Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Thứ Hai, 07-10-2013 - Chính trị VN sau bản án 30 tháng tù cho Ls. Lê Quốc Quân?

1CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Sông Bắc Vong (Trương Nhân Tuấn). - CSVN mua vũ khí để làm gì? (DCCT).
Tâm thức biển đảo trong sáng tác của các văn nghệ sĩ (VOH). =>
Cam kết của Mỹ với châu Á không thay đổi (BBC).  – Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga X.La-vrốp: Tiến tới hòa bình, ổn định và sự phát triển kinh tế bền vững tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (QĐND).
Danh sách ký tên Đợt 8 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). “Tổng cộng các đợt 1- 8: 928 người”.
Quyền dân sự chính trị không xa lạ với xã hội ta (QĐND/DĐXHDS). Rất tốt! Nhờ báo QĐND mà rất nhiều cán bộ chiến sĩ quân độ ít tiếp cận Internet sẽ biết về TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị và việc ra đời Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Hàng chục thanh niên bị bắt khi từ Philippines trở về VN vì dự khóa học Xã hội dân sự (RFA/DĐXHDS).  ”Lý do ban đầu được nêu ra là những người bị giữ lại vừa tham gia một chương trình học về xã hội dân sự tại Philippines.” -  9 bloggers bị bắt khi từ Phi về Việt Nam (Người Việt). - Bị gia đình và bạn bè biểu tình phản đối, An ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã thả 3 blogger bay từ Philippines về Việt Nam (Trần Hoàng). - Bị bắt vì… đi học (DLB). - Thư giãn: Trò chuyện cùng blogger Peter Lam Bui sau vụ An Ninh sân bay bắt cóc các blogger (FB Cùi Các/ DL).
Việt Nam cần đột phá đổi mới để tiếp thu có kết quả sự giúp đỡ của thế giới văn minh (Boxitvn). - Cẩm nang dân chủ đa nguyên – Kỳ 4 – Quần Chúng (Hoàng Tâm Nguyên) (Thông luận). - TẠI SAO PHẢI SỢ XÃ HỘI DÂN SỰ? (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Thượng Long: “DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ…” BƯỚC PHÁT TRIỂN TẤT YẾU HỢP QUY LUẬT (Nguyễn Tường Thụy).
Tin về Tướng Giáp : Internet qua mặt báo chí chính thức Việt Nam (RFI/DĐXHDS).
Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? (Boxitvn).

Nữ tù nhân Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển trại giam (DLB).
Chính trị VN sau bản án 30 tháng tù cho Ls. Lê Quốc Quân? (DCCT). - Có nên thưởng cho đàn áp ở Việt Nam? (BBC).  - Không nên tưởng thưởng cho chính sách đàn áp của Việt Nam (DTD). -  Tù hình sự thì đặc xá, tù chính trị thì… (Người Việt).
Trò chuyện với Peter Lâm Bùi (DLB).
- Người Buôn Gió: Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [29] (ĐCV). - Người Buôn Gió – Truyện mới (Dân luận).
Dân oan bị chôn sống vì chống cường quyền cướp đất (Boxitvn). - Vụ cướp đất, đàn áp gây thương tích- (Bùi Hằng).
Những văn bản pháp lý cộng sản dùng tiêu diệt Đạo Cao Đài (DCCT).
Tỉnh Nghệ An dùng sinh viên tập trận phòng chống “phòng chống bạo loạn lật đổ” (DCCT).
Từ chức còn là chuyện xa vời (Phi Vũ).
Đức Thành – “Những thế lực thù địch”- Ta đã biết ngươi là ai! (Dân luận). - Trí thức hải ngoại: Chúng ta cùng đơn ca? (2)(pro&contra).
CÔNG AN BỘ ĐỘI CẮM TRẠI – DIỄN TẬP CHỐNG NHÂN DÂN (FB Thùy Trang).Số vũ trang được quân chính phủ sử dụng cho cá nhân là AK47, súng máy và pháo 2ly7 được gắng vào quân xa. Ngoài cánh quân của công an và bộ đội Nghệ An ra, xe cứu hỏa từ các tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Huế cũng được đưa về cho cuộc diễn tập CHỐNG NHÂN DÂN vĩ đại này“.
CSVN tuyên truyền dối trá về ‘sửa hiến pháp’ (Người Việt).
- Võ Văn Tạo: Chi tiết bị “quên” trong tiểu sử tướng Giáp (DĐXHDS). “Đó là năm 1983, vị đại tướng lẫy lừng thế giới của Việt Nam còn “được” phân công kiêm nhiệm chức… “Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”!” - Miên man chuyện lễ tang tướng Giáp.  - Tướng Giáp hai lần thoát nạn (BBC).   - Tướng Giáp là ‘người yêu nước vĩ đại’.   - ‘Tướng Giáp học Mao về quân sự’?   - Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến thắng Điện Biên Phủ (LĐ).   – Phỏng vấn Trung tướng Phạm Hồng Cư: Người làm thay đổi lịch sử (NLĐ). - MỘT CON NGƯỜI BÌNH DỊ ĐÃ RA ĐI (Văn Công Hùng).
- Ảnh: Người dân Việt Nam tiếc thương Tướng Giáp (BBC).  - Hàng vạn người đến viếng Tướng Võ Nguyên Giáp (VOA).  - Đau thương ngập đường Hoàng Diệu (VNN).  - Hàng ngàn người hô vang trước nhà Đại tướng trong đêm(Zing).   - Chiến sĩ Trường Sa, nhà giàn DK1 tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tin tức).   - Cả dân tộc đang xích lại gần nhau (TT).  - PTL: Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một thế kỷ – Một đời người (VTV).   - Con đường nào sẽ mang tên Võ Nguyên Giáp? (VNN).
Nguyễn Trọng Vĩnh: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP – VỊ TƯỚNG THIÊN TÀI (Tễu). - Võ Nguyên Giáp, đại danh tướng nước Việt (Nguyễn Vĩnh). - NGUYỄN TRỌNG TẠO: TƯỚNG GIÁP TRONG TÔI (Nguyễn Trọng Tạo). - Anh Văn, người duy nhất xứng phong nguyên soái (Trần Nhương). - “Con nhất định phải vào lính tướng Giáp!” (Quê choa). - HAI BÀI THƠ VỀ BỨC TRANH TƯỚNG GIÁP DO HÀ VŨ VẼ TRONG TÙ (Nguyễn Trọng Tạo).
VŨNG CHÙA- ĐẢO YẾN Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH SẼ LÀ NƠI AN TÁNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (Cu Vinh). – Phan Văn Tú: Đường VÕ NGUYÊN GIÁP, một biểu tượng của hòa bình? (Phước Béo).
- Huỳnh Ngọc Tuấn: Những dấu hỏi cho Việt Nam (ĐCV).
Bộ trưởng Tài chính nói về điều hành giá xăng, giá sữa (CP).  – Video:  Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 06/10/2013 (VTV).
Khoảng trống trách nhiệm (BBC).
image <- Xả lũ gây ngập lụt , trách nhiệm về ai ? (RFA).
Lai Châu: Chính quyền xã làm việc dưới gầm nhà sàn của dân (VOV).
Đón đầu quy hoạch, cán bộ gom đất (NLĐ).
Họa trên đầu (NLĐ).
TÂM THẦN HAY TÂM ĐỨC? (Phương Bích).
Kỷ luật Đảng con Giám đốc Sở ‘chơi’ ma túy trong khách sạn (PL&XH).
Phe đối lập Campuchia lại tổ chức cuộc tụ tập mới ở thủ đô (VOA).
-  VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 15 (Bùi Văn Bồng). - Teresa Tammer – Hannah Arendt và cuộc cách mạng ôn hòa (Dân Luận).
Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần 1 (Bùi Văn Bồng).
HÀN QUỐC VÀ CON ĐƯỜNG KỸ TRỊ (Mạnh Kim).
- Phần cuối của chương 2, sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Đừng làm đổ trà của chủ ngươi (hết) (Phan Ba).
Hai triệu người theo dõi các mạng xã hội ở Trung Quốc (Kichbu).

KINH TẾ
Tài chính ngân hàng tuần 1 tháng 10: Nợ xấu bắt đầu được “phá băng” (CafeF).
Việt Nam nhận ngoại tệ nhiều thứ 9 thế giới (Người Việt).
Những sự kiện kinh tế nổi bật trong tuần (TBNH).
NHNN: Tỷ giá khó có thể tăng hơn 2%  (TBKTSG).
Khuyến khích xây nhà ở thương mại để cho thuê (TBKTSG).
Tiếp tục công khai rõ về Quỹ bình ổn giá xăng dầu (TTXVN).
Ngành điện thu hút nhà đầu tư ngoại (TBKTSG).
TPHCM: Hàng lậu, giả ngày càng phức tạp (PNTP).
Chưa quản được thuốc lá điện tử (NLĐ).
APEC chống bảo hộ mậu dịch (NLĐ).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Nguyễn Hoài Vân – LÃO GIÁO VÀ VÀI HÀNG VỀ PHÁP GIA (DĐTK).
Trùng Dương – CUỘC ĐỜI NỔI TRÔI CỦA MỘT CUỐN SÁCH (DĐTK).
rez_683_ảnh1 <- Nghi lễ Chầu Văn cần được nhìn nhận đúng giá trị (TQ).
5 ví dụ liên quan đến văn hóa truyền thống và hội nhập (QĐND).
Inrasara trả lời email nguyenvantuansanyo@yahoo.com về Tagalau (Inrasara).
Thư gửi các học sinh cũ trường cấp 3 Bắc Quảng Trạch- Quảng Bình (Quê choa).
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 90) (Nhật Tuấn).
Chương 1: Lớp học mầm non ở hội trường Hợp tác xã    –    Chương 2: Trốn học   –    Chương 3: Ăn trộm   –   Chương 4: Trả thù   –   Chương 5: Lớp học “bất đắc dĩ” và những “chiêu thức” quảng cáo   –   Chương 6: Những trắc trở khi trở về thành phố và thảm hoạ đái dầm   –    Chương 7: Chủ tướng   –   Chương 8: Ân hận   –     Chương 9: Chiếc “áo long bào” của tôi (FB Tuổi thơ ơi, hãy trở lại).
Viết như chụp một khoảnh khắc của đời (Bùi Ngọc Tấn).
Lột xác nhờ vai “xấu xí” (NLĐ).
Cộng đồng xôn xao Huyền Chip thừa nhận cường điệu (IOne).
Nhạc sĩ Đăng Khánh và trăn trở về nhạc Việt Nam  (RFA).
Lôi cuốn đầy cảm xúc cùng “Trống và tiếng hát” (VTV).
CHÂU PHAN & SỌT RÁC (Phọt Phẹt).
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: So bó đũa khó chọn… cột cờ (KTĐT).  - Dời ngày tổ chức LHP Việt Nam 18 tới sau Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TTVH).
Hoàng Nhất Phương – Prisoners – Truy Tìm Thủ Phạm (Dân luận).

HOA DẠI (Văn Công Mỹ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Một kỳ thi: Tại sao không? (TQ).
Nhân tài lận đận   - Đào tạo nghề chất lượng cao (NLĐ).
Kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia
stk <- ”Chóng mặt” với “rừng” sách tham khảo (SM).
- Công nghệ giáo dục: Ưu điểm của một phương pháp (GD&TĐ).
- VỤ KHIẾU KIỆN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG HÀ, TP HCM: Giải quyết đúng pháp luật (NLĐ).
- Nạn quay cóp trong giới sinh viên gốc Việt ở Little Saigon:  Không Quên Tinh Thần Dân Tộc? (Alan Phan).  Thầy Konrad Stein: “Đáng buồn khi phải thừa nhận rằng, đa số sinh viên quay cóp là người Việt. Tôi không rõ lý do, nhưng có lẽ sinh viên Mỹ không coi trọng điểm số như sinh viên Việt Nam. Nói chung, sinh viên gốc Á chịu quá nhiều sức ép về bằng cấp”.
Triều Tiên: Học sinh bị phạt nếu cắt mắt 2 mí (NLĐ).
Bán cầu não đặc biệt của Albert Einstein (NLĐ).
Cuộc đua 3.000 km của xe chạy bằng pin mặt trời bắt đầu tại Úc (VOA).

Trở lại Thành Nam (Dangnba).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Chết do bác sĩ tắc trách? (NLĐ).
Kỷ niệm 25 năm ca mổ tách cặp song sinh Việt – Đức (PNTP).  - Ca mổ Việt – Đức: Mối tình Việt – Nhật (NLĐ).
- Phú Yên: Vụ lũ cuốn ba công nhân: Hai thi thể cuối cùng được đưa ra ngoài (DT).
7phu_d3e27- Video: Công nghệ – Đời sống: Xử lý nước sạch cho người dân vùng bão, lũ (VTV).  - Lãng phí công trình nước sạch (NLĐ). =>
Ép chín sầu riêng bằng thuốc “lạ” (NLĐ).
- Video: Chính sách kinh tế và cuộc sống: Chính sách phát triển các loại hình vận tải để giảm tải cho đường bộ (VTV).
Người hơn 30 năm tìm kho báu vua Hàm Nghi đã chết (TT).
Lũ lớn tràn về ĐBSCL (NLĐ).
Lê Hữu – HÃY MUA SẮM HẠNH PHÚC (DĐTK).
Tàu quốc tịch Panama nặng 28.000 tấn đang trôi tự do (PNTP).  - Tàu nước ngoài đã thoát được vùng nguy hiểm (NLĐ).
Bão Fitow tiến vào miền đông Trung Quốc (VOA).
Ý nối lại trục vớt xác người nhập cư (BBC).  - Ý hồi hương 111 thi hài di dân Châu Phi (VOA).  - Vấn đề nhập cư lậu ở Ý sẽ lên bàn nghị sự (PLTP).

QUỐC TẾ 
Bắt đầu gỡ bỏ vũ khí hóa học của Syria (BBC).  - Bắt đầu phá hủy vũ khí hóa học của Syria (VOA).
Phía Iran kêu gọi Nhóm P5+1 đưa ra các đề xuất mới (TTXVN).  - Iran bắt 4 người định phá hoại nhà máy hạt nhân (VOA).   - Israel không phản đối đàm phán Mỹ-Iran (VOV).
Iraq: 15 người chết vì bom, đa số là học sinh tiểu học (VOA).
Libya yêu cầu Mỹ giải thích vụ đột kích ở thủ đô Tripoli (Tin tức).
DDD80FA5-A10D-4BD5-9F4E-281819E2BB96_w640_r1_s <- Tổng thống Obama đổ lỗi Chủ tịch Hạ Viện về vụ chính phủ đóng cửa (VOA).  - Bế tắc ngân sách vì nhóm Cộng hòa siêu bảo thủ ‘làm căng’.  - Hạ viện Mỹ sẽ bù lương cho nhân viên chính phủ (ND). - Hầu hết nhân viên nghỉ việc không lương của Bộ Quốc phòng Mỹ được lệnh trở lại làm việc (ĐKN).
Đặc nhiệm Mỹ đột kích ở châu Phi (BBC).  - Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng sau hai cuộc truy quét khủng bố (VOA).  - Quân đội Kenya nêu tên những kẻ tấn công thương xá Westgate.
Đại sứ Đức tại Yemen bị bắt cóc hụt (Tin tức).
Tổng thống Argentina phải nghỉ 1 tháng vì bị tụ máu não (VOA).

* RFA: Audio:  + Sáng 6-10-2013;  + Tối 6-10-2013.
* RFI:  
* VTV:  + Chào buổi sáng – 06/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 06/10/2013;  + Khoảnh khắc cuối tuần – 06/10/2013;  + Toàn cảnh thế giới – 06/10/2013;  + Báo chí toàn cảnh – 06/10/2013;  + Thời sự 12h – 06/10/2013.

Võ Nguyên Giáp, xứng danh đại danh tướng nước Việt

Võ Nguyên Giáp, xứng danh đại danh tướng nước Việt 
(Những ghi vội trên facebook)   

 Buổi tối 4/10 vừa từ Sài Gòn ra đến sân bay Nội Bài hơn 3 giờ chiều thì buổi tối, chừng gần 9 giờ, nghe tin cụ Giáp mất (tin đưa trên mạng). Xin thắp nén hương bái vọng Cụ, Võ Đại tướng.

Trong lịch sử hiện đại cụ Võ Đại tướng là một tượng đài hội đủ ý chí kiên cường chống các thế lực ngoại bang giành độc lập cho đất nước. Người Việt kính trọng Cụ. Thế giới tiến bộ văn minh mến phục đã đành mà phe địch thủ cũng một sự tôn trọng nhất định. Người xuất chúng như thế là hiếm, rất kiếm.


TẦM VÓC TƯỚNG GIÁP

Sáng qua thứ bảy (5/10), gặp lại bè bạn ở nhà Hải-Tú thì một phần lớn thời gian dành nói về vị tướng VN huyền thoại vừa rời bỏ cõi trần thế.

Có người bạn từng nhiều nhiệm kỳ đại sứ và giữ các trọng trách ngoại giao khác nhận xét rằng, có đi và gặp gỡ các nhân vật, các chính khách bên ngoài nổi tiếng mới thấy hết tầm vóc của tướng Giáp, càng hiểu vì sao người ta gặp Việt Nam thì không hô chào mừng, hoan hô, muôn năm VN... mà lại hô to Hồ Hồ Giáp Giáp.

Đầu giờ chiều trên đường về nhà mình cố tạt qua 30 Hoàng Diệu, thấy sân vườn ngôi biệt thự cũ/cổ nổi tiếng này vẫn không khí vắng lặng. Tối nghe-xem tin từ báo đài biết chính thức là sẽ tổ chức quốc tang cho Đại tướng, lòng nhẹ vơi một cảm giác hơi lo lắng buồn phiền, không hiểu sao nó cứ vẩn vương đã từ lâu, rằng... nếu như...
 
Tướng Giáp và Điện Biên Phủ

Cái địa danh để yên thì chắc sẽ bình thường như nhiều nơi khác khi đọc tên nó lên... Nhưng với mảnh đất bạn nhìn thấy đây, sau ngày 7/5/1954 bỗng sáng trưng, chói lòa - đó là ĐIỆN BIÊN PHỦ, một chiến công lớn gắn liền với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

(Ghi lại trong chuyến hành hương thăm ĐBP của CLB hưu trí BNG tổ chức vào năm ngoái, 6/2012).
(2 photos)

Thế giới đưa nhiều thông tin về tướng Giáp mất
Mới đọc một thống kê, tính đến cuối ngày hôm qua (5/10), đã thấy có 260.000 tin viết bằng tiếng Anh về sự kiện cụ Giáp qua đời trên Google (nếu đánh vài chữ "General Giap died" ở ô TÌM/SEARCH).

Trong lúc các tin tức về VN vắng lặng đi nhiều vào thời gian gần đây trên truyền thông quốc tế thì hiện tượng bùng lên tin tức cùng bình luận về tướng Giáp và Việt Nam càng thấy hơn tầm vóc lớn rộng của tài năng và đức độ của một con người vừa mới nằm xuống, thật xứng đáng dùng từ: VĨ ĐẠI.
Vệ Nhi
Ảnh dưới: Bức điện khẩn đánh đi đã làm nức lòng các cán bộ chiến sĩ vào trận đánh cuối cùng để có chiến thắng 30/4/1975. 
 T
 -----

Mời đọc tham khảo 
THẾ GIỚI VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG
 
Tác giả: Đông Bình 
(GDVN) -Theo Tân Hoa xã, là một nhân vật khai quốc công thần có tuổi thọ lâu nhất Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có danh tiếng và vai trò ảnh hưởng to lớn ở Việt Nam. Đại tướng cũng đã chứng kiến sự thay đổi to lớn trăm năm qua của Việt Nam, mọi người đặc biệt quan tâm đến những câu chuyện về ông.

Cựu bộ trưởng QP Mỹ McNamara gặp gỡ  Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: AFP
Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp  qua đời vào lúc 18 giờ 9 phút chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 tại Viện quân y 108 khi ông vừa qua tuổi 103. Hàng loạt tờ báo Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan… đã đưa tin về sự kiện này.

Tân Hoa xã ngày 5 tháng 10 có bài viết tiêu đề “Cựu lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quân đội Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời”. Bài viết cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà sáng lập và nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã qua đời tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, hưởng thọ 102 tuổi.

Theo bài báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu được điều trị tại Viện Quân y Trung ương 108 của Việt Nam vào năm 2009 và mất tại bệnh viện này chiều ngày 4 tháng 10/2013. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại tỉnh Quảng Bình, năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), năm 1946 làm Bộ trưởng Quốc phòng, năm 1947 kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, năm 1955 (số liệu đúng là năm 1948- PV) được phong quân hàm Đại tướng, trúng cử Ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1990, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham dự Á vận hội Bắc Kinh, đã nỗ lực không ngừng cho cải thiện quan hệ Việt-Trung.

Theo Tân Hoa xã, là một nhân vật khai quốc công thần có tuổi thọ lâu nhất Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có danh tiếng và vai trò ảnh hưởng to lớn ở Việt Nam. Đại tướng cũng đã chứng kiến sự thay đổi to lớn trăm năm qua của Việt Nam, mọi người đặc biệt quan tâm đến những câu chuyện về ông.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Tờ “Nhật báo Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết “Nhà lãnh đạo quân sự quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ Việt Nam Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời”. Bài viết cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhân vật có tuổi thọ lâu nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới. Ban đầu, Đại tướng không phải xuất thân từ quân nhân, ông đã học qua luật pháp và kinh tế học chính trị, sau này gia nhập lực lượng Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Bài báo cho rằng, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều năm chỉ huy tác chiến trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh bại quân xâm lược Pháp trong Chiến dịch Điện Biên phủ Năm 1954, gây kinh hoàng thế giới. Như ông nói: “Đây là đại thắng lần đầu tiên đối với phương Tây (của Việt Nam)”.

Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết “‘Con hổ’ Điện Biên Phủ quá đời”. Theo bài viết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nhà nho tại làng An Xã, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thời học sinh, ông từng nhiều lần tham gia lãnh đạo hoạt động bãi khóa chống nhà cầm quyền thực dân Pháp và bị bắt. Năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và là một trong những nhà sáng lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nhật, chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là Chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 8 tháng 5 năm 1954.

Bài báo cho rằng, ông Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy “quân đội Bắc Việt” giành được thắng lợi này, đánh dấu chấm dứt sự thống trị thực dân của Pháp tại Việt Nam. Ông Võ Nguyên Giáp cũng vì vậy đã giành được danh tiếng “Con hổ Điện Biên Phủ”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội (8/1945)

Mạng tiếng Trung udn.com ngày 5 tháng 10 có bài viết nhan đề “Danh tướng Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời ở tuổi 102”. Bài viết ca ngợi Đại tướng là anh hùng dân tộc và kỳ tài quân sự, như “Napoléon Đỏ”. Theo bài báo, Đại tướng là một trong những nhân vật của Việt Nam nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Ông từng chỉ huy quân đội tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ, giành độc lập cho Việt Nam, giành được danh hiệu “Con hổ Điện Biên Phủ”. Ông giỏi chiến thuật du kích, đánh bại quân Pháp năm 1954, đánh bại Mỹ-ngụy năm 1975. Các nhà sử học đặt ông ngang hàng với các danh tướng như Montgomery của Anh, Rommel của Đức và MacArthur của Mỹ.

Theo bài báo, khi còn trẻ, ông Võ Nguyên Giáp dạy lịch sử ở trường tư thục, quan tâm nghiên cứu chiến thuật quân sự của Napoléon. Ông có thể giảng kế hoạch tác chiến của Napoléon trong các chiến dịch khác nhau, được gọi là “Napoléon Đỏ” (từ chỉ vị tướng làm cách mạng, cũng giống như từ Hồng Quân của Liên Xô).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nông dân tỉnh Quảng Bình, miền trung Việt Nam, 14 tuổi tham gia hoạt động “chủ nghĩa dân tộc” ngầm, năm 1938 tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, năm sau – trước khi Nhật Bản xâm lược Việt Nam, ông cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, triển khai cuộc chiến tranh du kích chống Pháp.



Tờ “Văn Hối” Hồng Kông viết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được mệnh danh là “Napoléon Đỏ”, đã giúp Việt Nam thoát khỏi sự thống trị thực dân của Pháp, đánh bại chính quyền VNCH ở miền nam do Mỹ hỗ trợ, thống nhất nam bắc, chiến thuật du kích của ông được những người chống thực dân trên toàn cầu học theo. Ông là một trong những nhà sáng lập và nhà lãnh đạo chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, từng 3 lần được đăng trên bìa tạp chí “Thời đại” Mỹ, lần lượt vào tháng 1 năm 1966, tháng 2 năm 1968 và tháng 5 năm 1972.

Học giả Carle Thayer của Australia nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: “Đối với Việt Nam, ông ấy (Võ Nguyên Giáp) là nhân vật huyền thoại, anh hùng”.

Theo bài báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật rất được tôn kính của Việt Nam thời cận đại, địa vị chỉ sau lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ông hoàn toàn không phải xuất thân từ quân nhân, từng học luật pháp và kinh tế học chính trị, từng sống ở Trung Quốc. Năm 1990, ông Võ Nguyên Giáp đại diện cho Chính phủ Việt Nam, tham dự Á vận hội tổ chức tại Bắc Kinh, đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đóng góp rất lớn cho thúc đẩy quan hệ Việt-Trung.

Tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 4 tháng 10 cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà sáng lập của Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng đánh bại hai cường quốc quân sự (Pháp, Mỹ). Theo bài báo, Đại tướng đã chỉ huy quân và dân Việt Nam tiến hành một loạt chiến dịch chống Pháp, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, nên được mệnh danh là “Con hổ Điện Biên Phủ”. Năm 1961, Việt Nam triển khai cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc. Tháng 3 năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã phát động cuộc tổng tiến công quy mô lớn, khiến cho Mỹ bắt đầu quyết định thoát khỏi vũng lầy lâu dài. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ và Việt Nam ký hiệp định đình chiến, quân Mỹ bắt đầu rút toàn diện.

Tờ “Thời báo New York” có bài viết nhan đề “Tướng Võ Nguyên Giáp – người đuổi Mỹ khỏi Việt Nam – qua đời”, đã nhớ lại những tư tưởng tác chiến quân sự và phong cách cá nhân của ông. Bài viết cho rằng, tướng Võ Nguyên Giáp có tác phong cứng rắn, ông từng tuyên bố: Để giành thắng lợi, để đánh bại Mỹ, dù phải hy sinh lớn hơn nữa cũng không tiếc.


Theo mạng “Tin tức Trung Quốc”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết tác phẩm quân sự về chiến tranh du kích. Ông nổi tiếng thế giới nhờ Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắt đầu trở thành nhân vật quân sự Việt Nam được tập trung quan tâm của các nước phương Tây. Khi ông 60 tuổi, tạp chí “Thời đại” Mỹ bình luận về ông coi ông là “núi lửa phủ đầy tuyết”, hình dung ông bề ngoài bình tĩnh nhưng trong lòng rực cháy; cho rằng ông kiểm soát chắc chắn tình hình quân sự của Việt Nam.
Đ.B.

Nguyễn Trọng Vĩnh: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - VỊ TƯỚNG THIÊN TÀI



ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, VỊ TƯỚNG THIÊN TÀI
Nguyễn Trọng Vĩnh
​Được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, tôi bàng hoàng, thẫn thờ giây lâu, vô cùng đau xót.

​Thế là:
​​Một ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam đã tắt!
​​Một người học trò xuất sắc của Bác Hồ đã ra đi!
​​Một danh tướng trong mười danh tướng thế giới không còn nữa!
​​Tổ quốc mất một nhân tài kiệt xuất!

​Được “Ông Ké” giao cho thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 đội viên, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã xây dựng lực lượng từ nhỏ đến lớn thành những đại đoàn chủ lực mạnh (thời chống Pháp), đến những binh đoàn, quân đoàn (thời chống Mỹ) mới thành những quả đấm mạnh có sức quyết định chiến trường và kết thúc chiến tranh.

​Là Tổng tư lệnh, Đại tướng đã khéo sử dụng phối hợp giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích thích hợp với vai trò của mỗi thứ quân để tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch. ​Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, khi còn ở hậu phương, theo ý kiến cố vấn Trung Quốc và được Bộ Chính trị đồng ý phương châm “Đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng khi đến thực địa chiến trường, với tư duy độc lập sáng tạo, Đại tướng đã thấy không thực tế và không thực hiện được, đồng chí đã quyết định đổi thành phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”, báo cáo về Trung ương, cuối cùng đã thắng trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

​Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là người thực hiện thành công ý chí “Lấy ít định nhiều, lấy yếu thắng mạnh” trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

​Sự tài giỏi của người chỉ huy là tạo được thế bí mật bất ngờ để đánh địch. Trong Tổng tấn công Tết Mậu Thân, ta đã đánh vào nhiều thành phố vào các cơ quan đầu não của ngụy quân Sài Gòn, vào đại sứ quán Mỹ… mà trước đó đối phương không hay biết gì; cũng như mục tiêu chính của quân ta là đánh Buôn Ma Thuột mà Bộ chỉ huy ngụy quân tưởng rằng ta sắp đánh nơi khác, khiến ngụy quân tan tác, rối loạn. Đó cũng là do dưới sự chỉ huy của Đại tướng Tổng tư lệnh mà các cấp dưới thực hiện được như vậy.

​Có một điều cần nói nữa là khi chính quyền Sài Gòn lâm vào thế sắp xụp đổ, Đại tướng đã sáng suốt lệnh cho một phân đội nhanh chóng ra chiếm giữ quần đảo Trường Sa, nếu chậm thì sẽ vô cùng phức tạp. Đại tướng rất cảnh giác với người láng giềng phương Bắc.

​Đã là chiến tranh thì không tránh khỏi thương vong, bên này bên kia cũng vậy, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng tư lệnh rất tiết kiệm xương máu của binh sĩ. Từng trận đánh, ông tính toán rất cẩn thận. Nếu trận tổng tấn công năm 1968, làm cho Mỹ giao động quyết tâm rồi rút quân ra để bảo toàn lực lượng như chủ trương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đâu đến nỗi “khói lửa ngút trời, sông pha máu; đạn bom dậy đất, gạch lẫn xương” nơi thành cổ Quảng Trị.

Đại tướng cũng là người thân dân, tin dân, biết dựa vào dân: khi chưa có doanh trại thì quân ta đóng trong nhà dân; nhờ dân mà giữ được bí mật; nhờ sức dân to lớn từ nhiều địa phương mới tiếp tế được bộ đội đánh trận Điện Biên Phủ; có dân góp sức mới xây dựng và bảo vệ được “đường mòn Hồ Chí Minh” phục vụ cho vận tải, hành quân, tiếp tế để đánh lớn.

Còn nhiều mưu lược khác nữa của Đại tướng kể không hết được.

Ngoài lĩnh vực quân sự được đảm nhiệm, Đại tướng còn đóng góp ý kiến vào nhiều mặt công tác của Nhà nước. Với kiến thức và tầm nhìn xa, Đại tướng đã kiến nghị với lãnh đạo không phá Hội trường Ba Đình, một di tích lịch sử đặc biệt có một không hai của nước ta; không khai thác bốc xít Tây Nguyên, tàn phá môi trường không đem lại lợi ích gì mà còn di họa khôn lường, để cho người Trung Quốc vào địa bàn chiến lược xung yếu đó, rất nguy hiểm; không nên sát nhập cả một tỉnh Hà Tây nông nghiệp vào Hà Nội, rất không thích hợp với một thủ đô hiện đại… Tiếc rằng những ý kiến đúng đắn ấy không được chấp nhận.

Có thể nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài. Là nhà giáo, không học trường võ bị hay lớp quân sự nào mà cầm quân đánh thắng nhiều tướng hàng đầu của Pháp như De Tassigny, Navarre…, của Mỹ như W. Westmoreland, C. Abrahams có đầy đủ quân binh chủng trang bị hiện đại hơn ta rất nhiều lần.

Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là vị tướng văn, võ song toàn, trung nghĩa trọn vẹn đã cống hiến công lao to lớn đối với đất nước. Đại tướng mất đi là tổn thất không dễ gì bù đắp, để lại trong toàn dân niềm tiếc thương vô hạn.

Ngày 6/10/2013
Nguyễn Trọng Vĩnh

KHÓC ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Nước non thương tiếc lệ sầu rơi
Đau xót anh Văn đã mất rồi
Yêu nước, hiến dâng không biết mỏi
Thân dân, dựa vững chẳng xa rời
Chiến công bất hủ còn vang dội
Nhân cách thanh cao vẫn sáng ngời
Cây lớn gió nào lay chuyển nổi
Hương thơm còn tỏa mãi trên đời.

​​​​​
Nguyễn Trọng Vĩnh
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Sau khi Tướng Giáp qua đời ngày 4.10.2013, có mấy tờ báo gọi điện cho tôi đặt bài viết về Ông. Sáng hôm sau, tôi đã viết bài này với một tâm trạng bồi hồi khó tả. Những kỷ niệm về Ông đã qua đi 35 năm rồi mà vẫn nhớ như in. Hôm qua báo đã đăng bài này, và bây giờ trên trang của mình, tôi xin gửi tới bạn:
vonguyengiap5
Lâu nay tôi vẫn nghĩ, Tướng Giáp không phải là một vị tướng huyền thoại, mà là một vị Tướng có thật trong đời. Không cần thêu dệt về Ông, chỉ sự thật đã đủ làm Ông thành một vị Tướng vĩ đại của lịch sử Việt Nam, một vị Tướng điển hình của chiến lược “lấy yếu thắng mạnh” và kết thúc bằng chiến thắng. Ông cũng là vị Tướng nằm trong “Top ten tướng lĩnh” của thế giới, mà tôi chưa bao giờ nghi ngờ. Trong cuộc đời lính tráng của tôi, điều may mắn nhất là đã được làm lính của Ông chứ không phải của một người khác, bởi Ông là một Tư lệnh đại tài, một vị Tướng Nhân Văn.
Tối 4.10.2013 tôi được tin Tướng Giáp từ trần. Vậy là trái tim Ông đã vĩnh viễn yên nghỉ, nhưng tên tuổi của Ông lại được nhân lên bất tận trên các trang báo giấy, báo mạng, và trên môi biết bao người.
Cũng như người Thầy vĩ đại của mình, Tướng Giáp đã đi trọn con đường Cách mạng vì Dân, vì Nước và vì Đảng mà Bác Hồ đã vạch ra. Một người lính trọn đời vì lý tưởng Độc lập – Tự do – Dân giàu – Nước mạnh.
Với tôi, Tướng Giáp là một thần tượng của tuổi trẻ thời chiến tranh. Và thật may mắn, có lần tôi đã được gặp ông.
Đó là vào cuối năm 1976, Tướng Giáp vào thăm và kiểm tra đoạn đường sắt từ Minh Cầm (Quảng Bình) tới Tiên An (Quảng Trị) do quân đội xây dựng. Cùng đi với ông, có hai nhà văn tôi biết là Hồ Phương và Hữu Mai. Lúc ấy tôi phụ trách đội văn công xung kích Sư đoàn 341B, một đơn vị sau chiến tranh chuyển sang làm nhiệm vụ khôi phục đường sắt Thống Nhất. Đồng chí Chính ủy nói với tôi: “Đại tướng muốn xem văn nghệ. Đồng chí chuẩn bị chương trình để tối mai biểu diễn phục vụ Đại tướng nhé”. Tôi tuân lệnh, và suy nghĩ lựa chọn tiết mục cho đêm diễn quan trọng này.
Đó là thời điểm đoạn đường sắt Thống Nhất sắp hoàn thành, chỉ còn mấy tuần nữa là thông tàu, cũng là thời điểm chúng tôi đang chuẩn bị chương trình tham gia hội diễn văn nghệ Quân khu và phục vụ lễ thông tàu. Các tiết mục của chúng tôi có cả cũ lẫn mới, phần nhiều là những tiết mục tự biên, và với số diễn viên khoảng bốn chục người. Tôi nghĩ, phục vụ Đại tướng tốt nhất phải là những tiết mục nói về bộ đội làm kinh tế trong giai đoạn mới, mà cụ thể ở đây là chủ đề “đường tàu thống nhất”. Thế là một chương trình nghệ thuật tổng hợp được đưa ra có đơn ca, tốp ca, có ngâm thơ và hoạt cảnh dân ca miền Trung, có cả tấu hài và tổ khúc hợp xướng 3 chương hẳn hoi. Thường thì đêm diễn khoảng 90 phút, nhưng chúng tôi chỉ chọn diễn 60 phút.
Đêm diễn hôm đó tại hội trường Sư Đoàn trên vùng đồi núi Lệ Kỳ, khá hồi hộp. Anh em trong đoàn chuẩn bị thật chu đáo. Gần đến giờ diễn, hội trường đã đông kín người, chỉ còn hàng ghế đầu dành cho đoàn của Đại tướng và lãnh đạo đơn vị là còn trống. Đúng 19 giờ 30’, Đại tướng xuất hiện cùng các quan khách. Cả hội trường đứng lên vỗ tay không ngớt. Ông vẫy tay chào mọi người. Tôi đứng sau cánh màn sân khấu nhìn thấy Tướng Giáp với nụ cười hiền lành đang giơ hai tay ra hiệu cho mọi người ngồi xuống. Tôi bấm hồi chuông báo hiệu buổi biểu diễn bắt đầu.
Từ sau cánh gà sân khấu, tôi chọn điểm nhìn về phía Tướng Giáp. Ông xem rất chăm chú và thỉnh thoảng gật gật đầu khích lệ. Sau mỗi tiết mục ông thường vỗ tay dài. Đến tiết mục tấu hài kể chuyện bộ đội làm đường tàu thì thấy ông vui cười thật hồn nhiên.
Khi chương trình biểu diễn kết thúc, cả đoàn ra sân khấu chào khán giả, chỉ riêng tôi vẫn đứng sau cánh gà để quan sát. Bỗng thấy Đại tướng cùng mấy vị lãnh đạo đi lên sân khấu. Ông tặng hoa và bắt tay từng người. Bỗng Ông dừng lại và hỏi:
- Đồng chí Trọng Tạo đâu?
Chả là trong chương trình biểu diễn có một số tiết mục được giới thiệu là sáng tác của Trọng Tạo.
Tôi bất ngờ trước câu hỏi của Đại tướng. Chưa kịp chạy ra sân khấu thì đã nghe tiếng gọi của đồng chí Chính ủy: “Trọng Tạo đâu rồi?”. Tôi đi nhanh về phía Đại tướng và đứng nghiêm: “Báo cáo Đại tướng, Trọng Tạo đây ạ”. Đại tướng bắt tay tôi. Một cảm giác rất lạ như chuyền khắp cơ thể tôi. Một bàn tay thật ấm, dày và thật mềm mại. Có lẽ không ai nghĩ Tướng Giáp, một vị Tổng tư lệnh của quân đội đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh lại có đôi bàn tay ấm, dày và mềm như thế. Tuy không thạo tướng số nhưng đọc sách thì biết đây là bàn tay của người tài ba và nhân hậu. Tôi nắm bàn tay của Ông và nghe ông nói:
- Đồng chí sáng tác tốt lắm. Tôi rất thích hợp xướng “Đường tàu thống nhất” – Ông cười và nói tiếp – Nhưng đồng chí gửi cho tôi bài hát “Tiếng ca người mở đá” và “Tôi là con tàu suốt” nhé. Tôi chơi piano được đấy.
Vậy là ông đã chọn hai bài hát ngắn. Bài “Tiếng ca người mở đá” tôi viết cho giọng nữa trung (anto) Khánh Bảo hát, và bài “Tôi là con tàu suốt” viết cho tốp nam. Cả hai tiết mục này đêm đó diễn rất thành công.
Hôm sau, nhà văn Hữu Mai tìm tôi để lấy hai bản nhạc cho Tướng Giáp. Năm sau tôi chuyển về Tổng cục Chính trị để chuẩn bị đi học trường Viết Văn, gặp lại nhà văn Hữu Mai, ông  nói với tôi:
- Anh Văn đã chơi hai bài hát của cậu trên piano. Khi tớ vào thăm, anh Văn vẫn hỏi thăm về cậu đấy. Anh ấy bảo nếu cậu ra Hà Nội rồi thì tớ đưa cậu đến chơi…
Nhưng rồi tôi chưa bao giờ gặp lại Tướng Giáp. Nhà văn Hữu Mai cũng đã qua đời. Và giờ đây, vị Tướng tài ba và nhân hậu ấy cũng đã ra đi…
Tôi nhớ, có lần đi qua đường Hoàng Diệu thấy nhiều người mang lẵng hoa đi vào nhà Tướng Giáp, mới chợt nhớ hôm đó là sinh nhật Ông, cũng là ngày sinh nhật của tôi, 25 tháng 8. Tôi quay về rủ Nguyễn Thụy Kha đến 108 uống rượu với nhạc sĩ Văn Cao, chai rượu ông hẹn để dành cho sinh nhật tôi… Và câu chuyện hôm đó chúng tôi nhắc nhiều về Tướng Giáp. Văn Cao nói: “Tớ rất yêu tướng Giáp. Đó là một vị tướng rất nhân văn”. Đó là năm 1992.
Cũng năm đó, Tướng Giáp đến thăm Văn Cao. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán đã lưu được những tấm ảnh “Hai Anh Văn” tại 108 Yết Kiêu, có ảnh vui và có ảnh cả hai người đều rất ưu tư.
Bây giờ vị Tướng Nhân Văn ấy đã ra đi, tôi không buồn mà rất nhớ. Một con người đã đi qua mấy cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. Một con người nổi tiếng toàn thế giới qua hai thế kỷ và còn tạc mãi vào lịch sử oai hùng. Một con người đã qua bách niên mà vẫn không nguôi nỗi niềm thương Dân thương Nước. Tôi không dám nói lời chia buồn, mà muốn Chúc mừng Ông đã tới cõi Vĩnh Hằng!…
Hà Nội, 5.10.2013
NTT

VŨNG CHÙA- ĐẢO YẾN Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH SẼ LÀ NƠI AN TÁNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


Lúc đầu mình cũng ngỡ ngàng, là vì sao không an táng Đại tướng tại chính làng quê của Đại tướng mà lại chọn Vũng Chùa- Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch ( huyện của mình) để an táng Người. Nhưng cần phải tôn trọng sự lựa chọn của gia đình. Hơn thế, mình hiểu, có thể lúc còn sống Đại tướng cũng đã lựa chọn. Mình càng hiểu hơn, với Đại tướng, quê hương ruột rà của Đại tướng được người coi không chỉ là làng Tuy Lộc, huyện Lệ Thủy, mà là cả Quảng Bình. Vũng Chùa- Đảo Yến nằm trong khu vực Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang, là nơi mà với tầm phát triển của mươi năm nữa thôi, sẽ là một Khu kinh tế biển, du lịch cực lớn và đầy tiềm năng. Hòn La còn là cảng biển được coi là sâu và lý tưởng nhất nước ta.
Đại tướng đã chọn nơi an nghỉ thật tuyệt vời.
Từ đây, đêm ngày Người làm bạn với tiếng sóng biển khơi, với cát trắng, với tiếng vi vu của rừng cây phi lao già, với cả những tiếng hót líu lo của ngàn vạn đàn chim yến mùa làm tổ.
Nơi đây, Người thanh thản yên giấc ngàn thu, giữa thiên nhiên, trong đất đai Quảng Bình quê hương.
Và chắc chắn, khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cảnh quan lý tưởng của Khu du lịch Vũng Chùa, Đảo Yến ở Hòn La này sẽ trở thành một Khu du lịch vừa tâm linh ngưỡng vọng Đại tướng, vừa là nơi nghỉ dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Và hình như, ngay cả khi nghĩ tới ngày ra đi, Đại tướng của chúng con cũng nghĩ về một vùng quê nghèo Quảng Bình, và Người muốn khi mình nằm xuống, danh thế của Người sẽ góp sức làm cho Khu du lịch Vũng Chùa- Đảo Yến và cả khu kinh tế biển Hòn La- Quảng Bình có sức vươn dậy.
Đại tướng của chúng con là như thế, luôn bên cạnh nhân dân, luôn nằm trong quê hương Quảng Bình yêu dấu.
Và huyện Lệ Thủy, có vinh dự là nơi sinh thành ra Đại tướng thì huyện Quảng Trạch của mình là nơi ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của Người.
Xin đợi ngày đón Người về với Vũng Chùa- Đảo Yến.

Đường VÕ NGUYÊN GIÁP, một biểu tượng của hòa bình?

>> Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng
>> Chuyện động trời VN: “Tạm giam” con bò gây TNGT chết người (Thiệt tình, không còn biết nói gì hơn...)
>> Trung Quốc huy động 2 triệu người theo dõi và kiểm duyệt internet


Lời bàn: Bài này được nhà báo Phan Văn Tú viết cách đây 6 năm (2007) nhằm thay đổi cái tư duy cố hữu "chết rồi mới được đặt tên đường", nhưng thời ấy ít ai quan tâm đến ý tưởng này. Bây giờ Cụ đã về cõi vĩnh hằng, việc đặt tên đường có lẽ chỉ là việc sớm muộn... mà thôi. (MP)

Phan Văn Tú

Hôm nay, 7/5/2007, ngày kỷ niệm 53 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Dù không phải năm chẵn, lễ kỷ niệm không lớn, nhưng cũng như mọi năm, nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày này có lẽ là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sách báo ca ngợi về vị tướng sinh ngày 25 tháng 8năm 1911 này quá nhiều. Và ông đã được xem như một huyền thoại quân sự thế giới.

Ông là một nhà quân sự vận dụng tài giỏi chiến thuật chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh trận Điện Biên Phủ năm 1954. Thắng lợi Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Nhờ thắng lợi này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, ông có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và đặc biệt, trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân.
Ông được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 – người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương và lần lượt đọ sức với 7 danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam cho tới khi người Mỹ phải rút quân khỏi VN sau Hiệp định Paris (1973).
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra số đầu tiên, Thời báo châu Á (Times Asia) đã phát hành số đặc biệt giới thiệu các “Anh hùng châu Á”, tôn vinh các nhân vật nổi tiếng làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…
Ở nhiều nước trên thế giới, những nhân vật có công trạng lớn được làm tượng ngay khi còn sống. Thậm chí một danh thủ bóng đá như Eric Cantona, khi đã có nhiều đóng góp cho Manchester United, đã được người Anh làm tượng sáp cho vào bảo tàng khi còn ở tuổi 20…
Ở Việt Nam có một nguyên tắc bất thành văn là việc đặt tên đường thường phải sử dụng tên những người đã mất. Liệu chúng ta có thể xóa bỏ cái nguyên tắc ấy trong trường hợp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một biểu tượng của hòa bình?
Nguồn: Blog Phan Văn Tú

Chính trị VN sau bản án 30 tháng tù cho Ls. Lê Quốc Quân?


VRNs (07.10.2013) – Sài Gòn – 30 tháng tù giam áp trên luật sư Lê Quốc Quân tiếp tục là vấn đề những người quan tâm đến hiện tình đất nước bâng khuâng. Bản án liên quan gì đến Hội nghị TW 8 đang diễn ra? Liên quan thế nào đến đối ngoại với Phương Tây của nhà cầm quyền cộng sản VN? Và bản án này tácđộng thế nào đến sự chuyển hóa thể chế chính trị tại VN?
Sau đây, xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của phóng viên VRNs với Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, sống ở Tam Kỳ – Quảng Nam. Quý vị có thể theo dõi cuộc phỏng vấn trong chương trình Việt Nam Tuần Qua.
VRNs: Thưa Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, qua bản án 30 tháng tù giam đối với Ls Quân thì ông nhận xét như thế nào về kết quả bản án này?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Bản án của Ls Lê Quốc Quân là bản án chính trị cho dù đcs VN có biện minh và đánh tráo khái niệm nhưng đây là một vụ án chính trị. Với Ls Quân hay bất cứ một nhà đấu tranh dân chủ nào, việc ở tù dù chỉ 1 ngày cũng là quá nhiều và quá nặng. Nhưng thực tế nhìn vào tình hình ở VN hiện nay, chúng ta đang sống trong một chế độ độc tài toàn trị mà chủ trương của họ là đàn áp thật nặng nề những nhà bất đồng chính kiến, những người có quan điểm đối lập và có tiếng nói không đi đúng với chủ trương của nhà cầm quyền.
Bản án của Ls Quân gọi là quá nặng cũng đúng, mà gọi là quá nhẹ cũng không sai. Nhưng đối với những người đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không chấp nhận bản án này. Chúng ta sẽ tiếp tục đồng hành với dư luận trong và ngoài nước để mang lại sự công bằng cho Ls Quân và công lý cho tất cả mọi người đấu tranh cho dân chủ. Nếu không có áp lực của chúng ta và áp lực của các quốc gia dân chủ lớn trên thế giới như Hoa Kỳ thì bản án của đcs VN dành cho Ls Quân sẽ nhiều hơn.
VRNs: Thưa ông, trong cuộc phỏng vấn vào ngày 29.09 trước khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra, ông khẳng định, phiên tòa Ls Lê Quốc Quân là vấn đề chính trị quốc tế giữa VN và Hoa Kỳ trong bối cảnh VN gia nhập vào TPP cũng như thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ. Vậy tại sao Ls Quân không được thả ngay tại tòa mà vẫn phải chịu án?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi luôn tin rằng, đcs VN hiện nay, đang đứng trước một tương lai ảm đạm, vì thế giới và khu vực đang có những chuyển biến rất mạnh mẽ nhất là từ khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định chuyển trục chiến lược sang vùng Đông Á Thái Bình Dương để làm đối trọng và trong tương lai sẽ đối phó với Trung Cộng. CSVN là một chế độ độc tài toàn trị, họ có quan điểm chính trị thân gần với cs Trung Quốc, họ có một thể chế chính trị cùng một mẫu số với đcs Trung Quốc. Do họ có sự tương đồng và hỗ tương với đcs Trung Quốc nên sự sống còn của đcs Trung Quốc cũng là sự sống còn của đcs VN.
Ngày hôm nay, đcs VN đang đứng trước một tương lai bấp bênh và khủng hoảng, nên họ đang nỗ lực tìm cách tháo gỡ bế tắc từ mặt ngoại giao, cũng như một tương lai về chiến lược sau này. Đcs VN cũng bị áp lực vô cùng lớn ở trong nước, đó là trong nội bộ đcs làm sao có thể cân bằng, bảo vệ được chế độ độc tài toàn trị và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Cho nên bản án của Ls Lê Quốc Quân phản ánh một phần nào đó, tức là, một phần họ bị tác động bởi sự lên án của cộng đồng quốc tế và nhu cầu hội nhập quốc tế, nhưng một phần họ bị chi phối bởi nhu cầu sinh tử là phải bảo vệ đcs.
Bản án của Ls Lê Quốc Quân với 30 tháng tù giam cộng với một số biện pháp chế tài về tài chính đi kèm, nó không phải bất di bất dịch. Nên đcs VN còn có một cơ hội nữa để thay đổi, đó là phiên phúc thẩm trong vài tháng tới của Ls Quân. Vì thế, đcs VN có thể lợi dụng cơ hội này để thay đổi cho phù hợp với đường hướng đối ngoại sắp tới đó là hội nhập quốc tế. Nhưng cũng đủ để cho họ kiểm soát được tình hình và chứng minh rằng họ vẫn kiểm soát được tình hình. Đó là lý do vì sao người ta không thả Ls Lê Quốc Quân.
VRNs: Thưa ông, Chuyến công du của ông TT Nguyễn Tấn Dũng và ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ đã tác động như thế nào đến kết quả bản án của Ls Quân?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Chúng ta có sự phân biệt, thứ nhất là chuyến đi của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ tranh thủ và vận động chính giới Hoa Kỳ, ủng hộ cho thể chế độc tài cs VN, để họ tiếp tục cầm quyền lâu dài hơn nữa. Đó là mục tiêu chuyến đi của ông Trương Tấn Sang.
Thứ hai, chuyến đi của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thuyết phục thế giới và phần còn lại của thế giới ủng hộ cho thể chế chính trị độc tài cs ở VN. Họ hy vọng rằng, với quan hệ về kinh tế cũng như nhu cầu về chiến lược toàn cầu, thì Mỹ và các nước Phương tây dễ chấp nhận một đất nước VN độc tài, không dân chủ nhưng có thể phục vụ cho quyền lợi của họ. Nhưng điều này, cs VN không thể thành đạt được vì thế giới ngày nay đã khác. Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang vùng Châu Á Thái Bình Dương để đối phó với một chế độ cs độc tài toàn trị còn to lớn hơn cs VN đó là Trung Cộng. Để đối phó cách hữu hiệu với Trung Cộng hơn, người Mỹ muốn VN trở thành một quốc gia minh bạch. VN muốn có một quốc gia minh bạch thì VN phải có Xã hội Dân chủ. Đây là điều đcs VN vô cùng lo ngại. Bởi đcs VN không có dân chủ và không minh bạch, tức là, không đáp ứng được nhu cầu của phía Mỹ và thế giới, nhất là phía Mỹ. Cho nên tôi nghĩ rằng, bản án của Ls Quân là một phép thử cho đcs VN để lựa chọn. Chúng ta đang chờ xem, họ lựa chọn như thế nào?
Nhưng tự do, dân chủ, và một nhà nước pháp quyền minh bạch đây vẫn là một áp lực và đòi hỏi của thế giới ngày hôm nay và đcs VN không thể nào đi ngược lại xu thế này. Cho dù, hôm nay, chúng ta chưa thấy được những tác động rõ ràng lên tiến trình dân chủ hóa ở VN, chưa thấy được nhiệm vụ rõ ràng của từ phía đcs VN nhưng trong tương lai, những điều này sẽ có dấu hiệu rõ ràng hơn. Vấn đề Ls Lê Quốc Quân là một trong những vấn đề của hồ sơ nhân quyền của VN. Tuy là một vấn đề có vẻ quan trọng và nhạy cảm đối với các nước Phương tây, nhất là đối với Hoa Kỳ.
VRNs: Thưa ông, thời điểm phiên tòa Ls Quân trùng với thời điểm Hội nghị Trung Ương VIII diễn ra. Vậy ông dự đoán như thế nào về thế tương quan chính trị đối nội của nhà cầm quyền cs?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Sắp tới đây, đcs VN sẽ mở ra Hội nghị Trung ương VIII. Trong Hội nghị này, họ có những vấn đề cực kỳ quan trọng cần phải giải quyết ví dụ như giải quyết về trình trạng kinh tế đang suy thoái hiện nay, giải quyết vấn đề mất niềm tin nghiêm trọng của người dân đối với đcs, cũng như mất niềm tin ngay trong chính nội bộ của họ. Và vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trong Hội nghị Trung ương VIII này, hoạch định một chiến lược đối ngoại mới cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay khi Hoa Kỳ đang chuyển trục qua vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Vấn đề nối nội thì chưa bàn ở đây. Ở đây, chỉ nói về chiến lược đối ngoại. ĐCS VN sẽ hoạch định một chiến lược đối ngoại như thế nào tùy thuộc vào quyết định chính trị của họ. CSVN muốn hội nhập quốc tế, muốn có quan hệ tốt đẹp mang tầm chiến lược của Hoa Kỳ thì hồ sơ nhân quyền là một trong những ưu tiên hàng đầu của đcs VN phải giải quyết. ĐCS VN muốn giải quyết được chiến lược đối ngoại để mở ra một cơ hội mới, mở ra một hướng đi mới thì hồ sơ nhân quyền phải được giải quyết một cách thỏa đáng. Trong đó có hồ sơ của Ls Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến nổi bật nhất được Hoa Kỳ và thế giới quan tâm nhiều. Hồ sơ của Ls Quân là hồ sơ mang tính ưu tiên trong hồ sơ nhân quyền nhưng hồ sơ của Ls Quân không có nghĩa là tất cả của đcs VN. Nên vấn đề nhân quyền phải giải quyết một cách thỏa đáng nếu họ muốn hậu thuẫn quốc tế và muốn nâng tầm quan hệ chiến lược đối với Hoa Kỳ. Chúng ta tin rằng, không những hồ sơ của Ls Quân được giải quyết và trong tương lai vấn đề nhân quyền của VN cũng sẽ được giải quyết một cách rõ ràng, nếu đcs VN muốn đặt được mục tiêu chiến lược lâu dài.
VRNs: Xin cám ơn Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
Vào ngày 02.10.2013, kết thúc phiên tòa sơ thẩm của Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến và đấu tranh cho dân chủ ở VN bị nhà cầm quyền cs quy kết 30 tháng tù giam, truy thu hơn 600 triệu tiền thuế và phạt 1,2 tỉ đồng VN.
Huyền Trang, VRNs
thực hiện

Tù hình sự thì đặc xá, tù chính trị thì...
Song Chi/Người Việt

Bài trên báo VNExpress:

"... Ngày 3 tháng 10, công an tỉnh Gia Lai cho biết đã bắt giam Phạm Hồng Tây (23 tuổi, trú tại huyện Ia Grai) để điều tra về hành vi giết người.

... Theo cơ quan điều tra, Tây từng bị xử phạt 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Hồi tháng 9 anh ta được đặc xá ra tù trước thời hạn vì được cho là cải tạo tốt.” (“Mới được đặc xá lại giết công an”)

Nguyên nhân gây án hết sức vớ vẩn, như chính thủ phạm thú nhận “vì muốn trả thù giùm bạn” khi nghe một người bạn kể lại trước đó đã có mâu thuẫn với một công an nên sau chầu nhậu, Tây đã xông vào dùng gạch tấn công viên công an này.

Trước đó, là một vài vụ khác:

“2 ngày sau khi được đặc xá ra tù dịp 2-9 vừa qua, Lương Văn An (SN 1993, ở Thanh Hóa) đã lại đâm, chém chết 1 người và làm 1 người khác trọng thương.” Nguyên nhân cũng vớ vẩn không kém, do bị những người trong bàn nhậu chửi bới, đuổi ra khỏi nhà vì đã khoe thành tích mới đi tù về, nên dùng dao để “dạy” cho những người mạt sát mình một bài học.” (“Mới được đặc xá 2 ngày đã chém chết 1 người, bị thương 1 người,” báo Người Lao Ðộng)

“Tối 8 tháng 9, công an quận Hải An, TP Hải Phòng bắt giữ Thái Sơn (SN 1992,) và Lưu Ðức Sinh (SN 1990) cùng trú TX Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, khi đang cướp tại phường Tràng Cát. Cả Sơn và Sinh có tiền án về tội cướp tài sản, được đặc xá ngày 31 tháng 8.” (“Vừa được đặc xá lại đi cướp,” báo Người Lao Ðộng)

Ðây là những người nằm trong con số “hơn 1.5 vạn phạm nhân được đặc xá dịp 2 tháng 9,” mà báo chí đưa tin trước đó.


Luật Sư Lê Quốc Quân bị bỏ tù vì lý do chính trị nhưng che đậy bằng một bản án “trốn thuế.” (Hình: Getty Images)

Một trong những đợt đặc xá, tha tù trước thời hạn với số lượng lớn nhất từ trước tới nay.

Còn vụ một cô giáo mầm non tại huyện Mai Sơn, Sơn La bị hiếp, giết ngày 14 tháng 9 khiến dư luận bàng hoàng thì Bộ Công An cải chính “không phải là đối tượng được đặc xá mà thuộc diện vừa mãn hạn tù.” (“Bộ CA lên tiếng vụ “vừa đặc xá đã giết, hiếp nữ giáo viên,” VietNamNet) Nghĩa là cũng vừa mới ở tù ra.

Ngay khi báo chí đưa tin số lượng lớn phạm nhân được đặc xá, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự lo ngại qua những nhận xét bên dưới các bài báo.

Mà lo ngại cũng là phải. Nhìn vào điều kiện giam giữ hà khắc, cách đối xử của các quản giáo, cán bộ đối với tù nhân, những kinh nghiệm thực tế mà tù nhân phải trải qua trong các nhà tù của VN khiến dư luận hoài nghi về những tác động tích cực, hướng thiện của môi trường lao tù đối với tù nhân.

Ở một số quốc gia văn minh, dân chủ, tiến bộ, ví dụ như các nước Bắc Âu, chính quyền quan niệm nhà tù là nơi giáo dục, hoán cải phạm nhân là chính, phạm nhân không chỉ được giam giữ trong những điều kiện không đến nỗi nào, mà còn được đối xử hết sức tử tế, thân thiện, bình đẳng...

Còn ở VN, khi ngoài xã hội, nhân quyền con người còn bị luật pháp, bộ máy nhà nước và đội ngũ quan chức lãnh đạo, công an... không hề tôn trọng, thì có hy vọng gì ở trong tù, tù nhân được đối xử đàng hoàng, như những con người?

Nhà tù ở VN là sự trừng phạt đối với những người phạm tội. Trong một môi trường khắc nghiệt từ thể xác đến tinh thần, tâm hồn, người tù khó mà thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cũng không loại trừ có những người hối cải thật sự, nhưng số đông, có lẽ do “hãi” nhà tù mà không muốn quay trở lại lần nữa thì đúng hơn. Và vì “hãi” nhà tù, tù nhân sẽ cố gắng “ngoan ngoãn,” khép mình vào kỷ luật để sớm được ra tù.

Nhưng sau đó thì sao? Trừ những người có hoàn cảnh kinh tế vững vàng, (hầu hết rơi vào quan chức, cán bộ, phạm những tội kinh tế như tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền lực...) nên sau khi ra tù, vẫn có thể tiếp tục một cuộc sống vật chất đầy đủ, thoải mái hơn đa số người lao động.

Còn đối với đa số người tù bình thường, khi cánh cổng nhà tù khép lại sau lưng thì tương lai trước mắt họ cũng vẫn mù mịt, đầy dẫy khó khăn. Ðầu tiên là thất nghiệp. Xã hội còn đang đầy dẫy những người có nhân thân “sạch,” có bằng cấp hẳn hoi còn thất nghiệp, huống hồ người mới ra tù.

VN lại không có chế độ an sinh xã hội, không có trợ cấp thất nghiệp, nên thất nghiệp biết lấy gì sống? Con đường hoàn lương thì muôn vàn trở ngại, trong khi hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn khiến người mới ra tù dễ dàng quay trở lại phạm tội. Chưa kể, trong lúc bản thân bế tắc mà nhìn chung quanh xã hội cái xấu, cái ác, sự bất công đầy dẫy... càng khiến người ta bức bối, oán hận xã hội, căm ghét bản thân và trở lại với con đường xấu.

Câu trả lời đã có, qua những vụ án vừa nêu, tuy chỉ mới vài ba vụ nhưng từ tính chất côn đồ cho đến thời giam phạm tội không bao lâu sau khi đặc xá, khiến người dân lo ngại sẽ có thêm những vụ việc tương tự nữa.

Trở lại với việc hơn 1.5 vạn, chính xác 15,523 phạm nhân được đặc xá, theo báo chí, hầu hết là phạm tội hình sự hoặc kinh tế, chỉ có 4 trường hợp phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, trong đó có hai người “làm gián điệp cho Trung Quốc.” Nhưng không hề có bất cứ người nào bị kết án vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước” hay “âm mưu lật đổ chính quyền” cộng sản - hai tội danh thường được sử dụng để tống giam các nhà hoạt động dân chủ hay tù nhân lương tâm.
Nghĩa là cũng như những lần đặc xá trước kia, rất hiếm khi có tù chính trị.

Ở VN, tù chính trị luôn luôn bị đối xử nghiệt ngã hơn các dạng tù nhân khác và do hầu hết họ không chịu nhận tội, trong con mắt nhà cầm quyền, họ “chưa thật sự hối cải” nên không được “khoan hồng” thả về trước thời hạn.

Mặc dù có những người đã chịu cảnh tù đày vài ba thập niên, tuổi già, bệnh tật đầy người như “người tù thế kỷ,” đại úy quân lực VNCH Nguyễn Hữu Cầu là một trong nhiều ví dụ. Ông bị tù cho đến nay đã 37 năm, sức khỏe cạn kiệt.

Có lẽ số phận ông rồi cũng phải chết rũ trong tù như những tù nhân chính trị khác. Như linh mục Nguyễn Văn Vàng chết vì bị bỏ đói, bị cùm, ông Nguyễn Văn Trại, thành viên Ðảng Nhân Dân Hành Ðộng bị ung thư chết sau khi trải qua gần 15 năm trong tù, cựu sĩ quan VNCH Trương Văn Sương chết vì bệnh tật sau hơn 33 năm trong tù...

Theo lời những cựu tù chính trị như đại úy sĩ quan cảnh sát VNCH Trần Văn Thiêng thụ án 26 năm tù, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Trương Minh Ðức... thì vẫn còn rất nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo, bị giam lâu hàng chục năm trong điều kiện hết sức tồi tệ.

Họ không được đặc xá. Kể cả những tù nhân lương tâm sau này, khi may mắn hơn các thế hệ tù nhân trước đó, nhờ có internet, trong và ngoài nước biết đến họ và thế giới đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu nhà nước cộng sản VN phải thả họ.

Như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, những nhà hoạt động trẻ tuổi Ðỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ðoàn Huy Chương, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, blogger Ðiếu Cày, blogger Công Lý và Sự Thật, v.v...

Thay vào đó, con số người tiếp tục theo nhau vào tù với những bản án phi lý, phi nhân ngày càng nhiều, mà mới đây nhất, là luật sư, blogger Lê Quốc Quân với bản án 30 tháng tù, bị phạt thêm 1-2 tỷ đồng vì tội “trốn thuế.” Tương tự như tội danh mà nhà cầm quyền đã tròng lên cổ blogger Ðiếu Cày trước đây.

Cũng như rất nhiều vụ án chính trị khác, toàn bộ diễn biến và kết quả phiên tòa đã bị dư luận trong và ngoài nước bất bình, lên án mạnh mẽ.

Nhiều người đặt câu hỏi nếu thực sự là “trốn thuế” đi nữa, vậy với số tiền hơn 437 triệu VNÐ bị 30 tháng tù, trong khi có những vụ như “Trốn thuế hàng chục tỷ đồng, “đại gia” Bắc Ninh bị xử án treo?” (Báo An Ninh Thủ Ðô). Hoặc “Nghi án trốn thuế titan 48 tỷ đồng” (Báo Thanh Niên) của công ty KS Bình Thuận nếu đúng, thì phải xử bao nhiêu năm, phạt bao nhiêu tiền?

Nhưng tất nhiên, ai cũng biết nguyên nhân thực sự của vụ Luật Sư Lê Quốc Quân bị bắt là gì cũng như một “nguyên tắc” bất di bất dịch của nhà nước cộng sản VN là tội gì cũng không bị xử nặng và không tha thứ như tội làm chính trị, “âm mưu” đòi tự do dân chủ cho VN.

Dân oan bị chôn sống vì chống cường quyền cướp đất

Khoảng 17 giờ tối ngày 30/9/20913, một dân oan 66 tuổi tại Hà Nam đã bị chiếc xe tải đổ cát mang biển số 90C-009-14 húc gãy chân. Dưới sự bảo kê của công an và chính quyền địa phương, tài xế xe tải này tiếp tục đổ cát phủ khắp lên cơ thể nạn nhân đang quằn quại trong đau đớn.
Theo trang blog của chị Trần Thị Nga: nạn nhân là ông Lê Hải Đường, 66 tuổi, trú ở thôn Chuông, xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đoạn video ghi lại hình ảnh sau vụ va chạm cho thấy cơ thể ông Đường đang gần như bị chôn sống nửa người dưới gầm xe ben, bên cạnh là bà vợ nạn nhân đang ôm chặt lấy chồng gào thét…
Ông Lê Hải Đường là đại diện 49 hộ dân đang khiếu kiện về việc chính quyền địa phương thu hồi đất ruộng của nông dân để giao cho công ty Nam Sơn lập dự án Khu đô thị Đồng Văn Xanh thuộc xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Khi người dân chưa đồng ý giao đất, bọn cường quyền địa phương kết hợp với công an đã lợi dung trời tối, bất ngờ huy động cho xe chở cát kéo đến san lấp mặt bằng nhằm mục đích cướp đất.
Ông Lê Hải Đường cùng một số người dân đã cố gắng lấy thân mình để ngăn cản việc san lấp mặt bằng, hậu quả là ông bị xe tải húc gãy chân, cơ thể gần như bị chôn sống nửa người. Để đưa nạn nhân đi cấp cứu, người dân phải bới cát để kéo nạn nhân ra ngoài.
* Video do chị Trần Thị Nga – một người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Hà Nam cung cấp và phổ biến.
[youtube=https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4NQvfd3k5y8#t=34]
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4NQvfd3k5y8#t=34

Danlambao 6/10/2013

Nữ tù nhân Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển trại giam


Trại giam Z30A Xuân Lộc chuyển 2 nữ tù nhân lương tâm đang bệnh nặng đi đâu?
Trương Minh Đức (Danlambao) – Sáng nay, Chủ nhật ngày 6/10/2013 người nhà của 1 người tù đi thăm nuôi về từ trại giam K5 thuộc Trại Z30A Xuân Lộc cho biết là nữ tù nhân Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển trại giam vào ngày 01 /10/ 2013.

Bị bắt vì… đi học


Dân Làm Báo – Như DLB đã đưa tin, liên tiếp trong hai đêm 4 và 5/10, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã tiến hành tạm giữ và thẩm vấn rất tùy tiện với một loạt bạn trẻ, trong đó có blogger Châu Văn Thi, Bùi Tuấn Lâm, Trần Hoài Bảo. Ngoài ra, trong đêm 5/10, an ninh ở cửa khẩu Nội Bài cũng giữ hai bạn trẻ khác là Đỗ Văn ThưởngNguyễn Việt Hưng.
Những thanh niên này đều bị câu lưu tại phi trường sau khi trở về từ Manila, Philippines. Theo thông tin từ blogger Nguyễn Hoàng Vi, người thân của Châu Văn Thi, thì Thi và các bạn vừa cùng tham dự một khóa học hai tuần về “xã hội dân sự ở Philippines”. Khóa này do Asian Bridge (Nhịp cầu châu Á), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Quezon, Philippines, thực hiện.

Ai có công đánh bại cộng sản?

Bức tường quan trọng nhất đã sụp đổ càng không phải là bức tường người ta có thể nhìn thấy được – đó là bức tường sợ hãi trong lòng người…
Newsweek – Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch – Đa số mọi người đều nêu tên Reagan hay Gorbachev. Nhưng cuộc tranh cãi quanh vấn đề này vẫn đang diễn ra sôi nổi. Sau đây những người trong cuộc đề cử ra những ai có công lớn:

Nói láo có là đối tác đáng tin cậy?


Le Nguyen (Danlambao) – Hệ thống truyền thông lề đảng đồng loạt ra quân “nâng bi” chuyến công du Pháp – Mỹ và tụng ca bài diễn văn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đọc” đúng với nghĩa “đọc” khá ồn ào, đậm đà bản sắc cộng sản trong phiên thảo luận cấp cao của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Phải công nhận chuyến đi của ông Dũng khá rầm rộ và nội dung bài phát biểu của ông cũng có tiến bộ so với các bài phát biểu mà ông từng được đăng đàn “đọc” trên các diễn đàn quốc tế trước đây. Bài phát biểu lần này của ông Dũng nếu đem so với các bài nói chuyện mê sảng “…chủ nghĩa xã hội… chủ nghĩa Mác – Lê…” của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay bài đáp từ sặc mùi tuyên giáo “…đánh đuổi thực dân, đế quốc giành lấy nhân quyền…” của ông chủ tịch Trương Tấn Sang trên chính trường ngoại giao quốc tế gần đây thì ê-kíp soạn diễn văn cho ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đọc” tương đối khá nhất.

Airport security admitted the arrest of Chau Van Thi


CTV Danlambao - Translated by Như Ngọc - This morning, Oct. 05, 2013, dozens of bloggers in Saigon accompanied Chau Van Thi’s family members to question police about his arrest at Tan Son Nhat Airport. Initially, airport security found every way to dodge the questions. A security officer at the airport immigration unit deliberately lied by saying “we do not detain anyone named Chau Van Thi.”
Realizing they could not continue to deal with the time-buying tactics of the police, the bloggers made a protest by holding the banner that says, “Airport security must release blogger Chau Van Thi immediately.”

Hội những người phản bác Tuyên bố 258 trả lời thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên”


Vừa qua chúng tôi VÔ TÌNH đọc được thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” ký tên 20 thành viên của nhóm “Tuyên bố 258” trên một số blog, facebook phía bên các bạn nhóm “Tuyên bố 258”. Cũng vì chúng tôi không trực tiếp được các bạn gửi đến trang blog/facebook của HỘI nên băn khoăn, liệu đây có phải lời mời chân thành không hay là chiêu trò quen thuộc như kiểu bạn Phạm Thanh Nghiên gửi thư cho Võ Khánh Linh nhưng block, không cho bạn Võ Khánh Linh vào gửi thư trả lời, cũng như giả vờ không biết thư trả lời được Võ Khánh Linh “gửi gắm” trên FB bạn Mẹ Nấm Gấu, rồi tự sướng trên Facebook nhà mình vì đối phương không dám “đối thoại”?
Nhưng xét trong thời đại công nghệ thông tin, những chiêu trò, thủ thuật trẻ con đó chẳng đáng đếm xỉa. Khi thư mời đã đăng công khai trên Facebook của các bạn thì chúng tôi cũng nên có tiếng nói và mong rằng thư này sẽ được HIỆN trên Facebook của 20 người ký tên và trang Dân Làm Báo (nơi mà chúng tôi thấy cập nhật khá đầy đủ, sớm nhất những bài viết liên quan đến nhóm Tuyên bố 258” nhưng chưa từng xuất hiện bài viết nào của thành viên HỘI chúng tôi)?

Thù địch là những bóng ma, “mắc mưu” “phụ họa” lại là đảng ta


Để đối đầu với làn sóng xây dựng Xã hội Dân sự, bác Trí Khổng mở màn bằng tấu khúc “Các thế lực thù địch, phản động ráo riết thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” với những thủ đoạn thâm độc, tinh vi, xảo quyệt”... mà chẳng biết “thằng” thù địch thâm độc, tinh vi, xảo quyệt là đứa nào. Thằng đế quốc Mỹ chắc là không – Anh Tư mới qua thăm rất là mênh mông tình tang. Thằng thực dân Tây chắc cũng không – Anh Ba mới ghé thăm ngài Dăng mắc ê rô của xứ Pháp ở Âu Châu và trên Thế Giới mà.

Những sự thật cần phải biết (phần 24) – Tội bán nước và tham nhũng có tên Lê Khả Phiêu

Đặng Chí Hùng (Danlambao) Lê Khả Phiêu là một cán bộ cộng sản gộc có nhiều tội lỗi với nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên nổi bật là hai trọng tội: Bán nước và tham nhũng. Trước đi vào tìm hiểu hai sự việc đó chúng ta điểm qua thân thế của Lê Khả Phiêu trên báo đảng:
I. Về thân thế Lê Khả Phiêu:

Chế độ bắt bớ bloggers, bưng bít thông tin


Lâm Văn Bé (Danlambao)…Với bằng chứng này, không ai có thể nói khác hơn VN hôm nay là một nước độc tài lạc hậu nhất thế giới về phương diện truyền thông. Ngoài ra, thủ tướng Ba Dũng đã ra chỉ thị: các bộ, ngành, các địa phương, cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến thông tin đăng tải trên các trang mạng phản động như Dân làm Báo, Quan làm Báo, Biển Đông… (công văn số 7169/VPCP-NC)…

Chuyện người dân Thị xã Hoàng Mai – tỉnh Nghệ An sau đợt lũ “lạ”

Người xứ Bố Sơn Như mọi người được biết về sức mạnh của cơn siêu bão số 10 Wutip vừa qua, đã đổ bộ vào Miền Trung, và hoàn lưu tâm bão đi qua khu vực biên giới các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình với sức gió mạnh nhất 102 km một giờ (cấp 10). Gây thiệt hại lớn cho những nơi nào bão đi qua.
Mưa to trên khắp Miền Trung. Nhưng sự việc hy hữu đối với đập chưa nước Vực Mấu tại Thị xã Hoàng Mai – tỉnh Nghệ An là một sự việc đáng buồn.

Police detain blogger Chau Van Thi


Updated: Message from blogger Nguyen Hoang Vi: 
Tomorrow, Thi’s family, my sisters and I, and a number of friends will go to Tan Son Nhat Airport to inquire about the arrest of Thi. Friends in Saigon who want to join us, please contact me at 0905 37 50 17.
CTV Danlambao – Translated by Như Ngọc – On early morning Oct. 05, 2013, security agents at Tan Son Nhat Airport arrested blogger Chau Van Thi upon his return to Vietnam. Thi, a young blogger in Saigon, had joined other bloggers of the Network of Vietnamese Bloggers to submit the Statement 258 to the E.U. delegation on Sept. 10, 2013.

Blogger Châu Văn Thi bị CA bắt cóc


Cập nhật: Lời nhắn của blogger Nguyễn Hoàng Vi:
Sáng mai, gia đình Thi, chị em mình và 1 số anh em SG sẽ đến sân bay TSN hỏi về việc bắt giữ Thi… Anh chị em ở SG muốn đi cùng thì liên hệ mình sđt 0905 37 50 17 nhé…


CTV Danlambao – Rạng sáng ngày 5/10/2013, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất tổ chức bắt giữ anh Châu Văn Thi sau khi anh này vừa đáp chuyến bay trở về Việt Nam. Châu Văn Thi là một blogger trẻ tại Sài Gòn, đồng thời cũng là người đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho phái đoàn liên minh EU vào hôm 10/9/2013.

Hai phe và ngồi cùng bàn tròn


Đỗ Như Ly (Danlambao) – Trước tiên, phải nói rõ phe là một tập hợp, lực lượng, số đông người, chứ không phải từ lóng của dân Hà Nội thời bao cấp chỉ người buôn đi bán lại những đồ nhu yếu phẩm hay tem phiếu mắm muối, kim chỉ, gạo bắp, khoai mỳ… Ở cái thời những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, lúc đó thế hệ chúng tôi – tuổi chưa thành niên, ngồi trên ghế nhà trường – được “tuyên truyền và giáo dục” là thế giới được chia làm hai phe rõ ràng là: Phe Xã hội Chủ nghĩaPhe Tư bản Chủ nghĩa! Phe xã hội chủ nghĩa thì bách chiến bách thắng, còn phe tư bản thì đang giãy chết!

Ai có công đánh bại cộng sản?


Bức tường quan trọng nhất đã sụp đổ càng không phải là bức tường người ta có thể nhìn thấy được – đó là bức tường sợ hãi trong lòng người…
Newsweek – Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch – Đa số mọi người đều nêu tên Reagan hay Gorbachev. Nhưng cuộc tranh cãi quanh vấn đề này vẫn đang diễn ra sôi nổi. Sau đây những người trong cuộc đề cử ra những ai có công lớn:
Adam Michnik, cựu nhà bất đồng chính kiến Ba Lan: Theo tôi, lỗ hổng đầu tiên ở bức tường xuất hiện vào tháng Tám 1980, khi làn sóng đình công rất lớn nổ ra trên khắp Ba Lan mà cuộc đình công quan trọng nhất diễn ra ở Gdansk. Cuộc đình công này là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng nhằm tước bỏ tính chính danh của chủ nghĩa cộng sản. Bức tường thật sự sụp đổ ở Ba Lan vào ngày 4 tháng Sáu, 1989, ngày mà nhân dân Ba Lan loại bỏ chủ nghĩa cộng sản qua các cuộc bầu cử dân chủ. Sau đấy chế độ này rõ ràng bị kết liễu.
Vaclav Havel, Tổng thống Cộng Hòa Czech: Suốt trong các thập niên 1970 và 1980 tôi luôn luôn cố gắng giải thích một cách vô vọng cho các nhà báo nước ngoài hiểu rằng khi họ tiếp xúc tình cờ với xã hội toàn trị, họ không được để cho bề ngoài của xã hội ấy đánh lừa họ. Ở xã hội ấy mọi người có vẻ như trung thành và chế độ có vẻ như sẽ tồn tại hàng mấy thế kỷ. Tôi nhớ nhiều khách nước ngoài nói rằng chúng tôi chỉ là một nhóm người khờ dại, tức những người húc đầu mình vào tường mà không có sự ủng hộ của dân chúng. Tôi bảo họ xã hội toàn trị hoạt động khác. Trong xã hội như thế, chỉ một từ được viết ra hay chỉ một cá nhân thôi, như Solzhenitsyn, có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử hơn nửa triệu người biểu tình có thể thay đổi trong những hoàn cảnh khác.
 
Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết, cựu Tổng thống Ba Lan: Đức Giáo Hoàng đã khiến cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ rất nhanh, và đồng thời Ngài cũng ngăn cản được đổ máu. Ngài đã làm cho mọi người ý thức được những sự thật nào đấy, làm cho mọi người cảm thấy được sức mạnh của họ. Người khác cũng đóng vai trò quan trọng – tức các nhà báo, nhất là các nhà báo phương tây. Reagan hiểu chúng tôi như các nhà báo hiểu chúng tôi. Ông hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản sắp sụp đổ. Ông thấy những gì có lợi cho mình, nên ông hợp tác với chúng tôi. Vì vậy, tôi coi Đức Thánh Cha là người có công lớn đầu tiên, rồi đến báo chí, rồi thứ ba Lech Walesa, rồi đến Reagan.
Joachim Gauck, cựu nhà bất đồng chính kiến Đông Đức: Bức tường quan trọng nhất đã sụp đổ càng không phải là bức tường người ta có thể nhìn thấy được – đó là bức tường sợ hãi trong lòng người. Phép lạ năm 1989 là những người Đông Đức, mà đã sống với sự sợ hãi này từ năm 1933 đến 1989, có thể trở lại công cuộc dân chủ lớn lao như ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Và cũng thật là một ngẫu nhiên may mắn của lịch sử khi lần đầu tiên có nhà lãnh đạo Nga như Gorbachev, người đã không muốn coi chủ nghĩa xã hội như chỉ là vấn đề xe tăng.
Nguồn: Tạp chí Newsweek số ngày 8 tháng 11 năm 1999.
Bản tiếng Việt:

Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX - Phần 1

* TRẦN MẠNH HẢO
     BVB – Cùng bạn đọc: Tháng 10, kỷ niêm Quốc khánh Trung Quốc và sắp tới kỷ niệm 96 năm, Cách mạng tháng Mười – Nga, một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô - viết (Liên Xô). Cách mạng Tháng Mười nổ ra vào ngày ngày 25 tháng 10 năm 1917 /theo lịch Julius/ (*), Nhà thơ,  nhà lý luận phê bình Trần Mạnh Hảo đã gửi bản thảo bài viết (để gợi mở phản biện) này đến trang BVB.
Tác giả đã đồng ý cho chúng tôi thay đổi đầu đề bài viết thành : "BÀN QUA VỀ THIỆN ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX". Sinh thời, Marx và Engels từng cổ súy cho tự do báo chí, tự do tranh luận; rằng khi tranh biện thì không chấp nhận một rào cản, một giới hạn nào. Trong biện chứng pháp Marxism thì phản đề, phản biện là nhịp hai của phép biện chứng vốn là linh hồn của thuyết Marxism. Marx , Engels từng khuyến khích các nhà nghiên cứu sau mình phản biện lại học thuyết của hai ông để tìm ra chân lý. Chính vì tôn trọng lời di huấn của Marx, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết này của ông Trần Mạnh Hảo để rộng đường dư luận.
Với các bài viết chuyên mục Diễn đàn chính trị – xã hội như thế này, chúng tôi rất mong nhận được lời bình, nhận xét (comment) của bạn đọc, kể cả những quan điểm ngược 180 độ (phản bác, bút chiến) với tác giả. Trân trọng!
* Phần 1:
“Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi!” 
- lời phán của thần Apollon được ghi trong đền Delphes -
        Ngày 14-3-2013 là ngày giỗ lần thứ 130 năm của Karl Marx - ngày giỗ năm chẵn, một ngày ‘giỗ tổ’, ‘giỗ thầy’ quan trọng nhất của những người cộng sản Việt Nam. Nhưng, lạ thật, các báo, tạp chí chính thống như: Nhân Dân, Tạp chí cộng sản, báo Quân đội nhân dân hay Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân, Công an TP.HCM... những tờ báo từ trước đến nay thường rất quan tâm đề tài này, mạnh thế và vẫn  thề quyết bảo vệ chủ nghĩa cộng sản tới chết, nay lại chỉ nhắc qua, hoặc không nhắc tới ngày ‘giỗ tổ’, 'giỗ thấy' của đảng cộng sản Việt Nam.
         Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếm google.com đánh mã tìm kiếm: “kỷ niệm 130 năm ngày mất của Karl Marx và 195 ngày sinh của Marx” hiện ra 18 đề mục, chỉ có câu lạc bộ chơi tem Việt Nam (CLB Viet Stamp) nhắc đến hai ngày này bằng con tem có hình Marx mà thôi.
Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam lại lờ tịt ngày giỗ tổ, không thèm thắp cho cụ cố tổ “thiêng liêng” của mình một nén nhang?
Có phải Đảng cộng sản Việt Nam đã có ý ‘lơi dần’ ngày giỗ tổ, dấu hiệu cho thấy Marx đã bị chính những người cộng sản Việt Nam khai tử? Họ chỉ còn dùng tên ông và chủ nghĩa của ông để làm ‘bình phong’ giữ đặc quyền đặc lợi mà thôi. Cũng có thể đảng cộng sản Việt Nam thấy đảng cộng sản Trung Quốc trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII ngày 17-12-2012 đã im lặng từ bỏ Marx - Lenine - Mao Trạch Đông, không còn nhắc tên ba ông tổ này trong các văn kiện chính thức của đại hội, nên đảng cộng sản Việt Nam cũng a tòng noi theo chăng? Qủa thực, từ năm 1978, đảng cộng Trung Quốc đã chôn sống chủ nghĩa Marx bằng cách xây dựng kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản. Đảng cộng sản Trung Quốc được nhân dân góp ý cũng mạnh dạn bỏ những diều quy định về đảng cộng sản, và dảng CS không ‘đứng’ trong Hiến pháp từ năm 1982.Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chôn chủ nghĩa cộng sản bằng cách xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa vào năm 1986. Bởi, chủ nghĩa Marx về bản chất là một học thuyết kinh tế. Họ bỏ giỗ ông tổ Marx là quá logic và biết đau cũng là dấu hiệu biết trọng thực tiễn?. 
Qua những diễn biến ‘khác thường’ nêu trên, chúng tôi viết bài báo này gồm có mấy phần sau
1. TỪ HI LẠP ĐẾN MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI 
2. TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT Ý ĐỊNH CHỦ QUAN LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS TỚI MARX 
3. MARX TIẾP THU (LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO 
4. NHỮNG CÁI SAI CĂN BẢN (SAI GỐC) CỦA HỌC THUYẾT MARX .

Xin quý độc giả đọc nội dung chính của bài viết: 
  1. TỪ HI LẠP ĐẾN MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI 
Câu thần chú: - Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi - được cho là của thần Apollon (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật) tuyệt đối hóa cái tuyệt đối trong bản thể vũ trụ ám ảnh nền văn minh Hi Lạp từ buổi bình minh con người, khiến con người suốt cả mấy nghìn năm luôn luôn thao thức đi tìm linh hồn mình trong tuyệt đối Thượng đế, trong tự nhiên và trong chính xã hội mà nó cư trú.
Hy Lạp
Diogenes Sinope, trong tiếng Hy Lạp cổ Διογένης / Diogenes (Sinope v 413 - Corinth, ca 327 trước Công nguyên), một tông đồ của thần Apollon, mỗi ngày lại mang cây đèn đi khắp hang cùng ngõ hẻm thành Athènes đầy ắp người ta, để tìm một con người tuyệt đối giữa ban ngày nhưng tuyệt nhiên không thấy. Hình như toàn bộ nền triết học Hi Lạp (và cả châu Âu sau này), cũng bị hội chứng đi tìm con người tuyệt đối, xã hội tuyệt đối, thiên đường tuyệt đối trên mặt đất của Diogène làm cho mất ăn mất ngủ....
Triết gia  Diogenes Sinope
Protagoras (pron.: / p r oʊ t æ ɡ ə r ə s /; Hy Lạp: Πρωταγόρας, ca 490 TCN - 420 TCN) [1] Nhà triết học Hy Lạp trước Socrates, triết gia duy vật sơ khai, tuyệt đối tự tin đến mức chủ quan, đẩy con người vượt lên cả Thượng đế, kích thích chú bé Hi Lạp ấu thơ hãy vươn lên thành người khổng lồ cai trị vũ trụ: “Con người là thước đo của vạn vật”. 
Thalès de Milet gọi là Ta-Lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς ὁ Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), triết gia khởi nguồn văn minh Hi Lạp coi nước là tuyệt đối vũ trụ thì Heraclite coi lửa là tuyệt đối của vạn vật. Anaximandros, coi tuyệt đối là cái tuyệt đối không thể tìm thấy trong một vũ trụ tuyệt đối bất định. Democritos lại đi tìm bản nguyên vũ trụ thông qua tuyệt đối-nguyên tử, phần tử nhỏ nhất của vũ trụ tuyệt đối không thể bị chia cắt. 
Xenophanes của Colophon (tiếng Hy Lạp: Ξενοφάνης ὁ Κολοφώνιος; 570 - 475 TCN) cho rằng tuyệt đối nằm trong thực tại khách quan chứ không nằm trong tay thần linh với câu nói nổi tiếng: “Nếu con ngựa, con bò biết vẽ, chúng sẽ vẽ thần linh của chúng có hình ngựa, hình bò!”. 
Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) nhà toán học vĩ đại lại đi tìm tuyệt đối trong các con số, trong phép mầu toán học. 
Sokrates hay Socrates (Về năm sinh của ông hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa năm 469 hay 470. (469 - 399 TCN), (470 - 399 TCN) - triết gia khởi nguồn túi khôn Hi Lạp đã bị tử hình vì dám đưa tinh thần Hi Lạp từ trong đền thờ Apollon ra xã hội con người, khuyên người ta nên đi tìm cái đẹp linh hồn trong thân xác, để thấy linh hồn đồng nhất với thượng đế tuyệt đối. Ông tuyệt đối hóa vai trò của trí tuệ để đi tìm chân lý tuyệt đối… 
Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), khoảng 427-347 TCN lại đi tìm một thế giới tuyệt đối ý niệm trong linh hồn bất tử. Ông là người đầu tiên chỉ hướng cho nhân loại đi tìm một xã hội tuyệt đối thiên đường, tuyệt đối hoàn thiện hoàn mỹ là xã hội cộng sản tuyệt đối không còn tư hữu, được sinh ra trong ý niệm duy tâm của ông qua tác phẩm trứ danh “ Cộng Hòa”. Có điều xã hội cộng sản của Platon là một xã hội cộng sản nhân đạo, tuyệt đối cấm giết người. Marx, hơn 2000 năm sau đã lấy ý tưởng này của Platon để xây dựng chủ nghĩa cộng sản bằng “vũ khí duy ác”, bằng phương pháp duy nhất là giết người “ chôn tư bản”, giết tất cả các giai cấp khác trừ giai cấp vô sản. Con đường đi vào thế giới cộng sản của Platon có Thượng Đế và tình thương yêu nhân loại đi kèm, tuy chỉ là một xã hội giả tưởng. Ngược lại, con đường đi lên thế giới đại đồng, đi lên thiên đường cộng sản của Marx là con đường đầy máu và nước mắt với những núi núi sọ người như đã từng xảy ra ở Nga cộng, Tàu cộng, Triều cộng, Cu cộng, Việt cộng... và như hậu duệ cuối cùng của Marx là Pôn-pốt Iêng-xa-ri vừa thực hiện thiên đường cộng sản là những cánh đồng chết với sự tham gia của qủy dữ. 
Thánh urielius Augustinus
Triết gia hàng đầu của triết học Kinh Viện Thánh Aurielius Augustinus (sinh ngày 13 tháng 11,  354, mất ngày 28 tháng 8, 430) - người đã Platon hóa thần học Thiên Chúa giáo và ngược lại (sau này Thánh Thomas Aquin cũng làm như vậy với Aristote), tìm tuyệt đối trong linh hồn thánh thiện, từng phán: “Làm cho chính mình trở thành chân lý” (Vé rum tacere se ipsum); rằng khi có Chúa tồn tại trong anh em, linh hồn anh em là một với tuyệt đối Thiên Chúa. Sau này, Marx đã lấy câu kinh trên của Thánh Augustinus sau khi xua đuổi Chúa Trời để biến các ảo tưởng duy tâm cực đoan của mình thành chân lý duy nhất, chân lý vĩnh hằng giúp các hậu duệ chân truyền của ông như Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông... tiêu diệt những kẻ bất đồng chính kiến bằng gông cùm tù tội bắn giết. 
René Descartes (sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 – mất ngày 11 tháng 2 năm 1650) tuyệt đối hóa tư duy, cho tư tưởng con người thể hiện trong khoa học là cái tuyệt đối với hai câu nói nổi tiếng vượt qua những rào cản của thần học, tôn sùng một Thượng đế khác là lý trí: “Tôi tư duy, tôi tồn tại”, hoặc: “Trừ tư tưởng của ta, chẳng có gì tuyệt đối nằm trong tay ta”. 
Immanuel Kant, (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Königsberg; mất ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg) triết gia vĩ đại nhất của nước Đức và châu Âu, người từng muốn dung hòa hai cực đoan duy vật và duy tâm trong triết học phương Tây bằng sự “phê phán lý trí thuần túy”, hướng con người về thế giới “tiên nghiệm” với thuyết: Lệnh thức tuyệt đối (kategorischer Imperativ) cho rằng tuyệt đối không thể nhận thức được “vật tự nó”. Nhưng từ I. Kant, hình như triết học truy tìm cái tuyệt đối bản thể vũ trụ phương Tây thiếu tự tin, toan tìm một lối rẽ sang phương Đông khi ông tương đối hóa cái toàn thể: Từ “toàn thể”luôn luôn chỉ có nghĩa tương đối...”
Đài tưởng niệm nạn đói 1932-1933 tại Kiev
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27 tháng 8 năm 1770 - 14 tháng 11 năm 1831) – người đã từng tuyên bố biện chứng pháp của tôi là lấy từ triết gia Heraclitus Êphêsô (Hy Lạp cổ đại Ἡράκλειτος không Ἐφέσιος / Hêrákleitos Ephésios ho) là một nhà triết học Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.). Hegel đã phát triển biện chứng pháp của Héraclite tới mức hoàn thiện, tất nhiên là biện chứng pháp tinh thần theo ý niệm tuyệt đối của ông. Sau này, một người học trò của Hegel là K. Marx đã lật ngược biện chứng pháp tinh thần của Hegel để thành biện chứng pháp duy vật của Marx. Hegel đã tìm ra quy luật chung của phép biện chứng trong tư duy, trong tự nhiên và xã hội với sự hỗ trợ của Thượng Đế. Hegel đã dùng khái niệm Thượng Đế của Spinoza (Benedictus de Spinoza hay Baruch de Spinoza (24/2/1633 - 21/2/1677) là một nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái) để làm một cuộc cách mạng thực sự của thần học có phần nghiêng về thuyết phiếm thần, chỉ bước nửa bước nữa là tới vô thần. Spinoza cho rằng Thượng Đế không phải là một cá thể toàn năng, độc thần, tuyệt đối như quan niệm của Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo; mà Thượng Đế chính là toàn thể vũ trụ, toàn thể thế giới tự nhiên trong đó có con người sinh sống. Hegel chỉ ra lịch sử loài người có thể phát triển tới cái tuyệt đối toàn thiện toàn mỹ (một thiên đường dưới thế) với sự hướng dẫn của Thượng Đế theo hướng chỉ đường của tính thiện căn tức chủ nghĩa nhân đạo Thiên Chúa giáo. 
Marx từ bỏ đạo đức Thiên Chúa giáo của Hegel, quyết mang thiên đường từ trời xuống thế để tìm cái tuyệt đối nơi trần gian, thánh hóa con người bằng bạo lực, quyết dùng máu của giai cấp tư bản để xây dựng xã hội cộng sản ảo tưởng bằng Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI DUY VẬT. Marx, một lần nữa, lặp lại hình ảnh triết gia Diogen của Hi Lạp xa xưa, cầm đèn đi giữa ban ngày để tìm kiếm giấc mơ cộng sản của mình trên mặt đất duy ác...
T.M.H
(còn tiếp)
-----------------
(*) - . Tại Liên Xô chỉ đạo của Đảng là trực tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Xô viết và các Uỷ ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành các nghị định của các ngành này nữa. Hệ thống chính trị như vậy của nhà nước Liên Xô làm xã hội Xô viết mang đặc tính tập trung quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng tốt nhưng đồng thời nó là nguyên nhân rất dễ dẫn đến các hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cấp đảng vì các cấp ủy đảng thực tế gần như không bị nhân dân kiểm soát vì Đảng vừa làm ra pháp luật và vừa thi hành pháp luật, mà hệ quả là hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân được hiến pháp quy định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá nhân... Trong giai đoạn cuối của Liên Xô hệ thống này đã mất tính uyển chuyển năng động gây ra thời kỳ được gọi là "thời kỳ trì trệ" của Brezhnev.
           Để hạn chế các khiếm khuyết của hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo tập quyền tập trung như vậy, năm 1985 Tổng bí thư Gorbachov đã tiến hành cải cách chính trị. Cuộc cải cách chính trị của Gorbachov nhằm giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội đã gây ra khủng hoảng chính trị và gây ra sự tan rã của Liên Xô... (Wkpd-TV)
---------------
 

Đừng làm đổ trà của chủ ngươi (hết)

Người ta đã viết nhiều về Sài Gòn trong những năm vừa qua, có lẽ vì có những nhà báo nào đó tìm thấy hình ảnh Việt Nam của mình ở Sài Gòn và khách sạn ‘Caravelle’ là trạm cuối của chuyến đi đến Việt Nam của ông. Nhưng vài khía cạnh riêng lẻ và những ấn tượng ngắn ngủi không thể là lời phán xét cuối cùng về đất nước này được.
Sài Gòn 1967
Sài Gòn 1967. Hình của Bill Mullin
Mary MacCarthy mô tả Sài Gòn như là ‘một PX khổng lồ, một siêu thị cho lính Mỹ.’ Ở đó ‘hầu như không có gì là hàng Việt để mua cả, ngoại trừ hoa’, đập vào mắt bà là những cửa hàng bán ô tô với xe Mỹ, trò chơi trẻ con Mỹ và máy đánh chữ hiệu Olivetti. Sài Gòn ‘ngày nay ít kỳ lạ hơn là Florence hay Place de la Concorde’. Như thế này – có lẽ ai cũng tìm thấy được những gì mà người đó muốn tìm thấy và Mary MacCarthy đã tìm thấy những người đồng hương của bà ở Sài Gòn. Ít kỳ lạ? Có thể, vì ở kỷ nguyên của sự đồng phục hóa này, như ngay Tucholsky cũng đã nhận định, trong thành phố lớn nào của thế giới này mà còn sự kỳ lạ? Chắc chắn là Mary MacCarthy đã không bước vài bước chân từ đại lộ Lê Lợi đến ngôi chợ mà ngày nay vẫn mang tính Việt như bao lâu nay. Ở đó, người ta chào mời những loại trái cây phong phú, ‘kỳ lạ’ của Việt Nam, những trái xoài, vú sữa, thanh long, đu đủ và nhiều thứ khác nữa, những thứ không có tên trong tiếng Đức. Có thể là quần áo chất thành từng đống lộn xộn đó một phần không xuất xứ từ Việt Nam, nhưng chúng chắc hẳn không đến từ PX. Hàng thịt, ba tê, rau cải cũng như giày là hàng Việt. Ở đây không có bán Whisky ‘Johnnie Walker’ và ‘Time Magazin’. Các tấm bảng quảng cáo kem đánh răng Hynos ở quảng trường trước nhà ga đúng là phô bày một người da đen đang cười với hàm răng trắng. Nhưng quảng cáo cho kem đánh răng với những gương mặt của người da đen và hàm răng trắng của họ thì chắc hẳn không phải là phong cách Mỹ. Tôi tình cờ làm quen được với ông chủ hãng kem đánh răng này. Đó là một người Hoa trong Chợ Lớn, người nói tiếng Pháp tốt hơn tiếng Anh nhiều. Các quảng cáo bia ’33′ bên cạnh gương mặt mỉm cười của người da đen đó quảng cáo cho một loại bia Pháp–Việt. Tất nhiên là hàng hóa Mỹ được mua bán trên vỉa hè của những con đường chính, vì người Mỹ mua ở đây, không phải người Việt. Mary MacCarthy tìm thấy mình ‘lại ở trong một thành phố Mỹ’. Thực sự thì người Mỹ mang lại cho hình ảnh của thành phố này hầu như không nhiều hơn một vết màu có thể nhìn thấy rõ được, nếu như người ta đi khỏi khu vực ngay cạnh các cửa hàng PX, các khách sạn dành riêng cho người Mỹ và các trụ sở của họ chỉ năm mươi mét thôi, vào trong mê cung của các con hẻm nhỏ, và loại trừ đường Tự Do, nơi những người nghỉ phép từ mặt trận và thủy thủ lảo đảo đi từ quán rượu này vào quán rượu khác và không có một người Việt nào tình nguyện đi dọc theo đó, người mà không muốn bán một thứ gì đó cho người Mỹ. Mary MacCarthy tìm thấy không biết bao nhiêu là nhà hàng Pháp trong Sài Gòn này, nơi mà bà cảm thấy như đang ở trên ‘một hội chợ trong một thành phố Mỹ tầm thường’. Thật sự thì ngày nay người ta có thể đếm được các nhà hàng Pháp trên đầu ngón tay. Lẽ ra bà nên tìm thời gian để đi dạo dọc theo kênh Bonard, cũng còn được gọi là kênh Lò Gốm, hay ở ‘Suối Tàu’ trong Chợ Lớn, với những chiếc thuyền, chiếc ghe nằm trên cạn vào lúc nước rút; hay lẽ ra bà nên đi vào những khu nhà sàn trên bờ Đông sông Sài Gòn, nơi những đứa trẻ con chơi mạt chược và những người chữa bệnh nhổ răng ngay trên đường phố và thay bằng răng vàng vào đó; hay lẽ ra là vào dịp Tết, cái mà bà cũng nhắc đến, bà nên đi vào một ngôi chùa, nơi người xa lạ cũng có thể tự do quan sát được cuộc sống và hoạt động của người Việt. Cả đó cũng là Sài Gòn, cả đó cũng là Việt Nam, không chỉ vài con đường trong trung tâm mà những chiếc xe Jeep của hành chính quân đội cực nhọc xuyên qua đó, và những đoàn xe tiếp tế dính bùn. Không chỉ những cô gái duyên dáng, yêu kiều trong chiếc áo dài nhiều màu sắc của họ, mà cả những người khác, những người không bao giờ có thể mua được một cái áo dài, sống trong những con hẻm với bộ ‘pyjama’ màu đen hay in hoa, cũng là đặc trưng cho Sài Gòn. Vì người nghèo sống ở phía bên kia của ngôi chợ, cách xa những con đường lớn, những người chỉ có một phần nhỏ hay chẳng có phần nào trong số hai mươi lăm phần trăm bị lấy đi của hàng tiếp tế Mỹ, những người phải đưa con trai của họ đi lính và sống nhờ vào một nắm cơm. Họ là những bệnh nhân của con tàu bệnh viện.
Tất nhiên là không thể không nhìn thấy quân phục trong Sài Gòn cũng như ở khắp mọi nơi trong Việt Nam. Cuối cùng thì cũng đang có chiến tranh. Và ở Sài Gòn tôi cũng gặp cả tinh thần của đại úy Köpenick [người năm 1906 đã cải trang thành đại úy, xông vào tòa đô chính của thành phố Cöpenick, bắt giam thị trưởng và cướp két tiền của thành phố].
Cùng với viên sĩ quan thứ nhất của chiếc tàu bệnh viện, tôi đi xe ra cảng hàng không để đón một trong nhiều người khách đến thăm chúng tôi, lần này là một người đặc biệt quan trọng. Như thường lệ, máy bay muộn chuyến hai giờ đồng hồ và chúng tôi đứng đó và chờ. Không có gì nhiều để nhìn ngắm ngoại trừ các nữ tiếp viên của Air Vietnam và những hàng dài lính Mỹ đang kiên nhẫn chờ chuyến bay đi nghỉ phép của họ. Vì quân phục chiếm phần lớn ở đây, và người Mỹ cũng vậy. Không có thường dân người Việt nào được phép đi qua cổng kiểm soát đôi đó trước cảng hàng không, nếu như người đó không trình ra một tấm vé máy bay hay một thẻ căn cước đặc biệt. Cuối cùng, chiếc máy bay đáp xuống, và chẳng bao lâu sau đó chúng tôi nhìn thấy người mình chờ trong dòng người trước cổng kiểm soát hộ chiếu. Ở cảng hàng không của Sài Gòn, thông thường thì người ta có thể đi qua nơi bị chặn lại đó với một cái hộ chiếu ngoại giao, để đón tiếp những người vừa mới đến ở trước nơi kiểm soát hộ chiếu và có thể giúp họ tại các thủ tục không hoàn toàn đơn giản. Thế là tôi rút hộ chiếu ngoại giao của tôi ra và đưa cho viên cảnh sát xem, người, chỉ bằng nửa tôi, đeo khẩu súng ngắn xệ xuống hông theo kiểu phim cao bồi và cảnh sát Nam Việt Nam, đang đứng dựa vào cái cổng đó. Tôi muốn đi ngang qua anh, nhưng anh giữ tôi lại.
“Đây là một hộ chiếu ngoại giao”, tôi nói với anh.
“Chỉ dành cho hành khách thôi”, anh nói.
Vì đây là lần đầu tiên tôi gặp phải việc như thế này nên tôi chưng hửng và nghĩ rằng anh không hiểu tôi. Tôi giơ cái hộ chiếu sát mặt anh thêm lần nữa và giải thích thêm lần nữa, tôi là nhà ngoại giao và muốn đón ai đó. Anh thản nhiên lắc đầu, cái nón trượt qua trượt lại, và nhắc lại:
“Chỉ dành cho hành khách thôi.”
Vẫn còn chưng hửng và bây giờ thì cũng bực mình, tôi quay trở lại với viên sĩ quan tàu thủy, người đã quan sát cảnh đó.
“Để tôi thử xem”, ông nói.
Ông mặc một chiếc quần dài màu trắng, một cái áo ngắn tay màu trắng, cầu vai màu đen chẳng có gì trên đó ngoài ba vạch ngang màu vàng và một cái mũ màu trắng có huy hiệu tương đối không gây ấn tượng cho lắm của hãng tàu thủy. Ông bước thẳng tới cổng chận, thờ ơ chạm tay nhẹ vào vành nón trước viên cảnh sát, viên cảnh sát cũng thờ ơ chạm nhẹ vào nón của mình y như thế và để cho ông đi qua. Một bộ đồng phục, bất cứ đồng phục nào cũng được, đều có giá trị nhiều hơn là dân sự trong một đất nước đang có chiến tranh.
Đường Hàm Nghi, Sài Gòn, 1967
Đường Hàm Nghi, Sài Gòn, 1967
Vào một buổi tối, tôi được mời đi dự đám cưới. Một thương gia khá giả người Hoa cưới một cô gái Việt. Những cuộc ‘hôn nhân khác chủng tộc’ như vậy thỉnh thoảng cũng có, ngay cả khi người Hoa thường không hòa nhập vào người dân của đất nước mà họ đang sống ở trong đó, và những người kia cũng không hòa lẫn vào với họ. Đám cưới được bắt đầu với một buổi tiệc trong câu lạc bộ đêm đắt tiền nhất Sài Gòn, ‘Maxim’. Được mời đến dự ngoài hai gia đình còn có bạn bè của cô dâu và đối tác kinh doanh của chú rể. Buổi tiệc không có gì đặc biệt, nhưng đối với tôi thì những người khách dường như đáng để chú ý: những người đàn ông trẻ tuổi, trong bộ smoking của người thợ may tốt nhất thành phố, đang thờ ơ theo dõi chương trình biểu diễn bên cạnh những người phụ nữ duyên dáng, đeo trang sức đắt tiền của họ, trong khi trên đường phố có những người cùng trong lứa tuổi đó, trong những bộ quân phục không vừa vặn và với chiếc nón sắt quá lớn trên những gương mặt trẻ măng, được chở ra một mặt trận nào đó trên xe tải. Buổi tiệc cho khoảng một trăm người, trong cái quán đắt tiền nhất của thành phố, hẳn phải tốn cả một gia tài, trong khi cách đó năm mươi mét có những người ngủ trên vỉa hè và sống bằng một nắm cơm. Và cái xa lạ ở cảnh tượng này, cái rất là Á châu: tất cả những người đó, những người đàn ông trẻ tuổi với những cái bật lửa bằng vàng của họ cũng như những người phụ nữ và trẻ em dùng báo để đắp thay chăn ở ngoài kia, đều cảm thấy điều đó nói chung là cũng đúng. Ở châu Âu, những người với cái bật lửa bằng vàng có thể còn ‘bị lương tâm cắn rứt’, người ta muốn hy vọng thế, và những người nằm dưới mấy tờ báo sẽ chống đối. Không như thế ở châu Á, và tất cả những tưởng tượng của Phương Tây về đạo lý của cuộc chiến này đều không đúng là bởi vì vậy. Người láng giềng vui mừng, khi tai họa dung tha cho mình; người bị tai họa được xem là người bị xui xẻo, hoàn toàn không có sự hả hê hay ghen ghét ở trong đó. Hưởng lợi từ chiến tranh đối với họ là một trong những triệu chứng đáng mừng của chiến tranh, của cuộc sống trong chiến tranh, và kinh doanh là một hoạt động bất biến của con người, và lâu đời như việc bán dâm. Họ – mỗi người cho chính bản thân mình – cố làm điều tốt nhất từ hoàn cảnh đang thống trị.
Không thể  không nhìn thấy người Mỹ trong hình ảnh nhiều màu sắc của Sài Gòn, vì họ thường cao lớn gần gấp đôi người Việt. Những chiếc Jeep của họ cũng đập vào mắt, vì chúng nhiều hơn là xe của người Việt. Nhưng ‘bị Mỹ hóa’ thì nhiều lắm chỉ là khu mua bán trong trung tâm, nơi phần đông người da trắng cư ngụ và mua sắm. Ở nơi cần kiếm tiền, người Việt hòa nhập vào trong đó, ở bất cứ nơi nào mà họ nhìn thấy được một lợi thế. Nhưng ngoài vùng nhỏ đó thì họ đóng kín mình trước tất cả những gì mà Mỹ mang vào đất nước này, như chỉ một dân tộc lâu đời mới có thể làm được như vậy. Chỉ có một thứ, cũng như trên khắp thế giới, là thắng thế: rượu Whisky. Trong các nhà hàng hạng kha khá ở ngoại ô thành phố, những nhà hàng mà chỉ có một ít người da trắng lạc vào đó, nơi mà chỉ một ít người ngoại quốc thông thạo thỉnh thoảng mới đến để thử ẩm thực Việt Nam, người Sài Gòn không còn uống rượu đế bản địa nữa; thay vì vậy họ mang Whisky mua ở chợ đen đến và uống nó trong bữa ăn.
Thống trị Sài Gòn là những chiếc áo dài của phụ nữ Việt, những người tài xế xích lô gân guốc với gương mặt hằn dấu thuốc phiện của họ, những anh chàng trẻ tuổi trên những chiếc xe Honda của họ, những người đọc chỉ tay ở góc đường, các cô bán mía với những cái thúng trên chiếc đòn gánh vắt qua vai và lối đi nhún nhảy của họ, những người cha gia đình với vợ, hai hay ba đứa con trên những chiếc Vespa của họ, những người bán sách, quần áo, hàng PX trên vỉa hè của đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Sự hiện diện của người Mỹ bộc lộ nhiều hơn qua sự nở rộ của hàng trăm quán rượu và câu lạc bộ đêm. Và ngay cả khi những người lính Mỹ trông có vẻ rụt rè và không chắc chắn trên đường phố, thế nào đi nữa thì cũng cho tới chừng nào mà họ không uống quá nhiều, thì ở đây trong những quán rượu họ cảm thấy như đang ở nhà, ở đây tất cả mọi thứ đều xoay quanh đồng dollar của họ, ở đây người ta nói tiếng nói của họ. Những người thợ may nổi tiếng ngày xưa của Rue Catinat bây giờ đặt quân phục Mỹ vào sau kính chào hàng của họ trên đường Tự Do, và những đứa bé xin tiền không còn lẩm bẩm ‘deux sous, monsieur’ nữa, mà ‘gimme fi’ pi”. Tối tối vào lúc mười một giờ, khi bắt đầu giờ giới nghiêm cho lính Mỹ, những người tài xế xích lô đạp gọi khách bộ hành: “Want a very young girl, mister?” Mặc dù vậy, Sài Gòn vẫn còn là một thành phố tiểu thị. Các cô gái moi tiền lính Mỹ trong những quán rượu hầu như hoàn toàn tối mịt cho một ‘Saigon–Tea’ đắt tiền – tên sang trọng cho một ly uống rượu đầy nước ngọt hay quả thật là trà – biến mất qua cửa sau vào lúc mười một giờ, khi các quán rượu đóng cửa, và leo lên chiếc Vespa của người anh em ruột hay bạn bè ở góc đường, và nửa giờ sau đó trong toàn Sài Gòn không còn có bán bia nữa.
Vào lúc mười một giờ rưỡi, vài trăm người trào ra khỏi hai rạp chiếu bóng đã từng tiện nghi một thời, ‘Eden’ và ‘Rex’ trong trung tâm, mà trong đó khán giả không ngạc nhiên khi ghế rồi bất thình lình đổ sụp xuống hay chuột nhảy qua chân. Trong thời gian đó, rác từ trong nhà đã tụ tập lại trên vỉa hè trong sự che chở của bóng tối, cái rồi sẽ được xúc lên xe tải tại một ngày gần đây.
Vào lúc nửa đêm, giờ giới nghiêm, đường phố Sài Gòn không một bóng người ngoài cảnh sát Việt Nam với súng liên thanh và xe đạp của họ, ngoại trừ những chiếc Jeep mui trần của quân cảnh, được bảo vệ bằng những bao cát trên bộ tản nhiệt và những tấm thép ở phía sau lưng và bên cạnh, và ngoại trừ những đoàn xe quân đội với động cơ đang gầm lên, cuối cùng không còn bị giao thông ban ngày ngăn cản nữa, chạy từ cảng ở đường Hai Bà Trưng chạy lên về hướng Bắc.

Một bài viết hay tặng Trần Thị Nga ở Hà Nam và các trí thức

Donghailongvuong – Nguyễn chí Đức

Dưới đây tôi sẽ đăng bài viết “Phải nhận rõ trạng huống bình dân ở xứ ta” của tác giả Phan Bội Châu trên báo Tiếng Dân ngày 11/4/1936. Thực ra tôi chỉ định gửi riêng cho chị Trần Thị Nga để tham khảo, một người phụ nữ xuất phát điểm là một công nhân ban đầu do mưu sinh cuộc sống mà lưu lạc xứ người nhưng với tình yêu con người mà Chị đã giúp đỡ cho những người đồng cảnh ngộ về kiến thức, kinh nghiệm đã trải qua. Cũng qua Internet mà chị Nga cũng như nhiều người đã tham gia vào phong trào biểu tình yêu nước trong mùa hè năm 2011 và 2012 mới đây.
Cố nhiên là tôi không có ý định đề cao chị Nga so với biết bao phụ nữ, anh thư can đảm đã-đang dấn thân-nhập cuộc vì áp bức bất công, vì tình yêu quê hương nhưng phải chịu cảnh tù đày, sách nhiễu, khủng bố trong cuộc sống. Nhưng đọc một số bài viết của tập thể các nhân sĩ-trí thức trong thời gian gầy đây ví dụ như:
- Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, Lãnh đạo Nhà nước và ĐCS VN
- 42 nhân sĩ Việt Nam thể hiện quyết tâm chống Trung Quốc xâm lược
- Con đường Việt Nam
- Các tác giả độc lập với tư cách là công thần, tướng lãnh, trí thức của chế độ gửi cho lãnh đạo ĐCSVN.
Nên tôi chân thành mong mỏi các anh, các chú, các bác là trí thức chiếu cố qua bài viết dưới đây của cụ Phan Bội Châu, tưởng rằng như chỉ có ở thời thực dân-phong kiến nhưng đọc xong chúng ta sẽ cảm nhận thấy quen thuộc, gần gũi làm sao. Từ đó mong các bậc nhân sĩ-trí thức có những hành động thiết thực, dẫn dắt cho đại bộ phận dân đen thức tỉnh thay vì lâu nay chỉ kiến nghị, thư ngỏ cho lãnh đạo ĐCSVN mà thôi. Thực tế phũ phàng cho thấy xưa nay các đời lãnh đạo ĐCSVN đều bỏ ngoài tai với những thư góp ý, khiến cho vận nước mới suy vi, nhân tình thế thái mới băng hoại trên mọi lãnh vực như ngày hôm nay.
null
Trần Thị Nga trong một lần biểu tình về quyền lợi của người lao động Việt Nam tại Đài Loan. Đúng vào ngày 9/12/2007, ngày nổ ra các cuộc biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc ở 2 đầu cầu Hà Nội và Sài Gòn.

PHẢI NHẬN RÕ TRẠNG HUỐNG “BÌNH DÂN” Ở XỨ TA

“Giai cấp bình dân”, “văn chương bình dân”, “chủ nghĩa bình dân”, vài năm nay chúng ta thường nghe tiếng hô hào ấy, hô hào một cách vang động.
Ở trong một xứ theo chính thể chuyên chế và chế độ phong kiến như ở nước Tàu đã mấy ngàn năm, hạng bình dân là hạng “bạch đinh thập phẩm”, thuở nay không ai thèm đếm xỉa đến, xem như dê rô(1). Mà ngày nay nhân phong triều chung trên thế giới lần lượt tràn vào, đã có người biết đến địa vị, giá trị và thế lực bình dân trong xã hội, điều ấy đáng khiến cho công chúng để ý mà lần lần giác ngộ.
Những hạng quý phái thuở nay ngồi không ở nể, bụi không đến chân, mồ hôi không ra khỏi lỗ chân lông mà ăn sung mặc sướng, chiếm cả lạc thú của nhân sinh, ấy là nhờ bọn bình dân cung cấp cho. Nếu không có hạng chân lấm tay bùn da chì mặt nám, thì phái sang kia đâu có cảnh sung sướng đó!
Thuở nay hạng bình dân đầu tắt mặt tối, bán sức nuôi thân, trăm điều bị bóc lột, không có học hành, không giao thiệp với giai cấp khác, ngoài cổng làng và nồi gạo ra, không biết trên đường sống của loài người còn có những gì. Nay nhân phong trào NHÂN QUYỀN xô động, cùng hoàn cảnh sinh hoạt thúc giục bên chân, mà họ tỉnh giấc mê mộng, không khác nào trong buồng kín mà có tia sáng lọt vào, lần lần nhìn biết địa vị mình có quan hệ với xã hội.
Theo trào lưu dân tộc cạnh tranh ngày nay, một dân tộc, một quốc gia thịnh suy, còn mối quan hệ tại phần đa số, mà không phải tại số ít, đại đa số tức là hạng bình dân.
Đấy, địa vị và giá trị của thế lực bình dân trong xã hội ngày nay là thế. Dầu cho ai ngoan cố như thế nào, cũng phải công nhận mà không thể xem là “dê rô” như ngày trước được nữa.
Tuy vậy, nói chung thì thế, mà nói riêng từng bộ phận, từng xứ sở thì đồng là bình dân mà vị trí, trình độ có chỗ không đồng đều nhau. Nói đại khái như bình dân ở xứ văn minh cường thịnh với bình dân xứ dã man ngu dốt, bình dân của nước chinh phục với bình dân của nước bị chinh phục v. v… cũng như đi trên một con đường mà kẻ thì đi xe hỏa, xe điện, mà người thì đi võng, xe tay, xe ngựa huặc đi bộ. Theo con mắt duy vật mà xem, không cho là trình độ hơn kém khác nhau không được.
Nói hơn kém, không phải nói mình kém thì không đáng đi con đường phải đi đó đâu. Song cốt phải nhìn biết bước đường của mình mà đi cho khỏi lạc, hay nói cho đúng là từ chỗ thực địa, từ chỗ mình đứng chân mà bước đi, hơn là ngồi tính dặm đường hay nghe chuyện đường xa mà khiến cho phần đông sinh ngợp, sinh chán.
Trong sự “ngợp chán” đó, thì học thuyết cao xa đối với bình dân ta là một điều đáng bàn luận.
Bình dân ta phần đông ra thế nào? Nói học thức thì 100 phần đến trên 90 mấy phần trăm mang cái nạn mù chữ. Nói về sinh kế, thì quanh năm trọn tháng, tuôn mồ hôi nước mắt đổi lấy bát cơm, tấm áo mà không rồi, gia dĩ cái nạn tham nhũng, bóc lột trăm đường… chỉ chuyện thông thường làm xâu nộp thuế mà còn bị phù thu lạm bổ, cho đến viết cái thư không thông, trông chờ vào tờ Mandat(2) hay bức điện tín như ngó vào rừng rậm, trừ một ít thanh niên có cái hân hạnh lúc nhỏ có theo học được năm ba năm , còn biết chuyện ngoài đôi chút. Cũng còn là con số ít. Ngoài ra chỉ lo ứng phó với sự sống hàng ngày mà không xong, như vậy đem những thuyết cao xa như xã hội học, biện chứng pháp và những danh từ mới, phô cho họ nghe, bảo nghe thế nào chớ?
Vậy theo sở kiến hẹp hòi của kí giả, nên theo chỗ thông thường trên đường sống hiện tại mà chỉ dẫn cho họ, như chuyện xảy ra trong xứ mà tiếp xúc mật thiết với sự sống của họ, chuyện phù thu lạm bổ trong hương thôn, lạm quyền trái phép của kẻ thừa hành công việc và những tấn kịch lường công bớt gạo của bọn tư sản. Chỉ vạch cho họ giác ngộ, sau mới dẫn tiến lên đường mới. Nếu không chăm vào chỗ cần thiết đó mà đem những học thuyết cao xa đó kêu gào hàng ngày, nói gần bình dân mà kì thực cách xa họ đến muôn ngàn dặm!
Nghe lời nói trên, xin ai chớ tưởng là nói ngoa, hãy xem sách báo ngày nay mà nói đến việc xã hội, kinh tế, tự xưng là đem đường chỉ lối cho bình dân, rõ là nói với hạng bình dân của Âu Mỹ đâu đâu, chớ không phải nói với đại đa số bình dân ở xứ ta. Vì trên đường sống hiện tại của bình dân, phần đông không chịu xét chỗ thực tế mà chỉ rao suông trên mặt giấy: phấn đấu! tiến thủ!
Phải, ở đời cạnh tranh sinh tồn này phải phấn đấu tiến thủ mới sống được, nhưng bước đi ngả nào?
Kìa! Ông Lý bắt xâu, thầy Chánh thúc trích lục, trống mõ làng rầm rầm kia, mà trong nhà gạo đã kiệt, trẻ con đường đòi cơm, biết làm sao?
Nói đến hai chữ “Bình dân” xứ ta, nên nhận rõ tình cảnh ấy.
(Tiếng Dân ngày 11-4-1936)
Chú thích :
(1) Dê rô: tiếng Pháp Zéro: số không
(2) Mandat: tín phiếu gửi qua bưu điện
==============
Theo trang 497-499, tập 7, Phan Bội Châu toàn tập, NXB Thuận Hóa
null