Bùi Tín - Cây cảnh hay nền móng?
Tân Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
16.09.2013
Ngày 5/9/2013 vừa qua, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đã họp
để giới thiệu Chủ tịch mới là ông Nguyễn Thiện Nhân thay cho ông Huỳnh
Đảm nghỉ hưu.
Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo từ năm
2006, hiện là phó thủ tướng và mới được bầu vào Bộ Chính trị hồi tháng 5
năm nay. Ông chưa hề hoạt động trong Mặt trận, nhưng bỗng nhiên được Bộ
Chính trị phân công xuống hàng ngũ các quan chức của MTTQ để lập tức
được toàn Uỷ ban trung ương nhất trí 100% cử làm Chủ tịch MTTQ. Dân chủ
độc đảng là thế.
Theo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ngày 6/9, Ông Huỳnh Đảm đã phát biểu,
cho rằng việc nâng cấp chủ tịch Mặt trận thường là uỷ viên Trung ương
đảng lên cấp ủy viên Bộ Chính trị chứng tỏ đảng đã quan tâm đến Mặt trận
hơn trước. Nhưng dư luận lại cho rằng lãnh đạo đảng chỉ muốn nắm chặt
Mặt trận hơn nữa, lo ngại có nhiều phản biện, đối kháng trong Mặt trận.
Hiện tượng Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận là những biểu hiện như thế.
Ông Nguyễn Thiện Nhân đã quyết định rời bỏ chức vụ phó thủ tướng, vì
rằng nếu ông cứ tiếp tục làm phó thủ tướng kiêm Chủ tịch Mặt trận, thì
làm sao có thể hiểu là nâng cao vai trò và vị thế của Mặt trận.
Dư luận trong nước vẫn còn nhớ trong cuộc họp Trung ương đảng CS tháng
5/2013, ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, phó chủ tịch
quốc hội, đã được bầu bổ sung vào Bộ chính trị, trong khi 2 người được
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra sức giới thiệu và quảng cáo là Nguyễn
Bá Thanh và Vương Đình Huệ đã bị loại.
Ông Nguyễn Thiện Nhân là một trí thức được đào tạo ở nước Đức, khi làm
phó chủ tịch thành phố Sài Gòn đã có tiếng là hiền lành, ít có ý kiến,
tác phong của một nhân sỹ, như thân sinh của ông là Bác sỹ Nguyễn Thiện
Thành hồi xưa. Trong 4 năm làm bộ trưởng giáo dục, ông không tạo một ấn
tượng gì tốt về giáo dục, nếu không nói là chất lượng các cấp học đều
giảm sút, đạo đức học đường ngày càng suy đồi.
Cuộc chuyển giao quyền lực ở MTTQ ngày 5/9 vừa qua được đánh dấu bằng
một bài phát biểu nảy lửa của Giáo sư Tương Lai. Theo báo Đại Đoàn Kết
của MTTQ ngày 8/9 và một số báo mạng tự do, Gs Tương Lai là người cuối
cùng lên phát biểu.
Trước mặt Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tân chủ tịch Mặt trận Nguyễn
Thiện Nhân, Gs Tương Lai đã nêu câu hỏi về ý đồ của lãnh đạo đảng
trong việc thay đổi nhân sự này: Đảng muốn tiếp tục dùng Mặt trận làm đồ
trang sức, làm cây cảnh, hay thật lòng coi Mặt trận là một tổ chức phản
biện xây dựng rất cần thiết quý báu của xã hội dân sự đang lớn mạnh?
Ông nói: «Nếu đảng coi Mặt trận là cây cảnh thì cử 1 chứ có cử 10 ủy
viên Bộ Chính trị cũng thế thôi!»
Gs Tương Lai nhấn mạnh đảng phải biết ơn dân, dựa vào dân, hiểu thấu
nguyện vọng của dân, không được xa dân, quay lưng lại với dân, chớ có e
ngại xã hội dân sự. Dân mới chính là nền móng bền vững của chế độ. Ông
nói toạc ra trước toàn thể Ủy ban trung ương Mặt trận và ông chủ tịch
nước rằng «nếu các vị còn e ngại xã hội dân sự thì Mặt trận chỉ là cánh
tay kéo dài rất vô duyên của đảng».
Trong tháng 10 tới sẽ có cuộc họp Trung ương đảng lần thứ 8 (khóa XI) để
bàn về bản dự thảo Sửa đổi hiến pháp 1992 và Luật (sửa đổi) đất đai sẽ
được đưa ra thông qua tại cuộc họp quốc hội ngay sau đó khai mạc vào
ngày 21/10. Hai cuộc họp quan trọng này đang vấp phải sự phản biện quyết
liệt của giới trí thức tinh hoa của dân tộc, hội tụ trong nhóm 72 người
đề ra Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp, mở rộng thành một khối đông đảo
lên đến 14.785 trí tuệ và tấm lòng ký tên kiên quyết bác bỏ bản dự thảo
đã được Quốc hội thông qua. Giáo sư Tương Lai là một nhân vật nòng cốt
của «thất thập nhị hiền tài» và của khối gần 15 ngàn «ngôi sao phản
biện» nói trên. Đây sẽ là cuộc đối đầu quyết liệt giữa thủ cựu và đổi
mới, giữa giáo điều và sáng tạo, giữa ảo tưởng và thực tiễn, giữa quá
khứ và thời đại.
Đây là dịp tốt để Bộ Chính trị trả lời cho giới trí thức phản biện, cho
toàn xã hội được rõ, trong quyết định về bản Hiến pháp sửa đổi mới, đảng
coi ý dân kiến, nguyện vọng của dân là nền tảng hay lấy quyết định của
Ban Chấp hành Trung ương đảng và của Quốc hội với 90 % là đảng viên làm
nội dung cơ bản? Đây là dịp để lãnh đạo của đảng coi là Mặt trận là vật
trang sức, là cây cảnh hay là một nguồn tiếp sức về trí tuệ và tinh
thần, là nguồn cảm hứng chính trị làm giàu cho sự lãnh đạo của đảng, vì
lợi ích của dân tộc, của toàn dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín
là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của
Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa
Kỳ.
Từ Tiên Lãng đến Thái Bình
Nông dân chuẩn bị đất cho vụ lúa mới trên một cánh đồng ở một tỉnh phía Bắc, ảnh minh họa. (AFP photo)
Biến cố Mỹ Yên hiện giờ vẫn còn xôn xao công luận, khi – ngược dòng thời
gian hơn một năm về trước - tiếng súng hoa cải cảnh báo chứ không cố
sát của anh em Đòan Văn Vươn ở Tiên Lãng vẫn chưa nguôi trong lòng người
dân oan nói riêng và dư luận nói chung, thì hôm thứ Tư ngày 11 tháng 9
vừa rồi, tiếng súng cố sát Thái Bình của dân oan Đặng Ngọc Viết thảm
khốc hơn khi nhắm vào đầu 5 cán bộ tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP
Thái Bình khiến một người tử vong (tính cho tới thời điểm này), 3 người
trọng thương, một người bị bắn trượt; và kẻ sát nhân – cũng là nạn nhân –
sau đó tự sát. Như vậy là quê hương Thái Bình của Đặng Ngọc Viết – cũng
là quê hương của những nông dân cần cù một sương hai nắng “bán mặt cho
đất bán lưng cho trời” – nói theo lời blogger Võ Văn Tạo – “lại chẳng
‘thái bình’ !”.
Thủ phạm là Luật đất đai
Qua bài “Giá nào để cứu chuộc ?”, blogger Dân Nguyễn nhận thấy tiếng
súng Tiên Lãng phát từ “súng bắn chim săn thú” chỉ để “đánh động dư
luận” trong khi súng Thái Bình “kê vào đầu quan chức mà nhả đạn ” ngay
tại chốn công đường khiến người dân cắt nghĩa sự kiện này “rất ngắn gọn
và chính xác” rằng “tức nước vỡ bờ”, “Con giun xéo lắm cũng quằn” hay “
nơi nào có áp bức thì nơi đó có đấu tranh”…cho dù phía chính quyền
“tránh nói, tránh nghe tới” những cụm từ như vậy, mà chỉ có cái nhìn duy
nhất như “ tội phạm cực kỳ nguy hiểm, cực kỳ manh động…” mà thôi. Tác
giả Dân Nguyễn phân tích:
Dù thế nào thì hành động giết người cũng không thể được biện minh.
Nhưng khi nghe một vụ xả súng của kẻ tâm thần, người ta hết sức xót xa
thương tiếc những nạn nhân. Khi nghe tin một vụ đánh bom của bọn khủng
bố, người ta cũng dành tình cảm xót thương cho những nạn nhân, và căm
phẫn kẻ gây tội ác…Còn vụ nổ súng ở Thái Bình thì sao ? Xét đến cùng, kẻ
gây tội vừa là thủ phạm, lại vừa là nạn nhân. Hệt Chí Phèo, muốn làm
người lương thiện mà đâu có được! Đáng giận, nhưng cũng đáng thương! Thủ
phạm đích thực chính là cái Luật đất đai “Sở hữu toàn dân” kia. Bởi vì
bản chất của cái luật này, ai cũng thấy là “Sở hữu toàn quan”. Chừng nào
cái luật “Sở hữu toàn dân” trí trá kia chưa bị “bắt”, thì nó vẫn còn là
thủ phạm cực kỳ nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho toàn xã hội và
cho toàn dân…
Nhắc đến “sở hữu tòan dân”, nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên
tập báo Saigòn Giải phóng, cho đây là nguyên nhân của vấn đề:
Chừng nào cái luật “Sở hữu toàn dân” trí trá kia chưa bị “bắt”, thì nó
vẫn còn là thủ phạm cực kỳ nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho toàn
xã hội và cho toàn dân…
- Tác giả Dân Nguyễn
Luật lệ quy định đất đai là của toàn dân, chính là ở đó. Cái đó đã
tạo điều kiện tước đoạt đất của dân cho nên dân người ta mới phản ứng
như thế và phản ứng như thế là đúng. Muốn khắc phục phải thay đổi vấn đề
“đất đai là của toàn dân” phải bỏ cái đó mới được.
Blogger Phạm Đình Trọng nhấn mạnh rằng:
Chỉ có trả lại quyền sở hữu đất đai thiêng liêng của người dân, cho
người dân chứ không thể lấy cái quyền công hữu hóa đất đai là sở hữu
toàn dân để cướp đất của người ta được. Chỉ tạo điều kiện cho bọn quan
tham nó cướp đất của người dân và nó sẽ đẩy nhà nước này tới chỗ đối lập
với toàn bộ dân tộc Việt Nam chứ không phải chỉ mấy người nông dân mà
thôi đâu.
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ dân oan Đoàn Văn Vươn đang bị tù tội oan khuất trong “biến cố Tiên Lãng” cũng lên tiếng:
Bất công, không công bằng với người dân, họ bị dồn đến bước đường cùng nên mới bộc phát đến như thế !
Theo blogger Osin Huy Đức thì “Cái gọi là ‘chênh lệch địa tô’ mà những
người cộng sản đòi xóa bỏ đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa, đồng
thời, đẩy người dân tới ‘bước đường cùng’. Quả bom Đoàn Văn Vươn đã
không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh”.
Qua bài tựa đề “Những cái chết được báo trước”, blogger Thùy Linh cũng
lưu ý rằng “Tiếng súng hoa cải của anh em Đoàn Văn Vươn hầu như không
tưới tẩm một chút ân hận, một chút nghĩ lại, một chút thay đổi…của chính
quyền. Kẻ xua quân đi cướp bóc dân thì ngồi ở vị trí điều tra và quan
tòa. Và sau đó họ được tưởng thưởng bằng cái lon tướng với sự hả hê”.
Theo nhà văn Thùy Linh thì “Chưa khi nào mùi tử khí phả vào chúng ta
với những đau đớn, nghẹn ngào lẫn phẫn uất, một cuộc sống được gọi là
thời bình, được cho là ‘dân chủ gấp vạn lần’ tư bản; được coi là ‘đang
bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt’; được rao giảng là một một
nhà nước “vì dân, do dân, của dân”…Nhưng, nhà văn Thùy Linh báo động,
“Nhiều năm rồi người ta không còn xa lạ với đoàn đoàn lũ lũ dân oan
khiếu kiện đất đai trôi nổi, vật vờ khắp các thành phố nhỏ, to. Tiếng
kêu của những kẻ bần cùng rơi vào một hố đen quyền lực, thăm thẳm những
mưu mô, toan tính bằng một thái độ cương quyết, tàn bạo, lạnh
lùng...Thậm chí những dân oan còn bị chính quyền xua đuổi, trấn áp, kể
cả những ai muốn giúp đỡ họ. Phía trước là một tương lai không lối
thoát. Phía sau là sự dồn đuổi, cướp bóc của bạo quyền. Họ đi về đâu ?”.
Blogger Lê Diễn Đức thì thấy “rõ ràng là có gì khuất tất” gây nên cảnh
bất công ngoài sức chịu đựng của dân oan, dồn họ vào bước đường cùng thì
mới “nảy sinh ra hành động trả thù khốc liệt như thế”. Qua bài “Tiếng
gọi từ cái chết”, blogger Lê Diễn Đức cho biết:
Chúng ta đã từng chứng kiến sự bất công này khắp ba miền Trung Nam
Bắc suốt hơn hai thập niên qua. Cảnh nông dân ăn nằm vật vã nơi vỉa hè,
công viên để khiếu kiện đất đai trở thành bức tranh thường lệ. Bi kịch
như nông dân Vụ Bản đeo khăn tang, nông dân Dương Nội bày biện âm binh
để đòi đất và giữ đất. Biết bao bà mẹ Việt Nam cầm những tấm bằng "Tổ
quốc ghi công" lê lết tìm đến các cơ quan công quyền với tờ đơn khiếu
nại trong vô vọng và bất lực. Người ta đã phải khoả thân để chống đối
như hai mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ, phải tự thiêu như bà Đinh Thị
Kim Liêng, phải nổ súng để bảo vệ thành quả mồ hôi nước mắt của mình như
Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng, Hải Phòng...Tiếng súng Đòan Văn Vươn vì
không chết nên anh phải chịu bản án 5 năm tù. Anh Viết không muốn thế.
Anh chọn cái chết !
Những cái chết được báo trước
Một thanh niên đi ngang một dự án xây dựng tại Hà Nội hôm 24/4/2009, ảnh minh họa. AFP photo
Khi viết về “Những cái chết được báo trước”, nhà văn Thùy Linh cũng
không quên nhắc tới “ thêm một trường hợp đau lòng” xảy ra ở Lâm Đồng,
nơi dân oan Phạm Anh Nam tự tử vào tháng 10 năm 2011 mà mãi đến đầu năm
2013 này người ta mới biết cái chết oan khuất đó khi con gái ông, cô
Phạm Thị Anh Kiều, mang di ảnh của cha ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng kêu
oan cho thân phụ, với lá thư tuyệt mệnh mà dân oan đau khổ ấy để lại cho
vợ con ông – nguyên văn - rằng “Anh rất thương em và các con. Nhưng vì
hạnh phúc cho nhiều gia đình, anh phải đòi công lý”. Đó là chưa kể, nói
theo lời blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh, cụ dân oan Hà Thị Nhung “gửi lại
linh hồn mình nơi vườn hoa Lý Tự Trọng để đưa cái xác vô hồn về lại quê
hương sau bao năm kiếm ăn lần hồi bằng nhặt rác để đi kiện, sau bao năm
chạy tán loạn khi thấy công an hoặc côn đồ khủng bố ngày đêm”.
Nhà văn Thùy Linh nêu lên câu hỏi rằng thế còn trường hợp Đặng Ngọc Viết
– vẫn liên quan đến chuyện đất đai, giải tỏa, đền bù - thì sao ? Nhà
văn nhận thấy Đặng Ngọc Viết không còn bất cứ hy vọng, sự cảm thông,
đối thọai, công lý ở “những người khoát áo chính quyền” khi mọi ngôn từ
không còn tác dụng, muốn đối thọai không ai lắng nghe, mọi ngả sống bị
bít lối…Nhưng, blogger Thùy Linh nhấn mạnh, “ngôn từ tắt tiếng không có
nghĩa là sự im lặng…”. Và “Cái chết được báo trước” của Đặng Ngọc Viết,
theo nhà văn Thùy Linh, thể hiện qua “Cái cách Viết chuẩn bị ảnh thờ cho
mình, nói lời tạm biệt với cha già bệnh tật trước lúc ra đi, quì trước
tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sám hối hay cầu xin vãng sanh chỉ ít giây tự
bắn vào ngực mình…như một bi tráng ca thời đại”.
Qua bài “Chết ngay và chết từ từ”, nhà văn Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh
rằng có một vấn đề còn lớn hơn cả vụ án mạng này, đó là giới cầm quyền
không chỉ điều tra về phía người gây án, vì đây là điều tất nhiên, mà họ
cần phải “điều tra nguyên nhân gây án, điều tra những người bị hại”.
“Trưởng thôn Khoai Lang” Nguyễn Quang Vinh nhận xét:
Không đi tới tận cùng nguyên nhân, chỉ xét về một phía đối tượng gây án
đã chết mà đình chỉ vụ án thì lại dung dưỡng cho những ẩn họa đối kháng
gây bất ổn xã hội.
- Nguyễn Quang Vinh
Theo thông tin ban đầu công an Thái Bình nói với báo chí, nguyên nhân
gây án có liên quan đến việc giá cả, phương thức, hành xử đền bù giải
phóng mặt bằng giữa gia đình Viết và một số gia đình khác với chính
quyền. Mâu thuẫn tới mức nào để sinh án mạng như thế, mà lại án mạng
ngay tại cơ quan nhà nước. Bỏ qua nguyên nhân này, chỉ căn cứ vào đối
tượng đã chết để đình chỉ điều tra là vội vàng. Phải khởi tố vụ án mới
có đủ thực quyền và sức mạnh để truy đến cùng nguyên nhân. Nếu có chuyện
chính quyền ép dân, chính quyền không tuân thủ quy định pháp luật trong
đền bù đất hoặc tiêu cực thì phải xử lý nghiêm những người đại diện
chính quyền làm việc này. Không đi tới tận cùng nguyên nhân, chỉ xét về
một phía đối tượng gây án đã chết mà đình chỉ vụ án thì lại dung dưỡng
cho những ẩn họa đối kháng gây bất ổn xã hội.
Sau cùng, nhà văn Thùy Linh “Cầu cho những hương hồn mệt mỏi nơi trần
thế như ông Nguyễn Anh Nam, Đặng Ngọc Viết được siêu sanh. Vì họ đã trả
nợ bởi chính cái chết của mình…Bởi những kẻ đáng bị xử án trước những
cái chết như thế này vẫn sống nhởn nhơ và ‘giương cao ngọn cờ bách chiến
bách thắng’ - một ‘chiến thắng’ trước cái chết của người dân mà họ làm
‘đại diện’…”.
Nhà báo Lê Diễn Đức thì “xin thắp nén nhang cho con người bất hạnh Đặng
Ngọc Viết”, blogger Dân Nguyễn “Xin cắm một nén nhang lên mộ Viết, một
người vốn dĩ hiền lành trên quê lúa Thái Bình”. Còn cư dân mạng Trương
Ba Không bày tỏ nỗi buồn rằng:
Mình đã khóc khi đọc 6 bài báo về một chủ đề. Khóc âm thầm cho những
nỗi đau riêng của những kiếp người kém may mắn… nhưng khi chợt biết anh
Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau khi xả súng vào một nhóm quan chức địa
phương Thái Bình, thì mình đã khóc oà thành tiếng cho nỗi đau của cả một
xã hội loạn.
Thanh Quang, phóng viên
RFA
2013-09-16
Hạ Đình Nguyên - Quỹ đất, Quỷ đất và bảy phát súng colt của Đặng Ngọc Viết
Bênh vực kẻ giết người là điều trái đạo lý và ngược pháp luật. Kết án kẻ giết người – đã chết – là thừa.
Nói xấu, bôi nhọ thì vô liêm sỉ.
Đặng Ngọc Viết đã tự mình giải quyết dứt điểm, trọn vẹn suốt cả quy trình.
Khi khởi sự ra đi, anh không quan tâm đến một lời phán xử của bất cứ ai.
Anh biết rõ nguyên nhân anh hành động, biết cách hành động, và hiểu rõ
hậu quả của hành động, cả cách giải quyết hậu quả ấy, bằng hai phát súng
cuối cùng cho mình.
Khi gặp nỗi bất bình tột độ, người dân Bắc Triều Tiên có thói quen phản
ứng bằng cách “khóc tập thể” khi gặp mặt lãnh tụ; người dân Tây Tạng có
truyền thống chọn “tự thiêu”. Còn ở Việt Nam thì có nhiều cách, có cách
của Vươn, của Văn Giang,… và bây giờ là cách của Viết.
Hai giờ chiều ngày 11-9, đúng ngày nước Mỹ bị khủng bố cách đây 12 năm,
một người đàn ông tuổi trung niên, vào tòa nhà Ủy ban Nhân dân thành phố
Thái Bình, gởi xe rồi đi tìm Văn phòng của “Trung tâm Phát triển Quỹ
đất”.
Bước vào văn phòng Trung tâm, thấy ba người đàn ông đang ngồi, anh ta hỏi người ngồi gần nhất (Phó Giám đốc Dũng):
- Ông Giám đốc Tư đâu?
- Tìm gặp Giám đốc có việc gì? – Người ấy hỏi lại.
Không trả lời, với một vẻ thản nhiên, như thực thi một sứ mệnh, người
đàn ông đưa tay vào túi, lấy ra khẩu súng, bắn thẳng vào đầu người vừa
hỏi. Hai người ngồi cạnh bất động, không kịp một phản ứng nào, liền nhận
ngay lập tức mỗi người một phát vào đầu. (các cán bộ Xuân và Dương). Ba
người liên tiếp đổ gập xuống. Bước ra khỏi phòng, Đặng Ngọc Viết chuyển
sang phòng bên cạnh, bắn một phát ngay vào đầu người vừa xuất hiện (cán
bộ Cương). Bà Phó Giám đốc Lan Anh kinh hoàng lao vội xuống gầm bàn để
trốn. Một phát nữa sượt qua mang tai.
Năm phát súng đã gây sự náo loạn. Người ta nhốn nháo chạy ùa ra khỏi
phòng, thấy kẻ “sát thủ” bước nhanh qua sân, tay cầm khẩu colt, họ vội
vàng lao ngược về phòng, đóng cửa lại. Sát thủ ra lấy xe và đi mất, để
lại đằng sau một hiện trường tang tóc, mặc cho cái Trung tâm Phát triển
“QUỶ” đất – một loại quỷ của đất – và một câu hỏi duy nhất còn đọng lại
tiếng vang “Giám đốc Tư đâu?”.
Bây giờ, có lẽ Giám đốc Tư đã hiện diện lành lặn, cùng các nạn nhân:
- Vũ Ngọc Dũng, Phó Giám đốc, bị bắn vào đầu.
- Phạm Thị Lan Anh, Phó Giám đốc, bị bắn sượt mang tai.
- Nguyễn Thanh Dương, cán bộ, bị bắn xuyên mắt phải.
- Vũ Công Cương, cán bộ, bị bắn vào đầu.
- Bùi Đức Xuân, cán bộ, bị bắn vào đầu.
Buổi chiều cùng ngày, Đặng Ngọc Viết cỡi xe về đến quê nhà, xã Trà
Giang, huyện Kế Xương, tỉnh Thái Bình. Tắm rửa xong, anh đi bộ ra chùa
Đông Sơn, một ngôi chùa trong làng. Anh chuyện trò cùng mấy người Phật
tử. Sau này, người ta mô tả, anh là người hiền lành, nói ít. Anh có bày
tỏ vài lời bất bình về việc đền bù giải tỏa. Khoảng 5 giờ chiều, anh
nghe bụng đói, lại đến giờ ăn, anh xin một bát cơm chay. Ăn xong, anh
thong thả ra tượng đài Phật Quán Thế Âm, đi quanh nhiều vòng rồi ngồi
lại ở chân đài. Hơn 6 giờ, trong không gian tĩnh lặng, người ta nghe hai
phát súng nổ. Hai phát súng tự bắn vào ngực mình.
Đặng Ngọc Viết không phải là một sát thủ chuyên nghiệp nhận giết thuê vì
tiền, không phải là chiến sĩ Hồi giáo chiến đấu vì Allah, càng không
phải là người của “thế lực thù địch” từ Mỹ hay Trung Quốc cử sang. Viết
giết người vì lý do gì?
Bảy phát súng nổ, tuy diễn ra ngắn ngủi nhưng có vọng âm xa, sâu lắng,
làm cho lương tâm con người trở nên ray rứt. Ranh giới rất là mong manh
giữa trái và phải, giữa lương thiện và bất lương, gây nên những cảm xúc
nhiều chiều, trái ngược, lại có phần “phi pháp”. Hẳn nhiên Đặng Ngọc
Viết là kẻ giết người, nhưng còn điều gì đó khác, và hơn thế nhiều. Và
cả những nạn nhân đáng ngờ kia, nếu không phải thủ ác, thì cũng là vô
tình tham gia cái ác?
“Phát triển quỹ đất”, đất đâu mà phát triển? Bờ rạch, bờ sông, hẻm núi,
bưng biền đều có bàn tay người dân nâng niu, khai phá, tô bồi từ lâu mà
có, nói chi tới đồng ruộng vườn tược… Phát triển là bành trướng, thu
tóm, gom lại cho nhiều, tích lũy lại thành quỹ riêng cho mình – là những
nhóm người đang nắm quyền lực trong tay, dưới sự lãnh đạo toàn diện của
Đảng Cộng sản. Đó là sự giành giật, cướp đoạt trắng trợn, lõa lồ, dưới
một hệ thống từ ngữ có tính chất ma thuật.
Viết lạnh lùng bắn vào đầu năm con người không quen biết, nói chi tới
thù hận riêng tư! Viết tìm ông Giám đốc Tư, nhưng thực chất không nhất
thiết phải đi tìm cái hình hài cụ thể của Giám đốc Tư. Tất cả chỉ là
biểu tượng với nhiều tầng nấc. Đích thực, cái mà anh ta nhắm đến thì lại
vô hình vô dạng. Nó nằm trên những con chữ vô tri, lạnh lùng mà đẫm máu
trên các trang giấy. Ai mà đi ném bom hay đặt mìn vào trang giấy, họa
điên sao? Đó là những cụm từ làm ứa máu, sôi gan người dân bao năm qua:
“giải phóng mặt bằng”, “đền bù giải tỏa”, “quy hoạch”, “phát triển”,
“tích lũy”…. Đó là sản phẩm của cái tiền đề “đất đai là của toàn dân”.
“Toàn dân” là một từ ngữ trống không, do đó những người nhân danh là
“đầy tớ” tha hồ hành xử kiểu ma thuật. Từ đó, quỹ đất đã trở thành quỷ
đất. Chúng sống bằng đất, ăn đất, thở đất, phương phi bằng đất, trơn
láng bằng đất, hãnh tiến, tự tin, hây hây uy quyền, uy nghi cũng bằng
đất. Chúng đang tiếp tục hoành hành như một trận dịch.
Nhưng những cái đầu nào là chủ nhân đích thực của các con chữ nói trên?
Nó nằm ngoài tầm với của sức lực và bàn tay Viết, nhưng không phải là
ngoài tầm nhìn và sự hiểu biết. Viết là một con người bình thường khỏe
mạnh, chưa có tiền án tiền sự, đã nhiều lần đi tìm cái sống bằng “xuất
khẩu lao động” sang Nga. Anh ta biết đi đây đi đó. Hẳn là biết chuyện
Đoàn Văn Vươn, chỉ bắn súng hoa cải cho vơi nổi giận, được nhân dân cả
nước ủng hộ, song không thoát khỏi cảnh tù đày, và ông Đại tá Ca – kẻ
chỉ huy cuộc tấn công “có thể viết thành sách” – lên Tướng. Hẳn cũng
biết những đoàn người đấu tranh giữ đất, đòi đất, khiếu kiện ôn hòa, lê
lết rồng rắn hàng năm trời ở các đường phố Hà Nội, Sài Gòn, ăn đường ngủ
bụi, màn trời chiếu đất ở các công viên, bị “côn đồ” hành hung, v.v.
chẳng đem lại một hiệu quả nào. Viết cũng trải qua những tích lũy nội
tâm về hoàn cảnh gia đình, trong cái đất nước đang rất tiến lên này. Mẹ
đã mất, cha là cựu chiến binh nằm bại liệt nhiều năm, người anh mang
bệnh chất độc màu da cam, vợ li dị sang Nga sinh sống, hai đứa con nhỏ
gởi bên ngoại vì không đủ sức nuôi… Bây giờ thì đến lượt bọn “quỷ đất”
há mồm vồ anh! Có lẽ trái tim của Viết đã đến độ đầy lên, và anh ta hành
động. Và anh đã hành động theo cách triệt để, tận cùng.
Thông tin cho biết, Viết thản nhiên nhận tiền “đền bù”. Anh vào Sài Gòn
một chuyến, rồi quay về. Một tuần sau, sự kiện ngày 11-9 đã diễn ra!
Năm nạn nhân đã chịu thay cho ông Giám đốc Tư may mắn. Giám đốc Tư lại
là một biểu kiến cho cái “phát triển quỷ đất” trên khắp nước.
Chuyện hãy còn dài.
Sẽ có bao nhiêu Viết trong nhân dân, khi mà mệnh lệnh “đất đai là của
toàn dân” còn tiếp tục được ban ra theo cách “kiên định”? Một con người
bình thường, bỗng dưng trở nên chuyên nghiệp, tỉnh táo và dứt khoát,
hành động như một tay sát thủ có đẳng cấp.
Đáng tiếc và đáng thương cho một dòng máu đã chảy!
Bao giờ thì hết bọn quỷ đất?
Câu trả lời này dành cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng chắc
chắn dân Việt không có tập quán “khóc tập thể” khi gặp Ngài Lãnh tụ!
Hạ Đình Nguyên
14-9-2013
(BVN)
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
|
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999 |
Vấn đề biên giới lãnh thổ giữa
Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và tranh cãi trong dư
luận người Việt trong và ngoài Việt Nam.
Cho đến hôm nay, Hiệp ước Biên giới trên đất liền được hai nước ký năm 1999 vẫn gây ý kiến trái ngược.
Một nhà nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông,
Dương Danh Huy, mới đây gửi cho BBC bài viết về chính sách thông tin của
Việt Nam liên quan biên giới lãnh thổ và ranh giới biển. Bài viết đặt
ra một số câu hỏi cho Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu trưởng ban Biên giới
Chính phủ Việt Nam, sau khi ông Trục, trên báo Việt Nam, kể lại những
năm đàm phán biên giới với Trung Quốc.
Khi được Lê Quỳnh của BBC liên lạc, ông Trần
Công Trục đồng ý trả lời những "băn khoăn" về cuộc đàm phán biên giới
trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Xin giới thiệu với quý vị hai bài viết muốn giải
đáp thêm các câu hỏi về quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới,
lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ý kiến ông Dương Danh HuyÝ kiến ông Trần Công TrụcCho đến nay vẫn có có nhiều ý
kiến khác nhau về tính công bằng của hai hiệp định Việt-Trung về ranh
giới trên bộ và về vịnh Bắc Bộ được ký vào năm 1999 và 2000.Mới đây, trả lời phỏng vấn trên báo
Giáo dục Việt Nam về hai hiệp định này, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng
ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói:
“Điều đáng nói là không chỉ dư luận
người dân mà ngay cả những người làm công tác nghiên cứu, các nhà khoa
học lẫn những nhà quản lý, lãnh đạo vẫn còn nhiều người mơ hồ, lăn tăn
về chuyện này. Thậm chí có người suy đoán “chắc là dư luận nói đúng” bởi
vì họ nghĩ Việt Nam là nước nhỏ, nước yếu ở cạnh một nước mạnh, nước
lớn như TQ thì phải có sự nhượng bộ không thể tránh khi đàm phán tranh
chấp biên giới, lãnh thổ.”Điều TS Trần Công Trục nói đến là do
một khuyết điểm cơ bản trong chính sách của Việt Nam về thông tin liên
quan đến biên giới lãnh thổ và ranh giới biển.
Trấn an?
Nếu Việt Nam công bố minh bạch và đầy
đủ thông tin thì đã không có nhiều người làm công tác nghiên cứu, nhà
khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo “mơ hồ, lăn tăn” về các hiệp định lãnh
thổ và biển, mà dư luận người dân cũng đã đỡ xôn xao. Thông tin đó không
thể dựa trên việc quan chức hé ra một phần, không thể được thay thế
bằng thông tin hành lang, hay những lời khẳng định, trấn an. Ngược lại,
Việt Nam phải có chính sách cung cấp cho nhân dân thông tin chính thức,
minh bạch và đầy đủ, theo tư duy 3C, “Công khai, Công luận, Công pháp
quốc tế”.
"Cho
tới nay, mặc dù tọa độ của các cột mốc đã được công bố, vẫn chưa có
thông tin đầy đủ và minh bạch về cuộc đàm phán dẫn đến chúng."
Không thể bác bỏ những suy đoán mà TS
Trần Công Trục đề cập đến, hay những suy đoán khác, bằng những lời phủ
định “chay”. Để bác bỏ chúng, cần công bố những thông tin như: trong đàm
phán Việt Nam đã đòi gì, Trung Quốc đã đòi gì, mỗi bên đã đưa ra dẫn
chứng và lập luận gì cho yêu sách của mình, và cuối cùng mỗi bên được gì
với lý do gì. Người quan tâm sẽ dùng những thông tin đó để đánh giá giá
trị pháp lý của chứng cứ của mỗi bên và tính công bằng của thỏa hiệp.
Nếu thay thế những thông tin đó bằng
những lời trấn an thì nhân dân không thể biết có bên nào đã ngang ngược
hay không, và bên kia có đã đành phải chấp nhận hay không; họ chỉ có thể
lựa chọn giữa có tin lời trấn an hay không. Lãnh thổ là của nhân dân
cho nên họ phải được hơn như thế: họ phải được có thông tin về đàm phán
lãnh thổ và biển. Các lời khẳng định, các lời trấn an, tin hành lang và
tin đồn là không đáp ứng đủ quyền được biết của nhân dân.
Nhưng cho tới nay, mặc dù tọa độ của
các cột mốc đã được công bố, vẫn chưa có thông tin đầy đủ và minh bạch
về cuộc đàm phán dẫn đến chúng.
Khu vực Núi ĐấtMột thí dụ là khu vực Núi Đất, mà Trung
Quốc gọi là Lão Sơn và đánh chiếm vào tháng 4 năm 1984. Vào tháng 7 năm
1984 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mở chiến dịch kéo dài nhiều năm,
chiến đấu quyết liệt để giành lại những vùng bị Trung Quốc chiếm đóng.
Với xương máu của rất nhiều người lính, Việt Nam đã giành lại được nhiều
phần.
Trên bàn đàm phán, Việt Nam cũng đã
giành lại được một số mỏm núi. Theo thông tin không chính thức từ phía
Trung Quốc và phía Việt Nam thì có một mỏm có vẻ như cả hai bên không
chối cãi là của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã xây nghĩa trang quân đội
trên đó và họ chủ trương là khu vực nghĩa trang là bất khả xâm phạm.
|
Việt Nam có cuộc chiến biên giới với Trung Quốc tháng Hai 1979 |
Có việc đó hay không? Nếu có thì vì ly
do nào mà Việt Nam đã chấp nhận? Vì nhân đạo và địa chính trị, hay vì
không có đủ chứng cứ pháp lý, hay lý do nào khác? Tại sao thông tin
không được công bố?
Vịnh Bắc Bộ
Một thí dụ khác là ranh giới trong vịnh
Bắc Bộ. Ban đầu Việt Nam chủ trương kéo dài đường phân định trong Hiệp
định Pháp-Thanh 1887 để chia cả lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền
kinh tế bên ngoài 12 hải lý, nhưng Trung Quốc đã không chấp nhận. Sau đó
Việt Nam chủ trương chia theo luật quốc tế về phân định biển. Theo tài
liệu đã công bố của nhân viên nhà nước có chức năng thì Trung Quốc chủ
trương chia đều 50:50, không cần đến lập luận pháp lý. Cuối cùng hai bên
đã thỏa hiệp bằng tỷ lệ 53:47 nghiêng về Việt Nam.
"Điều
quan trọng ở đây là phải có thông tin chính thức và có tranh luận khoa
học, duy lý. Đó cũng là nguyên tắc chung cho việc nhận định về các hiệp
đinh biên giới, ranh giới."
Theo bản đồ độ phân giải cao thì nhiều
điểm trong đường phân định vùng đặc quyền kinh tế trong vịnh Bắc Bộ nằm
gần lãnh thổ Việt Nam hơn lãnh thổ Trung Quốc. Nổi bật nhất là điểm 17
nằm gần bờ biển Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 50 km, và điểm 14 nằm gần
bờ biển Nam Định hơn đảo Hải Nam khoảng 37 km. Trong khi đó, không có
điểm nào nằm gần lãnh thổ Trung Quốc hơn lãnh thổ Việt Nam. Nếu lấy một
đường trung tuyến nào đó làm chuẩn (có thể có vài đường trung tuyến khác
nhau đều tương đối hợp lý) thì có thể nói là Việt Nam được ít hơn đường
trung tuyến ít nhất là nhiều trăm cây số vuông.
Vì vậy, mặc dù lời phê phán rằng Hiệp
Định Pháp-Thanh 1887 đã chia toàn bộ vịnh Bắc Bộ là lời phê phán không
hợp lý, nhưng quan điểm chính thức của Việt Nam, rằng Hiệp Định vịnh Bắc
Bộ 2000 là công bằng, cũng là quan điểm chưa thuyết phục.
Có thể cho rằng hiệp định đó là đại
khái công bằng ở một mức nào đó, nhưng mức đó có là công bằng đủ hay
không thì là điều có thể tranh luận. Trong tranh luận đó, thể có người
cho rằng trước một Trung Quốc vừa mạnh, vừa tham, bất chấp luật quốc tế,
thì việc Việt Nam đạt được mức công bằng đó là khá rồi, và có thể có
người có quan điểm ngược lại.
Cũng có thể có người cho rằng việc được
ít hơn đường trung tuyến đó là giá phải chăng cho việc có một ranh giới
ổn định trong vịnh Bắc Bộ, và có thể có người có quan điểm ngược lại.
Điều quan trọng ở đây là phải có thông
tin chính thức và có tranh luận khoa học, duy lý. Đó cũng là nguyên tắc
chung cho việc nhận định về các hiệp đinh biên giới, ranh giới.
(BBC)
Truy tố Đinh Nguyên Kha tội danh khủng bố theo điều 230a Bộ Luật Hình Sự
Hai giờ chiều nay (16-9-2013) Luật sư Nguyễn Văn Miếng đã gặp Đinh Nguyên Kha trong trại giam.
Kha nói rằng đã nhận cáo trạng của VKS tỉnh Long An, cáo trạng truy tố
Kha tội danh khủng bố vào khoản 1, tức là từ chung thân đến tử hình.
Luật Sư qua Tòa án tỉnh LA nộp đơn xin bào chữa cho Kha để được lấy cáo trạng, nhưng họ chỉ đưa giấy hẹn.
ĐÂY LÀ BIÊN BẢN TẠM GIỮ ĐỒ VẬT NGÀY (16-10-2012) TỨC LÀ 5 NGÀY SAU KHI KHA BỊ BẮT.
VÀ ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH BẾP LÒ MÀ KHA ĐÃ LÀM BỂ KHI THỬ PHÁO. XIN BÀ CON HÃY CÔNG TÂM MÀ PHÁN XÉT.
CHÁU KHA CON MÌNH CÓ THỂ CHẾ ĐƯỢC BOM KHI MUA NHỮNG HÓA CHẤT Ở CHỢ KIM BIÊN HAY KHÔNG.
Điều 230a Bộ Luật Hình Sự: Tội khủng bố
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm
phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức,
cá nhân, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc
chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt
tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy
định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng đã gửi đơn kiến nghị yêu cầu thả Đinh Nhật Uy:
(
FB Kim Liên (Mẹ Uyên Kha))
'Vụ Nicotex, bà con Thanh Hóa phải quyết tâm'
Đây là ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia
TP.HCM người trợ giúp pháp lý cho 1.000 nông dân Thanh Hóa trong vụ Công
ty Nicotex Thái Thanh chôn chất thải độc hại gây ô nhiễm.
Sai phạm đã rõ nhưng...
Thưa luật sự Hậu, cơ duyên nào khiến anh ở TP.HCM lại đồng hành cùng
hàng ngàn người dân Thanh Hóa là nạn nhân của vụ chôn chất thải độc hại,
ở cách xa anh hơn 1.000 cây số?
Bà con nói, biết tôi đã từng giúp đỡ nông dân Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM
kiện Công ty Vedan lén lút xả chất thải ra sông Thị Vải gây thiệt hại
cho họ. Bà con hỏi: "Chúng tôi bị thiệt hại nghiêm trọng cả về sản xuất
và sức khỏe, có thể kiện đòi bồi thường được không? Tôi đã bay ra Hà
Nội, tiếp xúc với bà con và trả lời : "Nếu đồng lòng, nếu quyết tâm thì
sẽ được!".
Có thật sự anh tự tin như vậy không?
(Suy nghĩ) - Nói thật, không phải đơn giản là với chứng cứ rõ ràng, hành
vi gian dối vi phạm pháp luật trắng trợn như vậy là bà con Thanh Hóa có
thể dễ dàng đòi bồi thường được đâu. Phức tạp lắm! Cho nên tôi nói
"phải quyết tâm..." là vậy.
|
Luật sư Nguyễn Văn Hậu |
Đến lúc này, anh đã nắm bắt được những sai phạm của Nicotex Thanh Thái đến đâu?
Tổng cục Cảnh sát môi trường và Tổng cục Môi trường đã vào cuộc. Sai
phạm của Công ty Nicotex Thái Thanh thì đã rõ, báo chí đã phản ánh nhiều
và chi tiết.
Về pháp luật, có thể tóm tắt thế này. Theo pháp luật, khi sử dụng chất
độc hại nguy hiểm thì phải có báo cáo tác động môi trường và phải được
phê duyệt, phải được giám sát từ 2 đến 4 lần/năm.
Theo luật hóa chất, cơ sở sản xuất - kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
phải có trang thiết bị kiểm soát, thu gom, xử lý. Quá trình đó phải đảm
bảo an toàn cho con người và vật nuôi. Nếu chưa có điều kiện xử lý, thì
tối thiểu phải cô lập lại và di dời con người, vật nuôi ra khỏi vùng
nguy hiểm.
Rõ ràng công ty Nicotex đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Tuy nhiên, bà
con hỏi tôi giờ phải làm thế nào, tôi thật sự... chưa biết làm thế nào
đây!
Tại sao lại "chưa biết làm thế nào", thưa ông, khi mà hành vi vi phạm đã rõ ràng như vậy?
Về mặt pháp luật, phải xác định được chất thải độc hại Nicotex chôn là
chất gì, từ đó mới có cơ sở xác định thiệt hại mà hàng ngàn hộ dân ở 3
xã quanh đó gánh chịu. Tiếp đó mới tính mức độ và yêu cầu bồi thường.
Cho tới giớ phút này chỉ mới biết là chất thải độc hại mà chưa biết là
chất gì thì tôi và bà con chưa thể xúc tiến thêm các bước.
"Sống chết mặc bay"
Theo ông đánh giá, liệu các cơ quan chức năng có thể tiến hành nhanh việc này không?
Đây không phải là việc khó, hoàn toàn có thể làm được ngay! Vấn đề là có chịu làm hay không thôi....
Ý anh là có sự bao che từ đâu đó phải không?
Lĩnh vực bảo vệ môi trường lắt léo và rắc rối lắm. Chẳng hạn, chi phí để
sản xuất ra chất A là 1 đồng, thì xử lý chất thải phải mất thêm 3 đồng,
tức là giá thành 4 đồng. Nếu không xử lý chất thải, công ty đó sẽ lãi
trọn số tiền 3 đồng này. Nhưng cái lợi này chính là tai họa đổ xuống đầu
người dân, phải xử lý khắc phục gấp nhiều lần để chữa trị bệnh tật do
chất độc gây ra.
Doanh nghiệp tránh né xử lý chất thải để hưởng lợi số tiền đó và dùng một phần để "chạy", "che chắn" cho hành vi của mình.
Rất nhiều vụ xả thải diễn ra từ năm này qua năm khác, dân kiện triền miên nhưng chẳng ai quan tâm.
Vụ ở Thanh Hóa không phải mới xảy ra mà đã 7 - 8 năm rồi. Bà con nói với
tôi đã từng khiếu nại nhiều nơi nhưng không ai quan tâm, cùng từng kéo
lên HĐND tỉnh kêu cứu nhưng cuối cùng vẫn đâu vào đó,
"sống chết mặc
bay".
Từ quá trình tham gia vụ kiện Vedan, anh có kinh nghiệm gì cho vụ việc lần này?
Vụ Vedan không phải đơn giản mà thắng được đâu. Phải mất ròng rã 3 năm
trời, trong đó riêng phần xác định thiệt thành phần chất thải phải mất
hơn 1 năm. Viện Tài nguyên Môi trường xác định mức thiệt hại ban đầu là
500 tỷ đồng, sau đó hạ xuống là 220 tỷ đồng. Đây là quá trình hết sức
khó khăn, căng thẳng kéo dài. Sau đó Công ty Vedan phải bỏ ra khoảng 40
triệu USD để xử lý số chất thải mà họ lén lút tuồn ra trong nhiều năm.
Điều đáng nói trong giai đoạn ban đầu, lãnh đạo 3 tỉnh thành Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM cùng ngồi lại với tôi để cùng kiện Vedan.
Nhưng khi làm tới tháng thứ 2, Đồng Nai tách ra, nói để họ tự giải
quyết, không kiện nữa.
Kinh nghiệm từ vụ Vedan cho thấy, thông thường, để có lợi nhuận, những
doanh nghiệp như thế này bỏ qua khâu xử lý chất thải, trốn tránh trách
nhiệm tới cùng. Vụ Vedan là một minh chứng và cũng là bài học. Bởi vậy,
đấu tranh bảo vệ môi trường là cuộc đấu tranh giằng co, phức tạp, phải
kiên trì, quyết liệt, có phương pháp đúng.
Điều kiện đầu tiên và tiên quyết là phải xác định được loại chất độc hại
để làm cơ sở tính toán thiệt hại. Nếu khâu này bị ách hoặc làm chậm thì
các bước tiếp theo cũng bị ách hoặc chậm theo. Tôi thấy sự vào cuộc của
các cơ quan chức năng trong vụ việc Nicotex Thái Thanh như hiện nay là
chậm. Lẽ ra khi phát hiện, cơ quan chức năng phải tiến hành cô lập, ngăn
chặn nhà máy tẩu tán chở đi nơi khác và di dời ngay dân cư xung quanh.
Nhưng đến nay chưa thấy làm gì cả.
Hồi đó, Công ty Vedan có gặp riêng anh không?
Có, họ đến văn phòng gặp tôi, mời ra khách sạn Sheraton ăn cơm và bàn
bạc công việc. Tôi có báo cáo lên thường trực Hội Luật gia. Hội nói tất
cả ủy viên và thường vụ là 14 người sẽ cùng đi với tôi ra Sheraton! Thấy
thế, lãnh đạo Vedan không gặp nữa!
So với vụ Vedan thì vụ Nicotex ở Thanh Hóa có điểm gì giống nhau không?
Giống nhau là bà con nông dân bị thiệt hại nghiêm trọng. Ban đầu không
có tổ chức nào lên tiếng và đứng ra bảo vệ bà con khi họ kêu cứu.
Chỉ khi báo chí lên tiếng, dư luận phẫn nộ thì mới có sự can thiệp. Vụ
Nicotex cũng thế, sau khi báo chí đăng tải, Hội Luật gia giúp đỡ bà con
nông dân đưa sự việc ra ánh sáng. Hội Luật gia Việt Nam đã có văn bản
yêu cầu Hội luật gia Thanh Hóa giúp đỡ bà con, tức là đã có trợ giúp
pháp lý.
Các cơ quan bảo vệ môi trường, theo Luật bảo vệ môi trường là UBND tỉnh
và UBND các cấp, Sở Tài nguyên môi trường vào cuộc quá chậm, thậm chí có
dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm.
Tôi không rõ ai chỉ đạo mà Nicotex lại có thể cho chở số tang vật đã bị
niêm phong đi. Đó là dấu hiệu tẩu tán. Bà con ngăn chặn thì công an đứng
ra giải tỏa cho xe chạy. Thật khó hiểu.
Việc phải làm ngay theo luật định rất chậm chạp, lề mề. Việc khảo sát, lấy mẫu phân tích để xác định công khai làm rất chậm.
Anh thấy phản ứng của 1.000 hộ dân ở Thanh Hóa trong vụ này so với
nhân dân ở miền Đông Nam bộ trong vụ Vedan có khác nhau không?
Nhân dân Thanh Hoa bức xúc, quyết liệt hơn. Khách quan mà nói do vụ
Vedan xảy ra có Hội nông dân đứng ra đại diện cho bà con bị ảnh hưởng,
khởi kiện. Còn ở Thanh Hóa chưa có tổ chức nào đứng ra đại diện cho bà
con cả. Mới có cơ quan Mặt trận Tổ quốc nhập cuộc vào xem xét, mà thực
chất sẽ làm gì tôi chưa rõ.
Còn sự khác nhau giữa vụ Vedan ở Đồng Nai và vụ Nicotex ở Thanh Hóa?
Chất thải của Nicotex ở Thanh Hóa độc hại, nguy hiểm tới con người và
môi trường hơn. Chất thải của Vedan ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường
nước, cụ thể là con sông Thị Vải, từ đó ảnh hưởng tới sản xuất và đời
sống của nhân dân.
Hôm ra Hà Nội gặp những người dân Thanh Hóa đi khiếu kiện Nicotex, tôi
thấy nhiều bà con đáng thương lắm. Họ chân chất, thật thà. Nhiều người
ốm yếu, xanh xao gầy mòn. Ra tới Hà Nội có 2 người sức khỏe đã quá kiệt,
bị suy sụp, phải kêu xe đưa vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Tôi thực sự lo lắng không biết nhiều bà con có đủ sức khỏe chịu đựng, có
sống nổi tới ngày đòi được thiệt hại không? Họ liên tục hỏi tôi có kiện
đòi bồi thường được không? Nhiều người đang chờ có tiền để chữa bệnh vì
bệnh đang rất nặng.
Ít lãnh đạo nào thấy cắn rứt
Thưa luật sư Hậu, vấn đề môi trường hiện nay không chỉ đơn giản là vì
sức khỏe, đời sống cộng đồng mà còn là điều kiện tiên quyết để hội nhập
quốc tế, gia nhập sân chơi toàn cầu. Không lẽ còn quá nhiều rào cản hay
nhận thức của chúng ta chưa đầy đủ, khiến cho mỗi khi phát hiện các sự
việc, quá trình xử lý theo pháp luật lại khó khăn vất vả đến vậy?
Xin chia sẻ với anh, nhiều lúc tôi cũng cảm thấy đơn độc, bất lực lắm.
Bảo vệ môi trường là vấn đề của cả cộng đồng, là trách nhiệm của mọi
người dân, mọi cơ quan, mọi ngành. Nghị quyết Trung ương 7 đã nói rõ về
chất thải và môi trường. Luật Môi trường và luật chuyên ngành như Luật
Hóa chất đã có.
Tuy nhiên, thực sự mà nói, nhận thức và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
chưa đúng mức. Ngoài ra, còn có sự bao che, tham nhũng, lợi ích cục bộ
chi phối khiến cho việc giải quyết vô cùng nan giải, khó khăn, thậm chí
nguy hiểm.
Thật đáng buồn là trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường, người dân là
đối tượng bị thiệt hại, là nạn nhân và ít được quan tâm. Họ đã kêu cứu
từ rất lâu. Có người đã chết, có người thân tàn ma dại, dở sống dở chết.
Nhưng ít cơ quan nào thấy trách nhiệm của mình. Ít người lãnh đạo nào
cảm thấy lương tâm cắn rứt, xót xa cho họ.
Phải có cái tâm và sau đó là trách nhiệm. Tôi đã bỏ ra 3 năm trời ròng
rã đồng hành cùng số bà con ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM, tôi
rất hiểu bà con nông dân và rất đồng cảm với họ.
Trong vụ Vedan anh đã trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân bị hại
để đòi được 220 tỷ cho họ. Còn trong vụ Nicotex ở Thanh Hóa, anh có dự
định miễn phí nữa không?
Lần này Hội Luật gia đứng ra trợ giúp pháp lý cho bà con. Với nông dân
phần lớn là nghèo khổ, thấp cổ bé họng, chúng tôi không hề nghĩ đến chi
phí gì cả đâu.
Tôi đã dùng nghề luật sư để giúp đỡ nhân dân trong này. Điều hạnh phúc
nhất là có lần tôi đi công tác xuống huyện Cần Giờ (TP.HCM), tôi ghé vào
quán phở ăn sáng, chủ quán ra chào, nói không tính tiền vì biết tôi là
luật sư Hậu đã trợ giúp miễn phí cho họ trong vụ kiện Vedan mấy năm
trước!
Xin cảm ơn luật sư. Chúc anh thành công!
Tác giả: Duy Chiến (Thực hiện)
(Tuần VN)
Liệu Nguyễn Bá Thanh có dám “bẻ nạng chống trời?”
Đảng cộng sản Việt Nam từ lâu đã tự xưng là “trời”. Nguyễn Phú Trọng là
“một ông trời con”. Vì nhỡ nói “một bộ phận không nhỏ (tức là bộ phận
khá lớn) của bầu trời đã ruỗng nát, nên vừa qua, ông Trọng đã lập 7 đoàn
đi kiểm tra xem chỗ nào ruỗng nát hơn chỗ nào đặng rêu rao thành tích
dọa bọn dàn em. Nhưng dư luận cho thấy việc này cũng tốn cơm vô ích y
chang kiểu “phê và tự phê” như vừa qua ông Trọng đã bày ra.
Một trong bảy đoàn này, oái ăm thay, lại do Nguyễn Bá Thanh phụ trách,
đi kiểm tra bộ côn an. Lâu nay, bộ côn an, được đánh giá là bộ tham
nhũng thượng hạng, Nguyễn Bá Thanh sẽ “kiểm tra” gì đây?
|
|
Về chức tước, Thanh được Nguyễn Phú Trọng cho làm phó ban của Trọng
(loại tay sai bảo đâu đánh đấy), nhưng Thanh lại chỉ là một ủy viên quèn
của ban chấp hành trung ương. Khi Thanh đến bộ côn an bảo cho kiểm tra,
thì ông “trời con Trần Đại Quang” sẽ cho xem mấy cái rác rơi, còn những
cái đã đóng thành đai, thành kiện “tuyệt mật”, Trần Đại Quang sẽ bảo
với Thanh, cái này chỉ “bộ chánh chị” mới được biết, thì Thanh có dám ho
he? Sau khi Thanh đi gom nhiều rác rưởi, về có báo cáo “cực kỳ nhiều
rác” đi nữa thì ai sẽ xử đây? Bởi nếu đem xử cái đống rác mà Thanh mang
về cũng mất cả chục năm không xuể. Thêm 6 đống rác do 6 đoàn kia cộng
lại, nếu đem xử chắc cũng hết thế kỷ chưa xong. Nhưng ai xử ai? Chẳng lẽ
một người biết mình bị ung thư phổi lại lấy dao kéo tự mổ cắt bỏ? Có lẽ
cỡ gan to như ông Trọng thì không cần dao mổ mà ông sẽ lấy lưỡi lê lưỡi
mác ra tùng xẻo.
Vâng! Mười sáu “ông trời con” của “bộ chánh chị” sẽ họp “xử lý”. Cuộc
họp này thì phải cỡ trên mức “tuyệt mật”, con ruồi cũng không bay vào
được. Mười sáu “ông trời con” sẽ xử thế nào? Vâng! Ai nắm đa số trong
mười sáu “ông trời con” người đó quyết định. Có đúng họ bỏ phiếu sai, có
sai họ bỏ phiếu đúng để bảo vệ nhau, ông Trọng dám tung hê cho dân biết
để dân ủng hộ ông diệt tham nhũng? Còn ai nắm đa số thì qua hội nghị
trung ương 6 và 7, cả thế giới đều tỏ tường rồi.
Cuộc họp này chắc ông Nguyễn Bá Thanh cũng được dự vì ông Trọng đã cho
làm phó ban. Có thể ông Thanh cũng được nói ít câu, nhưng không có quyền
bỏ phiếu (vì không phải là ủy viên “bộ chánh chị”!). Lâu nay, ai cũng
biết, ông ba dê đã nhét vào cổ họng của ông Nguyễn Phú Trọng một cục
xương bự đến 1.400 tỷ, ông Trọng khạc không ra mà nuốt không vào. Còn
đối với ông Thanh, ba dê cho tròng vào cổ một dây thòng lọng đeo theo
cục đá đến 3.400 tỷ, chỉ cần ba dê hất một cái thì ông Thanh chắc chầu
diêm vương. Ra khỏi phòng họp dù ông Thanh có tức khí đến hộc máu đi nữa
cũng phải tuyệt nhiên im lặng. Ông thanh có muốn nói cho bỏ uất ức, thì
chỉ có đóng cửa ngồi trong phòng kín mà la hét. Nhưng những người cỡ
cán bộ đảng như Thanh đều được côn an “bảo vệ”. Máy ghi âm, nghe lén cài
chật chung quanh người của Thanh và có khi còn cài cả trong họng của
Thanh nữa. Nếu Thanh cứ phun ra là chắc chắn sẽ chết không kịp ngáp.
Ông Nguyễn Bá Thanh ơi, bầu trời đảng đã hạ xuống đè gần bẹp ruột của dân tộc rồi, liệu ông có dám “bẻ nạng chống trời”?
Nhà báo Châu Thành
(DLB)
Nguyễn Chí Đức -Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng Sản
Một năm sau ngày tôi gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).
Là một năm trải nghiệm khá thú vị khi nhìn lại Tổ Chức mình từng là
thành viên, với vị thế độc lập của một người ngoài hệ thống không bị
những điều lệ, nghị quyết của Đảng (*) siết chặt não trạng.
Tôi cũng đã có ý định nhặt nhạnh những câu chuyện bên lề của tôi và của
những người mà tôi biết đã từng nghỉ sinh hoạt Đảng để tạm “ngoại suy”
khái quát cho các trường hợp bỏ Đảng khác trong gia đoạn hiện nay. Nhưng
qua một seri
bài của bác Nguyễn Minh Cần
(**) về chuyện dài ra đảng và đa đảng, khiến tôi đã từ bỏ ý định này vì
đánh giá đó là loạt bài quá sâu sắc và ở một tầm mức đại cuộc cho Dân
Chủ.
|
Nguyễn Chí Đức |
Tuy tài hèn-sức mọn nhưng ngay từ khi bỏ Đảng, tôi đã mơ hồ nghĩ đến
việc nếu để chính những người bỏ Đảng đứng ra là hạt nhân, hoa tiêu cho
một cuộc cách mạng, phong trào Dân Chủ thì sẽ có khiếm khuyết. Vì mỗi
người trong số bỏ Đảng dù ít, dù nhiều đều mang theo tàn dư của Cộng Sản
trong não trạng khi đấu tranh cho dân chủ mà chưa chắc họ đã nhận ra.
Đó cũng là lý do tôi nảy sinh “
Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối”
và không gọi những người như tôi là Cộng Sản phản tỉnh, cấp tiến, chân
chính… mà là những người lầm đường-lạc lối. Mục tiêu khiêm tốn của tôi
là những người có tư tưởng giống như mình gắn kết, nương tự vào nhau, từ
đó đi tìm và vận động những người có cùng hoàn cảnh thành một lực lượng
nhằm ủng hộ, bổ trợ cho phong trào Dân Chủ nói chung. Còn việc các
thành viên có mục đích gì? đường hướng ra sao? có ý định tham gia vào
một tổ chức chính trị nào trong tương lai là do họ tự quyết định. Mọi
người thông tin đa chiều để chia sẻ và gắn kết với nhau ở một mức độ cơ
sở và cũng là nơi bắt đầu: BỎ ĐẢNG.
Hãy tự đánh thức lương tâm mình đi các đảng viên ĐCSVN yêu quí của tôi.
Hãy tự phá xiềng cho chính mình rồi hẵng đi kêu gọi phá xiềng cứu giúp
người khác!
Tôi có lời cảnh tỉnh chân thành với bạn đọc mà thực ra là của những tiến bối đi trước đã từng nhắc:
1) Đối với những người từng là nạn nhân của CS, bị CS dụ nhiều lần hãy
khắc sâu trong tâm khảm câu nói bất hủ của cố tống thống VNCH – Nguyễn
Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng
Sản làm“
2) Đối với các thành phần trí thức, những người chưa bị CS bức hại đã
đang và sẽ đấu tranh cho dân chủ hãy đọc kỹ những bài viết của bác
Nguyễn Minh Cần.
3) Tìm hiểu các bài viết, câu chuyện của những cựu đảng viên CS nổi
tiếng ở các nước trên thế giới, còn ở trong nước là những người ly khai
hay bị Đảng đàn áp trước năm 2000. Đó là những người đi từ trong lòng
chế độ CS đi ra. Những câu chuyện cũ họ kể có độ chân thật cao hơn,
không hề tính toán-bất mãn cho cá nhân và bị sự đàn áp/khủng bố tinh
thần rất mạnh mẽ.
Sự thật đã rõ nhưng những người đảng viên ĐCSVN dám dứt ra khỏi chuyện
cơm áo-gáo tiền, chuyện quá khứ nặng nghĩa-nặng tình, chấp nhận dấn thân
còn rất rất ít hơn tôi kỳ vọng. Một nỗi buồn xâm chiếm trong tôi nhưng
từ đây tôi rút ra được một điều đau đớn : ĐCSVN đã tàn phá nặng nề khả
năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong tổ
chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực đầy nhiệt
huyết. Ngay cả khi có đảng viên sớm nhận ra điều đó thì họ vẫn cứ chấp
nhận thân phận trâu-ngựa (đập đi-hò đứng), an phận cho đời sống cá nhân,
nhắm mắt làm ngơ chuyện tiêu cực trong xã hội và chỉ biết than vắn thở
dài cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đau đớn thay đó là chính những người
sống quanh tôi, quanh bạn và chung quanh chúng ta.
Thật đáng thương cho những người Việt đương là đảng viên ĐCSVN và bất hạnh cho dân tộc của tôi!
Nguyễn Chí Đức
———————————
Ghi chú:
(*) : Đảng : ám chỉ Đảng Cộng Sản Việt Nam
(**) : Nguyễn Minh Cần là một người nổi tiếng trong nhóm xét lại chống Đảng, dân gian thường gọi là “Nhóm Ngũ Minh”
Tự sự của tôi về động cơ ra khỏi ĐCSVN:
http://www.youtube.com/watch?v=8KJSvUZooQc
(
Donghailongvuong)
Nguyễn Vạn Phú - Hai cột trụ
Giáo dục và y tế là hai cột trụ của xã hội. Khả năng tiếp cận bình đẳng
hai lãnh vực này đem lại cho người dân nghèo những lợi ích còn to lớn
hơn chuyện xóa đói, giảm nghèo hay rộng ra là mạng lưới an sinh xã hội
cho họ.
Thế nhưng, hiện đang có xu hướng phân biệt đối xử trong giáo dục và y
tế, làm méo mó chính sách phát triển bình đẳng và lấn chiếm nguồn lực
của người nghèo.
Trong giáo dục, đó là việc thành lập các trường công lập chất lượng cao.
Khi Hà Nội cho phép thành lập các trường chất lượng cao trong hệ thống
các trường công lập, áp dụng học phí đến 3,4 triệu đồng/tháng cho mỗi
học sinh, đã có nhiều tiếng nói phản đối, tập trung vào chuyện mất bình
đẳng giữa gia đình có điều kiện cho con em học loại trường này và gia
đình nghèo không đủ điều kiện.
Nhưng có lẽ cần phải phản đối mạnh hơn nữa ở khía cạnh, cơ sở vật chất
trường công là của toàn dân, được nhà nước đầu tư xây dựng nên từ tiền
đóng thuế của tất cả người dân. Nay tự dưng chuyển một số trường thành
loại hình “trường sang” chỉ dành cho con nhà giàu thì chắc chắn đã làm
sai mọi luật lệ hiện hành. Khi một doanh nghiệp giáo dục trúng thầu
triển khai chương trình dạy chương trình Cambridge ở một số trường tại
TPHCM và Hà Nội, họ đã lợi dụng cơ sở vật chất chung để dạy cho một số
em học sinh, thu lãi trên tài sản không phải của họ. Nay nếu có người
lấy luôn cơ sở vật chất của nguyên cả trường thì sự méo mó lên đến dường
nào.
Trong giáo dục, chủ nghĩa tinh hoa (elitism) đã bị phê phán từ lâu.
Nhưng dù sao ở các nước sự đào tạo mang tính phân biệt như thế chỉ gói
gọn trong hệ thống tư thục, chứ ai dám sử dụng hệ thống công lập để thí
nghiệm.
Có người lập luận, giả thử một tỉnh bỏ tiền ra xây dựng một trường chất
lượng cao, đầu tư tốt, tuyển giáo viên giỏi, trả lương cao, tuyển học
sinh giỏi để đào tạo người giỏi cho xã hội thì sao? Liệu như thế có phân
biệt đối xử hay không vì cũng là cơ sở công, cũng là tiền từ ngân sách
công?
Sự khác biệt ở đây chính là khả năng tiếp cận. Loại hình trường công lập
chất lượng cao có vé vào cổng là tiền học cao chót vót; loại hình
trường đào tạo học sinh giỏi có vé vào cổng là năng lực học tập của học
sinh – hai bên khác nhau một trời một vực. Và ngay chính loại hình
trường chuyên, lớp chọn cũng đâu phải đã nhận được sự đồng tình của xã
hội khi mục tiêu đào tạo bị méo mó khi chỉ nhắm đến thành tích.
Mô hình trường công lập chất lượng cao còn cho thấy sự thất bại của hệ
thống giáo dục đại trà hiện nay, từ lương cho giáo viên không đủ sống
(nên mới có hy vọng trường chất lượng cao thu tiền học cao, sẽ thu hút
giáo viên giỏi nhờ trả lương cao) đến cơ sở vật chất. Nhưng nếu chỉ
trông chờ vào mô hình này để giải quyết sự yếu kém đó thì hóa ra hệ
thống tư thục phải bùng nở và thành công từ lâu? Vấn đề còn là chương
trình dạy, sách giáo khoa, triết lý giáo dục, tầm nhìn trong đào tạo…
toàn những chuyện không liên quan nhiều đến tiền bạc.
* * *
Ở cột trụ thứ nhì, ngành y tế đang mang tai tiếng về phong trào “xã hội
hóa” khi bệnh viện công tìm cách kinh doanh với tư nhân bằng các trang
thiết bị tự mua sắm, tự tính tiền cao cho bệnh nhân. Thật khó tưởng
tượng cảnh bệnh nhân bị buộc chịu nhiều xét nghiệm chỉ vì người ta muốn
có khách hàng cho cái phần “xã hội hóa” này.
Chuyện này đã có nhiều bài báo điều tra công phu, chi tiết. Ở đây chỉ
xin nhắc một ý nhìn từ góc độ kinh tế. Việc bệnh viện công “kinh doanh”
bằng máy móc tư có thể diễn ra mà bệnh nhân (khách hàng) không phản đối
được là nhờ tận dụng lợi thế thông tin bất đối xứng khi bệnh nhân luôn ở
vị thế thua thiệt, vị thế độc quyền, lợi dụng thương hiệu của bệnh viện
công, sự cấu kết mặc định để hầu như bệnh viện nào cũng áp dụng cơ chế
này nên người bệnh không có sự chọn lựa nào khác… Toàn là những đặc điểm
mà rơi vào tay một doanh nghiệp bình thường ở bất kỳ ngành nghề nào
khác thì họ đã làm giàu nhanh chóng và thực tế thị trường sẽ đào thải
cũng nhanh chóng không kém bởi không ai có thể chấp nhận những đặc quyền
như thế.
Ở đây, cũng sẽ có người lập luận nếu không có hình thức “xã hội hóa” y
tế như thế thì làm sao bệnh viện đầu tư trang thiết bị máy móc đắt tiền,
làm sao trả lương đủ sống cho cán bộ nhân viên, người bệnh làm sao
hưởng được những tiến bộ trong y học hiện đại?
Một lần nữa, thực tế này cho thấy sự thất bại của ngành y tế, dù hiểu
rất rõ thực trạng “xã hội hóa” vẫn phải nhắm mắt làm ngơ bởi những thực
tế nêu ở lập luận trên. Nếu lãnh đạo bệnh viện và tư nhân làm được thì
lẽ ra đầu tư nhà nước cũng làm được, vừa đem lại những lợi ích liệt kê,
vừa hạn chế những đặc điểm dễ tạo ra sự lạm dụng về mặt kinh tế. Nhưng
để làm được thì phải có một chiến lược, một đề án lớn, một cái nhìn tổng
thể và một nhiệt tình để thuyết phục rất nhiều người phản đối.
Để kết luận, giả thử chúng ta tiến hành cổ phần hóa các trường công và
các bệnh viện công – một chuyện không xảy ra nhưng cứ giả định để hình
dung được vấn đề dễ hơn. Điều gì sẽ xảy ra? Giá trị lớn nhất vẫn sẽ là
đất, nhà cửa trên đất và con người, thương hiệu, uy tín sẵn có. Tức là
khi tính toán hiệu quả, người làm dự án sẽ phải tính đến các giá trị này
mà nếu chia trả đầy đủ, rất khó lòng đạt được hiệu quả tài chính mong
muốn. Nay, dùng chiêu thức “trường công chất lượng cao” hay áp dụng mô
hình “xã hội hóa” tại bệnh viện công, những người thực hiện không cần
đưa các giá trị lớn lao đó vào tính toán của mình nên họ sẽ hưởng “siêu
lợi nhuận” chứ không còn là lợi nhuận đơn thuần.
Nguyễn Vạn Phú
12 người chết trong vụ nổ súng ở Washington
Ông Vincent Gray, Thị trưởng Washington, nói với các phóng viên báo chí về vụ nổ súng tại Hải quân Công xưởng, 16/9/13
16.09.2013
Một tay súng bị giết, một tay khác có lẽ đã tẩu thoát sau vụ nổ sung ở
Hải quân Công xưởng Hoa Kỳ tại thủ đô Washington, làm 12 người chết.
Cảnh sát trưởng Washington, bà Cathy Lanier, không cho biết hung phạm đã
chết như thế nào. Bà cũng không xác nhận có bao nhiêu người bị thương,
mà chỉ nói có nhiều phần chắc họ thoát chết, trong đó có một cảnh sát
viên.
Bà Lanier nói rằng Cục Điều tra Liên bang FBI đang dẫn đầu cuộc điều tra
và nhân viên công lực tiếp tục lục soát Hải quân Công xưởng.
Thị trưởng Washington ông Vincent Gray nói ông không rõ động cơ của vụ
giết người và “cũng không có lý do tin rằng đây là một vụ tấn công khủng
bố.”
Tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama nói ông đau buồn trước “một vụ sát hại tập thể khác” và gọi đây là một “hành vi hèn nhát.”
Ông nói các nạn nhân và gia đình họ cần tình thương yêu và sự động viên của cả nước Mỹ.
(
VOA)
Aung San Suu Kyi gặp Đạt Lai Lạt Ma : Bắc Kinh nổi giận ?
Bắc Kinh luôn tỏ thái độ bất bình đối với các chính khách quốc tế tiếp
xúc với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma. (REUTERS)
Bên lề Diễn Đàn 2000 chính thức mở ra tại Praha, thủ đô Cộng hòa Séc kể
từ hôm nay, 16/09/2013, lãnh tu đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã có
buổi gặp riêng lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma vào hôm
qua. Buổi tiếp xúc dù chỉ với tư cách cá nhân giữa hai giải Nobel Hòa
bình châu Á có nguy cơ làm Bắc Kinh phẫn nộ.
Đại diện của ban tổ chức Diễn Đàn 2000, Filip Sebek, đã xác nhận cuộc
gặp giữa bà Aung San Suu Kyi và Đức Đạt Lai Lạt Ma một ngày trước khi
hội thảo chính thức khai mạc. Nội dung buổi nói chuyện không được công
bố.
Diễn Đàn 2000 là một cuộc hội thảo được tổ chức hàng năm tại Praha, Cộng
hòa Séc, tập hợp các nhà trí thức và các nhân vật nổi tiếng trên sân
khấu chính trị quốc tế. Trong chương trình hai ngày hội thảo, 16-17/09,
Đức Đạt Lai Lạt Ma và bà Aung San Suu Kyi sẽ tham dự các tổ làm việc
khác nhau.
Tuy nhiên theo một số nhà quan sát, việc gương mặt đối lập hàng đầu của
Miến Điện tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng có nguy cơ chọc giận
Bắc Kinh. Trung Quốc là một nước láng giềng sát cạnh Miến Điện và là một
trong những nhà đầu tư quan trọng tại quốc gia Đông Nam Á này.
Giải Nobel Hòa bình năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma tị nạn tại Ấn Độ từ sau
cuộc nổi dậy năm 1959, luôn bị Bắc Kinh coi là một nhà ly khai chống
Trung Quốc.
Diễn Đàn 2000 được hình thành từ năm 1997 dưới sự bảo trợ của cố tổng
thống Séc, Vaclav Havel - và văn hào Mỹ, Elie Wiesel - Nobel Hòa Bình
năm 1986.
Thanh Hà (
RFI)