Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Hoàng Minh - Giải pháp cho cách mạng Việt Nam

Hoàng Minh - Giải pháp cho cách mạng Việt Nam (I)

Hoàng Minh
Xã hội Việt Nam ngày nay đang đứng trước ngưỡng cửa của sự hội nhập với thế giới, và sự nghiệp cách mạng dân chủ cũng nhận lãnh một vai trò vô cùng hệ trọng đối với vận mệnh dân tộc. Những con đường đã được vạch ra cho sự nghiệp dân chủ hóa nước nhà, con thuyền Cách mạng Việt Nam đang hướng tới sứ mệnh huy hoàng đó, và chúng ta cần có ánh sáng dẫn đường để đi tới đích an toàn và hạnh phúc. Toàn thể dân tộc Việt Nam cần một giải pháp cho con đường cách mạng của mình.

Phần I: Những cảm nhận ban đầu

Trong đêm tối của chế độ độc tài toàn trị, gần 90 triệu người dân Việt Nam không biết tìm đâu cho dân tộc mình một hướng đi khả dĩ để thoát khỏi bóng đêm. Những nỗi day dứt cho sự kiếm tìm một đường lối đấu tranh cho tự do, dân chủ đã làm xói mòn niềm tin của bao người con yêu nước. Tầng lớp trí thức trẻ, những người con ưu tú của dân tộc lo lắng cho vận mệnh đất nước trong một thế giới mới đầy biến động, muốn dùng sức trẻ của mình để nâng cánh dân tộc đến với những giá trị tự do của thời đại đang bị chế độ độc tài giam giữ. Mọi tầng lớp xã hội đang băn khoăn và thao thức cho tương lai dân tộc, một tương lai đang bị vây hãm trong bóng tối của sự lừa dối và cai trị độc tài.
Tôi cũng như bao trí thức trẻ khác cùng thế hệ, từ lâu đã phải chứng kiến một xã hội Việt Nam bị đổ vỡ và bế tắc bởi sự áp đặt của một hệ tư tưởng phi nhân và bạo lực. Chúng tôi vô cùng ưu tư và lo lắng cho thời cuộc, trước một thực tế xã hội đầy rẫy bất công đang hiện hữu. Những gì được học trong nhà trường phổ thông hay giảng đường đại học đã không giúp được gì cho chúng tôi trong việc tìm cho thế hệ mình một hướng đi tốt đẹp. Đó là làm sao để có thể có được tự do, dân chủ cho đất nước Việt Nam? Làm sao để người dân có được những quyền làm người cơ bản mà hiện đang bị nhà cầm quyền cướp đoạt? Lý tưởng đó là cao đẹp, nhưng dường như bị bế tắc trong vòng quay nghiệt ngã của xã hội đương thời. Cần phải tìm thấy ánh sáng để thoát khỏi bóng đêm đang ngự trị.
Tôi đã đọc thật nhiều các tác phẩm triết học Đông – Tây, Kim – Cổ và nghiền ngẫm trong đó những chân giá trị đích thực của con người. Tất cả đều chỉ ra rằng: Chế độ độc tài chuyên chế là kẻ thù của nhân loại, rằng Cộng sản chủ nghĩa là một dự án không tưởng và không hề tồn tại trên thực tế. Nhưng oái ăm thay, đất nước chúng ta đang phải ngập chìm trong sự ngu dốt và dối trá đó. Các bậc thức giả đương thời bất lực trước thực tế đau lòng của đất nước, đành ngoảnh mặt làm ngơ và phó mặc cho số phận.
Những tháng năm vật lộn với cuộc sống, tiếp cận thực tế xã hội, tôi đã thấy rõ sự phi lý và bất công của chế độ cộng sản. Một chế độ mà họ rêu rao là ưu việt và tiến bộ nhất của thời đại, là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Nhưng thực tế đó là một chế độ độc tài toàn trị, được xây dựng dựa trên một mớ lý thuyết hoang tưởng và đầy bạo lực. Kết quả là cả đất nước Việt Nam chìm đắm trong đau khổ, tự do và nhân quyền bị tước đoạt.
Khi ấy với nhiệt huyết của tuổi trẻ, với sự ý thức trách nhiệm đối với đất nước, tôi cùng vài người bạn cùng chí hướng đã bàn luận thật nhiều để tìm một lối thoát cho đất nước mình. Nhưng chúng tôi cũng chỉ thống nhất được quan điểm rằng: Muốn đất nước có tự do, dân chủ và người dân được sống hạnh phúc thì phải đưa đất nước thoát khỏi chế độ chính trị phi lý và độc tài hiện tại. Nhưng cách thức và đường hướng để thực hiện mục tiêu cao đẹp đó thì chúng tôi đã không định ra được. Nói cách khác, chúng tôi đang bị khủng hoảng trong việc tìm kiếm con đường giải thoát cho dân tộc Việt Nam.
Giữa lúc ấy thì ánh đuốc dẫn đường đã xuất hiện trong đêm đen, ngọn đuốc của niềm tin và hy vọng cho tương lai, soi rọi đường đi cho dân tộc Việt Nam. Đó chính là phương thức đấu tranh và chuyển thể xã hội Việt Nam được soi tỏ trong “Đề cương Việt Nam mới”, một văn kiện có vai trò như là ngọn đuốc của thời đại.
Khi được tiếp cận với bản “Đề cương Việt Nam mới”, chúng tôi mới tìm được ánh sáng soi đường đi cho lý tưởng của mình. Đó là lộ trình tốt nhất cho các thế hệ Việt Nam bước tới trên con đường giải thoát đất nước khỏi chế độ độc tài.
Với một nhận thức và tâm thức mới mẻ, chứa đựng những nội dung tiến bộ của thời đại, bản đề cương đã vạch ra cho dân tộc Việt Nam một phương án chuyển thể toàn diện và tối ưu. Một phương án mà sự nhân ái, vị tha thay cho lòng thù hận và bạo lực. Chế độ độc tài tàn bạo sẽ được thay thế bởi một xã hội dân chủ đầy nhân bản. Sự thay đổi mà sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể có cho đất nước và dân tộc. Với chủ trương cách mạng là để “Thay thế chế độ độc tài bằng chế độ tự do dân chủ, chứ không phải thay thể đảng này bằng một đảng lãnh đạo khác”. Mục tiêu của phương án chuyển thể xã hội là xác lập một xã hội dân chủ chứ không phải là thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác. Điều khiến tôi chú ý nữa là cách mạng không gây nên cảnh trả thù báo oán, mà là sự tha thứ và lòng vị tha, mọi tầng lớp sẽ cùng nhau bắt tay vào xây dựng một xã hội mới tự do và hạnh phúc.
Đây đúng là ngọn đuốc của thời đại đã chỉ lối soi đường cho lý tưởng của chúng tôi, hướng dẫn cho mọi người dân trên con đường đến với tự do dân chủ. Trong khi chúng tôi, những trí thức trẻ yêu nước cũng chỉ mãi quanh quẩn, chưa bao giờ ra khỏi đất nước tối tăm này thì bản đề cương đã khái quát được nội dung của thời đại với nhãn quan rộng lớn. Người Viết đã từng bôn ba khắp năm châu để tìm một con đường xây dựng nước Việt Nam mới, một Việt Nam dân chủ và không còn bóng dáng của chế độ độc tài. Hẳn tác giả đã từng đau đáu nhiều cho vận mệnh dân tộc, mong muốn đất nước mình được có tự do dân chủ như các quốc gia dân chủ mà người đã đi qua và từng sinh sống.
Một niềm hạnh phúc dâng trào trong tâm hồn của mỗi chúng tôi, vậy là đất nước Việt Nam đã có con đường đi cho mình, con đường của hạnh phúc và tự do. Và quan trọng hơn cả là phương thức mà chúng ta sẽ bước ra khỏi chế độ độc tài toàn trị. Từ đây, những trí thức trẻ chúng tôi sẽ kết hợp với mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng chính mình. Trong tâm trí mỗi người đã có một ngọn đuốc soi đường, và từ nay chúng ta sẽ cùng nhau vững bước trên con đường dân chủ với nhận thức và tâm thức mới để hướng tới tương lai.

Phần 2: Đấu Tranh Ôn Hòa, Bất Bạo Động

“Trong cuộc đấu tranh này, bom đạn sẽ được thay thế bằng lý trí, tình thương và kiến thức. Bởi lẽ đây là một cuộc đấu tranh ôn hòa và nhân bản – một cuộc đấu tranh quyết liệt với thành phần độc tài, tham ô nhưng nhất quyết không để cho một thành phần dân tộc nào trở thành nạn nhân của chế độ mới.”*

***
Đấu tranh ôn hòa, bất bạo động là chủ trương xuyên suốt của Đảng Vì Dân được đề cập trong ‘Đề cương Việt Nam Mới’. Trong bối cảnh phức tạp của cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay ở nước ta, đối mặt với sự ngoan cố và lỳ lợm của một bộ phận lãnh đạo đảng Cộng Sản, nhiều tổ chức đấu tranh đã chủ trương sử dụng bạo lực để trừng trị những kẻ độc tài. Nhưng chủ trương đấu tranh đó sẽ dẫn đến những đổ vỡ và thiệt hại cho đất nước và nhân dân, cũng là cái cớ để cho chế độ độc tài đàn áp những người đấu tranh dân chủ.
Kẻ độc tài tồn tại dựa trên bạo lực, vì thế sức mạnh bạo lực là sở thích của chúng, nếu chúng ta sử dụng bạo lực đấu tranh thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho đất nước. Việc đấu tranh bằng vũ lực, nếu thắng lợi thì cũng sẽ gây nên nhiều mất mát và đổ vỡ, vì thế việc khắc phục và hàn gắn đất nước về sau cũng là một việc khó khăn. Với bối cảnh lịch sử của Việt Nam hiện nay, chủ trương đấu tranh ôn hòa – bất bạo động là điều đúng đắn và phù hợp với xu thế của thời đại.
Có nhiều đảng phái và tổ chức đấu tranh chủ trương đường lối này, nhưng chưa có biện pháp toàn diện và cũng chưa đưa ra được một phương án chuyển thể tối ưu cho biện pháp đấu tranh ôn hòa. ‘Đề cương Việt Nam Mới’ đã làm được điều đó, và giải tỏa được nổi ưu tư cũng như khát vọng của mọi tổ chức, cá nhân đang quan tâm tới cuộc đấu tranh cho dân chủ nước nhà: “Việt Nam đang cần có một cuộc cách mạng xã hội có khả năng hóa giải tận gốc rễ các vấn đề của đất nước và dân tộc. Cuộc cách mạng đó phải vượt lên trên những ranh giới tầm thường của chính trị, tôn giáo và kinh tế. Nó phải có mục tiêu phụng sự xã hội trên tinh thần dân tộc tự quyết, để các thế hệ trẻ có tinh thần tiên phong trong lý tưởng phụng sự quốc gia, dân tộc có thể đóng góp công sức và tài năng của mình để xây dựng một xã hội mới, một đất nước mới.”*
Nhiệm vụ của dân tộc Việt Nam lúc này là phải làm một cuộc cách mạng xã hội toàn diện để giải quyết tận gốc rễ những vấn đề tồn tại bấy lâu của đất nước. Những vấn đề tồn tại này do chế độ độc tài cộng sản gây ra trong suốt thời gian cầm quyền của họ, đó là: Các quyền căn bản của con người bị cướp mất, không có tự do dân chủ, sự đổ vỡ về nhận thức do sự tuyên truyền nhồi sọ của đảng cộng sản, sự tụt hậu của đất nước, sự chia rẽ dân tộc, tình trạng tham nhũng và bất công xã hội... Một cuộc cách mạng chủ trương sẽ đặt lợi ích dân tộc và nhân dân lên trên hết, vượt lên mọi định kiến và khác biệt về chính trị, tôn giáo và kinh tế để thực hiện hòa hợp dân tộc, bắt tay vào xây dựng xã hội dân chủ mới. Từ nay những người trẻ, thế hệ tương lai của đất nước sẽ thực sự được đóng góp công sức và tài năng của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước. Điều đó khác biệt với sự thủ cựu và tham quyền cố vị của thành phần lãnh đạo độc tài, họ chỉ quan tâm tới quyền lực và lợi ích mà lãng phí tài năng và sức trẻ của thế hệ tương lai, đó cũng chính là một tội ác đối với dân tộc.
Cuộc đấu tranh này dựa trên lý trí, kiến thức của những người yêu nước để đối phó với những bất công và bạo lực từ phía chính quyền độc tài. Đó là một quan điểm tiến bộ và phù hợp với tinh thần ôn hòa, chứa đựng nhiều nội dung nhân bản. Quan tâm tới sự an nguy của nhân dân, nhất quyết không để một thành phần dân tộc nào phải trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng. Như vậy không có nghĩa là chúng ta có thái độ nhu nhược hay bị động trước chính quyền độc tài, tuy có thái độ ôn hòa nhưng đây là một cuộc đấu tranh quyết liệt và không nhượng bộ với thành phần độc tài, tham ô. Thái độ và phương thức đấu tranh đã được chỉ rõ: Ôn hòa nhưng quyết liệt với kẻ độc tài, giữ vững ý chí đấu tranh của chúng ta vì sự nghiệp dân chủ cao cả: “Nhất quyết không nhượng bộ với các thành phần bảo thủ, cực đoan và tàn ác.”*. Những thành phần có được lợi ích nhờ vào sự tồn tại của chế độ độc tài sẽ trở nên bảo thủ và tàn ác đối với lực lượng dân chủ để duy trì quyền lợi của chúng. Đối với thành phần này chúng ta kiên quyết không nhượng bộ, làm rõ bộ mặt tàn ác và xấu xa của chúng trước toàn thể nhân dân.
Mục đích cuộc cách mạng của chúng ta là tiến tới một cuộc tổng tuyển cử tự do và dân chủ cho đất nước Việt Nam, xóa bỏ chế độ độc tài và xác lập chế độ dân chủ. Một cuộc cách mạng mang trong mình “tính chất ôn hòa, hợp lý và hợp hiến”*; cũng như để thực hiện sự hòa hợp dân tộc trong tương lai: “Chấm dứt sự đố kỵ, thù nghịch với các thành phần đối lập ôn hòa ở trong nước; đồng thời tạo ra cơ hội thảo luận một cách trực tiếp và công khai tiến trình dân chủ và phát triển Việt Nam với các cá nhân, đoàn thể có chủ trương đấu tranh ôn hòa.”*.
Chế độ độc tài toàn trị sắp lùi vào dĩ vãng, bình minh lịch sử sẽ lên ngôi, đó là chế độ tự do dân chủ sẽ hiện diện trên đất nước Việt Nam: “Vai trò lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt, cũng như chủ thuyết Cộng sản đã tàn lụi dần trong lịch sử và tư tưởng nhân loại.”*
Viết xong ngày 10/10/2011
Hoàng Minh (Hà nội, VN)
____________________________
Những câu in nghiêng và có dấu * trong bài là được trích nguyên văn từ ‘Đề cương Việt Nam Mới’.
* Giải Pháp cho Cách Mạng Việt Nam bao gồm một loạt đề tài tiếp nối nhau. Kính mời quý vị tiếp tục theo dõi nội dung những bài viết liên hệ trong thời gian tới.


Hoàng Minh - Giải pháp cho cách mạng Việt Nam (II)

Hoàng Minh
“Dân chủ là một quan niệm tổ chức xã hội có khả năng đáp ứng nguyện vọng của đại đa số nhân dân, và ngăn ngừa những khuynh hướng lạm dụng quyền thế, bạo lực hay chuyên chế lãnh đạo của một cá nhân, một đảng phái hay một thế lực liên kết chính trị” *

Phần 3: Mô hình Dân Chủ

Chế độ tự do dân chủ sẽ đến đối với đất nước Việt Nam như một điều tất yếu. Lựa chọn và xác lập một mô hình Dân chủ sau khi chế độ độc tài đã bị xóa bỏ là một việc hệ trọng, liên quan đến việc phát triển của đất nước và cuộc sống người dân sau này.
Bối cảnh đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi cách mạng dân chủ thành công đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thích hợp để đưa đất nước sớm đi vào ổn định. Để xã hội dân chủ được phát triển tốt đẹp, một đường lối đấu tranh đúng đắn phải có định hướng phục vụ con người -- vốn là mục tiêu của bất kỳ cuộc cách mạng dân chủ chân chính nào. “Dân chủ nhân bản là một quan niệm điều hướng xã hội, theo đó ý kiến của đa số được tôn trọng; song mục tiêu cuối cùng của tất cả mọi nỗ lực xây dựng xã hội là phải nhằm phục vụ con người; vì con người là bản thể và cũng là chủ thể của xã hội”*. Quan điểm tiến bộ đó rõ ràng phản ảnh kinh nghiệm và thực tế mô hình dân chủ của các quốc gia trên thế giới qua quá trình lịch sử cách mạng.
Mục tiêu phục vụ con người vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chế độ dân chủ cho Việt Nam, nhằm xác lập một xã hội tiến bộ và nhân bản. Đồng thời, nó giúp ngăn ngừa sự trở lại của chế độ độc tài dưới nhiều hình thức khác. Trên thế giới không chỉ có chế độ độc tài Cộng sản mà còn nhiều hình thức độc tài khác tồn tại bằng việc tiếm quyền từ một cá nhân hay liên minh chính trị: “Thực tế cho thấy rằng, trên thế giới ngày nay, có một số quốc gia không cộng sản nhưng vẫn lâm vào cảnh độc tài chính trị, khủng hoảng về xã hội và lạc hậu về mọi mặt. Vì vậy sự sụp đổ, giải thể một chế độ độc tài sang đa đảng chỉ đáp ứng yêu cầu đầu tiên của tiến trình dân chủ hóa là chấm dứt một tình trạng độc tài toàn trị”*. Xác lập chế độ đa đảng chỉ là bước đầu tiên của tiến trình dân chủ, xây dựng những bước tiến tiếp theo là nhiệm vụ của tất cả những người dân chủ yêu nước có tinh thần dân tộc.
Sau giai đoạn chuyển tiếp của cách mạng dân chủ, đất nước sẽ tiến tới một cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên để lựa chọn chính phủ mới. Làm sao để cuộc bầu cử đó thực sự dân chủ và đại diện cho ý nguyện của người dân là trách nhiệm của những người thực sự mang tâm huyết xây dựng tự do, dân chủ cho đất nước. Cuộc bầu cử này sẽ có sự hiện diện của mọi thành phần chính trị và đảng phái; kể cả lực lượng chính trị có xuất xứ từ đảng cầm quyền cũ, một khi Hiến Pháp Dân chủ sau này cho phép.
Thực thi quyền bình đẳng chính trị cho tất cả thành phần dân tộc là điều cần thiết, song cảnh giác trước những mưu đồ lạm dụng dân chủ của một số thành phần mang bản chất độc tài lại là điều tối cần thiết. Những thế lực có khuynh hướng độc tài có thể lợi dụng tình hình dân chủ non trẻ của đất nước sau cách mạng để thiết lập một hình thức độc tài mới dưới danh nghĩa dân chủ (tiêu biểu là sự kiện thay đổi ở Myanmar gần đây). Vì thế, ngăn ngừa sự tái-độc-tài dưới danh nghĩa hay hình thức mới là nhiệm vụ tối quan trọng của những người cách mạng. Ý thức này góp phần bảo vệ nền dân chủ non trẻ mới thành hình, bảo vệ quyền lợi của người dân mới được xác lập.
Nhân dân Việt Nam mong đợi những người yêu nước tiến bộ có xuất xứ Cộng sản sẽ sớm ly khai đảng Cộng sản Việt Nam và lập nên những tổ chức đối lập đúng nghĩa, để cùng toàn dân chấm dứt độc tài, xây dựng dân chủ, tự do. Tuy nhiên, một viễn ảnh có thể xảy ra là sau khi chế độ CS bị giải thể, lực lượng chính trị của chế độ độc tài vừa bị lật đổ sẽ lợi dụng những quy định tự do của chế độ dân chủ mới để phục hoạt bằng cách thành lập thành một số đảng phái, và chủ động cùng nằm trong một liên minh chính trị để tạo điều kiện tiếp tục cầm quyền dưới danh nghĩa mới. Khi đạt được kết quả qua lá phiếu, những kẻ lãnh đạo độc tài cũ được hợp thức hóa qua tiến trình dân chủ, nhưng về thực chất bản chất thì vẫn không thay đổi.
Vì vậy, “Những người đấu tranh cho tự do, dân chủ cần ý thức được rằng, sự bầu cử tự do sẽ có thể bị lợi dụng một cách khéo léo để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của một số đảng phái, liên minh chính trị bất xứng”* là sự đề phòng cần có. Lực lượng dân chủ và toàn thể nhân dân cần có cái nhìn tỉnh táo để cảnh giác với những thủ đoạn của kẻ độc tài nhằm bảo vệ những thành quả dân chủ đã giành được.
Cuộc tổng tuyển cử tự do sau thời kỳ chuyển tiếp có vai trò vô cùng quan trọng để xác lập quyền làm chủ của nhân dân, cũng như mọi thành phần tiến bộ đều có thể tham gia xây dựng đất nước: “Tổng tuyển cử tự do là giải pháp chính trị thích hợp nhất vì sẽ dành cơ hội tham gia lãnh đạo cho tất cả mọi phía liên hệ, và đó là cơ hội lớn nhất để toàn dân hành xử quyền làm chủ đất nước của mình một cách thực tế”*.
Tiếp đó sẽ là tiến trình dân chủ hóa xã hội, phá bỏ những quy định phản dân chủ của chế độ cũ để lại và xác lập nên những tiêu chuẩn mới của thời đại. Những tiêu chuẩn đó phải phù hợp với tiêu chí dân chủ nhằm phục vụ lợi ích con người. Tất cả vì quyền tự quyết và chủ quyền nhân dân: “Dân chủ hóa xã hội là một tiến trình nhằm thực hiện một cách tích cực quyền tự quyết và quyền làm chủ của nhân dân”*. Trong giai đoạn sống dưới chế độ độc tài, các quyền tự quyết của nhân dân bị nhà cầm quyền độc tài tước đoạt, buộc họ phải phụ thuộc vào chế độ. Vì vậy, phục hoạt quyền tự quyết chính là giải phóng nhân dân. Từ đó, người dân sẽ tích cực tham gia vào tiến trình thực thi các quyền làm chủ của mình, cùng xây dựng một xã hội dân chủ nhân bản cho chính mình.
Tiến trình dân chủ hóa càng diễn ra sớm thì càng có lợi cho đất nước và nhân dân, ngược lại đất nước sẽ càng bị kìm hãm nếu tự do đến quá muộn. Cho đến nay, nhân dân Việt Nam đang phải gánh chịu sự thiệt hại đó; và thành phần được lợi là những kẻ cầm quyền độc đoán, ích kỷ. Khi mọi người dân cùng bắt tay vào để lựa chọn và xây dựng cho mình một xã hội mà tất cả đều có quyền được thụ hưởng, thì đó mới là xã hội dân chủ tiến bộ. Và đó là định hướng tốt nhất trên con đường đến với những giá trị tự do, dân chủ của nhân loại của dân tộc Việt Nam: “Người Việt Nam không có sự lựa chọn nào tốt hơn là chấp nhận một mô thức xây dựng dân chủ ngay từ thời điểm này, nếu muốn Việt Nam sẽ được phát triển hùng cường trong một xã hội tự do, dân chủ ở ngày mai”*.
Có thể nói, việc lựa chọn một mô hình Dân chủ là điều cốt yếu của tiến trình Dân chủ. Điều đó sẽ được áp dụng ngay sau khi cách mạng thành công, nhưng từ bây giờ chúng ta phải định hình ra được lộ trình dân chủ hóa phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam. Sự lựa chọn phù hợp giúp cho tiến trình cách mạng được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, mang lại những lợi ích tốt đẹp cho đất nước, cũng như giảm thiểu những thiệt hại và sai lầm có thể sẽ diễn ra trong tương lai.
Viết xong ngày 18/10/2011
Hoàng Minh (Hà nội, Việt Nam)
_______________________________________
¨ Những câu in nghiêng và có dấu (*) trong bài là được trích nguyên văn từ ‘Đề cương Việt Nam Mới’.
¨ Giải Pháp cho Cách Mạng Việt Nam bao gồm một loạt đề tài tiếp nối nhau. Kính mời quý vị tiếp tục theo dõi nội dung những bài viết liên hệ trong thời gian tới.


Hoàng Minh - Giải pháp cho cách mạng Việt Nam (III)

Hoàng Minh
“Dân chủ hóa xã hội là một nhu cầu khẩn thiết của đất nước. Dân chủ cũng là yếu tố xã hội có và đủ để Việt Nam có thể vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng mọi mặt hiện nay, để có thể phát triển được một cách bình thường và nhanh chóng”.*
(tiếp theo)

Phần 4: Chuyển Thể Xã Hội

Hơn nửa thế kỷ sống trong chế độ độc tài toàn trị đã khiến cho đất nước Việt Nam bị kìm hãm và khủng hoảng về mọi lĩnh vực. Việc tìm kiếm một con đường để đưa dân tộc thoát ra khỏi thể chế độc tài và xác lập chế độ dân chủ là nỗi trăn trở và bế tắc của nhiều tầng lớp người Việt Nam cho đến nay. Quan trọng hơn thế nữa, chúng ta cần một giải pháp chuyển thể xã hội toàn diện và an toàn để phát triển đất nước trong giai đoạn kế tiếp của cuộc cách mạng dân chủ.
“Đề cương Việt Nam mới” đã đưa ra ba nội dung chính trong phương án chuyển thể xã hội của mình như sau:
1. Chuyển thể guồng máy nhà nước: Giải thể tức thời cơ chế “Chính ủy” của đảng cộng sản Việt Nam trong toàn bộ cơ quan nhà nước, kể cả quân đội, cảnh sát và công an; toàn bộ guồng máy nhà nước phải được đặt dưới sự điều hành của chính phủ mới – một cơ chế đa thành phần. Sự chuyển thể guồng máy nhà nước là yếu tố cơ bản để thực thi dân chủ từ guồng máy điều hành quốc gia.
2. Lưu dụng thành phần quân cán chính chuyên ngành: Ngoại trừ một số bộ phận nhân sợ cần được thuyên chuyển tức thời để bảo đảm an ninh cho chính phủ mới, thành phần quân nhân, cảnh sát, công an, công chức các ngành các cấp nên được cứu xét cho tiếp tục phục vụ nhà nước, để đảm bảo sự liên tục trong việc điều hành guồng máy chính quyền các cấp.
3. Bảo đảm sự sinh hoạt liên tục của xã hội: Tiến trình dân chủ hóa đất nước phải đảm bảo sự sinh hoạt của xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp, và chứng minh được khả năng làm tốt hơn xã hội ngay sau đó.
Các biện pháp và phương án được cụ thể hóa ở 23 điểm dưới đây:
1. Trả tự do hoàn toàn và tức thời cho tất cả tù nhân chính trị đang bị giam cầm hay quản chế dưới mọi hình thức. 2. Hủy bỏ ngay các hình thức sắc luật mang nội dung đàn áp tôn giáo và chính trị do nhà nước CHXHCH Việt Nam ban hành.
3. Thực thi quyền tự do báo chí, ngôn luận. Tư hữu hóa toàn bộ cơ quan truyền thông, báo chí, truyền hình và truyền thanh.
4. Nghiêm cấm và nghiêm trị các hành động trả thù, báo oán cá nhân hoặc những hành vi làm xáo trộn xã hội.
5. Công nhận và tưởng thưởng cả tinh thần và vật chất cho tất cả những người đã có quá trình đấu tranh dân chủ hóa đất nước, đang sống hay đã hy sinh, không phân biệt tổ chức hay thành phần, ở trong hay ngoài nước.
6. Đền bù xứng đáng cho những người hay gia đình đã thực sự có những đóng góp, hy sinh to lớn trong quá trình tranh đấu giành dân chủ, tự do, độc lập và thống nhất cho đất nước, kể cả thành phần thương phế binh, tử sĩ và gia đình; không phân biệt quá trình, xuất xứ hay chế độ phục vụ.
7. Phối hợp với chính quyền các nước lân bang để thiết lập các chính sách yểm trợ cấp thời và đặc biệt cho số kiều bào sinh sống ở những nước này.
8. Phục hồi công thổ, tài sản quốc gia đã bị tiếm dụng dưới mọi hình thức; cứu xét hoàn trả các tài sản đoàn thể, cá nhân bị ép buộc sung công trước đây. Tái thẩm định các hiệp định, hiệp ước, văn kiện quốc tế đã được nhà nước CHXHCN Việt Nam ký kết, để tìm biện pháp thương lượng với các quốc gia liên hệ, hay vô hiệu hóa các trường hợp cần thiết.
9. Cấp thời vận động ngoại giao truy hồi phần lãnh hải và lãnh thổ đã bị nhượng đi bởi nhà nước CHXHCN Việt Nam; tái khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hồi hương cấp thời số phụ nữ, trẻ em bị ép buộc hành nghề mãi dâm và có các chương trình trợ giúp đặc biệt để giúp thành phần này sớm phục hồi cuộc sống bình thường.
10. Yểm trợ đặc biệt cho các chương trình trợ giúp dành cho số kiều bào gặp hoàn cảnh khó khăn ở các nước láng giềng.
11. Thực hiện chương trình trợ giúp cấp thời cho các thành phần nông dân và công nhân nghèo.
12. Thực hiện chính sách giảm thuế đặc biệt cho thành phần lao động nghèo và công chức cấp thấp.
13. Nâng đỡ đời sống của thành phần cảnh sát, quân nhân, công chức cấp thấp thuộc mọi thành phần chính quyền.
14. Ưu tiên xây dựng thêm trường ốc, bệnh viện, bệnh xá để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
15. Chăm lo một cách nhân đạo cho tất cả gia đình cô nhi, quả phụ, thương phế binh, tử sĩ không phân biệt chế độ phục vụ trước đây.
16. Cứu xét giảm án cho tất cả tù nhân đang thụ án để tạo cơ hội làm lại cuộc đời cho những người lỡ phạm tội lần đầu.
17. Tình nguyện giải quyết tận gốc vấn đề MIA của Hoa Kỳ và các nước đồng minh một cách nhanh chóng và vô điều kiện.
18. Chỉnh trang nghĩa trang quân đội cho tử sĩ thuộc cả hai chế độ Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Cộng Sản.
19. Bảo đảm sự sinh hoạt và phát triển liên tục của xã hội trong mọi lĩnh vực một cách hợp hiến và hợp pháp.
20. Nghiêm cấm và nghiêm trị các hoạt động mãi dâm trẻ em vị thành niên.
21. Giải quyết cấp thời các trường hợp gây ô nhiễm môi sinh hay hủy hoại sinh thái. Thi hành luật bảo vệ môi sinh, đặc biệt là trong lĩnh vực Công kỹ nghệ.
22. Thực hiện hệ thống thông tin công cộng trên toàn lãnh thổ để tạo điều kiện phổ biến các chương trình thông tin, giáo dục đến toàn dân.
23. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thiện nguyện nước ngoài (kể cả cơ quan thiện nguyện của người Việt sống ở nước ngoài) vào Việt Nam để trực tiếp giúp đỡ những người nghèo khổ và tiếp tay với chính quyền mới để giải quyết những khó khăn của xã hội.
Với một cách nhìn toàn diện, đề cương đã đưa ra được toàn bộ nội dung chuyển thể xã hội một cách rộng lớn và cụ thể. Các điểm trên bao hàm những ý nghĩa nhân bản trên tinh thần phục vụ con người, lấy con người làm trọng tâm của công cuộc chuyển thể xã hội. Toàn thể nhân dân Việt Nam và mọi thành thành phần xã hội khác có thể yên tâm cho một sự chuyển đổi dân chủ tốt đẹp cho dân tộc. Một sự chuyển đổi mà sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân Việt Nam bằng việc đảm bảo những lợi ích tốt đẹp về tinh thần và vật chất, bằng việc thực thi các quyền dân chủ và khôi phục sự đoàn kết toàn dân tộc.

Phần 5: Điều kiện thiết yếu để chuyển đổi Dân Chủ

Để quá trình chuyển đổi từ thể chế chính trị độc tài sang thể chế dân chủ được thành công mà không gây tổn hại đến tiến trình phát triển đất nước, toàn thể các thành phần chính trị tại Việt Nam cần hướng tới những mục tiêu sau đây:
- Không dẫn đến sự khủng hoảng chính trị, khả dĩ làm phương hại đến nền an ninh quốc gia;
- Không gây ra những xáo trộn nghiêm trọng có thể làm suy yếu sinh hoạt xã hội;
- Không gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế và xây dựng đất nước của toàn dân.
Những mục tiêu trên nhằm điều hướng đất nước vào một lộ trình chuyển đổi Dân chủ an toàn và không gây xáo trộn cho hiện tình đất nước. Các thành phần chính trị cần có một giải pháp để tiến trình đàm phán và thỏa thuận được diễn ra tốt đẹp trên tinh thần xây dựng, vì mục tiêu Dân chủ hóa nước nhà.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của tiến trình Dân chủ hóa, cần được thực hiện một cách thận trọng, nghiêm túc và nhìn xa trông rộng vì tương lai đất nước, vì một Việt Nam Dân chủ - tiến bộ. Sự thỏa thuận và thương lượng trong hòa bình là điều kiện tối ưu cho giải pháp Dân chủ hóa Việt Nam. Tiến trình này cần phải được thực hiện bởi những nội dung then chốt sau:
1. Xây dựng giải pháp chính trị: Đại diện Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam cùng các nhân vật, đoàn thể chính trị đối lập ở trong nước hội đàm và thương lượng về một số giải pháp chính trị thích hợp cho Việt Nam.
2. Thành hình Hiến Pháp Lâm thời: Tổ chức bầu cử “Hội đồng Lập Hiến” để soạn thảo bản Hiến Pháp lâm thời, làm nền tảng pháp lý cho tiến trình Dân chủ hóa và ổn định xã hội.

3. Tổ chức bầu cử địa phương: Tổ chức bầu cử chính quyền địa phương các cấp theo tinh thần bản Hiến Pháp mới.

4. Tổ chức tuyển cử quốc gia: Tổ chức tổng tuyển cử tự do cấp quốc gia để bầu chọn thành phần lãnh đạo ba cơ chế Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp với sự giám sát của Quốc tế.
Các tổ chức chính trị trong và ngoài nước cũng như các quốc gia Dân chủ cần tạo một áp lực đủ mạnh để Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt nam phải chấp nhận một tiến trình dân chủ hóa đất nước trong ôn hòa để có thể làm điều kiện tiến hành các bước trên. Các thành phần chính trị cần chấp nhận đối thoại trên tinh thần xây dựng, để tìm cách tháo gỡ những bế tắc chính trị.
Việc đối thoại dân chủ nhằm mục đích tìm ra những giải pháp chính trị thích hợp mà nội dung chính là thỏa thuận các nguyên tắc để đi đến thành lập một “Hội đồng Lập Hiến” với nhiệm vụ soạn thảo bản Hiến Pháp mới. Bản Hiến pháp này tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho những sinh hoạt chính trị dân chủ sau này, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của sự nghiệp dân chủ. Vì vậy cần có sự thỏa thuận đầy đủ và nghiêm chỉnh giữa các đoàn thể chính trị hiện hữu, kể cả đảng Cộng sản Việt nam.
Để tiến trình Dân chủ hóa được diễn ra thuận lợi, các thành phần chính trị cần yêu cầu nhà cầm quyền phải trả tự do ngay cho các tù nhân chính trị đang bị giam giữ trái phép, chấm dứt sự đàn áp đối với các thành phần đối lập. Các quyền tự do căn bản của con người như: Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do sinh hoạt chính trị, v.v… phải được tôn trọng thực sự.
Các tổ chức chính trị trong và ngoài nước cũng như các quốc gia dân chủ tiến bộ cần tạo một áp lực đủ mạnh để Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt nam phải chấp nhận một tiến trình dân chủ hóa đất nước thay vì ngăn cản và đàn áp. Ngoài sự nỗ lực của các thành phần chính trị dân chủ tiến bộ thì việc nhà cầm quyền Cộng sản có được một cái nhìn đúng đắn về tiến trình dân chủ là điều hết sức quan trọng cho công cuộc chuyển đổi Dân chủ được diễn ra trong hòa bình và tốt đẹp. Đảng Cộng sản cần phải vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của toàn dân mà chấp từ bỏ thể chế chính trị độc tài mà họ đang nắm giữ. Chỉ khi đó thì tất cả các đoàn thể chính trị mới có thể dẹp bỏ những bất đồng vốn có mà cùng nhìn về một hướng: Đó là sự nghiệp dân chủ hóa nước nhà.
Các cuộc bầu cử sẽ được diễn ra ngay sau đó theo các quy định của bản Hiến pháp Dân chủ mới. Các thành phần chính trị sẽ tham chính qua hình thức ứng cử vào các chức vụ Dân Cử, theo tinh thần của nội dung Hiến pháp mới, góp phần thực thi tiến trình Dân chủ hóa một cách văn minh và tiến bộ. Người dân thực sự được tham gia bầu cử tự do và dân chủ, họ có quyền lực hoàn toàn trong việc lựa chọn cho mình những đại biểu xứng đáng mà không bị ai ép buộc. Chính quyền địa phương sẽ được thiết lập thông qua bầu cử dân chủ, thay vì cơ cấu và dàn xếp như nhà cầm quyền Cộng sản vẫn làm. Từ sự thay đổi dân chủ đó, chính quyền sẽ thực sự là của dân: người dân có quyền lực tuyệt đối trong việc lựa chọn cho mình những đại biểu xứng đáng, và sẽ phế truất khi các đại biểu đó không làm được việc hay đi ngược lại ý nguyện của người dân.
Chế độ chính trị Dân chủ và một cuộc bầu cử tự do là ý nguyện thiết tha của cả dân tộc Việt Nam suốt mấy mươi năm nay, kể từ khi người dân bị chế độ độc tài Cộng sản cướp hết mọi quyền lực. Hạnh phúc và tự do – dân chủ sẽ thực sự đến với nhân dân Việt Nam một khi mà lộ trình Dân chủ hóa được thực hiện. Tất cả các thành phần đảng phái cũng như những cá nhân có tâm huyết xây dựng đất nước đều có thể tham gia vào tiến trình phụng sự dân tộc, phụng sự nhân dân. Toàn thể các tổ chức chính trị và nhân dân Việt Nam hãy cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp, hướng tới sự chuyển đổi Dân chủ vì hạnh phúc của toàn thể dân tộc.

Phần 6: Giải pháp cho tình huống cấp thiết

Trong tình huống mà Đảng Cộng Sản bị mất quyền lãnh đạo bất ngờ bởi một biến cố chính trị thì các tổ chức chính trị có thực lực trong nước cần hội đàm để đi đến một giải pháp cấp thiết nhằm ổn định tình hình. Đó là thực hiện nhanh chóng những biện pháp tức thời để đưa tiến trình xã hội vào một giai đoạn chuyển tiếp theo lộ trình dân chủ. Những biện pháp đó sẽ bao gồm:
Ổn định tình hình:
- Các tổ chức chính trị trong nước cần thỏa thuận cấp thời về một chủ trương và nguyên tắc lãnh đạo quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp. Những nguyên tắc này đảm bảo cho quá trình chuyển tiếp dân chủ được thực thi một cách đúng mức và hợp lệ, giúp cho tình hình đất nước sớm được đi vào ổn định. Nhờ vậy mà quá trình dân chủ hóa sẽ được thực hiện nhanh chóng và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Tránh những đổ vỡ và mất mát không cần thiết cho đất nước và nhân dân. Các phương án phải được soạn thảo một cách công khai và được sự thừa nhận rộng rãi của các tổ chức, đảng phái cũng như đông đảo nhân dân. Vì mục tiêu và nhiệm vụ của giai đoạn chuyển tiếp là thực thi chế độ dân chủ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Các lực lượng quân đội, cảnh sát và công chức hành chính cần được duy trì nhiệm vụ đang có để đảm bảo sự ổn định và liên tục của sinh hoạt xã hội. Trường hợp cần thiết có thể cần đến sự hiện diện của lực lượng Bảo An Liên Hợp Quốc để đảm bảo an ninh trật tự, giúp ngăn ngừa tình trạng khủng hoảng quân sự có thể xảy ra. Tuy nhiên trong thời điểm lịch sử này, vai trò chủ động của nhân dân đối với vận mệnh dân chủ của chính mình là chính yếu, sự trợ giúp và can dự của quốc tế chỉ là thứ yếu. Đa số nhân dân Việt Nam hãy phát huy quyền làm chủ xã hội đã bị tước đoạt lâu nay để xây dựng xã hội tương lai ngay từ thời điểm này. Đó là điều cần thiết và quan trọng cho lịch sử Việt Nam giai đoạn này, tránh được những khủng hoảng không cần thiết có thể gây thiệt hại cho đất nước.
Xây dựng chính quyền lâm thời:
- Thống nhất để đi đến thành lập một cơ chế “Chính phủ Lâm thời”;
- “Chính phủ Lâm thời” có trách nhiệm hậu thuẫn cho việc thành hình một bản Hiến Pháp Dân chủ mới, thiết lập một cơ chế có đủ tư cách và thẩm quyền để lãnh đạo quá trình chuyển tiếp dân chủ.;
- Soạn thảo Hiến Pháp Lâm thời: Hội đồng lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo bản Hiến pháp lâm thời. Sau khi quá trình này đã thực hiện và được chấp thuận thì Hội đồng lập Hiến sẽ tự giải tán;
- Tổ chức tuyển cử Quốc gia;
- Tổ chức bầu cử địa phương.
Tất cả những nội dung của phương án trên nhằm tiến tới mục tiêu chấm dứt tình trạng độc tài toàn trị hiện nay tại nước ta, thay vào đó là một chính quyền dân cử tự do. Tiến trình này ngắn hay dài, tốt đẹp hay nhiễu nhương là do thiện chí của các lực lượng chính trị tại Việt Nam và ý thức dân chủ của toàn thể nhân dân.
Người dân cần đóng vai trò then chốt để chủ động thực thi quyền làm chủ xã hội của mình. Điều này giúp giảm thiểu sự can thiệp quốc tế nếu tình hình chuyển đổi xét thấy không cần thiết. Ngay từ thời điểm này, người dân đã có thể bắt tay vào công việc kiến thiết xã hội dân chủ mà nền tảng là xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và đúng nghĩa. Điều vốn bị cấm đoán và làm sai lệch ý nghĩa của chính quyền độc tài trước đây.
Lộ trình này nhằm thiết lập và đảm bảo việc thực thi một chế độ dân chủ, tự do đích thực và công bằng. Chúng ta kiên quyết không chấp nhận một sự thay đổi quyền lực đơn thuần bằng việc thay thế sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản bằng một đảng hay một liên minh chính trị khác mà không thông qua một cuộc tổng tuyển cử tự do – dân chủ. Vì chỉ có một cuộc bầu cử tự do, công bằng mới có thể thiết lập nên một chính quyền dân cử hợp pháp.
Giải pháp trên đây được nêu ra đã được dự liệu cặn kẽ tiến trình cách mạng dân chủ sẽ xẩy ra tại Việt Nam trong trường hợp cấp thiết, đó là sự sụp đổ bất ngờ và nhanh chóng của đảng Cộng sản thông qua một cuộc chính biến hay đảo chính quân sự. Tuy nhiên chúng ta sẽ áp dụng lộ trình này theo diễn tiến và tình hình cụ thể xã hội lúc bấy giờ. Nhưng một cuộc tổng tuyển cử tự do là con đường tất yếu phải đi để đưa dân tộc Việt Nam tiến bước trên con đường dân chủ hóa. Bởi đó là một giải pháp dân chủ nhằm thực thi quyền bình đẳng và tự do của người dân.
Sự tự do, dân chủ là mục tiêu của tất cả các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và toàn thể nhân dân Việt Nam. Vì vậy sự ổn định của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp là điều kiện quan trọng để thực thi tiến trình dân chủ. Để làm được điều này, toàn thể nhân dân Việt Nam hãy đoàn kết cùng với các Tổ chức đấu tranh Dân chủ xây dựng và xác lập một thể chế dân chủ cho đất nước, tất cả vì hạnh phúc của toàn dân hôm nay và mai sau. Sự đoàn kết và chủ động của nhân dân sẽ đưa tình hình đất nước sớm đi vào ổn định trong tình trạng có biến cố. Vì cuộc cách mạng dân chủ với đối tượng và mục đích phục vụ cuối cùng là toàn thể nhân dân Việt Nam, vì sự làm chủ của họ đối với vận mệnh dân tộc và chính bản thân mình.
Hoàng Minh (Hà nội, VN)

Phần 7: Xây dựng Xã hội Mới

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần có một cuộc cách mạng xã hội thực sự với phạm vi rộng lớn. Một cuộc cách mạng xuất phát từ các tầng lớp nhân dân, đấu tranh cho quyền lợi trực tiếp của người dân, đó là: Tự do, dân chủ, nhân quyền và ấm no hạnh phúc. Từ đó sẽ tiến tới xây dựng một xã hội Việt Nam mới với nền tảng dân chủ và nhân bản.
Trước thực trạng đất nước đầy rẫy những bất công và nghịch lý hiện nay, xã hội Việt Nam chúng ta cần phải có một sự lột xác triệt để nhằm cải thiện tình hình, làm cơ sở cho bước phát triển mạnh mẽ tới dân chủ. Công cuộc cách mạng xã hội đó sẽ thúc đẩy những cải cách cần thiết nhằm tái tổ chức xã hội, đặt nền tảng cho xã hội dân chủ mới. Đó là nhiệm vụ cấp thiết và cao cả của mọi tầng lớp nhân dân trước sứ mệnh lịch sử, vì hạnh phúc của toàn dân. Nhiệm vụ đó là: Làm cuộc cách mạng để xoá bỏ chế độ độc tài toàn trị, xác lập chế độ dân chủ trên đất nước Việt Nam.
Một khi cách mạng đã thành công, thì nhiệm vụ của toàn thể dân tộc Việt Nam là cùng nhau xây dựng một xã hội mới: Tự do, dân chủ và tiến bộ. Để có một xã hội tốt thì nhà nước phải có những chính sách đúng đắn, kịp thời và hữu hiệu. Những chính sách có khả năng đáp ứng được các nhu cầu phát triển Xã hội của đất nước. Chủ trương đó phải được quyết định bởi một chính phủ dân cử. Bộ máy nhà nước mới phải thực hiện một cách đúng đắn vai trò của các cơ quan: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Đảm bảo được tính độc lập (Tam quyền phân lập) của các cơ quan này. Có như vậy thì mới đảm bảo được tính dân chủ của thể chế mới của dân, vì dân.
Xã hội mới phải được xây dựng trên nền tảng nhân bản, tôn trọng nhân quyền và thực thi nhân ái. Mọi chính sách của quốc gia đều vì mục tiêu phục vụ con người, bởi con người là chủ thể của xã hội, chủ thể của cách mạng dân chủ. Chính quyền hoạt động với tôn chỉ phụng sự nhân dân, phụng sự dân tộc. Tư tưởng dân tộc là nền tảng và niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam. Người Việt xây dựng đất trước trên cơ sở nền tảng dân tộc mình, chứ không phải tôn thờ một thứ chủ nghĩa không tưởng và hư vô như chế độ Cộng sản. Trước đây, vì đi theo con đường Cộng sản mà nhà nước độc tài đã chà đạp lên mọi giá trị dân tộc, trở thành những kẻ mất gốc và chạy theo chủ nghĩa hư vô. Nay dân tộc Việt Nam sẽ xây dựng lại một đât nước Việt Nam mới, một xã hội dựa trên nền tảng vững bền của những giá trị dân tộc.
Khác với chế độ độc tài trước đây, cơ chế dân chủ mới coi Chính quyền, Quân đội, Công an là công cụ phục vụ quốc gia, trực thuộc quyền quản lý của chính phủ dân cử. Ba lực lượng này có nhiệm vụ phục vụ đất nước và nhân dân, không trực thuộc quyền quản lý của riêng một đảng phái hay tổ chức nào. Không một đảng phái, cá nhân hay đoàn thể nào được phép sử dụng ba cơ cấu này để phục vụ cho quyền lợi của đoàn thể một cách riêng tư.
Xã hội mới sẽ là một xã hội dân chủ, vì vậy bộ máy nhà nước hoạt động trên nền tảng của nguyên tắc pháp quyền. Mọi đảng phái, tổ chức và cá nhân đều tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Do đó mà mọi khuynh hướng chính trị không được đi ngược lại với những nguyên tắc của bản Hiến pháp mới.
Trong bối cảnh phát triển hội nhập toàn cầu hiện nay, quốc gia nào có cấu trúc bộ máy nhà nước khoa học và tiến bộ thì có ưu thế hơn trong cạnh tranh. Vì vậy mà bộ máy nhà nước càng đơn giản thì càng đáp ứng kịp thời sự thay đổi của xã hội. Từ đó mà làm việc có hiệu quả và tránh được tình trạng lãng phí nhân lực và tài lực của quốc gia. Các cơ cấu của bộ máy nhà nước làm việc trên tinh thần tuân thủ pháp luật và chịu sự giám sát của người dân. Do đó nâng cao tính trách nhiệm và động lực hoạt động cho bộ máy nhà nước. Bộ máy đó sẽ tự động chọn lọc và thay thế nhân sự trên tinh thần tuân thủ những nguyên tắc đã được nêu ra.
Chúng ta xây dựng một nền kinh tế hiện đại, dựa trên nền tảng phát triển kinh tế thị trường tự do, được chi phối bởi quy luật cung cầu. Phân phối địa bàn kinh tế một cách hợp lý và công bằng trên cơ sở thực tế và khả thi. Tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều cho nhân dân trên toàn địa bàn, lãnh thổ.
Mọi hoạt động của bộ máy nhà nước tương lai đều dựa trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc dân chủ, chấp hành Hiến pháp. Hành vi của mọi cá nhân đều được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật dân chủ. Bởi vậy mà tính dân chủ và công bằng được đảm bảo, không có tổ chức hay cá nhân nào đứng trên pháp luật, lợi dụng pháp luật để thủ lợi một cách bất hợp pháp. Vì rằng pháp luật là tài sản của toàn dân, là công cụ để phát triển dân chủ, phát triển xã hội. Trong chế độ độc tài toàn trị thì pháp luật là công cụ của nhà nước, là phương tiện để đàn áp và vi phạm nhân quyền. Bản thân chính phủ độc tài lại đứng trên pháp luật, coi pháp luật chỉ là trò đùa, vì rằng pháp luật là do chúng làm ra chứ không phải là ý nguyện của nhân dân. Trong chế độ dân chủ thì pháp luật được làm ra bởi một Quốc hội dân cử, đại biểu quốc hội thực sự là những người đại diện cho nhân dân, do người dân lựa chọn.
Xã hội mới là xã hội của tự do, dân chủ, công bằng và nhân ái. Một xã hội đại diện cho mọi ý nguyện của người dân, do nhân dân làm chủ. Những thế lực độc tài và ích kỷ sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội dân chủ. Những ý tưởng cho một chế độ độc tài cũng sẽ không còn chỗ dung thân. Xã hội độc tài sẽ bị đẩy lùi vào quá khứ, giống như bản chất tăm tối và bạo tàn của chúng. Xã hội dân chủ là xã hội của toàn dân, những gì thuộc về nhân dân sẽ được trả lại một cách xứng đáng. Những quyền và lợi ích chính đáng của chúng ta đã bị nhà nước độc tài cướp đi mấy chục năm nay bây giờ sẽ về với chủ nhân đích thực. Chế độ độc tài tàn bạo và lựa mị sẽ qua đi, nhường chỗ cho một xã hội tự do dân chủ do chính bàn tay của người dân xây dựng.

Phần 8: Chính sách kinh tế và văn hóa

Để vượt qua một hệ thống kinh tế yếu kém, lạc hậu và bị biến dạng bởi nền kinh tế định hướng XHCN do chế độ cũ đề xướng chúng ta cần phải xây dựng lại một hệ thống kinh tế hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn kinh tế thị trường của quốc tế. Một nền Văn hoá tiến bộ, có thể bắt kịp thế giới nhưng đồng thời vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc cũng sẽ được chúng ta thiết lập. Điều cần thiết là phải nhanh chóng xây dựng một chính sách Kinh tế – Văn hoá phù hợp với thời đại và tôn vinh được các giá trị Việt.
Về chính sách phát triển Kinh tế:
- Việt Nam cần có hai hệ thống kinh tế song hành: Nền kinh tế Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ cần được duy trì và phát triển hiện đại để tạo công ăn việc làm cho đa số dân chúng. Các ngành Công nghiệp nặng, kỹ thuật, thông tin, dịch vụ được chú trọng. Đào tạo và thu hút lực lượng chuyên viên giỏi để phục vụ cho các ngành này.
- Đầu tư cấp tốc để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở: Đường bộ, đường sắt, hải cảng, phi trường, hệ thống điện nước, điện thoại nội địa, viễn liên và mạng lưới internet toàn cầu. Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và đầu tư quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ở các địa phương. Từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho lực lượng lao động địa phương.
- Thiết lập “Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Quốc gia”, với trách nhiệm nghiên cứu chiều hướng kinh tế thế giới, của khu vực và các nước láng giêng cũng như nền kinh tế nội địa. Đồng thời cung ứng cho các giới kinh doanh, thương mại những dữ kiện, thông tin cần thiết cho việc đầu tư, sản xuất, buôn bán hay xuất nhập cảng.
- Giảm thuế một cách đặc biệt cho những địa phương thiếu sự ưu đãi của thiên nhiên, nhằm hấp dẫn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Thiết lập hệ thống trường quản trị kinh doanh ở mỗi tỉnh để tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cho thành phần chuyên viên địa phương và khả năng tiếp nhận dự án kinh tế.
- Soạn thảo Luật Đầu tư và chính sách thuế hợp lý, có khả năng thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế nội địa và đầu tư, mậu dịch từ các công ty nước ngoài.
- Soạn thảo Bộ Luật Lao động tương đồng với các nước phát triển để đảm bảo quyền lợi của thành phần Công nhân.
- Soạn thảo bộ luật Ngân hàng để khuyến khích đầu tư của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để phát triển lĩnh vực kinh doanh với ngoại quốc.
- Thiết lập trục lộ kinh tế giáp ranh với các nước láng giềng để phát triển kinh tế khu vực cận biên.
Về Chính sách Văn hóa:
Văn hoá không chỉ là những di sản tinh thần mang tính truyền thống, mà nó được thể hiện sinh động qua cách suy nghĩ, lối sống và ứng xử của con người. Vì vậy mà nó mang tính tiêu biểu cho một cộng đồng dân tộc. Nhiệm vụ của chúng ta là phải phát triển một nền văn hoá tiến bộ cho các thế hệ tương lai, đồng thời kế thừa một cách xuất sắc những di sản văn hoá của tiền nhân:
- Lập danh sách bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá của quốc gia. Lập chương trình giới thiệu văn hoá Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
- Phục hồi các sinh hoạt văn hoá truyền thống, đặc biệt trên các phương tiện thông tin, bào chí của quốc gia.
- Xuất bản các tác phẩm nghiên cứu có giá trị về văn hoá nước nhà. Tài trợ các công trình nghiên cứu và phát huy văn hóa nước nhà một cách đặc sắc.
- Khích lệ những sáng tạo mới có khả năng đóng góp vào nguồn văn hoá dân tộc, từ mặt tinh thần đến vật chất.
- Tuyên dương và tài trợ các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.
- Tiếp nhận và bổ sung những cải tiến để nền văn hoá nước nhà ngày một thêm phong phú, song vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Với những chính sách phát triển tiến bộ và mang tính thời đại trên, chúng ta tin tưởng rằng Nền Kinh tế và Văn hóa Việt Nam sẽ được phát triển một cách lành mạnh. Xứng tầm với các giá trị và tiêu chuẩn của thời đại, đưa đất nước tiến lên và hội nhập thành công với cộng đồng quốc tế tiến bộ. Đồng thời xoá bỏ được nền văn hoá tuyên truyền, áp đặt và mị dân của chế độ độc tài. Văn hóa là tự do, tự do là văn hoá. Điều đó sẽ được minh chứng trong một xã hội Tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam chúng ta ở một tương lai gần. Điều đó cần có sự chung tay góp sức xây dựng của mọi tầng lớp nhân dân, vì đó là trách nhiệm cao quý của tất cả mọi người dân Việt Nam. Chúng ta cần xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh và tiến bộ. Mà trong đó các giá trị Văn hoá tốt đẹp của cha ông được thế hệ hôm nay phát triển, để được cộng đồng quốc tế biết đến và tôn vinh.

Phần 9: Phát triển các lĩnh vực khác

Để đưa đất nước phát triển và tiến lên bắt kịp với các quốc gia dân chủ – tiến bộ khác, nhiệm vụ của chính phủ dân cử mới là phải đưa ra được những chính sách thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Những chính sách vì mục tiêu phục vụ đất nước, phục vụ dân tộc và phục vụ nhân dân. Dựa trên tinh thần dân chủ, tiến bộ và tôn trọng ý nguyện của toàn dân:
Lĩnh vực Quốc Phòng
- Thành lập Quân đội tinh nhuệ, đa năng và có khả năng di động cao. Để vừa đảm bảo được sự toàn vẹn lãnh thổ, vừa có thể cắt giảm tối đa quân số thường trực;
- Thực hiện quy chế “Quân dịch trừ bị” để giảm thiểu quân số chính quy trong thời bình, song có thể đáp ứng được nhu cầu quốc phòng khi cần thiết;
- Thiết lập một quốc lộ mới chạy dọc theo biên giới Việt – Lào và Việt – Campuchia để làm hàng rào chiến lược thường trực phòng thủ mạn Tây lãnh thổ Việt Nam. Đây cũng là một quốc sách di dân nội địa để giải quyết nạn quá tải dân số ở các thành phố lớn, đồng thời tận dụng đất đai cho nhu cầu phát triển của nhân dân;
- Phối hợp với các cơ quan hữu trách của chính phủ để thực hiện các chính sách ngoại giao, kinh tế, giáo dục, xã hội…với các nước láng giềng để xây dựng các mối tương giao tốt đẹp và chặt chẽ, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đe dọa an ninh quốc gia;
- Gia nhập các tổ chức quốc phòng quốc tế để tạo mối quan hệ tốt, vận dụng mối tương quan để củng cố chính sách quốc phòng trong thời bình.
Lĩnh vực Y Tế
- Thiết lập chính sách y tế miễn phí cho dân nghèo, thông qua một hệ thống cơ sở y tế công cộng từ trung ương đến cấp phường xã ở địa phương;
- Lập chương trình giáo dục y tế thường thức để quãng bá các kiến thức phổ thông cho quần chúng nhân dân;
- Thực hiện tốt và công bằng chính sách bảo hiểm y tế cộng đồng;
- Đảm bảo sự bình đẳng giữa các cơ sở y tế tư nhân và cơ sở y tế nhà nước, cùng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Lĩnh vực Tôn giáo
- Phục hồi trọn vẹn quyền tự do tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo theo tinh thần bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền;
- Phát huy đạo thờ Ông Bà như một tôn giáo tự nhiên của dân tộc và coi như một phần của bản sắc văn hóa;
- Quy định cụ thể các điều khoản để giúp tôn giáo có điều kiện đóng góp xây dựng xã hội và đất nước;
- Phối hợp chặt chẽ với các tôn giáo để phát triển các sinh hoạt văn hóa, xã hội và giáo dục.
Lĩnh vực Sắc tộc
Dân tộc Việt Nam bao gồm tổng thể các dân tộc tồn tại thống nhất trên cùng một lãnh thổ lịch sử. Tuy ngôn ngữ và quy mô khác nhau nhưng các dân tộc đều được bình đẳng về mọi mặt trong một cộng đồng dân tộc Việt. Công dân của mọi sắc tộc thiểu số đều được quan tâm để tạo điều kiện tiến kịp người Kinh. Từ đó mà cùng chung vai đóng góp cho tiến trình phát triển của đất nước, là mái nhà chung của các dân tộc Việt Nam:
- Ban hành các chính sách ưu đãi dành cho các sắc tộc thiểu số. Đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, kinh tế, xã hội;
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các công dân sắc tộc được phát triển một cách bình đẳng với các sắc tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam;
- Thiết lập chương trình giáo dục đặc biệt cho từng cộng đồng sắc tộc thiểu số, bảo đảm quyền được bảo tồn văn hóa và sinh hoạt đặc thù của mỗi sắc tộc;
- Thực thi quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Các chính sách trên được đề ra dựa trên tinh thần dân chủ, bình đẳng và vì lợi ích dân tộc. Trên cơ sở bảo vệ đất nước, bảo vệ và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhằm đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, tiến lên cùng với các quốc gia tiến bộ khác. Phát triển tối đa những điều kiện tích cực của bối cảnh lịch sử đất nước vừa mới thoát ra khỏi chế độ độc tài. Đó là những chính sách mở, nhằm làm nền tảng cho các bước phát triển kế tiếp. Trên tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng và nhân ái. Giúp cho mọi người dân được giải phóng để phục vụ đất nước, phục vụ bản thân một cách chính đáng và toàn diện nhất. Phát huy mọi khả năng tích cực của con người — điều vốn bị kìm hãm và cấm kỵ trong xã hội độc tài Cộng sản. Những chính sách trên là nhằm mục tiêu: giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân.

Phần 10: Nhận định tổng quan

Qua những nội dung đã nêu để xác định một giải pháp cho cách mạng Việt Nam trong bối cảnh lịch sử hiện tại, chúng ta có thể đưa ra những nhận định tổng quan như sau:
1. Đây là một giải pháp toàn diện và mang tính thời đại: Nội dung mà giải pháp đưa ra đã bắt kịp xu thế tiến bộ của thời đại, đó là tính dân chủ. Giải pháp cổ xuý cho một cuộc cách mạng dân chủ ôn hoà, dựa trên mục tiêu lấy lợi ích dân tộc và lợi ích của con người làm trọng tâm. Trên cơ sở đó mà các tổ chức chính trị cùng với đảng Cộng sản cầm quyền đối thoại để tìm ra một giải pháp cho công cuộc chuyển đổi dân chủ. Giải thể chế độ độc tài đã rệu rã và hết vai trò lịch sử để xác lập một chế độ tự do, dân chủ cho đất nước Việt Nam. Đồng thời giải pháp cũng khẳng định tính tất yếu của một cuộc chuyển thể dân chủ sẽ diễn ra đối với xã hội Việt Nam trong thời gian sắp tới.
2. Một giải pháp ôn hoà, nhằm thực thi công bằng và nhân ái: Biện pháp cho một cuộc cách mạng xã hội được đưa ra là đấu tranh ôn hoà và bất bạo động. Qua đó mà hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát và đổ vỡ cho đất nước, để có thể phục hồi và phát triển nhanh chóng trên lộ trình dân chủ mới. Xây dựng một xã hội dân chủ, của dân và vì quyền lợi của nhân dân. Phục hồi các quyền tự do căn bản của người dân đã bị đảng cầm quyền độc tài trước đây cướp mất, nhằm thực thi công bằng xã hội. Dựa trên nền tảng của các quyền con người để xây dựng một đất nước tự do, bình đẳng và nhân ái.
3. Lộ trình dân chủ tốt đẹp: Một lộ trình dân chủ chi tiết được vạch ra trên cơ sở nền tảng hiện tình xã hội Việt Nam đương thời, giúp cho công cuộc thực thi dân chủ thuận tiện và phát triển đúng hướng. Lộ trình đó được xây dựng với mục tiêu xiển dương nhân bản, ngăn chặn những điều kiện bất lợi cho dân chủ và sự quay trở lại nắm quyền của chế độ độc tài. Hòng lựa chọn một phương án tối ưu cho cách mạng dân chủ Việt Nam. Để đất nước có thể tiến nhanh và vững vàng trên con đường chuyển thể dân chủ. Nội dung mà lộ trình dân chủ vạch ra cho thấy tầm nhìn chiến lược và sáng suốt đối với sự nghiệp dân chủ nước nhà. Đó là một lộ trình mà mọi tầng lớp nhân dân và tổ chức chính trị trong nước cần hướng tới và thực hiện trên tinh thần nền tảng cơ bản.
4. Cách mạng là để thiết lập một chế độ dân chủ, chứ không phải là thay thế đảng lãnh đạo này bằng một đảng lãnh đạo khác: Đó là tinh thần chủ đạo của “Giải pháp cho cách mạng Việt Nam”, dựa trên tinh thần của bản “Đề cương Việt Nam mới”. Điều đó cho thấy mục tiêu của cuộc cách mạng dân chủ là cao đẹp và vì đất nước và nhân dân. Một cuộc cách mạng đặt lợi ích của người dân lên trên lợi ích của mọi tổ chức, đảng phái. Và cho thấy tính chính nghĩa của cuộc cách mạng Dân chủ, trái ngược với sự tàn bạo và ích kỷ của chế độ độc tài. Nhà nước độc tài hiện thời chỉ biết đặt lợi ích của đảng Cộng sản lên trên mọi lợi ích dân tộc và nhân dân. Vì mục tiêu đó mà họ đàn áp và cấm đoán mọi tiếng nói dân chủ và phong trào hoạt động chân chính khác.
5. Nhìn xa trông rộng cho tình thế cách mạng: Một giải pháp cho tình thế cấp thiết cho cách mạng Việt Nam được đưa ra. Điều này giúp cho tình hình xã hội không bị rơi vào khủng hoảng trong mọi hoàn cảnh. Điều hướng đất nước theo đúng lộ trình dân chủ, tránh những bất lợi cho đất nước và nhân dân. Giảm thiểu những mất mát và đổ vỡ có thể có, nhằm nhanh chóng phục hồi đất nước và vững bước trên con đường dân chủ mới.
6. Đưa ra các chính sách phát triển xã hội: Những chính sách lớn đã được vạch ra cho đất nước sau khi cách mạng dân chủ thành công. Dựa trên tinh thần dân chủ, nhân bản và nhân ái – để xây dựng một đất nước Việt Nam Dân chủ và văn minh. Các chính sách mang nội dung tiến bộ, làm nền tảng cho những bước tiếp theo. Những nội dung nhằm thực thi dân chủ và quyền con người, giúp xây dựng một xã hội Việt Nam mới sau khi đã thoát khỏi chế độ độc tài kìm kẹp trước đây.
7. Xây dựng Xã hội mới: Một mô hình xã hội mới đã được vạch ra cho tiến trình dân chủ hóa nước nhà. Một xã hội phát triển trên tinh thần dân chủ và bác ái, không còn bóng dáng độc tài. Xã hội của chính nhân dân, do người dân làm chủ và xây dựng. Giữ vững bản sắc dân tộc, lấy tư tưởng dân tộc làm nền tảng cho sự phát triển đất nước. Tôn trọng mọi quyền cơ bản của công dân. Tạo điều kiện tốt nhất để mọi cá nhân phát huy được khả năng tốt nhất của mình để đóng góp cho xã hội, nhằm giúp ích cho bản thân và đất nước. Xây dựng con người mới dân chủ và văn minh.
8. Mô hình dân chủ: Một mô hình dân chủ tiến bộ và phù hợp với hoàn hoàn cảnh lịch sử Việt Nam được lựa chọn, mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước. Trên cơ sở nhìn nhận tình hình thế giới mà đưa ra một mô hình lý tưởng cho xã hội dân chủ Việt Nam, phù hợp với người Việt Nam. Hạn chế những sai lầm có thể trong quá trình thực thi lộ trình dân chủ. Mang lại sự ổn định cho đất nước.
9. Một giải pháp nhân ái: Với phương châm cách mạng là để xây dựng dân chủ, mang lại hạnh phúc cho con người và thực thi nhân ái. Từ đó mà nghiêm cấm mọi hành vi trả thù báo oán, mặc dù chế độ cũ đã gây ra bao nỗi bất công và nghịch lý. Đó là tinh thần nhân ái của một cuộc cách mạng dân chủ chính nghĩa, vì đất nước và nhân dân.
10. Đây là giải pháp mở làm nền tảng cho tương lai: Trên tinh thần dân chủ và nhân bản mà giải pháp đã đưa ra những nội dung chủ yếu là nền tảng cho sự nghiệp dân chủ hóa nước nhà. Không bị bó buộc trong một khuôn khổ tư tưởng nào, chỉ có mục tiêu dân chủ và nhân bản là yếu tố trọng tâm hàng đầu. Trên cơ sở những nội dung này, mà các bước kế tiếp theo có thể được thực hiện vì mục tiêu dân chủ và tiến bộ.
Các tổ chức chính trị trong và ngoài nước, cùng toàn thể nhân dân hãy chung tay cho một đất nước Việt Nam mới dân chủ, hạnh phúc và văn minh. Để có thể đưa đất nước chúng ta thoát khỏi chế độ độc tài và tiến lên cùng với thế giới tự do – tiến bộ. Hãy đưa ra những giải pháp của mình, đóng góp cho sự nghiệp vinh quang và cao cả đó.
Ngày 17/01/2012
Hoàng Minh (Hà nội, Việt Nam)
______________________________
Bài này kết thúc loạt bài nghiên cứu Giải Pháp cho Cách Mạng Việt Nam – một nghiên cứu dựa trên tinh thần Đề Cương Việt Nam Mới của Đảng Vì Dân Việt Nam (www.vidan.info). Xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ và yểm trợ quảng bá của quý Thân hữu ở khắp nơi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét