Phạm Chí Dũng - Việt Nam: các kịch bản thời sự sắp tới
Trước đó, giai đoạn vận hành đầu tiên kéo dài từ năm 1975 đến hậu khủng hoảng giá - lương - tiền.
Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình thành một lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn đối với chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm điều chỉnh một số chính sách và hoạt động thực hành chính sách.
Những tiền đề đối trọng ở Việt Nam cho tới nay vẫn chỉ là phong trào phản biện xã hội đa dạng và đa tầng, thể hiện chủ yếu qua ý kiến chứ không phải bằng những hành động sâu xa hơn.
Ngoài nhóm “Kiến nghị 72” và vài nhóm blogger, đa phần còn lại là những cá nhân phân tán và hoạt động manh mún.
Tác động của hoạt động bất đồng chính kiến đối với chế độ chỉ có ý nghĩa như một xúc tác phụ.
Nếu không được tác động sâu sắc bởi hành động của lực lượng đối trọng, hoặc không có một số tác động vừa thuyết phục vừa áp lực về chính sách kinh tế, quân sự và chính trị, ngoại giao từ Mỹ và phương Tây, nền chính trị Việt Nam sẽ do chính nội bộ trong lòng nó quyết định.
Mọi chuyện ở Việt Nam đang diễn ra theo một quy luật: vô cảm quan chức tỷ lệ thuận với tham nhũng và quyền lợi của nhóm lợi ích.
Thời gian suy thoái kinh tế từ đầu năm 2011 đến nay đã cho thấy một hiện tượng xã hội rất đặc trưng: bất chấp sự phản ứng và tâm trạng phẫn uất của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu vẫn liên kết đầy se sắt, hòa quyện vào nhau với độ kết dính như thể bám víu vào sự tồn tại cuối cùng.
Song song với trào lưu lợi ích ấy, cũng có nhiều bằng chứng về hoạt động chạy chính sách vì đặc quyền đặc lợi cho “tư sản đỏ”.
Tác động ở tầm mức mạnh mẽ nhất của người dân và xã hội đối với thể chế cầm quyền ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ được quyết định bằng việc có hay không mối cộng hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính đất nước này.
Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những năm giá – lương – tiền 1985-1986.
Những phản ứng tự phát của dân hiện không mang tính hệ thống và hình thành các liên kết sâu rộng và thường thể hiện bằng biểu tình, thậm chí bạo động cục bộ vẫn có thể bị chính quyền phong tỏa và đàn áp.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác mà không thể hiện tính dẫn dắt cho một phong trào đối lập nhằm thay đổi thể chế.
Kịch bản 2: Trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể bị tàn phá cùng nhiều hệ lụy trực tiếp.
Vốn đang nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn diện nội lực trong nước mà còn quá kém hiệu quả trong cơ chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó mà khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác
Nếu hệ lụy khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt nguồn từ khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, một do động loạn từ Trung Quốc.
Trong cả hai yếu tố hiệu ứng tác động đó, xã hội Việt Nam đều có thể rơi vào vòng bế tắc. Nền kinh tế vốn đã què quặt, cộng thêm nhân tố rối loạn xã hội, sẽ khiến cho chính thể cầm quyền hết sức khó khăn trong việc duy trì quyền lực của mình để kiểm soát xã hội.
Phản ứng của nông dân về đất đai, của công nhân về nạn thất nghiệp và điều kiện làm việc, của tiểu thương về buôn bán, của công chức và giới về hưu về an sinh xã hội… sẽ liên tiếp xảy ra với quy mô ngày càng rộng.
Phản ứng của người dân đối với nhân viên công quyền cũng sẽ diễn ra dày đặc và mang tính tự phát với tính đối đầu nhiều hơn, ban đầu tản mạn và tự phát, sau đó sẽ có xu hướng liên đới để hình thành những phong trào, kể cả tổ chức phản kháng, của nông dân, công nhân, trí thức và với cả một số tôn giáo như Công giáo, Phật giáo Hòa hảo thuần túy, Tin Lành.
Kịch bản về không gian phản ứng và phản kháng sẽ có thể bắt nguồn từ nông thôn miền Bắc với nông dân, thậm chí ngay tại Hà Nội với thành phần trí thức, sau đó lan rộng ra các khu vực khác của đất nước như miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả bạo loạn sẽ xảy ra.
Đó là chưa kể đến những hoạt động phản ứng riêng rẽ và có tổ chức chặt chẽ hơn nhiều của các tôn giáo có xu hướng ly khai với nhà nước, trong đó có một phần Công giáo, Tin lành, Phật giáo Việt Nam thống nhất và Phật giáo Hòa hảo thuần túy.
Gần như trái ngược với Kịch bản 1, xác suất suy thoái kép hoặc khủng hoảng của kinh tế Việt Nam trong Kịch bản 2 có thể lên đến ít nhất 70% trong những năm tới. Và dĩ nhiên, sự đổi khác chính trị cũng phải liền mạch và trực tiếp với các biến động kinh tế.
Cú hội nhập TPP có thể đem lại một lối thoát cho kinh tế và cả chính trị Việt Nam
Nếu không tự thay đổi, và hơn nữa phải cải cách một cách gấp rút theo hướng hạn chế quyền lợi của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, đồng thời gia tăng mối quan tâm thực tế cho các tầng lớp dân sinh, trong đó đặc biệt là nông dân và công nhân, cũng như thực thi quyền tự do dân chủ về ngôn luận, báo chí và tôn giáo một cách đúng nghĩa…, đảng cầm quyền sẽ vấp phải một thử thách mà có thể xác quyết sự tồn vong của chính nó.
Một trong rất ít lối thoát để thoát khỏi vòng xoáy kinh tế - chính trị là TPP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Thế nhưng, điều quá rõ ràng là trong hiện tình, TPP chỉ có thể được sinh sôi ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền.
Cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ về an ninh Biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ.
Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền sẽ có được cơ hội tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh, trong khi nhận được sự hậu thuẫn của Washington và Cộng đồng châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Nếu thành công trong cơ chế “xoay trục” sang phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một chế độ cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha tại đất nước này, kể cả việc phải chấp nhận một lực lượng đối lập ôn hòa…, vẫn có thể duy trì được quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo thêm một thời gian nào đó.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình thành một lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn đối với chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm điều chỉnh một số chính sách và hoạt động thực hành chính sách.
Những tiền đề đối trọng ở Việt Nam cho tới nay vẫn chỉ là phong trào phản biện xã hội đa dạng và đa tầng, thể hiện chủ yếu qua ý kiến chứ không phải bằng những hành động sâu xa hơn.
Ngoài nhóm “Kiến nghị 72” và vài nhóm blogger, đa phần còn lại là những cá nhân phân tán và hoạt động manh mún.
Tác động của hoạt động bất đồng chính kiến đối với chế độ chỉ có ý nghĩa như một xúc tác phụ.
Nếu không được tác động sâu sắc bởi hành động của lực lượng đối trọng, hoặc không có một số tác động vừa thuyết phục vừa áp lực về chính sách kinh tế, quân sự và chính trị, ngoại giao từ Mỹ và phương Tây, nền chính trị Việt Nam sẽ do chính nội bộ trong lòng nó quyết định.
Mọi chuyện ở Việt Nam đang diễn ra theo một quy luật: vô cảm quan chức tỷ lệ thuận với tham nhũng và quyền lợi của nhóm lợi ích.
Thời gian suy thoái kinh tế từ đầu năm 2011 đến nay đã cho thấy một hiện tượng xã hội rất đặc trưng: bất chấp sự phản ứng và tâm trạng phẫn uất của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu vẫn liên kết đầy se sắt, hòa quyện vào nhau với độ kết dính như thể bám víu vào sự tồn tại cuối cùng.
"Những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng là biểu hiện của các tác động vào chính sách"Người ta có thể nhìn ra rất nhiều minh chứng cho thái độ bất chấp đó từ những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng, kể cả những nhóm lợi ích có quyền lợi can dự như điện lực và xăng dầu.
Song song với trào lưu lợi ích ấy, cũng có nhiều bằng chứng về hoạt động chạy chính sách vì đặc quyền đặc lợi cho “tư sản đỏ”.
Tác động ở tầm mức mạnh mẽ nhất của người dân và xã hội đối với thể chế cầm quyền ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ được quyết định bằng việc có hay không mối cộng hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính đất nước này.
Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những năm giá – lương – tiền 1985-1986.
Những kịch bản kinh tế - chính trị
Kịch bản 1: Trong trường hợp cuộc suy thoái kép hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa nổ ra vào những năm tới, và do vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể trì kéo tấm thân băng hoại rệu rã của nó, tình thế vẫn chưa diễn ra một sự thay đổi đủ lớn.Những phản ứng tự phát của dân hiện không mang tính hệ thống và hình thành các liên kết sâu rộng và thường thể hiện bằng biểu tình, thậm chí bạo động cục bộ vẫn có thể bị chính quyền phong tỏa và đàn áp.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác mà không thể hiện tính dẫn dắt cho một phong trào đối lập nhằm thay đổi thể chế.
Kịch bản 2: Trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể bị tàn phá cùng nhiều hệ lụy trực tiếp.
Vốn đang nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn diện nội lực trong nước mà còn quá kém hiệu quả trong cơ chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó mà khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác
Nếu hệ lụy khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt nguồn từ khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, một do động loạn từ Trung Quốc.
Trong cả hai yếu tố hiệu ứng tác động đó, xã hội Việt Nam đều có thể rơi vào vòng bế tắc. Nền kinh tế vốn đã què quặt, cộng thêm nhân tố rối loạn xã hội, sẽ khiến cho chính thể cầm quyền hết sức khó khăn trong việc duy trì quyền lực của mình để kiểm soát xã hội.
Phản ứng của nông dân về đất đai, của công nhân về nạn thất nghiệp và điều kiện làm việc, của tiểu thương về buôn bán, của công chức và giới về hưu về an sinh xã hội… sẽ liên tiếp xảy ra với quy mô ngày càng rộng.
Phản ứng của người dân đối với nhân viên công quyền cũng sẽ diễn ra dày đặc và mang tính tự phát với tính đối đầu nhiều hơn, ban đầu tản mạn và tự phát, sau đó sẽ có xu hướng liên đới để hình thành những phong trào, kể cả tổ chức phản kháng, của nông dân, công nhân, trí thức và với cả một số tôn giáo như Công giáo, Phật giáo Hòa hảo thuần túy, Tin Lành.
Kịch bản về không gian phản ứng và phản kháng sẽ có thể bắt nguồn từ nông thôn miền Bắc với nông dân, thậm chí ngay tại Hà Nội với thành phần trí thức, sau đó lan rộng ra các khu vực khác của đất nước như miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả bạo loạn sẽ xảy ra.
Đó là chưa kể đến những hoạt động phản ứng riêng rẽ và có tổ chức chặt chẽ hơn nhiều của các tôn giáo có xu hướng ly khai với nhà nước, trong đó có một phần Công giáo, Tin lành, Phật giáo Việt Nam thống nhất và Phật giáo Hòa hảo thuần túy.
Gần như trái ngược với Kịch bản 1, xác suất suy thoái kép hoặc khủng hoảng của kinh tế Việt Nam trong Kịch bản 2 có thể lên đến ít nhất 70% trong những năm tới. Và dĩ nhiên, sự đổi khác chính trị cũng phải liền mạch và trực tiếp với các biến động kinh tế.
Lối thoát từ TPP?
Cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu xảy ra với xuất phát điểm từ Trung Quốc, có thể rơi vào thời gian hai năm 2016-2017. Đó cũng là thời gian chứng nghiệm những nỗ lực cuối cùng và mang tính quyết định cho sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam.Cú hội nhập TPP có thể đem lại một lối thoát cho kinh tế và cả chính trị Việt Nam
Nếu không tự thay đổi, và hơn nữa phải cải cách một cách gấp rút theo hướng hạn chế quyền lợi của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, đồng thời gia tăng mối quan tâm thực tế cho các tầng lớp dân sinh, trong đó đặc biệt là nông dân và công nhân, cũng như thực thi quyền tự do dân chủ về ngôn luận, báo chí và tôn giáo một cách đúng nghĩa…, đảng cầm quyền sẽ vấp phải một thử thách mà có thể xác quyết sự tồn vong của chính nó.
Một trong rất ít lối thoát để thoát khỏi vòng xoáy kinh tế - chính trị là TPP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Thế nhưng, điều quá rõ ràng là trong hiện tình, TPP chỉ có thể được sinh sôi ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền.
Cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ về an ninh Biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ.
Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền sẽ có được cơ hội tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh, trong khi nhận được sự hậu thuẫn của Washington và Cộng đồng châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Nếu thành công trong cơ chế “xoay trục” sang phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một chế độ cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha tại đất nước này, kể cả việc phải chấp nhận một lực lượng đối lập ôn hòa…, vẫn có thể duy trì được quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo thêm một thời gian nào đó.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Trần Trung Đạo: Bàn về tẩy não
Tẩy não hay kiểm soát tinh thần là một tiến trình làm thay đổi nhận thức và niềm tin trong con người, qua đó một người hay một nhóm người sử dụng các phương pháp phi đạo đức để khuất phục kẻ khác làm theo các quyết định của một người hay của một nhóm người đó. Khái niệm tẩy não được biết đến từ lâu qua các tà đạo, chiến tranh, tình báo, tuy nhiên chỉ dưới các chế độ Cộng Sản kỹ thuật này mới được nâng lên thành quốc sách và được thực hiện một cách triệt để, có hệ thống, bao trùm mọi lãnh vực xã hội và trong mọi tầng lớp nhân dân.
Tẩy não một người
Chính sách tẩy não nhắm vào từng cá nhân được phát hiện lần đầu tiên qua hành vi của các tù binh Mỹ bị Trung Cộng bắt trong chiến tranh Triều Tiên. Một số binh sĩ Mỹ sau khi được trao trả đã thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ, thái độ và cả hành động. Tác giả Edward Hunter phỏng vấn nhiều tù binh bị bộ máy tuyên truyền Trung Cộng tẩy não và ghi lại trong tác phẩm gây tiếng vang lớn Tẩy não tại Trung Cộng (Brainwashing in Red China) xuất bản 1951. Nhà báo Edward Hunter trong tác phẩm Tẩy não, câu chuyện của những người đã thách thức nó (Brainwashing, The Story of Men Who Defied It) xuất bản 1956 cũng mô tả nhiều trường hợp những lính Mỹ bị bộ máy tuyên truyền Trung Cộng tẩy não.
Một vài trường hợp điển hình như Đại Tá Frank H. Schwable sau khi bị tẩy não đã lên đài phát thanh Trung Cộng tố cáo chính phủ Mỹ phát động chiến tranh vi trùng hoàn toàn tưởng tượng chống lại nhân dân Triều Tiên hay trường hợp Trung Sĩ Claude Batchelor từ chối trở lại Mỹ. Nhiều cựu tù binh, ngoại trừ giọng nói là của họ, từ câu văn đến dấu phẩy, dấu chấm, cách lên giọng, xuống giọng đều giống như vẹt đã được huấn luyện thuần thục.
Năm 1957, nhà xã hội học Albert D. Biderman trong bản tin của Viện Hàn Lâm Y Khoa New York đã liệt kê 8 biện pháp mà các quốc gia Cộng Sản dùng để tẩy não một người gồm (1) cô lập, tước đoạt mọi nguồn ủng hộ, làm cho nạn nhân tùy thuộc vào kẻ tẩy não (2) độc quyền hóa khả năng nhận thức, tập trung sự chú ý vào một mối quan hệ giữa kẻ tẩy não và nạn nhân, (3) làm suy yếu khả năng đối kháng về mặt tinh thần cũng như làm kiệt quệ về thể lực, (4) đe dọa, trồng cấy sự lo lắng, bất an và tuyệt vọng vào ý thức của nạn nhân, (5) ban đặc ân để khuyến dụ sự tuân hành, (6) làm cho thấy việc chống lại chỉ là hành động vô ích mà thôi, (7) phát triển một thói quen tuân phục, (8) chứng tỏ việc phản kháng chỉ làm thiệt hại cho lòng tự trọng hơn là việc đầu hàng có điều kiện.
Các phương pháp tẩy não của Trung Cộng đã làm quốc hội Mỹ phẫn nộ. Edward Hunter và nhiều tác giả khác đã được mời ra điều trần trước quốc hội Mỹ. Dù sao, nhờ cuộc chiến Triều Tiên mà nhân loại mới biết nhiều hơn về tẩy não, được gọi một cách văn hoa là “cải tạo tư tưởng” tại Trung Quốc và các nước CS, trong đó có Việt Nam.
Tẩy não một dân tộc
Những năm sau 1990, nhiều nhà sử học, nhiều nhà phân tích đổ xô đi tìm lý do tại sao phong trào CS thế giới sụp đổ, nhưng cũng có nhiều nhà phân tích, nhà sử học khác cho rằng việc truy tìm hiểu lý do là thiếu khoa học, chủ nghĩa CS sụp đổ là chuyện đương nhiên, câu hỏi đúng nên đặt ra là yếu tố gì đã giúp CS tồn tại đến hơn 70 năm tại Liên Xô và các nước Đông Âu. Phần lớn đồng ý là chính sách tuyên truyền tẩy não là cây cột chống đỡ chế độ CS. Có người còn cho rằng tẩy não đồng nghĩa với CS, đơn giản vì không có tẩy não, chế độ CS đã sụp đổ từ lâu lắm chứ không đợi đến thập niên 1990.
Hai cơ quan cầm đầu chính sách tẩy não tại các quốc gia CS là Ban Tư Tưởng Trung Ương Đảng (Việt Nam gọi là Ban Tuyên Giáo Trung ương) và Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng. Ban Tư Tưởng Trung Ương Đảng CS kiểm soát toàn bộ đời sống tinh thần của đất nước bằng một chính sách tuyên truyền tinh vi và có hệ thống khống chế tuyệt đối mọi lãnh vực từ truyền thanh, truyền hình, báo chí đến phim ảnh, bích chương, hội họp, nghệ thuật, nhà hát, sách vở v.v… Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng là cơ quan bảo vệ sự sống còn của đảng CS như một tổ chức chính trị và đóng vai trò “tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ của hệ thống chính trị; đồng thời là cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên của Trung ương”. Tại các quốc gia CS, không một sinh hoạt xã hội nào thoát khỏi sự kiểm soát của hai cơ quan nêu trên.
Để tẩy não một dân tộc đảng CS thay đổi mọi giá trị và nền tảng văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc, nói chung phải xây dựng những con người tuân phục và đất nước tuân phục. Bộ máy tuyên truyền CS nặn ra nhiều khái niệm chưa từng có trước đó “con người mới”, “xã hội mới”, “văn hóa mới”, “anh hùng lao động”, “lãnh tụ kính yêu”. Cái gì cũng mới nhưng thực chất đều là giả tạo. Tại các quốc gia Đông Âu ngày nay, các “anh hùng” do các đảng CS dựng lên bị khám phá là sản phẩm tuyên truyền và bị xóa bỏ. Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc. Lịch sử một dân tộc được viết bằng sử quan của đảng CS và được giải thích phù hợp với đường lối, chính sách của đảng CS trong từng thời kỳ chứ không phải là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ thăng trầm, vinh quang và thống khổ của dân tộc. Bộ máy tuyên truyền CS chi phối không chỉ trong các sinh hoạt nhân văn, xã hội mà cả khoa học tự nhiên như trường hợp lý thuyết kế thừa giống lúa của Trofim Lysenko trong sản xuất lúa tại Liên Xô những năm 1930, tuy không làm sản lượng lúa tăng được bao nhiêu nhưng đảng đánh bóng y thành một thiên tài.
Có người cho rằng chế độ CS thực chất là chế độ phong kiến hiện đại nhưng so sánh đó không hoàn toàn đúng, ít ra về mặt danh xưng. Khác với các triều đại phong kiến, các vị trí xã hội dưới chế độ CS thường được đặt ngược. Những kẻ ăn trên ngồi tróc, thực sự làm chủ đất nước, nắm trong tay quyền sinh sát cả dân tộc lại được gọi là “đầy tớ nhân dân” trong lúc những tầng lớp cùng đinh trong xã hội, sống không một túp lều tranh để ở và chết không một chiếc chiếu để bó xác lại bị gán cho một danh xưng rất đẹp “chủ nhân của đất nước”.
Đặc tính văn hóa của mỗi quốc gia cũng làm cho chính sách tẩy não thực hiện tại châu Âu và châu Á khác nhau chút ít. Châu Âu như Liên Xô và các nước CS Đông Âu đặt nặng yếu tố vật chất, thể xác trong lúc Trung Cộng, Việt Nam yếu tố tư tưởng, tinh thần được chú trọng nhiều hơn. Một đối tượng tẩy não bị bắt tại Liên Xô sẽ bị hành hạ thể xác cho đến khi thú nhận những tội ác dù không làm, thừa nhận là sự thật dù biết đó là giả dối trong lúc tại Trung Cộng và CSVN đối tượng đó sẽ bị “cải tạo tư tưởng” cho đến khi gục quỵ xuống mới thôi.
Tẩy não một quốc gia thù địch
Kiểm soát tạm thời hành vi và ý chí của một cá nhân có thể chỉ cần một thời gian ngắn như trường hợp các tù binh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên nhưng kế hoạch của Liên Xô nhằm tẩy não nước Mỹ cần nhiều chục năm. Tại sao phải cần đến vài chục năm, theo Yuri Bezmenov cựu nhân viên KGB đào thoát và được định cư tại Canada năm 1970, giải thích đó là thời gian cần có để xây dựng một thế hệ con người trung thành với lý tưởng CS ngay tại Mỹ.
Yuri Alexandrovich Bezmenov là một cựu nhân viên KGB hoạt động tại Ấn Độ trong thập niên 1960. Cha của ông là một lãnh đạo cao cấp của tổ chức KGB. Năm 17 tuổi ông theo học ngành ngôn ngữ học tại đại học Moscow State University do KGB trực tiếp kiểm soát. Nhiệm sở đầu tiên sau khi tốt nghiệp của Yuri Bezmenov là Ấn Độ với trách nhiệm thực thi các chính sách nhằm lật đổ chế độ dân chủ Ấn. Tuy nhiên, sự thán phục của ông dành cho nền văn hóa Ấn và sự bất mãn chế độ Cộng Sản mỗi ngày một gia tăng đã thúc đẩy Yuri Bezmenov đào thoát khỏi ý thức hệ CS.
Năm 1985, trong một buổi phỏng vấn đặc biệt với chủ đề “Làm thế nào để tẩy não một quốc gia”, Yuri Alexandrovich Bezmenov giải thích chiến lược của Liên Xô để thay đổi tư duy của một quốc gia đối nghịch, trường hợp này là Mỹ.
Không giống như các phim ảnh do Hollywood dàn dựng với những màn gián điệp gay cấn, hấp dẫn kiểu James Bond, tẩy não nước Mỹ là một tiến trình được thực hiện từng bước, rất nhẹ nhàng, diễn ra trước mắt và trải qua bốn giai đoạn gồm (1) lũng đoạn nền tảng đạo đức, (2) tạo sự bất ổn, (3) gây khủng hoảng và (4) bình thường hóa. Trong bốn giai đoạn, hủy hoại nền tảng đạo đức của một quốc gia là giai đoạn quan trọng nhất.
Mặc dù mục đích của buổi phỏng vấn nhằm giải thích cuộc chiến tranh văn hóa tư tưởng mà Liên Xô dùng để đánh gục nước Mỹ, tẩy não cũng là chính sách chung mà lãnh đạo các đảng CS trên toàn thế giới áp dụng.
Mỹ chẳng những không bị đánh gục mà trái lại đã góp phần quan trọng trong việc hạ gục toàn bộ hệ thống Liên Xô. Tuy nhiên, phía thế giới tự do, trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng tổn thất khá nặng với Cuba (1959), Congo (1970), Ethiopia (1974), Cambodia (1975), Việt Nam Cộng Hòa (1975), Lào (1975), Angola (1975), Mozambique, (1979), Nicaragua (1979) bị rơi vào quỹ đạo CS.
Tạm gát qua bên cuộc chiến bằng súng đạn, trong bốn giai đoạn mà Yuri Alexandrovich Bezmenov phân tích, giai đoạn thứ nhất, đầu độc một quốc gia, đáng được phân tích để thấy cuộc chiến tranh văn hóa tư tưởng do CSVN phát động đã ảnh hưởng thế nào đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong buổi phỏng vấn Yuri Alexandrovich Bezmenov cũng nhắc đến Việt Nam và tiết lộ các chính sách do CSVN thực hiện chẳng phải là sản phẩm riêng gì của đảng CSVN nhưng hoàn toàn rập theo khuôn mẫu của Liên Xô. Do đó, phần còn lại của bài sẽ thay VNCH vào chỗ Mỹ.
Để hủy diệt nền tảng đạo đức văn hóa của VNCH, trước hết phải đầu độc thành phần trí thức. Giới lãnh đạo CSVN đã tiến hành một chính sách quy mô nhằm mua chuộc, lũng đoạn, phân hóa hàng ngũ trí thức miền Nam Việt Nam.
Nhiều người hiểu lầm rằng đối tượng của chính sách tuyên truyền CS áp dụng vào các thành phần ít học, dễ tin, đói khát, cùng khổ, hay “không có gì để mất” nói theo quan điểm Marx. Không phải. Mục tiêu hàng đầu của đảng CS là thu hút thành phần có lý tưởng, có học thức như nhà báo, nhà xuất bản sách, nhà giáo dục, văn nghệ sĩ, nói chung là những thành phần có khả năng hướng dẫn dư luận. Hàng khối trí thức miền Nam đã bị CS tuyên tuyền, đầu độc và trở thành những công cụ của CS trong thời chiến, khi VNCH gục xuống trong máu và nước mắt, và mãi cho đến ngày nay. Những thành phần thân Cộng này không nhất thiết phải được kết nạp vào đảng nhưng là những người biện hộ cho quan điểm của đảng CS bởi vì tiếng nói của họ được xem “khách quan”, “độc lập”. Những trí thức và chính khách này tự nhận là “thành phần thứ ba” như được gọi trong sinh hoạt chính trị tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Thực tế chính trị đã chứng minh, không có quan điểm nào gọi là “độc lập” hay “khách quan” và tại miền nam Việt Nam trước đây cũng không có thành phần nào đúng nghĩa là thành phần chính trị thứ ba, ngoài hai lập trường chính trị quốc gia và cộng sản.
Cuộc chiến VN sau hiệp định Geneve là cuộc chiến giữa tự do và độc tài, giữa quốc gia và CS. “Ba thành phần” là cách viết cho hợp tình để rút lui của Mỹ trong hiệp định Paris. Những người trong “Thành phần thứ ba” đều nằm trong sự kiểm soát của đảng CS và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đảng chứ chẳng “độc lập”, “khách quan” gì cả, như đã chứng minh sau 1975 khi họ hợp tác một cách tích cực và nhận các chức vụ dù hữu danh vô thực của chế độ. Một số hiện nay tuy bất mãn nhưng vẫn hãnh diện với chức vụ bắt đầu với chữ “cựu” và “nguyên” đó. Trước 1975, có nhiều lãnh tụ đảng phái quốc gia đối lập (Đại Việt, VNQDĐ …) và nhiều chính khách đối lập (Gs Trần Văn Tuyên, Gs Nguyễn Ngọc Huy …) nhưng họ vẫn là chính khách quốc gia và nhiều trong số họ đã chết trong tù. Chống chính quyền, chống tham nhũng tại miền Nam trước 1975 khác với hoạt động cho CS. Trong bài “Những người đi tìm tổ quốc” trên talawas trước đây tôi có viết về sự khác nhau này: “Các anh có quyền biểu tình, có quyền chống độc tài, chống tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt mìn trên quốc lộ, các anh đã phản bội quyền sống trong hoà bình của nhân dân miền Nam. Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đình nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và còn một bầy em nhỏ dại. Thay vì khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đã bỏ đi mà còn dắt kẻ gian về đốt phá nhà mình.”
Alexandrovich Bezmenov cũng giải thích xa hơn, thành phần thân Cộng chỉ cần thiết trong giai đoạn làm sụp đổ quốc gia thù địch nhưng khi mục đích của đảng CS đã đạt, thành phần này chẳng những không còn cần thiết mà có thể trở thành một chướng ngại. Nhiều trong số họ phải bị giết, bị tù và bị thanh trừng qua nhiều hình thức. Lý do? Những kẻ thân Cộng trong chiến tranh rất dễ bị bất mãn khi thấy đảng CS nắm hết quyền hành và do đó sẽ trở thành thù địch về mặt quyền lực với chế độ và chống đối về mặt tư tưởng với chủ nghĩa Marx Lenin. Họ bị thanh trừng, ngoài ra, còn vì cái tội biết CS quá nhiều. Yuri Alexandrovich Bezmenov nêu lên trường hợp Nicaragua nơi một phe thân CS trước đó đã hoạt động chống lại tổ chức CS Sandinistas do José Daniel Ortega lãnh đạo. Tại Afghanistan nơi lãnh tụ CS Taraki bị Amin giết, rồi Amin bị Karmal giết, và tại Bangladesh nơi Mujibur Rahman bị chính những người cùng chiến tuyến với y giết.
Để chiến thắng trong trận chiến quân sự và văn hóa, ngoài khối thân CS nêu trên, đảng CS cần một mạng lưới nằm vùng trung thành, dã man, cuồng tín và hữu hiệu. Thành phần này cần thiết để trực tiếp thi hành các chính sách của đảng CS tại các địa phương.
Yuri Alexandrovich Bezmenov nhấn mạnh đến thành phần nằm vùng bởi vì không có mạng lưới nội ứng tại địa phương các lực lượng CS bên ngoài không thể xâm nhập được. Trong buổi phỏng vấn, cựu nhân viên KGB này có nhắc đến trường hợp một thành phố ở Việt Nam, được viết trong văn bản là Hua, có thể ông muốn nói Huế, để nhấn mạnh đến vai trò của mạng lưới CS nằm vùng: “Tương tự, trong một quận của Huế tại Nam Việt Nam, nhiều ngàn người đã bị xử tử trong một đêm khi thành phố bị CS chiếm chỉ trong hai ngày; CIA không thể nào trả lời được câu hỏi, làm thế nào CS có khả năng biết từng cá nhân người bị xử tử, ông ta sống ở đâu, đến nơi nào để bắt ông và để bắt trước bình minh, bỏ ông ta lên xe, lái ra khỏi thành phố và bắn ông ta. Câu trả lời rất đơn giản. Thật lâu trước khi chiếm thành phố đã có một mạng lưới của những CS nằm vùng; họ là dân địa phương và là những người biết một cách tuyệt đối những ai trong thành phố có ảnh hưởng với quần chúng, kể cả những anh thợ hớt tóc và tài xế taxi. Những ai có cảm tình với Mỹ đều bị xử bắn.”
Thước đo của mức độ bị tẩy não
Mức độ bị tẩy não cũng có mức trầm trọng khác nhau. Một người bị tẩy não hoàn toàn sẽ không còn khả năng để đánh giá sự thật. Sự kiện và bằng chứng không có nghĩa gì với họ. Yuri Alexandrovich Bezmenov phát biểu từ kinh nghiệm ở Liên Xô “Ngay cả mang anh ta tới tận Liên Xô và chỉ cho anh ta thấy trại tập trung, anh ta cũng không tin… cho đến lúc anh ta bị đá ngay vào đít, khi giày đinh đạp lên anh, rồi anh ta mới hiểu. Nhưng không phải trước đó. Đó là thảm kịch của trình trạng bị băng hoại về đạo đức trong con người.” Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn chịu đựng mức độ tẩy não trầm trọng như vậy.
Tuy nhiên, cũng có những người bị tẩy não ở mức độ thấp hơn. Họ thấy được những hiện tượng sai trái, những bất công, tiêu cực của chế độ nhưng vẫn “chấp nhận đặc ân để sau đó tuân hành”, vẫn cho rằng “chống lại chỉ là hành động vô ích”, vẫn “trải qua nhiều chục năm tuân phục thành một thói quen”, và vẫn nghĩ rằng “phản kháng chỉ làm thiệt hại cho lòng tự trọng hơn là việc đầu hàng có điều kiện” đúng như các điểm mà nhà xã hội học Albert D. Biderman đã liệt kê. Điều đó cho thấy, trên thế giới, chủ nghĩa CS chỉ là một bóng ma hãi hùng của quá khứ, các dân tộc từng bị CS cai trị từ Âu sang Á đã thức tỉnh sau bảy mươi năm chịu đựng chủ nghĩa tàn bạo nhất lịch sử loài người nhưng tại Việt Nam vẫn còn nhiều người bị tẩy não. Giống như đảng CS không bao giờ thừa nhận đã và đang tẩy não cả dân tộc, không ai muốn thừa nhận mình bị CS tẩy não.
Thước đo mức độ tẩy não không phải là quá khó để xác định mà nằm ngay trong câu trả lời cho câu hỏi rất đơn giản “Anh (chị) thật sự muốn gì cho đất nước?”
Con đường duy nhất hiện nay là tập trung sức mạnh dân tộc, gạt bỏ mọi bất đồng, vận dụng các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam đến thành công, xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị CS, thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị, hiện đại hóa đất nước toàn diện làm nền tảng cho việc phục hồi chủ quyền đất nước, mở đường cho một Việt Nam thăng tiến lâu dài.
Không có con đường nào khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một câu trả lời dứt khoát và giống nhau như thế. Ngay cả trong tầng lớp có học thức, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báo không ít người vẫn còn nghĩ rằng nói gì thì nói đảng CS trong suốt dòng lịch sử của đảng đã đồng hành với dân tộc, nói gì thì nói chỉ có đảng CS mới có khả năng đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, nói gì thì nói đảng CS là đảng nắm trong tay ngọn cờ chính nghĩa, nói gì thì nói Việt Nam vẫn cần ổn định để phát triển và mọi thay đổi đột biến sẽ dẫn đến hỗn loạn, nói gì thì nói các lãnh tụ CS vẫn là những người yêu nước, những anh hùng dân tộc và xứng đáng được kính trọng khi họ sống và tôn thờ, tiếc thương, than khóc khi họ chết.
Lịch sử thế giới chỉ riêng từ thế chiến thứ hai cho đến nay có nhiều anh hùng đã đóng góp trí tuệ hay máu xương vào công cuộc bảo vệ tự do cho đất nước họ hay giải phóng dân tộc họ khỏi ách thực dân. Vài trường hợp điển hình như Mahatma Gandhi (Ấn Độ), Winston Churchill (Anh), Charles de Gaulle (Pháp), Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc), Franklin D. Roosevelt (Mỹ). Nhưng khi họ chết, ngoài tang quyến, không có cảnh “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” như khi Hồ Chí Minh chết và “ôm thật chặt cột nhà khóc cho thỏa nỗi xót thương” như khi Võ Nguyên Giáp vừa chết ở Việt Nam. Bởi vì những lãnh đạo thế giới nêu trên là những anh hùng thật, con người thật, có thành công và thất bại, có điểm tốt và điểm xấu và cuộc đời họ được phô bày trước dư luận chứ không phải là sản phẩm do nhà máy tuyên truyền sản xuất trong một xã hội bị bưng bít thông tin. Tuy mức độ có khác nhau, “khóc lãnh tụ” là đặc điểm của văn hóa CS và chỉ tồn tại tại các nước CS.
Trở lại với thành phần “nói gì thì nói”. Giới hạn trong hoạt động tri thức của thành phần “nói gì thì nói” mỗi thời kỳ có thể được nới rộng hơn chút ít nhưng đó không phải là sự mở rộng thuận theo đà phát triển của văn minh nhân loại mà từ sự thỏa hiệp với đảng CS. Như kẻ viết bài này có lần đã viết, xã hội Việt Nam là một xã hội được khoanh vùng có biên giới rõ rệt giữa các thành phần và các thành phần này cùng tồn tại bằng cách thỏa hiệp với nhau. Không được vượt đèn đỏ, không được lấn lề, vi phạm sẽ bị phạt. Đảng Cộng sản thỏa hiệp với các thành phần trí thức vì mục đích duy trì quyền cai trị đất nước. Giới trí thức thỏa hiệp với đảng để được ban phát bổng lộc, lợi danh. Giới văn nghệ sĩ thỏa hiệp với đảng để các điều kiện sáng tác, in ấn, phát hành được nới rộng hơn, được đi Tây, đi Mỹ dễ dàng. Các bè phái tham ô thỏa hiệp với lãnh đạo đảng để được tiếp tục tham nhũng cho đến khi bị lộ. Chỉ có những người cùng khổ, thấp cổ bé miệng nhưng chiếm đa số trong xã hội, là không ai cần thỏa hiệp mà họ cũng chẳng biết thỏa hiệp với ai ngoài số phận hẩm hiu đầy bất hạnh của mình.
Không có gì đáng hãnh diện. Hồ nước rộng mà thành phần “nói gì thì nói” đang bơi trong đó hôm nay hai chục năm trước là một chiếc ao nhỏ và bốn mươi năm trước là một lỗ chân trâu nhưng dù là lỗ chân trâu, ao hay hồ cũng chỉ là nơi tích tụ của những giọt nước tuyên truyền cùng một nguồn nhỏ xuống suốt hơn nửa thế kỷ qua. Dù thừa nhận hay không, tầng lớp của những người “nói gì thì nói” chính là những người bị CS tẩy não, và Việt Nam hôm nay vẫn còn chịu đựng dưới chế độ độc tài trong khi đại đa số nhân loại sống trong tự do dân chủ không phải vì tài năng của giới lãnh đạo CS nhưng chỉ vì số người bị tẩy não còn quá đông.
Trần Trung Đạo
_____________________________________
Tham khảo:
- Albert D. Biderman, Herbert Zimmer, Manipulation of Human Behavior (The), Delhaye, 1961
- Kathleen Taylor, Brainwashing THE SCIENCE OF THOUGHT CONTROL, Oxford University Press 2004
- Transcript of G. Edward Griffin interviews Ex-KGB Soviet Defector Yuri Bezmenov, Wed Jun 3 1985
- EDWARD HUNTER, Brainwashing, The Story of Men Who Defied It, New York, 1956
- Louis R. Stockstill, The Forgotten Americans of the Vietnam War, Prisoners of War—A Special Report, US Air force
- Biderman’s Chart of Coercion
- http://vi.wikipedia.org về Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Ban Tổ chức Trung Ương đảng CSVN
- Former KGB Agent Yuri Bezmenov Explains How to brainwash a nation
- Archie Brown, The Rise and Fall of Communism, HarperCollins, New York, NY 2011
Chính sách tẩy não nhắm vào từng cá nhân được phát hiện lần đầu tiên qua hành vi của các tù binh Mỹ bị Trung Cộng bắt trong chiến tranh Triều Tiên. Một số binh sĩ Mỹ sau khi được trao trả đã thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ, thái độ và cả hành động. Tác giả Edward Hunter phỏng vấn nhiều tù binh bị bộ máy tuyên truyền Trung Cộng tẩy não và ghi lại trong tác phẩm gây tiếng vang lớn Tẩy não tại Trung Cộng (Brainwashing in Red China) xuất bản 1951. Nhà báo Edward Hunter trong tác phẩm Tẩy não, câu chuyện của những người đã thách thức nó (Brainwashing, The Story of Men Who Defied It) xuất bản 1956 cũng mô tả nhiều trường hợp những lính Mỹ bị bộ máy tuyên truyền Trung Cộng tẩy não.
Một vài trường hợp điển hình như Đại Tá Frank H. Schwable sau khi bị tẩy não đã lên đài phát thanh Trung Cộng tố cáo chính phủ Mỹ phát động chiến tranh vi trùng hoàn toàn tưởng tượng chống lại nhân dân Triều Tiên hay trường hợp Trung Sĩ Claude Batchelor từ chối trở lại Mỹ. Nhiều cựu tù binh, ngoại trừ giọng nói là của họ, từ câu văn đến dấu phẩy, dấu chấm, cách lên giọng, xuống giọng đều giống như vẹt đã được huấn luyện thuần thục.
Năm 1957, nhà xã hội học Albert D. Biderman trong bản tin của Viện Hàn Lâm Y Khoa New York đã liệt kê 8 biện pháp mà các quốc gia Cộng Sản dùng để tẩy não một người gồm (1) cô lập, tước đoạt mọi nguồn ủng hộ, làm cho nạn nhân tùy thuộc vào kẻ tẩy não (2) độc quyền hóa khả năng nhận thức, tập trung sự chú ý vào một mối quan hệ giữa kẻ tẩy não và nạn nhân, (3) làm suy yếu khả năng đối kháng về mặt tinh thần cũng như làm kiệt quệ về thể lực, (4) đe dọa, trồng cấy sự lo lắng, bất an và tuyệt vọng vào ý thức của nạn nhân, (5) ban đặc ân để khuyến dụ sự tuân hành, (6) làm cho thấy việc chống lại chỉ là hành động vô ích mà thôi, (7) phát triển một thói quen tuân phục, (8) chứng tỏ việc phản kháng chỉ làm thiệt hại cho lòng tự trọng hơn là việc đầu hàng có điều kiện.
Các phương pháp tẩy não của Trung Cộng đã làm quốc hội Mỹ phẫn nộ. Edward Hunter và nhiều tác giả khác đã được mời ra điều trần trước quốc hội Mỹ. Dù sao, nhờ cuộc chiến Triều Tiên mà nhân loại mới biết nhiều hơn về tẩy não, được gọi một cách văn hoa là “cải tạo tư tưởng” tại Trung Quốc và các nước CS, trong đó có Việt Nam.
Tẩy não một dân tộc
Những năm sau 1990, nhiều nhà sử học, nhiều nhà phân tích đổ xô đi tìm lý do tại sao phong trào CS thế giới sụp đổ, nhưng cũng có nhiều nhà phân tích, nhà sử học khác cho rằng việc truy tìm hiểu lý do là thiếu khoa học, chủ nghĩa CS sụp đổ là chuyện đương nhiên, câu hỏi đúng nên đặt ra là yếu tố gì đã giúp CS tồn tại đến hơn 70 năm tại Liên Xô và các nước Đông Âu. Phần lớn đồng ý là chính sách tuyên truyền tẩy não là cây cột chống đỡ chế độ CS. Có người còn cho rằng tẩy não đồng nghĩa với CS, đơn giản vì không có tẩy não, chế độ CS đã sụp đổ từ lâu lắm chứ không đợi đến thập niên 1990.
Hai cơ quan cầm đầu chính sách tẩy não tại các quốc gia CS là Ban Tư Tưởng Trung Ương Đảng (Việt Nam gọi là Ban Tuyên Giáo Trung ương) và Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng. Ban Tư Tưởng Trung Ương Đảng CS kiểm soát toàn bộ đời sống tinh thần của đất nước bằng một chính sách tuyên truyền tinh vi và có hệ thống khống chế tuyệt đối mọi lãnh vực từ truyền thanh, truyền hình, báo chí đến phim ảnh, bích chương, hội họp, nghệ thuật, nhà hát, sách vở v.v… Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng là cơ quan bảo vệ sự sống còn của đảng CS như một tổ chức chính trị và đóng vai trò “tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ của hệ thống chính trị; đồng thời là cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên của Trung ương”. Tại các quốc gia CS, không một sinh hoạt xã hội nào thoát khỏi sự kiểm soát của hai cơ quan nêu trên.
Để tẩy não một dân tộc đảng CS thay đổi mọi giá trị và nền tảng văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc, nói chung phải xây dựng những con người tuân phục và đất nước tuân phục. Bộ máy tuyên truyền CS nặn ra nhiều khái niệm chưa từng có trước đó “con người mới”, “xã hội mới”, “văn hóa mới”, “anh hùng lao động”, “lãnh tụ kính yêu”. Cái gì cũng mới nhưng thực chất đều là giả tạo. Tại các quốc gia Đông Âu ngày nay, các “anh hùng” do các đảng CS dựng lên bị khám phá là sản phẩm tuyên truyền và bị xóa bỏ. Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc. Lịch sử một dân tộc được viết bằng sử quan của đảng CS và được giải thích phù hợp với đường lối, chính sách của đảng CS trong từng thời kỳ chứ không phải là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ thăng trầm, vinh quang và thống khổ của dân tộc. Bộ máy tuyên truyền CS chi phối không chỉ trong các sinh hoạt nhân văn, xã hội mà cả khoa học tự nhiên như trường hợp lý thuyết kế thừa giống lúa của Trofim Lysenko trong sản xuất lúa tại Liên Xô những năm 1930, tuy không làm sản lượng lúa tăng được bao nhiêu nhưng đảng đánh bóng y thành một thiên tài.
Có người cho rằng chế độ CS thực chất là chế độ phong kiến hiện đại nhưng so sánh đó không hoàn toàn đúng, ít ra về mặt danh xưng. Khác với các triều đại phong kiến, các vị trí xã hội dưới chế độ CS thường được đặt ngược. Những kẻ ăn trên ngồi tróc, thực sự làm chủ đất nước, nắm trong tay quyền sinh sát cả dân tộc lại được gọi là “đầy tớ nhân dân” trong lúc những tầng lớp cùng đinh trong xã hội, sống không một túp lều tranh để ở và chết không một chiếc chiếu để bó xác lại bị gán cho một danh xưng rất đẹp “chủ nhân của đất nước”.
Đặc tính văn hóa của mỗi quốc gia cũng làm cho chính sách tẩy não thực hiện tại châu Âu và châu Á khác nhau chút ít. Châu Âu như Liên Xô và các nước CS Đông Âu đặt nặng yếu tố vật chất, thể xác trong lúc Trung Cộng, Việt Nam yếu tố tư tưởng, tinh thần được chú trọng nhiều hơn. Một đối tượng tẩy não bị bắt tại Liên Xô sẽ bị hành hạ thể xác cho đến khi thú nhận những tội ác dù không làm, thừa nhận là sự thật dù biết đó là giả dối trong lúc tại Trung Cộng và CSVN đối tượng đó sẽ bị “cải tạo tư tưởng” cho đến khi gục quỵ xuống mới thôi.
Tẩy não một quốc gia thù địch
Kiểm soát tạm thời hành vi và ý chí của một cá nhân có thể chỉ cần một thời gian ngắn như trường hợp các tù binh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên nhưng kế hoạch của Liên Xô nhằm tẩy não nước Mỹ cần nhiều chục năm. Tại sao phải cần đến vài chục năm, theo Yuri Bezmenov cựu nhân viên KGB đào thoát và được định cư tại Canada năm 1970, giải thích đó là thời gian cần có để xây dựng một thế hệ con người trung thành với lý tưởng CS ngay tại Mỹ.
Yuri Alexandrovich Bezmenov là một cựu nhân viên KGB hoạt động tại Ấn Độ trong thập niên 1960. Cha của ông là một lãnh đạo cao cấp của tổ chức KGB. Năm 17 tuổi ông theo học ngành ngôn ngữ học tại đại học Moscow State University do KGB trực tiếp kiểm soát. Nhiệm sở đầu tiên sau khi tốt nghiệp của Yuri Bezmenov là Ấn Độ với trách nhiệm thực thi các chính sách nhằm lật đổ chế độ dân chủ Ấn. Tuy nhiên, sự thán phục của ông dành cho nền văn hóa Ấn và sự bất mãn chế độ Cộng Sản mỗi ngày một gia tăng đã thúc đẩy Yuri Bezmenov đào thoát khỏi ý thức hệ CS.
Năm 1985, trong một buổi phỏng vấn đặc biệt với chủ đề “Làm thế nào để tẩy não một quốc gia”, Yuri Alexandrovich Bezmenov giải thích chiến lược của Liên Xô để thay đổi tư duy của một quốc gia đối nghịch, trường hợp này là Mỹ.
Không giống như các phim ảnh do Hollywood dàn dựng với những màn gián điệp gay cấn, hấp dẫn kiểu James Bond, tẩy não nước Mỹ là một tiến trình được thực hiện từng bước, rất nhẹ nhàng, diễn ra trước mắt và trải qua bốn giai đoạn gồm (1) lũng đoạn nền tảng đạo đức, (2) tạo sự bất ổn, (3) gây khủng hoảng và (4) bình thường hóa. Trong bốn giai đoạn, hủy hoại nền tảng đạo đức của một quốc gia là giai đoạn quan trọng nhất.
Mặc dù mục đích của buổi phỏng vấn nhằm giải thích cuộc chiến tranh văn hóa tư tưởng mà Liên Xô dùng để đánh gục nước Mỹ, tẩy não cũng là chính sách chung mà lãnh đạo các đảng CS trên toàn thế giới áp dụng.
Mỹ chẳng những không bị đánh gục mà trái lại đã góp phần quan trọng trong việc hạ gục toàn bộ hệ thống Liên Xô. Tuy nhiên, phía thế giới tự do, trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng tổn thất khá nặng với Cuba (1959), Congo (1970), Ethiopia (1974), Cambodia (1975), Việt Nam Cộng Hòa (1975), Lào (1975), Angola (1975), Mozambique, (1979), Nicaragua (1979) bị rơi vào quỹ đạo CS.
Tạm gát qua bên cuộc chiến bằng súng đạn, trong bốn giai đoạn mà Yuri Alexandrovich Bezmenov phân tích, giai đoạn thứ nhất, đầu độc một quốc gia, đáng được phân tích để thấy cuộc chiến tranh văn hóa tư tưởng do CSVN phát động đã ảnh hưởng thế nào đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong buổi phỏng vấn Yuri Alexandrovich Bezmenov cũng nhắc đến Việt Nam và tiết lộ các chính sách do CSVN thực hiện chẳng phải là sản phẩm riêng gì của đảng CSVN nhưng hoàn toàn rập theo khuôn mẫu của Liên Xô. Do đó, phần còn lại của bài sẽ thay VNCH vào chỗ Mỹ.
Để hủy diệt nền tảng đạo đức văn hóa của VNCH, trước hết phải đầu độc thành phần trí thức. Giới lãnh đạo CSVN đã tiến hành một chính sách quy mô nhằm mua chuộc, lũng đoạn, phân hóa hàng ngũ trí thức miền Nam Việt Nam.
Nhiều người hiểu lầm rằng đối tượng của chính sách tuyên truyền CS áp dụng vào các thành phần ít học, dễ tin, đói khát, cùng khổ, hay “không có gì để mất” nói theo quan điểm Marx. Không phải. Mục tiêu hàng đầu của đảng CS là thu hút thành phần có lý tưởng, có học thức như nhà báo, nhà xuất bản sách, nhà giáo dục, văn nghệ sĩ, nói chung là những thành phần có khả năng hướng dẫn dư luận. Hàng khối trí thức miền Nam đã bị CS tuyên tuyền, đầu độc và trở thành những công cụ của CS trong thời chiến, khi VNCH gục xuống trong máu và nước mắt, và mãi cho đến ngày nay. Những thành phần thân Cộng này không nhất thiết phải được kết nạp vào đảng nhưng là những người biện hộ cho quan điểm của đảng CS bởi vì tiếng nói của họ được xem “khách quan”, “độc lập”. Những trí thức và chính khách này tự nhận là “thành phần thứ ba” như được gọi trong sinh hoạt chính trị tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Thực tế chính trị đã chứng minh, không có quan điểm nào gọi là “độc lập” hay “khách quan” và tại miền nam Việt Nam trước đây cũng không có thành phần nào đúng nghĩa là thành phần chính trị thứ ba, ngoài hai lập trường chính trị quốc gia và cộng sản.
Cuộc chiến VN sau hiệp định Geneve là cuộc chiến giữa tự do và độc tài, giữa quốc gia và CS. “Ba thành phần” là cách viết cho hợp tình để rút lui của Mỹ trong hiệp định Paris. Những người trong “Thành phần thứ ba” đều nằm trong sự kiểm soát của đảng CS và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đảng chứ chẳng “độc lập”, “khách quan” gì cả, như đã chứng minh sau 1975 khi họ hợp tác một cách tích cực và nhận các chức vụ dù hữu danh vô thực của chế độ. Một số hiện nay tuy bất mãn nhưng vẫn hãnh diện với chức vụ bắt đầu với chữ “cựu” và “nguyên” đó. Trước 1975, có nhiều lãnh tụ đảng phái quốc gia đối lập (Đại Việt, VNQDĐ …) và nhiều chính khách đối lập (Gs Trần Văn Tuyên, Gs Nguyễn Ngọc Huy …) nhưng họ vẫn là chính khách quốc gia và nhiều trong số họ đã chết trong tù. Chống chính quyền, chống tham nhũng tại miền Nam trước 1975 khác với hoạt động cho CS. Trong bài “Những người đi tìm tổ quốc” trên talawas trước đây tôi có viết về sự khác nhau này: “Các anh có quyền biểu tình, có quyền chống độc tài, chống tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt mìn trên quốc lộ, các anh đã phản bội quyền sống trong hoà bình của nhân dân miền Nam. Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đình nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và còn một bầy em nhỏ dại. Thay vì khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đã bỏ đi mà còn dắt kẻ gian về đốt phá nhà mình.”
Alexandrovich Bezmenov cũng giải thích xa hơn, thành phần thân Cộng chỉ cần thiết trong giai đoạn làm sụp đổ quốc gia thù địch nhưng khi mục đích của đảng CS đã đạt, thành phần này chẳng những không còn cần thiết mà có thể trở thành một chướng ngại. Nhiều trong số họ phải bị giết, bị tù và bị thanh trừng qua nhiều hình thức. Lý do? Những kẻ thân Cộng trong chiến tranh rất dễ bị bất mãn khi thấy đảng CS nắm hết quyền hành và do đó sẽ trở thành thù địch về mặt quyền lực với chế độ và chống đối về mặt tư tưởng với chủ nghĩa Marx Lenin. Họ bị thanh trừng, ngoài ra, còn vì cái tội biết CS quá nhiều. Yuri Alexandrovich Bezmenov nêu lên trường hợp Nicaragua nơi một phe thân CS trước đó đã hoạt động chống lại tổ chức CS Sandinistas do José Daniel Ortega lãnh đạo. Tại Afghanistan nơi lãnh tụ CS Taraki bị Amin giết, rồi Amin bị Karmal giết, và tại Bangladesh nơi Mujibur Rahman bị chính những người cùng chiến tuyến với y giết.
Để chiến thắng trong trận chiến quân sự và văn hóa, ngoài khối thân CS nêu trên, đảng CS cần một mạng lưới nằm vùng trung thành, dã man, cuồng tín và hữu hiệu. Thành phần này cần thiết để trực tiếp thi hành các chính sách của đảng CS tại các địa phương.
Yuri Alexandrovich Bezmenov nhấn mạnh đến thành phần nằm vùng bởi vì không có mạng lưới nội ứng tại địa phương các lực lượng CS bên ngoài không thể xâm nhập được. Trong buổi phỏng vấn, cựu nhân viên KGB này có nhắc đến trường hợp một thành phố ở Việt Nam, được viết trong văn bản là Hua, có thể ông muốn nói Huế, để nhấn mạnh đến vai trò của mạng lưới CS nằm vùng: “Tương tự, trong một quận của Huế tại Nam Việt Nam, nhiều ngàn người đã bị xử tử trong một đêm khi thành phố bị CS chiếm chỉ trong hai ngày; CIA không thể nào trả lời được câu hỏi, làm thế nào CS có khả năng biết từng cá nhân người bị xử tử, ông ta sống ở đâu, đến nơi nào để bắt ông và để bắt trước bình minh, bỏ ông ta lên xe, lái ra khỏi thành phố và bắn ông ta. Câu trả lời rất đơn giản. Thật lâu trước khi chiếm thành phố đã có một mạng lưới của những CS nằm vùng; họ là dân địa phương và là những người biết một cách tuyệt đối những ai trong thành phố có ảnh hưởng với quần chúng, kể cả những anh thợ hớt tóc và tài xế taxi. Những ai có cảm tình với Mỹ đều bị xử bắn.”
Thước đo của mức độ bị tẩy não
Mức độ bị tẩy não cũng có mức trầm trọng khác nhau. Một người bị tẩy não hoàn toàn sẽ không còn khả năng để đánh giá sự thật. Sự kiện và bằng chứng không có nghĩa gì với họ. Yuri Alexandrovich Bezmenov phát biểu từ kinh nghiệm ở Liên Xô “Ngay cả mang anh ta tới tận Liên Xô và chỉ cho anh ta thấy trại tập trung, anh ta cũng không tin… cho đến lúc anh ta bị đá ngay vào đít, khi giày đinh đạp lên anh, rồi anh ta mới hiểu. Nhưng không phải trước đó. Đó là thảm kịch của trình trạng bị băng hoại về đạo đức trong con người.” Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn chịu đựng mức độ tẩy não trầm trọng như vậy.
Tuy nhiên, cũng có những người bị tẩy não ở mức độ thấp hơn. Họ thấy được những hiện tượng sai trái, những bất công, tiêu cực của chế độ nhưng vẫn “chấp nhận đặc ân để sau đó tuân hành”, vẫn cho rằng “chống lại chỉ là hành động vô ích”, vẫn “trải qua nhiều chục năm tuân phục thành một thói quen”, và vẫn nghĩ rằng “phản kháng chỉ làm thiệt hại cho lòng tự trọng hơn là việc đầu hàng có điều kiện” đúng như các điểm mà nhà xã hội học Albert D. Biderman đã liệt kê. Điều đó cho thấy, trên thế giới, chủ nghĩa CS chỉ là một bóng ma hãi hùng của quá khứ, các dân tộc từng bị CS cai trị từ Âu sang Á đã thức tỉnh sau bảy mươi năm chịu đựng chủ nghĩa tàn bạo nhất lịch sử loài người nhưng tại Việt Nam vẫn còn nhiều người bị tẩy não. Giống như đảng CS không bao giờ thừa nhận đã và đang tẩy não cả dân tộc, không ai muốn thừa nhận mình bị CS tẩy não.
Thước đo mức độ tẩy não không phải là quá khó để xác định mà nằm ngay trong câu trả lời cho câu hỏi rất đơn giản “Anh (chị) thật sự muốn gì cho đất nước?”
Con đường duy nhất hiện nay là tập trung sức mạnh dân tộc, gạt bỏ mọi bất đồng, vận dụng các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam đến thành công, xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị CS, thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị, hiện đại hóa đất nước toàn diện làm nền tảng cho việc phục hồi chủ quyền đất nước, mở đường cho một Việt Nam thăng tiến lâu dài.
Không có con đường nào khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một câu trả lời dứt khoát và giống nhau như thế. Ngay cả trong tầng lớp có học thức, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báo không ít người vẫn còn nghĩ rằng nói gì thì nói đảng CS trong suốt dòng lịch sử của đảng đã đồng hành với dân tộc, nói gì thì nói chỉ có đảng CS mới có khả năng đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, nói gì thì nói đảng CS là đảng nắm trong tay ngọn cờ chính nghĩa, nói gì thì nói Việt Nam vẫn cần ổn định để phát triển và mọi thay đổi đột biến sẽ dẫn đến hỗn loạn, nói gì thì nói các lãnh tụ CS vẫn là những người yêu nước, những anh hùng dân tộc và xứng đáng được kính trọng khi họ sống và tôn thờ, tiếc thương, than khóc khi họ chết.
Lịch sử thế giới chỉ riêng từ thế chiến thứ hai cho đến nay có nhiều anh hùng đã đóng góp trí tuệ hay máu xương vào công cuộc bảo vệ tự do cho đất nước họ hay giải phóng dân tộc họ khỏi ách thực dân. Vài trường hợp điển hình như Mahatma Gandhi (Ấn Độ), Winston Churchill (Anh), Charles de Gaulle (Pháp), Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc), Franklin D. Roosevelt (Mỹ). Nhưng khi họ chết, ngoài tang quyến, không có cảnh “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” như khi Hồ Chí Minh chết và “ôm thật chặt cột nhà khóc cho thỏa nỗi xót thương” như khi Võ Nguyên Giáp vừa chết ở Việt Nam. Bởi vì những lãnh đạo thế giới nêu trên là những anh hùng thật, con người thật, có thành công và thất bại, có điểm tốt và điểm xấu và cuộc đời họ được phô bày trước dư luận chứ không phải là sản phẩm do nhà máy tuyên truyền sản xuất trong một xã hội bị bưng bít thông tin. Tuy mức độ có khác nhau, “khóc lãnh tụ” là đặc điểm của văn hóa CS và chỉ tồn tại tại các nước CS.
Trở lại với thành phần “nói gì thì nói”. Giới hạn trong hoạt động tri thức của thành phần “nói gì thì nói” mỗi thời kỳ có thể được nới rộng hơn chút ít nhưng đó không phải là sự mở rộng thuận theo đà phát triển của văn minh nhân loại mà từ sự thỏa hiệp với đảng CS. Như kẻ viết bài này có lần đã viết, xã hội Việt Nam là một xã hội được khoanh vùng có biên giới rõ rệt giữa các thành phần và các thành phần này cùng tồn tại bằng cách thỏa hiệp với nhau. Không được vượt đèn đỏ, không được lấn lề, vi phạm sẽ bị phạt. Đảng Cộng sản thỏa hiệp với các thành phần trí thức vì mục đích duy trì quyền cai trị đất nước. Giới trí thức thỏa hiệp với đảng để được ban phát bổng lộc, lợi danh. Giới văn nghệ sĩ thỏa hiệp với đảng để các điều kiện sáng tác, in ấn, phát hành được nới rộng hơn, được đi Tây, đi Mỹ dễ dàng. Các bè phái tham ô thỏa hiệp với lãnh đạo đảng để được tiếp tục tham nhũng cho đến khi bị lộ. Chỉ có những người cùng khổ, thấp cổ bé miệng nhưng chiếm đa số trong xã hội, là không ai cần thỏa hiệp mà họ cũng chẳng biết thỏa hiệp với ai ngoài số phận hẩm hiu đầy bất hạnh của mình.
Không có gì đáng hãnh diện. Hồ nước rộng mà thành phần “nói gì thì nói” đang bơi trong đó hôm nay hai chục năm trước là một chiếc ao nhỏ và bốn mươi năm trước là một lỗ chân trâu nhưng dù là lỗ chân trâu, ao hay hồ cũng chỉ là nơi tích tụ của những giọt nước tuyên truyền cùng một nguồn nhỏ xuống suốt hơn nửa thế kỷ qua. Dù thừa nhận hay không, tầng lớp của những người “nói gì thì nói” chính là những người bị CS tẩy não, và Việt Nam hôm nay vẫn còn chịu đựng dưới chế độ độc tài trong khi đại đa số nhân loại sống trong tự do dân chủ không phải vì tài năng của giới lãnh đạo CS nhưng chỉ vì số người bị tẩy não còn quá đông.
Trần Trung Đạo
_____________________________________
Tham khảo:
- Albert D. Biderman, Herbert Zimmer, Manipulation of Human Behavior (The), Delhaye, 1961
- Kathleen Taylor, Brainwashing THE SCIENCE OF THOUGHT CONTROL, Oxford University Press 2004
- Transcript of G. Edward Griffin interviews Ex-KGB Soviet Defector Yuri Bezmenov, Wed Jun 3 1985
- EDWARD HUNTER, Brainwashing, The Story of Men Who Defied It, New York, 1956
- Louis R. Stockstill, The Forgotten Americans of the Vietnam War, Prisoners of War—A Special Report, US Air force
- Biderman’s Chart of Coercion
- http://vi.wikipedia.org về Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Ban Tổ chức Trung Ương đảng CSVN
- Former KGB Agent Yuri Bezmenov Explains How to brainwash a nation
- Archie Brown, The Rise and Fall of Communism, HarperCollins, New York, NY 2011
Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng
Kính gửi: - Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM
- Tổng biên tập các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Công an Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi.
Thưa các ông/bà,
Sau khi trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đăng bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh
của tôi thì Đài Truyền hình Trung ương và TP HCM cùng nhiều tờ báo,
trong đó có báo của quý ông/bà, dồn dập đưa tin hoặc đăng nhiều bài phê
phán bài viết của tôi và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều
tờ báo nữa vào cuộc “đánh đòn hội chợ” này.
Để các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhân sĩ, trí thức, hiểu rõ bài
viết của tôi và có điều kiện so sánh với những bài phê phán đăng trên
báo của các ông/bà, xem đúng sai thế nào, tôi đề nghị các ông/bà cho
đăng công khai trên báo các ông/bà hai bài viết sau đây của tôi: Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh (bài có sửa chữa đăng ngày 17/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam) và Những điều nói rõ thêm... (đăng ngày 19/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam).
Tôi thấy các ông/bà cần làm điều này vì nếu phê phán bài viết của một
người mà người đọc không biết bài viết nói gì, ngược lại, các ông/bà chỉ
cắt xén vài đoạn rồi hô hoán, lên án thế này thế kia, thì hoá ra các
ông/bà chơi trò “bỏ bóng đá người” mà tôi đã cảnh báo trong bài viết của
mình. Và nếu các ông/bà không cho đăng (tôi biết chắc như vậy), thì hoá
ra các ông/bà sợ sự thật: khi so sánh bài viết của tôi với các bài phê
phán, nhân dân sẽ biết các ông/bà đã dối trá, ăn nói hàm hồ, quy chụp,
chỉ là những tên bồi bút. Tôi thách các ông/bà đấy, các ông/bà có dám
làm không, hỡi những tổng biên tập đầy quyền uy hiện nay!
Qua các bài viết trên báo các ông/bà, tôi thấy có ba điểm bị các ông/bà xuyên tạc, đánh lận con đen.
Một là, tôi chưa bao giờ phản bội lý tưởng mà cả một thời tuổi trẻ tôi
và các bạn, các đồng đội của tôi, có người đã nằm xuống trong tù, trên
chiến trường cũng như bao thế hệ cha anh đã theo đuổi. Đồng bào, chiến
sĩ chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu với hy vọng họ và con cháu
được sống trong một xã hội lành mạnh, công bằng, ở đó con người đối xử
với nhau một cách tử tế, các quyền sống, quyền con người được tôn trọng.
Nhưng nay chúng ta đang sống một xã hội như thế nào? Bài viết của tôi,
nhất là bài Những điều nói rõ thêm..., đã
chứng minh – bằng những kinh nghiệm của một người đã hơn 45 năm sống và
hoạt động trong hệ thống chính trị hiện nay – ai phản bội ai. Tôi rất
mong các ông/bà công tâm xem xét. Tôi quan niệm rằng hiện nay đã có điều
kiện để nhận biết cái đúng cái sai, mà vẫn u mê, mù quáng bào chữa cho
cái ác, cái xấu, cái sai, thì đó là tội ác đối với dân tộc, với đất
nước. Con cháu các vị sẽ nghĩ sao về các vị?
Hai là, trong hai bài viết nói trên, tôi chưa bao giờ nói là chống Đảng
Cộng sản hoặc xoá bỏ Đảng Cộng sản. Tôi chỉ đề nghị Đảng Cộng sản nên
chấp nhận đối lập chính trị, để phát triển một nền chính trị lành mạnh,
phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Không nên duy trì
chế độ độc tài toàn trị, bóp nghẹt các quyền tự do, dân chủ của người
dân mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng cam kết trước nhân dân
trong Tuyên ngôn độc lập và trong Hiến pháp năm 1946.
Sau bài viết của tôi, ngày 23/8/2013, luật sư Trần Vũ Hải đã chính thức gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bản “Đề nghị cho ý kiến về vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam dưới góc độ pháp luật Việt Nam”.
Cũng như bao người khác, tôi đang chờ sự trả lời chính thức bằng văn
bản của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, của Đảng và Nhà nước Việt Nam để với
tư cách công dân, tôi có thể “sống và làm việc theo luật pháp” như khẩu
hiệu mà báo các ông/bà thường hô hào. Tôi cũng đề nghị các ông/bà cho
đăng văn bản của luật sư Trần Vũ Hải gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để
nhân dân biết. Đây là văn bản gửi cho cơ quan trọng yếu của Quốc hội,
một việc làm công khai, minh bạch, thì tại sao các ông/bà không dám
đăng? Các ông/bà sợ cái gì? Sợ sự thật à? Chính các ông/bà là những
người bưng bít, che giấu sự thật, thế mà còn cho tay sai bù lu bù loa
thế này thế kia. Các ông/bà không có lòng tự trọng và liêm sỉ tối thiểu
của người cầm bút sao?
Ba là, trong hai bài viết nói trên, không có chỗ nào tôi đòi lật đổ chế
độ. Tôi viết rất rõ: “Chủ trương của chúng ta là ôn hòa, bất bạo động,
chống lại các hành động quá khích, khủng bố, vũ trang lật đổ.” (Những điều nói rõ thêm...).
Chấp nhận đa nguyên đa đảng, đấu tranh trong hoà bình, là để tạo cơ chế
cho Đảng Cộng sản tự điều chỉnh, được nhân dân giám sát, ngăn chặn
khuynh hướng lộng quyền và lạm quyền, là khuynh hướng vốn có của bất cứ
một chính quyền nào, dù cộng sản hay không cộng sản, nếu không được các
lực lượng của toàn xã hội giám sát. Nếu không giải quyết sớm, kịp thời,
sẽ có nguy cơ bùng nổ những bạo loạn chính trị mà người dân sẽ là người
trước tiên gánh chịu hậu quả.
Thưa các vị Giám đốc Đài Truyền hình, truyền thanh, Tổng biên tập các báo,
Các vị chịu trách nhiệm chính về nội dung những bài viết đăng trên báo
của mình, nên không thể vì trên chỉ đạo “đánh ông Đằng bằng bất cứ giá
nào” mà đi đăng những bài với luận cứ ngớ ngẩn, thiếu trung thực, chỉ
làm trò cười cho thiên hạ.
Nhưng tôi cũng thành thực cảm ơn các ông/bà: nhờ báo các ông/bà phê phán
tôi mà đông đảo quần chúng biết đến hai bài viết của tôi – những bài
viết đã làm cho cả hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình đồng loạt
tấn công trong một cơn lên đồng tập thể. Các vị nên biết rằng Việt Nam
chúng ta hiện nay được xếp là một trong những nước mà người dân, nhất là
giới trẻ, sử dụng rộng rãi Internet. Qua các bài báo phê phán tôi, các
vị đã “quảng cáo” giúp tôi. Người dân sẽ nhờ con cháu, người quen cung
cấp hai bài viết của tôi. Tôi tin rằng họ sẽ công minh, sáng suốt để
phân định đúng sai.
Trân trọng,
Lê Hiếu Đằng
(BVN)
Huỳnh Phan - Ai sai lầm, lệch lạc: Lê Hiếu Đằng hay Linh Nghĩa?
Trên báo Công an nhân Dân ngày 24/8/2013 có đăng bài ‘Nhiều sai lầm, lệch lạc trong bài viết trên giường bệnh của ông Lê Hiếu Đằng’ của
tác giả Linh Nghĩa. Qua bài báo, không thấy tác giả vạch ra được chỗ
sai lầm, lệch lạc thật sự nào trong bài viết của ông Lê HIếu Đằng mà chỉ
thấy nhiều lệch lạc sai lầm của chính tác giả, xin được nêu những điểm
chính như sau.
Ngay phần mở đầu bài viết tác giả đã
cho thấy sự lệch lạc của mình khi cho rằng khi đọc phần đặt vấn đề của
bài viết ông Lê Hiếu Đằng với câu ‘ …“tính sổ” với ĐCS VN và với bản
thân cuộc đời của tôi, tư cách một đảng viên, một công dân ở những điểm
cơ bản sau: một cách minh bạch, sòng phẳng để từ đây thanh thản dấn thân
vô cuộc chiến mới’ thì ‘người đọc ngỡ ngàng rằng sắp có vụ thanh toán nhau của các băng nhóm tội phạm!’
Có lẽ do tác giả có kĩ năng đọc hiểu tiếng Việt quá kém hoặc là do bị
ảnh hưởng của các chủ đề thường ngày trên các báo nhất ‘lề phải’, nhất
là báo Công An, là ‘cướp, giết, hiếp’, một nét ‘ưu việt’ của xã hội ta,
nên mới hiểu một câu trong ngữ cảnh về chuyện lớn lao của đời người ra
chuyện hèn mọn, phi pháp. Một người với vốn tiếng Việt trung bình không
ai lại hiểu như thế. Tiếp theo, tác giả lại chê bai bài viết là dài, kể
lể, đọc sốt cả ruột… là những thứ thuộc về hình thức chẳng có liên quan
gì tới việc sơ sót, lệch lạc về nội dung của nó. Rõ ràng hai điều này
chỉ nhằm mục đích bêu rếu cá nhân hơn là phê phán nội dung bài viết
nhưng có vẻ chỉ tác dụng ngược lại cho tác giả.
Bây giờ xin đi vào phần chính của bài
viết nhưng chỉ xin điểm qua một số lập luận ‘mới’ của tác giả so với
những bài đã đăng cùng chủ đề.
Trước nhất, khi đọc phần 1 của bài viết LHĐ tác giả đã ‘khái quát’ là ông LHĐ đã ‘phủ nhận mọi thành quả của cách mạng VN, đồng thời ca ngợi, [sic] chế độ cũ’. Tác giả không nêu ra được dẫn chứng nào cho việc ông LHĐ ‘phủ nhận mọi thành
quả của cách mạng VN’, còn về ‘ca ngợi chế độ cũ’ tác giả dẫn chứng
việc ông LHĐ nhắc lại vụ ông bị chính quyền cũ bắt giam nhưng vẫn cho
ông ra đi thi. Ở đây ông Đằng chỉ nêu ra một việc có thật (có thể kiểm
chứng được) từ kinh nghiệm của chính bản thân để cho thấy rằng chế độ
hiện nay còn có điều chưa tốt so với chế độ cũ. Có lẽ theo quan niệm của
tác giả, hễ là đã xem ai là ‘địch’ thì dù họ có ưu điểm, thế mạnh gì
thì cũng không được phép nói ra và nếu nói ra sẽ là ca ngợi địch!
Thứ hai, để phản biện phần ‘đa nguyên, đa đảng’ tác giả nêu ra câu hỏi ‘Vì sao dưới chế độ kinh tế “đa nguyên” thời Mỹ và tay sai ở miền Nam, người ta đã ra Đạo luật 10/59, “bắn bỏ tất cả bọn Cộng sản”, không cần xét xử?’
Hình như tác giả còn nhỏ tuổi nên không nắm được sự kiện hoặc thiếu tra
cứu nên đã phạm sai sót khi viết điều này. Trước nhất, luật 10/59 được
ra khi VNCH đã đặt trong tình trạng chiến tranh và thứ hai là luật này
quy định việc lập ra các Toà án quân sự để xét xử nhanh ‘các tội ác
chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa’. Như vậy, đây là một luật trong
thời chiến và người phạm tội có qua xét xử của Toà án [quân sự], dù có
thể qua loa, chiếu lệ nhưng không phải không cần xét xử như tác giả viết
sai. Và lưu ý rằng lúc đó ở miền Nam ‘bọn Cộng sản’ là một tổ chức có
vũ trang, tuy chưa đủ sức thực hiện việc lật đổ chế độ VNCH nhưng cũng
có các hoạt động ám sát, phá hoại mà theo quan điểm của nhà cầm quyền
VNCH thì ít ra đó cũng là một tổ chức khủng bố, phiến loạn chứ không
phải là một tổ chức chính trị đấu tranh qua nghị trường. Vì thế, người
CS dĩ nhiên bị đặt ngoài vòng pháp luật, và do đó không thể coi là một
đảng phái hợp pháp trong hệ thống đa đảng của VNCH như các đảng Đại
Việt, VNQDĐ… Tác giả có lẽ quên rằng trong bất cứ chế độ nào, dù đa đảng
hay không, việc lật đổ chính quyền bằng bạo lực đều không thể chấp
nhận. Vì vậy, câu hỏi tác giả đưa ra như trên chẳng có giá trị gì trong
phản bác mà lại cho thấy tác giả là người vừa kém hiểu biết vừa thiếu óc
suy xét.
Ngoài ra, trong phần này tác giả cũng phê phán ông Đằng là ‘thách thức pháp luật và kêu gọi xóa bỏ chế độ hiện hữu, bao gồm cả vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.’ Để chứng minh cho luận điểm này tác giả đưa ra trích dẫn “[v]ậy
tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi
Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội… Tại
sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều này vì chủ
trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng, chứ chưa có
một văn bản pháp lý nào cấm điều này? … Không thể rụt rè, cân nhắc gì
nữa… Đây là cách chúng ta phá vỡ một mảng yếu nhất của một nhà nước độc
tài toàn trị hiện nay.’’ Nếu không có vấn đề về đọc hiểu thì qua
đoạn trích dẫn này (ngay cả khi tác giả đã cố ý gian lận bỏ bớt ý cũng
rất quan trọng ‘[m]à nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm’)
ai cũng có thể thấy ông Đằng chỉ đề xuất thành lập đảng mới dựa theo
Hiến pháp và pháp luật hiện hành của chế độ (dù tính chất ‘của dân, do
dân, vì dân’ của chế độ này còn phải xét lại). Chưa có văn bản pháp lí
nào cấm thì người dân được phép làm, đó là nguyên tắc không có gì là
thách thức ở đây. Và trong bài cũng hoàn toàn không thấy chỗ nào ông
Đằng ‘kêu gọi xoá bỏ chế độ hiện hữu’. Về ‘kêu gọi xoá bỏ …. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam’
cũng thế, ý ông Đằng trong bài chỉ muốn đảng CS phải phấn đấu cạnh
tranh với các đảng phái khác, nếu có, để giành quyền lãnh đạo một cách
chính danh chứ không phải tự nhân danh hay đúng ra mạo danh như hiện nay
thôi (mấy bài phản biện trên báo QĐND, ND, ĐĐK vừa qua cũng chỉ nói lấy
được chứ chẳng nêu ra được bằng chứng thuyết phục nào cho thấy nhân dân
thừa nhận vai trò lãnh đạo này). Nhưng cũng lưu ý rằng với Hiến pháp và
pháp luật hiện tại, ngay cả khi có đảng hay nhiều đảng mới ông Đằng
cũng cho rằng đảng CSVN vẫn có khả năng lãnh đạo cho tới một tương lai
không ngắn. Nếu vào một lúc nào đó đảng CS mất vai trò lãnh đạo chủ yếu
chỉ là do tự đảng phấn đấu kém nên nhân dân không chọn lựa, chứ không ai
lật đổ cả. Ngoài ra, tác giả cũng có nhắc nhở ông Đằng ‘pháp luật Việt
Nam quy định rằng mọi tổ chức chính trị xã hội đều phải đăng ký, xin
phép Nhà nước, kể cả các tôn giáo’. Có lẽ tác giả nên nhắc nhở điều này
đối với đảng CS của tác giả trước. Đảng này chủ trương xây dựng một nhà
nước pháp quyền nhưng đã và đang hoạt động theo mặc định như thời chiến
tranh, chẳng theo khuôn khổ pháp lí nào cả và do đó cũng không có việc
đăng kí. Thật ra, theo nghiên cứu của luật sư Trần Vũ Hải thì
không có luật pháp hiện hành nào của VN có quy định việc thành lập đảng
chính trị phải được sự cho phép hay công nhận từ nhà nước. Hơn nữa, qua
bài ông Đằng cũng không có ý nào là không tuân thủ các quy định, luật
lệ đang có của chế độ.
Thứ ba, để bác bỏ lời phê phán ông Đằng về thái độ của đảng CS và Chính phủ trong vấn đề biển Đông, tác giả lập luận ‘phải
hiểu được Việt Nam cần có một chiến lược thông minh, kết hợp sức mạnh
“cứng” với sức mạnh “mềm” mới có thể bảo vệ được lãnh hải của mình.
Chẳng lẽ Việt Nam mua tàu ngầm Kilo, máy bay SU 30, tên lửa S.300 là trò
chơi ảo trên mạng!’ Sức mạnh ‘cứng’, sức mạnh mềm là gì trong khi
TQ bắt bớ, đánh đập ngư dân ta đánh cá ngay trong vùng biển truyền
thống, đơn phương cấm bắt đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền
VN, chiếm đóng, xây dựng phi pháp trên đảo của VN… mà chính phủ vẫn làm
ngơ hay chỉ phản đối chiếu lệ, còn khi dân chúng thể hiện lòng yêu nước
qua việc biểu tình ôn hoà lại bị đàn áp không thương tiếc. Đó có phải là
‘hèn với giặc, ác với dân’ không? Tàu ngầm, máy bay, tên lửa sẽ chẳng
là gì khi nhân dân không đồng lòng cùng chính quyền chống giặc như lịch
sử cho thấy, chưa kể việc mua sắm các trang bị này có thể chỉ là cách
hợp pháp để cho các tay to, mặt lớn của đảng có dịp ‘phết phẩy’ kinh phí
quốc phòng vào túi riêng.
Thứ tư, trong nội dung chính cuối cùng tác giả tóm tắt phần cuối bài viết của ông Đằng ‘trong
đoạn này, LHĐ kể về “bản lĩnh” của bản thân và những sai lầm khuyết
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều giai đoạn đã qua. Đồng thời
chép lại những “khuôn mẫu” của thể chế “đa nguyên”, “tam quyền phân lập”
đầy rẫy trên mạng ai cũng biết.’ Đây là một tóm tắt khá mập
mờ, nhất là cách dùng từ ‘đồng thời’ khiến người đọc có thể hiểu tác giả
ngầm chấp nhận những điều mà ông Đằng viết trong đoạn này, kể cả những
sai lầm, khuyết điểm của đảng CSVN! Sau đó, tác giả dẫn “Con người
khác con vật ở chỗ là có tự do. Tự do là thuộc tính của con người. Không
có tự do thì con người chỉ là một đàn cừu (theo ngôn ngữ của Giáo sư
Toán học Ngô Bảo Châu)…” và phán ‘[đ]áng tiếc LHĐ lại nhận thức
về tự do của thời kỳ tiền sử – xin lỗi có thể nhận định này hơi quá
đáng! Đặc trưng của con người, của loài người không chỉ ở, không chủ yếu
ở cái gọi là “tự do” như LHĐ nói mà chính là ở ý thức về mối quan hệ cá
nhân với tổ chức xã hội, với Tổ quốc, dân tộc và cộng đồng của mình.’
Đọc kĩ phần trích dẫn và đọc suốt đoạn này cũng như cả bài của ông
Đằng, khó ai có thể hiểu được tác giả lấy từ chi tiết nào để phán ‘LHĐ
lại nhận thức về tự do của thời kỳ tiền sử‘ hoặc ông Đằng không ý thức
‘về mối quan hệ cá nhân với tổ chức xã hội, với Tổ quốc, dân tộc và cộng
đồng của mình’. Rõ ràng tác giả chỉ nói lấy được mà thôi.
Phải nói đây là một bài phản biện hết
sức ‘củ chuối’ về nội dung. Về mặt hình thức, bài viết cũng không khá gì
hơn. Tác giả và ban biên tập tập báo để những lỗi hết sức ngớ ngẩn và
sơ đẳng về chính tả, dùng từ… chẳng hạn để/ không để dấu câu đúng chỗ,
dùng từ ngọng ‘tựu chung’ thay vì từ đúng ‘tựu trung’, thậm chí lại dùng
cả từ tiếng Anh từ ‘Mr’ thay vì ‘ông’ trong bài báo tiếng Việt này…
Có lẽ trước thực tế ‘bầy hầy‘ của chế
độ hiện tại khó ai có thể đưa ra một phản biện logic, thuyết phục ngoài
việc nguỵ biện hoặc nói lấy được nên các giáo sư, tiến sĩ lí luận của
đảng dù ăn bổng lộc bao năm nay đã không dám mở miệng phản bác vì sợ ô
danh hay lo có hệ luỵ tương lai. Vì thế, các báo lớn không có cách nào
khác hơn là tìm những kẻ vô danh, tiểu tốt, ‘chịu đấm ăn xôi’, chẳng
biết ‘trời cao đất dày’ là gì để làm chuyện phản biện ‘chữa cháy’ vượt
quá khả năng của họ.
Huỳnh Phan
......................................
(* Những chỗ nhấn mạnh trong cách trích dẫn là do người viết thêm vào)
Giang Nam Lãng Tử - Dàn đồng ca lộn xộn: trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, sáo thổi ngang phè
1. Một người bạn công tác tại một cơ quan trung ương ở Hà Nội email cho Lãng tử nói “Nguyễn
Đình Tuấn nguyên giám đốc trung tâm tin học và XHH ở Nguyễn Ái Quốc
(nay là Học viện chính trị hành quốc gia) vốn là người học cùng lớp với
tôi ở khoa Triết ĐHTH Hà Nội. Tôi và một số anh em cùng lớp đã phản ứng
mạnh với bài trả lời của anh ta trên BBC với hai luận điểm: Đảng đang
rất mạnh và không có đối thủ. Nếu có dịp tôi sẽ nói kỹ với anh”.
À
ra thế, Lãng tử biết trường Nguyễn Ái Quốc rồi (từng nghe một chuyện vui
thời xưa: Một anh phi công Mig 17 của ta kể lại rằng đã nghe được điện
đài của phi công Mỹ dặn dò nhau khi đang bay tấn công Hà Nội: “Không
được ném bom trường NAQ, cứ để yên nó sẽ tự hủy hoại cả đất nước này”.
Chuyện như đùa nhưng bây giờ ngẫm lại như một lời tiên tri rùng rợn
Ông Tấn trả lời đài BBC rằng “các lực lượng đối lập ở trong nước
quá yếu, không có sức mạnh, so với Đảng được hậu thuẫn bởi 4-5 triệu
đảng viên, hàng chục triệu đoàn viên và thiếu niên cùng gia đình của họ”.
Ông Tấn làm nghiên cứu xã hội học đơn giản bằng cách ngồi trong văn
phòng máy lạnh đếm danh sách đảng viên mà suy ra sức mạnh niềm tin. Ông
có đo đếm được cái niềm tin thực sự bên trong của đảng viên bây giờ
không?
Xin hỏi GS Tấn:“Liên Xô sụp đổ là do “lực lượng nào đủ mạnh” hơn
Đảng cộng sản? Hay là do chân móng sụt lún, cột kèo mối mọt, mái nhà
rách nát, soát lại bản thiết kế thấy mắc đầy lỗi, khiến công trình tan
vỡ?”
Tuy nhiên, Giáo sư Tấn nói ông tin rằng trong tương lai Việt Nam sẽ thay đổi. Ông nói: “Trong
tương lai xa, rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ đạo
bình thường của nền văn minh. Việt Nam đang đi, nhưng phải đi từ từ, dần
dần, Việt Nam là phương Đông, không thể thực hiện những cú sốc được
theo kiểu phương Tây.”
Ông Tấn lại bảo rằng Đảng đang còn mạnh (?!) vậy ông có nghe Lời
cảnh báo nguy hiểm của TBT Nguyễn Phú Trọng và NQ4 về nguy cơ tồn vong
chế độ hiện nay không ? Ông quên lời nhạc trưởng ư?
2. Nhà báo Trọng Đức viết trên báo QĐND “Trên thực tế, dân
chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào
bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”. Ông Đức rất lúng
túng không viết được một câu logic đàng hoàng. Xin hỏi lại Trọng Đức
rằng, ông lấy gì để đo đếm “bản chất” của Đảng cộng sản ngoài Điều lệ và
Cương lĩnh là những dòng chữ trên tờ giấy ? Ông Đức hãy chỉ ra xem “bản
chất của chế độ cầm quyền” nào trên thế giới vốn là “bản chất”hại dân
hại nước đang tồn tại? Cứ theo ông thì ý kiến của GS Nguyễn Đình Tấn
“Trong tương lai xa rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ
đạo bình thường của nền văn minh” là thế nào? Tức là, đến lúc “tương lai
xa” ấy, theo logic của ông, Đảng sẽ thay đổi bản chất ?
Xin hỏi lại GS Nguyễn Đình Tấn: ông có nhớ lời bà PCT Nguyễn Thị Doan tuyên bố trên báo Nhân Dân rằng “Dân chủ XHCN của ta gấp vạn lần tư sản” ?. Nghĩa là theo bà Doan hiện nay nước ta đã “gấp vạn lần tư sản” rồi, vậy thì ông Tấn còn chờ gi “tương lai xa đi vào quỹ đạo bình thường của nền văn minh”.
Nếu cứ theo ông Tấn thì lúc ấy nước ta phải giảm dân chủ xuống 1 vạn
lần cho “bình thường (như) nền văn minh ”? Buồn cười quá phải không, các
ông bà !
3. Ông cựu chủ tịch QH Nguyễn Văn An nói khẳng
định, tổng quát “Chế độ ta đang mắc lỗi hệ thống”- tức là lỗi từ trong
bản chất chế độ cầm quyền.
4. Ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói đơn
giản “Từ bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”, tức là nếu Đảng ta phải lâm
vào tình trạng cạnh tranh thì kể như tự sat.
5. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cựu ủy viên BCT trưởng ban tư tưởng văn hóa viết câu thơ cháy lòng:
“Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội,
có còn bay trong đêm,
sớm mai còn giữ được màu đỏ?”
có còn bay trong đêm,
sớm mai còn giữ được màu đỏ?”
Nhà thơ nhạy cảm lo lắng ban đêm có thể ngọn cờ đỏ sao vàng trên Đại Nội Huế bị chặt bỏ, sớm mai có một lá cờ màu khác mọc lên !
Và nhà thơ thất vọng lo âu: “Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta /trong không gian đầy sợ hãi…?” (Thơ: Đất nước những tháng năm thật buồn – 22/4/2013)
Buồn… cười quá phải không, các ông bà ?!
Một dàn đồng ca trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, sáo thổi ngang phè!
Chi bằng nhìn thẳng vào sự thật, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đất nước cần một nhạc trưởng vững tay.
Giang Nam Lãng Tử
(Blog GNLT )
Suy nghĩ về xã hội dân sự - Huỳnh Thục Vy
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Quảng Nam
Cập nhật: 15:51 GMT – thứ ba, 15 tháng 10, 2013
Tự nguyện, tự vận hành, phi lợi nhuận và độc lập với quyền lực chính trị là những đặc tính cơ bản định hình sự tồn tại riêng biệt của xã hội dân sự.
Vài nét khái quát
Trong một nền dân chủ tự do, tác động tương hỗ giữa ba mảng hoạt động này (dân sự, kinh tế, chính trị) diễn ra liên tục tạo nên bối cảnh xã hội sinh động và đưa đến những điều kiện làm thay đổi tính chất lẫn trình độ phát triển của nền dân chủ.Với những chuyển động phức tạp của xã hội, điều cần thiết là giữ được mối quan hệ cân bằng giữa ba không gian hoạt động này. Vì sự cân bằng này bị phá vỡ sẽ dẫn đến sự suy thoái hoặc biến mất của một trong ba lĩnh vực này; mà khả năng cao nhất sẽ là mối đe doạ nhắm vào xã hội dân sự.
“Các trí thức xuất thân cộng sản cũng dần dần nhận thấy vai trò của mình trong nỗ lực cổ vũ cho sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự. “
Huỳnh Thục Vy
Việt Nam là một quốc gia độc tài đặc biệt hơn, với mô hình chính trị nhắm thẳng sự tấn công vào xã hội dân sự. Vì thế, nỗ lực dân chủ hoá đặt trên nền móng xã hội dân sự ở xứ sở này cũng khó khăn gấp bội.
Thực vậy, việc tập trung các tổ chức dân sự dưới trướng một Mặt trận Tổ quốc do đảng Cộng sản điều khiển đã biến tiềm năng sinh hoạt tập thể của người dân thành năng lực phục vụ cho quyền lực chính trị, đã biến các diễn đàn thể hiện ý chí của người dân thành các buổi họp chi bộ Đảng.
Thêm vào đó, việc cấm chỉ hoạt động của các tổ chức, các nhóm không được chính quyền chấp nhận đã triệt tiêu không gian dân sự gần như hoàn toàn ở Việt Nam.
Những năm gần đây, với sự trợ giúp hữu ích của internet, các diễn đàn thảo luận chính trị online và các nhóm sinh hoạt bí mật trên mạng xã hội đã thực sự tạo không gian cần thiết cho sự tự do bày tỏ quan điểm chính trị. Đó chính là những dấu hiệu khởi phát đáng mừng của xã hội dân sự.
Hơn thế, tầm quan trọng của xã hội dân sự trong cuộc vận động dân chủ hoá được nhiều nhà hoạt động, nhất là giới trẻ đặc biệt quan tâm.
Các trí thức xuất thân cộng sản cũng dần dần nhận thấy vai trò của mình trong nỗ lực cổ vũ cho sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự.
Các trí thức hải ngoại cũng tìm thấy sức sống và hy vọng mới cho phong trào Dân chủ qua triển vọng xã hội dân sự. Nhiều nhóm đối kháng đã được thành lập và bước đầu đã cho thấy tiềm năng của mình, dù vấp phải nhiều đàn áp từ Nhà cầm quyền.
Hai điều kiện tiên quyết để thành công
Các điều kiện cho một không gian dân sự hoạt động thành công không dễ dàng như chúng ta nghĩ. Một thực thể chỉ là chính nó khi hoạt động mà không có sự can thiệp thái quá từ bên ngoài.Uy tín và thẩm quyền đạo đức của các tổ chức dân sự, vì thế, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng giữ cân bằng và tự chủ. Mất đi sự độc lập thích đáng này, xã hội dân sự không chỉ rơi vào tình trạng tồn tại trên hình thức, hiệu quả hoạt động bị tiêu giảm, trở thành những thực thể “phản dân sự”, làm tay sai cho quyền lực Nhà nước, là con rối của các thực thể kinh tế; mà còn tự loại bỏ mình khỏi đời sống xã hội vì đã bị “hoà tan” vào hai không gian hoạt động kia (xã hội chính trị và xã hội kinh tế).
Có hai điều kiện cần thiết để đảm bảo sự độc lập thích đáng của xã hội dân sự, đó là độc lập về tài chính và nhân sự chủ chốt.
Các tổ chức bảo vệ Nhân quyền như Human Rights Watch, Reporters without Borders, Amnesty International, Pen International… tới nay vẫn là những NGO quốc tế có uy tín và vị thế quan trọng trong cuộc vận động bảo vệ Nhân quyền, vẫn mạnh mẽ ủng hộ các nhà đối kháng, các nhóm thiểu số bị đàn áp trên khắp thế giới trong khi chính phủ các quốc gia dân chủ vẫn “mắt nhắm mắt mở” vì lợi ích quốc gia họ.
Thực tế đó xuất phát từ khả năng giữ được sự cân bằng khi phải đối mặt với vấn đề tài chính. Nếu chúng ta để ý, sẽ thấy mục “Donation” trên trang nhà của các tổ chức này. Ở đó, họ kêu gọi sự đóng góp của các cá nhân giúp họ giữ được sự độc lập cần thiết. Thực vậy, từng đóng góp nhỏ từ một khối người lớn sẽ giúp được rất nhiều cho các tổ chức này, nhưng không khiến họ bị phụ thuộc vào một cá nhân hay tổ chức kính tế, chính trị nào.
Trong “Phát biểu vắn tại Hội nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận TQVN”, tôi rất ngạc nhiên khi giáo sư Tương Lai hy vọng : “Mặt trận sẽ không tiếp tục thực hiện vai trò cây kiểng làm dáng, ăn theo nói leo với những lời tụng ca như đang và đã từng ” và ” là nơi quy tụ ý chí nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân”; mà không chú trọng đến một sự thật rằng Mặt trận này sẽ mãi mãi chẳng bao giờ là tiếng nói của người dân nếu nó vẫn hoạt động bằng nguồn tài chính từ chính quyền do đảng cộng sản lãnh đạo. Sự phụ thuộc tài chính là nguyên nhân dễ thấy của sự phụ thuộc ý chí, nó cũng chính là gốc rễ của cái tư duy “sổ hưu” của các đảng viên cộng sản.
“Các nhân sự quan trọng trong một tổ chức dân sự phải thực sự là một nhà hoạt động xã hội chuyên nghiệp, có nghĩa là họ nhất thiết không phải là công chức Nhà nước, không là thành viên của bất cứ đảng phái chính trị nào và cũng không liên quan đến hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.“
Các nhân sự quan trọng trong một tổ chức dân sự phải thực sự là một nhà hoạt động xã hội chuyên nghiệp, có nghĩa là họ nhất thiết không phải là công chức Nhà nước, không là thành viên của bất cứ đảng phái chính trị nào và cũng không liên quan đến hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Thử hình dung, một đảng viên của đảng A, cũng là nhân sự lãnh đạo trong một NGO (B), người đó có thể có đủ bản lĩnh để không bị chi phối bởi lợi ích chính trị của đảng phái mà hoạt động xã hội một cách vô tư hay không?
Lại cũng như thế, nếu một người là giới chức chính quyền hoặc đang làm việc cho một tập đoàn kinh tế, anh ta có đủ khả năng để làm việc hoàn toàn theo lương tâm và sự thật như một nhà hoạt động xã hội không, hay lại bị khống chế bởi quyền lực chính trị hoặc mệnh lệnh kinh tế?
Lại nêu lên trường hợp Mặt trận Tổ quốc, nhân sự chủ chốt của Mặt trận này là đảng viên cộng sản, họ không phục tùng và làm việc cho lợi ích của đảng cộng sản thì mới là bất bình thường.
Bởi vậy, thật nghịch lý khi kêu gọi Mặt trận này phải đứng về phía nhân dân, ủng hộ dân chủ và đa đảng khi Đảng cộng sản mới là cơ quan chủ quản của nó chứ không phải là khối dân sự. Một ví dụ khác, gần đây dư luận chú ý đến sự xuất hiện của Diễn đàn xã hội dân sự.
Tôi không biết danh tính đầy đủ của những người khởi xướng diễn đàn này (và cũng không nghi ngờ thiện chí của họ) nhưng tôi có thể khẳng định: nếu nhiều người trong số họ vẫn còn mang thẻ đảng, thì tính chất dân sự thực sự của Diễn đàn này vẫn còn xa vời lắm. Bởi vì chỉ có dân sự phục vụ lợi ích và thể hiện ý chí dân sự, còn kinh tế và chính trị thì chỉ nhằm mục đích lợi nhuận và quyền lực. Phải nhận thức rõ ràng như thế mới mong đặt nền móng xã hội dân sự một cách thành công ở xứ sở này.
Thay lời kết
Hiện nay, trong vòng kiềm toả của chế độ độc tài, mọi hoạt động của những nhà đấu tranh cho dân chủ đều “underground”; họ đều mang một danh xưng chung là “activist” mà không có sự phân định rõ ràng giữa những cá nhân hoạt động đảng phái và những người làm việc theo xu hướng xã hội dân sự.Dưới các động thái thù địch của chế độ nhắm vào các đảng phái đối lập, điều này dễ hiểu. Nhưng về lâu về dài, sự thiếu phân minh này sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ và vững chắc của xã hội dân sự, để lại hệ luỵ cho công cuộc xây dựng dân chủ.
“Xã hội dân sự không thể mãi là cái vỏ bọc cho hoạt động chính trị, điều đó là không chính đáng. Các hoạt động đảng phái là cần thiết và chỉ tốt đẹp nếu nó mang đúng tên của mình. “
Huỳnh Thục Vy
Không phải chúng ta ca ngợi tầm quan trọng của xã hội dân sự thì nó tự nhiên có đủ phẩm chất để gánh vác trọng trách trong cuộc vận động dân chủ hiện nay.
Không gian dân sự này có đủ khả năng làm nền tảng cho dân chủ hay không tuỳ thuộc vào nhận thức và bản lĩnh của các nhà hoạt động dân sự lẫn đảng phái.
Xã hội dân sự không thể mãi là cái vỏ bọc cho hoạt động chính trị, điều đó là không chính đáng. Các hoạt động đảng phái là cần thiết và chỉ tốt đẹp nếu nó mang đúng tên của mình.
Nên lưu ý rằng, dù chương trình làm việc của xã hội dân sự liên quan mật thiết đến các vấn đề chính trị, thì tự thân nó, xã hội dân sự không bao giờ giống với đảng phái. Thiết nghĩ, sự phân biệt rõ ràng giữa xã hội dân sự và đảng phái chính trị sẽ là một bước trưởng thành quan trọng của phong trào dân chủ Việt Nam. Nếu không có bước tiến này, xã hội dân sự sẽ còn phải đi một quãng đường rất chông gai nữa để có thể tự khẳng định mình.
Bài viết thể hiện cách hành văn và quan điểm riêng của tác giả.
Bị khủng bố đánh đập vì tố cáo lãnh đạo
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-15
Nghe bài này
Một đôi vợ chồng vì dám tố cáo các vị lãnh đạo đương thời từ mấy năm qua liên tục bị bắt bớ đánh đập và bị cho là tâm thần trong khi đơn tố cáo của họ không được xem xét giải quyết thỏa đáng.
Vụ việc của họ nay được chú ý qua sự lên tiếng của người khác yêu cầu cơ quan chức năng phải điều tra giải quyết đến nơi đến chốn.
Bắt bớ đánh đập
Vào ngày 8 tháng 10 vừa qua, bà Lê thị Phương Anh, vợ của ông Lê Anh Hùng ngụ tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị lại bị một nhóm người bắt cóc từ chiều đến tối khuya mới thả ra.
Bản thân bà Lê thị Phương Anh kể lại sự việc như sau:
Chiều hôm qua tôi nhận lương tháng thứ hai nơi làm việc, và bạn bè rủ đi ra một quán nhậu bình dân tại Đông Hà. Khi tôi đi vệ sinh, mở cửa ra tôi thấy một nhóm thanh niên đứng ngoài và giơ tay bị miệng tôi. Lúc đó tôi không biết gì cả. Khi tỉnh lại tôi thấy đang nằm trong một căn nhà trê có lợp ngói. Chúng hăm dọa, đánh vào đầu và bụng tôi và yêu cầu phải ký vào tập giấy xác nhận vụ việc chồng tôi là Lê Anh Hùng tố cáo là hoàn toàn bịa đặt và vu khống cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam.
Tôi không chịu ký thì họ dọa sẽ tiêm thuốc và cho đàn em hiếp. Trong lúc đó chuông điện thoại trong xách của tôi đổ lên, một thằng cầm chân và một thằng cầm tay, còn bốn thằng đứng phía ngoài, chúng định tiêm tôi; nhưng chuông điện thoại trong xách của tôi đổ, chúng ngưng lại và lấy điện thoại nói với ai rằng ‘Xếp ơi, máy con này có số điện thoại nước ngoài nhiều lắm, hai thằng bỏ ra ngoài nghe điện thoại; một lúc sau chúng vào đánh và thả ra cho tôi về.
Ông Lê Anh Hùng, chồng của bà Phương Anh cũng từng bị bắt do việc tố cáo các lãnh đạo cao cấp Việt Nam hiện nay gồm phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nông Đức Mạnh, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Lê Anh Hùng kể lại:
Riêng ông Lê Anh Hùng cho biết quá trình gửi đơn thư tố cáo của hai vợ chồng ông:
Vụ việc này tôi đã tố cáo từ năm 2008 đến nay. Tận bây giờ họ vẫn chưa giải quyết đúng pháp luật mặc dù chúng tôi đã gửi đơn thư rất nhiều lần. Nếu tính qua đường Internet thì đã đến 73 lần và lần mới nhất là ngày 16 tháng 9 vừa rồi, vợ chồng tôi đã cùng ký đơn và cùng gửi cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Trong lá đơn mới nhất đó cả vợ tôi và tôi cùng ký tên. Đến bây giờ họ vẫn chưa hồi âm gì về lá đơn thư mới nhất của chúng tôi. Trước đó họ giải quyết không đúng pháp luật nên chúng tôi không chấp nhận.
Trả lời giải quyết
Một nơi được ông Lê Anh Hùng gửi thư tố cáo đến để nhờ yêu cầu giúp đỡ là đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Vị đại biểu quốc hội này đã trả lời cho ông, tuy nhiên theo ông Lê Anh Hùng thì nội dung trả lời không đáp ứng được yêu cầu mong đợi:
Ngày 6 tháng 6 năm 2012 tôi gửi đơn thư trực tiếp cho ông Dương Trung Quốc, đến ngày 18 tháng 7 năm 2013 tức hơn một năm sau, ông Dương Trung Quốc chuyển cho tôi văn bản trả lời của Bộ Công An. Văn bản trả lời của Bộ Công an, họ cắt đầu, cắt đuôi không biết cơ quan nào phát hành, không biết ai ký cả. Họ lấy lại kết quả điều tra năm 2009 để trả lời cho vụ việc lần này. Mặc dù trong tố cáo lần này, vợ tôi viết bản cam đoan phủ nhận những lời khai trước đây khi tôi bị bắt năm 2009 mà vợ tôi đã khai. Vợ tôi phủ nhận lại và khẳng định vai trò của vợ tôi trong câu chuyện, nhưng họ lại không căn cứ vào bản cam đoan của vợ tôi mà bê nguyên xi kết luận của lần tôi bị bắt trước để trả lời cho tố cáo lần này. Tôi thấy không thuyết phục và đó là cách trả lời theo kiểu chà đạp lên pháp luật.
Người ngoài lên tiếng
Sau khi xảy ra vụ bắt cóc, đánh đập và hăm dọa mới đối với bà Lê thị Phương Anh, một người dân tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, bà Ngô thị Hồng Lâm có thư gửi cho đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đề nghị ông Dương Trung Quốc không phải làm việc chuyền phát thư tín của bưu điện mà phải giám sát quá trình xử lý đơn thư tố cáo của hai vợ chồng bà Lê thị Phương Anh và ông Lê Anh Hùng. Bà Ngô thị Hồng Lâm cho biết:
Tình trạng cô này bị bắt cóc, tôi thấy đã lên mạng rất nhiều lần rồi, thế thì tôi lập tức thông báo đến bạn bè của tôi trong facebook để tất cả cùng lên tiếng cứu cô Phương Anh; chứ tình trạng một người phụ nữ mà cứ bị một bọn khủng bố, sức dài vai rộng, lực lưỡng đàn ông bắt đánh đập, rồi hãm hiếp người ta. Người ta là con người chứ đâu phải con vật mà tình trạng đó cứ kéo dài đi, kéo dài lại.
Trước đây tôi chưa hề lên tiếng trong việc này; nhưng theo dõi trên truyền thông tôi thấy cứ lặp đi lặp lại đối với một người phụ nữ như thế thì vừa tàn nhẫn, vừa dã man quá mà không có trường hợp nào đứng ra bênh vực hai vợ chồng dân đen này; cho nên tôi bắt buộc bằng những kiến thức, những hiểu biết của mình để chất vấn ông đại biểu Dương Trung Quốc và tôi sắp đi Hà Nội đến tận nơi chất vấn ông này vì sao một trường hợp công dân như vậy! Đại biểu quốc hội đại diện cho dân phải lên tiếng, phải giám sát chứ không phải ngồi đó chuyển phát thư, xong rồi nói theo chiều gió là không được.
Một vị trí thức tại Hà Nội, thạc sĩ Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ hiện đang công tác tại Nhà Xuất bản Giáo dục, đồng thời là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gửi thư cho hai vợ chồng ông Lê anh Hùng và Lê thị Phương Anh cùng các cơ quan và các cá nhân đọc được thư của ông. Trong thư nêu ra ba điểm: thứ nhất yêu cầu phải giải quyết vụ việc mà hai vợ chồng này đã có thư tố cáo đến lần thứ 73, thứ hai chấm dứt những hành động khủng bố đối với người tố cáo, và thứ ba khuyên hai vợ chồng tiếp tục kiên trì không rút đơn tố cáo đồng thời báo ngay những hành động hành hung của lực lượng an ninh chính thức hay trá hình xã hội đen.
Một đôi vợ chồng vì dám tố cáo các vị lãnh đạo đương thời từ mấy năm qua liên tục bị bắt bớ đánh đập và bị cho là tâm thần trong khi đơn tố cáo của họ không được xem xét giải quyết thỏa đáng.
Vụ việc của họ nay được chú ý qua sự lên tiếng của người khác yêu cầu cơ quan chức năng phải điều tra giải quyết đến nơi đến chốn.
Bắt bớ đánh đập
Vào ngày 8 tháng 10 vừa qua, bà Lê thị Phương Anh, vợ của ông Lê Anh Hùng ngụ tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị lại bị một nhóm người bắt cóc từ chiều đến tối khuya mới thả ra.
Bản thân bà Lê thị Phương Anh kể lại sự việc như sau:
Chiều hôm qua tôi nhận lương tháng thứ hai nơi làm việc, và bạn bè rủ đi ra một quán nhậu bình dân tại Đông Hà. Khi tôi đi vệ sinh, mở cửa ra tôi thấy một nhóm thanh niên đứng ngoài và giơ tay bị miệng tôi. Lúc đó tôi không biết gì cả. Khi tỉnh lại tôi thấy đang nằm trong một căn nhà trê có lợp ngói. Chúng hăm dọa, đánh vào đầu và bụng tôi và yêu cầu phải ký vào tập giấy xác nhận vụ việc chồng tôi là Lê Anh Hùng tố cáo là hoàn toàn bịa đặt và vu khống cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam.
Tôi không chịu ký thì họ dọa sẽ tiêm thuốc và cho đàn em hiếp. Trong lúc đó chuông điện thoại trong xách của tôi đổ lên, một thằng cầm chân và một thằng cầm tay, còn bốn thằng đứng phía ngoài, chúng định tiêm tôi; nhưng chuông điện thoại trong xách của tôi đổ, chúng ngưng lại và lấy điện thoại nói với ai rằng ‘Xếp ơi, máy con này có số điện thoại nước ngoài nhiều lắm, hai thằng bỏ ra ngoài nghe điện thoại; một lúc sau chúng vào đánh và thả ra cho tôi về.
Ông Lê Anh Hùng, chồng của bà Phương Anh cũng từng bị bắt do việc tố cáo các lãnh đạo cao cấp Việt Nam hiện nay gồm phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nông Đức Mạnh, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Lê Anh Hùng kể lại:
Chúng hăm dọa, đánh vào đầu và bụng tôi và yêu cầu phải ký vào tập giấy xác nhận vụ việc chồng tôi là Lê Anh Hùng tố cáo là hoàn toàn bịa đặt và vu khống cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Tôi không chịu ký thì họ dọa sẽ tiêm thuốc và cho đàn em hiếp.Họ bắt tôi hai lần: một lần vào ngày 25 tháng 12 năm 2009. Sau 8 tháng, tôi được trả tự do ngày 24 tháng 8 năm 2010. Lần thứ hai vào ngày 24 tháng 1 năm 2013 đến ngày 5 tháng 2, 2013 thả tôi ra; họ đẩy tôi vào trại tâm thần trá hình là Trung tâm Bảo trợ 2 Hà Nội.
bà Lê thị Phương Anh
Riêng ông Lê Anh Hùng cho biết quá trình gửi đơn thư tố cáo của hai vợ chồng ông:
Vụ việc này tôi đã tố cáo từ năm 2008 đến nay. Tận bây giờ họ vẫn chưa giải quyết đúng pháp luật mặc dù chúng tôi đã gửi đơn thư rất nhiều lần. Nếu tính qua đường Internet thì đã đến 73 lần và lần mới nhất là ngày 16 tháng 9 vừa rồi, vợ chồng tôi đã cùng ký đơn và cùng gửi cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Trong lá đơn mới nhất đó cả vợ tôi và tôi cùng ký tên. Đến bây giờ họ vẫn chưa hồi âm gì về lá đơn thư mới nhất của chúng tôi. Trước đó họ giải quyết không đúng pháp luật nên chúng tôi không chấp nhận.
Trả lời giải quyết
Một nơi được ông Lê Anh Hùng gửi thư tố cáo đến để nhờ yêu cầu giúp đỡ là đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Vị đại biểu quốc hội này đã trả lời cho ông, tuy nhiên theo ông Lê Anh Hùng thì nội dung trả lời không đáp ứng được yêu cầu mong đợi:
Ngày 6 tháng 6 năm 2012 tôi gửi đơn thư trực tiếp cho ông Dương Trung Quốc, đến ngày 18 tháng 7 năm 2013 tức hơn một năm sau, ông Dương Trung Quốc chuyển cho tôi văn bản trả lời của Bộ Công An. Văn bản trả lời của Bộ Công an, họ cắt đầu, cắt đuôi không biết cơ quan nào phát hành, không biết ai ký cả. Họ lấy lại kết quả điều tra năm 2009 để trả lời cho vụ việc lần này. Mặc dù trong tố cáo lần này, vợ tôi viết bản cam đoan phủ nhận những lời khai trước đây khi tôi bị bắt năm 2009 mà vợ tôi đã khai. Vợ tôi phủ nhận lại và khẳng định vai trò của vợ tôi trong câu chuyện, nhưng họ lại không căn cứ vào bản cam đoan của vợ tôi mà bê nguyên xi kết luận của lần tôi bị bắt trước để trả lời cho tố cáo lần này. Tôi thấy không thuyết phục và đó là cách trả lời theo kiểu chà đạp lên pháp luật.
Tình trạng cô này bị bắt cóc, tôi thấy đã lên mạng rất nhiều lần rồi, thế thì tôi lập tức thông báo đến bạn bè của tôi trong facebook để tất cả cùng lên tiếng cứu cô Phương Anh; chứ tình trạng một người phụ nữ mà cứ bị một bọn khủng bố, sức dài vai rộng, lực lưỡng đàn ông bắt đánh đập, rồi hãm hiếp người ta…Bản thân ông Lê Anh Hùng cho hay dù biết khi làm đơn tố cáo đối với những nhân vật cao cấp như thế tại Việt Nam hiện nay sẽ phải đối diện với mọi hình thức trấn áp, trả thù mà vợ chồng ông từng chịu trong thời gian năm năm qua; tuy nhiên theo ông lương tâm con người buộc ông phải làm điều đó.
Bà Ngô thị Hồng Lâm
Người ngoài lên tiếng
Sau khi xảy ra vụ bắt cóc, đánh đập và hăm dọa mới đối với bà Lê thị Phương Anh, một người dân tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, bà Ngô thị Hồng Lâm có thư gửi cho đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đề nghị ông Dương Trung Quốc không phải làm việc chuyền phát thư tín của bưu điện mà phải giám sát quá trình xử lý đơn thư tố cáo của hai vợ chồng bà Lê thị Phương Anh và ông Lê Anh Hùng. Bà Ngô thị Hồng Lâm cho biết:
Tình trạng cô này bị bắt cóc, tôi thấy đã lên mạng rất nhiều lần rồi, thế thì tôi lập tức thông báo đến bạn bè của tôi trong facebook để tất cả cùng lên tiếng cứu cô Phương Anh; chứ tình trạng một người phụ nữ mà cứ bị một bọn khủng bố, sức dài vai rộng, lực lưỡng đàn ông bắt đánh đập, rồi hãm hiếp người ta. Người ta là con người chứ đâu phải con vật mà tình trạng đó cứ kéo dài đi, kéo dài lại.
Trước đây tôi chưa hề lên tiếng trong việc này; nhưng theo dõi trên truyền thông tôi thấy cứ lặp đi lặp lại đối với một người phụ nữ như thế thì vừa tàn nhẫn, vừa dã man quá mà không có trường hợp nào đứng ra bênh vực hai vợ chồng dân đen này; cho nên tôi bắt buộc bằng những kiến thức, những hiểu biết của mình để chất vấn ông đại biểu Dương Trung Quốc và tôi sắp đi Hà Nội đến tận nơi chất vấn ông này vì sao một trường hợp công dân như vậy! Đại biểu quốc hội đại diện cho dân phải lên tiếng, phải giám sát chứ không phải ngồi đó chuyển phát thư, xong rồi nói theo chiều gió là không được.
Một vị trí thức tại Hà Nội, thạc sĩ Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ hiện đang công tác tại Nhà Xuất bản Giáo dục, đồng thời là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gửi thư cho hai vợ chồng ông Lê anh Hùng và Lê thị Phương Anh cùng các cơ quan và các cá nhân đọc được thư của ông. Trong thư nêu ra ba điểm: thứ nhất yêu cầu phải giải quyết vụ việc mà hai vợ chồng này đã có thư tố cáo đến lần thứ 73, thứ hai chấm dứt những hành động khủng bố đối với người tố cáo, và thứ ba khuyên hai vợ chồng tiếp tục kiên trì không rút đơn tố cáo đồng thời báo ngay những hành động hành hung của lực lượng an ninh chính thức hay trá hình xã hội đen.
Trăm năm cuộc đời
Alexander Solzhenitsyn – Trần Quốc Việt (Danlambao dịch)
– Tại sao con người nên sống trăm năm? Chuyện như thế này. Thánh Allah
ban cho tất cả các loài vật mỗi loài năm mươi năm, và thấy như thế là
đủ. Nhưng con người đến sau cùng, song Thánh Allah chỉ còn lại vỏn vẹn
hai mươi lăm năm.
Con người liền bắt đầu than van như thế
không đủ. Thánh Allah nói, “Đủ rồi!”. Con người đáp, “Không, chưa đủ.”
Thánh Allah nói, “Được rồi, ngươi hãy đi hỏi xem có ai dư năm thì cho
bớt ngươi.”
Con người đi gặp con ngựa. “Ngựa ơi, nghe đây,” con người nói, “Đời tôi sao ngắn quá. Hãy cho tôi một số năm của bạn.”
“Được rồi,” con ngựa nói, “hãy lấy hai mươi lăm năm của ta.”
Con người đi thêm một đoạn đường thì gặp con chó. “Chó ơi, nghe đây, hãy cho tôi một phần tuổi thọ của bạn.”
“Được rồi, hãy lấy hai mươi lăm năm của ta.”
Con người tiếp tục đi. Trên đường con người gặp con khỉ, và xin thêm được hai mươi lăm năm nữa từ con khỉ.
Rồi con người quay trở lại gặp Thánh Allah.
Thánh Allah nói, “Ngươi muốn sao thì
được vậy. Hai mươi năm đầu tiên ngươi sống ra con người. Hai mươi năm
thứ hai người sẽ cày như ngựa. Hai mươi năm thứ ba ngươi sẽ gầm gừ như
chó. Còn hai mươi năm cuối cùng thiên hạ sẽ cười nhạo ngươi như cười
nhạo con khỉ…”
Nguồn: Trích từ tác phẩm “Khu Ung
Thư” (Cancer Ward), bản dịch tiếng Anh của Nicolas Bethell và David
Burg, nhà xuất bản Bantam Books, tháng Hai 1969, chương 2, trang 23-24.
Tựa đề của người dịch.
Bản tiếng Việt:
Ai được như ông Nguyễn Ánh 9?
Một số nghệ sĩ, mỗi khi ra album lại lên báo lập ngôn để gây chú ý.
Nhưng người lập ngôn ở đây là Nguyễn Ánh 9. Một nhạc sĩ tưởng như hiền
lành, ở tuổi hưởng thú điền viên vẫn không thể câm nín trước thực trạng
nhạc Việt.
Thí sinh Sao Mai năm nay dường như không chỉ thi giọng hát mà còn thi... sắc đẹp. Ảnh: Bá Lục. |
Một ông già ngoài 70 tuổi làm dậy sóng làng nhạc bằng những nhận định
nhấn chìm những gì đang được gọi là đỉnh của nền ca nhạc nước nhà. “Ông
hoàng nhạc Việt” được ông đánh giá là ca sĩ loại C, đáng hát lót ở phòng
trà; “nữ hoàng nhạc nhẹ” một thời thì đóng kịch nhiều hơn hát, hát
không có hồn bằng ca sĩ nghiệp dư... Ông là Nguyễn Ánh 9 và bài phỏng
vấn thực hiện vào thời điểm ông đang cao hứng vì vừa được nhạc sĩ Đức
Trí sản xuất cho chiếc đĩa than.
Thường trong giới, sự nể nang nhau được nêu cao. Thi thoảng mới có người
sểnh miệng lộ ra một câu dìm hàng đồng nghiệp. Nhưng dìm quyết liệt,
bài bản” như Nguyễn Ánh 9 là vô cùng hiếm. Hẳn là tuổi cổ lai hy không
bị ràng buộc bởi các quan hệ nhì nhằng của thị trường mới tạo điều kiện
cho ông lên tiếng.
Nguyễn Ánh 9. |
Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng
ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa.
Nhưng ít chú trọng xúc cảm, không để tâm hồn vào bài hát. Có những
giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh…
nhưng bây giờ ca sĩ giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng
vào kỹ thuật thanh nhạc
Nguyễn Ánh 9, trích bài phỏng vấn
|
Bấy lâu nay làng nhạc Việt vẫn phát triển theo kiểu mạnh ai nấy làm. Tất
cả đều thành công trở lên, đều là những ngôi sao, ông hoàng bà chúa
trong sự tung hô của một bộ phận truyền thông đại chúng. Nền âm nhạc
Việt Nam được gọi là chuyên nghiệp đấy nhưng không hề có một tạp chí
chuyên về âm nhạc (dù chỉ là nhạc pop) đúng nghĩa, và hầu như không có
bài phê bình mang tính chuyên môn. Các nhà phê bình âm nhạc có ăn học
như thể đã quay lưng với âm nhạc, nhất là âm nhạc đại chúng.
Trong hoàn cảnh đó, khán giả tha hồ tự bơi từ chiến dịch lăng-xê này
sang đến thương hiệu, nhãn mác tự gắn kia. Về phía nghệ sĩ, ai có khả
năng định hướng, lèo lái dư luận thì sẽ thành công mà chẳng cần mài giũa
chuyên môn. Vì có bộ phận nào thẩm định, phê bình đâu. Không chỉ khán
giả, mà nghệ sĩ cũng bị bỏ mặc. Không ai “thèm” đánh giá họ về nghề. Họ
hát kiểu gì, tạo ra cái gì cũng chẳng ai để ý phân tích. Dần dần, họ sẽ
chết chìm về chuyên môn trong những lời khen, sự tung hô ảo của số đông
không rành nhạc.
Điều đáng lo ngại là thế hệ kế tiếp cứ học theo công thức thành công của
các ngôi sao đương thời mà đi tới. Cứ xem những cuộc thi hát nhan nhản
trên truyền hình thì thấy các giọng ca to, lạm dụng kỹ thuật đang lấn át
giọng ca hay, có tình. Không ít người ra sức bắt chước đàn anh đàn chị
nhưng kỹ thuật chưa tới. Thế nhưng vẫn nhận được sự ưu ái từ người cầm
cân nảy mực. Có thể những người chấm cũng thực tâm cho rằng thời buổi
này phải hát như hét mới chinh phục được thị trường. Thử cắt nghĩa tình
trạng này, thì một là giám khảo phớt lờ khán giả, hai nữa là chính tai
họ bị hỏng.
Các cuộc thi ca nhạc cũng thiếu hụt ở bộ phận giám khảo. Vòng chung kết
toàn quốc Sao Mai, BGK hầu như không xuất hiện. Cuối cùng “tự nhiên” có
một kết quả từ trên trời rơi xuống quyết định thí sinh nào đi tiếp.
Trong đêm chung kết Sao Mai nhạc nhẹ 24/8, giọng hát được khán giả đánh
giá cao nhất (chiếm 1/3 lượng tin nhắn) đã bị BGK loại không thương
tiếc!
Còn ở những cuộc kiểu Giọng hát Việt, giám khảo chỉ là một trong những
vai mà các ngôi sao ca nhạc thể hiện. Họ còn phải huấn luyện, diễn xuất,
giải trí cho đám đông... Và cũng chẳng mấy khi họ dẫn ra những lý lẽ
thuyết phục về chuyên môn để lựa chọn thí sinh. Những lời khen có cánh
được ban phát vô tội vạ để làm sang cho chương trình. Khán giả được
chứng kiến cuộc thi thố của toàn ngôi sao!
Không loại trừ trường hợp người được đặt vào vị trí tuyển sao lại không
có được cái tâm sáng, hoặc bị các thế lực bên ngoài chi phối. Nếu phải
làm trái với chuyên môn, với lương tâm thì chắc rằng có đến tuổi 70 hoặc
hơn nữa, họ cũng chẳng dám lên tiếng động chạm ai như ông Nguyễn Ánh 9.
Thanh Lam, Mỹ Linh giọng rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ
thuật nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có. Hồng
Nhung hát tốt hơn Mỹ Linh, Mỹ Linh tốt hơn Thanh Lam. Nghe Thanh Lam hát
Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, thua một ca sỹ
nghiệp dư vì hát không có hồn dù giọng đẹp thiệt!
Hồng Nhung, Trần Thu Hà hát xong có để lại ấn tượng, còn Mỹ Tâm chỉ nghe
vui mắt vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi. Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm,
khều khào không à! Quang Dũng hát được vài bài của Trịnh Công Sơn chứ
không phải tất cả. Bằng Kiều cũng giọng tốt nhưng sau này khoe giọng
quá, cố hát lên cao vút để không ai bắt chước được. Đàm Vĩnh Hưng hát Ai
đưa em về của tôi, tôi bảo Con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố
lắm…
(Trích nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trên VTC)
Chống tham nhũng, Trung Quốc « rung cây nhát khỉ » ?
Nhà máy GlaxoSmithKline tại Thượng Hải, Trung Quốc (ảnh chụp 11/07/2013) -REUTERS/Carlos Barria
Minh Anh -RFI
Bắt giam, kết án, tiền phạt kỷ lục… Bắc Kinh tung ra một chiến dịch « trong sạch hóa » giới doanh nghiệp, tác động lên cả các tập đoàn lớn của Nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Mục tiêu chính : Buộc giảm bớt giá bán trong một bối cảnh xã hội căng thẳng và tô bóng lại hình ảnh của chính phủ. Liên quan đến chủ đề này, tờ Le Monde số ra hôm nay 15/10/2013, dành hai trang báo lớn mở một hồ sơ để phân tính và đánh giá chiến dịch « bàn tay sạch » của Trung Quốc qua một loạt các bài viết khá hấp dẫn.
Tại Trung Quốc, các tập đoàn đa quốc gia dưới ngọn lửa chống tham nhũng
Với mức tăng trưởng dự đoán 26% trung bình mỗi năm, rõ ràng thị trường thuốc tây tại Trung Quốc có một sức hút mạnh mẽ mà không hãng dược lớn không thấy thèm thuồng. Thế nhưng, thiên đường đó lại đậm màu sắc của vùng Viễn Tây, Le Monde nhận xét. Bầu không khí rất khắc nghiệt. Bởi vì, thiếu Nhà nước pháp quyền, tham nhũng ở mọi cấp độ và xu hướng Nhà nước điểm mặt các doanh nghiệp nước ngoài ngay khi có vấn đề.
Le Monde nhận xét « Tại Trung Quốc, các tập đoàn đa quốc gia bị áp lực chống tham nhũng ». Kể từ khi kế hoạch chống tham nhũng giai đoạn 2013-2018, được dàn lãnh đạo mới của Bắc Kinh đưa ra vào cuối tháng Tám này, một loạt các các tập đoàn đa quốc gia lớn tại đây nằm trong vòng điều tra. Không một lãnh vực nào không bị liên can. Từ ngành dược phẩm, công nghiệp, bất động sản, năng lượng, thuốc lá cho đến cả thực phẩm.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Trung Quốc mở các cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào các công ty nước ngoài. Trích dữ liệu từ Tổ chức Minh bạch Thế giới, Le Monde dựng một biểu đồ cho thấy tập đoàn đa quốc gia nào bị điều tra vào năm nào và có các mánh khóe hối lộ ra sao trong giai đoạn 2010-2012. Theo biểu đồ, hình thức hối lộ quan chức chính phủ hay các lãnh đạo quốc doanh rất đa dạng, từ việc đưa bao thư, quà cáp, huê hồng, thanh khoản bí mật, đi du lịch miễn phí dưới dạng tham dự hội nghị khoa học « vịt »… Hầu như là đủ mọi thủ đoạn để có thể hoặc chen chân được vào thị trường trong nước, hoặc dành ký kết các hợp đồng lớn hay khuyến mãi sản phẩm.
Tờ báo liệt kê một loạt các tập đoàn đa quốc gia bị điều tra gần đây nhất, chủ yếu là lĩnh vực dược phẩm như vụ tai tiếng GlaxonSmithKline (Anh), Novartis (Thụy Sĩ), Merck và Abbott (Hoa Kỳ) hay Sanofi (Pháp).
Chống tham nhũng : Trò « rung cây nhát khỉ” của Trung Quốc?
Thế nhưng, Le Monde lưu ý là sự phô trương sức mạnh đó nhằm uốn nắn lại giới kinh doanh vào khuôn phép lại được tung ra ngay trước thềm Hội nghị toàn thể lần 3 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Một giai đoạn quan trọng trong nhiệm kỳ hiện nay của Chủ tịch Tập Cận Bình. Những chương trình cải cách kinh tế sẽ được trông đợi rất nhiều nhân phiên họp lần này.
Hiện các cuộc tấn công vào các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, chủ yếu nhắm vào hai lãnh vực. Thứ nhất là dược phẩm, nhằm buộc các tập đoàn này phải hạ giá thành thuốc để cải thiện hệ thống bảo hiểm y tế. Thứ hai mặt hàng sữa bột. Cơ quan điều phối cạnh tranh đánh vào sự độc quyền của những thương hiệu sữa bột trẻ em lớn, bị cho là bán với giá gấp đôi tại Trung Quốc so với các chỗ khác trên thế giới.
Ngoài ra, Le Monde nhận thấy rằng ý đồ sâu xa của hai cú đánh đó là Trung Quốc tấn công vào những lãnh vực mà các thương hiệu nước ngoài đang chiếm lĩnh tại thị trường. Trong trường hợp này, để tồn tại, các doanh nghiệp nước ngoài không còn chọn lựa nào khác ngoài việc nhận lỗi và phục tùng chỉ thị của Bắc Kinh.
Thế nhưng, theo tờ báo, hiếm khi các tập đoàn phương Tây tự đưa ra các khoản hối lộ. Trên thực tế, chính khách hàng làm ăn buộc các nhà môi giới Trung Quốc phải có những khoản huê hồng hay những khoản « lại quả ». Trong những hợp đồng lớn hay thành lập các doanh nghiệp liên doanh, tham nhũng thường xảy ra ở phía Trung Quốc, những người có thể đưa ra các quyết định hành động trong sự kín đáo và cho phép những người thân nào thành lập công ty đối tác chẳng hạn.
Để minh chứng cho lập luận này, Le Monde trích dẫn dữ liệu thống kê cũng từ Tổ chức Minh bạch Thế giới, vẽ thành một biểu đồ cho thấy nếu tính trong số 174 quốc gia tham nhũng nhất thế giới, Trung Quốc đứng hàng thứ 80. Còn nếu so với các quốc gia trong khối G20, Bắc Kinh xếp hạng 6.
Le Monde cho rằng, sở dĩ tham nhũng có thể lộng hành là do sự nhập nhằng trong các quyết định chính sách và quyền hành quá rộng và tập trung chủ yếu vào một nhóm người ra quyết định và tay chân tâm phúc của họ.
Cuối cùng, tác giả cho rằng những gì chính quyền Bắc Kinh đang làm chẳng qua cũng chỉ là « rung cây nhát khỉ ». Một khi đã xong xuôi, thì đâu lại hoàn đấy.
Chiến dịch « bàn tay sạch » hay là chiến dịch chính trị ?
Nhìn trong nội bộ, Bắc Kinh cũng đồng thời tiến hành một cuộc chiến chống tham nhũng tại các tập đoàn quốc doanh. Các mục tiêu bị nhắm đến : Bất động sản, giao thông hay năng lượng, những lãnh vực mà giữa công chức và giới tư nhân có một mối quan hệ khá chặt chẽ. Nhiều tập đoàn lớn bị liên đới như China Mobile, Cosco (chuyên về vận tải), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu và nhất là CNPC – Tập đoàn dầu khí quốc gia, mà cựu lãnh đạo là Tương Khiết Mẫn, vừa được đề bạt lãnh đạo SASAC và cũng là Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng.
Điều đáng chú ý là công tác điều tra nhắm vào những nhân vật được cho là thân cận với Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Ban Thường vụ, về hưu từ tháng 11/2012. Chiến dịch chống tham nhũng này làm trỗi dậy nhiều nghi vấn : Phải chăng chính quyền đang tìm cách làm xói mòn dần tầm ảnh hưởng của vị cựu lãnh đạo ngành công an và tư pháp, ông Chu Vĩnh Khang, hay không ?
Theo quan điểm của nhà kinh tế Hồ Tinh Đẩu, « chiến dịch này cho phép Đảng tìm kiếm được sự ủng hộ của người dân, đồng thời tạo ra một bầu không khí có lợi cho chương trình cải cách sắp được đưa ra », trong kỳ Hội nghị toàn thể sắp tới.
Bạo động bài ngoại tại Matxcơva sau một án mạng
Báo chí Pháp hôm nay cũng có bài quan tâm đến tình hình bạo động bài ngoại ở Nga. « Bạo động bài ngoại tại ngoại ô Matxcơva sau một án mạng », « Làn sóng chủ nghĩa dân tộc tại một khu chợ của Matxcơva » và « Tại Matxcơva, làn sóng bất bình chống dân nhập cư », lần lượt là những tựa đề bài viết trên các báo Le Monde, Libération và Le Figaro.
Theo tường thuật của ba tờ báo, sự việc bùng nổ sau vụ một thanh niên gốc Nga bị đâm chết bằng dao trước sự chứng kiến của cô vợ sắp cưới vào hôm thứ Năm tuần rồi. Thủ phạm được cho là một kẻ nhập cư gốc người Trung Á cho đến giờ vẫn chưa được tìm thấy. Thế nhưng, đối với các báo Pháp, sự giả định đó cũng đủ để làm bùng nổ bạo động tại khu vực nổi tiếng là tồi tệ, nơi tập trung nhiều dân nhập cư hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Trong con mắt của người dân vùng Birioulovo, nơi phát xuất bạo động, dân nhập cư là nguyên nhân chính của mọi tệ nạn, của tình trạng mất an ninh cho đến cả tình trạng mất vệ sinh. Tình trạng bài xích người nước ngoài còn được nuôi dưỡng bởi cảm giác bất công. Cư dân tại đây tố cáo cảnh sát và chính quyền làm tay sai cho các nhóm mafia nhập cư, nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động phi pháp cũng như việc các tòa án thả những tên tội phạm nước ngoài mà không đưa qua xét xử.
Hôm Chủ Nhật vừa qua, hơn 3000 người đã đổ về khu chợ trời trái cây và rau quả lớn nhất của Nga tại Birioulovo, bị cư dân tại đây xem như là ổ của bọn tội phạm. Người biểu tình đã đập phá và cướp bóc hàng hóa trong khu chợ. Đối với dân cư ở đây, « ngoài trái cây và rau quả, họ còn bán cả vũ khí và thuốc phiện ».
Nếu nhìn trong tổng thể, các báo Pháp cùng đồng tình rằng người Nga rất khó chịu trước làn sóng người lao động nước ngoài nhập cư ồ ạt. Theo các kết quả thăm dò, đa số dân tại chỗ cho rằng dân nhập cư quá đông, và đã đến lúc phải siết chặt việc cấp visa cho các công dân đến từ các nước Cộng hòa Trung Á và Kavkaz.
Vấn đề là chính quyền Nga vẫn giữa thái độ mập mờ. Một mặt, các cửa biên giới vẫn mở và các cơ quan nhập cảnh vẫn bỏ qua nhiều trường hợp bất hợp lệ vì nhân công rẻ là một yếu tố không thể thiếu cho tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, chính quyền vẫn tiếp tục sử dụng lá bài « chủ nghĩa dân tộc » nguy hiểm để nâng cao điểm tín nhiệm như đã được phô bày thông qua kỳ bầu cử đô trưởng Matxcơva hồi đầu tháng Chín vừa qua.
Giả như nước Mỹ phá sản… ?
Bế tắc ngân sách tại Mỹ tiếp tục thu hút sự chú ý của các báo Pháp. Le Figaro phập phồng chạy tít trên trang nhất : « Nợ công Hoa Kỳ : Chỉ còn có hơn ba ngày để tránh điều tệ hại ».
Theo tờ báo, « Một thỏa hiệp đang được phát thảo tại Thượng viện nhằm tránh mất khả năng thanh khoản ». Các cuộc thương thuyết giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ hôm qua cho thấy hy vọng một thỏa thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách ít nhất cho đến giữa tháng Giêng sang năm (2014).
Báo Le Monde nghĩ sâu xa hơn, đưa ra những kịch bản trong trường hợp « Nước Mỹ mất khả năng thanh khoản … ? ». Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận nâng mức nợ trần vào thứ Năm 17/10 tới đây, niềm tin vào trái phiếu Hoa Kỳ, khoản đầu tư được cho an toàn nhất trên thế giới, sẽ không còn được bảo đảm. Các nhà đầu tư sẽ đòi chính phủ Mỹ trả một khoản lãi suất cao hơn.
Câu hỏi đặt ra phải chăng có một số người đang có ý định bán tống các trái phiếu Hoa Kỳ họ đang nắm giữ ? Le Monde dè dặt trả lời « rất có thể ». Một số quỹ tài chính như JP Morgan đã bắt đầu bán ra một số ít trái phiếu ngắn hạn. Còn đối với các trái phiếu trung và dài hạn, một chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng BNP Paribas của Pháp cho rằng « các nhà đầu tư biết rõ rằng sẽ không thể nào xảy ra trường hợp mất thanh khoản : họ sẽ không có được lợi gì nếu bán ra trong bối cảnh hiện nay, vì họ sẽ bị mất trắng ».
Còn đối với nền thị trường, Hoa Kỳ mất khả năng thanh khoản có lẽ sẽ nhấn chìm cả nền tài chính thế giới trong bất ổn ngang ngửa như vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brother năm 2008.
Vở diễn thảm hại của Washington
Chính vì điều đó, Les Echos cũng đặt nhiều kỳ vọng trên tít lớn trên trang nhất « Hoa Kỳ sắp đạt một thỏa thuận để tránh phá sản ». Các cuộc đàm phán dường đang tiến theo hướng tốt để tránh bất ổn. Ngoài việc hy vọng « Hoa Kỳ đạt được một thỏa thuận nợ công vào giờ chót » như là tựa đề bài viết trên 7, Les Echos còn có bài phân tích sâu sắc đề tựa « Đảng Cộng Hòa trong cái bẫy của Tea Party ». Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy một đại bộ phận dân chúng cho rằng Đảng Cộng Hòa phải gánh lấy trách nhiệm về sự tê liệt của chính quyền Liên bang, kéo dài sang tuần thứ ba. Sở dĩ có sự bế tắc này là do cuộc bầu cử bán phần còn một năm nữa là sẽ đến, nên nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa đã chấp nhận ủng hộ những yêu sách của đảng cực hữu Tea Party vì sợ bị lên án là nhút nhát. Hậu quả là giờ đây họ bắt đầu nhận thấy chiến thuật này đang dẫn đất nước đến bên bờ bất ổn và nguy cơ là họ sẽ phải trả cái giá đắt.
Về điểm này, bài xã luận trên báo Le Monde cũng đồng chia sẻ. Tờ báo đề tựa nhận định « Vở diễn thảm hại của Washington ». Vở diễn đang diễn ra không những tồi mà còn là điềm dữ. Cho dù một giải pháp có được tìm thấy vào giờ chót hôm thứ Năm tới, cuộc khủng hoảng này lộ rõ một cách hiển nhiên sự rối loạn của hệ thống dân chủ Hoa Kỳ. Đây là kết quả của một sự tiến hóa khắc nghiệt của nền văn hóa chính trị bên kia bờ Đại Tây Dương từ những năm 1980, và giờ đây đi tới cực điểm.
Ngoài sự ảnh hưởng to lớn của tiền bạc và các nhóm vận động hành lang lên chính trị, các phạm vi thỏa hiệp, từng cho phép hai đảng chính trị lớn làm luật giờ sẽ ngày càng thu hẹp lại. Việc chia cắt lại các đơn vị bầu cử trên diện rộng có lợi cho phe Cộng Hòa đã hạn chế phần nào vai trò dân chủ : đảng Cộng Hòa chiếm giữ phần lớn Hạ viện, và như vậy đảng Dân Chủ không có cơ may nào chiếm đa số ở đó.
Hậu quả là, theo như nhận định của nhà chính trị học, Francis Fukuyama, tiến trình đó dẫn đến hiện tượng gọi là « chủ nghĩa phủ quyết », một hệ thống mà trong đó, một tác nhân chính trị đại diện cho cả quan điểm của một thiểu số có thể cản trở cả đại đa số.
Với mức tăng trưởng dự đoán 26% trung bình mỗi năm, rõ ràng thị trường thuốc tây tại Trung Quốc có một sức hút mạnh mẽ mà không hãng dược lớn không thấy thèm thuồng. Thế nhưng, thiên đường đó lại đậm màu sắc của vùng Viễn Tây, Le Monde nhận xét. Bầu không khí rất khắc nghiệt. Bởi vì, thiếu Nhà nước pháp quyền, tham nhũng ở mọi cấp độ và xu hướng Nhà nước điểm mặt các doanh nghiệp nước ngoài ngay khi có vấn đề.
Le Monde nhận xét « Tại Trung Quốc, các tập đoàn đa quốc gia bị áp lực chống tham nhũng ». Kể từ khi kế hoạch chống tham nhũng giai đoạn 2013-2018, được dàn lãnh đạo mới của Bắc Kinh đưa ra vào cuối tháng Tám này, một loạt các các tập đoàn đa quốc gia lớn tại đây nằm trong vòng điều tra. Không một lãnh vực nào không bị liên can. Từ ngành dược phẩm, công nghiệp, bất động sản, năng lượng, thuốc lá cho đến cả thực phẩm.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Trung Quốc mở các cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào các công ty nước ngoài. Trích dữ liệu từ Tổ chức Minh bạch Thế giới, Le Monde dựng một biểu đồ cho thấy tập đoàn đa quốc gia nào bị điều tra vào năm nào và có các mánh khóe hối lộ ra sao trong giai đoạn 2010-2012. Theo biểu đồ, hình thức hối lộ quan chức chính phủ hay các lãnh đạo quốc doanh rất đa dạng, từ việc đưa bao thư, quà cáp, huê hồng, thanh khoản bí mật, đi du lịch miễn phí dưới dạng tham dự hội nghị khoa học « vịt »… Hầu như là đủ mọi thủ đoạn để có thể hoặc chen chân được vào thị trường trong nước, hoặc dành ký kết các hợp đồng lớn hay khuyến mãi sản phẩm.
Tờ báo liệt kê một loạt các tập đoàn đa quốc gia bị điều tra gần đây nhất, chủ yếu là lĩnh vực dược phẩm như vụ tai tiếng GlaxonSmithKline (Anh), Novartis (Thụy Sĩ), Merck và Abbott (Hoa Kỳ) hay Sanofi (Pháp).
Chống tham nhũng : Trò « rung cây nhát khỉ” của Trung Quốc?
Thế nhưng, Le Monde lưu ý là sự phô trương sức mạnh đó nhằm uốn nắn lại giới kinh doanh vào khuôn phép lại được tung ra ngay trước thềm Hội nghị toàn thể lần 3 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Một giai đoạn quan trọng trong nhiệm kỳ hiện nay của Chủ tịch Tập Cận Bình. Những chương trình cải cách kinh tế sẽ được trông đợi rất nhiều nhân phiên họp lần này.
Hiện các cuộc tấn công vào các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, chủ yếu nhắm vào hai lãnh vực. Thứ nhất là dược phẩm, nhằm buộc các tập đoàn này phải hạ giá thành thuốc để cải thiện hệ thống bảo hiểm y tế. Thứ hai mặt hàng sữa bột. Cơ quan điều phối cạnh tranh đánh vào sự độc quyền của những thương hiệu sữa bột trẻ em lớn, bị cho là bán với giá gấp đôi tại Trung Quốc so với các chỗ khác trên thế giới.
Ngoài ra, Le Monde nhận thấy rằng ý đồ sâu xa của hai cú đánh đó là Trung Quốc tấn công vào những lãnh vực mà các thương hiệu nước ngoài đang chiếm lĩnh tại thị trường. Trong trường hợp này, để tồn tại, các doanh nghiệp nước ngoài không còn chọn lựa nào khác ngoài việc nhận lỗi và phục tùng chỉ thị của Bắc Kinh.
Thế nhưng, theo tờ báo, hiếm khi các tập đoàn phương Tây tự đưa ra các khoản hối lộ. Trên thực tế, chính khách hàng làm ăn buộc các nhà môi giới Trung Quốc phải có những khoản huê hồng hay những khoản « lại quả ». Trong những hợp đồng lớn hay thành lập các doanh nghiệp liên doanh, tham nhũng thường xảy ra ở phía Trung Quốc, những người có thể đưa ra các quyết định hành động trong sự kín đáo và cho phép những người thân nào thành lập công ty đối tác chẳng hạn.
Để minh chứng cho lập luận này, Le Monde trích dẫn dữ liệu thống kê cũng từ Tổ chức Minh bạch Thế giới, vẽ thành một biểu đồ cho thấy nếu tính trong số 174 quốc gia tham nhũng nhất thế giới, Trung Quốc đứng hàng thứ 80. Còn nếu so với các quốc gia trong khối G20, Bắc Kinh xếp hạng 6.
Le Monde cho rằng, sở dĩ tham nhũng có thể lộng hành là do sự nhập nhằng trong các quyết định chính sách và quyền hành quá rộng và tập trung chủ yếu vào một nhóm người ra quyết định và tay chân tâm phúc của họ.
Cuối cùng, tác giả cho rằng những gì chính quyền Bắc Kinh đang làm chẳng qua cũng chỉ là « rung cây nhát khỉ ». Một khi đã xong xuôi, thì đâu lại hoàn đấy.
Chiến dịch « bàn tay sạch » hay là chiến dịch chính trị ?
Nhìn trong nội bộ, Bắc Kinh cũng đồng thời tiến hành một cuộc chiến chống tham nhũng tại các tập đoàn quốc doanh. Các mục tiêu bị nhắm đến : Bất động sản, giao thông hay năng lượng, những lãnh vực mà giữa công chức và giới tư nhân có một mối quan hệ khá chặt chẽ. Nhiều tập đoàn lớn bị liên đới như China Mobile, Cosco (chuyên về vận tải), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu và nhất là CNPC – Tập đoàn dầu khí quốc gia, mà cựu lãnh đạo là Tương Khiết Mẫn, vừa được đề bạt lãnh đạo SASAC và cũng là Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng.
Điều đáng chú ý là công tác điều tra nhắm vào những nhân vật được cho là thân cận với Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Ban Thường vụ, về hưu từ tháng 11/2012. Chiến dịch chống tham nhũng này làm trỗi dậy nhiều nghi vấn : Phải chăng chính quyền đang tìm cách làm xói mòn dần tầm ảnh hưởng của vị cựu lãnh đạo ngành công an và tư pháp, ông Chu Vĩnh Khang, hay không ?
Theo quan điểm của nhà kinh tế Hồ Tinh Đẩu, « chiến dịch này cho phép Đảng tìm kiếm được sự ủng hộ của người dân, đồng thời tạo ra một bầu không khí có lợi cho chương trình cải cách sắp được đưa ra », trong kỳ Hội nghị toàn thể sắp tới.
Bạo động bài ngoại tại Matxcơva sau một án mạng
Báo chí Pháp hôm nay cũng có bài quan tâm đến tình hình bạo động bài ngoại ở Nga. « Bạo động bài ngoại tại ngoại ô Matxcơva sau một án mạng », « Làn sóng chủ nghĩa dân tộc tại một khu chợ của Matxcơva » và « Tại Matxcơva, làn sóng bất bình chống dân nhập cư », lần lượt là những tựa đề bài viết trên các báo Le Monde, Libération và Le Figaro.
Theo tường thuật của ba tờ báo, sự việc bùng nổ sau vụ một thanh niên gốc Nga bị đâm chết bằng dao trước sự chứng kiến của cô vợ sắp cưới vào hôm thứ Năm tuần rồi. Thủ phạm được cho là một kẻ nhập cư gốc người Trung Á cho đến giờ vẫn chưa được tìm thấy. Thế nhưng, đối với các báo Pháp, sự giả định đó cũng đủ để làm bùng nổ bạo động tại khu vực nổi tiếng là tồi tệ, nơi tập trung nhiều dân nhập cư hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Trong con mắt của người dân vùng Birioulovo, nơi phát xuất bạo động, dân nhập cư là nguyên nhân chính của mọi tệ nạn, của tình trạng mất an ninh cho đến cả tình trạng mất vệ sinh. Tình trạng bài xích người nước ngoài còn được nuôi dưỡng bởi cảm giác bất công. Cư dân tại đây tố cáo cảnh sát và chính quyền làm tay sai cho các nhóm mafia nhập cư, nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động phi pháp cũng như việc các tòa án thả những tên tội phạm nước ngoài mà không đưa qua xét xử.
Hôm Chủ Nhật vừa qua, hơn 3000 người đã đổ về khu chợ trời trái cây và rau quả lớn nhất của Nga tại Birioulovo, bị cư dân tại đây xem như là ổ của bọn tội phạm. Người biểu tình đã đập phá và cướp bóc hàng hóa trong khu chợ. Đối với dân cư ở đây, « ngoài trái cây và rau quả, họ còn bán cả vũ khí và thuốc phiện ».
Nếu nhìn trong tổng thể, các báo Pháp cùng đồng tình rằng người Nga rất khó chịu trước làn sóng người lao động nước ngoài nhập cư ồ ạt. Theo các kết quả thăm dò, đa số dân tại chỗ cho rằng dân nhập cư quá đông, và đã đến lúc phải siết chặt việc cấp visa cho các công dân đến từ các nước Cộng hòa Trung Á và Kavkaz.
Vấn đề là chính quyền Nga vẫn giữa thái độ mập mờ. Một mặt, các cửa biên giới vẫn mở và các cơ quan nhập cảnh vẫn bỏ qua nhiều trường hợp bất hợp lệ vì nhân công rẻ là một yếu tố không thể thiếu cho tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, chính quyền vẫn tiếp tục sử dụng lá bài « chủ nghĩa dân tộc » nguy hiểm để nâng cao điểm tín nhiệm như đã được phô bày thông qua kỳ bầu cử đô trưởng Matxcơva hồi đầu tháng Chín vừa qua.
Giả như nước Mỹ phá sản… ?
Bế tắc ngân sách tại Mỹ tiếp tục thu hút sự chú ý của các báo Pháp. Le Figaro phập phồng chạy tít trên trang nhất : « Nợ công Hoa Kỳ : Chỉ còn có hơn ba ngày để tránh điều tệ hại ».
Theo tờ báo, « Một thỏa hiệp đang được phát thảo tại Thượng viện nhằm tránh mất khả năng thanh khoản ». Các cuộc thương thuyết giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ hôm qua cho thấy hy vọng một thỏa thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách ít nhất cho đến giữa tháng Giêng sang năm (2014).
Báo Le Monde nghĩ sâu xa hơn, đưa ra những kịch bản trong trường hợp « Nước Mỹ mất khả năng thanh khoản … ? ». Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận nâng mức nợ trần vào thứ Năm 17/10 tới đây, niềm tin vào trái phiếu Hoa Kỳ, khoản đầu tư được cho an toàn nhất trên thế giới, sẽ không còn được bảo đảm. Các nhà đầu tư sẽ đòi chính phủ Mỹ trả một khoản lãi suất cao hơn.
Câu hỏi đặt ra phải chăng có một số người đang có ý định bán tống các trái phiếu Hoa Kỳ họ đang nắm giữ ? Le Monde dè dặt trả lời « rất có thể ». Một số quỹ tài chính như JP Morgan đã bắt đầu bán ra một số ít trái phiếu ngắn hạn. Còn đối với các trái phiếu trung và dài hạn, một chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng BNP Paribas của Pháp cho rằng « các nhà đầu tư biết rõ rằng sẽ không thể nào xảy ra trường hợp mất thanh khoản : họ sẽ không có được lợi gì nếu bán ra trong bối cảnh hiện nay, vì họ sẽ bị mất trắng ».
Còn đối với nền thị trường, Hoa Kỳ mất khả năng thanh khoản có lẽ sẽ nhấn chìm cả nền tài chính thế giới trong bất ổn ngang ngửa như vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brother năm 2008.
Vở diễn thảm hại của Washington
Chính vì điều đó, Les Echos cũng đặt nhiều kỳ vọng trên tít lớn trên trang nhất « Hoa Kỳ sắp đạt một thỏa thuận để tránh phá sản ». Các cuộc đàm phán dường đang tiến theo hướng tốt để tránh bất ổn. Ngoài việc hy vọng « Hoa Kỳ đạt được một thỏa thuận nợ công vào giờ chót » như là tựa đề bài viết trên 7, Les Echos còn có bài phân tích sâu sắc đề tựa « Đảng Cộng Hòa trong cái bẫy của Tea Party ». Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy một đại bộ phận dân chúng cho rằng Đảng Cộng Hòa phải gánh lấy trách nhiệm về sự tê liệt của chính quyền Liên bang, kéo dài sang tuần thứ ba. Sở dĩ có sự bế tắc này là do cuộc bầu cử bán phần còn một năm nữa là sẽ đến, nên nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa đã chấp nhận ủng hộ những yêu sách của đảng cực hữu Tea Party vì sợ bị lên án là nhút nhát. Hậu quả là giờ đây họ bắt đầu nhận thấy chiến thuật này đang dẫn đất nước đến bên bờ bất ổn và nguy cơ là họ sẽ phải trả cái giá đắt.
Về điểm này, bài xã luận trên báo Le Monde cũng đồng chia sẻ. Tờ báo đề tựa nhận định « Vở diễn thảm hại của Washington ». Vở diễn đang diễn ra không những tồi mà còn là điềm dữ. Cho dù một giải pháp có được tìm thấy vào giờ chót hôm thứ Năm tới, cuộc khủng hoảng này lộ rõ một cách hiển nhiên sự rối loạn của hệ thống dân chủ Hoa Kỳ. Đây là kết quả của một sự tiến hóa khắc nghiệt của nền văn hóa chính trị bên kia bờ Đại Tây Dương từ những năm 1980, và giờ đây đi tới cực điểm.
Ngoài sự ảnh hưởng to lớn của tiền bạc và các nhóm vận động hành lang lên chính trị, các phạm vi thỏa hiệp, từng cho phép hai đảng chính trị lớn làm luật giờ sẽ ngày càng thu hẹp lại. Việc chia cắt lại các đơn vị bầu cử trên diện rộng có lợi cho phe Cộng Hòa đã hạn chế phần nào vai trò dân chủ : đảng Cộng Hòa chiếm giữ phần lớn Hạ viện, và như vậy đảng Dân Chủ không có cơ may nào chiếm đa số ở đó.
Hậu quả là, theo như nhận định của nhà chính trị học, Francis Fukuyama, tiến trình đó dẫn đến hiện tượng gọi là « chủ nghĩa phủ quyết », một hệ thống mà trong đó, một tác nhân chính trị đại diện cho cả quan điểm của một thiểu số có thể cản trở cả đại đa số.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét