Thừa cơ thôn tính Hoàng Sa không có giá trị pháp lý cho yêu sách của TQ
(GDVN) - Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc
chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến
chương LHQ.
- Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ
- Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa
- Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa
- Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền
- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa
Tiếp theo bài 5 "Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ"
trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ
Trần Công Trục gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam dịp 40 năm
Trung Quốc (TQ) thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. |
Trong bối cảnh cuộc kháng chiến thống nhất Tổ quốc của dân
tộc Việt Nam bước vào giai đoạn nước rút, TQ đã lợi dụng hoàn cảnh đó để
dùng vũ lực đánh chiếm nốt phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Nhìn nhận
sự kiện này dưới bình diện của luật pháp quốc tế có thể khẳng định:
Một là, hành động đánh chiếm các đảo trong quần đảo ở Biển
Đông bằng vũ lực là một sự vi phạm nghiêm trọng điều 2 khoản 4 của Hiến
chương Liên Hiệp Quốc, trong đó cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác.
Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên hợp quốc là
một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước
thành viên của Tổ chức Liên hợp quốc, trong đó có TQ, phải tuân thủ.
Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị
quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc
trong đó quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ không đe doạ hay sử dụng vũ
lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hay
(coi đe doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp
quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan
đến biên giới của các quốc gia”.
Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa. |
Hai là, hành động TQ dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Đông
của quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo
này năm 1974 thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam.
Ba là, theo luật pháp quốc tế việc TQ sử dụng vũ lực để
chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để
khẳng định chủ quyền của TQ đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để
chiếm đoạt.
Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc được trích dẫn ở trên đã nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không
thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái
với các quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không
thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng
vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt
được bằng đe doạ hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp
pháp”.
Hành động xâm lược nói trên không bổ sung vào bộ hồ sơ pháp
lý về yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông. Những hành động như vậy đã
bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ và chắc chắn sẽ bị các toà án quốc
tế bác bỏ một khi chúng được đưa ra tòa án quốc tế nhằm minh chứng cho
yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông.
Đón đọc Bài 7: Ts Trần Công Trục: Muốn giữ chủ quyền phải đoàn kết dân tộc, tự lực cánh sinh.
Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng
(PetroTimes) - Mặc dù Trung Quốc luôn ra sức tuyên
truyền về cuộc chiến xâm lược cách đây 40 năm đối với quần đảo Hoàng Sa,
nhưng từ lâu, dư luận quốc tế và khu vực đã sớm nhìn rõ dã tâm của Bắc
Kinh.
Nhiều tư liệu đã và đang được giải mật chứng minh, Trung Quốc manh nha
âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX và tham
vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh đã lộ rõ khi nước này xua quân
đánh chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp
của Việt Nam.
Hơn 1 năm trước (5/8/2012), Tân Hoa xã từng đưa tin, Chủ tịch Mao Trạch
Đông là người ra lệnh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam. Ngày 9/8/2012, tờ Nhân dân nhật báo đăng bài thuật lại cuộc chiến
này, trong đó điểm mặt 6 chỉ huy trực tiếp hoạch định và chỉ đạo tác
chiến lực lượng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Một số chỉ huy kể trên như
Vương Xương Thái, thường xuyên được giới truyền thông Trung Quốc và một
số đơn vị quân đội mời nói chuyện, tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề
Biển Đông và trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thông qua Vương Xương
Thái, dư luận được biết, có tới 12 chỉ huy quân đội Trung Quốc trực tiếp
tham gia đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chủ tịch Mao Trạch Đông (chủ tịch của China)
Tân Hoa xã cho biết, đầu năm 1974, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng
Chu Ân Lai cùng Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp
để bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng khi đó giới
truyền thông Trung Quốc lại cố tình bóp méo sự thật lịch sử với cái gọi
là “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”. Tuy nhiên, khi Trung Quốc
tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của mình, Chính phủ
cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và chính quyền Việt Nam cộng hòa
đều bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, và vô hiệu của Bắc Kinh.
Và thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh trong việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam (nhận được sự đồng tình của Mỹ), ngày 15/1/1974, chính
quyền Việt Nam cộng hòa đã điều 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm
đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) thuộc quần đảo Hoàng Sa
để tăng cường phòng thủ và bắn pháo vào đảo Hữu Nhật, nơi Trung Quốc
vừa cắm trộm cờ.
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã
giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh. Cũng trong ngày
17/1/1974, binh lính của Hạm đội Nam Hải đã phối hợp với quân thuộc quân
khu Hải Nam tiến ra 3 đảo Tấn Liễu, Thâm Hàng và Quảng Kim của quần đảo
Hoàng Sa. Ngay trong đêm 17/1/1974, khi nhận báo cáo tình hình từ
Trường Lý Lực, Phó cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu quân
đội Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã cùng với Nguyên soái Diệp Kiếm
Anh làm báo cáo khẩn gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông đề nghị điều quân ra
đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa. Khi nhận được báo cáo khẩn do
Thủ tướng Chu Ân Lai và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh
đưa tới, Chủ tịch Mao Trạch Đông đắn đo, cân nhắc và không ngủ được bởi
10 giờ sáng hôm sau ông vẫn chưa ngủ dậy.
Sau khi ngủ dậy, Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp tục đọc báo cáo rồi suy
nghĩ khá lâu bởi ông khá quen thuộc tình hình quần đảo Hoàng Sa, cũng
như mọi động hướng tại đây của chính quyền Việt Nam cộng hòa mấy năm gần
đây. Và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Thủ tướng
Chu Ân Lai và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 2 chữ “Đồng ý”, đồng thời giao
cho Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực
tiếp chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Sau khi
nhận “thánh chỉ”, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng
Tiểu Bình đã điều binh khiển tướng, quyết đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Đích thân Thủ tướng Chu Ân Lai gọi điện cho Cục Tác chiến, hỏi chi tiết
tình hình quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Thủ tướng Chu Ân Lai còn sửa phương
án tác chiến do Cục Tác chiến soạn thảo, đồng thời trả lời Quân khu
Quảng Châu về việc điều động binh lực. 20 giờ ngày 17/1/1974, được sự ủy
nhiệm của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai chủ trì hội
nghị đánh Hoàng Sa với sự có mặt của các đơn vị hữu quan. Sau đó, mặc dù
trời đã khuya, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn chủ trì hội nghị Bộ Chính
trị và đề nghị Quân ủy Trung ương thành lập tổ lãnh đạo gồm 5 người do
Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đứng đầu, cùng Vương Hồng
Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên tham gia để xử
lý mọi công việc của Quân ủy Trung ương và tác chiến khẩn cấp. Sau khi
thống nhất các phương án, Thủ tướng Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn liên
danh báo cáo lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Một lần nữa Chủ tịch Mao Trạch
Đông đồng ý với kế hoạch đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Thủ tướng Chu Ân Lai (thủ tướng của China)
Theo mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Quân khu Quảng Châu điều tàu số
396, 389 thuộc Hạm đội quét thủy lôi của Hạm đội Nam Hải và tàu số 271,
274 thuộc Đại đội 73 săn tàu ngầm ở căn cứ Du Lâm, tiến vào vùng biển
gần quần đảo Vĩnh Lạc, Hoàng Sa. Đồng thời cử 4 Trung đội dân quân lần
lượt tiến vào đóng tại 3 đảo Tấn Liễu, Thâm Hàng, Quảng Kim. Ngoài ra,
Quân khu Quảng Châu còn điều tàu số 281, 282 thuộc Đại đội 74 săn tàu
ngầm tiến vào vùng gần đảo Vĩnh Hưng, Hoàng Sa làm nhiệm vụ chi viện; ra
lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải cử 2 máy bay
bay tuần tra trinh sát trên vùng trời đảo Vĩnh Lạc…
Sáng sớm ngày 19/1/1974, Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị Nguyên soái Diệp
Kiếm Anh triệu tập tổ lãnh đạo kể trên để thông báo quyết định bổ sung
thêm Tô Chấn Hoa vào tổ này nhằm nghiên cứu, thảo luận phương án tác
chiến cụ thể tại quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Thủ tướng Chu Ân Lai còn gọi
điện cho Bộ Tổng Tham mưu cho biết: hôm nay có khả năng khai hỏa, nên
quyết định thành lập tổ lãnh đạo để thay mặt Trung ương Đảng và Quân ủy
Trung ương giải quyết các vấn đề có liên quan tới tác chiến tại quần đảo
Hoàng Sa. Tổ lãnh đạo này gồm 6 người (Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình,
Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa) do Nguyên
soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách chung. Ngay sau đó, Phó
Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình cùng 4 thành
viên của tổ lãnh đạo đã tới Cục Tác chiến để trực tiếp chỉ huy cuộc
chiến đánh Hoàng Sa.
Khi đó tàu 396, 389 nhận lệnh ngăn chặn tàu khu trục Lý Thường Kiệt và
tàu hộ vệ Sóng nổi giận của chính quyền Việt Nam cộng hòa; còn tàu săn
tàu ngầm số 271, 274, 281 và 389 được lệnh giám sát 2 tàu khu trục Trần
Khánh Dư và Trần Bình Trọng của chính quyền Việt Nam cộng hòa. 10 giờ 25
phút sáng 19/1/1974, binh lính Trung Quốc khai hoả, đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, Trung Quốc tăng viện và bắn chìm
chiến hạm của hải quân chính quyền Việt Nam cộng hoà và cưỡng chiếm trái
phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi nghe tin tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam cộng hoà bị bắn chìm,
Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh khi đó đang chỉ huy tại
Cục Tác chiến đã ra lệnh chỉnh lý tình hình thành báo cáo ngắn để gửi
gấp lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau khi được Chủ tịch Mao Trach Đông
phê chuẩn, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người
quyết định đổ bộ tác chiến, chiếm 3 đảo San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân từ
tay chính quyền Việt Nam cộng hòa. Cuộc đổ bộ này bắt đầu từ chiều tối
ngày 19/1 và đến 9 giờ 35 ngày 20/1/1974, binh lính Trung Quốc đã chiếm
được 3 đảo nói trên.
Sau khi Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, chính
quyền Việt Nam cộng hòa đã thông qua Nguyễn Hữu Chí gửi kháng nghị lên
Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề này. Khi đó, Đại
sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Hoàng Hoa đã giảo biện cho hành động
xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh vừa tiến hành. Ngày 27/2/1974,
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: sẽ thả toàn bộ 48 sĩ quan, binh lính
của chính quyền Việt Nam cộng hòa và một sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt
trong cuộc chiến xâm lược trái phép quần đảo Hoàng Sa. Đến tháng 5/1974,
Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định điều gấp 3 tàu hộ vệ mang tên
lửa từ Hạm đội Đông Hải chi viện cho Hạm đội Nam Hải nhằm duy trì sự
chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đông Ngàn - Từ Sơn
NGUYÊN KHÍ – tác phẩm mới nhất của nhà văn Hoàng Minh Tường, tác giả tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần”, bị cấm xuất bản
Ghi chú: Được biết, cuốn sách này sẽ là cuốn đầu tiên NXB Dân Khí sẽ xuất bản trong tháng 1-2014.
Để biết về “NXB Dân Khí”, xin độc giả trở lại với Thông báo ngày 23-12-2013 của Diễn đàn Xã hội Dân sự.
—
Ngày 23 tháng 12 năm 2013, Cục trưởng
Cục Xuất bản Bộ Thông Tin TuyênTruyền chính thức thông báo với Giám đốc
NXB Tri Thức rút phép xuất bản tác phẩm Nguyên Khí của Nhà văn Hoàng
Minh Tường. Với lý do: 1- Bản thảo đã qua một vài nhà xuất bản nhưng bị
từ chối. 2- NXB Tri Thức không có chức năng xuất bản sách văn học, mà
Nguyên Khí thuộc thể loại tiểu thuyết. Không có văn bản. Vẫn thông báo
miệng như thủ đoạn thường thấy của hệ thống xuất bản báo chí và “
nền pháp quyền XHCN”(!)Nguyên khí là tác phẩm khảo luận lịch sử, cũng có thể gọi là Tiểu thuyết dã sử, viết theo khuynh hướng hậu hiện đại, luận về trí thức và quyền lực, kẻ sĩ và chế độ toàn trị mọi thời. Lần đầu tiên Hoàng Minh Tường viết tiểu thuyết lịch sử. Ông chọn sự kiện xảy ra quanh vụ án Lệ Chi Viên, dẫn tới đại thảm sát hai công thần triều Lê Sơ là Quan Thừa chỉ Hành khiển Nguyễn Trãi và quan Lễ nghi Học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Câu chuyện diễn ra chỉ trong vòng 27 ngày, từ 20 tháng 7, năm Nhâm tuất (1442), ngày Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao sinh hoàng tử Lê Tư Thành ( tức vua Lê Thánh Tông sau này), đến ngày 16 tháng 8 năm Nhâm tuất ( 1442), ngày Ức Trai và Lễ nghi Học sỹ cùng ba họ bị xử chém. Chỉ 27 ngày nhưng diễn ra bao nhiêu sự kiện, hiện ra bao nhiêu tính cách, số phận , dồn nén bao nhiêu mưu mô, thủ đoạn, bi kịch…
Sách được NXB Tri Thức đăng ký kế hoạch với Cục Xuất bản Bộ TTTT tháng 10/2013 và ngày 8 tháng 10 năm 2013 NXB Tri Thức ký hợp đồng số 22/2013/TG – NX BTrT “Thoả thuận viết và xuất bản sách” với tác giả.
Sau hai tháng biên tập và chế bản, ngày 28/11/2013,“ Nguyên khí” được đưa xuống nhà in ( trùng hợp với Hội thảo khoa học toàn quốc “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao – thực trạng và giải pháp” do Hội đồng Lý luận – phê bình VHNT TƯ và Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 27-28/11/2013). Nhưng chỉ ba ngày sau, An ninh văn hoá, khi phát hiện bản thảo của tác giả “Thời của Thánh Thần” nằm dưới nhà in, đã lệnh cho NXBTri Thức phải dừng việc in ấn, đưa tác phẩm về thẩm định. Và việc cấm sách, triệt kẻ sĩ đã xảy ra, như thông lệ của một hệ thống văn hoá toàn trị.
NGUYÊN KHÍ là tác phâmt thứ ba của Hoàng Minh Tường bị làm khó dễ trong việc xuất bản. Lần đầu là tiểu thuyết “Thuỷ Hoả Đạo Tặc”, hoàn thành năm 1982, nhưng bị nằm trong ngăn kéo các nhà xuất bản 15 năm, đến năm 1996, nhờ không khí đổi mới, tác phẩm mới được xuất bản, năm 1997 tác phẩm được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2008, Hoàng Minh Tường xuất bản tiểu thuyết “ Thời của Thánh Thần”. Ngay khi ra mắt bạn đọc, “ Thời của Thánh Thần” đã gây tiếng vang, như một “ tiếng nổ trong văn xuôi” ( bài đăng trên VNnet, tám giờ sau bị gỡ xuống), nhưng liền sau đó bị cấm lưu hành, bị đầu nậu in chui hàng vạn bản, gây thất thoát lớn cho Nhà xuất bản Hội Nhà văn và tác giả.
Nguồn tin : Trần Ai
Ảnh: Tác giả cùng GS Chu Hảo, TS Nguyễn Quang A tại Đền Lê Chi Viên, nơi thờ Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. (LB: sao mấy bác lại sờ hiện vật thế nhỉ?)