Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Sự thực về nghề ‘mẫu nude bàn tiệc’

Đất Việt – Muốn trở thành người mẫu khỏa thân trên bàn tiệc, các thiếu nữ Nhật Bản phải giữ được chữ trinh và thuộc nhóm máu A để đủ sức nhẫn nại với nghề.
Tiêu chuẩn khắt khe
“Mẫu nude bàn tiệc” được xem là “geisha trong quán ăn” Nhật Bản. Họ là những trinh nữ xinh đẹp và có thân hình siêu chuẩn. Đàn ông xứ phù tang cho rằng, chỉ trinh nữ mới đủ thuần khiết cả tâm hồn lẫn thể xác. Đó là yếu tố quan trọng nhất kích thích khẩu vị của thực khách.
“Mẫu nude bàn tiệc” cũng phải có dung nhan xinh đẹp, da dẻ mịn màng, cơ thể ít lông, thân hình không được quá béo hoặc quá gầy, toát lên vẻ quyến rũ, kiêu sa. Nhóm máu tốt nhất của một mẫu nude là nhóm A. Người Nhật quan niệm, người nhóm máu này thường có tính cách ôn hòa, nhẫn nại. Đó là những đặc điểm cần thiết và thích hợp với nghề này. Quy định đó khiến nhiều thiếu nữ nhóm máu O hoặc B tỏ ra thất vọng vì không đạt tiêu chuẩn.
Khổ cực luyện tập

Trước khi trở thành người mẫu chính thức, các thiếu nữ phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt, theo phương pháp truyền thống. Người ta đặt trứng gà lên 6 bộ phận cơ thể người mẫu, sau bốn tiếng đồng hồ nằm yên, trứng vẫn phải ở đúng vị trí đã định.
Trong khoảng thời gian nằm bất động, nước lạnh sẽ được nhỏ giọt lên thân thể người mẫu. Dù bỡ ngỡ với những “bài học vỡ lòng”, các cô gái vẫn phải giữ tinh thần thép để vượt qua. Chỉ cần một quả trứng rơi xuống, họ phải làm lại từ đầu. Sự luyện tập khắc nghiệt ấy giống như một hình phạt không tên. Trải qua bài tập này, người mẫu sẽ vô cùng mệt mỏi, toàn thân cứng đờ như bị phủ một lớp thạch cao dày.
Trải nghiệm sống động

Sau khoảng thời gian huấn luyện khổ cực, các mẫu nude chính thức vào nghề. Trước khi lên bàn tiệc, họ phải trải qua quá trình làm sạch thân thể cẩn thận trong suốt 90 phút. Người mẫu dùng nước ấm dội lên người, rồi chà miếng bọt biển đầy xà bông không mùi lên toàn thân. Sau đó, các cô gái dùng túi nhỏ đựng cám lúa mỳ lau chùi kỹ các phần da để tẩy đi lớp tế bào chết.
Sau đó, họ ngâm nước nóng rồi dùng xơ mướp xoa sạch lần nữa, cuối cùng là dùng nước lạnh để tắm lại. Đây là công đoạn rất công phu và quan trọng, giúp người mẫu không bị toát mồ hôi trong khi đầu bếp bày biện thức ăn. Nguyên tắc căn bản của quá trình trên là mẫu nude phải từ bỏ mọi loại sữa tắm, xà bông có mùi thơm hoặc nước hoa, vì chúng sẽ lấn át mùi thơm của thức ăn, đặc biệt là che lấp mùi hương tự nhiên của cơ thể thiếu nữ.
Công đoạn này hoàn tất cũng là khi mẫu nude trải nghiệm thực tế với nghề. Căn cứ vào hình dáng của từng món ăn, người đầu bếp sẽ bày biện thực phẩm ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể người mẫu, giúp thực khách dễ dàng chọn lựa. Những người thích thú dịch vụ này thường có tính hiếu kỳ, muốn khám phá những điều mới lạ và thú vị. Một bà chủ nhà hàng tại Kytoto cho biết: “Mẫu nude bàn tiệc là sự kết hợp của món ngon, người đẹp và cảnh đẹp”.
Khi bày thức ăn, người mẫu không được động đậy. Các cô gái phải nằm ở giữa phòng và cố định tư thế. Toàn bộ cơ thể giống như chiếc đĩa sứ trắng, tóc được xõa hất lên trên theo hình quạt, bên trên điểm thêm hoa nơ. Các  bộ phận nhạy cảm của người mẫu được trang trí bằng lá cây hoặc hoa. Phần bầu ngực thường đặt bánh kem bơ trang trí hình hoa, trông giống như cô đang mặc một chiếc áo nịt tuyệt đẹp. Nghệ thuật bày biện sushi trên người mẫu nude được nhiều nghiên cứu khoa học tán thưởng và cho rằng, sushi có tác dụng kỳ diệu với cơ thể con người, ví như đặt sushi cá cờ trên phần ngực sẽ rất có lợi cho tiêu hóa. Để đảm bảo yếu tố nghệ thuật, đầu bếp phải khéo léo bày biện và trang trí, tránh để cơ thể người mẫu bị che phủ quá nhiều bởi món ăn này.
Thông thường người mẫu nude nằm ngửa, thuận tiện cho việc bày biện và thưởng thức của thực khách. Nhưng cũng có trường hợp, các cô gái nằm sấp, phần lớn là để chiều theo ý muốn của các “thượng đế” trong bữa tiệc.
Đắng cay phận mẫu
Mỗi lần sử dụng dịch vụ này, thực khách phải chi ra 15.000 yên (hơn 4 triệu đồng). Đó là khoản tiền khá hậu hĩnh mà các chủ nhà hàng bội thu nhờ vào các cô gái sẵn sàng hy sinh vì nghệ thuật.
Rất nhiều thương gia Nhật Bản ưa thích tổ chức yến tiệc với sự tham gia của người mẫu nude. Khi đó, dãy dài 10 cô gái nằm rạp trên sàn hoặc trên bàn tiệc để tạo thành mâm cỗ xa xỉ, toát lên sự giàu có của thương gia. Khi tham gia những bữa tiệc có mẫu nude, thực khách thường cảm thấy phấn khích. Có những người sẽ không gắp thức ăn ngay, mà cà kê bình luận về người mẫu. Thậm chí, một số thực khách vì mải ngắm cái đẹp mà khi ăn làm rớt nước canh, đồ uống lên mặt, lên cơ thể người mẫu. Điều khiến người ta khó chấp nhận là, một số vị khách khi say mèm thường buông lời tục tĩu hoặc nôn ói lên mẫu nude, khiến các cô gái vô cùng hoảng sợ. Dù vậy, họ vẫn phải tuân thủ quy tắc vàng trong nghề, đó là phục tùng khách hàng trong mọi trường hợp.
Do phải nằm bất động ở một tư thế, phần cơ luôn căng cứng, mẫu nude vô cùng mệt mỏi. Sau khi tàn tiệc, họ lại phải làm sạch cơ thể lần nữa để rũ hết mùi tanh từ sushi cá, hay những vết bánh ngọt bết vào cơ thể… Họ dùng nước cốt chanh và muối để tắm gội.
Vì muôn vàn lý do mà nghề này đang dần mai một, hiện chỉ tồn tại trong những nhà hàng hạng sang hoặc các khu nghỉ dưỡng lớn của Tokyo, Kyoto… Hàng loạt các hoạt động do phụ nữ tổ chức được tiến hành, nhằm kêu gọi xã hội đối xử bình đẳng với phái yếu và loại bỏ thứ nghề này. Những người phản đối loại hình “mẫu nude bàn tiệc” cho rằng, công việc này khiến nhân phẩm phụ nữ bị vùi dập.

Thùy Liên (theo Xkb.com)

Việt Nam có thể trả nợ cho Vinashin


 sau khi Elliott Advisors khởi kiện, FT đã có được thông tin là chính phủ VN đã từng đề nghị hoặc trả cash với giá trị 35% face value cho các chủ nợ, hoặc đổi face value lấy longterm government guaranteed bonds (no interest). Chắc chắn thông tin này do phía chủ nợ leak ra, nhiều khả năng từ Elliott Advisors. Một thông tin quan trọng nữa là trong chương trình debt restructuring cho Vinashin các chủ nợ trong nước sẽ chỉ nhận được 20% face value cho các khoản vay không thế chấp khác
-Vụ Vinashin: Vay $1, xin trả 35 xu WESTMINSTER (NV) - Vụ Vinashin ảnh hưởng đến điểm tín dụng của chính phủ, Hà Nội phải tránh tạo “tiền lệ Vinashin,” thứ tiền lệ có thể cản trở Việt Nam tiếp cận thị trường tư bản quốc tế. Tờ International Financing Review viết trong bài bình luận ngày 20 Tháng Giêng, 2012. Thông điệp của bài báo rất rõ ràng: “Vụ Vinashin” là chuyện của chính quyền Hà Nội, có chứng cứ xác định rạch ròi; và Việt Nam cần hiểu đây không còn là vấn đề của cá nhân một công ty - cho dầu là công ty do nhà nước làm chủ.

Nếu Hà Nội không giải quyết rốt ráo các khoản nợ của Vinashin, hậu quả sẽ dây dưa, kéo dài, dính đến nhiều tập đoàn quốc doanh khác, và rất có thể sẽ đưa đến chuyện Trung Quốc làm chủ tài sản của các công ty ngoại quốc ngay tại Việt Nam.
Cách đây 6 năm, năm 2005, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên đưa ra tham vọng nâng nền công nghiệp tàu biển Việt Nam lên nằm trong số 4 quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới, chiếm tỷ lệ 50% GDP của cả nước vào thời điểm 2020.
Ðể thực hiện điều này, ông Dũng gom 200 công ty nhỏ vào thành một công ty duy nhất, lấy tên Vinashin. Sau đó, trong một lần gặp gỡ với đại diện Standard & Poor's, ông Dũng yêu cầu công ty này cho Vinashin điểm tín dụng bằng với tín dụng của chính phủ.
S&P thực hiện yêu cầu này. Tiếp theo là công ty Moody's. Ðến năm 2007, Vinashin vay được $600 triệu thông qua Credit Suisse, kèm với thư bảo đảm của chính quyền Hà Nội, hứa hỗ trợ Vinashin, về tài chánh cũng như hoạt động.
Mọi chuyện có vẻ tốt đẹp, cho đến năm 2010. Thời điểm này, Hà Nội tuyên bố phát hiện hàng loạt sai phạm trong Vinashin, mặc dầu chưa bao giờ nói rõ là bao nhiêu tiền bị thất thoát, và thất thoát đi đâu.
Chính quyền Việt Nam nói rằng lãnh đạo Vinashin mang tiền tập đoàn đi đầu tư vào hàng loạt dự án không dính dáng đến tàu biển, chẳng hạn du lịch, sản xuất xe máy, kinh doanh địa ốc. Nhiều cấp lãnh đạo Vinashin bị mang ra kỷ luật. Mọi chuyện trông có vẻ khả quan, trừ mỗi một điều: Số tiền nợ $600 triệu vẫn chưa được giải quyết.
Chủ nợ chính yếu của Vinashin bao gồm các công ty Credit Suisse, DEPFA, Elliott và Maybank. Số tiền nợ chỉ được Vinashin trả một lần, dưới hình thức tiền lãi, hồi Tháng Sáu, 2010. Các khoản khác, đến thời điểm phải trả, đều bị trễ. Các công ty Moody's cùng S&P sau đó quyết định hạ điểm tín dụng của chính phủ Việt Nam, cùng lúc cắt luôn việc đánh giá tín dụng Vinashin. Vụ vay tiền chính thức được xem là “vỡ nợ.”
Tiếp sau đó, Vinashin đồng ý tham gia vào tiến trình tái cấu trúc dưới sự giám sát của một ủy ban do các chủ nợ thành lập, do Elliott và DEPFA đứng đầu. Sau chín tháng thương lượng căng thẳng, phía Vinashin đưa ra đề nghị khiến các chủ nợ “té ngửa:” Cứ mỗi $1 tiền nợ, Vinashin sẽ trả 35 xu!
Quá bực mình, công ty Elliott tuyên bố rút lui khỏi ủy ban giám sát, đồng thời quyết định kiện Vinashin ra tòa án Anh Quốc.
Elliott có thể dễ dàng thắng kiện tại tòa Anh Quốc, nhưng không ai có thể khẳng định án lệnh của một tòa nước ngoài có thể được thi hành tại một địa điểm khác, nơi tài sản được đầu tư.
Chuyện Vinashin không chỉ có thế. Rắc rối nằm ở chỗ, một phần lớn tài sản của công ty này nay được chuyển sang cho sở hữu chủ khác, cũng là các tập đoàn quốc doanh, là Vinalines và Petro Vietnam. Ðiều này khiến hai công ty Vinalines và Petro Vietnam có thể bị liên lụy với các khoản nợ của riêng họ. Vỡ nợ dây chuyền là điều có thể xảy ra!
Nhưng điều rắc rối nhất cũng chưa dừng tại đây. Hiện nay, Petro Vietnam đang đi hỏi vay vốn để mua tài sản hãng dầu khí ConocoPhillips tại Việt Nam (lên đến $1.5 tỷ). Người ta đồn rằng, chính phủ Việt Nam đang lo ngại, nếu Petro Vietnam không vay được vốn, thì chính phủ Trung Quốc sẽ nhảy vào. Viễn cảnh Bắc Kinh làm chủ tài sản của ConocoPhillips tại Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp biển đảo giữa hai quốc gia quả là điều khó chịu, cho Hà Nội!
Ðứng ra lãnh nợ cho Vinashin khiến Petro Vietnam rơi vào tình huống “bị trói tay.”
Bài học cho giới tư bản ngoại quốc trong trường hợp này là rất rõ ràng: Phải luôn luôn cẩn trọng với quyết định cho điểm tín dụng dựa trên các “công cụ hỗ trợ” kiểu như thư bảo đảm của chính phủ.
Vụ Vinashin phải được hiểu như thế này: Ðịnh chế bị phá sản, trên thực tế, là chính quyền Hà Nội, cơ quan đứng ra lãnh nợ cho Vinashin, chứ không phải cá nhân Vinashin. Và nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận giới đầu tư ngoại quốc, thì hãy giải quyết cho rõ ràng vụ nợ này. Ðừng tạo tiền lệ xấu! (Ð.B.)


– 
Việt Nam có thể trả nợ cho VinashinVietnam may end up paying for Vinashin’s default (IFR). Jonathan Rogers, IFR Chief Analyst -
WHAT DO WE think of when we think of Vietnam? Inescapably, of course, the war – which has shaped the country’s mindset in ways most will struggle to understand.

Perhaps the literary-minded will recall Graham Greene’s 1950s novel the Quiet American and its proposition that Vietnam would thrive not under colonialism or communism but under a “Third Force” based on a combination of local traditions.

Greene didn’t mention the bilking of foreign investors as one of those traditions. But overseas creditors of shipbuilder Vinashin feel, understandably, that they are being made to foot more than their share of the bill for the country’s international ambitions.
Back in 2005, Vietnam’s prime minister, Nguyen Tan Dung, outlined plans to boost the country’s maritime industry to 50% of GDP by 2020. He proposed rolling its 200-odd shipping companies into one entity – Vinashin – with the explicit aim of creating the world’s fourth largest shipbuilder.
So enthused was he by this grand scheme that he pitched up at a meeting with Standard & Poor’s, exhorting them to grant the fledgling Vinashin a rating in line with the sovereign.
S&P duly complied with this request, as did Moody’s, and Vinashin was able in 2007 to obtain a US$600m eight-year amortising loan, through Credit Suisse and with the help of a letter of support from the government pledging to support Vinashin both operationally and financially. Vietnam’s grand ambition to build a shipping giant seemed to be coming to fruition.
FLASH FORWARD TO 2010 and it all went wrong. That year the Vietnamese government announced that it had uncovered fraud at the company, without specifying how much money the fraud involved or where the cash had ended up.
It did say that the perpetrators of the fraud, Vinashin executives who had been investing in an array of non-core assets such as travel agencies, motor cycle manufacturers and real estate, had been punished. All well and good unless you were one of the creditors on the US$600m loan.
These, principally, were Credit Suisse, DEPFA, hedge fund Elliott Advisors and Maybank. Although they were heartened when Vinashin made an interest payment on the loan in June 2010, this comfort was short-lived as the company skipped an amortisation payment six months later. That month Moody’s and S&P downgraded Vietnam’s credit rating and at the same time suspended Vinashin’s rating. The loan went into default.
Vinashin then entered a consensual restructuring under the supervision of a creditors’ steering committee that was co-chaired by Elliott and DEPFA. But after nine months of tortuous negotiation came the punchline for the investors: Vinashin offered them 35 cents on the dollar, or (as if that joke weren’t funny enough) 13-year zero-coupon bonds with an implied net present value of 35 cents. As an investor you were asked to make your choice of jam today or jam tomorrow but there was far too little jam to spread around.
If Vietnam hopes to return to offshore capital markets, it would do well to avoid creating an unsavoury precedent
Faced with this choice, Elliott walked away from the steering committee and commenced litigation against Vinashin, with the case now before the UK courts on the basis that the loan was drafted under English law.
Elliott may well win a favourable ruling in the UK courts, but it is far from clear that any overseas judgement can be enforced in the jurisdiction where the assets are located.
BUT THERE’S A further twist to the tale, which should unnerve the management of Vinashin and the Vietnamese government. Two of Vietnam’s largest state-owned enterprises, Vinalines and PetroVietnam, are among the new owners of parts of Vinashin following a state-directed restructuring.
Having inadvertently ended up owning units that were among the guarantors on the original loan, the likes of Vinalines and PetroVietnam may be facing cross-defaults on their own loans.
That is a problem for PetroVietnam, which is sounding bankers for a loan to purchase US$1.5bn of Vietnamese assets put up for sale by ConocoPhillips. Vietnam’s government is said to be fretting that these stakes may end up going to the Chinese government, which would not sit well with Vietnam given the frequent spats it has with China over territorial waters and contested islands.
But if the loan would automatically go into cross-default because of the guarantee to Vinashin, PetroVietnam might find that its hands are already tied. All rather messy.
If there’s a moral to this tangled tale it is clearly that investors should exercise extreme caution when it comes to credit enhancements such as letters of support, and take credit ratings with rather a large pinch of salt.
The complication in the case of Vinashin is that the defaulter is, effectively, a sovereign state rather than a standalone enterprise. If Vietnam hopes to return to the offshore capital markets in the future it would do well to avoid creating an unsavoury precedent that could shut it out of that arena for good.


Vinashin nói, Elliott kiện đòi 1 phần trong món nợ 600 triệu đô là không hợp lệ:Vinashin Says Elliott Claim for $600 Million Loan Share Invalid (Bloomberg). Chỉ có Credit Suisse mới kiện được thôi.  


Vinashin bác bỏ đơn kiện của chủ nợ  -Vinashin đang tiếp tục phải trả lương cho khoảng 30.000 nhân viên.
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam phản hồi lại đơn kiện họ không trả nợ đáo hạn rằng đơn khiếu kiện của chủ nợ nước ngoài này là “vô giá trị”.
Hãng Bấm Bloombergngày 20/01/2012 đưa tin trong phản hồi chính thức gửi tới tòa ở London, Anh Quốc, Vinashin nói rằng chỉ có bên giàn xếp chính cho hợp đồng vay (chủ nợ chính) là Credit Suisse AG, văn phòng Singapore mới có thể siết nợ theo chỉ đạo của đa số chủ nợ.
Phản hồi do luật sư David Allen, thuộc hãng luật Mayer Brown International LLP, đại diện cho Vinashin và 21 bị đơn, nộp cho tòa vào ngày 9/01/2012, bốn ngày trước hạn chót mà án lệnh của tòa đưa ra cho bên bị.
Bloomberg cho hay phản hồi nói chủ nợ Elliott Vin (Hà Lan) NV mua lại khoản cho Vinashin vay từ Bank of America N.A và đã không thông báo đúng đắn cho Credit Suisse về việc này như hợp đồng cho vay yêu cầu và rằng Elliott phải chứng minh được họ là chủ nợ hợp lệ.
Vinashin nhận khoản vay 600 triệu đôla vào năm 2007 và không trả nợ đáo hạn lần đầu vào tháng 12 năm 2010 và thêm hai lần nữa, đưa hợp đồng vay này vào tình thế vỡ nợ, theo Moody’s.
Trong phản hồi gửi tòa, mà BBC có được bản sao, luật sư đại diện cho bên bị - Vinashin và 21 công ty Việt Nam - thừa nhận một số điểm liên quan tới hợp đồng vay này nhưng bác bỏ từng và tất cả cáo buộc bên nguyên đưa ra.
Phản hồi này cũng nói rằng hợp đồng vay được khống chế bởi luật Anh nhưng cũng có điều khoản trong hợp đồng này nói rằng các tòa tại Anh không phải là nơi duy nhất có quyền phán xét trong bất kỳ tranh chấp nào trong hợp đồng này.
'Tiền lệ xấu'
Bộ hồ sơ kiện và phản hồi tới tòa tại Anh được công bố công khai theo Đạo luật Tự do Thông tin.
Giới quan sát cũng đang theo dõi đồn đoán về khả năng Vinashin có thể nộp đơn xin được bảo hộ theo luật phá sản mặc dù Bấm Bộ Chính TrịViệt Nam hồi năm 2010 khẳng định điều họ gọi là "cương quyết không để Vinashin vỡ nợ và sụp đổ".
Hợp đồng vay đề ngày 24/05/2007 mà Vinashin ký với các chủ nợ nước ngoài không được chính phủ Việt Nam bảo lãnh mặc dù chính phủ có viết một thư ủng hộ để Vinashin đi vay.
Được biết Vinashin từng đề xuất sẽ thanh toán 35 xu cho mỗi đôla đi vay cho các chủ nợ nước ngoài và 20 xu cho mỗi đôla vay từ chủ nợ trong nước, một đề nghị mà giới phân tích xem là việc "nói đùa".
Trong bài viết ngày 20/01/2012 đăng trên Tạp chí Cấp vốn Quốc tế, phân tích gia chính của tạp chí này Bấm Jonathan Rogerskhuyến cáo rằng "Nếu Việt Nam hy vọng còn quay lại thị trường vốn nước ngoài thì Việt Nam phải làm mọi cách để tránh tiền lệ xấu này bởi có thể sẽ chẳng còn vay được ở nơi nào nữa".
Ông Rogers cũng cảnh báo khả năng đối diện trách nhiệm liên đới của Vinalines và PetroVietnam, nơi tiếp quản các đơn vị kinh doanh từng thuộc về Vinashin (do nỗ lực tái cơ cấu lại tập đoàn này) vì các tổng công ty/công ty con trực thuộc Vinashin (một số hiện cũng đã bị kiện) là những bên bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay 600 triệu đôla của Vinashin theo hợp đồng ban đầu.
Vào ngày 01/11/2011, Elliott đã gửi đơn kiện ra Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm.
Đơn kiện liệt kê bên bị thứ nhất là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và 21 bị đơn còn lại là các công ty được thành lập và đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
Trong khi Vinashin là bên đi vay thì bên nguyên mô tả toàn bộ 21 bị đơn còn lại là các bên có liên hệ tới hợp đồng vay và là những bên bảo lãnh các nghĩa vụ trả nợ của Bị đơn Thứ Nhất, tức là Vinashin.


– 
Vinashin Said to Miss Third Payment on $600 Million Facility(BBW). - ‘Nợ xấu ngân hàng không đáng ngại’ hả? Mời xem thêm: Nợ xấu không đáng lo!! (datfreelance).
-Vinashin không trả nợ lần thứ ba -Vinashin đã đầu tư vào nhiều khu vực không phải ngành kinh doanh chính là đóng tàu. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), hiện đang bị kiện ra tòa tại Anh, đã không trả nợ đáo hạn lần thứ ba, theo Bloomberg.
Hãng Bấm Bloombergtrong bản tin ngày 18/01 dẫn nguồn của hai người nắm được vụ việc cho hay cho tới nay Vinashin đã lỡ ba lần thanh toán nợ với tổng số tiền là 180 triệu đôla (60 triệu đôla mỗi lần)
Vinashin không trả nợ náo hạn lần đầu 60 triệu đôla vào tháng 12/2010, kể như đặt hợp đồng đi vay 600 triệu từ các chủ nợ nước ngoài (dẫn đầu là Credit Suisse Group AG) vào tình thế vỡ nợ, theo Moody’s.
Kể từ đó tập đoàn nhà nước bên bờ phá sản này đã lỡ thanh toán nợ thêm hai lần, mỗi lần 60 triệu đôla.
Tổng giám đốc Vinashin, Trương Văn Tuyển, từ chối bình luận về việc lỡ thanh toán nợ khi hãng Bloomberg liên lạc với ông bằng điện thoại tại văn phòng ở Hà Nội vào ngày 17/01/2011.
Thu nhập của các tập đoàn đóng tàu trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng lớn do số lượng tàu hàng quá nhiều và vượt quá nhu cầu về vận chuyển hàng hoá.
Tăng trưởng kinh tế chậm đã làm giảm mậu dịch toàn cầu và kéo giá thuê các tàu lớn vận chuyển quặng sắt và than đá xuống mức giá thấp nhất kể từ năm 2002, theo Baltic Exchange, hãng cung cấp thông tin phí vận tải đặt tại London.
Hạ điểm khả tín
Sau khi Vinashin không thanh toán lần trả nợ đầu vào năm 2010, ít nhất một trong những tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước của Việt Nam đã bị hạ điểm khả tín do có quan ngại rằng các doanh nghiệp có một phần vốn của nhà nước không được chính phủ hỗ trợ khi có khó khăn tài chính.
Thang điểm tín nhiệm nợ của Việt nam bị Standard & Poor’s hạ xuống mức BB - vào tháng 12/2010, là cấp độ dưới mức tin cậy đầu tư tới ba ngưỡng, sau khi Moody’s cũng hạ điểm tương tự cùng tháng.
Vinacomin hiện đang đình lại kế hoạch đi vay 150 triệu USD.
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) bị Moody’s hạ điểm từ Ba3 xuống B2 trong tháng 12/2010 và triển vọng của Vinacomin bị Standard & Poor’s hạ từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực" trong bối cảnh việc tái cơ cấu Vinashin buộc phải rà soát lại các yếu tố Bấm rủi ro.
Cho vay hợp vốn và bán trái phiếu Việt Nam giảm 11% xuống mức 4,1 tỷ đôla vào năm 2011, theo số liệu của Bloomberg.
Vinacomin đã đình chỉ việc đi vay 150 triệu đôla trong tháng 10/2011 cho đến khi thị trường thuận lợi hơn, một người nắm được tình hình cho Bloomberg biết vào thời điểm đó.
Khoản vay này hiện vẫn đang chưa được tiến hành, người cho biết ngày 18/01.
Kế toán trưởng của Vinacomin Nguyễn Xuân Thủy hôm 18/01 cho biết Standard Chartered Plc đã giúp sắp xếp cho khoản vay này và công ty đã lên kế hoạch vay vốn trong nay mai, nhưng không nói rõ chi tiết.
Vinashin hiện đang bị quỹ đầu tư Elliott Advisors LP, một trong số 20 chủ nợ, kiện ra Bấm Tòa Tối Caotại Anh vì không trả nợ trong khoản vay trị giá 600 triệu USD.
Credit Suisse, Depfa Bank Plc và Malayan Banking Bhd cũng nằm trong số các chủ nợ, theo các nguồn thạo tin nhưng muốn ẩn danh.
Người phát ngôn của Credit Suisse tại Hong Kong, Josephine Lee, từ chối bình luận về tình hình tài chính của Vinashin và các khoản thanh toán đã đáo hạn nhưng tập đoàn chưa trả.
Được biết luật sư đại diện cho bên bị (22 công ty trong đó bị đơn thứ nhất là Vinashin) đã có phản hồi lại tòa trước hạn chót (13/01/2012) theo Bấm án lệnhcủa tòa ngày 02/12/2011.
Vinashin từng được đầu tư để hiện đại hóa công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam
Một án lệnh của tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm ở London, cảnh báo Vinashin cùng 21 công ty tại Việt Nam bị kiện ra tòa tại Anh, có thể mất quyền bào chữa.
Án lệnh đề ngày 02/12/2001, mà BBC tiếng Việt đọc được, nói nếu vào 1630 giờ chiều ngày 13 tháng Một năm 2012 tòa không nhận được phản hồi chính thức từ bên bị, thì các bị đơn (Vinashin và tất cả 21 công ty bị kiện) sẽ mất quyền bào chữa, tương đương với việc bên nguyên đơn nghiễm nhiên thắng kiện.
Giới luật sư của cả bên nguyên đơn và bị đơn cùng ít nhất hai người làm chứng có tên trong án lệnh này của tòa, được đưa ra sau một tháng kể từ khi tòa mở hồ sơ vụ kiện.
Đại diện của bên khởi kiện, công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. có tư cách pháp nhân Hà Lan và địa chỉ đăng ký tại Hà Lan, là công ty luật Bingham McCutchen LLP, văn phòng London.
Được biết hãng luật Mayer Brown International LLP, cũng có văn phòng ở London, đại diện cho các bị đơn tại Việt Nam.
Vào ngày 01/11/2011, bên nguyên đã gửi đơn kiện với tư cách là một chủ nợ trong hợp đồng cho vay 600 triệu USD đề ngày 24/05/2007.
Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore là đại diện và giàn xếp cho hợp đồng vay này.
Đơn kiện liệt kê bên bị thứ nhất là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và 21 bị đơn còn lại *(xem danh sách phần cuối bài) là các công ty được thành lập và đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Trong khi Vinashin là bên đi vay thì toàn bộ 21 bị đơn còn lại được mô tả là các bên có liên hệ tới hợp đồng vay và là những bên bảo lãnh các nghĩa vụ của Bị đơn Thứ Nhất, tức là Vinashin (đã ghi trong "văn bản tài chính" của hợp đồng vay này).
‘Vi phạm hợp đồng’
Vụ việc Vinashin gây chú ý nhiều trong giới quan sát trong và ngoài nước.
Theo hợp đồng vay 600 triệu USD được thanh toán trong 10 lần, khoản trả góp đầu tiên, 60 triệu USD, đáo hạn vào ngày 20/10/2010, lần trả thứ hai vào ngày 20//06/2011 và lần trả tới đây là 20/12/2011.
Đơn kiện nói các bị đơn đã không thanh toán khoản trả góp lần đầu và lần thứ hai, có trả lãi lần đầu (nhưng phải mãi tới ngày 24/12/2010 mới thanh toán), không trả lãi lần hai và không trả toàn bộ default interest, hay lãi với mức cao hơn lãi gốc vì không thanh toán khi đáo hạn.
Trên cơ sở đó, bên nguyên đơn hiện khởi kiện tất cả 22 bên bị để đòi số tiền hơn 12,11 triệu đôla Mỹ, bao gồm cả hai lần tiền trả góp mà bên bị chưa thanh toán cùng các khoản lãi, tính tới ngày 01/11/2011.
Trong khi đó một blog trên trang Wall Street Journal mô tả kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy bên khởi kiện trong vụ kiện Vinashin sẵn sàng cho một cuộc chơi lâu dài với chiến lược đã mang lại cho họ thành công trước đây.
Vào năm 2000, Elliott nổi danh vì thắng trong vụ kiện chính phủ Peru kéo dài bốn năm và chính phủ Peru sau đó phải trả 56 triệu USD cho Elliott.
Trong năm 2008, một chi nhánh của Elliott (Kensington International Ltd), đã đi đến một thỏa thuận với Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) để có được một số tiền nhưng không tiết lộ số tiền này là bao nhiêu.
Trong vụ này DRC mắc nợ Elliott hơn 100 triệu USD trong đó có cả lãi gốc và lãi lũy kế hơn hai thập niên.
Elliott hiện vẫn đang theo đuổi vụ kiện với khoản cho vay qua trái phiếu trị giá 4.5 tỷ đôla mà chủ nợ là chính phủ Argentina.
Lập trường của Elliott, dù ở cương vị một quỹ đầu tư, lại còn có thông điệp mang tính xã hội.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007 với tạp chí Bấm Foreign Policy, một người phát ngôn của Elliott nói "những người ủng hộ chủ trương xóa và giảm nợ nên nhận ra rằng bên hưởng lợi từ giảm nợ thường là các chế độ bất tài hoặc tham nhũng lãng phí tài sản quốc gia của họ và sau đó kêu nghèo kêu khổ để tránh nghĩa vụ trả nợ".

* Danh sách 22 bị đơn (tên công ty bằng tiếng Anh)
1. Vietnam Shipbuilding Industry Group
Hiện chưa rõ vụ kiện sẽ được các công ty liên quan tại Việt Nam đón nhận ra sao
2. Bach Dang Shipbuilding Industry Company Limited
3. Ben Kien Shipbuilding Industry Company Limited
4. Bien Dong Shipping Company
5. Ha Long Shipbuilding One Member of Responsibility Limited Company
6. Hoang Anh Shipbuilding Industry Joint Stock Company
7. Hong Bang Shipbuilding Industry and Construction Company
8. Middle Area Construction and Shipbuilding Industry Company
9. Nam Trieu Shipbuilding Industry Company
10. Nam Ha Shipyard
11. Nha Trang Shipbuilding Industry Company
12. Pha Rung Shipyard Company Limited
13. Sai Gon Shipbuilding and Marine Industry Company
14. Sai Gon Shipbuilding Industry Company Limited
15. Song Cam Shipbuilding Joint Stock Company
16. Thanh Long Company
17. Construction and New Technology Application Joint Stock Company
18. Vinashin Construction Joint Stock Company
19. Vinashin Dung Quat Shipyard
20. Kansai Vinashin Investment Joint Stock Company
21. Vinashin Ocean Shipping Company Limited
22. Vinashin Trading and Manufacturing Joint Stock Company
Nguồn: Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm ở London-
- -Thêm một công ty con của Vinashin bị khởi tố -(NLĐO)- Cơ quan an ninh điều tra - Công an tỉnh Nam Định vừa khởi tố vụ án “tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần cấu kiện bê tông Hoàng Anh thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Sức lan tỏa vụ kiện Vinashin ‘sẽ rất lớn’
 -Vụ kiện Vinashin ra tòa ở London -
Thủ tướng Dũng 'không sai' về Vinashin
-Sẽ xử vụ Vinashin ‘trong thời gian tới’

SGTT.VN - Nhìn cả khía cạnh là một luật sư, nhà nghiên cứu kinh tế thì sự kiện Vinashin và 21 công ty bị kiện ở Anh còn gây hậu quả xã hội rất rộng lớn, ông Nguyễn Trần Bạt (TGĐ InvestConsult) trao đổi với SGTT. Vinashin: chuyện phải đến, đã đến ! - (Mạnh Quân).  - Về vụ Vinashin bị kiện (Phan Vĩnh Trị).  – Vinashin bị kiện và những hệ quả  —  (Lý Toét)Vinashin bị kiện: Vinashin chính thức bị kiện (BBC 8-11-11) -- Tập đoàn Việt Nam Vinashin bị Hà Lan khởi kiện đòi nợ (RFI 9-11-11) -Vinashin và 21 tổng công ty, công ty con bị kiện tại Anh- Căn cứ vào bài này: Elliott Advisors’ move to sue Vinashin throws company’s restructuring proposal into doubt (FT 17-10-11)



-Vinashin default II (giangle)- Cuối năm ngoái tôi có viết một entry về vụ Vinashin default trong đó tôi khuyến nghị chính phủ VN không nên/không cần đứng ra trả nợ thay cho Vinashin. Vừa rồi FT cho biết một trong các chủ nợ đã chính thức kiện Vinashin ra một tòa án ở Anh để đòi nợ (thời điểm tôi viết entry nói trên tôi đoán nhầm luật chi phối hợp đồng vay là luật Singapore nên các chủ nợ sẽ kiện ra tòa Singapore). Tuy nhiên tôi tin những lập luận của tôi trong entry đó vẫn chính xác và bài báo của FT link bên trên cũng có nhiều lập luận tương tự. Nói ngắn gọn là thực ra chủ nợ của Vinashin sẽ có rất ít leverage trong vụ này vì dù tòa ở Anh có xử thắng cho họ (gần như chắc chắn như vậy), Vinashin sẽ đối phó bằng cách nộp đơn xin phá sản ở một tòa của VN. Lúc này khoản nợ $600m của Vinashin sẽ được chế tài theo "pari passu clause", nghĩa là được đối xử ngang bằng với các khoản nợ không thế chấp khác trong nước. Với tình trạng làm ăn bê bết và tài sản thất thoát/hư hỏng nặng nề trong vài năm qua, nhiều khả năng sau khi trả hết nợ có thế chấp thì tài sản của Vinashin chẳng còn gì để trả cho các chủ nợ không thế chấp. Tóm lại thông tin của bài báo FT về những gì sẽ xảy ra trong vụ tranh chấp này không có gì mới, nhưng bài báo này có vài thông tin khác rất đáng chú ý.

Sau khi vụ Vinashin rộ lên cuối năm 2010, tôi nghe nói từ sau Đại hội Đảng đầu năm 2011 báo chí VN đã nhận được chỉ thị không được đăng thêm về tình hình Vinashin bởi vậy không hề có thông tin về vụ tranh chấp này xuất hiện trên báo chí (cho đến hôm nay SGTT đưa tin về vụ kiện). Phe chủ nợ cũng rất kín tiếng không tiết lộ thông tin về các cuộc đàm phán, có thể vì yêu cầu của phía VN hoặc có thể họ cho rằng chưa phải thời điểm tung thông tin ra. Tuy nhiên sau khi Elliott Advisors khởi kiện, FT đã có được thông tin là chính phủ VN đã từng đề nghị hoặc trả cash với giá trị 35% face value cho các chủ nợ, hoặc đổi face value lấy longterm government guaranteed bonds (no interest). Chắc chắn thông tin này do phía chủ nợ leak ra, nhiều khả năng từ Elliott Advisors. Một thông tin quan trọng nữa là trong chương trình debt restructuring cho Vinashin các chủ nợ trong nước sẽ chỉ nhận được 20% face value cho các khoản vay không thế chấp khác. Nghĩa là phía Elliott Advisors và các chủ nợ nước ngoài khác thậm chí còn có lợi hơn phương án kiện ra tòa rồi nhiều khả năng sẽ phải phân chia tài sản của Vinashin theo"pari passu clause". Vậy tại sao Elliott Advisors lại theo đuổi phương án này, chẳng lẽ một hedge fund cáo già như vậy lại không nghĩ đến phương án tôi/FT đặt ra (là Vinashin sẽ nộp đơn phá sản)?

Câu trả lời cho nước cờ này của Elliott Advisors có thể là EA tin rằng chính phủ VN sẽ không để cho Vinashin phá sản trong bất kỳ trường hợp nào, do đó nhiều khả năng VN/Vinashin sẽ chấp nhận out-of-court settlement riêng với EA (thế nên EA đi kiện một mình). Vì đây sẽ là một vụ rất sensitive ở VN nên chắc chắn chính phủ VN sẽ giấu rất kỹ số tiền và phương án settlement (EA cũng không đời nào tiết lộ), do đó EA hi vọng sẽ đàm phán được mức tốt hơn con số 35% đã được offer. Chưa kể nếu EA có "tay trong" bên phía VN hoặc EA nắm được một "bí mật" nào đó mà phía VN không muốn bị leak ra thêm thì leverage của EA sẽ còn cao hơn nữa. Thôi tôi không speculate thêm nữa, bạn nào thích các conspiracy theory thì cứ tiếp tục "sáng tác" :-). Base case scenario của tôi vẫn là Vinashin sẽ nộp đơn xin phá sản ở VN, một tổng công ty mới sẽ ra đời để mua lại (với giá bèo) các tài sản hiện tại của Vinashin. Số tiền thu được sẽ trả cho các chủ nợ, mà theo trình tự thế chấp chắc EA sẽ chẳng nhận được đồng nào hết. Đó là phương án tốt nhất cho taxpayers (i.e. nhân dân) VN.



Vinashin chính thức bị kiện Nợ và tài sản của Vinasin đang được chuyển về các tập đoàn khác trong nỗ lực cơ cấu nợ.
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty và công ty tại Việt Nam vừa bị khởi kiện tại tòa ở London.
Đơn kiện được Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm nhận và mở hồ sơ ngày 01/11/2011, một viên chức tại tòa xác nhận với BBC Việt ngữ sáng ngày 08/11.
Viên chức này cho biết thêm nội dung chi tiết đơn kiện đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết ngay khi Vinashin xác nhận việc bị khởi kiện.

Phần tóm lược đơn kiện số 11-1296 mà BBC Việt ngữ đọc được cho thấy bên nguyên đơn khởi kiện là công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. và bên bị đơn gồm 22 công ty với Vinashin đứng đầu danh sách bên bị.
Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
Giới quan sát cho rằng đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đôla Vinashin đi vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, với khoản trả lần đầu 60 triệu đôla đã đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái mà Vinashin chưa thanh toán.
Mặc dù tài sản của Vinashin nằm tại Việt Nam, đơn kiện được gửi tới tòa tại Anh vì khoản cho vay được khống chế theo luật Anh.
Vào ngày 17/10/2011, debtwire.com, trang chuyên về tin tức và phân tích về thị trường nợ có bài nhận định việc một trong các chủ nợ của Vinashin có động thái khởi kiện có thể tạo thêm khủng khoảng cho nỗ lực tái cơ cấu nợ của tập đoàn này.
Bấm Bài báocho biết Elliott Advisors, quỹ đầu tư dạng hedge fund, hồi đầu tháng mười tỏ ý sẽ khởi kiện để truy thu tiền lãi và nợ gốc.
"Một vụ kiện Vinashin có thể nhấn chìm một đề xuất từ chính phủ Việt Nam, trình bày trước các chủ nợ vào tháng Mười nhằm để đảm bảo khoản vay 600 triệu đôla được giữ ở hình thái nợ được tái cơ cấu.
“Đề xuất của Vinashin bao gồm hai lựa chọn. Lựa chọn đầu là trả bằng tiền mặt 35% mệnh giá nợ,
“Lựa chọn thứ hai là hoán đổi hợp đồng vay 600 triệu đôla đáo hạn cho tới hết năm 2015 thành hợp đồng vay mới có thời hạn 13 năm được chính phủ bảo lãnh, trả nguyên nợ gốc nhưng không trả lãi”, bài báo cho hay.
Đơn phương khởi kiện
Vinashin đã được sự hỗ trợ vốn và uy thế của hệ thống chính trị Việt Nam
Chính phủ Việt Nam vào năm 2007 viết một lá thư ủng hộ để Vinashin có thể vay được tiền nhưng không nói rõ là Hà Nội bảo lãnh cho khoản vay này (Trả trong 10 lần, 60 triệu đôla/lần trong giai đoạn 2010 tới 2015).
Bài báo nhận định trong trường hợp Elliott kiện, Vinashin sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc nộp đơn xin bảo hộ theo luật Việt Nam hoặc tìm kiếm sự công nhận từ tòa án quốc tế.
Được biết hồi tháng Sáu lúc đầu Elliott đã mời các chủ nợ khác để tham gia kế hoạch kiện Vinashin tại London nhưng sau đó đổi ý để đơn phương khởi kiện, một bước được xem là động thái không muốn chia tiền với các chủ nợ khác nếu đòi lại được theo phán quyết của tòa tại Anh.
Hồi tháng Năm, trang debtwire.com có bài phân tích về các bước chủ nợ có thể tiến hành với Vinashin.
Bấm Bài viếttrích dẫn luật sự nhận định "trong khi phán quyết ở nước ngoài khó có thể thi hành tại Việt Nam, nơi Vinashin có tài sản, thì giới chủ nợ có thể can thiệp hoặc thậm chí giữ các khoản tiền chuyển khoản ở nước ngoài hoặc giữ thư tín dụng".
"Về cơ bản các chủ nợ có thể khiến Vinashin không thể nào kinh doanh được ở nước ngoài," bài viết cho biết.
Vinashin, tập đoàn bên bờ vực phá sản, đã và đang được tái cơ cấu theo hướng chuyển một số tài sản, dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines).
Chín quan chức cao cấp của Vinashin bị đề nghị truy tố vào tháng Chín năm nay sau khi công an Việt Nam mô tả đã hoàn tất điều tra giai đoạn một.
Giới quan sát nhận định bê bối Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam đối với cả các công ty cho vay quốc tế và có khả năng làm chậm lại dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này.


-
Vinashin chính thức bị kiện

Các bài liên quan


-Nhà đầu tư kém được bảo vệ, nền kinh tế chịu thiệt thòi (SGTT).-
Quốc hội ‘giục’ Chính phủ lập đề án tái cơ cấu kinh tế (VNE).- Dấu hỏi lợi nhuận ngân hàng 2011 (VnEconomy).- Không đợi ngân hàng tự nguyện tái cơ cấu (TQ). Ngân hàng lớn tăng vọt lãi suất huy động vàng (VNE).

-Google+Pages: trang quảng bá cho doanh nghiệp
Tuổi Trẻ

TTO - Tương tự Facebook Fan Page, Google cũng đã ra mắt Google+Pages để các doanh nghiệp có thể đăng ký và tự quảng bá. Với tên gọi Pages, Google đã chính thức cho phép các doanh nghiệp hay tổ chức tự tạo một trang trên Google+, phục vụ cho các chiến ...
Google+ giới thiệu chức năng “Page” cho người dùng doanh nghiệp
Thông tin công nghệ
Mạng xã hội Google + cho phép các công ty lập trang riêng
Khoa Học Phổ Thông
Mạng xã hội của Google mở cửa cho doanh nghiệp
Vietnam Plus
Tin nhanh
 -ICT News -VietNamNet -




Đến Seoul vào hôm nay, 08/11/201, nhân chuyến công du ba ngày, chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có ngay một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak. Trong một thông cáo chung, hai bên cho biết là Việt Nam đã chấp nhận tăng cường hợp tác với Hàn Quốc về việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.

 
 

BIẾT ĐỎ MẶT

Tin liên quan: -Vụ ném mìn, nổ súng vào CA, quân đội: Lừa dân thế này, dồn dân thế này
-Vì sao lại vu oan cho Nhân dân?

--
Đấu tranh giành đất ở Việt Nam: Căng thẳng giữa nông dân và Nhà nước - John Ruwitch/Huffington Post
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ HÀ NỘI, (Reuters) - Trường hợp một gia đình nông dân tại Việt Nam, đã sử dụng súng và mìn tự chế trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn các quan chức địa phương tịch thu đất đai của họ trong tháng này đã làm dấy lên sự chỉ trích công khai hiếm có về biện pháp mạnh tay của chính quyền, buộc chính phủ phải hành động để giảm bớt thiệt hại.
Các tường thuật về sự kiện này trên phương tiện truyền thông nhà nước đã tạo nổi bật về một điểm nóng tiềm năng tại quốc gia độc đảng này, đất nước từng thu hút đầu tư nước ngoài một phần nhờ sự ổn định chính trị tương đối dưới ách cai trị cộng sản.
"Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự việc các công dân bị thiệt thòi gia tăng bạo lực chống lại các cơ quan nhà nước", giáo sư Carlyle Thayer thuộc trường Đại học New South Wales cho biết.
"Tần số của họ là một dấu hiệu cho thấy không hề có những con đường dẫn đến việc xét xử và bồi thuờng".
Cũng như ở Trung Quốc, nơi việc chiếm đoạt đất đai đã dấy lên một cuộc nổi dậy ở các làng phía nam của Wukan kéo dài trong nhiều tháng, vấn đề đất đai là một nguyên nhân hàng đầu của sự ma sát giữa công chúng và các quan chức. Tất đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước và quyền được sử dụng không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc được bảo vệ.
Ở vùng ngoại ô Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, báo chí và các trang mạng cho biết, cuộc tranh chấp đất đai nổ ra dữ dội vào ngày 5 tháng 1 đã từng nhen lửa từ hơn bốn năm trước.
Sáu công an và binh lính bị thương, bốn người - gồm nông dân Đoàn Văn Vươn, anh trai và hai người thân khác đã bị bắt giữ.
Những người chỉ trích, gồm cả một cựu chủ tịch nhà nước, đã nhanh chóng chê trách chính quyền quá nặng tay trong việc đòi lại mảnh đất mà Vươn đã chuyển đổi để nuôi trồng thủy sản, nói rằng việc sử dụng các lực lượng an ninh là không thịch hợp và bất hợp pháp.
"Đuổi nhà là sai. Hơn nữa, triển khai quân đội và công an để đuổi một người nào đó thậm chí còn sai hơn", Lê Đức Anh, chủ tịch nước của Việt Nam từ 1992-1997 và là một vị tướng cao cấp quân đội đã nói như thế với tờ Giáo dục Việt Nam.
Đặng Hùng Võ, người từng là Thứ trưởng Bộ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cho biết quyết định lấy lại mảnh đất "là đối nghịch cả với pháp luật và đạo đức, là cố ý tước đoạt đi các quyền của họ", VNExpress.vn cổng thông tin tin tức tường thuật như vậy..
Những người ủng hộ tại Hà Nội đã tặng 60 triệu đồng (2857 USD) cho Vươn và người anh trai của mình, 6 triệu cho người nhân viên an ninh bị thương, và còn có khoảng 200 triệu hoặc hơn nữa, blogger Nguyễn Xuân Diện cho biết trên trực tuyến.
Thêu dệt lên Sự Thật
Trong tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đáp trả bằng cách ra lệnh cho chính quyền thành phố Hải Phòng mở cuộc điều tra.
Tuy nhiên, thật khó mà biết được câu chuyện thực hư như thế nào.
"Bắn công an là sai, và chắc chắn họ sẽ bị bỏ tù " một phóng viên Việt Nam theo dõi vụ việc đã cho biết hôm thứ Sáu.
"Nhưng những gì mà báo chí muốn biết là điều gì đã đưa đẩy những người này phản ứng như vậy. Cho dù các chính quyền địa phương có thừa nhận họ đã sai hay không vẫn còn là một điều không rõ ... Tại các tỉnh, các cơ quan có thẩm quyền có thể nghĩ rằng mình có thể làm những gì mà họ muốn".
Thayer cho biết không hề có phương tiện độc lập để xét xử các tranh chấp về sử dụng đất. "Chính quyền địa phương tự do thêu dệt các sự kiện của bất kỳ trường hợp nhất định nào miễn sao phù hợp được với mục đích của mình" ông nói.
Một nền kinh tế nở lớn đã đẩy giá đất đai lên cao, khiêu dụ các quan chức di chuyển nông dân ra khỏi đất đai của họ để mở đường cho các dự án sinh lợi như các căn hộ và khu công nghiệp. Các quan chức địa phương cho biết khu đất của Vươn sẽ trở thành một sân bay.
Bộ Ngoại giao cho biết chính quyền địa phương đã từ chối không cho một phóng viên Reuters truy cập vào hiện trường tranh chấp. Phóng viên nước ngoài phải được sự cho phép của chính phủ để làm tin ở vùng ngoại thành của Hà Nội.
Báo chí Việt Nam tường thuật rằng trong năm 2007, các cán bộ huyện đã tìm cách đòi lại đất của Vươn và một người hàng xóm, nhưng các gia đình đã đệ đơn thưa. Một cuộc phân xử đã diễn ra và trong năm 2010 các gia đình bãi nại để đổi lấy việc được kéo dài hợp đồng thuê đất.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, các quan chức địa phương cho biết thỏa thuận thuê là không hợp lệ và bắt đầu thúc đẩy việc đòi lại mảnh đất một lần nữa.
Những gì đưa đến hành động thì không rõ ràng. Vươn không có mặt tại hiện trường nhưng đã bị nghi là hoạch định cuộc phục kích.
Ngay sau cuộc đụng độ, một ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của gia đình nơi các tay súng ẩn náu đã biến thành đống gạch vụn. Một quan chức chính phủ cho biết là lực lượng an ninh đã tiến hành cuộc phá dỡ ấy. Sau đó, một viên chức khác nói rằng không phải.
(Tin được Biên tập bởi Alan Raybould và Ed Lane).
Nguồn: Huffington Post

Tranh đấu đất đai ở VN, căng thẳng giữa những người nông dân với chính quyền: Vietnam’s Land Struggle: Tension Between Farmers And State (Reuters)
-Nhóm cường hào cộng sản qua vụ Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải Phòng Có 1 câu hỏi mà tôi đau đáu trong lòng khi sự việc Đoàn Văn Vươn xẩy ra ngày 5/1/2012 tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng. Đó là câu hỏi:  Vì đâu mà một người thừa bản lĩnh, thừa quyết tâm, nghị lực và niềm tin, thừa cả sự khôn ngoan vì “trời nó còn thắng được!” như Đoàn Văn Vươn lại vướng vòng lao lý? câu hỏi của Ông Phạm Văn Doanh, 82 tuổi, nguyên bí thư đảng ủy xã Vinh Quang.


Anh Vươn và gia đình đã bán hết cả đất đai, nhà cửa, vườn tược… của mình để hơn 20 năm qua đầu tư vào cuộc chiến với trời, với biển. Họ đã chiến thắng cả biển, cả trời. Cống Rộc hôm nay đã không gây lụt lội cho xã Vinh Quang nữa.

Quyết tâm này, niềm tin này, trí thông minh thắng cả trời và biển của gia đình anh Vươn, tôi xin cúi đầu kính phục.

Anh Vươn là tượng trưng của 1 người Việt Nam mới: dám nghĩ bằng kiến thức tiên tiến, dám làm mạo hiểm bằng niềm tin mãnh liệt của bản thân.

Đây là đặc điểm của những người thành công nhất trên thế giới như Bill Gates, Micheal Dell, Steve Jobs,…

Anh Vươn đã khác hẳn các “đại gia” của thời cộng sản hậu tem phiếu này. Các đại gia này đều có liên lạc với chính quyền, đều làm giầu trên vi phạm pháp luật, nhưng có che chắn từ “trên cao”. Họ không dám công khai tài sản, không dám công khai con đường dẫn đến tài sản. Những công sức của họ đổ ra là mờ ám không thể trở thành những tấm gương tự hào cho người dân Việt Nam học tập.

Anh Vươn bằng công sức, trí thông minh, lòng tin đã dám mạo hiểm, khai hoang 40 ha đầm hải sản, lấn biển thành công.

Tuy tài sản này thật nhỏ nhoi so với hàng chục tỷ đô la tài sản của B.Gates, so với những sản phẩm ifone, ipad,… của Steve Jobs… nhưng tấm gương lao động của anh là trong sáng, đáng tự hào sánh ngang với lòng tự hào về 1 thành viên của loài người như B.Gates, M.Dell, S.Jobs…

Anh Vươn khác những người giầu có nổi tiếng trên là anh sinh ra tại Việt Nam, còn họ sinh ra ở 1 đất nước văn minh nhất thế giới: Hoa Kỳ. Tài sản của B.Gates, M.Dell… được nhà nước Hoa Kỳ bảo hộ bằng các lực lượng công quyền, bằng sự đồng thuận và ngưỡng mộ của cả dân tộc Mỹ. Còn tài sản của anh Vươn thì bị những quan chức cộng sản trong bộ máy công quyền Việt Nam nhòm ngó, quyết tâm chiếm đoạt bằng được. Đây chính là cái lõi để trả lời câu hỏi của ông Phạm Văn Doanh, mà tôi nêu ở đầu bài này.

Anh Vươn tuy thắng trời thắng biển, nhưng anh đang bị lâm vòng lao lý, gia đình tan nát, nhà cửa bị san phẳng, đầm thủy sản bị nêm phong, thủy sản bị chính quyền bật đèn xanh cho lũ xã hội đen cấu kết với chính quyền hôi sạch…

Anh đang thua chúng, những tên quan cộng sản mất tính người. Lũ chúng, tôi tạm gọi là cường hào cộng sản.

1. Nhóm cường hào cộng sản gồm những ai? 

Trước khi trả lời câu hỏi này, ta trả lời câu hỏi: Cái gì đã đẩy lũ cường hào cộng sản này tán tận lương tâm, ra tay tàn độc, cướp sạch manh cơm, tấm áo của gia đình anh Vươn, cướp sạch mồ hôi công sức 20 năm trời lấn biển, ngăn trời của anh?

Rõ ràng câu trả lời là 40 ha đầm thủy sản kia. Bọn chúng đã nhìn thấy bạc tỷ từ 40 ha đầm thủy sản này, được đền bù khi triển khai dự án sân bay. Cưỡng chiếm trắng 40 ha đầm thủy sản của anh Vươn, chúng sẽ chia chác với nhau, sau đó chờ đền bù mà hốt bạc tỷ.

Nhóm cường hào này, qua báo chí, ta điểm mặt ngay được.

Đó là những lãnh đạo các bộ phận cử người tham gia dấy máu ăn phần trong hôm cưỡng chiếm 5/1/2012, trong đó có huyện đội huyện Tiên Lãng.

Đó là những người trong vòng 2 tuần qua dối trá trước công luận để bênh vực cho quyết định cưỡng chế của UBNN huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Đứng đầu nhóm này là Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm chủ tịch huyện Tiên Lãng và chủ tịch xã Vinh Quang. Chủ tịch huyện thì lừa đảo còn chủ tịch xã thì ăn cướp.

Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cũng có phần trong vụ ăn cướp này. Đỗ Hữu Ca nói: “Với công trình đặc biệt quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn cố giữ lại như thế để lấy đền bù khi dự án được triển khai”. Đây là lòng dạ của ông Ca.

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc huyện Tiên Lãng Vũ Thế Tuyền, Bí thư xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan, là những kẻ theo đóm ăn tàn.

Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng là kẻ ngoa ngôn, đổ vấy cho nhân dân Vinh Quang là người san bằng ngôi nhà của gia đình anh Vươn.

2. Chủ Nghĩa Cộng Sản là nguyên nhân chính dẫn đến bất công xã hội ngày hôm nay.

Cải cách ruộng đất đã xóa bỏ tư hữu trên các thửa ruộng của người nông dân Việt Nam. Ruộng đất thành tài sản sở hữu toàn dân. Sự tôn trọng tư hữu đã được xây dựng trong tiền thức người dân Việt Nam hàng nghìn năm bị xóa bỏ. Sự tôn trọng đói với tài sản của người khác do sự lao động của họ tạo nên, bị biến mất.

Ai cũng muốn xây dựng 1 xã hội công bằng hơn xã hội dựa trên tư hữu.

Thế nhưng xã hội mới, dựa trên công hữu đã không khả thi, mà ước muốn giầu có vẫn còn tồn tại trong mỗi đảng viên ĐCS VN.

Những nhóm cường hào địa chủ cộng sản ra đời.

Qua tiếng bom “Đoàn Văn Vươn”, xã hội Việt Nam hiện đại đã giơ trước thế giới bộ mặt tàn bạo và đạo đức giả trước thế giới.

Lơi dụng danh nghĩa pháp luật để cướp trắng công lao động 20 năm trời của gia đình anh Vươn.

Dùng bạo lực, bất chấp lẽ phải để đàn áp 1 gia đình lao động giỏi.

Dùng xã hội đen để tàn phá ngôi nhà của người dân, khi gia đình họ tan nát.

Triệt hạ, vơ vét cả thủy sản trong đầm nhà anh Vươn khi gia đình anh Vươn không có khả năng bảo vệ.

Ngay cả loài cầm thú cũng không cư xử như vậy với đồng loại của mình.

Chỉ có những cường hào, địa chủ cộng sản mới bị biến chất thành súc vật như vậy.

Thế nhưng đã qua rồi thời kỳ vàng son của “lý tưởng cao đẹp”. Ngày xưa bà Nguyễn Thị Năm chết oan ức trong cải cách ruộng đất, mà những người biết oan ức của bà chỉ biết im lặng.

Hôm nay toàn xã hội lên án lũ cường hào cộng sản mới.

Anh Đoàn Văn Vươn đã hành động đúng.

Nhà nước này không phải là nhà nước pháp quyền.

Phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ là phiên tòa công bằng ư?

Phiên tòa xử Blogger Nguyễn Văn Hải là phiên tòa công bằng ư?

Bắt chị Bùi Thì Hằng cải tạo chỉ 2 năm vì biểu tình chống TQ là công bằng ư?…

Anh Vươn đã thực hiện quyền thiêng liêng nhất mà bất cứ 1 người nào sinh ra trên quả đất này đều có quyền được hưởng: quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc cho mình, quyền được bảo vệ mồ hôi nước mắt mà mình đã đổ ra.

Anh Vươn là anh hùng trong lòng tôi.


Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Tiên Lãng Vũ Thế Tuyền: “Trong hơn chục năm được giao đất, đóng góp vào ngân sách của gia đình ông Vươn không nhiều”.  - Đại diện UBND xã Vinh Quang lẫn Mặt trận tổ quốc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cho rằng: Cưỡng chế đầm tôm ông Vươn để đảm bảo công bằng’(VNE). – Đoàn giám sát UBTƯ MTTQ làm việc tại Tiên Lãng, Hải Phòng (ĐĐK).– Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp phản bác quan điểm của PCT TP Hải Phòng (GDVN). – NGU NHƯ THOẠI, BĂNG HOẠI NHƯ HIỀN (Lê Quốc Châu). – Luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ pháp luật – Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam:  Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Chính quyền địa phương chưa nhận ra bản chất vấn đề (NLĐ). – VỤ TIÊN LÃNG: CÀNG CỐ CHẤP CÀNG SA LẦY VÀO SAI PHẠM (Nguyễn Quang Vinh). – “Chính quyền phải đối thoại với dân” (Tuổi Trẻ).- Tranh đấu đất đai ở VN, căng thẳng giữa những người nông dân với chính quyềnVietnam’s Land Struggle: Tension Between Farmers And State (Reuters)– Quan nhất lời, dân vạn bại  –  (DLB).- Vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng: Người dân bức xúc vì bị cho là “phá nhà ông Vươn” (VOV).  – Một túp lều tranh trên nền ngôi nhà bị “cưỡng nhầm” chính là thể hiện tính nhân đạo ngàn đời của dân tộc Việt Nam(Nguyễn Tây Ninh). – Đỗ Trung Thoại… đổ trách nhiệm?  –  (Người Ba Đồn). – Trần Huy Thuận: THẰNG CỘT, THẰNG KÈO VÀ ÔNG PHÓ CHỦ TỊCH HẢI PHÒNG (Nguyễn Trọng Tạo).  – Nhự vụ Tiên Lãng: Tổ cha đám mọt đệ tử   –  (Cu Làng Cát). - Cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh: Chính quyền cố tình vi phạm pháp luật, dồn người dân vào chân tường  –  (Nguyễn Thông).  - Luật gia Trần Đình Thu: BA BỘ ĐỒNG TÌNH BÓP VÚ CON TÔI – 3 (Quê Choa). – Vụ án Tiên Lãng có phải bước đường cùng của bi kịch đất đai?(Lê Thiếu Nhơn). – Bước đường cùng  –  (DLB). – VÕ LÂM KIẾM KÝ 3:Tiếng thét của người nông dân – (Huỳnh Ngọc Chênh). – NHÂN CHUYỆN HUYỆN TIÊN LÃNG HUY ĐỘNG BỘ ĐỘI CƯỠNG CHẾ, NHỚ CHUYỆN TÂY NGUYÊN 2004 – (Mai Thanh Hải).
anhbasam:- Một tìm hiểu nho nhỏ về lối làm báo quốc doanh. Trên trang báo Công an TPHCM, thử sợt chữ “Tiên Lãng” thì được biết liên tục cứ hai ngày có một bài: + Hải Phòng: Dùng mìn, súng chống người thi hành công vụ, sáu CBCS bị thương (6/1),  + Hải Phòng: Bắt 6 đối tượng chống người thi hành công vụ (8/1), + Về vụ chống người thi hành công vụ ở Hải Phòng: Một đối tượng ra đầu thú (10/1) -Cũng thử làm tương tự trên báo Công an Nhân dân của Nhà văn, thơ, nhạc, họa, kịch … Hữu Ước, thì … có “khôn” hơn chút, tức là ngưng đưa tin từ 8/1. Nhưng … lạ thay! Cũng là đồng nghiệp “công an nhân dân”, mà sao An ninh Thủ đô thì khác hẳn hai tờ báo kia, từ 9/1 tới nay đã có tới 5 bài dường như muốn xứng danh “công an nhân dân” thực sự, nói về “những sai sót cần làm rõ”, về chỉ đạo của Thủ tướng, về phát biểu của GS Đặng Hùng Võ, về “uẩn khúc” phía sau vụ nổ súng. Nhiều khi một trớ trêu đau đớn cho các nhà báo là tính trung thực trên tờ báo của họ và cả tập thể phải tùy thuộc vào nhân cách chỉ một con người, đó là ông/bà tổng biên tập. -Qua “báo đảng” xem sao. Báo Nhân dân nghe chừng … “quên” Thủ tướng, khi cố sợt thử cả cụm từ “Tiên Lãng” lẫn “Đoàn Văn Vươn” mà chỉ có hai bài hai ngày 8 và 11/1 về việc đầu thú và khởi tố, không thấy có chỉ thị của Thủ tướng (có thể) vào ngày 17/1.- Trà Giang – Một kiểu hài hước của quyền lực nhân dân  –  (Dân Luận). - Tản mạn ngày giáp Tết . Từ chị Ba Sương đến anh Đoàn Văn Vươn(Lương Kháu Lão).  – Công Lý và Sự Thật – qua sự kiện ông Trịnh Xuân Tùng, Đoàn Văn Vươn và Mậu Thân Huế  –  (DLB). – Nhìn lại vụ án Nông trường Sông Hậu: Một lần viết báo nói dối (Tầm Nhìn).


-
Một túp lều tranh trên nền ngôi nhà bị "cưỡng nhầm" chính là thể hiện tính nhân đạo ngàn đời của dân tộc Việt Nam... (NTN)-- - Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn!‎  (24 giờ). – Vụ nổ súng ở Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội‎ (VTC). – Chính quyền vẫn nói ngược chiều dân về ông Vươn (TT).  – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói về vụ việc cưỡng chế đất ở Hải Phòng (GDVN).  - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Tạm đình chỉ chức vụ người ra QĐ cưỡng chế?(GDVN).“Phải làm rõ thu hồi đất của ông Vươn để làm gì” (DT). - Đoàn giám sát MTTQ đã ghi nhận các ý kiến vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng (PLTP).-- Chủ tịch nước chúc Tết tại Hải Phòng (TP). -
– Danh Ngôn Tiên Lãng – (Đinh Tấn Lực). – Đặng Ngọc Thăng: Đọc tác phẩm NGUYÊN NGỌC chạnh lòng về sự kiện TIÊN LÃNG(Quê Choa).

-Hành động của Đoàn Văn Vươn là có toan tính
-Vụ đặt mìn và nổ súng chống đối người thi hành công vụ nghiêm trọng ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng) đã qua 2 tuần, dư luận xã hội trong và ngoài thành phố đều lên án kịch liệt đối với những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân ĐOÀN VĂN VƯƠN cùng các đồng phạm. Tuy nhiên, có một số ít người trước những thông tin trái chiều đã hiểu sai lệch về sự việc. Để hiểu bản chất, Báo ANHP tiếp tục gặp gỡ và ghi nhận những ý kiến của các cá nhân, đại diện tổ chức ở Tiên Lãng về sự việc này…
Ông Vũ Thế Tuyền: Nói đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn là không đúng (?!)

“Nói đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn là không đúng!?” 


Trước thông tin về việc đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn vào sáng ngày 5-1, ông VŨ THẾ TUYỀN (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tiên Lãng), người trực tiếp tham gia đoàn cưỡng chế, khẳng định: Khi đoàn xuống khu vực, lực lượng chức năng chưa tổ chức cưỡng chế, mới đọc quyết định cưỡng chế (có mặt anh Vươn) rồi tiến hành làm thủ tục thì vấp phải mìn tự tạo, người nhà anh Vươn bắn súng vào lực lượng công an, quân đội. Được biết, trước khi hết thời hạn 1 năm, huyện thông báo dừng đầu tư sản xuất vào vùng nuôi trồng thủy sản, huyện cũng thành lập đoàn xuống cơ sở, xin ý kiến của các hộ NTTS, nếu các hộ có yêu cầu đều được huyện ký hợp đồng lại và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Về phía cá nhân ông Đoàn Văn Vươn, được thừa hưởng nguồn lợi thủy sản, cơ sở vật chất do huyện đầu tư, nếu ông Vươn chấp hành tốt việc thu hồi lại diện tích đầm, địa phương sẽ tạo điều kiện cho ông Vươn. Chính quyền huyện, xã đã tạo điều kiện cho ông Vươn chứ không phải dồn ông vào bước đường cùng. Hiện, số đông người dân trong huyện ủng hộ việc làm của chính quyền, đồng thời lên án và đề nghị pháp luật xử lý nghiêm những kẻ cố tình coi thường kỷ cương phép nước.


“Có tổ chức, âm mưu”


Nói về vụ chống đối lại người thi hành công vụ, bà NGUYỄN HỒNG THẮM (quê Tiên Lãng), hiện đang công tác ở Hà Nội, cho biết: “Hành động người nhà ông Đoàn Văn Vươn, ở xã Vinh Quang đã bắn lại lực lượng thi hành công vụ, đây là hành vi có toan tính, tổ chức và âm mưu chuẩn bị từ trước. Chưa biết sự việc đúng sai thế nào, nhưng nổ mìn, cầm súng bắn lại người thi hành công vụ là sai trái, vi phạm pháp luật. Hiện nay, đông đảo người dân Hải Phòng sống xa quê rất bức xúc trước những hành động của họ và đề nghị pháp luật cần xử lý nghiêm những đối tượng trên. Có một thực tế, lực lượng cưỡng chế bị trọng thương trong khi làm nhiệm vụ lại ít được mọi người biết đến”.  

Đồng chí PHẠM THỊ XUÂN (Bí thư đoàn Tiên Lãng) cho biết: “Là một công dân phải sống và tuân thủ theo pháp luật, việc chính quyền thu hồi và tổ chức cưỡng chế đều theo trình tự. Việc đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn hết hạn, huyện thu hồi là đúng. Huyện cũng tạo mọi điều kiện các hộ có đầm khi bàn giao lại cho chính quyền, nếu làm đơn sẽ được tiếp tục sản xuất NTTS. Đối với hành động chống trả lại người thi hành công vụ, đây là hành động hết sức manh động, kịch liệt lên án và đề nghị pháp luật xử lý nghiêm những hành động nói trên. Theo ông TRẦN ĐÌNH SẮC (nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng), việc thu hồi diện tích đầm NTTS của huyện đối với ông Vươn là đúng pháp luật.

Nói Vươn là “người hùng” là hơi quá (?!)


Đó là quan điểm của các đồng chí: LƯU QUANG YÊN (nguyên Chủ tịch UBND huyện), VŨ MINH ĐỨC (nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng) nói về một số người dân quanh đầm ca ngợi ông Đoàn Văn Vươn là “người hùng” trong việc quai đê lấn biển, giúp cho hàng chục hộ thoát cảnh bị biển lấn tại vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang là hơi quá, thiếu khách quan. Bởi tất cả hệ thống cơ sở vật chất như: cống, bờ kè và đường công vụ dài trên 500 m cùng rừng cây chắn sóng là do huyện đầu tư xây dựng, trồng nhằm đảm bảo cho người dân an tâm nuôi trồng thủy sản. Việc đầm anh Đoàn Văn Vươn may mắn nằm trong khu vực quy hoạch đầu tư của huyện nên anh được thừa hưởng cơ sở vật chất đem lại. Việc anh Vươn chỉ bỏ ra một ít công sức và thừa hưởng cơ cơ sở vật chất do huyện đầu tư mấy trăm triệu đồng (thập niên 90) vào khu vực nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang mà nhiều người hiểu nhầm đó là công sức của bản thân anh Đoàn Văn Vươn là thiếu cơ sở.


Việc thu hồi và giao lại cho chính quyền xã quản lý là hoàn toàn hợp lý 


“Mục tiêu của việc thu hồi lại diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Tiên Lãng đối với các chủ đầm đã hết hạn (trong đó có ông Vươn) là thực hiện theo cơ chế mới. Việc huyện thu hồi và giao lại diện tích đất bãi bồi ven sông cho đơn vị hành chính ở địa phương đó (xã) là hoàn toàn đúng pháp luật” - ông PHẠM XUÂN HOA, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng nói.
PV

-Danh Ngôn Tiên Lãng
. Đinh Tấn Lực
06-01-2012 – “Việc cưỡng chế do UBND huyện thực hiện là đúng bởi huyện không cưỡng chế theo quyết định hòa giải thành mà theo quyết định thu hồi đất đã ban hành”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.

06-01-2012 – “Việc này không thể công khai”. ”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trả lời câu hỏi của phóng viên: Thu hồi đất đầm này để giao cho những ai?
08-01-2012 – “Việc cưỡng chế thu hồi hơn 38 ha đầm của anh Vươn là đúng pháp luật vì đã có bản án của tòa rồi”. Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng (em ruột  của  Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng).
08-01-2012 – “Cả cuộc đời cậu ấy cùng mấy anh chị em bỏ ra bám biển sao không giao tiếp cho cậu ấy để người ta làm ăn trả nợ trả nần. Tòa đã hòa giải rồi, hứa hẹn cho thuê tiếp rồi mà lại ra quyết định cưỡng chế thu hồi là không cần thiết. Cần giải quyết bằng đối thoại chứ sao lại đối đầu như thế. Bây giờ cho máy móc phá tan nhà hai tầng của anh em cậu ấy khiến cho dân thắc mắc, xì xào khắp nơi”. Phạm Văn Danh – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang.
08-01-2012 – “Trong biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Ai ngờ huyện quay ngoắt 180 độ. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”. Vũ Văn Luân – ngụ xã Hùng Thắng, cũng là nạn nhân cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng.
08-01-2012 – “Đại diện cho chính quyền huyện Tiên Lãng đã ký thỏa thuận với người dân để giải quyết vụ án hành chính có sự chứng kiến của TAND TP nay lại lật lọng với thỏa thuận đó”. Lương Văn Trong – Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.
08-01-2012 – “Trong các vụ cưỡng chế việc chuẩn bị lực lượng cũng như máy móc khá cần thiết”. Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng.
08-01-2012 – “Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế”. Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng.
08-01-2012 – “Nhiều khả năng biết trước khu vực rộng 500 ha này sẽ là tâm điểm xây sân bay trong thời gian tới nên Vươn cố gắng giữ lại để mong được đền bù cao”. Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an Hải Phòng.
09-01-2012 – “Cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão”. Phạm Văn Danh – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang.
10-01-2012 – “Việc này anh em phải thông cảm. Việc giao đầm cho ai là việc sau này”. Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng,
10-01-2012 – “Dứt khoát phải thu hồi đất”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
10-01-2012 – “Không có chữ ký. Họ có mặt đâu. Đương sự không có mặt mình cũng thực hiện, tổ chức công quyền mình phải làm thế chứ”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, khi phóng viên hỏi Biên bản làm việc có chữ ký của ông Vươn & ông Luân không?
10-01-2012 – “Địa phương chúng tôi có thể giao thấp hơn, có thể giao năm năm, 10 năm hoặc 20 năm, miễn rằng không giao quá 20 năm là được. Với ông Vươn, chúng tôi giao đất có thời hạn. Thời hạn như thế nào là giữa hai bên huyện và cá nhân đó ký kết (hợp đồng)”. Ngô Ngọc Khánh– Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
10-01-2012 – “Quyết định có hiệu lực cao hơn”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, khi phóng viên hỏi Hợp đồng giữa người dân và huyện và quyết định giao đất thì cái nào có hiệu lực cao hơn?
10-01-2012 – “Nhiều năm qua anh Vươn hoàn toàn ăn không, anh ta đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội?”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
11-01-2012 – “Huyện, xã chỉ đạo không cho (phóng viên) chụp ảnh, nếu muốn chụp phải có văn bản đồng ý của chủ tịch huyện”. Lâm – CA viên xã Vinh Quang.
11-01-2012 – “Chủ tịch (Lê Văn Hiền) rất là lo lắng để trấn an dư luận, để mọi việc làm sao cho êm ả, tốt đẹp chứ không phải có cái này, cái khác”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
11-01-2012 – “Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo không để sơ hở thiếu sót, bảo vệ an toàn tính mạng của cán bộ, chiến sỹ công an và các lực lượng tham gia phòng, chống tội phạm; Xử lý nghiêm những trường hợp chống đối người thi hành công vụ”. Nguyễn Tấn Dũng – Công điện số 57/CĐ-TTg.
11-01-2012 – “Việc này tôi chưa thể trả lời. Còn lịch làm việc cụ thể sẽ thông báo sau”. Phạm Hữu Thư -  Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng, khi phóng viên hỏi có đúng không, UBND huyện Tiên Lãng khẳng định cưỡng chế đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn là có sự chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng?
11-01-2012 – “Tôi nghĩ đến bữa thì mời anh em ăn cơm chứ không phải làm việc để trả lời ngay được. Đâu phải người phát ngôn lúc nào cũng bố trí để trả lời báo chí ngay được”. Phạm Hữu Thư -  Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng.
11-01-2012 – “Tôi còn núi việc, đâu chỉ có việc này”.  Phạm Hữu Thư -  Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng, khi phóng viên hỏi Vì sao chính quyền TP vẫn chưa có phát ngôn chính thức về vụ việc?
12-01-2012 – “Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành là cần thiết, đúng quy định của pháp luật để nhanh chóng ổn định tình hình địa phương và tăng cường kỷ cương pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, phù hợp với quy định tại Điều 39 Luật Đất đai năm 2003 và  đã được quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Huyện thu hồi không bồi thường căn cứ theo Điều 38 Luật Đất đai”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Ngôi nhà bị phá sập nằm trong phần diện tích đầm chưa bị cưỡng chế nhưng là nơi chủ đầm tấn công lực lượng cưỡng chế”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Hai bên thỏa thuận với nhau, hai cán bộ huyện vận động ông Luân, ông Vươn rút đơn kháng cáo, tòa không phải xử nữa thì huyện sẽ cho thuê lại đất. Ông Ngô Văn Anh, Chánh tòa Dân sự TAND TP Hải Phòng, làm “trọng tài” ngồi giữa. Ông Anh nói: thôi giờ thế này, có đơn kiện đây, tôi gọi hai bên lên để giải hòa, chúng tôi không phải xét xử. Nếu rút đơn thì không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Thế nhưng phải ưu tiên cho họ thuê đất. Bên kia bảo thế thì rút đơn đi, không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Hai bên thỏa thuận với nhau để về cho thuê lại đất. Hai bên ký với nhau thế nào tôi không rõ, chỉ nghe hẹn nhau nay mai về Tiên Lãng làm bữa thịt chó… “. Đoàn Xuân Lĩnh – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Hải Phòng, Hội thẩm nhân dân TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 - “Thẩm phán Ngô Văn Anh có sự nhầm lẫn giữa trả lời ông Luân thành trả lời ông Vươn”. Phạm Văn Phích – Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 – “Tuy nhầm lẫn nhưng bản chất vụ án không thay đổi”.Phạm Văn Phích – Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 – “Trong bối cảnh hiện nay, không nên đi sâu vào hoàn cảnh của người sai phạm mà nên thông tin ủng hộ việc cưỡng chế của huyện Tiên Lãng”. Phạm Hữu Thư – Chánh Văn phòng – Người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng.
12-01-2012 – “Anh Đoàn Văn Vươn là một người giáo dân rất là tốt và hai nữa là anh sống với bà con dân làng ở đây không mất lòng ai. Mà đồng của anh ấy không phải trông coi, trông giữ gì cả. Toàn bộ dân không ai dám ra đấy bắt bớ cái gì, bắt trộm bắt cướp cái gì của anh ấy cả. Anh ấy đối xử với dân làng ở đây là rất tốt, như là tết Trung thu hoặc cắm trại của các cháu, anh đều có quà. Và hai nữa, gia đình nào có người qua đời là anh đều vào thăm vào viếng hết”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 – “Lê Văn Hiền là Chủ tịch huyện là anh trai của Lê Thanh Liêm, Lê Thanh Liêm là Chủ tịch xã Vinh Quang. Tức là anh ở trên huyện còn em là ở dưới, cho nên bằng mọi giá là lấy bằng được đồng của Vươn để mà giao cho người khác. Sau khi cái sự vụ còn đang tranh chấp đồng, coi như là giải tỏa ngày hôm đấy thì đến chiều xã Vinh Quang đã gọi người ra đo đất và giao cho một số hộ tiếp quản đồng ngay. Ngày hôm sau là cái đoàn đó, họ đã đem máy đến họ ủi hết, san bằng hết nhà của anh Vươn và anh Quý. Tức là cái nhà hai tầng ấy sang bằng hết, không còn thứ gì cả, còn những thứ gì vật dụng gì ở đấy coi như là đốt hết”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 – “Đến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy giong đi dọc đường, chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ anh Quý. Đấy là hành động trước công chúng rất là đông người, và giong đi dọc đường đi đến đâu là đánh đến đấy. Còn cái đứa trẻ con sau khi thấy mẹ nó bị bắt thì nó bắt đầu giằng giẹ, lủi chạy vào trong dân; nó chui vào trong bếp cũng lôi ra, rồi đánh đến khi lột quần áo ra thấy nó có thẻ học sinh. Chúng tôi thấy một đứa trẻ con, nó còn là học sinh, nó chưa hề biết việc chính trị hoặc việc làm. Nhưng mà bằng đã coi như là dùi cui và nắm đấm”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 – “Việc xử lý trước tiên là do địa phương, trên cơ sở đó Bộ sẽ xem xét. Nếu việc xử lý không đúng, Bộ sẽ tuýt còi”. Bộ TN&MT yêu cầu Sở TN&MT-TP Hải Phòng báo cáo về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Chủ đầm Đoàn Văn Vươn: Nếu ai có ý nghĩ, hành động như tôi thì nên từ bỏ”… Tựa bài báo An Ninh Hải Phòng 12-01-2012, nhưng không hề liên quan đến nội dung toàn bài.
13-01-2012 – “Cái ưu đãi lớn nhất đối với người nông dân là hãy để cho họ ổn định làm ăn khi họ đang sử dụng đất có hiệu quả. Nếu Nhà nước cần đất hãy tính đến chuyện lấy đất ở những nơi đang sử dụng không hiệu quả. Khai khẩn, thuần dưỡng đất hoang hóa là công việc rất nặng nhọc. Trên từng thước đất có mồ hôi, nước mắt và có cả máu của người nông dân nữa”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, tác giả bài Giọt Nước Tràn Ly đăng trên Tuần Việt Nam.
13-01-2012 – “Khi giao đất, địa phương đã tự cho mình quyền cắt giảm trái luật thời hạn giao đất còn 14, 10, thậm chí bốn năm. Còn khi thu hồi đất, trong các quyết định, thông báo thu hồi, quyết định cưỡng chế… đã không hề nêu ra được một trong năm căn cứ nêu trên (Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181/2004)”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, người từng chấp bút Luật Đất đai 1993 và 2003.
14-01-2012 – “Nhiều chính quyền đang quan niệm rất sai về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, theo kiểu ‘Nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu’…”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT.
14-01-2012 – “Vụ nổ Đoàn Văn Vươn còn bộc lộ những hậu quả của xu hướng lạm dụng lực lượng vũ trang trong cưỡng chế hành chính, nhất là khi liên quan đến đất đai”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT.
14-01-2012 – “Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang”. Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
14-01-2012 – “Tôi không theo dõi vụ việc này…”. Trần Đình Long – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
16-01-2012 – “Lãnh đạo Hải Phòng và huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo vụ cưỡng chế đất nên phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trả lời cơ quan chức năng liên quan”. Phan Văn Vĩnh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an).
16-01-2012 – “Chính quyền sai từ xã đến huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại”. Lê Đức Anh – nguyên Chủ tịch nước.
16-01-2012 – “Tổng cục Đất đai đã có văn bản yêu cầu Sở TN&MT TP Hải Phòng báo cáo bằng văn bản vụ việc. Tổng cục Đất đai đã yêu cầu Sở TN&MT TP Hải Phòng khẩn trương báo cáo toàn bộ vụ việc trong thời gian sớm nhất”. Đào Trung Chính – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT).
17-01-2012 – “Anh cứ coi lãnh đạo nhà nước là cha là mẹ, anh là con cái. Khi con cái hư thì cha mẹ xử phạt là đương nhiên. Anh đi nói xấu cha mẹ, cha mẹ la mắng xử phạt là đúng”. Nguyễn Đình Bảy – Phó Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Nam, trong buổi triệu tập nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
17-01-2012 – “Mặc dù Việt Nam có ký kết các công ước quốc tế nhưng phía Việt Nam không trực tiếp thực hiện các cam kết đó”. Trần Minh Thái– Phó Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Nam, trong buổi triệu tập nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
17-01-2012 – “Đài báo vừa đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh. Hình ảnh cho thấy ông Anh nói nhỏ gì vào tai ông Dũng, chắc là nhắc nhở ông Dũng về chuyện sai lầm của Hải Phòng trong câu chuyện đất đai ở Tiên Lãng. Vì thế ngay trong chiều cùng ngày Thủ tướng đã chỉ thị Hải Phòng phải kiểm điểm đúng sai, quy trách nhiệm và báo cáo Thủ tướng”.Lương Kháu Lão Tác giả gửi đăng trên Dân Luận.
17-01-2012 – “Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra, làm rõ đúng sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Sau đó báo cáo kết quả cho Thủ tướng”. Văn phòng Chính phủ thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
17-01-2012 – “Quá trình giao đất, thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng với trường hợp ông Đoàn Văn Vươn là đúng pháp luật, đồng thời cho rằng nhiều cơ quan báo chí trung ương đưa tin về vụ việc không đúng sự thật khiến nhân dân bất bình”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 – “Việc phá nhà, san phẳng nhà do nhân dân bất bình nên vào phá chứ lực lượng cưỡng chế không thực hiện việc này”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
Xe ủi có mặt trong vụ cưỡng chế thu hồi đất, san phẳng căn nhà 2 tầng tại khu đầm tôm (ảnh trích từ báo Dân Trí 19-01-2012)
17-01-2012 – “Thay mặt UBND TP Hải Phòng, đề nghị báo chí không tiếp tục đưa về vụ việc này nữa!”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 – “UBND thành phố sẵn sàng lắng nghe dư luận nhưng việc trả lời cụ thể phải chờ sự thống nhất của tập thể lãnh đạo”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 – “Nói và làm phải căn cứ trên luật chứ đừng có nói linh tinh, tại sao một cán bộ ở tầm của Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà lại nói lăng nhăng như thế được?”. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
18-01-2012 – “Ngay chiều 5.1.2012, công an và một số lực lượng khác tiến hành đốt lều của nhà ông Vươn, khói ngập khu đầm. Hôm sau, họ lại đưa máy cẩu ra phá huỷ toàn bộ khu nhà, công an cũng có mặt ở đó. Các ông ấy nói thế oan cho dân chúng tôi quá”. Nguyễn Thị Hiếu ở xóm Kỳ, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
18-01-2012 – “Hôm đó, chúng tôi ra đê xem còn bị công an ngăn cấm, hỏi sao dân xuống được khu vực trang trại của ông Vươn. Nói dân phá nhà ông Vươn là nói nhắng. Các ông ấy nói thế là các ông ấy làm giảm lòng tin của dân vào chính quyền”. Nguyễn Bách Khải ở xóm Chùa Dưới, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
18-01-2012 – “Khi chúng ta sử dụng vũ trang thì người dân sẽ dùng chính điều đó để chống lại, đó là hệ quả rất dễ thấy”. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
18-01-2012 – “Các ý kiến tỏ ra băn khoăn về cách làm của huyện Tiên Lãng từ khâu giao đất đến thu hồi, cưỡng chế thu hồi đầm nuôi thủy sản của gia đình Đoàn Văn Vươn cũng như các hộ dân khác. Còn nhiều điều cần làm rõ, như cách tổ chức lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế thu hồi đất là nên hay không, nhất là trong trường hợp này khu nuôi trồng thủy sản là thành quả đê quai lấn biến, trị thủy của các hộ dân. Trong vụ cưỡng chế, chủ tịch huyện Tiên Lãng là anh em ruột với chủ tịch xã Vinh Quang nơi có đầm thủy sản bị thu hồi, quan hệ này ảnh hướng thế nào tới tính khách quan của quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi?”. Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, với sự chủ toạ của Vũ Trọng Kim, Ủy viên TW, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam.
18-01-2012 – “Sự việc không còn nằm trong phạm vi Tiên Lãng nữa. Ai sai phải xử lý, bất kể cương vị nào”. Đỗ Quý Doãn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
18-01-2012 – “Bản thân ông Vươn là người được học hành tử tế, là một kỹ sư nông nghiệp, nên ông ta không dễ gì có những hành động tiêu cực, vi phạm pháp luật như vậy. Tôi cho  rằng, nguyên nhân sâu xa nằm ở cách giải quyết của chính quyền địa phương và cần phải xem xét lại nghiêm túc vấn đề này”. Phạm Xuân Thệ  - Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu I.
18-01-2012 – “Những người như ông Vươn là tấm gương làm kinh tế mà các người dân ở nước ta phải noi theo. Và với tấm gương sáng như vậy, thay vì tạo điều kiện giúp đỡ, mà tổ chức cưỡng chế, hủy hoại tài sản của họ, thì tôi cho rằng những lãnh đạo địa phương không có tấm lòng”.Huỳnh Đắc Hương  - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
18-01-2012 – Nếu chính quyền địa  phương không ra lệnh, thì không ai dám phá nhà người khác”. Huỳnh Đắc Hương  - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
18-01-2012 – Với những người hiểu về pháp luật, không khó gì trong việc tìm ra cái sai của chính quyền địa phương. Vấn đề là họ có dám thẳng thắn nhận sai hay ngoan cố, đùn đẩy trách nhiệm. Và chỉ có những người vô liêm sỉ mới không dám nhận cái sai của mình”. ”. Huỳnh Đắc Hương - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
19-01-2012 – “Trước kia nhân dân ta đã đứng về phía chính quyền trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, diệt chủng Khơ Me đỏ, bành trướng Bắc Kinh…ngày nay nhân dân ta tiến bộ một bậc nữa là đứng về phía chính quyền để cướp, phá, đốt nhà và tài sản của ‘nhân dân khác’…điều đó chứng tỏ chính quyền hiện nay hoàn toàn được lòng dân”. Người Buôn Gió – Blogger.
19-01-2012 – “Bản chất hợp đồng giữa huyện Tiên Lãng và ông Vươn là cho thuê đất nhưng trong quyết định lại viết thành giao đất…Việc áp dụng pháp luật là theo đúng câu chữ, không thể lập lờ như vậy…Cấp huyện đã làm sai hoàn toàn. Chính quyền thành phố không nên tìm cách để thuyết minh cho cấp dưới của mình”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT.
19-01-2012 – “Lê Ðức Anh nói ‘Có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện!’. Nói vậy tức là trút hết trách nhiệm lên cấp dưới, các chính quyền huyện và xã, và giới hạn trách nhiệm trong phạm vi nhỏ đó mà thôi.Ngô Nhân Dụng – Diễn Đàn Thế Kỷ.
*
19-01-2012 – Nhớ ngày mất đảo/Thương người mất đầm.
Blogger Đinh Tấn Lực



-CHUYỆN ĐỘNG TRỜI Ở TIÊN LÃNG- THÔNG TIN LẦN ĐẦU CÔNG BỐ-Nhà của Lê Văn Hiền, chủ tịch Tiên Lãng ( đối diện với cơ quan huyện ủy)
Trưởng thôn Khoai Lang tôi đã có trong tay băng ghi âm quan trọng, ghi lại lời kể của hai cán bộ cốt cán có chức sắc tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng và một chiến sĩ dân quân, người trực tiếp vụ cưỡng chế đất và nhà anh Đoàn Văn Vươn. Lời lể chân thật, không giấu diếm, tuy nhiên chúng tôi chưa thể công bố tên của họ. Nghe xong cuộc nói chuyện này, chắc chắn không một ai không giật mình trước một sự thật khó tưởng tượng về chủ tịch xã Vinh Quang Lê Văn Liêm, về hành vi cưỡng chế, mục đích cưỡng chế và những bí mật bỉ ổi của vụ việc này.

Trong quá trình rã băng ghi âm, chúng tôi giữ nguyên cách nói, cách dùng từ của người kể.
Đây là một câu chuyện động trời.
Ông Liêm chủ tịch xã Vinh Quang trước đây chỉ là một thằng bán bia chứ là gì. Dân người ta bảo xã này thiếu cha gì mà lại đưa thằng bán bia lên làm chủ tịch. Ông ấy có phải là cán bộ nguồn đâu. Đầu tiên làm bí thư chi bộ, rồi sau đó mấy tháng làm phó chủ tịch HĐND và lên làm chủ tịch luôn. Nhanh thôi!. Ngay trong năm 2008, khi Lê Văn Hiền lên chức Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng thì cùng thời điểm đó, Lê Văn Liêm được “cấu” vào nhân sự làm bí thư chi bộ thôn Đồn Dưới, tiếp đến cấu lên chức Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và cuối cùng cả hai anh em Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm người lên chức chủ tịch huyện, người lên chức chủ tịch xã ngay trong năm 2008.
 Hôm xảy ra chiến sự, một chị nhà báo phải vào nói với dân là cho mượn cái giỏ, một bộ quần áo để cải trang làm người dân đi bắt cáy mới tiếp cận được gần đầm để tác nghiệp. Còn lại một số phóng viên, báo chí  phải đứng trên đê, bí mất chụp ảnh, ghi hình, ghi âm.
 Em nghĩ sai lầm lớn nhất của lãnh đạo thành phố là đổ tội cho dân, chết ở cái chỗ đấy. Em nói thế này để anh hiểu này: Sau khi vợ ông Vươn, vợ ông Quý được thả, đi xe máy về đến cái đầu đê dốc chỗ Cống Rộc ý, đến nỗi người dân người ta móc tiền trong túi ra, người thì 50.000, người thì 100.000 đ, như kiểu là vợ ông Vươn hành khất luôn, họ vui lòng bỏ tiền ra. Hôm nọ anh Ngọc ở Đài THVN về tí nữa thì bị công an đánh. Xã chỉ thị cho công an, cho dân quân, nếu mà phóng viên báo chí về, thứ nhất là mời họ đi, nếu họ không đi, đuổi họ đi, nếu đuổi không đi thì cứ tự xử rồi là tội vạ đâu xã chịu. Anh tính, xã chỉ thị như thế đấy…! – Ông Liêm chỉ thị như thế. Nói thật là bây giờ người dân ta bức xúc lắm!
Ngày cưỡng chế, ông Liêm cho tập hợp một số dân quân, một số công an viên và nó giao nhiệm vụ tại trụ sở Ủy ban.. Chính ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh VP UBND huyện nói rằng cấm các đồng chí không  được bỏ máy điện thoại ra chụp, quay. Đấy, chính cái hôm nổ súng đấy.
Anh là phóng viên, em không biết là anh bênh ai, bênh huyện hay bênh ông Vươn, nhưng các anh nên lắng nghe người dân, bênh cái lẽ phải.. Phải gặp dân cơ, không gặp cán bộ được. Mấy xã này người dân ta bức xúc lắm. Cứ bảo được lòng dân nhưng thực chất toàn dối trên, chúng nói cứ nói điêu, dân người ta chán rồi đấy! Ông Vươn sử dụng vũ khí trái phép, chống người thi hành công vụ thì phải đi tù, nhưng ông Vươn không làm thế liệu trên có biết không? Chính đốn Đảng thì hãy bắt đầu từ Tiên Lãng đi.
Hôm nay thằng P ở Hải Phòng gọi điện về bảo, người dân ngoài Hải Phòng người ta bảo ông Hiền sắp không có đất mà chui xuống nữa.
Em biết nhiều chuyện, nhưng bây giờ em nói ra không khéo mà lộ, tối bọn xã hội đen đến nhà đâm chết em ngay. Vì bây giờ cái đầm ấy xã hội đen quản lý. Lấy của dân về giao cho xã hội đen, công an xuống đánh bạc cả đêm. Anh biết không? Biên phòng cũng vào đấy đánh bạc cả đêm. Đấy! anh thấy đấy! Còn gọi gì là chính quyền nữa. Đấy nói thẳng là đi ăn cướp! Hỏng hết rồi!
Đổ tội oan cho nhân dân Vinh Quang! Đặc biệt là nhân dân xóm Chùa. Không nghĩ ông Đỗ Trung Thoại lại phát ngôn hồ đồ thế!
Chính vì cái vị trí quan trọng của cái đầm đấy cho nên ông Vươn mới bị thế. Nếu không có cái sân bay ở đấy xem người ta có đòi lại không? Không bao giờ có chuyện đòi lại!
Cái đầm của ông Luân kia nữa, nếu không có đường cao tốc duyên hải đi qua đấy thì liệu có cưỡng chế ông Luân không?, Đấy cái đường đi qua đấy! Đi qua Tiên Lãng sang Thái Bình, vào Ninh Bình đấy! Đấy, đều là lý do kinh tế hết.
Người dân nói, từ hôm đấy đến nay, Báo An ninh Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Đài Truyền hình Hải Phòng nói về vụ việc này có bài nào ra hồn đâu. Báo Trung ương với báo mạng người ta nói sắc nét đấy chứ! Đài truyền hình Hải Phòng có nói nhưng mà nói bênh vực. Đấy cho nên là thối nát rồi, dân không tin vào chính quyền nữa đâu anh ạ! Nếu mà không làm khéo thì khắp nơi họ bùng nên liệu có giữ được Đảng không? Muốn giữ được Đảng thì phải giữ được dân đã! Tôi cũng chỉ là nông dân thôi, hiểu đến đâu nói đến thế thôi! Nếu lần này mà cứ bênh thì mất hết, dân không còn tin Đảng nữa! Bây giờ Hải Phòng này với huyện, với xã, chúng tôi không tin đâu. Chúng tôi chỉ còn hy vọng và tin ở Trung ương nữa thôi.
Em lại nói với anh, sau khi cưỡng chế người ta xem có bao nhiêu đồ đạc thì phải niêm phong đúng không? Niêm phòng đưa về xã hay đưa về huyện, rồi sau này bàn giao lại cho người ta. Đấy gọi là tang chứng, vật chứng. Họ phá xong rồi họ hôi của. Ông nào nhặt được cái gì thì nhặt! Bây giờ em nói thẳng nói thật luôn, ngay cả tay Xã đội phó nó còn bê trộm cả cái ổn áp của nhà ông Vươn về, chả còn cái gì để nói nữa. Di ảnh của bố và con ông Vươn bị đốt – Đấy là vấn đề tâm linh đấy. Bây giờ anh cứ vào hỏi toàn bộ người dân xóm Chùa đấy, ông Vươn không phải người ở đây, dân người ta khách quan nói khách quan thôi. Anh chứ vào đấy người ta sẽ trả lời cho anh hết. Còn bây giờ cứ cố ra đầm ấy là người ta đánh anh đấy. Công an không đánh đâu, họ giật dây cho xã hội đen đánh đấy. Anh cứ xuống đấy người ta đuổi anh lên đê là có bọn khác nó làm việc anh ngay. Xe máy, xe ô tô có biển HP còn đỡ đấy, chứ biển 29, 30, 80 và biển lạ là về đây không ổn rồi. Bọn em được chỉ thị là hàng ngày ngồi uống nước, mỗi ngày trả 100.000, cơm nuôi trưa, cơm nuôi tối, chỉ ngồi để săn các nhà báo thôi. Em đi mấy ngày, hôm qua hôm nay em mới nghỉ đấy chứ! Ừ thì mình làm đầy tớ cho chính quyền, người ta bảo sao thì nghe vậy, có điều mình thấy bức xúc! Ông Liêm nói là cứ ra kia ngồi, nhà báo đi đâu thì các đồng chí đi theo. Chính ông Liêm nói đấy nhé! Các ông cần vào đâu, vào nhà ông A, ông B, ông C tôi dẫn ông vào. Ông phỏng vấn tôi ngồi nghe, nếu người dân nói, phát ngôn hay nhà báo hỏi cái gì quá tôi có quyền can thiệp, tội vạ đâu chính quyền lo. Đấy chính là ông Liêm nói đấy! Còn những cái chỉ đạo ngầm kia thì em không muốn nói ra. Ông Liêm nói đấy!
Hôm em nói với anh Ngọc bên THVN đấy, là hôm nay em nói với anh, nếu lộ ra mà bọn xã hội đen nó biết thì ngày mai cái mạng em không chắc đã còn….
Không còn gì để bình luận.
Trưởng thôn Khoai Lang có trách nhiệm  liên hệ và  giao băng ghi âm,  giao trực tiếp cho Đoàn thanh tra cuả Chính phủ về Hải Phòng sắp tới.
Mong cả nhà CM mạnh mẽ nhưng tử tế để toàn bộ CM bình luận này cũng được in ra để trao cùng tài liệu trên với nhiều tài liệu khác mà do tính chất điều tra, chưa thể công bố hết. Xin trân trọng các bác.

CHUYỆN ĐỘNG TRỜI Ở TIÊN LÃNG- THÔNG TIN LẦN ĐẦU CÔNG BỐ(Nguyễn Quang Vinh). – Vụ cưỡng chết ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đừng nghĩ người dân không hiểu luật (NLĐ).  - Vụ nổ súng ở Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội (VTC). - Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn! (NLĐ). – Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả?  –  (BBC).  – Vụ cưỡng chết ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đừng nghĩ người dân không hiểu luật.  - Trương Tuần: CHÂN DUNG HẢI PHÒNG (Trần Nhương). –  Vụ Tiên Lãng: Lẽ nào “gieo gió… gặt đạn chùm”?  – (Cu Làng Cát). – Luật gia TRẦN ĐÌNH THU: BA BỘ ĐỒNG TÌNH BÓP VÚ CON TÔI – 2 (Quê choa). – SỢ TRÙNG TÊN   —  (Nguyễn Thông). - Ngô Nhân Dụng:Biến cố Ðoàn Văn Vươn  –  (NV).-  Vô liêm sĩ! (VHNA). - Báo chí Việt Nam ‘mắng’ lãnh đạo Hải Phòng ‘vô liêm sỉ’  –  (NV).  – Miệng Quan trôn trẻ! (Lương Kháu Lão).  – Khi “Thoại” không còn “Trung”  –  (DLB). Mặt trận Tổ quốc tìm hiểu vụ Tiên Lãng  –  (BBC).  -- Ủng hộ gia đình anh Đoàn Văn Vươn (Hiệu Minh).  – CHÚNG TÔI ĐÃ NHẬN ĐƯỢC 278 TRIỆU ĐỒNG GIÚP GĐ ANH VƯƠN – (Nguyễn Xuân Diện).  – Yêu cầu khẩn: Chính quyền phải lo nhà cho gia đình anh Vươn trong dịp tết …  (Nguyễn Tường Thụy). -- NHÀ VĂN NAM CAO NÓI VỚI CU VINH: CHÚNG MÀY MAY MẮN THẬT(Nguyễn Quang Vinh).  – Vụ Tàng Liền: Mọt anh về quê gặp mọt em – (Cu Làng Cát). - Hà Minh – Viết tiếp về “Biện Pháp Cuối Cùng” –  (Dân Luận). - Nguyễn Ngọc Già – Bà Trần Ngọc Sương, ông Đoàn Văn Vươn & cuộc “thư hùng” sắp tới?  –  (Dân Luận). –MỪNG CHỊ BA SƯƠNG, NGHĨ TỚI ĐOÀN VĂN VƯƠN (Nguyễn Quang Vinh). – Mừng cô Ba Sương, hy vọng cho anh Đoàn Văn Vươn, “tiếc” cho Đỗ Trung Thoại – (Nguyễn Tây Ninh).

BIẾT ĐỎ MẶT-Mr Diep


-Nguồn: t/g gửi ttngbt blog



MỘT


Nhắc tới Chị Hai, vẻ mặt anh Hai thoáng chút đượm buồn, anh Hai là Huỳnh Minh Đoàn, ủy viên trung ương, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp. Trưởng thành từ người lính “kỷ luật thép”, anh Hai làm Bí thư sau khi tiền nhiệm của anh là ông Trương Vĩnh Trọng về trung ương làm phó Thủ tướng. Tương tự là chuyện anh Sáu (Trương Ngọc Hân, Chủ tịch UNDN tỉnh Đồng Tháp). Khác với anh Hai, anh Sáu không là con nhà binh chuyên nghiệp, nhưng là lãnh đạo chuyên nghiệp, từng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo từ cấp cơ sở cho đến nay là người đứng đầu chính quyền tỉnh.




Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về chuyện “lùm xùm” mấy cái bè nuôi cá ở Châu Thành, Đồng Tháp của chị Hai và chị Sáu. Cả anh Hai và anh Sáu đều “tự giác” không “ứng cử” thêm cho nhiệm kỳ tiếp theo. Ở góc độ lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của hai anh, địa phương này đã có bước phát triển khá. Bản thân hai anh luôn được” tín nhiệm”. Nếu cả hai anh “tham quyền cố vị” thì “huề cả làng”, bởi: Ai làm người đó chịu!


Thật không công bằng chút nào khi “lề phải” mà nổi bật là tờ Tuổi Trẻ, tờ báo đi đầu trong việc “đưa vụ lình xình gia đình của hai anh ra ánh sáng”, lại “cố quên” tình tiết này - một tình tiết - có thể tạo ra một hiệu ứng đô mi nô văn hóa “thôi tái quan” trong khi tuổi vẫn còn phục vụ theo luật công chức…


HAI.


Ngày 17-01-2012, phó chủ tịch Thành phố Hải Phòng, ông Đỗ Trung Thoại, chủ trì họp báo về vụ anh Vươn, tại đây ông phó này dõng dạt tuyên bố dân phẫn nộ phá nhà anh Vươn! Một phát biểu mà nếu ở nước Mỹ, có lẽ người dân ra đường với khẩu hiệu tôi không bầu cho ông Thoại (làm phó chủ tịch), như người dân

Mỹ từng khắc trên ngực áo hàng chữ tôi không bầu cho Tổng thống Bush, khi ông này phát động tấn công I Rắc với lý do nước này phát triển vũ khí hạt nhân!
Thêm một lần nữa dư luận, báo chí, nhân chứng có khoảng cách với chính quyền, các cơ quan thực thi pháp luật. Thông tin trên báo chí “lề phải” cho biết, gia đình anh Vươn bắt đầu khiếu nại, (đây là khiếu nại phát sinh vì mất của cải, mất nhà, còn khiếu nại trước đó là thu hồi đất sai luật). Sự việc vẫn đang tiếp diễn …

KẾT.


Theo dư luận được biết, cái sai rõ mười mươi của chính quyền trong vụ anh Vươn là khá rõ ràng. Hàng loạt quan chức chính quyền Hải Phòng “lấp liếm” chống đỡ sự thật đang ngày càng sáng tỏ, có lẽ nên hiểu như là trò “cố đấm, ăn xôi” - một căn bệnh vượt ra ngoài phạm trù đạo đức, pháp luật mà vốn nhỉ nhiều quan chức sa hóa hủ bại thường mắc phải. Tất cả quan chức có liên quan (trực tiếp hay gián tiếp) điều là đảng viên, thì có nên tại vị khi để địa phương mình quá nhiều “lời ong tiếng ve” như vậy không.


Vụ anh Hai, anh Sáu là khá hiếm khi các anh chấp nhận hệ lụy vì “bụng làm, dạ chịu”.. Vụ anh Vươn dấy lên sự căm phẫn của cả nước. Nếu biết “đỏ mặt” thì không những, những cá nhân trực tiếp lạm quyền, mà lãnh đạo gián tiếp liên quan từ huyện tới Thành phố Hải Phòng nên làm điều thuận, như thừa nhận sai phạm và tìm một lời lượng thứ từ khi dư luận “hơi nghi nghi” chứ không cần phải đợi tới “điểm mặt, chỉ tên”.


Ở đâu có lạm dụng quyền lực, ở đó có sâu đục khoét và chi phối. Những người như anh Hai, anh Sáu biết “đỏ mặt” nên dân không phẫn nộ. Ở đâu không biết “đỏ mặt” thì kết cục có nhiều bi thảm, mà gánh chịu - là thường dân thấp cổ, bé họng. Vụ anh Vươn là một bằng chứng sống cho nhận định đó. (TÂN CHÂU).


Cảm ơn t/g đã gửi bài !


-Trả lời Tuổi Trẻ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trương Ngọc Hân: -Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận sai sót
TT - Xung quanh các sai phạm liên quan đến lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đồng Tháp (
Khi người thân lãnh đạo được ưu ái - Tuổi Trẻ 24-12), trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ chiều 25-12, ông Trương Ngọc Hân - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - nói: "Chúng tôi thẳng thắn nhìn nhận là có vi phạm trong việc quản lý thu hồi, cho thuê đất bãi bồi ở Châu Thành".-


- -
-Khi UBND tỉnh "to" hơn chính phủ Vũ Hữu Sự (Nông Nghiệp VN) -Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả? - (BBC)-Hai tuần trôi qua sau vụ Cống Rộc nhưng không có quan chức Hải Phòng hay Tiên Lãng nào thẳng thắn nhận trách nhiệm cá nhân.Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Vì sao lại vu oan cho Nhân dân? (DT 18-1-12) -- Lập đoàn giám sát vụ cưỡng chế đất Hải Phòng (VnEx 18-1-12) 
Báo chí Việt Nam 'mắng' lãnh đạo Hải Phòng 'vô liêm sỉ' (Nguoi-Viet Online) -Từ một chuyện xảy ra ở khu đầm nuôi cá của gia đình anh em ông Ðoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, đã trở thành đề tài phát biểu sôi nổi của rất nhiều giới khác nhau trong nước.
 SỰ KIỆN NÔNG DÂN THÁI BÌNH NỔI DẬY NĂM 1997 basamĐại tướng Lê Đức Anh nhận định về phát biểu của Phó chủ tịch Hải Phòng(GDVN).  – “Nhà Vươn bị máy ủi san bằng, có sự góp mặt của chính quyền xã”(GDVN).  – “Quyết định giao đất thể hiện đầm tôm bị cưỡng chế là đất nông nghiệp” (DT).  – Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: Thành phố không nên “thuyết minh” cho huyện (DT).  – Vụ cùng quẫn, cuồng sát trong cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội (DV).  – 5 “mâu thuẫn” trong vụ cưỡng chế, thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng(GDVN). – THEO DÕI VỤ TIÊN LÃNG, NHỚ LẠI CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG XIN “GIẢI CỨU” CHO CẤP DƯỚI SAI PHẠM ĐẤT ĐAI – (Mai Thanh Hải) - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Chính quyền địa phương tiền hậu bất nhất? (GDVN).  - TIÊN LÃNG ƠI, HẾT THUỐC RỒI  —  (Văn Công Hùng).  – DƯƠNG PHI ANH: Báo cáo làm sao bây giờ? (Quê choa).  -Yêu cầu khẩn: Chính quyền phải lo nhà cho gia đình anh Vươn trong dịp tết… (Nguyễn Tường Thụy).  -“Dân bất bình”, nguy quá!    —  (Anh Vũ).  - Lẽ nào “gieo gió… gặt đạn chùm”? (ĐĐK).Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Tướng Thệ, tướng Hương đồng loạt lên tiếng (GDVN).  - GS. Đặng Hùng Võ: Phó Chủ tịch TP Hải Phòng nói linh tinh (GDVN).  - Tiền bạc, ruộng đồng, và… thân phận của người nông dân (SGTT).

-
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật "Tôi không theo dõi vụ này"
-TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã khẳng định như trên về việc cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng – Hải Phòng san bằng nhà của ông Đoàn Văn Vươn

* Phóng viên: Là nhà nghiên cứu luật pháp, đồng thời có nhiều năm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm của chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
- Ông Đinh Xuân Thảo: Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác đã quy định rất rõ về trường hợp đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tôi chỉ nói thêm Luật Thủy sản năm 2003 đã quy định đối với đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả đất và mặt nước được giao thời hạn 20 năm như đối với đất trồng cây ngắn ngày. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn đối xử thiếu công bằng, như đất nuôi trồng thủy sản chỉ cho đấu thầu vài năm rồi thu hồi…
Cũng theo quy định của các luật hiện hành, quyền sử dụng của người đầu tư khai khẩn đất, được giao đất sau khi hết 20 năm thì họ tiếp tục được cho thuê. Hoặc người trả tiền thuê một lần còn được thêm nhiều ưu đãi khác như quyền sử dụng giấy chứng nhận để thế chấp ngân hàng… Chính sự nhận thức không đầy đủ về  luật pháp hoặc chính quyền nghĩ dân không nắm được luật nên đã làm ẩu, dẫn đến những vụ thu hồi đất sai luật nhằm cho người khác thuê với giá có lợi hơn.
Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị san bằng sau vụ cưỡng chế. Ảnh: THẾ DŨNG
* Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế nhưng đã bị san bằng thì có vi phạm luật?
- Về luật pháp, phải tách bạch rõ ràng 2 việc: Ngôi nhà là nơi trú ngụ của người phạm tội và là nơi ẩn náu của người phạm tội. Ngay trong trường hợp để bắt tội phạm trong các vụ án lớn như bắt giữ con tin tại một trụ sở cơ quan Nhà nước hay nhà của người khác thì cũng không được phép phá nhà nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp ở đây là ngôi nhà của người phạm pháp (ông Đoàn Văn Vươn – PV), đó là tài sản của bản thân họ và người thân thì càng không thể dùng biện pháp san bằng và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này. Vì thế, huyện Tiên Lãng phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này.
Việc san ủi nhà chỉ được thực thi trong trường hợp ngôi nhà lấn chiếm phải tiến hành giải tỏa khi chủ nhân không chịu tự nguyện tháo dỡ. Ngoài ra, việc san ủi nhà chỉ được tiến hành trong trường hợp xảy ra cháy lớn, cần giải tỏa một ngôi nhà để cho xe cứu hỏa vào cứu nhiều ngôi nhà khác thì mới không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi thường nhà và tài sản bị thiệt hại từ sự giải tỏa này.
Tôi cho rằng vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đang gây xôn xao dư luận, nếu TP Hải Phòng không có hướng xử lý thỏa đáng có thể bị khiếu kiện.
* Công sức khai khẩn, tiên phong lấp biển của ông Đoàn Văn Vươn có được xem xét để được ưu tiên trong việc tiếp tục được cho thuê đất, thưa ông?
- Việc khai khẩn và thu hồi phải căn cứ việc đất được khai khẩn có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, hạ tầng của địa phương hay không. Nếu trong trường hợp không vi phạm quy hoạch thì chính quyền phải có trách nhiệm xem xét để hợp thức hóa quyền sử dụng cho người có công, cũng như xem xét việc tiếp tục cho thuê dài hạn khi họ có nguyện vọng.
* Đối với một vụ việc cưỡng chế hành chính thông thường có được phép sử dụng lực lượng vũ trang, thưa ông?
- Tôi cũng xin nói thêm về việc huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang (quân đội - PV) trong quá trình cưỡng chế cần được xem xét để làm rõ tại sao lại có quyết định này. Quy định của pháp luật không cho phép dễ dãi trong việc sử dụng lực lượng vũ trang trong việc tiến hành cưỡng chế. 
Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang. Việc này phải làm rõ xem huyện Tiên Lãng có làm đúng không.
Đại biểu Quốc hội phải theo dõi vụ việc
Chiều 14-1, bà Lê Thị Thu Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết qua báo chí bà đã nắm vụ việc cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng nhưng hiện chưa có đủ hồ sơ về vụ việc này. “Là một đại biểu Quốc hội, người đại diện cho dân thì những vấn đề, sự kiện như vụ việc ở Tiên Lãng vừa qua rất cần phải nắm bắt tình hình. Việc này thuộc chuyên ngành của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vì đây là vụ việc cưỡng chế hành chính. Hiện nay, Ủy ban Pháp luật đang thẩm tra dự thảo Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có quy định về cưỡng chế hành chính”.
Chiều cùng ngày, phóng viên trao đổi về vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng được báo chí thông tin trong nhiều ngày qua, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói: “Tôi không theo dõi vụ việc này...”.
Thế Dũng thực hiện----