-Việt Nam muốn tăng cường thêm các mối quan hệ với Trung Quốc - VOA - Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết Việt Nam mong muốn tăng cường thêm nữa các mối quan hệ Việt-Trung giữa lúc quan hệ song phương đã tiếp tục đạt được tiến bộ trên mọi lãnh vực trong năm 2011.
Theo tin của Tân Hoa Xã, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ đã cho biết như thế tại cuộc họp báo hôm thứ Hai ở Bắc Kinh.
Tại
cuộc gặp gỡ báo giới Trung Quốc trong hai giờ đồng hồ này, ông Nguyễn
Văn Thơ nói rằng “Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một
coi trọng phát triển cũng như mở rộng quan hệ đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện với Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.”
Trong khi đó, phái
viên của thông tấn xã Việt Nam trích lời nhà ngoại giao hàng đầu của
Việt Nam tại Trung Quốc nói rằng trong 62 năm kể từ ngày thiết lập quan
hệ ngoại giao đến nay, mặc dù có lúc thăng trầm, song “láng giềng hữu
nghị giữa hai nước vẫn luôn là dòng chảy chính, phù hợp với nguyện vọng
và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước.”
Về vấn đề Biển Đông,
Đại sứ Nguyễn Văn Thơ nói rằng đôi bên đang nỗ lực tìm kiếm biện pháp
giải quyết thỏa đáng để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu
vực.
Ông Nguyễn Văn Thơ
cũng cho biết trong năm 2011 kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam
và Trung Quốc đã đạt mức 40,2 tỉ đô la, tăng hơn 30% so với năm 2010, và
tính đến cuối năm 2011 Trung Quốc đã có hơn 800 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam.
- Hải quân Việt Nam với chiến thuật “lấy kỳ binh đánh lớn” (PN Today).- Tăng hợp tác tuyên truyền về biên giới và biển đảo (TTXVN).- Hợp tác từ Thế mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông (TVN/Report of CNAS).- Hải quân nhân dân Việt Nam: Đưa vào sử dụng tàu pháo quân sự đầu tiên do Việt Nam sản xuất (QĐND). - Iran bắt các nghi can giết chuyên gia hạt nhân (TN). – “Mỹ không thể ngăn Iran đóng eo biển Hormuz” (NLĐ/PressTV). – UAE, Iraq: “Tránh chọn giải pháp quân sự với Iran” (TTXVN).- Saudi Arabia không tin Iran sẽ phong tỏa eo biển Hormuz (VOV/China news). - Iran bác cáo buộc về việc chuyển vũ khí cho Syria(TTXVN).
-- Ấn Độ: Không ai ngớ ngẩn dùng vũ khí hạt nhân để tác chiến (GDVN).- - Quân đội Indonesia triển khai hiện đại hóa vũ khí (TTXVN).
- Tiết lộ kinh người của sát thủ kinh tế (Vietnam Defence). - Báo Mỹ: Mỹ không còn là “mảnh đất của tự do” (Infonet).
-- Nga sắp giao tàu sân bay cho Ấn Độ (VNE).
(Phunutoday)
- Trong những năm qua, Hải quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh toàn
diện. Để hình dung rõ hơn lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
này, Phunutoday xin gửi đến độc giả bài viết: Hải quân Việt Nam với nghệ
thuật quân sự "lấy nhỏ đánh lớn" của tác giả Lê Ngọc Thống. Bài viết
gồm 2 phần. Phần 1: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị kĩ thuật cho lối
đánh. Phần 2: Tấn công với tư tưởng quân sự "lấy nhỏ đánh lớn".
Thế và lực của Việt Nam trên biển
Bất kỳ một đạo quân đi xâm lược nào cũng có lực lượng hùng hậu, họ dùng lực để tạo nên thế trận áp đảo “như chẻ tre” hòng đánh nhanh giải quyết nhanh.Việt Nam bao đời nay mỗi khi chống xâm lược đều ở trong tình thế như vậy. Phải đánh với nhiều đạo quân xâm lược, có lúc đánh đến 2 – 3 lần và phải đánh trong tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch.
Có lẽ đó là cơ sở thực tiễn để hình thành nên một nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc: “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Nghệ thuật quân sự này dù là của một dân tộc nhưng cũng như một quy luật tất yếu khách quan. Ngày nay, nghệ thuật quân sự đó được bổ sung và phát triển lên một tầng cao mới. “Lấy nhỏ đánh lớn” là một nhát cắt trong tư tưởng nghệ thuật quân sự này.
Hải quân Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc các hải đảo và bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng lực lượng cũng không hùng hậu như các nước lớn.
Hải quân đối phương muốn tiến hành xâm lược phải là “Hải quân nước xanh”, do vậy vũ khí trang bị không những hiện đại mà tàu thuyền phải lớn để chịu sóng gió và hoạt động dài ngày trên biển. Chính vì thế nếu xảy ra chiến tranh thì về đại thể Hải quân Việt Nam vẫn phải lấy nhỏ đánh lớn và lấy ít địch nhiều.
Cơ sở thực tế của tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn của Hải quân nhân dân Việt Nam với khái niệm “nhỏ và ít” đã khác xa thời tiến hành chiến tranh giải phóng Tổ quốc. “Nhỏ” ở đây được hiểu là vũ khí gọn nhẹ mà hiện đại, uy lực lớn. “Ít” ở đây được hiểu là lực lượng ít mà tinh nhuệ, cơ động nhanh. Như vậy “nhỏ”, “ít” của Hải quân Việt Nam ngày nay đã thay đổi cơ bản về chất.
Một quy luật khắc nghiệt luôn luôn đúng trong chiến tranh là mạnh thì thắng mà yếu thì thua. Do đó, điều quyết định sống còn là phải biết tạo thế. Chuyển hóa từ thế nước, thế địa lý thành thế trận vững chắc thì nhỏ không những sẽ có uy lực như lớn mà còn có ưu thế hơn lớn, ít sẽ biến thành nhiều và lúc đó yếu thành mạnh.
Tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn đã được Hải quân Việt Nam tổ chức thực hiện một cách căn cơ, bài bản, thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ. Đó là sự chuẩn bị và triển khai các lối đánh theo tư tưởng trên: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị phục vụ lối đánh.
Những thứ mà Hải quân Việt Nam chuẩn bị cho lối đánh (những loại mà báo chí, mạng Internet đều đã đăng), so với thực tế thì không thể đầy đủ và chính xác. Có điều tựu trung lại cũng nổi bật lên một số vấn đề mà chúng ta quan tâm.
Hải quân nhân dân Việt Nam chính qui, tinh nhuệ, hiện đại. Ảnh: QĐND |
Thứ nhất là: Những loại tàu tấn công trên mặt nước như tàu tên lửa, phóng lôi đều nhỏ gọn, tốc độ cao. Vũ khí trang bị hiện đại, sát thương mạnh có thể tiêu diệt loại tàu lớn hơn nó nhiều lần như tàu khu trục, tuần dương…
Thứ hai là: Tàu ngầm KILO cũng vậy, nhỏ gọn đặc biệt là êm (tiếng ồn nhỏ). Vũ khí trang bị rất hiện đại. Chỉ cần trúng 1 quả ngư lôi mà nó phóng ra mà trúng đích cũng đủ làm cho khu trục hạm hay tuần dương hạm mất sức chiến đấu.
Thứ ba là: Không quân của Hải quân, tính năng kỹ chiến thuật của SU-22M4 mang được loại vũ khí diệt hạm hiện đại nhất như Kh-31A hoặc có thể Brahmos và đặc biệt SU-22M4 có thể bay rất thấp với tốc độ cao.
>> Ảnh sức mạnh vũ khí kĩ thuật của Hải quân Việt Nam |
Các
chuyên gia quân sự đối phương không thể không nghiên cứu và hiểu rõ vấn
đề này. Việc Hải quân Việt Nam chuẩn bị, mua sắm vũ khí trang bị phục
vụ cho lối đánh sở trường của mình không làm họ bất ngờ bởi không có gì
là bí mật. Nhưng hiểu là một chuyện, khắc chế xóa bỏ nó lại là chuyện
khác.
Nếu kẻ thù tấn công chúng ta từ hướng biển, Hải quân của họ buộc phải đối đầu với một loạt tình huống nguy hiểm do Hải quân Việt Nam gây ra như: Trên mặt nước bị nhiều tàu cơ động nhanh bất ngờ tấn công từ nhiều hướng; dưới nước có thể bị tầu ngầm phục kích hoặc tiếp cận mà phát hiện quá muộn; trên không thì không xác định được SU-22M4 từ đâu tới.
Tại sao? Trước hết “Lấy nhỏ đánh lớn” là tư tưởng quân sự, do đó có rất nhiều lối đánh (hình thức tác chiến) và có trăm mưu nghìn kế để tiến hành thực hiện theo tư tưởng đó. Muốn vậy phải tạo thế và biết dùng thế (chỉ đơn giản đề cập thế địa lý).
Một đất nước “mặt hướng ra biển, lưng dựa vào núi” thì không thiếu gì thế hiểm để chống giặc ngoại xâm. Trên đất liền không biết bao nhiêu tên núi tên sông đã đi vào sử sách như một huyền thoại.
Tuy nhiên, phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển trong chiến tranh hiện đại công nghệ cao thì với kinh nghiệm quá ít ỏi trong chống Mỹ là không đủ mà cần phát triển thêm nhiều. Để tấn công đối phương có trang bị lớn, hiện đại, thì yếu tố bất ngờ là quyết định thành bại.
Nếu kẻ thù tấn công chúng ta từ hướng biển, Hải quân của họ buộc phải đối đầu với một loạt tình huống nguy hiểm do Hải quân Việt Nam gây ra như: Trên mặt nước bị nhiều tàu cơ động nhanh bất ngờ tấn công từ nhiều hướng; dưới nước có thể bị tầu ngầm phục kích hoặc tiếp cận mà phát hiện quá muộn; trên không thì không xác định được SU-22M4 từ đâu tới.
Tại sao? Trước hết “Lấy nhỏ đánh lớn” là tư tưởng quân sự, do đó có rất nhiều lối đánh (hình thức tác chiến) và có trăm mưu nghìn kế để tiến hành thực hiện theo tư tưởng đó. Muốn vậy phải tạo thế và biết dùng thế (chỉ đơn giản đề cập thế địa lý).
Một đất nước “mặt hướng ra biển, lưng dựa vào núi” thì không thiếu gì thế hiểm để chống giặc ngoại xâm. Trên đất liền không biết bao nhiêu tên núi tên sông đã đi vào sử sách như một huyền thoại.
Tuy nhiên, phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển trong chiến tranh hiện đại công nghệ cao thì với kinh nghiệm quá ít ỏi trong chống Mỹ là không đủ mà cần phát triển thêm nhiều. Để tấn công đối phương có trang bị lớn, hiện đại, thì yếu tố bất ngờ là quyết định thành bại.
Tàu HQ376 trước khi rời bến lên đường tuần tra. Ảnh: QĐND |
Không có tính bất ngờ thì lực lượng tấn công sẽ như con thiêu thân. Vậy để có yếu tố bất ngờ, Hải quân Việt Nam phải xác định chắc chắn khu vực tác chiến để chủ động chọn những vị trí ém sẵn cho KILO và các tàu tên lửa, phóng lôi tốc độ cao.
Đặc biệt phải tạo nơi cho SU-22M4 cất cánh (phải tạo ra hàng chục sân bay như sân bay Khe Gát ở Quảng Bình, nơi mà 2 chiếc MIG-17 đã cất cánh trong trận 19/4/1972). Địch không dại gì lại đi vào chỗ mà biết sẽ bất lợi…
Vì thế xác định chắc chắn khu vực xảy ra tác chiến là một quá trình hoạt động thực hiện mưu, kế của Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam vạch ra như nghi binh, lừa địch, điều động địch…làm sao để ta đánh ở nơi ta muốn hoặc ít nhất là chủ động bố trí sử dụng lực lượng.
Khi có lực lượng, vũ khí trang bị phù hợp được tồn tại trong một thế hay, hiểm thì có thể nói Hải quân Việt Nam có đủ tự tin để đương đầu với kẻ thù xâm lược.
(Còn tiếp phần 2)
Lê Ngọc Thống
- Hải quân Việt Nam với chiến thuật “lấy kỳ binh đánh lớn”
(Phunutoday)
- Hệ thống chiến thuật mà FC Barca đang vận hành, thứ mà người ta vẫn
gọi là tiki-taka, thì bất kỳ một HLV của bất kỳ đội bóng đá nào trên thế
giới đều biết, đều nghiên cứu kỹ để tấn công, chống đỡ nhưng vô hiệu.
Bởi điều quan trọng nhất là chiến thuật đó bùng phát lúc nào và ở đâu
trên sân thì họ chỉ biết được khi đã phải vào lưới nhặt bóng.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Chiến thuật của Hải quân Việt Nam cũng vậy, chẳng lạ gì với các chuyên gia quân sự đối phương, nhưng lúc nào, ở đâu và biến hóa như thế nào nữa thì là điều không thể biết.
Nói cách khác, anh có thể biết được chiến thuật cơ bản nhưng anh không thể nào biết được ý đồ thực hiện chiến thuật.
Một đất nước có chiều dài nhưng hẹp rất dễ bị chia cắt chiến lược khi địch tấn công bằng Hải quân từ hướng biển thì Hải quân Việt Nam phải tạo ra một vành đai phòng ngự hướng biển đủ rộng, có chiều sâu, nhiều lớp nhằm ngăn chặn, tấn công đối phương ít nhất cũng ngoài vùng lãnh hải.
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ. Ảnh: VNE |
Hãy
khoan nói về hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại của VN như K300-P
(Bastion-P), máy bay SU-30 hiện đại, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9…bởi
theo như tính năng kỹ chiến thuật của nó thì chẳng có tàu chiến nào của
đối phương mà không bị tiêu diệt khi xảy ra tác chiến.
Nếu như thế thì Hải quân Việt Nam cần gì phải sắm tàu ngầm, tầu chiến làm gì?
Thực tế chiến tranh ít ra cũng không hoàn toàn như thế, mà nếu có như thế thì Hải quân VN cũng không đủ tiềm lực, công nghệ để đối đầu với tiềm lực của Hải quân đối phương-một cường quốc có nền khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại vượt trội.
Làm sao Hải quân Việt Nam có thể đối đầu với các tàu khu trục hạm, tuần dương hạm hiện đại khi không có các loại tương đương hoặc có nhưng quá ít?
Rõ ràng là khi tấn công từ hướng biển lực lượng hải quân địch sẽ chiếm giữ những vị trí mà nằm trong tầm phát huy hỏa lực nhưng có thể ngoài tầm hỏa lực giáng trả của Hải quân Việt Nam hoặc vào gần bờ khi khả năng phòng thủ chống tên lửa và không quân là rất cao.
Vì thế khi Hải quân Việt Nam tên lửa không đủ độ xa, không đủ độ chính xác và không thể vượt qua sự phòng thủ của địch, nghĩa là công nghệ không làm gì được thì chiến thuật sẽ ra đòn phát huy tác dụng.
Đó chính là phương châm: Những gì mà công nghệ không thể làm được thì chiến thuật có thể.
Vì vậy các tàu tấn công tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, cơ động nhanh; tàu ngầm KILO; máy bay SU-22M4…sự kết hợp các loại này với nhau trong 2 hình thức tác chiến chủ yếu tập kích và phục kích sở trường của Hải quân Việt Nam là một trong những câu trả lời cho vấn đề làm thế nào để giáng trả khi địch có vũ khí tối tân hiện đại hơn.
Tư tưởng quân sự “lấy nhỏ đánh lớn” được Hải quân Việt Nam kế thừa và phát triển, đó là: Lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít.
Nhỏ mà nhiều thì cơ động nhanh tấn công được nhiều hướng, tấn công được dồn dập làm đối phương lúng túng, rối loạn dẫn đến mắc sai lầm.
Đây là kinh nghiệm quý báu được rút ra từ trận ngày 01/8/1964 của 3 xuồng phóng lôi tấn công khu trục hạm Maddox của Mỹ.
Đến trận thứ 2 ngày 19/4/1972 tấn công 01 Tuần dương hạm, 02 Khu trục hạm và 01 Hộ tống hạm của Mỹ thì cách đánh được phát triển cao hơn, đó là hợp đồng với lực lượng không quân, tức tấn công với nhiều tầng (trên không và trên mặt biển).
Đến nay thì lối đánh được coi như là sở trường đó được củng cố hoàn thiện. Hải quân Việt Nam có đủ khả năng tấn công trên một không gian có chiều sâu bao gồm dưới lòng biển của lực lượng tàu ngầm, trên mặt biển của nhiều tàu tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, tốc độ lớn, cơ động nhanh và trên không của máy bay SU-22M4-loại máy bay có thể bay rất thấp với tốc độ cao nên tránh được phát hiện của radar, hay máy bay hiện đại khác khi cần như SU-30…
Như vậy ở khu vực xảy ra tác chiến, hải quân địch phải đối phó với một cuộc tấn công trên nhiều hướng, liên tục dồn dập với nhiều tầng nhiều lớp bao gồm trên không, trên biển và trong lòng biển.
Hình thức tác chiến phù hợp để dành yếu tố bất ngờ không gì khác ngoài tập kích và phục kích.
Tập kích là dùng lực lượng cơ động nhanh bí mật áp sát đối phương tấn công trước vào kẻ địch làm chúng bị bất ngờ, lúng túng đối phó, làm cho đội hình địch rối loạn (ít nhất là thời gian đầu).
Điều quyết định nhất của trận tập kích là làm sao cơ động đến vị trí tấn công mà địch không phát hiện hoặc quá muộn khi phát hiện được. Hải quân Việt Nam có 3 thuận lợi cơ bản để tổ chức các trận tập kích.
Bờ biển, hải đảo là của Việt Nam nên lực lượng tập kích như tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay được coi như là bí mật với quân địch.
Lực lượng tập kích rất cơ động. Đặc biệt vũ khí trang bị rất nguy hiểm mà có thể gây cho quân địch mất sức chiến đấu ngay từ loạt đầu (rất phù hợp với lối đánh tập kích).
Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam tùy theo tình hình có rất nhiều sự lựa chọn để sử dụng lực lượng. Chẳng hạn như khi nào thì dùng tàu ngầm với tàu tên lửa; khi nào thì hợp đồng tác chiến với máy bay…
Nếu như tập kích là chủ động cơ động để tấn công trước thì phục kích là hình thức tác chiến “nằm chờ giặc đến”. Điều quyết định thành bại của hình thức tác chiến này là phục kích ở đâu mà địch sẽ đi qua.
Phòng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển bao gồm rất nhiều lực lượng hợp đồng tác chiến với nhau từ cấp chiến thuật, chiến dịch cho đến cấp chiến lược. Chiến thuật lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít của Hải quân Việt Nam chỉ là một trong nhiều lối đánh. Không loại trừ dùng ít đánh nhiều hoặc dùng lớn đánh nhỏ...
Đó chính là sự sáng tạo, linh hoạt của người cầm quân. Dấu hiệu đã cho thấy Hải quân Việt Nam chuẩn bị rất kỹ, rất chủ động cho nhiệm vụ của mình.
Nếu như thế thì Hải quân Việt Nam cần gì phải sắm tàu ngầm, tầu chiến làm gì?
Thực tế chiến tranh ít ra cũng không hoàn toàn như thế, mà nếu có như thế thì Hải quân VN cũng không đủ tiềm lực, công nghệ để đối đầu với tiềm lực của Hải quân đối phương-một cường quốc có nền khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại vượt trội.
Làm sao Hải quân Việt Nam có thể đối đầu với các tàu khu trục hạm, tuần dương hạm hiện đại khi không có các loại tương đương hoặc có nhưng quá ít?
Rõ ràng là khi tấn công từ hướng biển lực lượng hải quân địch sẽ chiếm giữ những vị trí mà nằm trong tầm phát huy hỏa lực nhưng có thể ngoài tầm hỏa lực giáng trả của Hải quân Việt Nam hoặc vào gần bờ khi khả năng phòng thủ chống tên lửa và không quân là rất cao.
Vì thế khi Hải quân Việt Nam tên lửa không đủ độ xa, không đủ độ chính xác và không thể vượt qua sự phòng thủ của địch, nghĩa là công nghệ không làm gì được thì chiến thuật sẽ ra đòn phát huy tác dụng.
Đó chính là phương châm: Những gì mà công nghệ không thể làm được thì chiến thuật có thể.
Vì vậy các tàu tấn công tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, cơ động nhanh; tàu ngầm KILO; máy bay SU-22M4…sự kết hợp các loại này với nhau trong 2 hình thức tác chiến chủ yếu tập kích và phục kích sở trường của Hải quân Việt Nam là một trong những câu trả lời cho vấn đề làm thế nào để giáng trả khi địch có vũ khí tối tân hiện đại hơn.
Tư tưởng quân sự “lấy nhỏ đánh lớn” được Hải quân Việt Nam kế thừa và phát triển, đó là: Lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít.
Nhỏ mà nhiều thì cơ động nhanh tấn công được nhiều hướng, tấn công được dồn dập làm đối phương lúng túng, rối loạn dẫn đến mắc sai lầm.
Đây là kinh nghiệm quý báu được rút ra từ trận ngày 01/8/1964 của 3 xuồng phóng lôi tấn công khu trục hạm Maddox của Mỹ.
Đến trận thứ 2 ngày 19/4/1972 tấn công 01 Tuần dương hạm, 02 Khu trục hạm và 01 Hộ tống hạm của Mỹ thì cách đánh được phát triển cao hơn, đó là hợp đồng với lực lượng không quân, tức tấn công với nhiều tầng (trên không và trên mặt biển).
Đến nay thì lối đánh được coi như là sở trường đó được củng cố hoàn thiện. Hải quân Việt Nam có đủ khả năng tấn công trên một không gian có chiều sâu bao gồm dưới lòng biển của lực lượng tàu ngầm, trên mặt biển của nhiều tàu tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, tốc độ lớn, cơ động nhanh và trên không của máy bay SU-22M4-loại máy bay có thể bay rất thấp với tốc độ cao nên tránh được phát hiện của radar, hay máy bay hiện đại khác khi cần như SU-30…
Như vậy ở khu vực xảy ra tác chiến, hải quân địch phải đối phó với một cuộc tấn công trên nhiều hướng, liên tục dồn dập với nhiều tầng nhiều lớp bao gồm trên không, trên biển và trong lòng biển.
Hình thức tác chiến phù hợp để dành yếu tố bất ngờ không gì khác ngoài tập kích và phục kích.
Tập kích là dùng lực lượng cơ động nhanh bí mật áp sát đối phương tấn công trước vào kẻ địch làm chúng bị bất ngờ, lúng túng đối phó, làm cho đội hình địch rối loạn (ít nhất là thời gian đầu).
Điều quyết định nhất của trận tập kích là làm sao cơ động đến vị trí tấn công mà địch không phát hiện hoặc quá muộn khi phát hiện được. Hải quân Việt Nam có 3 thuận lợi cơ bản để tổ chức các trận tập kích.
Bờ biển, hải đảo là của Việt Nam nên lực lượng tập kích như tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay được coi như là bí mật với quân địch.
Lực lượng tập kích rất cơ động. Đặc biệt vũ khí trang bị rất nguy hiểm mà có thể gây cho quân địch mất sức chiến đấu ngay từ loạt đầu (rất phù hợp với lối đánh tập kích).
Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam tùy theo tình hình có rất nhiều sự lựa chọn để sử dụng lực lượng. Chẳng hạn như khi nào thì dùng tàu ngầm với tàu tên lửa; khi nào thì hợp đồng tác chiến với máy bay…
Nếu như tập kích là chủ động cơ động để tấn công trước thì phục kích là hình thức tác chiến “nằm chờ giặc đến”. Điều quyết định thành bại của hình thức tác chiến này là phục kích ở đâu mà địch sẽ đi qua.
Phòng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển bao gồm rất nhiều lực lượng hợp đồng tác chiến với nhau từ cấp chiến thuật, chiến dịch cho đến cấp chiến lược. Chiến thuật lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít của Hải quân Việt Nam chỉ là một trong nhiều lối đánh. Không loại trừ dùng ít đánh nhiều hoặc dùng lớn đánh nhỏ...
Đó chính là sự sáng tạo, linh hoạt của người cầm quân. Dấu hiệu đã cho thấy Hải quân Việt Nam chuẩn bị rất kỹ, rất chủ động cho nhiệm vụ của mình.
- Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải quân Việt Nam
-5 vũ khí hiện đại nhất của Quân đội Việt Nam năm 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét