Lý Quang Diệu nhận xét về tân lãnh tụ Trung Quốc
- Lý Quang Diệu & John Thorton
Hỏi : Ngài nhìn nhận thế nào và có hy vọng gì đối với thế hệ mới nhà lãnh đạo Trung Quốc ?
Đáp : Mỗi thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đều mong muốn có những sáng tạo khác trước tại nước này. Thời Đặng Tiểu Bình,
ông cố gắng ổn định Trung Quốc. Ông Giang Trạch Dân thì tiến hành củng
cố và phát triển. Ông Hồ Cẩm Đào dốc sức vào xã hội hài hòa, cải thiện
tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Tôi rất tin tưởng vị lãnh tụ sắp tới của Trung Quốc sẽ để lại cho sự phát triển Trung Quốc dấu ấn và di sản của mình khác với người tiền nhiệm. Chúng ta có thể đoán, nhưng
rất có thể đoán sai. Song nếu nhất định phải đoán thì có thể khẳng định
mục tiêu nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc theo đuổi là đưa xã hội, giáo
dục và kinh tế Trung Quốc lên một tầng cao mới, để cho người
Trung Quốc có mức sống cao hơn. Muốn đạt được mục tiêu đó trong 10 năm
tới, nhà lãnh đạo này sẽ gặp khá nhiều khó khăn (nguyên văn: có mức độ
khó khăn tương đối).
Hỏi : Ngài có dự đoán gì về Trung Quốc ?
Đáp : Do có ít xáo động xã hội nên GDP Trung Quốc sẽ tiếp tụctăng trưởng
9-10% mỗi năm. Sau 10 năm nữa, rất có thể họ sẽ đuổi kịp Mỹ; 20 năm
sau, khẳng định Trung Quốc sẽ đuổi kịp mức GDP của Mỹ. Nhưng Trung Quốc
quá lớn, mỗi một vấn đề sẽ bị phóng đại 1,3 tỷ lần, cho nên khẳng định
GDP bình quân đầu người Trung Quốc sẽ còn ở mức khá thấp. Ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế sẽ tiếp tụctăng; do có quy mô 1,3 tỷ dân nên ảnh hưởng của Trung Quốc khó có thể bị coi nhẹ. Thị trường Trung Quốc có sức hút lớn; người Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan
và Singapore đều sẽ tận sức đáp cỗ xe xuôi chiều gió của Trung Quốc, sẽ
đầu tư vào Trung Quốc, sẽ làm ăn với Trung Quốc. Singapore cũng sẽ làm
như vậy.
Qua mối quan hệ với ông Tập Cận Bình, tôi cho rằng ông ấy là một nhà lãnh đạo thông minh như các lãnh tụ Trung Quốc khác. Tuy thiếu sự vui vẻ thân mật (nguyên văn: bonhomie) của ông Giang Trạch Dân nhưng ông Tập lại không nặng hình thức (nguyên văn: formalistic) như ông Hồ Cẩm Đào.[1]
Hỏi : Quan điểm của Ngài đối với cuộc cải cách chính trị của Trung Quốc ?
Đáp : Sự phát triển công nghệ đã hạn chế lực kiểm soát của chính phủ đối với thông tin, cho nên mô thức cai trị của Trung Quốc sẽ có thay đổi. Chúng ta đã ở vào thời đại iPad và mạng. Thế nhưng tham vọng muốn kiểm soát tin tức vẫn còn tiếp tục, đó là thói quen cũ. Song họ sẽ ngày càng phát hiện có rất nhiều chuyện ở ngoài tầm kiểm soát của họ ; luật chơi đã thay đổi.
Hỏi : Triển vọng về mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ ?
Đáp : Nếu đứng từ góc độ Trung Quốc để xem xét thì tôi sẽ giữ mối quan hệ ổn định với Mỹ, bởi lẽ Trung Quốc vẫn còn cần đến
khoa học kỹ thuật và đầu tư của Mỹ. Trung Quốc là quốc gia theo đuổi sự
thống nhất, còn Mỹ thì cực kỳ đa nguyên hóa. Tình hình đa nguyên hóa
của Mỹ làm cho họ có sức mạnh vĩ đại; sự va chạm giữa các cách suy nghĩ
sinh ra sức lãnh đạo tư duy [nguyên văn : sản sinh tư duy lãnh đạo lực].
Trung Quốc tất phải học Mỹ cách làm được như thế. Hệ thống của Trung
Quốc làm cho tất cả mọi người đều tiến bước theo cùng một nhịp trống.
Hỏi : Nếu Ngài là người Mỹ, Ngài sẽ nhìn nhận Trung Quốc ra sao ?
Đáp : Mỹ không thể nào ngăn Trung
Quốc trỗi dậy. Kẻ duy nhất có thể ngăn được Trung Quốc chính là bản
thân Trung Quốc. Trừ phi anh tuyên chiến với Trung Quốc, tiến hành trừng
phạt kinh tế; nhưng những cái đó đều gây thiệt hại (cho chính mình).
Giả thử Trung Quốc không xuất hiện vấn đề gì thì Mỹ tất sẽ phải cùng tồn
tại với một Trung Quốc lớn mạnh hơn. Trước Trung Quốc, chưa có quốc gia
nào mạnh tới mức có thể thách thức Mỹ. Nhưng Trung Quốc đủ lớn mạnh;
sau đây 20-30 năm, Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng ngồi bên chiếc bàn cường
quốc thế giới.
Hỏi : Trung Quốc nên xử lý mối quan hệ với các nướcchâu Á-Thái Bình Dương như thế nào ?
Đáp : Mỹ
vẫn còn ưu thế (tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương). Nếu đưa các quốc
gia này vào hệ thống của Mỹ thì Mỹ sẽ có một thị trường lớn hơn. Các
hiệp định thương mại tự do khu vực sẽ có thể đưa những quốc gia này vào hệ thống đó. Nhưng Quốc hội Mỹ không tán thành các hiệp định thương mại tự do khu vực ấy, cách làm này rất thiển cận. Nếu cứ tiếp tục
theo hướng đó thì các quốc gia này sẽ ngả theo Trung Quốc, bởi vì chúng
tôi có thể được lợi từ đấy (từ phía Trung Quốc). Điều này không thay
đổi bởi lý do chúng tôi là người Hoa nói tiếng Hoa.
Hỏi : Ngài
tỏ ra lạc quan về tương lai của Trung Quốc và về mối quan hệ giữa Trung
Quốc với các quốc gia xung quanh. Nhưng giả thử nếu Trung Quốc xuất
hiện vấn đề thì nơi nào sẽ có khả năng nhất phát sinh vấn đề ?
Đáp : Trung
Quốc là một quốc gia rộng lớn, có sự khác biệt một trời một vực giữa
các đô thị vùng ven biển với các đô thị nội địa, giữa các tầng lớp xã
hội. Trung Quốc sẽ đứng trước sự bất mãn nhiều hơn. Từ truyền hình nhà nước
Trung Quốc, Thành Đô và các vùng hẻo lánh xa xôi khác đều có thể nhìn
thấy Bắc Kinh. Họ thấy Bắc Kinh có sân vận động Olympic hùng vĩ do các
kiến trúc sư giỏi nhất thế giới thiết kế xây dựng. Nhưng nếu Vân Nam và
các nơi khác nhìn thấy những kiến trúc như vậy, họ sẽ nghĩ, rốt cuộc
mình được cái gì nhỉ.
Hỏi : Trung Quốc có thể học được gì từ Singapore ? Phải chăng Trung Quốc sẽ đi con đường kiểu Singapore ?
Đáp : Không thể nói thế được. Trung Quốc là nước lớn; trời thì cao mà vua thì xa, các tỉnh và các huyện đều có vua của mình [2].
Ghi chú của người dịch :
[1] Trong bản tiếng TQ là “Ông Giang Trạch Dân có ấn tượng sâu sắc về ông Tập Cận Bình nhưng ông Tập lại không gò ép mình [chữ Hán là câu thúc] như ông Hồ Cẩm Đào » Chúng tôi dùng câu trong bản tiếng Anh vì thấy hợp lý hơn.
[2] Bản tiếng Anh: Núi thì cao mà vua thì xa.
Nguồn :
zaobao.com 11/7/2011
Nguyên Hải
< Lùi | Tiếp theo > |
---|
Các bài mới đăng:
- Chủ nghĩa Kinh nghiệm, Ngữ nghĩa học và Hữu thể luận (15/07/2011)
Các bài viết khác:
- Điều gì đang thực sự xảy ra trên Biển Đông? (12/07/2011)
- Chết dưới tay Trung Quốc, hay là: Trung Quốc, những hiểm họa (Kỳ 3) (12/07/2011)
- Kinh tế thế giới vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng (10/07/2011)
- Biển Đông: vùng biển chung chỉ dành riêng cho Trung Quốc? (10/07/2011)
- Chết dưới tay Trung Quốc, hay là: Trung quốc, những hiểm họa (Kỳ 2) (10/07/2011)
- Tác động của sự cạnh tranh Mỹ - Trung đối với tình hình Thái Lan sau bầu cử (09/07/2011)
- Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn về ngoại giao? (09/07/2011)
- Khi Trung Quốc du nhập chủ nghĩa tư bản (09/07/2011)
- Khi Trung Quốc trở thành số Một thế giới (08/07/2011)
- Người Mỹ gốc Hoa và Do Thái (08/07/2011)
- Rồng Trung Hoa đang tiến về phương Tây (07/07/2011)
- Chết dưới tay Trung Quốc, hay là: Trung Quốc - những hiểm họa(Kỳ 1) (07/07/2011)
- Thế giới sẽ làm gì khi Trung Hoa trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới? (06/07/2011)
- Thụy Sĩ: Giàu mà căn cơ tiết kiệm (28/06/2011)
- Dư âm Hội thảo Biển Đông (27/06/2011)
- Viết từ Trung Quốc (27/06/2011)
- Tương lai của lục địa Á - Âu ở Biển Đông (24/06/2011)
- Mỹ ủng hộ Philippines khi căng thẳng trên biển Đông bùng phát (24/06/2011)
- Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông (22/06/2011)
- TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông (21/06/2011)
- Tranh chấp Biển Đông: Ngoại giao có át được tiếng súng? (20/06/2011)
- Phương Tây với chuyện tiếu lâm (17/06/2011)
- Chè xanh Trung Quốc chứa chất gây ung thư (16/06/2011)
- Sự Biến đổi Vĩ đại của Trung Đông Âu: Thành công và Thất vọng (Kỳ cuối) (15/06/2011)
- Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc (14/06/2011)
- Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổ (14/06/2011)
- Các mối đe doạ an ninh đang nổi lên định hình lại sự trỗi dậy của Trung Quốc (14/06/2011)
- Sự Biến đổi Vĩ đại của Trung Đông Âu: Thành công và Thất vọng*(Kỳ 1) (14/06/2011)
- Báo chí Nhật cổ vũ hợp tác với ĐNA cảnh giới Trung Quốc (13/06/2011)
- Sai lầm của TQ trong tranh chấp Biển Đông (13/06/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét