Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Kháng thư phản đối Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ & Ý kiến: Trên cả pháp luật?

Ý kiến: Trên cả pháp luật?

Mai Phương
Gửi cho (BBC) từ Hà Nội

Ông Chấn đoàn tụ với gia đình trong ngày đầu ra tù.

Vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn (ở Thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị kết án oan với mức chung thân về tội danh “giết người” đã làm nóng dư luận xã hội trong mấy ngày qua. Từ nghị trường đến quán nước vỉa hè, từ báo chí truyền thông đến mạng xã hội,… đâu đâu cũng thấy bình luận.

Nóng đến mức Chủ tịch nước phải có ý kiến chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương giải quyết, minh oan đền bù cho người bị oan. Viện KSND tối cao phải tổ chức họp báo để thông báo về việc kháng nghị tái thẩm và tạm đình chỉ thi hành án đối với người bị oan.

Và chiều 6/11/2013, Hội đồng thẩm phán - Tòa án Nhân dân Tối cao tuyên hủy bản án phúc thẩm đã tuyên. Điều đó có nghĩa là ông Chấn vô tội.

Từ vụ việc trên, có thể thấy những cơ quan tố tụng, nơi bảo vệ người lương thiện, đấu tranh với cái ác và đảm bảo công lý cho xã hội đang có những lổ hổng lớn. Những lỗ hổng cho phép những người nắm trong tay pháp luật được quyền đứng trên cả pháp luật để chà đạp lên sự lương thiện của người dân.

Người bị oan, mặc dù đã bị ngồi tù đến 10 năm, và có lẽ ông là người may mắn. Cho dù, sự may mắn này đã phải trả giá quá đắt đối với bản thân và gia đình ông.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông phải phải là con liệt sỹ, và đây là tình tiết giảm nhẹ để không bị kết án tử hình?

Điều gì sẽ xảy ra nếu không may ông bị chết trong quá trình điều tra như bao vụ bức cung khác? Hay bị chết trong chốn lao tù đầy khắc nghiệt?

Và điều gì sẽ xảy ra nếu hung thủ không tự nguyện đầu thú để minh oan cho ông? Mặc dù ông và gia đình trong 10 năm qua vẫn mỏi mòn gửi đơn kêu oan lên các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm.

Những điều ông Chấn kể lại với báo chí sau khi được “tự do” về việc mớm cung, ép cung của cơ quan điều tra chỉ làm người dân phẫn nộ thêm đối với một bộ phận không nhỏ những người nhân danh pháp luật để thực hiện những điều sai trái.

Chính họ đã biến trắng thành đen, gây ra các vụ án oan đối với những người lương thiện. Báo chí đã điểm mặt 7 vụ án oan nổi tiếng trong thời gian vừa qua. Và hầu hết những vụ án oan được làm sáng tỏ bởi dư luận xã hội lẫn sự kiên nhẫn kêu oan của người kết tội oan.

Câu hỏi đặt ra là: Họ thiếu trình độ điều tra hay vì một lý do nào khác, nhưng bệnh thành tích chẳng hạn?


Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hủy toàn bộ bản án, yêu cầu điều tra lại từ đầu vụ án Nguyễn Thanh Chấn

Đáng ra, với nhiệm vụ và chuyên môn của mình, những cán bộ điều tra phải làm rõ trắng đen, để không bỏ sót tội phạm nhưng cũng không làm oan người ngay. Thế nhưng họ đã làm gì? Và còn bao nhiêu người lương thiện bị bức cung bởi những cán bộ điều tra như thế, dẫn tới án oan mà chưa được trả lại sự trong sạch và tự do?

Cho dù cơ quan điều tra trọng chứng hơn trọng cung. Nhưng quá trình tiếp xúc với nghi phạm của Viện KSND lẫn lời khai của nghi phạm trước tòa. Chả lẽ những người này không mảy may có một chút nghi vấn, không đọc được sự bất lực, sự oan ức trong con mắt của một người lương thiện?

Và những vị thẩm phán, những người nắm công lý, độc lập phán quyết dựa trên sự luận tội của Viện KSND và sự tranh biện của luật sư. Lẽ nào họ đưa ra phán quyết nhân danh công lý của một đất nước như một con rô bốt được lập trình sẵn?

Phản cảm đến mức ông thẩm phán Nguyễn Minh Năng - Chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm vụ án này vào năm 2004 nói: “Giờ bị cáo bị oan sai thì trách nhiệm là do Quốc hội chứ biết sao được”.

Luật sư

Một điều không thể không nói đến là đội ngũ luật sư. Họ được tiếp xúc với nghi phạm, và bảo vệ quyền lợi của nghi phạm. Nhưng khi nghi phạm bị bức cung, khi nghi phạm một mực kêu oan thì họ đã làm gì?
"Có thể thấy, sự mờ nhạt của các luật sư trong một phiên tòa. Hiếm khi thấy một sự tranh luận thẳng thắn đối với quan điểm luận tội của Viện KSND trong các vụ án hình sự. Mà việc duy nhất họ có thể làm được là viện dẫn các tình tiết để xin giảm nhẹ hình phạt."
Có thể thấy, sự mờ nhạt của các luật sư trong một phiên tòa. Hiếm khi thấy một sự tranh luận thẳng thắn đối với quan điểm luận tội của Viện KSND trong các vụ án hình sự. Mà việc duy nhất họ có thể làm được là viện dẫn các tình tiết để xin giảm nhẹ hình phạt.

Những câu nói thông thường ở các quốc gia tiên tiến: “Đề nghị cho tôi gặp luật sư” có lẽ là giấc mơ lớn đối với người dân Việt.

Những người dân lương thiện, quanh năm suốt tháng miệt mài kiếm ăn để chăm lo cho gia đình nhỏ của họ và đóng thuế để vận hành chính phủ, trong đó có các cơ quan tố tụng như đã nói trên sẽ thế nào khi không may gặp chuyện tai bay vạ gió?

Và có phải ai cũng may mắn như ông Chấn được minh oan khi những người nhân danh pháp luật lại đứng trên cả pháp luật để mớm cung, ép cung dẫn đến kết tội một cách trắng trợn khi các chứng cứ thiếu thuyết phục?

Một vụ án, mà có đến 3 cơ quan tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện KSND và Tòa án ND, nắm trong tay công cụ pháp luật và nhận lương bằng chính tiền thuế của dân lại để lọt tội phạm và kết án oan cho người lương thiện. Công lý đang nằm ở đâu?

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Kháng thư phản đối Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ


Trà Mi-VOA
06.11.2013
Dân biểu của nhiều nước cùng với các nhà hoạt động và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đồng ký tên vào thư phản đối Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Kháng thư vừa gửi đến Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, Samantha Power, và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại, Catherine Ashton, kêu gọi Mỹ và EU công khai phản đối việc Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Algeria, Jordan, Nga, Ả Rập Xê Út trở thành thành viên trong Hội đồng tại cuộc bỏ phiếu vào ngày 12/11 sắp tới.

Thư thúc giục đại diện của Mỹ và Liên hiệp Châu Âu có hành động ngăn chặn các nước ứng cử vừa kể vì thành tích nhân quyền của không xứng đáng với thanh danh của Hội đồng nói riêng và của Liên hiệp quốc nói chung.

Thư viết rằng theo nghị quyết của Đại Hội đồng, ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc phải là các quốc gia duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thăng tiến và bảo vệ nhân quyền. Trong khi đó, vẫn theo kháng thư, các nước vừa kể bao gồm Việt Nam lại không đáp ứng các tiêu chuẩn căn bản nhất này, có thành tích rất tệ trong việc bảo vệ nhân quyền nội địa và phát huy nhân quyền tại Liên hiệp quốc.

Những người ký tên trong thư đề nghị thay vì để cho các chính phủ phi dân chủ này có tầm ảnh hưởng đối với các quyết định quan trọng về nhân quyền, cần có các Nghị quyết ở Liên hiệp quốc truy trách nhiệm và lên án các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng có hệ thống của các quốc gia đó.

Kháng thư kêu gọi Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại hãy lên tiếng vì hàng triệu nạn nhân trên thế giới đang cần một cơ quan nhân quyền quốc tế hiệu quả và khả tín.

Trong số những người ký tên trong thư có các đại biểu quốc hội Châu Âu, các dân biểu của Anh, Canada, Úc, Mỹ, tổ chức Theo dõi nhân quyền Liên hiệp quốc, cùng các tổ chức tranh đấu nhân quyền và dân chủ của các nước trong đó có đảng Việt Tân trụ sở tại Mỹ.

'Cản VN ứng cử Hội đồng Nhân quyền'


Nhiều blogger bị bắt vì chỉ trích chính phủ Việt Nam, theo các tổ chức nhân quyền

Một số tổ chức, trong đó có Việt Tân đặt trụ sở ở Mỹ, viết thư phản đối việc Hà Nội ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Việt Tân, tổ chức bị chính phủ Việt Nam xem là khủng bố, cùng 18 dân biểu, các tổ chức phi chính phủ ở nhiều nước gửi thư tới Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Samantha Power và Cao ủy Đối ngoại EU Catherine Ashton phản đối một loạt các nước trong đó có Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Lá thư nói “Chúng tôi, kêu gọi quý vị công khai phải đối các nước Algeria, Trung Quốc, Cuba, Jordan, Nga, Ả rập Saudi, và Việt Nam ứng cử vào ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ” bởi điều họ gọi là làm tổn hại tới uy tín của Hội đồng cũng như của LHQ nói chung.

“Thay vì để các nước phi dân chủ này gây ảnh hưởng quan trọng đối với các quyết định sống còn về nhân quyền, chúng tôi thúc giục quý vị đưa ra các nghị quyết tại LHQ để quy trách nhiệm cho các quốc gia này, và lên án các vi phạm nhân quyền có hệ thống của họ,” những người ký tên viết.

Được biết Việt Nam sẽ "cạnh tranh" với Trung Quốc, Maldives, Jordani và Ả Rập Saudi để giành một trong bốn chiếc ghế đại diện cho khu vực châu Á.

Trong khi đó Human Rights Watch (HRW), tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở Mỹ, gửi thư choBấm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước ngày bỏ phiếu cho các thành viên mới của hội đồng này.

'Làm gương'

10 người HRW kêu gọi VN thả


  • Nguyễn Hữu Cầu
  • Trần Huỳnh Duy Thức
  • Lê Văn Sơn
  • Nguyên Văn Hải
  • Tạ Phong Tần
  • Nguyễn Văn L‎ý
  • Cù Huy Hà Vũ
  • Đinh Đăng Định
  • Hồ Thị Bích Khương
  • Vi Đức Hồi.

HRW thúc giục chính phủ Việt Nam thực hiện điều họ gọi là “các bước cụ thể và dễ thấy nhằm đáp ứng bổn phận tôn trọng các chuẩn mực cao nhất về cổ súy và bảo vệ nhân quyền” được nói trong Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ.

Ngày 28/07/2013, Việt Nam đã nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cho nhiệm kỳ 2014/2016.

Lá thư của HRW dẫn chiếu tới đơn ứng cử của phía Việt Nam đề cập việc Hà Nội khẳng định rằng các quyền và tự do cơ bản của người dân Việt Nam được “tôn trọng và đảm bảo ngày càng nhiều và đầy đủ” và đặc biệt là quyền tự do ngôn luận trên internet được “tăng cường”.

Tuy nhiên, “nhân quyền trên thực tế tại Việt Nam có nhiều điểm trái với những gì nói trong đơn,” ông Brad Adams, Giám đốc Điều hành HRW tại châu Á viết trong thư.

HRW “thúc giục Việt Nam bắt đầu giải quyền các quan ngại nhân quyền trước ngày bỏ phiếu vào 12/11/2013 bằng cách thả ngay lập tức và vô điều kiện 10 tù nhân chính trị” mà tổ chức này tin rằng họ bị bỏ tù chỉ vì thực thi các quyền con người cơ bản.

“Thả 10 người này là một bước quan trọng để cho thấy cam kết của Việt Nam đối vơi việc cải thiện thực trạng nhân quyền và sẽ làm tấm gương trong khi Hà Nội vận động có được ghế trong Hội đồng Nhân quyền.”

10 người được HRW nằm trong số hơn 150 cá nhân mà tổ chức này nói gồm luật sư bào chữa, các nhà bất đồng chính kiến, luật sư, blogger, các nhà hoạt động dân chủ và tôn giáo, …bị kết tội và ngồi tù vì những tội trạng có động cơ chính trị vốn đi ngược với đơn xin vào ghế Hội đồng Nhân quyền.
(BBC)

LHQ xin lỗi vì khẩu hiệu ở Hà Nội


Băng rôn gây khó hiểu được treo ở Hà Nội

Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (LHQ), UNFPA, xin lỗi vì sai sót trong việc làm khẩu hiệu tuyên truyền về tình dục an toàn tại Việt Nam.

Một khẩu hiệu, xuất hiện trên đường phố Hà Nội, có ngôn ngữ khó hiểu, nhận phải nhiều chê cười.

Băng rôn này viết: “Các em gái không thể tự mình mang thai. Các em trai và nam giới phải là một phần của giải pháp.”

Nó được UNFPA in phục vụ cho buổi Lễ công bố Báo cáo Tình trạng Dân số thế giới hôm 4/11 tại Hà Nội.

Trả lời Infonet, báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, cán bộ truyền thông UNFPA nói khẩu hiệu “bị in thiếu”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh nói thông điệp đầy đủ phải là: “Các em gái không thể tự mình mang thai. Các em trai và nam giới phải là một phần của giải pháp giúp chấm dứt mang thai ở tuổi vị thành niên."

"Ngay sau khi in, chúng tôi đã phát hiện ra băng rôn này thiếu mất vế đằng sau. Ngay trong buổi Lễ công bố, phía bộ phận truyền thông của UNFPA đã phát hiện ra thiếu sót này và đã quyết định gỡ bỏ các thông điệp," bà Thanh giải thích.

Tuy vậy, ảnh chụp băng rôn đã kịp xuất hiện trên mạng và bị nhiều châm biếm.
Bà Thanh giải thích thông điệp UNFPA muốn đề ra là “khi các em gái mang thai, mọi người thường hay đổ lỗi cho em đó có tư cách đạo đức không tốt, không biết bảo vệ mình mà hoàn toàn không nghĩ đến một phần trách nhiệm này thuộc về các bạn trai,” theo trang Infonet.

UNFPA muốn nhấn mạnh giới trẻ cần phải được giáo dục giới tính toàn diện và phù hợp để các em có kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình.

Việc nhầm lẫn ở các tổ chức quốc tế làm việc liên quan đến Việt Nam thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Cũng trong hôm 4/11, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, đặt trụ ở ở New York, viết nhầm tên Thủ tướng Việt Nam, mặc dù gửi thư trực tiếp cho ông Nguyễn Tấn Dũng.

Lá thư, kêu gọi Việt Nam “tôn trọng nhân quyền” trong dịp nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, lại viết nhầm tên Thủ tướng Việt Nam thành “Nguyen Dan Tung” trong thư tiếng Anh.
(BBC)

Việt Nam: Cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để tránh án oan sai


Anh Vũ (RFI)

Tại Việt Nam, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị kết án tù chung thân, sau khi ngồi tù 10 năm thì được ngừng thi hành án để tái thẩm, đang gây rúng động dư luận. Đây không phải là trường hợp án oan đầu tiên ở Việt Nam.

Tuy nhiên, từ vụ án oan sai này đã có thể rút ra nhiều điều, nhất là trong bối cảnh tư pháp Việt Nam đang cần có những các cải cách sâu rộng.Làm thế nào để tránh các vụ án oan sai và vụ ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ phải được khắc phục hậu quả như thế nào ?

RFI phỏng vấn Luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật sư Vì Dân tại Hà Nội :

∇ LS Trân Đình Triển

Võ Văn Tạo - Oan án Nguyễn Thanh Chấn

Họp báo vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn
Mặc dù theo kế hoạch, hôm nay (6-11-2013) TAND Tối cao mới đưa vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn (án chung thân về tội “giết người”, ở tù đã hơn 10 năm) ra xem xét lại theo thủ tục tái thẩm và chưa có thông tin kết quả, qua báo chí đã đăng tải, mọi người đều tin chắc tòa sẽ tuyên vô tội.
Nhiều ngày nay, vụ ông Chấn – vết đen nhục nhã trong lịch sử tư pháp hình sự - làm dư luận bàng hoàng, xôn xao kỳ họp Quốc hội, báo chí và dư luận đặc biệt quan tâm. Qua báo chí, mọi người hiểu cội nguồn của vụ án oan sai thấu trời xanh này. Khởi đầu là cách thức điều tra chà đạp thô bạo pháp luật của Công an Bắc Giang. Bằng hăm dọa, khủng bố, bức cung, dựng hiện trường – tạo chứng cứ giả, để “đại bàng” trại giam đánh đập nghi can… họ có được lời thú tội cùng chứng cứ trái bản chất sự thật để “hoàn tất” hồ sơ.
Nhưng nội chỉ riêng cơ quan điều tra của công an có thể tạo ra cái án oan? Chắc chắn là không! Luật pháp hiện hành khá chặt chẽ. Trong và sau điều tra của công an, còn có viện kiểm sát. Sau nữa, lại còn có tòa án cân nhắc, xét xử.
Thực tế không ít vụ án đã lọt 2 cửa đầu, lại không thể lọt cửa cuối cùng là tòa án. Trường hợp công an và kiểm sát thống nhất là có tội, nhưng luật quy định tòa án khi xét xử, nếu nhận thấy không đủ căn cứ pháp lý và luận tội không thuyết phục, vẫn phải tuyên vô tội.
Vậy mà oan sai trong vụ án này từ công an lại lọt qua cửa Viện Kiểm sát Bắc Giang. Thậm chí, tại các phiên tòa ở cả 2 cấp xét xử: sơ thẩm (3-2004) – Tòa Bắc Giang và phúc thẩm (7-2004) – Tòa Tối cao, ông Chấn đều nhất mực kêu oan, nhưng đều không được hội đồng xét xử mảy may xem xét! Tệ hơn, như báo Tiền Phong đã phản ánh năm 2006, tòa còn phán: “bị cáo không đưa ra được những chứng cứ để chứng minh cho hành vi không phạm tội của mình”(!?!). Thât hết biết! Kiến thức pháp luật như vậy mà ngồi ghế quan tòa xử trọng án thì không oan sai, không chết người ta mới là chuyện lạ! Thực tế, người chập chững kiến thức pháp lý cũng phải rành nguyên tắc cốt yếu trong tố tụng hình sự: bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội. Chứng minh bị cáo có tội là việc của cơ quan công tố. Trước tòa, nếu công tố viên chứng minh thiếu căn cứ và không thuyết phục, theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị cáo thì công tố viên phải rút lại lời buộc tội, hoặc hội đồng xét xử phải bác bỏ sự buộc tội thiếu căn cứ và không thuyết phục đó.
Điều tệ hại hơn: ông Chẩn cùng vợ làm đơn kêu oan gửi VKSND Tối cao ngay sau khi bị bắt để điều tra (9-2003) và ngay sau phiên tòa sơ thẩm (3-2004); năm 2006 lại gửi nhiều cơ quan khác (theo VKSND Tối cao, việc gửi “sai địa chỉ” như thế làm vụ án chậm được giải quyết(?). Ô hay! Dân bị oan thì biết làm gì hơn việc chạy kêu khắp các cửa. Gửi VKS chậm quyết thì phải cầu cứu nơi khác, biết làm sao? Sao không nhân vụ này mà xem xét luôn cái nghĩa vụ tối thiểu là chuyển đơn đến “đúng địa chỉ” của các cơ quan nói trên?); tháng 7-2013 lại có đơn đến VKSND Tối cao, “mách” hung thủ vụ giết người này là Lý Nguyễn Chung. Chung ra đầu thú, vụ án mới sáng tỏ. Chắc chắn trong vụ án này, nếu không “mách” ra hung thủ, và nếu Chung không nhận tội, ông Chẩn vẫn ở tù. Vậy thì nghĩa vụ làm sáng tỏ vụ án, trừng phạt tội ác, bảo vệ công lý của cơ quan điều tra, VKS và tòa án để ở đâu?
*
Mười năm ở tù oan nghiệt. Làm sao tính hết nỗi đau gia đình tan nát, vợ con họ hàng nhục nhã ê chề vì chồng, cha, người thân mang án giết người? Là con liệt sĩ, ông Chấn cùng cả nhà lại càng đau.
Mười năm là quãng đời rất dài và quý giá của tuổi sung sức, ông Chấn bị tù oan ức. Dù nghiệt ngã và cay đắng, nỗi oan được giải muộn màng vẫn hơn không!
*
Có điều, tại cuộc họp báo ngày 5-11-2013, VKSND Tối cao cho biết, đã khởi tố Lý Nguyễn Chung về các tội “giết người” và “cướp tài sản”. Nhưng những kẻ đã đẩy ông Chấn vào tù một cách oan khiên nghiệt ngã – những điều tra viên ép cung, bức cung, dựng hiện trường giả, tạo chứng cứ giả - những kẻ chủ ý gây ra tội ác này (chứ không phải “khách quan như VKSND Tối cao nhận định hôm họp báo); những kiểm sát viên, thẩm phán quan liêu vô cảm và thiếu trách nhiệm - không thực hiện chức trách bảo vệ công lý thì vẫn chưa thấy pháp luật “sờ” tới.
Không lẽ, các điều luật “tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” (đ 293); “tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” (đ 294); “tội ra bản án trái pháp luật” (đ 295); “tội dùng nhục hình” (đ 298); “tội bức cung” (đ 299); “tội làm sai lệch hồ sơ vụ án” (đ 300)… trong chương XXII – Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật hình sự chỉ được biên soạn để “làm cảnh”?
V.V.T.
(Quê Choa)

Hà Nội giữ nguyên đánh giá về ông Diệm


Ông Diệm cùng Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Quarles tại Lầu Năm Góc hồi năm 1957

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói Chính quyền ở Việt Nam hiện nay giữa nguyên cách nhìn của họ về Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, 50 năm sau khi ông bị sát hại.

Nói chuyện với Nguyễn Hùng của BBC hôm 5/11, ông Dương Trung Quốc nói ông Diệm là "nhân vật có vị trí nhất định trong lịch sử hiện đại Việt Nam" nhưng nói thêm:

"Về quan điểm chính thống không có thay đổi gì trong sách giáo khoa hay các công trình nghiên cứu lịch sử.

"Tuy nhiên, tôi nghĩ trong nhận thức của những người làm công tác lịch sử, những nhà nghiên cứu lịch sử chắc cũng có những suy nghĩ.

"Dẫu sao với độ lùi thời gian 50 năm, những biến cố diễn ra trên đất nước Việt Nam nói chung và chính thể Việt Nam Cộng hòa nói riêng, cũng có thể người ta đưa ra được một vài suy nghĩ khác nhau."

Mặc dù vậy nhà nghiên cứu lịch sử có tiếng của Việt Nam nói hiện "chưa có đánh giá chính thức nào trên phương diện sử học chính thống" ở Việt Nam về ông Diệm.

"Cái vụ người ta cũng hay nhắc đến là câu chuyện đánh giá ông Diệm từ những câu chuyện còn mang tính chất chưa được xác thực," ông Quốc nói.

"Thí dụ đánh giá của cụ Hồ Chí Minh đối với ông Diệm chẳng hạn, thông qua một vài hồi ức của những nhân vật quốc tế ở trong Ủy hội Kiểm soát Đình chiến Đông Dương, người Ba Lan, người Ấn Độ chẳng hạn, cho rằng phải chăng cũng có một chủ nghĩa dân tộc, một chủ nghĩa yêu nước nào đó theo kiểu Ngô Đình Diệm chăng.

"Điều đó cũng có trong những suy nghĩ, trong những trao đổi của nhưng về quan điểm chính thống, theo tôi, hầu như chưa có thay đổi gì."

'Quyết liệt chống cộng'

Nói về các tài liệu giải mật của Hoa Kỳ đề cập tới chuyện ông Ngô Đình Nhu, cố vấn của ông Diệm, đã có những liên hệ bí mật với cộng sản trong đầu thập niên 60, ông Quốc cũng nói đã được nghe về những "gặp gỡ bí mật ở Tây Nguyên có liên quan tới vai trò của ông Ngô Đình Nhu."

Còn về đánh giá của miền Bắc liên quan tới Tổng thống John F. Kennedy, người có phần chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính ông Diệm cũng như sự can dự gia tăng của Hoa Kỳ ở Việt Nam, ông Dương Trung Quốc dẫn lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói với con trai của Tổng thống Kennedy hồi năm 1998:
"Ông Diệm cũng là người phát động 'Lấp sông Bến Hải, Bắc Tiến' trước cả khi ông Hồ Chí Minh tiến hành giải phóng miền Nam. Rõ ràng trách nhiệm liên quan tới Tổng tuyển cử, lẽ ra diễn ra sau hai năm ký Hiệp định Geneve, ông Diệm đã không chấp nhận."
Dương Trung Quốc
"Ông Tổng thống Kennedy là người đã trực tiếp dấn sâu cuộc chiến của Mỹ vào Việt Nam nhưng hình như khi ông nhận thức ra rằng đó là sai lầm thì ông cũng rơi vào cạm bẫy, cũng như một vụ ám sát..."

Ông Dương Trung Quốc bình luận thêm: "Có thể nói đây là một vấn đề của lịch sử và liên quan tới chính sách của Mỹ ở Việt Nam, và chắc chắn có mối liên hệ giữa cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Tổng thống Kennedy vào một thời điểm gần như sát nút nhau.

"Còn đánh giá lại giai đoạn lịch sử đó phải đặt trong bối cảnh chung và đương nhiên ông Diệm là người chống đối quyết liệt Chủ nghĩa Cộng sản.

"Ai cũng biết ông ấy là người kế thừa quan điểm của ông Bảo Đại là không ký kết vào Hiệp định Geneve.

"Và ông Diệm cũng là người phát động 'Lấp sông Bến Hải, Bắc Tiến' trước cả khi ông Hồ Chí Minh tiến hành giải phóng miền Nam.

"Rõ ràng trách nhiệm liên quan tới Tổng tuyển cử, lẽ ra diễn ra sau hai năm ký Hiệp định Geneve, ông Diệm đã không chấp nhận.

"Điều đó dễ hiểu thôi vì theo mọi đánh giá nếu cuộc Tổng tuyển cử diễn ra vào thời điểm đó thì ông Diệm sẽ thất bại."

Ông Quốc nhìn nhận rằng khi đó miền Bắc "vẫn còn hào quang của Điện Biên Phủ" trong khi "ông Diệm vẫn gắn bó với chế độ của ông Bảo Đại và gắn liền với thất bại của người Pháp ở Đông Dương."

"Cho dù ông Diệm đã chuyển sang dựa vào Mỹ là chính nhưng vào thời điểm đó ông Diệm chưa xác lập được vị thế chính trị, chưa có quá khứ để có thể tạo dựng được uy tín, ngoài việc ông ấy chống cộng," ông Quốc nói.

"...Tôi nhớ chủ trương Tổng tuyển cử, khi đó miền Bắc rất chủ động. Tôi có tài liệu nói rằng khi Hà Nội khánh thành Sân vận động Hàng Đẫy thì Chính phủ miền Bắc đã gửi thư đề nghị Chính phủ miền Nam cử một đội bóng đá ra thi đấu."

'Điểm tựa phản diện'

Trong phỏng vấn với BBC hôm 5/11, ông Dương Trung Quốc cũng đưa ra cách nhìn nhận của ông về nhân vật Ngô Đình Diệm:

"Đánh giá ông Ngô Đình Diệm thì phải đánh giá ông ấy là một chính khách, chính khách đã có mặt trong những hoạt động chính trị từ thời kỳ cuối của Triều đình nhà Nguyễn, trong Nội các của ông Bảo Đại, rồi trở thành người thành lập nền Cộng hòa đầu tiên dựa vào Mỹ và dựa vào chủ trương chống cộng.


Bà Trần Lệ Xuân và chồng bị xem là 'điểm tựa phản diện' của ông Diệm

"Cái thứ hai khi nói về ông Diệm không thể nói tới yếu tố gia đình trị và có những yếu tố không phải bản thân ông Diệm mà gia đình ông Diệm, thí dụ như bà Nhu chẳng hạn, ông Nhu chẳng hạn.

"[Họ] là chỗ dựa của ông Diệm và là những điểm tựa rất phản diện và mang lại những thất bại cho ông Diệm ở chính trường trong nước cũng như quốc tế.
"Đọc lại những văn kiện lịch sử lúc bây giờ thì rõ ràng rằng cái vụ thái độ ứng xử với Phật giáo là nguyên nhân trực tiếp, cũng như ứng xử của gia đình ông Diệm nó mang lại cái tất yếu là cuộc lật đổ và cái chết trực tiếp của ông Diệm thì gắn liền với diễn biến cụ thể mà thôi."

Ông Dương Trung Quốc nói chuyện chia hai miền nam, bắc luôn chỉ có ý nghĩa tạm thời và chuyện thống nhất hai miền theo Hiệp định Geneva là mục tiêu "cuối cùng" và "bất di bất dịch".

Ông cũng nóit thêm Cuộc chiến Đông Dương diễn ra cũng chỉ vì Pháp muốn tách miền Nam ra khỏi Việt Nam.

Theo sử gia này, miền Bắc luôn có mục tiêu "xuyên suốt" để thống nhất Việt Nam trong khi ở Việt Nam ông Diệm phải "ứng phó" với vua Bảo Đại, các phe phái khác nhau và phải chuyển chỗ dựa từ người Pháp sang người Mỹ.

"Miền Bắc không quan tâm nhiều tới vụ này, ngay cả thời điểm kỷ niệm 50 năm cuộc đảo chính và ông Diệm bị sát hại.

"Trước sau gì ông Diệm vẫn là lực lượng chống lại Hiệp định Geneva và chủ trương chia cắt lâu dài.

"Chúng ta ai cũng nhớ tới câu nói, mà sau này người ta có thể tìm cách biện hộ, là 'biên giới Hoa Kỳ kéo dài tới vĩ tuyến 17'.

"Đương nhiên đằng sau nó còn chủ nghĩa chống cộng và Luật 10-59 nữa.

"Trong quan điểm chính thống thì không có gì thay đổi cả. Chỉ có cùng với thời gian lịch sử người ta có thể đánh giá xem ông Diệm có một tinh thần dân tộc nào đó, được thể hiện bằng một cách nào đó, vào thời điểm đó hay không mà thôi.

Ông Quốc nói cũng cần nhìn những gì diễn ra cách đây 50 năm và hơn nữa trong bối cảnh thế giới phân cực rõ rệt và sự phân cực đó hiện diện ở khắp nơi, khiến các bên đều phải lựa chọn lấy "chỗ dựa".

Bắc và Nam Việt Nam, cùng với Bắc và Nam Triều Tiên và Đông Đức và Tây Đức đã trở thành ba "tiền đồn" của sự phân cực trên thế giới.

Nhưng ông cũng nói thêm: "Tôi nghĩ rằng người Việt Nam, dù miền bắc hay miền nam, kể cả ông Hồ Chí Minh hay ông Ngô Đình Diệm, thì trong cốt lõi của nó vẫn có tinh thần dân tộc.

"Chỉ có là tinh thần dân tộc được thực thi như thế nào trong vai trò lãnh đạo quốc gia của mỗi một giai đoạn chính trị mà thôi.

Chưa có 'nhu cầu'

Ông Quốc nói hiện tại ở Việt Nam chưa có nhu cầu tìm hiểu thêm về nền Đệ nhất Cộng hòa của ông Ngô Đình Diệm.

Hình ông Diệm trên Dinh Độc lập hồi đầu thập niên 60
Ông Diệm bị đảo chính và sát hại tròn 50 năm trước

"Theo tôi ở Việt Nam chủ yếu các lưu trữ liên quan tới nền Đệ nhất Cộng hòa nằm ở phía nam Việt Nam, nằm trong mấy kho lưu trữ.

"Cho đến bây giờ đó không phải là vấn đề quá nhạy cảm hay là người ta che giấu.

"Tôi nghĩ với những loại tư liệu ấy ở Việt Nam không phải là khó tiếp cận.

"Tuy nhiên người ta có cảm thấy nhu cầu nghiên cứu hay không, có nhu cầu hay không để đánh giá lại giai đoạn lịch sử đó, cái đấy tùy theo nhu cầu của những người làm sử.
"Vấn đề liên quan tới ông Diệm, ít nhất trong thời điểm này, chưa phải là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi người."
Dương Trung Quốc
"Khi viết lại lịch sử của thời kỳ này thì bây giờ cũng đã có một số thay đổi.

"Ví dụ trước kia gọi là 'ngụy' theo cái nghĩa là 'ngụy' không phải là một thực thể, không có một giá trị nào đó.

"Nhưng bây giờ người ta nhìn chế độ Việt Nam Cộng hòa một cách thực tế hơn bởi vì nó tác động tới các việc của quốc gia, thí dụ những vấn đề liên quan tới chủ quyền, liên quan tới quá trình phát triển của một bộ phận lãnh thổ rất quan trọng là phía nam Việt Nam.

"Cái nhận thức nó cũng thay đổi bắt nguồn từ nhu cầu của đời sống hiện tại này."

Ông nói "chính trị đòi hỏi phải khách quan" và "cùng với thời gian những vấn đề quá khứ càng chân thực hơn."

"Nhưng vấn đề liên quan tới ông Diệm, ít nhất trong thời điểm này, chưa phải là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi người," ông Quốc nói.

"Cho nên tôi cũng quan sát và thấy hầu như trong nước không có một động thái gì nghiên cứu sâu về cá nhân ông Diệm hay giai đoạn lịch sử này."
(BBC)

Giáo Hội Phật giáo VN Thống Nhất bị sách nhiễu, cản trở khi đi cứu trợ


Mới xuống xe đoàn bị bao vây, phong tỏa trong một khu vực rộng lớn bởi công an giao thông, công an mặc sắc phục và thường phục cộng với sự hỗ trợ của lực lượng dân phòng (Courtesy danchimviet)


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-11-06

Sau đợt thiên tai bão lũ tại khu vực miền Trung vừa qua, nhiều tổ chức và cá nhân tham gia góp phần cứu trợ cho những nạn nhân tại đó. Tuy nhiên, khi phái đoàn của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đến làm công tác từ thiện lại bị công an địa phương gây khó khăn.

Gia Minh hỏi chuyện Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ Thiện- Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất về những thông tin liên quan.

Trước hết hòa thượng Thích Không Tánh cho biết.

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Họ bắt ép phải đem về phường và cùng với Nhà nước đứng phân phối theo danh sách như thế nào đó. Bên chúng tôi không đồng ý. Khi bà con tụ lại tại địa điểm mình tổ chức phát quà, công an ép bà con phải về phường hết, không được ở tại điểm đó. Họ cũng ép phải đem hàng vào phường. Họ ép mình vào trong một hội trường của Nhà nước chung với Nhà nước để phân phối; nhưng chúng tôi nói quà này là của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không phải của Nhà nước; hơn nữa Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất độc lập nên không có sự kết hợp, hòa hợp hay hợp tác gì hết; hãy để chúng tôi được làm việc từ thiện một cách độc lập. Họ o ép nhưng chúng tôi giữ tinh thần đó nên đề nghị họ trả mì, gạo rồi đem ra một góc phường,chứ trong phải hội trường của Nhà nước và chúng tôi kêu gọi bà con, đồng bào là quà này của Giáo Hội Nhất chia xẻ với bà con. Cuối cùng bà con cũng ra và chúng tôi phát được số quà cứu trợ bão lụt đó đến cho bà con.
Họ bắt ép phải đem về phường và cùng với Nhà nước đứng phân phối theo danh sách như thế nào đó. Bên chúng tôi không đồng ý. Khi bà con tụ lại tại địa điểm mình tổ chức phát quà, công an ép bà con phải về phường hết, không được ở tại điểm đó.
Hòa Thượng Thích Không Tánh

Tình hình có khó khăn, cản ngại là đi đâu chúng tôi cũng bị công an đi theo giám sát

Gia Minh: Đây không phải lần đầu tiên Giáo Hội Phật giáo VN Thống Nhất đi làm từ thiện, vậy những lần trước có gặp khó khăn như lần này không?

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Hằng chục năm rồi, khi Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất đi đến đâu cứu trợ ( có những lần ra ngoài bắc Nghệ An, Thanh Hóa … bị bão lụt nặng), có những lần họ lấy luôn mì hay gạo đem về phường. Cuối cùng có quí vị ở hải ngoại lên tiếng hay sao đó khiến gây ảnh hưởng thế nào đó, họ lại đem quà, mì trả lại cho mình phát. Nhưng đi đâu họ cũng gây nhiều khó khăn, giám sát rất chặt chẽ. Nhiều lần vẫn bị ngăn cản, họ nói Giáo hội Thống Nhất bất hợp pháp…, yêu cầu Giáo hội phải hợp tác, phải đoàn kết cùng với Nhà nước.

Chúng tôi nói truyền thống của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất là dân lập, nó đã có từ lâu đời rồi. Chúng tôi không có thỏa hiệp, không có kết hợp với tổ chức chính trị hay chế độ nào bởi vì như thế mang tính cách tuyên truyền chính trị. Riêng về phần Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tức giáo hội do Nhà nước lập ra, thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc nên họ được Nhà nước hỗ trợ. Đối với chúng tôi hình như họ muốn triệt tiêu cho mất đi, nhưng quí Thầy, quí Hòa thượng trong Hội đồng cũng cố gắng để duy trì để giữ nền tảng của một tổ chức tôn giáo dân lập đã được truyền thừa bao nhiêu đời ở Việt Nam.
Có những lần họ lấy luôn mì hay gạo đem về phường. Cuối cùng có quí vị ở hải ngoại lên tiếng hay sao đó khiến gây ảnh hưởng thế nào đó, họ lại đem quà, mì trả lại cho mình phát. Nhưng đi đâu họ cũng gây nhiều khó khăn, giám sát rất chặt chẽ
Hòa Thượng Thích Không Tánh
Gia Minh: Hòa thượng cho biết gặp trở ngại như thế nhưng công tác từ thiện của Giáo hội vẫn phải được tiếp tục, phải không?

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Vẫn giữ tinh thần độc lập, vẫn giữ tinh thần truyền thống đó thôi. Nếu có được sự ủng hộ của quí ân nhân, Phật tử, cũng như quí Thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Thống Nhất hải ngoại, quí Thầy cũng cố gắng để đem các phần quà đến phát tận tay bà con, đồng bào bị thiên tai, bão lụt. Còn giao cho chính quyền hay giao cho Mặt Trận để Nhà nước làm, chúng tôi không đồng ý chuyện đó.

Gia Minh: Ngoài trường hợp đột xuất thiên tai, bão lụt như thế, còn có những trường hợp cuộc sống khó khăn thường xuyên thì công tác từ thiện giúp cho những người đó được triển khai thế nào?

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Cũng nhiều năm, thỉnh thoảng có vài ân nhân họ có lòng từ thiện, hảo tâm giúp đỡ về; thường thường chúng tôi hay cứu trợ cho các cháu bệnh nhi ung bướu. Các cháu bệnh nhi ung bướu bị ung thư nặng và đau khổ vì bị bệnh hành, đôi khi gửi quà chia sẽ đến cho các cháu. Đối với những anh em thương phế binh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Họ bị thương tật mất chân, mất tay, mù mắt, Giáo hội cố gắng chia xẻ, có tí nào chia xẻ tí nấy. Họ là thành phần không được chế độ chú ý đến nên phải sống âm thầm lặng lẽ, bán vé số, đôi khi xin ăn rất khổ. Nhưng khi Giáo hội chia xẻ cho những anh em đó thì bị Nhà nước cho rằng đó là bọn ngụy, bọn xấu. Chúng tôi có nói rằng họ đâu có gì đâu mà gọi là xấu hay ngụy; nếu quí vị không cho các Thầy làm việc từ thiện, nhân đạo; quí vị mới là ngụy, mới không có nhân đạo.
Những trường hợp như cô nhi-tử sĩ, mồ côi hay khuyết tật…, Nhà nước đều có tổ chức làm và họ lạc quyên, có quốc tế yểm trợ; nên việc đó mình (không tham gia); mình chỉ chiếu cố đến những tình cảnh nào bị bỏ rơi hoặc không ai chiếu cố thôi
Hòa Thượng Thích Không Tánh
Cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc cứu trợ cho những anh em thương phế binh VN Cộng Hòa. Còn những trường hợp như cô nhi-tử sĩ, mồ côi hay khuyết tật …, Nhà nước đều có tổ chức làm và họ lạc quyên, có quốc tế yểm trợ; nên việc đó mình (không tham gia); mình chỉ chiếu cố đến những tình cảnh nào bị bỏ rơi hoặc không ai chiếu cố thôi. Còn trường hợp bão lụt, khi nào có bão lụt Giáo hội cố gắng làm để giúp bà con vì trong hoàn cảnh ‘lá lành đùm lá rách’. Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có thể nói là ‘lá rách đùm lá nát’, nhưng chúng tôi cũng ráng.

Công an chính quyền chặn tôi nhiều lắm; đôi khi người ta xuyên tạc tôi nữa nói rằng lấy tiền cứu trợ để ăn chơi… khiến cho Phật tử cũng hoang mang. Thật tội nghiệp, nhưng chúng tôi cũng cố gắng để làm vậy thôi.

Gia Minh: Cám ơn Hòa Thượng.

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Cho tôi gửi lời cám ơn đối với toàn thể ân nhân ở hải ngoại mà có lòng hảo tâm nghĩ tưởng đến những tình cảnh đau thương để giúp đỡ. Nhân đây xin chân thành cảm nhận công đức.
A Di Đà Phật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét