Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Lãi suất 25%: Có gì đáng ngại?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Đúng là 'lời vàng ý ngọc', nghe xong choáng váng như gián uống beer - hehe
-Nguồn: -Lãi suất 25%: Có gì đáng ngại?
 (VEF.VN) - DN kêu khó vay vốn phải xem lại mình. Nếu DN có tình hình tài chính lành mạnh thì lãi suất NH lên đến 25% vẫn không có vấn đề gì đáng ngại. Đây là quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcvề vấn đề lãi suất cho vay cao.
Khó vay vốn: DN phải xem lại mình
Trao đổi trực tuyến chiều ngày 12/1, liên quan đến câu chuyện các DN phải tiếp cận vốn vay ngân hàng với lãi suất rất cao lên từ 18-22%, từ đó gây khó khăn cho DN, khiến cho họ phải hoạt động cầm chừng và đóng cửa, Thống đốc cho rằng, bản thân DN hay xem lại cơ cấu nguồn vốn của mình, không nên đổ hết lỗi do lãi suất.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trước kia chúng ta tăng trưởng tín dụng ở mức 33,5%. Theo Nghị quyết 11 để kiềm chế lạm phát, Chính phủ yêu cầu tỉ lệ này dưới 20%. Nếu năm 2011, chúng ta thực hiện đúng 20%, tức giảm 13% so với trước đây, thì ít nhất khoảng 1/3 DN gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng NH.
Phân tích sâu về điều này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đặt ra phép tính, trong năm 2011, tăng trưởng tín dụng 13% và lạm phát hơn 18%, nếu tín dụng tăng trưởng 20% thì lạm phát phải 25, 27% và việc chống lạm phát năm 2012 còn khó khăn hơn nữa. Do vậy, đây là chia sẻ chung của nền kinh tế để chúng ta thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Mặt khác, ông Bình cho rằng, DN thiếu tiền thì kêu ngân hàng, nhưng đôi khi DN cũng phải nhìn nhận lại bản thân. Nếu DN có tình hình tài chính lành mạnh thì lãi suất NH lên đến 25% vẫn không có vấn đề gì đáng ngại.

Hiện nay, hầu hết nguồn vốn của DN đều từ ngân hàng và đó là điều không lành mạnh. Trên thế giới, một DN có 3 đồng vốn thì ông chủ tối thiểu phải có 1 đồng vốn tự có, đồng vốn thứ 2 có thể kêu gọi bạn bè, còn lại mới đi vay NH. Trong đó thị trường ngân hàng là thị trường tiền tệ, chủ yếu vốn ngắn hạn và chỉ cho vay vốn lưu động, còn vốn đầu tư phải là vốn tự có hoặc huy động trên thị trường khác.
Nếu DN có 2/3 vốn, 1/3 còn lại từ ngân hàng với lãi suất 25%/năm thì DN bình thường cũng quay vòng được vốn 3, 4 lần. Với lợi nhuận của mỗi vòng quay nhân với 3, 4 lần thì DN thừa sức trả được lãi suất cho NH, không những duy trì mà còn phát triển được sản xuất. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, vốn vay từ ngân hàng của DN chiếm tới 80- 90%, nên khi thắt chặt tín dụng là gặp khó khăn.
Vì thế, ông Bình cho rằng, với việc tái cơ cấu, tôi rất mong DN nhanh chóng có kế hoạch điều chỉnh lại sản xuất để phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. .
Trong khi Ông Bình cho rằng, hệ thống NH của chúng ta phải có tăng trưởng tín dụng thì mới có lợi nhuận. Hiện phần cung ứng dịch vụ trong hệ thống các TCTD còn hết sức hạn chế, lợi nhuận chủ yếu dựa vào tăng trưởng tín dụng. Việc giảm tăng trưởng tín dụng là đã đánh vào lợi nhuận đó một cách hết sức mạnh mẽ, đó cũng là chia sẻ của các tổ chức tín dụng với chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời, việc thắt chặt tín dụng cũng khiến các DN tiếp cận khó khăn với nguồn vốn ngân hàng và đó là chia sẻ của các DN với đất nước trong lúc kinh tế khó khăn này.
Chuyển vàng SJC thành vàng nhà nước: Tốn kém
Trước các dự luận lo ngại khi có thông tin vàng miếng SJC sẽ trở thành vàng độc quyền của NHNN, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích,  không có chuyện Công ty SJC sẽ sáp nhập về NHNN mà NHNN chỉ lấy phần sản xuất vàng miếng của công ty. SJC là một công ty lớn, trong đó có phần kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và kinh doanh vàng miếng. NHNN không có chức năng kinh doanh sản xuất vàng trang sức nên chỉ lấy phần sản xuất vàng miếng của SJC.
"NHNN sẽ chi phối cả về mặt sản xuất, nguyên liệu đầu vào, kế hoạch sản xuất, số lượng cũng như sản phẩm đầu ra. Còn lại các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của SJC vẫn là của SJC", ông Bình nói
Theo ông Bình, ở đây không có việc SJC độc quyền trên thị trường mà là nhà nước độc quyền. Có nghĩa là, nhãn hiệu vàng miếng SJC sẽ không phải của công ty SJC mà là của Nhà nước. Còn nếu có nhãn vàng nào thấy từ nay trở đi mình không được sản xuất nữa, vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích quốc gia, họ phải hy sinh lợi ích riêng.
"Đến một lúc nào đó, NHNN sẽ đổi tên vàng miếng SJC thành SBV. Vấn đề chi phí chuyển đổi thương hiệu SJC thành SBV đã được NHNN tính tới, nhưng do chi phí lớn nên phải tiến hành dần từng bước, đảm bảo không gây xáo trộn quá lớn trong việc lưu chuyển vàng hiện có". Ông Bình nhấn mạnh.
Trước thực tế, trong dân và trong các ngân hàng thương mại hiện đang nắm giữ lượng vàng rất lớn. Làm sao để để chuyển đổi lượng vàng này thành tiền trong lưu thông có lợi cho nền kinh tế
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, đây là một trong những chủ trương NHNN đang theo đuổi quyết liệt. Theo thống kê, hiện trong nền kinh tế có từ 200-300 tấn vàng nhưng phần lớn số vàng này nằm trong dân. Vì thế, người dân có vàng nhưng vàng đó phải được huy động vào cho việc phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước.

-Thêm một công ty con của Vinashin bị khởi tố -(NLĐO)- Cơ quan an ninh điều tra - Công an tỉnh Nam Định vừa khởi tố vụ án “tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần cấu kiện bê tông Hoàng Anh thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Bảo đảm chất lượng xăng dầu: Khó tránh tiêu cực
Nói và làm: Khi lãi suất không thèm chấp lạm phát
Chính sách tiền tệ: Chưa hết ám ảnh thanh khoản
Lạm phát tháng Tết thấp nhất 10 năm: Hy vọng gì?



-Phát hiện 15.000 vụ phạm tội về kinh tế, thu hồi trên 3.000 tỉ đồng
Lao động

Đó là thống kê được Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm công bố tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều 16.1 thông báo về kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm năm 2011. Theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm - thì ...Vụ Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm: Nhanh chóng đưa tội phạm ra ...Thanh Niên
Khám phá hơn 2.100 vụ phạm pháp hình sự sau 1 tháng trấn áp tội ...
cand.com
Chống tội phạm dịp Tết
Tiền Phong Online
Nhân Dân
 -An ninh thủ đô 

Từ lao động tự do thành bà chủ len sợi ở Manchester
 (ANTĐ 16-1-12)
Tỷ phú giàu nhất Ireland Quinn tuyên bố phá sản (TTXVN).

Xuất khẩu của Trung Quốc thấp nhất trong hơn hai năm qua - VOA - Doanh số hàng hóa của Trung Quốc bán ở nước ngoài là một trong những động lực lớn nhất cho sự  tăng trưởng kinh tế phi thường của Trung Quốc. Tuy nhiên, các dữ liệu mới cho thấy tăng trưởng xuất khẩu có thể đã đạt đỉnh.
Fitch hạ điểm tín nhiệm Nga vì bất ổn chính trị   –  (RFI).
Anh-Hong Kong hợp tác để biến London thành trung tâm mua bán đồng nguyên  –  (VOA).
Châu Âu chia rẽ về việc tăng quỹ giải cứu (TT). - Châu Á – Thái Bình Dương trước nguy cơ từ eurozone (TN).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét