Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Tin thứ Bảy, 21-12-2013 - Gánh nặng đè lên vai Đại biểu Quốc hội & Trung Quốc được cai trị thế nào

NÓNG Đài Truyền hình Việt Nam chiếu phim ca ngợi “Bình Nhưỡng ngày nay” (DĐXHDS).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hơn 400 triệu đồng ủng hộ chương trình ‘Vì học sinh Trường Sa thân yêu’ (TN).  – Trường Tiểu học Phú Thọ, quận 11 – Sôi nổi hoạt động hướng về biển đảo (SGGP).
2<- ‘Ảnh hưởng của Mao không còn nữa ở VN’ (BBC).
- Tàu hải quân Anh thăm Việt Nam (VOA).
- Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc ‘vô trách nhiệm’ khi cắt đường chiến hạm Mỹ trên Biển Đông (RFI). – Căng thẳng Mỹ-Trung về hàng hải (VOA).  – Bộ trưởng Hagel: ‘TQ hành động vô trách nhiệm khi đối đầu với chiến hạm Mỹ’. – ‘Tàu chiến TQ hành xử vô trách nhiệm’ (BBC). – Quốc hội Mỹ cho phép Hải quân và Không quân tăng cường tiềm lực (RFI).
- Philippines nhận trực thăng mới để tuần tra Biển Ðông (VOA).  – Hải quân Philippines sẽ có 4 chiến hạm hàng đầu Đông Nam Á (ANTĐ).
- Nhật Bản tăng cường quân sự, ngoại giao để đối trọng với TQ (VOA). - Một kịch bản chiến tranh trên biển Hoa Đông (Genk).
- Nhân quyền ở đâu trong ngoại giao Mỹ? (BBC).  – “Học thuyết Kerry” với bang giao Việt-Mỹ (TBKTSG).
- Phương Tây kêu gọi VN thả nhà hoạt động đang lâm trọng bệnh Đinh Đăng Định (VOA). – Các đại sứ nước ngoài kêu gọi trả tự do cho thầy Đinh Đăng Định (RFA).
- Không chốn nương thân- tặng Nguyễn Văn Thạnh (Người Buôn Gió). – Mời xem lại các bài viết của Nguyễn Văn Thạnh: Bài 5. Câu chuyện tôi chuyển nhà (1)   – Bài 5. Câu chuyện tôi chuyển nhà (2)   –   Bài 5. Câu chuyện tôi chuyển nhà (3)   –   Bài 5. Câu chuyện tôi chuyển nhà (4)   –   Bài 1. Họ đã đổi trắng thay đen như thế nào?   –    Bài 2. Thông báo quí bạn hữu   –   Bài 3. Trao trọn niềm tin, có nên không?   –    Bài 4. Chúng tôi đi trình báo (Dân quyền).
- Tình trạng hiện nay của 3 người Việt bị cảnh sát Thái bắt giam (RFA). – Tin thêm về tình hình người Việt tỵ nạn tại Thailand (DLB).
- Những người bạn ngoài bức tường biệt giam (FB Trần Huỳnh Duy Thức/ Dân Luận).
- Nguyễn Bắc Truyển: Phật Giáo Hòa Hảo lại bị sách nhiễu (Bùi Hằng).
- Xã hội dân sự, nhìn lại năm 2013 (RFA).
- Nguyễn Trung Chính: Giáo điều, bảo thủ như Hội đồng Lý luận Trung ương (DĐXHDS). – Về việc từ bỏ Đảng và cái gọi là “lý tưởng cộng sản” (Blog RFA).
- Nguyễn Tuấn Anh và hạt giống đỏ (DLB).
- Kiều Quang (DLB).
- Bằng Phong Đặng Văn Âu: Viết cho chú ba Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng nước cộng hòa XHCN Việt Nam (DLB). – Phượng Yêu (Tập 29)Trung tướng Hữu Ước (CAND). Facebooker Nguyễn Thông bình luận: “Trên tờ báo chính thống của nhà nước (tất nhiên sống bằng ngân sách từ thuế của dân) mà có hẳn một mục để PR cho cá nhân như thế này thì kể cũng kinh. Làm to thích thật“.
- Chuyện quan chép sử (FB Thái Bá Tân). “Sự thật là sự thật./ Vua không giết được đâu./  Dòng họ quan chép sử/ Có thể sẽ không còn./ Nhưng sự thật còn đó/ Và vẫn mãi trường tồn“. – Sự thật, loại nào?Không phải ta không biết/ Rằng niềm tin của mình/ Từ đầu đã sai trái,/ Cả lý và cả tình./ Ta hèn nhát, né tránh/ Đối mặt với điều này./ Tự phủ nhận mình khó,/ Quả rất khó xưa nay“. – Chỉ vì cái đảng (DLB).
- Sãi Mõ – Điếm và điếm (Dân Luận). “Vừa qua trên các phương tiện thông tin lề Đảng, có những vị với đầy đủ học hàm, học vị hẳn hoi, đồng thời là đại biểu Quốc hội – ‘đại diện’ cho cử tri đấy lại thản nhiên phát biểu: ‘đông đảo’, ‘đại bộ phận’ thậm chí ‘phần lớn’ nhân dân đồng thuận với nội dung bản dự thảo Hiến Pháp sửa đổi năm 2013Qua đó mới thấy ‘Đảng ta’ rất thành công trong việc nuôi “lũ chim vẹt cảnh”, sẵn sàng bán rẻ danh dự, chẳng ngại đem cái mặt thớt ra đánh đĩ cùng thiên hạ. Trơ trẽn, mặc nhiên dối trá, lừa bịp không hề biết xấu hổ“.
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN): Trực Ngôn – Một cơ quan trí thức xôi thịt (Dân Luận).  – GÃ ĐỚP THỜI THỔ TẢ (Bùi Văn Bồng).
- Chiếc boomerang của tôi (Lê Mai). “Trong xã hội này, biết bao nhiêu thứ chúng ta tung ra, song chẳng bao giờ thu về được. Những cử chỉ ngông cuồng, những câu nói hớ đầy rẫy trên vô tuyến truyền hình, kênh ngang, kênh dọc. Một cú ra đòn hở sườn. Một bài diễn thuyết tồi. Một khi trí tuệ đã cùn đi, lương tâm cũng vứt đi cho chó xé thì dù người ta có tung ra đủ thứ cũng sẽ chẳng có thứ nào ra hồn và tất nhiên, cái mà họ thu về được chỉ là nỗi ấm ức, sự xót xa, lòng tin biến mất và cả sự giận dữ nữa...”
- Ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bị câu lưu tại sân bay Frankfurt (Đức) vì nghi “rửa tiền” (DĐXHDS).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Không thể trừ được tham nhũng một khi còn độc tài, độc đảng (DĐXHDS). - Nguyễn Duy Vinh – Sắp sửa nghe tòa tuyên án nặng mà vẫn cười được, hay thiệt… (Dân Luận). – Đầu năm 2014 xử vụ em trai Dương Chí Dũng (VNN).
- Việt Nam có tất cả nhưng lại chẳng có gì (RFA). – Phan Châu Thành: Ba vấn đề lớn trong các “đại án kinh tế” (Phần cuối) (DLB).
TĂM NHÂN ĐẠO VÀ SỰ VÔ CẢM (Hồ Như Hiển). “Nếu chiếc tăm vẫn còn ‘sứ mệnh lịch sử’ ở trong xã hội ta, chẳng lẽ không còn cách nào khác để giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho các em?Các em được giáo dục lòng trắc ẩn, vậy sao các vụ bạo lực học đường ngày càng tiếp diễn? Vì sao trường học nào cũng giáo dục các em lòng nhân đạo, cách sống đẹp theo kiểu như vậy mà có việc hôi bia của tài xế, chen lấn nhau trong các lễ hội hoa?” – Ép học sinh mua lịch, tăm, thước kẻ (TT).
- Đã bao giờ? (Quê Choa). “Đã bao giờ như thế ?/ Người ta có thể giết nhau vì một ánh nhìn/ Những đứa trẻ biếng ăn bị thẳng tay hành hạ/ Những tên cẩu tặc bị dân làng thiêu xác cháy đen/ Đã bao giờ như thế ?/ Tình nhân giết nhau man rợ vì ghen/ Bọn giang hồ sẵn sàng vung dao giữa thanh thiên bạch nhật/ Người ta xắn tay lao vào nhau khi ngoài phố quệt xe/ Cuộc sống quanh ta đã bao giờ như thế ?
2- GÓI MÌ CHÍNH VÀ CÁI NÓN (NCTG).
- Audio phỏng vấn luật sư Hoàng Văn Hướng: ‘Phải quy định rõ khi nào thì nổ súng (BBC). – Bị chống lại bằng tay an ninh vẫn bắn? (BBC).  =>
- Công an: Ngắm đi ngắm lại bắn ai từ rày? (DLB).
- Video: Thiếu nữ khóc lóc, van xin, quỳ lạy CSGT vì bị bắt xe (Châm Thị).
- Bộ GTVT: Thi tuyển Tổng cục trưởng để chiêu mộ nhân tài (CP). – Cơ cấu lại cán bộ công chức, giữ ổn định biên chế (TTXVN).
- Chỉ có quân đội mới được tổ chức cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ (QĐND).
- Kỷ luật Đảng 3 sếp Công ty cấp thoát nước và đô thị Cà Mau (CAND).
- Nguyễn Hoàng Đức: DANH DỰ RANH GIỚI GIỮA ÔNG CHỦ VÀ NÔ TÀI (Nguyễn Tường Thụy).
- Về Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) : CHẲNG LẼ LẠI QUÊN – Bình luận (Trần Kỳ Trung).
- NGỌC ĐỨC ĐẠI TƯỚNG QUÂN* (Bùi Văn Bồng).
- Nhà văn Nhật Tiến: SỰ THẬT KHÔNG THỂ BỊ CHÔN VÙI (KỲ 5) (Nhật Tuấn).
- Tây Tạng: 1 vị sư tự thiêu, 1 chết trong phòng giam (VOA).
- Trung Quốc được cai trị thế nào (Foreign Affairs). – Những Quan Chức Quyền Lực Nhất Trung Quốc đang tìm cách Chém Giết lẫn nhau? (ĐKN). – Trung Quốc cấm quan chức tổ chức lễ tang rầm rộ (TN). – Phó Thị trưởng Quảng Châu bị điều tra về tham nhũng (RFI).
- Chiến dịch quốc tế chống thu thập nội tạng bất hợp pháp ở TQ (VOA).
- VTV giúp Bắc Triều Tiên nói dối với thế giới: Tại sao Triều Tiên lại mời VN đến làm phim, mà không mời truyền hình Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản? (FB An Thanh Lương). – Sự thật về việc Jang Song-thaek có “tình ý” với đệ nhất phu nhân Triều Tiên (LĐ).  – Cô ruột Kim Jong-un mắc bệnh di truyền trầm trọng (NĐT).  – Kim Jong-un chỉ là bù nhìn! (MTG).  – Mưu sinh ở đất nước bí ẩn nhất thế giới (Zing).  – Rodman trở lại Bắc Triều Tiên huấn luyện đội tuyển bóng rổ (VOA). – Bình Nhưỡng lại dọa trả đũa Seoul vụ đốt hình Kim Jong Un (RFI).
- Bài dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”: Gần có quyền lực (Phan Ba).
- Hun Sen : Không từ chức, không bầu lại (RFI). – Thủ tướng Hun Sen tuyên bố không từ chức (NĐT). – Phe đối lập Campuchia phát động biểu tình quy mô lớn (TTXVN).
- Thái Lan xúc tiến công tác chuẩn bị bầu cử Hạ viện (VOV).
- Biểu tình tại Ukraina vì quan điểm ‘yêu-ghét’ đối với ‘mẫu quốc Nga’ (DCVOnline). – Chủ tịch EU công kích Chính phủ Ukraine (Tin tức).  – Ukraine phản đối sự can thiệp của nước ngoài (VTV).  – Chiến thắng đắt đỏ (TT).


- Nguyễn Hoàng Văn: Chính trị… hôi của (pro&contra).

KINH TẾ
- Kinh tế 2013 – Năm thứ 6 tăng trưởng dưới tiềm năng (RFA).
- Nợ công đã “vọt” lên 98,2%GDP? (CT).  – Nợ công: Đáng lo từ góc nhìn khác (TBNH).
- CPI Hà Nội tăng 0,35% so với tháng 11 (SM).
- 20 năm phá vòng vây phong tỏa kinh tế: Chuyện bây giờ mới kể (TBNH).
- Nhập siêu từ Trung Quốc đã lên mức 21,6 tỉ USD (TT).
- Trung tâm lưu ký chứng khoán VN: Cung cấp thông tin trái luật ? (DĐDN).
- EVN thoái sạch vốn tại hai công ty cổ phần thủy điện (VnEco).  – Saigontourist thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp (TBKTSG).
- Gạo Việt Nam bị áp thuế 20% khi xuất sang Mexico (TTXVN).
- Video: Bất cập chính sách bảo hộ mía đường (VTV).
- Việt Nam có thể bán tới 55% sản lượng vụ càphê trước Tết (TTXVN).  – Ban điều phối ngành hàng cà phê: Nguy cơ bị “người ngoài”… thao túng (DĐDN).
2- Sự thật về bảo hiểm xe máy “siêu rẻ” 20.000 đồng (LĐ).
<- Nuôi trồng thủy hải sản ở ĐBSCL: Nhiều rủi ro (PNTP).
- Anh nông dân nghèo trở thành tỉ phú nhờ… vịt trời (LĐ).
- Vẫn Cố Bán Phone Trung Quốc Với Giá IPhone Mỹ? (Alan Phan).
- McDonald’s công bố cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam (VnEco).
- Lãnh đạo EU họp thượng đỉnh sau thỏa thuận ngân hàng (VOA).
- Standard & Poor’s hạ điểm AAA của Liên Hiệp Châu Âu (RFI).

DNNN phải “rành” công nghệ (PLTP).
Sáng kiến bình ổn giá (PLTP).
Phát hiện dấu hiệu gian dối trong vụ kho cà phê cầm cố 7 ngân hàng  (TN). - Công ty Cà phê Trường Ngân (Bình Dương): Một kho hàng thế chấp 7 nơi (PT).
Chống nghẽn ATM trong dịp Tết (Tin tức). - Nỗi khổ đổi tiền mới (TT).
Hải Phòng: Kinh tế khó khăn nhưng kiều hối vẫn tăng (VOV).
Vàng thủng mức 35 triệu đồng/lượng (TN).
Thay thế dần các nhà đầu tư (ĐTCK).
Bầu Đức bị ra tối hậu thư dọa thu hồi dự án resort 5 sao ở Đà Nẵng (Infonet).
Mối nguy cho nông sản Việt (CT).
Giá vàng thế giới bật tăng nhờ lực mua (VnM). - Nhu cầu về vàng của châu Á có kéo được cầu thế giới? (NDH).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Một số nhà văn tự đánh mất tác quyền (ĐBND).
1467215_1404869433089355_924942571_n- Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Vũ Bằng (SGGP).
- Truyện cực ngắn: Hầu chuyện cụ Tố Như (Nguyễn Hoa Lư).
CA HUẾ THÍNH PHÒNG ĐỒNG ĐIỆU TRI ÂM (Võ Quê). =>
- Làm gì bây giờ, José? (Da Màu).
- Ấn tượng Vũ Bằng (Vũ Nho).
- Minh Hạnh (Phan Nguyen).
- Cởi đồ ăn theo clip “Anh không đòi quà” sẽ bị xử phạt? (NLĐ).
- 10 album hay nhất năm 2013 (TT).
- David Guttenfelder: nhiếp ảnh gia Instagram của năm (TT).
- Làng Giáng Sinh trong vùng núi xanh tươi Triết Giang (VOA).
- Thể thao Việt Nam đứng hạng mấy? (SGGP).  – SEA Games ngày 20/12: Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 (VOV).  – Một ngày thua trọn 3 trận chung kết (SGTT).  – Thua Thái Lan 1-2, nữ Việt Nam mất ngôi hậu SEA Games (TN).  – Ảnh: Cầu thủ futsal Việt Nam, Thái Lan ẩu đả sau trận CK (VNN).  – “Ao làng” SEA Games: “Vua” xin lỗi; chạy quanh sân vẫn thắng… (Soha).


- TÌNH YÊU HOA NIÊN (Hoàng Hải Thủy).
- Hố xí hai ngăn- 2 (Quê Choa).
- Nguyễn Đình Thi — Moskva, 1987 (Vương Trí Nhàn).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Hiến kế” đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam (KTĐT).  – ‘Tai họa cho đổi mới khi không ai rõ việc của mình’ (VNN).  – Chủ trương, biện pháp góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT (GD&TĐ).
- PISA, tham nhũng và liêm chính trong giáo dục (VNN).
- TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội: “Chiến lược phát triển giáo dục đang lạc hướng?” (DV).
- Một tấm lòng vàng (Quê Choa).
- 10 vấn đề giáo dục nổi bật năm 2013 (ND).
- Phổ cập đại học: Đang từng bước “khai tử” các trường Cao đẳng (LĐ).
- Phân luồng học sinh sau THCS và THPT: Kết quả xa vời so mới mục tiêu (ND).
- Vừa làm, vừa học: Vừa… chơi! (NLĐ).
- Hợp tác giáo dục đồng bộ (SGGP).
- Mua bằng “tiến sĩ Mỹ” giá 6.500 USD như thế nào? (PT).
- Ép học trò mua lịch, tăm: không thể là cách dạy trắc ẩn! (TT).
- Video: Tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông (VTV).
2<- Cô giáo về hưu xây cầu cho dân đi (DT).
- ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI BẠN LÀ GÌ? (Lê Nhật). “Một lý tưởng người thầy đáp. Hãy nhớ rằng phải đặt nền tảng vững chắc trước đã, nếu không mãi mãi bạn sẽ không có được điều gì…”
- Siêu máy tính khám phá bí mật của vi khuẩn (VOA).


Giao trẻ cho ‘ác mẫu: Vì sao nguy hiểm vẫn làm? (VTC). - Hơn chục khu công nghiệp “chia nhau” một trường mầm non (SM). - Đau xót các vụ bạo hành trẻ mẫu giáo dã man thời gian qua (VTV). - Đồng Nai: Đi học 3 ngày, bé gái 16 tháng tuổi tử vong do chấn thương sọ não! (LĐ). - Phải đóng cửa cơ sở giáo dục mầm non không đủ điều kiện(TT). - Mở lớp bồi dưỡng bảo mẫu để tránh vụ “nhà trẻ Phương Anh” thứ hai (MTG). - Công khai các trường mầm non không phép (ĐĐK). - Vì sao vẫn còn những “mẹ hổ” ở bậc mầm non? (PNTP). - Bạo hành trẻ mầm non: Báo động đạo đức nghề giáo (VOV). - Những nguyên nhân khiến giáo viên mầm non dễ mắc chứng “vô cảm” (PLXH). - Bé gái 16 tháng tuổi chấn thương sọ não ở nhà trẻ “chui”? (DT). - Phản đối sát nhập trường, hơn trăm trẻ mầm non nghỉ học (DT). - Nhọc nhằn cho trẻ đi học mầm non (TN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chưa thể tiếp cận 9 ngư dân gặp nạn ở Trường Sa (NLĐ).
- Gửi nhà trẻ không phép, bé gái 16 tháng nguy kịch (PNTP).  – TPHCM: 15 KCX-KCN chỉ có một trường mầm non (TBKTSG).  – Gửi con ở đâu cho an toàn? (NLĐ).  – “GỬI CON Ở ĐÂU CHO AN TOÀN?”: Nhiều nơi đã làm được. – Bạn bè quốc tế sốc vụ “bảo mẫu”, “hôi bia” ở Việt Nam.  – Phụ huynh không xin giảm án cho 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em (Zing).  – Người quay clip bảo mẫu ‘tra tấn’ trẻ lần đầu hé lộ (VNN).
- Bình Phước: Một PN tử vong sau khi tiêm thuốc tại bệnh viện (PNTP).
- Bắt xe khách chở 7,5 tạ thịt bẩn (TT).
2- Ba tòa nhà của Tòa án nhân dân TP.HCM sụt lún nặng (TT).  – Vụ đào hầm tòa nhà Quốc Cường Gia Lai gây sập TAND TPHCM: Đã cảnh báo nguy cơ từ… 3 tháng trước ! (LĐ).
- Thiệt hại nặng vì rét (NLĐ). =>
- Trắng tay về nước (NLĐ).
- Vụ thiêu sống người yêu cũ: Đắng lòng trước gia cảnh của cô gái hiếu thảo (TN).  – Cô gái bị thiêu sống đang nguy kịch (NLĐ).
- Tiếp tục tìm kiếm ‘kho vàng 4.000 tấn’? (TN).
- Hà Nội: Những con đường mang tên khó hiểu ở khu đô thị Nam Trung Yên (LĐ).
- Rò rỉ bồn chứa, hàng ngàn lít xăng tràn ra giếng (TT).
- Hà Nội: Kiếm gần 10 triệu đồng/ngày nhờ dịch vụ… chụp ảnh vườn cải (LĐ).
- Dân Tacloban đang rất cần lương thực (DCCT).
- Ô nhiễm không khí tràn lên Tây Tạng (RFI).
- Nhật Bản : Bồi thường cho một cuộc đời bị đánh cắp vì trao nhầm trẻ sơ sinh (RFI).
- Anh: Sập trần nhà hát, 76 người bị thương (BBC).  – 65 người bị thương vì sập trần nhà hát London (VOA).



QUỐC TẾ 
- Các cường quốc họp chuẩn bị cho Hội nghị về Syria (VOV). – Nga chặn một nghị quyết LHQ lên án Damas giết hại thường dân (RFI).
- TT Obama sẽ phủ quyết bất kỳ biện pháp trừng phạt mới nào đối với Iran (VOA).  – Nga ca ngợi vai trò của Mỹ trong vấn đề Iran (VTV).
- Lính gìn giữ hòa bình của LHQ bị tấn công ở Nam Sudan (ND).
2<- Cộng hòa Trung Phi chìm trong bạo lực (VOV).
- Mỹ từ chối bỏ cáo buộc chống nữ ngoại giao Ấn Độ (TTXVN).  – Ấn Độ yêu cầu Mỹ xin lỗi về vụ bắt giữ nhà ngoại giao (VOV).
- Mỹ tái khẳng định ủng hộ chuyển giao chính trị tại Ai Cập (TTXVN).
- Tổng thống Putin:Tình báo Nga chưa từng liên lạc với Snowden (VOV).  – Ông Putin: Edward Snowden là một người ‘cao thượng’ (VOA).
- Quan ngại gia tăng về nguy cơ Trung Quốc quân sự hóa không gian (RFI).
- Trục chiến lược Nhật – Ấn bao vây Trung Quốc đã hình thành? (ANTĐ).
- Cựu tài phiệt Nga Khodorkovsky ra tù (BBC). – Thả Khodorkovski : Putin muốn thay đổi bộ mặt nước Nga (RFI). – Nhà tỷ phú Nga Mikhail Khodorkovski sang Đức ngay khi được thả (RFI).
- Quốc hội Mỹ thông qua ít đạo luật nhất lịch sử trong năm 2013 (VOA).
- Thổ Nhĩ Kỳ cách chức hàng loạt sỹ quan cảnh sát cấp cao (TTXVN).
- Indonesia: Thống đốc tỉnh Banten bị bắt vì tham nhũng (TTXVN).
- Philippines: Một Thị trưởng bị bắn chết ở Manila (VOA). – Philippines : Nổ súng tại sân bay Manila khiến bốn người chết (RFI).
- Phó Thủ tướng Cộng hòa Dagestan tử nạn tại Moskva (TTXVN).
- Nam Hàn trao trả hài cốt lính Trung Quốc (BBC).


Cảnh báo mới (KTĐT).

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

2165. Trung Quốc được cai trị thế nào

FOREIGN AFFAIRS/ viet-studies
Tại sao Bắc Kinh ngày càng khó khăn hơn trong việc cai trị
Người dịch: Huỳnh Phan
Tác giả: David M. Lampton
DAVID M. Lampton Giáo sư về nghiên cứu Trung Quốc và Giám đốc SAIS – Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins.
Trung Quốc đã có ba cuộc cách mạng trong thế kỷ XX. Cuộc cách mạng đầu tiên là sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh cùng với hệ thống cai quản truyền thống nước này vào năm 1911. Tiếp sau một thời kỳ xung đột kéo dài là cuộc cách mạng thứ hai, vào năm 1949, khi Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản của ông thắng cuộc Nội chiến Trung Quốc và lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; việc thực thi quyền hành bạo lực và tuỳ tiện của Mao chỉ kết thúc khi ông ta mất vào năm 1976.

Cuộc cách mạng thứ ba đang diễn ra, và cho đến nay, kết quả của nó là tích cực hơn nhiều. Cuộc cách mạng này bắt đầu vào giữa năm 1977 với sự trỗi lên của Đặng Tiểu Bình, người khởi động một kỷ nguyên cải cách chưa từng có, kéo dài nhiều thập kỷ làm chuyển đổi nền kinh tế gia công manh mún (hived –off) của Trung Quốc thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới, đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và mở ra một đợt di dân lớn tới các thành phố. Cuộc cách mạng này vẫn đang tiếp nối thông qua các nhiệm kỳ của những người kế tục Đặng Tiểu Bình là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.
Tất nhiên, cuộc cách mạng bắt đầu với Đặng Tiểu Bình không mang tính cách mạng theo một nghĩa quan trọng: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn duy trì độc quyền về quyền lực chính trị. Tuy nhiên, điều sáo rỗng rằng Trung Quốc trãi nghiệm qua cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị trong những năm từ 1977 làm lu mờ một sự thật quan trọng: cải cách chính trị, đã “diễn ra âm thầm và ngoài tầm mắt”, theo như một chính trị gia Trung Quốc kín đáo nói với tôi vào năm 2002.
Thực tế là hiện nay chính quyền trung ương của Trung Quốc hoạt động trong một môi trường khác biệt về cơ bản so với môi trường có vào đầu nhiệm kỳ của Đặng Tiểu Bình theo ba cách. Thứ nhất, cá nhân các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dần dần trở nên yếu hơn so với chính họ lẫn so với phần còn lại của xã hội. Thứ hai, xã hội Trung Quốc, cũng như nền kinh tế và bộ máy quan liêu, đã bị vỡ vụn, làm tăng số lượng cử tri mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đáp ứng, hoặc ít nhất phải quản lý. Thứ ba, lãnh đạo Trung Quốc hiện phải đối đầu với dân số có nhiều nguồn lực, tiền bạc, tài năng và thông tin hơn bao giờ hết.
Với tất cả những lý do này, cai trị Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn so với thời Đặng Tiểu Bình. Bắc Kinh đã đáp ứng với những thay đổi này bằng cách tích hợp ý kiến công luận vào trong việc hoạch định chính sách của mình, trong khi vẫn giữ các cấu trúc chính trị cơ bản có sẵn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhầm nếu họ nghĩ rằng họ có thể duy trì ổn định chính trị và xã hội vô thời hạn mà không có cải cách đáng kể hệ thống cai trị đất nước. Một Trung Quốc đặc trưng bởi một nhà nước yếu hơn và một xã hội dân sự mạnh hơn đòi hỏi một cơ cấu chính trị khác biệt hơn nhiều. Nó đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý theo nền pháp trị (rule of law), với các cơ chế đáng tin cậy hơn – chẳng hạn như tòa án và cơ quan lập pháp – để giải quyết xung đột, dung hoà các lợi ích khác nhau, và phân phối các nguồn lực. Nó cũng cần chính phủ có các quy định tốt hơn, minh bạch và có trách nhiệm. Thiếu vắng các điều kiện như vậy, trong tương lai Trung Quốc sẽ gặp bất ổn chính trị nhiều hơn trong hơn bốn thập kỷ vừa qua. Rõ ràng là các cơn dư chấn đó sẽ được các nước láng giềng của Trung Quốc và cả thế giới rộng lớn hơn cảm nhận, trong tình hình TQ ngày càng vươn ra toàn cầu.Cải cách trước đây của Trung Quốc đã tạo ra những điều kiện mới mà các nhà lãnh đạo của nó phải nhanh chóng thích nghi. Cải cách cũng giống như đi xe đạp: hoặc chạy tiếp hoặc bị ngã xuống.
KHÔNG PHẢI MỌI LÃNH ĐẠO ĐỀU NHƯ NHAU
Theo Max Weber, nhà xã hội học người Đức, chính phủ có thể viện dẫn thẩm quyền của mình từ ba nguồn: truyền thống, tài đức và uy tín của cá nhân nhà lãnh đạo, và các chuẩn mực hiến định và pháp định. Ttrong giai đoạn cải cách, Trung Quốc đã dịch chuyển khỏi hai loại tính chính đáng (legitimacy) đầu tiên và hướng tới một cái gì đó giống như tính chính đáng thứ ba.
Cũng như Mao, Đặng Tiểu Bình đã có được một pha trộn quyền lực truyền thống và uy tín. Nhưng các nhà lãnh đạo tiếp theo có được tính chính đáng theo những cách khác nhau. Giang Trạch Dân (cai trị 1989-2002 ) và Hồ Cẩm Đào (cầm quyền 2002-2012) đều được chính Đặng Tiểu Bình chỉ định làm lãnh đạo theo những mức độ khác nhau và việc đi lên vị trí đứng đầu của Tập Cận Bình vào năm 2012 là sản phẩm của một quá trình chính trị tập thể trong ĐCSTQ. Theo thời gian, một bộ các tiêu chuẩn điều tiết việc lựa chọn lãnh đạo đã hình thành, bao gồm các hạn chế về nhiệm kỳ và tuổi tác, các chỉ số về thành tích, và kết quả thăm dò ý kiến trong nội bộ đảng. Mặc dù quan trọng, các tiêu chuẩn này không nên bị xem nhầm là pháp luật – chúng không đầy đủ, không chính thức, và có thể đảo ngược – nhưng chúng thật sự đánh dấu một sự rời xa rõ rệt khỏi hệ thống tuỳ tiện của Mao.
Vì các nền tảng cho tính chính đáng đã thay đổi, những lãnh đạo kế tục Đặng Tiểu Bình thấy khả năng một mình họ đề ra chính sách bị giảm đi. Mặc dù Đặng Tiểu Bình đã không hưởng được quyền lực không bị kiềm chế như Mao, nhưng khi cần có các quyết định chiến lược, ông có thể hành động một cách đầy thẩm quyền và dứt khoát một khi đã tham khảo ý kiến những đồng nghiệp có ảnh hưởng lớn. Hơn nữa, quy mô và phạm vi của các quyết định của ông thường rất lớn. Ngoài việc bắt tay vào cải cách kinh tế, Đặng còn thực hiện nhiều lựa chọn cốt lõi khác, chẳng hạn như đưa ra chính sách một con vào năm 1979, đàn áp phong trào phản kháng của nhóm Bức tường Dân chủ cùng năm đó và tuyên bố thiết quân luật và triển khai quân đội tại Bắc Kinh năm 1989. Và khi tới vụ Đài Loan, Đặng Tiểu Bình cảm thấy đủ an toàn để đưa ra một thái độ thoải mái về hòn đảo này, cứ để việc giải quyết quan hệ eo biển này cho thế hệ sau.
Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình, ngược lại, bị hạn chế nhiều hơn. Sự khác biệt đó đã thể hiện đầy đủ vào cuối năm 2012 và trong năm 2013 khi Tập Cận Bình lên nắm quyền thay Hồ Cẩm Đào. Trong những năm 1970, để xây dựng mối quan hệ với Nhật Bản, Đặng Tiểu Bình đã có thể gác sang một bên vấn đề chính trị dân tộc dễ bùng nổ quanh câu hỏi về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp (Nhật gọi là quần đảo Senkaku). Còn Tập Cận Bình, vừa mới leo lên vị trí chóp bu và muốn củng cố quyền lực của mình trước sự việc Nhật quốc hữu hoá quần đảo này tháng 9 năm 2012, cảm thấy bắt buộc phải hành động mạnh bạo để đáp ứng với hành động của Tokyo.
Nói cách khácTrung Quốc đã đi từ được cai trị bởi những người hùng với uy tín cá nhân cao tới các lãnh đạo bị hạn chế bởi việc quyết định tập thể, các hạn chế về nhiệm kỳ và các tiêu chuẩn khác, công luận, và chính các nhân vật kỹ trị của họ. Theo một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc cho tôi biết vào năm 2002, “Mao và Đặng Tiểu Bình có thể quyết định; còn Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo hiện nay phải tham khảo ý kiến”.
Các lãnh đạo Trung Quốc lạc điệu với Mao và Đặng Tiểu Bình trong một khía cạnh quan trọng: họ đi tới chỗ thấy rằng mục đích của họ là ít hơn về mặt tạo ra sự thay đổi to tát và nhiều hơn về mặt duy trì hệ thống và nâng cao hiệu quả của nó. Mục tiêu của Đặng Tiểu Bình là chuyển đổi. Đặng Tiểu Bình đã tìm cách chuyển Trung Quốc lên các bậc thang kinh tế và hệ thống phân cấp quyền lực toàn cầu, và ông đã làm được điều đó. Ông mở cửa Trung Quốc đến với kiến thức nước ngoài, khuyến khích thanh niên Trung Quốc ra nước ngoài (một thái độ bị ảnh hưởng bởi những năm tự rèn luyện của ông ở Pháp và Liên Xô), và cứ để lợi thế so sánh, thương mại, giáo dục làm điều kỳ diệu của chúng.
Giang Trạch Dân, người kế tục Đặng Tiểu Bình, lên nắm quyền chính xác là do ông đại diện cho một sự thay đổi trong phong cách lãnh đạo: trong bối cảnh cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989, cả lực lượng ủng hộ cải cách và lực lượng cảnh giác với nó đều xem ông có năng lực và không đe dọa. Nhưng cuối cùng ông đã nhảy rào về phía cải cách nhanh chóng. Giang Trạch Dân đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, chuẩn bị cho việc đưa người vào không gian lần đầu, và lần đầu tiên vạch rõ rằng ĐCSTQ cần phải thu hút một số lượng lớn những người sáng tạo và có tay nghề cao vào hàng ngũ của mình. Trong 13 năm ông cầm quyền, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 9,7 %.
Tuy nhiên, Giang Trạch Dân về cả tính cách lẫn về hoàn cảnh của ông thì còn xa mới là người hùng chuyển đổi như Đặng Tiểu Bình. Vốn được đào tạo là một kỹ sư, Giang Trạch Dân có tính thực tế và chú trọng vào việc làm mọi thứ vận hành được. Ví dụ vào năm 1992, ông nói với một nhóm người Mỹ rằng một thập kỷ trước khi ông là một quan chức cấp thấp, ông đã đến thăm Chicago và quan tâm đặc biệt đến việc thu gom rác của thành phố, vì ông hy vọng sẽ tìm ra một giải pháp cho vấn đề vỏ dưa hấu thải bỏ vương vãi ở TQ. Sau đó ông khoe với những người Mỹ đó rằng khi làm chủ tịch thành phố Thượng Hải, ông đã tiết kiệm được đất đai bằng cách xây dựng cầu xoắn ốc trên các đường dốc làm giảm nhu cầu phải di dời cư dân thành phố. Không phải sự thay đổi xã hội mạnh bạo này mà mối quan tâm của Giang Trạch Dân về vật chất đã cải thiện cuộc sống của người dân Trung Quốc bình thường.
Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng thời ông là Ôn Gia Bảo, còn cho thấy ít có tính chuyển đổi hơn. Tiến trình đó có thể dự đoán ngay cả hồi năm 2002, vào đêm trước khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền. “Một xu hướng khác sẽ là đi tới tập thể lãnh đạo chứ không phải các lãnh đạo tối cao”, một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc nói với tôi vào thời điểm đó. “Lãnh đạo trong tương lai sẽ có tính tập thể, dân chủ hơn, họ sẽ tìm kiếm sự đồng thuận chứ không phải đưa ra quyết định tùy ý. Nhưng nhược điểm là họ sẽ được hưởng quyền lực ít hơn. Họ sẽ gặp khó khăn hơn để đưa ra những quyết định táo bạo khi cần có nhữngquyết định táo bạo”. Hồ Cẩm Đào hầu như không ban hành cải cách chính trị hoặc kinh tế nào, thành tích đáng chú ý nhất của ông là tăng cường quan hệ với Đài Loan. Cách giải thích khoan dung cho những năm tại vị mờ nhạt của Hồ Cẩm Đào là ông đã chuyển hóa các thay đổi sâu rộng mà Đặng và Giang đã xướng ra.
Sau khi lên làm lãnh đạo tối cao của đảng hồi tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực của mình rõ rệt vào năm 2013, cho phép một cuộc tranh luận mạnh mẽ về cải cách diễn ra, ngay cả khi ông đã thắt chặt các hạn chế về tự do bày tỏ. Cốt lõi của các cuộc tranh luận liên quan đến việc làm cách nào để phục hồi năng lực tăng trưởng kinh tế và thay đổi chính trị tới mức nào sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế thêm lên.
Sau cuộc họp Ủy ban Trung ương tháng 11 năm 2013 (Hội nghị lần thứ ba), chính quyền Tập Cận Bình nêu ra ý định “đào sâu đổi mới mọi mặt” và đã lập ra một nhóm để làm điều đó. Sự cần thiết cho một cơ quan như vậy cho thấy rằng nhiều tranh chấp chính sách vẫn còn đó và chính quyền trung ương có ý định tiếp tục chú tâm vào việc thay đổi cho đến ít nhất là năm 2020. Nhưng đơn giản là không có con đường tiến tới rõ ràng, bởi vì trong một số lĩnh vực thì Trung Quốc cần thị trường hóa, ở một số lĩnh vực khác thì cần phân cấp và trong một số lĩnh vực khác nữa thì lại cần tập trung.
Mặc dù vẫn còn nhiều mơ hồ, lực đẩy của chính sách đang nổi lên là phải làm cho thị trường đóng một vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực, với việc Bắc Kinh san bằng sân chơi trong nước cho các doanh nghiệp nhà nước và các công ty ngoài quốc doanh cũng như đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt hành chính. Người nước ngoài có thể tìm thấy những điều ưa chuộng trong hứa hẹn của chính phủ “tạo điều kiện tiếp cận đầu tư dễ dàng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu thương mại tự do và mở rộng việc mở cửa nội địa và ven biển”. Những chính sách này cũng sẽ có hậu quả chính trị, và thông cáo của cuộc họp đã đề cập sự cần thiết phải thay đổi ở ngành tư pháp và ở chính quyền địa phương, trong khi lờ mờ cho thấy nông dân cũng được nhiều quyền hơn. Thông cáo nói rằng, trong việc kêu gọi thành lập một ủy ban an ninh quốc gia, hội nghị đã xác định an ninh cả bên trong lẫn bên ngoài là mối quan tâm lớn. Vạn lý trường chinh đang chờ phía trước.
XÃ HỘI BỊ MANH MÚN
Những thay đổi trong phong cách lãnh đạo cá nhân đã trùng hợp với một sự thay đổi có tính kiến tạo: việc đa dạng hoá xã hội, kinh tế, và bộ máy quan liêu của Trung Quốc. Trong thời đại Mao, các nhà lãnh đạo khẳng định rằng họ chỉ phục vụ cho một lợi ích duy nhất – lợi ích của quần chúng Trung Quốc. Công việc của chính phủ là đàn áp lực lượng ngoan cố và giáo dục người dân về lợi ích thực sự của họ. Cai trị không phải làm về việc dung hòa sự các khác biệt mà là về việc loại bỏ các khác biệt.
Tuy nhiên từ thời Mao xã hội và bộ máy quan liêu của Trung Quốc đã bị phân mảnh, làm cho cho Bắc Kinh khó khăn hơn trong việc đưa ra các quyết định và thực thi chính sách. Để đối phó với thách thức này, chính phủ Trung Quốc, đặc biệt từ thời Đặng Tiểu Bình, đã phát triển một hệ thống thẩm quyền tuy có tính ứng phó thực hiện việc cân bằng các lợi ích chính về mặt địa lý, chức năng, phe phái, và chính sách thông qua đại diện ở cấp cao nhất của ĐCSTQ. Mặc dù các đường hướng cho việc tự thể hiện về chính trị vẫn còn hạn chế, và việc ra quyết định của nhóm chủ chốt vẫn chưa minh bạch, các nhà cai trị của Trung Quốc bây giờ cố gắng tìm cách giải quyết, chứ không phải đè bẹp mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích cạnh tranh nhau, chỉ trấn áp các mâu thuẫn như vậy khi họ cảm nhận chúng là mối đe dọa đặc biệt lớn. Họ đã cố gắng để cùng lọc lựa ra vai vế và lý lịch của các cử tri khác nhau trong khi đàn áp thẳng tay lãnh tụ của các phong trào chống chính phủ.
 Đa số các nhóm lợi ích mới có thế lực của Trung Quốc là thuộc về kinh tế theo bản chất. Người lao động và quản lý xung đột nhau về điều kiện làm việc và tiền lương. Tương tự như vậy, khi các doanh nghiệp Trung Quốc tiến tới giống như các công ty phương Tây, họ chỉ phục tùng phần nào theo chỉ thị của đảng. Ví dụ, như học giả Tabitha Mallory đã chỉ ra, ngành công nghiệp đánh bắt cá ngày càng trở nên tư nhân hoá – trong năm 2012, 70 % công ty đánh cá “biển xa” của Trung Quốc do tư nhân làm chủ – làm cho chính quyền trung ương càng khó khăn hơn để ngăn chặn việc đánh bắt quá mức.
 Trong khi đó, ở khu vực nhà nước làm chủ, Tổng công ty quốc gia Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc, hay CNOOC, đang hậu thuẫn các chính sách thiên về quyết đoán hơn ở Biển Đông, nơi mà trữ lượng hydrocarbon đáng kể được cho là nằm ở đó, và công ty này đã tìm thấy điểm chung với hải quân Trung Quốc muốn có một ngân sách lớn hơn và một hạm đội hiện đại hóa. Về các vấn đề cả trong nước lẫn đối ngoại, các nhóm lợi ích đã ngày càng trở thành những người tham gia to giọng trong quy trình làm ra chính sách.
Bộ máy quan liêu của Trung Quốc đã thích nghi với sự nẩy nở của các lợi ích qua việc ngày càng tự trở nên đa dạng hoá hơn. Các quan chức sử dụng diễn đàn được gọi là “các nhóm lãnh đạo nhỏ” (tiểu tổ lãnh đạo – lingdao xiaozu) để giải quyết các đụng chạm giữa các tổ chức và các địa phương tranh chấp nhau, và các phó thủ tướng và ủy viên hội đồng nhà nước phải dành nhiều thời gian của mình giải quyết những tranh chấp như vậy. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố lớn như Thượng Hải, và các hiệp hội công nghiệp và thương mại ngày càng dựa vào các đại diện tại Bắc Kinh để thúc đẩy lợi ích của mình bằng cách vận động hành lang những người có thẩm quyền ra quyết định cấp quốc gia – mô hình này cũng đã được sao chép lại ở cấp tỉnh.
QUYỀN LỰC NHÂN DÂN
Mao hầu như không bao giờ cho phép công luận trói buộc các chính sách của ông, ý chí nhân dân là một cái gì đó ông ta tự định nghĩa. Đặng Tiểu Bình, tới phiên mình, đã thừa nhận cải cách, vì ông lo sợ rằng ĐCSTQ đã gần mất đi tính chính đáng, tuy nhiên ông chỉ theo công luận khi nó phù hợp với phân tích của ông.
Ngược lại, hiện nay gần như tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đều công khai nói về tầm quan trọng của công luận, với mục đích là để ngăn chặn trước các vấn đề xảy ra. Chẳng hạn, hồi tháng 8 năm 2013 tờ báo nhà nước Trung Quốc nhật báo nhắc nhở bạn đọc rằng Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia đã ban hành quy định yêu cầu các quan chức địa phương tiến hành đánh giá rủi ro nhằm xác định khả năng xáo trộn của dân chúng trong phản ứng đối với các dự án xây dựng lớn và nêu rằng các công trình như vậy phải tạm ngưng nếu chúng tạo ra sự phản kháng “mức trung” trong công dân.
Trung Quốc đã xây dựng một bộ máy to lớn nhằm đo lường quan điểm người dân – trong năm 2008, năm gần đây nhất có dữ liệu, khoảng 51.000 doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp với hợp đồng chính phủ, tiến hành việc thăm dò – và Bắc Kinh thậm chí đã bắt đầu sử dụng dữ liệu điều tra giúp cho việc đánh giá, liệu các quan chức ĐCSTQ có xứng đáng được thăng chức hay không. “Sau Đặng Tiểu Bình, không còn người hùng nữa, vì vậy công luận đã trở thành một loại xã hội dân sự”, một nhà thăm dò dư luận đang thực tế nhận ngày càng nhiều công việc từ chính quyền trung ương, đã nói với tôi vào năm 2012. “Tại Hoa Kỳ, thăm dò dư luận được sử dụng cho các cuộc bầu cử, nhưng ở Trung Quốc, công dụng chính là giám sát mức độ hoàn thành công việc của chính phủ”.
Sự phát triển này cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc bây giờ thừa nhận rằng chính phủ phải đáp ứng nhiều hơn, hoặc ít nhất là có vẻ như thế. Thật vậy, kể từ năm 2000, họ ngày càng viện dẫn công luận trong việc giải thích các chính sách về tỉ giá, thuế, và cơ sở hạ tầng. Công luận thậm chí có thể nằm đằng sau sự gia tăng về quyết đoán khu vực của Bắc Kinh trong năm 2009 và 2010. Ngưu Tân Xuân (Niu Xinchun), một học giả Trung Quốc, đã lập luận rằng Bắc Kinh đã chọn lấy một vị thế khó khăn hơn trong các tranh chấp trên biển và các vấn đề đối ngoại khác trong giai đoạn này như là một đáp ứng trực tiếp đối với sự tức giận của công chúng đối với những chỉ trích của phương Tây về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic năm 2008, khi một số nhà lãnh đạo phương Tây gợi ý rằng họ có thể sẽ không tham dự. Đặc biệt là Trung Quốc đã quá chán ngán với hành vi của Pháp đến nổi tờ Trung Quốc nhật báo tường thuật rằng “Người Trung Quốc không muốn Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh”.
Đáp ứng lớn hơn của Bắc Kinh bắt nguồn phần lớn từ việc thừa nhận rằng khi mà chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, và cá nhân đều trở nên mạnh hơn thì chính quyền trung ương dần dần mất đi thế độc quyền về tiền bạc, tài năng con người và thông tin. Lấy ví dụ về vấn đề vốn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, ngày càng có nhiều vốn tích lũy trong các két sắt bên ngoài chính quyền trung ương. Từ năm 1980 đến năm 2010, một phần của tổng doanh thu nhà nước chi tiêu ở cấp địa phương tăng từ 46% đến 82%. Trong khi đó, phần đóng góp của tổng sản lượng công nghiệp do khu vực nhà nước làm ra giảm từ 78% vào năm 1978 xuống 11% trong năm 2009. Tất nhiên, nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ trên các lĩnh vực chiến lược như các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, năng lượng, tài chính và cơ sở hạ tầng công cộng quy mô lớn, và người dân Trung Quốc bình thường vẫn không được hưởng bất cứ điều gì gần với tự do kinh tế không giới hạn. Sự thay đổi cũng đã làm lợi cho các quan chức địa phương tham nhũng, các nhà lãnh đạo quân sự, các nhóm tội phạm, và các doanh nhân lừa đảo, tất cả họ đều có thể hành động ngược lại lợi ích của công dân. Nhưng khi người dân giành được quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế, họ có nhiều lựa chọn hơn về việc sống chỗ nào, mua sắm của cải gì, giáo dục con cái ra sao, và sẽ theo đuổi những cơ hội nào. Đây chưa phải là dạng tự do không bị trói buộc, nhưng chắc chắn đó là một sự khởi đầu.
Về nguồn nhân lực, trong năm học 1977-1978, năm đầu tiên sau Cách mạng Văn hóa, khoảng 400.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học Trung Quốc, đến năm 2010, con số đó đã tăng lên 6,6 triệu. Hơn nữa, hiện nay nhiều sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài – trong năm học 2012-13, chỉ riêng ở Hoa Kỳ có hơn 230.000 theo học – và nhiều người đang trở về sau khi tốt nghiệp. Kết quả là Trung Quốc hiện nắm giữ một nguồn lớn các cá nhân tài năng, những người có thể làm mạnh các tổ chức và các doanh nghiệp bên ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Mỗi ngày, các thực thể này lớn lên về số lượng và sức mạnh, và trong một số trường hợp, họ đã bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ mà theo truyền thống do nhà nước giải quyết – hoặc hoàn toàn chưa được xử lý. Ví dụ, Học viện Công Vụ và môi trường, một tổ chức phi chính phủ thu thập và công bố dữ liệu về cách xử lý chất thải các nhà máy, đã cố tìm cách để gây áp lực với một số công ty gây ô nhiễm đi vào chỉnh đổi cách thức của họ.
Người dân Trung Quốc bình thường cũng được tiếp cận chưa từng có với thông tin. Hơn nửa tỉ người Trung Quốc bây giờ sử dụng Internet. Ngoài việc khống chế dòng thông tin với cái gọi là Tường lửa (Great Firewall), chính phủ bây giờ phải đấu tranh với thông tin bằng thông tin. Chẳng hạn, trong việc đáp ứng với tin đồn trên mạng về viên chức ĐCSTQ bị rơi rụng Bạc Hi Lai, chính phủ chỉ công bố một phần hạn chế việc tranh tụng ở tòa án cho mạng truyền thông xã hội Trung Quốc. Chính quyền trung ương đã thực hiện những nỗ lực to lớn cho cả khai thác các lợi ích của Internet lẫn tự cách ly khỏi các hiệu ứng gây mất ổn định nhất của nó.
Đồng thời, ngày càng có nhiều công dân Trung Quốc đổ xô đến thành phố. Đô thị hóa có xu hướng liên kết với trình độ giáo dục và mức thu nhập cao hơn và ước vọng nâng cao của người dân. Như một nhà kinh tế cấp cao Trung Quốc cho biết trong năm 2010: “Ở thành phố, người ta hít thở không khí trong lành của tự do”.
Sự kết hợp dân cư đô thị đông ken hơn với các khát vọng nâng lên nhanh chóng, với việc phổ cập kiến thức cùng với việc thoải mái hơn trong việc điều phối hoạt động xã hội có nghĩa là các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy ngày càng thách thức hơn trong việc cai trị. Họ đã như vậy. Ví dụ, tháng 12 năm 2011, tờ The Guardian cho biết Trịnh Yến Hùng (Zheng Yanxiong), một bí thư cấp địa phương ở tỉnh Quảng Đông đã phải đương đầu với những nông dân tức giận do bị thu giữ đất đai, nói trong sự bực tức: ” Chỉ có một nhóm người thực sự nếm trãi khó nhọc chồng chất năm này sang năm khác. Họ là ai? Các cán bộ, chính họ. Kể luôn tôi”.
CÔNG DÂN HAY THẦN DÂN?
Cuộc cách mạng cải cách của Trung Quốc đã đạt đến một điểm mà Đặng Tiểu Bình và đồng bào của ông không bao giờ có thể dự đoán được. Các nhà lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc đang chật vật để cai trị tập thể, để riêng ra việc cai quản một bộ máy quan liêu ngày càng phức tạp và xã hội lan tỏa. Công việc của họ bị làm cho mọi thứ khó khăn hơn do thiếu vắng các định chế quy định rõ các lợi ích khác nhau, phân xử một cách vô tư những xung đột giữa các lợi ích này, và bảo đảm việc thực hiện có trách nhiệm và công chính các chính sách. Nói cách khác, mặc dù Trung Quốc có thể có một nền kinh tế đầy sức sống và một quân đội hùng mạnh, hệ thống quản trị đã trở nên dễ vỡ.
Những sức ép này có thể dẫn Trung Quốc xuống một trong nhiều ngã đường có thể có. Một lựa chọn là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc sẽ cố gắng dựng lại một hệ thống tập trung và toàn trị hơn, nhưng điều này cuối cùng sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội đang biến đổi nhanh chóng của đất nước này. Khả năng thứ hai là khi đối mặt với rối loạn và phân rã, một nhà lãnh đạo có uy tín, chuộng đổi mới hơn sẽ xuất hiện và thiết lập một trật tự mới – có thể dân chủ hơn nhưng cũng có khả năng độc tài hơn. Một kịch bản thứ ba nguy hiểm hơn nhiều: Trung Quốc tiếp tục đa nguyên hoá nhưng không xây dựng các định chế và các chuẩn mực cần thiết cho việc cai quản có trách nhiệm và công chính trong nước và ứng xử có tính xây dựng ở nước ngoài. Con đường đó có thể dẫn đến sự hỗn loạn.
Nhưng cũng có một kịch bản thứ tư, trong đó các nhà lãnh đạo của Trung Quốc thúc đẩy đất nước tiến lên, thiết lập nền pháp trị và cơ cấu quản lý phản ánh tốt hơn lợi ích đa dạng của đất nước. Bắc Kinh cũng sẽ phải mở rộng nguồn về tính chính đáng vượt ra khỏi các nguồn về mức độ tăng trưởng, cuộc sống vật chất, và vị thế toàn cầu, bằng cách xây dựng các định chế dựa trên sự ủng hộ thật sự của người dân. Điều này sẽ không nhất thiết có nghĩa là chuyển tới một nền dân chủ đầy đủ, nhưng sẽ có nghĩa là dung nạp các đặc điểm của dân chủ: sự tham gia chính trị cấp địa phương, minh bạch hành chính, các cơ quan tư pháp và chống tham nhũng độc lập hơn, một xã hội dân sự năng động, kiểm soát hiến định đối với quyền hành pháp, và các định chế lập pháp và dân sự chuyển tãi các lợi ích đa dạng của đất nước. Chỉ sau khi thực hiện tất cả các bước này thì chính phủ Trung Quốc mới có thể bắt đầu thử nghiệm với việc cho người dân có tiếng nói trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo tối cao của mình.
Các câu hỏi chính hiện nay là liệu Tập Cận Bình có nghiêng về một tiến trình như vậy hay không, ngay cả trên lý thuyết, và liệu ông có theo đuổi nhiệm vụ nhìn thấy nó thông qua hay không. Các chỉ số bước đầu cho thấy rằng những người ủng hộ cải cách kinh tế đã thu đạt được sức mạnh dưới quyền cai trị của ông, và các chính sách quan trọng được Hội nghị lần thứ ba thông qua sẽ gia tăng sức ép đối với cải cách chính trị. Nhưng thời đại của Tập Cận Bình mới chỉ bắt đầu, và vẫn còn quá sớm để nói liệu thời gian của ông trong quân đội và kinh nghiệm công tác ở các khu vực hiện đại hóa, có tính quốc tế, và phụ thuộc nhau toàn cầu nhất – Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải – đã phú cho nhà lãnh đạo này thẩm quyền và tầm nhìn cần thiết để thúc đẩy đất nước theo hướng của lịch sử hay không. Tập Cận Bình và sáu uỷ viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết định quyền lực nhất của Trung Quốc, xuất thân từ một phạm vi học vấn rộng hơn các uỷ viên của Uỷ ban Thường vụ trước đó. Sự đa dạng này có thể báo trước một thời kỳ sáng tạo, nhưng nó cũng có thể gây ra tê liệt.
Ngoài ra còn có các mối nguy hiểm mà những người leo lên tột đỉnh của một hệ thống chính trị không thể nhìn thấy gì ngoài nó. Nhưng lịch sử cho ra hy vọng: ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã nhìn vượt khỏi Mao và hệ thống mà ông đã rập khuôn, và ở Đài Loan, trong những năm 1980 Tưởng Kinh Quốc đã mở đầu các cải tổ tự do hóa mà cha ông, Tưởng Giới Thạch, đã ngăn chặn.
Các nguy hiểm của việc đứng yên tại chỗ vượt quá những nguy hiểm của việc tiến tới, và Trung Quốc chỉ có thể hy vọng rằng các nhà lãnh đạo của mình nhận ra sự thật này và tiến về phía trước, ngay cả khi chưa biết chính xác họ đang hướng tới đâu. Nếu Tập Cận Bình và bộ sậu không làm như vậy, hậu quả sẽ nghiêm trọng: chính phủ sẽ thấy tăng trưởng kinh tế bị bỏ qua, tiềm năng con người bị lãng phí, và thậm chí có thể sự ổn định xã hội bị suy yếu. Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc cố xoay xở để vạch ra một đường dẫn đến một hệ thống nhân đạo, có tính tham gia, và cai quản dựa trên luật lệ hơn – trong khi duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự ổn định – thì họ sẽ hồi sinh quốc gia này, mục tiêu của những người yêu nước và những nhà cải cách trong hơn một thế kỷ rưỡi qua.
Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách của ông: Theo bước nhà Lãnh đạo: cai trị Trung Quốc, Từ Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình (Following the Leader: Ruling China, From Deng Xiaoping to Xi Jinping), do University of California Press xuất bản. © 2014 bởi The Regents University of California.
Nguồn: FOREIGN AFFAIRS/ viet-studies

2166. Gánh nặng đè lên vai Đại biểu Quốc hội

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức


Phần II: Trách nhiệm trước tiền đồ số phận người dân đất nước
Quốc hội mọi quốc gia ngày nay dù theo thể chế gì, thành phần ra sao, trừ ngoại lệ đều được mặc định hoặc hiến định ít nhất trên văn bản, có chức năng lập pháp chịu trách nhiệm trước cử tri về tiền đồ số phận người dân, đất nước họ. Đó là một sứ mạng cao cả đè lên vai từng nghị sỹ. Bởi một mặt với tư cách do cử tri bầu, nghị sỹ hoàn toàn độc lập, tự quyết, nghĩa là không phải một cấp bậc hành chính, lãnh đạo và bị lãnh đạo, tự cá nhân mình phải gánh vác trách nhiệm đại biểu không thể chuyển giao đó. Ở Đức, được hiến định tại Điều 38: Nghị sỹ đại diện cho toàn dân, làm việc theo nhận thức của mình, không bị ràng buộc bởi ủy quyền hay chỉ thị nào. Ở ta, về tính đại diện được hiến định tại Điều 79, Điểm1.
Mặt khác, trong khi phải độc lập tự quyết, tập hợp các nghị sỹ đó (tức quốc hội) lại phải thống nhất được với nhau những chính sách mà mình đã hứa khi tranh cử. Trách nhiệm giữ lời hứa ở các nước đa đảng như Đức là cả một gánh nặng to lớn đè lên mỗi nghị sỹ đảng phái trúng cử, quyết định tương lai số phận đảng đó. Bởi nói quốc hội của dân, do dân, vì dân thì phải đáp ứng những gì đã hứa với dân không thể phụ niềm tin của họ đã gửi gắm nơi lá phiếu, nếu không sẽ mất uy tín như đảng FDP Đức của cựu Chủ tịch Đảng Röster gốc Việt là một điển hình; sau 64 năm tham chính liên tục từ ngày lập quốc, nay tới lượt Rösler sau nhiệm kỳ chấp chính trong liên minh cầm quyền, thì bị thất cử đớn đau, mất tới 2/3 cửa tri đã tín nhiệm kỳ bầu cử trước đó. Bởi chính sách thực ra chỉ là những phương án chọn lựa, chứ không phải chân lý, hoàn toàn tùy thuộc nhận thức chủ quan của từng nghị sỹ đảng phái, có chính sách thoả mãn được tầng lớp cử tri này chưa hẳn đã thoả mãn hết tầng lớp cử tri khác, buộc không chỉ các đảng phái tham chính mà từng nghị sỹ phải ra sức đấu tranh, thương lượng, thoả hiệp nhau, tốn phí nhiều công sức thời gian. Chính trị học gọi đó là “cái giá của dân chủ“ hiểu theo nghĩa phải trải qua những gian nan vất vả tốn kém mới có được dân chủ, đáp ứng được những đòi hỏi khả dĩ của bất kỳ người dân nào, dù họ ủng hộ hay không ủng hộ nghị sỹ, đảng phái đó (khái niệm đại diện cho toàn dân trong Hiến pháp Đức được hiểu theo nghĩa này) – khác với các chế độ độc tài toàn trị, điển hình như Hitler chẳng cần tốn phí thương lượng thoả hiệp cùng ai phe nhóm nào cả; chỉ cần ra sắc lệnh khẩn cấp “bảo vệ nhà nước và nhân dân“, ban hành mấy tháng sau khi cầm quyền ngày 28.2.1933, lập tức tất cả các đảng đối lập bị đuổi ra khỏi quốc hội, tiếp đến bị cấm hoạt động, đặc biệt Đảng Cộng sản Đức bị truy nã thủ tiêu.
Ở Đức, tham gia tranh cử kỳ bầu cử Quốc hội vừa qua có tổng cộng 4.451 ứng viên của 34 đảng phái, cùng 81 ứng viên tự do, được 71,5% cử tri bỏ phiếu, do tổ chức quốc tế Bảo đảm Hoà bình và Tái thiết sau Chiến tranh OSZE giám sát. Kết quả, không ứng viên tự do nào trúng cử, Liên đảng  CDU/CSU chiếm 311 ghế, đảng SPD 193, Liên minh Bündnis/die Grünen 63, die Linke 64, tổng cộng 631 nghị sỹ. Cũng như Hiến pháp Việt Nam, theo Điều 63 Hiến pháp Đức, Thủ tướng do Quốc hội bầu; còn các bộ trưởng theo Điều 64 do Thủ tướng đề nghị và Tổng thống công nhận. Nghĩa là Chính phủ rốt cuộc do Quốc hội bầu như ở ta. Kỳ bầu cử vừa qua, Liên đảng CDU/CSU của chính phủ tiền nhiệm thắng cử cao phiếu nhất cũng không quá bán, vì vậy để cầm quyền, chấp chính, buộc phải liên minh, và đã chọn đảng đối lập SPD vốn thắng cử số 2, được gọi là Liên minh lớn. Hai đảng đã đàm phán thương lượng chính sách cam go kéo dài hàng tháng trời, tới đầu tháng này mới hoàn tất được những chính sách cơ bản mà cả 2 bên khả dĩ có thể chấp nhận được để cả hai cùng bảo đảm được uy tín mình với những gì đã hứa trước cử tri:
*Về lương tối thiểu. Thống nhất áp dụng lương tối thiểu luật định 8,50 Euro/giờ cho mọi ngành nghề. Trước đó, SPD đòi hỏi bằng được do đã hứa với cử tri, còn CDU/CSU thì nhất quyết không, do cho rằng chính sách đó sẽ tăng nạn thất nghiệp, những doanh nghiệp không có khả năng trả lương sẽ phải sa thải nhân công. Sau khi mặc cả, 2 bên đồng ý mức 8,50 Euro/giờ, nhưng lùi thời gian áp dụng tới tận đầu năm 2015; và đến cuối 2016, với các hợp đồng lao động ký tập thể, giới chủ và công đoàn có thể thoả thuận hạ mức đó, thông qua thành lập một hội đồng thường xuyên kiểm tra khả năng áp dụng. Kết qủa, 2 bên cùng giữ được thể diện với tuyên bố hùng hồn của mình trước bầu cử, mỗi bên đều giành được thắng lợi một phần và chịu thất bại một phần.
*Chính sách gia đình. Liên minh 2 đảng vẫn tiếp tục chính sách của chính phủ tiền nhiệm và hoàn thiện thêm: tăng thời gian người lao động (ở Đức không phân biệt làm cho nhà nước hay tư nhân) dành chăm sóc gia đình mà vẫn được hưởng lương. Những người lao động chăm sóc người thân tại nhà được giảm thời gian lao động xuống 15 tiếng/tuần cho khoảng thời gian tối đa 2 năm. Áp dụng chính sách được gọi là „tiền cha mẹ ưu đãi“, bằng cách tăng thời gian nhà nước trợ cấp tiền cho mọi bậc cha mẹ nghỉ sinh con từ 14 tháng hiện nay lên 28 tháng. Nếu cha mẹ chia nhau chăm sóc con cái, tiền cha mẹ ưu đãi được cộng thêm 10%. Tiền trợ cấp hiện nay dành cho gia đình chăm sóc con nhỏ mà đảng SPD khi tranh cử hứa xóa bỏ, đã không được chấp thuận. Kết qủa SPD chịu bị thất hứa, còn Liên đảng  CDU/CSU vẫn giữ được chính sách của mình từ chính phủ tiền nhiệm.
*Phí cầu đường đối với xe con. Đảng CSU khi tranh cử đưa ra chính sách thu phí những xe tải không đăng kí tại Đức để bảo trì xây dựng hệ thống đường cao tốc. Kết quả thương lượng, Liên minh đồng ý áp dụng vào năm 2014, với điều kiện tùy thuộc quy phạm luật EU có cho phép hay không. Hứa hẹn khi tranh cử của đảng CSU đã được thoả mãn, nhưng chưa có bằng chứng sẽ được thực thi.
*Tiền hưu trí. Liên minh thống nhất, từ tháng 7.2014, những lao động từ ngưỡng 63 tuổi tới tuổi về hưu theo luật định 67, có thể nghỉ hưu non mà không bị khấu trừ lương hưu nếu có ít nhất 45 năm làm việc đóng bảo hiểm (tính cả thời gian thất nghiệp tối đa 5 năm), như SPD đã hứa hẹn khi tranh cử. Trong những năm tiếp theo, ngưỡng đó sẽ tăng dần lên 65 tuổi. Hưá hẹn khi tranh cử của CDU/ CSU ưu đãi tiền hưu trí cho các bà mẹ cũng được liên minh chấp thuận. Theo đó, từ tháng 7.2014, những bà mẹ có con sinh trước 1992 được bổ sung hưu trí hàng tháng 28 Euro/một con. Khoảng 9 triệu người mẹ hưởng lợi từ chính sách này. Từ chính sách tranh cử của SPD về „hưu trí đoàn kết“ và chính sách „hưu trí nhân thọ“ của CDU/CSU hưá hẹn, hai bên nhất trí gộp lại gọi là „hưu trí nhân thọ đoàn kết“, nghĩa là làm một phép cộng để lời hứa trước cử tri của 2 bên đều được bảo đảm. Theo đó, những lao động thu nhập thấp từ 2017 sau 35 năm đóng bảo hiểm được cam kết hưởng mức lương hưu tối thiểu 850 Euro/tháng. Tuy nhiên tiền thu thuế phải bảo đảm cho cam kết đó, tức nếu  thiếu hụt qũy hưu trí, nhà nước sẽ tăng thuế bù đắp. Lương hưu Đông Đức chỉ được cân bằng hoàn toàn với Tây Đức không trước năm 2019, nghĩa là khi đã hết nhiệm kỳ chính phủ Liên minh, cả hai bên đều đẩy vấn đề nhạy cảm này cho nhiệm kỳ tiếp theo phải gánh trách nhiệm thực hiện.
*Tiền thuê nhà. Thống nhất luật hoá hạn chế tăng giá thuê nhà. Theo đó, các tiểu bang có thể tự đưa ra mức giới hạn pháp lý bắt buộc dựa trên khung chung của Liên bang, theo quy phạm: Khi thay đổi người thuê nhà, chỉ được tăng giá thuê tối đa 10 % trên mức giá sàn điạ phương đó cho khoảng thời gian tối thiểu 5 năm.
*Quốc tịch kép. Nhất trí chính sách quốc tịch kép nhưng không áp dụng cho mọi trường hợp. Trẻ em có bố mẹ nước ngoài, sinh ra và lớn lên tại Đức sẽ được giữ quốc tịch Đức đã cấp khi sinh. Tức xóa bỏ quy định của chính phủ tiền nhiệm, yêu cầu người con có bố mẹ nước ngoài đến năm 23 tuổi phải chọn một trong hai quốc tịch, Đức hoặc nước ngoài. Cải cách này đặc biệt liên quan đến sắc dân Thổ đứng đầu số lượng người nước ngoài ở Đức cỡ tới 2 triệu.
*Chính sách tài chính. Các khoản chi: Thống nhất giảm gánh nặng tài chính cho các cấp thành phố và tiểu bang, đầu tư nhiều tiền hơn cho giao thông, giáo dục, nghiên cứu và quỹ hưu trí. Theo đó, bổ sung chi chừng 23 tỷ Euro cho khoảng thời gian từ nay đến mùa thu năm 2017.
*Chính sách y tế.  Nhất trí đến cuối 2014, Liên bang và Tiểu bang phải thống nhất một chương trình cải cách tài chính cơ bản cho bệnh viện công. Lập một quỹ đầu tư khoảng 500 triệu Euro/năm, để xây dựng các trung tâm chăm sóc y tế. Dữ liệu về chất lượng điều trị của bệnh viện sẽ được tổng hợp và đánh giá bởi một cơ quan độc lập. Những bệnh viện chất lượng kém hơn sẽ được cấp kinh phí ít hơn. Đối với các phòng khám bác sỹ chuyên khoa, bệnh nhân không phải đợi lịch hẹn của bác sĩ lâu hơn 4 tuần. Nếu quá thời hạn này, bệnh viện có thể can thiệp và bác sĩ chuyên khoa phải trả tiền. Về phòng bệnh, từ năm 2015 Quỹ y tế sẽ tăng kinh phí lên ít nhất ở mức chi 7 Euro/người bảo hiểm. Về đóng phí bảo hiểm chăm sóc y tế, muộn nhất đến 1.1.2015, sẽ tăng thêm 0,3% lên 2,35 % tiền lương, riêng đối với người không có con 2,6 %. Ước tính, sẽ thu thêm khoảng 3 tỷ Euro/năm, 2/3 trong đó sẽ được sử dụng để cải thiện các dịch vụ chăm sóc. Đảng SPD muốn dùng hàng tỷ Euro thu thêm đó để tăng lương cho các nhân viên điều dưỡng. Trong khi đó, CDU/ CSU muốn dùng một phần tiền làm vốn dự trữ nhưng bị SPD phản đối. Phí bảo hiểm sức khỏe bắt buộc, được ấn định ở mức 14,6% tiền lương, trong đó chủ lao động đóng 7,3%.
*Nhìn vào các chính sách liệt kê trên cho thấy:
Nó chỉ rõ người dân sẽ được thụ hưởng những giá trị cụ thể gì mà nhà nước trong nhiệm kỳ tới phải mang lại, ai cũng có thể giám sát kiểm tra, chứ không phải buộc người dân phải làm những gì để đạt được những mục đích nào nhà nước muốn, như từng xảy ra dưới chế độ Hitler buộc người dân phải hy sinh tất cả để theo đuổi lý tưởng  tạo dựng một nước Đức “thượng đẳng“ cho tương lai.
Từ những chỉ số cụ thể trên, để ban hành được những văn bản luật khả thi buộc cơ quan công quyền phải thực hiện là cả một quá trình hoạt động cật lực của Quốc hội suốt cả nhiệm kỳ. Như trong nhiệm kỳ 4 năm qua, Quốc hội Đức phải họp xem xét tổng cộng 844 dự luật, tính ra chừng 1 ngày rưỡi 1 dự luật. Trong đó có hơn quá nửa 484 dự luật do Chính phủ đệ trình, phản ảnh chức năng hành pháp cực kỳ vất vả của Chính phủ, không phải là nơi “thân vinh, phì gia“ như trong chế độ độc tài toàn trị. Trong số 844 dự luật đó, sau khi qua mọi công đoạn trong quy trình làm luật, cũng chỉ có thể thông qua được 543 dự luật, chưa đầy 2/3, cho thấy để một chính sách đi vào thực tế cuộc sống đòi hỏi nghị sỹ phải nỗ lực tới mức nào, với năng suất lao động bình quân cứ 6 nghị sỹ phải xử lý hơn 8 dự luật và kết quả hoàn thành được hơn 5 văn bản trong nhiệm kỳ của mình.
Các văn bản lập pháp trên đều có hiệu lực trực tiếp, nghĩa là các cơ quan công quyền và người dân thực tiếp thực thi không qua bất kỳ văn bản dưới luật nào ngoại trừ những điều khoản trong văn bản đó ủy quyền cho văn bản dưới luật đưa ra quy phạm; bất kỳ cơ quan công quyền nào cũng không thể hành xử theo chủ quan của mình, nếu không muốn bị người dân kiện ra toà.
So sánh với nước ta, cả  năm 2012 Quốc hội chỉ thông qua được 17 Luật. Tại kỳ họp thứ 6 vừa qua (mỗi năm 2 lần) cũng chỉ được 8 dự luật, và 1 pháp lệnh. Nếu hiểu khái niệm nhà nước pháp quyền là “vận hành, hoạt động“ trên nền tảng pháp luật hay nói cách khác lấy nó làm hệ quy chiếu, và giả sử 2  nhà nước Đức, Việt “vận hành“ và “hoạt động“ phạm vi tương đương nhau, thì rõ ràng nền tảng đó ở ta cách xa họ rất lớn, hoặc luật thiếu vắng, hoặc bị lạc hậu, không theo kịp đòi hỏi của cuộc sống vốn thay đổi từng ngày, tất yếu không tránh khỏi vấn nạn cơ quan quyền lực bằng mệnh lệnh hành chính hoặc văn bản dưới luật hành xử tùy thuộc động cơ, nhận thức của họ, không dễ gì giám sát. Khi đó, hoặc họ bị động lúng túng hoặc cát cứ vụ lợi, hoặc lãng phí tham nhũng, không thể chế tài xuể; “trăm dâu đổ đầu tằm“, nạn nhân trực tiếp không ai khác chính là người dân và cộng lại là cả đất nước; đặt ra đòi hỏi bức bách hơn bao giờ hết: Các đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm chính trị, và phải được đảm bảo đủ khả năng lập pháp – điều kiện tiên quyết của mọi nhà nước pháp quyền. Nếu không, xã hội càng phát triển bao nhiêu, thì bức xúc, bất ổn dồn nén càng lớn bấy nhiêu, tới một “độ nào đó“ (Lê Nin) có thể bùng nổ bất khả kháng, như lịch sử thế giới đương đại đã xảy ra bất ngờ tới mức trước đó được cho là không tưởng.
(Còn tiếp)
Nguồn: Tia Sáng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét