- Kim Jong Un cố trưng ra bộ mặt ổn định của Bình Nhưỡng (RFI) - Thông tín viên nhật báo Le Monde tại Tokyo trong bài viết mang tựa đề << Kim Jong Un cố gắng trưng ra một hình ảnh ổn định về Bình Nhưỡng >> cho rằng người đứng đầu Bắc Triều Tiên, trên con đường tìm kiếm tính chính danh, đã dàn dựng vụ trừ khử người chú dượng Jang Song Thaek.
- Obama khó xử sau đề nghị cải thiện quan hệ của Cuba (RFI) - Ngày 21/12/2013, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ Mỹ-Cuba trong tinh thần 'tôn trọng các khác biệt'.
- D.Rodman lại đến Bình Nhưỡng, nhưng không gặp Kim Jong Un (RFI) - Đến Bắc Triều Tiên từ ngày 19/12/2013 vừa qua, cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman đã rời Bình Nhưỡng vào hôm nay, 23/12/2013.
- Nga khẩn trương giải ngân cho Ukraina (RFI) - Hôm nay, 23/12/2013, Bộ trưởng Tài chính Nga thông báo, ngay ngày mai, Ukraina sẽ nhận được 3 tỷ đô la trong thỏa thuận hỗ trợ kinh tế đạt được giữa ...
- Apple đạt thỏa thuận cung cấp iPhone cho China Mobile (RFI) - Sau hàng năm dài thương lượng, Apple hôm qua 22/12/2013 chính thức loan báo hợp đồng đã ký với tập đoàn điện thoại di động lớn nhất của Trung ...
- Nga đưa xe chuyên dụng đến Syria thu hồi vũ khí hóa học (RFI) - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serguei Choigu, vào hôm nay, 23/12, xác nhận là Matxcơva đã gởi 75 chiếc xe chuyên dùng đến Syria để di chuyển vũ ...
- Nhật Bản: Hòa dịu với Nga để đối phó với Trung Quốc (RFI) - Chỉ vài hôm sau khi thông qua chiến lược an ninh quốc gia, đặt trọng tâm vào nhu cầu củng cố hệ thống phòng thủ phía nam - dự phòng đối ...
- Nga thả hai thành viên ban nhạc Pussy Riot (RFI) - Chỉ vài ngày sau lệnh ân xá bất ngờ cho cựu tài phiệt dầu mỏ Nga Mikhail Khodorkovski, giờ đến lượt hai thành viên của ban nhạc Pussy Riot được ra ...
- Nhật cung cấp đạn dược cho lính Hàn Quốc ở Nam Sudan (RFI) - Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 23/12/2013, Nhật Bản sẽ bỏ quyết định giới hạn việc xuất khẩu vũ khí, và sẽ cung cấp đạn dược cho lính ...
- Bắc Triều Tiên: Hành quyết Jang Song Theak do tranh chấp lợi ích kinh tế (RFI) - Hôm nay, 23/12/2013, lãnh đạo tình báo Hàn Quốc đưa ra chi tiết mới, giải thích vụ hành quyết ông Jang Song Theak, ông chú rể của ...
- Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và Miến Điện sẽ tăng gấp đôi (RFI) - Theo một nghiên cứu của văn phòng tư vấn chiến lược kinh doanh Boston Consulting Group, từ nay đến 2020, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và Miến Điện sẽ tăng lên gấp ...
- Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ tròn trăm tuổi (RFI) - Cách nay đúng 100 năm, ngày 23 tháng 12, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng dự trữ Liên bang (Fed).
- Nga thả một thành viên ban nhạc Pussy Riot (RFI) - Chỉ vài ngày sau lệnh ân xá bất ngờ cho cựu tài phiệt dầu mỏ Nga Mikhail Khodorkovski, giờ đến lượt một trong hai thành viên của ban nhạc Pussy Riot ...
- Đối lập Thái Lan ngăn cản tổ chức bầu Quốc hội (RFI) - Hôm nay, 23/12/2013, phong trào biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan tiếp tục các nỗ lực ngăn chặn cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn mà mục ...
- Giằng co về thỏa thuận an ninh dấy lên nghi ngờ về động cơ của ông Karzai (VOA) - Tổng thống Afghanistan tiếp tục bênh vực quyết định trì hoãn thỏa thuận an ninh quan trọng để binh sĩ nước ngoài tiếp tục hoạt động ở Afghanistan sau 2014
- Quân đội Nam Sudan quyết chiếm lại các vùng phiến quân kiểm soát (VOA) - Liên Hiệp Quốc cho hay khoảng 42.000 thường dân bị kẹt trong lằn đạn đã tìm nơi lánh nạn ở các cơ sở của LHQ trên khắp nước
- Chính sách tái quân bình Châu Á của Mỹ lu mờ vì căng thẳng với TQ (VOA) - Chính sách xoay trục Á Châu của Hoa Kỳ đã bị chệch hướng vì sự cãi cọ với các đồng minh và một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng
- Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo các đối thủ (VOA) - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo các đối thủ là ông sẽ 'bẻ tay họ' nếu họ lợi dụng vụ tai tiếng tham nhũng ngày càng lan rộng để gây tổn hại cho quyền cai trị của ông
- Armenia phê chuẩn hiệp định khí đốt với Nga bất chấp biểu tình (VOA) - Chính phủ Armenia đã phê chuẩn một thỏa thuận khí đốt với Nga, bất chấp những vụ phản kháng trên diện rộng của phe đối lập
- Ông Carter: Bầu cử là giải pháp cho khủng hoảng Syria (VOA) - Ông Carter nói một cuộc bầu cử được cộng đồng quốc tế giám sát và được binh sĩ duy trì hòa bình quốc tế bảo vệ là phương thức để chấm dứt vụ khủng hoảng Syria
- Nhật Hoàng mừng sinh nhật thứ 80 (VOA) - Nhật Hoàng Akihito hôm nay mừng sinh nhật thứ 80 và đã vẫy tay chào đám đông từ bao lơn của Hoàng Cung ở Tokyo
- Quân đội Nam Sudan thề chiếm lại các thành phố từ tay phiến quân (VOA) - Bạo động bùng ra 8 ngày trước tại thủ đô Juba, sau khi Tổng thống Salva Kiir tố cáo cựu phó Tổng thống Machar âm mưu đảo chánh
- Dennis Rodman kết thúc chuyến thăm Bắc Triều Tiên (VOA) - Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman tới Bắc Kinh sau chuyến đi thăm Bắc Triều Tiên mà không gặp lãnh tụ Kim Jong Un
- Nga trả tự do cho 2 thành viên ban nhạc Pussy Riot (VOA) - Cô Nadezhda Tolokonnikova đã được thả khỏi nhà tù ở thành phố Krasnoyarsk trong vùng Siberia hôm nay, vài giờ sau khi Maria Alyokhina được thả từ một nhà tù khác
- Ðại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ bị câu lưu tại sân bay Frankfurt (VOA) - Ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, bị chặn lại tại phi trường Frankfurt ở Ðức vì bị tình nghi chuyển lậu tiền
- McDonald sắp khai trương nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam (VOA) - Công ty McDonald loan báo kế hoạch mở nhà hàng đầu tiên tại Việt Nam sau Tết Nguyên Đán
- GDP của Việt Nam tăng 5.42% trong năm 2013 (VOA) - Nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc giữa lúc GDP tăng 5,42% và lạm phát giảm xuống mức thấp nhất tính từ 10 năm qua
- Người biểu tình Thái không ngăn được các chính đảng ghi danh bầu cử (VOA) - Người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Thái Lan đã không ngăn được việc các chính đảng ghi danh tham gia cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 sắp tới
- Israel đòi Mỹ chấm dứt hành động gián điệp (VOA) - Các giới chức cấp cao Israel đang đòi chấm dứt việc Hoa Kỳ do thám Israel sau khi có những tiết lộ rằng Cơ quan NSA đã chặn email của các nhà lãnh đạo Israel
- Các nhà lập pháp Mỹ thảo luận về đề xuất cải tổ cơ quan tình báo (VOA) - Một nhà lập pháp Hoa Kỳ cho biết các hoạt động thu thập dữ liệu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ sẽ là trọng tâm của một cuộc điều trần tại Quốc hội vào tháng tới
- Sẽ hết thời tiểu liên AK? (BBC) - Thiếu tướng Nga, Mikhail Kalashnikov, kỹ sư thiết kế ra khẩu tiểu liên AK nổi tiếng thế giới, vừa qua đời ở tuổi 94.
- Putin ‘ân xá’ trùm dầu khí Khodorkovsky (BBC) - Ông Khodorkovsky cảm ơn nước Đức và tuyên bố không dính đến chính trị Nga nữa sau khi được thả.
- Đinh Đăng Định ‘quyết không nhận tội’ (BBC) - Đại sứ Mỹ và EU gửi thư yêu cầu Việt Nam thả ông Đinh Đăng Định, tù nhân chính trị đang ung thư giai đoạn cuối.
- Ký sự du lịch Cuba (BBC) - Chủ tịch Raul Castro nói Mỹ và Cuba có thể có ‘quan hệ đàng hoàng’ miễn là Mỹ không đòi Cuba thay đổi chế độ.
- TQ xác nhận vụ va chạm trên Biển Đông (BBC) - Obama đề cử Thượng nghị sỹ Max Baucus làm đại sứ tại Trung Quốc với mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.
- Sinh nhật Mao: dân hốt bạc (BBC) - Quê nhà Mao Trạch Đông bận rộn bán đồ lưu niệm dịp kỷ niệm 120 năm sinh nhật lãnh tụ đầu tiên của Trung Hoa cộng sản.
- Sứ quán phương Tây ở Sudan bị tấn công (BBC) - Không khí lo sợ và tuyệt vọng đang bao trùm ở Nam Sudan trong lúc xung đột sắc tộc đã kéo dài hơn một tuần qua.
- Apple chia tay hai chuyên viên cấp cao (BBC) - Để vào Trung Quốc, Apple vừa kí hợp đồng phân phối với China Mobile, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất thế giới.
- Nga cố gắng trị nghiện vodka (BBC) - Giới chức Anh cảnh báo người tiêu dùng trong dịp Giáng sinh về nạn rượu giả có chứa độc tố 'chết người'.
- Ý kiến: Tham nhũng vì người hay thể chế? (BBC) - Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định quy trách nhiệm bồi thường cho các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước điều hành kém.
- Nhầm tên Việt Nam ở cuộc thi sắc đẹp (BBC) - Một thứ trưởng ngoại giao VN nói sử gia Dương Trung Quốc 'coi nhẹ' vụ hoa hậu đeo băng sai tên nước và có bình luận 'phản tác dụng'.
- Sam Rainsy nói về Trung Quốc và Việt Nam (BBC) - Thủ tướng Campuchia sắp đi thăm Việt Nam trong lúc hàng ngàn người biểu tình đòi ông từ chức
- 'Hun Sen đi VN vào lúc này là bất lợi' (BBC) - Nhà báo Lý Định Phát nhận định về chuyến đi Hà Nội sắp tới của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
- 'Chính quyền không chịu thả chồng tôi' (BBC) - Bà Đặng Thị Dinh, vợ ông Đinh Đăng Định, nói chồng bà vẫn đang chấp hành án tù dù bị ung thư giai đoạn cuối.
- Tiền với nhân quyền và Putin 'nhân hậu' (BBC) - Ông Putin thả một loạt nhân vật nổi tiếng ở Nga khỏi nhà tù để 'tỏ lòng nhân hậu' hay còn vì lý do gì khác?
- Sao Việt Nam không dùng GMT+8? (BBC) - Blogger Nguyễn Quảng bàn về điểm lợi nếu Viêt Nam quyết định vặn đồng hồ nhanh thêm một giờ.
- Bộ Kế hoạch Đầu tư đề ra phương hướng hội nhập quốc tế năm 2014 (BaoMoi) - Việt Nam cần phát huy vai trò và trách nhiệm trong ASEAN, trong các tổ chức và diễn đàn đa phương đồng thời tích cực tham gia để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
- Học sinh Việt Nam thực hành phần mềm có ‘đường lưỡi bò’ (BaoMoi) - Trong chương trình tin học lớp 7 của học sinh Việt Nam, một số bài tập yêu cầu các em sử dụng phần mềm Earth Explorer. Tuy nhiên, khi các em thao tác xem đường biên giới các nước thì xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” rõ nét.
- Non tay vẫn liều dọa máy bay Mỹ, phi công Trung Quốc mất mạng (BaoMoi) - (Soha.vn) - Sự kiện tàu chiến Trung Quốc cố tình cắt ngang đường của tàu USS Cowpens đầu tháng này làm người ta nhớ đến một vụ đụng độ nổi tiếng khác giữa 2 nước cũng ở Biển Đông.
- Chính sách ngoại giao trái ngược của Trung Quốc (BaoMoi) - Việc Trung Quốc thiết lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông mâu thuẫn với các biện pháp ngoại giao nhằm gây cảm tình với ASEAN, Hàn Quốc và cả Nhật Bản trước đó, một chuyên gia đối ngoại nhận xét.
- Phần mềm có “đường lưỡi bò” cài trong trường học xuất xứ từ Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Earth Explorer, phần mềm chứa hình ảnh 'đường lưỡi bò' cho học sinh THCS ở Việt Nam học, là sản phẩm của một công ty ở Trung Quốc.
- Tàu sân bay Trung Quốc thử nghiệm 100 lần trên Biển Đông (BaoMoi) - Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc tiến hành hơn 100 cuộc thử nghiệm và nhiệm vụ huấn luyện trên Biển Đông kể từ đầu tháng 12.
- Tàu sân bay Liêu Ninh thử nghiệm hệ thống tác chiến toàn diện trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tân Hoa xã ngày 23/12 dẫn tuyên bố của Hải quân Trung Quốc cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh của nước này đã tiến hành hơn 100 cuộc thử nghiệm huấn luyện kể từ đầu tháng 12, khi hàng không mẫu hạm đầu tiên của Bắc Kinh bắt đầu thực hiện cái gọi là “sứ mệnh nghiên cứu khoa học và huấn luyện” ở Biển Đông.
- Trung Quốc chế siêu tàu sân bay thách thức Mỹ (BaoMoi) - (NLĐO)- Trung Quốc vừa tuyên bố chế tạo siêu tàu siêu tàu sân bay năng lượng hạt nhân có kích thước cạnh tranh với các hàng không mẫu hạm mạnh nhất trong hạm đội Hải quân Mỹ.
- Liêu Ninh thử nghiệm khả năng tàng hình trên Biển Đông (BaoMoi) - Tân Hoa xã ngày 22/12 cho biết, tàu Liêu Ninh đã hoàn thành hơn 100 khoa mục thực nghiệm và huấn luyện tại khu vực Biển Đông, chỉ số kỹ chiến thuật như hệ thống tác chiến, hệ thống động lực và tính năng hành trình trên biển của tàu được kiểm chứng nhiều lần.
- Trung Quốc thách thức tàu sân bay mạnh nhất của Mỹ (BaoMoi) - Sau khi Washington tích cực tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Á, Trung Quốc tuyên bố đóng một siêu tàu sân bay có quy mô có thể thách thức được chiếc tàu sân bay lớn nhất và mạnh nhất trong hạm đội của Hải quân Mỹ.
- 'Đường lưỡi bò' Trung Quốc trong phần mềm học địa lý (BaoMoi) - Một phần mềm tin học để học địa lý dành cho học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam, có hình ảnh “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ nhằm độc chiếm biến Đông.
- Rét đậm, sương muối tiếp tục dội xuống miền Bắc (BaoMoi) - (Soha.vn) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tình trạng rét đậm, rét hại có thể sẽ kéo dài đến cuối tháng tại miền Bắc.
- Phát hiện 'đường lưỡi bò' được cài vào máy tính nhiều trường học (BaoMoi) - (TNO) Một phần mềm tin học dành cho học sinh trung học cơ sở, bao gồm hình ảnh “đường lưỡi bò”, được cài đặt trong máy tính ở các trường gần 5 năm nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có hay biết gì về việc này? >> Học giả Trung Quốc: Philippines kiện ‘đường lưỡi bò’ là sai lầm
- Miền Bắc đón Noel trong "giá rét cóng người" (BaoMoi) - TTO - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương sáng 23-12 cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển, miền Bắc trời rét trên diện rộng.
- Trung Quốc đang tập dượt để đánh Su-30MKK2 Flanker? (BaoMoi) - (GDVN) - Khó có thể lý giải mục đích thật của các cuộc diễn tập lấy Su-30MKK2 Flanker là mục tiêu giả này của Trung Quốc.
- Tàu sân bay Liêu Ninh thử nghiệm hơn 100 cuộc ở biển Đông (BaoMoi) - TTO - Hải quân Trung Quốc hôm 22-12 tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh của nước này thực hiện hơn 100 cuộc thử nghiệm và huấn luyện kể từ đầu tháng 12-2013 ở biển Đông.
- Hình dung siêu tàu sân bay Trung Quốc sắp đóng (BaoMoi) - (Vũ khí) - Trước động thái tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á của Washington, Trung Quốc tuyên bố quốc gia này sẽ đóng một siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân để ngăn chặn hoạt động của các hạm đội hải quân Mỹ.
- Tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện khả năng tác chiến trên Biển Đông (BaoMoi) - Nhân dân Nhật báo ngày 23/12 dẫn thông báo từ Hải quân Trung Quốc cho biết tàu sân bay Liêu Ninh của nước này đã hoàn thành 100 bài kiểm tra và thử nghiệm trong khu vực có độ bao phủ rộng tại Biển Đông.
- Xuống Biển Đông: Trung Quốc để lộ rõ tham vọng ngay trên mặt TSB (BaoMoi) - (GDVN) - Do Trung Quốc dám cho tàu chiến áp sát tàu tuần dương Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc đang bá đạo trên Biển Đông.
- Tự hào sức mạnh Không-hải quân VN qua đánh giá quốc tế (BaoMoi) - (Hình ảnh)-Trước sự lớn mạnh không ngừng của Quân đội Việt Nam, quốc tế đã có những đánh giá bước trưởng thành đó.
- Cấp điện lưới quốc gia cho đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm (BaoMoi) - Huyện đảo Lý Sơn, cách đất liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ) không chỉ là vị trí tiền tiêu giữa biển Đông của đất nước, mà còn có tiềm năng lớn về đánh bắt, dịch vụ hải sản, du lịch và trồng trọt. Tuy nhiên cho đến nay, ước mơ về một dòng điện lưới mới sắp trở thành hiện thực đối với hơn 21 nghìn dân đảo, khi phương án cấp điện cho Lý Sơn bằng cáp ngầm xuyên biển đã được triển khai.
- Miền Bắc tiếp tục rét đậm (BaoMoi) - Vài ngày tới, nền nhiệt thấp nhất ở Bắc Bộ có thể xuống mức 5-10 độ C, có nơi 3 độ C. Tuy nhiên, do trời có nắng nên cái lạnh có thể bớt 'cắt da cắt thịt'.
- Tình hình Hoa Đông: Trung Quốc muốn hòa Mỹ thách thức Nhật? (BaoMoi) - (Quan hệ quốc tế) – Những động thái mới nhất như xuống nước với Mỹ, đưa tàu cảnh sát biển xâm phạm Senkaku/Điếu Ngư… đang dần bộc lộ mục đích thực sự của Trung Quốc trong chuỗi hành động từ khi vùng nhận diện phòng không được đơn phương thiết lập (23/11) cho đến nay.
- Nhớ khúc tráng ca nơi đôi bờ Bến Hải (BaoMoi) - 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng tôi đã đến Vĩnh Linh (Quảng Trị) và dừng chân bên bờ sông Bến Hải, một địa danh nổi tiếng khắp toàn cầu gắn liền với cuộc trường chinh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Con sông bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn hùng vĩ, chạy dọc vĩ tuyến 17 từ tây sang đông và đổ ra biển Đông tại Cửa Tùng.
- Nhìn lại kết cục của cuộc Hải chiến Hoàng Sa (BaoMoi) - (Petrotimes) - Đêm hôm được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa, 3 chiến hạm Việt Nam cộng hòa bị hư hại trở về căn cứ tại Đà Nẵng. Về tới nơi, kiểm tra thì mới biết HQ-16 trúng một viên đạn bắn cầu vồng từ HQ-5 rơi xuống nước, gặp sức cản của nước, bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước.
- TSB Liêu Ninh hoàn thành huấn luyện trên Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Tàu sân bay Liêu Ninh đã hoàn thành hơn 100 khoa mục thực nghiệm và huấn luyện tại khu vực Biển Đông.
- Mua vũ khí Nga, Việt Nam sẽ ‘qua mặt’ Trung Quốc (BaoMoi) - Theo một viện nghiên cứu Nga, trong khoảng thời gian từ năm nay 2013 cho đến năm 2016, Trung Quốc sẽ chỉ đứng thứ tư trong danh sách các bạn hàng mua vũ khí của Nga, tụt 2 hạng so với giai đoạn 2005-2013. Từ nay đến năm 2016, thứ hạng đầu vẫn là Ấn Độ, theo sau là Iraq, và đứng thứ ba là Việt Nam.
- Trung Quốc đóng “siêu tàu sân bay” đọ sức hải quân Mỹ (BaoMoi) - Phản ứng trước động thái tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á của Washington, Trung Quốc tuyên bố quốc gia này sẽ đóng một siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân để ngăn chặn hoạt động của các hạm đội hải quân Mỹ.
- Nhận dạng một chính sách (BaoMoi) - Cho đến trước ngày 23-11-2013, có lẽ chẳng mấy ai trên thế giới này để ý đến khái niệm và thuật ngữ “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ). Thế nhưng kể từ ngày đó, khi Trung Quốc chính thức công bố “vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông”, cả vùng biển, vùng trời nằm trên khu vực Hoa Đông lẫn trên các phương tiện truyền thông đại chúng thế giới đều nổi sóng!
- Trung Quốc định cạnh tranh với Mỹ bằng siêu tàu sân bay 110.000 tấn? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trước sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á, Trung Quốc đã tuyên bố họ đang đóng một tàu sân bay năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước 110.000 tấn để cạnh tranh với các hàng không mẫu hạm mạnh nhất trong hạm đội hải quân Mỹ.
'Làm sai sẽ bồi thường bằng tiền túi'
Nhiều tập đoàn nhà nước nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Dũng.
Chính phủ Việt Nam vừa ban hành nghị định quy trách nhiệm bồi thường cho các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước điều hành kém.
Theo Nghị Định 206/2013 có hiệu lực từ tháng 2/2014, lãnh đạo sẽ phải bồi thường bằng tiền túi cá nhân và bị “xử lý trước pháp luật” nếu để xảy ra tình trạng nợ khó đòi tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Văn bản này cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đề ra quy chế quản lý nợ, nếu không sẽ bị cắt 20% lương, và sẽ bị cách chức nếu để nhắc nhở đến lần thứ hai.
“Trường hợp để cơ quan có thẩm quyền đôn đốc bằng văn bản hơn 1 lần thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp,” Nghị định này thông báo.
Lãnh đạo DNNN cũng sẽ phải bồi thường và chịu “trách nhiệm hình sự” nếu để xảy ra tình trạng sử dụng vốn đi vay không hiệu quả.
Nghị định này được đưa ra trong bối cảnh nợ xấu tại DNNN đang là vấn đề hết sức nhức nhối.
Theo Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội vào tháng 11/2013, nợ xấu tại DNNN lên đến 3.4 tỉ đô la, chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu của toàn quốc gia.
Đây được coi là một nỗ lực nữa của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng làm ăn kém hiệu quả tại khu vực kinh tế chiếm đến hơn 1/3 GDP của Việt Nam.
Vào ngày 12/12 vừa qua tại Hà Nội, Tòa Án Nhân Dân đã tuyên án tử hình hai cựu lãnh đạo của tập đoàn nhà nước Vinalines, ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc, vì tội tham ô tài sản và quản lý kinh tế kém.
'Được quyền bán nợ'
Cựu lãnh đạo Vinalines bị tuyên án tử hình trong vụ xử vào ngày 1212/2013.
Văn bản mới này cũng cho phép DNNN được quyền bán nợ xấu “theo giá thị trường.”
Tuy nhiên, DNNN chỉ được phép bán nợ cho “các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ,” theo nghĩa đó, họ chỉ được phép bán lại cho một công ty nhà nước khác là Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hay Công ty mua bán nợ (DATC).
Một số chuyên gia cho rằng làm như vậy “không đem lại tí hiệu quả nào” vì trên hình thức nó chỉ là “một DNNN này đứng ra gánh thay cho một DNNN khác”, và “nợ vẫn cứ lòng vòng trong khu vực DNNN chứ không hề mất đi,” Báo Đất Việt trích lời ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, chuyên gia kinh tế của chương trình giảng dạy Fulbright.
Mặt khác, DNNN cũng bị yêu cầu phải có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần.
Xét theo quy định mới này, có tới hơn 48 tập đoàn, tổng công ty nhà nước không đạt yêu cầu, nổi bật có Tổng công ty lắp máy Việt Nam (hơn 53 lần); Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (21 lần), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I (18 lần), báo VNexpess trích báo cáo của bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng. Hiện chưa rõ nếu DNNN không đạt được chuẩn này thì sẽ bị xử lý ra sao.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2013 của Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, chỉ số nợ công của Việt Nam có thể lên đến 95% GDP nếu tính thêm cả phần nợ bảo lãnh của DNNN.
“Chính vì lý do đó mà trọng tâm của quản lý nợ công là các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh và nợ trong khu vực DNNN có nguy cơ Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh giống như trường hợp Vinashin.” Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho biết trên Đất Việt.
“Việc bảo lãnh cho các khoản nợ xấu của các DNNN không chỉ gây ra tâm lý ỷ lại cho các DNNN mà còn ảnh hưởng đến một số phương diện khác như tỷ lệ nợ công tăng làm tăng chi phí tài trợ của Chính phủ. Khi tỷ nợ công tăng lên lãi suất vay nợ của Chính phủ tăng theo, làm tăng gánh nặng tài trợ ngân sách để trả lãi.”
(BBC)
Theo Nghị Định 206/2013 có hiệu lực từ tháng 2/2014, lãnh đạo sẽ phải bồi thường bằng tiền túi cá nhân và bị “xử lý trước pháp luật” nếu để xảy ra tình trạng nợ khó đòi tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Văn bản này cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đề ra quy chế quản lý nợ, nếu không sẽ bị cắt 20% lương, và sẽ bị cách chức nếu để nhắc nhở đến lần thứ hai.
“Trường hợp để cơ quan có thẩm quyền đôn đốc bằng văn bản hơn 1 lần thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp,” Nghị định này thông báo.
Lãnh đạo DNNN cũng sẽ phải bồi thường và chịu “trách nhiệm hình sự” nếu để xảy ra tình trạng sử dụng vốn đi vay không hiệu quả.
Nghị định này được đưa ra trong bối cảnh nợ xấu tại DNNN đang là vấn đề hết sức nhức nhối.
Theo Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội vào tháng 11/2013, nợ xấu tại DNNN lên đến 3.4 tỉ đô la, chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu của toàn quốc gia.
Đây được coi là một nỗ lực nữa của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng làm ăn kém hiệu quả tại khu vực kinh tế chiếm đến hơn 1/3 GDP của Việt Nam.
Vào ngày 12/12 vừa qua tại Hà Nội, Tòa Án Nhân Dân đã tuyên án tử hình hai cựu lãnh đạo của tập đoàn nhà nước Vinalines, ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc, vì tội tham ô tài sản và quản lý kinh tế kém.
'Được quyền bán nợ'
Cựu lãnh đạo Vinalines bị tuyên án tử hình trong vụ xử vào ngày 1212/2013.
Văn bản mới này cũng cho phép DNNN được quyền bán nợ xấu “theo giá thị trường.”
Tuy nhiên, DNNN chỉ được phép bán nợ cho “các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ,” theo nghĩa đó, họ chỉ được phép bán lại cho một công ty nhà nước khác là Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hay Công ty mua bán nợ (DATC).
Một số chuyên gia cho rằng làm như vậy “không đem lại tí hiệu quả nào” vì trên hình thức nó chỉ là “một DNNN này đứng ra gánh thay cho một DNNN khác”, và “nợ vẫn cứ lòng vòng trong khu vực DNNN chứ không hề mất đi,” Báo Đất Việt trích lời ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, chuyên gia kinh tế của chương trình giảng dạy Fulbright.
Mặt khác, DNNN cũng bị yêu cầu phải có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần.
Xét theo quy định mới này, có tới hơn 48 tập đoàn, tổng công ty nhà nước không đạt yêu cầu, nổi bật có Tổng công ty lắp máy Việt Nam (hơn 53 lần); Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (21 lần), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I (18 lần), báo VNexpess trích báo cáo của bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng. Hiện chưa rõ nếu DNNN không đạt được chuẩn này thì sẽ bị xử lý ra sao.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2013 của Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, chỉ số nợ công của Việt Nam có thể lên đến 95% GDP nếu tính thêm cả phần nợ bảo lãnh của DNNN.
“Chính vì lý do đó mà trọng tâm của quản lý nợ công là các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh và nợ trong khu vực DNNN có nguy cơ Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh giống như trường hợp Vinashin.” Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho biết trên Đất Việt.
“Việc bảo lãnh cho các khoản nợ xấu của các DNNN không chỉ gây ra tâm lý ỷ lại cho các DNNN mà còn ảnh hưởng đến một số phương diện khác như tỷ lệ nợ công tăng làm tăng chi phí tài trợ của Chính phủ. Khi tỷ nợ công tăng lên lãi suất vay nợ của Chính phủ tăng theo, làm tăng gánh nặng tài trợ ngân sách để trả lãi.”
(BBC)
Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và Miến Điện sẽ tăng gấp đôi
Một siêu thị ở Hà Nội (Reuters)
RFI
Theo một nghiên cứu của văn phòng tư vấn chiến lược kinh doanh Boston
Consulting Group, từ nay đến 2020, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và
Miến Điện sẽ tăng lên gấp đôi và tỏ ra lạc quan hơn so với tầng lớp
trung lưu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và một số quốc gia đang trỗi
dậy khác.
Theo dự báo của Boston Consulting Group - BCG, đến năm 2020, tại Việt Nam, sẽ có trên 30 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc giầu có. Tại Miến Điện có khoảng 10 triệu.
Theo ông Douglas Jackson, đại diện của BCG tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng tác giả bản nghiên cứu « Việt Nam và Miến Điện : Những biên giới tăng trưởng mới tại Đông Nam Á », được công bố ngày 17/12 vừa qua, thì các công ty đang đầu tư vào Việt Nam và Miến Điện, giờ đây có cơ hội để xây dựng kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, tạo đà phát triển tại hai nước, vốn là những nền kinh tế khép kín, với điều kiện phải có hiểu biết vững chắc về những người tiêu thụ trên các thị trường này và biết cách thỏa mãn họ.
Theo các tác giả bản nghiên cứu, thị trường Việt Nam đang tạo ra các cơ hội làm ăn trước mắt, còn đối với thị trường Miến Điện, thì cần phải chờ đợi thêm.
Hơn 90% người tiêu dùng tại Việt Nam và Miến Điện đều nghĩ rằng con cháu của họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 70%.
Việt Nam đã phát triển mạnh từ 20 năm, đặc biệt là từ 2007, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Tuy nhiên, rất ít người sử dụng các sản phẩm ngân hàng, ngoài việc mở tài khoản tiết kiệm. Ví dụ, chỉ có 5% sử dụng thẻ tín dụng.
Liên quan đến Miến Điện, nghiên cứu của BCG nhận định rằng nền kinh tế nước này vừa mới thoát ra khỏi tình trạng cô lập, khép kín và tạo cơ hội hiếm hoi cho các doanh nghiệp muốn có mặt tại một thị trường nhỏ, lạc hậu, nhưng đang có tỷ lệ phát triển nhanh. Tại Miến Điện, chỉ có 1/4 người dân đi nghỉ và chưa đầy 40% đi nhà hàng ăn uống. Người tiêu dùng Miến Điện thường ưu tiên mua các sản phảm giải trí, trước khi mua những sản phẩm tiêu dùng lâu bền. Tình trạng thiếu điện, ít rạp chiếu phim, ca kịch lý giải cho sự chọn này. Ví dụ, 53% dân thành thị có điện thoại di động, nhưng chỉ có 18% sở hữu máy giặt quần áo.
Báo cáo của BCG dựa trên các phân tích về dân số và thu nhập ở gần 1400 huyện tại Việt Nam và 70 tỉnh tại Miến Điện, về việc mua sắm khoảng 20 mặt hàng của 2000 người tiêu dùng thành thị Việt Nam và 1000 người tiêu dùng ở các thành phố Miến Điện.
Theo dự báo của Boston Consulting Group - BCG, đến năm 2020, tại Việt Nam, sẽ có trên 30 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc giầu có. Tại Miến Điện có khoảng 10 triệu.
Theo ông Douglas Jackson, đại diện của BCG tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng tác giả bản nghiên cứu « Việt Nam và Miến Điện : Những biên giới tăng trưởng mới tại Đông Nam Á », được công bố ngày 17/12 vừa qua, thì các công ty đang đầu tư vào Việt Nam và Miến Điện, giờ đây có cơ hội để xây dựng kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, tạo đà phát triển tại hai nước, vốn là những nền kinh tế khép kín, với điều kiện phải có hiểu biết vững chắc về những người tiêu thụ trên các thị trường này và biết cách thỏa mãn họ.
Theo các tác giả bản nghiên cứu, thị trường Việt Nam đang tạo ra các cơ hội làm ăn trước mắt, còn đối với thị trường Miến Điện, thì cần phải chờ đợi thêm.
Hơn 90% người tiêu dùng tại Việt Nam và Miến Điện đều nghĩ rằng con cháu của họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 70%.
Việt Nam đã phát triển mạnh từ 20 năm, đặc biệt là từ 2007, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Tuy nhiên, rất ít người sử dụng các sản phẩm ngân hàng, ngoài việc mở tài khoản tiết kiệm. Ví dụ, chỉ có 5% sử dụng thẻ tín dụng.
Liên quan đến Miến Điện, nghiên cứu của BCG nhận định rằng nền kinh tế nước này vừa mới thoát ra khỏi tình trạng cô lập, khép kín và tạo cơ hội hiếm hoi cho các doanh nghiệp muốn có mặt tại một thị trường nhỏ, lạc hậu, nhưng đang có tỷ lệ phát triển nhanh. Tại Miến Điện, chỉ có 1/4 người dân đi nghỉ và chưa đầy 40% đi nhà hàng ăn uống. Người tiêu dùng Miến Điện thường ưu tiên mua các sản phảm giải trí, trước khi mua những sản phẩm tiêu dùng lâu bền. Tình trạng thiếu điện, ít rạp chiếu phim, ca kịch lý giải cho sự chọn này. Ví dụ, 53% dân thành thị có điện thoại di động, nhưng chỉ có 18% sở hữu máy giặt quần áo.
Báo cáo của BCG dựa trên các phân tích về dân số và thu nhập ở gần 1400 huyện tại Việt Nam và 70 tỉnh tại Miến Điện, về việc mua sắm khoảng 20 mặt hàng của 2000 người tiêu dùng thành thị Việt Nam và 1000 người tiêu dùng ở các thành phố Miến Điện.
Hun Sen sang Việt Nam 'tìm sự hỗ trợ'?
Người biểu tình không đòi ông Hun Sen 'đi Việt Nam' mà hãy ra đi
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cùng phu nhân sẽ đi thăm Việt Nam
26-28/12 theo lời mời của người tương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng
trong lúc các cuộc biểu tình ở Phnom Penh không giảm đi.
Chuyến đi diễn ra giữa lúc ông Hun Sen hiện đang gặp nhiều thách thức chính trị ở trong nước sau cuộc bầu cử kết thúc vài tháng trước cho ông tiếp tục làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ.
Hôm Chủ nhật ngày 22/12 con số người tham gia biểu tình được cho là lên tới hàng chục ngàn.
Trước đó, hôm 20/12 cũng đã có một cuộc biểu tình khác.
Đây là một trong hàng loạt cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà Đảng Cứu quốc (CNRP) đối lập của ông Sam Rainsy cho là gian lận.
Trong cuộc tuyển cử khép lại tháng 9 vừa qua, đảng CNRP của ông Sam Rainsy, nhân vật có thái độ chống Việt Nam mạnh mẽ, đã tăng vọt từ 29 ghế lên 55 ghế trong khi CPP giảm từ 90 xuống chỉ còn 68 ghế. Điều này làm cho Hà Nội lo ngại.
Từ Phnom Penh, nhà báo tự do Lý Định Phát nhận định với BBC rằng đây là một ‘chuyến thăm đặc biệt’ trong bối cảnh Campuchia hiện nay.
Ông cho biết có thể một trong những mục tiêu chính của chuyến đi này của ông Hun Sen là ‘tìm cách giữ vững tình hình chính trị hiện nay trước thách thức của phe đối lập’.
Hà Nội hiện đang lo lắng về tình hình hiện nay ở Campuchia
“Những việc có liên hệ đến sự tồn vong của chính quyền Hun Sen thì sẽ có sự góp ý, tư vấn của Hà Nội,” ông nói và cho biết sự bất mãn của người dân Campuchia đang dâng cao đối với việc Hun Sen và gia đình ‘ngồi trên quyền lực quá lâu’.
“Người dân muốn thay đổi tình hình chính trị thông qua biểu tình,” ông nói, “Đây là thách thức rất lớn đối với Hun Sen.”
Theo nhà quan sát Lý Định Phát thì ông Hun Sen ‘muốn thiết lập chế độ gia đình trị ở Campuchia’ và đã ‘chuẩn bị cho con trai con gái của ông ta vào những chức vụ lãnh đạo Campuchia trong tương lai’.
“Hun Sen không muốn rời chức vụ thủ tướng cũng như không muốn thay đổi tình hình chính trị tại đây,” ông nói.
Ông Hun Sen, theo trang BBC News, đã nói hồi tháng 6/2013 ông không muốn "các cuộc bỏ phiếu làm vỡ quốc gia, xã hội, thôn xóm và gia đình" ở Campuchia.
“Dư luận cho rằng Hun Sen đi Việt Nam là để tìm kiếm sự giúp đỡ.”
“Nhiều người phê phán trên Đài phát thanh độc lập Tổ ong rằng: ‘Ông Hun Sen mang trong mình không phải dòng máu Khmer mà là Việt Nam’,” ông cho biết.
Hôm Chủ nhật ngày 22/12, ông Sam Rainsy viết trên trang Facebook của mình rằng ‘khoảng 500.000 người biểu tình kéo dài 5km trên Đại lộ Monivong ở thủ đô Phnom Penh’.
Hai ông Sam Rainsy và Hun Sen từng đàm phán hai lần không thành công
Nhưng trang Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói con số người biểu tình chỉ khoảng 20 ngàn.
Theo Đài Á châu Tự do thì những người biểu tình đã hô khẩu hiệu yêu cầu ông Hun Sen từ chức.
Đảng CNRP của ông Rainsy thề sẽ tiếp tục biểu tình trong ba tháng cho đến khi nào bầu cử lại mới thôi.
Tuy nhiên, Hun Sen đã bác bỏ yêu cầu ông từ chức và bầu cử lại với lý do không có điều khoản nào trong Hiến pháp cho phép bầu cử lại.
Cũng theo đài RFA thì người biểu tình nói rằng họ đã chán nản với những vấn đề của đất nước như tham nhũng, thất nghiệp, bất công xã hội và cưỡng chế đất đai.
(BBC)
Chuyến đi diễn ra giữa lúc ông Hun Sen hiện đang gặp nhiều thách thức chính trị ở trong nước sau cuộc bầu cử kết thúc vài tháng trước cho ông tiếp tục làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ.
Biểu tình lớn nhất
Ông Hun Sen, người từng muốn cầm quyền cho tới năm 90 tuổi, sẽ đi Việt Nam vào lúc phe đối lập đã tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất ở kể từ khi bầu cử mấy tháng trước ở Phnom Penh.Hôm Chủ nhật ngày 22/12 con số người tham gia biểu tình được cho là lên tới hàng chục ngàn.
Trước đó, hôm 20/12 cũng đã có một cuộc biểu tình khác.
Đây là một trong hàng loạt cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà Đảng Cứu quốc (CNRP) đối lập của ông Sam Rainsy cho là gian lận.
Vương Quốc Campuchia
- Dân số: 14.5 triệu (LHQ, 2012)
- Diện tích: 181,035 km2
- Ngôn ngữ chính: Khmer
- Quốc giáo: Đạo Phật
- Tuổi thọ: 62 năm (đàn ông), 65 năm (phụ nữ)
- Tiền tệ: 1 riel = 100 sen
- Xuất khẩu chính: Hàng dệt may, gỗ, đồng
- GNI bình quân: $820 (Ngân hàng Thế giới, 2011)
Trong cuộc tuyển cử khép lại tháng 9 vừa qua, đảng CNRP của ông Sam Rainsy, nhân vật có thái độ chống Việt Nam mạnh mẽ, đã tăng vọt từ 29 ghế lên 55 ghế trong khi CPP giảm từ 90 xuống chỉ còn 68 ghế. Điều này làm cho Hà Nội lo ngại.
Từ Phnom Penh, nhà báo tự do Lý Định Phát nhận định với BBC rằng đây là một ‘chuyến thăm đặc biệt’ trong bối cảnh Campuchia hiện nay.
Ông cho biết có thể một trong những mục tiêu chính của chuyến đi này của ông Hun Sen là ‘tìm cách giữ vững tình hình chính trị hiện nay trước thách thức của phe đối lập’.
Hà Nội hiện đang lo lắng về tình hình hiện nay ở Campuchia
“Những việc có liên hệ đến sự tồn vong của chính quyền Hun Sen thì sẽ có sự góp ý, tư vấn của Hà Nội,” ông nói và cho biết sự bất mãn của người dân Campuchia đang dâng cao đối với việc Hun Sen và gia đình ‘ngồi trên quyền lực quá lâu’.
“Người dân muốn thay đổi tình hình chính trị thông qua biểu tình,” ông nói, “Đây là thách thức rất lớn đối với Hun Sen.”
Theo nhà quan sát Lý Định Phát thì ông Hun Sen ‘muốn thiết lập chế độ gia đình trị ở Campuchia’ và đã ‘chuẩn bị cho con trai con gái của ông ta vào những chức vụ lãnh đạo Campuchia trong tương lai’.
“Hun Sen không muốn rời chức vụ thủ tướng cũng như không muốn thay đổi tình hình chính trị tại đây,” ông nói.
Ông Hun Sen, theo trang BBC News, đã nói hồi tháng 6/2013 ông không muốn "các cuộc bỏ phiếu làm vỡ quốc gia, xã hội, thôn xóm và gia đình" ở Campuchia.
‘Bất lợi’
Đối với tác động của chuyến đi này đối với uy tín trong nước của Thủ tướng Hun Sen, ông Lý Định Phát cho là ‘bất lợi’.“Dư luận cho rằng Hun Sen đi Việt Nam là để tìm kiếm sự giúp đỡ.”
“Nhiều người phê phán trên Đài phát thanh độc lập Tổ ong rằng: ‘Ông Hun Sen mang trong mình không phải dòng máu Khmer mà là Việt Nam’,” ông cho biết.
Hôm Chủ nhật ngày 22/12, ông Sam Rainsy viết trên trang Facebook của mình rằng ‘khoảng 500.000 người biểu tình kéo dài 5km trên Đại lộ Monivong ở thủ đô Phnom Penh’.
Hai ông Sam Rainsy và Hun Sen từng đàm phán hai lần không thành công
Nhưng trang Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói con số người biểu tình chỉ khoảng 20 ngàn.
Theo Đài Á châu Tự do thì những người biểu tình đã hô khẩu hiệu yêu cầu ông Hun Sen từ chức.
Đảng CNRP của ông Rainsy thề sẽ tiếp tục biểu tình trong ba tháng cho đến khi nào bầu cử lại mới thôi.
Tuy nhiên, Hun Sen đã bác bỏ yêu cầu ông từ chức và bầu cử lại với lý do không có điều khoản nào trong Hiến pháp cho phép bầu cử lại.
Cũng theo đài RFA thì người biểu tình nói rằng họ đã chán nản với những vấn đề của đất nước như tham nhũng, thất nghiệp, bất công xã hội và cưỡng chế đất đai.
(BBC)
VN bác tin Đại sứ bị Đức giữ vì 'rửa tiền'
Đại sứ Nguyễn Thế Cường (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) bị nghi "rửa tiền"
Quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bác tin Đại sứ Nguyễn
Thế Cường bị cảnh sát tạm giữ tại Đức 'vì nghi ngờ ông rửa tiền'.
Trước đó có tin từ Đức nói rằng ông Cường bị cảnh sát Đức giữ lại ở sân bay Frankfurt khi nghi ngờ ông mang 20.000 euro tiền mặt mà không khai báo.
Tuy nhiên, Đại sứ Cường được truyền thông Việt Nam trích thuật nói đã 'thừa nhận mang hộ' số tiền trên cho gia đình của các cán bộ dưới quyền về cho gia đình của họ ở Việt Nam, trong đó có một phần là tiền 'quyên góp cho cứu trợ bão lụt'.
Báo Bild.de của Đức nói cảnh sát đưa ông Cường về đồn để điều tra cáo buộc "rửa tiền" nhưng sau đó cho tại ngoại vì chịu đóng tiền phạt thế chân 3.500 euro.
Ông Cường được dẫn lời nói số tiền ông mang theo là do Đại sứ quán Việt Nam quyên góp được và chuyển cho ông đem về Việt Nam giúp nạn nhân bão lụt.
Nói chuyện với BBC hôm thứ Bảy, 21/12/2013, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Đặng Huy Bảo nói:
"Đó [chuyện Đại sứ Cường bị câu lưu] là thông tin sai rồi.
"Tôi có nhờ Đại sứ cầm cho cháu tôi một ít quà và Đại sứ đã về đúng ngày.
"Tôi cũng có nghe về chuyện có báo nói bị 'câu lưu' nhưng tôi không biết thông tin gì về chuyện này."
Khi được hỏi về chuyện gần đây Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ có tổ chức quyên góp từ thiện không, ông trả lời:
"Có, ở nhà có yêu cầu, Hội Chữ thập đỏ và các nơi có yêu cầu chúng tôi phải làm chứ."
Có báo nói họ không thấy tin tổ chức quyên góp từ thiện được đăng trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin mới nhất trên trang của Đại sứ quán là chuyện Đại sứ quán Việt Nam tổ chức kỷ niệm 68 năm Quốc khánh Việt Nam và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/9.
Đại sứ Nguyễn Thế Cường 'thừa nhận' mang hộ tiền 'cho người khác' về Việt Nam.
Thế nhưng theo phản ánh của báo Việt Nam, Đại sứ Cường đã nói với tờ Tuổi Trẻ rằng ông đã mang hộ tiền cho người khác về Việt Nam.
"Ông Cường nói với báo Tuổi Trẻ rằng các gia đình của cán bộ văn phòng của ông đã nhờ ông mang tiền về Việt Nam, trong đó có một phần là tiền quyên góp cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam," tờ Thanh Niên bản tiếng Anh hôm 23/12 cho hay.
Vẫn theo Thanh Niên, ông Cường đã 'cảm ơn Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt' vì đã can thiệp trong vụ việc của ông, khi ông đang trong lộ trình từ Ankara tới Hà Nội để tham dự Hội nghị Ngoại giao toàn quốc lần thứ 28 diễn ra từ ngày 16-20 tháng này, sự kiện được loan tin có sự hiện diện và phát biểu 'giao nhiệm vụ' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
'Ông Cường cũng cáo buộc các quan chức (Đức) vi phạm Công ước Vienna (về miễn trừ ngoại giao), nhưng thừa nhận rằng ông đã không biết rằng chính quyền Đức chỉ cho phép lượng tiền mặt ít hơn 10.000 Euros (hay 13.673 USD) được mang vào quốc gia của họ," vẫn theo Thanh Niên online.
Vẫn theo nguồn này, cảnh sát Đức đã cho ông Nguyễn Thế Cường "tại ngoại" sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3.500 Euro và trong quá trình thẩm vấn ông đại sứ đã không thể xuất trình bất cứ 'chứng từ nào' minh chứng cho lời khai của ông.
Đây không phải là lần đầu tiên một vụ việc được cho là 'scandal' xảy ra với quan chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam ở nước ngoài.
Hồi tháng 11/2008, một Bí thư Thứ nhất của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã bị triệu hồi về nước vì bị cáo buộc liên can tới 'buôn bán trái phép sừng tê giác' ở quốc gia châu Phi.
Một thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/11/2008 nói: "Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, người có liên quan đến tin đã đưa, về nước để tường trình và làm rõ sự việc."
(BBC)
Trước đó có tin từ Đức nói rằng ông Cường bị cảnh sát Đức giữ lại ở sân bay Frankfurt khi nghi ngờ ông mang 20.000 euro tiền mặt mà không khai báo.
Tuy nhiên, Đại sứ Cường được truyền thông Việt Nam trích thuật nói đã 'thừa nhận mang hộ' số tiền trên cho gia đình của các cán bộ dưới quyền về cho gia đình của họ ở Việt Nam, trong đó có một phần là tiền 'quyên góp cho cứu trợ bão lụt'.
Báo Bild.de của Đức nói cảnh sát đưa ông Cường về đồn để điều tra cáo buộc "rửa tiền" nhưng sau đó cho tại ngoại vì chịu đóng tiền phạt thế chân 3.500 euro.
Ông Cường được dẫn lời nói số tiền ông mang theo là do Đại sứ quán Việt Nam quyên góp được và chuyển cho ông đem về Việt Nam giúp nạn nhân bão lụt.
Nói chuyện với BBC hôm thứ Bảy, 21/12/2013, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Đặng Huy Bảo nói:
"Đó [chuyện Đại sứ Cường bị câu lưu] là thông tin sai rồi.
"Tôi cũng có nghe về chuyện có báo nói bị 'câu lưu' nhưng tôi không biết thông tin gì về chuyện này""Đại sứ chúng tôi ở đây [Thổ Nhĩ Kỳ] về chiều 4/12 để họp Hội nghị Ngoại giao và đã về đúng lịch trình.
Ông Đặng Huy Bảo
"Tôi có nhờ Đại sứ cầm cho cháu tôi một ít quà và Đại sứ đã về đúng ngày.
"Tôi cũng có nghe về chuyện có báo nói bị 'câu lưu' nhưng tôi không biết thông tin gì về chuyện này."
Khi được hỏi về chuyện gần đây Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ có tổ chức quyên góp từ thiện không, ông trả lời:
"Có, ở nhà có yêu cầu, Hội Chữ thập đỏ và các nơi có yêu cầu chúng tôi phải làm chứ."
Có báo nói họ không thấy tin tổ chức quyên góp từ thiện được đăng trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin mới nhất trên trang của Đại sứ quán là chuyện Đại sứ quán Việt Nam tổ chức kỷ niệm 68 năm Quốc khánh Việt Nam và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/9.
'Không biết luật Đức'
Đại sứ Nguyễn Thế Cường 'thừa nhận' mang hộ tiền 'cho người khác' về Việt Nam.
Thế nhưng theo phản ánh của báo Việt Nam, Đại sứ Cường đã nói với tờ Tuổi Trẻ rằng ông đã mang hộ tiền cho người khác về Việt Nam.
"Ông Cường nói với báo Tuổi Trẻ rằng các gia đình của cán bộ văn phòng của ông đã nhờ ông mang tiền về Việt Nam, trong đó có một phần là tiền quyên góp cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam," tờ Thanh Niên bản tiếng Anh hôm 23/12 cho hay.
Vẫn theo Thanh Niên, ông Cường đã 'cảm ơn Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt' vì đã can thiệp trong vụ việc của ông, khi ông đang trong lộ trình từ Ankara tới Hà Nội để tham dự Hội nghị Ngoại giao toàn quốc lần thứ 28 diễn ra từ ngày 16-20 tháng này, sự kiện được loan tin có sự hiện diện và phát biểu 'giao nhiệm vụ' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
'Ông Cường cũng cáo buộc các quan chức (Đức) vi phạm Công ước Vienna (về miễn trừ ngoại giao), nhưng thừa nhận rằng ông đã không biết rằng chính quyền Đức chỉ cho phép lượng tiền mặt ít hơn 10.000 Euros (hay 13.673 USD) được mang vào quốc gia của họ," vẫn theo Thanh Niên online.
"Ông Cường nói với báo Tuổi trẻ rằng các gia đình của cán bộ văn phòng của ông đã nhờ ông mang tiền về Việt Nam, trong đó có một phần là tiền quyên góp cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam"Theo tờ báo điện tử Vietinfo.eu, giới chức cảnh sát Đức đã đưa ông Nguyễn Thế Cường "về đồn để điều tra" và 'cáo buộc ông Cường tội "rửa tiền“ trong khi khoản tiền mà vị Đại sứ khai báo là tiền quyên góp "giúp nạn nhân bão lụt."
Báo Thanh Niên Online
Vẫn theo nguồn này, cảnh sát Đức đã cho ông Nguyễn Thế Cường "tại ngoại" sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3.500 Euro và trong quá trình thẩm vấn ông đại sứ đã không thể xuất trình bất cứ 'chứng từ nào' minh chứng cho lời khai của ông.
Đây không phải là lần đầu tiên một vụ việc được cho là 'scandal' xảy ra với quan chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam ở nước ngoài.
Hồi tháng 11/2008, một Bí thư Thứ nhất của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã bị triệu hồi về nước vì bị cáo buộc liên can tới 'buôn bán trái phép sừng tê giác' ở quốc gia châu Phi.
Một thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/11/2008 nói: "Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, người có liên quan đến tin đã đưa, về nước để tường trình và làm rõ sự việc."
(BBC)
Obama khó xử sau đề nghị cải thiện quan hệ của Cuba
Tổng thống Mỹ Barack Obama (T) bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro, trong tang lễ cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, tại Soweto, ngày 10/12/2013 (REUTERS/Kai Pfaffenbach/Files)
Trọng Nghĩa (RFI)
Ngày 21/12/2013, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ Mỹ-Cuba trong tinh thần "tôn trọng các khác biệt". Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, cho dù Tổng thống Obama đã có cố gắng "mở cửa",
nhưng vấn đề quan hệ với Cuba vẫn là một hồ sơ nhạy cảm. Trong thực
tế, quan hệ giữa La Habana và Washington đã không tiến triển gì nhiều
trong 5 năm qua.
Thông tín viên RFI, Anne - Marie Capomacio, phân tích từ Washington :
« Dĩ nhiên là việc đi lại giữa Cuba và Mỹ dễ dàng hơn cách đây 5 năm. Nhưng trục trặc cũng dễ dàng xẩy ra, như trường hợp mới đây : Lãnh sự quán Cuba đã ngưng không cấp visa. Một hình thức trả đũa sau một vấn đề chuyển tiền.
Nếu các trao đổi ở cấp đại học đã trở thành thường xuyên hơn, Cuba vẫn nằm trong danh sách các quốc gia khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Dù thế, trong một diễn văn trước cộng đồng người Cuba ở Florida, ông Barack Obama nói là ông sẵn sàng làm việc một cách thông minh hơn với Cuba. Tuy nhiên, dù ông được cử tọa hoan nghênh, nhưng đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số tại đây và họ không ưa thích chút nào chế độ La Habana.
Chỉ nghe những lời bình luận giận dữ sau cái bắt tay giữa ông Obama và Castro nhân tang lễ của cố Tổng thống Nam Phi Mandela ở Soweto thì cũng hiểu.
Con đường đi tới rất chông gai đối với chính quyền Obama, vốn đang mong muốn – cũng như ông Raul Castro - thoát ra khỏi cấm vận áp đặt từ hơn 50 năm nay.
Thế nhưng Hoa Kỳ không thế nào gác qua một bên những hồ sơ tế nhị như nhân quyền. Ông Castro thì lại không sẵn sàng chấp nhận điều kiện nhân quyền ».
Thông tín viên RFI, Anne - Marie Capomacio, phân tích từ Washington :
« Dĩ nhiên là việc đi lại giữa Cuba và Mỹ dễ dàng hơn cách đây 5 năm. Nhưng trục trặc cũng dễ dàng xẩy ra, như trường hợp mới đây : Lãnh sự quán Cuba đã ngưng không cấp visa. Một hình thức trả đũa sau một vấn đề chuyển tiền.
Nếu các trao đổi ở cấp đại học đã trở thành thường xuyên hơn, Cuba vẫn nằm trong danh sách các quốc gia khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Dù thế, trong một diễn văn trước cộng đồng người Cuba ở Florida, ông Barack Obama nói là ông sẵn sàng làm việc một cách thông minh hơn với Cuba. Tuy nhiên, dù ông được cử tọa hoan nghênh, nhưng đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số tại đây và họ không ưa thích chút nào chế độ La Habana.
Chỉ nghe những lời bình luận giận dữ sau cái bắt tay giữa ông Obama và Castro nhân tang lễ của cố Tổng thống Nam Phi Mandela ở Soweto thì cũng hiểu.
Con đường đi tới rất chông gai đối với chính quyền Obama, vốn đang mong muốn – cũng như ông Raul Castro - thoát ra khỏi cấm vận áp đặt từ hơn 50 năm nay.
Thế nhưng Hoa Kỳ không thế nào gác qua một bên những hồ sơ tế nhị như nhân quyền. Ông Castro thì lại không sẵn sàng chấp nhận điều kiện nhân quyền ».
Bắc Triều Tiên: Hành quyết Jang Song Theak do tranh chấp lợi ích kinh tế
Ảnh chụp lại từ truyền hình Nhà nước Bắc Triều Tiên hôm 09/12/2013, cho thấy cảnh ông Jang Song Thaek bị bắt ngay tại cuộc họp Bộ Chính trị ở Bình Nhưỡng. (REUTERS/Yonhap)
Anh Vũ (RFI)
Hôm nay, 23/12/2013, lãnh đạo tình báo Hàn Quốc đưa ra chi tiết mới,
giải thích vụ hành quyết ông Jang Song Theak, ông chú rể của nhà lãnh
đạo Bắc Triều Tiên, là do tranh chấp quyền kiểm soát một mỏ than dành
để xuất khẩu.
Vụ hành quyết nhanh chóng ông Jang Song Theak, một cận thần của chế độ và là chú rể của Kim Jong Un hôm 12/12 vừa qua, đã gây sửng sốt trong dư luận quốc tế.
Sau vụ thanh lọc đẫm máu này, giới quan sát liên tục đưa ra các giả thuyết cho rằng đây là vụ thanh tóan các phe cánh nhằm thâu tóm quyền lực tuyệt đối về tay Kim Jong Un.
Nhưng theo ông Nam Jae Joon, lãnh đạo tình báo Hàn Quốc, nguyên nhân ông Jang bị triệt hạ là vì ông này có ý đồ thâu tóm việc xuất khẩu than.
Ông Jung Chung-Rae, một dân biểu dẫn lời của lãnh đạo tình báo trình bày trước Quốc hội là ông « Jang đã can thiệp quá nhiều vào các hoạt động xung quanh việc khai thác than. Ngày càng có nhiều than phiền về việc này từ giới chóp bu ở Bắc Triều Tiên ».
Theo ông Nam Jae Joon, mặc dù còn trẻ, nhưng dường như Kim Jong Un không gặp khó khăn gì trong việc kiểm soát quyền lực sau hai năm được chuyển giao.
Bắc Triều Tiên gần như bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Kinh tế của đất nước chỉ trông chờ vào nguồn quặng mỏ xuất khẩu, phần lớn sang Trung Quốc. Theo cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc, trong năm 2012, hàng xuất khẩu của Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc, chủ yếu là than và quặng sắt, đạt 2,4 tỷ đô la Mỹ.
Lãnh đạo tình báo Hàn Quốc cho rằng, chú rể của nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể đã gây khó chịu cho các quan chức cao cấp trong Đảng vì chiếm phần lớn lợi ích trong việc xuất khẩu tài nguyên.
Ông Nam Jae Joon cũng nhận định thêm là bắc Triều Tiên đang muốn xóa mọi dấu tích của ông Jang, kể cả những người thân và cộng sự của ông ta đang ở nước ngoài.
Vụ hành quyết nhanh chóng ông Jang Song Theak, một cận thần của chế độ và là chú rể của Kim Jong Un hôm 12/12 vừa qua, đã gây sửng sốt trong dư luận quốc tế.
Sau vụ thanh lọc đẫm máu này, giới quan sát liên tục đưa ra các giả thuyết cho rằng đây là vụ thanh tóan các phe cánh nhằm thâu tóm quyền lực tuyệt đối về tay Kim Jong Un.
Nhưng theo ông Nam Jae Joon, lãnh đạo tình báo Hàn Quốc, nguyên nhân ông Jang bị triệt hạ là vì ông này có ý đồ thâu tóm việc xuất khẩu than.
Ông Jung Chung-Rae, một dân biểu dẫn lời của lãnh đạo tình báo trình bày trước Quốc hội là ông « Jang đã can thiệp quá nhiều vào các hoạt động xung quanh việc khai thác than. Ngày càng có nhiều than phiền về việc này từ giới chóp bu ở Bắc Triều Tiên ».
Theo ông Nam Jae Joon, mặc dù còn trẻ, nhưng dường như Kim Jong Un không gặp khó khăn gì trong việc kiểm soát quyền lực sau hai năm được chuyển giao.
Bắc Triều Tiên gần như bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Kinh tế của đất nước chỉ trông chờ vào nguồn quặng mỏ xuất khẩu, phần lớn sang Trung Quốc. Theo cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc, trong năm 2012, hàng xuất khẩu của Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc, chủ yếu là than và quặng sắt, đạt 2,4 tỷ đô la Mỹ.
Lãnh đạo tình báo Hàn Quốc cho rằng, chú rể của nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể đã gây khó chịu cho các quan chức cao cấp trong Đảng vì chiếm phần lớn lợi ích trong việc xuất khẩu tài nguyên.
Ông Nam Jae Joon cũng nhận định thêm là bắc Triều Tiên đang muốn xóa mọi dấu tích của ông Jang, kể cả những người thân và cộng sự của ông ta đang ở nước ngoài.
- Sotheby's denies $8.2m calligraphy work is fake (Washington Post) - Sotheby's insisted on Sunday on the authenticity of a calligraphy artwork bought by a Chinese collector for $8.2 million this year.
- Taking a humane look at cosmetics (Washington Post) - Nation reconsiders rules for mandatory animal testing.
- BP aims for involvement in shale gas (Washington Post) - BP Plc wants to work with Chinese companies to explore the country's vast reserves of shale gas, in hopes that the government will give access.
- Fed taper comes at 'delicate moment' for China (Washington Post) - The United States Federal Reserve Board's announcement that it will scale back its bond-buying program could crimp liquidity in China at a delicate moment, analysts warned.
- Auto Special: Five years of giving by BMW Warm Heart Fund (Washington Post) - German carmaker BMW has seen its Warm Heart Fund corporate social responsibility effort bear fruit over the past five years through the efforts by a range of stakeholders.
- Official warns on export outlook (Washington Post) - There's little cause for optimism about China's exports in 2014, because demand in both developed and developing countries is growing too slowly to boost purchases of the nation's products, a commerce official told China Daily.
- BTC China to stop taking yuan deposits (Washington Post) - BTC China, the world's largest Bitcoin operator, said it will no longer accept new deposits in yuan, dealing another setback to the virtual currency.
- Panda to make her debut (Washington Post) - For months, visitors to the David Rubenstein Family Panda Habitat at the National Zoo in Washington have often been disappointed to find the pavilion closed for the sake of the breeding and nursing the new giant panda cub, whom many fans have been following on the 24/7 webcam since she was born on Aug 23.
- Green means go for e-bike startup (Washington Post) - It takes only five seconds to accelerate from 0 to 100 kilometers per hour for motorcycle DELTA, but it took five years to come this far.
- Learning to an African beat (Washington Post) - Watching a group of Chinese children playing the djembe, an African hand drum, in a park in Shenzhen is an uplifting experience. The ups and downs of the beat and the exotic rhythm produce a variety of sounds, presenting a vivid picture of Africa.
- The youth sounds out (Washington Post) - Xiao Ying was living a dream, standing in front of a full-house at the National Center for the Performing Arts.
- Globalization of local music (Washington Post) - The collaboration between yangqin (Chinese dulcimer) and cello is rare but will probably happen more often after they met recently at the Central Conservatory of Music.
- Escapism from a 'vulgar' filmmaker (Washington Post) - The director of the disaster epic Back to 1942, the Chinese mainland's submission for the 2014 Academy Awards, is returning to comedy, the genre in which he made his name.
- Nanyang odyssey (Washington Post) - Documentary filmmaker Zhou Bing reveals his secrets about bringing the subjects of his work closer to audiences far removed from his field of study, writes Raymond Zhou.
- Navy: Liaoning's combat capability tested (Washington Post) - China's first aircraft carrier has conducted more than 100 tests and tasks since early December, when it began a training mission in the S China Sea.
- CIPR courts 'would be helpful' (Washington Post) - China is moving in the right direction by pledging to set up dedicated courts for intellectual property rights cases, a United Nations official said.
- GM corn rejection unlikely to hurt market (Washington Post) - China's rejection of US corn that contains an unapproved genetically modified strain is unlikely to cause major price fluctuations in the domestic or US markets, analysts said.
- Tech bans to be relaxed: US (Washington Post) - The US said on Friday it will "actively" carry out a plan to lift bans on high-tech exports to China, a long-term irritant in economic ties between the world’s two largest economies.
- 'Mutual interests beat differences' (Washington Post) - Economic ties are a "ballast" for overall China-US relations, Premier Li Keqiang said on Thursday, despite recent maritime tensions.
- New envoy 'must find right mix' (Washington Post) - Baucus, a likely nominee for new China Envoy, has to strike a balance between Washington's policies and Beijing's concerns over its strategic interests.
- Li: China-US 'mutual interests beat differences' (Washington Post) - Economic ties are a "ballast" for overall China-US relations, Premier Li Keqiang said Thursday, despite recent maritime tensions between the two navies.
- Baucus likely next ambassador to China (Washington Post) - Long-time US Senator Max Baucus is expected to be nominated by President Barack Obama to be the next ambassador to China, replacing Gary Locke, who will step down early next year.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét