BTV: Vào những ngày này 38 năm trước, Trung Quốc
đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam. Tại thời điểm đó, Quân đội Việt Nam Cộng hòa đang làm chủ hợp pháp
quần đảo Hoàng Sa nên đã ra sức chống trả, kết quả là 74 người lính VNCH đã vĩnh viễn nằm xuống
để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Hôm nay, có lẽ chúng ta
cần dành riêng những giây phút để tưởng niệm 74 người lính VNCH đã anh
dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, và cũng không quên rằng, quần đảo này mặc
dù hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ, nhưng đó là một phần lãnh thổ của
Việt Nam.
Để hiểu thêm những người lính VNCH đã chiến đấu giữ gìn biển, đảo ra sao, cũng như đã phải đối đầu với kẻ thù hung bạo như thế nào, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của những kẻ xâm lược, mô tả lại trận Hải chiến Hoàng Sa. Bài này được viết vào ngày 7 tháng 7 năm 1974, chỉ hơn 5 tháng sau khi trận chiến kết thúc, nên đã mô tả khá chi tiết về trận đánh này. Chúng tôi xin giữ nguyên văn các danh từ riêng mà phía Trung Quốc gọi tên các hòn đảo, với chú thích kèm theo ở cuối bài, cũng như nguyên văn những từ ngữ mà phía Trung Quốc đã sử dụng để mô tả trận chiến này, khi cho rằng họ chỉ là những kẻ “tự vệ”, thay vì những kẻ xâm lược.
—————
Báo Trung Quốc mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974:
Quốc Thanh dịch
Hải chiến Tây Sa là trận tác chiến phản kích tự vệ vào tháng 1 năm 1974, được tiến hành đối với quân đội Nam Việt (1) xâm nhập vùng biển quần đảo Vĩnh Lạc (2) thuộc Tây Sa (3), với sự phối hợp giữa Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc cùng các phân đội lục quân và dân binh. Đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc, đồng thời cũng là lần tác chiến hải quân đầu tiên với một nước khác của hải quân Trung Quốc kể từ sau năm 1949. Quy mô của trận hải chiến này tuy không lớn, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến thế cục chiến lược của Trung Quốc ở Nam Hải, đủ để ghi vào sử sách mãi mãi. Hơn nữa, bản thân trận hải chiến này lại còn có thể được gọi là ky tích của lịch sử hải quân thế giới.
Quần đảo Tây Sa là một quần đảo lớn trong số 4 quần đảo lớn ở Nam Hải (4) của Trung Quốc, nằm ở vùng biển cách đảo Hải Nam khoảng 330 km về phía đông nam, được hợp thành từ 2 quần đảo Tuyên Đức (5) và Vĩnh Lạc cách nhau 42 hải lý, với tổng diện tích khoảng 10km2. Trong đó, đảo Vĩnh Hưng (6) có diện tích lớn nhất trong quần đảo Tuyên Đức, là đảo chính của Tây Sa. Quần đảo Tây Sa từ thời Hán Vũ Đế đã là lãnh thổ của Trung Quốc, các triều các đời đều đã khai thác kinh doanh, từ sau đời Tống đã từng điều các thủy sư đi tuần tra theo định kỳ.
Quần đảo Vĩnh Lạc gồm các đảo San Hô (7), Cam Tuyền (8), Kim Ngân (9), Thâm Hàng (10), Quảng Kim (11), Tấn Khanh (12), Toàn Phú (13), Áp Công (14) quây lại với nhau thành một bãi đá ngầm có hình vó ngựa, bãi đá ngầm này quây quanh một hồ đá ngầm có chu vi 100 km2.
Nhưng từ nửa sau thập kỷ 50, nhà cầm quyền Nam Việt bắt đầu thèm muốn 2 quần đảo lớn là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa (15) trong số nhiều đảo ở Nam Hải của Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 5 năm 1956 đã ngang nhiên đưa ra yêu sách về lãnh thổ. Từ năm 1956 đến năm 1958 đã lần lượt xâm chiếm 4 đảo San Hô, Cam Tuyền, Thâm Hàng và Kim Ngân thuộc quần đảo Vĩnh Lạc, sau đó, ngoài việc tiếp tục chiếm cứ đảo San Hô ra còn lần lượt rút quân khỏi ba hòn đảo đã xâm chiếm còn lại.
Ngày 22 tháng 2 năm 1959, trợ chiến hạm HQ 225 của hải quân Nam Việt đã xâm nhập vào Tây Sa, sử dụng vũ lực để đánh đuổi 5 tàu cá Trung Quốc với 69 ngư dân. Để bảo vệ chủ quyền Tây Sa, chính phủ Trung Quốc quyết định cho Hạm đội Nam Hải của hải quân tổ chức các biên đội đi tuần tiễu ở Tây Sa. Ngày 17 tháng 3 năm 1959, chính ủy Viên Ý Phấn ở căn cứ Du Lâm, Hạm đội Nam Hải của Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và chi đội trưởng Vương Phát Minh chi đội 11 xuồng máy đã dẫn các tàu hộ tống 172, phiên hiệu Nam Ninh và tàu chống ngầm 153, phiên hiệu Lô Châu, lần đầu tiên tới tuần tra vùng biển Tuyên Đức thuộc Tây Sa.
Vào 8 giờ sáng ngày 16 [tháng 1 năm 1974], tàu số 16 của Nam Việt đã điều 16 lính, đáp một xuồng máy xâm chiếm đảo Kim Ngân thuộc quần đảo Vĩnh Lạc của Tây Sa. 14 giờ, Bộ tổng tham mưu hạ lệnh cho Hạm đội Nam Hải lập tức điều 2 tàu chống ngầm đến chờ lệnh ở đảo Vĩnh Hưng. 19 giờ 37 phút, các tàu chống ngầm 271, 274 thuộc đại đội 73 tàu chống ngầm đã chở một trung đội bộ binh thuộc sư đoàn 131 lục quân cùng vật tư chuẩn bị chiến đấu trên 7 chiếc xe tải khởi hành từ căn cứ Du Lâm, đến đảo Vĩnh Hưng vào 10 giờ 30 phút ngày 17, thừa hành nhiệm vụ tuần tra lần thứ 77, đồng thời cũng là lần cuối cùng, đối với Tây Sa. Đảm nhận chỉ huy biên đội trên biển là Ngụy Minh Sâm, Phó tư lệnh căn cứ Du Lâm, sở chỉ huy trên biển đặt tại tàu số 271 thuộc đại đội 73 tàu chống ngầm.
Ngày 17 [tháng 1 năm 1974], quân Nam Việt lại điều tàu khu trục số 4 “Trần Khánh Dư” và tàu số 16 hợp cùng nhau. 14 giờ 20 phút, 2 tàu, mỗi tàu thả một chiếc xuồng máy, chở 27 lính xâm chiếm đảo Cam Tuyền, cưỡng bức trục xuất các công nhân nghề cá Trung Quốc đang phơi hải sâm trên biển. 15 giờ 15 phút, biên đội 271 đưa thêm một trung đội dân binh, thuộc Bộ vũ trang Tây Sa, thừa lệnh khởi hành tới quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc để bảo vệ cho các tàu cá Trung Quốc sản xuất được an toàn. 17 giờ 49 phút, đi vào quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc từ giữa các đảo Thâm Hàng và đảo Tấn Khanh, nhằm thẳng tới 2 tàu khu trục “Lý Thường Kiệt” và “Trần Khánh Dư” Nam Việt đang giương oai diễu võ, chặn tàu cá Trung Quốc ở gần đảo Cam Tuyền. Hai tàu chống ngầm số 271, 274 của ta lập tức phát tín hiệu cảnh báo tới đối phương, buộc họ cuối cùng phải chuyển hướng rời đi.
Đến đêm, 2 trung đội bộ binh và dân binh do biên đội hải quân chở đến đã đổ bộ lên 3 đảo phụ cận, xây dựng công sự, chuẩn bị cố thủ. Cho đến lúc này, trong số 8 hòn đảo chính của quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, Nam Việt đã chiếm cứ 3 đảo: San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân ở phía Tây, biên đội hải quân Nam Việt thả neo ở đảo San Hô; Trung Quốc chiếm 3 đảo: Thâm Hàng, Tấn Khanh, Quảng Kim ở phía đông, hải quân Trung Quốc cùng biên đội tàu cá thả neo ở đảo Tấn Khanh, hai bên tiếp tục cuộc đối đầu cách nhau 9 hải lý.
Ngày 18, với sự trợ giúp của tàu hải quân Trung Quốc, các ngư dân đang đánh bắt cá ở đảo Thâm Hàng tiếp tục giữ vững sản xuất, đồng thời giám sát chặt chẽ mọi hành động của địch. Ngày hôm đó, hải quân Nam Việt lại điều thêm tàu khu trục số 5 và tàu “Trần Bình Trọng” đến quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, 3 tàu khu trục Nam Việt tiến hành vây chặn các tàu cá Nam Ngư số 402 và 407 ở hồ đá ngầm, lần lượt đâm vào tàu cá Trung Quốc 8 lần, làm hỏng cửa sổ buồng lái tàu cá số 407, mưu đồ uy hiếp buộc tàu cá Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển đang tác nghiệp. Hai tàu cá không hề sợ hãi, quần nhau với địch. Tàu hải quân Trung Quốc lại phát tín hiệu cảnh báo, tàu địch treo cờ tín hiệu “mất lái” để trốn tránh tội lỗi, rồi vội lẩn đi.
Những bước tiến triển thêm về tình thế ở Tây Sa đã được kịp thời truyền đến cấp quyết sách tối cao của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc ý thức được cục diện nghiêm trọng ở Tây Sa, nên đã thành lập riêng một Nhóm lãnh đạo Tây Sa, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Hạm đội Nam Hải điều thêm các tàu chống ngầm số 281, 282 thuộc đại đội 74, tàu chống ngầm chạy đến chờ lệnh ở đảo Vĩnh Hưng. Biên đội 281 khẩn cấp khởi hành từ căn cứ Du Lâm vào 2 giờ 45 phút ngày 18 [tháng 1 năm 1974], đã đến đảo Vĩnh Hưng vào 12 giờ 20 phút. Các tàu số 396 và 389 đại đội 10 tàu rà bom mìn vận chuyển nước ngọt và thực phẩm cho Tây Sa đã khởi hành từ căn cứ Du Lâm lúc 7 giờ 35 phút ngày 18, 22 giờ 30 phút, cập bến thả neo ở đảo Tấn Khanh hội hợp với biên đội 271. Để phối hợp hành động với bộ đội trên tàu, 14 giờ 21 phút ngày 18, trung đoàn 22, sư đoàn 8 thuộc Hải Nam Airlines đã điều 2 máy bay bay đến vùng trời quần đảo Vĩnh Lạc thực thi tuần tra trinh sát. Quân khu Quảng Châu yêu cầu điều một bộ phận bộ binh sẵn sàng chuẩn bị chi viện. Quân khu Quảng Châu căn cứ theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương đã yêu cầu sở chỉ huy trên biển và các biên đội tàu sẵn sàng duy trì cảnh giới cao độ, đồng thời tiến hành đấu lý với Hải quân Nam Việt, nếu như chúng dám tấn công bất ngờ, thì cần lập tức phản kích tự vệ.
Phía quân Nam Việt cũng gấp gáp bố trí, 2 giờ 30 phút lại điều thêm pháo hạm hộ tống số 10 “Sóng dữ” (19) đuổi theo đến vùng biển quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, hợp cùng 3 tàu khu trục đã xâm nhập từ trước. Cho đến giờ phút này đã có tới 4 quân hạm Nam Việt xâm nhập vùng biển Vĩnh Lạc. Nhằm đối phó với kẻ thù, lúc 5 giờ ngày 19 tháng 1, Hạm đội Nam Hải đã chỉ thị cho biên đội trên biển chuẩn bị sẵn sàng tác chiến, kiên quyết đánh trả.
Xét về năng lực, 3 tàu khu trục và 1 pháo hạm của hải quân Nam Việt, lớn 1.770 tấn, nhỏ cũng tới 650 tấn, tổng trọng tải hơn 6.000 tấn, trên tàu trang bị tổng cộng 50 khẩu hỏa pháo cỡ từ 127 ly trở xuống. Còn 4 chiếc tàu của biên đội tàu hải quân Trung Quốc thì lớn nhất mới có 570 tấn, ít hơn chiếc nhỏ nhất của đối phương tới 80 tấn, nhỏ nhất chỉ có 300 tấn, tổng trọng tải chưa được 1.760 tấn, chưa bằng trọng tải chiếc tàu lớn nhất của đối phương. Ngoài ra, 4 chiếc tàu bên ta chỉ được trang bị có 16 khẩu hỏa pháo cỡ 85 ly trở xuống, trong đó phần lớn là những khẩu hỏa pháo hai nòng cỡ nhỏ, thực lực trang bị hết sức thảm hại.
Tương quan thực lực giữa hai bên đối trận thảm hại như vậy cũng thuộc loại hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới. Khi ấy, hải quân Nam Việt tự đánh giá thực lực của mình thuộc top 10 hàng đầu thế giới, đồng thời nhận định máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể chi viện máy bay chiến đấu tầm ngắn như Tây Sa, nên cảm thấy vẫn có thể chiến đấu với Hạm đội Nam Hải có trang bị kém nhất của Hải quân Trung Quốc.
Nhưng tính cơ động, mật độ hỏa lực của quân hạm Nam Việt lại khá kém, rồi sĩ quan binh lính lại nhát gan sợ chết, đây là nhược điểm không có cách gì khắc phục nổi ở chúng. Còn hải quân Trung Quốc, mặc dù trang bị và sự chuẩn bị tác chiến khi ấy không bằng quân Nam Việt, nhưng lòng dũng cảm và sĩ khí của họ thì lại là nhất, cộng thêm với sự giàu kinh nghiệm tác chiến, lấy nhỏ đánh lớn ở eo biển Đài Loan từ nhiều năm nay, nên không hề tỏ ra khiếp nhược khi phải đối mặt với hải quân Nam Việt chiếm ưu thế áp đảo.
Hải quân Nam Việt xâm nhập quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, quyết tâm với ưu thế tàu to pháo lớn, ra tay một phát là xơi gọn các tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc với trang bị ở hàng yếu thế, từ đó mà cưỡng chiếm được quần đảo Vĩnh Lạc. Sáng sớm ngày 19, hạm đội hải quân Nam Việt nhổ neo từ đảo San Hô, chạy hết tốc lực về phía biên đội hải quân Trung Quốc, dẫn đầu mở thế trận hải chiến. Hai tàu số 10 và số 16 tiến vào hồ đá ngầm, từ rạn san hô Linh Dương tiếp cận tới đảo Tấn Khanh rồi neo lại ở đó, nhằm thu hút binh lực của biên đội hải quân Trung Quốc; còn 2 tàu số 4 và số 5 thì từ đảo Kim Ngân ra ngoài khơi về phía nam chạy vòng quanh 2 đảo Thâm Hàng, Quảng Kim, chuẩn bị điều binh cưỡng chiếm các đảo Thâm Hàng, Quảng Kim… mà quân dân Trung Quốc đang đóng ở đó.
Lần hải chiến này là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc ra khỏi bờ biển, tác chiến ở vùng biển mới lạ. Trong trận hải chiến oai hùng mà quân dân Trung Quốc thề chết bảo vệ quần đảo Tây Sa, hải quân Trung Quốc chỉ được trang bị ở mức yếu thế, các sĩ quan binh lính đã chiến đấu dũng cảm, vận dụng chiến thuật thành công, làm chìm 1 pháo hạm hộ vệ của hải quân Nam Việt, bắn bị thương 3 tàu khu trục, bắn chết thuyền trưởng, thuyền phó tàu “Sóng dữ”, thuyền trưởng tàu “Trần Khánh Dư” cùng hơn 100 sĩ quan binh lính dưới quyền của chúng, bắn bị thương viên thượng tá chỉ huy hiện trường phía địch là Hà Văn Ngạc; trong khi tác chiến đổ bộ thu hồi 3 đảo Cam Tuyền, San Hô và Kim Ngân, bộ đội và dân binh Trung Quốc đã bắt sống thiếu tá Phạm Văn Hồng cùng 48 sĩ quan binh lính dưới quyền của quân đội Nam Việt, trong đó có cả viên sĩ quan liên lạc Gerald Emile Koch, thuộc Lãnh sự quán Mỹ, thường trú tại Đà Nẵng, Nam Việt, cũng đã bị quân dân Trung Quốc bắt làm tù nhân. Nhìn nhận lại sự thảm hại trong đối sánh lực lượng giữa hai bên, kết quả trận chiến như vậy cũng là hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới.
Trong trận chiến bảo vệ quần đảo Tây Sa, quân dân Trung Quốc cũng đã phải có những sự trả giá nhất định. 18 sĩ quan binh lính là Phùng Tùng Bá, Chu Thích Thông, Tăng Đoan Dương, Vương Thành Phương, Khương Quảng Hữu, Vương Tái Hùng, Lâm Hán Siêu, Văn Kim Vân, Hoàng Hữu Xuân, Lý Khai Chi, Quách Thuận Phúc, Quách Ngọc Đông, Dương Tùng Lâm, La Hoa Thắng, Chu Hữu Phương, Tăng Minh Quý, Hà Đức Kim, Thạch Tạo… đã anh dũng hy sinh, 67 người tham chiến bị thương, tàu rà phá bom mìn 389 bị trọng thương nằm trên bãi cạn, tàu chống ngầm 274 bị hỏng nặng, tàu rà phá bom mìn 396 và tàu chống ngầm 271 bị hỏng nhẹ.
Ngày 27 tháng 2 năm 1974, Bộ ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố với toàn thế giới, chính phủ Trung Quốc quyết định toàn bộ 48 sĩ quan binh lính Nam Việt như Phạm Văn Hồng… cùng 1 sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt làm tù binh trong trận phản kích tự vệ ở quần đảo Tây Sa được hồi hương.
Phùng Tùng Bá, Chu Thích Thông, Tăng Đoan Dương, Vương Thành Phương
Khương Quảng Hữu, Vương Tái Hùng, Lâm Hán Siêu, Văn Kim Vân,
Hoàng Hữu Xuân, Lý Khai Chi, Quách Thuận Phúc, Quách Ngọc Đông
Dương Tùng Lâm, La Hoa Thắng, Chu Hữu Phương, Tăng Minh Quý
Hà Đức Kim, Thạch Tạo
———–
Ghi chú:
(1) Tức Việt Nam Cộng hòa.
(2) Tức nhóm đảo Trăng Khuyết, còn có tên khác là nhóm Nguyệt Thiềm. Tên tiếng Anh là Crescent Group.
(3) Tức Hoàng Sa.
(4) Tức biển Đông.
(5) Nhóm An Vĩnh, tên tiếng Anh là Amphitrite Group.
(6) Tức đảo Phú Lâm, tiếng Anh là Woody Island.
(7) Không rõ đảo San Hô này có tên tiếng Việt là gì.
(8) Tức Đảo Hữu Nhật, tên tiếng Anh là Robert Island.
(9) Tức Đảo Quang Ảnh, tên tiếng Anh là Money Island.
(10) Tức Đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây. Tên tiếng Anh là Duncan Islands.
(11) Không rõ đảo Quảng Kim mà Trung Quốc nhắc ở đây có phải là đảo Đá Lồi với tên tiếng Anh là Discovery Reef?
(12) Tức Đảo Duy Mộng. Tên tiếng Anh là Drummond Island.
(13) Không rõ.
(14) Không rõ.
(15) Tức quần đảo Trường Sa.
(16) Tức đảo trường Sa.
(17) Tức đảo Ba Bình.
(18) Tỉnh Đồng Nai sau này.
(19) Tức hộ tống hạm Nhật Tảo.
(20) 1 dây, tức 1 chain, là đơn vị đo chiều dài ở Anh, tương đương 66 bộ hay 22 yards, khoảng 20.1168 mét.
(21) Tức Trung tá Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo, HQ-10.
Nguồn: TIEXUE.NET
Để hiểu thêm những người lính VNCH đã chiến đấu giữ gìn biển, đảo ra sao, cũng như đã phải đối đầu với kẻ thù hung bạo như thế nào, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của những kẻ xâm lược, mô tả lại trận Hải chiến Hoàng Sa. Bài này được viết vào ngày 7 tháng 7 năm 1974, chỉ hơn 5 tháng sau khi trận chiến kết thúc, nên đã mô tả khá chi tiết về trận đánh này. Chúng tôi xin giữ nguyên văn các danh từ riêng mà phía Trung Quốc gọi tên các hòn đảo, với chú thích kèm theo ở cuối bài, cũng như nguyên văn những từ ngữ mà phía Trung Quốc đã sử dụng để mô tả trận chiến này, khi cho rằng họ chỉ là những kẻ “tự vệ”, thay vì những kẻ xâm lược.
—————
Báo Trung Quốc mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974:
Hải chiến Tây Sa Trung – Việt
Ghi chép đầy đủ ngày 7-7-1974Quốc Thanh dịch
Hải chiến Tây Sa là trận tác chiến phản kích tự vệ vào tháng 1 năm 1974, được tiến hành đối với quân đội Nam Việt (1) xâm nhập vùng biển quần đảo Vĩnh Lạc (2) thuộc Tây Sa (3), với sự phối hợp giữa Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc cùng các phân đội lục quân và dân binh. Đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc, đồng thời cũng là lần tác chiến hải quân đầu tiên với một nước khác của hải quân Trung Quốc kể từ sau năm 1949. Quy mô của trận hải chiến này tuy không lớn, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến thế cục chiến lược của Trung Quốc ở Nam Hải, đủ để ghi vào sử sách mãi mãi. Hơn nữa, bản thân trận hải chiến này lại còn có thể được gọi là ky tích của lịch sử hải quân thế giới.
Quần đảo Tây Sa là một quần đảo lớn trong số 4 quần đảo lớn ở Nam Hải (4) của Trung Quốc, nằm ở vùng biển cách đảo Hải Nam khoảng 330 km về phía đông nam, được hợp thành từ 2 quần đảo Tuyên Đức (5) và Vĩnh Lạc cách nhau 42 hải lý, với tổng diện tích khoảng 10km2. Trong đó, đảo Vĩnh Hưng (6) có diện tích lớn nhất trong quần đảo Tuyên Đức, là đảo chính của Tây Sa. Quần đảo Tây Sa từ thời Hán Vũ Đế đã là lãnh thổ của Trung Quốc, các triều các đời đều đã khai thác kinh doanh, từ sau đời Tống đã từng điều các thủy sư đi tuần tra theo định kỳ.
Quần đảo Vĩnh Lạc gồm các đảo San Hô (7), Cam Tuyền (8), Kim Ngân (9), Thâm Hàng (10), Quảng Kim (11), Tấn Khanh (12), Toàn Phú (13), Áp Công (14) quây lại với nhau thành một bãi đá ngầm có hình vó ngựa, bãi đá ngầm này quây quanh một hồ đá ngầm có chu vi 100 km2.
Nhưng từ nửa sau thập kỷ 50, nhà cầm quyền Nam Việt bắt đầu thèm muốn 2 quần đảo lớn là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa (15) trong số nhiều đảo ở Nam Hải của Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 5 năm 1956 đã ngang nhiên đưa ra yêu sách về lãnh thổ. Từ năm 1956 đến năm 1958 đã lần lượt xâm chiếm 4 đảo San Hô, Cam Tuyền, Thâm Hàng và Kim Ngân thuộc quần đảo Vĩnh Lạc, sau đó, ngoài việc tiếp tục chiếm cứ đảo San Hô ra còn lần lượt rút quân khỏi ba hòn đảo đã xâm chiếm còn lại.
Ngày 22 tháng 2 năm 1959, trợ chiến hạm HQ 225 của hải quân Nam Việt đã xâm nhập vào Tây Sa, sử dụng vũ lực để đánh đuổi 5 tàu cá Trung Quốc với 69 ngư dân. Để bảo vệ chủ quyền Tây Sa, chính phủ Trung Quốc quyết định cho Hạm đội Nam Hải của hải quân tổ chức các biên đội đi tuần tiễu ở Tây Sa. Ngày 17 tháng 3 năm 1959, chính ủy Viên Ý Phấn ở căn cứ Du Lâm, Hạm đội Nam Hải của Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và chi đội trưởng Vương Phát Minh chi đội 11 xuồng máy đã dẫn các tàu hộ tống 172, phiên hiệu Nam Ninh và tàu chống ngầm 153, phiên hiệu Lô Châu, lần đầu tiên tới tuần tra vùng biển Tuyên Đức thuộc Tây Sa.
Hoạt động tuần tra Tây Sa
diễn ra cho đến khi thu hồi được quần đảo Vĩnh Lạc vào năm 1974 thì
ngưng. Trong thời gian ấy, đã tiến hành tuần tra tổng cộng 77 lần, với
170 lượt tàu tham gia tuần tra, thông qua tuần tra Tây Sa để bảo vệ cá
và bảo vệ đi lại, tiến hành trinh sát và cảnh cáo bước đầu. Đây là nhiệm
vụ tuần tra ngoài khơi ở cự ly xa nhất cho hải quân Trung Quốc thừa
hành khi ấy, đó là một lần thử thách gay gắt đối với hải quân Trung Quốc
với những tàu thuyền được trang bị còn khá lạc hậu.
Sau khi đã ký kết “Hiệp
định đình chiến Paris” tháng 1 năm 1973, chính phủ Nam Việt nhân lúc thế
cục đánh trên bộ còn đang ổn định, đã tích cực triển khai hoạt động
cưỡng chiếm các yếu điểm chiến lược ở Nam Hải. Bắt đầu từ tháng 8 năm
1973, quân hạm Nam Việt liên tục xua đuổi, va chạm và bắt bớ các ngư dân
Trung Quốc ở vùng biển Tây Sa, sau khi xâm chiếm phi pháp 6 hòn đảo
thuộc các quần đảo Nam Sa, Tây Sa của Trung Quốc, vào tháng 9 năm 1973,
lại ngang nhiên tuyên bố là đã đưa 11 hòn đảo như Nam Uy (16), Thái Bình
(17)… trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc vào diện quy hoạch quản lý
của tỉnh Phước Tuy (18). Sau đó không lâu, hải quân Nam Việt lại càng
táo tợn hơn khi tạo ra các rắc rối ở vùng biển Tây Sa, đâm hỏng các
thuyền cá của Công ty Ngư nghiệp Nam Hải Trung Quốc đang đánh bắt cá ở
vùng này, thậm chí còn bắt cả ngư dân Trung Quốc về cảng gác, tiến hành
tra tấn bức cung, cưỡng bức họ phải thừa nhận quần đảo Tây Sa là lãnh
thổ của Nam Việt.
Ngày 11 tháng 1 năm 1974, Bộ ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố, nhắc lại “Các
quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa đều là một phần của lãnh thổ Trung
Quốc. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi
đối với những hòn đảo này”. Nhà cầm quyền Nam Việt không vì thế mà lui lại hành trình xâm lược của mình.
Vào 10 giờ ngày 15 tháng 1
năm 1974, tàu khu trục số 16 và tàu “Lý Thường Kiệt” của hải quân Nam
Việt đã xâm nhập vào vùng biển quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc của Tây Sa,
đồng thời vào 13 giờ 50 phút, đã bắn 10 phát đạn pháo vào căn cứ đánh
bắt cá của ngư dân Trung Quốc ở đảo Cam Tuyền, ngang nhiên hủy hoại quốc
kỳ Trung Quốc. Ngoài ra còn có ý đồ đổ bộ lên các tàu cá Nam Ngư số
402, số 407 của Công ty Thủy sản Bạch Mã Tỉnh của Quảng Đông đang sản
xuất đánh bắt cá ở quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc khi ấy, các công nhân
nghề cá của Trung Quốc đã đấu tranh trực diện với họ.
Báo cáo về việc quân đội Nam Việt tiến
hành khiêu khích quân sự lập tức được đệ trình lên cấp quyết sách tối
cao của Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Chu Ân Lai đã nghiên cứu đối
sách cùng với Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Diệp Kiếm Anh, sau khi
trình lên và được sự đồng ý của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đã quyết định
tăng cường tuần tra và áp dụng các biện pháp quân sự tương ứng, để bảo
vệ quần đảo Tây Sa. Đây là hành động quân sự cuối cùng mà Mao Trạch Đông
đã ra quyết sách trong cuộc đời mình.Vào 8 giờ sáng ngày 16 [tháng 1 năm 1974], tàu số 16 của Nam Việt đã điều 16 lính, đáp một xuồng máy xâm chiếm đảo Kim Ngân thuộc quần đảo Vĩnh Lạc của Tây Sa. 14 giờ, Bộ tổng tham mưu hạ lệnh cho Hạm đội Nam Hải lập tức điều 2 tàu chống ngầm đến chờ lệnh ở đảo Vĩnh Hưng. 19 giờ 37 phút, các tàu chống ngầm 271, 274 thuộc đại đội 73 tàu chống ngầm đã chở một trung đội bộ binh thuộc sư đoàn 131 lục quân cùng vật tư chuẩn bị chiến đấu trên 7 chiếc xe tải khởi hành từ căn cứ Du Lâm, đến đảo Vĩnh Hưng vào 10 giờ 30 phút ngày 17, thừa hành nhiệm vụ tuần tra lần thứ 77, đồng thời cũng là lần cuối cùng, đối với Tây Sa. Đảm nhận chỉ huy biên đội trên biển là Ngụy Minh Sâm, Phó tư lệnh căn cứ Du Lâm, sở chỉ huy trên biển đặt tại tàu số 271 thuộc đại đội 73 tàu chống ngầm.
Ngày 17 [tháng 1 năm 1974], quân Nam Việt lại điều tàu khu trục số 4 “Trần Khánh Dư” và tàu số 16 hợp cùng nhau. 14 giờ 20 phút, 2 tàu, mỗi tàu thả một chiếc xuồng máy, chở 27 lính xâm chiếm đảo Cam Tuyền, cưỡng bức trục xuất các công nhân nghề cá Trung Quốc đang phơi hải sâm trên biển. 15 giờ 15 phút, biên đội 271 đưa thêm một trung đội dân binh, thuộc Bộ vũ trang Tây Sa, thừa lệnh khởi hành tới quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc để bảo vệ cho các tàu cá Trung Quốc sản xuất được an toàn. 17 giờ 49 phút, đi vào quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc từ giữa các đảo Thâm Hàng và đảo Tấn Khanh, nhằm thẳng tới 2 tàu khu trục “Lý Thường Kiệt” và “Trần Khánh Dư” Nam Việt đang giương oai diễu võ, chặn tàu cá Trung Quốc ở gần đảo Cam Tuyền. Hai tàu chống ngầm số 271, 274 của ta lập tức phát tín hiệu cảnh báo tới đối phương, buộc họ cuối cùng phải chuyển hướng rời đi.
Đến đêm, 2 trung đội bộ binh và dân binh do biên đội hải quân chở đến đã đổ bộ lên 3 đảo phụ cận, xây dựng công sự, chuẩn bị cố thủ. Cho đến lúc này, trong số 8 hòn đảo chính của quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, Nam Việt đã chiếm cứ 3 đảo: San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân ở phía Tây, biên đội hải quân Nam Việt thả neo ở đảo San Hô; Trung Quốc chiếm 3 đảo: Thâm Hàng, Tấn Khanh, Quảng Kim ở phía đông, hải quân Trung Quốc cùng biên đội tàu cá thả neo ở đảo Tấn Khanh, hai bên tiếp tục cuộc đối đầu cách nhau 9 hải lý.
Ngày 18, với sự trợ giúp của tàu hải quân Trung Quốc, các ngư dân đang đánh bắt cá ở đảo Thâm Hàng tiếp tục giữ vững sản xuất, đồng thời giám sát chặt chẽ mọi hành động của địch. Ngày hôm đó, hải quân Nam Việt lại điều thêm tàu khu trục số 5 và tàu “Trần Bình Trọng” đến quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, 3 tàu khu trục Nam Việt tiến hành vây chặn các tàu cá Nam Ngư số 402 và 407 ở hồ đá ngầm, lần lượt đâm vào tàu cá Trung Quốc 8 lần, làm hỏng cửa sổ buồng lái tàu cá số 407, mưu đồ uy hiếp buộc tàu cá Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển đang tác nghiệp. Hai tàu cá không hề sợ hãi, quần nhau với địch. Tàu hải quân Trung Quốc lại phát tín hiệu cảnh báo, tàu địch treo cờ tín hiệu “mất lái” để trốn tránh tội lỗi, rồi vội lẩn đi.
Những bước tiến triển thêm về tình thế ở Tây Sa đã được kịp thời truyền đến cấp quyết sách tối cao của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc ý thức được cục diện nghiêm trọng ở Tây Sa, nên đã thành lập riêng một Nhóm lãnh đạo Tây Sa, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Hạm đội Nam Hải điều thêm các tàu chống ngầm số 281, 282 thuộc đại đội 74, tàu chống ngầm chạy đến chờ lệnh ở đảo Vĩnh Hưng. Biên đội 281 khẩn cấp khởi hành từ căn cứ Du Lâm vào 2 giờ 45 phút ngày 18 [tháng 1 năm 1974], đã đến đảo Vĩnh Hưng vào 12 giờ 20 phút. Các tàu số 396 và 389 đại đội 10 tàu rà bom mìn vận chuyển nước ngọt và thực phẩm cho Tây Sa đã khởi hành từ căn cứ Du Lâm lúc 7 giờ 35 phút ngày 18, 22 giờ 30 phút, cập bến thả neo ở đảo Tấn Khanh hội hợp với biên đội 271. Để phối hợp hành động với bộ đội trên tàu, 14 giờ 21 phút ngày 18, trung đoàn 22, sư đoàn 8 thuộc Hải Nam Airlines đã điều 2 máy bay bay đến vùng trời quần đảo Vĩnh Lạc thực thi tuần tra trinh sát. Quân khu Quảng Châu yêu cầu điều một bộ phận bộ binh sẵn sàng chuẩn bị chi viện. Quân khu Quảng Châu căn cứ theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương đã yêu cầu sở chỉ huy trên biển và các biên đội tàu sẵn sàng duy trì cảnh giới cao độ, đồng thời tiến hành đấu lý với Hải quân Nam Việt, nếu như chúng dám tấn công bất ngờ, thì cần lập tức phản kích tự vệ.
Phía quân Nam Việt cũng gấp gáp bố trí, 2 giờ 30 phút lại điều thêm pháo hạm hộ tống số 10 “Sóng dữ” (19) đuổi theo đến vùng biển quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, hợp cùng 3 tàu khu trục đã xâm nhập từ trước. Cho đến giờ phút này đã có tới 4 quân hạm Nam Việt xâm nhập vùng biển Vĩnh Lạc. Nhằm đối phó với kẻ thù, lúc 5 giờ ngày 19 tháng 1, Hạm đội Nam Hải đã chỉ thị cho biên đội trên biển chuẩn bị sẵn sàng tác chiến, kiên quyết đánh trả.
Xét về năng lực, 3 tàu khu trục và 1 pháo hạm của hải quân Nam Việt, lớn 1.770 tấn, nhỏ cũng tới 650 tấn, tổng trọng tải hơn 6.000 tấn, trên tàu trang bị tổng cộng 50 khẩu hỏa pháo cỡ từ 127 ly trở xuống. Còn 4 chiếc tàu của biên đội tàu hải quân Trung Quốc thì lớn nhất mới có 570 tấn, ít hơn chiếc nhỏ nhất của đối phương tới 80 tấn, nhỏ nhất chỉ có 300 tấn, tổng trọng tải chưa được 1.760 tấn, chưa bằng trọng tải chiếc tàu lớn nhất của đối phương. Ngoài ra, 4 chiếc tàu bên ta chỉ được trang bị có 16 khẩu hỏa pháo cỡ 85 ly trở xuống, trong đó phần lớn là những khẩu hỏa pháo hai nòng cỡ nhỏ, thực lực trang bị hết sức thảm hại.
Tương quan thực lực giữa hai bên đối trận thảm hại như vậy cũng thuộc loại hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới. Khi ấy, hải quân Nam Việt tự đánh giá thực lực của mình thuộc top 10 hàng đầu thế giới, đồng thời nhận định máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể chi viện máy bay chiến đấu tầm ngắn như Tây Sa, nên cảm thấy vẫn có thể chiến đấu với Hạm đội Nam Hải có trang bị kém nhất của Hải quân Trung Quốc.
Nhưng tính cơ động, mật độ hỏa lực của quân hạm Nam Việt lại khá kém, rồi sĩ quan binh lính lại nhát gan sợ chết, đây là nhược điểm không có cách gì khắc phục nổi ở chúng. Còn hải quân Trung Quốc, mặc dù trang bị và sự chuẩn bị tác chiến khi ấy không bằng quân Nam Việt, nhưng lòng dũng cảm và sĩ khí của họ thì lại là nhất, cộng thêm với sự giàu kinh nghiệm tác chiến, lấy nhỏ đánh lớn ở eo biển Đài Loan từ nhiều năm nay, nên không hề tỏ ra khiếp nhược khi phải đối mặt với hải quân Nam Việt chiếm ưu thế áp đảo.
Hải quân Nam Việt xâm nhập quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, quyết tâm với ưu thế tàu to pháo lớn, ra tay một phát là xơi gọn các tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc với trang bị ở hàng yếu thế, từ đó mà cưỡng chiếm được quần đảo Vĩnh Lạc. Sáng sớm ngày 19, hạm đội hải quân Nam Việt nhổ neo từ đảo San Hô, chạy hết tốc lực về phía biên đội hải quân Trung Quốc, dẫn đầu mở thế trận hải chiến. Hai tàu số 10 và số 16 tiến vào hồ đá ngầm, từ rạn san hô Linh Dương tiếp cận tới đảo Tấn Khanh rồi neo lại ở đó, nhằm thu hút binh lực của biên đội hải quân Trung Quốc; còn 2 tàu số 4 và số 5 thì từ đảo Kim Ngân ra ngoài khơi về phía nam chạy vòng quanh 2 đảo Thâm Hàng, Quảng Kim, chuẩn bị điều binh cưỡng chiếm các đảo Thâm Hàng, Quảng Kim… mà quân dân Trung Quốc đang đóng ở đó.
6 giờ 35 phút, biên đội hải
quân Trung Quốc nhận ra mưu đồ của hạm đội Nam Việt, ngay lập tức phát
tín hiệu cảnh báo chiến đấu, khẩn cấp nhổ neo. 4 tàu làm thành tung đội
đơn chạy hết tốc lực về phía tây, vây hãm các tàu số 10, số 16 của Nam
Việt ở mặt biển phía tây bắc đảo Quảng Kim, còn giữ lại biên đội 396 ở
đằng sau để đối đầu tại đây, biên đội 271 từ đảo Tấn Khanh đi ra hồ đá
ngầm, tiến đến vùng biển đông nam đảo Thâm Hàng, chi viện cho quân dân
Trung Quốc đang đóng trên đảo.
7 giờ 40 phút ngày 19 tháng
1, tàu số 4 của Nam Việt điều 23 lính lên 2 chiếc xuồng cao su chạy về
phía đảo Thâm Hàng, dân binh Trung Quốc đóng trên đảo bị quân Nam Việt
đuổi khỏi đảo với sự chi viện của biên đội tàu hải quân.
7 giờ 49 phút, tàu số 5 của
Nam Việt điều 21 lính lên 2 chiếc xuồng cao su đổ bộ lên đảo Quảng Kim,
lính Nam Việt đổ bộ lên đảo Quảng Kim đã khiêu khích với dân binh Trung
Quốc đang đóng trên đảo, khi cảnh báo không có hiệu lực, dân binh Trung
Quốc đã quả cảm nổ súng, giết chết 1 tên địch, làm bị thương 3 tên,
buộc quân lính Nam Việt phải rút lui, quay về tàu vào lúc 9 giờ 20 phút.
Trong thời gian này, biên
đội 271 chạy cắm vào giữa 2 tàu số 4, số 5 của Nam Việt, chỉ cách tàu
Nam Việt khoảng 1 dây (20), dùng hỏa pháo nhằm bắn vào quân Nam Việt đổ
bộ lên đảo, để chi viện cho dân binh đóng trên đảo. Còn quân hạm Nam
Việt vì ở cự ly quá gần, hỏa pháo rơi vào góc chết, nên không thể bắn
trả. Hai bên đối trận lúc này chĩa pháo vào nhau, tuốt lưỡi lê, muôn
phần căng thẳng.
8 giờ 15 phút, tàu số 16
của Nam Việt bị biên đội 396 của hải quân Trung Quốc đánh chặn đã điều
chỉnh hướng lái, xông thẳng vào tàu 389 của hải quân Trung Quốc, mưu đồ
buộc tàu 389 phải chuyển hướng. Đây là một pha thử thách ý chí còn hơn
cả gang thép, tàu 389 không hề khiếp sợ đối thủ có trọng tải lớn hơn
mình gấp 4 lần, vẫn không hề giảm tốc lực mà cũng không chuyển hướng
đứng đón đầu. Cuối cùng buộc tàu số 16 phải chuyển hướng, nhưng mũi tàu
vẫn đâm vào tàu 389, khiến cho cột đài chỉ huy, lan can mạn trái và máy
rà bom mìn của tàu 389 bị hỏng.
Sau hành động đổ bộ lên đảo
bị thất bại, hải quân Nam Việt quyết định thay đổi chiến thuật, mưu
toan tìm cách rút lui dễ dàng ra khỏi trận hải chiến. 10 giờ 20 phút, 4
chiếc quân hạm của hải quân Nam Việt cùng lúc chạy ra phía ngoài, sau
khi đã chiếm cứ được vị trí chiến trận có lợi, đã triển khai đội hình
chiến đấu xông lại. Biên đội tàu Trung Quốc cũng lái đủ mã lực nghênh
đón quân hạm Nam Việt. Khi phía quân Trung Quốc chạy ngay vào góc chết
của hỏa pháo cỡ lớn bên hạm đội Nam Việt, hạm đội Nam Việt cuối cùng
đành bó tay.
10 giờ 22 phút, tàu số 5 là
tàu đô đốc của hải quân Nam Việt truyền cờ lệnh, các tàu đồng loạt nổ
đạn pháo về phía quân Trung Quốc, ngay khi lửa đạn nòng hỏa pháo bên
quân Nam Việt vừa lóe lên, các pháo thủ bên quân Trung Quốc cũng ấn luôn
nút điện, đạp cò, đạn pháo bên quân ta gần như đồng loạt ra khỏi nòng,
trận hải chiến Tây Sa chính thức nổ ra bên trong và ngoài hồ đá ngầm!
Do phát đạn pháo đầu tiên
của cả hai bên đều nổ trong tình trạng ngắm chuẩn ổn định, cho nên độ
chuẩn xác của đạn pháo rất cao. Cả 8 chiến hạm của hai bên tham chiến
đều bị bắn trúng, đều bị hỏng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, tàu 274
của hải quân Trung Quốc bị bắn trúng vào đài chỉ huy, chính ủy Phùng
Tùng Bá, phó tàu Chu Tích Thông hy sinh ngay trên đài chỉ huy.
Căn cứ theo tình hình trang
bị và tư thế chiến đấu của hai bên địch – ta, sở chỉ huy biên đội đã
quyết đoán, ra lệnh tiếp tục tiếp cận địch với tốc độ cao, dùng thủ pháp
tiếp cận địch để tử chiến. Các tàu chống ngầm 271 và 274 tấn công các
tàu số 4 và số 5 ở bên ngoài hồ đá ngầm; các tàu rà phá bom mìn 396 và
389 tấn công các tàu số 16 và số 10 ở bên trong hồ mặn.
Hải quân Nam Việt thấy thế
liền có ý đồ nhanh chóng kéo giãn khoảng cách, để phát huy được hết uy
lực của hỏa pháo tầm xa bên phía mình. Tuy tàu của hải quân Trung Quốc
nhỏ, hỏa lực yếu, nhưng lại có ưu thế về tốc độ cao. Hai tàu liên tục
thu hẹp khoảng cách – tàu hải quân Trung Quốc áp sát vào mạn tàu hải
quân Nam Việt rất nhanh, ra lệnh rót như mưa một loạt đạn hỏa pháo cỡ
nhỏ, tốc độ cực nhanh vào đó, trên mặt biển quần đảo Vĩnh Lạc dày đặc
tiếng rú rít của đạn hỏa pháo và những tiếng nổ vang trời, khói lửa mù
mịt, những cột nước bắn lên trời, vị thế làm chủ chiến trận của hải quân
Nam Việt đã bị đánh hoàn toàn tan tác.
Mặc dù chịu sự nhiễu loạn
và hủy hoại của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, việc huấn luyện quân đội bị
giảm bớt, trình độ chiến thuật và kỹ thuật bị hạ thấp, nhưng trong chiến
đấu, các thủy thủ đã thể hiện lòng yêu nước cao độ, tinh thần trách
nhiệm mạnh mẽ, sĩ khí hiên ngang, dũng cảm quật cường, không sợ hy sinh,
người trước ngã người sau tiếp bước. Các tàu đều kiên quyết chấp hành
mệnh lệnh, chủ động phối hợp chi viện lẫn nhau.
Các tàu hải quân Trung Quốc
được lắp đặt cặp đôi hỏa pháo cỡ nhỏ 25, 37… ở đầu tàu và đuôi tàu, uy
lực bắn trúng đích từng phát không lấy gì lớn lắm, bắn liên tục trúng
đích với mười mấy phát mỗi giây lại là chuyện liều mạng, tàu Nam Việt
giống như chú trâu già ương ngạnh bị từng đàn chó săn hung hãn vây đánh,
uy thì mạnh nhưng ở thế đơn độc đáng thương, lực mạnh nhưng không còn
nhanh nhạy, nên khó lòng thoát khỏi. Do khoảng cách giữa biên đội tàu
phía quân Trung Quốc với quân Nam Việt quá gần, nên rất nhiều hỏa lực
phía quân Nam Việt đều rót vào tàu của họ, các tàu bên quân Nam Việt đều
bị chính họ bắn nhầm ở các mức độ khác nhau.
Cùng lúc đó, quân hạm Nam
Việt cũng cố sức nổ súng bắn về phía quân Trung Quốc, pháo cỡ lớn bắn
gần không được liền bắn vào các tàu Trung Quốc ở xa, để chi viện cho
đồng bọn. Nhưng các tàu phía quân Trung Quốc vẫn tiếp tục tiếp cận quân
dịch với tốc độ cao, phát huy ưu thế cự ly gần của tốc độ bắn pháo cỡ
nhỏ, áp chế quân hạm Nam Việt. Còn các quân hạm Nam Việt thì lúc này do
tốc độ bắn của pháo cỡ lớn chậm, lại cộng thêm tàu bên quân Trung Quốc
nhỏ, mạn tàu chỉ cao có 2 mét, cự ly quá gần mà đi vào góc chết của tàu
thì điều chỉnh rất khó, không phát huy nổi ưu thế hỏa lực, nên đã bị tàu
phía quân Trung Quốc bắn như điên cuồng. Để thoát khỏi thế bị động, các
quân hạm Nam Việt mưu toan kéo giãn khoảng cách, nhưng tàu bên quân
Trung Quốc quyết truy kích không tha, tập trung hỏa lực hết về phía các
tàu số 4 và số 6 của quân Nam Việt.
Theo phương án đã định, hỏa
lực các tàu 271 và 274 bên quân Trung Quốc trong trận hải chiến chuyên
rót đạn nhằm đến hệ thống chủ pháo, điều khiển hỏa lực, thông tin và chỉ
huy tàu số 4 (nguyên là tàu chỉ huy của Nam Việt, nhưng sáng sớm ngày
hôm đó tạm thời biến thành tàu số 5) của Nam Việt, tàu này bị đánh làm
thông tin bị cắt đứt, chỉ huy mất hiệu lực rất nhanh, trên đài chỉ huy
bốc khói mù mịt. Tàu số 4 thấy thế bất lợi, đã vội vàng tháo chạy về
hướng đông nam, kéo theo làn khói cuồn cuộn.
Tàu số 274 của quân ta vội
truy đuổi theo để khỏi làm mất lợi thế chiến đấu. Lúc này, tàu số 5 của
Nam Việt từ phía bên trái tiến hành đánh chặn tàu 274 của ta. Trong thế
ngàn cân treo sợi tóc, bánh lái điện của tàu 274 đột nhiên phát sinh sự
cố, lúc này nếu không thể điều khiển được nữa, thì chắc chắn sẽ bị đâm
vào chính giữa 2 tàu địch, rơi vào thế bị động, thọ địch đằng sau lưng.
Lý Phúc Tường, thuyền trưởng tàu 274, một mặt bình tĩnh ra lệnh chuyển
sang lái bằng sức người để đổi hướng, đồng thời chỉ huy tổ lái chính
chuyển từ dùng hết tốc lực chạy lên trước, sang dùng hết tốc lực ngoặt
chuyển hướng, cuối cùng đã chiếm lại được vị trí lợi thế.
Song, tàu 274 tuy phát huy
được ưu thế của mình ở mức tối đa khi cận chiến, nhưng sự mạo hiểm gặp
phải khi cận chiến cũng tương đối lớn. Tổng cộng bị bắn trúng 5 phát đạn
pháo 127 ly, hơn 10 phát 76 và 40 ly, đường dây thông tin trên tàu bị
bắn hỏng hoàn toàn, chỉ huy bị gián đoạn. Các chỉ huy gặp nguy không
hoảng hốt, đã điềm tĩnh dùng khẩu lệnh và tay ngoan cường chỉ huy tác
chiến, vẫn tiếp cận tàu số 5 của địch hết tốc lực, bắn từ 1000m đến
300m, đạn pháo hung hãn rót như mưa lên tàu địch, khiến cho tàu số 5 của
Nam Việt bị trúng đạn nhiều chỗ, chủ pháo bị câm tịt, viên thượng tá
chỉ huy hải quân Nam Việt bị bắn trọng thương, mấy tên lính Nam Việt
trên boong tàu và lá quân kỳ trên cột buồm cũng bị hỏa pháo quét rơi
xuống biển.
Cùng lúc đó, các tàu 396 và
389 cũng áp sát tàu số 16 của Nam Việt, tiến hành tập trung bắn gần,
khiến cho tàu này bị trúng đạn bốc cháy rất nhanh, kéo theo khói, hoảng
hốt tháo chạy.
Tàu số 10 của hải quân Nam
Việt tới giải vây cho tàu số 16, thừa cơ đánh trộm các tàu 389 và 396.
Các tàu 389 và 396 lập tức chuyển hướng hỏa pháo, đồng loạt bắn gấp vào
tàu số 10, cả băng đạn pháo bắn sang mặt cabin tàu, khoang đạn dược bị
bắn trúng rất nhanh, tàu số 10 lật nghiêng rồi nổ bốc cháy trong nháy
mắt. Để làm cho tàu “Sóng dữ” bị trọng thương không thể chạy thoát, tàu
389 tiếp tục áp sát không tha, bắn dữ dội về phía đó.
Một điều đáng nói là, tàu
389 là con tàu cũ kỹ từ hồi thập kỷ 50 của hải quân Trung Quốc, khi tiếp
nhận mệnh lệnh là lúc mới sửa chữa xong trong xưởng 1 năm, lấy về được 3
ngày, thậm chí còn chưa kịp chạy thử, bắn hỏa pháo thử thì đã phải chạy
suốt ngày đêm đến Tây Sa tham gia trận hải chiến. Trải qua một trận
kịch chiến khủng khiếp, tuy tàu “Sóng dữ” của Nam Việt bị thương tháo
chạy, nhưng tàu 389 thực tế cũng phải mang theo thương tích mà truy
kích. Đài chỉ huy của tàu 389 khi ấy đã bị hỏa pháo địch bắn hỏng, số
người thương vong rất lớn. Nhưng sĩ quan binh lính cả tàu cùng chung chí
căm thù địch, coi thường cái chết, đã giữ vững vị trí chiến đấu, dũng
cảm tác chiến.
Khi tàu 389 đang truy kích,
do bánh lái bị hỏng, tốc độ quá nhanh, nên đã đâm thẳng vào giữa 2 tàu
của quân Nam Việt, chịu sự tấn công của hỏa lực chằng chịt. Còn tàu 396 ở
phía sau thì sợ bắn nhầm bị thương tàu mình nên đã không dám chi viện.
Một phát đạn pháo bắn vào giữa hai máy chính của tàu 389, trong khoang
phát nổ bốc cháy, lan ra xung quanh rất nhanh. Sĩ quan binh lính trên
tàu một mặt kiên trì chiến đấu, mặt khác tổ chức cho mọi người cố sức
dập lửa. Cuối cùng đã kịp thời dập được lửa, bảo vệ được con tàu. Để cứu
chữa động cơ bị bắn hỏng, 5 chiến sĩ trong khoang máy phụ, trong khói
lửa mịt mù, đã kiên trì chiến đấu ở tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng,
cuối cùng tất cả đều dũng cảm hy sinh.
Hỏa pháo của hai bên lúc
này đều không thể điều ra được, Tiêu Đức Vạn, thuyền trưởng tàu 389 đã
tùy cơ ứng biến: Ném lựu đạn! Khi ấy trên tàu 389 chở tới mấy hòm lựu
đạn chuyển cho dân binh đóng trên đảo, do đêm 18 có sóng gió quá lớn nên
không đưa lên đảo được, đến lúc này lại phải điều ra để dùng. Thế là
các thủy thủ Trung Quốc vội ba chân bốn cẳng ném từng chùm lựu đạn sang
tàu số 10 của Nam Việt, nhiều người ôm cả súng tiểu liên bắn quét ngang
vả mặt boong tàu số 10 của Nam Việt, thậm chí còn bồng cả tên lửa chống
tăng nhằm vào mọi vị trí chiến đấu trên tàu địch mà bắn! (Đây chính là
xuất xứ của dòng tin “quân Trung cộng sử dụng cả lựu đạn” mà
Nam Việt đã cung cấp cho báo chí quốc tế sau đó). Ở lần tác chiến áp sát
mạn tàu hiếm hoi trong trận hải chiến hiện đại này, thuyền trưởng tàu
số 10 của Nam Việt đã bị bắn chết ngay tại trận (21).
Nhân lúc kẻ địch đang hoảng
hồn chuyển hướng, tàu 389 ngoặc hết tốc lực, đuổi theo tấn công quân
Nam Việt, tàu 389 đã bị trọng thương, 3 khoang bị nước vào, thân tàu bị
nghiêng, tốc độ lái cũng chậm hẳn lại, nên đành lao vào bãi san hô tự
cứu.
Lúc này nước biển từ đằng
sau khoang đạn chảy vào khoang máy chính, máy chính đang vận hành với
tốc độ cao bị đe dọa nghiêm trọng. Quách Ngọc Đông và Quách Thuận Phục
trên mình đang bị thương nặng đã kiên trì bít chặt khoang đạn để bảo vệ
cho máy chính được vận hành bình thường, cả hai người đều đã hy sinh tại
vị trí chiến đấu ở tư thế đang bít khoang đạn.
10 giờ 42 phút, tàu số 16
của Nam Việt luôn ở vị trí quan sát bên ngoài, cho rằng thời cơ đã đến,
liền lập tức ngoặc đầu tàu, hướng tới đánh tàu 389. Đạn pháo trên tàu
389 đã bắn hết sạch, trưởng tàu Tiêu Đức Vạn thấy thế, lập tức ra lệnh
lắp bom chống ngầm, rất có thể sẽ gây sát thương cả chính mình, nhưng
trong trận hải chiến sống mái này, ngoài phương án này ra đã không còn
lựa chọn nào khác, khi tàu 389 đã lắp xong bom chống ngầm đang chuẩn bị
bắn, tàu 396 vừa kịp đuổi tới chi viện, yểm hộ cho tàu 386 rút khỏi trận
chiến. Tàu số 16 sợ lại bị đánh đau nên đã vội vàng tháo chạy ra ngoài
khơi. Khoang động cơ đằng trước của tàu số 16 chìm dưới nước, bị trúng
phải 1 phát đạn pháo 127 ly của tàu số 5 (may mà quả đạn pháo này không
nổ, nếu không thì quân Nam Việt đã tự đánh chìm 1 tàu của mình trước),
sau đó lại bị các tàu 389 và 396 của phía Trung Quốc tấn công, lúc này
cả hệ thống thông tin, điều khiển, cung cấp điện của tàu ấy đều đã mất,
tàu bị nghiêng lệch 20º, khi về đến quân cảng Nam Việt sau đó đã bị
nghiêng lệch đến 40º, chỉ còn mỗi một máy chính là còn vận hành.
Tình trạng của các tàu
Trung Quốc lúc này cũng không hay: Tàu 389 bị cháy to, chưa tắt, thân
tàu nghiêng lệch nặng, buộc phải lao lên bãi cạn với sự hiệp trợ của tàu
cá bên quân ta để khỏi bị chìm. Ba tàu còn lại cũng bị tổn thương ở các
mức độ khác nhau, hơn nữa số đạn còn lại cũng không nhiều.
11 giờ 20 phút, rađa của
hạm đội hải quân Nam Việt phát hiện thấy hạm đội chi viện của hải quân
Trung Quốc. Đây là 2 tàu 281 và 282 thuộc đại đội 74 tàu chống ngầm do
Lưu Hỷ Trung chỉ huy. Để có thể đến vùng chiến địa được sớm, 2 tàu này
đã vượt qua sóng gió, chạy gấp với tốc độ đối đa 34, cao hơn so với
thiết kế tàu, cuối cùng đã đến kịp, khiến cho cán cân thắng lợi của trận
hải chiến Tây Sa cuối cùng đã nghiêng về phía quân Trung Quốc.
Các tàu Nam Việt tự biết
không thể thắng được, nên đã lần lượt quay đầu tháo chạy, tản mát về
phía tây bắc và phía đông nam, còn tàu số 10 do bị thương quá nặng, nên
đã bị bỏ mặc mãi tít tận đằng sau. Nghe nói giữa đường chúng từng yêu
cầu hải quân Mỹ can thiệp, đồng thời cứu viện các binh lính trên tàu số
10, nhưng đã bị quân Mỹ từ chối.
Từ lúc tàu Nam Việt nổ súng
cho đến khi hạm đội của chúng bị đánh tan tác, chỉ vẻn vẹn trong vòng
58 phút. Sau trận chiến, hải quân Nam Việt kiểm lại, ngoại trừ tàu số 10
bị đánh chìm, tàu số 16 bị trúng 820 phát đạn, các tàu số 4, số 5 đều
bị trúng cả trên ngàn phát đạn, có thể thấy được độ ác liệt của tình
hình chiến sự cùng lòng dũng cảm trong tác chiến của hải quân Trung Quốc
khi ấy.
11 giờ 30 phút, biên đội
281 chạy tới chỗ cách đảo Thâm Hàng 6,4 hải lý về phía đông, lúc này, sở
chỉ huy biên đội tàu hải quân Trung Quốc lập tức ra lệnh cho các tàu
281 và tàu 282 quyết không để cho tàu số 10 của Nam Việt tháo chạy.
11 giờ 49 phút, các tàu
chống ngầm 281 và 282, từ phía đông đảo Thâm Hàng, đi vào hồ đá ngầm,
lập tức lao tới truy diệt tàu số 10 của địch. 12 giờ 12 phút, 2 tàu
chuyển hướng nổ súng từ vị trí 1200 m, cả 16 khẩu pháo đồng loạt nhả
đạn. Loạt đầu tiên bắn hỏng buồng lái của tàu địch, loạt thứ hai tập
trung bắn vào bộ phận trung tâm chìm dưới nước, trong 4 phút bắn tới
1.766 phát đạn pháo, khoang dầu tàu số 10 của địch bốc cháy, kho đạn lập
tức nổ tung. 12 giờ 30 phút, tàu 281 ngừng bắn. 14 giờ 52 phút, tàu số
10 bị nổ và chìm ở cách bãi đá ngầm Linh Dương 2,5 hải lý về phía nam.
Khi ấy, biên đội hải quân
Trung Quốc bận rộn tổ chức hạm đội phòng không và tàu 389 cứu hộ cứu
nạn, không tổ chức lực lượng cứu vớt tù binh. Bốn, năm ngày sau, một
chiếc tàu dầu của Đan Mạch đã cứu được 23 lính Nam Việt đang trôi giạt
trên biển, 60 thuyền viên còn lại trên tàu “Sóng dữ” của Nam Việt đã bị
mất xác trong sóng dữ của Nam Hải.
Trận hải chiến Tây Sa cùng
kết quả của nó đã khiến cho cả chính phủ Trung Quốc và Nam Việt cùng cảm
thấy kinh hoàng ngoài dự kiến. Chính phủ Trung Quốc lập tức bắt đầu
động viên chiến tranh, với ý đồ mở rộng chiến quả, thu hồi lại 3 đảo San
Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân đã bị Nam Việt xâm chiếm, ra một đòn là giải
quyết được vấn đề Tây Sa.
Đêm ngày 19 tháng 1, hạm
đội hải quân Nam Hải tuân theo chỉ thị của cấp trên đã nhanh chóng điều
tổng cộng 15 tàu, gồm 1 tàu cứu hộ, 1 tàu chống ngầm, 8 tàu cứu hộ loại
nhỏ, 5 tàu ngư lôi, vận chuyển 3 đại đội thuộc trung đoàn 10 pháo đài
đồn trú Du Lâm, 2 đội trinh sát cùng một bộ phận các phân đội và dân
binh tăng cường thuộc Quân khu Quảng Châu, tổng cộng 508 người, lần lượt
tới vùng biển quần đảo Vĩnh Lạc từ 4 giờ 30 phút đến 8 giờ ngày 20, với
sự yểm hộ của hàng chục lượt máy bay chiến đấu của lính hàng không
thuộc Hạm đội Nam Hải. Chuẩn bị thu hồi lại các đảo đã bị quân đội Nam
Việt xâm chiếm, đồng thời đánh các tàu Nam Việt có khả năng tái xâm
nhập.
9 giờ 35 phút, phân đội
thủy thủ phát lệnh tấn công lần lượt từng đảo Cam Tuyền, San Hô và Kim
Ngân đã bị quân đội Nam Việt xâm chiếm, trận chiến được bố trí như sau:
Đầu tiên tập trung binh lực tấn công vào đảo Cam Tuyền không có công sự
kiên cố, nằm giữa 2 đảo San Hô và Kim Ngân, đánh hạ đảo này xong, sẽ
tiến công tiếp vào đảo San Hô có công sự kiên cố, binh lực tương đối
nhiều, cuối cùng tấn công đảo Kim Ngân. Đồng thời với việc tấn công, sẽ
tổ chức cho các lực lượng trên biển dánh các tàu hải quân của quân đội
Nam Việt tới tăng viện cho quần đảo Vĩnh Lạc.
Sau khi đến được vị trí đã
định, bộ đội đổ bộ chuyển sang xuồng cao su và xuồng nhỏ, với sự yểm hộ
của hỏa pháo hải quân, đại đội 4, đại đội 5 và 2 đội trinh sát dàn quân
thành 3 đội đổ bộ lên bãi cạn đông nam đảo Cam Tuyền.
Đối mắt với sự tấn công
ngoan cường dũng mãnh của quân đội Trung Quốc, quân đội Nam Việt xâm
chiếm đảo này thấy khó bề chống cự, nên sau khi buộc phải rời bỏ trận
địa bãi cạn, đã rút về khu vực giữa đảo Cam Tuyền. Sau khi đại đội 4
đánh đầu trận đã chiếm lĩnh được trận địa đầu bãi cạn xong, không để cho
quân địch được nghỉ, chỉ mất 10 phút đã buộc toàn bộ sĩ quan binh lính
của quân đội Nam Việt đang bị bao vây phải nộp vũ khí làm tù binh.
Sau khi nắm được đảo Cam
Tuyền, đại đội 5 và 2 đội trinh sát cùng một bộ phận dân binh đã không
quản mệt nhọc, lại phân nhau lê 4 tàu cứu hộ và 1 tàu rà phá bom mìn
tiến vào mặt biển rạn san hô phía nam đảo San Hô, rồi lại chuyển sang
xuồng cao su, chia làm 3 thê đội, từ phía tây nam, đông nam và nam của
đảo này, đồng thời ra lệnh tấn công quân đội Nam Việt xâm nhập.
Chỉ huy thê đội 1 của đại
đội 5 trên đường xuất kích tới đảo San Hô, chiếc xuồng cao su không may
đã bị đạn địch bắn thủng, người và vũ khí đều bị nhào xuống biển, để
khỏi lỡ thời cơ chiến đấu, họ đã đạp sóng tiến tới, bảo đảm chiếm cứ
được trận địa bãi cạn đúng giờ. Hơn 30 tên sĩ quan binh lính Nam Việt
xâm nhập đảo này chỉ còn cách tháo chạy khỏi khu vực giữa đảo.
Sau khi cuộc chiến nổ ra,
các chỉ huy 2 đội trinh sát thuộc thê đội 2, phối hợp hành động với đại
đội 5, đã tới tấp nhảy xuống biển ở chỗ cách bờ hơn 700m, sau khi bơi đổ
bộ lên bờ, đã kề vai chiến đấu với đại đội 5, khiến cho phần lớn quân
lính Nam Việt đang tháo chạy tan tác phải giơ tay đầu hàng.
Nhưng cũng còn một số ít
quân địch ngoan cố chui vào lô cốt ở giữa đảo, nổ súng chống cự, quân
đội Trung Quốc đánh trả dữ dội, đồng thời gọi chúng ra bằng tiếng Việt,
cuối cùng buộc những tên quan quân Nam Việt này phải giương cờ trắng ra
khỏi lô cốt nộp vũ khí đầu hàng. Trong quá trình dọn dẹp chiến trường và
tìm kiếm tiêu diệt địch, bộ đội đổ bộ lên đảo của ta còn bắt được Phạm
Văn Hồng, thiếu tá chỉ huy tối cao của quân đội Nam Việt trên đảo San Hô
trong bụi cây.
Khi đã thu hồi được 2 đảo
Cam Tuyền và San Hô, đại đội 1 phát lệnh tấn công đảo Kim Ngân. Sau khi
đổ bộ lên đảo, phát hiện thấy có 15 tên địch xâm chiếm đảo này đã đáp
xuồng cao su tháo chạy khỏi đảo từ trưa ngày 19. Mười ngày sau được một
tàu cá Nam Việt cứu, có 1 người đã chết. Thế là bộ đội chủ công thu hồi
đảo Kim Ngân chưa phải bắn một viên đạn nào, đã hoàn thành nhiệm vụ tác
chiến một cách thuận lợi. Đến 13 giờ 45 phút đã thu hồi được cả 3 đảo,
tiêu diệt hoàn toàn quân đội Nam Việt xâm nhập.
Đến đây, toàn bộ quần đảo Tây Sa đã trở về lòng tổ quốc.
Trưa ngày 20 tháng 1, nhà
cầm quyền Nam Việt sau khi được tin 2 đảo Cam Tuyền, San Hô đã bị quân
đội Trung Quốc đoạt lại, liền lập tức điều tàu đổ bộ phiên hiệu “Kỳ Lân”
chở binh lực gồm 1 tiểu đoàn lính đánh bộ chạy đến đảo San Hô. Hạm đội
Nam Hải của Trung Quốc và không quân của Quân khu Quảng Châu cũng lập
tức điều quân hạm và hàng chục lượt máy bay tác chiến triển khai nghênh
chiến, để bảo đảm cho việc chiến đấu thu hồi 3 đảo được tiến hành một
cách thuận lợi. Nhà cầm quyền Nam Việt qua cuộc đọ sức của trận hải
chiến, đã sợ tàu “Kỳ Lân” có khi mà không có về, nên chỉ để cho tàu này
chạy đến vị trí cách quần đảo Vĩnh Lạc hơn 40 hải lý là hạ lệnh quay về.
Sau trận hải chiến và trận
chiến đổ bộ Tây Sa kết thúc, để cứu vãn lại thể diện, nhà cầm quyền Nam
Việt một dạo đã nhiều lần điều động máy bay và quân hạm, mưu đồ đọ lại
cao thấp, ngoài việc điều 2 tàu khu trục chạy từ Vũng Tàu và Nha Trang
đến tập kết ở cảng Đà Nẵng ra, còn điều cả 6 quân hạm xuất phát từ cảng
Đà Nẵng chạy về hướng quần đảo Tây Sa, đồng thời ra mệnh lệnh đặt hải
quân, không quân ở khu vực này vào tình trạng cảnh giới khẩn cấp, phát
tín hiệu chiến tranh lần nữa với Trung Quốc. Nhưng sau khi đối mặt với
cảnh tăng viện quy mô lớn của Trung Quốc, với bộ đội hải quân Tây Sa đã
nghiêm trận chờ từ trước, nhà cầm quyền Nam Việt đã không dám manh động,
cuối cùng buộc phải thốt ra lời than “nên tránh tiếp tục tác chiến với
Trung Quốc” vào ngày 21 tháng 1.
Sau vụ việc này, nhà cầm quyền Nam Việt
ra sức che đậy cho những thất bại của mình, Lê Trọng Hiên, phát ngôn
viên quân sự Nam Việt, đã tuyên bố trước cuộc họp báo: “Lần chiến
đấu này, con số tàu của Trung Quốc từ 11 chiếc tăng lên 16 chiếc, bao
gồm 4 tàu khu trục Komar trang bị tên lửa Styx, các tàu Nam Việt đều bị
loại ‘tên lửa Styx’ này bắn trúng”. Đã lấy đó để truy tìm cớ thất
bại cho mình. Ngụy Minh Sâm, Tổng chỉ huy trên biển của quân Trung Quốc
nghe xong cười sảng khoái, nói: “Nếu thực sự chúng ta có những đồ chơi tiên tiến như vậy, thì trận hải chiến Tây Sa sẽ còn đánh hay hơn”.Lần hải chiến này là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc ra khỏi bờ biển, tác chiến ở vùng biển mới lạ. Trong trận hải chiến oai hùng mà quân dân Trung Quốc thề chết bảo vệ quần đảo Tây Sa, hải quân Trung Quốc chỉ được trang bị ở mức yếu thế, các sĩ quan binh lính đã chiến đấu dũng cảm, vận dụng chiến thuật thành công, làm chìm 1 pháo hạm hộ vệ của hải quân Nam Việt, bắn bị thương 3 tàu khu trục, bắn chết thuyền trưởng, thuyền phó tàu “Sóng dữ”, thuyền trưởng tàu “Trần Khánh Dư” cùng hơn 100 sĩ quan binh lính dưới quyền của chúng, bắn bị thương viên thượng tá chỉ huy hiện trường phía địch là Hà Văn Ngạc; trong khi tác chiến đổ bộ thu hồi 3 đảo Cam Tuyền, San Hô và Kim Ngân, bộ đội và dân binh Trung Quốc đã bắt sống thiếu tá Phạm Văn Hồng cùng 48 sĩ quan binh lính dưới quyền của quân đội Nam Việt, trong đó có cả viên sĩ quan liên lạc Gerald Emile Koch, thuộc Lãnh sự quán Mỹ, thường trú tại Đà Nẵng, Nam Việt, cũng đã bị quân dân Trung Quốc bắt làm tù nhân. Nhìn nhận lại sự thảm hại trong đối sánh lực lượng giữa hai bên, kết quả trận chiến như vậy cũng là hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới.
Trong trận chiến bảo vệ quần đảo Tây Sa, quân dân Trung Quốc cũng đã phải có những sự trả giá nhất định. 18 sĩ quan binh lính là Phùng Tùng Bá, Chu Thích Thông, Tăng Đoan Dương, Vương Thành Phương, Khương Quảng Hữu, Vương Tái Hùng, Lâm Hán Siêu, Văn Kim Vân, Hoàng Hữu Xuân, Lý Khai Chi, Quách Thuận Phúc, Quách Ngọc Đông, Dương Tùng Lâm, La Hoa Thắng, Chu Hữu Phương, Tăng Minh Quý, Hà Đức Kim, Thạch Tạo… đã anh dũng hy sinh, 67 người tham chiến bị thương, tàu rà phá bom mìn 389 bị trọng thương nằm trên bãi cạn, tàu chống ngầm 274 bị hỏng nặng, tàu rà phá bom mìn 396 và tàu chống ngầm 271 bị hỏng nhẹ.
Ngày 27 tháng 2 năm 1974, Bộ ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố với toàn thế giới, chính phủ Trung Quốc quyết định toàn bộ 48 sĩ quan binh lính Nam Việt như Phạm Văn Hồng… cùng 1 sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt làm tù binh trong trận phản kích tự vệ ở quần đảo Tây Sa được hồi hương.
Nghĩa trang liệt sĩ trận hải chiến Tây Sa cùng danh sách những người đã hy sinh
Nghĩa trang liệt sĩ trận hải chiến Tây
Sa được xây dựng năm 1975, tọa lạc ở Âu Gia Viên, thị trấn Hồng Sa,
thành phố Tam Á. Hạm đội Nam Hải trong trận hải chiến Tây Sa tổng cộng
có 18 người đã hy sinh oanh liệt vì tổ quốc, vì nhân dân. Họ là:Phùng Tùng Bá, Chu Thích Thông, Tăng Đoan Dương, Vương Thành Phương
Khương Quảng Hữu, Vương Tái Hùng, Lâm Hán Siêu, Văn Kim Vân,
Hoàng Hữu Xuân, Lý Khai Chi, Quách Thuận Phúc, Quách Ngọc Đông
Dương Tùng Lâm, La Hoa Thắng, Chu Hữu Phương, Tăng Minh Quý
Hà Đức Kim, Thạch Tạo
———–
Ghi chú:
(1) Tức Việt Nam Cộng hòa.
(2) Tức nhóm đảo Trăng Khuyết, còn có tên khác là nhóm Nguyệt Thiềm. Tên tiếng Anh là Crescent Group.
(3) Tức Hoàng Sa.
(4) Tức biển Đông.
(5) Nhóm An Vĩnh, tên tiếng Anh là Amphitrite Group.
(6) Tức đảo Phú Lâm, tiếng Anh là Woody Island.
(7) Không rõ đảo San Hô này có tên tiếng Việt là gì.
(8) Tức Đảo Hữu Nhật, tên tiếng Anh là Robert Island.
(9) Tức Đảo Quang Ảnh, tên tiếng Anh là Money Island.
(10) Tức Đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây. Tên tiếng Anh là Duncan Islands.
(11) Không rõ đảo Quảng Kim mà Trung Quốc nhắc ở đây có phải là đảo Đá Lồi với tên tiếng Anh là Discovery Reef?
(12) Tức Đảo Duy Mộng. Tên tiếng Anh là Drummond Island.
(13) Không rõ.
(14) Không rõ.
(15) Tức quần đảo Trường Sa.
(16) Tức đảo trường Sa.
(17) Tức đảo Ba Bình.
(18) Tỉnh Đồng Nai sau này.
(19) Tức hộ tống hạm Nhật Tảo.
(20) 1 dây, tức 1 chain, là đơn vị đo chiều dài ở Anh, tương đương 66 bộ hay 22 yards, khoảng 20.1168 mét.
(21) Tức Trung tá Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo, HQ-10.
Nguồn: TIEXUE.NET
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét