Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Ngày 16/4/2014 - Xin quí vị đừng nói nữa, dân đau đầu lắm!

  • Anh Đinh Nhật Uy sẽ ra tòa phúc thẩm ngày 16/4 (RFA) - Phiên tòa phúc thẩm xét xử anh Đinh Nhật Uy về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm Nhà nước”, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự, nếu đúng kế hoạch sẽ diễn ra tại Tóa án Nhân dân tỉnh Long An hôm nay 16/4.
  • TP HCM có tân Phó Bí thư Thành ủy (BBC) - Ông Võ Văn Thưởng nhận chức vụ Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, thế chỗ phương án Trung ương cơ cấu là ông Nguyễn Khắc Định.
  • Công an buộc người H'Mong hủy bỏ vật dụng tang lễ (RFA) - Chính quyền và công an tại địa phương thôn Thủy Vinh, xã Li Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng hôm nay lại đưa ra yêu cầu buộc người H’mong ở địa phương phải hủy bỏ những vật dụng mà họ sử dụng cho việc tang lễ theo nghi thức mới ...
  • 'Thả tù chỉ là chiến thuật' (BBC) - Nhà quan sát Carl Thayer nói việc thả các tù nhân chính trị mới đây chỉ là chiến thuật thay vì là chiến lược của Hà Nội.
  • Để chấm dứt lương quan chức 'tù mù' (BBC) - Tình trạng thiếu minh bạch về thu nhập luồng' của quan chức ở Việt Nam và biện pháp chấm dứt, theo nhà quan sát từ trong nước, ông Trần Tiến Đức.
  • Cần chú ý thông tin gì về bệnh sởi tại VN hiện nay? (RFA) - Trong các tháng gần đây, tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đã xuất hiện hàng ngàn các ca bệnh sởi ở trẻ trong đó có nhiều trường hợp biến chứng nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy các phụ huynh cần chú ý đến những thông tin gì về bệnh sởi trong thời điểm này, cách phòng tránh ra sao?
  • 'Châu Âu quá nhẹ tay' (BBC) - Các nước châu Âu vẫn dùng dằng thái độ với Nga trong lúc khủng hoảng ở Ukrraine ngày càng nghiêm trọng.
  • Cuộc lặn tìm MH370 kết thúc chóng vánh (BBC) - Thiết bị lặn tự động được thả xuống đáy Ấn Độ Dương để tìm máy bay Malaysia Airlines mất tích chỉ hoạt động thời gian ngắn vì nước quá sâu.
  • Dân số Nhật ngày càng thưa thớt và già cỗi (RFI) - Theo số liệu thống kê của Nhật Bản công bố ngày 15/04/2014, tổng số cư dân xứ Hoa Anh đào, tính cả người nước ngoài, đã giảm thêm 217.000 người trong vòng 1 năm, tính cho đến tháng 10 năm ngoái. Trong số này, những người từ 65 tuổi trở lên chiếm¼ dân số.
  • Nhật Bản sẽ miễn visa cho du khách Việt Nam và Đông Nam Á (RFI) - Báo chí Nhật Bản ngày 15/04/2014 tiết lộ : Sắp tới đây, các công dân Việt Nam, Indonesia hay Philippines, nếu muốn đến Nhật Bản xem hoa anh đào nở, hay khám phá nghệ thuật Manga, sẽ được tạo điều kiện dễ dàng.
    Chính phủ và liên minh cầm quyền tại Nhật Bản đang thúc đẩy kế hoạch bãi miễn thị thực người đến từ ba nước Đông NamÁ này, trong khuôn khổ chương trình thu hút thêm du khách chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo năm 2020.
  • Cuba muốn tránh tạo ra một « tầng lớp tư sản » mới (RFI) - Theo nhiều nhà trí thức, việc La Habana loại các công dân Cuba ra khỏi luật đầu tư mới là nhằm mục đích tránh tạo ra một« tầng lớp tư sản dân tộc» mới có thể đe dọa chế độ cộng sản. Các trí thức này kêu gọi chính quyền chấp nhận thử thách trên đây, như Trung Quốc và Việt Nam đã làm.
  • Trung Quốc phản đối bản báo cáo nhân quyền của Anh (RFI) - Ngày 15/04/2014, Bắc Kinh tố cáo Luân Đôn đã can thiệp vào công việc nội bộ của mình, sau khi Anh Quốc công bố bản báo cáo thường niên về nhân quyền trong tuần rồi, trong đó Trung Quốc bị xếp vào danh sách« các quốc gia đáng ngại».
  • TQ: Luân đôn dùng nhân quyền can thiệp nội bộ (RFA) - Một ngày sau khi đơn phương quyết định hủy bỏ cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với Anh Quốc, Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích London sử dụng nhân quyền vào mục tiêu chính trị, cố ý can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
  • Nhu cầu vàng Trung Quốc sẽ tăng 20% (BBC) - Hội đồng Vàng Thế giới vừa ước tính nhu cầu vàng của Trung Quốc sẽ tăng 20% trong vài năm tới do dân số quốc gia này trở nên giàu có hơn.
  • Trung Quốc : Tham vọng quân sự hóa không gian (RFI) - Ngày 15/04/2014, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi không quân tích hợp một cách chặt chẽ hơn hai năng lực bảo vệ không gian và phòng thủ không phận. Giới chuyên gia Trung Quốc xem đây là phản ứng của Bắc Kinh, chống lại tình trạng không gian bị các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc– đứng đầu là Mỹ - quân sự hóa.
  • Báo Anh, Mỹ nhận Giải thưởng Pulitzer (BBC) - Báo Guardian và Washington Post chia nhau Giải thưởng Pulitzer Báo chí vì cộng đồng nhờ loạt bài về chương trình do thám điện tử của Hoa Kỳ.
  • Web ở Anh, Canada bị hack vì Heartbleed (BBC) - Một trang web nổi tiếng dành cho các bậc phụ huynh ở Anh quốc và Cơ quan thuế vụ Canada đều thông báo đã bị các tin tặc tận dụng lỗi Heartbleed để đánh cắp dữ liệu.
  • Tiết lộ vụ Snowden : Báo Anh, Mỹ đoạt giải Pulitzer (RFI) - The Washington Post của Mỹ và The Guardian của Anh ngày 14/04/2014 được trao giải thưởng báo chí nổi tiếng Pulitzer, trong thể loại« phục vụ côngích». Giải Pulitzer đã được tặng thưởng cho hai tờ báo này vì các phóng sự điều tra và bài viết về các hoạt động nghe lén của cơ quan tình báo Mỹ NSA dựa trên tài liệu do Edward Snowden cung cấp, nghe lén từ lãnh đạo thế giới cho đến công dân bình thường.
  • Chilê : Lửa vẫn âm ỉ tại thành phố cảng Valparaiso (RFI) - Hỏa hoạn hoành hành ở thành phố cảng Valparaiso từ 48 tiếng đồng hồ qua đã có phần giảm cường độ vào hôm nay, 15/04/2014, nhưng còn phải mất nhiều ngày nữa mới hy vọng dập tắt hoàn toàn.
    Theo tổng kết mới nhất, đã có 15 người thiệt mạng, hơn 2000 ngôi nhà bị phá hủy, hàng ngàn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
  • Cúm H5 : Nhật đã tiêu hủy 112.000 gia cầm (RFI) - Tính tới ngày 15/04/2014 Nhật Bản đã cho triệt hạ 112.000 gia cầm trong vòng 2 ngày, tại miền Tây nam nước này, sau khi xuất hiện nhiều ca cúm gia cầm. Phản ứng nhanh chóng triệt để này nhằm ngăn chặn cúm lây lan. Đây là lần đầu tiên cúm gia cầm tái xuất hiện tại Nhật kể từ 3 năm nay.
  • Căng thẳng Mỹ Nga leo thang : Phi cơ Nga khiêu khích tàu Mỹ (RFI) - Tình hình Ukraina càng lúc càng gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Matxcơva. Ngày 14/04/2014, Lầu Năm Góc tố cáo việc Không quân Nga cho chiến đấu cơ đến« khiêu khích» một khu trục hạm Mỹ đang hoạt động tại vùng Biển Đen. Cùng lúc, Tổng thống Barack Obama cũng đã có một cuộc điện đàm gay gắt với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin về diễn biến tình hình ở miền Đông Ukraina. 
  • Nổi dậy thân Nga lan rộng ở miền đông Ukraina (RFI) - Ngày 15/04/2014 Ukraina tố cáo các« kế hoạch thô bạo» của Nga nhằm gây bất ổn, và gởi tiểu đoàn Vệ binh Quốc gia đầu tiên đến miền đông, nơi phong trào ly khai thân Nga đang lan rộng. Những người nổi dậy hôm qua đã tấn công vào các tòa nhà chính phủ của nhiều thành phố ở miền đông Ukraina.
  • Nga Mỹ chưa tìm ra giải pháp cho Ukraine (RFA) - Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói chuyện với Tổng Thống Vladimir Putin của Liên Bang Nga. Kết quả cuộc thảo luận cho thấy vẫn chưa có cách giải quyết vấn đề Ukraine
  • Ngoại trưởng Nga: Ukraine trên bờ vực nội chiến (RFA) - Thủ Tướng Dmitry Medvedev của Nga cho rằng quốc gia Đông Âu láng giềng đang ở bờ vực của một cuộc nội chiến, nếu chính phủ Kiev nhất quyết giữ kế hoạch sử dụng võ lực để giải tán những lực lượng dân quân thân Nga ...
  • MH370 : Bước đầu gian nan của tàu ngầm thăm dò Bluefin (RFI) - Ngày 15/04/2014 tàu ngầm tự động Bluefin-21 được đưa trở lại xuống đáy Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích. Trong lần ra quân đầu tiên hôm qua, Bluefin đã không thu thập được dự liệu gì quan trọng và đã phải rút ngắn đáng kể thời gian thăm dò đáy biển vì đã đạt độ sâu tối đa, không thể xuống sâu thêm nữa.
  • Nhật sắp miễn thị thực nhập cảnh cho 3 nước Đông Nam Á (RFA) - Nhật Bản có thể miễn thị thực cho khách du lịch từ Indonesia, Philippines và Việt Nam.
    Hãng tin Kyodo trích dẫn nguồn tin chính phủ Nhật ngày hôm qua, cho biết trong kế hoạch vừa nói sẽ được đưa ra trong chương trình hành động du lịch vào tháng Sáu tới đây
  • Hỏi đáp y học: Chữa mồ hôi tay chân (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Trí Nguyễn, ở thành phố Hồ Chí Minh, thắc mắc về chứng ra mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Nga cảnh báo Ukraine chớ sử dụng vũ lực (VOA) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Ukraine chớ sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình thân Nga trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Trung Quốc
  • Bắc Triều Tiên mừng'Ngày Mặt trời' (VOA) - Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đi thăm lăng Kim Il Sung hôm nay nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của lãnh tụ sáng lập quốc gia. Kỷ niệm này, được gọi là 'Ngày Mặt trời'
  • Rémi Camus kết thúc hành trình bơi xuôi dòng Mekong dài 4.400 km (BaoMoi) - Lúc 9 giờ 50 phút sáng 15.4, anh Rémi Camus, 29 tuổi, người Pháp, đã bơi ra đến cửa biển Đông từ một nhánh của sông Cửu Long, chính thức chinh phục sông Mekong dài gần 4.400 km và kết thúc chuyến bơi 6 tháng ròng từ Tây Tạng (Trung Quốc) đến Lào, Campuchia và Việt Nam.
  • ASEAN - Trung Quốc tái xây dựng COC khác xa dự thảo ban đầu? (BaoMoi) - (PetroTimes) – Việc hình thành nên một nhóm chuyên gia do các nước ASEAN và Trung Quốc đề xuất, làm nhiệm vụ hỗ trợ các khía cạnh kỹ thuật cho các quan chức của hai bên trong quá trình thảo luận về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có thể sẽ khiến bộ quy tắc này khác xa dự thảo ban đầu mà ASEAN đã chuẩn bị.
  • Trung Quốc để ngỏ khả năng đối thoại với Nhật Bản, Philippines (BaoMoi) - Mạng tin Yomiuri dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Ngoại trưởng nước này, ông Vương Nghị ngày 14/4 khẳng định rằng Bắc Kinh “vẫn luôn để ngỏ cánh cửa đối thoại”, ám chỉ cuộc đối đầu căng thẳng với Nhật Bản liên quan đến vấn đề lịch sử của chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và với Philippines xung quanh chủ quyền tại biển Biển Đông.

Nguyễn Mộng Hoài - Xin quí vị đừng nói nữa, dân đau đầu lắm!

Chưa bao giờ đất nước mình lại có nhiều chuyện như bây giờ, trong đó có nhiều chuyện động trời mà các phương tiện thông tin đã đưa tin và tường thuật, bình luận khá nhiều và khá chi tiết. Trong thời đại bùng nổ thông tin này, những anh "Báo Mạng" thật đáng gờm vì ngõ ngách nào "nó" cũng biết, việc gì nó cũng có thể đưa lên mạng và mỗi mạng có hàng trăm hàng nghìn, hàng triệu người theo dõi hằng ngày. Chả có gì có thể giấu nhau được.

Một trong những sự kiện mà báo chí làm rùm beng lên, đó là lời nói của vị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, một trong những "Danh gia vọng tộc" của lãnh tụ Hồ Chí Minh: "Quốc hội là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai". Liên tưởng ý này của ông, trong một phiên họp của Quốc hội cách đây mấy năm, cũng trên diễn đàn quan trọng này, ông đã từng "bộc bạch": " kỷ luật tất cả (cán bộ) thì lấy ai làm việc ?" Người dân ít học chúng tôi, nghe các vị lãnh đạo cao cấp hiện nay nói đôi khi không thể hiểu ngay được. Ngoài việc "các Cụ" nói miệng (mà nói miệng thì lời nói gió bay) trong nhiều cuộc họp lớn, trong các buổi tiếp xúc cử tri, "Các Cụ" còn nói ở các diễn đàn quan trọng cả trong nước và thế giới nữa kia. Các cụ ta có dạy rằng: "Lời nói đọi máu". Càng giữ cương vị quan trọng càng phải nói cho thật đúng và làm cho thật đúng, chứ nói thì không thể "tuềnh toàng" được.
Đọc báo, nghe đài và biết các cụ nói thế, hôm nay, một lão già 80 tuổi này, lẩn thẩn ngồi trước máy vi tính, "khâu" các lời vàng ngọc của "Các cụ lại" và có vài suy nghĩ nông cạn, ghi lại để cùng đọc chơi!
Nội dung Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) có nói (bằng giấy trắng mực đen và có được ghi lại trên đĩa hình nữa, rằng "...trong Đảng ta hiện nay, có một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang suy thoái về đạo đức lối sống để xảy ra tham nhũng, quan liêu, xa dân, thui chột ý chí chiến đấu, không chịu tu dưỡng đạo đức cách mạng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân !" Còn Ông Tổng Bí thư của Đảng, người đồ đệ rất trung thành của Chủ nghĩa Mac-Leenin, trong một cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, ông nói rằng (đại ý): chỗ nào cũng có tiêu cực, nơi nào cũng có tham nhũng... và không biết hết thế kỷ này (thế kỷ 21) nước ta đã có chủ nghĩa xã hội chưa?
Và rồi, ông rất dũng cảm "nhận" làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng thay ông Nguyễn Tấn Dũng (Theo tinh thần Nghị quyết 4 thì lúc đầu giao việc tổ chức chỉ đạo phòng chống tham nhũng cho Chính Phủ, mà người đứng đầu Ban chỉ đạo là đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau vài năm, nghe chừng cái "công cuộc vĩ đai và cực kỳ khó khăn ấy, ông Thủ tướng bận nhiều việc hành pháp và đi nước ngoài, chống tham nhũng càng ngày càng không thấy hiệu quả, bèn dựa vào Nghị quyết trí tuệ tập thể, chuyển sang "tay Đảng", đích thân Tổng Bí thư làm Trưởng Ban chỉ đạo và tái lập hai ban quan trọng của Trung ương là Ban Nội Chính và Ban Kinh tế, có nhiệm vụ tham mưu và giúp Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn và phát triển kinh tế mạnh hơn). Đúng là có làm được một số việc, trong đó có xử tử hình một quan chức vào loại cao về tội tham ô, tham nhũng. Nhưng dân chúng tôi muốn Đảng phải "xử" xả những tên "đứng đằng sau" quốc nạn tham nhũng này thì mới mong lấy lại lòng tin của dân được.
"Cụ Chủ tịch nước" cũng là nhân vật quan trong thứ nhì của "tứ trụ Triều đình" (tất nhiên ở ta, chủ tịch nước ít quyền quyết định hơn). Thấm nhuần tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, gần như cuộc tiếp xúc cử tri nào Cụ Chủ tịch nước cũng nói rất hay, trong đó người dân chúng tôi nhớ nhất là câu: "Chống tham nhũng như diệt sâu, bảo vệ lúa màu. Không phải diệt một con sâu mà phải diệt cả một bầy sâu" mới mong mang lại hiệu quả." Vâng, Cụ nói rất đúng, tham nhũng hiện nay ở nước ta "nhung nhúc như một bầy sâu, có cả những con sâu cỡ bự, rất nguy hiểm" Cụ Chủ tịch nước nói vậy đúng quá,. nhưng biện pháp được đề ra, bài binh bố trận thế nào, ai là người chống tham nhũng, và ai bảo vệ người chống tham nhũng, thì Cụ chủ tịch nước bỏ lửng, buông cái "ba chấm..." coi như xong.
Không biết đã diệt hoặc bắt được nhiều sâu chưa, nhưng dân chúng tôi thấy từ cơ sở xã phường trở lên, vẫn nhung nhúc bầy sâu. Tham nhũng lớn thì có bầy sâu cỡ bự, tham nhũng trung bình thì có bầy sâu "thường thường bậc trung" và tham nhũng nhỏ thì nhan nhản các loài sâu, có mặt ở tất cả các phường, xã nước ta, thạm chí cả đến thôn, bản, đường phố nữa cơ. Bảo cái bầy sâu ở cơ sở này tham nhũng thì họ gân cổ lên cãi, mà chỉ nên gọi họ là tham ô ăn cắp vặt thôi, trong đó có việc đục khoét ngân sách, lấy tiền giúp đỡ nhân đạo, thậm chí ăn lẹm cả tiền trợ cấp người nghèo ăn Tết chẳng hạn. Từ "ông quan xã, phường, thị trấn trở lên" đều giầu có, nhà cao cửa rộng, vợ, bồ nhí đẹp, con khôn (không khôn lắm chỉ ỷ lại)"
"Người giúp việc kế cận" cho Cụ Chủ tịch nước là Bà Phó Chủ tịch nước lại có câu nói bất hủ: "Cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất họ ăn không từ một cái gì !" Câu này của Bà Phó không làm chúng tôi "đau đầu" lắm, hiểu ra ngay nhưng nói ra phạm vào "nói tục" thành ra chỉ để hiểu thôi.
Đến Ông" niềm tin chiến lược và chỉ đạo quyết liệt" nữa, xem ra khá hùng hồn, nhưng Ông ấy đã chịu thua một bàn thua trông thấy khi không thể đứng đầu Ban chỉ đạo chống tham nhũng được nữa, và như ông này nói" Nếu không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức" Ông nói trước Quốc hội khi ông nhậm chức. Nhưng đến nay thời gian trôi đã gần mười năm, tham nhũng ngày càng hoành hành dữ dội và tinh vi, của cải đất nước ngày càng suy kiệt vậy mà chưa thấy ông này tuyên bố từ chức ! Ông còn lớn tiếng đòi được "hoàn thiện thể chế". Vậy hoàn thiện thể chế là như thế nào, và bao gồm những vấn đề gì, không thấy ông nói cụ thể, hoặc không làm được cụ thể mà chỉ nói để mà nói thôi. Dân chúng tôi nghe thoáng các "diễn văn" của ông, cái "Thông điệp" của ông, hơi mừng, nhưng thời gian thì cứ trôi và đất nước chưa có chuyển biến nào đáng kể, thì lại thất vọng.
Nay, Ngài Chủ tịch quốc hội lớn tiếng "Tôi không phải là người đứng đầu Quốc Hội" và "Quốc hội là dân, dân quyết sai thì dân chịu, kỷ luật ai?" Vậy thì Ông là ai? Bây giờ Quốc hội ta ai là người đứng đầu, chẳng lẽ là mượn chủ tịch là người bạn vàng hàng xóm ? Đúng đấy, một số tờ báo bình hơi sai, theo người dân tôi hiểu, thì ông chủ tịch Quốc hội nói có phần đúng, vì, ông Chủ tịch chi là một trong 16 vị trong Bộ Chính trị, làm gì, thạm chí nghĩ gì đều phải "xin ý kiến Bộ Chính trị" Ông không phải là người đứng đầu Quốc Hội đứng về khía cạnh Đảng lãnh đạo tuyệt đối" thì đúng 100%. Còn bảo "Quốc là dân..." thì dân chúng tôi lấy làm vinh dự lắm. Vậy dân chúng tôi, trong đó có vợ con, làng xóm, họ hàng của các vị nữa, có vai trò to lớn trong Quốc hội rồi còn gì. Vậy mà mỗi kỳ họp tiêu tốn tiền tỷ của dân, chẳng một người dân nào được bén mảng đến. Thậm chí khi các vị hạ cố đến với "đại biểu cử tri có lựa chọn", cử tri được cử ra nói đôi điều có tính chất đề đạt được các vị ghi lại và trình với Quốc hội, thì mọi việc "nguyễn y vân"
Ấy là chưa kể, cứ chịu khó ngồi nghe Đài, đọc báo quốc doanh, sẽ được nghe nhiều vị cao cấp nói hay, nói nhiều lời vàng ngọc. Giá như chỉ thực hiện 1% lời nói của các vị thì đất nước mình chả phải chịu thua Singapo đến 158 năm mới kịp nếu Singapo đứng lại cho mình đuổi. Thôi ! Những lời "vàng ngọc" ấy xin quí vị đừng nói nữa, dân đau đầu lắm!.
Nguyễn Mộng Hoài
(Quê Choa)

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung: ‘Tôi đã cố quên đi cái án của mình’

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung được trả tự do hôm 12/4 sau gần 5 năm bị giam giữ vì tội danh ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.

Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung nói anh ‘vui mừng’ và ‘bất ngờ’ khi được trả tự do hôm 12/4 sau gần 5 năm bị giam giữ vì tội danh ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.

Thạc sỹ công nghệ thông tin 31 tuổi này cho VOA Việt Ngữ biết hôm 14/4 rằng ‘quyết định ký đặc xá của Chủ tịch nước không ghi rõ lý do’.

Theo anh Trung, cán bộ quản giáo cũng như cán bộ an ninh nói với anh rằng anh ‘được xem xét đặc xá sớm vào dịp lễ 30/4’ là do anh ‘lao động tốt, chấp hành tốt nội quy của trại’.

Tuy nhiên, nhà hoạt động này nhận định rằng còn có lý do khác đằng sau việc anh được phóng thích trước thời hạn.




Khi tôi về, tôi nhận được tin là [được tự do] cùng ngày với tôi có chú Vi Đức Hồi, và trước đó vài ngày có tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ thì tôi nghĩ rằng là không phải do tôi lao động tốt mà nguyên nhân lớn lao hơn thì nhiều người mới được thả cùng lúc như vậy.

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung
“Khi tôi về, tôi nhận được tin là [được tự do] cùng ngày với tôi có chú Vi Đức Hồi, và trước đó vài ngày có tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ thì tôi nghĩ rằng là không phải do tôi lao động tốt mà nguyên nhân lớn lao hơn thì nhiều người mới được thả cùng lúc như vậy. Tôi nghĩ có một phần rất lớn của công lao bao nhiêu người ở trong nước cũng như quốc tế đã ủng hộ, giúp đỡ, đi vận động trong thời gian qua. Chắc chắn phải có động lực rất lớn phía sau thì chính quyền Việt Nam họ mới thả nhiều người cùng lúc như vậy được. Chắc chắn phải có áp lực. Tôi cũng được Liên minh châu Âu cử người vào thăm trong trại giam, nên tôi biết cộng đồng quốc tế gây áp lực rất lớn và cũng đã giúp đỡ cho tôi cũng như các anh em dân chủ khác rất là nhiều.”

Anh Trung cho biết bố mẹ anh ‘rất ngạc nhiên’ khi anh được tự do, và mẹ anh ‘đã khóc’.

“Mẹ tôi lúc mà tôi bị bắt thì không khóc, nhưng mà lúc mà tôi về bất ngờ thì lại khóc. Tất nhiên là tôi rất là cảm động”, anh nói.

Nhà bất đồng chính kiến này cho biết anh đã ‘được giảm án giảm án 3 lần, mỗi lần 6 tháng thì còn 5 năm rưỡi’, và anh được trả tự do trước thời hạn hơn 8 tháng.




Thật sự là trong thời gian đó tôi phải cố gắng quên đi cái án của mình vì nó rất là dài. Còn nghĩ thì đương nhiên mình nghĩ rất nhiều đến người thân của mình, các bạn bè của mình, những người bạn bè vẫn còn ở trong trại giam...

Nguyễn Tiến Trung
Anh cho biết hiện anh ‘chưa có kế hoạch gì cụ thể’. Anh nói: “Tôi vẫn đang nghỉ ngơi ở nhà với gia đình để ổn định cuộc sống trước đã. Còn những kế hoạch tương lai như thế nào thì cũng đang trong quá trình suy nghĩ thôi”.

Thạc sỹ Tiến Trung bị bắt năm 2009 và một năm sau đó bị kết án 7 năm tù giam và ba năm quản chế với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Về thời gian thụ án ở trong tù, anh Trung cho biết:

“Thật sự là trong thời gian đó tôi phải cố gắng quên đi cái án của mình vì nó rất là dài. Cố gắng tập trung và cứ mỗi ngày mình cứ cố gắng phải vượt qua từng ngày một thôi. Còn nghĩ thì đương nhiên mình nghĩ rất nhiều đến người thân của mình, các bạn bè của mình, những người bạn bè vẫn còn ở trong trại giam và vẫn chưa được thả như là: chị Tạ Phong Tần, anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), anh Trần Huỳnh Duy Thức, chú Trần Anh Kim rồi anh Lê Quốc Quân. Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng như vậy. Tôi nhớ tới những người đó. Thực ra án của họ lớn hơn tôi nhiều nên [tôi] nghĩ là mình phải cố gắng. Án mình không bằng những người khác, mình phải cố gắng thôi. Tôi cố gắng vượt qua từng ngày một. Bí quyết là không suy nghĩ nhiều và cố gắng vượt qua từng ngày một."

Theo nhà hoạt động này, khi ở trong trại giam, tấm gương của ông Nelson Mandela cũng là điều mà anh nhớ đến, giúp anh ‘cảm nhận được ý nghĩa của những việc mà anh đã làm’.

Anh nói với VOA Việt Ngữ rằng anh ‘không hối tiếc’ về những gì mình đã làm.

“Tôi nghĩ đất nước cần phải tiến bộ. Tôi nhìn tấm gương của cụ Hoàng Minh Chính đã lớn tuổi mà cố gắng vì đất nước tiến bộ hơn. Tôi nghĩ mình là thanh niên mà không lẽ không đứng ra. Thời điểm đó, lý tưởng của mình, hoài bão của mình như vậy thì tôi không hối tiếc đâu”.




Tôi nghĩ đất nước cần phải tiến bộ. Tôi nghĩ mình là thanh niên mà không lẽ không đứng ra. Thời điểm đó, lý tưởng của mình, hoài bão của mình như vậy thì tôi không hối tiếc đâu...

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung
Cùng ngày anh Nguyễn Tiến Trung được phóng thích, nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi cũng được trả tự do trước thời hạn. Tuy nhiên, ông Hồi cũng vẫn bị quản chế tại gia 3 năm.

Ông Hồi bị tuyên án 5 năm tù giam hồi năm 2011 vì tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN'.

Trước khi anh Trung và ông Hồi được phóng thích một tuần, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ cũng đã ra tù sớm trước thời hạn và sang Mỹ.

Báo chí chính thống của Việt Nam chưa đăng tải các thông tin về việc các tù nhân vừa kể được phóng thích.

Tổ chức thúc đẩy nhân quyền Human Rights Watch được các hãng thông tấn trích lời nói rằng Việt Nam ‘phải thả vô điều kiện hàng trăm tù nhân chính trị, và cho tới khi điều đó xảy ra, thật khó có thể nói Việt Nam đang đạt tiến bộ đáng kể về vấn đề nhân quyền’.

Hà Nội luôn khẳng định Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
Theo VOA

Tuyến đường sắt Vân Nam-Viên Chăn và sự diệt vong của Lào - Những thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam

Tuyến đường sắt Vân Nam-Viên Chăn và sự diệt vong của Lào

Trong bài “Việt Nam sẽ ra sao khi Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc?”, chúng tôi đã nhận định nguy cơ mất nước của Lào khi phê duyệt dự án đường sắt nối Vân Nam với Viên Chăn. Bài này nói thêm về nguy cơ đó.
clip_image002
Bản đồ hiển thị tuyến đường sắt nối giữa Vân Nam, Trung Quốc và Viên Chăn, Lào dài 420 km, dự kiến tiêu tốn của Lào 7 tỷ USD và vô số những vấn đề phát sinh đối với đất nước và con người nước này.

Nguồn: http://infonet.vn/lao-co-the-phai-tra-gia-vi-nhan-tien-dau-tu-cua-trung-quoc-post49670.info

Lào diện tích 236.800 km2, dân số 6,80 triệu người, mật độ dân số 26,70 người/ km2, GPD hàng năm chỉ khoảng 8 tỷ USD; Trong khi đó, tuyến đường sắt này dài 420 km, trị giá 7 tỷ USD. Vậy với điều kiện dân số và khả năng của nền kinh tế như hiện nay, Lào có thực sự cần đến tuyến đường này hay không? Rõ ràng, câu trả lời là: Không!

Và như vậy, đây là tuyến đường hoàn toàn phục vụ mưu đồ của Trung Quốc. Trung Quốc cho Lào vay tiền để làm một công trình phục vụ cho mưu đồ xâm lược và đồng hóa của Trung Quốc đối với Lào. Rõ ràng, chỉ có những kẻ đã bị mua chuộc, hoặc đã làm tay sai cho Trung Quốc mới đồng ý vay tiền của Trung Quốc và đầu tư tuyến đường này.

Với một công trình có tổng giá trị gần bằng GDP của quốc gia, tại sao lãnh đạo Lào, bất chấp lời khuyên của các nhà phân tích kinh tế quốc tế, lại vẫn quyết định vay vốn của Trung Quốc để thực hiện?

Câu trả lời có thể là:

1. Cũng như ở Việt Nam, do thể chế độc đảng lãnh đạo, cho nên Bắc Kinh chỉ cần bỏ tiền ra mua chuộc một số ít lãnh đạo cấp cao nhất (Bộ Chính trị), là có thể khiến toàn bộ vận mệnh đất nước trong vòng điều khiển của Bắc Kinh. Ngoài ra, không loại trừ khả năng Bắc Kinh đã cài được người vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất tại Lào.

2. Với lãnh đạo ở các Bộ, ngành và địa phương: Một khi cấp cao nhất đã đồng ý, thì tự khắc cấp địa phương buộc phải chấp hành, tuân theo (nguyên tắc của đảng là cấp dưới phải phục tùng cấp trên); tương tự như ở Việt Nam, thói quen thường được đưa ra là “Đây là chủ trương lớn của Đảng”, hoặc “Bộ Chính trị đã quyết”, v.v. Tất nhiên, giới doanh nghiệp Trung Quốc có trách nhiệm hối lộ các quan chức thuộc các Bộ, ngành và địa phương liên quan, để đảm bảo việc triển khai là thông suốt, và có sự thống nhất từ trung ương xuống đến các địa phương.

3. Một khi đã có sự thống nhất trong Đảng từ trung ương xuống đến địa phương, thì mọi sự phản đối hoặc chống đối từ phía nhân dân đều bị chính quyền cơ sơ triển khai lực lượng công an đàn áp. Thực tế xã hội Trung Quốc và Việt Nam trong mấy chục năm qua là như vậy. Lào, một đất nước phụ thuộc Trung Quốc và Việt Nam cũng không thể khác được.

Âm mưu của Trung Quốc từ tuyến đường Vân Nam-Viên Chăn

Có thể nói, Trung Quốc chỉ cần đầu tư một tuyến đường này thôi, cũng đủ mọi điều kiện để xâm lược nước Lào; và cũng chỉ một công trình là con đường này thôi, thì Lào cũng hội đủ các yếu tố để từ đó mất nước vào tay Trung Quốc, và việc Lào sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian. Ta có thể thấy được những âm mưu của Trung Quốc từ tuyến đường này là:

1. Thi công công trình sẽ chắc chắn 100% là các nhà thầu Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc sẽ nắm tất cả các công đoạn trong đầu tư xây dựng, nghĩa là: vừa là nhà tư vấn (khảo sát, thiết kế, và có thể là giám sát thi công và quản lý dự án…); là nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị cho toàn bộ dự án; và cuối cùng là nhà thầu tổ chức thi công. Một khi đã nắm được tất cả các khâu, công đoạn như vậy (gọi là Hợp đồng tổng thầu EPC), xem như Trung Quốc đã thu hồi được hơn một nửa số vốn cho vay ngay sau khi công trình hoàn thành.

2. Đây là tuyến đường mới, thông qua hàng chục đường hầm, cầu, thời gian thi công lâu, có thể từ 5-10 năm hoặc lâu hơn, đủ để Trung Quốc tính toán khai thác vật liệu tại các địa phương tuyến đi qua (chủ yếu là đá xây dựng), kết hợp thành lập các khu dân cư người Hán lấy vợ người Lào. Với dân cư thưa thớt của Lào, việc Trung Quốc đưa sang hàng chục vạn thanh niên dọc theo tuyến đường để “phục vụ thi công” là điều đương nhiên. Có thể nói, đây là mặt thành công nhất của Trung Quốc trong âm mưu thôn tính Lào từ tuyến đường này.

3. Để trả vốn và lãi cho Trung Quốc, Lào không có gì khác ngoài tài nguyên thiên nhiên, đó chính là “các khoáng chất quý như kali và đồng để làm tài sản thế chấp cho khoản vay khổng lồ nói trên. Ngoài ra đó là gỗ và các nông lâm đặc sản khác... Để khai thác tài nguyên bán cho Trung Quốc, một lần nữa, Trung Quốc lại trúng thầu khai thác và đưa người sang ăn ở lâu dài tại các mỏ, thời gian là 50 đến 70 năm, như Trung Quốc đã làm tại Việt Nam.

Như vậy, tài nguyên của Lào, qua việc đầu tư con đường này bị Trung Quốc thâu tóm gần như toàn bộ. Với Việt Nam mà Trung Quốc đã đứng tên và chiếm 60% các mỏ, thì ở Lào, con số này tối thiểu phải là 90% (mở ngoặc nói thêm: có thể, cũng vì nguy cơ để Trung Quốc thâu tóm khoáng sản, mà ở Triều Tiên, Kim Jong Un đã xử tử người chú dượng là Jang Song-theak. Điều đó nói lên tai họa khi để cho Trung Quốc khống chế nguồn tài nguyên cũng như nền kinh tế).

Một lần nữa, Trung Quốc lại có lý do đưa người của mình xuống định cư tại Lào ở những vị trí khai thác mỏ, thành lập nên các buôn làng, thời hạn 50 đến 70 năm, và trở thành “người Lào gốc Hán”. Một đội quân tựa như người Nga ở Crimea thuộc Ukraine và hậu quả như cả thế giới đều biết.

4. Tuyến đường sắt Vân Nam-Viên Chăn là để thu tóm tài nguyên của Lào, lại được sử dụng để vận chuyển nông, lâm thổ sản, khoáng sản… của Lào về Trung Quốc. Với khối lượng khoáng sản lên đến hàng triệu tấn thì vận chuyển đường sắt là tối ưu. Nhất cử tam tứ tiện!

Kết luận

1. Việc Lào vay vốn của Trung Quốc với tổng mức khoảng 7 tỷ USD, để đầu tư tuyến đường sắt Vân Nam-Viên Chăn, không mang lại cho Lào bất kỳ một lợi ích kinh tế, xã hội nào; ngoại trừ nhân dân Lào thấy được như thế nào là đường sắt, và hàng năm có một vài trăm người có tiền đi du lịch Vân Nam Trung Quốc bằng tàu hỏa, ngược lại, phía Trung Quốc lại tích cực đi du lịch Lào bằng tuyến đường này và tìm cách di dân... Tuyến đường sắt Vân Nam-Viên Chăn là một thảm họa đối với nhân dân và các bộ tộc Lào. Có thể nói, thời điểm “Chính phủ Lào đã phê duyệt dự án...”, cũng chính là thời điểm đánh dấu sự mất nước của Lào.

2. Chưa tính đến các công trình khác mà Trung Quốc đã và đang đầu tư nhằm vơ vét tài nguyên của Lào. Chỉ riêng tuyến đường sắt Vân Nam-Viên Chăn, đã là một thảm họa đối với Lào. Việc Lào bất chấp lời khuyên của các tổ chức tín dụng quốc tế, là các đối tác: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và chấp thuận để Trung Quốc vào đầu tư một công trình lớn, tương đương GDP hàng năm, trong khi nguồn lực trả nợ chỉ là tài nguyên thiên nhiên, là một sai lầm mang tính lịch sử của lãnh đạo hiện nay của Lào.

3. Hai dân tộc Việt-Lào đã có lịch sử hàng nghìn năm chống Đại Hán xâm lược; nhưng trong lịch sử hiện đại, mới chỉ gần 70 năm dưới sự lãnh đạo những người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, cả Lào và Việt Nam đang từng bước mất chủ quyền vào tay người Trung Quốc. Liệu rằng, lịch sử có còn cơ hội để hai nước Việt-Lào nhận ra sai lầm?

4. Chỉ còn một hy vọng, rằng lịch sử thế giới sẽ có chuyển biến bất ngờ, mới có thể cứu Lào thoát khỏi họa mất nước vào tay Đại Hán Bắc Kinh từ việc đầu tư tuyến đường sắt Vân Nam-Viên Chăn.
11.4.2014
Hoàng Mai

Bài tham khảo:

(*) Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc

http://infonet.vn/lao-co-the-phai-tra-gia-vi-nhan-tien-dau-tu-cua-trung-quoc-post49670.info

Tác giả gửi BVN.

Cùng một tác giả:

1. Việt Nam sẽ ra sao khi Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc?

boxitvn.blogspot.com/2014/04/viet-nam-se-ra-sao-khi-lao-tro-thanh.html

2. Nguy cơ về mặt an ninh-quốc phòng của 3 nước Đông Dương khi Lào xây đập Don Sahong

http://boxitvn.blogspot.com/2014/04/nguy-co-ve-mat-ninh-quoc-phong-cua-3.html

3. Tại sao Trung Quốc lại chọn Vũng Áng?

boxitvn.blogspot.com/2014/.../tai-sao-trung-quoc-lai-chon-vung-ang.ht...‎

4. Phải chăng đã nhận ra sai lầm tại Vũng Áng?

http://boxitvn.blogspot.com/2014/03/phai-chang-nhan-ra-sai-lam-tai-vung-ang.html

Vụ 4 công an bị bắt trói: Không hợp lòng dân nhưng lệnh trên thì phải làm!

Điều tra của phóng viên Một Thế Giới cho thấy, chính quyền xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị ép tiếp tục theo đuổi để làm dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn trong lúc tình hình đang bất ổn.
>> Xung đột ở Hà Tĩnh: Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại
>> Vì sao vùng quê bình yên bỗng dậy sóng?
>> Cán bộ phải đưa người thân đi trốn để an toàn tính mạng
>> Dân bắt trói 4 công an vì mâu thuẫn về đất đai
>> Bắt giữ 4 người vụ xung đột đất nghĩa trang tại Hà Tĩnh
Chính Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn Trần Bá Hoành thừa nhận không thể chống lại lệnh cấp trên dù đã có văn bản báo cáo tình hình chính trị đang bị tê liệt tại địa phương. Đây là một việc động trời cần phải có sự vào cuộc kiểm tra từ trung ương!
Chính quyền tê liệt
Ngày 13.4, chúng tôi trở lại xã Bắc Sơn sau 3 ngày xảy ra vụ việc 4 công an huyện bị người dân bắt giữ. Không khí ảm đạm và ngột ngạt. Người dân ít ra đồng hơn. Cả một xã chìm trong không khí nặng nề. Mọi ánh mắt đều tỏ vẻ nghi ngờ khi thấy người lạ đi vào. Nhìn ai cũng thấy lo lắng và sầu não.
“Điều này chưa hề xảy ra trước đó với 13 năm làm chủ tịch xã của tôi, lúc đó, tôi nói gì người dân cũng đồng thuận, khi có quy hoạch dự án về, mọi chuyện mới nên nỗi vậy”, ánh mắt đầy vẻ mệt mỏi, ông Hoành cho hay.
Chính quyền xã Bắc Sơn đã ngưng hoạt động từ ngày 10.4. Trụ sở xã đóng toàn bộ cổng. Phía trong, các phòng làm việc tan hoang vì bị ném đá. Chúng tôi hẹn gặp ông Chủ tịch xã tại nhà riêng tại xóm Đông Vĩnh. 
Trên bờ ruộng đường vào xã, có hai người đàn ông mặc áo quần sạch sẽ, đội mũ cối đứng câu cá nhưng không hề có vẻ câu cá.
Ông Trần Bá Hoành cho biết: “Dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn được quy hoạch nhưng chủ tịch huyện Thạch Hà và chủ tịch xã Bắc Sơn không hề hay biết. Khi tỉnh đã chọn Bắc Sơn lấy đất làm dự án thì anh Quang (ông Nguyễn Phi Quang, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà - PV) mới gọi điện cho tôi hỏi có biết gì không, cả hai mới ngớ ra khi biết tỉnh đã chọn trước”.
Ông Hoành cũng cho hay, về lợi ích và tính khả thi của dự án thì cả chính quyền xã và người dân không đồng tình nhiều. Tuy nhiên, mình là cấp dưới thì chỉ biết tuân thủ quyết sách của cấp trên.
Theo đó, từ khi quy hoạch của dự án được triển khai, ngày 16.10.2013, Bí thư Đảng ủy Dương Công Tự phổ biến cho người dân thì đã bị phản đối.  
Sau đó, lãnh đạo xã và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể được cử đi vào Đồng Nai và Bình Dương tham quan các công viên vĩnh hằng ở những tỉnh này.
Giữa người dân và chính quyền xảy ra xung đột vì dự án nghĩa trang
Bên cạnh đó,  liên tục có những vụ gây rối mất trật tự của người dân khi nói về dự án. Từ đó đến nay, liên tục có 30 vụ.
“Đất sản xuất dự phòng của xã Bắc Sơn không đáng kể, do đó, nếu dự án được triển khai thì chỉ có một số dân được bù đất, còn lại phải nhận bằng tiền mặt đền bù thôi. Do đó, người dân chỉ muốn giữ đất canh tác chứ không chịu để dự án tiến hành”, ông Hoành cho hay.
Theo đó, từ khi việc chọn địa điểm để quy hoạch dự án “qua mặt” cấp huyện và cấp xã được đưa về đây, người dân liên tục phản đối. Bắc Sơn, từ một địa phương yên bình thì liên tục dậy sóng và mất an ninh trật tự gần một năm nay.
“Điều này chưa hề xảy ra trước đó với 13 năm làm chủ tịch xã của tôi, lúc đó, tôi nói gì người dân cũng đồng thuận, khi có quy hoạch dự án về, mọi chuyện mới nên nỗi vậy”, ánh mắt đầy vẻ mệt mỏi, ông Hoành cho hay.
Đáng nói, từ lúc xảy ra mất an ninh trật tự trên địa bàn vì dự án, thì cũng là lúc hoạt động của chính quyền xã Bắc Sơn rơi vào bế tắc; và gần một tháng nay gần như đã rơi vào tình trạng tê liệt.
“Xã Bắc Sơn có 7 xóm với 3200 nhân khẩu trên 900 hộ dân. Cách đây một tháng, có 4 đồng chí trưởng thôn và hai đồng chí Bí thư chi bộ thôn đã xin nghỉ việc. Từ đó đến nay, chưa có ai thay thế chức vụ. Những cán bộ trên thuộc 4 thôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án là Đồng Vĩnh, Trung Sơn, Kim Sơn, Xuân Sơn”, ông Hoành cho biết.
Ông Trương Văn Trường, sau khi xin nghỉ làm trưởng thôn Trung Sơn thì ngày 10.4 vừa qua bị công an lên bắt tạm giam vì tội gây rối trật tự công cộng.
“Sau khi hơn nửa chính quyền cấp thôn bị tê liệt, chính quyền xã Bắc Sơn đã có văn bản báo cáo và đề nghị lên huyện, tỉnh xin ngừng dự án để ổn định tình hình nhưng huyện không cho và ép xuống tiếp tục làm”, ông Hoành khẳng định.
Theo đó, dù chính quyền thôn bị mất và an ninh trật tự đang hết sức phức tạp, tuy nhiên từ ngày 9-13.3.2014, chính quyền xã Bắc Sơn vẫn phải tiến hành khảo sát ý kiến người dân về dự án nghĩa trang. Kết quả, có 43% ý kiến người dân trên toàn xã đồng ý về quy hoạch và xây dựng dự án. Nhưng khảo sát ở 4 thôn trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án thì chỉ có 17-18% ý kiến đồng ý với dự án!
Trả lời câu hỏi phóng viên về việc tại sao lúc tình hình chính trị xã hội ở địa phương đang phức tạp như vậy mà chính quyền xã không có văn bản nào đề nghị lên cấp trên tạm dừng tất cả các vấn đề liên quan đến dự án để lo đảm bảo vấn đề cấp bách hơn, ông Hoành cho hay: 
“Xã có văn bản và kiến nghị lên rồi nhưng không được. Mà mình là cấp dưới thì chỉ biết chấp hành mệnh lệnh cấp trên thôi. Hơn nữa, chẳng lẽ lại cử cán bộ xã về làm trưởng thôn hay bí thư chi bộ thì ai lo việc khác”.
Do đó, dù chính quyền cấp thôn bị tê liệt, tình hình an ninh chính trị phức tạp, nhưng lãnh đạo xã Bắc Sơn vẫn phải dành thời gian để lo làm việc khác theo lệnh trên: làm nghĩa địa!

Chính quyền đóng cửa liên tục nhiều ngày, lãnh đạo, dân làng đều sống bất an.
Hoang mang Bắc Sơn
Bắc Sơn đến ngày hôm nay vẫn chìm trong không khí ảo não, lo lắng nặng trịch trên đầu.
Thông tin mới nhất ông chủ tịch xã vừa cho hay, hai cán bộ gồm Trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn, Phó chủ tịch hội Cựu chiến binh Dương Đình Thái đã gửi đơn lên huyện xin nghỉ việc.
Trong từng làng xóm, đường sá vắng lặng, chợ búa hiu hắt. Chúng tôi cố gắng tiếp cận từng người dân để tìm hiểu rõ vấn đề thì đều nhận được những sự dò xét với vẻ vừa lo sợ pha lẫn mệt mỏi. 
Lúc này, phải xuất trình thẻ nhà báo và những giấy tờ chứng minh tùy thân. Hỏi ra mới hay, họ sợ công an đóng giả người này người khác để tìm hiểu.
Những người dân cũng hạn chế tránh tụ tập đông. Một chủ bán quán tạp hóa cho hay: “Các chú vào tìm hiểu, nếu là nhà báo trung ương thì dân họ mừng lắm, họ giờ không tin ai ở đây nữa”.
Tại nhà anh Đào Công Thường, nguyên trưởng thôn Đồng Vĩnh, chúng tôi mới tìm được sự trao đổi cởi mở.
“Dù 13 năm làm chủ tịch xã, người dân rất đồng tâm. Nhưng sự việc liên quan đến dự án này đã cho thấy người dân không còn tin tưởng tôi nữa; có nghĩa là tôi thấy năng lực và trình độ không đảm bảo. Mà người dân đâu có biết cho chúng tôi, những người làm ở cấp xã thì phải tuân thủ chỉ thị từ cấp trên đâu”, ông Hoành nói.
Anh Thường cho hay: “Phần lớn người dân Bắc Sơn có nguồn gốc từ xã Thạch Đồng (Thạch Hà) lên khai hoang lập nghiệp. Đến nay đã 49 năm, nếu năm nay không có sự việc này thì sang năm xã chắc sẽ làm kỷ niệm 50 năm thành lập xã”.
Hiện tại xã Bắc Sơn có 329,6 ha đất nông nghiệp trồng lúa 2 vụ. Thu nhập bình quân hằng năm của người dân vào loại thấp, 15 triệu/người/năm.
“Ngày xưa, ở quê tổ Thạch Đồng, vì người đông đất chật ông bà tôi mới lên đây khai hoang lập nghiệp. Cả một vùng rừng núi rậm rạp nay thành ruộng thành làng thì có nguy cơ bị lấy đi. Dân chúng tôi sao không xót được. Anh có là người bỏ quê đi khai hoang thì anh mới thấy quý từng thước đất thế nào”, anh Thường nói.
Cũng theo anh Thường, từ khi xảy ra lộn xộn quanh dự án nghĩa trang, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn rất phức tạp. “Người dân chúng tôi đêm không dám ngủ, con cái đi học cũng nơm nớp lo sợ. Bình thường lo xong mùa vụ, ai nấy đều đi làm thêm kiếm tiền, nay thì không dám đi mà chỉ ở nhà”, nguyên trưởng thôn Đồng Vĩnh kể về tình hình phức tạp tại địa phương hiện nay.
 Người dân Bắc Sơn đang hết sức hoang mang
Cần xem lại sự hoan nghênh của Chủ tịch tỉnh
Quy hoạch dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn nhận được sự hoan nghênh của Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự. 
Ngày 11.10.2013, tại văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn. Kết luận cho hay: “UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn Hà Tĩnh, hoan nghênh, khuyến khích Quỹ đầu tư phát triển tỉnh làm đầu mối thu hút các nhà thầu tham gia dự án”.
Tuy nhiên, cần phải xem lại, sự “hoan nghênh” này khi chính dự án đang làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống chính trị xã hội ở xã Bắc Sơn. Và càng cần xem kỹ hơn khi chính quyền cấp địa phương đang bị tê liệt thì vẫn có chỉ đạo cho tiếp tục theo đuổi dự án.
Ông Trần Bá Hoành cho biết: “Cấp xã bây giờ cũng mệt mỏi lắm rồi. Bây giờ việc cần nhất là ổn định tình hình trật tự, những đối tượng quá khích cần phải bắt giữ để có sự giáo dục. Hai nữa, nhà nước cũng cần xem lại dự án này có khả thi hay không”.
Về phía ông Hoành, ông cho biết đã xin lên huyện cho chuyển công tác đi nơi khác, nếu không được chấp thuận thì sẽ xin nghỉ việc. 
“Dù 13 năm làm chủ tịch xã, người dân rất đồng tâm. Nhưng sự việc liên quan đến dự án này đã cho thấy người dân không còn tin tưởng tôi nữa; có nghĩa là tôi thấy năng lực và trình độ không đảm bảo. Mà người dân đâu có biết cho chúng tôi, những người làm ở cấp xã thì phải tuân thủ chỉ thị từ cấp trên đâu”, ông Hoành nói.
Trời Bắc Sơn vẫn ảm đạm. Phần lớn người dân đang rất lo lắng và bồn chồn sau những sự việc vừa xảy ra. Việc quá khích và hành động vượt rào pháp luật là sai. Tuy nhiên, chính quyền các cấp của Hà Tĩnh cần phải vào cuộc sớm nhất và có nhiều giải pháp để vãn hồi trật tự, lý giải thấu đáo cho người dân để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc có thể tiếp tục xảy ra.
 Xã Bắc Sơn vừa được phê duyệt quy hoạch nông thôn mới thì “dính” dự án.
Lê Đình Dũng
(Một thế giới) 

Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng theo đề nghị của Chủ tịch nước?


Trong bản trình TVQH, Luật tổ chức Quốc hội quy định: Quốc hội sẽ tiến hành bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Luật tổ chức Quốc hội quy định: Quốc hội sẽ tiến hành bầu Thủ tướng trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước
Luật tổ chức Quốc hội được trình TVQH cho ý kiến vào sáng 15/4. Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật quy định rõ, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao trên cơ sở hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Quốc hội sẽ thực hiện quyền giám sát qua xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Từ kết quả giám sát, Quốc hội có các quyền yêu cầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội cũng có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Ngoài ra Quốc hội còn có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước; phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Một khía cạnh khác cũng thu hút được sự quan tâm là Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người do Ủy ban thường vụ Quốc hội giới thiệu. Ngoài ra Quốc hội cũng sẽ bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội giới thiệu. Quốc hội cũng bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Bên cạnh đó Luật tổ chức Quốc hội cũng nêu rõ: Quốc hội sẽ tiến hành bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người…
Sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Nguyễn Dũng
(Infonet)

Nguyễn Vũ Bình - Những thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam


Đất nước Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của sự thay đổi lớn lao nhất trong suốt chiều dài lịch sử. Tự do cho người dân Việt Nam và Dân chủ cho toàn xã hội. Đứng trước thời khắc lịch sử này, chúng ta, những cá nhân, những tổ chức đã chuẩn bị những gì để đóng góp vào công cuộc xây dựng thể chế dân chủ của đất nước? Nhìn sang các nước láng giềng Phi-lip-pin và Thái lan, các nước đã có nền dân chủ mấy chục năm, chúng ta không khỏi lo lắng, ái ngại. Xa hơn về không gian, nhưng gần hơn về thời gian xây dựng thể chế dân chủ là các nước “Mùa Xuân Ả Rập”, đặc biệt là Ai Cập, một đất nước hỗn loạn và ẩn chứa nhiều bất ổn. Ukraine, Nga, các nước đã chuyển đổi thể chế dân chủ từ sự sụp đổ nhanh chóng và khá bất ngờ của các chế độ Cộng sản, cũng lại là sự bất ổn, mong manh. Theo khảo sát tình trạng Dân chủ ở 167 quốc gia và cố gắng định lượng chỉ số dân chủ do tạp chí The Economist ở Anh tiến hành, chỉ có 28 quốc gia được đánh giá là các nước có chỉ số dân chủ đầy đủ, 53 quốc gia có thể chế dân chủ khiếm khuyết, 29 quốc gia có thế chế chính trị hỗn hợp, 54 quốc gia là chính thể chuyên chế. Một cách đánh giá bao quát hơn, trong số trên 150 quốc gia có đầy đủ các định chế của một nền dân chủ như: hiến pháp dân chủ, các đảng phái chính trị (đa nguyên, đa đảng), tam quyền phân lập, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội và hội họp…nhưng chỉ có trên dưới 30 quốc gia được xem là dân chủ tự do, số còn lại, hơn 120 nước được cho là chỉ có dân chủ trong tuyển cử. Tại sao các quốc gia đều có các định chế dân chủ như nhau, mà hơn 2/3 số nước lại không có được tự do thực sự của người dân?!? Với một tỷ lệ như vậy, khi Việt Nam chuyển sang chế độ dân chủ, chúng ta sẽ chen chân vào top 30 quốc gia dân chủ tự do, hay cũng sẽ nằm lại trong số hơn 120 quốc gia chỉ có dân chủ trong tuyển cử? Đành rằng chuyển từ thể chế độc tài toàn trị Cộng sản, sang một thể chế dân chủ khiếm khuyết (dân chủ tuyển cử) đã là một bước tiến vĩ đại đối với dân tộc Việt Nam. Người dân sẽ được tự do hơn rất nhiều, và mức sống cao hơn hẳn so với khi sống trong chế độ cũ. Nhưng ai cấm chúng ta, những người con dân đất Việt, tìm ra những khiếm khuyết và thiếu sót trong các thể chế dân chủ hiện hành và cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới, để từ đó khắc phục các khiếm khuyết, thiếu sót đó, xây dựng một nền dân chủ tự do thực sự cho đất nước Việt Nam.

Xây dựng thể chế dân chủ để đem lại tự do, dân chủ thực sự là một thách thức vô cùng lớn. Trước hết, đó là thách thức đặc thù, của một nước Việt Nam, với đầy đủ khó khăn và thuận lợi trong công cuộc xây dựng nền dân chủ vĩ đại. Nhưng thách thức lớn hơn nhiều, đó là vượt qua được lối mòn tai hại của cách thức xây dựng thể chế dân chủ phổ biến hiện nay trên thế giới.

I/ Những thách thức đặc thù Việt Nam trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ

Việt Nam là một nước có thể chế chuyên chính, độc tài toàn trị Cộng sản. Nhưng có sự khác biệt hơn so với Liên Xô và các quốc gia Đông Âu trước khi sụp đổ, đó là Việt Nam đã có một thời gian khá dài hội nhập với thế giới. Nền kinh tế đã tiếp xúc, làm quen với kinh tế thị trường, các quan hệ quốc tế đã rộng mở, nhận thức của người dân có rất nhiều thay đổi từ tiến trình này. Tuy nhiên, về khía cạnh chính trị, nhà cầm quyền Việt Nam đã thành công trong việc độc quyền tồn tại một đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo đất nước. Cũng chính vì sự độc quyền về chính trị này, với sự can thiệp của chính trị vào tất cả các lĩnh vực (dù cách thức can thiệp có khác trước đây), nền kinh tế Việt Nam đã phá sản hoàn toàn, xã hội Việt Nam bị dồn nén cùng cực và sự sụp đổ của chế độ Cộng sản Việt Nam đã hiển hiện trước mắt. Hậu quả của việc chỉ có một đảng chính trị (đảng Cộng sản Việt Nam) thật là tai hại trong hoàn cảnh chế độ sụp đổ không có lực lượng chính trị thay thế.

1/ Thách thức lớn - không có lực lượng chính trị thay thế

Chúng ta đều biết rằng, khi một chế độ sụp đổ, nếu có lực lượng chính trị thay thế, xã hội sẽ giảm bớt được rất nhiều sự hỗn loạn, không có khoảng trống quyền lực, một hoàn cảnh nguy hiểm đưa tới thời cơ cho những kẻ cơ hội chính trị. Bối cảnh về các lực lượng chính trị tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một đảng chính trị, là đảng Cộng sản, các lực lượng đối lập có một số tổ chức ở hải ngoại nhưng chưa xây dựng được cơ sở tại Việt Nam (về cơ bản). Khi sự sụp đổ chế độ xảy ra, đảng Cộng sản là thủ phạm đưa đất nước vào ngõ cụt dẫn tới sự sụp đổ chắc chắn không còn vai trò, tiếng nói gì (với tư cách một lực lượng chính trị) trong việc xây dựng chế độ mới. Các đảng phái hải ngoại, dù có chuyển toàn bộ bộ máy từ nước ngoài về trong nước, cũng không thể kịp xây dựng thành một tổ chức hoàn chỉnh để có thể thay thế vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam. Người dân trong nước, trừ một số người tham gia và quan tâm tới vấn đề đấu tranh dân chủ, phần lớn còn chưa biết tới sự tồn tại của các tổ chức, đảng phái đó. Chính vì vậy, cần có một thời gian để xây dựng các tổ chức chính trị. Hệ quả của việc không có một lực lượng chính trị thay thế, là các lực lượng chính trị, các tổ chức đảng phái sau này được lập ra, hoặc được đưa từ nước ngoài về (để hoàn thiện) có vai trò như nhau, không có lực lượng nào, tổ chức nào chiếm ưu thế. Điều này đòi hỏi một quá trình làm việc chung, vừa hợp tác vừa đấu tranh, những hoạt động rất xa lạ với phần lớn người dân trong nước.

2/ Phần lớn người dân bất ngờ khi chế độ sụp đổ, cả xã hội chưa có sự chuẩn bị cho việc thay đổi chế độ.

Không chỉ có những người dân thường, kể cả những người đấu tranh dân chủ, rất nhiều người không nghĩ, và không tin chế độ Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ trong tương lai gần. Đây là điều hết sức bình thường, ngoài việc sự kiện sụp đổ của một chế độ là vấn đề quá lớn, quá phức tạp thì nguyên nhân khiến cho phần lớn người dân bất ngờ và không nghĩ có sự thay đổi chế độ trong thời gian ngắn tới đây là do:

- Hàng ngày, hàng giờ người dân tiếp xúc với hệ thống công quyền của chế độ, vẫn thấy nó hùng vĩ và không có gì thay đổi so với trước đây.

- Người dân bị bưng bít thông tin về những vấn nạn kinh tế, xã hội, chính trị. Về kinh tế, số liệu không chính xác và bị bóp méo, cũng như cách giải thích né tránh khủng hoảng sâu sắc và toàn diện của nền kinh tế. Về xã hội, chính trị, họ không biết được quá trình cướp đất của quan chức, của nhà nước đã tạo ra đội ngũ dân oan hàng triệu người trên khắp mọi miền đất nước. Sự đàn áp và dồn nén không trừ một tôn giáo nào khiến cho hàng triệu tín đồ phẫn nộ. Sự nhu nhược của nhà cầm quyền trước sự thôn tính và bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và trên khắp đất nước khiến cho bao thanh nien, trí thức căm phẫn, uất hận…tất cả là một sự dồn nén đến cùng cực của xã hội.

- Điều quan trọng nhất, rất nhiều người không nghĩ và không tin có sự thay đổi chế độ trong tương lai gần là do người ta không nhìn thấy lực lượng nào, tổ chức nào thách thức sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt nam. Người ta luôn nghĩ, muốn thay đổi một chế độ thì phải có lực lượng thách thức, đánh đổ đảng Cộng sản và thể chế hiện thời. Người ta không biết, không nghĩ và không tin rằng, chế độ Cộng sản Việt Nam có thể sụp đổ chỉ giản dị là hết tiền để nuôi, duy trì hệ thống khổng lồ, giúp cho đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước. Người ta không biết rằng, sự cạn kiệt nguồn lực của chế độ đã đến cùng lúc với một nền kinh tế hoang tàn, niềm tin đổ vỡ hoàn toàn, cùng sự dồn nén cùng cực của rất nhiều giai tầng trong xã hội. Chính vì vậy mà tuy sống trong khó khăn, cảm nhận sự bức bối, nhưng phần lớn người dân không nghĩ rằng sẽ có sự sụp đổ của chế độ trong tương lai gần.

Đây là thách thức không nhỏ, cho quá trình xây dựng thể chế dân chủ. Bởi vì người dân quá bất ngờ, sự hoảng loạn sẽ diễn ra rất khốc liệt gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai.

3/ Phần lớn người Việt nam chưa có kỹ năng làm việc tập thể một cách tự nguyện, các tổ chức, lực lượng chính trị chưa có kinh nghiệm hợp tác, đối thoại trong những công việc chung.

Như chúng ta biết, người dân Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt, cao đẹp, nhưng cũng có nhiều nét tính cách hạn chế, khiếm khuyết. Một trong số hạn chế lớn là khả năng, kỹ năng làm việc chung, tập thể. Có nhiều người gọi khiếm khuyết này, ở phạm vi hẹp, là kỹ năng làm việc theo nhóm. Ở quy mô lớn hơn, gọi là văn hóa tổ chức. Đây đúng là hạn chế, khiếm khuyết lớn trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai. Thực ra, từ trước tới nay, người Việt Nam chúng ta cũng vẫn làm việc trong nhiều tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, đó là việc làm có tính chất bắt buộc (tham gia các đoàn thể), làm việc ở cơ quan. Nhưng những công việc xây dựng thể chế dân chủ, tính chất tự nguyện rất rõ nét và chiếm ưu thế, thì chúng ta yếu và thiếu trầm trọng kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc. Mặt khác, do chưa có các tổ chức chính trị, đoàn thể tự nguyện, nên chúng ta cũng rất hạn chế trong việc phối hợp, hợp tác và đối thoại giữa các tổ chức, đơn vị đoàn thể với nhau cho các công việc chung. Ở hải ngoại, chúng ta cũng có một số tổ chức, đoàn thể nhưng kinh nghiệm qua nhiều năm cho thấy, hiệu quả phối hợp, làm việc chung và đối thoại rất hạn chế và khiêm tốn.

Đi sâu vào nghiên cứu lịch sử, chúng ta biết rằng, trước đây tổ tiên của chúng ta, thậm chí đời ông của chúng ta hiện nay, cũng không phải không có kinh nghiệm làm việc chung. Chúng ta có “lệ làng” ở tất cả các vùng nông thôn, được tổ chức và điều hành hoạt động rất hay và hiệu quả. Nhưng đến thời kỳ Cộng sản, những nét tính cách, văn hóa đó bị phá hủy vì bị đánh đồng với văn hóa phong kiến. Đây là điều vô cùng đáng tiếc. Sau khi mở cửa, hội nhập, những nét văn hóa và lễ hội đang dần được phục hồi, đi kèm theo là cách thức làm việc chung, tự nguyện đang được gây dựng trở lại.

Trên đây là khái quát những khó khăn, thách thức đặc thù trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai. Còn rất nhiều thách thức đặc thù Việt Nam trong việc này, như tâm lý bầy đàn khá đậm nét của người Việt Nam, thói háo danh, hư danh và sĩ diện cũng rất trầm trọng. Hạn chế về những kiến thức xã hội, nhân văn và quản trị xã hội trong môi trường giáo dục Việt nam cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình xây dựng nền dân chủ. Tuy nhiên, với tất cả các thách thức đặc thù Việt nam, cũng chỉ chiếm 30% nỗi lo lắng, lo ngại Việt Nam không xây dựng thành công thể chế dân chủ hiệu quả. Số phần trăm còn lại, 70% lo lắng giành cho việc chúng ta sẽ rơi vào “lối mòn tai hại’ của việc xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới. Mặt khác, nếu chúng ta thoát được “lối mòn tai hại” của việc xây dựng nền dân chủ, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết các thách thức đặc thù của Việt nam.

II/ Thách thức lớn nhất: khiếm khuyết, nhầm lẫn và thiếu sót trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ phổ biến hiện nay trên thế giới.

1/ Khảo sát sơ lược các nền dân chủ, một số vấn đề lý luận

Như phần đầu bài viết có đề cập, thế giới có trên 150 quốc gia, có thể chế dân chủ, nhưng chỉ có xấp xỉ 30 quốc gia, có được dân chủ tự do. Cách xem xét về chỉ số dân chủ, cũng cho kết quả tương tự, gần 30 quốc gia có chỉ số dân chủ đạt mức dân chủ đầy đủ. Vấn đề là, tất cả 150 quốc gia ấy, đều cơ bản có các định chế dân chủ, bao gồm hiến pháp dân chủ, cơ chế tam quyền phân lập, các quyền con người tự nhiên và dân sự…mà tại sao chỉ có chưa đến 30 quốc gia có tự do cho người dân. Điều này cũng có nghĩa là, phần lớn các quốc gia có đầy đủ các định chế dân chủ nhưng người dân chỉ có dân chủ trong tuyển cử, chứ không có dân chủ tự do thực sự. Tại sao và vì sao???

Đi sâu vào xem xét, trong số gần 30 quốc gia đạt được dân chủ tự do, hay chỉ số dân chủ đạt mức dân chủ đầy đủ, chúng ta thấy có ba trường phái để xem xét, nghiên cứu. Đầu tiên là Nhật, Đức, hai quốc gia xây dựng thể chế dân chủ sau khi chế độ độc tài đổ vỡ hoàn toàn, nhưng lại có bước tiến thần kỳ nhất. Tiếp theo là những quốc gia châu Âu, điển hình là các nước Tây-Bắc Âu. Cuối cùng là trường hợp của Hoa Kỳ.

Trường hợp của Nhật, Đức, chúng ta không thấy có một sự khác biệt nào về hiến pháp, về các định chế dân chủ so với các quốc gia khác. Đồng thời, chúng ta cũng không nghe ai nói, ca ngợi gì về nền dân chủ của hai nước này. Vậy sự thần kỳ có được là do đâu? Trước hết, cả hai quốc gia đều có truyền thống dân chủ trước khi các chế độ độc tài được lập ra và bị xóa sổ. Nhưng quan trọng hơn, người Nhật và người Đức đều có các yếu tố quý giá sau đây trong tính cách, văn hóa dân tộc: tự trọng, kỷ luật và tự tôn dân tộc rất cao. Điều này có nghĩa là, cùng thể chế dân chủ như nhau (mới chỉ là điều kiện cần), họ còn có các yếu tố văn hóa và tâm lý dân tộc giúp cho đất nước và nền dân chủ phát triển, đạt được các kết quả thần kỳ đó. Cũng không thể bỏ qua một yếu tố nhỏ khách quan, là sự hỗ trợ tuyệt đối của Mỹ sau thế chiến thứ hai cho hai quốc gia này.

Đối với các nước Tây - Bắc Âu, cũng có nét tương tự, tuy rằng biểu hiện có khác nhau. Chúng ta cũng chỉ nghe nói, các nước Bắc Âu, có cuộc sống và mức phúc lợi cao, chứ cũng chưa hề nghe nói về nền dân chủ có sự khác biệt nào về thể chế so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, các quốc gia Tây - Bắc Âu có truyền thống dân chủ lâu đời, lại nằm trong vòng ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành, những tôn giáo có sự khoan dung, chấp nhận các khác biệt ở mức độ cao. Như vậy, tâm lý và văn hóa của các quốc gia châu Âu cũng vẫn là yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng nền dân chủ tự do của họ.

Vậy có quốc gia nào, mà sự phát triển của đất nước họ, tự do của người dân chỉ đơn thuần dựa vào thiết chế dân chủ của họ không? Câu trả lời: Có! đó chính là Hoa Kỳ. Tại sao? Tại vì Hoa Kỳ là quốc gia đa sắc tộc, đa tính cách và đa văn hóa (Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ). Họ không có một dân tộc thuần nhất (đã hình thành) trước khi xây dựng thể chế dân chủ. Đồng thời, quá trình xây dựng thể chế dân chủ cũng chính là quá trình dung nạp các dân tộc, các nền văn hóa khác nhau. Chúng ta không thể nói, Hoa Kỳ là dân tộc có tâm lý và văn hóa phù hợp với sự phát triển được, mà chúng ta chỉ có thể nói, sự phát triển của nền dân chủ, của đất nước Hoa Kỳ là do chính từ thể chế dân chủ của nó. Đây là kết luận vô cùng quan trọng và giá trị, có nghĩa là các quốc gia có thể xây dựng thể chế dân chủ bảo đảm tự do của người dân và khả năng phát triển đất nước không phụ thuộc vào tâm lý và văn hóa dân tộc. Đây cũng chính là điều mà nền dân chủ Hoa Kỳ được ca ngợi và học theo trên toàn thế giới.

Một câu hỏi quan trọng tiếp theo, vậy tại sao, các quốc gia chuyển đổi thể chế, chế độ xã hội sau này (thậm chí hiện nay), có đầy đủ hiến pháp, cơ chế tam quyền phân lập, quyền tự do ứng cử và bầu cử, tự do lập hội và hội họp, tự do ngôn luận và báo chí,… có các cơ quan đại diện pháp luật không thiếu và không kém gì Hoa Kỳ lại không thể phát triển được như vậy?

Phải chăng các nền dân chủ sau này chưa tìm được các nguyên lý, yếu tố cốt lõi quyết định tự do cho người dân và sự phát triển của nền dân chủ và đất nước Hoa Kỳ để từ đó xây dựng thể chế dân chủ đặt trọng tâm và xoay quanh các nguyên lý và yếu tố đó?

(câu trả lời đầy đủ và rõ ràng có trong cuốn sách Dân Chủ - Nguyễn Vũ Bình)

Câu trả lời là đúng như vậy, tất cả các lý thuyết và sách báo về vấn đề dân chủ không chỉ ra được, đâu là những nguyên lý cốt lõi, đâu là yếu tố hạt nhân của nền dân chủ Hoa Kỳ và làm thế nào để xây dựng, thực hiện, thực thi được các nguyên lý, yếu tố đó. Khi tôi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết, nguyên lý về tự do, về dân chủ, về việc xây dựng thể chế dân chủ, tôi đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra rằng, không có một định nghĩa chung về dân chủ. Thật kỳ lạ! các sách báo còn chỉ ra rằng, tính đến những năm 60 của thế kỷ XX, có trên 500 định nghĩa, khái niệm về dân chủ!!! Chúng ta biết rằng, định nghĩa, khái niệm của một thuật ngữ chính là để chỉ ra yếu tố cốt lõi nhất của nội hàm khái niệm đó. Vậy mà chúng ta có, tính đến những năm 60 thế kỷ trước, trên 500 định nghĩa, có nghĩa là chưa chỉ ra được yếu tố cốt lõi, của khái niệm, của nền dân chủ. Như vậy, việc chưa tìm ra các yếu tố, nguyên lý cốt lõi và cách thức xây dựng, thực hiện và thực thi các yếu tố đó trong các thể chế dân chủ sau này chính là nguyên nhân dẫn tới các nền dân chủ chỉ dừng lại ở mức dân chủ tuyển cử, không có được nền dân chủ tự do mà người dân hằng mong đợi.

2/ Những yếu tố cốt lõi của thể chế dân chủ và thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai.

a/ Những yếu tố cốt lõi của thể chế dân chủ

Có hai yếu tố quan trọng nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ, giúp cho thể chế này vượt qua mọi cam go, thử thách đưa nhân dân và đất nước Hoa kỳ tới vị thế ngày nay trên thế giới. Thứ nhất, đó là sự bình đẳng của các cá nhân, của mọi công dân trước pháp luật. Đây chính là tiền đề của dân chủ. Thứ hai, ý thức tự bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân, khi có các cơ chế thực hiện, sẽ trở thành khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân trong xã hội. Đối với xã hội Hoa Kỳ, sự bình đẳng ban đầu của những cá nhân tham gia xây dựng thể chế dân chủ là tự nhiên (quá trình xây dựng thể chế dân chủ Hoa Kỳ cũng chính là quá trình hình thành và xây dựng quốc gia Hoa Kỳ), còn đối với tất cả các quốc gia khác sau này, đó là quá trình xây dựng tiền đề của dân chủ: Là sự chấp nhận và thừa nhận sự khác nhau và khác biệt của mỗi cá nhân con người, mỗi một nhóm người, tập thể đại diện cho từng sắc tộc, tôn giáo, vùng và địa phương.

Ý thức tự bảo vệ quyền con người của người dân được bảo đảm bới các yếu tố: 1- nhận thức của người dân về tự do, dân chủ; 2- sự tham gia trực tiếp của người dân vào việc xây dựng thể chế dân chủ; 3- cơ chế bảo vệ quyền con người để người dân có thể tự bảo vệ quyền con người của mình.

b/ Thách thức lớn nhất trong việc xây xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai

Các nước chuyển đổi thể chế chính trị, từ các hình thức độc tài sang thể chế dân chủ phần lớn thực hiện các bước đi và hoạt động sau: Xây dựng hiến pháp (phần lớn thuê các chuyên gia hiến pháp nổi tiếng thế giới); định hình các đảng phái chính trị; ấn định lịch trình bầu cử, công bố và xin ý kiến nhân dân về hiến pháp mới…Điều đáng lưu ý là các hoạt động này được tiến hành trước hết và chủ yếu trên bình diện quốc gia. Các hoạt động xây dựng thể chế dân chủ vùng và địa phương được thực hiện sau và không phải là trọng tâm xây dựng thể chế dân chủ của các quốc gia. Nội dung xây dựng thể chế dân chủ của các quốc gia bao gồm: Xây dựng cơ chế tam quyền phân lập; xây dựng các thiết chế luật pháp bảo đảm các quyền tự do cá nhân của con người, ví dụ quyền sống, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do ngôn luận…; xây dựng các thiết chế, luật pháp bảo đảm quyền công dân (quyền tự do chính trị, dân sự), ví dụ quyền tự do ứng cử và bầu cử, tự do hội họp và lập hội, tự do báo chí…

Thông qua cách thức và nội dung xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới, chúng ta có nhận xét sau:

* Việc xây dựng thể chế dân chủ chủ yếu trên bình diện quốc gia. Vai trò của người dân là hết sức mờ nhạt.

* Không có sự nhấn mạnh, ưu tiên nào trong tất cả các định chế được đề cập

* Không có cơ chế để người dân tự bảo vệ quyền con người của mình

Có thể hình dung, toàn bộ quá trình xây dựng thể chế dân chủ trên thế giới hiện nay mới chỉ xây dựng phần “xác” của thể chế dân chủ. Phần “hồn” của thể chế dân chủ, chính là nhận thức của người dân về tự do, dân chủ, về cách thức xây dựng tự do dân chủ; sự tham gia của người dân trong xây dựng thể chế dân chủ; và cuối cùng, ý thức và khả năng tự bảo vệ quyền con người của người dân mới giúp cho thể chế dân chủ hoạt động hiệu quả, có cả xác và hồn.

(xem thêm bài viết: Tại sao Ai Cập? Tại sao Dân chủ? – Nguyễn Vũ Bình)

* * *
Chúng ta đang đứng trước một cơ hội lớn, xây dựng thể chế dân chủ từ con số không, giống như một ngôi nhà cũ được đập bỏ và xây mới hoàn toàn. Dù có rơi vào “lối mòn tai hại” trong cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay, thì nhân dân và đất nước cũng bước sang một trang sử mới. Sức bật của đất nước gần 100 triệu người dân vừa thoát khỏi chế độ độc tài là rất đáng kể. Tuy nhiên, nếu nhận thức được những hạn chế của phần lớn các nền dân chủ hiện nay, chúng ta có thể tránh được các giới hạn, tạo lập một thể chế dân chủ hiệu quả, tạo ra sự khác biệt và rút ngắn được thời gian tiến kịp các nước phát triển hiện nay. Chúng ta sẽ có cơ hội, chúng ta cần nhận thức và quyết tâm, để xây dựng thể chế dân chủ cả thế giới phải ngưỡng mộ và học tập, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giấc Mộng Việt Nam./.

(Xin mời quý vị đón đọc bài cuối cùng trong loạt bài này: Nắm tay nhau xây dựng nền Dân chủ: Giấc Mộng Việt Nam)

Hà Nội, ngày 14/4/2014
Nguyễn Vũ Bình
(Blog Nguyễn Vũ Bình)

Đừng để ngọn lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh bùng lên lần thứ 2 Xuân Lộc

Đừng để ngọn lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh bùng lên lần thứ 2 Xuân Lộc

Tự nhủ tạm để tâm hồn lắng lại để đối phó với thời tiết chuyển mùa oi bức ở chốn Sài thành, nhưng những tin tức nóng sốt ở quê nhà cứ dồn dập, làm lòng mình bất an.

Nhìn lại diễn biến các sự kiện công dân bị hành hung, tra tấn, nhục hình đến chết trong các đồn công an mấy năm qua không được xử lý một cách minh bạch, và đúng pháp luật, làm dư luận bức xúc, đến hiện tượng người dân đoàn kết chống lại những quyết định cưỡng chế của chính quyền dẫn đến thương tích cho những người thi hành công vụ trong những tuần vừa rồi ở Nghệ An, Bình Thuận, Hà Tĩnh... thì không ai có thể thờ ơ.


Vậy nguyên nhân chính là ở đâu ?

Đứng trên góc độ của một công dân bình thường có ít nhiều quan tâm đến hiện tình đất nước để suy nghĩ một cách khách quan mới thấy rằng: nguyên nhân chính là sự thiếu minh bạch và sự coi thường dân chúng của chính quyền. Còn tại sao có nguyên nhân đó thì nó thuộc tầm vĩ mô, có lẽ không nên bàn đến trong bối cảnh của bài viết này.

Có nhiều người, nhất là người có chút quyền hành vẫn hay thích nhắc đến câu thành ngữ " dân thì gian", "quan thì tham", để biện minh cho những hành vi vi phạm pháp luật.Vâng, đấy là câu chuyện của muôn đời, là hai mặt tồn tại của cuộc sống, không một thời đại nào, không một chế độ cai trị nào có thể thay đổi được, trừ sự tuyệt vong. Cũng chính vì lẽ đó mới cần đến sự nghiêm minh của luật pháp, luật pháp mới ra đời.

Khi đất nước đứng trước những cơ hội, những thách thức, những thủ lĩnh của dân gương cao ngọn cờ đại nghĩa, một lòng vì dân vì nước, không có nhiều mảnh đất màu mỡ cho quan tham sinh sôi, thì dân gian cũng không có chổ để nẫy nở. Ngược lại khi những kẻ gọi là đầy tớ của nhân dân trở thành " một bầy sâu*", gặm  nhắm trên đầu nhân dân rồi, thì dân gian phát triễn, đấy cũng là lẽ tự nhiên, hợp với quy luật . Đừng đổ hết tội lỗi lên nhân dân mà trước hết chính quyền cần nghiêm túc nhìn lại chính những hành xử của mình.

Tôi tự nghĩ, nếu trước khi phát triễn một dự án ( bất kể là an ninh quốc phòng hay phục vụ dân sinh) mà đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của người dân, chính quyền nơi đó có sự bàn bạc, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, không áp đặt ý chí của mình bắt nhân dân phải chấp hành , sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo như đền bù giãi tỏa...thì sẽ không xảy ra tình trạng nhân dân chống lại quyết định của chính quyền.

Thực tế cho thấy nơi nào đảng và chính quyền làm được điều đó thì đều nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Rất tiếc là cho đến nay, chính quyền thường cho mình quyền quyết định tất cả, với lý lẽ: đất đai thuộc sở hữu toàn dân và là chủ trương của đảng, nên áp đặt ý chí của mình bắt nhân dân phải chấp hành. Khi chủ trương không hợp lòng dân, nhân dân phản đối thì thay vì ngồi với dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ, chính quyền lại dùng lực lượng công an bắt bớ, khởi tố những người đứng đầu, gán cho họ tội gây rối trật tự công cộng, kích động bạo loạn...để nhằm mục đích trấn áp ý chí của người dân.Và cứ thế khoảng cách giữa dân-đảng ngày càng xa.Bây giờ thì niềm tin của nhân dân đã ở tận đáy rồi, Khi người nông dân bị dồn đến chân tường thì thử hỏi còn có cách nào khác ngoài việc bật dậy ?

Câu chuyện người dân Kỳ Anh quê tôi đoàn kết phản đối đoàn cưỡng chế, làm bị thương những người thi hành công vụ trong đó có cả ông chủ tịch huyện ngày 29/3/2014 ở Hải Phong-Kỳ Lợi, rồi cả ngàn người dân Quỳnh Văn-Quỳnh Lưu, Nghệ An bao vây đoàn cưỡng chế ngày 28/3/2014, và lớn hơn là việc người dân xã Bắc Sơn-Thạch Hà -Hà Tĩnh bao vây, đánh bị thương một lúc 9 công an, bao vây đập phá trụ sở xã vừa rồi, tôi cho là ít nhiều đều xuất phát từ lý do coi thường nguyện vọng của dân và áp đặt ý chí của chính quyền lên người dân như nêu ở trên.Bởi lẽ nếu chỉ có một vài người phản đối, có thể cho là họ vì quyền lợi cá nhân mình mà trở thành " dân gian", nhưng ở đây là một cộng đồng, hầu như là toàn bộ nhân dân cả một xã, kể cả vị bí thư đảng ủy và UBND xã đã nhiều lần gửi kiến nghị lên cấp trên, nhưng cả cái nhóm lợi ích của Hà Tĩnh vẫn cương quyết đi đến tận cùng với nhân dân, ép buộc cấp dưới phải thực thi mệnh lệnh,

Chỉ đạo của chủ tịch huyện Thạch Hà ( đương nhiên cũng là của UBND tĩnh Hà Tĩnh ): “Đây là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương, phải tập trung, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; triển khai một cách nghiêm túc thực hiện quy trình lập và thực hiện dự án công viên vĩnh hằng. Cán bộ, đảng viên toàn huyện phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương của tỉnh, tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị”.

Đao to búa lớn quá. Họ coi trọng cái công viên vĩnh hằng ( dùng từ cho hoa mỹ vậy thôi chứ thực chất chỉ là cái nghĩa trang ), bắt chước người Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, lập dự án, phân lô bán nền dành cho các đại gia lắm tiền và quan chức lắm quyền làm nhà cho người chết ở thì tương lai là " nhiệm vụ cấp bách" hơn cả sự tồn tại đang đầy rẫy khó khăn của những nông dân đang sống tại xã Bắc Sơn. Để xảy ra sự việc ở xã Bắc Sơn, UBND Hà Tĩnh mà đứng đầu là ông chủ tịch Võ Kim Cự phải chịu trách nhiệm chính. Đừng hắt hết lỗi cho người dân Bắc Sơn.Họ không có lỗi.

Trong lúc lòng dân đang sục sôi, chính quyền vẫn không nhận chân được điều gì khác tốt đẹp hơn ngoài việc sử dụng quyền lực, sử dụng công cụ công an để bắt bớ, giam cầm. Đấy là việc làm dễ dàng nhất nhưng thiếu khôn ngoan nhất, họ có thể giam cầm năm người rồi mười người nhưng không thể giam cầm nhân dân cả một xã, một huyện, một tĩnh, cũng không thể vì một vài người bị tống ngục mà lấy lại được sự đồng thuận của nhân dân khi lòng tin đã cạn kiệt..

Không phải dạy đị xăn mấn-" dạy đĩ vén váy "- nhưng tốt hơn lúc này là đích thân ông chủ tịch tĩnh cởi áo vét cổ cồn ra, hạ cố xuống ngồi nhâm nhi với các cụ bô lão vài chén để ổn định lòng dân, lắng nghe nguyện vọng của họ, rồi sau đó...sống chết mặc chúng bay cũng được. Công cụ chuyên chính vô sản trong tay thì bắt bớ dân đen lúc nào mà chẳng xong. Đừng khơi dậy ngọn lửa xô viết đang âm ỷ cháy trong lòng dân xứ Nghệ mới là quan trọng.Tôi nói thế chẳng biết có bi quan lắm không, nhưng thận trọng vẫn hơn.Chớ có mà coi thường dân cày xứ Nghệ.

Đừng để cho ngọn lửa Xô viết Nghệ Tĩnh bùng lên lần thứ 2.Nó sẽ là dấu chấm hết cho một triều đại đấy.
Sài Gòn, 14/4/2014
Xuân Lộc
(Quê Choa)

Điều gì khiến người dân Bắc Sơn nổi loạn?

dap-pha_305.jpg
Hàng trăm người dân bắt giữ 4 viên công an tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn ngày 10/4/2014.
Courtesy Tiền Phong
Không lùi bước trước bạo lực

Vụ nổi loạn của người dân xã Bắc Sơn huyện Thạch Hà tỉnh Hà tĩnh vẫn chưa kết thúc. Trong khi công an khởi tố thêm ba người về tội gây rối trật tự công cộng thì người dân tại đây vẫn chưa có dấu hiệu nào thụt lùi trước bạo lực của nhà nước đối với họ.

Vào chiều ngày 10 tháng 4, năm người mặc thường phục tự xưng là công an đến nhà anh Trương Văn Trường, 30 tuổi, trú tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà để bắt anh vì hành vi gây rối trật tự công cộng.

Ngay khi nghe tiếng hô hoán của mẹ anh Trường người dân Bắc Sơn đã kéo tới bao vây và tấn công năm viên công an, trói tất cả bọn họ và giam giữ tại xã. Trong lúc phấn khích người dân đã kéo tới nhà của các cán bộ xã đốt phá xe máy và tài sản của nhiều người trong đó nặng nhất là nhà của ông Trần Bá Hoành, chủ tịch UBND Xã Bắc Sơn.

Anh Nguyễn Văn Hòa một người dân trong thôn Trung Sơn cho biết vụ việc này như sau:
Báo chí đăng thì đăng một đường không nói gì tới dân hết. Họ nói công an chiến sĩ nhập viện bị đánh nhưng tôi thấy thì không có. Hôm bữa tôi đi lấy thuốc thấy dân bị đánh đi cấp cứu nhiều.  - Nguyễn Văn Hòa
“Hôm bữa xảy ra vụ đặc biệt là vụ bắt anh Trường vào buổi trưa, không biết những người đó có phải công an hay là người ở đâu tới cũng không biết. Đi bắt người nhưng không có lệnh cũng không có công an xã hay qua xóm gì hết. Không đọc lệnh và khi vào nhà anh Trường bắt thì bốn người bắt anh Trường còn một người nữa thì giữ em gái của anh Trường lấy con gấu bông nhét vào miệng không cho la. Mẹ anh Trường đi về thấy vậy hô hoán lên thì dân chung quanh kéo tới. Mấy người đó lấy súng bắn ba bốn phát gì đó, bắn chỉ thiên. Người dân có giữ một khẩu súng với giấy tờ liên quan.

Tới khi hơn 100 công an tỉnh Hà Tĩnh được điều tới để giải vây cho những viên công an bị bắt thì bùng lên một trận chiến khác lớn hơn giữa công an chống biểu tình và người dân. Kết quả có hàng chục người dân bị thương, phía công an có 11 người bị thương mà theo báo chí cho là phải nhập viện.”

Anh Toàn một người dân xã Bắc Sơn cho biết việc công an bị nằm viện như sau:

“Mấy người công an thì một số còn nằm viện còn số khác thì đã về nhà nhưng người dân thì nằm viện 5, 6 người còn số người bị thương có lẽ vài chục người. Chuyện xuất phát từ công viên vĩnh hằng lấy đất của Bắc Sơn dân Bắc Sơn không đồng thuận được với trên nên rồi một số cấp trên ép xuống nên mới xảy ra việc như vậy. Họ đánh đập dân liên tục ảnh hưởng tới chính trị và quyền lợi của nhân dân.”

Trong khi báo chí có những lời lẽ áp đặt cho người dân nổi loạn thì sự thực ra sao? Anh Nguyễn Văn Hòa xác nhận là có xô xát nhưng nói công an phải nhập viện 11 người thì không chính xác, anh Hòa cho biết:

dan-danh-cong-an-250.jpg
Hơn 100 công an tỉnh Hà Tĩnh được điều tới để giải vây cho những viên công an bị bắt tại xã Bắc Sơn hôm 10/4/2014. Courtesy ĐSPL.
“Thông tin nói là công an bị giam giữ đó nói chung là cũng có bị dân chửi bới này nọ thôi, cũng có giữ người còn nói đánh công an thì không có đánh nhập viện hay gì hết. Cũng có công an huyện, tỉnh lên nhưng mà dân nói là không cho vô vì vô cũng không giải quyết được gì. Nói chung thì dân bức xúc lâu lắm rồi. Cái này dân bức xúc nhiều lần lắm vì không giải quyết được gì mà toàn làm cho dân lộn xộn thêm.

Nói chung mấy công an chiến sĩ thì không có ai bị thương tích gì hết mà báo chí thì đăng là công an chiến sĩ bị thương nhập viện, mà dân thì bị công an đánh người già có trẻ có nhập viện 5, 6 người bà bầu nó cũng đánh luôn đang mang bầu nó cũng đánh. Nhưng báo chí đăng thì đăng một đường không nói gì tới dân hết. Họ nói công an chiến sĩ nhập viện bị đánh nhưng tôi thấy thì không có. Hôm bữa tôi đi lấy thuốc thấy dân bị đánh đi cấp cứu nhiều.

Thông tin này tôi thấy báo Dân Trí cho đến báo Tiền Phong hầu như không chính xác gì hết, sai lệch hết.”
Dằn mặt người dân

Anh Trương Văn Trường bị công an cáo buộc là phá rối trật từ công cộng và đến bắt tại nhà là một cử chỉ dằn mặt người dân thôn Trung Sơn và xã Bắc Sơn vì nơi đây từ ngày 24/10 đến 20/11/ 2013 đã xảy ra 5 lần dân chúng chống lại người thi hành công vụ vì họ không đồng thuận với dự án xây dựng công viên vĩnh hằng, tức một nghĩa trang quy mô còn mang mỹ danh là nghĩa trang sinh thái chiếm diện tích đất gần 39 hecta với kinh phí 386 ti đồng.

Số đất mà công viên này trưng thu buộc người dân di dời, mất đất canh tác lên tới gần 20 héc ta và đây là lý do khiến họ nổi lên chống đối quyết liệt. Mặc dù được Ủy ban xã hứa hẹn là sẽ đền bồi thỏa đáng nhưng người dân không tin vào những hứa hẹn ấy và hơn nữa công viên nghĩa trang này sẽ ngăn cản xã Bắc Sơn không tiếp cận được với bên ngoài vì nghĩa trang nằm choán hết diện tích.
Người dân xuống đi chợ bị công an bắt không liên lạc gì được. Công an tự động bắt mà cũng không biết đưa đi đâu nữa. Một số cán bộ đã tránh đi hết coi như Bắc Sơn không có cán bộ nữa.  - Nguyễn Văn Hòa
Trong đêm hôm ấy người dân đã nổi loạn thật sự khi ném đá vào nhà của cán bộ xã Bắc Sơn gồm những ông như Chủ tịch xã, Bí thư đảng ủy xã, Bí thư đoàn, cán bộ văn phòng và ngay cả trưởng công an xã cũng không tránh khỏi bị ném đá vào nhà và đốt xe gắn máy.

Cho tới hôm nay cán bộ của xã Bắc Sơn vẫn không dám về nhà, tất cả đều đưa vợ con đi lánh nạn vì sợ bị người dân trả thù. Việc này cho thấy sự uất ức của người dân đã vượt quá giới hạn khiến họ không còn sợ hãi. Trong khi đó người dân đi chợ hay tới những nơi khác bên ngoài xã Bắc Sơn đều có thể bị công an bắt giữ mà không ai hay biết. Anh Hòa cho biết:

“Người dân xuống đi chợ bị công an bắt không liên lạc gì được. Công an tự động bắt mà cũng không biết đưa đi đâu nữa. Một số cán bộ đã tránh đi hết coi như Bắc Sơn không có cán bộ nữa.”

Dự án khu nghĩa trang sinh thái đã bị dân tẩy chay ngay từ đầu nhưng huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh một mực buộc xã Bắc Sơn phải thực hiện cho bằng được. Anh Hòa là cư dân tại đây kể lại:

“Nói chung vụ này lâu rồi. Huyện, tỉnh rồi xã ép dân nó lấy đất ở Vĩnh Hằng mà đất ấy là sản xuất nông nghiệp, lấy đất làm màu của dân dân không đồng tình, chuyện từ tháng 10 năm 2013. Từ trước tới giờ thì huyện hay tỉnh hoặc xã cứ về ép dân ký để đồng tình. Xã thì đi động viên từng nhà dân một, dân không chịu. Từ trước tới giờ đã có mấy vụ biểu tình nhưng xã và huyện không giải quyết ổn thỏa không nói cho dân biết mà ép từng nhà dân một.”

Theo báo chí cho biết vào đầu năm nay ông Dương Công Tự, Bí thư đảng ủy xã Bắc Sơn đã báo cáo lên UBND huyện Thạch Hà 5 điều không thể thực hiện dự án mà cốt lõi là người dân Bắc Sơn không đồng tình. Trong báo cáo ông Dương Công Tự ghi rằng “Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp Ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Cấp Ủy, chính quyền không thể tổ chức được công tác tuyên truyền về dự án công viên vĩnh hằng. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm nóng thì hậu quả sẽ rất lớn”.

Thế nhưng đáp lại thì huyện Thạch Hà trả lời rằng: “xây dựng nghĩa trang vĩnh hằng Bắc Sơn đã nhận được sự hoan nghênh của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và được xem là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị huyện Thạch Hà”.

Câu chuyện xã Bắc Sơn vẫn chưa đến hồi kết thúc khi tỉnh Hà Tĩnh vẫn chủ trương sử dụng bạo lực để đàn áp người dân bất kể sự đàn áp ấy nói lên điều gì phía sau nó.
  Mặc Lâm, biên tập viên RFA 
2014-04-14 

Việt Nam đang trả lãi bao nhiêu tỷ USD/năm cho nợ công?

Nợ công VN đã lên đến khoảng 90 tỉ USD, nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước thì khoảng 180 tỉ USD.
TS Phạm Thế Anh - trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết trên báo Tuổi trẻ. Cũng theo TS Phạm Thế Anh, hiện nay nợ công đã lên đến khoảng 90 tỉ USD. Quốc hội cũng đã đặt ra “ngưỡng an toàn” hay “giới hạn đỏ” về nợ công (65% GDP), tuy nhiên với việc thâm hụt ngân sách và đầu tư như hiện nay, chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ tiến tới “giới hạn đỏ”. Đó là chưa kể nếu gộp cả nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì chúng ta đã vượt “giới hạn đỏ”.

TS Phạm Thế Anh tính toán, với 45 tỉ USD Việt Nam vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.

Trong khi đó, mức nợ công VN công bố chưa bao gồm nợ DNNN và nợ đọng xây dựng cơ bản khi con số nợ đọng xây dựng cơ bản còn hơn 45.000 tỉ đồng, nợ DNNN năm 2013 là hơn 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương 80 tỉ USD.
TS Phạm Thế Anh (Ảnh TTO)
TS Phạm Thế Anh (Ảnh TTO)
Nợ công VN nếu tính cả nợ DNNN với nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã trên 100% GDP năm 2012, tương đương khoảng 180 tỉ USD. Số nợ này gấp khoảng bốn lần thu ngân sách của VN mỗi năm.
Trên đồng hồ nợ công, nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD
Trên đồng hồ nợ công, nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD
Trong ki đó, lúc 14h ngày 14/4, đồng hồ nợ công thế giới The global debt clock của tạp chí The Economist đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,1%, chiếm 47,9% GDP. Tính trên dân số 90,576 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 891,64 USD, tương đương gần 20 triệu đồng/người.

Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê từ GDC cho thấy, nợ công Việt Nam đã tăng thêm tới 9,887 tỷ USD, tương đương trung bình gần 700 triệu USD/tháng, tăng thêm gần 100 USD/người.

Trả lời báo chí trước đó, chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho biết, câu chuyện về nợ công hiện tại đang là một vấn đề rất lớn, không rõ trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Bộ tài chính với tư cách cơ quan quản lý nợ công hay của Ngân hàng nhà nước là cơ quan gần như chuyên đi ký để vay nợ công, đó là vấn đề sử dụng nợ công.
Hà Anh
(Đất Việt)

Nguyễn Hưng Quốc - Chuyện Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ

Ông Cù Huy Hà Vũ và vợ, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã tới thủ đô Washington hôm 7/4/2014.
Chuyện Cù Huy Hà Vũ được trả tự do và được sang Mỹ với vợ đang làm xôn xao dư luận, đặc biệt trên mạng, trong hơn một tuần vừa qua. Người thì mừng, người thì thất vọng và lo, thậm chí, thất vọng và lo quá thành trách móc, cho là ông chọn một con đường dễ dãi và chỉ có lợi cho bản thân và gia đình.

Thật ra, cần nói ngay, sự trách móc, lo lắng hay thất vọng đều là những phản ứng rất cảm tính, hơn nữa, có cái gì như vô lý. Không ai có thể đòi hỏi người khác phải làm anh hùng. Người ta không có bổn phận làm anh hùng. Anh hùng là một sự lựa chọn và chấp nhận hy sinh. Không phải lúc nào người ta cũng có thể lựa chọn được như vậy. Bình thường, người ta ưu tiên chọn lựa sự an toàn cho bản thân và gia đình trước. Không có người nào có thể bị trách móc vì các chọn lựa đầy nhân tính và nhân tình ấy.

Vấn đề đáng bàn hơn ở đây là: Liệu người ta có thể tiếp tục tranh đấu một cách có hiệu quả khi sống ngoài đất nước?

Câu hỏi trên bao gồm hai khía cạnh: tranh đấu và tranh đấu một cách có hiệu quả.

Với khía cạnh thứ nhất, câu trả lời tương đối dễ dàng: Dĩ nhiên là được. Ở hải ngoại có hai điều kiện thuận lợi hơn trong nước: Một là an toàn và hai là tự do. Người ta có thể phát biểu hoặc tập hợp lực lượng một cách thoải mái mà không phải sợ hãi bất cứ điều gì. Chế độ độc tài ở xa, nếu muốn, chỉ có thể đánh lén bằng cách gieo rắc những tin đồn làm giảm uy tín hoặc làm hoang mang dư luận. Hết.

Nhưng chính sự an toàn và tự do ấy lại trở thành một nguy cơ cho mọi nhà đối kháng hay tranh đấu chống lại độc tài. Một là người ta đánh mất cơ hội làm anh hùng, và từ đó, cơ hội để trở thành thần tượng, qua đó, tập hợp quần chúng. Xin lưu ý: anh hùng không phải là tính cách có sẵn và bất biến. Không ai là anh hùng cả. Người ta chỉ trở thành anh hùng. Và người ta chỉ có thể trở thành anh hùng chỉ bằng một cách duy nhất: chấp nhận đương đầu với nguy hiểm, thậm chí, sẵn sàng chấp nhận cả sự hy sinh. Sự an toàn và tự do ở hải ngoại tước mất tất cả những cơ hội ấy: Người ta trở thành một người bình thường như mọi người.

Là một người bình thường, người ta cũng đánh mất cơ hội được chú ý và được lắng nghe. Không phải chỉ trong nội bộ cộng đồng người Việt với nhau mà cả với quốc tế cũng vậy. Trên thế giới, người ta chỉ thích tập trung sự chú ý vào các chứng nhân và các nạn nhân, nghĩa là những người đang sống trong nước, hằng ngày đương đầu với bạo quyền. Tất cả những người lưu vong, may lắm, chỉ được xem là một học giả. Mà với tư cách một học giả, người ta lại chịu một sự thiệt thòi khác: thành kiến cho là họ thiếu khách quan và công bằng khi phê phán nhà cầm quyền ở quê nhà. Đó là điều dường như tất cả các trí thức Việt Nam sống ở hải ngoại đều có kinh nghiệm và đều phải chịu đựng.

Một trong những bằng chứng cụ thể nhất là Dương Thu Hương. Lúc còn sống trong nước, các tác phẩm cũng như các bài viết của bà được đón nhận một cách nồng nhiệt. Từ năm 2006, bà sang sống hẳn ở Pháp. Sống ở đâu thì Dương Thu Hương vẫn là Dương Thu Dương thôi. Vẫn thông minh, sắc sảo, thẳng thắn và tài hoa. Không có gì thay đổi. Nhưng rõ ràng là sự tiếp nhận của những người chung quanh, từ cộng đồng người Việt đến cộng đồng quốc tế, đã thay đổi: Bà chỉ còn là một nhà văn chứ không phải nhà văn đối kháng nữa. Với bà, người ta hờ hững dần. Và bà cũng im lặng dần.

Mà không phải chỉ có Dương Thu Hương. Lớn hơn Dương Thu Hương rất nhiều, nhà văn Alexander Solzhenitsyn, giải Nobel văn chương năm 1970, bị trục xuất khỏi Nga vào năm 1974; và sau một thời gian ngắn sống ở Tây Đức và Thụy Sĩ, ông được mời sang Mỹ. Ông định cư ở Mỹ cho đến năm 1994, khi chế độ cộng sản đã sụp đổ tại Nga, ông mới về nước. Trong gần 20 năm ở Mỹ, Solzhenitsyn chỉ sống một cách lặng lẽ ở một địa phương khuất lánh heo hút. Trừ sự ồn ã ở vài năm đầu, sau đó, dường như người ta quên mất ông, hơn nữa, có khi còn bực bội vì ông. Một số quan điểm của ông, lúc còn nằm trong nhà tù Xô Viết, được xem là dũng cảm; lúc đã sống ở Mỹ, ngược lại, lại bị xem là cực đoan.

Cả Solzhenitsyn lẫn Dương Thu Hương đều không phải là những người làm chính trị. Họ chỉ là những nhà văn, khi còn trong nước, được xem là đối kháng. Nhưng ngay cả khi là một nhà văn, người ta còn không được nghe, huống gì chỉ là một người hoạt động chính trị? Cơ hội để được nghe chắc chắn sẽ hiếm hoi hơn nhiều.

Là một người bình thường, người ta phải đối diện và giải quyết những nhu cầu rất ư là đời thường: học ngoại ngữ, kiếm việc làm, mua xe và mua nhà, lo cho đời sống của cá nhân và gia đình. Tất cả những công việc ấy nuốt gần hết thời gian và sức lực của một người bình thường. Nếu từ chối những công việc bình thường ấy, chịu sống một cách thanh bạch và kham khổ để tiếp tục đấu tranh, người ta lại bị cộng đồng chung quanh nhìn như một kẻ thất bại, và cuối cùng, xa lánh dần với một lý lẽ rất đơn giản: đời sống riêng của anh/chị còn lo chưa xong, nói gì đến những chuyện đại sự?

Nếu sự an toàn và tự do, một mặt, tước mất cơ hội làm anh hùng của các nhà đối kháng; mặt khác, nó lại tạo cơ hội cho sự hẹp hòi và ganh tị nảy nở xum xuê. Ai cũng có quyền lên tiếng chụp mũ và dèm pha người khác. Khi Nguyễn Chí Thiện còn ở trong tù, đọc thơ ông, hầu như ai cũng thương và khen ngợi nức nở. Đến lúc ông được sang Mỹ, người ta lại tung tin đồn: đó là Nguyễn Chí Thiện giả, do công an Cộng sản cho ra hải ngoại để phá hoại cộng đồng!

Bởi vậy, rất khó để người ta có thể tranh đấu một cách có hiệu quả sau khi đã rời bỏ quê hương. Có thể có. Nhưng hiếm. Cực hiếm.

Thay cho lời kết luận, có một điều tôi xin được nhấn mạnh: Nhân dịp Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ, tôi muốn phân tích một số thuận lợi và khó khăn của những người đối kháng ở hai môi trường khác nhau. Tôi không hề có ý chê trách Cù Huy Hà Vũ. Mà cũng không có ai có quyền chê trách ông được. Không có lý do gì để chê trách ông cả. Hơn nữa, thành thực mà nói, tôi cũng chưa bao giờ đặt bất cứ một kỳ vọng gì ở ông. Dù tôi rất kính phục sự can đảm của ông.

Trong chuyện tranh đấu, can đảm không chưa đủ.
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt

Chuyện về con trai Tổng thống Trần Văn Hương dự trận Điện Biên

Thân gửi Bọ Lập
Sắp thời điểm chẵn một hoa giáp Điện Biên. Ngồi buồn lật giở mớ giấy má 9 năm trước. Đụng phải bản thảo viết về người con trai của Tổng thống Trần Văn Hương từng dự trận Điện Biên lịch sử.

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy, anh em người Nam Bộ rất hiếm hoi, hình như chỉ có 3 người.
Nguyễn Trí Việt, dân Bến Tre, Chính trị viên Đại đội xung kích 245, Tiểu đoàn 11 Phủ Thông, Trung đoàn 141 Ba Vì, Đại đoàn 312. Ông Châu Kỳ Nam ( Đại đoàn 316) và đại đội trưởng công binh - vận tải Lưu Vĩnh Châu, con trai ông Trần Văn Hương.

Do lấn bấn lắm thứ mà lần vô Sài Gòn đó, tôi chỉ gặp được ông Lưu Vĩnh Châu. Cũng có ý dò tìm hai người còn lại là ông Trí Việt và ông Châu Kỳ Nam nhưng không kiếm ra địa chỉ. Và từ bấy đến nay, cũng bẵng đi và không có điều kiện tìm kiếm gặp gỡ họ? Mà cũng chưa thấy các đồng nghiệp đề cập đến chuyện chi về họ?

Gửi đến Bọ Lập bản thảo cũng là bản chính bài viết về ông Trần Văn Dõi, tức Lưu Vĩnh Châu, con trai của TT Trần Văn Hương. Bài viết có nhiều điểm khác với bài đã đăng trên Tiền Phong Chủ nhật ra ngày 7-5-2005.

Thời điểm tôi được gặp, ông Châu 81 tuổi. Cũng lâu rồi người viết bài này không tiếp được tin tức gì về ông. Năm nay nếu may mắn không có bề gì, ông Lưu Vĩnh Châu tròn 90. Cầu mong ông và gia đình được nhiều may mắn.
Xuân Ba

Tổng thống Trần Văn Hương
Đám lá ngằn ngặt xanh không biết là thứ cây gì trước căn hộ nhà ông Lưu Minh Châu trong khu chung cư đường Tân Bình.  Chúng như bỏ lại những âm thanh ầm ào sôi động cuả một chiều Sài Gòn hừng hực. Cái tuổi tám mươi mốt hình như còn lâu nữa mới phải tìm tới ông? Dẫu mái tóc bạc trắng nhưng vóc dáng manh mảnh lanh lẹ cùng cung cách cưng chiều thằng cháu nội kháu khỉnh đang quẩn quanh kế bên cộng với chất giọng chắc khoẻ khi ông kể về những ngày cách đây sáu mươi năm cứ như là mới hôm qua vậy?
Ông có tên Dõi. Trần Văn Dõi.
  Là con trai đầu lòng của Đốc học Tây Ninh Trần Văn Hương. Những ngày đầu sôi nổi của cuộc Cách mạng tháng Tám, rất nhiều trí thức miền Đông miền Tây tham gia kháng chiến trong đó có Đốc học tỉnh Tây Ninh Trần Văn Hương. Vị đốc học này đã trở thành chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh như vậy đó! Cách mạng về khi ông đang tuổi mười tám vừa học xong trung học Cần Thơ. Như một lẽ tự nhiên trang lứa lớp trẻ hồi ấy, ông xung vào Thanh niên tiền phong. Rồi vào Vệ quốc đoàn tháng 10 năm 1945. Những trận đánh ác liệt của bộ đội Tây Ninh chọi lại những tiểu đoàn thiện chiến quân đội Pháp như Trâu Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu ... đơn vị ông đều tham gia tuốt luốt. Gian khổ ác liệt. Thiếu thốn trăm bề. Nhưng thứ thiếu nhất, bức xúc nhất vẫn là thiếu súng đạn!
 Một ngày cuối năm 1946, Trần Văn Dõi nhận lệnh nhập vào một đội quân ra Bắc nhận vũ  khí. Lênh đênh nhiều ngày trên biển, tới đất Bắc lần đầu tiên trong đời Trần Văn Dõi biết thế nào là những cơn gió bấc cắt thịt da. Rồi bập ngay vào không khí hừng hực sục sôi của những ngày toàn quốc kháng chiến. Ông tham gia chiến đấu cùng tự vệ và Vệ quốc đoàn khu phố Bạch Mai phối thuộc với Trung đoàn Thủ Đô. Đơn vị ông may mắn thoát ra được. Ông được lựa trong số những người ưu tú đi học trường lục quân Trần Quốc Tuấn khoá IV.
 Ngày khai giảng khoá học, anh thanh niên người Nam Bộ Trần Văn Dõi lấy tên mới là Lưu Vĩnh Châu và sau đó một năm trở thành đảng viên ĐCS Đông Dương. Tốt nghiệp, Lưu Vĩnh Châu được điều về một đơn vị vận tải. Năm 1952 là đại đội trưởng C57, tiểu đoàn 206 thuộc Tổng Cục hậu cần QĐNDVN.
 Sau đó đơn vị của Châu được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
 Phần việc nặng nề nhất để chuẩn bị cho chiến dịch là đảm bảo giao thông thông suốt ở hai cửa ngõ quan trọng vào mặt trận như thứ yết hầu của cơ thể  là bến phà Tạ Khoa qua sông Đà và  Ngã ba Cò Nòi. Tiểu đoàn 206 sau khi vinh dự nhận cờ thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch đã kiên cường bám trụ liên tục suốt ngày đêm tại hai trọng điểm này. Pháp tập trung rải các loại bom đạn hòng chặt đứt đường tiếp tế chuyển quân chuyền lương thực đạn dược  nhưng nguy hiểm nhất là bom nổ chậm là thứ vũ khí gây ách tắc cũng như thương vong nhiều nhất mà đơn vị của Châu khi đó lần đầu vấp phải. Thương vong chả phải ít. Công sức bỏ ra khó mà tính đếm để tìm được tìm ra phương pháp tháo gỡ nhiều loại bom nổ chậm cũng như tìm những cung chặng vòng tránh đảm bảo giao thông thông suốt với mặt trận. Có lẽ trong số cán bộ chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy do đặc thù và nhiều nguyên nhân khác nhau, anh em người Nam Bộ chiếm tỷ lệ hiếm hoi,  hình như chỉ có 3 người là Nguyễn Trí Việt ( 312) và Châu Kỳ Nam ( 316) càng hiếm hơn tại những trọng điểm giao thông ác liệt như Ngã ba Cò Nòi như Bến Tạ Khoa qua sông Đà lại có một đại đội trưởng công binh - vận tải người Nam Bộ như Lưu Vĩnh Châu dũng cảm gan dạ liên tục không phải 55 ngày đêm mà hơn thế nữa đã kiên cường trụ bám tại trọng điểm ác liệt này!
             Năm 1954. Niềm vui chiến thắng thì có nhưng niềm vui đoàn tụ thì chưa! Không có tổng tuyển cử. Lưu Vĩnh Châu đi dò hỏi hàng tháng trời qua bà con ra tập kết tin tức người thân quê nhà nhưng vẫn bặt vô âm tín. Hình ảnh người cha gày gò dong dỏng ngày nắm vội bàn tay cậu con trai như in hằn trong tâm trí
 ... Xứ Bắc ba lâu rồi chưa ghé lại... ở ngoải, ba có nhiều bạn bè hồi cùng học trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội như Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám, Phạm Huy Thông... Mà thôi, ra đó ráng làm mau nhiệm vụ rồi về!
Thoáng chút đau đớn, bâng khuâng! Tưởng ngày đó ra Bắc lãnh vũ khí mấy tháng thì về. Ai dè có hơn chục năm lận?  Có nguôi ngoai đi chút nỗi đêm Nam ngày Bắc là đơn vị của Lưu Vĩnh Châu một lần về Đồ Sơn an dưỡng, Lưu Vĩnh Châu đã gặp được một người con gỏi ở quê mẹ ở Mỏ Cày. Người con gái ấy công tác ở bên Y tế Hải Phòng. Họ nên vợ nên chồng…
Năm tháng diệu vợi nghiệt ngó là thế nhưng nét phúc hậu lẫn xuân sắc vẫn còn vương chút trên gương mặt cô bác sĩ quê ở Mỏ Cày ngày ấy...  Vâng, bà xã nhà tôi vừa bồng thằng cháu hồi nãy đó... Năm 1961, sĩ quan quân đội, Đại uý Lưu Vĩnh Châu được chuyển ngành đi học Đại học Bách khoa Hà Nội. Tốt nghiệp loại ưu, Ngụ Vĩnh Châu được điều về công tác ở Ban công nghiệp Trung ương.
Rồi tâm trí Lưu Vĩnh Châu vẫn hằn một chiều ấy… Người bạn thân cùng quê tập kết đang công tác ở Hà Nội bất ngờ cho anh hay một cái tin động trời. Người cha của anh hiện còn sống!
 Chưa kịp mừng nhưng Châu suýt té ngửa sững sờ bởi người bạn cho biết thêm  trong đó cha anh vừa mới được lựa làm một chức lớn! Mà làm chi? Là phó Tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn!
 Người bạn ấy còn lén bố trí cho anh nghe đài BBC, cả đài Sài Gòn nữa!  Hệ thống tổ chức, những Quân đội rồi Nhà trường Đại học Bách khoa và tổ chức nơi anh công tác chỉ biết Lưu Vĩnh Châu là con trai Trần Văn Hương chủ tịch UBKC tỉnh Tây Ninh. Bây giờ, đùng cái, ló dạng thêm cái người là con cái một ông lớn bên phía đối địch?
 Đã hơn hai chục năm cha con và gia đình anh bặt vô âm tín! Mang tâm trạng hoang hoang rối bời ấy, theo gợi ý của người bạn nên lên gặp ông Ung Văn Khiêm là chỗ quen của của hai anh em hiện đang làm lớn,  giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ.
Vốn là chỗ quen biết, Ông Bộ trưởng niềm nở tiếp hai anh em.
 Khi mới hay chuyện, ông Khiêm thoáng tái mét mặt vội kéo hai đứa vô buồng trong với câu hỏi ngoài tụi bay có ai biết vụ này không?
 Khi vô chuyện, ông Ung Văn Khiêm thở phào khi được biết chỉ mỗi người bạn của Lưu Vĩnh Châu biết chuyện Châu là con trai ruột của phú Tổng thống Trần Văn Hương!
Lúc hai đứa về, nhân vật cộm cán của cách mạng miền Nam Ung Văn Khiêm đang giữ chức lớn, cứ dặn hoài dặn hủy rằng tuyệt đối không nói, không hé cho ai biết chuyện này, nghe! Cứ để đó tao sẽ làm việc với tổ chức…
  Tạm an lòng một chút. Nhưng  Lưu Vĩnh Chõu vẫn cứ canh cánh.  Khụng biết ông già Khiêm làm gì với tổ chức đây?
 Nghĩ tới nghĩ lui…Lưu Vĩnh  Châu không lạ chi tính người cha của mình. Ổng có khi khẳng khái tới mức cực đoan... Nhưng bảo là phản dân hại nước thì hơi bị xa lạ với ba? Lẽ nào?
 Rồi một hôm, Lưu Vĩnh Châu được ông Ung Văn Khiêm kêu tới... Việc của anh là viết một bức thư cho “ông già” như ông Khiêm gợi ý, không nói chi cả, chỉ báo tin cho ổng hay là Châu có công ăn việc làm tử tế ngoài Bắc, hiện là kỹ sư cơ khí, có một mái ấm gia đình với vợ và hai con v.v...
Lá thư được gửi đi... Một thời gian sau, ông Khiêm lại gọi anh tới, gợi ý rằng có thể  Châu sẽ phải vụ Nam lãnh một nhiệm vụ đặc biệt. Còn nhiệm vụ gì, thời gian nào, tổ chức sẽ tính tiếp và giao cụ thể. Nhưng Châu phải giữ bí mật việc này, không được nói với ai kể cả tổ chức cơ quan hay vợ con...
Lá thư không có hồi âm cũng như nhiệm vụ đặc biệt đó không đến với kỹ sư Lưu Vĩnh Châu.
 Năm năm qua đi... rồi tới ngày 30 tháng Tư...  Kỹ sư Lưu Vĩnh Châu cứ yên ổn làm việc, trước là tại Ban công nghiệp Trung ương sau là một thời gian dài biệt phái xuống nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo chuyên lo chế tạo động cơ nổ 12 mã lực cựng việc cải tiến bơm cao áp con heo dầu là đề tài khoa học mà Lưu Vĩnh Châu  say mê và đã bỏ ra rất nhiều thời gian lẫn công sức!
Ba năm sau, mùa xuân 1975, tại căn nhà số 216A, đường Điện Biên Phủ thành phố Hồ Chí Minh trước là Dinh Tổng thống ngụy, đêm đã khuya lắm tại phòng khách, câu chuyện giữa hai người của một già một trẻ của hai cha con đã diễn ra tới sáng…
 Mãi khi đó kỹ sư Lưu Vĩnh Châu mới tường được một số việc mà trước đây ông đã nhiều lúc hoài nghi, dằn vặt, đau đáu...
Thời gian ba làm chủ tịch UBHC kháng chiến Tây Ninh thấy ba cái vụ bộ đội du kích đằng mình bắt  mấy ông trí thức rồi qui mấy ổng là Việt gian có người bị họ đem bắn, ba ớn quá.
… Ba hoang mang.  Đi với Việt Minh thì ba ớn! Nói cứu nguy dân tộc giải phóng dân tộc còn đi hại người đằng mình? Sau năm 1946 ba bỏ về quê và không phải tự nhủ đâu mà tuyên bố hẳn hoi Trần Văn Hương nầy không làm bất cứ việc gì liên quan đến việc theo Tây phản lại dân tộc!
Ba về Sài Gòn mở một kho thuốc. Nhưng đâu có yên. Chánh tham biện gặp ba, Bảo Đại gặp ba. Rồi sau này có cả người của ông Diệm nữa...
 Tất thảy đều mời ba ra làm việc nhưng ba đã thề rồi. Chính quyền Diệm bắt ba giam 3 tháng. Con hỏi sao ba lại nhận chức phó tổng thống? Chuyện thì dài nhưng ba có cái ý của ba... Mỹ đưa quân vô dữ lắm. Mỹ thì có khác chi Tây? Học trò của ba nhiều người làm cấp này chức khác tới khóc nói là đám quân sự Thiệu Kỳ nắm hết quyền hành, hoành hành tham nhũng dữ quá, khổ dân... Thày là người có tài có đức, dù sao lúc này tiếng nói của thày có trọng lượng thày nên đứng ra lãnh một việc chi đặng cứu gì đó cho dân tộc?
 Nhưng rồi lúc đó ba đã lầm cũng như lầm lẫn về sau này. Mình hổng có đảng riêng có quân đội có tài chính riêng, ngoại bang kiểm hết thì làm được cái chi cho quốc gia cho dân tộc?
 À, còn cái thơ của con, ba có nhận được nghe nói hồi đó do chính ông Phạm Ngọc Thạch đem vô Nam nhưng lúc đó ba cứ bán tín bán nghi bởi nghe nói hồi ra Bắc con chết lâu rồi mà? Thằng Ba em con nói, thôi cứ đốt tiêu đi nhỡ có bề gì lại liên luỵ!
Căn biệt thự sang trọng của ông cựu Tổng thống Trần Văn Hương sau giải phóng, cách mạng không đụng tới. Hàng ngày ông từ nhà riêng dùng xe đạp tự tới Dinh độc lập là địa điểm học tập cải tạo do ông Cao Đăng Chiếm giảng bài. Cuối khoá, các quan chức tướng tá chớnh  quyền Sài Gòn tham gia học tập đều phải viết thâu hoạch. Ông Chiếm nói luôn, ông Trần Văn Hương có tuổi, mắt lại kém nên miễn!
 Nhưng ông Hương cứ tình nguyện viết thu hoạch nghiêm cẩn. Sau cuộc hội ngộ lần đó, vợ chồng kỹ sư Lưu Vĩnh Châu chuyển vô thành phố công tác. Thỉ thoảng vợ chồng ông có ghé qua thăm ông già ( mẹ ông mất trước giải phóng nhằm ngày 30 tháng 12 năm 1974 trùng với ngày sinh nhật con gái ông. Ông Hương ở với người con gái. Người con trai út, em  ruột  ông Châu đã ra nước ngoài). Chú Tư Trì, giáo sư dạy đại học Mỹ Tho, bạn với ông Trần Văn Hương hồi đó công tác ở Mặt trận Tổ quốc thành phố hối ông Châu nên về ở với ông già. Thứ nhứt, vợ ông là bác sĩ, ông già tuổi cao lại lắm bệnh nhỡ có bề gì. Thứ hai, ông Tư cười bộ tụi bây cứ e dè làm vậy người ta ngỡ cách mạng mình hổng có tình cảm gia đình chi ráo trọi...
 Chao ôi khi đó nhiều thứ phải ngại, lắm thứ phải e dè... Liên luỵ? Hàm chức cán bộ như ông. Và bà vợ ông khi đó đang phụ trách công tác tổ chức của Bệnh viện Chợ Rẫy.  Có cả sự đồn thổi ác ý này khác rằng ông Tổng thống chánh quyền cũ thể nào mà lại chả có của chìm này khác để chia xớt cho ông con cán bộ cách mạng đang nghèo rớt mồng tơi!?
 Vợ chồng ông nghe chú Tư đã bỏ ngoài tai những sự đồn thổi ấy lẳng lặng dọn về ngôi nhà ở đường Điện Biên Phủ để làm phận sự con trai với cha già, dâu con với cha chồng! Hàng ngày vợ ông vừa lo công chuyện cơ quan vừa lui cui tất bật cơm nước chợ búa để chắp nối cho vừa cho đủ những năm tháng bao cấp khốn khó.
Trong mớ tem phiếu mà bà chầu chực trước các cửa hàng mậu dịch có tiêu chuẩn phiếu E của người cha chồng mà nhà nước cấp cho nguyên tổng thống chánh quyền Sài Gòn Trần Văn Hương! Có lẽ sự so xúi túng bấn là chuyện có thực còn chuyện của chìm của nổi của người đứng đầu nội các chính quyền cho dù chỉ ít ngày chỉ là sự đồn thổi chăng mà người em trai của ông Châu khi đó đang ở nước ngoài đã viết thơ về hối thúc cha lẫn anh mình rằng cứ đưa ông già qua biên giới tức khắc sẽ có người đón (!?)
Tiếp được thơ, ông già Trần Văn Hương cười lớn cùng đám con cháu sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại sứ Mactin còn gọi điện hối thúc là luôn giành sẵn cho qua một chiếc trực thăng. Nếu qua có đi thì đi ngay từ hồi đó rồi!
... Có lẽ đám tang ông Trần Văn Hương thuộc loại độc nhứt vô nhị ở thành phố vào cái thời điểm Mồng Ba Tết năm 1982.
 Xin được chết đơn giản là ý nguyện của ông và thường cũng là nguyện vọng của những bậc thức giả? Ông xin được thiêu xác.
 Quây kín ở Đài Hoá Thân Hoàn Vũ bữa đó như cách nói vui của người Sài Gòn là đông đủ cả người của phía bên này lẫn bên kia. Lại có sự hiện diện của mấy vị tướng VNCH vừa mãn hạn  học tập cải tạo. Phụ trách lễ tang là một đồng sự bạn cũ của người vừa quá cố GS Nguyễn Văn Trì tức chú Tư Trì, chủ tịch UBMTTQ thành phố Hồ Chí Minh!
Ngó cái tuổi tám mươi thơ thái cùng con cháu trong khu chung cư theo tiêu chuẩn nhà nước, tôi chả muốn hỏi ông bà thêm  về duyên do hồi ông bà đã vui vẻ rời căn biệt thự ở đường Điện Biên Phủ. Hình như biết đủ- tri túc cũng là thang trật là tiêu chí của bực thức giả?
Ngó đồ đạc ngự khiêm nhường trong căn chung cư giản dị này, tôi bất giác nhớ tới một trưa ấy ghé nhà bốn ... Thủ tướng. Cũng lạ đất Long Hồ của tỉnh  Vĩnh Long chắc thế đất  phải thế nào đó mới có thể góp cho các thể chế bốn vị thủ tướng?
 Chế độ cũ có Trần Văn Hữu, Trần Văn Hương. Chế độ mới có Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt. Mà chuyến đi ấy tôi chỉ nhớ hơi lâu căn nhà lợp ngói ta xây thâm thấp tờ tợ như cung cách xây cất của một nhà địa chủ thường trước hồi sửa sai ở ngoài Bắc của cụ thân sinh ra ông Trần Văn Hương ở thị trấn Long Hồ.
Lập hạ năm Dậu 2005
Xuân Ba
(Quê choa)