Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Nước Pháp giải quyết nạn bạo lực học đường như thế nào?

Nước Pháp giải quyết nạn bạo lực học đường như thế nào?

Người Pháp giải quyết nạn bạo hành học đường bằng cách cứu cả nạn nhân lẫn thủ phạm... Vấn đề này như là một vấn đề của sức khỏe xã hội chứ không phải là một vấn đề tội phạm vị thành niên
Trong hai ngày từ 2 đến 3 tháng 5 vừa qua Bộ Giáo dục Pháp đã tổ chức tại Trường trung học Louis-le-Grand ở Paris một cuộc họp toàn quốc để thảo luận về nạn bạo lực học đường.
Cứu cả nạn nhân lẫn thủ phạm
Dường như đây là lần đầu tiên người Pháp không còn né tránh cái vấn đề mà các nước Bắc Âu đã thừa nhận và giải quyết từ 40 năm nay. Người Pháp đã bắt đầu thực sự đề cập cái điều họ coi là "cấm kỵ" (Un tabou tombe) như lời bình luận của tờ Ouest France ngày 3 tháng 5 năm 2011. Nhưng người Pháp đã giải quyết vấn đề bạo lực học đường như thế nào? Đó mới là vấn đề.
Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Giáo dục Pháp Luc Chatel nói: "Chúng ta đã dọn ổ cho bạo lực học đường để đến bây giờ không thể dò được cái ổ ấy nó ở chỗ nào, bởi vì từ trước tới nay chúng ta không muốn dò xuống dưới đó. Nếu như trước đây chúng ta có cái cớ để cố tình giả vờ không biết thì nay chúng ta có lý do để biết. Và không hành động sẽ là một tội lỗi không thể tha thứ." (Le Monde 2/5/2011).
Trong phát biểu sau đó tại cuộc họp, Bộ trưởng Luc Chatel kêu gọi hãy giải quyết vấn đề bạo lực bằng một cách tiếp cận khoa học. Ông yêu cầu hãy chấm dứt lối làm xưa nay là hình sự hóa, chỉ tập trung vào thống kê các vụ bạo hành và điều tra thủ phạm để trừng phạt (Le Monde 3/5/2011).
Ông Luc Chatel đã đề xuất 3 hành động. 1) Trước tháng 9 năm nay (tức trước năm học mới), các nhà tâm thần học trẻ em (pédopsychiatres) phải hoàn thành một cuốn cẩm nang về bạo hành học đường để dùng cho giáo viên trên toàn quốc. 2) Tiến hành một chiến dịch toàn quốc để báo động tất cả các gia đình và học sinh về bạo hành học đường. 3) Thiết lập một đường dây nóng cho nạn nhân (Le Monde 3/5/2011).

Bộ trưởng Giáo dục Pháp Luc Chatel
Điểm đáng lưu ý là người Pháp giải quyết nạn bạo hành học đường bằng cách cứu cả nạn nhân lẫn thủ phạm. Giáo sư Éric Debarbieux, Chủ tịch Hội đồng khoa học về nạn bạo hành học đường (do Bộ GD Pháp thành lập năm 2010, hội đồng gồm 15 chuyên gia trong nước và quốc tế. Xem trang web của Bộ GD Pháp: http://www.education.gouv.fr) phát biểu tại cuộc họp: "Chúng ta xem vấn đề này như là một vấn đề của sức khỏe xã hội chứ không phải là một vấn đề tội phạm vị thành niên, điều mà các nước Bắc Âu đã làm từ 40 năm nay." (Ouest France, 3/5/2011).
Những gợi ý để phát hiện chuyện bạo hành
Kevin Jennings, đại diện của ngành giáo dục Mỹ phát biểu tại cuộc họp: "Trước hết nên đảm bảo một tâm lý an toàn ngay trong trường học. Đồng thời nên giúp đỡ cả em bị bạo hành lẫn em có hành vi bạo hành. Thống kê cho thấy những em học sinh có hành vi bạo hành sau này ra đời khó tìm được việc làm ổn định và được trả lương cao." (Ouest France 3/5/2011).
Các bậc cha mẹ không được khuyến khích con mình tự vệ, bởi lẽ nếu con bạn tự vệ một cách tự nhiên thì không sao nhưng nếu không, con bạn có thể chỉ làm trò cười và điều đó càng khuyến khích những em đang hung hăng tấn công.
Cũng không nên bày cho con bạn cách đối đáp bởi lẽ bạn đâu biết được môi trường văn hóa của những em tấn công con bạn. Cách tốt nhất để giúp con bạn tự tin là khuyến khích con bạn tham gia các hoạt động nhóm, chơi thể thao để học cách phát hiện những dấu hiệu tương tác giữa các cá nhân.
Một tóm tắt bài trả lời phỏng vấn của Nicole Catheline, nhà tâm thần học trẻ em đồng thời là nhà tâm phân học (psychanalyste) do tờ 20 Minutes thực hiện hôm 3/5/2011 nhân cuộc họp này có thể cung cấp nhiều gợi ý: Làm thế nào để phát hiện con mình bị bạo hành ở trường?
Quan sát mọi thay đổi về thái độ. Cáu kỉnh, về nhà muộn, đánh mất đồ ...Cách thứ hai là bình tĩnh hỏi một cách thẳng thắn để con bạn nói ra.
Việc hỏi như vậy quan trọng ở chỗ nào?
Nó giúp con bạn phá vỡ sự im lặng. Kẻ bạo hành, nhất là những em giỏi khủng bố người khác chỉ thích lợi dụng sự im lặng. Mặt khác, nếu con bạn nói được ra thì con bạn sẽ thấy bớt nặng nề. Nếu không, con bạn sẽ có cảm giác sống trong sự không bình thường và con bạn sẽ giữ im lặng để bảo vệ cha mẹ mình.
Sau đó thì sao? Phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của bạo hành?
Không. Không được tự ấn định mức độ trầm trọng của các hành vi, bởi bạn thực sự làm sao biết được điều gì chạm tới một ai đó. Các bậc cha mẹ không được tự giải quyết một mình, cũng không được đến gặp trực tiếp cha mẹ của học sinh bị cáo buộc là có hành vi bạo hành. Phải có một bên thứ ba, bên hòa giải xung đột. Bên thứ ba có thể là thầy cô hiệu trưởng. Tất cả đều nên được giải quyết riêng ở trong một văn phòng.
Làm như vậy liệu có gây sự trả thù từ phía học sinh có hành vi bạo hành?
Trong hầu hết các trường hợp thì "thủ phạm" và "nạn nhân" đều có chung những đặc điểm, sự khác nhau chỉ ở chỗ một kẻ đã giơ ra nắm đấm mà thôi. Có một 'động lực" giữa hai bên và thông thường thì cả hai đều có chung một điều sau đây: Lòng tự ái dễ bị tổn thương.
Có nên nói với con là phải tự vệ, đừng để cho người khác muốn làm gì thì làm?
Không nên, các bậc cha mẹ không được khuyến khích con mình tự vệ, bởi lẽ nếu con bạn tự vệ một cách tự nhiên thì không sao nhưng nếu không, con bạn có thể chỉ làm trò cười và điều đó càng khuyến khích những em đang hung hăng tấn công.
Cũng không nên bày cho con bạn cách đối đáp bởi lẽ bạn đâu biết được môi trường văn hóa của những em tấn công con bạn. Cách tốt nhất để giúp con bạn tự tin là khuyến khích con bạn tham gia các hoạt động nhóm, chơi thể thao để học cách phát hiện những dấu hiệu tương tác giữa các cá nhân.

Sự tự tin của quân đội Trung Quốc Tác giả: Rukmani Gupta

Sự tự tin của quân đội Trung Quốc

Sách trắng quốc phòng Trung Quốc gần đây nhất cho thấy việc sẵn sàng sử dụng một quân đội đang được hiện đại họa để giải quyết các tranh chấp ngoại giao.
Tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói với Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng, nước này vẫn đang trong một giai đoạn "cơ hội chiến lược". Gần sáu tháng sau đó, điều này được sự nhất trí cao từ các nhà hoạch định quân sự khi thể hiện rõ ràng qua sách trắng quốc phòng.
Sách trắng nhấn mạnh tầm quan trọng từ sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc và dĩ nhiên không thiếu những lời thanh phiền về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, việc Mỹ dính dáng vào châu Á - Thái Bình Dương và quyết định củng cố các liên minh quân sự của mình trong khu vực. Tuy nhiên, sách đưa ra đánh giá hết sức lạc quan về sức mạnh quốc gia chính là "kinh tế". Cũng không hẳn Trung Quốc không ý thức đầy đủ về những nguy cơ bắt nguồn từ tăng trưởng. Nhưng cũng không hề thấy ngạc nhiên khi Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết sau thành công vượt bậc về mặt kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm trong những năm gần đây.
Sách trắng mới nhất lập luận rằng, "sức mạnh toàn diện của Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới". Tuy nhiên, khác với cuốn sách trước, vốn chỉ đơn giản nhấn mạnh rằng, Trung Quốc "sẽ không tìm kiếm bá quyền hoặc tham gia mở rộng quân sự... bất kể phát triển thế nào". Tài liệu mới nhất nói rõ ràng hơn rằng: "Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, cho dù phát triển kinh tế ra sao".
Ảnh: Diplomat
Cho dù có những khẳng định rõ ràng như vậy, Trung Quốc vẫn có sự tự tin mạnh mẽ khi đối mặt với những hoài nghi gia tăng về chính họ. Sách trắng nhấn mạnh: "các động thái can thiệp và chống lại Trung Quốc từ bên ngoài và gây áp lực với Trung Quốc xảy ra khi họ tìm kiếm cách bảo vệ quyền và lợi ích trên vùng lãnh thổ, vùng biển rộng lớn".
Trước mắt, sách trắng đưa ra bốn sứ mệnh lớn với quốc phòng Trung Quốc:
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia.
- Đảm bảo duy trì ổn định và hài hòa xã hội;
- Đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng và các lực lượng vũ trang;
- Duy trì hòa bình và ổn định thế giới.
Mặc dù không xuất hiện nhiều điểm mới mẻ, nhưng ở đây có những sự khác biệt thú vị trong tài liệu mới nhất so với các sách trắng trước đây. Ví dụ, về vấn bảo vệ lợi ích an ninh đất nước, không gian mạng lần đầu tiên được xem xét như một trọng điểm quốc phòng. Với việc tạo lập một hệ thống hoạt động chung được coi như đặc điểm chính của hiện đại hóa quân đội Trung Quốc (PLA), sách trắng lần này nhấn mạnh đến phát triển công nghệ thông tin. Tài liệu cũng khẳng định, Trung Quốc đã có thành tựu đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong các lực lượng vũ trang, với tổng chiều dài "mạng lưới cáp quang truyền thông quốc phòng đã có sự tăng trưởng lớn".
Theo sách trắng, PLA đã có tiến bộ lớn trong công cuộc hiện đại hóa và những gì họ mô tả là "thông tin hóa" các lực lượng của mình. Trong các năm trước, việc xây dựng các khả năng chiến đấu mới để thắng thế tỏng các cuộc chiến tranh địa phương - và tăng cường hỏa lực, tính linh động, khả năng bảo vệ và hỗ trợ cần thiết - được nhấn mạnh. Tài liệu mới nhất còn nhấn mạnh rằng, PLA đã phát triển những loại hình mới trong các lực lượng chiến đấu, tối ưu hóa tổ chức và cơ cấu, đẩy mạnh mã số hóa và nâng cấp vũ khí chiến đấu, triển khai những nền tảng vũ khí mới.
Về tình hình cụ thể của các lực lượng, sự chuyển dịch của không quân PLA được cho là tập trung vào phòng không và tên lửa, việc đào tạo trong môi trường điện từ và những tình huống chiến thuật phức tạp được thực hiện. Với Hải quân PLA, tài liệu nhấn mạnh, việc hiện đại hóa lực lượng dường như liên quan tới yêu cầu "chiến lược phòng thủ ngoài khơi". Nhưng có lẽ là để khiêu khích các đối thủ của Trung Quốc, không có chi tiết chính xác về chiến lược này. Dù sao cũng có một điều rõ ràng là, PLA đang hướng tới những hconj lựa hậu cần mới để đảm bảo cho các sứ mệnh hàng hải mở rộng, trong khi tiếp tục đầu tư vào hệ thống hỗ trợ trên bờ.
Với Lực lượng Nhị pháo PLA - trực tiếp dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Quân ủy Trung ương và được xem là lực lượng nòng cốt cho răn đe chiến lược được gia tăng bốn khả năng gồm: phản ứng nhanh, thâm nhập, tấn công chính xác và gây tổn thất.
Vậy làm thế nào để báo cáo tin rằng, các nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra? Một lần nữa, đánh giá đưa ra khác lạc quan. Ví dụ, báo cáo nói rằng đã có sự "tham gia đáng kể các khả năng của PLQ trong các hoạt động diễn tập tầm xa, liên khu vực, các chiến dịch hộ tống ở những vùng biển xa và những môi trường chiến trường phức tạp".
Để né tránh những âm thanh báo động từ bên ngoài, lần đầu tiên, sách trắng giới thiệu một phần riêng biệt mang tên "Xây dựng lòng tin quân sự", tập trung vào sự tham gia của Trung Quốc trong các cuộc tham vấn chiến lược, những biện pháp xây dựng lòng tin ở các khu vực biên giới, hợp tác về an ninh hàng hải, tham gia các cơ chế an ninh khu vực và trao đổi quân sự. Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin như vậy đưa ra trong một cuốn sách trắng, nhưng lần này, nó được trình bày một cách toàn diện.
Vậy những gì có thể rút ra từ sách trắng mới nhất? Có lẽ quan trọng nhất, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đang ngày một tự tin về sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, và thấy trước một môi trường quốc tế có lợi cho sự phát triển các tài sản vô hình và hữu hình của họ. Thái hai, đó là các khả năng trình diễn lực lượng, cùng với việc làm rõ sự tham gia của Trung Quốc trong các sứ mệnh LHQ, về vai trò "xây dựng" của họ trong an ninh khu vực và chỉ ra rằng, mục tiêu quốc phòng là "duy trì hòa bình và ổn định thế giới, với tư tưởng ngày càng sẵn sàng đảm nhận một vai trò lãnh đạo trong các công việc toàn cầu.
Thứ ba, tài liệu dường như nhấn mạnh quyền lực của đảng cầm quyền với các lực lượng vũ trang. Cuối cùng là đề cập cụ thể mang tên "Hệ thống luật pháp quân sự", nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp ước quốc tế và các đạo luật nội địa liên quan với các lực lượng vũ trang Trung Quốc.
Bất luận thế nào, báo cáo vẫn để lại ấn tượng rằng, Trung Quốc sẽ ngày càng dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để giải quyết những tranh chấp ngoại giao. Và, thật mỉa mai, trong khi nỗ lực tăng cường lòng tin thông qua sự minh bạch hơn thì cuối cùng, Trung Quốc lại chỉ có thể đem lại một cái nhìn rõ ràng hơn về chính họ vốn khiến những nước khác lo lắng.
* Rukmani Gupta là một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi.
Thụy Phương (Theo diplomat)

Khi nhà cầm quyền "sờ gáy" một đế chế

Khi nhà cầm quyền "sờ gáy" một đế chế

Với một loạt hành động kiên quyết sau nhiều năm yếm thế, các nhà cầm quyền Mexico cho thấy họ đã sẵn sàng để thách thức trùm Carlos Slim Helú và đế chế viễn thông hùng mạnh của ông.
Tấn công dồn dập
Trong suốt 2 thập kỷ Slim xây dựng đế chế viễn thông hùng mạnh của mình trên nền công nghiệp viễn thông độc quyền đổ nát của Mexico, ông đã luôn thành công trong việc đánh bại các đối thủ cạnh tranh và thách thức các nhà chức trách muốn giới hạn tầm kiểm soát của các công ty của mình.
Tuy nhiên, trong hơn nửa tháng lại đây, một loạt các cuộc tấn công dồn dập đang đe dọa vị trí thống trị mà Slim đang nắm giữ.
Phát súng đầu tiên là từ cơ quan chống độc quyền của Mexico với khoản phạt 1 tỉ đô la nhắm vào mạng di động Telcel - một chi nhánh nội địa thuộc Tập đoàn América Móvil của Slim. Sau đó, vào cuối tháng 4, Quốc hội Mexico lại thông qua bộ luật chống độc quyền mới trong đó qui định việc tăng tiền phạt đối với các hành động độc quyền và áp dụng hình phạt tù cho những giám đốc điều hành cố tình thực thi độc quyền.
Tuần đầu tháng 5, Tòa án tối cao Mexico đã ra phán quyết chặn đứng một thủ thuật pháp lý mà các công ty của Slim đang dùng để chống lại các đối thủ có bảng giá thấp hơn. Quyết định này được cho là sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các công ty viễn thông trong nước do chi phí kết nối mà họ phải trả cho América Móvil từ đây có thể được cắt giảm.
Với một loạt các hành động kiên quyết sau nhiều năm yếm thế, các nhà cầm quyền ở Mexico cho thấy họ đã sẵn sàng để thách thức trùm Slim và thực thi lời hứa đem lại một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho ngành công nghiệp viễn thông nước này.
Những hành động trên cũng nhắn nhủ các công ty "đại gia" ở Mexico rằng rồi sẽ đến lúc họ cũng phải nằm dưới sự giám sát chặt chẽ hơn. Trong nhiều năm qua, những công ty này đã cố tình đi ngược lại các qui định bằng cách điều khiển tòa án và tận dụng ảnh hưởng chính trị của mình.

Cơ quan chống độc quyền của Mexico yêu cầu phạt mạng di động Telcel của Slim 1 tỷ đô la
Cuộc chiến không dễ dàng
Dẫu vậy, hiện vẫn là quá sớm để nói liệu các hành động này có hiệu quả không và chúng sẽ được duy trì trong bao lâu.
Các chi nhánh nội địa của América Móvil như Telcel và Telmex sẽ tiếp tục theo đuổi quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng và các nhà phân tích cho rằng tiền phạt sẽ không được trả trong nhiều năm tới, nếu không nói là không bao giờ được trả. Trong khi đó, Telmex hiện vẫn đang chiếm giữ hơn 80% thị phần mạng điện thoại cố định và Telcel chiếm giữ hơn 70% thị phần mạng không dây.

Mặc dù đã thông qua luật chống độc quyền mới, trong nhiều năm qua, các nhà lập pháp và cầm quyền ở Mexico vẫn luôn trì hoãn những biện pháp cần thiết để áp dụng các qui định này đối với ngành viễn thông.
Và khi mà cuộc tổng tuyển cử tháng 7/2012 đang đến gần, những nỗ lực chính trị nhằm đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn chống lại Slim - người được coi là giàu nhất thế giới - và các ông trùm khác sẽ sớm suy yếu dần do các đảng tranh cử đều cần hỗ trợ từ giới doanh nghiệp lớn.
"Các công ty lớn tin rằng khi luật pháp được áp dụng cho họ thì lý do duy nhất chỉ có thể là thù oán cá nhân và rằng luật pháp chỉ để dành cho các đối thủ của họ. Họ nghĩ đây là một đất nước của những ân huệ, tình bạn và các đặc quyền," ông Eduardo Pérez Motta, chủ tịch Hiệp hội Cạnh tranh Liên bang - đơn vị đang đề nghị khoản phạt 1 tỷ đô la - phát biểu.
Các giám đốc của các công ty của Slim thì lập luận rằng họ đem lại lợi ích cho người dân Mexico bằng cách tiếp cận cả những cộng đồng nghèo nhất của đất nước, trong khi các đối thủ của họ chỉ muốn bán cho người giàu.
Trong các lần xuất hiện trước công chúng, Slim trả lời các câu hỏi về độc quyền bằng cách lập luận rằng công ty của ông cũng phải chống lại những đối thủ quốc tế lớn mạnh như AT&T và rằng còn có nhiều công ty khác trên thị trường Mexico. Slim cũng dẫn chứng rằng ông phải đối mặt với các rào cản, ví dụ như khi các nhà cầm quyền từ chối cấp giấy phép kinh doanh truyền hình cho các công ty của ông, trong khi lại cho phép các công ty truyền hình mở dịch vụ điện thoại.

Slim Helú. Ảnh: Getty Images
Độc quyền kìm hãm phát triển
Cạnh tranh trong kinh doanh được coi là một vấn đề sống còn đối với tương lai của nền kinh tế Mexico. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho thấy tình trạng độc quyền đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của nước này. Mặc dầu tăng trưởng 5% trong quí đầu năm nay, Mexico vẫn đang lê bước đằng sau các nền kinh tế lớn ở châu Mỹ Latin.
Các công ty lớn kiểm soát nhiều loại hàng hóa và dịch vụ cơ bản, bao gồm xi măng, bia, bột bắp và phân phối thuốc. Kết quả là giá cả mọi thứ đều cao khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
Theo thống kê về tỉ lệ thâm nhập internet băng thông rộng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Mexico đứng dưới cùng của bảng xếp hạng và xếp sau các nước như Brazil và Argentina.

Dẫu vậy, trong nhiều năm qua, mặc cho các nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài của chính phủ, các công ty viễn thông ngoại quốc hầu như đã từ bỏ thị trường này vì sự thống trị của Telmex và Telcel. Ông Mony de Swaan, chủ tịch Hiệp hội Viễn thông Quốc gia cho biết các nhà đầu tư than phiền về chi phí quá cao mà Telcel áp đặt cho các cuộc gọi từ mạng của họ và các giới hạn đầu tư nước ngoài. "Họ nói: 'Đất nước các ông không thu hút tôi.' Và 'Tôi sẽ không cạnh tranh với quí ông [Slim] này!'"
Hiện nay, Slim đang đối mặt với một đối thủ mới ngay trên sân nhà. Televisa, đài truyền hình thống trị ở Mexico và cũng là một trong những công ty truyền thông tiếng Tây Ban Nha lớn nhất thế giới, đã xây dựng được mạng lưới viễn thông riêng của mình.
Đặt dưới sự điều hành của Emilio Azcárraga, tài phiệt 43 tuổi, Televisa đang cung cấp các dịch vụ điện thoại và Internet thông qua các công ty cáp của mình. Năm ngoái, họ mua lại 50% cổ phần của một công ty điện thoại nhỏ, Iusacell, với giá 1,6 tỉ đô.
Jana Palacios Prieto, một chuyên gia phân tích nhận xét: "Mexico cần một công ty với hầu bao thật rủng rỉnh để cạnh tranh trong thị trường di động. Vì vậy, Televisa có thể là một đối thủ đáng tin cậy."
Dẫu vậy, bản thân Televisa cho rằng chính phủ vẫn còn một chặng đường dài phía trước để biến thị trường thành sân chơi bình đẳng. Javier Tejado Dondé, giám đốc phụ trách thông tin của Televisa cho biết: "Những quyết định mà chính phủ đáng ra phải thực hiện từ lâu rồi thì bây giờ mới bắt đầu được thực hiện. Mà chúng còn phải được thử thách tại tòa án nữa. Vì vậy nếu nói rằng chúng ta đã đạt đến thời điểm cạnh tranh hoàn toàn lành mạnh - thì tôi cho là còn quá xa!"

  • Vân Anh (theo New York Times)

Rút ruột rừng xanh

Rút ruột rừng xanh

Mỗi năm, nhìn bảng thống kê diện tích rừng bị mất có làm cho chúng ta loé lên ý nghĩ tiệm cận với việc trồng lại rừng gian nan là bảo vệ các sinh mệnh của rừng một cách tự giác?
Khi người đàn ông, người đàn bà mang cơm nắm muối vừng đi về phía núi rừng thì đó là một chuyến hành trình tìm kiếm. Trước hết là tìm kiếm cái ăn giữa một vùng hoang vu gió nắng rồi mưa quây. Họ đang nương tựa vào rừng hay đang rút ruột rừng trong trạng thái vô thức? Và ai đó tàn sát một sinh mệnh của rừng là một tội ác?
Những người đi vào rừng bẻ từng búp măng non, luộc chín trên bếp rồi quẩy ra chợ bán. Tre nứa trong rừng đã hào phóng cho họ một sinh kế tự nhiên. Những búp măng non mới nhú ra khỏi đất vài centimet đã đứt lìa sự sống bởi từng lát cứa từ bàn tay người đi rừng. Bao nhiêu mùa hồ hởi lên rừng bẻ măng thì bấy nhiêu bãi tre tiều tuỵ rồi biến mất. Rừng trống đi một  khoảng. Bé mọn đồng tiền bán măng tích hợp cho một hành vi tiếp theo: họ gói thêm cơm vào chiếc mo cau hoặc lá chuối để lặn lội vào sâu hơn trong rừng.
Bắt đầu những nhát dao sắc lẹm chặt cây để làm củi. Thứ chất đốt bình sinh nơi góc bếp của mỗi nhà lại bắt đầu từ mồi lửa ở rừng. Người nông dân cần cù đến mức là: khoanh một đám cây đang cắm rễ vào đất lá vươn lên trời lại, rồi đốt cháy rụi. Cây thôi quang hợp, đã thành củi khô. Chiều  chiều, những chuyến xe bò chở củi của rừng ra phía thôn làng. Có người bán củi để đong gạo mùa giáp hạt. Có kẻ nhấp nhổm gom tinh thần đóng học phí cho con qua mấy chục bó cây chết khô mất gốc. Con cái họ đi học vẫn tiếp xúc với cụm từ "tài nguyên rừng" như chưa hề có sự chứng kiến những nhát dao phang vào rừng từ nỗi cần lao của cha mẹ.
Ở rừng đã có lối mòn. Dấu chân người đi thường đạp lên cây lá thấp bé. Người đi rừng sau nối gót lối mòn từ kẻ tiền bối. Đến lượt, họ đi tìm những cây gỗ. Gỗ càng quý thì giá trị sinh lợi càng cao.
Mỗi lần trèo dốc lội suối băng qua các bìa rừng, vào sâu trong thâm sơn mà gặp được cây gỗ quý là như bắt được vàng thời vọt giá. Hì hục chặt chém, cưa kéo để đốn ngã. Bóng đêm thường che chở cho gỗ lậu chui lọt qua các ngả đường có lực lượng kiểm lâm tèng mèng cấp xã. Rừng vắng đi cổ thụ, đất trơ ra bao những phần tử không sự sống. Sự ngột ngạt tiếp diễn dưới tầng sinh quyển của rừng bị phá vỡ.
Những ai đang gói cơm vào rừng để bẫy muông thú? Lợn, nai, chim chóc, khỉ...trúng bẫu là lên bàn nhậu. Xẻ thịt thú rừng đã không phải là chuyện khó tìm ở các địa hạt cận biên rừng.
Chưa hết, đã có  những  dũng mãnh rừng xanh chết dưới những bàn tay thiện nghệ sát thương. Một sinh mệnh to khoẻ như voi mà cũng bị băm nát từng mảnh để phục vụ cho hàng loạt cách tiêu dùng hoang dã của chủ ý con người. Chiếc nhẫn lông voi có khi đã trở thành món quà hài hước của anh chồng đi lên miền rừng đem về phố tặng cho cô vợ. Chúng ta có thấy nguồn gốc của sự hài hước này?
Hàng loạt thú quý dần già giảm đi về số lượng, sắp rơi vào tuyệt diệt. Phục vụ một sở thích thời thượng, một thú chơi nhà giàu của ai đó đã thúc bách kẻ hám tiền ăn quỵt rừng xanh. Mà quỵt của rừng hôm nay một đồng thì ngày mai chúng ta phải trả gấp hàng trăm, hàng  nghìn lần thế. Lũ lụt, sự biến mất của các cấu trúc thiên nhiên tạo, biến đổi khí hậu lần lượt là giá cả của sự trả giá đó.
Mỗi  năm, nhìn bảng thống kê diện tích rừng bị mất có làm cho chúng ta loé lên cái ý nghĩ tiệm cận với việc trồng lại rừng gian nan là bảo vệ các sinh mệnh của rừng một cách tự giác?

Lùm xùm chuyện quan chủ tịch Dương Quốc Xuân

Lùm xùm chuyện quan chủ tịch Dương Quốc Xuân

Dân Làm Báo - Đồng chí Dương Quốc Xuân có trình độ văn hóa lớp 12, trình độ chuyên môn Sư phạm cấp II, trình độ lý luận chính trị cao cấp (muốn hiểu sao thì hiểu). Ngoài cái ghế Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, đồng chí Xuân còn kiêm luôn chức trưởng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại tỉnh.
Trong những ngày qua, nổi cộm lên vụ việc công ty Cơ khí Xây dựng Long An (LICO) kiện quan chủ tịch ta phạm luật; việc đại diện quan chủ tịch say xỉn không dự phiên tòa, việc quan chủ tịch chạy làng dân oan. Lùm xùm như sau:
Cuối năm 2003, chủ tịch Xuân ký công văn giao cho LICO làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng công nghiệp Long Định - Long Cang rộng 50 ha ở huyện Cần Đước. Trong công văn, quan lớn Long An hạ bút “Sau khi xây dựng hạ tầng xong, Cty Cơ khí Xây dựng Long An (LICO) phải giao lại cho UBND tỉnh để UBND tỉnh giao cho các doanh nghiệp thuê đất”. Làm điều này quan chủ tịch coi tể tướng của triều đình không ra gì khi tể tướng đã quy định: “UBND tỉnh Long An làm đầy đủ thủ tục quyết định giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án theo quy định của Luật Đất đai”. (*1)
Cty LICO trong quá trình xây dựng đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Cty Thương mại Dịch vụ Vận tải Tân Lợi Lợi và Cty Năm Sao. Năm 2007, có chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa 3 công ty này và xảy ra chuyện tranh chấp ra tòa.
Quan lớn Dương Quốc Xuân, thay vì để tòa án giải quyết, đã ôm ghế chủ tịch nhảy vào, ra quyết định 716 hủy bỏ... quyết định trước đó của chính ngài chủ tịch: dẹp tất cả mọi hợp đồng, thu hồi lại 50 ha đất đã cấp cho Cty LICO. Tới luôn bác tài, quan chủ tịch ký liền 2 quyết định 1171 và 1174 giao 38 ha đất cho Cty Thương mại Dịch vụ Tân Lợi Lợi và Cty Năm Sao.
Việc ngang xương lấy lại đất và cấp đất này của quan chủ tịch Xuân đã vi phạm Luật Đất đai vì đất đang giao cho Cty LICO đầu tư cụm công nghiệp thì không được quyền đem cấp cho doanh nghiệp khác. Có lẽ biết vậy cho nên sau đó chủ tịch Xuân lại tống thêm 2 quyết định... thu hồi quyết định 1171 và 1174 nhưng vẫn phớt lờ để quyền sử dụng 38 ha đất cho Tân Lợi Lợi và Năm Sao.
Thế là trong 50 ha đất ban đầu giao cho LICO bây giờ 38 ha đất lọt vào tay 2 công ty Thương mại Dịch vụ Tân Lợi Lợi và Năm Sao. Những hành động trái luật của chủ tịch Xuân đã gây thiệt hại cho Cty LICO 152 tỷ đồng, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 67 tỉ đồng theo lời của ông Nguyễn Văn Liên chủ tịch HĐQT Cty LICO.
Trong khi mọi chuyện tranh chấp đang được đưa ra tòa hành chính xét xử thì vào tháng 5 năm 2009 quan lớn Dương Quốc Xuân lại ban hành công văn 1600 cho phép Cty Tân Lợi Lợi chuyển nhượng gần 25 ha đất vừa được giao cho Cty Xuất nhập khẩu Lợi Lợi. Mảnh đất mà Cty LICO đang kiện để đòi lại từ Cty Tân Lợi Lợi, dưới bàn tay phù thủy của quan lớn Long An đã thuộc về Cty Lợi Lợi!.
Và: Chủ của Cty Thương mại Dịch vụ Tân Lợi Lợi và chủ của Cty Xuất nhập khẩu Lợi Lợi là... vợ chồng!.
Báo chí lề phải chỉ dám cho rằng quan chủ tịch Long An xem vào nội bộ doanh nghiệp nhưng quan chủ tịch không có chấm mút lớn trong những vụ lùm xùm này thì bảo đảm... chết liền.
*
Sáng ngày 10 tháng 5, vụ án Cty Cơ khí Xây dựng Long An (LICO) kiện quan chủ tịch Long An lần đầu tiên đưa ra xét xử. Tuy nhiên phiên tòa đã bị tạm hoãn với lý do là quan Phó giám đốc sở KH-ĐT - Đặng Văn Sáng, người đại diện phía bị đơn theo ủy quyền của quan lớn Dương Quốc Xuân bị bệnh vì cả ngày hôm trước... nhậu say xỉn (*2).
Chuyện say xỉn đêm trước phiên tòa này cũng là kịch bản của quan chủ tịch ta trước ngày bầu cử.
Điểm nhấn thứ nhất: thông thường các phiên tòa nếu tạm hoãn thì sẽ mở lại một tuần, tức là vào khoảng ngày 17 tháng 5. Phiên tòa được dời lại sau 2 tuần, tức là sau ngày 22 tháng 5 - ngày bầu cử HĐND tỉnh Long An nhiệm kỳ 2011-201.
Điểm nhấn thứ hai: Văn phòng luật sư Vạn Lý, Tp. Cần Thơ, đại diện cho Cty LICO đã gửi khiếu tố ứng cử viên chủ tịch UBND tỉnh là Dương Quốc Xuân về những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai, liên quan đến dự án cụm công nghiệp Long Định - Long Cang đến Vp Tỉnh ủy. Văn phòng Tỉnh ủy đã chuyển văn thư số 1254-PC/TU gửi uỷ ban bầu cử tỉnh đề nghị xem xét trường hợp Dương Quốc Xuân. Phiếu chuyển cũng đề nghị thời hạn báo cáo kết quả giải quyết cho thường trực Tỉnh uỷ Long An là trước ngày 12.5 (tức là 2 ngày sau phiên tòa đầu tiên dự trù) (*3).
Điểm nhấn thứ ba: Chủ tọa phiên tòa Trần Quang Thắng khi được hỏi về vụ 1 thành 2 tuần này đã trả lời ngắn gọn: “Việc xếp lịch ngẫu nhiên thôi”.
Do đó, có thể nói rằng quan Xuân đã có những bùa phép nào đó đối với quan Tòa để quan Xuân ta giải quyết xong cái vụ tiếp tục ôm ghế chủ tịch UBND thêm 5 năm, rồi sau đó với quyền uy trong tay sẽ tính tiếp chuyện tòa và chuyện LICO.
*
Ngoài những chuyện bê bối nêu trên, chủ tịch Xuân cũng có tài cao đẳng trong việc giải quyết đất đai cướp của dân lành (nay đã biến thành dân oan). Điển hình là cung cách giải quyết những bức xúc của người dân qua buổi đối thoại với 43 hộ dân tỉnh Long An sáng 10-5 (*4):
Dân oan Huỳnh Thị Cuộc (thị trấn Vĩnh Hưng): “Năm 1979, UBND huyện Vĩnh Hưng quy hoạch 2.400 m2 của gia đình tôi làm mục đích công cộng nhưng sau đó không thấy cấp đất gì”
Chủ tịch Dương Quốc Xuân: “Gia đình bà đã được cấp tổng cộng năm lô đất nền (giá từ 25 triệu đến 30 triệu đồng/lô 70 m2) chứ đâu phải không cấp”
Dân oan Huỳnh Thị Cuộc: Các ban ngành huyện, tỉnh hứa sẽ cấp đất nhưng tôi phải mua chứ không được cấp?
Dân oan Âu Thị Phú (khu phố Bàu Sậy, thị trấn Vĩnh Hưng): “Tôi muốn cấp lại 5 ha trước đây đưa vào tập đoàn, sau đó lại cấp cho các cán bộ khác trong khi bản thân tôi không có đất sản xuất. Gia đình tôi có chín người con đều không có đất sản xuất”
Dân oan Võ Thị Hà, thị trấn Vĩnh Hưng nêu: “Tôi đề nghị tỉnh xem xét cấp đất cho gia đình tôi vì gia đình tôi phải mua đất nền để cất nhà chứ địa phương không cấp gì”.
Dân oan Phạm Thị Đẻn (ngụ thị trấn Vĩnh Hưng): “Đối thoại thì phải cởi mở chớ, tui xin được trình bày rõ cho các cán bộ trung ương, địa phương biết”.
Chủ tịch Dương Quốc Xuân: “Sẽ ghi nhận ý kiến của chị, việc chị vậy rồi chưa?”
Dân oan Phạm Thị Đẻn: “Ghi nhận rồi để đó cũng bằng không!”
*
Trong tiểu sử của đồng chí chủ tịch, ngoài cái ghế Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, quan ta còn kiêm luôn chức trưởng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại tỉnh.
Trong vai trò chống buôn lậu, gian lận thương mại quan chủ tịch đã từng trả lời phóng viên báo chí rằng "dù cố gắng mấy chúng tôi cũng chỉ hạn chế phần nào mức độ, qui mô của buôn lậu chứ không thể nào triệt tiêu hoàn toàn". (*5)
Điển hình một trong những "cú" không thể triệt tiêu là những cây xăng nằm ở ba huyện biên giới Mộc Hoá, Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Những cơ sở kinh doanh này là của các đầy tớ quan chức đầu ngành tỉnh trong đó có quan đại tá Võ Minh Khánh - chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Long An và quan Nguyễn Minh Hạ - phó giám đốc Sở Thương mại Long An.
Đồng chí chủ tịch Xuân đã từng "cố gắng" giải quyết với các đồng chí cán bộ đầu ngành nhưng lại có người nhà kinh doanh xăng dầu bằng "tinh thần góp ý" là nên "sang nhượng" những cơ sở này cho người khác đứng tên. Tuy nhiên, dù đã có úm ba la sang nhượng thì sau đó đồng chí Nguyễn Minh Hạ tự Năm Hạ vẫn còn đến 7 cây xăng ở Vĩnh Hưng do vợ là đồng chí Phạm Thị Bé đứng tên làm chủ.
Đồng chí Năm Hạ là lãnh đạo của Sở Thương mại, cơ quan chủ quản của Chi cục QLTT tỉnh nhưng theo chủ tịch Xuân thì anh Năm Hạ... không được phân công trực tiếp phụ trách lĩnh vực QLTT mà do đồng chí khác. Nên không sao!. Nếu chủ tịch phát hiện có sự bao che, can thiệp của hai quan xăng dầu này chủ tịch sẽ xử lý ngay, không để quá 24 giờ. Bây giờ đã 5 năm trôi qua, mọi việc đã chìm xuồng trong bàn tay của chủ tịch xứ Long An.
Mở ngoặc ở đây là cũng Chi Cục QLTT tỉnh Long An này mà sinh mọi thứ lùm xùm trong vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt chết. Quan phó giám đốc Sở Công thương kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục QLTT tỉnh Long An -  Nguyễn Văn Minh "bị thôi" chức lãnh đạo Chi Cục QLTT vì lỡ để cán bộ thường xuyên sang Campuchia đánh bạc, cán bộ “mượn” tiền của dân, cho cán bộ thôi việc trái luật. Đồng chí Nguyễn Văn Tâm, nguyên Đội trưởng Đội QLTT số 5, bị cách chức, kỉ luật về mặt Đảng vì đã có hành vi đánh bạc ở Campuchia, có các mối quan hệ bất chính với bà Trần Thuý Liễu (vợ nhà báo Hoàng Hùng).
*
Cuối cùng, quan chủ tịch Long An nếu viết cho đúng thì phải là chủ tịch Dương Quốc Xuân / Dương Thế Hùng. Quan có đến 2 tên nhưng cán bộ, nhân dân bị lôi đi bầu bỏ phiếu cho quan không biết quan có cái tên Dương Thế Hùng! (*6)
Thành tích của quan Xuân-Hùng, ngoài việc bao che, ăn chia và hành doanh nghiệp, còn có 2 lần bị kỷ luật đảng là “năm 1989 và năm 1998 bị khiển trách về Đảng vì trách nhiệm đối với bà con gia đình và đơn vị phụ trách”.
Kỳ bầu cử vào ghế chủ tịch UBND nhiệm kỳ 2011-2016 này, với những "thành tích" đầy mình như thế, đảm bảo chủ tịch Xuân-Hùng lại tiếp tục vẫn là chủ tịch nắm đầu nắm cổ doanh nghiệp, dân oan, lẫn giới buôn lậu Long An. Thế mới hay!

--------
Ghi chú:
. Bookmark the permalink.

6 Responses to Lùm xùm chuyện quan chủ tịch Dương Quốc Xuân

  1. Nặc danh says:
    Chỉ toàn là đấu đá nhau để giành phần trong cái chế độ ruỗng mục thối tha.
  2. Nặc danh says:
    Dung co ma vu oan gia hoa cho can bo cap cao cua dang nhe .Da lam toi Chu Tich , Pho bi thu Tinh uy la can bo cao cap cua dang do BCT Ban chap hanh TU dang bo nhiem day nhe ,chu khong phai dua dau .Cac vi nay deu la nhung dang vien trung kien cua dang cs VN ,nhung hoc tro uu tu cua bac Ho ,luon luon hoc tap "dao duc HCM" moi duoc nhu vay day .Bay gio khong con My , Nguy de an gan uong mau nua thi xay " duong vinh quang bang " bang xac dan cung duoc chu sao .Dat dai la so huu cua toan dan ,do nha nuoc quan ly , nhung duoc dang quang vinh lanh dao , hai xoi thi cung vao mot nep ,co gi la sai trai ma phai on ao .
    Khong the thi sao moi truoc day di chan trau , giu bo ,di hoc BTVH ma nay bang cap day minh , xe hoi ,nha lau ,don dien ,nong trai giau co duoc ha ?
  3. Nặc danh says:
    Tuan bi cong an trieu tap roi , cac ban oi

    Ngày 26 tháng 4, 2011, Nguyễn Anh Tuấn, gốc người Ðà Nẵng, một sinh viên năm thứ 3 của Học Viện Hành Chính Cơ Sở tại Hà Nội đã gửi thư qua đường chuyển phát nhanh đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao “lời tự thú” kèm theo tấm hình anh chụp mình với 2 tài liệu tải xuống từ Internet do ông Cù Huy Hà Vũ viết. Một tài liệu là “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt TS Cù Huy Hà Vũ” và tài liệu kia là “Kiến nghị trả tự do cho tất cả các tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền VNCH” cũng do ông Vũ viết.

    Các tài liệu này là các căn cứ dùng để kết án tù ông Cù Huy Hà Vũ.

    Sinh viên Tuấn, trong bức thư gửi Viện Kiểm Sát Tối Cao giải thích cho hành động thách đố chế độ Hà Nội là anh muốn “bảo vệ nền pháp quyền non trẻ của đất nước tôi.” Sự thách đố này, chế độ độc tài đảng trị Hà Nội phải bỏ tù anh, cho mọi người thấy tại Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do phát biểu ý kiến như Hiến Pháp công nhận. Nhưng nếu lờ đi thì cũng cho mọi người hiểu cái thứ pháp luật ở Việt Nam nó tùy tiện, vênh vẹo và chỉ nhắm trả thù ai thì nhắm người đó.

    Ngày Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011, Nguyễn Anh Tuấn gửi điện thư cho anhbasam blog thông báo anh đã “chính thức” nhận được “giấy triệu tập” của công an Hà Nội.
  4. Nặc danh says:
    Tin nay dang tren bao Nguoi Viet o My
  5. Nặc danh says:
    Tôi nghi tên Dương quốc Xuân do VNCH cài sâu leo cao vào đảng CSVN cố tình phá hoại chính sách đất đai của đảng CS, làm suy yếu đảng từ từ diển biến hòa bình hoặc tàn dư cuả Năm Cam hành động báo thù cho anh Năm Cam
  6. sgb says:
    nếu Tuấn bị triệu tập thì sắp sửa lại có màn kịch hay để cho quốc tế và ngưòi yêu dan chủ tự do xem trong nay mai. HY VỌNG KỊCH BẢN CỦA cs LẦN NÀY HAY HƠN LẦN TRƯỚC...nếu không hay hơn e là sẽ có biểu tình lớn..

“Cái lý” có chân của Bộ Tài chính

“Cái lý” có chân của Bộ Tài chínhMay 15, '11 6:45 PM
for everyone
Văn phòng Bộ Tài chính vừa lên tiếng phản bác thông tin nói rằng lãnh đạo bộ này muốn xài xe công đắt tiền hơn khi xây dựng văn bản cho phép một số chức danh được sử dụng xe đưa đón với giá tối đa 1,1 tỉ đồng thay vì 800 triệu đồng.

Dù xác nhận là có dự kiến cho phép bộ trưởng và một số chức danh có hệ số lương từ 9,7 trở lên được sử dụng xe công (đưa đón đi làm) với giá tối đa 1,1 tỉ đồng thay vì mức 800 triệu đồng, Bộ Tài chính vẫn nói rằng những thông tin được báo chí nêu ra “thiếu chính xác và không đầy đủ”. Một quan chức Bộ Tài chính lý giải mức giá trang bị xe công cho một số chức danh được đề xuất nâng lên so với quy định cũ không đồng nghĩa với việc nâng chuẩn xe công, mà là bù đắp trượt giá. Thời gian qua, cùng với tỉ giá biến động, các phụ tùng, linh kiện tăng cao nên giá xe cũng thay đổi.
Thực tế ý kiến của bộ là xác đáng vì lạm phát mà hiện tượng giá xe leo cao là có thật.
Song những người làm công ăn lương đang đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì lại ngạc nhiên vô cùng trước sự nhanh nhảu bù trượt giá này của Bộ Tài chính. Bởi tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII (hôm 22-3), đáp lại ý kiến của một số đại biểu, chính Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định chưa thể đề xuất sửa đổi mức khởi điểm chịu thuế và chiết trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN (mà chỉ nghiên cứu, tổng kết việc thi hành luật). Đến đầu tháng 5, khi CPI tăng quá cao (sát mốc 10%), bộ này mới đề xuất phương án miễn thuế TNCN cho một số đối tượng (nhưng số thuế được miễn tối đa cũng chỉ... 50.000 đồng/tháng/người nộp thuế, tương đương 1,5 tô phở!).
Ai cũng biết việc lạm phát tăng cao có nguyên nhân rất lớn từ chính sách tài khóa, mà Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm chính. Ngay cả việc điều chỉnh dồn dập giá các mặt hàng thiết yếu vừa qua, nhiều chuyên gia đánh giá rằng đã tạo nên tình thế “té nước theo mưa” lập nên mặt bằng giá mới, mà trong đó trách nhiệm quản lý giá của bộ không hề nhỏ. Thế nhưng khi cần một thái độ cụ thể chia sẻ với gánh nặng lạm phát của người dân bằng việc sửa những con số quá lạc hậu trong Luật Thuế TNCN thì bộ lại… chần chừ, thậm chí vô cảm. Trong khi đó lại thấy bộ sốt sắng “bù đắp trượt giá” cho tiêu chuẩn xe công cho lãnh đạo.
Đúng là “cái lý” có chân!
Prev: Sửa luật để đề cao trí thức

Phân tích TTCK ngày 16.05.2011

Phân tích TTCK ngày 16.05.2011
Cập nhật lúc 19:27 Thứ Hai Ngày 16-05-2011
Thị trường chưa xuất hiện yếu tố mới mẻ nào khi đường giá vẫn gần đi ngang và thanh khoản hai sàn ở mức thấp kỷ lục. A/D (Tích lũy/Phân tán) vẫn ghi nhận trạng thái phân tán mạnh nhất trong lịch sử, đặc biệt là HNXINDEX.
 A.   TỔNG HỢP VĨ MÔ TRONG NGÀY

ô THẾ GIỚI

* Mỹ:

- Người tiêu dùng Mỹ cảm thấy tác động rõ ràng hơn từ việc giá cả hàng hóa tăng cao. Chỉ số lạm phát tháng 4/2011 tăng mạnh nhất tính từ nửa sau năm 2008. Trong báo cáo tháng của mình, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số CPI tại Mỹ tháng 4/2011 tăng 0,4% so với tháng 3/2011 và cao hơn 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng so với cùng kỳ như vậy cao nhất tính từ tháng 10/2008. Các chuyên gia phân tích đã dự báo về mức tăng tháng 0,4% và mức tăng cùng kỳ 3,1%. Giá thực phẩm và xăng tăng góp phần quan trọng nhất khiến lạm phát tăng.

- Bộ Lao động Mỹ thông báo số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp giảm xuống 434,000 người, cao hơn so với dự báo 430,000 của các nhà kinh tế.

- Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 0.5% nhưng lại giảm 0.2% nếu trừ giá gas. Chi phí năng lượng cao đã khiến giá bán buôn, số tiền mà các doanh nghiệp dùng để mua hàng hóa, tăng 0.8% trong tháng 4.

- Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhấn mạnh đến ngày 16/5, Mỹ sẽ chạm mức trần nợ do Quốc hội đặt ra. Do đó, một lần nữa ông kêu gọi Quốc hội hành động càng nhanh càng tốt để tất cả mọi người dân Mỹ có thể giữ lòng tin rằng nước Mỹ sẽ thực hiện mọi nghĩa vụ của mình gồm thanh toán tiền lãi và các cam kết chăm sóc sức khỏe cho người già.

- Thâm hụt thương mại của Mỹ lên cao nhất trong 9 tháng. Cụ thể, thâm hụt thương mại tháng 3 lên tới 48,2 tỷ USD từ 45,2 tỷ USD trong tháng 2. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,9%, trong khi xuất khẩu tăng tới 4,6%, lớn nhất kể từ tháng 3/1994.

- Trong 1 báo cáo mới đây, Bộ tài chính Mỹ cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ trong tháng 3/2011 đã ghi nhận mức tăng kỷ lục trong vòng 17 năm trở lại đây, vượt qua mức kỷ lục đã được thiết lập vào tháng 7/2008 trước khi thương mại thế giới rơi vào suy thoái.

- Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 100,17 điểm tương đương 0,79% xuống 12.595,75 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 10,88 điểm tương đương 0,81% xuống 1.337,77 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 34,57 điểm tương đương 1,21% xuống 2.828,47 điểm.

* Châu Âu:

- Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, sẽ cần tới 256 tỷ Euro (366 tỷ USD) viện trợ khẩn cấp để tránh vỡ nợ. Tất cả các nước này đều có thể xảy ra tình trạng nợ công vượt quá kích thước nền kinh tế trong năm nay. Chi phí đi vay quá cao khiến cả 3 quốc gia này đều đã phải đóng cửa thị trường tài chính của mình, và ngày càng nhiều nhà đầu tư cho rằng, Hy Lạp sẽ là thành viên Eurozone đầu tiên bị vỡ nợ.

- Mới đây Châu Âu đã nâng dự báo lạm phát của Eurozone từ 2,4% lên 2,6%, gia tăng áp lực đối với ECB để nâng lãi suất lên cao hơn. ECB trong tháng trước đã tăng lãi suất cơ bản lên 1,25%, lần tăng lãi suất đầu tiên trong gần 3 năm để chống lạm phát.

- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 12/05 cho rằng, châu Âu cần phải đưa ra các chính sách hành động quyết liệt và toàn diện để khôi phục lại sức khỏe nền tài chính, giải quyết những yếu kém còn tồn tại trong khu vực tài chính, và thực hiện cải cách để lấy lại khả năng cạnh tranh và tăng trưởng.

- Trong báo cáo triển vọng kinh tế châu Âu công bố ngày 12/05, IMF cho rằng các quốc gia Đông Âu sẽ tăng trưởng 4.3% trong năm 2011 và 2012, nhanh hơn mức 4.2% trong năm 2010. IMF dự báo lạm phát tại Đông Âu đứng ở mức 7.3% trong năm 2011 trước khi suy yếu còn 6.2% vào năm 2012, và thúc giục các ngân hàng trung ương khu vực nên tăng cường cảnh giác.

- Theo Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU) Olli Rehnn, Ireland có thể được giảm lãi suất gói cứu trợ sau nhiều tháng đòi hỏi những điều khoản tốt hơn giống như của Hy Lạp. Ireland hiện phải chịu mức lãi suất 5,8% đối với gói cứu trợ mà nước này chấp nhận tháng 11/2010.

- Italy sẽ là quốc gia tiếp theo cầu cứu sự giúp đỡ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Felix Zulauf của hãng quản lý tài sản Zulauf cho biết tại Edinburg. Theo ông, Italy chứ không phải Tây Ban Nha sẽ cần nguồn lực bên ngoài để xử lý vấn đề nợ công.

- Phái đoàn IMF đang ở thăm Romania đã bày tỏ sự lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế ở nước Trung Âu này sau cuộc khủng hoảng kéo dài suốt hai năm qua. Tháng 5/2009, IMF, Ngân hàng thế giới (WB) và Liên minh châu Âu (EU) đã cấp khoản tín dụng trị giá 20 tỷ euro cho Romania để giúp nước này thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 6,5% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2011.

- Khu vực chứng khoán châu Âu cũng đỏ lửa trong phiên cuối tuần qua. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,32% xuống 5.925,87 điểm. DAX của Đức giảm 0,55% xuống 7.403,31 điểm và CAC 40 của Pháp giảm 0,11% xuống 4.018,85 điểm.

* Châu Á:

- Trung Quốc có thể hạn chế việc nâng lãi suất trong những tháng tới trong năm nay và tập trung sử dụng các công cụ khác để chống lạm phát. Chính phủ mong muốn hạn chế tăng giá nhưng không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 12/05 đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thêm 0,5% lên mức cao kỉ lục 21%.

- 12/05, Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố các chỉ số kinh tế của nước này trong tháng 4/2011, trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo chính về lạm phát, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã giảm 0,1% so với tháng trước đó. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,5% so với tháng 3/2011. Sản lượng giá trị gia tăng công nghiệp tăng 13,4% và doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 4 tháng đầu năm, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 16,5%.

- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) bất ngờ giữ nguyên lãi suất ở mức 3% khi cho rằng lạm phát suy yếu trong tháng 4 và do đà tăng mạnh của đồng won.

- Số liệu thống kê mới nhất mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố cho thấy, tính đến thời điểm kết thúc tài khóa 2010 (ngày 31/3 vừa qua), nợ công của Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 924.000 tỷ Yên (hơn 11.000 tỷ USD). Như vậy, dư nợ bình quân đầu người của Nhật Bản hiện lên tới gần 90.000 USD.

- BoJ cho biết, trong tháng 4 mức dư nợ của các ngân hàng Nhật Bản giảm 0,9% so với cùng kì năm trước, đánh dấu tháng 17 liên tiếp hoạt động tín dụng ngân hàng suy giảm.

- Bộ Tài chính Nhật Bản hôm nay báo cáo, thặng dư tài khoản vãng lai tháng 3 lên đến 1.679 tỷ Yên (20,7 tỷ USD), từ 1.641 tỷ Yên trong tháng 2, nhưng giảm tới 34% so với thặng dư thương mại trong tháng 3/2010. Xuất khẩu giảm 1,4%, nhập khẩu tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước khiến thặng dư thương mại giảm tới 78% so với 1 năm trước đó.

- Các sàn chứng khoán Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc giảm điểm, với mức giảm lần lượt là 0,7%, 0,3% và 0,12%. Ngược dòng, thị trường Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore tiến lên với các mức tăng 0,88%, 0,95% và 1,06%.

ô VIỆT NAM

- Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) ngày 13.5 đã ký kết hợp đồng cho vay lại khoản tín dụng trị giá 20 triệu euro của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) với Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC). Đây là khoản tín dụng tiếp nối sau dự án Hạn mức tín dụng thứ nhất 30 triệu euro của AFD dành cho HFIC vào năm 2006, nay đã được giải ngân toàn bộ.

- 4 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,1% (Trung ương quản lý tăng 5,4%; địa phương quản lý tăng 3,8%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,7%. Trong 4 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước thực hiện đạt 56,6 nghìn tỷ đồng, bằng 30,2% kế hoạch năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2010.

- Tổng cục Thống kê vừa công bố hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia với 350 chỉ số thành phần. Trong đó, số liệu dự trữ ngoại hối có thể bắt đầu được công bố hằng quý kể từ 2012.

- Ngân hàng Nhà nước mới đây đã công bố dự thảo nghị định về quản lý vay trả nợ nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ, một bước tiếp theo nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về bình ổn thị trường ngoại hối cũng như đảm bảo an toàn nợ quốc gia.

- Giao dịch liên ngân hàng tuần 4-6/5: Doanh số giao dịch USD liên ngân hàng giảm 38%. Doanh số giao dịch VND cũng giảm 27%, xuống còn 19.550 tỷ VND/ngày.

- Tín dụng bằng ngoại tệ tháng 4 tăng 0,02%, bằng VND tăng 0,14% so với tháng 3. Quý 1, tín dụng bằng ngoại tệ luôn tăng cao hơn bằng VND.

- Mới đây, ông Cao Ngọc Xuyên, phó chủ nhiệm uỷ ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội trả lời báo chí rằng quan điểm của uỷ ban này là “luật Thuế thu nhập cá nhân mới được thực thi trong hai năm, vẫn phù hợp với thực tiễn và chưa nên sửa đổi vào lúc này”, “việc sửa luật cần phải thực hiện vào năm 2012 theo đúng kế hoạch” và sẽ được “trình Quốc hội vào kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XIII”.

- Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hiệp Quốc đã nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia có thâm hụt tài khóa cao nhất ở Đông Nam Á với khoản nợ công không ngừng tăng lên, hiện đã vượt 50% GDP. Theo dự báo, trong năm 2011 tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại, ở mức 6,2%.

- Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 11/5, kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Việt Nam trong quý I/2011 đạt 4.743,7 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Báo cáo rà soát đầu tư 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay tổng số vốn đầu tư cắt giảm trong năm 2011 dự kiến là trên 96.000 tỉ đồng, bằng khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 và “phần lớn dự án đình hoãn là đầu tư vào trụ sở, văn phòng, mua sắm trang thiết bị đắt tiền, không trực tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, khởi công trong năm 2011 nhưng chưa đủ điều kiện đầu tư…”

B. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRÊN MT4

Tổng quan thị trường ngày 13/05/2011:

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0,13 điểm xuống 482,01 điểm (giảm 0,03%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 800.720 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 21,03 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 70 mã tăng, 104 mã đứng giá, 102 mã giảm giá và 13 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 6 mã tăng trần và 16 mã giảm sàn.

Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 0,51 điểm, xuống 481,63 điểm (giảm 0,11%). Tổng khối lượng đạt 14.695.970 đơn vị, giá trị giao dịch (cả thỏa thuận) đạt 330,01 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/05/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 479,67 điểm, giảm 2,47 điểm (-0,51%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 16.906.020 đơn vị, tăng 14,24% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 361,851 tỷ đồng, tăng 27,73%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 1.309.550 đơn vị, với tổng giá trị hơn 41,86 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 18.215.570 đơn vị (-17,38%) và tổng giá trị giao dịch đạt 403,706 tỷ đồng (-23,83%).

Trong tổng số 289 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 81 mã tăng, 110 mã giảm, 85 mã đứng giá. Trong đó, có 13 mã tăng trần, 21 mã giảm sàn và 13 mã không có giao dịch.

Trên sàn Hà Nội, tiếp diễn kịch bản quen thuộc, chỉ số tăng xanh ghi điểm nhẹ ít phút đầu phiên vào đảo chiều đi xuống trong sắc đỏ phần lớn thời gian giao dịch còn lại. Lệnh khớp nhỏ giọt, giao dịch ảm đạm và trầm lắng, cầu chưa có tín hiệu phục hồi, HNX-Index tiếp phiên điều chỉnh kèm theo thanh khoản giữ mức rất thấp.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, đánh dấu chuỗi 4 phiên điều chỉnh liên tiếp, HNX-Index tiếp đà giảm 0,33 điểm hay 0,4%, lùi về mốc 82 điểm với tổng khối lượng giao dịch xấp xỉ phiên liền trước, đạt 19.096.250 đơn vị, tương đương với 253,13 tỷ đồng giá trị giao dịch.

Thống kê toàn sàn hôm nay có 311 mã tham gia giao dịch, số mã tăng giá dừng tại 82 mã, giảm giá dừng tại 174 mã, và còn lại là 55 mã đứng giá tham chiếu.

I. TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Thị trường chưa xuất hiện yếu tố mới mẻ nào khi đường giá vẫn gần đi ngang và thanh khoản hai sàn ở mức thấp kỷ lục. A/D (Tích lũy/Phân tán) vẫn ghi nhận trạng thái phân tán mạnh nhất trong lịch sử, đặc biệt là HNXINDEX.

1) Sàn HSX

Vnindex mở cửa (13/05) 482,01 điểm, đóng cửa 479,67 điểm; giảm nhẹ -2,47 điểm (-0,51%); khối lượng đạt 18.215.570 đơn vị chuyển nhượng thành công, giảm  -15,27% so với phiên  hôm 12/05 và giảm  -11,75% so với mức trung bình trong 5 phiên gần đây.

Xu hướng dài hạn: Tăng trưởng - Hổ trợ: 438, Kháng cự: 528
Xu hướng trung hạn: Giảm - Hổ trợ: 450, Kháng cự: 510
Xu hướng ngắn hạn: Tăng - Hổ trợ: 466, Kháng cự: 488

2) Sàn HNX

HNX mở cửa (13/05) 82,38 điểm, đóng cửa 82,00 điểm; giảm nhẹ -0,33 điểm  (-0,40% ), khối lượng đạt  19.096.250 đơn vị chuyển nhượng thành công, giảm -5.70% so với khối lượng hôm 12/05 và  giảm  -17,65 % so với mức trung bình trong 5 phiên gần đây.

Xu hướng dài hạn: Giảm - Hổ trợ: 78, Kháng cự: 124
Xu hướng trung hạn: Giảm - Hổ trợ: 78, Kháng cự: 96
Xu hướng ngắn hạn: Giảm - Hổ trợ: 82, Kháng cự: 88

II . NHẬN ĐỊNH

1)      Sàn HSX

Những thông tin ban đầu về lạm phát tháng 5 sẽ được hé lộ trong tuần sau. Với dự báo trước đó về lạm phát tháng 5 tiếp tục cao (trên 2%) và áp lực lạm phát trong thời gian tới cũng khó có khả năng dịu bớt thì thị trường khó có điểm tựa để tăng điểm.

Trên phương diện kĩ thuật VN-Index có xác suất giảm cao, mức giảm đánh giá ở mức độ nhẹ và nhận được hỗ trợ tại vùng 466 điểm.

Mức kháng cự hiện tại  488.00                                               
Mức hỗ trợ hiện tại  466.00

2)      Sàn HNX

HNX-Index đóng cửa với số điểm gần như thấp nhất của phiên dẫn đến lo ngại về khả năng xu thế giảm điểm của chỉ số này sẽ chưa kết thúc trong vài phiên tới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng mức giảm của chỉ số này sẽ không đáng kể.

Xét trên góc độ kỹ thuật, HNX-Index vẫn đang chấp chới quanh kênh xu hướng tạo bởi hai đáy hình thành hồi tháng 11/2010 và tháng 3/2011, đường giá của chỉ số cũng gần như bám theo đường MA(10) và dao động rất sát với kênh dưới kênh xu hướng. Vùng hiện tại là vùng hỗ trợ cuối cùng của chỉ số trước mức đáy thiết lập thời khủng hoảng đầu 2009, nếu HNXIndex không bật trở lại được từ vùng hỗ trợ này mà tiếp tục dao động ngang thêm một thời gian thì có khả năng thị trường sẽ từ từ rơi về đáy cũ 2009.

Mức kháng cự hiện tại 88.00                               
Mức hỗ trợ hiện tại  82.00

III. KHUYẾN NGHỊ.                          
Các yếu tố vĩ mô vẫn chưa có yếu tố nào tích cực ủng hộ cho xu hướng hồi phục của thị trường. CPI tháng 5 được dự báo ở mức 2,2 - 2,5%, thấp hơn so với tháng 4 và nhiều ý kiến kỳ vọng lũy kế năm CPI sẽ đạt đỉnh và thị trường sẽ sớm xuất hiện hồi phục. Tuy nhiên theo chúng tôi, một khi thanh khoản thị trường vẫn trong mặt bằng thấp như vậy chưa thể khẳng định một xu hướng tích cực hơn. Những phiên tăng điểm nếu xảy ra chỉ mang tính chất điều chỉnh, nhà đầu tư chỉ có cơ hội kiếm tìm lợi nhuận ở một số nhóm cổ phiếu nhưng rủi ro T+ rất lớn.
Thị trường vẫn chưa xuất hiện các tín hiệu cho thấy tình trạng lình xình sẽ kết thúc. Nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên giữ trạng thái cổ phiếu / tiền mặt thấp cho đến khi HNX-Index tạo đáy W mới cao hơn đáy cũ và thanh khoản cải thiện. Việc giải ngân nếu có nên hướng đến những cổ phiếu thanh khoản tốt.
Danh sách các CP cần loại trừ khỏi danh mục đầu tư do tính thanh khoản kém. Nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục nếu CP đang nắm giữ rơi vào danh sách này (xếp theo thứ tự ABC) tức không đầu tư những CP kém thanh khoản kéo dài nhiều tháng qua:
AGF ALT ATA BBS BDB BED BHV BPC BST BTH BXH CAN CAP CCI CID CJC CKV CLC CMC CNT COM CPC CSC CT6 CTB CX8 CYC D2D DAC DAD DAE DBT DCC DCL DHI DHT DJI DL1 DNC DNP DNY DPC DST DTC DX DXP GDT GHA GLT HAD HAI HAX HBD HBE HCC HCT HEV HGM HLC HLY HPS HST HTC HTP HVT ILC IMP INN L43 L61 L62 LBE LHC LHG LIX LM3 LO5 MAFPF1 MCC MCO MDC MEC MKV MMC NAV NGC NHC NHW NLC NPS NSC NVN ONE OPC PJC PJT PMC PMS PTM QHD QST QTC RDP RHC RIC S12 S55 S64 S91 SAF SAP SAV SCC SCD SCJ SD4 SD5 SD8 SDB SDC SDE SDG SDJ SDN SDS SDT SDY SEB SED SFC SFN SGC SGH SHC SJ1 SJC SJD SKS SNG SPP SQC SRA SRF SSC ST8 STC SVI TAG TCR TCT THB TIC TIX TJC TKU TLG TMC TMS TMT TMX TNA TPH TPP TRA TRC TRI TTP TV2 TV3 TV4 V12 V21 VBC VBH VC1 VC2 VC6 VCC VCM VCS VDL VFG VGP VHL VMC VNH VNI VNT VPK VTB VTC VTL VTS YSC.
DS CP có thể đầu tư tính theo tính thanh khoản cao
AAM ABT ACB ACL AGC AGD AGR ALP AMV ANV APC APG APS ASM ASP AVS B82 BBC BCC BCI BHS BKC BLF BMC BMP BTP BTS BTT BVH BVS C92 CAD CCM CDC CIC CII CMG CMT CRUDEOIL CSG CSM CTC CTD CTG CTI CTM CTN CTS CVT DBC DCS DCT DDM DHA DHC DHG DIC DIG DLR DMC DPM DPR DQC DRC DVD DVP DXG DXV DZM EBS ECI EFI EIB EID FDC FMC FPT GGG GIL GMC GMD HAG HAP HBC HCM HJS HLA HLG HMC HNM HOM HPB HPC HPG HRC HSG HT1 HTV HUT HVG ICF ICG IJC ITA ITC KBC KDC KDH KHA KHB KHP KKC KLS KMR KSB KSD KSH KSS L10 L18 LAF LBM LCG LGC LGL LIG LSS LTC LUT MAC MCG MCP MCV MHC MHL MPC MSN MTG NAG NBB NBC NBP
NSN NST NTB NTL NVC NVT OGC PAC PDC PET PGC PGD PGS PGT PHC PHH PHR PHT PIT PLC PNJ POM POT PPC PPG PPI PRUBF1 PTC PVA PVC PVD PVE PVF PVG PVI PVL PVS PVT PVX QNC RAL RCL REE S74 S96 S99 SAM SBT SC5 SD2 SD3 SD6 SD7 SD9 SDA SDD SDH SDP SDU SEC SFI SGT SHB SHI SHN SHS SJE SJM SJS SMC SME SPM SRB SRC SSI SSM STB STL STP SVC SZL TAC TAS TBC TBX TCM TDC TDH TDN TET TH1 THT TIE TKC TLC TLH TLT TMP TNC TNG TNT TPC TS4 TSC TTC TTF TXM UIC UNI V15 VC3 VC5 VC7 VC9 VCB VCG VCR VE1 VE9 VES VFC VFMVF1 VFMVF4 VFR VGS VHG VIC VID VIG VIP VIS VIT VIX VKP VMG VNA VNC VND VNE VNG VNL VNM VNS VPH VPL VSG VSH VSP VST VTA VTO WSS XMC YBC