Món nợ khó trả của một Tổng tư lệnh
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.
Bùi Tín -VOA
16.10.2013
Sau mấy bài về tướng Võ Nguyên Giáp trên VOA, một số bạn hỏi tôi vì
sao ông không có dịp thăm Pháp và Hoa Kỳ như nhiều lần dư luận đã đưa
tin. Đây cũng là một vấn đề hệ trọng trong quan hệ Việt – Pháp và Việt –
Mỹ. Tôi phân vân khi viết về chuyện này. Không lẽ im lặng. Đã viết về
tướng Giáp, tôi tự bảo hãy ngay thật, viết cho hết lẽ, với công tâm.
Đây là chuyện về tù binh chiến tranh, tù binh của quân đội Pháp và của
quân đội Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh. Đây là dịp tôi thấy cần nói rõ
để bà con ta cùng biết.
Hồi cuối năm 1988, sau khi đi dự họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York về, trong một dịp gặp tướng Giáp, tôi kể lại cho ông biết chuyện các nhà báo Mỹ nhiều lần nêu lên, chất vấn tôi về vấn đề tù binh và người mất tích POW-MIA. Sau chiến tranh đây là vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ. Sau Hiệp định Paris, Mỹ đã nhận về 591 tù binh, nhưng theo danh sách số người mất tích còn lại lên đến 1.350 hoặc 1.469 người, theo tài liệu của phía Mỹ. Phía Mỹ đặt ra nhiều giả thuyết: Phải chăng phía Việt Nam đã che dấu một số tù binh còn sống, đưa đi đâu để dùng làm thí nghiệm vũ khí mới? Đã tra tấn đến chết rồi phi tang? Đưa sang nước khác, như Liên Xô, Cuba? Giữ lại để đào tạo làm gián điệp?
Theo công ước quốc tế và các văn kiện chính thức của Liên Hiệp Quốc, chính phủ nước tham chiến, Bộ Tổng tư lệnh, đặc biệt là người chỉ huy tối cao – Tổng tư lệnh mỗi bên chịu trách nhiệm về số phận tù binh bị bắt giữ, không được dùng nhục hình, chửi bới, phải có thái độ nhân đạo, có trách nhiệm, để trao trả đầy đủ khi chiến sự kết thúc.
Báo chí Mỹ, công luận Mỹ hồi ấy – từ năm 1975 đến gần năm 2.000 – có lúc sục sôi. Họ lập hội, lập quỹ tìm kiếm tù binh, treo giải thưởng lớn cho ai phát hiện ra tù binh Mỹ còn sống; có người tình nguyện sang Thái Lan, Lào, bí mật đột nhập Việt Nam tìm trại giam tuyệt mật.
Với xã hội Mỹ và phương Tây, mạng sống con người là vô giá, không thể mất tăm mất tích mà không có lý giải, chứng cớ. Thêm nữa, giấy tờ, công văn, tài liệu, báo cáo của phía Việt Nam tùy tiện, không cụ thể, không chính xác, nhiều mâu thuẫn, không sao chấp nhận được, kể cả những báo cáo của Quân ủy gửi Bộ Chính trị về vấn đề này. Có nhà báo ở New York nói: Tướng Giáp mà có dịp sang đây thì sẽ có hàng ngàn gia đình quân nhân Mỹ kéo đến đòi nợ, chất vấn về POW – MIA đó!
Hồi đó tướng Giáp tỏ ra quan tâm, nhưng than rằng chuyện này là do Tổng cục chính trị, Cục địch vận, các Quân khu lo, luộm thuộm, vô trách nhiệm trong thời chiến, cán bộ thay đổi, luân chuyển, không ai hiểu biết rõ cả. Thế rồi chuyện chìm đắm dần. Thỉnh thoảng 2 bên Việt và Mỹ hợp tác khai quật trong rừng, ngoài biển tìm hài cốt lính Mỹ, lên đến năm trăm lượt. Nhưng hoài nghi, khó hiểu, phiền muộn vẫn còn dai dẳng.
Khi tôi sang Pháp, vấn đề tù binh mất tích cũng là vấn đề khá lớn trong quan hệ Pháp – Việt. Tháng 11/1990, sau khi dự lễ hội hằng năm của báo l’Humanité, tôi dự hội thảo về tướng Philippe Leclerc, khi chết được phong là Nguyên soái. Trong buổi kết thúc hội thảo, nguyên thủ tướng Pierre Messmer nhờ tôi chuyển tay một lá thư ngỏ cho tướng Giáp bày tỏ lòng mong muốn có dịp đón ông sang thăm hữu nghị nước Pháp qua lời mời của hội hữu nghị Pháp – Việt. Đồng thời bà Leclerc cũng nhờ tôi chuyển về mấy lá thư của một số cựu sỹ quan vừa tham dự hội thảo, gửi “tướng Giáp – Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng tư lệnh”, hỏi về người nhà của họ tham chiến ở Việt Nam bị bắt ở Điện Biên Phủ rồi không được trao trả, mất tích. Tôi đưa ngay cho đại sứ Phạm Bình. Ông Bình cho biết Hội hữu nghị Pháp – Việt có lời mời tướng Giáp, nhưng ở bên nhà còn lưỡng lự lắm, vì có một bộ phận dư luận Pháp, nhất là nhiều Hội Cựu chiến binh, như Cựu chiến binh Đông Dương, Cựu chiến binh Điện Biên Phủ có nhiều chi nhánh trên đất Pháp tỏ ra bực bội, giận dữ cho rằng phía Việt Nam đã dã man, tàn ác trong đối xử với tù binh, tỷ lệ tù binh bị chết trong trại giam quá cao, vi phạm công ước quốc tế về tù binh. Họ coi tướng Giáp là người chịu trách nhiệm chính. Ông Bình cho biết mấy tháng trước, khi kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990), việc UNESCO của Liên Hiệp Quốc bàn về chuyện này, coi ông Hồ là danh nhân văn hóa thế giới, các hội Cựu chiến binh Pháp đã phản đối rất mạnh, việc tổ chức kỷ niệm ở Paris bị phá, một trong những lý do là vấn đề tù binh Pháp. Về sau tôi được biết việc tướng Giáp sang thăm hữu nghị Pháp được coi là hành động hòa giải Pháp – Việt không đặt ra nữa, cũng do trở ngại về món nợ tù binh.
Có lần tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đông Dương, gặp tôi tại trụ sở của hội ở Paris vào năm 1995, khi trò chuyện ông cũng nhắc lại vấn đề tù binh Pháp mất tích, thuộc nhiều nước gốc: Việt Nam, Algerie, Maroc, Tunisie, Senegal… Ông cho vài con số chính, tôi ghi lại làm tài liệu. Số quân nhân phía Pháp bị phía Việt Nam bắt ở các trại giam được ghi nhận là 5.782, số được trao trả trong nhiều lần, nhiều nơi là 3.290, như vậy là còn thiếu đến 2.492 người. Cho đến nay không ai lý giải được số mất tích này ra sao, chết ở đâu, lúc nào, trong trường hợp nào, có dấu tích gì để lại không? Người thân họ vẫn còn những câu hỏi không ai trả lời, lơ lửng mãi.
Tôi biết rõ tướng Giáp rất mong muốn có dịp đi thăm nước ngoài, nhất là Pháp, Hoa Kỳ. Có hồi ông hỏi tôi rất cặn kẽ về xã hội Pháp, Mỹ, ý kiến các học giả, nhà báo nước ngoài về ông, ông đã có cả một chương trình dự kiến, như thăm mộ Napoléon, thăm di tích chiến trường Waterloo, nói chuyện ở một số học viện quân sự, trả lời phỏng vấn… Nhưng sau khi biết rằng vấn đề quân nhân mất tích với con số quá lớn, còn là vướng mắc không nhỏ trong quan hệ với 2 nước ấy, rồi tuổi cao sức yếu, ông từ bỏ dần ý định. Tôi hiểu niềm luyến tiếc của ông vì ông được nuôi dưỡng bằng nền văn hóa Pháp, ông nói tiếng Pháp khá trôi chảy, và tôi cũng từng biếu ông không ít sách và báo tiếng Pháp. Anh bạn nhà báo – làm phim Jérôme Kanapa gọi tướng Giáp là “Chú” (Oncle), rất thân với cả gia đình, trước đây cũng nuôi ước vọng được có dịp đón ông và gia đình ở Paris. Ở bang Maryland – Hoa Kỳ, có nhà báo kỳ cựu Stanley Karnow từng phỏng vấn tướng Giáp 3 lần ở Hà Nội, cũng từng hy vọng có dịp tiếp ông trên đất Mỹ. Ông có cô con gái, Catherine Karnow, là phóng viên nhiếp ảnh rất trẻ, từng chụp hàng trăm bức ảnh tướng Giáp và gia đình, hiện ở Los Angeles, cũng mong gặp lại “bác Giáp”.
Thật ra trở ngại cho các chuyến viễn du – vấn đề quân nhân mất tích – một món nợ dai dẳng cồng kềnh của tướng Giáp – ông chỉ chịu trách nhiệm một phần, theo các văn kiện quốc tế. Ở Việt Nam, đó là do nếp sống nông nghiệp, thời chiến, chiến tranh du kích liên miên, chiến trường đan xen nhau, trong chiến tranh bằng không quân, đất liền nhỏ hẹp, kẹp giữa núi rừng nhiệt đới và đại dương, máy bay trúng đạn lao xuống rừng hay biển đều dễ mất biến, khó còn vết tích. Cuộc sống gian khổ, dinh dưỡng thấp, các bệnh sốt rét, kiết lỵ dịch tả tràn lan, người phương Tây dễ suy sụp sức khỏe trong môi trường chiến trận và nghèo đói, thiếu thuốc men. Lại còn căn bệnh xã hội, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, sổ sách qua loa, đại khái, tùy tiện và tắc trách, cá nhân ích kỷ, thiếu trách nhiệm rõ ràng.
Riêng về nước Việt Nam ta, ở cả 2 phía, số mất tích cũng là rất lớn, rất khó xác định cho chính xác. Riêng phía miền Bắc, con số đưa ra là chừng 30 vạn. Còn phía miền Nam, con số liệt sỹ mất tích cũng lớn. Một số nhà ngoại cảm đã giúp tìm ra vài trăm trường hợp, chỉ là vài phần trăm trong tổng số.
Có lần tôi đã yêu cầu, gợi ý với tướng Giáp suy nghĩ cho sâu về câu “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, để ủng hộ phong trào đòi dân chủ, chống bành trướng, mong ông tỏ thái độ bênh vực các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, hoặc là ông đưa ra ý kiến khôi phục sửa sang nghĩa trang cũ của quân đội Cộng hòa ở Thủ Đức, gần Sài Gòn, nhưng ông làm ngơ. Thật đáng tiếc! Nay ông đã đi xa, sau khi được hưởng vinh hoa phú quý, hưởng lộc đời cực hiếm là thọ trên 102 tuổi, Vị Tổng tư lệnh Việt nam mang theo món nợ không nhỏ lơ lửng không có lời giải.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hồi cuối năm 1988, sau khi đi dự họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York về, trong một dịp gặp tướng Giáp, tôi kể lại cho ông biết chuyện các nhà báo Mỹ nhiều lần nêu lên, chất vấn tôi về vấn đề tù binh và người mất tích POW-MIA. Sau chiến tranh đây là vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ. Sau Hiệp định Paris, Mỹ đã nhận về 591 tù binh, nhưng theo danh sách số người mất tích còn lại lên đến 1.350 hoặc 1.469 người, theo tài liệu của phía Mỹ. Phía Mỹ đặt ra nhiều giả thuyết: Phải chăng phía Việt Nam đã che dấu một số tù binh còn sống, đưa đi đâu để dùng làm thí nghiệm vũ khí mới? Đã tra tấn đến chết rồi phi tang? Đưa sang nước khác, như Liên Xô, Cuba? Giữ lại để đào tạo làm gián điệp?
Theo công ước quốc tế và các văn kiện chính thức của Liên Hiệp Quốc, chính phủ nước tham chiến, Bộ Tổng tư lệnh, đặc biệt là người chỉ huy tối cao – Tổng tư lệnh mỗi bên chịu trách nhiệm về số phận tù binh bị bắt giữ, không được dùng nhục hình, chửi bới, phải có thái độ nhân đạo, có trách nhiệm, để trao trả đầy đủ khi chiến sự kết thúc.
Báo chí Mỹ, công luận Mỹ hồi ấy – từ năm 1975 đến gần năm 2.000 – có lúc sục sôi. Họ lập hội, lập quỹ tìm kiếm tù binh, treo giải thưởng lớn cho ai phát hiện ra tù binh Mỹ còn sống; có người tình nguyện sang Thái Lan, Lào, bí mật đột nhập Việt Nam tìm trại giam tuyệt mật.
Với xã hội Mỹ và phương Tây, mạng sống con người là vô giá, không thể mất tăm mất tích mà không có lý giải, chứng cớ. Thêm nữa, giấy tờ, công văn, tài liệu, báo cáo của phía Việt Nam tùy tiện, không cụ thể, không chính xác, nhiều mâu thuẫn, không sao chấp nhận được, kể cả những báo cáo của Quân ủy gửi Bộ Chính trị về vấn đề này. Có nhà báo ở New York nói: Tướng Giáp mà có dịp sang đây thì sẽ có hàng ngàn gia đình quân nhân Mỹ kéo đến đòi nợ, chất vấn về POW – MIA đó!
Hồi đó tướng Giáp tỏ ra quan tâm, nhưng than rằng chuyện này là do Tổng cục chính trị, Cục địch vận, các Quân khu lo, luộm thuộm, vô trách nhiệm trong thời chiến, cán bộ thay đổi, luân chuyển, không ai hiểu biết rõ cả. Thế rồi chuyện chìm đắm dần. Thỉnh thoảng 2 bên Việt và Mỹ hợp tác khai quật trong rừng, ngoài biển tìm hài cốt lính Mỹ, lên đến năm trăm lượt. Nhưng hoài nghi, khó hiểu, phiền muộn vẫn còn dai dẳng.
Khi tôi sang Pháp, vấn đề tù binh mất tích cũng là vấn đề khá lớn trong quan hệ Pháp – Việt. Tháng 11/1990, sau khi dự lễ hội hằng năm của báo l’Humanité, tôi dự hội thảo về tướng Philippe Leclerc, khi chết được phong là Nguyên soái. Trong buổi kết thúc hội thảo, nguyên thủ tướng Pierre Messmer nhờ tôi chuyển tay một lá thư ngỏ cho tướng Giáp bày tỏ lòng mong muốn có dịp đón ông sang thăm hữu nghị nước Pháp qua lời mời của hội hữu nghị Pháp – Việt. Đồng thời bà Leclerc cũng nhờ tôi chuyển về mấy lá thư của một số cựu sỹ quan vừa tham dự hội thảo, gửi “tướng Giáp – Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng tư lệnh”, hỏi về người nhà của họ tham chiến ở Việt Nam bị bắt ở Điện Biên Phủ rồi không được trao trả, mất tích. Tôi đưa ngay cho đại sứ Phạm Bình. Ông Bình cho biết Hội hữu nghị Pháp – Việt có lời mời tướng Giáp, nhưng ở bên nhà còn lưỡng lự lắm, vì có một bộ phận dư luận Pháp, nhất là nhiều Hội Cựu chiến binh, như Cựu chiến binh Đông Dương, Cựu chiến binh Điện Biên Phủ có nhiều chi nhánh trên đất Pháp tỏ ra bực bội, giận dữ cho rằng phía Việt Nam đã dã man, tàn ác trong đối xử với tù binh, tỷ lệ tù binh bị chết trong trại giam quá cao, vi phạm công ước quốc tế về tù binh. Họ coi tướng Giáp là người chịu trách nhiệm chính. Ông Bình cho biết mấy tháng trước, khi kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990), việc UNESCO của Liên Hiệp Quốc bàn về chuyện này, coi ông Hồ là danh nhân văn hóa thế giới, các hội Cựu chiến binh Pháp đã phản đối rất mạnh, việc tổ chức kỷ niệm ở Paris bị phá, một trong những lý do là vấn đề tù binh Pháp. Về sau tôi được biết việc tướng Giáp sang thăm hữu nghị Pháp được coi là hành động hòa giải Pháp – Việt không đặt ra nữa, cũng do trở ngại về món nợ tù binh.
Có lần tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đông Dương, gặp tôi tại trụ sở của hội ở Paris vào năm 1995, khi trò chuyện ông cũng nhắc lại vấn đề tù binh Pháp mất tích, thuộc nhiều nước gốc: Việt Nam, Algerie, Maroc, Tunisie, Senegal… Ông cho vài con số chính, tôi ghi lại làm tài liệu. Số quân nhân phía Pháp bị phía Việt Nam bắt ở các trại giam được ghi nhận là 5.782, số được trao trả trong nhiều lần, nhiều nơi là 3.290, như vậy là còn thiếu đến 2.492 người. Cho đến nay không ai lý giải được số mất tích này ra sao, chết ở đâu, lúc nào, trong trường hợp nào, có dấu tích gì để lại không? Người thân họ vẫn còn những câu hỏi không ai trả lời, lơ lửng mãi.
Tôi biết rõ tướng Giáp rất mong muốn có dịp đi thăm nước ngoài, nhất là Pháp, Hoa Kỳ. Có hồi ông hỏi tôi rất cặn kẽ về xã hội Pháp, Mỹ, ý kiến các học giả, nhà báo nước ngoài về ông, ông đã có cả một chương trình dự kiến, như thăm mộ Napoléon, thăm di tích chiến trường Waterloo, nói chuyện ở một số học viện quân sự, trả lời phỏng vấn… Nhưng sau khi biết rằng vấn đề quân nhân mất tích với con số quá lớn, còn là vướng mắc không nhỏ trong quan hệ với 2 nước ấy, rồi tuổi cao sức yếu, ông từ bỏ dần ý định. Tôi hiểu niềm luyến tiếc của ông vì ông được nuôi dưỡng bằng nền văn hóa Pháp, ông nói tiếng Pháp khá trôi chảy, và tôi cũng từng biếu ông không ít sách và báo tiếng Pháp. Anh bạn nhà báo – làm phim Jérôme Kanapa gọi tướng Giáp là “Chú” (Oncle), rất thân với cả gia đình, trước đây cũng nuôi ước vọng được có dịp đón ông và gia đình ở Paris. Ở bang Maryland – Hoa Kỳ, có nhà báo kỳ cựu Stanley Karnow từng phỏng vấn tướng Giáp 3 lần ở Hà Nội, cũng từng hy vọng có dịp tiếp ông trên đất Mỹ. Ông có cô con gái, Catherine Karnow, là phóng viên nhiếp ảnh rất trẻ, từng chụp hàng trăm bức ảnh tướng Giáp và gia đình, hiện ở Los Angeles, cũng mong gặp lại “bác Giáp”.
Thật ra trở ngại cho các chuyến viễn du – vấn đề quân nhân mất tích – một món nợ dai dẳng cồng kềnh của tướng Giáp – ông chỉ chịu trách nhiệm một phần, theo các văn kiện quốc tế. Ở Việt Nam, đó là do nếp sống nông nghiệp, thời chiến, chiến tranh du kích liên miên, chiến trường đan xen nhau, trong chiến tranh bằng không quân, đất liền nhỏ hẹp, kẹp giữa núi rừng nhiệt đới và đại dương, máy bay trúng đạn lao xuống rừng hay biển đều dễ mất biến, khó còn vết tích. Cuộc sống gian khổ, dinh dưỡng thấp, các bệnh sốt rét, kiết lỵ dịch tả tràn lan, người phương Tây dễ suy sụp sức khỏe trong môi trường chiến trận và nghèo đói, thiếu thuốc men. Lại còn căn bệnh xã hội, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, sổ sách qua loa, đại khái, tùy tiện và tắc trách, cá nhân ích kỷ, thiếu trách nhiệm rõ ràng.
Riêng về nước Việt Nam ta, ở cả 2 phía, số mất tích cũng là rất lớn, rất khó xác định cho chính xác. Riêng phía miền Bắc, con số đưa ra là chừng 30 vạn. Còn phía miền Nam, con số liệt sỹ mất tích cũng lớn. Một số nhà ngoại cảm đã giúp tìm ra vài trăm trường hợp, chỉ là vài phần trăm trong tổng số.
Có lần tôi đã yêu cầu, gợi ý với tướng Giáp suy nghĩ cho sâu về câu “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, để ủng hộ phong trào đòi dân chủ, chống bành trướng, mong ông tỏ thái độ bênh vực các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, hoặc là ông đưa ra ý kiến khôi phục sửa sang nghĩa trang cũ của quân đội Cộng hòa ở Thủ Đức, gần Sài Gòn, nhưng ông làm ngơ. Thật đáng tiếc! Nay ông đã đi xa, sau khi được hưởng vinh hoa phú quý, hưởng lộc đời cực hiếm là thọ trên 102 tuổi, Vị Tổng tư lệnh Việt nam mang theo món nợ không nhỏ lơ lửng không có lời giải.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chẳng lẽ ông Tư Sang không biết?
Hơn một tuần qua, đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chật kín thông
tin trên các bào và mạng Internet. Dư luận ít chú ý đến một thông tin
rất quan trọng, liên quan đến những bức xúc từ cả mấy chục năm nay của
toàn xã hội: Tham nhũng.
Ngày 11/10 tại quận 1 và quận 3, TP.HCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
đã có cuộc tiếp xúc với cử tri, trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa VIII.
Lại thêm một lần, như đã nhiều lần, cử tri và Chủ tịch nước lại có dịp
khơi ra “vấn đề nóng hổi, cấp bách, nguy hại lớn ho xã hội”.
Cử tri Lê Văn Hoàng (quận 1) đề nghị Quốc hội phải có những giải pháp cụ
thể, quyết liệt để ngăn chặn các “Nhóm lợi ích” điều hành, chi phối các
cơ quan quản lý nhà nước, và chỉ rõ “Nhóm lợi ích” là ai, tổ chức nào?
Mạnh dạn và khá thẳng thắn, cử tri Trần Hậu Vỹ (quận 3) nói rằng: “Chỗ
nào có tham nhũng là chỗ đó có lợi ích nhóm tồn tạ”i. Ông đề nghị các
cấp ủy đảng “phải ra tay giải quyết trong nội bộ từ trên xuống dưới, và
cử đúng thành viên vào công tác chống tham nhũng”. Cử tri Trần Giao Phú
(quận 3) gửi gắm: “Nếu không có tiêu cực, tham nhũng thì cuộc sống của
nhân dân ta sẽ ấm no hơn rất nhiều”. Cũng theo ông Phú, dù đã hô hào
nhiều nhưng tham nhũng không những không giảm mà còn gia tăng, trong khi
đó quá trình thanh tra, kiểm toán chỉ phát hiện được những vụ nhỏ lẻ,
tới lúc xử lý lại không nghiêm đã làm dân mất lòng tin vào nhà nước pháp
quyền.
Cử tri Vũ Ngọc Bình (quận 3) thì cho rằng “Trung ương chưa dám nhìn
thẳng vào sự thật khi dùng từ “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên…”. Theo ông “một bộ phận không nhỏ” có nghĩa là nhiều, “vậy tại sao
không nói thẳng là nhiều cán bộ, đảng viên…”. Còn với cử tri Huỳnh Ngọc
Thành (quận 1) thì hành vi tham ô, lãng phí dù cho có cố ý hay không
đều phải coi như “kẻ thù”, bởi nó làm hỏng tinh thần, phá hoại sự trong
sạch.
Góp ý vào dự thảo Luật tiếp công dân, cử tri Tạ Quang Hưng (quận 1)
khẳng định đây là bộ luật rất cần thiết, bởi dường như chính quyền đang
xa dân, chỉ làm hết giờ chứ không hết việc. Ông cũng nhắn gửi các ĐBQH
phải lắng nghe dân, đi đến cùng sự việc chứ không chỉ là “anh bưu điện
chuyển đơn thư”.
Trong khi đó cử tri Nguyễn Minh Châu (quận 1) cũng cho rằng phải nhanh
chóng hoàn thiện và thông qua bộ luật này bởi người dân rất kỳ vọng.
Cũng theo ông thì cơ quan chức năng “phải tiếp người dân có những bức
xúc thực sự, chứ nếu chỉ tiếp những lực lượng chính trị nòng cốt thì có
giải quyết được gì đâu”.
Lấy trực tiếp ví dụ về vụ việc của mình, cử tri Nguyễn Gia Cường (quận
3) cho biết, dù nhiều lần ông đã gửi đơn nhưng đều bị từ chối vì lý do
bận họp, có những lần nhận thì sau đó lại trả về, do đó ông cho rằng:
“Luật này phải bố trí làm sao để người dân gặp trực tiếp được lãnh đạo,
nếu lãnh đạo cố tình né tránh thì phải xử lý thật nghiêm”…
Trong phần trả lời cử tri, Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp tục nhấn mạnh
đến những hành động thiết thực để chống tham nhũng, lãng phí. Theo ông:
“Luật chúng ta đã ban hành, những gì không thực tế sẽ được bổ sung, tuy
nhiên cái thiếu là hành động thực thi pháp luật”.
Chủ tịch nước tiếp tục: “Chúng ta đã dùng đến từ “đe dọa sự tồn vong của
chế độ là hết từ ngữ rồi, chúng ta nói không sai (...) Nói không đạt
được gì thì không phải, đạt yêu cầu cũng không phải, vậy nên ngay trong
các văn kiện đại hội Đảng cũng chỉ nói rằng mang lại kết quả nhưng chưa
được như mong muốn”.
Do đó Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Vai trò của nhân dân hết sức quan trọng,
mọi người hãy phát hiện và báo cho chúng tôi, ngoài việc góp ý phải nêu
cụ thể, chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không được bỏ qua”.
Ông tiếp tục gửi gắm: “Đề nghị bà con lắng nghe ngay từ khu phố của
mình, tất nhiên có cái đúng, cái sai nhưng mình phải chắt lọc (…) chúng
ta không chấp nhận cam chịu “không đạt yêu cầu” mãi”.
Cũng theo Chủ tịch Trương Tấn Sang, 10 “đại án” tham nhũng lớn đang được
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng rà soát và cuối năm sẽ
đưa ra xét xử một số vụ.
Qua những thông tin này, trước các cử tri, ông Tư Sang nói nghe rất
ngon, tỏ ra có sự đề cao và coi trọng dân chủ, thái độ như là rất chí
quyết, nhưng xem ra với những câu nói như thế, ông lại thêm một lần “đơm
đó” người dân rồi. Xin nhắc lại lời ông nói: “Vai trò của nhân dân hết
sức quan trọng, mọi người hãy phát hiện và báo cho chúng tôi, ngoài việc
góp ý phải nêu cụ thể, chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không
được bỏ qua”.
Ôi, câu này quen quá. Lối nói ‘xoa dịu lòng dân’, và tỏ ra có trách
nhiệm, nghe quen quá. Bộ trưởng Y Tế , bà Kim Tiến, nói: “Bà con thấy
bác sĩ, y sĩ nhận phong bì của bệnh nhân, hãy chụp ảnh, quay video gửi
thẳng cho tôi”. Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh nói; “Bà
con ai phát hiện ra các vụ tham nhũng háy báo thẳng đến tôi”. Nay Chủ
tịch nước Trương Tán Sang…cũng nói vậy!
Sao lạ thế? Cả những bộ máy cồng kềnh, nào là cục này vụ kia, phòng này
ban nọ, tốn biết bao bao tiền của dân nuôi họ, mà đến những đơn từ,
chứng cứ tố cáo phải đến thẳng trực tiếp ‘cấp bự’ nhất, là sao? Thế hoa
sra, các vị lãnh đoạ đa xthừa nhận: Toàn bộ các loại hình của bộ máy
cồng kềnh có hủ quản, chuyên trách, chuyên ngành của các vị bị tê liệt
hết rồi. Thế thì, gửi thẳng cho các vị có tích sự gì? Chanwg nhẽ các vị
một thân một mình xắn tay áo đi làm mọi vụ cho ra nhẽ, các vị trực tiếp
“đánh”? Còn giao cho “bộ máy” ư? Qua thực tế, bộ máy này có còn vận hành
chống tham nhũng có hiệu quả không? Có ai tin được không?
Gửi thẳng đến Chủ tịch nước ư? Đẻ làm gì? Đi đến đâu? Mà dễ gì qua biết
mấy ”hàng rào phòng vệ” mà đơn, chứng cứ của người dân đẽn dược tay ông?
Sẽ không có chuỵện đó. Cứ xem một số vụ lớn, ngay như Thanh tra Chỉnh
phủ báo cáo cùng đưa ra con số câpj kênh ‘thất điên bát dảo’. Rồi nào là
tổ chức các đoàn thanh tra lên, kiểm tra chéo, ngang - dọc, đủ kiểu,
đoàn này phái kia cứ làm rối tinh lên, rồi lại ‘chìm xuồng’. Ngaynhư số
tiền nợ xấu của các ngân hàng thay đổi năm lần bảy lượt, đến nay vẫn chỉ
là “áng chừng” tường đối, còn bổ sung tiếp…
Nhiều vụ tham nhũng sờ sờ, chứng cứ không ít, nhưng rồ cũng đựo bảo kê,
che đậy, bị bịt lại, lấp liếm, rồi ù xoẹ cho qua hết. Thế mà ông Tư Sang
nói: “…chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không được bỏ qua”.
Cái từ “cam kết’ nói ra thi dễ lắm, do đó cũng dễ trở thành gió thoảng
mây bay. Ai chịu trách nhiệm trước những lời nói như thế?
Năm ngoái, cũng không đâu khác, ngay với chính những cử tri tại T.p này,
ông đã nói trắng ra rằng: “Không chỉ một con sâu mà cả bầy sâu”. Nói ra
được như thế, có nghĩa là ông đa biết sâu ở đâu, những loại sâu nào
rồi! Ông biết rõ hơn ai hết, hiểu sâu và kỹ hết, biết rõ kẻ chủ mưu đầu
trò, kẻ a tòng, kẻ liên quan ở từng ‘nhóm lợi ich’. Chẳng qua, ông không
làm mà thôi, đâu cần phải ai phát hiện, tố cáo? Ông nói, người dân cứ
manh dạn nói thẳng kẻ tham nhũng, đừng sợ bị trù úm, ‘người ta có thể
trù úm một vài người, không thể trù úm cả dân tộc” – là sao, câu này
thực sự khó hiểu quá ông Tự ạ! Ông nói cứ nêu thẳng vụ việc, chỉ đích
danh, nhưng chính ông lại không dám nói thẳng tên của một vị ở Bộ Chính
trị, chỉ dám nêu ra cái ẩn số tắc tị: “Đồng chí X”!.
Lần này, gặp cử tri ông lai kêu gọi: “…, mọi người hãy phát hiện và báo
cho chúng tôi”. Chúng tôi ở đây là ai? Mà có cần dân phát hiện, tố cáo
mới biết hay không? Ai cũng thừa hiểu, ông Chủ tịch nước chẳng qua cũng
xuê xoa, lấp lửng ‘nói dzậy mà hổng phải dzậy”. Ông Tư cũng biết tỏng
tòng tong hết rồi, biết sâu nào, nhiều màu, sâa nào nhiều lông, mấy
chân...sâu nào đã thành tinh đổi màu nguỵ trang biến hoá, sâu nào cái tổ
ở đâu, thích ăn gì, phá hỗ nào?... Chẳng qua không dám làm, không biết
cách, không có ‘lực lượng’, thiếu chí quyết và thả nổi mà thôi. Chẳng lẽ
ông Tư chưa hiểu hết sự tắc vướng chống tham nhũng, nó đang nằm lù lù ở
đâu?
Bùi Văn Bồng(Blog Bùi Văn Bồng)
Vì sao Trung Quốc lại dịu giọng với Việt Nam?
Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.
16.10.2013
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 15/10 đã kết thúc chuyến thăm
Việt Nam sau khi hai bên ra tuyên bố chung về việc phát triển quan hệ
đối tác chiến lược toàn diện.
Trang web của chính phủ Việt Nam nhận định rằng chuyến thăm của ông Lý ‘có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước’.
Liên quan tới các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, vốn gây căng thẳng giữa đôi bên thời gian qua, văn bản vừa kể nói rằng Việt Nam và Trung Quốc ‘đồng ý thành lập nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển’.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho Ban Việt Ngữ VOA, một học giả nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, cho biết nhận định của ông về vấn đề vì sao Trung Quốc lần này lại chủ động dịu giọng sau nhiều lần lớn tiếng với Hà Nội về vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
“Phía Trung Quốc hiện nay đang bị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh
hải. Trên biển Hoa Đông thì họ đang căng thẳng với Nhật Bản ở quần đảo
Senkaku, còn trên biển Đông thì họ đang va chạm và xung đột với
Philippines và cả Việt Nam nữa. Trước dư luận phản đối mạnh mẽ của quốc
tế thì phía Trung Quốc muốn tỏ ra rằng là họ không phải là hiếu chiến,
không phải là bành trướng", ông Dy nói.
Cựu giới chức ngoại giao Việt Nam nói thêm: "Việt Nam thì bao giờ cũng muốn giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình bằng thương lượng cho nên khi mà Trung Quốc đồng tình, Việt Nam cũng tương kế, tựu kế để nghĩ ra các cách làm nhằm hạn chế bớt sự ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc”.
Tuyên bố chung một lần nữa nhắc tới phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’.
Về việc tuyên bố chung nhiều lần nhấn mạnh tới từ ‘hợp tác’, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, cho rằng điều đó chỉ mang tính ngoại giao.
“Ngoại giao ‘nháy nháy’ nhiều hơn, tính chất bề ngoài nhiều hơn chứ không có thực chất. Còn lâu mới triển khai được cái này. Lợi ích về biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc như nước với lửa. Việt Nam bảo là của Việt Nam. Trung Quốc bảo là của Trung Quốc", ông Dy nói.
Ông nói thêm: "Người Trung Quốc thì ý đồ bành trướng xâm chiếm lãnh thổ
của họ rất dài. Họ sẵn sàng chờ đợi 10 năm, 20 năm, 30 năm thậm chí là
hàng trăm năm. Chưa lấy được biển Đông thì họ chưa thôi trừ phi đất nước
Trung Quốc suy yếu đi”.
Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.
Trong những năm gần đây, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc đều có những phát biểu phản bác nhau liên quan tới các vụ việc xảy ra ở biển Đông.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước”.
Tuy nhiên, văn bản mới nhất này vẫn gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội về sự nhún nhường của Việt Nam cũng như về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.
Về các ý kiến trái chiều này, ông Dy nhận định: “Những chuyện gì có thể
im lặng được thì chúng tôi [Việt Nam] im lặng. Những việc gì có thể nói
khẽ thì chúng tôi nói khẽ, mặc dù nhiều khi sự việc rất nghiêm trọng.
Đối với Trung Quốc, tất cả những chuyện va chạm, xung đột với họ ở trên
biển không phải lúc nào cũng bù lu bù loa lên đâu. Khi nào cần thiết thì
mới phải nói thôi”.
Tuyên bố hợp tác giữa Hà Nội và Bắc Kinh được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ mới đây cho rằng các nước đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông nên xử lý vấn đề dựa trên luật pháp quốc tế, thay vì đưa ra những thỏa thuận riêng rẽ với Trung Quốc.
Bắc Kinh từ trước tới nay vẫn tuyên bố muốn giải quyết vấn đề lãnh hải trên vùng biển mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa với từng nước liên quan và phản đối các biện pháp đa phương.
Mới đây, Bắc Kinh lặp lại yêu cầu đòi Mỹ, Nhật và các nước khác không nhúng tay vào cuộc tranh chấp ở vùng biển được coi là giàu tài nguyên giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á.
(VOA Tiếng Việt)
Trang web của chính phủ Việt Nam nhận định rằng chuyến thăm của ông Lý ‘có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước’.
Liên quan tới các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, vốn gây căng thẳng giữa đôi bên thời gian qua, văn bản vừa kể nói rằng Việt Nam và Trung Quốc ‘đồng ý thành lập nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển’.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho Ban Việt Ngữ VOA, một học giả nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, cho biết nhận định của ông về vấn đề vì sao Trung Quốc lần này lại chủ động dịu giọng sau nhiều lần lớn tiếng với Hà Nội về vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
Phía Trung Quốc hiện nay đang bị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh
hải. Trên biển Hoa Đông thì họ đang căng thẳng với Nhật Bản ở quần đảo
Senkaku, còn trên biển Đông thì họ đang va chạm và xung đột với
Philippines và cả Việt Nam nữa. Trước dư luận phản đối mạnh mẽ của quốc
tế thì phía Trung Quốc muốn tỏ ra rằng là họ không phải là hiếu chiến,
không phải là bành trướng.
Cựu giới chức ngoại giao Việt Nam nói thêm: "Việt Nam thì bao giờ cũng muốn giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình bằng thương lượng cho nên khi mà Trung Quốc đồng tình, Việt Nam cũng tương kế, tựu kế để nghĩ ra các cách làm nhằm hạn chế bớt sự ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc”.
Tuyên bố chung một lần nữa nhắc tới phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’.
Về việc tuyên bố chung nhiều lần nhấn mạnh tới từ ‘hợp tác’, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, cho rằng điều đó chỉ mang tính ngoại giao.
“Ngoại giao ‘nháy nháy’ nhiều hơn, tính chất bề ngoài nhiều hơn chứ không có thực chất. Còn lâu mới triển khai được cái này. Lợi ích về biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc như nước với lửa. Việt Nam bảo là của Việt Nam. Trung Quốc bảo là của Trung Quốc", ông Dy nói.
Người Trung Quốc thì ý đồ bành trướng xâm chiếm lãnh thổ của họ rất dài.
Họ sẵn sàng chờ đợi 10 năm, 20 năm, 30 năm thậm chí là hàng trăm năm.
Chưa lấy được biển Đông thì họ chưa thôi trừ phi đất nước Trung Quốc suy
yếu đi.
Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.
Trong những năm gần đây, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc đều có những phát biểu phản bác nhau liên quan tới các vụ việc xảy ra ở biển Đông.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước”.
Tuy nhiên, văn bản mới nhất này vẫn gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội về sự nhún nhường của Việt Nam cũng như về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.
Đối với Trung Quốc, tất cả những chuyện va chạm, xung đột với họ ở trên biển không phải lúc nào cũng bù lu bù loa lên đâu.
Tuyên bố hợp tác giữa Hà Nội và Bắc Kinh được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ mới đây cho rằng các nước đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông nên xử lý vấn đề dựa trên luật pháp quốc tế, thay vì đưa ra những thỏa thuận riêng rẽ với Trung Quốc.
Bắc Kinh từ trước tới nay vẫn tuyên bố muốn giải quyết vấn đề lãnh hải trên vùng biển mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa với từng nước liên quan và phản đối các biện pháp đa phương.
Mới đây, Bắc Kinh lặp lại yêu cầu đòi Mỹ, Nhật và các nước khác không nhúng tay vào cuộc tranh chấp ở vùng biển được coi là giàu tài nguyên giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á.
(VOA Tiếng Việt)
“Lãnh tụ vĩ đại” tỷ lệ thuận với nghèo đói và lạc hậu
Lời Bà Đầm xòe: Mình vào Ba sam thấy có cái tít bài ngồ
ngồ “Có mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa “lãnh tụ vĩ đại” với đói nghèo và
lạc hậu?” liền vào xem, quả là đúng thật. Trộm nghĩ, những nước này mà
có thêm “thiên tài quân sự” nữa thì không biết nó có còn tỷ lệ thuận với
đói nghèo và lạc hậu nữa không hay nó như mũi tên vút lao xuống âm
phủ?”
Mình thấy những nước đang có hoặc đã từng có các “lãnh tụ vĩ đại” thường là những nước đói nghèo và lạc hậu so với những nước không có “lãnh tụ vĩ đại”. Những nước càng có nhiều “lãnh tụ vĩ đại” thì càng đói nghèo và lạc hậu.
Bắc Triều Tiên có tới 3 “lãnh tụ vĩ đại” là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) và Kim Jong-un (Kim Chính Ân). Năm 2012, GDP bình quân đầu người (GDP per capita) ở Bắc Triều Tiên là $783, so với Nam Triều Tiên không có “lãnh tụ vĩ đại” nào, có GDP per capita là $22.590.
Những nước giàu có và văn minh không có “lãnh tụ vĩ đại” như Luxembourg có GDP bình quân đầu người trong năm 2012 là: $107.476; Na-uy: $99.558; Thụy sĩ: $79.052; Thụy Điển: $55.245, Úc: $67.036; Canada: $52.219; Mỹ: $49.965; Đan Mạch: $56.210; Nhật: $46.720…
Mình thấy những nước đang có hoặc đã từng có các “lãnh tụ vĩ đại” thường là những nước đói nghèo và lạc hậu so với những nước không có “lãnh tụ vĩ đại”. Những nước càng có nhiều “lãnh tụ vĩ đại” thì càng đói nghèo và lạc hậu.
Bắc Triều Tiên có tới 3 “lãnh tụ vĩ đại” là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) và Kim Jong-un (Kim Chính Ân). Năm 2012, GDP bình quân đầu người (GDP per capita) ở Bắc Triều Tiên là $783, so với Nam Triều Tiên không có “lãnh tụ vĩ đại” nào, có GDP per capita là $22.590.
Những nước giàu có và văn minh không có “lãnh tụ vĩ đại” như Luxembourg có GDP bình quân đầu người trong năm 2012 là: $107.476; Na-uy: $99.558; Thụy sĩ: $79.052; Thụy Điển: $55.245, Úc: $67.036; Canada: $52.219; Mỹ: $49.965; Đan Mạch: $56.210; Nhật: $46.720…
Trẻ em nước Triều Tiên
Những nước đang có hoặc đã từng có các “lãnh tụ vĩ đại” thường là những
nước nghèo, chẳng hạn như Trung Quốc có “Mao Chủ tịch vĩ đại”, có GDP
bình quân đầu người trong năm 2012 là $6.188; Việt Nam ta cũng có “lãnh
tụ vĩ đại”, có GDP per capita năm 2012 là $1.596; Cuba có “lãnh tụ vĩ
đại” Fidel Castro, có GDP per capita năm 2012 là $9.900, Liên bang Nga,
trước là Liên Xô, có “lãnh tụ vĩ đại” là Lenin, Stalin… có GDP per
capita năm 2012 là $14.037.
Hiện nay, rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn đang phải sống trong tình trạng nghèo đói. Ảnh: N.B
Cũng có những nước đói nghèo và lạc hậu, có GDP per capita thấp, mặc dù
không có các “lãnh tụ vĩ đại”, nhưng những nước hiện có hoặc đã từng có
các “lãnh tụ vĩ đại” và người dân đang tôn thờ các “lãnh tụ” ấy, thì
chưa từng có nước nào giàu có hay văn minh, tiến bộ.
Các số liệu trên lấy từ nguồn WordBank, CIA World Factbook, IMF và LHQ.
Các số liệu trên lấy từ nguồn WordBank, CIA World Factbook, IMF và LHQ.
Tin Không Lê với Nhật Tuấn và 15 người khác.
(Bà Đầm Xoè blog)
Trở ngại nào cho các tổ chức xã hội dân sự ở VN?
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-10-16Người Việt và mâm cơm đầu độc
Trong mâm cơm người Việt, chẳng còn món nào có thể ăn được vì tất cả đều
đã bị phù phép bằng hóa chất qua bàn tay người sản xuất, thương nhân,
người chế biến.
Mâm cơm người Việt đơn thuần gồm có cơm, rau xanh và thịt cá, như một sự
cân bằng âm dương và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể con người. Thế
nhưng, gần đây, nhìn vào mâm cơm ấy, không biết người ta nhận được bao
nhiêu dưỡng chất đi nuôi cơ thể hay chỉ chuốc thêm nhiều độc tố gây hại
cho sức khỏe.
Chẳng còn món ăn nào trong mâm cơm này có thể ăn được vì hóa chất độc hại. Ảnh minh họa. |
Cơm:
Xay xát: Tẩy gạo mốc, làm trắng bằng hóa chất
Theo Tiền Phong phản ánh, nhiều nhà máy xay xát đang dùng hóa chất bị cấm ở nhiều nước vì gây suy gan, thận, ung thư, để khiến gạo trắng hơn, thổi cơm nở gấp đôi, biến gạo mốc meo trở nên trắng thơm. Để tạo mùi và làm trắng gạo, trước hết phải mua loại hóa chất tạo mùi thơm cho từng loại gạo, cũng như màu cần thiết nếu muốn biến gạo trắng thành gạo màu và bột tẩy trắng nếu muốn gạo trắng và đẹp mắt, một công nhân trong nhà máy xay xát lúa gạo M.D tại An Giang cho biết.
Thông thường, nhà máy xay xát mua lúa về phải tích trữ một thời gian. Do vậy, khi xay xát sẽ không còn được mùi thơm như ban đầu. Vì thế, cần phải tạo lại mùi hương cho gạo. Mùi ở đây là loại hóa chất tạo mùi thơm được mua từ Trung Quốc. Mấy loại này thị trường không bán nhiều, chỉ có thể mua từ những công ty cung cấp hóa chất ở chợ Kim Biên (quận 5, TPHCM).
Xay xát: Tẩy gạo mốc, làm trắng bằng hóa chất
Theo Tiền Phong phản ánh, nhiều nhà máy xay xát đang dùng hóa chất bị cấm ở nhiều nước vì gây suy gan, thận, ung thư, để khiến gạo trắng hơn, thổi cơm nở gấp đôi, biến gạo mốc meo trở nên trắng thơm. Để tạo mùi và làm trắng gạo, trước hết phải mua loại hóa chất tạo mùi thơm cho từng loại gạo, cũng như màu cần thiết nếu muốn biến gạo trắng thành gạo màu và bột tẩy trắng nếu muốn gạo trắng và đẹp mắt, một công nhân trong nhà máy xay xát lúa gạo M.D tại An Giang cho biết.
Thông thường, nhà máy xay xát mua lúa về phải tích trữ một thời gian. Do vậy, khi xay xát sẽ không còn được mùi thơm như ban đầu. Vì thế, cần phải tạo lại mùi hương cho gạo. Mùi ở đây là loại hóa chất tạo mùi thơm được mua từ Trung Quốc. Mấy loại này thị trường không bán nhiều, chỉ có thể mua từ những công ty cung cấp hóa chất ở chợ Kim Biên (quận 5, TPHCM).
Gạo mốc được tẩy trắng bằng hóa chất. Ảnh minh họa |
Anh này cho biết, các loại gạo màu như Bắc Thái, gạo Thái Đỏ… bán trên
thị trường Việt Nam, thực ra chỉ là loại gạo dài 5% tấm. Sau khi xay xát
sẽ cho vào máy đánh bóng rồi tách màu, trộn màu bằng máy. “Màu ở đây là
các loại chất tạo màu xuất xứ từ Trung Quốc.
Sau các công đoạn trên, gạo được tẩy trắng bằng một loại chất tẩy không có tên, của Trung Quốc. Gạo được xay xát xong sẽ cho vào máy đánh bóng. “Nếu muốn gạo trắng tinh thì 100kg gạo sẽ cho 1 kg bột này vào, sau 5 phút hạt gạo trắng tinh, còn muốn trắng đục thì chỉ cần 500g là được”, công nhân tên D cho biết.
Những bao gạo có mùi hôi, mốc đen được đại lý trả về sẽ được công nhân cho vào máy tách những hạt gạo bị mối mọt ăn gần hết không thể sử dụng được nữa. Sau đó, gạo tiếp tục được đưa qua máy đánh bóng. Trong quá trình này, họ sẽ tưới thứ nước có màu xanh nhạt vào gạo đang đánh bóng. “Đây là quy trình đánh bóng và trộn mùi cho gạo”- D. cho biết. Chỉ sau 10 phút, hai bao gạo 50kg đã trắng sáng và thơm mùi gạo mới. Sau khi gạo được “hóa phép”, công đoạn cuối cùng là đóng bao với nhãn mác mới rồi chuyển ngược lại đại lý gạo để bán ra thị trường.
Chế biến: Tẩm bột làm cơm trắng, nở gấp đôi
Trí Thức Trẻ phản ánh, một quán cơm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP.HCM) tiết lộ chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng chỉ có giá 8.000 đồng có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại bột này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.
Đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng tròn mẩy đầy ú ụ nhờ gói bột trắng hóa chất "phép màu".
Nhiều chủ quán cho biết, phải nghĩ cách sao cho thịt đẻ 2, cơm sinh 3 mới mong có lời chứ buôn bán bình thường lấy đâu ra lời lãi.
Theo ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Cty Hóa chất Minh Thanh (chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh), những loại hóa chất làm trắng, tẩy rửa nói trên là loại bột bezoyl peroxide và calcium peroxide chuyên để tẩy trắng gạo và mì mà Trung Quốc đã cấm lưu hành trong chế biến thực phẩm vì dùng quá liều sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, gây tử vong. Loại chất chống mốc là chất deltamethrin chuyên sử dụng diệt côn trùng và khử trùng.
Theo ông Thanh, chất tạo mùi là loại hóa chất chuyên dùng cho công nghiệp thực phẩm, còn bột tạo màu gạo thì chưa rõ, hầu như những loại màu đó có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong khi Mỹ, Nhật Bản, Canada, Liên minh châu Âu đã cấm dùng chất benzoyl peroxyde và calcium peroxide trong tẩy trắng bột mì, gạo thì các phụ gia thực phẩm này vẫn được dùng ở Việt Nam.
Theo khuyến cáo, bezoyl peroxyde chỉ được dùng không quá 0,075gram trong 1 kg bột. Các chuyên gia cảnh báo, nếu lạm dụng chất này, dùng lâu dài sẽ gây ra suy gan và thận, có thể bị ung thư.
Thịt:
Da bẩn, thịt thối làm giăm bông
Theo Việt Nam net đưa tin, quy trình sản xuất giăm bông ở một cơ sở trên đường Miếu Gò Xoài, khu phố 11, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM thật ghê rợn. Da heo hôi thối, bầy nhầy được đổ thẳng xuống nền nhà nhớp nháp, cạnh nhà vệ sinh. Da được may thành túi rồi cho vào một cái thau lớn. Khi đổ ô-xy già vào, lập tức nước trong thau sôi lên sùng sục. Những váng bọt màu trắng đục, màu đỏ, màu xám tái nổi lên từng lớp, quyện với nhau kín mặt thau. Lúc này, mùi hôi thối, tanh tưởi bốc lên nồng nặc.
Sau đó, họ đổ nước khác vào, dùng hai chân trần giẫm đạp liên tục cho đến khi những chiếc túi da hết nhớt và trắng, chuẩn bị mang đi nhồi thịt...
Khâu làm nhân từ thịt cũng dơ bẩn không kém. Đó là thịt vụn, ế ẩm, trữ cả tháng trong tủ lạnh. Số hàng này đã mềm nhũn, chảy nước, biến sắc và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sau khi sơ chế bằng muối và dùng chân giẫm đạp, họ dùng một loại bột được gọi là muối đỏ và nhiều “gia vị” khác không rõ nguồn gốc vào thau thịt, đặc biệt là rất nhiều ngũ vị hương để át mùi hôi thối.
Sau các công đoạn trên, gạo được tẩy trắng bằng một loại chất tẩy không có tên, của Trung Quốc. Gạo được xay xát xong sẽ cho vào máy đánh bóng. “Nếu muốn gạo trắng tinh thì 100kg gạo sẽ cho 1 kg bột này vào, sau 5 phút hạt gạo trắng tinh, còn muốn trắng đục thì chỉ cần 500g là được”, công nhân tên D cho biết.
Những bao gạo có mùi hôi, mốc đen được đại lý trả về sẽ được công nhân cho vào máy tách những hạt gạo bị mối mọt ăn gần hết không thể sử dụng được nữa. Sau đó, gạo tiếp tục được đưa qua máy đánh bóng. Trong quá trình này, họ sẽ tưới thứ nước có màu xanh nhạt vào gạo đang đánh bóng. “Đây là quy trình đánh bóng và trộn mùi cho gạo”- D. cho biết. Chỉ sau 10 phút, hai bao gạo 50kg đã trắng sáng và thơm mùi gạo mới. Sau khi gạo được “hóa phép”, công đoạn cuối cùng là đóng bao với nhãn mác mới rồi chuyển ngược lại đại lý gạo để bán ra thị trường.
Chế biến: Tẩm bột làm cơm trắng, nở gấp đôi
Trí Thức Trẻ phản ánh, một quán cơm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP.HCM) tiết lộ chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng chỉ có giá 8.000 đồng có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại bột này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.
Đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng tròn mẩy đầy ú ụ nhờ gói bột trắng hóa chất "phép màu".
Nhiều chủ quán cho biết, phải nghĩ cách sao cho thịt đẻ 2, cơm sinh 3 mới mong có lời chứ buôn bán bình thường lấy đâu ra lời lãi.
Theo ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Cty Hóa chất Minh Thanh (chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh), những loại hóa chất làm trắng, tẩy rửa nói trên là loại bột bezoyl peroxide và calcium peroxide chuyên để tẩy trắng gạo và mì mà Trung Quốc đã cấm lưu hành trong chế biến thực phẩm vì dùng quá liều sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, gây tử vong. Loại chất chống mốc là chất deltamethrin chuyên sử dụng diệt côn trùng và khử trùng.
Theo ông Thanh, chất tạo mùi là loại hóa chất chuyên dùng cho công nghiệp thực phẩm, còn bột tạo màu gạo thì chưa rõ, hầu như những loại màu đó có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong khi Mỹ, Nhật Bản, Canada, Liên minh châu Âu đã cấm dùng chất benzoyl peroxyde và calcium peroxide trong tẩy trắng bột mì, gạo thì các phụ gia thực phẩm này vẫn được dùng ở Việt Nam.
Theo khuyến cáo, bezoyl peroxyde chỉ được dùng không quá 0,075gram trong 1 kg bột. Các chuyên gia cảnh báo, nếu lạm dụng chất này, dùng lâu dài sẽ gây ra suy gan và thận, có thể bị ung thư.
Thịt:
Da bẩn, thịt thối làm giăm bông
Theo Việt Nam net đưa tin, quy trình sản xuất giăm bông ở một cơ sở trên đường Miếu Gò Xoài, khu phố 11, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM thật ghê rợn. Da heo hôi thối, bầy nhầy được đổ thẳng xuống nền nhà nhớp nháp, cạnh nhà vệ sinh. Da được may thành túi rồi cho vào một cái thau lớn. Khi đổ ô-xy già vào, lập tức nước trong thau sôi lên sùng sục. Những váng bọt màu trắng đục, màu đỏ, màu xám tái nổi lên từng lớp, quyện với nhau kín mặt thau. Lúc này, mùi hôi thối, tanh tưởi bốc lên nồng nặc.
Sau đó, họ đổ nước khác vào, dùng hai chân trần giẫm đạp liên tục cho đến khi những chiếc túi da hết nhớt và trắng, chuẩn bị mang đi nhồi thịt...
Khâu làm nhân từ thịt cũng dơ bẩn không kém. Đó là thịt vụn, ế ẩm, trữ cả tháng trong tủ lạnh. Số hàng này đã mềm nhũn, chảy nước, biến sắc và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sau khi sơ chế bằng muối và dùng chân giẫm đạp, họ dùng một loại bột được gọi là muối đỏ và nhiều “gia vị” khác không rõ nguồn gốc vào thau thịt, đặc biệt là rất nhiều ngũ vị hương để át mùi hôi thối.
Giăm bông bán ế được trả về cơ sở để tái chế |
Thịt sẽ được nhồi vào những túi da, tạo thành giăm bông đem luộc chín và bỏ tủ lạnh.
Sáng hôm sau, công nhân tháo dây ra, lấy các đòn giăm bông đem rửa nước lạnh có pha với một loại hóa chất lạ - một dạng bột mịn màu trắng, mùi hôi nồng nặc, nhằm loại bỏ số mỡ dính trên đó. Sau đó, chúng tiếp tục được nhúng với nước sôi có pha với loại bột màu đỏ, không nhãn mác, rồi cho vào bịch ni lông đem giao cho khách hàng.
Ruốc làm từ bã sắn dây, gà chảy nước
Một lượng lớn ruốc trên thị trường hiện nay được làm từ bã sắn dây. Theo tiết lộ của chủ sản xuất, bã đã vứt bỏ tại các cơ sở chế biến bột sắn dây được mua về, sau đó sấy khô và được xé tơi thành sợi như ruốc. Để có hương vị đậm đà, bã sắn dây được tẩm ướp thêm gia vị, bột hương thịt heo, phẩm màu... nhằm đánh lừa vị giác người tiêu dùng.
Giá “ruốc sắn dây” phụ thuộc vào tỷ lệ thịt heo thật và bã sắn được phơi khô và cho vào chế biến. Thông thường, cứ 7kg bã sắn và 3kg ruốc thật thì sẽ được 10kg “ruốc giả”.
Để tăng lợi nhuận, nhiều hộ sản xuất còn mua gà đông lạnh đã chảy nước, không rõ nguồn gốc về chế biến thành ruốc. Ruốc này được bán với giá siêu rẻ, chủ yếu cho nhà hàng, người bán xôi, bánh mì... , phần khác được trộn với ruốc lợn để bán giá cao.
Thịt dạt, hóa chất độc hại làm giò chả
Các loại chả lụa, chả bò, chả chiên... đều chứa tỉ lệ mỡ heo khá lớn. Để chả ngon, đẹp và lâu hư, người ta pha trộn thêm đủ loại hóa chất.
Hai loại nguyên liệu chính là thịt và mỡ sẽ được trộn đều rồi xay nhuyễn, sau đó trộn các loại gia vị, chất bảo quản như đường, bột ngọt, bột nở, hàn the, hương nước mắm, hương thịt heo, muối đỏ và bột chống mốc. Hỗn hợp này sau khi cân được đưa vào máy ép thành từng đòn, bọc ni-lông hấp chín...
Quy trình sản xuất chả bò tại một cơ sở có tiếng ở An Phú Đông, quận 12, TP.HCM cũng thật hãi hùng. Cơ sở này lấy thịt bò từ mối lái ở Tây Ninh đem về (chủ yếu là thịt dạt, thịt vụn). Thịt bò không trộn với mỡ bò mà trộn với mỡ heo. Tùy theo giá cả mà cơ sở pha lượng mỡ 30% hay 60%, tuyệt nhiên không có loại chả bò nào được làm hoàn toàn bằng thịt bò. Sau khi xay nhuyễn thịt và mỡ, người ta trộn hàn the, hương nước mắm, hương thịt bò, bột nở, bột chống mốc và bột màu vào.
Nem chua làm từ bì thối
Tại một cơ sở sản xuất nem ở Thanh Hóa, trong một căn phòng khoảng 45m2 nồng nặc mùi hôi của thịt, bì lợn, rác rưởi, hóa chất, có hàng chục công nhân hì hục làm nem. Tất cả công nhân đều dùng tay trần để nhào trộn thịt.
Sáng hôm sau, công nhân tháo dây ra, lấy các đòn giăm bông đem rửa nước lạnh có pha với một loại hóa chất lạ - một dạng bột mịn màu trắng, mùi hôi nồng nặc, nhằm loại bỏ số mỡ dính trên đó. Sau đó, chúng tiếp tục được nhúng với nước sôi có pha với loại bột màu đỏ, không nhãn mác, rồi cho vào bịch ni lông đem giao cho khách hàng.
Ruốc làm từ bã sắn dây, gà chảy nước
Một lượng lớn ruốc trên thị trường hiện nay được làm từ bã sắn dây. Theo tiết lộ của chủ sản xuất, bã đã vứt bỏ tại các cơ sở chế biến bột sắn dây được mua về, sau đó sấy khô và được xé tơi thành sợi như ruốc. Để có hương vị đậm đà, bã sắn dây được tẩm ướp thêm gia vị, bột hương thịt heo, phẩm màu... nhằm đánh lừa vị giác người tiêu dùng.
Giá “ruốc sắn dây” phụ thuộc vào tỷ lệ thịt heo thật và bã sắn được phơi khô và cho vào chế biến. Thông thường, cứ 7kg bã sắn và 3kg ruốc thật thì sẽ được 10kg “ruốc giả”.
Để tăng lợi nhuận, nhiều hộ sản xuất còn mua gà đông lạnh đã chảy nước, không rõ nguồn gốc về chế biến thành ruốc. Ruốc này được bán với giá siêu rẻ, chủ yếu cho nhà hàng, người bán xôi, bánh mì... , phần khác được trộn với ruốc lợn để bán giá cao.
Thịt dạt, hóa chất độc hại làm giò chả
Các loại chả lụa, chả bò, chả chiên... đều chứa tỉ lệ mỡ heo khá lớn. Để chả ngon, đẹp và lâu hư, người ta pha trộn thêm đủ loại hóa chất.
Hai loại nguyên liệu chính là thịt và mỡ sẽ được trộn đều rồi xay nhuyễn, sau đó trộn các loại gia vị, chất bảo quản như đường, bột ngọt, bột nở, hàn the, hương nước mắm, hương thịt heo, muối đỏ và bột chống mốc. Hỗn hợp này sau khi cân được đưa vào máy ép thành từng đòn, bọc ni-lông hấp chín...
Quy trình sản xuất chả bò tại một cơ sở có tiếng ở An Phú Đông, quận 12, TP.HCM cũng thật hãi hùng. Cơ sở này lấy thịt bò từ mối lái ở Tây Ninh đem về (chủ yếu là thịt dạt, thịt vụn). Thịt bò không trộn với mỡ bò mà trộn với mỡ heo. Tùy theo giá cả mà cơ sở pha lượng mỡ 30% hay 60%, tuyệt nhiên không có loại chả bò nào được làm hoàn toàn bằng thịt bò. Sau khi xay nhuyễn thịt và mỡ, người ta trộn hàn the, hương nước mắm, hương thịt bò, bột nở, bột chống mốc và bột màu vào.
Nem chua làm từ bì thối
Tại một cơ sở sản xuất nem ở Thanh Hóa, trong một căn phòng khoảng 45m2 nồng nặc mùi hôi của thịt, bì lợn, rác rưởi, hóa chất, có hàng chục công nhân hì hục làm nem. Tất cả công nhân đều dùng tay trần để nhào trộn thịt.
Nem chua làm từ bì thối |
Nhiều đống bì lợn đã bốc mùi hôi thối vứt bừa bãi dưới nền gạch bẩn, ẩm
ướt. Bì lợn được sơ chế qua các công đoạn hết sức nhanh chóng rồi được
thả vào các thùng chứa chất tẩy trắng, hoặc ôxy già, ngâm trong một thời
gian nhất định. Hóa chất dùng để làm trắng bì lợn được xuất xứ từ Trung
Quốc.
Thịt và bì lợn sau khi xay được cho vào một cái thùng lớn rồi trộn đều với gia vị được đựng sẵn trong các can, thùng. Sau đó, hàng chục công nhân xúm lại gói thịt và bì thành những miếng nem nhỏ bằng ngón tay cái, chất thành đống trên nền đất đầy rác rưởi. Loại men được trộn có tác dụng làm chua thịt và “ép” chín thịt, nếu để lâu sẽ làm cho thịt bị hỏng, tạo ra mùi hôi khó chịu và gây nguy hiểm với sức khỏe người tiêu dùng.
Cá:
Cá khô tẩm hóa chất... ruồi còn phải sợ
Theo Sài Gòn tiếp thị, đầu năm 2013, ở Thanh Hoá phát hiện cá nục khô có chứa trichlorfon, lưu huỳnh. Đặc biệt, cách nay chưa lâu, cơ quan chức năng đã phát hiện các cơ sở sản xuất khô cá quy mô lớn dùng trichlorfon trong quy trình sản xuất. Chỉ trong vòng một tháng, chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang) đã phát hiện khô cá tra bị nhiễm trichlorfon. Ngày 19.6, kết quả kiểm tra nhanh đã phát hiện mẫu thử dương tính với hoá chất bảo vệ thực vật và cơ quan chức năng đã tiêu huỷ 1.034kg khô cá tra nhiễm trichlorfon của cơ sở sản xuất khô cá tra tại khóm Xuân Hoà (thị trấn Tịnh Biên).
Trước đó, 2,99 tấn khô cá của các hộ sản xuất ở ấp An Thái, xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới cũng bị phát hiện nhiễm trichlorfon. Ngay từ tháng 12.2011, khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện mẫu khô của hai cơ sở sản xuất khô tại ấp An Thái có hàm lượng trichlorfon vượt 8.446,77µg/kg trong khô cá tra và 13.413µg/kg trong khô cá chim. Đến tháng 5.2013, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra tám cơ sở sản xuất khô tại đây, nhưng chỉ kiểm tra được hai (sáu cơ sở bất hợp tác), phát hiện và tiêu huỷ 124kg khô cá nhiễm trichlorfon.
Trichlorfon là một loại hoá chất hữu cơ dùng làm thuốc trừ sâu và diệt các côn trùng như gián, dế, rệp, bọ chét, ruồi... Chất này còn được áp dụng trong chăn nuôi để kiểm soát ký sinh trùng của cá trong môi trường nước được chỉ định. Trichlorfon có độc tính cao, dễ dàng hấp thụ qua da, có thể gây dị ứng nặng cho da và các cơn co thắt cơ bắp bất thường. Nếu hít phải chất độc này, có nguy cơ xuất huyết đường mũi, ho, tức ngực, thở khó do co thắt ở ống phế quản. Mắt thường tiếp xúc với trichlorfon cũng sẽ bị chảy máu mắt, mờ mắt dẫn đến mù loà. Sau khi tiếp xúc với hoá chất này, cơ thể sẽ bị phản ứng trong vòng vài phút cho đến 12 giờ. Nhiễm độc nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, nói líu lưỡi, mất phản xạ, suy nhược, mệt mỏi… Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bài tiết không chủ động, rối loạn tâm thần, nhịp tim bất thường, bất tỉnh, co giật và hôn mê, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Rau:
Bán: rửa củ cải, cà rốt bằng hóa chất
“Sau khi rửa sạch đất, củ nào có màu bạc, không đạt chất lượng hoặc bị khô héo do quá trình vận chuyển (bị hầm hơi) hoặc do chưa tiêu thụ kịp từ những ngày trước đó sẽ được ngâm vào dung dịch có pha một chất bột màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường được mua ở chợ Kim Biên (TP.HCM).
Củ cải trắng sau khi ngâm sẽ căng mọng, trắng tinh, còn càrốt thì đỏ đều màu, tươi đẹp như mới!”, một nhân công ở chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, TP.HCM cho biết. Nhờ có chất bảo quản này mà rau củ bảo quản được cả tuần, không bị úng, hư.
Dung dịch có pha một chất bột màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường được mua ở chợ Kim Biên.
Công thức chung là 1kg bột pha loãng với khoảng 100 lít nước và xử lý được 400 – 500kg củ cải hoặc càrốt. Để hiệu quả, phải ngâm trong vòng 30 phút.
Chị Thanh, tiểu thương kinh doanh rau củ tại chợ Phước Bình (quận 9), nhận xét: “Họ xử lý bằng hoá chất hèn gì tôi mua hàng về để tươi được lâu. Hai ba ngày tôi mới đi lấy hàng một lần, khách của tôi chỉ chuộng hàng Đà Lạt. Đa số khách quen nên tôi phải chọn kỹ, chủ yếu là thật sạch đất và thật tươi, nhiều củ to đẹp, không trộn lẫn củ héo, úng thì mới có lãi”.
Trồng: phun thuốc trừ sâu, phun dầu nhớt cho rau xanh tốt
Tại nhiều vựa rau ở các huyện như: Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội), rau cải ngọt, cải đắng, xà lách… xanh mơn mởn, thẳng tắp và đều răm rắp ngay cả trong thời tiết trái mùa. Xung quanh những luống rau mới thu hoạch có nhiều vỏ thuốc trừ sâu vứt vương vãi khắp nơi thuộc các nhãn hiệu như: Sha chong Shuang; Marshal; Emaben… tất cả các nhãn mác đều cảnh báo với dòng chữ: cực độc, độ độc cao, độ độc mạnh.
“Do trồng trái mùa nên rau thường bị sâu nhiều hơn nên tăng cường chăm sóc cũng như phun các loại thuốc trừ sâu”, anh Tường chủ một ruộng rau tại Tây Tựu nói.
Dù mới bơm thuốc sâu đã 4 ngày nhưng trên lá rau thuốc vẫn bám trắng xóa, phía đầu ruộng người ta đang tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch rau khoảng 3-4 ngày nhiều gia đình sẽ tiến hành phun thuốc trừ sâu, khi quan sát kỹ những chiếc lá cải thì cặn thuốc trừ sâu trắng xóa vẫn còn bám trên những lá rau.
Theo quy định của các đơn vị cung ứng thuốc bảo vệ thực vật thì thời gian cách ly phải từ 7-15 ngày tùy từng loại thuốc. Ai dám chắc rằng chỉ cần vài ba lần rửa bằng nước, thậm chí bằng máy sục ozon sẽ đẩy hết dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khỏi rau?
“Thường thì một lần phun phải kết hợp nhiều loại thuốc như: Thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… để rau vừa không bị sâu vừa tạo độ xanh non cho rau. Sau khi bơm thuốc chỉ cần 3-4 ngày rau sẽ xanh tươi và nom bắt mắt”, một người dân tại xã Tây Tựu cho biết.
“Phun thuốc nhiều nhất phải kể đến là cà pháo, dưa leo, các loại đậu… vì đây là loại cây bị sâu và các loài bọ xít ưa thích. Nếu không thường xuyên phun thuốc để diệt trừ thì chỉ có ăn cám”, chị Hải, một nông dân tại Hà Nội tâm sự.
Thuốc trừ sâu dùng để bón cho rau muống mập cọng, sáng cọng, không bị sâu, lỗ lá, có tên HVP 801S, COC 85, Mexyl Mz, LK Set-up 70WC.Sau khi phun thuốc, rau muống ngay từ khi mới mọc mầm cần phải tưới ngay dầu nhớt pha với nước rửa chén nhằm ngăn chặn sâu rầy, dầu nhớt là loại dầu thải từ các cửa hàng sửa xe máy cho rẻ, còn nước rửa chén họ thường mua loại tự pha chế bán bằng lít, bằng can là cách để tiết kiệm chi phí nhất. “1ha đất thì tưới 1 lít dầu nhớt pha với nửa lít nước rửa chén là vừa”, chị H, một nông dân cho biết.
Để rau lớn nhanh như thổi người nông dân dùng phân bón lá mưa vàng 9999, HVP 801S có nội dung dưỡng cọng đẹp lá, giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, đâm chồi khỏe, rễ phát triển, từ khi rau mọc mầm đến khi 8, 9 ngày tuổi, bón loại thuốc này vào thì cọng rau sẽ mập mạp, xanh bóng: “Hôm nay bón, ngày mai là khác liền, màu đẹp hơn, mỡ màng hơn. Những ngày tiếp theo, cần phải thường xuyên phun thuốc diệt sâu rầy, thuốc chống vàng lá, lỗ lá...loại LK Set-up 70WC, Sancozeb 30WP, Mexyl Mz, HVP 801S… cho rau. Từ lúc rau mọc mầm đến khi thu hoạch được kéo dài trong khoảng 25 ngày. Trong thời gian đó, phải bón ít nhất 5, 6 lần hóa chất cho rau, đến khi rau có độ dài khoảng 40 đến 50cm là thu hoạch được”, chị H nói thêm.
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT công bố ngày 8/7 vừa qua trong số 25 mẫu rau ngót lấy kiểm tra tại các chợ đầu mối lớn tại Hà Nội và TP.HCM thì phát hiện 7 mẫu có nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Ngoài rau ngót, trong lần kiểm tra lần này cũng phát hiện mướp đắng được bày bán tại hai thành phố lớn có nhiễm thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bảo quản: phun hóa chất để giữ được lâu
Tại làng chuyên trồng hành tỏi ở Kinh Môn (Hải Dương), vừa mới thu hoạch hơn 2 sào hành, bà Nguyễn Thị Cẩm bó thành từng bó treo lên giàn đã đóng sẵn. Toàn bộ khu vực cất giữ hành sau thu hoạch được bao bọc bởi một lớp nilon dày như một phòng kín. Xếp hành xong, bà Cẩm pha gói thuốc trừ cỏ vào bình thuốc 20 lít, phun đều lên khắp các giá hành.
Bà Cẩm cho biết, tất cả những gia đình làm hành tỏi ở đây đều dùng cách bảo quản này. Phun thuốc trừ cỏ vào hành đề tránh côn trùng mối mọt tấn công. Nhất là trong thời điểm thời tiết ẩm thấp. Biện pháp này chỉ giảm bớt khi thu hoạch vào những ngày nắng to.
Để giữ rau quả tươi lâu nhằm thu hút khách, kiếm được nhiều lợi nhuận, nông dân và tiểu thương không ngần ngại sử dụng rất nhiều loại hóa chất bảo quản. Một nhân viên bốc vác hàng hoa quả cho một đại lý hoa quả ở Long Biên, Hà Nội chia sẻ: Mỗi sáng mở cửa kho vào lấy hàng, nhất là trước ngày mùng 1, hôm Rằm thì không thể nào thở được.
Trước những ngày đó, lượng hoa quả lớn, lượng thuốc kích thích quả chín, đẹp mã, tươi lâu cũng được làm triệt để cả căn phòng sực thuốc. Người không có kinh nghiệm, không quen việc có khi ngất vì độ thuốc trong không khí quá nặng. Không chỉ là thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật, thậm chí cả chất ướp xác người… cũng được lợi dụng “phủ” cho rau quả lớp xanh tươi. Để đảm bảo tươi, đẹp và ít bị hư hại, rau quả như bị “ướp” trong hóa chất.
Ngay cả đũa ăn cũng có hóa chất, kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần, xuất xứ từ Trung Quốc đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm, đây là những chất có khả năng gây ung thư cao.
Trong khi đó, nhiều báo cáo tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam tăng. Chưa thể khẳng định những món ăn bị nhiễm độc trong bữa cơm gia đình là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó nhưng để an toàn người Việt Nam chỉ còn cách uống nước lọc để bảo vệ sức khỏe của mình mà thôi.
Mai Phạm
Thịt và bì lợn sau khi xay được cho vào một cái thùng lớn rồi trộn đều với gia vị được đựng sẵn trong các can, thùng. Sau đó, hàng chục công nhân xúm lại gói thịt và bì thành những miếng nem nhỏ bằng ngón tay cái, chất thành đống trên nền đất đầy rác rưởi. Loại men được trộn có tác dụng làm chua thịt và “ép” chín thịt, nếu để lâu sẽ làm cho thịt bị hỏng, tạo ra mùi hôi khó chịu và gây nguy hiểm với sức khỏe người tiêu dùng.
Cá:
Cá khô tẩm hóa chất... ruồi còn phải sợ
Theo Sài Gòn tiếp thị, đầu năm 2013, ở Thanh Hoá phát hiện cá nục khô có chứa trichlorfon, lưu huỳnh. Đặc biệt, cách nay chưa lâu, cơ quan chức năng đã phát hiện các cơ sở sản xuất khô cá quy mô lớn dùng trichlorfon trong quy trình sản xuất. Chỉ trong vòng một tháng, chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang) đã phát hiện khô cá tra bị nhiễm trichlorfon. Ngày 19.6, kết quả kiểm tra nhanh đã phát hiện mẫu thử dương tính với hoá chất bảo vệ thực vật và cơ quan chức năng đã tiêu huỷ 1.034kg khô cá tra nhiễm trichlorfon của cơ sở sản xuất khô cá tra tại khóm Xuân Hoà (thị trấn Tịnh Biên).
Trước đó, 2,99 tấn khô cá của các hộ sản xuất ở ấp An Thái, xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới cũng bị phát hiện nhiễm trichlorfon. Ngay từ tháng 12.2011, khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện mẫu khô của hai cơ sở sản xuất khô tại ấp An Thái có hàm lượng trichlorfon vượt 8.446,77µg/kg trong khô cá tra và 13.413µg/kg trong khô cá chim. Đến tháng 5.2013, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra tám cơ sở sản xuất khô tại đây, nhưng chỉ kiểm tra được hai (sáu cơ sở bất hợp tác), phát hiện và tiêu huỷ 124kg khô cá nhiễm trichlorfon.
Trichlorfon là một loại hoá chất hữu cơ dùng làm thuốc trừ sâu và diệt các côn trùng như gián, dế, rệp, bọ chét, ruồi... Chất này còn được áp dụng trong chăn nuôi để kiểm soát ký sinh trùng của cá trong môi trường nước được chỉ định. Trichlorfon có độc tính cao, dễ dàng hấp thụ qua da, có thể gây dị ứng nặng cho da và các cơn co thắt cơ bắp bất thường. Nếu hít phải chất độc này, có nguy cơ xuất huyết đường mũi, ho, tức ngực, thở khó do co thắt ở ống phế quản. Mắt thường tiếp xúc với trichlorfon cũng sẽ bị chảy máu mắt, mờ mắt dẫn đến mù loà. Sau khi tiếp xúc với hoá chất này, cơ thể sẽ bị phản ứng trong vòng vài phút cho đến 12 giờ. Nhiễm độc nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, nói líu lưỡi, mất phản xạ, suy nhược, mệt mỏi… Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bài tiết không chủ động, rối loạn tâm thần, nhịp tim bất thường, bất tỉnh, co giật và hôn mê, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Rau:
Bán: rửa củ cải, cà rốt bằng hóa chất
“Sau khi rửa sạch đất, củ nào có màu bạc, không đạt chất lượng hoặc bị khô héo do quá trình vận chuyển (bị hầm hơi) hoặc do chưa tiêu thụ kịp từ những ngày trước đó sẽ được ngâm vào dung dịch có pha một chất bột màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường được mua ở chợ Kim Biên (TP.HCM).
Củ cải trắng sau khi ngâm sẽ căng mọng, trắng tinh, còn càrốt thì đỏ đều màu, tươi đẹp như mới!”, một nhân công ở chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, TP.HCM cho biết. Nhờ có chất bảo quản này mà rau củ bảo quản được cả tuần, không bị úng, hư.
Dung dịch có pha một chất bột màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường được mua ở chợ Kim Biên.
Công thức chung là 1kg bột pha loãng với khoảng 100 lít nước và xử lý được 400 – 500kg củ cải hoặc càrốt. Để hiệu quả, phải ngâm trong vòng 30 phút.
Chị Thanh, tiểu thương kinh doanh rau củ tại chợ Phước Bình (quận 9), nhận xét: “Họ xử lý bằng hoá chất hèn gì tôi mua hàng về để tươi được lâu. Hai ba ngày tôi mới đi lấy hàng một lần, khách của tôi chỉ chuộng hàng Đà Lạt. Đa số khách quen nên tôi phải chọn kỹ, chủ yếu là thật sạch đất và thật tươi, nhiều củ to đẹp, không trộn lẫn củ héo, úng thì mới có lãi”.
Trồng: phun thuốc trừ sâu, phun dầu nhớt cho rau xanh tốt
Tại nhiều vựa rau ở các huyện như: Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội), rau cải ngọt, cải đắng, xà lách… xanh mơn mởn, thẳng tắp và đều răm rắp ngay cả trong thời tiết trái mùa. Xung quanh những luống rau mới thu hoạch có nhiều vỏ thuốc trừ sâu vứt vương vãi khắp nơi thuộc các nhãn hiệu như: Sha chong Shuang; Marshal; Emaben… tất cả các nhãn mác đều cảnh báo với dòng chữ: cực độc, độ độc cao, độ độc mạnh.
“Do trồng trái mùa nên rau thường bị sâu nhiều hơn nên tăng cường chăm sóc cũng như phun các loại thuốc trừ sâu”, anh Tường chủ một ruộng rau tại Tây Tựu nói.
Dù mới bơm thuốc sâu đã 4 ngày nhưng trên lá rau thuốc vẫn bám trắng xóa, phía đầu ruộng người ta đang tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch rau khoảng 3-4 ngày nhiều gia đình sẽ tiến hành phun thuốc trừ sâu, khi quan sát kỹ những chiếc lá cải thì cặn thuốc trừ sâu trắng xóa vẫn còn bám trên những lá rau.
Theo quy định của các đơn vị cung ứng thuốc bảo vệ thực vật thì thời gian cách ly phải từ 7-15 ngày tùy từng loại thuốc. Ai dám chắc rằng chỉ cần vài ba lần rửa bằng nước, thậm chí bằng máy sục ozon sẽ đẩy hết dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khỏi rau?
“Thường thì một lần phun phải kết hợp nhiều loại thuốc như: Thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… để rau vừa không bị sâu vừa tạo độ xanh non cho rau. Sau khi bơm thuốc chỉ cần 3-4 ngày rau sẽ xanh tươi và nom bắt mắt”, một người dân tại xã Tây Tựu cho biết.
“Phun thuốc nhiều nhất phải kể đến là cà pháo, dưa leo, các loại đậu… vì đây là loại cây bị sâu và các loài bọ xít ưa thích. Nếu không thường xuyên phun thuốc để diệt trừ thì chỉ có ăn cám”, chị Hải, một nông dân tại Hà Nội tâm sự.
Thuốc trừ sâu dùng để bón cho rau muống mập cọng, sáng cọng, không bị sâu, lỗ lá, có tên HVP 801S, COC 85, Mexyl Mz, LK Set-up 70WC.Sau khi phun thuốc, rau muống ngay từ khi mới mọc mầm cần phải tưới ngay dầu nhớt pha với nước rửa chén nhằm ngăn chặn sâu rầy, dầu nhớt là loại dầu thải từ các cửa hàng sửa xe máy cho rẻ, còn nước rửa chén họ thường mua loại tự pha chế bán bằng lít, bằng can là cách để tiết kiệm chi phí nhất. “1ha đất thì tưới 1 lít dầu nhớt pha với nửa lít nước rửa chén là vừa”, chị H, một nông dân cho biết.
Để rau lớn nhanh như thổi người nông dân dùng phân bón lá mưa vàng 9999, HVP 801S có nội dung dưỡng cọng đẹp lá, giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, đâm chồi khỏe, rễ phát triển, từ khi rau mọc mầm đến khi 8, 9 ngày tuổi, bón loại thuốc này vào thì cọng rau sẽ mập mạp, xanh bóng: “Hôm nay bón, ngày mai là khác liền, màu đẹp hơn, mỡ màng hơn. Những ngày tiếp theo, cần phải thường xuyên phun thuốc diệt sâu rầy, thuốc chống vàng lá, lỗ lá...loại LK Set-up 70WC, Sancozeb 30WP, Mexyl Mz, HVP 801S… cho rau. Từ lúc rau mọc mầm đến khi thu hoạch được kéo dài trong khoảng 25 ngày. Trong thời gian đó, phải bón ít nhất 5, 6 lần hóa chất cho rau, đến khi rau có độ dài khoảng 40 đến 50cm là thu hoạch được”, chị H nói thêm.
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT công bố ngày 8/7 vừa qua trong số 25 mẫu rau ngót lấy kiểm tra tại các chợ đầu mối lớn tại Hà Nội và TP.HCM thì phát hiện 7 mẫu có nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Ngoài rau ngót, trong lần kiểm tra lần này cũng phát hiện mướp đắng được bày bán tại hai thành phố lớn có nhiễm thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bảo quản: phun hóa chất để giữ được lâu
Tại làng chuyên trồng hành tỏi ở Kinh Môn (Hải Dương), vừa mới thu hoạch hơn 2 sào hành, bà Nguyễn Thị Cẩm bó thành từng bó treo lên giàn đã đóng sẵn. Toàn bộ khu vực cất giữ hành sau thu hoạch được bao bọc bởi một lớp nilon dày như một phòng kín. Xếp hành xong, bà Cẩm pha gói thuốc trừ cỏ vào bình thuốc 20 lít, phun đều lên khắp các giá hành.
Bà Cẩm cho biết, tất cả những gia đình làm hành tỏi ở đây đều dùng cách bảo quản này. Phun thuốc trừ cỏ vào hành đề tránh côn trùng mối mọt tấn công. Nhất là trong thời điểm thời tiết ẩm thấp. Biện pháp này chỉ giảm bớt khi thu hoạch vào những ngày nắng to.
Để giữ rau quả tươi lâu nhằm thu hút khách, kiếm được nhiều lợi nhuận, nông dân và tiểu thương không ngần ngại sử dụng rất nhiều loại hóa chất bảo quản. Một nhân viên bốc vác hàng hoa quả cho một đại lý hoa quả ở Long Biên, Hà Nội chia sẻ: Mỗi sáng mở cửa kho vào lấy hàng, nhất là trước ngày mùng 1, hôm Rằm thì không thể nào thở được.
Trước những ngày đó, lượng hoa quả lớn, lượng thuốc kích thích quả chín, đẹp mã, tươi lâu cũng được làm triệt để cả căn phòng sực thuốc. Người không có kinh nghiệm, không quen việc có khi ngất vì độ thuốc trong không khí quá nặng. Không chỉ là thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật, thậm chí cả chất ướp xác người… cũng được lợi dụng “phủ” cho rau quả lớp xanh tươi. Để đảm bảo tươi, đẹp và ít bị hư hại, rau quả như bị “ướp” trong hóa chất.
Ngay cả đũa ăn cũng có hóa chất, kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần, xuất xứ từ Trung Quốc đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm, đây là những chất có khả năng gây ung thư cao.
Trong khi đó, nhiều báo cáo tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam tăng. Chưa thể khẳng định những món ăn bị nhiễm độc trong bữa cơm gia đình là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó nhưng để an toàn người Việt Nam chỉ còn cách uống nước lọc để bảo vệ sức khỏe của mình mà thôi.
Mai Phạm
(Theo Trí Thức Trẻ, VNN, TPO, SGTT)
Bá quyền văn hóa đe dọa Việt Nam
Nhìn vào độ chiếm sóng của phim Trung
Quốc trên các đài truyền hình ở Việt Nam, nhiều người lo ngại về khả năng Việt
Nam bị “đồng hóa” bởi anh bạn láng giềng. Khả năng đó có thật, và nó là biểu hiện
của một hình thức bá quyền tinh vi: bá quyền văn hóa - một phần quan trọng
trong chính sách bá quyền của nước lớn, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ.
Giai điệu chủ
Câu chuyện bắt
đầu từ năm 1987...
Tháng 3-1987,
Bộ Phát thanh - Truyền hình Trung Quốc triệu tập một hội nghị gồm đại diện của
tất cả các đơn vị sản xuất truyền hình khắp cả nước. Tại đây, Bộ cảnh báo về xu
hướng "giải trí hóa" phim ảnh trên sóng truyền hình, đồng thời đưa ra
chính sách mới: tích cực, chủ động dồn lực sản xuất những bộ phim "giai điệu
chủ" nhằm mục đích truyền bá lịch sử, văn hóa, tư tưởng và thẩm mỹ của
Trung Hoa tới mỗi người dân Trung Quốc và thế giới.
Chính sách
này phân loại phim truyền hình thành một số thể loại chính, nằm trong một khái
niệm chung mà Chủ tịch Giang Trạch Dân gọi là "giai điệu chủ":
• Dòng phim về
những đề tài mang tính thực tiễn, ca ngợi người tốt việc tốt - gọi chung là
phim "thần tượng tuổi trẻ";
• Dòng phim cổ
trang, gồm phim lịch sử ("Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Vương triều Ung
Chính", "Khang Hy", "Thái Bình Thiên Quốc"…), dã sử
("Tể tướng Lưu Gù", "Hoàn Châu Cách Cách"...)
• Dòng phim
gia tộc luân lý ("Mùa quít chín", "Gia tộc Kim Phần"…)
• Dòng phim
cách mạng, dựng lại ngữ cảnh thời xưa ("Khát vọng", "Câu chuyện
Thượng Hải"…) hoặc tái hiện chân dung những nhân vật nổi tiếng (Tôn Trung
Sơn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình…)
• Dòng phim
hình sự, chống tham nhũng ("Xứng danh anh hùng", "Khống chế tuyệt
đối"…)
Những phim
này được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt, chẳng hạn ưu tiên chiếu ở các đài địa
phương lớn vào giờ vàng.
Đặc biệt,
chúng nằm trong kế hoạch tuyên truyền của Nhà nước: Tất cả các phim, chỉ trừ
dòng hình sự, chống tham nhũng, đều được hỗ trợ xuất khẩu, nhằm mục đích cao nhất
là phổ biến "giá trị Trung Hoa" tới các quốc gia trong khu vực.
Trong số những
nước mà Trung Quốc hướng tới, Việt Nam nổi lên như một tiền đồn, bởi "đây
là nước Đông Nam Á duy nhất chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thay vì văn
hóa Ấn Độ", như lời tác giả Hạo Kiện viết trong cuốn "Phim truyền
hình Trung Quốc - nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu loại hình" (NXB Điện ảnh
Trung Quốc, 2008).
Phần lớn các
phim "giai điệu chủ" đã được giới thiệu ở Việt Nam, khán giả nước ta
chẳng xa lạ gì với chúng. Các phim đều được xuất khấu với giá hết sức ưu đãi
sang Việt Nam, thậm chí một số phim cho không (như "Khát vọng",
"Tây du ký", "Vương triều Ung Chính") theo thỏa thuận hợp
tác giữa các đài truyền hình hai nước.
Ồ ạt "xâm lăng văn hóa"
Song song với
việc xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, nhất là phim truyền hình, sang các nước
trong khu vực mà đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc cũng tiến hành "Trung
Hoa hóa" các sản phẩm của những nước này.
Bất chấp việc
giới truyền thông Việt Nam đưa tin đậm về những phim hợp tác giữa hai nước như
"Hà Nội Hà Nội" hay "Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong", các bộ
phim này chưa bao giờ được ưu tiên chiếu giờ vàng trên sóng truyền hình của bất
cứ đài nào ở Trung Quốc. Ví dụ, "Hà Nội Hà Nội" chỉ được phát trên
đài tỉnh Quảng Tây, Nam Ninh vào lúc… đêm khuya thanh vắng.
Với nhiều tác
phẩm điện ảnh và truyền hình nổi tiếng đến từ các nước khác, Trung Quốc thực hiện
làm mờ tính nước ngoài của chúng. "Vua Kungfu" (Forbidden Kingdom) dù
là phim của Mỹ và từ đạo diễn đến quay phim, phục trang đều là người Mỹ, nhưng
khi đến đại lục, phim mặc nhiên được giới truyền thông nhào nặn thành sản phẩm
Trung Hoa.
Lý Mỹ Kỳ
(Maggie Q), mẹ là người Việt, cha mang quốc tịch Mỹ, sinh tại Hawaii, nhưng vẫn
bị đa số khán giả Trung Quốc nghĩ là người Hoa
Các ngôi sao
châu Á của Hollywood cũng bị "Trung Hoa hóa" tương tự. Khán giả Trung
Quốc nói riêng và châu Á nói chung dễ lầm tưởng rằng Dương Tử Quỳnh, Maggie Q.
(Lý Mỹ Kỳ - mẹ là người Việt Nam) là người đại lục.
Trung Quốc
cũng khéo léo lờ đi chuyện quốc tịch của nhiều diễn viên nổi tiếng trong nước họ:
Hầu như rất ít người biết rằng ngôi sao Trương Thiết Lâm mang quốc tịch Anh, Tư
Cầm Cao Oa là người Thụy Sĩ, Ninh Tĩnh là người Pháp, còn mỹ nhân Chương Tử Di
gốc gác Hong Kong.
Lý Mỹ Kỳ (Maggie Q.), mẹ là người Việt, cha quốc tịch Mỹ, sinh tại Hawaii,
nhưng vẫn bị đa số khán giả Trung Quốc nghĩ là người Hoa.
Đằng sau chiến lược xuất khẩu văn hóa
của Trung Quốc
Một nước lớn
với dân số hùng hậu như Trung Quốc khó mà chấp nhận tầm ảnh hưởng ít ỏi ở thế
giới. Và trên con đường "trỗi dậy hòa bình" để trở thành bá quyền ít
nhất là trong khu vực, Trung Quốc mau chóng nhận thấy sức mạnh của văn hóa - thứ
"quyền lực mềm" đầy quyến rũ.
Chẳng riêng
Trung Quốc biết điều đó. Như một nhà nghiên cứu người Hungary, Márkus Péter, đã
viết: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, thoạt tiên, khi không có sự khác biệt đáng
kể trong kỹ thuật, sức mạnh chân tay - quân sự thô kệch còn chiếm vai trò chế
ngự. Thế kỷ 16-19, những mối quan hệ kỹ thuật - kinh tế từng bước chiếm ưu thế.
Từ thế kỷ 20, văn hóa và truyền thông bắt đầu lên ngôi.
Bên cạnh kinh
tế và quân sự, các quốc gia sẽ thực hiện cả tham vọng gây ảnh hưởng và lấn át
các nước khác trên bình diện văn hóa, tư tưởng. Sau Chiến tranh Lạnh, ở châu
Âu, bên cạnh ngoại giao về chính trị và kinh tế, thì ngoại giao văn hóa ngày
càng nở rộ, và dần dần sẽ trở thành hình thức bá quyền chủ yếu.
Pháp và Đức
là hai quốc gia rất chú trọng tới vấn đề "bá quyền văn hóa" này. Các
hoạt động “xuất khẩu văn hóa” của họ được tiến hành mạnh mẽ. Chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy điều đó ngay tại Việt Nam: Chương trình hoạt động thường niên của
Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace) và Viện Goethe sôi nổi hơn hẳn so với Hội đồng
Anh (British Council) hay Viện Cervantes của Tây Ban Nha.
Và đến đây
thì chúng ta cũng có thể nhận thấy những hình thức ngoại giao văn hóa mà Trung
Quốc đang tiến hành đối với Việt Nam, trong nhiều ví dụ thực tế. Phim truyền
hình Trung Quốc chiếm sóng các đài ở Việt Nam, cả trung ương lẫn địa phương.
Khán giả thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam. Các ca sĩ thời thượng rành rẽ về
trang phục của đời Thanh và chắc chắn là sẽ không trả lời được câu hỏi vua chúa
nhà Nguyễn ngày xưa ăn mặc như thế nào.
Ngay trong giới
trí thức, tâm lý sùng bái văn hóa Trung Hoa đã rất nặng. Một số đông trí thức
Việt Nam có thể dễ dàng trích dẫn các điển tích, điển cố của Trung Hoa thay vì
của phương Tây hay thậm chí của chính nước mình. Nói tới văn hóa Trung Hoa là
nói tới một nền văn học với những tác phẩm vĩ đại, tới triết học thâm sâu, tới
sân khấu kinh kịch có sức sống trường tồn, tới điện ảnh với những nhân tài mà
ngay cả Hollywood cũng phải kiêng nể.
Điều này
không sai, tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là nhiều trí thức Việt Nam luôn vị nể
quá mức thay vì đặt văn hóa Trung Hoa vào tương quan đúng mực với các nền văn
hóa khác trên thế giới - cũng rực rỡ và vĩ đại như thế.
Khái niệm bá
quyền văn hóa - tư tưởng mãi tới thập niên 30 của thế kỷ 20 mới ra đời. Trên thực
tế, Trung Quốc đã thực hiện bá quyền văn hóa - tư tưởng với láng giềng Việt Nam
suốt mấy nghìn năm qua. Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, dường như
cuộc "xâm lăng văn hóa" này diễn ra một cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn
bao giờ hết.
Hai thủ tướng chứng kiến lễ ký các văn kiện quan trọng,
gồm cả thỏa thuận thành lập Học viện Khổng Tử tại Việt Nam.
Ảnh: VGP (bariavungtau.com)
Vấn đề đến từ phía những kẻ bị “xâm
lăng”
Bá quyền
không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để có được bá quyền, không thể thiếu
được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần của những kẻ bị bá
quyền.
Riêng trên địa
hạt văn hóa - tư tưởng, các học giả nghiên cứu về bá quyền văn hóa đều cho rằng
bá quyền văn hóa, nếu được thực hiện, không thể thiếu sự đồng thuận một phần hoặc
toàn thể của kẻ bị bá quyền.
Như thế, việc
Trung Quốc tiến hành bá quyền văn hóa thành công còn phụ thuộc cả vào cách cư xử
của nước bị bá quyền, ở đây là Việt Nam.
Điều đó nghĩa
là Việt Nam cần có thái độ và ứng xử phù hợp. Chẳng hạn, nên có sự trao đổi văn
hóa song phương với Trung Quốc một cách tương xứng.
Việt Nam có
thể thỏa thuận các chương trình trao đổi văn hóa với Trung Quốc, theo đó, đồng
thời với việc nhập khẩu các sản phẩm văn hóa của nước láng giềng, Việt Nam sẽ
xuất khẩu văn hóa theo hướng ngược lại, xuất bản sách, tổ chức những ngày văn
hóa, tuần văn hóa Việt Nam... tại Trung Quốc.
Theo một thống
kê được công bố trên tờ "China Daily", năm 2004, Trung Quốc nhập khẩu
4.000 đầu sách từ Mỹ, nhưng chỉ xuất khẩu 14 đầu sách sang nước này; nhập 2.000
đầu sách từ Anh, nhưng chỉ xuất sang đây 16 đầu sách.
Từ năm 1999 đến
năm 2002, hơn 280 đoàn nghệ thuật Nga biểu diễn ở Trung Quốc, trong khi chỉ có
30 đoàn nghệ thuật Trung Quốc sang biểu diễn tại Nga. Giai đoạn 2000-2004,
Trung Quốc nhập khẩu trên 4.000 phim và chương trình truyền hình, nhưng xuất khẩu
không đáng kể. Dòng phim "giai điệu chủ" hầu hết chỉ tiêu thụ được ở
khu vực Đông Nam Á mà trong đó Việt Nam là "tiền đồn".
Đã đành Nga,
Mỹ và Anh là ba nước lớn nên Trung Quốc không dễ tiến hành bá quyền văn hóa như
với Việt Nam. Nhưng ngay cả một quốc gia nhỏ bé ở Đông Âu là Hungary - diện
tích chỉ bằng một phần ba Việt Nam, dân số 10 triệu - thì cũng từng tổ chức Năm
Văn hóa Hungary tại Trung Quốc (2007-2008), và dựng tượng đại thi hào dân tộc
Petőfi Sándor ở Thượng Hải.
Những thông
tin này có gợi cho chúng ta một suy nghĩ gì chăng?
Đoan Trang
(Theo blog Đoan Trang)
Tập đoàn điện lực Việt Nam: Độc quyền – đặc lợi – tội đồ
Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất
về việc người ta đã mượn dĩ vãng kinh tế chỉ huy để trục lợi như thế
nào. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở
nên có ý nghĩa hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội
đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Bù lỗ vào dân!
Tháng 10/2013. Tròn hai năm từ thời điểm nhiều khuất tất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lần đầu tiên được lôi ra ánh sáng. Một lần nữa, báo chí trong nước phải dùng đến từ “phẫn nộ” đối với điều bị xem là tội ác của một tập đoàn luôn được chở che bởi cơ chế đặc quyền đặc lợi.
Hai năm trước, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa: những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN và Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã tạo thành cặp song sinh có chung hậu môn. Hàng loạt chiến dịch đầu tư trái ngành của các tập đoàn này vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 40.000 tỷ đồng.
Trong suốt hai năm qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN và Petrolimex tuồn qua tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.
Bù lỗ vào dân!
Tháng 10/2013. Tròn hai năm từ thời điểm nhiều khuất tất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lần đầu tiên được lôi ra ánh sáng. Một lần nữa, báo chí trong nước phải dùng đến từ “phẫn nộ” đối với điều bị xem là tội ác của một tập đoàn luôn được chở che bởi cơ chế đặc quyền đặc lợi.
Hai năm trước, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa: những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN và Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã tạo thành cặp song sinh có chung hậu môn. Hàng loạt chiến dịch đầu tư trái ngành của các tập đoàn này vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 40.000 tỷ đồng.
Trong suốt hai năm qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN và Petrolimex tuồn qua tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.
Nhưng cũng trong suốt hai năm qua, bất chấp những đợt tăng giá điện vô tội vạ của EVN, đã không có bất cứ cuộc kiểm tra nào được làm tới nơi tới chốn. Tất cả những dấu hiệu khuất lấp về tài chính và số lương “nghèo khổ” ít nhất vài chục triệu đồng theo đầu người ở tập đoàn này mà dư luận bức xúc từ năm 2011, đã hầu như không được cơ quan chủ quản của EVN là Bộ Công thương đón nhận. Không những thế, những lãnh đạo cao nhất của Bộ Công thương như ông Vũ Huy Hoàng vẫn không ngơi nghỉ một chiến dịch khác: PR cho “cậu ấm hư hỏng” của mình.
Đó là một dạng PR không mới, nhưng lại chỉ được dư luận người dân Việt đặt tên chính thức từ năm 2012: PR chính sách. Chủ thể của hoạt động này chính là cái tên “nhóm thân hữu” – một chủ đề mà chưa một ủy viên Bộ Chính trị nào dám mổ xẻ trước bàn dân thiên hạ.
Nhóm thân hữu, về bản chất, lại có mối quan hệ ruột rà và móc xích giữa các chính khách ở các cấp khác nhau, từ dưới lên và từ trên xuống. Trong từng trải của người dân Hà Nội, thực tế sinh tồn của các doanh nghiệp lệ thuộc vào chính sách từ nhiều năm qua đã chứng tỏ một nguyên tắc bất thành văn là chỉ có chính sách mới tạo ra được lợi nhuận, để đến lượt mình, lợi nhuận phải quay lại “nuôi” chính sách.
Không quá khó hiểu là những động thái PR chính sách đã xuất hiện không ít lần, kể cả ở cấp Chính phủ. Cũng không ít lần, cứ sau cuộc họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, phát ngôn viên của cơ quan này là Bộ trưởng Vũ Đức Đam - người đang được hứa hẹn sẽ “nâng lên một tầm cao mới” - lại đăng đàn với những lời lẽ lấp lửng về lộ trình tăng giá của EVN và Petrolimex.
Nhưng không giống với sự mơ hồ vô cùng tận của cụm từ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, kết quả của sự lấp lửng từ các nhóm lợi ích thời nay thường dẫn đến thái độ tăng giá “quyết liệt” - từ ngữ mà giới lãnh đạo chính phủ hay dùng - ngay sau đó.
Như một quy luật, giá điện và giá xăng dầu tìm mọi cách tăng vào thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội. Còn trong thời gian phiên họp Quốc hội, những nhà làm giá lập tức áp dụng chính sách giảm giá, nhưng chỉ là giảm cho có, để thường sau khi Quốc hội “thành công tốt đẹp”, giá lại ào ào tăng lên.
“Giết sống” dân chúng
Giá xăng dầu và điện lực tăng tất yếu dẫn đến lạm phát. Trong thực tế, chỉ số tiêu dùng CPI bị tác động không nhỏ và lập tức kích hoạt hàng loạt đợt tăng giá của hàng tiêu dùng, thực phẩm, giá vận tải hành khách và hàng hóa, giá nhà trọ…, làm khốn khó hơn cho đời sống dân nghèo vốn đã quá khó khăn.
Đời sống dân sinh ấy lại liên đới quá đỗi hữu cơ với một phần lớn lực lượng vũ trang và công chức viên chức nhà nước. Một viên thiếu tá an ninh than thở “Không thể tích lũy được chỉ với chục triệu bạc lương, vì điện và xăng ngốn hết cả rồi”.
Thế nhưng đối mặt với tất cả những trớ trêu và nghịch lý tận cùng ấy, lãnh đạo Bộ Công Thương vẫn im lặng, trong khi vài ba viên chức cấp vụ của bộ này vẫn cố gắng “an dân” bằng thuyết minh việc tăng giá xăng dầu và điện không ảnh hưởng nhiều đến CPI.
Phụ họa cho điều được coi là “ảnh hưởng không nhiều” trên, các nhà làm thống kê Việt Nam luôn đưa ra những con số không cần nguồn gốc. Chỉ có điều cho đến nay, rất nhiều người dân và cả giới chuyên gia nhà nước đã không còn tin vào các con số thống kê nữa. Một trong những scandal lớn nhất vừa xảy ra là giới chuyên gia phản biện đã thẳng thừng vạch ra hiện tượng “GDP có chân”, châm biếm về tình trạng báo cáo theo chủ nghĩa thành tích của các địa phương, và ngay cả con số GDP mà lãnh đạo chính phủ nêu ra cũng khó có thể mang trên mình tính thực chất.
Nhưng hoàn toàn ngược lại, lợi nhuận mới là thực chất nhất trong tất cả những vụ áp phe đình đám. Một cuộc thanh tra của Thanh tra chính phủ mới đây đã phát hiện trong bảng giá thành của mình, EVN đã hạch toán cả các công trình xây bể bơi, sân tennis và biệt thự vào giá bán điện. Giá bán điện lại được phổ cập cho mặt bằng dân trí thấp kém trong dân chúng. Và thêm một lần nữa, người ta có được bằng chứng về cái được coi là “trận đánh đẹp” của EVN: cuộc chiến bù lỗ vào dân.
Sau khi tăng giá liên tục trong hai năm qua, nợ ngân hàng của EVN đã được rút bớt. Nhưng chỉ là bớt một ít. Với hơn 30.000 tỷ đồng thất bát từ đầu tư trái ngành, EVN luôn phải đối mặt với tương lai phá sản nếu không thanh toán được cho các chủ nợ.
Trong khi đó, một con số lần đầu tiên được công bố là EVN chính là doanh nghiệp vay nợ ngân hàng lớn nhất Việt Nam, với hơn 118.000 tỷ đồng. Đây là mức dư nợ lớn nhất mà hệ thống ngân hàng dành cho một tập đoàn nhà nước.
Với nợ nần khổng lồ và số lỗ do đầu tư trái ngành, người ta ước tính EVN phải tăng giá điện liên tục đến năm 2017-2018 thì mới may ra “hòa vốn”.
Thế nhưng cái điểm hòa vốn đầy tính nhân quả ấy lại có thể khiến những người dân nghèo nhất phải quyên sinh. Bởi theo nguyên lý từ thời tư bản dã man, nếu doanh nghiệp độc quyền hòa vốn, nhân dân phải chịu lỗ; còn khi doanh nghiệp độc quyền có được lợi nhuận, nhân dân chắc chắn phải mất đi phần lớn thu nhập của mình.
Không chỉ mất tài sản, người dân còn phải trả giá bằng cả sinh mạng bởi lối hành xử vô lương tâm của những quan chức độc quyền nhà nước. Vụ xả lũ không thông báo trước ở Đắc Lắc vào tháng 9/2013 chính là một cách “giết sống” 12 cư dân nghèo nàn nơi rốn lũ, với trách nhiệm không chỉ thuộc về doanh nghiệp thủy điện và chính quyền Đắc Lắc, mà còn liên đới đến những lãnh đạo của EVN.
Tuy nhiên sau vụ “giết sống” trên, những phóng viên báo chí quốc doanh đành ôm hận vì bị giới tuyên giáo “chặn họng”. Cũng không có bất kỳ một quan chức vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa.
Tán tận lương tâm chắc chắn là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh nghiệp độc quyền trong những năm suy thoái kinh tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống người dân càng túng quẫn, chủ nghĩa thực dụng và lợi nhuận càng lên ngôi, thái độ sống chết mặc bay càng đội mồ sống dậy.
Truy cứu độc quyền!
Sự tán tận lương tâm của quan chức và hậu quả của nó không thể không liên quan đến trách nhiệm của giới lãnh đạo chính phủ, những người đã im lặng hoặc “bật đèn xanh” cho EVN và Petrolimex gây nên các chiến dịch tăng giá vào thời gian giữa hai kỳ quốc hội.
Không chỉ bị lên án bởi dư luận trong nước, khối u độc quyền doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam còn bị nhiều chính phủ xã hội dân sự trên thế giới và các tổ chức quốc tế chỉ trích kịch liệt, bởi hiện trạng bệnh hoạn đó đi ngược lại với những cam kết về “hoàn thiện nền kinh tế thị trường” mà chính phủ Việt Nam đã hùng dũng cam kết trước cộng đồng quốc tế.
Hiện trạng bệnh hoạn trên lại liên quan mật thiết đến chuyến đi lặng lẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến New York vào cuối tháng 9/2013. Trong cuộc gặp gỡ đó, ông Dũng đã đề xuất một sự “linh hoạt” mà Mỹ và các nước trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái Bình Dương (TPP) “nên” dành cho Việt Nam - như một đặc cách.
Chỉ có điều, làm thế nào để xứng đáng nhận ân huệ ấy thì phía Việt Nam lại không nêu được một dẫn chứng cụ thể nào. Trong khi đó, từ bỏ độc quyền là một trong những điều kiện then chốt để Việt Nam có thể ngẩng mặt ngồi vào bàn đàm phán TPP.
Ít nhất, đã không có một cam kết cụ thể nào của Việt Nam được phát ra về kế hoạch xóa bỏ thế độc quyền và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tất cả những gì được hứa hẹn chỉ là “chúng tôi sẽ tiến hành cải cách”. Song thời gian để cải cách là bao lâu lại tùy thuộc vào lòng hảo tâm của các nhóm lợi ích đang lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam, và còn lệ thuộc vào cả lòng thành chính trị của các chính khách của đất nước này.
Nguyên tắc thương mại đa phương quốc tế rất rõ ràng: chừng nào chưa xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, Việt Nam chưa thể đủ tư cách tham dự vào bàn tiệc mà phương Tây đã bày sẵn. Không những thế, hệ quả đó còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế chính trị của giới chính khách lãnh đạo trước người dân trong nước và trong mối cộng hưởng với các phản ứng của quốc tế.
Phản ứng của người dân, như báo chí trong nước đã phải dùng đến từ “phẫn nộ”, sẽ không thể kéo dài tâm thế chịu đựng mãi. Nếu ở những quốc gia như Bungaria, toàn bộ chính phủ đã phải từ chức vào đầu năm 2013 sau cú tăng giá điện của hai tập đoàn điện lực tư nhân mà đã khiến cho hàng chục ngàn người dân Sophia đổ ra đường biểu tình, xã hội Việt Nam cũng có thể là một hình ảnh tương tự trong không quá lâu nữa.
Sau hai năm kể từ lúc các chiến dịch “thủ ác” được kích phát dồn dập và bất chấp oán thán dân tình, kẻ tội đồ EVN đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào.
Bất kể động cơ nào, dù thuộc về tranh đấu nội bộ hay làm dịu tình cảm phẫn uất của dân chúng…, ban lãnh đạo EVN và cơ quan chủ quản của tập đoàn này là lãnh đạo Bộ Công Thương cũng rất xứng đáng bị Quốc hội, Thanh tra chính phủ và Bộ Công an tạm đặt ra “ngoài vòng pháp luật” về thế độc quyền, đồng thời không thể bỏ qua trách nhiệm pháp lý về ít nhất 17 hành vi có dấu hiệu sai phạm.
Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Thể chế yếu kém là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất ổn và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay ở Việt Nam (1)
Dân Luận: Dưới đây là tóm lược không đầu đủ của bài thảo luận chính sách chuẩn bị cho Chương trình Lãnh Đạo Quản Lý Cao Cấp Việt Nam (VELP), có tên gọi ”Khơi thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng”, do Havard Kennedy School và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thực hiện vào tháng 8/2013. Các tác giả gồm Dwight Perkins, David O. Dapice, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Xuân Thành, Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Benjamin H. Wilkinson, Vũ Thành Tự Anh.
Mời các bạn đọc toàn bộ báo cáo để biết chi tiết.
Acemoglu và Robinson kết thúc một chương trong cuốn sách nổi tiếng “Vì
sao các quốc gia thất bại?” bằng điệp khúc “Thể chế, thể chế, thể chế”,
với thông điệp rõ ràng rằng: phát triển, thịnh vượng, xã hội hài hòa,
dân chủ và tiến bộ, hết thảy đều có thể giải thích từ cấu trúc thể chế
của mỗi xã hội. Vì lẽ đó, muốn đạt tới thịnh vượng, cải cách thể chế
phải là chìa khóa… Luận điểm chính xuyên suốt Báo cáo này có thể diễn
đạt ngắn gọn như sau: thể chế yếu kém chính là nguyên nhân sâu xa đã dẫn
tới những bất ổn của nền kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay.
Các nguy cơ về kinh tế, chính trị và xã hội ngày nay đều có thể lý giải
được bởi những cuộc cải cách thể chế bị trì hoãn hoặc chưa được tiến
hành triệt để trong quá khứ. Để phục hồi tăng trưởng, luận điểm chính
của Báo cáo này là cần tận dụng những cơ hội cải cách thể chế trong các
năm tới để tiếp tục trao quyền kinh tế và chính trị mạnh mẽ hơn cho
người dân.
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang trải qua giai đoạn tăng trưởng thấp nhất kể từ Đổi mới và thấp gần như tương đương so với thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998. Một phần của nguyên nhân chắc chắn liên quan đến những trục trặc của các nền kinh tế ở Liên minh châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng lý do chính khiến nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại chính là vì ba trong bốn động cơ của cỗ máy tăng trưởng kinh tế đang trục trặc. Bốn động cơ tăng trưởng này là khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), khu vực tư nhân trong nước, nông nghiệp, và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm đầu của thế kỷ này, khu vực FDI và tư nhân trong nước bắt đầu phát triển mạnh, ngành nông nghiệp cũng hoạt động tốt. Khu vực doanh nghiệp nhà nước tuy kết quả không tốt nhưng cũng chỉ là một trong bốn động cơ tăng trưởng. Tuy nhiên, từ khi các tổng công ty (TCT) được chuyển ào ạt thành tập đoàn kinh tế (TĐKT), những yếu kém cơ bản của khu vực DNNN bộc lộ ngày càng rõ, đặc biệt là dưới tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kết quả là sự sụp đổ của một số TĐKT và sự kém hiệu quả của khu vực DNNN đã được phơi bày, những điều này đã góp phần tạo ra những trục trặc hiện nay của hệ thống ngân hàng. Những trục trặc này, đến lượt mình, tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của hai động cơ tăng trưởng nội địa khác là khu vực tư nhân và nông nghiệp. Duy nhất chỉ còn khu vực FDI là tiếp tục có kết quả tốt chủ yếu nhờ các doanh nghiệp FDI không hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống thể chế trong nước, đồng thời đang được hưởng lợi từ việc các ngành thâm dụng lao động bắt đầu dời khỏi Trung Quốc do tiền lương ở nước này tăng cao.
Khu vực kinh tế nhà nước
... Ở Việt Nam, để phản ảnh đặc trưng “chủ nghĩa xã hội”, kinh tế nhà nước – mà trung tâm là Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) – được Đảng và Chính phủ lựa chọn đóng vai trò chủ đạo. Để đóng được vai trò chủ đạo, các DNNN được giao nắm các “yết hầu” của nền kinh tế, không những thế phải có quy mô áp đảo so với các thành phần kinh tế khác. Hai tiền đề này dẫn đến một số hệ lụy sâu sắc.
Đầu tiên, với vai trò chủ đạo, các DNNN đương nhiên không cần phải cạnh tranh mà vẫn luôn là “người thắng cuộc”, ít nhất là trên thị trường nội địa. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chính sách “chọn trước người thắng cuộc” (“picking the winners”) thường dẫn đến sự thất bại, nhất là trong môi trường quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp yếu kém.
Thứ hai, các DNNN lớn – các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty – nghiễm nhiên được hưởng vị thế độc quyền trong các lĩnh vực then chốt hay thiết yếu và vị thế thống lĩnh thị trường trong bất kỳ thị trường nào mà chúng tham gia. Theo Báo cáo Tập trung kinh tế của Bộ Công Thương (2012), các tập đoàn kinh tế nhà nước đều chiếm vị trí thống lĩnh thị trường ở những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Đặc biệt, các tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vị trí độc quyền hoặc chi phối trong các ngành dầu khí, than và khoáng sản, cơ sở hạ tầng giao thông, hàng không, đường sắt, và điện lực.
Thứ ba, các tập đoàn và tổng công ty còn chi phối quyền và cơ hội kinh doanh thông qua một số cơ chế và thể chế có liên quan, đặc biệt là thông qua quy hoạch và chiến lược phát triển ngành – mà trong hầu hết các trường hợp, được Chính phủ và các bộ chỉ định trực tiếp biên soạn và thực hiện bởi các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Vô hình trung, với cơ chế này, các tập đoàn và tổng công ty đã đồng nhất chiến lược và kế hoạch phát triển của toàn ngành với chiến lược và kế hoạch của chính họ.
Thứ tư, để biến các DNNN thành các tổng công ty và sau đó thành tập đoàn quy mô, Nhà nước không chỉ ưu ái dành cho chúng rất nhiều nguồn lực (đặc biệt là đất đai, nguồn vốn, tín dụng, hợp đồng mua sắm công), mà còn tạo nên một vị thế cạnh tranh không công bằng, một khuôn khổ pháp lý và chính sách thiên lệch đối với khu vực tư nhân, đặc biệt là dân doanh trong nước. Kết quả là khu vực tư nhân – vốn năng động và hiệu quả hơn – bị khu vực DNNN chèn lấn một cách toàn diện, từ độc quyền kinh doanh, vốn, cơ hội tiệm cận các nguồn lực kinh tế, cho tới khả năng tham gia xây dựng chính sách, vì những lý đo đó khu vực tư nhân không thể phát triển được hết tiềm năng sẵn có của mình.
Thứ năm, chính những biệt đãi về vai trò, vị thế, và nguồn lực kể trên đã nuôi dưỡng sự thụ động, phụ thuộc, thậm chí là ỷ lại, của các DNNN. Điều này, cộng với tính chất quan liêu vốn có của hệ thống nhà nước, dần dần làm thui chột sự chủ động, sáng tạo và tính chịu trách nhiệm của các DNNN mà kết quả cuối cùng là sự trì trệ và kém hiệu quả.
Thứ sáu, khi các DNNN trì trệ, kém hiệu quả mà vẫn được đóng vai trò chủ đạo thì Nhà nước lại càng phải bơm thêm nguồn lực, thậm chí để cứu những DNNN đã và đang trên bờ vực phá sản – hiện tượng mà thuật ngữ kinh tế gọi là “giới hạn ngân sách mềm”. Như vậy, các DNNN này không những không phải chịu kỷ luật khắc nghiệt “lời ăn – lỗ chịu” của thị trường, mà còn không phải đối diện với kỷ cương của nhà nước. Gánh nặng do sự trì trệ, kém hiệu quả của khu vực DNNN này sau đó được chuyển thành gánh nặng ngân sách và nợ công, mà người chịu gánh nặng sau cùng chính là những người đóng thuế và những thế hệ tương lai của đất nước.
Nhìn từ góc độ quản trị, mọi yếu kém của DNNN đều bắt nguồn từ quyền sở hữu không rõ ràng. Mặc dù các DNNN đã được chuyển đổi thành các công ty, đặc biệt là DNNN 100% vốn Nhà nước được chuyển thành Công ty TNHH một thành viên theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP, nhưng chúng vẫn thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước đại diện. Tùy theo quy mô của từng DNNN, quyền đại diện sở hữu của nhà nước được thực hiện bởi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Cơ chế đại diện sở hữu nhiều tầng này cộng với tính hình thức của tất cả các tầng đại diện tạo ra một khoảng cách diệu vợi giữa những người chủ sở hữu cuối cùng với những người đại diện của mình. Bên cạnh đó, những hạn chế khác về quản trị (như thông tin kém minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình, sự tham gia hạn chế của công chúng) làm cho DNNN giống như những “hộp đen” trong nhận thức của người dân. Kết quả là những người chủ sở hữu cuối cùng – 90 triệu người dân Việt Nam – không thể thực thi được quyền sở hữu của mình, và do vậy quyền sở hữu thực sự, quyền kiểm soát (control rights) và quyền định đoạt cuối cùng (residual rights) đối với tài sản của DNNN đều nằm hoàn toàn trong tay các cơ quan nhà nước và các thể chế đại diện của nó...
Cho đến nay trong khu vực DNNN, quyền đại diện sở hữu, thẩm quyền quản lý nhà nước, và chức năng quản lý – điều hành kinh doanh vẫn bị trộn lẫn vào nhau – hiện tượng thường được gọi là “ba trong một” trong hệ thống quản lý DNNN. Đồng thời, trong thẩm quyền quản lý nhà nước lại thiếu sự tách bạch giữa các vai trò của bộ chủ quản, cơ quan hoạch định chính sách, và cơ quan điều tiết – một tình trạng “ba trong một” nữa trong hệ thống quản lý DNNN. Rõ ràng là những cơ quan này có mục tiêu, chức năng, vai trò, nhiệm vụ, và công cụ khác nhau, vì vậy khi trộn “ba trong một”, tất yếu sẽ dẫn tới nhiều sự chồng chéo và lẫn lộn trong những khía cạnh này, từ đó gây ra nhiều mâu thuẫn và xung đột lợi ích, làm triệt tiêu hiệu quả và hiệu lực của toàn bộ hệ thống quản trị DNNN. Kết quả cuối cùng là sự thất bại của nhiều tập đoàn và tổng công ty, trong đó tiêu biểu là Vinashin, Vinalines và Sông Đà như chúng ta đã chứng kiến trong thời gian qua.
Sự xung đột lợi ích trong điều tiết – ví dụ như khi bộ chủ quản đồng thời là cơ quan điều tiết nên tìm cách bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trực thuộc mình – bản thân đã nguy hiểm, nhưng nó còn trở nên nguy hiểm hơn khi các doanh nghiệp được bảo vệ vừa kém hiệu quả vừa có vị thế độc quyền. Ở Việt Nam, sự bảo vệ này nhiều khi được khoác tấm áo thị trường – cụ thể là DNNN độc quyền được phép “định giá theo cơ chế thị trường”. Cần nhớ rằng cơ chế giá thị trường chỉ thực sự tồn tại trong môi trường cạnh tranh chứ không thể hình thành trong môi trường độc quyền. Nói cách khác, việc DNNN độc quyền được định giá theo cơ chế thị trường là một biểu hiện của tình trạng quyền lực nhà nước bị lợi dụng để bảo vệ lợi ích cho một nhóm thiểu số doanh nghiệp với cái giá phải trả của toàn bộ nền kinh tế.
Khi DNNN không bị ép buộc phải cạnh tranh – tức là không phải chịu kỷ luật của thị trường, đồng thời không chịu sự điều tiết và giám sát của nhà nước – tức là không phải chịu kỷ cương của nhà nước, thì để vãn hồi hiệu quả, ít nhất nó cũng phải chịu sự giám sát của xã hội. Thế nhưng với tình trạng kém minh bạch thông tin ở các DNNN hiện nay thì khả năng giám sát của xã hội cũng hết sức hạn chế.
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang trải qua giai đoạn tăng trưởng thấp nhất kể từ Đổi mới và thấp gần như tương đương so với thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998. Một phần của nguyên nhân chắc chắn liên quan đến những trục trặc của các nền kinh tế ở Liên minh châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng lý do chính khiến nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại chính là vì ba trong bốn động cơ của cỗ máy tăng trưởng kinh tế đang trục trặc. Bốn động cơ tăng trưởng này là khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), khu vực tư nhân trong nước, nông nghiệp, và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm đầu của thế kỷ này, khu vực FDI và tư nhân trong nước bắt đầu phát triển mạnh, ngành nông nghiệp cũng hoạt động tốt. Khu vực doanh nghiệp nhà nước tuy kết quả không tốt nhưng cũng chỉ là một trong bốn động cơ tăng trưởng. Tuy nhiên, từ khi các tổng công ty (TCT) được chuyển ào ạt thành tập đoàn kinh tế (TĐKT), những yếu kém cơ bản của khu vực DNNN bộc lộ ngày càng rõ, đặc biệt là dưới tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kết quả là sự sụp đổ của một số TĐKT và sự kém hiệu quả của khu vực DNNN đã được phơi bày, những điều này đã góp phần tạo ra những trục trặc hiện nay của hệ thống ngân hàng. Những trục trặc này, đến lượt mình, tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của hai động cơ tăng trưởng nội địa khác là khu vực tư nhân và nông nghiệp. Duy nhất chỉ còn khu vực FDI là tiếp tục có kết quả tốt chủ yếu nhờ các doanh nghiệp FDI không hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống thể chế trong nước, đồng thời đang được hưởng lợi từ việc các ngành thâm dụng lao động bắt đầu dời khỏi Trung Quốc do tiền lương ở nước này tăng cao.
Khu vực kinh tế nhà nước
... Ở Việt Nam, để phản ảnh đặc trưng “chủ nghĩa xã hội”, kinh tế nhà nước – mà trung tâm là Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) – được Đảng và Chính phủ lựa chọn đóng vai trò chủ đạo. Để đóng được vai trò chủ đạo, các DNNN được giao nắm các “yết hầu” của nền kinh tế, không những thế phải có quy mô áp đảo so với các thành phần kinh tế khác. Hai tiền đề này dẫn đến một số hệ lụy sâu sắc.
Đầu tiên, với vai trò chủ đạo, các DNNN đương nhiên không cần phải cạnh tranh mà vẫn luôn là “người thắng cuộc”, ít nhất là trên thị trường nội địa. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chính sách “chọn trước người thắng cuộc” (“picking the winners”) thường dẫn đến sự thất bại, nhất là trong môi trường quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp yếu kém.
Thứ hai, các DNNN lớn – các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty – nghiễm nhiên được hưởng vị thế độc quyền trong các lĩnh vực then chốt hay thiết yếu và vị thế thống lĩnh thị trường trong bất kỳ thị trường nào mà chúng tham gia. Theo Báo cáo Tập trung kinh tế của Bộ Công Thương (2012), các tập đoàn kinh tế nhà nước đều chiếm vị trí thống lĩnh thị trường ở những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Đặc biệt, các tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vị trí độc quyền hoặc chi phối trong các ngành dầu khí, than và khoáng sản, cơ sở hạ tầng giao thông, hàng không, đường sắt, và điện lực.
Thứ ba, các tập đoàn và tổng công ty còn chi phối quyền và cơ hội kinh doanh thông qua một số cơ chế và thể chế có liên quan, đặc biệt là thông qua quy hoạch và chiến lược phát triển ngành – mà trong hầu hết các trường hợp, được Chính phủ và các bộ chỉ định trực tiếp biên soạn và thực hiện bởi các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Vô hình trung, với cơ chế này, các tập đoàn và tổng công ty đã đồng nhất chiến lược và kế hoạch phát triển của toàn ngành với chiến lược và kế hoạch của chính họ.
Thứ tư, để biến các DNNN thành các tổng công ty và sau đó thành tập đoàn quy mô, Nhà nước không chỉ ưu ái dành cho chúng rất nhiều nguồn lực (đặc biệt là đất đai, nguồn vốn, tín dụng, hợp đồng mua sắm công), mà còn tạo nên một vị thế cạnh tranh không công bằng, một khuôn khổ pháp lý và chính sách thiên lệch đối với khu vực tư nhân, đặc biệt là dân doanh trong nước. Kết quả là khu vực tư nhân – vốn năng động và hiệu quả hơn – bị khu vực DNNN chèn lấn một cách toàn diện, từ độc quyền kinh doanh, vốn, cơ hội tiệm cận các nguồn lực kinh tế, cho tới khả năng tham gia xây dựng chính sách, vì những lý đo đó khu vực tư nhân không thể phát triển được hết tiềm năng sẵn có của mình.
Thứ năm, chính những biệt đãi về vai trò, vị thế, và nguồn lực kể trên đã nuôi dưỡng sự thụ động, phụ thuộc, thậm chí là ỷ lại, của các DNNN. Điều này, cộng với tính chất quan liêu vốn có của hệ thống nhà nước, dần dần làm thui chột sự chủ động, sáng tạo và tính chịu trách nhiệm của các DNNN mà kết quả cuối cùng là sự trì trệ và kém hiệu quả.
Thứ sáu, khi các DNNN trì trệ, kém hiệu quả mà vẫn được đóng vai trò chủ đạo thì Nhà nước lại càng phải bơm thêm nguồn lực, thậm chí để cứu những DNNN đã và đang trên bờ vực phá sản – hiện tượng mà thuật ngữ kinh tế gọi là “giới hạn ngân sách mềm”. Như vậy, các DNNN này không những không phải chịu kỷ luật khắc nghiệt “lời ăn – lỗ chịu” của thị trường, mà còn không phải đối diện với kỷ cương của nhà nước. Gánh nặng do sự trì trệ, kém hiệu quả của khu vực DNNN này sau đó được chuyển thành gánh nặng ngân sách và nợ công, mà người chịu gánh nặng sau cùng chính là những người đóng thuế và những thế hệ tương lai của đất nước.
Nhìn từ góc độ quản trị, mọi yếu kém của DNNN đều bắt nguồn từ quyền sở hữu không rõ ràng. Mặc dù các DNNN đã được chuyển đổi thành các công ty, đặc biệt là DNNN 100% vốn Nhà nước được chuyển thành Công ty TNHH một thành viên theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP, nhưng chúng vẫn thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước đại diện. Tùy theo quy mô của từng DNNN, quyền đại diện sở hữu của nhà nước được thực hiện bởi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Cơ chế đại diện sở hữu nhiều tầng này cộng với tính hình thức của tất cả các tầng đại diện tạo ra một khoảng cách diệu vợi giữa những người chủ sở hữu cuối cùng với những người đại diện của mình. Bên cạnh đó, những hạn chế khác về quản trị (như thông tin kém minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình, sự tham gia hạn chế của công chúng) làm cho DNNN giống như những “hộp đen” trong nhận thức của người dân. Kết quả là những người chủ sở hữu cuối cùng – 90 triệu người dân Việt Nam – không thể thực thi được quyền sở hữu của mình, và do vậy quyền sở hữu thực sự, quyền kiểm soát (control rights) và quyền định đoạt cuối cùng (residual rights) đối với tài sản của DNNN đều nằm hoàn toàn trong tay các cơ quan nhà nước và các thể chế đại diện của nó...
Cho đến nay trong khu vực DNNN, quyền đại diện sở hữu, thẩm quyền quản lý nhà nước, và chức năng quản lý – điều hành kinh doanh vẫn bị trộn lẫn vào nhau – hiện tượng thường được gọi là “ba trong một” trong hệ thống quản lý DNNN. Đồng thời, trong thẩm quyền quản lý nhà nước lại thiếu sự tách bạch giữa các vai trò của bộ chủ quản, cơ quan hoạch định chính sách, và cơ quan điều tiết – một tình trạng “ba trong một” nữa trong hệ thống quản lý DNNN. Rõ ràng là những cơ quan này có mục tiêu, chức năng, vai trò, nhiệm vụ, và công cụ khác nhau, vì vậy khi trộn “ba trong một”, tất yếu sẽ dẫn tới nhiều sự chồng chéo và lẫn lộn trong những khía cạnh này, từ đó gây ra nhiều mâu thuẫn và xung đột lợi ích, làm triệt tiêu hiệu quả và hiệu lực của toàn bộ hệ thống quản trị DNNN. Kết quả cuối cùng là sự thất bại của nhiều tập đoàn và tổng công ty, trong đó tiêu biểu là Vinashin, Vinalines và Sông Đà như chúng ta đã chứng kiến trong thời gian qua.
Sự xung đột lợi ích trong điều tiết – ví dụ như khi bộ chủ quản đồng thời là cơ quan điều tiết nên tìm cách bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trực thuộc mình – bản thân đã nguy hiểm, nhưng nó còn trở nên nguy hiểm hơn khi các doanh nghiệp được bảo vệ vừa kém hiệu quả vừa có vị thế độc quyền. Ở Việt Nam, sự bảo vệ này nhiều khi được khoác tấm áo thị trường – cụ thể là DNNN độc quyền được phép “định giá theo cơ chế thị trường”. Cần nhớ rằng cơ chế giá thị trường chỉ thực sự tồn tại trong môi trường cạnh tranh chứ không thể hình thành trong môi trường độc quyền. Nói cách khác, việc DNNN độc quyền được định giá theo cơ chế thị trường là một biểu hiện của tình trạng quyền lực nhà nước bị lợi dụng để bảo vệ lợi ích cho một nhóm thiểu số doanh nghiệp với cái giá phải trả của toàn bộ nền kinh tế.
Khi DNNN không bị ép buộc phải cạnh tranh – tức là không phải chịu kỷ luật của thị trường, đồng thời không chịu sự điều tiết và giám sát của nhà nước – tức là không phải chịu kỷ cương của nhà nước, thì để vãn hồi hiệu quả, ít nhất nó cũng phải chịu sự giám sát của xã hội. Thế nhưng với tình trạng kém minh bạch thông tin ở các DNNN hiện nay thì khả năng giám sát của xã hội cũng hết sức hạn chế.
Nghiên cứu mới đây về tính minh bạch của khu vực DNNN của Ngân hàng Thế
giới cho thấy phần lớn thông tin của DNNN nhằm phục vụ cho các mục đích
nội bộ, không những thế chất lượng của các thông tin này cũng rất thấp.
Đối với công chúng, các DNNN nhiều khi không cung cấp thông tin, và nếu
có thì thông tin thường lỗi thời, không rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn.
Ngay đối với các tập đoàn và tổng công ty – những DNNN lớn và có mức độ
công bố thông tin tốt hơn cả – thì tình trạng minh bạch thông tin cũng
rất kém (xem Bảng 2), gây cản trở nghiêm trọng cho việc quản lý và điều
tiết của Chính phủ cũng như giám sát của công chúng và người dân – những
chủ sở hữu cuối cùng của chính các doanh nghiệp này.
Tóm lại, những đổ vỡ, trì trệ và kém hiệu quả trong khu vực DNNN có nguyên nhân do chế độ sở hữu không rõ ràng, do các áp lực cạnh tranh và kỷ luật thị trường chưa thể vận hành đối với loại hình doanh nghiệp này, và do sự nuông chiều, thiếu kỷ cương trong quản lý và điều tiết của nhà nước. Sự yếu kém của khu vực DNNN không chỉ gây ra lãng phí và phân bổ nguồn lực kém hiệu quả, mà quan trọng hơn, nó làm khu vực này trở thành lực cản đối với những đòi hỏi cấp bách của chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Rõ ràng là nếu không thay đổi được vai trò, động cơ khuyến khích, hệ thống quản lý và điều tiết đối với khu vực này thì chương trình tái cơ cấu không thể thành công.
(còn tiếp)
Vụ Dương Chí Dũng: Ông Trương Tấn Sang quy tội đ/c Nguyễn Tấn Dũng
Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang trực tiếp quy tội cho Bộ
Trưởng Giao Thông Vận Tải Ðinh La Thăng và gián tiếp quy tội cho Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vụ bổ nhiệm Dương Chí Dũng vào chức vụ cục
trưởng Cục Hàng Hải.
Dương Chí Dũng, 55 tuổi, hiện đang phạm tội “cố ý làm trái các quy định
về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng”. Khi công an xét nhà và
chỗ làm việc ngày 18 tháng 5, 2012 thì ông này đã bỏ trốn. Một số bài
viết nêu ra nhiều sai trái của ông này từ việc mua hàng loạt các tàu cũ,
ụ nổi quá quy định, đến đầu tư cảng biển dẫn đến thiệt hại cho ngân
sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.
Khi tới Sài Gòn “tiếp xúc với cử tri”, ông Trương Tấn Sang được báo Tuổi
Trẻ hỏi về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “quy trình bổ nhiệm có
vấn đề hay vấn đề nằm ở chỗ chọn không đúng cán bộ?”
Ông Sang cho rằng “Không thể đổ cho quy trình làm công tác cán bộ được.
Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài,
không phải để chọn những con người hư hỏng. Không thể nói là làm đúng
quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy
trình gì nữa?”
Dịp này ông Sang nói “Tôi cho rằng
trường hợp này là đánh giá không đúng con người. Trước khi bổ nhiệm phải
biết rõ con người dự định chọn là tốt hay xấu. Một người đã hư rồi
nhưng bảo không hư, đã hỏng rồi nhưng còn lý giải gì nữa, chắc chắn cử
tri sẽ không đồng tình.”
Không những vậy, ông chủ tịch nước còn đặt nghi vấn “Ở đây cũng cần xem
thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che
nhau.”
Ngày 6 tháng 2, 2012 sau khi đã có văn bản “quyết định” của ông Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ông Dương Chí Dũng “thôi giữ chức chủ tịch hội
đồng thành viên Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines)”, ông Bộ
Trưởng Ðinh La Thăng cũng ký một “quyết định” khác cử ông Dương Chí Dũng
làm cục trưởng Cục Hàng Hải.
Trước nhiều nghi vấn bổ nhiệm “có vấn đề” cả ông Ðinh La Thăng cũng như
ông bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Ðức Ðam (thay mặt ông thủ
tướng) thanh minh rằng việc “điều” ông Dương Chí Dũng từ tổng công ty
Vinalines đang lỗ chỏng chơ về làm cục trưởng Cục Hàng Hải là “đúng quy
trình” bổ nhiệm cán bộ.
Tại
cuộc họp báo thường lệ sau phiên họp chính phủ ngày 27 tháng 5 năm
2012, ông Vũ Ðức Ðam nói “việc Bộ Giao Thông Vận Tải bổ nhiệm ông Dương
Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải là đúng thẩm quyền, đúng trình tự
thủ tục theo các quy định về cán bộ của đảng và nhà nước”. Báo điện tử
VietNamNet tường thuật. “Thời điểm Bộ Giao Thông Vận Tải có văn bản đề
nghị bổ nhiệm ông Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải là tháng 12 năm 2011.
Bộ Nội Vụ, cơ quan thẩm tra đề nghị này, ra văn bản thẩm định vào tháng
1 năm 2012”, ông Ðam nói. “Tất cả đều trước thời điểm thanh tra có dự
thảo kết luận vào tháng 2 năm 2012. Trong tất cả các hồ sơ cho đến thời
điểm báo cáo lên đều chưa có thông tin về các sai phạm của ông Dũng”.
Giải thích như vậy rồi ông Ðam nói thêm: “Không có quy định nào nói rằng
một doanh nghiệp đang trong quá trình thanh tra thì không được bổ
nhiệm, thuyên chuyển cán bộ, bởi theo luật, thanh tra không chỉ để phát
hiện các sơ hở để phòng ngừa, mà còn để phát hiện các yếu tố tích cực,
thanh tra là công việc hàng năm.”
Sau đó, khi điều trần ở Quốc Hội ngày 14 tháng 6 năm 2012, ông Bộ Trưởng
Ðinh La Thăng vẫn cả quyết việc ông bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là
“đúng thẩm quyền, không trái các quy định của luật thanh tra”. Có chăng,
ông này chỉ nhận “nóng vội khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng”.
Tuy nhiên, trước đó hai tuần lễ, ông Thăng ngày 31 tháng 5 năm 2012 nói
với báo chí rằng “…Tập thể Vinalines khi đó có thể nói là mất đoàn kết
cần thay một vị trí chủ chốt. Do đó, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng
làm cục trưởng Cục Hàng Hải nhằm cứu Vinalines, giải quyết mâu thuẫn,
đẩy mạnh chiến lược biển và quá trình tái cơ cấu tập đoàn…”
Trong dịp này, ông Thăng tiết lộ nhiều chuyện lình xình xảy ra tại
Vinalines nên “Từ tháng 9 năm 2011, ban cán sự đảng bộ giao thông có chủ
trương phải đưa ông Dũng ra khỏi vị trí Chủ Tịch Vinalines càng sớm
càng tốt. Sau hơn một tháng động viên thì ông Dũng mới đồng ý. Tuy
nhiên, thời gian thực hiện quy trình thủ tục, bổ nhiệm quá lâu, từ tháng
10 năm 2011 (xin chủ trương) đến tháng 2 năm 2012 (có quyết định) là
gần 5 tháng..”
Các tập đoàn, tổng công ty lớn nằm dưới sự điều động trực tiếp của chính
phủ. Những chuyện nội bộ của chúng thế nào, chắc chắn ông thủ tướng
phải biết để ra lệnh.
Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Phạm Quý Ngọ (đeo caravat đỏ) úy lạo Vinalines dịp Tết 2011 vừa qua: |
Một điều khó hiểu là ngày 25 tháng 5 năm 2012, sau khi ông Dương Chí
Dũng bỏ trốn và bị truy nã, nhiều tai tiếng của Vinalines bị bới móc
trên mặt báo, “Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Ðức Ðam ký văn
bản truyền đạt ý kiến của thủ tướng yêu cầu Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ
Nội Vụ báo cáo việc đề xuất thay đổi nhân sự và thực hiện quy trình bổ
nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải trong khi thanh tra
chính phủ đang thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản
lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng Công Ty Hàng Hải (Vinalines). Báo
cáo gửi thủ tướng trước ngày 31 tháng 5.”
Báo điện tử VNExpress tường thuật tin này ngày 30 tháng 5 năm 2012 làm
ra vẻ ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vô can trong việc bổ nhiệm ông Dương
Chí Dũng ở Cục Hàng Hải dù ông ta có cho “thôi chức” ở Vinalines.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ, ông Trương Tấn Sang nói
“Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4
tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ”.
Làm rõ như thế nào, để làm gì, chưa ai hình dung ra. Sau vụ tập đoàn
đóng tàu Vinashin đổ bể tùm lum, ông Nguyễn Tấn Dũng là người chịu trách
nhiệm cao nhất trong vụ việc, chỉ ra trước Quốc Hội nói qua loa mấy câu
“nhận trách nhiệm” là xong.
Trong bài phân tích nhân vụ đổ bể của Vinalines gửi cho BBC ngày 23
tháng 5 năm 2012, ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của
Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc cho rằng “chỉ dấu rằng đang có mâu
thuẫn lớn trong nội bộ đảng về các chính sách và các cá nhân… Việt Nam
hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đô la liên quan đến các tập
đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines.”
“Hai bê bối này nó liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam
hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực kinh tế và
chính trị. Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới
các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính
trị đằng sau họ.”
Và rằng, “các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và
thiếu giám sát có hiệu quả… Rõ ràng phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng
nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến đảng và các cơ quan của đảng bị giảm
quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng
của thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt
Nam.”
T.N
(Nguoi-viet.com)
Hành trình trốn qua Campuchia để sang Mỹ của Dương Chí Dũng
Để giúp anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn ngay trước khi cơ quan điều tra
tống đạt lệnh khởi tố và bắt tạm giam, Dương Tự Trọng - nguyên đại tá,
Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng - đã chỉ đạo thuộc cấp đón ông Dũng
rồi móc nối đường đây đưa ra nước ngoài.
Vào thời điểm ngày 17/5/2012, khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an tổ chức bắt bị can Dương Chí Dũng, đối tượng đã bỏ trốn.
Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phối hợp
với Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên
phòng, Cục Hàng không, các hãng hàng không, bến cảng, hải cảng để phong
tỏa việc trốn chạy của bị can.
Ngày 18/5/2012, cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát Lệnh truy nã đặc
biệt số 01/C48-P2 trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với tổ chức Cảnh
sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với
Dương Chí Dũng.
Tiếp theo, để quyết liệt truy bắt đối tượng, ngày 31/5/2012, lãnh đạo Bộ
Công an đã quyết định thành lập Ban chuyên án, huy động các đơn vị
nghiệp vụ của Bộ Công an và lực lượng Công an toàn quốc tham gia truy
bắt đối tượng.
Hình ảnh ông Dũng lúc bị bắt được phổ biến trên internet với chú thích như sau: Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt giữ tại nơi ẩn náu số 67 đường Oknha Chhun, Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, vào ngày 1/9/2012.Trích nguồn: kohsantepheapdaily.com.kh |
Việc bỏ trốn ra nước ngoài của Dương Chí Dũng đã gây sự chú ý đặc biệt
của dư luận. Sau gần 1 năm, các điều tra viên đã bóc gỡ được toàn bộ
nhóm đối tượng tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài. Cầm đầu
đường dây này chính là Dương Tự Trọng, khi đó là Phó Giám đốc Công an TP
Hải Phòng, em trai của Dương Chí Dũng.
Chiều 17/5/2012, khi thấy Dương Chí Dũng thông báo việc bị khởi tố, bắt
tạm giam, ông Trọng đã hướng dẫn anh trai tạm thời đến trốn tại nhà bạn
gái là Hoàng Kim Nhung ở tổ 43, ngõ 48 đường Nguyễn Khánh Toàn, phường
Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội).
Sau đó, Trọng đã bàn bạc với Vũ Tiến Sơn (khi đó là Phó trưởng Phòng
Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng) và Hoàng Văn Thắng (khi đó là cán
bộ Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an TP Hải
Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (khi đó là cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Công
an TP Hải Phòng) kế hoạch đưa Dũng đi trốn, đồng thời gọi thêm Phạm Minh
Tuấn, Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng (bạn thân của Trọng) đi lên Hà Nội
lo liệu.
Đầu tiên, Hoàng Văn Thắng và Phạm Minh Tuấn được giao nhiệm vụ đưa Dương
Chí Dũng từ Hà Nội trốn xuống nhà ông Hoàng Văn Cường (bố của Hoàng Kim
Nhung) ở phố My Sơn, thị trấn Quảng Hà (Hải Hà, Quảng Ninh).
Sau đó, Dũng bấm một quẻ bói, thấy việc xuất phát theo hướng Bắc không
tốt nên ông ta quyết định chuyển hướng trốn sang Campuchia, dự định sau
đó sẽ bay tiếp sang Mỹ.
Để tổ chức trốn theo hướng này, Dương Tự Trọng đã bàn với Vũ Tiến Sơn đã
dùng 2 đối tượng có quan hệ xã hội là Đồng Xuân Phong (đang bị Công an
TP Hồ Chí Minh truy nã về tội buôn lậu từ năm 2009) đang sống ở Hải
Phòng và Trần Văn Dũng với biệt danh Dũng “Bắc kạn” một tay giang hồ
khét tiếng đất Cảng (2 tiền án) giúp sức.
Ông Dương Tự Trọng đã tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn ngay
trước khi Cơ quan điều tra tống đạt lệnh khởi tố, bắt tạm giam
Ông Dương Tự Trọng đã tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn ngay
trước khi Cơ quan điều tra tống đạt lệnh khởi tố, bắt tạm giam
Hành trình chạy trốn của Dũng sẽ là từ Quảng Ninh đi ôtô vào TP Hồ Chí
Minh, sau đó lên cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), qua đường tiểu
ngạch sang Campuchia, từ đó sang Singapore để Dương Chí Dũng làm thủ tục
xuất cảnh đi Mỹ.
Để đảm bảo kế hoạch được thực hiện chặt chẽ, các đối tượng trên đã mua
nhiều điện thoại và sim rác để liên tục giữ liên lạc với nhau.
Chúng thống nhất gọi Dương Chí Dũng là “Đồng”; Đồng Xuân Phong là “Gió”; Trần Văn Dũng là "Cạn".
Lợi dụng được cử đi công tác tại TP Hồ Chí Minh nên Dương Tự Trọng đã
chọn ngày 21/5/2012 là thời điểm đưa Dương Chí Dũng từ Quảng Ninh vào TP
Hồ Chí Minh.
Hoàng Văn Thắng và Nguyễn Trọng Ánh nhận nhiệm vụ chở Dũng đi. Trước đó,
chiều 20/5, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn đã bay vào TP Hồ Chí Minh.
Các đối tượng đổi xe liên tục để tránh sự phát hiện của cơ quan chức
năng.
Khoảng 19h ngày 23/5/2012, Dương Chí Dũng được xe ôm chở theo đường tiểu
ngạch trốn sang Campuchia, còn Đồng Xuân Phong (mang hộ chiếu giả) và
Trần Văn Dũng xuất cảnh công khai bằng hộ chiếu phổ thông.
Trưa 24/5/2012, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay và cùng Dương Chí Dũng từ
Campuchia sang Singapore để Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ.
Tuy nhiên, do Văn phòng Interpol Việt Nam đã trao đổi thông tin về vụ án
và lệnh truy nã quốc tế Dương Chí Dũng đối với Văn phòng Interpol của
Mỹ nên ông này đã không được phép nhập cảnh Mỹ và ngày 27/5/2012, bị đẩy
trở về Campuchia.
Khi được anh trai thông báo, Dương Tự Trọng tiếp tục yêu cầu Vũ Tiến Sơn
liên lạc với Đồng Xuân Phong và Trần Văn Dũng thu xếp cho Dương Chí
Dũng trốn (thay đổi 2 địa điểm) trên đất Campuchia và chuyển 24.000USD
(2 lần) cho Dũng chi tiêu.
Sau thời gian lẩn trốn nơi đất khách, đến ngày 4/9/2013, Dương Chí Dũng bị bắt.
Ngày 22/2/2013, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an đã thực hiện bắt, tạm giam đối
với ông Dương Tự Trọng. Quá trình điều tra mở rộng vụ án trên, CQĐT đã
khởi tố một vụ án độc lập khác để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ của ông Dương Tự Trọng.
Nguyễn Ngân (Tổng hợp)
(Đất Việt)
Ụ nổi ụ chìm
TT-Online - Khi người bán chỉ mong được giá 5 triệu USD cho một cái ụ
nổi dùng vào việc sửa chữa tàu biển mà người mua sẵn lòng trả tới 9
triệu USD, những thương vụ ngược đời ấy chỉ có ở loại doanh nghiệp cha
chung không ai khóc.
Nhận “lại quả” hàng triệu USD từ thương vụ ấy, nguyên giám đốc Dương Chí
Dũng của Vinalines được cho là đã vung tiền tỉ mua nhà cho bạn gái.
Tham ô, cố ý làm trái là những ngôn từ khô khốc của luật pháp. Trong khi
dân nghèo tần ngần lựa những mớ rau ngày càng nhiều.
Chính việc thiếu giám sát đã tạo cơ hội cho người quản trị doanh nghiệp
nhà nước lạm dụng quyền lực được ủy nhiệm, làm giàu bất chính. Bất công
ấy nếu dai dẳng kéo dài sẽ gieo mầm mống bất an rất lớn cho xã hội.
Ông giám đốc có đi tù, song gánh nặng nợ nần của doanh nghiệp nhà nước
vẫn đè nặng lên ngân sách quốc gia, tức trên vai mỗi người dân. Càng bơm
tiền cho doanh nghiệp nhà nước càng tăng rơi vãi, của cải khan hiếm của
một đất nước vốn đã nghèo lại góp phần làm giàu cho tư gia các nhà quản
trị trong nước và làm giàu thêm cho các công ty đồng lõa nước ngoài. Ụ
nổi nay đã thành đống sắt han gỉ, song cái ụ chìm đang nâng đỡ những
đống sắt vụn ấy cũng cần nhận diện đích danh. Gần 30 năm cải cách, doanh
nghiệp nhà nước chưa thật sự trở thành đầu tàu tạo ra của cải và giúp
phân bổ phúc lợi hài hòa, chưa trở thành hình mẫu năng động trong quản
trị kinh doanh, chưa đóng góp được nhiều việc làm cho thị trường lao
động, và chưa tạo ra hiệu suất sử dụng đồng vốn đầu tư cao tương xứng
với những ưu tiên mà Nhà nước đã dành cho chúng.
Để ngăn chặn tham ô và hoang phí tiền dân, cần vun đắp các thể chế tạo
ra một nền kinh tế tư hữu và công hữu cùng cạnh tranh năng động. Vụ án
liên quan đến ông Dương Chí Dũng của Vinalines, thêm một lần nữa nhắc
nhở rằng doanh nghiệp nhà nước và kiểm soát đầu tư công, sau ba thập kỷ
cải cách, vẫn cần phải đặt ở vị trí trung tâm trong cải cách thể chế
kinh tế hiện nay. Cần xác định rõ chủ sở hữu, tạo điều kiện cho người
dân, báo chí, các cơ quan dân cử tham gia quyết định, kiểm soát và giám
sát ngày càng chặt chẽ hơn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, giảm độc
quyền và ưu đãi, buộc họ phải cạnh tranh với khu vực tư nhân ngày càng
lớn mạnh, chỉ khi đó doanh nghiệp nhà nước mới tuân thủ kỷ luật thị
trường và hi vọng được quản trị hiệu quả. Chỉ khi ấy mới mong ít dần
những thương vụ ngược đời như cái ụ nổi của Vinalines.
Phạm Duy Nghĩa
16/10/2013
(Tuổi Trẻ-Online)
Các "đại gia Vinalines" nhận tiền tỉ như thế nào?
Các "đại gia Vinalines" |
Như PetroTimes đã nêu trong bài viết trước, sau khi gật đầu với “giao
dịch ma” để rước đống sắt vụn 83M, các đại gia Vinalines đã đút túi 1,66
triệu đô la. Họ đã nhận tiền như thế nào?
Toàn bộ lời khai tại cơ quan điều tra của Trần Hải Sơn – “chân chạy” trong đường dây tham ô đã thể hiện rõ điều này.
Như đã đưa tin, Dương Chí Dũng đã “rộng tay” với đàn em khi tuyên bố:
“Chia theo tỉ lệ 10 tỉ đồng cho anh, 10 tỉ đồng cho anh Phúc, còn lại
cho em (Sơn - PV)”
Vào khoảng tháng 3/2008, trước khi Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi 83M
qua trung gian AP, giám đốc của AP là ông Goh Hoon Seow đã đến thẳng trụ
sở Vinalines để gặp Trần Hải Sơn và nói: “Ông chuẩn bị tiếp nhận khoản
tiền lại quả, tôi đã thống nhất với ông Dũng và ông Phúc rồi. Các ông ấy
nói giao cho ông nhận, số tiền lại quả là 1,66 triệu đô la”.
Sau khi hỏi ý kiến “các sếp”, Trần Hải Sơn ngầm hiểu là “các sếp” đã chọn đối tác này.
Trần Hải Sơn đã khéo léo "phù phép" khoản tiền hoa hồng này qua tài
khoản của Công ty Phú Hà ở Hải Phòng. Số tiền 20 tỉ đồng sau đó được Sơn
chuyển cho Mai Văn Phúc và Dương Chí Dũng.
Khoảng tháng 7/2008, khi Dương Chí Dũng vào TP HCM đi công tác, ở khách
sạn Victory trên đường Võ Văn Tần, Sơn đã gọi điện thoại và nói ngắn
gọn: “Em gặp bác để chuyển ít quà”.
Khi Dũng đồng ý, Sơn liền chạy ra chợ, mua một cái valy Trung Quốc có
bánh xe kéo và xếp 5 tỉ đồng tiền mặt, loại mệnh giá 500 nghìn đồng. Sau
đó, Sơn gọi taxi và kéo valy thẳng vào khách sạn, lên phòng giao cho
Dũng.
Toàn bộ thời gian Dũng ở phòng Vip khách sạn Victory này đều do Vinalines trả tiền công tác phí.
Trụ sở Vinalines ở Hà Nội. |
Lần giao nhận 5 tỉ đồng tiếp theo cũng “nhẹ nhàng như đẩy xe hàng”. Sơn
ra đường Xã Đàn, Hà Nội mua bừa một vali Trung Quốc rồi ném lên ô tô,
lái về Hải Phòng. Sau khi xếp tiền vào vali, Sơn cứ thế ung dung kéo
vali thong dong đi bộ nửa cây số sang nhà mẹ vợ Dương Chí Dũng ở đường
Phạm Ngũ Lão.
Đến nơi, Sơn cũng chỉ thỏ thẻ “Gửi anh nốt chỗ quà”
Lần đưa tiền cho Mai Văn Phúc, Sơn cũng “diễn” lại kịch bản cũ, xếp tiền
mặt loại 500 nghìn đồng vào vali Trung Quốc mua ngoài chợ rồi kéo thẳng
đến nhà “trao tay”. 2 lần Sơn kéo vali tiền đến tận nhà Phúc ở Làng
Quốc tế Thăng Long, Hà Nội. Một lần Sơn mang 2,5 tỉ về tận quê Mai Văn
Phúc ở An Dương, Hải Phòng. Vali chứa tiền tham ô được giao nhận ngay
trong đám giỗ người nhà Phúc.
Ngoài ra “chân chạy” Trần Hải Sơn còn không quên gửi “chút bồi dưỡng”
340 triệu đồng cho Trần Hữu Chiều vì "nhắm mắt làm ngơ" cho "giao dịch
ma" diễn ra thuận lợi.
Sơn được Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc xem là thân tín vì trước khi mua ụ
nổi và thành lập Công ty TNHH sửa chữa tàu biển phía Nam, Dũng và Phúc
đều hứa tạo điều kiện, giúp đỡ Sơn được bổ nhiệm làm tổng giám đốc công
ty này.
Số tiền 1,66 triệu đô la này được Sơn khéo léo “rửa” qua tài khoản của
Công ty Phú Hà, TP Hải Phòng. Có một chi tiết mà ít ai biết, công ty Phú
Hà mà Sơn “rửa tiền” qua là công ty do Trần Thị Hải Hà, em gái Sơn làm
giám đốc. Sau khi giao dịch thành công, Sơn rộng tay “bo” cho em gái 2
tỉ đồng.
Tuy nhiên, trước cơ quan điều tra, Sơn khai số tiền này là Sơn cho em
gái và Hà không biết đây là tiền gì. Chính lời khai này của Sơn đã cứu
em gái khỏi bị trở thành đồng phạm trong việc tham ô tài sản.
Lưu Thủy
(PetroTimes)
-----------------------------
'Kịch bản' chia tiền của cựu Chủ tịch Vinalines
TP - Cục CSĐT tội phạm tham nhũng - Bộ Công an làm rõ “kịch bản” tham ô 1,666 triệu USD của bị can Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines cùng thuộc cấp trong thương vụ mua ụ nổi 83M.
Như đã đưa tin, ngày 14/10, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kết thúc điều tra vụ tiêu cực xảy ra tại Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng cùng 9 bị can. Ông Dũng bị cáo buộc có hành vi cố ý làm trái trong việc phê duyệt dự án sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam và việc mua ụ nổi 83M.
Thỏa thuận ngầm trong thương vụ mua “sắt vụn”
Theo tài liệu điều tra, ông Dũng và Tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc biết rõ ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản, bị hư hỏng nặng, đã bị Đăng kiểm Nga không cho hoạt động từ năm 2006... nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới hợp thức thủ tục để mua với giá 9 triệu USD thông qua Cty AP (Singapore). Trong khi đó, chủ sở hữu ụ nổi chỉ rao bán với giá 2,3 triệu USD.
Quá trình điều tra, C48 Bộ Công an đã cử đoàn công tác sang Singapore để ghi lời khai của ông Goh Hoon Seow, Giám đốc Cty AP và đã phát hiện ra kịch bản tham ô tài sản của các cán bộ, lãnh đạo Vinalines. Cụ thể, giám đốc Cty AP đã cung cấp một bản thỏa thuận ngày 7/7/2007 do Cty Global Success (Cty của Nga, có chi nhánh tại Hồng Kông) và Cty AP ký kết, nội dung ghi rõ việc ăn chia 9 triệu USD tiền bán ụ nổi 83M.
Theo đó, Cty Global Success được hưởng 4,334 triệu USD; Giám đốc Cty này được hưởng 1,134 triệu USD và bên thứ 3 do Cty Global Success chỉ định được hưởng 1,666 triệu USD...
Vẫn theo cung cấp của ông Goh Hoon Seow, ngay sau khi Vinalines chuyển 9 triệu USD, Giám đốc Cty Global Success lập tức yêu cầu ông Goh chuyển 1,666 triệu USD cho Cty Phú Hà (tại Việt Nam) thông qua ngân hàng UOB - Chi nhánh TPHCM, ghi rõ: Cty AP chuyển cho Cy Phú Hà để thanh toán cho các công việc chuẩn bị tài liệu xuất khẩu, hải quan và thuế xuất khẩu ụ nổi 83M.
Lần tìm theo đường đi của số tiền 1,666 triệu USD, CQĐT xác định Cty này không thực hiện bất kỳ công việc gì liên quan tới ụ nổi 83M, đồng thời làm rõ Giám đốc Cty này là bà Trần Thị Hải Hà, em gái ông Trần Hải Sơn - nguyên Tổng giám đốc Cty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines.
Xếp đầy valy tiền đưa sếp
Tại cơ quan công an, Trần Hải Sơn khai, đầu tháng 3/2008, trước khi Vinalines ký hợp đồng mua bán ụ nổi 83M với Cty AP, ông Goh Hoon Seow gặp Sơn tại trụ sở Vinalines và nói: “Ông chuẩn bị tiếp nhận khoản tiền “lại quả”, tôi đã thống nhất với ông Dũng và ông Phúc rồi. Các ông ý nói là giao cho ông nhận, số tiền là 1,666 triệu USD”.
Sau đó, Sơn đến phòng làm việc của ông Dương Chí Dũng kể lại sự việc và được ông Dũng xác nhận, chỉ đạo “chia theo tỷ lệ 10 tỷ đồng cho anh, 10 tỷ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em”.
Ngày 18/6/2008, ông Goh chuyển 1,666 triệu USD cho Sơn qua tài khoản của Cty Phú Hà. Đến tháng 7/2008, sau khi được Cty Phú Hà chuyển hơn 28 tỷ đồng (quy đổi từ 1,666 triệu USD), Sơn gọi điện hẹn gặp ông Dũng tại một phòng VIP khách sạn Victory, TP HCM. Trước khi đi, Sơn tự tay xếp 5 tỷ đồng, mệnh giá 500 nghìn đồng, vào valy kéo, rồi mang đến đưa cho ông Dũng. Sau đó khoảng 1 tháng, Sơn đưa tiếp một valy chứa 5 tỷ đồng cho ông Dũng tại nhà mẹ vợ của ông này ở Hải Phòng.
“Phần” của ông Mai Văn Phúc, Sơn đã chia làm 3 lần đưa, tổng cộng 10 tỷ đồng tại nhà riêng của Phúc tại Làng quốc tế Thăng Long và tại quê ông Phúc ở TP Hải Phòng. Số tiền còn lại, Sơn chia cho em gái 2 tỷ đồng; chia cho Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng và chiếm hưởng 5,8 tỷ đồng.
Lê Dương
(Tiền phong)
Trần Vinh Dự - Vẫn chuyện cấm dạy chữ và cuộc đua vào trường tốt
Không gì ngăn được “rat race”
Đứng về phía quản lý hành chính, việc chia theo tuyến (Việt Nam) hay
zone (Mỹ) như đã trình bày trong một bài trước là nhằm giảm áp lực của
các trường tốt nhất và tạo điều kiện cho các trường bình thường có thể
tuyển sinh.
Ở Mỹ, vì học trường tư phải đóng học phí cao (thường là trên 20 nghìn Đô
la mỗi năm) trong khi học trường công lập hoàn toàn miễn phí, các
trường công lập tốt nhất thường rất khó xin vào, thậm chí khó hơn cả
trường dân lập tốt. Vì lý do này, phụ huynh buộc phải “đối phó” bằng
cách mua hoặc thuê nhà ở trong zone của các trường công lập tốt nhất nếu
có điều kiện. Giá nhà trong vùng của các trường tốt nhất vì thế luôn
cao hơn hẳn các vùng khác và luôn ổn đình chứ không dễ gặp tình trạng
“xì”/“vỡ” bong bóng bất động sản.
Cách làm ở Mỹ dẫn tới việc những gia đình khá giả có thể mua được nhà
trong các khu vực có trường tốt. Bố mẹ nghèo ít khi có điều kiện mua
hoặc thuê nhà trong khu vực có trường tốt, vì vậy con cái bắt buộc phải
vào học các trường bình thường. Các trường tư tốt nhất thì vừa tốn kém
do học phí cao, vừa khó xin vào do điều kiện tuyển sinh ngặt nghèo. Theo
Tạp chí New York, nếu như trung bình hồi năm 2000 mỗi gia đình phải nộp
hồ sơ tới khoảng 5 hoặc 6 trường cho một học sinh xin vào lớp mầm non
thì ngày nay họ phải nộp tới 10 trường mới hi vọng con mình được nhận
vào một trường ưng ý.
Còn ở Việt Nam, cơ chế phân tuyến chưa dẫn đến tình trạng giá nhà gắn
liền với uy tín của trường học trong vùng như ở Mỹ. Trái lại, ở Việt Nam
phụ huynh thường phải tốn phí để “chạy” cho con mình vào trường công
tốt. Thường việc này diễn ra dưới hai hình thức “chạy tuyến” (nhập hộ
khẩu về nơi có trường tốt mặc dù không ở đó) hoặc chạy cho con học trái
tuyến.
Gần đây báo Thanh Niên đăng lại kết quả một khảo sát của trường ĐH Mở
TP.HCM thực hiện trong tháng 3-2012 cho thấy trong số 150 phụ huynh được
hỏi ý kiến, có tới 45,3% có con học trái tuyến. Cũng trong số này, có
tới 54,4% phụ huynh thừa nhận đã “chạy” trường cho con và 64,9% cho rằng
việc chạy trường là bình thường.
Theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh đã tham gia chạy trường, việc
“chạy” trường cho con cũng gần giống như việc tham gia đấu thầu. Mỗi
giáo viên hoặc cán bộ trong trường thường có một vài suất “ưu tiên”. Tại
một vài trường tốt nhất, các suất này có nhiều phụ huynh muốn “mua” và
vì thế giá mua rất cao, có thể lên đến 4 hoặc 5 nghìn USD cho một suất.
Vì không có cơ chế nào rõ ràng để việc mua - bán diễn ra minh bạch,
trong nhiều trường hợp phụ huynh chi tiền “chạy”, sau đó chờ phản hồi.
Trong trường hợp có người “chạy” với giá cao hơn, phụ huynh này sẽ được
trả lại tiền và phải đi xin cho con học ở chỗ khác.
Đương nhiên đây là một cơ chế rất kém hiệu quả cho cả nhà trường lẫn phụ
huynh. Tuy nhiên, vì các cán bộ hay giáo viên này không thể công khai
“bán suất” nên việc chạy và chờ đợi may mắn theo kiểu này vẫn là việc mà
các phụ huynh phải làm.
Nhà nước và phụ huynh nên làm gì?
Đứng về phía nhà nước, nhà nước không thể, và không nên, gánh vác nhiệm
vụ đảm bảo công bằng cho học sinh khi xin vào các trường công lập tốt
nhất. Việc của nhà nước là đầu tư và nâng cao chất lượng của cả hệ thống
trường công, trong đó đặc biệt là các trường công có chất lượng chưa
thực sự tốt. Nhà nước cũng không nên áp đặt các trường tư về quy cách
xét tuyển đầu vào của họ, bao gồm cả việc thi tuyển đầu vào.
Đối với trường tư thục vì lợi nhuận, uy tín của trường, sự thành công
của học sinh khi tốt nghiệp ra trường chính là yếu tố quyết định sự tồn
tại của họ, vì thế việc xét tuyển đầu vào chính là quyền lợi chính đáng
mà họ phải có. Việc cấm xét tuyển đầu vào đối với trường tư xem ra là
việc làm vô lý và cần phải bãi bỏ.
Đứng về phía phụ huynh, cho con học ở các trường tốt nhất là một nguyện
vọng đáng trân trọng. Tuy nhiên, nói như Andrew Marks, phóng viên Tạp
chí New York, thì “sự hoảng loạn và phấn khích của việc xin học mầm non
cho con cũng tựa như việc một nửa thành phố New York cố chen chân vào
một nhà hàng sang trọng bậc nhất thành phố vào tối thứ Bảy.
Đương nhiên là bạn muốn đến đó, và muốn khoe với bạn bè rằng mình được
ngồi ngay cạnh Michael Douglas hay Catherine Zeta-Jones, nhưng liệu bạn
sẽ có một bữa ăn tồi hay không nếu bạn không đến đó?”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét