Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Những câu trả lời thú vị của người Mỹ với người Pháp

Để lại phản hồi
Cung Nhật Thành lược dịch
Trong buổi họp với các nhà lãnh đạo Âu Châu đầu thập niên sáu mươi, để thoả hiệp sống trung lập với các nước cộng sản Đông Âu, Tổng Thống Pháp Charles DeGaule quyết định rút nước Pháp ra khỏi khối chống Cộng là Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Charles DeGaule nói với Ngoại Trưởng Dean Rusk của Tổng Thống J.F. Kennedy, là ông muốn Quân Đội Hoa Kỳ rút ra khỏi nước Pháp nhanh chừng nào tốt chừng ấy….
Ngoại Trưởng Dean Rusk trả lời ngay :
“Thưa Tổng Thống, lệnh này bao gồm luôn cả các quân nhân Hoa Kỳ chôn tại đây? (ám chỉ các quân nhân Hoa Kỳ  tử trận để giải phóng nước Pháp khi chiến đấu với Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai).
Tổng thống Charles DeGaule không trả lời nổi. Yên lặng như  tờ. Yên lặng đến nỗi có thể nghe được chiếc kim rơi….
*******************
Tổng Giám Mục Giáo Xứ Canterbury Anh Quốc gay gắt hỏi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ  Collin Powell trong một cuộc họp báo, việc Mỹ đem quân sang Iraq và Afganistan có phải là thí dụ điển hình về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Tổng Thống Goerge Bush hay không…
Ngoại Trưởng Collin Powel từ tốn, chững chạc trả lời :
- Thưa Đức Cha, từ bao nhiêu năm qua,  Hoa Kỳ đã gửi không biết bao nhiêu thanh niên, thiếu nữ ưu tú của mình dấn thân vào vòng lửa đạn để tranh đấu cho tự do ngoài biên cương Hoa Kỳ.  Tham vọng về đất đai của chúng tôi, nếu có là chỉ xin vừa đủ đất để chôn những người tử trận không thể trở về nhà…..
Yên lặng như tờ. Yên lặng đến nỗi có thể nghe được chiếc kim rơi….
*******************
Cụ già 83 tuổi Robert Whiting tới Paris bằng phi cơ. Tại quầy Quan Thuế ở phi trường, cụ phải mất vài phút để lục tìm thẻ thông hành trong xách tay. Thấy cụ lục lọi tìm tòi, nhân viên Quan Thuế hỏi với giọng bất mãn:
-Thưa ông, ông đã từng đến nước Pháp bao giờ chưa ?
Cụ Whiting thú nhận rằng trước đây là ông đã đến nước Pháp rồi.
-Vậy ông biết là ông phải sẵn sàng để xuất trình thẻ thông hành chứ…
Cụ già người Hoa Kỳ trả lời:
-Lần trước khi tới Pháp, tôi không phải xuất trình thẻ thông hành.
-Thật là vô lý. Người Mỹ bao giờ cũng phải xuất trình thẻ thông hành khi tới Pháp !
Cụ Whiting đưa mắt nhìn nhân viên Quan Thuế thật lâu và thật là sắc. Sau đó ông lặng lẽ giải thích:
-Vậy sao?  Khi tôi đổ bộ lên bãi biển Omaha trong Ngày N năm 1944 để giúp giải phóng đất nước này thoát sự thống trị của  Đức Quốc Xã, tôi không thể tìm được bất kỳ người Pháp nào ở đó để trình giấy thông hành cả….
Yên lặng như tờ. Yên lặng đến nỗi có thể nghe được chiếc kim rơi….
Cung Nhật Thành lược-dịch

Tại sao kỳ nam lại có giá đắt khủng khiếp?


15/07/2011 06:25

(VTC News) - Với người Việt Nam, công dụng của trầm, kỳ rất khiêm tốn. Tính dược liệu thì chỉ là nấu nước như trà uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị một số bệnh đơn giản. Về mặt mỹ nghệ thì cũng không có gì đặc sắc, chỉ được điêu khắc làm tượng, một số sản phẩm trang trí, chế tác đồ trang sức, nhiều nhất là vòng đeo tay, tràng hạt cho những người tu hành dùng. Phần lớn trầm hương ở Việt Nam được dùng để làm nhang đốt cho thơm.
Tin liên quan

Kỳ 3:

Theo nghiên cứu của GS-TS. Đinh Xuân Bá, thị trường trầm hương trên thế giới khá rộng lớn, khắp các châu lục đều dùng. Trung Đông là nơi dùng nhiều trầm hương nhất vì họ thích mùi trầm. Người theo đạo Hồi bôi trầm hương vào người như nước hoa. Vào các nhà thờ thì thấy mùi trầm đặc quánh. Đến tấm thảm để quỳ khi hành lễ cũng được tẩm tinh dầu trầm.

GS. Đinh Xuân Bá giữa trang trại dó bầu của mình ở Hà Tĩnh. 

Người Trung Đông tin vào khả năng trừ tà khí của trầm hương, nên công nhân, kỹ sư trong các hầm mỏ, khu vực khai thác, chế biến dầu đều sử dụng tinh dầu trầm. Trước khi làm việc, họ bôi dầu trầm lên người như phụ nữ bôi kem dưỡng da khi ra nắng. Ngoài ra, trầm hương được dùng để bảo quản xác chết, chống lại sự phân rã, bốc mùi trong điều kiện rất nóng của vùng Trung Đông. Tóm lại, với người Trung Đông, trầm hương là thứ thông dụng, dùng hàng ngày, nên không thể nói nó đắt đỏ, hoặc có tác dụng thần thánh gì cả. Họ thường sử dụng trầm hương loại 6,7 thậm chí là 8, giá chỉ vài USD đến vài chục USD một lít.

Ấn Độ cũng là thị trường tiêu thụ trầm hương rất lớn, và cũng là nước xuất khẩu loại hương liệu này. Nhưng tác dụng chính của trầm hương là sử dụng trong… thiêu xác. Khi hỏa thiêu gần xong, họ rắc bột trầm vào đống tro cốt đang nóng rẫy cho mùi thơm bốc lên, rồi mang tro cốt về thờ.

Cây gió bầu cho nhiều trầm trưng bày ở triển lãm sinh vật cảnh 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Thị trường châu Âu dùng trầm hương trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa. Trong những lọ nước hoa đắt tiền của Pháp không thể thiếu trầm hương, nhưng tinh dầu trầm không phải là thứ trọng tâm, mà nó chỉ là chất định hương, có tác dụng giữ mùi hương lưu lại lâu hơn khi sử dụng. Vậy nên, một lọ nước hoa chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu trầm. Một nhà máy, một năm sử dụng lượng trầm hương không đáng kể. Trong hoàn cảnh nguồn nguyên liệu khá dồi dào, mà sử dụng lượng trầm hương ít như vậy, thì khó có lý do gì để trầm hương đắt đỏ.

Theo GS. Đinh Xuân Bá, kỳ nam hầu như không được biết đến ở Trung Đông, Ấn Độ và châu Âu, bởi vì họ không có nhu cầu sử dụng. Qua theo dõi của ông Bá, kỳ nam được xuất chủ yếu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và một ít sang Trung Quốc.

GS. Đinh Xuân Bá và khối kỳ nam lớn. 

Tìm hiểu từ giới buôn kỳ nam sang các thị trường này, thì có tin đồn rằng, Đài Loan, Trung Quốc dùng kỳ nam để chế thuốc Bắc, còn họ chế thuốc gì thì những người buôn bán kỳ nam thạo tin nhất cũng không biết. Thị trường Nhật Bản có một thời rộ lên phong trào dùng rượu ngâm với kỳ nam, mà người Nhật gọi là “kỳ nam tửu” và dùng bột kỳ nam tẩm ướp gà để nướng ăn, gọi là “kỳ nam kê”. Như vậy, kỳ nam được dùng ở những thị trường này cũng rất bình thường, không có gì đặc sắc, do đó cũng khó có thể ngờ được rằng, kỳ nam lại đắt khủng khiếp như vậy.

Ở Việt Nam, kỳ nam được chế tác thành chuỗi đeo tay hoặc chuỗi đeo cổ. 

Như đã nói ở kỳ trước, GS-TS. Đinh Xuân Bá đã có hàng chục công trình nghiên cứu về trầm, kỳ. Các công trình khoa học của ông được viết bằng tiếng Anh và chủ yếu để người nước ngoài sử dụng. Ông và các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc kích cảm tạo trầm bằng phương pháp nhân tạo từ rất lâu rồi. Các nhà khoa học trên thế giới tìm ra chất gì có trong trầm hương, ông cũng đã tìm ra, thậm chí tìm được nhiều hơn họ.

Mấy chục năm nghiên cứu, GS. Đinh Xuân Bá đã có tương đối đầy đủ cơ sở dữ liệu về các hoạt chất của tinh dầu trầm. Cơ sở dữ liệu hoạt chất được thống kê từ các trung tâm nghiên cứu uy tín của Mỹ, Nhật, Thái Lan, Malaisia, Ấn Độ… cũng không khác mấy với cơ sở dữ liệu các hoạt chất ông tìm ra. Dựa vào cơ sở dữ liệu về các hoạt chất này, sẽ thấy được tác dụng, giá trị của trầm hương. Thế nhưng, có một thực tế là các hoạt chất sinh học này cũng không có giá trị lớn.

Đục lỗi trên thân cây dó bầu để tạo trầm. 
Cây gió bầu tiết nhựa bảo vệ vết thương và tạo thành trầm. 

Hầu hết các hoạt chất sinh học có trong trầm hương thì cũng có trong kỳ nam. Riêng kỳ nam, duy nhất một hoạt chất sinh học mà nhà khoa học Nhật Bản vừa tìm ra, thì GS. Đinh Xuân Bá chưa tìm thấy.

Từ trang web www.sciencedirect.com, GS. Đinh Xuân Bá bỏ ra 30USD, để tải về một công trình nghiên cứu của các giáo sư Nhật Bản. Theo đó, tháng 12-2001, các nhà khoa học của Instilute of Natural Medicine, University of Toyama (Nhật Bản) đã mua 4,52g kỳ nam (trầm hương loại tốt nhất) của sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa.

Mới đây, các giáo sư của cơ quan này đã tìm ra một sesquiterpene mới cùng với cấu trúc và chứng minh trong phòng thí nghiệm hiệu ứng kích cảm của nó trên quá trình sinh trưởng của “chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh” BDNF.

Ông Jitsuo Tanaka (người Nhật) và khối trầm hương của ông Bá. 

GS. Đinh Xuân Bá và các nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy 7 sesquiterpene trong 19 hoạt chất sinh học có trong trầm, kỳ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa tìm thấy sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật công bố mới đây.

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, hoạt chất này có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến thiếu hụt BDNF khiến con người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, tự kỷ ám thị, mất trí nhớ, Parkinson…

Không cần các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra chất này, ông Bá cũng tin rằng kỳ nam có tác dụng an thần. Tác dụng an thần được ghi rõ trong một số sách Đông y, chỉ có điều ông chưa chứng minh được bằng khoa học mà thôi.

Việc các nhà khoa học tìm thấy hoạt chất này trong mẩu kỳ nam mua ở Khánh Hòa không có nghĩa là hoạt chất này sẽ có ở trong các loại trầm, kỳ. Rất nhiều cây có hoạt chất sinh học. Nhưng quá trình sinh tổng hợp và tích lũy các hoạt chất sinh học không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền (họ, chi, loài, thứ…) mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, sinh thái, thảm thực vật và môi trường sống. GS. Đinh Xuân Bá coi đây là tín hiệu mừng, bởi nhờ vào sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra, có thể là một dấu hiệu để phân biệt kỳ nam với các cấp độ trầm hương khác, hoặc phân biệt trầm hương Việt Nam với các nước khác một cách rõ ràng, chính xác và khoa học.

Kỳ nam loại cấp độ giá 5. 

Mặc dù các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra chất bí ẩn trong kỳ nam Việt Nam, song điều đó cũng không khẳng định giá trị đắt như vàng ròng của thứ lâm sản vô cùng quý hiếm này.

Thông thường, khi loại cây cỏ gì đắt, người ta thường nghĩ ngay đến tác dụng thần kỳ của nó trong việc chữa những căn bệnh quái ác, chẳng hạn như ung thư, HIV… Người giàu sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua cốt mong chữa khỏi bệnh. Nếu có khả năng chữa những loại bệnh mà nền y học hiện đại bó tay, thì quả thực, giá trị của những thứ đó là không đo đếm được.

Mới đây, ngày 30-6-1011,văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã công bố một phát minh mới của 4 nhà khoa học tại Đại học Y Đài Bắc với nội dung: “Dùng chất chiết của vỏ cây dó trầm để điều trị ung thư”. Tác giả của các phát minh này là Chinh – Chiung Wang, Lih – Geeng Chen, Ting – Lin Chang và Chi – Ting Hsieh.

Các nhà khoa học này chứng minh được rằng có thể phân lập cucurbitacins trong vỏ cây dó trầm (Aquilaria Agallocha Roxb) và chỉ ra phương pháp dùng chất chiết trong vỏ cây dó trầm nói trên để diệt tế bào ung thư, đề phòng và chữa ung thư.

Mẩu kỳ nam nhỏ bằng ngón tay này cũng có giá cả ngàn USD. 

Ngoài ra, các nhà khoa học của Việt Nam cũng mới tìm ra hoạt chất mangiferin có khả năng tiêu diệt trực tiếp viruts Herpes simlex, virus Sitomegalo, kích thích cơ thể sản sinh interfevon, giúp cơ thể tăng khả năng chống lại các bệnh có nguồn gốc viruts. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng hạ đường huyết.

Như vậy, hai phát hiện này rất quan trọng, bởi nó điều trị những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến. Tuy nhiên, các hoạt chất trên được phát hiện không phải trong trầm hương và kỳ nam, mà ở vỏ cây và lá cây dó bầu. Vậy thì vỏ và lá cây dó bầu phải có giá trị hơn trầm, kỳ chứ nhỉ?

Trung Quốc muốn gì: Mặc cả với Bắc Kinh


Henry Kissinger Andrew J. Nathan
Trần Ngọc Cư dịch
-
Là một người sành điệu trong nghệ thuật ngoại giao tế nhị, Henry Kissinger tỏ ra rất khâm phục Trung Quốc (TQ) về nghệ thuật này. Tác phẩm mới của ông, được viết dưới dạng một cuốn lịch sử ngoại giao TQ, vẽ ra những khúc mắc chiến lược của TQ kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, trích dẫn khá nhiều các cuộc hội đàm của ông với một số lãnh đạo TQ. Nhưng thật ra, cuốn Bàn về Trung Quốc (On China) của Kissinger chẳng phải là một cuốn lịch sử mà cũng chẳng phải là một hồi ký. Mục đích chính của nó là nhằm tranh luận rằng Hoa Kỳ (HK) nên tử tế nhượng bộ trước sự trỗi dậy của TQ để tránh một cuộc xung đột bi thảm.
Aaron Friedberg lại đưa ra một lời khuyên ngược lại. Hiện là giáo sư của Đại học Princeton và từng là cố vấn về chính sách đối ngoại cho Phó Tổng thống Dick Cheney, Friedberg phân tích những chiến lược mà TQ và HK đã sử dụng để ứng xử với nhau kể từ đầu thập niên 1990 và cố gắng giải mã những ý định của TQ trong những thập kỷ tới. Ông lý luận rằng, để đối phó với quyền lực và tham vọng ngày càng lớn của TQ, Hoa Kỳ cần phải giữ thế mạnh trong nhiều lãnh vực mà lợi ích của hai nước xung khắc lẫn nhau. Cả hai cuốn sách sẽ hé mở một cánh cửa cho thấy một sự rạn nứt chiến lược giữa các nhân vật Cộng hòa chính thống về vấn đề TQ.
Kissinger ví chính sách ngoại giao của TQ với môn cờ vây — weiqi (tương tự như cờ igo của Nhật), một cuộc đọ trí kiên nhẫn bằng chiến thuật bao vây, trong đó chiến thắng chỉ là tương đối. Các nhà chiến lược TQ coi một thành quả quyết định là ảo tưởng. Thay vào đó, họ chơi trò “vừa sống chung vừa đấu đá” (a game of combative coexistence), tìm cách cải tiến địa vị quyền lực tương đối của mình giữa những thế lực biến chuyển không ngừng của chính trị thế giới. Vào lúc cần thiết, TQ có thể dàn chào địch thủ bằng một cú sốc tâm lý rồi rút lui, như họ từng làm với Ấn Độ năm 1962 nhằm chặn đứng những cuộc xâm lấn vào biên giới tranh chấp giữa hai nước, và như TQ từng làm với Liên Xô năm 1969 để ngăn chặn không cho Mác-xcơ-va thọc vào những vị trí của TQ dọc theo biên giới. Trong những trường hợp khác, TQ có thể che đậy ánh sáng và chờ thời cơ [“thao quang dưỡng hối”], như mọi người đều biết Đặng Tiểu Bình đã khuyên các đồng chí của mình vào năm 1991, bảo họ phải duy trì quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ trong khi xây dựng lực lượng của TQ. Hay có khi TQ  lấy lý do tự ái quốc gia bị tổn thương để khẳng định toàn bộ một vấn đề nào đó là không thể thương thuyết, như Bắc Kinh đã làm trong những năm 1993-94 khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton cố đưa ra những mức thuế quan thuận lợi cho hàng hóa TQ với điều kiện TQ phải cải thiện nhân quyền, và như TQ đang coi các vấn đề lãnh thổ hiện nay là không thể thương thuyết.
Kissinger nhận thấy có những tương phản rõ nét ở đây với đường lối thông thường của các nhà ngoại giao Mỹ, một điều lắm lúc làm ông bức xúc trong thời gian ông điều khiển ngành ngoại giao Hoa Kỳ. Trong khi các nhà thương thuyết Mỹ muốn tách riêng các vấn đề và tìm giải pháp cho từng vấn đề một, thì các đồng nhiệm TQ lại muốn gộp các vấn đề lại với nhau và tìm kiếm sự thông cảm từ phía bên kia. Trong khi người Mỹ tin rằng hai bên có thể đạt được những thỏa thuận trong một lãnh vực nào đó và có thể nêu lên những bất đồng trên một lãnh vực khác, thì các nhà thương thuyết TQ thích mô tả toàn bộ bầu không khí là nồng ấm hay lạnh nhạt, thân thiện hay căng thẳng, tạo động lực để khuyến khích phía bên kia gác lại các bất đồng. Trong khi người Mỹ lấy làm lo ngại vì những bế tắc, thì phía TQ biết lợi dụng những bế tắc này để duy trì sức ép lên phía bên kia. Ngoại giao của Mỹ nhằm giải quyết vấn đề (transactional); ngoại giao của TQ nhằm gây tác động tâm lý (psychological).
Kissinger trích dẫn lời khuyên của Tôn Tử, một nhà chiến lược quân sự cổ đại TQ đã cho rằng người ta có thể nắm được phần thắng trong tay trước khi ra trận bằng cách trước hết là phải giành lấy ưu thế chính trị và tâm lý. Thuở xa xưa, vào thế kỷ thứ ba, tư lệnh Gia Cát Lượng đã đẩy lui một đạo quân của địch bằng cách mở toang các cửa thành rồi lên thành nằm phơi nắng; sự dàn cảnh này tạo ấn tượng một chiếc bẫy, khiến tướng địch sợ hãi rút quân. Khoảng năm 1793-94, Hoàng đế Càn Long đã tránh né những yêu cầu của sứ thần Anh là Lord George Macartney bằng một cuộc  tiếp đãi hết sức nồng hậu; khi Macartney không hiểu được thâm ý của nhà vua, triều đình đã xua đuổi ông bằng một tờ thư để trên một chiếc ghế lụa. Năm 1958, Mao Trạch Đông không chỉ tiếp lãnh đạo Xô-viết Nikita Khrushchev tại hồ tắm riêng mà ngay trong hồ tắm, buộc nhà lãnh đạo Xô-viết phải đàm phán trong khi đang mang phao. Khi Kissinger gặp Chu Ân Lai lần đầu, năm 1971, thủ tướng TQ đã bố trí thời khắc biểu của mình thế nào để chỉ dành cho Kissinger hai thời khoản thương thuyết tổng cộng là 13 giờ trong suốt thời gian Kissinger có mặt tại Bắc Kinh, buộc nhà ngoại giao Mỹ phải vội vã chấp nhận một cuộc viếng thăm TQ của tổng thống Mỹ với rất ít chi tiết được giải quyết trước.
Kissinger giải thích rằng những chiến thuật này đã biến tính hiếu khách của TQ thành “một khía cạnh chiến lược”, khiến cho khách nước ngoài phải nễ sợ, bối rối, hoặc bị dụ khị do sự giàu có, hào phóng, và điềm tĩnh của chủ nhà. Các nhà ngoại giao TQ rất khéo dùng tình hữu nghị, khiến “phía bên kia…cảm thấy mát lòng [được nịnh] vì được cho gia nhập vào ‘hội quán’ TQ trong tư cách một ‘người bạn cũ’—đây là một tư thế làm cho việc bất đồng với họ thêm khó khăn và việc đối đầu với họ trở nên nhức nhối”, Kissinger viết. Nhà ngoại giao Kỳ Anh của nhà Thanh đã nói về cách ứng sử với bọn “phiên” Anh (British barbarians) như sau: cần phải “kiềm chế chúng bằng sự chân thành của mình”.
Kissinger cho rằng có gốc gác từ một nền văn minh cổ đại là một lợi thế. “Độ dài và phạm vi rộng lớn của lịch sử TQ cho phép các nhà lãnh đạo TQ nhận lấy trọng trách của một lịch sử gần như dài bất tận, do đó có thể gợi lên trong tâm trí người đồng nhiệm ở phiá bên kia một sự khiêm nhượng nhất định”, Kissinger viết. Những lời chỉ trích đây đó của ông nhắm vào Hoa Kỳ — mà văn hoá đối ngoại được ông mô tả là “có tính truyền giáo”, theo chủ nghĩa can thiệp, có viễn kiến hẹp hòi, và thực dụng một cách thô bỉ — chứng tỏ ông đã gặp khó khăn khi đại diện một quốc gia thiếu lợi thế đó. Trong cuộc đàm luận đầu tiên của Chu Ân Lai và Kissinger, họ Chu đã dành thâm niên (seniority) cho Hoa Kỳ bằng cách so sánh số tuổi của nước cộng hòa Mỹ (khoảng 200 năm) với số tuổi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (22 năm). Cách so sánh này làm mát lòng người nghe, mặc dù Kissinger biết điều đó là không thật.
Vấn đề với cuốn sách của Kissinger không nằm ở sự kiện. Những sự kiện được đưa ra là có cơ sở vững chắc trong tác phẩm nghiên cứu này và, đây đó trong cuốn sách, ở những ghi chú về các cuộc đàm đạo mà chính Kissinger có tham dự. Nhưng từ bấy đến nay những nghiên cứu mới mẻ đã hoài nghi bất cứ một lý thuyết nào về các yếu tính (essentialism) liên quan đến TQ như “tính đơn nhất”, “tính trung tâm”, hay “óc nhẫn nại chiến lược” (singularity, centrality, or strategic patience).  Mặc dù Kissinger không nói ra, nhưng bức tranh ông vẽ lên nói về một nước Trung Hoa trường cửu – và rất Đông phương. Và Kissinger không cắt nghĩa rõ ràng lý do tại sao lịch sử ngoại giao lâu đời của TQ lại khiến Hoa Kỳ phải nhượng bộ những tham vọng của TQ. Một lập luận như thế thiếu sự  phân tích những thực tế vật chất tạo nên quyền lực tương đối hiện nay của TQ –thậm chí sau 20 năm tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, trên nhiều mặt những thực tế vật chất này vẫn còn rất bất  lợi.
NHỮNG Ý ĐỊNH LÔI THÔI CỦA TQ
Friedberg cũng phóng đại sức mạnh của TQ, mặc dù ông đi theo một lập luận khác. Nhưng tác phẩm của ông là một cuốn sách sâu sắc và đầy đủ thông tin nhất trong một loạt sách nói về hiểm họa TQ được xuất bản từ giữa thập niên 1990 cho đến nay. Trong thể loại này, sự đóng góp của Friedberg là tập trung vào những ý định chiến lược của TQ. Mặc dù Friedberg đồng ý với lô-gic thực tế cổ điển (the classical realist logic), theo đó một sự thay đổi trong tương quan quyền lực sẽ tất yếu tạo ra cạnh tranh quyền lực, nhưng ông nghĩ rằng điều quan trọng là phải tìm cho ra TQ thật sự muốn gì – theo cách diễn tả của ông.
Phương pháp của Friedberg là tổng hợp quan điểm của các nhà trí thức TQ đã công khai viết ra trên các tạp chí nghiên cứu chính sách TQ có chức năng tương tự như tạp chí Foreign Affairs tại Mỹ và các phương tiện truyền thông khác. Các tác giả mà ông trích dẫn là giáo sư đại học hay những nhà nghiên cứu (và một số sinh viên theo đuổi chương trình thạc sĩ và tiến sĩ) tại các đại học và các viện nghiên cứu chính sách. Ông cũng dựa vào một số sĩ quan quân đội làm việc trong các ngành được phép viết sách, báo phục vụ độc giả quần chúng. Friedberg lý giải rằng những tư liệu này “phản ánh những luồng dư luận chính ‘có trách nhiệm’” trong giới viết lách tại TQ. “Người ta biết rằng một số trong những nhà văn này được phép tiếp cận với các giới lãnh đạo trung ương của đảng và nhà nước”. Điều mà ông đọc được từ những chuyên gia này là, TQ phải tìm cách “thay thế Mỹ trong vai trò khống chế tại Đông Á, và có thể đẩy Mỹ ra khỏi hẳn khu vực”. Nhưng phương pháp đánh giá các ý định của TQ mà Friedberg sử dụng có rất nhiều khuyết điểm. Các tác giả viết cho công chúng TQ cần phải tranh giành sự chú ý của bạn đọc, cũng giống như các trí thức quần chúng (public intellectuals) tại Mỹ mà thôi, nghĩa là phải có quan điểm gay gắt và lối viết sống động. Thật vậy, các tác giả mà Friedberg trích dẫn có lập trường rất khác nhau, từ lập trường của Đại tá Lưu Minh Phúc, một người muốn TQ trở thành “số một trên thế giới” (world number one), đến lập trường của học giả Vương Tập Tư, một người nhấn mạnh những lợi ích chung giữa TQ và HK. Việc Friedberg cố gắng tổng hợp những quan điểm này đã tạo ra một sự hợp nhất không thật (a false unity), cùng với sự kiện ông chỉ tập trung vào những tác giả phát biểu những điều sắc bén nhất. Hơn nữa, như Thomas Christensen đã vạch ra trong tạp chí này [bản dịch trên BauxiteVN, “Những lợi thế của một Trung Quốc biết khẳng định”, DG], trong thực tế các nhà hoạch định chính sách TQ luôn luôn thận trọng hơn giọng điệu trên các phương tiện truyền thông TQ. Điều đáng tiếp thu từ sự phân tích của Friedberg là: dân chúng TQ được báo đài trong nước thiết đãi những món ăn đầy cảm tính dân tộc chủ nghĩa (a rich diet of nationalist sentimentality) — dù với bất cứ lý do gì, điều này được cho phép, hay thậm chí được giao phó bởi ban tuyên giáo, một cơ quan nhiên hậu kiểm soát hết mọi báo đài TQ.
Bằng cách tập trung vào ý định của TQ, Friedberg, cũng như Kissinger, đã không đề cập một cách nghiêm túc những khả năng TQ cần phải có để thực hiện những mục tiêu mà nhiều học giả khác nhau của TQ đã đề xuất. Một sự kiểm toán như thế, nếu có, sẽ cho thấy rằng TQ đang sa lầy cả trong nước lẫn tại châu Á nói chung. Ở trong nước, TQ đã dành nhiều nguồn lực hết sức to lớn, kể cả các nguồn lực quân sự, để duy trì quyền kiểm soát trên 2/5 lãnh thổ TQ, gồm Tân Cương và Tây Tạng, để duy trì trật tự dân sự khắp miền trung châu của người Hán quá đông đúc và bất ổn, và để ngăn chặn phong trào độc lập của Đài Loan. Chung quanh biên giới của mình, TQ bị bao vây chủ yếu bởi hai loại quốc gia: những nước mất ổn định mà gần như bất cứ một thay đổi nào xảy ra ở đó đều đặt các nhà chiến lược TQ vào tình trạng khó xử (chẳng hạn Miến Điện, Bắc Hàn, và các nước nhược tiểu Trung Á) và các quốc gia hùng mạnh có khả năng vươn lên trong tương lai để cạnh tranh với TQ (như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, và Việt Nam). Và khắp nơi trên chu vi của TQ, trên bộ và trên biển, TQ đều phải đối mặt với sự hiện diện hùng hậu của Hoa Kỳ. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vẫn là một lực lượng có cơ bắp lớn nhất trong sáu bộ tư lệnh chiến đấu khu vực (regional combatant commands) của quân lực Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Bộ Tư lệnh Trung ương (đang điều hành hai cuộc chiến). Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương tiếp tục điều chỉnh chiến lược của mình trong khi quân đội TQ hiện đại hóa.
Friedberg còn tỏ ra thiếu chính xác, khi nhan đề A Contest for Supremacy (Cuộc thi đua giành địa vị siêu cường) nói lên một điều, mà một phần của tiểu đề the Struggle for Mastery in Asia (cuộc tranh đấu giành quyền bá chủ tại châu Á) lại có nói lên một điều khác – và cả hai ý tưởng này không được phần chính của cuốn sách biện minh. Nhưng lý luận của ông có phần vững chãi hơn khi ông viết rằng “nếu quyền lực của TQ tiếp tục gia tăng, và nếu TQ tiếp tục bị cai trị bởi một chế độ độc tài độc đảng, thì quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở nên ngày càng căng thẳng và cạnh tranh.” Nhưng va chạm không có nghĩa là xung đột.
Và tất cả điều này dựa trên giả định cho rằng sự trỗi dậy của TQ sẽ tiếp diễn không ngừng. Một cách chừng mực vừa phải, Friedberg chỉ đưa ra giả định này với mục đích tranh luận. Nhưng đây không phải là một giả thuyết có thể đúng về lâu về dài, vì mô hình kinh tế và chính trị TQ đang gặp phải quá nhiều sơ hở. Chồng chất lên những mối lo âu của giới lãnh đạo TQ, như Friedberg vạch ra, là những ý đồ của Hoa Kỳ: “gạt bỏ những tế nhị ngoại giao qua một bên, mục đích sau cùng trong chiến lược Mỹ là thúc đẩy một cuộc cách mạng, dù là một cuộc cách mạng ôn hòa [diễn biến hoà bình], để cuốn phăng nhà nước độc tài độc đảng của TQ”. Điều này giúp giải thích tại sao các lãnh đạo TQ đang hành xử như những kẻ bị vây khốn hơn là những kẻ đang trên đường đi gây chiến tranh bành trướng.
Cho dù có tiếp tục con đường trỗi dậy của mình, TQ cũng không hi vọng đạt được một địa vị gọi là siêu cường thế giới, hay thậm chí một bá quyền khu vực, trừ phi quyền lực Mỹ suy yếu quá đột ngột. Trừ khả năng ấy ra, sẽ không có chuyện, như Friedberg tiên đoán, “các quốc gia châu Á cuối cùng sẽ quyết định đi theo sự lãnh đạo của một TQ đang lên, ‘hùa theo’ TQ…chứ không cố tình đối trọng với TQ”. Thay vì như vậy, TQ càng vươn dậy, thì hầu hết các láng giềng của TQ càng muốn đứng với Hoa Kỳ để quân bình quyền lực với TQ, chứ không chống lại Hoa Kỳ.
PHẢN ỨNG TRƯỚC SỰ TRỖI DẬY CỦA TQ
Kissinger kết thúc cuốn sách của mình bằng một đề xuất chính sách vắn tắt và thiếu chính xác đến mức đáng thất vọng. Ông thúc đẩy thành lập một Cộng đồng Thái Bình Dương “mà Hoa Kỳ, Trung Quốc, và các quốc gia khác trong vùng đều là thành viên và tất cả đều tham gia vào việc phát triển hoà bình của cộng đồng này”. Nhưng câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Hoa Kỳ phải nhượng bộ quá nhiều thẩm quyền cho TQ? Mỗi thành viên tiềm năng khác của cộng đồng cũng sẽ thắc mắc là liệu một dự án như vậy sẽ gia tăng hay làm suy giảm quyền lực của họ. Người TQ sẽ tự hỏi tại sao họ phải tự ràng buộc mình vào những ưu tiên của Mỹ qua dự án này. Những cường quốc châu Á, như Nhật Bản và Nam Hàn, sẽ không tin vào lợi ích của việc tự dìm mình trong một chế độ công quản Mỹ-Trung. Và các quốc gia nhỏ bé hơn sẽ thấy mình có nguy cơ bị người anh cả đồng minh bán đứng, dù đó là TQ hay HK. Tiền đề của đề xuất này, rằng chúng ta cần phải tránh một cuộc đối đầu Mỹ-Trung, là đúng đắn, nhưng đây là một tiền đề không xét đến các lợi ích quốc gia.
Friedberg bác bỏ ý kiến thành lập một chế độ công quản do hai cường quốc lãnh đạo và coi đó là một sự khoan nhượng vô nguyên tắc (appeasement). Mặt khác, ông cũng bác bỏ đề nghị làm trì hoãn hay phá hoại sự trỗi dậy của TQ vì cho như thế là quá trực diện đối đầu (too confrontational). Lựa chọn thứ ba, “gia tăng cam kết” (enhanced engagement), ở một mức độ nào đó là có thể chấp nhận, nhưng lập trường này đặt quá nhiều hi vọng vào thiện chí của các nhà làm chính sách TQ trong việc cộng tác với một đối thủ có lợi ích bất đồng với lợi ích của họ. Thay vào đó, Friedberg đề nghị Hoa Kỳ phải vạch ra những ranh giới phù hợp với sự trỗi dậy của TQ, bằng cách duy trì một cán cân quyền lực thuận lợi tại châu Á. Việc này sẽ đòi hỏi Hoa Kỳ phải thực thi “những biện pháp tốn kém và khó khăn”, như duy trì các liên minh với Nhật Bản và Nam Hàn và các quan hệ hợp tác với hầu hết các nước láng giềng khác của TQ, tiếp tục nâng cấp thế đứng quân sự của mình cho phù hợp với chương trình hiện đại hóa quân đội của TQ, và quân bình các quan hệ thương mại xuyên Thái Bình Dương. Dựa vào câu “chúng ta đã gặp kẻ thù và nó chính là ta” [ý nói Hoa Kỳ có những khuyết tật nội tại, DG], Friedberg cho rằng để thực hiện tất cả những điều trên, Hoa Kỳ phải phục hồi sức mạnh kinh tế, giữ vững lợi thế khoa học kỹ thuật, bảo vệ công nghệ tân tiến của mình, và duy trì khoảng cách trong thế mạnh quân sự. Người ta chỉ biết cầu nguyện cho cái đề xuất là Hoa Kỳ phải biết cải thiện chính mình. Những đề nghị loại này là rất thuyết phục dù có hay không có Trung Quốc trong kịch bản, và chúng cần được tăng cường trong bối cảnh một nước Trung Hoa đang trỗi dậy. Nhưng thật ra, cũng ít ai tranh cãi về những đề nghị này. Sự kiện những đề nghị này tạo thành cốt lõi cho chiến lược mà Friedberg đưa ra là một dấu hiệu cho thấy rằng tương lai của Hoa Kỳ tại châu Á không bị sự trỗi dậy của TQ đe dọa, như được ám chỉ bằng giọng điệu báo động của ông trong phần đầu của sách. TQ không thể đẩy HK ra khỏi châu Á; chỉ có HK tự ý làm việc đó cho mình mà thôi. Lời khuyên của Friedberg cơ bản phản ánh yếu tính của chính sách Mỹ ít ra trong thập kỷ vừa qua. Chắc chắn là, chính quyền Obama đã và đang làm những điều như Friedberg đề nghị. Hoa Kỳ không “có dấu hiệu thua cuộc trong màn thi đua địa chính trị với TQ”.
Sự chỉ trích của Friedberg không nhắm vào chính sách ngoại giao của HK, nhưng nhắm vào “các chuyên gia về TQ trong giới hàn lâm, thương mãi, hay chính quyền” là chính; những người này bị ông lên án là đã bóp nghẹt tranh luận và có “thái độ lạc quan cố tình và thiển cận” (wilful, blinkered optimism). Nổi bậc nhất trong đám là Kissinger, người mà Friedberg coi là thành viên của một “Liên minh Thượng Hải” (nói trắng ra, một tổ chức lobby mới xuất hiện, phục vụ quyền lợi của TQ), một tổ chức “tránh né việc chỉ trích TQ và hậu thuẫn quan hệ hữu hảo giữa hai nước”. Bất đồng mãnh liệt nhất của Friedberg với nhóm này có liên quan đến vai trò của nhân quyền trong chính sách của Washington đối với TQ.
Nếu một thủ thuật chủ yếu của chính sách ngoại giao theo truyền thống Tôn Tử là thuyết phục phía bên kia tránh thảo luận một số vấn đề nhất định có tính nhạy cảm chính trị và văn hóa, thì TQ có vẻ đã giành được phần này trên bàn cờ vây (the wei qi board) nếu chúng ta chấp nhận quan điểm của Kissinger về nhân quyền. Bàn về giai đoạn tiếp theo sau biến cố Thiên An Môn, Kissinger nói rằng “những người Mỹ kêu gọi nhân quyền nhấn mạnh những giá trị mà họ cho là phổ quát” và tính phổ quát ấy “phản lại yếu tố tế nhị, theo đó chính sách đối ngoại thường bị bó buộc phải vận hành”. Ông nói tiếp: “Nếu coi việc chấp nhận các nguyên tắc điều hành quốc gia kiểu Mỹ là điều kiện chủ yếu để xúc tiến tất cả các lãnh vực khác của mối quan hệ giữa hai nước, thì bế tắc là điều không thể tránh”. Những phát biểu này của Kissinger có ba điều sai lầm: rằng tính phổ quát của các nhân quyền quốc tế là một vấn đề tùy theo quan niệm chứ không phải là luật pháp quốc tế, rằng nhân quyền đồng nghĩa với các nguyên tắc điều hành quốc gia kiểu Mỹ, và rằng cổ vũ cho nhân quyền có nghĩa là đe dọa sự tiến bộ trong mọi lãnh vực khác của chính sách đối ngoại.
Lý luận phản biện của Friedberg là rất thuyết phục. Nếu Hoa Kỳ tỏ ra mềm yếu đối với các giá trị cốt lỏi, thái độ này sẽ tăng cường quan điểm của nhiều nhà lãnh đạo TQ rằng Hoa Kỳ đang suy yếu, vì vậy sẽ khuyến khích TQ tính toán sai lầm quyết tâm của HK. Như Friedberg viết, “Nếu không đặt nặng vấn đề tự do trong các cuộc thương thuyết, Hoa Kỳ sẽ trấn an các lãnh đạo TQ thì ít nhưng khuyến khích họ trở nên liều lĩnh thì nhiều”. Friedberg thẳng thắn áp dụng quan điểm của Kissinger về những hiệu ứng hòa dịu của tình hữu nghị vào chính bản thân Kissinger, bằng cách tranh luận rằng những thành viên của Liên minh Thượng Hải được thúc đẩy một phần do “các phần thưởng tâm lý phát xuất từ việc tin rằng họ đang giúp gìn giữ hòa bình và từ sự thoả mãn vì được Bắc Kinh kính nễ và tiếp đãi tử tế”.
Thảo nào, chính sách ngoại giao của TQ cố tình coi nhân quyền chỉ có giá trị tương đối tùy theo văn hóa từng quốc gia và coi vấn đề nhân quyền như một kẻ thù của tình hữu nghị. Dẫu sao, việc không tôn trọng nhân quyền là một yếu kém nổi bật của TQ ngay trong nước cũng như ở nước ngoài, trong khi đó chủ trương bảo vệ nhân quyền lâu nay vẫn là một trong chiến thuật thành công nhất của Hoa Kỳ trên bàn cờ vây (wei qi) của chính trị thế giới. Điều đáng ngạc nhiên là, nhà chiến lược lỗi lạc của Hoa Kỳ [tức Kissinger] muốn chơi cờ vây theo luật chơi của Bắc Kinh. Thiết tưởng ta có nên bắt chước chiến lược này của TQ thay vì chỉ nhường bước cho nó? Nhấn mạnh vai trò trung tâm có nguyên tắc của chủ trương nhân quyền trong ý thức hệ Mỹ và tích cực nuôi dưỡng vấn đề nhân quyền trong các quan hệ song phương cho dù không thể tìm ra giải pháp cho nó – cùng với việc sử dụng thế mạnh của Hoa Kỳ trong các lãnh vực khác — tỏ ra là một phương cách hữu hiệu để tạo ra những hạn giới, trong đó một cường quốc Trung Hoa đang trỗi dậy có thể hoạt động mà không đe dọa các lợi ích của Hoa Kỳ.
© Trần Ngọc Cư (Bản tiếng Việt)
——————————————-
ANDREW J. NATHAN là Giáo sư Khoa Chính trị tại Columbia University và là đồng tác giả, với Andrew Scobell, cuốn sách sắp xuất bản, nhan đề “Trung Quốc tìm kiếm an ninh” (China’s Search for Security).

Lý Quang Diệu nhận xét về tân lãnh tụ Trung Quốc

Trong buổi chiêu đãi-đối thoại tại cuộc Hội thảo toàn cầu Trung Quốc trong tương lai 2011 (Future China Global Forum 2011, Singapore) tối hôm 11/7 vừa qua, cựu Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Quang Diệu đã trả lời các câu hỏi của ông John Thorton Giám đốc Viện Brookings, Think-tank lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ. Dưới đây là các câu hỏi và trả lời.

 

Hỏi : Ngài nhìn nhận thế nào và có hy vọng gì đối với thế hệ mới nhà lãnh đạo Trung Quốc ?
Đáp : Mỗi thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đều mong muốn có những sáng tạo khác trước tại nước này. Thời Đặng Tiểu Bình, ông cố gắng ổn định Trung Quốc. Ông Giang Trạch Dân thì tiến hành củng cố và phát triển. Ông Hồ Cẩm Đào dốc sức vào xã hội hài hòa, cải thiện tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Tôi rất tin tưởng vị lãnh tụ sắp tới của Trung Quốc sẽ để lại cho sự phát triển Trung Quốc dấu ấn và di sản của mình khác với người tiền nhiệm. Chúng ta có thể đoán, nhưng rất có thể đoán sai. Song nếu nhất định phải đoán thì có thể khẳng định mục tiêu nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc theo đuổi là đưa xã hội, giáo dục và kinh tế Trung Quốc lên một tầng cao mới, để cho người Trung Quốc có mức sống cao hơn. Muốn đạt được mục tiêu đó trong 10 năm tới, nhà lãnh đạo này sẽ gặp khá nhiều khó khăn (nguyên văn: có mức độ khó khăn tương đối).
 

Hỏi : Ngài có dự đoán gì về Trung Quốc ?                                                          
Đáp : Do có ít xáo động xã hội nên GDP Trung Quốc sẽ tiếp tụctăng trưởng 9-10% mỗi năm. Sau 10 năm nữa, rất có thể họ sẽ đuổi kịp Mỹ; 20 năm sau, khẳng định Trung Quốc sẽ đuổi kịp mức GDP của Mỹ. Nhưng Trung Quốc quá lớn, mỗi một vấn đề sẽ bị phóng đại 1,3 tỷ lần, cho nên khẳng định GDP bình quân đầu người Trung Quốc sẽ còn ở mức khá thấp. Ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế sẽ tiếp tụctăng; do có quy mô 1,3 tỷ dân nên ảnh hưởng của Trung Quốc khó có thể bị coi nhẹ. Thị trường Trung Quốc có sức hút lớn; người Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đều sẽ tận sức đáp cỗ xe xuôi chiều gió của Trung Quốc, sẽ đầu tư vào Trung Quốc, sẽ làm ăn với Trung Quốc. Singapore cũng sẽ làm như vậy.
Qua mối quan hệ với ông Tập Cận Bình, tôi cho rằng ông ấy là một nhà lãnh đạo thông minh như các lãnh tụ Trung Quốc khác. Tuy thiếu sự vui vẻ thân mật (nguyên văn:  bonhomie) của ông Giang Trạch Dân nhưng ông Tập lại không nặng hình thức (nguyên văn: formalistic) như ông Hồ Cẩm Đào.[1]
 

Hỏi : Quan điểm của Ngài đối với cuộc cải cách chính trị của Trung Quốc ?
Đáp : Sự phát triển công nghệ đã hạn chế lực kiểm soát của chính phủ đối với thông tin, cho nên mô thức cai trị của Trung Quốc sẽ có thay đổi. Chúng ta đã ở vào thời đại iPad và mạng. Thế nhưng tham vọng muốn kiểm soát tin tức vẫn còn tiếp tục, đó là thói quen cũ. Song họ sẽ ngày càng phát hiện có rất nhiều chuyện ở ngoài tầm kiểm soát của họ ; luật chơi đã thay đổi.
 

Hỏi : Triển vọng về mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ ?
Đáp : Nếu đứng từ góc độ Trung Quốc để xem xét thì tôi sẽ giữ mối quan hệ ổn định với Mỹ, bởi lẽ Trung Quốc vẫn còn cần đến khoa học kỹ thuật và đầu tư của Mỹ. Trung Quốc là quốc gia theo đuổi sự thống nhất, còn Mỹ thì cực kỳ đa nguyên hóa. Tình hình đa nguyên hóa của Mỹ làm cho họ có sức mạnh vĩ đại; sự va chạm giữa các cách suy nghĩ sinh ra sức lãnh đạo tư duy [nguyên văn : sản sinh tư duy lãnh đạo lực]. Trung Quốc tất phải học Mỹ cách làm được như thế. Hệ thống của Trung Quốc làm cho tất cả mọi người đều tiến bước theo cùng một nhịp trống.
Hỏi : Nếu Ngài là người Mỹ, Ngài sẽ nhìn nhận Trung Quốc ra sao ?
 
Đáp : Mỹ không thể nào ngăn Trung Quốc trỗi dậy. Kẻ duy nhất có thể ngăn được Trung Quốc chính là bản thân Trung Quốc. Trừ phi anh tuyên chiến với Trung Quốc, tiến hành trừng phạt kinh tế; nhưng những cái đó đều gây thiệt hại (cho chính mình). Giả thử Trung Quốc không xuất hiện vấn đề gì thì Mỹ tất sẽ phải cùng tồn tại với một Trung Quốc lớn mạnh hơn. Trước Trung Quốc, chưa có quốc gia nào mạnh tới mức có thể thách thức Mỹ. Nhưng Trung Quốc đủ lớn mạnh; sau đây 20-30 năm, Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng ngồi bên chiếc bàn cường quốc thế giới.

 

Hỏi : Trung Quốc nên xử lý mối quan hệ với các nướcchâu Á-Thái Bình Dương như thế nào ?
 Đáp : Mỹ vẫn còn ưu thế (tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương). Nếu đưa các quốc gia này vào hệ thống của Mỹ thì Mỹ sẽ có một thị trường lớn hơn. Các hiệp định thương mại tự do khu vực sẽ có thể đưa những quốc gia này vào hệ thống đó. Nhưng Quốc hội Mỹ không tán thành các hiệp định thương mại tự do khu vực ấy, cách làm này rất thiển cận. Nếu cứ tiếp tục theo hướng đó thì các quốc gia này sẽ ngả theo Trung Quốc, bởi vì chúng tôi có thể được lợi từ đấy (từ phía Trung Quốc). Điều này không thay đổi bởi lý do chúng tôi là người Hoa nói tiếng Hoa.
 
 

Hỏi : Ngài tỏ ra lạc quan về tương lai của Trung Quốc và về mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia xung quanh. Nhưng giả thử nếu Trung Quốc xuất hiện vấn đề thì nơi nào sẽ có khả năng nhất phát sinh vấn đề ?
 Đáp : Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có sự khác biệt một trời một vực giữa các đô thị vùng ven biển với các đô thị nội địa, giữa các tầng lớp xã hội. Trung Quốc sẽ đứng trước sự bất mãn nhiều hơn. Từ truyền hình nhà nước Trung Quốc, Thành Đô và các vùng hẻo lánh xa xôi khác đều có thể nhìn thấy Bắc Kinh. Họ thấy Bắc Kinh có sân vận động Olympic hùng vĩ do các kiến trúc sư giỏi nhất thế giới thiết kế xây dựng. Nhưng nếu Vân Nam và các nơi khác nhìn thấy những kiến trúc như vậy, họ sẽ nghĩ, rốt cuộc mình được cái gì nhỉ.
 
 

Hỏi : Trung Quốc có thể học được gì từ Singapore ? Phải chăng Trung Quốc sẽ đi con đường kiểu Singapore ?
 Đáp : Không thể nói thế được. Trung Quốc là nước lớn; trời thì cao mà vua thì xa, các tỉnh và các huyện đều có vua của mình [2].
 

Ghi chú của người dịch :
[1] Trong bản tiếng TQ là Ông Giang Trạch Dân có ấn tượng sâu sắc về ông Tập Cận Bình nhưng ông Tập lại không gò ép mình [chữ Hán là câu thúc] như ông Hồ Cẩm Đào » Chúng tôi dùng câu trong bản tiếng Anh vì thấy hợp lý hơn. 
[2] Bản tiếng Anh: Núi thì cao mà vua thì xa.
 

Nguồn :
zaobao.com 11/7/2011
 
Nguyên Hải



Các bài liên quan:
Các bài mới đăng:
Các bài viết khác:

Những cái “ngu” của người Việt

Những cái “ngu” của người Việt

Nguyễn Hữu Quý

Chừng nào chưa có một bản Hiến pháp, theo đó, đặt lợi ích dân tộc là tối thượng, thì mọi cải cách, đổi mới... chỉ là vòng luẩn quẩn, vô nghiã


Mấy hôm trước, tôi đã lạm bàn đến Những cái “nhất” của người Việt, hôm nay xin lạm bàn thêm về Hai sai lầm chính của người Việt (hay là Những cái "ngu" của người Việt).

Nói về “những thói xấu của người Việt” thì đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đề cập đến; thậm chí có những trang mạng còn đặt thành chuyên mục “người Việt xấu xí”, tất cả không nhằm ngoài mục đích để mỗi người trong chúng ta tự rút ra bài học cho mình, tiến tới xây dựng một cộng đồng và hơn hết là từng bước xây dựng lại một văn hóa Việt, hay sâu xa hơn nữa là một minh triết Việt. 

Sở dĩ nói rằng, đây là "Hai sai lầm chính" vì theo tôi, nó vượt lên thói xấu thông thường trong mỗi cá nhân; nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả dân tộc Việt Nam. 

Hai sai lầm chính, đó là: 

1. Không chịu rút ra bài học thất bại và cay đắng từ quá khứ. 

Lịch sử Việt Nam không thiếu những thời cơ bị bỏ lỡ trong quá khứ, chính vì thế mà phải trải qua các cuộc chiến tranh làm hy sinh hàng triệu người, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu… là cơ sở để ngoại bang thèm muốn, thôn tính. Bài học hôm nay, khi China muốn độc chiếm Biển Đông là một ví dụ. 

Bài học phụ thuộc vào China để đi đến sai lầm trong cải cách ruộng đất vẫn chưa chịu rút ra, để hôm nay còn lún sâu hơn trong vòng tay cương tỏ của họ; như vậy, rồi đây hậu quả sẽ lớn hơn những sai lầm trong cải cách ruộng đất trước đây. Và chắc chắn oan khuất sẽ được chất đầy. 

Chính vì thế, trong bài viết “Tâm sự của bác Đoàn Phú Hòa”, TS Đoàn Phú Hòa có nói đến một đoạn như sau: 

Tổ tiên chúng ta chỉ phải lo đánh giặc Phương Bắc chứ chưa bao giờ phải lo đến giặc bên trong, kể cả Hán lẫn Việt và cũng chưa bao giờ các Cụ bị lệ thuộc kinh tế, văn hóa. Ngẫm nghĩ mãi mà mình không thấy có gì có thể gọi là "thiên thời, địa lợi" cho dân tộc mình ngoài lòng yêu nước của nhân dân. Lãnh đạo không tin dân thì làm sao dân có thể tin vào lãnh đạo được. Khi mà đảng (bất kỳ đảng nào) đưa quyền lợi của đảng trên quyền lợi của dân tộc thì làm sao có thể có đường lối đúng đắn cho đất nước? 

2. Biết sai mà không sửa. 

Tất cả những gì đang hiện hữu trên đất nước ta hôm nay đó chính là hậu quả của những sai lầm từ quá khứ, và rất tiếc hiện tại đang trượt dài trên những sai lầm. 

Biết sai mà không sửa có thể sẽ trở thành tội ác. Hôm nay chúng ta có thể bịt mắt, bịt tai… để làm ngơ, nhưng chắc chắn chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, một vài thế hệ tiếp theo sẽ đánh giá khách quan đối với những sai lầm của ngày hôm nay. 

Có thể mai này, không xa nữa, con cháu chúng ta sẽ phải đặt ra câu hỏi, rằng “tại sao cha anh mình biết sai lầm như thế mà không tìm cho dân tộc một hướng đi khác, một cách giải quyết khác?”. 

Tôi đã đọc được ở đâu đó rằng, các nhà “Việt Nam học” của thế giới, khi được hỏi về những điều đáng tiếc đối dân tộc Việt Nam, thì họ rút ra 3 nội dung chính sau: 

- Sự kiện cướp ngôi của Hồ Quý Ly khi ở giai đoạn cuối thối nát của triều Trần, và đặc biệt là những cải cách của cha con Hồ Quý Ly đã không được nhân dân ủng hộ; và vì thế, triều nhà Hồ chỉ tồn tại được tám năm ngắn ngủi, từ 1400-1408, và sau đó cả triều đình bị nhà Minh bắt và đưa sang phương Bắc. 

- Cái chết của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ quá đột ngột, làm cho những dự tính lớn lao của một bậc thiên tài và tương lai Đại Việt thời bấy giờ cũng đi theo cái chết của ông. 

Triều Nguyễn sau này, tuy có công thống nhất đất nước và mở cõi về phương Nam như ngày nay…; nhưng nếu như Quang Trung đòi về Lưỡng Quảng, và như thế China ngày nay lấy đâu ra mặt biển phía Nam để có cơ hội vẽ nên lưỡi bò phi pháp? Ấy là chưa nói đến ông sẽ tràn qua Cao Miên, ngược lên Xiêm La (Thái Lan) để “hỏi tội” vì đã giúp Nguyễn Ánh, mà trận Rạch Gầm-Xoài Mút vẫn vang vọng mãi trong lịch sử Đại Việt. 

- Những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) bị đám gian thần và triều đình nhà Nguyễn bỏ ngoài tai; để đất nước lỡ dịp canh tân chìm sâu trong sự đô hộ của thực dân Pháp và tạo cơ hội cho người Mỹ sau này vào Việt Nam bằng... súng đạn. 

Nhắc đến Nguyễn Trường Tộ, ta lại nhớ đến các bản Kiến nghị mà một số nhân sỹ, trí thức gửi đến lãnh đạo và Quốc hội, đang rất nóng hổi của ngày hôm nay. Liệu bài học này có được rút ra? 

Nếu như hôm nay, người Việt Nam có thể không trách cha ông mình nhiều, do yếu tố lịch sử, thời đại ngày ấy; nhưng liệu rằng, con cháu chúng ta, những người viết sử sau này có “thông cảm” với thế hệ hôm nay khi mà bối cảnh lịch sử hoàn toàn thuận lợi? 

Được biết, tới đây Quốc Hội sẽ thành lập Ủy ban sửa Hiến Pháp, mong rằng không có những hội thảo, hội nghị được tổ chức vô bổ, chỉ để mất thời gian, tốn kém… Muốn vậy, mong rằng các GS-TS liên quan đến sự kiện trọng đại này, mang danh là những trí thức… hãy nói lên tiếng nói của những con người, mà không phải là đám cừu, ngựa quen bị dẫn dắt… để có cơ hội sửa chữa sai lầm. 

Năm 2010 tôi có đọc một bài báo về “Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết Hiến Pháp 1992”, thú thực, mới đọc cái tựa đề bài viết tôi đã thấy nó tối om, vô bổ và phi khoa học rồi. Không có lẽ trình độ của các nhà lập pháp chỉ đến như vậy? nó khó đến mức phải cần đến cả một Hội thảo chỉ để “xây dựng tiêu chí”, rồi đến “phương pháp tổng kết”...

Hay là ở Việt Nam ta vì quá nhiều GS-TS cho nên nó thế? Chắc là vậy.

Trở lại với nội dung chính của bài này, thiết nghĩ chỉ cần nêu 2 sai lầm nổi bật như trên, mà tôi cho là nó quyết định đến tiền đồ của cả dân tộc. Còn đối với những thói xấu khác thì chỉ ở góc độ cộng đồng nhỏ, hoặc chỉ là thói quen (dẫu đã ăn sâu vào tiềm thức và đã tạo thành văn hóa của người Việt).

Mong sao, việc sửa đổi Hiến Pháp lần này để không lặp lại điều mà trước khi vĩnh biệt cõi đời này, cụ Nguyễn Trường Tộ đã phải nuối tiếc mà than rằng: 

"Một lỡ bước đi, muôn thuở hận

Ngoảnh đầu nhìn lại đã trăm năm". 

15.7.2011


------------------

Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P1)

Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P1)

"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển.
"Chiến lược quân sự ngoại biên tổng thể" (da zhoubian guojia junshi zhanlue) là một thuật ngữ mới được các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường xuyên sử dụng. Lần đầu tiên, thuật ngữ này xuất hiện trong một bài viết đăng trên tờ báo xuất bản hàng ngày bằng tiếng Trung Quốc, Đại Công báo (Ta Kung Pao) vào ngày 24/9/2009. Nó thể hiện thái độ hồ nghi về năng lực thực sự của Quân Giải phóng Nhân dân trong việc bảo vệ các biên giới xa xôi.
Những quan điểm này sau đó còn được thể hiện lại trên một tờ báo hàng ngày xuất bản bằng tiếng Trung khác có trụ sở đặt ở Hồng Công, Jing Bao vào ngày 29/1/2010.
Bởi nội dung này liên quan đến yếu tố địa chính trị của nhiều quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, nên nó đòi hỏi phải có một sự nhận thức đúng đắn trong lĩnh vực học thuật.
Ba tháng sau, khái niệm này tiếp tục được đề cập đến trong một bài thuyết trình của Chen Xiangyang, một nhà nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR). Ông lý giải động cơ và tính cấp thiết của việc xây dựng một chiến lược cho Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị đang có những thay đổi chóng mặt ở khu vực Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, và Đông Bắc Á. Sau này, ông tìm thấy độc giả trong hàng ngũ những sĩ quan cấp cao cả đang phục vụ và đã nghỉ hưu của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), trong đó bao gồm cả những đại biểu đến dự cuộc họp thường niên vừa mới bế mạc của Ủy ban quốc gia về Tư vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Đáng chú ý trong số các đại biểu này có Phó Đô đốc Yin Zhou và Thiếu tướng Luo Yuan.
Ảnh China Daily
Một vài nhà quan sát Trung Quốc, trong đó có cả Christina Lin nhìn nhận động thái của Trung Quốc trong việc mở rộng các tuyến đường sắt cao tốc, và trang bị cho trên 1.000 nhà ga xe lửa với các phương tiện vận tải quân sự như là một bước đi theo định hướng này.
Các nhà phân tích dường như coi sự dính líu của Tổng cục Hậu cần (GLD) của PLA đến việc thiết kế, lên kế hoạch và thực hiện các dự án đường sắt chạy qua các khu vực chiến lược là một minh chứng cụ thể.
Quyết định sử dụng chuyến tàu tốc hành Thượng Hải - Nam Kinh của PLA để vận chuyển binh lính trở lại đơn vị vào tháng 11/2010 được đánh giá như là một bước thử nghiệm của ý định triển khai nhanh trong vài giờ.
"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển. Bất chấp những tuyến đường sắt cao tốc đã được xây dựng ở Tây Tạng và dự kiến sẽ được kết nối với Nepal, trong vấn đề này, các kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt trong tương lai đến các quốc gia khác nằm trong phạm vi ngoại biên của Trung Quốc sẽ chỉ thu được những kết quả nghèo nàn bởi một số lý do. Bởi vậy, người ta kêu gọi một sự cải cách trong lĩnh vực học thuyết. Trong một thế giới đa cực tương lai, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự đầu tư mạnh mẽ. Bởi Trung Quốc hiện nay đang đứng bên phải của cán cân quyền lực quốc tế đang biến đổi, những thay đổi trong giải pháp quân sự đơn phương không thể bị loại trừ hoàn toàn.
Bài viết này đi sâu vào tìm hiểu động cơ mà Trung Quốc xây dựng "Chiến lược ngoại biên tổng thể", cũng như tất cả những hàm ý chiến lược của chiến lược này. Được thừa kế một văn hóa chiến lược đặc trưng, xây dựng dựa trên nền tảng khái niệm của Shi, được coi là một biện pháp để làm dịch chuyển cán cân quyền lực chiến lược, các học giả Trung Quốc hiếm khi có những phát ngôn thiếu chính xác. Do vậy, việc các phương tiện truyền thông đề cập đến vấn đề này theo cách thức đó là kiểu "đánh lừa chiến lược" (Zhanlue Zhali) của Trung Quốc đối với thế giới nói chung. Phương pháp này rất giống với quan điểm chiến lược "đánh lừa đối phương" (bing yi zha li) của Tôn Tử.
Văn hóa chiến lược này của Trung Quốc cũng là một trong những nội dung được thể hiện qua các câu chuyện dân gian kể về Gia Cát Lượng (Zhuge Liang). Sự im lặng, bao gồm cả việc thiếu vắng một khái niệm trong cuốn Sách Trắng vừa mới được công bố, "Quốc phòng Trung Quốc năm 2010", là điều không thể chấp nhận được.
Cứ lần nào mà Trung Quốc đạt được thành tựu về kinh tế và quân sự, nước này lại sửa đổi học thuyết. Sự tâng bốc mà các phương tiện truyền thông giành cho khái niệm này vì vậy có thể được nhìn nhận như là một kết quả tất yếu nhưng đầy toan tính của quá trình trỗi dậy của Trung Quốc cả với tư cách của một cường quốc kinh tế và quân sự.
Nói tóm lại, bài viết này tập trung vào: Cơ sở học thuyết và động cơ của chiến lược này; những nhược điểm trong quá trình chuyển hướng chiến lược; và những biện pháp đối phó với ý đồ chiến lược này của Trung Quốc. Những giả thiết của nghiên cứu này gồm: sự chuyển hướng chiến lược của Trung Quốc từ phòng thủ sang tấn công là một sản phẩm của quá trình phát triển về kinh tế và quân sự; giới lãnh đạo đất nước Trung Quốc đều nhận thức được những sai lầm nên phần lớn các bài viết trên các phương tiện truyền thông hiện nay đều thiếu cơ sở để đi đến các kết luận cuối cùng; và các nước ở khu vực ngoại biên không có đủ điều kiện để tham gia chiến lược.
Cơ sở học thuyết và động cơ của chiến lược
Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau của Trung Quốc trong đó gồm cả Hồ Cẩm Đào được cho là tiếp tục phát triển văn hóa chiến lược sẵn sàng cho chiến tranh (parabellum). Trong văn hóa chiến lược này, khái niệm tuyệt đối linh hoạt (Quan Bian) là một yếu tố quyết định quan trọng. Nó được khắc họa tinh tế trong các nguyên tắc căn bản trong khái niệm của Shi (lợi thế chiến lược).
Khái niệm này mang lại cho giới lãnh đạo Trung Quốc một cách thức linh hoạt trong việc hoạch định chiến lược liên quan đến các yếu tố thời gian, địa điểm, sử dụng lực lượng và kế sách để khuếch trương các nguồn lực còn hạn chế và ngăn chặn đối phương chiếm mất lợi thế thông qua tấn công quân sự hoặc xóa bỏ hệ tư tưởng.
Khái niệm này được phát triển dựa trên quan điểm của Tôn Tử "chiến tranh là một chức năng quan trọng của nhà nước".
Theo như một nghiên cứu của Michael D. Swaine và Ashley J. Tellis đã chỉ ra, Trung Quốc cố gắng sử dụng các biện pháp răn đe và/hoặc hòa bình để hoặc tăng cường bảo vệ nước này trước nguy cơ ngoại xâm hoặc thôn tính các nước ở ngoại biên trong kỷ nguyên của quyền lực và hiện đại dựa trên sự tính toán toàn bộ các lợi thế so sánh của nước này. Sự phát triển và suy tàn của quyền lực và ảnh hưởng đối với các nước ở sát biên giới và khu vực ngoại biên đã luôn là một nhân tố dẫn đến sự thăng trầm của sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc (CNP).
Trong lịch sử, nước này đã từng sử dụng vũ lực quân sự trong khi đang đứng ở một vị thế mạnh để giải quyết những bất đồng trong quan hệ, để xâm chiếm các khu vực lãnh thổ và để ngăn chặn hoặc đánh bại các cuộc tấn công từ khu vực ngoại biên.
Văn hoá chiến lược tạo ra các khuynh hướng hay xu hướng. Vì vậy, rõ ràng nó có vai trò trong việc hình thành thái độ và hành vi. Đây là lý do giải thích tại sao đất nước Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng hay Đảng Cộng sản đều không có sự khác biệt trong vấn đề này. Cho dù chỉ đạt được những thành công hạn chế trong giai đoạn 1911-1935, Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Tây Tạng, Tân Cương và Mông Cổ để xây dựng các vùng đệm vững chắc chống lại các cường quốc Anh và Nga ở khu vực ngoại biên.
Đi ngược lại với tất cả các yếu tố xã hội, văn hoá, ngôn ngữ và lịch sử hiện thời, những người theo chủ nghĩa dân tộc lấy cớ có quyền thống trị và/hoặc quyền cai quản nhất định của hoàng đế cuối cùng triều Thanh để bào chữa cho hành động phiêu lưu của mình.
Trong những năm 1950, 1960, và 1970, dưới thời kỳ chủ nghĩa cộng sản, Trung Quốc lại một lần nữa tiến hành các chiến dịch tương tự ở khu vực ngoại biên với một loạt những mục tiêu quân sự và chính trị, từ chính thức thành lập một khu vực ngoại biên mà đã tồn tại trong suốt triều đại nhà Thanh và giai đoạn đầu nền Cộng hoà đến xâm lược chủ quyền nước khác như Ấn Độ và Việt Nam.
Dẫu vậy, người ta có thể thấy những khác biệt trong trường hợp của chính sách, một chức năng của một loạt những yếu tố bao gồm cả công nghệ. Những theo đuổi liên tục của Trung Quốc trong việc cải cách chiến lược quân sự trong sáu thập kỷ qua đã chứng minh cho giả thiết này.
Trong khi là một bộ phận không thể thiếu được của tư duy chiến lược của Trung Quốc, vỏ bọc học thuyết của "chiến lược ngoại biên" của Trung Quốc đang dần cho thấy tính không rõ ràng của nó. Đây lại là một bước đi có tính toán của giới lãnh đạo Trung Quốc, gắn liền quá khứ chiến lược của họ, được thể hiện qua hai phép ẩn dụ, Vạn lý Trường Thành và Thành trống (kong yanwuting), những biểu tượng của sự kết hợp giữa những cái yếu và cái mạnh.
Có một sự thay đổi rõ ràng về nghĩa của những khái niệm chính trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc ở cả bốn cấp độ dự báo chiến lược - tư tưởng quân sự (junshi sixiang), chiến lược quân sự (junshi zhanlue), chiến dịch quân sự (junshi Zhanyi) và chiến thuật quân sự (junshi zhanshu).
Trong suốt một thời gian dài cho đến tận các nghị quyết năm 1985 của Quân uỷ Trung ương (CMC) mà đã thể hiện sự ủng hộ với quan điểm của Đặng Tiểu Bình lấy "chiến tranh cục bộ" (jubu zhanzheng) để đối phó với chiến tranh tổng lực (quanbu zhanzheng), các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã không dự báo vượt ra khỏi khuôn khổ của những quy tắc của Chiến tranh nhân dân (renmin zhangzheng) và Phòng ngự tích cực (jiji fangyu). Có lẽ cũng không còn giải pháp thay thế nào khác.
Nền kinh tế yếu kém của Trung Quốc chắc hẳn không đủ khả năng trang bị thích hợp cho 2,8 triệu quân của Quân giải phóng nhân dân (PLA). Chiến lược chiến tranh nhân dân kêu gọi sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân và một chiến lược ba giai đoạn được tiến hành kết hợp với lấy chiến tranh du kích (youji zhanzheng) làm phương thức đấu tranh chính.
Mao Trạch Đông định nghĩa Phòng ngự tích cực trái với Phòng ngự bị động. Trong tác chiến, Phòng ngự tích cực nghĩa là giành thế chủ động tấn công trước. Căn cứ vào cách phân tích "mạnh-yếu" của Tôn Tử, chiến lược này cho phép Trung Quốc làm cái điều bất đắc dĩ phải làm.
Tất cả các chiến dịch quân sự của Trung Quốc trong quá khứ, kể cả Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, về mặt lý thuyết đã đặt nền móng cho sự ra đời của chiến lược ngoại biên này. Hiện tượng thay đổi, kéo theo sự minh bạch tương đối trong lời nói và hành động, là kết quả của một cuộc tranh luận khốc liệt khi đứng trước một loạt những phát triển, mặc dù chỉ diễn ra trong phạm vi của các mục tiêu quân sự quốc gia đã được định sẵn.
Khoa học Chiến lược Quân sự (zhanluexue), do Học viện Khoa học Quân sự (AMS) giới thiệu năm 1987, là một phương thức tiếp cận chiến lược "chiến tranh cục bộ" với mục đích tấn công, dựa trên Chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, kết hợp giữa chiến tranh chiến hào và chiến tranh chớp nhoáng với tác chiến phối hợp quân binh chủng để đối phó với cuộc xâm lược có thể xảy ra từ phía Liên Xô.
Ngược lại, phiên bản năm 1999 của Khoa học Quân sự đã đề cập đến một phương thức tiếp cận chiến lược bao trùm hơn dựa trên việc chuẩn bị tiến hành một loạt những "cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ hiện đại" (gaojishu tiaojian xia jubu zhanzheng) mà rất khác nhau về mục đích, cường độ và tính chất ác liệt. Hai công trình nghiên cứu khác trong năm đó, một của Đại tướng Zhang Wannian và một của Đại tướng Ma Baoan lần lượt có tiêu đề là Các vấn đề quân sự thế giới đương đại và Quốc phòng Trung Quốc (Dangdai Shijie Junshi Yu Zhongguo Guofang) và Hướng dẫn nghiên cứu lý thuyết chiến lược (Zhanlue Lilun Xuexi Zhinan), là những sự bổ sung khía cạnh công nghệ cho luận điểm này.
Những bài phê bình về Chiến tranh vùng Vịnh 1991 và Kosovo 1999 thay vào đó sẽ là những minh chứng sống động. Việc Mỹ tăng cường "chiến lược con trăn" và tranh giành những gì tốt đẹp nhất của hai thế giới thông qua việc sử dụng có chọn lựa "Học thuyết Monroe", chính sách "Mở cửa", và "Học thuyết Truman" được các giảng viên trích dẫn như là một ví dụ tiêu cực trong việc xác định mục tiêu cho chiến lược.  Hướng dẫn nghiên cứu lý thuyết chiến lược (Zhanlue Lilun Xuexi Zhinan), do Đại học Quốc phòng Trung Quốc xuất bản năm 2002, thể hiện quan điểm nhất quán của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về bản chất và đặc điểm của khái niệm "chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ cao hiện đại".
----
Nguồn: Viện Tư vấn Chiến lược, Chính trị, An ninh và Kinh tế
Người dịch: Công Định