Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Ngày 07/10/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Thái độ vô văn hóa của Đàm Vĩnh Hưng tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp


 Khoảng 15h30 chiều ngày 6/10, trong lúc hàng ngàn người dân nghiêm trang xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để được vào nhà viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 đường Hoàng Diệu thì ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bất chấp quy định, xộc thẳng vào phòng viếng tạo thành một cảnh tượng lộn xộn, phá vỡ sự trang nghiêm của lễ viếng.
Trong không khí tiếc thương vô hạn, bày tỏ lòng thành kính của hàng vạn lượt người là những tướng lĩnh, cựu chiến binh, người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc lần lượt xếp hàng vào thắp hương tại nhà Đại tướng thì Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ xuất hiện.
Ca sỹ này đóng bộ trắng quần, áo trắng, đeo kính đen như lên sân khấu, tay ôm một bó hoa trắng và đi cùng cùng một cô gái. Mặc dù được các chiến sỹ cảnh vệ nhắc nhở phải đứng xếp hàng để đảm bảo trật tự, song Đàm Vĩnh Hưng đã phớt lờ đi thẳng vào phòng tưởng niệm Đại tướng.
Đáng chê trách hơn, rất đông các phóng viên đang tác nghiệp khi thấy “ngôi sao” cũng quay sang chen lấn, bám đuổi tranh thủ chụp ảnh tạo thành một cảnh tượng chen lấn lộn xộn gây bức xúc cho rất nhiều người.
Trước thái độ ngạo mạn, bất chấp quy định của Đàm Vĩnh Hưng các chiến sỹ cảnh vệ tại đây đã cương quyết đuổi nam ca sỹ này ra và yêu cầu đứng xếp hàng như một người dân bình thường. Tuy nhiên, lúc ra đến cửa Đàm Vĩnh Hưng lại “tạo dáng” định trả lời phỏng vấn thì lực lượng an ninh một lần nữa phải tỏ thái độ cứng rắn đưa nam ca sỹ này ra khỏi khu vực.
Nhiều người dân chứng kiến cảnh tượng đã vô cùng bức xúc trước thái độ vô văn hóa, ngạo mạn coi thường mọi người của nam ca sỹ này.
THEO PetroTimes

Về địa phương, nợ vẫn xấu

Câu chuyện Agribank bán nợ xấu cho VAMC vào đầu tháng 10 và con số nợ xấu ước tính hơn 33.500 tỉ đồng của ngân hàng này không khiến nhiều người giật mình bởi Agribank vốn “được tiếng” là mang nhiều nợ xấu.
Từ chuyện nợ xấu lớn ở Agribank, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về tính hiệu quả trong phân bổ tín dụng của Agribank ở thị trường chủ lực: các địa phương.
Sở dĩ câu hỏi này trở nên quan trọng là vì thời gian gần đây, các ngân hàng có vẻ như muốn tìm kiếm khách hàng mới ở các địa phương trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các đô thị lớn đã chững lại do nhu cầu giảm và cạnh tranh thị phần gay gắt.
Liệu các ngân hàng mới gia nhập có thể tìm kiếm được lợi nhuận ở thị trường ngách này khi hiệu quả hoạt động của một ngân hàng dày dạn như Agribank đang bị đánh dấu hỏi?
Một thực tế là số liệu nợ xấu chưa phản ánh đầy đủ bản chất của hệ thống ngân hàng ở các địa phương khác nhau. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước được tổng hợp từ các tổ chức tín dụng, tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đang có xu hướng giảm. Tỉ lệ này đã giảm từ mức 4,68% hồi cuối tháng 6.2013 về mức 4,58% vào cuối tháng 7. Tuy nhiên, số liệu mà chúng tôi có được ở một số địa phương xung quanh TP.HCM lại chứng minh điều ngược lại: nhiều ngân hàng đang lâm vào tình cảnh nợ khó đòi tăng cao.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Long An cho biết nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng 60 tỉ đồng so với đầu năm, tức tăng 6,6%. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có tỉ lệ nợ xấu ở mức 2,08%. Còn ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân, con số này lên đến 6,7%. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn và phải trích lập dự phòng 100% khoản vay) chiếm tới 42,8% tổng nợ xấu.
Các tổ chức tín dụng tại tỉnh An Giang cũng đang gặp vấn đề về nợ xấu. Tính đến ngày 10.9.2013, nợ xấu chiếm 2,54% tổng dư nợ, tăng gần 0,11 lần (tương ứng 100 tỉ đồng) so với cuối năm ngoái. Còn ở Trà Vinh, tính đến ngày 31.8.2013, nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm khoảng 2,76% tổng dư nợ, trong đó có tới 4 tổ chức có tỉ lệ nợ xấu trên 5%.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Trà Vinh cho biết nợ xấu tại các ngân hàng có chiều hướng gia tăng cùng với tăng trưởng dư nợ tín dụng. Thời gian gần đây, nguồn cung tín dụng ở các địa phương đang được gia tăng mạnh hơn.
Sở dĩ như vậy vì tăng trưởng tín dụng ở các địa phương được sự khuyến khích của các nhà điều hành chính sách. Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 3 năm kể từ khi thực hiện Nghị định 41/2010 về việc hỗ trợ cho vay vốn khu vực nông thôn, quy mô tín dụng cho khu vực này tăng 2,1 lần, lên tới 620.000 tỉ đồng. Từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình hằng năm là 20%.
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết các ngân hàng đang tích cực tham gia các chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp do các ngân hàng nhà nước chi nhánh triển khai để có thể tiếp cận doanh nghiệp địa phương, đa phần là doanh nghiệp nhỏ đang có nhu cầu vay vốn. Lãi suất cho vay thông qua những chương trình này khá thấp. Và các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn với người vay.
Do đó, không mấy ngạc nhiên khi ngày càng nhiều ngân hàng giới thiệu gói giải pháp cho vay nhắm đến các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều ngân hàng còn xem đây là lĩnh vực then chốt của đơn vị mình. Chẳng hạn, ngoài Agribank (70% lượng tín dụng dành cho thị trường nông nghiệp, nông thôn) còn có LienVietPostBank (khu vực nông thôn chiếm 60% lượng tín dụng). Ngân hàng Phát Triển Mê Kông, hay VietinBank cũng có thế mạnh ở lĩnh vực này.
Công cụ cạnh tranh cũng chủ yếu là lãi suất. Lãi suất thấp giúp kích thích tín dụng nhưng kèm theo đó là dấu hỏi về chất lượng tài sản. Theo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Long An, số doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 60% số doanh nghiệp hiện có. Trong số này, có khoảng 82% là đang vay vốn ngân hàng và còn dư nợ. Còn lại 18%, tương ứng khoảng 130 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng chưa xây dựng phương án hoặc chưa đủ điều kiện vay vốn. 40% doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, xăng dầu, vàng … hoặc các doanh nghiệp ngừng hoạt động (nhưng chưa giải thể), hoặc doanh nghiệp vay vốn với danh nghĩa hộ sản xuất.
Lượng vốn đổ về nhiều cũng đòi hỏi đi kèm theo đó là khả năng sử dụng vốn hiệu quả, được đánh giá dựa trên năng lực tài chính lẫn quản trị mà nhiều doanh nghiệp ở địa phương rõ ràng chưa thể so được với doanh nghiệp ở các thành phố lớn.
Ngoài ra, lãi suất thấp cũng dẫn đến một khó khăn khác cho các tổ chức tín dụng. Nhiều đơn vị cung cấp tín dụng ở các tỉnh trên cho biết họ không thể trích đủ chi phí dự phòng. Lý do là lãi suất cho vay mới thấp và các khoản nợ cũ cũng được cơ cấu lại với mức lãi suất thấp hơn, trong khi nguồn thu nhập chính lại chủ yếu đến từ lãi vay. Điều này khiến các tổ chức tín dụng không có đủ lợi nhuận để hạch toán chi phí dự phòng. Cuối cùng, một số chi nhánh, hội sở ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng thay, sau đó phân bổ dần cho các chi nhánh.
Thu nhập của các ngân hàng ở địa phương này đang bị ảnh hưởng nhiều do lãi suất giảm và cung tín dụng tăng lên. Dù không mang tính đại diện cho các địa phương khác trong cả nước nhưng đây là lời cảnh báo về chất lượng tín dụng ở các địa phương. Các ngân hàng đang có ý định mở rộng cho vay ở các địa phượng cần phải cẩn trọng cân nhắc các khách hàng tiềm năng, bởi vì dù có về được địa phương, nợ xấu vẫn có khả năng tăng lên nhanh chóng
THEO NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

49% thì sao?

Một dấu ấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã để lại trong chuyến viếng thăm Mỹ gần đây là việc ông tuyên bố Việt nam có thể cho phép nhà đầu tư nước ngoài tăng tỉ lệ sở hữu tại các ngân hàng nội địa lên tới 49% trong tương lai gần. Đây là tin vui đối với thị trường tài chính cũng như nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ, với tỉ lệ sở hữu tối đa được quy định hiện nay chỉ là 30% dành cho khối ngoại, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phần nào mất đi sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài so với các quốc gia khác trong khu vực.
Tuyên bố này cũng chứng tỏ một điều rằng cuối cùng Việt Nam khó có thể tự mình giải quyết những vấn đề nội tại của hệ thống tài chính mà phải dựa một phần quan trọng vào nguồn lực nước ngoài.
Báo cáo triển vọng ngân hàng Việt Nam năm 2014 của công ty xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings ước tính tỉ lệ nợ xấu Việt Nam hiện lên đến 15%, nghĩa là quy mô tái cấp vốn cần thiết vào hệ thống (để đưa hệ số an toàn vốn cấp 1 trở lại mức 12%) có thể sẽ lên tới khoảng 9% GDP danh nghĩa năm 2013, tức hơn 12 tỉ USD.
Rõ ràng, với nguồn lực trong nước hiện rất khó khăn (nguồn thu ngân sách 9 tháng đầu năm chỉ đạt 62,5% so với dự toán năm), còn công ty quản lý nợ xấu quốc gia VAMC chỉ có vốn điều lệ 500 tỉ đồng thì số tiền tái cấp vốn nói trên là vượt quá khả năng của Việt Nam.
Thực ra, việc nâng giới hạn sở hữu của khối ngoại trong ngân hàng nội địa không phải là mới mẻ trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, chính phủ các nước bị khủng hoảng như Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan đã nhanh chóng nâng giới hạn sở hữu của khối ngoại. Thậm chí, Philippines còn cho phép ngân hàng ngoại sở hữu tới 60% cổ phần của ngân hàng nội địa. Ấn Độ cũng rất “chịu chơi” khi nâng giới hạn sở hữu khối ngoại từ 49% lên tới 74%.
Chỉ có Malaysia được đánh giá là rất cẩn trọng khi tiếp tục giới hạn tỉ lệ sở hữu ở mức 30%; chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, con số này mới được nâng lên 49%. Nhưng cũng nên nói thêm, Malaysia là một trong những quốc gia đã xây dựng mô hình công ty mua bán nợ xấu rất thành công mang tên Danaharta. Sự thành công của công ty này có thể là lý do khiến Malaysia nhận thấy chưa cần thiết để nâng giới hạn sở hữu của khối ngoại.
Hãy quay trở lại với Việt Nam. Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phần nào giúp khối ngoại lấy lại cảm hứng đầu tư. Nhiều người thậm chí kỳ vọng sẽ xuất hiện làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ khối này trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành ngân hàng cho rằng điều này chưa chắc.
Đối với một số nước như Thái Lan, tỉ lệ sở hữu 49% tối đa dành cho khối ngoại hiện nay có thể xem là hợp lý, vì nhìn chung, hệ thống ngân hàng Thái Lan thuộc dạng vững mạnh nhất trong khu vực. Nhưng đối với Việt Nam, tỉ lệ sở hữu 49% nếu có có thể vẫn chưa làm hài lòng khối ngoại vì độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh ngân hàng Việt Nam thuộc diện thấp nhất trong khu vực.
Theo ông Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư Dragon Capital, các tổ chức nước ngoài sẽ không đầu tư vào ngân hàng trong nước bằng mọi giá vì cái gốc của các ngân hàng yếu kém trong nước là vấn đề quản trị. Đối với khiếm khuyết này, cho dù đối tác nước ngoài có hỗ trợ vốn thì ngân hàng sẽ vẫn yếu kém, trong khi việc tìm kiếm nhân sự cao cấp để điều hành là chuyện không đơn giản.
Ngoài ra, theo ông Scriven, tỉ lệ 49% có thể vẫn chưa đủ để khối ngoại có đủ quyền hành. Đặc biệt, họ mong muốn nắm được quyền kiểm soát với tỉ lệ từ 51% trở lên để có thể nhanh chóng thực hiện cải tổ. “Mặc dù Chính phủ cho phép nới mức trần cho mỗi nhà đầu tư chiến lược lên trên 20% và tổng hạn mức dành cho khối ngoại lên 49%, áp dụng đối với một số ngân hàng thì vẫn sẽ khó hấp dẫn các ngân hàng nước ngoài”, ông nói.
Còn theo ông Phạm Hồng Hải, Phó Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, tuyên bố của Thủ tướng là rất tích cực, nhưng cần phải cụ thể hơn. “Nếu tỉ lệ 49% chỉ áp dụng cho các ngân hàng yếu kém thì có thể không thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, vì theo kinh nghiệm ở các quốc gia khác, các ngân hàng tốt được khối ngoại mua dầu tiên; sau khi thị trường tài chính ổn định và phát triển hơn, các ngân hàng yếu kém mới được mua”, ông nói.
Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nước cũng cần thực hiện nhiều thay đổi để trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người mua nước ngoài. Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, các ngân hàng nội địa, ngoài việc cân nhắc giá bán hợp lý, còn cần phải thay đổi tư duy. Thay vì chỉ lấy tiền, họ phải thể hiện tinh thần hợp tác tốt hơn và cho đối tác nước ngoài thực quyền. “Và trên hết, sổ sách tài chính phải minh bạch”, ông nói.
THEO NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét