15/07/2011 06:25
(VTC News) - Với
người Việt Nam, công dụng của trầm, kỳ rất khiêm tốn. Tính dược liệu thì
chỉ là nấu nước như trà uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị một số bệnh
đơn giản. Về mặt mỹ nghệ thì cũng không có gì đặc sắc, chỉ được điêu
khắc làm tượng, một số sản phẩm trang trí, chế tác đồ trang sức, nhiều
nhất là vòng đeo tay, tràng hạt cho những người tu hành dùng. Phần lớn
trầm hương ở Việt Nam được dùng để làm nhang đốt cho thơm.
Kỳ 3:
Theo nghiên cứu của GS-TS. Đinh Xuân Bá, thị trường trầm hương trên thế giới khá rộng lớn, khắp các châu lục đều dùng. Trung Đông là nơi dùng nhiều trầm hương nhất vì họ thích mùi trầm. Người theo đạo Hồi bôi trầm hương vào người như nước hoa. Vào các nhà thờ thì thấy mùi trầm đặc quánh. Đến tấm thảm để quỳ khi hành lễ cũng được tẩm tinh dầu trầm.
Người Trung Đông tin vào khả năng trừ tà khí của trầm hương, nên công nhân, kỹ sư trong các hầm mỏ, khu vực khai thác, chế biến dầu đều sử dụng tinh dầu trầm. Trước khi làm việc, họ bôi dầu trầm lên người như phụ nữ bôi kem dưỡng da khi ra nắng. Ngoài ra, trầm hương được dùng để bảo quản xác chết, chống lại sự phân rã, bốc mùi trong điều kiện rất nóng của vùng Trung Đông. Tóm lại, với người Trung Đông, trầm hương là thứ thông dụng, dùng hàng ngày, nên không thể nói nó đắt đỏ, hoặc có tác dụng thần thánh gì cả. Họ thường sử dụng trầm hương loại 6,7 thậm chí là 8, giá chỉ vài USD đến vài chục USD một lít.
Ấn Độ cũng là thị trường tiêu thụ trầm hương rất lớn, và cũng là nước xuất khẩu loại hương liệu này. Nhưng tác dụng chính của trầm hương là sử dụng trong… thiêu xác. Khi hỏa thiêu gần xong, họ rắc bột trầm vào đống tro cốt đang nóng rẫy cho mùi thơm bốc lên, rồi mang tro cốt về thờ.
Thị trường châu Âu dùng trầm hương trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa. Trong những lọ nước hoa đắt tiền của Pháp không thể thiếu trầm hương, nhưng tinh dầu trầm không phải là thứ trọng tâm, mà nó chỉ là chất định hương, có tác dụng giữ mùi hương lưu lại lâu hơn khi sử dụng. Vậy nên, một lọ nước hoa chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu trầm. Một nhà máy, một năm sử dụng lượng trầm hương không đáng kể. Trong hoàn cảnh nguồn nguyên liệu khá dồi dào, mà sử dụng lượng trầm hương ít như vậy, thì khó có lý do gì để trầm hương đắt đỏ.
Theo GS. Đinh Xuân Bá, kỳ nam hầu như không được biết đến ở Trung Đông, Ấn Độ và châu Âu, bởi vì họ không có nhu cầu sử dụng. Qua theo dõi của ông Bá, kỳ nam được xuất chủ yếu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và một ít sang Trung Quốc.
Tìm hiểu từ giới buôn kỳ nam sang các thị trường này, thì có tin đồn rằng, Đài Loan, Trung Quốc dùng kỳ nam để chế thuốc Bắc, còn họ chế thuốc gì thì những người buôn bán kỳ nam thạo tin nhất cũng không biết. Thị trường Nhật Bản có một thời rộ lên phong trào dùng rượu ngâm với kỳ nam, mà người Nhật gọi là “kỳ nam tửu” và dùng bột kỳ nam tẩm ướp gà để nướng ăn, gọi là “kỳ nam kê”. Như vậy, kỳ nam được dùng ở những thị trường này cũng rất bình thường, không có gì đặc sắc, do đó cũng khó có thể ngờ được rằng, kỳ nam lại đắt khủng khiếp như vậy.
Như đã nói ở kỳ trước, GS-TS. Đinh Xuân Bá đã có hàng chục công trình nghiên cứu về trầm, kỳ. Các công trình khoa học của ông được viết bằng tiếng Anh và chủ yếu để người nước ngoài sử dụng. Ông và các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc kích cảm tạo trầm bằng phương pháp nhân tạo từ rất lâu rồi. Các nhà khoa học trên thế giới tìm ra chất gì có trong trầm hương, ông cũng đã tìm ra, thậm chí tìm được nhiều hơn họ.
Mấy chục năm nghiên cứu, GS. Đinh Xuân Bá đã có tương đối đầy đủ cơ sở dữ liệu về các hoạt chất của tinh dầu trầm. Cơ sở dữ liệu hoạt chất được thống kê từ các trung tâm nghiên cứu uy tín của Mỹ, Nhật, Thái Lan, Malaisia, Ấn Độ… cũng không khác mấy với cơ sở dữ liệu các hoạt chất ông tìm ra. Dựa vào cơ sở dữ liệu về các hoạt chất này, sẽ thấy được tác dụng, giá trị của trầm hương. Thế nhưng, có một thực tế là các hoạt chất sinh học này cũng không có giá trị lớn.
Hầu hết các hoạt chất sinh học có trong trầm hương thì cũng có trong kỳ nam. Riêng kỳ nam, duy nhất một hoạt chất sinh học mà nhà khoa học Nhật Bản vừa tìm ra, thì GS. Đinh Xuân Bá chưa tìm thấy.
Từ trang web www.sciencedirect.com, GS. Đinh Xuân Bá bỏ ra 30USD, để tải về một công trình nghiên cứu của các giáo sư Nhật Bản. Theo đó, tháng 12-2001, các nhà khoa học của Instilute of Natural Medicine, University of Toyama (Nhật Bản) đã mua 4,52g kỳ nam (trầm hương loại tốt nhất) của sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa.
Mới đây, các giáo sư của cơ quan này đã tìm ra một sesquiterpene mới cùng với cấu trúc và chứng minh trong phòng thí nghiệm hiệu ứng kích cảm của nó trên quá trình sinh trưởng của “chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh” BDNF.
GS. Đinh Xuân Bá và các nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy 7 sesquiterpene trong 19 hoạt chất sinh học có trong trầm, kỳ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa tìm thấy sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật công bố mới đây.
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, hoạt chất này có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến thiếu hụt BDNF khiến con người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, tự kỷ ám thị, mất trí nhớ, Parkinson…
Không cần các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra chất này, ông Bá cũng tin rằng kỳ nam có tác dụng an thần. Tác dụng an thần được ghi rõ trong một số sách Đông y, chỉ có điều ông chưa chứng minh được bằng khoa học mà thôi.
Việc các nhà khoa học tìm thấy hoạt chất này trong mẩu kỳ nam mua ở Khánh Hòa không có nghĩa là hoạt chất này sẽ có ở trong các loại trầm, kỳ. Rất nhiều cây có hoạt chất sinh học. Nhưng quá trình sinh tổng hợp và tích lũy các hoạt chất sinh học không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền (họ, chi, loài, thứ…) mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, sinh thái, thảm thực vật và môi trường sống. GS. Đinh Xuân Bá coi đây là tín hiệu mừng, bởi nhờ vào sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra, có thể là một dấu hiệu để phân biệt kỳ nam với các cấp độ trầm hương khác, hoặc phân biệt trầm hương Việt Nam với các nước khác một cách rõ ràng, chính xác và khoa học.
Mặc dù các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra chất bí ẩn trong kỳ nam Việt Nam, song điều đó cũng không khẳng định giá trị đắt như vàng ròng của thứ lâm sản vô cùng quý hiếm này.
Thông thường, khi loại cây cỏ gì đắt, người ta thường nghĩ ngay đến tác dụng thần kỳ của nó trong việc chữa những căn bệnh quái ác, chẳng hạn như ung thư, HIV… Người giàu sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua cốt mong chữa khỏi bệnh. Nếu có khả năng chữa những loại bệnh mà nền y học hiện đại bó tay, thì quả thực, giá trị của những thứ đó là không đo đếm được.
Mới đây, ngày 30-6-1011,văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã công bố một phát minh mới của 4 nhà khoa học tại Đại học Y Đài Bắc với nội dung: “Dùng chất chiết của vỏ cây dó trầm để điều trị ung thư”. Tác giả của các phát minh này là Chinh – Chiung Wang, Lih – Geeng Chen, Ting – Lin Chang và Chi – Ting Hsieh.
Các nhà khoa học này chứng minh được rằng có thể phân lập cucurbitacins trong vỏ cây dó trầm (Aquilaria Agallocha Roxb) và chỉ ra phương pháp dùng chất chiết trong vỏ cây dó trầm nói trên để diệt tế bào ung thư, đề phòng và chữa ung thư.
Ngoài ra, các nhà khoa học của Việt Nam cũng mới tìm ra hoạt chất mangiferin có khả năng tiêu diệt trực tiếp viruts Herpes simlex, virus Sitomegalo, kích thích cơ thể sản sinh interfevon, giúp cơ thể tăng khả năng chống lại các bệnh có nguồn gốc viruts. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng hạ đường huyết.
Như vậy, hai phát hiện này rất quan trọng, bởi nó điều trị những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến. Tuy nhiên, các hoạt chất trên được phát hiện không phải trong trầm hương và kỳ nam, mà ở vỏ cây và lá cây dó bầu. Vậy thì vỏ và lá cây dó bầu phải có giá trị hơn trầm, kỳ chứ nhỉ?
Tin liên quan |
Kỳ 3:
Theo nghiên cứu của GS-TS. Đinh Xuân Bá, thị trường trầm hương trên thế giới khá rộng lớn, khắp các châu lục đều dùng. Trung Đông là nơi dùng nhiều trầm hương nhất vì họ thích mùi trầm. Người theo đạo Hồi bôi trầm hương vào người như nước hoa. Vào các nhà thờ thì thấy mùi trầm đặc quánh. Đến tấm thảm để quỳ khi hành lễ cũng được tẩm tinh dầu trầm.
GS. Đinh Xuân Bá giữa trang trại dó bầu của mình ở Hà Tĩnh. |
Người Trung Đông tin vào khả năng trừ tà khí của trầm hương, nên công nhân, kỹ sư trong các hầm mỏ, khu vực khai thác, chế biến dầu đều sử dụng tinh dầu trầm. Trước khi làm việc, họ bôi dầu trầm lên người như phụ nữ bôi kem dưỡng da khi ra nắng. Ngoài ra, trầm hương được dùng để bảo quản xác chết, chống lại sự phân rã, bốc mùi trong điều kiện rất nóng của vùng Trung Đông. Tóm lại, với người Trung Đông, trầm hương là thứ thông dụng, dùng hàng ngày, nên không thể nói nó đắt đỏ, hoặc có tác dụng thần thánh gì cả. Họ thường sử dụng trầm hương loại 6,7 thậm chí là 8, giá chỉ vài USD đến vài chục USD một lít.
Ấn Độ cũng là thị trường tiêu thụ trầm hương rất lớn, và cũng là nước xuất khẩu loại hương liệu này. Nhưng tác dụng chính của trầm hương là sử dụng trong… thiêu xác. Khi hỏa thiêu gần xong, họ rắc bột trầm vào đống tro cốt đang nóng rẫy cho mùi thơm bốc lên, rồi mang tro cốt về thờ.
Cây gió bầu cho nhiều trầm trưng bày ở triển lãm sinh vật cảnh 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. |
Thị trường châu Âu dùng trầm hương trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa. Trong những lọ nước hoa đắt tiền của Pháp không thể thiếu trầm hương, nhưng tinh dầu trầm không phải là thứ trọng tâm, mà nó chỉ là chất định hương, có tác dụng giữ mùi hương lưu lại lâu hơn khi sử dụng. Vậy nên, một lọ nước hoa chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu trầm. Một nhà máy, một năm sử dụng lượng trầm hương không đáng kể. Trong hoàn cảnh nguồn nguyên liệu khá dồi dào, mà sử dụng lượng trầm hương ít như vậy, thì khó có lý do gì để trầm hương đắt đỏ.
Theo GS. Đinh Xuân Bá, kỳ nam hầu như không được biết đến ở Trung Đông, Ấn Độ và châu Âu, bởi vì họ không có nhu cầu sử dụng. Qua theo dõi của ông Bá, kỳ nam được xuất chủ yếu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và một ít sang Trung Quốc.
GS. Đinh Xuân Bá và khối kỳ nam lớn. |
Tìm hiểu từ giới buôn kỳ nam sang các thị trường này, thì có tin đồn rằng, Đài Loan, Trung Quốc dùng kỳ nam để chế thuốc Bắc, còn họ chế thuốc gì thì những người buôn bán kỳ nam thạo tin nhất cũng không biết. Thị trường Nhật Bản có một thời rộ lên phong trào dùng rượu ngâm với kỳ nam, mà người Nhật gọi là “kỳ nam tửu” và dùng bột kỳ nam tẩm ướp gà để nướng ăn, gọi là “kỳ nam kê”. Như vậy, kỳ nam được dùng ở những thị trường này cũng rất bình thường, không có gì đặc sắc, do đó cũng khó có thể ngờ được rằng, kỳ nam lại đắt khủng khiếp như vậy.
Ở Việt Nam, kỳ nam được chế tác thành chuỗi đeo tay hoặc chuỗi đeo cổ. |
Như đã nói ở kỳ trước, GS-TS. Đinh Xuân Bá đã có hàng chục công trình nghiên cứu về trầm, kỳ. Các công trình khoa học của ông được viết bằng tiếng Anh và chủ yếu để người nước ngoài sử dụng. Ông và các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc kích cảm tạo trầm bằng phương pháp nhân tạo từ rất lâu rồi. Các nhà khoa học trên thế giới tìm ra chất gì có trong trầm hương, ông cũng đã tìm ra, thậm chí tìm được nhiều hơn họ.
Mấy chục năm nghiên cứu, GS. Đinh Xuân Bá đã có tương đối đầy đủ cơ sở dữ liệu về các hoạt chất của tinh dầu trầm. Cơ sở dữ liệu hoạt chất được thống kê từ các trung tâm nghiên cứu uy tín của Mỹ, Nhật, Thái Lan, Malaisia, Ấn Độ… cũng không khác mấy với cơ sở dữ liệu các hoạt chất ông tìm ra. Dựa vào cơ sở dữ liệu về các hoạt chất này, sẽ thấy được tác dụng, giá trị của trầm hương. Thế nhưng, có một thực tế là các hoạt chất sinh học này cũng không có giá trị lớn.
Đục lỗi trên thân cây dó bầu để tạo trầm. |
Cây gió bầu tiết nhựa bảo vệ vết thương và tạo thành trầm. |
Hầu hết các hoạt chất sinh học có trong trầm hương thì cũng có trong kỳ nam. Riêng kỳ nam, duy nhất một hoạt chất sinh học mà nhà khoa học Nhật Bản vừa tìm ra, thì GS. Đinh Xuân Bá chưa tìm thấy.
Từ trang web www.sciencedirect.com, GS. Đinh Xuân Bá bỏ ra 30USD, để tải về một công trình nghiên cứu của các giáo sư Nhật Bản. Theo đó, tháng 12-2001, các nhà khoa học của Instilute of Natural Medicine, University of Toyama (Nhật Bản) đã mua 4,52g kỳ nam (trầm hương loại tốt nhất) của sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa.
Mới đây, các giáo sư của cơ quan này đã tìm ra một sesquiterpene mới cùng với cấu trúc và chứng minh trong phòng thí nghiệm hiệu ứng kích cảm của nó trên quá trình sinh trưởng của “chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh” BDNF.
Ông Jitsuo Tanaka (người Nhật) và khối trầm hương của ông Bá. |
GS. Đinh Xuân Bá và các nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy 7 sesquiterpene trong 19 hoạt chất sinh học có trong trầm, kỳ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa tìm thấy sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật công bố mới đây.
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, hoạt chất này có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến thiếu hụt BDNF khiến con người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, tự kỷ ám thị, mất trí nhớ, Parkinson…
Không cần các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra chất này, ông Bá cũng tin rằng kỳ nam có tác dụng an thần. Tác dụng an thần được ghi rõ trong một số sách Đông y, chỉ có điều ông chưa chứng minh được bằng khoa học mà thôi.
Việc các nhà khoa học tìm thấy hoạt chất này trong mẩu kỳ nam mua ở Khánh Hòa không có nghĩa là hoạt chất này sẽ có ở trong các loại trầm, kỳ. Rất nhiều cây có hoạt chất sinh học. Nhưng quá trình sinh tổng hợp và tích lũy các hoạt chất sinh học không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền (họ, chi, loài, thứ…) mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, sinh thái, thảm thực vật và môi trường sống. GS. Đinh Xuân Bá coi đây là tín hiệu mừng, bởi nhờ vào sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra, có thể là một dấu hiệu để phân biệt kỳ nam với các cấp độ trầm hương khác, hoặc phân biệt trầm hương Việt Nam với các nước khác một cách rõ ràng, chính xác và khoa học.
Kỳ nam loại cấp độ giá 5. |
Mặc dù các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra chất bí ẩn trong kỳ nam Việt Nam, song điều đó cũng không khẳng định giá trị đắt như vàng ròng của thứ lâm sản vô cùng quý hiếm này.
Thông thường, khi loại cây cỏ gì đắt, người ta thường nghĩ ngay đến tác dụng thần kỳ của nó trong việc chữa những căn bệnh quái ác, chẳng hạn như ung thư, HIV… Người giàu sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua cốt mong chữa khỏi bệnh. Nếu có khả năng chữa những loại bệnh mà nền y học hiện đại bó tay, thì quả thực, giá trị của những thứ đó là không đo đếm được.
Mới đây, ngày 30-6-1011,văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã công bố một phát minh mới của 4 nhà khoa học tại Đại học Y Đài Bắc với nội dung: “Dùng chất chiết của vỏ cây dó trầm để điều trị ung thư”. Tác giả của các phát minh này là Chinh – Chiung Wang, Lih – Geeng Chen, Ting – Lin Chang và Chi – Ting Hsieh.
Các nhà khoa học này chứng minh được rằng có thể phân lập cucurbitacins trong vỏ cây dó trầm (Aquilaria Agallocha Roxb) và chỉ ra phương pháp dùng chất chiết trong vỏ cây dó trầm nói trên để diệt tế bào ung thư, đề phòng và chữa ung thư.
Mẩu kỳ nam nhỏ bằng ngón tay này cũng có giá cả ngàn USD. |
Ngoài ra, các nhà khoa học của Việt Nam cũng mới tìm ra hoạt chất mangiferin có khả năng tiêu diệt trực tiếp viruts Herpes simlex, virus Sitomegalo, kích thích cơ thể sản sinh interfevon, giúp cơ thể tăng khả năng chống lại các bệnh có nguồn gốc viruts. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng hạ đường huyết.
Như vậy, hai phát hiện này rất quan trọng, bởi nó điều trị những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến. Tuy nhiên, các hoạt chất trên được phát hiện không phải trong trầm hương và kỳ nam, mà ở vỏ cây và lá cây dó bầu. Vậy thì vỏ và lá cây dó bầu phải có giá trị hơn trầm, kỳ chứ nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét