Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

anhbasam.wordpress.com

Tin thứ Năm, 14-4-2011

Đăng bởi anhbasam on 14/04/2011

Tin thứ Năm, 14-4-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Quan tâm đặc biệt đến bầu cử ở khu vực biển, đảo (PL TPHCM).
- Một ngày ở Song Tử Tây (Dân trí).
- James Manicom, Trường Quan hệ Quốc tế Balsillie, Canada: Trung Quốc khiêu khích sự nhạy cảm của láng giềng (TVN).  – Thảo luận hòa bình để tìm giải pháp cho vấn đề biển Đông (PL TPHCM). Tối qua coi TV thấy ông Trọng tiếp tay tướng Trung Hoa có màn ôm nhau (còn ông Dũng thì không). Nhớ lại trước đây ông Mạnh cũng vậy. Hình như trong “quy chuẩn” lễ tân VN có quy định kiểu nầy? Tức là đảng thì ôm ấp, còn chính quyền thì … e ấp? Hề hề! (Trong từ điển điện tử dẫn theo đây giải nghĩa không chính xác, quá thô từ “e ấp”. Thực ra nó là “tình trong như đã/ Mặt ngoài con e“. Thích được “ấp” nhưng còn e ngại. – Trên trang Nghiên cứu Biển Đông có đoạn sau: (VNN 13/4) Thách thức của Trung Quốc đối với biển Đông Á - Bản quyền tiếng Việt bài này thuộc NCBĐ theo thỏa thuận với Harvard. Vietnamnet đăng lại nhưng chưa xin phép, đề nghị làm việc với BBT Website NCBĐ trước.( Bản gốc của NCBĐ: Tìm hiểu bản chất thách thức của Trung Quốc đối với khu vực biển Đông Á )
- CHIẾN DỊCH “RẠNG ĐÔNG CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH” (Thiên triều)
- Philippines protests China’s maritime claim in UN (The Straits Times)
- Toán hoc & Chính trị.  Nhà báo Nguyễn Vĩnh còn lầm lẫn hơn, song lại có vẻ vô tư (?) hơn Trương Duy Nhất bữa kia, khi cho rằng thế giới mạng thì lại cho rằng lý do chính là những phản hồi có thể là quá ‘nóng’, thậm chí là bất công và hơi ‘phũ phàng’ đối với một bài viết”, để bàn về việc GS Ngô Bảo Châu đóng blog. Có lẽ ông đã bị “đầu độc” bởi chính bài viết của Nguyễn Hùng-BBC sáng qua BS đã bình. Cũng mới trưa qua, BS được nghe một nhà kinh tế nổi tiếng, rất am hiểu và tinh nhạy về chính trị VN, nhưng cũng có nhận thức tương tự với Nguyễn Vĩnh. Cái nguy hiểm khi một cơ quan ngôn luận tiếng tăm và được mến mộ nhưng đôi khi thiếu khách quan là vậy. Còn Nguyễn Vĩnh thì đi xa hơn nữa trong lầm lẫn của mình khi khẳng định “dư luận xem ra vẫn không “buông tha” sự việc mà họ cho rằng anh gây ra từ bài viết“, mà như thể không thấy rằng “dư luận” đang phản ứng rất tích cực. Mặc dù thận trọng với từ “buông tha” trong dấu móc, nhưng tác giả này lại bồi thêm rất tai hại bằng từ “gây ra, một lối ám chỉ tiêu cực về ảnh hưởng từ bài viết của GS NBC. Chưa dừng ở đây, NV còn đánh giá GSNBC đã “tính không hết” nữa. Mặc dầu bài này bênh vực quan điểm của GSNBC, song lại đánh giá … thấp bài viết của GS và quyết định của ông, ngoài ra còn nhìn nhận méo mó về dư luận trên mạng (rất đơn giản do không có điều kiện đọc nhiều, lại bị “dẫn dắt” bởi bài báo tai hại trên BBC, thậm chí có thể cả của TDN). Theo quan điểm riêng BS tui thì nhiều người trong chúng ta, nhất là các nhà báo phải nghiền ngẫm rất kỹ và học GS NBC qua bài viết kiệm lời mà tuyệt vời về nhiều lẽ và cách ứng xử sau đó của ông,  một minh chứng về một trí thức trẻ với nền tảng văn hóa giáo dục vững chãi từ tấm bé, cộng với tư chất của bản thân và điều kiện hấp thụ có chọn lọc văn minh Âu, Mỹ.
- Nghe LM. Phạm Minh Triệu, nhà thờ Bảo Long giáo xứ Nam Định, nhận định về vụ xử TS. luật Cù Huy Hà Vũ (phần 2) (CHHV/CTM).
- Trò chuyện cùng BS Phạm Hồng Sơn ngay khi được tự do —  (RFA) Từ trái sang phải: Bà Vũ Thúy Hà – BS. Phạm Hồng Sơn, LS. Lê Quốc Quân – Bà Nguyễn Thị Thu Hiền tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà ngay khi được tự do — >
<– Ngô Nhân Dụng: Khi các đao phủ run sợ (Diễn đàn Thế kỷ)
- Từ Bắc Phi đến Việt Nam – Chặng đường và đáp án (Chích chòe).
- Hai nhà ly khai Trung Quốc bị bắt đi cải tạo lao động —  (RFI).
- GAGARIN NHƯ MỘT BIỂU TƯỢNG TÌNH DỤC (Nhịp cầu TG).  – Gerard De Groot (The Telegraph, Anh, 28/03/2011) – Yuri Gagarin: Chuyến bay vô ích? (Phạm Nguyên Trường).
KINH TẾ
- Lòng tin (Thanh niên) Lạm phát cao do nhiều nguyên nhân… nhưng có một nguyên nhân tưởng rằng phi kinh tế, nhưng lại là nguyên nhân quan trọng nhất, đó là yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát của các chủ thể trên thị trường; hơn nữa, đó còn là lòng tin vào đồng tiền quốc gia”.
- Mua USD bao nhiêu cũng có (Người LĐ). – Mang tối đa 5.000 USD ra nước ngoài không phải khai báo (PL TPHCM).   – Siết quản lý USD, nguồn vốn lớn về đâu? (VEF).  – Tình trạng “chê” tiền xu —  (RFA).
- TS Phạm Minh Trí: Vàng trong dân không phải vàng “chết” (VEF).
- Công ty Cho thuê tài chính II và khoản lỗ 3.000 tỉ đồng: Phải có cá nhân và tập thể cụ thể chịu trách nhiệm (PL TPHCM). Làm gì có chuyện! Muốn làm đòn bẩy để soi lại trách nhiệm vụ Vinashin sao?   – Nói sao với cán bộ hưu trí? (Bút lông).
- Chiếc phà thủng đáy và cái cẩu trục —  (Tuanddk) Ngoài việc thản nhiên kêu lỗ, DNNN còn đàng hoàng hoặc xin tái cơ cấu, hoặc xin cơ chế đặc biệt. Tổng công ty xăng dầu là một ví dụ. lỗ 3.600 tỷ chỉ trong 3 tháng, và họ xin có một tỷ giá riêng”.
- Tiền mặt ở xứ Mặt trời mọc —  (Phan Thế Hải)Nếu như người dân Nhật chỉ biết tiêu bằng đồng Yên thì xứ Thiên đường ta, người dân có xu hướng sùng bái vàng và USD. Cám ơn người Mỹ ở bên kia bán cầu, đã in tiền cho người dân Thiên đường làm phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, thậm chí là phương tiện để khoe khoang sự giàu có”.
- Phỏng vấn nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa: Thế giới hai tốc độ —  (RFA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đền Hùng – từ hội làng đến quốc lễ (Thanh niên).  – Giải mã cội nguồn dân tộc Việt (Tuổi trẻ).
- Khó có phim lịch sử hay (Người LĐ).
<– Phỏng vấn bà Nguyễn Thế Thanh – cựu Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM: Lập ngay danh mục di tích cần bảo vệ (PL TPHCM).
- Đi tìm sách cũ (Thanh niên).
- Ngả mũ thán phục ‘ông Tây’ người Đức hát cải lương (Vietinfo/ĐV/YouTube) — >
- 4 đời Công tử Bạc Liêu và một kết cục bi đát (Bee)
- Giới trẻ ở Việt Nam và tâm lý “lãng quên chiến tranh” —  (RFI).
- Nhìn xa trông rộng (CATP). “… tư duy của các nhà quản lý thể thao Việt Nam không vượt xa hơn cái ao làng SEA Games.”
- Buổi biểu diễn của Bob Dylan đã được đưa trên WikiNews, với lưu ý: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã chỉ trích ông về việc chấp nhận danh mục các bài hát do các nhà chức trách VN phê chuẩn, mặc dù nhà tổ chức của ông nói là không có sự áp đặt để hạn chế cho buổi diễn. Những bài ca phản kháng của ông như Blowin’ in the Wind and “The Times They Are a-Changin đã không có trong chương trình.

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cần Thơ: Điều động nữ hiệu trưởng “quan hệ” với phụ huynh học sinh về Phòng Giáo dục (Dân trí).
- Cậu học sinh lớp 9 và Phần mềm luyện nói Anh – Việt (Thanh niên). Ngô Thắng Lợi đang cài đặt phần mềm luyện nói tiếng Anh — >
- Việt Nam ứng dụng biến đổi gien (Người LĐ).
- Nhân bản vô tính bắt đầu từ Việt Nam? (Nguyễn Văn Tuấn).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tìm đủ cách để tiết kiệm (Người LĐ).
- Vài Nhận Xét Về Lĩnh Vực Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam —  (Mạch sống).
- Nói sao với cán bộ hưu trí? (Bút lông)
- Sản phẩm độc hại vẫn lan tràn thị trường —  (RFA).
- Người Việt buôn bán ở Nga : đã qua rồi cái thời hoàng kim —  (RFI).
- VietnamNet quá “bậy” khi dịch: Nhiều nạn nhân sóng thần từ chối được giúp đỡ (Vietinfo).
- Nhà vệ sinh trên kênh rạch – Mầm mống dịch bệnh (SGGP) Không phải chỉ trên kinh rạch, mà trong những cái áo nữa. Khủng khiếp nữa là lại dùng nước ở đây cho sinh hoạt hàng ngày. Nó thành tập quán rất xấu của bà con nông thôn Nam bộ bao năm qua không sửa được, nhà nước cũng không thấy mần gì cho ra hồn. Khu nhà trên sông nhìn từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, quận Bình Thạnh >

- Lại người Việt buôn lậu ma túy vào Úc- Police pursue $4m after drug bust (The Age).
- Large Potential for CDM Projects in Vietnam (ScandAsia).
- Tiếp tục phản đối việc xây đập thủy điện Xayaburi ở Lào -  Opposition rises against Mekong dam as governments ponder decision (Mongabay.com)
QUỐC TẾ
- Các cường quốc cam kết viện trợ cho phe nổi dậy Libya (VOA).  – NATO tiếp tục rạn nứt chuyện Libya (Thanh niên).
- Côte d’Ivoire: Quân đội và cảnh sát tuyên thệ trung thành với chế độ mới —  (RFI).  – Côte d’Ivoire: LHQ đưa ông Gbagbo ra khỏi Abidjan (VOA). Tổng thống Côte d’Ivoire Alassane Ouattara, phải, bắt tay tướng Philippe Mangou, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội của ông Gbagbo, 12/4/2011 — >
- Tàu sân bay Trung Quốc có giá trị tuyên truyền hơn là quân sự —  (RFI).  – Đường sắt cao tốc và sức mạnh quân sự Trung Quốc (VNN).
- Seoul tập trận chống lại tấn công giả định của Bình Nhưỡng —  (RFI).
- Kim Jong-Un dùng máy bay sang Trung Quốc? (Đất Việt).
- Nga nhận trách nhiệm trong vụ thảm sát Katyn : quan hệ Nga – Ba Lan được cải thiện(RFI)
- Phúc trình LHQ về tội ác chiến tranh có thể gây áp lực đối với Sri Lanka (VOA).
* Nghe âm thanh: +    RFI 13-4-2011 ;  +   RFA sáng 13-4-2011 ;  +   RFA tối 13-4-2011.     * VTV1-Thời sự 19h – 13/04/2011.

463. CUBA: LIỆU CÓ THỂ ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM?

Đăng bởi anhbasam on 13/04/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CUBA: LIỆU CÓ THỂ ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM?

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 11/04/2011
TTXVN (La Habana 6/4)
Tờ Rebelion mới đây đã đăng bài viết của giáo sư Julio A. Diaz Vazquez, thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế Đại học La Habana, liên quan tới chính sách “Cập nhập hoá” mô hình kinh tế của Cuba. Dưới tiêu đề “Mô hình kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam liệu có thể áp dụng tại Cuba?”, tác giả viết:
Dự thảo “Đường lối chính sách kinh tế và xã hội”, sẽ được xem xét và thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI tới đây, đã khiến mọi người đặt ra nhiều câu hỏi. Người ta bàn luận cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Kinh nghiệm của các chính sách cải cách kinh tế ở Trung Quốc và Việt Nam liệu có được áp dụng tại Cuba hay không?
Việc hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ cùng với việc Liên Xô tan rã đã chôn vùi lý thuyết mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa mà trên thực tế kinh nghiệm thực hiện mô hình này chỉ có Liên Xô hiểu nhất. Trong giai đoạn 1953-1957, Trung Quốc đã áp dụng một vài điểm của mô hình này. Trong giai đoạn 1958-1976 (trừ thời kỳ đứt quãng 1961-1965), Trung Quốc đã cố gắng sáng tạo ra một mô hình xã hội chủ nghĩa khác với mô hình Xô Việt, trước tiên là “Công xã Nhân dân” và sau đó là “Cách mạng Văn hoá”. Trong giai đoạn 1978-2010, Trung Quốc áp dụng chính sách “Cải cách-Mở cửa” và nền kinh tế Trung Quốc đã gặt hái nhiều thành công. Trung Quốc trở thành tâm điểm chú ý của thế giới.
Vào năm 1975, Việt Nam đã thống nhất đất nước sau hơn 30 năm chiến đấu kiên cường chống giặc ngoại xâm. Người ta áp dụng mô hình kinh tế tập trung trên toàn quốc, mô hình này trước đó đã được áp dụng nhiều năm tại miền Bắc. Phao cứu sinh cho mô hình này đó là khoảng 80% ngân sách nhà nước do hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp, đặc biệt là Liên Xô. Kết quả của nền kinh tế tập trung này thật tồi tệ: Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nạn đói. Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách “Đổi mới”. Trong 20 năm gần đây, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Việt Nam đạt mức tăng trung bình 6%. Trong rất nhiều những thành tựu sản xuất rõ ràng mà Việt Nam đạt được có việc nước này hiện là quốc gia xuất khẩu cà phê một thế giới và xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Tỷ lệ người nghèo giảm xuống chỉ còn 10%.
Sự thất bại của chủ nghĩa xã hội tại châu Âu, những thay đổi tại Trung Quốc và Việt Nam hay những gì đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên cho thấy có thể hình thành những mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa mới hoàn toàn chẳng giống với lý thuyết hay thực hành trên thực tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời của những mô hình mới phù hợp với thực tế địa chính trị chiến lược của thế kỷ XXI cũng như hoàn cảnh và điều kiện của mỗi quốc gia là hoàn toàn có thể, và điều này củng cố tính đa dạng của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tại Cuba, việc thực hiện “Cập nhật hoá” mô hình kinh tế khẳng định rằng cách mạng, chủ nghĩa xã hội và độc lập chủ quyền gắn kết chặt chẽ.
Tiếp tục bước đi của Trung Quốc và Việt Nam sẽ đem lại kết quả tích cực, nhưng sự khác biệt về địa lý, đời sống văn hoá – xã hội và nhiều yếu tố khác cũng cần phải nhìn nhận kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, tăng trưởng và phát triển là điều tối cần thiết và là mệnh lệnh để Cuba không bị sa lầy trên con đường đi của mình. Trung Quốc và Việt Nam thực hiện cải cách đều chấp nhận những thách thức của tiến trình toàn cầu hoá và chấp nhận cạnh tranh với những luật chơi của nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, Cuba tại Mỹ Latinh không những phải đương đầu với những thách thức của toàn cầu hoá, mà còn phải tái hội nhập với nền kinh tế quốc tế vô cùng năng động, những thách thức này càng trở nên khó khăn hơn do chính sách thù địch và bao vây, cấm vận do Mỹ áp đặt. Có nhiều yếu tố mà Cuba không thể không bỏ qua:
1 – 75% dân số Cuba sống ở thành thị, trái với Trung Quốc và Việt Nam. 56% dân số Trung Quốc sống ở nông thôn và ở VIệt Nam tỷ lệ này lên tới 80%. Ở một chừng mực nào đó, điều này giải thích tại sao tại hai quốc gia này người ta đã phải vô cùng nỗ lực để thực hiện chính sách cải cách, hội nhập kinh tế thị trường và phát triển doanh nghiệp. Về mặt lịch sử, Cuba cũng là quốc gia có nền “kinh tế nông nghiệp” nhưng hoàn toàn khác với “kinh tế nông nghiệp” của Trung Quốc và Việt Nam.
2 – Các vùng miền và đặc tính đa dân tộc của các nước này cũng tạo nên sự khác biệt: khu vực giàu nghèo, giao thông, thông tin… những yếu tố này ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ thực hiện các chính sách cải cách. Tại Trung Quốc, sự khác biệt về đời sống kinh tế ở các vùng miền rất lớn. Tại Việt Nam, ngoài sự lạc hậu từ nhiều đời nay và nền kinh tế chậm phát triển, khoảng cách ngày càng gia tăng giữa miền Bắc và miền Nam là một thách thức lớn. Trong khi đó, Cuba, không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực.
3 – Về khía cạnh văn hoá, vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà tri thức tại Trung Quốc đã khơi mào tranh luận về luồng tư tưởng phương Tây hướng tới phát triển công nghệ và dân chủ. Còn tại Việt Nam, một quốc gia từng là thuộc địa của Pháp, người ta cởi mở hơn nhiều với những tư tưởng này. Còn ở Cuba, điều này hoàn toàn ngược lại. Cuba là một quốc gia mà gốc rễ và nền văn hoá được ra đời từ trong lòng văn hoá phương Tây. Ngoài ra, cần phải nhìn nhận rằng cả hai quốc gia châu Á này đều có một nền lịch sử văn hoá làng xã từ hàng nghìn năm nay, truyền thống gia đình đã ăn sâu vào lối sống và lối suy nghĩ của người dân các quốc gia này. Điều này hoàn toàn khác biệt với văn hoá Cuba.
Vậy kinh nghiệm cải cách kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam sẽ có ích gì cho Cuba?
1-     Nó chứng tỏ mô hình kinh tế Xô Viết không thể sửa đổi được.
2-     Những thay đổi từ “Cải cách-Mở cửa” ở Trung Quốc cũng như “Đổi mới” ở Việt Nam đều do thế hệ lão thành cách mạng đề ra. Những thay đổi này góp phần hình thành những mô hình khác với mô hình xã hội chủ nghĩa mà người ta biết đến trên lý thuyết.
3-     Có vẻ hữu hiệu khi thử nghiệm việc thể chế hoá mối quan hệ thị trường.
Tuy nhiên, không được quên rằng thị trường cũng có hai mặt của nó. Một mặt thị trường khuyến khích sản xuất và thương mại, khuyến khích sự năng động, làm hàng hoá tràn ngập khắp nơi… Đó là không kể tới có sự phân biệt đẳng cấp giữa những người lao động. Mặt khác, thị trường làm gia tăng sự tham lam, những tư tưởng và bản năng thấp hèn, sự ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân. Bản chất tự nhiên của thị trường không phải là tư bản chủ nghĩa cũng chẳng phải là xã hội chủ nghĩa.
4-     Không được kìm hãm mà cần khuyến khích tính sáng tạo của các công dân.
5-     Nghiên cứu vai trò tích cực của nền công nghiệp nông thôn Trung Quốc.
Kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc đều bắt đầu từ cải cách mối quan hệ ruộng đất. Việt Nam cần giải quyết khẩn cấp tình trạng thiếu lương thực, trong khi tại Trung Quốc, tình trạng đói kém không tới nỗi cấp bách như Việt Nam nhưng cũng cần phải loại trừ những mối đe doạ tiềm ẩn từ nạn đói, đảm bảo tăng trưởng sản xuất liên tục, nâng cao đời sống nông dân, loại bỏ nhập khẩu và đảm bảo có sự đồng thuận cao và sự ủng hộ trên khắp đất nước đối với tiến trình cải cách. Ở Trung Quốc, người ta phân chia đất theo đầu người trong mỗi hộ gia đình và hiện tại quyền sử dụng đất được kéo dài tới 30 năm và người dân hoàn toàn có quyền ký lại hợp đồng sử dụng đất thêm 30 năm nữa phù hợp với quyền thừa kế và quyền sử dụng đất. Ban đầu, nông dân phải nộp cho hợp tác xã 70% sản lượng thu hoạch và số còn lại được bán tự do trên thị trường. Sau này, sản lượng thu hoạch phải nộp cho nhà nước giảm đáng kể và lượng hàng hoá được bán tự do tăng nhiều. Đây là dấu chấm hết cho việc áp dụng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa nổi tiếng: bán đắt-mua rẻ trong mối quan hệ nông thôn và thành thị.
Một vấn đề quan trọng khác cần phải nói đến đó là nền kinh tế cần phải hoạt động phù hợp với những yếu tố cấu thành của thị trường. Những kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam đều xuất phát từ những chế độ lãnh đạo tập trung. Trung Quốc bắt đầu “Cải cách-Mở cửa” không phải chịu áp lực lớn trong nước và hoàn toàn xuất phát từ tình hình thực tế. Còn tại Việt Nam, “Đổi mới” bắt đầu từ một thời điểm vô cùng khó khăn. Cả hai quốc gia đều phải đương đầu (dù thành công ít hay nhiều) với việc tổ chức lại cơ sở hạ tầng pháp lý – kinh tế – tài chính để có thể đưa mối quan hệ tiền tệ – hàng hoá đi vào hoạt động một cách bình thường.
Cải cách tại Trung Quốc và Việt Nam được bắt đầu với sự ưu tiên phát triển kinh tế. Trong cả hai trường hợp, đều là cố gắng giải quyết ít hay nhiều những vấn đề bức xúc nhất, mở rộng cơ sở xã hội để tìm kiếm sự ủng hộ đối với tiến trình cải cách, chủ yếu nhờ những thành công trong lĩnh vực cải cách nông nghiệp. Những thành công trong cải cách nông nghiệp mở đường thúc đẩy phát triển những lĩnh vực khác của nền kinh tế, đồng thời cô lập những bộ phận bảo thủ và chậm tiến. Sự thuận lợi của cả hai công cuộc cải cách kinh tế này đều là do Đảng quyết định thực hiện. Yếu tố đảm an ninh xã hội là tiêu chí đặc biệt mà Đảng quan tâm trong quá trình tiến hành cải cách.
Cả Trung Quốc và Việt Nam đều phải vượt qua những yếu tố chủ quan nhưng vô cùng quan trọng đó là giải phóng tư duy. Việc “Cập nhật hoá” mô hình kinh tế ở Cuba xuất phát từ nhiều thực tế quản lý và lãnh đạo tập trung của nền kinh tế, cần phải khắc phục những thói quen của nền kinh tế bao cấp. Việc thực hiện và tôn trọng pháp luật là yếu tố vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế Cuba. Hơn một thế hệ sẽ phải vượt qua những ám ảnh bởi sự biến mất của một thực tế đã tồn tại từ nhiều năm và làm quen với một thực tế mới hoàn toàn khác.
Trong kế hoạch kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, ngoài những vấn đề trọng tâm khác, cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhấn mạnh tới việc phải cải thiện những tụt hậu trong giáo dục và y tế, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền cũng như phân biệt giàu nghèo, giảm mức chênh lệch trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn, ngăn chặn tình trạng môi trường bị huỷ hoại và mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch.
Về phương diện chính trị cũng cần có sự thay đổi mặc dù các nhà phân tích trong và ngoài nước đều cho rằng ở khía cạnh này Việt Nam tiến bộ hơn Trung Quốc. Vai trò của công dân ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bộ máy các cơ quan nhà nước. Trong khi đó vai trò và trách nhiệm tập thể của Đảng ngày càng được củng cố. Cả nhà nước và Đảng đều nỗ lực thực thi pháp luật và tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng.
Những kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá hay đổi mới những nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế cần phải được xem xét và đánh giá cả về thành quả cũng như những hạn chế./.

462. Trung Quốc đang sợ hãi

Đăng bởi anhbasam on 13/04/2011
CITY JOURNAL

Trung Quốc đang sợ hãi


Mùa xuân Ả Rập đang khiến lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh giác
Guy Sorman
Ngày 10 tháng 4 năm 2011
Người Trung Quốc không dễ phát âm cái tên “Mohamed Bouazizi”. Nhưng Ding Yfan, một học giả nổi tiếng và là đầu mối liên lạc chính thức của tôi với Đảng Cộng sản tại Bắc Kinh, vẫn cứ cố học phát âm cho thật chính xác. Công việc của ông Dinh là giải đáp “trung thực” những câu hỏi của các nhà trí thức Phương Tây tới thăm Trung Quốc. Trước khi tôi kịp nêu chủ đề về cuộc nổi dậy của thế giới Ả Rập – được khơi nào từ vụ tự thiêu của Bouazizi tại Tunisia hồi tháng 12 năm ngoái – ông Ding đã tìm cách thuyết phục tôi rằng những cuộc nổi loạn kiểu ấy không thể xảy ra ở Trung Quốc. Ông khẳng định rằng người Trung Quốc không phải như người dân ở các nước thuộc khối Ả Rập, hiện nay họ đang có cuộc sống sung túc hơn và vì thế họ không có tình cảm bất mãn. Cách suy luận của ông ta đúng là theo kiểu Mác-xít nguyên bản:  kinh tế, chứ không phải tư tưởng và chắc chắn không phải sự đói tự do, mới là động lực của một cuộc cách mạng.
Người Trung Quốc quả thực giờ đây đang ngày càng giàu có hơn trước. Điều này có thể thấy rất rõ ở Bắc Kinh nơi tràn ngập những cửa hàng và nhà hàng sang trọng, nơi quý tử của những triệu phú đang khoe của. Sự phát triển kinh tế của đất nước này – được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10 phần trăm trong 30 năm qua – đã cho ra đời một tầng lớp cực kỳ giàu, số lượng người giàu hiện nay có khuynh hướng ngày càng tăng và họ nắm giữ cả quyền lực chính trị lẫn ảnh hưởng kinh tế. Nhưng trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang trở thành một thứ tập đoàn đầu sỏ giàu có thì người nông dân ở các tỉnh miền đông và miền trung của nước này có thể nói là vẫn đang sống như ở vào thời Trung Cổ. Hiện nay nhờ những cuộc di dân từ nông thôn ra những công trường và nhà máy lớn mà người nông dân Trung Quốc (hoặc con cái của họ) đang dần dần được hưởng một chút nền kinh tế hiện đại, cho dù họ vẫn đang nhận đồng lương thấp.
Cho dù không thể xảy ra phiên bản Trung Quốc của Mohamed Bouazizi thì các cuộc nổi dậy ở Trung Đông vừa qua đã cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc thấy rằng Internet nguy hiểm thế nào. Ông Ding trích dẫn lời Mao Trạch Đông Mao: “Một tia lửa có thể làm bùng cháy cả một đồng cỏ.” Bouazizi chính là tia lửa như vậy và Internet là nơi lan truyền ngọn lửa, từ Tunisia tới tất cả vùng thuộc thế giới Ả Rập, kể cả những nơi có nền kinh tế đang tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế tạo ra niềm hi vọng, song hi vọng đôi khi lại làm cho một xã hội trở nên bất ổn và đòi hỏi nhiều thứ khác nữa chính là do chỗ hoàn cảnh sống đang được cải thiện – người dân mong muốn có tất cả mọi thứ thật nhanh. Alexis de Tocqueville khi nhìn lại cuộc Cách mạng Pháp đã nhận ra cái động lực sau đây: bởi vì tự do và phồn vinh đã mở rộng tới khắp nước Pháp cho nên, ông lý luận, rằng người Pháp muốn có mọi thứ ngay ở đây, ngay lúc này.
Khổng tử theo cách riêng của mình cách đây 25 thế kỷ cũng nói ra ý kiến tương tự: “Chỉ có những xã hội có mức sống vừa đủ để tồn tại thì mới ổn định,” ông viết, “bởi vì điều kiện sống của tất cả mọi người đều như nhau.” Sự đàn áp giờ đây đang diễn ra dữ dội hơn bao giờ hết ở Trung Quốc:  Internet bị kiểm duyệt, tốc độ kết nối bị làm cho chậm đi. Trí thức bất đồng chính kiến phải đối mặt với án tù trung bình là 11 năm; luật sư làm trái ý chính phủ trong các vụ kiện dân sự bị biến mất mà không cần cảnh cáo. Chỉ cần vừa có dấu hiệu tụ tập hoặc đình công là cảnh sát đã đưa những nông dân hoặc công nhân cầm đầu tới các trại cải tạo với án ba năm. Lưu Hà (Liu Xia), vợ của Lưu Hiểu Ba người được giải Nobel hiện đang bị ngồi tù, đã bị mất tích từ tháng 1; vợ của nhà tranh đấu dân chủ Hu Jia, hiện cũng đang bị ngồi tù, bị cấm rời khỏi nhà. Và hôm mồng 3 tháng 4 vừa qua nghệ sĩ và nhà bất đồng chính kiến Ngải Vị Vị đã bị bắt giữ và bỏ tù tại Bắc Kinh.
Bằng con mắt thông thường thì dễ không nhận ra sự đàn áp đang gia tăng hiện nay. Khách du lịch, doanh nhân và những nhà kinh doanh (và gần đây nhất có cả ca sĩ nhạc rock đã tới Trung Quốc như Bob Dylan) đều chọn cách là thôi thì phớt lờ những đợt rung chuyển kia đi cốt đừng để ảnh hưởng tới công việc của họ – miễn là những đợt rung chuyển đó đừng gây ra một trận động đất. Liu Jiming, một nhà nghiên cứu khoa học chính trị và một nhà lý luận về thị trường tự do đã can đảm làm tiếp công việc của bạn ông là Lưu Hiểu Ba, đã có suy nghĩ ngược lại hẳn với Ding Yfan, rằng Trung Quốc có hàng triệu Mohamed Bouazizis. Nông dân Trung Quốc ở khắp nơi, giống như Bouazizi, đang bươn chải để thoát khỏi nghèo và cũng giống như ở thế giới Ả Rập, họ cũng từng bị cảnh sát không để cho họ yên ổn với những phương tiện làm ăn nhỏ lẻ chỉ vì họ không có giấy phép (thông thường phải hối lộ một viên chức nào đó thì mới có được giấy phép). Theo ông Liu, sự khác nhau nằm ở chỗ đất nước Trung Quốc quá rộng cho nên khó nổ ra một phong trào đồng loạt. Ngay cả có thêm tiềm năng kích thích của Internet thì cũng không phải là dễ để biến những người nổi dậy đơn độc thành một cuộc tổng nổi dậy chống lại Đảng Cộng sản.
Trung Quốc và thế giới Ả Rập còn có một điểm khác biệt nữa, ấy là cảnh sát Trung Quốc hiệu quả và tàn nhẫn hơn. Không gì đàn áp một cuộc cách mạng hiệu quả hơn một lực lượng cảnh sát hùng mạnh.  Mặc dù vậy ông Liu tin rằng một cuộc tổng nổi dậy sớm muộn sẽ xảy ra. Chỉ có sự giàu có mới cho phép Đảng Cộng sản duy trì quyền lực của nó. Khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, Đảng sẽ mất quyền kiểm soát đối với cảnh sát, quân đội và những lãnh chúa phong kiến thời nay và những thành viên trong giới lãnh đạo của Đảng, bởi vì đó là những người trung thành với Đảng chỉ hoàn toàn là vì tiền. Khác với các nhà lãnh đạo ở thế giới Ả Rập, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rõ xã hội của họ. Họ biết nhân dân ghét họ – song nhân dân vẫn sợ họ.
Và trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế đã chậm lại – năm tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 8% – và lạm phát thì nhảy lên khoảng 10% đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Liệu Đảng có còn giữ được tính tồn tại hợp pháp của nó trước những sự siết chặt kinh tế này? Đảng sẽ không thể dựa vào lòng trung thành của nhân dân vào chủ nghĩa Mác mà giờ đây chẳng còn ai tin vào nó nữa. Chủ nghĩa Mác chỉ được dạy ở trường phổ thông và đại học như một thứ giáo lý lỗi thời ép buộc – giống như đạo Khổng vậy. Cộng sản đã đưa tư tưởng Khổng tử vào chương trình học của nhà trường với ý định tạo ra sự liên hệ giữa hiện tại với quá khứ, cứ như thể Đảng là hiện thân của một đất nước Trung Quốc vĩnh cửu vậy. Đối với người Trung Quốc thì Khổng tử vẫn là vị tổ sư của mọi luân lý, là người ủng hộ sự tôn trọng quyền uy và trật tự xã hội. Vì thế Đảng đã dựng một bức tượng Khổng tử trông rất “sến” ở Quảng trường Thiên An Môn, cách không xa lăng của Mao Trạch Đông và nằm gần Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là nơi hiện đang trưng bày một hiện vật ca tụng thắng lợi liên tục của các lãnh đạo Đảng kể từ năm 1949 – một hoạt động thuần tuyên truyền. Các trung tâm văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài đã được đổi tên thành Viện Khổng Tử. Thế là đạo Khổng – hay nói chính xác hơn là cái bức tượng tầm thường hời hợt kia được đem ra thay thế cho những trước tác khó hiểu của Khổng Tử  – đã nhận được sự ủng hộ đồng lòng của người Trung Quốc. Nhưng bất chấp Đảng có nỗ lực hết sức đến mấy song rất nhiều người Trung Quốc bình thường đều không thể liên hệ nổi đạo đức Khổng Tử với những thái tử Đảng đang cai trị cuộc sống của họ. Vì lợi ích của Đảng, tốt hơn hết đừng để cho nhân dân đọc Khổng tử kỹ quá, Liu Jimming nói: việc ông ấy phê phán những kẻ làm quan tham nhũng và bất bình đẳng xã hội chỉ tổ có hại cho những đảng viên hiện nay.
Ông Liu chỉ ra rằng đạo Khổng không phải là toàn bộ tư tưởng Trung Quốc, dù là tư tưởng cổ điển hay đương thời. Lão Tử, thầy cũ của Khổng Tử, ở vào thời của ông đã là một người ủng hộ sự nổi loạn tuyệt đối; không có triết học chính trị Phương Tây nào có khả năng tạo ra sự hoài nghi như đạo Lão. Ông Liu kết luận rằng người Trung Quốc có thể tóm tắt nhanh 2.500 năm văn minh Trung Quốc bằng một cuộc đối thoại giữa Lão Tử và Khổng Tử – tự do cá nhân của đạo Lão và triết lý vua hiền của đạo Khổng.
Jiming và các người bạn trí thức đồng chí của ông (họ buộc phải giấu tên) không có ảo tưởng về ảnh hưởng của họ đối với đất nước Trung Quốc ngày nay. Họ thừa nhận rằng người sẽ lật đổ Đảng không phải là những nhà lý luận mà là một cuộc nổi dậy của những Bouazizis Trung Quốc. Giờ đây họ cho rằng đối đầu trực tiếp với Đảng sẽ chỉ dẫn đến nhà tù bởi vì Đảng quá mạnh về mặt vật chất. Những tuyên ngôn chính trị, chẳng hạn như một tuyên ngôn do Lưu Hiểu Ba phát đi từ trong nhà tù, giờ đây đang bắt đầu lỗi thời. Tuyên ngôn là cái thuộc về thế giới tranh đấu chính trị cũ trước đây. Giờ đây giới trí thức đã bắt đầu tin rằng ngày nay sự thay đổi thật sự sẽ bắt nguồn từ bất ổn xã hội chứ không phải từ những tuyên bố mang tính tư tưởng hệ. Điều này có nghĩa là nhiệm vụ chính của các nhà hoạt động Trung Quốc giờ đây là chuyển tải tin tức về những cuộc nổi dậy ở các địa phương – chúng xảy ra hầu như mỗi ngày ở bất cứ nơi đâu trên cái đất nước rộng lớn và không lúc nào yên ổn này – như thế thì mới có hi vọng rằng việc phổ biến những hình ảnh và thông tin thông qua Internet sẽ tạo ra những mối liên kết giữa các nhà bất đồng chính kiến ở các địa phương và cuối cùng họ hội tụ lại thành một phong trào toàn quốc.
Giờ đây giới trí thức tin rằng vai trò của họ chỉ bắt đầu sau khi phong trào nói trên nổ ra: vai trò của họ là chuẩn bị những thể chế của xã hội dân chủ sẽ thay thế, xây dựng công thức cho một liên minh của các tỉnh trong đất nước và xây dựng các thể chế dân chủ để điều hành các tỉnh, để cho dân chủ – chứ không phải sự hỗn loạn hoặc một kiểu chuyên chế khác – có thể thay thế chế độ độc tài.  Các nhà dân chủ Trung Quốc hiểu rằng thế giới Ả Rập do chỗ nó không tự chuẩn bị cho một sự chuyển tiếp như vậy nên họ có thể chuyển từ một nền chuyên chế này sang một nền chuyên chế khác. Các nhà dân chủ Trung Quốc học phương pháp của các nhà lý luận Phương tây – của châu Âu và Mỹ: làm thế nào để xây dựng một nền dân chủ trong khi tránh được sự hỗn loạn mà cuộc cách mạng thường gây ra? Họ tin rằng nhân dân Trung Quốc hiểu rất rõ dân chủ là gì. Nhưng bởi vì các cuộc nổi dậy của thế giới Ả Rập đang chứng tỏ là mọi chuyện sao mà quá đơn giản, cho nên con đường từ cuộc cách mạng đến nền dân chủ hoàn toàn không phải là thênh thang.
Guy Sorman là cộng tác viên biên tập của City Journal. Ông còn viết sách và là tác giả của cuốn Đế chế của những dối trá: Sự thật về Trung Quốc trong thế kỷ 21.
Người dịch: Phạm Anh Tuấn
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Tin thứ Tư, 13-4-2011

Đăng bởi anhbasam on 13/04/2011
GS Nguyễn Đăng Hưng vừa gởi tới đoạn video “cây nhà lá vườn”, bản Blowin’ In The Wind mà Bob Dylan đã không được hát ở Trung Quốc và Việt Nam trong chuyến lưu diễn vừa qua, mặc dù theo GS Hưng thì nó là bản chống “chiến tranh của Mỹ ở VN”. Sao vậy ta, Giáo sư? Xin cho độc/khán giả một lời giải đáp. Xin cám ơn. Và mời coi bài viết mới cho biết vé cho các buổi diễn của Bob Dylan ở Âu, Mỹ hầu như luôn bán hết veo, nhưng riêng ở VN thì chỉ bán được một nửa: Bob Dylan’s First Vietnam Show Fails to Sell Out (The CelebrityCafe)

Tin thứ Tư, 13-4-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
22h30′ – Trung Quốc bớt hung hăng tại Biển Đông vì phản ứng cứng rắn của Mỹ(RFI)
22h – 21 giờ tối nay , Lê Quốc Quân đã được về (Người buôn gió).  – Ơn đảng ơn chính phủ LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn được trả tự do(RFA)
21h30′ -  Philippines đã đệ trình hồ sơ phản kháng về ngoại giao lên Liên hiệp quốc chống lại Trung Quốc trước những đòi hỏi về chủ quyền của nước này đối với các quần đảo và vùng biển liền kề trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) -Philippines files protest against China in the UN for terrorial claims in South China Sea (AP)
21h25′ – Quốc hội Mỹ tái trình dự luật nhân quyền VN(BBC)
21h10′ – Tin mới nhận liên quan đến Giáo hội công giáo và vụ việc Ls Lê Quốc Quân (CHHV/NVCL)
20h40′:
- Phong Uyên: Con một vị “anh hùng” bị kết tội(TTHN). “Cái ngu xuẩn của cả hai phe là chỉ tối mắt lo chia nhau quyền hành quyền lợi tức thời mà không nhìn thấy tương lai của cả ĐCSVN rất là ảm đạm, hoàn toàn lệ thuộc vào ngoại bang để sống những giờ phút cuối cùng trước khi chết.”
20h15′ – Võ Thị Hảo: Công lý hay ‘bất nhân bất nghĩa’? —  (BBC) “…đôi tay bị nghiến trong còng số 8 đó không chỉ là của Cù Huy Hà Vũ – một người không vi phạm pháp luật đã phải nhận một án tù hết sức vô lý, nặng nề. Bây giờ thì hình ảnh đôi tay bị còng ấy, trước một rừng trấn áp, đã trở thành biểu tượng của tự do ngôn luận bị giam cầm rồi. Mà cái gì đã trở thành biểu tượng thì lại hay sống đời”. Có người đã so sánh hình ảnh ông Hồ Chí Minh không bị còng khi ra tòa ở Hồng Kông với hình ông Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4 — >
“Luật sư, trí thức, văn nghệ sĩ được sinh ra không phải để trở thành những kẻ xưng tụng hèn hạ.”
19h5′:
- Đang điểm tin thấy trên TV Tổng bí thư, Thủ tướng, rồi Bộ trưởng Quốc phòng lần lượt tiếp đoàn quân đội Trung Quốc, không coi kỹ dễ lẫn 2 đoàn quân sự hai nước, màu áo VN hơi lợt hơn chút.   – Quân đội Việt Nam – Trung Quốc đi sâu giao lưu hợp tác (QĐND) “Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định, trong quan hệ của hai nước còn vấn đề lớn là tồn tại tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhưng phải giải quyết bằng đàm phán hòa bình, luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS), bằng tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tin tưởng hai nước sẽ từng bước giải quyết được vấn đề này.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng cho rằng hai bên cần tích cực tuyên truyền, cung cấp thông tin để nhân dân hai nước hiểu về vấn đề này. Bên cạnh đó, xử lý vấn đề trên biển cần phải xuất phát từ quyết tâm chính trị cao và bình tĩnh trong giải quyết”.
“Thượng tướng Quách Bá Hùng nhận định, biển Đông là vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ Việt Trung mà hai bên cần coi trọng và giải quyết thỏa đáng. “Đây là một sự thật khách quan và không cần né tránh vấn đề này”.
17h15′:
- La Gia Bình (TQ): Lão sơn thảm bại, Túc Nhung Sinh thăng —   (X-cafe) Sau trận chiến năm 1979, ít người biết vào giữa thập niên 1980 còn những trận đánh ác liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam dọc theo biên giới hai nước, vì các thông tin này bị cả hai nước giữ kín. Mãi nhiều năm sau tin tức mới dần dần lộ ra”.
- Bùi Ngọc Sơn: Hiến pháp trong cách nhìn chuyển đổi (Tia sáng).
- Cảnh sát giao thông đứng vị trí hiểm, đeo kính đen (VNE). He he! Coi phim thấy khổ chủ xe rút 2 tờ 100.000 nha. Chụp liền  — >
15h30′:
- NGHĨ VỀ MỘT DANH XƯNG(Mẹ Nấm/DCV). “Một xã hội dân chủ thực sự, không thể tồn tại cụm từ”“nhà dân chủ”. “Nhưng danh xưng này lại được nhà cầm quyền buộc cơ quan phát ngôn hoặc các công cụ khác áp đặt rất thô thiển cho người hoặc tổ chức…”
- James Manicom, Trường Quan hệ Quốc tế Balsillie, Canada: Thách thức của Trung Quốc đối với biển Đông Á (VNN).
15h10′  – Bắt thẩm phán nhận hối lộ (Tiền phong)
14h55′ – TPHCM: Có hay không chuyện bảo vệ dân phố đấm sưng đầu bé trai 2 tuổi? (Dân trí)
14h20′ – Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang: Tiêu cực trong đào tạo công an xã (Tiền phong).  – Bình Thuận: Lãnh đạo xin lỗi công dân bị đánh bầm mặt (Dân Việt). Vết thương ở cổ, mắt của anh Lộc –>
10h30′ -  Khả năng tại ngoại cho TS Cù Huy Hà Vũ trước phiên phúc thẩm  (Đông A). Âu cũng là một cơ hội tìm kiếm đường lùi trong danh dự,  cho … ai ta?
10h15′ – Độc giả méc: Liên Xô đã lừa dối về thành công trong phi vụ lịch sử chinh phục không gian của Gagarin năm 1961 khi giấu giếm sự thực rằng anh đã phải hạ cánh cách xa hơn 200 dặm so với nơi mà họ định sẵnSoviet Union lied about 1961 Yuri Gagarin space mission (Telegraph). Không lạ!  – Và bản dịch: Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961(TTHN/ĐCV).  – Sự thật về cái chết của Gagarin (VNN/TP)
10h5′:
- Một quan điểm của học giả Mỹ về Đông Thái Bình Dương “báo chí và các trang mạng tại Trung Quốc đang ồ ạt phổ biến và tán thưởng” (VHNA)
- Những lễ tưởng niệm trên biển (Tổ quốc) “…khác với những vòng hoa trên đất liền khác có giá đỡ, vòng hoa trên tàu được gắn hai sợi dây thừng, thắt thành bốn chân đỡ vòng quanh, phía trên được gắn dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sỹ”.  – Xem thêm: Chùm ảnh lễ tưởng niệm trên biển Đông(Nguyễn Xuân Diện)
- Trung Quốc công bố danh sách các đảo không người ở đưa vào khai thác (DVT) “Danh sách trên được công bố ngay sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
- Lá thư gửi Chủ tịch nước của ông Đặng Văn Việt, con hùm xám đường số 4 —  (Boxitvn).
- Người buôn gió bình luận về Hòn Đá Ném Xuống Ao Bèo – Chuyện của Beo viết về phiên tòa 4-4.   – Kiến nghị cho TS Cù Huy Hà Vũ —  (RFA).   – Phạm Toàn: Thư gửi hai bạn CHÂU và VY — (Boxitvn). Bài của GS Ngô Bảo Châu  Về sự sợ hãi do BS đăng lại mà bữa nay đã có ngót 250 cái còm, bà con biết rồi, xin mời coi một bài của Huỳnh  Thục Vy trên Tạp chí Phía trước: Cách mạng: Bạo động hay bất bạo động?
- Cù Huy Hà Vũ trên blog và mạng xã hội.  Phản ánh méo mó bằng những chữ  “tranh cãi”, “tranh luận mạnh mẽ” (nghe cứ như thể có 2 phe ngang tài ngang sức), “những phản ứng cực đoan từ nhiều phía khiến ông (Ngô Bảo Châu) phải ‘tạm đóng cửa’ blog”, bài viết này của BBC (chắc vậy, vì không có tên tác giả … Rồi lúc 14h30 cùng ngày, thấy bài có tên tác giả là Nguyễn Hùng-BBC)  cũng cùng hơi hướng, nhưng có phần tinh vi hơn, với bài của Trương Duy Nhất mà bữa qua đã điểm. Riêng bài của TDN đã có bình luận của BS-được Bọ Lập đăng lại và nhận được phần lớn phản hồi trong hơn 7 chục cái, trong đó có 1 độc giả phát hiện rằng trước khi đóng, blog Thích học toán của GS NBC không mở phần phản hồi/comment như TDN nói: “anh TDN chả chịu tìm hiểu kỹ tình hình gì cả mà đã viết ngay một bài hùng hồn suy luận thế này. Làm báo kiểu này không biết có đáng bị GS Châu chê là “cẩu thả” không?”” – còm số 10 của VA/Nice Cowboy. Có sự nhầm lẫn, hay lại một kiểu tháu cáy?
Bài của BBC còn tỏ ra ngô nghê tới mức đưa ra nhận xét Sức lan tỏa nhanh và mạnh của các blog trên thế giới mạng khiến cho một số blogger đã phải khóa trang viết …Ha ha! Được “lan tỏa nhanh và mạnh” thì phải mừng quá, mở ra thêm nữa chứ sao lại phải đóng? Không nhận định nổi lý do gì đằng sau đó thì cũng phải đặt được một dấu hỏi tại sao chớ? Người viết bài này không hiểu chút nào về báo chí và blog, hay anh/chị ta không hiểu rằng dân trí ngày nay đã lên cao tới đâu để mà phát hiện những màn xảo thuật chữ nghĩa kiểu đó? Coi chừng mắc lại sai lầm như vụ Đỗ Ngọc Bích nha các bạn. Và … “đồng thanh tương ứng …”, Trương Duy Nhất rinh ngay về blog mình, lại còn tiếp thị (tưởng là) tinh quái bằng một phụ chú: có một độc giả thách mình đăng lại. Ô hô!
- Gia đình BS Phạm Hồng Sơn và LS Lê Quốc Quân kêu cứu —  (RFA).    – Vợ bác sĩ Phạm Hồng Sơn tố cáo vụ bắt giữ và yêu cầu trả tự do cho ông —  (RFI).  – Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – LB Nga tại tỉnh Karelia: Hãy trả tự do cho mọi người liên quan đến vụ án Cù Huy Hà Vũ (Phạm Văn Điệp).
- Một buổi xuống đường: nghĩ về phép giao tiếp của quan chức VN (Nguyễn Văn Tuấn) “Hình như các chính khách VN không có thói quen trả lời thư của dân.  Bao nhiêu kiến nghị, phàn nàn, thư từ, v.v. đều rơi vào “khoảng không đáng sợ”. Năm ngoái, ngay cả cụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư phản đối vụ bauxite mà người ta còn chẳng thèm trả lời! Mới đây, thân nhân của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khiếu nại cũng chẳng có trả lời”.
- Thứ trưởng Ngoại giao Anh: ‘Hãy cứ mở lòng với ý kiến của dân’ (VNN). Ông Jeremy Browne trò chuyện với sinh viên Học viện Báo chí – Tuyên truyền chiều 6/4 tại Hà Nội — >
- Trung Quốc, Việt Nam cam kết hợp tác thi hành công lực (VOA).
- Chính quyền Trung Quốc thả hơn 150 tín hữu Tin lành bị bắt hôm chủ nhật —  (RFI).
- TQ bất bình, bối rối trước sự ủng hộ dành cho họa sĩ Ngải Vị Vị (VOA).
KINH TẾ
21h35′ – Trung Quốc nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình (VNE). Vậy không khéo VN nguy cơ mắc bẫy thu nhập … dưới trung bình. Hề hề!
19h15′:
- Phỏng vấn Viện phó viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành: Bất ổn vĩ mô có nguồn gốc chính từ nội tại (SGTT).
17h20′:
15h10′:
EVN gấp rút chuẩn bị nhân lực cho điện hạt nhân (VNEconomy).  Nên quan tâm kiếm quanh mấy khu Chợ người ở Hà Nội.
10h30′ – Đô-la dư thừa đã “chạy” đi đâu? (Bee)
- Ba bài toán kinh tế 2011: Biện pháp và điều kiện (VEF).
- Nuôi trồng chế biến thủy sản: Cần chấm dứt việc “đẽo cày giữa đường” (Lao động)
- CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II:  “Bốc hơi” hàng ngàn tỉ đồng vốn, tài sản nhà nước? (PL TPHCM). — >
- Otto Graf Lambsdorff – Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (1) (Phạm Nguyên Trường).  – Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (Tiếp theo và hết)
- Philippines seeks China investment in roads, rail (The Straits Times)
VĂN HÓA-THỂ THAO
21h10′ – Món ăn tinh thần một thời của những người CS: RA MẮT ẤN BẢN GỐC CỦA “SÔNG ÐÔNG ÊM ÐỀM” (Nhịp cầu TG).
19h15′:
- Lại “nóng” chuyện hậu di sản (Lao động). Xây tòa nhà Quốc hội là thứ bất khả … thắc mắc, nhưng không lẽ không ai dám thắc mắc cái công ty đang làm tòa nhà này, nó có tuân thủ nguyên tắc xây dựng hay không?  Máy khoan sâu tại Nhà Quốc Hội ảnh hưởng lớn đến khu di tích — >
17h30′:
15h30′:
14h15′:
9h55′ – Bữa nay mới có bài kha khá về cái chương trình “nhạy cảm” với Trung Quốc và Việt Nam này: Gió không thổi trong đêm của Bob Dylan (TTVH) với sự thiếu vắng hai bài mà người ta … “sợ”: “Blowin’ In The Wind và The Times They Are A-changin’ đã không được cất lên. Gió đã không thổi trong đêm của Bob Dylan.”
Mời bà con nghe bản Blowin’ In The Wind do ca sĩ nữ  đang nổi mấy năm nay Alanis Morissette trình diễn:
9h25′  – Chuyện sex-người làm phim đừng sợ thay Bi (VNN)
- Chen lấn ở Lễ hội Đền Hùng (Thanh niên). – Năm sau xin đành bái vọng… (PL TPHCM).
- Sáu sắc phong thời Hậu Lê đang bị mục nát (Tiền phong). — >
- Kinh doanh sao ngoại: Không dễ! (Người LĐ).
- Toan Ánh: Tết Thanh minh (Việt văn Mới)

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
20h15′ – THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN VÌ SAO HỌC SINH CHÁN HỌC MÔN SỬ? (Trần Kỳ Trung). Hề hề! Đây rồi tìm làm chi cho mệt:222. Từ chuyện buồn học sinh không thích môn Sử.
17h30′ – Thi đại học: Giá như có một năm để dừng lại (TT&VH).
15h30′:
- Lên cổng trời tìm chữ (Dân trí). Hàng chục ngôi lều của giáo viên, học sinh Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa –>
10h40′ – Hiệu trưởng ‘nói không’ với HS giỏi quốc gia (VNN)
- Chuẩn giáo viên – nhiều điều đáng suy ngẫm (Lao động).
- “Ngộp thở” cuộc đua cho con vào lớp 1 (VNN).
- Dạy thêm cho học sinh tiểu học phải được cấp phép (Người LĐ).
- Dạy kỹ năng sống: Trước tâm sau mới đến tiền (PL TPHCM).
- Rộ tình trạng giật cặp học sinh ở Tiền Giang (PL TPHCM).
- Sinh viên ngày nay sẽ trầm cảm nếu… không có công nghệ (PL&XH).
- So sánh Fukushima và Chernobyl —  (RFA).
12-4-1961: GAGARIN, “NGƯỜI HÙNG” CỦA LIÊN BANG XÔ-VIẾT (1) (Nhịp cầu TG).  -  Phần 2.   — >
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
17h30′ – Các nhà bảo tồn phản đối đập Xayaburi (Đất Việt).
15h30′:
- Vịnh Nha Trang biến thành “túi rác” (Dân Việt). Một miệng cống xả nước thải ra biển (chụp tại bờ biển Hòn Chồng) –>
14h20′ – Đại lộ Thăng Long lún nứt – trách nhiệm thuộc về nhà thầu (CAND)
11h10′ – Mây phóng xạ đã lan rộng tại Việt Nam (PLTP/DT)
9h35′ – Bán đất cho chủ bãi vàng (Tuổi trẻ)
9h25′ -  Xôn xao tin người dân trúng kỳ nam hơn 23 tỷ đồng (VTC)

- “Vung tiền” cho lễ hội du lịch (Tin tức)
- Miền quê không còn yên tĩnh (Vietinfo). “Nạn mại dâm được Công An bảo kê trên quê hương cố TBT Nguyễn Văn Linh”.
- Biển chẵn không đi ngày lẻ: Khó học nước ngoài? (VNN).
- “Giải pháp mềm” bảo vệ mũi Cà Mau (Thanh niên).
- Làng… chạy voi (Người LĐ).
- Lại đề xuất tăng viện phí! (Người LĐ).
- Hiểm nguy đời phu đá – Bài 3: Cụt chân, liệt người và bỏ mạng (PL TPHCM).
- Chỉ có ở VN: Học sinh chống đinh tặc (Thanh niên).  Nhóm Together từ trái qua: Xuân Ngộ, Trọng Nghĩa, Xuân Phát và Trường Hải đang thảo luận về sản phẩm — >
- Đổ xô vào rừng đào thảo dược (Thanh niên).
- Bà Aviva Imhof – giám đốc điều hành lâm thời của Hiệp hội bảo vệ những dòng sông trên thế giới: HÃY CỨU DÒNG MÊ KÔNG!!! (BS Hồ Hải).
- Nước, một thách thức đối với châu Á —  (RFI).
- Joseph Stiglitz: Chúng ta không có hành tinh dự phòng(Diễn đàn).
- Minister asks Adoption Authority to assess situation in Vietnam (The Journal)
QUỐC TẾ
20h15′ – Quan điểm của Nhật Bản trước sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc hải quân (Nghiên cứu BĐ).
17h30′:
15h30′:
- An ninh Syria bắn chết binh sĩ “từ chối bắn người biểu tình” (Thanh niên). Tang lễ của một binh sĩ thiệt mạng — >
- Phe chính phủ Libya vẫn tiếp tục pháo kích (VOA).
- Côte d’Ivoire: Lực lượng của TT Ouattara bắt các phần tử chủ chiến (VOA). Dân quân thân ông Gbagbo bị lực lượng của ông Ouattara bắt giữ — >
- Đài Loan tập trận đối phó với một cuộc tấn công bất ngờ của Trung Quốc —  (RFI).
- EU nới lỏng biện pháp trừng phạt nhắm vào Miến Ðiện (VOA).
- Một số cư dân Nhật trở về nhà bất chấp mối lo ngại về phóng xạ (VOA).
- Trung Quốc: Công chức chính quyền viết sách về chuyện nội bộ (TVN).
- Mỹ mua 80-100 máy bay ném bom chiến lược NGB (VietnamDefence)
* Nghe âm thanh: +    RFI 12-4-2011 ;  +    RFA sáng 12-4-2011 ;  +    RFA tối 12-4-2011.

461. Việt Nam đang đổi hướng đi

Đăng bởi anhbasam on 12/04/2011
Asia Times

Việt Nam đang đổi hướng đi

David Brown
Ngày 12 tháng 4 năm 2011
Những ai từng viết rằng chẳng còn hi vọng gì ở cái bộ máy quản lý nền kinh tế Việt Nam đã bị cứng đờ hết cả lại trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi tháng 1 thì họ có thể sẽ thấy là mình nhầm nếu bây giờ nhìn lại tình hình một lần nữa cho kỹ.
Cái đại hội làm việc giống hệt như hội nghị kín bầu giáo hoàng này được tổ chức 5 năm một lần để lựa chọn những người xuất sắc nhất về chính trị hiểu theo nghĩa tôn ti trật tự mạnh bắt nạn yếu. Nhiều nhà báo thấy những người tới dự cái đại hội đó chỉ là kẻ ngồi ngáp vặt nên đã chuyển hướng chú ý sang chỉ trích cách chính phủ quản lý nền kinh tế, điều họ chỉ trích giống với những nhận xét hồi tháng trước của tờ The Wall Street Journal.
Tờ The Wall Street Journal cho rằng các nhà hoạch định chính sách vô trách nhiệm chỉ vì ngoan cố không chịu thay đổi “tăng trưởng bằng mọi giá” nên đã gây ra lạm phát phi mã. Nền kinh tế của Việt Nam giống như con ngựa phải chạy quá sức và người ta chẳng hi vọng nhiều đại hội sẽ thay đổi được điều gì, theo đánh giá của nhiều nhà báo.
Song, trên thực tế đã có rất nhiều thay đổi. Bám được vào cái phao cứu sinh của nhiệm kỳ mới kéo dài 5 năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức siết chặt tín dụng, kiềm chế chi tiêu công và đã bắt đầu hạn chế được những lo ngại lạm phát. Ngoài ra ông Dũng còn đưa ra cảnh báo rằng chính phủ sẽ áp đặt kỷ luật và hiểu biết kinh tế trong các quyết định đầu tư của quốc gia.
Nếu đúng là ông Dũng đang tìm ra cho mình một hướng đi thế thì giai đoạn kéo dài quãng một năm trước đại hội có thể được coi là một bước ngoặt, cái thời điểm mà hậu quả kinh tế khủng khiếp của việc cho phép các doanh nghiệp nhà nước và các chính quyền địa phương được phân bổ hầu hết vốn đầu tư cơ bản của quốc gia cuối cùng đã trở nên hiện ra rành rành đến mức không thể cố tình lờ tịt đi được.
Trước đại hội, ông Dũng không thể rảnh tay vì công việc chính trị cấp bách khi ấy là phải tranh thủ sự ủng hộ của các đại biểu quốc hội, trong đó có các nhóm lớn đại diện cho các doanh nghiệp nhà nước và các đảng bộ ở các địa phương. Các chuyên gia tư vấn nước ngoài và một số nhà kinh tế hàng đầu của Việt Nam đã phát hoảng khi nghe ông Dũng phát biểu trước Quốc hội vào cuối năm ngoái rằng doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và là công cụ chiến lược của chính sách nhà nước.
Phát biểu này được đưa ra sau khi tập đoàn đóng tàu thuộc sở hữu nhà nước bị vỡ nợ VINASHIN với tổng số tiền 600 triệu đô la Mỹ không có khả năng trả nợ các chủ nợ nước ngoài. Vào thời gian đó, tờ The Economist đã viết “nếu chính phủ không túm gáy các doanh nghiệp nhà nước thì chính phủ chẳng thể làm nổi chuyện gì khác to tát.”
Ông Dũng có liên quan trực tiếp tới sự tan rã của Vinashin được báo chí thế giới đưa tin rầm rộ và khơi mào sự chỉ trích nhằm vào cách chính phủ quản lý nền kinh tế. Ông Dũng có công trong việc thành lập tập đoàn này và hỗ trợ để nó được vay các khoản tiền khổng lồ với ý định xây dựng Việt Nam thành một cường quốc đóng tàu tầm cỡ thế giới. Khi Vinashin bị phát hiện là đã thành lập quá nhiều công ty con giữa lúc cả thế giới đang phải chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thì thủ tướng thừa nhận rằng ông đã không giám sát chuyện này.
Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đã coi thường sự chỉ đạo của trung ương bằng “đa dạng hóa ngành nghề”, họ đầu tư vào các dịch vụ tài chính, bất động sản và các lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của họ. Có một điều trơ trẽn song ít được báo chí đề cập hơn, ấy là một năm trước đây các doanh nghiệp nhà nước đã từ chối bán lượng đô la họ đang có để mua đồng tiền nội tệ khi mà sự thiếu hụt ngoại tệ đang giáng đòn nặng nề vào đồng tiền của Việt Nam.
Hầu hết các chỉ trích của nước ngoài đều nhầm ở giả định cho rằng bởi vì Việt Nam là một nhà nước độc đảng cho nên toàn bộ những gì mà chính phủ phải làm chỉ là ban hành mệnh lệnh. Tuy nhiên, việc Hà Nội trên danh nghĩa đã không thể đưa các tổ chức phụ thuộc của nó vào hàng lối trật tự không hàm nghĩa họ không muốn làm điều đó hệt như họ không đủ năng lực để làm điều đó vậy.
Là người thường xuyên có suy nghĩ băn khoăn về doanh nghiệp nhà nước, Martin Rama, nguyên là nhà kinh tế trưởng [chief economist] của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, đã cảnh báo về nguy cơ nhà nước trở thành “tù nhân” của các tổ chức nửa chính trị nửa kinh tế cứ tưởng rằng mình “quá lớn nên không thể phá sản được”. Theo một bản thống kê, hiện nay vẫn còn khoảng 1.473 công ty lớn và nhỏ thuộc sở hữu nhà nước hoàn toàn. Ngoài ra nhà nước vẫn nắm cổ phần đa số tại rất nhiều công ty khác được gọi là công ty “cổ phần”..
Những công ty nói trên là di sản để lại của 30 năm Hà Nội nỗ lực xây dựng một nền kinh tế “xã hội chủ nghĩa” dựa trên mô hình Sô Viết. Mặc dù từ giai đoạn 1986-1991 Việt Nam đã dần dần ngả sang con đường tư bản chủ nghĩa, song rất nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì và không muốn đánh mất các mối quan hệ mật thiết với các cơ quan của chính phủ ở cả cấp trung ương lẫn địa phương. Các nhà quản lý được đào tạo tại Liên Xô trong cả các doanh nghiệp lẫn trong các bộ ngành đều coi mối quan hệ trên là bình thường và quả thực nó rất hữu ích.
Cho đến nay, doanh nghiệp nhà nước vẫn được hưởng cái quyền vay tín dụng cực kỳ dễ dàng. Các ngân hàng của Việt Nam coi các khoản cho vay dành cho ngay cả các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ là phi rủi ro bởi vì đã có sự bảo lãnh ngầm của chính phủ. Được biết vốn vay dành cho các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 40% tài sản của các ngân hàng của Việt Nam.
Việc các ngân hàng thích tập trung tiền vào khu vực nhà nước không chỉ bỏ đói khu vực tư nhân mà còn gây tác hại tới nỗ lực của chính phủ nhằm tập trung vốn cho các dự án hứa hẹn đem lại tỉ lệ thu hồi vốn cao. Và cái sân chơi bình đẳng được xác lập bởi luật doanh nghiệp và luật đầu tư được ban hành năm 2005 đã trở thành trò khôi hài.
Năm ngoái, chính phủ đã tuyên bố sẽ cắt giảm gần 19%, tức khoảng 2,5% GDP ngân sách dành cho khu vực nhà nước trong năm nay. Sau đó chính phủ lại nói rằng số tiền này sẽ được chuyển sang phân bổ cho khu vực viên chức nhà nước – tức cứ ba người lao động thì có một người ăn lương nhà nước nếu như các doanh nghiệp nhà nước được tính vào đây – dưới hình thức tăng lương cơ bản lên 14% để bù đắp giá sinh hoạt tăng cao.
Các tỉnh chi tiêu bừa bãi
Ông Dũng và các đồng sự của ông chắc hẳn phải đề ra kỷ luật khắt khe hơn đối với các chính quyền địa phương tiêu hoang coi tiền như rác. Giống như khu vực doanh nghiệp nhà nước, các chính quyền địa phương trong những năm gần đây đã giỏi tới mức họ đủ khả năng phớt lờ những chỉ thị khó chịu từ Hà Nội.
Kinh tế tăng trưởng mạnh ở độ một chục tỉnh trong số 61 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã khiến họ trở thành nơi đem lại nguồn thu lớn và họ thoát khỏi sự phải phụ thuộc vào sự phân phát của chính phủ trung ương. Mặt khác, lãnh đạo các địa phương lại giỏi cầu cứu sự giúp đỡ của các ông chủ đỡ đầu ở vị trí cao trong bộ máy đảng mỗi khi những lợi ích quan trọng bị đe dọa.
Chính sách sáng suốt hồi năm 2005 nhằm phân quyền cho các tỉnh khi đem ra thực hiện thì hóa ra nó lại đưa đến kết quả tệ hại cho Hà Nội. Năm 2005, bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) ủy quyền cho các tỉnh phê duyệt hầu hết các đề xuất dự án đầu tư.
Nhờ thủ tục được rút ngắn, các tỉnh lần lượt cho xây vô tội vạ các khu công nghiệp và cấp giấy phép xây dựng nhà máy thép, nhà máy xi măng, cảng biển, khách sạn xa hoa, khu nghỉ mát và bất cứ cái gì mà các nhà xúc tiến đầu tư nước ngoài đem ra gạ họ bất chấp việc đầu tư đó là không cần thiết hay phi kinh tế xét trên quy mô quốc gia.
Được tiếp tay bởi tín dụng lỏng lẻo, Hà Nội đã không thể áp đặt kỷ luật cho các quyết định đầu tư và điều đó đã làm giảm hiệu quả vốn đầu tư đi rất nhiều. Chỉ số ICOR của Việt Nam (một cách tính theo đó cứ mỗi một đồng vốn đầu tư tăng thêm thì tạo ra bao nhiêu đồng sản phẩm) đã liên tục bị giảm trong 20 năm qua kể từ khi nước này bắt đầu chuyển sang “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”.
Mặc dù nguồn vốn đầu tư chiếm 45% GDP quả là phi thường, theo số liệu thống kê của nhà nước, song tăng trưởng chỉ ở mức 6,9% – một kết quả kém xa theo số liệu công bố bởi Trung Quốc hoặc các nước láng giềng tương tự ở Đông Nam Á.
Một nghiên cứu được rất nhiều người biết đến của một cơ quan có uy tín là Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế đã tính toán ICOR của toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2001-2009 là  8,78. Xét về hiệu quả thì nghĩa là con số này cho thấy nền kinh tế đã sử dụng gần 9 đô la đầu tư mới để tạo ra mỗi năm 1 đô la tài sản mới. Khu vực nhà nước đã chứng tỏ là nơi làm ăn kém hiệu quả nhất với ICOR của nó là 17,55 cho cùng giai đoạn này.
Các kết quả được công bố bởi các nhà đầu tư nước ngoài cũng chẳng gây ấn tượng đặc biệt hơn với ICOR là 11,14 cho cùng giai đoạn 9 năm nói trên. Người dẫn đầu về ICOR tại Việt Nam chính là khu vực tư nhân trong nước, họ chỉ cần bỏ ra thêm 4,62 đô la đầu tư thì đã có thể tạo ra một đô la sản phẩm mỗi năm.
Chính phủ Việt Nam chắc chắn chẳng cần đến lời khuyên về chiến lược kinh tế vĩ mô. Họ nhận thừa thãi những lời khuyên đó từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quân sư tăng trưởng kinh tế người Nhật Kenichi Ohno và cỡ một trung đội các giáo sư của Đại học Harvard chưa kể rất nhiều kinh tế gia của chính Việt Nam nữa.  Các toa thuốc khác nhau về tiểu tiết, song tất cả đều nhất trí là nếu Hà Nội không có những thay đổi căn bản về mô hình phát triển thì tăng trưởng chắc chắn sẽ bị chậm và có khi bị dừng lại bởi vì Việt Nam rơi vào cái bẫy được gọi là “bẫy thu nhập trung bình”.
Diễn đạt một cách hết sức đơn giản thì luận cứ nói trên là như sau: Việt Nam đã hầu như chấm dứt được đói nghèo trên quy mô rộng nhờ việc đã sử dụng hiệu quả người lao động và nguồn vốn. Ngày nay người dân bình thường của quốc gia có 88 triệu dân này mỗi năm có thể tiêu dùng hàng hóa với tổng trị giá bằng tiền là 3000 đô la – một mức giàu có mà thế hệ trước đây chỉ có thể nằm mơ. Tuy nhiên, để phát triển lên tới mức kinh tế tiếp theo thì Việt Nam phải tiến lên bước nữa trong dây chuyền giá trị [value chain].
Cam kết của chính phủ của ông Dũng nhằm đạt được “sự phát triển nhanh và bền vững” đã được đề ra trong một văn bản mang tính chiến lược được công bố rất lâu trước khi đại hội Đảng diễn ra. Đó là một văn bản mang tính trần thuật mạch lạc và rõ ràng về điều gì phải làm, song nó chẳng có điều gì là cụ thể cả. Ngoại trừ một đoạn ngắn nói về việc tiếp tục duy trì khu vực doanh nghiệp nhà nước, tài liệu nói trên giống như một bản kế hoạch làm rộn ràng trái tim của các nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng thế giới, ADB và IMF.
Chính phủ dường như đang muốn thuyết phục rằng những gì đạt được cho tới nay – thu nhập của quốc gia đã tăng lên bốn lần trong vòng 20 năm qua – quả thực là mong manh, quả thực là dễ tổn thương trước những cơn đồng bóng của các công ty ngoại quốc đang đi tìm nơi nhân công rẻ để xây nhà máy lắp ráp thành phẩm. Những công ty thuộc loại này bị quy trách nhiệm phần nào cho tình trạng bất ổn trong cán cân thanh toán của Việt Nam – một hậu quả của việc đương nhiên phải nhập khẩu tỉ lệ nguyên liệu đầu vào cao cho hàng hóa sản xuất trong nước để xuất khẩu. Đây chính là tình huống đã tất yếu dẫn đến việc tiền đồng liên tục bị phá giá để duy trì tính cạnh tranh.
Nhưng một nghịch lý đã xuất hiện trong nền kinh tế. Việt Nam từng thu thút các công ty nước ngoài vốn có mặt ở Trung Quốc để mở nhà máy tuyển dụng lao động phổ thông không đòi hỏi kỹ năng cao thì nay chính những công ty này đang gặp phải sức ép do giá thuê đất và chi phí lao động tăng. Cấp tỉnh thì vui vẻ chào đón những doanh nghiệp kiểu như vậy nhưng chính phủ cấp trung ương thì lại tỏ ra không sốt sắng tiếp tục thúc đẩy cái khu vực bóc lột nhân công giá rẻ đó của nền kinh tế.
Thay vì thế, Hà Nội liên tục tuyên bố họ muốn thu hút đầu tư đem lại “tăng trưởng bền vững”. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng điều này sẽ phải đi từ tư nhân hóa một phần các doanh nghiệp nhà nước (được cho là làm như vậy để làm cho các doanh nghiệp đó trở nên nhạy bén hơn với kỷ luật của thị trường) và thu hút các công ty đa quốc gia cam kết nâng cấp trình độ công nghệ và kỹ năng quản trị của Việt Nam cũng như đẩy nhnah sự hội nhập chậm trễ vào nền sản xuất.
Hà Nội mới đây đã ghi được những thành công đáng chú ý trong việc thu hút được những dự án đầu tư sản xuất dựa nhiều vào tri thức, trong đó có những cam kết của những tập đoàn đa quốc gia khổng lồ như Intel, Canon, Nokia, Samsung và First Solar, nhà sản xuất tấm pin mặt trời hàng đầu của Mỹ. Chuyện này đang gây lo lắng cho các nước trong khu vực như Thái Lan và Malaysia là những quốc gia đang cạnh tranh với Việt Nam để có được những dự án đầu tư giống hệt như vậy và họ đã có một sự xuất phát đáng kể trong việc phát triển khu vực sản xuất của nền kinh tế.
Cơ sở hạ tầng kém
Viêt Nam sẽ thu hút thêm nhiều hơn nữa công ty công nghệ cao muốn đến Việt Nam để mở nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu nếu như Việt Nam giải quyết được những nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng.
Hạ tầng giao thông của Việt Nam nổi tiếng là vô tổ chức và quá tải. Chuyện xảy ra quá thường xuyên ấy là người ta xây dựng những tuyến đường mới mà chẳng cần biết nó dẫn đến đâu, cầu xây xong thì không sử dụng được vì không có đường dẫn còn hàng hóa vận chuyển từ nhà máy đến tàu chở công-ten-nơ thì tốn quá nhiều thời gian so với đòi hỏi ngày nay của nền sản xuất là “cần bao nhiêu là có ngay bấy nhiêu”. Được biết Việt Nam mỗi năm cần 16 tỉ đôla cho đường xá, cảng, đường bộ cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác; nhiều nhất thì Việt Nam cũng chỉ lo được một nửa số tiền đó từ nguồn ngân sách nhà nước.
Trong khi đó thì hệ thống điện của quốc gia không đáp ứng nhu cầu gần đây đã tăng lên 15% mỗi năm. Giá điện là một phần quan trọng của vấn đề. Từ nhiều năm nay Hà Nội yêu cầu công ty điện lực của nhà nước, Điện lực Việt nam (EVN), phải bán điện với giá rẻ như bùn để khuyến khích hoạt động kinh tế và giảm nghèo.
Với giá điện được duy trì ở mức thấp giả tạo, EVN không thể huy động đủ vốn để đầu tư vào các nhà máy điện mới. Không được đảm bảo chủ động về giá bán điện, các nhà đầu tư nước ngoài không muốn tham gia để bù đắp nguồn cung cấp điện thiếu hụt. Vào đầu năm 2010, chính phủ, EVN, Vinacomin (tập đoàn điện lực của Tổng công ty than và khoáng sản) và một số nhà đầu tư nước ngoài đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về tăng giá điện để có các mức giá bán điện có thể đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Kết quả là trong thời gian gần đây có sự dấy lên hoạt động xây dựng các nhà máy điện, một số nhà máy dự kiến sẽ có điện hòa lưới quốc gia vào đầu năm 2013.
Hà Nội giờ đây đang phải chịu trách nhiệm là bắt người tiêu dùng phải chịu giá điện đột nhiên tăng cao. Khi mùa khô đến vào tháng trước kéo theo việc thiếu điện và cắt điện tạm thời thì ông Dũng công bố giá điện sinh hoạt tăng 15%. Đó là một đòn nặng đánh vào người tiêu dùng đang chóng mặt vì giá cả các mặt hàng thực phẩm thiết yếu và nhiên liệu gia tăng (lạm phát trong tháng 3 đã lên tới 14% so với cùng kỳ năm ngoái). Nhưng ngay cả nếu như việc giá điện được điều chỉnh tăng lên theo lạm phát thì ngay cả khi ấy sự tăng nguồn thu sẽ vẫn chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền còn thiếu để tạo ra đủ nguồn cung.
Một cách làm khả dĩ có thể giúp lấp lỗ hổng hạ tầng ấy là các dự án hợp tác công-tư [public-private partnership - PPP]. Nhật bản, Hàn Quốc và Phòng Thương mại châu Âu đã thúc giục Hà Nội cung cấp đủ nguồn vốn để các công ty nước ngoài thấy có lợi khi họ huy động nguồn vốn của họ để đầu tư vào các dự án cơ sở tầng giao thông, một cách làm  phổ biến tại các quốc gia láng giềng với Việt Nam. Tháng 11 năm 2010, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý cho PPP và việc làm này đã được hoan nghênh như là một bước tiến đầu tiên vững chắc để xây dựng một hệ thống đáp ứng yêu cầu của các bên cho vay nước ngoài.
Kiềm chế các doanh nghiệp nhà nước đã được đưa vào chương trình của các nhà cải cách ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Cho tới nay họ mới chỉ thành công không đáng kể do sự liên minh giữa người quản lý doanh nghiệp nhà nước và quan chức của bộ máy của Đảng cho đến nay vẫn dễ chịu thoải mái  và nó vẫn cứ tỏ ra trơ trơ trước những ý kiến tranh luận đưa ra bởi những người có học trong nội bộ Đảng.
Thế nhưng, sự tan rã của Vinashin vào năm ngoái dường như là chất xúc tác để những người  ở vị trí chóp bu một lần nữa lại hạ quyết tâm giải quyết vấn đề của khu vực nhà nước. Ông Dũng ít nhất cũng đã có những lời lẽ khoa trương là nhân cơ hội này sẽ cải tổ triệt để các doanh nghiệp nhà nước trong đó có việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa những công ty lớn như Vietnam Airlines và Petrolimex, nhà bán lẻ xăng dầu và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa cách sử dụng nguồn vốn nhà nước của các công ty nhỏ hơn.
Với bài học trực quan vẫn còn sống động từ sự tan rã của Vinashin và cái đà tiến do ông Dũng được tái bổ nhiệm thêm 5 năm nữa tại đại hội vừa qua, nay rõ ràng là lúc phải hành động. Dĩ nhiên ở Việt Nam vẫn xảy ra cái câu chuyện quen thuộc là nhà nước ban hành sắc lệnh nhưng nhà nước không làm sao để cho người khác tuân thủ, trong đó lần gây đây nhất là chính phủ ra sức chống lại thị trường hối đoái chợ đen.
Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 16 tháng 3 tán thành nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô song về các doanh nghiệp nhà nước thì nghị quyết này chỉ nói là doanh nghiệp nhà nước nên cải tổ với mục đích tiến tới cổ phần hóa và rằng doanh nghiệp nhà nước nên kiên trì bám vào ngành nghề kinh doanh chính của mình. Ban chấp hành trung ương Đảng được bầu vào tháng 1 vẫn chưa nhóm họp và do vậy họ vẫn chưa bàn bạc cân nhắc xem có cần thiết cải tổ triệt để khu vực nhà nước hay không.
Nhưng có thể thấy rõ là ông Dũng đã bắt đầu tạo ra một không khí chung bằng cách ông đang phanh lại tín dụng và chi tiêu và tuyên bố ông có ý định sẽ hợp lý hóa quá trình đề ra quyết định đầu tư của đất nước. Đây là một tín hiệu mà chế độ này hi vọng các ông chủ có tiền ở xa trên khắp thế giới đang dựng ra-đa lên để nghe ngóng còn các nhà đầu tư ngoại quốc đến Việt Nam thì vội vã giở sổ ra ghi chép.
David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã hồi hưu, ông thường viết về tình hình ở Việt Nam hiện nay. Có thể liên hệ với ông bằng  thư điện tử theo địa chỉ: nworbd@gmail.com.
Người dịch: Phạm Anh Tuấn
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

460. Luis Palau truyền giảng cho hàng nghìn người dân nước Việt Nam cộng sản

Đăng bởi anhbasam on 12/04/2011
Christian Post

Luis Palau truyền giảng cho hàng nghìn

người dân nước Việt Nam cộng sản

Ethan Cole
Ngày 11-4-2011

Vào cuối tuần qua, nhà truyền bá Phúc âm Luis Palau đã thuyết giảng trước khoảng 10.000 người ở TP.HCM, thành phố lớn nhất ở nước Việt Nam cộng sản.
Giới chức sắc tôn giáo ở Việt Nam đã gặp gỡ làm việc với quan chức chính quyền cho đến sát ngày diễn ra buổi truyền giảng phúc âm, để xin giấy phép. Hôm thứ bảy, 3 ngày trước buổi truyền giảng, họ mới nhận được giấy phép tổ chức sự kiện trên một sân vận động thay vì ở một không gian rộng mở như đã đề nghị.
“Tôi xin được khiêm nhường tham gia vào nỗ lực lịch sử này của Việt Nam” – Palau phát biểu trong một diễn văn hôm thứ hai. “Cộng đồng Cơ Đốc ở đây rất nồng nhiệt, rất yêu nước, rất lạc quan, và hết mình cho tương lai của quốc gia. Thật cảm động được chứng kiến điều ấy. Chúng tôi yêu Việt Nam và chúng tôi rất sung sướng. Được Chúa cho phép, chúng tôi mong được phục vụ đất nước này nhiều năm”.


Luis Palau, cùng với con trai là Andrew Palau, đã truyền giảng tại buổi lễ vào hai ngày 9 và 10 tháng 4 ở TP.HCM (trước là Sài Gòn), nhân kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành vào Việt Nam. Theo Hội Luis Palau, hàng nghìn người đã cam nguyện với Chúa nhân dịp này.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một lãnh tụ Cơ Đốc giáo quốc tế được phép truyền bá phúc âm tới cử tọa rộng lớn như thế, suốt từ năm 1975 khi đất nước trở thành một quốc gia cộng sản.
“Chúng tôi vô cùng phấn khởi khi Tiến sĩ Palau đến đây với chúng tôi, ở Việt Nam này” – mục sư Hồ Tấn Khoa, một trong các lãnh tụ Tin Lành ở Việt Nam, cho biết. “Ngài là bậc tiên phong – phục vụ Chúa và hướng dẫn chúng tôi trong những sự kiện phúc âm kỳ diệu”.
Palau vừa được mời tới Hà Nội, thủ đô Việt Nam, để tổ chức những buổi lễ tương tự vào hai ngày 15 và 16 tháng 4. Chức sắc tôn giáo sở tại vẫn đang cố gắng xin Chính phủ chuẩn y. Cũng có kế hoạch để nhà truyền đạo người bang Oregon này thuyết giảng ở Đà Nẵng và Hà Nội vào tháng 6 tới.
Cộng đồng Tin Lành chiếm khoảng 0,5% trong 90 triệu dân số Việt Nam. Người Thiên Chúa giáo chiếm tỷ lệ 6,7%.
Căn cứ hệ thống luật pháp mang tính kiểm soát tôn giáo của Việt Nam, thì tự do tín ngưỡng được xem như là một đặc ân thay vì là một thứ nhân quyền căn bản.
Từ đầu thập niên 1990, chính phủ cộng sản vô thần bắt đầu cho phép tổ chức các hoạt động tôn giáo, nhưng chỉ ở những nhóm tôn giáo nào đã đăng ký với chính quyền. Và ngay cả khi đó thì các nhóm có giấy phép này cũng phải hoạt động tuân thủ hướng dẫn của chính quyền.
Người dịch: Đan Thanh
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

459. Lựa chọn của Trung Hoa – Việt Nam

Đăng bởi anhbasam on 12/04/2011
China Briefing

Lựa chọn của Trung Hoa – Việt Nam

Bài của Jane Shi
Ngày 11-4-2011
Loạt bài mang tên Lựa chọn của Trung Hoa của chúng tôi viết về những quốc gia tiêu thụ hàng thủ công nghiệp của Trung Hoa tại châu Á nhưng bây giờ lại là những nơi bắt đầu chạy đua với Trung Hoa do họ có công lao động thấp, có cơ sở hạ tầng và năng lực vận hành. Trong kỳ này chúng tôi xem xét trường hợp Việt Nam.
Do chỗ nguyên liệu thô và giá dầu thô tăng lên, nền kinh tế phần lớn dựa trên thủ công nghiệp của Việt Nam đã phải vật lộn để giữ cân bằng phát triển bên cạnh việc tập trung vào nhu cầu kiểm soát lạm phát.
Tương tự như Trung Hoa, Việt Nam là một nhà nước cai trị độc đảng. Nước này đã có được sự ổn định tương đối về chính trị, chỉ thỉnh thoảng bùng nổ những tranh chấp của các viên chức chính trị khi gần tới những thời kỳ thay đổi về cắt đặt các chức vụ, những cuộc phản đối việc chiếm đất đai mang tính gây hấn, và tình trạng quan liêu hủ bại ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương.
Những vấn đề nổi cộm trong việc kiểm soát xã hội vào thời điểm này và vào một thời kỳ trong tương lai khả dĩ dự đoán trước được gồm có những hạn chế chặt chẽ hơn và  khủng bố các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số cùng với sự chiếm đoạt các sở hữu tài sản của tôn giáo. Tờ New York Times gần đây công bố một tường trình về những cuộc đàn áp gia tăng mạnh mẽ các cuộc tụ tập tôn giáo bí mật của người Thượng – những bộ tộc dân thiểu số sống ở vùng núi – những người dân đông đảo đã cải đạo sang đạo Ki-tô từ 500 năm qua. Cùng với sự phát triển mạnh hơn về kinh tế và việc dân vùng thấp bành trướng lên những vùng sở hữu lâu đời của dân tộc thiểu số, phương diện tôn giáo này tác động mạnh đến các quyền sở hữu đất đai và sở hữu các tài sản khác nữa của các nhà thờ.
Những tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Nam Hải (“biển Đông” – ND chú thích) giữa Việt Nam, Trung Hoa, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei sẽ tiếp tục là một thách thức đối với khả năng của Việt Nam trong sự phát triển các mối quan hệ hữu nghị đối ngoại với các nước láng giềng. Khu vực tranh chấp này gồm cả những con đường giao thương mật độ cao, vùng đánh cá, và rất có thể là cả những khu trầm tích dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên. Những cuộc thảo luận đa phương đi tìm giải pháp cho tranh chấp hiện đang được khối ASEAN thúc đẩy mạnh mẽ.
Nền kinh tế năm 2010 của Việt Nam gặp những vấn đề lớn về lạm phát và mất giá đồng tiền. Giá tiêu dùng tăng 13,89 phần trăm vào tháng Ba năm nay so với cùng kỳ năm ngoái và trông đợi năm 2011 sẽ tăng trung bình 14,3 phần trăm so với 9 phần trăm năm 2010. Lạm phát tăng nhanh là do cả hai nguyên nhân giá cả tăng cao hơn đối với các mặt hàng trên phạm vi thế giới và áp lực lên đồng tiền Việt Nam. Tổ Tình báo Kinh tế (Economist Intelligence Unit – của báo The Economist – ND chú thích) ước tính giá dầu thô sẽ tăng 13 phần trăm và lương thực tăng 27 phần trăm vào năm 2011. Trong ba tháng đầu năm nay, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã cho tăng 15 phần trăm giá điện, 17 phần trăm giá xăng và 24 phần trăm giá dầu diesel.
Không có lòng tin vào tiền đồng VN cũng tạo ra tình trạng khắp cả nước đổ xô vào các ngân hàng có dự trữ ngoại tệ khi đồng đô-la Hoa Kỳ chiếm tới khoảng 20 phần trăm đồng tiền được dùng để giao dịch trong nước. Tỷ giá chuyển đổi tiền đồng sang USD được dự đoán là đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá, từ 19.127 VND ăn 1 US$ sang 23.873 VND ăn 1US$ vào năm 2015. Tháng Mười năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam là 14,11 tỷ US$, tương đương với dưới hai tháng nhập khẩu. Với dự trữ thấp như vậy và với sự liên tục thâm hụt thương mại, chính phủ bị ép phải tìm một giải pháp dễ thực hiện.
Tuy nhiên, trong những nỗ lực nhằm cắt giảm lạm phát, hồi tháng Hai năm nay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua một giải pháp mang tính chính sách nhằm hạn chế thâm hụt ngân quỹ xuống dưới 5 phần trăm GDP, cắt giảm gia tăng tín dụng xuống dưới 20 phần trăm, và hạ bớt việc gia tăng cung cấp tiền xuống từ 15 đến 16 phần trăm. Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay đang yêu cầu tất cả các doanh  nghiệp Nhà nước, là bộ phận tạo ra khoảng 40 phần trăm GDP hằng năm, phải bán lại cho các Ngân hàng số US đô-la họ nắm giữ. Thâm thủng đã hạ xuống từ 6,2 phần trăm xuống 5,9 phần trăm vào năm 2010 so với năm trước, nhưng do chỗ những chi tiêu cho hạ tầng cơ sở và cho phúc lợi xã hội vẫn còn cao nên sẽ còn phải đánh vật nhiều để hạ sự thâm hụt xuống dưới 5 phần trăm.
Sản xuất kinh tế và năng lực cạnh tranh có thể thủ tiêu điều các nhà làm chính sách vẫn nhấn mạnh đối với vấn đề kiểm soát lạm phát, như ta được thấy trong những gì vừa xảy ra và những dỡ bỏ sớm các hạn chế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu hồi phục kinh tế. Chẳng hạn như, sau đợt sóng khủng hoảng tín dụng đầu tiên năm 2009, Việt Nam bứt phá lên cho phát triển nhanh, dẫn tới kết quả là cuối năm 2010 lạm phát lên hai con số. Lạm phát vẫn được trông đợi là vẫn còn cao, trung bình khoảng 13,3 phần trăn trong cả năm 2011, và sẽ không có hạ nhiệt cho tới ít nhất là năm 2012, với tỷ lệ trung bình trông đợi là 6,8 phần trăm.
Tính chất nhất quán trong các chính sách tiền tệ ở Việt Nam giỏi lắm là có kết quả “lốm đốm”, do chỗ chính phủ phải vật lộn với vô số vấn đề về thuế và tiền tệ. Tỷ lệ nợ công chưa trả xong năm 2010 là gần 57 phần trăm của GDP. Dù rằng xuất khẩu có gia tăng 25 phần trăm từ năm 2009 qua năm 2010, song tổng giá trị nhập khẩu vẫn cao hơn. Tháng Ba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng từng bước hạ thấp các món cho vay vào “khu vực phi sản xuất” – thí dụ như bất động sản và chứng khoán – xuống 22 phần trăm vào cuối tháng Sáu và xuống 16 phần trăm vào cuối năm 2011. Cũng yêu cầu thực hiện tăng gấp đôi các dự trữ theo định mức hiện nay từ 1 tới 3 phần trăm, nếu không làm được thì sẽ bị phạt.
Nhìn chung, tỷ lệ phát triển kinh tế trung bình của Việt Nam được trông đợi là 7,2 phần trăm trong vòng 5 năm tới. Gia tăng trong các khoản đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng – nhớ thị trường lao động tốt hơn và lương cao hơn – được trông đợi sẽ đóng góp cho một nền kinh tế mạnh hơn của Việt Nam. Lương tối thiểu tăng 14 phần trăm, có hiệu lực thi hành từ tháng Năm năm nay, sẽ nâng gía trị lao động hàng tháng từ VND 730.000 lên VND 830.000 cho mỗi người lao động.
Chính phủ cũng có bước tiến trong vòng năm năm tới sẽ thực hiện tự do hóa và nửa-tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù việc tiến hành chậm và rất chú ý bảo đảm sự lành mạnh về tài chính sau vụ Vinashin xin khất trả nợ nhóm chủ nợ quốc tế đợt đầu vào năm 2010.
Mối quan tâm của nước ngoài đến hàng hóa thủ công nghiệp Việt Nam vẫn có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư từ Trung Hoa, Hoa Kỳ và từ các nền kinh tế phát triển khác. Bán lẻ và quần áo, hàng tiêu dùng, kim loại và khai mỏ, và các mặt hàng công cụ và công nghiệp chiếm phần lớn tổng sản phẩm xuất khẩu năm 2009 đạt 13 phần trăm, tương ứng từng loại hàng nói trên là 10,5 phần trăm (đối với bán lẻ và trang sức – ND thêm), 9 phần trăm (đối với hàng tiêu dùng, kim loại và khai mỏ – ND thêm) và 8,5 phần trăm (đối với các mặt hàng công cụ và công nghiệp – ND thêm). Hoa kỳ là nước đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với 20 phần trăm mặt hàng xuất khẩu hướng sang các bến cảng Hoa Kỳ năm 2010. Trung Hoa bỏ xa nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 23,8 phần trăm trong toàn bộ nhập khẩu vào Việt Nam năm 2010.
Trong khi Trung Hoa hiện thời đang chuyển đổi nền kinh tế của nó lên một trình độ phát triển sản xuất cao hơn trong những khu vực đụng nhiều hơn đến kỹ thuật, như Công nghệ Thông tin và những khu vực dịch vụ giá trị gia tăng, thì Việt Nam có lực lượng lớn lao động thiếu kỹ năng, lực lượng này có vai trò cạnh tranh cao khi tham gia sản xuất trong những ngành công nghiệp kỹ năng thấp như bán lẻ và quần áo.
Tuy Việt Nam tụt lại sau Trung Hoa trong những hàng đem chào có trình độ gần gũi với những khách hàng và những nhà cung cấp có kinh nghiệm, (tuy Việt Nam) không có hệ thống phức hợp xe lửa – hàng không – đường biển, không có những khả năng hậu cần to lớn, không cung ứng nhanh được cho sản xuất và thị trường, không có hạ tầng và khả năng cung cấp năng lượng rộng lớn, song Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển có giá trị để thu hút đầu tư, đặc biệt trong việc đóng gói và xuất khẩu hàng hóa, nhất là khi Trung Hoa gia tăng các nỗ lực di chuyển các trung tâm đóng gói và lượng lao động trong đại lục về phía Tây vì chi phí gia tăng ở các vùng ven biển.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong Chỉ số Thuận lợi Kinh doanh năm 2011 (Ease of Doing Business index) Việt Nam đã được nâng thêm 10 điểm so với năm ngoái lên thành 78 điểm năm nay. Trong những địa hạt như khởi nghiệp kinh doanh, thương lượng xin giấy phép xây dựng, nhận tín dụng, và đóng thuế, không nghi ngờ gì hết, Việt Nam đang phát triển thành một môi trường kinh doanh tốt hơn cho các nhà đầu tư.
Trong khi quốc gia và chính phủ Việt Nam vẫn đương tiếp tục xử trí những vấn đề khó khăn xoắn xuýt vào nhau thuộc chính sách tiền tệ, phúc lợi xã hội, và những quan hệ với các quốc gia láng giềng, thật khó mà xác định được tác động chính xác của các vấn đề đó với những nhà đầu tư nước ngoài lên môi trường kinh doanh trong tương lai ở Việt Nam. Nhưng một khi chính phủ Việt Nam chú tâm đến năng lực mạnh hơn về  cạnh tranh kinh tế và chú ý đến các giá trị lớn hơn về hàng xuất khẩu, thì dường như vấn đề môi trường sẽ có bước tiến đầy thuận lợi.
Dezan Shira & Associates là một trong những công ty dịch vụ cửa hàng chuyên nghiệp lớn nhất châu Á cung cấp tư vấn đầu tư kinh doanh trực tiếp, thuế, kế toán, trả lương và cung cấp dịch vụ chu đáo cho các khách hàng Trung Hoa, Hồng Kông, Việt Nam và Ấn Độ.
Tại Việt Nam, công ty có các trụ sở làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Để có tư vấn về mở doanh nghiệp và thâm nhập thị trường ở Việt Nam, xin liên hệ vietnam@dezshira.com.
Người dịch: Đại Phúc
Bn tiếng Vit © Ba Sàm 2011

458. Gbagbo nước Bờ Biển Ngà: Từ nhà dân chủ tới tên độc tài

Đăng bởi anhbasam on 12/04/2011
BBC News

Laurent Gbagbo nước Ivory Coast (Bờ Biển Ngà): từ nhà dân chủ tới tên độc tài

Bài của Phil Clark Lecturer, Viện Nghiên cứu các vấn đề phương Đông và Phi châu
Ngày 11-4-2011
Con đường vút bay về chính trị của Laurent Gbagbo là con đường của một nhà cải cách dân chủ trở thành một kẻ độc tài.
Vốn có nghề giảng viên Đại học môn Lịch sử, có bằng Tiến sĩ nhận từ một trường Đại học Paris, ông Gbagbo là một nhân vật vô cùng quan trọng trong cuộc chuyển tiếp của nước Ivory Coast sang nền dân chủ đa đảng trong những năm 1980 và đầu những năm 1990.
Tuy nhiên, sau khi trở thành tổng thống vào năm 2000, ông đã thực hành những biện pháp tàn tệ để bóp nghẹt bất đồng chính trị và thao túng các vấn đề dân tộc và tôn giáo để bám giữ quyền lực.
Ông để lại sau lưng một đất nước chia rẽ, mối đe dọa sự bình ổn của toàn vùng.
Trong 33 năm, Ivory Coast được cai trị bởi vị Tổng thống lập quốc Felix Houphouet-Boigny, người có đường lối chính trị ôn hòa và có những mối liên hệ chặt chẽ với phương Tây, từ thưở ban đầu đã đem lại ổn định và thịnh vượng kinh tế khiến cả lục địa (Phi châu) thèm khát.
Thế rồi dần dà ông Houphouet-Boigny càng ngày càng chuyên chế, hủ bại và không được lòng dân.
Giá dừa sụt vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 đã tạo ra nạn thất nghiệp to rộng và sự bất mãn về chính trị.
Đồng thời, ông Houphouet-Boigny cũng bắt đầu xía vào những công chuyện các nước láng giềng, kể cả việc ủng hộ cuộc đảo chính năm 1987 chống Thomas Sankara, tổng thống nước Burkina Faso.
Bị bỏ tù
Đối lại, ông Gbagbo một trong những người đối lập ác liệt nhất của ông Houphouet-Boigny, kêu gọi dân chủ hóa mạnh mẽ hơn nữa và tái phân phối tài phú của đất nước.
Giữa những năm 1971 và 1973, ông Gbagbo bị bỏ tù vì tồi “kích động nổi loạn khi dạy học” và tội “gây rối”.
Laurent Gbagbo lật đổ Robert Guei và trở thành tổng thống năm 2000
Sau khi lãnh đạo cuộc đình công toàn quốc của giáo viên năm 1982, ông thành lập phe đối lập Mặt trận Nhân dân Bờ Biển Nga (Front Populaire Ivoirien FPI) và đòi chuyển sang bầu cử đa đảng.
Bị lực lượng an ninh của ông Houphouet-Boigny quấy nhiễu, ông Gbagbo lưu vong sang Pháp vào cuối năm đó, rồi trở lại vào năm 1988 để đẩy mạnh áp lực đòi cải cách dân chủ.
Năm 1990, ông Gbagbo và Mặt trận FPI thắng lợi trong việc buộc ông Houphouet-Boigny đưa nước Ivory Coast tới cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên kể từ khi dành được độc lập.
Mặc dù ông Gbagbo – người tranh cử tổng thống thuộc phe đối lập duy nhất  –  đã bị thua rất đậm trong cuộc bầu cử gian lận rõ ràng, ông vẫn được một ghế trong Quốc Hội và tiếp tục hoạt động đòi thay đổi về chính trị.
Điều này dẫn ông tới vụ đi tù lần thứ hai vào năm 1992  – lần này ông nằm trong tay thủ tướng Alassane Ouattara, người khi đó đang thực điều hành đất nước do tình trạng sức khỏe tồi tệ của ông Houphouet-Boigny.
Nỗi uất giận ghê gớm của ông Gbagbo đối với ông Ouattara vì những năm tù đầy này cho thấy rõ sự xung đột hiện thời giứa hai ông lãnh đạo.
Các hành động của ông Ouattara trong thời kỳ này cũng khiến mọi người nghi ngờ tính cách dân chủ của ông và khả năng thực thi lời ông cam kết cai trị đất nước bình ổn sau cuộc bầu cử năm 2010.
Cạm bẫy quyền lực
Bằng cái giá đắt mà chính cá nhân phải trả, ông Gbagbo vốn là một nhân vật vô cùng mạnh mẽ mở toang không gian dân chủ cho nước Ivory Coast.
Tuy nhiên, sự phản đối chính trị mà chính ông Gbagbo đã tạo nên lại ngày càng mạnh, gây chia rẽ và bạo lực sau khi ông Houphouet-Boigny chết vào năm 1993.
Niên biểu Gbagbo trong Lịch sử 
  • 1971: Bị tù vì “dạy học bạo động”
  • 1982: Lưu vong qua Paris sau hoạt động Mặt trận
  • 1988: Quay về Ivory Coast
  • 1990: Thất bại trong bầu cử
  • 1992: Bị tù sau các cuộc phản kháng của sinh viên
  • 2000: Tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử nhiều tranh cãi
  • 2002: Đảo chính thất bại chia rẽ nước Ivory Coast
  • 2007: Chấp thuận chính phủ phân chia quyền lực với các tay nổi loạn xưa
  • 2010: Bầu cử 5 năm sau. Không chịu ra đi sau khi LHQ tuyên bố ông thua
  • 2011: Bị buộc rời quyền lực
Với những cơ may mới về chính trị và những cạm bẫy quyền lực, thì cũng xuất hiện sự thay đổi đầy kịch tính của ông Gbagbo trong vấn đề ý thức hệ.
Năm 1999, Robert Guei cướp được ghế tổng thống nhờ đảo chính và ngay lập tức đưa thông qua được đạo luật đòi cha mẹ của các ứng viên tổng thống phải là người sinh ra bên trong nước Ivory Coast.
Điều này sẽ ngăn trở hẳn việc các ứng cử viên chủ chốt được tham gia cuộc tranh cử tổng thống vào năm 2000, trong đó có cả ông Ouattara thân phụ ông này sinh ra ở Burkina Faso và là người được ủng hộ mạnh mẽ về chính trị của vùng phía bắc Ivory Coast nơi đạo Hồi có ảnh hưởng thống trị.
Điều này khiến chỉ còn lại ông Gbagbo là ứng viên tổng thống duy nhất của  phe đối lập.
Cúng rất giống như cuộc bầu cử gian lận năm 2010, ông Gbagbo được công nhận thắng cử năm 2000 nhưng ông Guei tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự để bắm lấy quyền lực.
Được sự ủng hộ của những phần tử trong quân đội và những cuộc biểu tình tuần hành vô cùng đông trên đường phố, ông Gbagbo lật được ông Guei và được đưa lên làm tổng thống.
Cũng giống như ông Guei trước đó, trong cả một thập niên tiếp theo, ông Gbagbo thao túng các căng thẳng xoay quanh chuyện các dân tộc (cùng sống chung trong nước Ivory Coast),  chuyện quốc tịch và chuyện quyền sử hữu đất đai để chống đỡ cho việc kiểm soát về chính trị và vô hiệu hóa các tay đối lập với ông, như ông Ouattara.
Sự giận dữ dâng cao đến đọ có cuộc đảo chính năm 2002, khi đó các binh lính nổi dậy đã chiếm được các thành phố phía Bắc Korhogo và Bouake.
Ngôn từ độc địa
Ông Gbagbo sử dụng sức mạnh tổng lực để đè bẹp quân nổi dậy, dẫn đến cuộc nội chiến tàn hại chia cắt Ivory Coast làm hai, miền Bắc và miền Nam.
Ông Gbagbo kết tội “người nước ngoài” đặc biệt là nước Burkina Faso đã ngấm ngầm tổ chức cuộc nổi dậy và dùng ngôn từ độc địa để mô tả “người Bờ Biển Ngà” và “người bên ngoài”.
Trong tám năm tiếp theo, ông Gbagbo khai thác các căng thẳng giữa các nhóm dân tộc địa phương với người lao động nhập cư trong công nghiệp dừa, đặc biệt phân biệt đối xử người di cư từ Burkina Faso.
Cuộc bầu cử tổng thống định vào năm 2005 bị hoãn đi hoãn lại 5 lần, cho tới khi ông Gbagbo phải đồng ý tổ chức vào năm 2010.
Chuẩn bị cho bầu cử, một lần nữa ông Gbagbo lại khuấy lên những căng thẳng giữa các dân tộc trong nước và kết tội ông Ouattara là không phải “người Bờ Biển Ngà” và do đó không đủ tư cách tranh chức tổng thống.
Bất kể những chuyện đó, ông Ouattara lại thắng cử và được quốc tế công nhân là cuộc bầu cử tự do và đúng đắn.
Ông Gbagbo từ chối công nhận kết quả bầu cử, tuyên bố rằng đó là gian lận và phổ biến là ở các khu vực bỏ phiếu miền Bắc.
Ông ra lệnh cho quân đội duy trì kiểm soát dinh tổng thống, đài truyền hình và các doanh trại quân đội.
Nhiều tháng thương lượng đình trệ buộc ông Ouattara dùng giải pháp quân sự, dẫn tới những cuộc dàn trận đánh nhau giữa quân của ông Ouattara và ông Gbagbo ngay trên đường phố thủ đô Abidjan.
Cuối cùng thì ông Gbagbo bị phe đối lập bắt giữ sau thời gian dài bao vây dinh tổng thống, khi đó đối với hầu hết người dân Ivory Coast, vai trò lịch sử của ông trong việc đấu tranh cho dân chủ và cho việc phân chia công bằng các nguồn lợi quốc gia, giờ đây mấy chuyện đó coi như đã bị quên lãng từ lâu rồi.
Tiến sĩ Phil Clark là giảng viên môn Chính trị học so sánh và quốc tế tại Viện nghiên cứu các vấn đề phương Đông và Phi châu (School of Oriental and African Studies) Đại học London, và thành viên nhóm Nghiên cứu về Chuyển đổi Pháp lý tại Đại học Oxford.

Người dịch: Đại Phúc
Bn tiếng Vit © Ba Sàm 2011

Tin thứ Ba, 12-4-2011

Đăng bởi anhbasam on 12/04/2011

Tin thứ Ba, 12-4-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
22h:
- Thông Cáo Báo Chí của Văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez TÁI ĐỆ TRÌNH DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM 2011 (CHHV). — >
21h45:
21h15′  – Nguyễn Ngọc Già – Thư ngỏ gửi blogger Trương Duy Nhất(Dân luận). Đích đáng!
20h30′ – Nguyễn Tường Thụy:  MỘT GÓC NHÌN TRONG VỤ XỬ TIẾN SĨ CÙ HUY HÀ VŨ — (Nguyễn Trọng Tạo). “Có một điều cần suy nghĩ là “lề trái” toàn viện vào những lý lẽ căn cứ vào pháp luật Việt Nam và những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ok. Cánh này còn trưng ra các bức ảnh chặn đường, bắt người, đăng lại cả những bài báo “lề phải” để độc giả suy ngẫm (“bọn này” có vẻ tự tin đáo để), trong khi “lề phải” chẳng bao giờ dám đăng lại bài của “lề trái”. Ha ha!  Vì “lề phải” là “chính nghĩa sáng ngời” thì nó phải đăng lại là đúng rồi.
20h20′ – Tặng quà mẹ anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh (Thanh niên).  -  Dương Danh Dy: Vui buồn xen lẫn trước một tin trên báo(Nguyễn Xuân Diện). –>
17h30′ – VÌ SAO “HÒA THƯỢNG” “THÍCH HỌCTOÁN” NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG CỬA “CHÙA” ? — (Phạm Viết Đào).
17h20′:
14h45′:
9h5′ - Quên nghĩ đến dân khi cho cán bộ nghỉ lễ liền 3 ngày (PLTP)
8h50′ – Những ngày làm phim ở Trường Sa (VNCA)
- ASEAN không bàn tranh chấp Biển Đông trong năm nay (VOA).
- Các vụ tranh chấp lãnh hải của TQ phát xuất từ nhu cầu năng lượng (VOA).   – Quân đội Trung Quốc với kế hoạch Hỏa tốc Đông phương (VNN)
- Vụ Cù Huy Hà Vũ: Nguy hiểm quá! (Xuồng tam bản) “…xem ra “phản động” ngày càng đông, Đảng ta phải thật sự  chú ý cảnh giác cao độ vì “phản động” giờ đây sao toàn là trí thức tên tuổi với học vị ngày một cao. Từ ThS Nguyễn Tiến Trung cho tới TS Cù Huy Hà Vũ, kế tiếp sẽ là GS nào đây???. Nếu Vắng Anh…2 —  (Người buôn gió) Quân là một giáo dân nhiệt thành xây dựng giáo hội, yêu mến các đấng chủ chăn vào hàng bậc nhất, yêu mến một cách tôn kính, nhiệt thành. Hắn sẵn sàng xả thân với kẻ nào dám báng bổ các đấng của hắn, cho dù là chiến hữu như Lái Gió hắn cũng có lẽ chẳng tha”. – Hàng trăm người ký đơn đòi thả ông Hà Vũ —  (BBC).    Ông Đằng nói phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga chỉ “nói lấy được” — >
- GS Ngô Bảo Châu ‘tạm đóng blog’ —  (BBC).   – LỜI CHIA TAY CỦA BLOGGER NGÔ BẢO CHÂU —  (Nguyễn Xuân Diện).   – Đào Hiếu: Thái độ phi chính trị là ảo tưởng —  (BBC) …người trí thức chỉ có một chọn lựa: hoặc là anh đứng về phía dân đen để đấu tranh cho các quyền cơ bản của họ, cho miếng cơm manh áo của họ. Tức là họ có thể đấu tranh với bất cứ hình thức nào tùy hoàn cảnh, thậm chí im lặng, chỉ đấu tranh trong suy nghĩ, trong nhận thức, nhưng đừng nước đôi, đừng hai mặt”.   - Ngô Bảo Châu và “sự sợ hãi”. Không ngạc nhiên khi một nhà báo, blogger nhiều kinh nghiệm như Trương Duy Nhất mà lại dễ cường điệu rằng GS Ngô Bảo Châu và Nhà báo Huy Đức bị “một trận comment giận dữ từ làn sóng hừng hực của các “nhà dân chủ” đang sục sôi trên mạng”, hàng núi comment quất chửi, hàng núi comment mắng chửi mình“, “những trang mạng “dân chủ” với hàng núi ngôn từ tục tĩu, hằn học nhắm vào một vị giáo sư khả kính như Ngô Bảo Châu“,
Hic! Với “hàng núi” những hàng núi lặp đi lặp lại này, được quy cho là của các nhà dân chủ mơ hồ nào đó do TDN tưởng tượng ra, mà không cần biết rằng những kẻ đội lốt để gây chia rẽ nhan nhản trên mạng, bất cứ một tay mơ nào cũng rõ, thì càng thêm cho dấu hỏi liệu bác nhà báo (mới) tự do này có thực sự ngây thơ, hay chỉ do cái nết “vơ đũa cả nắm”, “chụp mũ” khá phổ để rồi vô tình thành kẻ gây chia rẽ, hay đang muốn “cân bằng” cho sự  an toàn của mình, hoặc thậm chí tệ hơn là  đang lãnh sứ mệnh nào đó? Chưa hết! Vội khẳng định GS Ngô Bảo Châu đóng blog chắc chắn vì cái gọi là hàng núi comment mắng chửi này mà không vì một áp lực vô hình nào khác, TDN liệu có ngây thơ đến vậy? Lại nữa, ngay trên blog Ba Sàm mà chính bác này đã dẫn link cho bài viết của mình, không hề có thứ  được gọi là mắng chủi huống chi là tới “hàng núi”, mặc dù phần phản hồi/comment luôn được để ở chế độ mở. Hy vọng vài dòng bình loạn này cũng không bị chụp cho cái mũ … “mắng chửi”, “ném đá”. Hề hề!
- Sao lại để rách cờ? (Gia đình) “Lên Sóc Sơn (Hà Nội) trong ngày nghỉ cuối tuần nhân dịp Giỗ Tổ khách tham quan sửng sốt, không kìm được nỗi bất bình đối với những người có trách nhiệm khi thấy lá quốc kỳ rách te tua bay phần phật trên tượng đài Thánh Gióng”.
- TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH NÓI LẠI ĐỂ CÙNG RÕ (Nguyễn Xuân Diện).
- Campuchia truy tố 20 người Việt khai thác mỏ vàng trái phép —  (RFA).
- Trung Quốc giải tán lễ cầu nguyện của các tín đồ Cơ Đốc giáo (VOA).  – Trung Quốc tấn phong giám mục mới với sự chấp thuận của Vatican
- Quân đội Trung Quốc với kế hoạch Hỏa tốc Đông phương (VNN).
- Báo cáo nhân quyền của Trung Quốc lên án Hoa Kỳ đầy tội ác và kỳ thị —  (RFI).
- Nhà truyền giáo Luis Palau giảng Phúc âm tại TPHCM trong  hai ngày 9, 10/4, thu hút hàng chục ngàn người trong một sân banh chớ không phải tại một khuôn viên mở như  đề nghị. Ông sẽ giảng ở Hà Nội trong 2 ngày 15, 16-4 nếu như  chính quyền cho phép - Luis Palau Preaches to Thousands in Communist Vietnam (The Christian Post). Mời coi thêm: Lễ Hội Truyền Giảng Luis Palau Dành Thời Gian Cầu Nguyện Cho Việt Nam (Hội thánh). Nhà truyền đạo thuyết giảng thông qua phiên dịch — >
KINH TẾ
21h45′ – Thủy điện Sơn La bắt đầu chạy không tải tổ máy 2 (TTXVN)
17h20′:
14h45′:
9h - Ì ạch cảng quốc tế Vân Phong (Tuổi trẻ)
- Loay hoay tìm vốn (Thanh niên).
- Phá sản bớt DN để giảm nỗi lo thanh khoản? (VEF).
- Giá gạo Việt Nam vượt gạo Thái Lan (TBKTSG/VC).
- Sóng ngầm “chợ đen” USD lại nổi (Đại ĐK)
- Phát hiện mỏ gas, khí hóa lỏng ở Việt Nam (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
22h30′  - Kết thúc vụ “rạch tranh giả”: Chỉ phạt lỗi “xâm phạm quyền phân phối” (TTVH)
22h – Rất nhiều báo đồng loạt đăng cái tựa như tờ Lao động đây, rằng: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Đền Hùng. Dân nghe cảm thấy như  ông NPT đại diện cho đảng, chớ không phải là cho “quốc dân đồng bào”. Tin rằng nếu để cái tựa là “Chủ tịch Quốc hội …”, ổng cũng chẳng vì thế mà mích lòng vì bị “hạ” chức đâu.
21h30′ – Ca sĩ Siu Black: Nhiều ca sĩ trẻ mới chỉ biết hát… Và nhiều người biết hát là đã được gọi là ca sĩ (Dân Việt). Ca sĩ Siu Black –>
17h25′:
- Cái giá của di sản? (SGTT) “Chưa đầy một năm sau khi Hoàng thành Thăng Long thuộc về nhân loại, những chiếc máy khoan, máy xúc của công trình nhà Quốc hội đã gây lún nứt, thậm chí đổ một bức tường của công trình lịch sử”.
14h50′:
- Giữ giá trị tín ngưỡng (PL TPHCM).
- Phim giờ vàng: Chất lượng “đồng thau” (VnMedia).
- Nhiều cổ vật có nguy cơ bị chôn vùi (Người LĐ).
- Bob Dylan khơi lại không khí Woodstock (PLTP)
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
21h25′ -  Việt Nam đoạt 2 giải cao nhất cuộc thi thiết kế vi mạch quốc tế (Chính phủ)
17h25′:
- Mở Đại Việt sử ký toàn thư, tìm nguồn gốc cụ Rùa (Bee). Hà Nội là đất rùa sinh sống từ hàng trăm năm trước — >
14h50′:
- Học trò lớp 9 chế máy nông nghiệp tiết kiệm tiền tỉ (ĐS&PL). Lê Kim Hợi (trái) và Lê Minh Hiệu, đồng tác giả của mô hình máy sấy lúa được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao — >
- Thử nghiệm chương trình quốc tế đánh giá học sinh (PL TPHCM).
- Học sinh phải cam kết “3 không” với trò chơi bạo lực (Thanh niên).
- Đôi chân và con chữ (Tuổi trẻ). Nguyễn Minh Trí đang làm bài tập — >
- Sóc Trăng: Hơn 280 cán bộ sử dụng bằng cấp bất hợp pháp (PL TPHCM).
- Học trò nghiên cứu về đồng tính luyến ái (Tuổi trẻ).
- Hà Nội: Quy định quản lý dạy thêm, học thêm (VOV).
- Phía sau nhà trẻ tư (Dân trí).
- Dùng Google để làm bài tập – Vấn nạn trong giới sinh viên? (GenK).
- Thực lực khoa học Việt Nam qua báo cáo UNESCO: Yếu thấy sợ! (SGTT)
- Ninh Hoà – Khánh Hoà: “Kỹ sư Hai Lúa” chế tạo thành công máy bắt muỗi, côn trùng (ĐĐK).
- Tiến thoái lưỡng nan với điện hạt nhân. Hic! Cái tựa nghe … nguy nan cho Tuổi trẻ, nhưng may là nói chuyện thiên hạ.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
22h30′
17h25′:
9h – Hỗ trợ gạo cho ngư dân khó khăn sau khi bị Malaysia bắt rồi trả về (Tuổi trẻ)
8h50′ – Lại động đất mạnh, Tokyo rung chuyển (Dân Việt)
- Phát hiện phóng xạ ở Hà Nội, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh (VnMedia).  – Mây phóng xạ tiếp tục tồn tại trong môi trường Việt Nam (Dân trí).
- Xe biển chẵn, biển lẻ và tư duy sứt mẻ —  (Lê Dũng).
- Hiểm nguy đời phu đá – Bài 2: Khổ vì miếng cơm (PL TPHCM).
- Nghệ An: Bắt giữ băng nhóm học sinh phá hoại đường sắt (Tầm nhìn).
- Em bé chết sau mũi tiêm 13 triệu đồng (Dân Việt).
- Nguy cơ mất mũi Cà Mau (Thanh niên).
- Bắt quả tang doanh nghiệp xả thải ra sông Giêng (Thanh niên). Cá chết hàng loạt ở sông Giêng — >
QUỐC TẾ
17h25′:
- Một phụ nữ Libya liều chết tìm tự do —  (RFA) Cô gái này liều chết vượt qua các trạm kiểm soát và hàng rào bảo vệ dày đặc để chạy vào khách sạn Rixos nói với các phóng viên quốc tế rằng mấy ngày qua cô bị các binh sĩ Gahdafi bặt cóc và hãm hiếp tập thể”.
14h45′:
- Lãnh đạo AU trình bày kế hoạch hòa bình với phe nổi dậy Libya (VOA).  – Lộ trình hòa bình ở Libya đổ vỡ (DVT) “Mustafa Abdul Jalil, người đứng đầu Hội đồng quốc gia của phe đối lập cho biết: “Sáng kiến của AU không bao gồm việc buộc ông Gaddafi và các con rời chính trường Libya. Do vậy, đề xuất này là không thuyết phục. Chúng tôi sẽ không thương thuyết bằng máu của những người tử vì đạo. Chúng tôi hoặc sẽ hy sinh hoặc sẽ chiến thắng”.
<– Gbagbo- Lãnh đạo Bờ Biển Ngà bị bắt —  (BBC).
- Tổng thống Yemen chấp thuận đề nghị chuyển giao quyền lực —  (RFI).
- Một tháng sau thảm họa ở Nhật —  (RFA). – Một tháng sau động đất và sóng thần, nguy cơ phóng xạ ở Fukushima giảm đáng kể —  (RFI).  – Ðộng đất mạnh ở Nhật Bản đúng ngày kỷ niệm 1 tháng sau thiên tai (VOA).
- Thái Lan - Campuchia tiếp tục bất đồng (Tuổi trẻ).
* Nghe âm thanh: +   RFI 11-4-2011 ;  +  RFA sáng 11-4-2011 ;  +   RFA tối 11-4-2011 .   * VTV1 Thời sự 19h – 11/04/2011.

457. Cách đây 50 năm, Yuri Gagarin bắt đầu cuộc chạy đua vào vũ trụ

Đăng bởi anhbasam on 12/04/2011
Projo.com

Cách đây 50 năm, Yuri Gagarin

bắt đầu cuộc chạy đua vào vũ trụ

Thomas J. Morgan
Ngày 11-4-2011

Ảnh: Sergei Khrushchev (giữa) cùng với (từ trái sang) sử gia Sergo Mikoyan, phi hành gia Valentina Tereshkova, và Yuri Gagarin, tại Điện Kremlin, Matxcơva năm 1962. Ảnh lấy từ lưu trữ cá nhân của Sergei Khrushchev.
Providence (thủ phủ tiểu bang Rhode Island, Mỹ) — Nối dài thêm truyền thống khám phá của nhân loại, cách đây nửa thế kỷ, một con người đã lần đầu tiên phá vỡ bức rào cản mà vũ trụ dựng nên.
Vào ngày 12-4-1961, nhà vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin (hồi ấy chưa có khái niệm “phi hành gia”) đã bay vòng quanh Trái đất, sau đó trở về bầu khí quyển. Theo đúng kế hoạch, Gagarin nhảy dù khỏi khoang lái, và vinh quang hạ cánh xuống mặt đất.
Một cảm giác rùng mình vì vui sướng lan tỏa khắp trong những người dân Xô Viết – và nỗi mất tinh thần che phủ nước Mỹ thời chiến tranh lạnh.
Đầu tiên là lần mất uy tín vào năm 1957 khi người Xô Viết chiến thắng trong cuộc chạy đua phóng vệ tinh (Sputnik) lên quỹ đạo. Sau đó, thậm chí ngay cả việc Alan Shepard, một trong bảy phi hành gia đầu tiên của đội Mercury, bay vào vũ trụ chỉ không đầy một tháng sau chiến công lịch sử của Gagarin, cũng chẳng nâng được tinh thần Mỹ lên bao nhiêu, vì Shepard chỉ nhào lộn vài vòng lên cao rồi lại quay về hướng trái đất. Mãi cho đến khi John Glenn bay vào không gian, tháng 2 năm sau đó (1962), người Mỹ mới hoàn thành được một chuyến bay vòng quanh trái đất.
Sergei N. Khrushchev rất nhớ những ngày đó.
Là con trai của Nikita Khrushchev, Sergei là một nhà khoa học tên lửa, làm việc trong chương trình vũ trụ của Liên Xô thời gian ấy, và biết rõ Gagarin. Bây giờ, ông là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson, thuộc Đại học Brown.
Hôm thứ sáu (8-4), nhớ lại những ngày xưa, Khrushchev kể rằng Gagarin là “một người rất dễ thương, lúc nào cũng tươi cười”.
Thời ấy, vũ trụ là một biên giới không ai biết tới. “Bây giờ chúng ta biết đủ thứ” – ông nói. Thật ra, ngày xưa người ta chẳng biết cái gì cả.
“Các nhà khoa học tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với bộ não người? Nó có bị phân rã không? Có thể phi hành gia sẽ mất trí sau chuyến bay. Người ta cũng có chút hiểu biết, nhờ việc đưa chó vào vũ trụ. Nhưng chó thì không nói được điều gì đã xảy ra với chúng. Vậy là phải tìm người nào khỏe mạnh nhất. Chúng tôi thực sự là đã đi tìm chuột bạch”.
Theo ông, Gagarin được chọn vì vóc dáng – vì kích thước cơ thể chứ không phải vì danh tiếng. Gagarin thấp, nghĩa là anh có thể ngồi vừa khoang lái chật ních. Khrushchev không đạt tiêu chuẩn vì ông cao 6 feet (1,83 mét – ND).
“Tôi không biết vũ trụ có ý nghĩa đến như thế nào” – ông nói. “Tất nhiên chúng tôi nghĩ: “Chúng ta đã có thể đưa chó vào vũ trụ? Vậy chúng ta cũng có thể đưa người lên vũ trụ, không khác biệt lắm”. Chúng tôi là những kẻ kỹ trị. Bố tôi hiểu tầm quan trọng to lớn của việc này đối với nhân dân. Chính ông có ý tổ chức một buổi lễ thật lớn để đón Gagarin. Ông bảo: “Tôi sẽ gặp anh ta tại phi trường và bố trí đưa anh tới Quảng trường Đỏ (ở Matxcơva) để tổ chức một sự kiện thật trọng đại trước công chúng”. Đó là một ngày mà có lẽ chúng ta có thể so sánh nó với chiến thắng phát xít Đức năm 1945. Cũng ở quy mô ấy”.
Khrushchev cho biết cả một đám đông khổng lồ đã tự động hình thành.
“Không hề được tổ chức. Nơi nơi người ta đứng trên bục cửa sổ, trên mái nhà, reo hò và hô khẩu hiệu thật lớn. Tôi nhớ các bác sĩ ở một bệnh viện gần đó mặc toàn áo trắng, hò la: “Hu-ra Gagarin! Chào mừng Gagarin!” và đủ thứ khác.
Gagarin tử nạn năm 1968 trong một chuyến bay thử nghiệm, máy bay của anh bị rơi.
“Tôi đã học được rất nhiều thứ từ Sergei, về những gì thật sự là thiết yếu trong sự phát triển của ngành du hành vũ trụ” – ông James W. Head III, giáo sư nghiên cứu địa chất các hành tinh, Đại học Brown, cho biết.
Head đang nghỉ ngơi cùng Khrushchev trong một tòa nhà của khoa địa chất học hành tinh ở trường đại học Brown. Họ ngồi trước một cái bàn đầy poster và các kỷ vật gợi nhớ lại những ngày đầu tiên con người chinh phục vũ trụ, trong đó có cả một bức tượng Gagarin bằng kim loại, của Head, được chọn từ những món đồ cổ của ngành thiên văn học vốn chất đầy văn phòng của ông.
Head đang là sinh viên địa chất khi ông hay tin về chuyến bay thành công của Gagarin.
Thế là đủ để ông chuyển hướng ngành học sang địa chất học hành tinh. Nhưng lúc đầu cảm hứng của ông là Sputnik.
“Tôi đã là một học sinh cấp ba, rồi một nhà địa chất học đang chập chững đi lên, nhìn xuống mặt đất. Sputnik đã khiến tôi phải ngước nhìn lên”.
“Cái gọi là ‘Internet’ của chúng tôi ngày ấy là radio sóng ngắn. Tôi có thể nghe Đài Phát thanh Matxcơva từ nhà, và biết được lúc nào phải bật đài, khi Sputnik bay trên nóc nhà tôi. Tôi nghĩ “có lẽ mình cũng có thể bay lên vũ trụ””.
“Sputnik và Gagarin đã làm tôi thay đổi suy nghĩ”.
Head có việc làm ở NASA, đó là việc huấn luyện phi hành gia cho chương trình Apollo. Khi chi phí cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam khiến chương trình chinh phục mặt trăng phải kết thúc, ông ký hợp đồng làm việc cho Đại học Brown và ở đó suốt 35 năm.
Thời trẻ, Head chỉ có một lần gặp khó khăn, khi ông gửi thư cho Đài Phát thanh Matxcơva, viết về tàu Sputnik, và nhận được thư trả lời “có dán những con tem vũ trụ rất đẹp của Liên Xô”.
Một hôm đang ngắm tem, ông nhìn lên. “Dì tôi đứng đó với ánh mắt đáng sợ”.
“Sau đó tôi được biết là dì làm việc cho CIA. Dì đã biết chắc là tôi không bao giờ có việc làm với chính quyền Xô Viết”.
Đại học Brown có kế hoạch tổ chức một diễn đàn công cộng vào thứ ba, 12-4, nhân kỷ niệm 50 năm ngày chuyến bay của Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ. Diễn đàn sẽ được tổ chức vào hồi 4h chiều tại Phòng 117, Sảnh MacMillan, khuôn viên trường Brown.
Các diễn giả dự kiến:
William A. Anders, phi hành gia tàu Apollo 8. Anders, Jim Lovell và Frank Borman là ba người đầu tiên vượt ra khỏi quỹ đạo Trái đất để bay vào quỹ đạo của mặt trăng, tháng 12-1968. Anders tham gia trò chuyện qua thiết bị điện thoại hội nghị (teleconference).
Sergei N. Khrushchev, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson, có tham gia chương trình vũ trụ Xô Viết.
James W. Head III, giáo sư ngành địa chất học hành tinh, huấn luyện phi hành gia trong chương trình chinh phục mặt trăng Apollo.
Alexander “Sasha” Basilevsky, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Comparative Planetology, Viện V.I. Vernadsky, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Brown, và đang hợp tác với các đồng nghiệp ở đây để tìm chỗ hạ cánh trên mặt trăng cho hai robot Nga. Có tham gia chương trình thám hiểm các hành tinh và mặt trăng thời Xô Viết.
Ronald P. Grelsamer, phó giáo sư giải phẫu chỉnh hình, Trung tâm Y tế Mount Sinai. Ông sẽ cung cấp một góc nhìn văn hóa thông qua việc bình luận về “Cuộc chạy đua lên mặt trăng và the Beatles: ADN của thập niên 1960”.
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011