Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Ngày 27/12/2014

  • Trung Quốc Việt Nam tiếp tục hàn gắn quan hệ (RFI) - Chuyến viếng thăm Việt Nam hiện nay của Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh cho thấy là Trung Quốc vẫn cố hàn gắn quan hệ với Việt Nam sau một năm đầy căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
  • Đừng nhân danh đảng để vô hiệu hóa quân đội (RFA) - Tại sao ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có lời huấn thị thật quyết liệt: “Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác”.
  • Nga xem NATO là mối đe dọa cơ bản (RFI) - Nước Nga công bố học thuyết quân sự mới, vừa được tổng thống Vladimir Putin phê chuẩn, xem Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO là mối đe dọa cơ bản đối với an ninh của nước này.
  • Mỹ, Nhật, Hàn chia sẻ tin tình báo về Bắc Triều Tiên (RFI) - Hôm nay, 26/12/2014, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý trên một thỏa thuận quân sự 3 bên rất hiếm thấy trên mặt tình báo. Ba nước đồng ý chía sẻ thông tin về chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên.
  • Trung Quốc giúp đỡ tin tặc Bắc hàn? (RFA) - Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Bắc Hàn là thủ phạm những vụ tin tặc tấn công mạng nhắm vào công ty Sony Pictures hồi gần đây, nhưng một số chuyên gia kỹ thuật và các nhà quan sát cho rằng Bình Nhưỡng không thể làm điều này nếu không có sự giúp đỡ của Trung Quốc.
  • Sony bị tin tặc : "Mỹ bất lực" trước Bắc Triều Tiên (RFI) - Vụ tin tặc tấn công vào hệ thống máy tính của Sony Pictures là một trong những vụ tin tặc lớn nhất mà một công ty ở Hoa Kỳ phải chịu đựng. Vụ này đã dẫn đến việc công bố trên internet dữ liệu bí mật của 47.000 nhân viên của hãng phim, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng. Washington đã cáo buộc Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên đã phủ nhận và đề xuất một cuộc điều tra chung.
  • Malaysia : Dân chạy lụt, Thủ tướng bận chơi gôn (RFI) - Trên 100.000 người dân Malaysia hôm nay 26/12/2014 đã phải bỏ nhà đi sơ tán vì trận lũ lụt quá lớn. Trong khi đó Thủ tướng Najib Razak bị chỉ trích vì các hình ảnh trên báo chí cho thấy ông đang chơi gôn với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Hawai.
  • Trung Quốc: Cựu tử tù đòi bồi thường hơn 2 triệu đô la (RFI) - Báo chí Trung Quốc hôm nay, 26/12/2014 loan tin : Một người đàn ông được trả tự do sau 6 năm bị giam trong trại tử tù, đã đòi bồi thường 2,4 triệu đô la, do bản án sai trái. Niệm Bân (Nian Bin), chủ của một quầy thực phẩm, bị xử phạm tội đầu độc 2 trẻ em và bị kết án tử hình vào năm 2008. Ông rốt cuộc đã được trả tự do, sau khi được một tòa án xét lại và trả tự do.
  • Nạn trộm cắp bùng phát ở miền Trung (RFA) - Miền Trung, miền của mưa chang và nắng cháy, bão lụt, thiên tai hoành hành, con người phải đối diện với bốn bề khó khăn, nghèo khổ, thiên nhiên đang dần kiệt quệ vì nạn khai thác bừa bãi… Gần đây, nạn trộm cắp bộc phát, từ việc trộm cướp chó cho đến nạn trộm vào nhà giữa ban ngày khoắn sạch đồ đạt
  • Tổ chức Hand To Hand nối vòng tay lớn đến người nghèo khó (RFA) - Hand To Hand Relief Organization, Tay nối Tay, là tổ chức vô vị lợi với những cơ sở từ thiện chuyên giúp người khó nghèo, khuyết tật, vô gia cư ở California, Hoa Kỳ. Chủ trương của Tay nối Tay là qui tụ người đồng chí hướng để đến với người nghèo không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính.
  • Hướng đi nào để Kinh tế VN phát triển nhanh và bền vững? (RFA) - Tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” tổ chức ngày 22.12.2014. Nói về Kinh tế VN, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng "Chúng ta đang đi mà không biết đi đâu!".
  • Kiều hối phao cứu sinh cho nền kinh tế (RFA) - Kiều hối tức ngoại tệ do người Việt ở nước ngoài gởi về cho thân nhân trong 25 năm qua lớn hơn tổng viện trợ phát triển ODA giải ngân cho Việt Nam. Kiều hối đã đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nhưng Chính phủ Việt Nam từng có lúc giới hạn người dân chỉ được nhận tiền quà từ nước ngoài không quá ba lần một năm.
  • Philippines muốn xây thêm hai căn cứ hải quân (BaoMoi) - (PL)- Kênh truyền hình ABS-CBN (Philippines) ngày 26-12 đưa tin quân đội Philippines đang chuẩn bị xây dựng thêm hai căn cứ hải quân ở tỉnh Palawan nhằm bố trí thêm tàu bảo vệ biển Đông.
  • Bắc Kinh tái khẳng định hoàn toàn ủng hộ chính quyền Hồng Kông (RFI) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay 26/12/2014 khi tiếp Trưởng đặc khu Hồng Kông tại Bắc Kinh đã tuyên bố, chính quyền trung ương hoàn toàn ủng hộ ông Lương Chấn Anh, và việc làm của chính quyền đặc khu chứng tỏ họ « không sợ thử thách ».
  • Bình Nhưỡng cho một người Hàn Quốc hồi hương (RFI) - Bình Nhưỡng vào hôm nay 26/12/2014 đã trao trả cho Seoul một công dân Hàn Quốc đã vượt biên giới trái phép dường như là để xin tỵ nạn. Hành động khác thường của Bắc Triều Tiên đã gây ngạc nhiên không ít.
  • Kinh tế Nhật có dấu hiệu sắp suy thoái (RFI) - Trong tháng 11, tức là tháng thứ tư liên tiếp, mức lạm phát ở Nhật Bản đã chậm lại, trong khi sản xuất công nghiệp và mức tiêu thụ đã sụt giảm. Đó là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới này có nguy cơ rơi vào suy thoái kéo dài.
  • Bài học của thảm họa sóng thần 2004 (RFI) - Đúng ngày này cách đây 10 năm, ngay 26/12/2004, một trận sóng thần kinh hoàng đã quét qua 13 nước dọc theo Ấn Độ Dương làm thiệt mạng hơn 200 ngàn người. Báo chí Pháp hôm nay có cái nhìn tổng kết sau 10 năm nhìn lại. Nhật báo La Croix đăng bài : « Nhân loại rút kinh nghiệm từ trận sóng thần 2004 ». Tờ L’Humanité thì chạy tựa : « 10 năm sau, sự cảnh giác đang yếu dần ».
  • Châu Á tưởng niệm các nạn nhân sóng thần (RFI) - Hôm nay, đúng mười năm sau trận sóng thần khủng khiếp ngày 26/12/2004 làm 226.000 người chết tại Đông Nam Á, hàng ngàn người ở các nước Châu Á đã tưởng niệm các nạn nhân bằng những buổi lễ đầy xúc động. Những bài kinh cầu, lời vinh danh được đọc lên, và cả những giọt nước mắt dành cho các hố chôn tập thể.
  • Indonesia cầu nguyện cho các nạn nhân sóng thần (RFI) - Cách nay đúng 10 năm, ngày 26/12/2004, một trận động đất ở mức độ 9,3 trên thang bậc Richter ngoài khơi đảo Sumatra (Indonesia) đã gây ra trận sóng thần khủng khiếp làm 220.000 người chết và mất tích, tác hại đến cả 14 quốc gia, từ các nước láng giềng Thái Lan, Sri Lanka… cho đến tận Châu Phi. 10 năm sau, dấu tích thảm họa không còn nhưng người dân vẫn không quên.
  • Hòa đàm Ukraine đổ vỡ (VOA) - Các giới chức Ukraine và các phiến quân đòi ly khai thân Nga sẽ không gặp nhau ở thủ đô Minsk của Belarus để tham dự vòng đàm phán hòa bình vốn được dự trù diễn ra hôm nay
  • Ukraina thỏa thuận trao đổi tù binh với phe nổi dậy miền đông (RFI) - Không có tiến triển thực sự nào trong các cuộc thương lượng hòa bình giữa chính quyền Urkraina và phe nổi dậy thân Nga hôm thứ Tư 24/12 tại Minsk, thủ đô Belarus. Nhưng tối qua, phe ly khai loan báo bước đi đầu tiên : Đó là việc trao đổi tù binh, còn cuộc gặp tiếp theo dự kiến vào hôm nay thì không có dấu hiệu gì chắc chắn.
  • Trao đổi thư tín với thính giả (26.12.2014) (RFA) - Trong tuần qua, sự kiện Mỹ và Cuba đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ sau hơn năm thập kỷ đối đầu và thù địch, đã làm chấn động dư luận thế giới. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng một số ý kiến của người Việt gửi về đài xoay quanh sự kiện lịch sử này
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Một cánh hoa hồng được để lại trên bờ biển ở miền Tây Indonesia nơi trận sóng thần kinh hoàng cao gần 40 m đã đánh vào gây cho gần 200 000 người thiệt mạng cách đây 10 năm
  • Dân Mỹ ồ ạt rủ nhau xem phim The Interview (VOA) - Vé của nhiều rạp hát ở Mỹ đã bán sạch trong ngày thứ 5 trong lúc nhiều người rủ nhau xem phim The Interview, sau khi hãng phim Sony quyết định cho chiếu bộ phim
  • Phim The Interview chiếu ở các rạp hát (VOA) - Giám đốc rạp Josh Levin nói chuông điện thoại reng liên tục, và vé đã bán sạch cho cả 4 suất chiếu trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ

18 BẢN ĐỒ GIẢI THÍCH VỀ CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Business Insider
Nam Nguyễn Hoàng dịch
25-12-2014


1. Bản đồ hành chính:

Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm trên 20 quốc gia, trải rộng từ phía Bắc, bắt đầu từ nước Nga đến phía Nam, tới Australia và New Zealand, phía Tây từ Ấn Độ, đến phía Đông, Papua New Guinea.

2. Dân số châu Á:

Châu Á là một khu vực năng động và bùng nổ, với dân số 4,3 tỉ dân – chiếm 60% dân số toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trong khu vực, với dân số 1,4 tỉ người. Ấn Độ được dự kiến sẽ vượt qua Trung Quốc trong 15 năm tới, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số 1.5 tỉ người.
3. Các đường hàng hải và các eo biển:
Hơn phân nửa hàng hóa thương mại vận chuyển bằng đường thủy đi qua khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là eo biển Malacca, một trong những cung đường vận chuyển quan trọng nhất trên thế giới. Eo biển này nối liền Ấn Độ và Thái Bình Dương, và có khả năng thông thương cho các tàu vận chuyển ước tính 25% tổng giá trị hàng hóa thương mại. Eo biển này cũng thông thương chuyên chở ước tính 25% lượng dầu thô vận chuyển bằng đường biển. Vị trí hẹp nhất của eo biển – phía Nam Singapore, chỉ rộng 1,5 hải lý, đã đưa Malacca trở thành một trong những điểm nút giao thông có giá trị nhất trên thế giới.
4. Đường vận chuyển khí đốt lỏng trên biển Đông:
Một phần ba lượng khí đốt hóa lỏng của thế giới đi qua eo biển Malacca vào biển Đông phần lớn có nguồn gốc ở vịnh Ba Tư. Khí đốt hóa lỏng cũng được vận chuyển vào khu vực từ Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Phần lớn lượng khí đốt hóa lỏng nhập khẩu này được vận chuyển tới Nhật Bản và Hàn Quốc.
5. Tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển Đông:
Biển Đông đã được kiểm chứng có trữ lượng dầu đáng kể, và các nước trong khu vực đều tập trung vào việc trích xuất lượng dầu này. Trữ lượng dầu này lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, và Philippines. Biển Đông cũng là một điểm tập trung khai thác khí đốt, nhưng mức độ dự trữ của khu vực này vẫn nằm trong bức màn bí ẩn.
6. Dòng thương mại châu Á:
Ngoài việc cung cấp đường vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, các quốc gia trong vùng biển châu Á cũng có tương quan mật thiết với nhau trong các mối quan hệ thương mại.
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản, Nhật Bản với các nước Đông Nam Á đều có những mối quan hệ thương mại mạnh mẽ. Trong đó, đặc trưng là mối quan hệ thương mại Trung Quốc – các nước Đông Nam Á.
7. TPP và các nước thành viên RCEP
Hiện tại, có 2 hiệp định thương mại tự do đàm phán ở Đông Á. Tại thời điểm này, đối tác đàm phán của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ, và Việt Nam.
Các quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối tác đàm phán bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, và tất cả các nước thành viên ASEAN. Hai hiệp định này, và thực tế là một số nước (Australia, New Zealand, Brunei, Nhật Bản, Malaysia và Singapore) là thành viên của cả hai, thể hiện rõ sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ về kinh tế trong khu vực.
8. Thành viên đa phương
Có rất nhiều các diễn đàn đa phương trong khu vực, và các quốc gia châu Á khác nhau đáng kể trong việc tham gia vào các tổ chức này. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Úc là các quốc gia trong khu vực tham gia diễn đàn đa quốc gia tích cực nhất.
9. Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển
Hầu hết các quốc gia trong vùng biển châu Á đã ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển. UNCLOS quy định quyền hạn và trách nhiệm của các quốc gia đối với các đại dương trên thế giới, và việc thành lập các hướng dẫn cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, và về các vấn đề thương mại. UNCLOS có hiệu lực vào năm 1994.
Hoa Kỳ dù không phải là một bên tham gia ký kết các điều ước quốc tế, mặc dù các hoạt động của Mỹ thực hiện tuân thủ theo UNCLOS như các luật tập quán quốc tế.
10. Vùng đặc quyền kinh tế
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển, các quốc gia ven biển có thể tuyên bố một “Khu Đặc quyền Kinh tế” có chiều dài lên đến 200 hải lý. Mỗi quốc gia có đặc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, nhưng cũng phải cho phép quyền giao thông mặc nhiên qua các khu vực tuân thủ theo UNCLOS. Về mặt địa lý, một số quốc gia ở vùng biển châu Á cho biết, các vùng đặc quyền kinh tế của các nước này bị chồng chéo lên nhau.
Biển Đông là khu vực xảy ra một số tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước láng giềng. Xa hơn về phía bắc, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có tranh chấp biên giới về vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, tại các khu vực được tô màu vàng, các quốc gia đã đồng ý cùng nhau phát triển ngư nghiệp hoặc một khu vực phát triển chung, bất chấp việc tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế đang diễn ra.
11. Vùng lãnh hải
Thực tế một quốc gia tuyên bố sở hữu một vùng lãnh thổ cụ thể lại không có nghĩa là quốc gia đó được quyền kiểm soát phần lãnh thổ đó. Một số quốc gia có quyền kiểm soát thực tế nhiều đảo trên biển đã khẳng định chủ quyền các đảo này, trong khi những nước khác thì không.
Năm quốc gia khác nhau kiểm soát một số vùng đất đảo trọng yếu ở quần đảo Trường Sa, trong khi chỉ có một quốc gia có thể kiểm soát quần đảo Kuril, Liancourt Rocks, quần đảo Senkaku, và quần đảo Hoàng Sa.
12. Đường lưỡi bò chín đoạn
Đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc là tuyên bố “độc” của Trung Quốc, trong đó mô tả các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông. Bản đồ ban đầu bao gồm 11 dấu gạch ngang đã được ban hành bởi chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc vào năm 1947. Chính quyền Cộng sản đã thông qua bản đồ này khi lên nắm quyền vào năm 1949, và sau đó bỏ đi hai dấu gạch ngang, cho phép Trung Quốc và Việt Nam giải quyết các yêu sách giữa hai nước trong vùng Vịnh Bắc Bộ.
Đường chín đoạn bao gồm phần lớn biển Đông, nhưng Bắc Kinh đã không làm rõ liệu đó có phải là hành động tuyên bố chủ quyền trên các vùng đất trọng yếu này hay kể cả cho dù đó là việc khẳng định quyền hàng hải hay không. Trong năm 2014, Bắc Kinh đã phát hành một bản đồ mới có thêm đặc trưng một dấu gạch ngang thứ 10 về phía đông của Đài Loan. Vì nó có trước UNCLOS nhiều thập kỷ nên các đường chín đoạn không liên quan đến các tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế.
13. Vùng nhận diện phòng không
Một số quốc gia ở vùng biển châu Á đã tuyên bố vùng nhận diện phòng không là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Bắc Hàn Quốc, và Đài Loan. Vùng nhận diện phòng không là khu vực không phận được xác định mở rộng vượt ra ngoài một biên giới quốc gia, trong đó máy bay dân sự được yêu cầu xác định danh tính và có thể bị đánh chặn vì lợi ích an ninh quốc gia của nước đó.
Không có thỏa thuận quốc tế hoặc luật chi phối việc sử dụng các vùng nhận diện phòng không: đó là vùng do quốc gia thành lập vì an toàn và an ninh của chính quốc gia đó. Hoa Kỳ thành lập vùng nhận diện phòng không đầu tiên ngay sau chiến tranh thế giới II.
Mặc dù các vùng nhận diện phòng không thông thường có thể làm tăng tính minh bạch và giảm nguy cơ tai nạn, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lại có các vùng nhận diện phòng không chồng chéo lên nhau. Vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc tại biển Đông tuyên bố vào năm 2013, cũng bao gồm hai phần của lãnh thổ tranh chấp. Theo Hiệp ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, các quốc gia có chủ quyền không phận trên lãnh thổ của họ, bao gồm cả vùng lãnh hải. Vùng nhận diện phòng không, tuy nhiên lại không trao bất kỳ quyền chủ quyền nào cho các quốc gia.
14. Những điểm nóng trên biển
Trong vài thập kỷ qua đã có nhiều va chạm giữa các nước: các cuộc đụng độ vũ trang, đụng độ quân sự và những tranh chấp khác tại vùng biển châu Á. Các cuộc đụng độ này tập trung xung quanh quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và dãy đá ngầm biển Đông, quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, và đường Giới hạn phía Bắc vùng biển Hoàng Hải.
Các điểm nóng khác bao gồm quần đảo Kuril ở phía Bắc Thái Bình Dương, và Liancourt Rocks vùng biển Nhật Bản. Điều này làm tăng mối lo ngại rằng đây có thể là các vị trí xảy ra cuộc đụng độ nghiêm trọng hoặc điểm nóng leo thang căng thẳng tiềm ẩn trong tương lai.
15. Ngân sách quân sự châu Á
Chi tiêu dành cho quân đội ở từng nước châu Á cũng có sự khác biệt, giống như tỷ lệ phần trăm GDP. Theo số liệu này, Nga và Myanmar là những nước chi tiêu cho quân sự lớn nhất trong khu vực (4 – 5% GDP)
Kế đó là Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc (3-4%). Nhật Bản, Philippines, Australia và Malaysia (1-2%), trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á chỉ chi tiêu ít hơn 1% tổng số GDP.
16. Quân đội châu Á
Sức mạnh của quân đội của các nước vùng biển châu Á đã có những thay đổi đáng kể, minh chứng bởi sự chênh lệch đáng kể về số lượng nhân sự quân đội, hải quân, và không quân.
Mỗi lãnh vực trên của Trung Quốc, Ấn Độ, và Bắc Triều Tiên đều có trên 1 triệu quân, và Nga sở hữu con số tương đương riêng ở mặt trận phía Đông. Hiện nay, tại Trung Quốc, lực lượng không quân và hải quân vẫn chiếm số lượng đông đảo nhất.
Ngược lại, lực lượng vũ trang của Brunei rất ít, bao gồm ít hơn 5.000 bộ binh và khoảng 1.000 hải quân và không quân.
17. Quân đội Mỹ ở Đông Á
Quân đội Mỹ từ lâu đã duy trì sự có mặt lâu dài và đáng chú ý ở Ấn Độ – Thái Bình Dương và duy trì hoạt động quân sự trên mặt đất, trên không, tiềm lực hải quân, và quyền kiểm soát tài nguyên biển ở nhiều nước châu Á. Quân đội Mỹ có mặt nhiều nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Gần đây, Mỹ cũng đã thành lập sự hiện diện quân sự luân phiên với một số đối tác Thái Bình Dương, trong đó có Philippines và Australia.
Tiềm lực của Mỹ và việc triển khai nhân sự tại Hawaii, Alaska, và Guam, cũng góp phần tạo sự an toàn và an ninh của khu vực.
18. Thương mại và Tài nguyên ở Ấn Độ Dương
Ấn Độ Dương không phải là địa điểm xảy nhiều vụ tranh chấp lãnh thổ và hàng hải, nhưng dù sao cũng không thể tách rời đất nước này khỏi tiềm lực và lợi ích của khu vực Thái Bình Dương.
80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản và 39% của Trung Quốc đều phải đi qua Ấn Độ Dương trên cung đường bắt đầu từ Trung Đông. Các công ty Trung Quốc cũng có hàng tỷ đô la đầu tư ở Đông Phi, tập trung chủ yếu ở dầu và khí đốt, đường sắt và đường bộ, và các lĩnh vực khai thác mỏ khác.
© 2007-2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 
Trí Nhân Media

Biệt thự, hối lộ tình dục và muôn mặt 'giặc nội xâm'

Kỳ Duyên - Biệt thự, hối lộ tình dục và muôn mặt 'giặc nội xâm'

Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho thấy Thần Công lý chưa hẳn ngồi … chính ngôi.

Sẽ hiểu, tham nhũng ở nước Việt vì sao vẫn còn quá nhiều “cung bậc” và diện mạo. Một trong số đó là gương mặt tô son trát phấn mang tên "hối lộ tình dục".
I-Năm 2014 đang dần trở thành quá khứ. Như lẽ thường tình, quá khứ của bất cứ dân tộc nào cũng không thiếu những ấm lạnh, hay dở, những thăng trầm dâu bể. Với một quốc gia như Việt Nam, sóng gió Biển Đông dường như chưa bao giờ thực sự êm ả, thì những gì thuộc quá khứ- của năm cũ 2014- hẳn không ít suy ngẫm.
Hãy coi đó là những bài học thực tiễn đắng đót, có thể giúp cho bàn chân của nước Việt “đi trên than hồng” dày dạn hơn, với trí tuệ khai mở và tỉnh táo hơn.
Bởi nếu là người chính trực, không thể không bất bình và lo lắng trước hiện tượng “giặc nội xâm”. Đây cũng chính là năm cơ quan chức năng tỏ rõ sự quyết liệt phòng chống với nhiều kế hoạch, giải pháp mà liên tiếp những vụ đại án được xử trong năm cũng là một minh chứng.
Vậy mà năm 2014, cũng là năm tham nhũng vẫn… rất khỏe, với rất nhiều biến tướng khôn lường và được phanh phui ngày càng nhiều thêm.
Nếu như trước đây, nói tới tham nhũng, tới chuyện ăn tiền, ăn hối lộ, người ta thường tập trung vào lĩnh vực kinh tế. Giờ đây, tham nhũng tả xung hữu đột bất kể ngành nào.
tham nhũng, công lý,  hỗi lộ tình dục, nước Việt, Ấn tượng cuối năm, Kỳ Duyên, đắng đót,
             Năm 2014 nổi bật với những vụ án lớn, thu hút sự chú ý của công chúng của nước
Nếu trước đây tham nhũng thường chỉ tập trung các dự án trong nước, giờ nó tiếp tục có … quan hệ quốc tế.
Nếu trước đây tham nhũng chỉ thuần túy chuyện tiền bạc, giờ đây, tham nhũng có gương mặt tô son trát phấn với khái niệm “hối lộ tình dục”.
Nếu trước đây tham nhũng có gương mặt của những kẻ dính líu nhiều tới kinh tế, bạc tiền, giờ đây nó xuất đầu lộ diện với gương mặt đầy đặc quyền- đặc lợi, có quyền sinh quyền sát.
Nếu trước đây tham nhũng khiến con người ta nghĩ tới lượng tiền bạc, giờ đây diện mạo tham nhũng khủng và công khai hơn nhiều- đó là đất đai nhà cửa, biệt thự, trang trại, trang ấp…
Nếu trước đây, tham nhũng có thể chỉ là cá nhân, giờ đây, tham nhũng mang tinh thần … tập thể, gọi một cách mỹ miều là lợi ích nhóm.
Nếu trước đây, tham nhũng thường tham ở những lĩnh vực nhất định, tham ra tấm ra món, giờ đây, tham nhũng có thêm một tính cách bé mọn- “tham nhũng vặt”.
Và cho dù với rất nhiều giải pháp, từ vật chất- kê khai tài sản, tới tinh thần- học tập đạo đức liêm khiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phê và tự phê, tới những giải pháp mạnh- các đoàn kiểm tra, thanh tra liên tiếp các bộ, ngành, các lĩnh vực, tham nhũng vẫn dửng dưng … ngự trị, được tạc khắc dấu yêu trong lòng những kẻ tham.
Tại cuộc tiếp xúc các cử tri Quận 04, t/p HCM, người đứng đầu đất nước đã phải chua xót và lo ngại: Tham nhũng, về kinh tế thì gây thiệt hại, về chính trị thì làm dân mất lòng tin. Tham nhũng đến nỗi buộc người dân phải thốt ra những lời đau lòng! (NLĐ, ngày 02/12). Còn vị Bí thư Thành ủy t/p HCM-đã phải gọi thẳng bản chất và hậu quả tàn khốc của tham nhũng là tội ác.
Người đứng đầu đất nước đã “chạm” đến được cái hậu quả tàn khốc nhất mà loại “giặc nội xâm” này để lại, chính là sự mất niềm tin của người dân.
Tại cuộc tọa đàm "Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển" do Thanh tra CP và UNDP tại Việt Nam tổ chức, ông Tổng TTCP phải thừa nhận: Tham nhũng ở VN 03 năm qua ổn định.
Đánh giá này còn là sự thừa nhận những công bố về Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2014 (CPI 2014) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố, cho thấy điểm số CPI của Việt Nam trong 03 năm liên tiếp (2012-2014) không thay đổi. Tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia (NLĐ, ngày 09/12).
Vậy nhưng bạn đọc sẽ nghĩ gì, con số mà đại diện TTCP nêu ra trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của UB Tư pháp sáng ngày 15/9 rằng: Trong số gần 01 triệu trường hợp (chính xác là hơn 944. 425 người) đã kê khai tài sản thu nhập, chỉ có 05 người thuộc diện kê khai phải xác minh, và chỉ duy nhất… 01 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Tính theo con số phần trăm, số không trung thực chỉ có 1/1000000.
Điều này lại rất trái ngược với nhận định của Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng: Tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích (VnExpress, ngày 16/9). Mặt khác, khi bị phát hiện thì trong thực tế, chỉ có 10% tài sản tham nhũng được thu hồi, 90% đã… kịp “di tản”. Đó là nhận xét của đại diện một ngành nội chính.
Sự ổn định của… tham nhũng không rõ có thức tỉnh các quan chức có trách nhiệm về công cuộc phòng chống “giặc nội xâm” cần xem xét lại những giải pháp mang tầm định hướng không? Nhưng chắc chắn, một khi bạo bệnh tham nhũng trầm trọng đến mức phá hủy cả niềm tin người dân, phá hủy cả nhân cách, phẩm chất của không ít quan chức có chức quyền, phá hủy cả môi trường xã hội cần phát triển lành mạnh và có đức tin, thì sự không hiệu quả của những giải pháp này đã rõ ràng. Khiến những ai quan tâm tới vận mệnh đất nước phải nghĩ tới việc chẩn trị căn bệnh theo hướng khác.
Sự phát triển của nhiều quốc gia văn minh, văn hóa và vững bền cho thấy không thể phòng chống tham nhũng mà cơ chế quản lý thiếu công khai minh bạch.
Không thể phòng chống tham nhũng nếu “văn hóa tiền mặt” vẫn là dòng chủ lưu trong đời sống, giao dịch, giao thương. Bởi “văn hóa tiền mặt’ chính là sự tiếp tay cho tham nhũng dễ dàng nhất, che giấu khôn ranh nhất nguồn gốc tài sản cần kê khai.
Sự kê khai tài sản theo quy định hiện nay xét cho cùng, chỉ mang ý nghĩa kê khai bằng lời nói, không có ý nghĩa của sự bạch hóa nguồn gốc. Đặt sự kê khai trong bối cảnh này, thì sự kê khai đó liệu có giá trị trung thực? Hay rút cục, cũng chỉ lời nói… gió bay.
Nếu không trả lời được câu hỏi này bằng thực tiễn, bắt đầu bằng tư duy nhận thức lại những giải pháp rất ít hiệu quả đã từng khiến con người ta hy vọng, thì rút cục, “cung bậc” tham nhũng còn lắm … giai điệu sâu mọt.
tham nhũng, công lý,  hỗi lộ tình dục, nước Việt, Ấn tượng cuối năm, Kỳ Duyên, đắng đót,
                   Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn mở ra nhiều câu hỏi ngỏ cho ngành tư pháp VN
                              
   ***********************
II- Cũng rất lạ, giống như các “cung bậc” tham nhũng, năm 2014, phải nói ngành tư pháp được mùa về các vụ án. Báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trước QH cho thấy năm 2014 có hơn 5.800 vụ án trọng điểm, tăng… 84% so với năm trước. Trong đó, có hơn 300 vụ án trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán…
Cũng giống như diện mạo các “mô hình” tham nhũng, các vụ án nổi tiếng trong năm 2014 đã khiến cho dư luận xã hội đặc biệt chú ý, giới truyền thông tốn bao giấy mực. Ví như vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ án Dương Tự Trọng phạm tội “Tổ chức người khác trốn ra nước ngoài”. Vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Kinh doanh trái phép”, “Trốn thuế” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ án “siêu lừa” Huyền Như…
Những vụ án đó đều là sản phẩm “chính chủ” của lòng tham, lạm dụng những kẽ hở của chính sách để lách luật, lạm dụng chức vụ quyền hạn, để lừa đảo đồng loại. Cũng có vụ án khiến cả xã hội vừa giận vừa thương bởi cái tình mù lòa đã lấn át cái trí tỉnh táo cần thiết, để đến nỗi mất tất cả, danh dự, quyền công dân và cả sự nghiệp.
Cho dù báo cáo của Viện KSNDTC tiếp tục thống kê những tiến triển tích cực của công tác này, nhưng con số tăng tới 84% vụ án trọng điểm so với năm trước gửi một thông điệp buồn gì cho xã hội?
Bản thân thực tiễn cuộc sống vốn luôn đi trước, còn văn bản pháp luật lại luôn… theo sau. Có những vấn đề hôm qua đúng nay đã lại sai rồi.
Bạn đọc sẽ nghĩ thế nào về thực trạng bất ngờ này: Số liệu báo cáo của Chính phủ năm 2014, tính từ đầu năm 2013 đến nay, cho biết trong tổng số 1.574 văn bản được kiểm tra, Bộ Tư pháp phát hiện 312 văn bản trái pháp luật, trong đó, 186 văn bản sai căn cứ pháp lý, 64 văn bản sai hiệu lực, 11 văn bản sai thẩm quyền và 54 văn bản sai về nội dung (Pháp luật Xã hội, ngày 18/6). Người dân sẽ thực thi ra sao với những văn bản pháp luật trái … luật này?
Đã từng có những ý kiến đổ tội cho mặt trái của kinh tế thị trường tạo ra những tội ác, những hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng xin hỏi, nhiều nước kinh tế thị trường phát triển rất lâu, có nền tảng, tại sao xã hội họ lại ổn định, khá lành mạnh và hạn chế được tham nhũng?
Đặt trong bối cảnh một xã hội với nếp quản lý tiểu nông lỏng lẻo, tùy tiện, văn bản pháp luật đầy khiếm khuyết, thì những vụ án, những tội phạm kinh tế, tội phạm lừa đảo, lạm dụng quyền hạn, trách nhiệm… phản chiếu một nước Việt với nền kinh tế thị trường đang phải chịu nhiều thách thức lẫn tổn thương.
Điều đó đòi hỏi tư pháp nước Việt phải “cao tay ấn” trước diện mạo tội ác có tài biến hóa hơn cả phù thủy.
Nhưng sự phản chiếu những hạn chế của ngành này khiến cả xã hội chấn động mạnh, không rơi vào những vụ án kinh tế phức tạp, mà bất ngờ lại vỡ lở từ hai vụ án hình sự khá đơn giản. Một vụ ở Bắc Giang. Từ đây, xã hội gọi bằng khái niệm “vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn”. Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn “vắt” từ năm 2013 cho đến tận tháng 12/2014 này mới có kết quả và kết luận cuối cùng rõ ràng.
Điều khôi hài và đáng buồn nhất, “phá án” vụ án này không phải là cơ quan chức năng được đào tạo bài bản, mà lại là vợ ông và những người bạn của bà, không tin vào kết luận và nghiệp vụ của cơ quan điều tra, mà tin bằng niềm tin mãnh liệt ở sự lương thiện của người chồng đầu gối tay ấp. Con tim vốn mù lòa, nhưng trong trường hợp này, con tim người vợ lại là thứ ánh sáng duy nhất dẫn đường cho cuộc điều tra riêng đầy kiên nhẫn, khổ đau nhưng bền bỉ đến tận cùng.
Sự khám phá ra sự thật một cách bất đắc dĩ đã làm cả xã hội bàng hoàng, choáng váng với rất nhiều cảm xúc. Sự khâm phục một người đàn bà thôn quê chân yếu tay mềm, sự thất vọng về nghiệp vụ, và cả lương tâm con người của những người thực thi bổn phận pháp luật.
Một vụ án khác xảy ra ở Phú Yên, dùng nhục hình dẫn đến cái chết của một nghi can và việc xét xử đã gây ra những ồn ào thất vọng, không tâm phục, khẩu phục của dư luận xã hội.
Từ vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, mà Quyền im lặng, một quyền của nghi can, bị can, lần đầu tiên được đưa ra bàn luận tại cuộc góp ý sửa đổi Luật Tố tụng Hình sự trở thành sôi động với rất nhiều góc nhìn khác nhau của những người liên quan tới tư pháp. Một bên là tư duy xơ cứng, cũ kỹ ngụy biện với rất nhiều lý lẽ, mà thực chất bảo vệ cho mô hình tòa thẩm vấn. Một bên là tư duy mới, bảo vệ Quyền im lặng được thực hiện, cũng là một quyền phổ biến được tư pháp các nước văn minh thừa nhận, sản phẩm của mô hình tòa tranh tụng.
Từ vụ án xử dùng nhục hình dẫn đến chết người, với mức án quá nhẹ cho các bị cáo, bất ngờ nhất cũng vỡ lở. Đó là sự thú nhận của ông chánh tòa phải chịu áp lực của… bốn phương tám hướng. Một sự đi ngược lại khái niệm Nhà nước pháp quyền, đi ngược lại nguyên tắc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là tư tưởng sáng suốt từng được Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này), năm 1919, trong “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Chính phủ Pháp, có câu Trăm điều phải có thần linh pháp quyền. Vậy mà 95 năm sau, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền vẫn loay hoay bởi chưa… linh nghiệm.
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã bộc lộ hết những bất cập, cho thấy Thần Công lý chưa hẳn ngồi … chính ngôi.
Sẽ hiểu, tham nhũng ở nước Việt vì sao vẫn còn quá nhiều “cung bậc”.
(còn nữa)
Kỳ Duyên
(Tuần Việt Nam)