Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Tin Chủ Nhật, 02-09-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đọc lại Bốn bản tuyên ngôn lịch sử (GNLT).  – Phạm Xuân Nguyên: “ĐỘC LẬP, TỰ DO, HẠNH PHÚC” (Quê Choa/TT). Mời xem lại: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (BS Ngọc).   – GS Tương Lai: ‘Nước của những người chưa bao giờ khuất’ (TVN).   – Tổ quốc trên hết (Trần Nhương).  – Người Mông ăn Tết Độc lập (TT).  – Bài học dân tộc và lòng dân (NLĐ). – Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam  (RFI).
- Đinh Văn Quế: Dân chủ và pháp quyền trong Hiến pháp 1946 (PLTP). Thế nhưng trong bài “Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình trên báo Nhân dân mới đây thì cảnh báo: “Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946 …”  
-  TẤT ĐẠT ĐA VÀ NGUYỄN TẤT THÀNH (Huỳnh Ngọc Chênh).  Phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Ba cấp độ dân chủ Hồ Chí Minh.  – Vũ Cao Đàm: Đôi dòng hồi ức với ngày 19/8 và 2/9 năm 1945 (boxitvn).
Lại thêm một lần nữa kỷ niệm “ngày hội” nhưng cũng là “ngày tang” của cả (?) Dân tộc. Cái oái oăm này khiến ngày mất của HCM cứ bị “coi nhẹ” một cách khác thường, VTV Thời sự 5h30′ sớm nay không hề đề cập dù chỉ một lời. Thời sự 6h, bác lại bị “quên” lần nữa. Mà cái sự “khác thường” đó cũng lý giải tại sao người ta đã phải táo tợn lừa dối cả một Dân tộc trong bao năm. 

20h05 hôm nay: THTT “Trường Sa – Biển đảo Việt Nam mến yêu” (VTV). - Đá thiêng Trường Sa ở xứ Nghệ (LĐ).  – Trứng hải âu ở Trường Sa (SGGP).  -  Tự chân trời Tổ quốc lại hiện lên (TQ). – Những “mẹ hiền” nơi biển đảo (LĐ). – Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra Trường Sa (PNTD). – Cờ Tổ quốc ở Trường Sa  (TP).  - Thanh Thảo: Tổ quốc hiên ngang cột cờ Lũng Cú(TN).  - Không quân Việt Nam khai thác, làm chủ máy bay hiện đại (QĐND).  - Điểm mặt các chiến hạm của Hải quân Việt Nam  (GDVN).
- Trần Minh Thảo: BẠCH HÓA ĐỂ KHỎI SỢ Hay CHỈ CẦN THAY ĐỔI TẬN GỐC (boxitvn)- PGS – TS Phạm Xanh:  Toàn vẹn lãnh thổ là tài sản quý giá nhất của dân tộc  (DV). - Hoàng Sa : Việt Nam phản đối Trung Quốc mời thầu dầu khí (RFI).
Mọi điều bạn tưởng bạn biết về Trung Quốc là sai lầm (Foreign Policyboxitvn).  -  Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh (Infonet).
- Đài Loan trong thế cờ biển Đông  (PLTP). – Đài Loan tập trận : Biển Đông bị khuấy động (RFI).  – Quan chức Đài Loan thăm đảo Ba Bình (BBC).   – Trường Sa: Đài Loan “làm tới” (GDVN/ Nguyễn Vĩnh).   – VN phản đối hành động vi phạm chủ quyền của TQ và Đài Loan (RFA).
- Trung Quốc cấp tập thâu tóm biển Đông(TN). - Trung Quốc khai hỏa tất cả tên lửa Đông Phong nếu… (PNTD). -  - Mỹ kêu gọi Trung Quốc hành xử công bằng tại Thái Bình Dương  (RFI).  - ‘Đừng lo quân Mỹ có mặt ở châu Á’ (BBC).   – Ngoại trưởng Clinton: Thái bình dương “đủ lớn” cho Mỹ và Trung Quốc (VOA).
- Thị trưởng Tokyo ra điều kiện về đảo tranh chấp (TN).  - Nhật đưa tàu ngàn tấn ra đảo tranh chấp với Trung Quốc  (VTC).
- Ngô Nhân Dụng: Ðọc Bình Ngô đại cáo (boxitvn).  - NHẬN DIỆN…”TÀU CỘNG” (4) (Nhật Tuấn).
- Nhà thơ INRASARA: Từ hai câu chuyện biên giới, nghĩ về sự im lặng (TT).
- Nhân dịp Đảng ta tổ chức phê và tự phê bình: Lịch sử của câu “Nói zậy mà không phải zậy” (FB Nguyễn Hùng/ DL).  – MƯỜI CHÍN ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM (NPT/ Hai Lúa). BTV: Không được làm những điều này thì vô đảng để làm gì? Bà con đọc xong nhớ đối chiếu với những việc làm của các đảng viên quanh mình, tìm xem có đảng viên đương chức, đương quyền nào nghiêm túc thực hiện những điều này? Nhớ đưa lên mạng để bà con tuyên dương những người đó, mặc dù đây là những điều hiển nhiên, những quy định bắt buộc đối với đảng viên. Đảng cấm đảng viên trục lợi, vậy mà “thế lực thù địch” nói đảng trục lợi đây nè: Đảng CSVN sử dụng xác chết của Hồ Chí Minh trái với đạo lý và vi phạm pháp luật (RFA’s blog).
- ĐÓI, BỘI THỰC [THÔNG TIN] VÀ MỘT GÓC CHÂN DUNG CỦA XÃ HỘI (Nguyễn Tường Thụy).  – Nguyễn Ngọc Già – Làm sao để an toàn khi “viết”? (Dân Luận).   – Tháng Tám đi qua…  (Mẹ Nấm). – Song Chi: Người Việt mình có sức chịu đựng rất giỏi! (RFA’s blog).
- Ở Việt Nam, thông điệp bình đẳng bị thách thức bởi khoảng cách giàu, nghèo ngày càng lớn: In Vietnam, Message of Equality Is Challenged by Widening Wealth Gap (NYT).
- Chuyện chưa kể về phóng sự điều tra xăng dầu dỏm(TT).  Còn chuy ện … không kể l à công an HCM ở đâu trong thứ nhiệm vụ lẽ ra phải là của họ. Hay là họ còn bận canh me, coi phóng viên có vi phạm, ăn hối lộ kiểu như Hoàng Khương?
- Quy định bán thịt trong 8 giờ bị ‘tuýt còi’ ngay trước ngày có hiệu lực (Petrotimes).
- Phục bác Nguyễn Công Hoan! (LĐ). “Tại sao ở xứ họ, chẳng bao giờ có chuyện xe máy, ôtô tự cháy”
- Hà Sĩ Phu:  Mạng người không phải con gián!  (boxitvn). - Tạm giữ hình sự 4 công an xã đánh người gây tử vong (TN). – Khởi tố, tạm giam 4 công an xã đánh chết người (NLĐ).   – Cây xăng bốc cháy, gọi điện cơ quan chức năng không tới (TT). Cháy ráng chịu, ai biểu không kêu rõ cảnh sát phòng cháy, kêu “cơ quan chức năng” ai biết?  - Bắt 2 nghi can đánh trinh sát hình sự (TN).  – Truy tố 2 nguyên cán bộ huyện nhận hối lộ (TN).  - Truy tố chín bị can sai phạm đấu thầu thuốc (PLTP).  – Giả mạo chữ ký ông Nguyễn Bá Thanh gây “áp lực” với cấp dưới (Infonet).
- Gần 600 phạm nhân được giảm án, tha tù trước thời hạn (PLTP). – Những phạm nhân “đặc biệt” được giảm án (TN).  - Hiệu quả từ mô hình Thi hành án cuốn chiếu (PLVN).
<- Người hiến cả gia tài cho cách mạng (VNN) may mà không … mất mạng như bà Nguyễn Thị Năm.
- Phản hồi về thư góp ý với Vườn Quốc gia Cát Tiên (boxitvn).
- MYANMAR ĐÌNH CHỈ XÂY DỰNG ĐẬP THUỶ ĐIỆN MYITSONE: CÂU CHUYỆN CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG (boxitvn).
- Câu hỏi của thủ tướng Lý Hiển Long (TTCT). “Câu chuyện Singapore từ thế giới thứ ba bước sang thế giới thứ nhất ai cũng biết, song vấn đề là chương sắp tới của câu chuyện Singapore đó sẽ là gì? Chúng ta muốn Singapore ở đâu 20 năm tới?”
- Nhà hoạt động lưu vong trở về Miến Điện (VOA).
- Những Kẻ Hành Hung Học Viên Pháp Luân Công Ở San Francisco Bị Tuyên Án Có Tội   –    Các Học Viên Pháp Luân Công Nghi Vấn về Vụ Bắt Giữ tại Chinatown (ĐKN). – Chủ tịch TQ ‘tính toán trước Đại hội’ (BBC).   – ‘Đảng Cộng Sản Tồi Tệ Hơn Cả Găng-xtơ’   –    Thay đổi Lãnh đạo Chế độ Trung Quốc trong tháng Mười, theo tin tức truyền thông (ĐKN). – Đạo quân chiến tranh mạng của Trung Quốc (2) (NXB Nouveau Monde/ Thụy My).    – Cảnh sát, trở thành người kháng cáo, đòi công lý ở Bắc Kinh (ĐKN).
- Triều Tiên “làm căng” với Mỹ (TN). – Nước ngọt Coca Cola được bán tại Bắc Triều Tiên (RFI).
- Thủ tướng Rumani cáo buộc mật vụ cộng sản cũ hoành hành trong báo giới Đức (RFI).   – Bài học từ Công đoàn Đoàn kết (BBC).
- Bộ An ninh nội địa Mỹ : Chiến dịch chống tội phạm bên trong (ANTG).
KINH TẾ
- Lạm phát cao quay trở lại? (ĐĐK).
- Mới tăng giá, xăng dầu lại kêu lỗ (DT).
- Nghe quá đau! Thái Lan mua gạo Việt Nam để xuất khẩu? (SGGP). – Thiệt hại gần 550 tỉ đồng do khô hạn (TN).
- Giá vàng cao nhất 7 tháng, giao dịch ảm đạm (TT).  – Gửi tiết kiệm vẫn là kênh an toàn và hiệu quả (TBNH/CafeF).
- Đại gia vung tiền “gom“ biệt thự (Kiến thức). – Nhà thầu ôm tiền bỏ mặc công trình (TN). =>
- Doanh nghiệp Mỹ vẫn thích Việt Nam (BBC).  – Việt Nam vẫn hấp dẫn các công ty Mỹ  (VnEco).
- 16 nước châu Á đồng ý thành lập vùng tự do mậu dịch (RFI).
- Bưu điện Mỹ sẽ lỗ 15 tỉ đô la năm nay nếu Hạ viện không hành động (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đặng Nhật Minh: HUY CẬN, NGƯỜI CUỐI CÙNG CỦA MỘT THẾ HỆ VÀNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chính điện Kính Thiên: Tìm dấu vết và phục dựng (ĐĐK).  – KHAI QUẬT DI TÍCH PHONG LỆ – ĐÀ NẴNG: Hố thiêng Chăm ngàn năm tuổi (NLĐ).  – Chợ Mai Động: Họp chợ trên đống xương người? (Kiến thức).
- Nhanh chóng phục hồi nguyên trạng chùa Trăm Gian (TT).  - Xoa dịu dư luận: Chùa Trăm Gian có thể phục dựng gần với nguyên gốc (TTVN).
- Chia sẻ của những người con nhân mùa Vu Lan (RFA).
Lã Nguyên: Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử và giới hạn của những cách đọc (PBVH). Mời đọc thêm:  Một nền thi học bị sụp đổ (phần 1)(phần cuối)  - đọc những bài này để thấy giới hạn của một lý thuyết văn học, và cũng là tránh đề cao một chiều thi pháp học.
THƠ HOÀNG HƯNG – MỘT VUÔNG TƯỜNG, MỘT THẾ GIỚI… (boxitvn). 
- Phim tài liệu Việt Nam: Hy vọng vào một thế hệ trẻ (ĐĐK).  – Đạo diễn Đặng Nhật Minh: Làm sao để Nhà nước đặt hàng làm phim có hiệu quả? (KP). - Xem phim hoành tráng, ly kỳ, coi chừng bị… “lừa” (Kiến thức).  – VTV Trình chiếu những khoảnh khắc lịch sử (ĐV).
<- Tranh cãi bản quyền triển lãm ảnh Hà Nội (TN).   – Chú thích ảnh (Hữu Nguyên). “Tổng biên tập quyết định: ‘Viết thế nào thì viết, nhưng không đuợc để chữ ‘heo’ đi kèm chữ… ‘Chủ tịch’!’.  Vài ngày sau, tấm ảnh ngài Chủ tịch trang trọng xuất hiện trên mặt báo khổ lớn, với chú thích to tướng: ‘Đồng chí Chủ tịch, đứng thứ bảy từ trái sang’.”
- Bắt quả tang 7 thí sinh nam, nữ ngủ tập thể (ANTĐ). Cần coi lại nên hay không màn “giải trí” này.
- Âm nhạc và tình người (SGTT).
- Hội An phố – nơi lắng đọng thời gian (TBKTSG).  – Ngơ ngẩn tìm… sắc Tây Nguyên (ĐĐK).
- Chuyện chưa biết về gia đình “rái cá” giữa lòng Hà Nội (DV).
- M.Bakhtin: Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ (1/2) – bất cứ ai nghiên cứu liên văn bản cũng cần đọc bài này (PBVH).
- Deauville : liên hoan phim Mỹ lần thứ 38 (RFI).
- VĐV Trương Thanh Hằng bị xe tông gãy chân (TT).  – “Nữ hoàng điền kinh” Thanh Hằng gãy lìa xương cẳng chân (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Hà Nội áp dụng mức học phí mới (NLĐ).
- Tủi phận trường nghèo (NLĐ).
- “Trường làng” có nhiều thủ khoa (ND).  – Tinh thần hiếu học ở một làng quê.  – Bán gà, bán củi… cho con đến trường(DV). –  Học sinh người Thái đậu 2 trường, nhưng không thể nhập học (TP).   - Học ba ca giữa lòng thành phố.
- Trường THPT dân lập Lê Thánh Tông trốn trách nhiệm vụ áp dụng “luật rừng”(DT). – Nhiều trường vi phạm quy định về công tác xét tuyển bổ sung.
- Vì sao bảo hiểm cho học sinh còn lơ là? (Petrotimes).
- Chương trình “Tiếp sức đến trường”: Gửi một tấm lòng (TTCT).  – “Hũ gạo tình thương” đưa em đến trường  (ĐĐK). =>
- SỰ “MÙ” VĂN HÓA CỦA CƠ QUAN HÀNG ĐẦU VỀ GIÁO DỤC: NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH (Phạm Viết Đào).
- Sứ quán VN hứa giúp sinh viên ở London (BBC).  – Học sinh VN thi thách thức thương mại quốc tế (TT).
- Bất cập trong giáo dục tiểu học tại Pháp (RFI).
- GS Ngô Bảo Châu: “Đừng sai vặt nhà khoa học trẻ” (Kiến thức).
- Hiến kế phát triển toán nước nhà  (TN).
- Phát hiện loài ốc sên biển nuôi con hộ “tình địch” (Kiến thức).
- Mỹ cảnh báo virus chết người tới 10.000 du khách (Kiến thức).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Đốt cho người âm cả “ngân hàng, Iphone, Ipad”…  (Kiến thức).   - Tiền mua vàng mã nên để… phóng sinh (Kiến thức).
- Viện phí tăng: Ngành Y ‘cười’, bảo hiểm ‘khóc’! (Petrotimes). – Mai Thu Huyền cùng gia đình đề nghị khởi tố BV FV (PLTP).
- Người cha đỡ đầu của tuổi trẻ dấn thân (TN).  - Cụ bà mù lòa rơi nước mắt nhận tiền hỗ trợ  (Bee).  - Chuyện người thương binh đi tìm “mộ” cho mình (ĐĐK).
“Bong tróc” với niềm kiêu hãnh “ảo” (TT).
- Đằng sau tin đồn trụ trì chùa Cao Linh buôn ma túy? (Bee). - Sang Campuchia đánh bạc, Bị giam giữ gần 1 tháng ở casino (TN).
- Phát hiện điểm giết mổ gà lậu quy mô lớn (PLTP).  – Bắt xe tải chở gần nửa tấn nội tạng động vật thối (DT).
- Trộm chó thách thức (NLĐ).
Loan báo kế hoạch từ thiện của TS Phùng Liên Đoàn (boxitvn).
<- Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam (ĐV).
- Kỷ [Kỹ] sư đường sắt ở Mỹ trúng số độc đắc 337 triệu đôla  (VOA).
- THƯ GIÃN CUỐI TUẦN BẰNG MỘT TIN VUI LẠ: Cho sờ ngực để… làm từ thiện (Baidu/ Huỳnh Ngọc Chênh).
- Công ty dược phẩm Đức tạ lỗi về bi kịch Thalidomide (VOA).
- Thủ tục đầu tiên ở DMV (Bùi Văn Phú).
- Mưa cung cấp nước uống ngay cả những lúc có hạn hán  (VOA).
- Ai là chủ các con sông của Mỹ? (VOA).
- Bà Clinton và các lãnh đạo Thái bình dương đồng ý về bình đẳng giới (VOA).
- Philippines báo động sóng thần : 132.000 người sơ tán (RFI).  – Cảnh báo sóng thần sau động đất gần Philippines được thu hồi  (VOA).
- Chìm tàu ở Guinea: Mấy mươi người có lẽ đã thiệt mạng (VOA).
QUỐC TẾ
- Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực ngoại giao lập vùng an toàn cho dân tỵ nạn ở Syria (RFI).   – Nga cáo buộc phương Tây mưu đồ chính trị tại Syria (VOV).   – Các nhà hoạt động: Phe nổi dậy Syria chiếm cơ sở phòng không (VOA).
- Mỹ giảm quy mô tập trận với Israel do bất đồng Iran (TTXVN).
- Triều Tiên tăng cường quan hệ nhiều mặt với Iran (VOV).
- Afghanistan: Nổ bom tự sát kép giết chết 12 người (VOA).
- 7 người Hồi giáo Shia bị giết chết ở Pakistan (VOA).
- Pakistan: Máy bay không người lái hạ sát 4 phần tử hiếu chiến (VOA).
- Các lực lượng Indonesia hạ sát 2 phần tử hiếu chiến (VOA).
- Người Armenia phản đối quyết định của Hungary trả về nước một binh sĩ (VOA). Cờ Hungary được đặt trên mặt đất trong một cuộc biểu tình tại Lãnh sự quán Hungary tại Yerevan, Armenia, 1/9/2012. Các đồng tiền trên lá cờ tượng trưng cho rằng Hungary đã được trả tiền để thả binh sĩ Azerbaijan =>
- TT Obama vinh danh binh sĩ Mỹ nhân kỷ niệm ngày rút khỏi Iraq (VOA).
- Tổng thống Obama, ông Romney vận động tranh cử (VOA).  – “Đại hội đảng Cộng hòa chỉ tập trung bôi nhọ Obama” (TN).   – Mitt Romney: Chương trình vực dậy kinh tế thiếu tính thuyết phục (RFI).  – Hoàng Nhất Phương – 2016: Obama’s America – Nước Mỹ của Tổng Thống Obama năm 2016 (Dân Luận). BTV: Bộ phim của ông Dinesh D’Souza, 1 tác giả bảo thủ người Mỹ gốc Ấn, làm ra chắc là với mục đích làm cho những người ủng hộ đương kim tổng thống Obama sợ mà không bầu cho ông?
- Ứng cử viên tổng thống Mexico không chấp nhận kết quả bầu cử (VOA).
- Sắp loan báo kết quả sơ khởi bầu cử Angola (VOA).
- Trụ sở Hội giao lưu Nhật Bản ở Đài Loan bị bôi bẩn (TTXVN).
- Triệt hạ Ben Laden : tác giả cuốn sách không vi phạm luật pháp (RFI).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 01/09/2012;  + Câu chuyện văn hóa – 01/09/2012;  + SKBL: Công tác cán bộ trong thời kỳ mới;  + Trang địa phương – 01/09/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 01/09/2012;  + Thời sự 19h – 01/09/2012.

1234. Lịch sử lâu dài của Trung Quốc không theo dự báo sụp đổ

The Atlantic
Mất đi tính chính đáng có thể không đồng nghĩa với sự kết thúc của Đảng Cộng sản. Các chính phủ Trung Quốc trước đó cũng đã vượt qua tình trạng tồi tệ hơn. Tác giả: Stephen Platt và Jeffrey Wasserstrom
Người dịch: Huỳnh Phan
Ba mươi sáu năm sau khi “nhà cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông qua đời vì một cơn đau tim, bỏ lại một đất nước thiếu vắng lãnh đạo trong một thời gian ngắn vào thời điểm khủng hoảng và không chắc chắn, con tàu của nhà nước Trung Quốc (TQ) vẫn tiếp tục đi tới. Nhưng nó có còn trong tình trạng ra khơi được không? Các nhà quan sát đang hăng hái tranh luận về tính chính đáng của Đảng Cộng sản TQ, nó đã kéo dài rất lâu, liệu còn có thể kéo dài nữa không. Rốt cuộc, chính phủ ngày hôm nay đặt cơ sở tính chính đáng trên sự tăng trưởng kinh tế, sự tăng trưởng này cũng có thể đang bị chậm lại. Chúng ta không thể dự đoán tương lai, nhưng chúng ta có thể xem xét quá khứ, và lịch sử TQ cho thấy rằng ngay cả khi Đảng Cộng sản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về tính chính đáng, thì cũng sẽ không có mâu thuẫn để nó tồn tại qua cơn bão cụ thể này.

Những nhà quan sát về TQ kiên trì cho rằng đất nước này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tính chính đáng đang bị khập khiễng, có lẽ nổi tiếng nhất là Gordon G. Chang, tác giả của The Coming Collapse of China, cũng như nhà khoa học chính trị Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei). Vì họ thấy rằng, đơn giản là có quá nhiều mâu thuẫn nội tại trong mô hình TQ để nó khó có thể tồn tại.
Ngược lại, Henry Kissinger và Martin Jacques – tác giả cuốn When China Rules the World (Khi TQ thống trị thế giới) đã lập luận rằng, dù tốt hơn hay tồi tệ hơn, Đảng Cộng sản vẫn ở trong tình trạng tốt. Và nhà triết học Daniel A. Bell làm việc ở Bắc Kinh, thậm chí còn lạc quan hơn, ca ngợi mô hình TQ trên trang op-ed (trang ý kiến) của tờ New York Times và các nơi khác. Ông miêu tả mô hình TQ là ổn định và hiệu quả, được các giá trị Nho giáo dẫn đắt. Những người ủng hộ này thường thừa nhận rằng chính phủ TQ có thể đã sử dụng một biện pháp tô vẽ nào đó – một sự cải cách đây đó – nhưng cho rằng về cơ bản nó vẫn vững và vẫn trong tình trạng tốt hơn so với nhiều chính phủ khác.
Vậy thì ai đúng đây? Theo một nghĩa nào đó thì cả hai phe đều đúng. Theo các chuyên gia, trong lịch sử TQ hiện đại, nhiều tiền lệ cho thấy rằng, mặc dù Đảng Cộng sản đang vật vả để duy trì tính chính đáng, nó có thể vẫn còn nắm quyền ít nhất là trong tương lai trước mắt.
Trong thế kỷ 18, một nhà ngoại giao người Anh là Bá tước George Macartney đã tới TQ. Đó là thời gian, giống như bây giờ, người nước ngoài đang bị giằng xé giữa ngưỡng mộ và bêu xấu hệ thống chính trị của đất nước này. Macartney so sánh TQ với một tàu chiến hạng nhất – cho một quốc gia không thực sự được xác định nhờ lực lượng hải quân, TQ dường như thu hút một tần số kỳ quặc cao về phép ẩn dụ về hàng hải — đã ở trong tình trạng tồi tệ. Ông nói công việc khó khăn của các “sĩ quan có khả năng và thận trọng”, đã xoay xở để giúp con tàu cực lớn này “còn nổi được”. Nhưng không thể làm cho nó còn đủ điều kiện đi biển lâu dài, ông dự đoán, vì gỗ của nó đã mục nát và các tuyến đường trước mặt là quá nguy hiểm. Ông viết rằng “con tàu có vẻ vẫn có thể không chìm hoàn toàn, nó có thể trôi dạt một thời gian như một con tàu bị đắm, và sau đó sẽ rả ra thành từng mảnh tắp vào bờ, nhưng không bao giờ có thể được đóng lại trên thân sườn cũ”, và thêm rằng ông có thể sẽ không ngạc nhiên nếu điều cuối cùng đó sẽ xảy ra khi ông còn sống.
Lord Macartney, được biết đến nhiều nhất do nỗ lực không thành trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Anh và triều đại nhà Thanh vào thập niên 1790, đã không bao giờ nhìn thấy sự suy tàn của TQ như ông dự đoán. Ông mất vào năm 1806, còn triều đại nhà Thanh kéo dài từ 1644, vẫn sống tiếp một thế kỷ nữa cho đến năm 1912.
Dự đoán sai của Macartney cung cấp một viễn cảnh hấp dẫn và chiếu sáng đối với các dự đoán tương tự về sự suy tàn. Rốt cuộc, ông không thực sự sai về những thách thức mà các hoàng đế gốc Mãn Châu của triều đại nhà Thanh phải đối mặt. Nhận xét sâu sắc đáng lưu ý của ông dự đoán sự lan tràn của nạn tham nhũng chính trị và tiềm năng nổi loạn của những người không phải người Mãn, những người tức giận vì bị ách thống trị của các nhà cai trị “phiên di”. Đúng là triều đại nhà Thanh sụp đổ, nhưng chỉ sau khi sống thêm không những chỉ thế hệ Macartney mà còn nhiều thế hệ con cháu sau này của ông.
Đáng ngạc nhiên, những thách thức của TQ và những thách thức mà triều đại nhà Thanh đối mặt và đe dọa tính chính đáng của họ trở nên trầm trọng hơn sau dự đoán của Macartney. Các cuộc khủng hoảng đáng kinh ngạc nối tiếp nhau, bao gồm một loạt các cuộc bạo loạn trong nước, từ các cuộc nổi loạn quy mô nhỏ đến các cuộc nổi dậy tôn giáo rộng lớn. Loạn Thái Bình thiên quốc, cùng thời với cuộc nội chiến Hoa Kỳ, nhưng có số người chết cao hơn gấp nhiều lần (khoảng 20 triệu người bị giết, so với 750 ngàn trong Nội chiến Mỹ), phải hao tốn rất nhiều để ngăn chặn đến nỗi khiến cho nhà Thanh gần như phá sản. Triều đại này vẫn sống sót qua hai trận thua bẹp dí dưới bàn tay của quân lính và tàu chiến nước ngoài, lần đầu trong Chiến tranh Nha phiến (1839-1842) và lần sau trong chiến tranh Anh-Trung (1856-1860). Bên cạnh những tổn thất khác, những cuộc chiến tranh này huỷ hoại tính chính đáng mà nhà Thanh và các đế chế trước đó TQ đã sử dụng trong nhiều thế kỷ: người chiếm giữ ngôi rồng có thiên mệnh cai trị một xã hội có tổ chức theo mọi cách là hùng mạnh nhất trên trái đất.
Trường hợp nhà Thanh là một lời nhắc nhở rằng một số chính phủ TQ đã có thể kéo dài trong nhiều thế hệ vào lúc có tham nhũng sâu sắc, tính chính đáng suy yếu, cùng các thách thức lớn trong và ngoài nước. Và tất nhiên, chỉ sự kéo dài không thôi thì không phải là bằng chứng về tính chính đáng.
TQ phải vật lộn để duy trì cả tính chính đáng lẫn sự ổn định trong giai đoạn đặc biệt khó khăn kéo dài từ đầu thập niên 1930 đến cuối thập niên 1940. Lúc đó, cũng giống như bây giờ, TQ được điều hành bởi một tổ chức độc tài có kỷ luật chặt chẽ là Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, được nhiều người xem như là tham nhũng và gia đình trị. Cũng vậy, lúc đó các nhà phê bình bên ngoài phàn nàn rằng, các nhà lãnh đạo đảng bấy giờ có ít điểm chung về lý tưởng với người đứng đầu trước đây của họ. Bây giờ, những người “cộng sản” tư bản chủ nghĩa tương phản với người cộng sản thực tế Mao, lúc đó, Tưởng [Giới Thạch] có vẻ yếu và thiếu tầm nhìn so với người tiền nhiệm cách mạng đáng kính Tôn Dật Tiên.
Hy vọng chống lại nhận thức rằng tất cả những gì họ quan tâm là nắm giữ quyền lực, chế độ Tưởng Giới Thạch đã viện dẫn các giá trị trật tự Nho giáo – cũng giống như nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản hậu Mao đã và đang làm. Họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết về một chính quyền trung ương mạnh. Nếu Quốc Dân đảng sụp đổ thì TQ sẽ bị rơi trở lại vào sự hỗn loạn của thời đại lãnh chúa trước khi Tưởng Giới Thạch nổi lên. Một đất nước bị cát cứ cũng sẽ dễ bị để trở thành một “quốc gia bị đánh mất”, thuật ngữ dùng để mô tả số phận của vùng đất thuộc địa như Ấn Độ.
Ý tưởng chính đáng hóa này vẽ ra một Quốc Dân đảng không quá hơn một nhóm được ngưỡng mộ như một bức tường thành chống lại tương lai khủng khiếp có thể xảy ra, có thể dường như khá quen thuộc với ngày nay. Các nhà lãnh đạo TQ đã lặp đi lặp lại các lập luận tương tự, đặc biệt trong việc thanh trừng đảng viên dân tuý Bạc Hy Lai, mà họ gọi là điều cần thiết để giữ cho TQ khỏi quay ngược trở lại thời điên rồ của Cách mạng Văn hóa. Trước đó, chính phủ dẫn sự sụp đổ của Nam Tư trước đây và Iraq sau này để lập luận rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa độc đoán không dẫn đến sự ổn định và tự do mà dẫn đến sự bắt nạt quốc tế, giải quyết ân oán bằng bạo lực và mất đoàn kết.
Quả vậy, Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch vào năm 1949 đã bị Đảng Cộng sản lật đổ, và đảng này vẫn còn cai trị cho đến hôm nay. Các nhà quan sát nước ngoài hồi năm 1937 hoặc 1947 tuyên bố rằng Quốc Dân đảng đã mất đi tính chính đáng và sắp sụp đổ hóa ra đã đúng, nhưng họ cũng có thể dễ dàng bị sai. Dù chính phủ có thể bị mất uy tín và bị tấn công tới mức nào, nếu lịch sử chỉ đi khác một chút, Quốc Dân đảng cũng có thể nắm giữ quyền lực lâu hơn. Tất nhiên lịch sử phản thực tế thì không thể suy đoán được. Tuy nhiên, cũng không phải quá sức để tưởng tượng rằng, nếu các chiến dịch khủng bố trắng của Quốc Dân đảng cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 thành công trong sứ mệnh nghiệt ngã “tận diệt” Cộng sản, Tưởng Giới Thạch có thể đã nắm giữ quyền lực ít ra là đến hết thập niên 1950. Không phải vì đảng của ông được lòng công chúng, mà bởi vì nó được toàn thể công dân nước này chấp nhận như là tổ chức duy nhất có thể mang lại sự ổn định sau nhiều thập kỷ nội chiến và đánh nhau với nước ngoài.
Có lẽ không có cách nào để biết được, liệu cuối cùng thì lịch sử sẽ phán xét lãnh đạo hiện nay của TQ giống như các hoàng đế nhà Thanh kéo dài quá lâu hoặc Quốc Dân đảng vắn số trong những năm từ giữa đến cuối thập niên 1940. Điều gì cũng có thể xảy ra. Còn bây giờ, Đảng Cộng sản TQ cho thấy các nhà quan sát đã dự đoán sự sụp đổ của nó sắp xảy ra trong nhiều năm là sai lầm. Thích nghi đáng ngạc nhiên và tự chẩn đoán có ý thức, chế độ này dường như nhận thức sâu sắc về những tiền lệ của lịch sử, cả của TQ lẫn quốc tế.
Như Đảng Cộng sản dường như nhìn thấy, triều đại nhà Thanh quá yếu khi đối mặt với sức ép nước ngoài và thất bại trong việc ngăn chặn mạng lưới bè phái bất bình, bao gồm cả nhóm huynh đệ chống Mãn Châu uống máu ăn thề (hoặc “các hội kín”) tham gia vào cuộc cách mạng 1911. Bốn thập kỷ sau đó, Quốc Dân đảng thất bại trong việc dẹp yên sự phản kháng chính trị của các nhóm này. Đối với các nước Leninist Trung và Đông Âu mà Bắc Kinh cần mẫn nghiên cứu về sự sụp đổ của chúng, các nước này đã không bao giờ tìm cách xoay xở để nâng cao mức sống như họ đã hứa.
Như vậy việc nắm giữ quyền lực của Đảng Cộng sản có ý thức tới lịch sử, ám ảnh bởi sự ổn định, có vẻ ít bí ẩn hơn khi nhìn trong bối cảnh lịch sử này. Và một số hành động của họ, chẳng hạn như vụ đàn áp Pháp Luân Công hoang tưởng và tàn bạo năm 1999, dường như ít đáng ngạc nhiên hơn.
Tuy nhiên, không phải mọi nỗ lực của ĐCSTQ đều quá phòng thủ về bản chất. Đảng cũng đã thực hiện một số thay đổi tích cực, chẳng hạn như nới lỏng kiểm soát cuộc sống riêng tư, giúp nâng cao mức sống và tăng ảnh hưởng toàn cầu của TQ, tất cả những điều này đều có khả năng làm cho người dân TQ dễ dàng dung túng, thậm chí ủng hộ sự cai trị của Đảng hơn.
Đảng có tài thích ứng từng bước, thay đổi tiến trình chút ít tại một thời điểm. Điều này có thể có tác dụng một thời gian, thậm chí một thời gian dài, nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể kéo dài vô hạn định. Cả hai chế độ gần đây nhất của ĐCSTQ đã phải vật vả để duy trì tính chính đáng của họ, cuối cùng đã cố tái tạo toàn bộ chính mình. Những năm đầu 1900, trong một nỗ lực không thành công để vượt qua các lực lượng cách mạng từ bên trong, triều đại nhà Thanh đã bãi bỏ các kỳ thi Nho giáo chính đáng hóa triều đại trong hơn hai thế kỷ và đã cố tự tái tạo lại thành một chế độ quân chủ lập hiến. Đài Loan, dưới sự kiểm soát của Quốc Dân đảng từ cuối thập niên 1940, bắt đầu chuyển đổi thành một nền dân chủ phát triển mạnh dưới sự coi sóc của con trai Tưởng Giới Thạch. Hiện nay, một tổng thống của Đảng này cai trị Đài Loan không phải với tư cách một nhà độc tài nhưng là một quan chức được bầu.
Quân đội TQ hiện nay đủ mạnh và nền ngoại giao của nó cũng đủ ổn định tới mức Đảng Cộng sản không phải đối mặt với mối đe dọa thực tế nào từ bên ngoài. Trong nước, sự kiểm soát đối với xã hội đủ hiệu quả đến độ dù có bất ổn và sự bất mãn lan rộng, thì cũng không có đảng đối lập tổ chức tốt nào hay đội quân nổi loạn nào có thể thách thức chính quyền trung ương một cách nghiêm trọng. Hiện giờ, Đảng Cộng sản thấy rằng chính họ đang ở một vị trí mà các quan chức nhà Thanh phải ganh tị. Nếu muốn, họ có thể tự tái tạo với cách thuyết minh chính đáng hóa mới, hoặc thậm chí có khả năng sẽ mở đường cho một cơ cấu chính trị mới đa đảng như Quốc Dân đảng đã làm ở Đài Loan, mà không sợ bị lật đổ trong quá trình này. Tuy nhiên, nếu họ không thực hiện những thay đổi như vậy thì có vẻ như, có khả năng sự tham nhũng và bất đồng chính kiến nội bộ của ngày hôm nay sẽ tiếp tục chất chồng. Nếu điều đó xảy ra thì có thể chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi bất đồng chính kiến và tham nhũng đó đạt đến mức cần thiết để kết thúc chế độ. Nhưng, như thế giới đã rút được từ dự đoán không thành của Bá tước Macartney, quá trình đó có thể mất nhiều thế hệ hơn chúng ta kỳ vọng. Ngay cả tính chính đáng của Đảng Cộng sản suy yếu tới mức làm cho nó sụp đổ đi nữa, có thể trong cuộc đời chúng ta không được nhìn thấy sự sụp đổ đó.
Nguồn: The Atlantic
Bản tiếng Việt © BS2012
Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan