Với sự có mặt của một số cá nhân đáng chú ý trong phong trào tranh
đấu cho nhân quyền tại Việt Nam và một phái đoàn đông đảo từ phía
chính quyền Hà Nội, cuộc khảo sát đã chấm dứt, nhưng dư âm vẫn còn.
Dường như cả hai phía nhà nước Việt Nam lẫn những người tranh đấu cho
nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam cũng như một số người Việt hải ngoại
đều tự ca ngợi phe mình chiến thắng.
Phía những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền và một số người Việt hải ngoại cho rằng họ đã chiến thắng vẻ vang.
Thứ nhất, đánh động được dư luận các nước chú ý hơn đến tình hình
nhân quyền tại Việt Nam, kể cả những quốc gia được xem là đồng minh của
Việt Nam như Nga, nước cũng nhấn mạnh đến thái độ xử dụng những điều
luật mơ hồ để buộc tội những người tranh đấu cho nhân quyền của phía an
ninh Việt Nam.
Thứ hai, phía này cũng cho rằng mình thành công qua việc vạch ra
những chiến thuật mà nhà nước Việt Nam thông qua bộ ngoại giao thường áp
dụng để đối phó với những chỉ trích về nhân quyền như lần khảo sát năm
2009.
Người giúp cho phía tranh đấu nhân quyền vạch ra chiến thuật là nhân
vật tên Đặng Xương Hùng, người từng phục vụ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam
và rời khỏi Đảng Cộng Sản năm 2012.
Thứ ba là cuộc tường trình từ những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền
trong nước đặt biệt là trường hợp ông Phạm Chí Dũng, người vào giờ chót
bị công an Việt Nam ngăn chặn không cho lên máy bay, nhưng vẫn có bản
tường trình qua hình ảnh video, cho thấy họ vẫn chiến thắng trước sự
ngăn cản của nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó phía nhà nước Việt Nam cũng cho rằng họ chiến thắng vẻ
vang trước cuộc khảo sát và tạo ra hình ảnh tốt trước sự chứng kiến của
cộng đồng quốc tế.
Thứ nhất, qua lời phát biểu của Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại
Giao Phạm Bình Minh tại Việt Nam, khi ông khẳng định những chỉ trích đến
từ “thế lực xấu” để vô hiệu hóa chính nghĩa của cuộc tranh đấu nhân
quyền tại Việt Nam.
Tuy không nêu rõ, nhưng ai cũng hiểu ông Phạm Bình Minh muốn nói đến
Đảng Việt Tân, một tổ chức luôn tìm cách trở thành đảng đối lập tranh
quyền cai trị với Đảng Cộng Sản, nhưng chưa bao giờ được chính thể quốc
gia nào thừa nhận.
Phía Việt Nam cho rằng họ đã chiến thắng khi vạch ra động cơ chính trị đằng sau cuộc vận động khảo sát UPR lần này.
Thứ hai, phía nhà nước Việt Nam cho rằng họ đã gây bất ngờ cho phía
chỉ trích, khi đem tất cả những bộ, ban ngành liên hệ đến tường trình và
ghi nhận ở Thụy Sỹ, bao gồm cả Bộ công an, Bộ thông tin và Truyền
thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
Điều này phía Việt Nam cho rằng họ chiến thắng vì thuyết phục được
cộng đồng quốc tế qua sự giải thích của các ban ngành chuyên môn, và phá
vỡ “âm mưu chính trị của những thông tin thiếu khách quan” từ phía chỉ
trích.
Thứ ba nhà nước Việt Nam cho rằng họ chiến thắng với những lời khen
ngợi của một số quốc gia về những phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
cũng như nâng cấp đời sống dân chúng.
Phía Việt Nam cho rằng họ đã thành công khi đưa được các thông tin
này ra trước sự chứng kiến của nhiều quốc gia, để xác định về ý nghĩa
rộng rãi hơn của hai chữ nhân quyền mà không bị đóng khung thuần túy
trong các quyền ngôn luận, đi lại hay tôn giáo.
Tuy các phía đều cho rằng họ chiến thắng trong cuộc khảo sát định kỳ
phổ quát nhân quyền UPR hôm 5 tháng 2 vừa qua, nhưng dư luận bên ngoài
vẫn cho rằng các phía đều đã thua tơi tã, và dư luận đánh giá rằng cuộc
khảo sát lần này kết quả cũng chỉ là tuyên cáo chung chung, sẽ không có
một kết quả cụ thể nào.
Phía những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền và một số nhân sự,
tổ chức ở hải ngoại cũng bị đánh giá là thua trận, do chủ quan, định
hướng và chiến thuật.
Cái thua thứ nhất là bên cạnh những tổ chức NGO, những cá nhân tranh
đấu cho công bằng xã hội, dân chủ và nhân quyền, sự có mặt của một số tổ
chức chính trị đã khiến cho ý nghĩa và chính nghĩa họ đã bị mất, vì họ
đã trở thành công cụ cho những tổ chức chính trị dùng để đả kích đảng
cầm quyền ỡ Việt Nam, với mục tiêu là lật đổ chế độ đang cầm quyền,
không còn ý nghĩa tranh đấu nhân quyền nên tiếng nói không được chú ý
nhiều và tác động lớn.
Cái thua thứ hai là thiếu sự định hướng, nên bên cạnh cuộc kiểm điểm
UPR lại xuất hiện cuộc biểu tình với cờ vàng ba sọc đỏ, điều này có thể
có ý nghĩa quan trọng đối với những người Việt từng phục vụ dưới lá cờ
đó và sự thiêng liêng, nhưng nếu đem đến những nơi như trụ sở LHQ thì
xem như trật lấc.
Đó là vì trụ sở LHQ sẽ không kiếm ra lá cờ đó biểu tượng cho quốc gia
nào trong hiện tại, và phía nhà nước Việt Nam lại khẳng định, những
người tham gia cuộc chỉ trích chỉ muốn lật đổ chế độ hiện nay để tái lập
thể chế VNCH đã không còn hiện hữu chứ không phải tranh đấu cho nhân
quyền gì cả.
Cái thua thứ ba chính là chiến thuật, thay vì tranh thủ cơ hội tiếp
cận với những ban ngành do phía nhà nước Việt Nam đưa ra, để trực diện
tranh đấu thì những tổ chức, cá nhân lại chọn thái độ tránh né vì sợ
mang tiếng “tiếp xúc với Cộng Sản”, và chỉ nhắm vận động vào các quốc
gia tham dự, điều này với cái nhìn từ bên ngoài thì có vẽ là chiến thuật
gây áp lực hữu hiệu, nhưng với cái nhìn của những người trong nước ,
thì chính là cầu viện ngoại bang hay “cõng rắn cắn gà nhà”, khiến cho
những người tranh đấu nhân quyền và dân chủ càng bị đẩy ra xa hơn với
người dân trong nước.
Phía nhà nước Việt Nam cũng bị đánh giá là thua thê thảm trong lần
này, xem như những cố gắng tham gia vào hội đồng nhân quyền LHQ không
còn giá trị gì cả.
Thứ nhất, việc ngăn chặn cá nhân ông Phạm Chí Dũng tham gia cuộc kiểm
điểm UPR của an ninh Việt Nam, đã trở thành bằng chứng rõ ràng nhất về
quyền tự do đi lại bị xâm phạm trước con mắt của cộng đồng quốc tế, cho
thấy nhà nước Việt Nam đã làm ngược lại với bản hiến pháp mà họ vừa tu
chính cách đây không lâu.
Cái thua thứ hai khi bị truy vấn đến quyền tự do báo chí, Việt Nam
vẫn không thuyết phục được mọi giới khi khung luật pháp của họ khẳng
định không cho phép tư nhân được ra báo chí, ngược lại với qui định của
hiến pháp về quyền tự do ngôn luận, và không cho phép người dân được sở
hữu đất đai, một cái quyền mà bất cứ người nào trên trái đất cũng có.
Cái thua thứ ba là các giải thích đều lái vấn đề qua phát triển xã
hội, khiến cho nhiều quốc gia nhìn thấy chính quyền Việt Nam đang cố
gắng biện minh cho các hành động bị xem là vi phạm nhân quyền, mà không
chứng minh được thiện chí cải tổ về khung luật pháp, thái độ ứng xử, để
người dân cảm thấy họ được bảo vệ quyền làm người như các quốc gia
khác, cái thua chính là cộng đồng quốc tế nhìn thấy tại Việt Nam nhân
quyền được ban phát chứ không phải được tôn trọng.
Dù có nhiều dư luận trái chiều về thắng và thua của các phía, nhưng
cũng có những ý kiến khác cho rằng các phía đã đánh mất cơ hội tốt lần
này để giải quyết những khác biệt.
Nhiều dư luận cho rằng phải chăng thay vì đưa ra những lý luận bảo vệ
quan điểm của bên cầm quyền, phía nhà nước nước Việt Nam nên dùng cơ
hội này chủ động thăm hỏi những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền,
tổ chức buổi gặp gỡ bên lề UPR, lắng nghe tâm tư của những người chống
đối hay khác ý kiến về việc điều hành đất nước.
Một buổi như vậy không chỉ là để tiếp xúc với những người Việt hải
ngoại mà cả với những cá nhân như Đặng Xương Hùng, Phạm Chí Dũng, thân
mẫu của Lê Quốc Quân hay thân phụ của ông Trần Huỳnh Duy Thức, thì có lẽ
kết quả sẽ đẹp hơn nhiều, ít nhất có thể đối thoại và giải quyết trong
tin thần xây dựng.
Ngược lại đối với những tổ chức NGO, hay những cá nhân tranh đấu cho
công bằng xã hội, nhân quyền và dân chủ, định hướng rõ mục tiêu sau cùng
của họ, sẵn sàng tiếp cận quan chức Nhà nước Việt Nam ở Thụy Sỹ,
thẳng thắn vạch ra những tiêu cực và những điều chưa đúng của nhà nước
Việt Nam về quan điểm nhân quyền, đừng để những tổ chức chính trị hay
những cá nhân có động cơ chính trị ảnh hưởng thì có lẽ mục tiêu của họ
sẽ dể dàng đạt được nhiều hơn, thay vì sự chỉ trích và khát vọng nhân
quyền của họ bị biến thành công cụ chính trị.
Đáng tiếc những điều ghi nhận ở trên đều không xảy ra, và cái mọi
người nhìn thấy chỉ là những con dân Việt Nam, những người nói tiếng
Việt của cả hai phía đang tìm cách triệt hạ nhau trước cặp mắt của những
trọng tài quốc tế, mà họ dường như không bao giờ đưa ra kết quả chung
cuộc.
“Trật tự mới sẽ được thiết lập, nhà đầu tư chỉ chiếm khoảng 20-30%, còn lại là những người có nhu cầu thực”, ông Hưng nhận định.
Nhiều nhà cung cấp sản phẩm giá rẻ sẽ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu số
đông của thị trường. Bởi vậy, theo ông Hưng năm nay, mặt bằng giá cả mới
sẽ được thiết lập, trong đó, chủ yếu là những căn hộ có mức giá trung
bình.
Năm 2013, thị trường bất động sản chứng kiến sự tăng trưởng đột biến ở
mảng chung cư giá thấp và trung bình. Chủ đầu tư Vinaconex 2 mở bán căn
hộ tháp D tại dự án Golden Silk, Hoàng Mai, Hà Nội giá giao động15-16
triệu đồng mỗi m2, HUD mở bán 309 căn hộ tại dự án New skyline – khu đô
thị Văn Quán với giá từ 20 triệu mỗi m2. Sông Đà 7 mở bán dự án chung cư
viện 103 Văn Quán với giá từ 13,9 triệu đồng mỗi m2 cho các loại căn hộ
diện tích hơn 82 m2 -112 m2…
Ông Lê Quốc Cường, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Địa Tiến Thành
đánh giá, những dự án hoàn thiện, sắp bàn giao và các căn hộ vừa túi
tiền vẫn được giao dịch mạnh. Đây chính là tiền đề cho địa ốc năm 2014
phát triển.
“Tiếp đà cuối năm qua, thị trường bất động sản năm nay sẽ chứng kiến
sự ấm dần lên của toàn bộ thị trường, nhất là phân khúc nhà thu nhập
thấp, nhà trung bình”, ông Cường đánh giá.
Đồng tình quan điểm trên, Tổng giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt
Nam, Marc Townsend nhận định, năm nay điểm sáng có thể sẽ tiếp tục lóe
lên ở phân khúc căn hộ bình dân. Cách đây 5 năm hầu như không chủ đầu tư
nào nghĩ đến việc làm nhà giá rẻ để bán. Song hiện nay, các dự án nhà ở
thương mại có giá vừa túi tiền, diện tích nhỏ đang đóng vai trò dẫn dắt
thị trường. Nguồn cung phân khúc này có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong
thời gian tới.
“Năm 2014 vẫn là thời của nhà giá rẻ, các chủ đầu tư còn nhiều quỹ
đất trong tay nếu tận dụng tốt cơ hội sẽ chiếm lợi thế nhiều hơn”, ông
Marc nhấn mạnh
Nhận định về thị trường bất động sản năm Giáp Ngọ, Giám đốc Công ty
TNHH Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho biết, dù thị trường bất động sản vẫn
chưa thoát khỏi khó khăn nhưng một vài dấu hiệu tích cực đã xuất hiện.
Cơ sở đầu tiên, theo ông Nghĩa là Luật Đất đai mới vừa thông qua có
thể mở ra cơ hội giải quyết được những bế tắc liên quan đến tiền sử dụng
đất. Kế đến là lãi suất đang giảm dần về mức khá hợp lý, góp phần hỗ
trợ người mua nhà. Ngoài ra kênh đầu tư đôla vàng và USD không ổn định
có thể giúp kênh đầu tư bất động sản được hưởng lợi trong bối cảnh một
số phân khúc của thị trường đã giảm giá khá mạnh.
Bênh cạnh các yếu tố Luật Đất đai mới, lãi suất hạ, vàng và đôla bất
ổn, ông Nghĩa còn kỳ vọng với việc đàm phán ký kết Hiệp định TPP, Việt
Nam có thể thúc đẩy các nhu cầu đầu tư của khối ngoại chuyển động mạnh
mẽ. Theo đó, TPP là công cụ tốt kích thích sự tăng trưởng của nền kinh
tế, thông qua đó hỗ trợ phần nào cho thị trường bất động sản.
Tổng giám đốc CBRE cho rằng, niềm tin vào thị trường này cần phải
được khôi phục dần dần, không thể hối thúc nhanh do bất động sản vẫn
đang hứng chịu hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng mấy năm qua để lại.
Ông Marc Townsend đề cập thêm, dự thảo về quyền sở hữu của người nước
ngoài đối với bất động sản, giảm thuế cho thấy nỗ lực của Chính phủ
trong việc hỗ trợ thị trường này thoát khỏi khủng hoảng. Theo lãnh đạo
CBRE, kinh tế năm 2014 vẫn đang trên đà cải thiện là cơ sở để kỳ vọng
vào sự phục hồi của bất động sản dù quá trình này diễn ra chậm chạp.
Trong khi đó, Tổng giám đốc một công ty bất động sản đã niêm yết 4
năm tại sàn TP. HCM dự báo: “Năm 2014 địa ốc vẫn đầy khó khăn. Phải đến
năm 2016 may ra mới có hy vọng phục hồi”. Điều kiện để thị trường bất
động sản phục hồi theo chuyên gia này là các định chế tài chính, tổ chức
tín dụng giải quyết xong nợ xấu bất động sản, kinh tế vĩ mô ổn định,
giao dịch nhà đất tăng đều trở lại, lãi suất phải tiếp tục giảm thêm.
Tương lai dân chủ xã hội của Mỹ: Hình cung chính sách tuy dài nhưng đang uốn tới công bằng xã hội
Dẫn nhập của người dịch
Dân chủ xã hội đã được giới thiệu nhiều lần trên talawas và
pro&contra, nhưng phần lớn tập trung vào các mô hình dân chủ xã hội
Bắc Âu. Trong tiểu luận sau đây, Lane Kenworthy phác họa một hành trình
chậm rãi nhưng vững chắc của Hoa Kỳ trên con đường tiến tới một tương
lai dân chủ xã hội. Theo tiên đoán của Kenworthy, tương lai này sẽ nằm
ngay trong thế kỷ 21 và “không cực kỳ khác xa hiện tại”, mà chỉ “trở
thành một phiên bản tốt hơn của chính mình hiện nay”.
Nền kinh tế hậu công nghiệp đặt cơ sở trên công nghệ thông tin và
toàn cầu hóa đã tác động mạnh lên xã hội Mỹ. Việc đưa các cơ sở sản
xuất ra nước ngoài và sự chuyển đổi ráo riết từ một nền kinh tế chế tạo
sang kinh tế dịch vụ đã gây xáo trộn chóng mặt cho giai cấp công nhân,
kể cả công nhân da trắng. Khủng hoảng này đòi hỏi một loạt chương trình
xã hội nhằm giúp giới công nhân điều chỉnh lại nghề nghiệp và tái tham
gia nền kinh tế mới.
Một thuộc tính khác của kinh tế hậu công nghiệp là tình trạng bất
bình đẳng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kể từ thập niên 1970, lợi tức
của một thiểu số rất nhỏ ở những nấc thang kinh tế cao nhất đã tăng lên
nhiều lần, trong khi lợi tức của giai cấp trung lưu và thấp hơn, nhích
lên không đáng kể. Lời than phiền được nghe nhiều nhất gần đây là, một
phần trăm dân số Hoa Kỳ gồm những người giàu nhất đang nắm trong tay 23
phần trăm của cải cả nước.
Cuộc nổi dậy của Phong trào Chiếm phố Wall năm 2012 là một cảnh
báo về khả năng một cuộc xung đột giai cấp và khủng hoảng xã hội có thể
diễn ra . Để chặn đứng khả năng này từ trong trứng nước, dân chủ xã hội
sẽ là một đồng thuận tất yếu giữa cánh Hữu và cánh Tả của chính trị Mỹ.
Thảo luận: Việt Nam học được gì từ những điều chỉnh xã hội (social adjustments) của Mỹ
Từ tháng Ba 2010, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn Dự luật
Cải tổ Y tế, đạo luật này đã nằm ở vị trí trung tâm của chính trị Mỹ.
Các nhà hoạt động trong phong trào Tiệc Trà [1] và các đồng minh của họ
trong Đảng Cộng hòa đã cố gắng gần như bằng mọi cách để ngăn chặn luật
này. Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã biểu quyết hơn 40 lần nhằm
hủy bỏ hay cắt giảm ngân sách thực thi nó, và tháng Mười vừa qua Hạ
viện đã cho phép chính phủ liên bang đóng cửa một phần trong một toan
tính nhằm chặn đứng hay trì hoãn việc thực thi luật này. Cuộc tranh luận
xoay quanh Luật cải tổ Y tế chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt.
Obamacare, như luật này thường được gọi, là cải tổ hệ thống y tế Hoa
Kỳ có ý nghĩa nhất trong nửa thế kỷ nay. Mục đích của nó là gia tăng số
người Mỹ có bảo hiểm y tế, cải tiến phẩm chất các chương trình bảo hiểm y
tế, và làm chậm bớt mức gia tăng các chi phí y tế. Nhưng cuộc tranh cãi
về đạo luật không chỉ giới hạn trong chính sách y tế, và tính cách gay
gắt của cuộc xung đột không chỉ do sự phân cực đảng phái gây ra.
Obamacare đã trở thành chiến trường chính trong một cuộc chiến đang tiếp
diễn giữa phe phóng khoáng (liberals) và phe bảo thủ (conservatives) về
tầm vóc và phạm vi hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ, một tranh chấp có
gốc rễ từ cuộc Khủng hoảng Kinh tế 1929-1930 và chính sách New Deal (Tái
Phân phối).
Những người phản đối các sáng kiến của Franklin Roosevelt đã phải im
tiếng khi các cải tổ của chính sách New Deal trở thành định chế dưới
thời Truman và Eisenhower, và nhà nước phúc lợi Hoa Kỳ đã tiến thêm một
bước nhảy vọt nữa dưới thời Lyndon Johnson, mà nghị trình Đại Xã hội
(Great Society) của ông đã nới rộng trợ cấp công cho người nghèo và tạo
ra các chương trình bảo hiểm y tế do chính phủ điều hành, đó là Bảo hiểm
y tế cho người nghỉ hưu (Medicare [2]) và Trợ giúp y tế cho người nghèo
(Medicaid [3]). Nhưng những thập niên sau đó ít thấy những bổ sung quan
trọng, mà còn gặp phải một số thất bại đáng kể, chẳng hạn thất bại của
Tổng thống Bill Clinton trong nỗ lực cải tổ y tế năm 1994.
Việc thông qua Obamacare đã gây nhiều tranh cãi, một phần vì nó có vẻ
báo hiệu một giai đoạn mới trong xu thế trực tiếp thay đổi xã hội của
chính phủ (government activism), khiến một số nhân vật bảo thủ chống đối
nó như một bước ngoặt khuynh tả có tính quyết định, không gì lay chuyển
được. “Chính vì Luật Cải tổ Y tế thể hiện giấc mơ dài nửa thế kỷ của
phe phóng khoáng”, bình luận gia bảo thủ Peter Wehner gần đây đã viết
trong The Weekly Standard, “nếu luật này thất bại, đó sẽ là một đòn chí
mạng không những đánh vào Barack Obama mà còn đánh vào bản thân chủ
nghĩa phóng khoáng Mỹ (American liberalism). Vì sao? Vì trong nhiều cung
cách Obamacare là hiện thân, là hình mẫu lý tưởng, của chủ nghĩa phóng
khoáng hiện đại. Điều này được phản ánh trong những yếu tố mang tính
cưỡng chế, trong sự tin tưởng cực kỳ cao độ vào các giải pháp kỹ trị
(technocratic solutions), trong tham vọng tập trung hóa tiến trình làm
quyết sách, và trong tín lý cho rằng chính phủ biết hết mọi điều.”
Những tranh luận cơ hồ báo hiệu ngày tận thế này phần lớn đã cường
điệu quá đáng ý nghĩa thực tế của Obamacare. Nhưng đồng thời chúng cũng
làm lu mờ một thực tế đáng chú ý hơn, đó là luật cải tổ y tế này tiêu
biểu thêm một bước nữa trong cuộc hành trình lâu dài, chậm chạp, nhưng
vững chắc, xa dần nhà nước tư bản phóng khoáng cổ điển (the classical
liberal capitalist state) và hướng tới một phiên bản dân chủ xã hội đặc
thù Mỹ. Khác với Bắc Âu chẳng hạn, nơi mà thể chế dân chủ xã hội đã được
thực thi một cách nghiêm chỉnh và toàn diện bởi các phong trào chính
trị có ý thức rõ ràng mình đang theo đuổi một ý hệ, tại Hoa Kỳ một mạng
lưới an toàn xã hội khiêm nhượng và có tính cách chắp vá hơn được đan
kết lại bởi các nhà chính trị và các nhà kỹ trị thực tiễn (pragmatic
politicians and technocrats) trong khi họ tìm cách giải quyết từng vấn
đề riêng lẻ. Các thế lực hùng hậu sẽ tiếp tục chống lại những nỗ lực
này, và do đó các chính sách bảo hiểm xã hội sẽ xuất hiện từ từ hơn, ít
phổ quát hơn, ít hiệu năng và ít hiệu lực hơn so với trường hợp không
gặp sự chống đối vừa nói. Nhưng những người chống đối này đang tham dự
một trận đánh mà họ nắm phần thua và chỉ có thể làm chậm lại cũng như
làm méo mó kết quả sau cùng chứ không chặn đứng được nó. Nhờ một sự kết
hợp gồm đòi hỏi của đại chúng, yểm trợ hậu cần của giới kỹ trị, và của
cải quốc gia tăng dần lên, dân chủ xã hội là tương lai của Hoa Kỳ.
CÁC MÔ HÌNH BẮC ÂU
Thể chế dân chủ xã hội phát sinh vào đầu thế kỷ 20 như một chiến lược
để cải thiện chủ nghĩa tư bản chứ không nhằm thay thế nó. Ngày nay,
người ta thường liên hệ thể chế dân chủ xã hội với các đảng dân chủ xã
hội và các chính sách mà những đảng này đã thiết định được, đặc biệt tại
các nước Bắc Âu như Đan Mạch và Thụy Điển. Trong quá trình nửa thế kỷ
tới, một loạt chương trình xã hội được chính phủ liên bang Hoa Kỳ đưa ra
sẽ ngày càng giống những chương trình do các nước đó đưa ra.
Ngày nay, tiên đoán này có một nội hàm khác hẳn với nội hàm mà nó có
thể gợi ra cách đây chừng một thế hệ, khi nhãn hiệu “dân chủ xã hội” có
nghĩa hạn hẹp là những chính sách giúp người dân sống qua ngày dễ dàng
mà ít dựa vào hoặc khỏi cần dựa vào đồng lương kiếm được. Trong những
thập niên 1960 và 1970, việc thực thi dân chủ xã hội chủ yếu chỉ là duy
trì một mạng lưới an toàn công cộng rộng lớn. Ngày nay, đó là một quan
niệm quá hẹp hòi. Trong những thập niên gần đây, các nước Bắc Âu đã bổ
túc các chương trình xã hội hào phóng của mình bằng các dịch vụ nhằm tạo
công ăn việc làm và gia tăng năng suất: các chương trình được chính phủ
tài trợ như nhà giữ trẻ, trường mầm non, trung tâm dạy nghề và văn
phòng tìm việc, các dự án hạ tầng quan trọng, và hỗ trợ của chính phủ
dành cho việc nghiên cứu và phát triển trong khu vực tư. Đồng thời, các
chính phủ Bắc Âu cũng chấp nhận một đường lối điều tiết kinh tế thân
thiện với thị trường. Mặc dù các chính phủ này vẫn duy trì các luật lệ
bảo vệ công nhân, người tiêu thụ, và môi trường, nhưng họ quân bình được
những biện pháp bảo vệ này với một hệ thống có khả năng khuyến khích óc
kinh doanh và tính linh động bằng cách tạo điều kiện dễ dàng cho việc
mở hay đóng một công ty, việc thuê mướn hay đuổi nhân viên, và việc điều
chỉnh số giờ làm việc.
Đi tiên phong tại những nước Bắc Âu, dân chủ xã hội hiện đại ngụ ý
một sự cam kết sử dụng rộng rãi chính sách chính phủ để thúc đẩy an ninh
kinh tế, mở rộng cơ hội, và đảm bảo mức sống ngày càng cao cho tất cả
mọi người. Nhưng nó thực hiện mục tiêu này trong khi vẫn đảm bảo tự do
kinh tế, tính linh hoạt kinh tế, và tính năng động thị trường, tất cả
những điều này từ lâu vốn là thương hiệu (hallmarks) của nền kinh tế Hoa
Kỳ. Kinh nghiệm của các nước Bắc Âu chứng minh rằng một chính phủ có
thể kết hợp thành công tính linh hoạt kinh tế với an ninh kinh tế và
nuôi dưỡng công bằng xã hội mà không gây trở ngại cho việc cạnh tranh.
Dân chủ xã hội hiện đại cống hiến những điều tốt đẹp nhất của hai thế
giới.
Tuy nhiên, những người quan niệm rằng Hoa Kỳ có thể gia tăng hơn nữa
tầm cỡ và phạm vi hoạt động của nhà nước phúc lợi có lẽ đã không nhận ra
thực tế của chính trị Mỹ đương đại. Nhưng ta thử lùi lại một bước để
cân nhắc con đường về lâu về dài. Bài học của một trăm năm qua cho thấy
rằng, khi Hoa Kỳ càng giàu có hơn, người Mỹ lại càng muốn chi tiêu thêm
ngân sách để tạo bảo hiểm chống lại rủi ro kinh tế và gia tăng công bằng
xã hội. Những tiến bộ trong chính sách xã hội chỉ có thể đến từng đợt
thất thường, nhưng chúng vẫn thực sự diễn ra. Và một khi chúng đến,
chúng thường tồn tại lâu dài.
Xu thế này có thể sẽ tiếp diễn. Các nhà làm chính sách Hoa Kỳ sẽ nhận
ra lợi ích của một vai trò chính phủ rộng lớn hơn trong việc theo đuổi
an ninh kinh tế, cơ hội đồng đều, và mức sống ngày càng đi lên và sẽ cố
gắng đưa nước Mỹ đi theo chiều hướng đó. Thông thường, họ sẽ thất bại.
Nhưng đôi khi, họ sẽ thành công. Tiến bộ sẽ gia tăng, dù xảy đến từng
đợt thất thường, như từng diễn ra trong quá khứ. Các chương trình mới và
các dạng triển khai những chương trình hiện có thường sẽ tồn tại lâu
dài, vì những chương trình hoạt động tốt sẽ trở nên thịnh hành và vì
tiến trình hoạch định chính sách của Hoa Kỳ thường làm cho những kẻ
chống đối các chương trình xã hội khó có thể tháo dỡ chúng. Những bước
ngắn và thỉnh thoảng có bước nhảy vọt dài, cộng với những bước thụt lùi
có giới hạn, sẽ mang lại một kết quả tích lũy làm gia tăng đáng kể diện
rộng và tính hào phóng của những chương trình xã hội do chính phủ điều
hành.
Đây không phải là một tiên đoán về thời điểm hay các điều kiện theo
đó các tiến bộ chính sách cụ thể sẽ diễn ra. Đây chỉ là một giả thuyết
về một tiến trình mang tính xác suất (a probabilistic process). Về lâu
về dài, thỉnh thoảng chính phủ sẽ tạo thêm các chương trình mới và mở
rộng các chương trình hiện có, và những chương trình mới và những dạng
triển khai này chắc chắn sẽ không bị đảo ngược.
NHỮNG BẤT CẬP
Để hiểu lý do tại sao Hoa Kỳ đang ở trên đường tiến tới dân chủ xã
hội, ta phải nhìn nhận thực tế là, mặc dù Mỹ là một nước giàu – và trong
nửa thế kỷ tới, nước này thậm chí sẽ còn giàu hơn nữa – nhưng nó vẫn
chịu những suy yếu kinh tế nghiêm trọng. Đây là những vấn đề tiềm ẩn;
mặc dù những vấn đề này đã trở nên tồi tệ thêm do cuộc Đại Suy thoái vừa
qua và do kinh tế phục hồi yếu ớt, nhưng chúng vốn đã tồn tại trước khi
nước Mỹ gặp phải những khó khăn kinh tế gần đây.
Một là, Hoa Kỳ không đảm bảo đủ an ninh kinh tế cho người dân của
mình. Quá nhiều người Mỹ có lợi tức thấp đến nỗi họ phải phấn đấu rất
chật vật mới đủ sống qua ngày: 25 triệu hộ gia đình ở đáy thang lợi tức,
chiếm một phần năm dân số, chỉ có lợi tức trung bình là 18.000 USD một
năm. Quá nhiều người Mỹ đang trải qua những sút giảm lợi tức to lớn: mỗi
năm, khoảng một phần bảy số hộ gia đình tại Hoa Kỳ bị giảm sút từ 25
phần trăm lợi tức hàng năm hay nhiều hơn. Quá nhiều người Mỹ không có
bảo hiểm y tế: ngay cả khi Obamacare được thực thi đầy đủ, vẫn còn từ
năm đến mười phần trăm công dân Hoa Kỳ không có bảo hiểm, một con số cao
hơn khá xa so với bất cứ quốc gia giàu có nào khác. Sau cùng, quá nhiều
người Mỹ gần đến tuổi nghỉ hưu mà tiền dành dụm thì ít ỏi và lương hưu
thiếu hụt: tiền tiết kiệm hộ gia đình trung bình, như một phần lợi tức
hộ gia đình có thể tiêu xài được, đã rơi từ mười phần trăm trong thập
niên 1970 xuống chỉ còn ba phần trăm trong thập niên đầu thế kỷ này; mặc
dù một số công ty có kế hoạch hưu trí với số tiền nhân viên đóng góp
được qui định rõ ràng, nhưng nhiều người đã đóng góp rất ít hoặc rút
tiền ra quá sớm, và vụ vỡ bong bóng địa ốc vừa qua đã xóa sạch cái tài
sản duy nhất của nhiều chủ nhà trung lưu.
Hai là, nước Mỹ không giữ được lời hứa về cơ hội đồng đều. Hầu hết
phụ nữ và nhiều người Mỹ gốc châu Phi hiện nay có cơ may tốt đẹp hơn
trước nhiều để theo đuổi một trình độ giáo dục cao và thành công trong
thị trường lao động so với các bậc cha anh của mình một thế hệ trước
đây. Nhưng câu chuyện về người Mỹ lớn lên trong cảnh nghèo nghe ra không
được phấn khởi bao nhiêu. Trong số những nước giàu với dữ liệu thống kê
đầy đủ, Hoa Kỳ ở vào một trong những nấc thấp nhất về sự thăng tiến lợi
tức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một người Mỹ sinh ra trong một gia
đình thuộc một phần năm dân số ở đáy thang lợi tức trong giai đoạn từ
giữa thập niên 1960 đến giữa thập niên 1980 có khoảng 30 phần trăm cơ
may vươn tới một phần năm dân số thuộc giai cấp trung lưu hay cao hơn
khi đến tuổi trưởng thành; trong khi đó, một người Mỹ sinh ra trong một
phần năm dân số ở các nấc thang lợi tức cao nhất có khoảng 80 phần trăm
cơ may gia nhập một phần năm dân số thuộc giai cấp trung lưu hay cao
hơn. Ngoài ra, những thập niên gần đây đã chứng kiến những gia tăng lớn
trong khoảng cách giữa điểm thi và tỉ lệ tốt nghiệp đại học của con cái
những gia đình có lợi tức thấp và con cái những gia đình có lợi tức cao,
và khoảng cách này có khả năng sẽ phản ánh trong doanh lợi hay thu nhập
của họ khi đến tuổi trưởng thành.
Ba là, quá ít người Mỹ được chia sẻ sự phồn vinh mà nước họ đã hưởng
trong những thập kỷ gần đây. Trong một xã hội tốt đẹp, những thành phần ở
giữa và ở đáy thang lợi tức phải được hưởng lợi lộc đáng kể từ tăng
trưởng kinh tế quốc gia. Khi đất nước thịnh vượng, thì mọi người phải
được phồn vinh. Nhưng từ thập niên 1970, mặc dù kinh tế tăng trưởng vững
chắc, nhưng thu nhập của những hộ gia đình trung lưu và thấp hơn đã
tăng lên rất chậm so với những hộ gia đình thuộc giai cấp thượng lưu.
Theo những ước tính mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội [một cơ quan độc lập
không đảng phái] đưa ra để giải thích mức lạm phát, mức thu nhập trung
bình của các hộ gia đình thuộc một phần trăm dân số ở chóp bu đã bay
bổng từ 350.000 USD năm 1979 lên 1,3 triệu USD năm 2007. Đối với 60 phần
trăm dân số ở phía đáy, mức tăng lợi tức hoàn toàn khiêm nhượng: từ
30.000 USD lên 37.000 USD [trong khoảng thời gian 30 năm vừa nói].
Những bất cập này một phần do các thay đổi trong kinh tế toàn cầu gây
ra, đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng gia tăng mà các hãng của Hoa Kỳ
phải đối diện. Các công ty Mỹ bán hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường
quốc tế đang đối đầu với những địch thủ nước ngoài có khả năng hơn trước
rất nhiều. Các công nghiệp trong nước cũng gặp nhiều cạnh tranh với
nhau hơn, khi những tiến bộ công nghệ, giá xây cất và chuyên chở rẻ hơn,
và việc nới lỏng các luật lệ điều tiết kinh tế hạ thấp những rào cản
đối với việc tham gia thị trường. Hơn nữa, các cổ đông ngày nay muốn giá
trị cổ phần tăng nhanh. Trong khi một thế hệ trước đây, người đầu tư
vào một công ty có thể hài lòng vì được trả tiền lời đều đặn và giá cổ
phần của công ty tăng lên phần nào trong dài hạn, thì ngày nay họ đòi
hỏi lợi nhuận tăng lên từng quí [ba tháng một] và giá cổ phần thường
xuyên tăng trưởng.
Những thay đổi này có lợi cho người đầu tư, người tiêu thụ và một số
nhân viên. Nhưng chúng khuyến khích các công ty chống lại việc tăng
lương, bỏ các chương trình bảo hiểm y tế, cắt giảm tiền đóng góp vào quĩ
hưu của nhân viên, di dời ra nước ngoài, cắt giảm nhân sự, và thay thế
nhân viên thường trực bằng nhân viên tạm thời – hay bằng máy điện toán.
Những chiến lược cắt giảm chi phí như thế rốt cuộc làm suy yếu an ninh
kinh tế, hạn chế cơ hội đối với giới lao động thiếu kỹ năng, và giảm mức
tăng trưởng lợi tức đối với nhiều người Mỹ bình thường – những xu thế
này chắc chắn còn tiếp tục đi vào một tương lai có thể thấy trước. Trong
những thập niên tới, một số người Mỹ đông đảo hơn sẽ mất việc, sẽ làm
việc qua những thời gian dài mà không được tăng lương, sẽ làm việc bán
thời gian hay vào những giờ giấc thất thường, sẽ không có chương trình
hưu trí do công ty bảo trợ hay bảo hiểm y tế.
Một số người cho rằng phương cách hay nhất để đối phó những sức ép và
căng thẳng của nền kinh tế mới là củng cố gia đình, các tổ chức công
dân, và các công đoàn. Đó là những tiêu chí đáng ca ngợi. Nhưng trong
nửa thế kỷ qua những định chế này liên tục trở nên suy yếu. Mặc dù những
người chủ trương mang lại sức sống cho chúng đưa ra nhiều hi vọng,
nhưng họ cho thấy quá ít bằng chứng về sự thành công.
Một thế lực chính trị tại Washington ủng hộ một giải pháp khác: thu
nhỏ vai trò của chính phủ liên bang. Theo quan điểm này, giảm thuế và
giảm chi tiêu của chính phủ sẽ cải tiến hiệu năng, hạn chế lãng phí, và
gia tăng các phần thưởng khuyến khích đầu tư, kinh doanh, và sự hăng hái
làm việc, do đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hơn. Nhưng
đường lối này đặt cơ sở trên ý niệm sai lầm là sự lớn mạnh của chính phủ
sẽ hạn chế sự tăng trưởng của khu vực tư. Qua quá trình một thế kỷ nay,
Hoa Kỳ đã từng bước nới rộng chi tiêu của chính phủ, từ 12 phần trăm
GDP năm 1920 đến 37 phần trăm năm 2007. Suốt giai đoạn này, đà tăng
trưởng kinh tế của Hoa Kỳ vẫn bền vững rất ngoạn mục. Các bằng chứng
khác từ nước ngoài cũng cho thấy: trong số những nước giàu, những nước
mà thuế và chi tiêu chính phủ đều cao có xu thế tăng trưởng nhanh chóng y
hệt như những nước mà chính phủ đóng vai trò nhỏ bé hơn. Hơn nữa, thậm
chí nếu việc giảm thuế và giảm chi tiêu của liên bang có thực sự đưa đến
tăng trưởng nhanh hơn chăng nữa, thì lịch sử của mấy thập niên qua vẫn
cho thấy rằng sự tăng trưởng ấy không mang lại lợi ích bao nhiêu cho
người Mỹ trung lưu hay giai cấp kinh tế thấp hơn.
Một phản ứng khả thể khác đối với tình trạng này là nhe răng cười
chịu đựng. Theo quan điểm này, gần như không ai có thể làm được gì để
cải thiện những hậu quả xấu của nền kinh tế hiện đại, vì thế hành động
khôn ngoan nhất của người Mỹ bình thường là phải điều chỉnh những kỳ
vọng của mình cho phù hợp với thực tế để tiếp tục sống. Nhưng Hoa Kỳ có
thể làm một cái gì tốt đẹp hơn thế – và đường lối tốt đẹp nhất để đối
phó những bất cập kinh tế-xã hội của nước này là nới rộng bảo hiểm công.
CÁC RỦI RO VÀ PHẦN THƯỞNG XÃ HỘI
Hầu hết những gì mà các nhà khoa học xã hội gọi là “chính sách xã
hội” thực ra chỉ là bảo hiểm công. An sinh xã hội (Social Security) và
Bảo hiểm y tế cho người nghỉ hưu (Medicare) là bảo hiểm giúp cá nhân
chống lại rủi ro thiếu thốn hay không có tiền bạc sau khi nghỉ hưu. Bồi
thường thất nghiệp (unemployment compensation) là bảo hiểm giúp cá nhân
chống lại rủi ro mất việc làm. Các chương trình chi trả cho người tàn
tật (Disability payment) là bảo hiểm giúp cá nhân chống lại rủi ro phải
chịu những đau đớn thể chất, tinh thần và tâm lý khiến họ không thể kiếm
sống.
Các dịch vụ và quyền lợi công cộng khác tại Hoa Kỳ cũng là các chương
trình bảo hiểm, cho dù người ta thường không quan niệm như thế. Trường
công là bảo hiểm chống lại rủi ro không có trường tư, hoặc có mà quá đắt
hay thiếu chất lượng. Những chương trình tái huấn luyện hay tìm việc là
bảo hiểm chống lại rủi ro do các điều kiện thị trường gây khó khăn cho
việc kiếm việc làm. Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm được (The Earned
Income Tax Credit [4]) là bảo hiểm chống lại rủi ro do tiền lương của
một người làm việc nằm dưới mức cần thiết để duy trì một tiêu chuẩn sống
đàng hoàng. Các chương trình trợ cấp xã hội, như tem phiếu (food
stamps) và Trợ cấp tạm thời cho các gia đình túng thiếu (Temporary
Assistance for Needy Families), là bảo hiểm chống lại rủi ro không thể
tìm ra việc làm nhưng lại không đủ điều kiện để hưởng tiền bồi hoàn thất
nghiệp hay bệnh tật.
Trong thế kỷ qua, Hoa Kỳ, cũng như các nước giàu khác, đã tạo ra một
số chương trình bảo hiểm công. Nhưng để đạt được an ninh kinh tế, cơ hội
đồng đều, sự thịnh vượng chung thật sự, thì trong nửa thế kỷ tới, chính
phủ liên bang cần phải mạnh dạn nới rộng tầm mức và phạm vi hoạt động
của các chương trình bảo hiểm hiện có, đồng thời đưa ra các chương trình
mới.
Chính phủ có thể giúp các hộ gia đình Mỹ có một hoặc hai người lớn đi
làm bằng cách tăng mức lương tối thiểu theo qui định và điều chỉnh mức
lương này theo lạm phát và bằng cách tăng quyền lợi được đưa ra trong
Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm được, đặc biệt đối với những hộ không
con, tức những người mà Tín dụng này chỉ trả lại một số tiền nhỏ. Đối
với những hộ gia đình không có người đi làm, giải pháp này trở nên phức
tạp hơn. Những người có thể thành công trong thị trường lao động thì cần
phải được giúp đỡ và được thúc đẩy đi kiếm việc, việc này đòi hỏi một
sự hỗ trợ rộng rãi và nhắm vào từng cá nhân. Chính phủ liên bang cần
phải gia tăng mức lợi ích (benefit levels) và nới lỏng các tiêu chuẩn về
quyền được hưởng các chương trình trợ cấp xã hội chủ yếu như: Trợ cấp
tạm thời cho các gia đình thiếu thốn, cứu trợ tổng quát cho người không
con (general assistance), tem phiếu thực phẩm, trợ cấp nhà ở, và trợ cấp
năng lượng.
Vài sáng kiến có thể giúp giảm bớt các vụ mất lợi tức lớn ngoài ý
muốn: bảo hiểm y tế công cộng, nghỉ phép được trả lương để chăm sóc con,
và quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp được nới rộng. Hiện nay, gần một
phần ba công nhân Mỹ nghỉ bệnh không được trả lương, luật pháp Hoa Kỳ
chỉ đòi hỏi các công ty cho phép nhân viên nghỉ 12 tuần không lương để
chăm sóc con, và chỉ 40 phần trăm người Mỹ mất việc có đủ điều kiện để
hưởng tiền bồi thường thất nghiệp. Hoa Kỳ cũng sẽ hưởng được lợi ích từ
một chương trình bảo hiểm đồng lương (wage insurance). Đối với người Mỹ
bị sa thải và không kiếm được một việc làm trả lương hậu như công việc
trước đó, bảo hiểm đồng lương sẽ bù vào một nửa khoảng cách giữa đồng
lương cũ và đồng lương mới thấp hơn trong thời gian một hay hai năm.
Bằng cách nâng lợi tức của những hộ gia đình nghèo có con, việc gia
tăng Tín dụng thuế trên số con (the Child Tax Credit [5]) sẽ giúp đảo
ngược khoảng cách đang nới rộng trong tình trạng bất bình đẳng cơ hội.
Trường học giúp xóa khoảng cách trong năng lực trẻ em do những khác biệt
từ gia đình và khu láng giềng. Cho trẻ em vào trường ở cái tuổi sớm hơn
có thể giảm những khác biệt tồn tại khi chúng vào trường mẫu giáo. Thật
vậy, một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng ảnh hưởng của việc đến
trường là lớn nhất trong những năm mẫu giáo.
Vì quyền lợi của người cao niên, thiết tưởng cần có thêm một bổ sung
hữu ích cho mạng lưới an toàn xã hội Hoa Kỳ, đó là một kế hoạch hưu trí
bổ túc mà số tiền đóng góp được qui định rõ ràng và nhân viên được tự
động đăng ký. Các công ty nào đã có sẵn kế hoạch này thì có thể tiếp tục
duy trì nó, nhưng phải tự động đăng ký mọi nhân viên và khấu trừ một
phần lương của họ, trừ phi một nhân viên nào đó không chịu tham gia. Các
nhân viên không tiếp cận được một kế hoạch hưu trí do công ty mình bảo
trợ sẽ được tự động đăng ký vào quĩ hưu trí phổ quát mới (the new
universal fund), và các công nhân mà công ty không khớp thêm (match) một
số tiền tương ứng với phần đóng góp của mình sẽ được hưởng phần khớp
thêm này từ chính phủ.
Mảnh ghép cuối cùng cho bức tranh an ninh kinh tế sẽ nằm dưới hình
thức gia tăng các chi tiêu liên bang về chăm sóc trẻ em ở các cơ sở công
cộng, về đường sá và cầu cống, về y tế và các luật lệ liên bang đòi hỏi
các công ty phải thêm ngày nghỉ lễ và nghỉ phép cho công nhân. Những
thay đổi này sẽ nâng cao phẩm chất đời sống của mọi người dân Mỹ và giải
phóng lợi tức của họ để họ có thể mua sắm các hàng hóa và dịch vụ khác.
Làm sao để chia sẻ sự thịnh vượng cho mọi người? Cách hay nhất để đảm
bảo lợi tức của các hộ gia đình gia tăng đồng bộ với nền kinh tế sẽ là
nâng cao tiền lương và tạo thêm công ăn việc làm cho giới trung lưu và
tầng lớp thấp hơn. Sau khi điều chỉnh lạm phát, tiền lương của người Mỹ
bình thường đã không tăng từ giữa thập niên 1970, và hiện nay tỉ lệ
người có công ăn việc làm thấp hơn năm 2000. Những người làm chính sách
cũng phải xét đến một cách điều chỉnh bảo hiểm công; không những phải
gia tăng quyền lợi được đưa ra trong Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm
được mà lại còn cống hiến tín dụng này cho người Mỹ trung lưu và gắn
liền nó với GDP đầu người.
Dĩ nhiên, việc chi tiêu cho bảo hiểm xã hội sẽ diễn ra với một cái
giá. Người Mỹ cần phải trả thuế nhiều hơn. Ngoài ra, sự hiện hữu của bảo
hiểm xã hội có khả năng khuyến khích thêm các hành vi mạo hiểm hay trốn
tránh công việc. Tuy vậy, bảo hiểm xã hội cũng có nhiều lợi ích kinh
tế. Một nền giáo dục và y tế tốt đẹp hơn sẽ cải tiến năng suất. Các biện
pháp ngăn chặn phá sản sẽ khuyến khích óc kinh doanh. Chương trình bồi
thường thất nghiệp sẽ khuyến khích một lực lượng lao động linh động hơn
và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công nhân cải tiến kỹ năng của mình.
Những chương trình như Tín dụng thuế trên số con hay Tín dụng thuế trên
lợi tức kiếm được sẽ cải thiện viễn ảnh giáo dục và kinh tế của các trẻ
em lớn lên trong những hộ gia đình nghèo. Và, quan trọng hơn cả, bảo
hiểm xã hội cho phép một nền kinh tế hiện đại đề phòng rủi ro mà không
dựa vào những biện pháp điều tiết bóp nghẹt kinh tế, những qui định chi
ly về những gì các doanh nghiệp có thể làm và không thể làm.
Kinh nghiệm của các nước giàu trên thế giới trong thế kỷ qua chắc
chắn sẽ làm dịu nỗi lo sợ là việc gia tăng tầm cỡ và phạm vi của các
chương trình xã hội công cộng sẽ làm suy yếu nền kinh tế Hoa Kỳ. Chắc
chắn là có một mức độ nào đó mà nếu vượt quá thì việc chi tiêu cho các
chương trình công ích sẽ gây tai hại đối với tăng trưởng kinh tế. Nhưng
bằng chứng cho thấy là Hoa Kỳ chưa vượt tới mức đó. Trên thực tế, hẳn là
nước Mỹ vẫn còn nằm dưới mức đó khá xa.
CÁI GIÁ DÙ LỚN, NHƯNG LỢI ÍCH CÒN LỚN HƠN
Một số nhà quan sát, thậm chí cả những người bên cánh Tả, lo ngại về
tính khả thi của những chính sách theo mô hình Bắc Âu – những chính sách
đã thành công trong bối cảnh các nước nhỏ và tương đối đồng nhất về
chủng tộc – đối với một quốc gia rộng lớn và đa diện như Hoa Kỳ. Nhưng
tiến tới một nền dân chủ xã hội tại Hoa Kỳ gần như chỉ là đòi hỏi chính
phủ liên bang làm thêm những gì mà chính phủ này đã thực hiện. Việc này
không đòi hỏi phải chuyển sang một khế ước xã hội khác hẳn về phẩm chất.
Nhưng liệu Hoa Kỳ có đủ sức để theo đuổi một nền dân chủ xã hội
không? Mặc dù cái giá được cộng thêm để tạo ra những chương trình mới và
triển khai các chương trình sẵn có được mô tả ở trên trong khi vẫn duy
trì An sinh xã hội và Trợ cấp y tế cho người nghỉ hưu sẽ tùy thuộc vào
phạm vi chính xác và sự hào phóng của những chương trình này, người ta
ước tính các bảo hiểm xã hội Mỹ cần thêm một số tiền tương đương 10 phần
trăm GDP của Hoa Kỳ, hay khoảng 1.500 tỉ USD. (Một suy thoái kinh tế,
như cuộc suy thoái gây ra do khủng hoảng tài chính 2008, thường làm sai
lệch các số liệu GDP và lợi tức thuế, vì thế sử dụng dữ liệu của năm
2007, năm cao điểm của chu kỳ kinh tế trước khủng hoảng, là cách hay
nhất.) Nếu 10 phần trăm GDP nghe có vẻ dữ dội, xin hãy nhớ hai điều:
Một, nếu chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ tăng từ 37 phần trăm GDP, tức mức
chi tiêu năm 2007, đến khoảng 47 phần trăm, sự gia tăng này sẽ đặt Hoa
Kỳ chỉ vài phần trăm trên chuẩn mực của những nước giàu trên thế giới.
Hai, một gia tăng chi tiêu chính phủ 10 phần trăm GDP sẽ nhỏ hơn nhiều
so với sự gia tăng 25 phần trăm đã diễn ra từ năm 1925 cho đến ngày nay.
Là một vấn đề kỹ thuật, sửa đổi lại luật thuế Hoa Kỳ để gây thêm ngân
quĩ sẽ tương đối đơn giản. Bước đầu tiên và quan trọng nhất sẽ là đưa
ra một thuế tiêu thụ quốc gia dưới hình thức một thuế giá trị gia tăng
(a value-added tax), mà chính phủ sẽ đánh lên hàng hóa và dịch vụ vào
từng giai đoạn sản xuất và phân phối chúng. Các phân tích của Robert
Barro, Alan Krueger, và các nhà kinh tế khác cho thấy rằng một thuế giá
trị gia tăng ở tỉ lệ 12 phần trăm, với các miễn trừ hạn chế, sẽ có khả
năng mang lại khoảng 5 phần trăm GDP lợi tức quốc gia — nửa số tiền cần
thiết để tài trợ việc nới rộng các chương trình bảo hiểm xã hội được đề
xuất nơi đây.
Tùy thuộc quá nhiều vào một thuế tiêu thụ là điều cấm kỵ đối với một
số trí thức tiến bộ, những người tin tưởng rằng lợi tức thuế quốc gia
phụ trội phải đến chủ yếu – có lẽ hoàn toàn – từ những hộ gia đình giàu
có nhất nước. Nhưng trên thực tế, Washington không thể vắt thêm một lợi
tức thuế tương đương 10 phần trăm GDP từ những hộ gia đình ở chóp bu xã
hội, cho dù những thành phần giàu có này đang thụ hưởng đều đặn một phần
lợi tức chưa trừ thuế ngày càng lớn hơn so với cả nước. Từ năm 1960 đến
nay, thuế suất liên bang trung bình thực thụ (tức những số tiền thuế
trả cho chính phủ liên bang như một phần của thu nhập chưa trừ thuế)
đánh vào những hộ gia đình giàu có nhất chiếm 5 phần trăm dân số chưa
bao giờ vượt quá 37 phần trăm, và trong những năm gần đây, thuế suất này
chỉ quanh quẩn ở 29 phần trăm. Nếu muốn thu vào một lợi tức thuế tương
đương với 10 phần trăm GDP chỉ từ nhóm nhà giàu này, thuế suất thực thụ
nói trên sẽ phải lên đến 67 phần trăm. Dù muốn dù không, một sự tăng
thuế ở mức độ này sẽ không được các nhà hoạch định chính sách ủng hộ.
Một pha trộn gồm các thay đổi khác trong hệ thống thuế liên bang có
thể tạo thêm một lợi tức thuế tương đương với 5 phần trăm GDP – những
biện pháp như: trở lại thuế suất liên bang trước khi có chính quyền Tổng
thống George W. Bush, gia tăng thuế suất liên bang trung bình thực thụ
của 1 phần trăm dân số gồm những gia đình giàu có nhất lên khoảng 37
phần trăm, chấm dứt việc giảm thuế cho tiền lãi nợ nhà, đặt ra những
thuế mới đánh trên khí thải carbon dioxide và các giao dịch tài chính,
nâng cao mức trần của tiền lương phải chịu thuế an sinh xã hội [6], và
tăng thêm một phần trăm thuế suất tiền lương hiện nay.
NHỮNG Ụ GIẢM TỐC, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG Ụ CẢN CHÍNH TRỊ
Những loại cải tổ thuế này và những chương trình bảo hiểm xã hội mà
chúng tài trợ sẽ không diễn ra tức khắc. Đó sẽ là một tiến trình chậm
chạp, có phần do một loạt trở ngại mà các đề xuất dân chủ xã hội chắc
chắn sẽ gặp phải. Nhưng không một rào cản nào trong số này tỏ ra là
không thể vượt qua.
Một vấn đề cơ bản, mà những người chống đối có thể nêu ra, là dân Mỹ
vốn không thích một chính phủ đồ sộ. Mặc dù điều này đúng ở một mức độ
trừu tượng, nhưng khi nói đến những chương trình chính phủ cụ thể, dân
Mỹ lại có xu thế ủng hộ mạnh mẽ. Chẳng hạn, theo bản Thăm dò Xã hội Tổng
quát của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Quốc gia, kể từ thập niên 1970,
đại đa số dân Mỹ – luôn luôn trên 80 phần trăm và thường thường trên 90
phần trăm – đã nói rằng họ tin tưởng chính phủ hiện đang chi tiêu đúng
mức hay quá ít về trợ cấp cho người nghèo, về cải tiến hệ thống giáo dục
quốc gia, về cải thiện và bảo vệ sức khỏe cho toàn dân, và về tài trợ
quĩ An sinh Xã hội.
Những người hoài nghi cũng có thể ghi nhận rằng việc bành trướng các
chương trình xã hội sẽ tùy thuộc vào sự thành công của các ứng viên Dân
chủ trong các cuộc bầu cử, và có khả năng là thời vận của Đảng Dân chủ
đang trở nên lu mờ. Phe Dân chủ đã mất hậu thuẫn trong hàng ngũ công
nhân da trắng, một thành phần quan trọng của liên minh New Deal, một
liên minh từng thống trị chính trị Hoa Kỳ từ thập niên 1930 đến hết thập
niên 1970. Nhưng các ứng viên tổng thống và quốc hội thuộc Đảng Dân chủ
đã thành công với một cơ sở cử tri mới gồm giới chuyên nghiệp ở thành
thị, phụ nữ, người Mỹ gốc châu Phi và châu Mỹ La tinh. Việc đổ tiền ào
ạt của khu vực tư vào các cuộc vận động tranh cử, được khuyến khích bởi
phán quyết Citizens United năm 2010 của Tối cao Pháp viện [cho phép các
tập đoàn kinh tế và các công đoàn đóng góp vô giới hạn vào việc ủng hộ
hay chống lại các ứng viên], có thể đặt phe Dân chủ vào thế bất lợi khi
gây quĩ. Nhưng các đóng góp của tư nhân vào các cuộc vận động tranh cử
đã gia tăng tầm quan trọng qua nhiều thập kỷ rồi, mà cho đến nay, những
ứng viên Dân chủ vẫn có thể bắt kịp đối phương. Và mặc dù các khối dân
số, các liên minh cử tri, và việc tài trợ cho các cuộc vận động chắc
chắn là quan trọng, nhưng tình hình kinh tế thường là yếu tố quyết định
chính cho kết quả của các cuộc tranh cử cấp quốc gia. Nếu phe Dân chủ
quản lý kinh tế tương đối tốt khi họ nắm chính quyền, họ vẫn có thể duy
trì khả năng cạnh tranh trong các mùa bầu cử.
Một trở ngại tiềm năng khác [cho dân chủ xã hội Mỹ] là chuyển biến
hữu khuynh trong cán cân quyền lực giữa các nhóm lợi ích bên ngoài vũ
đài tranh cử, những thế lực gây ảnh hưởng đáng kể lên việc hoạch định
chính sách. Kể từ thập niên 1970, các doanh nghiệp và các cá nhân giàu
có đã huy động được lực lượng, trong khi phong trào công đoàn liên tục
mất thành viên. Nhưng sự thay đổi này chỉ có thể làm chậm lại, chứ không
chặn đứng hẳn, sự đi tới của chính sách xã hội tiến bộ.
Một trở ngại tiềm năng cuối cùng cho dân chủ xã hội Mỹ là cấu trúc
của hệ thống chính trị Hoa Kỳ, trong đó việc chặn đứng các thay đổi
chính sách thông qua vận động tại quốc hội hay phủ quyết có hiệu lực của
tổng thống là tương đối dễ dàng. Dựa vào cấu trúc này, hình thức gây
cản trở và trì hoãn việc thông qua các đạo luật một cách có kỷ luật của
các đại biểu Cộng hòa tại Quốc hội trong nhiệm kỳ của Obama chắc chắn sẽ
đe dọa bước tiến của bảo hiểm công. Tuy nhiên, không chóng thì chầy,
các lãnh đạo Cộng hòa sẽ tránh xa cái định hướng cương quyết chống lại
sự bành trướng của chính phủ, một định hướng đã hình thành chiến lược và
chiến thuật của Đảng Cộng hòa trong những năm gần đây. Về lâu về dài,
trọng tâm của đảng này sẽ chuyển dịch, và Đảng Cộng hòa sẽ đi đến chỗ
giống như các đảng trung-hữu (center-right parties) tại Tây Âu, mà đại
đa số đều chấp nhận một nhà nước phúc lợi hào phóng và những loại thuế
tương đối cao.
Ba điều có tiềm năng châm ngòi cho một chuyển biến như thế. Một là sự
thất cử của một ứng viên Cộng hòa rất bảo thủ trong một cuộc tuyển cử
mà lẽ ra người này đã có thể thắng nếu có một lập trường cởi mở hơn. Nếu
Đảng Cộng hòa sẽ đề cử một thành viên trong phe cực hữu hay phe đòi hỏi
tối đa cho các quyền tự do công dân và giảm đến mức tối thiểu quyền lực
chính phủ (libertarian faction) vào năm 2016 hay 2020, ứng viên này gần
như chắc chắn sẽ thất cử, và sự thất bại này sẽ thúc đẩy các lãnh đạo
Cộng hòa trở về với vị trí trung tâm. Một yếu tố khác thúc đẩy lập
trường trung dung của phe Cộng hòa là tầm quan trọng đang gia tăng của
giai cấp công nhân da trắng đối với đảng này. Gần đây, một số tiếng nói
sâu sắc và nổi bật từ khuynh hướng trung-hữu, như David Brooks, Roth
Douthat, David Frum, Charles Murray, Ramesh Ponnuru, và Reihan Salam, đã
ghi nhận rằng người da trắng thuộc giai cấp công nhân hiện đang chật
vật về kinh tế và có thể hưởng được quyền lợi từ sự trợ giúp của chính
phủ. Để tăng cường hậu thuẫn từ nhóm cử tri này, nhiều lãnh đạo Cộng hòa
hàng đầu sẽ quay ra ủng hộ – hay chí ít không chống đối – việc nới rộng
các chương trình như Tín dụng thuế trên số con, chương trình cho trẻ đi
học sớm, Tín dụng thuế lợi tức kiếm được, An sinh xã hội, và thậm chí
cả Bảo hiểm y tế cho người nghỉ hưu và Trợ cấp y tế cho người nghèo và
người tàn tật.
Có lẽ hầu hết các nhà lý luận sáng suốt quan trọng bên cánh Hữu cuối
cùng sẽ nhận thức rằng, căn cứ vào khát vọng an ninh kinh tế và công
bằng xã hội của dân Mỹ, vấn đề không còn là chính phủ có nên can thiệp
hay không, mà là nên can thiệp như thế nào. Việc mở rộng các chương
trình xã hội không nhất thiết có nghĩa là chính phủ sẽ can thiệp hơn nữa
vào thị trường và làm suy yếu thêm tính cạnh tranh. Về điểm này, một
lần nữa các nước Bắc Âu có thể soi đường dẫn lối cho Hoa Kỳ. Viện nghiên
cứu chính sách bảo thủ Heritage Foundation hợp tác với The Wall Street
Journal trong một dự án đánh giá các nước trên mười kích thước của tự do
kinh tế. Mặc dù Hoa Kỳ có các mức thuế và chi tiêu của chính phủ thấp
hơn các nước Bắc Âu, nhưng tính trung bình Đan Mạch, Phần Lan, và Thụy
Điển có điểm số cao hơn Mỹ trên tám kích thước khác, gồm quyền thiết lập
và điều hành một xí nghiệp mà không có sự can thiệp của nhà nước, số
rào cản bằng luật lệ điều tiết đối với hàng nhập và xuất khẩu, số hạn
chế áp đặt lên việc chuyển vốn. Dân Mỹ muốn được chính phủ che chở và
hậu thuẫn. Để đáp lại những nguyện vọng này, các nhà hoạch địch chính
sách phải lựa chọn giữa bảo hiểm công và việc điều tiết kinh tế bằng
luật lệ, và phe bảo thủ chắc chắn sẽ ủng hộ bảo hiểm công hơn.
NƯỚC MỸ CỦA THẾ KỶ 21
Có lẽ điều quan trọng nhất để ghi nhận về tương lai dân chủ xã hội
của Hoa Kỳ là, tương lai này sẽ không cực kỳ khác xa hiện tại. Hoa Kỳ sẽ
không trở thành một xã hội không tưởng tiến bộ (a progressive utopia);
nói đúng ra, nó sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình hiện
nay.
Một bộ phận đông đảo hơn gồm người đã trưởng thành sẽ có công ăn việc
làm, mặc dù đối với nhiều người, tuần làm việc sẽ ngắn hơn và sẽ có
nhiều ngày nghỉ phép và nghỉ lễ hơn. Gần như tất cả mọi công việc sẽ nằm
trong khu vực dịch vụ, đặc biệt là nghề dạy học, quảng cáo, huấn luyện,
tổ chức, phụ tá, y tá, giám sát, và vận chuyển; chỉ khoảng năm phần
trăm số người làm việc sẽ ở trong khu vực chế tạo hay nông nghiệp. Hầu
hết người Mỹ sẽ thay đổi công việc và thậm chí thay đổi nghề nghiệp
thường xuyên hơn hiện nay. Sẽ có thêm nhiều người Mỹ làm việc với lương
thấp, và trong cuộc đời làm việc của mình sẽ mất việc ít nhất một lần,
và khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ không dành dụm được bao nhiêu. Gia đình, tổ
chức cộng đồng, và công đoàn thậm chí có thể trở nên yếu kém hơn hiện
nay.
Nhưng bằng cách bổ túc những khiếm khuyết trong mạng lưới an toàn xã
hội, chính phủ liên bang sẽ cải thiện an ninh kinh tế, cơ hội đồng đều,
và thịnh vượng chung cho hầu hết mọi người Mỹ bất chấp những thay đổi
nói ở đoạn trên. Một nước Mỹ dân chủ xã hội sẽ là một xã hội có an ninh
kinh tế và công bằng rộng lớn hơn. Kinh tế sẽ linh hoạt, năng động, và
sáng tạo hơn. Tỉ lệ người có công ăn việc làm sẽ tăng lên. Người dân sẽ
có nhiều tự do trong sinh hoạt. Việc quân bình giữa việc làm và gia đình
sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dân Mỹ sẽ trả thuế cao hơn hiện nay, nhưng sự
hi sinh này là đáng giá, vì họ sẽ nhận về nhiều lợi lộc.
Hoa Kỳ đã tiến bộ nhiều trên con đường trở thành một xã hội tốt đẹp,
nhưng quốc gia này còn phải đi xa hơn nữa. May thay, lịch sử Mỹ và kinh
nghiệm của các quốc gia giàu có khác đang chỉ dẫn con đường đi tới. Sở
dĩ Hoa Kỳ ngày nay là một nước tốt đẹp hơn nhiều so với một thế kỷ trước
đây là vì chính phủ liên bang đã nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo an ninh
kinh tế, cơ hội đồng đều, và thịnh vượng chung. Trong tương lai, nếu
chính phủ này nỗ lực hơn nữa, thì đất nước này nhờ thế sẽ còn tốt đẹp
hơn.
LANE KENWORTHY là giáo sư Xã hội học và Chính trị
học tại Đại học Arizona. Bài tiểu luận này dựa vào tác phẩm gần đây nhất
của ông, Social Democratic America [Nước Mỹ dân chủ xã hội] (Oxford
Unversity Press, 2014).
Nguồn: “America’s Social Democratic Future – The Arc of Policy Is Long But Bends Toward Justice”, Foreign Affairs Jan/Feb 2014
Bản tiếng Việt © 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra
Thuật ngữ
1. Phong trào Tiệc Trà (the Tea Party movement): một phong trào chính
trị Mỹ chủ trương giảm nợ quốc gia và thâm thủng ngân sách liên bang
bằng cách giảm chi tiêu của chính phủ và giảm thuế. Danh xưng có xuất xứ
từ một biến cố lịch sử được gọi là Tiệc trà Boston (the Boston Tea
Party) diễn ra năm 1773 khi một số dân thuộc địa tổ chức đổ trà từ một
thuyền buôn Anh xuống sông Boston như một hành động chống lại việc Đế
quốc Anh đánh thuế lên các thuộc địa Bắc Mỹ trong khi họ không được đại
diện tại Nghị viện Anh (taxation without representation). Đây là một
phong trào vừa dân túy, vừa bảo thủ, vừa bênh vực các tự do dân sự chống
lại các áp đặt của chính phủ.
2. Medicare: một chương trình bảo hiểm xã hội quốc gia, được chính
phủ liên bang Mỹ quản trị từ năm 1966, nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho
những người Mỹ ở tuổi 65 hoặc già hơn, trước đó đã làm việc và trả phí
vào hệ thống này.
3. Medicaid: một chương trình y tế xã hội cho các gia đình hoặc cá nhân có lợi tức thấp và nguồn lực yếu kém.
4. Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm được (the Earned Income Tax
Credit): số tiền thuế mà chính phủ liên bang hoàn trả lại cho những cá
nhân hoặc cặp vợ chồng có lợi tức thấp hoặc trung bình – đặc biệt những
người có con.
5. Tín dụng thuế trên số con (The Child Tax Credit): số tiền thuế
hoàn trả lại cho một hộ gia đình, dựa trên mức lợi tức và số con.
6. Riêng năm 2013, trần lợi tức phải chịu thuế An sinh Xã hội là
113.700 USD; số tiền kiếm được ngoài mức trần này khỏi phải đóng thuế An
sinh Xã hội. Nghĩa là, người có lợi tức 113.700 USD và người kiếm được
một triệu USD trong năm 2013 sẽ đóng thuế An sinh Xã hội ngang nhau.
Ung thư tăng 57% trong 20 năm, người Việt lo ăn bẩn
Dầu ăn còn được sản xuất từ các loại dầu nguyên liệu phức tạp, kể cả dầu
thải từ các nhà máy đã được xử lý mùi, tạo màu bằng dùng hóa chất, các
loại dầu, mỡ này tiềm ẩn rất nhiều chất độc có thể gây ung thư
Tổ chức Y tế thế giới khuyến
cáo về một thảm họa sắp xảy ra với loài người khi tỉ lệ bệnh ung thư sẽ
tăng đến 57% trong vòng 20 năm nữa. Trong khi đó, hiện tỷ lệ ung thư của
Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới mà nguyên nhân bị nghi ngờ
là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.
Bản báo cáo Ung thư toàn cầu do WHO đưa ra được hãng tin CNN dẫn lại,
dự đoán số ca ung thư hàng năm sẽ tăng từ 14 triệu vào năm 2012 lên 22
triệu chỉ trong vòng 2 thập niên. Cùng giai đoạn này, số bệnh nhân chết
vì ung thư ước tính sẽ tăng từ 8,2 triệu lên 13 triệu người mỗi năm.
Bản báo cáo lưu ý rằng thế giới sẽ phải chi một ngân sách khổng lồ để
chống chọi lại “gánh nặng ung thư” này. Năm 2010, nền kinh tế bị thiệt
hại 1.160 tỉ USD vì chứng ung thư. Và hiện tại, căn bệnh này vẫn đang
hủy hoại các nền kinh tế giàu có, vẻ dĩ nhiên, vượt ra khỏi khả năng của
các nền kinh tế nghèo.
Báo cáo cũng nhận định khoảng 50% số ca ung thư có thể được phòng
ngừa hoặc tránh khỏi nếu chữa trị đúng hướng. Ung thư có thể được chế
ngự bằng cách giảm hoặc bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá, tăng cường ăn kiêng,
tập thể thao, hoặc trong trường hợp cụ thể như ung thư gan có thể phòng
trước bằng cách tiêm vaccine.
Hiện tại, ung thư gan và dạ dày đang chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất sau ung thư phổi.
Giảm hút thuốc sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là hiện nay ung thư
phổi vẫn đang chiếm tỉ lệ cao (1,8 triệu ca mỗi năm, tương đương 13%) và
gây chết nhiều nhất, khoảng 1,6 triệu người hàng năm trên toàn thế
giới.
Bản báo cáo cũng khuyến cáo chính phủ các nước nên có những biện pháp
thích ứng để ngăn chận thảm họa, trong đó có việc cắt giảm thuốc lá,
rượu và thức uống có đường cùng với các nỗ lực cải thiện môi trường
sống, tránh ô nhiễm.
Theo bản báo cáo, 2 loại ung thư sẽ phát triển nhanh nhất trong thời
gian tới là ung thư vú (1,7 triệu ca/năm, chiếm tỉ lệ 11,9%) và ung thư
ruột (1,4 triệu, chiếm 9,7%). Hiện tại, ung thư gan và dạ dày đang chiếm
tỉ lệ tử vong cao nhất sau ung thư phổi.
Trong khi đó, hiện tỷ lệ ung thư của Việt Nam được đánh giá là cao
nhất thế giới, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư
và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam chỉ ra,
nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư có thể là do các loại hóa chất
độc hại có trong thức ăn hàng ngày.
Thực tế cho thấy, những món ngon như đặc sản ‘vịt quay Bắc Kinh’,
ruốc, mắm tép được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng được chế biến từ
vịt chết dịch, lợn chết, lợn tai xanh…
Các loại rau củ, đậu cove, dưa chuột, cà chua… đều được dùng thuốc
trừ sâu dùng để bón cho rau muống mập cọng, sáng cọng, không bị sâu, lỗ
lá, có tên HVP 801S, COC 85, Mexyl Mz, LK Set-up 70WC. Sau khi phun
thuốc, rau muống ngay từ khi mới mọc mầm cần phải tưới ngay dầu nhớt pha
với nước rửa chén nhằm ngăn chặn sâu rầy. Giá đỗ sử dụng thuốc kích
phọt được nhập từ Trung Quốc, kẹo Trung Quốc không rõ nguồn gốc, thịt bò
Úc quá hạn 2 năm vẫn được bày bán.
Các món ăn như lòng lợn được làm sạch cũng nhờ chất tẩy rửa, hóa chất
độc hại đến những món nướng là lòng, nầm thối từ Trung Quốc chuyển về
làm sạch bằng hóa chất và chế biến tại các cửa hàng, quán ăn tại Hà Nội.
Các loại thịt như thịt lợn dù đã bốc mùi, phân hủy nhưng chỉ cần sử
dụng một loại hóa chất có tên là săm pết được bán tại phố Hàng Buồm (Hà
Nội) sẽ tẩy rửa được những thực phẩm ôi thiu thành tươi mới.
THEO ĐẤT VIỆT