Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

TIN THỨ BA, 19-3-2013

TIN THỨ BA, 19-3-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
4
- Khi lịch sử bị quên lãng (RFA). 25 năm trôi qua, sự hy sinh anh dũng của những người lính tại đảo Gạc Ma vẫn còn là một bí mật với nhiều người Việt. Rất nhiều người không biết đến địa danh Gạc Ma, không nghe đến lịch sử của cuộc hải chiến tay không giữ đảo anh dũng này”.Đã có hơn 47 triệu đồng góp gạch xây nhà cho cựu binh Gạc Ma (Cu Làng Cát). - Trở về từ hải chiến Trường Sa: Chống chọi bệnh tật (NLĐ). – Trường Sa – khúc bi tráng 14-3 – Nước mắt mẹ không còn… (TT). – Có một liệt sỹ Trường Sa người Hà Nội (HNM). – Có thứ tượng đài nào thiêng liêng hơn? (Phương Bích). “Nhìn những cánh hoa trôi bập bềnh trên những ngọn sóng, tôi lại nghĩ về một tượng đài mà người ta phải được phép mới được bước chân vào. Hơn tất cả mọi tượng đài hoành tráng, khô cứng nào khác được xây nên, có tượng đài nào lớn hơn tượng đài trong tim mỗi người, hơn tượng đài bằng dòng sông lớn chảy trong lòng đất mẹ hôm nay?

- Tranh chấp Trường Sa với Việt Nam : Trung Quốc sẽ lập lại kịch bản đẫm máu năm 1988? (RFI). Thay cho chiến thuật cưỡng chiếm, Bắc Kinh hiện đang theo đuổi chủ trương hai hướng : Một mặt xác lập quyền kiểm soát thực thụ trên quần đảo Hoàng Sa, một hành động mà Trung Quốc có thể thực hiện dễ dàng, và một mặt khác áp đặt chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, thông qua một sự hiện diện mạnh mẽ trên biển với cả hải quân lẫn lực lượng bán quân sự”. 
Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu khảo sát ngư nghiệp xâm phạm Trường Sa (PT). - Trung Quốc điều tàu khảo sát lớn nhất tới Trường Sa (TP). – TS Trần Công Trục: Nguyên Trưởng ban Biên giới: ‘Cần lập ngay lực lượng giám sát biển’ (GDVN). - Trung Quốc điều tàu khảo sát lớn nhất tới Trường Sa (TTXVN). Lương Thanh Nghị đâu rồi?!
- Giặc Tàu xâm lấn Biển Đảo của mình từng ngày, nó tuyên truyền ra rả đủ kiểm … còn mình thì im như thóc, tới độ trong cả một hội nghị về thông tin đối ngoại tuyên truyền về biển đảo, chẳng thấy nói mấy các biện pháp đấu tranh gì với chúng , chỉ nghe đầy những ngôn từ về “thế lực thù địch” nói xấu đảng nhà nước. Có lẽ vì vậy mà báo Lao động chỉ có vài dòng tin: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác những thông tin sai sự thật, còn ai muốn biết rõ hơn thì mời xem VTV-Thời sự trưa qua (Phút thứ 4’40″).
Hiên ngang bám biển Hoàng Sa (TP). Nên có nhiều bài hơn về Hoàng Sa.
- Người Do Thái, sự kiên gan bền bỉ về một CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC: “SANG NĂM VỀ JERUSALEM” (Hai Lúa). – Mời xem lại: “Sang năm tới Hoàng Sa” (Đồng Phụng Việt). – Thư tịch Hoàng gia Chăm: Khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam (ĐĐK). – Những người xây Trường Sa (LĐ). – Cận cảnh vẻ đẹp như cổ tích của Trường Sa (KT). – Bàng vuông ở Trường Sa (ĐĐK). – Những điều kỳ thú ở đảo Bình Ba (NĐT). Bài viết này liên quan một email của một độc giả gửi hồi 6h45′ sáng nay:
Chào chị/anh! Sáng sớm nay dzô Blog của ABS thấy có bài viết về đảo Bình Ba, do em là dân ở gần đó nên dzô đọc để xem thử người ta viết gì về quê hương của mình. Từ hứng thú chuyển sang thất vọng, vì bài viết trên tờ Người Đưa Tin đã sao chép rất nhiều đoạn, ý mà trong một bài em đã viết trước đó đăng trên tờ Báo Trẻ ở hải ngoại. Để mang lại sự sòng phẳng và công sức cho người viết, em mong anh/chị có biện pháp để việc sao chép, lối làm việc tắc trách của phóng viên, của tờ Người Đưa Tin được mang ra công luận.  Sau đây là bài viết “Những điều kỳ thú ở đảo Bình Ba” đăng trên tờ Người Đưa Tin vào ngày 18-3-2013. Còn đây là bài viết Một chuyến đến đảo Bình Ba” đã được đăng trên tờ Báo Trẻ  vào ngày 23-10-2012. Xin trân trọng cám ơn và chúc anh chị luôn được sức khỏe. Phương Thảo.
- Giải tỏa thắc mắc của dư luận về biên giới, biển đảo (TTXVN). – Làm tốt công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo (VNN). Công tác đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch và quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhất là các vấn đề liên quan đến chủ quyền biên giới quốc gia, tôn giáo, dân tộc, chủ quyền, nhân quyền…”
Trung Quốc trong cái nhìn của ông Lý Hiển Long (TN). - Đài Loan bác bỏ tin chĩa tên lửa vào Trung Quốc (PLTP). - Đài Loan đã chế tạo tên lửa tầm trung điều khiển được (Kichbu). - Đài Loan hướng tên lửa tầm trung sang Trung Quốc (RFI).
- Các lực lượng hải giám Trung Quốc tiếp tục uy hiếp láng giềng (TQ). – Ba tàu Trung Quốc vào lãnh hải Nhật gần Senkaku (TTXVN). – Quân đội Trung Quốc bác tin chĩa radar vào tàu Nhật (TTXVN). – Trung Quốc thừa nhận chĩa radar vào tàu Nhật (RFI). – Nhật quan ngại vì Pháp bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc (RFI). - Mỹ, Nhật bắt tay đối phó Trung Quốc ở Biển Đông? (KT).
Trung Quốc tìm cách “giảm nhiệt” tranh chấp đảo (DNSG). - Quân đội Trung Quốc cần phải chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào (Topwar/ Kichbu). - Đại biểu Quân đội TQ tuyên bố thận trọng hơn các học giả diều hâu (GDVN). - Nếu Trung Quốc đặt lợi cốt lõi vào ASEAN thì Biển Đông đã không nổi sóng! (Sống mới).
- Những đặt cược từ tranh chấp biển Đông (TVN). Manila đã lựa chọn chiến lược hai hướng nhằm hạn chế sự hiếu chiến của Trung Quốc bằng cách quốc tế quá tranh chấp thông qua LHQ trong khi củng cố năng lực phòng thủ của mình thông qua các mối quan hệ được làm sâu sắc hơn với các cường quốc đồng minh”.
Việt Nam-Thái Lan tìm cách nâng cấp quan hệ (VOA). - Tham vọng của Nga với ASEAN (VNN).
- Đặng Huy Văn viết nhân giỗ đầu của blogger Đinh Vũ Hoàng Nguyên LÃO THẦY BÓI GIÀ ĐI ĐÂU? (Nguyễn Trọng Tạo). “Có lẽ Lão đã bỏ nhà ra tận quần đảo Hoàng Sa?/ Mấy lính TQ ham vui đã mời Lão ra uống rượu/ Lão chẳng thích nhậu nhẹt gì đâu mà là đi tìm hiểu/ Coi bọn giặc bố trí thế nào để đòi lại đảo của ông cha/ Hay Lão theo Những huyết cầu Tổ Quốc tới Trường Sa?/ Để thăm tận nơi năm 1988 lính TQ sang chiếm đảo[1]/ Xem cảnh ‘tàu lạ’ bắt, giết ngư dân mình thô bạo/ Về post lên laothayboigia để cảnh báo dân ta”.
Sách thiếu nhi gốc Trung Quốc: Sai không biết đường sửa (PN Today).
<- Ngày Xuân nhớ bác Hoàng Tiến (ĐCV). – Tin về nhóm đến thăm cựu tù nhân Nguyễn Văn Túc (Nguyễn Tường Thụy).
5- Huỳnh Khánh Vy – Cái “tội” vì là con gái của người bất đồng chính kiến?! (Dân Luận). “Tôi – Huỳnh Khánh Vy là một trong những trường hợp sống động của một nguyên tắc sống dưới chế độ Cộng sản: Bạn càng im lặng nhẫn nhịn, bạn càng bị đè bẹp bởi chính sách đàn áp của cộng sản. Họ không để cho một người sống khép kín như tôi được sống một cuộc sống bình thường, giản dị và yên tĩnh”.
- Bùi Tín: Tư cách người lãnh đạo (VOA’ blog). Một hành động như thế (vụ Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải) không thể nào được coi là một phương cách xử lý công bằng, đàng hoàng, hợp lý, hợp pháp, hợp đạo đức của một tổng bí thư đảng CS Việt Nam”.
- Cuộc tấn công bí ẩn vào một blog tiếng Việt: Mysterious Attack on a Vietnamese Blog (Asia Sentinel). “Then, however, on March 13, the hackers struck again, posting on the website an apologia attributed to the blog’s managing editor, cobbled together from e-mailed messages and photos. Like all effective propaganda, it was a mixture of fact and fiction. A naive reader might conclude that the Anh Ba Sam team are in fact renegades and grudge-bearing reactionaries based in the United States and dedicated to the overthrow of the Hanoi regime.”
Tạm dịch: “vào ngày 13/3, hacker tấn công tiếp, đăng trên blog lời giải thích được cho là của BTV điều hành, rải rác cùng với các hình ảnh, thông tin từ email. Giống như mọi sự tuyên truyền hiệu quả, đó là sự pha trộn giữa sự thật và hư cấu. Một độc giả ngây thơ có thể kết luận rằng, nhóm làm việc của blog Anh Ba Sàm thật sự là những kẻ nổi loạn, những kẻ phản động mang mối hận thù, có trụ sở ở Hoa Kỳ, nhằm mục đích lật đổ chính quyền Hà Nội”. Nhiều thông tin hackers lấy từ laptop và các email của BTV và ABS, rồi viết nên lời kính cáo đó, cho rằng do BTV viết ra. Có 1 thông tin trong bài viết của ông David Brown không chính xác, đó là lượng truy cập blog trên 200.000, thay vì trên dưới 100.000 view/ ngày. Chúng tôi đang nhờ sửa lại thông tin đó trên báo Asia Sentinel.
- Khánh Trâm: Sự thật và tính vững bền của một Nhà nước (BoxitVN). “Tháng Ba năm nay chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử bởi những sự kiện bất thường: – Ngày 8/3/2013 trang điểm tin số 1 Việt Nam “Anhbasam.wordpress.com” bị hacker đánh sập. – Ngày 14/3/2013 – lần đầu tiên sau 25 năm – sự kiện quân đội Trung Quốc nã súng vào bộ đội hải quân Việt Nam TAY KHÔNG VŨ KHÍ, gây ra trận thảm sát Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988 được báo Nhà nước đưa tin. Đó là những sự kiện khiến tôi lan man nghĩ đến 2 chữ SỰ THẬT …”
- Dân Luận tặng các tin tặc đang tấn công vào trang này: Phải chăng chúng ta đang sống? (Dân Luận). Dân Luận xem lại link của bài “Sống cho đáng sống”, BTV phát hiện link đó bị chúng cài malware. Độc giả đừng bấm vào link trong đoạn trích này: “Mến tặng các bác Dân Luận bài viết này. Mong rằng các bác sẽ sống cho đáng sống!” – Thư gửi các chú, các anh Công an mạng (DLB).
- Bao giờ hết cô lập, đe dọa những người bất đồng chính kiến? (RFA). Tình hình Việt Nam thì như vậy, tức là chỉ đến thăm hỏi người ta thôi, từ tình cảm cá nhân đến thăm hỏi thôi cũng bị đối xử như vậy. Họ muốn cô lập và đối xử với người ta bằng hình thức khủng bố tinh thần cho người ta kinh hãi, không dám tiếp cận, không dám liên quan gì đến. Gieo rắc cái nỗi sợ ấy là một ý đồ, việc làm rất sai trái, thâm độc và rất nhiều người đã bị như vậy)”.
- Phỏng vấn LM. Phạm Trung Thành: Bản Góp ý Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam được ủng hộ rộng rãi (RFI). Về phần giáo dân, những người nào chưa gặp được bản nhận định này, thì có lẽ họ không biết, nhưng hầu như tất cả những giáo dân mà chúng tôi được gặp, sau khi đã đọc được bản nhận định này, đều rất là vui mừng”.
- Nguyễn Đại – Nhật ký Kiến Nghị 72 (Dân Luận). “Phải nhìn nhận là một số DLV cũng có kiến thức, nhưng càng ngày lý luận của họ càng luẩn quẩn và bế tắc. Có thể do không suy luận dựa trên chính nghĩa mà chỉ chăm chăm bằng mọi giá cãi cho bằng được…” -  Sự bỉ ổi này thuộc về ai? (BoxitVN).
- Đoàn Vương Thanh: Dân chủ hình thức: Nhìn từ cơ sở và những hệ lụy (Quê Choa). “Nguyện vọng của dân là xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ thật sự, nhưng với cung cách chỉ đạo lâu nay và cũng có thể còn lâu nữa mới có thay đổi cần thiết, thì ‘dân chủ hình thức’ không đem lại lợi ích gì trong nền dân chủ ‘xã hội chủ nghĩa’ gấp vạn lần các chế độ dân chủ khác nay vẫn là như vậy… Chúng tôi tha thiết mong ước các vị lãnh đạo cao của nền dân chủ nước nhà bớt chút thì giờ vàng ngọc về lăn vào dân mà nghe dân nói về dân chủ thì sẽ vỡ vạc ra nhiều vấn đề thiết thực…”. – Trần Ngọc Thạch – Xã hội dân chủ: xu thế tất yếu của thời đại (Dân Luận).
- Lưu Hà Sĩ Tâm: Thuyết phục hay khuất phục? (BoxitVN).  - Hồ Ngọc Nhuận: TRÒ TRẺ CON (BoxitVN/ Ba Sàm).
TÂM THƯ CỦA NÒNG NỌC GỬI HAI NGÀI: GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU VÀ GIÁO SƯ ĐÀM THANH SƠN (Hai Lúa) về trang Cùng viết Hiến pháp: “Cá nhân tôi cảm nhận, hình như các ngài vẫn còn một chút e dè nào đó, mâm bàn mà các ngài dọn ra chưa thực sự xứng tầm với tài năng và danh tiếng của các  ngài, bữa tiệc hình như vẫn là những món khai vị, salad nhàn nhạt…..và khán giả vẫn chưa được thưởng thức món chính, đậm đặc, đủ dinh dưỡng hơn….” Liệu việc đứng tên vào trang CVHP này, mà hầu như không “thấy mặt”, có bị coi như là một sự “làm dáng” của hai vị trí thức trẻ danh tiếng kia không?” Xin hãy chờ xem!
- ‘Đảng lãnh đạo quân đội mới mạnh (BBC). Tướng công an Tô Lâm: Con đường cách mạng ở Việt Nam, ‘chỉ có thể thành công bằng con đường bạo lực’, mà muốn thực hiện ‘bạo lực cách mạng’ thì ‘phải kết hợp quân sự với chính trị’ do đó Đảng Cộng sản phải lãnh đạo lực lượng vũ trang”. - Trại súc vật : Quân đội phải trung thành với Loài Heo (DĐCN). “Ngày nọ lũ súc vật bổng thấy ở bảng, điều răn thứ 8 đã thay đổi: Trước đây là: Quân đội phải trung thành với Điền Trang, giờ là: Quân đội phải trung thành với Loài Heo. Chúng nhao nhao hỏi Chỉ Điểm, và đề nghị Lãnh tụ giải thích. Hôm sau, Napoleon triệu tập ngay cuộc họp toàn thể súc vật. Như thường lệ, Napoleon được đàn chó thiện chiến bảo vệ xung quanh”.
- Tưởng thầy trò Trần Bình Minh đã hết cơn lên đồng rồi, nhưng hóa ra lại còn nặng hơn. Trong chương trình Thời sự 19h tối qua, trong phần “Điểm báo” (mới đẻ ra ít ngày qua cho Thời sự 19h), phát thanh viên dành hẳn gần 4 phút, gần như đọc lại và bình thêm rất hăm hở toàn bộ bài viết trên báo Quân đội Nhân dân “Quân đội trung lập về chính trị: đừng mơ hồ (phút thứ 18’30″ – 22’10″).
Màn này có lẽ bổ sung thêm một màn tếu khác trong chương trình Thời sự trưa, khi các phóng viên rất công phu lên tận một bản làng miền núi Lai Châu quay cảnh bà con dân tộc đang làm nương mà ăn diện như đi trẩy hội, rồi “bất ngờ” cán bộ bản tới tận nơi để hỏi quan điểm của bà con về sửa đổi Hiến pháp và Điều 4. Nhưng …. không đạt yêu cầu, phải nhồi vào hình tiếng nói của phát thanh viên cho biết bà con rất tán thành sự lãnh đạo của đảng.
Trong một cuộc họp giữa khán phòng toàn những gương mặt căng thẳng hoặc cúi gằm, có lẫn tiếng trẻ con khóc cười, một đại biểu đứng lên cao giọng bảo vệ Điều 4 (từ phút thứ 6’7″). Quả là ưu ái với dân quá, khi ngay trước đó, một phóng sự có Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh chỉ đạo tại hội nghị về thông tin tuyên truyền biển đảo (từ phút thứ 4’40″), nhưng … cũng như bao nhiêu phóng sự khác nhiều năm nay có ông là nhân vật chính, họ hầu như không bao giờ cho ông được nói trực tiếp với khán thính giả truyền hình như những người nông dân khốn khổ kia, mà toàn phải “nhờ” phát thanh viên tóm lược tinh thần bài nói thôi.
Và … sáng nay, Thời sự 5h30′, mở đầu mục điểm báo lại có tiếp một bài trên báo Công an ND lên tiếng bảo vệ Điều 4.
2Thể hiện sinh động quyền làm chủ và trách nhiệm công dân (ND). “… các thế lực thù địch, một số cá nhân thiếu thiện chí lại coi đây là thời cơ để đưa ra ý kiến xuyên tạc, đồng thời  quảng bá một số quan điểm không phù hợp với định hướng và quá trình phát triển đất nước. Ði đầu trong các việc làm này phải kể đến website của một số cơ quan truyền thông nước ngoài …” là RFA, BBC, VOA, RFI …
Cũng lại một chuyện tếu nho nhỏ khác liên quan tới các “Cây viết chính luận”/ “Dư luận viên” của Ban Tuyên giáo khi trên trang điện tử Nhân dân có liền hai phiên bản của một bài báo nói trên, một bài có tên tác giả (tất nhiên là lạ hoắc), còn một bài thì không, được lên trang cách nhau 3 tiếng đồng hồ..
- Thượng tá, TS Nguyễn Như Trúc, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị: Trách nhiệm xã hội của tôn giáo và tín đồ tôn giáo (QĐND).
- Hoan hô VietNamNet (Phước Béo). Viết về bài Không ‘ban ơn’ quyền con người trên báo VNN.
- Nguyễn Văn Thạnh: Thói hư tật xấu người Việt là do lỗi hệ thống? (VNN). “Hệ thống đúng là gì? Tôi xin đề xuất: nền kinh tế cạnh tranh sòng phẳng, nền chính trị liêm chính và một nền luật pháp nghiêm minh”. Muốn có hệ thống đó thì phải bỏ điều 4 HP, ĐCS VN không nên “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”.
Pháp y Vĩnh Phúc đã làm xấu mặt bác Cả Trọng? (Gocomay).
- Luật sư Trần Đình Triển: “Cơ quan chức năng, người dân đều có lỗi trong sự việc ở Vĩnh Phúc” (GDVN).
Không rõ nội dung trao đổi với ông Triển có được phản ánh chính xác trong bài không, nhưng một số ý không được ổn. Như, không thể dễ dãi cho là cơ quan chức năng chỉ “chưa điều tra đến nơi đến chốn đã vội vàng kết luận về nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong”, mà qua thông tin trên báo đã thấy rất rõ một vụ cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, bao che tội phạm.
Thứ hai, ông cho là người dân cũng có lỗi, rồi khuyên “không nên vì bức xúc mà làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan chính quyền.” Vậy thì ông có nghĩ là nhờ biện pháp đấu tranh theo kiểu biểu tình như vậy, thì mới nhanh chóng có ngay kết quả, thậm chí là “kết quả kép”, tức là không những phát hiện tội phạm giết người, mà rất có thể còn cả bọn tội phạm trong hệ thống chính quyền đã bao che cho chúng nữa. Lỗi của dân ở đâu, công ở đâu, còn ”uy tín của cơ quan chính quyền” ở đâu … hả ông Triển? Không lẽ ông không thấy nhờ dân tranh đấu quyết liệt vậy, nó mới lòi ra cái chính quyền đó đâu có “uy tín” gì với dân, để ông phải lo nó bị “mất”?
Lối lập luận trên của ông Triển rất phổ biến lâu nay của những kẻ đương quyền khi làm điều sai quấy với dân, thì tìm mọi cách khỏa lấp, che đậy theo kiểu “hòa cả làng”. - Còn giọng điệu trong bài này thì còn tệ hơn cả lối “hòa cả làng”:  Cục trưởng cảnh sát nói về vụ mang quan tài qua nhiều phố ở Vĩnh Phúc (GDVN).  - Giá trị của biểu tình (Đông A).

- Người biểu tình Vĩnh Yên đụng độ cảnh sát (BBC). – Vĩnh Phúc : Dân xung đột với công an sau cái chết bí ẩn của một thanh niên (RFI). – Bất ổn Vĩnh Yên: khởi tố, bắt bốn người (BBC). – Việt Nam nhanh chóng trấn dẹp vụ bất ổn ở Vĩnh Phúc (VOA). – Chôn cất nạn nhân Vĩnh Yên (BBC). – Vụ quan tài diễu phố: Bị giết sau đó hất xuống nước (Zing/ Infonet/ TT/ NĐT/ Cu Làng Cát). – VĨNH PHÚC: DIỄN BIẾN MỚI NHẤT VỤ ĐƯA QUAN TÀI ĐI ĐÒI CÔNG LÝ (Tễu). – MỘT HÌNH ẢNH QUÁ BUỒN (Nguyễn Quang Vinh). – Vĩnh Yên ngập tràn cảnh sát (Người Buôn Gió). – Hỏi Mẹ (DLB). “Đảng là gì hả mẹ/ Sao được phép giết người…/ Mẹ trả lời con ạ/ Đảng là mẹ là cha/ Tập đoàn Mafia/ Nên có quyền đánh giết…” - Vụ dân mang quan tài đi diễu hành: “Chưa xác định cái chết nạn nhân có liên quan đến người nhà chủ tịch tỉnh”(TN). - Vụ chết người ở Vĩnh Phúc: Người dân “hiểu lầm”? (NLĐ).
CHẲNG LẼ NHƯ THẾ LÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ ? (Bùi Văn Bồng). “Trong những vụ thế này, càng huy động rầm rộ cảnh sát, trang bi đầy người, hùng hổ như vậy, chẳng những không áp đảo được người dân mà còn như ‘lửa cháy đổ thêm dầu’. Dân ta vốn rất căm ghét và không bao giờ sợ cường quyền, bạo lực. Làm như thế càng bộc lộ sai lầm quan điểm quần chúng, vi phạm dân chủ, thể hiện những yếu kém về nghiệp vụ và phương pháp công tác của ngành công an”.
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Nhiều khuyến nghị thiết thực (SGGP). - Sửa bất cập về hạn mức, hạn điền(DV).
- Giáo dân Cồn Dầu tiếp tục bị uy hiếp (RFA). Họ ngày nay gởi giấy cưỡng chế, ngày mai gởi giấy cưỡng chế, cưỡng chế mãi mãi nên người dân bây giờ rất lo âu; lo âu không biết phải sống như thế nào, sống ra sao ! Rồi ngày mai sẽ ra sao đây ? Bị cưỡng chế rồi biết ở nơi đâu ? Không biết thế nào ! Chúng tôi cứ lo âu, sợ sệt!”.
Thêm Bộ lập đoàn rà soát vụ đất đai ở Đà Nẵng (ĐV). Kinh!
FaceBook Lê Dũng Vova: “Loa loa loa! Sáng nay HN sẽ cưỡng chế đất của dân tại Phú Thượng, bà con đang chuẩn bị trống chiêng hỏa công để chiến với lũ cướp như ở Dương nội! Anh chị em báo chí đến nơi để lấy tin nhá, chắc vui đấy”.
Cần thu hẹp quyền thu hồi đất (DV).
- Truy tố 5 cán bộ công an tội dùng nhục hình (NLĐ). - Đề nghị truy tố năm cán bộ công an dùng nhục hình (PLTP). - Chưa có thời Nghiêu Thuấn (LĐ). - Kết luận vụ 141 bị tố đánh người, chậm nhất 2 ngày nữa (VNN). – Giết người dân là đặc trưng của Công an Nhân dân Việt Nam! (VLB). - Nghi án giết người đốt xác: Chỉ là xương chó và heo, bò (?!) (NLĐ).
“Phải” chứ không cần “được”! (PT).
- Bùi Hoàng Tám: Đất nước còn phải gánh chịu đến bao giờ? (DT).
Hoa xấu hổ sẽ chữa bệnh vô cảm, công chức ’cắp ô’ (PN Today).
Nâng lương trước thời hạn cho công chức, viên chức xuất sắc (PLTP).
Tháng 6/2013 sẽ bắt đầu cấp ‘mã số công dân’ (PT).
Những quy định bị “bỏ rơi” – Kỳ 2: Ban hành luật… sai luật (TN).
Loạn trợ giá đổi mũ bảo hiểm (TP).
- Vụ nhà thầu “dự kiến” hối lộ cho Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Cà Mau: Phó trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính “dính” án (LĐ). - Bắt năm người ăn chặn tiền của học sinh (PLTP). - Xem xét, kỷ luật 3 cán bộ ngân hàng ở Phú Yên (TN).
- Roger Mitton – Vòng xoáy đi xuống ở Việt Nam (Phnom Penh Post/ Dân Luận). “Những ngày này, Việt Nam trở nên một quốc gia ảm đạm. Gần như tất cả các báo cáo về quốc gia này, trên mọi lĩnh vực như kinh tế, tham nhũng, đàn áp bất đồng chính kiến, hay giá bia rượu, đều cực kỳ ảm đạm”.
- Sacombank chính thức là cái ổ tội phạm không còn ai biết gì sau sự từ nhiệm của Trần Xuân Huy! (VLB). – Đình chỉ ‘cán bộ cao cấp tham nhũng’? (BBC). Các biện pháp này được mô tả gồm có ‘tạm đình chỉ công tác, sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy’, kể cả khi mới chỉ thấy cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng hoặc chỉ cần ‘có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng’.” Lại là chuyện kẻ tham nhũng bắt người tham nhũng.
- Tái cơ cấu vay cho Vinashin hay tiếp tục ‘ăn cướp’ tiền của nhân dân hợp pháp! (VLB).
- VỤ ĐINH ĐỨC LẬP: ĐIÊN CUỒNG ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC NGƯỜI TỐ CÁO (Tễu). “Quyết định đình chỉ công tác 1 tháng với Hữu Nguyên từ ngày 15.3.20013 đến 14.4.2013 được gửi đi nhiều nơi, trong đó có gửi bà Bùi Thị Thanh và ông người phụ trách khối báo và tạp chí Mặt trận Lê Bá Trình – hai Phó chủ tịch Mặt trận“.
- Đào Tuấn: Luật mênh mang như lá diêu bông (LĐ). – Nhiều hướng dẫn trái luật, bất hợp lý (PLTP). – Ban hành chính sách ‘trên trời’ phải chịu trách nhiệm (VNN). – Trần Ngọc Thịnh: Vẽ chính sách kiểu ‘trên mây’, do đâu? (TVN). Còn ở nước ta, trước đây chưa có một chuyên ngành đạo tào chính quy về chính sách công, do đó đội ngũ làm chính sách của chúng ta đa phần là làm ‘tay ngang’. Họ có thể giỏi chuyên môn, nhưng lại chưa được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết của người làm chính sách”.
- TS Tô Văn Trường: “Hội đồng chuột”! (BoxitVN).
Chưa chặn được lãng phí (TN).
- Chủ tịch QH: Các đại sứ cũng kêu khó chuyển tiền (Đào Tuấn). “Gõ bàn 3 lần, Chủ tịch QH đề nghị lần này phải tạo được thuận lợi cho người dân, đồng thời chống tiêu cực. Ngân hàng phải đảm bảo có 100 đồng phải trả 100 đồng, người ta muốn đổi từ tiền Việt sang ngoại tệ phải chuyển cho người ta chứ. Người ta làm ăn thật, có lãi thật phải để cho người ta chuyển đi chứ. Bên ngoài chặt thật nhưng nói 1 là 1 chứ không phải nói 1 là 1 rưỡi. Ở ta thì 1 thành 1 rưỡi”.
- Kỷ luật hàng loạt giám đốc ngân hàng (NLĐ). - Bắt phó phòng Sở nhận 200 triệu đồng hối lộ (DV). - Quảng Nam: Hạt phó kiểm lâm tự sát vì sai phạm kinh tế? (LĐ). - Chi cục QLTT Hưng Yên bao che hay né tránh vụ MBH Song Long? (LĐ).
- Xử phạt quấy rối tình dục – Bài 1: Chưa định nghĩa biết đường nào xử? (PLTP). - Xử phạt quấy rối tình dục – Bài 2: Sàm sỡ ôsin“nhẹ tội” hơn nhân viên! (PLTP).
- 56 tỷ, 4 tấm lưới và “vinashin của ngành điện ảnh” (Đào Tuấn).
6<- Chủ nhà hàng kỳ thị người Việt đã xin lỗi và nộp phạt hơn 20 triệu (GDVN).
- Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển (Bất Khuất).
“Xóm không chồng” ở Việt Nam lên báo Mỹ  (DT).
- Tổng Giám đốc Little Saigon Radio qua đời (BBC).
- Hoa Kỳ đưa các toán tìm kiếm lính Mỹ mất tích sang Việt Nam (VOA). – Washington đưa 9 nhóm tìm kiếm lính Mỹ mất tích sang Việt Nam và Lào (RFI).
- HỆ THỐNG TÒA ÁN Ở CZECH (Nguyễn Tường Thụy).
- Sứ điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxico: “Can đảm lên” (NVCL). – Vatican chào đón các lãnh đạo thế giới (BBC). – Tân Giáo Hoàng Phanxicô mang lại luồng gió mới cho Tòa thánh (RFI). – Giáo hoàng bỏ nhẫn vàng, chọn nhẫn bạc (VNE). – Tân Giáo hoàng Francis là một người rất ưa hài hước (TTXVN). – Video: Vatican: Quà lưu niệm bán chạy sau khi có Giáo hoàng mới (VTV).
- Tu sĩ Tây Tạng tiếp tục tự thiêu để phản đối Trung Quốc (RFI). “Nhà sư Lobsang Thokmey, 28 tuổi, tự thiêu tại tu viện lịch sử Kirti, huyện A bá , tỉnh Tứ Xuyên vào ngày thứ Bảy tuần trước…”
- Bước đường thăng tiến của lãnh đạo TQ (VNN). “Danh dự và việc không ‘động chạm’ tới thế hệ cũ là nguyên tắc quan trọng trong văn hóa Trung Quốc, và tiến trình chuẩn bị, chọn lựa lãnh đạo đã phản ánh điều đó”. – Huỳnh Văn Úc: Giấc mơ Tập Cận Bình (Nguyễn Tường Thụy). – Tân chủ tịch Trung Quốc sắp thăm Nga (VNE). - TQ chỉ trích kế hoạch tên lửa của Hoa Kỳ (BBC). – TQ vượt Anh về xuất khẩu vũ khí (BBC). – Trung Quốc vượt lên hàng thứ năm các nước xuất khẩu vũ khí (RFI). - Trung Quốc thành ‘đại gia’ xuất khẩu vũ khí (TP). - Những quan chức Trung Quốc thăng tiến nhanh và chậm nhất(KT).
Hàn Quốc triển khai tên lửa sát biên giới (PLTP). - Ảnh hiếm về chiến tranh Triều Tiên (KP). - Nhật bị đe dọa tấn công khủng khiếp (LĐ). - Nghị sĩ Mỹ lo ngại tên lửa Triều Tiên (TN). - Trung Quốc tiếp tục giở giọng ‘can’ Mỹ không nên ‘đánh chặn’ Triều Tiên (Sống mới). - Trung Quốc cảnh cáo Mỹ chạy đua võ trang để đối phó với Bắc Triều Tiên (RFI). – Video: Đối thoại về vấn đề Triều Tiên (VTV). – Hoa Kỳ hứa cung cấp nguồn lực quân sự bảo vệ Nam Triều Tiên (VOA). – Nhật thu hợp kim nghi liên quan hạt nhân Triều Tiên (TTXVN). – Mỹ: Những lời đe doạ của Bắc Triều Tiên phản tác dụng (VOA). - Mỹ sẽ hỗ trợ Hàn Quốc mọi mặt nếu xung đột với Bắc Triều Tiên (GDVN).
- Nhìn sang Myanmar! (DLB). – Tổng thống Miến Ðiện thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Australia (VOA). – Úc giảm nhẹ cấm vận quốc phòng đối với Miến Điện (RFI).
- Nhân viên tòa án xử tội ác chiến tranh Campuchia ngừng đình công (VOA).
- Hungary: biểu tình phản đối sửa Hiến pháp (BBC). “Tu chính pháp này, được thông qua hôm 11/3, hạn chế quyền lực của Tòa án Tối cao và đưa ra lại những biện pháp gây tranh cãi mà các thẩm phán của Tòa án Tối cao trước đó đã tuyên bố là không có hiệu lực…”
- Michael Lüders: Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 6 (Phan Ba).

VTV-Thời sự 12h trưa vừa đưa tin cuộc Tọa đàm sáng nay về Sửa đổi Hiến pháp 1992,  tại Viện Nghiên cứu Lập pháp, thấy có các nhân vật hàng đầu trong số những người khởi xướng bản Kiến nghị 72, như các vị Vũ Đức Khiển, Nguyễn Đình Lộc, Chu Hảo.  Như vậy tin đồn về một chỉ thị của Ban Tuyên giáo ”cấm cửa” 72 người với báo chí có lẽ không hoàn toàn chính xác? Hay là không phải ai cũng chịu chấp hành thứ văn bản mà  dẫu có thì cũng sẽ chỉ là một thứ văn ỡm ờ, không thể huỵch toẹt ra hết, chỉ có những loại báo đài như VTV, QĐND, ND thì mới răm rắp thực hiện?
- Vụ tai nạn thảm khốc ở Cam Ranh (Khánh Hòa): Khó khăn giám định “nghi phạm bùn mía” (TT).
KINH TẾ
- “Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh vào 2014” (VTV).
- Nhóm BRICS định thành lập ngân hàng chung (VOA).
- Giảm thuế cứu doanh nghiệp (NLĐ). – Lấy lại niềm tin cho doanh nghiệp (HQ).
Tỷ giá sẽ ổn định ở biên độ 2 – 3% (ĐTCK).
Trái phiếu Việt Nam nóng nhất Đông Á (VNE/ DNSG).
Giảm sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng (VOV). - Chất lượng tín dụng vẫn phải đặt lên hàng đầu (ĐTCK). - Không hạn chế quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân (DV). - Vén màn bí ẩn ATM (NCĐT).
Dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài thị trường (ĐTCK).
- 30 tấn vàng sẽ ra thị trường (NLĐ). – NHNN ban hành Quyết định về quy trình mua bán vàng miếng (CafeF). - Việc NHNN mua bán vàng phi SJC: Ngân hàng trữ vàng thắng lớn (TP). - NHNN ban hành Quy trình mua và bán vàng miếng (TP). - Điều tiết thị trường vàng – Tôn trọng quy luật thị trường(SGGP). - Quy trình mua, bán vàng miếng chính thức có hiệu lực (VOV).
- Nhìn lại và… giật mình! (NLĐ).
Tận thu là tận diệt ngân sách (TN). - Miễn thuế cho ngư dân, giảm thuế cho báo chí (PLTP). - Giảm thuế để khuyến khích làm ăn (TN). - Luật thuế giá trị gia tăng “vấp” phản ứng (StockBiz).
Kích cung hay kích cầu? (PLTP). – Kêu trời vì đô thị bỏ hoang – Bài 2: Tràn lan dự án chôn tiền (TP).
7Bảo hiểm an ngư sẽ không chịu thuế VAT (DV).
Cá tra tính kế chia lại thị phần (VEF). =>
- Khó khăn phá dỡ tàu cũ mang quốc tịch nước ngoài (HQ). – Chờ bán tàu mới cứu nổi các thủy thủ Vinashinlines (ĐV).
- Chuyển đổi nhà thương mại sang nhà ở xã hội: Doanh nghiệp “tố” thủ tục hành chính quá nhiêu khê (LĐ). - Nhà tồn kho khó “gắn” nhà ở xã hội (SGGP). - Thua lỗ, đại gia lẩn trốn cổ đông (VEF).
- Lạ: Từ Trung Quốc Nhập lậu hàng nghìn sim điện thoại đã được nạp tiền cho tài khoản thuộc mạng Vinaphone (LĐ).
- Giá nhà mới ở Trung Quốc tăng (BBC).
- TQ tung vàng giả ra thị trường thế giới (*) (Trần Kinh Nghị).
- Đánh thuế vào tiền gửi, đảo Síp thổi bùng cuộc khủng hoảng mới ở châu Âu? (CafeF).
- Airbus ký hợp đồng lịch sử với Indonesia (RFI).

- Chính sách việc làm: Xây dựng trên những số liệu thiếu tin cậy? (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Cấp bách tìm kiếm lễ phục (TN).
Về miền quan họ cổ, tưởng nhớ đến vua Bà (GDVN).
Sách về danh nhân Đặng Huy Trứ bị tố bịa đặt (DV).
8<- Kỳ bí “chữ thần” trên vách núi (DT). - Kỳ bí chiếc đao cá tại lăng Ông Thủy Tướng (CAND).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 44) (Nhật Tuấn).
- THƠ NGUYỄN XUÂN LAI (Nguyễn Trọng Tạo).
- LÊ HƯNG TIẾN bàn thêm về những tồn tại bất cập của Ngày Thơ VN (Lê Thiếu Nhơn).
- Trưng bày sách (5) Nguyễn Việt Hà (Nhị Linh).
- Thi kể chuyện nghèo (Nguyễn Thế Thịnh).
- Cái chết (Nhị Linh).
- Những vết thương không bao giờ thành sẹo (ĐCV).
- Du ký xứ… Miệt Dưới (4) (Nguyễn Ngọc Chính).
- Thói hư tật xấu người Việt là do lỗi hệ thống? (VNN). – Hạ ảnh ngồi lên tượng đài vua, nhưng vẫn giăng ảnh “cưỡi” máy bay trong bảo tàng (LĐ).
Người đẹp màn bạc Việt một thời – Kỳ 16: Mối tình Túy Hồng – Lam Phương (TN).
- Truyền hình thực tế: Hết “nóng” (NLĐ).
- Ông Bầu Xuân và đoàn Dạ Lý Hương (RFA).
- Video Israel: Taxi karaoke thu hút khách (VTV).

- Chuyện độc đáo nơi cửa đền: Lễ hội “bêu nắng” thần thánh (NNVN).
- Điện ảnh Việt Nam: Con đường nào đi lên? (NNVN). - Lửa phật có là phim “bom tấn” ?  (SGGP).
- Liên hoan phim tài liệu ngắn 2013: Nhiều thú vị và gợi mở (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Ngẫm từ những chia sẻ của GS Ngô Bảo Châu (Infonet). – Nguyễn Văn Thạnh: Để giáo dục không tha hóa? (VNN). Phải chấp nhận qui luật kinh tế thị trường với giáo dục, quản lý nhà nước thông qua luật pháp chứ không phải nhà nước làm thay. Trợ cấp người nghèo đi học thông qua phiếu học tập rồi để người học quyết định học nơi nào tốt nhất, không cung ứng giáo dục công”.
- Những điểm mới trong kỳ thi ĐH – CĐ năm 2013 (CP). – Cuốn “Những điều cần biết” nhiều sai sót (GĐ). – Đỗ 24 điểm trở lên, được tặng học bổng 156 triệu đồng (DT). – Băn khoăn trước kỳ thi đại học, cao đẳng 2013 (VTV). - Ngành Sư phạm: Khó ‘đầu vào’ lẫn ‘đầu ra’! (PT). - Bốn điều chú ý khi học thi (TN). - Nhiều trường công bố điều kiện tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (GD&TĐ). - 57 ngành không được đào tạo tiến sĩ(TT). - Trước mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013: Tử huyệt từ các trường đại học hàng đầu (DV).
Độc đáo mô hình học lịch sử với… cựu chiến binh (DT).
- Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Nể nang” phụ huynh mà dạy thêm cũng phải chịu xử lý (LĐ).
- Hà Tĩnh: Trả nhầm tiền rách phí học thêm, học sinh bị cô giáo mắng (DT). - “Ăn” cả học bổng, tiền thưởng học sinh (NLĐ).
Giáo viên mầm non vùng khó: Đã yếu, còn thiếu (GD&TĐ).
Phút ngẫu hứng: Thầy trò đối đáp bằng thơ (Sống mới).
Cô giáo trẻ mê sáng tạo (TN).
- Thầy giáo dạy chữ ‘mang tội’ với …’ma rừng’ (NĐT).
- Video: 6 chị em người Mông nuôi nhau học (VTV).
Bậc tiểu học cần miễn học phí (TT).
Tha hóa (PLTP).
Trung tâm dạy nghề cấp huyện “đá” nhau (DV).
- Ca sinh 5 thành công đầu tiên tại Việt Nam (VTV).
- Lí lịch sinh học của heo và dấu vết văn minh nông nghiệp Đông Nam Á (Nguyễn Văn Tuấn).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Video: Chưa thống nhất về nguyên nhân gây ” bệnh lạ ” ở Quảng Ngãi (VTV).
Màn trời chiếu đất trong Bệnh viện Bạch Mai (LĐ). - Bệnh nhân tự vượt tuyến sẽ bị “chuyển ngược” (DV). - Loạn dịch vụ chữa vô sinh (LĐ). - Ca sinh 5 hiếm gặp: Siêu âm 4, mổ thấy 5 bé (TT). - Thêm một trẻ tử vong sau khi tiêm văcxin (TT).
Cầu siêu cho các nạn nhân tai nạn thảm khốc ở Khánh Hòa (PLTP).
‘Làng cáy’ bây giờ… (PT).
- Thêm một nạn nhân mãi dâm sắp được giải thoát? (RFA).
9- Dẹp loạn “chợ sức khỏe” (NLĐ). - Bố chồng đốt con dâu và cháu nội (TN). - Châm lửa đốt cả nhà vì không sinh cháu trai: Báo động về sự kỳ thị (DV). - Đốt cháy cả nhà (NLĐ). – Vụ 6 người bị thiêu bằng xăng: Hung thủ chính là ông nội (LĐ). - Hà Nội: Phát hiện xác thiếu nữ trong phòng trọ và chiếc xe bị mất (GDVN). - Phá sới bạc, tạm giữ 35 người (TN). – Sòng bạc bịp lừa công nhân (TT).
- ‘Nhà di động’ mọc như nấm giữa Thủ đô (PT). =>
Ngày cuối tuần của đại gia đình hiếm có nhất Việt Nam  (DT).
- Khi nào xã hội không còn bị ngợp những cái “nhất”? (TVN).
“Làm xiếc” với vàng, bạc (LĐ).
Ô nhiễm bủa vây (TP).
Tung chiêu độc “đốn hạ”… trâu bò (DV). - Đổ thuốc sâu đầu độc tôm, cá (DV).
Hồ đầy nước, vườn cây chết khô (LĐ).
- Quốc tế chung sức chận đứng việc mua bán ngà voi và sừng tê (RFA).
- Ngày “Nước Thế giới” 2013 (RFA). “…mâu thuẫn trong quá trình phát triển và yêu cầu bảo vệ, xử lý nước thải để giữ gìn môi trường nước trong sạch tại Việt Nam vẫn còn là vấn nạn chưa thể giải quyết”.
- Vụ ‘đầu người trong tủ lạnh’ ở Hong Kong (BBC).

Ruộng khô, người khát (NNVN). - Chặn sông Đồng Nai chống hạn? (NNVN). - Mùa khô hạn ở Tây Nguyên (RFA). Về biện pháp phòng tránh khô hạn ở khu vực Tây Nguyên, thứ nhất phải xây dựng các hồ chứa nước để tích nước cho mùa khô. Thứ hai là, phải cơ cấu lại diện tích cây trồng dùng nhiều nước cho hợp lý. Chứ năm nào khô hạn cũng xảy ra ở khu vực Tây Nguyên cả”.
- Muôn kiểu ‘đòn bẩn’ với nhà nông – Kỳ 2: Tội phạm phá hoại sản xuất ngày càng manh động (DV).
- Hội nghị quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp: Thái Lan có thể trở thành ‘trung tâm đầu tư của nước ngoài’(VOA).
QUỐC TẾ
- Lực lượng nổi dậy Syria nuôi nhóm khủng bố? (CAND). – Chiến sự ở Syria không kết thúc (TNNN). – Phe đối lập Syria họp bàn bầu thủ tướng (VOA). – Máy bay Syria oanh tạc khu vực biên giới Lebanon (TTXVN). - Phe nổi dậy Syria lập chính phủ, bầu thủ tướng (TN). - Mối nguy từ “chính phủ lâm thời” ở Syria (SGGP). - Chiến đấu cơ Syria không kích trên lãnh thổ Li-băng (GDVN).
Al-Qaeda tuyển thêm tân binh để chống Pháp (LĐ).
Trung Đông sẽ lạnh nhạt đón ông Obama, ngoại trừ Israel? (VOV). - Israel mở rộng cánh cửa hòa bình đối với người Palestine (VOV).
3 người thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa án ở Pakistan (VOA).
Nổ bom xe ở thủ đô Somalia, 8 người chết (VOA).
- Ấn Độ: 6 người bị ra tòa vì hãm hiếp một du khách Thụy Sĩ (VOA). – Ấn Độ: Nghi phạm cưỡng bức du khách Thụy Sĩ nhận tội (NLĐ).
- Ấn Độ gia hạn lệnh cấm đại sứ Italia rời nước này (VOA).
- Kenya: Luật sư kêu gọi tòa hình sự quốc tế bãi bỏ vụ án ông Kenyatta (VOA).
- Con một di dân Caribê được đề cử làm Bộ trưởng Lao động Mỹ (VOA).
- Ngân sách về truyền thông khó khăn thay đổi cách nhận tin của người Mỹ (VOA).
Dân Chypre giận dữ khi phải chi tiền túi để cứu quốc gia (RFI). – Chypre: Hoãn biểu quyết kế hoạch giải cứu tài chính 10 tỷ euro (RFI).
- Khủng hoảng Cyprus và tiền tỷ từ Nga (BBC).
- Ảnh Che Guevara và Fidel Castro (BBC).
Argentina nhờ tân Giáo hoàng can thiệp vụ Malvinas (TTXVN).
10<- Cuộc đàm phán về hiệp định võ khí của Liên Hiệp Quốc tái tục (VOA).
- Các tù nhân Canada dùng trực thăng để đào tẩu (VOA).
- Đảo Chypre xáo trộn về kế hoạch cứu nguy tài chánh (VOA).
Sự thật về cặp gián điệp lừa cả thế giới (VNN).

Obama nói chuyện với người dân Iran (VOA). Ông nói người dân Iran đã ‘trả một cái giá cao và không cần thiết’ cho việc chính phủ của họ không sẵn lòng trả lời các quan ngại của cộng đồng quốc tế”.
* VTV1: + Chào buổi sáng – 18/03/2013; + Quân đội không thể thoát ly sự lãnh đạo của Đảng; + Tài chính kinh doanh sáng – 18/03/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 18/03/2013; + Tài chính tiêu dùng – 18/03/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 18/03/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 18/03/2013; + 360 độ thể thao – 18/03/2013; + Thể thao 24/7 – 18/03/2013; + 7 ngày công nghệ – 18/03/2013; + Về quê – 18/03/2013; + 6 chị em người Mông nuôi nhau học; + Khoảnh khắc thường ngày – 18/03/2013; + Danh ngôn và cuộc sống – 18/03/2013; + Cuộc sống thường ngày – 18/03/2013; + Thời tiết du lịch – 18/03/2013+ Israel: Taxi karaoke thu hút khách; + Thời sự 12h – 18/03/2013; + Thời sự 19h – 18/03/2013.

Chủ quyền nhân dân và việc sửa Hiến pháp

Xin mượn lời của Bs Ngọc trong bài viết “Trí nô ký sinh” đăng trên Blog của Bs để nói về tác giả bài viết này và những người như ông ta:
Tôi nghĩ nếu họ là trí thức thật sự và có tự trọng, họ không thể nào ăn nói trơ tráo như thế. Chỉ có thể kết luận đây là một đám xu nịnh và sống vì cái “chủ nghĩa sổ hưu” của Trần Đăng Thanh, chứ chẳng trí thức gì cả. Đúng là ăn cơm chúa, múa tối ngày. Quả là một loại trí nô ký sinh.
Việt Nam Net
Thứ 3, 19/3/2013, 10:25 GMT+7
1
TS. Nguyễn Văn Thuận 
(Thường trực Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội)

- VietNamNet giới thiệu góc nhìn của TS. Nguyễn Văn Thuận, Thường trực Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội.

Dự thảo sửa đổi HP 1992, trong phần Lời nói đầu có sử dụng một cụm từ mới: chủ quyền nhân dân. Mới vì đây là lần đầu tiên khái niệm vốn vẫn được giới học thuật sử dụng lâu nay, giờ được nâng lên thành hiến định. Nhưng cũng không thực sự mới, bởi chủ quyền nhân dân vẫn đang hiện diện, ít nhất dưới quan điểm đã được khẳng định từ lâu: tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc nhân dân.
Chuyện người…
Trở lại lịch sử phát triển nhân loại, giá trị đã trở nên phổ quát này chỉ bắt đầu xuất hiện từ sau cách mạng tư sản. Đây là bước tiến lịch sử, là sự thay thế mang tính cách mạng, xóa bỏ chế độ chuyên chế của nhà nước phong kiến, nơi mọi quyền lực thuộc về một người – nhà vua, mọi bổng lộc quốc gia đặt dưới sự chi phối của nhà vua và hoàng tộc. 
Các quốc gia văn minh đương đại kế thừa và phát huy giá trị phổ quát ấy, với hệ thống chính trị luôn gồm các thành tố cơ bản như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức xã hội. Các thành tố này vận hành trong sự chi phối của chủ quyền nhân dân. Theo đó, đảng chính trị là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mô hình nhà nước, chính thể, tổ chức quyền lực nhà nước, sự phân công quyền lực cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi thiết chế nhà nước được quy định bởi hiến pháp – khế ước nhân dân. Và các tổ chức xã hội dân sự vận hành như một biểu hiện khẳng định quyền công dân trên những lĩnh vực cụ thể mà tổ chức đó hoạt động.
Tại các quốc gia theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng, quyền lực nhà nước được tổ chức và vận hành chủ yếu theo lý thuyết phân quyền. Ở đó, chủ quyền nhân dân được thực hiện thông qua nhiều hình thức dân chủ trực tiếp, đồng thời qua dân chủ đại diện – thể hiện rõ nhất qua các cuộc bầu cử.
Các đảng chính trị tranh cử, được cử tri lựa chọn và giao cho quyền lực nhà nước để quản lý xã hội theo nhiệm kỳ 5 hoặc 4 năm. Các cuộc bầu cử dẫn tới hình thành cơ quan lập pháp (với các nước theo chính thể cộng hòa nghị viện), và có khi bầu cả người đứng đầu hành pháp (các nước theo chính thể cộng hòa tổng thống), mà cơ cấu thành phần trong đó phản ánh tương quan giữa các đảng chính trị tham gia cầm quyền.
Ở các quốc gia đó, chủ quyền nhân dân còn được thực hiện qua quyền lựa chọn tham gia đảng chính trị và các tổ chức dân sự, quyền lựa chọn mô hình nhà nước thông qua cơ chế phúc quyết hiến pháp…
Chuyện ta…
Hệ thống chính trị nước ta, qua biến động lịch sử, đến nay được tổ chức, vận hành theo nguyên tắc nhất nguyên chính trị, với Đảng Cộng sản VN là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhưng không vì vậy mà chủ quyền nhân dân không được thực thi. Chẳng hạn, dưới hình thức dân chủ đại diện, QH thông qua Hiến pháp với điều khoản về vị trí lãnh đạo của Đảng. Đảng là lực lượng lãnh đạo nhưng không đương nhiên cầm quyền, mà phải thông qua giới thiệu thành viên ưu tú của tổ chức mình, thông qua bầu cử, để nhân dân lựa chọn giao cho quyền lực nhà nước. Tương tự, quyền lựa chọn, tham gia đảng chính trị của công dân, dù chưa được luật hóa, nhưng đã thể hiện phần nào qua Điều lệ Đảng.
Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước trong hơn 20 năm qua, cùng những khó khăn mà đất nước đang gặp phải cho thấy chủ quyền nhân dân chưa được nhận thức và thực thi đầy đủ, nguyên tắc “tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân” (Hiến pháp 1946) chưa thực sự được coi trọng.
Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém ấy, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ngoài việc đưa vào và khẳng định trong Lời nói đầu về chủ quyền nhân dân, đã có nhiều điều chỉnh, bổ sung.
Chẳng hạn, ở điều 4 tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời đòi hỏi Đảng phải “chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.
Dự thảo, tại điều 2 đặt ra nguyên tắc phải có “kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nhân dân không chỉ thực hiện quyền lực nhà nước dưới hình thức dân chủ đại diện (thông qua Quốc hội, HĐND – theo Hiến pháp 1992), mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. Chủ quyền nhân dân, theo dự thảo, còn được làm rõ hơn qua việc Quốc hội không còn là “cơ quan duy nhất” thực hiện quyền lập hiến… Những sửa đổi ấy mở ra khả năng nhân dân tham gia ngày càng nhiều hơn, trực tiếp hơn, có tính chất quyết định hơn vào tổ chức và quản trị đời sống xã hội.
Quyền tự do – nền tảng của đời sống dân sự
Nhưng chủ quyền nhân dân không chỉ biểu hiện dưới các quy phạm Hiến pháp. Quan trọng hơn, nó được thực thi hàng ngày trong đời sống của xã hội công dân. Trong thực thể sống động ấy, ở nước ta có một chủ thể đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc, cùng các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Các chủ thể ấy liên quan mật thiết tới thực thi chủ quyền nhân dân.
Nhìn vào lịch sử hình thành, MTTQ và các tổ chức thành viên là các hình thức tập hợp lực lượng, tổ chức lực lượng của Đảng, ra đời trong quá trình đấu tranh giành chính quyền. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện hòa bình, và Đảng đã xác lập được quyền lãnh đạo tới Nhà nước và toàn xã hội, thì việc tổ chức, phương thức hoạt động, quyền thành lập các tổ chức dân sự cần được đổi mới phù hợp. Đổi mới ấy phải thể hiện được chủ quyền nhân dân trong tổ chức đời sống xã hội, gắn với thể chế hóa chủ trương củng cố, phát huy tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc mà Đại hội XI đặt ra.
Yêu cầu đổi mới ấy quay trở lại đòi hỏi việc sửa đổi Hiến pháp lần này phải diễn đạt rõ hơn, chặt chẽ hơn để đảm bảo người dân thực hiện được các quyền ngôn luận, hội họp, lập hội với đúng bản chất là quyền tự do. Các quyền ấy phải được coi là quyền tự do hiến định, và chỉ có thể bị hạn chế bởi luật, chứ không phải là “có quyền […] theo quy định của pháp luật”. Đấy cũng là khẳng định chủ quyền nhân dân, đúng như vị trí trang trọng của nó, ở phần đầu tiên của Hiến pháp – Lời nói đầu.
Nguồn:  Việt Nam Net

Mời xem :
TP – “Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Không một ông vua, không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân”- GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý trao đổi nhân việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
GS.TS Lê Hồng Hạnh nói:
Ý nghĩa nổi bật nhất của việc lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chính là sự thừa nhận ý chí, quyền lực của nhân dân, vị trí tối thượng của nhân dân đối với nội dung bản tuyên ngôn chính trị pháp lý quan trọng bậc nhất của nước Việt Nam.
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Không một ông vua, không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân.
“Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”- triết lý này Nguyễn Trãi nói cách đây hơn 5 thế kỷ rồi. Việc lấy ý kiến về Hiến pháp làm tăng giá trị nhân dân, giá trị dân chủ và tính khả thi của Hiến pháp sau khi được ban hành.
Dân phúc quyết Hiến phápTrong thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp. Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao?
Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó.
Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.
Không ít người, kể cả đại biểu Quốc hội, nhiều chính khách cho rằng Quốc hội có quyền lựa chọn và quyết định hiến định những vấn đề quan trọng của đất nước, ví dụ chọn mô hình nhà nước, chọn chế độ chính trị, vấn đề sở hữu vv…
Tôi cho rằng hiểu như vậy chứng tỏ chưa hiểu bản chất của Hiến pháp. Chỉ có nhân dân mới có quyền lựa chọn và quyết định những điều đó. Chính vì thế, phúc quyết của nhân dân đối với bản Hiến pháp mới hay Hiến pháp sửa đổi phải được coi là quyền đương nhiên của nhân dân.
Dù có đưa vào Hiến pháp quyền phúc quyết hay không, các cơ quan quyền lực nhà nước cũng phải có trách nhiệm đảm bảo để nhân dân thực hiện nó. Đương nhiên chính là ở chỗ đó.
Đảng với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện. Giữa phúc quyết và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau rất lớn về mức độ đảm bảo dân chủ, sự thượng tôn vai trò của nhân dân.
Tôi không thấy có lý do nào để không qui định quyền phúc quyết của nhân dân trong Hiến pháp sửa đổi lần này. Ngay khi đất nước mới giành được độc lập, thù trong giặc ngoài bao vây, chống phá, đa số người dân còn mù chữ, song Đảng và Bác Hồ vẫn chủ trương để nhân dân phúc quyết bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước.
Trở lại lịch sử, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định nguyên lý mọi quyền bính đều thuộc về dân. Nhân dân là gốc của mọi quyền lực, trong đó có quyền lực nhà nước. Do đó nhân dân phải được quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của đất nước, thưa ông?
Tôi cho rằng quyền lực của nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần thể hiện theo tinh thần và lời văn của Hiến pháp 1946. Có người cho rằng quay trở lại Hiến pháp 1946 là không đúng, không phù hợp, thậm chí chệch hướng do bối cảnh ngày nay khác với thời điểm năm 1946.
Nếu thực sự hiểu đúng dân chủ, hiểu đúng vai trò của nhân dân thì không có sự đoạn tuyệt như vậy được.
Dù ở trong bối cảnh hiện nay, bối cảnh của 100 năm trước hay của 100 năm sau nếu chúng ta thực sự hiểu đúng bản chất của dân chủ và quyền lực nhân dân thì tuyên ngôn của Hiến pháp 1946 “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” vẫn hoàn toàn mang tính thời đại.
Một tuyên ngôn thượng tôn nhân dân trong trong thực thi quyền lực nhà nước in đậm dấu ấn tư tưởng của Bác Hồ mãi mãi là một thiên cổ hùng văn thể hiện khát vọng dân chủ của Nhân dân và của Đảng ta.
Giá trị của tuyên bố trên trong Hiến pháp 1946 thiêng liêng chẳng khác gì tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” mà Lý Thường Kiệt đọc trên sông Như Nguyệt.
Quyền lực phải được kiểm soát
Theo Hiến pháp, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân, quyền lực của Nhà nước là quyền phái sinh, từ nhân dân mà ra, do nhân dân trao cho. Theo ông sửa Hiến pháp lần này cơ chế kiểm soát quyền lực cần được quy định ra sao và cần nhấn mạnh những yếu tố nào?
Tha hóa quyền lực, lạm dụng quyền lực là điều khó tránh nếu quyền lực không được kiểm soát, cân bằng bởi cơ chế thích hợp. Nguy cơ này trở nên đáng sợ hơn ở những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển. Ở Việt Nam cũng vậy, nếu chúng ta đi sâu vào thực tiễn kinh tế, xã hội của đất nước.
Thú thực, đôi khi tôi thấy kỳ lạ là ngay nhiều người làm bảo vệ cũng tìm cách thực thi quyền “cho qua cổng” theo hướng tối đa hóa sức nặng của nó, chưa nói đến cảnh sát giao thông, nhân viên thuế vụ và trên nữa là nhiều quan chức cao cấp.
Với xu thế thích làm quan, thích thể hiện quyền lực như vậy thì lạm dụng, tha hóa quyền lực là đại vấn đề của bộ máy nhà nước và xã hội ta hiện nay.
Quyền lực muốn được kiểm soát trước hết phải được phân định rõ ràng, cơ quan nào thực hiện quyền gì và phạm vi đến đâu, trách nhiệm của các cơ quan quyền lực như thế nào khi có những vi phạm hay có sự trì trệ, tắc trách. Theo tôi, Hiến pháp khó có thể qui định đầy đủ và chi tiết song những điểm sau đây nhất thiết cần phải được hiến định:
Thứ nhất, phải xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp và tạo ra được những cơ chế kiểm soát lẫn nhau có hiệu quả giữa các cơ quan này.
Đây là điều kiện tiên quyết cho việc hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực. Khi không được phân công rõ, không phải chịu trách nhiệm thì các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước dễ lạm dụng để rồi “khiên và áo giáp” bảo vệ các cơ quan này khỏi trách nhiệm pháp lý sẽ là “lỗi hệ thống”, “ý kiến của tập thể”.
Có mấy ai phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai lầm trong thực thi quyền lực nhà nước nếu như những việc đó chưa đẩy đến mức trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, cần tăng cường sự giám sát thực chất của nhân dân. Sự giám sát của nhân dân, không chỉ là sự thể hiện quyền lực tối thượng của nhân dân mà còn là sự đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị tha hóa.
Hiện tại, việc giám sát của nhân dân được thực hiện qua các tổ chức chính trị và chính trị xã hội là chủ yếu và các tổ chức này thì khó có được ý kiến độc lập thực sự.
Cơ chế giám sát hiện hành còn hình thức và ngay cả việc nhân dân lựa ai thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước cũng như vậy.
Cần có sự giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội với những ý kiến độc lập, mang tính chất phản biện thực sự. Với việc sửa đổi Hiến pháp lần này, hãy để cho nhân dân chọn phương thức giám sát phù hợp với nguyện vọng của mình.
Thứ ba, cần lựa chọn kỹ các thiết chế kiểm soát và cân bằng quyền lực có khả năng phát huy tốt trong điều kiện chính trị xã hội của đất nước. Theo tôi Kiểm toán nhà nước, Ủy ban bầu cử độc lập là những lựa chọn có thể phù hợp. Dĩ nhiên, những thiết chế khác cũng hoàn toàn có thể hiến định nếu phần lớn nhân dân yêu cầu phải có những thiết chế đó.
Cám ơn ông. ( thực hiện : Hà Nhân).
Lời bình của web kinh tế biển :
Kinhtebien online : Ông GS-TS Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý phát biểu rất hay ! nhưng không biết ai tham mưu đưa bản Dự Thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để toàn dân góp ý lại hoàn toàn ngược với lời của ông Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý.