- Tranhung09 là THẰNG CHA, CON MẸ nào? (Bùi Văn Bồng).
- Xem xét lại việc Thanh tra giao thông nhập mô tô ngoại (TN).
- Nghe không lọt (DV).
- Họp dân vụ cưỡng chế làm 4 người bị thương (TN). – Thanh tra 2 dự án do Sở LĐ-TB-XH tỉnh làm chủ đầu tư (TN).
- Châm lửa đốt CSGT (TN).
- Thiếu tá công an cầm đầu đường dây lừa đảo (TN).
- Khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 (PLTP).
- Nhiều kiểu sai phạm tại các đơn vị khai khoáng có phép (TN).
- 3 cán bộ kiểm lâm Đắk Lắk bị cách chức, chuyển công tác (VOV).
- Dân tố trưởng công an xã bắn người (NLĐ).
- Nguyên thượng sỹ công an sàm sỡ hàng loạt nữ sinh bị tâm thần?  Báo Dân trí nhưng thấy cái tựa thấy dễ … “mất trí”. Có  3 điểm cần bàn: viên thượng sĩ công an phạm tội khi đương chức, không phải là “nguyên”. Cứ cái lối vội vã “tước quân tịch” để báo chí toa rập, dùng từ “nguyên” cho nó đỡ nhục “ngành”. Hắn nghi bị tâm thần, không phải các “nữ sinh bị tâm thần”. Khả năng phạm tội cưỡng dâm (chưa thành), không thể dùng từ nhẹ hều là “sàm sỡ”. Cái tựa nên sửa là: Giám định thần kinh thượng sĩ công an nghi cưỡng dâm hàng loạt nữ sinh.
- Điên đầu vì thuế, phí (NLĐ).
- Mang thai hộ, được không? (ĐV).
- Hoàn thành hồ sơ về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào năm 2013 (ĐV).
5
- Quành tráng! (DLB). Hôm qua, trong phần Chép sử tháng 12-2012 đã ghi: “Giữa lúc nền kinh tế đang rất khó khăn, nông dân thiếu đất đai canh tác nhưng chính quyền vẫn liên tục cho xây dựng nhiều khu tưởng niệm những người có công trong cuộc chiến tranh Việt Nam, được gọi là thời Kháng chiến chống Mỹ. Như tỉnh Trà Vinh khởi công khu tưởng niệm Anh hùng lực lượng vũ trang Út Tịch, rộng hơn 14 ngàn mét vuông, tốn 36 tỉ đồng.” Bữa nay sẽ phải bổ sung công trình “quành tráng” này, mà VTV-Thời sự sáng nay cũng đã giới thiệu, một thứ sản phẩm sa sỉ tới kinh hoàng so với những gì vốn được coi là ước nguyện của cố CT Hồ Chí Minh có liên quan tới mình sau khi chết.
6
- Nhân đây, mời bà con coi luôn một thứ quái dị, cũng ở xứ sở Pleiku này: Có những loài… xe không cần biển số? (Cafe NA). Loại “xe chính phủ” hành xử kiểu “vô chính phủ” để thi hành nghị định về “xe chính chủ”.
- Công an Quảng Tây đụng độ với nhiều ngàn người biểu tình bạo động (RFI).  – BẠO ĐỘNG Đông Hưng – đất cũ của Việt Nam: Công an Trung Quốc cố tình cán chết người (TTXVA).
- Tập Cận Bình kích động tinh thần dân tộc để củng cố vị thế (RFI).   – Chủ Nghĩa Dân Tộc Và Sức Ly Tâm (Dainamax).
- Giới ly khai Trung Quốc đả kích diễn văn nhập nhằng của nhà văn Mạc Ngôn (RFI).  - Vợ của Giải Nobel Hòa bình lại không có hòa bình (RFI).- Huỳnh Văn Úc: Lưu Hiểu Ba và Hiến chương 08 (Nguyễn Tường Thụy). – Nhà văn TQ được Giải Nobel nói đến chỉ trích trong bài diễn văn (VOA).
- Hé lộ nỗi ám ảnh kinh hoàng của công an Trùng Khánh (VTC). – ‘Dâm quan’ Trung Quốc cặp bồ ‘chị em song sinh’ (VTC).
- Người dân Canada phản đối công ty Trung Quốc thâu tóm Nexen (NLĐ).
- Nạn sùng bái cá nhân Kim Jong Il làm tiêu tốn của Bắc Triều Tiên $ 120 triệu (Lenta/ Kichbu).  – Nhà lãnh đạo Triều Tiên lo ngại đảo chính quân sự (TTXVN/ DV). – Kim Jong Un: Chờ phóng tên lửa và đảo chính (TNNN).  – Nhật Bản dàn xong trận địa PAC-3 chờ đón lõng tên lửa BTT (GDVN). – Bắc Triều Tiên cho biết xét lại ngày phóng rốckết (VOA). – Triều Tiên xem xét hoãn kế hoạch phóng tên lửa (TN).
- Myanmar xin lỗi các nhà sư biểu tình (TP).  – Miến Điện xin lỗi các nhà sư bị thương (BBC). – Chính phủ Miến Điện xin lỗi về việc đàn áp biểu tình (RFI). – Giới chức Liên Hiệp Quốc nói các trại tị nạn miền Tây Miến Điện ‘gây sốc’ (VOA).
- Tiến sĩ Cynthia M. Horne,  Phó Giáo sư, ĐH Western, Washington: Mật vụ và đồng lõa trong xã hội cộng sản (BBC). “Các chế độ độc tài Đông Âu biến tất cả xã hội trở thành những âm mưu. Hầu như tất cả mọi người đều là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản khi phải sống theo nó, hầu như tất cả mọi người đều tham gia vào việc đàn áp. Bên trong một chế độ cộng sản, mạng lưới đồng lõa chạy như hệ thống tĩnh mạch và động mạch trong cơ thể con người …”
- Nếu như Liên Xô còn tồn tại. Cuộc sống hôm nay sẽ thế nào ? (professionali/ newsland / Kichbu).

- BA MƯƠI NÀY THÁNG TƯ (Văn Công Hùng).
KINH TẾ
- Những chỉ tiêu của thực tiễn (GD&TĐ).
- Giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản (TN). – Khẩn trương giảm lãi suất cho vay, tiêu thụ hàng tồn kho bất động sản (SGGP).
- Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường: “Nhân rộng các mô hình điểm” (DV). – Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 13: Đi lên từ nước đá (TN).
- Westernbank dành 1.000 tỷ đồng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cuối năm (TP).
- Câu hỏi lớn từ chuyện lỗ của Coca Cola VN (TT).
- Đăng ký kiểm tra nông sản nhập vào VN: 11 nước hoàn thiện thủ tục (DV).
- Thị trường phân bón cuối năm: cung dồi dào, giá ổn định (Petrotimes).
- Cà phê phân voi 1 triệu đồng/ly được sản xuất thế nào? (DV).
- Giá như tôi biết lắng nghe… (NLĐ).
- ADB: Tăng trưởng của Á châu năm 2013 “đi đúng hướng” (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI (Tễu).
- Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh biết và dám đi biểu tình chống quân bành trướng (VOV).
- Nguyễn Hoàng Đức: Văn hóa vô sản hay vô sản về văn hóa (Nguyễn Tường Thụy).
- Phần 1: KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN – LẦM LẪN KÉO DÀI CỦA GS PHAN HUY LÊ (Phạm Viết Đào).
- TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (hết) (NXB Thằng Mõ/ blog Thế Phong/ Nguyễn Trọng Tạo). Mời xem lại: TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (1)   –   TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (2)   –   TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (3)   –   TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (4)   –   TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (5)   –   TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (6)   –   TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (7)   –   TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (8).
- Những ngọn sóng tỏa hương (Tập thơ của Trần Mai Hường – NXB Hội Nhà văn 2012) (SGGP).
- Tố Hữu: Đường đời, đường thơ (SGGP).
- Văn Dương Thành và ‘Ngẫu hứng (Impromptu)’ (TP).
- YÊU THỜI…ĐỒ ĐỂU (KỲ 17) (Nhật Tuấn).
- Ngô Xuân Hội: NHỮNG TRANG VĂN LƯU GIỮ DẤU NGƯỜI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nhà điêu khắc Lê Khắc Cường: Cái đầu tiên cần vượt qua là sự coi thường mỹ thuật (TP).
- Bàn chân ôm đất (TN). – Quê ơi! (TN).
- Phim Tết: Đường đua nóng bỏng (SGGP).
- Du lịch đang thiếu cái gốc văn hóa (PLTP).
- Ca sĩ Thanh Lan sang Pháp biểu diễn đêm 31/12 (RFI).
- Thiền và kinh tế học : “Thủy tự mang mang hoa tự hồng” (3) (Hoàng Hải Vân).
- Người Ðan Lai đã an cư (ND).
- Độc đáo ngôi chùa bằng sành mang dáng hình nàng tiên (ĐV).
- Nín thở chờ siêu phẩm Life of Pi (PLTP).
- Psy xin lỗi vì từng phản đối quân Mỹ (BBC).
- Liên hoan Nhiếp ảnh Phnom Penh (BBC).
- Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Ai nắm đội tuyển? (PLTP). – Tam tai… (PLTP). – Phải cho huấn luyện viên thời gian gầy dựng đội tuyển (TT).
- V-League 2013: “Không đội nào xuống hạng thì đá làm gì?” (GDVN).

- Linh là lạ (LĐ).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tự chủ giáo dục ĐH Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế (DT). – 3 chung: “nợ xấu” của ngành giáo dục (GDVN).
- 10 vụ việc đáng chú ý nhất của ngành giáo dục năm 2012 (GDVN).
- Bộ Giáo dục thông báo 1.100 suất học tiến sĩ theo Đề án 911 (GDVN).
- Đào tạo CNTT cho 80.000 giáo viên tiếng Anh (LĐ). – Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả (GD&TĐ).
- Dạy học theo hướng tích cực –nhìn từ cơ sở (GD&TĐ). – Học nhiều, hành ít (TT). – Luyện chữ (TP).
- Học bổng dành cho giáo viên THCS dạy các môn KHTN (PLTP).
- Tốt nghiệp đại học với 15 chứng chỉ kỹ năng vẫn bị “chê” (TN).
- Lớp học cách viết đề cương nghiên cứu (Hà Nội 7-9/1/2013) (Nguyễn Văn Tuấn).
- Cẩn trọng khi quyết định theo học các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài (GD&TĐ).
- Thiếu trầm trọng vốn kiên cố hóa trường học (SGGP).
- Phụ huynh phấp phỏng vì “đại ca” trong lớp học (DV). - Chống tội phạm từ gốc: Giáo dục (PLTP). – Sinh viên trốn học đi đánh bạc (GDVN).
- Gã sinh viên đâm cô giáo 26 nhát dao tự so mình với Lê Văn Luyện (DV).
- Đề nghị kỷ luật nghiêm những đối tượng làm trò “xiếc” tại trường Xiếc Việt Nam (DT).
- Học sinh Sơn Ba “đu dây vượt sông” đến lớp (QĐND).
- Indonesia: Chùm ảnh: Học sinh đầm mình trong nước lạnh đến trường (GDVN).
- Học và hành ở Mỹ (PNTP).
- Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú (Telegraph/ ĐV).
- Thực hư ăn trứng thối có tác dụng như “thần dược” chăn gối? (DV).
- Thời no ăn rau, đau “uống” thực phẩm chức năng (SGTT).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hỏa hoạn ở tòa nhà 33 tầng, hàng trăm công nhân hoảng loạn (DT).
- Sập công trình bờ kè vùi chết một nữ công nhân (NLĐ). – Tai nạn lao động có xu hướng gia tăng (TN).
- Sống chung với tử thần! (NLĐ).
- Chỉ có ở Hà Nội: Nhà xây trên vỉa hè (Petrotimes).
- Ai đã từng khóc khi xem những bức ảnh này? (VNN).
- Bất cập từ việc cấm họp chợ đêm (DV).
- Tình người Sài Gòn (TT).
- Thủng dạ dày vì… “nghiện” game online (LĐ).
- Phát hiện thịt gà nhiễm kháng sinh độc hại (TN).
- Phanh phui cách làm mật ong giả đầu độc người dùng (DV).
- Hàng trăm cây thông bị ‘xẻ thịt’ ở rừng phòng hộ (VNN). – Rừng thông cạnh Dinh 1 Đà Lạt bị triệt hạ (TN).
- Sáu người Việt trồng cần sa bị tống giam tại Pháp (RFI).
- Bắt 51 người Trung Quốc tội lừa đảo (BBC).
- Bộ xương 200 năm cứ rỉ máu là cứu người? (DV).
- Hiện tượng kỳ thú: cá trê lên bờ đớp bồ câu (TT).  – Rắn độc lúc nhúc… giữa phố! (NLĐ). – 3 loài động vật xấu “ma chê quỷ hờn” (Kênh 14).
- Mất tiền tỷ vì lo sợ vô lý về “ngày tận thế”  (DT).
- Bão Bopha sẽ quay lại miền bắc Philippines ngày mai (RFI). – Bão Bopha lại thổi vào Philippines (VOA). – Gần 600 người Philippines thiệt mạng do bão Bopha (VOV).
- Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu bế tắc (RFI). – Hội nghị biến đổi khí hậu Doha kéo dài hơn lịch trình đã định (VOA). – Hội nghị khí hậu LHQ gia hạn Nghị định thư Kyoto (VOA).


QUỐC TẾ
- Người biểu tình Cairo phá rào an ninh (BBC). - Các đảng Hồi giáo Ai Cập bác bỏ việc hoãn ngày trưng cầu dân ý (VOA).  – Ai Cập có thể hoãn trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp (RFI). – Phe đối lập Ai Cập bác bỏ đề nghị đối thoại với Tổng thống Morsi (VOA). – Tổng thống Morsi có thể bị “thẻ đỏ” (TP).   – Thủ tướng Ai Cập: Tổng thống Morsi chuẩn bị tu chính sắc lệnh gây bạo động (VOA).  – Phe đối lập Ai Cập tuyên bố tỉnh Alexandria độc lập (SGGP).
- Sân bay Damascus sắp bị bao vây (TN).  – Phe nổi dậy Syria định chiếm phi trường Damascus (VOA). – ‘Syria có kế hoạch dùng vũ khí hóa học’ (BBC).   – Hà Lan đưa tên lửa đến Thổ Nhĩ Kỳ (TN).  – Syria nhận tên lửa siêu thanh diệt mọi mục tiêu (VnMedia).
- Hamas tổ chức lễ lớn tại dải Gaza (PLTP).  – Lãnh tụ Hamas cho biết không bao giờ công nhận Israel (VOA).  – Những người ủng hộ Hamas ăn mừng kỷ niệm 25 năm (VOA).
- Mỹ gia hạn miễn trừng phạt một số nền kinh tế vì mua dầu Iran (SGGP).
- TT Obama: Người giàu phải đóng thuế nhiều hơn (VOA).  – IMF thúc giục Mỹ tránh ‘vách đá tài chính’ (BBC).
- Tòa Án tối cao Mỹ sẽ xem xét hồ sơ hôn nhân đồng tính (RFI). – Mỹ sẽ giáo dục đạo đức cho quan chức (TT).
- Một thủ lãnh al-Qaida bị hạ sát trong vụ không kích ở Pakistan (VOA).
- TT Karzai: Kẻ đánh bom giám đốc tình báo Afghanistan đến từ Pakistan (VOA).  – Tổng thống Afghanistan: Nhân viên Mỹ có thể được miễn trách có điều kiện (VOA).
- Thủ tướng Ý sẽ từ chức (VOA).
- Cựu Tổng thống Nam Phi Mandela nhập viện (VOA). – Ông Mandela vào bệnh ‘để xét nghiệm’ (BBC).
- Bế tắc (TN).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 08/11/2012; + Thời sự 12h – 08/12/2012; + Sự kiện và bình luận – 08/12/2012; + Câu chuyện văn hóa – 08/12/2012; + Trang địa phương – 08/12/2012; + Xây dựng nông thôn mới – 08/12/2012; + Tài chính tiêu dùng – 08/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 08/12/2012; + Thời sự 19h – 08/12/2012.

1448. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC “ASEAN+NHẬT BẢN”

THÔNG  TẤN  XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 7/12/2012

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CH HỢP TÁC “ASEAN+NHẬT BẢN”

(Tạp chí “Hòa bình và phát triển ” – Trung Quc)
Nhật Bản là nhà nước quan trọng của châu Á, hợp tác với các nước ASEAN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Đông Nam Á. Đồng thời, “ASEAN+Nhật Bản” cũng là thành phần quan trọng tạo thành cơ chế hợp tác “ASEAN+1”, trực tiếp liên quan đến “ASEAN+3” cho tới việc thành lập khối Đông Á, có ảnh hưởng sâu sắc đối với hợp tác Đông Á. “ASEAN+Nhật Bản” có quỹ đạo phát triển, đặc điểm và vai trò của riêng mình.
I – Sự phát triển của “ASEAN+Nhật Bản”
Trong các nước “ASEAN+1”, Nhật Bản là nước sớm nhất thiết lập mối quan hệ đối tác với các nước ASEAN. Từ năm 1977, hai bên bắt đầu đối thoại, và thông qua dự án hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp, kỹ thuật, văn hóa, thương mại, đầu tư, thành lập mối quan hệ hợp tác đa tầng nấc. Năm 1977, hai bên còn tổ chức hội nghị lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN-Nhật Bản.
Từ những năm 90 thế kỷ 20 đến nay, cùng với Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự phát triển của kinh tế Đông Á, trọng điểm ngoại giao của Nhật Bản bắt đầu chuyển sang châu Á. Để không bị tụt hậu, Nhật Bản dự tính thực thi chủ nghĩa song phương và chủ nghĩa khu vực. Một mặt trong đó, Nhật Bản thông qua việc tăng cường quan hệ với ASEAN để chủ đạo họp tác Đông Á. Cuối những năm 90 thế kỷ 20, quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản đã được cơ chế hóa. Tháng 1/1997, khi tới thăm Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto Ryutaro đã đề xuất mở rộng và làm sâu sắc thêm việc đối thoại ở các lĩnh vực và các cấp giữa Nhật Bản và ASEAN. Bắt đầu từ năm này, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Nhật Bản tổ chức không định kỳ trước đây chuyển thành hội nghị thường niên. Nhưng để giảm đi những nghi ngờ của nước khác, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Hàn Quốc cũng đồng thời tổ chức, cơ chế “10+3”, “10+1” chính thức khởi động thúc đẩy hợp tác Đông Á. Năm 1998, Nhật Bản đã khỏi động Hội nghị nhóm bàn bạc ASEAN-Nhật Bản, thành lập ủy ban hợp tác công nghiệp kinh tế nhằm thức đẩy hợp tác công nghiệp giữa Nhật Bản và ASEAN, giúp các nước ASEAN tăng sức cạnh tranh công nghiệp, đem lại sự viện trợ cho các nườc thành viên mới của mình. Ngoài ra, Nhật Bản còn xây dựng một loạt cơ chế hợp tác mới, chẳng hạn như “Hội nghị bàn tròn phát triển Nhật Bản-ASEAN”, “Kế hoạch phát triển nguồn tài nguyên nhân lực toàn diện”, “Hội nghị chống khủng bố Nhật Bản-ASEAN” v.v… Tháng 12/2003, Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN được tổ chức tại Tôkyô là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên diễn ra ngoài khu vực.
Quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản có nền tảng sâu đậm. Lâu nay, do thúc đẩy kinh tế các nước chủ yếu ASEAN cất cánh bằng phương thức phát triển “đàn nhạn bay”, Nhật Bản đã xác lập được vị thế chủ đạo đối với đầu tư, thương mại của cảc nước ASEAN cũng như sự phụ thuộc về kinh tế của các nước này vào Nhật Bản. Nhưng từ những năm 90 thế kỷ 20 đến nay, do kinh tế Nhật Bản ảm đạm, thương mại giữa Nhật Bản và ASEAN đã từ đỉnh cao 121 tỷ USD hạ xuống 990 triệu USD. Năm 2000 và 2001, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN chỉ bằng 60% mức bình quân những năm 90 thế kỷ 20, dẫn đến quan hệ kinh tế song phương nảy sinh những thay đổi lớn, làm yếu đi vị thế truyền thống của Nhật Bản trong việc đầu tư và thương mại vào các nước ASEAN. Cho dù như vậy, Nhật Bản hiện vẫn là nước viện trợ kinh tế và đầu tư lớn nhất, đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của ASEAN. ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản có lợi cho việc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Cho dù gặp phải vấn đề tiếp cận thị trường, nhất là về mặt các sản phẩm nông nghiệp, nhưng người dân Đông Nam Á vẫn coi Nhật Bản là thị trường thu được thắng lợi; cho dù họ rất oán trách về sự hà tiện của Nhật Bản trong việc chuyển nhượng kỹ thuật, nhưng cũng không phủ nhận Nhật Bản đã đầu tư và trang bị kỹ thuật cho các nước Đông Nam Á, giúp các nước này thúc đẩy công nghiệp hóa. Mặt khác, viện trợ phát triển chính thức (ODA) là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Mấy chục năm qua, khu vực được cân nhắc ưu tiên viện trợ chính thức luôn là Đông Nam Á, ngoài Brunây và Xinhgapo, Nhật Bản là nước trợ giúp lớn nhất cho các nước khác ASEAN. Năm 1995, viện trợ của Nhật Bản cho các nước ASEAN chiếm 21% tổng mức viện trợ phát triển chính thức song phương của nước này. Nhưng viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cũng từng bị phê phán, chỉ trích là một kiểu viện trợ mang tính hạn chế đối với việc phát triển kinh tế, đặc biệt không có nhiều đóng góp tích cực cho các nước nhận được viện trợ trong việc phát triển kinh tế.
Nhật Bản với tư cách là nước khởi nguồn quan trọng trong đầu tư vốn, kỹ thuật cho các nước ASEAN, viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản chủ yếu dùng để xây dựng các cơ sở thiết bị và công nghiệp nặng. Vì thế, việc tăng vốn ODA đã thúc đẩy Nhật Bản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN. Nhật Bản đã thực thi chiến lược “viện trợ, thương mại, đầu tư”, xây dựng mạng lưới kinh tế độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á và kết hợp giữa sản xuất, phân phối, chi trả và cung cấp vốn, giúp đỡ các nước ASEAN đẩy nhanh việc phát triển kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo, nhưng cách làm kết hợp giữa viện trợ, thương mại, đầu tư lại khiến cho các nước ASEAN lo ngại Nhật Bản khống chế Đông Nam Á về kinh tế.
Mặt khác, Nhật Bản thường không tích cực tham gia việc nhất thể hóa kinh tế khu vực, luôn khao khát tìm cách đạt được thương mại tự do đa phương thế giới, coi hợp tác kinh tế-thương mại song phương với các nước khác là con đường trợ giúp mở rộng thương mại thế giới. Nhưng từ những năm 1990 đến nay, hợp tác Đông Á từng bước phát triển, kinh tế trong khu vực ngày càng sôi động, buộc Nhật Bản bắt đầu tham gia hợp tác khu vực Đông Á. Sau khi bước vào thế kỷ 21, hợp tác khu vực Đông Á dưới khuôn khổ “ASEAN+3” nhanh chóng phát triển đã khiến Nhật Bản tỏ rõ thái độ tích cực đối với hợp tác khu vực.
Với bối cảnh trên, Nhật Bản mong muốn tìm được điểm hội tụ, xây dựng lại mối quan hệ kinh tế với ASEAN để duy trì lợi ích và địa vị của mình ở Đông Nam Á. Còn việc xây dựng Khu thương mại tự do “Nhật Bản- ASEAN” luôn là một lựa chọn sáng suốt. Tháng 11/2002, việc Nhật Bản và ASEAN công bố “Tuyên bố chung” thành lập mối quan hệ đối tác toàn diện đã đạt được nhận thức chung về ý nghĩa, nội dung, con đường, mục tiêu và nguyên tắc trong việc xây dựng Khu thương mại tự do “Nhật Bản-ASEAN”. Tháng 10/2003, tại Hội nghị thượng đỉnh “ASEAN-Nhật Bản”, hai bên đã chính thức ký “Hiệp định khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện”. Nội dung chủ yếu của hiệp định này bao gồm: lập tức thực hiện các biện pháp như viện trợ kỹ thuật và thúc đẩy đầu tư, thương mại cũng như trao đổi và tập hợp những số liệu liên quan về thuế quan và thương mại song phương. Hai bên quyết định vào năm 2012 thành lập Khu thương mại tự do và khiến cho xuất khẩu của ASEAN sang Nhật Bản đến năm 2020 nâng lên 44,2% so với mức năm 1997, và xuất khẩu cùng kỳ của Nhật Bản sang ASEAN tăng thêm 27,5%, nhưng các sản phẩm nông nghiệp, gạo và thịt bò v.v… bị gạt ra ngoài việc tự do hóa thương mại. Nhật Bản phát triển thương mại tự do thành “quan hệ đối tác kinh tế toàn diện”, lấy điều kiện viện trợ phát triển, đầu tư và hợp tác kỹ thuật thay thế các điều kiện thương mại không bình đẳng mà các nước ASEAN phải chịu, bên cạnh đó mở ra thị trường ASEAN để bảo vệ ngành nông nghiệp của nước mình.
Đầu năm 2002, Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đề ra việc cùng với ASEAN xây dựng “mối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện” là chủ yếu căn cứ vào 2 tính toán sau: một là, có ý đồ đưa cơ chế hóa và pháp luật vào hợp tác khu vực. Nói cách khác, Nhật Bản coi hiệp định thương mại tự do của khu vực và song phương là biện pháp quan trọng của hợp tác. Những hiệp định tự do thương mại này không chỉ bao gồm những yếu tố truyền thống quy định về nơi sản xuất hàng hóa và thương mại hàng hóa, mà còn rất nhiều nhân tố “thời đại mới” như dịch vụ thương mại, đầu tư, thừa nhận lẫn nhau, bản quyền tri thức, phát triển nguồn nhân lực, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ chế giải quyết các vấn đề tranh chấp v.v….Hai là, dựa vào “quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản-ASEAN” để chủ đạo họp tác Đông Á. Trên cơ sở “quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản-ASEAN”, mục tiêu của Nhật Bản là xây dựng khối Đông Á, và thực hiện quyền lãnh đạo kinh tế ở khu vực bằng phương thức này. Đúng như học giả Nhật Bản nêu rõ: “Sau khi Trung Quốc- ASEAN ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện, Chính phủ Nhật Bản cảm thấy cần phải áp dụng hành động, cân bằng sự phát triển lớn mạnh của mối quan hệ kinh tế ‘Trung Quốc-ASEAN’ về mặt chiến lược. Không thể phủ nhận khi đưa ra Hiệp định thương mại tự do với ASEAN thông qua việc xây dựng ‘mối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện’, Nhật Bản có ý thức ‘cạnh tranh’ với Trung Quốc, hơn nữa sự thật chứng minh quan hệ đối tác kinh tế toàn diện với ASEAN là đề xuất thương mại tự do đầu tiên mà Nhật Bản đưa ra”.
Đồng thời, cần phải nêu rõ ASEAN có vị thế nổi bật về các mặt chính trị, kinh tế và lợi ích trong các công việc bảo vệ an ninh quốc gia đối với Nhật Bản, đặc biệt là địa-kinh tế-chính trị của ASEAN là vô cùng quan trọng đối với nước này: ASEAN là nước cung cấp chủ yếu nguyên vật liệu thô cho Nhật Bản và là một trong những nơi khởi nguồn của việc nhập khẩu năng lượng. Ngoài ra, ASEAN là đường giao thông quan trọng trên biển trong việc vận chuyển dầu mỏ và ngoại thương. Nhu cầu kỹ thuật và đầu tư đến từ nước ngoài của các nước ASEAN có lợi cho Nhật Bản trong việc tái thiết ngành công nghiệp trong nước; sự ủng hộ ngoại giao của ASEAN có thể nâng cao vị thế của Nhật Bản ở Đông Á cho tới toàn thế giới. Vì vậy, ASEAN là bàn đạp để Nhật Bản vươn lên thành nước lớn về chính trị. Đúng như học giả Nhật Bản nêu rõ: “Để trở thành nưóc lãnh đạo khu vực và đóng vai trò mang tính toàn cầu, Nhật Bản cần phải phát triển mối quan hệ đặc biệt với các nước ASEAN”.
II – Đặc điểm của chế hợp tác “ASEAN+Nhật Bản”

Do Nhật Bản là nước sớm nhất xây dựng mối quan hệ đối tác với ASEAN, sự phát triển của mối quan hệ “ASEAN+Nhật Bản” này đã áp dụng phương thức tuần tự, chắc chắn.
Nội dung chủ yếu trong chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN là: về kinh tế, đóng vai trò quan trọng, về chính trị phát huy vai trò tích cực, xây dựng mối quan hệ đặc biệt với các nước ASEAN. Đây là đặc điểm của mối quan hệ “ASEAN+Nhật Bản”. Khi nói đến tầm quan trọng của Nhật Bản đối với ASEAN, Cựu Thủ tướng Malaixia Mahathir từng đưa ra một loạt lý do sau: một là, về kinh tế, Nhật Bản là nước hùng mạnh, lời nói và hành động của nước này tất nhiên được các nước khác của châu Á quan tâm chặt chẽ. Hai là, tầm quan trọng của Nhật Bản đổi với tương lai kinh tế Đông Á là Nhật Bản đầu tư lượng lớn các cơ sở và thiết bị sản xuất vàọ khu vực này, trong đó “23% tổng sản phẩm quốc nội của Malaixia là do các công ty Nhật Bản kinh doanh ở nước này đem lại”. Ba là, đạo đức nghề nghiệp của người Nhật Bản và nền văn hóa đặc sắc của nước này có ảnh hưởng rất lớn đến các nước khác Đông Á. Đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật, kỹ thuật, kỹ năng của người Nhật Bản vẫn rất đáng để các nước học tập, và Nhật Bản không thể vì nền kinh tế suy thoái lâu nay mà đánh mất đi.
Đặc điểm về kinh tế, cơ chế hợp tác “ASEAN+Nhật Bản” lấy hợp tác song phương làm chính. Khác với “Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc-ASEAN”, “Khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản- ASEAN” quy định bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào đều có thể cùng với Nhật Bản đàm phán xây dựng mối quan hệ đối tác kinh tế song phương, hơn nữa không cần phải tiếp tục đàm phán về thời gian tự do hóa trong “Hiệp định khung đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản-ASEAN”. Tính đến sự nhạy cảm của ngành nông nghiệp đối với nền chính trị Nhật Bản cũng như tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của một số nước thành viên ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam, phương thức quan hệ đối tác kinh tế song phương này đã chứng minh là có hiệu quả hơn so với khu thương mại tự do “Nhật Bản-ASEAN”. Đến tháng 8/2007, Nhật Bản đã cùng các nước thành viên cũ ASEAN ký hiệp định hợp tác kinh tế song phương với nội dung chính là thương mại tự do. Nhưng mối quan hệ đối tác kinh tế song phương giữa hai bên khác nhau cũng sẽ cản trở việc đàm phán Khu thương mại tự do “Nhật Bản-ASEAN”. Ví dụ, Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế “Xinhgapo-Nhật Bản” quy định về nơi sản xuất hàng hóa nghiêm khắc hơn nhiều so với Khu thương mại tự do ASEAN. Phương thức của quan hệ kinh tế song phương này có thể khiến cho kinh tế của các nước thành viên ASEAN trở thành “vệ tinh”, chứ không phải là “trung tâm” kinh tế của toàn khu vực. Mặt khác, trong việc xây dựng mối quan hệ kinh tế song phương với Nhật Bản, Xinhgapo là nước thành thị, không có các sản phẩm nông nghiệp hoặc xuất khẩu lao động, cơ cấu kinh tế của các nước thành viên khác ASEAN khác với Xinhgapo, Nhật Bản ngoài lấy các lý do để gạt các mặt hàng nông nghiệp, còn không để cho công nhân của những nước thành viên khác của ASEAN này tiến vào thị trường lao động của Nhật Bản. Điều này khiến cho quan hệ đối tác kinh tế song phương mất đi ý nghĩa thực chất.
Đặc điểm về an ninh của cơ chế hợp tác “ASEAN+Nhật Bản” là Nhật Bản tích cực tham gia xây dựng cơ chế Diễn đàn khu vực ASEAN, tích cực tham gia các công việc an ninh khu vực do các nước ASEAN cùng chủ đạo. Nhưng từ sự kiện 11/9 đến nay, Nhật Bản đi theo lập trường chính sách chống khủng bố của Mỹ đã bị một số nước Hồi giáo nghi ngờ: Thủ tướng Koizumi sau khi nhậm chức đã nhiều lần đến thăm đền Yasukuni, thế lực cánh hữu Nhật Bản luôn phủ nhận lời nói và việc làm của cuộc chiến tranh xâm lược, ở mức độ nhất định, điều đó đã ảnh hưởng đến mối quan hệ chính trị song phương. “Các cuộc điều tra dân ý liên tục của Nhật Bản đã cho thấy trong công chúng Nhật Bản, người dân Đông Nam Á bị đánh giá thấp. Quan hệ song phương giữa ASEAN và Nhật Bản vẫn cần phải được bồi đắp hơn nữa”.
Những năm gần đây, tiến độ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN được đẩy nhanh, quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN tương đối ngừng trệ. Trong tình hình kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh và vị thế quốc tế được nâng cao chưa từng thấy, hợp tác với ASEAN đối với Trung Quốc là điều vô cùng tất yếu. Mặt khác, Trung Quốc vừa là thị trường lớn có sức hấp dẫn, vừa là đối thủ cạnh tranh. ASEAN lo lắng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc lớn mạnh sẽ mở rộng hơn nữa ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự của Trung Quốc. ASEAN cho rằng điều này không có lợi cho sự ổn định và phồn vinh lâu dài của khu vực này, dễ khiến cho “chính sách cân bằng nước lớn” của ASEAN mất hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh của ASEAN. Vì vậy, ASEAN mong, muốn bên cạnh việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc, còn tăng cường hợp tác với Nhật Bản để bảo đảm duy trì thế cân bằng khu vực. “Nhưng do kinh tế Nhật Bản lâu nay ảm đạm, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh, vị thế của Nhật Bản sẽ có phần hạ xuống trong thời gian tới”. Đối với ASEAN, việc làm thế nào tìm kiếm điểm cân bằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một sự lựa chọn lưỡng nan.
III – Vai trò của chế hp tác “ASEAN+Nhật Bản”

Việc thành lập cơ chế hợp tác “ASEAN+Nhật Bản” khiến cho quan hệ song phương do Nhật Bản chủ đạo trước đây bắt đầu phát triển theo hướng tương đối bình đẳng: về lĩnh vực kinh tế lấy mối quan hệ đối tác bình đẳng trong việc tăng cường hợp tác để thay thế mối quan hệ viện trợ và được viện trợ, chuyển mối quan hệ lấy kinh tế làm trung tâm sang đối thoại rộng rãi hơn, mở rộng lĩnh vực kinh tế sang lĩnh vực chính trị. Về lĩnh vực an ninh, hai bên tiến hành hợp tác và tăng cường bàn bạc trong các lĩnh vực chống khủng bố, bảo vệ môi trường, chống buôn bán ma túy, buôn bán người, an ninh lương thực và năng lượng. Nhật Bản là nước lớn châu Á và có nền kinh tế phát triển trên thế giới, việc thành lập cơ chế hợp tác “ASEAN+Nhật Bán” đã khiến cho các nước ASEAN tin tưởng hơn khi kết bạn với các nước lớn ngoài khu vực.
Về cơ chế hợp tác, “Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản”, Hội nghị thượng đỉnh “ASEAN-Nhật Bản, Hội nghị ngoại trưởng “ASEAN-Nhật Bản” v.v… được thành lập trên nền tảng Diễn đàn cao su “ASEAN-Nhật Bản” đã khiến cho ASEAN và Nhật Bản duy trì sự giao lưu mang tính thường xuyên trong các lĩnh vực và tầng nấc khác nhau. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng thêm sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên, hơn nữa còn là tấm gương để cho các nước ASEAN và các nước khác xây dựng cơ chế hợp tác khu vực từ nay về sau, bao gồm “ASEAN+1”, “ASEAN+3”.
Nhưng Nhật Bản có những tính toán lợi ích cho bản thân tương đối nhiều trong hợp tác khu vực. Trước tiên, Nhật Bản cho rằng: “Từ giữa những năm 1990 đến nay, ASEAN và Nhật Bản luôn lãnh đạo khu vực, thậm chí còn nhờ những cam kết của Nhật Bản đối với hợp tác Đông Á mới có thể thúc đẩy việc xây dựng cơ chế hợp tác ASEAN+3”. Ngoài ra, Nhật Bản còn cho rằng hợp tác khu vực của Đông Á xuất phát từ sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và ASEAN, điều này không phải là hạ thấp vai trò của các nước khác, nhất là vai trò của Trung Quốc, hơn nữa Trung Quốc mới chỉ tích cực tham gia các công việc trong hợp tác Đông Á mấy năm gần đây, không thể sánh ngang với Nhật Bản. Thứ hai, Nhật Bản và ASEAN tuy là hai động cơ của chủ nghĩa khu vực Đông Á, nhưng tồn tại những khác biệt về nhận thức chung. Nhật Bản tự cho mình là nhà nước dân chủ công nghiệp hóa tiên tiến, có quan niệm giá trị tự do nội tại như tự do nhân quyền, dân chủ và nền kinh tế thị trường, còn ASEAN không có nhận thức chung đối với những vấn đề này. Nhận thức của ASEAN xây dựng trên nguyên tắc quan hệ đối ngoại liên quan với “phương thức ASEAN”. Điều này khiến cho hai bên từng một thời xảy ra những bất đồng về vấn đề những nước tham gia, nghị trình của hợp tác ở châu Á. Nhật Bản cho rằng khối Đông Á cần bao gồm Ôxtrâylia và Niu Dilân, lý do là các nước này cũng là nhà nước dân chủ công nghiệp hóa tiên tiến. Năm 1995, khi trù bị hội nghị Á-Âu, Nhật Bản đề xuất muốn hai nước này tham gia, nhưng ASEAN không mời hai nước này tham dự. Trong nghị trình hợp tác, sau sự kiện 11/9, Nhật Bản mong muốn “ASEAN+3” có thể công bố tuyên bố chống khủng bố chung, nhưng do Nhật Bản và ASEAN thiếu lập trường chung về vấn đề chú nghĩa khủng bố, ASEAN không sẵn sàng cùng với Nhật Bản thảo luận sâu về vấn đề này. Nhật Bản có ý đồ dựa vào ưu thế kinh tế của bản thân, thông qua khung “ASEAN+Nhật Bản” để xây dựng khung hợp tác khu vực có lợi cho Nhật Bản và nước này phát huy vai trò chủ đạo. Sở dĩ Nhật Bản có thái độ tiêu cực về việc mở cửa thị trường là vì thành lập khu thương mại tự do với ASEAN, các nước ASEAN có thể thêm cơ hội bước vào thị trường Nhật Bản, còn kinh tế Nhật Bản thu được lợi ích lại không phải là nhiều. Đặc biệt là đến nay, Nhật Bản chưa đưa ra kiến nghị mở cửa thị trường nông nghiệp trong nước, mà đa số các nước ASEAN là nước nông nghiệp đang mong chờ Nhật Bản mở cửa thị trường nông nghiệp, và điều này đã khiến cho các nước ASEAN hoài nghi về thành ý của Nhật Bản đối với việc thành lập khu thương mại tự do. Nói cách khác, nếu Nhật Bản không thể mở cửa thị trường trong nước, việc ký hiệp định thương mại tự do “ASEAN-Nhật Bản” không hề có ý nghĩa. Sách lược của Nhật Bản là cùng với các nước ASEAN đạt được hiệp định thương mại tự do song phương. Phương thức này đã sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với khối ASEAN, nhất là khối kinh tế ASEAN. Ngoài ra, Nhật Bản còn cho rằng ASEAN tồn tại vấn đề điều chỉnh trong nội bộ: các nước thành viên ASEAN phát triển không cân bằng, giữa hai bên tồn tại những bất đồng, khó có thể hình thành sự hợp nhất, điều đó khiến cho vai trò của các nước này bị hạn chế trong hợp tác Đông Á.
Bước sang thế kỷ mới đến nay, Nhật Bản có những tiến triến chậm trong hợp tác khu vực. Nguyên nhân gồm trong và ngoài nước: Thứ nhất, nền kinh tế “bong bóng” bị vỡ đã khiến cho nền kinh tế Nhật Bản lâu nay ảm đạm; Nhật Bản phải tập trung giải quyết rất nhiều vấn đề kinh tế, không chú ý đến hợp tác khu vực. Khi bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản vẫn phải chịu ‘10 năm mất mát’ của những năm 1990 để lại, giới tinh hoa đều biết rằng nhà nước vẫn buộc phải đối mặt với những khiếm khuyết của nền kinh tế và chính trị cũng như các trang thiết bị thông tin và kỹ năng không đủ v.v… Tất cả những điều này đã làm giảm đi rất nhiều không gian hoạt động ngoại giao. Thứ hai, Nhật Bản không sẵn sàng trả giá cho sự hy sinh quan hệ với Mỹ để tham gia họp tác Đông Á. Việc Nhật Bản ra sức đề xướng chủ nghĩa khu vực “mở cửa” chủ yếu là lo ngại Mỹ bị gạt  ra ngoài Đông Á. Nhật Bản cho rằng “mối quan hệ giữa Nhật Bản, Đông Nam Á và Mỹ là sức mạnh trọng tâm để giữ vững ổn định và phồn vinh khu vực này”. Mối quan hệ đối tác đa phương Nhật Bản – Đông Nam Á hiển nhiên cần phải đẩy mạnh ngang bằng với mối quan hệ song phương Nhật-Mỹ truyền thống. Mặt khác, Nhật Bản lại muốn bên cạnh việc duy trì liên minh Nhật-Mỹ, phải xác lập quyền chủ đạo của mình trong hợp tác khu vực Đông Á. Ngoài ra, Nhật Bản còn cho rằng “Việc điều tiết thành công giữa Nhật Bản và ASEAN sẽ là nhân tố trọng tâm thúc đẩy chủ nghĩa mới Đông Á”.
Như trên đã trình bày, mục đích chủ yếu của Nhật Bản trong cơ chế hợp tác “ASEAN+Nhật Bản” là chiếm đỉnh cao trong hợp tác khu vực. Nhưng do vai trò dẫn đầu của Trung Quốc cũng như sự phát triển hòa bình của nước này đã khiến cho ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á không ngừng mở rộng. Nhật Bản cho rằng điều này đã tạo thành thách thức đối với vị thế của mình ở khu vực này, cần phải điều chỉnh đối với chính sách ASEAN, đặc biệt là “việc Trung Quốc đưa ra kiến nghị thành lập khu thương mại tự do ASEAN là một đòn tấn công lớn đối với Nhật Bản”. Ban đầu, Nhật Bản chưa nhìn nhận nghiêm túc kiến nghị này, cho rằng việc đạt được hiệp định khu thương mại tự do giữa Trung Quốc và ASEAN không có tính khả thi, nhưng sau khi Trung Quốc và ASEAN đã ký hiệp định này, “Nhật Bản coi ngoại giao kinh tế của Trung Quốc đối với ASEAN là thách thức chủ yếu đối với sự hợp tác của bản thân với ASEAN trong việc xây dựng trật tự kinh tế ở Đông Á. Nhật Bản ngoài đưa ra những sự đáp trả cùng với ASEAN ký “Khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện”, còn tỏ ra sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác Đông Á, và cùng với ASEAN xây dựng khối Đông Á. Tóm lại, “hành động của Trung Quốc hiển nhiên đã thúc đẩy Nhật Bản nhanh chóng đưa ra những phản ứng của mình, sự cạnh tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở thành động lực thúc đẩy quan trọng khiến Nhật Bản tham gia các công việc khu vực nhiều hơn”./.

1449. TUYÊN BỐ CỦA HỒ NGỌC NHUẬN – PHÓ CT UBMTTQVN-TPHCM

TUYÊN BỐ CỦA HỒ NGỌC NHUẬN

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thành phố Hồ chí Minh
1/ Trước hành động ngày càng ngang ngược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, ngày càng leo thang khiêu khích và phá hoại đất nước chúng ta trên tất cả các mặt, thì người Việt Nam nào còn chút hơi tàn đều phải tỏ thái độ ít nhất là phản đối bọn chúng.
2/ Tôi kêu gọi lãnh đạo Đảng, chánh quyền Thành phố, các đại biểu gọi là của nhân dân, Quốc Hội, Hội Đồng, Mặt Trận Tổ Quốc các cấp hãy đứng về phía nhân dân, cùng họp mết tinh với nhân dân để biểu thị sự đồng tâm nhất trí của nhân dân và chánh quyền Việt Nam, không chấp nhận dã tâm bành trướng của bọn cầm quyền Bắc Kinh, muốn bằng mọi cách thôn tính nước ta.

3/ Nếu Chánh quyền Thành Phố, Chánh quyền Việt Nam có cùng quyết tâm và tiếng nói với nhân dân thành phố, với nhân dân Việt Nam thì phải ủng hộ tiếng nói của nhân dân, phải cùng đứng chung với nhân dân, chớ không nên cản trở.
4/ Nhân dân ta có sự thật, có lẽ phải thì ta phải được nói, ta phải có quyền nói. Và nói mãi.
Không ai được bụm miệng chúng ta. Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam. Biển đảo Việt Nam là của dân Việt Nam. Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Đó là sự thật, đó là di sản ngàn đời do ông cha chúng ta để lại. Không liên tục nói lên sự thật nầy, và để cho bọn bành trướng Bắc Kinh liên tục khua môi múa mỏ nói láo trước thiên hạ về những điều chúng không có, về những gì chúng cướp giựt của chúng ta … là đắc tội với tổ tiên, là đắc tội với các thế hệ mai sau.
5/ Người Việt Nam yêu nước luôn đông hơn “kẻ xấu” và ngày càng đông hơn bao giờ hết trước âm mưu thôn tính nước ta của bọn cầm quyền Bắc Kinh. Ta không nên núp dưới chiêu bài “sợ kẻ xấu lợi dụng” để ngồi yên nhìn đất nước mất dần về tay bọn bành trướng Bắc Kinh. Kẻ xấu ngày nay chính là kẻ đã và đang muốn bụm miệng nhân dân Việt Nam, và bụm miệng cả chánh quyền Việt Nam. Kẻ xấu ngày nay chính là nhà cầm quyền bành trướng Bắc Kinh.
6/ Cá nhân tôi và nhiều người Việt Nam như tôi một ngày gần đây sẽ có tiếng nói với đại diện nhà cầm quyền Bắc Kinh tại Việt Nam và tại Thành phố Hồ chí Minh. Trước mắt, tôi yêu cầu ông Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Thành phố Hồ chí Minh hãy đến trực diện với nhân dân thành phố tại cuộc mết tinh để trực tiếp nghe và báo cáo phản kháng của chúng tôi đến chánh quyền của họ ở Bắc Kinh.
Thành phố Hồ chí Minh ngày 08-12-2012
Hồ Ngọc Nhuận
Địa chỉ 199/57B đường Lê Quang Định, Phường 7 Quận Bình Thạnh, TP Hồ chí Minh.

1450. CUỐI CÙNG CŨNG ĐÃ BẮT ĐẦU PHẢI NÓI VÀI LỜI SỰ THẬT VỀ VẤN ĐỀ “ĐƯỜNG 9 ĐOẠN”

bbs.tiexue.net

CUỐI CÙNG CŨNG ĐÃ BẮT ĐẦU PHẢI NÓI VÀI LỜI SỰ THẬT VỀ VẤN ĐỀ “ĐƯỜNG 9 ĐOẠN”

Nguyên văn:  “Tàu chiến Philippines đi vào đường 9 đoạn nói lên điều gì”[i]
Tác giả:  Ngô Qua  (Tổng biên tập Tạp chí Quân sự Trung Quốc)
Người dịch:  XYZ
Quan điểm của tôi là, Philippines chiếm đóng đảo san hô ở Nam Sa[ii] của Trung Quốc đích thực là xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, nhưng ở lần tàu chiến Philippines đi vào đường 9 đoạn này, cần suy ngẫm lại chính là Trung Quốc[iii].
Đây là một đề tài mạo hiểm, mạo hiểm đến mức ai cũng tránh nó, tôi cũng không biết được là có sẽ tự rước lấy họa vào thân hay không, song nó thực sự nguy hiểm là ở chỗ: Lợi ích quốc gia đã bị mất đi trong vô thức một cách rầm rộ.

Tranh chấp Nam Hải ra sao, vấn đề trước tiên là ở mình.
Ngày 1.7.2012, “Quảng Châu nhật báo” đăng bài “Tàu chiến Philippines đi vào vùng biển Nam Hải[iv] của nước ta nói là bảo vệ khí đốt tự nhiên”.
Lời nói này có sai không? Có!
“Đi vào”, có nghĩa là đương nhiên đã cân nhắc đến cương giới. Quả nhiên, bài báo đã sử dụng câu “đi vào vùng biển bên trong đường 9 đoạn”.
Tiếp đó, bài báo đã dùng lời của đại tá Lý Kiệt, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu quân sự hải quân, nói “đường 9 đoạn đã được hoạch định từ lâu khỏi cần tranh cãi”.
Có vấn đề rồi đây.
Trước tiên tôi muốn được thanh minh, tôi vô cùng ngưỡng mộ khả năng nghiên cứu về các lĩnh vực trang bị hải quân…của ông Lý kiệt, song dù anh có tin hay không, thì một hiện thực tương đối nghiêm trọng của Trung Quốc hiện nay là: Trong các luật công mấy chục năm qua, chưa hề nhìn thấy có luật công quốc tế, cho đến nay, trong giới báo chí, giới quân sự, giới chính trị Trung Quốc, số người hiểu biết về luật quốc tế đều không nhiều, còn giới luật học Trung Quốc thì lại rất thận trọng với vấn đề Nam Hải, chỉ giới hạn trong các bàn thảo về học thuật chứ chưa bao giờ tuyên bố công khai. Cộng thêm căn bệnh thiếu đồng bộ giữa các ban ngành của Trung Quốc đã trở nên thâm căn cố đế, giới báo chí, giới quân sự, giới chính trị còn khiếm khuyết về mảng kiến thức luật học mà chẳng hề tự biết, hiện tượng càng truyền càng sai này đã trở nên thịnh hành.   
Chớ có cho rằng đây chỉ là vấn đề về học thuật và khái niệm, mà nó sẽ quyết định cái cơ bản trong cuộc tranh giành Nam Hải của Trung Quốc
Nói “đường 9 đoạn” là không được
Tiêu chí công khai quan trọng nhất về lợi ích Nam Hải của Trung Quốc không nằm ngoài  “đường 9 đoạn” (còn gọi là “9 đường đứt đoạn” hoặc “đường chữ U”). Tuy nhiên, từ dân chúng cho đến không ít các chuyên gia trong các lĩnh vực truyền thông và ngoài pháp luật vẫn còn chưa rõ về hàm nghĩa chính xác của đường 9 đoạn này, mà thường ngộ nhận là đường này thể hiện toàn bộ vùng biển nằm trong đường ấy là thuộc về Trung Quốc.
Đường này bắt nguồn từ tập “Nam Hải chư đảo vị trí đồ” do Ban phương vực Bộ nội chính chính phủ Quốc dân vẽ và xuất bản năm 1947, vốn là đường 11 đoạn vẽ ranh giới quốc gia chưa được xác định. Khi ấy Trung Quốc vừa mới thu hồi lại được các đảo Nam Hải từ tay quân chiếm lĩnh Nhật Bản, để đưa các đảo ấy vào bản đồ Trung Quốc, người ta đã áp dụng phương pháp giản tiện tốc ký địa lý này để vẽ các đường đứt đoạn trên bản đồ, tức vẽ đường lên các đảo san hô nằm ngoài rìa nhất, bao gồm toàn bộ các rạn san hô nằm trong đó, để khỏi phải làm lẻ từng đảo một. Phương pháp này từng được sử dụng rộng rãi trên thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 (bao gồm cả các bản đồ thời Mỹ cai trị Philippines, nhưng Mỹ tuyên bố rõ ràng rằng đó không đại diện cho ranh giới quốc gia).
Về hàm nghĩa chuẩn xác của đường 9 đoạn, giáo sư Lưu Nam Lai ở Viện nghiên cứu Luật quốc tế thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc năm 2005 đã có bài viết “Địa vị pháp lý của đường hình chữ ‘U’ xét về luật quốc tế”[v] trên trang “Luật học Trung Quốc” quan điểm hết sức rõ ràng và là quan điểm đáng tin cậy nhất có thể tìm thấy hiện nay. Điều thú vị là, bài viết hiện vẫn tìm thấy ở phần đề mục của trang này, nhưng phần nội dung thì không còn thấy nữa, quả thực không hiểu nổi đề tài này mạo hiểm đến nhường nào.
Bài viết cho rằng, đường này mới đầu không phải là ranh giới quốc gia, các chính phủ kế tiếp của Trung Quốc cũng chưa từng tuyên bố toàn bộ vùng biển bên trong đường này là lãnh hải Trung Quốc, đồng thời thừa hành quyền lãnh hải. Hơn nữa, theo “Công ước về luật biển của Liên hợp quốc” (sau đây gọi tắt là “Công ước”), việc hoạch định lãnh hải cần phải được xác định dựa theo lãnh thổ để vẽ đường cơ bản lãnh hải, đâu có phải cứ nói là “phân định” từ ngoại vi;
Đường này cũng không phải là “thủy vực mang tính lịch sử”, bởi vì khái niệm này không hề được sự thừa nhận phổ biến của cộng đồng quốc tế, hơn nữa, “thủy vực mang tính lịch sử” là ngang bằng với “nội thủy”, tàu thuyền nước ngoài chưa được phép không được đi qua, điều này cũng không hiện thực. “Thủy vực mang tính lịch sử” còn yêu cầu nước ấy phải kiểm soát nó trong thời gian dài, đồng thời được sự thừa nhận của các nước khác;
Thứ ba, đường này cũng không phải là “đường quyền lợi mang tính lịch sử”, bởi vì định nghĩa này cũng coi toàn bộ vùng biển nằm ngoài nội thủy bên trong đường ấy là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta, nhưng không hề đồng nghĩa với việc hoạch định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa căn cứ vào “đường quyền lợi mang tính lịch sử” theo luật biển quốc tế, các chính phủ kế tiếp của Trung Quốc cũng chưa từng chủ trương như vậy.
Kể từ sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, chưa hề có thuyết minh chính thức nào về địa vị pháp lý và hàm nghĩa của đường này, nhưng từ các tuyên bố và bài nói có liên quan của chính phủ Trung Quốc có thể thấy, chính phủ Trung Quốc trong thực tế luôn dùng nó làm đường quy thuộc các đảo hoặc đường phạm vi các đảo.
Trong “Tuyên bố về lãnh hải của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” năm 1958, đã dùng phương thức thừa nhận “cách đại lục bằng hải phận quốc tế” giữa Trung Quốc đại lục với các đảo ngoài khơi để loại bỏ khả năng nhầm lẫn khi giải thích vùng biển nằm giữa Trung Quốc đại lục với các đảo ngoài khơi và toàn bộ vùng biển nằm trong đường chữ “U” là vùng biển thuộc thẩm quyền Trung Quốc. Sau đó, chính phủ Trung Quốc khi nhiều lần nhấn mạnh về chủ quyền đều sử dụng từ ngữ đã chọn lọc “nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với những hòn đảo này cùng các vùng biển phụ cận”.
Quy định hành chính “Các quy định về việc biểu thị nội dung các bản đồ công khai”do Cục Đo đạc và Bản đồ Quốc gia ban hành năm 2003 và trong các văn bản học thuật do các chuyên gia Cục Thông tin Địa lý Đo đạc và Bản đồ Quốc gia (tên hiện nay) công bố đều nói rất rõ: Kí hiệu đường ranh giới quốc gia đứt đoạn trên vùng biển Nam Hải biểu thị đường phạm vi quy thuộc của các đảo Nam Hải. Thực ra đây là một cách nói đầy mâu thuẫn, làm sao lại có thể dùng kí hiệu “đường ranh giới quốc gia đứt đoạn” để biểu thị một ý nghĩa khác được?
Một sự thật khác nữa là, sở dĩ đường 11 đoạn lại biến thành đường 9 đoạn là bởi vì sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, để tránh ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Trung-Việt, nên đã chủ động xóa đi 2 đoạn ở phía đông bắc, điều này cũng nói lên tính chất bao gộp và phi xác thực của đường này. Đây không phải là bán nước, mà là xóa đi vịnh Bắc Bộ thuộc 2 đoạn, tranh cãi về vấn đề phân chia biên giới trên biển Trung-Việt đã kéo dài mấy chục năm, cuối cùng gần đây đã giải quyết thành công thông qua đàm phán, cho thấy vấn đề lãnh thổ là có thể giải quyết được, hơn nữa, chỉ có điều ước song phương thì mới có thể giải quyết được triệt để.
Còn có một chuyện nực cười khác, trang trí ở bìa dưới cuốn “Báo cáo về phát triển biển Trung Quốc”[vi] do Cục biển quốc gia xuất bản công khai năm 2011 lại kéo dài “đường 9 đoạn” về hướng đông bắc thành “đường 10 đoạn”, tôi tin đây chỉ là sự tùy tiện về mặt biên tập mỹ thuật, nhưng cái đoạn thêm này lại ở gần đảo Điếu Ngư, thế là vô tình lại sinh ra một chuyện dở khóc dở cười, chẳng lẽ khâu biên tập của nhà xuất bản cũng cho kiểu vẽ này là làm ra sự đã rồi?
Đương nhiên, về cách lý giải “đường 9 đoạn”, giới luật học cũng không phải là không có quan điểm khác nhau, song chủ yếu chỉ tập trung ở mặt chủ trương coi là “đường quyền lợi mang tính lịch sử”, chứ không có người nào lại chủ trương coi là đường ranh giới quốc gia cả, bởi vì đây không thể là kiểu nói lấy được về mặt luật quốc tế, và cũng không mang tính có thể thao tác.
Hậu quả hỗn loạn
Khi đã hiểu được những kiến thức trên đây, thì hiển nhiên là nhà nghiên cứu Lý Kiệt đã có đôi điều thiếu chuẩn xác trong những trình bày về chủ quyền Nam Hải.
Các luật quốc tế như “Công ước”… có 3 nguyên tắc: Phát hiện trước, chiếm lĩnh trước, kiểm soát thực tế”. “Nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu phát hiện, chiếm lĩnh và tuần tra các đảo san hô ở Nam Hải ngay từ trước năm 2000, điều này cũng đã có các chứng cứ lịch sử và văn bản lịch sử chứng minh”.
Đúng, vì thế mà khỏi thèm bận tâm đến chứng cứ lịch sử của các nước như Việt Nam…, song điểm yếu của Trung Quốc là về mặt “kiểm soát thực tế”. Kiểm soát thực tế của Trung Quốc đối với Nam Hải, ngoài hoạt động của ngư dân ra, xét từ góc độ chính phủ, lâu nay chủ yếu được thể hiện thông qua phương thức “tuần tra” ngắt quãng, điều này đã bị các nước bóc mẽ. Nan đề về mặt luật pháp và đàm phán này, tôi giải quyết không nổi, và cũng không phải là chủ đề của ngày hôm nay.
Đứng trước nan đề ấy, một trong những chứng cứ mạnh mẽ nhất của Trung Quốc là “đường 9 đoạn” trên bản đồ. Lý Kiệt nói: Đã được hoạch định từ thời Quốc dân đảng cai trị, “khi ấy, các nước xung quanh không có ý kiến gì khác”.
Đích xác là không có ý kiến gì khác, nhưng điều rắc rối là, kiểu vẽ này không phải là phương pháp được thế giới công nhận. Trung Quốc ở thời cận đại yếu, chính quyền Quốc dân ra tay muộn để giành lấy chủ quyền, chỗ dựa lý luận yếu, phương pháp đơn nhất, coi như sự đã rồi, trách cứ ai cũng đều vô ích, nhưng với thế bế tắc về đường 9 đoạn này, thì trong mấy chục năm gần đây, Trung Quốc cũng chẳng hề có được cách giải quyết nào tiến bộ hơn, đây lại là vấn đề mới mất rồi. Lãnh thổ bị người ta chiếm mất là sự thực, nhưng tự mình đã vẽ rõ nó trên bản đồ rồi, vốn không phải là nan đề, thì lại do dự mất hàng mấy chục năm. Những nguyên nhân bên trong thì phải là người thấu hiểu nội tình mới biết được.
Đương nhiên, “Công ước” có những chỗ còn mơ hồ về việc hoạch định đường cơ sở lãnh hải nên cũng dẫn đến thực tế tranh chấp quá nhiều trong cộng đồng quốc tế, kết quả là có những đường cơ sở lãnh hải mà quốc gia nào đó công bố là bất hợp lý rõ ràng (ví dụ như Việt Nam), sự thường xuyên nảy sinh xung đột lãnh hải giữa các nước láng giềng chỉ có thể chờ giải quyết bằng sự đàm phán song phương, “Công ước” rút cuộc đến năm 1982 mới được thông qua, đường biên giới trên biển các nước trên thế giới hoạch định được là số ít, còn tranh cãi hoặc không rõ là số nhiều.
Song cho dù hoạch định có khó đến mấy, thì vấn đề là nếu không hoạch định nữa, thì những nơi tự mâu thuẫn nhau sẽ liền xuất hiện, hơn nữa lại còn khá là hiểm hóc.
Ngày 7.5.2009, Đoàn đại diện thường trú tại Liên hợp quốc của Trung Quốc khi thông qua 2 bức công hàm, nhắm tới 2 nước Malaysia và Việt Nam, cùng 2 bản dự án hoạch định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý mà Việt Nam đã đơn phương đệ trình lên Ủy ban về Ranh giới Thềm lục địa “Công ước về biển của Liên hợp quốc”, đã bày tỏ lập trường, yêu cầu Ủy ban này không thẩm duyệt chúng. Trong các công hàm ấy, để thể hiện quyền lợi chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc đối với các đảo Nam Hải cùng các vùng biển phụ cận, Trung Quốc đã cung cấp các phụ lục bản đồ, trên đó vẫn vẽ “đường 9 đoạn” theo phương thức đường ranh giới quốc gia.
Về tính chất của đường này, vẫn không được giải thích. Nó là “đường quy thuộc các đảo được biểu thị bằng đường ranh giới quốc gia đứt đoạn” sao? Không ai dám nói với Liên hợp quốc, mà có nói thì Liên hợp quốc cũng không thể nhìn nhận như thế này.
Công hàm mà cơ quan ngoại giao đệ trình lên Liên hợp quốc đương nhiên là có hiệu lực pháp lý, song nội bộ trong nước lại chưa thể đi đến nhất trí, cộng thêm độ khó về mặt tính thao tác, vậy hiệu lực này sẽ tự xử ra sao đây? Huống chi chỉ vẻn vẹn có một tấm bản đồ thô phác tỷ lệ 1: 1060, chỉ có thể  thể hiện được chủ trương về chủ quyền chung chung, chứ chẳng thể chi tiết hóa được. Căn cứ theo “Công ước”, Liên hợp quốc cũng sẽ không hề phán quyết cho tấm bản đồ này.
Ngay cả khi chính phủ nước ta đã quyết định dùng “đường 9 đoạn” để vẽ đường ranh giới quốc gia, mà lại không thông báo cho người dân thì cũng không sao, chúng tôi cũng có thể hỗ trợ, nhưng cụ thể lại không thực hiện được, độ tin cậy về ranh giới quốc gia nằm ở đâu?
Ví dụ đơn giản nhất là như lần này, tin cho biết tàu chiến Philippines đã đi vào “đường 9 đoạn”, có nghĩa là đã xâm phạm đường ranh giới quốc gia, chúng ta lại chỉ là một nhà nghiên cứu, lấy tư cách cá nhân (hiển nhiên là không thể đại diện cho hải quân) để nhấn mạnh quyền lợi lịch sử, thế mà được à?
Trên thực tế, từ vị trí của “đường 9 đoạn” có thể thấy, nếu như anh tin rằng hải quân các nước xung quanh và hải quân Mỹ xưa nay không dám bước một bước qua bãi mìn thì thật quái lạ. Rành rành là họ đang tuần tra, diễn tập bên trong ranh giới quốc gia của anh đấy, đường ranh giới quốc gia lại do anh vẽ, chẳng phải là tự chuốc nhục vào người sao?
Tôi tin là Bộ ngoại giao không phải là không biết điểm này, nhưng đã quá muộn, sự trì trệ và chậm trễ về mặt phối hợp và chế định các chính sách trong nội bộ Trung Quốc đã khiến cho khi vấn đề cấp thiết tới, thì chỉ có thể nắm được chứng cứ luật pháp kiểu củ cải chưa kịp rửa sạch bùn mà vội vã xung trận vậy!
Trong quá trình học những kiến thức có liên quan, điều tôi được nghe là, các quan chức ngoại giao nói về đường này là “quá nhạy cảm, không nói được”, các giáo sư luật học muốn tìm tòi nghiên cứu, nhưng từ chối không tiết lộ danh tính. Mặt khác, rất nhiều cư dân mạng đã chửi như hát hay, nhưng lại không rõ nội tình, có những chuyên gia không thuộc phương diện luật pháp đã sai lầm về điều này mà không biết, lại cứ lấy tư cách nào đó của mình để khiến cho nhận thức của công chúng càng thêm hỗn loạn.
Nói thực, tôi chẳng có thành kiến gì với “Quảng Châu nhật báo”, nhưng khi đọc thấy tin này cảm thấy rất nặng nề.
Khi tôi buột miệng nói “XX làm hại đất nước”, bà mẹ đã sợ hãi muôn phần mà bảo:  “Con đừng có mà ngoặc vào XX đấy!”
Nỗi sợ vô hình này không phải là không có lý, có những chỗ  họ chưa hiểu, nhiều khi làm không được việc là một nhẽ, nhưng nếu anh đến nói toạc ra, thì anh chính là kẻ tội đồ.
Cho nên tôi đành nghĩ, nếu đã là như vậy thì mình phải học theo Mã Tư Thông[vii] thôi. Tất nhiên, cứ cho anh là hàng vai vế đi, Mã không được, vậy thì cứ thử học theo Trần Thiên Hoa[viii] có phải là hơn không?
Thôi được, đừng có mà buồn như thế, tôi chẳng tìm cách ảnh hưởng đến bất cứ điều gì, mà chỉ tìm cách nói lên sự thật, có giá trị gì hay không không quan trọng, lời thật được nói ra tôi thấy mình khỏe hơn.
May thay, về quan điểm cụ thể này cũng không phải là chưa có ai từng nói. Thiếu tướng không quân Kiều Lương vào cuối năm ngoái từng nói công khai trên “Kinh tế quan sát báo”: “Xét từ góc độ luật quốc tế, luật biển, có bao nhiêu lãnh thổ biển thuộc về Trung Quốc, trước tiên chúng tôi cần biết rõ, những phần nào chắc chắn là của chúng ta, những phần nào trong tầm kiểm soát của chúng ta, còn những phần nào thuộc về chúng ta nhưng đã bị người khác chiếm mất. Không thể cứ nói chung chung Nam Hải thuộc về Trung Quốc được,  “đường 9 đoạn” cũng phải có chú thích cho rõ ràng từng đoạn thuộc kinh độ vĩ độ nào. Nếu không, cứ mù mờ như thế thì làm sao mà làm cho thiên hạ rõ được? Những cái này nói chưa rõ mà anh đã muốn ra tay, thì đúng là xuất quân vô danh nghĩa, từ có lý biến thành vô lý mất rồi”.
Đúng vậy, cho dù bộ phim truyền hình “Đi ra biển”[ix] do Cục biển quốc gia hợp tác với hải quân quay để lại dư âm rất mạnh, nhưng thực lòng tôi cảm thấy: Trung Quốc đâu có thiếu lòng yêu nước và ý thức biển, chỉ sợ lòng nhiệt tình của dân chúng lại đốt cháy mất cả đường mạng thôi. Tuy nhiên, với rất nhiều lời tự sự đao to búa lớn về lãnh thổ biển, liệu có thể ngượng ngùng mà hỏi một câu: Mù mờ vậy thì sao mà rõ được?
Mỗi lần nói về những chủ đề này, tôi luôn nhớ đến bài “Một lời” của một trong những người nổi tiếng:
Có một lời, mà nói ra là họa,
… …
Đột nhiên trận sét giữa trời xanh
Dậy một tiếng:
“Trung Quốc của chúng ta!”
Tái bút:  Bài này đã viết xong, lại đọc được dòng tin trên trang “Tin tức Trung Quốc”là “Quan chức Bộ ngoại giao nói yêu cầu đường 9 đoạn phải phù hợp với luật biển là không thiết thực”, nên xin bổ sung thêm đôi câu.
Ngày 6.1.2012, Vụ phó Vụ Biên giới và Biển Bộ ngoại giao Dịch Tiên Lương khi trả lời trang “Tin tức Trung Quốc” từng chất vấn  “Có những nước chỉ trích là đường đứt đoạn không phù hợp với luật biển, anh thấy thế nào” đã nói:  1.  Về tuần tự thời gian, trước khi Trung Quốc công bố đường đứt đoạn, sau khi “Công ước về biển của Liên hợp quốc” năm 1982 ra đời, chính yêu cầu đường đứt đoạn phải phù hợp với “Công ước” đã không phù hợp với thực tế.  2. “Công ước” không chuẩn, không gây ảnh hưởng được đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ của các nước, không thể lấy “Công ước” làm căn cứ duy nhất hoặc chủ yếu để bàn về tính hợp pháp trong chủ trương Nam Hải của Trung Quốc.  3.  Chính “Công ước” không hề loại bỏ các chủ trương đã được hình thành và duy trì từ trước nó, nên lại càng không thể tạo ra “tính hợp pháp” về chủ quyền lãnh thổ cho bất cứ nước nào xâm phạm và gây tổn hại cho Trung Quốc”.
Tôi xin bày tỏ sự đồng tình sâu sắc với 2 quan điểm sau của của Vụ phó Dịch, nhưng với quan điểm 1 thì chỉ có thể bày tỏ sự đồng tình mang tính kỹ thuật.
Bởi vì trước sau bất nhất, đường đứt đoạn đương nhiên là không phù hợp với “Công ước”, đó là hiện thực, chỉ trích đương nhiên là không có lý, nhưng yêu cầu đường đứt đoạn phải phù hợp với “Công ước” thì không hẳn là yêu cầu của bên chỉ trích, và cũng nên là yêu cầu nội tại để nước ta xác định lợi ích tự thân.
Đường này là sản phẩm của lịch sử, cho dù có đánh giá ra sao thì hiện tại nó đích thực là một hiện thực dở ông dở thằng cao không tới thấp không thông, tử thủ ở hiện thực này sẽ lại là an toàn về mặt chính trị đối với các quan chức, bởi vì đó là cái dở ông dở thằng do chính phủ Quốc dân làm ra, chứ đừng có đổ lỗi cho tôi. Song nó đã không giải quyết được vấn đề. Còn chúng ta hiện giờ rút cuộc có cần phải tích cực nghĩ ra biện pháp để giải quyết vấn đề hay không, thì đó là chuyện thuộc tính tích cực chủ quan.
“Công ước” không phải là chân lý tối cao, mà là quy phạm về sau này, tất nhiên không thể phủ nhận được quyền lợi lịch sử, nhưng xin đừng có bỏ qua:  Trung Quốc đã ký kết, nó chính là các quy định luật quốc tế hiện hành có hiệu lực đối với Trung Quốc, quyền lợi mang tính lịch sử của Trung Quốc chỉ là nghĩ ra biện pháp mà hòa nhập, được thể hiện trong các quy định hiện hành, như thế mới tiện bề cho việc thực hiện và bảo vệ.
Quy định này không bao giờ hoàn thiện được, chung quy cũng chỉ là sự thỏa hiệp đạt được mấy chục năm qua từ trò chơi lợi ích của hơn 100 quốc gia, chúng ta có thể đơn phương mà vẽ ra được quy định nào thực tế hơn nó không? Ít nhất chúng ta cũng đồng tình với “biển chi phối lục địa”, vẽ quyền lợi trên biển cần vẽ bên ngoài bờ biển và lãnh thổ các đảo, chứ không phải là vẽ từ ngoài vào trong, quy định này thì có lý chứ?  Nếu không, Mỹ cũng vẽ một vòng tròn quanh các quần đảo Aleutian, Midway, Guam ở Thái Bình Dương thì làm thế nào?
Cũng giống như trong hôn nhân sự thực, bao giờ cũng vẫn là làm thêm một thủ tục nữa dựa theo “Luật hôn nhân” hiện hành thì tốt hơn, cứ khăng khăng không làm cũng không sao, nhưng khi anh muốn thừa kế, muốn nhận nuôi con cái, thì cũng chớ có hi vọng sẽ nhận được sự chấp thuận của xã hội hiện hành, thậm chí có thể là chẳng có thủ tục nào hữu hiệu cả, rút cuộc các quy định hiện hành đều đi theo luật nhân thân hiện hành.
Công việc này vô cùng khó khăn, song trốn tránh là biện pháp chăng?
Dưới đây tôi xin đưa ra 2 quan điểm nữa về vấn đề Nam Hải.
Phải tranh giành, nhưng chớ có rúc vào sừng trâu
Vấn đề Nam Hải rất phức tạp, nhưng có phức tạp đến mấy thì cũng có cách tháo gỡ. Đáng tiếc là, giới truyền thông và một bộ phận các cơ quan chuyên trách của Trung Quốc đã đẩy vấn đề này vào bước ngoặt sinh tử “đánh hay không đánh”, trong khi đó ngay cả những khái niệm luật pháp cũng lại là một mớ hổ lốn.
Có người sẽ bảo, luật pháp là phải nói lý, nhưng bây giờ người ta không nói lý với anh, thì chỉ còn mỗi cách là đánh chăng?
Đúng vậy, trận xxx[x]  trong lịch sử, cả cộng đồng thế giới phải nói chuyện bằng hỏa pháo, song chúng ta không quay lại thời gian đó, với danh nghĩa là sức mạnh mới nổi, hiện chúng ta đang phải đối mặt là hệ thống luật quốc tế cần phải hoàn thiện, thì mới có thể đi vào thời đại phồn vinh được. Chớ nên quên, chiến tranh thuộc địa là sự phân phối lợi ích với chi phí tốn kém nhất, chỉ có món lợi kếch sù của nền kinh tế thuộc địa mới cân bằng lại được chi phí, bây giờ sao lại đi tìm kiếm cái kiểu món lợi kếch sù ấy nữa ? Đồng thời, chiến tranh thuộc địa là sản phẩm dị dạng của các nước mạnh yếu, kiểu dị dạng này hiện giờ còn lại được bao nhiêu?
Tất nhiên chúng ta cũng có thể lựa chọn mà bất chấp cái thứ luật  này, để có được thứ luật khi nào muốn ra tay thì ra tay, dẫu sao Trung Quốc ít ra thì xem ra các cư dân mạng cũng có vẻ đã rất sẵn sàng cho đại chiến rồi. Vậy là tốt, tôi không hề phản đối sử dụng vũ lực ở Nam Hải, nhưng chỉ muốn nhắc nhở những người chủ trương hãy nghĩ cho thật chu toàn về phương án cụ thể để ứng phó với hậu quả của nó, có tích cực nữa nhưng khi đệ trình quyết sách cho trung ương một cách hợp pháp, thì cuối cùng nguồn thuế của anh cũng chỉ đủ để xây dựng được một đội quân hải quân, anh đặt một quân đen là không thực tế.
Hơn nữa, vẫn còn một lẽ nữa mà số đông người Trung Quốc vẫn chưa rõ:
1.  Ngay cả có đánh xong rồi, thì lãnh thổ nằm trong tay ai cũng chỉ là một trạng thái sự thực, trong tình trạng có tranh chấp, ngoại trừ đối phương vứt bỏ đi, còn nếu không thì chỉ khi nào biến được nó thành trạng thái luật pháp thì mới được coi là ổn định.
Một ví dụ điển hình là lãnh thổ bị Sa hoàng cướp đoạt, cuối cùng vẫn phải thông qua điều ước Trung-Nga trong những năm gần đây thì mới trở thành là của họ theo luật pháp, chứ nếu không thì tuy Trung Quốc không thực sự chiếm hữu, nhưng lại có quyền giành lại vĩnh viễn. Ví dụ này dường như không được xác đáng, nhưng tôi chỉ muốn nói quá trình này không đề cập đến chuyện đúng sai. Nhất là xin hãy lưu ý, trong chính trường quốc tế, ý thức đạo đức đúng sai thực ra không hề là nhân tố quyết định, tuy về mặt tuyên truyền ở trong nước các bên đều ưa gán cái mác đúng sai lên, nhưng thực ra tính quyết định bao giờ cũng là những thứ như thực lực, lợi ích, kinh doanh, nhu cầu thực tế, sách lược…
2.  Trên thế giới tuy cũng có các vụ án thành công về mặt sở hữu lãnh thổ do tòa án quốc tế phán quyết, nhưng tiền đề vẫn là cả hai bên đệ trình phán quyết  tự nguyện chấp nhận kết quả phán quyết. Điều này cho thấy vấn đề lãnh thổ vĩnh viễn là vấn đề song phương. Cũng có nghĩa là, chỉ cần có một đối phương muốn tranh giành với anh, là sự việc sẽ không bao giờ kết thúc. Anh có thể chiếm giữ yên ổn được tới một trăm mấy chục năm trên thực tế đi nữa, nhưng chỉ cần đối phương không bỏ cuộc, là mãi mãi vẫn có tranh chấp.
Tranh chấp không phải là chuyện gì to tát, mà là hiện tượng bình thường trong cộng đồng quốc tế, nhất là cục diện xung quanh Trung Quốc phức tạp như vậy, không thể ảo tưởng là lại không có sự tranh chấp nào. Chỉ có điều là bên không chiếm cứ thực sự tỏ ra khó chịu hơn mà thôi
Cho nên, những lãnh thổ thực sự không giành được trở lại trong lịch sử Trung Quốc, khi đã bị vứt bỏ, như quần đảo Ryukyu, Mông Cổ…, là không phải chịu sự bình xét của lịch sử, Nam Hải rất quan trọng đối với lợi ích hiện nay, hơn nữa tiềm lực quốc gia đang lên, nên cần phải tranh giành, đáng để tranh giành. Nhưng bất cứ việc gì mà cứ nghĩ  một chút là sẽ có mâu thuẫn, chẳng hạn: Khoan chưa nói đến Nam Hải, nếu như chúng ta thực sự đã lớn mạnh như Mỹ, thì liệu có sẽ giành lại hết những lãnh thổ đã vứt bỏ trước đây hay không? Tất nhiên là có thể, nhưng nó sẽ bằng nửa cuộc đại chiến thế giới. Anh tin là chúng ta sẽ thắng, sẽ quá lớn lại như triều Nguyên, ít ra cũng quay lại bằng được thời kỳ đầu triều Thanh, tôi thấy cũng hay. Chỉ có điều ở thế giới ngày nay, ngay cả khi làm một nước siêu cường, thì tranh giành lãnh thổ chẳng lẽ lại là điều quan trọng hàng đầu, là năng lực lớn nhất hay sao?
không nên tuyệt đối hóa quan điểm lãnh thổ. Cho dù có tranh giành Nam Hải, thì nhiệm vụ quan trọng hiện naVì thế, tôi kiên quyết ủng hộ tranh giành Nam Hải, nhưng xin mượn sự suy lý này để nhắc nhở đôi chút, rằng y của Trung Quốc là thông qua nó để đạt được các lợi ích chiến lược (địa vị, tư thế, quyền kiểm soát…), còn lãnh thổ chỉ là vật truyền tải cụ thể, dầu mỏ lại càng chỉ tổ làm cho quả cân thêm nặng. Hiện giờ hễ nói đến Nam Hải là lại có cảm giác như thùng dầu của nhà mình bị rò, đó là đúng, nhưng tầng cấp đã bị đánh tụt. Điều quan trọng nhất là, Trung Quốc nếu như ngay cả đến bản thân mình còn không kiểm soát nổi, thì đừng có mà đùa giỡn trên biển, lại càng đừng có nghĩ tới chuyện làm G2.
Muốn tranh giành, nhưng đừng tự làm hại mình
Gần đây còn có một quan điểm nữa mà tôi muốn phê phán. Rất nhiều người cảm thấy:  Việt Nam và Philippines đã bất chấp, ngang ngạnh như vậy, thì còn nói chuyện đạo lý gì với cái hạng ấy nữa, đánh, đánh rồi là yên.
Sai lầm! Quan điểm của tôi là:  Nếu như anh là Việt Nam, Philippines, phải đối mặt với Trung Quốc hiện nay, thì anh cũng chỉ giở được những trò xỏ lá, chết tiệt, bởi vì địa vị và thực lực phù hợp nhất với anh không liên quan gì đến nhân phẩm. Anh thử xem Triều Tiên và Iran mà Mỹ phải đối mặt có giống thế không? Chớ có vì ca ngợi họ chống Mỹ mà quên đi bản chất hành vi của họ, tất cả đều chỉ là thủ đoạn mà thôi.
Với cái đồ chết tiệt này, chúng ta cần học Mỹ, quen rồi là được, Nam Hải ngay cả khi đã giải quyết rồi, thì chỉ cần anh rất mạnh, là sẽ luôn có người quấn lấy anh, anh mà yếu thì tự nhiên sẽ chẳng còn ai quấn lấy nữa, mà chỉ có kẻ đến ăn bớt.
Điều quan trọng nhất là, với cái đồ chết tiệt này, nếu đánh mang tính trừng phạt hiệu quả sẽ không mạnh. Lịch sử đã chứng minh, đánh rồi anh ta vẫn quấn lấy, trái lại khi tình hình đã thay đổi, ví dụ như Liên Xô đã mất, thì chính anh ta cũng lại muốn làm mở cửa cải cách mà bỏ súng gươm để làm ăn với anh thôi.
Còn như có những người cảm thấy trừng phạt không ăn thua, quấn lấy mãi bố mày mệt lắm rồi, một ngày nào đó sẽ diệt chết nó. Thì chỉ có thể nói anh vẫn là một con sư tử nhỏ, anh không hiểu được rằng:  Con mồi của sư tử lớn nhiều khi cũng bị đàn chó hoang cướp mất, đó là quy luật tự nhiên thôi mà. Trong những khó khăn chính có điều là anh không thể diệt nổi, anh cho là làm chúa sơn lâm dễ lắm sao? Giữ cho trong đại bộ phận tình hình không có người nào dám giỡn anh là được rồi.
Nội dung bài này do kiếm sĩ Tần Thiết Ưng biên tập ngày 1.9.2012
Nguồn: bbs.tiexue.net
Bản tiếng Việt © BS2012

[i]  Nguyên văn:  “菲律宾军舰进九段线说明什么”  (http://blog.sina.cn/dpool/blog/ArtRead.php?nid=8661b9ec0100y91p&a_pos=1&f=3&vt=4)
[ii]  Tức Trường Sa.
[iii]   Những phần tô đen, tô đỏ ở đây là theo đúng nguyên văn.
[iv]   Tức Biển Đông.
[v]   Nguyên văn:《从国际海洋法看“U”形线的法律地位》(“中国法学网”, http://www.iolaw.org.cn),
[vi]   Nguyên văn:  《中国海洋发展报告》
[vii]   Mã Tư Thông:  Nghệ sĩ violon nổi tiếng của Trung Quốc, bị đày đọa trong Đại cách mạng văn hóa.
[viii]   Trần Thiên Hoa:  Anh hùng dân tộc người Hán.
[ix]   Nguyên văn:  《走向海洋》
[x]  Chỗ này tôi không dịch được; nguyên văn:  疯抢殖民地那阵.

1451. Dân Việt Nam sẵn sàng chống xâm lược, không để Trung Quốc coi khinh

RFI – Việt ngữ

Dân Việt Nam sẵn sàng chống xâm lược, không để Trung Quốc coi khinh

Thụy My
08-12-2012
Audio phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng

H1
Trước thái độ ngày càng hung hăng của nhà cầm quyền Trung Quốc tại Biển Đông, từ việc thành lập thành phố Tam Sa trong đó gồm cả Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, cho in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu, cho đến việc lại ngang nhiên cắt đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 của Việt Nam, nhiều người dân Việt rất phẫn nộ.
Đặc biệt là mới đây chính quyền Bắc Kinh lại cấm đoán Việt Nam thăm dò dầu khí, và yêu cầu Hà Nội “không quấy nhiễu” các tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. 
Trên mạng xã hội Facebook, trang Nhật ký yêu nước đã đưa ra lời kêu gọi biểu tình phản kháng các hành động của Bắc Kinh, tại Hà Nội vào sáng Chủ nhật 09/12/2012 tới. Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, bốn mươi hai nhân sĩ trí thức đã từng kiến nghị biểu tình vào ngày 27/7 trước đây, cũng đã chính thức kêu gọi mít-tinh phản đối những hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc cũng vào sáng mai, trước Nhà hát Thành phố. 
Có thể nói đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình lại được công khai thông báo từ mấy tháng trước, với chữ ký của nhiều tên tuổi trong đó có các khuôn mặt trong phong trào sinh viên học sinh trước 1975. Lời kêu gọi của các nhân sĩ Sài Gòn được đăng lại trên các trang mạng đã được hưởng ứng đông đảo. Chỉ riêng trên trang anhbasam, tính đến hai giờ chiều Việt Nam hôm nay đã có trên 1.000 ý kiến phản hồi. 
RFI Việt ngữ đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong các đại diện 42 nhân sĩ trí thức Sài Gòn đã gởi kiến nghị. 
RFI: Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Như vậy là bốn tháng sau lần kiến nghị biểu tình hôm 27/7 bây giờ các nhân sĩ trí thức Sài gòn quyết định mít-tinh phản đối những hành động khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Trong văn bản gởi cho Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Thành phố ngày 27/7, thì chúng tôi cũng xác định là đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đứng ra tổ chức biểu tình chống Trung Quốc khi có một sự kiện gì thấy rõ là Trung Quốc ngang ngược tới xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, có thái độ khiêu khích gây hấn. Trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể không làm, thì chúng tôi thực hiện quyền biểu tình đã được ghi trong Hiến pháp, và khi nào tổ chức thì chúng tôi sẽ thông báo ngày giờ và địa điểm.
Những ngày vừa qua, với những hành động khiêu khích, chà đạp lên luật pháp quốc tế và xem thường Việt Nam – tôi cho là kể cả xem thường lãnh đạo Việt Nam nữa. Nhất là sau đại hội 18 của Trung Quốc, thì như tôi đã từng nói, ông Tập Cận Bình bây giờ lại thấy là còn chơi những đòn hết sức là trắng trợn nữa. Miệng thì cứ nói mười sáu chữ vàng bốn tốt, nhưng hành động thực tế thì nó lại quá trắng trợn đi.
Thành ra những ngày này tôi thấy là báo chí của thành phố cũng có những phản ứng thích đáng. Nhưng vấn đề ở chỗ là cần phải có những cuộc mít-tinh, biểu tình, để biểu thị ý chí của nhân dân, và thái độ của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhân dân cả nước, trước việc làm phi pháp và trắng trợn của Trung Quốc.
Do đó chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc mít-tinh ngay trước Nhà hát Thành phố. Chúng tôi cũng hy vọng rằng với việc làm công khai minh bạch này, thì chúng tôi sẽ được các tầng lớp nhân dân thành phố hưởng ứng. Bởi vì đây là lợi ích của đất nước, lợi ích của dân tộc. Và chúng ta sẽ chứng minh cho nhà cầm quyền Trung Quốc biểt rằng nhân dân Việt Nam nói chung, trong đó có nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cương quyết không chịu bất cứ một áp lực nào, và sẽ đứng lên chống Trung Quốc một khi có hành động xâm lược.
Vì vậy mà trong văn bản chúng tôi cũng đề nghị chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giữ gìn an ninh trật tự cho cuộc mít-tinh này, và tránh những việc đàn áp bắt bớ, không tốt đẹp gì cho hình ảnh của Đảng và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi hy vọng rằng lần này các vị sẽ thấy nguyện vọng đó của người dân.
Tất nhiên đó chỉ là hy vọng thôi, còn thực tế diễn ra như thế nào thì chúng ta sẽ chờ. Nhưng tôi nghĩ là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì chúng tôi cũng không sợ gì cả, vì việc làm đó là việc làm chính nghĩa của người dân thành phố. Và dù có bắt bớ đàn áp thế nào đi chăng nữa thì chúng tôi cũng không ngần ngại.
Bởi vì một khi mình đã ra những bản thông báo với tên tuổi công khai như vậy, thì cũng có khả năng sẽ bị thế này thế kia. Nhưng mà làm việc gì cũng phải hy sinh, chứ không thể là mình sợ rồi cuối cùng để cho nhà cầm quyền Trung Quốc lấn chiếm. Và họ sẽ coi khinh dân tộc mình, sẽ coi khinh nhân dân mình. Mà trong lịch sử thì dân tộc Việt Nam đã đấu tranh chống lại họ, tổ tiên chúng ta đã đấu tranh thắng lợi qua nhiều thời kỳ, thì không lý gì bây giờ ta lại khoanh tay ngồi nhìn họ làm càn làm bậy. Ít nữa là cũng phải có thái độ, thông qua các cuộc mít-tinh và biểu tình.
RFI: Thưa ông từ lúc gởi kiến nghị đến giờ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có phản hồi gì chưa, hay ngược lại có những động thái ngăn trở nào chưa ?
Chưa. Cho đến bây giờ thì chúng tôi chưa thấy gì. Tình hình vẫn yên ắng, không có vấn đề gì. Và tôi nghĩ đó là việc làm chính đáng thì chẳng lẽ chính quyền lại có những biện pháp để ngăn trở. Như vậy chính quyền sẽ đi ngược lại nguyện vọng và ý chí của nhân dân thành phố, sẽ mất lòng dân. Dân sẽ không còn tin chính quyền nữa trong vấn đề có ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Mà Trung Quốc hiện nay đang đe dọa một cách nghiêm trọng hàng ngày hàng giờ: cấm đi lại, rồi đe dọa bắt bớ tàu bè…một cách trắng trợn.
Có thể nói là những gây hấn có tính chất hết sức khiêu khích, coi thường các nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Và tôi thấy là phản ứng của Ấn Độ rồi Indonesia, Philippines – nhất là Philippines – như vậy rất là thỏa đáng. Chúng tôi ủng hộ việc làm, hành động của nhân dân Philippines. Đó là đất nước chịu rất nhiều thiên tai, vừa rồi họ bị cơn bão, mấy trăm người đã mất, nhưng mà đứng về chống bá quyền Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông thì thái độ họ rất là quyết liệt, rất là rõ ràng. Thì chúng ta ít nữa cũng phải như là người dân Philippines chứ không thể nào thụ động ngồi chờ được.
RFI: Thưa ông, cũng biết là các nhân sĩ trí thức đã ký tên chấp nhận khi đấu tranh cũng có thể bị áp bức, nhưng đó là lớp đàn anh giàu kinh nghiệm. Còn đối với lớp trẻ như bạn Phương Uyên, là một thí dụ cho thấy khi thanh niên bức xúc tham gia thì thường bị trấn áp.
Thì các em khi làm việc đó cũng có ý thức. Tôi nghĩ ví dụ Phương Uyên chẳng hạn, cũng ý thức rằng sẽ bị công an bắt bớ, giam giữ. Các em cũng biết chứ. Nhưng chính cái đáng quý của các em ở chỗ là tương lai như vậy, nhưng mà các em hy sinh, dấn thân vào cuộc đấu tranh cùng với các giới khác để mà bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Thành ra giới trẻ bây giờ không phải chỉ có ăn chơi, hát nhạc rap, nhạc rock…mà có một bộ phận giới trẻ hết sức tiến bộ và rất dũng cảm. Nhân đây qua đài RFI chúng tôi cũng xin nhiệt liệt hoan nghênh cái ý thức đó của một bộ phận thanh niên hiện nay, nhất là trong số đó có sinh viên học sinh. Các em đang học tập, và vì đất nước mà các em hy sinh tương lai của mình, chấp nhận tù tội, chấp nhận mất học hành, mất việc làm. Đó là điều rất đáng quý ở các em sinh viên học sinh hiện nay, đã biểu hiện qua thời gian vừa rồi.
Và tôi hy vọng trong cuộc mít-tinh sắp đến thì các em sẽ tham gia một cách đông đảo, phối hợp với một số nhân sĩ trí thức và các giới đồng bào khác.
RFI: Chỉ riêng vấn đề hộ chiếu “lưỡi bò”, trong danh sách kiến nghị có những người chưa từng tham gia nhưng cũng ký tên. Nay Trung Quốc lại khiêu khích một cách quá quắt hơn thì có lẽ người dân lại càng bức xúc?
Vâng. Một mặt người dân phẫn nộ trước hành động khiêu khích của Trung Quốc, nhưng cũng rất buồn vì Nhà nước Việt Nam không có những biện pháp hiệu quả để bảo vệ ngư dân và những vùng lãnh hải của Việt Nam. Thành ra một trong những khẩu hiệu mà chúng tôi có đưa ra trong cuộc mít-tinh là phải có biện pháp. Đó là trách nhiệm của Nhà nước.
Quân đội ở đâu, công an ở đâu, chẳng lẽ công an chỉ để đàn áp dân khi đi biểu tình, hay đàn áp dân oan khi người ta khiếu nại về đất đai ? Trong khi đối với bọn giặc, bọn gây hấn với Việt Nam thì lại đành bất lực à ? Nhìn ngư dân bị hành hạ, bị bắt bớ rồi bắt phải đền bù; hoặc gọi là “làm đứt cáp” tàu Bình Minh 2 nhưng thực chất là nó cắt, chứ cái dây cáp chắc chắn như vậy thì không thể nào đứt được nhưng mà nó cắt rồi nói trớ ra là đứt…Có thể nói là nỗi buồn của người dân Việt Nam trước sự nhu nhược của Nhà nước, chưa có những biện pháp để bảo vệ dân, bảo vệ đất nước của mình.
RFI: Dạ, đúng là trước đây trong lịch sử Việt Nam đã nhiều lần đánh thắng Trung Quốc, nhưng không chỉ nhờ có lòng dân mà còn do ý chí của những người lãnh đạo, mà bây giờ hình như còn thiếu…
Đúng. Thật ra trước đây thì tình hình quốc tế đâu có thuận lợi như hiện nay, mà cha ông ta vẫn đánh thắng bọn phong kiến phương Bắc, bọn Trung Quốc xâm lược qua rất nhiều thời kỳ. Thế thì hiện nay tôi nghĩ là chúng ta có quá nhiều thuận lợi. Ngoài lòng dân đang sôi sục ra thì rõ ràng quốc tế ủng hộ mình mà, thì cớ gì mình lại sợ? Cớ gì mình cứ ôm bốn tốt mười sáu chữ vàng ?
Đã đến lúc Nhà nước Việt Nam phải có thái độ dứt khoát. Mà tôi thấy là động thái ban tuyên huấn của đảng Cộng sản có thể nói là bật đèn xanh để một số tờ báo nói mạnh mẽ như vậy, thì họ cũng thấy rằng, rõ ràng đứng trước việc gây hấn trắng trợn của Trung Quốc như vậy, thì không thể không lên tiếng được. Nhưng vấn đề ở chỗ là phải có những biện pháp hiệu quả để bảo vệ dân, bảo vệ vùng lãnh hải của Việt Nam.
RFI: Dạ có lẽ là Nhà nước không muốn người dân biểu tình chống Trung Quốc, một là sợ Bắc Kinh nhân đó khiêu khích mạnh hơn thậm chí gây chiến, thứ hai là lo ngại sẽ trở thành một cuộc biểu tình chống chính quyền ?
Tôi nghĩ là tình hình hiện nay không cho phép Trung Quốc muốn làm gì thì làm, hay gây hấn về mặt quân sự. Khả năng này có thể là rất ít, bởi vì quốc tế hiện nay họ cũng có những tiếng nói, những biện pháp để ngăn cản việc này. Và đối với Việt Nam thì Trung Quốc không thể tái diễn được cái hành động của năm 1979. Mà nếu có tái diễn thì nhân dân Việt Nam cũng sẵn sàng đánh thắng bọn xâm lược Trung Quốc – và đã được chứng minh qua năm 1979, rất là bất ngờ nhưng mà chúng ta vẫn đánh thắng.
Như vậy thái độ của người dân Việt Nam là rất rõ ràng rồi. Bây giờ chúng ta cần – như là ông chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam đã phát biểu, là cần phải có thái độ cứng rắn hơn nữa đối với Trung Quốc. Và nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu mà chúng ta càng nhân nhượng thì địch càng lấn tới – mà địch ở đây có nghĩa là Trung Quốc. Tôi nghĩ chúng ta phải có những hành động cứng rắn và có hiệu quả hơn nữa.
Chúng ta rất muốn hòa bình, hoàn toàn không muốn có chiến tranh. Nhưng chúng ta cũng phải có thái độ cương quyết để mà bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và nói lên cho được lòng tự tôn dân tộc. Không thể để cho Trung Quốc coi thường mình được, coi thường Việt Nam được!
RFI: Thưa ông xin cho hỏi thêm, vì sao địa điểm được chọn lại là Nhà hát Thành phố?
Thật ra trước đây trong phong trào sinh viên học sinh, Nhà hát Thành phố là một địa điểm rất thuận lợi trong việc tổ chức mít-tinh. Nơi đó có những bậc tam cấp cao, và là bộ mặt của thành phố, thành ra cũng không thể nào chính quyền thành phố lại ra tay, có những hành động làm xấu đi bộ mặt của chính quyền. Sự lựa chọn địa điểm đó cũng có ý nghĩa của nó, cũng là kinh nghiệm đấu tranh của anh em trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn trước đây.
RFI: Như vậy là bây giờ các cựu sinh viên trước 75 phải đi đấu tranh trở lại giống như “anh thanh niên” Hồ Cương Quyết ?
Đúng rồi, chúng tôi là U60, U70 cả rồi, mà vì tình hình đất nước mình phải gác qua một bên. Có nhiều anh chị mà hoàn cảnh rất là khó khăn, nhưng cũng phải dấn thân thôi, chứ không thể nào khác. Các anh Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận sức khỏe đều yếu cả. Còn anh Huỳnh Tấn Mẫm thì hai người vợ đang bị bệnh – tức là người vợ trước và người vợ hiện nay đều đang bị bệnh nặng, ảnh phải vào bệnh viện chăm sóc, còn con anh thì cũng yếu. Nhưng mà anh vẫn quyết định tham gia, thì đó là một thái độ hết sức là dũng cảm.
Chúng tôi cũng nói với anh Mẫm là chúng tôi cương quyết bảo vệ anh, và chúng tôi rất tự hào về sự chọn lựa của anh. Chứ thật ra chúng tôi cũng có khuyên anh là thôi, đợt này do hoàn cảnh quá khó khăn, anh đừng có tham gia. Nhưng cuối cùng anh vẫn quyết định tham dự – một hành động hết sức đáng quý.
RFI: Dạ, tuy kiến nghị do 42 nhân sĩ trí thức Sài Gòn ký tên, nhưng có lẽ lần này không chỉ có 42 người tham gia…
Lần này hy vọng chắc là đông. Nếu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không có những biện pháp ngăn cản thì chắc chắn là đông. Rất nhiều người gởi mail hoặc là điện thoại đến nói họ sẽ tham gia. Hoặc là trên mạng Ba Sàm đó, những comment đều rất là tốt, nói là ủng hộ và sẽ đi tham gia.
RFI: RFI Việt ngữ xin chân thành cám ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
Nguồn: RFI – Việt ngữ

1452. Hà Văn Thịnh: ĐÊM KHÓ NGỦ

3ĐÊM KHÓ NGỦ

Đã cuối đời tóc mấy màu phai
Bỗng khó ngủ như ngày xưa thơ dại ấy
Khắc khoải chờ Bình Minh trở dậy
Lần hẹn đầu tiên, hạnh phúc mỉm cười…
Nhưng đêm này, chẳng phải thế em ơi
Cùng triệu người
Thức đợi Ngày Mai đến
Ngày hàng triệu trái tim dội thành sóng biển
Để bừng lên
Ánh sáng ban ngày…
Triệu triệu người nối những vòng tay
Để đòi lại những gì đã mất
Hoàng Sa, Trường Sa, Làm Người, Sự Thật…
Bao nhiêu năm tăm tối, mê nhòa…
Có bao giờ yêu tiên tổ mẹ cha
Lại phải viết đơn trình lên, xin phép?
Có nơi đâu muốn tốt đời, sống đẹp
Phải tìm đến kẻ mù chỉ lối, chỉ đường đi?
Không kể hết những đau thương phận kiếp sống quỳ
Mỗi ngày qua, tim mỗi ngày rỉ máu
Đất nước lầm than, chúng cố tình che giấu
Tương lai như hoàng hôn chập choạng lối về
Những kẻ cướp ngày cùng kẻ cướp nước tham si
Cứ hữu hảo mặc dân tình rên xiết
Biển Đông, “Hai Sa”, kẻ thù bắn giết
Tổ quốc, ngư dân lâm cảnh khốn cùng!
Chúng muốn ta bị vùi trong nấm mộ chung
Cướp hết biển trời bắt ta sống nhục
Chúng muốn ta sụt sùi than khóc
Nô lệ đắng cay, lăn lóc kiếp người…
Không!
Không thể nào chịu nhục, buông xuôi
Cả nước hôm nay đã tỉnh thức rồi
Cả com măng (comment) cũng trở thành lịch sử
Cả nỗi sợ cũng không còn sợ nữa
75 phản hồi, 4 giờ sáng, ABS ơi*…
Ngày Mai…
Ta sẽ hát vang bài ca yêu nước
Dậy mà đi, chống kẻ thù xâm lược
Không thể nào không thức em ơi
Khó ngủ đêm nay
Cho Đất Nước
Mỉm cười…
Quảng Trị, 04:00, 9.12.2012.
Hà Văn Thịnh

  • Vợ của Giải Nobel Hòa bình lại không có hòa bình (RFI) - Tại Trung Quốc, nhiều nhân vật có tiếng tăm đã ký một bản kiến nghị kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình năm 2010. Cũng trong lúc này, vợ của ông cũng đang phải hứng chịu cảnh quản thúc tại gia. Liên quan đến chủ đề này, báo Libération có bài đề tựa hóm hỉnh « Tại Trung Quốc, không có hòa bình cho vợ của giải Nobel Hòa bình ».
  • Ông Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi chính quyền thành phố tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc (RFI) - Trong một tuyên bố đề ngày hôm nay, 08/12/2012, ông Hồ Ngọc Nhuận, đương kim Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, kêu gọi lãnh đạo Đảng và chính quyền thành phố, cùng với các đại biểu của nhân dân tham gia mít tinh ngày mai trước Nhà hát lớn thành phố để phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây.
  • Dân Việt Nam sẵn sàng chống xâm lược, không để Trung Quốc coi khinh (RFI) - Trước thái độ ngày càng hung hăng của nhà cầm quyền Trung Quốc tại Biển Đông, từ việc thành lập thành phố Tam Sa trong đó gồm cả Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, cho in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu, cho đến việc lại ngang nhiên cắt đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 của Việt Nam, nhiều người dân Việt rất phẫn nộ.
  • Tòa Án tối cao Mỹ sẽ xem xét hồ sơ hôn nhân đồng tính (RFI) - Hôm qua, thứ Sáu ngày 07/12/2012, tòa án tối cao Hoa Kỳ đã quyết định sẽ xem xét hồ sơ hôn nhân đồng tính. Hiện tại, trên phạm vi liên bang thì hôn nhân đồng tính vẫn còn bị cấm, trong khi ở cấp bang, thì đã có 9 tiểu bang cho phép hai người cùng giới tình làm hôn thú.
  • Bão Bopha sẽ quay lại miền bắc Philippines ngày mai (RFI) - Trong khi những người sống sót sau cơn bão Bopha ở miền Nam Philippines đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất và thiếu đói, sốt ruột chờ hàng cứu trợ, thì miền Bắc nước này chuẩn bị đón cơn bão quay trở lại ngày mai, 09/12/2012. Cách đây vài ngày, bão Bopha đã khiến hàng trăm người thiệt mạng.
  • Công an Quảng Tây đụng độ với nhiều ngàn người biểu tình bạo động (RFI) - Theo tin từ chính quyền Trung Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền được AFP trích dẫn, hôm qua 07/12/2012 một cuộc xung đột đã nổ ra giữa công an thị trấn Đông Hưng thuộc tỉnh Quảng Tây (giáp ranh với thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam), với nhiều ngàn người. Nguyên nhân của vụ đụng độ này là do công an đối xử thô bạo với một người tình nghi buôn lậu.
  • Giới ly khai Trung Quốc đả kích diễn văn nhập nhằng của nhà văn Mạc Ngôn (RFI) - Hôm nay 08/12/2012, các nhà ly khai Trung Quốc trong đó có nhà thơ Dã Độ và nghệ sĩ Ngải Vị Vị; đã lên tiếng đả kích giải Nobel văn chương Mạc Ngôn vì bài nói chuyện nhập nhằng của ông này ở Stockholm. Một số còn không ngần ngại gọi ông là « bồi bút », « tên hề » hay kẻ phản bội.
  • Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu bế tắc (RFI) - Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Doha, Qatar đang lâm bế tắc do bất đồng quan điểm giửa các nước công nghiệp phát triển và những nước nghèo. Trong nỗ lực khai thông bế tắc, sáng nay thứ Bảy ngày 8/12/2012, nước chủ nhà ra sức thúc giục các nước đạt được một thỏa thuận, dù là thỏa thuận tương đối.
  • Ai Cập có thể hoãn trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp (RFI) - Tối hôm qua 07/12/2012, khoảng 10 000 người biểu tình chống tổng thống Morsi đã tập hợp xung quanh phủ tổng thống bất chấp hàng rào kẻm gai và xe bọc thép. Lực lượng an ninh thì đôi khi tỏ ra thân thiện với người biểu tình. Trong khi đó, chính quyền Ai Cập tuyên bố sẽ có thể hoãn trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp đang gây chia rẽ đất nước Ai Cập.
  • Tập Cận Bình kích động tinh thần dân tộc để củng cố vị thế (RFI) - Trong ba tuần đầu tiên với cương vị tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tỏ ra tự tin, thẳng thắn và thoải mái hơn so với người tiền nhiệm, nhưng ông cũng đã khai thác ngay những chủ đề mang tính dân tộc chủ nghĩa để có được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc và tính chính đáng, nhằm qua đó củng cố vị thế lãnh đạo của ông.
  • Chính phủ Miến Điện xin lỗi về việc đàn áp biểu tình (RFI) - Hãng tin AFP cho hay, hôm nay 08/12/2012, chính phủ Miến Điện đã gửi lời xin lỗi đến cộng đồng Phật giáo nước này về vụ cảnh sát đã dùng vũ lực giải tán cuộc biểu tình liên quan đến dự án khai thác một mỏ đồng, làm gần 100 nhà sư và hơn 10 người khác bị thương vào cuối tháng 11 rồi.
  • Sáu người Việt trồng cần sa bị tống giam tại Pháp (RFI) - Chín nghi phạm bị đặt trong vòng điều tra, trong đó có sáu người bị bắt giam, sau khi cảnh sát Pháp phá vỡ một mạng lưới chuyên đưa người Việt nhập cư trái phép vào Pháp rồi buộc họ phải làm việc trong những trại trồng cần sa. Hãng tin AFP hôm qua 07/12/2012 dẫn nguồn tin tư pháp cho biết như trên.
  • Bắc Triều Tiên cho biết xét lại ngày phóng rốckết (VOA) - Các chuyên gia của Bắc Triều Tiên đang 'suy tính một cách cẩn thận về các phương thức điều chỉnh ngày giờ của vụ phóng' rốckết, vì một loạt những vấn đề nổi lên trong tiến trình chuẩn bị
  • Cựu Tổng thống Nam Phi Mandela nhập viện (VOA) - Một tuyên bố của văn phòng Tổng thống Jacob Zume cho biết nhà cựu lãnh đạo 94 tuổi nhập viện hôm thứ Bảy, để được xét nghiệm 'liên hệ đến tuổi của ông'
  • ADB: Tăng trưởng của Á châu năm 2013 “đi đúng hướng” (VOA) - Một bản báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) cho biết các nền kinh tế Á châu đang trì trệ sẽ có tăng trưởng khả quan trong năm tới.

    Phúc trình bổ sung về Triển vọng Phát triển Á châu dự báo các quốc gia đang phát triển ở Á châu sẽ có mức tăng trưởng 6 % trong năm 2012 và 6,6% trong năm 2013, thấp hơn dự báo hồi tháng 10 khoảng 0,1%.

    Phúc ...
  • TT Karzai: Kẻ đánh bom giám đốc tình báo Afghanistan đến từ Pakistan (VOA) - Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói rằng vụ nổ bom tự sát làm bị thương người đứng đầu cơ quan tình báo nước ông được hoạch định ở lân bang Pakistan.

    Ông Karzai hôm nay cho biết các giới chức Afghanistan biết chắc kẻ nổ bom tự sát làm bị thương ông Asadullah Khalid của Cơ quan An ninh Quốc gia là người Pakistan.
    Ông cho biết ông sẽ nêu vấn đề này với Islamabad, nhưng chưa qui lỗi cho chính phủ ...
  • Một thủ lãnh al-Qaida bị hạ sát trong vụ không kích ở Pakistan (VOA) - Một vụ không kích bằng máy bay không người lái nghi là của Mỹ đã giết chết một thủ lãnh cao cấp của al-Qaida ở Pakistan được xem là một trong những nhân vật có nhiều thế lực nhất của al-Qaida trong khu vực.

    Thông cáo đăng trên các website của phe Hồi giáo hiếu chiến nói rằng Khaled Bin Abdel Rahman al-Hussainan, thường được biết với tên Abu Zaid, đã bị thiệt mạng hôm thứ năm hoặc thứ sáu ...
  • Bão Bopha lại thổi vào Philippines (VOA) - Bão này đã thổi vào đảo Mindanao ở miền nam hôm thứ tư, giết chết hơn 500 người và làm nhiều người khác mất tích.
  • Phe nổi dậy Syria định chiếm phi trường Damascus (VOA) - Phe nổi dậy Syria cho biết họ định chiếm Phi trường Quốc tế Damascus vì đây là mục tiêu chính đáng trong cuộc chiến đấu để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.

    Một viên chỉ huy phe nổi dậy hôm thứ sáu nói rằng những vụ tấn công vào phi trường này là chính đáng vì nơi này được dùng như một khu vực quân sự. Ông nói thêm rằng thường dân nên tránh xa khu vực này.

    ...
  • Không quân TQ tập trận quy mô lớn (BBC) - Không quân Trung Quốc tổ chức tập trận quy mô thuộc loại lớn nhất từ trước tới nay trong bối cảnh căng thẳng chủ quyền.
  • Trần Quang Thành kêu gọi TQ cải tổ (BBC) - Nhà bất đồng chính kiến mù TQ Trần Quang Thành kêu gọi ông Tập Cận Bình hãy cải tổ và thả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến.
  • Blog Beo phản bác tin bị cách chức (BBC) - Bà Hồ Thị Thu Hồng tuyên bố trên blog Beo rằng chính bà đã thông báo thôi chức Tổng biên tập báo Thể thao TP HCM từ trước.
  • Whatever floats your boat (BBC) - Tìm hiểu nghĩa và cách dùng cụm từ tiếng Anh "whatever floats your boat" và cần phân biệt nó với 'to push the boat out'.
  • Cắt cáp để gây áp lực (BBC) - Hai tác giả của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông phân tích vụ Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn.
  • Liên hoan Nhiếp ảnh Phnom Penh (BBC) - Triển lãm ảnh của các nhiếp ảnh gia Đông Á tại Liên hoan Nhiếp ảnh Phnom Penh lần thứ 5, diễn ra từ 8-13/12 tại Campuchia.
  • Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc thâm nhập vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - Kyodo ngày 8-12 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chi-ca-ô Ca-oai đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tới để bày tỏ phản đối vụ bốn tàu hải giám Trung Quốc liên tục thâm nhập vùng biển quần đảo tranh chấp mà Tô-ki-ô gọi là Xên-ca-cư, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cũng yêu cầu các tàu hải giám Trung Quốc nhanh chóng rút khỏi vùng lãnh hải của Nhật Bản. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa khẳng định, Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc.
  • Trung Quốc cản trở họp 4 bên về Biển Đông? (BaoMoi) - Philippines hôm qua (7/12) thông báo nước này đã hoãn cuộc họp 4 bên dự kiến diễn ra trong tuần sau về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, Manila bác bỏ những thông tin cho rằng, lý do họ hoãn cuộc họp này là vì sức ép của Bắc Kinh.
  • Nhật triệu Đại sứ TQ phản đối xâm phạm lãnh hải (BaoMoi) - Ngày 7/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Chikao Kawai đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tới để bày tỏ sự phản đối về vụ 4 tàu hải giám Trung Quốc liên tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản thuộc vùng biển quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
  • Trung Quốc tiếp tục xua tàu cá ra Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc hôm qua đã cử 4 tàu tới khu vực đảo Điếu Ngư/Senkaku tranh chấp với Nhật Bản trong động thái mà nước này nói rằng để “bảo vệ chủ quyền trên biển Hoa Đông”.
  • Sách về chiến tranh bán chạy ở Nhật, Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Nhiều sách phản ánh về cuộc chiến tranh tiềm ẩn giữa Nhật Bản và Trung Quốc bán chạy ở cả hai quốc gia này kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9.
  • Không thể phớt lờ luật pháp quốc tế (BaoMoi) - Mới chỉ chừng non tháng trước đây, trong Hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông lần thứ 4 đã có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu tiếp tục đưa ra và phân tích những chứng cứ của Trung Quốc về "đường lưỡi bò” là không có cơ sở khoa học. Trong hội thảo này, Thạc sỹ Hoàng Việt- giảng viên ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Để giải quyết bất đồng, Trung Quốc phải làm rõ những cơ sở pháp lý một cách khoa học về yêu sách đường lưỡi bò trước cộng đồng quốc tế”.
  • Trung-Ấn đấu khẩu gay gắt về Biển Đông (BaoMoi) - (Dân trí) - Một ngày sau khi Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ là không được “đơn phương” tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông, New Delhi tuyên bố ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hải và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở vùng biển này.
  • Cùng ngư dân mình ra khơi (BaoMoi) - TT - Bất chấp những tuyên bố căng thẳng của phía Trung Quốc, ngư dân VN vẫn tiếp tục ra khơi. Ủng hộ ngư dân bám biển, nhiều địa phương ở miền Trung đã và đang thực hiện hàng loạt biện pháp hỗ trợ hiệu quả về nhiều mặt.
  • Tin quốc phòng đọc nhanh, 8/12/2012 (BaoMoi) - 4 tàu tuần tra của Trung Quốc đã đi vào khu vực đảo Điếu Ngư/Senkaku, yêu cầu lính thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản phải rời khỏi khu vực này.
  • Philippines không đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc (BaoMoi) - TP - Philippines ngày 6-12 thông báo nước này đã áp dụng quy định mới là không đóng dấu thị thực lên hộ chiếu Trung Quốc dù có in bản đồ “đường lưỡi bò” hay không.
    Hộ chiếu trang 46 có in “đường lưỡi bò” (trong vòng tròn) của du khách Trung Quốc Ma Ruixue. Ảnh: Xuân Phúc.
  • Trung Quốc vẽ ra “đường chín đoạn”: Cả tình và lý đều không đạt (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 5-12, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng bài “Phải tăng mối nguy hiểm cho Việt Nam khi khai thác dầu trong vùng đường chín đoạn”, trong đó nhắc đến sự kiện tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp thăm dò và vu khống Việt Nam “lấy trộm dầu” chứ không phải “khai thác dầu”. Ngay lập tức, học giả Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc đã phản ứng bằng bài viết đăng trên blog cá nhân, phê phán những quan điểm “mơ hồ và không rõ ràng” này.
  • Căng thẳng leo thang, Trung Quốc tập trận lớn (BaoMoi) - Trung Quốc cho biết, lực lượng không quân nước này vừa hoàn thành một trong những cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với Nhật Bản và các nước láng giềng phía nam đang căng thẳng vì một loạt tranh chấp lãnh thổ.
  • Hoãn họp 4 bên về Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Bộ Ngoại giao Philippines ngày 7/12 thông báo Hội nghị bốn nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông do Philippines đề xuất tổ chức trong tháng này tại thủ đô Manila đã bị hoãn lại.
  • Báo Trung Quốc: Hộ chiếu lưỡi bò là “ngu ngốc” (BaoMoi) - Tờ South China Morning Post (Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam) có trụ sở ở Hồng Kông hôm 6/12 đã có bài viết nhận định, việc Trung Quốc in hình bản đồ có đường lưỡi bò phi lý vào hộ chiếu phổ thông mới của nước này là hành động “ngu ngốc” và “đi quá xa”.
  • Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển Senkaku (BaoMoi) - Ngày 7-12, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản cho biết 4 tàu tuần tra Trung Quốc đã tiến vào khu vực quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) Nhật Bản xem là lãnh hải của mình. Hiện tại, các tàu tuần tra Trung Quốc ở khoảng cách 20km về phía Đông-Bắc đảo Kubasima thuộc quần đảo Senkaku.
  • Hành động bá đạo của Trung Quốc tại Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Dư luận và giới chuyên môn đang đặc biệt quan tâm tới sự hiện diện của hơn 40 chiến lược gia của Trung Quốc tại thành phố Tam Á để tham dự Hội thảo đánh giá tình hình an ninh và tương lai Biển Đông, do Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Chính sách Trung Quốc tổ chức.
  • Thế giới 24h: Nước tham nhũng nhất? (BaoMoi) - Tổ chức minh bạch thế giới công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2012; Hoãn hội nghị 4 nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông... là những tin nóng trong ngày.
Bản tin tiếng Anh


  • Interpreters struggle to keep up with demand (Washington Post) - China's translation industry will enjoy rapid growth during the 12th Five-Year Plan (2011-15) period, yet a shortage of talent will hinder that development.
  • Luxury housing sales rise in Beijing (Washington Post) - Sales of upscale housing in Beijing reversed a previous downward trend to record a sharp increase in November, driven by appetite from foreign buyers and relatively cheap loans.
  • iPad mini feels the chills at China launch (Washington Post) - Unlike other Apple products' that were launched in China drawing big crowds, iPad mini is feeling the chills at China launch in both Beijing and Shanghai on Friday.
  • Wen calls for more connectivity (Washington Post) - Premier Wen Jiabao on Wednesday made another push for economic and financial cooperation within the Shanghai Cooperation Organization, calling for accelerated construction of regional connectivity.
  • Valuable seafood (Washington Post) - The price of unsalted dried sea cucumbers, which retail for 21,600 yuan ($3,467) per kilogram at the shop, has risen around 10 percent year-on-year, due to a decline in this year's harvest.
  • Gold and silver for Year of the Snake (Washington Post) - The year of the Snake, 2013, is yet to arrive but snakes made from gold and silver have already become available for purchase.
  • Specially fertilized tea (Washington Post) - A girl and her father in panda costumes perform tea art in a tea garden in Ya'an, Sichuan province, on Sunday. The tea plants in the garden have been fertilized with panda excrement collected by An Yanshi, a former calligraphy teacher who has launched the pricey organic green tea.
  • Life of Pi offers food for thought (Washington Post) - Ang Lee's Life of Pi has made everyone a film critic in China and has sparked extensive discussions from both professional critics and ordinary viewers alike. Review
  • Mighty melody (Washington Post) - Singer-songwriter Liu Huan remains China's king of Mandopop at 49. Now, he opens up about his music, upcoming concert and his life as a university lecturer. Underground voices Concert
  • Helping birds in transit (Washington Post) - In the past nine years, Meng Derong along with other volunteers have saved more than 800 wild birds in Cangzhou, Hebei province.
  • China to be 'more open': vice-premier Li (Washington Post) - Chinese Vice-Premier said to expand domestic demand, tap the urbanization potential and develop other initiatives required an open environment.
  • China, Russia vow to advance cultural exchange (Washington Post) - Senior Chinese and Russian officials on Wednesday agreed here to work together and take effective measures to push forward people-to-people and cultural exchange programs between the two countries.
  • Premier Wen back from SCO meeting, two-nation visit (Washington Post) - Wen Jiabao returned to Beijing after attending the 11th prime ministers' meeting of SCO in Kyrgyzstan and the 17th regular meeting between Chinese and Russian prime ministers in Russia .
  • China's development not a threat: Xi (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China (CPC) Central Committee, said on Wednesday that China seeks peaceful development without detriment to any other country.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét