Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Lượm tin

Chính trị – Xã hội
Việt Nam : Về việc 17 người Công giáo và Tin Lành bị bắt giữ trái pháp luật  (RFI)  —Việt Nam chủ trì hội nghị quốc tế về buôn người  (RFA)  —–Khai thác Biển Đông ‘không phải xin phép’  (BBC) -Chủ tịch PetroVietnam nói Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác dầu khí trong khu vực 200 hải lý “không phải xin phép Trung Quốc”  —Tái cấu trúc để giảm bất công với nông dân (RFA)  –Ngoại giao cân bằng Việt – Trung chỉ là ảo tưởng  (RFA)    Việt Nam muốn tăng cường thêm các mối quan hệ với Trung Quốc (VOA)
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/01/17/120117144852_phamthihien_144x81_vietnamnet_nocredit.jpg  Em dâu ông Vươn: ‘Xã hội đen tới vơ vét tôm cá’ (BBC)  —Đầm tôm bị cưỡng chế giờ ra sao? (RFA)
  Năm hết Tết đến vẫn bị sách nhiễu (RFA)
Quốc vương Qatar thăm Việt Nam (BBC)  –Nghề chăm người ốm ở bệnh viện (RFA)   —Người nuôi hoa cúc tết  (RFA)  –Phỏng vấn TS Lê Duy Cấn về hoạt động của Liên hội người Việt Canada (VOA)
Mỹ tìm cách đưa HQ 16 ra Hoàng Sa để tạo nên trận hải chiến (Nguoiviet)  —Lễ tưởng niệm chiến sĩ VNCH hy sinh tại Hoàng Sa (NV)  —Người Mỹ và người Mỹ gốc Việt với lòng tri ân bà nội, bà ngoại (Vietinfo)  –”Đi (xe) là chết ở trong lòng một ít” (VNN)
Nở rộ các cửa hàng mua lại quà biếu Tết  (VNN) -Hoạt động thu mua quà biếu như rượu mạnh, thuốc lá xịn và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đang diễn ra mạnh vào các dịp lễ lớn, Tết ở Trung Quốc  —-TP.HCM nóng với nạn trộm cắp trong ‘thời gian củ mật’ (VTC)
Cụ bà có điều ước được… chết    Cụ bà có điều ước được… chết   (VTC News) – “Tôi mong được chết sớm ngày nào hay ngày ấy. Tôi sợ đổ bệnh, sống dai dẳng, rồi làm khổ cô Vân. Như thế tôi áy náy lắm!”.

Kinh hoàng súng hoa cải   (NLĐ) -Súng hoa cải xuất phát từ Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc, giờ đây được các băng nhóm tội phạm sử dụng tràn lan gây kinh hoàng cho xã hội

Kinh tế
CK ăn tết: Mớ cổ phiếu không mua nổi cành đào còi (VEF)  —Dân than trời vì ATM tê liệt (VEF)  —Top các nước hút đầu tư ở châu Á: Vắng Việt Nam (VEF)  —Giảm giá nhà đất: Nói chỉ để mà nói (VEF)  –Giá nhà đất: Kêu nhiều, giảm chẳng bao nhiêu (VEF)
Cổ phiếu BĐS: Có còn là ‘điềm báo’ cho nhà đất? (VEF)  –Quản lý tài khóa: Bộ trưởng Huệ học được nhiều từ bà xã   (VTC News)  –Thu giữ 40.000 USD xuất lậu (NLĐ)
Thế giới
Trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển về châu Á (RFI)  —Các TNS Mỹ ủng hộ Philippines trong vụ tranh chấp Biển Ðông (VOA)  —-Nhà tỷ phú Nga Berezovsky kêu gọi thủ tướng Putin đừng ra tranh cử để tránh đổ máu (RFI)  —Nga thử nghiệm xem có phải radar Mỹ làm hư phi thuyền thám hiểm Sao Hỏa (VOA)
Đối lập Miến Điện chưa tìm ra chiến lược chung (RFI)  —Miến Điện cần đổi mới thêm: Nghị sỹ Mỹ  (RFA)  –Nguy cơ thủy triều đen từ tai nạn tàu Ý Costa Concordia (RFI)  –Đối thủ Cộng hòa cố cản bước Romney (BBC)
Wikipedia offline để phản đối dự luật Sopa (BBC) Wikipedia  Wikipedia tạm ngừng hoạt động trang tiếng Anh để phản đối dự luật về chống vi phạm bản quyền của Mỹ.
Tìm thấy thêm nạn nhân tàu Concordia (BBC)  —Khó xảy ra đối đầu Mỹ-Trung: Nghị sỹ McCain (RFA)  —Mỹ yêu cầu Nam Triều Tiên cắt giảm lượng dầu nhập từ Iran (VOA)  —Mỹ chủ trì cuộc họp với Nhật, Nam Triều Tiên về vấn đề Bắc Triều Tiên (VOA)  –Phóng viên Đài VOA bị giết tại Pakistan  (VOA)  –Những người biểu tình chiếm đóng tụ tập quanh Quốc hội Mỹ (VOA)
Binh sĩ Syria kêu Liên Hiệp Quốc giúp (RFA) –Liên đoàn Ả Rập gặp khó khăn trong lúc bạo động gia tăng ở Syria (VOA)  —Iran sắp tiếp phái đoàn hạt nhân Liên Hiệp Quốc  (VOA)  –Iran chỉ trích Ả Rập Xê-út tuyên bố gia tăng xuất khẩu dầu (VOA)   Hoa Kỳ cảnh báo nạn đói tại Sudan (VOA)
Al-Qaeda chiếm được thị trấn gần thủ đô Yemen (NV)   —Tập Cận Bình: Mỹ cần khách quan (VAi đang lãnh đạo Triều Tiên hậu Kim Jong-il? (VNN)

Chiếc Gương và Cửa Sổ - Sưu Tầm

Nguồn: Chiếc Gương và Cửa Sổ - Sưu Tầm 
Có một phú ông tên Hạo Tường luôn cảm thấy trong cuộc sống của mình thiếu thốn một cái gì đó, nên ông quyết định lên đường tìm một thiền sư để tham hỏi.

Khi gặp thiền sư, ông ta bộc bạch: 

“Thưa ngài! Con có rất nhiều tiền, muốn thứ gì thì có thứ đó nhưng lại không cảm thấy vui và hạnh phúc được”. 

Vị thiền sư mời ông ta đứng trước một cửa sổ được làm bằng kính và hỏi ông thấy được những gì qua ô cửa kính đó. 

“Dạ, con thấy những đoàn người tất bật, hối hả qua lại trên những con đường, có khi bằng phẳng, có khi gập gềnh, khúc khủyu nữa”

Thiền sư chẳng nói gì và mời ông ta đứng trước một chiếc gương soi, hỏi ông thấy gì qua chiếc gương đó. 

“Con thấy chính mình…”

Thiền sư ôn tồn nói: 

“Chiếc gương được làm bằng kính, cửa sổ cũng được làm bằng kính, nhưng cửa sổ thì trong suốt nên có thể thấy được bên ngoài, có thể nhìn được người, cảnh vật xung quanh ta nhưng chiếc gương thì phủ một lớp sơn phía sau hoặc một tấm gỗ nên chỉ có thể nhìn được mình mà thôi, khi trong con người mình có thể gỡ bỏ đi lớp sơn hay tấm gỗ kia thì lúc đó con sẽ nhìn thấy người khác, lúc con nhìn thấy người khác con sẽ cảm thấy hạnh phúc với những gì đang có”

Ăn mày đầu năm - Vô Danh

Ăn mày đầu năm - Vô Danh


Một người ăn mày đến trước một trang viên, gặp nữ chủ nhân để ăn xin. Người ăn mày này rất tội nghiệp, cả cánh tay cũng bị cụt, tay áo trống trải đung đưa, người nào trông thấy cũng đều khẳng khái bố thí cho. Tuy nhiên, vị chủ nhân này lại không hề khách khí, chỉ ra đống gạch trước cửa nói với người ăn mày:

- “Ông giúp tôi chuyển đống gạch này ra nhà sau đi”.

Người ăn mày giận dữ nói:

- “Tôi chỉ có một tay, bà còn nhẫn tâm bảo vác gạch. Không muốn cho thì thôi vậy, cần chi phải trêu ghẹo người khác ?”

Vị chủ nhân không chút nổi giận, cúi người xuống bắt đầu dọn gạch. Bà ta cố ý chỉ dùng một tay để chuyển, sau đó bà nói:

- “Ông thấy đấy, không phải chỉ dùng hai tay mới có thể sống được. Ông có thể làm, vậy tại sao lại không làm chứ ?”.

Người ăn mày lặng người đi, hắn ta nhìn vị nữ chủ nhân với ánh mắt kỳ dị, trái cổ nhô nhọn giống như một quả trám chuyển động lên xuống 2 lượt. Cuối cùng, hắn cúi người xuống, dùng cánh tay còn lại bắt đầu chuyển gạch. Một lần chỉ có thể chuyển đi hai viên gạch. Hắn chuyển như thế đúng hai tiếng đồng hồ thì hết đống gạch. Mệt, hắn thở như bò kéo xe, trên mặt dính đầy bụi, mấy chòm tóc rối bị mồ hôi ướt dính xéo trên góc trán.

Vị nữ chủ nhân đưa cho người ăn mày một cái khăn lông trắng như tuyết. Người ăn mày đón lấy lau mặt và cổ một lượt rất kỹ, chiếc khăn lông trắng đã biến thành chiếc khăn lông đen. Người phụ nữ lại đưa cho hắn 20 đô la, người ăn mày cảm kích nói:

- “Cảm ơn bà”.

- “Ông không cần cảm ơn tôi, đây là tiền công ông kiếm được dựa vào sức lực của mình”.

Người ăn mày nói:

- “Tôi sẽ không quên bà, để cho tôi giữ làm kỷ niệm vậy”.

Nói xong, hắn cúi người chào thật thấp và sau đó lên đường.

Qua nhiều ngày sau lại có một người ăn mày khác đến trang viên này. Người phụ nữ đó lại dẫn người ăn mày vào nhà sau, chỉ đống gạch, và nói:

- “Chuyển đống gạch này ra trước nhà, tôi sẽ trả cho ông hai mươi đô la”.

Người ăn mày với hai tay còn nguyên vẹn này bỏ đi, không biết là do không thèm 20 đô la hay do điều gì khác.

Người con của người phụ nữ không hiểu, liền hỏi mẹ:

- “Lần trước mẹ kêu ăn mày chuyển đống gạch này từ trước nhà ra sau nhà. Lần này mẹ lại kêu ăn mày chuyển gạch từ sau nhà ra trước nhà. Rốt cuộc mẹ muốn đống gạch ở sau nhà hay là ở trước nhà ?”.

Người mẹ nói với con rằng:

- “Gạch đặt trước nhà hay sau nhà đều như nhau, nhưng chuyển hay không chuyển, đối với người ăn mày mà nói, thì lại không giống nhau”.

Rồi cũng có mấy người ăn mày đến xin ăn, đống gạch đó được chuyển đi mấy lượt.

Vài năm sau, có một người rất chỉnh tề đến trang viện này. Ông ta mặc âu phục, mang giày da, trông chững chạc hiên ngang như những người thành công với sự tự tin và tự trọng, chỉ có điều là người này chỉ có một cánh tay trái. Ông ta cúi người xuống, nói với vị nữ chủ nhân đã có phần già đi:

- “Nếu không có bà, tôi vẫn chỉ là một kẻ ăn mày. Thế nhưng bây giờ tôi là chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty”.

Người phụ nữ đã không còn nhớ ra ông là ai, bà hờ hững nói:

- “Đấy là do chính bản thân ông làm ra mà thôi”.

Người chủ tịch hội đồng quản trị một tay đã mời người phụ nữ cùng cả nhà bà dọn đến thành phố sống những ngày thoải mái. Người phụ nữ nói:

- “Chúng tôi không thể nhận sự chăm sóc của ông được”.

- “Tại sao ?”

- “Bởi vì cả nhà chúng tôi ai cũng có hai tay”.

Người chủ tịch tuy đau lòng nhưng vẫn kiên trì:

- “Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là Nhân, thế nào là Nhân Cách. Căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi”.

Người phụ nữ nói:

- “Vậy thì ông đem căn nhà ấy tặng cho người nào không còn cánh tay nào cả !”.

Khi ngân hàng bị định hướng

Khi ngân hàng bị định hướng

-Nguồn:-Khi ngân hàng bị định hướng 
ĐỖ THẾ CƯỜNG
Sáng nay vào mạng, đọc được bài viết Tam đoạn luận của anh Đào Tuấn, một bài viết hay, rất đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ lắm (Có thể anh ấy còn nể nang chăng?)…Mình đọc xong, nhớ lại  một anh bạn kể về việc ngân hàng “Xù đẹp” khoản chênh lệch lãi xuất tiền gửi cách đây vài tháng mà “lộn hết cả mề” , vội viết vài dòng  gửi nhờ  Quê Choa cho bớt ấm ức…
Chắc chỉ có ở VN muốn khống  chế lãi xuất cho vay (đầu ra) thay vì qui định trần lãi xuất của chính nó thì ngược lại, người ta lại khống chế đầu vào  (tức là trần huy động tiền gửi cụ thể là 14% / Năm) trong khi thả nổi “đầu ra” cho các ngân hàng thương mại tự tung tự tác cho vay lại với lãi xuất cắt cổ (như phân tích của anh Đào Tuấn)…
Vì thế mà “kỳ vọng” hơi kỳ quặc (bởi cái cách nêu trên) của N.H.N.N muốn kéo lãi xuất cho vay xuống 18%/năm là điều “Mơ về nơi xa lắm” bởi ở Xứ Ta việc “trên bảo dưới không nghe” vốn là chuyện thường ngày…Mà với cái kiểu khống chế như thế thì ngu gì dưới làm theo (làm gì có chế tài nào nếu cho vay cắt cổ doanh nghiệp & dân đen?) Cho nên trong đà Suy thoái-lạm phát cao hàng “quán quân thế giới” mà các ngân hàng vẫn đoạt lãi xuất cao ngất ngưởng thì chẳng có gì là lạ!
Thế nhưng tại sao vẫn chưa đạt “kế hoạch năm’? Đơn giản là sau khi qui định về trần lãi xuất huy động có hiệu lực thì dân không còn mấy tin “Ông Ngân Hàng”nữa. Họ rút tiền ra hàng loạt để đầu tư vào “Kênh” khác góp phần làm tăng giá vài loại hình đầu tư so với giá tri thật cũng như so với giá thế giới…Hồi đó, có dư luận chê Nguyễn Văn Bình tân Thống Đốc N.H.N.N  “Học ở Liên Xô, nơi không có nền kinh tế thị trường” với hàm ý chê trình độ ông này…Mình thì lại không nghĩ vậy, dù không phải là dân kinh tế, nhưng cũng lờ mờ hiểu rằng lẽ ra ông Bình phải làm ngược lại những việc mà ông đã ban hành bởi nếu không có trình độ, sao làm được Thống Đốc? Cho nên chỉ có 2 cách lý giải cho quy định ngược đời về trần lãi xuất huy động vốn như sau:1-Đó là do cái đuôi “Định hướng XHCN” của Kinh tế thị trường?
2-Việc “Thả Nổi” lãi xuất cho vay chẳng khác nào “tháo Khoán” cho các ngân hàng thương mại cắt cổ doanh nghiệp hoặc người dân phải vay vốn để N.H nộp Thuế nhiều hơn (Đương nhiên lãi nhiều thì phải nộp thuế nhiều) nhằm góp phần bù đắp cho vài “Quả đấm thép” đang  lỗ sặc máu !?…
Tóm lại, cả 2 cái cách nêu trên đều không “Vì Nhân Dân” phục vụ mà là vì các nhóm lợi ích mà thôi. Trở lại chuyện của anh bạn có 2 tỷ gửi Ngân Hàng NN & PTNT chi nhánh P.N(tp.HCM), gửi ngày 05/9/2011 (tức là gửi vào trước ngày qui định trần lãi xuất huy động có hiệu lực 2 ngày). Ở sổ tiết kiệm (kỳ hạn 1 tháng) lãi xuất ghi là 14%/năm kèm thêm 2 bản thỏa thuận  trả “phí hoa hồng” cho người ” môi giới” người đến gửi tiền (mỗi bản cho 1 tỷ) với mức 4%/năm của số tiền gửi, mang tên…Vợ anh bạn.Tổng cộng vẫn là 18%/năm như thỏa thuận giữa 2 bên. Cần nhắc lại là với “chiêu” này N.H & V.C anh bạn mình cũng đã “Thỏa thuận” được vài tháng rồi. (Mỗi lần gửi kỳ hạn là 1 tháng)…Đến ngày đáo hạn,vc Anh Bạn đến N.H thì mới bật ngửa vì không được trả “phí môi giới” như 2 bên đã thỏa thuận bằng văn bản giấy trắng mực đen có đóng dấu đỏ chót của N.H…Anh Bạn kể”Thảo nào hôm đó nhân viên cứ lấm lét “như chó ăn vụng bột” ấy (xin lỗi các “Em” N.H xinh như mộng nhé) Các em giải thích là “Trước đây chưa có qui định chính thức, chỉ là thông báo nội bộ nên ngân hàng mới du di làm “phí môi giới” cho đủ 18%/năm cho giống các ngân hàng khác (?!) Nay có qui định chính thức của Thống Đốc nên phải tuân thủ. Anh bạn mình cãi:  “Tôi gửi vào trước ngày quyết định có hiệu lực cơ mà hơn nữa đây không phải lỗi của người gửi mà là thỏa thuận giữa 2 bên có đóng dấu hẳn hoi sao ngân hàng làm ăn bất tín, trái luật dân sự đến vậy?…”
Cãi mãi cũng chẳng ăn thua gì, anh bạn ấm ức ra về với LX 14%. Hôm gặp, anh bạn kể lại sự việc  và dọa đi kiện ra tòa dân sự, khiếu nại lên Hội bảo vệ người tiêu dùng, viết bài đăng báo…Minh cười khà khà mà rằng:-Cậu già cái đầu rồi mà vẫn ngây thơ bỏ mẹ.Thứ nhất sẽ chẳng có Tòa nào chịu thụ lý cho cậu đâu,vì người ta sẽ viện cớ “Để ổn định kinh tế vĩ mô”mà bác đơn của cậu-Thứ hai cái “Hội bảo vệ người tiêu dùng” là của Nhà Nước mà lại dám đi bênh cậu để mất “Ổn định kinh tế vĩ mô” à?Thứ ba tớ đố báo nào dám đăng giữa thời buổi “ghế ít, đít nhiều” như ngày nay đấy! Anh Bạn có vẻ ngộ ra, nhưng cố vớt vát:”Lẽ ra chúng nó muốn ổn định KT vĩ mô, kéo giảm lạm phát thì phải qui định trần lãi xuất cho vay ví dụ là 18%/năm . Còn mức huy động để N.H và người gửi tự thỏa thuận, ngân hàng nào muốn huy động được nhiều vốn để cho vay lại thì có thể hưởng lãi ít thôi. Ví dụ huy động có thể từ 14 cho đến 16,5%/năm chẳng hạn có phải mấy bên đều có lợi không, đươc như vậy tớ ủng hộ liền…”Mình nghe xong liền bảo: Có thế mới là…”Định Hướng…”
Tác giả gửi cho Quê choa
(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)


-Tam đoạn luận -Kết quả hoạt động kinh doanh của "giới nhà băng" cho thấy các Ngân hàng đang lãi khủng khiếp. Lợi nhuận trước thuế của Vietinbank đạt 8.105 tỷ đồng. Vietcombank 5.700 tỷ đồng; BIDV 4.243 tỷ đồng; Eximbank 4.056 tỷ đồng...
Vì sao các ngân hàng vẫn lãi khủng trong năm mà sản xuất đình đốn vì khan vốn, doanh nghiệp điêu đứng vì lãi suất cao, nhân dân khốn khổ vì lạm phát phi mã? TS Lê Thẩm Dương từng đánh giá "lợi thế" của các Ngân hàng thương mại "cơ bản vẫn do độc quyền trong việc cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế". Thị trường chứng khoán, về lý thuyết là kênh huy động trung và dài hạn nguồn vốn, nhưng, bỏ qua "màu đỏ thảm hại" và các kỷ lục về sự tuột dốc, phá đáy trong năm 2011, ngay cả trong điều kiện bình thường, TTCK và các kênh huy động khác chỉ đáp ứng khoảng 3% nguồn vốn. "Bất kỳ hoạt động nào nếu là độc quyền thì vẫn chiếm ưu thế và đều có lợi nhuận cao"- TS Dương nói.
Những khoản lợi nhuận dài 13 con số, dù "chưa đạt kế hoạch"- của các ngân hàng thương mại hàng đầu, vì thế, là rất bình thường so với thế độc quyền, tổng tài sản và nguồn tài chính gần như vô hạn.
Ngân hàng càng lãi khủng, càng cho thấy các chính sách tài chính thắt hay không thắt chỉ ảnh hưởng tới người đi vay, chứ không ảnh hưởng gì tới người cho vay. Bởi thực tế cho thấy, những khoản lãi khủng được được tạo lập trong tình trạng gần 50 ngàn DN phải giải thể, phá sản do không tiếp cận nổi nguồn vốn, hoặc không chịu nổi nguồn vốn với "lãi suất cắt cổ". Quy luật trong trường hợp này giản dị đến tàn nhẫn: Với việc khan hiếm nguồn vốn, các nhà băng càng dễ cho vay với lãi suất cao mà con số 19-20%/năm từng bị kêu ca, thực ra còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Sản xuất cái gì? Buôn bán cái gì để đạt lợi nhuận đủ để trả lãi là câu hỏi quá khó. Và gần 50 ngàn doanh nghiệp thực tế đã phải chọn "đáp án" là giải thể, là phá sản.
Trong ngày các ngân hàng công bố lãi khủng, thì báo chí, có lẽ tình cờ, đồng loạt đưa tin về tình trạng thất nghiệp. Tại Hà Nội, nếu năm 2010 chỉ có gần 4.200 lao động đăng ký thất nghiệp thì chỉ năm 2011, theo "thống kê chưa đầy đủ", số lao động đăng ký thất nghiệp đã gấp 3,8 lần, lên tới 16.100 người. Tại TP HCM, số người đăng ký thất nghiệp năm 2011 là 105.737 người, tăng  gấp đôi so với năm 2010. Thất nghiệp bi thảm đến mức, ngoài người lao động thất nghiệp, những lao động diện cổ cồn trắng cũng đăng ký thất nghiệp, thậm chí chiếm đến 7% số người đăng ký.
Chính phủ càng thắt chặt tiền tệ, Thống đốc- "nhân vật của năm" càng "cao tay kiếm" với quy định trần lãi suất, thì các ngân hàng nhỏ càng rơi vào tình trạng "tái cơ cấu", các ngân hàng thương mại lớn càng vớ bẫm với cơ hội "mua rẻ bán đắt" trục lợi từ chính sách. Tam đoạn luận tất yếu là các Ngân hàng lãi khủng khiếp thì các doanh nghiệp càng vỡ hàng loạt và người lao động thất nghiệp càng đông.
Một câu hỏi, vì thế, cũng cần được đặt ra: Ai sẽ được hưởng lợi từ những con số lợi nhuận khủng.
Câu trả lời, rất đáng sợ, không phải là những người dân đang bị buộc phải bán vốn với giá rẻ hơn nhiều so với lạm phát. Cũng không phải những doanh nghiệp sản xuất, những người phải vay với lãi suất ngất ngưởng mà nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đủ để trả lãi là bất khả thi. Người được hưởng lợi duy nhất là nhà băng- nắm trong tay "tư bản giấy tờ", như bản chất kinh tế của giới tài phiệt ngân hàng, và trong trường hợp Việt Nam, còn đang được trục lợi từ vị thế độc quyền cho vay và chính sách tiền tệ thận trọng.



-Những con số khó hiểu (NVP)
Kết thúc năm 2011, nhiều ngân hàng công bố mức lãi kỷ lục. Ví dụ, Vietinbank lãi 8.105 tỷ đồng hay Vietcombank lãi 5.700 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng khác cũng có những mức lãi khó tin như thế.
Đối với nhiều người, ngàn tỷ đồng lớn đến bao nhiêu thật khó hình dung. Có lẽ chuyển sang đô-la Mỹ cho dễ thấy - 8.105 tỷ đồng tương đương mức lãi 385 triệu đô-la, 5.700 tỷ đồng tương đương 271 triệu đô-la!
Đây là mức lãi lớn bất ngờ, ngay với cả người trong cuộc. Còn nhớ khi cổ phần hóa, bán cổ phần lần đầu ra công chúng, Vietinbank cũng chỉ đặt chỉ tiêu lãi trước thuế cho năm 2011 là 4.954 tỷ đồng. Còn năm 2005 lãi của ngân hàng này chỉ có 525 tỷ đồng.
Mức lãi này cho thấy nhiều điều.
Áp đặt mức trần lãi suất huy động 14% trong khi thả nổi lãi suất cho vay là một chủ trương có lợi cho giới ngân hàng trong khi phần thiệt sẽ thuộc về người dân và doanh nghiệp. Khi lãi suất huy động bị khống chế ở mức 14%, lượng tiền huy động sẽ bị hạn chế theo cho nên ngân hàng sẽ chọn khách hàng nào chịu lãi suất cao để cho vay chứ đâu có động cơ giảm lãi suất cho vay để lôi kéo khách hàng. Trong một tình huống ngược lại, nếu lãi suất cho vay bị khống chế ở một mức nào đó trong khi lãi suất huy động được thả nổi, các ngân hàng sẽ cạnh tranh nâng lãi suất huy động đến một mức nào đó, thấp hơn trần lãi suất cho vay để họ còn có lãi nhưng cao hơn hiện nay để thu hút người dân gởi tiền. Lúc đó lợi nhuận của các ngân hàng có thể không cao như hiện nay nhưng cả nền kinh tế sẽ được lợi, thanh khoản sẽ được cải thiện, lãi suất cho vay sẽ được kiểm soát…
Thật ra, đâu phải khoản tiền nào gởi vào ngân hàng cũng nhận lãi suất huy động tối đa 14% đâu. Các ngân hàng thương mại nhà nước hay nhà nước nắm cổ phần chi phối vẫn đang hưởng lợi thế nhận tiền gởi từ các tổ chức, doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn trần 14% rất nhiều. Vậy mà họ không có động lực giảm lãi suất cho vay vì không có gì thúc đẩy họ làm chuyện đó cả. Thị trường bị méo mó là vì thế.
* * *
Một con số khác cũng làm nhiều người ngạc nhiên. Đó là doanh thu của hai công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam. VNPT năm 2011 có doanh thu lên đến 117.275 tỷ đồng; Viettel có doanh thu không kém – 116.012 tỷ đồng (Nguồn: ITCnews). Một nguồn khác cho con số hơi khác một chút, doanh thu năm 2011 của VNPT là 120.800 tỉ đồng còn của Viettel khoảng 117.000 tỉ đồng (Nguồn: SGTT).
Cứ lấy theo con số đầu tiên thấp hơn, cộng hai nguồn doanh thu này lại, chúng ta có con số 233.287 tỷ đồng (tương đương khoảng 11 tỷ đô-la Mỹ)! Mặc dù chưa tính các hãng viễn thông khác, đây là con số khổng lồ.
Chia con số này cho 87 triệu dân, chúng ta thấy mỗi người dân, từ em bé sơ sinh đến cụ già trăm tuổi, năm vừa rồi đã chi gần 2,7 triệu đồng cho ngành viễn thông (chưa tính các hãng viễn thông khác), tức gần 10% tổng thu nhập đầu người. Dĩ nhiên không phải toàn bộ doanh thu của VNPT và Viettel là đến từ dịch vụ điện thoại di động nhưng đây là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Con số này cũng cho thấy nhiều điều.
Thứ nhất là số liệu thống kê về GDP, thu nhập đầu người, cơ cấu tiêu dùng của người dân Việt Nam đối chiếu với doanh thu khổng lồ này là phi lý. Nếu con số doanh thu của VNPT và Viettel là chính xác (mà chắc là chính xác) thì tôi nghĩ GDP thật sự (tức tính cả khu vực phi chính thức) của Việt Nam phải cao hơn con số chính thức được công bố.
Thứ hai, hiện nay mỗi người chúng ta, dù nghèo đến đâu cũng phải chi một khoản tiền không nhỏ cho chiếc điện thoại di động mà nhiều năm trước đây không phải chi. Nghĩ cũng lạ, chiếc điện thoại di động ra đời, làm thay đổi thói quen tiêu dùng lớn như thế nhưng mọi người đều chấp nhận như chuyện đương nhiên. Nhưng biết đâu, đây là khoản chi tạo điều kiện làm ăn cho nhiều người, kể cả người bán hàng rong hay đây là khoản chi tạo niềm hạnh phúc.
Chỉ có điều nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy con người ta ngày nay tiêu dùng thời gian vào chiếc điện thoại ngày càng nhiều. Quan sát một người đang tạm thời rảnh việc, như đang ngồi chờ đến lượt mình, ắt sẽ dễ thấy người chăm chăm làm cái gì đó với chiếc điện thoại di động hơn là thấy một người quan sát quanh mình, trò chuyện với người ngồi bên cạnh để làm quen. Chiếc điện thoại gắn kết nhưng cũng làm cho con người xa cách nhau như một nghịch lý nữa.

Thống đốc Nguyễn văn Bình: Không có khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam  –  (VOA).- Thống đốc thừa nhận lạm phát có nguyên nhân do chính sách tiền tệ (DVT).   - Nhiều nhà băng báo lãi hàng nghìn tỷ đồng (eBank). - S&P nâng triển vọng tín nhiệm của VCB từ ‘tiêu cực’ lên ‘ổn định’ (Vietstock).– Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: VN sẵn lòng thay đổi (VNN).
-Ngân hàng lo chuyện quản trị rủi ro (SGTT).  – Giảm lãi suất cho vay: Món nợ của Ngân hàng Nhà nước? (VEF). – Thống đốc NHNN dự báo lĩnh vực đầu tư sinh lời năm 2012 (VTC).
Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu thế giới (VnEconomy). - Lạm phát tháng Tết thấp nhất 10 năm: Hy vọng gì với lãi suất? (NDHMoney). - Việt Nam cho phép nhập khẩu hơn 2 tấn vàng   –  (VOA).

-Việt Nam cho phép nhập khẩu hơn 2 tấn vàng - VOA -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho hơn 10 doanh nghiệp nhập khẩu tổng cộng hơn 2,1 tấn vàng.
-Đánh thuế thưởng Tết, hàng ngàn công nhân phản ứng


.
Giải phẫu lời kêu cứu và cảnh báo về "thủ phạm" gây bất ổn nền kinh tế ? (Tamnhin.net) - Gần đây, một đại biểu QH K XIII có được biết là, trước nguy cơ nổ vỡ bong bóng trên hai thị trường này, đã có lời kêu cứu và cảnh báo nếu không có giải pháp cứu vãn thì sự nổ vỡ các bong bóng này có khả năng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính với những hệ quả không thể lường hết được.
Do đó đại biểu đó có yêu cầu tôi cho biết ý kiến về vấn đề này. Trong tình huống tôi không có những thông tin định lượng mà chỉ có những thông tin định tính nên tôi thử phân tích tình hình bằng cách so sánh thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán của VN với thị trường tương ứng trên thế giới để có thể có nhận định đúng mức hơn về lời kêu cứu, cảnh báo đã được phát đi này.

Nhìn tổng quát lại thì:


Thị trường bất động sản của VN, quan hệ cung – cầu, con nợ, … có khác với tình hình của Mỹ và các nước phương tây. Tại VN, con nợ là các nhà đầu tư trên thị trường này nên các NHTM vẫn có khả năng thu hồi được vốn cho vay ở những mức độ nhất định nên không có khả năng dẫn đến khủng hoảng tài chính. Vẫn có một nền kinh tế ngầm, gắn với các nhóm lợi ích, gây những bất ổn trên thị trường bất động sản, chủ yếu qua các hoạt động đầu cơ, gây sự mất cân đối giả tạo về nguồn cung để đưa giá lên cao ngất ngưởng. Hậu quả là cầu có khả năng thanh toán ngày càng tụt xuống thấp nên dẫn đến tình trạng có nhiều khu đô thị mới, biệt thự mới bị bỏ hoang hàng chục năm. Sự ảm đạm của thị trường này buộc các nhà đầu cơ phải hạ giá bất động sản, đưa về sát giá trị, nên tuy nhà đầu tư có thiệt nhưng người có nhu cầu nhà ở được lợi.


Trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là trên thị trường sơ cấp), các đơn vị phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn cần thiết để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu các đơn vị này kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao thì giá trị các cổ phiếu được đảm bảo ở mức cao, thị trường khởi sắc. Mặt khác, trên thị trường này, chỉ có các nhà đầu tư là chủ yếu (trong đó có các DNNN, TĐKT và TCT NN) nên tuy số người tham gia có thể ít nhưng khi thị trường này ảm đạm, suy thoái thì, qua các nhà đầu tư, có khả năng có tác động dây chuyền đến các ngành kinh tế khác. Do đó để cho thị trường này không đỏ vỡ thì nhân tố quyết định là hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, đơn vị phát hành cổ phiếu phải có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Đồng thời vẫn có một nền kinh tế ngầm gắn với các nhóm lợi ích, gây những bất ổn trên thị trường này nên phải đấu tranh có hiệu quả chống nền kinh tế ngầm trên thị trường này..


Bong bóng trên thị trường bất động sản


Sự nổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản, khởi đầu từ Mỹ, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái của nền kinh tế thế giới, kéo dài từ năm 2007 đến nay vẫn chưa kết thúc. Bong bóng trên thị trường này của VN và của Mỹ có sự khác nhau, chủ yếu là:

Tại Mỹ


Trên thị trường này, có sự mất cân đối giữa cung-cầu theo hướng cầu có khả năng thanh toán của người dân thấp nên cần có chính sách kích cầu đối với người dân qua thực hiện cơ chế tín dụng có thế chấp. Do đó, người dân trở thành con nợ của các NHTM. Phân hóa giàu nghèo ngày càng mở rộng đã hạn chế khả năng trả nợ của người dân, dẫn đến việc hình thành một khoản nợ xấu ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh đó, lạm phát tăng cao càng làm suy giảm khả năng trả nợ của người dân. Nạn đầu cơ về dầu mỏ là giọt nước làm tràn ly, dẫn đến tình trạng người dân-con nợ mất khả năng thanh toán, đưa các NHTM vào cảnh phải đối mặt với phá sản, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.


Tại Việt nam


Thực trạng trên thị trường của VN có khác Mỹ trên mấy lĩnh vực chủ yếu:


Sự khác biệt về quan hệ cung-cầu. Tại Việt nam cung về nhà ở thấp hơn cầu của người dân. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư sơ cấp không đủ vốn tự có để thực hiện các dự án đầu tư xây nhà nên đã huy động vốn từ người có nhu cầu mua nhà bằng phương thức ứng góp một phần tiền mua nhà (coi như tiền đặt cọc). Trong thực tế, người có nhu cầu mua nhà để ở không có điều kiện xuất hiện trên kênh này nên người xuất hiện chủ yếu là các nhà đầu tư thứ cấp. Họ ứng góp tiền mua nhà để bán lại cho người có nhu cầu thực sự với giá cao hơn. Có thể nói những nhà đầu tư thứ cấp (và cả nhà đầu tư sơ cấp), về thực chất, là những nhà đầu cơ trên thị trường bất động sản và, qua đó, dẫn sự mất cân đối giả tạo về quan hệ cung cầu làm hình thành đến cơn sốt giá trên thị trường này, gắn với việc tạo một tình trạng giả tạo là cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá nhà tăng lên ngất ngưởng. Sự đội giá này làm cho cầu có khả năng thanh toán giảm sút nghiêm trọng, càng làm tăng sự mất cân đối cung-cầu về nhà ở. Từ đó có thể khẳng định là trên thị trường bất động sản đã có một thị trường ngầm gắn với các nhóm lợi ích, làm cho thị trường này phát triển không ổn định, đẩy tình trạng khan hiếm lên cao một cách giả tạo. Trong khi đó, người có thu nhập thấp không có tiền để mua nhà, ngay cả khi thực hiện chính sách ưu đãi đối tượng này.


- Sự khác biệt về con nợ trên thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư (cả sơ cấp và thứ cấp) trên thị trường bất động sản lại bị hạn chế bởi nguồn vốn tự có nên phát sinh nhu cầu huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư. Một kênh huy động vốn đầu tư được thực hiện qua con đường tín dụng NH. Do đó các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản là con nợ chứ không phải người dân có nhu cầu mua nhà là con nợ của NHTM như ở Mỹ. Khi đến thời hạn phải thanh toán cho NH, các chủ đầu tư-con nợ ở vào cảnh không có khả năng thanh toán (chủ yếu vì không bán được nhà đang ở mức giá cao ngất ngường), dẫn đến hình thành và phát triển các khoản nợ xấu.


Trong trường hợp này, các nhà đầu tư-đầu cơ trên thị trường bất động sản buộc phải hạ giá bán nhà để kích cầu, tạo nguồn vốn cần thiết để trả nợ NH. Như vậy là đã xuất hiện hai nghịch cảnh : (i) Người có nhu cầu mua nhà để ở được hưởng lợi do giá nhà bị hạ thấp. Thế nhưng tuy giá thấp nhưng vì thu nhập của người có nhu cầu thấp nên tuy giá có hạ nhưng vẫn cao hơn khả năng thanh toán nên thị trường vẫn có tình trạng ế ẩm, thể hiện qua những khu đô thị mới, những biệt thự đang bị bỏ hoang cả hàng chục năm,… (ii) Nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ của NH buộc phải chịu lỗ trong kinh doanh vì buộc phải hạ giá bán nhà nên là người gánh chịu thiệt hại làm cho bong bóng bất động sản có nguy cơ nổ vỡ.


- NHTM vẫn có khả năng thu hồi nợ xấu. Theo các điều khoản tương ứng của Luật dân sự, NHTM có quyền buộc các nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ phải phát mại tài sản của họ để trả nợ. Đó là sự khác biệt thứ ba giữa Việt nam và Mỹ, làm giảm khả năng vỡ nợ của NH, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoàng tài chính thế giới. Do đó lời kêu cứu, cảnh báo nguy cơ nổ vỡ bong bóng bất động sản xuất phát từ các nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ của NH vì họ đang lâm vào cảnh thâm hụt nguồn vốn. Thảm cảnh của họ bắt nguồn từ tham vọng đầu cơ trục lợi nên, sau một thời gian thu được những khoản lợi nhuận kếch xù, nay họ phải trả giá.


Từ sự thử phân tích mang tính chất định tính như ở trên, nên chỉ dừng lại ở “thử phân tích”, không có đủ căn cứ để dẫn đến những kết luận chính xác. Tuy nhiên, qua đó, vẫn này sinh sự cần thiết phải trả lời mấy câu hỏi sau chủ yếu sau đây :


- Sự nổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản tại Việt nam có khả năng làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính không?
- Sự nổ vỡ bong bóng bất động sản này gây thiệt hại đến tầng lớp nào là chính ?
- Có một thị trường ngầm về bất động sản, gắn với các nhóm lợi ích không ?
- Chính phủ có cần can thiệp hỗ trợ người bị thiệt hại đến mức nào ?


Bong bóng trên thị trường chứng khoán

-Để nhận thức được đúng mức hơn bong bóng trên thị trường chứng khoán, tôi thử đối chiếu với cuộc đại khủng hoảng thế giới xẩy vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Theo đó thì:

Về thị trường chứng khoán của thập kỷ 30, thế kỷ XX. Tôi không có đầy đủ những thông tin cụ thể về cuộc khủng hoảng này nhưng, qua một số nguồn thông tin ít ỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tôi nắm bắt được có thể rút được một số nét chủ yếu sau đây:


- Trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng này là thời kỳ có thể nói là đại bộ phận dân mỹ lao vào mua chứng khoán với hy vọng kiếm được thêm một khoản thu nhập từ sự biến động giá cả của các chứng khoán. Do đó có thể nói là toàn dân tham gia vào thị trường chứng khoán.


- Về mối quan hệ giữa đơn vị phát hành cổ phiếu với giá cả của cổ phiếu. Khi phát hành, cổ phiếu có mệnh giá cụ thể ghi trên cổ phiếu. Thế nhưng có thể nói là sự biến động về giá cả của cổ phiếu trên TTCK hầu như không làm thay đổi khối lượng vốn đầu tư của đơn vị phát hành. Thế nhưng hiệu quả kinh doanh của đơn vị phát hành cổ phiếu lại có tác động đến giá trị của cổ phiếu. Nếu kinh doanh có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao thì cổ phiếu do đơn vị đó phát hành có giá trị hơn (và ngược lại nếu kinh doanh kém hiệu quả). Vì thế nên sự biến động giá cả của cổ phiếu trên thị trường được coi là một tín hiệu về tình hình kinh doanh của các đơn vị có cổ phiếu lưu thông trên thị trường. Thế nhưng do có hoạt động đầu cơ trục lợi của các nhóm lợi ích nên đã làm cho giá cả của cổ phiếu có những biến động tăng-giảm bất thường làm cho thị trường bị xáo động ở những mức độ khác nhau..


- Tôi không rõ vì sao thị trường chứng khoán lại xụp đổ dẫn đến cuộc đại khủng hoảng của thập kỷ 30 nhưng, khi điều đó xẩy ra, các cổ phiếu không còn giá trị gì nữa, trở thành những mảnh giấy lộn. Do đó không chỉ có những nhà tư bản đầu tư vào thị trường này mà cả người dân thường cũng lâm vào cảnh khốn quẫn, dẫn đến cuộc khủng hoảng với quy mô có thể nói là không tiền khoán hậu vì đụng chạm đến đại bộ phận dân cư. Khốn khổ nhất là người dân bình thường, tin tưởng vào khả năng sinh lời trên thị trường này, nên đã dốc hết khoản tiền tiết kiệm để mua cổ phiếu nên giờ đây hoàn toàn trắng tay.


Về thị trường chứng khoán của Việt nam. Có mấy điểm cần chú ý:


Thị trường chứng khoán Việt nam mới hình thành nên còn rất non trẻ. Thị trường này chia thành hai phân khúc. Thị trường sơ cấp. Tại thị trường này, các DN phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư phục vụ nhu cầu thực hiện tái sản xuất mở rộng. Do đó thị trường này là một thị trường hữu ích, cần thiết. Thị trường sơ cấp là thị trường mà tại đó, các cổ phiếu được các nhà đầu tư mua đi bán lại để tìm nguồn lợi từ sự chênh lệch giá của cố phiếu. So với mệnh giá phát hành của cố phiếu thì giá cả trên thị trường này cao hơn nhưng sự cao hơn này không phục vụ cho yêu cầu đầu tư để tái sản xuất mở rộng mà chỉ phục vụ việc tăng thu nhập của người đầu tư mua cổ phiếu. Tất nhiên là khi giá cổ phiếu trên thị trường sụt giảm thì nhà đầu tư này phải chịu thiệt hại. Do đầu tư vào thị trường thứ cấp không phải là đầu tư để tái sản xuất mở rộng nên đã xuất hiện những tiêu cực mang tính chất đầu cơ trục lợi của những nhóm lợi ích nhằm làm cho giá cổ phiếu trên thị trường bị biến động một cách không bình thường. TTCK VN cũng đã chứng kiến những bong bóng về giá cổ phiếu và cũng đã có nhiều nhà đầu tư giàu lên một cách nhanh chóng, trở thành các đại gia nhưng đồng thời cũng có những nhà đầu tư bị thiệt hại, thua đau.


Tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán VN, có thể nói là không có sự tham gia của đông đảo nhân dân như đã xẩy ra vào thời điểm của của cộc đại khủng hoảng. Qua cổ phần hóa một số DNNN theo mô hình chủ nghĩa tư bản nhân dân, đã hình thành ở Mỹ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, người công nhân của DN cũng nắm trong tay một lượng cổ phiếu nhất định nhưng vì họ không phải là nhà đầu tư (lương danh nghĩa thấp hơn lương thực tế nên không có khả năng có tiền tiết kiệm để đầu tư mua cổ phiếu) nên, sau một thời gian nhất định, họ đã bán cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá mua để có được một khoản tiền nhất định. Do đó, lượng cổ phiếu này được tập trung vào tay một số nhà đầu tư nên có thể nói là trên thị trường chứng khoán của VN chỉ có các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp và, nhất là, trên thị trường thứ cấp nên những biến động trên thị trường này chỉ tác động đến các nhà đầu tư trên thị trường này chứ không tác động đến đại bộ phận nhân dân như đã từng xẩy ra tại cuộc Đại khủng hoàng của thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên điều cần lưu ý là bản thân các NHTM (và nhiều DN khác), với danh nghĩa là kinh doanh đa ngành, cũng tham gia đầu tư vào thị trường nay bằng những hình thức và mức độ khác nhau. Do đó, tình hình ảm đạm, suy thoái trên thị trường chứng khoán sẽ có tác động dây chuyền đến các nhà đầu tư này nên phạm vi ảnh hưởng có thể lan rộng đến một mức độ nhất định.


Do đó, nếu thị trường chứng khoán tiêu điều vì giá cả của cổ phiếu hạ thấp, khối lượng giao dịch (chủ yếu là trên thị trường thứ cấp) giảm sút thì người chịu thiệt hại chỉ là những nhà đầu tư tham gia thị trường này và khi đó họ phát lời kêu gọi phải cứu lấy thị trường chứng khoán.


Tuy nhiên cũng cần lưu ý một tình huống khác là nếu các đơn vị phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp mà kinh doanh có hiệu quả thì sẽ làm cho giá trị của cổ phiếu tăng lên. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (cả trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp) đều có lợi, thị trường khởi sắc.


Từ sự phân tích ở trên, tuy mới dừng lại ở mức xem xét, phân tích về mặt định tính nhưng qua đó, vẫn có thể thấy cần phải trả lời mấy câu hỏi chính :


- Phải chăng thị trường chứng khoán chỉ có thể khởi sắc trên cơ sở các đơn vị phát hành cố phiếu kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao ? Ngược lại, có phải vì các đơn vị này kinh doanh kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu nên thị trường chứng khoán ảm đạm ? Vì thế nên phải chăng giải pháp cứu vãn tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán không phải là bơm tiền vào thị trường này ?
- Sự bất ổn định trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là trên thị trường thứ cấp) có phải bắt nguồn từ một nền kinh tế ngầm gắn với sự tồn tại của các nhóm lợi ích không?
- Sự bất ổn, ảm đạm của thị trường chứng khoán của Việt nam gây tác hại chủ yếu đến đối tượng nào, có khả năng dẫn đến khủng hoảng kinh tế không ?

...

Cũng như đối với các câu hỏi về thị trường bất động sản, tôi không có đủ khả năng tìm lời giải nên xin được để dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.

N.Lang-Hai rủi ro lớn đe dọa tăng trưởng toàn cầu 2012
(Tamnhin.net) - Chênh lệnh thu nhập và mất cân đối tài chính gia tăng trong 10 năm tới là hai rủi ro...

 Giải pháp của mọi giải pháp là phải minh bạch

Châu Âu phê phán S&P sau việc hạ điểm
 - (BBC)-Quan chức kinh tế hàng đầu của EU phê phán việc S&P hạ điểm tín dụng chín nước khu vực đồng euro.

--WB cho Việt Nam vay 1 tỉ đôla để xây cơ sở hạ tầng- VOA -Ngân hàng Thế giới đồng ý cho Việt Nam vay gần 1 tỉ đô la để xây xa lộ và phát triển các cơ sở hạ tầng ở thành thị.
Theo tin của Tân Hoa Xã, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam Victoria Kwakwa hôm thứ 5 đã ký kết các văn kiện cho vay tại Hà Nội.


Theo thỏa thuận này, Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay 613 triệu đô la để sử dụng cho dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Đà Nẵng, 210 triệu đô la cho dự án phát triển thành phố hạng trung, và 150 triệu đô la tín dụng giảm nghèo.


Bà Kwakwa cho báo chí biết rằng đây là lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới tài trợ cho một dự án xây đường cao tốc ở Việt Nam. Bà nói thêm rằng diễn tiến này đánh dấu sự thừa nhận là Việt Nam cần có những cơ sở hạ tầng hiện đại trong lúc giải quyết những thách thức của một nước có mức thu nhập trung bình thấp.


Theo tin của hãng Reuters, tháng 12 vừa qua các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam 7,4 tỉ đô la viện trợ phát triển chính thức, tức ODA, trong năm 2012, giảm 6,5% so với khoản cam kết 7,9 tỉ đô la trong năm 2011.


Nguồn: Reuters, Xinhua


-Giảm lãi suất cho vay: Món nợ của Ngân hàng Nhà nước?

-
Bộ trưởng Huệ: "May mà giá xăng dầu không tăng" (GDVN) -“May mà giá xăng dầu không tăng thật, chứ nếu tăng thì chắc tôi cũng bị phiền phức”.

-Mướt mồ hôi đòi nợ DN bất động sản 
-Doanh nghiệp Việt muốn “cưới vợ” phải tự “cầu hôn” (tvn 11/01/2012 )


-Bộ Công Thương yêu cầu bán xăng đạt chuẩn


SGTT.VN 13.01.2012- Ngay cả trước khi khủng hoảng đồng euro xảy ra, người ta đã lo ngại về quả bom lương hưu ở châu Âu sẽ phát nổ.


Sino-Forest avoids default after debt waiver (Financial Times)-Bondholders agree to give scandal-hit Chinese group more time to avoid bankruptcy--Nếu Trung Quốc sụp đổ sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế kỷ lục (Tamnhin.net) - Nhà phân tích hàng đầu của City of London cho hay, 12 tháng tới sẽ là khoảng thời gian "đau đớn và thất vọng” nếu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.

Thử bàn về kinh tế thị trường

John Kay
Báo Financial Times đang tranh luận về chủ nghĩa tư bản, nhưng thực ra báo này đang bàn về tương lai của kinh tế thị trường.
Karl Marx chưa bao giờ dùng từ “chủ nghĩa tư bản”. Nhưng sau khi Das Kapital (Tư Bản) được xuất bản, thuật ngữ đó dùng để mô tả hệ thống tổ chức kinh doanh đã tạo điều kiện dẫn đến cách mạng công nghiệp. Đến giữa thế kỷ 19, hệ thống đó là trọng tâm của bối cảnh kinh tế. Werner Siemens ở Đức, Andrew Carnegie và John D. Rockefeller ở Mỹ, và hậu duệ của Richard Arkwright ở Anh. Tự thân hoặc chung sức với một số ít đối tác tích cực, họ xây dựng và vừa làm chủ các xí nghiệp và nhà máy thuê mướn tầng lớp lao động mới, vừa sở hữu máy móc trong đó.
Trong khi bảng hiệu “Ngân hàng Barclays” chỉ cho ta biết tên của công ty ta đến giao dịch, tấm biển “Nhà máy (của) Arkwright” cho ta biết Sir Richard là chủ nhân. Và người qua kẻ lại chẳng ai quên điều đó. Quyền lực kinh tế và chính trị của những vị lãnh đạo doanh nghiệp bắt nguồn từ việc họ sở hữu tư bản và nhờ quyền sở hữu đó, họ có quyền kiểm soát phương tiện sản xuất và trao đổi. 
Môi trường chính trị và kinh tế làm bối cảnh cho tác phẩm của Marx là một buổi giao thời ngắn ngủi trong lịch sử kinh tế. Tuy nhiên thuật ngữ được giới chỉ trích kinh doanh trong thế kỷ 19 đưa ra vẫn tiếp tục được cả giới ủng hộ lẫn giới chống đối kinh tế thị trường sử dụng, mặc dù bối cảnh công nghiệp đã biến đổi. Luật pháp ban hành vào thời của Marx đã cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, tạo điều kiện xây dựng những doanh nghiệp với cơ cấu sở hữu cổ phần phân tán rộng rãi [trong đại chúng]. Loại hình tổ chức doanh nghiệp này mãi đến cuối thế kỷ 19 mới phổ biến, nhưng sau đó nhanh chóng nhân rộng. Đến thập niên 1930, Berle và Means viết về sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Cùng lúc, Alfred Sloan ở công ty General Motors chứng minh rằng một nhóm nhà quản lý chuyên nghiệp có thể thực sự nắm quyền kiểm soát một công ty lớn và đa dạng hóa.
Vì vậy, những vị lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay không phải là những nhà tư sản theo nghĩa nhà tư sản như kiểu Arkwright và Rockefeller. Những nhân vật xuất chúng thời hiện đại có quyền lực và ảnh hưởng là nhờ địa vị của họ trong một hệ thống thứ bậc, chứ không phải nhờ quyền sở hữu tư bản của họ. Họ đạt đến những địa vị đó bằng kỹ năng của họ về chính trị trong tổ chức, theo những cách truyền thống mà các vị giám mục và tướng lĩnh đạt đến địa vị trong hệ thống thứ bậc giáo hội hay quân đội.
Nếu nửa đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ thay đổi căn bản về bản chất của tổ chức kinh doanh, nửa sau của thế kỷ đó là thời kỳ thay đổi căn bản về bản chất của thành công trong kinh doanh. Giá trị của nguyên liệu chỉ là một phần nhỏ trong giá trị của sản xuất của một nền kinh tế hiện đại phức tạp, và giá trị của tài sản vật chất chỉ là một phần nhỏ trong giá trị của hầu hết những doanh nghiệp hiện đại. Những nguồn lực thiết yếu của công ty ngày nay không phải là nhà xưởng và máy móc, mà là những lợi thế cạnh tranh của công ty – đó là các hệ thống tổ chức, uy tín của công ty với các nhà cung ứng [vật tư] và khách hàng, và năng lực đổi mới sáng tạo của công ty. Xét về bất cứ khía cạnh liên quan nào, những thuộc tính này không thể thuộc sở hữu của bất cứ ai.
Một độc giả tiêu biểu của bài báo này làm việc trước một máy vi tính tại một bàn làm việc trong một khu văn phòng. Độc giả đó có lẽ không biết ai là chủ nhân của những thứ này. Rất có thể mỗi thứ có một chủ nhân khác nhau – một quỹ hưu bổng, một công ty bất động sản hay một doanh nghiệp cho thuê tài sản – chẳng ai trong số những chủ nhân đó là chủ lao động của họ.
Người ta không biết ai là làm chủ những công cụ làm việc của họ vì câu trả lời chẳng quan trọng. Nếu sếp của ta sai khiến hành hạ ta đủ cách, bóc lột ta hay chiếm đoạt giá trị thặng dư của ta, những lý do chẳng liên quan gì đến quyền sở hữu tư bản. Trong khi quyền kiểm soát phương tiện sản xuất và trao đổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách tổ chức kinh doanh và những cơ cấu quyền lực trong xã hội, quyền sở hữu phương tiện sản xuất và trao đổi chẳng quan trọng là bao.
Cách nói tùy tiện dẫn đến lối tư duy tùy tiện. Bằng cách dùng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” của thế kỷ 19 cho một hệ thống kinh tế đã tiến hóa thành một điều khác hẳn, chúng ta có nguy cơ hiểu sai những nguồn tạo nên sức mạnh của kinh tế thị trường và vai trò của tư bản trong nền kinh tế đó.
Đọc thêm trên blog này:

-Tom G. Palmer - Hai mươi ngộ nhận về thị trường (Kì 1)
Phạm Nguyên Trường dịch

Khi suy nghĩ về những ưu khuyết điểm của cơ chế thị trường trong việc giải quyết vấn đề hợp tác xã hội cần phải làm rõ một số ngộ nhận. Đa số, chứ không phải là tất cả, những ngộ nhận đó là do những người có thái độ thù địch với thị trường tuyên truyền. Một số có thể lại được tạo ra bởi những người có thái độ ủng hộ quá mức đối với thị trường. Mặc dù tất cả những ngộ nhận đó đều đáng được phân tích một cách kĩ lưỡng, nhưng trên thực tế chúng ta thường gặp những ngộ nhận loại một, còn ngộ nhận loại thì hiếm gặp hơn.

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét hai mươi ngộ nhận, được chia thành bốn nhóm chính:
- Phê phán từ quan điểm đạo đức;
- Phê phán từ quan điểm kinh tế;
- Phê phán từ quan điểm kết hợp giữa kinh tế và đạo đức;
- Ủng hộ một cách quá nhiệt tình.

Phê phán từ quan điểm đạo đức

  1. Thị trường là vô luân hoặc không cần quan tâm tới luân thường đạo lí

Thị trường làm cho người ta chỉ nghĩ đến tính toán lợi ích. Trao đổi trên thương trường là bất chấp đạo đức, bất chấp những điều cao quí, những điều làm cho chúng ta trở thành con người: tức là có khả năng suy nghĩ không chỉ về những thứ có lợi cho mình mà còn biết phân biệt giữa đúng và sai, giữa luân lí và vô luân nữa.
Thật khó tưởng tượng được một tuyên bố sai lầm hơn thế. Vì muốn trao đổi thì các bên phải tôn trọng công lí. Những người trao đổi với nhau khác hẳn những người chỉ biết cướp đoạt: các bên trao đổi thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi hợp pháp của người khác. Người ta tham gia trao đổi trước hết là vì người ta muốn cái người khác có nhưng đạo đức và pháp luật không cho phép người ta cướp đoạt. Trao đổi là chuyển đổi phân bố nguồn lực, nghĩa là mọi trao đổi đều được so sánh với phân bố ban đầu: nếu không có trao đổi thì các bên vẫn giữ được cái mà mình có. Trao đổi đòi hỏi nền tảng công lí vững chắc. Không có nền tảng đạo đức và pháp luật như thế thì không thể có trao đổi.

Nhưng thị trường không chỉ là tôn trọng công lí. Thị trường còn là khả năng cân nhắc không chỉ ước muốn của mình mà còn cân nhắc ước muốn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác nữa. Người chủ nhà hàng mà không quan tâm tới ước muốn của thực khách thì chẳng mấy chốc sẽ phá sản. Nếu thực khách bị ngộ độc thức ăn thì họ sẽ không tới nữa. Nếu thức ăn không hợp khẩu vị thì họ cũng sẽ không tới nữa. Kết quả là chủ nhân sẽ phá sản. Thị trường khuyến khích những người tham gia đặt mình vào vị trí của người khác, xem xét nguyện vọng của người khác và cố gắng nhìn các sự vật và hiện tượng bằng con mắt của người khác. 

Thị trường là lựa chọn thay thế cho bạo lực. Thị trường giúp chúng ta sống trong xã hội. Thị trường nhắc nhở chúng ta rằng cần phải tính đến quyền lợi của những người khác. 

  1. Thị trường khuyến khích thói tham lam và tính ích kỉ

Trên thị trường người ta chỉ tìm cách mua hàng với giá thấp nhất hoặc kiếm được nhiều lời nhất mà thôi. Động cơ của họ là lòng tham và tính ích kỉ chứ không phải là quan tâm tới người khác.

Thị trường không khuyến khích cũng không làm giảm được tính ích kỉ hoặc lòng tham. Nó tạo điều kiện cho cả những người vị tha nhất cũng như những người ích kỉ nhất thực hiện mục tiêu của mình bằng biện pháp hòa bình. Những người dành cả đời mình để giúp đỡ người khác có thể sử dụng thị trường nhằm thúc đẩy những mục tiêu của mình chẳng khác gì những người lấy việc tích cóp tài sản làm mục tiêu. Một số người lại tích cóp tài sản nhằm gia tăng khả năng giúp đỡ người khác nữa. George Soros và Bill Gates là thí dụ điển hình của loại người như thế; họ đã kiếm được bộn tiền, một phần là để gia tăng khả năng giúp đỡ người khác thông qua những khoản tiền rất lớn mà họ hiến tặng cho những hoạt động từ thiện. 

Giả sử có một Mẹ Teresa mới, bà muốn sử dụng số tài sản mà bà có để nuôi ăn, cung cấp quần áo mặc và chăm sóc cho thật nhiều người. Thị trường sẽ tạo điều kiện cho bà tìm được những chiếc chăn, thức ăn, thuốc chữa bệnh với giả rẻ nhất để chăm sóc cho những người cần bà giúp đỡ. Thị trường giúp làm ra của cải để giúp đỡ những người kém may mắn và tạo điều kiện cho những người có lòng trắc ẩn gia tăng khả năng giúp đỡ của họ. Thị trường làm cho những người có lòng trắc ẩn có cái để mà làm việc thiện. 

Chúng ta thường lầm lẫn khi đánh đồng mục tiêu của người ta với “tính tư lợi”, rồi lại đánh đồng tính tư lợi với “thói ích kỉ”. Nói cho ngay, mục đích của những người tham gia trên thương trường là mục đích cá nhân, nhưng là những người sống có mục đích, chúng ta còn quan tâm tới quyền lợi và hạnh phúc của những người khác nữa – đấy là những người trong gia đình ta, bạn bè ta, hàng xóm của ta và thậm chí cả những người hoàn toàn xa lạ mà chúng ta chẳng bao giờ gặp. Và như đã nói bên trên, thị trường tạo điều kiện cho người ta cân nhắc nhu cầu của người khác, kể cả những người hoàn toàn xa lạ nữa. 

Như mọi người đều biết, nền tảng bền vững nhất của xã hội loài người không phải là tình yêu hay tình bằng hữu. Tình yêu và tình bằng hữu là thành quả của những lợi ích mà các bên cùng thu được thông qua hợp tác, dù là nhóm lớn hay nhóm nhỏ thì cũng thế. Không có lợi ích chung như thế thì xã hội không thể nào tồn tại được. Không có lợi ích chung thì tin tốt đối với Tom sẽ là tin xấu đối với June và ngược lại, và họ sẽ không thể nào hợp tác được với nhau, không thể là bạn bè của nhau được. Thị trường thúc đẩy sự hợp tác giữa người với người, nó còn tạo điều kiện cho những người không quen biết nhau, những người thuộc các tôn giáo hay ngôn ngữ khác nhau và những người có thể chẳng bao giờ gặp nhau hợp tác với nhau. Lợi ích tiềm tàng của thương mại và việc khuyến khích thương mại bằng quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng và được bảo đảm bằng pháp luật làm cho ngay cả những người hoàn toàn xa lạ cũng có thể cùng làm công việc từ thiện, có thể có tình yêu và tình bạn xuyên qua đường biên giới quốc gia nữa.

Phê phán từ quan điểm kinh tế

  1. Chỉ dựa vào thị trường thì sẽ dẫn tới độc quyền
Chỉ dựa vào thị trường tự do mà không có sự can thiệp của nhà nước thì sẽ dẫn tới sự kiện là một vài công ty lớn bán đủ mọi thứ. Thị trường đương nhiên là sẽ tạo ra các công ty độc quyền, vì những nhà sản xuất nhỏ sẽ bị những công ty lớn đẩy ra ngoài, đấy là những công ty chỉ tìm kiếm lợi nhuận mà thôi. Trong khi đó chính phủ tìm cách bảo vệ quyền lợi xã hội và sẽ hành động nhằm ngăn chặn độc quyền. 

Nhưng các chính phủ - và họ thường làm như thế - lại dành độc quyền cho những cá nhân hay những nhóm người mà họ ưu ái, nghĩa là họ cấm những người khác tham gia vào thị trường và cấm cạnh tranh nhằm lôi kéo người tiêu dùng. Đấy chính là độc quyền. Độc quyền cũng có thể được giành cho những cơ quan hay xí nghiệp của chính phủ (thí dụ, chính phủ nhiều nước kiểm soát hoàn toàn dịch vụ bưu chính) hoặc giành cho những công ty, gia đình hay cá nhân được chính quyền ưu ái. 

Thị trường tự do có thúc đẩy quá trình độc quyền hóa hay không? Có rất ít hoặc chẳng có lí do chính đáng nào để nghĩ như thế hết, trong khi đó lại có nhiều lí do để nghĩ là không. Thị trường tự do là quyền tự do của cá nhân trong việc tham gia cũng như không tham gia thị trường, tự do mua hay bán với những người mà họ muốn mua và bán. Nếu một số công ty nào đó trên thương trường có quyền tự do kiếm được lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình thì họ sẽ lôi kéo đối thủ cạnh tranh tham gia và lợi nhuận cao sẽ không còn. Một số tác phẩm viết về kinh tế học mô tả những tình huống giả định, trong đó thị trường có thể tạo ra những “kẽ hở” thường trực - thu nhập lớn hơn chi phí cơ hội – thu lợi nhuận bằng cách sử dụng nguồn lực theo cách khác. Nhưng tìm ra những thí dụ cụ thể là khó khăn thiên nan vạn nan, nếu không kể những trường hợp khi người ta nắm được những nguồn lực độc đáo (thí dụ như bức tranh của Rembrandt). Trái lại, lịch sử đầy dãy những thí dụ về việc chính phủ giành đặc quyền đặc lợi cho những người ủng hộ họ. 

Quyền tự do tham gia thị trường và tự do lựa chọn người bán thúc đẩy quyền lợi của người tiêu dùng, nó bào mòn “kẽ hở” tạm thời mà những người hay công ty đầu tiên cung cấp hàng hóa có thể được hưởng. Trái lại, giao cho chính phủ quyền xác định ai có thể hay không thể cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sẽ tạo ra các công ty độc quyền – độc quyền thật sự chứ không phải là giả định – làm hại quyền lợi người tiêu dùng và cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà phát triển sản xuất chính là cơ sở của việc cải thiện điều kiện sống của con người. Nếu thị trường thường xuyên tạo ra độc quyền thì chúng ta đã không thấy nhiều người tìm đến chính phủ để xin được độc quyền, làm thiệt hại người tiêu dùng và những công ty cạnh tranh yếu thế hơn. Họ đã có thể giành được độc quyền thông qua cơ chế thị trường rồi. 

Không được quên rằng chính phủ cũng luôn luôn tìm cách độc quyền: một trong những đặc điểm dễ thấy nhất là độc quyền sử dụng vũ lực tại một vùng lãnh thổ. Tại sao chúng ta có thể nghĩ rằng sự độc quyền đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh hơn là cơ chế thị trường, một cơ chế tạo điều kiện cho mọi người tự do cạnh tranh với nhau?

  1. Thị trường chỉ hoạt động khi có thông tin hoàn hảo, mà muốn thế thì phải có sự quản lí chính phủ
Muốn cho thị trường hoạt động hữu hiệu thì tất cả những người tham gia trên thương trường đều phải có đầy đủ thông tin về giá mà họ phải trả cho mỗi hành động của mình. Nếu một số người có nhiều thông tin hơn những người khác thì sự mất đối xứng như thế sẽ dẫn tới kết quả tiêu cực và bất công. Chính phủ phải can thiệp nhằm cung cấp thông tin và tạo ra những kết quả tích cực và công bằng. 

Thông tin, cũng như mọi thứ chúng ta cần bao giờ cũng có giá của nó, nghĩa là muốn có thêm thông tin thì chúng ta phải từ bỏ một cái gì đó. Thông tin cũng là hàng hóa được trao đổi trên thương trường; thí dụ, chúng ta mua những cuốn sách có chứa thông tin vì chúng ta cho rằng thông tin chứa trong những cuốn sách đó có giá trị cao hơn là số tiền chúng ta bỏ ra để mua chúng. Chẳng khác gì chế độ dân chủ, thị trường hoạt động mà không cần thông tin hoàn hảo. Cho rằng những người tham gia trên thương trường phải trả giá cho thông tin nhưng những người tham gia hoạt động chính trị lại không cần trả giá gì cả là quan niệm không thực tế, cực kì có hại. Cả các chính khách lẫn cử tri đều không thể có thông tin hoàn hảo. Đặc biệt là, cả các chính khách lẫn cử tri đều không cố gắng tìm kiếm cho đủ thông tin cần thiết như là những người tham gia trên thương trường vẫn làm vì họ có mất tiền của mình đâu. Thí dụ, khi chi tiêu bằng tiền ngân sách các chính trị gia thường không thận trọng, nghĩa là không cố gắng tìm kiếm thông tin bằng lúc họ tiêu tiền của chính mình. 

Người ta thường cho rằng nhà nước cần phải can thiệp là do sự mất đối xứng về thông tin giữa người tiêu dùng và những người cung cấp các dịch vụ chuyên biệt. Bác sĩ bao giờ cũng có nhiều thông tin về y tế hơn là bệnh nhân, nói thí dụ thế, và đấy là lí do vì sao chúng ta phải đến bác sĩ chữa bệnh chứ không tự chữa lấy. Vì lí do đó mà người ta ngờ rằng bệnh nhân không thể biết ông bác sĩ nào giỏi hơn, hoặc có được chữa đúng hay không hoặc có phải trả nhiều tiền quá hay không. Giấy phép hành nghề của nhà nước là đáp án cho những câu hỏi như thế; đôi khi có người nói rằng với cách cấp giấy phép hành nghề như thế, dân chúng có thể tin rằng bác sĩ là người có trình độ, có chuyên môn và không bắt họ trả quá nhiều tiền. Nhưng kết quả của những công trình nghiên cứu về việc phát giấy phép hành nghề chữa bệnh cũng như những nghề khác lại cho thấy hoàn toàn ngược lại. Nếu thị trường tạo ra sự phân hóa về trình độ thì chế độ cấp phép lại chỉ có hai mức, được cấp hoặc là không được cấp. Hơn nữa, giấy phép hành nghề thường bị thu hồi khi người được cấp phép có “hành vi không phù hợp với nghề nghiệp”, trong đó có cả quảng cáo! Nhưng quảng cáo là một trong những phương tiện mà thị trường dùng để cung cấp thông tin – về sự tồn tại của sản phẩm và dịch vụ, về chất lượng và giá cả. Hệ thống cấp phép không phải là giải pháp cho vấn đề bất đối xứng thông tin mà là nguyên nhân của nó. 

  1. Thị trường chỉ hoạt động khi có rất nhiều người với thông tin hoàn hảo cùng trao đổi những món hàng hoàn toàn giống nhau.
Thị trường hiệu quả - tức là thị trường tạo điều kiện tối đa hóa khối lượng sản phẩm với lãi suất thấp nhất - đòi hỏi rằng không ai được quyền quyết định giá cả, nghĩa là việc tham gia cũng như rút lui khỏi thương trường của bất kì người mua hay người bán nào cũng không ảnh hưởng đến giá cả. Tất cả các sản phẩm đều giống nhau và thông tin về sản phẩm và giá cả được cung cấp miễn phí. Nhưng thương trường là cuộc cạnh tranh không hoàn hảo, đấy là lí do vì sao chính phủ phải tham gia và điều tiết. 

Sử dụng những mô hình tương tác kinh tế trừu tượng có thể có ích, nhưng nếu những khái niệm mang tính lí thuyết phải gánh thêm những điều kiện mang tính quy chuẩn như “hoàn hảo” thì điều đó có thể dẫn tới những hậu quả cực kì tiêu cực. Nếu một hoàn cảnh cụ thể nào đó của thị trường được coi là cạnh tranh “hoàn hảo” thì tất cả những hoàn cảnh khác sẽ bị coi là “không hoàn hảo” và cần phải được cải thiện – có lẽ là bằng một cơ quan nào đó bên ngoài thị trường. Trên thực tế, cạnh tranh “hoàn hảo” chỉ là mô hình trí tuệ, từ đó có thể rút ra một số kết luận nhất định, thí dụ như vai trò của lợi nhuận trong việc phân bố nguồn lực (khi lợi nhuận của lĩnh vực nào đó cao hơn lợi nhuận trung bình thì những công ty cạnh tranh sẽ hướng nguồn lực của họ vào lĩnh vực đó, giá sẽ giảm và lợi nhuận cũng giảm theo) và vai trò của tính bất định trong việc quyết định nhu cầu giữ tiền mặt (vì nếu thông tin được phát miễn phí thì mọi người sẽ mang đầu tư tất cả số tiền họ có và sẽ thu xếp vốn liếng như thế nào đó để họ có thể  nhận được tiền mặt đúng vào lúc họ cần đầu tư, từ đó có thể rút ra kết luận rằng người ta giữ tiền mặt là do thiếu thông tin). Cạnh tranh “hoàn hảo” không phải là kim chỉ nam cho việc cải tiến thị trường, đấy chỉ là một thuật ngữ chưa chuẩn trong mô hình mang tính lí thuyết về những quá trình diễn ra trên thương trường mà thôi. 

Nhà nước muốn trở thành tác nhân có thể đưa thị trường đến sự “hoàn hảo” như thế thì chính nó cũng phải là sản phẩm của chế độ dân chủ “hoàn hảo”, trong đó tất cả cử tri và ứng cử viên đều không thể có ảnh hưởng cá nhân đối với chính sách, tất cả các chính sách đều đồng nhất và thông tin về ưu, khuyết điểm của các chính sách đều được phát miễn phí. Rõ ràng là chuyện này không bao giờ xảy ra được. 

Phương pháp khoa học áp dụng trong việc lựa chọn chính sách đòi hỏi rằng lựa chọn phải được thực hiện trong số những phương án tồn tại trên thực tế. Theo những phương pháp được nói tới bên trên thì cả lựa chọn trong lĩnh vực chính trị lẫn lựa chọn trên thương trường đều là những lựa chọn không hoàn hảo, vì vậy mà người ta phải lựa chọn trên cơ sở so sánh những quá trình diễn ra trên thực tế chứ không phải là những quá trình “hoàn hảo” – thương trường hay chính trường thì cũng thế. 

Thị trường tạo ra vô vàn biện pháp cung cấp thông tin và thực hiện sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa những người tham gia trên thương trường. Thị trường cung cấp cho người dân khuôn khổ tìm kiếm thông tin, trong đó có những hình thức hợp tác. Quảng cáo, tín dụng, uy tín, thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán, tổ chức giám định và rất nhiều định chế xuất hiện trên thương trường nhằm phục vụ cho mục tiêu đơn giản hóa quá trình hợp tác đôi bên cùng có lợi. Chúng ta cần phải tìm những biện pháp mới trong việc sử dụng thị trường nhằm cải thiện phúc lợi của con người chứ không phải là bác bỏ thị trường vì nó chưa hoàn hảo. 

  1. Thị trường không có khả năng sản xuất được hàng hóa công cộng (tập thể)
Nếu tôi ăn quả táo thì anh không thể ăn chính quả táo đó, như vậy có nghĩa là “tiêu thụ” quả táo là quá trình mang tính cạnh tranh. Nếu tôi chiếu một bộ phim và không muốn người khác xem thì tôi phải bỏ tiền xây tường để ngăn không cho những người không trả tiền xem. Trong nền kinh tế thị trường, một số hàng hóa mà công năng không mang tính cạnh tranh, còn không cho người khác cùng sử dụng là việc làm rất tốn kém, sẽ không được người ta sản xuất vì ai cũng chờ người khác làm thay cho mình. Chỉ có nhà nước mới có khả năng cung cấp những món hàng hóa mang tính xã hội như thế. Đấy không chỉ là quốc phòng hay hệ thống pháp lí, mà còn bao gồm giáo dục, giao thông, chăm sóc y tế và nhiều loại dịch vụ khác. Không thể giao cho thị trường những lĩnh vực như thế vì những người không trả tiền sẽ sử dụng chúng trên cơ sở chi phí của người khác, và vì ai cũng muốn sử dụng miễn phí nên chẳng ai chịu chi tiền hết. Như vậy nghĩa là chỉ có chính phủ mới có thể làm được những chuyện đó.

Biện hộ cho vai trò nước trong việc sản xuất những loại hàng hóa công cộng là một trong những trường hợp áp dụng sai luận cứ kinh tế thường gặp nhất. Hàng hóa được sử dụng theo lối cạnh tranh hay phi cạnh tranh thường không phải là do bản chất cố hữu của nó mà do số người  sử dụng: bể bơi có thể không phải là hàng hóa có tính cạnh tranh nếu chỉ có hai người sử dụng, nhưng sẽ thành cạnh tranh nếu có hai trăm người muốn bơi. Ngoài ra, muốn bảo đảm rằng chỉ một mình mình được sử dụng thì phải chi tiền, dù đấy là hàng hóa công hay tư thì cũng thế: nếu tôi không muốn bạn ăn táo của tôi thì có thể tôi sẽ phải có hành động nhằm bảo vệ chúng, thí dụ như xây hàng rào. Nhiều loại hàng hóa phi cạnh tranh, thí dụ như trận đấu bóng đá chuyên nghiệp (nếu bạn xem thì không có nghĩa là tôi không thể xem), có thể được sản xuất/tổ chức vì có những doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư nhằm “chặn đứng” những người không trả tiền từ trước rồi. 

Ngoài ra, về bản chất, hàng hóa không mang tính xã hội, nhiều hàng hóa có tính chất như thế là do quyết định của giới lãnh đạo chính trị nhằm cung cấp cho dân chúng những hàng hóa đó, thậm chí hoàn toàn miễn phí nữa. Nếu nhà nước làm những con đường “miễn phí” thì thật khó tưởng tượng làm sao doanh nghiệp có thể làm ra những con đường “miễn phí”, nghĩa là với giá vận chuyển bằng không mà lại cạnh tranh được? Nhưng xin nhớ rằng đường “miễn phí” trên thực thế không phải là miễn phí vì nó được tài trợ từ tiền thuế (mà những người không đóng thuế có thể bị trừng phạt nặng, thậm chí bị bỏ tù nữa). Ngoài ra, không phải trả tiền còn là lí do đầu tiên của việc sử dụng thiếu hiệu quả, thí dụ như nạn kẹt xe, đấy là biểu hiện của việc không có cơ chế phân bố nguồn lực hạn chế (không gian di chuyển) nhằm sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Thực vậy, xu hướng chung trên thế giới là sử dụng đường thì phải trả tiền, đấy sẽ là một đòn nặng đánh vào lí lẽ cho rằng nhà nước phải cung cấp loại “hàng hóa” này.
Nhiều loại hàng hóa – từ hải đăng cho đến giáo dục, cảnh sát và giao thông – tưởng như thị trường không thể nào cung cấp được thì trên thực tế đã từng được hay đang được cung cấp thông qua cơ chế thị trường. Điều đó cho phép giả định rằng việc coi đấy là những loại hàng hóa xã hội là phi lí, hay ít nhất cũng đã bị cường điệu một cách quá đáng.

Người ta thường cho rằng một số hàng hóa chỉ có thể do nhà nước sản xuất vì cơ chế giá cả không thể tính toán được kết quả “bên ngoài” của chúng. Thí dụ, hệ thống giáo dục phổ cập mang lại lợi ích không chỉ cho người học mà còn cho toàn xã hội nữa, và đấy dường như là lời biện hộ cho hệ thống giáo dục công, được nhà nước tài trợ thông qua thuế thu nhập. Nhưng, mặc dù những người khác cũng được lợi – ít nhiều chưa biết – lợi ích mà người học là cực kì to lớn cho nên họ sẵn sàng đầu tư cho việc học tập. Lợi ích mà xã hội có thể được hưởng không phải lúc nào cũng làm cho người ta nao núng. Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng hiện nay sự độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục không tạo điều kiện cho những người nghèo nhất được đi học, mặc dù họ biết rõ lợi ích của việc học tập và phải bỏ ra phần không nhỏ trong khoản thu nhập ít ỏi của họ để cho con em đi học. Dù kết quả “bên ngoài” như thế nào đi nữa thì họ cũng vẫn dùng tiền túi để đầu tư cho việc học hành của con em mình.

Cuối cùng, cần phải nhớ rằng tất cả các luận cứ nói rằng thị trường không thể cung cấp một cách hiệu quả hàng hóa công cộng cũng có thể được áp dụng – trong nhiều trường hợp còn thuyết phục hơn – cho việc cung cấp những loại hàng hóa đó từ phía nhà nước. Sự tồn tại và hoạt động của nhà nước pháp quyền công chính tự bản thân nó đã là một loại hàng hóa công cộng rồi, vì lợi ích của nó là phi cạnh tranh (ít nhất là đối với các công dân của nó) và nếu không cho những người không có đóng góp vào việc duy trì chế độ (thí dụ như những cử tri có hiểu biết) sử dụng những lợi của nó thì xã hội sẽ phải trả giá cực kì đắt. Các chính khách cũng như cử tri chẳng có mấy nhiệt tình trong việc tạo dựng chính phủ hiệu quả và công chính, nhất là khi so sánh họ với các doanh nhân và người tiêu dùng trong việc sản xuất hàng hóa công cộng thông qua việc hợp tác trên thương trường. Điều đó không có nghĩa là chính phủ không được có vai trò gì trong việc sản xuất hàng hóa công cộng, nhưng người dân không được ỷ lại vào chính phủ trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cộng. Trên thực tế, chính phủ càng nhận nhiều trách nhiệm thì càng có nhiều khả năng là nó sẽ không tạo được những loại hàng hóa mà nó thực sự có lợi thế, thí dụ như bảo vệ công dân khỏi những hành động bạo ngược.

  1. Thị trường không hoạt động (hay kém hiệu quả) khi ảnh hưởng bên ngoài là tiêu cực hay tích cực
Thị trường chỉ hoạt động khi người hành động nhận được toàn bộ kết quả của những hành động của mình. Nếu có người nhận được lợi ích mà không cần đóng góp vào việc sản xuất tiện ích thì thị trường sẽ không thể cung cấp đủ những tiện ích đó. Tương tự như thế, nếu một số phải gánh chịu hậu quả “tiêu cực” trong việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó, nghĩa là nếu người ta đã không tính tới giá phải trả cho những hậu quả đó trong quá trình sản xuất thì thị trường sẽ làm lợi cho một số người và làm thiệt hại cho một số người khác, vì lợi thì một nhóm người được hưởng, còn thiệt hại thì những người khác phải chịu. 

Ảnh hưởng bên ngoài không phải là lí do buộc nhà nước làm một số việc hoặc nhà nước có quyền không cho người dân lựa chọn. Bộ quần áo hợp thời trang và ăn mặc bảnh bao có thể tạo ra nhiều hậu quả tích cực, vì mọi người đều vui thích khi thấy những người mặc đẹp và bảnh bao, nhưng đấy không phải là lí do để cho nhà nước nhận lãnh trách nhiệm trong việc cung cấp quần áo hay đồ trang sức. Làm vườn, kiến trúc, và rất nhiều loại hoạt động khác cũng tạo ra những kết quả tích cực đối với người khác, nhưng người dân vẫn tự mình chăm sóc mảnh vườn hay nhà của họ mà không cần sự trợ giúp của nhà nước. Trong tất cả các trường hợp vừa nói, lợi ích của người hành động – kể cả sự tán thành của những người nhận được tác động tích cực từ hành động đó – đủ lớn để họ tự làm những việc như thế. Trong những trường hợp khác, thí dụ như chương trình phát thanh hay truyền hình, hàng hóa công cộng được “gắn” với những hàng hóa khác, thí dụ như quảng cáo cho các công ty. Cơ chế tạo ra hàng hóa công cộng cũng nhiều như sức sáng tạo của các doanh nhân sản xuất hàng hóa vậy. 

Nhưng thường thì người ta phản đối cơ chế thị trường là do những hậu quả tiêu cực của nó. Ô nhiễm là thí dụ thường được nói tới nhiều nhất. Nếu nhà sản xuất có thể làm ra sản phẩm có lời vì ông ta buộc những người khác phải chịu một phần giá thành sản phẩm, mặc dù họ không đồng ý, bằng cách thải một khối lượng lớn khói bụi vào không khí hay hóa chất vào sông nước thì có nhiều khả năng là ông ta sẽ làm như thế. Những người hít thở không khí ô nhiễm hay uống nước có hóa chất độc hại sẽ phải gánh một phần giá thành sản phẩm, trong khi các nhà sản xuất lại nhận được khoản lời từ việc bán sản phẩm của họ. Vấn đề ở đây không phải là cơ chế thị trường đã thất bại mà là không có cơ chế thị trường. Thị trường dựa vào quyền sở hữu tư nhân, nó không thể hoạt động được khi quyền tư hữu không được xác định một cách chính xác hoặc không được bảo vệ. Ô nhiễm chính là những trường hợp như thế, đấy không phải là sự thất bại của cơ chế thị trường mà là chính phủ đã không xác định và không bảo vệ được quyền sở hữu của những người khác, thí dụ như những người hít thở không khí hay uống phải nước ô nhiễm. Khi những người sống dưới chiều gió hay dưới nguồn nước có quyền bảo vệ quyền của họ thì họ có thể khẳng định quyền của mình và chặn đứng được những kẻ gây ra nạn ô nhiểm. Các nhà sản xuất có thể phải bỏ tiền ra để lắp đặt thiết bị hay công nghệ nhằm loại trừ ô nhiễm (hoặc giảm đến mức chấp nhận được và vô hại đối với con người), hoặc đề nghị đền bù cho những người sống dưới chiều gió hay cuối nguồn nước (cũng có thể cung cấp cho họ chỗ ở mới), hoặc họ sẽ phải ngừng sản xuất vì giá thành cao hơn lợi nhuận. Chính quyền sở hữu đã làm cho những tính toán như thế trở thành khả thi, quyền sở hữu khuyến khích người ta xem xét hậu quả hành động của họ đối với người khác. Và thị trường, nghĩa là cơ hội tham gia trao đổi một cách tự nguyện quyền sở hữu, tạo điều kiện cho tất cả các bên tính toán giá cả của những hành động của mình. 

Hậu quả tiêu cực, thí dụ như ô nhiễm không khí hay nguồn nước, không phải là thất bại của cơ chế thị trường mà là chính phủ không xác định và không bảo vệ được quyền sở hữu, vốn là cơ sở của thị trường. 

  1. Xã hội càng phức tạp, càng không thể dựa vào thị trường, càng cần sự quản lí của nhà nước.
Khi xã hội còn tương đối đơn giản thì thị trường hoạt động hữu hiệu, nhưng cùng với sự phát triển như vũ bão của những mối quan hệ của rất nhiều người trong lĩnh vực kinh tế và xã hội như hiện nay thì chính phủ cần phải hướng dẫn và phối hợp hành động. 

Trên thực tế, hoàn toàn ngược lại. Một người lãnh đạo có khả năng buộc người ta tuân thủ có thể điều phối một cách hữu hiệu hoạt động của xã hội đơn giản, thí dụ như một nhóm thợ săn hay những người hái lượm. Nhưng khi quan hệ xã hội trở thành phức tạp hơn thì trao đổi tự nguyện trên thương trường trở thành quan trọng hơn, chứ không phải là ngược lại. Trật tự xã hội phức tạp đòi hỏi sự phối hợp một khối lượng thông tin mà trí tuệ của một người hay nhóm người nào đó không thể nào nắm bắt được. Thị trường đã tạo ra những cơ chế chuyển tải thông tin với giá thành tương đối thấp, giá cả chứa đựng thông tin về cung và cầu dưới dạng những đơn vị cho phép so sánh giá cả giữa các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau mà những báo cáo dày cộp của các cơ quan của chính phủ không thể làm được. Hơn nữa, giá cả vượt qua được rào cản ngôn ngữ, vượt qua được những khác biệt về tập tục, về sắc tộc và tôn giáo; nó tạo điều kiện cho chúng ta sử dụng kiến thức của những người xa lạ, những người sống cách xa ta cả ngàn dặm, ta chẳng bao giờ có thể có bất kì quan hệ nào với họ. Nền kinh tế và xã hội càng phức tạp thì vai trò của thị trường càng trở nên quan trọng. 

  1. Cơ chế thị trường không phù hợp với các nước đang phát triển
Thị trường phù hợp với những nước có cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật đã phát triển, nhưng các nước đang phát triển không có những hệ thống như thế, họ không thể dựa vào thị trường được. Trong những nước đó, nhà nước cần phải quản lí, ít nhất là cho đến khi cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật đã phát triển đến mức có thể tạo ra không gian cho thị trường hoạt động. 

Nói chung, sự phát triển của cơ sở hạ tầng là đặc trưng của tài sản được tích lũy thông qua cơ chế thị trường, chứ không phải là điều kiện tồn tại của thị trường; sự kém cỏi của hệ thống pháp luật là nguyên nhân làm cho thị trường không phát triển được, chứ không phải là lí do để không tiến hành cải cách hệ thống pháp luật để nó có thể cung cấp cơ sở cho sự phát triển của thị trường. Muốn giàu có như các nước đã phát triển thì chỉ có mỗi một cách là tạo ra nền tảng pháp lí và định chế, sao cho các doanh nhân, người tiêu dùng, nhà đầu tư và người lao động có thể hợp tác một cách tự do nhằm sản xuất ra thật nhiều của cải. 

Tất cả những nước giàu có hiện nay đã có thời – thậm chí trong thời gian gần đây - là những nước rất nghèo. Điều cần thiết không phải là giải thích sự nghèo đói – đấy là trạng thái tự nhiên của nhân loại – mà là tìm hiểu cách làm giàu. Của cải là do con người làm ra và cách tốt nhất để đảm bảo rằng của cải đang được tạo ra là khuyến khích người ta làm như thế. Không có hệ thống nào tốt hơn là thị trường tự do, với quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng và được pháp luật bảo vệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi. Chỉ có một con đường thoát nghèo, đấy là con đường tạo ra của cải thông qua thị trường tự do. 

Thuật ngữ “nước đang phát triển” thường bị sử dụng sai, đấy là khi người ta dùng thuật ngữ này để nói về những nước mà chính phủ bác bỏ thị trường, ủng hộ kế hoạch hóa tập trung, ủng hộ sở hữu nhà nước, thi hành chính sách trọng tiền[i], chính sách bảo hộ và những đặc quyền đặc lợi khác. Trên thực tế, đấy hoàn toàn không phải là những nước đang phát triển. Những nước đang phát triển – dù giàu hay nghèo – là những nước đã và đang tạo ra những định chế pháp lí cho quyền sở hữu và hợp đồng, là những nước tiến hành tự do hóa thị trường, hạn chế quyền lực, hạn chế ngân sách và giới hạn quyền lực của chính phủ. 

Đây là bài phát biểu của giáo sư Tom G. Palmer tại hội thảo khu vực mang tên Khuôn khổ định chế cho tự do của châu Phi do Hội Mont Pelerin tổ chức ở Nairobi, Kenya vào ngày 26 tháng 2 năm 2007.
Giáo sư Tom Gordon Palmer (sinh năm 1956 ở Bitburg-Mötsch, Đức) là cộng tác viên cao cấp của Viện Cato (Cato Institute), phụ trách lĩnh vực đào tạo của Viện (Cato University), phó chủ tịch chương trình quốc tế của quĩ nghiên cứu kinh tế Atlas (Atlas Economic Research Foundation), và là tổng giám đốc Sáng kiến toàn cầu vì tự do thương mại, hòa bình và thịnh vượng của quĩ Atlas (Atlas Global Initiative for Free Trade, Peace, and Prosperity).

Còn 1 kì nữa




[i] Dịch từ mercantilism – chính sách coi tài sản quốc gia là những thỏi vàng bạc chứa trong kho, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu (trước đây thường dịch là trọng thương).


-Tom G. Palmer – Hai mươi ngộ nhận về thị trường (Kì 1)  —  (Phạm Nguyên Trường).   – Tom G. Palmer – Hai mươi ngộ nhận về thị trường (Kì cuối)  —  (Phạm Nguyên Trường).-

  1. Thị trường dẫn tới những chu kì kinh tế đầy tai họa, thí dụ như cuộc Đại khủng hoảng
Dựa vào các lực lượng thị trường có thể dẫn tới những chu kì kinh tế “bùng nổ - đổ vỡ”. Sự tự tin quá đáng của các nhà đầu tư dẫn tới sự bùng nổ về đầu tư, sau đó nhất định sẽ là giai đoạn thu hẹp sản xuất, thất nghiệp và tình hình kinh tế sa sút.

Có người cho rằng chu kì kinh tế “bùng nổ - đổ vỡ” là do thị trường mà ra. Nhưng bằng chứng lại cho thấy rằng sản xuất thừa không phải là tính chất của thị trường: khi có nhiều hàng hóa hóa và dịch vụ được đưa ra thì giá cả sẽ điều chỉnh và kết quả là thịnh vượng chứ không phải là “đổ vỡ”.  Nếu một ngành công nghiệp nào đó phát triển quá mức, thị trường không thể duy trì được lãi suất của nó thì cơ chế tự điều chỉnh sẽ hoạt động và lãi suất sụt giảm sẽ là tín hiệu để người ta hướng các nguồn lực sang những lĩnh vực khác. Không có lí do để khẳng định rằng việc điều chỉnh như thế diễn ra trong tất cả các ngành công nghiệp; thực ra, đấy là khẳng định chứa đầy mâu thuẫn (vì nếu vốn đầu tư được rút ra khỏi tất cả các ngành, rồi lại được tái phân bố vào tất cả các ngành thì vốn đầu tư không bị rút đi đâu hết). 


Tuy nhiên, có thể xảy ra những giai đoạn thất nghiệp trên diện rộng và kéo dài, đấy là khi chính phủ can thiệp vào hệ thống tiền tệ, làm biến dạng hệ thống giá cả; chính sách sai lầm thường đi kèm với việc tài trợ cho những ngành đáng lẽ phải thu hẹp sản xuất và kiểm soát giá cả và tiền lương làm cho thị trường không thể tự điều chỉnh được, điều đó chỉ làm cho nạn thất nghiệp kéo dài thêm mà thôi. Đấy là sự kiện đã từng xảy ra trong cuộc Đại khủng hoảng kéo dài từ năm 1929 đến hết Thế chiến II. Các nhà kinh tế học (trong đó có Milton Friedman, giải Nobel về kinh tế) đã chứng minh rằng khủng hoảng là do Cục dự trữ liên bang Mĩ – trong khi theo đuổi các mục tiêu chính trị - đã bất ngờ cắt giảm, không đưa vào lưu thông một lượng tiền rất lớn. Sau đó, chính sách bảo hộ làm cho suy thoái càng lún sâu thêm và lan ra toàn cầu; suy thoái kéo dài chủ yếu là do những chính sách như Luật khôi phục kinh tế quốc dân (National Recovery Act), chương trình nhằm giữ cho giá lương thực ở mức cao (bằng cách tiêu hủy một lượng lớn lương thực và hạn chế nguồn cung), và những chính sách nằm trong chương trình “Chính sách kinh tế mới” (New Deal), không để cho các lực lượng của thị trường điều chỉnh lại những hậu quả tai hại của chính sách kinh tế sai lầm của chính phủ. Những vụ đổ vỡ trong thời gian gần đây, thí dụ như vụ khủng hoảng tài chính ở châu Á vào năm 1997, là do chính sách tiền tệ và ngoại hối thiếu thận trọng đã làm biến dạng những tín hiệu của thị trường, trước khi những tín hiệu này đến được với các nhà đầu tư. Các lực lượng của thị trường đã sửa chữa những khiếm khuyết trong chính sách của các chính phủ, nhưng quá trình này cũng gặp một số khó khăn. Song khó khăn không phải là do thuốc chữa bệnh, mà là do chính sách tiền tệ và ngoại hối sai lầm của các chính phủ, gây ra sự mất ổn định của dòng vốn chảy vào những nước này. 

Khi các cơ quan quản lí trong lĩnh vực tiền tệ áp dụng chính sách tiền tệ khôn ngoan hơn thì những chu kì như thế có xu hướng giảm. Kết hợp với việc sử dụng nhiều hơn nữa quá trình điều tiết của thị trường sẽ dẫn đến kết quả là thời gian giữa các chu kì sẽ dài ra, mức độ gay gắt của chu kì kinh tế giảm đi; sự cải thiện điều kiện kinh tế sẽ diễn ra một cách liên tục và dài hạn tại những nước theo đuổi chính sách thương mại tự do, ràng buộc về ngân sách và chế độ pháp quyền.

            11. Dựa hoàn toàn vào thị trường là chính sách xuẩn ngốc chẳng khác gì dựa hoàn toàn vào chủ nghĩa xã hội: nền kinh tế hỗn hợp là tốt nhất.  

Phần đông người ta nghĩ rằng cho tất cả trứng vào một rổ là thiếu khôn ngoan. Các nhà đầu tư khôn ngoan bao giờ cũng tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư và như vậy, “gói chính sách đa dạng hóa”, nghĩa là hỗn hợp giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường là việc làm hợp lí vậy. 

Những nhà đầu tư khôn ngoan – đấy là nói những người không thể tiếp xúc được với thông in nội bộ - thường đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh rủi ro. Nếu một cổ phiếu nào đó hạ mà cổ phiếu khác tăng giá thì lợi nhuận sẽ bù đắp được thiệt hại. Trong dài hạn, danh mục đầu tư được đa dạng hóa một cách đúng đắn sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhưng chính sách thì không thể như thế được. Một số chính sách luôn luôn gặp phải thất bại, trong khi một số khác thì bao giờ cũng thành công. Sẽ là sai lầm khi “danh mục đầu tư” bao gồm cổ phiếu của những công ty biết chắc là sẽ thua lỗ và những công ty biết chắc là sẽ thành công; người ta phải đa dạng hóa danh mục đầu tư là vì không biết là công ty nào sẽ có lời, còn công ty nào thì không. 

Những công trình nghiên cứu các dữ liệu kinh tế hàng năm do Viện Fraser (Fraser Institute) ở Canada và những tổ chức quốc tế khác tiến hành trong hàng chục năm chứng tỏ xu hướng rõ ràng rằng dựa vào lực lượng thị trường dẫn tới mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn, sống thọ hơn, tỉ lệ trẻ em tỉ vong thấp hơn, tỉ lệ lao động trẻ em giảm, nhiều người dân được tiếp xúc với nước sạch và dịch vụ y tế hơn,  nhiều người được tiếp xúc với những tiện ích của đời sống hiện đại, trong đó có môi trường trong lành và chính quyền tử tế hơn, thí dụ như mức độ tham nhũng giảm, còn trách nhiệm giải trình mang tính dân chủ lại gia tăng. 

Hơn nữa, ở đây không thể có cái gọi là “trung đạo”. Sự can thiệp vào thị trường của nhà nước thường làm cho nó méo mó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng; điều này, đến lượt nó, lại được coi là lí do để nhà nước can thiệp thêm nữa. Thí dụ, “gói chính sách” bao gồm chính sách tiền tệ thiếu khôn ngoan dẫn tới tốc độ cung tiền lớn hơn là tốc độ phát triển của nền kinh tế, kết quả là giá cả leo thang. Lịch sử đã cho thấy rằng các chính trị gia thường phản ứng không phải bằng cách từ bỏ những chính sách thiếu khôn ngoan của họ mà họ lại phản ứng bằng cách phê phán nền kinh tế phát triển “quá nóng” hay lên án “những kẻ đầu cơ không có tinh thần yêu nước” và sau đó thì kiểm soát giá cả. Khi giá cả không được điều tiết bằng quan hệ cung cầu (trong trường hợp này, lượng tiền cung gia tăng sẽ làm cho giá trị đồng tiền – thể hiện qua giá hàng hóa – giảm), kết quả là hàng hóa và dịch vụ thiếu hụt vì có  nhiều người muốn mua những món hàng có số lượng giới hạn vì giá cả được giữ ở mức thấp hơn là giá mà người sản xuất muốn bán. Ngoài ra, thiếu vắng thị trường tự do sẽ đưa người dân tới thị trường chợ đen, buộc họ phải hối lộ các quan chức và những hiện tượng phạm pháp khác. Hàng hóa khan hiếm và tệ tham nhũng lại làm cho quá trình thiết lập nhà nước toàn trị diễn ra nhanh chóng hơn. Như vậy là, “gói chính sách” trong đó có cả những chính sách được khẳng định là tồi tệ sẽ làm suy yếu nền kinh tế, tạo ra nạn tham nhũng, thậm chí đe dọa cả chế độ dân chủ hợp hiến nữa.

Phê phán từ quan điểm kết hợp giữa kinh tế và đạo đức

  1. Thị trường tạo ra nhiều bất bình đẳng hơn là những quá trình phi thị trường
Về bản chất, thị trường tưởng thưởng cho những người có khả năng đáp ứng lựa chọn của người tiêu dùng và vì khả năng của người ta là khác nhau nên thu nhập cũng khác nhau. Còn chủ nghĩa xã hội, về bản chất, là xã hội công bằng, vì vậy mỗi bước tiến về phía chủ nghĩa xã hội là một bước tiến về phía công bằng. 

Cần phải nhớ rằng sở hữu là một khái niệm pháp lí, còn của cải lại là khái niệm kinh tế. Người ta lại hay lẫn lộn hai khái niệm này, nhưng lại cần phải phân biệt rõ. Những tiến trình diễn ra trên thương trường làm cho tài sản liên tục được tái phân bố trên diện rộng. Ngược lại, luật lệ của thị trường tư do cấm tiến hành tái phân phối sở hữu một cách miễn cưỡng (khi các cá nhân làm việc đó thì bị gọi là “ăn cắp”), thị trường tự do đòi hỏi rằng sở hữu phải được xác định một cách dứt khoát và phải được pháp luật bảo vệ. Thị trường có thể tái phân phối tài sản, thậm chí ngay cả trong những trường hợp khi mà sở hữu vẫn nằm trong tay những người chủ cũ. Mỗi khi giá trị của tài sản (mà người chủ có quyền sở hữu) thay đổi thì của cải của người chủ khối tài sản đó cũng thay đổi theo. Khối tài sản mà hôm qua có giá 600 Euro, hôm nay có thể chỉ còn 400 Euro thôi. Đây chính là sự tái phân phối khối lượng tài sản trị giá 200 Euro thông qua thị trường, mặc dù không có sự tái phân phối sở hữu. Như vậy là, thị trường thường xuyên làm công việc tái phân phối tài sản và quá trình tái phân phối lại khuyến khích chủ sở hữu tìm cách tối đa hóa giá trị tài sản của họ hoặc chuyền tài sản đó cho những người muốn mua. Quá trình tái phân phối diễn ra liên tục - do ước muốn tối đa hóa giá trị - là sự chuyển dịch tài sản trên bình diện rộng lớn mà đa số những người làm chính trị không thể nào tưởng tượng được. Ngược lại, trong khi thị trường tái phân phối của cải thì chính trị gia lại chỉ có có thể tái phân phối sở hữu mà thôi. Nhưng quá trình này lại làm cho quyền sở hữu không còn được bảo vệ như cũ nữa, sở hữu mất giá và của cải cũng không còn. Quá trình tái phân phối càng khó dự đoán thì sự mất mát của cải do sự đe dọa của quá trình tái phân phối sở hữu gây ra sẽ càng lớn hơn. 

Bình đẳng giữa người với người có thể trở thành hiện thực trong nhiều lĩnh vực, nhưng không phải trong tất cả các lĩnh vực. Thí dụ, mọi người có thể bình đẳng trước pháp luật, nhưng ngay cả trong trường hợp này, không phải mọi người đều có ảnh hưởng như nhau đối với chính trị, vì trong số những người sử dụng quyền bình đẳng về tự do ngôn luận lại có những người nói hay hơn và thuyết phục hơn những người khác, nghĩa là họ gây được nhiều ảnh hưởng hơn những người kia. Tương tự như thế, quyền bình đẳng trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có thể không dẫn tới thu  nhập giống nhau vì một số người làm việc tích cực hơn và nhiều hơn (họ muốn có thu nhập chứ không cần nghỉ ngơi), hoặc có những tài khéo mà người khác sẵn sàng trả giá cao. Mặt khác, cố gắng dùng bạo lực nhằm đạt cho bằng được bình đẳng về ảnh hưởng hoặc bình đẳng về thu nhập sẽ dẫn tới việc một số người sử dụng nhiều quyền lực hoặc ảnh hưởng chính trị hơn những người khác. Nhằm thực hiện một mô hình phân bố thu nhập cụ thể nào đó thì một người hay một nhóm người phải có đầu óc của “thánh nhân”, có thể nhìn thấy chỗ này thiếu hụt cái gì, chỗ kia thừa cái gì và lầy từ chỗ này chuyển sang chỗ kia. Vì quyền lực nhằm tạo ra thu nhập như nhau cho tất cả mọi người được tập trung vào tay một số người – như ở Liên Xô, quốc gia tự nhận là bình đẳng – những người có quyền lực chính trị và pháp lí vượt trội đó sẽ muốn sử dụng quyền lực nhằm giành được thu nhập cao hơn hoặc được quyền tiếp cận với các nguồn lực. Cả lí thuyết lẫn thực tế đều cho thấy rằng những cố gắng mang tính tự giác nhằm tạo ra mức thu nhập như nhau hay thu nhập “công bằng” hoặc cách thức phân bố thu nhập nào khác với cách thức phân bố mà trật tự tự phát của thị trường có thể tạo ra đều là những cố gắng vô ích, vì một lí do đơn giản là những người nắm quyền tái phân phối sẽ sử dụng quyền lực nhằm tự tư tự lợi, và như vậy là họ đã biến bất bình đẳng về quyền lực chính trị thành những kiểu bất bình đẳng khác, như tài sản, danh dự..v.v.. Đấy chắc chắn là kinh nghiệm của các nước tự nhận là cộng sản và đấy cũng là con đường mà Venezuela đang đi. Ở nước này toàn bộ quyền lực đều tập trung vào tay Hugo Chavez, với lí do là ông ta cần sự bất bình đẳng khủng khiếp về quyền lực như thế là để tạo ra bình đẳng về của cải giữa các công dân.

Số liệu trong báo cáo phát hành năm 2006 của tổ chức gọi là Tự do kinh tế thế giới (Economic Freedom of the World) cho thấy mức độ tự do kinh tế không có ảnh hưởng nhiều tới sự bất bình đẳng về thu nhập (các nước được chia thành 4 nhóm, từ ít tự do nhất cho đến tự do nhất, 10% số người nghèo nhất nhận được trung bình từ 2,2% đến 2,5% tổng như nhập quốc dân), nhưng mức độ tự do kinh tế lại có mối liên hệ trức tiếp với thu nhập trung bình của 10% những người có thu nhập thấp nhất (các nước cũng được chia thành 4 nhóm, từ ít tự do nhất cho đến tự do nhất, thu nhập trung bình của 10% người nghèo nhất là 826, 1186, 2322 và 6519 dollar). Như vậy là, cơ chế thị trường dường như không có ảnh hưởng nhiều tới phân bố thu nhập, nhưng thị trường làm cho thu nhập của người nghèo tăng lên và có lẽ nhiều người trong số họ ủng hộ kinh tế thị trường.

  1. Thị trường không thể đáp ứng được một số nhu cầu căn bản của con người, như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giáo dục và lương thực

Hàng hóa phải được phân phối phù hợp với tính chất của chúng. Thị trường phân phối hàng hóa theo khả năng thanh toán của người tiêu dùng, nhưng chăm sóc sức khỏe, nhà ở, học hành, lương thực và những nhu cầu căn bản khác của con người – vì là nhu cầu – cho nên phải được phân bố theo nhu cầu chứ không phải theo khả năng thanh toán của người dân. 

Nếu thị trường đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con người – đấy là nói so với những hệ thống khác – nghĩa là so với chủ nghĩa xã hội, cơ chế thị trường làm cho nhiều người được hưởng mức sống cao hơn thì cơ chế thị trường cũng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Như đã nói bên trên, thu nhập của những người nghèo nhất gia tăng nhanh chóng cùng với mức độ tự do kinh tế, nghĩa là người nghèo có nhiều nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của họ hơn trước. (Dĩ nhiên là không phải nhu cầu nào cũng liên quan với thu nhập, tình bạn và tình yêu chân thành không phải là những nhu cầu như thế. Nhưng cũng chẳng có lí do nào để nói rằng có thể dùng biện pháp ép buộc nhằm phân phối những nhu cầu như thế, chứ chưa nói phân phối một cách “công bằng”).

Hơn thế nữa, nếu “nhu cầu” và “khả năng” là những khái niệm khá mù mờ thì mức độ “sẵn sàng” thanh toán lại là khái niệm có thể đo lường được một cách dễ dàng hơn. Khi người ta dùng tiền túi của mình để trả cho những món hàng hóa và dịch vụ nào đó là họ nói cho ta biết họ đánh giá những món hàng và dịch vụ này cao hơn những món hàng và dịch vụ khác đến mức nào. Lương thực - dĩ nhiên là nhu cầu thiết yếu hơn là học tập hay chăm sóc sức khỏe – được thị trường cung cấp một cách khá hiệu quả. Trên thực tế, trong những nước mà quyền sở hữu bị bãi bỏ và nhà nước làm nhiệm vụ phân phối thay cho thị trường lại thường xảy ra nạn đói, thậm chí có cả những trường hợp ăn thịt người nữa. Thị trường đáp ứng được hầu hết các loại hàng hóa mà con người cần, kể cả những nhu cầu cơ bản, tốt hơn là những cơ chế khác. 

Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải sử dụng những nguồn lực hạn chế, nghĩa là phải lựa chọn về cách phân phối chúng. Khi thị trường không được phép hoạt động thì người ta phải sử dụng những cơ chế và tiêu chí khác trong việc phân phối những nguồn lực hạn chế, thí dụ như phân phối một cách quan liêu, ảnh hưởng chính trị, thành viên của đảng cầm quyền, quan hệ với tổng thống hoặc với những người có quyền lực mạnh, hay đút lót và những hình thức tham nhũng khác. 

  1. Thị trường hoạt động trên nguyên tắc chỉ những người phù hợp nhất mới sống sót nổi
Giống như qui luật chọn lọc tự nhiên, thị trường nghĩa là chỉ những người phù hợp nhất mới sống sót được mà thôi. Những người không thể đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường sẽ bị đẩy ra bên lề và bị đối thủ đè bẹp. 

Áp dụng những nguyên tắc tiến hóa, thí dụ như nguyên tắc “chỉ những cá thể phù hợp nhất mới sống sót”, vào lĩnh vực nghiên cứu sinh vật và quan hệ xã hội giữa người với người dẫn đến những sự lầm lẫn, đấy là nói nếu chúng ta không làm rõ cái gì sẽ sống sót trong từng trường hợp cụ thể. Trong sinh vật học, đấy là các cá thể động vật và khả năng tự tái tạo của nó. Con thỏ bị con mèo ăn thịt vì chạy chậm sẽ không còn khả năng sinh con đẻ cái nữa. Những con chạy nhanh nhất sẽ là những con có khả năng đó. Nhưng khi áp dụng trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của xã hội thì khả năng sống sót không còn là cá thể nữa mà là những hình thức tương tác, thí dụ như phong tục, định chế hay công ty. Một công ty bị đẩy ra khỏi thương trường, nó “chết”, cũng có nghĩa là một hình thức hợp tác xã hội cụ thể đã “chết”, nhưng như thế không có nghĩa là những người hoạt động trong doanh nghiệp – nhà đầu tư, chủ sở hữu, các nhà quản lí, công nhân..v..v.. – cũng chết. Đấy chỉ là một hình thức hợp tác kém hiệu quả được thay thế bằng hình thức hợp tác hiệu quả hơn mà thôi. Cạnh tranh trên thương trường không phải là cạnh tranh trong rừng rú. Trong rừng, các con thú ăn thịt hoặc là đuổi nhau đi khỏi một vùng lãnh thổ nào đó. Còn thương trường là các doanh nhân và các công ty cạnh tranh với nhau để giành quyền cộng tác với người tiêu dùng, cộng tác với các doanh nhân và các công ty khác. Cạnh tranh trên thương trường không phải là cạnh tranh để giành quyền sống, đấy là cạnh tranh để giành quyền hợp tác. 

  1. Thị trường hạ thấp văn học và nghệ thuật
Văn học và nghệ thuật là để đáp ứng cho những nhu cầu cao thượng của tâm hồn con người, vì vậy mà không thể mua bán như quả cà chua hay cái nút áo được. Giao nghệ thuật cho thị trường có khác gì mang tôn giáo ra chợ bán. Hơn nữa, mở rộng cửa cho sự cạnh tranh trên thương trường quốc tế sẽ làm giảm giá trị của văn học và nghệ thuật, những hình thức văn hóa truyền thống sẽ bị bỏ rơi trong cuộc săn lùng những đồng dollar hay Euro đầy quyền lực. 

Đa phần các tác phẩm nghệ thuật đã và đang được làm ra để bán. Nói cho ngay, phần lớn lịch sử nghệ thuật là lịch sử của sự sáng tạo được thực hiện nhờ thị trường nhằm đáp ứng trước sự xuất hiện của các ngành công nghệ mới, triết lí mới, thị hiếu mới và những hình thức hoạt động trí tuệ mới. Văn học, nghệ thuật và thị trường đã liên hệ mật thiết với nhau trong suốt nhiều thế kỉ. Các nhạc sĩ đòi khán giả trả thù lao cho họ, giống hệt như người bán rau đòi tiền mấy quả cà chua hay người thợ may đòi tiền công đính mấy cái nút áo. Trên thực tế, việc hình thành thị trường rộng rãi hơn cho âm nhạc, phim ảnh và những hình thức nghệ thuật khác trên băng từ, trên cassettes, CD, DVD và bây giờ là iTunes, mp3 files, tạo điều kiện cho nhiều người được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau hơn, còn người nghệ sĩ thì có điều kiện thử nghiệm, sáng tạo ra nhiều hình thức nghệ thuật lai ghép hơn và kiếm được nhiều thu nhập hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên là đa số các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác ra trong một năm nào đó không thể đứng vững trước thử thách của thời gian. Những người kết án nghệ thuật đương đại là “rác rưởi” là những người có quan niệm sai lầm khi họ so sánh với những tác phẩm vĩ đại trong quá khứ, những tác phẩm mà họ so sánh là những tác phẩm tuyệt vời nhất, những tác phẩm đã trải qua cuộc sàng lọc kéo dài hàng trăm năm, với hàng loạt tác phẩm được sản xuất trong một năm trước đó. Nếu họ đưa vào so sánh cả những tác phẩm không đứng vững trước thử thách của thời gian và không được người đời nhắc tới nữa thì kết quả có lẽ sẽ hoàn toàn khác. Những tác phẩm vượt qua được sự sàng lọc của thị trường chính là những kiệt tác dành cho các thế hệ tương lai. 

So sánh toàn bộ sản phẩm nghệ thuật đương đại với những tác phẩm tuyệt vời nhất trong số những tác phẩm tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã qua không phải là sai lầm duy nhất khi người ta đánh giá về thị trường nghệ thuật. Những nhà quan sát từ các nước giàu có khi đến thăm những nước nghèo thường có một sai lầm nữa, đấy là họ lẫn lộn giữa sự nghèo khó của đất nước nghèo với nền văn hóa của những nước đó. Khi những người tham quan giàu có nhìn thấy dân chúng trong những nước nghèo sử dụng điện thoại cầm tay hay máy tính xách tay họ liền phàn nàn là đất nước đã đánh mất một phần “bản sắc”, không còn được như lần trước nữa. Khi dân chúng giàu lên nhờ những tương tác trên thương trường – do quá trình tự do hóa hay toàn cầu hóa đem lại – thí dụ như điện thoại cầm tay, những người chống toàn cầu hóa từ các nước giàu có liền phàn nàn rằng người ta đã ăn cướp nền văn hóa của các nước nghèo. Nhưng tại sao người ta lại đánh đồng văn hóa với sự nghèo khó? Người Nhật đã từ nghèo thành giàu, nhưng thật khó mà khẳng định rằng kết quả là họ đã không còn là người Nhật như xưa nữa. Trên thực tế, nhờ giàu có mà họ có thể truyền bá nền văn hóa Nhật Bản ra khắp thế giới. Ở Ấn Độ, thu nhập gia tăng được ngành công nghiệp thời trang đáp ứng lại bằng cách quay về cách ăn mặc truyền thống, thí dụ như sari, hiện đại hóa nó và cải biến nó theo những tiêu chí thẩm mĩ hiện đại. Một đất nước nhỏ bé như Iceland cũng tìm cách bảo vệ nền văn hóa phong phú, bảo vệ những nhà hát và ngành công nghiệp điện ảnh của mình vì thu nhập đầu người của họ cao, họ có thể dành một phần của cải để bảo vệ và phát triển nền văn hóa của mình. 

Cuối cùng, mặc dù niềm tin tôn giáo không phải là thứ có thể đem ra “mua bán”, xã hội tự do để cho tôn giáo hoạt động trên cùng những nguyên tắc: bình đẳng và tự do lựa chọn – đấy cũng là những nguyên tắc căn bản của thị trường tự do. Thánh đường Thiên chúa giáo, nhà thờ Hồi giáo và chùa chiền của các tôn giáo khác cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm con chiên, phật tử và những hình thức ủng hộ khác nhau. Chẳng có gì ngạc nhiên khi xảy ra hiện tượng là nước nào (ở châu Âu) chính thức ủng hộ nhà thờ thì số người tham gia đi lễ có xu hướng giảm, trong khi ở những quốc gia mà nhà nước không ra mặt ủng hộ thì số người tham gia lại tăng. Nguyên nhân không phải là khó hiểu: những nhà thờ phải cạnh tranh để giành giật con chiên và sự ủng hộ phải làm việc cho cộng đoàn – cả trong lĩnh vực tôn giáo, tinh thần lẫn cộng đồng – và khi họ chú ý đến nhu cầu của các thành viên thì các thành viên càng thích tham gia và quan tâm tới tôn giáo hơn. Đấy là lí do vì sao năm 2000 nhà thờ Thiên chúa giáo ở Thụy Điển, được nhà nước bảo trợ, đã vận động để được tách ra khỏi nhà nước: trở thành một phần của bộ máy quan liêu, nhà thờ đã đánh mất liên hệ với cộng đoàn và trên thực tế, đang chết dần. 

Giữa thị trường, văn hóa và nghệ thuật không hề tồn tại bất kì mâu thuẫn nào. Trao đổi trên thương trường không phải là sáng tạo nghệ thuật hay làm phong phú thêm trong lĩnh vực văn hóa, nhưng nó là phương tiện tốt cho việc thúc đẩy cả văn hóa lẫn nghệ thuật.

  1. Thị trường chỉ có lợi cho người giàu và người có tài

Giàu càng giàu thêm, nghèo càng nghèo mạt. Nếu bạn muốn có thật nhiều tiền thì ban đầu bạn phải có nhiều tiền. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường, người nào nặng túi thì sẽ về đích trước.

Thị trường không phải là cuộc đua với người thắng và kẻ thua. Hai bên tự nguyện trao đổi vì họ nghĩ là sẽ thắng chứ không bao giờ lại nghĩ là mình thua. Khác với cuộc chạy đua, trong quá trình trao đổi, nếu một bên thắng thì không có nghĩa là bên kia thua. Cả hai bên đều có lợi. Vấn đề không phải là “thắng” đối phương mà là kiếm được thu nhập thông qua trao đổi tự nguyện, theo tinh thần hợp tác: muốn thuyết phục người khác tham gia trao đổi, bạn phải đưa ra cho người ta lợi ích nào đó. 

Sinh ra trong gia đình giàu có dĩ nhiên là tốt – nhưng dân chúng trong các nước giàu có có thể không đánh giá đúng những thuận lợi của nó bằng những người dân các nước nghèo đang tìm cách di cư sang những nước giàu – người dân các nước nghèo thường đánh giá đúng tính ưu việt của cuộc sống trong các nước giàu hơn là những người sinh ta tại đấy. Nhưng trong nền kinh tế thị trường tự do, nơi người mua và người bán có quyền tự do ra vào và có quyền bình đẳng như nhau, những người ngày hôm qua đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì ngày mai có thể không còn làm được như thế nữa. Đấy là điều mà các nhà xã hội học gọi là “sự luân chuyển của giới tinh hoa” và đấy cũng là một trong những tính chất của xã hội tự do; không như giới tinh hoa tĩnh tại, dựa trên quyền lực quân sự, đẳng cấp, bộ lạc hay quan hệ gia tộc, giới tinh hoa trong xã hội tự do - trong đó có giới tinh hoa trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, khoa học và kinh tế - luôn mở rộng cửa chào đón những thành viên mới và hiếm khi xảy ra hiện tượng cha truyền con nối: nhiều con em các gia đình thuộc giới thượng lưu rơi xuống tầng lớp trung lưu. Trong các nước giàu có có rất nhiều người thành đạt vốn xuất thân từ những nước, nơi quan hệ thị trường bị cản trở hoặc gây khó dễ bởi đặc quyền đặc lợi dành cho những kẻ có thế lực, bởi chủ nghĩa bảo hộ, bởi nạn độc quyền, nơi mà họ hầu như không có cơ may thành công trên thương trường. Họ ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng họ đã thành đạt trong những xã hội với nền kinh tế có xu hướng tự do hơn, thí dụ như Mĩ, Anh hoặc Canada. Sự khác nhau giữa xã hội nơi họ đi và xã hội nơi họ đến là gì? Đấy là quyền tự do cạnh tranh trên thương trường. Thật đáng buồn là chủ nghĩa trọng tiền và những sự cấm đoán ở quê nhà đã buộc họ phải tha phương cầu thực; nếu không, họ đã có thể ở lại quê hương và dùng khả năng kinh doanh của mình làm giàu cho người thân và bạn bè. 

Nói chung, trong các nước với nền kinh tế thị trường tự do, những người có nhiều tài sản nhất là những người đáp ứng được ước muốn của quảng đại quần chúng chứ không phải những người chỉ tìm cách đáp ứng như cầu của những người giàu. Những công ty lớn như Ford Motors, Sony và Walmart, tức là những công ty có khối tài sản cực kì lớn là những công ty đáp ứng được thị hiếu của tầng lớp trung lưu và hạ lưu chứ không phải là đáp ứng thị hiếu của những người giàu có nhất. 

Đặc điểm của thị trường tự do là “sự luân chuyển của giới tinh hoa”, không ai được bảo đảm là sẽ được ở lại mãi trong giới tinh hoa và cũng không có ai bị cấm cản, không được tham gia giới này chỉ vì không được sinh ra trong một gia đình quyền quí. Câu “Giàu càng giàu thêm, nghèo càng nghèo mạt” phải được sử dụng không phải cho thị trường tự do mà cho chủ nghĩa trọng tiền trong lĩnh vực kinh tế và ô dù trong lĩnh vực chính trị, nghĩa là áp dụng cho những hệ thống, trong đó muốn làm giàu thì phải tìm cách liên kết với quyền lực. Trên thương trường, ta thường thấy người giàu là những người làm tốt công việc của mình (nhưng có thể họ không phải là “giàu” theo tiêu chuẩn của xã hội đó), còn người nghèo thì ngày càng giàu lên, nhiều người trở thành trung lưu hoặc tầng lớp trên nữa. Lúc nào thì cũng có 20% dân chúng có thu nhập thấp nhất và 20% có thu nhập cao nhất.  

Nhưng điều đó không có nghĩa là thu nhập của những người này vẫn giữ nguyên như thế mãi (vì khi kinh tế phát triển thì thu nhập của tất cả các tầng lớp dân cư đều gia tăng) hay thành phần của các nhóm đó không bao giờ thay đổi. Các nhóm đó cũng giống như những căn phòng trong khách sạn hay ghế trên xe buýt vậy: lúc nào cũng có người, nhưng không phải cùng một người. Nghiên cứu trong một thời gian tương đối dài phân bố thu nhập trong các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy thu nhập có sự biến động rất lớn: thu nhập của khá nhiều người lên xuống một cách thất thường. Nhưng quan trọng nhất là trong các nước có nền kinh tế thị trường phát đạt, thu nhập của tất cả mọi người, từ nghèo nhất đến giàu nhất, đều gia tăng.

  1. Tự do hóa và để mặc cho thị trường điều tiết, giá cả bao giờ cũng tăng
Sự kiện là để mặc cho thị trường điều tiết mà không có sự kiểm soát của chính phủ thì giá cả sẽ leo thang, nghĩa là sức mua của người dân sẽ giảm. Giá cả trên thị trường tự do đồng nghĩa với đắt đỏ. 

Khi được tự do hóa, giá những món hàng do nhà nước kiểm soát nhằm giữ cho thấp hơn giá trị trường sẽ tăng, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhưng đấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Vì, thứ nhất, khi được tự do hóa, giá những mặt hàng được giữ cho cao hơn giá thị trường sẽ giảm. Hơn nữa, khi xem xét giá cả bằng tiền do nhà nước kiểm soát, cần phải nhớ rằng người mua không chỉ phải trả tiền cho món hàng mà họ mua được. Nếu hàng khan hiếm, phải xếp hàng thì thời gian chờ đợi cũng là cái giá mà người mua phải trả. (Tuy nhiên, cần phải nói rằng thời gian chờ đợi là mất mát ròng, vì xếp hàng không khuyến khích người sản xuất làm ra nhiều sản phẩm hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng). Nếu các quan chức tham nhũng còn nhúng tay vào thì còn phải cộng số tiền được trao dưới gầm bàn vào số tiền được trả tại quầy hàng. Tổng số tiền được trả một cách hợp pháp với số tiền đút lót bất hợp pháp và thời gian chờ đợi trong khi xếp hàng thường là cao hơn giá cả mà người dân đồng ý mua trên thị trường. Hơn nữa, tiền chi cho việc đút lót và thời gian chờ đợi trong khi xếp hàng là những mất mát vô ích – người tiêu dùng bị mất, nhưng người sản xuất lại chẳng được gì, nghĩa là chúng không khuyến khích người bán sản xuất nhiều hơn nhằm khắc phục thiếu hụt do việc kiểm soát giả cả của nhà nước gây ra. 

Trong khi trong ngắn hạn, khi được tự do hóa, giá cả bằng tiền có thể tăng, nhưng sản xuất sẽ tăng, nạn tham nhũng và mất mát phi sản xuất sẽ giảm, kết quả là chi phí thực tế trong toàn xã hội – thể hiện bằng thời gian lao động, tức là loại hàng hóa của yếu của xã hội – sẽ giảm. Thời gian mà một người phải bỏ ra để kiếm được một cái bánh mì vào năm 1800 chiếm phần lớn thời gian làm việc trong ngày của người đó, nhưng tiền lương càng ngày càng tăng, trong các nước giàu có hiện nay, để kiếm tiền mua một chiếc bánh mì người ta chỉ cần làm trong vài phút. Nếu tính bằng thời gian lao động thì giá tất cả các loại hàng hóa đều giảm đi một cách đáng kể. Chỉ có một ngoại lệ: sức lao động. Khi năng suất lao động và tiền lương gia tăng thì giá nhân công gia tăng, đấy là lí do vì sao những người có thu nhập tương đối khiêm tốn ở các nước nghèo cũng có thể có đầy tớ, trong khi ngay cả những cự phú ở các nước nghèo cũng mua máy giặt và máy rửa bát vì như thế rẻ hơn là thuê người giúp việc. Xét từ quan điểm sức lao động thì sự phát triển của thị trường làm cho mọi loại hàng hóa đều rẻ đi, nhưng sức lao động lại đắt lên, đấy là nói so với những loại hàng hóa khác. 

  1. Quá trình tư nhân hóa và thiết lập quan hệ thị trường ở các nước hậu cộng sản song hành với nạn tham nhũng, nghĩa là thị trường là tham nhũng.
Những chiến dịch tư nhân hóa được thực hiện từ trên xuống hầu như bao giờ cũng có gian lận. Đây là một trò chơi bẩn thỉu, kết quả là những tài sản tốt nhất của nhà nước được trao cho những kẻ cơ hội, tham nhũng và tàn nhẫn nhất. Tư nhân hóa và thiết lập quan hệ thị trường là trò chơi bẩn thỉu: chỉ là một vụ ăn cắp tài sản của nhân dân mà thôi. 

Chiến dịch tư nhân hóa trong các nước hậu-xã hội chủ nghĩa khác nhau thu được những kết quả khác nhau. Một số nước đã thiết lập được trật tự thị trường. Trong khi một số nước khác lại trở về với chế độ độc tài và quá trình tư nhân hóa dẫn tới kết quả là một tầng lớp tinh hoa mới đã nắm được quyền kiểm soát cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân, thí dụ như hệ thống “Soliviki” mới xuất hiện ở Nga (Siloviki là từ tiếng Nga chỉ những người làm việc trong các ngành như quân đội, cảnh sát… Tổng thống Putin và các cộng sự của ông ta xuất thân từ những thành phần như thế - ND). Nhưng những bàn tay bẩn thỉu đã lợi dụng được quá trình tư nhân hóa gian lận là do sự thiếu vắng các định chế thị trường, nhất là thiếu vắng chế độ pháp quyền, nền tảng của kinh tế thị trường. Tạo ra những định chế như thế là công việc không đơn giản và cũng không có một “qui trình” có thể áp dụng cho mọi trường hợp trên đời. Nhưng dù có một số trường hợp thất bại, tức là không xây dựng được một cách đầy đủ các định chế của chế độ pháp quyền thì đấy cũng không phải là lí do để không tiến hành; ngay cả ở Nga, mặc dù quá trình tư nhân hóa có rất nhiều sai lầm, nhưng đấy vẫn là tiến bộ đáng kể so với chế độ độc tài độc đảng, một chế độ đã bị sụp đổ do những hiện tượng bất công và thiếu hiệu quả mà nó gây ra. 

Tư nhân hóa mà không có hệ thống pháp luật hoạt động có hiệu quả thì cũng không tạo ra nền kinh tế thị trường. Thị trường phải dựa trên nền tảng của luật pháp, tư nhân hóa thất bại không có nghĩa là thị trường thất bại. Đấy là do nhà nước không xây dựng được nền tảng pháp lí cho kinh tế thị trường.

Ủng hộ một cách quá nhiệt tình

  1. Tất cả mọi quan hệ giữa người với người đều có thể qui giản thành quan hệ thị trường.
Mọi hành động đều là do người ta muốn tối đa hóa lợi ích mà ra. Ngay cả việc giúp đỡ người khác cũng là nhằm kiếm lợi cho mình, nếu không thì người ta không làm. Tình bạn và tình yêu cũng chỉ là trao đổi dịch vụ đôi bên đều có lợi, chẳng khác gì đổi vài đồng dollar lấy mấy quả cà chua vậy. Hơn nữa, mọi hình thức tương tác của con người đều có thể được lí giải bằng những thuật ngữ của thị trường, trong đó có chính trị: lá phiếu được trao đổi để lấy những lời hứa hẹn, thậm chí tội ác: nạn nhân và tội phạm trao đổi: “đưa tiền đây hay muốn mất mạng?”.

Cố gắng nhằm qui giản tất cả những hành động của con người vào một động cơ duy nhất là xuyên tạc kinh nghiệm của con người. Những người làm cha mẹ không hề nghĩ đến quyền lợi của mình khi hi sinh cho con hay lao vào cứu chúng khi chúng gặp nguy hiểm. Khi người ta cầu nguyện để được cứu rỗi hay được khai sáng về mặt tâm linh thì động cơ của họ cũng khác hẳn với động cơ mua sắm quần áo. Chỉ có một điểm chung: đấy là những hành động có chủ đích, những hành động hướng tới mục đích nào đó. Nhưng như thế không có nghĩa là tất cả những mục tiêu mà chúng ta hướng tới đều có thể qui giản thành những chỉ số có thể so sánh được của cùng một thực thể. Chúng ta có những động cơ và mục tiêu khác nhau: khi đi vào cửa hàng mua chiếc búa, khi đi vào viện bảo tàng nghệ thuật và khi đưa nôi một đứa trẻ vừa mới sinh, đấy là chúng ta đang thực hiện những mục tiêu khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể thể hiện bằng những khái niệm mua bán trên thương trường. 

Các khái niệm và công cụ trí tuệ có thể được sử dụng để tìm hiều và soi sáng những hình thức tương tác khác nhau. Thí dụ, các khái niệm của môn kinh tế học được sử dụng để tìm hiểu quá trình trao đổi trên thương trường, nhưng cũng có thể được sử dụng cho môn chính trị học, thậm chí để tìm hiểu cả tôn giáo nữa. Có thể tính toán được giả cả và lợi ích của các lựa chọn chính trị, hệt như lựa chọn trên thương trường vậy; có thể so sánh các đảng chính trị hay tập đoàn mafia với các công ty trên thương trường. Nhưng việc áp dụng cùng những khái niệm không có nghĩa là những tình huống mà người ta phải lựa chọn là tương đương về mặt pháp lí hoặc đạo đức. Không thể đưa một tên cướp - kẻ đề nghị bạn đưa tiền cho hắn hay là mất mạng - lên cùng một hàng với doanh nhân – người đề nghị bạn lựa chọn giữa việc giữ tiền hay dùng số tiền đó để mua món hàng của ông ta – vì một lí do đơn giản là tên cướp đề nghị bạn lựa chọn giữa hai thứ bạn có toàn quyền sử dụng, cả về mặt đạo đức lẫn pháp lí; trong khi doanh nhân lại đề nghị bạn lựa chọn giữa hai thứ, một thứ thuộc quyền của ông ta, còn thứ kia thuộc quyền của bạn. Trong cả hai trường hợp, ta đều phải lựa chọn và hành động một cách có chủ đích; nhưng trong trường hợp đầu, tên cướp buộc ta phải lựa chọn, còn trường hợp sau là doanh nhân đề nghị lựa chọn; trường hợp đầu làm ta mất bớt quyền, còn trường hợp sau làm cho ta thêm quyền vì khi người ta đề nghị bạn trao một cái gì đó mà bạn không có nhưng bạn lại đánh giá nó cao hơn là cái bạn đang có, song lại bị đánh giá thấp hơn. Không phải tất cả các quan hệ giữa người với người đều có thể được qui giản thành quan hệ trên thương trường, trước hết phải kể đến những “trao đổi” đi ngược lai ý chí của một trong hai bên, đấy là những vụ “trao đổi” có tính chất khác hẳn, vì chúng làm mất cơ hội và tài sản chứ không phải là cơ hội làm gia tăng tài sản. 

  1. Thị trường có thể giải quyết được mọi vấn đề
Chính phủ kém cỏi đến nỗi chẳng làm được việc gì ra hồn. Bài học quan trọng nhất của thị trường là chúng ta phải hạn chế vai trò của chính phủ vì đơn giản là chính phủ đối chọi với thị trường. Vai trò của chính phủ càng giảm thì vai trò của thị trường càng tăng

Những người công nhận vai trò của thị trường cũng cần công nhận rằng tại phần lớn các nước trên thế giới, mà cũng có thể là tại tất cả các nước, vấn đề chính không chỉ là chính phủ làm quá nhiều mà còn là chính phủ làm quá ít nữa. Loại thứ nhất – tức là những việc chính phủ không được làm, bao gồm: A) những hành động nói chung là không ai được làm, thí dụ như “thanh lọc sắc tộc”, xâm chiếm đất đai của người khác và tạo ra đặc quyền đặc lợi cho giới tinh hoa; và B) những hành động có thể và phải được làm thông qua tương tác tự nguyện giữa các công ty và doanh nhân trên thương trường, thí dụ như chế tạo ô tô, xuất bản báo chí, kinh doanh khách sạn. Chính phủ phải ngưng ngay những việc như thế. Nhưng khi chính phủ chấm dứt, không làm những việc mà họ không phải làm thì họ lại phải bắt tay vào làm một số việc mà trên thực tế sẽ góp phần thúc đẩy công lí và tạo ra nền tảng cho việc giải quyết các vấn đề bằng tương tác tự nguyện. Thực tế là hai vấn đề vừa nói có mối quan hệ với nhau: các chính phủ giành nguồn lực cho việc quản lí nhà máy sản xuất ô tô hay xuất bản báo chí, hoặc tệ hơn nữa – dành nguồn lực cho việc tịch thu tài sản của một số người và tạo đặc quyền đặc lợi cho một số ít người -  vừa làm mất mát vừa hạn chế khả năng trong việc cung cấp những dịch vụ thực sự có giá trị mà chỉ có chính phủ mới có thể làm. Thí dụ, chính phủ trong các nước nghèo thường không bảo đảm được tính chất pháp lí của quyền sở hữu, đấy là chưa nói đến việc ngăn chặn những vụ xâm hại quyền sở hữu. Hệ thống pháp luật thường kém hiệu quả, phức tạp và chưa có sự độc lập và không thiên vị, là những đặc điểm cần thiết cho việc thúc đẩy quá trình trao đổi tự nguyện. 

Muốn cho thị trường có thể bảo đảm được khuôn khổ cho sự hợp tác xã hội thì luật pháp phải xác định rõ ràng quyền sở hữu và hợp đồng. Các chính phủ không cung cấp được những tiện ích công cộng này là những chính phủ cản trở sự xuất hiện của thị trường. Chính phủ sử dụng quyền lực để thiết lập công lí và luật pháp là chính phủ phục vụ lợi ích công cộng. Chính phủ không thể yếu, nhưng quyền lực của nó phải bị giới hạn và được xác định một cách rõ ràng về mặt pháp lí. Chính phủ hạn chế và chính phủ yếu là hai việc khác nhau. Chính phủ yếu nhưng có quyền lực không hạn chế có thể trở thành cực kì nguy hiểm vì họ có thể làm những việc mà họ không được phép làm, nhưng họ cũng không đủ quyền lực để buộc người ta phải tuân thủ luật lệ và không thể bảo đảm cho người dân quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu, tức là bảo đảm những điều kiện cần thiết cho tự do và trao đổi tự do trên thương trường. Thị trường tự do không phải là không có quản lí. Thị trường tự do chỉ tồn tại khi có một chính phủ giới hạn nhưng hiệu quả, một chính phủ xác định một cách rõ ràng và thực thi một cách không thiên vị qui tắc đạo đức xã hội. 

Quan trọng là cần phải nhớ rằng có nhiều vấn đề cần phải giải quyết bằng những hành động tự giác, thị trường không thể giải quyết được mọi vấn đề. Ông Ronald Coase, giải Nobel về kinh tế học, trong một công trình viết về thị trường và công ty, giải thích rằng các công ty thường phải dựa vào việc lập kế hoạch và điều phối các hoạt động một cách có ý thức nhằm đạt được mục tiêu, chứ không phải lúc nào cũng dựa vào trao đổi trên thương trường vì trao đổi trên thương trường đòi hỏi chi phí cao. Thí dụ, thương thảo để kí kết hợp đồng là việc làm tốn kém, cho nên để giảm chi phí người ta thường sử dụng các hợp đồng dài hạn. Các công ty thường sử dụng hợp đồng dài hạn chứ không sử dụng những vụ trao đổi “tại trận”, kể cả quan hệ lao động và quản lí một cách có ý thức chứ không tổ chức “đấu thầu” cho từng dịch vụ một. Nhưng các công ty - những ốc đảo của sự phối hợp và lập kế hoạch - có thể thành công là vì họ bơi trong một đại dương rộng lớn của những vụ trao đổi trên thương trường. (Sai lầm lớn nhất của những người xã hội chủ nghĩa là họ cố gắng quản lí toàn bộ nền kinh tế như thể một công ty cực kì to lớn, họ không nhận thức được vai trò có giới hạn của việc lãnh đạo một cách có ý thức cũng như không nhận  thức được sự phối hợp trong trật tự tự phát của thị trường đều là sai lầm như nhau vậy). 

Cuối cùng, cần phải nhớ rằng quyền sở hữu và trao đổi trên thương trường, tự bản thân chúng, không thể giải quyết được tất cả các vấn đề. Thí dụ, nếu quá trình ấm nóng toàn cầu quả thực là mối đe dọa đối với việc duy trì cuộc sống trên hành tinh này hay nếu tầng ozone bị suy thoái đến mức có hại đối với sức khỏe thì giải pháp có phối hợp của các chính phủ có thể là giải pháp tốt nhất, hoặc thậm chí là giải toàn duy nhất nhằm tránh thảm họa nữa. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là thị trường hoàn toàn không có vai trò gì, thí dụ như thị trường mua bán quyền thải chất carbon dioxide có thể tạo thuận lợi cho quá trình điều tiết, nhưng các thị trường này phải được thiết lập bởi sự phối hợp của các chính phủ. Nhưng điều quan trọng cần phải nhớ là nếu một công cụ nào đó không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề mà ta có thể tưởng tượng được thì điều đó cũng không có nghĩa là nó không thể giải quyết được một số - thậm chí giải quyết được rất nhiều vấn đề. 

Thị trường có thể là mà cũng có thể không phải là cơ chế tốt nhất cho việc giải quyết những vấn đề toàn cầu như sự ấm nóng, lỗ thủng trên tầng ozone hay các bệnh truyền nhiễm lây lan trong không khí, nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường không có vai trò gì trong việc giải quyết những vấn đề này (thí dụ như thị trường mua bán quyền thải chất carbon dioxide hay thị trường mua bán chất kháng sinh) hoặc không để cho thị trường giải quyết những vấn đề mà nó có thể giải quyết một cách tốt nhất. Thị trường tự do có thể không giải quyết được tất cả những vấn đề mà nhân loại có thể phải đối diện, nhưng thị trường có thể và đã tạo ra được tự do và thịnh vượng, và đấy là lí do ta phải nói về nó. 

Đây là bài phát biểu của giáo sư Tom G. Palmer tại hội thảo khu vực mang tên Khuôn khổ định chế cho tự do của châu Phi do Hội Mont Pelerin tổ chức ở Nairobi, Kenya vào ngày 26 tháng 2 năm 2007.
Giáo sư Tom Gordon Palmer (sinh năm 1956 ở Bitburg-Mötsch, Đức) là cộng tác viên cao cấp của Viện Cato (Cato Institute), phụ trách lĩnh vực đào tạo của Viện (Cato University), phó chủ tịch chương trình quốc tế của quĩ nghiên cứu kinh tế Atlas (Atlas Economic Research Foundation), và là tổng giám đốc Sáng kiến toàn cầu vì tự do thương mại, hòa bình và thịnh vượng của quĩ Atlas (Atlas Global Initiative for Free Trade, Peace, and Prosperity).

Nguồn: http://tomgpalmer.com/2007/02/24/twenty-myths-about-markets/-


-

Tom G. Palmer - Hai mươi ngộ nhận về thị trường


--

  1. Thị trường dẫn tới những chu kì kinh tế đầy tai họa, thí dụ như cuộc Đại khủng hoảng
Dựa vào các lực lượng thị trường có thể dẫn tới những chu kì kinh tế “bùng nổ - đổ vỡ”. Sự tự tin quá đáng của các nhà đầu tư dẫn tới sự bùng nổ về đầu tư, sau đó nhất định sẽ là giai đoạn thu hẹp sản xuất, thất nghiệp và tình hình kinh tế sa sút.

Có người cho rằng chu kì kinh tế “bùng nổ - đổ vỡ” là do thị trường mà ra. Nhưng bằng chứng lại cho thấy rằng sản xuất thừa không phải là tính chất của thị trường: khi có nhiều hàng hóa hóa và dịch vụ được đưa ra thì giá cả sẽ điều chỉnh và kết quả là thịnh vượng chứ không phải là “đổ vỡ”.  Nếu một ngành công nghiệp nào đó phát triển quá mức, thị trường không thể duy trì được lãi suất của nó thì cơ chế tự điều chỉnh sẽ hoạt động và lãi suất sụt giảm sẽ là tín hiệu để người ta hướng các nguồn lực sang những lĩnh vực khác. Không có lí do để khẳng định rằng việc điều chỉnh như thế diễn ra trong tất cả các ngành công nghiệp; thực ra, đấy là khẳng định chứa đầy mâu thuẫn (vì nếu vốn đầu tư được rút ra khỏi tất cả các ngành, rồi lại được tái phân bố vào tất cả các ngành thì vốn đầu tư không bị rút đi đâu hết). 

Tuy nhiên, có thể xảy ra những giai đoạn thất nghiệp trên diện rộng và kéo dài, đấy là khi chính phủ can thiệp vào hệ thống tiền tệ, làm biến dạng hệ thống giá cả; chính sách sai lầm thường đi kèm với việc tài trợ cho những ngành đáng lẽ phải thu hẹp sản xuất và kiểm soát giá cả và tiền lương làm cho thị trường không thể tự điều chỉnh được, điều đó chỉ làm cho nạn thất nghiệp kéo dài thêm mà thôi. Đấy là sự kiện đã từng xảy ra trong cuộc Đại khủng hoảng kéo dài từ năm 1929 đến hết Thế chiến II. Các nhà kinh tế học (trong đó có Milton Friedman, giải Nobel về kinh tế) đã chứng minh rằng khủng hoảng là do Cục dự trữ liên bang Mĩ – trong khi theo đuổi các mục tiêu chính trị - đã bất ngờ cắt giảm, không đưa vào lưu thông một lượng tiền rất lớn. Sau đó, chính sách bảo hộ làm cho suy thoái càng lún sâu thêm và lan ra toàn cầu; suy thoái kéo dài chủ yếu là do những chính sách như Luật khôi phục kinh tế quốc dân (National Recovery Act), chương trình nhằm giữ cho giá lương thực ở mức cao (bằng cách tiêu hủy một lượng lớn lương thực và hạn chế nguồn cung), và những chính sách nằm trong chương trình “Chính sách kinh tế mới” (New Deal), không để cho các lực lượng của thị trường điều chỉnh lại những hậu quả tai hại của chính sách kinh tế sai lầm của chính phủ. Những vụ đổ vỡ trong thời gian gần đây, thí dụ như vụ khủng hoảng tài chính ở châu Á vào năm 1997, là do chính sách tiền tệ và ngoại hối thiếu thận trọng đã làm biến dạng những tín hiệu của thị trường, trước khi những tín hiệu này đến được với các nhà đầu tư. Các lực lượng của thị trường đã sửa chữa những khiếm khuyết trong chính sách của các chính phủ, nhưng quá trình này cũng gặp một số khó khăn. Song khó khăn không phải là do thuốc chữa bệnh, mà là do chính sách tiền tệ và ngoại hối sai lầm của các chính phủ, gây ra sự mất ổn định của dòng vốn chảy vào những nước này. 

Khi các cơ quan quản lí trong lĩnh vực tiền tệ áp dụng chính sách tiền tệ khôn ngoan hơn thì những chu kì như thế có xu hướng giảm. Kết hợp với việc sử dụng nhiều hơn nữa quá trình điều tiết của thị trường sẽ dẫn đến kết quả là thời gian giữa các chu kì sẽ dài ra, mức độ gay gắt của chu kì kinh tế giảm đi; sự cải thiện điều kiện kinh tế sẽ diễn ra một cách liên tục và dài hạn tại những nước theo đuổi chính sách thương mại tự do, ràng buộc về ngân sách và chế độ pháp quyền.

            11. Dựa hoàn toàn vào thị trường là chính sách xuẩn ngốc chẳng khác gì dựa hoàn toàn vào chủ nghĩa xã hội: nền kinh tế hỗn hợp là tốt nhất.  

Phần đông người ta nghĩ rằng cho tất cả trứng vào một rổ là thiếu khôn ngoan. Các nhà đầu tư khôn ngoan bao giờ cũng tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư và như vậy, “gói chính sách đa dạng hóa”, nghĩa là hỗn hợp giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường là việc làm hợp lí vậy. 

Những nhà đầu tư khôn ngoan – đấy là nói những người không thể tiếp xúc được với thông in nội bộ - thường đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh rủi ro. Nếu một cổ phiếu nào đó hạ mà cổ phiếu khác tăng giá thì lợi nhuận sẽ bù đắp được thiệt hại. Trong dài hạn, danh mục đầu tư được đa dạng hóa một cách đúng đắn sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhưng chính sách thì không thể như thế được. Một số chính sách luôn luôn gặp phải thất bại, trong khi một số khác thì bao giờ cũng thành công. Sẽ là sai lầm khi “danh mục đầu tư” bao gồm cổ phiếu của những công ty biết chắc là sẽ thua lỗ và những công ty biết chắc là sẽ thành công; người ta phải đa dạng hóa danh mục đầu tư là vì không biết là công ty nào sẽ có lời, còn công ty nào thì không. 

Những công trình nghiên cứu các dữ liệu kinh tế hàng năm do Viện Fraser (Fraser Institute) ở Canada và những tổ chức quốc tế khác tiến hành trong hàng chục năm chứng tỏ xu hướng rõ ràng rằng dựa vào lực lượng thị trường dẫn tới mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn, sống thọ hơn, tỉ lệ trẻ em tỉ vong thấp hơn, tỉ lệ lao động trẻ em giảm, nhiều người dân được tiếp xúc với nước sạch và dịch vụ y tế hơn,  nhiều người được tiếp xúc với những tiện ích của đời sống hiện đại, trong đó có môi trường trong lành và chính quyền tử tế hơn, thí dụ như mức độ tham nhũng giảm, còn trách nhiệm giải trình mang tính dân chủ lại gia tăng. 

Hơn nữa, ở đây không thể có cái gọi là “trung đạo”. Sự can thiệp vào thị trường của nhà nước thường làm cho nó méo mó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng; điều này, đến lượt nó, lại được coi là lí do để nhà nước can thiệp thêm nữa. Thí dụ, “gói chính sách” bao gồm chính sách tiền tệ thiếu khôn ngoan dẫn tới tốc độ cung tiền lớn hơn là tốc độ phát triển của nền kinh tế, kết quả là giá cả leo thang. Lịch sử đã cho thấy rằng các chính trị gia thường phản ứng không phải bằng cách từ bỏ những chính sách thiếu khôn ngoan của họ mà họ lại phản ứng bằng cách phê phán nền kinh tế phát triển “quá nóng” hay lên án “những kẻ đầu cơ không có tinh thần yêu nước” và sau đó thì kiểm soát giá cả. Khi giá cả không được điều tiết bằng quan hệ cung cầu (trong trường hợp này, lượng tiền cung gia tăng sẽ làm cho giá trị đồng tiền – thể hiện qua giá hàng hóa – giảm), kết quả là hàng hóa và dịch vụ thiếu hụt vì có  nhiều người muốn mua những món hàng có số lượng giới hạn vì giá cả được giữ ở mức thấp hơn là giá mà người sản xuất muốn bán. Ngoài ra, thiếu vắng thị trường tự do sẽ đưa người dân tới thị trường chợ đen, buộc họ phải hối lộ các quan chức và những hiện tượng phạm pháp khác. Hàng hóa khan hiếm và tệ tham nhũng lại làm cho quá trình thiết lập nhà nước toàn trị diễn ra nhanh chóng hơn. Như vậy là, “gói chính sách” trong đó có cả những chính sách được khẳng định là tồi tệ sẽ làm suy yếu nền kinh tế, tạo ra nạn tham nhũng, thậm chí đe dọa cả chế độ dân chủ hợp hiến nữa.

Phê phán từ quan điểm kết hợp giữa kinh tế và đạo đức

  1. Thị trường tạo ra nhiều bất bình đẳng hơn là những quá trình phi thị trường
Về bản chất, thị trường tưởng thưởng cho những người có khả năng đáp ứng lựa chọn của người tiêu dùng và vì khả năng của người ta là khác nhau nên thu nhập cũng khác nhau. Còn chủ nghĩa xã hội, về bản chất, là xã hội công bằng, vì vậy mỗi bước tiến về phía chủ nghĩa xã hội là một bước tiến về phía công bằng. 

Cần phải nhớ rằng sở hữu là một khái niệm pháp lí, còn của cải lại là khái niệm kinh tế. Người ta lại hay lẫn lộn hai khái niệm này, nhưng lại cần phải phân biệt rõ. Những tiến trình diễn ra trên thương trường làm cho tài sản liên tục được tái phân bố trên diện rộng. Ngược lại, luật lệ của thị trường tư do cấm tiến hành tái phân phối sở hữu một cách miễn cưỡng (khi các cá nhân làm việc đó thì bị gọi là “ăn cắp”), thị trường tự do đòi hỏi rằng sở hữu phải được xác định một cách dứt khoát và phải được pháp luật bảo vệ. Thị trường có thể tái phân phối tài sản, thậm chí ngay cả trong những trường hợp khi mà sở hữu vẫn nằm trong tay những người chủ cũ. Mỗi khi giá trị của tài sản (mà người chủ có quyền sở hữu) thay đổi thì của cải của người chủ khối tài sản đó cũng thay đổi theo. Khối tài sản mà hôm qua có giá 600 Euro, hôm nay có thể chỉ còn 400 Euro thôi. Đây chính là sự tái phân phối khối lượng tài sản trị giá 200 Euro thông qua thị trường, mặc dù không có sự tái phân phối sở hữu. Như vậy là, thị trường thường xuyên làm công việc tái phân phối tài sản và quá trình tái phân phối lại khuyến khích chủ sở hữu tìm cách tối đa hóa giá trị tài sản của họ hoặc chuyền tài sản đó cho những người muốn mua. Quá trình tái phân phối diễn ra liên tục - do ước muốn tối đa hóa giá trị - là sự chuyển dịch tài sản trên bình diện rộng lớn mà đa số những người làm chính trị không thể nào tưởng tượng được. Ngược lại, trong khi thị trường tái phân phối của cải thì chính trị gia lại chỉ có có thể tái phân phối sở hữu mà thôi. Nhưng quá trình này lại làm cho quyền sở hữu không còn được bảo vệ như cũ nữa, sở hữu mất giá và của cải cũng không còn. Quá trình tái phân phối càng khó dự đoán thì sự mất mát của cải do sự đe dọa của quá trình tái phân phối sở hữu gây ra sẽ càng lớn hơn. 

Bình đẳng giữa người với người có thể trở thành hiện thực trong nhiều lĩnh vực, nhưng không phải trong tất cả các lĩnh vực. Thí dụ, mọi người có thể bình đẳng trước pháp luật, nhưng ngay cả trong trường hợp này, không phải mọi người đều có ảnh hưởng như nhau đối với chính trị, vì trong số những người sử dụng quyền bình đẳng về tự do ngôn luận lại có những người nói hay hơn và thuyết phục hơn những người khác, nghĩa là họ gây được nhiều ảnh hưởng hơn những người kia. Tương tự như thế, quyền bình đẳng trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có thể không dẫn tới thu  nhập giống nhau vì một số người làm việc tích cực hơn và nhiều hơn (họ muốn có thu nhập chứ không cần nghỉ ngơi), hoặc có những tài khéo mà người khác sẵn sàng trả giá cao. Mặt khác, cố gắng dùng bạo lực nhằm đạt cho bằng được bình đẳng về ảnh hưởng hoặc bình đẳng về thu nhập sẽ dẫn tới việc một số người sử dụng nhiều quyền lực hoặc ảnh hưởng chính trị hơn những người khác. Nhằm thực hiện một mô hình phân bố thu nhập cụ thể nào đó thì một người hay một nhóm người phải có đầu óc của “thánh nhân”, có thể nhìn thấy chỗ này thiếu hụt cái gì, chỗ kia thừa cái gì và lầy từ chỗ này chuyển sang chỗ kia. Vì quyền lực nhằm tạo ra thu nhập như nhau cho tất cả mọi người được tập trung vào tay một số người – như ở Liên Xô, quốc gia tự nhận là bình đẳng – những người có quyền lực chính trị và pháp lí vượt trội đó sẽ muốn sử dụng quyền lực nhằm giành được thu nhập cao hơn hoặc được quyền tiếp cận với các nguồn lực. Cả lí thuyết lẫn thực tế đều cho thấy rằng những cố gắng mang tính tự giác nhằm tạo ra mức thu nhập như nhau hay thu nhập “công bằng” hoặc cách thức phân bố thu nhập nào khác với cách thức phân bố mà trật tự tự phát của thị trường có thể tạo ra đều là những cố gắng vô ích, vì một lí do đơn giản là những người nắm quyền tái phân phối sẽ sử dụng quyền lực nhằm tự tư tự lợi, và như vậy là họ đã biến bất bình đẳng về quyền lực chính trị thành những kiểu bất bình đẳng khác, như tài sản, danh dự..v.v.. Đấy chắc chắn là kinh nghiệm của các nước tự nhận là cộng sản và đấy cũng là con đường mà Venezuela đang đi. Ở nước này toàn bộ quyền lực đều tập trung vào tay Hugo Chavez, với lí do là ông ta cần sự bất bình đẳng khủng khiếp về quyền lực như thế là để tạo ra bình đẳng về của cải giữa các công dân.

Số liệu trong báo cáo phát hành năm 2006 của tổ chức gọi là Tự do kinh tế thế giới (Economic Freedom of the World) cho thấy mức độ tự do kinh tế không có ảnh hưởng nhiều tới sự bất bình đẳng về thu nhập (các nước được chia thành 4 nhóm, từ ít tự do nhất cho đến tự do nhất, 10% số người nghèo nhất nhận được trung bình từ 2,2% đến 2,5% tổng như nhập quốc dân), nhưng mức độ tự do kinh tế lại có mối liên hệ trức tiếp với thu nhập trung bình của 10% những người có thu nhập thấp nhất (các nước cũng được chia thành 4 nhóm, từ ít tự do nhất cho đến tự do nhất, thu nhập trung bình của 10% người nghèo nhất là 826, 1186, 2322 và 6519 dollar). Như vậy là, cơ chế thị trường dường như không có ảnh hưởng nhiều tới phân bố thu nhập, nhưng thị trường làm cho thu nhập của người nghèo tăng lên và có lẽ nhiều người trong số họ ủng hộ kinh tế thị trường.

  1. Thị trường không thể đáp ứng được một số nhu cầu căn bản của con người, như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giáo dục và lương thực

Hàng hóa phải được phân phối phù hợp với tính chất của chúng. Thị trường phân phối hàng hóa theo khả năng thanh toán của người tiêu dùng, nhưng chăm sóc sức khỏe, nhà ở, học hành, lương thực và những nhu cầu căn bản khác của con người – vì là nhu cầu – cho nên phải được phân bố theo nhu cầu chứ không phải theo khả năng thanh toán của người dân. 

Nếu thị trường đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con người – đấy là nói so với những hệ thống khác – nghĩa là so với chủ nghĩa xã hội, cơ chế thị trường làm cho nhiều người được hưởng mức sống cao hơn thì cơ chế thị trường cũng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Như đã nói bên trên, thu nhập của những người nghèo nhất gia tăng nhanh chóng cùng với mức độ tự do kinh tế, nghĩa là người nghèo có nhiều nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của họ hơn trước. (Dĩ nhiên là không phải nhu cầu nào cũng liên quan với thu nhập, tình bạn và tình yêu chân thành không phải là những nhu cầu như thế. Nhưng cũng chẳng có lí do nào để nói rằng có thể dùng biện pháp ép buộc nhằm phân phối những nhu cầu như thế, chứ chưa nói phân phối một cách “công bằng”).

Hơn thế nữa, nếu “nhu cầu” và “khả năng” là những khái niệm khá mù mờ thì mức độ “sẵn sàng” thanh toán lại là khái niệm có thể đo lường được một cách dễ dàng hơn. Khi người ta dùng tiền túi của mình để trả cho những món hàng hóa và dịch vụ nào đó là họ nói cho ta biết họ đánh giá những món hàng và dịch vụ này cao hơn những món hàng và dịch vụ khác đến mức nào. Lương thực - dĩ nhiên là nhu cầu thiết yếu hơn là học tập hay chăm sóc sức khỏe – được thị trường cung cấp một cách khá hiệu quả. Trên thực tế, trong những nước mà quyền sở hữu bị bãi bỏ và nhà nước làm nhiệm vụ phân phối thay cho thị trường lại thường xảy ra nạn đói, thậm chí có cả những trường hợp ăn thịt người nữa. Thị trường đáp ứng được hầu hết các loại hàng hóa mà con người cần, kể cả những nhu cầu cơ bản, tốt hơn là những cơ chế khác. 

Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải sử dụng những nguồn lực hạn chế, nghĩa là phải lựa chọn về cách phân phối chúng. Khi thị trường không được phép hoạt động thì người ta phải sử dụng những cơ chế và tiêu chí khác trong việc phân phối những nguồn lực hạn chế, thí dụ như phân phối một cách quan liêu, ảnh hưởng chính trị, thành viên của đảng cầm quyền, quan hệ với tổng thống hoặc với những người có quyền lực mạnh, hay đút lót và những hình thức tham nhũng khác. 

  1. Thị trường hoạt động trên nguyên tắc chỉ những người phù hợp nhất mới sống sót nổi
Giống như qui luật chọn lọc tự nhiên, thị trường nghĩa là chỉ những người phù hợp nhất mới sống sót được mà thôi. Những người không thể đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường sẽ bị đẩy ra bên lề và bị đối thủ đè bẹp. 

Áp dụng những nguyên tắc tiến hóa, thí dụ như nguyên tắc “chỉ những cá thể phù hợp nhất mới sống sót”, vào lĩnh vực nghiên cứu sinh vật và quan hệ xã hội giữa người với người dẫn đến những sự lầm lẫn, đấy là nói nếu chúng ta không làm rõ cái gì sẽ sống sót trong từng trường hợp cụ thể. Trong sinh vật học, đấy là các cá thể động vật và khả năng tự tái tạo của nó. Con thỏ bị con mèo ăn thịt vì chạy chậm sẽ không còn khả năng sinh con đẻ cái nữa. Những con chạy nhanh nhất sẽ là những con có khả năng đó. Nhưng khi áp dụng trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của xã hội thì khả năng sống sót không còn là cá thể nữa mà là những hình thức tương tác, thí dụ như phong tục, định chế hay công ty. Một công ty bị đẩy ra khỏi thương trường, nó “chết”, cũng có nghĩa là một hình thức hợp tác xã hội cụ thể đã “chết”, nhưng như thế không có nghĩa là những người hoạt động trong doanh nghiệp – nhà đầu tư, chủ sở hữu, các nhà quản lí, công nhân..v..v.. – cũng chết. Đấy chỉ là một hình thức hợp tác kém hiệu quả được thay thế bằng hình thức hợp tác hiệu quả hơn mà thôi. Cạnh tranh trên thương trường không phải là cạnh tranh trong rừng rú. Trong rừng, các con thú ăn thịt hoặc là đuổi nhau đi khỏi một vùng lãnh thổ nào đó. Còn thương trường là các doanh nhân và các công ty cạnh tranh với nhau để giành quyền cộng tác với người tiêu dùng, cộng tác với các doanh nhân và các công ty khác. Cạnh tranh trên thương trường không phải là cạnh tranh để giành quyền sống, đấy là cạnh tranh để giành quyền hợp tác. 

  1. Thị trường hạ thấp văn học và nghệ thuật
Văn học và nghệ thuật là để đáp ứng cho những nhu cầu cao thượng của tâm hồn con người, vì vậy mà không thể mua bán như quả cà chua hay cái nút áo được. Giao nghệ thuật cho thị trường có khác gì mang tôn giáo ra chợ bán. Hơn nữa, mở rộng cửa cho sự cạnh tranh trên thương trường quốc tế sẽ làm giảm giá trị của văn học và nghệ thuật, những hình thức văn hóa truyền thống sẽ bị bỏ rơi trong cuộc săn lùng những đồng dollar hay Euro đầy quyền lực. 

Đa phần các tác phẩm nghệ thuật đã và đang được làm ra để bán. Nói cho ngay, phần lớn lịch sử nghệ thuật là lịch sử của sự sáng tạo được thực hiện nhờ thị trường nhằm đáp ứng trước sự xuất hiện của các ngành công nghệ mới, triết lí mới, thị hiếu mới và những hình thức hoạt động trí tuệ mới. Văn học, nghệ thuật và thị trường đã liên hệ mật thiết với nhau trong suốt nhiều thế kỉ. Các nhạc sĩ đòi khán giả trả thù lao cho họ, giống hệt như người bán rau đòi tiền mấy quả cà chua hay người thợ may đòi tiền công đính mấy cái nút áo. Trên thực tế, việc hình thành thị trường rộng rãi hơn cho âm nhạc, phim ảnh và những hình thức nghệ thuật khác trên băng từ, trên cassettes, CD, DVD và bây giờ là iTunes, mp3 files, tạo điều kiện cho nhiều người được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau hơn, còn người nghệ sĩ thì có điều kiện thử nghiệm, sáng tạo ra nhiều hình thức nghệ thuật lai ghép hơn và kiếm được nhiều thu nhập hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên là đa số các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác ra trong một năm nào đó không thể đứng vững trước thử thách của thời gian. Những người kết án nghệ thuật đương đại là “rác rưởi” là những người có quan niệm sai lầm khi họ so sánh với những tác phẩm vĩ đại trong quá khứ, những tác phẩm mà họ so sánh là những tác phẩm tuyệt vời nhất, những tác phẩm đã trải qua cuộc sàng lọc kéo dài hàng trăm năm, với hàng loạt tác phẩm được sản xuất trong một năm trước đó. Nếu họ đưa vào so sánh cả những tác phẩm không đứng vững trước thử thách của thời gian và không được người đời nhắc tới nữa thì kết quả có lẽ sẽ hoàn toàn khác. Những tác phẩm vượt qua được sự sàng lọc của thị trường chính là những kiệt tác dành cho các thế hệ tương lai. 

So sánh toàn bộ sản phẩm nghệ thuật đương đại với những tác phẩm tuyệt vời nhất trong số những tác phẩm tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã qua không phải là sai lầm duy nhất khi người ta đánh giá về thị trường nghệ thuật. Những nhà quan sát từ các nước giàu có khi đến thăm những nước nghèo thường có một sai lầm nữa, đấy là họ lẫn lộn giữa sự nghèo khó của đất nước nghèo với nền văn hóa của những nước đó. Khi những người tham quan giàu có nhìn thấy dân chúng trong những nước nghèo sử dụng điện thoại cầm tay hay máy tính xách tay họ liền phàn nàn là đất nước đã đánh mất một phần “bản sắc”, không còn được như lần trước nữa. Khi dân chúng giàu lên nhờ những tương tác trên thương trường – do quá trình tự do hóa hay toàn cầu hóa đem lại – thí dụ như điện thoại cầm tay, những người chống toàn cầu hóa từ các nước giàu có liền phàn nàn rằng người ta đã ăn cướp nền văn hóa của các nước nghèo. Nhưng tại sao người ta lại đánh đồng văn hóa với sự nghèo khó? Người Nhật đã từ nghèo thành giàu, nhưng thật khó mà khẳng định rằng kết quả là họ đã không còn là người Nhật như xưa nữa. Trên thực tế, nhờ giàu có mà họ có thể truyền bá nền văn hóa Nhật Bản ra khắp thế giới. Ở Ấn Độ, thu nhập gia tăng được ngành công nghiệp thời trang đáp ứng lại bằng cách quay về cách ăn mặc truyền thống, thí dụ như sari, hiện đại hóa nó và cải biến nó theo những tiêu chí thẩm mĩ hiện đại. Một đất nước nhỏ bé như Iceland cũng tìm cách bảo vệ nền văn hóa phong phú, bảo vệ những nhà hát và ngành công nghiệp điện ảnh của mình vì thu nhập đầu người của họ cao, họ có thể dành một phần của cải để bảo vệ và phát triển nền văn hóa của mình. 

Cuối cùng, mặc dù niềm tin tôn giáo không phải là thứ có thể đem ra “mua bán”, xã hội tự do để cho tôn giáo hoạt động trên cùng những nguyên tắc: bình đẳng và tự do lựa chọn – đấy cũng là những nguyên tắc căn bản của thị trường tự do. Thánh đường Thiên chúa giáo, nhà thờ Hồi giáo và chùa chiền của các tôn giáo khác cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm con chiên, phật tử và những hình thức ủng hộ khác nhau. Chẳng có gì ngạc nhiên khi xảy ra hiện tượng là nước nào (ở châu Âu) chính thức ủng hộ nhà thờ thì số người tham gia đi lễ có xu hướng giảm, trong khi ở những quốc gia mà nhà nước không ra mặt ủng hộ thì số người tham gia lại tăng. Nguyên nhân không phải là khó hiểu: những nhà thờ phải cạnh tranh để giành giật con chiên và sự ủng hộ phải làm việc cho cộng đoàn – cả trong lĩnh vực tôn giáo, tinh thần lẫn cộng đồng – và khi họ chú ý đến nhu cầu của các thành viên thì các thành viên càng thích tham gia và quan tâm tới tôn giáo hơn. Đấy là lí do vì sao năm 2000 nhà thờ Thiên chúa giáo ở Thụy Điển, được nhà nước bảo trợ, đã vận động để được tách ra khỏi nhà nước: trở thành một phần của bộ máy quan liêu, nhà thờ đã đánh mất liên hệ với cộng đoàn và trên thực tế, đang chết dần. 

Giữa thị trường, văn hóa và nghệ thuật không hề tồn tại bất kì mâu thuẫn nào. Trao đổi trên thương trường không phải là sáng tạo nghệ thuật hay làm phong phú thêm trong lĩnh vực văn hóa, nhưng nó là phương tiện tốt cho việc thúc đẩy cả văn hóa lẫn nghệ thuật.

  1. Thị trường chỉ có lợi cho người giàu và người có tài

Giàu càng giàu thêm, nghèo càng nghèo mạt. Nếu bạn muốn có thật nhiều tiền thì ban đầu bạn phải có nhiều tiền. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường, người nào nặng túi thì sẽ về đích trước.

Thị trường không phải là cuộc đua với người thắng và kẻ thua. Hai bên tự nguyện trao đổi vì họ nghĩ là sẽ thắng chứ không bao giờ lại nghĩ là mình thua. Khác với cuộc chạy đua, trong quá trình trao đổi, nếu một bên thắng thì không có nghĩa là bên kia thua. Cả hai bên đều có lợi. Vấn đề không phải là “thắng” đối phương mà là kiếm được thu nhập thông qua trao đổi tự nguyện, theo tinh thần hợp tác: muốn thuyết phục người khác tham gia trao đổi, bạn phải đưa ra cho người ta lợi ích nào đó. 

Sinh ra trong gia đình giàu có dĩ nhiên là tốt – nhưng dân chúng trong các nước giàu có có thể không đánh giá đúng những thuận lợi của nó bằng những người dân các nước nghèo đang tìm cách di cư sang những nước giàu – người dân các nước nghèo thường đánh giá đúng tính ưu việt của cuộc sống trong các nước giàu hơn là những người sinh ta tại đấy. Nhưng trong nền kinh tế thị trường tự do, nơi người mua và người bán có quyền tự do ra vào và có quyền bình đẳng như nhau, những người ngày hôm qua đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì ngày mai có thể không còn làm được như thế nữa. Đấy là điều mà các nhà xã hội học gọi là “sự luân chuyển của giới tinh hoa” và đấy cũng là một trong những tính chất của xã hội tự do; không như giới tinh hoa tĩnh tại, dựa trên quyền lực quân sự, đẳng cấp, bộ lạc hay quan hệ gia tộc, giới tinh hoa trong xã hội tự do - trong đó có giới tinh hoa trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, khoa học và kinh tế - luôn mở rộng cửa chào đón những thành viên mới và hiếm khi xảy ra hiện tượng cha truyền con nối: nhiều con em các gia đình thuộc giới thượng lưu rơi xuống tầng lớp trung lưu. Trong các nước giàu có có rất nhiều người thành đạt vốn xuất thân từ những nước, nơi quan hệ thị trường bị cản trở hoặc gây khó dễ bởi đặc quyền đặc lợi dành cho những kẻ có thế lực, bởi chủ nghĩa bảo hộ, bởi nạn độc quyền, nơi mà họ hầu như không có cơ may thành công trên thương trường. Họ ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng họ đã thành đạt trong những xã hội với nền kinh tế có xu hướng tự do hơn, thí dụ như Mĩ, Anh hoặc Canada. Sự khác nhau giữa xã hội nơi họ đi và xã hội nơi họ đến là gì? Đấy là quyền tự do cạnh tranh trên thương trường. Thật đáng buồn là chủ nghĩa trọng tiền và những sự cấm đoán ở quê nhà đã buộc họ phải tha phương cầu thực; nếu không, họ đã có thể ở lại quê hương và dùng khả năng kinh doanh của mình làm giàu cho người thân và bạn bè. 

Nói chung, trong các nước với nền kinh tế thị trường tự do, những người có nhiều tài sản nhất là những người đáp ứng được ước muốn của quảng đại quần chúng chứ không phải những người chỉ tìm cách đáp ứng như cầu của những người giàu. Những công ty lớn như Ford Motors, Sony và Walmart, tức là những công ty có khối tài sản cực kì lớn là những công ty đáp ứng được thị hiếu của tầng lớp trung lưu và hạ lưu chứ không phải là đáp ứng thị hiếu của những người giàu có nhất. 

Đặc điểm của thị trường tự do là “sự luân chuyển của giới tinh hoa”, không ai được bảo đảm là sẽ được ở lại mãi trong giới tinh hoa và cũng không có ai bị cấm cản, không được tham gia giới này chỉ vì không được sinh ra trong một gia đình quyền quí. Câu “Giàu càng giàu thêm, nghèo càng nghèo mạt” phải được sử dụng không phải cho thị trường tự do mà cho chủ nghĩa trọng tiền trong lĩnh vực kinh tế và ô dù trong lĩnh vực chính trị, nghĩa là áp dụng cho những hệ thống, trong đó muốn làm giàu thì phải tìm cách liên kết với quyền lực. Trên thương trường, ta thường thấy người giàu là những người làm tốt công việc của mình (nhưng có thể họ không phải là “giàu” theo tiêu chuẩn của xã hội đó), còn người nghèo thì ngày càng giàu lên, nhiều người trở thành trung lưu hoặc tầng lớp trên nữa. Lúc nào thì cũng có 20% dân chúng có thu nhập thấp nhất và 20% có thu nhập cao nhất.  

Nhưng điều đó không có nghĩa là thu nhập của những người này vẫn giữ nguyên như thế mãi (vì khi kinh tế phát triển thì thu nhập của tất cả các tầng lớp dân cư đều gia tăng) hay thành phần của các nhóm đó không bao giờ thay đổi. Các nhóm đó cũng giống như những căn phòng trong khách sạn hay ghế trên xe buýt vậy: lúc nào cũng có người, nhưng không phải cùng một người. Nghiên cứu trong một thời gian tương đối dài phân bố thu nhập trong các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy thu nhập có sự biến động rất lớn: thu nhập của khá nhiều người lên xuống một cách thất thường. Nhưng quan trọng nhất là trong các nước có nền kinh tế thị trường phát đạt, thu nhập của tất cả mọi người, từ nghèo nhất đến giàu nhất, đều gia tăng.

  1. Tự do hóa và để mặc cho thị trường điều tiết, giá cả bao giờ cũng tăng
Sự kiện là để mặc cho thị trường điều tiết mà không có sự kiểm soát của chính phủ thì giá cả sẽ leo thang, nghĩa là sức mua của người dân sẽ giảm. Giá cả trên thị trường tự do đồng nghĩa với đắt đỏ. 

Khi được tự do hóa, giá những món hàng do nhà nước kiểm soát nhằm giữ cho thấp hơn giá trị trường sẽ tăng, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhưng đấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Vì, thứ nhất, khi được tự do hóa, giá những mặt hàng được giữ cho cao hơn giá thị trường sẽ giảm. Hơn nữa, khi xem xét giá cả bằng tiền do nhà nước kiểm soát, cần phải nhớ rằng người mua không chỉ phải trả tiền cho món hàng mà họ mua được. Nếu hàng khan hiếm, phải xếp hàng thì thời gian chờ đợi cũng là cái giá mà người mua phải trả. (Tuy nhiên, cần phải nói rằng thời gian chờ đợi là mất mát ròng, vì xếp hàng không khuyến khích người sản xuất làm ra nhiều sản phẩm hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng). Nếu các quan chức tham nhũng còn nhúng tay vào thì còn phải cộng số tiền được trao dưới gầm bàn vào số tiền được trả tại quầy hàng. Tổng số tiền được trả một cách hợp pháp với số tiền đút lót bất hợp pháp và thời gian chờ đợi trong khi xếp hàng thường là cao hơn giá cả mà người dân đồng ý mua trên thị trường. Hơn nữa, tiền chi cho việc đút lót và thời gian chờ đợi trong khi xếp hàng là những mất mát vô ích – người tiêu dùng bị mất, nhưng người sản xuất lại chẳng được gì, nghĩa là chúng không khuyến khích người bán sản xuất nhiều hơn nhằm khắc phục thiếu hụt do việc kiểm soát giả cả của nhà nước gây ra. 

Trong khi trong ngắn hạn, khi được tự do hóa, giá cả bằng tiền có thể tăng, nhưng sản xuất sẽ tăng, nạn tham nhũng và mất mát phi sản xuất sẽ giảm, kết quả là chi phí thực tế trong toàn xã hội – thể hiện bằng thời gian lao động, tức là loại hàng hóa của yếu của xã hội – sẽ giảm. Thời gian mà một người phải bỏ ra để kiếm được một cái bánh mì vào năm 1800 chiếm phần lớn thời gian làm việc trong ngày của người đó, nhưng tiền lương càng ngày càng tăng, trong các nước giàu có hiện nay, để kiếm tiền mua một chiếc bánh mì người ta chỉ cần làm trong vài phút. Nếu tính bằng thời gian lao động thì giá tất cả các loại hàng hóa đều giảm đi một cách đáng kể. Chỉ có một ngoại lệ: sức lao động. Khi năng suất lao động và tiền lương gia tăng thì giá nhân công gia tăng, đấy là lí do vì sao những người có thu nhập tương đối khiêm tốn ở các nước nghèo cũng có thể có đầy tớ, trong khi ngay cả những cự phú ở các nước nghèo cũng mua máy giặt và máy rửa bát vì như thế rẻ hơn là thuê người giúp việc. Xét từ quan điểm sức lao động thì sự phát triển của thị trường làm cho mọi loại hàng hóa đều rẻ đi, nhưng sức lao động lại đắt lên, đấy là nói so với những loại hàng hóa khác. 

  1. Quá trình tư nhân hóa và thiết lập quan hệ thị trường ở các nước hậu cộng sản song hành với nạn tham nhũng, nghĩa là thị trường là tham nhũng.
Những chiến dịch tư nhân hóa được thực hiện từ trên xuống hầu như bao giờ cũng có gian lận. Đây là một trò chơi bẩn thỉu, kết quả là những tài sản tốt nhất của nhà nước được trao cho những kẻ cơ hội, tham nhũng và tàn nhẫn nhất. Tư nhân hóa và thiết lập quan hệ thị trường là trò chơi bẩn thỉu: chỉ là một vụ ăn cắp tài sản của nhân dân mà thôi. 

Chiến dịch tư nhân hóa trong các nước hậu-xã hội chủ nghĩa khác nhau thu được những kết quả khác nhau. Một số nước đã thiết lập được trật tự thị trường. Trong khi một số nước khác lại trở về với chế độ độc tài và quá trình tư nhân hóa dẫn tới kết quả là một tầng lớp tinh hoa mới đã nắm được quyền kiểm soát cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân, thí dụ như hệ thống “Soliviki” mới xuất hiện ở Nga (Siloviki là từ tiếng Nga chỉ những người làm việc trong các ngành như quân đội, cảnh sát… Tổng thống Putin và các cộng sự của ông ta xuất thân từ những thành phần như thế - ND). Nhưng những bàn tay bẩn thỉu đã lợi dụng được quá trình tư nhân hóa gian lận là do sự thiếu vắng các định chế thị trường, nhất là thiếu vắng chế độ pháp quyền, nền tảng của kinh tế thị trường. Tạo ra những định chế như thế là công việc không đơn giản và cũng không có một “qui trình” có thể áp dụng cho mọi trường hợp trên đời. Nhưng dù có một số trường hợp thất bại, tức là không xây dựng được một cách đầy đủ các định chế của chế độ pháp quyền thì đấy cũng không phải là lí do để không tiến hành; ngay cả ở Nga, mặc dù quá trình tư nhân hóa có rất nhiều sai lầm, nhưng đấy vẫn là tiến bộ đáng kể so với chế độ độc tài độc đảng, một chế độ đã bị sụp đổ do những hiện tượng bất công và thiếu hiệu quả mà nó gây ra. 

Tư nhân hóa mà không có hệ thống pháp luật hoạt động có hiệu quả thì cũng không tạo ra nền kinh tế thị trường. Thị trường phải dựa trên nền tảng của luật pháp, tư nhân hóa thất bại không có nghĩa là thị trường thất bại. Đấy là do nhà nước không xây dựng được nền tảng pháp lí cho kinh tế thị trường.

Ủng hộ một cách quá nhiệt tình

  1. Tất cả mọi quan hệ giữa người với người đều có thể qui giản thành quan hệ thị trường.
Mọi hành động đều là do người ta muốn tối đa hóa lợi ích mà ra. Ngay cả việc giúp đỡ người khác cũng là nhằm kiếm lợi cho mình, nếu không thì người ta không làm. Tình bạn và tình yêu cũng chỉ là trao đổi dịch vụ đôi bên đều có lợi, chẳng khác gì đổi vài đồng dollar lấy mấy quả cà chua vậy. Hơn nữa, mọi hình thức tương tác của con người đều có thể được lí giải bằng những thuật ngữ của thị trường, trong đó có chính trị: lá phiếu được trao đổi để lấy những lời hứa hẹn, thậm chí tội ác: nạn nhân và tội phạm trao đổi: “đưa tiền đây hay muốn mất mạng?”.

Cố gắng nhằm qui giản tất cả những hành động của con người vào một động cơ duy nhất là xuyên tạc kinh nghiệm của con người. Những người làm cha mẹ không hề nghĩ đến quyền lợi của mình khi hi sinh cho con hay lao vào cứu chúng khi chúng gặp nguy hiểm. Khi người ta cầu nguyện để được cứu rỗi hay được khai sáng về mặt tâm linh thì động cơ của họ cũng khác hẳn với động cơ mua sắm quần áo. Chỉ có một điểm chung: đấy là những hành động có chủ đích, những hành động hướng tới mục đích nào đó. Nhưng như thế không có nghĩa là tất cả những mục tiêu mà chúng ta hướng tới đều có thể qui giản thành những chỉ số có thể so sánh được của cùng một thực thể. Chúng ta có những động cơ và mục tiêu khác nhau: khi đi vào cửa hàng mua chiếc búa, khi đi vào viện bảo tàng nghệ thuật và khi đưa nôi một đứa trẻ vừa mới sinh, đấy là chúng ta đang thực hiện những mục tiêu khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể thể hiện bằng những khái niệm mua bán trên thương trường. 

Các khái niệm và công cụ trí tuệ có thể được sử dụng để tìm hiều và soi sáng những hình thức tương tác khác nhau. Thí dụ, các khái niệm của môn kinh tế học được sử dụng để tìm hiểu quá trình trao đổi trên thương trường, nhưng cũng có thể được sử dụng cho môn chính trị học, thậm chí để tìm hiểu cả tôn giáo nữa. Có thể tính toán được giả cả và lợi ích của các lựa chọn chính trị, hệt như lựa chọn trên thương trường vậy; có thể so sánh các đảng chính trị hay tập đoàn mafia với các công ty trên thương trường. Nhưng việc áp dụng cùng những khái niệm không có nghĩa là những tình huống mà người ta phải lựa chọn là tương đương về mặt pháp lí hoặc đạo đức. Không thể đưa một tên cướp - kẻ đề nghị bạn đưa tiền cho hắn hay là mất mạng - lên cùng một hàng với doanh nhân – người đề nghị bạn lựa chọn giữa việc giữ tiền hay dùng số tiền đó để mua món hàng của ông ta – vì một lí do đơn giản là tên cướp đề nghị bạn lựa chọn giữa hai thứ bạn có toàn quyền sử dụng, cả về mặt đạo đức lẫn pháp lí; trong khi doanh nhân lại đề nghị bạn lựa chọn giữa hai thứ, một thứ thuộc quyền của ông ta, còn thứ kia thuộc quyền của bạn. Trong cả hai trường hợp, ta đều phải lựa chọn và hành động một cách có chủ đích; nhưng trong trường hợp đầu, tên cướp buộc ta phải lựa chọn, còn trường hợp sau là doanh nhân đề nghị lựa chọn; trường hợp đầu làm ta mất bớt quyền, còn trường hợp sau làm cho ta thêm quyền vì khi người ta đề nghị bạn trao một cái gì đó mà bạn không có nhưng bạn lại đánh giá nó cao hơn là cái bạn đang có, song lại bị đánh giá thấp hơn. Không phải tất cả các quan hệ giữa người với người đều có thể được qui giản thành quan hệ trên thương trường, trước hết phải kể đến những “trao đổi” đi ngược lai ý chí của một trong hai bên, đấy là những vụ “trao đổi” có tính chất khác hẳn, vì chúng làm mất cơ hội và tài sản chứ không phải là cơ hội làm gia tăng tài sản. 

  1. Thị trường có thể giải quyết được mọi vấn đề
Chính phủ kém cỏi đến nỗi chẳng làm được việc gì ra hồn. Bài học quan trọng nhất của thị trường là chúng ta phải hạn chế vai trò của chính phủ vì đơn giản là chính phủ đối chọi với thị trường. Vai trò của chính phủ càng giảm thì vai trò của thị trường càng tăng

Những người công nhận vai trò của thị trường cũng cần công nhận rằng tại phần lớn các nước trên thế giới, mà cũng có thể là tại tất cả các nước, vấn đề chính không chỉ là chính phủ làm quá nhiều mà còn là chính phủ làm quá ít nữa. Loại thứ nhất – tức là những việc chính phủ không được làm, bao gồm: A) những hành động nói chung là không ai được làm, thí dụ như “thanh lọc sắc tộc”, xâm chiếm đất đai của người khác và tạo ra đặc quyền đặc lợi cho giới tinh hoa; và B) những hành động có thể và phải được làm thông qua tương tác tự nguyện giữa các công ty và doanh nhân trên thương trường, thí dụ như chế tạo ô tô, xuất bản báo chí, kinh doanh khách sạn. Chính phủ phải ngưng ngay những việc như thế. Nhưng khi chính phủ chấm dứt, không làm những việc mà họ không phải làm thì họ lại phải bắt tay vào làm một số việc mà trên thực tế sẽ góp phần thúc đẩy công lí và tạo ra nền tảng cho việc giải quyết các vấn đề bằng tương tác tự nguyện. Thực tế là hai vấn đề vừa nói có mối quan hệ với nhau: các chính phủ giành nguồn lực cho việc quản lí nhà máy sản xuất ô tô hay xuất bản báo chí, hoặc tệ hơn nữa – dành nguồn lực cho việc tịch thu tài sản của một số người và tạo đặc quyền đặc lợi cho một số ít người -  vừa làm mất mát vừa hạn chế khả năng trong việc cung cấp những dịch vụ thực sự có giá trị mà chỉ có chính phủ mới có thể làm. Thí dụ, chính phủ trong các nước nghèo thường không bảo đảm được tính chất pháp lí của quyền sở hữu, đấy là chưa nói đến việc ngăn chặn những vụ xâm hại quyền sở hữu. Hệ thống pháp luật thường kém hiệu quả, phức tạp và chưa có sự độc lập và không thiên vị, là những đặc điểm cần thiết cho việc thúc đẩy quá trình trao đổi tự nguyện. 

Muốn cho thị trường có thể bảo đảm được khuôn khổ cho sự hợp tác xã hội thì luật pháp phải xác định rõ ràng quyền sở hữu và hợp đồng. Các chính phủ không cung cấp được những tiện ích công cộng này là những chính phủ cản trở sự xuất hiện của thị trường. Chính phủ sử dụng quyền lực để thiết lập công lí và luật pháp là chính phủ phục vụ lợi ích công cộng. Chính phủ không thể yếu, nhưng quyền lực của nó phải bị giới hạn và được xác định một cách rõ ràng về mặt pháp lí. Chính phủ hạn chế và chính phủ yếu là hai việc khác nhau. Chính phủ yếu nhưng có quyền lực không hạn chế có thể trở thành cực kì nguy hiểm vì họ có thể làm những việc mà họ không được phép làm, nhưng họ cũng không đủ quyền lực để buộc người ta phải tuân thủ luật lệ và không thể bảo đảm cho người dân quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu, tức là bảo đảm những điều kiện cần thiết cho tự do và trao đổi tự do trên thương trường. Thị trường tự do không phải là không có quản lí. Thị trường tự do chỉ tồn tại khi có một chính phủ giới hạn nhưng hiệu quả, một chính phủ xác định một cách rõ ràng và thực thi một cách không thiên vị qui tắc đạo đức xã hội. 

Quan trọng là cần phải nhớ rằng có nhiều vấn đề cần phải giải quyết bằng những hành động tự giác, thị trường không thể giải quyết được mọi vấn đề. Ông Ronald Coase, giải Nobel về kinh tế học, trong một công trình viết về thị trường và công ty, giải thích rằng các công ty thường phải dựa vào việc lập kế hoạch và điều phối các hoạt động một cách có ý thức nhằm đạt được mục tiêu, chứ không phải lúc nào cũng dựa vào trao đổi trên thương trường vì trao đổi trên thương trường đòi hỏi chi phí cao. Thí dụ, thương thảo để kí kết hợp đồng là việc làm tốn kém, cho nên để giảm chi phí người ta thường sử dụng các hợp đồng dài hạn. Các công ty thường sử dụng hợp đồng dài hạn chứ không sử dụng những vụ trao đổi “tại trận”, kể cả quan hệ lao động và quản lí một cách có ý thức chứ không tổ chức “đấu thầu” cho từng dịch vụ một. Nhưng các công ty - những ốc đảo của sự phối hợp và lập kế hoạch - có thể thành công là vì họ bơi trong một đại dương rộng lớn của những vụ trao đổi trên thương trường. (Sai lầm lớn nhất của những người xã hội chủ nghĩa là họ cố gắng quản lí toàn bộ nền kinh tế như thể một công ty cực kì to lớn, họ không nhận thức được vai trò có giới hạn của việc lãnh đạo một cách có ý thức cũng như không nhận  thức được sự phối hợp trong trật tự tự phát của thị trường đều là sai lầm như nhau vậy). 

Cuối cùng, cần phải nhớ rằng quyền sở hữu và trao đổi trên thương trường, tự bản thân chúng, không thể giải quyết được tất cả các vấn đề. Thí dụ, nếu quá trình ấm nóng toàn cầu quả thực là mối đe dọa đối với việc duy trì cuộc sống trên hành tinh này hay nếu tầng ozone bị suy thoái đến mức có hại đối với sức khỏe thì giải pháp có phối hợp của các chính phủ có thể là giải pháp tốt nhất, hoặc thậm chí là giải toàn duy nhất nhằm tránh thảm họa nữa. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là thị trường hoàn toàn không có vai trò gì, thí dụ như thị trường mua bán quyền thải chất carbon dioxide có thể tạo thuận lợi cho quá trình điều tiết, nhưng các thị trường này phải được thiết lập bởi sự phối hợp của các chính phủ. Nhưng điều quan trọng cần phải nhớ là nếu một công cụ nào đó không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề mà ta có thể tưởng tượng được thì điều đó cũng không có nghĩa là nó không thể giải quyết được một số - thậm chí giải quyết được rất nhiều vấn đề. 

Thị trường có thể là mà cũng có thể không phải là cơ chế tốt nhất cho việc giải quyết những vấn đề toàn cầu như sự ấm nóng, lỗ thủng trên tầng ozone hay các bệnh truyền nhiễm lây lan trong không khí, nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường không có vai trò gì trong việc giải quyết những vấn đề này (thí dụ như thị trường mua bán quyền thải chất carbon dioxide hay thị trường mua bán chất kháng sinh) hoặc không để cho thị trường giải quyết những vấn đề mà nó có thể giải quyết một cách tốt nhất. Thị trường tự do có thể không giải quyết được tất cả những vấn đề mà nhân loại có thể phải đối diện, nhưng thị trường có thể và đã tạo ra được tự do và thịnh vượng, và đấy là lí do ta phải nói về nó. 

Đây là bài phát biểu của giáo sư Tom G. Palmer tại hội thảo khu vực mang tên Khuôn khổ định chế cho tự do của châu Phi do Hội Mont Pelerin tổ chức ở Nairobi, Kenya vào ngày 26 tháng 2 năm 2007.
Giáo sư Tom Gordon Palmer (sinh năm 1956 ở Bitburg-Mötsch, Đức) là cộng tác viên cao cấp của Viện Cato (Cato Institute), phụ trách lĩnh vực đào tạo của Viện (Cato University), phó chủ tịch chương trình quốc tế của quĩ nghiên cứu kinh tế Atlas (Atlas Economic Research Foundation), và là tổng giám đốc Sáng kiến toàn cầu vì tự do thương mại, hòa bình và thịnh vượng của quĩ Atlas (Atlas Global Initiative for Free Trade, Peace, and Prosperity).