Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Ngày 26/10/2013

  • Vua sãi Thái Lan từ trần ở tuổi 100 (RFI) - Đức tăng thống Giáo hội Phật giáo Thái Lan Somdet Phra Nyanasamvara qua đời hôm qua, 24/10/2013, khi vừa bước qua tuổi 100. Chính phủ Thái Lan quyết định treo cờ rủ trong 3 ngày và kêu gọi giới công chức cùng công chúng để tang một tháng.
  • Twitter chuẩn bị lên sàn chứng khoán (RFI) - Mạng xã hội Twitter hôm qua 24/10/2013 đã đưa ra con số ước tính về giá trị và số lượng cổ phiếu sẽ tung ra thị trường chứng khoán, mà kịch ...
  • Nigeria tìm 2 người Mỹ bị hải tặc bắt cóc (VOA) - Nhà chức trách Nigeria đang tiếp tục tìm kiếm hai người đàn ông Mỹ bị hải tặc bắt cóc ngoài khơi vùng Vịnh Guinea.

    Thuyền trưởng và kỹ sư trưởng của một chiếc tàu chở dầu mang cờ của Hoa Kỳ đã bị bắt cóc hôm thứ Tư trong một cuộc tấn công xảy ra trong vùng hải phan quốc tế ngoài khơi Nigeria.

    Chiếc tàu C-Retriever dài 68 mét thuộc quyền sở hữu của công ty Edison Chouest Offshore, công ty ...
  • Trẻ sơ sinh chết vì tiêm nhầm thuốc? (BBC) - Báo trong nước nói ba trẻ sơ sinh tử vong ở Hướng Hóa, Quảng Trị, hồi tháng Bảy là do tiêm nhầm thuốc thay vì vaccine nhưng Sở Y tế chưa xác nhận.
  • TQ và Philippines 'cùng khai thác'? (BBC) - Hãng tin AP nói một liên doanh dầu khí Philippines-Anh bắt đầu thảo luận hợp tác với Trung Quốc về thăm dò khai thác tại Bãi Cỏ Rong ở Biển Đông.
  • Samsung xin lỗi Trung Quốc (BBC) - Samsung Electronics chính thức xin lỗi người tiêu dùng Trung Quốc sau khi có tin một số điện thoại của hãng này bị lỗi.
  • Khởi tố bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ (BBC) - Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án đối với ba tội danh, trong đó có tội giết người, sau khi bắt khẩn cấp bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường và một bảo vệ thẩm mỹ viện.
  • 'Giảm sở hữu nhà nước để cứu kinh tế' (BBC) - Giám đốc tài chính của Fitch Ratings nói Việt Nam cần xem xét giảm sở hữu nhà nước tại các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp để tạo lối ra cho nền kinh tế.
  • Cần có thêm chứng cứ chuẩn xác (BBC) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người Phạm Minh Hạc nói cần phải có chứng cứ trước khi kết luận về các nhà ngoại cảm.
  • 'VN nên nghiên cứu mô hình Singapore' (BBC) - Tiến sỹ Vũ Minh Khương nhận xét về mô hình Singapore và những yếu tố cần thiết để Việt Nam có thể trỗi dậy trong tương lai
  • Nhà máy hạt nhân ở Anh (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Anh xây dựng nhà máy điện hạt nhân với sự đầu tư từ Trung Quốc.
  • Tranh luận về các nhà ngoại cảm (BBC) - VTV1 phát phóng sự tố cáo các nhà ngoại cảm "gian lận" trong tìm mộ liệt sỹ, trong khi có tiếng nói cho rằng chưa đủ căn cứ để kết buộc như vậy.
  • Tịch thu bản đồ vi phạm chủ quyền VN (BaoMoi) - TTO - Ông Nguyễn Thái Hoan – chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng - vừa cho biết lực lượng hải quan đã tiến hành xử lý, tịch thu 257 tấm bản đồ du lịch của một hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc do vi phạm chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa của VN.
  • Phát hiện và tạm giữ 257 bản đồ vi phạm chủ quyền (BaoMoi) - Ngày 25/10, tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng cho biết: Vào lúc 21h 30’ ngày 23/10, trong quá trình soi chiếu hành lý của một phụ nữ Trung Quốc, cán bộ Hải quan đã phát hiện 257 tờ gấp bản đồ du lịch vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam.
  • Thu hàng trăm bản đồ không có Trường Sa, Hoàng Sa (BaoMoi) - Sáng 25/10, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Đà Nẵng cho biết đã thu giữ và bàn giao cho các cơ quan chức năng xử lý 250 bản đồ Việt Nam đưa từ Trung Quốc sang không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam….
  • Mỹ - Phi tuyên bố: "Dốc sức lập lại trật tự trên biển Đông" (BaoMoi) - Gần đây, Bộ trưởng quốc phòng 2 nước Mỹ và Philippines đã ra tuyên bố chung Washington, cho biết, 2 nước sẽ nỗ lực hết sức vì tự do hàng hải ở khu vực đông Nam Á, bảo đảm tuyến đường huyết mạch từ biển Đông đến eo biển Malacca “không gặp phải chướng ngại vật gì”.
  • TQ sợ Mỹ-Nhật-Phi bắt tay xây dựng "NATO châu Á" (BaoMoi) - Ngày 12-10 vừa qua, trang mạng Chinanews của Trung Quốc đã tổng hợp, phân tích các thông tin từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản, Philippines và đưa ra kết luận, hiện Mỹ-Nhật-Phi và một số nước khác xúc tiến xây dựng một NATO "phiên bản" châu Á.
  • Tạm giữ 257 tờ bản đồ không có Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - (SGGPO).- Chi cục Hải quan Sân bay Đà Nẵng ngày 25-10 cho biết, vừa phát hiện một du khách người Trung Quốc mang theo 257 tờ gấp bản đồ du lịch TP Đà Nẵng, có in hình bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
  • Hướng dẫn viên Trung Quốc tuồn bản đồ không Hoàng Sa vào Đà Nẵng (BaoMoi) - Sáng 25.10, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng cho biết, đang hoàn tất hồ sơ đề nghị xử lý một nữ hướng dẫn viên du lịch quốc tịch Trung Quốc mang 275 tấm bản đồ du lịch Đà Nẵng nhưng không thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
  • Chọn "cây gậy" hay "củ cà rốt"? (BaoMoi) - Với một loạt chuyến thăm tới các quốc gia Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc (TQ) tỏ rõ ý muốn thu phục khu vực này bằng cả cây gậy và củ cà rốt.
  • Ấn Độ né tránh tranh chấp trên biển Đông (BaoMoi) - Ấn Độ dường như đang chơi “trò nước đôi” ở Biển Đông khi nước này tìm cách cân bằng giữa các lợi ích cạnh tranh nhau trong việc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á mà không làm Trung Quốc quá khó chịu.
  • Nữ HDV Trung Quốc mang hàng trăm bản đồ không có Hoàng Sa – Trường Sa (BaoMoi) - Sáng nay (25/10), ông Nguyễn Thái Hoan chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng cho hay đang hoàn tất hồ sơ đề nghị xử lý một nữ hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc mang hơn 250 tấm bản đồ du lịch Đà Nẵng nhưng không thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
  • Những toan tính của Trung Quốc với láng giềng châu Á (BaoMoi) - Những ngày cuối tháng 10, Trung Quốc bất ngờ đạt được những thỏa thuận và tổ chức các hoạt động ngoại giao với các quốc gia láng giềng hiện đang có tranh chấp với nước này tại châu Á – động thái được giới chuyên gia nhận định là ẩn sau đó một mưu toan chính trị khác.
  • Thủ đoạn mới của người Trung Quốc khi mang bản đồ vào Việt Nam (BaoMoi) - Sáng 25/10, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng cho hay đang đề nghị xử lý một hướng dẫn viên người Trung Quốc mang hàng trăm tập gấp du lịch Đà Nẵng có hình bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
  • Philippines trở cờ tuyên bố ngược về bãi cạn Scarborough (BaoMoi) - Phát biểu ngày 23/10, Tổng thống Philippines gây bất ngờ khi cho rằng có sự nhầm lẫn trong việc nước này cáo buộc Trung Quốc xây dựng khối bê tông trái phép trong khu vực bãi cạn Scarborough, mà Bắc Kinh đặt tên là Hoàng Nham.
  • Biển Đông: Philippines hết tranh chấp với Trung Quốc? (BaoMoi) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 23/10 đã thừa nhận rằng những khối đá bê tông mà nước này phát hiện ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông là “rất cũ”, đồng thời rút lại lời cáo buộc trước đó của Manila về việc Trung Quốc đang tìm cách xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực tranh chấp này.
  • Cam Ranh và Subic–Sự khác biệt tạo vị thế Việt Nam (BaoMoi) - Chẳng cần phải nói rõ vị trí, tầm quan trọng của Cam Ranh và Subic trên Biển Đông làm gì, vì ai cũng hiểu. Chỉ biết rằng, Cam Ranh và Subic đã từng đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh lạnh. Khi đó Liên Xô và Việt Nam là liên minh quân sự với nhau và Liên Xô lấy Cam Ranh làm căn cứ, còn Mỹ thì liên minh quân sự với Philippines và lấy Subic làm căn cứ.
  • Philippines 'nói lại' về bê tông tại Scarborough (BaoMoi) - Tờ The Philippine Star dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III bất ngờ tuyên bố được cho là có phần giảm nhẹ về cáo buộc Trung Quốc lắp đặt hơn 70 khối bê tông tại bãi cạn Scarborough đang tranh chấp trên biển Đông.
  • Biển Đông: Philippines hết tranh chấp với Trung Quốc? (BaoMoi) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 23/10 đã thừa nhận rằng những khối đá bê tông mà nước này phát hiện ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông là “rất cũ”, đồng thời rút lại lời cáo buộc trước đó của Manila về việc Trung Quốc đang tìm cách xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực tranh chấp này.

Nhật thông qua luật về bí mật Nhà nước, bị chỉ trích là hạn chế tự do báo chí

Một cuộc họp của nội các Shinzo Abe
Một cuộc họp của nội các Shinzo Abe (REUTERS/Shizuo Kambayashi/Pool)

Hôm nay, 25/10/2013, chính phủ Nhật đã thông qua một đạo luật trừng phạt nặng nề hơn những người phạm tội tiết lộ bí mật Nhà nước, bất chấp những chỉ trích cho rằng đạo luật này hạn chế quyền tự do báo chí.

Trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên chính phủ Tokyo Yoshihide Suga cho biết, việc thông qua luật mới là một vấn đề cấp thiết, bởi vì Nhật chỉ có thể trao đổi tin tình báo với các nước khác với điều kiện bí mật Nhà nước được bảo vệ.

Theo luật vừa được chính phủ Nhật thông qua, những công chức nào tiết lộ bí mật quốc gia đều có thể bị kết án tù lên đến 10 năm, so với mức án tối đa 1 năm theo luật hiện hành. Những thông tin liên quan đến quốc phòng, ngoại giao, tình báo và chống khủng bố đều được xếp vào loại bí mật Nhà nước, theo luật mới.

Luật về bí mật Nhà nước sẽ được trình Quốc hội hôm nay để biểu quyết và theo lời ông Suga, chính phủ Nhật muốn văn bản này được thông qua càng sớm càng tốt. Cũng theo lời phát ngôn viên chính phủ, luật mới rất quan trọng đối với sự vận hành hiệu quả của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật, tương tự như của Mỹ, mà Thủ tướng Shinzo Abe muốn thành lập.

Thế nhưng, những người chỉ trích luật vừa được thông qua đã cảnh báo rằng văn bản này sẽ làm giảm hơn nữa tính minh bạch của một chính phủ vốn đã không rõ ràng trong các hoạt động, đồng thời sẽ dẫn đến những lạm dụng.

Liên hiệp các Hội Luật sư Nhật, tổ chức đã đi đầu trong chiến dịch phản đối luật về bí mật Nhà nước, hôm nay chỉ trích là luật này đã được chính phủ thông qua mà không có những điều khoản bảo vệ quyền được thông tin của người dân.

Theo lời phát ngôn viên Liên hiệp các Hội Luật sư Nhật, luật mới quy định rằng chính các toà án sẽ quyết định xem hoạt động của các cơ quan báo chí có chính đáng chiếu theo luật bí mật Nhà nước hay không và điều này sẽ khiến các phóng viên ngán ngại khi săn tin.

Thế nhưng, phát ngôn viên chính phủ đã bác bỏ những quan ngại nói trên, khẳng định rằng những hoạt động thu thập thông tin bình thường của các cơ quan báo chí sẽ không bị ảnh hưởng bởi luật mới.
Thanh Phương (RFI)

Pháp và Đức muốn xác lập luật chơi mới với Mỹ trong lĩnh vực tình báo

Thủ tướng Đức Angela Merkel (T) và Tổng thống Pháp François Hollande tại Thượng đỉnh Châu Âu, Bruxelles, 24/10/2013
Thủ tướng Đức Angela Merkel (T) và Tổng thống Pháp François Hollande tại Thượng đỉnh Châu Âu, Bruxelles, 24/10/2013 (REUTERS)

Trong ngày mở đầu của Thượng đỉnh Châu Âu tại Bruxelles hôm qua 24/10/2013, Paris và Berlin đưa ra một sáng kiến chung nhằm xác lập luật chơi với Washington trong lĩnh vực thu thập tin tức tình báo, sau những phát giác về các hoạt động nghe trộm trên quy mô lớn của tình báo Mỹ, liên tục được báo chí công bố trong những ngày qua.

Phát biểu về vấn đề này Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy cho biết, sáng kiến của Pháp và Đức, được đưa ra vào dịp khai mạc Thượng đỉnh, « có mục tiêu đạt được, từ đây đến cuối năm một thỏa thuận về các quan hệ qua lại » giữa các nước Châu Âu và Hoa Kỳ trong lĩnh vực tình báo. Cụ thể là lập ra một nhóm làm việc với sự tham gia của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, để tìm kiếm các quy tắc chung với Mỹ.

Theo Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, 28 quốc gia thành viên đã nhất trí về văn bản sáng kiến này, trong khi đó, có một số thông tin khác cho thấy sự lưỡng lự của Luân Đôn, đồng minh truyền thống của Mỹ. Chính bản thân Anh Quốc cũng bị cáo buộc là tiến hành các hoạt động tình báo nhắm vào các quốc gia Châu Âu khác, đặc biệt là Ý. Về lập trường của Thủ tướng Anh David Cameron, người đồng nhiệm Ý Enrico Letta ghi nhận, ông Cameron có « một thái độ tích cực ». Theo giới quan sát, việc Thủ tướng Anh bày tỏ quan điểm như vậy là một điều hiếm khi xẩy ra.

Vụ bê bối gián điệp Mỹ nghe trộm không ngừng trở nên nghiêm trọng hơn với các thông tin mà báo chí liên tục đưa ra. Phát giác mới nhất là vào hôm qua, thứ Năm 24/10, khi báo Anh The Guardian khẳng định Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã nghe trộm điện thoại của 35 lãnh đạo của một loạt quốc gia lớn. Thứ Tư, 23/10, Berlin gây ngỡ ngàng khi thông báo điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel có thể bị Mỹ nghe trộm. Nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung, hôm nay, cho biết việc nghe lén điện thoại của bà Merkel có thể được tiến hành từ một trung tâm nghe trộm nằm trong đại sứ quán Mỹ tại Berlin. Thông tín viên RFI từ Berlin cho biết cơ quan công tố Đức phụ trách về gián điệp bắt đầu xem xét hồ sơ vụ việc này, trước khi quyết định tiến hành điều tra hay không.

Cho đến nay, Washington vẫn từ chối trả lời về cáo buộc tình báo Mỹ đã từng nghe lén bà Merkel trong quá khứ. Chủ đề nghe lén là đặc biệt nhạy cảm ở nước Đức, nơi đã từng trải qua hai chế độ toàn trị, phát xít và cộng sản. Cơ quan mật vụ Đông Đức Stasi trước đây đã từng sử dụng một hệ thống theo dõi rộng lớn để kiểm soát các công dân Đông Đức.

Hôm qua, 24/10, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Barroso cảnh báo nguy cơ « hệ thống toàn trị » đe dọa quyền căn bản của các công dân, có đời sống riêng tư được tôn trọng.

Cho đến nay các nước Châu Âu không đưa ra một quan điểm thống nhất trước các bê bối nghe trộm của hệ thống tình báo mạng rộng lớn của Hoa Kỳ, sau các tiết lộ của cựu nhân viên tư vấn an ninh Edward Snowden. Nguyên nhân của điều này là, vấn đề tình báo thuộc thẩm quyền quốc gia và ngay giữa các nước Châu Âu với nhau cũng diễn ra các hoạt động gián điệp. Sự khác biệt trong quan điểm giữa các nước Châu Âu cũng khiến cho các đàm phán về dự luật bảo vệ thông tin, do Ủy ban Châu Âu trình ra, bị chậm lại.

Về vấn đề này, trong khi Ủy viên Châu Âu về Tư pháp Viviane Reading tuyên bố cuộc cải cách sẽ phải được thông qua từ đây đến mùa xuân 2014, thì nhóm 28 nước lại quyết định nới rộng thời hạn đến 2015. Giải thích về điều này, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Van Rompuy cho biết Châu Âu « sẽ khẩn trương hơn, nhưng nhiệm vụ đặt ra là phức tạp. Vì điều này không chỉ liên quan đến đời sống tư nhân, mà cả đến các hệ quả về kinh tế ».

Ngày thứ Tư 23/10, để thể hiện thái độ phản đối trước các hoạt động nghe lén của Hoa Kỳ, các nghị sĩ Châu Âu đã đề nghị đình lại thỏa thuận về việc chuyển giao các dữ liệu tài chính của Châu Âu cho Mỹ, còn gọi là « thỏa thuận Swift ». Chủ tịch Nghị viện Châu Âu cảnh báo hệ quả của vụ bê bối này đối với quan hệ hai bờ Đại Tây Dương có thể sẽ còn nặng nề hơn.
Trọng Thành (RFI)

Theo báo Anh: Tình báo Mỹ nghe trộm 35 lãnh đạo trên thế giới

(© Flickr.com/Rev.Xanatos Satanicos Bombasticos)
(© Flickr.com/Rev.Xanatos Satanicos Bombasticos)

Tiếp theo các tiết lộ trên nhật báo Le Monde (Pháp) và Spiegel (Đức) về các hoạt động gián điệp của Mỹ tại Pháp và Đức, tối qua, 24/10/2013, nhật báo Anh Quốc The Guardian công bố một cuộc điều tra mới, dựa trên các tài liệu do cựu nhân viên tư vấn Edward Snowden phát giác. Nhật báo Anh khẳng định cơ quan tình báo Mỹ NSA đã nghe trộm điện thoại cá nhân của 35 lãnh đạo trên thế giới.

Theo một thông báo mật, được tờ Guardian trích dẫn, các nhân viên NSA đã có được các số điện thoại của 35 nhân vật lãnh đạo quốc tế - mà tên của họ không được nêu ra trong tài liệu này -, nhờ một mạng lưới các viên chức cao cấp, chủ yếu làm việc tại Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng. Các viên chức này được NSA đề nghị chia sẻ các thông tin trong sổ địa chỉ của họ, để đưa các lãnh đạo chính trị nước ngoài hàng đầu vào danh sách các đối tượng theo dõi của NSA.

Tài liệu, ghi ngày 27/10/2006, đã được chuyển đến toàn bộ các thành viên của SID (Signals Intelligence Directorate), cơ quan phụ trách thu thập tin tình báo trong lĩnh vực điện tử. Tài liệu, mang tên « Các tiếp xúc có thể giúp SID có được các số điện thoại đáng theo dõi », cho biết đã có được 200 số điện thoại của 35 lãnh đạo quốc tế, nhờ sự cộng tác của « một viên chức Mỹ ». Tài liệu cũng nói rõ là các dữ liệu này cho phép thâm nhập vào các thông tin để biết được các số điện thoại quan trọng khác. Tuy nhiên, tài liệu ngày 27/10/2006 cũng nhận xét rằng, việc theo dõi này chỉ mang lại được ít thông tin tình báo cho NSA.

Nhà Trắng từ chối trả lời tờ The Guardian về các thông tin kể trên.

Thứ Tư, 23/10, Berlin gây ngỡ ngàng, khi thông báo điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel có thể bị Mỹ nghe lén. Hôm qua, Thủ tướng Đức gửi thông điệp cảnh báo Washington, khẳng định nếu các thông tin này là xác thực, thì đây là điều « hoàn toàn không thể chấp nhận được », làm tổn hại nghiêm trọng cho sự tin cậy lẫn nhau giữa Đức và Mỹ, hai quốc gia bạn hữu. Đức là nước gần đây nhất trong một loạt các quốc gia, mà điện thoại của lãnh đạo có khả năng là đối tượng theo dõi của gián điệp Hoa Kỳ, tiếp theo Brazil, Mêhicô và Pháp.

Các thông tin dồn dập về hoạt động tình báo Mỹ nhắm vào các lãnh đạo Châu Âu khiến câu chuyện gián điệp trở thành chủ đề hàng đầu của Thượng đỉnh Châu Âu đang diễn ra tại Bruxelles, buộc Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp phải đưa ra một đề nghị nhằm xây dựng các luật chơi mới với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.
Trọng Thành (RFI)

Phúc thẩm Bạc Hy Lai : Y án chung thân

Ông Bạc Hy Lai nghe tòa tuyên án, trong phiên xử sơ thẩm tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 22/09/2013
Ông Bạc Hy Lai nghe tòa tuyên án, trong phiên xử sơ thẩm tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 22/09/2013 (REUTERS/Jinan Intermediate People's Court/Handout)

Tòa phúc thẩm tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, hôm nay 25/10/2013 đã bác đơn kháng cáo của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai – một quyết định không hề gây ngạc nhiên. Nhà cầm quyền Trung Quốc muốn khép lại hẳn xì-căng-đan chính trị lớn nhất trong ba thập kỷ qua. Đây là một phiên tòa được chờ đợi và cũng được giám sát chặt chẽ, cùng với việc tăng cường kiểm soát internet. Ông Bạc Hy Lai bị kết án chung thân vì tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực và biển thủ công quỹ trong phiên sơ thẩm ngày 22/8.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường thuật :

« Vào lúc 10 giờ 44 phút sáng hôm nay tại Trung Quốc : « Tòa phúc thẩm tỉnh Sơn Đông bác kháng cáo của Bạc Hy Lai ». Tân Hoa Xã khẳng định như trên trong bản tin chỉ có hai dòng. Ngoài những chiếc xe hơi màu đen tới lui như mắc cửi và các phóng viên bị giới hạn trong hàng rào an ninh, chỉ có mỗi một tấm ảnh của bị cáo được lọt ra ngoài, đó là ảnh Bạc Hy Lai đang mỉm cười giữa hai công an đi kèm.

Ngược lại, không có biên bản trên tiểu blog như tòa án Tế Nam đã thực hiện trong phiên sơ thẩm hồi tháng Tám. Bắc Kinh muốn lật hẳn sang trang mới vụ án đã tiết lộ sự giàu có và thói ăn chơi của các ông Hoàng đỏ.

Theo AFP, sáng nay tất cả các cửa hàng xung quanh tòa án đều đóng cửa, những con đường gần đó bị công an giăng rào chắn. Và từ 10 giờ sáng, những thông tin ủng hộ « Bí thư Bạc » từ mấy ngày nay đã bị biến mất trên internet. Loan báo việc y án trên mạng Vi Bác, một băng đỏ sáng nay cảnh báo các cư dân viết lời bình : « Để tránh bị quấy rối, hệ thống chống spam của Vi Bác sẽ sàng lọc một số lời bình liên quan đến quảng cáo ». Thông báo này không hề thấy trên các diễn đàn khác.

Những người thân của ông Bạc Hy Lai tham dự phiên tòa khẳng định, ông muốn xuất hiện một lần cuối nhân phiên phúc thẩm. Hiện tại không thể biết được nhà lãnh đạo thất sủng có thể được phép phát biểu hay không. Luật sư Viên Dụ Lai (Yuan Yulai), vốn có đến hai triệu người theo dõi trên Vi Bác sáng nay viết : « Có quá nhiều kẻ ngốc trên thế giới tin rằng bản án sơ thẩm là do tòa án quyết định ».

Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, từ năm 1997 đến nay tất cả các kháng cáo của bị cáo là quan chức cao cấp Trung Quốc đều bị bác ».
Thụy My (RFI)

 Bản tin tiếng Anh

  • Wal-Mart plans to open 110 new stores (Washington Post) - Wal-Mart Stores Inc said it will open up to 110 new stores in China over the next three years and invest in its distribution centers and remodel existing stores.
  • Mobile giants talk future in Frisco (Washington Post) - The 2013 Global Mobile Internet Conference (GMIC) took place on Tuesday at Moscone Convention Center in San Francisco.
  • Smart cities to aid urbanization (Washington Post) - Many factors can make visions become a reality — sometimes it's a traffic jam, other times it's a pleasant drive.
  • ASEAN's the prize in Lenovo expansion (Washington Post) - World's biggest PC producer is establishing a stronger presence in Southeast Asia in an effort to become a global giant, reports Gao Yuan from Singapore
  • Snuff bottle 'gems' on display at Met (Washington Post) - New York's Metropolitan Museum of Art is now showcasing the art form of the snuff bottle, a uniquely Chinese innovation with European roots.
  • Paint the world a picture (Washington Post) - Despite a growing interest in China, artworks from the country remain under-represented in the world's great galleries.Despite a growing interest in China, artworks from the country remain under-represented in the world's great galleries. Xu Jingxi chats with leading curators about how contemporary artists can take their place on the global stage.
  • Driven by smiles (Washington Post) - Poor kids born with cleft lip and palate in China are getting a new chance for a happy life, thanks to a charity launched by a Chinese-American executive, Liu Zhihua reports.
  • Breast cancer on the rise in China (Washington Post) - China and other developing countries are experiencing a surge in breast cancer incidence and mortality, according to a new study released by GE Healthcare.
  • In control & breaking the mold (Washington Post) - Hong Kong actor Daniel Wu's new film is reflective of his career, depicting a young man's effort to control his own life, Liu Wei reports.
  • Life of Pi artwork on display (Washington Post) - American painter Alexis Rockman isn't sure why director Ang Lee developed an interest in his work, but he is certainly happy Lee chose him to be the "inspirational artist" for the film Life of Pi.
  • Back to nature for answers (Washington Post) - A Canadian medical scientist has moved to China in the hope of discovering a cure for cancer using a mix of Western and Eastern medical practices.
  • Colors of fine jewelry (Washington Post) - Who says fine jewelry is limited to gold and silver? They can be as colorful as flowers. Some fine jewelry makers have created alluring pieces out of precious stones.
  • Hangzhou's drunken cuisine (Washington Post) - Beijing is huge, and sometimes you can find delightful meals in the most unexpected places. Pauline D. Loh explores Haidian district and finds some choice southern offerings.
  • Mercato offers great bites of Italy (Washington Post) - The Italian restaurant Mercato has quite a lot of attractions: a sweeping and spectacular view of the Bund, the chic rustic interior design created by famous architecture studio Neri & Hu, the beautiful Korean American chef Sandy Yoon, and the second restaurant for Michelin-three-star chef Jean Georges in Shanghai.
  • Court upholds verdict of Bo Xilai (Washington Post) - A court in Jinan upheld the verdict of Bo Xilai, who was sentenced to life in prison for bribery, embezzlement and abuse of power in September.
  • Chinese protest UK 'fishing' raids (Washington Post) - When British Chancellor George Osborne and London Mayor Boris Johnson visited China this month and tried to attract more Chinese visitors, they perhaps did not expect what was happening back in London's Chinatown.
  • China and India sign 'landmark' border pact (Washington Post) - China and India made a major step forward in their ties on Wednesday with an agreement on border defense cooperation and measures to promote regional economic integrity.
  • Border agreement to boost ties (Washington Post) - The world's two most populous nations will try to remove a long-term irritant in their relations by signing a border agreement.
  • Hebei, Iowa mark expanding ties (Washington Post) - The state of Iowa and its city of Muscatine have become well-known in China, thanks to Chinese President Xi Jinping's return trip there in February of last year as China's vice-president, which followed his first trip there in 1985 as Party chief of Zhengding county of Hebei province.
  • Canada welcomes Chinese investment (Washington Post) - Canada will continue to welcome Chinese investment and has taken concrete steps to facilitate capital inflow to further strengthen economic interdependence with China, Canadian Governor General David Johnston said on Saturday.

Bài viết đáng chú ý

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu”

Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc chứ không nên nói trong cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.

Ông TBT ĐCSVN : Nguyễn phú Trọng bảo đấy.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/576098/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu.html
23/10/2013 18:41 (GMT + 7)
TTO – “Hoàn hảo”- đã có đại biểu Quốc hội dùng tính từ này khi nhận xét về lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại phiên thảo luận ở tổ sáng 23-10. Nhưng trong phần phát biểu của mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có ý kiến khác.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – Ảnh: Nguyễn Khánh
Tổng bí thư nói: “Dự thảo lần này so với trước được ưu điểm là ngắn gọn, súc tích hơn, nhưng chuẩn xác thì chưa, hay thì lại càng chưa, chưa có sức vang vọng như lời hiệu triệu kêu gọi. Có đại biểu nói lời nói đầu tốt lắm rồi mà tôi thì còn băn khoăn”.
TTO xin ghi lại ý kiến phát biểu thảo luận của Tổng bí thư tại Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội.
Với phương châm cái gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất cao thì chúng ta sửa. Còn nếu chưa rõ, chưa chín, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn và ý kiến còn khác nhau thì chưa nên sửa. Tôi thấy tất cả nội dung lần này đều đáp ứng yêu cầu đó, tôi cũng tán thành.
Ở đây tôi xin góp ý vào lời nói đầu. Cũng có ý kiến đánh giá rất cao, nhưng tôi thấy còn một số điểm cần kiến nghị với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và ban soạn thảo nghiên cứu.
Đã gọi là lời nói đầu, tuy nó ngắn gọn nhưng như một tuyên ngôn, tổng kết cô đúc, khái quát và đặc biệt là phải chuẩn xác. Nếu viết hay, có tính chất như là lời kêu gọi, hiệu triệu thì rất tốt. So với yêu cầu ấy thì dự thảo chưa đạt. Mặc dù ngắn hơn trước, gọn chỉ bằng 2/3 Hiến pháp 1992, tuy nhiên tôi thấy có mấy điểm chưa ổn.
Dự thảo viết: “Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc”. Chỗ này có mấy cái không ổn. “Từ năm 1930…” là ta lấy nguyên văn từ lời nói đầu của Hiến pháp 1992. Ở Hiến pháp hiện hành là liệt kê cả quá trình, bắt đầu từ 1930, còn đây đã viết khái quát tổng hợp rồi mà vẫn giữ kể từ 1930. Đưa điểm này ra tôi sợ rằng các nhà khoa học, lý luận sẽ tranh luận.
Thực tình mà nói vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là cả một quá trình, chứ năm ấy (1930 – PV) tư tưởng cũng còn máy móc giáo điều, trí - phú – địa - hào đào tận gốc – trốc tận rễ hoặc theo tư tưởng quốc tế cộng sản… ta biết rồi.
Thứ hai là theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì (tư tưởng Hồ Chí Minh) lúc ấy chưa hình thành, cũng là cả quá trình. Tới năm 1991, tại Đại hội (Đảng) lần thứ 7 tranh luận mãi, rằng tư tưởng đạo đức tác phong hay là chỉ có đạo đức tác phong hay chỉ tư tưởng, sau kết luận là tư tưởng Hồ Chí Minh, với một hệ thống quan điểm lý luận. Điều đó thì từ 1930 chưa thể có được.
Thứ ba, dự thảo viết “Đảng Cộng sản VN lãnh đạo nhân dân…”, trong khi lời nói đầu Hiến pháp hiện hành hay hơn ở chỗ nhấn mạnh chủ thể là nhân dân: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân VN đã…”. Đây bỏ chủ thể nhân dân, chỉ nói Đảng Cộng sản lãnh đạo thôi là không ổn.
Tôi đề nghị sửa thế này: thay vì nói là “từ 1930”, viết lại thành “trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng” thì chặt chẽ, không ai bắt bẻ được.
Tiếp đó, dự thảo lời nói đầu viết: “Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước”.
“Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới”, tôi thấy hai vế này không đồng đẳng với nhau. Chỉ cần viết là bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế thôi. Chứ nếu đã đề cao sự giúp đỡ “quý báu” ở vế sau thì vế trước cũng phải đề cao ý chí và sức mạnh “to lớn” hoặc “vô địch” của toàn dân tộc thì mới đồng đẳng với nhau.
Cái ý “nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế” thì đúng rồi. Nhưng ý sau “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước” có mấy lỗi.
Lỗi thứ nhất, đây là sự tiếp tục của giai đoạn trước trong cách mạng dân tộc dân chủ. Giai đoạn dân tộc dân chủ đã có xây dựng CNXH rồi khi từ 1960 tại Đại hội (Đảng) 3 chúng ta đã tuyên bố đưa miền Bắc đi lên CNXH chứ đâu phải chỉ tới công cuộc đổi mới mới xây dựng CNXH.
Lỗi thứ hai, xếp xây dựng CNXH và đổi mới đất nước bằng nhau. Xây dựng CNXH thì lại mất cái vế bảo vệ Tổ quốc, rất là thiếu ý và lủng củng chỗ này. Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc chứ không nên nói trong cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.
Cho nên nếu có sửa thì phải nói là “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên CNXH” sẽ chuẩn hơn.
Tôi cũng không hiểu tại sao dự thảo lại viết “thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thêm cái vế “thực hiện chủ quyền của mình” vào, nó gò bó và không chuẩn xác. Sao lại thực hiện chủ quyền của mình? Sao lại thêm cái ý này vào? Lâu nay vẫn nói là độc lập, thống nhất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; chủ quyền, quyền chủ quyền, nhưng là ở phạm trù khác, đặt vào đây thì không phải. Cái chính là phát huy quyền làm chủ của mình.
Lời nói đầu của dự thảo Hiến pháp sửa đổi
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước.
Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đ.TR. ghi

Người dân thất vọng khi Hiến Pháp mới chỉ là ‘bổn cũ soạn lại’ – Họ phản ứng ra sao?


Bs Nguyễn Đan Quế – Đầu năm nay 2013 Quốc hội Ba đình mang hiến pháp 1992 ra nói là để cho dân góp ý sửa chữa. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hốt hoảng vì phản ứng bất ngờ của quần chúng. Điển hình có thể kể: nhóm 72 trí thức đưa ra Dự thảo Hiến Pháp khác có nội dung tiến bộ hơn; và rất nhanh nhiều giới trong xã hội lên tiếng tán đồng.
Tập đoàn cầm quyền lo sợ phản ứng dây chuyền, cho người đến tận nhà tuyên truyền ép dân ký ủng hộ những sửa chữa vá víu cải lương. Nay Nguyễn Sinh Hùng mang ra hội trường Ba đình thông qua cái hiến pháp ‘bổn cũ soạn lại’ ấy, khua chiêng gõ trống nói là đã tham khảo và được nhân dân đồng tình. Độc tài tưởng nói gì dân cũng phải nghe.
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy với tình hình xã hội hiện nay…
*
Người dân Việt Nam đang điên tiết sống dở chết dở vì kinh tế khó khăn, thất nghiệp, bị cướp đất canh tác, lại căm giận vì cộng sản mà mất Hoàng Sa – Trường Sa, nên không quan tâm đến hiến pháp nữa vì có nó cũng như không, mà tiến lên phủ nhận tính hợp pháp của bộ máy cầm quyền vô hiệu năng, đầy rẫy tham nhũng.
Phản kháng đang kết tinh. Tăng mạnh. Sẵn sàng chuyển sang hành động. Thế toàn dân đứng lên đánh đổ độc tài đang bố trí trận địa. Đây là cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, cài răng lược, không có giới tuyến, bất bạo động.
Rất nhanh các lực lượng đấu tranh cho Nhân Quyền và Dân Chủ tại Việt Nam từ các hội đoàn, tổ chức, phong trào, đảng phái độc lập đến những cá nhân trong và ngoài đảng, cả trong nước lẫn ngoài nước ngay lập tức:
(a) dứt khoát tư tưởng không chấp nhận bất cứ hiến pháp nào còn dựa trên chủ nghĩa cộng sản.
(b) hướng thẳng công cuộc đấu tranh vào mục tiêu: Phải bầu Quốc Hội Lập Hiến, để soạn thảo Hiến Pháp Mới Dân Chủ cho Việt Nam.
Quần chúng có sức mạnh rời non lấp biển. Bộ chính trị phải thức thời:
1. Tôn trọng quyền tự do thông tin của người dân. Bãi bỏ nghị định 72 nhằm kiểm duyệt các trang blog cá nhân, bãi bỏ các điều 258, 79, 88 của bộ luật hình sự, dẹp tường lửa ngăn chặn các đài quốc tế tiếng Việt như BBC, RFI, RFA, VOA.
2. Tôn trọng quyền tự do phát biểu của con người.
3. Thả hết tù nhân lương tâm yêu nước.
4. Tôn trọng tự do tôn giáo theo những tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc.
5. Quốc hội phải biết lợi dụng thời cơ nương theo Sức Mạnh Quần Chúng giành lại vị thế là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, bằng cách huỷ bỏ điều 4 hiến pháp.
6. Quốc hội minh định phải Dân Chủ Hoá Việt Nam mới giải quyết được những bế tắc hiện nay của xã hội.
7. Quốc hội thi hành mệnh lệnh của dân tộc là tách đảng cộng sản ra khỏi chính quyền ở mọi cấp mọi ngành từ trung ương đến địa phương.
8. Quốc hội làm nhiệm vụ trung chuyển là soạn thảo và thông qua luật ứng cử và bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng.
9. Bộ máy chính quyền, sau khi loại bỏ đảng cộng sản, sẽ là công cụ hành chính phục vụ bầu Quốc Hội Lập Hiến để thảo Hiến Pháp Mới Dân Chủ cho Việt Nam.
Đó là lộ trình tốt đẹp nhất cho chủ nghĩa cộng sản ra đi.
10-2013

Thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh gửi Lãnh đạo Ðảng về sự lộng quyền của Tổng cục 2

http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/thuong_tuong_nguyen_nam_khanh-91894.jpg
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh
Hà Nội, ngày 17/6/2004

Kính gửi :  
  1. Ban Chấp hành Trung ương đảng
  2. Ðồng chí Tổng bí thư và các đồng chí uỷ viên
  3. Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Bí thư
  4. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá 9
  5. Ðồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá 7, khoá 8

Thưa các đồng chí,

Vụ T4 và các vấn đề của Tổng cục 2 vừa qua đã diễn ra rất nghiêm trọng từ vụ Sáu Sứ (Khoá 6) tiếp đến các vụ khác rất nghiêm trọng trong Khoá 7, Khoá 8 và Khoá 9 hiện nay Nhưng chưa được làm rõ những sai phạm đó và xử lý nghiêm khắc một số lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục 2. Tình hình ấy đang làm cho nhiều đảng viên lo lắng về sự trong sạch vững mạnh của Ðảng ta.

Ðầu tháng 7/2004, Trung ương sẽ họp lần thứ 10. Tôi thấy cần thiết viết thư gửi Ban chấp hành Trung ương, đồng chí Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ban Bí thư về vấn đề T4 và các vấn đề của Tổng cục 2 vừa qua.

Vụ án T4 là một vụ án chính trị đặc biệt nghiêm trọng. Trước đây, trong kháng chiến chống Mỹ, Cục 2 đã đóng góp nhiều thành tích và có truyền thống tốt đẹp. Nhưng hai chục năm nay, có thể nói, từ khi bị khống chế và tự nguyện thực hiện những âm mưu vu khống, Cục 12 (Tổng cục 2) và các lãnh đạo Tổng cục 2, kể từ vụ Xiêm Riệp (năm 1983) và liên tiếp các vụ sau này, đã phạm những sai lầm rất nghiêm trọng và có hệ thống.

Tôi được các Ðại hội Ðảng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khoá 5, khoá 6, khoá 7, được Bộ Chính trị chỉ định làm phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị và sau đó được phân công theo dõi một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ. Với trách nhiệm của mình, tôi được hiểu biết tình hình nói chung và tình hình Ðảng bộ Quân đội nói riêng, đã tham gia sự lãnh đạo chung của Ðảng và sự lãnh đạo tư tưởng, tổ chức, bảo vệ chính trị nội bộ Ðảng Quân đội. Trước hết tôi xin trình bày những đièu tôi đã biết với các đồng chí về Tổng cục 2, vụ T4 và các vụ án khác quan hệ đến Tổng cục 2 để góp phần làm sáng tỏ thêm sự thật và tính chất nguy hại có hệ thống và rất nghiêm trọng của các đồng chí lãnh đạo Tổng cục 2, kể từ khi đồng chí Tư Văn và Vũ Chính , Nguyễn Chí Vịnh nắm cương vị lãnh đạo Tổng cục.

I. Vụ Xiêm Riệp năm 1983

Nguyên nhân dẫn đến vụ Xiêm Riệp (năm 1983) là do cục 12 trước thuộc Cục 2 đã dựng tài liệu, chứng cứ không có thật, dựa theo tin địch, vu oan cho nhiều cán bộ bạn , dùng nhục hình, tra tấn, mớm cung, bức cung, gây ra những đau đớn oan ức cả tinh thần và thể xác cho cán bộ bạn, có đồng chí là cán bộ cao cấp của Ðảng bạn phải tự sát, gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Vụ này, không phải là do một cán bộ (Mạc Lam) mà là từ lãnh đạo của cục 12 (Tư Văn, Vũ Chính). Hồi đó, đồng chí Lê Ðức Anh làm trưởng đoàn chuyên gia tại CamPuChia. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có ý kiến của đồng chí Lê Ðức Anh, nên số cán bộ lãnh đạo của Cục 2 không bị xử lý mà chỉ thi hành kỉ luật đồng chí Mạc Lam, một trợ lý, và tập trung khuyết điểm vào đồng chí Hoá , Tư lệnh phó, Tham mưu trưởng 719 và đồng chí Thanh, Tư lệnh mặt trận 419.

Ðến nay, nhiều đồng chí cán bộ cấp cao, các cán bộ tham gia công tác ở CamPuChia vẫn tiếp tục có ý kiến về vụ Xiêm Riệp, cả đối với các đồng chí lãnh đạo cục 2 và đồng chí Lê Ðức Anh.

II. Vụ Sáu Sứ năm 1991 (vào cuối khoá 6, trước thềm đại hội VII)

Trước Ðại hội 7, tâm trạng cán bộ, cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Ðảng, nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khoá 6. Nhiều ý kiến muốn thay đổi một số Uỷ viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập trung không đồng tình đồng chí Lê Ðức Anh. Ðặc biệt thắc mắc đồng chí Lê Ðức Anh mấy điểm :

- Về lý lịch, đồng chí Anh khai xuất thân là công nhân là không đúng .

- Về ngày vào Ðảng đồng chí Lê Ðức Anh khai không đúng .

- Có một trận phục kích quân Pháp, trong đó có tên chủ đồn điền Pháp (đồn điền mà đồng chí Lê Ðức Anh làm công chức) đồng chí Lê Ðức Anh là người chỉ huy đại đội phục kích, không cho nổ súng. Nhờ đó bọn quân Pháp và cả tên chủ đồn diền (chủ cũ của đồng chí Lê Ðức Anh) thoát chết

- Thái độ đối với bà vợ trước, đồng chí Lê Ðức Anh có thái độ xử sự không đúng tình nghĩa.

Như đồng chí Trường Chinh (được bầu làm Tổng bí thư sau khi đồng chí Lê Duẩn mất) nói : việc cán bộ trung cao cấp và cả nhân dân quan tâm đến nhân sự cao cấp của Ðảng là điều bình thường, nhưng trước tình hình đó, Cục 2 được một sự chỉ đạo nào đó, đã tổ chức, dàn dựng ra vụ Sáu Sứ một cách bài bản, công phu, cấp xe, cấp tiền cho Sáu Sứ ra Hà Nội và trực tiếp chỉ đạo Sáu Sứ gặp một số lãnh đạo, cựu chiến binh, tìm cách khêu gợi và bí mật ghi âm, tất cả 16 cuốn.

Bộ Chính trị khoá 6 tổ chức cho chúng tôi nghe các băng ghi âm đó. Tôi nghe phần nhiều là lời Sáu Sứ và nhiều đoạn ồm ồm không nghe rõ.

Vụ này Cục 2 đã nguỵ tạo tài liệu, dựng chứng cứ giả, nặn thêm tình tiết, làm cho dư luận ngộ nhận là có thật, đánh lừa Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung Ương, thực chất là vu khống đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí TrầnVăn Trà, để thanh trừng nội bộ, hãm hại đồng chí. Nhiều đồng chí trung thực như đồng chí Nguyễn Ðức Tâm, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công, Nguyễn Thanh Bình &và nhiều đồng chí Uỷ viên Trung ương cũng bị những tin tức đó đánh lừa.

Sự vu khống ấy đã dẫn đến sự phân tâm trong Ðảng, trong cán bộ Quân đội, ảnh hưởng rất xấu cho đến ngaỳ nay, gây đau khổ, phẫn uất cho nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài Quân đội.

III. Vụ T 4 là một vụ án chính trị đặc biệt nghiêm trọng

1) Tổng cục2 đã làm một việc hết sức nghiêm trọng là bịa đặt ra một tên có bí danh làT4, đặc tình của Tổng cục 2 nằm trong CIA để đưa tin vu khống chính trị nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao và nhiều cán bộ khác của Ðảng và Nhà nước với hàng trăm bản tin (không kể báo cáo miệng)

2) Nội dung vu khống chính trị là đưa tin CIA đã nắm được hoặc CIA đã tiếp cận được, đã cho người liên hệ, đã chỉ đạo các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Lê Khả Phiêu, Mai Chi Thọ, Trương Tân Sang, Võ Trần Chí, Bùi Thiện Ngộ, Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm, Võ Thị Thắng, Vũ Quốc Hùng, Nguyễn Khánh Toàn (Thứ trưởng Bộ Công An), Phan Diễn, Lê Văn Dũng, Phan Trung Kiên, Võ Viết Thanh, Ðoàn Mạnh Giao.

Vu khống cả một số tướng lĩnh trung thành và kiên cường chiến đấu trong kháng chiến, vu khống cả bản thân tôi.

Các đồng chí đã có các bản tin của Tổng cục 2. Ðề nghị các đồng chí đọc kỹ. Ðối với tôi (Nguyễn Nam Khánh) và đồng chí Nguyễn Huy Chương, Uỷ viên Trung ương Ðảng, đồng chí anh hùng Thượng tướng Nguyễn Chơn, Uỷ viên Trung ương Ðảng, bản tin Tổng cục 2 đưa tin lên lãnh đạo cấp cao :

"Từ trung tâm CIA cho hay : Trong mười ngày gần đây vợ chồng Trần Quốc Thuận, Võ thị Thắng đã tạo ra những liên kết trong bộ máy bảo vệ nền chuyên chính vô sản, đã gặp gỡ thân tình với một số cựu chiến binh thủ cựu trong Ðảng, đó là Trung tướng Nguyễn Huy Chương, Thượng tướng Nam Khánh, Thượng tướng Nguyễn Chơn. Qua lại ăn cơm vói tướng Khánh, tướng Chơn. Hai người này úy lạo mặt tư tưởng cho tướng Khánh, tướng Chơn, phát động một số phong trào kêu gọi cựu chiến binh Mặt trận cấp tiến. Ðồng thời gây sức ép với ông Lê Khả Phiêu về một số đòi hỏi của cựu chiến binh. Nhân dịp kỉ niệm 210 năm ngày Quang Trung đại phá quân Thanh họp bàn bên lề kỉ niệm Quang Trung thành một buổi chất vấn về những yêu sách của cựu chiến binh khu vực miền Trung. Cặp vợ chồng Thuận Thắng đang đà thuận tiện con đường đi sâu vào nội bộ Quân đội và Tổng bí thư Lê Khả Phiêu qua hai vị tướng này" (Bản tin ngày 7/2/1999).

Về đồng chí Võ Nguyên Giáp

Tổng cục 2 đưa tin : (chỉ trích một số).

"Sau Ðại hội 8, CIA chỉ đạo nhóm Z (tức là nhóm Giáp) chủ trương xúc tiến vận động cả quan điểm, tư tưởng và tổ chức nhân sự, lợi dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để loại bỏ chủ nghĩa Mác- LêNin, tách tư tưởng Hồ Chí Minh với tư tưởng Mác LeNin, tạo ra phong trào "dân tộc dân chủ" (Bản tin số 49/96TR ngày 7/7 /1996).

"Ngày 12/7/1997, tại một địa điểm phía Bắc, đại diện CIA Mỹ đã phổ biến chủ trương của Mỹ và Pháp lôi kéo ông Võ Nguyên Giáp.

"Hiện nay theo yêu cầu của CIA thì ông Giáp vẫn đang ngấm ngầm hoạt động, nhất là sau khi có thông tin về cuộc gặp riêng giữa ông và Mac Namara trong cuộc hội thảo "Những cơ hội bị bỏ lỡ", Tại cuộc gặp riêng này, mặc dù có phiên dịch tiếng Anh, nhưng hai bên đã không dùng tiếng Anh mà dùng tiếng Pháp (vì Mac Namara cũng biết tiếng Pháp). Mac Namara mời ông Giáp sang Mỹ dự hội thảo về "Sự kiên Vịnh Bắc Bộ " để phân biệt ai đúng ai sai. Ông Giáp đã trả lời : "Thời cơ chưa chín muồi.

CIA phân tích : "ông Giáp còn phải chuẩn bị dư luận dọn đường ở trong nước rồi mới đi Mỹ" (Bản tin số 167/TR ngày 17 /7/1977).

"Ông Giáp chuẩn bị công bố cho học thuyết của mình (chỉ đạo ông Giàu viết cuốn sách Chủ nghĩa Hồ Chí Minh). Thông qua việc trả lời phóng viên Nhật Bản, ông Giáp đã đưa ra "Chủ nghĩa Xã hội Nhân văn", kích động tư tưởng về một đợt sóng ngầm, bí mật thành lập "Mặt trận cứu nguy dân tộc" (Bản tin số 212/97/ TR ngày 10/9/97).

Tổng cục 2 đưa tin về đồng chí Phạm Văn Ðồng

"Sáng 05/9/97, Phạm Văn Ðồng đã mời một số Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương khoá 4, khoá 5, yêu cầu những người này đứng ra vận động các Uỷ viên Bộ Chính trị, cán bộ đã về hưu chủ yếu là tướng lĩnh Quân đội yêu cầu thay đổi các đồng chí chủ chốt hiện nay (Bản tin số 212/97/TR ngày 10/9/97).

Tin về đồng chí Phan Văn Khải

"Thời kỳ Phan Văn Khải làm Chủ Tịch Thành Phố , Charles Ðức (là người được tên CIA Nguyễn Ngọc Huy, bí thư Ðảng Tân Ðại Việt đánh về miền Nam năm 1973 và phong cho làm Trung ương uỷ viên Phong trào Quốc gia Cấp tiến), đã dùng chuyên cơ đưa Phan Văn Khải đi tham quan các nước Ðông Nam Á. Khi biết Phan Văn Khải được đề bạt ra Trung Ương, Charles Ðức hết lòng cung phụng cho Phan Văn Khải" (Bản tin ngày 10/5/1999).

Tin về đồng chí Trương Tấn Sang

"CIA có nguồn tin từ quốc nội cho hay Bộ Chính trị sẽ loại trừ Trương Tấn Sang sau khi ông ta tổ chức thành công lễ kỷ niệm Sài Gòn 300 năm theo chủ nghĩa dân tộc. Hồ sơ của Tư Sang đã được CIA chuẩn bị cho một vị trí lãnh đạo của phe đối lập trong trường hợp ông ta ra khỏi Bộ Chính trị& CIA hy vọng về sự thành công của Tư Sang trong vai trò lãnh đạo phe đối lập (Bản tin ngày 25/12/98).

"Nhóm Trương Tấn Sang đang có kế hoạch tác động, móc nối lôi kéo để liên kết ông Ngô Xuân Lộc, Nguyễn Khánh Toàn và một số tướng lĩnh Quân đội và Công an, giao chúng nắm giữ các vị trí quan trọng trong Chính phủ Việt Nam từ địa phương đến Trung ương. (Bản tin số 497 ngày 24/3/99).

"Các chuyên gia CIA nhận định một cuộc đảo chính có thể xảy ra vào tháng 7, tháng 8/1999 ở Việt Nam. Vai trò chủ chốt là Trương Tấn Sang và Trần Văn Tạo.

"Tư Sang, Tư Tạo tập trung thu phục phái tù Côn Ðảo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phái này có khả năng trở thành phe phái hợp pháp đối lập trong Ðảng Cộng sản, lấy địa bàn Sài Gòn làm căn cứ".

"Ðã có sự liên kết mới giữa Ngô Xuân Lộc, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Khánh Toàn, Ðoàn Mạnh Giao, Lê Vân Dũng, Phan Trung Kiên, Nguyễn Văn Rop. Việc đảo chính của phe nhóm này sẽ tập trung vào kỳ họp 2 Quốc hội" (Bản tin ngày 2/8/1999)

"Tối 06/1/99 có một cuộc họp do Tư Sang tổ chức, tham dự có Võ Trần Chí, ông Ðặng (giám đốc sở công nghiệp). Ba Ngộ và một nhân vật bí hiểm& Nội dung cuộc họp : Bàn mọi cách bảo vệ vị trí Bí thư thành uỷ cho ông Sang, bằng mọi cách lôi kéo vây cánh để cô lập ông Lê Khả Phiêu và tiến tới thay ông Lê Khả Phiêu bằng một hội nghị bất thường vì ông Phiêu không ủng hộ Thành uỷ và ông Tư Sang.

"Có một sự mưu tính từ một số phe phái chính trị. Trong Ðảng Việt Nam đang mưu tính một cuộc cải cách chính trị, đảo chính chính trị. Có những kế hoạch tuyệt mật trên cơ sỏ báo cáo của Quốc nội do CIA gửi Văn phòng An ninh, Tổng thống. Phe phái chính trị này dự tính sẽ lôi kéo cả ông Lê Khả Phiêu và Phan Văn Khải đứng về phía họ &Lúc bấy giờ Phan Văn Khải và Lê Khả Phiêu cũng phải theo họ vì không còn con đường nào khác. CIA đã chỉ đạo sẽ thực hiện kế hoạch (Bản tin số 223 ngày 19/1/98).

Tin về đồng chí Võ Viết Thanh

"Nguồn tin từ trong đội ngũ cấp cao cho hay ông Võ Viết Thanh đang thông qua một số nhân vật trung gian thân Mỹ để móc nối xin tị nạn chính trị trong sứ quán Mỹ hoặc đi ra nước ngoài" (Bản tin ngày 7/2/1999).

Tin về đồng chí Năm Xuân (Mai Chí Thọ)

"Charles Rey, Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Phố Hồ Chí Minh đến nhà riêng gặp anh Năm Xuân.

Ðây cũng là một hiện tượng không bình thường, ta chưa rõ nội dung cuộc gặp này. Những vụ án ta gọi là kinh tế, đàng sau đều có dính đến chính trị" (Bản tin ngày 5/10/1999).

Từ vụ Sáu Sứ, Cục 2 (hồi đó cục 2 chưa được mang tên là Tổng cục 2) đã có báo cáo "Cảnh báo nhóm Mai Chí Thọ sẽ tiến hành đảo chính"

Tin về đồng chí Võ Thị Thắng

"Nhằm áp đảo những người tố cáo mình, bà Võ Thị Thắng đã tìm cách kết thân với nhiều cán bộ chủ chốt ngành Công An, Nội Chính, Kiểm tra Ðảng, Bảo vệ Chính trị Nội bộ.

Bà Thắng là người tình của Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng Bộ Công An (Bản tin số 218 ngày 21/1/1999).

"T4 tiết lộ Võ Thị Thắng trước đây đã được Phủ Ðặc uỷ tháo răng hàm trên (răng cửa) để thay vào đó răng giả đặc biệt được sử dụng khi cảm thấy hiểm nguy, có thể cắn vỡ răng này sau khi dùng lưỡi đẩy rơi ra, là một liều thuốc độc cực mạnh có thể giúp các điệp viên tự sát" (Bản tin ngày 21/3/1999).

Tin về đồng chí Vũ Quốc Hùng

"CIA đã cho ngươi móc nối Vũ Quốc Hùng vì thấy Vũ Quốc Hùng là Uỷ viên Trung ương Ðảng, có thể được Nguyễn Văn An và một số lão thành giới thiệu vào Bộ Chính trị".

"Hùng đã cho người có quan hệ với CIA biết tin : Phương án định đồng chí Lê Khả Phieu làm Tổng bí thư là không còn, thay vào đó chắc chắn là Nguyễn Văn An (CIA đã nắm được tin này)" (Bản tin số 351/97/TR ngày 17/12/1997).

Tin về đồng chí Phan Diễn

"Phan Diễn có quan hệ phức tạp với một số người Hoa trong nhóm tình báo Trung Quốc. Ðề nghị lãnh đạo thận trọng" (Bản tin số 351/97/TR ngày 17/12/1997).

Tin về đồng chí Nông Ðức Mạnh

"Có tin đồn đồng chí Nông Ðức Mạnh kết nghĩa với Minh Phụng. Tăng Minh phụng đã từng phục vụ cho đồng chí Mạnh và khi y bị bắt, đồng chí Mạnh tỏ ra không đồng tình" (Bản tin số 352/97/TR ngày 17/12/1997).

Tin về đồng chí Nguyễn Minh Triết

"Ðồng chí Triét vẫn tỏ ra tin tưởng Trần Bạch Dằng. Ðồng chí Triét nói : anh Trần Bạch Ðằng là Thủ trưởng của tôi mà còn bị nghi ngờ" (Bản tin số 351/97/TR ngày 17/12/97).

Tin về đông chí Trần Tiến Cung (Thiếu tướng Tổng cục phó Tổng cục 2)

"Trần Tiến Cung cũng là người quan hệ chặt chẽ với nhóm cơ hội chính trị xét lại" (Báo cáo số 1500/20/CB của Tổng cục 2).

Bản tin riêng về địch móc nối vào Viện 108

"Ý đồ của CIA chống phá ta qua ngành y tế rất thâm độc và nguy hiểm. Chúng đã sớm móc nối vào viện 108, CIA đã móc nối được một số giáo sư, và giao cho " Mặt trận dân chủ cấp tiến" chỉ đạo nhóm này. Ðặc biệt là khi chủ tịch Lê Ðức Anh bị ốm, CIA đã chỉ đạo Mặt trận dân chủ cấp tiến ráo riết hoạt động chỉ đạo chặt chẽ lực lượng của chúng tại viện 108 trong quá trình điều trị cho chủ tịch Lê Ðức Anh. Ðáng chú ý gần đây, phát hiện được Phạm Song (nguyên Bộ trưởng Y Tế) có quan hệ với lực lượng cấp tiến. Tuần qua, hai lần Phạm Song gặp một tên trong ban lãnh đạo Mặt trận cấp tiến, tên này là bác sỹ lâu năm và là người của Giáp, y đang trực tiếp chỉ đạo lực lượng của Mặt trận dân chủ cấp tiến tại viện 108 trong việc điều trị cho chủ tịch Lê Ðức Anh. Gần đây phát hiện chúng đã đặt thiết bị nghe trộm. Ngay trong xe của chủ tịch Lê Ðức Anh đã có dấu hiệu đặt thiết bị nghe trộm (Bản tin số 185/96/TR ngày 30/12/96).

Các vấn đề của Tổng cục 2 còn nhiều như tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí, trước đây hoạt động cách mạng, là đã làm tay sai cho địch. Nguyễn Quang Vịnh (người của Tổng cục 2) đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Kế (người của Tổng cục 2) làm parabol để thu tiền bất hợp pháp ; gian lận trong thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Ðảng và Nhà nước. Ðặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Ðảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Ðảng v. v... Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động, và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam (báo chí đã đưa tin nhưng bị ém).

Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà lại bịa ra một cơ sở đặc tình "ma" để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cấp cao từ Tổng bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Ðại tướng, Thượng tướng, uỷ viên Trung ương Ðảng, Bộ trưởng& là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Ðảng. Qua những vụ việc nêu trên, những người lãnh đạo Tổng cục 2 như Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh, đã phản bội truyền thống tốt đẹp của tình báo quân đội trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Không thể viện lý do trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Tổng cục 2 có đóng góp và truyền thông tốt đẹp mà giảm tội cho Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh, những người đã bịa ra cơ sở đặc tình " ma" T4 và các vụ sai phạm khác.

Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Ðảng, phá hoại Ðảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin đó mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp.

Ðó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Ðó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Ðó là vấn đề của toàn Ðảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Ðó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng, và nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Ðảng và chế độ.

Còn nói rằng CIA đang tập trung đánh vào Tổng cục 2, cho nên cần giảm tội là một luận điệu nhằm bao che cho Tổng cục 2. Không thể đồng tình với luận điểm đó, và đó cũng là thủ đoạn của Tổng cục 2 đã làm trước đây khi bắt đầu phát hiện ra vụ T4. Luận điệu nói rằng công an đánh vào Tổng cục 2 cũng là luận điệu giả dối. Rõ ràng, tính chất của vụ T4 là thuộc là thuộc về động cơ và quan điểm chính trị sai lầm, chứ không phải chỉ có thiếu xót trong công tác quản lý giáo dục cán bộ, nhân viên. Do đó, nếu chỉ thi hành kỷ luật ở mức cảnh cáo là không đúng.

IV. Nghị định 96/CP và sự lộng quyền của Tổng cục 2

Trước đây Cục 2 là một cục tình báo quân sự. Sau cuộc " lập công" đầy tội ác với vụ Sáu Sứ và sau những tin giật gân, bịa đặt do cục 2 đưa ra để tự đề cao và để bày tỏ Cục 2 là "người trung thành bảo vệ lãnh đạo nhất". Một đồng chí lãnh đạo cấp cao khoá 7 nói : "Công an chả nắm được gì, chỉ có Cục 2 là nắm được tình hình". Lãnh đạo Cục 2 kiến nghị nâng Cục 2 thành Tổng cục 2., Do nhiều thủ thuật khôn khéo, pháp lệnh tình báo của thường vụ quốc hội ra đời. Tiếp đó là nghị định 96/CP của chính phủ. Trong khoá 7, đồng chí Lê Ðức Anh được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả An ninh, Quốc phòng và Ðối ngoại. Về lãnh đạo quân đội, lúc đầu có ý kiến đề xuất đồng chí Lê Ðức Anh làm bí thư Ðảng uỷ quân sự Trung ương. Nhưng Tổng cục Chính trị không đồng ý, vì không đúng với cơ chế Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành. Do đó, đồng chí Lê Ðức Anh lãnh chức Phó bí thư thứ nhất Ðảng uỷ quân sự trung ương. Ðồng chí Ðoàn Khuê, Bộ trưởng quốc phòng làm phó bí thư. Ðồng chí Ðỗ Mười, theo cơ chế, làm bí thư Ðảng uỷ quân sự trung ương, nhưng trên thực tế, mọi việc chỉ đạo chung và cả điều hành cụ thể công tác quân sự, quốc phòng là đồng chí Lê Ðức Anh. Ðược sự chỉ đạo của đồng chí Lê Ðức Anh, chủ tịch nước, phó bí thư thứ nhất Ðảng uỷ quân sự trung ương, Pháp lệnh tình báo và nghị định 96/CP đã được soạn thảo và chuyển qua quốc hội và chính phủ. Pháp lệnh tình báo do đồng chí Nông Ðức Mạnh, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ký ngày 14/12/96. Nghị định 96/ CP do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 11/9/1997. Ðồng chí Võ Văn Kiệt sau này có nói : "Tôi suy nghĩ mãi hơn 6 tháng mới ký nghị định 96/ CP".

Khoá 7, tôi là uỷ viên trung ương, uỷ viên Ðảng uỷ quân sự trung ương, mà hoàn toàn không được biết về nghị định 96/ CP. Tôi và nhiều đồng chí thông cảm với đồng chí Võ Văn Kiệt. Có lẽ đồng chí Võ Văn Kiệt cũng cảm nhận một số điều không đúng của nghị định 96/ CP, nghị định về tình báo Quốc Phòng, cho nên đồng chí Võ Văn Kiệt thật sự có đắn đo. Tôi cũng thông cảm với đồng chí Nông Ðức Mạnh, lúc đó là Chủ tịch quốc hội. Dưới đây, tôi trình bày một số ý kiến về pháp lệnh tình báo và nghị định 96/CP về tình báo quốc phòng, chủ yếu là về nghị định 96/ CP :

Ðiều 2, chương 1 của pháp lệnh tình báo xác định :

"Lực lượng tình báo Việt nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Ðảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước)

Ðiều 14, chương III quy định :

"Thủ trưởng tình báo thuộc quốc phòng trực tiếp điều hành công tác của lực lượng Tình báo Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm trước Bộ quốc phòng và lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước về mọi mặt trong lĩnh vực công tác của lực lượng tình báo trực thuộc"

Còn nghị định 96/ CP của Thủ tướng chính phủ ở điều I chương I ghi rõ :

"Lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, An ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lý tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của CHXHCNVN, góp phần tham mưu cho Ðảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược".

Ðiều 11, chương 2 của nghị định 96/ CP xác định :

"Ðối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến Nước CHXHCNVN. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe doạ chống lại Ðảng CSVN, Nhà Nước CHXHCNVN".

Ðiều 11, chương 2 của nghị định 96/CP lại giao nhiệm vụ và các quyền hạn :

"Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng trình lên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng nhiệm vụ và kế hoạch trọng yếu dài hạn và hàng năm của công tác tình báo chiến lược".

Ðiều 15, chương 2 :

"Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng được biệt phái cán bộ đến các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật ở trong nước, và ngoài nước có liên quan để thực hiện nhiệm vụ tình báo"

Ðiều 18, chương 2 :

"Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng được thiết lập kênh thông tin liên lạc đặc biệt với lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước"

Ðiều 20, chương 2 :

"Tổng cục tình báo được sử dụng các biện pháp tình báo, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí và công cụ phục vụ cho nhiệm vụ đặc biệt của tình báo"

Ðiều 21, chương2 :

"Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng trong trường hợp cần thiết được sử dụng danh nghĩa và phương tiện làm việc, con dấu hoặc các giấy tờ giao dịch của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội"

Trong việc quy định các mối quan hệ, tuy có nói về mối quan hệ chỉ huy của Bộ Quốc phòng với Tổng cục tình báo, nhưng điều 30 chương 4 lại nói :

"Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng".

Ðiều 30, chương 4 :

"Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo cấp cao của Ðảng và nhà nước về mọi lĩnh vực công tác của lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng".

Còn về tài chính, ngân sách thì như thế nào ?

Ðiều 8, chương I quy định :

"Kinh phí đặc biệt ngoài ngân sách Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ tài chính cấp trực tiếp cho Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng".

Qua nội dung của nghị định 96/CP có thể nhận ra điều gì?

Trong cơ chế nước ta, ai cũng hiểu pháp lệnh thường không phải do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội soạn thảo. Nghị định cũng thường không phải do Văn phòng Thủ tướng soạn thảo mà do " cơ quan chủ quản" đề tài ấy soạn ra.

Nhưng kẻ soạn ra pháp lệnh Tình báo và Nghị định 96/ CP đã khéo léo, bắt đầu từ chỗ xác định "Lực lượng tình báo Việt nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Ðảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước).

Xác định như vậy nghe ra thì rất lập trường, đề cao sự lãnh đạo tuyệt đối, tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ðảng. Nhưng giả định nếu ta đưa ra một khái niệm tương tự : "Lực lượng hậu cần kỹ thuật (hoặc lực lượng pháo binh, lực lượng phòng không khong quân&) đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ" thì nghe có được không ?

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói chung đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ là hoàn toàn đúng. Thế nhưng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và từng bộ phận của lực lượng ấy là hai chủ thể khác nhau trước luật pháp. Tổng cục 2 là một bộ phận của Quân đội nhân dân, nhưng nó không phải là toàn thể Quân đội nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, nhưng khi xác định cơ chế và các mối quan hệ lãnh đạo chỉ huy, của từng bộ phận của Quân đội nhân dân, thì xác định như vậy là không đúng, không chuẩn, không rõ ràng. Những kẻ soạn thảo đã cố tình đưa ra một khái niệm lẫn lộn, đánh đồng Bộ Quốc phòng và Tổng cục tình báo, đánh đồng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ quốc phòng và Tông cục tình báo. Sự pháp quy đó đã bị lợi dụng dẫn đến một sự hiểu lầm : "Tổng cục tình báo cũng đứng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của lãnh đạo cấp cao, ngang hàng với Bộ quốc phòng". Ðó là một kẽ hở rất lớn dẫn đến sự lộng quyền.

Ðể cụ thể hoá pháp lệnh tình báo, những người soạn thảo đã đưa vào nghị định của Thủ tướng Chính phủ những quyền hạn rất rộng cho Tổng cục tình báo Bộ quốc phòng, đặc biệt là ở điều I chương 1.

An ninh Quốc gia là một lĩnh vực rộng lớn và tổng hợp, cho nên công tác tình báo để đảm bảo an ninh quốc gia ở bất kỳ nước nào cũng có nội dung rộng lớn bao gồm toàn diện các lĩnh vực : tình báo chính trị, tình báo tài chính, tình báo thương mại, tình báo khoa học công nghệ, tình báo thông tin, tình báo văn hoá, tình báo ngoại giao, tình báo bảo đảm an ninh nội bộ, công tác phản gián và sử dụng các hình thức tình báo để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.

Ðể thực hiện nhiệm vụ tình báo chiến lược tổng hợp đó, mỗi cơ quan, mỗi ngành có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng cụ thể, và riêng của mình. Nhưng điều 1 Chương I xác định :

"Lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, An ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội" là không đúng. Tình báo Bộ quốc phòng làm nhiệm vụ tình báo quân sự, thực hiện các công tác tình báo để đảm bảo các nhiệm vụ của Bộ quốc phòng. Ðương nhiên nhiệm vụ Bộ quốc phòng có liên quan đến các ngành, các lĩnh vực, nhưng tình báo Bộ quốc phòng không phải là toàn bộ các công tác An ninh Quốc gia.

Tình báo quân sự cần có sự kết hợp chặt chẽ với tình báo các lĩnh vực khác, nhưng nó không được bao trùm, nằm lên trên, ôm đồm, mở rộng ra toàn diện các lĩnh vực. Nó chỉ là và phải là một lực lượng Tình báo chiến lược chuyên trách về quân sự và các nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng. Xin nhấn mạnh chữ một. Phải xác định đúng khung phạm vi chức năng nhiệm vụ của nó.

Từ nhiệm vụ quá rộng bao trùm lên toàn diện các lĩnh vực, cho nên điều 11, chương 2 xác định đối tượng của Tình báo quân sự không chặt chẽ :

"Ðối tượng và mục tiêu của lực lượng Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là những nơi có tin tức, có tài liệu liên quan đến nước CHXHCNVN, trong đó đặc biệt chú ý đén các Quốc gia, tổ chức và cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt đông đe doạ, chống lại Ðảng Cộng sản Việt Nam, Nhà Nước CHXHCNVN". Với điều 11, chương 2 đó thì những nơi mà Tổng cục 2 cho rằng có tin tức, tài liệu liên quan đến nước CHXHCNVN và "đặc biệt chú ý đến các tổ chức và cá nhân trong nước hoạt động đe doạ chống lại Ðảng, Nhà Nước" là Tổng cục có quyền sục vào, có quyền đưa tin, có quyền gài người vào tất cả các địa phương (không trừ huyện nào, tỉnh nào, không trừ một cơ quan nào của Ðảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế, v. v., như Tổng cục 2 đã làm lâu nay.

Cũng từ đó Nghị định 96/CP quy định "Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng trình lên Thường vụ Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Ðảng nhiệm vụ và các kế hoạch trọng yếu dài hạn và hàng năm của công tác Tình báo chiến lược".

Xin lưu ý : cụm từ "của công tác tình báo chiến lược" nghĩa là công tác Tình báo chiến lược nói chung bao trùm. Thế Bộ Công An làm gì? Thế Ðảng uỷ quân sự Trung ương làm gì? Ðề ra như thế là cho Tổng cục 2 qua mặt cả Ðảng uỷ quân sự Trung ương, lên trên cả bộ Công An.

Hơn nữa, Nghị định 96/CP xác định : "Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng dược thiết lập kênh thông tin liên lạc với lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà Nước. " "Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng trong trường hợp cần thiết được sử dụng danh nghĩa và phương tiện làm việc, con dấu các giấy tờ giao dịch của cơ quan Nhà Nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội."

Ngân sách Quốc phòng được Nhà Nước giao cho Bộ Quốc phòng mà Tổng cục 2 là một cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng. VậyTổng cục 2 có nhiệm vụ gì đặc biệt ngoài Quốc phòng mà Bộ trưởng Quốc phòng phải đề nghị Thủ tướng phê duyệt và Bộ Tài chính trực tiếp cấp? Ðiều 20, chương 14 và nhiều điều khác đã để lộ ý định của người soạn thảo đưa ra pháp lệnh này là : Biến Tổng cục 2 thành một cơ quan Tình báo (như kiểu CIA của Mỹ), trùm lên cả cơ quan Tình báo của Bộ Công An, Ban bảo vệ chính trị nội bộ, Cục bảo vệ, Tổng cục chính trị, làm cả đối ngoại và nội bộ.

Công tác bảo vệ nội bộ là do Ban bảo vệ chính trị phụ trách. Công tác An ninh bao gồm cả công tác phản gián phải tập trung vào Bộ Công An, tất nhiên có sự kết hợp giữa thế trận An ninh nhân dân và thế trận Quốc phòng toàn dân. Nhưng không thể tập trung quyền hạn vào Tổng cục 2, để Tổng cục 2 bao trùm lên trên.

Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã có sự lộng quỳên nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và phá hoại đoàn kết nôi bộ, gây chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Ðảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là Tình báo để tiêu tiền, thậm chí tạo ra " cơ sở đặc tình" không có thật để tiêu tiền ("tiền cho T4 mà", ít nhất là 81. 000 đô la, đó là mới phát hiện, còn chưa kể kiểm tra hết được).

Qua việc nắm tình hình khi tôi làm nhiệm vụ, tôi thấy mấy điểm :

1. Quyền hạn Tổng cục 2 quá rộng.

2. Người Tổng cục 2 sử dụng có cả bọn xấu và có cả các phần tử địch xen vào.

3. Nguyên tắc, thủ đoạn, nề nếp làm việc không đúng quy chế, quy định, tin từc không có phối kiểm, đưa gửi tràn lan. Trong công tác Ðảng uỷ thì không thực hiện đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể. Thủ trưởng Tổng cục độc đoán, chuyên quyền.

4. Người của Tổng cục 2 cũng đưa lên mạng nói xấu lãnh đạo Ðảng.

5. Tài chính bất minh.

Vì vậy tôi đề nghị :

- Phải kiểm tra toàn diện Tổng cục 2 cả về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, nề nếp làm việc, hệ lực lượng bao gồm lực lượng cài cắm ở các cơ quan và tài chính.

- Chấm dứt việc cài người của Tổng cục 2 vào các cơ quan Ðảng, Nhà Nước.

- Phải thật sự chấn chỉnh Tổng cục 2 cả tổ chức, cán bộ, lực lượng, nguyên tắc làm việc, cả chính quyền và Ðảng, tài chính, cơ sở vật chất. Không thể để lại ở Tổng cục 2 những cán bộ lãnh đạo vu khống chính trị đã thoái hoá biến chất.

- Quốc hội và Chính phủ phải xem xét lại pháp lệnh Tình báo và nghị định 96/CP, sửa đổi hoặc huỷ Nghị định 96/CP.

Cuối cùng, tôi xin nhắc lại : Ðây là một vụ án chính trị cực kỳ nghiêm trọng, còn nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần vụ Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, liên quan đến mất còn của chế độ XHCN và Tổ Quốc, đến sinh mệnh chính trị, uy tín, hạnh phúc của rất nhiều đồng chí, cả những đồng chí lão thành.

Là một đồng chí được tham gia sự lãnh đạo của Ðảng 15 năm, tham gia lãnh đạo công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Quân đội hơn 20 năm, tôi yêu cầu :

1. Ðồng chí Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Ban chỉ đạo liên ngành phải tiếp tục làm sâu hơn, kỹ hơn, đến nơi đến chốn tính chất nghiêm trọng của vụ T4, vụ Sáu Sứ, vụ đồng chí Võ Viết Thanh và các vụ liên quan.

2. Thông báo cho các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra và các đồng chí Trung ương các khoá. Vì vụ này, kể từ vụ Sáu Sứ đã diễn ra từ khoá 6. Khoá 6 đã bàn giao cho khoá 7, khoá 8 đã bàn giao cho khoá 9.

3. Báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 vụ Sáu Sứ, T4, và các vấn đề của Tổng cục 2. Hồi còn tham gia Trung ương, có lần tôi đã phát biểu : Bộ Chính trị không được phép đặt mình cao hơn Trung ương. Mọi việc quan trọng trong Ðảng đều phải báo cáo với Trung ương để Trung ương thực hiện quyền hạn và chịu trách nhiệm trước toàn Ðảng. Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Ðại hội.

4. Vấn đề này là vấn đề của chế độ, của Tổ Quốc, của dân tộc, của Nhà Nước. Phải xử lý đúng pháp luật của Nhà Nước, đúng theo tinh thần mà các hội nghị Trung ương đã xác định : Ðối với pháp luật thì không trừ một ai, dù người đó ở cương vị gì. Không được xử lý nội bộ những việc liên quan đến pháp luật. Nói đi đôi với làm.

5. Chúng tôi thấy có hiện tượng bao che, ngăn cản làm rõ sự thật, bao che, ngăn cản việc xử lý nghiêm minh các vụ vu khống chính trị do Tổng cục 2 thực hiện, từ vụ Sáu Sứ vu khống đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trần Văn Trà, vụ vu khống chính trị đòng chí Trương Tấn Sang, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, đồng chí Phan Văn Khải, Phan Diễn, Trương Vinh Trọng, Võ Trần Chí, Bùi Thiện Ngộ, Phạm Văn Ðồng, Trần Tiến Cung, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, thường vụ Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, vụ vu khống đồng chí Võ Thị Thắng, vụ vu khống đồng chí Phạm Chánh Trực, Lê Văn Dũng, Lê Khả Phiêu, Phan Trung Kiên vv..., các vụ tung tin về đồng chí Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Trần Ðức Lương, Mai Chí Thọ, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Chơn, Nguyễn Nam Khánh, Tô Ký, Ðồng Văn Cống. vv., các vụ làm tài liệu giả khác, vụ quân báo liên quan đến bè lũ Năm Cam. Không phải chỉ dừng lại ở chỗ minh oan.

Căn cứ vào luật pháp, điều lệ, nguyên tắc Ðảng, quyền dân chủ và quyên kiểm tra của đảng viên tôi yêu cầu phải làm rõ tính chất của tội phạm trừng trị nghiêm khắc cả những kẻ phạm tội và những kẻ bao che ngăn cản bất kể người đó là ai.

Tôi nghĩ rằng nếu đồng chí Tổng bí thư, Nguyên Tổng bí thư, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra, Uỷ viên Ðảng uỷ quân sự Trung ương, các đồng chí nguyên cố vấn, đã biết các vụ này mà muốn cho qua, làm chiếu lệ cũng là bao che, ngăn cản, nói mà không làm.

6. Không được viện cớ giữ ổn định mà không kiên quyết làm. Những vụ án vu khống chính trị do Tổng cục 2 gây nên đã làm mất ổn định chính trị, tạo ra nguy cơ tan rã đảng và mất độc lập chủ quyền, mất chế độ xã hội chủ nghĩa. Phải kiên quyết làm rõ và xử lý nghiêm minh thì mới củng cố và giữ vững ổn định. Nếu không, chính là càng cho mất ổn định thêm. Hiện nay đã có ý kiến cho rằng vin cớ giữ ổn định để không kiên quyết làm tức là bao che ngăn cản.

Xin cảm ơn. Xin chúc các đồng chí Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra sức khỏe.

Xin chúc Trung ương và các đồng chí làm đúng pháp luật, điều lệ và các nghị quyết của Ðảng, thực sự lắng nghe ý kiến của đảng viên nói chung và các cán bộ hiểu biết có liên quan.

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh
(Quê Mẹ)

Dự thảo Hiến pháp sửa đổi mới nhất: Không có lối thoát

Từ khi Hiến pháp được thảo luận sửa đổi, đã có lúc những vấn đề lớn lao được đưa vào dự thảo.

Tuy nhiên, tới nay tất cả nội dung từng có ý kiến khác nhau chỉ còn một phương án - về cơ bản giữ nguyên như Hiến pháp hiện hành.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của QH, thành viên Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp(HP), nói:
+ Nếu trở lại với quan điểm định hướng ban đầu, kể cả nghị quyết của Đảng và của QH thì yêu cầu sửa đổi HP rất cẩn trọng, chặt chẽ. Chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao.

Nhưng khi đưa ra thảo luận thì giới học giả, chuyên gia và xã hội kỳ vọng quá. Tưởng như muốn có những thay đổi ghê gớm, như trở lại quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay đa sở hữu về đất đai, đẩy lên cao tuyệt đối hóa quyền con người… Kỳ vọng ấy thì cũng chính đáng thôi bởi dường như ai cũng thấy trong tổ chức bộ máy, thể chế của chúng ta có gì đó không ổn. Song càng thảo luận, tôi thấy cần bình tĩnh lại. Chúng ta chưa thực sự sẵn sàng cả trong tư duy cả về thực tiễn để làm gì đó lớn lao. Có lẽ, giai đoạn này chỉ làm được vậy thôi.

Lý thuyết thì rất hấp dẫn…

Vậy riêng ông, khi mới tham gia thảo luận HP, có kỳ vọng gì mà nay thấy là không thể?

+ Ông Trần Đình Nhã: Tôi quan tâm nhiều tới cải cách tư pháp từ nhiều năm trước, trong đó rất ủng hộ quan điểm chuyển đổi VKS sang công tố. Vấn đề này sau đó đã được ghi nhận trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Nhưng đi vào nghiên cứu, triển khai và nhất là tới đợt thảo luận HP này càng thấy rõ là khó. Lý thuyết thì rất hấp dẫn nhưng thực tiễn cũng như nhận thức chưa theo kịp. Vậy thì mình cũng phải kiên nhẫn, để mươi năm nữa những vấn đề đã đúng về lý thuyết như thế có thể đủ điều kiện để vận hành trong cuộc sống.

. Có những vấn đề tranh cãi lâu nay như QH có phải là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Chính phủ (CP) chấp hành QH... thì cuối cùng vẫn không có gì thay đổi cả. Tại sao vậy?

+ Đây là chuyện lớn rồi chứ không chỉ là câu chữ “cao nhất” hay “chấp hành”. Chúng ta không thừa nhận tam quyền phân lập, không cho phép lập pháp - hành pháp - tư pháp kiềm chế, đối trọng nhau. Chúng ta khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng lại chưa sẵn sàng để quyền lập hiến thuộc về nhân dân, chưa trao cho dân quyền phúc quyết HP. Như các nước phát triển, quyền lập hiến thuộc về dân hoặc thuộc về QH lập hiến do dân bầu ra thì lúc đó quyền lực các nhánh mới ngang bằng nhau được.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Trương Minh Hoàng phát biểu ý kiến luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 4-6-2013. Ảnh: TTXVN

Còn như hiện tại, QH không chỉ nắm quyền lập pháp mà cả lập hiến. QH tự trao quyền cho mình; quy định và giám sát việc thực hiện quyền hạn của CP, của tòa án. Như thế thì QH là cao nhất, CP phải chấp hành là đúng thôi.

. Nếu nói về quan điểm chỉ đạo thì lần sửa HP này đã được yêu cầu là phải xử lý được vấn đề kiểm soát quyền lực, rồi cần có cả cơ chế bảo hiến... Nhưng ngay cả yêu cầu đó xem ra cũng chưa thực hiện được?

+ Thực ra thì vẫn có kiểm soát quyền lực với hành pháp, tư pháp nhưng kiểm soát quyền lực với lập pháp thì khó thật. Vẫn chưa có cơ chế nào để hành pháp, tư pháp kiểm soát lại lập pháp.

Quá trình thảo luận vừa rồi, nếu lập được Hội đồng HP thì cũng là một cơ chế để kiểm soát lại QH. Qua đó có thể đánh giá lại tính hợp hiến của luật, nghị quyết do QH ban hành - một cơ chế hậu kiểm mà lâu nay vẫn bỏ trống.

Nhưng bàn đi bàn lại thì vẫn thấy khó. Vì đã khẳng định QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất rồi nên Hội đồng HP nếu có vẫn chỉ có thể là một cơ quan tham mưu cho QH thôi. Tức là nếu phát hiện luật, nghị quyết của QH vi hiến thì chỉ có thể kiến nghị QH xem xét lại. Mà như thế cũng khó mà hiệu quả được. Theo cách ấy, cuối kỳ họp trước, khi lấy phiếu thăm dò thì chỉ có 94 đại biểu QH đồng tình lập Hội đồng HP, trong khi có tới 214 đại biểu QH nói không cần lập.
Theo kế hoạch, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được QH biểu quyết thông qua vào sáng 28-11-2013 và có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước công bố. Ảnh: HTD

Chưa chín muồi cho một cuộc cải cách

. Phải chăng việc sửa đổi HP lần này đặt ra khi các điều kiện chưa chín muồi?

+ Có lẽ vậy. Ngay như vấn đề quan hệ giữa trung ương - địa phương, sao cho gọn nhẹ bộ máy, hành chính thống nhất, tăng tự chủ cơ sở, vừa qua ta đã thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường rồi nhưng đi vào HP có thống nhất được đâu. Thành ra dự thảo cuối cùng này xử lý theo cách chỉ hiến định các vấn đề mang tính nguyên tắc, còn tổ chức bộ máy cụ thể, trách nhiệm quyền hạn ở từng cấp ra sao, sẽ tiếp tục tranh luận khi làm luật.

Tương tự, trong quá trình sửa Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) và tiếp đó là HP, khá nhiều ý kiến mong muốn lập Ủy ban quốc gia về PCTN đặt tại QH. Hay đấy, nhưng sao có thể làm được ngay. Cho nên phải bỏ lửng trong HP là QH được quy định tổ chức và hoạt động của “các cơ quan khác”, để sau này nếu cần thiết là làm được ngay, không phải đợi sửa HP.

. HP được đưa ra sửa đổi đúng lúc kinh tế khó khăn, bộc lộ nhiều yếu kém về thể chế. Không ít người cho rằng đây là cơ hội, cải cách HP để khởi động đổi mới lần hai. Ông nghĩ thế nào?

+ Vẫn là kỳ vọng thôi.

Thông thường mà nói, cải cách HP chỉ xảy ra khi có tiền đề cách mạng. Chẳng hạn, công cuộc đổi mới sau Đại hội VI, chúng ta đã chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Về mặt kinh tế, đó là một cuộc cách mạng và đó là tiền đề để có cải cách thể chế thông qua ban hành HP 1992. Từ đó tới nay, đâu có gì mới, đủ lớn nữa đâu...

. Dù sao, cả xã hội đã kỳ vọng vậy rồi. Giờ làm thế nào để giải thích được với cử tri?

+ Khách quan thì cũng phải khẳng định là HP lần này dù chưa có sửa đổi cơ bản nhưng đã là một bước tiến, ít nhất về kỹ thuật lập hiến. Đọc cả bản HP thấy đúng tính chất là văn bản pháp lý, ngôn ngữ hiện đại, đúng tính chất một đạo luật gốc. Ngoài ra, đã có những bổ sung khá quan trọng như quyền con người chẳng hạn, không chỉ được nâng lên thành chương II, mà còn bổ sung một nguyên tắc rất quan trọng: “Chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết...”. Như thế, văn bản dưới luật nếu có điều chỉnh về quyền cơ bản của công dân thì không được lồng ghép những điều khoản mang tính chất hạn chế quyền.

Kỳ vọng, mong muốn thì nhiều nhưng tôi nghĩ cũng như một gia đình vậy. Con cái muốn nhiều thứ lắm nhưng khả năng bố mẹ lo được mức nào thôi.

. Xin cảm ơn ông.
Hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý
Nếu tính cả quá trình chuẩn bị thì chủ trương sửa đổi, bổ sung HP 1992 được chính thức khẳng định tại Đại hội XI của Đảng, tháng 1-2011. Tiếp đó, về mặt nhà nước, kỳ họp QH tháng 8-2011 chính thức ra nghị quyết về những định hướng lớn cho sửa đổi HP và thành lập Ủy ban Dự thảo. Từ đó đến tháng 10-2012, các nhánh quyền lực, các tổ chức, đoàn thể trên cả nước đã tiến hành tổng kết việc thi hành HP 1992, đồng thời Ủy ban Dự thảo chuẩn bị dự thảo HP sửa đổi.
Kỳ họp tháng 10-2012, QH đã thảo luận bản dự thảo HP sửa đổi đầu tiên, trên cơ sở đó, tháng 1-2013, Ủy ban Dự thảo công bố bản dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Đợt tổ chức góp ý cho HP sửa đổi trong hơn bốn tháng sau đó đã trở thành cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, thu hút hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý.
Trên cơ sở ý dân, Ủy ban Dự thảo đã hình thành một số bản dự thảo, trong đó đáng chú ý là bản dự thảo ngày 11-4-2013 với rất nhiều nội dung được thể hiện theo nhiều phương án khác nhau. Đây đều là những vấn đề hệ trọng, như tên nước, cách ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, quyền con người “theo luật” hay theo “pháp luật”, quan hệ QH - CP, Hội đồng HP và quyền giải thích HP… và thậm chí cả cách thức để nhân dân phúc quyết HP.
Tuy nhiên, đến bản dự thảo trình QH tháng 5-2013, hầu hết các nội dung trên trở lại một phương án, không khác nhiều so với HP hiện hành. Đến dự thảo mới nhất trình QH kỳ họp này thì không còn điều khoản nào thể hiện bằng nhiều phương án nữa.
NGHĨA NHÂN
(PLTP)

Trẻ sơ sinh chết vì tiêm nhầm thuốc?

Gia đình một trong các trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine
Gia đình một trong các trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine
Báo trong nước nói ba trẻ sơ sinh tử vong ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, hồi tháng Bảy là do tiêm nhầm thuốc.

Báo Lao Động dẫn nguồn tin riêng nói cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu rằng ba em đã bị tiêm thuốc gây co bóp tử cung thay vì vaccine phòng viêm gan B.

Trong hai ngày 19/7 và 20/7, ba em được cùng một nhân viên y tế tiêm vaccine trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa và tử vong ngay sau đó. Nguyên nhân ban đầu được xác định là sốc phản vệ sau khi tiêm.

Ba bé sơ sinh đều khỏe mạnh bình thường khi chào đời và vụ nói trên đã gây chấn động dư luận.

Báo Lao Động cho hay hôm thứ Sáu 25/10: "Thời điểm tiêm chủng, bệnh viện mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vaccine. Do ở đây, vaccine được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung oxytocin nên thay vì lấy vaccine viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho ba cháu bé".

Nói chuyện với BBC vào sáng thứ Sáu, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, nói ông chưa thể xác nhận điều gì do "chưa nhận được thông tin".

Ông Thành nói: "Hiện vụ này đang được công an điều tra, chúng tôi chưa được thông báo kết quả".

Trước đó, Sở Y tế Quảng Trị đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bác sĩ Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận, đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, để phục vụ công tác điều tra.

Bà Phượng phụ trách ca trực, còn bà Thuận là người trực tiếp tiêm vaccine cho ba trẻ sơ sinh.

Ba em được tiêm ngừa viêm gan B theo chương trình tiêm chủng quốc gia và hoàn toàn miễn phí.
Điều tra sai phạm
Cũng theo nguồn tin của báo Lao Động, việc tiêm nhầm thuốc đã được cơ quan chức năng xác định khi lấy thuốc còn lại trong ống tiêm đã tiêm cho ba trẻ sơ sinh để kiểm tra.

Một ngày sau khi có vụ tử vong bé sơ sinh thứ ba tại Quảng Trị, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác do ông Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương dẫn đầu tới địa phương.

Hôm 22/7 đoàn này kết luận sơ bộ rằng bệnh viện đã mắc lỗi bảo quản vaccine chưa đúng quy định, để cùng sinh phẩm khác, không ghi chép quản lý vaccine hằng ngày; không lưu vỏ, lọ theo quy định, không triển khai tiêm vaccine tại phòng tiêm... nhưng chưa đưa ra được nguyên nhân trực tiếp.

Thời gian gần đây, ngành y tế đã bị vướng vào nhiều vụ việc gây tranh cãi.

Mới nhất là vụ một bác sỹ ngoại khoa của bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, bị cáo buộc đã làm chết một phụ nữ khi thực hiện phẫu thuật thẩ̀m mỹ cho bà này tại thẩm mỹ viện mà ông làm giám đốc.

Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường bị buộc tội đã mang xác nạn nhân vứt xuống sông để phi tang.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện đang tham gia họp Quốc hội, đã lên tiếng bày tỏ sự "khổ tâm" trước vụ việc gây báo động về y đức này và chỉ đạo sở Y tế tại các tỉnh thành thanh kiểm tra tất cả các cơ sở hành nghề thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
(BBC)

Do đâu mạng người như rơm rác?

Chuyện mẹ con sản phụ tử vong ở Thanh Hoá, vụ ném xác bệnh nhân giải phẫu thẩm mỹ xuống sông ở Hà Nội, rồi hôm nay, thêm chuyện bác sĩ bệnh viện đa khoa Bình Phước mắng chửi sản phụ, bỏ mặc để cuối cùng một đứa bé sơ sinh chết oan uổng... là một chuỗi nối dài những sai lầm của hệ thống y tế. Trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng này lại là sinh mạng người dân vô tội.


Cảm giác của mỗi người dân khi bước vào cửa bệnh viện công và các cơ sở khám bệnh tư lúc này là nỗi ám ảnh sinh mạng mình chỉ như rơm như rác.

Khi nghe thông tin về bà mẹ ở Thanh Hoá chết, người ta nghĩ ngay chắc là do bà và người thân không đưa bao thơ tiền lót tay bác sĩ. Nhưng khi cả người phụ nữ xấu số kia đến hút mỡ bụng, bơm ngực trả tới 50 triệu đồng cho tay bác sĩ để rồi xác mình bị ném xuống sông như túi rác, thì thiệt là ác vô biên!

Cụm từ “ác vô biên” trong trường hợp này phần nào cho thấy sự bàng hoàng của dư luận. Người Việt vốn có truyền thống coi trọng thân xác người chết, chuyện mồ yên mả đẹp vốn là ước nguyện thiêng liêng. Trong những vụ án hình sự, chuyện thủ tiêu xác nạn nhân được xem là một yếu tố thủ ác hệ trọng hơn cả hành vi giết người cướp của. Việc một bác sĩ hành nghề y mà ngang nhiên vứt xác bệnh nhân xuống sông là một hành vi thủ ác chưa từng có và không có cơ sở nào để biện minh.

Tất nhiên, rồi đây bản án toà sẽ phán quyết nhưng có lẽ án toà cũng không thể làm rõ được câu hỏi lớn của dư luận: nguyên nhân nào mà tính mạng con người cùng thân xác thiêng liêng của con người bị khinh thường đến vậy!

Thử điểm vài lý do như: tác động từ những vấn nạn xã hội bên ngoài môi trường ngành y, lỗ hổng lớn trong giáo dục y đức ở các trường đào tạo bác sĩ, sự quá tải ở các bệnh viện khiến đội ngũ ngành y căng thẳng đến mức mắc chứng dửng dưng vô trách nhiệm... Nhưng dù có dẫn ra bao nhiêu nguyên nhân đi nữa cũng không thể thuyết phục được dư luận, nếu không nhìn thẳng vào sự thật: một bộ phận không nhỏ trong hệ thống y tế Việt Nam đang coi bệnh nhân như một thứ hàng hoá để kinh doanh thu lợi.

Khi tính mạng bệnh nhân bị những người vô lương nhìn nhận là thị trường với đủ quy luật cung cầu, quảng cáo, tiếp thị... thì hẳn nhiên ai cũng biết tính mạng con người được đối xử ra sao nếu không đáp ứng được lợi ích.

Việc bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông ở Hà Nội khiến dư luận nóng lên, cũng đưa ra một vấn đề: liệu sự quan tâm này có đủ mạnh để thành động lực từng bước chuyển hoá những cái đầu bệnh hoạn, coi bệnh nhân là đối tượng kinh doanh? Nếu giới truyền thông chỉ ồn ào khai thác sự việc theo dạng lá cải hoặc tám chuyện cho bớt tẻ nhạt đề tài... thì chính những cơ quan ngôn luận cũng coi tính mạng bệnh nhân như một đề tài thu lợi.

Một khi dư luận công chính bàng quan dửng dưng với cái ác, tức là đã mở đường theo cách mà cái ác muốn con người và những giá trị luật pháp, văn hoá, đạo đức... phải khuất phục.

Thanh Văn
  (SGTT)

Danlambao 25/10/2013

Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về cáo trạng và phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy


… Một cáo trạng và phiên tòa phán xét dựa trên một điều khoản vi phạm những quy ước quốc tế, đi ngược lại những nguyên lý căn bản của pháp luật, thì không thể kết án bất kỳ một công dân nào. Đối với MLBVN, ngay từ đầu và cả sau phiên tòa xử, Đinh Nhật Uy luôn luôn vô tội.

… Mạng lưới Blogger Việt Nam đề nghị: Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố công dân Nguyễn Phú Trọng đã ”Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức” trong việc vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam: “Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu. Chạy chỗ nào cũng thấy phải có tiền…”, trong khi cho đến nay vẫn không có một tập thể lớn nào bị truy tố và chứng minh bởi luật pháp là họ có tội tham nhũng…

Declaration by the Network of Vietnamese Bloggers on the prosecution and trial of Đinh Nhật Uy

Đề nghị truy tố ông Nguyễn Phú Trọng theo điều 88 và điều 258 Bộ luật Hình sự


Không258 (Danlambao) – Báo Thanh Niên số ra ngày 24/10/2013 cho biết (*): “Trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Phát biểu trên mang tính chất “phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”. Ông Trọng đã đi ngược lại chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Với nhận xét trên ông Trọng đã vứt vào sọt rác tất cả những nghị quyết trung ương của ĐCSVN về mục tiêu, con đường đi lên CNXH của đảng này từ khi thành lập (1930) cho tới nay.

Người dân thất vọng khi Hiến Pháp mới chỉ là ‘bổn cũ soạn lại’ – Họ phản ứng ra sao?


Bs Nguyễn Đan Quế – Đầu năm nay 2013 Quốc hội Ba đình mang hiến pháp 1992 ra nói là để cho dân góp ý sửa chữa. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hốt hoảng vì phản ứng bất ngờ của quần chúng. Điển hình có thể kể: nhóm 72 trí thức đưa ra Dự thảo Hiến Pháp khác có nội dung tiến bộ hơn; và rất nhanh nhiều giới trong xã hội lên tiếng tán đồng.
Tập đoàn cầm quyền lo sợ phản ứng dây chuyền, cho người đến tận nhà tuyên truyền ép dân ký ủng hộ những sửa chữa vá víu cải lương. Nay Nguyễn Sinh Hùng mang ra hội trường Ba đình thông qua cái hiến pháp ‘bổn cũ soạn lại’ ấy, khua chiêng gõ trống nói là đã tham khảo và được nhân dân đồng tình. Độc tài tưởng nói gì dân cũng phải nghe.
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy với tình hình xã hội hiện nay…

10 lý do để nhà cầm quyền xử trắng án cho Đinh Nhật Uy


Châu Văn Thi (Danlambao) – Tôi sẽ đến Long An để đón anh Uy trở về với nhân dân!
Ngày 29/10/2013 tới, tôi sẽ về Long An để chứng kiến phiên xử blogger Đinh Nhật Uy vì tính chất công khai của nó, ngoài ra còn là dịp để giám sát cách hành xử của cơ quan công quyền. Mặc dù biết trước sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng tôi tin phiên tòa này công lý sẽ được thực thi một cách đầy đủ nhất. Tôi tin Đinh Nhật Uy sẽ được xử trắng án và thả tại tòa vì mười lý do sau:

Vì lợi ích muôn năm trồng… CNXH


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Phát huy lời “bác” Quản Trọng dạy “vì lợi ích trăm năm trồng người”, Đảng vì lợi ích muôn năm của Băng tiếp tục bắt Dân xây dựng dài dài Chủ nghĩa Xã hội.
Trong bài phát biểu về Dự thảo sửa đổi hiến pháp, anh Cả Lú tuyên bố: “… xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” 
Ai chứ Tổng Bí thư đảng CS đã nói “dài” là chắc chắn phải dààààààiiiiii, nói “chưa” là bắt buộc chưưưưaaaaaaa, vì ý đảng là ý… đố thằng con dân nào cự nự. Điều 258 Bộ luật Hình sự của đảng ngồi chò hỏ trên đầu Hiến Pháp nước CHXHCNCC còn lồng lộng hơn thiên la địa võng.

Thư gửi chị Táo Y tế


Ối chao chị Táo Y tế ơi
Em sợ quân của chị lắm rồi
Cái nghề vốn cứu nhân độ thế
Mà đụng vào đâu cũng chết người!

“Điểm nghẽn” của ông Nguyễn Sinh Hùng và sự cảnh giác…


Vũ Bất Khuất (Danlambao) – Trong bài viết “Cảnh giác trước lời kêu gọi “tạm dừng” sửa đổi Hiến pháp” của Nguyễn Văn Minh đăng trên báo QDND ngày CN 20.10.2013 đã khẳng định một cách hàm hồ rằng: “Với bản Hiến pháp cần có hiện nay, nó không chỉ là bản tổng kết thành quả cách mạng mà còn đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng cho chặng đường tiếp theo của đất nước, thể hiện rõ tính cương lĩnh của “đạo luật số 1 quốc gia”. Mà với đất nước ta hiện nay, con đường được lựa chọn vẫn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng, Bác Hồ và toàn dân ta đã lựa chọn, không có con đường nào khác.”

Chúng ta phải làm gì? (kỳ 5) – Phải có một liên minh


Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Để đấu tranh với cộng sản độc tài và trong tay có nhiều súng đạn chúng ta cần phải có một tổ chức. Trước hết tổ chức đó phải là một tổ chức độc lập với cộng sản và phải biết lách luật của cộng sản để có thể hình thành. Dẫu biết rằng cộng sản luôn không tôn trọng pháp luật của chính mình nhưng chúng ta cũng lợi dụng về vấn đề nhân quyền cũng như hiến pháp cộng sản để ép chúng phải chịu.

Truy tố trưởng trại tù thời Cộng sản


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – 24/10/2013, Viện Công tố Rumani thông báo quyết định truy tố về tội “diệt chủng” đối với ông Ioan Ficior, trưởng một trại cải tạo thời Cộng sản, nơi mà cả trăm nhà đối lập chống chế độ CS Rumani đã bỏ mạng cách đây 50 năm (1)

Mạng lưới Blogger Việt Nam lên án việc truy tố Đinh Nhật Uy


“Nếu truy tố Đinh Nhật Uy về điều 258 với những lý do như nêu trong cáo trạng thì các thành viên trong Mạng lưới Blogger đề nghị truy tố luôn những thành viên trong Mạng lưới vì chúng tôi cũng có những hành vi tương tự Uy như sử dụng blog hay mạng xã hội để bày tỏ quan điểm và cũng mặc áo với biểu tượng NO-U như Uy.” – Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Đinh Nhật Uy, Facebook và Điều 258


Hành Nhân – Vào ngày 29/10 sắp tới, Đinh Nhật Uy sẽ là người đầu tiên trên thế giới bị đem ra xét xử chỉ vì những cáo buộc liên quan đến việc sử dụng trang mạng xã hội Facebook. Đây cũng chính là phiên tòa mở màn cho chiến dịch xét xử các blogger vi phạm điều 258 của Bộ luật Hình sự. Trong số 3 blogger bị bắt từ tháng 5 vì điều 258, Uy bị bắt sau cùng nhưng lại được xét xử đầu tiên (hai blogger khác là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào).

Thư của bà Kim Liên, Mẹ Uy-Kha gửi ông Mark Zuckerberg của Facebook


Kính gởi Ông Mark Zuckeberg.
Địa chỉ: 1601 Willow Road Mento Park. CA 94025. USA
Tôi là Mẹ của Đinh Nhật Uy , người mà 29-10 này sẽ ra tòa, và lần đầu tiên vụ án nầy có liên quan tới trang FB của ông.

Hiến pháp mới: Lãng nhách – giáo điều – lạc hậu


Phạm Trần (Danlambao) – Quốc Hội Cộng sản Việt Nam dự kiến biểu quyết Hiến pháp sửa đổi 1992 vào ngày 28/11, sau 2 đợt “được gọi là lấy ý kiến toàn dân” từ 2/1 đến 30/9/2013, 2 kỳ họp Quốc hội và hàng chục hội nghị, hội thảo, tọa đàm từ trung ương xuống địa phương tốn phí không biết bao nhiêu tiền của dân.
Tuy nhiên tất cả những kỳ vọng vào một thời cơ vàng cho đất nước thăng hoa, dân trí mở mang tiến lên cùng các dân tộc văn minh đã tiêu tan trong chớp mắt, bị chết non ngay khi chưa thành hình bởi một thiểu số lãnh đạo bảo thủ, có quyền sinh sát tuyệt đối và tham vọng quyền bính do Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cầm đầu.

Đau đớn & xót xa!?


Nguyên Anh (Danlambao) – Đọc một bài báo nói về cái khổ tâm của chị Tiến Bộ trưởng bộ y ai cũng phì cười… Tại sao chị lại khổ tâm?
Chị cho biết: “Đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt y đức trong thời gian qua có sự báo động rất lớn, chúng tôi cảm thấy rất đau đớn, xót xa”.

Ông Đoàn Văn Diên, cha của tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương bị công an bắt giữ


Dân Làm Báo – Sáng nay, 24/10/2013, blogger Phạm Thanh Nghiên nhận được điện thoại từ bà Hồ Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Diên và cũng là mẹ của tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương. Bà cho biết, sáng nay ông Đoàn Văn Diên báo cho bà phải đi làm việc với CA tỉnh Đồng Nai. Trước khi đi, ông có dặn bà “nếu 11 giờ trưa không thấy tôi về thì gọi cho Phạm Thanh Nghiên báo tin”. Trưa nay, đã quá 12 giờ, bà Hồ Thị Thương đã nhiều lần gọi điện cho chồng nhưng không thể liên lạc được với chồng.

Cộng Sản Việt Nam cần học gì ở Chaebol?


Le Nguyen (Danlambao)Nhìn vào các hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước, phải chăng đảng cộng sản Việt Nam lấy ý tưởng hay nói cách khác là “cóp nhặt” mô hình Chaebol, tên gọi các tập đoàn kinh tế chủ chốt xây dựng, phát triển Hàn Quốc sau cuộc chiến Nam-Bắc Hàn. Mô hình xây dựng, phát triển Chaebol đã giúp Nam Hàn cất cánh trở thành nước công nghiệp hàng đầu Châu Á chỉ vài chục năm ở thế kỷ trước và đã “lột xác” trở thành đối thủ cạnh tranh kinh tế đáng gờm trong nền kinh tế tự do của thời đại toàn cầu hóa hiện nay…

Ngừng thông qua Hiến Pháp là mệnh lệnh của Nhân Dân!


Nhà báo Châu Thành (Danlambao) – Tình hình cuối những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, nước ta bị Trung cộng o ép đe dọa, thậm chí trắng trợn cho quân đánh chiếm một số hòn đảo của ta tại quần đảo Trường Sa, đảng cộng sản Việt Nam buộc phải ngã hẳn theo Liên xô để được bảo trợ. Hiến pháp năm 1992 do đảng cộng sản Việt Nam soạn thảo theo mẫu y hệt hiến pháp Liên xô và tự động áp đặt trên đầu nhân dân Việt Nam quyền cai trị độc tài tuyệt đối của đảng.

Người bị còng tay khi bác sỹ khám bệnh


(Nhân sinh nhật 64 nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa)
Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) – Nghĩ rằng mình đã già: “Tuổi già giọt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan” nhưng hình như máu lại sôi lên và tôi đã không thể kìm lời chửi rủa “Thật là khốn nạn hơn cả dã thú!”.
Hôm ấy, chị Nga chùi nước mắt kể với tôi: Vì bị giam cầm khổ ải, chồng chị bị trĩ rất nặng, đứng ngồi, đi lại khó khăn, đêm nằm đau đớn, chị phải kêu nài mãi nhà tù mới cho chồng chị đi khám bệnh. Công an đưa chồng chị đến bệnh viện. Trong lúc khám bệnh và xét nghiệm, tay anh vẫn bị còng. Chỉ đến khi lên bàn mổ còng mới được tháo. Tuy nhiên ngay vài tiếng sau khi mổ, người ta lại mang đến giường bệnh một bộ cùm đòi xíềng người bệnh vào giường.

Côn an bắt bớ Bà con dân tộc H’Mong giữa đêm khuya


Dân Làm BáoCập nhật lúc 15h – Thứ Năm, 24.10.2013
Như thông tin Dân Làm Báo đã đưa sáng nay, đêm khuya 23, rạng sáng 24/10/2013, CA đã huy động một lực lượng rất hùng hậu đến vườn hoa Lý Tự Trọng, nơi hàng trăm đồng bào dân tộc phía bắc từ 4 tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Cạn xuống Hà Nội khiếu kiện đất đai dựng lều bạt để ngủ qua đêm. Lợi dụng đêm tối, họ dùng vũ lực bắt ép bà con lên xe, đánh đập dã man và thu giữ mọi đồ đạc của bà con ở đó. Rất nhiều vật dụng như nồi niêu, xong chảo và một số lương thực của bà con được những nhà hảo tâm ở Hà Nội quyên góp giúp đỡ đã bị CAP Thụy Khuê, Ba Đình cướp giật mang lên xe đi mất.
Theo thông tin bà con báo, nhà cầm quyền đã bắt buộc lên 3 chiếc xe ô tô và chở đi nhiều nơi khác nhau.

Hành trình tôi trở thành “phản động”


Lê Thu Hà – Tôi, một công dân đầu 8x, thế hệ mà người ta thường khôi hài, mỉa mai gọi đó là sản phẩm lỗi của xã hội, của nền giáo dục dưới một thứ chủ nghĩa hoang tưởng, phi thực tế. Tôi, như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, hồn nhiên lớn, hồn nhiên sống, hồn nhiên yêu đời, yêu quê hương với những lý tưởng sục sôi dưới mái trường XHCN.

Để kết tội bác sĩ Tường: Phải tìm bằng được xác nạn nhân

bs4

Mấy ngày qua, dư luận chưa hết bàng hoàng về vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) vứt xác bệnh nhân của mình xuống sông để phi tang. Trên các diễn đàn báo chí, mở ra nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về tội danh của vị bác sĩ này.

Hiện cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án về hành vi giết người, không tố giác tội phạm và che dấu tội phạm, vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can. Quyết định khởi tố vụ án hình sự cũng có thể được thay đổi, bổ sung cho phù hợp với hành vi phạm tội hoặc có một tội phạm khác.

Trong vụ án này, các tội danh sau đây được quy định tại Bộ luật Hình sự (BLHS) có thể được áp dụng:

Tội kinh doanh trái phép (Điều 159)

Theo thông tin mà báo chí phản ánh thì thẩm mỹ viện của bác sĩ Tường chưa có giấy phép kinh doanh và nếu gói dịch vụ mà cơ sở này cung cấp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc vị bác sĩ này đã từng bị phạt hành chính về một trong các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, trốn thuế… thì vị bác sĩ này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi kinh doanh trái phép. Mức hình phạt cao nhất của tội danh này là 2 năm tù.

Tội giết người (Điều 93)

Tội giết người có được áp dụng hay không là điều được dư luận quan tâm nhất. Trong trường hợp này, nếu giả thiết nạn nhân vẫn còn sống hoặc chết lâm sàng trước khi bị vứt xuống sông thì chắc chắn bác sĩ Tường và đồng phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người. Để biết chắc chắn tội danh này có được áp dụng hay không phải căn cứ vào kết quả khám nghiệm tử thi và giám định pháp y. Tuy nhiên, hiện xác nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy.

Tội che giấu tội phạm (Điều 313)

Hành vi che giấu tội phạm chỉ áp dụng cho một số tội phạm, trong đó có tội giết người. Nếu bác sĩ Tường bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người thì những người liên quan (nhân viên thẩm mỹ viện và gia đình vị bác sĩ) có thể bị truy cứu trách nhiệm về hành vi che giấu tội phạm.

Tội không tố giác tội phạm (Điều 314)

Tương tự như hành vi che giấu tội phạm, nếu những người liên quan biết bác sĩ Tường chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện hành vi giết người (tức biết còn sống mà vẫn vứt bệnh nhân xuống sông) thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm.

Trong trường hợp này, hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm chỉ được áp dụng khi bác sĩ Tường bị truy cứu về hành vi giết người. Trong thực tiễn, hai hành vi này thường đi liền với nhau, và nếu có thì chỉ áp dụng một hành vi.

Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi thường được thực hiện dưới hình thức không hành động, không làm một việc mà pháp luật buộc phải làm.

Hành vi che giấu tội phạm thường được thực hiện dưới hình thức hành động, làm một việc mà pháp luật ngăn cấm như chứa chấp người phạm tội, che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm, cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99) và tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242).

Nếu giả thiết bệnh nhân đã chết trước khi bị vứt xác xuống sông thì bác sĩ Tường chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự một trong hai tội danh này.

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người cần làm rõ và xác định được bác sĩ Tường vi phạm quy tắc nghề nghiệp gì, quy định trong văn bản nào. Nếu không xác định được thì không truy cứu hành vi này. Còn hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh được hiểu là hành vi vi phạm các quy định về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như không có bằng cấp, giấy phép kinh doanh…

Trong trường hợp bác sĩ Tường, nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh là phù hợp hơn. Anh ta có thể bị truy cứu theo Khoản 3, phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, mức hình phạt được áp dụng từ 5 năm đến 10 năm tù.

Tình tiết bác sĩ Tường cùng nhân viên bảo vệ vứt xác bệnh nhân xuống sông để phi tang là tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm O Khoản 1 Điều 48 BLHS, tức có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm. Khi lượng hình, tình tiết này sẽ làm nặng hơn mức hình phạt dành cho bị cáo.
Luật sư Phạm Kiều Hưng(Đoàn Luật sư TP.HCM)
(Một Thế giới)

Thế mạnh gục ngã: kẻ đứt chân, người bán thân

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/146282/the-manh-guc-nga–ke-dut-chan–nguoi-ban-than.html
Qua cơn khủng hoảng, không ít các ông lớn đầu các ngành thế mạnh của Việt Nam vẫn đang ngập trong khó khăn, nợ đè, đầu ra tắc khiến cho các đại gia một thời chưa tìm thấy lối ra. Thế cùng khó khăn, nhiều  DN hoành trang một thời đã không còn đứng vững khi mất đi chân trụ của mình, thê thảm hơn, có DN đã phải bán mình cho nước ngoài.
Chết trên thế mạnh
Tập đoàn Thái Hòa (THV) của chủ tịch Nguyễn Văn An hồi tháng 7/2013 đã bị hủy niêm yết cổ phiếu do lỗ lũy kế 2012 vượt quá vốn điều lệ thực góp. THV đang hoạt động trong lĩnh vực thế mạnh của nền kinh tế nhưng lại đói doanh thu (6 tháng đầu năm chưa đầy 1 tỷ đồng), tồn kho chất đống và có lẽ đang là tâm điểm chú ý của các ngân hàng.
Với Gỗ Trường Thành (TTF), ông trùm gỗ Việt cũng đang ở trong tình trạng mấp mé phá sản, thiếu tiền trầm trọng, lợi nhuận không thấy đâu trong khi vẫn đang nợ cả chục ngân hàng số tiền lên tới trên 1.000 tỷ đồng, cao gần gấp đôi quy mô vốn của DN. Là một ông trùm trong lĩnh vực gỗ nhưng ông Thành đang phải cắm rất nhiều tài sản cho các khoản vay nợ của công ty.
Thái Hòa, Bình An, Trường Thành, đại gia, đầu ngành, Diệu Hiền

Sự bết bát của ông lớn cà phê Nguyễn Văn An, ông trùm ngành gỗ Trường Thành hay sự thua lỗ triền miên của các DN vận tải tàu biển… đang cho thấy một thực trạng đáng buồn của các ngành vốn được coi là thế mạnh của nền kinh tế Việt.
Nhìn vào tình hình tài chính của các “ông lớn” nói trên nhiều NĐT không biết các DN này sẽ thoát khỏi vũng bùn lầy bằng cách nào bởi nợ quá lớn, doanh thu và lợi nhuận ảm đạm. Sự thất vọng của giới đầu tư được phản ánh phần nào qua giá cổ phiếu của các đơn vị này. Tính đến ngày cuối cùng trước khi bị hủy niêm yết bắt buộc THV có giá 400 đồng/cp (so với mệnh giá 10.000 đồng); Vận tải biển VSP đang có giá 1.500 đồng; TTF và HT1 khá hơn ở mức 5.200 đồng và 4.900 đồng/cp…
Thủy sản, dệt may, cà phê, gỗ, xi măng… được xem là thế mạnh của Việt NamTuy nhiên, điều đáng buồn là không ít các DN đứng đầu trong các ngành này chưa kịp lớn mạnh trở thành các DN tầm trung trong khu vực thì đã đối mặt với phá sản và tới giờ vẫn đang vật lộn trong vũng bùn khó khăn.
Ông lớn lỗ to, nợ khủng
K ết quả kinh doanh quý III và 9 tháng năm 2013 của Xi Măng Hà Tiên 1 (HT1) khá buồn với quý thua lỗ đầu tiên trong gần 2 năm qua. Quý III/2013 DN này lỗ hơn 72,5 tỷ đồng sau khi lãi rất khiêm tốn trong 2 quý trước đó. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, HT1 vẫn lỗ hơn 70 tỷ đồng.
Việc HT1 lỗ là điều không bất ngờ, khi đại gia xi măng này đã gặp khó khăn trong một khoảng thời gian rất dài bởi khối nợ khổng lồ trên vai.
Tính tới cuối tháng 9/2013, HT1 có số vay và nợ ngắn dài hạn lên tới gần 10.000 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với quy mô vốn chưa tới 2.000 tỷ đồng của DN này.
Tổng nợ ở mức nửa tỷ USD như vậy là nguyên nhân chính kéo DN này xuống bùn lầy bởi cho dù lãi suất ngân hàng đã giảm mạnh nhưng riêng trong quý III/2013 HT1 vẫn phải chi gần 178 tỷ đồng trả lãi vay. Con số này cho cả 3 quý đầu năm là gần 605 tỷ đồng, ngốn phần lớn lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Thái Hòa, Bình An, Trường Thành, đại gia, đầu ngành, Diệu Hiền

Bên cạnh đó, HT1 còn lỗ do chênh lệch tỷ giá lên tới gần 120 tỷ đồng trong quý III với một số khoản vay bằng ngoại tệ.
Cũng như HT1, nhiều DN trong các ngành thế mạnh và mũi nhọn của Việt Nam như thủy sản, cà phê, gỗ, cao su, vận tải biển… vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
CTCP Thủy Hải Sản Việt Nhật (VNH) vừa công bố quý III/2013 lãi gần 7 tỷ đồng nhưng phần lớn là nhờ do công ty chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn (thu về 6,43 tỷ đồng). Trước đó, VNH lỗ 3 quý liên tục với lũy kế lên tới 26 tỷ đồng và cổ phiếu này đang trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau kiểm toán năm 2012 âm. Công ty Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau (CMX) trong 9 tháng chỉ lãi gần 2,3 tỷ đồng, bằng 15% kế hoạch. Cổ phiếu này đang trong diện cảnh báo do vi phạm công bố thông tin.
Trước đó, giới đầu tư chứng kiến rất nhiều đại gia thủy sản như Phương Nam, Bianfishco, Đông Nam, Thiên Mã… vỡ nợ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, đứng trước bờ vực phá sản, rồi sau đó phải tái cơ cấu…
Làn sóng đổ vỡ và suy yếu của các DN trong các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh thuộc tốp đầu của Việt Nam cho thấy sự yếu kém của chính các DN trong nước và cũng là sự yếu kém của nền kinh tế nói chung. Sự đổ vỡ của rất nhiều DN trong các ngành thủy sản, cà phê, gỗ… việc mất thị phần trong các lĩnh vực phân phối, bán lẻ ngay thị trường nội địa thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Nhiều DN đầu các ngành có lợi thế đang đánh mất chính sức mạnh của mình do vay nợ quá nhiều, đầu tư dàn trải, phát triển nóng vội.
Gần đây, nhiều DN nước ngoài đã thâm nhập và thống trị nhiều ngành kinh doanh trong nước. Các ông lớn ngoại cũng đang nhắm tới một số ngành thế mạnh của Việt Nam như đại gia Indonesia bỏ gần 5.000 tỷ đồng thâu tóm Xi măng Thăng Long hay ông lớn Thái SCG mua gạch Prime.
Sự suy yếu của các ông lớn nội và sức bành trướng mạnh mẽ của các DN lớn ngoại ở nhiều lĩnh vực đang gây ra những lo ngại rất lớn về sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là mỗi khi có cuộc khủng hoảng kéo qua như thời gian vừa qua.
Mạnh Hà

Đề nghị truy tố ông Nguyễn Phú Trọng theo điều 88 và điều 258 Bộ luật Hình sự

Không258 (Danlambao) - Báo Thanh Niên số ra ngày 24/10/2013 cho biết (*): "Trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa."
Phát biểu trên mang tính chất "phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân". Ông Trọng đã đi ngược lại chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Với nhận xét trên ông Trọng đã vứt vào sọt rác tất cả những nghị quyết trung ương của ĐCSVN về mục tiêu, con đường đi lên CNXH của đảng này từ khi thành lập (1930) cho tới nay.
Phải nói rằng ông Trọng đã rất phản động khi nói rằng "không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Bởi điều này không khác gì so với việc nhận xét con đường đi lên CNXH là hoang đường, mù mịt, không có đâu, đừng đi tìm làm gì cho mất thời gian. 
Rất nhanh chóng, một làn sóng hưởng ứng lẫn phản đối ý kiến của ông Trọng lan rộng khắp nơi. Bởi nó như quả đấm thép đấm thẳng vào miệng của những đại biểu Quốc hội đang họp tại Hà Nội cũng như vào mặt các vị lão thành cách mạng, các đảng viên trung kiên bất khuất. 
Bằng câu nói trên, ông Trọng đã chính thức khai tử CNXH ở Việt Nam. Ông Trọng đã khiến cho toàn dân tộc phẫn nộ khi phát hiện ra đã bị ĐCSVN lừa dối từ đời cụ kị cha ông rằng "hy sinh vì một thiên đường CNXH của toàn dân là sự hy sinh to lớn không gì sánh được".
Đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an phải truy tố ông Trọng theo:
Khoản b, mục 1, điều 88, Bộ luật Hình sự về tội: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
Và mục 1, điều 258, Bộ luật Hình sự về:
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Các đồng chí đảng viên đảng CSVN có hoang mang không khi chính Tổng Bí thư của đảng mà các đồng chí đang là thành viên phát biểu như trên?
Và để khẳng định lập trường cũng như ý chí kiên định tiến lên CNXH, hãy truy tố ông Nguyễn Phú Trọng.
____________________________________

ĐI VỀ ĐÂU?

Phạm tây Sơn FB

Gần 50 năm trước tôi có đọc cuốn “Bí danh” của Ông Lâm ngữ Đường , Ông nói rằng chủ nghĩa Cọng sản là một vec tơ ,còn chủ nghĩa Xã hội như một cái lò xo lấy vec tơ là tâm , cho nên cái Lò xo cứ chạy vòng quanh cái vec tơ mãi ,không bao giờ hai cái này gặp nhau.
Nay có sự hiện diện thực tế của CNCS được nhiều thủ lãnh CS thực thi thực tế trên Trái đất này gần cả trăm năm , nhưng đã thất bại thảm hại- Không thất bại sao mà 2 nơi có các tổ sư CS sinh ra là Nga sô và Đông Đức xụm bà chè? Kéo theo một số Quốc gia đàn em cũng thành mấy khói , mới lưng chưa nửa đường để mong thực hiện cái ảo tưởng lên “thiên đường CS”?!
Còn lại mấy ông Trung cộng ,Cu ba , Bắc hàn, Việt nam phải đổi mới thay cũ?- Mới gì nào?
Trung cộng thì “nền kinh tế theo bản sắc Trung hoa”.
Bắc hàn thì “tất cả đều xuống ruộng để mà thụt hỏa tiễn”
Cu ba cũng chỉ là ba mớ , sáng đúng chiều sai ngày mai lại đúng, không đâu ra đâu
Việt nam thì siêu hơn và cao tay hơn các Quốc gia trên : “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” ,đố tay kinh tế gia nào trên Thế giới ,kể cả những Ông KTG từng đoạt giải Nô Ben kinh tế giải thích được là cái giống gì!
Tât cả thất bại và sinh ra những hậu quả thê thảm cho xã hội mà người Dân ở xã hội đó lãnh đủ là do cái ảo tưởng “thiên đường”.
Luôn tham lam, sợ mất quyền lực để thống trị xã hội , nên luôn muốn điều khiển mọi thứ trong sinh hoạt con người theo những gì mà những người CS nắm giữ quyền lực- Thay cũ đổi mới luôn liền miệng mà vẫn không buông bàn tay sắt , cho nên mới lúng túng như gà mắc tóc không có lối thoát , rồi càng sợ mất quyền lực càng làm càng ,càng đàn áp bóc lột Người Dân bị cai trị càng tàn bạo hơn- Cọng sản đã nói “ trong xã hội của một Đất nước mà người Dân nghèo khó, khổ cực nhiều…mà có số ít người giàu có (Địa chủ và Tư bản tư sản) là do bọn chúng bóc lột Nhân Dân mà có” – Chí lý, đến nay không hề sai.
Trung cộng và Việt nam xuất hiện danh từ “Tư bản đỏ” , Bắc hàn thì dòng họ nhà Kim sống còn hơn vua chúa thời Quân chủ phong kiến ,trong khi hàng năm người Dân phải chết đói và ở chỗ nào có họp hành mà có mặt là có “làm tiền”, những Quốc gia khác viện trợ cho Bắc hàn chỉ để cho họ thụt hỏa tiễn hăm dọa Thế giới hòng kiếm chác tiếp!.
Trung cộng thú nhận trong năm 2911 có đến cả bầy cán bộ chạy ra Ngoại quốc mang theo cả 50 tỉ Đô la , tết rồi cả đám đi du lịch ngoại quốc không về, không lẽ họ chạy tay không?…-Đám quan chức từ to tới nhỏ do “có tiền” thừa mứa nên ăn chơi thả cửa , gái gung cổi truồng , mê đồng hồ Tư bản , một quan chức cấp xã mà có đến 11 biệt thự …từ chỗ tranh ăn nên mới lộ ,chớ thằng nào kết bè kỹ khó mà lộ – Nhìn lại Người Dân Trung hoa , đa số Nông Dân và lực lượng lao động làm thuê mà gọi cho đẹp là “Giai cấp Công nhân” như thế nào?
Cu ba cũng vậy, xem thử Người Dân Cu ba sống như thế nào ,họ Castro cầm quyền mấy mươi năm sống ra sao? – Đến nỗi có một người Chị Em chạy sang sống với tên “Đế quốc đầu sỏ” mà phải từ bỏ quê hương ,trong khi sống ở Cu ba bà muốn gì mà không được.
Còn Việt nam ta, sau khi mấy ông CS Giải phóng Đất nước thoát khỏi Đế quốc Thực dân…hy sinh tất cả vì Nhân – Cổi nạn “một cổ ba tròng” cho Nhân dân ,”chịu cái khổ trước Dân, hưởng cái sướng xau Dân” – “Dân là chủ-Cán bộ là đầy tớ”…. thì hiện nay như thế nào?
Đầy tớ nó đánh chủ như mõ đứt quai khi mà chủ đòi hỏi chính những điều mà CS dạy phải đấu tranh để giành lại như “người cày phải có ruộng- Công nhân làm chủ nhà máy”…”Nhân dân phải Tự do”….
CS đã từng “đào tận gốc trốc tận rễ bọn trí phú địa hào” “ Nhân Dân hãy cùng cách mạng (CS) đứng lên lật đổ bọn tay sai Ngụy quyền Sài gòn bán nước cho ĐQ Mỹ , tiêu diệt bọn địa chủ , tư sản tư bản…lấy của cải chúng bóc lột mà có chia cho Nhân dân, lấy ruộng đất của chúng ăn cướp Nhân Dân mà có…chia cho Nhân Dân, ai làm nấy ăn không sưu tô thuế tức cho thằng nào con nào cả , không con nào thằng nào ngồi trên đầu trên cổ Nhân ta cả”….Nay thì sướng chưa? Quá đã còn gì? Không ở đâu mà sướng bằng VN ta phải không nào.
Gần 40 năm thống nhất với sự lãnh đạo thần thánh của “Đảng ta”, đưới ánh sáng chỉ đường của Mác Lê Mao thì nay đã tới thiên đường chưa nhỉ.?
Cứ bảo rằng bọn “thế lực thù địch ,bọn diễn biến…” sao đâu mà nhiều thế ?Mấy Quốc gia khác có bọn này nhiều và triền miên như thế không?
Có “bọn thù địch” nhiều như ĐQ Mỹ không? Và những Quốc gia mà chống Mỹ toàn là thứ cộm cán , Mỹ có bao giờ la ó là “bọn thù địch” không? Hay là công khai nêu ra tên?
Mà sao Mỹ bị phá hoại ,chống đối của “thù địch” thế mà vẫn phát triển nhanh mạnh và vẫn là số 1 trên Thế giới –Hay chừng nào Mỹ rớt đài đây?.
Còn ai có thể giải thích tại sao có Quốc gia nào mà Thanh niên cứ muốn đi làm thuê ở Ngoại quốc mà là toàn qua “xứ tư bản bóc lột”- “ con gái lấy chồng ngoại quốc” sao nhiều thế?? ,bất đồng văn hóa , ngôn ngữ người ta không biết một tiếng…mà yêu thương cái nỗi gì? . Mà hồi xưa “nghèo khó” đâu có cái mửng này nhiều thế , có chăng một vài trường hợp thôi- ở Miền nam “hồi xưa” mà ai lấy Tây là dấu muốn chết chớ đâu có khoe ra như ngày nay, hay là do “toàn cầu hóa”? -Ở ngoài Bắc Miền trung ,ngồi nói chuyện thì té ra có rất nhiều nhà có con cháu đi “lao động” bên Mã lai ,Đại hàn, Đài loan, Úc….Đất nước ta rừng vàng biển bạc, Dân tộc ta anh hùng , xã hội ta tốt đẹp đang phát triển mạnh mà Ngoại quốc ai cũng ngưỡng mộ, sao lại đi xứ khác kiếm ăn , dại thế?- Đâu bằng Quê hương giàu mạnh tốt đẹp của mình . Xuất cảng gạo ,cà phê, trà…nhất Thế giới – Sao lại mâu thuẫn thế???
Cứ như thế này thì Chúng Ta đi Vầ Đâu? Trong tương lai???

Tổng thống Myanmar không tái tranh cử, nhường cơ hội cho bà Suu Kyi?

03_aungthein_r_w

Một quan chức cấp cao Myanmar đêm 24.10 thông báo Tổng thống Thein Sein không muốn tiếp tục giữ chức vụ này thêm nhiệm kỳ nữa, nên ông sẽ không tranh cử vào năm 2015.
Tổng thống Thein Sein là vị tổng thống xây dựng chính phủ dân sự đầu tiên ở Myanmar. Ông được cộng đồng quốc tế ca ngợi vì những chính sách kinh tế mở cửa, ân xá cho tù chính trị, hoà đàm với các nhóm phiến quân… Ông từng nói việc có tiếp tục ứng cử tổng thống hay không tuỳ vào quyết định của nhân dân, cũng như tuỳ vào tình hình sức khoẻ cá nhân.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời chủ tịch quốc hội kiêm chủ tịch đảng USDP cầm quyền – ông Shwe Mann – đêm 24.10 cho biết: “Tổng thống U Thein Sein đã nói với tôi rằng ông sẽ không chạy đua chức tổng thống thêm lần nữa. Đó chính là ý định của ông: ông ấy sẽ không ra ứng cử”.
Như vậy cuộc bầu cử Tổng thống Myanmar vào năm 2015 đã giới hạn chỉ còn một số ít gương mặt nổi bật.
Trong số này là chủ tịch đảng đối lập của Myanmar, bà Aung San Suu Ky. Nữ chủ nhân giải Nobel Hoà bình không giấu diếm ý định tranh cử tổng thống của mình. Với uy tín vượt trội cả trong nước lẫn quốc tế, bà Suu Kyi là ứng cử viên có khả năng đoạt chiến thắng cao nhất.
Tuy nhiên, để bà Suu Kyi được tranh cử tổng thống thì hiến pháp phải có sự sửa đổi, vì hiến pháp hiện hành cấm một công dân ứng viên tổng thống có con hay vợ/chồng là người nước ngoài.
AFP cho biết Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố ủng hộ bà Suu Kyi tranh cử Tổng thống Myanmar vào năm 2015, nhân chuyến thăm Anh quốc của bà.
“Sẽ hoàn toàn sai lầm nếu tổ chức bầu cử theo các quy định của một nền hiến pháp chối bỏ một cá nhân vốn là lãnh đạo phong trào dân chủ của Myanmar ra khỏi cuộc đua vào vị trí cao nhất. Đối với tôi, khi đó sẽ chẳng phải là bầu cử gì. Sẽ không có cuộc bầu cử dân chủ nào” – Thủ tướng Cameron nói.
Một ứng viên mạnh khác chính là Shwe Mann. Ông được xem là một chính khách ôn hoà với những quan điểm cải cách đáng tin cậy. Ông có mối quan hệ tốt với cả phe quân sự và được các nghị sĩ kính trọng. Bản thân ông cũng đã tỏ ý sẽ tranh cử tổng thống.
(Một Thế giới) 

Đặng Thành Tâm: 'Lắm lúc tôi muốn uống thuốc sâu tự tử'

Xuất hiện tại phiên thảo luận tổ sáng 24/10, ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH TPHCM) trông phong độ hơn hẳn kỳ họp trước. Ông Tâm tỏ ra khá vui vẻ, cởi mở trong cuộc trò chuyện với Tiền Phong. “Đã có một thời gian, tôi chỉ muốn uống thuốc sâu tự tử cho xong chuyện”, ông Tâm nói. 

Ông Đặng Thành Tâm sáng 24/10
Ông Đặng Thành Tâm sáng 24/10.

Đại gia Chúa Chổm

Sau một thời gian gặp khó khăn, nợ nần với con số chục ngàn tỷ đồng, bây giờ, tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp của ông đã có tiến triển gì chưa?

Những khó khăn gặp phải, chúng tôi đã phải giải quyết bằng cách thoái hết vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chỉ còn tập trung vào khu công nghiệp. Dù khó khăn, nhưng năm ngoái chúng tôi vẫn thu hút tăng được mười mấy phần trăm đầu tư. Năm nay cũng thế, chúng tôi đã thu hút được khoảng hai tỷ đô la từ việc đầu tư nhà máy của tập đoàn LG tại Hải Phòng. Tôi tin nhà máy này sẽ làm thay đổi thành phố Hải Phòng.

Nghĩ lại, nếu mình chỉ đầu tư khu công nghiệp thôi, chắc không phải đi vay nhiều như thế đâu. Chỉ vì lúc đó thấy người ta lao vào làm mình cũng bắt chước làm nên mới nợ nần như thế.

Các khoản nợ của công ty ông có lúc tới cả chục ngàn tỷ, vậy bây giờ khả năng trả nợ ra sao?

Nợ nhiều khoản chưa đến hạn. Nhưng nếu các ngân hàng cứ bắt trả ngay thì cũng khó khăn. Tuy nhiên chúng tôi chỉ còn nợ khoảng 3.500 tỷ đồng, cố gắng từ nay đến cuối năm sẽ trả được một ngàn tỷ. Nếu bắt chúng tôi trả hết cả ba ngàn tỷ thì cũng gay go.

Với khoản nợ lớn như Chúa Chổm đó, ông phải trả lãi bao nhiêu tiền một tháng?

Tính bình quân lãi vay mười mấy phần trăm/năm, mỗi ngày chúng tôi đang phải trả lãi khoảng 1 tỷ đồng. Nhưng lãi thì không sợ vì hoạt động kinh doanh có thể bù được. Cái đó không đáng lo, có người còn nợ mấy chục ngàn tỷ cơ mà. Nhưng phải nói khoản nợ trên là của công ty với bốn năm chục cổ đông, chứ không phải của riêng mình. Cá nhân tôi không vay một xu nào.

Tuy tôi có sai lầm khi đầu tư vào tài chính, nhưng không sa đà như người khác mua đất làm bất động sản trong trung tâm. Tôi đã bán ngân hàng để trả nợ, bây giờ chỉ còn khoảng 3.500 tỷ thôi. Với mấy nghìn hécta đất, hiện vẫn còn cả nghìn hécta đất trống, nên khả năng trả nợ là có. Tôi vẫn đang dẫn đầu nhiều DN về thu hút đầu tư trong nhiều năm qua.

Muốn làm phó thường dân

Đã có lúc ông đã nói rất thật rằng bây giờ ông chỉ ước mơ được trở về như ngày xưa, không muốn làm đại gia ngồi trên đống tài sản, nợ nần nữa nhưng cũng không được. Hôm nay trông ông có vẻ trẻ hơn, tâm trạng cũng tốt hơn. Bây giờ ông có còn mong ước như vậy nữa không?

Chỉ dăm chục ngàn nhuộm tóc là trẻ ra ngay thôi (cười). Bây giờ tôi cũng vẫn nghĩ như vậy thôi. Tôi sẽ cố gắng để trả hết nợ. Vì không ai trả thay tôi được, kể cả các cổ đông, đó là trách nhiệm của tôi. Nói chung cũng nhanh thôi. Trả hết nợ, rồi sẽ rút lui. Người ta dù có tài năng mấy thì cũng chỉ có thời, huênh hoang làm gì. Ai mà không muốn vĩ đại nhưng không vĩ đại được thì mình hãy trở về là chính mình.

Để trả nợ, tôi sẽ cho thuê mặt bằng khu công nghiệp, với giá 40 USD/m2/năm, cho thuê 100ha thì đã có ngàn tỷ. Hiện nay các khu này hạ tầng đều xong cả rồi.

Vậy sau khi trả nợ xong rồi, ông còn mong muốn gì nữa?

Tôi mong các anh em sát cánh để duy trì truyền thống của công ty, kể cả khi tôi đã nghỉ. 12 năm nay chúng tôi đều dẫn đầu về thu hút đầu tư, kể cả bây giờ vẫn vậy, nên phải làm sao giữ được điều này. Còn mong ước, nói thật tôi chỉ mong làm phó thường dân thôi.

Vậy khi còn đang là ĐBQH, ông có suy nghĩ gì về nền kinh tế hiện nay cũng như trách nhiệm của mình?

Muốn hay không muốn thì tôi vẫn là đại biểu đại diện cho các DN, vẫn phải có đóng góp, phải có tiếng nói. Tôi muốn tín dụng phải nới ra, chứ đến tháng 10 rồi mà tăng trưởng có 6,3% thì DN còn khó khăn. Lãi suất như vậy là được rồi, nhưng nếu không có tiền thì cũng không làm gì được, để đạt mức tăng 12% tín dụng sẽ rất khó. Lỗi không phải của Ngân hàng Nhà nước mà vì các Ngân hàng thương mại sợ. Tổng tiền gửi toàn TPHCM hơn 10% mà cho vay không được 5% thì tự nhiên tiền thừa mà vẫn phải trả lãi.
  Bây giờ, tôi chỉ muốn trả nợ xong. Nếu mỗi năm mình cho thuê được 100-200 ha thì khả năng trả hết nợ cũng nhanh. Trong hơn hai năm qua chẳng có ngân hàng nào cho tôi vay thêm đồng nào cả, mình phải tự lo lấy thôi
Ông Đặng Thành Tâm
Theo báo cáo hơn 70% DN đang thua lỗ, không được cho vay, vì anh phải có lãi, có tài sản đảm bảo mới được vay. Phải tháo gỡ chỗ này như thế nào. Tôi nghĩ bây giờ không nên mua nợ xấu, mà khoanh lại. Đã không có tiền thì Nhà nước mua làm gì? Nếu nước ngoài muốn mua thì bán cho họ. Nếu không thì mình chỉ khoanh lại thôi, như ung thư thì phải khoanh lại đã, rồi dần dần cô lập nó. Còn nếu cứ lo sợ quá, uống thật nhiều thuốc có khi cũng chết. Nợ xấu phải 5-7 năm mới hết, không thể nóng vội giải quyết ngay được. Phải khơi thông dòng vốn, thay vì 100 nghìn tỷ mua nợ xấu, nên lấy 100 nghìn tỷ đó bảo lãnh sẽ hiệu quả hơn. Một trăm nghìn tỷ thì có thể bảo lãnh cho cả triệu tỷ.
Nhiều lúc tôi chỉ muốn tự tử

Trong thời gian gặp khó khăn ông dựa vào đâu để vượt qua?

Gia đình rất quan trọng, rồi bạn bè, những người yêu thương mình. Lúc đó tôi biết trông vào đâu nữa, cứ nằm như một xác chết. Nói thật có nhiều lúc tôi chỉ muốn tự tử, chỉ muốn uống thuốc sâu cho xong chuyện thôi.

Nhưng lại nghĩ, tự tử thì vẫn còn có người yêu thương. Mình dù có thể rất xấu nhưng vẫn có người yêu thương mình chứ. Và chính tình yêu thương đó đã giúp tôi sống được, chứ lúc đó tôi muốn buông hết tất cả.

Bản thân tôi cũng không tin mình sẽ vượt qua được. Đến bây giờ khó khăn chưa hết, nhưng tôi cố gắng làm tốt hơn, vì dù sao tôi cũng là người được trời phật thương. Bản thân phải đối mặt sự thật thì mới vượt qua được. Có lúc tôi đã phải coi mình là một người đã được tái sinh.

Phải tự cứu mình

Nhìn lại những khó khăn mà DN của ông gặp phải là do chủ quan hay khách quan?

Trước hết đó là do chính tôi thôi. Nếu cứ đổ cho khách quan thì sao bao nhiêu DN vẫn phát triển, không vướng. Hay nước ta cũng thế thôi, nhìn xem các nước xung quanh họ phát triển như thế nào. Mình phải tự nhìn thấy khuyết điểm của mình thì mới sửa chữa được. Khách quan thì có ai thay đổi được đâu, đổ cho khách quan làm gì?

Vậy bài học ông rút ra là gì?

Lúc nào cũng phải tỉnh táo, phải lắng nghe. Ngày xưa anh em nói mình chẳng nghe, tự cho là mình siêu, mình giỏi bảo “mày giỏi hơn tao thì làm đi”, thế là anh em không nói nữa. Vì chủ quan nên tôi mới vướng vào sai lầm. Bây giờ dù muộn màng, nhưng tôi thấy vẫn phải cảm ơn những lời khuyên đó. Nếu không nhận thức được bản thân, sẽ không vượt qua được, không ai cứu được mình ngoài chính bản thân mình.

Cảm ơn ông.
Nguyễn Tuấn
(Tiền phong)