Phạm Chí Dũng - Hòa hợp, hòa giải cho ai?
Gần một năm sau bài trả lời phỏng vấn khá trôi chảy và bóng mượt trên Thanh Niên - một tờ báo của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam - với tiêu đề ấn tượng “Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc”, ông Nguyễn Thanh Sơn lại một lần nữa bắt buộc dư luận người Việt hải ngoại phải mổ xẻ tính bất xứng trong cuộc gặp gỡ đầu tháng 4/2014 của ông với một trong những nhân vật thường bị nhà cầm quyền ở Việt Nam coi là “chống Cộng” bậc nhất ở hải ngoại - thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải.Thứ trưởng Sơn là người phụ trách công việc vận động người Việt ở hải ngoại |
Chi tiết có thể gây cười nhiều nhất sau cuộc gặp hai bờ đối nghịch trên là tâm thế “đường ai nấy đi”.
Trong khi ông Nguyễn Thanh Sơn diễn thuyết trên báo chí nhà nước rằng Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã “hoàn toàn nhất trí” với quan điểm của ông về việc Việt Nam đã xử sự hợp tình hợp lý với những người bất đồng chính kiến và vi phạm pháp luật Việt như trường hợp “quậy phá” của linh mục bị bịt miệng tại tòa Nguyễn Văn Lý, thì vị nghị sĩ Bắc Mỹ cứng rắn lại tuyên bố đầy bức bối với giới truyền thông quốc tế là “không chấp nhận” và “hoàn toàn bác bỏ” những quan điểm và cách nhìn của người khách bất đắc dĩ về “các thế lực thù địch”.
Tình cảnh “kiều vận” trái khoáy như thế đang khiến dư luận quan tâm đến công cuộc “hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Nhà nước Việt Nam vẫn không vơi nhẹ áp lực câu hỏi: liệu có thể tin vào lòng chân thành của ai - người đại diện cho 3,7 triệu Đảng viên nắm quyền ở Việt Nam và đặc biệt nhạy cảm với tín hiệu “kiều hối”, hay vào một trong những tiếng nói thống thiết nhất từ khối bốn triệu rưỡi triệu “kiều bào ta” ở hải ngoại?
“Đói thì đầu gối phải bò”
Còn nhớ vào mùa hè năm ngoái, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn kiêm chủ nhiệm của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã lần đầu tiên dẫn ra một quan niệm mới: “Do hoàn cảnh lịch sử mà kiều bào ta vẫn còn một bộ phận mà ngày xưa chúng ta vẫn gọi là “phản động”. Quan điểm của tôi là không nên gọi như thế”.
Người Việt ở hải ngoại không chấp nhận chính thể hiện nay ở trong nước |
Những từ ngữ có vẻ mang tính cải cách này lại nảy nở tiếp liền cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ được tái lập ở Hà Nội, sau một thời gian dài dang dở. Tức phải sau gần một thập kỷ từ năm 2004 khi phát sinh bản nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về “công tác người Việt Nam ở nước ngoài”, những nhân vật như Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải mới có cơ hội lặng biến khỏi phát ngôn vằn vện nơi cửa miệng của giới quan chức Việt Nam.
2013 cũng là thời điểm nền kinh tế, xã hội và có thể cả giai tầng chính trị Việt Nam rơi vào tâm trạng “khủng hoảng sâu sắc và toàn diện” chưa từng thấy từ mốc 1975. Và chẳng ai không biết về câu chuyện kinh tế sụp đổ hoàn toàn có thể làm cho chế độ băng hà.
“Đói thì đầu gối phải bò, no cơm ấm cật chẳng dò đi đâu” - tục ngữ người Việt có câu. Vài cái Tết qua lại nổi lên một thảm trạng xã hội: ngay cả giới quan chức cũng không còn mấy no đủ như thời vàng son trước đây, và cách nào đó họ cũng cần được xếp vào danh sách “xóa đói giảm nghèo” khi giá trị “lì xì” của các doanh nghiệp cho họ đã hụt đến 50-70%.
Đã đến lúc giới quan chức phải “ra đi tìm đường cứu nước” - nói như cửa miệng dân gian. Tình cảm kiều bào cũng là thước đo ngoại tệ.
Một lần nữa trong nhiều lần thời dĩ vãng, “hòa hợp dân tộc” lại được tung hứng, nhưng với tầm mức tha thiết hơn nhiều. Không thể có kiều hối nếu thiếu vắng niềm tin.
Lòng tin chở được núi lớn - một bài học mà có lẽ một chế độ đã đánh mất trọn vẹn niềm tin nơi con tim dân nghèo mới phải viện dẫn đến Thánh kinh.
Công cuộc viện dẫn như thế đã ròng rã từ năm 2000 đến nay, bắt đầu từ Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ và tiếp liền bởi những gói viện trợ ODA mà nghe nói tỷ lệ thất thoát vào túi giới quan chức Việt Nam lên đến ít nhất 20%.
Hòa hợp không hòa giải?
Thủ tướng Dũng đang tích cực vận động Mỹ cho Việt Nam gia nhập TPP |
Tuy nhiên giới quan sát độc lập trong nước và quốc tế vẫn chú ý đến một chi tiết rất dị biệt: trong hầu hết nội dung trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên vào năm 2013 và trong lần “kiều vận” vừa qua ở Hoa Kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã chỉ đề cập đến từ “hòa hợp” mà hầu như né tránh bản thông điệp “hòa giải”, dù tất cả mới chỉ đang tồn tại trên phương diện ngữ nghĩa.
Hẳn đó là nguyên do sâu xa để những người như ông Ngô Thanh Hải cảm thấy bất an. Chủ động xin gặp nghị sĩ Canada, nhưng những gì mà ông Sơn truyền đạt cho chủ nhà lại là “Đảng Cộng sản Việt Nam không bằng lòng về công việc làm” của ông Hải, và cố gắng “dân vận” ông Ngô Thanh Hải ủng hộ tính chính danh của Nhà nước Việt Nam cùng thực tiễn “Việt Nam luôn quan tâm và bảo vệ các quyền con người”.
Nhưng cử chỉ đặc sắc tuyên giáo bị ông Ngô Thanh Hải coi là “hoàn toàn không có đồng thuận gì cả” như trên lại có thể làm người ta liên tưởng về quá khứ “đạt được rất nhiều thành tựu” của nghị quyết 36 cùng những mục đích gan ruột của bản văn “kinh tế - chính trị học” này.
Chính vào năm 2013, quá nhiều dư luận ở hải ngoại và cả trong nước đã nghi ngờ rằng nếu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cố gắng thể hiện “gương mặt nhu mì đột biến” với kỳ vọng có thể thu hút từ 10 đến 20 tỷ USD kiều hối từ cộng đồng “kiều bào ta”, thì sau gần mười năm, nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng vẫn còn rất xa mới đạt được ý nghĩa trọn vẹn về hình thể và nhân cách của nó.
Ở Việt Nam, nhân cách chính trị lại thường là một loại thực phẩm đặc thù có thể “ăn” được và còn lâu mới chạm đáy tiêu hóa. 2004 - thời điểm mà nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ra đời, cũng là “thời kỳ quá độ” mà Việt Nam rất tích cực vận động để “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được tô điểm thêm một sắc thái mới: thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới.
Với trường hợp nhà nước Việt Nam, nhân cách cũng luôn và cần được móc xích với phạm trù nhân quyền và trên hết là niềm tin vào quả núi lớn TPP. Không chỉ tạo nên hố sâu khó vượt giữa chế độ với những người thuộc “bên thua cuộc”, nhân quyền còn là chủ điểm của đến 227 khuyến nghị từ hơn 100 quốc gia trong cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền Việt Nam vào tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, gần gấp đôi số khuyến cáo được nêu ra vào cuộc UPR Việt Nam năm 2009.
Việt Nam thả tù chính trị nhằm thu lợi trong bang giao quốc tế? |
Công cuộc “hòa hợp, hòa giải” cũng bởi thế đậm ý nghĩa thất bại trong ít nhất 5 năm qua. Cũng bởi, “đổi nhân quyền lấy viện trợ” chưa bao giờ tồn đọng như một thể bền vững trong một chính thể bỏ quên quốc thể.
Không nêu ra được bất kỳ chứng cứ đủ thuyết phục nào về “Việt Nam đã thực hiện hơn 80% khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc sau UPR năm 2009” như cấp trên của ông Nguyễn Thanh Sơn là Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh trưng chào, con đường “trở về cội nguồn” của Đảng vẫn tiếp tục nứt nẻ và xung khắc hơn lúc nào hết, không chỉ với “đồng bào” trong nước mà cả với “bà con người Việt ở nước ngoài”.
“Tách đảng”?
Con đường ấy cũng đang chìm trong cơn bạo bệnh suy thoái chưa hề được chẩn trị và gần như cạn kiệt sức hồi sinh của nền kinh tế, còn những người điều hành nó đang phải bằng nhiều cách tìm ra lối thoát cho phe nhóm lẫn cá nhân.
Cũng gần như cạn kiệt tài nguyên ngoài trữ lượng dầu khí chỉ còn khá ít ỏi ở khu vực biển Đông, Việt Nam đang tụt hậu quá xa so với Miến Điện trong nhãn quan lợi nhuận của giới tư bản quốc tế. Đó cũng là bối cảnh trên trường chính trị Việt Nam đang xuất hiện một cụm từ mang tính biểu đạt rất cao: “tài nguyên nhân quyền”.
Một ít vụ việc trả tự do cho Phương Uyên và Đinh Nhật Uy vào nửa cuối năm 2013, đặc xá cho những tù nhân “sắp chết” như Đinh Đăng Định và Nguyễn Hữu Cầu, cùng lời “xá tội chữa bệnh” cho Cù Huy Hà Vũ vào đầu năm 2014 là một biểu trưng “nâng lên một tầm cao mới” cho sự giải thoát chính thể trong giai điệu mặc niệm của nền kinh tế phụ thuộc.
Để đến lượt mình, kinh tế lại có thể đóng vai vế làm biến đổi cả quan niệm chính trị. Rồi tư duy chính khách cũng có thể khiến đổi khác cả ý thức hệ đã luôn ràng buộc họ và chằng xích cả dân tộc. Không khó để nhận ra rằng muốn tham gia vào TPP, Việt Nam không thể sao y “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong khi không dưới hai lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đề đạt với người Mỹ để nhận được “quy chế thị trường” nhưng cho tới nay vẫn hoàn toàn chưa có hồi âm.
|
“Vấn đề mà chúng ta từng lo ngại là các thành phần chống Cộng cực đoan đã ngày càng giảm đi. Một trong những người cực đoan nhất như ông Al Hoàng (Hoàng Duy Hùng) vừa qua cũng đã được về nước và ông ấy đã có những cái nhìn hết sức tích cực” - ông Sơn ca ngợi.
Trong khi đó, nghị viên Hoàng Duy Hùng đặc trách về châu Á của thành phố Houston - lại bày tỏ “cái nhìn hết sức tích cực” khi nêu ra một đề nghị không tiền khoáng hậu trên BBC tiếng Việt vào ngày 30/4/2013: nếu đảng Cộng sản Việt Nam thuận theo sự tiến bộ và tách thành hai đảng, thí dụ đảng Cộng hòa (bảo thủ) và đảng Xã hội hay đảng Dân chủ (cấp tiến), thì đó chính là đột phá của lịch sử để giải quyết nhiều bế tắc trong nhiều năm qua ở ngay trong nội bộ đảng Cộng sản cũng như của chính những người bất đồng chính kiến và ở hải ngoại. Lúc đó, những người bất đồng chính kiến có thể tham gia một trong hai đảng mà không cảm thấy khó khăn.
Liệu vài ý tứ trên có giúp cho đảng cầm quyền ở Việt Nam xử lý được nhu cầu cấp thiết “hòa hợp, hòa giải” ngay trong nội bộ họ vào những năm tới, trước khi làm điều tương tự với “đồng bào người Việt ở nước ngoài”?
Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, nhà báo tự do ở TP HCM.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Theo BBC
Nhân dân là ai?
|
∇ Nghe tường trình
|
Hai từ Nhân dân rất thường hay được nhắc đến trong ngôn ngữ chính trị,
tại Việt Nam. Việc này có liên quan đến trách nhiệm trong việc điều hành
đất nước như thế nào? Và nó liên quan đến sự hình dung về quyền lực ra
sao tại ở Việt Nam hiện nay?
Ngày 11/4/2014 ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nói
trong một hội nghị của các đại biểu Quốc hội về đầu tư rằng: Quốc hội
chủ trương đầu tư sai thì phải nhận khuyết điểm chứ không kỷ luật được.
Lý do được giải thích đằng sau phát biểu này là: Quốc hội là đại biểu
của nhân dân, mà trong thể chế hiện nay ở Việt Nam có qui định nhân dân
làm chủ, cho nên không thể kỷ luật nhân dân hay là người chủ được.
Quốc Hội đại diện cho nhân dân?
Mô hình của thể chế hiện nay tại Việt Nam được những người cộng sản gọi
là một nền dân chủ tập trung, thường được diễn tả qua câu khẩu hiệu
tuyên truyền của Đảng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm
chủ. Và Nhân dân ở đây được hiểu là được đại diện bởi Quốc hội, cơ quan
quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo qui
định trong Hiến pháp của quốc gia. Và đây có lẽ là nguyên nhân của câu
phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng, gây nhiều bàn tán sau đó.
Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến hiện đang sống tại Đà
Lạt, và từng đề đạt những cải tổ chính trị sâu rộng cho thể chế Việt Nam
hiện tại, nói với chúng tôi về lời phát biểu của ông Hùng:
Vẫn có trách nhiệm chứ không thể đổ cho dân được. Tôi bầu anh ra mà anh làm không đúng nhiệm vụ thì dân có thể bãi miễn anh.
-Hà Sĩ Phu
|
“Cứ cho rằng Quốc hội theo đúng ra trong chức năng là đại biểu chân
chính của nhân dân, thế nhưng những đại biểu chân chính do nhân dân bầu
ra đó mà làm không đúng ý nhiệm của nhân dân thì nhân dân cũng có quyền
bãi miễn mà. Vẫn có trách nhiệm chứ không thể đổ cho dân được. Tôi bầu
anh ra mà anh làm không đúng nhiệm vụ thì dân có thể bãi miễn anh.”
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng không chấp nhận mô hình
tam quyền phân lập của các cơ quan Hành pháp, Tư pháp, và Lập pháp như
nhiều quốc gia phát triển hiện nay đang thực hiện nhằm kiểm soát quyền
lực của nhau. Thay vào đó họ chủ trương tất cả các cơ cấu quyền lực đó
thống nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Ông Hà Sĩ Phu
nói tiếp:
“Quốc hội ấy có phải do dân bầu đâu, mà là do đảng cử dân bầu. Thế
thì cái việc anh làm trái với ý nhiệm của nhân dân, thì trách nhiệm
chẳng những qui về cho các đại biểu quốc hội mà còn qui về sự lãnh đạo
cao nhất là đảng nữa. Đảng cử ra, thế thì trách nhiệm quá lớn, chứ sao
đổ về cho dân được. Nhân dân chúng tôi chẳng có liên quan đến các sai
lầm của các ông cả.”
|
Trong thực tế thì đại đa số các đại biểu quốc hội ở Việt Nam là đảng
viên cộng sản. Các cơ quan ngoại vi của đảng mang hình dáng các hội đoàn
dân sự như Mặt trận Tổ quốc cũng do các đảng viên cộng sản nắm quyền
lãnh đạo.
Những lời phát biểu về tầm quan trọng của các định chế nhà nước, hay sự
cân đối quyền lực trong xã hội đôi khi được các nhà lãnh đạo Việt Nam
trình bày không giống với sự hiểu thông thường của đại đa số. Hồi năm
ngoái ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu rằng Hiến pháp là văn bản
quan trọng thứ hai sau Cương lĩnh của đảng cộng sản. Nhiều nhà bất đồng
chính kiến tại Việt Nam trong đó có nhà văn Phạm Đình Trọng đã lên tiếng
mạnh mẽ chỉ trích phát biểu này. Ông còn nói thêm rằng lời phát biểu
của ông Tổng bí thư đảng là một sự nhận thức chứ không phải là một lời
nói lỡ miệng.
Nay lại tới nhận thức về khái niệm nhân dân của ông chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Nhân dân là ai?
Vậy liệu có phải là những người cộng sản Việt Nam có sự lấn cấn nào đó
trong khái niệm về Nhân dân. Trả lời câu hỏi này nhà văn Phạm Đình Trọng
nói:
Họ lấn cấn trong khái niệm về cầm quyền thì đúng hơn là khái niệm về
nhân dân. Theo họ thi cái gì đúng là của họ, cái gì sai là của dân.
-Phạm Đình Trọng
|
“Họ lấn cấn trong khái niệm về cầm quyền thì đúng hơn là khái niệm về
nhân dân. Theo họ thi cái gì đúng là của họ, cái gì sai là của dân.
Khái niệm cầm quyền đó đáng ra thuộc về nhân dân, nhưng họ coi cái việc
cầm quyền của họ là đương nhiên. Giống như điều bốn Hiến Pháp vậy. Họ
cho rằng sự cầm quyền của họ là bất khả xâm phạm và họ muốn nói gì thì
nói. Theo tôi thì họ sai lầm trong khái niệm cầm quyền chứ không phải
khái niệm về nhân dân.”
Diễn biến của phiên họp mà ông Nguyễn Sinh Hùng chủ trì lại một lần nữa
đưa đến bài toán trách nhiệm tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua không
ít lần các nhà lãnh đạo Việt Nam thừa nhận là phải có một trách nhiệm
cá nhân trong việc điều hành đất nước. Nhưng với cơ chế chính trị dân
chủ tập trung mà cả ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp đều nằm
một mối trong tay đảng cộng sản thì quả là khó khăn. Ông Nguyễn Sinh
Hùng đã đưa trách nhiệm đó về Nhân dân.
Ông Hà Sĩ Phu nhận định về khái niệm Nhân dân của những người cộng sản:
“Người cộng sản họ hiểu và nói về nhân dân một cách không bình thường.
Tôi nghĩ thế này, họ cứ nói nhân dân sáng tạo ra lịch sử, nhân dân quyết định vận mệnh của đất nước. Không cần những cái câu sang trọng như vậy. Quan trọng là có nghe lời hay không.”
Tôi nghĩ thế này, họ cứ nói nhân dân sáng tạo ra lịch sử, nhân dân quyết định vận mệnh của đất nước. Không cần những cái câu sang trọng như vậy. Quan trọng là có nghe lời hay không.”
Dĩ nhiên không ai có thể xử phạt một Nhân dân cả. Nhưng, như nhiều người
đồng ý là những người trên nguyên tắc làm đại diện cho dân thì khi làm
sai phải bị phế truất.
Kính Hòa,
phóng viên RFA
Theo RFA
Những thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam
Đất nước Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của sự thay đổi lớn lao nhất trong suốt chiều dài lịch sử. Tự do cho người dân Việt Nam và Dân chủ cho toàn xã hội. Đứng trước thời khắc lịch sử này, chúng ta, những cá nhân, những tổ chức đã chuẩn bị những gì để đóng góp vào công cuộc xây dựng thể chế dân chủ của đất nước? Nhìn sang các nước láng giềng Phi-lip-pin và Thái lan, các nước đã có nền dân chủ mấy chục năm, chúng ta không khỏi lo lắng, ái ngại. Xa hơn về không gian, nhưng gần hơn về thời gian xây dựng thể chế dân chủ là các nước “Mùa Xuân Ả Rập”, đặc biệt là Ai Cập, một đất nước hỗn loạn và ẩn chứa nhiều bất ổn. Ukraine, Nga, các nước đã chuyển đổi thể chế dân chủ từ sự sụp đổ nhanh chóng và khá bất ngờ của các chế độ Cộng sản, cũng lại là sự bất ổn, mong manh. Theo khảo sát tình trạng Dân chủ ở 167 quốc gia và cố gắng định lượng chỉ số dân chủ do tạp chí The Economist ở Anh tiến hành, chỉ có 28 quốc gia được đánh giá là các nước có chỉ số dân chủ đầy đủ, 53 quốc gia có thể chế dân chủ khiếm khuyết, 29 quốc gia có thế chế chính trị hỗn hợp, 54 quốc gia là chính thể chuyên chế. Một cách đánh giá bao quát hơn, trong số trên 150 quốc gia có đầy đủ các định chế của một nền dân chủ như: hiến pháp dân chủ, các đảng phái chính trị (đa nguyên, đa đảng), tam quyền phân lập, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội và hội họp…nhưng chỉ có trên dưới 30 quốc gia được xem là dân chủ tự do, số còn lại, hơn 120 nước được cho là chỉ có dân chủ trong tuyển cử. Tại sao các quốc gia đều có các định chế dân chủ như nhau, mà hơn 2/3 số nước lại không có được tự do thực sự của người dân?!? Với một tỷ lệ như vậy, khi Việt Nam chuyển sang chế độ dân chủ, chúng ta sẽ chen chân vào top 30 quốc gia dân chủ tự do, hay cũng sẽ nằm lại trong số hơn 120 quốc gia chỉ có dân chủ trong tuyển cử? Đành rằng chuyển từ thể chế độc tài toàn trị Cộng sản, sang một thể chế dân chủ khiếm khuyết (dân chủ tuyển cử) đã là một bước tiến vĩ đại đối với dân tộc Việt Nam. Người dân sẽ được tự do hơn rất nhiều, và mức sống cao hơn hẳn so với khi sống trong chế độ cũ. Nhưng ai cấm chúng ta, những người con dân đất Việt, tìm ra những khiếm khuyết và thiếu sót trong các thể chế dân chủ hiện hành và cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới, để từ đó khắc phục các khiếm khuyết, thiếu sót đó, xây dựng một nền dân chủ tự do thực sự cho đất nước Việt Nam.
Xây dựng thể chế dân chủ để đem lại tự do, dân chủ thực sự là một thách thức vô cùng lớn. Trước hết, đó là thách thức đặc thù, của một nước Việt Nam, với đầy đủ khó khăn và thuận lợi trong công cuộc xây dựng nền dân chủ vĩ đại. Nhưng thách thức lớn hơn nhiều, đó là vượt qua được lối mòn tai hại của cách thức xây dựng thể chế dân chủ phổ biến hiện nay trên thế giới.
I/ Những thách thức đặc thù Việt Nam trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ
Việt Nam là một nước có thể chế chuyên chính, độc tài toàn trị Cộng sản. Nhưng có sự khác biệt hơn so với Liên Xô và các quốc gia Đông Âu trước khi sụp đổ, đó là Việt Nam đã có một thời gian khá dài hội nhập với thế giới. Nền kinh tế đã tiếp xúc, làm quen với kinh tế thị trường, các quan hệ quốc tế đã rộng mở, nhận thức của người dân có rất nhiều thay đổi từ tiến trình này. Tuy nhiên, về khía cạnh chính trị, nhà cầm quyền Việt Nam đã thành công trong việc độc quyền tồn tại một đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo đất nước. Cũng chính vì sự độc quyền về chính trị này, với sự can thiệp của chính trị vào tất cả các lĩnh vực (dù cách thức can thiệp có khác trước đây), nền kinh tế Việt Nam đã phá sản hoàn toàn, xã hội Việt Nam bị dồn nén cùng cực và sự sụp đổ của chế độ Cộng sản Việt Nam đã hiển hiện trước mắt. Hậu quả của việc chỉ có một đảng chính trị (đảng Cộng sản Việt Nam) thật là tai hại trong hoàn cảnh chế độ sụp đổ không có lực lượng chính trị thay thế.
1/ Thách thức lớn - không có lực lượng chính trị thay thế
Chúng ta đều biết rằng, khi một chế độ sụp đổ, nếu có lực lượng chính trị thay thế, xã hội sẽ giảm bớt được rất nhiều sự hỗn loạn, không có khoảng trống quyền lực, một hoàn cảnh nguy hiểm đưa tới thời cơ cho những kẻ cơ hội chính trị. Bối cảnh về các lực lượng chính trị tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một đảng chính trị, là đảng Cộng sản, các lực lượng đối lập có một số tổ chức ở hải ngoại nhưng chưa xây dựng được cơ sở tại Việt Nam (về cơ bản). Khi sự sụp đổ chế độ xảy ra, đảng Cộng sản là thủ phạm đưa đất nước vào ngõ cụt dẫn tới sự sụp đổ chắc chắn không còn vai trò, tiếng nói gì (với tư cách một lực lượng chính trị) trong việc xây dựng chế độ mới. Các đảng phái hải ngoại, dù có chuyển toàn bộ bộ máy từ nước ngoài về trong nước, cũng không thể kịp xây dựng thành một tổ chức hoàn chỉnh để có thể thay thế vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam. Người dân trong nước, trừ một số người tham gia và quan tâm tới vấn đề đấu tranh dân chủ, phần lớn còn chưa biết tới sự tồn tại của các tổ chức, đảng phái đó. Chính vì vậy, cần có một thời gian để xây dựng các tổ chức chính trị. Hệ quả của việc không có một lực lượng chính trị thay thế, là các lực lượng chính trị, các tổ chức đảng phái sau này được lập ra, hoặc được đưa từ nước ngoài về (để hoàn thiện) có vai trò như nhau, không có lực lượng nào, tổ chức nào chiếm ưu thế. Điều này đòi hỏi một quá trình làm việc chung, vừa hợp tác vừa đấu tranh, những hoạt động rất xa lạ với phần lớn người dân trong nước.
2/ Phần lớn người dân bất ngờ khi chế độ sụp đổ, cả xã hội chưa có sự chuẩn bị cho việc thay đổi chế độ.
Không chỉ có những người dân thường, kể cả những người đấu tranh dân chủ, rất nhiều người không nghĩ, và không tin chế độ Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ trong tương lai gần. Đây là điều hết sức bình thường, ngoài việc sự kiện sụp đổ của một chế độ là vấn đề quá lớn, quá phức tạp thì nguyên nhân khiến cho phần lớn người dân bất ngờ và không nghĩ có sự thay đổi chế độ trong thời gian ngắn tới đây là do:
- Hàng ngày, hàng giờ người dân tiếp xúc với hệ thống công quyền của chế độ, vẫn thấy nó hùng vĩ và không có gì thay đổi so với trước đây.
- Người dân bị bưng bít thông tin về những vấn nạn kinh tế, xã hội, chính trị. Về kinh tế, số liệu không chính xác và bị bóp méo, cũng như cách giải thích né tránh khủng hoảng sâu sắc và toàn diện của nền kinh tế. Về xã hội, chính trị, họ không biết được quá trình cướp đất của quan chức, của nhà nước đã tạo ra đội ngũ dân oan hàng triệu người trên khắp mọi miền đất nước. Sự đàn áp và dồn nén không trừ một tôn giáo nào khiến cho hàng triệu tín đồ phẫn nộ. Sự nhu nhược của nhà cầm quyền trước sự thôn tính và bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và trên khắp đất nước khiến cho bao thanh nien, trí thức căm phẫn, uất hận…tất cả là một sự dồn nén đến cùng cực của xã hội.
- Điều quan trọng nhất, rất nhiều người không nghĩ và không tin có sự thay đổi chế độ trong tương lai gần là do người ta không nhìn thấy lực lượng nào, tổ chức nào thách thức sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt nam. Người ta luôn nghĩ, muốn thay đổi một chế độ thì phải có lực lượng thách thức, đánh đổ đảng Cộng sản và thể chế hiện thời. Người ta không biết, không nghĩ và không tin rằng, chế độ Cộng sản Việt Nam có thể sụp đổ chỉ giản dị là hết tiền để nuôi, duy trì hệ thống khổng lồ, giúp cho đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước. Người ta không biết rằng, sự cạn kiệt nguồn lực của chế độ đã đến cùng lúc với một nền kinh tế hoang tàn, niềm tin đổ vỡ hoàn toàn, cùng sự dồn nén cùng cực của rất nhiều giai tầng trong xã hội. Chính vì vậy mà tuy sống trong khó khăn, cảm nhận sự bức bối, nhưng phần lớn người dân không nghĩ rằng sẽ có sự sụp đổ của chế độ trong tương lai gần.
Đây là thách thức không nhỏ, cho quá trình xây dựng thể chế dân chủ. Bởi vì người dân quá bất ngờ, sự hoảng loạn sẽ diễn ra rất khốc liệt gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai.
3/ Phần lớn người Việt nam chưa có kỹ năng làm việc tập thể một cách tự nguyện, các tổ chức, lực lượng chính trị chưa có kinh nghiệm hợp tác, đối thoại trong những công việc chung.
Như chúng ta biết, người dân Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt, cao đẹp, nhưng cũng có nhiều nét tính cách hạn chế, khiếm khuyết. Một trong số hạn chế lớn là khả năng, kỹ năng làm việc chung, tập thể. Có nhiều người gọi khiếm khuyết này, ở phạm vi hẹp, là kỹ năng làm việc theo nhóm. Ở quy mô lớn hơn, gọi là văn hóa tổ chức. Đây đúng là hạn chế, khiếm khuyết lớn trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai. Thực ra, từ trước tới nay, người Việt Nam chúng ta cũng vẫn làm việc trong nhiều tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, đó là việc làm có tính chất bắt buộc (tham gia các đoàn thể), làm việc ở cơ quan. Nhưng những công việc xây dựng thể chế dân chủ, tính chất tự nguyện rất rõ nét và chiếm ưu thế, thì chúng ta yếu và thiếu trầm trọng kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc. Mặt khác, do chưa có các tổ chức chính trị, đoàn thể tự nguyện, nên chúng ta cũng rất hạn chế trong việc phối hợp, hợp tác và đối thoại giữa các tổ chức, đơn vị đoàn thể với nhau cho các công việc chung. Ở hải ngoại, chúng ta cũng có một số tổ chức, đoàn thể nhưng kinh nghiệm qua nhiều năm cho thấy, hiệu quả phối hợp, làm việc chung và đối thoại rất hạn chế và khiêm tốn.
Đi sâu vào nghiên cứu lịch sử, chúng ta biết rằng, trước đây tổ tiên của chúng ta, thậm chí đời ông của chúng ta hiện nay, cũng không phải không có kinh nghiệm làm việc chung. Chúng ta có “lệ làng” ở tất cả các vùng nông thôn, được tổ chức và điều hành hoạt động rất hay và hiệu quả. Nhưng đến thời kỳ Cộng sản, những nét tính cách, văn hóa đó bị phá hủy vì bị đánh đồng với văn hóa phong kiến. Đây là điều vô cùng đáng tiếc. Sau khi mở cửa, hội nhập, những nét văn hóa và lễ hội đang dần được phục hồi, đi kèm theo là cách thức làm việc chung, tự nguyện đang được gây dựng trở lại.
Trên đây là khái quát những khó khăn, thách thức đặc thù trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai. Còn rất nhiều thách thức đặc thù Việt Nam trong việc này, như tâm lý bầy đàn khá đậm nét của người Việt Nam, thói háo danh, hư danh và sĩ diện cũng rất trầm trọng. Hạn chế về những kiến thức xã hội, nhân văn và quản trị xã hội trong môi trường giáo dục Việt nam cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình xây dựng nền dân chủ. Tuy nhiên, với tất cả các thách thức đặc thù Việt nam, cũng chỉ chiếm 30% nỗi lo lắng, lo ngại Việt Nam không xây dựng thành công thể chế dân chủ hiệu quả. Số phần trăm còn lại, 70% lo lắng giành cho việc chúng ta sẽ rơi vào “lối mòn tai hại’ của việc xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới. Mặt khác, nếu chúng ta thoát được “lối mòn tai hại” của việc xây dựng nền dân chủ, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết các thách thức đặc thù của Việt nam.
II/ Thách thức lớn nhất: khiếm khuyết, nhầm lẫn và thiếu sót trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ phổ biến hiện nay trên thế giới.
1/ Khảo sát sơ lược các nền dân chủ, một số vấn đề lý luận
Như phần đầu bài viết có đề cập, thế giới có trên 150 quốc gia, có thể chế dân chủ, nhưng chỉ có xấp xỉ 30 quốc gia, có được dân chủ tự do. Cách xem xét về chỉ số dân chủ, cũng cho kết quả tương tự, gần 30 quốc gia có chỉ số dân chủ đạt mức dân chủ đầy đủ. Vấn đề là, tất cả 150 quốc gia ấy, đều cơ bản có các định chế dân chủ, bao gồm hiến pháp dân chủ, cơ chế tam quyền phân lập, các quyền con người tự nhiên và dân sự…mà tại sao chỉ có chưa đến 30 quốc gia có tự do cho người dân. Điều này cũng có nghĩa là, phần lớn các quốc gia có đầy đủ các định chế dân chủ nhưng người dân chỉ có dân chủ trong tuyển cử, chứ không có dân chủ tự do thực sự. Tại sao và vì sao???
Đi sâu vào xem xét, trong số gần 30 quốc gia đạt được dân chủ tự do, hay chỉ số dân chủ đạt mức dân chủ đầy đủ, chúng ta thấy có ba trường phái để xem xét, nghiên cứu. Đầu tiên là Nhật, Đức, hai quốc gia xây dựng thể chế dân chủ sau khi chế độ độc tài đổ vỡ hoàn toàn, nhưng lại có bước tiến thần kỳ nhất. Tiếp theo là những quốc gia châu Âu, điển hình là các nước Tây-Bắc Âu. Cuối cùng là trường hợp của Hoa Kỳ.
Trường hợp của Nhật, Đức, chúng ta không thấy có một sự khác biệt nào về hiến pháp, về các định chế dân chủ so với các quốc gia khác. Đồng thời, chúng ta cũng không nghe ai nói, ca ngợi gì về nền dân chủ của hai nước này. Vậy sự thần kỳ có được là do đâu? Trước hết, cả hai quốc gia đều có truyền thống dân chủ trước khi các chế độ độc tài được lập ra và bị xóa sổ. Nhưng quan trọng hơn, người Nhật và người Đức đều có các yếu tố quý giá sau đây trong tính cách, văn hóa dân tộc: tự trọng, kỷ luật và tự tôn dân tộc rất cao. Điều này có nghĩa là, cùng thể chế dân chủ như nhau (mới chỉ là điều kiện cần), họ còn có các yếu tố văn hóa và tâm lý dân tộc giúp cho đất nước và nền dân chủ phát triển, đạt được các kết quả thần kỳ đó. Cũng không thể bỏ qua một yếu tố nhỏ khách quan, là sự hỗ trợ tuyệt đối của Mỹ sau thế chiến thứ hai cho hai quốc gia này.
Đối với các nước Tây - Bắc Âu, cũng có nét tương tự, tuy rằng biểu hiện có khác nhau. Chúng ta cũng chỉ nghe nói, các nước Bắc Âu, có cuộc sống và mức phúc lợi cao, chứ cũng chưa hề nghe nói về nền dân chủ có sự khác biệt nào về thể chế so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, các quốc gia Tây - Bắc Âu có truyền thống dân chủ lâu đời, lại nằm trong vòng ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành, những tôn giáo có sự khoan dung, chấp nhận các khác biệt ở mức độ cao. Như vậy, tâm lý và văn hóa của các quốc gia châu Âu cũng vẫn là yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng nền dân chủ tự do của họ.
Vậy có quốc gia nào, mà sự phát triển của đất nước họ, tự do của người dân chỉ đơn thuần dựa vào thiết chế dân chủ của họ không? Câu trả lời: Có! đó chính là Hoa Kỳ. Tại sao? Tại vì Hoa Kỳ là quốc gia đa sắc tộc, đa tính cách và đa văn hóa (Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ). Họ không có một dân tộc thuần nhất (đã hình thành) trước khi xây dựng thể chế dân chủ. Đồng thời, quá trình xây dựng thể chế dân chủ cũng chính là quá trình dung nạp các dân tộc, các nền văn hóa khác nhau. Chúng ta không thể nói, Hoa Kỳ là dân tộc có tâm lý và văn hóa phù hợp với sự phát triển được, mà chúng ta chỉ có thể nói, sự phát triển của nền dân chủ, của đất nước Hoa Kỳ là do chính từ thể chế dân chủ của nó. Đây là kết luận vô cùng quan trọng và giá trị, có nghĩa là các quốc gia có thể xây dựng thể chế dân chủ bảo đảm tự do của người dân và khả năng phát triển đất nước không phụ thuộc vào tâm lý và văn hóa dân tộc. Đây cũng chính là điều mà nền dân chủ Hoa Kỳ được ca ngợi và học theo trên toàn thế giới.
Một câu hỏi quan trọng tiếp theo, vậy tại sao, các quốc gia chuyển đổi thể chế, chế độ xã hội sau này (thậm chí hiện nay), có đầy đủ hiến pháp, cơ chế tam quyền phân lập, quyền tự do ứng cử và bầu cử, tự do lập hội và hội họp, tự do ngôn luận và báo chí, …có các cơ quan đại diện pháp luật không thiếu và không kém gì Hoa Kỳ lại không thể phát triển được như vậy?
Phải chăng các nền dân chủ sau này chưa tìm được các nguyên lý, yếu tố cốt lõi quyết định tự do cho người dân và sự phát triển của nền dân chủ và đất nước Hoa Kỳ để từ đó xây dựng thể chế dân chủ đặt trọng tâm và xoay quanh các nguyên lý và yếu tố đó?
(câu trả lời đầy đủ và rõ ràng có trong cuốn sách Dân Chủ - Nguyễn Vũ Bình)
Câu trả lời là đúng như vậy, tất cả các lý thuyết và sách báo về vấn đề dân chủ không chỉ ra được, đâu là những nguyên lý cốt lõi, đâu là yếu tố hạt nhân của nền dân chủ Hoa Kỳ và làm thế nào để xây dựng, thực hiện, thực thi được các nguyên lý, yếu tố đó. Khi tôi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết, nguyên lý về tự do, về dân chủ, về việc xây dựng thể chế dân chủ, tôi đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra rằng, không có một định nghĩa chung về dân chủ. Thật kỳ lạ! các sách báo còn chỉ ra rằng, tính đến những năm 60 của thế kỷ XX, có trên 500 định nghĩa, khái niệm về dân chủ!!! Chúng ta biết rằng, định nghĩa, khái niệm của một thuật ngữ chính là để chỉ ra yếu tố cốt lõi nhất của nội hàm khái niệm đó. Vậy mà chúng ta có, tính đến những năm 60 thế kỷ trước, trên 500 định nghĩa, có nghĩa là chưa chỉ ra được yếu tố cốt lõi, của khái niệm, của nền dân chủ. Như vậy, việc chưa tìm ra các yếu tố, nguyên lý cốt lõi và cách thức xây dựng, thực hiện và thực thi các yếu tố đó trong các thể chế dân chủ sau này chính là nguyên nhân dẫn tới các nền dân chủ chỉ dừng lại ở mức dân chủ tuyển cử, không có được nền dân chủ tự do mà người dân hằng mong đợi.
2/ Những yếu tố cốt lõi của thể chế dân chủ và thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai.
a/ Những yếu tố cốt lõi của thể chế dân chủ
Có hai yếu tố quan trọng nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ, giúp cho thể chế này vượt qua mọi cam go, thử thách đưa nhân dân và đất nước Hoa kỳ tới vị thế ngày nay trên thế giới. Thứ nhất, đó là sự bình đẳng của các cá nhân, của mọi công dân trước pháp luật. Đây chính là tiền đề của dân chủ. Thứ hai, ý thức tự bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân, khi có các cơ chế thực hiện, sẽ trở thành khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân trong xã hội. Đối với xã hội Hoa Kỳ, sự bình đẳng ban đầu của những cá nhân tham gia xây dựng thể chế dân chủ là tự nhiên (quá trình xây dựng thể chế dân chủ Hoa Kỳ cũng chính là quá trình hình thành và xây dựng quốc gia Hoa Kỳ), còn đối với tất cả các quốc gia khác sau này, đó là quá trình xây dựng tiền đề của dân chủ: Là sự chấp nhận và thừa nhận sự khác nhau và khác biệt của mỗi cá nhân con người, mỗi một nhóm người, tập thể đại diện cho từng sắc tộc, tôn giáo, vùng và địa phương.
Ý thức tự bảo vệ quyền con người của người dân được bảo đảm bới các yếu tố: 1- nhận thức của người dân về tự do, dân chủ; 2- sự tham gia trực tiếp của người dân vào việc xây dựng thể chế dân chủ; 3- cơ chế bảo vệ quyền con người để người dân có thể tự bảo vệ quyền con người của mình.
b/ Thách thức lớn nhất trong việc xây xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai
Các nước chuyển đổi thể chế chính trị, từ các hình thức độc tài sang thể chế dân chủ phần lớn thực hiện các bước đi và hoạt động sau: Xây dựng hiến pháp (phần lớn thuê các chuyên gia hiến pháp nổi tiếng thế giới); định hình các đảng phái chính trị; ấn định lịch trình bầu cử, công bố và xin ý kiến nhân dân về hiến pháp mới…Điều đáng lưu ý là các hoạt động này được tiến hành trước hết và chủ yếu trên bình diện quốc gia. Các hoạt động xây dựng thể chế dân chủ vùng và địa phương được thực hiện sau và không phải là trọng tâm xây dựng thể chế dân chủ của các quốc gia. Nội dung xây dựng thể chế dân chủ của các quốc gia bao gồm: Xây dựng cơ chế tam quyền phân lập; xây dựng các thiết chế luật pháp bảo đảm các quyền tự do cá nhân của con người, ví dụ quyền sống, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do ngôn luận…; xây dựng các thiết chế, luật pháp bảo đảm quyền công dân (quyền tự do chính trị, dân sự), ví dụ quyền tự do ứng cử và bầu cử, tự do hội họp và lập hội, tự do báo chí…
Thông qua cách thức và nội dung xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới, chúng ta có nhận xét sau:
* Việc xây dựng thể chế dân chủ chủ yếu trên bình diện quốc gia. Vai trò của người dân là hết sức mờ nhạt.
* Không có sự nhấn mạnh, ưu tiên nào trong tất cả các định chế được đề cập
* Không có cơ chế để người dân tự bảo vệ quyền con người của mình
Có thể hình dung, toàn bộ quá trình xây dựng thể chế dân chủ trên thế giới hiện nay mới chỉ xây dựng phần “xác” của thể chế dân chủ. Phần “hồn” của thể chế dân chủ, chính là nhận thức của người dân về tự do, dân chủ, về cách thức xây dựng tự do dân chủ; sự tham gia của người dân trong xây dựng thể chế dân chủ; và cuối cùng, ý thức và khả năng tự bảo vệ quyền con người của người dân mới giúp cho thể chế dân chủ hoạt động hiệu quả, có cả xác và hồn.
Nguyễn Vũ Bình
**********************
Chúng ta đang đứng trước một cơ hội lớn, xây dựng thể chế dân chủ từ con số không, giống như một ngôi nhà cũ được đập bỏ và xây mới hoàn toàn. Dù có rơi vào “lối mòn tai hại” trong cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay, thì nhân dân và đất nước cũng bước sang một trang sử mới. Sức bật của đất nước gần 100 triệu người dân vừa thoát khỏi chế độ độc tài là rất đáng kể. Tuy nhiên, nếu nhận thức được những hạn chế của phần lớn các nền dân chủ hiện nay, chúng ta có thể tránh được các giới hạn, tạo lập một thể chế dân chủ hiệu quả, tạo ra sự khác biệt và rút ngắn được thời gian tiến kịp các nước phát triển hiện nay. Chúng ta sẽ có cơ hội, chúng ta cần nhận thức và quyết tâm, để xây dựng thể chế dân chủ cả thế giới phải ngưỡng mộ và học tập, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giấc Mộng Việt Nam./.
(Xin mời quý vị đón đọc bài cuối cùng trong loạt bài này: Nắm tay nhau xây dựng nền Dân chủ: Giấc Mộng Việt Nam)
Hà Nội, ngày 14/4/2014
© Nguyễn Vũ Bình
Hội nhập hay tiếp tục đấu tranh?
Theo quan điểm của tôi những người đấu tranh rất dũng cảm như anh Cù Huy Hà Vũ thì nên ở lại Việt Nam, để cùng với phong trào đấu tranh dân chủ trong nước đấu tranh chống độc tài. -LS Nguyễn Văn Đài
|
∇ Nghe tường trình
|
Trong khi dư luận tiếp tục xôn xao khi nhà cầm quyền Việt Nam trong
những ngày qua trả tự do trước hạn tù cho một số nhà bất đồng chính kiến
hàng đầu trong nước, từ người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, thầy Đinh Đăng
Định vốn vừa vĩnh viễn ra đi để lại nhiều thương tiếc, rồi mới đây là
trường hợp các tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung,
thì chuyện nhà bất đồng chính kiến hàng đầu khác của Việt Nam, TS Cù Huy
Hà Vũ, được phóng thích cũng trước hạn tù nhưng phải đột ngột rời quê
hương để đi Hoa Kỳ trị bệnh khiến dư luận lại càng xôn xao.
Bị truy đuổi nhưng không thể bị quật ngã
Công luận nói chung thắc mắc về nguyên nhân thật sự khiến ông rời khỏi
quê hương; sự vắng bóng của ông trong nước có thể ảnh hưởng ra sao tới
công cuộc đấu tranh của phong trào dân chủ quốc nội; và liệu ông hội
nhập hay tiếp tục đấu tranh như thế nào trong cuộc sống lưu vong…
Qua bài “Từ bờ bên kia”, blogger Đặng Ngữ khẳng định rằng không ai có
quyền trách TS Hà Vũ về việc ông đồng ý tới Mỹ cũng đồng nghĩa là “chấp
nhận đánh đổi tự do lựa chọn lấy định mệnh của mình”. Nhưng tác giả lưu
ý:
“Con đường phía trước sẽ cần đến những con người có tầm cỡ, những
người sẵn lòng dàn xếp vì sự tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người chứ không
phải những kẻ ngoan cố có thái độ muốn giành tất cả hoặc không có gì.
Nhưng con đường phía trước cũng rất cần những người chính trực, những
người không đánh đổi niềm tin chính trị bằng bất cứ một sự thỏa hiệp
nào. Đó là thực tiễn chính trị. Cù Huy Hà Vũ chắc chắn không đạt đến tầm
cỡ ấy. Nhà tù không thể treo cổ được niềm tin. Nhưng chính trị lưu vong
đôi khi lại làm tốt nhiệm vụ của tên đao phủ. Ở các xã hội khác, người
ta không bao giờ coi một người sinh sống ở nước ngoài là những kẻ bỏ
chạy hay phản bội. Nhưng ở Việt Nam chẳng có gì giống như thế cả. Không
có truyền thống tự do cá nhân như phương Tây, lại bị các truyền thống cổ
hủ đè nén, người dân có khuynh hướng xem những người di cư ra nước
ngoài là những người bỏ chạy.”
Ở các xã hội khác, người ta không bao giờ coi một người sinh sống ở
nước ngoài là những kẻ bỏ chạy hay phản bội. Nhưng ở Việt Nam chẳng có
gì giống như thế cả.
-Blogger Đặng Ngữ
|
Tác giả mong rằng TS Cù Huy Hà Vũ không bị “lọt thỏm và mất hút vào ‘lỗ
đen’ chính trị lưu vong”. Và cho dù ông ở Mỹ một thời gian hay ở lại mãi
mãi, thì tác giả vẫn hy vọng rằng TS Cù Huy Hà Vũ thuộc trong “thiểu số
đầy năng động bị truy đuổi nhưng không thể bị quật ngã”.
Blogger Kami nhận thấy có không ít người bày tỏ thất vọng trước việc
“TS Luật Cù Huy Hà Vũ đã chấp nhận đi thẳng từ nhà tù ra sân bay Nội bài
đến Hoa Kỳ để tỵ nạn chính trị”, mà, Kami lưu ý, “theo họ thì đó là
việc chấp nhận ra đi khi biết rằng không có cơ hội quay trở lại Việt
Nam, đó là hành động đồng nghĩa với sự chấp nhận thoái lui, lùi bước của
TS Cù Huy Hà Vũ trên con đường tranh đấu của ông”.
Sau khi lưu ý về chuyện bỏ nước ra đi của các nhà đấu tranh cho dân chủ,
các cựu tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị là “việc bất đắc dĩ mà họ
buộc lòng phải chấp nhận, khi cuộc sống của họ và của gia đình họ bị
chèn ép gây khó dễ từ phía chính quyền”, “trong điều kiện họ không còn
một sự lựa chọn tốt hơn cho mình, mà tỵ nạn chính trị ở quốc gia khác là
lựa chọn khả dĩ nhất”, blogger Kami khẳng định:
“Mọi người sinh ra đều có quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam cũng vậy, họ cũng có quyền
lựa chọn cho mình và gia đình một cuộc sống an toàn hơn, tốt đẹp hơn. Ít
nhất họ là những người đã từng chấp nhận hy sinh để tranh đấu cho một
đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn và cái giá phải trả của họ là những năm
tháng tù đầy. Chúng ta không có bất cứ quyền gì để buộc họ ở lại để tiếp
tục tranh đấu, và càng không có quyền coi họ là những người bỏ cuộc hay
thoái lui…”
Blogger Kami không quên lưu ý rằng TS Cù Huy Hà Vũ đã cống hiến và hy
sinh quá nhiều trong công cuộc đấu tranh nhằm thiết lập một nhà nước
pháp quyền, trong đó luật pháp phải được thượng tôn và bất khả xâm phạm ở
Việt Nam. Do đó, vẫn theo Kami, việc ông quyết định đi chữa bệnh dài
hạn ở Hoa Kỳ, dù phần nào không có lợi cho phong trào dân chủ quốc nội
so với sự hiện diện của ông trong nước, thì những quyết định của ông, do
ông và vì ông trước mắt xứng đáng được tôn trọng… Nhưng Kami tin rằng
TS Cù Huy Hà Vũ sẽ tiếp tục “sứ mạng đấu tranh còn dang dở”, “sẽ không
bỏ cuộc” vì, blogger Kami phân tích, “một người hội đủ các yếu tố cần có
như TS Cù Huy Hà Vũ sẽ không dễ mà tự bỏ cuộc chơi”.
Khi nói về chuyện nhà cầm quyền Việt Nam luôn đẩy những cựu tù nhân
chính trị, tù nhân lương tâm và cả gia đình họ vào bước đường cùng, MS
Nguyễn Trung Tôn từ trong nước nhớ lại:
“Vào năm 2006 gia đình tôi bị họ kéo vào đập phá nhà cửa, lúc đó là
lúc tăm tối nhất. Gia đình tôi bị đàn áp khốc liệt, các con tôi không
dám đến trường vì bị bạn bè đánh, vợ tôi buôn bán kinh doanh ở chợ thì
không có người mua, không được thu xếp chỗ ngồi, ruộng của tôi không cấy
được vì họ không cho lấy nước. Rồi bố mẹ tôi già yếu bị họ chửi và nhổ
nước miếng vào mặt.”
Và từ Hoa Kỳ, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang lưu ý:
“Tôi không còn một con đường nào hết ở VN. Do đó buộc lòng tôi phải
đào thoát khỏi VN. Tôi không nói đào thoát khỏi VN để đi đến nước nào,
mà rời khỏi VN trước hết để bảo tòan cái mạng sống của mình.”
“Chọn lựa của đời người”
“Chọn lựa của đời người”
Qua bài “Chọn lựa của đời người”, blogger Trần Trung Đạo đề cập đến TS
Cù Huy Hà Vũ và “ngọn núi Everest đang chờ” ông. Nhà văn Trần Trung Đạo
nhận thấy ở “trong nước Cù Huy Hà Vũ đã trở thành niềm thôi thúc của
tuổi trẻ dấn thân. Ngoài nước, Cù Huy Hà Vũ đứng hàng đầu trong danh
sách tù nhân mà các tổ chức nhân quyền dùng để gây áp lực cho CSVN”, và,
vẫn theo nhà văn Trần Trung Đạo,TS Cù Huy Hà Vũ có thể nói đã một mình
tạo nên một “phong trào đấu tranh đầy sinh động”, cách đấu tranh của ông
lại “dễ gây phong trào quần chúng và gây khó cho lãnh đạo CS”. Do đó,
tác giả Trần Trung đạo lưu ý, đã có nhiều bạn trẻ khóc, xuống đường,
thậm chí bị tù vì tranh đấu cho ông khi ông lâm nạn; và nhiều cụ già đã
bày tỏ sự cảm thương cho cảnh tù đày của ông. Nhưng tác giả cho rằng
thay vì trở về với bạn bè cùng tranh đấu cho công cuộc vận động dân chủ
vốn đang rất cần ông, với phong trào bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa mà ông
từng gắn bó, thì việc ông từ nhà tù sang Mỹ ngay đã làm sửng sốt nhiều
người, khiến không ít người thất vọng, lo lắng, thậm chí buồn phiền...
Tác giả nhận xét:
“Ngoài việc can đảm, gan dạ, với tuổi trung niên, anh là chất keo nối
kết các tầng lớp xã hội. Quốc tế nhìn anh như một lãnh tụ đấu tranh nổi
bật của giai đoạn này và luôn dùng để gây áp lực nhân quyền với chế độ.
Nhưng chất keo đó chỉ còn là những giọt nước mưa rớt rơi trên mặt phi
đạo khi chuyến bay mang anh đi vừa cất cánh…
Nếu anh chỉ muốn có cuộc sống bình an, đọc sách, họa, nghiên cứu luật sẽ không có gì để nói, nhưng nếu anh tiếp tục dấn thân trên đường đấu tranh như đã từng làm thì trước mặt là đỉnh Everest đang đợi chờ anh.”
Nếu anh chỉ muốn có cuộc sống bình an, đọc sách, họa, nghiên cứu luật sẽ không có gì để nói, nhưng nếu anh tiếp tục dấn thân trên đường đấu tranh như đã từng làm thì trước mặt là đỉnh Everest đang đợi chờ anh.”
Theo quan điểm của tôi những người đấu tranh rất dũng cảm như anh Cù
Huy Hà Vũ thì nên ở lại Việt Nam, để cùng với phong trào đấu tranh dân
chủ trong nước đấu tranh chống độc tài.
-LS Nguyễn Văn Đài
|
Rồi nhà văn Trần Trung Đạo có “một góp ý chung” cho tất cả những người
ra đi, dù ra đi bằng thuyền như chính tác giả hay bằng máy bay như các
lãnh tụ đấu tranh, thì “xa đất nước là một bất hạnh và ra đi, dù viện
dẫn bất cứ một lý do gì, cũng có lỗi với quê hương”.
Theo LS Nguyễn Văn Đài thì chuyện TS Cù Huy Hà Vũ ra đi “là một thất bại
và mất mát của phong trào Dân chủ và những người dân đang khao khát tự
do. Chúng ta đã không đủ sức mạnh để buộc chính quyền thả tự do cho Tiến
sĩ Vũ tại Việt Nam. Để ông tiếp tục đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa
đất nước. Và (đây) là một thành công của chính quyền CS, bởi họ đã đạt
được 2 mục tiêu: Đáp ứng đòi hỏi của quốc tế và trục xuất được một người
kiên cường đấu tranh đòi đa đảng". Lên tiếng với Đài ACTD, LS Nguyễn
Văn Đài cho biết:
“Đầu tiên tôi cũng rất vui mừng vì anh Cù Huy Hà Vũ đã thoát ra khỏi
cái nhà tù rất khắc nghiệt ở Việt Nam, nhưng khi biết anh phải sang Mỹ
thì nó cũng là một nỗi buồn. Vì theo quan điểm của tôi những người đấu
tranh rất dũng cảm như anh Cù Huy Hà Vũ thì nên ở lại Việt Nam, để cùng
với phong trào đấu tranh dân chủ trong nước đấu tranh chống độc tài để
đem lại tự do cho 90 triệu người dân Việt Nam.”
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh lưu ý tới một số trường hợp “bỗng nhiên được
nhà nước gia ân, trả tự do hoặc ‘đặc xá’, như tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu
Cầu, thầy Đinh Đăng Định (các tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến
Trung) và bây giờ là Cù Huy Hà Vũ.”
Qua bài “Khi đảng thả con tin”, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhận thấy
thoạt nghe động thái đó của nhà cầm quyền, nhiều người “ít am tường” nêu
lên những câu hỏi, như:
“Phải chăng nhà nước đã phần nào hiểu ra rằng những con người kia vô
tội, rằng việc bắt bớ, giam cầm con dân vô tội của mình là hành động tự
sát?
Hay câu trả lời từ thực tế Bauxite Tây Nguyên đã như gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt nhà nước làm bừng tỉnh những bộ óc đang mê muội hướng theo “Chủ trương lớn của đảng” trong vụ Bauxite, nên đây là động tác ăn năn?
Hoặc đây là sự khởi đầu cho một cuộc thay đổi như Cuba, một độc tài Cộng sản, người “anh em” của Việt Nam đã thả hàng loạt tù nhân chính trị gần đây?
Hay chính phủ Việt Nam đã biết ngượng khi ông Thủ tướng Việt Nam mới gần đây yêu cầu Miến Điện cải thiện tình hình dân chủ, nên bây giờ học tập phong trào thả tù chính trị hàng loạt và cho đảng đối lập hoạt động cho phần nào đỡ bẽ mặt?
Hoặc vì Việt Nam mới đây đã là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nên nhà nước chứng tỏ cho thế giới thấy rằng: Tớ đây cũng chẳng đến mức nào như các bạn đã đánh giá?
Hay vì lãnh đạo đảng và nhà nước đã nhận thức được rằng: Việc giam giữ các tù nhân lương tâm chẳng có lợi gì cho đất nước, cho dân tộc mà ít nhất cũng làm cho bộ mặt nhà nước nhem nhuốc hơn về lĩnh vực quyền con người, nhất là xã hội sẽ bị bóp nghẹt và không thể tiến bộ?”
Hay câu trả lời từ thực tế Bauxite Tây Nguyên đã như gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt nhà nước làm bừng tỉnh những bộ óc đang mê muội hướng theo “Chủ trương lớn của đảng” trong vụ Bauxite, nên đây là động tác ăn năn?
Hoặc đây là sự khởi đầu cho một cuộc thay đổi như Cuba, một độc tài Cộng sản, người “anh em” của Việt Nam đã thả hàng loạt tù nhân chính trị gần đây?
Hay chính phủ Việt Nam đã biết ngượng khi ông Thủ tướng Việt Nam mới gần đây yêu cầu Miến Điện cải thiện tình hình dân chủ, nên bây giờ học tập phong trào thả tù chính trị hàng loạt và cho đảng đối lập hoạt động cho phần nào đỡ bẽ mặt?
Hoặc vì Việt Nam mới đây đã là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nên nhà nước chứng tỏ cho thế giới thấy rằng: Tớ đây cũng chẳng đến mức nào như các bạn đã đánh giá?
Hay vì lãnh đạo đảng và nhà nước đã nhận thức được rằng: Việc giam giữ các tù nhân lương tâm chẳng có lợi gì cho đất nước, cho dân tộc mà ít nhất cũng làm cho bộ mặt nhà nước nhem nhuốc hơn về lĩnh vực quyền con người, nhất là xã hội sẽ bị bóp nghẹt và không thể tiến bộ?”
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh “Xin thưa là không phải thế! Những giả thiết,
những câu hỏi trên vẫn là chuyện hoang đường hiện nay”. Nhà nước VN
luôn tuyên bố “Ở VN không có tù nhân chính trị, không có tù nhân lương
tâm’’, nhưng, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh dẫn chứng, “những người được
đảng và nhà nước đưa ra mặc cả không phải là những tội phạm lừng lẫy như
Dương Chí Dũng, như Năm Cam… mà lại là những nhân sĩ, trí thức, những
người yêu đất nước, dân tộc, ghét chế độ độc tài, căm thù bọn bán nước.
Để rồi, họ sẽ được đưa ra mặc cả, làm giá và đánh đổi khi đảng cần một
thành tích nhân quyền nào đó”.
Tạp chí Điểm blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang kính chào tạm biệt quý vị.
Thanh Quang,
phóng viên RFA
Vụ 5 công an nhục hình chết nghi can: “Án bỏ túi” bẻ cong pháp luật
Nói như lời một luật sư ở TP.HCM: "Nội dung trả lời của ông Chánh án tòa Tuy Hòa đã khái quát toàn bộ thực trạng của ngành tòa án hiện nay”.Liên quan đến vụ 5 công an dùng nhục hình tại Phú Yên, trả lời báo chí trong nước sau bản án “nhẹ hều” của Tòa dành cho 5 bị cáo, ông Lương Quang - Chánh án TAND Tuy Hòa đã thừa nhận “Tòa đã phải chịu rất nhiều áp lực”, khó thẳng tay trừng trị 5 người nguyên là công an Tuy Hòa.
Xung quanh câu chuyện làm thế nào để tòa án luôn giữ được vai trò là cán cân công lý, PV Báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Phú Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
PV: Dưới góc nhìn của một Luật sư, ông đánh giá thế nào về lời phát biểu của ông Chánh án Tòa án Tuy Hòa?
Luật sư Nguyễn Phú Thắng: Tôi thấy buồn khi ông Chánh án Tuy Hòa lại so sánh pháp luật, công cụ điều hành quản lý của một Nhà nước với áp lực của một hay một vài cá nhân nào đó. Đặc biệt áp lực, chỉ đạo của một ai đó nặng tới mức ông và Hội đồng xét xử không thể độc lập và không thể tuân theo pháp luật được.
Luật sư Nguyễn Phú Thắng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội |
Tuy nhiên nếu bình tĩnh xem xét thì thấy Ông Chánh án nói có phần hợp lý, TAND TP Tuy Hòa đã lựa chọn giải pháp an toàn. Giả sử bản án được tuyên với Tội danh khác hoặc khung hình phạt khác nặng hơn so với bản án sơ thẩm vừa rồi, liệu ông Quang và thẩm phán chủ tọa có cảm thấy an toàn, cảm thấy nhẹ nhõm hơn không? Đây là điều đáng phải suy nghĩ.
Nội dung trả lời báo chí của ông Lương Quang thì không phải là điều lạ lẫm với những người tiến hành tố tụng cũng như với giới Luật sư vì nó đã tồn tại lâu rồi, không phải dễ gì thay đổi được ngay được, nhưng cách ông chia sẻ với cơ quan báo chí khiến không ít người giật mình vì cảm thấy bị “điểm danh”, bởi như lời một luật sư của TPHCM nói: “Nội dung trả lời của ông Chánh án đã khái quát toàn bộ thực trạng của ngành tòa án hiện nay”.
Dư luận nghe đã quen với thuật ngữ “án bỏ túi”, nhưng nếu phân tích mổ xẻ từng trường hợp cụ thể sẽ thấy dù bỏ túi, họp ba ngành hay chỉ đạo thì cũng phải đảm bảo xác định sự thật ở một mức độ nhất định. Chứ “bỏ túi” kiểu bẻ cong pháp luật, chà đạp sự thật khách quan thì đâu còn luật pháp, đâu còn công lý?
Thưa ông, pháp luật trao quyền thế nào cho Hội đồng xét xử ?
Trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND thì nguyên tắc độc lập luôn được đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc này là nguyên tắc Hiến
Vụ 5 công an dùng nhục hình tại Phú Yên, dư luận và người thân của
nạn nhân bức xúc cho rằng Tòa TP. Tuy Hòa đã xử “thiên vị” đối với 5 bị
cáo nguyên là công an. Sau khi xem xét, mới đây Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đã có ý kiến yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định
của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả.
|
Bộ luật tố tụng hình sự cũng khẳng định: “Khi xét xử thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ”. Tuy nhiên, để xác định được thế nào là “hành vi cản trở” hay “can thiệp” là điều không hề dễ nếu người “bị cản trở” không nói ra.
Còn việc chỉ đạo của cấp trên thì theo tôi, pháp luật hiện hành không hạn chế việc chỉ đạo này, có điều, cần phải hiểu rằng, việc chỉ đạo không phải là duyệt án, duyệt khung, khoản mà là hướng dẫn áp dụng pháp luật cho đúng.
Không có chuyện chỉ đạo xử trái hoặc không có căn cứ pháp luật. Mà ngay cả chỉ đạo trái đi nữa thì quyền quyết định cuối cùng là thuộc về Hội đồng xét xử. Nếu ra bản án, quyết định sai, Hội đồng xét xử mà cụ thể là Thẩm phán chủ tọa phải tự chịu trách nhiệm về phán quyết của mình thôi.
|
Theo ông, sự khác nhau giữa nghề Thẩm phán và nghề Luật sư là như thế nào ?
Nghề thẩm phán là nghề cao quý, được xã hội kính nể bởi kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, lòng dũng cảm, sự vô tư tạo nên nghề Thẩm phán. Về cơ bản, nghề Luật sư cũng phải đảm bảo những phẩm chất như vậy, tuy nhiên có một sự khác biệt rõ nét đó là ở nghề Thẩm phán các Quyết định, bản án do Thẩm phán (HĐXX) ban hành mang tính “quyền lực Nhà nước” và có giá trị bắt buộc thi hành bởi lẽ chúng được bắt đầu bằng: “Nhân danh Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...”
Như nhiều người đã biết, hình tượng người đàn bà bịt kín hai mắt, tay trái cầm cán cân, tay phải nắm thanh kiếm đã là biểu tượng biểu tượng lâu đời nhất của nền tư pháp Thế giới. Biểu tượng có ý nghĩa Tòa án xét xử chỉ tuân theo pháp luật, không cần nhìn đến bất kỳ thế lực nào khác ngoài pháp luật.
Còn chiếc cân tượng trưng cho công việc của các thẩm phán trong quá trình xét xử để thẩm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ, tuyên một bản án khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Thanh kiếm tượng trưng cho quyền lực, khẳng định công lý sẽ được thực thi, đó là để xác định sự thật và trừng phạt.
Theo Luật sư, cần phải làm gì để khắc phục tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của Thẩm phán trong công tác xét xử, đơn cử như trong vụ án công an dung nhục hình?
Trở lại vụ án do TAND TP Tuy Hòa vừa xét sử sơ thẩm, tôi cho rằng đây chỉ là một tình huống cụ thể trong hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn nữa trong những vụ án có oan sai, lọt người, lọt tội. Cho nên, đây là thời cơ tốt để Nghị quyết TW 49 của Bộ Chính trị phát huy tác dụng của một phác đồ điều trị hiệu quả cho những căn bệnh, những bất cập còn đang tồn tại ở ngành Tòa nói riêng và các cơ quan tố tụng nói chung. Muốn làm được những công việc cụ thể này thì theo tôi, cần có một số những thay đổi cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Sửa đổi lại cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán theo mô hình của một số nước phương Tây là bổ nhiệm suốt đời.
Thứ hai: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao trình độ, vai trò của Hội thẩm nhân dân.
Thứ ba: Hiện thực hóa nhanh chóng đề án thành lập Tòa án khu vực.
Thứ tư: Cần tuyên truyền, giáo dục cho cả hệ thống chính trị, toàn dân về trách nhiệm, sứ mệnh của Việt Nam khi tham gia các tổ chức của Liên hợp quốc về quyền con người.
PV: Xin cảm ơn luật sư!
Hiện nay, toàn hệ thống chính trị nước ta đang tập trung ưu tiên xây dựng các Luật về quyền con người, quyền công dân cho phù hợp với Hiến pháp sửa đổi. Trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và thành viên của Công ước LHQ về chống tra tấn, thì các cơ quan tố tụng của tỉnh Phú Yên và Đảng bộ tỉnh cần phải cân nhắc và quyết định sáng suốt. Không cơ quan, tổ chức hay địa phương nào muốn biến mình thành con thuyền lạc lõng trong “công cuộc cải cách tư pháp” của nước nhà, hay góp phần làm chậm lại xu thế phát triển của một xã hội văn minh và nhân bản. Theo tôi hiểu, đó cũng chính thông điệp chỉ đạo của Chủ tich nước Trương Tấn Sang, trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách tư pháp gửi tới người đứng đầu các cơ quan tố tụng ở Trung ương. (Luật sư Nguyễn Phú Thắng) |
Việt Cường
(GDVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét