Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Ngày 19/6/2014 - Khi nào bầy cừu biết xấu hổ?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Khi nào bầy cừu biết xấu hổ?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

http://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2014/06/20140618-092417-33857483.jpg?w=624
Trong bộ phim Miracle at St.Anna (2008) của đạo diễn Spike Lee, có một đoạn gây nên nhiều xúc cảm trái ngược, nhưng điều đọng lại, đó là một điều đáng xấu hổ cho lịch sử loài người văn minh.

Một nhóm lính Mỹ da đen sau khi tham dự một cuộc chiến ác liệt ở chiến trường Châu Âu vào thế chiến thứ 2, tâm trạng vừa thoát được mặc cảm mình chỉ là một chủng tộc bị coi thường, khi tiến vào một quán kem của người da trắng đã bị từ chối phục vụ. Sự tổn thương đến cùng cực của những người lính này đã không thể nào diễn tả được, nhất là khi họ vừa đi từ chỗ chết trở về, để bảo vệ những người dân Mỹ, trong đó có những người Mỹ da trắng vừa lịch sự từ chối họ, như một bầy cừu trắng không chấp nhận những đồng loại khác màu.
Câu chuyện này được kể lại, như một so sánh cho điều có thật, vào tuần thứ hai của tháng 6/2014, xảy ra tại khu du lịch Đầm Sen. Một tổ chức liên quan đến Đoàn thanh niên CS mở ra chiến dịch vận động cho môi trường cho nước sạch, tiết kiệm nước tại Việt Nam, đã làm một chương trình khá hoành tráng, thậm chí dự định sẽ mở rộng toàn quốc để kêu gọi mọi người chia sẻ và ý thức về môi trường. Dĩ nhiên, có chương trình thì phải có nghệ sĩ biểu diễn để thu hút công chúng. Khi người chịu trách nhiệm văn nghệ trong ban tổ chức tham khảo về danh sách ca sĩ tham gia, đã từ chối hai cái tên Lam Trường và Tiêu Châu Như Quỳnh. Lý do đưa ra khiến những người biết chuyện đều ngỡ ngàng “do tình hình thời sự nhạy cảm, nên không thể sử dụng ca sĩ gốc Hoa”.
Lam Trường và Tiêu Châu Như Quỳnh chắc không xa lạ gì với khán giả, thậm chí họ đã từng đóng góp rất nhiều cho các chương trình từ thiện, xã hội… suốt nhiều năm nay. Tin nhỏ này chẳng mấy chốc lan đến tai những người nghệ sĩ này. Dĩ nhiên, im lặng thở dài là nhiều duy nhất họ có thể làm được. Và cái tin này đáng hổ thẹn này đến với họ, chắc cũng là lúc làm họ ý thức rõ hơn cái “tội” làm người Việt gốc Hoa của mình.
Nhưng ngay cả những người không phải là gốc Hoa trên nước Việt Nam, khi nghe câu chuyện này, cũng chỉ biết im lặng. Cũng giống chuyện như cửa hàng kem người da trắng từ chối những người lính da đen trong phim Miracle at St.Anna, nhóm tổ chức ở Đầm Sen vốn đang hào hùng kêu gọi một ý thức cộng đồng, lại mang đến một phản giá trị cộng đồng, đầy tổn thương một cách đáng ngại cho con người, không khác gì một bầy cừu trắng nông cạn từ chối một đồng loại khác màu của nó mà đạo diễn Spike Lee đã mô tả. Nước Mỹ xem lại những giây phút điện ảnh đó, có không ít người xấu hổ và buồn cho giai đoạn mông muội đó, và câu chuyện này những nhà tổ chức thanh niên bảo vệ môi trường ắt sẽ có một ngày nào đó, sẽ tự soi lại mình, khi bước ra khỏi thế giới quan nông cạn của bầy cừu.
“Cừu” là một khái niệm khá phổ biến để mô tả những biến động trong tư duy con người. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu cũng từng đề cập đến “cừu” như một khái niệm của loài người thiếu tư duy và chấp nhận đi theo đám đông mà không động não. Cừu cũng là một khái niệm được nhắc tới trong bộ phim Silent of the Lambs (1991) của đạo diễn Jonathan Demme, về việc im lặng và đồng lõa trước nghịch cảnh của đồng loại. Cừu của thời đại mới, có thể khác đôi chút, khi có lý luận cho sự việc của mình, nhưng nhân danh và sẳn sàng đạp lên mọi thứ để an toàn, hoặc xây dựng cho bản thân mình. Giống như phim The Red Violin (1998) của đạo diễn Francois Girard, trong đó một tòa án hồng vệ binh thời cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã hét vào mặt một thầy giáo dạy violin “Nước Trung hoa cách mạng cũng có đàn bốn dây, tại sao lại đi học và dạy loại đàn bốn dây của chế độ tư bản?”.
Câu chuyện của những nhà hoạt động bảo vệ môi trường cao quý này, nhắc tôi nhớ đến năm 2004, khi ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung đang vướng vào một vụ tai tiếng ngoài ý muốn trên internet, tôi mời em ấy vào chương trình một biểu diễn lớn, ngoài trời, có chủ đề đại loại là “vượt qua số phận”. Thế nhưng ngay khi Nguyễn Hồng Nhung bước lên sân khấu, một nhân vật cấp cao ở Thành Đoàn TNCS đã hồng hộc chạy lại giận dữ nói tôi rằng “ai cho phép ca sĩ này bước vào chương trình của Đoàn TNCS? Loại người này không còn được phép đứng trước công chúng”. Một năm sau, rất nhiều những ca sĩ, người mẫu, diễn viên… vướng vào các scandal tương tự ngoài ý muốn như Nguyễn Hồng Nhung, trong đó có người được cả hệ thống truyền hình Trung ương dành giờ vàng lên sóng để xin lỗi khán giả và nhiều tờ báo sau đó vẫn giới thiệu, trong đó có cả sự nâng đỡ của các nhân vật cao cấp Đoàn TNCS. Tất cả những ngôn từ nói về chuyện đó, không ai thấy nói về khái niệm “loại người” của nhiều năm trước tôi từng được nghe.
Não trạng “cừu” có thể xuất hiện, lan tràn trong một thời điểm, khi người ta bình tâm và có đủ lòng tin vào sự tử tế, những điều tệ hại đó sẽ tự đi qua, hoặc im lặng trong xấu hổ. Một ca sĩ quen đi hát ở Bình Dương sau các vụ bạo động gần một tuần lễ, chứng kiến các hình poster của ca sĩ Lương Bích Hữu bị những kẻ cực đoan xé, kể với tôi rằng thậm chí nhiều bầu show ngại mời cô đi diễn vì “nhạy cảm’ với người gốc Hoa, sợ cả khán giả cực đoan sẽ phản ứng với người gốc Hoa. Nhưng rồi điều đó cũng qua đi. Sự xấu hổ của những bầy cừu hưởng ứng về ứng xử phân biệt đó ngu ngốc, giờ chỉ còn là sự im lặng như vết sẹo trong trái tim của chính họ.
Thế giới vẫn hướng về chiều văn minh, và con người cũng cần những sự vận động để hướng cuộc đời mình đến văn minh. Không ai có quyền nhân danh bất kỳ một điều gì để xô ngã người khác trong cộng đồng, nhất là đối với những con người đã cống hiến đời mình, tô điểm cho chính cộng đồng đó. Chuyện trên đây là một ví dụ đắng chát cho một đất nước có 54 dân tộc cùng chung sống, mà tôi ghi lại với ước mong nó sẽ không bao giờ lập lại, đặc biệt gửi đến những con người được giao quyền lực, coi mình là một loại cừu thượng đẳng, sẳn sàng chà đạp lên số phận những người khác.

Lê Duẩn Toàn Tập Tái Bản

 Đinh Tấn Lực

gate[5]
Cận Tết là mùa gió chướng. Tuyên giáo Trung ương len lén và thui thủi mình ên làm một cú rao vặt “chống TQ” miễn phí. Báo chí trong luồng không chỉ đặc biệt chú tâm vào chủ đề rất đỗi thời sự là cứu đói giáp hạt 15 tỉnh… hay các chủ đề chính yếu thường trực cướp/giết/hiếp/mông/vú/kỹ thuật leo đỉnh vu sơn/đặc trị loạn cường dương…  mà còn thoang thoảng mùi nhang khói giữa hồ:
“(Chinhphu.vn) – Ngày 18/1(/2014), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ khánh thành đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh cùng đông đảo người dân đến dự”.
Giang hồ điểm báo bật ra hàng loạt câu hỏi mắc mứu (rất dễ mắc nghẹn): Tại sao giờ này? Tại sao Hà Tĩnh? Tại sao Lê Duẩn?…

*

Tại sao giờ này?

Tại sao không trùng khớp vào ngày sanh hay ngày chết của đương sự?
Còn lại là gì, bốn mươi năm Hoàng Sa chăng? Có thể lắm! Một kiểu thông điệp “chống Tàu” rất đằm thắm trong định hướng chủ động: Âm thầm thay thế mọi cuộc tưởng niệm công khai và long trọng trọng khác (được côn an tập trung dồn sức giải phóng bởi bụi máy cưa cắt đá), bằng cuộc tưởng niệm rón rén nhắc tên một tay tổng bí có thời nức tiếng “Nga hơn Tàu”.
Thế thì người ta có thể đúc rút ngay đây một kết luận nhỏ: Thông điệp này vừa điên vừa hèn.
Bởi Lê Duẩn, dù chỉ mới học xong lớp sáu nhưng đã từng vang danh trong toàn thể Đệ Tam Quốc Tế bằng câu danh ngôn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, như một hồi âm cho câu danh ngôn của Mao là “Quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Tức là, Lê Duẩn hết lấy xương máu người Việt để đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc, rồi sau đó, bật ngược, lại lấy sinh mạng người Việt đánh Trung Quốc cho Liên Xô, trong cả hai trận chiến Tây Nam và Chính Bắc. Có gì là quá, khi gọi đó là một kẻ hung hăng/háo chiến/hám quyền/ngu muội… chỉ biết hãnh diện được phục vụ quan thầy và lạnh lùng trên xương máu đồng bào cùng tương lai đất nước?
Nối tiếp truyền thống đó, lũ hậu duệ ngày nay có gì khá hơn, một khi vẫn khư khư ôm gối trùm chăn, không dám công khai phản đối kẻ xâm lược, mà chỉ thỏ thẻ bảo dân “đảng từng có người chống TQ ngày xưa đấy chứ!”, rồi lại tiếp tục hùng hổ dàn quân đàn áp, đánh dập, bắt bớ,  giam cầm, xách nhiễu trả thù những người nhiệt tâm báo động về nguy cơ Bắc thuộc lần cuối cùng?
Liệu rằng điều đó sẽ mang ý nghĩa gì, khi một đảng và nhà nước vô thần rắp tâm lập đền thờ cho một kẻ sử dụng núi xương sông máu của đồng bào mình để lập công với mớ quan thầy từng được xếp hạng xuất chúng về tội ác tiêu diệt đồng chủng?

*

Tại sao Hà Tĩnh?

Tại sao Hà Tĩnh giỗ người Quảng Trị?
Mấy năm trước, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lê Duẩn, báo TTO đi tin:
Cũng trong sáng qua (7/4/2007) tại Đông Hà đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài cố TBT Lê Duẩn và công viên mang tên Lê Duẩn”… “Từ mảnh làng nghèo chợ Sãi, Triệu Phong, chàng trai Lê Văn Nhuận (tức đồng chí Lê Duẩn) đã được sinh ra, nuôi dưỡng bằng hạt phù sa của dòng Thạch Hãn và đã ra đi theo lý tưởng của cách mạng để Quảng Trị có được một người cộng sản vĩ đại, một di sản tinh thần vô giá cho các thế hệ học tập noi theo”.
Vậy thì Hà Tĩnh chen lấn điều gì ở đây, một khi Quảng Trị đã chính thức và công khai hãnh diện có thằng con Lê Duẩn là “một người cộng sản vĩ đại”?
Giành con chăng?
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn vốn là người con của quê hương Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), trong thời kỳ Hà Tĩnh triển khai xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ, với cương vị của mình đã có nhiều quyết sách giúp đỡ Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình. Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn và nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, ngày 15-10-2011 vừa qua Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định phối hợp với gia quyến cố Tổng Bí thư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại đảo cụ Duẩn”.
Chẳng ai rõ chuyện con ruột/con nuôi/con này/con nọ… ra sao, chỉ biết mọi nỗ lực tranh giành này đều theo đúng quy trình.
Ở đó, hồ Kẻ Gỗ, từng có thời triển khai dự án xây nhà trên bè nổi đón cụ Tổng Bí, đặt chết tên là Bè Lê Duẩn. Kế đó là dự án nâng cấp cái cù lao giữa hồ thành Đảo …Cụ Duẩn. Nay, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã long trọng triển khai dự án lập đền thờ cụ Duẩn.
Tất nhiên, mọi dự án đều đẻ ra đô xanh lẫn vàng ròng. Lại ngay vào lúc mà các nguồn dư luận về mọi đảo khác đều cần phải lắng xuống bên dưới đảo cụ Duẩn, thì không thể bảo thiếu lô-gích cái việc triển khai dự án tầm cỡ tâm linh cả đảng này!

*

Tại sao Lê Duẫn?…

À, đây mới chính là cốt lõi của mọi cốt lõi:
Hôm nay 7/4, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng bí thư Lê Duẩn(7.4.1907– 7.4.2007) – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành công trình tượng đài và công viên mang tên đồng chí Lê Duẩn tại thị xã Đông Hà”.
Lê Duẩn từng đeo những huy chương nào của dàn đồng ca báo chí trong luồng?
  • Người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị (mỗi ngày ăn vài củ khoai để nhớ mẹ nghèo);
  • Người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh (số người “được hy sinh” cao hơn thầy);
  • Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng VN (nắm kỹ thuật đu dây quân viện và kinh viện).
Trước đó, Lê Duẩn đã có những kỳ tích điền kinh nhảy cóc, nhảy rào và nhảy cao nào?
  • Tân Việt Cách mạng Đảng (1928);
  • Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (1929);
  • Đảng Cộng sản Đông Dương (1930).
Kỷ lục Guinness của Lê Duẩn là gì?
  • Ngồi ghế Tổng bí thư đảng suốt ¼ thế kỷ: 1960-1986 (chuyển sang từ trần).
Tác phẩm (để đời) của Lê Duẩn gồm những gì?
  • Bản “Đề cương Cách mạng miền Nam” (1956). Từ đây đẻ ra Cục “R” và cái mặt nạ có tên là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, chỉ rớt xuống ngay sau khi miền Nam bị nhuộm đỏ;
  • Chiến dịch “Đường 9 Khe Sanh” (1968). Trận biển người nướng quân các sư đoàn 304/308/320/ 324B/325, với tổng cộng 40.000 bộ đội dưới biển bom xăng đặc và cơn mưa pháo M107…  còn có tên khác là “Điện Biên Phủ thứ nhì”, nhằm mục tiêu nghi binh cho định hướng mùa Xuân 68.
  • Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968). “Hoan hô Xuân 68 anh hùng! Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng. Tất cả pháo! Và xông lên, dũng sĩ!” (thơ Tố Hữu). Các dũng sĩ đã theo lệnh xé bỏ hiệp ước đình chiến đón Xuân. Với hệ quả là hàng vạn đồng bào ở Huế bị bể sọ hay bị chôn sống tập thể dọc những con đường trắng;
  • Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị (1972). Dài khoảng 9 cây số người, cả dân lẫn lính miền Nam,  gồng gánh di tản và bỏ xác dưới trận mưa pháo kích cùng những loạt pháo trực xạ của “quân đội giải phóng”, từ Quảng Trị, qua Hải Lăng, về tới Mỹ Chánh. Đây là cuộc thảm sát quy mô nhất trong suốt trận chiến nhuộm đỏ miền Nam, ngay trên vùng đất lề quê thói của Lê Duẩn. Cổ thành Quảng Trị, sau đó, được cắm cờ miền Nam, nhưng “không còn một viên gạch nào không dính vết đạn”;
  • Hủy bỏ Hiệp định Hòa bình Paris (1973). Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam VN và chấm dứt hầu hết các nguồn viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Quân đội Bắc Việt được tăng cường khẩn cấp vào chiến trường B, sử dụng nguồn quân viện gia cố của LX & TQ để mở rộng các khu vực da beo làm bàn đạp tấn công miền Nam;
  • Đẩy mạnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nối tiếp các Chiến dịch Mùa Xuân 1975 & Chiến dịch Giải phóng Huế-Đà Nẵng. Dẫn đến việc chấm dứt cuộc chiến tự vệ ngăn chận làn sóng đỏ (và bảo vệ chính thể tự do dân chủ còn non trẻ) của miền Nam;
  • Chiến dịch Cải tạo công thương nghiệp miền Nam Việt Nam (1975). Mật danh là Chiến dịch X2. Tiến hành bất ngờ đợt một vào nửa đêm 9/9/1975, đợt hai từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 12, 1975. Rất nhiều doanh nhân miền Nam tự tử. Số đông mua bãi vượt biên. Chiến dịch nối tiếp là Kinh Tế Mới, di dân thành phố không còn vốn liếng làm ăn về miền rừng núi. Chiến dịch tận diệt tư thương miền Nam kéo dài đến cuộc đổi tiền cũng bất ngờ và ảnh hưởng toàn bộ nhân dân miền Nam vào ngày 5/5/1978.
  • Nâng tầm “Tư tưởng” làm chủ tập thể (1977).  Một danh ngôn khác của Lê Duẩn, phát biểu tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc ngày 13/3/1977: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể”;
  • Tuyên chiến & xâm lăng Campuchia (1978). Nhằm thỏa lệnh Liên Xô chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Bao gồm các Sư đoàn  2/4/5/7/9/10/31/302/303/304/307/309/320/ 325/330/339/341/Sư đoàn không quân 372/các Lữ đoàn thiết giáp 12 -22-26/các Lữ đoàn pháo binh 24-262/Lữ đoàn 25 công binh/Lữ đoàn đặc công 198/Trung đoàn đặc công 117/các Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101-126… Lực lượng này tiến chiếm Nam Vang và giữ quân trên đất Chùa Tháp cho đến 1989 mới rút quân ra khỏi Campuchia. Sự thiệt hại nhân mạng lên đến nhiều vạn người. Số bộ đội bị cụt chân vì mìn cóc TQ, trên thơ Nguyễn Duy, “Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng”.  Hệ quả kinh tế là VN bị cấm vận và cô lập đối với thế giới tự do suốt 10 năm.
  • Chống đỡ cuộc chiến “giáo trừng” phía Bắc (1979). Theo Wiki, đây là một “cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và CHXHCNVN”. Bắc Kinh gọi nó là “cuộc chiến giáo trừng”, dạy cho VN một bài học trả đũa vụ xâm lăng Campuchia. Còn ký giả Nayan Chanda của tạp chí Viễn Đông Kinh Tế (Far Eastern Economic Review) thì gọi nó là cuộc chiến “Huynh Đệ Tương Tàn” (nguyên tác Anh ngữ Brother Enemy: The War After the War). Sáu tỉnh cực Bắc của VN, giáp ranh với TQ, bị san bằng, nhiều cột mốc biên giới bị dời vào phía trong lãnh thổ VN.  Vẫn theo thơ Nguyễn Duy, “Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện”. 
  • Chiến dịch Z30, tịch thu gia sản “bất chính” của nhân dân từ Nghệ An ra Hà Nội (1978). Đây là trận càn quét tài sản của nhân dân có nguồn gốc từ các nước tư bản.
  • Chiến dịch Cải cách Giá-Lương-Tiền (1985).  Đổi tiền lần thứ nhì. Bản vị hàng hóa là vàng. Chỉ số giá bán lẻ thị trường tăng vọt 587,2%.  Chỉ số lạm phát lên 4 chữ số. Giá vàng tăng nhanh hơn giá hàng hóa. Theo GS Đặng Phong, chính sách Giá-Lương-Tiền vỡ trận. Hệ quả trực tiếp là nhân dân trở thành những “người chết hai lần”. Báo cáo chính trị trong Đại hội VI (Lê Duẩn vừa chuyển sang từ trần) trở thành bản báo cáo lịch sử của đảng CSVN.

*

Prime Minister Le Duan and Secretary Le Duan
Lê Duẩn, người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, có một ước mơ tột bực, được phát biểu thành một danh ngôn năm 1976 là: ”Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh“. Đến năm 1986, Lê Duẩn qua đời, với một đất nước Việt Nam khánh tận, một dân tộc Việt Nam phân cấp thiếu đói, đói và đói gay gắt, một quốc gia Việt Nam bị khinh miệt và sợ hãi đối với cả thế giới loài người.
Lê Duẩn, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, và là con nuôi của Hà Tĩnh, trong suốt 25 năm ngồi ghế Tổng bí thư, và thông qua 3 cuộc chiến 75/78/79,  đã điềm nhiên bình thản hóa thân nhiều triệu bộ đội, dân công, thanh niên xung phong thành những tờ “giấy báo tử bay đầy mái rạ” (theo thơ Nguyễn Chí Thiện)…
Lê Duẩn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng VN , đã khẳng định và cả đời theo đuổi điều khẳng định sắt máu như sau:
Chế  độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính”.
Một Lê Duẩn, với ngần ấy “trí tuệ” lẫn “công đức”, và được lũ “hậu duệ” của đảng, sau các thứ “đúc tim cho tượng ngựa”, hay dâng “cỗ đầu trâu” nhập vong cho tượng, hiện đang dồn sức tâng công bằng những tượng đài cho đến đền thờ… đã nói lên điều gì?
Đứa nào giật giải “Trăm công với giặc – Nghìn tội với dân”?
Phép thử xem dân trí thời lướt mạng có khác thế kỷ 20?
Vô thần hậu duệ dâng hương lên Tổng vô thần tiền bối?
Nhân rộng chủ nghĩa “Tản thiêng về làng” ra khắp chốn?
Đánh nhòe dư luận về những quần đảo giữa biển bằng một cù lao giữa hồ?
Ta từng có lãnh đạo kỵ Tàu đó chứ chẳng chơi?
Giết dân không thôi chưa đủ khốn nạn, phải thờ đứa giết dân không nhợn mới đủ đô/đạt chuẩn?
Sau cùng: Ai bảo “Hèn với giặc – Ác với dân” chỉ là xu thế thời đại mới đây nào?
denthoLeDuan
23-01-2014 – Nhân ngày giỗ thứ 25 nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác giả tiểu luận “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa”.
Blogger Đinh Tấn Lực