Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Thứ Năm, 17-10-2013 - Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khác

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
dao1_1d4b8 <- Tránh tuyên truyền sai lệch về bảo vệ chủ quyền biển, đảo (NLĐ).  - Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho cán bộ báo chí (QĐND).  - Phát hiện nhiều tài liệu in hình bản đồ Việt Nam không có Trường Sa, Hoàng Sa (ĐĐK).
-  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri Hải Phòng:  Quyết giữ toàn vẹn lãnh thổ (NLĐ).
Vì sao Trung Quốc lại dịu giọng với Việt Nam? (VOA).
Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án (GDVN).
Nhật Bản tăng sức mạnh quốc phòng (NLĐ).  - Trung Quốc sốc nặng vì khu trục hạm toàn sử dụng thiết bị vệ tinh Nhật  (ANTĐ).
Việt Nam, Miến Ðiện tăng cường hợp tác an ninh (VOA).
Du hành Đông Nam Á, lãnh đạo Trung Quốc rạng ngời hơn Kerry (DTD).
Bá quyền văn hóa đe dọa Việt Nam (Đoan Trang).
Trở ngại nào cho các tổ chức xã hội dân sự ở VN? (RFA/DĐXHDS).
Giải nhân quyền Việt nam 2013 (DCCT).
Nỗi lòng của mẹ (DLB). - Mục sư Nguyễn Công Chính thường xuyên bị đánh và trong tù (DCCT). - Thư của bà Nguyễn Thị Dương Hà (Boxitvn).
Thông tin thêm v/v côn an đàn áp đồng bào dân tộc Mông tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng (DLB).
Người dân mất đất trông mong vào luật pháp quốc tế (RFA).
- Phạm Hải Hồ: Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khác (Boxitvn/DĐXHDS).
Tự truyện của Hoàng Linh – Bài cuối: Trở lại với đời! (MTG/DL).
Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra (DLB).
Nỗi lòng Cờ Đỏ (DLB).
- Phương Bích: Biểu tình câm? (DĐXHDS).
Cả nước đang lên đồng? Nếu có kẻ nào dám mở mồm ra đặt một câu hỏi bậy bạ như thế thì ắt sẽ bị mắng là xúc phạm vong linh người đã khuất, nhất là một con người đặc biệt, mà chỉ trừ có hàng chục triệu con tim lặng lẽ khác không muốn nói, không có chỗ nói, hoặc không thể nói nên lời vì một lẽ nào đó, là không thấy cái “đặc biệt” đó.
“Hàng chục triệu” con tim “lạc loài” đó ở đâu?
Là của những con người với những mối hờn căm chế độ CS đã làm người thân của họ phải bỏ xác nơi biển khơi hay bị hải tặc nước ngoài làm nhục, phải trải qua hàng chục năm “học tập cải tạo”, bị cướp hết của cải qua những đợt cải tạo tư bản tư doanh, v.v.. Mà còn nhiều lắm, trước đó xa lắm, nào là Mậu thân 68, Giải phóng Sài Gòn, …  Họ không thể biết, không cần biết cái cỗ máy lãnh đạo tập thể, chịu trách nhiệm tập thể quái dị kia, ai nhiều phần công, phần tội trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Đó là những kẻ “vô ý thức”, kéo nhau đi xem đám tang như đi hội, tò mò lần đầu tiên trong đời chưa thấy “Quốc tang”, hay nhân dịp đó mà lên Thủ đô thăm thú này nọ luôn thể, chụp mấy bức ảnh về khoe với xóm làng cho oách.
Đó còn là lũ trẻ ranh tôm tép cứt lộn lên đầu, chẳng được mò tới những thông tin thâm cung bí sử của chế độ, để mà biết một “khai quốc công thần cộng sản” lẫy lừng như thế thì cũng bao nhiêu phần công bao nhiêu phần tội cho những gì ngày hôm nay đang đổ lên đầu, lên tương lai tươi sáng như đêm đông của chúng, nên chỉ biết nổi nóng vì mất nơi vui chơi giải trí, không được xem phim, nghe nhạc cuối tuần chỉ vì cái “Quốc tang” kia.
Cả những kẻ quá coi trọng mạng dân đen chết thảm vì vụ nổ kho pháo hoa ngay giờ bắt đầu quốc tang, hay chết trôi vì bão lũ ngay trên mảnh đất nghèo xác xơ của con người lẫy lừng ấy, liền sau lễ “hạ huyệt” quốc tang (sao ông Trời giỏi thử lòng người đến vậy nhỉ?!), để rồi sao nhãng coi thường sự ra đi của một ngôi sao đã lụi tàn từ lâu, ít được ai ngó tới, chỉ khi hay tin nó tắt thật, mới có bao kẻ giật mình run rẩy tiếc thương.
Đó là những kẻ chỉ chăm chắm lo dõi theo đoàn lũ “bạn vàng” phương Bắc tham lam kia (chúng sang đem tới niềm vui hay họa mất nước ngày càng rõ?) để rồi vô lễ mà sao nhãng việc khóc thương cùng “cả nước”.
Rồi còn có cả những kẻ được vinh dự làm cho nhà đài VTV, mà dám … cười cợt, không biết cố mà giữ vẻ mặt nghiêm trang từng được luyện từ tấm bé dưới mái trường XHCN tươi đẹp. Thế là bị truy tìm, đưa cả ảnh lên mặt báo như những tên nghi can hình sự. Giờ thì đấm ngực mà tự kiểm. Lại cả những kẻ “ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm”, được gọi là “MC”, cũng vô ý thức tới mức phải gọi là “vô chính trị”, dám không biết giữ mồm giữ miệng, mà nói ra câ“Chúc ‘Quốc tang’ có nhiều niềm vui ” cho thứ có một không hai trong lịch sử Dân tộc (cộng sản).
Chưa hết! Có tay được gọi là “nhiếp ảnh gia” mà cũng dám “xua đuổi” một vị cao niên vì say sưa chụp một hiện tượng vô cùng xúc động – một người đàn ông quỳ lạy vị tướng giờ đã được cái tổ chức có tên là HASCO đang có công văn thỉnh cầu phong làm “Đại nguyên soái”. Vụ này chắc chắn bọn thối mồm sẽ bảo: Cụ xứng đáng quá đi chứ, xuống dưới đó chỉ huy hàng triệu triệu quân, cả quân tướng của tổ tiên của cụ từ Hùng Vương cho tới  triều Nguyễn nữa, chứ đâu như trên này …
Và … nhưng … thôi! không kể nữa, vì cũng lại dễ bị những con tim đang thổn thức mắng là ăn nói xách mé. Thôi thì kết luận:
Chính quyền đang thắng lớn!!!

Nhân chuyện Na Sơn tác nghiệp: Đâu là lỗi chính của một nhiếp ảnh gia báo chí? (Soi). - Chĩa ống kính vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển. - Sự ngụy biện của Na Sơn và sự lưỡng lự của các phóng viên ảnh.
Quốc tang tướng Giáp, dân ta hiểu thêm thật giả (Quê choa). - CHUYỆN BAO ĐỒNG SAU LỄ TANG ĐẠI TƯỚNG (Nguyễn Duy Xuân). - TỪ ĐÁM TANG ĐẠI TƯỚNG, NGHĨ VỀ UY TÍN, UY QUYỀN (Bùi Văn Bồng).
- Video: Tướng Giáp: ‘Người độc lập, không đối lập’ (BBC).  – Audio phỏng vấn Đại tá Nguyễn Văn Huyên: VN ‘chưa phát huy’ hết tài Tướng Giáp.
Biến động và đổi thay (Phi Vũ).
CHẲNG LẼ ÔNG TƯ SANG KHÔNG BIẾT? (Bùi Văn Bồng). - Chuyển hồ sơ 4 doanh nghiệp có lãnh đạo nhận lương “khủng” cho CQĐT (PL&XH).
- Vụ án Dương Chí Dũng: Như thế là bán nước (FB Người Buôn Gió). - Lão dại cái chỗ mô? (Phước béo). - Ông Dương Chí Dũng đối mặt với án tử! (PL&XH).  - Đề nghị truy tố 7 bị can tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.  - Ụ nổi, ụ chìm (TT).  - Hé lộ vai trò em trai Dương Chí Dũng (BBC).
Thể chế yếu kém là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất ổn và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay ở Việt Nam (1) (DL).
Lời lộng ngôn đã được hóa giải (Phước béo).
Vietnam.Cru_“Lũ” thủy điện miền Trung : Nguyên nhân và giải pháp (RFI). =>
Đưa 500 trí thức trẻ về công tác tại các xã khó khăn (TTXVN).
Gần 1.350 hộ dân bị thiệt hại ở vụ nổ kho pháo hoa (TTXVN).
Liên quan đến vụ việc Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Phước sử dụng bằng giả: Công an tỉnh nói “có”, Sở Nội vụ bảo “không”! (PT).
“Phán quyết” cuối cùng về vụ khách sạn trong công viên (VnEco).
Kỳ quặc: Xử án đưa hối lộ nhưng không có người…nhận? (VNN).
GIỚI THANH NIÊN BỊ TẨY NÃO CỦA TRUNG QUỐC (Thùy Linh). - Trung Quốc : Bộ máy bí mật trừng phạt cán bộ đảng ”mắc tội” (RFI).
Quan chức coi nhân tình là ‘chiến tích’ (BBC).  - Quan tham ngã ngựa vì bồ nhí (NLĐ).
Bắc Hàn ‘mở thêm đặc khu kinh tế’ (BBC).  - Hoạch định Kế hoạch về phát triển quan hệ liên Triều (TTXVN).
Cam Bốt : Hai lãnh đạo Khmer Đỏ cao cấp nhất ra tòa (RFI). - Nạn nhân sống sót dự khán phiên tòa xử Khmer Đỏ (VOA).

Vụ nổ 23 người chết: Gấp rút lên phương án đền bù (VNN). - Vụ nổ kho pháo hoa: Hơn 1.300 hộ dân bị thiệt hại nặng (LĐ). Trong những bài báo mấy ngày trước, có ngôi nhà trong trường học cách nơi xảy ra vụ nổ tới 400 mét, nhưng cũng bị bay hết mái, vậy thì trong ít nhất 200 công nhân đang làm việc, chỉ chưa tới 30 người chết là chuyện khó tin.
“Soi” đường phố Hà Nội… tìm đường Võ Nguyên Giáp (KP).  - Nữ điều dưỡng khóc nghẹn kể giây phút Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi (ANTĐ).  - Chuyện giờ mới kể về 30 Hoàng Diệu: Nhà cụ đơn sơ quá! (SOHA). - Hình ảnh đội CSGT dẫn đoàn xe chở linh cữu Đại tướng ra sân bay.  - Nữ đạo diễn người Mỹ gốc Việt làm phim về Tướng Giáp. - Hãy là đồng tác giả của một Điện Biên Phủ mới (TP). - Đong đầy tình cảm trong sổ tang tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp (P13) (LĐ). - Nến vẫn cháy bên tường nhà 30 Hoàng Diệu (GTVT). - Những điều ít ai biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cây sâm Ngọc Linh (NBCL).  Sẽ còn rất nhiều chủ đề có thể khai thác để viết mà không sợ bị “đụng hàng”, đề nghị các nhà báo ráng vắt óc suy nghĩa, tưởng tượng.
- DIỄN TIẾN TIẾP THEO CỦA VỤ ĐÁNH BOM Ở MYANMAR:  SEA Games 27 có thể là mục tiêu (PLTP).
KINH TẾ
tienlagiay1-3b6c7 <- VAMC: Tiền là giấy, giấy không là tiền (DĐDN).  - Nợ xấu: Mua rồi, khó bán lại (NLĐ).  - Quẳng gánh lo nợ xấu không dễ (DĐDN). - Vietcombank, MHB, Agribank…chào bán 12.500 tỉ đồng nợ xấu.
Lo ngại việc chuyển giao DNNN “sống dở chết dở” (TBKTSG).
Chuyển hồ sơ EVN ‘phải chờ Thủ tướng’ (BBC).
- Từ 30.11: Phạt tối đa 60 triệu đồng khi tự ý cơi nới diện tích chung nhà ở chung cư (LĐ).
Sự thật lãi “khủng” 90.000 tỷ đồng từ ATM (KT).
‘Ngày phán quyết’ cận kề, vàng lên giá (Tin tức).
Kiệt sức (NLĐ).
- SÂN BAY LONG THÀNH: ĐÂU CẦN XÂY VỘI!: Khó đạt mục tiêu trung chuyển (NLĐ).  - Bốn sân bay gọi vốn đầu tư 170.000 tỉ đồng (TBKTSG).
Cước dịch vụ 3G tăng giá: 3 “đại gia” bắt tay “giã” người tiêu dùng (PL&XH).  - Luật sư: Tăng cước 3G đột biến là phạm luật (TBKTSG).
Trung Quốc tài trợ Campuchia xây nhà máy lọc dầu (TTXVN).
Những nền kinh tế “không tiền mặt” (CT).
Các vụ khủng hoảng tài chính tái diễn gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ (VOA).
Thương mại Việt-Trung : càng gia tăng, càng mất cân đối ? (RFI).
Các đại gia Trung Quốc giàu thêm dù kinh tế ảm đạm (RFI).
Fitch cảnh báo Hoa Kỳ có thể mất điểm AAA (RFI).

- TS Võ Trí Thành: ‘Một cơ hội chưa từng có’ cho Việt Nam (VNN).  Nhưng cũng phí vì một lũ “cơ hội chưa từng” có ở VN đó ông ơi!
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Video: Thông điệp từ quá khứ: Thánh Gióng và những ẩn ngữ văn hoá phía sau (VTV).
Đặc sắc lễ hội cầu cơm mới ở Đông Cuông, Yên Bái (TTXVN).
Cầu xin cho Nhạc sĩ Tô Hải vượt qua bệnh tật (Nguyễn Tường Thụy).
SƯ THẦY MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH NÓI VỀ THƠ HOÀNG QUANG THUẬN (Ngô Minh).
“Rác” chiếm thế thượng phong ở Liên hoan phim (VNN).  - Xem phim thấy thương… giám khảo (PNTP).  - Liên hoan phim lần thứ 18: Bạo lực “đốt” màn bạc (GĐ).  - Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Phim Nhà nước “thua ngược” (PL&XH).  - Bao giờ cho đến… đột phá? (SGTT).  - ‘Những người viết huyền thoại’ sẽ giành Bông Sen Vàng? (TP).   – Diễn viên Trương Minh Quốc Thái: Cơ hội làm phim chiến tranh quá hiếm (ND).  - VTV thắng lớn tại LHP Việt Nam lần thứ 18 (VTV).  - Phim tài liệu khoa học: Hay chính từ chất liệu đời sống.
Kết hợp điện ảnh và du lịch: Khi cả hai đều yếu (VOV).
Âm nhạc và cuộc chiến sang – sến (PNTP).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
CÁI LOA (Hồ Như Hiển).
- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: Sẽ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (TTXVN).
“Sạn” trong SGK Tiếng Việt lớp 1: NXB Giáo dục tùy tiện “chữa cháy”? (TT).  - “Sạn” trong sách Tiếng Việt 1: Cách lý giải “khó hiểu” (MTG). - Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Tôi không nhận được ý kiến… xin phép “biên tập” (MTG).
Dạy Tiếng Việt theo định hướng (GD&TĐ).
Đại học, cao đẳng vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận (ND).
ThumbnailSizeOrigin <- Thầy giáo gần 35 năm “gieo” chữ khắp các bản làng (VH).
Lập tủ sách phục vụ trò nghèo (DV).
Nhiều ưu đãi cho người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (CP).
Sổ liên lạc điện tử cho học sinh: Phí cao, chất lượng “ảo”! (PL&XH).
Đi học phải “lội” qua ao (Tin nóng).
2 hiệu trưởng bị phạt hành chính vì tổ chức hoạt động GD có thu tiền (GD&TĐ).
Vụ gọi công an “dỏm” sau khi bị tố cáo: Hiệu trưởng như ông trời! (NLĐ).
- TP HCM: Cam kết bắt buộc của HS đi xe đạp điện (GD&TĐ).
Đổ bệnh vì… nhà vệ sinh trường học (NLĐ).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI?.. (Mai Thanh Hải). - MIỀN TRUNG: HÀNG NGHÌN NGÔI NHÀ NGẬP TRONG NƯỚC LŨ. - MỚI TÌM THẤY THI THỂ 1 CÔ GIÁO BỊ LŨ CUỐN TRÔI (Mai Thanh Hải). - ĐÀ NẴNG ƠI, BAO GIỜ GƯỢNG NỔI?...
Bão Nari hoành hành miền Trung, giết chết 6 người (VOA).  - Nước lũ chạm nóc nhà, đường sá bị cô lập (VNN).   - Lũ nhấn chìm hàng ngàn căn nhà ở Hà Tĩnh (TN).  - Nát sau bão, đuối trong lũ (NLĐ).  - Lốc xoáy hoành hành tại Quảng Bình, nhiều người thương vong (PL&XH).  - Thành phố Hà Tĩnh chìm trong biển nước (VNN).  - Nghệ An: Vỡ đập Cơn Đẻn, mưa to gây ngập úng (VOV).  - Nghệ An: Mưa to sau bão, nhiều khu dân cư ngập lụt (TTXVN).  - Không để dân đói rét (NLĐ).  - Cô giáo mang bầu bị lũ cuốn trôi ở Quảng Bình (Zing).  - Bộ GD&ĐT về Quảng Bình chia sẻ, động viên, hỗ trợ gia đình hai cô giáo bị lũ cuốn (GD&TĐ).   - Bão số 11 gây thiệt hại 1.500 tỉ đồng (TBKTSG).
665002Lâm Đồng hỗ trợ bốn hộ dân bị sập nhà do nứt đất (TTXVN).  - Đất tiếp tục nứt cạnh thủy điện Đồng Nai 2 (TT). =>
- “ỚN NHỢN CHẢ CÁ! Có giấy phép đâu mà tước…! (NLĐ).  - Đầu bếp nổi tiếng VN muốn nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm (VOA).
- Vy Doan: Góc nhìn nhân văn (blog Diệc Lam/DL).
Một công nhân bị đất bùn vùi lấp bên đường (TT).
Ga Sài Gòn mở lại tổng đài nhắn tin mua vé tàu Tết (PT).
Tạm giữ kẻ trộm cắp mật khẩu tài khoản ngân hàng (TTXVN).
Súng nhập lậu ngày càng nhiều (NLĐ).
Lũ bùn hại người dân (NLĐ).
Singapore by Night (Hiệu Minh).
Máy bay Lào rơi xuống sông Mekong, 49 người thiệt mạng (RFA). - Máy bay Lào bị rơi : Ít nhất 44 người tử nạn trong đó có người Việt (RFI). - Tai nạn máy ở Lào, 44 người chết (VOA).  - Tai nạn máy bay ở Lào, 44 người chết, trong đó có 2 người VN (TN).  - “Có người Việt tử nạn trong vụ máy bay Lào lao sông” (TTXVN).  - ‘Người Việt tử nạn vì máy bay rơi’ (BBC).  - Xác định 2 nạn nhân Việt ở vụ tai nạn máy bay tại Lào (TTXVN).
Động đất ở Philippines : Hơn 140 người thiệt mạng (RFI).
Bão Wipha ập vào Nhật Bản, giết chết ít nhất 13 người (VOA).

QUỐC TẾ 
Thêm 70 nhóm nổi dậy ly khai khỏi phe đối lập Syria (TTXVN).  - Giao tranh đẫm máu giữa người Kurd và phiến quân Syria (Tin tức).  - Bom nổ giết 21 người ở miền nam Syria (VOA).  -Người Syria “có thể phải ăn cả xác chết để tồn tại” (NLĐ).
B5224602-3C0C-49AC-9F5C-FFAEBAD52176_w640_r1_s_cx0_cy10_cw0 <- Ðàm phán hạt nhân Iran bước sang ngày thứ nhì (VOA).  - Rào cản nội bộ của ông Obama trong vấn đề Iran (Tin tức). - Nguyên tử : Iran chấp nhận bị thanh tra bất ngờ (RFI).
Cuộc khủng hoảng ở Iraq (NLĐ).
Thượng viện Mỹ đạt thỏa thuận để mở lại chính phủ, tránh vỡ nợ (VOA).  - Các nghị sĩ Mỹ cuống cuồng đảo ngược mối nguy vỡ nợ (VNN). - Mỹ thoát cảnh vỡ nợ, chính phủ sẽ hoạt động lại (VNE).  - Mỹ trước nguy cơ bị hạ mức tín nhiệm (BBC).  - Mỹ: Giờ cuối đang điểm (NLĐ).  -Tổng thống Mỹ: Sau bế tắc tài chính sẽ là Luật nhập cư (VOV).  - Tại sao nước Mỹ ngấp nghé vỡ nợ (QĐND). - Của Nợ Của Nước Mỹ (Nguyễn Xuân Nghĩa). - Quốc hội Mỹ chỉ còn vài giờ để tránh cho Hoa Kỳ bị vỡ nợ (RFI).
Phi – Mỹ hoá Thế giới? (RFA).
Bài ngoại ở Nga : Người Việt thường bị ảnh hưởng nhất (RFI).
Hungary : Một cựu lãnh đạo Cộng sản bị truy tố vì tội ác chiến tranh (RFI).
Phương Tây kêu gọi cảnh giác khi đến Miến Điện, sau một loạt vụ nổ (RFI).
Nữ Thủ tướng Na Uy bổ nhiệm nhiều nữ vào nội các (TTXVN).
Nga trục vớt thiên thạch nặng nửa tấn từ vụ nổ sao băng (VOV).
Cựu Đại úy Mỹ được trao tặng Huân chương Danh dự (VOA).
Hàn Quốc có cảnh sát “Gangnam Style” (NLĐ).

* RFA: Audio:  + Sáng 16-10-2013; + Tối 16-10-2013.  Video: + Hoa Kỳ liệu có giải quyết được bế tắc trước khuya nay?; + Bản tin video tối 16-10-2013; + Bản tin video sáng 16-10-2013.
* RFI: 
* VTV: + Chào buổi sáng – 16/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 16/10/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 16/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 16/10/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 16/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 16/10/2013;  + Thời sự 12h – 16/10/2013;  + Thời sự 19h – 16/10/2013.


Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khác

Bauxite Việt Nam
Phạm Hải Hồ
Đó có phải là khẩu hiệu của “thế lực thù địchˮ âm mưu “diễn tiến hòa bìnhˮ? Không! Đó là câu châm ngôn nổi tiếng của Rosa Luxemburg (1871-1818), nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa, sáng lập viên đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan và đảng Cộng sản Đức, đồng thời là chuyên gia kinh tế chính trị học, nhà lý luận mác-xít, nhà báo…

Cuộc đời Rosa Luxemburg trong bối cảnh lịch sử
Rosa Luxemburg chào đời ngày 5-3-1871 tại Zamość, một phố nhỏ trong phần lãnh thổ Ba Lan bị Nga chiếm đóng còn có tên là Vương Quốc Ba Lan. Bà là con út trong một gia đình Do Thái trí thức có năm con. Cuối thế kỉ 19, nhân dân Nga rên xiết dưới chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng nhưng vùng đất Ba Lan thuộc Nga còn phải chịu ách đô hộ nặng nề. Các cuộc khởi nghĩa năm 1830 và 1863/1864 đều bị đàn áp dã man.
Khi Rosa mới lên ba, gia đình dọn nhà đi Vacxava vì cha của bà, một nhà buôn gỗ, hy vọng việc làm ăn sinh sống ở thủ đô sẽ dễ dàng hơn. Dường như ông đã không đạt được điều mong muốn nên nhiều khi gia đình túng thiếu đến nỗi phải đem đồ đạc đi cầm. Dù vậy, nhà họ không có không khí buồn chán, cay đắng. Rosa và các anhchị được hưởng một tuổi thơ đầm ấm và được cha mẹ tạo điều kiện phát triển tốt. Hồi nhỏ, Rosa là một cô bé vui tươi, lanh lợi, ai cũng yêu thích. Lúc năm tuổi, bà mắc bệnh đau hông, phải nằm giường suốt cả năm trời và từ đó có bước chân hơi khập khểnh. Bà sớm tiếp nhận từ cha mẹ mình tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như lòng hâm mộ văn học Đức và Ba Lan. Noel 1881, Rosa đã chứng kiến một cuộc tàn sát, cướp bóc kéo dài ba ngày đêm ở khu biệt cư Do Thái. Tội ác ấy chắc hẵn đã gây một chấn thương nơi tâm hồn cô bé mới mười tuổi. Rồi đến việc đàn áp đảng Vô Sản thành lập năm 1882, một năm sau khi Nga hoàng Alexander Đệ nhị bị ám sát. Mặc dù đảng ấy không liên quan gì đến vụ ám sát, nhưng chính quyền Nga mượn cớ truy lùng, giam giữ và hành quyết nhiều đảng viên khiến đảng suy yếu rồi tan rã năm 1886.
3Rosa được mẹ dạy học ở nhà tới năm mười tuổi mới vào trường trung học nữ II ở Vacxava. Đó không phải là điều dễ dàng vì thông thường trường trung học chỉ dành cho học sinh Nga hoặc con các gia đình thượng lưu thân Nga, còn học sinh Ba Lan và Do Thái phải trải qua kỳ thi tuyển gắt gao. Tại các trường này, chính sách Nga hóa được thi hành thô bạo hơn ở trường học Ba Lan. Thầy cô dạy các môn chính đều là người Nga. Không những phải học bằng tiếng Nga, học sinh Ba Lan cũng không được trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, kể cả lúc ra chơi. Nhà trường lập một hệ thống chỉ điểm có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng những học sinh nói tiếng Ba Lan. Các em sẽ bị quở trách, nhiều khi còn bị đuổi học.
Có lẽ từ những trải nghiệm trên, Rosa đã sớm có nhận định như theo lời viết cho một người bạn học: “Lý tưởng của tớ là một trật tự xã hội cho phép tớ thương yêu tất cả mọi người. Trong sự cố gắng đạt tới trật tự ấy và nhân danh lý tưởng của mình, có thể một lúc nào đó tớ sẽ có khả năng thù ghétˮ[1].
Rosa học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp trong suốt thời gian ở trường và tốt nghiệp trung cấp năm 1887 với tấm bằng xuất sắc. Tuy nhiên, bà không được thưởng huy chương vàng dành cho các học sinh tốt nghiệp với thành tích như thế, có lẽ vì bà hiệu trưởng nghi ngờ Rosa thuộc thành phần bất mãn với chế độ. Mà thật vậy, lúc còn đi học bà đã là thành viên của một nhóm học sinh, sinh viên và công nhân yêu nước.
Ra trường chẳng bao lâu, bà hoạt động trong đảng cách mạng Vô Sản II và tổ chức nhiều cuộc đình công. Bà bị mật vụ Nga hoàng theo dõi. Vào cuối năm 1888, khi chính quyền đàn áp đảng Vô Sản II, sát hại đa số lãnh đạo đảng, bà cũng có nguy cơ bị bắt nên phải rời Vacxava đi ẩn trốn nơi khác. Đầu năm sau, vừa thoát khỏi một cơn bệnh ngặt nghèo, bà bí mật vượt biên đi Thụy Sĩ với ý định theo học đại học ở đất nước tự do nhất châu Âu thời ấy.
Học kỳ mùa đông 1889 – 1890, Rosa đăng ký học các môn khoa học tự nhiên ở trường đại học Zurich, một trong vài trường cao đẳng trên thế giới nhận sinh viên nữ. Nhưng sau đó, theo lời khuyên của Leo Jogisches, một nhà cách mạng Litva cũng buộc phải lưu vong như Rosa, bà chuyển sang ngành chính trị và kinh tế quốc dân. Trong một thời gian dài, giữa Jogisches và Rosa nảy nở một mối tình thắm thiết nhưng cũng khá phức tạp. Zurich vào bán thế kỷ thứ hai của thế kỷ 19 là một nơi tỵ nạn chính trị của nhiều người Đức, Nga và Ba Lan. Rosa nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, vừa học tập vừa viết nhiều bài báo về phong trào công nhân Ba Lan cũng như về đường lối, mục tiêu của tờ Sprawa Robotnicza (Sự nghiệp Công Nhân) ra đời năm 1893. Tờ báo ấy trở thành cơ quan ngôn luận của đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan (DCXH Ba Lan) do Rosa, Jogisches và một số đồng chí Ba Lan khác thành lập trong cùng năm ấy. Giữa đảng này và đảng Xã hội Chủ nghĩa Ba Lan (PPS) xuất hiện một năm trước đó có mâu thuẫn chủ yếu về mục tiêu: Trong khi đảng PPS đấu tranh cho độc lập dân tộc, đảng DCXH Ba Lan chủ trương giai cấp vô sản Nga và Ba Lan cùng chung sức lật đổ chế độ Nga Hoàng, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn đế quốc Nga, tức là bao gồm cả các nước thuộc địa. Một tuần sau ngày thành lập đảng DCXH Ba Lan, Đại hội Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Quốc tế XHCN) họp tại Zurich với hơn 400 đại biểu từ 20 nước và nhiều nhân vật có tiếng tăm, uy tín lớn trong phong trào công nhân quốc tế như Friedrich Engels, August Bebel, Wilhelm Liebknecht, Karl Kautsky, Clara Zetkin, Victor Adler, Georgi Plekhanov, Eleanor Marx-Eveling (con gái của Karl Marx), v.v. Người phụ nữ bé nhỏ mới 22 tuổi đã can đảm bước lên diễn đàn phân tích sự khác nhau giữa hai đảng Ba Lan và đề nghị Đại hội cho hai đại biểu của đảng mình được quyền tham dự. Lúc ấy, chưa ai biết đến đảng DCXH Ba Lan; hơn nữa, đảng PPS đã được công nhận và tham dự hội nghị với 9 đại biểu nên đề nghị của Rosa không được chấp thuận.
Năm 1897, Rosa đậu tiến sĩ hạng xuất sắc với đề tài “Phát triển công nghiệp của Ba Lanˮ. Đó là một nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa của một vùng trước kia chủ yếu sản xuất nông nghiệp trong quan hệ kinh tế hữu cơ với “mẫu quốcˮ. Bà đã dùng nó làm cơ sở lý luận chống chủ nghĩa dân tộc Ba Lan.
Với ý muốn hoạt động ở địa bàn rộng hơn, năm 1898 Rosa rời Thụy Sĩ sang Đức, gia nhập đảng Dân chủ Xã hội Đức (DCXH Đức) lúc bấy giờ là đảng mác-xít mạnh nhất châu Âu. Đảng ấy có hơn 100.000 đảng viên với nhiều nhà cách mạng kỳ cựu như August Bebel, Paul Singer (hai đồng chủ tịch), Wilhelm Liebknecht (chủ nhiệm báo Tiến Lên), Karl Kautsky (lý thuyết gia chính của đảng, chủ nhiệm báo Thời Đại Mới), Clara Zetkin (ủy viên Ban Giám Sát, chủ nhiệm tập san phụ nữ Bình Đẳng), v.v…  Tuy là “lính mớiˮ, chẳng bao lâu Rosa đã bắt tay vào cuộc luận chiến chống khuynh hướng xét lại của Eduard Bernstein, người đã từng là thư ký của Friedrich Engels và cùng Karl Kautsky soạn thảo Cương lĩnh Erfurt của đảng DCXH Đức. Cuộc luận chiến này được sự chú ýcủa công chúng. Đặc biệt, tác phẩm “Cải cách xã hội hay cách mạng?ˮ của Rosa mới ra đời vài tuần đã bán gần hết 3000 bản. Tại Đại hội Quốc tế XHCN tổ chức ở Paris năm 1900, bà vạch rõ sự cần thiết của một phong trào quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc, chế độ quân phiệt và chính sách thuộc địa. Trong dịp ấy, Văn phòng Xã hội Chủ nghĩa Quốc tế (Văn phòng XHCN) được thành lập gồm đại biểu các đảng XHCN nhằm liên lạc, phối hợp hoạt động giữa các kỳ họp đại hội.
Trong mười năm 1904 – 1914, Rosa làm việc cho Văn phòng XHCN, đồng thời có nhiều hoạt động khác. Cuối tháng 12-1905 bà đến Vacxava hỗ trợ đảng DCXH Ba Lan và Litva (đảng DCXH Ba Lan mở rộng) trong cuộc cách mạng chống chế độ Nga hoàng. Tháng 3-1906, bà bị bắt giam cho đến tháng 6 mới được trả tự do. Rút kinh nghiệm từ cách mạng Nga 1905/1906, bà nhận định trong quyển sách nhỏ “Tổng đình công, đảng và công đoànˮrằng tổng đình công là một vũ khí lợi hại của phong trào công nhân, quan trọng hơn việc đấu tranh nghị viện do nhiều đảng viên DCXH Đức chủ trương. Cuộc tranh luận về tổng đình công kéo dài cho đến đầu năm 1910 thì lãnh đạo đảng DCXH và công đoàn Đức bác bỏ hình thức đấu tranh ấy, cấm báo đảng Tiến Lên và có lẽ cả tạp chí lý luận Thời Đại Mới dưới quyền Karl Kautsky đăng bài của Rosa.
Tại Đại hội Quốc Tế XHCN năm 1907, Rosa cùng với Lenin và Julius Martow thuộc đảng DCXH Nga được giao nhiệm vụ soạn thảo đề cương chống chiến tranh của phong trào công nhân quốc tế. Từ 1907 đến 1914, bà dạy môn kinh tế quốc dân ở trường đảng và cho xuất bản quyển “Nhập môn kinh tế quốc dânˮ (1908). Với tác phẩm“Tích lũy tư bảnˮ (1913), bà giải thích chủ nghĩa đế quốc, đồng thời phê phán Karl Marx đã sai lầm trong lý thuyết về sự tích lũy tư bản của ông. Tháng 2-1914, bà bị kết án một năm tù vì tội tuyên truyền phản chiến và lời kêu gọi trong một buổi mít tinh: “Nếu ai đòi hỏi chúng ta phải cầm vũ khí sát thương chống các anh em Pháp của chúng ta hay những anh em nước ngoài khác thì chúng ta tuyên bố rằng: không, chúng tôi không làm điều ấy!ˮ Ngày 1 tháng 8 trong cùng năm ấy, chiến tranh thế giới bùng nổ. Ba tuần sau, bà phải ngồi tù ba tháng vì tội khi quân, rồi đến đầu năm 1915, bà lại phải chấp hành bản án về tội tuyên truyền chống chiến tranh. Trong thời gian một năm tù này, bà viết quyển sách nhỏ với bút danh Junius phân tích nguyên nhân chiến tranh và vai trò của đảng DCXH Đức. Số là ngay từ đầu cuộc chiến, ban lãnh đạo đảng đã ủng hộ chính sách chiến tranh của chính phủ Đức (giống như đa số lãnh đạo phong trào công nhân ở các nước khác đều ủng hộ chính sách chiến tranh của chính phủ họ, mặc dù trước đó không lâu ai cũng muốn đoàn kết quốc tế, chống chiến tranh). Để đối lại, một số đảng viên cánh tả trong đảng DCXH Đức như Rosa, Franz Mehring, Karl Liebknecht, Leo Jogisches, Wilhelm Piek v.v. họp thành nhóm Quốc tế, tiền thân của Liên đoàn Spartakus. Năm 1915, ban lãnh đạo khai trừ một nhóm đảng viên phản chiến. Đầu năm sau, nhóm này lập đảng mới lấy tên đảng DCXH Độc lập mà liên đoàn Spartakus gia nhập với tư cách một tổ chức thành viên cánh tả. Để phân biệt với đảng mới, đảng cũ được gọi là đảng DCXH Đa số. Trong khoảng thời gian ấy, Rosa hết hạn tù nhưng mới ra ngoài hoạt động được mấy tháng, bà bị bắt giam trở lại, lần này từ tháng 7-1916 đến tháng 11-1918. Những năm tháng ngồi tù, bà viết nhiều bài báo ủng hộ cách mạng Nga, đồng thời phê phán Lenin và đảng Bôn-sê-vích về việc duy trì quá lâu chính sách khủng bố, độc tài mà họ buộc phải thi hành trong “thời kỳ khó khăn ghê gớmˮ ban đầu. Rồi mùa thu 1918, bà tổng hợp những suy nghĩ và nhận thức của mình về cách mạng Nga trong một bản thảo giao cho luật sư và người yêu của mình là Paul Levi giữ, nhưng quyết định không công bố với ý định biên soạn một quyển sách hoàn hảo hơn trong tương lai, điều bà không thể thực hiện được (xin xem chi tiết ở phần II). Trong bản thảo ấy, có câu viết nổi tiếng: “Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khácˮ (Ba năm sau khi bà mất, Levi xuất bản bản thảo ấy dưới dạng sách, lấy tựa đề “Cách mạng Ngaˮ.)
Sau cuộc nổi dậy của thủy thủ ở Kiel, cuộc cách mạng Tháng Mười Một lan rộng khắp nước Đức, Ủy ban Công nhân và Quân nhân được thành lập ở nhiều thành phố. Vừa mới được tự do, Rosa lao mình ngay vào công việc, mặc dù sức khỏe của bà sút kém rất nhiều từ khi còn ở trong tù. Bà phát hành chung với Karl Liebnecht tờ Cờ Đỏ và viết báo, tuyên truyền kích động quần chúng tiếp tục cuộc cách mạng vô sản, không dừng lại ở việc lật đổ chế độ quân chủ. Đường lối ấy của bà cũng như của Liên đoàn Spartakus không được sự ủng hộ của đa số người dân muốn có hòa bình, ổn định sau cuộc chiến tranh tàn khốc để có thể làm ăn sinh sống bình thường. Tình hình nước Đức lúc bấy giờ hết sức phức tạp và đầy kịch tính. Ngày 9 tháng 11-1918, gần như cùng một lúc, Philipp Scheidemann trong ban lãnh đạo đảng DCXH Đa số tuyên bố thành lập Cộng hòa Đức, còn Karl Liebknecht lại tuyên bố thành lập Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Đức. Sau đó, hoàng đế Wilhelm Đệ nhị và các vua chúa Đức đều thoái vị. Quyền hành nằm trong tay Hội đồng Ủy viên Nhân dân ban đầu gồm mỗi ba ủy viên từ hai đảng dân chủ xã hội Đức và được Đại hội đồng các Ủy ban Công nhân và Quân nhân Berlin công nhận ngày 10 tháng 11-1918. Chưa đầy ba tuần sau, các ủy viên DCXH Độc lập rút lui vì sự bất đồng quan điểm giữa hai đảng về chế độ tương lai: Trong khi đảng DCXH Độc lập chủ trương một chế độ dân chủ trực tiếp theo mô hình xô-viết (thường bị hiểu lầm là chế độ bôn-sê-vích) thì đảng kia quyết định thiết lập nền dân chủ nghị viện. Hội đồng Ủy viên Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Friedrich Ebert được bổ sung bởi hai đảng viên DCXH Đa số mà một người là Gustave Noske giữ trách nhiệm quốc phòng. Hội đồng này cũng như lãnh đạo đảng XHCN Đa số quyết ngăn ngừa một cuộc cách mạng “bôn-sê-vichˮ ở Đức và tái lập trật tự với những đội quân bảo hoàng thiên hữu trở về từ chiến trường. Về phía phe xã hội chủ nghĩa, ngày 30 tháng 12-1918 đến ngày 1 tháng 1-1919, Liên đoàn Spartakus họp đại hội thành lập đảng Cộng Sản Đức (Rosa đề nghị lấy tên đảng Xã hội Chủ nghĩa Đức nhưng không được đại hội chấp thuận). Ban chấp hành đảng gồm 14 người; ngoài Rosa ra còn có 10 thành viên Liên đoàn Spartakus (Karl Liebknecht, Paul Levi, Leo Jogisches, Wilhelm Piek…) và 3 đại diện hai nhóm thiên tả khác. Tại đại hội này đã nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi về việc có tham gia kỳ bầu cử quốc hội sắp tới hay không. Mặc dù ban chấp hành đảng chủ trương tham gia nhằm có tiếng nói ở diễn đàn quan trọng này nhưng phải phục tùng đa số cho đó là công cụ của giai cấp tư sản, cần được thay thế bằng các xô-viết theo mô hình cách mạng Nga.
Ngay từ khi đảng Cộng Sản Đức được thành lập, phe phản cách mạng đã mở một chiến dịch bôi nhọ và truy lùng các đảng viên, nhất là Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht. Cùng lúc ấy, giám đốc Sở Cảnh sát cảnh sát Berlin là đảng viên XHCN Độc lập Emil Eichhorn vốn có biện pháp mạnh mẽ đối với các phần tử phản động quá khích cũng bị tờ Tiến Lên của đảng XHCN Đa số vu khống, rồi bị chính quyền nước Phổ cách chức. Theo lời kêu gọi của các đại diện công nhân cách mạng, lãnh đạo XHCN Độc lập và Trung ương đảng Cộng Sản Đức, ngày 5 tháng 1-1919 hàng trăm ngàn công nhân ở thủ đô bầu Ủy ban Hành động Cách mạng gồm đại biểu của ba tổ chức trên và tuần hành phản đối, chiếm nhà in báo Tiến Lên và vài cơ quan khác. Khi ấy, có sự bất đồng trong Ủy ban Hành động: một số đại biểu đảng XHCN Độc lập muốn điều đình với chính phủ tức Hội đồng Ủy viên Cách mạng, còn một số đại biểu khác chủ trương cướp chính quyền bằng vũ lực. Karl Liebknecht sợ đảng Cộng Sản Đức xa rời bộ phận nhân dân đòi lật đổ chính phủ nên quyết định ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang. Mặc dù Rosa cho là việc ấy không thực tế nhưng bà vẫn đoàn kết với Liebknecht và các đồng chí “chủ chiếnˮ khác. Ngày 7 tháng 8, khi cuộc điều đình giữa đại diện XHCN Độc lập và Hội đồng Ủy viên Nhân dân thất bại, Ebert trao ngay quyền chỉ huy quân đội cho Gustav Noske. Chính quyền cũng kêu gọi thành lập thêm những đội quân tình nguyện (Freikorps) và hô hào dân chúng chống lại phe cách mạng.
Từ ngày 10 đến 12, các đội quân trang bị vũ khí nặng tấn công lực lượng nổi dậy, sát hại hàng trăm chiến sĩ cách mạng và một số dân thường. Cuộc “nổi dậy Spartakusˮ (đúng hơn, nên gọi: cuộc nổi dậy tháng Một Đức) bị dập tắt. Ngày 15 tháng 1-1919, Rosa và Liebknecht lọt vào tay Waldemar Papst, chỉ huy trưởng một trong những đội quân tình nguyện lớn nhất, rồi bị Papst − với sự đồng ý ngầm của Noske − ra lệnh giết một cách dã man.
Với cuộc sống tương đối ngắn ngủi, Rosa Luxemburg đã để lại cho đời những tác phẩm vẫn còn mang tính thời sự với nhiều gợi ý cho những ai quan tâm đến tình trạng chính trị – kinh tế – xã hội của đất nước cũng như trên thế giới. Mặc dù lúc nào cũng bề bộn công việc, bà đã viết trên 2700 lá thư cho bạn bè, người quen cũng như cho các đồng chí của bà. Qua những lá thư cá nhân ấy, người đọc có thể hiểu rõ con người của bà hơn và tìm thấy bao lời hay ý đẹp, như lời sau đây trong thư gởi một người bạn:
“Điều chủ yếu là phải có nhân cách, nghĩa là phải vững vàng, trong sáng và thanh thản; đúng thế, thanh thản bất kể mọi điều này điều nọ, bởi việc khóc gào thuộc về kẻ yếu đuối. Có nhân cách nghĩa là nếu cần thì sẵn sàng ‘liều với số phận’, đồng thời vui hưởng từng ngày trời trong, từng vầng mây đẹp. Ơ mà tôi không biết diễn tả nhân cách thế nào cho đúng, tôi chỉ biết nó ra sao thôi […] Thế giới thật đẹp mặc cho bao điều khủng khiếp và có lẽ còn đẹp hơn nữa nếu không có những kẻ yếu hèn trong đó.
Hamburg, ngày 15.11.2013
               P. H. H.

Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra

Nguyễn Hữu Tư (Danlambao) - Bài nầy tôi viết để gửi đến Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, ĐBQH kiêm nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà sử học Lê Văn Lân, nhà HCM học Hoàng Tranh, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Tín, nhà văn Dương Thu Hương, nhạc sĩ Tô Hải, nhà toán học Hoàng Tụy, nhà toán học Ngô Bảo Châu, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện, các nhà trí thức XHCNVN và toàn thể SVHS trong các nhà trường XHCNVN và những người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề đất nước Việt Nam ngày nay.
Quý vị đều đã trải qua 10 năm hay 12 năm trung học rồi từ 4 đến 8 năm đại học và chuyên khoa dưới mái trường XHCNVN, chắc chắn không ai xa lạ gì với bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 12 tập do nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia in tại Hà nội, ấn bản năm 2000 hay về trước.
Hồ Chí Minh toàn tập là một bộ sách ghi lại tất cả các bài viết của Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến năm 1969.
Hồ Chí Minh đã thừa nhận bằng giấy trắng, mực đen:
1) Nước tôi, Trung quốc
Nguồn: HCM Toàn tập, Tập 2, trang 5, 6, 7 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000
THƯ TỪ TRUNG QUỐC, Số 1
"Các nữ đồng chí thân mến:

Các đồng chí biết rằng nước tôi, Trung Quốc bị kìm kẹp tàn nhẫn trong một cái kìm mà những đế quốc nước ngoài là một gọng và những tay sai trung thành của chúng - những bọn quân phiệt Trung quốc - là gọng khác..."
HCM Toàn tập, Tập 2, trang 5, 6, 7 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.
(Thư nầy HCM giả gái và lấy tên là Loo Shing, một đảng viên Quốc Dân đảng!)
2) Tôi là một người Trung quốc
Nguồn: HCM Toàn tập, Tập 2, trang 8-9 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.
Trong báo cáo Gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản ngày 18 tháng 12 năm 1924, chính Hồ Chí Minh thừa nhận: "(Trong lúc nầy, tôi là một người Trung quốc, chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc)".

HCM Toàn tập, Tập 2, trang 8, 9

3) Ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn...
(ĐẢNG TA, Trần Thắng Lợi, bút danh của HCM)
Nguồn: HCM Toàn Tập, Tập 5, trang 1015-1016 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.
Tôi ở đây là tác giả bài "ĐẢNG TA", của Trần Thắng Lợi, một bút danh của Hồ Chí Minh.
Chính Hồ Chí Minh viết: "Ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn..." chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau.


Nguyễn Ái Quốc là bút danh chung của các chí sĩ Việt Nam tại Pháp (như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền,...) ký vào các bài viết đăng trên các báo Pháp tại Paris để phê phán và phản đối chính sách xâm lược Việt Nam của đế quốc Pháp thời bấy giờ.
Về sau, Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình để hoạt động chính trị.
Như vậy, chính Hồ Chí Minh, một người Trung quốc đã thừa nhận không phải là Nguyễn Ái Quốc, một người Việt Nam.
Có thể nào dân tộc Việt Nam chấp nhận một người Tầu làm anh hùng và làm "Cha già" của dân tộc mình?!

Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khác

Bauxite Việt Nam
Phạm Hải Hồ
Đó có phải là khẩu hiệu của “thế lực thù địchˮ âm mưu “diễn tiến hòa bìnhˮ? Không! Đó là câu châm ngôn nổi tiếng của Rosa Luxemburg (1871-1818), nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa, sáng lập viên đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan và đảng Cộng sản Đức, đồng thời là chuyên gia kinh tế chính trị học, nhà lý luận mác-xít, nhà báo…

Cuộc đời Rosa Luxemburg trong bối cảnh lịch sử
Rosa Luxemburg chào đời ngày 5-3-1871 tại Zamość, một phố nhỏ trong phần lãnh thổ Ba Lan bị Nga chiếm đóng còn có tên là Vương Quốc Ba Lan. Bà là con út trong một gia đình Do Thái trí thức có năm con. Cuối thế kỉ 19, nhân dân Nga rên xiết dưới chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng nhưng vùng đất Ba Lan thuộc Nga còn phải chịu ách đô hộ nặng nề. Các cuộc khởi nghĩa năm 1830 và 1863/1864 đều bị đàn áp dã man.
Khi Rosa mới lên ba, gia đình dọn nhà đi Vacxava vì cha của bà, một nhà buôn gỗ, hy vọng việc làm ăn sinh sống ở thủ đô sẽ dễ dàng hơn. Dường như ông đã không đạt được điều mong muốn nên nhiều khi gia đình túng thiếu đến nỗi phải đem đồ đạc đi cầm. Dù vậy, nhà họ không có không khí buồn chán, cay đắng. Rosa và các anhchị được hưởng một tuổi thơ đầm ấm và được cha mẹ tạo điều kiện phát triển tốt. Hồi nhỏ, Rosa là một cô bé vui tươi, lanh lợi, ai cũng yêu thích. Lúc năm tuổi, bà mắc bệnh đau hông, phải nằm giường suốt cả năm trời và từ đó có bước chân hơi khập khểnh. Bà sớm tiếp nhận từ cha mẹ mình tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như lòng hâm mộ văn học Đức và Ba Lan. Noel 1881, Rosa đã chứng kiến một cuộc tàn sát, cướp bóc kéo dài ba ngày đêm ở khu biệt cư Do Thái. Tội ác ấy chắc hẵn đã gây một chấn thương nơi tâm hồn cô bé mới mười tuổi. Rồi đến việc đàn áp đảng Vô Sản thành lập năm 1882, một năm sau khi Nga hoàng Alexander Đệ nhị bị ám sát. Mặc dù đảng ấy không liên quan gì đến vụ ám sát, nhưng chính quyền Nga mượn cớ truy lùng, giam giữ và hành quyết nhiều đảng viên khiến đảng suy yếu rồi tan rã năm 1886.
3Rosa được mẹ dạy học ở nhà tới năm mười tuổi mới vào trường trung học nữ II ở Vacxava. Đó không phải là điều dễ dàng vì thông thường trường trung học chỉ dành cho học sinh Nga hoặc con các gia đình thượng lưu thân Nga, còn học sinh Ba Lan và Do Thái phải trải qua kỳ thi tuyển gắt gao. Tại các trường này, chính sách Nga hóa được thi hành thô bạo hơn ở trường học Ba Lan. Thầy cô dạy các môn chính đều là người Nga. Không những phải học bằng tiếng Nga, học sinh Ba Lan cũng không được trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, kể cả lúc ra chơi. Nhà trường lập một hệ thống chỉ điểm có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng những học sinh nói tiếng Ba Lan. Các em sẽ bị quở trách, nhiều khi còn bị đuổi học.
Có lẽ từ những trải nghiệm trên, Rosa đã sớm có nhận định như theo lời viết cho một người bạn học: “Lý tưởng của tớ là một trật tự xã hội cho phép tớ thương yêu tất cả mọi người. Trong sự cố gắng đạt tới trật tự ấy và nhân danh lý tưởng của mình, có thể một lúc nào đó tớ sẽ có khả năng thù ghétˮ[1].
Rosa học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp trong suốt thời gian ở trường và tốt nghiệp trung cấp năm 1887 với tấm bằng xuất sắc. Tuy nhiên, bà không được thưởng huy chương vàng dành cho các học sinh tốt nghiệp với thành tích như thế, có lẽ vì bà hiệu trưởng nghi ngờ Rosa thuộc thành phần bất mãn với chế độ. Mà thật vậy, lúc còn đi học bà đã là thành viên của một nhóm học sinh, sinh viên và công nhân yêu nước.
Ra trường chẳng bao lâu, bà hoạt động trong đảng cách mạng Vô Sản II và tổ chức nhiều cuộc đình công. Bà bị mật vụ Nga hoàng theo dõi. Vào cuối năm 1888, khi chính quyền đàn áp đảng Vô Sản II, sát hại đa số lãnh đạo đảng, bà cũng có nguy cơ bị bắt nên phải rời Vacxava đi ẩn trốn nơi khác. Đầu năm sau, vừa thoát khỏi một cơn bệnh ngặt nghèo, bà bí mật vượt biên đi Thụy Sĩ với ý định theo học đại học ở đất nước tự do nhất châu Âu thời ấy.
Học kỳ mùa đông 1889 – 1890, Rosa đăng ký học các môn khoa học tự nhiên ở trường đại học Zurich, một trong vài trường cao đẳng trên thế giới nhận sinh viên nữ. Nhưng sau đó, theo lời khuyên của Leo Jogisches, một nhà cách mạng Litva cũng buộc phải lưu vong như Rosa, bà chuyển sang ngành chính trị và kinh tế quốc dân. Trong một thời gian dài, giữa Jogisches và Rosa nảy nở một mối tình thắm thiết nhưng cũng khá phức tạp. Zurich vào bán thế kỷ thứ hai của thế kỷ 19 là một nơi tỵ nạn chính trị của nhiều người Đức, Nga và Ba Lan. Rosa nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, vừa học tập vừa viết nhiều bài báo về phong trào công nhân Ba Lan cũng như về đường lối, mục tiêu của tờ Sprawa Robotnicza (Sự nghiệp Công Nhân) ra đời năm 1893. Tờ báo ấy trở thành cơ quan ngôn luận của đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan (DCXH Ba Lan) do Rosa, Jogisches và một số đồng chí Ba Lan khác thành lập trong cùng năm ấy. Giữa đảng này và đảng Xã hội Chủ nghĩa Ba Lan (PPS) xuất hiện một năm trước đó có mâu thuẫn chủ yếu về mục tiêu: Trong khi đảng PPS đấu tranh cho độc lập dân tộc, đảng DCXH Ba Lan chủ trương giai cấp vô sản Nga và Ba Lan cùng chung sức lật đổ chế độ Nga Hoàng, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn đế quốc Nga, tức là bao gồm cả các nước thuộc địa. Một tuần sau ngày thành lập đảng DCXH Ba Lan, Đại hội Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Quốc tế XHCN) họp tại Zurich với hơn 400 đại biểu từ 20 nước và nhiều nhân vật có tiếng tăm, uy tín lớn trong phong trào công nhân quốc tế như Friedrich Engels, August Bebel, Wilhelm Liebknecht, Karl Kautsky, Clara Zetkin, Victor Adler, Georgi Plekhanov, Eleanor Marx-Eveling (con gái của Karl Marx), v.v. Người phụ nữ bé nhỏ mới 22 tuổi đã can đảm bước lên diễn đàn phân tích sự khác nhau giữa hai đảng Ba Lan và đề nghị Đại hội cho hai đại biểu của đảng mình được quyền tham dự. Lúc ấy, chưa ai biết đến đảng DCXH Ba Lan; hơn nữa, đảng PPS đã được công nhận và tham dự hội nghị với 9 đại biểu nên đề nghị của Rosa không được chấp thuận.
Năm 1897, Rosa đậu tiến sĩ hạng xuất sắc với đề tài “Phát triển công nghiệp của Ba Lanˮ. Đó là một nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa của một vùng trước kia chủ yếu sản xuất nông nghiệp trong quan hệ kinh tế hữu cơ với “mẫu quốcˮ. Bà đã dùng nó làm cơ sở lý luận chống chủ nghĩa dân tộc Ba Lan.
Với ý muốn hoạt động ở địa bàn rộng hơn, năm 1898 Rosa rời Thụy Sĩ sang Đức, gia nhập đảng Dân chủ Xã hội Đức (DCXH Đức) lúc bấy giờ là đảng mác-xít mạnh nhất châu Âu. Đảng ấy có hơn 100.000 đảng viên với nhiều nhà cách mạng kỳ cựu như August Bebel, Paul Singer (hai đồng chủ tịch), Wilhelm Liebknecht (chủ nhiệm báo Tiến Lên), Karl Kautsky (lý thuyết gia chính của đảng, chủ nhiệm báo Thời Đại Mới), Clara Zetkin (ủy viên Ban Giám Sát, chủ nhiệm tập san phụ nữ Bình Đẳng), v.v…  Tuy là “lính mớiˮ, chẳng bao lâu Rosa đã bắt tay vào cuộc luận chiến chống khuynh hướng xét lại của Eduard Bernstein, người đã từng là thư ký của Friedrich Engels và cùng Karl Kautsky soạn thảo Cương lĩnh Erfurt của đảng DCXH Đức. Cuộc luận chiến này được sự chú ýcủa công chúng. Đặc biệt, tác phẩm “Cải cách xã hội hay cách mạng?ˮ của Rosa mới ra đời vài tuần đã bán gần hết 3000 bản. Tại Đại hội Quốc tế XHCN tổ chức ở Paris năm 1900, bà vạch rõ sự cần thiết của một phong trào quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc, chế độ quân phiệt và chính sách thuộc địa. Trong dịp ấy, Văn phòng Xã hội Chủ nghĩa Quốc tế (Văn phòng XHCN) được thành lập gồm đại biểu các đảng XHCN nhằm liên lạc, phối hợp hoạt động giữa các kỳ họp đại hội.
Trong mười năm 1904 – 1914, Rosa làm việc cho Văn phòng XHCN, đồng thời có nhiều hoạt động khác. Cuối tháng 12-1905 bà đến Vacxava hỗ trợ đảng DCXH Ba Lan và Litva (đảng DCXH Ba Lan mở rộng) trong cuộc cách mạng chống chế độ Nga hoàng. Tháng 3-1906, bà bị bắt giam cho đến tháng 6 mới được trả tự do. Rút kinh nghiệm từ cách mạng Nga 1905/1906, bà nhận định trong quyển sách nhỏ “Tổng đình công, đảng và công đoànˮrằng tổng đình công là một vũ khí lợi hại của phong trào công nhân, quan trọng hơn việc đấu tranh nghị viện do nhiều đảng viên DCXH Đức chủ trương. Cuộc tranh luận về tổng đình công kéo dài cho đến đầu năm 1910 thì lãnh đạo đảng DCXH và công đoàn Đức bác bỏ hình thức đấu tranh ấy, cấm báo đảng Tiến Lên và có lẽ cả tạp chí lý luận Thời Đại Mới dưới quyền Karl Kautsky đăng bài của Rosa.
Tại Đại hội Quốc Tế XHCN năm 1907, Rosa cùng với Lenin và Julius Martow thuộc đảng DCXH Nga được giao nhiệm vụ soạn thảo đề cương chống chiến tranh của phong trào công nhân quốc tế. Từ 1907 đến 1914, bà dạy môn kinh tế quốc dân ở trường đảng và cho xuất bản quyển “Nhập môn kinh tế quốc dânˮ (1908). Với tác phẩm“Tích lũy tư bảnˮ (1913), bà giải thích chủ nghĩa đế quốc, đồng thời phê phán Karl Marx đã sai lầm trong lý thuyết về sự tích lũy tư bản của ông. Tháng 2-1914, bà bị kết án một năm tù vì tội tuyên truyền phản chiến và lời kêu gọi trong một buổi mít tinh: “Nếu ai đòi hỏi chúng ta phải cầm vũ khí sát thương chống các anh em Pháp của chúng ta hay những anh em nước ngoài khác thì chúng ta tuyên bố rằng: không, chúng tôi không làm điều ấy!ˮ Ngày 1 tháng 8 trong cùng năm ấy, chiến tranh thế giới bùng nổ. Ba tuần sau, bà phải ngồi tù ba tháng vì tội khi quân, rồi đến đầu năm 1915, bà lại phải chấp hành bản án về tội tuyên truyền chống chiến tranh. Trong thời gian một năm tù này, bà viết quyển sách nhỏ với bút danh Junius phân tích nguyên nhân chiến tranh và vai trò của đảng DCXH Đức. Số là ngay từ đầu cuộc chiến, ban lãnh đạo đảng đã ủng hộ chính sách chiến tranh của chính phủ Đức (giống như đa số lãnh đạo phong trào công nhân ở các nước khác đều ủng hộ chính sách chiến tranh của chính phủ họ, mặc dù trước đó không lâu ai cũng muốn đoàn kết quốc tế, chống chiến tranh). Để đối lại, một số đảng viên cánh tả trong đảng DCXH Đức như Rosa, Franz Mehring, Karl Liebknecht, Leo Jogisches, Wilhelm Piek v.v. họp thành nhóm Quốc tế, tiền thân của Liên đoàn Spartakus. Năm 1915, ban lãnh đạo khai trừ một nhóm đảng viên phản chiến. Đầu năm sau, nhóm này lập đảng mới lấy tên đảng DCXH Độc lập mà liên đoàn Spartakus gia nhập với tư cách một tổ chức thành viên cánh tả. Để phân biệt với đảng mới, đảng cũ được gọi là đảng DCXH Đa số. Trong khoảng thời gian ấy, Rosa hết hạn tù nhưng mới ra ngoài hoạt động được mấy tháng, bà bị bắt giam trở lại, lần này từ tháng 7-1916 đến tháng 11-1918. Những năm tháng ngồi tù, bà viết nhiều bài báo ủng hộ cách mạng Nga, đồng thời phê phán Lenin và đảng Bôn-sê-vích về việc duy trì quá lâu chính sách khủng bố, độc tài mà họ buộc phải thi hành trong “thời kỳ khó khăn ghê gớmˮ ban đầu. Rồi mùa thu 1918, bà tổng hợp những suy nghĩ và nhận thức của mình về cách mạng Nga trong một bản thảo giao cho luật sư và người yêu của mình là Paul Levi giữ, nhưng quyết định không công bố với ý định biên soạn một quyển sách hoàn hảo hơn trong tương lai, điều bà không thể thực hiện được (xin xem chi tiết ở phần II). Trong bản thảo ấy, có câu viết nổi tiếng: “Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khácˮ (Ba năm sau khi bà mất, Levi xuất bản bản thảo ấy dưới dạng sách, lấy tựa đề “Cách mạng Ngaˮ.)
Sau cuộc nổi dậy của thủy thủ ở Kiel, cuộc cách mạng Tháng Mười Một lan rộng khắp nước Đức, Ủy ban Công nhân và Quân nhân được thành lập ở nhiều thành phố. Vừa mới được tự do, Rosa lao mình ngay vào công việc, mặc dù sức khỏe của bà sút kém rất nhiều từ khi còn ở trong tù. Bà phát hành chung với Karl Liebnecht tờ Cờ Đỏ và viết báo, tuyên truyền kích động quần chúng tiếp tục cuộc cách mạng vô sản, không dừng lại ở việc lật đổ chế độ quân chủ. Đường lối ấy của bà cũng như của Liên đoàn Spartakus không được sự ủng hộ của đa số người dân muốn có hòa bình, ổn định sau cuộc chiến tranh tàn khốc để có thể làm ăn sinh sống bình thường. Tình hình nước Đức lúc bấy giờ hết sức phức tạp và đầy kịch tính. Ngày 9 tháng 11-1918, gần như cùng một lúc, Philipp Scheidemann trong ban lãnh đạo đảng DCXH Đa số tuyên bố thành lập Cộng hòa Đức, còn Karl Liebknecht lại tuyên bố thành lập Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Đức. Sau đó, hoàng đế Wilhelm Đệ nhị và các vua chúa Đức đều thoái vị. Quyền hành nằm trong tay Hội đồng Ủy viên Nhân dân ban đầu gồm mỗi ba ủy viên từ hai đảng dân chủ xã hội Đức và được Đại hội đồng các Ủy ban Công nhân và Quân nhân Berlin công nhận ngày 10 tháng 11-1918. Chưa đầy ba tuần sau, các ủy viên DCXH Độc lập rút lui vì sự bất đồng quan điểm giữa hai đảng về chế độ tương lai: Trong khi đảng DCXH Độc lập chủ trương một chế độ dân chủ trực tiếp theo mô hình xô-viết (thường bị hiểu lầm là chế độ bôn-sê-vích) thì đảng kia quyết định thiết lập nền dân chủ nghị viện. Hội đồng Ủy viên Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Friedrich Ebert được bổ sung bởi hai đảng viên DCXH Đa số mà một người là Gustave Noske giữ trách nhiệm quốc phòng. Hội đồng này cũng như lãnh đạo đảng XHCN Đa số quyết ngăn ngừa một cuộc cách mạng “bôn-sê-vichˮ ở Đức và tái lập trật tự với những đội quân bảo hoàng thiên hữu trở về từ chiến trường. Về phía phe xã hội chủ nghĩa, ngày 30 tháng 12-1918 đến ngày 1 tháng 1-1919, Liên đoàn Spartakus họp đại hội thành lập đảng Cộng Sản Đức (Rosa đề nghị lấy tên đảng Xã hội Chủ nghĩa Đức nhưng không được đại hội chấp thuận). Ban chấp hành đảng gồm 14 người; ngoài Rosa ra còn có 10 thành viên Liên đoàn Spartakus (Karl Liebknecht, Paul Levi, Leo Jogisches, Wilhelm Piek…) và 3 đại diện hai nhóm thiên tả khác. Tại đại hội này đã nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi về việc có tham gia kỳ bầu cử quốc hội sắp tới hay không. Mặc dù ban chấp hành đảng chủ trương tham gia nhằm có tiếng nói ở diễn đàn quan trọng này nhưng phải phục tùng đa số cho đó là công cụ của giai cấp tư sản, cần được thay thế bằng các xô-viết theo mô hình cách mạng Nga.
Ngay từ khi đảng Cộng Sản Đức được thành lập, phe phản cách mạng đã mở một chiến dịch bôi nhọ và truy lùng các đảng viên, nhất là Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht. Cùng lúc ấy, giám đốc Sở Cảnh sát cảnh sát Berlin là đảng viên XHCN Độc lập Emil Eichhorn vốn có biện pháp mạnh mẽ đối với các phần tử phản động quá khích cũng bị tờ Tiến Lên của đảng XHCN Đa số vu khống, rồi bị chính quyền nước Phổ cách chức. Theo lời kêu gọi của các đại diện công nhân cách mạng, lãnh đạo XHCN Độc lập và Trung ương đảng Cộng Sản Đức, ngày 5 tháng 1-1919 hàng trăm ngàn công nhân ở thủ đô bầu Ủy ban Hành động Cách mạng gồm đại biểu của ba tổ chức trên và tuần hành phản đối, chiếm nhà in báo Tiến Lên và vài cơ quan khác. Khi ấy, có sự bất đồng trong Ủy ban Hành động: một số đại biểu đảng XHCN Độc lập muốn điều đình với chính phủ tức Hội đồng Ủy viên Cách mạng, còn một số đại biểu khác chủ trương cướp chính quyền bằng vũ lực. Karl Liebknecht sợ đảng Cộng Sản Đức xa rời bộ phận nhân dân đòi lật đổ chính phủ nên quyết định ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang. Mặc dù Rosa cho là việc ấy không thực tế nhưng bà vẫn đoàn kết với Liebknecht và các đồng chí “chủ chiếnˮ khác. Ngày 7 tháng 8, khi cuộc điều đình giữa đại diện XHCN Độc lập và Hội đồng Ủy viên Nhân dân thất bại, Ebert trao ngay quyền chỉ huy quân đội cho Gustav Noske. Chính quyền cũng kêu gọi thành lập thêm những đội quân tình nguyện (Freikorps) và hô hào dân chúng chống lại phe cách mạng.
Từ ngày 10 đến 12, các đội quân trang bị vũ khí nặng tấn công lực lượng nổi dậy, sát hại hàng trăm chiến sĩ cách mạng và một số dân thường. Cuộc “nổi dậy Spartakusˮ (đúng hơn, nên gọi: cuộc nổi dậy tháng Một Đức) bị dập tắt. Ngày 15 tháng 1-1919, Rosa và Liebknecht lọt vào tay Waldemar Papst, chỉ huy trưởng một trong những đội quân tình nguyện lớn nhất, rồi bị Papst − với sự đồng ý ngầm của Noske − ra lệnh giết một cách dã man.
Với cuộc sống tương đối ngắn ngủi, Rosa Luxemburg đã để lại cho đời những tác phẩm vẫn còn mang tính thời sự với nhiều gợi ý cho những ai quan tâm đến tình trạng chính trị – kinh tế – xã hội của đất nước cũng như trên thế giới. Mặc dù lúc nào cũng bề bộn công việc, bà đã viết trên 2700 lá thư cho bạn bè, người quen cũng như cho các đồng chí của bà. Qua những lá thư cá nhân ấy, người đọc có thể hiểu rõ con người của bà hơn và tìm thấy bao lời hay ý đẹp, như lời sau đây trong thư gởi một người bạn:
“Điều chủ yếu là phải có nhân cách, nghĩa là phải vững vàng, trong sáng và thanh thản; đúng thế, thanh thản bất kể mọi điều này điều nọ, bởi việc khóc gào thuộc về kẻ yếu đuối. Có nhân cách nghĩa là nếu cần thì sẵn sàng ‘liều với số phận’, đồng thời vui hưởng từng ngày trời trong, từng vầng mây đẹp. Ơ mà tôi không biết diễn tả nhân cách thế nào cho đúng, tôi chỉ biết nó ra sao thôi […] Thế giới thật đẹp mặc cho bao điều khủng khiếp và có lẽ còn đẹp hơn nữa nếu không có những kẻ yếu hèn trong đó.
Hamburg, ngày 15.11.2013
               P. H. H.

Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khác

Bauxite Việt Nam
Phạm Hải Hồ
Đó có phải là khẩu hiệu của “thế lực thù địchˮ âm mưu “diễn tiến hòa bìnhˮ? Không! Đó là câu châm ngôn nổi tiếng của Rosa Luxemburg (1871-1818), nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa, sáng lập viên đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan và đảng Cộng sản Đức, đồng thời là chuyên gia kinh tế chính trị học, nhà lý luận mác-xít, nhà báo…

Cuộc đời Rosa Luxemburg trong bối cảnh lịch sử
Rosa Luxemburg chào đời ngày 5-3-1871 tại Zamość, một phố nhỏ trong phần lãnh thổ Ba Lan bị Nga chiếm đóng còn có tên là Vương Quốc Ba Lan. Bà là con út trong một gia đình Do Thái trí thức có năm con. Cuối thế kỉ 19, nhân dân Nga rên xiết dưới chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng nhưng vùng đất Ba Lan thuộc Nga còn phải chịu ách đô hộ nặng nề. Các cuộc khởi nghĩa năm 1830 và 1863/1864 đều bị đàn áp dã man.
Khi Rosa mới lên ba, gia đình dọn nhà đi Vacxava vì cha của bà, một nhà buôn gỗ, hy vọng việc làm ăn sinh sống ở thủ đô sẽ dễ dàng hơn. Dường như ông đã không đạt được điều mong muốn nên nhiều khi gia đình túng thiếu đến nỗi phải đem đồ đạc đi cầm. Dù vậy, nhà họ không có không khí buồn chán, cay đắng. Rosa và các anhchị được hưởng một tuổi thơ đầm ấm và được cha mẹ tạo điều kiện phát triển tốt. Hồi nhỏ, Rosa là một cô bé vui tươi, lanh lợi, ai cũng yêu thích. Lúc năm tuổi, bà mắc bệnh đau hông, phải nằm giường suốt cả năm trời và từ đó có bước chân hơi khập khểnh. Bà sớm tiếp nhận từ cha mẹ mình tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như lòng hâm mộ văn học Đức và Ba Lan. Noel 1881, Rosa đã chứng kiến một cuộc tàn sát, cướp bóc kéo dài ba ngày đêm ở khu biệt cư Do Thái. Tội ác ấy chắc hẵn đã gây một chấn thương nơi tâm hồn cô bé mới mười tuổi. Rồi đến việc đàn áp đảng Vô Sản thành lập năm 1882, một năm sau khi Nga hoàng Alexander Đệ nhị bị ám sát. Mặc dù đảng ấy không liên quan gì đến vụ ám sát, nhưng chính quyền Nga mượn cớ truy lùng, giam giữ và hành quyết nhiều đảng viên khiến đảng suy yếu rồi tan rã năm 1886.
3Rosa được mẹ dạy học ở nhà tới năm mười tuổi mới vào trường trung học nữ II ở Vacxava. Đó không phải là điều dễ dàng vì thông thường trường trung học chỉ dành cho học sinh Nga hoặc con các gia đình thượng lưu thân Nga, còn học sinh Ba Lan và Do Thái phải trải qua kỳ thi tuyển gắt gao. Tại các trường này, chính sách Nga hóa được thi hành thô bạo hơn ở trường học Ba Lan. Thầy cô dạy các môn chính đều là người Nga. Không những phải học bằng tiếng Nga, học sinh Ba Lan cũng không được trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, kể cả lúc ra chơi. Nhà trường lập một hệ thống chỉ điểm có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng những học sinh nói tiếng Ba Lan. Các em sẽ bị quở trách, nhiều khi còn bị đuổi học.
Có lẽ từ những trải nghiệm trên, Rosa đã sớm có nhận định như theo lời viết cho một người bạn học: “Lý tưởng của tớ là một trật tự xã hội cho phép tớ thương yêu tất cả mọi người. Trong sự cố gắng đạt tới trật tự ấy và nhân danh lý tưởng của mình, có thể một lúc nào đó tớ sẽ có khả năng thù ghétˮ[1].
Rosa học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp trong suốt thời gian ở trường và tốt nghiệp trung cấp năm 1887 với tấm bằng xuất sắc. Tuy nhiên, bà không được thưởng huy chương vàng dành cho các học sinh tốt nghiệp với thành tích như thế, có lẽ vì bà hiệu trưởng nghi ngờ Rosa thuộc thành phần bất mãn với chế độ. Mà thật vậy, lúc còn đi học bà đã là thành viên của một nhóm học sinh, sinh viên và công nhân yêu nước.
Ra trường chẳng bao lâu, bà hoạt động trong đảng cách mạng Vô Sản II và tổ chức nhiều cuộc đình công. Bà bị mật vụ Nga hoàng theo dõi. Vào cuối năm 1888, khi chính quyền đàn áp đảng Vô Sản II, sát hại đa số lãnh đạo đảng, bà cũng có nguy cơ bị bắt nên phải rời Vacxava đi ẩn trốn nơi khác. Đầu năm sau, vừa thoát khỏi một cơn bệnh ngặt nghèo, bà bí mật vượt biên đi Thụy Sĩ với ý định theo học đại học ở đất nước tự do nhất châu Âu thời ấy.
Học kỳ mùa đông 1889 – 1890, Rosa đăng ký học các môn khoa học tự nhiên ở trường đại học Zurich, một trong vài trường cao đẳng trên thế giới nhận sinh viên nữ. Nhưng sau đó, theo lời khuyên của Leo Jogisches, một nhà cách mạng Litva cũng buộc phải lưu vong như Rosa, bà chuyển sang ngành chính trị và kinh tế quốc dân. Trong một thời gian dài, giữa Jogisches và Rosa nảy nở một mối tình thắm thiết nhưng cũng khá phức tạp. Zurich vào bán thế kỷ thứ hai của thế kỷ 19 là một nơi tỵ nạn chính trị của nhiều người Đức, Nga và Ba Lan. Rosa nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, vừa học tập vừa viết nhiều bài báo về phong trào công nhân Ba Lan cũng như về đường lối, mục tiêu của tờ Sprawa Robotnicza (Sự nghiệp Công Nhân) ra đời năm 1893. Tờ báo ấy trở thành cơ quan ngôn luận của đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan (DCXH Ba Lan) do Rosa, Jogisches và một số đồng chí Ba Lan khác thành lập trong cùng năm ấy. Giữa đảng này và đảng Xã hội Chủ nghĩa Ba Lan (PPS) xuất hiện một năm trước đó có mâu thuẫn chủ yếu về mục tiêu: Trong khi đảng PPS đấu tranh cho độc lập dân tộc, đảng DCXH Ba Lan chủ trương giai cấp vô sản Nga và Ba Lan cùng chung sức lật đổ chế độ Nga Hoàng, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn đế quốc Nga, tức là bao gồm cả các nước thuộc địa. Một tuần sau ngày thành lập đảng DCXH Ba Lan, Đại hội Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Quốc tế XHCN) họp tại Zurich với hơn 400 đại biểu từ 20 nước và nhiều nhân vật có tiếng tăm, uy tín lớn trong phong trào công nhân quốc tế như Friedrich Engels, August Bebel, Wilhelm Liebknecht, Karl Kautsky, Clara Zetkin, Victor Adler, Georgi Plekhanov, Eleanor Marx-Eveling (con gái của Karl Marx), v.v. Người phụ nữ bé nhỏ mới 22 tuổi đã can đảm bước lên diễn đàn phân tích sự khác nhau giữa hai đảng Ba Lan và đề nghị Đại hội cho hai đại biểu của đảng mình được quyền tham dự. Lúc ấy, chưa ai biết đến đảng DCXH Ba Lan; hơn nữa, đảng PPS đã được công nhận và tham dự hội nghị với 9 đại biểu nên đề nghị của Rosa không được chấp thuận.
Năm 1897, Rosa đậu tiến sĩ hạng xuất sắc với đề tài “Phát triển công nghiệp của Ba Lanˮ. Đó là một nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa của một vùng trước kia chủ yếu sản xuất nông nghiệp trong quan hệ kinh tế hữu cơ với “mẫu quốcˮ. Bà đã dùng nó làm cơ sở lý luận chống chủ nghĩa dân tộc Ba Lan.
Với ý muốn hoạt động ở địa bàn rộng hơn, năm 1898 Rosa rời Thụy Sĩ sang Đức, gia nhập đảng Dân chủ Xã hội Đức (DCXH Đức) lúc bấy giờ là đảng mác-xít mạnh nhất châu Âu. Đảng ấy có hơn 100.000 đảng viên với nhiều nhà cách mạng kỳ cựu như August Bebel, Paul Singer (hai đồng chủ tịch), Wilhelm Liebknecht (chủ nhiệm báo Tiến Lên), Karl Kautsky (lý thuyết gia chính của đảng, chủ nhiệm báo Thời Đại Mới), Clara Zetkin (ủy viên Ban Giám Sát, chủ nhiệm tập san phụ nữ Bình Đẳng), v.v…  Tuy là “lính mớiˮ, chẳng bao lâu Rosa đã bắt tay vào cuộc luận chiến chống khuynh hướng xét lại của Eduard Bernstein, người đã từng là thư ký của Friedrich Engels và cùng Karl Kautsky soạn thảo Cương lĩnh Erfurt của đảng DCXH Đức. Cuộc luận chiến này được sự chú ýcủa công chúng. Đặc biệt, tác phẩm “Cải cách xã hội hay cách mạng?ˮ của Rosa mới ra đời vài tuần đã bán gần hết 3000 bản. Tại Đại hội Quốc tế XHCN tổ chức ở Paris năm 1900, bà vạch rõ sự cần thiết của một phong trào quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc, chế độ quân phiệt và chính sách thuộc địa. Trong dịp ấy, Văn phòng Xã hội Chủ nghĩa Quốc tế (Văn phòng XHCN) được thành lập gồm đại biểu các đảng XHCN nhằm liên lạc, phối hợp hoạt động giữa các kỳ họp đại hội.
Trong mười năm 1904 – 1914, Rosa làm việc cho Văn phòng XHCN, đồng thời có nhiều hoạt động khác. Cuối tháng 12-1905 bà đến Vacxava hỗ trợ đảng DCXH Ba Lan và Litva (đảng DCXH Ba Lan mở rộng) trong cuộc cách mạng chống chế độ Nga hoàng. Tháng 3-1906, bà bị bắt giam cho đến tháng 6 mới được trả tự do. Rút kinh nghiệm từ cách mạng Nga 1905/1906, bà nhận định trong quyển sách nhỏ “Tổng đình công, đảng và công đoànˮrằng tổng đình công là một vũ khí lợi hại của phong trào công nhân, quan trọng hơn việc đấu tranh nghị viện do nhiều đảng viên DCXH Đức chủ trương. Cuộc tranh luận về tổng đình công kéo dài cho đến đầu năm 1910 thì lãnh đạo đảng DCXH và công đoàn Đức bác bỏ hình thức đấu tranh ấy, cấm báo đảng Tiến Lên và có lẽ cả tạp chí lý luận Thời Đại Mới dưới quyền Karl Kautsky đăng bài của Rosa.
Tại Đại hội Quốc Tế XHCN năm 1907, Rosa cùng với Lenin và Julius Martow thuộc đảng DCXH Nga được giao nhiệm vụ soạn thảo đề cương chống chiến tranh của phong trào công nhân quốc tế. Từ 1907 đến 1914, bà dạy môn kinh tế quốc dân ở trường đảng và cho xuất bản quyển “Nhập môn kinh tế quốc dânˮ (1908). Với tác phẩm“Tích lũy tư bảnˮ (1913), bà giải thích chủ nghĩa đế quốc, đồng thời phê phán Karl Marx đã sai lầm trong lý thuyết về sự tích lũy tư bản của ông. Tháng 2-1914, bà bị kết án một năm tù vì tội tuyên truyền phản chiến và lời kêu gọi trong một buổi mít tinh: “Nếu ai đòi hỏi chúng ta phải cầm vũ khí sát thương chống các anh em Pháp của chúng ta hay những anh em nước ngoài khác thì chúng ta tuyên bố rằng: không, chúng tôi không làm điều ấy!ˮ Ngày 1 tháng 8 trong cùng năm ấy, chiến tranh thế giới bùng nổ. Ba tuần sau, bà phải ngồi tù ba tháng vì tội khi quân, rồi đến đầu năm 1915, bà lại phải chấp hành bản án về tội tuyên truyền chống chiến tranh. Trong thời gian một năm tù này, bà viết quyển sách nhỏ với bút danh Junius phân tích nguyên nhân chiến tranh và vai trò của đảng DCXH Đức. Số là ngay từ đầu cuộc chiến, ban lãnh đạo đảng đã ủng hộ chính sách chiến tranh của chính phủ Đức (giống như đa số lãnh đạo phong trào công nhân ở các nước khác đều ủng hộ chính sách chiến tranh của chính phủ họ, mặc dù trước đó không lâu ai cũng muốn đoàn kết quốc tế, chống chiến tranh). Để đối lại, một số đảng viên cánh tả trong đảng DCXH Đức như Rosa, Franz Mehring, Karl Liebknecht, Leo Jogisches, Wilhelm Piek v.v. họp thành nhóm Quốc tế, tiền thân của Liên đoàn Spartakus. Năm 1915, ban lãnh đạo khai trừ một nhóm đảng viên phản chiến. Đầu năm sau, nhóm này lập đảng mới lấy tên đảng DCXH Độc lập mà liên đoàn Spartakus gia nhập với tư cách một tổ chức thành viên cánh tả. Để phân biệt với đảng mới, đảng cũ được gọi là đảng DCXH Đa số. Trong khoảng thời gian ấy, Rosa hết hạn tù nhưng mới ra ngoài hoạt động được mấy tháng, bà bị bắt giam trở lại, lần này từ tháng 7-1916 đến tháng 11-1918. Những năm tháng ngồi tù, bà viết nhiều bài báo ủng hộ cách mạng Nga, đồng thời phê phán Lenin và đảng Bôn-sê-vích về việc duy trì quá lâu chính sách khủng bố, độc tài mà họ buộc phải thi hành trong “thời kỳ khó khăn ghê gớmˮ ban đầu. Rồi mùa thu 1918, bà tổng hợp những suy nghĩ và nhận thức của mình về cách mạng Nga trong một bản thảo giao cho luật sư và người yêu của mình là Paul Levi giữ, nhưng quyết định không công bố với ý định biên soạn một quyển sách hoàn hảo hơn trong tương lai, điều bà không thể thực hiện được (xin xem chi tiết ở phần II). Trong bản thảo ấy, có câu viết nổi tiếng: “Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khácˮ (Ba năm sau khi bà mất, Levi xuất bản bản thảo ấy dưới dạng sách, lấy tựa đề “Cách mạng Ngaˮ.)
Sau cuộc nổi dậy của thủy thủ ở Kiel, cuộc cách mạng Tháng Mười Một lan rộng khắp nước Đức, Ủy ban Công nhân và Quân nhân được thành lập ở nhiều thành phố. Vừa mới được tự do, Rosa lao mình ngay vào công việc, mặc dù sức khỏe của bà sút kém rất nhiều từ khi còn ở trong tù. Bà phát hành chung với Karl Liebnecht tờ Cờ Đỏ và viết báo, tuyên truyền kích động quần chúng tiếp tục cuộc cách mạng vô sản, không dừng lại ở việc lật đổ chế độ quân chủ. Đường lối ấy của bà cũng như của Liên đoàn Spartakus không được sự ủng hộ của đa số người dân muốn có hòa bình, ổn định sau cuộc chiến tranh tàn khốc để có thể làm ăn sinh sống bình thường. Tình hình nước Đức lúc bấy giờ hết sức phức tạp và đầy kịch tính. Ngày 9 tháng 11-1918, gần như cùng một lúc, Philipp Scheidemann trong ban lãnh đạo đảng DCXH Đa số tuyên bố thành lập Cộng hòa Đức, còn Karl Liebknecht lại tuyên bố thành lập Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Đức. Sau đó, hoàng đế Wilhelm Đệ nhị và các vua chúa Đức đều thoái vị. Quyền hành nằm trong tay Hội đồng Ủy viên Nhân dân ban đầu gồm mỗi ba ủy viên từ hai đảng dân chủ xã hội Đức và được Đại hội đồng các Ủy ban Công nhân và Quân nhân Berlin công nhận ngày 10 tháng 11-1918. Chưa đầy ba tuần sau, các ủy viên DCXH Độc lập rút lui vì sự bất đồng quan điểm giữa hai đảng về chế độ tương lai: Trong khi đảng DCXH Độc lập chủ trương một chế độ dân chủ trực tiếp theo mô hình xô-viết (thường bị hiểu lầm là chế độ bôn-sê-vích) thì đảng kia quyết định thiết lập nền dân chủ nghị viện. Hội đồng Ủy viên Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Friedrich Ebert được bổ sung bởi hai đảng viên DCXH Đa số mà một người là Gustave Noske giữ trách nhiệm quốc phòng. Hội đồng này cũng như lãnh đạo đảng XHCN Đa số quyết ngăn ngừa một cuộc cách mạng “bôn-sê-vichˮ ở Đức và tái lập trật tự với những đội quân bảo hoàng thiên hữu trở về từ chiến trường. Về phía phe xã hội chủ nghĩa, ngày 30 tháng 12-1918 đến ngày 1 tháng 1-1919, Liên đoàn Spartakus họp đại hội thành lập đảng Cộng Sản Đức (Rosa đề nghị lấy tên đảng Xã hội Chủ nghĩa Đức nhưng không được đại hội chấp thuận). Ban chấp hành đảng gồm 14 người; ngoài Rosa ra còn có 10 thành viên Liên đoàn Spartakus (Karl Liebknecht, Paul Levi, Leo Jogisches, Wilhelm Piek…) và 3 đại diện hai nhóm thiên tả khác. Tại đại hội này đã nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi về việc có tham gia kỳ bầu cử quốc hội sắp tới hay không. Mặc dù ban chấp hành đảng chủ trương tham gia nhằm có tiếng nói ở diễn đàn quan trọng này nhưng phải phục tùng đa số cho đó là công cụ của giai cấp tư sản, cần được thay thế bằng các xô-viết theo mô hình cách mạng Nga.
Ngay từ khi đảng Cộng Sản Đức được thành lập, phe phản cách mạng đã mở một chiến dịch bôi nhọ và truy lùng các đảng viên, nhất là Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht. Cùng lúc ấy, giám đốc Sở Cảnh sát cảnh sát Berlin là đảng viên XHCN Độc lập Emil Eichhorn vốn có biện pháp mạnh mẽ đối với các phần tử phản động quá khích cũng bị tờ Tiến Lên của đảng XHCN Đa số vu khống, rồi bị chính quyền nước Phổ cách chức. Theo lời kêu gọi của các đại diện công nhân cách mạng, lãnh đạo XHCN Độc lập và Trung ương đảng Cộng Sản Đức, ngày 5 tháng 1-1919 hàng trăm ngàn công nhân ở thủ đô bầu Ủy ban Hành động Cách mạng gồm đại biểu của ba tổ chức trên và tuần hành phản đối, chiếm nhà in báo Tiến Lên và vài cơ quan khác. Khi ấy, có sự bất đồng trong Ủy ban Hành động: một số đại biểu đảng XHCN Độc lập muốn điều đình với chính phủ tức Hội đồng Ủy viên Cách mạng, còn một số đại biểu khác chủ trương cướp chính quyền bằng vũ lực. Karl Liebknecht sợ đảng Cộng Sản Đức xa rời bộ phận nhân dân đòi lật đổ chính phủ nên quyết định ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang. Mặc dù Rosa cho là việc ấy không thực tế nhưng bà vẫn đoàn kết với Liebknecht và các đồng chí “chủ chiếnˮ khác. Ngày 7 tháng 8, khi cuộc điều đình giữa đại diện XHCN Độc lập và Hội đồng Ủy viên Nhân dân thất bại, Ebert trao ngay quyền chỉ huy quân đội cho Gustav Noske. Chính quyền cũng kêu gọi thành lập thêm những đội quân tình nguyện (Freikorps) và hô hào dân chúng chống lại phe cách mạng.
Từ ngày 10 đến 12, các đội quân trang bị vũ khí nặng tấn công lực lượng nổi dậy, sát hại hàng trăm chiến sĩ cách mạng và một số dân thường. Cuộc “nổi dậy Spartakusˮ (đúng hơn, nên gọi: cuộc nổi dậy tháng Một Đức) bị dập tắt. Ngày 15 tháng 1-1919, Rosa và Liebknecht lọt vào tay Waldemar Papst, chỉ huy trưởng một trong những đội quân tình nguyện lớn nhất, rồi bị Papst − với sự đồng ý ngầm của Noske − ra lệnh giết một cách dã man.
Với cuộc sống tương đối ngắn ngủi, Rosa Luxemburg đã để lại cho đời những tác phẩm vẫn còn mang tính thời sự với nhiều gợi ý cho những ai quan tâm đến tình trạng chính trị – kinh tế – xã hội của đất nước cũng như trên thế giới. Mặc dù lúc nào cũng bề bộn công việc, bà đã viết trên 2700 lá thư cho bạn bè, người quen cũng như cho các đồng chí của bà. Qua những lá thư cá nhân ấy, người đọc có thể hiểu rõ con người của bà hơn và tìm thấy bao lời hay ý đẹp, như lời sau đây trong thư gởi một người bạn:
“Điều chủ yếu là phải có nhân cách, nghĩa là phải vững vàng, trong sáng và thanh thản; đúng thế, thanh thản bất kể mọi điều này điều nọ, bởi việc khóc gào thuộc về kẻ yếu đuối. Có nhân cách nghĩa là nếu cần thì sẵn sàng ‘liều với số phận’, đồng thời vui hưởng từng ngày trời trong, từng vầng mây đẹp. Ơ mà tôi không biết diễn tả nhân cách thế nào cho đúng, tôi chỉ biết nó ra sao thôi […] Thế giới thật đẹp mặc cho bao điều khủng khiếp và có lẽ còn đẹp hơn nữa nếu không có những kẻ yếu hèn trong đó.
Hamburg, ngày 15.11.2013
               P. H. H.

VN 'chưa phát huy' hết tài Tướng Giáp

Đại tá Nguyễn Văn Huyên, thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nói Đảng 'phát huy khả năng, vai trò của Đại tướng chưa hết tầm'.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Đại tá Nguyễn Văn Huyên, thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói Đảng Cộng sản chưa tận dụng hết khả năng của vị tướng.
Ông Huyên nói với Nguyễn Hùng của BBC hôm 16/10:
"Tôi là người gần gũi giúp việc Đại tướng, tôi có cảm giác Đảng ta phát huy khả năng, vai trò của Đại tướng chưa hết tầm.
"Tôi nghĩ rằng nếu phát huy được tốt hơn thì Đại tướng đóng góp cho đất nước được nhiều hơn.
"Có lẽ cái đó nhân dân nhiều người cũng cảm thấy như thế."
Vị Đại tá nói thêm:
"Đại tướng nghĩ rằng Việt Nam mình không thể kém các nước khác xung quanh được.
"Nhưng mà mình bây giờ chưa bằng, và còn kém, thì đấy là điều trăn trở nhất của Đại tướng.
"Đại tướng muốn đóng góp vào để làm sao đất nước vượt lên, sánh vai với các nước chứ không thể thua kém được.
"Đó là suy nghĩ của Đại tướng về một đất nước Việt Nam không những anh hùng mà còn là nước xây dựng giàu mạnh."
Trong phỏng vấn 20 phút qua điện thoại từ Hà Nội, ông Huyên cũng kể lại những giờ phút cuối cùng của Tướng Giáp.

Quốc tang tướng Giáp, dân ta hiểu thêm thật giả

Nguyễn Thanh Hà
Nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài cùng với bầu bạn đủ mọi chính kiến ở khắp các châu lục trên trái đất này đã được tân mắt, tận tai nghe và thấy một "Quốc tang" có một chưa có hai trong thời bình, sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về cõi vĩnh hằng. Một số nhà trí thức đã nói "sau đám tang Tướng Giáp, không thể có lần thứ ba" Vâng, vẫn còn có thể có những đám tang tầm cỡ, song giống như "Quốc tang Tướng Giáp" thì chắc là "không có lần nữa thật !" Con tạo xoay vần là thế. Muốn khác đi cũng chưa có thể !


Như vậy là "một vị tướng tài vô song, được cả văn lẫn võ, được cả tài lẫn đức" đã yên nghỉ tại Mũi Rồng, Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, quê hương của Người, thỏa vong linh một con người "sống vì dân vì nước, chết lại muốn về mảnh đất quê hương !" Tuy chưa thật trọn vẹn hai tiếng "quê hương" cụ thể đối với Người, nhưng dù sao thì vẫn phải làm theo "di huấn" của Người.
 Vùng Vũng Chùa Đảo Yến, nơi yên nghỉ của Đại tướng là một vùng trở nên địa linh, nhân kiệt, càng làm cho giang sơn đất nước này vẻ vang, dân tộc này tự hào đã sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Nhân dân ta, các nhà trí thức, các nhà văn hóa, văn nghệ trong cả nước và trên thế giới sẽ còn viết nhiều về Tướng Giáp. Con cháu hậu duệ của Tướng Giáp sẽ còn ghi sâu, học tập, rèn luyện, phát triển theo tấm gương Đại tướng. Tuy nhiên, một "Quốc tang" thu phục lòng người, thương thật, khóc thật, nhớ thật, nuối tiếc thật sẽ còn đọng mãi trong lòng nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tiễn đưa Người về với Bác Hồ kính yêu.
 Hàng triệu người, không ai bảo ai không chỉ là dân thủ đô, chắc chắn không một ai "giả vờ" như cái tật giả vờ trong xã hội hiện nay đến 30 Hoàng Diệu, đến 5 Trần Nhân Tông, đến trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình, đến Vũng Chùa Đảo Yến, đến Hội trường Thống Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, tóm lại, không một ai có thể thống kê chính xác số người đã đến Viếng, lễ, khóc, tiến đưa Đại tướng ở bất kỳ nơi nào có di ảnh và dựng bàn thờ trong những ngày "Quốc tang" của Người. 
Tại quê tôi, chỉ cách Hà Nội 30 km. nhưng không phải ai cũng có điều kiện về thủ đô tiễn biệt Người, nhưng có một sự kiện cảm động, một chi hội cựu chiến binh, chi hội thôn Trại gồm hơn 40 đồng chí đã từ lâu do ngưỡng mộ Đại tướng đã dựng chân dung Đại tướng trên một "lô gô" sơn mài cho mỗi hội viên và khách của chi hội luôn có hình ảnh Đại tướng bầy nơi trang trọng nhất của gia đình mình. 
Đó cũng là tấm lòng của nhân dân. Mà lòng dân thì không thể cân đo đong đếm được. Nó là cụ thể, cũng là tổng quát và thực chất ăn sâu vào tâm niệm của mọi người, chứ không phải "cái gì cũng găn vào hai chữ nhân dân" để rồi từng ngày từng giờ một số kẻ tham nhũng tìm cách đục khoét, bóp nặn nhân dân dồn một số tầng lớp nhân dân đến tận cùng của sự áp bức và đè nén. Họ không những không được phục vụ như người ta thường nói, thường "tụng niệm" mà chính là đang phải chịu sự hà khắc, bất công, thậm chí bất công hơn bất kỳ chế độ cũ nào. Bề ngoài tưởng nhân dân đang được chăm lo đời sống, chăm lo đến sự phát triển của từng người, nhưng thực chất chỉ là chăm lo đến từng nhóm lợi ích mà thôi. Một bộ phận nhân dân có được hưởng ít nhiều, đó là họ thừa hưởng kết quả chính sự lao động, chính sự lao tâm khổ thứ của họ, nhưng chưa thật xứng đáng.

Lúc sinh thời, Tướng Giáp không chỉ tài giỏi cầm quân, tổ chức lực lượng, xây dựng quân đội cùng với nhân dân đánh thắng nhiều tướng tài phía bên kia và trên thế giới mà còn là một nhà tư tưởng chính trị đại tài, nhà văn hóa kiệt xuất. Tất cả Người đều hướng về nhân dân, mục đích tối thượng đối với Đại tướng là nhân dân. Nhân dân là sáng suốt nhất. Bởi thế, khi Người nằm xuống, mặc dù đã 103 tuổi, nhưng nhân dân vẫn thấy Người ra đi đột ngột, người còn có thể sống nữa, vì Người là vị Tướng của nhân dân. "Quốc tang đại tướng" được tổ chức trong lòng nhân dân, trong sự kính trọng, yêu mến của nhân dân. Trong lịch sử, không có nhiều các vị tướng như vậy đâu. Đó là sự thật.
 Nhân dân, tất cả nam phụ lão ấu đến trực tiếp hoặc bái vọng gián tiếp, từ người Kinh (người Viêt) đến đồng bào các dân tộc thiểu số, từ anh sinh viên, chị học sinh đến các nhà trí thức già trẻ đều tiếc thương một cách chân thành tự đáy lòng vị Tướng của nhân dân, vị tướng của lòng dân. Đó là sự thật, sự thật phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật trước mắt 90 triệu dân Việt Nam cũng như hàng triệu, hàng triệu nhân dân thế giới !
 Không một ai, không một thế lực nào có thể làm lu mờ sự thật này. Sự thật ấy chứng tỏ, nhân dân là vĩ đại, nhân dân là người biết tất cả ưu khuyết điểm, và những khuất tất của những người đang lãnh đạo họ. Nhiều cái vòng vo, giấu giấu diếm diếm, cuối cùng dân cũng biết và dân cần được biết. Cho nên, "Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp" là dịp toàn dân hiểu thêm thật giả. Không một ai có thể nói trắng thành đen, hoặc đang đen đổi thành trắng, dù họ có thực hiện "tam khoanh tứ đốm" cũng không tài nào giấu nổi sự thật. Đến một ngày nào đó, mọi sự thật của đất nước sẽ phơi bầy, trong đó có cả những khuất tất của các nhóm lợi ích, của bọn tham nhũng đang nhân nhản.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

CHUYỆN BAO ĐỒNG SAU LỄ TANG ĐẠI TƯỚNG

- Có lẽ thế mà dư âm những ngày Quốc tang sẽ còn mãi trong tâm trí mỗi người, để rồi bây giờ ngẫm lại, càng thêm yêu kính hơn vị Tướng của lòng Dân.
Vieng_Dai_tuong9
Ảnh TTO
Suốt một tuần trong đau thương, khắc khoải, chứng kiến người dân cả nước tiễn biệt Đại tướng, mới hiểu hết tầm vóc vĩ đại của một con người đã dành trọn cuộc đời hơn một thế kỉ của mình chiến đấu, hi sinh vì dân vì nước.
Lễ Quốc tang kết thúc, thỏa mãn ước nguyện của dân dành cho vị tướng yêu quí của mình. Nhưng trong lòng dân, không khí quốc tang dường như vẫn chưa dứt. Hàng ngàn người vẫn đổ về Vũng Chùa dâng hoa bái biệt Đại tướng. Nhân dân cầu nguyện cho Người yên giấc ngàn thu.
Có lẽ thế mà dư âm những ngày Quốc tang sẽ còn mãi trong tâm trí mỗi người, để rồi bây giờ ngẫm lại, càng thêm yêu kính hơn vị Tướng của lòng Dân.
1. Sáng 12-10, cử hành Lễ viếng Đại tướng. Hàng triệu người dân vì không thể có mặt trong Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) nên đành phải ngồi trước màn hình vô tuyến chờ đợi giờ phút trọng đại này. Kim đồng hồ nhích từng phút, từng phút. 7 giờ 30, 7 giờ 35 rồi 8 giờ... Vậy là không có truyền hình trực tiếp Lễ viếng. Dân, triệu người như một, câu hỏi bật ra từ con tim: Tại sao?
aNew-Image-8756-1381626479.jpg
Ảnh VNE
2. Sáng 13-10, Lễ truy điệu Đại tướng. Mọi người dậy sớm, bật sẵn ti vi, chuẩn bị tâm thế để vĩnh biệt Người trong tâm tưởng và hòa cùng nỗi đau của triệu người Hà Nội, người Quảng Bình trong suốt hành trình cuộc đưa tang vĩ đại. Niềm đau đang dâng trào bỗng chững lại. Đoàn xe tang đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay Nội Bài về quê hương Quảng Bình vừa ra khỏi khu vực Nhà tang lễ Quốc gia thì truyền hình bỗng nhiên chuyển cảnh. Những tưởng chỉ là một vài phút trữ tình ngoại đề vốn có của nhà đài. Ai dè…Trái tim triệu triệu con người đang theo dõi như thắt lại. Sao nỡ vậy, người ơi?
3. Đúng 12 giờ trưa 13-10, khi đoàn linh xa chuẩn bị rời sân bay Đồng Hới ra Vũng Chùa, nơi tiến hành nghi lễ an táng Đại tướng thì thời gian qui định cho hai ngày Quốc tang cũng vừa hết và ở Quảng trường Ba Đình lúc ấy, cờ rủ Quốc tang được hạ xuống…chính xác đến từng giây.
4. 16 giờ ngày 13-10: Lễ an táng Đại tướng ở quê Mẹ bắt đầu. Hàng triệu người dân chắp tay thành kính đứng trước màn hình ti vi. Dù không trực tiếp có mặt tại Vũng Chùa nhưng trong lòng ai cũng nghĩ, mình đang chứng kiến thời khắc của lịch sử: tiễn biệt lần cuối vị Đại tướng Anh hùng của Nhân Dân.
Ảnh Nguyentuongthuy
Bỗng, giật mình sửng sốt. Trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng ấy xuất hiện ông “nhà thơ nhập đồng” mà theo cô dẫn chương trình, đến Vũng Chùa chỉ để được lên hình đọc thơ. Người dân, nhất là những ai có biết chút ít về ông “nhà thơ” này sau cái vụ thơ “lừa’ làm rộ dư luận mùa hè năm ngoái, bỗng thấy lòng tự trọng bị tổn thương nhất là trong thời khắc linh thiêng này của Đất Nước. Ông ta không từ mọi thủ đoạn để PR mình, nhất là sau đó, cố chen vào giữa các vị lãnh đạo cấp cao, nơi ống kính truyền hình luôn luôn chĩa vào. Biết đâu những hình ảnh đó lại được ông ta dùng để tiếp thị, mưu lợi cho cá nhân mình trong tương lai?
5. Lễ tang Đại tướng diễn ra không giống với bất kì lễ tang một nguyên thủ nào, bởi linh cữu Người đi qua một chặng đường có lẽ là một kỉ lục guiness: 50 cây số từ Nhà tang lễ Quốc gia ra sân bay Nội Bài, 300 km đường hàng không từ Hà Nội vào Đồng Hới, rồi lại vượt 60 cây số đường bộ ra Vũng Chùa.
Ảnh NLĐO
Nhìn cái hành trình đó, mọi người không phải không có lí do để mà lo lắng về an ninh, an toàn giao thông. Chỉ đến khi máy bay chở linh cữu Đại tướng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng gia quyến hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới lúc 11 giờ 55, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chưa thể yên tâm. Còn chặng đường 60 km từ Đồng Hới theo quốc lộ 1A ra Vũng Chùa? Thật may mắn, tất cả đều diễn ra tốt đẹp. Trời Quảng Bình sau mấy ngày mưa tầm tã, hôm ấy bỗng nắng ráo. Đất trời quê hương dường như cũng chiều theo lòng người, để giờ phút tiễn biệt Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, xúc động.
6. Tuy nhiên, vẫn còn một chút lo lắng. Ấy là khi linh cữu đã được hạ huyệt. 5 phút, 10 phút rồi 20 phút trôi qua mà những sợi dây dùng để nâng đỡ quan tài vẫn chưa rút lên được. Người linh thiêng để rồi cuối cùng, mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp.
Thế là Đại tướng đã từ biệt Nhân Dân đi vào cõi vĩnh hằng, yên giấc ngàn thu trong lòng Đất Mẹ Việt Nam.
Chuyện bao đồng, chẳng đáng chi nhưng muốn được giãi bày cho người nhẹ nhõm, cho lòng ta trong sáng hơn mỗi khi nghĩ về Đại tướng.
15-10-2013
Nguyễn Duy Xuân

NHÌN VÀO TANG LỄ TƯỚNG GIÁP THẤY GÌ VỀ CÁI ĐẠO ĐỨC GIẢ DO CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN TẠO RA?


Rất nhiềuNgười Việt đã loạn thần kinhdo hậu quả tuyên truyền dối trá và lưu manh của đảng cs hàng quá nửa thế kỷ qua, sự tuyên truyền ngu dân và độc đoán ấy qua hệ thống tuyên truyền một mình một chợ, duy nhất được phép tuyên truyền, qua một thời gian quá dài nhiều năm đã làm cho nhiều vấn đề thuộc nhận thức của người dân trở thành”mặc nhiên”(ngộ nhận) theo ý muốn của đảng cs-một dạng nô lệ về tư tưởng của đảng cs.

NHÌN VÀO TANG LỄ TƯỚNG GIÁP THẤY GÌ VỀ CÁI ĐẠO ĐỨC GIẢ DO CHẾ ĐỘ CS TẠO RA?
Khi người ta bị nhồi sọ, xem trọng cái ngoại lai hơn cả cái bản sắc gốc của tổ tông gia tộc nguồn cội, ứng xử theo lối đạo đức giả thì hãy coi chừng kẻ đó là kẻ lưu manh.
Ngưỡng mộ tôn kính với người tài, người có công là lẽ thường tình, nhưng nếu người cầm quyền tuyên truyền nâng lên vì mục đích chính là tô vẽ cho chế độ đương thời, thì trước sau gì thần tượng đó cũng sẽ bị hạ bệ. Khi chế độ đương đại không còn, nguời ta mới đánh giá khách quan, minh bạch, chính xác đúng công lao tội trạng của nhân vật lịch sử.
Trong dòng người đến viếng tướng Giáp, có không ít người ngưỡng mộ do ngộ nhận vì bị hệ thống tuyên truyền bao năm nay đã tô1 vẽ thêm cho “biểu tượng” cá nhân tướng Giáp thành thần tượng để ông thể hóa cái “công lao” của chế độ chính trị đương thời với người dân. Vì thế những người này nuôi hy vọng về một sự “hoàn lương ” tự nguyện theo gương tướng Giáp của người cầm quyền. Điều này xét về lô gíc với một chế độ độc tài đảng trị là vô vọng.
Trong dòng người đến viếng tướng Giáp, có không ít người có hòan cảnh tương đồng, chịu cảnh đời vùi dập, bị “Lý thông cướp công Thạch sanh”, giống ông, mà đến viếng.
Trong dòng người đến viếng tướng Giáp, có không ít người trong các cơ quan nhà nước hưởng lương ngân sách, tiêu xài ngân sách một cách khá phóng khoáng, được cơ quan tổ chức và dùng tiền ngân sách phù phép thành một thứ chi cho CBCNV đi viếng coi như 1 thứ chi phí phúc lợi cho tham quan của CBCNV, mà bình thường không thể có cơ hội được tiếp cận với con người và địa điểm tham quan nổi tiếng và đặc biệt này – giống như đây là cơ hội thăm viếng hiếm có của họ.
Trong dòng người đến viếng tướng Giáp, có không ít người hiếu kỳ đơn giản cho rằng việc trực tiếp tham gia vào một lễ tang của nhân vật nổi tiếng là một sự hãnh diện cá nhân, để trực tiếp được nhìn nhấy những nhân vật nổi tiếng đương đại, địa điểm nổi tiếng đương đại…số này rất đông.
Trong dòng người đến viếng tướng Giáp có không ít người đến để tri ân những gì mà thời cụ đương nhiệm đã đem lại bổng lộc cho họ.
Trong dòng người đến viếng tướng Giáp có không ít kẻ phản trắc, đến để khỏa lấp tội trạng của họ với tướng Giáp và thân nhân khi ông còn sống, cũng như tội trạng của họ đối với người dân-những kẻ đạo đức giả đang cầm quyền, hoặc từng cầm quyền.
Vì thế không thiếu những người dân cũng đến với sự ngưỡng mộ “giả” mà nếu tướng Giáp là thánh thật đã bật dậy, vả vào mặt kẻ đang giả vờ khóc mình rằng ”mi là đứa đạo đức giả, bố mẹ ông bà tổ tiên mi còn chả coi ra chi, huống hồ tau, trước bao nỗi khổ đau oan trái của đồng loại đồng bào mi không hề động lòng trắc ẩn, rứa mà mi tới đây giả khóc ta làm chi cho mọi người chê cười, rõ mi là đứa ngu si hay là kẻ đạo đức giả khốn nạn?…” hoặc, “lúc ta sống, mi và lũ bợ đỡ mi tìm mọi cách hạ bệ ta, hãm hại ta, nhưng khi ta chết mi làm ma to, kính cẩn đến viếng để che mắt thiên hạ về tội trạng của mi đối với ta chứ tốt đẹp chi hả lũ đạo đức giả?”
Bà Thủ Tướng Đức đã từng kết luận “cộng sản làm cho người dân trở thành dối trá”.

* Tựa bài và bình ảnh do DĐXHDS đặt. Ảnh (Tiin): Phải khóc, cấm cười! (Chàng CTV của VTV này đã bị săn lùng như tội phạm, chỉ vì phạm … thượng, dám vui vẻ chụp ảnh kỷ niệm giữa cuộc quốc tang).

GIỚI THANH NIÊN BỊ TẨY NÃO CỦA TRUNG QUỐC

Những cuộc biểu tình bài Nhật không giành lại đảo cho chúng ta, nhưng chúng nêu bật một điều: nhân dân chỉ là những con bù nhìn của Đảng Cộng sản.

THƯỢNG HẢI — Kể từ thập niên 1970, tôi được biết rằng nhân dân Trung Quốc (TQ) là nhân dân tự do nhất và dân chủ nhất trên thế giới. Cứ hằng năm tại trường tiểu học của tôi ở Thượng Hải, các thầy cô cứ nhắc đi nhắc lại sự kiện này trong giờ Đạo đức [cách mạng] và giờ Chính trị. Sách giáo khoa của chúng tôi, giả bộ ngây thơ, hỏi chúng tôi, liệu tự do và dân chủ tại các nước tư bản có thực sự là những gì họ vẫn rêu rao hay không? Rồi tiếp theo đó, sẽ có tất cả mọi thứ lôgic lạ kỳ và những ví dụ không có nguồn trích dẫn, nhưng bởi vì tôi mãi mê đếm nhẫm những con số trong đầu vào những giờ học ấy thay vì chú đến bài giảng, trên cơ bản, dự án của chính phủ đã bị lãng phí đối với bản thân tôi. Đến bậc trung học và đại học, người ta khó mà tẩy não được tôi.

Dù vậy, trong những năm đại học, tôi vẫn còn thù ghét Nhật Bản. Tôi cảm thấy người Nhật đã giết quá nhiều đồng bào của tôi, tuyệt đại đa số là dân thường, đến nỗi tôi vẫn cho là chưa đủ khi cuối cùng Nhật Bản đã đầu hàng. Chỉ sau khi học tiếng Nhật và đọc thêm tư liệu lịch sử, tôi mới dần dần hiểu được bộ mặt thật của lịch sử: Khi quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc năm 1931, Mao Trạch Đông, lúc bấy giờ vẫn còn là một chiến sĩ du kích, đã quay lưng bỏ chạy. Tưởng Giới Thạch, trên danh nghĩa là Tổng thống lúc bấy giờ, đã ở lại chống Nhật tại thủ đô thời chiến của ông là Trùng Khánh, nhưng Đảng Cộng sản của Mao bỏ chạy lên miền bắc để lập chiến khu chống Nhật tại các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, và Ninh Hạ, là những nơi không có bóng dáng quân Nhật.

Thanh niên ngày nay đang lặp lại cùng một kinh nghiệm trưởng thành như tôi đã trải qua, nhưng khác với thế hệ của tôi chỉ biết thù hận Nhật Bản trên bình diện ngôn từ, thanh niên ngày nay đã xuống đường biểu tình.

Dù hiến pháp Trung Quốc cho phép các cuộc biểu tình, nhưng Chính phủ vẫn ngăn cấm chúng, ngoại trừ trong những tình huống đặc biệt. Bất cứ ai quen thuộc với lịch sử Trung Quốc cũng đều biết rằng, khi luật pháp Trung Quốc nói một điều gì, nó có thể ngụ ý ngược lại. Chẳng hạn, luật pháp Trung Quốc nói rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng tr ên thực tế Hồ Cẩm Đào và các đồng chí của ông được bình đẳng hơn mọi người khác.

Vì vậy, thanh niên Trung Quốc ngày nay phải cảm ơn Chính phủ Nhật Bản, vì nếu họ không mua quần đảo Điếu Ngư thì Chính phủ Trung Quốc sẽ không nới lỏng mạng lưới Internet ra một chút, cho phép họ xuống đường biểu tình vào tuần trước. Các người biểu tình đã hô những khẩu hiệu đơn điệu và buồn chán, như đòi người Nhật phải cút khỏi quần đảo Điếu Ngư, trong khi cảnh sát thường phục trà trộn vào đám biểu tình, nơm nớp liên lạc với nhau qua điện đàm. Những người biểu tình thậm chí còn mang theo cả hình ảnh của Mao, một người đã chết năm 1976, mặc dù tôi ước gì y đã chết sớm hơn thế nhiều.

Nhiều thanh niên biểu tình vô cùng phấn kích. Qua nhiều thập kỷ, các chương trình truyền hình về Chiến tranh chống Nhật 1931-1945 đã bóp méo sự thật lịch sử, biến người Nhật thành một chủng tộc ngu ngốc, hung hăng, độc ác, như loài gián cần phải trừ diệt. Một điều thú vị là, những diễn viên Trung Quốc đóng vai bọn quỉ Nhật chỉ nói rặt tiếng Tàu, cúi đầu gãi tai một cách vô liêm sĩ, nhất cử nhất động không khác chi hành vi của bọn tham quan hiện có khắp xã hội Trung Quốc ngày nay.

Hiện nay, chính phủ Trung Quốc cảm thấy rằng chỉ bôi nhọ kẻ thù qua truyền hình cũng chưa đủ; đã đến lúc phải cho thanh niên biểu tình, một cơ hội mà thanh niên sẵn sàng đón lấy bởi vì chỉ qua hành động yêu nước họ mới chứng tỏ được giá trị của mình trong cuộc đời này. Nhiều người bình thường là rất nghèo hèn, với đồng lương rẻ mạt và sống chật vật trong các đô thị đắt đỏ. Họ không mua nỗi căn hộ, lập gia đình, nuôi dạy con cái, hay chăm sóc cha mẹ, và không ai thèm để ý đến họ. Nhưng bây giờ, những con rối bị chà đạp này (trampled marionettes) cuối cùng đã nhảy vọt lên giữa sân khấu chính trị, nên họ sẵn sàng để kẻ khác giựt dây.

Nhưng lối giáo dục nhồi sọ của Chính phủ Trung Quốc còn tinh vi hơn thế nhiều. Để một chế độ đỏ có thể đứng vững lâu dài như thế này, sánh vai cùng các nước phương Tây trong lối hưởng thụ tư bản chủ nghĩa, nó cần phải vượt qua mô hình Xô viết thô thiển. Và y như rằng, sau cái màn đập phá và đốt cháy, bộ máy tuyên truyền đã tung ra khẩu hiệu “yêu nước hợp lý” (rational patriotism): cũng cùng một nội dung như “tuân theo chỉ thị của Đảng” trước đây, nhưng vì ở vào một thời đại khác nên Đảng phải dấu mình – nghĩa là Đảng phải nhấn mạnh một từ thời thượng là “hợp lý”. Đảng Cộng sản và bộ Tuyên truyền của nó luôn luôn bắt kịp thời đại.

Trong xã hội độc tài tinh vi này, “yêu nước hợp lý” có nghĩa là tôn trọng những luật lệ do những nhà độc tài toàn trị đặt ra. Loại hợp lý này, loại tình yêu nước này, chắc chắn nghe rất quen tai đối với Joseph Goebbels, [bộ trưởng tuyên truyền Đức Quốc Xã]. Tuy nhiên, giới thanh niên yêu nước bị nhồi sọ tại lục địa không hiểu được điều này. Những người dân Hồng Kông, biểu tình phản đối “chương trình giáo dục tình yêu nước” do chính quyền lục địa áp đặt, mới thực sự biết cách biểu tình – không như ở lục địa, những cuộc biểu tình của dân Hồng Kông là hoàn toàn tự phát, không có hậu thuẫn của chính phủ. Thảo nào các hãng tin ở lục địa không tường thuật các cuộc biểu tình này.

Lạ thay, trên các blog cá nhân, một con số đông đảo đáng ngạc nhiên gồm các nhà trí thức nổi tiếng đã mạnh mẽ hậu thuẫn khẩu hiệu “yêu nước hợp lý”. Thoạt đầu, tôi thấy ngỡ ngàng, nhưng liền sau đó tôi hiểu được ngay: Khi các nhà trí thức nói trên ngồi trong lớp đạo đức cách mạng, chắc hẳn họ đã không miệt mài đếm đến những con số cao ngút như tôi.
Gi Ge là một nhà văn làm việc tại Thượng Hải.
Joel Martinsen đã dịch bài tiểu luận này từ tiếng Trung Quốc.
Trần Ngọc Cư dịch từ tiếng Anh
(Nguồn: Khoahocnet)
 

BỘ MẶT “KHIÊM NHƯỜNG” DỄ SỢ CỦA NGÀI THỦ LĨNH ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG LÝ KHẮC CƯỜNG

Cựu Chiến Binh

Sáng ngày 15/9/1013, Lý Khắc Cường, thủ lĩnh đế quốc Trung Cộng đến thăm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đây là một trong vài ba điểm đến rất hiếm hoi của ông ta trong cuộc viếng thăm Việt Nam tuần qua.
Để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của ông ta, các cơ quan hữu quan đã làm rất nhiều việc, nói là theo yêu cầu của thủ lĩnh Trung Cộng họ Lý: Nào là hai hàng nữ sinh mặc áo dài đứng nghênh chào suốt từ cổng phía đường Nguyễn Trãi vào hội trường lớn, nào là đồng thanh hát bài “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông” của ông nhạc sỹ ăn bánh bao Tàu họ Đỗ, nào là phải cung cấp danh sách trích ngang của tất cả những người vào hội trường dự họp mặt, nào là phải mời tất cả các thủ lĩnh đầu khoa và lớp trí thức thượng thặng thuộc hàng giáo sư và phó giáo sư đến để nghe họ Lý rao giảng về cường quốc thiên triều Đại Hán, nào là phát sẵn hàng trăm cái cờ “Ngũ tinh Hồng Kỳ” có ký tên đóng dấu để rồi sẽ thu về đầy đủ, chắc để điểm danh số người đến hội trường cho đủ số mà Thiên triều mong đợi, vân vân và vân vân.
Ngài thủ lĩnh họ Lý đưa ra đủ thứ đòi hỏi hết sức trịch thượng và chi tiết như thế để cho bộ máy của đám thái thú Thiên triều ở giữa thủ đô Hà Nội đến làm việc chi tiết với Nhà trường.
***
Nhưng câu chuyện diễn ra hết sức thú vị.
-       Các bạn nữ sinh thì bảo: “Em mới tắm táp đã giặt hết áo dài không có áo để đón ngài Thiên tử”.
-       Các nam sinh thì bảo: “Ông … éo đi đón cái thằng ấy”.
-       Các giáo sư thì bảo “Các cụ đây già rồi, ngồi nghe tuồng Tàu điếc tai”.
-       Các chú bảo vệ thì nói: “Chỉ khổ các bố phải săm soi bọn trẻ căm thù ném đá tên đầu đảng của nước đế quốc Trung Cộng sài lang”.
-       Các vị lãnh đạo nhà trường thì bàn thảo nhức đầu để phát biểu ý kiến sao cho cái cơ quan thông tấn quen lươn lẹo của Đại Hán không dễ bề lợi dụng xuyên tạc.
-       Vân vân và vân vân
***
Thế rồi, cái gì phải đến tất đã đến
Ngài thủ lĩnh họ Lý tiến qua cổng, hai hàng sinh viên Việt Nam và Trung Cộng đứng vẫy cờ theo nghi thức đón một ngài Thủ tướng, cứ một sinh viên Việt Nam thì xen vào một sinh viên Trung Cộng. Sinh viên Trung Cộng thì được phát đồng phục quần hoặc váy đen áo trắng, còn sinh viên Việt Nam thì không có được đủ hai hàng nữ sinh để Thủ lĩnh họ Lý ngắm nhìn như đặt hàng ban đầu.
Trong hội trường tầng 8, Ban tổ chức cũng huy động được số người ngồi đủ 500 ghế, nhưng giáo sư thì chỉ có một vài ngài tò mò đến nghe xem anh ta diễn trò gì cho giới trí thức xem…
Sau vài màn dạo đầu, hôm nay, mọi người cố chờ xem anh chàng họ Lý kể công lao gì về việc “Nhân dân Trung Cộng nhường cơm sẻ áo để nhân dân Việt Nam làm bia đỡ đạn cho nước Trung Cộng xây dựng thiên đường cộng sản”. Nhưng hoàn toàn không có một câu nào như thế, anh ta chỉ ra sức vuốt ve tình hữu nghị với dân tộc “thuộc quốc Việt Nam”… Chỉ ca ngợi nhân dân Việt Nam “tuyệt đỉnh anh hùng”, nghe thật sướng lỗ tai những kẻ chuyên ăn mày quá khứ. Tuy nhiên đầu lĩnh họ Lý cũng đá nhẹ một câu, tinh ý một chút mới hiểu ra là đang kể lể công ơn của Đảng Trung Cộng, ý là:  Trong khi nhân dân Việt Nam có cơm ăn no bụng để đánh nhau với Pháp và Mỹ, thì đấy là thời thơ ấu của chúng tôi, cái thời thơ ấu phải ăn khoai môn để sống qua ngày… Những người nhẹ dạ nghe mà rớt nước mắt.
Lạ thay, vì hôm nay anh chàng đầu lĩnh họ Lý không kể lể bất cứ công ơn trời biển nào của Đại Hán với Đảng Việt Nam.
Nhưng không.
Những lời vàng ý ngọc ấy được nhường cho ngài Phó thủ tướng họ Nguyễn của nước Việt Nam.
Trong khi đầu lĩnh họ Lý nói vo để khoe tài hùng biện và “tình cảm chân thành” không công thức khuôn sáo, thì ngài Phó thủ tướng họ Nguyễn trình bày một báo cáo dài giằng dặc, một nửa ngài nói bằng tiếng Việt, còn một nửa ngài nói bập bẹ bằng tiếng của mẫu quốc Đại Hán, thì ra, ông đầu lĩnh họ Lý tiết lộ: “Thời nhỏ, năm lên 8 tuổi, ngài phó họ Nguyễn của Việt Nam đã từng lưu vong sống ở nước Tàu”.
Ngài kể lể rất nhiều công ơn của Thiên triều, nào là nhường cơm sẻ áo cho cuộc “chiến đấu” của nhân dân Việt Nam, nào là các binh sỹ của “mẫu quốc” Đại Hán đã “hy sinh” trên chiến trường Việt Nam… trong khi bộ máy tuyên truyền của Việt Nam thì ra sức tuyên bố chỉ có lĩnh Mỹ mới bỏ xác trên đất Việt Nam (!). Ngài Phó thủ tướng họ Nguyễn chỉ quên một chi tiết, là không trích dẫn lời thơ Tố Hữu, rằng dân Việt Nam đổ máu để “chết cho ba ngàn triệu trên đời”, làm tiền đồn đỡ đạn để bảo vệ cho cái phe xã hội chủ nghĩa, mà ngày nay đã sụp đổ tàn lụi đầy bóng ma của quá khứ.
***
Hí trường nào rồi cũng đến chung cục.
Cuộc gặp mặt đã kết thúc, nhưng không ai hát bài ca của nhạc sỹ Màn thầu (Bánh bao không nhân) họ Đỗ, mà hát một bài ca ca ngợi Việt Nam.
Anh chàng đầu lĩnh họ Lý tỏ ra rất khiêm nhường, lịch lãm, muốn tỏ ra một bộ măt giả nhân giả nghĩa trước giới trí thức mà ông ta cho là không biết gì đến những trò bẩn thỉu, đê tiện, lấn đất lấn biển phá hoại môi trường, đút tiền cho bọn quan tham ô lại để trì hoãn các công trình kinh tế mà bọn họ “thắng thầu” nhờ những khoản đút lót khổng lồ trên đất Việt Nam, khi cuộc họp mặt kết thúc, anh chàng thủ lĩnh họ Lý không bắt tay chia ly bịn rịn với giới lãnh đạo ngồi ở hàng ghế trên, mà bắt tay thân thiện với những kẻ “vô danh” ngồi ở những hàng ghế phía dưới hội trường.
Đoàn xe chở ông ta đi rất chậm ra cổng trường, anh chàng đầu lĩnh họ Lý còn mở cửa sổ ô tô vẫy chào thân thiện hầu như với mọi người được bố trí hai bên đường, làm cho những kẻ nhẹ dạ tin rằng ông ta đã đến đây như sứ giả của hòa bình và hữu nghị.
***
Sau khi đầu lĩnh họ Lý đi rồi, những người chỉ đạo từ đâu đến đòi thu lại số cờ đã phát có con dấu và chữ ký của cơ quan chỉ đạo… thì thấy thiếu. Cho người lùng sục mãi,  cuối cùng cũng tìm thấy một lá cờ năm sao “Ngũ tinh Hồng Kỳ” bị giẫm nát dưới bãi cỏ… chắc là để tiễn đưa anh chàng đầu lĩnh họ Lý vừa mới tung ra một chiêu hiểm độc để lừa bịp giới trí thức trẻ Việt Nam.
Không thể nói gì hơn về cuộc viếng thăm… “thân tình” nhưng không kết quả này, kể cả anh chàng đầu lĩnh họ Lý và viên quan Thái thú họ Nguyễn tháp tùng cố gắng chứng minh lòng trung thành của mình bằng một nửa bài diễn văn thống thiết với thứ tiếng Hán bồi còn ngọng của nước mẹ Đại Hán.
Chia tay với đầu lĩnh họ Lý nha.
Chúc ông thành đạt trong chiêu trò mới để lừa gạt những viên thái thú Việt Nam.
C.C.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN