Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Từ đám tang Đại tướng, nghĩ về uy tín, uy quyền

Bùi Văn Bồng - Từ đám tang Đại tướng, nghĩ về uy tín, uy quyền


1 - Suy ngẫm từ lòng dân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người cuối cùng thế hệ lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ, người con vĩ đại của dân tộc đã về cõi vĩnh hằng.

Suốt hơn một tuần cả nước trong cảnh “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, dù trong mưa nhưng người đân khắp nơi vẫn đi thắp hương và đưa tiễn Đại tướng. Trên các con đường dẫn vào nơi ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hàng vạn người dân mọi lứa tuổi, từ em bé tới cụ già râu tóc bạc phơ, từ người nông dân, công nhân đến cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ… tự giác xếp hàng vào viếng Đại tướng. Đây là vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thứ hai sau Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân thể hiện tình cảm thương tiếc của mình như thế.

Nhân dân dành tình cảm tiếc thương vô hạn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bởi trọn 103 năm ở cõi tạm, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng thuộc về nhân dân. Đó là sự khẳng định uy tín rất lớn của Đại tướng trong lòng nhân dân. Báo chí nước ngoài cũng ca ngợi nhân cách lớn, uy tín lớn ấy. Báo Pháp Libération (Giải phóng): Tướng Giáp trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng cao nhất của Việt Nam hiện đại, chỉ sau người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bài báo cũng trích dẫn đánh giá của Carl Thayer, một nhà nghiên cứu Australia: "Đó là một huyền thoại và anh hùng xuất chúng của Việt Nam", cùng nhận xét của nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay: "Đằng sau mỗi chiến thắng, người ta luôn tìm thấy ở Đại tướng nguồn sức mạnh và động lực.

Trong bài viết “Hàng trăm ngàn người tiếc thương tiễn biệt Tướng Giáp - vị anh hùng dân tộc”, tờ Washington Post đã miêu tả hàng người dài 40km đã nối dài từ những khu vực có linh cữu của Đại tướng đi qua đến sân bay quốc tế Nội Bài. Trong khi đó, trang tin Euronews ngoài việc đăng tải clip, bài viết về lễ tang, còn khẳng định:

Bài viết đăng trên tờ Liberation của Pháp khẳng định, sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại niềm tiếc thương to lớn, nhưng nó cũng thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng người dân Việt Nam. Các chiến thuật quân sự của ông đã truyền cảm hứng cho những người lính trên khắp thế giới. Ông xứng đáng nhận được sự mến mộ vô cùng lớn trong lòng dân chúng, thậm chí cả với những người trẻ tuổi, những người chưa hề biết đến chiến tranh….

Sự ra đi của một anh hùng như ông khiến nhiều người dân xúc động và tạo nên làn sóng đau buồn tràn ngập trên các mạng xã hội mặc dù Đại tướng đã rút lui khỏi nền chính trị hơn ba mươi năm qua, bài báo cho hay. "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là 'tượng đài trong lòng nhân dân'.

Theo GS. Nguyền Minh Thuyết: Lịch sử thật công bằng. Được lòng dân, dân tôn làm thánh; mất lòng dân, dân ngoảnh mặt đi. Người có công với nước, có đức với dân như ông xưa nay đều sống mãi trong lòng dân chúng, lưu danh vạn thuở với non sông.

Những lời thương tiếc, ngợi ca ông ngập tràn không gian mạng. Và nhân dân vẫn đang trông đợi những minh quân, hiền triết như thế, để có thể cùng sức dân lèo lái con thuyền Việt Nam tiến vào thế giới phẳng, với các giá trị văn minh của nhân loại…

Đó là sự khẳng định uy tín lớn, nhân cách lớn cảa vị anh hùng dân tộc – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trên đời, người có uy quyền lớn, nhưng tuyệt đối không dùng 'quyền' để 'hành' thiên hạ, trai slại, với nhân cách lớn, đạo đức cách mạng trong sáng, suốt đời vì dân vi nước, mẫu mực về lối sống, coi trọng "Dĩ công vi thượng", khẳng định uy tín lớn như Đai tướng Võ Nguyên Giáp thạt là rất hiếm.

2 - Người lãnh đạo cần hội đủ uy tín và uy quyền

Làm người chỉ huy, làm lãnh đạo, nói tóm lại trong thể chế chính trị ở nước ta, khi ai đó có chức danh, người ta thường gọi chung là cán bộ. Làm cán bộ làm người chỉ huy, người đứng đầu, phải biết cân đối uy tín và uy quyền. Làm cán bộ của đảng, “không phải cứ tự vẽ lên trán hai chữ Cộng Sản” (HCM) thì ai cũng phải nể sợ. Điều đáng nói nhất, khi đã có chức danh, có vị trí (ghế) thì có quyền. Có quyền thì dùng uy quyền. Nhưng dùng thế nào cho ‘có uy’ lại tuỳ mỗi người.

Nhưng suy cho cùng, uy quyền chỉ là nhất thời, có khi chỉ được việc trước mắt, chỉ có uy tín mới bền lâu. Uy quyền thường thể hiện trong công việc, ra quyết định, phát mệnh lệnh, nhưng uy tín đi vào lòng người. Tuỳ theo mỗi ông ‘cán bộ cộn sản’ mà uy tín có khả năng lưu danh thơm truyền giữ tiếng tốt lành, hay chỉ là sự mờ nhạt, thoáng qua, rồi biệt vô âm tín, thậm chí làm bia miệng cho thế gian. Uy tín đó tự mỗi cán bộ phải biết tạo dựng, xây đắp cho minh. Thiếu gì cán bộ quan liêu, cửa quyền, mệnh lệnh, hách dịch, chỉ cốt dùng uy quyền mà coi nhẹ hoặc bỏ qua uy tín. Cái có sức bền lâu trong lòng mọi người tì phế bỏ, cái nhất thời trước mắt thì …hùng hổ phát huy, không biết độ dừng, không nương tay…

Sẽ ít có chuyện để bàn, nếu như 'bộ phận không nhỏ' trong đảng giữ các cương vị lãnh đạo các cấp không có quá nhiều sai phạm, nhất là tình trạng suy thoái, biến chất, mất đạo đức, lối sống thực dụng sa đoạ, tệ mất dân chủ, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và những bất công phát sinh. Thực trạng này khiến người ta đưa ra hai khái niệm (về chính trị-xã hội) để so sánh là uy tín và uy quyền.

Đã làm lãnh đạo, làm chính khách phải có uy. Cái uy trong lời nói, phát ngôn ở mọi lúc mọi nơi, và cái uy trong tài năng lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tháo gỡ các tình huống khó khăn. Thế nhưng, đáng tiếc là có những chức danh quan trọng, cương vị cao, nhưng nói ở đâu cũng bị người ta chê, sinh ra lắm miệng tiếng thị phi, bị dư luận coi thường, tự hạ thấp uy tín do khẩu khí của chính mình. Làm lãnh đạo mà để bị ‘vạ miệng’ thì, không những mất uy tín, còn bị nhục! Sự mất thiêng trong khi giữ cương vị thường là do mắc nạn ‘vạ miệng’ mà ra, lính tráng hay gọi là “cướp cò mồm”. Đó là uy lực bị hạ thấp, uy tín không còn. Trong uy lực phải khẳng định được uy tín và biểu hiện đó sẽ nâng hoặc hạ thấp uy quyền. Riêng cá gọi là ‘uy lực đồng tiền’ không nằm trong hai khái niệm ấy.

Thông thường, người lãnh đạo tự khẳng định được uy tín thì tự nhiên có uy quyền một cách thực thụ nhờ niềm tin của lòng dân. Nhưng khi uy tín bị mất, thì dù uy quyền do mình lạm dụng chức vụ mà có, và lớn gấp mấy đi chăng nữa cũng không thể nào vớt vát lại được uy tín vốn đang trên đà suy yếu hoặc đã bị đánh mất khi niềm tin trông nhân dân sụt giảm hay bị bào mòn nghiêm trọng. Khi người ta đã phải dùng uy quyền, lấy mệnh lệnh thay cho uy tín, thì coi như họ đã tự tạo ra nguyên cớ của sự xung đột. Mâu thuẫn và xung đột về quan điểm, tư tưởng lại cộng thêm những bất công, tranh giành, độc chiếm lũng đoạn về lợi ích, thì mâu thuẫn xã hội càng gay gắt.

Theo ông Lê Quang Vịnh, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ: “Tôi rất day dứt là làm sao quyền lực phải được giám sát, quyền lực không được giám sát thì sẽ tha hóa và sẽ hư. Bất cứ nơi nào có lỗ hổng trong việc giám sát quyền lực thì đều tiềm ẩn sự nguy hiểm và là nguyên nhân của việc tham nhũng và hư hỏng, dẫn đến tai họa vô cùng. Phải tạo ra cơ chế để quyền lực được giám sát chặt chẽ, chắc chắn. Cơ chế giám sát của Mặt trận chưa phát huy tốt. Phải làm thế nào để Mặt trận phải giám sát được mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi con người nắm quyền lực nhà nước. Phải có cơ chế cụthể. Chúng ta vẫn nói vậy nhưng chưa làm được, chính vì chưa làm được nên những người nắm quyền lực mới sinh ra hư”.
Người ta nể trọng uy tín và trong thực tế phải chăng có không ít người dân sợ uy quyền và buộc phải khuất phục trước uy quyền. Uy quyền, cường quyền càng dấn lên tới mức cao thì sinh ra thói độc đoán chuyên quyền dẫn đến độc tài, đi ngược thể chế dân chủ vốn được coi là ưu việt. Khi người lãnh đạo đã mất hết uy tín, lẽ ra nên tự biết mà từ chức thì còn vớt vát được chút danh dự. Nhưng khi đã không còn uy tín mà lại gia tăng uy quyền thay thế cho uy tín thì chỉ có hại cho xã hội, căng thẳng cho cộng đồng, trở thành lố bịch và làm trò cười cho thiên hạ.

Tính phức tạp và độ nguy hiểm của mâu thuẫn phụ thuộc vào khả năng và động cơ giải quyết của chính quyền. Khi chính quyền bất lực, hoặc quan liêu phó mặc, mối quan hệ giữa người dân và chính quyền gia tăng những bất đồng, thậm chí bất hợp tác hoặc đối kháng, thì đó là báo hiệu sự lung lay của một chế độ.
Không ai có thể tự vỗ ngực là “ta uy tín nhất”, bởi vì uy tín của cá nhân mình nằm trong lòng người khác, tùy thuộc sự ghi nhận vàđánh giá của cộng đồng xã hội một cách khách quan. Nhưng nếu ông (hoặc bà) ta có tự vỗ ngực xưng danh uy quyền để đạt mục đích cá nhân, kể cả gây tội ác, thì bản thân họ tự hủy hoại mình, nhất định không còn chút uy tín nào và trở thành thứ bia miệng để đời:

Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Chẳng phải ông bà chúng ta đã nhắc nhở thế sao ? Bởi lẽ khi chế độ đã “trót” giao quyền cho họ thì tất nhiên thể chế đó sẽ bịmang tiếng lây chứ không riêng gì cá nhân người ấy. Mặt khác, sự giao quyền đó thường sẽ tạo ra những hệ lụy mà chính thể chế, cơ chế nói riêng và toàn xã hội nói chung phải gánh chịu một cách cam tâm, uất ức, vạn bất đắc dĩ, vì đã sai lầm trong việc quy hoạch, đào tạo, chọn nhân sự, cắt cử phân công, giao nhiệm và bầu bán theo những nhận định hoàn toàn chủ quan, duy ý chí của những người (phe nhóm) có chức quyền hay lãnh đạo bộ máy.

3 - Đừng để uy quyền lấn át uy tín

Thực vậy, bầu cử cho dù phổ thông đầu phiếu (kể cả ‘bỏ phiếu tín nhiệm’), nhưng kết quả tỉ lệ phiếu bầu chưa hẳn đã phản ánh đúng uy tín của nhân vật "trúng cử". Tâm lý cũng như khả năng nhận biết về nhân vật ra tranh cử của dân ta không phải không có hạn chế và công cuộc bầu bán (thủ tục đề cử, cơ cấu, thành phần...) chưa hẳn đã được minh bạch, thông suốt. Thường là “đi bầu cho xong” nghĩa vụ như một thủ tục, còn chọn ai thì lại phó thác cho ông Đảng, ông Nhà nước, ông Mặt trận Tổ quốc…như câu nói khá phổ biến trong nhân dân là "Đảng cử dân bầu".

Bầu bán trong chi bộ, đảng bộ cũng vậy, dù có “khách quan, biện chứng” hơn thì vẫn phải tùy thuộc vào tâm lý “bằng mặt và bằng lòng”theo ê kíp, phe cánh, động cơ cá nhân...Người ta bầu cho ông A, bà B, chưa hẳn đã vì chữ Tâm, chữ Tài, Hồng và Chuyên, chưa hẳn đã vì trình độ, năng lực, uy tín với quần chúng, mà cái “tôi” của người đi bầu (trong chi bộ, đảng ủy...đến cấp TƯ) cũng bị chen vào chi phối không nhỏ đến lá phiếu. Nhất là trong một tập thể khá đông đảng viên yếu kém và tham nhũng, bầu ai lên có lợi cho họ và “không sao cả, an toàn” thì cứ bầu. Đó là chưa kể đến các thủ đoạn trong “bầu bán”, kiểm phiếu, công bố kết quả. Tỉ lệ phiếu bầu cao chưa hẳn đã thể hiện sự đánh giá chính xác, đủ liều để tin cậy rằng người đó đã là giỏi nhất, tài nhất, uy tín nhất. Lá phiếu của phe nhóm chiếm số đông khác hoàn toàn với lá phiếu thực sự dân chủ. Cho nên, chữ "Tín" trong bầu cử chỉ lắm khi chỉ là một thứ hình thức, coi như xong một bước của công việc, một công đoạn không thể thiếu, không phản ánh trung thực về ý thức dân chủ và thực chất của con người.

Uy tín còn phải được minh chứng, khẳng định qua quan điểm, tư tưởng, động cơ làm việc, đạo đức, lối sống và chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Có những người có chức danh với tỉ lệ phiếu bầu khá cao, nhưng khi làm việc cụ thể và trong cuộc sống chẳng có uy tín gì, chỉ để lại sự trách cứ, chê cười, đàm tiếu. Có những cái ghế sinh ra chỉ thêm tốn tiền Nhà nước, cồng kềnh bộ máy, mà chẳng biết làm gì có ích cho xã hội. Có uy tín, tự khắc có uy quyền, một uy quyền tự thân, không phải thứ uy quyền lên gân.

Không có uy tín, nhưng vì muốn thể hiện uy quyền vì vậy thường gây hậu họa, làm hỏng cho công việc chung và tác hại khôn lường đối với sự minh bạch của thể chế khi người này thuộc tầng lớp lãnh đạo ở tầm vĩ mô. Trên thực tế không ít người, khicó quyền thì đụng chút việc là dùng quyền uy, hống hách, quan liêu, mệnh lệnh. Có người không đủ uy, không thực quyền thì mượn tay của các lực lượng công an để trấn áp, ép buộc và ra sức huy động các thế lực khác (kể cả dùi lủi, nài nỉ cấp trên) để thực hiện hành vi phạm pháp, làm những việc mất lòng dân, thiếu dân chủ, hại cấp dưới.

Người thích uy quyền thường dùng quyền hành và quyền lực, kể cả quyền lực của đồng tiền. Ông ta sẽ đưa ra những khả năng đe dọa, mua chuộc như thăng giáng chức tước, lên lương, bố trí, sắp xếp chỗ này, vị trí kia, vừa câu móc, vừa hăm dọa hay cô lậpđối tượng khi không "tranh thủ" được. Nếu ai đó làm phật lòng trái ý, hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng uy quyền thì sẽ bị trù úm, bày kế, lậpmưu kỷ luật hay ép đương sự xin chuyển công tác khác hay về "hưu non".

4 - Tạm kết

Người dùng uy lực đồng tiền thường đi kèm lòng tham, tính toán cá nhân vị kỷ, vơ vét và thu vén. Cho nên, những kẻ bất tài, vô dụng, thất đức có đủ thứ thủ đoạn, mánh khóe để khi đã nắm được quyền thì dùng uy quyền trấn áp thiên hạ, “cả vú lấp miệng em”, kéo bè, kết vây cánh...hình thành nhóm lợi ích. Từ tuyển dụng, bổ nhiệm, giao chức cũng chọn trong những người thân trong gia đình, dòng tộc, huyết thống, cùng mục đích, cùng động cơ, cùng mặt bằng “quan trí”, cốt sao thế lực của mình ngày càng được củng cố và khuynh loát. Sự cố tình tâng bốc nhau, bao che, tung hứng cho nhau, hùa nhau lập mưu kế phạm pháp, tìm mọi mánh khóe, thủ đoạn đục khoét của công, thu lợi bất chính cũng từ đó mà ra.

Khi đã không đủ uy tín mà phải dùng uy quyền, đến mức độc đoán, chuyên quyền, làm ác không ghê tay, hại người không chút động lòng, sẵn sàng trừ khử, sát phạt, làm hại người khác có đối trọng (kể cả đồng chí, bạn hữu, người thân), mua bán chức quyền, dùng đủ mánh lới tinh vi để giữ ghế, để tiến thân, che lấp khuyết điểm, tích lũy của cải bất minh, vùi dập chân lý, phủ nhận lẽ phải một cách khô lạnh và rất ma mãnh

Thế nhưng, như đầu bài đã đề cập, người đời đã đúc kết: “Uy tín trường tồn, uy quyền đoản vị” - người có uy tín sẽ để lại tiếng thơm lâu dài, người không uy tín mà thích dùng uy quyền thay cho uy tín chỉ được nhất thời, gây thù chuốc oán, tự làm mất hậu phúc, có chăng chỉ được một vài việc trước mắt, không thể có sức bền. Cho nên, làm lãnh đạo cần nâng cao uy tín, không nên lộng hành, lạm dụng uy quyền để tự đề cao cá nhân, khư khư ôm giữ ‘ghế’ và quyền lợi cá nhân (mà quyền lợi đó do vơ vét, chiếm đoạt, lừa đảo mới có), quên cả lợi ích quốc gia, dân tộc, quên nhân dân, chỉ biết vun vén cho cá nhân, gia đình và nhóm lợi ích gây hậu quả khôn lường cho đất nước và nhân dân. Những người như thế, vẫn mang danh cán bộ của đảng,vẫn tự hào bao nhiêu năm…tuổi đảng, công hiến cho cách mạng bao nhiêu năm..thì nhục lắm! Cho nên, cần có chế tài, quy định giám sát uy quyền, đánh giá uy tín cán bộ trong tuyển dụng, trong công tác tạo nguồn, bồi dưỡng sắp xếp nhân sự, bố trí chức danh, phân công phân nhiệm bảo đảm chính xác, đúng người, đúng việc. Không thể vì công thức 4C “con cháu các cụ”, vì người nhà, dòng tộc, đồng hương, đồng môn, lại cả vì nhận tiền chạy chức, mà tuỳ tiện đưa vào 'nguồn',‘xếp ghế”, giao quyền, bổ nhiệm, 'gắn mác', mặc kệ có trái ngạch trái nghệ, và cất nhắc lên chức vèo vèo. Đó cũng là sự bất công do cơ chế đẻ ra, và người ta lợi dụng nó để vinh thân, phi gia, kéo chà kết khối, bỏ qua các yếu tố dân chủ, không càn xét các tiêu chuẩn về Đức-Tài.
Bùi Văn Bồng
()

57 nghị sĩ quốc hội Nauy gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân


Dân Luận: Hôm nay 57 thành viên quốc hội Nauy, những người thuộc Nhóm ủng hộ Amnesty International với đủ mọi đảng phái, đã viết bức thư dưới đây gửi tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lá thư yêu cầu thả Luật sư Lê Quốc Quân và những nguời tù nhân lương tâm, bởi họ không có tội khi đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Dân Luận xin giới thiệu tới độc giả nội dung bức thư:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Số 1 Bách Thảo,
Hà Nội, Việt Nam
Quốc Hội Nauy
Ngày 16/10/2013
Thư của 57 thành viên Quốc Hội Nauy gửi tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thay mặt cho 57 thành viên của Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy, tôi xin được yêu cầu chính phủ của Ngài tôn trọng Công ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người Hoạt Động Nhân Quyền, và lập tức trả tự do cho ông Lê Quốc Quân. Thêm vào đó, chúng tôi trông đợi rằng ông Lê Quốc Quân sẽ được quyền gặp gia đình và luật sư của mình, cũng như nhận được những chăm sóc y tế cần thiết.

Ông Lê Quốc Quân đã đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam trong nhiều năm nay, và chúng tôi không thể chấp nhận được rằng ông ta, cùng với nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận khác, đã bị tù đầy và tước đoạt quyền tự do cá nhân của mình. Chúng tôi tin rằng Việt Nam cần phải cho phép để cho người dân của mình được hưởng các quyền con người và quyền công dân, bao gồm quyền tự do ngôn luận qua hệ thống báo chí, truyền thông xã hội và blog, và chấp nhận những tiếng nói không phải lúc nào cũng đứng về phía chính quyền.

Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy bao gồm các thành viên quốc hội thuộc mọi đảng phái, những người chia sẻ một niềm tin rằng nếu không có các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận, thì một xã hội cởi mở sẽ không thể phát triển và thịnh vượng. Chúng tôi không thể ngồi im lặng khi sự bức hại đang diễn ra cho những người chỉ đơn giản là cất tiếng nói đòi quyền tự do cho đồng bào mình. Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu chính phủ của Ngài trả tự do cho Lê Quốc Quân cùng với những tù nhân lương tâm khác, những người có nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền bá kiến thức cho người khác về tình trạng quyền con người ở quốc gia của Ngài.

Trân trọng,
Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy
quoc_hoi_nauy.png
(Dân Luận)

Sai lầm của cuốn sách từ Bộ Ngoại giao

...cc : Nếu sai kiểu này , coi chừng “bọn thế lực thù địch” nó leo cao, luồn sâu vào để “tạo chứng cứ” cho Trung công hưởng lợi trong việc tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với VN… – Sai gì đến nỗi Con Vua trở thành Cháu nội!? Trẻ học Tiểu học còn biết mà!!!
000_Hkg8782036-305.jpg
Cuộc triển lãm trưng bày bản đồ cổ về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại Bảo tàng Quân đội Hà Nội hôm 10/7/2013, ảnh minh họa.   -AFP photo
TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện vừa gửi một thư yêu cầu Bộ Ngoại Giao Việt Nam ngưng phát hành cuốn sách mang tên “Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vì những sai sót nghiêm trọng của nội dung cuốn sách có thể phản lại những cố gắng mà Bộ Ngoại Giao mong đạt tới. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Xuân Diện về vấn đề này.

Nội dung

Mặc Lâm: Mới đây chính TS đã đích thân đến Bộ Ngoại Giao để chuyển thư yêu cầu ngưng phát hành cuốn sách mà Bộ này đã phát hành. Xin TS cho biết nội dung phản đối này là gì?
TS Nguyễn Xuân Diện: Sáng hôm nay tôi có đến trụ sở của Bộ Ngoại giao Việt Nam ở số 1 Tôn Thất Đàm , Ba Đình. Mục đích của chúng tôi là chuyển đến ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị thu hồi toàn bộ số sách đã phát hành và không cho lưu hành cũng như lưu trữ cuốn “Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vì những sai sót nghiêm trọng của cuốn sách về mặt kiến thức.
Như mọi người đã biết, cuốn sách này in bằng 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Hoa và bản gốc chữ Hán Nôm nữa. Sách được in 2.000 bản tại nhà xuất bản Tri Thức, phát hành quí hai năm 2013 và ghi rõ là sách không bán. Cuốn sách này do Ủy ban Biên giới Quốc gia chủ trì biên soạn mà  người đứng ra chủ trì là ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm của Ủy ban này. Đây là cuốn sách quan trọng liên quan đến các văn bản Châu bản về thực thi quyền chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà những người làm cuốn sách này không hiểu thế nào là Châu bản, họ đã đưa một văn bản không phải là Châu bản vào trong cuốn sách này. Đó là tờ lệnh Lý Sơn, một văn bản không phải là Châu bản.
Mặc Lâm: Xin TS vui lòng giải nghĩa Châu bản là gì để quý thính giả tiện theo dõi.
TS Nguyễn Xuân Diện: Châu bản là những văn bản mà trên đó phải có châu phê, tức là những lời phê của nhà vua, mà những lời phê này phải là những lời phê bằng mực son (mực đỏ). Chúng ta cũng biết là trên các văn bản, tấu biểu ngày xưa đều được viết bằng bút lông với màu mực đen trên giấy bản; Các tờ tấu, biểu của các nơi gởi về thì nhà vua sẽ phê duyệt vào các bản tấu và lời phê của nhà vua bao giờ cũng ngắn gọn và bao giờ cũng viết bằng mực son. Những bản đó chỉ là độc bản có nghĩa là chỉ có một bản duy nhất, không có thêm một bản thứ hai nào nữa.
Trong cuốn sách có đưa vào văn bản tờ lệnh Lý Sơn đã được phát hiện ở Lý Sơn năm 2009 và tôi cũng đã có bản dịch cùng bản khảo cứu công bố rộng rãi trên báo chí, nhưng văn bản đấy không phải là Châu bản.
- TS Nguyễn Xuân Diện
Giá trị của những bản này vô cùng quí báu vì đây là văn bản thể hiện quan điểm, ý kiến hoặc là ý kiến chính thức từ triều đình, từ các cấp nhà nước đối với các vấn đề được nêu lên trong các bản tấu chương đó.
Mặc Lâm: Như vậy thì Châu bản mà cuốn sách xác định đã không đúng với tinh thần mà TS vừa nói có nghĩa là nó bị gán ghép hai chữ Châu bản vào nội dung tờ lệnh Lý Sơn?
TS Nguyễn Xuân Diện: Trong cuốn sách có đưa vào văn bản tờ lệnh Lý Sơn đã được phát hiện ở Lý Sơn năm 2009 và tôi cũng đã có bản dịch cùng bản khảo cứu công bố rộng rãi trên báo chí, nhưng văn bản đấy không phải là Châu bản. Vậy mà vẫn được đưa vào trong cuốn sách này, không biết vì sao.
Mặc Lâm: Còn những cái sai khác về triều Nguyễn mà cuốn sách đã viết ra TS thấy có nghiêm trọng lắm hay không?
TS Nguyễn Xuân Diện: Có một điều vô cùng nghiêm trọng ở ngay trang thứ hai trong lời giới thiệu của ban biên tập: “Vua Gia Long tạ thế năm 1819, cháu nội là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820 lấy hiệu là Minh Mạng”. Ở đây có 3 cái sai. Cái sai thứ nhất là Vua Gia Long không tạ thế năm 1819 mà là 1820; 1819 là năm dương lịch, mà ở bên đây phải là năm âm lịch. Cái sai nữa cũng rất nghiêm trọng đó là ai cũng biết vua Minh Mạng là con của Vua Gia Long thế mà ở đây là Vua Minh Mạng được viết là cháu nội của Vua Gia Long. Cái sai thứ ba là “lấy hiệu là Minh Mệnh” mà đúng ra thì phải là lấy “niên hiệu là Minh Mệnh” vì hiệu là tên hiệu, ai cũng có thể có tên hiệu, còn niên hiệu thì chỉ có nhà vua mới có niên hiệu vì đó là niên hiệu cho triều đại trong thời gian trị vì của mình. Đây là một sai lầm không thể tưởng tượng được và không thể đổ cho lỗi đánh máy được.

Hình thức

index-200.jpg
Bìa sách “Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Mặc Lâm: Đó là nội dung còn hình thức có gì đáng nói không thưa TS?
TS Nguyễn Xuân Diện: Ngay cả tờ bìa của cuốn sách này thì phần tiếng Anh bị dịch sai, phần tiếng Trung quốc thì đã bỏ sót 2 chữ “triều Nguyễn”. Như vậy người ta chỉ biết đây là những Châu bản chứ không biết Châu bản của triều nào. Bên cạnh đó là đầy dẫy những lỗi cơ bản về dịch thuật, về văn phạm cũng như là các lỗi về in ấn nữa. Vì vậy chúng tôi tin rằng cuốn sách này không nên để cho lưu hành.
Cuốn sách được in bằng 4 thứ tiếng, ghi là sách không bán và đây là sách do nhà nước bỏ tiền để biên soạn, in ấn và chủ yếu là để biếu tặng trong các hoạt động đối ngoại, các sứ quán hoặc các đoàn ngoại giao. Những lỗi như thế này là không thể chấp nhận được nhất là chúng ta đang đấu tranh chủ quyền và đặc biệt là về vấn đề này với nhà cầm quyền Trung quốc.
Trong khi đó nhà cầm quyền Trung quốc sử dụng những chuyên gia và những học giả lão luyện về công tác văn bản học với một truyền thống rất lâu đời mà nếu chúng ta hớ hênh như thế này thì khi mình đưa ra thì họ sẽ cười chê vào trình độ học thuật của những nhà khảo cứu người Việt Nam với những vấn đề như thế này.
Bên cạnh đó là đầy dẫy những lỗi cơ bản về dịch thuật, về văn phạm cũng như là các lỗi về in ấn nữa. Vì vậy chúng tôi tin rằng cuốn sách này không nên để cho lưu hành.
- TS Nguyễn Xuân Diện
Mặc Lâm: Xin được quay lại với những Châu bản triều Nguyễn, theo TS thì sự quan trọng của Châu bản ảnh hưởng thế nào đến tài liệu lịch sử để có thể lấy chúng để chứng minh chủ quyền của Việt Nam?
TS Nguyễn Xuân Diện: Những Châu bản liên quan đến việc Việt Nam đưa ra để thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất quan trọng. Thứ nhất nó là độc bản, đó là bản duy nhất không có bản thứ hai. Thứ hai nó là những bản có lời phê của nhà vua, là người đứng đầu nhà nước phong kiến ngày xưa và họ chịu trách nhiệm toàn bộ về những vấn đề đó, những lời phê đó trước lịch sử, toàn thể đất nước cũng như toàn thể quốc gia. Châu bản, bên cạnh những giá trị nghiên cứu quí giá như vậy nó còn thể hiện ý chí của nhà vua cũng như về mặt thư pháp, tức là về mặt văn hóa còn thể hiện được di bút của nhà vua mà chúng ta chỉ có thể nhìn thấy trên Châu bản mà thôi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Danlambao 16/10/2013

Thông tin về Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha – Công an tiếp tục ép Kha vào tội khủng bố, ép Uy thỏa thuận nhận tội


“2 anh em chấp nhận làm những nấc thang để mọi người bước lên và ngày càng nhiều người bước lên”Đinh Nhật Uy.
CTV Danlambao – Sáng 15/10/2013, gia đình bà Nguyễn Thị Kim Liên như thường lệ đã có buổi thăm gặp hai con là Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha tại trại tạm giam tỉnh Long An. Bà Liên cho chúng tôi biết về diễn biến của cuộc gặp mặt thăm nuôi lần này như sau:

Đinh Nhật Uy bị truy tố theo điều 258


Dân Làm Báo – Viện Kiểm sát của đảng tại Tp. Tân An đã truy tố công dân yêu nước Đinh Nhật Uy về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ luật hình sự.” Trong những tổ chức này là tập đoàn Viettel và VNPT.
Tội này lại được nhiều người… thích, like, hưởng ứng theo bản cáo trạng của đảng ta – nguyên văn: “Những hình ảnh, bài viết nêu trên có nhiều lượt người vào xem. Nhiều lượt người chia sẻ, đánh giá “like”, nhiều lượt người bình luận, trong đó có nhiều bài bình luận với lời lẽ nói xấu, bôi bác, xúc phạm đến nhà nước, tổ chức và công dân.”

Côn an đàn áp đồng bào dân tộc Mông tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng


CTV Danlambao – Sáng ngày 15/10/2013, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội đồng bào dân tộc Mông thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên đã kéo đến để biểu tình và khiếu kiện. Họ khiếu kiện về việc chính quyền địa phương ra quyết định trái pháp luật: cưỡng chế tháo dỡ công trình nhà đòn của các hộ dân; phản ánh nhà cầm quyền địa phương các cấp cùng lực lượng công an tổ chức đạp phá “nhà đòn”, đánh người gây thương tích, khiến đồng bào hoang mang, sợ hãi… họ còn kiến nghị về việc nhà cầm quyền phải cho tồn tại và xây dựng một số “nhà đòn” để chứa đựng đồ tang lễ của người chết theo phong tục tập quán của đồng bào Mông và là nơi tụ tập sinh hoạt của người Mông.

Bàn về tẩy não


Trần Trung Đạo (Danlambao) – Tẩy não hay kiểm soát tinh thần là một tiến trình làm thay đổi nhận thức và niềm tin trong con người, qua đó một người hay một nhóm người sử dụng các phương pháp phi đạo đức để khuất phục kẻ khác làm theo các quyết định của một người hay của một nhóm người đó. Khái niệm tẩy não được biết đến từ lâu qua các tà đạo, chiến tranh, tình báo, tuy nhiên chỉ dưới các chế độ Cộng Sản kỹ thuật này mới được nâng lên thành quốc sách và được thực hiện một cách triệt để, có hệ thống, bao trùm mọi lãnh vực xã hội và trong mọi tầng lớp nhân dân.

Dối trá và im lặng


Sinh Nguyễn Pr (Danlambao) – Thượng đế sinh ra loài người, có kẻ cao người thấp, người trắng kẻ đen, người thật thà kẻ dối trá. Nhưng tại sao họ không thật thà mà họ phải dối trá? Đa phần khi họ dối trá họ cứ nghĩ rằng người ta không biết họ dối trá, cái đáng nguyền rủa nhất là họ biết họ dối trá nhưng họ cứ mãi dối trá, khi mọi người đều biết họ dối trá rối, nhưng họ cứ vẫn dối trá. Vì sao? Vì không ai có thể làm gì được họ, vì trong tay họ có đầy đủ binh hùng tướng mạnh, có quân đội, có công an, có nhà tù, họ dối trá đấy, ai dám làm gì họ nào? Cứ chống lại họ coi thử ra sao?…

Con tắc kè hoa cộng sản


Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) – Trong chín tháng của năm 2013 chúng ta thấy dường như việc bắt bớ bỏ tù các nhà đấu tranh dân chủ trong nước theo các điều luật phi lý như 79, 84, 88, chưa xảy ra nhưng đã có 3 trường hợp blogger bị bắt truy tố theo điều 258 và rất nhiều dân oan lại bị bắt bỏ tù với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 BLHS Việt Nam, hay việc gia tăng sách nhiễu các blogger trong Mạng lưới Blogger Việt Nam và những ai mà lãnh đạo cho là “nguy hiểm” cho cái ghế độc tài của họ. Những người này thường thì bị theo dõi, chặn đường bắt bớ đánh đập. Nặng hơn thì tạm giữ tài sản hay xử phạt hành chính…

Nhân dân và bánh vẽ


Vũ Bất Khuất (Danlambao)Nhân dân là một từ ngữ phổ biến trong tất cả các thuật ngữ mang tính láo toét, như là một viên thuốc an thần hay đúng hơn là hình ảnh của một cái bánh mà đảng viên ăn được ngay. Nhân dân hãy phấn đấu để… được ăn…

Hạ cờ… ta


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Hồi Việt Nam chưa có … “Tuyên ngôn Độc lập”, quân ta đêm đêm phải đi “hạ cờ Tây”, tức đi đánh đồn lính Pháp. Thời bấy giờ nông thôn ta chưa bị dịch Thích Khuyển (trộm chó) như hiện nay nó đang hoành hành cả nước, nên “giai cấp” chó rất thịnh vượng, đi đến đâu cũng nghe chó sủa. Vì vậy trước khi hạ cờ Tây ở vùng nào, để giữ được yếu tố bất ngờ, quân ta phải đến đó trước để “xử lý trọn gói” cầy già lẫn cầy tơ. Ban đầu thì “xử lý” xong là bỏ đi, nhưng về sau đường xa “trở dạ”, nhìn đám chó chết mà mơ màng nồi rựa mận, bèn nhất trí đồng ý “tịch thu” đám cầy tơ, của trời cho.
Cũng từ đó, hễ nói đến hai chữ “cờ Tây” là dân ta, phần do ấm ức cảnh nô lệ, phần do cái máu quốc hồn quốc túy bắc kỳ, hầu như ai ai cũng có khuynh hướng thiên về… cầy tơ…

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992


(Do Công ty Hỗ trợ Phát triển và Hội nhập Toàn Cầu đề xuất, lấy nguyên bản dự thảo của Kiến nghị 72 làm nền tảng: thêm những chữ thiếu, bỏ những chữ thừa)
 
LỜI NÓI ĐẦU
 
Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì tự do và độc lập của dân tộc,
vì một xã hội công bằng, dân chủ và tôn trọng pháp quyền, vì mục tiêu hạnh phúc và tự do của các thế hệ hiện tại và tương lai,
chúng tôi, nhân dân Việt Nam, thông qua các đại diện của mình, xây dựng bản Hiến pháp này.

Hai năm, “ăn” hơn 18.000 tấm phim


Và ăn cả chất nhầy
Duy Tính (PLTP) – Các y bác sĩ đã chia nhau ngân sách của Nhà nước và tiền của bệnh nhân. Ngoài ra, BV Nguyễn Tri Phương còn “đẩy” bệnh nhân đi mổ dịch vụ để thu tiền khi họ thuộc diện mổ cấp cứu.

Ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ khủng và căn hộ 17,4 tỷ đồng cho bồ nhí


Mai Chi – Xuân Hoa (VnExpress) – Ụ nổi 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng (Chủ tịch HĐQT Vinalines) vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới “lại quả”. Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng.

Khai thác khoáng sản và các nhóm lợi ích


“Về nhóm lợi ích ở Việt Nam, ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách, đường hướng phát triển của đất nước. Trong đó nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo. Bên trong hệ thống ấy mỗi bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.” – Ts Nguyễn Quang A.
 
Kính Hòa (RFA) – Khai thác và xuất khẩu quặng thô bị nghiêm cấm tại Việt Nam, tuy nhiên điều này vẫn diễn ra và gây nhiều tác động lên đời sống dân chúng, tàn hại môi trường và cơ sở hạ tầng công ích.

Cộng huề sở hụi chủ nghĩa: đầy tớ chơi sang, chủ nghèo mạt rệp


Minh Quang (Tuoitre) – Theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN), việc tăng giá bán điện liên tục vừa qua là do giá thành bán điện không đủ bù lỗ. Thế nhưng qua thanh tra đã “lòi” ra nhiều khoản chi phí bất hợp lý như: mua ôtô, xây dựng biệt thự, sân tennis… cũng được tính vào giá bán điện. Thậm chí gánh lỗ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được EVN xem như yếu tố để tăng giá thành điện.

Bản tình ca Thần Chết


Tôi sẽ hát bản tình ca thần chết
Ru đảng viên lăn quay hết từng thằng
Nơi âm tỳ chúng khóc lóc nghiến răng
Bởi khi sống chúng kiêu căng độc ác

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị chuyển trại tù


Người Việt – Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một trong những thành viên chính yếu của Khối 8406, bị chuyển trại từ nhà tù số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An, tới một nhà tù ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng. Đây là lần thứ tư ông bị chuyển nhà tù kể từ khi bị tống giam năm 2009. Trong cuộc tiếp xúc với nhật báo Người Việt hôm Chủ Nhật vừa qua, bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho hay như vậy khi bà mang đồ ăn tiếp tế cho chồng ở nhà tù số 6 không được gặp.

Thế là hết!


Thế là hết!
Chuyện vào đoạn kết
Biến Việt Nam thành Chệt đã thành
Nay dân mới tỏ ngọn ngành
Thì Việt Nam đã cỏ xanh nắm mồ!

Chuyện Satan


Nguyễn Tâm Linh (Danlambao) – @ Satan mở một cuộc họp mật với ban tham mưu, trước khi vào đề, dặn dò thuộc hạ ‘không được chiếu cố’ đến Do Thái, vì lệnh cấm của THƯỢNG ĐẾ, phải tuân hành: “Ysơraên là vườn nho TA. TA, ĐẤNG HẰNG HỮU bảo vệ nó, tưới nước và chăm sóc ngày đêm, không cho ai phá hoại”.
Nhìn tấm bản đồ thế giới để trước mặt, Satan quan sát thật kỹ, chọn Việt Nam.

Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay TQ


Phan Châu Thành (Danlambao) – Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn:
“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”
Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”
“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”
“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”

Cộng sản chỉ giỏi xuất xưởng những tên đồ tể khát máu


Le Nguyen (Danlambao) – Mấy mươi năm “cướp” chính quyền đặt nền thống trị lên toàn cõi Việt Nam, đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, sử dụng bạo lực khủng bố, cưỡng bức nhân dân xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Giờ đây mấy mươi năm nhìn lại con đường tiến nhanh, tiến mạnh, tiến từng bước vững chắc lên xã hội chủ nghĩa, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực làm nát tan mọi niềm hy vọng… nói như ông Bùi Minh Quốc, một nhà thơ có nửa đời người, có cả thời tuổi trẻ lòng đầy nhiệt huyết đi theo đảng, nhìn vào hiện thực xã hội phải ngậm ngùi chua xót thốt lên:
“…Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi…”

Thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng tham mưu nói gì về việc hạ cờ rủ ngay ngày quốc tang


- A lô xin thưa có phải đây là số máy của thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn (0913 309 336) không ạ?
- Vâng đúng rồi, có gì không anh? Anh ở đâu đấy
- Dạ thưa thiếu tướng chúng tôi hiện đang ở nước ngoài và quan tâm đến đám tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đám tang đã xong và…
- Thưa thiếu tướng việc hạ cờ rủ khi quốc tang chưa chấm dứt thì sao vậy?


Lũ quét, lũ lớn cô lập Hà Tĩnh

Tuoitre

16/10/2013 15:12 (GMT + 7)
TTO – Trận lũ quét xảy ra từ 6g đến 8g sáng 16-10 tại địa bàn huyện Hương Sơn và Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã làm bốn nhà dân bị cuốn trôi, ba người mất tích do lũ cuốn. Hiện ba huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang đã ngập chìm trong lũ.
Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở TP Hà Tĩnh bị ngập sâu. Ảnh: Văn Định
Nhiều ô tô, xe máy bị chết máy do đường ngập. Ảnh: Văn Định
Củi rều dạt vào xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn bên Quốc lộ 8 - Ảnh: Vũ Toàn
Nước trên sông Ngàn Phố nhấn chìm 19/32 xã của huyện Hương Sơn. Trong ảnh là cột điện cao thế bị nhấn chìm - Ảnh: Vũ Toàn
Nước trên sông Ngàn Phố nhấn chìm 19/32 xã của huyện Hương Sơn – Ảnh: Vũ Toàn
Nước trên sông Ngàn Phố nhấn chìm 19/32 xã của huyện Hương Sơn – Ảnh: Vũ Toàn
Theo báo cáo nhanh của ông Nguyễn Duy Trinh, Phó Bí thư Huyện ủy Hương Sơn, toàn bộ 32 xã của huyện đã bị lũ chia cắt. Nặng nhất là các xã Sơn Phú, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh và Sơn Kim. Tại xã Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2 có ba người đi chăn trâu từ sáng sớm hiện mất tích do nước lũ cuốn. Cả ba chưa xác định được danh tính.
Phó chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Bùi Viết Hùng cho biết lũ quét rất mạnh ở hai xã vùng cao giáp biên giới Việt – Lào Hương Giang và Hương Điền vào buổi sáng. Nước lũ ngập nhanh từng phút. Sông Ngàn Trươi từ rừng Trường Sơn đổ về, nước dâng chóng mặt.
Hai người dân (chưa biết của xã nào) bị trôi ra sông Ngàn Trươi nhưng đã được lực lượng cứu hộ cứu sống. Hiện trâu bò của dân trôi theo nước lũ, xuống thị trấn rất nhiều nhưng chưa đếm xuể.
Đang trên xuồng vào vùng lũ Hương Sơn, thượng tá Võ Trọng Hải – chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh – cho biết lũ đã cắt đường quốc lộ 8 từ thị xã Hồng Lĩnh lên cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Phía giáp biên giới nhiều đoạn đường chặn do đất từ những mái rừng sạt lở. Phía xuôi nước ngập cũng chia cắt nhiều đoạn.
Lượng mưa đo được tại Hà Tĩnh là 500ml, riêng ba huyện giáp ranh biên giới Lào Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang bị ngập lụt mật độ 600 - 700ml.
Trước đó, ông Võ Văn Phúc, chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, cho biết sau cơn mưa rất lớn vào buổi sáng, lũ quét xuất hiện trên sông Ngàn Phố. Hệ thống giao thông các xã Sơn Kim 2, Sơn Kim 1, Sơn Diệm, thị trấn Phố Châu và quốc lộ 8 sang nước bạn Lào bị chia cắt hoàn toàn.
Thông tin ban đầu, theo ông Phúc, lũ quét đã khiến ba người dân ở xã Sơn Kim 2 mất tích, một nhà dân bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn. Hiện mưa ở huyện rất lớn. Danh tính ba người mất tích chưa được xác định.
Tại huyện Vũ Quang, mưa lớn cũng làm xuất hiện lũ quét tại địa bàn xã Hương Quang. Thông tin ban đầu cho biết đã có ba nhà dân bị lũ quét cuốn trôi. Toàn bộ người dân xã Hương Quang được di dời khẩn lên đồn biên phòng tránh lũ.
Trên địa bàn TP Hà Tĩnh cũng xuất hiện mưa lớn. Toàn bộ đường phố gần như chìm sâu trong nước. Nhiều đường nước ngập qua gối như Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Phan Đình Giót, Nguyễn Công Trứ. Nhiều xe cộ bị chết máy do bị nước ngập.
VŨ TOÀN – VĂN ĐỊNH

Làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung

(chắc nhập vào nó luôn cho sâu xuyên sắc một thể...........)

Phapluattp

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường từ ngày 13 đến 15-10, hai bên đã ra tuyên bố chung.
TTXVN ngày 15-10 đã giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung gồm 10 điểm. Trong đó, hai bên đã trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như tình hình quốc tế, khu vực và các vấn đề cùng quan tâm.
Về hợp tác trên biển, hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp. Sử dụng tốt đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh. Đồng thời, tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), nỗ lực hướng tới thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Sáng 15-10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường có buổi giao lưu với sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết hiện có khoảng 12.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc nhưng chỉ có 10% được nhận học bổng. Thời gian tới Trung Quốc sẽ dành nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập.
AT – H.PHƯƠNG

Hai năm, “ăn” hơn 18.000 tấm phim

Phapluattp

Các y bác sĩ đã chia nhau ngân sách của Nhà nước và tiền của bệnh nhân. Ngoài ra, BV Nguyễn Tri Phương còn “đẩy” bệnh nhân đi mổ dịch vụ để thu tiền khi họ thuộc diện mổ cấp cứu.
Nguồn tin riêng của Pháp Luật TP.HCM cho biết Thanh tra TP.HCM đã có báo cáo UBND TP về kết luận thanh tra toàn diện hoạt động của BV Nguyễn Tri Phương, trong đó làm rõ những sai phạm nhiều năm liền tại khoa Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) và Đơn vị mắt mà báo đã từng phản ánh trên số báo ngày 19-11-2012. Ngoài bớt xén phim, hóa chất, vật tư tiêu hao, thanh tra còn làm rõ việc BV đã sai phạm thực hiện mổ dịch vụ, đấu thầu mua thuốc, liên doanh liên kết, tuyển dụng nhân sự…
Được biết UBND TP đã có thông báo đồng ý với kết luận thanh tra này.
Chia chác tiền bệnh nhân
Kết quả thanh tra nêu rõ từ tháng 10-2010 đến tháng 8-2012, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, BS Tạ Quang Luyện – Trưởng khoa CĐHA và kỹ thuật viên Nguyễn Hiền Chánh đã làm thất thoát hơn 18.000 tấm phim thô và 135 lọ thuốc cản quang của BV. Tổng số tiền thất thoát là hơn 656 triệu đồng (khác ban đầu BV Nguyễn Tri Phương xác định hai y bác sĩ này làm thất thoát hơn 25.000 tấm phim và 136 lọ thuốc, tổng giá trị phải nộp lại trên 1,3 tỉ đồng, hai cá nhân trên đã nộp đủ cho BV – PV).
Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Nguyễn Tri Phương. Ảnh: d.tính
Lý giải về việc làm “thất thoát” phim, hai y bác sĩ trên cho biết vào tháng 10-2010, BV bắt đầu triển khai hoạt động MSCT (hay còn gọi là chụp CT), khoa CĐHA căn cứ vào số lượng phim thực tế đã sử dụng xây dựng định mức tiêu hao vật tư y tế trình lãnh đạo phê duyệt và thực hiện theo định mức. Trong thời gian đầu, hầu hết các kỹ thuật viên và bác sĩ chưa thành thạo trong vận hành máy nên số phim hư nhiều, do đó số lượng phim lãnh và sử dụng phù hợp với định mức. Khi các kỹ thuật viên thành thạo hơn thì lượng phim hư giảm đi, so với định mức thì thừa một số phim chưa sử dụng. Khoa CĐHA đã không báo với lãnh đạo BV mà tự ý bán số phim dư này để mua sắm trang thiết bị phục vụ khoa (hơn 122 triệu đồng). Đến đầu năm 2012, sau khi đã trang bị đầy đủ các vật dụng trong khoa, hai y bác sĩ này bán phim và chia tiền cho nhau.
Cũng theo giải trình của hai y bác sĩ trên, đối với thuốc cản quang, mỗi bệnh nhân chụp CT đóng tiền đủ một lọ thuốc 100 ml. Thực tế sử dụng cho bệnh nhân trung bình 75-85 ml, bệnh nhân từ 80 kg thì sử dụng 85-95 ml. Trong quá trình sử dụng từ tháng 10-2010 đến tháng 8-2012 thì dư… 45 lọ thuốc. Ngoài ra, công ty bán thuốc có tặng 100 lọ, khoa sử dụng 10 lọ trong nghiên cứu, còn dư 90 lọ sử dụng cho bệnh nhân nhưng do khoa có lãnh thuốc từ khoa Dược nên… quên số thuốc này (!). Tuy nhiên, hai y bác sĩ này không có tài liệu chứng minh 90 lọ thuốc là do được tặng. Qua kiểm tra thì thấy 90 lọ thuốc này có số lô trùng với số lô do BV nhập. Như vậy, số lượng thuốc thiệt hại theo kết luận thanh tra tổng cộng là 135 lọ.
“Ăn” cả chất nhầy
Đối với sai phạm tại Đơn vị mắt thuộc Liên chuyên khoa, kết luận thanh tra cho biết từ tháng 1-2009 đến tháng 2-2012, trong quá trình phẫu thuật, BS Lê Thanh Hải – Trưởng Đơn bị mắt đã “tiết kiệm” được 60 lọ chất nhầy (Duovisc), tỉ lệ tiết kiệm 15%, tổng giá trị hơn 35 triệu đồng nhưng không báo cáo với BV mà tự ý đem đi sử dụng (ban đầu BV Nguyễn Tri Phương xác định BS Lê Thanh Hải làm thất thoát 815 hộp chất nhầy, tổng giá trị nộp lại là trên 500 triệu đồng, BS Hải cũng đã nộp lại tiền cho BV).
Lý giải về việc “tiết kiệm” chất nhầy, BS Lê Thanh Hải cho biết vào năm 2009 BV chưa có máy để phẫu thuật phaco mà phối hợp với nhà sản xuất để đặt máy. Đối với chất nhầy, nhà sản xuất đóng gói đủ để sử dụng cho một người. Ban đầu do phẫu thuật chưa thành thạo nên thường sử dụng không đủ. Sau khi tay nghề phẫu thuật thành thạo, lượng chất nhầy nhiều hơn nên có dư. Mỗi ngày phẫu thuật 5-6 bệnh nhân thì không dư nhưng nếu 9-10 ca trở lên thì dư một hộp. Từ tháng 1-2009 đến tháng 2-2012, số lượng chất nhầy dư tối đa khoảng 40-60 lọ?
Thu hồi tiền, xử lý hành chính là xong?
Sau khi phát hiện sự việc, BV Nguyễn Tri Phương cách chức BS Tạ Quang Luyện, Trưởng khoa CĐHA và kỹ thuật viên Nguyễn Hiền Chánh. Hiện BV đã có quyết định điều động ông Chánh về phòng Điều dưỡng làm kỹ thuật viên. BS Tạ Quang Luyện nhận công tác tại phòng Kế hoạch – Tổng hợp. BS Lê Thanh Hải, Trưởng Đơn vị mắt, bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Cả ba người đã trả lại số tiền trên.
Hiện BV Nguyễn Tri Phương cũng đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra TP tổng số tiền hơn 692 triệu đồng theo quyết định thu hồi của Thanh tra TP.
Theo Thanh tra TP, để xảy ra sai phạm trên thì trách nhiệm thuộc về giám đốc BV Nguyễn Tri Phương trong việc quản lý viên chức của mình, ngoài trách nhiệm chính thuộc về ba người này.
“Xét tính chất, mức độ vi phạm của các BS Tạ Quang Luyện, Lê Thanh Hải và kỹ thuật viên Nguyễn Hiền Chánh như kết luận thanh tra để có hình thức xử lý kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật” – kết luận của Thanh tra TP kiến nghị UBND TP chỉ đạo Sở Y tế xử lý.
 
“Đẩy” bệnh nhân cấp cứu đi mổ dịch vụ

Năm 2011-2012, BV Nguyễn Tri Phương triển khai 21 hoạt động dịch vụ. BV triển khai dịch vụ cả trong giờ hành chính, các bác sĩ vừa hưởng lương từ ngân sách vừa hưởng công từ hoạt động dịch vụ. Theo đó, tỉ lệ phẫu thuật, thủ thuật dịch vụ năm 2011 là hơn 8.300 ca trong hơn 15.400 ca (gần 54%); năm 2012 là hơn 9.600 ca trong hơn 20.000 ca (trên 47%). Một số bệnh nhân thuộc diện cấp cứu như viêm ruột thừa, viêm ruột thừa cấp, viêm ruột thừa vỡ, u nang buồng trứng vỡ… nhưng vẫn đưa vào phẫu thuật dịch vụ.
DUY TÍNH

Chuyện bất ngờ ở phút cuối Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

12h đêm, khi cánh cổng Nhà tang lễ quốc gia đã khép chặt, phía bên ngoài những con phố vẫn đông nghịt người dân xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng. Họ nhất quyết không về dù biết đã hết giờ và cuối cùng một điều bất ngờ đã xảy ra.


23h. Khi Ban Tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ quốc gia thông báo sẽ kết thúc lễ viếng vào lúc 24h để chuẩn bị mọi thứ cho lễ truy điệu vào 6h sáng ngày hôm sau, đoàn người xếp hàng chờ vào viếng vẫn dài dằng dặc suốt từ đầu đường Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Tăng Bạt Hổ...



Họ âm thầm, kiên nhẫn xếp hàng bên nhau trên con phố vắng và tối mịt. Những ánh mắt đau đáu hướng về địa chỉ số 5 Trần Thánh Tông - nơi người Đại tướng của họ đang nằm.



Họ đi và tất nhiên không thể thiếu những bức ảnh chân dung của Đại tướng.



Dù đã gần hết giờ viếng, nhưng dòng người vẫn dài tưởng chừng như bất tận.



Với sự thành kính luôn luôn cao nhất.



Gần hết giờ, hơn 1.000 thanh niên tình nguyện đang tham gia phục vụ lễ tang được đặc cách vào viếng Đại tướng.



Những người cuối cùng.



Và họ cũng không thể kìm được nước mắt.



Những chiến sỹ thuộc đội tiêu binh, cán bộ của Nhà tang lễ bây giờ mới được vào viếng.





Họ chào người thủ trưởng của mình lần cuối.






Đây là 2 người cuối cùng rời khỏi Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông sau giờ viếng chính thức. Anh Nguyễn Ngọc Đỉnh, 40 tuổi, còn chị là Nguyễn Thị Thanh Mai, 38 hiện đang ở tại Trần Quang Khải, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, lúc này, mặc dù Ban Tổ chức thông báo đã kết thúc lễ viếng nhưng ở các con phố xung quanh nhà tang lễ, vẫn còn hàng nghìn người dân tập trung, có rất nhiều người ở các tỉnh xa về Hà Nội. Họ không muốn chấp nhận việc mình đã mất nhiều tiếng đồng hồ xếp hàng mà không được vào chào tiễn biệt người Đại tướng của nhân dân. Tất cả tụ họp về ngã tư Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông và cố gắng thuyết phục lực lượng cảnh sát bảo vệ.

Cảm động trước tình cảm của người dân, những chiến sỹ cảnh sát làm nhiệm vụ ở vòng ngoài đã điện đàm với cấp chỉ huy, đề nghị mở cửa Nhà tang lễ thêm một khoảng thời gian nữa để bà con có thể vào viếng Đại tướng. Sau khoảng 20 phút thảo luận và lên các kế hoạch, lời đề nghị này được chấp nhận.

Và cũng rất nhanh chóng, lực lượng thanh niên tình nguyện lại triển khai công tác thiết lập đường dẫn cho người dân vào viếng. Dù đã rất mệt nhưng họ lại nắm tay nhau, liên tục nhắc nhở bà con chỉnh đốn trang phục, tắt chuông điện thoại di động, xếp hàng nghiêm chỉnh....




Dòng người nhanh chóng nối dài, hướng về Nhà tang lễ.



Người cựu chiến binh này đã không kìm được xúc động khi niềm hy vọng được vào thắp hương, cúi đầu trước linh cữu và tiễn biệt thủ trưởng của mình đã trở thành hiện thực sau khi tưởng như đã "lỡ hẹn".

Video: Dòng người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(Infonet) 
 

Kiên Giang: Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn nhiều khuất tất

KIÊN GIANG : VỤ ÁN LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÒN NHIỀU KHUẤT TẤT

Luật sư Thái Văn Bắc
ĐT: 0919929962


Những dấu hiệu không bình thường

Phóng viên Đoàn Hữu Hậu
- Quy mô là một vụ án nhỏ, số tiền sai phạm ( nếu có) chưa được 100 triệu, bị can là một Nhà báo đã từng đóng góp nhiều cho sự nghiệp báo chí, nguyên Trưởng VPĐD tại ĐBSCL, số nhà 509/17 Nguyễn Trung Trực, P Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Vụ án nhỏ, lẽ ra Tòa án cấp huyện, thị thụ lý, đàng nầy Tòa án tỉnh xét xử , chỉ với mức phạt 2 năm tù.

- Đại diện Viện Kiểm sát chuyển đổi tội danh tại phiên Tòa, rằng không phạm tội “ Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi” điều 291 BLHS mà là phạm "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" Điều 139 BLHS. Trong khi 2 tội danh nầy không có nét tương đồng, nếu có dấu hiệu tội danh nầy, thì không thể phạm tội danh kia. ( chưa từng xảy ra ở Pháp đình Kiên Giang)


- Tòa không triệu tập một nhân chứng nào, mặc dù trước đó bị can có cung cấp chứng cứ, và có đơn xin triệu tập nhân chứng.

- Điều 144 BL TTHS quy định: Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Thế nhưng đến ngày 08/4/2013 tức là sau 9 tháng kể từ ngày truy tố, vụ án mới được xét xử.

- Ngay từ đầu khởi tố vụ án, cơ quan Điều tra đã xác định không phạm tội lừa đảo. Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân thứ hai ngày 16-4- 2013, thượng tá Nguyễn Văn Luyện, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ cho biết: “Nếu Hậu nhận tiền mà không gặp những người có chức trách để lo, sẽ bị truy tố tội “lừa đảo”. Nhưng đây, Hậu có lo nhưng không thành, nên truy tố tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”

- Việc bà Nguyễn thị Lý “ Quý bà Áo đỏ” đã lừa đảo chiếm đoạt tải sản của hàng chục người dân huyện Phú Quốc, với số hàng hàng trăm tỷ đồng, mà các báo đã thông tin rầm rộ thời gian qua, gây bức xúc trong dư luận, nhưng cơ quan Điều tra tỉnh Kiên Giang không khởi tố. Trong khi việc của ông Hậu, suy cho cùng là một hành vi dân sự, với số tiền 29 triệu đồng, lại khởi tố, xử tù.

Bản án kết tội vội vàng

Chưa xét đến góc độ có vi phạm luật tố tụng hình sự hay không, nhưng những điều bất bình thường nầy tất yếu dẫn đến một kết quả xử án “ bất bình thường”.

Đại diện Viện Kiểm sát đọc cáo trạng truy tố đột ngột chuyển tội danh từ “ Lợi dụng ảnh hưởng…” sang tội, n “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2013/ HSST ngày 08-4-2013 của TAND tỉnh Kiên Giang

Tuyên bố: Bị cáo Đoàn Hữu Hậu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Áp dụng: Điểm e khoản 2 điều 139; điều 33 bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo 02 (hai) năm tù. Buộc trả bồi thường 29 triệu đồng.

Bản án chưa thuyết phục, xét xử vội vàng, có nhiều vấn đề chưa được làm rõ.

Tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Điều 139 BLHS khoản 1 quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm….”

Theo Điều 139 BLHS, yếu tố cấu thành tội lừa đảo là phải có ý định chiếm đoạt tài sản trước và bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin và giao tài sản. Một yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội lừa đảo là phải có người bị hại, có thiệt hại xảy ra. Trong vụ án này, tất cả đều làm theo những thỏa thuận dân sự mà pháp luật không cấm, không có ai là người bị hại. Một khi không thỏa mãn yếu tố bắt buộc này thì sẽ không có vụ lừa đảo.

Xét về hành vi khách quan tính chất của 2 sự việc trong bản án, thì bị cáo Đoàn Hữu Hậu chưa đủ yếu tố để cấu thành tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Bởi những yếu tố sau: ( đối chiếu với bút lục)

Trường hợp bà Đinh Ngọc Diễm


Từ Cơ quan Điều tra, Cáo trạng, Hội đồng xét xử đã không làm rõ số tiền 70 triệu bà Diễm đưa 2 lần cho ông Hậu là tiền gì, mà vội khẳng định đó là tiền bà Diễm đưa để lo cho vụ án phúc thẩm ở tỉnh. Sai lầm nầy đã làm cho bản chất sự việc bị đảo ngược.

Tại BL 26 (950) Biên bản đối chất ngày 2-5-2012, bà Diễm khai: Năm 2008, bà có nhờ ông Hậu lo vụ tranh chấp đất của bà, ông Hậu có viết bài đăng trên Báo bảo vệ pháp luật vào tháng 4 năm 2008.

Ông Hậu có làm đơn chống án và hứa giúp nhưng bị thua kiện. Bà khai trong thời gian này bà chuyển cho ông Hậu 20 triệu vào tài khoản con bà vào ngày 01-09-2010 và 50 triệu vào ngày 14-09-2010 qua tài khoản của cháu bà ở Rạch Giá. Ngày 29-10-2010 bà bị xử thua kiện.

Cũng tại BL 26 Biên bản đối chất, ông Hậu khai số tiền 50 triệu là tiền công 10% của kết quả xử án huyện Phú Quốc, 20 triệu là tiền chi phí qua lại Phú Quốc trong 2 năm, trong thời gian giúp đỡ hướng dẫn bà Diễm hoàn thành hồ sơ khởi kiện

Đây là biên bản đối chất duy nhất giữa bà Diễm với ông Hậu. Đôi bên trình bày khác nhau, đối lấp nhau. Cơ quan Điều tra chưa làm rõ đã kết luận.

Bút lục nầy bà Diễm thừa nhận là có nhờ ông Hậu và ông Hậu đã làm giúp bà từ tháng 4 năm 2008.

Ông Hậu nhận lời với bà Đinh Ngọc Diễm qua Phú Quốc hướng dẫn, làm hồ sơ giúp bà làm khởi kiện, với thỏa thuận chi phí qua lại bà Diễm chịu, ông Hậu được nhận 10% trong kết quả xử án của huyện Phú Quốc.

BL30 (958-960) ghi lời khai ngày 2-5-2012, Bà Diễm khai: … Vào cuối năm 2008, ông Hậu kêu bà vào Rạch Giá gặp Trương Thanh Hùng ông Hùng có hứa gởi gắm cho em là bà Sương giúp thắng kiện trong vụ tranh chấp đất ở Phú Quốc. Đến ngày 16-08-2010, Tòa án Phú Quốc xử được trả khoản 500 triệu đồng,

BL 80 (086-) Bản án số 42/2010 ngày 16-08-2010 của TAND huyện Phú Quốc tuyên xử bà Diễm được hưởng 50% giá trị quyền sử dụng đất bằng số tiền 523 triệu đồng.

Lời khai bà Diễm BL30 Vào cuối năm 2008, ông Hậu kêu bà vào Rạch Giá gặp Trương Thanh Hùng mâu thuẩn với các bút lục khác

Tại BL 26 bà Diễm khai Sau khi xử sơ thẩm bà được ông Hậu giới thiệu gặp ông Trương Thanh Hùng giúp đỡ. ( xử sơ thẩm ngày 16-8- 2010)

Trong BL28 bà Diễm khai: Do có quen với ông Hậu, nên ông Hậu giới thiệu gặp ông Hùng và hai người hứa giúp đỡ khi lấy được đất sẽ được thưỡng 10%.

Bà Diễm thừa nhận nhờ ông Hùng gởi gắm mà bà thắng kiện được khoảng 500 triệu đồng, sẽ được thưởng 10% . Vậy 10% nầy là số tiền 50 triệu mà bà gửi cho ông Hậu có phải là tiền trả công 10% của 523 triệu đồng thắng kiện ở Phú Quốc. Cơ quan Điều tra không làm rõ.

Ông Hậu giới thiệu bà Diễm gặp ông Hùng khi nào? Trước khi ông Hậu nhận giúp bà vào tháng 4 / 2008, hay cuối năm 2008 hay sau khi Tòa án Phú Quốc xét xử ngày 16-8-2010 ? Nội cái việc gặp ông Hùng lúc nào bà Diễm còn khai lung tung.

BL30 bà Diễm khai: Có điện hỏi ông Hùng thì ông Hùng nói cứ chuyển cho Hậu đi, nếu không thắng kiện thì Hậu trả lại. Đến ngày 29-10-2010, Tòa xử bà thua kiện nên có đến gặp ông Hùng và ông Hậu đòi lại tiền nhưng hai người hứa mà không chịu trả tiền.

Trong toàn bộ bút lục, hồ sơ vụ án, không có một chứng cứ nào cho thấy việc ông Hùng ông Hậu hứa không thắng kiện trả tiền lại.

Trong các bút lục ông Đoàn Hữu Hậu đều khai rằng nhận lời với bà Đinh Ngọc Diễm qua Phú Quốc hướng dẫn, làm hồ sơ giúp bà làm khởi kiện từ tháng 4/ 2008, với thỏa thuận chi phí qua lại bà Diễm chịu, ông Hậu được nhận 10% trong kết quả xử án của huyện Phú Quốc.

Và khi có kết quả xử án huyện Phú Quốc ông Hậu đã khuyên bà Diễm nên dừng lại, không thể giúp bà Diễm nửa. Điều nầy phù hợp với Đơn xác nhận của ông Phù Đôn Tùng (590) ngày 17-07-2012: Xác nhận ông Hậu có ra Phú Quốc nhiều lần và ở tại nhà ông để lo vụ bà Diễm tại TA PQ.

Đơn xác nhận (592) của ông Nguyễn Văn Toàn xác nhận ông Hậu có nói động viên bà Diễm dừng lại và không tham gi nửa.

Ông Hậu giới thiệu bà Diễm với ông Trương Thanh Hùng để có thể giúp bà Diễm ở giai đoạn phúc thẩm. Chính ông Hùng cũng thừa nhận. Điều nầy phù hợp với tờ trình của ông Hùng.

Ông Hậu giới thiệu bà Diễm cho ông Hùng để bà Diễm trả tiền công và chi phí trong thời gian hơn 2 năm hướng dẫn giúp đỡ làm thủ tục để bà được thắng kiện. Ngày 01-9-2010 tức là nửa tháng sau bà Diễm chuyển tiền trả cho ông Hậu 20 triệu tiền chi phí, và nửa tháng sau chuyển tiếp 50 triệu đồng trả công là hợp lý. Thế nhưng Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, và Tòa án tỉnh Kiên Giang đã bỏ qua tình tiết quan trọng nầy. Cần điều làm rõ 70 triệu bà Diễm chuyển cho ông Hậu là tiền gì.

Trường hợp ông Bùi Văn Tạo

Đánh người gây thương tích 62%, phạm vào khoản 3 Điều 104 BLHS thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

Tạo nhờ Hậu đã làm thủ tục giám định lại, xuống còn 48,56%, tức là vào khoản 2 “ bị phạt tù từ 3 đến 7 năm”. Tạo bị Tòa án tuyên 3 năm tù giam. Bên bị hại kháng án, đề nghị nâng mức phạt tù, nâng tiền bồi thường. Hậu làm cho Tạo tờ yêu cầu bào chữa gửi Tòa án tỉnh, phúc thẩm . Tòa phúc thẩm giữ y án 3 năm tù.

Không đạt như thỏa thuận là Tạo hưởng tù treo, đôi bên đã tính đến trả tiền lại.

BL 36 (023) Biên bản ghi lời khai ngày 24-04-2012, ông Tạo khai: Nhờ người bà con dẫn đến gặp Hậu trình bày vụ án, Hậu hứa giúp cho Tạo hưởng án treo, Hậu có làm đơn yêu cầu giám định lại. Về tiền Hậu ra giá 40 triệu và Tạo đã đưa trước hai lần bằng 25 triệu đồng.

Hậu thừa nhận Tạo đưa tiền 3 lần là 28 triệu. Khi sự việc không thành, Tạo đã tự nguyện cho 8 triệu tiền chi phí đi lại. Còn 20 triệu đồng. Hậu đã trả lại 10 triệu đồng cho gia đình Tạo. Đến ngày 8/ 02/2012 khi cơ quan Điều tra (CQĐT) làm việc, Hậu trả thêm 6 triệu, tổng cộng là 16 triệu. Ông Hậu chỉ còn thiếu lại 4 triệu đồng. Vì lúc nầy cha bị bệnh nặng, rồi chết, gia đình quá khó khăn. Việc thỏa thuận do đôi bên tự nguyện và khi không hoàn thành ông Hậu đã gửi 10 triệu đồng ( phân nửa số tiền) trước khi cơ quan Điều tra mời làm việc. Do đó không thể nói là lừa đảo được.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát cũng như Bản án Tòa án đã cắt sự việc ra làm 2 phần và chỉ lấy phần sau để luận tội (?!)

Từ một hành vi giao dịch dân sự thành một vụ án hình sự lừa đảo

Công lý bùng lên, rồi hạ xuống

Ngày 24/06/2013 Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP Hồ Chí Minh xử phúc thẩm, Bản án số 646/2013/HSPT tuyên xử: Hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 26/2013/HSST ngày 08/4/2013 của TANDTKG.

Ngày 14/8/2013 Cơ quan CSĐT ra quyết định số 01/QĐTĐ- PC 46 Quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, khởi tố về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 139 BLHS.

Ngày 03/9/2013 Cơ quan CSĐT Công an Kiên Giang ra Bản kết luận điều tra Số 09/KLĐT-PC46 , đề nghị truy tố tội danh “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Ngày 09/9/2013 Viện Kiểm sát tỉnh ra cáo trạng truy tố tội lừa đảo.

Ngày 16/9/2013 Tòa án tỉnh ra quyết định đem vụ án ra xét xử tội lừa đảo

Như vậy trong vòng chưa đầy nửa tháng 3 cơ quan Tố tụng đã thống nhất với nhau “kết tội lừa đảo”
Điều gì sẽ xảy ra trong phiên Tòa tới đây. Chắc chắn ông Hậu không gặp may mắn. Chúng ta chờ xem. Sẽ mất thời gian dài mới tìm được công lý ./.

Luật sư Thái Văn Bắc
ĐT: 0919929962

Tác giả gửi trực tiếp đến TTHN









Nguyễn Thanh Liêm – Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích)

Danluan

Nguyễn Thanh Liêm


Lớp học Mẫu giáo trong giờ Tập Viết, giáo dục miền Nam trước 1975
Học Thế Nào – xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67. Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương: “Ở mỗi huyện có quan Huấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinh đồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các vị học quan kể trên đều ở dưới quyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻ con, cho đến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.”
Trường học thì phần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ở chùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có thể xem như là công việc của nhà nho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một hệ thống tổ chức qui mô của một nền giáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu học) lên cấp cao (như đại học). Chương trình học thì gồm có mấy quyển Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Dương Tiết và Minh Tâm Bửu Giám ở cấp vở lòng, xong rồi lên trên thì học Bắc sử (tức sử Tàu) và Tứ Thư Ngũ Kinh. Tất cả những sách này là sách gối đầu giường của Nho gia, chú trọng hầu hết vào triết lý, luân lý, đạo đức chứ không có một ý niệm khoa học kỹ thuật nào chen vào. Phương pháp giảng dạy thì phần lớn như Đào Duy Anh tả: “thầy thì cứ nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa nấy chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống Nho.” Phương pháp học hỏi thì hoàn toàn dựa vào sự học thuộc lòng thu gọn vào trong công thức “sôi kinh nấu sử” tức là học tới học lui mãi cho đến khi nào thuộc nằm lòng Tứ Thư Ngũ Kinh và Bắc sử. Người đi học thực tập nhiều nhất là viết chữ cho thật đẹp như “phụng múa rồng bay”, làm thơ, làm phú, kinh nghĩa, văn sách, chế chiếu, biểu, câu đối, cho thật nhanh, thật khéo và thật chỉnh, dùng được càng nhiều điển tích càng hay để có thể đậu được các kỳ thi do triều đình tổ chức. (Có ba kỳ thi: thi Hương tổ chức ở một số địa phương để lấy Tú Tài; thi Hội và thi Đình tổ chúc ở trung ương để lấy Cử Nhân và Tiến Sĩ). Tất cả các kỳ thi đều là thi tuyển và chỉ nhắm vào một kỷ năng của thí sinh là làm văn làm thơ dưới nhiều dạng như thơ đường luật, kinh nghĩa, văn sách, v v … Thường thì ba năm mới có một khoa thi, và đi thi là cả một vấn đề khổ nhọc cho sĩ tử vì trường thi ở xa, đường giao thông khó khăn, phương tiện giao thông còn rất thiếu kém. Thi đậu được thì có thể ra làm quan, không thì lui về làm thầy đồ thầy khóa, “tiến vi quan, thối vi sư” vậy.
[…]
Giới sĩ phu là giới sát cạnh nhà vua, giúp vua trị nước, thuộc hàng ngũ lãnh đạo quốc gia, là bậc thầy trong xã hội, đóng vai dẫn đầu, điều khiển, hướng dẫn dân chúng trong mọi sinh hoạt bảo vệ và phát triển đất nước. Nước giàu dân mạnh hay suy nhược đói nghèo, trách nhiệm ở giới lãnh đạo, ở Kẻ Sĩ, nhà Nho. Lớp trí thức nho sĩ cũng như cái học cũ của nho gia ngự trị trong xã hội Việt Nam từ thời Lý Trần cho đến khi có sự xăm chiếm và đô hộ của người Pháp hồi cuối thế kỷ XIX trong Nam và đầu thế kỷ XX ở miền Bắc và Miền Trung. Riêng trong Nam thì vì Nam Kỳ Lục Tỉnh chỉ mới được thành hình trọn vẹn từ giữa thế kỷ XVIII cho nên sự giáo dục ở đây chưa được tổ chức rộng rãi, chưa có cội rễ ăn sâu vào lòng đất như ở chốn ngàn năm văn vật của Thăng Long – Hà Nội. Tính ra thì Nho học chỉ có được chừng một thế kỷ ngự trị ở Phương Nam. Mãi đến năm 1826 Miền Nam mới có vị Tiến Sĩ đầu tiên theo lối học xưa là cụ Phan Thanh Giản. Nhưng nền học vấn cổ truyền của nho gia này ở Miền Nam chỉ mới có chừng trăm năm thì bị sụp đỗ hẵn bởi sự thất bại, suy vong của triều Nguyễn trước sức mạnh quân sự và nền văn minh khoa học kỹ thuật Âu Tây. Khi nền cai trị của chính quyền đô hộ Pháp được thiết lập xong thì cái học nhà nho cũng bị xóa bỏ để nhường chỗ cho cái học mới hay Tây Học.
[…]
Cái học mới này (tân học) diễn ra ở Miền Nam trước nhất vào cuối thế kỷ XIX sau khi người Pháp đặt xong nền đô hộ ở đây. Nền giáo dục mới này lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Trường học gồm có các trường công do chính phủ xây cất, đài thọ chi phí và kiểm soát, và một số trường tư của Thiên Chúa giáo hoặc của tư nhân. Hệ thống giáo dục mới này được thiết lập nhằm hai mục tiêu: (1) mục tiêu thực tiễn là đào tạo một số người biết tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ, và có chút kiến thức về văn minh Tây phương để làm công chức ở ngạch trật thấp phục vụ cho chính phủ thuộc địa, và (2) mục tiêu lý tưởng là đồng hóa người bản xứ biến họ thành những người Pháp về phương diện văn hóa. Một số nhà trí thức Pháp tự cho họ cái sứ mạng cao cả là đem văn minh khoa học Âu Tây phổ biến khắp nơi. Đó là sứ mạng văn minh hóa (“mission civilisatrice”) tức là đi khai hóa các nước chậm tiến, kém văn minh, kém mở mang. Người đầu tiên thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa (cultural assimilation) đó ở Miền Nam là Thống Đốc Le Myre de Vilers. Ông là người dân sự đầu tiên được cử sang làm Thống Đốc Nam Kỳ từ năm 1879 đến 1892. Các ông thống đốc trước ông đều là những người bên quân đội, nhất là bên hải quân. Để thực hiện sứ mạng văn minh hóa dân bản xứ, ông cho mở rất nhiều trường ở mỗi làng và mỗi tổng cho cấp sơ và tiểu học. Tuy nhiên vì thiếu hụt ngân sách vàkhông đủ giáo chức cho nên nhiều trường chỉ được mở ra rồi liền sau đó lại đóng cửa thôi. Sang đầu thế kỷ XX chế độ giáo dục mới mới được thiết lập ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau một vài sửa đổi theo quyết định của Toàn Quyền Paul Beau hồi 1906-07. Theo quyết định này thì một hội đồng cải tổ giáo dục được thành lập để đem chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp và nền tân học vào chương trình học và chế độ khoa cử mới. Các thầy đồ, thầy khóa ở xã thôn, các quan giáo huấn, đốc học ở phủ, huyện, tỉnh, phải dạy thêm chữ Quốc Ngữ cho học trò ngoài việc dạy chữ Hán như trước. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình đều có có chút đổi mới từ 1909. Bài luận chữ Quốc Ngữ và bài dịch Pháp văn ra Việt văn được thêm vào các kỳ thi nhưng chỉ là môn phụ và có tính cách tự nguyện chớ không bắt buộc. Trong kỳ thi Hội và thi Đình năm 1910 có thêm bài thi cách trí, địa dư nước nhà, sử Thái Tây, nhân vật nước nhà và thời sự. Đặc biệt là bài thi được chấm điểm theo lối mới của Pháp với thang điểm từ 0 đến 20. Triều đình tựa trên thang điểm đó mà định làm 6 hạng trúng tuyển: Trạng Nguyên (20 điểm), Bảng Nhỡn (18-19 điểm), Thám Hoa (16-17 điểm), đệ nhị giáp Tiến Sĩ (từ 12 đến 15 điểm), Đồng Tiến Sĩ (từ 10 đến 12 điểm), và Phó Bảng (từ 7 đến 9 điểm). Song song với việc thành lập hội đồng cải cách giáo dục, một trường sư phạm cũng sẽ được thiết lập để đào tạo giáo viên tiểu học người Việt. Ngoài ra, trong mục đích tuyên truyền, Toàn Quyền Paul Beau cũng cho mở một trường đại học hồi năm 1907 ở Hà Nội để thu phục nhân tâm (sau khi chính quyền cho đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục và bắt giam một số nhà cách mạng). Nhưng đại học chỉ được mở ra mà không hoạt động, phải đến năm 1918, dưới thời Toàn Quyền Albert Sarraut, trường mới thật sự mở cửa. Trước đó một năm, năm 1917, chánh quyền thuộc địa đã cho ban hành một hệ thống giáo dục mới có qui cũ, thống nhất trên toàn quốc, về tất cả các phương diện tổ chức hành chánh, chương trình học, qui chế giáo chưc, và tổ chức thi cử. Đến đây cái học cũ trên toàn quốc hoàn toàn lui vào bóng tối nhường chổ cho giáo dục mới.
Người sốt sắng thực hiện mục tiêu văn minh hóa người Việt Nam là Le Myre de Vilers. Để thực hiện sứ mạng văn minh hóa người Việt ông cho mở rất nhiều trường học, từ trường sơ cấp ở làng đến trường tiểu học ở quận và tỉnh, và đặc biệt nhất là một trường trung học (collège) ở Nam Kỳ. Đây là trường trung học đầu tiên và vào cuối thế kỷ XIX đây là trường trung học duy nhất cho cả Miền Nam. Trường chỉ có hai năm học và mang tên là Collège de MỹTho. Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958) đã từng học ở trường này. Sang thế kỷ XX trường có đủ bốn năm học và được đổi tên là Collège Le Myre de Vilers, do một số giáo sư của trường đề nghị để ghi nhớ ông Thống Đốc dân sự đầu tiên đã mở ra trường này và cũng để ghi nhớ công lao của ông đối với việc phát triển nền giáo dục mới ở Nam Kỳ. Đến giữa thập niên 1950 trường được phát triển thêm, có các lớp đệ nhị cấp đủ để trở thành trường trung học đệ nhị cấp. Trường được đổi thành Lycée và mang tên một danh nhân Miền Nam Việt Nam: cụ Đồ Chiểu. Danh xưng Lycée Nguyễn Đình Chiểu rồi Trung Học Nguyễn Đình Chiểu ra đời từ đó và còn mãi đến bây giờ.
[…]
Giáo dục, hiểu theo nghĩa xã hội, là cách thức xã hội hóa (socializing) con người. Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống cho thích hợp. Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinh sống, phong tục tập quán, v v … tất cả đều có trong xã hội đương thời và nhiệm vụ của giáo dục (từ giáo dục trong gia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tập luyện cho con người thích nghi vào trong xãhội văn hóa đó. Tuy nhiên trong ba bậc học (tiểu học, trung học, và đại học) ở học đường, mỗi bậc có cách xã hội hóa khác nhau. Ở tiểu học giáo dục nhằm xã hội hóa con người ở mức độ cơ bản, nghĩa là người ta chỉ dạy những cái cần thiết căn bản của xã hội. Ở bậc trung học sự xã hội hóa nhắm vào việc thích nghi con người vào tình trạng văn hóa mà người ta muốn có. Thường khi người ta (các nhà làm chính trị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hội thế nào thì người ta nhắm vào lớp người vào trung học để đào luyện họ trỡ thành những công dân kiểu mẫu cho xã hội người ta muốn có. Những người này sẽ được xã hội hóa để bảo tồn những gì đã có. Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớt đi rất nhiều tính cách uốn nắn mà thường có tính cách khơi động nhiều hơn. Người lên đại học phải mở rộng sự hiểu biết của mình để đón nhận những mới lạ để có thể hướng xã hội đến những sửa đổi, tiến triển, hiện đại nhiều hơn là bảo tồn những gì đã có sẵn từ trước. Các trường trung học của chúng ta cũng đóng vai trò xã hội hóa học sinh giống như bao nhiêu trường trung học khác trên thế giới. Việc xã hội hóa ở đây là thích nghi con người vào trong xã hội Miền Nam nước Việt vào giữa thế kỷ XX.
Vào cuối thế kỷ XIX Nam Kỳ có khoảng một triệu rưởi dân số, nhưng chỉ có khoảng 5 ngàn học sinh cho tất cả từ sơ cấp đến tiểu học. Tỷ lệ người đi học tuy thấp so với sĩ số mà ta có sau này dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhưng so với thời đại các nhà Nho thì đây là con số khá lớn. Số đông này là số được hấp thụ giáo dục mới. Họ sẽ là lớp người dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Nôm và chữ Hán, họ cũng là những người biết chút ít tiếng Pháp và một số kiến thức khoa học phổ thông có thể xem như là giới trí thức tân học ở thời kỳ chuyển tiếp này. Đó là tình trạng giáo dục ở Miền Nam. Và đến năm 1917 chính quyền thuộc địa mới có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Hệ thống giáo dục mới này – gọi là Giáo Dục thời Pháp thuộc – gồm có ba bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp: (1) cấp Sơ học gồm các lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót, lớp Dự Bị (Cours Preparatoire) hay lớp Tư, và lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba, (2) cấp Tiểu học gồm có lớp Nhì Một Năm (Cours Moyen Première Année), lớp Nhì Hai Năm (Cours Moyen Deusième Année) và Lớp Nhất (Cours Supérieur). Mỗi làng có một trường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ở quận (đông dân) có thể có trường tiểu học nếu có đông học sinh. Tại mỗi tỉnh lỵ có một trường tiểu học lớn (có nhiều lớp cho mỗi cấp lớp), như trường Nam Tiểu học Mỹ Tho chẳng hạn có được 5 lớp Nhất, 1 lớp Tiếp Liên (Cours des Certifiés) hồi thập niên 1940. Học xong lớp Ba, tức là hết Sơ cấp, học sinh phải thi tuyển vào lớp Nhì Một Năm để học tiếp bậc Tiểu học, và khi xong lớp Nhất (hết bậc Tiểu học) học sinh lại phải thi lấy bằng Sơ Tiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d’Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Đậu xong bằng này học sinh mới được dự kỳ thi tuyển vào năm Thứ Nhất trường Trung học.
Bậc Trung học cũng chia làm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là Cao Đẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire Superieur, cũng như trung học đệ nhất cấp sau này) gồm có bốn lớp: Năm Thứ Nhất (Première Année), Năm Thứ Nhì (Deuxième Année), Năm Thứ Ba (Troisième Année) và Năm Thứ Tư (Quatrième Année). Học xong Năm Thứ Tư học sinh thi lấy bằng Thành Chung hay DEPSI (Diplôme d’Études Primaire Superieur Indochinois). Những ai muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thể thi bằng Brevet Premier Cycle hay Brevet Elementaire. Cấp thứ hai là ban Tú Tài gồm các lớp Second (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này), Première (như Đệ Nhị hay lớp 11) và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12). Xong lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11) học sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première Partie), đậu được Tú Tài I mới được vào học lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie). Khi lên lớp Terminale (lớp 12) học sinh phải chọn một trong ba ban chính sau đây: (1) ban Triết (Philosophie), (2) ban Khoa Học Thực Nghiệm (Sciences Expérimentales), và (3) ban Toán (Mathématiques Élémentaires)… Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie) về một trong các ban nói trên. Bằng Tú Tài II thường được gọi tắt là Bac. Philo. (Tú Tài II ban Triết), Bac. Math. (Tú Tài II ban Toán) v v … Xong Tú Tài học sinh mới được vào Đại học, và dưới thời Pháp thuộc chỉ có một đại học duy nhất ở Hà Nội cho toàn cõi Đông Dương. Một số không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất là ở Miền Nam, sau khi xong Tú Tài thường qua Pháp học tiếp bậc đại học thay vì ra Hà Nội học.
Chương trình học trên đây chịu ảnh hưởng nặng nề của chương trình Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Tiếng Việt chỉ được xem như một sinh ngữ phụ. Đúng ra đây chỉ là chương trình Pháp thật sự nhưng có chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các trường Việt Nam. Chương trình này kéo dài đến hết Thế Giới Đại Chiến Thứ Hai trên toàn cỏi Việt Nam. Sau năm 1945, sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, chương trình Việt được ban hành. Chương trình này – chương trình Hoàng Xuân Hản – được đem ra áp dụng trước ở Bắc Việt và Trung Việt, nhưng riêng ở Miền Nam thì vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục. Dưới thời Pháp đô hộ giáo dục phát triển rất chậm chạp. Quyền quyết định về giáo dục cũng như chính sách giáo dục hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Phải đến giữa thập niên 1950, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chương trình Việt mới bắt đầu được áp dụng ở trong Nam để thay thế chương trình Pháp. Cũng từ khoảng thời gian đó, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo quan trọng của họ. Những đóng góp của họ thật lớn lao đưa đến sự bành trướng và phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền giáo dục quốc gia dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.
[…]
Triết lý giáo dục VNCH nằm trong những Nguyên Tắc Căn Bản do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong hiến pháp 1967. Những nguyên tắc căn bản này được tóm lược như sau:
Thứ nhất: Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản (humanistic education). Nhân là người hay con người, bản là gốc là căn bản. Trong lãnh vực triết lý, thuyết nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong đời sống trên thế gian này. Thuyết nhân bản lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản chớ không nhắm đến linh hồn hay một cuộc đời nào khác ngoài thế giới mà loài người hiện đang sống trong đó. Theo thuyết này, con người có giá trị đặc biệt của con người, cao cả hơn tất cả các giống sinh vật khác trên đời này. Chỉ có con người mới có văn hóa, có những hoạt động có suy tư, có sáng tạo, làm cho cuộc sống của con người tiến hóa luôn từ xưa đến giờ. Nhân bản cũng chỉ tính cách linh thiêng của con người, khác hơn mọi loài vật, “nhân linh ư vạn vật”, và con người phải được tôn trọng bởi tính linh thiêng đó. Con người tự nó là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giácon người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, con người có giá trị của con người như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Thứ hai: Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc (nationalistic education). Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh anh hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc Việt Nam có mặt trên thế giới này từ bao nhiêu ngàn năm trước. Dân tộc đó có tiếng nói riêng, có lịch sử riêng, có một nền văn hóa riêng của nó từ bao đời. Dân tộc tính đó trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị tan biến hay tiêu trầm trong những nền văn hóa khác.
Thứ ba: Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng kín cữa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
[…]
Từ những nguyên tắc căn bản trên đây, quan niệm về giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa bao gồm những tư tưởng nền tảng sau đây liên hệ tới những mục tiêu chính của giáo dục:
Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những định luật phát triển tự nhiên về vật lý và tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của mỗi cá nhân học sinh phải được lưu ý đúng mức. Cung ứng cho học sinh đầy đủ tin tức, dữ kiện, để học sinh phán đoán, lựa chọn, không che dấu tin tức hay chỉ cung cấp những tin tức chọn lọc thiếu trung thực để nhồi sọ học sinh theo một chủ trương, một hường đi định sẵn nào.
Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sinh sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xăm bảo vệ tổ quốc, yêu thương giúp đở nhau trong tình đồng bào; giúp học sinh học tiếng Việt và xử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết cái đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm tự trị với sự phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển sự phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp đón nhận những giá trị văn hóa rộng rãi.
Tóm lại, mục đích của giáo dục quốc gia là giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện để trở thành những người có kỹ năng thưc tiễn, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống, có đạo đức, có tình người, để gây dựng hạnh phúc gia đình và hội nhập vào xã hội góp phần vào việc bảo vệ và phát triển quốc gia. Người được đi học sẽ trỡ thành người tốt và có ích cho chính mình, cho gia đình, và cho quốc gia dân tộc. Giáo dục Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt giai cấp xã hội, không phân biệt tôn giáo, địa phương, chủng tộc. Giáo dục Việt Nam cố tạo những cơ hội đồng đều cho mọi người được đi học tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được đến hết bậc đại học, hay ai cũng học đến bác sĩ, kỷ sư hoặc các ngành cao đẳng chuyên nghiệp khác. Tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng và sở thích, có người chỉ học được hết Tiểu Học, có người học hết Trung Học Đệ Nhất Cấp, hay Trung Học Đệ Nhị Cấp, có những người khác thì học đến hết bậc đại học. Nhưng dù bất cứ học đến bậc học nào, mục đích của giáo dục vẫn phải là giúp tất cả mọi người trỡ thành người tốt, người đã được phát triển về khả năng cũng như đạo đức, dù khả năng đó ở mức đô nào. Nếu có những người chỉ có cơ hội học hết Tiểu Học thôi, thì giáo dục vẫn có bổn phận giúp họ phát triển đến hết mức đó, và vẫn làm thế nào giúp họ trỡ thành người tốt với mức học Tiểu Học của họ.
[…]
Tựa trên mục đích của giáo dục đã nêu trên, hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trong những năm sau cùng trước biến cố 1975, được thiết lập trong tinh thần tiếp cận hệ thống giáo dục của các quốc gia tiền tiến trên thế giới. Hệ thống này gồm ba cấp bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Tiểu học và Trung Học Đệ Nhất Cấp là cái học Phổ Thông (gồm 9 năm học). Trung Học Đệ Nhị Cấp bắt đầu chia ngành chuyên môn. Đây là những năm chuyển tiếp để vào các ngành chuyên môn hơn ở Đại Học, hoặc ra đời làm việc sinh sống. Riêng ở hai bậc Tiểu và Trung học, hệ thống giáo dục Việt Nam là hệ thống 5-4-3, với 12 năm liên tục, từ Lớp 1 đến Lớp 12, phân bố như sau:
Tiểu học (chỉ có Phổ Thông):
Lớp Một (Lớp Năm cũ)
Lớp Hai (Lớp Tư cũ)
Lớp Ba (Lớp Ba cũ)
Lớp Bốn (Lớp Nhì cũ)
Lớp Năm (Lớp Nhứt cũ)
Trung học Đệ Nhất Cấp (chỉ có Phổ Thông):
Lớp Sáu (Đệ Thất cũ)
Lớp Bảy (Đệ Lục cũ)
Lớp Tám (Đệ Ngũ cũ)
Lớp Chín (Đệ Tứ cũ)
Trung học Đệ Nhị Cấp (Phổ Thông và Chuyên Nghiệp):
Lớp Mười (Đệ Tam cũ)
Lớp Mười Một (Đệ Nhị cũ)
Lớp Mười Hai (Đệ Nhất cũ)
Bắt đầu Trung học Đệ Nhị Cấp, từ Lớp Mười, học sinh phải chọn Ban chuyên môn, và ngành chuyên môn như sau (từ 1973):
Ngành Phổ Thông:

Ban A (hay Ban Khoa Học Thực Nghiệm)
Ban B (hay Ban Toán)
Ban C (hay Ban Sinh Ngữ)
Ban D (hay Ban Cổ Ngữ)
Ngành chuyên nghiệp Nông Lâm Súc (Trung học Nông Lâm Súc)
Ngành chuyên nghiệp Kỹ Thuật (Trung Học Kỹ Thuật)
Bậc Đại học bao gồm:
Đại Học Cộng Đồng (hai năm)•
Đại Học (chương trình Cử Nhân trở lên)•
5. ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC:
Vào Lớp Một, bậc Tiểu Học:
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi là nhận vào Lớp Một để bắt đầu bậc Tiểu Học. Tuy không có luật bắt buộc phải đi học, nhưng hầu hết trẻ em đều được đi học hết bậc Tiểu Học miễn phí ở các trường Tiểu Học công lập. Học sinh có thể học trường Tiểu Học tư thục nếu phụ huynh muốn.
Vào Lớp Sáu, bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp
Muốn vào học Lớp Sáu, Trung Học Đệ Nhất Cấp, học sinh phải học xong Tiểu Học và phải qua một kỳ Thi Tuyển Vào Lớp Sáu. Đây là kỳ thi gay go vì số chổ ở Lớp Sáu Trung Học công lập có giới hạn. Chỉ khoảng 62% học sinh xong Tiểu Học được tuyển chọn vào Lớp Sáu trường công. Học trường công thì không phải trả học phí. Học sinh thi rớt vào Lớp Sáu trường công có thể lên học bậc trung học đệ nhất cấp ở các trường tư thục (có học phí).
Vào Lớp Mười Trung Học Đệ Nhị Cấp
Học sinh học xong Lớp Chín, có đủ điểm lên lớp, được vào Lớp Mười, ngành Phổ Thông, không phải qua một kỳ thi nào. Vào trường công thì không phải đóng học phí. Tuy nhiên, khi vào Lớp Mười học sinh phải lựa chọn Ban. Việc chọn Ban có tính cách tự nguyện, do tự học sinh muốn chọn Ban nào cũng được tùy theo sở thích của mình chớ không qua một sự hướng dẫn, hay chỉ bảo nào của nhà trường. Vào lớp Mười các ngành chuyên môn như Nông Lâm Súc hay Kỹ Thuật thì học sinh phải qua một kỳ thi tuyển vì số chổ giới hạn hơn ngành Phổ Thông.
Vào Năm Thứ Nhất Đại Học
Học sinh đậu xong Tú Tài, kể như tốt nghiệp bậc Trung Học, có đủ điều kiện để vào học Năm Thứ Nhất bậc Đại Học. Tuy nhiên vì có một số đại học có số chổ rất giới hạn nên đòi hỏi học sinh phải dự một kỳ thi tuyển như các đại học Y, Dược, Nha, Kỷ Thuật, Sư Phạm. Sự tuyển chọn hoàn toàn tựa trên khả năng của thí sinh, không có vấn đề lý lịch gia đình chen vào. Các đại học khác như Luật, Khoa Học, Văn Khoa không có thi tuyển, chỉ nhận thẳng những học sinh đã có bằng Tú Tài, không có một sự phân biệt, kỳ thị nào. Trường công thì không phải đóng học phí dù là bậc đại học. Chỉ có đóng tiền đi thi cuối năm ở một số trường hay phân khoa. Có những chương trình có học bổng cho sinh viên như trường sư phạm chẳng hạn.
6. CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Chương trình học ở các bậc Tiểu và Trung học do Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên ban hành. Chương trình học này tựa trên triết lý giáo dục, mục đích và hệ thống giáo dục đã nêu trên. Chương trình do Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình, gồm một số thanh tra và giáo sư các môn liên hệ soạn thảo và đề nghị. Chương trình này được áp dụng đồng nhất cho cả trường công lẫn trường tư trên toàn quốc.
Bậc Tiểu Học:
Chương trình Tiểu Học cung ứng cho học sinh những kiến thức cần thiết để ra đời hay lên học ở bậc Trung Học, cùng với những kỷ năng cơ bản (basic skills), những kỹ năng thực tiển (practical skills) và những cách thế phát triển cá nhân hầu có thể thích ứng dễ dàng với môi trường sinh sống.
Chương trình học chú trọng nhiều vào ba môn chính là Quốc Văn (tiếng Việt), Toán, Khoa Học Thường Thức. Bên cạnh ba môn chính trên đây phần Luân Lý với Công Dân Giáo Dục cũng được đặc biệt lưu ý. Số giờ và môn học được phân bố như sau:
1) Quốc Văn từ 7 tiếng 1/2 đến 9 tiếng 1/2 mỗi tuần tùy theo lớp, và bao gồm tập đọc, ngữ vựng, tập viết, chính tả, văn phạm, tập làm luận văn (tả vật, tả cảnh, tả người, thuật sự, viết thơ).
2) Công Dân Giáo Dục dạy về quyền và bổn phận của một công dân: từ 2 tiếng12 phút đến 2 tiếng ½ mỗi tuần tùy theo lớp.
3) Toán: từ 2 tiếng ½ đến 4 tiếng mỗi tuần tuỳ theo lớp, gồm có bốn phép toán, phân số, số học và hình học
4) Khoa Học Thường Thức: 2 tiếng ½ mỗi tuần bao gồm vạn vật, vệ sinh, các chứng bệnh, phép đo lường,
5) Sử Địa: SửViệt Nam và thế giới: 1 tiếng mỗi tuần, chỉ có từ lớp Ba trở lên; Địa Lý Việt Nam và thế giới: 1 tiếng mỗi tuần từ lớp Ba trỡ lên.
6) Nhiệm Ý: Thể Dục: 1 tiếng ½ đến 2 tiếng mỗi tuần tùy theo lớp; Hội Họa: 1 tiếng mỗi tuần; Nữ Công Gia Chánh: 2 tiếng mỗi tuần riêng cho nữ sinh từ lớp Ba trở lên.
Sinh Ngữ không có trong chương trình Tiểu Học. Các trường Tiểu học công lập không có sinh ngữ trừ trường hợp đặc biệt của các Trung Tâm Giáo Dục do người Pháp chuyển giao cho Bộ GD năm 1969. Có 5 trung tâm tất cả(Trung Tâm Lê Quí Đôn ở Sài Gòn, Trung Tâm Hồng Bàng ở Chợ Lớn, Trung Tâm Yersin ở Đà Lạt, Trung Tâm Pascal ở Nha Trang, và Trung Tâm Nguyễn Hiền ở Đà Nẳng). Ở các trung tâm này có thêm giờ Pháp Văn ở bậc Tiểu Học do giáo sư Pháp đảm trách và do cơ quan Văn Hóa Pháp đài thọ. Một số trường Tiểu học tư thục có thêm giờ sinh ngữ, ngoài số giờ ấn định của chương trình Tiểu học công lập.
Bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp:
Chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp cung ứng cho học sinh những kiến thức tổng quát, có phần sâu rộng hơn bậc tiểu học nhưng chưa đi vào chuyên môn như ở Trung Học Đệ Nhị Cấp. Chương trình này một mặt bổ túc cho những kiến thức đã gặt hái được ở bậc Tiểu Học, và mặt khác chuẩn bị cho học sinh đón nhận những kiến thức sâu rộng hơn ở bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp.
Chương trình bao gồm:
1) Quốc văn: văn phạm, chính tả, giảng văn (văn xuôi và văn vần), luận văn (luận đề luân lý), 6 giờ mỗi tuần.
2) Sinh ngữ: học sinh chọn một trong hai sinh ngữ Anh hoặc Pháp. (sinh ngữ Anh, dùng English for Today, từ Book I đến Book III ; sinh ngữ Pháp dùng Civilisation Francaise, tome I: Le Francais Elementaire). 6 giờ mỗi tuần ở các lớp 6 và 7; 5 giờ mỗi tuần ở các lớp 8 và 9.
3) Lý Hóa: 2 giờ mỗi tuần ở các lớp 6 và 7; 2 giờ ½ ở các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về (1) Vật Lý: cân, nguyên lý Archimèdes, nhiệt độ, điện, quang; (2) Hóa Học: H2O, Oxy và oxy hóa, Hyt ro và không khí, acid và bases, kim khí, hóa học hữu cơ.
4) Vạn Vật: 1 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm sinh vật, cây cỏ, thú vật, đất đá, con người.
5) Toán: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6 và 7; 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về: số học, phân số, đại số, phương trình bậc nhất, hàm số (y = ax và y = ax + b); phương trình bậc hai, hàm số (y = x2 ; y = ax2 ; y = 1/x ; y = a/x). Về hình học: đường thẳng, đoạn thẳng, gốc vuông, tam giác đồng dạng, đa giác ; hình học không gian: mặt phẳng song song, hình nón, hình cầu.
6) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, và 9. Gồm: (1) Sử Ký: Việt Nam từ khởi thủy đến 1945; sử thế giới (sự phát triển kỹ nghệ Âu Châu và sự bành trướng của chủ nghĩa thự dân; các nước Á Châu trước chủ nghĩa thực dân – Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản; Đại Chiến Thế Giới Thứ Nhất; thế giới giữa hai thế chiến); (2) Địa lý: trái đất, Âu Châu, Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu (trừ Việt Nam), Úc Châu, và Việt Nam.
7) Công Dân: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 6 và 7, 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 8 và 9. Gồm những bài học về: cá nhân và gia đình, tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã hội và tôn giáo, quyền và bổn phận một công dân.
8) Nhiệm Ý: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm: hội họa, âm nhạc, thể thao cho nam sinh; nữ công gia chánh, âm nhạc, thể thao cho nữ sinh.
Bậc Trung học Đệ Nhị Cấp:
Chương trình học ở bậc trung học đệ nhị cấp một mặt giúp học sinh hoàn tất nền học vấn bậc trung học và mặt khác sửa soạn cho học sinh bước vào ngưỡng cữa đại học. Ở những năm học này học sinh được lựa chọn những môn học thích hợp với khả năng và sở thích của mình. Chương trình học do đó, không đồng nhất, màđược thay đổi tùy theo ngành và tùy theo ban. Về ngành thì có ngành Phổ Thông, ngành Nông Lâm Súc và ngành Kỹ Thuật. Mỗi ngành lại chia làm nhiều ban. Ngành Kỹ Thuật có các ban Cơ Khí (mechnics), Điện (electricity), Điện Tử (electronics), Rèn (forging), Hàn (welding) v v …Ngành Nông Lâm Súc có ban Canh Nông (agriculture), Lâm (forestry), và Súc (animal husbandry). Ngành Phổ Thông có các Ban A, Ban B, Ban C và Ban D. Riêng ngành phổ thông, ngành có nhiều học sinh nhất, số giờ học theo từng môn và theo từng ban được ghi rõ trong bản phân phối đính kèm. Nhìn chung ta thấy Ban A (tức ban Khoa Học Thực Nghiệm) chú trọng vào Vạn Vật, và Vật Lý – Hóa Học, Ban B (hay ban Toán) chú trọng vào Toán học và Vật Lý – Hóa Học, Ban C chú trọng vào Triết học (Tâm Lý, Luận Lý, Đạo Đức và Siêu Hình học) và Sinh Ngữ, và Ban D chuyên về Triết học và Cổ Ngữ. Về Sinh Ngữ, có sinh ngữ chính và sinh ngữ phụ. Sinh ngữ chính có thể là Anh Ngữ hay Pháp Ngữ; sinh ngữ phụ có thể là Anh, Pháp, Đức, Nhật, Y Pha Nho, Ý. Cổ Ngữ có thể là Hán hay La Tinh. Thường thì hai Ban C và D được gọi chung là Ban Văn Chương. Các môn học trong chương trình Phổ Thông được tóm ghi như sau:
1) Quốc Văn: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 A và B; 5 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 ban C và D. Gồm văn học sử từ khởi thủy đến 1945 (văn học bình dân truyền khẩu, văn chương chữ Nôm và văn học chữ Quốc Ngữ), giảng văn (15 tác giả và tác phẩm cho ban A và B, và 20 tác giả và tác phẩm cho ban C và D), luận văn (luận đề văn chương và luân lý).
2) Triết học: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban A, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban B, và 9 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban C và D. Gồm Luận Lýhọc và Đạo Đức học cho cả 4 Ban; Tâm Lý Học và Siêu Hình Học cho các Ban C và D, một phần Tâm Lý Học cho Ban A.
3) Công Dân: 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 A, B, C, D; và 1 giờ mỗi tuần cho lớp 12 tất cả các Ban. Gồm: Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ, chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài, phát xít, cộng sản).
4) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, và 12 các Ban A, B, C, D. Gồm: Sử Việt Nam từ 1407 đến 1945, Sử Thế Giới từ cuối thế kỷ XVIII đến 1945 (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, Đại Chiến Thế Giới I, Đại Chiến Thế Giới II), Địa Lý Địa Cầu, Địa Lý Việt Nam, Địa Lý Thế Giới (Hoa Kỳ, Tây Đức, Anh, Nhật, Nga Sô, Trung Hoa Lục Địa, Ấn Độ).
5) Sinh Ngữ I: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 A, B; 3 giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C và D. Anh Văn (English for Today, books III và IV cho Ban A và B, books IV và V cho Ban C và D), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Francaise, Tome II cho Ban A và B, Tome II thêm các tác giả La Fontaine, A. Daudet, A. France, St. Exupéry, G. Duhamel cho Ban C và D).
6) Sinh Ngữ II: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 A và B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C. Anh Văn (English for Today, Books I và II cho Ban A và B, Books I, II, và III cho Ban C), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Francaise, Tome I cho Ban A và B, Tome I và II cho Ban C). Ban D thì học Cổ Ngữ (chữ Hán hay tiếng La Tinh).
7) Toán: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C, D, 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 A, 5 giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 B, và 9 giờ mỗi tuần cho lớp 12B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho Ban B, tổng quát hơn cho Ban A và rất hạn chế cho Ban C và D. Gồm Đại Số (phương trình bậc hai và bất bình đẳng, lô ga rít, đạo hàm và hàm số), Hình Học (hình học giải tích), Chuyển Động(véc to, vận tốc, chuyển động thẳng), Lượng Giác, Thống Kê và sác xuất.
8) Vạn Vật: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12, Ban B, C, và D, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A, và 4 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban A. Nhiều chi tiết và thí nghiệm cho Ban A, nhưng nhiều giới hạn cho các Ban B, C, và D. Gồm địa chất (geology), thực vật (botany), và động vật (animals).
9) Lý Hóa: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 Ban C và D, 4 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A và B, 7 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban A và B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho các Ban A và B. Rất giới hạn cho các Ban C và D. Gồm Vật Lý (lực, tĩnh, nhiệt,…), Hóa Học (nguyên tử, …).
Chương Trình Trung Học Tổng Hợp (comprehensive secondary school curriculum)
7. TÀI LIỆU, DỤNG CỤ GIÁO KHOA
Phần lớn các sách giáo khoa, và một số các dụng cụ khoa học đều do Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục sản xuất và cung cấp với sự giúp dỡ và viện trợ của các cơ quan ngoại quốc như USAID. Ban tu thư dịch thuật với các giáo chức và các họa sĩ với chuyên môn và kỹ thuật cao đã soạn thảo trọn bộ sách bậc tiểu học tốt về nội dung cũng như hình thức. Nhiều sách dịch và tham khảo đã được duyệt và ấn loát để các học sinh và sinh viên cótài liệu tham khảo.
Ngoài ra trung tâm còn hợp tác với cơ quan quốc tế UNESCO để viết và dịch các sách nhi đồng để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa quanh ta và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo Dục cũng dành riêng ngân sách để ấn loát sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc khác nhau.
Để thống nhất các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo Dục đã thiết lập Ủy Ban Quốc Gia soạn thảo danh từ chuyên môn. Nhiều giáo sư đại học đã tham gia vào việc soạn thảo và Trung Tâm Học Liệu đã bắt đầu ấn hành những tập đầu tiên danh từ văn học và khoa học.
Trường Sư Phạm: trường đào tạo giáo chức
Sư phạm là khuôn mẫu dạy dỗ (sư là thầy dạy, phạm là cái khuôn), hay nói nôm na ra là phương pháp, cách thức dạy học. Trường sư phạm là trường đào tạo giáo chức, là nơi người ta dạy cách thức hay phương pháp dạy học cho những người muốn làm nghề dạy học. Có kiến thức chuyên môn sâu rộng là một việc còn biết cách dạy cho có hiệu quả là một chuyện khác. Kiến thức chuyên môn chỉ mới là điều kiện cần, phải có kiến thức sư phạm nữa mới là điều kiện đủ để trỡ nên nhà giáo đúng nghĩa. Người có cử nhân toán học là người có đủ kiến thức về toán để dạy học sinh ban Tú Tài, kể cả Tú Tài Toán (Ban B) chẳng hạn, nhưng nếu người đó có thêm kiến thức hay kinh nghiệm sư phạm nữa thì sự truyền đạt những kiến thức toán của mình cho học sinh càng có nhiều hy vọng có kết quả hữu hiệu hơn. Vai trò của trường sư phạm là giúp những người muốn làm thầy thu thập được những kiến thức và kinh nghiệm dạy học đó.
Trường sư phạm (école normale, hay école de pédagogy) do người Pháp du nhập vào Việt Nam hồi tiền bán thế kỷ XX, như trường sư phạm Nam Việt, trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội chẳng hạn. Thời Việt Nam Cộng Hòa, có nhiều trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học và giáo học bổ túc như Quốc Gia Sư Phạm (Sài Gòn), Sư Phạm Long An, Sư Phạm Vĩnh Long, Sư Phạm Qui Nhơn, Sư Phạm Bam Mê Thuộc, v v …, hoặc các trường sư phạm đào tạo giáo sư trung học đệ nhất cấp hoặc đệ nhị cấp như Cao Đẳng Sư Phạm sau đổi thành Đại Học Sư Phạm (Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Sư Phạm Huế, Đại Học Sư Phạm Đà Lạt). Đại Học Sư Phạm một năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp. Đại Học Sư Phạm ba năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp. Đại Học Sư Phạm gồm nhiều ban như Việt Văn, Triết, Pháp Văn, Anh Văn, Toán, Lý Hóa, Vạn Vật, Sử Địa. Trường Sư Phạm một mặt giúp các giáo sinh mở rộng kiến thức chuyên môn (học về nội dung các môn mình sẽ dạy), mặt khác giúp các giáo
chức tương lai trau dồi về sư phạm (cả lý thuyết lẫn thực hành).
Tu Nghiệp Giáo Chức
Tu nghiệp là cách tốt nhất để các giáo chức có cơ hội hiện đại hóa những kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức/kinh nghiệm sư phạm của mình. Thật ra với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật ngày nay, những hiểu biết của con người ở bất cứ lãnh vực nào cũng có thể rất dễ bị lỗi thời chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không có dịp học hỏi, cập nhật hóa những hiểu biết chuyên môn của mình. Ở địa hạt giáo dục cũng vậy, nhà giáo cần phải để thì giờ và cơ hội học hỏi thêm, cập nhất hóa những kiến thức chuyên môn của mình để không bị rơi vào tình trạng hủ hóa. Trong chiều hướng đó, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên thường xuyên tổ chức các chương trình và lớp tu nghiệp cho các giáo chức. Với sự viện trợ của các quốc gia tiền tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Bộ VHGDTN thường gởi giáo chức đi tu nghiệp ở ngoại quốc. Trong nước thỉnh thoảng vẫn có những lớp tu nghiệp hay những buổi hội thảo về giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi, thăng tiến trong nghề nghiệp. Nha Sư Phạm và các trường sư phạm đảm trách công việc tu nghiệp ở trong nước cho các giáo chức.
Đời sống và tinh thần giáo chức
Chỉ số lương của nhà giáo tuy có khá hơn một số các ngành khác, nhưng so với mực sống của những công tư chức nói chung thì đồng lương và đời sống của nhà giáo có tính cách rất khiêm nhường. Chỉ số lương mới ra trường sư phạm của giáo viên tiểu học là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. So với các sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lương giáo sư vẫn khá hơn, vì khi bị động viên vào quân ngũ, các sĩ quan giáo sư tuy đã mất phần phụ cấp sư phạm, vẫn còn được lãnh tiền sai biệt giữa lương căn bản giáo chức và lương sĩ quan. Với số lương căn bản ấn định, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở tỉnh thời Đệ Nhất Cộng Hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người làm. Sang Đệ Nhị Cộng Hòa, đời sống bắt đầu mắt mỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng. Tuy vậy lúc nào nhà giáo cũng vẫn giữ vững tinh thần, và tư cách nhà mô phạm, từ cách ăn mặc thật đứng đắn, đến cách ăn nói giao tiếp với phụ huynh học sinh, và cả với giới chức chính quyền địa phương. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn đến đâu, nhà giáo cũng hết lòng với sứ mạng, vẫn làm đúng lương tâm chức nghiệp của mình.
[…]
9. LƯỢNG GIÁ VÀ THI CỬ
Có hai lối thi để lượng giá học sinh ở bậc trung học ngoài kỳ thi tuyển vào lớp Sáu. Một là thi lục cá nguyệt ở trong lớp học và hai là dự thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia. Thi lục cá nguyệt là kỳ thi do giáo sư dạy lớp ra đề thi, cho thi trong lớp, và chấm điểm, sắp hạng học sinh về môn của mình. Mỗi niên học có hai lần thi lục cá nguyệt. Cả bài thi và số điểm sẽ được đệ nạp trên văn phòng giám học. Trường sẽ cọng điểm các môn, dùng điểm trung bình để định việc lên lớp cho học sinh.
Thi lục cá nguyệt từ xưa đến giờ không được chú ý đúng mức. Ở trong trường cũng như ở ngoài xã hội, kể cả phụ huynh học sinh, ít người đặt nặng tầm quan trọng vào các kỳ thi lục cá nguyệt. Đây là một quan niệm sai lầm đáng tiếc. Người ta chỉ chú trọng vào các kỳ thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia (national examinations). Và càng về xưa càng nhiều kỳ thi, càng nhiều kỳ thi càng nhiều gạn lọc, loại bỏ dọc đường, không cho phép học sinh có cơ hội được học lên cao. Thi theo xưa là một cách chọn lọc quá khắt khe, chỉ chọn lấy toàn là người thật giỏi, thật ưu tú (elites).
Trước 1960 số thí sinh còn ít và Bộ Giáo Dục còn tổ chức được rất nhiều kỳ thi như thời Pháp thuộc: thi Tiểu Học, thi vào Đệ Thất, thi Trung Học Đệ Nhất Cấp với cả hai phần thi viết vấn đáp, thi Tú Tài I (viết và vấn đáp), thi Tú Tài II (viết và vấn đáp). Tú Tài I và II lại có hai kỳ, kỳ I và II cho mỗi năm. Sang thập niên 1950 kỳ thi Tiểu Học được bãi bỏ, Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ có thi viết thôi, không còn vấn đáp, và sau đó, trong thập niên 1960, cũng bỏ luôn Trung Học Đệ Nhất Cấp nhưng lại tổ chức kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp Tráng Niên cho một ít người lớn tuổi. Đến năm 1973 kỳ thi Tú Tài I cũng được bãi bỏ chỉ còn giữ kỳ thi Tú Tài II xem như kỳ thi tốt nghiệp bậc Trung Học. Cách thức làm đề thi khi xưa là đánh máy một ít đề thi rồi giao cho giám thị phòng chép tay trên bảng. Sang đầu thập niên 1960 đề thi mới được in ronéo ra nhiều bản để phát cho mỗi thí sinh một bản đề thi. Đề thi làm theo lối luận đề (essay type), đặt câu hỏi để thí sinh phải viết câu trả lời dài dòng. Lối ra đề thi này rất chủ quan, giới hạn các câu hỏi trong một số rất ít chủ điểm, đòi hỏi học sinh phải học thuộc lòng rất nhiều để có thể viết lại kịp thời những gì đã học trong sách vở. Với lối ra đề thi như vậy người ta không thể nào khảo sát được một cách khách quan và tổng thể sự thu nhận và hiểu biết của học sinh về những môn quan trọng trong chương trình học. Đề thi và cách chấm thi theo lối này dễ đưa tới việc học sinh học tủ, đánh bùa, chép bài, và giám khảo chấm bừa (thủ vĩ ngâm), tìm bài và nâng điểm. Hồ sơ thi cử như ghi danh, làm phiếu báo danh, sổ điểm, ghi điểm, cọng điểm, v v… tất cả đều làm bằng tay và khi thí sinh quá đông thì không tránh được những sơ sót, và đúng ra cũng không còn cách nào làm nỗi nếu theo cách làm cổ điển này. Các kỳ thi kéo dài hết cả mùa hè và các giáo sư dạy lớp thi phải đi gác thi, chấm thi luôn, không còn thì giờ nghỉ ngơi hay làm việc gì khác. Cái hại nhất của các kỳ thi là giới hạn rất nhiều số người thi đậu, gạn lọc quá nhiều học sinh không để cho có nhiều học sinh tiến lên các cấp cao ở trên. Một trăm học sinh khi xong Tiểu học chỉ còn không đầy 50 em được vào Trung học công lập, một số khác phải vào tư thục nếu gia đình có tiền. Trong số 50 em này sau khi xong Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ còn khoảng 20 em vào Đệ Tam rồi Đệ Nhị và dự thi Tú Tài I. Xong Tú Tài I còn không đầy 10 người lên học thi Tú Tài II. Thường thì hầu hết những người đậu xong Tú Tài I đều sẽ đậu Tú Tài II sau đó. Thành ra tính trung bình không hơn 10% học sinh vào trung học được tốt nghiệp trung học. Thật là phi lý khi rất nhiều học sinh phải mất thì giờ học bao nhiêu năm, chính phủ phải tốn bao nhiêu tiền bạc để lo cho họ đi học rồi rốt lại chỉ một hai ngày thi cử họ đã phải vứt bỏ hết bao nhiêu công lao, tiền bạc của công cũng như của tư. Cần phải có sự cải tổ về thi cử để cải tiến hệ thống lượng giá và đo lường trình độ học vấn của học sinh và để đương đầu với áp lực của sĩ số mỗi ngày một gia tăng nhanh chóng. Thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia quan trọng nhất là thi Tú Tài I và Tú Tài II. Nam sinh thi rớt Tú Tài I là phải nhập ngũ, đi lính. Nếu có Tú Tài I mà nhập ngũ thì được đi khóa sĩ quan. Từ đầu thập niên con số thí sinh dự thi Tú Tài gia tăng rất nhiều, việc tổ chức thi cử theo lối cũ (theo lối của Pháp) không giải quyết nổi vấn đề làm hồ sơ khảo thí, đánh mật mã, cắt phách, chấm thi, cọng điểm, sắp hạng, làm chứng chỉ trúng tuyển, vv. . tất cả những công việc đó không còn làm bằng tay theo lối cổ điển được nữa. Nhất là khi bãi bỏ kỳ thi Tú Tài I thì số thí sinh dự thi Tú Tài II sẽ gia tăng gần gắp đôi trong năm 1974. Vả lại thi theo lối cũ, lối luận đề (essay type) có tính cách chủ quan và một số những khuyết điểm của nó trong vấn đề lượng giá. Thi trắc nghiệm khách quan theo lối Mỹ tuy không phải là toàn mỹ nhưng vẫn có nhiều ưu điểm hơn trong vấn đề lượng giá một cách khách quan, khoa học, và có thể tránh được những gian lận thi cử. Để kịp thời đối phó với tình trạng gia tăng quá nhanh, và để cải tiến vấn đề lượng giá cho đúng mức, một hội đồng cải tổ thi cử được thành hình từ tháng 11 năm 1972, và ráo riết làm việc để hoàn tất công cuộc đổi mới áp dụng trong kỳ thi Tú Tài năm 1974 (khóa I thi ngày 26 và 27 tháng 6, và khóa II ngày 28 và 29 tháng 8). Đây là kỳ thi Tú Tài theo lối trắc nghiệm khách quan lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng ở Nam Việt Nam.
Về giấy tờ thủ tục, đầu thập niên 1970 Nha Khảo thí đã ký khế ước với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vu, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển, đến các con số thống kê cấn thiết. Đề thi trắc nghiệm khách quan thì cũng đã được đem vào các kỳ thi Tú Tài I và II cho môn Công Dân – Sử Địa từ niên khóa 1965-66. Nhưng phải đến năm 1974 thì toàn bộ các môn thi trong kỳ thi Tú Tài mới gồm toàn những câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn (multiple choice). Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều có đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1,800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời (làm item analysis) của học sinh để định độ khó (difficulty index; độ khó ở đây là. 60) của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu trắc nghiệm cho thích hợp. Tín độ (reliability; hệ số tín độ của các bài trắc nghiệm ở đây là từ. 91 đến. 94) và hiệu độ (validity; hệ số hiệu độ của các bài trắc nghiệm ở đây là từ. 60 đến. 73) của bài trắc nghiệm được tính theo đúng phương pháp thống kê khoa học. Bảng trả lời được đặt từ Mỹ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230; điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy 534 (punching machine) để đục lổ. Những phiếu đục lổ này (punched cards) được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cọng điểm, tính điểm trung bình (mean), độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation), chuyển điểm thô (raw score) ra điểm tiêu chuẩn (standard score), tính percentile và thứ hạng trúng tuyển. Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (Norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp khoa học của thống kê học, để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.
Tổng số thí sinh ghi tên trong khóa I, 1974 là 142, 356, nhưng thật sự dự thi chỉ có 129, 406. Trong số này có 53, 868 thi đậu (41.6%) và 75, 538 thí sinh không đâu (58.4%). Tổng số thí sinh ghi tên dự thi khóa II là 94,606, nhưng thật sự dự thi chỉ có 76,494. Trong số này có 8,607 thi đậu (11.3%) và 67,887 không đâu (88.7%). Số người thi đậu Tú Tài (tốt nghiệp Trung học) nhiều hơn xưa nhiều lắm (hơn 45% cho cả hai khóa, so với khoảng 10% trong những thập niên trước). Kỳ thi quốc gia không còn có mục đích gạn lọc, loại bỏ như xưa nữa. Từ đó sẽ có nhiều người có cơ hội được học đại học, và nước nhà sẽ có nhiều người ở trong thành phần trí thức, trình đô dân trí sẽ được nâng cao hơn.
Trích tài liệu Nam Sơn Trần Văn Chi
Những năm đầu sau khi Pháp rút về nước, giáo dục Việt Nam tiếp tục cái gì có trước. Cho đến Ðại Hội Giáo Dục Toàn quốc năm 1958, VNCH mới xây dựng nền giáo dục độc lập dựa trên 3 nguyên tắc: Nhân Bản-Dân Tộc và Khai Phóng.
[…]
Thời Tây 1930, toàn Ðông Dương có 406,669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và Miên.
Thời Ðệ I Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 1 triệu 214,621 học sinh tiểu học, 112, 129 học sinh trung học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp.
[…]
Giáo viên tiểu học trước năm 1975 có chỉ số 250, giáo học bổ túc là 320, giáo sư Ðệ I cấp chỉ số 400, Ðệ II cấp lên 470. Lương giáo viên, giáo sư như thế so với ngạch công chức và quân đội, tương đối cao, nên đời sống bảo đảm, thư thả; đặc biệt vị trí người thầy luôn được xã hội tôn trọng, cha mẹ học sinh kính nể.
[…]
Bậc đại học đào tạo cử nhân, cao học và tiến sĩ.
Sau Thế Chiến Thứ II, Pháp trở lại Việt Nam, Ðại Học Ðông Dương ở Hà Nội được đổi tên là Ðại Học Hà Nội, viện trưởng vẫn là người Pháp. Sau đó có một số khoa được mở ở Sài Gòn như Luật, Y khoa và Khoa Học, do phó viện trưởng là người Việt điều hành.
Sau năm 1954, chi nhánh đại học Hà Nội tại Sài Gòn cải tên là Viện Ðại Học Quốc Gia Việt Nam, đến năm 1957 đổi tên là Viện Ðại Học Sài Gòn, tên nầy giữ cho tới năm 1975.
Khi bắt đầu diễn ra Hội Nghị Paris (trong kế hoạch chuẩn bị hậu chiến) năm 1972 VNCH thành lập Hệ Thống Ðại Học Cộng Ðồng, năm sau 1973 Viện Ðại Học Bách Khoa Thủ Ðức thành lập.
Hệ thống đại học ở VNCH không thuộc Bộ Giáo Dục, và cũng không có cơ quan chủ quản (trư trường Y Dược thuộc Bộ Y Tế chủ quản). Ðại học Việt Nam tự trị về học vụ chuyên môn. Ngân sách của đại học là bộ phận trong ngân sách Bộ Giáo Dục do Quốc Hội chuẩn duyệt hàng năm; nhân viên và giáo sư đại học thuộc Tổng Ủy Công Vụ.
Ðại học VNCH bấy giờ có hai hệ thống: Ðại Học Quốc Gia và Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa Phương.
Ðại Học cấp Quốc Gia: gồm có
1. Viện Ðại Học Sài Gòn:
Sau năm 1954, Viện Ðại học Hà Nội chuyển vào Nam nhập vào Viện Ðại Học Sài Gòn. Viện có 8 phân khoa là Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật và Kiến Trúc. Có đại học xá Minh Mạng dành cho nam, Trần Quý Cáp dành cho nữ, có trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe cho sinh viên.
2. Viện Ðại Học Huế:
Thành lập theo sắc lịnh VNCH-1 do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ký vào Tháng Ba năm 1957 gồm có 4 khoa như Sư Phạm, Y khoa, Văn khoa và Luật.
3. Viện Ðại Học Cần Thơ:
Ðược thành lập ngày 31 Tháng Ba 1966 do nghị định của chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ký. Có 4 khoa là: Khoa Học, Văn Khoa, Sư Phạm, Luật & Khoa Học Xã Hội.
4. Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thuộc Phủ Thủ Tướng:
Học viện được thành lập từ 29 Tháng Năm 1950 theo Quyết Ðịnh của Chánh Phủ Quốc Gia Việt Nam (tên gọi lúc đó), lúc đầu đặt ở Ðà Lạt, năm 1958 dời về đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.
5. Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, thuộc Bộ Quốc Phòng:
Sinh viên học 4 năm, môn chánh là võ khoa; môn phụ là Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã Hội. Tốt nghiệp bằng Cử Nhơn Võ Khoa, một ngành mới mẻ đối với Việt Nam.
6. Viện Ðại Học Bách Khoa Thủ Ðức:
Thành lập do sắc lệnh của tổng thống VNCH, và hoạt động chánh thức năm 1974.
Viện bao gồm một số trường có trước như Trung Tâm Phú Thọ, Ðại Học Nông Nghiệp, Ðại Học Kỹ Thuật. Viện có lập một số trường mới như là Ðại Học Kinh Thương, Ðại Hoc Khoa Học Căn Bản, Ðại Học Thiệt Kế Ðô Thị và Nông Thôn…
Ðại học Cộng Ðồng Ðịa Phương
Trường Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa Phương chỉ huấn luyện về chuyên môn và thực dụng, học trình 2 năm.
Cho tới năm 1975, VNCH có 5 trường:
- Ðại Học Cộng Ðồng Quãng Ðà
- Ðại Học Cộng Ðồng Nha Trang
- Ðại Học Cộng Ðồng Tiền Giang Mỹ Tho
- Ðại Học Cộng Ðồng Long Hồ Vĩnh Long
- Ðại Học Cộng Ðồng Ban Mê Thuột, mới có quyết định.
Giáo Dục Việt Nam trước 1975 ngoài hệ thống công lập còn có hệ thống trường tư.
Ðại học tư trước năm 1975 có:
- Viện Ðại Học Ðà Lạt
- Viện Ðại Hoc Minh Ðức
- Viện Ðại Học Vạn Hạnh
- Viện Ðại Học Cao Ðài/Tây Ninh
- Viện Ðại Học Hòa Hảo/An Giang

*DHK - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét