Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Vai trò, sức mạnh chiến đấu của Đảng ở đâu? - Thành tích xuất siêu, bán hàng hộ cho Trung Quốc

Vai trò, sức mạnh chiến đấu của Đảng ở đâu?



Đến các đảng bộ cơ sở tại xã, phường hiện nay, thấy danh sách đảng viên dài ngoằng, nhưng xem ra thì toàn là các đảng viên hưu trí tuổi cao sức yếu chiếm phần đông nhất. Thanh niên và người lao động ở các địa phương ít được kết nạp vào Đảng. Thực trạng đó đã làm tăng thêm những hệ lụy do quan liêu và nguy cơ lão hóa của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngay từ cơ sở. Trong khi đó, nghị quyêt các kỳ đại hội nào cũng nêu sang sảng: “Tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao sức mạnh chiến đấu của đảng”.
Đảng viên có chúc có quyền phần nhiều tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn “ăn không từ mọt thứ gì” (Nguyễn Thị Doan), hở ra là vơ vét tiền của dân; tham ô, kết hùa nhóm lợi ích rút cho rỗng ngân khố quốc gia,; còn đảng viên hưu trí, đảng viên thường (không quyền chức) thì né tránh, ngại đấu tranh, chuyện gì cũng lắc đầu, im như thóc. Nhưng mà qua gần hai năm dồn sức chỉnh đốn đảng rồi, cho dù vụ việc to nho gì cũng đều phải "tỉnh táo, xem xét khách quan biện chững, chủ yếu là cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe", còn thì quyền chức, ghế và cả tài sản bất minh của ai nấy giữ, không xáo trộn, hạn chế thay đổi, giữ nguyên hiện trạng, cốt là "ổn định chính trị"; có một số vụ thuộc diện "lép vế, kém mẻ" cũng đưa ra xét xử, nhưng khác nào vơ bèo vạt tép, trấn an dư luận! Thế thì cái gọi là vai trò cầm quyền, sức mạnh lãnh đạo, sức chiến đấu ở đâu? Mang cái tiếng “Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”, nhưng khi có vụ án đưa ra truy tố, xét xử, ai gây người đó gánh chịu, chẳng thấy cái “tập thể cấp ủy” hay “cá nhân lãnh đạo nào chịu trách nhiệm”. Có những vị lãnh đạo cấp “bự” phát biểu hùng hồn là “xin chịu trách nhiệm chính trị”, nhưng cái “trách nhiệm chính trị” ấy là gì thì không ai lý giải được, ngay đến hình thức kỷ luật đảng theo kiểu nhẹ hều, xí xúy qua loa như khiển trách, cảnh cáo cũng không có. Thế là đảng nói, nhưng đảng không làm!
Ơ Khu vực 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ) có 680 hộ dân, 3.177 nhân khẩu, chủ yếu là nhân dân lao động nghèo và cấn bộ, công nhân viên nhà nước. Toàn Khu vực 4 có 153 đảng viên, nhưng có tới trên 96% là đảng viên hưu trí, bình quân về tuổi tác trong đảng bộ là 64, (đảng viên già nhất 94 tuổi, là mẹ VNAH, có 01 đảng viên 24 tuổi, nhưng đang là sinh viên đại học liên thông), coi như đảng viên trẻ và đảng viên là dân lao động chiếm tỉ lệ quá ít, chỉ khoảng 4%. Trong những năm qua, Đảng bộ khu vực 4 đã tập trung bám sát thực tế, hiện trạng ở cơ sở, đi sâu nắm bắt hoàn cảnh cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của bà con.
Một thực tế đặt ra hiện nay ở Đảng bộ làng, khu phố tại xã, phường là tình trạng “lão hóa” trong đội ngũ lãnh đạo và đảng viên. Như trên đã nêu, đây là đảng bộ của những ông bà già, đảng bộ của cán bộ hưu trí. Chính vì thế, đảng viên là công nhân, nhân dân lao động rất ít. Sự “phân hóa” giữa đảng viên và dân thường tạo ra khoảng cách giữa Đảng với dân ngày càng roãng xa, nguồn sinh lực tương lai cho Đảng bị hạn hẹp.
Chúng tôi đã tìm hiểu về thực trạng vấn đề này ở các tổ dân phố, thấy bà con nói: “Làm dân, dù có hăng hái với phong trào địa phương đến mấy, nhưng dễ gì được vào Đảng. Sinh hoạt thanh niên cũng ít khi có ai tổ chức tham gia thường xuyên và có những hoạt động, hấp dẫn, sinh động, bổ ích. Đảng thì khó “zô”, các cụ bảo sao cứ làm “zậy” là xong”.
Ở Khu vực 4 có khoảng gần 300 thanh niên trong độ tuổi đang cư trú thường xuyên ở các đường phố, tổ dân phố, nhưng chỉ có 26 đoàn viên, mà phần nhiều lại có công ăn việc làm ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học. Còn lại hơn 90% thanh niên đang cư trú trên địa bàn thì hầu như không sinh hoạt trong tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở cơ sở, một số ít tham gia nhưng không đều đặn và không thường xuyên. Chi đoàn thanh niên chưa thực sự quan tâm, giáo dục, rèn luyện, thử thách thanh niên để kết nạp đoàn và cung cấp nguồn giới thiệu đối tượng phát triển Đảng từ thanh niên đường phố. Trong số gần 300 thanh niên thì gần 90% thanh niên đường phố không phải là đoàn viên, rất ít đi sinh hoạt chi đoàn cơ sở, và như thế cho đến hết tuổi thanh niên cũng không thể là “nguồn” cho Đảng được (có thể coi như vậy là vô tổ chức chăng?). Tổ chức Đảng cơ sở tại Khu vực gần như hoạt động chủ yếu là các ông bà già đã nghỉ hưu, tuổi trẻ dường như “không có phần” tham gia. Cái “cánh tay phải đắc lực, đội hậu bị” của Đảng coi như bị liệt, không có phong trào hoạt động thiết thực, coi như tự thân nó bị “cạn nguồn”. Bí thư chi đoàn khu vực lại làm kế toán ở một bệnh viện, càng không có thời gian để hoạt động với phố phường, tiếp xúc với thanh niên trong các khu dân cư.
Như vậy, suy cho cùng đó là Đảng của những cán bộ đã nghỉ hưu, chứ chưa thực sự là Đảng của nhân dân lao động, của tầng lớp trẻ là đội ngũ kế thừa, tương lai đất nước. Người dân chưa thực sự có tiếng nói trực tiếp trong Đảng. Tính ra, riêng khu vực 4 này có tới ít nhất trên 1.200 người dân trong độ tuổi lao động (trẻ và trung niên), nhưng không có ai là đảng viên. Họp chi bộ, họp đảng bộ chỉ toàn cán bộ hưu trí tóc bạc, trán hói, da nhăn nheo và gần một phần ba đã móm mém. Không tập trung phát triển nhiều đảng viên trẻ trong dân lao động, thì dân không có tiếng nói trong Đảng. Phát triển Đảng chỉ nhằm vào những đoàn viên có biên chế, có chức sắc ở các ban bệ chuyên trách, chuyên môn và chính quyền phường. Mà số này lại do Đảng bộ Khối cơ quan cấp phường quản lý, lo việc cho ai vào Đảng, ai không được vào? Đảng bộ cơ sở khu vực lớn, đông dân như thế, nhưng hơn 10 năm qua chưa phát triển được đảng viên nào là thanh niên thuộc tầng lớp dân lao động vào Đảng.
Đảng viên đã nghỉ hưu là những người tuổi cao, sức yếu, đã qua quá trình mấy chục năm công tác, nay về xã, phường nghỉ ngơi, thường có tâm lý an phận thủ thường, không còn gì là “chí tiến thủ”. Đã là đảng viên thì phải tham gia sinh hoạt đảng, mà nhiều người hầu như chỉ tham gia sinh hoạt như để lấy lệ, để còn giữ lấy danh hiệu đảng viên cuối đời. Ban chấp hành đảng bộ khu vực 4 có 9 đảng viên trong cấp ủy, 100% là cán bộ hưu trí, tuổi đời từ 61-70. Thực tế vừa qua có những cấp ủy viên chỉ có mặt trong các cuộc họp, không tham gia hoạt động gì hơn, không được bà con tín nhiệm, nhưng vẫn là thành viên cấp ủy, vẫn trong Ban chấp hành Đảng bộ. Vì thế, nâng cao chất lượng lãnh đạo của đảng bộ cơ sở như Khu vực 4 trước hết cần tập tung phát triển Đảng đi đôi với xây dựng, củng cố. Trong Ban chấp hành cần phải có những đảng viên hăng hái, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, hoàn thành tốt niệm vụ, được bà con trong phố tin yêu, mến phục, là hạt nhân tham gia tích cực và thúc đẩy mọi phong trào ở cơ sở.
Phát triển Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của công tác xây dựng Đảng. Để Đảng ta ngày càng vững mạnh, chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao, đào tạo thệ trẻ làm cơ sở không ngừng phát huy sức lãnh đạo trước những nhiệm vụ ngày càng phức tạp, nặng nề, cần phải quan tâm phát triển đảng viên trẻ trong các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Có như thế, Đảng mới xứng đáng với bản chất và truyền thống cách mạng, là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều lệ Đảng đã ghi rõ: “Đảng gồm những người xuất thân từ các thành phần nhân dân lao động. Các tổ chức cơ sở đảng lập thành nền tảng của Đảng, nối liền Đảng và các cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng với quần chúng công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, là nơi giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng, nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, nơi trực tiếp đưa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với gười dân, và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách ấy tại mỗi địa phương, cơ sở”.
Thế nhưng, đã nhiều năm đảng bộ Khu vực 4 chưa thật sự chú trọng quan tâm phát triển đảng trong thanh niên đường phố và bà con lao động ở các tổ dân phố. Đó là những thanh niên đã học hết THCS, PTTH nhưng thi trượt đại học, không có trong biên chế nhà nước, nay làm các nghề như thợ hồ, chạy honđa ôm, buôn bán, phục vụ nhà hàng …để bồi dưỡng, đưa vào nguồn kết nạp họ vào Đảng. Có những người dân lao động sống trong khu phố rất tốt, được bà con dân phố quý mến, muốn vào Đảng, nhưng không ai tổ chức cho được đưa “vào nguồn”.
Điều lệ Đảng cũng ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Thế nhưng, thực trạng các đoàn thể quần chúng ở xã, phường hầu như đã bị tê liệt. Biên ché đông người, ban bệ rềnh rang, nhưng hoạt động rất kém hiệu quả. Nhiều nơi, mặt trận và phụ nữ chỉ chuyên lo thăm hỏi diện chính sách dịp lễ tết, đi hô hào đòng góp các khoản xã hội, lo hội họp triền miên tối ngày. Phụ nữ thì chỉ loanh quanh đi vận động chị em “sinh đẻ có kế hoạch”, lo cho vay tiền vào hùn hạp vào các nhóm hụi hợp pháp. Thanh niên không được tổ chức hoạt động, không được quan tâm giáo dục, rèn luyện, thử thách như trước. Ông Tư Nghiêm, năm nay 66 tuổi, Phó Bí thư Đảng ủy Khu vực 4, phụ trách Mặt trận, nói: “Trên giao cho chúng tôi đi vận động xây dựng phong trào đoàn kết ở khu dân cư. Việc này, làm nhiều hay làm ít và thậm chí không làm cũng không ai biết, vì đó là việc rất chung chung. Nay thấy sức yếu rồi, nhưng suốt ngày vẫn phải lo đi họp ở phường, ở quận, rồi lo đi vận động bà con đóng tiền chống ngập hẻm phố, mệt hết hơi”..
Người ta nói: “Mặt trận đi hô hào, phụ nữ bao cao su, thanh niên đi ngao du, dân nhậu lo bù khú, chính quyền ngồi buồn ngủ, nhân dân lãnh đủ tai ương, nghèo khổ…”. Thực trạng ngay tại địa phương, cơ sở như vậy, nhưng Nghị quyết Đại hội XI vẫn đánh giá: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, mở rộng tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động có hiệu quả thiết thực... Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đạt được một số kết quả; chú trọng hơn xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Chức năng, nhiệm vụ các loại hình tổ chức cơ sở đảng được xác định phù hợp hơn. Công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm chỉ đạo. Số lượng đảng viên mới kết nạp hằng năm đều tăng; tỉ lệ đảng viên mới kết nạp trong độ tuổi thanh niên, đảng viên nữ, người dân tộc thiểu số, trí thức tăng hơn khoá trước”.
Không thể biết thực chất ở cơ sở khó khăn và vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực trạng như vậy, cầm chừng và bị pha loãng, nhưng các vị “chắp bút” đã lấy cứ liệu thực tế ở đâu để đưa vào nhận định, đánh giá trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc thật kêu, đầy đủ và lạc quan như vậy? Và những nội dung như thế, đọc trong nghị quyết bất kỳ đại hội nào cũng thấy hiện lên “sáng rỡ”! Rõ ràng, tổng đảng số gần 4 triệu đảng viên, đông, đã quá đông, nhưng không mạnh. Đầu năm ngoái, đi thăm các tỉnh Nam Tây Nguyên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước dân: “Người ta đang nói: Đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người”. Không sai!
Bùi Văn Bồng)

Về việc từ bỏ Đảng và cái gọi là “lý tưởng cộng sản”

RFA

Hoàng Ngọc Tuấn, Sydney, Australia
Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang
Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang  AFP
Tại sao vẫn còn nhiều người chưa bỏ Đảng? Trong bài báo “Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn” trên BBC, anh Nguyễn Lân Thắng đã giải thích rằng, ngoài lý do “bảo vệ sổ hưu” như ông Đại Tá kiêm Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh đã nêu ra, còn có 3 lý do khác nữa: 1/ Rất khó vượt qua mình; 2/ Chịu một mặc cảm tâm lý “xấu hổ” khi nhìn lại quá khứ hợp tác và phục vụ cho Đảng; 3/ Sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái.
Thử phân tích 3 lý do này:
1/ Rất khó vượt qua mình.
Anh Nguyễn Lân Thắng nói: “… tôi nghĩ một phần sâu thẳm hơn ở sâu thẳm những người đảng viên kỳ cựu là họ rất khó vượt qua mình. Bởi vì cả cuộc đời của họ, họ hy sinh cho lý tưởng cộng sản, họ hy sinh thực sự cả sinh mạng của mình cho Đảng Cộng Sản.”
Thế nhưng, cái “lý tưởng cộng sản” mà họ đã “hy sinh cả cuộc đời” để theo đuổi và bảo vệ ấy là gì vậy? Cái “lý tưởng cộng sản” ấy có dính líu gì đến sự trường tồn của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam hay không?
Người đọc không thấy anh Nguyễn Lân Thắng giải thích về những điều này. Người đọc chỉ thấy anh nói rằng “họ hy sinh thực sự cả sinh mạng của mình cho Đảng Cộng Sản”. Như vậy, phải chăng cái “lý tưởng cộng sản” ấy và cái Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một?
Nếu cái “lý tưởng cộng sản” ấy và cái Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một, thì bây giờ khi cái Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thối nát và bất nhân đến tận cùng và đã trút lên đầu nhân dân Việt Nam vô tận những khổ nạn, thì cái “lý tưởng cộng sản” ấy có còn đáng để họ tiếp tục “hy sinh cả sinh mạng” để bảo vệ nó nữa hay không? Và tại sao họ lại “rất khó vượt qua mình” để từ bỏ cái Đảng ấy? Hay là họ xem cái Đảng ấy lớn hơn tất cả những khổ nạn mà dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ phải chịu đựng?
2/ Chịu một mặc cảm tâm lý “xấu hổ” khi nhìn lại quá khứ hợp tác và phục vụ cho Đảng.
À, thì ra cái lý do thứ hai này giải thích cho cái việc “rất khó vượt qua mình”! Nghĩa là những đảng viên kỳ cựu này cũng đã nhận ra rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam (cái mà họ đã xem là “lý tưởng” của họ) bây giờ đã thối nát và bất nhân đến tận cùng, nhưng họ vẫn không từ bỏ được nó, vì họ “xấu hổ khi nhìn lại quá khứ hợp tác và phục vụ” cho nó.
Anh Nguyễn Lân Thắng giải thích thêm: “Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ, bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình.”
Như thế, họ không thể từ bỏ Đảng chỉ vì họ không muốn cảm thấy “xấu hổ” khi phải “thừa nhận những sai lầm của mình”! Vậy thì quá hiển nhiên là họ xem sự tự ái của cá nhân họ còn lớn hơn tất cả những khổ nạn mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Mặc cho dân tộc đã, đang và sẽ tiếp tục đổ bao nhiêu máu và nước mắt để chịu đựng sự cai trị của một cái Đảng tận cùng thối nát và bất nhân, họ vẫn khư khư bám vào cái Đảng đó, để khỏi cảm thấy “xấu hổ”!
3/ Sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái.
Anh Nguyễn Lân Thắng còn giải thích thêm: “Bởi vì có những người ngoài chuyện cá nhân, họ còn vướng víu rất nhiều vào vấn đề con cái họ còn ở trong hệ thống nhà nước, Và cái việc bố mẹ mà làm thì họ rất sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái.”
Lý do này lại càng tệ hại hơn nữa. Như thế thì họ (những người đã “hy sinh cho lý tưởng cộng sản” và đã “hy sinh thực sự cả sinh mạng của mình cho Đảng Cộng Sản”) giờ đây xem công việc làm ăn của con cái mình còn lớn hơn cả tương lai của dân tộc Việt Nam. Vì “sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái”, họ vẫn bám khư khư vào một cái Đảng mà chính họ đã thấy rõ sự thối nát và bất nhân tận cùng của nó. Còn nghịch lý hơn nữa: cái “lý tưởng cộng sản” ấy nghe nói là cao vĩ lắm, giải phóng cả thế giới cơ, khiến họ sẵn sàng “hy sinh cả sinh mạng” cơ, nhưng hoá ra nó cũng không lớn bằng công việc làm ăn của con cái!
Thẻ đảng viên đảng cộng sản Việt Nam
Thẻ đảng viên đảng cộng sản Việt Nam
Tóm lại, cả 3 lý do trên đây đều đặt tâm lý cá nhân cũng như lợi ích cá nhân cao hơn quyền lợi và tương lai của dân tộc; và trong cả 3 lý do trên đây, chẳng có lý do nào chứng tỏ bất cứ một “lý tưởng” gì cao đẹp cả.
Sau khi giải thích vì sao nhiều đảng viên vẫn chưa chịu từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, anh Nguyễn Lân Thắng nói thêm: “Tôi nghĩ Đảng chưa bao giờ ở tình thế hiểm nghèo như thế này bởi những người trí thức tương đối có tiếng tăm, tương đối có uy tín ở trong xã hội, mà bây giờ họ tuyên bố ly khai khỏi Đảng, một cách chính thức, đây là một tổn thất vô cùng lớn về mặt tính chính danh của Đảng, lúc này uy tín của Đảng không còn gì nữa, thực sự không còn gì nữa. Hành động của ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng có thể cũng dẫn đến một phong trào ly khai khỏi Đảng một cách ồ ạt, diễn ra với một số lượng lớn, và lúc đó sự cầm quyền của Đảng sẽ bị lung lay một cách rất dữ dội.”
Thật vậy, nếu hàng loạt những đảng viên kỳ cựu có danh tiếng mà công khai từ bỏ Đảng, thì điều này sẽ dẫn đến một phong trào ly khai khỏi Đảng một cách ồ ạt, khiến Đảng sẽ khó mà tránh khỏi sự sụp đổ. Một khi Đảng sụp đổ thì dân tộc Việt Nam mới có thể bắt đầu hồi sinh để xây dựng một tương lai tươi đẹp.
Như thế, những ai chỉ vì 3 lý do nêu trên mà vẫn cố tình tiếp tục bám lấy cái Đảng tận cùng thối nát và bất nhân ấy, mong cho nó trường tồn, thì thật khó lòng để nhận sự thông cảm từ hàng triệu nạn nhân của cái Đảng ấy.
Anh Nguyễn Lân Thắng nói: “Những người còn chưa thể công khai tuyên bố ly khai đảng cộng sản cần nhận được sự cảm thông của cộng đồng và xã hội”,“tôi nghĩ việc đánh giá người ta có dám tuyên bố ly khai ra khỏi Đảng một cách công khai hay không thì mình cần phải có một cái nhìn khách quan và nhân văn”, “cộng đồng và xã hội cần phải có sự ‘thông cảm chứ không nên chỉ trích những người Đảng viên mà người ta chưa dám ra’.”
Anh Nguyễn Lân Thắng nói như thế thì bất cập. Anh quên đặt vấn đề ngược lại. Anh cho rằng những đảng viên ấy cần sự cảm thông từ hàng triệu nạn nhân của Đảng, nhưng anh quên hỏi rằng chính họ có chịu cảm thông với những nỗi đau khổ tột cùng của hàng triệu nạn nhân của Đảng hay không? Một bên là một số người cần sự cảm thông cho những lý do mang tính tâm lý mặc cảm cá nhân và quyền lợi cá nhân của mình. Một bên là hàng triệu người cần sự cảm thông cho nỗi đau khổ tột cùng mà mình đã phải trả bằng máu và nước mắt. Bên nào lớn hơn?
Nếu cái “lý tưởng” của những người theo Đảng Cộng Sản ấy thực sự có quan tâm đến dân tộc, thì họ phải cảm thông với nỗi đau khổ của đồng bào, và họ phải dứt khoát từ bỏ Đảng, chứ không thể tiếp tục bám lấy nó vì những lý do mang tính tâm lý mặc cảm cá nhân và quyền lợi cá nhân của mình. Nếu trước kia họ đã thực sự dám “hy sinh cả sinh mạng” để theo Đảng, thì tại sao bây giờ, khi họ đã thấy sự thối nát và bất nhân tột cùng của Đảng, họ lại không dám “hy sinh” những mặc cảm và quyền lợi cá nhân để từ bỏ Đảng?
Anh Nguyễn Lân Thắng đã dấn thân vào sự tranh đấu cho lẽ phải, và đúng như anh tự nói về mình: “Thế nhưng những công việc mà tôi làm nó cũng xuất phát từ tiếng gọi của lương tâm và tôi cứ làm thôi, còn sự bất trắc có thể đến với tôi bất kỳ lúc nào. Và tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón những điều xấu nhất có thể xảy ra.”
Vì tiếng gọi của lương tâm, anh đã dấn thân vào sự tranh đấu cho lẽ phải, và chấp nhận mọi bất trắc. Thật vậy. Và nếu thế thì chính anh cũng thấy rằng những người không chịu từ bỏ Đảng là những người không làm theo tiếng gọi của lương tâm, hay là có lẽ trong chính bản thân họ không có tiếng gọi của lương tâm. Cho nên, nếu anh kêu gọi “cộng đồng và xã hội cần phải có sự ‘thông cảm chứ không nên chỉ trích những người Đảng viên mà người ta chưa dám ra’“ thì lời kêu gọi của anh là bất cập và không công bình.
Tôi cho rằng những người ấy, nếu cái “lý tưởng” ngày xưa của họ có chút gì ý nghĩa, thì họ cần phải lắng nghe tiếng gọi của lương tâm, và thực sự làm theo tiếng gọi của lương tâm, tức là gạt bỏ những mặc cảm và quyền lợi cá nhân, để bước ra khỏi Đảng và đi về với dân tộc. Làm được như thế, họ không cần phải mong chờ sự cảm thông của ai cả, và không sợ ai chỉ trích cả.
Hoàng Ngọc-Tuấn, Sydney, Australia.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Mỹ và EU yêu cầu thả ông Đinh Đăng Định

Đinh Đăng Định
Ông Định phát hiện bị ung thư khi đang ở trong tù

Một nhóm đại sứ các nước phương Tây ở Việt Nam đã viết thư cho các nhà lãnh đạo nước này yêu cầu thả nhà hoạt động dân chủ Đinh Đăng Định hiện đang bị ung thư giai đoạn cuối, hãng tin Mỹ AP cho biết.

Ông Định trước đây là giáo viên Hóa ở Đắk Nông hiện đang thụ án sáu năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự. Đến nay ông đã thụ án được hai năm hai tháng.

Đang hóa trị



Trong một lá thư chung gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ Năm ngày 19/12, đại sứ Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và các phái bộ khác đã kêu gọi thả ông Định ‘vì lý do nhân đạo’ để ông Định có thể sống những ngày cuối đời với gia đình hoặc được điều trị ở bệnh viện nếu cần thiết.
AP dẫn lời cô Đinh Phương Thảo, con gái ông Định nói cô rất lo lắng về tình hình sức khỏe của cha.

“Hy vọng của chúng tôi bây giờ là đưa ông ra khỏi nhà giam,” cô Thảo nói.
Gia đình ông Định nói ông là ‘người yêu nước’ vốn cổ súy cho chế độ đa nguyên về chính trị và chống đối dự án khai thác bauxite ở Đắk Nông do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện.

Sau ca phẫu thuật ung thư dạ dày, hiện ông Định đang được hóa trị ở Bệnh viện 30/4 của Bộ Công an ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nói với BBC, bà Đặng Thị Dinh, vợ ông Định, cho biết ông Định đã được vô hóa chất hai lần nhưng đến lần thứ ba vừa qua ông không chịu vì không được xem bệnh án.

Bà cho biết mỗi lần hóa trị thì trại giam đưa ông xuống Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện và hóa trị chiều hôm trước xong thì hôm sau đưa ông về lại trại giam An Phước ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
"Hy vọng của chúng tôi bây giờ là đưa ông ra khỏi nhà giam."
Đinh Phương Thảo, con gái ông Đinh Đăng Định
Sau ca phẫu thuật, ông Định đã bị cắt gần 3/4 dạ dày. Hiện tại ông vẫn đi lại được bình thường.

Tuy nhiên, ông phải tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt nên gia đình có gửi tiền vào nhà giam nhờ nấu ăn riêng cho ông với chế độ khác với các tù nhân khác.

Ngoài ra các chi phí điều trị và thuốc men thì ‘trại giam chịu’ nên gia đình không phải lo, bà Dinh cho biết.

“Khi biết chồng tôi bị ung thư, tôi đã làm đơn xin miễn (thi hành án) gửi đi khắp nơi, đến cả chủ tịch nước nhưng chẳng thấy ai trả lời cả,” bà nói.

“Chỉ có bên trại giam nhận được đơn họ trả lời ngay,” bà nói thêm, “Họ nói thụ án chưa đủ 1/3 thời gian vì lúc làm đơn còn vài ngày nữa là được 1/3 thời gian.”

Về lá thư của các nước phương Tây yêu cầu thả chồng bà, bà Dinh nói bà có biết nhưng ‘chính quyền vẫn cứ yên lặng thôi’.
(BBC)

Những nấm mộ đi tù

RFA

Nguyễn Lân Thắng, viết từ Hà Nội
IMG_3540a-305.jpg
Dẫu biết chỉ là hành động tượng trưng, nhưng thôi thì quét chút lá quanh đền cho mát lòng những người đã khuất.  -Photo by Nguyễn Lân Thắng
Tôi vào Nam thăm gia đình và bạn bè một ngày cuối năm rực nắng. Sài Gòn vẫn hối hả như bao lần tôi đã đến. Gia đình tôi bên nội là dân Bắc, bên ngoại là dân Nam, thế nên từ bé đến giờ tôi chẳng xa lạ gì với mảnh đất này. Mọi lần đến Sài Gòn, tôi thường cố gắng dành thời gian về nghĩa trang thành phố để thăm mộ ông ngoại tôi. Lần này đi, tôi chợt nhớ đến đã đọc đâu đó về nghĩa trang quân đội VNCH cũng nằm tại Biên Hòa. Gia đình tôi không có người thân nào nằm ở nghĩa trang này, nhưng tôi rất tò mò muốn đến đây để mắt thấy tai nghe mọi chuyện và để thắp dù chỉ một nén nhang cho những người đã khuất.
Trên đường đi, mặc dù được bạn bè hướng dẫn tận tình qua điện thoại mọi “thủ đoạn” để có thể lọt vào nghĩa trang này dù không có người thân bên trong, nhưng tự dưng tôi nổi lên nỗi băn khoăn rất lớn: Tại sao chiến tranh đã qua lâu mà vào nghĩa trang này lại phải trình chứng minh thư, phải chứng minh được mình có người thân nằm trong đó, và tệ nhất là không được chụp ảnh đàng hoàng? Tôi quyết định sẽ chỉ đi vòng ngoài để quan sát và nhất là lên Đền Tử Sĩ, một nơi hoang tàn chẳng có ai canh gác. Dù đã biết những điều tệ hại nơi đây qua internet, nhưng quả thật chỉ khi chứng kiến tận mắt những gì ở Đền Tử Sĩ tôi mới thấu hiểu phần nào nỗi đau của biết bao gia đình có người thân nằm lại nơi này. Đền nằm trên một gò đất cao án ngữ ngay trước nghĩa trang, phía trước là cổng tam quan vẫn còn mờ mờ dòng chữ gì đó không đọc được nữa. Tôi về tra lại trên mạng mới biết đó là dòng chữ “Vì nước hi sinh” và “Vì dân chiến đấu”.
Theo những ảnh chụp trước 1975 còn lại trên mạng thì cảnh quan nơi này thay đổi thật nhiều. Cả khu gò phủ kín một rừng cây được trồng chắc mới gần đây thôi. Lần theo những bậc bê tông phủ dày lá khô, tôi bước lên khu đền mà lòng thầm kinh ngạc vì sao những cấu trúc xây dựng này có thể bền bỉ tồn tại đến bốn mươi năm dù không có người chăm sóc.
Bên trong đền, ngoài một cái bàn gỗ dựng tạm làm ban thờ là đống chăn chiếu bẩn thỉu, chắc của một người vô gia cư nào đó tá túc qua ngày. Ngày xưa nơi đây từng là chỗ cử hành những nghi lễ trọng thể để tưởng nhớ người đã khuất, giờ bẩn thỉu hoang tàn không khác xó chợ hoang.
Tôi và người bạn đi cùng không dám dọn dẹp kê đặt lại gì nhiều, chỉ dâng hoa và thắp tạm nén hương mong những người còn nằm lại ngậm cười nơi chín suối.
Dẫu biết chỉ là hành động tượng trưng, nhưng thôi thì quét chút lá quanh đền cho mát lòng những người đã khuất.
Rời khỏi khu đền, chúng tôi đi một vòng vào sâu phía trong nghĩa trang. Người ta đã xây chặn giữa Đền Tử Sĩ và khu chôn cất một nhà máy nước có tên là Bình An. Cả khu nghĩa trang được xây kín tường cao 3m, bên trên có hàng kẽm gai lởm chởm trông không khác gì trại tù. Xe đưa chúng tôi lướt qua khu kiểm soát, ngoài cổng đề tên là Nghĩa trang nhân dân Bình An, phía trong thấp thoáng vài ngôi mộ. Nếu tôi cố vượt qua cổng này vào bên trong thì chắc chắn phải trình chứng minh thư, phải ghi tên vào sổ, phải chịu sự giám sát của nhân viên an ninh và sẽ không thể nào đàng hoàng nâng máy lên chụp bất cứ thứ gì. Đó là điều tôi đã được bạn bè cảnh báo trước và tôi không thể chấp nhận được! Tôi đi thăm nghĩa trang chứ có phải đi thăm tù đâu mà phải như vậy!
IMG_3494a(1)-250.jpg
Nguyễn Lân Thắng chụp tại nghĩa trang quân đội VNCH. Photo by Lân Thắng
Vậy mà bao năm qua, gia đình những người đã khuất vẫn phải nín nhịn, vẫn phải xin xỏ chính quyền để thực hiện những quyền rất chính đáng của mình là được ra vào để thăm nom săn sóc phần mộ người thân nằm lại nơi này. Những người nằm xuống trong nghĩa trang này dù lý tưởng của họ là đối lập với nhà nước hiện nay, nhưng họ cũng là người Việt Nam, cũng là cha là ông của biết bao gia đình, mộ phần của họ đáng được hưởng sự chăm sóc của người thân. Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết? Đến ngay cả những lính Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979, khi chết vô danh trên đất Việt cũng được quy tập chôn cất trong bao nghĩa trang đàng hoàng khắp miền núi phía Bắc? Sao người Việt với nhau mà nỡ đối xử tàn tệ đến mức kinh hoàng như vậy? Còn nhiều câu hỏi nữa cứ luẩn quẩn trong đầu tôi trên đường về, nhưng chắc chắn một điều là chính sách hòa giải dân tộc sẽ không thể thành công nếu nhà nước cứ hành xử như thế này.
Chiến tranh đã lùi qua lâu mà vết thương trong lòng dân tộc hình như vẫn chưa khép lại. Khi tôi đăng một số bức ảnh chuyến đi thăm nghĩa trang này lên Facebook cách đây mấy hôm thì lập tức nhận được vô số phản hồi trái chiều. Người thì rất hoan nghênh, người thì lại phê phán cho rằng tôi là thằng cộng sản con, là kẻ cơ hội làm chuyện chính trị. Tôi nghĩ các bạn có ý phản đối tôi không cần phải nặng nề như vậy. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa dẫu gì cũng đã là quá khứ. Chiến tranh đã kết thúc gần bốn mươi năm và chúng ta vẫn phải chung sống với nhau. Điều quan trọng cần làm là nhìn nhận quá khứ, giải quyết tồn tại và hướng tới tương lai. Một mặt cứ sống trong hận thù, phân biệt Nam Bắc thì không thể cùng chấn hưng đất nước được.
Mặt khác, phải dũng cảm bỏ qua khác biệt để bắt tay nhau cùng phá bỏ tất cả những điều phi lý, những điều đi ngược lại giá trị nhân bản của dân tộc này. Hãy đi từng bước nhỏ, từng việc cụ thể như việc phá bỏ chế độ kiểm soát nghĩa trang quân đội Biên Hòa giống một trại tù. Hãy lên tiếng, hãy làm trong khả năng mà bạn có thể chịu đựng được. Không bắt đầu thì mãi mãi chẳng bao giờ có đổi thay./.
Nguyễn Lân Thắng, Hà Nội 22-12-2013
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Hãy tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải

QĐND - Từ ngày 17-12-2013, trên một số tờ báo mạng xuất hiện bài viết Kìa! Cái tất yếu đang lừng lững đi tới của tác giả Tống Văn Công. Bài viết dài 6.121 chữ với nội dung chỉ trích bản Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua và đòi hỏi một sự “đổi mới chính trị”…
Tâm huyết với vận mệnh dân tộc là tấm lòng của người dân yêu nước. Tôi hy vọng tác giả bài viết trên là một người như vậy. Nhưng có lẽ vì tâm huyết quá chăng mà ông Tống Văn Công có sự thiếu tỉnh táo dẫn đến ngộ nhận, sai lầm. Tôi xin phép được trao đổi lại.
1. Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra vấn đề Quốc hội đã bỏ phiếu gần như tuyệt đối thông qua Hiến pháp năm 2013 và đặt câu hỏi: “Vì sao Quốc hội không thể nhận thức được “cái tất yếu”? Trên thực tế, ở nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là nơi tập trung cao nhất trí tuệ của đất nước, ông nói thế có coi thường cả một tập thể tinh hoa được toàn dân thừa nhận.
Ông dẫn chứng dư luận ủng hộ Hiến pháp. Và cả dẫn chứng những “phản ứng ngược lại”, đó là nhà văn V.T.H, là ông L.H.Đ, là Ph.Ch.D, là N.Đ.D... Rồi ông trích “Đại văn hào Stephan Zweig cho rằng “Luôn có những con chim báo bão, sứ giả của trí tuệ, đi trước những tai họa lớn bằng sự bay của mình”. Tiếc thay tiếng chim báo bão ở nước ta không có người lắng nghe!”. Câu cuối cùng vô tình đã bộc lộ sự thật: Một là “không có” ai ủng hộ những người đi ngược lại quyền lợi của dân tộc như các ông bà được dẫn ra ở trên (mà ông đã có ý ví họ như là những “tiếng chim báo bão”). Hai là bộc lộ về con người ông: Cay cú và nhầm lẫn. Cay cú ở chỗ ông phải kêu lên lời cảm thán (Tiếc thay). Nhầm lẫn ở chỗ: Sao lại “không có người lắng nghe!”, vì chí ít những người ông nêu ra ở trên họ đã “lắng nghe nhau" mà cùng chung một mục đích chẳng mấy tốt đẹp.
Các đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua Hiến pháp năm 2013. Ảnh: VOV.vn
2. Ông nhận xét: “Hiến pháp 1946 và Hiến pháp mới khác nhau về ý thức hệ, cho nên không có chuyện kế thừa!”. Ở đây, ông lại vướng vào một khái niệm khó là “ý thức hệ” mà cho đến nay vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất trong giới khoa học xã hội nhân văn thế giới. Có người cho rằng, ý thức hệ giống như cái hộp đen, mỗi người hiểu một cách (Giovani Sartori). Có người khái quát thành 10 định nghĩa (Colin Sumner). Có người đưa ra 5 định nghĩa (John Storey). T.Eagleton cho rằng có 16 định nghĩa. Vì thế mà có hàng loạt thuật ngữ tương ứng thay thế như “thế giới quan”, “tư tưởng”, “hệ tư tưởng”, “quan niệm”… Ý thức hệ, xét về lịch sử khái niệm, người đề xuất đầu tiên năm 1896 là Destutt de Tracy, học giả người Pháp và dùng nó như một khái niệm triết học để chỉ trình độ, năng lực thuộc về tinh thần con người (ideologie). Feerbach xem ý thức hệ như một hình thức tha hóa của ý thức. Đến Marx và Engels hiểu ý thức hệ như một hệ tư tưởng (tên một cuốn sách nổi tiếng Hệ tư tưởng Đức). Lenin quan niệm không có ý thức hệ siêu giai cấp, có ý thức hệ tư sản và ý thức hệ vô sản, ý thức hệ vô sản mang sứ mệnh ý thức lãnh đạo. Dù có nhiều cách hiểu nhưng hạt nhân của khái niệm này chỉ hệ tư tưởng, còn được gọi là hình thái ý thức xã hội. Tư tưởng bao trùm, xuyên suốt và nhất quán của cách mạng nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo cô gọn trong sáu chữ vàng "Độc lập, Tự do, Hạnh phúc": Độc lập dân tộc, tự do cho đồng bào, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Do vậy, nhận định “Hiến pháp 1946 và Hiến pháp mới khác nhau về ý thức hệ” là không chính xác. Về bản chất, Hiến pháp 2013 là sự phát triển tư tưởng từ Hiến pháp 1946 nhưng được đổi mới để phù hợp với thời đại mới.
3. Ông Tống Văn Công trong vai nhà triết học lý giải “nguyên nhân khiến cho chủ nghĩa xã hội không thể vượt qua được chiếc cầu “quá độ” bởi hai lý do: “Một là chế độ độc tài toàn trị từng bước làm thoái hóa Đảng cộng sản cách mạng…”. Ông dùng khái niệm “chế độ độc tài toàn trị” là dùng lại cách gọi cực đoan, phản động, định kiến và áp đặt của Hội đồng châu Âu. Ngày 25-1-2006, Hội đồng châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe), bỏ phiếu và thông qua Nghị quyết 1481 với các điều khoản lạ lùng là lên án chủ nghĩa cộng sản, vì “tội ác chống lại loài người”. Đây là sự hổ thẹn của nhân loại vì sự mù quáng và vô ơn của một bộ phận con người. Điều này sẽ bàn vào một dịp khác, chỉ đơn cử sự kiện khi cả thế giới đang nín thở bởi nạn diệt chủng của phát xít Đức ở thế chiến 2, đúng khi ấy Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã dũng cảm đương đầu chống lại để cứu cả nhân loại. Thế thì Liên Xô cứu loài người hay “chống lại loài người”? Điều 2 ở nghị quyết này có ghi: “…Những chế độ độc tài toàn trị cộng sản gồm khối Liên Xô, Đông Âu trong thế kỷ 20 và một số chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền ở 4 nước trên thế giới, đều là những quốc gia vi phạm nhân quyền…”. Lại nói về nhân quyền thì ngay vừa rồi (tháng 10-2013) nước ta được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc chính là sự phủ nhận triệt để sự vô lối ác ý của nghị quyết này. Như vậy khái niệm “chế độ độc tài toàn trị” cũng không có cơ sở khoa học và thực tiễn, nhất là đối với nước ta là chế độ nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý thì càng hoàn toàn xa lạ. Theo đuôi người khác là không hay. Theo đuôi người xấu thì thế nào, thưa ông?
Ông nói tiếp: “Hai là chế độ xã hội chủ nghĩa triệt tiêu quyền sở hữu tài sản cá nhân tức là quyền tự do về kinh tế, khiến cho con người mất động lực lao động sản xuất và sáng tạo”. Đối chiếu với thực tế nước ta điều này là hoàn toàn xuyên tạc, Nhà nước ta trên cả lý thuyết và thực tế đang tạo điều kiện cho bất kỳ ai cũng có thể làm giàu chính đáng, khuyến khích tất cả mọi người phát huy năng lực và sáng tạo của mình.
4. Tính khoa học tối thiểu của bất cứ bài báo, bài nghiên cứu nào là sự rõ ràng về trích nguồn, của ai, ở đâu, năm tháng... Nhưng trong bài viết này tác giả cố tình mắc phải để nhằm mục đích “tung hỏa mù” gây sự hiểu nhầm, chia rẽ, kích động. Ví dụ ông nói “một nhà lãnh đạo Đảng đã chẩn đoán” là “Tình trạng suy thoái trong Đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư đã di căn”. Đáng buồn là biện pháp chủ yếu để trị “ung thư đã di căn” được Hội nghị Trung ương 4 đề ra chỉ là “tự phê bình và phê bình chân thành xây dựng”… “Nhà văn Vũ Tú Nam xót xa bình luận “Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn!”. “Nhà lãnh đạo” này là ai, nói ở đâu… Câu nói của nhà văn Vũ Tú Nam trong hoàn cảnh, văn cảnh nào, văn bản nào, thời điểm nào… hoàn toàn không có. Ông cho rằng Hội nghị Trung ương 4 đề ra biện pháp “chỉ là “tự phê bình và phê bình chân thành xây dựng” thì hoặc là một sự “ăn ốc nói mò” hoặc là một sự cố tình cắt xén, xuyên tạc thực tế…
5. Ông núp bóng một “Bản kiến nghị” nào đó để nhận định: “Khủng hoảng ở nước ta hiện nay tập trung nhất ở khủng hoảng chính trị. Đảng duy trì địa vị độc tôn quá lâu…”. Cứ theo ý các ông thì để tránh “khủng hoảng chính trị” là phải có sự thay đổi lãnh đạo, một lực lượng chính trị khác sẽ thay Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước. Thử hỏi trong quá khứ có đảng phái nào, lực lượng chính trị nào đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang như Đảng Cộng sản? Hiện nay có lực lượng nào đủ uy tín, tài năng, bản lĩnh để gánh vác sứ mệnh đổi mới đang đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, đưa nước ta đi lên như Đảng Cộng sản? Ông “hiến kế” đổi mới chính trị bằng cách “Phải tách Đảng ra khỏi các chức năng nhà nước, tách nhà nước ra khỏi chức năng quản lý, điều hành kinh tế, mới có thể vận hành có hiệu quả guồng máy kinh tế-xã hội”. Câu này cho thấy ông chưa hiểu khái niệm “Nhà nước”: “tách nhà nước ra khỏi chức năng quản lý, điều hành kinh tế…”, thế thì làm sao mà “có thể vận hành có hiệu quả guồng máy kinh tế-xã hội”? Đây là tư tưởng vô chính phủ đã lỗi thời.
Theo ông, “chuẩn bị mảnh đất tốt cho sự phát triển lâu dài của đất nước trên nền tảng văn minh chung của loài người đã được khảo nghiệm là: Xã hội dân sự”. Đây lại là một sự liều. “Xã hội dân sự” chưa hề “được khảo nghiệm” trên thế giới, khái niệm vẫn còn là mới mẻ, đang tranh luận và có nhiều cách hiểu. Bài viết: “Cần hiểu đúng về xã hội dân sự” (Báo Quân đội nhân dân, ngày 25-11-2013) đã nói tương đối kỹ về vấn đề này. Ông đưa ra vấn đề kêu gọi mọi người cùng suy nghĩ, nổi lên là: “Khiếu kiện là một hình thức tỏ bày ý kiến rất cao so với những kiến nghị ở các cuộc họp, hoặc góp ý của cử tri”… Rõ ràng ông đã ngầm vận động cho một sự mất ổn định chính trị đất nước, giống như "cách mạng màu", "cách mạng cam" đã từng diễn ra gần đây trên thế giới, và chính nhiều nước trong số ấy đã khủng hoảng toàn diện, đầu rơi máu chảy, nhân dân cơ hàn. Như vậy, tấm lòng của ông với đất nước có sáng không?
Tôi tâm đắc câu này trong bài viết của ông: “…tự do, dân chủ, nhân quyền là xu thế tất yếu của thời đại mà mọi quốc gia nhanh hay chậm đều phải đi đến. Vậy nếu đi ngược lại cái tất yếu thì điều gì sẽ xảy ra?”. Vâng. Đúng vậy! Sự thắng lợi của nhân dân ta, đảng ta là tất yếu. Hãy tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải!
NGUYÊN THANH
(QĐND)
 

Chôn ở Nghĩa Trang Liệt Sĩ không hẳn là liệt sĩ


Cựu Đại sứ Du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ ở nghĩa trang Rừng Sác. (ảnh GDVN)
Nhân ngày thành lập QĐNDVN 22.12, mấy bữa trước Lý Nhã Kỳ có đưa lên mạng bộ ảnh đi viếng nghĩa trang liệt sĩ rừng Sác và tâm sự về người cha liệt sĩ của mình. Có mấy bạn cắc cớ thế này. Sao lại mang người chết ra đánh bóng tên tuổi, mà Lý Nhã Kỳ sinh 1982 - tức cha chết vì bệnh sau chiến tranh, sao gọi liệt sĩ!?

Tui rón rén giơ tay phát biểu tí nha

Theo nghị định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang do chính phủ ban hành, thì cụm từ “Nghĩa trang liệt sĩ” được giải thích về mặt ngữ nghĩa vầy: "Đây là nơi chôn cất phần mộ, đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các liệt sĩ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc."

Nếu hiểu đúng theo nghị định, tức là mất khi đang làm nhiệm vụ, sử dụng ở thì hiện tại trong hoàn cảnh chết. Có lần, cùng với đám bạn đại học ngày xưa ngồi bàn về chữ Tử sĩ và Liệt sĩ. Đứa bảo, Tử sĩ đơn giản là chiến sĩ đã chết. Còn Liệt sĩ là người hy sinh vì nước vì dân khi làm nhiệm vụ. Bản chất cái chết thật ra là như nhau, chỉ là phụng sự khác chế độ. Ngoài ra, chữ Liệt trong một cách nói khác còn có nghĩa là bại, không cử động được; hoặc kém, tồi, trái…Nếu với những gì đáng được trân trọng, thì có thể hiểu liệt sĩ là những người hy sinh oanh liệt vì tổ quốc. Tuy nhiên, trên thực tế lại hoàn toàn khác!

Mộ phần của liệt sĩ Lưu Chí Hiếu, hy sinh tại chuồng cọp Côn Đảo 24.12.1961
Tui ví dụ một địa chỉ hoành tráng nhất hiện nay nha. Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM (Long Bình, quận 9) nằm trên trục lộ 1A với tổng diện tích 30 ha, có tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng điêu khắc hoành tráng ngay cửa chính nhìn ra quốc lộ. Nghĩa trang này là nơi yên nghỉ của hơn 14.000 liệt sĩ. Mấy năm trước, UBND TP.HCM đã phê duyệt diện tích khu vực quy hoạch mở rộng với khoảng 32,7 ha - chưa trừ lộ giới. Dự báo quy mô số phần mộ cát táng là 20.000, trong đó số phần mộ hiện trạng là 15.000, số phần mộ xây mới mở rộng là 5.000. Như vậy, nghĩa của chữ “Liệt sĩ” sẽ được nới rộng ra rất nhiều. Có những “liệt sĩ” là người nhà, là con cái của các quan chức cao cấp trong chính phủ. Như trường hợp của con trai tướng công an Khánh Toàn, anh này nhảy lầu tự tử và được chôn cất tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM. Và có những "liệt sĩ" được chôn ở nghĩa trang vì có tiêu chuẩn về tuổi Đảng. Nhiều trường hợp ở nghĩa trang, chồng là tướng tá công an, quân đội mất trong thời bình được chôn ở đây, nhưng con cái cũng có thể chạy cho mẹ một chỗ nằm kế bên, dù những người này chỉ là công chức bình thường...vv..vv...

Túm quần lại, chôn ở Nghĩa trang liệt sĩ không hẳn là liệt sĩ. Đôi khi chỉ đơn giản là những người... không còn cử động được!

Lê Nguyễn Hương Trà
  (FB Lê Nguyễn Hương Trà)

Sao Việt Nam không dùng GMT+8?

Nguyễn Quảng

Ở Anh Quốc, cứ chủ nhật cuối cùng của tháng Ba, mọi đồng hồ cùng vặn tiến thêm một giờ, khi 0 giờ Chủ Nhật, mọi đồng hồ trên máy tính đều tự nhảy, thành ra 01 giờ sáng chủ nhật.
Họ gọi đó là Day Light Saving, vì khi mùa đông tới, ngày rất ngắn, vặn tiến thêm 1 giờ để tận dụng ánh sáng mặt trời thêm 1 giờ, và vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 10, mọi đồng hồ lại về vị trí cũ, tức vặn ngược lại 1 giờ, mùa hè ở Anh ngày rất dài, 10 giờ đêm vẫn có thể có nắng.
Kinh tuyến Đài thiên văn Greenwich Anh Quốc quy ước bằng 0 độ, và giờ ở đó sẽ dùng làm giờ chuẩn, viết tắt là GMT (Greenwich Mean Time).
Việt Nam đang dùng múi giờ GMT+7, tức khi đồng hồ Greeenwich chỉ 0 giờ, Việt Nam sẽ là 7 giờ sáng. Về mặt địa lý và khoa học, múi giờ này hoàn toàn phù hợp, nhưng không có nghĩa là chuẩn cho Việt Nam.
‘Sẽ vui thế nào’
Hồi ở Việt Nam, phòng ngủ của tôi ở trên tầng 3, và mùa hè, cứ 6 giờ sáng là tôi rất khó chịu khi mặt trời xiên vào mắt nếu buổi tối tôi quên kéo rèm cửa, và gần như hôm nào tôi cũng quên, đến nỗi tôi phải dùng một hộp sơn xịt, sơn luôn cửa kính lại.
Ở Hà Nội mùa hè, 5 giờ trời đã sáng, 6 giờ là có nắng, và 7 giờ thì nắng chang chang, nhân dân đi làm lúc 8h30 thì trời đã bắt đầu nóng hầm hập.
Trời sáng quá sớm không mang lại nhiều lợi lộc, vì lúc đó, phần đông mọi người đang ngủ. Và chiều khi tan sở làm, đàn bà loanh quanh chợ búa cơm nước, đàn ông lang thang cốc bia hơi, đến 7 giờ thì trời đã sẩm tối, và 8 giờ thì tối mịt.

Dân chúng sẽ mua sắm và vui chơi được thêm một giờ?
Vào thời Pháp thuộc, Việt nam dùng GMT+7 cho tới khi Chính phủ Pháp ra nghị định ngày 23/12/1942 liên kết Đông Dương (Lào, Việt nam, Campuchia) vào múi giờ 8 và do vậy đồng hồ được vặn nhanh lên 60 phút vào lúc 23 giờ ngày 31/12/1942. Việt Nam chính thức dùng GMT+8.
Việt Nam đã có thời gian dùng GMT+9 trong vòng nửa năm, đó là thời Nhật đảo chính Pháp và buộc các nước Đông Dương theo múi giờ của Tokyo, tức là múi giờ 9, nên giờ chính thức lại được vặn nhanh lên 1 giờ vào 23 giờ ngày 14/3/1945.
Thử tưởng tượng GMT+9 ở Hà Nội và Sài Gòn sẽ vui thế nào, vào lúc 8 giờ tối trời vẫn có nắng và 9 giờ tối, trời mới sẩm tối, nhưng rõ ràng bà con sẽ phải thức dậy đi làm vào lúc vẫn còn nhọ mặt người.
Sau đó Việt minh cướp chính quyền, Chính phủ của Hồ Chí Minh quay lại múi giờ như bây giờ GMT+7, và khi người Pháp quay lại, họ lại quy định dùng GMT+8.
Lúc này ở vùng kháng chiến vẫn theo giờ của Việt minh, và khi hiệp định Giơ-ne-vơ kí kết chia đất nước làm đôi, ở miền Bắc dùng GMT+7, và trong Nam đến ngày 01/01/1960 Chính quyền Sài Gòn quy định giờ chính thức của Nam Việt Nam là múi giờ 8, đồng hồ phải vặn nhanh lên 1 giờ kể từ 23 giờ đêm ngày 31/12/1959 (tức 0 giờ ngày 01/01/1960).
Ở miền Nam hồi đó rõ ràng giàu mạnh hơn hẳn, việc buổi tối có hơn 1 giờ ánh sáng khiến cho nhân giàu hơn chăng? và khi Việt Nam thống nhất vào 30/4/1975, Sài Gòn dùng múi giờ +7, mọi đồng hồ phải ngậm ngùi quay ngược lại 1 giờ.
‘Chỉ cần một nghị định’
Vậy buổi tối có thêm 1h ánh sáng thì có lợi gì?
Buổi tối dài hơn sẽ kích thích nhân dân vận động, chơi, mua sắm nhiều hơn. Thay cho việc lên gường đi ngủ sớm và việc ngủ sớm rất có thể liên quan tới việc tăng thêm dân số.
Ví dụ tôi vẫn chạy quanh công viên 1 vòng rồi về ăn tối lúc 6h30, vì vào giờ đó, trời đã chạng vạng tối, nhưng nếu vặn tiến thêm 1 giờ, thì lúc đó vẫn nắng, tôi có thể chạy thêm vòng nữa, việc chạy đó khiến tôi đốt nhiều năng lượng hơn và ăn thêm được 1 bát cơm hoạc uống thêm được một lon bia. Nông dân sẽ bán thêm được 1 nắm gạo và hãng bia bán thêm được một lon bia.
Hay tôi quyết định mua 2 cái xe đạp để vợ chồng đạp quanh hồ Tây trước khi ăn tối, vì trời thay vì tối lúc 7 giờ, với việc vặn thêm 1 giờ, lúc này 7 giờ trời vẫn nắng và 8 giờ trời mới tối. Của hàng xe đạp bán thêm được 2 chiếc xe, đồng nghĩa với việc nhà máy sản xuất xe đạp cần thêm công nhân để tăng công suất.
Chị bán nước mía có thêm 1 giờ trời đang sáng để bán thêm hàng, cũng như anh xe ôm, hay hàng cà phê, rạp chiếu phim hay các trung tâm mua sắm, việc các khách hàng ở lại thêm 1 giờ sẽ khiến doanh thu tăng vọt, để kinh tế Việt Nam phát triển.
Toàn dân vặn đồng tiến thêm một tiếng, thế là xong, không cần vốn, không cần kêu gọi đầu tư, không cần cân đối ngân sách
Cái cần tăng là dù chỉ là chút tỉ xíu trọng dịch vụ, nhưng có thêm 1 giờ ánh sáng buổi tối là có thêm cơ hội cho nhân dân tiêu tiền vào các dịch vụ, thời buổi kinh tế khó khăn, dân Việt đang thắt chặt chi tiêu thì việc có nắng muộn hơn 1 giờ sẽ làm họ dễ dãi hơn trong việc mở hầu bao.
Cái lợi nhãn tiền là tiền điện thắp sáng đường phố xa lộ trên toàn bộ tỉnh thành Việt Nam, thay vì bật lúc 6 giờ tối, giờ có thể chuyển sang 7 giờ, nhiều triệu đô la tiền điện thắp sáng sẽ được tích kiếm hàng năm, và vì dân sẽ đi làm sớm hơn 1 giờ, thì mùa hè buổi sáng vẫn còn mát, họ có thể tích kiệm được 1 giờ dùng điều hòa chăng?
Và việc này hoàn toàn không khó, chính phủ chỉ cần ra một nghị định, tuyên bố toàn bộ Việt nam sẽ dùng múi giờ GMT+8 vào ngày đầu tiên của năm mới hoặc ngày bất kỳ, vào đúng ngày giờ đó, toàn dân vặn đồng tiến thêm một tiếng, thế là xong, không cần vốn, không cần kêu gọi đầu tư, không cần cân đối ngân sách, chỉ cần chị biên tập viên trên VTV nói trước khi kết thúc chương trình tivi: “Bà con đừng quên vào lúc 0h đêm nay vặn đồng hồ tiến 1 giờ”.
Cùng lắm là mất tiền cho việc kẻ khẩu hiệu, giăng lên khắp Việt nam, ví dụ như “ Vì Việt Nam dân giàu nước mạnh, Chủ Nhật này vặn tiến 1 giờ” chẳng hạn.
Bài viết phản ánh quan điêm riêng và văn phong của tác giả, một blogger người Việt Nam đang sinh sống ở Anh.

Thành tích xuất siêu, bán hàng hộ cho Trung Quốc

Tăng trưởng kinh tế chuyển biến là nhờ FDI và xuất khẩu. Dù xuất siêu 2 năm liên tiếp nhưng Việt Nam dường như đang xuất hộ Trung Quốc, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê cho biết.
Xuất hộ cho Trung Quốc
Theo ông Lâm, 2013 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam xuất siêu. Giá trị xuất siêu năm nay là 863 triệu USD, so với 780 triệu USD của 2012.
Mặc dù xuất siêu nhưng phần giá trị gia tăng ở Việt Nam trong hàng hóa xuất khẩu vẫn rất thấp.
“Chúng ta nhập khẩu rất nhiều, nổi lên xu hướng nhập hàng bán thành phẩm từ Trung Quốc, sau đó về chế biến, gia công và xuất khẩu đi, song phần giá trị gia tăng rất ít. Nói cách khác, tình trạng này có nét giống như chúng ta xuất khẩu hộ cho Trung Quốc”, ông Lâm nói.
Trong cán cân xuất nhập khẩu, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 18,6 tỷ USD, xuất siêu sang EU 11,2 tỷ USD, xuất siêu sang Nhật Bản là 2,3 tỷ USD nhưng nhập siêu từ Trung Quốc tới 23,7 tỷ USD.
FDI, thu-nhập, mức-sống, lương, thưởng-Tết, phá-sản, doanh-nghiệp, tăng-trưởng, lạm-phát, siêu-giàu, tỷ-phủ, tụt-hậu, phá-sản, giải-thể, hồi-phục, GDP, xuất-siêu, nhập-siêu, lạm-phát, xuất-khẩu
Xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu nguyên vật liệu rất lớn.
Việt Nam nhập khẩu từ nước láng giếng 36,8 tỷ USD, chiếm tới 28% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong tổng số 131,3 tỷ USD nhập khẩu đầu vào, chúng ta nhập chủ yếu là tư liệu sản xuất, may móc, phụ tùng, nguyên vật liệu tới 120,8 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Với cơ cấu nhập khẩu như vậy, Việt Nam nhập thiết bị máy móc… vẫn chủ yếu từ nơi có công nghệ trung gian, còn nơi có công nghệ nguồn, công nghệ cao như EU, Mỹ vẫn chưa tiếp cận được nhiều.
Trong khi đó, theo bà Lê Thị Minh Thủy – Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ, thế mạnh hàng nông sản không phải là điểm phấn khởi trong năm nay.
Bà Thùy cho biết, kim ngạch nông sản giảm đi rất nhiều. Đối với gạo, thị trường truyền thống của Việt Nam là Indonesia, Trung Quốc, Malaysia đều sụt giảm nhu cầu tiêu thụ. Xuất khẩu gạo cạnh tranh gặp khó hơn khi các nước chuyển sang đấu thấu gạo.
“Mặt hàng cà phê Việt Nam đang bị ép giá, các nhà nhập khẩu nước ngoài vẫn đang chờ giảm giá mới mua nên giảm cả về lượng, về giá trị. Với mặt hàng sắn, Trung Quốc chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu sắn nhưng năm nay, tiêu thụ sắn của nước này giảm hẳn đi”, bà Thủy lo ngại.
Trước đó, Bộ Công Thương cũng có báo cáo chỉ ra những hạn chế của việc xuất khẩu phụ thuộc bên ngoài. Nền kinh tế dễ gặp bất lợi, mỗi khi giá cả thế giới tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Trong cơ cấu xuất khẩu năm nay, có 66,8% thành tích đạt được là nhờ vào FDI. Riêng khu vực này đã đóng góp tới 20% GDP năm nay.
Tăng trưởng chưa bền vững
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn chưa bền vững. Minh chứng là tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động trong GDP vẫn rất lớn. Ví dụ như đối với tỷ lệ vốn trong GDP, năm 2010, tỷ lệ vốn chiếm 68%, năm 2011 là 55%, năm 2012 là 59,16% và năm 2013, vốn đóng góp cho GDP tới 55,79%.
Ông Hà Quang Tiến, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia cho biết, tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam rất cao, 30,44% GDP. Nhưng tăng trưởng dường như không tương xứng với lượng đầu tư, chứng tỏ việc đầu tư của Việt Nam là kém hiệu quả.
Theo kết quả điều tra DN 2011, vốn của DN cứ 1 đồng tự có thì phải vay trên 2 đồng, riêng DNNN vay trên 3 đồng.
FDI, thu-nhập, mức-sống, lương, thưởng-Tết, phá-sản, doanh-nghiệp, tăng-trưởng, lạm-phát, siêu-giàu, tỷ-phủ, tụt-hậu, phá-sản, giải-thể, hồi-phục, GDP, xuất-siêu, nhập-siêu, lạm-phát, xuất-khẩu
  Tăng trưởng dựa vào gia tăng vốn là dấu hiệu chưa bền vững.
“Nếu tiếp tục tăng vốn đầu như những năm trước đây để duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế phải tiếp tục phụ thuộc vào nguồn tiền từ bên ngoài. Hiện nay, nền kinh tế của nước ta không chỉ cầu yếu mà cung còn yếu hơn. Vì vậy việc kích thích tăng trưởng bằng cách tăng đầu tư vừa không hiệu quả, lại dẫn đến nợ nần nhiều, tăng giá và thâm hụt thương mại”, ông Tiến phân tích.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, thực chất, nền kinh tế Việt Nam chưa lúc nào được cho là phát triển bền vững. Tốc độ tăng GDP nói chung hay sản xuất kinh doanh của các ngành nói riêng vài năm gần đây tăng chậm, là do những mất cân đối nhiều mặt của nền kinh tế, cộng với khủng hoảng bên ngoài tác động vào.
Theo các chuyên gia Tổng cục Thống kê, GDP đạt 5,42%, cao hơn năm 2012 là dấu hiệu tăng trưởng có sự phục hồi. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng lại là vấn đề khác.
Có lẽ vì thế mà Ban kinh tế Trung ương từng có đánh giá, so với các nước trong khu vực, nền kinh tế của ta vẫn tụt hậu, ngày càng có khoảng cách khá xa. Ngân hàng Thế giới đã nhìn nhận, tăng trưởng năm nay của Việt Nam vẫn chậm chạp, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn trì trệ. Còn Ngân hàng HSBC thì khuyến cáo, nếu không có tiến triển trong các nút thắt cổ chai thì kinh tế Việt Nam sẽ còn có nguy cơ đi ngang trong nhiều năm.
Theo các chuyên gia của Tổng Cục Thống kê, Chính phủ nên duy trì tốc độ tăng trưởng vừa phải, thực hiện hiện giảm đầu tư công, khuyến khích huy dộng tăng đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đồng thời với tái cơ cấu kinh tế, kiểm soát và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thu nhập người Việt đạt 1.890 USD/năm Ông Hà Quang Tiến, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2013, GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam đạt 1.890 USD/năm, gấp 1,48 lần so với năm 2010. Đây là một mức tăng bình thường.
Tỷ giá của Việt Nam neo giữ lâu, lạm phát lại tăng gấp đôi kể từ năm 2006 đến năm 2012, tăng trưởng kinh tế cũng khá cao. Do đó, thu nhập bình quân đầu người theo GDP tăng lên nhưng chưa thể phản ánh mức sống đã được cải thiện.
Sau khi tính toán lại, bổ sung số liệu từ ngành tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ nhà ở tự có, thu nhập bình quân GDP trên đầu người của Việt Nam đã đạt ngưỡng 1000 USD từ năm 2008 – mốc đầu tiên của nhóm các nước thu nhập trung bình.
Phạm Huyền

Phát hiện ‘đường lưỡi bò’ được cài vào máy tính nhiều trường học

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131223/phat-hien-duong-luoi-bo-duoc-cai-vao-may-tinh-nhieu-truong-hoc.aspx

(TNO) Một phần mềm tin học dành cho học sinh trung học cơ sở, bao gồm hình ảnh “đường lưỡi bò”, được cài đặt trong máy tính ở các trường gần 5 năm nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có hay biết gì về việc này?

 
“Đường lưỡi bò” hiện ra rõ nét khi chọn thao tác xem đường biên giới các quốc gia – Ảnh chụp màn hình

Trong chương trình tin học lớp 7, bài học: Học địa lý thế giới với Earth Explorer, học sinh vừa mở phần mềm Earth Explorer, vừa quan sát, vừa làm bài tập theo yêu cầu. Điều lạ là cũng trong phần mềm này, khi học sinh thao tác xem đường biên giới các nước, hình ảnh “đường lưỡi bò” cũng hiện ra rõ nét.

Hiện nay, phiên bản các trường sử dụng có phiên bản 3.5 và 5.0, cả hai phiên bản đều có hình “đường lưỡi bò”.

Tại một trường THCS tại quận Tân Bình, TP.HCM, toàn bộ máy tính trong phòng máy ở đây được cài đặt phần mềm cả hai phiên bản cho học sinh. Hiệu trưởng trường này cho biết: “Giáo viên từng phát hiện ra “đường lưỡi bò” và báo cho tôi biết. Chương trình này là của Bộ GD-ĐT đưa xuống các trường, nên chỉ có cách chỉ đạo giáo viên khi có học sinh thắc mắc, phát hiện ra thì hướng dẫn các em “đường lưỡi bò” là ranh giới bất hợp pháp, không được các nước công nhận”.

 
Hình ảnh hướng dẫn sử dụng phần mềm phiên bản 3.5 trên website Công ty Công nghệ tin học nhà trường (đơn vị cung cấp đĩa phần mềm) có ”đường lưỡi bò” - Ảnh chụp màn hình

Theo một giáo viên dạy tin học lớp 7, hầu hết các trường đều cài đặt phần mềm này bằng cách download trên mạng hoặc mua đĩa về cài cho học sinh học, không thông qua nhà sản xuất. Chính vì vậy mà việc các trường yêu cầu nhà sản xuất gỡ bỏ “đường lưỡi bò” là không thể.

“Chưa kể, nếu các trường tự liên hệ để mua phần mềm thì phải trả không dưới 50 USD/máy, trong khi phần mềm này chỉ học 4 – 5 tiết, mỗi tiết quan sát vài phút”, giáo viên này nói thêm.

Sách giáo khoa tin học ở bài học này cũng chỉ hướng dẫn các thao tác để giáo viên và học sinh thực hành trên phần mềm Earth Explorer. Điều này đồng nghĩa các trường THCS đều phải cài đặt phần mềm này trong máy tính để học sinh thực hành theo hướng dẫn của sách giáo khoa

Riêng tại TP.HCM, được biết từ trước năm 2007, Sở GD-ĐT TP.HCM có một chương trình khung cho bộ môn tin học riêng, các trường chủ động soạn bài giảng để dạy cho học sinh. Sau năm 2007, khi Bộ GD-ĐT triển khai bộ sách giáo khoa mới cùng với phần mềm tin học, các trường đều thống nhất sử dụng chương trình của Bộ GD-ĐT.

Môn tin học dành cho học sinh trung học cơ sở có sách giáo khoa cho các lớp, được biên soạn theo khung chương trình giảng dạy môn tin học của Bộ GD-ĐT. Sách giáo khoa được dạy kèm với các phần mềm tương ứng. Phần mềm Earth Explorer là một trong những phần mềm sử dụng kèm theo hướng dẫn sách giáo khoa.


Học địa lý thế giới không bằng tiếng Việt, cũng chẳng phải tiếng Anh Trong phần mềm Earth Explorer, một số học sinh khi học đã thắc mắc vì sao TP Đà Nẵng lại được ghi thành Dha Nang, đây không phải tên tiếng Việt, cũng không phải tiếng Anh.
Tương tự, tỉnh Quảng Ninh có hòn đảo lạ tên Xinh Moui Tiai. Hay như Phnom Penh, thủ đô Campuchia cũng ghi thành Phnum Penh. TP.HCM thay vì ghi “thành phố Hồ Chí Minh” hoặc “Ho Chi Minh city” thì lại thành “thanh pho Ho Chi Minh”.
Một hiệu trưởng Trường THCS băn khoăn: “Rõ ràng Việt Nam cũng có thể làm phần mềm dạng thế này cho học sinh học, nhưng lại phải mua tận nước ngoài, để đến nỗi như thế này đây?”.

Hoàng Quyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét