Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Ngày 07/10/2013 - Những thế lực thù địch”- Ta đã biết ngươi là ai!

  • Bão Fitow : Trung Quốc báo động đỏ (RFI) - Miền đông Trung Quốc hôm nay, 06/10/2013, được đặt trong tình trạng báo động đỏ trước cơn bão Fitow đến gần. Hàng chục ngàn người được tản cư.
  • Tạp chí Science : Dùng nhà khoa học giả lật tẩy báo mạng dỏm (RFI) - Trong bối cảnh bùng nổ các tạp chí khoa học truy cập miễn phí trên mạng (open access), với tốc độ khoảng 1000 địa chỉ mới một năm, câu hỏi ám ảnh người sử dụng là những trang mạng được mệnh danh là khoa học này có đáng tin cậy không ? Ngày 04/10/2013, tạp chí Science công bố một kết quả nghiên cứu gây sửng sốt : Hơn một nửa trong số 304 tạp chí miễn phí, sẵn sàng chấp nhận đăng một bài viết, mà không nhận ra được những sai lầm sơ đẳng. Thông tin do nhà báo Anne Bernas của RFI tổng thuật.
  • Vũ khí hóa học ở Syria bắt đầu được phá hủy (RFI) - Hôm nay, chủ nhật 07/10/2013, một phái đoàn chuyên gia quốc tế bắt đầu phá hủy vũ khí hóa học tại Syria. Trong ngày làm việc đầu tiên, các phương tiện có trọng tải lớn nghiền nát và phá các đầu đạn tên lửa, bom hóa học, cũng như các máy trộn, các dụng cụ nạp hóa chất cố định hay di động.
  • Tin về Tướng Giáp : Internet qua mặt báo chí chính thức Việt Nam (RFI) - Trong bản tin hôm nay, 06/10/2013 đánh đi từ Hà Nội, hãng tin Pháp AFP đã tìm hiểu lý do vì sao báo chí chính thức tại Việt Nam tại loan tin quá chậm về cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp so với mạng internet, đặc biệt là Facebook. Câu trả lời mà AFP tìm được là : đa số nhà báo Việt Nam đã bị buộc phải im lặng, trong lúc thông tin được loan truyền rộng rãi trên internet.
  • Việt Nam: Câu lưu ba blogger dự khóa học xã hội dân sự ở Philippines (RFI) - Một giờ sáng nay, 06/10/2013, hai blogger Bùi Tuấn Lâm và Trần Hoài Bảo bị công an Việt Nam câu lưu tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), sau khi theo học một khóa học về xã hội dân sự tại Philippines trở về. Cũng trong nhóm dự học về xã hội dân sự này, còn có anh Châu Văn Thi, bị tạm giữ từ hôm trước 05/10. Chiều nay, cả ba người đã được thả, sau khi rất nhiều bạn bè và người thân tập hợp trước sân bay để đòi trả tự do cho họ.
  • Nam Thái Lan : Bạo động dai dẳng lại khiến cho hơn một chục người chết (RFI) - Theo tin AFP, 6 người đã bị bắn chết, trong đó có 2 cảnh sát, trong một chiến dịch an ninh ngày 05/10/2013 ở tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan. Đây là một chiến dịch phối hợp quân đội, cảnh sát và lực lượng bán quân sự, tiến hành ở môt làng, nơi đã diễn ra một vụ tấn công của lực lượng Hồi giáo nổi dậy vào hôm thứ Sáu (04/10).
  • Tướng Giáp, hậu chiến tranh (BBC) - Sau khi Việt Nam được thống nhất bằng giải pháp quân sự vào tháng 4/1975, vai trò lãnh đạo của Tướng Giáp suy giảm.
  • Có nên thưởng cho đàn áp ở Việt Nam? (BBC) - Báo Mỹ Washington Post đăng xã luận cuối tuần đặt vấn đề về thái độ và hành động của chính quyền Mỹ với đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở VN.
  • 'Tướng Giáp học Mao về quân sự'? (BBC) - Nhiều báo phương Tây đề cao tài năng quân sự 'không qua trường lớp' của Tướng Giáp, trong khi có ý kiến nói ông chịu ảnh hưởng lý luận chiến tranh của Mao.
  • "Cửa sổ 30 Hoàng Diệu vẫn mở đấy thôi" (BaoMoi) - (Soha.vn) - Vào 14h30 chiều nay (6/10), hàng chục nghìn người dân đã tới trước cổng nhà Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội để được vào phúng viếng Đại tướng.
  • Ba cường quốc gửi Trung Quốc thông điệp sắc lạnh (BaoMoi) - Mỹ, Nhật Bản và Australia vừa mới đây đã đưa ra một tuyên bố chung trong đó thể hiện sự phản đối đối với “những hành động dọa dẫm, ép buộc đơn phương” trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đây được xem là một thông điệp sắc lạnh mà 3 cường quốc trên muốn nhằm thẳng vào Trung Quốc.
  • “Ngựa già” H-6K Trung Quốc được nâng cấp mạnh thế nào? (BaoMoi) - ANTĐ - Theo nhận định của giới công nghiệp quốc phòng thế giới, cùng với sự “quật khởi trở lại” của loại máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ, Trung Quốc cũng không ngừng nâng cấp, tạo nên sức sống mới cho loại máy bay già cũ H-6K.
  • Hải quân TQ gây rối khắp biển Đông, Hoa Đông thế nào? (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Trong cuộc gặp ở Bali, Indonesia ngày 4/10, bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản, Mỹ và Úc đã bày tỏ về các hoạt động hải quân ngày càng quyết liệt của Trung Quốc và nhất trí hợp tác đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
  • Mỹ-Nhật-Australia phản đối hành động của Trung Quốc trên biển (BaoMoi) - Trong tuyên bố tại Bali hôm 4/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Australia Julie Bishop “phản đối bất kỳ hành động cưỡng ép hoặc đơn phương có thể thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông” - Kyodo News dẫn tuyên bố chung cho biết, dù không nêu đích danh Trung Quốc. Hiện Bắc Kinh và Tokyo đang tranh giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại vùng biển này.
  • Philippines nói gì về việc Obama hủy công du châu Á? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Thư ký truyền thông của Tổng thống Philippines Benigno khẳng định việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy chuyến toàn bộ chuyến công du châu Á tuần tới, trong đó có 2 cuộc họp khu vực trọng điểm là Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tại Indonesia và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei, không ảnh hưởng đến mục tiêu hay quan điểm của Philippines về giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
  • Vua rắn (BaoMoi) - TP - Cửa sông mênh mang, khi rộng khi hẹp, lúc trong lúc đục, êm đềm đổ ra biển mải miết theo năm tháng. Từ biển Đông vào cửa sông đi ngược về phía tây, dòng hẹp dần, ghềnh thác, lên đến thượng nguồn thì thắt lại thành dòng suối nhỏ. Ngược dòng suối chỉ còn là một cái khe có thể bước qua. Khe này là thượng nguồn của dòng sông, chia thung lũng rừng đầu nguồn ra thành hai. Mùa khô nhìn mới rõ, nước lạch chảy trong vắt, ri rỉ như nước ngầm. Mùa mưa nước dâng trong lòng thung thành hồ lớn, thung lũng chừng mười mẫu, sình lầy, cỏ lác với những bụi cây tầm tầm là lãnh địa của những loài rắn từ thuở hoang sơ.
  • Trung Quốc nên học cách "tuân theo luật lệ"? (BaoMoi) - Trung Quốc phải học cách “tuân theo luật lệ” và Philippines phải tăng cường mạnh mẽ năng lực phòng thủ của mình để giữ cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không leo thang. Đây là phát biểu vừa được hai cựu quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đưa ra hôm 4/10.
  • Mỹ - Nhật - Úc đồng loạt chỉ trích đường lưỡi bò trên Biển Đông (BaoMoi) - Bên lề APEC tại Indonesia, Ngoại trưởng ba nước Úc, Nhật Bản và Mỹ đã bày tỏ quan ngại về sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó tại Manila, các tướng lĩnh Mỹ đã kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, còn Trợ lý Ngoại trưởng Philippines tại Malaysia gay gắt chỉ trích: Trung Quốc không có quyền trên Biển Đông vì “đường lưỡi bò” chỉ đơn thuần là một tuyên bố đơn phương.
  • Philippines bắt đầu xây căn cứ hải quân cách Trường Sa 160 km (BaoMoi) - (GDVN) - Sau khi hoàn thành, cầu cảng sẽ có thể neo đậu ít nhất 4 tàu hải quân lớn. Đồng thời một hệ thống radar công suất lớn từ Bắc xuống Nam đảo Palawan cũng sẽ được lắp đặt hướng về Biển Đông và theo dõi chặt chẽ các động thái bất hợp pháp của Trung Quốc trên khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
  • Xây dựng một ASEAN vững mạnh và liên kết chặt chẽ (BaoMoi) - Từ khi thành lập cách đây 46 năm, đoàn kết, hợp tác cùng phát triển luôn luôn là xu thế chủ đạo, là chất keo kết dính chặt chẽ quan hệ giữa các quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN). Ngày nay, hợp tác và liên kết ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới, với những bước chuyển mạnh mẽ về chất, hướng đến mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
  • Quan hệ giữa ASEAN và các bên đối tác phát triển sâu rộng (BaoMoi) - Năm 2013, ASEAN kỷ niệm lần thứ 46 Ngày thành lập trong bối cảnh Hiệp hội đang trong giai đoạn nước rút tiến đến đích hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Các bên đối thoại đánh giá cao sự phát triển sâu rộng trong quan hệ hợp tác cùng có lợi với ASEAN, cho rằng quan hệ này đã góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.
  • Trung Quốc nên học cách "tuân theo luật lệ"? (BaoMoi) - Trung Quốc phải học cách “tuân theo luật lệ” và Philippines phải tăng cường mạnh mẽ năng lực phòng thủ của mình để giữ cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không leo thang. Đây là phát biểu vừa được hai cựu quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đưa ra hôm 4/10.

Đức Thành - “Những thế lực thù địch”- Ta đã biết ngươi là ai!

Đã từ rất lâu rồi, khi đứng trước một vấn đề gì đó của đất nước, của dân tộc, Đảng cầm quyền đã không đủ tâm, đủ tầm, đủ tài, đủ đức để giải quyết vấn đề một cách căn bản khiến sự việc càng trở nên bùng nhùng rối bời suốt từ nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác. Khiến nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nhân sĩ, trí thức và các cán bộ cốt cán đã nhiều lần lên tiếng công khai kiến nghị, góp ý cho Đảng. Nhưng tiếc thay, thay vì Đảng phải cám ơn những lời góp ý chân thành chí tình chí nghĩa đó thì Đảng lại công khai chỉ trích lên án họ, vu cho họ là các thế lực thù địch kích động tuyên truyền thù hằn phá hoại khối đại đoàn kết rồi chống phá Đảng.

Các thế lực ấy là ai?- Đảng chẳng dám chỉ mặt đặt tên một cách cụ thể! Đảng chỉ ra đấy nhưng cũng không chịu đi tìm, điều tra, triệt phá cho được cái lực lượng thù địch mà Đảng bảo là nó đã và đang phá hoại Đảng, chống phá nhà nước của Đảng. Đảng cũng chẳng chịu suy nghĩ nghiên cứu thấu đáo rằng mình đã điều hành đất nước dân tộc như thế nào và vì sao “các thế lực thù địch” ấy nó lại càng ngày càng phản đối la ó chỉ chích những chính sách về đường lối phát triển đất nước của đảng mình đến vậy?!

Một khi đã đưa ra một mệnh đề là “có các thế lực thù địch đang ngày đêm chống phá Đảng, chống phá khối đại đoàn kết” mà không có kế hoạch truy tìm, xử lý “các thế lực” này một cách triệt để, thì mọi người có lương tri phải đặt lại câu hỏi: có thật chăng có một thế lực thù địch nào đấy đang ngày đêm chống phá Đảng hay Đảng đang tự suy diễn, tự diễn biến, tự tưởng tượng ra những thế lực thù địch đang ẩn khuất nấp náu đâu đó trong mọi thành phần của dân tộc Việt nam anh hùng. Cái “thế lực ấy” đang ngày đêm chĩa mũi nhọn vào những cái ung nhọt của Đảng mà Đảng đang muốn ôm giữ làm vật bảo bối và tiêu chí nắm giữ quyền lực đối với dân tộc này, đó có phải là sự độc quyền lãnh đạo, có phải là suy thoái tư tưởng đạo đức lối sống trong Đảng, có phải là lực lượng bất mãn với Đảng ngày càng tăng trong nhân dân...

Vậy những thế lực thù địch của Đảng như Đảng không tiện nói ra và cũng chẳng dám nói ra đó là ai vậy?

Thứ nhất: Đó là lực lượng những trí thức cao tuổi, những cán bộ lãnh đạo đã giữ các trọng trách của Đảng và nhà nước trước kia nay họ đã phát hiện ra các sai lầm của Đảng, họ đã nhìn thấy các nguy cơ nếu dân tộc đất nước tiếp tục bị một Đảng độc quyền toàn trị và họ còn dám cả gan có các thư, kiến nghị can ngăn giới lãnh đạo Đảng đương quyền. Theo lăng kính của những người đứng đầu Đảng hiện nay thì khối này đang là kẻ thù nguy hiểm nhất của Đảng vì họ đã và đang “ở trong chăn nên rận nhiều rận ít trong cái chăn ấy” họ đều đã biết. Cái nguy hiểm nhất của đám nhân sĩ trí thức này còn được thể hiện ở chỗ hơi một tý họ lại ký đơn kiến nghị đưa ra những lập luận sắc bén mà nếu giải quyết theo yêu cầu của đám này thì cơ hội độc quyền lãnh đạo của Đảng sẽ không còn.

Thứ Hai: Cái đám luật gia, luật sư gì đó cũng hết sức rách việc, rách việc vì nó hiểu luật pháp, nó nói đâu ra đấy. Ôi ước gì dân trí quay trở lại thời bao cấp ngày xưa thì cái bọn “luật” này làm gì có đất sống. Chưa thực sự cởi trói cho dân chủ có đất sống mà bọn này đã làm Đảng chao đảo rồi. Cái bản hiến pháp mẫu bị đám trí thức nhân sĩ được gọi là “nhóm 72” công bố cùng với bản kiến nghị 7 điểm đã gửi đến Đảng ấy nó đã làm phức tạp thêm việc sửa đổi xây dựng hiến pháp của Đảng. Mình cứ định xử nặng để răn đe đám nào đó thì chúng lại đánh phá mình tơi bời. Này nhé: Vụ Đoàn Văn Vươn xử ép nó tội giết người là để răn đe người khác thế mà nó dám phang vào mặt Đảng rằng nhà Vươn không giết người. Cái con bé Phương Uyên ấy thì làm gì có sức mạnh nào làm gì có lực lượng nào đứng đằng sau, nhưng vì Đảng mình vẫn phải xử nó tội chống phá nhà nước. Vậy mà cái đám luật sư ấy nó dám cãi lại mình thế có tức không chứ lỵ! Rồi còn biết bao vụ khác nữa nó dám dằn mặt trước bàn dân thiên hạ… Cái ông luật sư Lê Quốc Quân ấy mình đã tỉnh táo không dám xử nó chống phá nhà nước mà chỉ dám xử tội trốn thuế cốt để cho cái đám này bớt lời chỉ trích, ấy thế mà có thằng nó bảo có những vụ trốn thuế vài ngàn tỷ đồng ngay tại Hà Nội này thôi tại sao lại không dám xử, mà chỉ xử cái ông luật sư chốn vài trăm triệu tiền thuế mà lại chưa có cái biên bản xử phạt hành chính nào của cơ quan thuế. Nghĩ cũng tức thật! Nuôi cái đám điều tra như thế mà mấy năm trời chỉ nặn ra có mấy trăm triệu trốn thuế, ấy vậy mà chỉ cái vụ khu đô thị Nam Thăng Long người ta đã ước tính trốn đến mấy ngàn tỷ đồng thuế. Lũ internet thật đáng ghét làm sao!

Thứ ba: Bọn dân oan sao nó đông đến vậy! Khắp từ bắc vào nam, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng, từ miền biển đến vùng cao, từ nông dân đến trí thức, từ người trẻ đến người già, người bình thường đến người có công… Bình thường trước kia họ tin tưởng theo Đảng đến thế ? Nay không hiểu vì lẽ gì mà hơi tý là cái đám này nó lại kêu… oan, rồi nó bỏ nhà bỏ cửa bỏ làm bỏ ăn để đi kiện… Đảng! thật đúng là lũ suy thoái!

Thứ tư: Lũ thanh niên, học sinh, sinh viên... Cái lũ này mặt non choẹt búng ra sữa, vẫn còn ôm gấu bông đi chơi,vậy mà tại sao chúng lại thành thù địch của Đảng nhỉ? Chịu không thể cắt nghĩa nổi! Từ ôm gấu bông đến vẽ vài ba bức tranh ở cái tuổi mới lớn thì quá bình thường so với tâm lý lứa tuổi, nhưng điều không thể tưởng được là cái đám ấy nó lại dám vẽ khẩu hiệu đả kích cái anh bạn vàng Trung Quốc của Đảng, mà đã nói xấu đả kích bạn mình tức là đả kích mình, bởi vì ngạn ngữ vẫn có câu “hãy cho tôi biết bạn (đồng chí) của anh là ai thì tôi sẽ chỉ cho anh biết anh là kẻ như thế nào” và do đó tuy nó nói xấu TQ tức cũng là nói xấu Đảng CSVN?!

Thứ năm: Còn một đám nữa mà nói ra thì hơi xấu hổ nhưng nó cũng nguy hiểm không kém, đó là các nhóm lợi ích trong tổ chức của Đảng cầm quyền. Tất cả các nhóm này đều mong Đảng độc quyền để tiếp tục được lãnh đạo độc quyền kiếm trác làm giầu ấy vậy mà nó không còn nhường nhịn nhau nữa rồi. Ai lại họp hành trong nội bộ mà phang nhau tới bến nhóm này xách mé nhóm kia là thế lực … thù địch, thì còn ra thể thống…cống rãnh gì nữa đây?!

Sơ sơ lược qua vài đám các thế lực thù địch mà Đảng chẳng tiện nói ra và cũng không dám nói ra để mọi người cùng biết mà nhận biết kẻ thù.

Xưa trong “Tam Quốc” bên Tàu có câu “trời đã sinh ra Du, sao lại sinh ra Lượng”. Nay tại Việt Nam cũng có kẻ ngửa mặt lên trời mà than rằng “Dân đã sinh ra Đảng, tại sao lại còn sinh ra lắm thế lực thù địch của Đảng đến vậy”?

Kẻ xấu xí mà đầu óc nhỏ hẹp, nhìn thấy cái gương đã nổi cơn ghen gét tam bành với người mà nó nhìn thấy ngay sau khi nó soi gương, thì khi nhìn thấy người đức cao vọng trọng được mọi người tôn quí kẻ xấu xí đó càng lồng lộn ghen tức hơn, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Càng nguy hiểm hơn, kẻ xấu xí đó lại đang nắm giữ quyền lực một cách vô biên.

Xưa những người cộng sản chân chính có câu “nhiệt tình cách mạng cộng với dốt nát sẽ trở thành phá hoại”

Nay nhân dân có câu: “Độc quyền lãnh đạo cộng với tính ích kỷ thấp hèn sẽ phá nát Đảng và làm điêu đứng nhân dân!”
 
Đức Thành
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

Tin về Tướng Giáp : Internet qua mặt báo chí chính thức Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nicolas Cornet

Trọng Nghĩa
Trong bản tin hôm nay, 06/10/2013 đánh đi từ Hà Nội, hãng tin Pháp AFP đã tìm hiểu lý do vì sao báo chí chính thức tại Việt Nam tại loan tin quá chậm về cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp so với mạng internet, đặc biệt là Facebook. Câu trả lời mà AFP tìm được là : đa số nhà báo Việt Nam đã bị buộc phải im lặng, trong lúc thông tin được loan truyền rộng rãi trên internet.

Theo ghi nhận của AFP, những lời ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tràn ngập không gian mạng ngay sau khi có tin ông qua đời tại Bệnh viện 108 vào hôm 04/10/2013. Thế nhưng, phóng viên của các phương tiện truyền thông Nhà nước lớn nhất lại không được quyền in ấn bất cứ điều gì về sự kiện cực kỳ trọng đại đó.
Phát biểu với hãng AFP, một biên tập viên tại một cơ quan thông tấn nhà nước hàng đầu ở Việt Nam đã không tránh khỏi bất mãn : « Đó là một điều quả thực là ngu xuẩn - Nhưng chúng tôi không thể làm những gì chúng tôi muốn làm. Có những thủ tục mà chúng tôi phải thuân thủ ». Nhân vật này cho biết thêm là các cơ quan báo chí phải chờ có thông báo chính thức, điều mà mãi đến hôm sau, thứ Bảy 05/10 mới được thực hiện.
Theo hãng AFP, một khoảng thời gian chậm trễ giữa cái chết của một nhân vật chính trị hàng đầu và bản thông báo chính thức về sự kiện đó là chuẩn mực thường thấy tại Việt Nam.
Thế nhưng hiện nay, với các tiến bộ về công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà các phương tiện truyền thông nhà nước bỏ ngỏ, bất chấp các cuộc đàn áp nhắm vào giới bất đồng chính kiến trực tuyến, thể hiện qua vụ hàng chục blogger bị tống giam trong thời gian gần đây.
Về sự kiện Tướng Giáp qua đời, chủ nhân một quán cà phê tại Hà Nội đã cho hãng AFP biết : « Tôi đã biết tin về cái chết của tướng Giáp nhờ mạng internet ».
Theo hãng AFP, những lời ca ngợi Tướng Giáp đã nhanh chóng chiếm lĩnh internet ngay sau khi cư dân mạng biết được tin, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook vốn nhiều khi bị chặn, nhưng lại rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Cho đến sáng 06/10/2013, AFP chưa thấy có bất kỳ thông báo chính thức nào đến từ các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vốn đang bận rộn với một hội nghị trung ương đảng Cộng sản được đánh giá là rất quan trọng. Mặt khác, trong khi một số cơ quan báo chí nhà nước quy mô nhỏ như Vnexpress đã có chạy bài về Tướng Giáp, hãng tin chính thức của Việt Nam là TTXVN vẫn im lặng, khiến nhiều cư dân mạng bất bình.
Thứ Sáu 04/10 vừa qua, một thành viên Facebook đã viết với giọng bực dọc : « Họ không dám truyền bá thông tin cả về một câu chuyện mà toàn thể xã hội đã biết ».
Còn đài Truyền hình Nhà nước chỉ loan báo tin Tướng Giáp qua đời vào hôm thứ Bẩy 05/10, vào buổi trưa, mô tả người quá cố như là một "huyền thoại của lịch sử hiện đại của Việt Nam." Một thành viên Facebook khác tự hỏi : « Tại sao VTV không chạy tin này ngày hôm qua ?"
Một cựu phóng viên Thông tấn xã Việt Nam nói với AFP rằng quả là "một điều đáng xấu hổ" khi mà các nhà báo trong nước lại không thể loan báo một tin lớn như vậy - dù đã được biết rõ ràng, đầy đủ : « Giới nhà báo không thích điều này chút nào. Nhưng họ phải chấp nhận... Tất cả các tờ báo đều trong tay chính phủ, vì vậy chúng tôi phải chờ có đèn xanh mới được công bố".
 

Võ Văn Tạo - Chi tiết “quên” trong tiểu sử tướng Giáp


Báo Tuổi trẻ ngày 6-10-2013, trên trang 3 đăng tiểu sử đại tướng Võ Nguyên Giáp, bên dưới bài đăng có dẫn nguồn Thông tấn xã Việt Nam. Toàn văn tiểu sử khá tường tận, từ khi còn là cậu học sinh 14-15 tuổi, đến các chức vụ qua từng giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng (tháng 4 năm1981 đến tháng 12 năm 1986) ghi: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, có chi tiết trong giai đoạn này bị… “quên”. Đó là năm 1983, vị đại tướng lẫy lừng thế giới của Việt Nam còn “được” phân công kiêm nhiệm chức… “Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”! 

Tương tự câu chuyện Tề Thiên Đại Thánh, 72 phép thần thống biến hóa, bị giao chức Bật Mã Ôn (quan coi ngựa) trong Tây Du Ký, việc tướng Giáp bị giao coi ngó cái vụ… đặt vòng sinh đẻ, gây bức xúc xã hội, trong ngoài đàm tiếu. Nhiều lão thành cách mạng và tướng lĩnh tên tuổi coi đây là việc cố tình hạ nhục đệ nhất công thần khai quốc đức tài hiếm có. Không ít kẻ chê tướng Giáp quá hèn cam chịu. Cũng chẳng ít người coi việc ông tuân thủ vụ giao “đểu” việc như vậy là ý thức chấp hành sự phân công của Đảng, đặt lợi ích đại cục trên hết. Nhiều người cho rằng, đây là biểu hiện cự thể và rõ nét thái độ ganh ghét tị hiềm của mấy chóp bu đối với vị tướng có uy danh quá lớn. Coi đây là một sai lầm tệ hại đáng xấu hổ trong công tác tổ chức của Đảng, họ thật sự lo ngại cho Đảng, cho nhân dân và đất nước, khi lãnh đạo cấp cao chỉ lo giữ miệng, chóp bu tiểu nhân lộng hành như Triệu Cao (*) xứ Tàu thời Tần Nhị Thế.

Lịch sử là lịch sử. Sự thật là sự thật. Lẽ ra, chẳng nên “ém” chi tiết cực kỳ bi hài này như vậy, ngõ hầu họa chăng hậu thế có thể tránh được vết xe đổ?
Võ Văn Tạo

-------------------------
(*): Theo Sử ký Tư Mã Thiên: Triệu Cao làm Thừa tướng, lộng hành tới mức đem hươu để trước mắt vua và đại thần, nói đây là ngựa. Hầu hết đại thần phải nói theo là ngựa. Tần Nhị Thế nghĩ mình bị loạn óc, nhìn ngựa lại hóa hươu.

Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp


(Nguồn: Tuổi Trẻ, 6-10-2013, tr3 - Theo TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp , tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn.
Sinh ngày 25-8-1911, tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Từ 1925 đến 1926, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào học sinh ở Huế; năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Năm 1930, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: Báo Lao động, Báo Tiếng nói chúng ta, Báo Tiến lên, Thời báo Cờ Giải phóng.. . Đại tướng Võ Nguyên Giáp  được cử làm Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ.
Tháng 6-1940, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; được Đảng cử ra nước ngoài gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Năm 1941, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng.
Tháng 12-1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 4-1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5-1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6-1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.
Tháng 8-1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 3-1946, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chủ tịch quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10-1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 01-1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam .
Tháng 02-1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Từ tháng 9-1955 - 12-1979, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tháng 9-1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.
Từ tháng 01-1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4-1981 đến tháng 12-1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).
Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.,.

Hàng vạn người đến viếng Tướng Võ Nguyên Giáp

Hàng ngàn người mang theo hoa và nhang đèn, đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hàng vạn người hôm Chủ nhật đã tụ tập bên ngoài tư gia của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở trung tâm Hà Nội để tỏ lòng kính mến người hùng giành độc lập của họ vừa qua đời.
Người đến viếng đã mang theo hoa và nhang đèn, đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để vào bên trong căn nhà xây từ thời Pháp thuộc.
Đại tá nghỉ hưu Nguyễn Văn Hiếu, 72 tuổi, nói với AFP ông chưa bao giờ thấy có người đến viếng đông như vậy kể từ cái chết của ông Hồ Chí Minh năm 1969.
Ông Hiếu cũng nói đây là lần đầu tiên gia đình của một lãnh đạo hàng đầu mở cửa căn nhà của gia đình cho công chúng đến viếng.
Cái chết của ông Giáp hôm thứ Sáu dẫn đến một làn sóng chia buồn trên khắp các trang mạng xã hội.
Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi nhà nước chính thức xác nhận cái chết vào thứ Bảy, và loan báo lễ quốc táng vào ngày 13 tháng 10.
Đoàn viên thanh niên đảng Cộng sản và công an mặc sắc phục đã giữ trật tự cho đoàn người xếp hàng dài chiếm hết mấy quãng đường chờ đến lượt vào viếng.
Theo ước nguyện của gia đình, tướng Giáp sẽ được an táng tại Quảng Bình, và đài truyền hình nhà nước sẽ tường thuật trực tiếp tang lễ. Khắp nước sẽ treo cờ rũ từ ngày 11 đến 13 tháng 10.
Gia đình ông còn lại bà Đặng Bích Hà, người vợ của ông từ năm 1949, cùng 4 người con.
Nguồn: AFP, Channel News Asia
(VOA)

Dòng người tưởng như bất tận chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đoàn người xếp hàng trong trật tự, kéo dài khu vực Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu thường ngày im lìm, vắng người qua lại là thế. Đa phần trên tay người đi viếng đều mang hương và hoa theo truyền thống của Việt Nam. Ngoài các bậc cao tuổi, còn có rất nhiều gương mặt trung niên, thanh niên và cả các bé thiếu nhi cũng theo chân người lớn vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

 
Ngay khi được biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, nhiều người dân thủ đô, trong đó có rất nhiều bạn trẻ trong đêm 4/10 đã đến đặt hoa và thắp nến trước cửa ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu để tưởng nhớ đến vị tướng tài ba. Nhiều người đã bật khóc khi nghĩ đến sự ra đi mãi mãi của một biểu tượng dân tộc mang nhiều giá trị tinh thần.
 
Đến sáng 5/10, ngôi nhà trên con đường vắng vẫn lặng lẽ, im lìm, chỉ có khu vườn rộng giờ đông đúc thêm bởi nhiều chiếc xe ô tô đậu trong đó với hai chiến sĩ cảnh vệ nghiêm trang gác cửa. Tuy không hẹn trước nhưng nhiều người đang đi trên đường Phan Đình Phùng bỗng dưng muốn rẽ phải qua Hoàng Diệu, đi qua ngôi nhà ấy để hướng mắt nhìn vào trong với một sự thành kính.
 
 
 
Nhưng đến sáng nay, đoạn đường trước cửa nhà số 30 đã khá đông người đến chờ đợi để được vào viếng. Và khi chỉ còn khoảng nửa tiếng trước giờ được vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con đường đã chật kín người, rồi hình thành nên một hàng xếp trật tự trên vỉa hè của đường Điện Biên Phủ.
 
 
 
 
Các cụ lớn tuổi đều mặc trang phục tối màu, trên tay cầm hoa huệ hoặc hoa hồng vàng và được ưu tiên không phải xếp hàng. Đến 14h45, đoàn người còn xếp hàng dài kín cả đoạn vỉa hè đường Điện Biên Phủ.
 
 
 
Do không có chỗ để xe, người dân phải gửi nhờ xe góc Hoàng thành Thăng Long, đường Nguyễn Tri Phương để đi bộ sang đường Hoàng Diệu.
 
 
Nghệ sĩ violon Tạ Chí Hải cũng đến bày tỏ tình cảm dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng những bản nhạc réo rắt, tạo một không khí êm đềm, bình lặng và thư thái và giản dị, không cần nhiều lời như chính hình ảnh của vị tướng lúc còn sống.
 
 
 
 
Một người dân mang theo bài thơ viết về Đại tướng Giáp vào viếng
 
Người đến viếng được bố trí uống nước miễn phí.
 
Nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đã có mặt tại Hà Nội để đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Song như cách anh thường làm là “sống không chờ đợi” anh đã không phải xếp hàng và được ưu tiên vào ngay bên trong để viếng tướng Giáp. Tuy nhiên, hành động này của anh khiến một số người dân đang xếp hàng bên ngoài la ó, không mấy hài lòng.
 
Đến 16h15, đoàn người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn tiếp tục kéo dài và chưa thấy có dấu hiệu bị gián đoạn dù đã sắp hết giờ vào viếng.
 
Ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu sẽ mở cửa để người dân đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ hôm nay (6/10) cho đến hết ngày 13/10.
Sáng: từ 8h-11h
Chiều: từ 14h30-17h
  (Sống mới)

François Guillemot - Tướng Giáp - người hùng và nghịch lý

vonguyengiap08

Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là một điều bất ngờ, thế nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng đó là sự ra đi của một nhân vật vĩ đại trong lịch sử thế giới.

Là huyền thoại của cách mạng và cuộc chiến Đông Dương, ông hiện thân cho chiến thắng Điện Biên Phủ, một cuộc đặt cược quân sự ngu ngốc mà ngày nay vẫn còn là biểu trưng cho thắng lợi của các dân tộc thuộc địa trước phương Tây.

Mảnh đất địa ngục này như mô tả bởi Bernard Fall là nơi mà người Pháp sẽ còn phải nhớ mãi.

Tuy nhiên, Tướng Giáp đã lưu giữ một vầng hào quang ngay cả trong các đối thủ người Pháp ác chiến của ông.

Ông nhận được sự ngưỡng mộ ở những người Pháp khác như nhiếp ảnh gia Roger Pic, người đã giữ một chân dung lớn của tướng Giáp trong xưởng làm việc ở Montparnasse hoặc với sử gia Alain Ruscio, một người bạn đồng hành của cộng sản Việt Nam, từng có nhiều cuộc phỏng vấn quan trọng với vị tướng này (trong thời gian từ 1979-2008).

Cuốn sách “Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân” (1961) của tướng Giáp trở thành kinh điển cho một thế hệ phản kháng và thế giới thứ ba ở thập niên bảy mươi.

Là tài liệu tham khảo không thể thiếu cho nghiên cứu chiến tranh Bắc Việt, cuốn sách làm dấy lên nhiều quan tâm trong truyền thông và đóng vai trò chiến lược trong nhiều phóng sự truyền hình của phương Tây về cuộc chiến Việt Nam .

Nhưng số phận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại phức tạp như được tác giả chuyên viết về tiểu sử, Cecil B. Currey, chứng minh trong cuốn 'Chiến thắng bằng mọi giá' (2003).

Nếu ông là một vị anh hùng đối với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ở thời của ông Hồ Chí Minh, ông cũng đại diện cho một con đường khác mang tính quốc gia dân tộc hơn mà Việt Nam đã chối từ thực hiện ở thập niên sáu mươi trong thời gian xảy ra những căng thẳng Trung-Xô.

'Tiêu tốn sinh mạng'

Dù thân Liên Xô, ông đã không trực tiếp bị tấn công như trường hợp tướng Lê Liêm và nhiều cốt cán khác của quân đội nhân dân trong vụ án "xét lại chống đảng." Vị tướng từng thắng thực dân vẫn chưa bị đụng tới.

Nhà báo Bùi Tín, cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, chắc chắn là một trong những người biết rõ thời kỳ đen tối này khi đảng lựa chọn cùng với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh một chế độ độc tài, tuyên truyền và một chủ nghĩa cộng sản chiến tranh.

Võ Nguyên Giáp với nhiều người Việt Nam khác, những người chống cộng và lưu vong, xuất hiện như kẻ chủ mưu của một cuộc chiến nhắm vào các đảng phái quốc gia dân tộc cạnh tranh với Việt Minh trong giai đoạn 1945-1946.

Ông Giáp ký các nghị định vào tháng 9/1945 chống lại cái gọi là các tổ chức "phản động". Như vậy, ông cũng biểu trưng cho cuộc đàn áp khủng khiếp ở miền Bắc chống lại Việt Nam Quốc dân đảng (vụ Ôn Như Hầu).

Chiến lược quân sự của ông vốn tiêu tốn nhiều sinh mạng phụ nữ (cần nhấn mạnh điều này) và nam giới, ngày nay vẫn được thế hệ trẻ đặt dấu hỏi. Bởi vì Điện Biên Phủ, bất chấp chiến tích, là một cuộc xay thịt với cả hai bên và người Việt Nam đã trả một giá đắt cho trận chiến này, như công trình của nhà báo độc lập Đào Thanh Huyền và cộng sự (2010) chỉ ra.

Chiến lược của ông không phải là "chiến lược hòa bình" như ông đã nói với Dominique Bari, một nhà báo của tờ Nhân Đạo (l’Humanité, tờ báo của Đảng Cộng sản Pháp) vào năm 2004, mà chiến lược của ông là để giành chiến thắng trong dài hạn cùng với một cái giá về hy sinh nhân mạng cao không gì có thể so sánh được.

Tôi nhớ tới Georges Boudarel, người mà nhờ vào các quan hệ kết nối với Hà Nội, đã biết chuyện Tướng Giáp viết gần một ngàn trang hồi ký.

Hồi ký (giai đoạn 1946-1954) đã được công bố trong ba tập tại Pháp và mặc dù được kỳ vọng cao, ông Giáp tiếp tục đưa ra một cái nhìn "chính thống" của lịch sử quốc gia theo cách thức của cộng sản Việt Nam.

'Nghịch lý anh hùng'

Bị thách thức từ thất bại của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, ông đã nhìn thấy những đặc quyền quân đội và chính trị của mình bị giảm bớt trong những năm cuối của cuộc chiến Việt Nam và còn giảm sút nhiều hơn nữa sau khi đất nước thống nhất.

Ông cúi mình trước tất cả các thử thách của đảng để không bao giờ phản bội Hồ Chí Minh. Đó là đường lối hành xử của ông cho đến hết đời, gần như một nỗi ám ảnh. Sống đúng với giá trị và cam kết của mình.

Cũng vì lý do này mà nghịch l‎ý thay, ông vẫn là hiện thân của một thứ trung trực và chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam nay bị kẹp trong trong suy thoái xã hội và xuống cấp đạo đức.

Hành vi và lối sống đơn giản của ông là một hình mẫu cho nhiều đồng bào.

Ông kêu gọi trong những năm 1990 một "Điện Biên Phủ về kinh tế" và về mặt này, ông đã không phải thất vọng.

Tên tuổi của ông cũng gắn liền với nhiều blog bất đồng chính kiến thách thức sức mạnh hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông và khai thác bauxite trên đường mòn Hồ Chí Minh cũ.

Tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn là người anh hùng mà Việt Nam cần để đáp lại thách thức về một cuộc chuyển đổi ôn hòa, trong một thứ hòa bình mà ông yêu thích vào cuối đời. Nguyện vọng này vẫn còn phổ biến cho đến ngày ông mất.

Với ông, người đã đưa rất nhiều thanh niên đến chỗ chết, với ông, người đã căm ghét những người quốc gia dân tộc chủ nghĩa, đây là nghịch lý .

Ông là người sống sót cuối cùng trong số các nhà lãnh đạo gần gũi quây tụ quanh Hồ Chí Minh (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng , Lê Duẩn, Lê Đức Thọ).

Lịch sử của ông, gắn liền với lịch sử của đảng và quân đội, vẫn còn tiếp tục phải xem xét.

TS. François Guillemot, gửi cho BBC từ Pháp
  (BBC)

Xả lũ gây ngập lụt , trách nhiệm về ai ?

Cảnh xã lũ cứu hồ gây ngập lụt ở Dak Lak
Cảnh xã lũ cứu hồ gây ngập lụt ở Dak Lak
Courtesy Namviet.net


Vấn đề hồ chứa nước thủy điện cũng như hồ thủy lợi vào khi mưa bão xả nước hay vì bị vỡ gây ngập lụt cho vùng hạ du, tiếp tục khiến dư luận quan tâm bởi có quan điểm cho rằng những hồ chứa như thế là mối nguy cho cuộc sống người dân.

Tình hình thực tế được thông tin thế nào? Giải thích về nguyên nhân và công tác khắc phục ra sao?

Đó là đề tài trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Vỡ đập, xả lũ gây ngập lụt

Thông tin cho biết trong ngày 1 tháng 10 vừa qua tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa có ba hồ đập thủy lợi bị vỡ là đập thủy lợi Đồng Đắng, hồ Đập Khe Tuần và hồ đập Thung Cối. Bên cạnh đó còn có một số đê chắn lũ như đê chắn lũ Cầu tây ở xã Trúc Lâm bị vỡ đoạn dài 20 mét…

Do nước của các hồ đập thủy lợi bị vỡ như thế khiến cho mấy ngàn hộ dân thuộc các xã trong huyện Tĩnh Gia bị ngập sâu từ 1 đến 1,5 mét trong nước. Tuyến Quốc lộ 1 A từ xã Xuân Lâm đến Xã Tường Lâm bị ngập nước có chỗ sâu đến cả thước nước. Vào ngày 30 tháng 9, ba hồ lớn ở huyện Tĩnh Gia là Kim Giao, Yên Mỹ và Đồng Chùa cũng cho mở xả 2 cửa tràn.

Tại Nghệ An, cũng vào đầu tháng 10, Ban quản lý Đập Vực Mấu tại xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Lưu cho xả lũ vào khi mưa lớn để tránh vỡ đập, cũng khiến cho toàn huyện này chìm trong biển nước. Có một số nơi trong huyện được cho biết ngập đến 4 mét.

Tại khu vực tỉnh Quảng Nam, thủy điện Dak Mil 4 từ sáng ngày 2 tháng 10 phải mở 5 cửa xã lũ khi mà lượng nước thượng nguồn đổ về khá mạnh ớ mức 2500 m3/s.

Mới hôm 17 tháng 9, thị trấn Eadrang thuộc huyện Eahleo, tỉnh Dak lak cũng ngập chìm trong nước vì đập hồ sinh thái xã lũ.
Cứu trợ đang được chuyển cho các nạn nhân vùng lụ lụt ở miền Trung (ngày02/10/2013) RFA
Cứu trợ đang được chuyển cho các nạn nhân vùng lụ lụt ở miền Trung (ngày02/10/2013) RFA
Lý giải nguyên nhân

Ông Ngô Hoàng Kỳ, chánh văn phòng tỉnh Thanh Hóa, đưa ra lý giải cho tình hình ngập nước tại huyện Tĩnh Gia như sau:

Thực ra vừa rồi mưa lũ ở chỗ Tĩnh Gia rất lớn, mưa đến gần 800 li. Lượng mưa tương đối lớn nên một số hộ ngập lụt. Năm đặc biệt mới có lượng mưa lớn mà tập trung vào một khu vực hẹp như thế. Rất nhiều chục năm nay rồi mới có lượng mưa như thế này. Tất cả đều không thể lường trước được.

Một viên chức quản lý khác là ông Vũ Văn Tú, thuộc Cục Quản lý Đê Điều và Phòng Chống Lụt bão thuộc Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, cũng có những giải thích về nguyên nhân của tình trạng vừa xảy ra tại khu vực Thanh Hóa, Nghệ An trong những ngày đầu tháng 10 như sau:

Trong cơn bão vừa qua, lượng mưa rất lớn, một ngày như thống kê ngày hôm qua có những vùng mưa 388 li, với điều kiện địa hình như thế mà lượng mưa tập trung cao như thế, đúng là có chuyển lượng nước đến hồ rất lớn. Các hồ để đảm bảo an toàn, buộc phải xã lũ, điều này được thông báo trước. Các hồ cũng có qui trình thực hiện việc thông báo. Phía nhân dân do lượng nước mưa lên nhanh nên cũng có bất ngờ. Vì thế chính quyền địa phương phải lập phương án để tránh lũ, tránh thiệt hại. Tuy nhiên thiệt hại do lũ nhìn chung là lớn.

Hiện tại chúng tôi đang rà soát lại qui trình hoạt động của các hồ, và sẽ nghiêm khắc đối với những hồ nào không thực hiện đúng qui trình.
Dân chúng miền Trung lo chuẩn bị chống lũ (ngày 2/10/2013)
Dân chúng miền Trung lo chuẩn bị chống lũ (ngày 2/10/2013) RFA
Trong tương lai lâu dài phải tính đến chuyện phải có những qui định gắt gao hơn nữa đối với việc tích nước của các hồ này. Và cũng phải tính toán đến tình trạng biến đổi khí hậu như vừa rồi: mưa tập trung trong một ngày mà có thể lên đến gần 400 li; cũng như trong một đợt như vừa rồi có thể đến 700 li.

Về dự báo, chúng tôi đánh giá trong mặt bằng dự báo chung ở Việt Nam cũng còn ở mức thấp so với những nước tiên tiến hơn như Nhật Bản, Hong Kong, Mỹ, hoặc những nước khác có trình độ tiên tiến hơn, hoặc có điều kiện kinh tế hơn. Họ có mật độ thiết bị dày hơn, con người có đủ trang thiết bị tốt hơn. Tuy nhiên trong suốt thời gian vừa qua, chúng tôi thấy rằng việc chúng ta dự báo bão, nhìn chung cũng sát tình hình thực tế, không có gì lớn lắm. Tuy nhiên về mặt dự báo mưa còn đang khó khăn. Về vấn đề này thì về mặt con người dự báo là một phần, còn các trạm ‘cấy dày’, Việt Nam hiện đang ‘thưa’, có thể nói chỉ bằng 1/10. Tôi đã đi các nước chẳng hạn như Nhật Bản, cứ 50 kilomet họ có một trạm đo để phủ kín cả vùng đó rồi, nhưng chúng ta thì không được. Hiện tại đang có từng bước, không thể một sớm một chiều được mà là cả quá trình, vừa kinh tế, vừa nhận thức con người, rồi trình độ công nghệ. Chúng tôi đang từng bước; nhưng cũng phải nói một điều, nhìn chung trong khu vực, việc chính phủ Việt Nam đang tập trung xử lý, cảnh báo giúp đỡ nhân dân phòng chống thiên tai đã đi được một bước rất dài. Chính phủ Việt Nam cũng đã được các nước trên thế giới công nhận rằng công tác ấy của Việt Nam là nề nếp, cơ bản góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Giải thích xả lũ!

Trước những quan điểm được nêu ra lâu nay về tình trạng xả lũ gây ngập lụt của các hồ chứa thủy điện hay hồ thủy lợi, tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội Tư Vấn Khoa học- Công nghệ và Quản lý, thành phố Hồ Chí Minh đưa ra cách giải thích như sau:

Xả lũ các hồ nghĩa là gì? Nghĩa là khi người ta không chứa được nữa, không ‘cắt’ được nữa, buộc phải xả lũ. Trước khi lũ đến, trong hồ làm sao phải có một khoảng trống rất lớn. Tức phải có dự báo tốt để trước khi lũ đến phải xả bớt dần đi để trong hồ có một khoảng trống lớn. Đó là bước một. Tôi xin nhắc lại, trước khi lũ đến phải có dự báo rất tốt để người điều hành hồ xã nhiều nước trong hồ đi để tạo ra một khoảng trống. Bước thứ hai khi lũ đến có khoảng trống đó hứng lại, giúp giảm bớt lũ xuống dưới hạ lưu. Động tác đó gọi là ‘cắt lũ’. Thế nhưng cắt lũ chỉ có giới hạn thôi; đến khi nào đầy hồ không còn chỗ chứa nữa, hồ xả lũ. Xả lũ là xả lũ của trời mưa mà không chứa được nữa thì xả hết đi. Tất nhiên còn độ dự trữ khoảng vài phần trăm, nhưng nếu chứa vào đó sẽ làm vỡ đập, mà vỡ đập thì nguy hiểm hơn. Hành vi xả lũ là ‘bất khả kháng’, không thể làm khác được.

Những hồ sẽ vô cùng nguy hiển cho hạ lưu là đúng lũ to lại vỡ. Nước hồ tràn xuống là lũ chồng lên lũ. Nếu không vỡ thì không có liên quan gì đến dòng lũ cả.

Lý do vỡ đập

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc nhắc lại nguyên nhân chính của việc những đập hồ chứa nước thủy điện hay thủy lợi bị vỡ gây hại cho người dân sinh sống tại khu vực hạ du:

Đập vỡ có thể do chất lượng thi công. Khi xây dựng một hồ, trước hết là thiết kế. Người ta xem chất lượng thiết kế có đúng không, có chính xác không. Thứ hai là thi công có đúng thiết kế không. Thứ ba là giám định sau khi thi công: có giám định thật không hay giám định giả, và kết luận về chất lượng công trình có đúng không. Trong cả ba khâu thường khâu thiết kế ít có lỗi vì các nhà khoa học tính toán thật chặt chẽ và văn bản thiết kế còn lưu lại, thông qua rất nhiều cấp duyệt; như vậy lỗi có thể có nhưng hầu như không đáng kể, không có. Thường lỗi do thi công: thi công ẩu, và giám định sau khi thi công làm không đến nơi đến chốn. Theo tôi những hồ bị vỡ là do thi công rất bậy và giám định không chính xác.

Nguyên nhân do Trời cũng có vì thế này: khi thiết kế người ta chỉ lượng được mức an toàn đến đâu thôi. Trong nghề này tính an toàn hơi sâu về kỹ thuật. Tôi xin nói sơ một tí: hồ tính theo lượng mưa, lượng mưa lớn đến bao nhiêu, chứa trong hồ đến bao nhiêu, dòng lũ lớn bao nhiêu. Trong tính toán người ta có từ chuyên môn là tần suất bao nhiêu năm mới có một lần lớn như thế. Đối với những hồ quan trọng người ta tính ra một ngàn năm mới có một trận mưa lớn như thế, còn đối với những hồ ít quan trọng thì người ta tính 100 năm mới có một trận mưa lớn như thế. Điều đó cũng chỉ là tính toán. Nhưng tính toán thường ít khi sai mà sai thường do thi công, giám sát.

Tôi rất quyết liệt trong đập Sông Tranh 2. Tôi đã vạch ra rất nhiều lỗi của thi công. Thi công đập đó rất bậy, vì một bằng chứng rất đơn giản là thế này: tuổi thọ của đập thủy điện ít nhất phải 100 năm, trong khi đập đó đưa vào vận hành chưa được một năm đã xảy ra rất nhiều sự cố rất nguy hiểm mà người ta không chịu sửa cho đúng, không chịu kiểm tra cho đúng.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu- Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.
(RFA)

Báo QĐND: Quyền dân sự chính trị không xa lạ với xã hội ta


QĐND - Những ngày gần đây, người ta thấy xuất hiện trên mạng “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” và kêu gọi tham gia “Diễn đàn xã hội dân sự”. Ngay lập tức, một số hãng thông tấn, báo chí và mạng xã hội nước ngoài, các blogger trong nước vốn không ưa chế độ cộng sản lập tức “bắt sóng”, “tăng âm”, viết bài bình luận ca ngợi đây là một hành động “hợp thời, hợp thế, hợp lòng dân”… Vậy xã hội dân sự là gì? Quyền dân sự chính trị (DSCT) là gì? Phải chăng quyền DSCT “vắng bóng” trong pháp luật và xã hội ta? Phải chăng các “tuyên ngôn” và “diễn đàn” trên có thể góp phần xây dựng xã hội chúng ta?
Trước hết, cần hiểu thế nào là xã hội dân sự (XHDS)?
Theo cách hiểu thông thường, XHDS (Civil Society) là các tổ chức tự nguyện của người dân nói chung. Tính tự nguyện và tự quản là tiêu chí chủ yếu của các tổ chức này. Ngày nay, theo quan niệm chung của các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ (nongovernmental organization - N.G.O.) được xem là bộ phận quan trọng chủ yếu trong XHDS. Ở nước ta, khái niệm XHDS hoàn toàn không có gì mới. Người ta có thể hiểu đó là các hội từ thiện, các tổ chức khoa học, nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo… và các tổ chức phi chính phủ như ở các nước. Số lượng các tổ chức này đăng ký ở Trung ương và các tỉnh, thành phố cho đến nay là rất lớn, có thể lên đến hàng nghìn. Hiện nay, hoạt động của những tổ chức này tập trung vào các lĩnh vực như: Từ thiện, xóa đói giảm nghèo, văn hóa nghệ thuật, phát triển cộng đồng, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng, chống HIV/AIDS… Có thể dẫn ra một số tổ chức như: Hội tin học, Hội văn nghệ dân gian, Viện nghiên cứu phát triển xã hội, Hội phòng chống HIV/AIDS, Hội bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, Hội doanh nghiệp trẻ…
Trong xã hội ta, bên cạnh các tổ chức XHDS nói trên còn có các đoàn thể chính trị-xã hội. Cho đến nay, chúng ta có 5 tổ chức chính trị-xã hội, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Các tổ chức chính trị-xã hội này là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy những tổ chức này nằm trong hệ thống chính trị, nhưng không phải là cơ quan chính quyền, mà là đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của các giai tầng xã hội. Khác với những tổ chức XHDS nói trên, những tổ chức này được sự giúp đỡ của Nhà nước. Thiết nghĩ đây là một ưu việt của các tổ chức xã hội trong chế độ ta.
Vậy quyền dân sự chính trị (DSCT) là gì?
Theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, năm 1948”, quyền dân sự, là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, như: Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân… Quyền chính trị, là những quyền liên quan đến những giá trị mà mỗi người được hưởng, như: Quyền tự do cơ bản của cá nhân; Quyền bình đẳng về phẩm giá; Quyền tham gia vào quản lý đất nước; Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận; Quyền lập hội và hội họp hòa bình… Những quyền này đã được đưa vào Công ước quốc tế về các quyền DSCT, năm 1966. Công ước này Việt Nam đã tham gia vào năm 1982.
Ở Việt Nam, quyền con người nói chung, quyền DSCT nói riêng là thành quả của cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện lãnh đạo. Ở Việt Nam, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 1992 cho đến văn bản “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” (đang lấy ý kiến toàn dân), các quyền con người nói chung, quyền DSCT nói riêng của người dân đều được trân trọng ghi nhận. Trong văn bản “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, lần đầu tiên quyền con người (cùng với quyền công dân) đã được quy định trong một chương. Ở chương này, các quyền công dân và quyền con người về DSCT được ghi nhận đầy đủ, đồng thời tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Đương nhiên quyền công dân và quyền con người, bao gồm các quyền DSCT trong chương này luôn gắn với nghĩa vụ công dân. Rất tiếc điều này đã không được nói tới trong “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị”.
Tôn trọng, bảo đảm quyền công dân, quyền con người là bản chất của chế độ xã hội, là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta, không tùy thuộc vào áp lực của bất cứ lực lượng chính trị nào. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Chế độ ta là chế độ do nhân dân làm chủ; Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN. Các quyền và tự do cơ bản của mọi người được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Không thể phủ nhận rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và xem việc bảo đảm các quyền con người nói chung, quyền DSCT nói riêng của người dân. Thực tế cho thấy, kể từ năm 1946 đến nay, ở Việt Nam, các cuộc bầu cử Quốc hội được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp (trừ thời kỳ chiến tranh). Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được bảo đảm nghiêm túc. Chế độ nhiệm kỳ của Quốc hội và các chức danh quan trọng của Nhà nước được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp. Các quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin của nhân dân được Nhà nước bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và đạt được những thành quả to lớn. Ngoài Luật Báo chí, Nhà nước đã ban hành quy định: Các cơ quan của Chính phủ có trách nhiệm định kỳ và khi cần cung cấp thông tin cho báo chí.
Các cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông của Việt Nam phát triển nhanh chóng và phát huy tốt vai trò truyền tải thông tin đến với nhân dân. Đến nay, ngoài báo chí trong nước, người dân Việt Nam còn được tiếp cận với nhiều hãng thông tấn, báo chí, truyền hình nước ngoài, như Roi-tơ, BBC, VOA, AP, AFP, CNN…; các trang mạng, như Yahoo, Google, Facebook… Tốc độ phát triển internet ở Việt Nam được xếp hạng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và có giá cước vào loại rẻ nhất thế giới. Đây là một điều kiện bảo đảm quyền tự do thông tin cho người dân không dễ gì có được đối với một nước nghèo.
Cũng như ở tất cả các nhà nước hiện đại trên thế giới, quyền xây dựng luật thuộc về Quốc hội. Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia như thế nào, đủ hay còn thiếu, đã hay chưa tương thích với luật pháp quốc tế, nội dung quy định của các điều luật như thế nào, cơ sở chính trị, lịch sử của nó ra sao…, đều do Quốc hội quyết định.
Điều 69, Hiến pháp 1992 hiện hành có mệnh đề “Theo quy định của pháp luật”. Điều này có nghĩa: Thứ nhất, sau khi Hiến pháp quy định một điều nào đó thì phải có một đạo luật nhất định quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội nào đó thì quyền đó mới được bảo đảm và có hiệu lực. Thứ hai, một đạo luật nhất định có thể đưa ra những chế tài nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cá nhân và tổ chức. Và những quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế về quyền con người. Chẳng hạn các Điều 19: “Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình…, quyền này bao gồm quyền tự do ngôn luận…”; Điều 21: “Quyền hội họp hòa bình”; Điều 22: “Mọi người có quyền tự do lập hội…”,… (tuy nhiên) những điều trên phải chịu những hạn chế "vì lợi ích an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức của công chúng, hoặc vì các quyền và tự do của người khác”.
Không phủ nhận rằng, xã hội ta đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết: Đó là phân hóa giàu nghèo gia tăng, nợ xấu, thất nghiệp, hàng tồn kho,… tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ công chức trong hệ thống chính trị, như Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã thẳng thắn chỉ ra. Góp phần khắc phục những sai lầm, hạn chế, đưa xã hội ta phát triển lành mạnh là mong muốn chung của tất cả mọi thành viên của xã hội. “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” viết: “Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Tuy nhiên, tuyên bố trên đã hồ đồ, thiếu thiện chí đưa những khái quát, nhận định về chế độ xã hội Việt Nam ngày nay, như: “Thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng;…”. Đặc biệt, nhóm khởi xướng Tuyên bố cho rằng: “Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị”…
Nhận định như vậy không thể nói là công bằng, khách quan, nếu như không muốn nói là ác ý. Với những nhận định, đánh giá (được xem như định hướng cho “Diễn đàn xã hội dân sự”), đó chắc hẳn không thể bảo đảm rằng “Diễn đàn xã hội dân sự” sẽ đóng góp tích cực cho sự ổn định và phát triển của xã hội và đất nước, ngược lại sẽ gây bức xúc trong nhân dân, tạo ra tiền đề cho sự bất ổn về chính trị - điều mà các thế lực thù địch, chống lại chế độ xã hội XHCN, chống lại sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang trông đợi.
Thiết nghĩ, nếu như những ai thật sự mong muốn góp phần loại bỏ tình trạng quan liêu, tham nhũng, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền DSCT, quyền làm chủ của nhân dân chỉ có thể dựa trên việc bảo vệ những thành quả của cách mạng gần 70 năm qua của nhân dân ta, bảo vệ chế độ xã hội XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời, tích cực tham gia vào các cơ chế đã được thiết lập trong Nhà nước và xã hội ta.
VĨNH AN
(Báo QĐND)

Khi tham nhũng giáo dục trở thành chuẩn mực

(đọc xong cái bài xã hội dân sự ở trên của QĐND rồi đọc các bài khác cho nó ngấm nhể =))

Nhóm cán bộ tổ chức hướng tới minh bạch tại Việt Nam vừa đưa ra những công bố sau cuộc khảo sát về “tham nhũng trong giáo dục phổ thông” đã cho dư luận thêm một lần nữa nhìn nhận rõ ràng hơn về tình trạng “chạy” trường đang diễn ra phổ biến hiện nay. 

Báo cáo chỉ ra, trường danh tiếng 3.000 USD một suất “chạy” trường, trường cỡ mèng mèng thì cũng 300 - 800USD, vậy mà có tới 67% bậc phụ huynh cho là chuyện bình thường và 1.000 USD cho một suất vào trường là mức giá “chấp nhận được”. Điều đó cho thấy câu chuyện “chạy trường, chạy lớp” là chuyện công khai như là tất yếu. Điều đó cũng cho thấy việc hối lộ, tham nhũng trong giáo dục không còn  là “phi lý” mà đã trở thành “hợp lý”. Câu hỏi mà dư luận đặt ra khi tham nhũng trong giáo dục đã trở thành chuẩn mực thì tác động của nó tới việc đào tạo sẽ như thế nào? Phải làm gì để chặn đứng tham nhũng “chạy” trường?
Vì sao có “mua đơn”, “bán suất”


Đã từ lâu, các bậc phụ huynh có con đi học tiểu học đều quen thuộc với cụm từ “mua đơn”, “bán suất”. Chúng ta đang phổ cập tiểu học, vậy tại sao có cụm từ này, tại sao lại có chuyện mua bán trong ngành giáo dục? Câu trả lời là vì có sự chênh lệch giữa các trường, khiến các bậc phụ huynh chạy đua để cho con vào trường điểm, trường chuẩn, trường chất lượng cao. Khi phụ huynh có nhu cầu thì nhà trường có “suất”, có cơ hội tham nhũng. Các “suất” này được nhà trường “phân phối” từ các giáo viên trong trường, cho đến các mối quan hệ của trường, thậm chí nhân viên bảo vệ cũng có “suất”.

“Suất” được tính bằng tiền, bằng ngoại tệ. Ai có “suất” thì cho con em mình vào, ai không có con em thì bán qua những mối quan hệ, qua “cò”, thậm chí còn rao bán ông ổng trên mạng. Tùy theo độ “hot” của trường mà các bậc phụ huynh phải bỏ tiền mua với giá 3.000 USD, hay 300 USD như báo cáo của nhóm cán bộ tổ chức hướng tới minh bạch vừa khảo sát.

Câu chuyện mua - bán trên cho thấy việc tham nhũng trong việc “chạy” trường trái tuyến đang diễn ra rất công khai. Ai cũng biết đó là tham nhũng, giáo viên biết, phụ huynh biết và đương nhiên các nhà quản lý giáo dục đều biết, nhưng cuộc đua của năm sau bao giờ cũng “nóng” hơn, quyết liệt hơn và lộ liễu hơn các năm trước. Rất ít khi các cuộc thanh tra của ngành Giáo dục tìm  ra được những cuộc bán mua đó.

Việc mua “bán suất, chạy trường” trái tuyến đã đẩy khoảng cách giữa các trường trong cùng cấp học ngày càng xa, sự chênh lệch về điều kiện giảng dạy, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy ở các trường ngày càng nới rộng khiến các bậc phụ huynh càng chạy đua để vào các trường có điều kiện tốt hơn. Điều này dẫn đến tình trạng các trường chuẩn quá tải có những lớp lên tới 65 học sinh (trong khi tiêu chuẩn là không vượt quá 35 học sinh). Đối lập với đó là các trường không đạt chuẩn thì không đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục như báo cáo của nhóm khảo sát đã chỉ ra: “Đưa hối lộ để được nhận vào trường “điểm” đã được coi là hiện tượng thông thường mà chỉ có các gia đình khá giả mới có điều kiện thực hiện, từ đó khiến cho trẻ em ở các gia đình nghèo phải chịu thiệt thòi“; “Tác động lớn nhất của tham nhũng trong tuyển sinh là làm gia tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục”.

Học sinh học đúng tuyến, còn giáo viên nên dạy… “trái tuyến”

Theo quy định thì các trường phải tuyển học sinh đúng tuyến, nhưng thực tế có những trường mà học sinh trái tuyến chiếm 30-40%. Thậm chí ở Đà Nẵng có trường Tiểu học có hơn 1.200 học sinh mà có tới gần 1.000 học sinh học trái tuyến, gấp 3 lần học sinh đúng tuyến khiến lãnh đạo thành phố phải “can thiệp” cả vào việc tuyển sinh để hạn chế tình trạng tuyển học sinh trái tuyến. Và câu chuyện các bậc phụ huynh xếp hàng từ 2 giờ sáng, xô đổ cả cổng trường chất lượng cao để xin đi học cho con chắc cũng chỉ có ở Việt Nam.

Báo cáo của nhóm tổ chức hướng tới sự minh bạch tại Việt Nam cũng chỉ ra nguyên nhân đầu tiên của tình trạng “chạy” trường là do nhu cầu lớn, và các phụ huynh vừa là “nạn nhân”, song cũng là “tác nhân”, “chủ thể chính” của nạn “chạy” trường và muốn ngăn chặn nạn “chạy” trường cần chú trọng đến các biện pháp xã hội và truyền thông đồng thời có sự cải thiện về chế độ tiền lương cho giáo viên… Song đó chỉ là những giải pháp ngắn hạn không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Nếu còn sự chênh lệch giữa các trường, còn cho phép các trường tuyển học sinh trái tuyến thì tình trạng mua “bán suất, chạy trường” vẫn còn tiếp diễn, đồng nghĩa với việc tham nhũng trong giáo dục phổ thông vẫn còn tồn tại.

 Vấn đề đặt ra là ngành Giáo dục đào tạo cần  có những giải pháp chiến lược để xóa khoảng cách giữa các trường trong cùng cấp học. Bên cạnh việc siết chặt việc tuyển sinh trái tuyến, công khai minh bạch thông tin tuyển sinh thì giải pháp dài hơi là tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm cho các trường vốn vẫn được coi là “chiếu dưới”. Các giáo viên giỏi không nhất thiết cứ tập trung ở các trường chất lượng cao mà cần có sự phân bổ cho các trường chất lượng đào tạo còn thấp để từ đó lấy những giáo viên giỏi làm hạt nhân phát triển nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường chất lượng giáo dục thấp. Tất nhiên ngành Giáo dục cần có chế độ đặc biệt đối với các giáo viên này. Song sự nghiệp giáo dục rất cần sự hy sinh của những người làm thầy. Đã có rất nhiều thầy cô giáo hy sinh quyền lợi vật chất riêng của mình để đem cái chữ lên những vùng cao nghèo khó. Vậy việc giáo viên chuyển sang “dạy trái tuyến” ở một môi trường có điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế là việc không phải là quá khó.

Bộ Giáo dục - Đào tạo đang xây dựng Đề án đổi mới giáo dục, người đứng đầu ngành Giáo dục-  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng rất tâm huyết với Đề án đổi mới giáo dục lần này. Ông nói đây là một “trận đánh lớn”, chấp nhận trả giá, chấp nhận hy sinh. Có lẽ các giáo viên cũng đồng lòng với người đứng đầu ngành Giáo dục. Hy sinh vì tương lai của nền giáo dục là việc đáng làm.

Thông điệp được phát đi trong báo cáo của nhóm tổ chức hướng tới minh bạch là: “Giáo dục thế hệ trẻ sẽ không thể thành công khi tham nhũng làm hư hỏng các trường phổ thông và đại học”. Thông điệp đó làm tất cả chúng ta phải suy nghĩ. Đặc biệt là những người làm thầy. 
Đinh Kiều Nguyên

Đọc sách nước ngoài: Tự do và chuyên chế

Cuốn tiểu luận chính trị Liberty and tyranny (Tự do và chuyên chế) của Mark R. Levin đã trở thành hiện tượng xuất bản khi chỉ trong tuần phát hành đầu tiên đã trở thành bestseller tại Mỹ. Trong đợt phát hành đầu tiên ngày 24.3 sách đã bán hết sạch phải in thêm và chỉ trong vòng hai tuần lễ đã bán 700.000 cuốn.
Tự nhận là A conservative manifesto (Tuyên ngôn bảo thủ) như tựa đề phụ, cuốn sách được nồng nhiệt chào đón bởi cả những người ủng hộ đảng Cộng hoà đối lập với đảng Dân chủ của Obama lẫn những độc giả không đảng phái đang đói khát một câu trả lời cho tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay ở Mỹ. Mark R. Levin là một nhà bình luận chính trị, người đảm trách chương trình talk show phát thanh mang tên ông trên mạng lưới ABC Radio Networks với 5,5 triệu thính giả.
Liberty and tyranny khảo sát vấn đề “thế nào là bảo thủ” ở nhiều góc nhìn. Levin lật lại lịch sử nước Mỹ từ thời lập quốc để chứng minh rằng những niềm tin của phe bảo thủ về tự do cá nhân cuối cùng lại chính là quyền tự do cho mọi người Mỹ, trong khi những mệnh lệnh của phe tự do lại dẫn đến sự tan vỡ của xã hội văn minh – nói tóm lại, ách chuyên chế. Theo Levin, cuộc tấn công của phe tự do vào các giá trị cốt lõi của Hiến pháp Mỹ đã khởi đầu từ thời tổng thống Roosevelt (1882 – 1945) – người của đảng Dân chủ – ngay trong giai đoạn kinh tế đại suy thoái những năm 1930 và kết quả là chính quyền liên bang trở thành một khối cấu kết cồng kềnh, vô trách nhiệm.
Lấy quá khứ để dự báo tương lai, Levin viết: “Chủ nghĩa bảo thủ chính là thuốc giải cho ách chuyên chế vì những nguyên tắc của nó chính là những nguyên tắc nền tảng”. Levin cho thấy những người bảo thủ có thể chống lại sự bào mòn tự do đã thẩm thấu trong mọi vấn đề tác động đến cuộc sống thường nhật – từ kinh tế, chăm sóc y tế, đến hiện tượng nóng lên toàn cầu – và cho thấy mọi thay đổi luôn phải thận trọng và luôn phải đề cao tự do cá nhân. Cao trào của tập tiểu luận này là một loạt vấn đề mà Levin cho là cần phải giải quyết để đưa nước Mỹ trở lại đúng đường hướng: thuế khoá, môi trường, pháp luật, chính quyền, hệ thống giáo dục công, quyền hạn công dân, di trú, an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại, niềm tin và hiến pháp.
Một cuốn sách đầy khiêu khích nhưng lập luận chặt chẽ đến mức nhiều độc giả Mỹ gọi Liberty and tyranny là một dạng “triết học chính trị” và đề nghị nên đưa cuốn sách trở thành giáo khoa trong trường trung học để giúp học sinh “hình thành ý thức công dân”.
Trần Ngọc Đăng

Phạt ngoại tình: bắt tại trận còn chưa ăn thua

SGTT.VN - Thông tin từ ngày 11.11 tới những người ngoại tình sẽ bị phạt 1 – 3 triệu đồng không chỉ là chuyện mua vui của dân công sở mà còn là đề tài luận bàn trong nhiều gia đình, bởi khi chuyện “ăn vụng” không may vỡ lở thì không chỉ thủ phạm mang tai tiếng mà người thân của họ cũng vạ lây.

“Ăn vụng” kiểu nào mới bị phạt?
 
Ngoại tình là cách nói đời thường còn trong luật, đó là tình trạng người đang có vợ, có chồng hợp pháp lại quan hệ, chung sống như vợ chồng với người khác. Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24.9.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, tại điều 48 quy định: phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ… Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 11.11.2013.

Nếu trong đời thường, chỉ cần vợ hoặc chồng tận mắt chứng kiến cảnh bạn đời “trai trên, gái dưới” đã có thể coi là ngoại tình thì theo luật, căn cứ hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 1 ngày 25.9.2001 của bộ Tư pháp, bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối cao, hành vi “chung sống như vợ chồng” là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng phải được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...

Luật cần thiết nhưng khó khả thi

Có không ít quy định pháp luật mang mục đích khá tốt đẹp nhưng trên thực tế lại không khả thi, xử phạt ngoại tình là một trường hợp như thế. Không phải bây giờ mới có loại xử phạt này, trước đây một nghị định xử phạt của luật Hôn nhân – gia đình cũng đã có điều luật xử phạt 100.000 – 500.000 đồng đối với hành vi ngoại tình. Tuy nhiên từ đó đến nay số vụ bị xử phạt gần như chưa nghe thấy!

Với quy định tại nghị định 110/2013/NĐ-CP, có thể thấy ở trường hợp kết hôn thì việc xác định hành vi ngoại tình không quá khó vì đã có giấy chứng nhận kết hôn làm bằng chứng, riêng ở trường hợp “chung sống như vợ chồng” thì thật không dễ dàng gì. Trong quá trình hành nghề luật sư, tôi bảo vệ cho nhiều nạn nhân bị vợ hoặc chồng ngoại tình nhưng lực bất tòng tâm vì không đáp ứng được các đòi hỏi của luật pháp. Có trường hợp vợ đã phát hiện chồng có con riêng với người thứ ba nhưng không làm gì được vì nhà chức trách yêu cầu phải chứng minh các yếu tố: có con chung, có tài sản chung, quan hệ chung sống phải được hàng xóm xác nhận (thiếu một trong ba yếu tố này thì không thể xử lý). Có trường hợp rõ mười mươi ngoại tình, người vợ bắt tại trận “trai trên gái dưới” tại nhà nhưng cơ quan chức năng không thể phạt tiền vì người chồng giải thích đó chỉ là “bồ bịch qua đường”, trong khi người vợ không có cách nào chứng minh chồng và nhân tình có con chung, tài sản chung…

Phòng luôn tốt hơn trị

Ngoại tình là diễn biến của đời sống tình cảm, tuỳ thuộc nhận thức, đạo đức, văn hoá, giáo dục và nhân cách cá nhân… nên chỉ một điều luật phạt tiền không thôi thì khó có thể bảo an cho chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Bản chất cuộc sống gia đình luôn phát sinh nhiều vấn đề. Khi có bất hoà sâu sắc không thể đối thoại, không còn chia sẻ, thì vợ chồng dễ chuyển những thông điệp đối thoại, những nhu cầu giao tiếp, sẻ chia cho người bên ngoài. Do đó, điều quan trọng hơn cả để hôn nhân không có người thứ ba xen vào, là cố gắng giữ hoà khí gia đình, tự kiềm chế trước những cám dỗ. Người ta thấy những gia đình mà bố mẹ có đời sống nề nếp, chung thuỷ với nhau, thường các con sẽ thành đạt và hạnh phúc.

Đời sống vợ chồng không đơn thuần là việc chia sẻ trách nhiệm, sự phân công lao động, hay góp tiền lương lại nuôi con, mà còn là ý thức cảm nhận và hưởng thụ hạnh phúc của mỗi người, điều này được cam kết ngầm giữa hai người qua việc luôn mong muốn làm vui lòng nhau, chăm chút và đầu tư cho cảm xúc trong mỗi người được tươi mới. Chúng ta không thể sống mà không có cảm xúc, nhưng cảm xúc phải được kiểm soát và dẫn dắt bởi ý thức và giáo dục, giúp con người có những điểm dừng đúng lúc, đúng giới hạn.

Thạc sĩ tâm lý học – luật sư Nguyễn Thị Bạch Dương
Khi tình đã cạn, hình phạt sẽ vô nghĩa (Nguyễn Đông, 35 tuổi, TP.HCM)
Hãy để người trong cuộc giải quyết vấn đề của họ, bởi hơn ai hết, họ tự hiểu câu chuyện của mình. Nếu có sự can thiệp của pháp luật, thì chỉ can thiệp những mâu thuẫn dẫn đến xung đột, bạo lực, gây thương tích. Hơn nữa, khi tình cảm của một bên đã cạn, thì phạt mức nào cũng chẳng lấy lại được tình yêu như ban đầu. Tôi nghĩ rằng, tốt nhất khi không còn thương nhau, hai bên hãy thẳng thắn, đừng để một khi chứng cứ lộ rõ lại cùng nhau bước ra pháp luật. Lúc đó, sự tổn thương không chỉ của riêng hai người mà còn hệ luỵ đến con cái, người thân.
Quy định không khả thi (Lê Quyên Nhi, 30 tuổi, Đồng Nai)
Phạt ngoại tình từ 1 – 3 triệu đồng, liệu bấy nhiêu có đủ để những ông chồng, bà vợ mắc tội “mèo mả” suy nghĩ, hối hận về hành vi của họ? Sau mức phạt này, tình trạng có cải thiện? Nếu một khi quy định không khả thi, sẽ có những hệ luỵ kèm theo, nhất là sự lãng phí. Xung quanh chuyện quan hệ vợ chồng và người thứ ba, tốt nhất hãy để người trong cuộc tự giải quyết. Pháp luật chỉ nên can thiệp nếu xảy ra những xâm phạm tổn thất cá nhân cũng như ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Nguyên Cao (ghi)
(SGTT)

Người Buôn Gió - Truyện mới

Mình đang rảnh rỗi, thử viết truyện về các chiến sĩ an ninh. Hehee chuyện này mới lạ mà vui. Nhưng chắc viết xong rồi cất đó, chứ công bố thì hết đường về quê mẹ. Cho các bạn xem tí trích đoạn thôi nhá.

Thành đến cơ quan lúc 8 giờ kém 15 phút, việc đầu là pha ấm trà, lau lại bàn làm việc. Cái bàn sạch sẽ nhưng Thành vẫn lau vào những sáng đến cơ quan, đó là thói quen từ mười năm nay khi Thành có bàn làm việc. Mười năm trước Thành chỉ là tập sự ở căn phòng này. Khi tốt nghiệp xong khoa Chống phản động tại trường đại học an ninh được phân công về đây công tác. Hơn 5 năm làm tập sự, kinh nghiệm tích lũy dần theo năm tháng. Giờ Thành đã có phòng làm việc riêng với chức đội trưởng, chỉ huy một đội có hơn hai mươi người.

Thành mở tủ lấy tập hồ sơ đối tượng B mà bên sở văn hóa truyền thông đưa sang. B là đối tượng Thành quản lý hồ sơ hai năm nay. Hắn là một cựu chiến binh, nhà thơ từng được giải văn nghệ của tỉnh. Ở tuổi ngoài 60 hắn lập blog và dở chứng viết những bài viết công kích chế độ. Đội tuyên truyền viên trên intenet của sở vă hóa truyền thông phát hiện được những bài viết của hắn,họ đã tập hợp lại các bài viết của B và phân tích kỹ giọng văn của hắn có những giọng điệu tuyên truyền nói xấu chế độ. Hồ sơ của B được chuyển đến cơ quan của Thành.

Việc ngăn ngừa các đối tượng như thế này là của cơ quan Thành, một cơ quan Thành chỉ ít người biết đến là Phòng bảo vệ tư tưởng chính trị nội bộ thuộc khố 5 Bộ Công An. Hơn mười năm trước intenet chưa nhiều ở Việt Nam, các đối tượng dạng này chỉ viết bài trên giấy và gửi truyền tay xem trong xã hội, hoặc cùng lắm kiếm được hiệu phô tô để tán phán. Những hiệu photo đều được quản lý nhắc nhở thường xuyên. Cơ quan an ninh đã phối hợp với địa phương để có những buổi giáo dục riêng cho các chủ hàng photo những kinh nghiệm phát giác các tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia. Một bản viết tay là chứng cứ rõ ràng để đấu tranh với loại tội phạm này.

Lúc mới vào nghề, Thành đã phải túc trực ở hàng intenet quen của đối tượng. Khi hắn đến đưa bài thơ của hắn để photo hai mươi bản, Thành đã bật ám hiệu để đồng đội ập vào khi đối tượng vừa cầm tập photo bài thơ còn nóng hơi máy photo.Ngày ấy công việc của Thành thật đơn giản. Vụ đó Thành đã ghi được thành tích chỉ với việc phục sẵn ở một vị trí, chờ đối tượng đến mang theo cả tang chứng.Thế nhưng intenet bùng nổ, các đối tượng ngày nay không cần phải đi đâu để dấm dúi tán phát. Bọn chúng chỉ cần ngồi nhà sử dụng máy tính để soạn ra những tài liệu, bài viết nguy hại cho chế độ, rồi tung lên intener, tốc độ lan truyền không thể kiếm soát được như hồi trước đây. Ngăn chặn sự lan tỏa không thể bằng những biện pháp như trước kia chặn ở hiệu photo. Các biện pháp đặt tường lửa cũng chỉ hạn chế được phần nào để giới hạn mức độ tuyên truyền của các đối tượng. Cuối cùng vẫn chỉ có cách thông dụng từ bao năm nay, đó là yếu tố con người, nơi phát xuất những mầm mống xấu.

Thành xem tập hồ sơ bao gồm những bài viết của đối tượng B mà bên sở thông tin truyền thông chuyển sang. Tập giấy dầy đến 40 trang, giọng điệu của B càng những ngày gần đây càng gay gắt, thậm chí đã chỉ trích đến cả tên của thủ tướng chính phủ. Gấp tập hồ sơ của B lại, Thành nhấc điện thoại gọi cấp dưới, nghe trong điện thoại bên kia có tiếng chíu chít, Thành quát:

- Mày đang làm gì? Chơi điện tử à, sáng ngày ra mày không có việc gì sao?

Đầu dây bên kia đáp:

- Dạ, thưa sếp, sếp chỉ đạo việc gì ạ?

Thành quát:

- Sang đây ngay có việc!

Cậu lính trẻ tóc cắt mode Hàn Quốc vào phòng. Thành bảo:

- Mày xem blog của thằng B, lấy những bài nào trước kia, nội dung không có gì gay gắt, in hết ra cho tao xem. Những bài từ năm 2010 về trước nhé, in tất rồi mang lên đây. Gọi luôn thằng Dũng vào đây cho tao.

Dũng gầy lò mò vào. Thành nói:

- Mày xuống địa bàn nhà thằng B. Xin cái xác minh lý lịch gia đình nhà nó, xem vợ nó làm đâu, con nó học đâu. Bảo cán bộ địa bàn cung cấp đầy đủ càng nhiều thông tin về gia đình nó càng tốt, đi ngay bây giờ đi.

Dũng gầy gãi tai:

- Có lấy giấy giới thiệu không anh? Bọn phường giờ nó toàn đi làm ăn, bảo chúng nó làm việc một lúc là đứa nào đứa nấy nhấp nhổm chỉ chực đi, trả lời qua loa lắm.

Thành gắt:

- Mày không dọa được bọn địa bàn, thì làm ăn được đéo gì, lúc đi vắng không có ai đóng dấu thì sao? Xuống mà phủ đầu quy cả trách nhiệm bọn nó luôn, quản lý địa bàn để đối tượng lên mạng chửi bới, nói xấu chế độ mà không biết. Chỉ đi kiếm chác mấy cái hàng quán là giỏi.

Nói thế, nhưng Thành vẫn mở ngăn kéo lấy tập giấy giới thiệu đã đóng dấu sẵn của trưởng phòng, Thành điền tên Dũng vào rồi đẩy cho Dũng nhận.

Dũng đi rồi, Thành rót chén nước trà nhấp, châm điếu thuốc. Thành bỗng nhớ ra sáng chưa dặn vợ hỏi mượn tiền ông bác để xây nhà. Miếng đất cơ quan cấp cho Thành được hai năm nay, giờ công việc của Thành cũng đã ổn định. Không phải đi xa nhiều như trước, Thành muốn xây cho xong, có chỗ đàng hoàng còn tiếp khách khứa. Căn nhà Thành ở do bố mẹ cho, mặt tiền bên ngoài vợ Thành bán hàng tạp phẩm. Gần Tết phải trữ hàng bán, hàng hóa chất đống cả vào bên trong chả có chỗ mà đi, đừng nói là sinh hoạt hay tiếp khách. Thành lấy ra trước điện thoại khác trong túi, chiếc điện thoại dành riêng gọi cho vợ. Vợ Thành cũng có một chiếc điện thoại riêng chỉ hai vợ chồng liên lạc với nhau. Những người làm công tác an ninh bảo vệ chế độ như Thành luôn bị theo dõi điện thoại, đó là công tác phòng ngừa bảo mật tin tức nội bộ. Thành đi ra sân gọi cho vợ:

- Em à, hỏi được tiền bác chưa?

- Bác ấy bảo khoảng hai tháng nữa có anh à, hình như cửa hàng nhà bác ấy dạo này bọn nó hay đến kiểm tra tạm trú, mấy đứa nhân viên chẳng dám ở, nên cũng chật vật.

Thành bảo:

- Em bảo bác ấy lo tiền sớm cho mình mượn, chuyện kia của bác để anh lo.

Ông bác Thành đứng tên mở cửa hàng Karaoke, cho con trai trông nom. Thỉnh thoảng cơ quan có liên hoan hay sếp cần giải trí thư giãn, Thành vẫn đưa đến đó. Không biết là bọn dưới đấy nó kiểm tra tạm trú làm gì, hay lại có người cạnh tranh muốn mượn tay bọn cảnh sát địa bàn để gây khó khăn cho ông ấy. Thành đi qua phòng máy tính của cấp dưới, thấy thằng Long đang ngồi xem mạng. Thành bảo:

- Long, sang bên đây anh nhờ!

Long dạ rõ to rồi chạy theo. Vào phòng, Thành nói:

- Mày xuống quận X, cầm giấy giới thiệu, bảo họ cấp cho danh sách những khách sạn trên địa bàn phương Y, hỏi luôn cả chi tiết khách sạn nào, có bao nhiêu phòng, địa chỉ, người đứng kinh doanh. Nói với họ là những khách sạn nào mà có người ở phường Y đỡ thì đánh dấu để cơ quan an ninh còn cân nhắc.
 
Người Buôn Gió
 

Trí thức hải ngoại: Chúng ta cùng đơn ca? (2)


6. Thiếu phản biện, thừa nể nang?

Trong sinh hoạt trí thức, chính trị, xã hội, tôn giáo của người Việt hải ngoại, nhìn chung, có lẽ cũng còn quá ít “văn hóa phản biện” trong khi có quá nhiều “văn hóa nể nang”. 
 
 Ở Việt Nam, người phản biện rất dễ bị chụp mũ là “phản động”, là “chống cộng”.

Còn ở hải ngoại, người phản biện lại rất dễ bị chụp mũ là “phản bội”, là “thân cộng”, thậm chí “tay sai Việt Cộng”.

Trong nước, nếu tôi chống Tàu xâm lược biển đảo, nếu tôi nói tới dân chủ, đa đảng, đa nguyên thì rất có thể tôi sẽ bị bỏ tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, tìm cách lật đổ chế độ.

Ngoài nước, nếu tôi có ý kiến rằng:

- Hãy có phản biện, hãy có đối lập trong cộng đồng hải ngoại, để chân lý được nhìn từ nhiều góc cạnh…

- Hãy không mang cờ, không mang khẩu hiệu, chỉ mặc áo trắng đến cầu nguyện cho người tù lương tâm tuyệt thực (như một nhóm bạn ở Munich, Đức, đã kêu gọi và thực hiện vào ngày 1/8/2013 nhân vụ Điếu Cày); hoặc mang cờ vàng ba sọc đỏ hoặc cờ đỏ sao vàng đều được, miễn có mặt biểu tình chống Trung Quốc xâm lược (như nhóm người Việt trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Hamburg, Đức, đã làm ngày 16/7/2011)…

thì rất có thể tôi sẽ bị xem là thiếu thận trọng, là đụng phải vấn đề nhạy cảm, là vô tình hay cố ý xóa mờ ranh giới Quốc-Cộng, hoặc tôi nên im đi thì hơn, hiện trạng ra sao cứ để vậy, cho “ổn định”…

Phải chăng cộng đồng người Việt ở ngoài vẫn chưa có văn hóa phản biện công khai lành mạnh, trong đó người phản biện có thể yên tâm rằng mình sẽ không bị cô lập hay loại trừ, chưa nói đến được bảo vệ hay được khuyến khích phản biện?

Phải chăng một phần vì cộng đồng được hình thành trên căn bản những “hội bạn” tự nguyện, lấy thiện chí làm năng lượng, vì vậy nhiều cảm tính? Đã là bạn mà cứ phản biện, đối lập thì mất vui, khó đoàn kết?

“Quyền phản biện” – bản chất là quyền tự do ngôn luận, quyền được nói – vẫn còn là xa xỉ, và có lẽ là vấn đề lớn của không chỉ cộng đồng hải ngoại, mà còn của cả dân tộc Việt Nam.



Nói thêm:

Tôi tin rằng, chỉ khi nào QUYỀN PHẢN BIỆN được tôn trọng khắp nơi: trong gia đình (giữa cha và con, dù con chỉ 8, 9 tuổi, thay vì chỉ có cha nói con phải nghe; giữa vợ và chồng, thay vì chồng “chúa” vợ “tôi”), trong trường học (giữa thầy cô với học trò, thay vì mọi lời thầy cô đều đúng), trong công ty (giữa nhân viên và ban giám đốc, thay vì lời tổng giám đốc phải được tuân thủ như lời giáo chủ), trong nhà thờ (giữa linh mục với giáo dân, thay vì cha phán con phải nghe), trong nhà chùa (giữa sư thầy và Phật tử, thay vì mọi lời thầy đều vàng ngọc), trong nhà thương (giữa bác sĩ và bệnh nhân, thay vì chẩn đoán của một bác sĩ là đúng tuyệt đối), trong nhà dưỡng lão (giữa người chăm sóc và người già, thay vì người già được xem là không biết gì), trong cả nhà thổ (giữa khách làng chơi và kiều nữ, thay vì khách là Thượng đế muốn gì cũng phải chiều)… rồi rộng hơn nữa, có phản biện thực chất trong sinh hoạt trí thức, làm tin, làm văn hóa nghệ thuật, làm blog, làm phê bình (giữa người viết, người diễn với người đọc, người xem, có bênh, có chống, thay vì mọi người im lặng mặc kệ những phát ngôn một chiều), và cứ thế, cứ thế, quyền phản biện được tôn trọng trong từng cơ quan nhà nước, trong hàng ngũ chính phủ, trong nội bộ Đảng, và xã hội có hẳn những lực lượng phản biện đối diện thẳng với Đảng Cộng sản… thay cho cảnh mọi người phải ngậm miệng tuân theo “chân lý của một người” hay vài người… Có như vậy thì mới hy vọng dân tộc ta có thể tiếp cận được thực tại của chính mình và biết cách sửa đổi hiệu quả hơn.

Tôi cũng tin rằng báo chí tự do đúng nghĩa và tư pháp độc lập thực sự là hai điều kiện tối quan trọng, ít nhất là để sự thật khách quan được nhìn nhận và thượng tôn.



Trong khi thiếu phản biện, chúng ta dường như lại quá thừa nể nang, và rất dễ rơi vào hai thái cực: Một mặt thì “nể nhau thái quá”, không dám nói, không dám nhắc tên nhau dù bất đồng, bất bình, bất mãn, nói lời thật thì cứ sợ mất lòng. Mặt khác thì ngược lại, ta cũng rất dễ “giận” nhau, dễ kết luận vội vã về nhau, dẫn đến cơm canh chua cay, chén đĩa bay, chia tay. Mà đã chia tay thì “không đời nào” nhìn mặt nhau, dù vô tình đi ngược chiều đụng phải nhau trên phố vào đúng ngày Quốc hận, Quốc khánh, hay vào dịp lễ hội văn hóa đề cao tình đồng bào nào đó.

Chẳng trách, nhiều người không muốn, vì không thể, nằm chung.

Chẳng trách, có nhân sĩ trí thức tuy rất thích hòa tấu nhưng chỉ “dám” độc tấu, với suy nghĩ “An toàn trên hết. Mình không đụng đến ai, cũng không ai đụng đến mình.”

(Nghĩ như vậy có phải ta lại tiếp tục lọt vào bẫy chia rẽ của “thế lực thù địch”, tức của người cộng sản, hay không? Khó thật!)

7. “Thế lực thù địch”?

Người cộng sản Việt Nam thường dùng cụm từ “thế lực thù địch” để quy chụp những ai họ không thích nằm chung, và điều này đã đẩy họ cách xa với cả những ai vốn có cảm tình với họ, xa cả những đảng viên ủng hộ họ, và xa cả những sinh viên, thanh niên, trí thức trẻ yêu nước thuần túy.

Nhưng chụp mũ có lẽ là chuyện phụ, chuyện chính nằm ở chỗ chế độ độc tài toàn trị cộng sản và những sai lầm họ phạm phải, những chính sách họ thi hành suốt mấy chục năm nay đã là cú nổ lớn “Big Bang” khiến hàng triệu người Việt bị hất văng ra khỏi đất nước, như những thiên thạch bị bắn ra xa và trở thành kẻ lưu vong trong những vũ trụ khác.

Buồn thay, cú Big Bang ấy vẫn còn sức xé toạc và cách ly khó cưỡng lại, cho đến tận bây giờ.



Nói thêm:

Nhân nói về sự phân hóa từ di sản cũ và về “quyền phản biện”, tôi xin phép đưa ra vài suy nghĩ sau đây, liên quan đến vụ Hòa thượng Thích Quảng Độ công bố “Cáo bạch” từ chức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), và “Thư trình” yêu cầu ngài tiếp tục lãnh đạo.

Những việc này diễn ra trên không gian công luận, ít nhiều vừa phản ảnh lại vừa ảnh hưởng đến cái nhìn của người Việt về nhau, nên xin phép đặt ra ở đây.

Dù rất nể nang những người được đề cập, nhưng tôi vẫn tin phản biện sẽ ích lợi hơn im lặng. Xin được nói ba điều sau:

1. Thật ngạc nhiên là trong Thư trình của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế – cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa đạo, GHPGVNTN – đề ngày 31/8/2013, được 12 vị tu sĩ và cư sĩ có tiếng gửi cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, cũng có dòng chữ này (người viết gạch dưới để nhấn mạnh):

”Sau năm 1975 ở hải ngoại những thế lực chống phá Phật giáo mở nhiều chiến dịch vu cáo Phật giáo Việt Nam nói chung và GHPGVNTN nói riêng là ‘thân cộng’, đi với cộng sản để làm sụp đổ chế độ Cộng hòa Miền Nam. Các thành viên của Giáo hội gặp vô số khó khăn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.”

Câu hỏi xin đặt ra là: Phải chăng đoạn văn trên, vô tình hay cố ý, gây ấn tượng rất xấu cho “thế lực” mà Thư trình gọi là “chống phá”, và gây cảm tưởng rằng “thành viên của Giáo hội” là phía nạn nhân, trong khi “cộng đồng người Việt ở hải ngoại” là phía làm hại?

2. Trong Cáo bạch của Hòa thượng Thích Quảng Độ, đề ngày 30/8/2013, (tuyên bố rời bỏ vị trí lãnh đạo GHPGVNTN và lý do) có nhắc đến việc Hòa thượng Thích Chánh Lạc bị “liên tục tố cáo” là đã:

“vi phạm trọng giới Dâm và Vọng với những bằng chứng cụ thể, minh bạch, không thể chối cãi”.

Câu hỏi xin được đặt ở đây là: Vậy thì Hòa thượng Thích Chánh Lạc đương nhiên là có tội, hay mới chỉ bị “tố cáo”? Và có phải hội đồng kỷ luật của Giáo hội đã vừa làm công tố, vừa là bồi thẩm, vừa là quan tòa cùng lúc? Còn người bị tố cáo thì sao, có được ai biện hộ hoặc tự biện hộ không?

Thiết nghĩ, một tu sĩ, hay thành viên một tổ chức, trước hết vẫn là một công dân được luật pháp bảo vệ, và “anh vô tội cho tới khi bị chứng minh là có tội”, và chỉ có tội sau khi tòa kết luận anh có tội.

Tôi không biết Hòa thượng Thích Chánh Lạc là ai, tôi cũng kính trọng Hòa thượng Thích Quảng Độ, qua những gì được đọc về ngài hay do ngài viết. Nhưng nói tới “tội” của một người theo cách như thế, trong một Cáo bạch phổ biến rộng rãi, có lẽ là điều không ổn.

3. Trong Cáo bạch và Thư trình còn có những câu chữ khẳng định khác.

Theo Cáo bạch (30/8), những người bênh vực Hòa thượng Thích Chánh Lạc đã:

“… thỉnh ý Chư Tăng cả năm Châu Lục tất cả đã đồng tình lưu giữ Hòa thượng Thích Chánh Lạc… “.

Trong Thư trình (31/8) cũng có câu:

“… trên hết và sau hết, chính Ngài [Thích Quảng Độ] là niềm hy vọng và sự tin tưởng cho tất cả những ai thật sự ưu tư cho tiền đồ của quê hương và Phật giáo”,

và câu:

“… ai cũng dễ dàng nhận thấy được là trong tất cả sự vận động công luận quốc tế thì chỉ nghe đến danh và đức của Ngài đã là một thông điệp hiền hòa, thuyết phục và sáng giá…”.

Thành thực mà nói, loài người đã sống trong Thời của Lý trí từ lâu, sắp qua rồi, nhưng sao ngôn ngữ được dùng như vừa nêu, những cụm từ như “cả năm châu… tất cả… tất cả những ai thực sự ưu tư… ai cũng dễ dàng nhận thấy… chỉ nghe đến…” và ý nghĩa của nó, nghe cứ như ngôn ngữ từ một thời xa xôi nào đó.

Người trí thức trẻ hôm nay sẽ nghĩ gì khi đọc những điều trên? Phải chăng thay vì được thuyết phục xuôi, có thể họ sẽ bật lên nhiều nghi vấn ngược?

Tôi xin chân thành cúi đầu trước những vị đáng kính và thưa rằng: Xin đừng khẳng định như chân lý phổ quát những điều mới chỉ là ý kiến, suy nghĩ, giả thuyết, hay mong muốn của một số người.

Tôi kính trọng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi kính trọng các tu sĩ, nhưng cũng như mọi người và mọi tu sĩ, tôi kính trọng trí tuệ, từ bi và lòng dũng cảm mà đạo Phật đề cao.

8. Hiệu quả mờ?

Những điều vừa nêu ở trên: Tiềm năng chưa được khai thác, hội đoàn tự phát, thành công nhờ những cá nhân, thiếu phản biện, cảm tính lấn lý tính, thêm vào tác động phân hóa từ ngoài và từ xa xưa, cộng với quyền chọn lựa riêng của từng người… dẫn đến tình trạng chung là: Nhân sĩ, trí thức, cả người bình thường nữa, dù rất thiện chí muốn làm điều tốt cho cộng đồng và đất nước, họ cứ tiếp tục đứng xa nhau và tránh xa các tổ chức chính trị.

Hoặc nói như Giáo sư Nguyễn Văn Bông:

“… công dân thích có một lập trường chính trị trong những tổ chức không mục tiêu chính trị hơn là tham gia thẳng thắn vào đảng phái chính trị.”[i]

Rút cuộc là cộng đồng 4 triệu người đến nay vẫn chưa có khả năng quyên góp tài lực, huy động nhân lực và vận động quyền lực một cách hữu hiệu cho những việc chung, như bảo vệ quyền lợi, phát huy tiềm năng cho người Việt hải ngoại, góp sức đấu tranh vì nhân quyền, tự do, dân chủ cho Việt Nam.

Khả năng phối hợp hành động khi cần thiết của cộng đồng cũng chưa hiệu quả, chẳng hạn như lôi cuốn dư luận thế giới chú ý đến một tù nhân lương tâm đang tuyệt thực, tổ chức biểu tình, cầu nguyện khắp nơi có người Việt, thu thập vài trăm ngàn chữ ký khi cấp bách…

Phản ứng thưa thớt, chưa xứng với nội lực và tiềm năng của cộng đồng người Việt hải ngoại trong việc hỗ trợ tù nhân lương tâm Điếu Cầy tuyệt thực vào tháng 7/2013 là một ví dụ điển hình.

Đáng tiếc là chưa có một cuộc nghiên cứu xã hội học nào đủ thấu đáo, sâu rộng và cập nhật về đề tài cộng đồng người Việt, về các nhân sĩ trí thức gốc Việt, về các hội đoàn người Việt để mọi người có một cái nhìn chính xác hơn.

Phải chăng sự thiếu vắng này cũng cho thấy sự lỏng lẻo của khối hàng triệu người Việt hải ngoại, dù tồn tại 38 năm nay?

9. Làm gì?

Cộng đồng người Việt hải ngoại có phát huy được tiềm năng không? Nhân sĩ trí thức có thể đứng ngồi cạnh nhau không?

Chúng ta mong là có.

Hãy tưởng tượng một ngày không xa sẽ có một Đại Hội nghị Người Việt Toàn cầu, như một thứ Hội nghị Diên Hồng mới, để từ đó hình thành một cơ quan đại diện và điều phối có thực chất, một tiếng nói chung có thực chất, quy tụ được nhân tài và tài chính để có thể thực hiện những cuộc vận động lớn lao, trong đó có những việc tưởng chừng dễ dàng như: ra một tờ báo, một đài phát thanh, một kênh truyền thông chuyên nghiệp bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nhằm phổ biến sự thật về Việt Nam cho thế giới biết, thay vì để mặt trận thông tin cho nhà nước cộng sản Việt Nam thao túng, với sự kháng cự tự phát của những nhà báo viết blog tự do, một số báo giấy, báo mạng của người Việt hải ngoại, và một số báo đài quốc tế.

Hiện nay, có lẽ các cơ quan thông tấn, các cơ quan nhân quyền quốc tế như Amnesty International, Nhà báo Không Biên giới, Human Rights Watch… đang rất cần một đối tác uy tín, có thể nói lên tiếng nói khách quan, trung thực, đa chiều, thấu đáo về thực tại Việt Nam, thay vì bên trong thì chỉ dựa vào một số thông tín viên tại chỗ, còn bên ngoài thì… cứ hỏi giáo sư Carl Thayer, thường xuyên là giáo sư Carl Thayer, lúc nào cũng giáo sư Carl Thayer. (Thì giáo sư nhận định sắc sảo nên mới hỏi chứ sao? Vâng, đúng vậy chứ sao!)

Phải chăng, chúng ta dư sức để làm được một đài phát thanh và truyền hình chuyên nghiệp như Democratic Voice of Burma (DVB) (Tiếng nói Dân chủ Miến Điện) đặt trụ sở ở Oslo, Na Uy, hay tờ The Irrawaddy của người Miến Điện lưu vong, đặt trụ sở ở Chiang Mai, Thái Lan?[ii]

Phải chăng chúng ta cũng có thể có được một Liên Cộng đồng Việt Nam, tương tự như Liên Cộng đồng Do Thái Bắc Mỹ (The Jewish Federation of North America)[iii], để từ đó có thể họp Hội đồng Khoáng đại mỗi năm, quyên được 3 tỉ USD cho việc công ích, đưa ra bàn luận để giải quyết đủ mọi vấn đề của người Việt khắp nơi: từ chuyện tù nhân lương tâm trong nước, đến chuyện trẻ em vùng cao ăn cơm thiếu thịt chân không dép, làn sóng người Việt tị nạn mới đến Úc, vấn đề người Việt cao niên dưỡng lão, sức khỏe hô hấp và tâm thần của người làm nail, việc hỗ trợ học sinh tài năng nghèo, nghệ sĩ cần điều kiện sáng tác, người trẻ muốn học hỏi văn hóa lịch sử Việt, muốn làm từ thiện, việc lên tiếng bênh vực cho tự do ngôn luận ở Việt Nam, đến những cuộc vận động cho nhân quyền và dân chủ của người Việt, cũng như cho những vấn đề khác của con người toàn cầu.

10. Những người áo vải?

Tiềm năng thì nhiều, nhưng bắt đầu từ đâu?

Nghịch lý, nhưng có lẽ lại hợp lý, là có thể mọi sự sẽ bắt đầu với chính những trí thức “độc tấu”. Họ sẽ tụ lại thành song tấu, ngũ tấu, nhị thập bát tấu, và dần dần thành cả một dàn nhạc đại giao hưởng.

Tôi không dám tiến cử, chỉ xin phép được nêu tên một số nhân sĩ trí thức, tuy thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng hy vọng có thể làm chất xúc tác cho một cuộc vận động lớn, thay đổi bộ mặt của cộng đồng 4 triệu người Việt ở hải ngoại, nhất là trong giai đoạn có nhiều biến động trong nước, và thay đổi tích cực là điều luôn cần chuẩn bị và thúc đẩy. Tất nhiên, “danh sách” không đầy đủ, chỉ phản ảnh chủ quan của người viết, cũng chỉ để tham khảo và tưởng tượng. Thứ tự tên tuổi cũng cũng không có giá trị cao thấp.

Đó là giáo sư Lê Xuân Khoa, nhà báo Đỗ Quý Toàn (Ngô Nhân Dụng), ông Nguyễn Gia Kiểng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, giáo sư Phạm Xuân Yêm, giáo sư Hà Dương Tường, ông Võ Văn Ái, nhà toán học Ngô Bảo Châu, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc), nhà báo Đinh Từ Thức, nhà văn Tưởng Năng Tiến, nhà văn Phạm Thị Hoài, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc-Tuấn (tienve.org), nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, nhà văn Đinh Từ Bích Thúy (damau.org), thầy Thích Nhất Hạnh, Giám mục Nguyễn Văn Long (Úc)… Cũng rất mong các vị ở hải ngoại làm việc với các nhân sĩ trí thức uy tín tại Việt Nam như: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn, giáo sư Tương Lai, tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, nhà báo Huy Đức, nhà văn Phạm Đình Trọng, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà văn Võ Thị Hảo, nhà báo Đoan Trang, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Anh Ba Sàm, Người Buôn Gió, Mẹ Nấm, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Ngọc Chênh… và các vị đáng kính như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, các linh mục Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam…

Bên cạnh đó, vẫn có những người âm thầm, chưa hoặc ít ai biết tới, nhưng đầy tài năng và tâm huyết, ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Tiệp, Hungary, Nga, Hàn, Nhật, Đài Loan, Hongkong, Singapore, Úc, New Zealand, Việt Nam… Hãy tìm đến họ.

Lại tưởng tượng:

Rất có thể cuộc tụ hội sẽ bắt đầu với việc giáo sư Lê Xuân Khoa viết thư gửi cho nhà báo Đỗ Quý Toàn, ông Nguyễn Gia Kiểng và giáo sư Nguyễn Huệ Chi.

Cũng rất có thể cuộc tụ hội sẽ bắt đầu bằng việc Thầy Thích Nhất Hạnh mở một khóa tu cho những nhân sĩ, trí thức nêu tên ở đây để giúp mọi người buông bỏ gánh ưu tư nghi ngại, làm hòa với mình, làm bạn với phiền não của mình, sống trong hiện tại, ngay bây giờ, ở đây, cùng nghe một tiếng chuông, hít vào một hơi đầy phổi, rồi thở ra nhẹ nhàng, mỉm một nụ cười hàm tiếu, không còn thấy mình “một mình”, mà thấy mình với người ngồi cạnh bên là một.

(Tôi thành thật tin rằng: Nụ cười an lạc kia là hạt mầm gieo vào lòng người và cần được mỗi người nuôi dưỡng với nỗ lực không ngừng. Nhưng sẽ không có giác ngộ “ăn liền”, hay giác ngộ “lệ thuộc” theo kiếu “có thầy là có giải phóng”, “có thầy là có giác ngộ”. Nếu có thì đó chỉ là những ảo giác chóng qua.)

***

Thật cảm động khi đọc những dòng này, nói về cha ông chúng ta:

“Sử viết rằng: Mùa xuân năm Bính Thân 1416 ở Lũng Nhai, Lam Sơn, Lê Lợi cho lập đàn cao một trượng rồi cùng Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi và các nghĩa sĩ làm lễ tế trời đất, kết nghĩa ăn thề nguyện đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau trừ ngoại xâm cứu trăm họ.

Lúc ấy Lê Lợi chân thành nói: “Ta là người mặc áo vải chuyên nghiệp cày cấy nay vì trừ bạo mà nổi binh, lòng không nghĩ đến việc xưng vương xưng bá”.[iv]

Đúng là các nhân sĩ trí thức hiện nay cũng áo vải – không áo thụng quan quyền – cũng đang làm công việc “cày cấy” chuyên môn riêng mình, nhưng hy vọng đây sẽ là lúc họ tụ họp, vì “trừ bạo mà nổi binh, lòng không nghĩ đến xiệc xưng vương xưng bá.”

Dù biết rằng bể dâu biến cải, 13 năm sau đó, Lê Lợi vì ngờ vực mà sai giết Phạm Văn Xảo, lại cho 42 lực sĩ về trại Sơn Đông bắt Trần Nguyên Hãn đang ở ẩn về kinh trị tội, khiến ông uất ức dọc đường nhảy xuống sông tự vẫn, và Nguyễn Trãi thì bị tước hết quan chức và tống ngục…, nhưng tôi tin rằng kết cuộc này không làm giảm quyết tâm “trừ bạo” của những người áo vải lúc ban đầu. Họ thấy đúng thì làm, thế thôi, vì nếu nghĩ đến an nguy cho bản thân đầu tiên thì họ đã chỉ đứng một mình, mãi mãi đứng một mình, và đất nước này có lẽ đã mất từ lâu.

Câu chuyện trên được đạo diễn Trần Văn Thủy kể lại khi nói về phim Hà Nội trong mắt ai, và ông đã kết trường đoạn phim này bằng câu hỏi dành cho những pho tượng trong chùa Tây Phương – biểu tượng của chế độ, của lịch sử, của vua chúa, của cộng đồng – như sau:

(Màn hình hiện lên những pho tượng trong chùa Tây Phương)

… Những pho tượng lặng im. Các vị nói gì với hậu thế? Đất nước tồn vinh phải chăng bởi có người tài; người tài tạo dựng nên dung mạo và sự trường tồn của chính các vị đó![v]

Và dung mạo của Lê Lợi, của Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo ra sao thì lịch sử cũng đã nói cho hậu thế rõ. Không ai lẫn vào ai.

11.Xuân không én?

Mùa xuân đã đến Đông Âu vào năm 1989, đã đến Ả Rập vào năm 2010-2011. Mùa Xuân Miến Điện 2013 thì đang diễn ra từng ngày. Còn chúng ta, đến bao giờ mới thấy được Mùa Xuân Saigon, Mùa Xuân Hà Nội, hay Mùa Xuân Việt Nam?

Phải chăng xuân chưa đến một phần vì những con chim én của mùa xuân vẫn cứ bay một mình một cõi, không chịu, hoặc không thể, quần tụ lại, và có khi lại thấy như thế là đỡ phiền toái?

Chợt quên hẳn Phạm Duy ướt mưa thu Paris, mà nhớ câu thơ Trần Dần:

Tôi khóc những chân trời không có người bay

Lại khóc những người bay không có chân trời.

© 2013 Từ Linh & pro&contra

Ghi chú:

[i] Nguyễn Văn Bông, Luật Hiếp pháp và Chính trị học, bản điện tử trên trang www.procontra.asia, kì 9.

[ii] Xem www.dvb.nowww.irrawaddy.org

[iii] Trên trang nhà của The Jewish Federations of North America (JFNA) có dòng giới thiệu tóm tắt như sau, xin lược dịch: Liên Cộng đồng Do Thái (JFNA) đại diện cho 153 Liên đoàn và trên 300 Cộng đồng Do Thái khác nhau, mỗi năm quyên góp được 3 tỉ đô-la Mỹ, đáp ứng các nhu cầu về an sinh, xã hội, giáo dục của cộng đồng. Phong trào Liên Cộng đồng Do Thái đứng trong Top 10 các tổ chức từ thiện tại Châu Mỹ, nhắm mục đích bảo vệ và củng cố lợi ích của người Do Thái toàn thế giới thông qua các giá trị truyền thống là tikkum olam (cải thiện đời sống), tzedakah (nhân ái và công bằng) và Torah (học làm người Do Thái).

[iv] Trích từ Chuyện nghề của Thủy, của Trần Văn Dũng, Lê Văn Thủy, Phương Nam Book & NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2013,  trang 163.
[v] Như trên, trang 165-166.

Nổ súng tại trạm CSGT: Mâu thuẫn vì chia tiền không đều?

Theo một người trong nhóm cho biết, rất có thể mâu thuẫn dẫn đến nổ súng khiến 1 chiến sĩ CSGT trạm Suối Tre thiệt mạng là do chia tiền không đều. Đồng thời, ngày 4/10, nguồn tin từ một điều tra viên thuộc công an tỉnh Đồng Nai đã hé lộ nội dung lời khai Trương Thành Trí (còn gọi là Trúc "sáu què", 39 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa).
Trúc "sáu què" là giang hồ cộm cán

Theo điều tra viên này cho biết, trong lời khai ban đầu của Trúc "sáu què" cho thấy, vào chiều 22/9, Trí nhậu chung với thiếu tá Sơn tại quán karaoke Hân Linh (thị xã Long Khánh). Sau đó, đại úy Ngô Văn Vinh cũng vào quán karaoke này để hát, rồi xảy ra mâu thuẫn với Trí.

Trong khi đó, một tài xế xe tải tuyến Bắc - Nam (xin được giấu tên) hé lộ: "Là một tài xế xe tải bao nhiêu năm nay, tôi biết rất rõ nhân vật tên Trúc liên quan đến vụ án CSGT Suối Tre bắn nhau là ai. Không những tôi, mà hầu hết tài xế xe tải, xe khách đều biết rất rõ nhân vật này.

Trúc "sáu què chỉ lấy công việc làm tại một gara ô tô, xe tải khu vực khu công nghiệp Amata (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để làm bình phong cho mình làm các công việc khác, đánh lạc hướng sự chú ý của người khác vào mình.

Nhiều người dân TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) nói chung và cánh tài xế chúng tôi nói riêng rất tường tận về lai lịch của Trúc. Trúc là một người khá giàu có và có tiếng tăm tại địa phương".

Người tài xế này chia sẻ thêm: "Trúc là người có mối quan hệ thân thiết với thiếu tá Trần Ngọc Sơn. Sở dĩ, người này giàu lên là nhờ khoản tiền "khủng" thu được từ việc trở thành "cò" thu tiền "làm luật" để móc nối giữa tài xế xe tải với CSGT.

Đó chính là lý do vì sao mà cánh anh em tài xế xe tải, xe khách đều biết rất rõ về nhân vật "cộm cán" này...".
 
Trạm CSGT Suối Tre - Đồng Nai, nơi xảy ra vụ nổ súng vào chiều tối ngày 22/9.
Trạm CSGT Suối Tre - Đồng Nai, nơi xảy ra vụ nổ súng vào chiều tối ngày 22/9.

Một tài xế xe tải khác cũng cho biết: "Với vai trò là "cò" móc nối giữa các tài xế và CSGT, Trúc có nhiệm vụ kiểm tra trọng lượng của các xe tải tại một số trạm cân. Nếu như, xe tải nào quá trọng lượng so với quy định thì buộc tài xế xe phải "đùn" tiền cho Trúc. Sau khi nhận được tiền, Trúc có nhiệm vụ gọi điện báo cho lãnh đạo trạm CSGT Suối Tre".

Để khắc họa về chân dung của nhân vật Trúc "sáu què" này, tài xế bức nói: "Lái xe tải theo tuyến đường từ quốc lộ 51 ra thị xã Long Khánh bao nhiêu năm nay, tôi không lạ gì cách tên Trúc "móc túi" tài xế. Tùy theo trọng lượng của xe mà các tài xế phải bỏ ra khoản tiền "cống" khác nhau để được "yên thân" khi lưu thông trên đường.

Điều đáng nói là, để thực hiện được việc này, Trúc có không ít đàn em là giới giang hồ ở phía sau. Hàng tháng, tài xế trực tiếp nộp "phí qua đường" cho Trúc hoặc đàn em của nhân vật này. Sau khi nộp tiền, tài xế sẽ nhận được tờ giấy được ghi một chữ "V" (cho đi - PV) to đùng".

Mâu thuẫn vì chia tiền không đều?

Trong quá trình đi tìm sự thật đằng sau rất nhiều uẩn khúc liên quan đến vụ nổ súng của hai CSGT, PV bất ngờ gặp một người đàn ông trẻ tuổi, người tường tận về cuộc cãi vã của thiếu tá Sơn và đại úy Ngô Văn Vinh trước khi vụ nổ súng xảy ra.

Trao đổi với PV, anh L., tên người đàn ông trẻ tuổi cho biết: "Vào ngày xảy ra vụ nổ súng của hai CSGT Suối Tre, tôi có nắm được một số thông tin liên đến việc cãi vã của họ trong quán trước đó. Tại quán karaoke, ngoài thiếu tá Sơn và đại úy Vinh, còn có một nhân vật tên Trúc.

Anh L. tiếp câu chuyện: "Trong quá trình nhậu tại quán, giữa đại úy Vinh và Trúc đã xảy ra mâu thuẫn với nhau. Mà nguyên nhân của việc mâu thuẫn này rất có thể là việc chia chác không đồng đều. Hơn nữa, đại úy Vinh còn khúc mắc vì bị thiếu tá Sơn "đì", không cho lên chức.

Sau một hồi lớn tiếng, Trúc đã cầm chai bia đập lên đầu Vinh khiến Vinh tức giận bỏ về. Sau đó, hai người còn lại cũng trả phòng ra về. Tôi còn nhặt được một bảng tên của một chiến sỹ tên là V.Q.S., rơi rớt tại quán. Cho đến lúc, tôi nghe xảy ra vụ nổ súng sát hại nhau giữa hai CSGT thì vô cùng bất ngờ và sửng sốt".

Anh L. tiết lộ thêm: "Không ít người dân tại TP.Biên Hòa đều biết Trúc là một tên giang hồ cộm cán. Thậm chí, tên này còn có cả vũ khí trong người, nên cứ nghe đến tên Trúc là mọi người hoảng sợ. Anh em nhà Trúc dữ dằn có tiếng ở đây, anh của Trúc cũng là giới giang hồ quản lý tại một kho bốc xếp ở Đồng Nai.

Không chỉ vậy, cha của Trúc trước đây cũng có tiếng là người liều lĩnh và không sợ ai. Mặc dù họ chưa làm hại đến người dân nào ở đây, nhưng chúng tôi thật sự sợ hãi khi nhắc đến gia đình họ. Hơn nữa, trước khi xảy ra vụ nổ súng, Trúc thường hay xuống Sài Gòn để ăn chơi trác táng tại các vũ trường".
Lược theo Nguoiduatin
(Đất Việt)

 Bản tin tiếng Anh

  • Online fashion shops booming (Washington Post) - If you haven't heard about Hangzhou's fashion scene, then you can't say you know China's fashion industry.
  • China Now meet scopes out future (Washington Post) - Businessmen from different industries and scholars from Southern California came together for a first-ever summit to navigate investment and finance strategies between the US and China markets.
  • ZTE aims at bigger share in neighbors (Washington Post) - ZTE Corp, the world’s fifth-largest telecom equipment and smartphone manufacturer, has steadily increased its footprint in Indonesia and Malaysia, and hopes to achieve greater success in the countries in the near future.
  • Car firms shifting focus (Washington Post) - Get ready for the screen debut of a made-in-China car. A new alternative-fuel vehicle is set to appear in the most popular vehicle-related Hollywood movie, Transformers.
  • Foreign firms show way in direct selling (Washington Post) - Rumors about direct selling have never disappeared since the marketing form sneaked into China 20 years ago. Meanwhile, industry has been struggling to jump on track. Right now, it is burgeoning in the laggard marketplace, led by foreign branded companies.
  • Chinese invest in Vermont (Washington Post) - As the governor of America's second-least populous state -Vermont, Peter Shumlin is making a big push to seek investment from China.
  • Film competition fosters talent (Washington Post) - Initative targeted at students aims to address shortage of high-quality professionals in the movie industry across the country.
  • 'Golden Week' losing its luster (Washington Post) - Although China's main tourist attractions have seen an unprecedented surge in visitor numbers, the economic contribution of Golden Week is lower than many people imagine, said experts.
  • Chinese design on display in NY (Washington Post) - Five Chinese amateur curators successfully organized and pulled off China & US Architecture and Space Arts Cultural Exchange Week in New York City on Sept 23-29.
  • Search for a cup holder's identity (Washington Post) - A valuable porcelain cup holder that was auctioned off in Hong Kong recently has a certain amount of controversy surrounding its true origins, as Zhang Zixuan explains in this detailed report.
  • A southern staple (Washington Post) - In a research report released earlier this year, the United Nations Food and Agricultural Organization said eating insects could help end food shortages across the world. In fact, it urged people to eat them as a nutritious supplement.
  • Lang bags Brit with classic charm (Washington Post) - Chinese pianist Lang Lang grabbed the International Artist of the Year at the Classic Brit Awards 2013, held at London's Royal Albert Hall on Wednesday night.
  • The first place to be called the 'Middle Kingdom' (Washington Post) - About 1.8 million years ago, the ancestors of Chinese people began to use fire and stone tools on this land. About 5,000 years ago, they learned how to extract salt from water in this area. More than 4,000 years ago, the early Chinese emperors Yao, Shun and Yu successively made this place the capital cities during their reigns.
  • Let's get crabby! (Washington Post) - Autumn is China's biggest crab season. That's very much because the most popular freshwater crabs are at their delicious peak now - meaty and loaded with roe. Beijing's restaurants and hotels are busy presenting their best crab dishes.
  • Diplomatic game (Washington Post) - Bob Hindmarch is a name that is all too familiar to many Chinese athletes at the University of British Columbia (UBC), where Canada's National Hockey Program was born.
  • Visit will 'carry forward our traditional friendship': Xi (Washington Post) - President Xi Jinping gave a joint written interview to media from Indonesia and Malaysia on bilateral relations, the leaders’ meeting of the Asia-Pacific Economic Cooperation, and the prospects of economic development in the Asia-Pacific region.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét