ĐẤT ĐAI – NGUỒN SỐNG VÀ HIỂM HỌA
Nguyễn Thanh Giang
Trăn
trở trước hiện trạng các đoàn biểu tình khiếu kiện đông người ngày càng
rầm rộ kéo về 110 Cầu Giấy – Hà Nội và trụ sở Văn phòng 2 của Quốc hội ở
Sài Gòn, trong bài “Quản lý đất đai – Những khía cạnh đặc thù” đăng
trên báo Lao Động trong số ra hồi nửa cuối tháng 8 năm 2007, ủy viên Bộ
Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, một đồng hương lớp
sau của tôi đã nêu mấy câu hỏi khái quát:
- “Có nhiều ý
kiến cho rằng, trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ các cấp yếu kém
và tiêu cực là nguyên nhân chủ yếu gây nên bất bình khiếu kiện của người
dân. Liệu giải thích như vậy đã thật đúng chưa ?
- Ý kiến khác
cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do người dân hiểu sai, làm sai hoặc cố
tình đòi hỏi những lợi ích không thể đáp ứng được. Lẽ nào nhân dân ta
nhiều người thiếu hiểu biết và thiếu tôn trọng luật pháp đến vậy ?
- Có ý kiến
giải thích, cái sai này chủ yếu là do các cấp bên dưới, do có sự hiểu
sai, làm sai. Nghe ra cũng không ổn. Vậy vì sao cái sai chỉ chủ yếu tập
trung chủ yếu ở lĩnh vực này mà không là các lĩnh vực khác, bên trên thì
đúng, còn bên dưới thì sai ?”
Những câu hỏi vừa như đặt vấn đề, vừa có
phần tự trả lời ấy có yếu tố dũng cảm, dám nhìn thẳng vào sự thật và tỏ
ra muốn tiếp cận chân lý. Tuy nhiên, liệu như vậy là đã dám đi vào cốt
lõi vấn đề chưa ?Tư hữu hóa đất đai, một tiến bộ lịch sử thời phong kiến Việt Nam
Trong tư duy tổng hợp của người Việt Nam về những cương vực núi sông, mây gió; về quốc sử, tổ tiên; về bản quán, họ hàng …, yếu tố đất luôn luôn xuất hiện đầu tiên. Người Việt Nam gọi tổ quốc mình là đất nước. Trong kho tàng thi ca Việt Nam thời chống Pháp, có lẽ bài thơ hùng tráng nhất là bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. Theo nhà thơ này, tổ quốc được hồi sinh sau cách mạng như cũng từ đất trồi lên: “ Nước Việt Nam từ máu lửa. Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Từ thuở vua Hùng dựng nước đến nhiều thế kỷ về sau, đất đai đều của nhà vua. Đất của các lãnh chúa đều do vua ban qua những thác đao điền. Đến thế kỷ thứ X, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất vẫn tồn tại. Tuy nhiên, trong quá trình vận động phát triển của xã hội, bắt đầu từ thế kỷ XII, sở hữu tư nhân về ruộng đất đã xuất hiện dần dần từ cá biệt đến phổ biến. Nhà nước Lý và Trần không những không ngăn chặn mà còn tạo điều kiện để sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển bằng nhiều cách: bán ruộng công cho dân, cho phép mua, bán, chuộc theo luật lệ, cho phép vương hầu, quý tộc, phò mã, cung tần lập điền trang …
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Giáp Dần ( 1254 ) vua Trần Thái Tông xuống chiếu: “ Bán ruộng công, mỗi diện ( mẫu ) là 5 quan tiền, cho phép dân mua làm ruộng tư ”.
Để tạo điều kiện cho mua, bán, chuộc, nhượng đất đai được dễ dàng, tháng chạp năm Nhâm Tuất ( 1142 ) vua Lý Anh Tông xuống chiếu: “ Những người cầm đợ ruộng thục trong vòng 20 năm thì cho phép chuộc lại; việc tranh chấp ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì còn được tâu kiện; ai có ruộng đất bỏ hoang bị người khác cầy cấy, trồng trọt trong vòng một năm thì được kiện mà nhận lại, quá hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử 80 trượng ”.
Để tránh tình trạng sử dụng quyền uy cướp đoạt đất đai, nhà vua lại xuống chiếu: “Những người tranh nhau ruộng ao, của cải không được nhờ cậy nhà quyền thế, làm trái thì đánh 80 trượng xử tội đồ”.
Để bồi hoàn thỏa đáng khi trưng thu đất đai, năm Mậu Thân ( 1248 ) vua Trần Thái Tông cho phép trưng thu đất để dắp đê nhưng quy định: “Chỗ nào đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo thời giá trả lại tiền”.
Để phát triển đất canh tác, ngay từ thời Lý đã tương truyền câu chuyện về một người có tên là Hoàng Lệ Mật người huyện Gia Lâm vì có công mò được xác một công chúa nên được nhà vua cho đem dân nghèo ở Lệ Mật đến khai hoang lập làng ở phía tây thành Thăng Long, hiện còn di tích đền thờ gần với khu “thập tam trại”.
Năm Bính Dần ( 1266 ), Trần Thánh Tông “xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán, không sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang”. Do tác động của chủ trương này, một loạt điền trang xuất hiện như: điền trang của thượng tướng Trần Phó Duyệt, ( cha của Trần Khánh Dư ) ở ven sông Kinh Thầy ( Chí Linh, Hải Dương ); điền trang của An sinh vương Trần Liễu ( cha của Trần Hưng Đạo ) ở An Lạc ( xã Bảo Lộc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định ); điền trang của công chúa Trần Khắc Hãn ở An Nội và Cổ Nhuế ( Từ Liêm, Hà Nội ); điền trang của Trần Khánh Dư ở Linh Giang …
Đến cuối đời Trần, hoàng hậu Bạch Ngọc ( vợ vua Trần Duệ Tông ), người huyện Hương Khê đã đưa 172 người về khẩn hoang ở vùng đất giáp hai huyện Can Lộc và Đức Thọ ngày nay rồi lập thành bốn điền trang mới: Lai Sơn, Hằng Nga, Ngũ Khê, Tùng Chính với tổng diện tích đến 3985 mẫu ….
Năm 1397, nhân việc hạn danh điền ( ruộng có chủ đứng tên ) theo chủ trương của Hồ Quý Ly, sử chép rằng: “Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bối ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang”.
Nhờ chủ trương tư hữu hóa đất đai, tạo cơ sở thực thi khẩn hoang bằng nhiều hình thức, cha ông ta đã mở đường cho ruộng đất không ngừng sinh sôi, từ đấy ngày mỗi ngày càng mở mang bờ cõi.
Trong “Chủ nghĩa Mác … tản mạn ký”, khi bàn về “Tư hữu và khát vọng cá nhân” Vũ Cao Quận đã ngợi ca: “Với riêng Tễu tôi, xin viết hoa hai chữ ‘Tư hữu’ là sáng tạo vĩ đại thiêng liêng nhất vượt lên mọi thời gian, vĩ đại nhất của mọi vĩ đại để từ con vật tiến lên để thành ‘con người’. Hai anh em ‘Động lực cá nhân’ và ‘Tư hữu’ chính là động lực phát triển của xã hội loài người” .
Công hữu làm nghèo đất đai
Chính quyền Sài Gòn tiếp tục duy trì chế độ tư hữu đất đai, tuy nhiên, để hữu sản hóa những nông dân vô sản, họ đã tiến hành hai cuộc phân chia lại ruộng đát. Trong cuộc phân chia thứ nhất, từ năm 1955 đến 1960, họ chỉ để lại cho mỗi địa chủ nhiều nhất là 115 ha, số còn lại bị trưng thu rồi bán cho tá điền. Một phần ba tổng diện tích đất canh tác tại Miền Nam lúc bấy giờ (650.000 ha) đã về tay nông dân.. Sau năm 1970, cuộc cải cách thứ nhì mang tên “Người cày có ruộng” lại được xúc tiến nhằm hợp lý hóa thêm vấn đề sở hữu đất đai. (Tư liệu từ cuốn “Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia).
Trong khi đó, ở Miền Bắc, cuộc Cải cách Ruộng đất long trời lở đất đã nổ ra cướp đi trên dưới ba mươi vạn sinh mạng và để lại những oan khiên dầy vò đằng đẵng hàng triệu số phận con người. Với đầm đìa xương máu thê lương, oán hờn chồng chất, từ 1949 đến 1953, một triệu rưỡi hecta ruộng đất cũng đã được phân chia cho 2,4 triệu hộ ở nông thôn. Từ năm 1953 đến năm 1955, lại có thêm 895.000 ha được đem chia.
Dẫu sao, có thể xem đấy là biện pháp xúc tiến cho đất đai được tư hữu hóa sâu hơn, nhờ vậy sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh, sản lượng lương thực năm 1957 đạt được 3,95 triệu tấn, cao hơn cả sản lượng cao nhất tại Miền Bắc trước Đại chiến Thế giới lần thứ hai ( 2,4 triệu tấn ).
Niềm vui “người cày có ruộng” chưa nhen nhúm được bao lâu, chẳng hiểu ma nào đưa lối, quỷ nào dẫn đường, người ta bỗng lùa hết nông dân vào hợp tác xã. Hiến pháp sửa đổi năm 1980 quy định rõ rành: đất đai là sở hữu của toàn dân. Từ đó, hầu hết đất đai được giao cho các hợp tác xã và nông trường khai thác. Ngay từ khi chính sách này được thực thi, từ năm 1976 đến năm 1980 năng suất lúa giảm từ 2,23 tấn/ha xuống chỉ còn 2,08 tấn/ha mặc dù Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào nông nghiệp.
Người ta không những không tích cực trồng cấy mà cũng chẳng thiết gì đến khai hoang khẩn hóa. Việt Nam có tiềm năng nhất định về đất đai nhưng hiệu quả sử dụng tiềm năng này vào nhũng năm đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa càng rất thấp. Diện tích đất chưa sử dụng, tính đến năm 1993 còn tới trên 14,2 triệu ha, chiếm gần một nửa (43%) tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: miền núi và trung du Bắc Bộ 6,5 triệu ha, Khu Bốn 2,3 triệu ha, duyên hải Miền Trung 2,1 triệu ha, Tây nguyên 1,6 triệu ha, đồng bằng Cửu Long 0,8 triệu ha. Đến năm 1993 cả nước còn 11.420 ha đất trống đồi trọc, chiếm 57% diện tích đất lâm nghiệp. (Theo Vietnam Discoverry – Nhà xuất bản Thống kê).
Lợi dụng quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, các quan chức Nhà nước đua nhau phát huy sáng kiến vẽ ra đủ loại bản đồ quy hoạch, trong đó hàng loạt “ kế hoạch treo ” rải rác khắp nơi đã để hoang hóa hàng vạn hecta đất qua nhiều năm, suốt từ thành thị, đồng bằng đến trung du …
Trong cuốn “Viết cho Mẹ và Quốc hội” cụ Nguyễn Văn Trấn kể lại: Một lần, đến thăm một lớp học chính trị của cán bộ trung cao cấp, khi được hỏi: “Dân chủ tập trung là gì ?”, cụ Hồ đã giải đáp: “Như các cô, các chú có đồ đạc, tài sản gì đó thì các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biết giữ. Tôi giữ dùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôi đây. Đó là tập trung !”.
Thay cho hợp tác hóa nông nghiệp, hòng nhích tý chút ra khỏi cái cùm công hữu ruộng đất, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc dũng cảm đề xuất chủ trương khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Ông bị tổng bí thư Trường Chinh đập tơi bời qua nhiều trang báo Nhân Dân dày đặc. Rồi ông bị trù dập, đầy ải cho đến chết. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị mãi sau này mới thắp được một nén nhang muộn màng cho oan hồn Kim Ngọc.
Công hữu hay tư hữu hóa bằng quyền lực
Trong bài “Nông dân Bắc Phi” in trong “Hồ Chí Minh toàn tập” (tập Một), Nguyễn Ái Quốc có đoạn viết sau:
“Đối với
người Tuynidi, người ta thường sử dụng những mánh khóe kiểu như sau: 25
khu ruộng của người Tuynidi làm thành một babu tập thể. Những người nông
dân canh tác đất đai ấy được hưởng một phần mừa màng, phần khác dành
cho phúc lợi xã hội, giáo dục, xây nhà, phương tiện thông tin và những
xí nghiệp có ý nghĩa tập thể khác nhau.
Babu tập
thể không thể được sử dụng cho cá nhân, nhưng có thể chuyển từ một xí
nghiệp tập thể sang xí nghiệp khác, vì đó là do lợi ích công cộng. Về
sau Phủ Toàn quyền cứ lấy cớ dùng cho lợi ích công cộng mỗi khi cần lấy
đất của người bản xứ cho bọn chủ đồn điền. Một thí dụ: một nhà báo và
chủ đồn điền, khi thấy người dân bản xứ từ chối bán đất cho hắn, mà hắn
thì muốn mua cho mình, liền đến nhờ bạn – là viên công sứ tỉnh ấy. Tên
này liền ra ngay một sắc lệnh trưng thu dất ấy cho lợi ích công cộng,
đuổi người dân bản xứ ra khỏi đất ấy và chuyển cho người bạn của mình.
Chế độ
thuộc địa ấy đem lại lợi ích gì cho những người nông dân nghèo Pháp ?
Không! Chỉ có những tên chính khách bẩn thỉu, những con buôn tham lam và
tư bản lớn được lợi mà thôi
Những công ty đồn điền lớn chiếm những khu đất đai mênh mông, không phải nhắm làm cho nó sản sinh, mà chỉ với mục tiêu đầu cơ ”.
Tước đoạt kiểu như vậy còn phải sử dung
mánh khóe vất vả. Ở Việt Nam, đã xẩy ra cuộc tước đoạt ruộng đất đại quy
mô mà cứ tỉnh bơ, mà ngon xơi, thoải mái hơn nhiều. Ông Vũ Cao Quận chỉ
ra cái phương thức tước đoạt trong cuốn “Gửi lại trước khi về cõi ” như
sau:
“Công hữu
của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: tài nguyên, hầm mỏ, đất
đai, nhà cửa, ruộng đồng … được Đảng và Chính phủ ‘giữ dùm’ cho nhân
dân. Nói chung là như vậy, nhưng Đảng và Nhà nước cũng phải cử một ông
Kèo, ông Cột cụ thể rồi giao con dấu và chữ ký có quyền hành quản lý cho
ông ấy …. Khi có quyền hành, con dấu và chữ ký, việc đầu tiên của ông
Kèo, ông Cột là xắn miếng công hữu ngon nhất cho sếp – người đã giao
quyền hành và con dấu cho ông. Rồi tuần tự, ông tiếp tục tùng xẻo miếng
công hữu tùy theo thân thủ, tim gan … cho vợ, cho con cháu, họ hàng và
các chiến hữu thân thiết của ông. Còn nhân dân – ‘người chủ’ của ông ?
Cứ yên trí đi, sẽ được một mảnh vỏ sò là cái chắc !”.
Hai nhà lý luận chống cộng Trung Quốc Mã
Lập Thành và Lăng Chí Quân trong “Giao Phong” cũng nhất trí với Vũ Cao
Quận: “Công hữu của Mác là ’sở hữu của toàn dân’ mà ‘sở hữu của toàn
dân’ là ‘sở hữu của nhà nước’ mà ‘sở hữu của nhà nước’ là ‘sở hữu của
chính phủ’, tức … tức là ‘sở hữu của quan chức’.Bài “Giám đốc Sobexco có ‘xé rào’ pháp luật ?” trên báo Lao Động ra ngày 30 tháng 8 năm 2007 có chạy mấy dòng chữ lớn : “Những tài liệu mới nhất thể hiện ông Nguyễn Thanh Hải – giám đốc công ty chế biến cây trồng nông nghiệp xuất khẩu ( Sobexco ) – đã ‘cầm đèn chạy trước ôtô’, vi phạm luật pháp trong vụ ‘biếu không’ 700 ha đất công ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương”.
Một ông giám đốc nho nhỏ như vậy mà có thể biếu không 700ha đất ! Hỏi, những thủ trưởng cấp trên ông dăm bẩy bậc có thể biếu không bao nhiêu, bao nhiêu hecta đất ? Cho nên các “địa chủ đỏ” ngày nay không phải chỉ có hàng trăm ( Chính quyền Sài Gòn trước 1975 chỉ giới hạn 115 ha cho mỗi địa chủ ) mà hàng chục nghìn hecta đất.
Nhiều ‘địa chủ đen’ ngày nào chưa có nổi một hecta đất đã bị trói vào cột trường đấu để tá điền đốt râu rồi chết tức tưởi trong lao đầy. Các ‘điạ chủ đỏ’ ngày nay không tốn một giọt mồ hôi mà ung dung quá, phè phỡn quá.
Ôi những oan hồn dân tộc! và hỡi các sủng nhi, sủng tử của chế độ công hữu …!
Giá đất
Ở Việt Nam đã tồn tại khá lâu những khái niệm, những thuật ngữ rất quái đản. Không nói đến những khái niệm, những thuật ngữ kỳ dị xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của những nhà văn, những thi sỹ siêu việt hay trong các luận văn khoa học làm choáng váng trí tuệ con người, thử đề cập đến một số văn liệu hành chính quốc gia như Hiến pháp chẳng hạn. Trong bản “Thảo luận về dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt Nam năm 1980” gửi Nhà nước cách đây 15 năm, một trong những khuyến nghị tôi nêu là: “Không nên lạm dụng cụm từ XHCN. Việc đưa ý niệm ‘Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản XHCN’ làm cho điều 76HP vừa không xác định, vừa mâu thuẫn với một số điều khác. Thế nào là tài sản XHCN ? Đối với các di sản văn hóa, di tích lịch sử, các tài sản của các thành phần kinh tế khác thì sao ?”.
Thế nào là tài sản XHCN ? Câu hỏi rất rõ rành và câu trả lời nghiêm túc là cần thiết và rất hệ trọng nhưng chẳng ai dám đụng đến. Cam đoan rằng, cho đến nay, không phải chỉ những người it học như tổng bí thư Đỗ Mười hay có được du hoc ngoại quốc như tổng bi thư Nông Đức Mạnh mà cả nhũng người có học vấn thực sự cũng không thể xác định được đâu là tài sản XHCN.
Hiến pháp là luật mẹ của các luật trong một nước mà còn lơ mơ, nhập nhằng như vậy thì làm sao mà xây dựng được nhà nước pháp quyền, dù chỉ là pháp quyền XHCN !
Tương tự là trường hợp thuật ngữ: “Giá quyền sử dụng đất”.
Luật Đất đai công bố năm 2003 quy định:
- “Giá quyền sử dụng đất
( sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất
do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử
dụng đất.
- Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định”.
Thật là “bối rối chẳng xong bề nào”. Đất
và quyền sử dụng đất là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cho nên
không thể có chuyện: “Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá
đất )” được. Cái ghế tổng bí thư ngồi thì có giá chứ quyền ngồi trên cái
ghế tổng bí thư thì làm sao định giá bằng tiền được. Có chăng chỉ định
bởi sự chấn hưng của đất nước hay nỗi thống khổ của nhân dân.Cho nên đã qua mấy đời thủ tướng rồi mà trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 31 tháng 3 năm 2007 thủ tường Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải trần tình: “ Vấn đề giá đất, thưa Quốc hội, đây là một trong những vấn đề mà trong lãnh đạo, điều hành, trong quản lý của Chính phủ là đang khó khăn, vướng mắc rất nhiều và Chính phủ cũng tốn rất nhiều thời gian về vấn đề này ”. Không đành tỏ ra bất lực, ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị, trong bài viết đã nêu trên đây chỉ thành khẩn van nài: “ Quả thật, đây là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, khó khăn, phức tạp và bức xúc không chỉ với đông đảo nhân dân mà các cấp chính quyền cũng đang mong chở Chính phủ và Quốc hội khóa XII sớm xem xét, giải quyết ” .
Cũng trong bài “Nông dân Bắc Phi” đã nêu trên, Nguyễn Ái Quốc tố cáo “những tên chính khách bẩn thỉu, những bọn con buôn tham lam” như sau:
“ Những tên địa chủ biết rõ là, dân bản xứ luôn luôn lo sợ bị trưng thu. Vì vây, khi nào họ muốn chiếm đất, họ sử dụng luật về trưng thu như một con ngoáo ộp. Dân bản xứ tất nhiên muốn bán đất của mình với giá rẻ mạt, còn hơn là để cho chính quyền hành chính bỗng chốc làm mình phá sản …..
Công ty này mua của dân bản xứ mối hecta giá từ 20 đến 30 phrăng và sau một thời gian ngắn bán lại với giá 1.000 và 1.200 phrăng trong một vài tháng lãi tới 858.000 phrăng ”.
Họ, ở Châu Phi, mới ăn lãi được gấp ( 1.100 / 25 = ) 44 lần đã bị cụ Nguyễn Ái Quốc căm phẫn rủa xả là “ những tên chính khách bẩn thỉu ”. Cái bọn sủng nhi, sủng tử của chế độ công hữu ở Việt Nam ngày nay chúng chỉ trả cho người dân ( trong đó có bà mẹ Việt Nam anh hùng, có cựu chiến binh đã để lại một phần máu thịt ở chiến trường ) vài nghìn đồng để bán được mấy triệu đồng, vài chục nghìn đồng để bán được mấy chục triệu đồng. Thưa Cụ, không phải chỉ có 44 lần như ở Châu Phi đâu, ở Việt Nam bây giờ bọn chúng thu lợi bất chính gấp nghìn lần Cụ ạ!
Chỉ một vụ rất nhỏ của Sobexco nêu trên đã được báo Lao động công bố: “ Nhiều cơ quan chức năng khẳng định: Việc hợp pháp hóa giá trị đất công cho tư nhân, dẫn tới hậu quả gần 400 tỷ đồng tiền Nhà nước, hiện nay đã thật sự chẩy vào túi tư nhân ”.
Cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Đặng Hùng Võ thì cho biết: với việc áp dụng hai giá đất trong 20 năm qua Nhà nước đã để rơi vào túi các quan tham và đệ tử của họ 70 tỷ USD.
Kiến nghị
Đến đây, tưởng đã có thể trả lời mấy câu hỏi liên quan đến các vụ biểu tình khiếu kiện đang diễn ra ngày càng đông người của ông Phạm Quang Nghị như sau:
- Có phần do trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ các cấp yếu kém và tiêu cực nhưng đấy không phải là nguyên nhân chủ yếu gây nên bất bình khiếu kiện của người dân.
- Không phải nguyên nhân chủ yếu là do người dân hiểu sai, làm sai hoặc cố tình đòi hỏi những lợi ích không thể đáp ứng được.Càng không phải do người dân bị các thế lực thù địch, bọn bất mãn, cơ hội chính trị, bọn tôn giáo phản động xúi giục, kích động.
- Không phải cái sai này chủ yếu là do các cấp bên dưới, do có sự hiểu sai, làm sai, mà do các Bộ Chính trị ĐCSVN tử trước đến nay mù quáng đưa chủ nghĩa Mác vào Việt Nam, vạch ra nhiều đường lối sai lầm, trong đó có chủ trương công hữu hóa ruộng đất.
Ruộng đất phải có chủ cụ thể, phải “ hạn danh điền ”, phải được tư hữu hóa; đấy là lẽ đời mà cha ông ta đã nhận ra và thực thi từ gần nghìn năm trước. Nay Việt Nam đã vào WTO, muốn hay không, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố phải xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. U mê, trì trệ mãi nhưng rón rén rón rén rồi cũng phải cho mở lại nhà thương tư, trường tư thục …, phải thừa nhận lao động, chất xám … cũng là hàng hóa. Chỉ còn bước cuối cùng sao sống chết cứ phải ngoan cố giữ cho được đất đai là tài sản của Nhà nước ? Phải chăng vì miếng ăn này to quá, phải chăng chỉ vì đất đai đang là cái kho vô tận để các quan tham bấu xấu. Tham thực cực thân. Tước đoạt tàn bạo lắm thì phản ứng của nhân dân sẽ càng mạnh. Đàn áp đi, để rồi lại cú phải đàn áp mãi, đàn áp nữa, đàn áp ngày càng dữ dội hơn. Để rồi, oán giận cứ thế mà chồng chất lên cao ngút tròi.. Đất đai là nguồn sống của nhân dân, của đất nước nhưng là hiểm họa của chính quyền chính vì vậy. Hiểm họa dẫn đến sụp đổ, đến tang thương không phải vì kẻ thù đâu mà do chính từ lòng tham và sự ngu muội của chính quyền.
Hãy thực sự cầu thị nhận ra cho được sai lầm tai hại đã mắc phải và dũng cảm, chân thành sửa sai, đừng loanh quanh dối mình, lừa người, đừng vá víu chằng đụp. Thay áo đi để có áo mới đẹp hơn, đừng để áo cũ phải bục nát, tả tơi, rơi rụng. Có thể phải tiết chế bớt sự kiêu hãnh, lòng tự hào đã có một cách giả tạo, quá trớn; có thể phải san bớt cửa, sẻ bớt nhà; có thể phải nhả bớt miếng ăn ( đã ăn vụng, ăn chặn ) nhưng đấy là đòi hỏi của lẽ công bằng, của ý trời không thể không thành khẩn sám hối mà nhận ra cho kỳ được.
Tư hữu hóa ruộng đất phải được tiến hành từng bước thận trọng nhưng cần hết sức khẩn trương. Có thể là nên thảm khảo ý kiến sau đây của ông Nicolaus Tideman – cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Mỹ và ông Bruno Moser – chuyên gia quốc tế về đất đai: “ Cấp “ Giấy chứng nhận sở hữu cá nhân ” cho người sử dụng đất. Tất cả mọi người sử dụng đất sẽ phải nộp thuế đất hàng năm. Việc định thuế đất dựa vào giá trị đất với những lợi thế tự nhiên của nó: độ màu mỡ, vị trí …Giấy chứng nhận sở hữu cá nhân về đất đai được tự do chuyển đổi với mức phí tương ứng với chi phí cấp một giấy chứng nhận mới. Sẽ không có bất kỳ khoản thuế chuyển nhượng dựa trên giá trị nào, vì điều này làm tăng chi phí, ngăn cản sự linh động của thị trường và tạo cơ hội cho tham nhũng và các hành vi trốn thuế. Các mảnh đất chưa có chủ sẽ được đấu giá công khai, dành cho những người sẵn sàng nộp thuế cao nhất …. Thông tin về mức thuế ở mỗi khu vực được công khai trên Internet và tại mỗi văn phòng quản lý đất đai. Bất kỳ ai muốn tranh cãi về việc định giá sẽ được yêu cầu đệ trình đề án của mình. Tin rằng, nếu chính sách này được thực thi, sẽ chấm dứt ngay tình trạng đầu cơ đất và giúp hạ nhiệt giá đất. Người nghèo và những người sử dụng hiệu quả sẽ được tiếp cận với những thửa đất theo đúng nhu cầu. Các tòa nhà, cơ sở hạ tầng sẽ mọc lên nhanh chóng vì mọi người sử dụng các cơ hội mới để cải thiện mảnh đất của mình. Không còn cảnh mua đất rồi ngâm đấy, chờ Nhà nước đền bù giải tỏa hoặc chờ giá đất lên cao để bán … Thuế đánh vào các hoạt động kinh doanh ( Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp …) không phải là công cụ tốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc tăng thu ngân sách từ thuế đất và giảm gánh nặng thuế kinh doanh sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài ( FDI ) một cách vượt trội, thậm chí các tập đoàn sẽ chuyển cả tổng hành dinh vào Việt Nam chứ không phải chỉ chuyển nhà máy ”.
Nguy cơ hiểm họa từ đất đã nhỡn tiền, hãy sáng suốt lắng nghe thế giới tiên tiến và học lại cha ông tư hữu hóa ruộng đất để giải tỏa hiểm họa, đồng thời làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn sống cường thịnh của đất nước.
Hà Nội 6 tháng 9 năm 2007
Nguyễn Thanh Giang
Nhà số 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: ( 04 ) 5 534370
SỰ VÔ CẢM HOÀNH HÀNH
Phạm nhân kêu oan, luật sư kêu oan, gia đình kêu oan, báo chí kêu oan... tất cả mọi người kêu oan, chứng cứ chứng minh oan, nhưng cơ quan điều tra, công tố, xét xử 2, 3 cấp đều bỏ ngoài tai, vẫn quy tội giết người, thậm chí dùng lời văn du dương chứng minh "bị cáo nại ra để trốn tránh trách nhiệm", còn phịa ra bị cáo cưỡng dâm không thành, trong khi thủ phạm thực sự chỉ cướp tiền... Phạm nhân tố cáo trước tòa là bị bức cung tòa cũng bỏ ngoài tai... để giờ cả nút chịu trách nhiệm.
10 năm, tan nát một gia đình, con thề đi làm ô sin suốt đời để minh oan cho bố. Vợ văn hóa lớp 3, liên tục đi kêu oan cho chồng đến mức bị tâm thần, hàng đống đơn đã im lặng nằm ở đâu đó, không có hồi âm, để người đàn bà đau khổ này phải bất đắc dĩ thay mặt cơ quan điều tra trực tiếp điều tra. Và chính chị đã tìm ra kẻ giết người thật sự của vụ án, báo cho cơ quan chức năng đến bắt. Và suốt 2 tháng cơ quan chức năng bắt kẻ giết người thực này, anh Chấn vẫn phải ở trong tù, trong khi lẽ ra, ngay lập tức thả anh để anh về với vợ con, bởi "nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại".
Chỉ cần điểm qua sơ 1 tí như thế đủ thấy chúng ta, bộ máy công quyền ấy, đã vô cảm thế nào trước thân phận của những người dân. Nhiều số phận cá nhân sẽ thành số phận dân tộc. Thế mà đến giờ, 2 ông ngồi xử trả lời ráo hoảnh là quên rồi, có hỏi thì hỏi quốc hội ấy. Cái tâm lý đổ tội cho tập thể nó ăn sâu đến mức khốn nạn như thế. Còn các điều tra viên đã ép cung, bức cung, các KSV đã làm ngơ, im lặng, đồng lõa... chưa thấy họ lên tiếng. Hành động cao cả nhất để chứng tỏ mình là một con người đàng hoàng, là mang lễ đến nhà anh Chấn, tế sống anh ấy, xin anh ấy rộng lượng tha tội cho lương tâm bớt cắn rứt, rồi móc tiền túi ra đền, làm được gì xoa dịu nỗi đau của cả nhà anh Chấn thì hãy làm ngay, để chứng tỏ mình, ít ra cũng còn là con người.
Bao nhiêu đơn từ trong 10 năm qua đã nằm ở đâu. Các cơ quan ăn lương của dân để bảo vệ dân. Họ đã làm gì để bảo vệ anh Chấn và gia đình suốt 10 năm qua?...
Kinh quá, sự vô cảm đến mức vô phương rồi...
(Nói thêm: bạn Lý Anh Đào, giám đốc 1 ngân hàng nhắn trong còm trên fb, nguyên văn: "Tối qua chương trình thời sự đang nói về vụ này Đài TH bắc Giang ngừng tiếp sóng bà con gọi điện cho mình thấy nhục nhã cho bọn quan lại bây giờ nhiều tiền mà ngu giốt nó tưởng dân ta bây giờ mù tịt thông tin như thời xưa? làm vậy có ích gì??? Hết thuốc chữa cho bọn này". Nếu đúng thế thì không còn gì để nói, hết sạch thuốc...)
CÒN CÓ NHIỀU “NGUYỄN THANH CHẤN”
Một trong số đó là “Huỳnh Văn Nén”
Trần Vũ HảiVụ ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau 10 năm ngồi tù vì tội giết người đã gây rúng động dư luận và nhân dân, làm chúng tôi nhớ lại một vụ án cũng rúng động dư luận, nhân dân 8,9 năm về trước, vào thời gian xét xử vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn được xét xử sơ thẩm ngày 26/3/2004, xét xử phúc thẩm ngày 26-27/7/2004, trong khi Vụ án vườn điều (Vụ án giết người tại một vườn điều ở xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận vào năm 1993, nạn nhân là bà Dương Thị Mỹ) đã được xét xử sơ thẩm (lần 2) từ 27-7 đến 6-8-2004 và xét xử phúc thẩm (lần 2) từ 9-11/3/2005.
Được sự hỗ trợ của các nhà báo và người dân địa phương, chúng tôi các luật sư Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải, Bùi Đức Trường đã tham gia bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm (lần 2) cho 7 bị cáo đều là người thân thích trong cùng một gia đình trong vụ án này, gồm có: Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thị Tiến, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thị Cẩm và Trần Văn Sáng. Người bị cáo buộc chủ mưu là Nguyễn Thị Nhung đã chết trước khi xét xử, Trần Thanh Vân được miễn tố vì chưa đến tuổi thành niên.
Những người này bị cáo buộc đã tham gia vụ đánh ghen giết bà Dương Thị Mỹ. Theo các cơ quan pháp luật của tỉnh Bình Thuận, các bị cáo bị bắt theo lời khai của Huỳnh Văn Nén (là con rể của đại gia đình trên) đã bị bắt trong một vụ án hình sự giết người cướp tài sản mà sẽ được nói rõ hơn dưới đây. Phiên tòa phúc thẩm (lần 1) đã quyết định hủy bản án sơ thẩm (lần 1) để tiến hành điều tra lại, vì Huỳnh Văn Nén khai điều tra viên đã mớm cung, sắp đặt. Sau đó, các cơ quan pháp luật tỉnh Bình Thuận tiếp tục đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (lần 2), tuyên những người này có tội, thậm chí các cơ quan này còn đề nghị khởi tố các luật sư do chúng tôi quá nhiệt tình đấu tranh tại phiên tòa. Tại phiên phúc thẩm (lần 2), Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tiếp tục tuyên hủy án sơ thẩm (lần 2), đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an điều tra lại. Sau đó, cuối năm 2005 các cơ quan pháp luật Trung ương đã tạm đình chỉ vụ án và đình chỉ điều tra các bị can vì không có chứng cứ xác định những người này phạm tội. Các cơ quan pháp luật tỉnh Bình Thuận đã phải xin lỗi công khai và bồi thường cho những người bị oan sai trên.
Tuy nhiên, riêng Huỳnh Văn Nén mặc dù được xác định bị oan sai trong Vụ án vườn điều nhưng vẫn đang phải tiếp tục thi hành án tù chung thân do bị kết tội là thủ phạm trong vụ án khác là vụ án bà Lê Thị Bông bị giết, cướp của tại Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận bị giết vào đêm 23/4/1998 (Vụ án bà Bông).
Huỳnh Văn Nén trong các phiên tòa Vụ án vườn điều không chỉ khẳng định bị ép cung, mớm cung trong vụ án này mà cả trong Vụ án bà Bông, đều tố cáo điều tra viên Cao Văn Hùng (là điều tra viên chính trong cả hai vụ án) đã gây nên oan trái cho mình và Nén đã nhờ các luật sư giúp giải oan tiếp.
Ngay sau đó, gia đình Huỳnh Văn Nén, nhiều nhà báo, luật sư, người dân huyện Hàm Tân, Bình Thuận đã gửi đơn thư đến Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) để kêu oan cho Nén. Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải đã cử nhân viên gửi đơn, hồ sơ, tài liệu đến VKSNDTC, cá nhân tôi tìm cách gặp một số cán bộ VKSNDTC để trình bày. Đáng tiếc gia đình Nén và luật sư cũng không thấy phản hồi gì từ các cơ quan này. Vụ án bà Bông gần như bị quên lãng, mặc dù gia đình ông Huỳnh Văn Nén vẫn kiên trì gửi đơn đến một số đại biểu Quốc hội để giám sát việc giải quyết kêu oan. Để tham khảo thêm thông tin Vụ án bà Bông, chúng tôi xin đăng lại bài báo: “Hậu” vụ án vườn Điều- Huỳnh Văn Nén bị oan ? được đăng trên Tiềnphong online ngày 11/4/2006.
Vụ án bà Bông có nhiều điểm giống Vụ án Nguyễn Thanh Chấn như: Huỳnh Văn Nén cũng bị ép cung để nhận tội và diễn hiện trường như ông Nguyễn Thanh Chấn, cũng có người tố cáo thủ phạm thực sự là người khác, không phải là người bị cáo buộc. Liên quan đến Vụ án bà Bông, Nguyễn Phúc Thành – một phạm nhân đang thụ án 18 tháng tù trại giam tại trại Sông Cái (Ninh Thuận) đã tố giác với giám thị trại thủ phạm giết bà Bông là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt (là hai bạn của Nguyễn Phúc Thành). Tuy nhiên, công an tỉnh Bình Thuận lại giao cho chính điều tra viên Cao Văn Hùng xác minh đơn tố giác, đương nhiên điều tra viên này đã ém nhẹm sự việc vì bất lợi cho chính mình. Sau này, Cao Văn Hùng bị ra khỏi ngành công an vì một vụ việc khác.
Qua việc ông Nguyễn Thanh Chấn được giải oan, nhân dân ghi nhận VKSNDTC đã có thái độ cầu thị, sẵn sàng xác minh lại những đơn kêu oan. Với niềm tin trở lại vào các cơ quan pháp luật Trung ương, sắp tới, gia đình Huỳnh Văn Nén và một số người dân Hàm Tân, Bình Thuận sẽ tiếp tục ra Hà nội để kêu oan, nhờ các luật sư tiếp tục trợ giúp.
Nhân dịp này chúng tôi đề nghị các nhà báo quan tâm đến trường hợp của Huỳnh Văn Nén, đặc biệt các nhà báo đã viết về Vụ án vườn điều, Vụ án bà Bông. Gia đình Huỳnh Văn Nén và các luật sư mong mỏi các nhà báo tiếp tục đồng hành để lên tiếng, đấu tranh giải oan cho Huỳnh Văn Nén.
Hà nội ngày 6/11/2013
Luật sư Trần Vũ Hải
————–
Tiền phong
14:00 | 11/04/2006“Hậu” vụ án vườn điều: Huỳnh Văn Nén bị oan?
TP – Trong 10 bị can, bị cáo của “vụ án vườn điều”, Nguyễn Thị Nhung đã chết, 8 người đang làm thủ tục đòi bồi thường oan sai. Chỉ riêng Huỳnh Văn Nén vẫn đang trong trại giam. Rất có thể, đây cũng là một vụ án oan.
Con gái nạn nhân không tin Nén là thủ phạm
Cuối năm 1998, “vụ án vườn điều” được phục hồi điều tra do có những lời khai của Huỳnh Văn Nén về việc anh ta cùng gia đình vợ giết bà Mỹ. Nếu nhìn nhận một cách đơn giản, Nén phải chịu trách nhiệm về việc 9 người lâm vòng lao lý.
Do vậy họ vẫn oán hận Nén, dù ở phiên toà phúc thẩm lần 1 “vụ án vườn điều”, anh ta đã phản cung dẫn đến bước ngoặt của quá trình xét xử? Nhưng, ngay sau khi ra khỏi trại giam cuối tháng 12/2005, bà Nguyễn Thị Lâm đã mang quà đi thăm Nén.
Ngày 20/1/2006, trong buổi Công an, VKSND và TAND tỉnh Bình Thuận công khai xin lỗi gia đình bà Lâm, họ đã yêu cầu phải xin lỗi cả Huỳnh Văn Nén.
Bà Lâm nói với chúng tôi về con rể của mình: “Tội nghiệp thằng Nén, nó bị dọa tử hình, bị đánh đau quá nên mới phải khai bậy, bây giờ cả nhà đã được thả hết, mình nó vẫn bị ngồi tù”…
Bất ngờ hơn, ngày 25/3/2006, chị Phạm Thị Hồng- con gái bà Bông – viết đơn gửi các ông Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao và Bộ trưởng Bộ Công an, đề nghị các cơ quan pháp luật làm rõ thủ phạm vụ giết hại mẹ chị, minh oan cho Nén.
Chị không tin một mình Nén có thể giết bà Bông vì bà Bông cao lớn, khỏe mạnh, trong khi Nén ốm yếu, luôn say rượu.
Thiếu cơ sở buộc tội?
Đêm 23/4/1998, bà Lê Thị Bông ở thôn 2 (Tân Minh, Hàm Tân) bị giết. Ngày 17/5/1998, cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận bắt tạm giam Nén vì nghi Nén là thủ phạm.
Ngày 31/8/2000, Nén bị TAND tỉnh Bình Thuận xử phạt tù chung thân vì tội “giết người”. Tuy nhiên, ngoài lời nhận tội của Nén, không có bằng chứng nào khác để khẳng định Nén đã giết bà Bông.
Khi chị Hồng phát hiện mẹ mình bị giết, tại hiện trường một con dao nằm phía trong hàng rào giữa nhà bà Bông và chùa Thạch Long, một con dao phía ngoài hàng rào. Nhưng trong quá trình khám nghiệm, con dao nằm phía ngoài hàng rào đã bị mất.
Theo kết luận điều tra, tài sản duy nhất Nén cướp được sau khi giết bà Bông là 1 chỉ vàng 24K, nhưng Nén đã làm mất ngay khi chạy khỏi nơi gây án?
Nén khai, anh ta dùng một sợi dây dù để siết cổ bà Bông, sau đó ném bỏ bên đường mòn. Nhưng sợi dây được coi là tang vật được tìm thấy ở một nơi cách xa đường mòn Nén chạy hơn 100m…
Đặc biệt, biên bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận, ở hiên nhà bà Bông có một dấu bàn chân phải không dép in hằn trên cát, kích thước 23 x 9 cm, gót rộng 4,5 cm.
Trên ghế xa lông trong nhà có 3 dấu chân không dép, kích thước 22 x 8,5 cm, gót rộng 4 cm. Như vậy, đây là dấu chân của hai người khác nhau, việc kết luận chỉ có một mình Nén thủ ác là thiếu sức thuyết phục.
Dấu chân của Nén cũng không được so sánh với các dấu chân đó, do đó không có cơ sở xác định chúng có phải là của anh ta hay không…
Chị Hồng cho biết thêm, khi chứng kiến khám nghiệm tử thi, chị thấy vùng bụng bà Bông có những dấu vết tổn thương rất nặng. Nhưng biên bản khám nghiệm tử thi không nhắc tới những dấu vết này.
Sau khi bị TAND tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm tuyên án tù giam chung thân, Nén không có đơn kháng án. Tuy nhiên khi “vụ án vườn điều” được xét xử phúc thẩm, Nén đã kêu oan trong vụ bà Bông.
Cha ruột Nén là ông Huỳnh Văn Truyện cho biết, ông đã tìm mọi cách để được giúp đỡ Nén làm đơn kháng án sơ thẩm, nhưng không được tạo điều kiện để làm việc đó.
Vì sao tố giác tội phạm chưa được làm rõ?
Ngày 26/8/2000, Nguyễn Phúc Thành – phạm nhân đang thụ án 18 tháng tù giam tại trại Sông Cái (Ninh Thuận) tố giác với giám thị trại, kẻ giết bà Bông không phải là Nén.
Theo Thành, thủ phạm giết bà Bông là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt. Đơn tố cáo khẩn cấp của Thành kể khá tỉ mỉ nhiều chi tiết chuyện Thọ và Việt giết bà Bông, đi bán 1 chỉ vàng. Thành biết rõ những chi tiết này vì vốn là bạn của Thọ và Việt, được 2 người này kể chuyện giết bà Bông và rủ đi bán 1 chỉ vàng lấy được…
Sau khi bà Bông bị giết, Thọ (“Chín Điếc”, kẻ bị Thành tố cáo là đã trực tiếp giết bà Bông) đã đi khỏi Tân Minh, đến nay vẫn chưa trở lại.
Thực ra, cuối năm 2000, CA Bình Thuận có cử đại uý Cao Văn Hùng đi xác minh đơn tố cáo của Thành. Chúng tôi đã thu nhận nhiều ý kiến thắc mắc, kể cả của Công an Tân Minh về phương cách làm việc của ông Hùng.
Nguyễn Phúc Thành cho biết, ông Hùng đã 2 lần vào trại Sông Cái làm việc với Thành, lúc tỉ tê tình cảm, lúc ra mặt đe dọa để Thành phải rút đơn tố cáo Thọ và Việt.
Khi làm biên bản lấy lời khai của Thành, ông cũng không ghi đầy đủ, chính xác lời anh ta… Đến nay, nội dung tố cáo của Thành vẫn chưa được làm rõ.
Ông Cao Văn Hùng là điều tra viên “vụ án vườn điều”, cũng chính là người điều tra vụ bà Bông. Tại sao việc xác minh tố cáo của Thành lại được giao cho ông ta?
Một người được khen thưởng về “thành tích” phá 2 vụ án nghiêm trọng, sao có thể khách quan khi xác minh đơn tố cáo rằng sự thật của 2 vụ án đó không như ông đã điều tra?
Huy Anh – Nguyễn Huỳnh
Xin cúi lạy ba ông tòa lớn!
Nguyễn Mộng Hoài
Nếu chỉ dừng lại đọc trang mạng "Quê choa" thôi cũng đủ những thông tin
về một người, một con người, anh Chấn bị kết án chung thân về tội giết
người, nghĩa là một vụ trọng án, anh đã "thi hành" án được ngót mười năm
và bây giờ người ta mới thấy được anh bị oan và quyết đinh xử lại và
cho ra tù. Dư luận chung đang xôn xao về vụ này và đặt ra nhiều câu hỏi,
về cái chính quyền xã hội chủ nghĩa pháp quyền của chúng ta liệu có bao
nhiêu "án oan", bao nhiêu vụ xử án "theo chỉ đạo cấp trên" hoặc theo sự
dốt nát, lệch pha, và vì lợi ích nhóm của mấy vị quan tòa ? Ai đã được
làm quan tòa, ai đã học để được ngồi ghế chánh án ? Những người, những
việc bị xử oan mà chịu oan không phải một vài tháng mà chịu oan đến cả
mười năm ! Minh oan cho họ rồi coi như xong chưa ?
Trong một kỳ họp lần trước, ông đại diện ngành tòa án Việt Nam đã "chân thành" báo cáo với Quốc hội, một thời gian ngắn, Tòa đã xử oan hàng chục nghìn vụ án, làm cho những người bị xử oan điêu đứng khổ sở, chỉ còn biết ngửa mặt kêu trời, chứ con biết kêu ai ? Bời vì, tại Việt Nam ta, một núi đơn thư khiếu nại, một chồng tài liệu kêu oan, và những số phận con người bị ép cung, bị xui làm hiện trường giả lấy cớ kết án. Và kết án oan đến mức "tù chung thân" mà ông chánh án và những nhà điều tra kết luận của "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" của chúng ta vẫn "ăn ngon ngủ yên, thậm chí vẫn được thăng quan tiến chức". Trên đời này, như cụ Hồ đã từng dạy : "vốn quý nhất là con người chân chính". Vậy thì trong vụ anh Chấn, cái quý nhất là cái gì. Nếu anh Chấn bây giờ được minh oan thì danh dự con người, tài sản, sức khỏe tinh thần và vật chất... mười năm, hậu quả để lại cho gia đình quê hương anh và nhất là uy tín của "Ba tòa ông lớn" của đất nước xã hội chủ nghĩa này, tính "đền bù như thế nào và ai sẽ đứng ra đến bù" Khó quá, phải không ạ ? Đối với những người cộng sản, chả có cái gì trên đời này là khó. "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên !" Vậy thì thật sự anh Chấn bị oan, làm thế nào để minh oan cho anh, làm thế nào để đền bù mọi mặt cho anh, hay là vẫn những "vô cảm" mà thôi. Được trở về với tự do đời thường, anh Chấn khóc rất nhiều và sung sướng, cảm động cũng rất nhiều. Anh còn tỏ bày lòng biết ơn đối với Đảng và Chính phủ cho anh được "sống lại" và được về với vợ con, gia đình, quê hương, làng xóm. Chỉ một chi tiết này thôi, chúng ta cũng có thể học được bài học lòng dân. Vậy mà chính chế độ tươi đẹp này lại có những cái đàn áp dân đến cùng cực ấy. Lý giải thế nào thì cũng vẫn là lý giải. Như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chỉ thị, sau khi làm thủ tục cho anh Chấn trở về tự do trong đời thường, phải có xử lý đối với những quan tòa và những người làm nhiệm vụ điều tra, xét hỏi, quy tội và tuyên án anh Chấn cách đây mười năm để có thể làm bài học kinh nghiệm cho nền tư pháp xã hội chủ nghĩa của nước ta. Ta hay nói "công bằng và văn minh" thì ra chỉ là khẩu hiệu, không có thực tế, không phải là phương châm hành động trong quản lý và phát triển đất nước. Bới nhìn vào thực trạng xã hội hiện nay, ta tìm đâu ra công bằng. Còn văn minh theo như quan niệm của thế giới thì còn lâu chúng ta mới có văn minh.
Cùng với việc mở tòa xử lại vụ anh Chấn, là những công dân đang sống dưới bầu trời chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng tôi trước hết xin được cúi lạy "Ba tòa ông lớn" mong "đèn trời soi xét" cho việc xử án sau này tránh tối đa việc oan sai. Bởi vì nếu các quan tòa cứ đặt mình vào những người bị xử oan, thậm chí xử oan đến chung thân mà xem, nó khốn khổ, nó nhục nhã đến như thế nào. Cái đau khổ của người bị xử oan, đi tù oan nhiều năm sau, có khi đến đời con đời chấu họ chưa hết đau khổ."Nhất nhật tại tù. thiên thu tại ngoại !" thế mà đã gần 3 nghìn sáu trăm ngày ở tù mang án nặng. Chao ôi, thật đáng suy nghĩ lắm thay !
Thôi thì việc đã rồi, xử lý thế nào là tùy theo tinh thần và thái độ của người có trách nhiệm. Ít ra thì chúng tôi, những công dân sống cùng thời với anh Chấn, xin chia sẻ nỗi vui mừng được tự do của anh. Bác Hồ đã dạy "Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do" chí lý vậy thay !
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Cứu trợ tài chính cho Vinashin: Việt Nam thử dùng tất cả các phương cách, trừ tự do báo chí
06-11-2013Tác giả: Luke Hunt
Người dịch: BT
Các “nhà nghiên cứu” tại Hà Nội đã phải bận rộn vất vả. Vá víu những bức tường rào tài chính nham nhở của đất nước là một nhiệm vụ lớn lao đối với những người đang trông coi một nền kinh tế kế hoạch tập trung – được kiểm soát bởi một nhà nước độc đảng, với tham vọng trở thành đội tiên phong của những người cộng sản.
Mối bận tâm có tính chiến lược là Tập đoàn Vinashin, công ty đóng tàu quốc gia và niềm tự hào một thuở của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, là nơi đang phải oằn lưng dưới món nợ 4 tỷ USD và vẫn còn có thể gây hao tâm tổn trí khiến cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải trả giá.
Việt Nam sẽ cung cấp 626 triệu USD trái phiếu Chính phủ được bảo lãnh tại thị trường chứng khoán Singapore, để giúp công ty đóng tàu trả cho các chủ nợ nước ngoài đang bị chọc tức bởi cơn nghiện vay nợ của công ty này. Công ty cũng đang được đổi tên và trong tương lai sẽ được biết đến là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (SBIC ).
SBIC sẽ quản lý tám xưởng tập trung vào các công việc đóng tàu, sửa chữa, chuyển đổi công năng và đã phải gánh vác những phí tổn qua việc tái cơ cấu 234 công ty con mà Vinashin kiểm soát thông qua việc bán tài sản, các khoản nợ nần cho hợp đồng hoán đổi cổ phần, sát nhập. Nhiệm vụ là rất lớn.
Thế nhưng các con bạc trên thương trường này nên được tha thứ cho việc tự hỏi phải chăng những động thái mới nhất đó không gì hơn là một buổi trình diễn trên sàn con tàu Titanic. Số liệu gần đây từ Bộ Tài chính cho thấy là hai phần ba các doanh nghiệp địa phương của tập đoàn đã báo cáo thua lỗ trong kinh doanh riêng trong năm nay.
“Các doanh nghiệp muốn cơ quan thuế [ sẽ ] đặt ra một lộ trình cải cách hành chính để tạo ra một môi trường kinh doanh tự do hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế “, ông Hoàng Quang Phòng thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.
Vấn đề đặt ra với Phòng và ông thủ tướng, mà chuyện quan hệ của hai ông này với những doanh nhân tham nhũng thì hồ sơ đã dầy và chẳng ai còn lạ gì, ấy là lo sao cho cái công việc kinh doanh tư nhân với sự can thiệp ít nhất từ phía chính quyền này phải sinh lời nhiều hơn.
Họ thường kinh doanh thành công hơn thậm chí tại các quốc gia khác, nơi mà báo chí được tự do viết về tình hình kinh tế và kinh doanh mà không bị cản trở bởi đội quân gác cổng của chính phủ, những kẻ dường như dành nhiều thời gian cho việc tống các nhà phê bình vào tù hơn là quan tâm tới chuyện lời lãi và những báo cáo tình hình thua lỗ của cái ngành công nghiệp được nhà nước trợ cấp này.
Chính phủ Việt Nam muốn một tràng pháo tay khen ngợi thay vì những lời chỉ trích.
Sáng kiến khác mới đây có cả việc lệnh cho Việt Nam Airlines huy động tiền mặt thông qua việc bán bắt buộc khoảng 24 triệu cổ phiếu tại Techcombank, như một phần trong chi phối của nhà nước gần đây yêu cầu hãng hàng không này thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không phải là chức năng chính của mình.
Ngân hàng trung ương cũng đã công bố một dự thảo Nghị định sẽ cấm những ai không phải là người Việt Nam mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng bằng ngoại tệ, để hạn chế người nước ngoài gửi tiền từ nước ngoài của mình vào các ngân hàng trong nước để tận dụng lãi suất cao của Việt Nam.
Động thái này sẽ phá vỡ những quy định đã được đưa ra như là một phần của một kế hoạch rộng lớn hơn cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Có lẽ những quy định này không áp dụng nữa .
Nhưng đáng lo ngại hơn là lý luận của họ đằng sau dự thảo Nghị định, rằng để “gây sức ép trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là vào một thời điểm đang căng thẳng.”
Thị trường ngoại hối chỉ đơn giản là phản ánh tình trạng của nền kinh tế, mà ở Việt Nam nó đang cho thấy tín hiệu khó khăn, bởi vì nhiều bài báo phản ánh trung thực tình hình đều bị ngăn chặn và các chính khách nhạy cảm với mọi phê phán, từng gây ra tình trạng hỗn loạn tài chính ở nơi quan trọng hàng đầu của quốc gia, dường như nghĩ rằng họ là những người duy nhất xứng đáng để nêu một khuyến nghị hoặc có đủ điều kiện để hành động.
Có ai đó dám đưa ra ý kiến này nọ, chuyện hẳn sẽ không xảy ra theo luật pháp Việt Nam, và người đó còn có thể phải xộ khám nữa.
Bản tiếng Việt © Diễn đàn Xã hội Dân sự 2013
“Quả đấm thép” tung toé nợ công
* Ts. TRẦN ĐÌNH BÁ
Tăng vọt nợ công
quốc gia đang trở thành nỗi nhức nhối của toàn dân và các đại biểu Quốc hội. Có
nhiều nguyên nhân làm tăng vọt nợ công quốc gia và nợ nước ngoài, song dễ nhận
biết nhất hãy nhìn vào đầu tư công trong GTVT là sẽ thấy ngay vấn đề. Hậu quả
Vinashin và Vinalines thì tất cả 500 ĐBQH và toàn dân đều biết. Còn “Vina Đường
Sắt (ĐS) – Vina Hàng Không (HK)” mang lại tổn thất không kém nhưng còn ở “hậu
trường”. Nhìn thẳng vào sự thật nước ta có “Tứ đại Vina” là những “chủ công”
làm thụt két ngân sách và làm tăng vọt nợ công nước ngoài trên 72,5 tỷ USD.
Sau Vinashin,
Vinalines thì sẽ là Vina railways và Vina airline!
Tại kỳ họp thứ 4
(5/2012) và thứ 5 (10/2012) diễn đàn QH nóng lên câu hỏi khó: “Sau Vinashin,
Vinalines thì sẽ là Vina gì?” .
Nhìn thẳng vào sự thật, với trách
nhiệm của một nhà khoa học - một cử tri, một công dân yêu nước, tôi trả lời
nghiêm túc - chính xác với Đoàn Chủ tịch kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII cùng 500 đại
biểu QH rằng: Sau Vinashin, Vinalines là “Vina railways” (Vina Đường sắt) và
“Vina airline” (Vina Hàng không)!
Điều đặc biệt là
“Tứ đại Vina” này đều tập trung vào lĩnh vực GTVT, mà chủ yếu vào 3 loại hình
GTVT hiện đại chủ lực tầm chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội -
quốc phòng - an ninh, có lượng tài sản quốc gia lớn nhất từ vốn vay ODA nhiều
nhất, nhưng mang về tổn thất nặng nề nhất, gây siêu lãng phí hàng chục tỷ
USD làm tăng vọt nợ công quốc gia.
Theo Global debt
clock (Đồng hồ báo nợ công thế giới), trước ngày 17/1/2013, nợ công của Việt
Nam ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD;
chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Còn trước nữa là ngày 4/9/2012, nợ
công Việt Nam khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, bình quân nợ là 756,9
USD/người dân. Tính từ ngày 4/9/2012 đến nay nay, nợ công Việt Nam đã tăng vọt
4,9 tỷ USD, bình quân mỗi người dân từ người già đến em bé mới chào đời phải
“gánh” tới 826.4 USD nợ công. Đây là kỷ lục chưa từng có trong lịch sử kinh tế
VN!
Từ năm 2000 trở
lại đây, do đầu tư ồ ạt vào hạ tầng giao thông – đặc biệt là đường sắt, hàng
không, cảng biển bằng vốn vay ODA nhưng hiệu quả mang về là thấp nhất, gây siêu
lãng phí và biến Việt Nam trở thành con nợ lớn nhất về ODA .
Phong trào đua
nhau đầu tư tràn lan lên tới 260 cảng biển giành kỷ lục nhiều nhất trong ASEAN,
nhiều gấp 2 lần các nước liên minh EU. Trị giá tài sản công lên tới 100 tỷ USD,
mà chỉ đạt 2% thị phần vận tải hàng hóa - không hề vận tải hành khách nên hiệu
quả kém xa một cảng biển ở châu Âu, gây siêu lãng phí tới 97% tài sản
công.
Hàng hải đi kèm
là “công nghệ tân trang đồ cổ” Vinashin, Vinalines làm thất thoát, để lại một
món nợ nước ngoài khổng lồ nhiều tỷ USD. Việc nỗ lực “tái cơ cấu” bất thành đã
gây nên phá sản Vinashin để lại món nợ Chính phủ, mà thực chất là Nhà nước và
nhân dân phải gánh. Hàng loạt tàu biển “Nữ hoàng” nối nhau chìm - cháy tàu cùng
7 “tàu biển triệu đô” cùng Hoa Sen … bị siết nợ hoặc đang nằm chờ bán sắt vụn
tại các cảng nước ngoài, gây tổn thất kép nặng nề, làm tan nát sự nghiệp mà
Việt Nam vốn là nước có thế mạnh.
Đường sắt có tới
3.200 km trị giá tài sản công 30 tỷ USD với 4 vạn 2 ngàn người vận hành, mà chỉ
đạt 16 triệu hk/năm, chỉ bằng 1/20 đường sông cũng “thi đua” lập nhiều siêu dự
án ĐSCT. Sau 10 năm theo dự án công nghệ “tân trang đồ cổ” cho ĐS khổ 1 mét, mà
hành trình HN - TP HCM vẫn chỉ 32 tiếng và đã trở thành “Đường sắt cổ vật” ngốn
2 tỷ USD ngân sách thành “tiền mất tật mang”, tại kỳ họp thứ 5 (10/2012) QH
duyệt chi tiếp 1.800 tỷ đồng cho đường sắt không khác gì “hòn đá tảng ném xuống
ao bèo” theo kịch bản tân trang ụ tàu – tàu biển “đồ cổ” ngốn nhiều tỷ USD làm
tăng vọt nợ công. Như vậy, một “Vina Đường sắt” nợ nần, đồ cổ không kém
Vinashin, Vinalins liệu có chính xác.
Hàng không có
tới 63 sân bay giá trị 70 tỷ USD với khoảng 3 vạn người lao động, lợi thế thị
trường và khí hậu nhất khu vực, đầu tư tới 10 sân bay quốc tế gấp 3 lần Nhật
Bản, 26 sân bay tầm cỡ quốc tế và khu vực đang hoạt động, tiềm năng vận tải 200
triệu hành khách/năm, mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, lãng phí trên
94%.
Do áp dụng “công
nghệ đường bay cổ đại thời tiền sử” nên không bao giờ có lãi. Từ hàng không
quốc gia, VNA đến tất cả các hãng hàng không tư nhân đều thua lỗ nặng nề. Từ năm
2000 đến nay, Chính phủ đều phải ký bảo lãnh Tín dụng thư (L/C ) hàng trăm
triệu USD/năm bao cấp nuôi hàng không nhưng với sản lượng khiên tốn 12 triệu
hành khách/năm nên không thể có lãi để đủ nuôi quân và trả nợ. Các hãng hàng
không như ICA, MCA phải thua lỗ phá sản, JPA mỗi tháng lỗ 2 triệu USD được “tái
cơ cấu” dồn gánh nợ quốc gia lên VNA thành nợ công chính phủ. Nợ lũy tiến của
hàng không nhiều năm lên tới nhiều tỷ USD không còn có khả năng chi trả và trở
thành một “Vina Hàng không” là sự thật tất yếu không ai muốn!
Như vậy, tổng
giá trị tài sản đường sắt, hàng không, hàng hải là 200 tỷ USD, trong đó có hàng
chục tỷ USD vay từ vốn ODA để xây dựng hạ tầng mà mỗi năm chỉ vận tải 28 triệu
hành khách/ năm, chỉ bằng 1/2 so với sân bay Changi – Singapore thì lấy gì trả
lương cho 150.000 cán bộ nhân viên đường sắt, hàng không, hàng hải và có lãi để
trả nợ ODA.
Tại cuộc báo cáo khoa học ở bộ
GTVT ngày 13/2/2013 trước 300 tiến sỹ GTVT và nhiều phóng viên, vụ trưởng Vận
tải Trần Ngọc Thành công bố : “Thị phần hành khách của 3 loại cơ giới chủ lực
hiện đại là đường sắt, hàng không, hàng hải chỉ đạt dưới 1%”. Đây là số liệu
chính xác, trung thực của “người phát ngôn” Bộ GTVT trước báo giới và các nhà
khoa học. Tỷ lệ dưới 1% (có như không) là thị phần “quái dị nhất” chưa từng có
trong lịch sử giao thông thế giới phản ảnh sự thất bại nặng nề trong GTVT do
“tứ đại Vina” gây ra. Đó là hiệu quả “cao nhất” của vốn vay ODA trong GTVT dồn
gánh nợ nước ngoài lên vai nhân dân!
Đến lúc Quốc hội cẩn trọng với
các siêu dự án tỷ đô
Đã lãng phí tới
200 tỷ USD tài sản quốc gia vào 260 cảng biển, 63 sân bay, 3200km đường sắt, mà
hiệu quả mang lại thấp nhất chỉ 1% thị phần vận tải, vậy mà hiện nay, các Thứ
trưởng, Cục trưởng hàng không, đường sắt, hàng hải tiếp tục tư duy “bầy đàn đa
cấp” đua nhau liên kết giữa Cục và các “Tập đoàn Vina” lập nhiều siêu dự án tỷ
đô vay vốn ODA đầu tư vào cảng biển, sân bay, “đường sắt đồ cổ tân trang” có
nguy cơ tiếp tục “ném nhiều tỷ USD qua cửa sổ” để trục lợi. Hàng chục dự án sân
bay tỷ đô, cảng biển tỷ đô liên tục được lập và chuẩn bị đưa ra trình Quốc Hội
đang làm cho 90 triệu dân ngất ngây xen lẫn hoang mang.
Từ năm 2000 trở
lại đây, các thứ trưởng và các cục trưởng của 5 loại hình vận tải là người trực
tiếp giúp việc, “tham mưu “ cho các đời Bộ trưởng rất nhiều siêu dự án đã để
lại điển hình “Tứ đại vina”. Rõ ràng rằng, các thứ trưởng, cục trưởng GTVT là
“đồng tác giả” cùng các tập đoàn vận tải tạo nên kỳ tích 1% thị phần vận tải,
là những người “có thành tích” lớn nhất đưa nợ công Việt Nam “đạt đỉnh Vinh
quang” 72,5 tỷ USD.
Chính các thứ
trưởng, cục trưởng đường sắt, hàng không, hàng hải quản lý an toàn công nghệ
các công trình trọng điểm lại là tác giả viết “Nhật ký chìm tàu “ (Vinashin
Queen, Saigon Queen, Vinashin-Viinalines, Cần Giờ ) và “Nhật ký lật tàu” (Bàu
Cá, S1, E1, Yên Bái, Hải Phòng ), rồi thảm họa sập đường dẫn cầu Cần Thơ, thảm
họa Cầu Gềnh, cho du nhập “công nghệ đồ cổ” gây “những cơn địa chấn” PMU 18,
CPI, vụ phá sản Vinashin, Vinalines, “ĐS đồ cổ thời tiền sử”, “Hàng không chúa chổm”
để lại gánh nợ khổng lồ hàng chục tỷ USD vốn vay ODA cho muôn đời con cháu!
Đến lúc Quốc Hội
phải cho các thứ trưởng, cục trưởng đường sắt, hàng không, hàng hải phụ trách
“Tứ đại Vina” trực tiếp điều trần trước QH để đảm bảo quyền giám sát của nhân
dân, ngăn chặn có hiệu quả các dự án về GTVT đang có nguy cơ làm nghèo đất
nước! Tăng cường chế độ kiểm tra và truy cứu trách nhiệm người đứng đầu
trong quản lý Nhà nước về hậu quả gây nên từ “tứ đại Vina”.
Việc xử lý sai
phạm của các tập đoàn trong lãng phí đầu tư công cần gắn trách nhiệm với các cơ
quan quản lý Nhà nước là Cục Hàng Hải Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam,
Cục Hàng không Việt Nam và các cục, vụ, viện khác trong Bộ GTVT để làm gương
cho nhiều bộ ngành!
Ts.TĐBTKV học Petrolimex..."hờn dỗi và dọa"
(Trái hay phải?) - Đại biểu Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tranh thủ khoảng thời gian được phát biểu tại phiên thảo luận sáng 2/11 để nói về những khó khăn của ngành, trong bối cảnh cả phía Chính phủ và Quốc hội đang đặc biệt lo lắng về tình hình giảm thu ngân sách.
Vinacomin xin thêm ưu đãi cho dự án bauxite
Vinacomin tự nhận ưu việt, lý lẽ thư tay thắt dạ dày
Bộ Tài chính nhắm mắt lắc đầu từ chối Vinacomin
Đại biểu Hòa nói rằng, ông băn khoăn
về dự thảo nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 trong điều 2,
khoản 4 về việc cho phép Chính phủ thu cổ tức tại các doanh nghiệp nhà
nước.
Theo người đứng đầu ngành than, 19 năm
qua kể từ khi thành lập TKV, từ chỗ với vốn điều lệ của nhà nước giao là
hơn 4000 tỷ với sản lượng ban đầu là 4 triệu tấn than, đến nay TKV đã
sản xuất ra được một lượng than hơn 40 triệu tấn và nâng vốn chủ sở hữu
lên gần 35.000 tỷ đồng. Ngoài ra, TKV còn hỗ trợ cho các ngành khác bằng
việc bán 20 năm liền sản phẩm than dưới giá thành rất xa.
Đại biểu Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). |
"Chúng tôi hiện nay vẫn đang hiểu rằng
Chính phủ trình và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến thông qua
để thu cả những phần lợi nhuận dành cho đầu tư ở các tập đoàn, các tổng
công ty, doanh nghiệp nhà nước. Bây giờ lại thu lại phần này sẽ làm cho
vấn đề phát triển của các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước
chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn...", ông Hòa nói.
Vẫn theo ông Hòa, năm nay, TKV dự kiến
khai thác 42 triệu tấn than, 2015 theo kế hoạch là phải đảm bảo 50
triệu, 2020 là 60 triệu và 2025 là 65 triệu tấn than. Hàng loạt dự án
lớn đều đang "nhìn" hết vào nguồn than này, chẳng hạn nhà máy điện ở
Nghệ An 1.200 MW, nhà máy điện ở Hải Phòng 2.400 MW, tổ hợp luyện kim
sắt Thạch Khê, các dự án ở Tây Nguyên, dự án mở rộng gấp đôi lần công
suất nhà máy đồng ở Lào Cai, nhà máy sản xuất Nitrat amon ở Thái Bình...
"Với những dự án như vậy thì kế hoạch
Chính phủ đã phê duyệt cho chúng tôi là hàng năm tập đoàn phải đầu tư
vào đó khoảng độ 36.000 - 40.000 tỷ đồng. TKV phải có vốn đối ứng, nếu
chỉ 20% thôi thì đã là 8.000 tỷ đồng", ông Hòa nói.
Và nhấn mạnh: "Với dự kiến bình quân lãi
suất lợi nhuận hàng năm để lại thì chưa đáp ứng được 10%, bây giờ Chính
phủ lại thu lại thì tiếp theo ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong
việc đảm bảo các dự án đã được Chính phủ phê duyệt, thực hiện đúng tiến
độ. Cho nên tôi đề nghị điểm đó không nên đưa vào trong dự thảo này hoặc
có chăng nữa thì cũng phải giải thích rõ những đơn vị nào đã có kế
hoạch được nhà nước giao thì không nên thu".
Trước đó, các ý kiến của Chủ tịch TKV về
kế hoạch phát hành trái phiếu cũng rất đáng chú ý. Theo ông, về thẩm
quyền quyết định danh mục cụ thể và mức bổ sung cho từng dự án thì không
nên bó hẹp trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà nên đưa ra cuộc họp chung
của toàn Quốc hội.
"Bởi vì đây là một khoản rất lớn, hơn
nữa 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo rất nhiều chuyên ngành
khác nhau, nên về lĩnh vực kinh tế này thì tôi nghĩ chúng ta cần phải
tận dụng cả 500 bộ óc của Quốc hội, sẽ chuẩn xác hơn", ông nhấn mạnh.
Quả thật, Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã rất biết chọn thời gian và
địa điểm để giãi bày nỗi khó khăn.
Từ trước đến nay có rất nhiều người cho
rằng có lẽ trong các ngành kinh tế ngành than, khoáng sản là làm ăn
thuận lợi và dễ dàng nhất. Này nhé, khoáng sản thì sẵn có ở trong lòng
đất, TKV chỉ có mỗi việc đào lên mà bán, dễ như ăn cháo còn gì. Thế cho
nên khi doanh nghiệp kêu khó, kêu khổ đã có không ít người ngỡ ngàng,
thắc mắc. Và cũng chỉ được nghe kêu thì người ta mới biết rằng TKV cứ
miệt mài đào than đi bán, đào cật lực, bán cật lực mà mãi chẳng được lời
gì.
Trong tình hình khó khăn như vậy, Chính
phủ và Quốc hội lại đang đặc biệt lo lắng về tình hình giảm thu ngân
sách, việc TKV lựa chọn Quốc Hội là nơi đăng đàn để kêu ca và tỏ ra lo
ngại cho hàng loạt dự án lớn đang trông đợi vào nguồn than do TKV cung
cấp khiến không ít người cho rằng tập đoàn này đang "dọa" Nhà nước.
Rất dễ hiểu là biết bao nhiêu dự án
trông vào ngành than như vậy mà nếu bây giờ TKV gặp khó khăn, sản xuất
không theo đúng dự kiến thì việc các dự án không đảm bảo tiến độ là khó
tránh khỏi. Thế cho nên, sau khi Quốc Hội đã nghe hết những khó khăn của
ngành thì cũng cần phải biết đường mà tính toán cho hợp lý.
Kể cũng lạ, việc doanh nghiệp không ngần
ngại dọa Nhà nước như trên đâu phải là lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam.
Trước đó Petrolimex cũng đã khiến dư luận xôn xao khi lên tiếng 'hờn dỗi
và dọa dẫm' Nhà nước. Và người ta đã bắt đầu lo ngại đến tình trạng gọi
là 'hội chứng hờn dỗi và dọa dẫm' của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh
tế.
Theo đó, trả lời trên báo Pháp luật
TP.HCM, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimnex cho biết ông
cảm thấy quá mệt mỏi. Ông nói rằng: "Thực sự tôi không muốn nói về vấn
đề này nữa. Bởi như thế nào là lãi cao, lãi thấp? Doanh nghiệp cũng chỉ
làm theo quy định vì lợi nhuận định mức doanh nghiệp được hưởng là như
thế. Tôi thấy rất thất vọng về cách một số tờ báo nhìn nhận vấn đề này.
Còn nếu mọi người muốn xăng dầu không có lãi thì có thể kiến nghị với
Chính phủ để nhà đầu tư họ thoái vốn chứ đừng để Petrolimex suốt ngày
rơi vào tình trạng phải đi giải thích".
Khỏi phải nói, dư luận đã lo ngại thế
nào khi Petrolimex dọa thoái vốn. Với thị phần của Petrolimex trên thị
trường lên đến 50%, nếu Petrolimex mệt mỏi thì người dân tha hồ mà dắt
bộ bao nhiêu km nếu không may hết xăng giữa đường.
Ấy thế nhưng mà có lo lắng thì cũng đâu
giải quyết được gì. Nếu các doanh nghiệp đã cảm thấy mệt mỏi, chán nản
thì người dân cũng đừng ép. Rồi sẽ có những doanh nghiệp kinh doanh than
hay xăng dầu gánh vác cùng công việc Petrolimex như Viettel, Vietnam
Mobile đang gánh thị trường viễn thông cùng VNPT bây giờ. Đó chính là
hậu quả của việc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam làm mình làm mẩy
với người tiêu dùng năm nào. Và kết quả là người dân Việt Nam hiện nay
đang sử dụng dịch vụ viễn thông với mức giá rất cạnh tranh so với mặt
bằng thế giới.
Mai Mai
TS Nguyễn Thành Sơn: Vinacomin đã ngấm rủi ro?
(Tin tức thời sự)- "Việc
Vinacomin đề nghị chính phủ bảo lãnh vốn vay ưu đãi cho thấy: (I) chủ
đầu tư đã bắt đầu “ngấm” sự rủi ro (kém hiệu quả) của cả hai dự án đã
được cảnh báo trước; và (II) sự mâu thuẫn trong tư duy triển khai dự án
của chủ đầu tư" - TS Nguyễn Thành Sơn nói.
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm “vùng mỏ bất
khuất” (11/1936-11/2013) Đất Việt có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thành
Sơn- Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin về các hoạt động của tập
đoàn, đặc biệt là việc Vinacomin vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính
phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết để Vinacomin được
hưởng một số chính sách ưu đãi đối với việc đưa vào hoạt động 2 dự án
bauxite - Alumin tại Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông).
TS Nguyễn Thành Sơn- Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin |
PV: - Thưa ông mới
đây Vinacomin lại đưa ra thông tin muốn xin cơ chế chính sách đặc biệt
đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ. Cụ thể, doanh nghiệp
này muốn được chính phủ bảo lãnh vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thương
mại và phát hành trái phiếu cho hai dự án trên. Đây có phải là đề xuất
hợp lý không và tại sao, đặc biệt khi Việt Nam đang đối diện với gánh
nặng nợ công lớn như hiện nay, thưa ông?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Trước hết, đối với các dự án khai khoáng (thuộc loại “đào lên để ăn”) thì không cần cơ chế chính sách gì đặc biệt. Việc Nhà nước đang “lờ” đi 2 khoản thu địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch I đối với các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản đã là một chính sách “đặc biệt” chưa có tiền lệ ở VN rồi.
Đối với 2 dự án alumina, việc Vinacomin đề nghị chính phủ bảo lãnh vốn vay ưu đãi cho thấy: (I) chủ đầu tư đã bắt đầu “ngấm” sự rủi ro (kém hiệu quả) của cả hai dự án đã được cảnh báo trước; và (II) sự mâu thuẫn trong tư duy triển khai dự án của chủ đầu tư. Cái “lý” ở đây chắc Vinacomin dựa vào cái ‘chân’ là dự án thuộc “vùng sâu vùng xa”. Rất tiếc là khi triển khai cả hai dự án này, Vinacomin chỉ làm những công trình thuộc phạm vi dự án, không những không tham gia phát triển hạ tầng cơ sở (giao thông), mà còn làm trầm trọng hơn việc mất cân đối về cơ sở hạ tầng (các điều kiện) để phát triển vùng sâu vùng xa.
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Trước hết, đối với các dự án khai khoáng (thuộc loại “đào lên để ăn”) thì không cần cơ chế chính sách gì đặc biệt. Việc Nhà nước đang “lờ” đi 2 khoản thu địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch I đối với các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản đã là một chính sách “đặc biệt” chưa có tiền lệ ở VN rồi.
Đối với 2 dự án alumina, việc Vinacomin đề nghị chính phủ bảo lãnh vốn vay ưu đãi cho thấy: (I) chủ đầu tư đã bắt đầu “ngấm” sự rủi ro (kém hiệu quả) của cả hai dự án đã được cảnh báo trước; và (II) sự mâu thuẫn trong tư duy triển khai dự án của chủ đầu tư. Cái “lý” ở đây chắc Vinacomin dựa vào cái ‘chân’ là dự án thuộc “vùng sâu vùng xa”. Rất tiếc là khi triển khai cả hai dự án này, Vinacomin chỉ làm những công trình thuộc phạm vi dự án, không những không tham gia phát triển hạ tầng cơ sở (giao thông), mà còn làm trầm trọng hơn việc mất cân đối về cơ sở hạ tầng (các điều kiện) để phát triển vùng sâu vùng xa.
Còn việc phát hành trái phiếu thì tôi
rất e ngại khả năng thanh toán của cả hai dự án này. Vừa qua, Vinacomin
tự cho rằng đã “thành công” trong việc phát hành mấy nghìn tỷ đồng trái
phiếu. Nhưng thực ra, Vinacomin phải chấp nhận lãi suất rất cao nên mới
“thành công”. Nếu xét kỹ cả khả năng thanh toán thì sự “thành công” này
đã phải trả cái giá quá đắt. Và hậu quả thì cũng khó lường.
.
Điều đáng lưu ý là đề xuất này được đưa ra đồng thời với việc Vinacomin “tăng cường hợp tác” với đối tác nước ngoài (vừa trong phát triển dự án, vừa trong tiêu thụ sản phẩm). Nếu xét từ phía Vinacomin, đề xuất này của Vinacomin là rất “hợp lý” vì chẳng còn cái “phao” nào khác.
Về lâu dài, tôi e rằng cả hai dự án alumina của Vinacomin trên Tây Nguyên sẽ dẫn đến một trong hai khả năng: hoặc phải chấp nhận lỗ, hoặc phải bán lại cho nước ngoài. Còn bán cho ai và ai có khả năng mua thì chỉ Vinacomin mới dự tính được.
PV: - Ngoài ra, Vinacomin còn đề xuất giảm thuế môi trường với hai dự án bauxite này. Trước đó, hai dự án đã được áp mức thuế xuất khẩu 0%. Ông đánh giá như thế nào về một dự án khai thác tài nguyên mà xin giảm thuế tới mức tối đa để có lãi? Xét trên khía cạnh kinh tế, theo ông, những dự án như thế này thường được xử lý như thế nào?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Đối với các dự án thuộc ngành khai khoáng, cái quan trọng nhất là “thuế tài nguyên” phải được xác lập trên cơ sở “tô tài nguyên” gồm địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch I mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước (chủ sở hữu) vì tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân đã được hiến định. Địa tô chênh lệch II thì chủ đầu tư được hưởng. Còn địa tô độc quyền thì ở VN không có. Thông thường, thuế (“tô”) tài nguyên này khoảng 30% giá trị.
Các loại thuế khác (thuế môi trường, thuế xuất khẩu, thuế doanh nghiệp v.v.) theo các qui định chung. Trong đó, thuế xuất khẩu phải căn cứ vào chính sách (vì giảm hay miễn thuế xuất khẩu thì chỉ có lợi cho người bán và người mua, còn nhà nước hay địa phương chẳng có lợi ích gì). Còn thuế môi trường trong khai khoáng ở VN hiện chưa có cơ sở khoa học nào cả.
.
Điều đáng lưu ý là đề xuất này được đưa ra đồng thời với việc Vinacomin “tăng cường hợp tác” với đối tác nước ngoài (vừa trong phát triển dự án, vừa trong tiêu thụ sản phẩm). Nếu xét từ phía Vinacomin, đề xuất này của Vinacomin là rất “hợp lý” vì chẳng còn cái “phao” nào khác.
Về lâu dài, tôi e rằng cả hai dự án alumina của Vinacomin trên Tây Nguyên sẽ dẫn đến một trong hai khả năng: hoặc phải chấp nhận lỗ, hoặc phải bán lại cho nước ngoài. Còn bán cho ai và ai có khả năng mua thì chỉ Vinacomin mới dự tính được.
PV: - Ngoài ra, Vinacomin còn đề xuất giảm thuế môi trường với hai dự án bauxite này. Trước đó, hai dự án đã được áp mức thuế xuất khẩu 0%. Ông đánh giá như thế nào về một dự án khai thác tài nguyên mà xin giảm thuế tới mức tối đa để có lãi? Xét trên khía cạnh kinh tế, theo ông, những dự án như thế này thường được xử lý như thế nào?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Đối với các dự án thuộc ngành khai khoáng, cái quan trọng nhất là “thuế tài nguyên” phải được xác lập trên cơ sở “tô tài nguyên” gồm địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch I mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước (chủ sở hữu) vì tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân đã được hiến định. Địa tô chênh lệch II thì chủ đầu tư được hưởng. Còn địa tô độc quyền thì ở VN không có. Thông thường, thuế (“tô”) tài nguyên này khoảng 30% giá trị.
Các loại thuế khác (thuế môi trường, thuế xuất khẩu, thuế doanh nghiệp v.v.) theo các qui định chung. Trong đó, thuế xuất khẩu phải căn cứ vào chính sách (vì giảm hay miễn thuế xuất khẩu thì chỉ có lợi cho người bán và người mua, còn nhà nước hay địa phương chẳng có lợi ích gì). Còn thuế môi trường trong khai khoáng ở VN hiện chưa có cơ sở khoa học nào cả.
Vinacomin vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan giảm thuế tài nguyên, phí môi trường để có lãi. |
PV: - Trở lại trường hợp của Vinacomin, tập đoàn này liên tục đưa ra lý do về tài chính, không có lãi để xin giảm thuế, phí…. Mới đây khi trao đổi về việc tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh có nói rằng sẽ bán nhanh những doanh nghiệp thua lỗ. Theo ông, trong trường hợp này, phải tái cơ cấu Vinacomin thế nào để đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Phải tái cơ cấu Vinacomin như thế nào là một câu hỏi còn hết sức thời sự. Vì tái cơ cấu như Vinacomin đang làm chỉ là “đánh bùn sang ao”, mang tính đối phó, và để củng cố thêm cái vị thế làm “mẹ” không cần thiết của Vinacomin.
Đề án tái cơ cấu của Vinacomin không có mô hình tăng trưởng (vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu, miễn giảm thuế, tăng giá bán), không có mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh (vẫn duy trì “kế hoạch phối hợp kinh doanh” trái với tinh thần của luật Doanh nghiệp), không có đổi mới về quản lý (vẫn duy trì cơ chế xin-cho ngày càng tập chung), không có hoàn thiện về tổ chức sản xuất theo đặc thù của ngành khai khoáng (vẫn duy trì tổ chức theo các “ghế” giám đốc đã được định sẵn) v.v.
Một tín hiệu đáng mừng là, gần đây Chính
phủ đã phá vỡ thế độc quyền của Vinacomin bằng việc tách Tổng công ty
Đông Bắc ra khỏi “nồi cơm chung” có tên gọi là Vinacomin. Hy vọng chủ
trương đúng đắn này sẽ là sợi chỉ đỏ cho việc tái cơ cấu Vinacomin một
cách thực sự.
Việc “bán” những doanh nghiệp “thua lỗ” trong Vinacomin không khả thi. Đã lỗ thì làm sao bán được, chỉ có đem “cho” thì may ra có người nhận. Nhiều mỏ, nhiều doanh nghiệp trong Vinacomin đã được cổ phần hóa rồi (chiếm khoảng 50%), nhưng có thu được gì đáng kể đâu. Vì mới chỉ cổ phần hóa được 1 cái “ngọn”, còn 2 cái “gốc” thì chưa.
Để tái cơ cấu Vinacomin có hiệu quả cần phải làm nhiều việc. Trước hết, phải phân bổ lại nguồn lực sản xuất sao cho “mẹ” ra “mẹ”, “con” ra “con”, “cháu” ra “cháu”. Các “con” phải bề vai với “con”, “cháu” phải bề vai với “cháu”. “Mẹ” phải đàng hoàng, sòng phẳng, minh bạch, công khai và chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn (quản lý cạnh tranh và chiến lược phát triển v.v.).
PV: - Trước những khó khăn của Vinacominy, theo ông, Quốc hội có nên yêu cầu Vinacomin minh bạch báo cáo và đưa ra những quyết sách phù hợp không?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Việc công khai minh bạch là cần thiết nhất là bây giờ, sau 5 năm, mọi việc đã rõ đến từng chi tiết thì việc minh bạch trước QH là hết sức khả thi và cần thiết. Tôi nghĩ, chẳng có lý do gì để Bộ Công Thương và Vinacomin không báo cáo rõ ràng với Quốc hội về những vấn đề như: các con số dự báo tính toán trước đây đến nay thực tế như thế nào, vốn đầu tư đã tăng lên chóng mặt như thế nào, nhà thầu đã được lựa chọn chính xác đến mức nào, các thông số cam kết bảo hành của dự án đạt được mức nào, tiêu hao khoáng vật, vật tư, nhiên liệu, nước, hóa chất như thế nào, sản phẩm alumina có chi phí sản xuất bao nhiêu, đóng góp ngân sách địa phương bao nhiêu, đang được xuất khẩu cho ai, chỉ có 1 người mua là ai, với giá xuất khẩu bao nhiêu v.v. Tôi chỉ nghĩ, trắng hay đen đến nay đã rõ.
Việc “bán” những doanh nghiệp “thua lỗ” trong Vinacomin không khả thi. Đã lỗ thì làm sao bán được, chỉ có đem “cho” thì may ra có người nhận. Nhiều mỏ, nhiều doanh nghiệp trong Vinacomin đã được cổ phần hóa rồi (chiếm khoảng 50%), nhưng có thu được gì đáng kể đâu. Vì mới chỉ cổ phần hóa được 1 cái “ngọn”, còn 2 cái “gốc” thì chưa.
Để tái cơ cấu Vinacomin có hiệu quả cần phải làm nhiều việc. Trước hết, phải phân bổ lại nguồn lực sản xuất sao cho “mẹ” ra “mẹ”, “con” ra “con”, “cháu” ra “cháu”. Các “con” phải bề vai với “con”, “cháu” phải bề vai với “cháu”. “Mẹ” phải đàng hoàng, sòng phẳng, minh bạch, công khai và chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn (quản lý cạnh tranh và chiến lược phát triển v.v.).
PV: - Trước những khó khăn của Vinacominy, theo ông, Quốc hội có nên yêu cầu Vinacomin minh bạch báo cáo và đưa ra những quyết sách phù hợp không?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Việc công khai minh bạch là cần thiết nhất là bây giờ, sau 5 năm, mọi việc đã rõ đến từng chi tiết thì việc minh bạch trước QH là hết sức khả thi và cần thiết. Tôi nghĩ, chẳng có lý do gì để Bộ Công Thương và Vinacomin không báo cáo rõ ràng với Quốc hội về những vấn đề như: các con số dự báo tính toán trước đây đến nay thực tế như thế nào, vốn đầu tư đã tăng lên chóng mặt như thế nào, nhà thầu đã được lựa chọn chính xác đến mức nào, các thông số cam kết bảo hành của dự án đạt được mức nào, tiêu hao khoáng vật, vật tư, nhiên liệu, nước, hóa chất như thế nào, sản phẩm alumina có chi phí sản xuất bao nhiêu, đóng góp ngân sách địa phương bao nhiêu, đang được xuất khẩu cho ai, chỉ có 1 người mua là ai, với giá xuất khẩu bao nhiêu v.v. Tôi chỉ nghĩ, trắng hay đen đến nay đã rõ.
Tôi tin một nhóm các nhà khoa học độc
lập có thể tư vấn đầy đủ cho QH, cho Chính phủ, cho Bộ Công Thương và
cho Vinacomin về vấn đề này. Tôi chỉ có thể đưa ra những ý kiến cá nhân,
chịu trách nhiệm và sẵn sàng trao đổi (hay tranh luận) với bất kỳ ai
(hay cơ quan nào) về về những ý kiến đó.
Việc phát hành trái phiếu và/hoặc cổ
phần hóa, và/hoặc vay nợ nước ngoài cho hai dự án này cần hết sức tránh.
Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến việc xử lý hậu quả của hai dự án này
với tiêu chí thiệt hại nhỏ nhất có thể chấp nhận được.
Xin cảm ơn ông!
- Ngọc Lê (thực hiện)
Cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà
'Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà'Sự kiện 8888 và 'vết nhọ' quốc gia Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự... một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).
Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong tốp 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên hợp quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi...như mọi người đã biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Chân dung bà Aung San Suu Kyi trên đường phố Yangon. Ảnh Hoàng Hường |
Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 bước" hướng tới xây dựng một nhà nước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:
Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ương do Quốc hội thành lập.
Ông Chu Công Phùng. Ảnh: Hoàng Hường |
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.
Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11,Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu...,lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.
Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?
(Còn nữa)
Hoàng Hường
MỘT THỜI ĐÃ SỐNG - Kỳ 4
* * ĐÊM KINH HOÀNG
* MINH DIỆN
Anh Châu treo cổ tự tử lúc ba giờ chiều. Anh lừa vợ con về
ngoại bên kia sông ăn giỗ, ở nhà thắt cổ chết.
Thận và Ruỹnh cùng mấy cựu chiến binh trong
xóm có mặt đầu tiên khi biết Châu tự tử.
Khi tôi tới, Châu đã được hạ xuống, nằm trên chiếc chõng tre ở góc nhà, mặt phủ một
miếng vải trắng. Chị Châu phủ phục bên xác chồng . Ba đứa con ngồi trong góc nhà ngơ ngác như chưa hiểu chuyện
gì xảy ra.
Họ mạc và hàng xóm
tới mỗi lúc một đông. Ai cũng thương xót anh Châu. Anh mới 42 tuổi
vội ra đi tức tưởỉ vì đường cùng, nghĩ quẩn.
Thật đau đớn thân phận một người nghèo.
Mọi người bàn bạc việc trước mắt
phải lo
cho Châu cỗ áo quan. Một cỗ áo
quan loại thường cũng phải 2.000. 000 đồng . Gia đình
Châu không có đồng xu cắc bạc , một hạt
thóc trong cót cũng không . Lấy đâu ra
tiền ? Họ hàng anh Châu ít, lại cũng nghèo.
Chỉ còn cách nhờ bà con hàng xóm. Thận nói thế. Tôi mót
túi còn hơn 1. 000.000, đưa hết cho Thận. Thận đứng
ra vận động mọi người. Hơn hai giờ đồng hồ quyên góp, người năm ngàn,
người mười ngàn , thêm được hơn 400.000 đồng, tổng cộng được 1.500.000 đồng.
Ruỹnh
nói :
- Để tôi
nói với chủ hòm, xin khất 500.000 , có tiền phúng điếu thanh toán nốt.
-Chỉ còn cách ấy!
Thận nói với tôi:
-Ở làng bây giờ ít ai có trăm
ngàn bạc!
Tôi nói:
-Khi mới về, nhìn toàn nhà hộp tôi lại tưởng...
Thân nhích mép cười buồn:
-Nợ như Chúa Chổn vì nhà hộp đấy! Không phài dư tiền đúc nhà, mà vạy nợ để đúc . Bây giờ cấy lúa lùn, không
có rạ lợp nhà như ngày xưa, nên phải đúc một tấm. Nhìn bề
ngoài tưởng giàu , trong rách như tổ đỉa!
-Qủa thật tôi vẫn không tin, một vựa
lúa của miền Bắc mà đói. Chết không có hòm chôn!
-Hai năm rõ
mười còn tin với chả tin?-Ông Sản, anh họ tôi đốp chát- Nhà văn nhà
báo các chú cùng một duộc với quan !
Nói về nông thôn tìm hiểu đời sống
nông dân, tìm hiểu chó gì? Gặp mấy thằng
trên huyện , trên tỉnh, nó mời ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, bê lên xe
cho vài con gà trống thiến, vài chục kí gạo tám xoan, dúi cái
phong bì, là tin chúng nó , chứ tin đếch gì bọn cổ cày vai bừa tụi
này...
Ông Cửu
ngồi bên cạnh ông Sản cười khành khạch ,
rồi tiếp lời ông Sản:
-Lại nhớ lần đoàn nhà báo Nhân Dân về xã ta. Bí thư huyện ủy chỉ đạo phải chuẩn bị:
“Thóc đầy nhà, lợn gà chật chuồng!” Thế là xuất kho thóc giống đổ vào cót xã
viên. Rồi mượn lợn thả vào chuồng hợp tác. Lợn lạ cắn nhau chí chóe. Trưởng phòng chăn nuôi huyện
vội vàng chạy xuống , mang theo mấy hộp
cao Sao Vàng, bảo: “ Nhét vào mũi lợn cho nó khỏi chí chóe!”...
Thận nói:
-Ở ta đã
thâm canh tối đa . Năng
xuất cũng đã đạt 10-15 tấn một héc-ta. Nhưng bình quân mỗi khẩu chưa
đầy một sào rưỡi
ruộng, mà cái gì cũng nhòm vào hạt thóc. Muốn mua một gói thuốc lào
200 đồng cũng phải bán thóc. Mà thóc lại rớt giá. Phải bán 5 kg thóc
mới
mua được một bao thuốc Vinataba ...
Ông Sản hút điếu thuốc lào, rồi cầm xe điếu
vạch xuống mặt đất, nói bằng cái giọng khê thuốc lào nhưng rất rành rẽ:
-Cứ lấy
trường hợp nhà Châu đây làm ví dụ. Hai vợ chồng ba đứa con ,
có 7 sào ruộng. Sản lượng 2 tạ rưỡi một sào là cao ngất rồi còn gì?
Một năm được ba tấn rưỡi thóc hết đích. Gía một kí thóc 1.200 đồng,
chả phải được 4.200.000 đồng là gì? Nhà Châu nuôi được tạ rưỡi lợn,
bán 10.000 đồng một kí
hơi, được 1.500.000 đồng. Tiền
thóc, tiền lợn cộng vào, không phải 5.700.000 đồng là gì? Chi phí
phân gio , thuốc trừ sâu , trừ cỏ , mỗi
sào một tạ thóc. Bảy sào mất béng bảy tạ, quy ra tiền 840.000 đồng.
Nuôi lợn,
tiền cám bã, bình quân mỗi kí mất bố nó năm ngàn đồng rồi. Một tạ
rưỡi mất 750.000 đồng. Lấy thu trừ chi , cả lúa lợn còn 4.110.000
đồng. Số tiền đó còn phải nôn ra gần một nửa đóng các khoản phí. Vụ
đông
bảy tạ mốt thóc, thành tiền 852.000 đồng. Vụ mùa năm tạ bảy, thành
tiền 684.000 đồng. Rốt cuộc
năm miệng ăn, một năm chỉ còn vẻn vẹn 2.574 000 đồng...
Ông anh họ tôi người to béo kềnh
càng, mặt vuông trán hói, trước đã từng làm phó chủ nhiệm hợp tác xã mấy năm
nên chuyện gì ở cái làng này cũng biết.
Nhưng
nhiều khi ông hay phóng đại tô mầu, nên tôi hỏi:
-Phí quái gì mà lắm thế?
-Phí gì à? Tỉnh quy định 7 loại . Huyện tăng gấp đôi thành 14 loại. Xã tăng lên gấp năm thành
35 loại. Nuôi một con trâu cũng phải nộp phí
bốn chục kí thóc một năm, bình quân mỗi cái chân 10 kí. Đấy , chú không tin thì đi mà hỏi! Trong quyển
sổ “thiên tào” của trưởng xóm có hết. Nhưng nó đếch công khai. Cứ mịt mù như đêm ba mươi!
-Sao không đòi hỏi?
-Đòi lòi con mắt! Nói gạch mẹ các khoản thu, chi đi cho
tha hồ mà dò. Đếch tìm ra chứng cứ lạm
thu, bú cặc nó!
Tôi không kìm được phá lên cười. Thận
bảo:
-Ông Sản nói thật đấy. Ấy là từ
khi có nghị định 279 về giảm sản, chứ trước còn khốn khổ hơn.
Thận cho biết, bình quân thu nhập
của xã hiện nay 1.000.000 đồng một năm, phải chi ăn,
mặc, học hành của con cái, ma chay cưới
hỏi và bao nhiêu thứ khác, dè xẻn lắm mới
đủ sống. Chảng may ốm đau là chết! Trường hợp gia đình anh Châu không phải cá biệt...
Ruỹnh và mấy người đi mua hòm quay về cắt
ngang câu chuyện. Nhìn mấy người vể tay không, Thận hỏi:
-Aó quan đâu?
Tóc Ruỹnh dựng đứng lên vì tức giận:
-Nó đòi
trưởng xóm xác nhận mới cho nợ ! Nó sợ anh Châu nợ hợp tác, tiền
phúng điếu hợp tác cướp tay trên hết!
Thận quay sang tôi:
-Ông
thấy khốn nạn chưa?
Chúng
tôi vội vã chạy sang nhà trưởng xóm. Trưởng xóm mở quyển sổ nợ ra, lật mấy
trang, lẩm nhẩm tính, rồi nói :
-Nhà anh Châu còn nợ hơn tấn thóc. Nhưng thôi,
tôi chứng. Nghĩa tử là nghĩa tận!
Ruynh và mấy người cầm tờ giấy lật đật chạy
đi.
Bảy giờ tối mới mua được áo
quan về. Thận trực liếp liệm cho anh Châu. Thận nói với em gái Châu:
-Cô lấy bảy hạt gạo, bảy hạt muối và một đồng xu , để
tôi bỏ vào miệng cho anh ấy!
Luống cuống mãi mới tìm được mấy thứ đơn giản ấy.
Thận lật mảnh vải trắng ra cho mẹ
con chị Châu và người thân nhìn mặt anh
Châu lần cuối . Khuôn mặt Châu hốc
hác,hai mắt vẫn mở, miệng vẫn há hốc như đang muốn trăn trối điều gì. Chị Châu
gào lên:
-Sao anh bỏ vợ bỏ con chết khổ
chết sở thế này anh ơi!
Thận bỏ gạo muối và đồng tiền
vào miệng Châu, nhưng miệng anh ấy không mím lại và mắt vẫn mở. Thận nói với chị
Châu:
-Cô vuốt mắt cho chú ấy đi!
Chị Châu xòe bàn tay run rẩy vuốt mắt
chồng, ngẹn ngào:
-Em hứa với anh sẽ có ngày đạp
vào mặt cái thằng giật bao thóc từ tay anh hôm qua!
Đôi mắt anh Châu khép lại. Khuôn mặt anh dịu đi.
Trăng non vừa nhú lên ở góc trời. Mảnh trăng như chiếc lưỡi liềm thấp thoáng giữa
màu mây xám lạnh lẽo.
Hai đứa
con gái anh châu quỳ bên mẹ , khóc sùi sụt, nước mắt lã chã. Đứa con trai út đứng tha thẩn
ở góc nhà. Nó lạnh và đói, nhưng không ai để ý đến nó.
Anh Sản
bảo :
-Thằng bé có hai tên, một tên bố
mẹ đặt , một tên chính quyền đặt !
-Lại chuyện tiếu lâm à! Tôi nói
-Thật chứ tiếu lâm gỉ? Vẫn cái giọng đốp chát, khê khói thuốc,ông anh
họ tôi kể:
-Vợ chồng
nhà này đã có hai con gái, muối có đứa chống gậy nên sinh con thứ
ba. Đẻ được thằng cu , đặt tên là Phước . Xã nó không cho làm giấy
khai sinh, phạt 80 ki thóc, rồi đặt tên cho thằng bé là
Phạm, để cành cáo.
Qùa là bi
hài. Có lẽ chẳng nơi nào tàn nhẫn như vậy.
Bà con
đến viếng anh Châu . Tiếng kèn đám ma
não cả ruột:
Ơi hỡi hồn ơi!
Oan hồn ơi hỡi!
Thôi đừng hờn dỗi
Tháo sợi dây oan
Đưa hồn qua đò qua sông
Qua đường cái quan
Thoát vòng ngục tối
Hồn nương theo gió theo mây
Theo cánh diều bay
Về
miền cực lạc
Thôi hồn ơi đừng khóc
Thôi đừng luyến tiếc làm gì
Hồn ơi
theo gió mà đi...
Châu sinh
ra ở làng này. Năm
1976 đi bộ đội, năm 1977 chiến đấu ở Campuchia bốn năm. Ra
quân về làng lấy vợ ,chăm chỉ làm ăn .
Châu chỉ muốn ngày ba bữa cơm, quần áo
lành, con cái được học hành tử tế. Nhưng,
như ông anh họ tôi đã nói,với bảy sào
ruộng năm miệng, thuế phí chồng chất , Châu không ngóc đầu lên được.
Năm kia,
Châu vay nóng 300.000 đồng, lên Cao Bằng đào vàng, thử vận may, thay
đổi số phận. Nhưng vận may không đến , lại thêm họa. Mấy tháng trở về
, không được chỉ vàng nào ,
mang theo căn bệnh sốt rét kinh niên , rồi
chuyển sang viêm gan. Thuốc men cho Châu
ngốn hết thóc trong nhà, còn nợ hợp tác hơn một tấn. Hôm kia, mẹ vợ
cho mượn 20 kg , chưa kịp say cho con ăn
, thì hợp tác vào bắt nợ. Không phải thằng Quản bắt nợ nhà ông Khánh
bữa trước mà thằng khác. Còn hung hăng hơn thằng
Quản, nó đạp Châu ngã dúi xuống nền nhà
giật bao thóc đi. Cùng quẫn Châu tìm cái chết, để vợ con đỡ phài
nuôi một người bệnh nan y trong nghèo đói...
Bà con
làng xóm ngổi kín mảnh
sân nhà Châu. Cái chết thương tâm của anh làm mọi người
thêm ấm ức. Bao nhiêu chuyện sui sẻo buồn bực mang ra kể
hết với nhau. Tôi nghe những chuyện chính quyền nhũng nhiễu dân mà
cảm thấy buốt
ruột. Từ xóm lên xã kéo bè kéo cánh bòn rút. Ăn từ mảnh
ruộng
5% , đến hệ số đất thổ cư. Bán đất
công chia nhau. Khai khống diện tích lúa bị lũ lụt lấy tiền hỗ trợ.
Các công trình điện, đường , trường, trạm đội giá lên năm, sáu lần.
Ăn chặn tiền tuất liệt sỹ . Làm giả thẻ thương
binh hưởng chế độ. Một thôn có 5 thương binh thật nhưng có tới 12 thương
binh
giả. Không đi bộ đội ngày nào, uống rượu chém nhau đưt mấy ngón tay, giờ
có thẻ
thương binh. Đi bộ đội mấy năm , toàn đóng quân ở miền Bắc , lại được
hưởng phụ cấp chất độc da cam... Bỏ tiền mua một lần để hưởng chế độ
đến lúc chết. Thi
nhau rút rỉa nhà nước. Vắt dân như vắt chanh bỏ vỏ. Cán bộ giàu rất
nhanh, sống xa hoa kệch cỡm như địa chủ.
Ông Chín Cửu,một cán bộ nghỉ hưu đã lâu, từng
vào Nam ra Bắc , nói
với tôi:
- Một
cái cống chính quyền xây hết
24 triệu. Vừa khánh thành xe công nông
cán sập, lòi bên trong toàn cốt giây kẽm gai. Dân bỏ tiền xây lại, hết có 6 triệu, xe tải đi
lại rầm rầm. Một đoạn đường liên thôn 1 km, dân làm hết 300 triệu, chính quyền
làm mất 1,5 tỷ... Chúng nó cắm mày cắm mặt ăn tàn tệ như sâu đục gốc!
Ông Sản nói:
-Ở ta hiền, chứ các nơi họ đếch
để yên! Tuần trước 300 thanh niên bên xã
Thái Hà bắt trói bí thư, chủ tịch dong
lên huyện. Mưa rét như cắt không cho đội
nón , hai thằng run như cẩy sấy! Bọn trong xã sợ xón đái...
Phó chủ tịch xã Nguyễn Văn Thức
cũng có mặt . Thức cho biết , từ cuộc họp
đảng ủy mở rộng bàn việc bắt thầy giáo
Quỳnh đến nay Thức không tham gia bất kỳ cuộc họp nào nữa. Công việc ở xã Thức
cũng không làm. Thức đã viết đơn xin nghỉ công tác. Thức nói với tôi:
-Tôi đầu hàng rồi anh ạ! Theo
gương anh Thận, anh Chiến...
Một sỹ
quan từng chỉ huy đơn vị lăn lộn trên cánh đồng chết ở Campuchia hàng năm trời,
không ngán bọn diệt chủng Pôn Pốt mà giờ phài đầu
hàng những người đồng chí của mình!
-Kẻ thù trước mặt mình lộ
nguyên hình! –Thức nói-Còn bây giờ chung quanh mình, đầy những kẻ vô luân nói
chuyện đạo đức, thằng ăn cắp dạy bảo vệ của công, kẻ hống hách với dân là nịnh
bợ cấp trên rất giỏi, kẻ đầu óc bã đậu làm ra vẻ thông thái... Rồi cái thói cơ
hội, lựa gió bẻ măng. Quyền lực bây giờ
không dùng để trấn áp kẻ thù, bảo
vệ nhân dân mà để giành tiền bạc. Đồng tiền đang làm mất phẩm giá con người,
phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội...
Dừng lại, trầm ngâm một lúc, rồi Thức nói tiếp:
-Đảng từ dân mà ra ,nhưng giờ rất
xa dân. Mấy chục năm qua, vai trò của đảng
được tôn vinh tuyệt đối, bây giờ dân đã
mất niềm tin. Ông biết không, bây giờ dân
không đối thoại mà chuyển sang đối đầu.
Đã có 5 trên 7 huyện và thị trấn trong tỉnh đưa đơn khiếu kiện , đòi thanh tra , công khai hóa việc chia ruộng
, công khai hóa các khoản thu chính quyền
xã huyện đã thu của dân trong những năm qua và công kai các khoản chi.Từ đầu
năm đến giờ đã có 40 cuộc biểu tình rồi...
Có tiếng kêu giật giọng từ ngoài đường:
-Cháy, cháy !
Chúng
tôi chạy ra thấy đỏ rực một góc.
-Cháy nhà bên Thái Ninh rồi!
-Đúng bên Thái Ninh!
Không ai bảo ai, mọi người bỏ đám tang, lũ lượt chạy về phía đám cháy. Từ
làng tôi sang Thái Ninh khoảng hai cây số. Chúng tôi cắm đầu chạy trên con đường nhấp nhóa
ánh lửa. Càng tới gần càng thấy lửa
bốc cao. Tiếng kẻng , tiếng hò hét loạn
xạ. Tiếng bước chân rầm rập trên các ngả
đường. Lửa cháy ngùn ngụt. Bầu trời đỏ rực
.
Tôi và Thận gặp thiếu tá cựu chiến binh Nguyễn
Văn Huy ở đầu làng. Huy bị thương vào
trán, máu ướt đẫm chiếc áo thu đông đang mặc.
-Loạn mất rồi các ông ơi!- Huy
một tay ôm đầu, tay ôm ngực, bước thất
thểu , nói như mê sảng - Loàn mất rồi...
-Sao ? Thận hỏi.
-Chúng nó đốt nhà!
Chúng tôi
dìu Huy vào trụ sở ủy ban xã. Ngôi nhà trụ sở mới xây hơn hai tỷ đã
bị đập phá hết cửa kính, bồn hoa, bàn ghế,
tủ kệ. Khắp sân tung tóe bát đĩa, cốc
chén và các món ăn.
Bí thư đảng ủy Xuẩn
quần áo tơi tả, mặt mày xám ngoét vừa chui trong gầm cầu thang ra. Thấy
chúng tôi , Xuẩn vội ngổi xuống chiếc ghế
tựa, ưỡn người ra, hai chân dang rộng để lấy lại tư thế. Một phút trước run như
con dẽ , giờ đã có vẻ hiên ngang hống hách:
-Bọn phản loạn không thể dung
tha! Phải trấn áp ngay.
Bọn phản loạn mà bí thư đảng ủy xã Thái Ninh nói
không phải xa lạ, mà chính là hàng trăm người dân trong xã. Họ lùng bắt chủ tịch xã Hạo, trưởng công an xã
Đô, trưởng ban tài chính Hỉ và những quan chức nổi tiếng tham nhũng khác. Nhưng
tất cả đã trốn chạy hết. Uất ức , họ nổi lừa đốt 8 ngôi nhà to đẹp , thiêu rụi
tài sản của bọn tham nhũng...
Xã Thái Ninh là một điển hình
tiên tiến liên tục của huyện, của tỉnh. Các công trình điện, đường, trường, trạm
đã hoàn thiện. Đường làng lát gạch hoặc trải nhựa phẳng lì. Hệ thống kinh mương
cứng thẳng tắp. Trụ sở ủy ban nhân dân xã mới xây nguy nga... Đời sống nhân dân
thuộc loại nhất huyện. Nhưng ở đây lại nổi côm vấn để vi phạm quyền tự do dân
chủ. Hợp tác xã giải thể, trả ruộng cho dân tự quản, nhưng người dân không biết
chính xác số ruộng của mình được bao nhiêu? Không biết thuế phí những khoản gì,
theo văn bản nào? Hàng chục khoản dân phải đóng góp chỉ được ghi trong một quyển
sổ do trường xóm giữ, không bao giờ công
khai. Nhà nước thu sản ruộng loại A là 19 kg thóc một sào, xã thu 33 kg, dân cứ
phải nộp. Cái chức trưởng xóm dân bầu lên, xã
bắt bầu người khác. Chừng nào bầu đúng người xã lựa chọn , vừa dễ
sai, vừa ít mồm ít miệng để bảo vệ lãnh đạo mới được chấp nhận.
Bức xúc
trước những tiêu cực của
chính quyền, dân tự thành lập “Hội đồng chống tham những”. Dân gọi bọn
tham những là chuột và gọi Hội chống tham những là “ Hội đồng mèo”.
Toàn loại mèo dữ, chuột rất
ngán!
Chiểu nay xã Thái Ninh tổ chức
liên hoan . Cán bộ từ xóm trở lên ăn uống linh đình.
Đã hẹn trước, ông chủ
tịch hội chống tham nhũng tìm gặp một trưởng xóm yêu cầu đưa quyển sổ
ghi chép thu chi. Trưởng xóm không đưa, lại hót với chủ tịch xã. Chủ tịch xã đang nhậu, chỉ tay vào mặt chủ tịch
hội chống tham nhũng :
-Tao ra lệnh cho trưởng xóm không giao sổ đấy! Thách cái lũ mèo hoang chúng mày làm gì
tao!
Lời thách thức như đổ dầu vào ngọn
lửa đã âm ỉ cháy. Sau những hồi kẻng của
xóm I, là những hồi kẻng xóm II. Xóm III đến xóm IX. Trong chốc lát gần 2000
người dân đã kéo đến trụ sở ủy ban. Những bàn tiệc bị lật nhào , bọn quan tham
từ bí thư đảng ủy trở xuống chạy như...chuột!
-Dân chủ kiểu Chí Phèo! Phải dẹp
ngay và trùng trị đích đáng!
Chúng tôi không muốn nghe tay bí
thư đảng ủy xã gào thét bỏ về đi đưa tang anh Châu. Khi rắc nắm đất lên náp
quan tải cho Châu, tôi nói với anh:
-Không cần phải đợi vợ anh đạp
vào mặt kẻ giật miếng ăn trong tay anh. Nhân dân xã Thái Ninh đã làm việc đó rồi,
anh Châu ạ!