Nguyễn Mộng Hoài - Xin các " nhà lý luận" đừng nói về cái " chủ nghĩa nửa dơi nửa chuột" mãi nữa
Nói đến chủ nghĩa là nói đến toàn bộ các vẫn đề lý luận và thực tiễn,
nói đến thể chế chính trị, xã hội, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo
dục...từ những vấn đề có tính chất chiến lược đến những vấn đề tưởng như
vụn vặt diễn ra hằng ngày trong đời sống cụ thể của đất nước. Theo lời
dạy của các "ông trùm" Mac-Leenin, thì chủ nghĩa xã hội bao gồm những
vấn đề tầm cỡ quốc gia và quốc tế về toàn bộ thể chế chính trị, kinh tế
và xã hội.
Ở nước ta, sau khi thực hiện được thống nhất nước nhà, chúng ta chuyển
sang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1975 đến năm 1986, chúng ta xây
dựng chủ nghĩa xã hội, về chính trị là duy trì theo cơ chế "Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Tổ chức đảng thì là tổ chức
đảng riêng biệt không giống ai. Còn tổ chức Nhà nước quản lý thì phần
nào đó thực hiện theo "tam quyền phân lập" hoặc thực tế là "theo đảng
quyền độc trị", còn tổ chức bầu bán ra quốc hội và chính phủ chẳng qua
là làm theo "dân chủ do đảng chỉ đạo" và theo ý đảng, càng ngày càng
không theo lòng dân. Cho nên không có tam quyền phân lập, cũng không có
dân chủ thật sự.
Người dân chẳng có vai trò gì trong xây dựng hệ thống chính quyền cả. Từ
cấp cơ sở, bố trí ai vào chức vụ gì đều "phải có ý kiến của Đảng cả" mà
Đảng thì lại chưa thực có dân chủ trong Đảng. Tầm vĩ mô cả nước thì bất
kỳ cái gì cũng phải "xin ý kiến Bộ Chính trị", ở tỉnh thành phố trực
thuộc trung ương, thì phải có ý kiến của Thường vụ Đảng cấp tỉnh thành, ở
huyện, quận cũng thê thậm chí đến thôn xã, không có ý kiến của thường
vụ là vẫn đề cho dù có hợp lòng dân cũng vẫn bế tắc không được thông
qua, thậm chí bị gác lại, gây ra nhiều sự ấm ức trong dân, chứ thực chất
dân chẳng có quyền làm chủ nào cả, có chăng là "quyền làm chủ trong lao
động" "đói thì đầu gối phải bò/no cơm ấm cật còn dò đi đâu !"
Đáng ra, dân làm chủ phải được làm chủ tất cả mội lĩnh vực chính trị,
đời sống xã hội, dân chủ hóa toàn bệ hoạt động của chính quyền, minh
bạch hóa tất cả các vấn đề có liên quan đến nhân dân. Đằng này, dân bị
coi như một đàn cừu non hoặc không được như đàn cừu non. Mọi sự đều áp
đặt, cả đến bỏ phiếu trưởng thôn cũng bị áp đặt và có khi tranh nhau đến
nảy lửa. Định chế cán bộ cấp này cấp nọ bao nhiều người, bao nhiêu chức
danh, quyền hạn, nhiệm vụ của họ thế nào, trách nhiệm của họ đến đâu,
khi làm sai thì ai chịu trách nhiệm hay lại chỉ đổ cho lãnh đạo tập thể
là xong.
Vì thế cho nên, dân ta đang phải chịu đội một cái "nấm" chính quyền đông
đảo vô kể,một phương của tỉnh Quảng Ninh có đến hơn 600 cán bộ các
loại, một xã ở Thanh Hóa có trên dưới 500 cán bộ, trong đó không ít cán
bộ trong diện "sáng vác xe máy đi, tồi lên xe máy đi về nhà (hoặc là đi
nhậu nhẹt) Rất nhiều công việc hành chính phải có "bôi trơn". Vì bộ máy
của ta có nhiều "hoen rỉ" quá rồi nên lúc nào việc gì liên quan đến dân
cũng "bắt dân phải bôi trơn" đến nỗi Bà Phó chủ tịch nước phải kêu lên
"họ ăn bất cứ cái gì !" Chẳng lẽ chủ nghĩa xã hội tươi đẹp của chúng ta
đang huy động toàn dân xây dựng và bảo vệ lại như vậy ư. Đích thị là
"nửa dơi nửa chuột rồi còn gì !
Kinh tế xã hội chủ nghĩa, mấy chục năm qua, nhất là từ khi có đổi mới
đến nay, nhiều cái được bung ra, làm ăn phấn hứng một thời gian, nay
dường như đâu lại hoàn đấy, thậm chí còn tệ hại hơn cả trước thời kỳ đổi
mới. Vẫn duy trì kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, mà người dân chúng tôi
thấy chẳng có "ông quốc doanh nào chủ đạo' để phát triển cả mà chỉ toàn
thế các ông ấy làm hại ngân sách Nhà nước, chiếm đoạt đất đai, bỏ phí
đất đai, tài nguyên thậm chí "đào cả mả ông cha bán cho nước ngoài" Nhìn
vào sự phát triển của các tập đoàn kinh tế quốc doanh thì chỉ thấy thua
lỗ và xập xệ, trong khi các vị được giao trách nhiệm quản lý các tập
đoàn, các cơ sở kinh tế quốc doanh đều lĩnh lương khủng, đều trở thành
những người giầu "nứt đố đỏ vách", đều trở thành tư bản đỏ hoặc quý tộc
đỏ.
Như vậy là nhờ có đường lối kinh tế của Đảng trong nhiều năm qua, đã
hình thành một "giai cấp" quý tộc mới mà chính tư tưởng của chủ nghĩa xã
hội là xây dựng một xã hội không con giai cấp, không có người bóc lột
người, không còn cái hố ngăn cách giầu nghèo, sang hèn, không xuất hiện
những ông vua lớn nhỏ. Nước ta có 11.000 xã, phường, hơn 600 quận huyện,
63 tỉnh thành phố, ta thẻ thống kê xem có bào nhiều "Vua" lớn nhỏ từ
thôn xã trở lên và có bao nhiều các nhà quý tộc và tư bản đỏ giầu có
không thể tưởng tượng được.
Đi theo các quan chức là các "mệnh phụ phu nhân", các công chúa, các
công tử, học thì dốt và lười học những lại được bố trí làm việc và hưởng
lợi ghê gớm. Xây dựng chủ nghĩa xã hội, sao xuất hiện nhiều quý tộc, tư
bản đỏ, con ông cháu cha ăn trên ngồi chốc như vậy. Phải chăng đây là
một sự công bằng mà hằng ngày các nhà lý luận và các văn bản nghị quyết
cứ ra rả nói không biết mỏi mồm, không biết chán.
Cái "chủ nghĩa xã hội" của chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghe thì ra vẻ oai phong lẫm liệt như vậy,
nhưng trong thực tế đời sống dân chúng thì khác hẳn. Xã hội ta hiện nay
dường như không có được những chuẩn mực văn hóa, một phần thôi như
"chẩn mực văn hóa thời Cụ Hồ" cũng dường như bị tiêu vong. Toàn xã hội
bây giờ là cả một sự băng hoại.
Chưa bao giờ xã hội Việt Nam lại có nhiều gái điểm, chuyện tình công sở,
bồ bịch của sếp lớn sếp nhỏ, thậm chí "mang cái vốn tự có" để mua quan
bán chức, để "vinh thân phì gia" nữa cơ. Cái vốn tự có ấy đã và đang làm
lũng đoạn nền văn hóa đạo đức dân tộc chứ không "đậm đà bản sắc dân
tộc" đâu. bao nhiều người Việt nam phải đi làm "cu-ly" cho các ông chủ
"công ty trách nhiệm hữu hạn" trong nước, chủ cơ sở tư nhân, chứ có được
đóng vai trò là giai cấp công nhân lãnh đạo đất nước đâu.
Làm cu-ly nên lương thì thấp, làm việc kéo thêm giờ hằng ngày, chẳng ai
coi luật lao động ra cái gì, đời sống văn hóa hầu như chỉ là số không,
quan hệ nam nữ, đồng nghiệp, đồng loại dường như chỉ vì tiền...Trong khi
đó, chỉ cần phấn đấu vào đảng, làm chức vụ này khác dần lên đến cán bộ
chủ chốt cấp phường, xã thôi cũng đã ăn đủ. Quy định cán bộ chủ chốt
không nên làm quá hai nhiệm kỳ (10 năm), những tại quê tôi người ta
"biến tấu" làm đến 20 năm, thậm chí hơn nữa. Đủ thời gian để tích lũy
kinh nghiệm vơ vét của cả xã hội và "bóc lột" nhân dân.
Tại địa phương chúng tôi hiện đang có nhiều cặp "bí thư chủ tịch xã"
thay đổi nhau làm đến bốn khóa mà khóa nào cũng vớ bẫm, chả trách họ
giầu là phải. Ấy là chưa nói "xã hội đỏ" bây giờ rất tích cực "bám lấy
xã hội đên" để làm dự án, để xây dựng công trình, để lấn chiếm đất đai
và làm giầu bất chính...Một hiện tượng hơi là đã xảy ra trước mũi chúng
tôi : Trong 10 năm qua, nghĩa là từ khi có chủ trương đưa địa phương
chúng tôi vào "Khu công nghiệp", hầu hết diện tích cánh tác trên 400 ha
bờ xôi ruộng mật đã "chuyển nhượng" cho khu công nghiệp. Dựa vào đó, cán
bộ xã thoải mái bán 1000 xuất đất làm "đất thỏ cư" mà cứ êm như ru. Tất
nhiên không phải ai muốn mua đất giá "dãn dân" cũng được đâu. Họ bán
cho họ cả đấy, chúng mình lại bán cho chúng mình.
Thấy vậy, dấy lên phong trào "toàn dân lấp ao, cả làng lấn chiếm" mạnh
ai nấy làm, nhất là những người ra trại và làm nhà gần đất công, gần
đồng ruộng "sở hữu toàn dân". Tự do lấn chiếm, bao nhiêu mét vuông tùy
heo khả năng của từng nhà và sự "im lặng" của chính quyền. Ngày xưa, dân
ta hễ mở miệng là nói "ơn đảng, ơn Nhà nước" nay họ vẫn nói như thế,
nhưng lại hiểu ngược lại 180 độ. Anh H. lấn chiếm được mấy trăm mét
vuông thùng vũng quanh nhà, rộng gấp mấy lần mảnh đất "xã chia cho làm
nhà từ trước". Gần đây, anh bán chỗ đất được hợp lý hóa, cấp "Sổ đỏ"
chứng nhận quyền sử dụng đất ấy đi lấy mấy trăm triệu thêm vào xây ngôi
nhà ba tằng với đầy đủ tiện nghi hiện đại trên đất lấn chiếm một cách
đàng hoàng. Anh nói: "Tôi nhờ ơn Đảng mới được như vậy chứ trước đây mơ
cũng chẳng có."
Cái bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của ta hiện nay phải chăng là
cô bảo mẫu đánh đập bạo hành trẻ em mẫu giáo, học sinh cấp 2 đã yêu
đương lung tung và nhiều cháu có bầu khi mới học chưa hết lớp 9, sinh
viên có hàng nghìn cặp sống thử như vợ chồng. Công sở nào từ cấp xã trở
lên đều có "tình công sở" Đến nối cô văn phòng xã tôi "làm em nuôi" ông
chủ tịch xã, cô kế toán tài chính xa làm em nuôi ông Bí thư xã gần như
công khai. Cồ nào cũng có chồng có con cả rồi, những vì "nhóm lợi ích"
nên cứ quan hệ thoải mái. Anh chồng của cô văn phòng tức quá không làm
gì được bền trèo lên mái nhà dỡ ngói quẳng xuống sân cho vơ nát để bõ
tức. hàng xóm có người sang đếm đống ngói mới mua 100 viên của anh ta
mới biết anh ta đã đập vỡ mất 72 viên vì 100 viên ngói sanh mua định lớp
chỗ dột nay chỉ còn 28 viên, chứ ngói đã vỡ rồi thì đếm làm sao
được...Nhan nhản những cảnh con đối xử tàn tệ với cha mẹ, ông bà, anh
chị em "từ mặt nhau" đôi khi vì chuyện cỏn con.
Đi về cơ sở bây giờ, để ý một chút không khó lắm cũng thấy cái "chủ
nghĩa nửa dơi nửa chuột" ấy diễn ra hằng ngày như thế nào, khỏi làm
phiền đến các "tiến sĩ lý luận Mac-Lê". Dân mình thích cái gì cũng phải
rõ ràng, đen ra đen trắng ra trắng, công khai minh bạch, chứ cứ nửa dơi
nửa chuột mãi thế này thì cho dù 100 năm nữa có cái chủ nghĩa xã hội như
hiện giờ thì vẫn khổ, vẫn nhục chứ chẳng có sung sướng cái nỗi gì !...
Nguyễn Mộng Hoài
(Quê choa)
Cẩm nang đánh dân của công an
Công an Trung Quốc |
Một cuốn sách dùng trong nội bộ ngành
công an Trung Quốc đã bị rò rỉ ra ngoài: sách hướng dẫn các “chiến sĩ
công an” làm sao có thể xử lý các phần tử gây rối một cách hiệu quả
nhất.
Mang tựa đề “Thực hành Quản lý Trị an Đô thị”, sách dạy: “Phải để ý, chớ để lại vết máu trên mặt, chớ gây vết thương trên cơ thể đương sự và tại địa điểm hành động, đừng để ai nhìn thấy”. Được ấn hành cho lực lượng bảo vệ trị an với tính chất “Mật – Không phổ biến”, không rõ tại sao một số phần của sách bị phát tán trên mạng Internet, khiến chính quyền Trung Quốc đang phải mở cuộc điều tra, theo tờ “Telegraph”.
„Khi hỏi cung những kẻ khả nghi, phải làm sao để chúng không có một giây ngừng nghỉ”, sách hướng dẫn. Cuốn cẩm nang này cũng khích lệ công an Trung Quốc, khi hành động, đừng bao giờ phải nghĩ đến chuyện những vết thương hoặc hậu quả gây ra có thể lớn thế nào, điều căn bản là phải “biểu thị sự cứng rắn của Nhà nước”.
Theo một người “trong cuộc”, trước nay, những “hướng dẫn thực hành” (ví dụ, đánh người làm sao cho… hợp lý) vẫn được truyền khẩu trong giới công an, nhưng nay thì gần như ai cũng có thể đọc được trong sách.
Sách được xuất bản làm tài liệu tham khảo cho chương trình huấn luyện của các thành viên Phòng Bảo vệ trị an (Zhenkuan, được mở tại các thành phố ở Trung Quốc). Công an các Zhenkuan có nhiệm vụ “thanh toán” tất cả những ai bị giả thiết là gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, hoặc có hành vi bất hợp pháp.
Mang tựa đề “Thực hành Quản lý Trị an Đô thị”, sách dạy: “Phải để ý, chớ để lại vết máu trên mặt, chớ gây vết thương trên cơ thể đương sự và tại địa điểm hành động, đừng để ai nhìn thấy”. Được ấn hành cho lực lượng bảo vệ trị an với tính chất “Mật – Không phổ biến”, không rõ tại sao một số phần của sách bị phát tán trên mạng Internet, khiến chính quyền Trung Quốc đang phải mở cuộc điều tra, theo tờ “Telegraph”.
„Khi hỏi cung những kẻ khả nghi, phải làm sao để chúng không có một giây ngừng nghỉ”, sách hướng dẫn. Cuốn cẩm nang này cũng khích lệ công an Trung Quốc, khi hành động, đừng bao giờ phải nghĩ đến chuyện những vết thương hoặc hậu quả gây ra có thể lớn thế nào, điều căn bản là phải “biểu thị sự cứng rắn của Nhà nước”.
Theo một người “trong cuộc”, trước nay, những “hướng dẫn thực hành” (ví dụ, đánh người làm sao cho… hợp lý) vẫn được truyền khẩu trong giới công an, nhưng nay thì gần như ai cũng có thể đọc được trong sách.
Sách được xuất bản làm tài liệu tham khảo cho chương trình huấn luyện của các thành viên Phòng Bảo vệ trị an (Zhenkuan, được mở tại các thành phố ở Trung Quốc). Công an các Zhenkuan có nhiệm vụ “thanh toán” tất cả những ai bị giả thiết là gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, hoặc có hành vi bất hợp pháp.
Áp dụng những phương pháp dã man, nhiều
khi gây tử vong, những công an Zhenkuan được coi là những kẻ khát máu.
Cuối tháng 3-2009, một cuộc biểu tình đã diễn ra khi một học sinh bị
thương nặng do công an hành hung. Ba năm trước, một người đàn ông 39
tuổi bị đánh trọng thương, rồi thiệt mạng, tại Thượng Hải. Theo Hãng
Thông tấn Tân Hoa Xã, công an Trung Quốc không mấy khi bị truy cứu trách
nhiệm vì những hành vi bạo lực “quá lố” của họ.
Dân bán hàng rong trên đường phố Thượng Hải cho biết, họ được nghe nhiều vụ, khi công an Zhenkuan đánh đập dã man những người vô tội. Theo khẳng định của những người kể, giới công an Zhenkuan có về bề ngoài dữ dằn không khác gì bọn lưu manh và trong nội thành, thông thường họ tàn ác hơn nhiều so với khi “thực thi công vụ” ở vùng ngoại ô.
Không phải lúc nào công an cũng đánh đập dân bán hàng, nhưng họ luôn dọa dẫm và thường hay đạp, phá hàng hóa của người bán rong. Một người bán hàng cho biết, cũng không cần sợ giới công an này lắm, vì thực ra dễ dàng đút lót họ. Tuy nhiên, đa số giới bán hàng rong, không còn đường nào khác là phải mưu sinh trên hè phố, thường phẫn uất và có đụng độ lớn với công an mỗi khi hàng hóa của họ bị dẫm đạp…
Theo Nhịp cầu thế giớiDân bán hàng rong trên đường phố Thượng Hải cho biết, họ được nghe nhiều vụ, khi công an Zhenkuan đánh đập dã man những người vô tội. Theo khẳng định của những người kể, giới công an Zhenkuan có về bề ngoài dữ dằn không khác gì bọn lưu manh và trong nội thành, thông thường họ tàn ác hơn nhiều so với khi “thực thi công vụ” ở vùng ngoại ô.
Không phải lúc nào công an cũng đánh đập dân bán hàng, nhưng họ luôn dọa dẫm và thường hay đạp, phá hàng hóa của người bán rong. Một người bán hàng cho biết, cũng không cần sợ giới công an này lắm, vì thực ra dễ dàng đút lót họ. Tuy nhiên, đa số giới bán hàng rong, không còn đường nào khác là phải mưu sinh trên hè phố, thường phẫn uất và có đụng độ lớn với công an mỗi khi hàng hóa của họ bị dẫm đạp…
Sự thất bại của một ý đồ chính trị
Trong thế giới hiện đại, chế độ chính trị của một nhà nước được xác định bằng 2 yếu tố cơ bản:
a) Quyền lực nhà nước thuộc về ai? Gắn liền với chủ thể của quyền lực đó
là vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về đảng chính trị nào?
b) Hệ thống pháp luật, trong đó Hiến pháp và Luật Hình sự bảo vệ chế độ chính trị và các quyền của người dân như thế nào?
Thời gian gần đây ở Việt Nam các nhà “dân chủ, nhân quyền mạng” và những
người “bất đồng chính kiến” đã có một ý đồ chính trị “độc đáo”, rất xấu
đó là đưa ra “sáng kiến”, chuyển hóa, thay đổi bản chất của chế độ
chính trị, không phải bằng những cuộc cách mạng “hoa quả”, không phải
bằng những cuộc biểu tình rầm rộ… mà bằng một cuộc “cách mạng mềm”, như
có người nói – bằng cách thay đổi chế độ chính trị, bằng cách thay đổi
những quy định cơ bản, quan trọng nhất trong Hiến pháp, 1992 sửa đổi
(nay gọi là Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam), trong đó có: Xóa bỏ Điều 4,
quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; Xóa bỏ khái
niệm “định hướng XHCN” và “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Điều
51); xóa bỏ quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53).
Ai cũng biết, bản chất của chế độ ta được thể hiện ở những quy định này.
Khi những quy định này không còn trong Hiến pháp nữa thì điều đó đồng
nghĩa với chế độ chính trị ta đã bị xóa bỏ.
Cũng trong thời gian qua, các thế lực thù địch đã đẩy tới nhiều thủ đoạn
mới chống phá chế độ, dựa trên cái gọi là “ý nguyện của nhân dân” thông
qua nhiều trang mạng xã hội và nhiều bloger. Chẳng hạn như người ta ra
“tuyên bố” kêu gọi và đòi “thực thi các quyền dân sự chính trị”; “Tuyên
bố 258”, đòi xóa bỏ Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân” và các điều 88 “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”, Điều 79 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân” trong Bộ luật Hình sự 1999. Nếu như những quy định của Hiến pháp
1992 nói trên là nội dung, bản chất, mục đích của chế độ ta thì những
quy định trong các Điều 88, 79, 258 Bộ luật Hình sự là phương tiện, là
công cụ pháp lý để bảo vệ chế độ. Với những kiến nghị xóa bỏ những Điều
luật nói trên, có nghĩa người ta tước đi công cụ bảo vệ chế độ thực hiện
một cuộc “cách mạng mềm” theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của khái
niệm này.
Tất nhiên ý đồ chính trị của họ đã bị thất bại. Với việc Quốc hội khóa
XIII (Kỳ họp thứ VI) nhất trí cao (với 97, 59%) thông qua Hiến pháp
1992, khẳng định chế độ xã hội ta là chế độ do nhân dân là chủ; Nhà nước
ta là Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng ta lãng đạo; Các quyền công dân
và quyền con người được tôn trọng và bảo đảm
Tất nhiên do khác biệt về quan điểm chính tri, mâu thuẫn về lợi ích,
trước hết là lợi ích chính trị, các thế lực thù địch sẽ không chịu bó
tay, “thua keo này, bày keo khác”, bởi vậy cuộc đấu tranh này sẽ tiếp
diễn với nhiều tình huống, kịch bản mới.
Phương Nam
Mâu thuẫn giải phóng mặt bằng, công an hành hung cụ già 70 tuổi
(ĐSPL) -
Sự việc hai chiến sỹ công an Trần Văn Việt và Nghiêm Quang Vũ (CSHS khu
vực và công an hộ khẩu phường Cự Khối) chỉ mặc quân phục của ngành,
không đeo quân hàm phù hiệu, xông vào nhà bắt dân và hành hung cụ ông
gần 70 tuổi đã khiến người dân bức xúc. Hiện tại, cả hai chiến sỹ công
an này đã bị đình chỉ công tác để tiến hành điều tra mức độ sai phạm.
Bắt, hành hung người vô cớ
Nhận
được thông tin công an hành hung cụ già 70 tuổi, ở xã Cự Khối, phường
Long Biên Hà Nội, PV báo Đời sống và Pháp luật đã tìm gặp người dân địa
phương để tìm hiểu sự việc. Anh Nguyễn Đăng Tùng (SN 1974, trú tại tổ 5,
phường Cự Khối, quận Long Biên) cho hay: Khoảng 21h30 ngày 22/4/2013,
tôi sang nhà anh Trường (trú cùng phường) chơi. Tại đây, ngoài anh Tùng
còn có các anh Tư, anh Thành và anh Huyên cùng ngồi uống nước và nói
chuyện. Khi chúng tôi đang ngồi nói chuyện với nhau rất vui vẻ, không
cãi nhau, đánh lộn, không chơi bời cờ bạc hay làm bất cứ điều gì vi phạm
pháp luật thì bỗng dưng xuất hiện hai người đàn ông mặc quân phục của
ngành công an. Thoáng chút ngỡ ngàng, mọi người cũng kịp nhận ra đó là
đồng chí Trần Văn Việt và đồng chí Nghiêm Quang Vũ, là công an phụ trách
an ninh của khu vực phường Cự Khối.
Ông Thanh (ảnh phải), anh Tùng (ảnh trái) bức xúc kể lại sự việc với PV (ảnh L.H)
Không
chào hỏi ai, cả hai xông vào nhà, một trong hai người hỏi: “Ai là chủ
nhà?. Đáp lại câu hỏi, anh Trường đứng dậy bảo: “Tôi là chủ nha”. Liền
sau đó, tôi đang ngồi ở bàn uống nước, ngước mắt lên hỏi lại: “Các anh
có việc gì thế? Khi tôi vừa hỏi dứt lời thì đồng chí Vũ không nói gì,
lao vào túm tóc tôi giật ngược về phía sau, dúi đầu tôi vào tường rồi
lấy còng số 8 ra khóa chặt hai tay tôi lại.
Để
tìm hiểu sự việc trên, chúng tôi đến gặp anh Trường, anh Trường cho
biết: “Nhiều người dân ở xóm tôi rất bức xúc, chúng tôi đặt ra những câu
hỏi, tại sao các anh công an lại có thể bắt người vô tội giữa đêm hôm
khuya khoắt trong khi các anh chỉ mặc quân phục mà không mang quân hàm,
phù hiệu? Lệnh bắt người đâu? Các anh bắt người vì tội danh gì? Nếu
không có lệnh bắt người mà các anh hành động như vậy là coi thường pháp
luật, là phạm pháp”.
Anh
Tùng bị cho là phạm vào tội Chống người thi hành công vụ và được yêu
cầu đưa về phường giải quyết. Tất cả mọi người chứng kiến đều cho rằng
lý do mà đồng chí Việt, Vũ đưa ra là không thỏa đáng, không có tính
thuyết phục và kiên quyết phản đối. Lúc đó, ông Phạm Quang Thanh (SN
1945, tổ 6, phường Cự Khối) đang ngồi bên nhà hàng xóm uống nước, thấy
ồn ào, kêu gào nên cũng chạy ra. Khi ông Thanh vừa chạy tới nơi thì đồng
chí Vũ tiến đến áp sát trước mặt ông Thanh và hỏi: “Ông đi đâu?” rồi ôm
chặt người ông nói: “Mời ông lên phường”.
Ngay lập tức đồng chí Vũ túm cổ áo ông Thanh giật mạnh khiến ông ngã
xuống nền đường rồi tiếp tục túm ngược cổ áo ông kéo rê trên đường. Ông
Thanh bị kéo ngược khiến cổ áo siết chặt vào cổ không thở, không kêu
được. May mắn cho ông khi công an Vũ dừng lại, ông Thanh có cơ hội vùng
dậy được, giằng khỏi tay Vũ bỏ chạy. Ông Thanh chạy vào một nhà người
dân trong xóm thì Vũ đuổi theo, đạp cánh cổng sắt xông vào. Vũ dùng một
tay túm vào gáy ông, tay kia vặn ngược tay ông Thanh ra phía sau, đập
đầu ông vào tường sau đó quật ông ngã xuống sân gạch. Ở cái tuổi gần 70,
ông Thanh bị quật ngã trên nền sân gạch gây choáng váng rồi ngất xỉu
không biết gì nữa.
Dư luận bất bình
Chúng
tôi rời nhà ông Trường đến gặp anh Phạm Anh Tuấn (SN 1974, con trai ông
Thanh), anh này cho biết: Bố tôi đã nghỉ hưu, giờ tuổi đã cao, sức khỏe
yếu. Hiện tại, ông sống với vợ chồng chúng tôi, trông nom nhà cửa và
trông cháu. Bố tôi cũng tham gia các hoạt động người cao tuổi của
phường. Buổi tối, sau khi ăn cơm tối xong, ông thường sang nhà những
người bạn già uống nước. Hôm xảy ra sự việc bố tôi bị các anh công an
phường hành hung, anh em chúng tôi hốt hoảng chạy sang, thấy bố đang nằm
ngất xỉu trên sân, tất cả mọi người ồn ào vây quanh tìm cách cứu chữa.
Chứng kiến cảnh đó, chúng tôi vô cùng sợ hãi và tức giận. May mà sức
khỏe bố tôi đã ổn định trở lại.
Ngồi
bên cạnh anh trai, anh Phạm Quang Thành (SN 1976) không giấu được sự
bức xúc: “Họ đã có hành vi đánh bố tôi một cách vô cớ, coi thường luật
pháp. Chúng tôi đã yêu cầu phải xử lý nghiêm vụ này...”
Thượng tá Nguyễn Viết Chức cho biết đang tiếp tục xác minh chính xác sự việc (ảnh L.H)
Tìm
hiểu nguyên nhân sâu xa của sự việc, nhiều người dân nơi đây lý giải:
Trường hợp hai đồng chí Vũ và Việt vô cớ bắt anh Tùng, hành hung ông
Thanh có thể do nguyên nhân từ việc mâu thuẫn trong giải phóng mặt bằng
và thu hồi đất đai của UBND quận Long Biên. Được biết, tất cả các gia
đình ông Thanh, anh Tùng và một số người dân phường Cự Khối đều có một
phần diện tích đất thuộc vào dự án đền bù. Tuy nhiên, tất cả mọi người
đều chưa thấy thỏa đáng và không nhất trí với phương án giải quyết của
UBND quận.
Trở
lại sự việc anh Tùng bị còng tay, ông Thanh bị hành hung dẫn đến ngất
xỉu, bà Ngô Thị G. (phường Cự Khối) cho rằng: Việc anh Việt và anh Vũ
làm như vậy chắc chắn là sai. Làm sao họ có thể bắt người mà không có
lệnh bắt, không có quân hàm phù hiệu. Đại diện cho những người cao tuổi
trong thôn, ông Đào Đình B. (SN 1956) chia sẻ: “Tôi chưa đề cập đến việc
họ (chỉ Vũ, Việt - PV) làm sai nguyên tắc như thế nào, cần bị xử lý ra
sao nhưng hành hung một ông cụ đáng tuổi cha, chú mình một cách lạnh
lùng, bạo ngược như vậy là không thể chấp nhận được. Nếu không may ông
Thanh ngã xuống dẫn đến gãy xương, tai biến mạch máu não hay tử vong thì
sự việc sẽ đi đến đâu?
Trao
đổi PV báo ĐS&PL, thượng tá Nguyễn Viết Chức (phó trưởng công an
quận Long Biên) cho biết: Địa bàn quận Long Biên không chỉ phức tạp về
tình hình an ninh trật tự mà còn nhiều vướng mắc, phức tạp xung quanh
vấn đề đất đai. Chủ trương trong việc giải phóng mặt bằng của UBND quận
tại phường Cự Khối gặp nhiều khó khăn. UBND quận đã giao cho công an
quận và các cơ quan chức năng tiến hành triển khai kế hoạch cưỡng chế.
Quá trình cưỡng chế đã vấp phải sự ngăn cản quyết liệt của người dân.
Vì vậy, đồng chí Việt và Vũ được giao nhiệm vụ trực tiếp nắm tình hình,
thu thập thông tin, biểu hiện của người dân trên địa bàn phường Cự Khối.
Khi thấy nhóm anh Tùng tập trung đông người (họ đều nằm trong diện
chống đối việc giải phóng mặt bằng với những khẩu hiệu, tờ rơi,...) nên
các đồng chí ấy đã hành động thiếu nguyên tắc, dẫn đến sự việc không
mong muốn.
Đình chỉ công tác
Thượng
tá Nguyễn Viết Chức cho biết thêm: Sau khi sự việc xảy ra, nhận được
tin báo ông đã cùng hai đồng chí phó công an quận xuống địa bàn giải
quyết. Ông Thanh được bố trí đưa đi bệnh viện Bạch Mai khám chữa, anh
Tùng được thả, đồng thời bước đầu xác minh, lập biên bản vụ việc. Ngay
sau đó, ban lãnh đạo tiến hành họp kiểm điểm đúng sai. Hiện tại, ban
lãnh đạo đã yêu cầu hai đồng chí Việt và Vũ viết kiểm điểm, đình chỉ
công tác đồng thời tiếp tục thu thập thêm thông tin, xác minh sự việc.
|
LIỄU HẢI
Bàn tay ma đằng sau Kim Jong Un
Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời một nhà lập pháp nước này cho hay,
vụ xử tử chú dượng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là do phe
“diều hâu” trong quân đội “đạo diễn” và chính người đứng đầu phe nhóm
này là người có “thực quyền” ở Triều Tiên.
Nhà lập pháp Hàn Quốc cho rằng ông Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, mới là người nắm thực quyền ở Triều Tiên.
Tờ Korea Times dẫn lời nhà lập pháp Hàn Quốc hôm thứ sáu vừa qua cho hay, phe “diều hâu” trong quân đội - phe “đạo diễn” vụ xử tử ông Jang Song-thaek, chú rể nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, là do ông Choe Ryong-hae, phó thống soái quân đội Triều Tiên đứng đầu.
Nhà lập pháp Hàn Quốc cho rằng ông Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, mới là người nắm thực quyền ở Triều Tiên.
Tờ Korea Times dẫn lời nhà lập pháp Hàn Quốc hôm thứ sáu vừa qua cho hay, phe “diều hâu” trong quân đội - phe “đạo diễn” vụ xử tử ông Jang Song-thaek, chú rể nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, là do ông Choe Ryong-hae, phó thống soái quân đội Triều Tiên đứng đầu.
Kim Jong-un đang bị giật dây |
Nhà lập pháp cũng cho rằng ông Kim Jong-un chỉ là nhân vật được dựng lên “làm cảnh” và ông Choe mới nắm toàn quyền.
“Ông Choe xử tử Jang do tiến hành một vụ đảo chính”, ông Ahn Hong-joon, nghị sỹ đảng cầm quyền Saenuri của Hàn Quốc và là chủ tịch Ủy ban đối ngoại và thống nhất Hàn Quốc cho hay. “Nhiều người nghĩ vụ thanh trừng ông Jang là một phần kế hoạch của ông Kim Jong-un để củng cố quyền lực của mình. Nhưng thực chất ông không nắm giữ bất kỳ quyền hành nào ở Triều Tiên.”
“Ông Kim được người Triều Tiên coi như là nhân vật biểu tượng…trong khi ông Choe ra mọi quyết định”, ông Ahn cho biết thêm.
Ông cũng cho rằng vụ thanh trừng cựu phó thống soái Ri Young-ho một năm trước cũng là một phần trong cuộc tranh giành quyền lực tương tự giữa ông Jang và quân đội.
“Nhóm của ông Jang đã bất ngờ tấn công nơi ở của ông Ri, giết chết khoảng 20 người tin cẩn của ông Ri rồi bắt ông”, ông Ahn cho hay. “Vụ xử tử ông Jang là đòn đáp trả của phe nhóm quân đội.”
“Ông Choe xử tử Jang do tiến hành một vụ đảo chính”, ông Ahn Hong-joon, nghị sỹ đảng cầm quyền Saenuri của Hàn Quốc và là chủ tịch Ủy ban đối ngoại và thống nhất Hàn Quốc cho hay. “Nhiều người nghĩ vụ thanh trừng ông Jang là một phần kế hoạch của ông Kim Jong-un để củng cố quyền lực của mình. Nhưng thực chất ông không nắm giữ bất kỳ quyền hành nào ở Triều Tiên.”
“Ông Kim được người Triều Tiên coi như là nhân vật biểu tượng…trong khi ông Choe ra mọi quyết định”, ông Ahn cho biết thêm.
Ông cũng cho rằng vụ thanh trừng cựu phó thống soái Ri Young-ho một năm trước cũng là một phần trong cuộc tranh giành quyền lực tương tự giữa ông Jang và quân đội.
“Nhóm của ông Jang đã bất ngờ tấn công nơi ở của ông Ri, giết chết khoảng 20 người tin cẩn của ông Ri rồi bắt ông”, ông Ahn cho hay. “Vụ xử tử ông Jang là đòn đáp trả của phe nhóm quân đội.”
Ri-Yong-ho, Choe-Ryong-haevà Kim-Jong-un |
Năm ngoái, cựu phó thống soái Ri Young-ho, một nhân vật có nhiều ảnh
hưởng trong chính trường Triều Tiên, đã bị phế truất và bị tước mọi chức
vụ.
“Tình hình chính trị ở Triều Tiên hiện rất bất ổn và có thể còn có tranh giành giữa các nhóm lợi ích khác nhau”, nhà lập pháp Hàn Quốc bình luận. “Giữ vững an ninh là điều cần thiết đối với Hàn Quốc hiện nay”.
“Tình hình chính trị ở Triều Tiên hiện rất bất ổn và có thể còn có tranh giành giữa các nhóm lợi ích khác nhau”, nhà lập pháp Hàn Quốc bình luận. “Giữ vững an ninh là điều cần thiết đối với Hàn Quốc hiện nay”.
Trong khi đó, hôm thứ sáu vừa qua, đài phát thanh nhà nước Bình Nhưỡng
cho biết quan chức và người dân nước này đã nguyện trung thành với nhà
lãnh đạo Kim Jong-un, có vẻ như nhằm tiếp tục khẳng định sự ủng hộ nhà
lãnh đạo trẻ sau vụ thanh trừng chú của ông. Hôm thứ hai hàng chục ngàn
binh sỹ Triều Tiên cũng cam kết trung thành với ông Kim.
Theo Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét