Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Ngày 08/2/2014 - Tiếng Nói Từ Mộ Đức - Quảng Ngãi (Tưởng niệm 50 năm ngày ông Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.) - Tám giờ vàng ngọc sau ngày Tết - “Mừng Xuân”, có “Mừng Đảng” hay không?

  • Hoa Kỳ ra tuyên bố về UPR Việt Nam (BBC) - Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về nhân quyền ở VN tại phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Geneva.
  • 'Việt Nam luôn tôn trọng nhân quyền' (BBC) - Tại Geneva, đại diện của Việt Nam nói 'luôn tôn trọng nhân quyền', nhưng giới ngoại giao một số nước và các tổ chức quốc tế cho rằng Hà Nội 'vẫn vi phạm'.
  • VIỆT NAM: Cha tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức hoan nghênh cuộc điều trần nhân quyền (RFI) - Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ đã kết thúc hôm qua 06/02/2014, và đến cuối giờ chiều nay nhóm troika tức ba nước chủ tọa phiên điều trần sẽ công bố bản kết luận. Trong cuộc điều trần, đại diện Hoa Kỳ đã đề nghị Việt Nam trả tự do cho bốn tù nhân lương tâm là Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.
  • NGA- THẾ VẬN HỘI: Sotchi : Cú cá cược của Tổng thống Vladimir Putin (RFI) - Nhân sự kiện Thế vận hội Sotchi khai mạc vào hôm nay, báo chí Pháp dành ưu tiên đặc biệt cho sự kiện này. Nhật báo Công giáo La Croix chạy tựa lớn trên trang nhất :« Sotchi, cú cá cược của Putin», kèm theo một bài xã luận :« Sự thách thức của Nga». Nhật báo L’Humanité cũng chạy tựa lớn trên trang nhất :« Sotchi : trò chơi đầy rủi ro đối với Putin». Nhật báo kinh tế LesÉchos đăng hai bài :« Tham nhũng dai dẳng ở Sotchi» và« Olympic Sotchi trên nền những chỉ trích».
  • UKRAINA -NGA: Tổng thống Ukraina đến Sotchi để gặp Putin (RFI) - Tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch hôm nay 07/02/2014 gặp gỡ người đồng nhiệm Nga là Vladimir Putin tại Sotchi, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị chưa từng thấy và tình hình căng thẳng mới giữa Washington và Matxcơva.
  • VIỆT NAM: CPJ : Việt Nam thuộc diện các nước nhiều rủi ro nhất đối với báo chí năm 2013 (RFI) - Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) trong thông báo hôm qua 06/02/2014, lần đầu tiên đã tính thêm không gian mạng khi công bố danh sách các quốc gia hạn chế tự do báo chí mà tổ chức này gọi là« sự xói mòn sâu sắc về tự do trên internet» - một lãnh vực quan trọng đối với các nhà báo trên toàn thế giới.
    Việt Nam bị xếp vào danh sách các nước rủi ro nhất cho các nhà báo trong năm 2013, cùng với Ai Cập, Bangladesh, Syria.
  • THẾ VẬN HỘI: Sotchi 2014 : Thế Vận Hội của nhiều kỷ lục tốn kém (RFI) - Bốn năm sau Vancover của Canada, Sotchi, thành phố Nga bên bờ Hắc hải đón tiếp Thế Vận Hội Mùa Đông. Tổng thống Vladimir Putin đã không lùi bước trước những tốn kém để thực hiện điều màông gọi là« giấc mơ của nước Nga». Hệ quả là chi phí xây dựng, không kể thiệt hại cho môi trường, lên đến 50 tỷ đôla, cao nhất lịch sử Thế Vận Hội.
  • PHÂN TÍCH: Tập Cận Bình và Shinzo Abe cùng “ve vãn” Vladimir Putin (RFI) - Thế Vận Hội Sotchi (07-23/02/2014) bên bờ Hắc Hải của Nga, đối với Bắc Kinh là dịp may để tiến lại gần hơn nữa với Matxcơva. Báo chí Trung Quốc không tiếc lời lênán Tây phương“chính trị hóa” một đại hội thể thao thế giới để công kích chế độ Putin. Lãnh đạo Nhật Bản cũng không để lỡ cơ hội thuận tiện để thảo luận thêm với Nga về xung khắc chủ quyền tại quần đảo Kuril.
  • PHỎNG VẤN: Olympic Sotchi, một Thế Vận Hội nhằm nâng cao uy tín cho ông Putin (RFI) - Hôm nay, 07/02/2014, Thế Vận Hội mùa đông khai mạc tại Sotchi, nước Nga. Đây là một sự kiện thể thao lớn, nhưng đồng thời cũng là một diễn đàn chính trị. Đương nhiên, nước Nga đã mong đợi và bỏ ra hàng chục tỷ euro để tổ chức Thế Vận Hội này, nhưng đây cũng làý muốn của Tổng thống Vladimir Putin. Thậm chí, nhiều nhà quan sát còn cho đây là thế vận hội củaông Putin. Nhân dịp này, RFI phỏng vấnông Alexis Prokopiev, Chủ tịch hiệp hội« nước Nga và các quyền tự do - Russie-Libertés».
  • THẾ VẬN HỘI: Thế vận hội mùa Đông Sotchi khai mạc (RFI) - Tối nay, 07/02/2014, Thế vận hội mùa Đông đầu tiên trong lịch sử nước Nga sẽ khai mạc tại thành phố Sotchi, với sự hiện diện của hàng chục lãnh đạo thế giới trong một buổi lễ rất hoành tráng nhằm gây ấn tượng mạnh cho quốc tế.
  • Quan hệ Nga - Trung ấm lại? (RFA) - Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thế vận hội Olympic Sochi và ca ngợi mối quan hệ đang tiến triển giữa 2 quốc gia trước thách thức thống trị các vấn đề toàn cầu của Phương Tây.
  • Công bố dự thảo tinh giản biên chế mới (RFA) - Khoảng 100 ngàn người sẽ bị ảnh hưởng, trong đó 80% sẽ nghỉ hưu sớm và 20% mất việc. Tổng kinh phí cho chính sách tinh giản biên chế trong 6 năm khoảng 8000 tỉ đồng.
  • Trao đổi thư tín với thính giả (RFA) - Những ngày đón Tết Giáp Ngọ rộn ràng vừa trôi qua nhưng không khí mùa xuân của đất trời vẫn còn đó với muôn hoa khoe sắc, với lộc non nẩy chồi, với hy vọng tràn đầy cho một quê hương VN thanh bình, cơm no, áo ấm.
  • Ân xá Quốc tế: Malaysia hoãn hành quyết một tử tù (RFA) - Tổ chức Ân Xá Quốc tế, Amnesty International, hôm nay cho biết Malaysia đã cho hoãn kế hoạch hành quyết một tử tù vào ngày hôm qua, sau khi các tổ chức theo dõi nhân quyền như Amnesty International đã can ngăn.
  • Phe chống chính phủ quyên giúp nông dân Thái Lan (RFA) - Phe biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan hôm nay tiến hành quyên góp tài chính để giúp cho những nông dân đang bất mãn vì không được chi trả theo chương trình trợ giá của chính phủ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
  • Tám giờ vàng ngọc sau ngày Tết (RFA) - Kỳ nghỉ Tết nguyên đán năm nay kéo dài tới 9 ngày, nhưng xem chừng với nhiều cán bộ nhân viên tại Việt Nam thì vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu ăn chơi, tiệc tùng, du xuân, chùa chiền…
  • Bắc Kinh đả kích Tổng thống Philippines (RFA) - Ông Hồng Lỗi cho rằng sự so sánh của Tổng thống Philippines hoàn toàn không hợp lý và quá đáng. Trước đó hôm thứ tư, Tân hoa xã có bài bình luận thóa mạ Tổng thống Aquino là một ‘tay mơ’, ‘ngu dốt’ và ‘vô tích sự’.
  • Tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân tuyệt thực (RFA) - ... Ông cho biết thêm rằng sẽ tuyệt thực cho đến khi phiên xử phúc thẩm diễn ra, và nếu phiên phúc thẩm chỉ là kịch bản soạn sẵn thì ông sẽ tiếp tục tuyệt thực để phản đối.
  • Cải cách đòi hỏi bản lĩnh nhà lãnh đạo (RFA) - Tất cả phải cùng trên đường ray hay nói cách khác phải có sự đồng thuận và quyết tâm lớn thì mới có thể đổi mới thể chế ở Việt Nam. Tuy vậy, nhiều ý kiến trên báo chí còn đặt vấn đề bản lĩnh của nhà lãnh đạo là điều kiện để cải cách thành công.
  • Mua tàu ngầm kilo, lãnh đạo VN được thế giới khen ngợi (BaoMoi) - Việt Nam có 6 chiếc tàu ngầm, Trung Quốc có 60 chiếc. Sự hiện diện của tàu ngầm VN không làm thay đổi được cán cân quân sự trên Biển Đông, song nó gửi một thông điệp mạnh mẽ cho kẻ thù biết rằng “nguy cơ chuốc lấy thảm họa là cực lớn nếu tấn công VN”.
  • TS. Trần Công Trục: Mỹ thách thức “đường lưỡi bò” vì sao? (BaoMoi) - Sau khi Mỹ kêu gọi Trung Quốc (TQ) làm sáng tỏ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông, cũng như việc Philippines gửi đơn kiện Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc, TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã có những nhận định của mình trước sự việc này.
  • Hàn Quốc chuẩn bị cho chương trình đoàn tụ gia đình ly tán (BaoMoi) - Theo Tân Hoa xã, ngày 7/2, Hàn Quốc đã cử một nhóm chuyên gia kỹ thuật tới khu du lịch Núi Kumgang, ở bờ biển Đông Nam của Triều Tiên, nhằm chuẩn bị cho chương trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953.
  • Biển Đông: Mỹ thách thức đường lưỡi bò của Trung Quốc (BaoMoi) - Một quan chức cấp cao của Mỹ mới đây đã thách thức đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc, nói rằng yêu sách này đang gây ra tình trạng “bất ổn định, thiếu an toàn và bấp bênh trong khu vực”.
  • PVS: Quý IV/2013, lãi giảm hơn 100 tỷ đồng (BaoMoi) - (ĐTCK) Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS – sàn HNX) vừa có công văn giải trình về việc lợi nhuận trong quý IV/2013 giảm mạnh so với quý IV/2012.
  • Xúc động những vần thơ về biển đảo (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Như thường lệ, các giai phẩm báo Tết đều dành những “diện tích” nhất định để đăng tải trang thơ như một món ăn tinh thần không thể thiếu dành tặng bạn đọc. Điểm đặc biệt nổi lên so với mọi năm là chủ đề về biển đảo thân yêu của Tổ quốc được đề cập khá nhiều trong các trang thơ báo tết dịp Xuân Giáp Ngọ 2014. Điều này như một lẽ tất nhiên như lời giới thiệu trang thơ trong một giai phẩm báo tết:“Việt Nam dải đất hình chữ S thon dài có 3 mặt giáp biển. Bởi thế hình ảnh Tổ quốc luôn in đậm trong tim mỗi người con nước Việt như một phần không thể tách rời. Và tình yêu biển đảo hết sức tự nhiên như đất, như nước, như khí trời...”.
  • Mỹ yêu cầu Trung Quốc điều chỉnh những tuyên bố trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 5/2, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền của nước này trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình. Trong khi việc Bắc Kinh áp đặt Vùng xác định phòng không (ADIZ) ở các đảo thuộc quyền quản lí của Nhật Bản ở biển Hoa Đông làm căng thẳng tăng cao, thì người ta cũng ngày càng lo ngại về một vụ đụng độ mới trong cuộc tranh chấp riêng rẽ trên Biển Đông. Đề cập đến những tranh chấp này, Trợ lí Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Đa-ni-en Ru-sen bày tỏ sự phản đối trước cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc mà Bắc Kinh sử dụng để thể hiện tuyên bố chủ quyền của họ đối với phần lớn lãnh hải trên Biển Đông. Ông Ru-sen cho rằng các tuyên bố hàng hải theo Luật Quốc tế cần phải được dựa trên đặc điểm đất đai. Phát biểu trước Ủy ban Quốc hội, ông Ru-sen nói: “Bất kì đòi hỏi nào của Trung Quốc đối với quyền hàng hải mà không dựa trên đặc điểm đất đai được tuyên bố đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
  • Trung Quốc rập rình lập ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - (HQ Online)- Theo nhật báo "Asahi" của Nhật Bản, các quan chức Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã dự thảo các kế hoạch thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) có thể bao trùm các quần đảo tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
  • Mỹ phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông (BaoMoi) - Tại phiên điều trần sáng qua (theo giờ Việt Nam) trước Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương ông Daniel Russel đã điểm lại một loạt động thái gần đây của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông cho rằng, những hành động đó đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và dấy lên những quan ngại về các mục tiêu của Bắc Kinh ở cả hai vùng biển này.
  • Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ về đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông (BaoMoi) - Những ngày đầu tháng 2, yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông lại trở thành vấn đề nóng sau những tuyên bố của Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III và yêu cầu mới từ giới chức Washington. Tin từ hãng AFP cho hay, hôm 5/2, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông, đồng thời hối thúc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho một trong những điểm nóng có nguy cơ ngày càng lớn của châu Á này.
  • Công đoàn Dầu khí Việt Nam: Lấy hiệu quả làm thước đo (BaoMoi) - Năm 2013, trong điều kiện kinh tế đất nước suy thoái, nhiều doanh nghiệp (DN) rơi vào tình trạng khó khăn, Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ PVN) đã chủ động đổi mới hoạt động cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các đơn vị, xứng đáng với niềm tin mà đội ngũ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) ngành dầu khí đã trao gửi.
  • Philippines quyết không nhượng bộ Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong bài phỏng vấn trên tờ “New York Times” của Mỹ ngày 4-2 đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới nỗ lực hơn nữa ủng hộ Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Benigno Aquino ví việc Bắc Kinh áp đặt yêu sách trên các vùng tranh chấp không khác gì hành động của Đức quốc xã trước Thế chiến thứ II.
  • Bắc Kinh “dụ” Matxcơva hợp sức đối phó Tokyo (BaoMoi) - ANTĐ - Tờ Mainichi Shimbun của Nhật Bản số ra ngày 6-2 dẫn nguồn tin ngoại giao tại Nga và Nhật Bản đưa tin, từ năm 2010, Trung Quốc liên tục “dụ” hứa sẽ ủng hộ Matxcơva trong vấn đề về quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc tranh chấp để đổi lấy sự ủng hộ của Nga trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku. Tuy nhiên, phía Nga luôn từ chối.
  • Mỹ chỉ trích Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền vô lý ở Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Phát biểu tại Hạ viện Mỹ ngày 5-2, ông Danny Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết, Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
  • Quan chức Mỹ chỉ trích yêu sách “đường lưỡi bò” (BaoMoi) - TP - Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, chỉ trích yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, cho rằng yêu sách này không theo luật pháp quốc tế, gây ra “lo ngại ngày càng lớn”.
  • Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ yêu sách ở biển Đông (BaoMoi) - Theo UPI, trong cuộc điều trần trước Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel đã yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ về các yêu sách “đường chín đoạn” gồm phần lớn khu vực biển Đông.

Cải cách đòi hỏi bản lĩnh nhà lãnh đạo

Người dân Hà Nội xếp hàng mua hàng giảm giá. Ảnh chụp hôm 23/12/2013. AFP photo
Tất cả phải cùng trên đường ray hay nói cách khác phải có sự đồng thuận và quyết tâm lớn thì mới có thể đổi mới thể chế ở Việt Nam. Tuy vậy, nhiều ý kiến trên báo chí còn đặt vấn đề bản lĩnh của nhà lãnh đạo là điều kiện để cải cách thành công.

Nghe tường trình
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về vấn đề này, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định là, về nguyên tắc cơ chế tập thể quyết định vẫn duy trì. Nhưng trong trường hợp đổi mới lần trước, ông Tổng Bí thư Trường Chinh đã có những quyết định mạnh mẽ về thay đổi tư duy kinh tế xuất phát từ sự thật, dẫn đến công cuộc đổi mới cùng việc thực hiện nó. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

“Dần dần sau này vai trò của người đứng đầu bị mờ nhạt dần và sức thuyết phục cũng như sự quyết đoán ngày càng hạn chế hơn. Tôi nghĩ rằng, đó là điều rất đáng tiếc vì hơn bao giờ hết người ta cần có những quyết định mạnh mẽ và có hiệu quả để cải cách nền kinh tế và để thực hiện các quyền tự do dân chủ mà Hiến pháp của Việt Nam đã có ghi, để có thể biến những lời lẽ trong Hiến đó thành hiện thực và  thực tế trong cuộc sống.”

GSTS Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, cần có sự đồng thuận cao trong Đảng và Nhà nước nhưng Việt Nam vẫn cần có những dấu ấn của người lãnh đạo.

"Dấu ấn của người ra quyết định và người ra quyết định cũng là người kiểm tra việc thực hiện quyết định đó phải có bản lĩnh kiên quyết và điều đầu tiên phải nhất quán từ lúc ra quyết định cho đến việc thực hiện quyết định đó. Như vậy sẽ chắc chắn thành công, còn nếu ra quyết định không đúng thực tiễn cũng không thực hiện được thì nó cũng chỉ là một quyết định không có hiệu lực thực hành.”




Dần dần sau này vai trò của người đứng đầu bị mờ nhạt dần và sức thuyết phục cũng như sự quyết đoán ngày càng hạn chế hơn.

- TS Lê Đăng Doanh
Ngày 3/02/2014 trên báo điện tử Chính phủ Việt Nam, GSTS Hoàng Chí Bảo thuộc Hội đồng Lý luận Trung ương có bài viết nhìn nhận những nguy cơ có thật, đang đe dọa sự tồn vong của chế độ và sinh mệnh đảng Cộng sản Việt Nam. Theo lời lý thuyết gia của Đảng thì: “Giặc nội xâm, giặc ở trong lòng dân. Tình trạng suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, những cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, kể cả cấp cao về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống là những thí dụ điển hình, nghiêm trọng.”

Nhận định về điều liệu giới lãnh đạo Việt Nam có đạt được đồng thuận để cùng nhau đổi mới thể chế kinh tế chính trị hay không. GSTS Vũ Văn Hóa phát biểu:

“Lãnh đạo của chúng tôi là đảng Cộng sản đứng đầu là ông Tổng Bí thư, bên dưới của nó là các cấp chính quyền, trước hết là Thủ tướng Chính phủ rồi các Bộ Ban Ngành phải thực hiện theo Nghị quyết hay đường lối đã vạch ra. Còn nếu như không có sự đồng thuận thì rõ ràng không thể thực hiện được. Tôi nghĩ ở Việt Nam hiện nay vẫn theo chế độ một đảng lãnh đạo, thế thì đảng Cộng sản có vai trò rất quan trọng mà quan trọng bậc nhất là ông Tổng Bí thư và toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương, trong Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị thì đã có ông Thủ tướng ở đấy. Nếu có sự đồng thuận thì chắc chắn mọi việc đều có thể làm được. Tuy nhiên vẫn còn có những vướng mắc nhất định về các chủ trương hoặc biện pháp tiến hành thì tôi cho rằng trong một thời gian  ngắn sẽ có sự đồng thuận và cách giải quyết của Việt Nam sẽ thực hiện được.”

Thông điệp hoàn hảo, nhưng...

Người dân biểu tình chống Trung Quốc cầm chân dung người lính hải quân VNCH Ngụy Văn Thà, đã hy sinh trong trận hải chiến với TQ tại quần đảo Hoàng Sa 40 năm trước. Ảnh chụp hôm 19/1/2014 tại Hà Nội. AFP photo
Câu chuyện đổi mới thể chế kinh tế và chính trị được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vạch ra trong thông điệp đầu năm 2014 được hoan nghênh, nhưng có không ít ý kiến nghi ngờ về tính khả thi của nó ở nhiều nội dung. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Hà Nội nhận định:

“Việc hô hào dân chủ, dương ngọn cờ dân tộc  ở Việt Nam trong quá trình đấu tranh mấy chục năm qua có nhiều người hô hào lắm. Nhưng rõ ràng là những hô hào đó có thật và có làm được không. Việc hô hào phải cần đổi mới chính trị tôi đặt vấn đề đó có phải là cơ quan điều hành hành chính hay không, hay là của ai khác. Ở Việt Nam thì những tiếng nói như thế nên dành cho ông Chủ tịch nước hoặc ông Tổng Bí thư. 

Có người cho rằng đây là cái mới và cũng hơi lạ. Trong bài diễn văn đó nói về dân chủ, nói về ba vấn đề lớn. Nhưng mà rõ ràng người ta đang theo dõi nhiều chuyện, lớn nhất là chuyện đấu tranh chống tham nhũng thì trong bài đó rất lu mờ không nhìn thấy. Ông Thủ tướng chủ trì cơ quan hành pháp làm gì trong cuộc đấu tranh ấy. Chuyện khởi xướng hô hào lên thì có nhiều cách, nhưng mà có người nói là như vậy có phải đó là  vị trí của ông ấy dương ngọn cờ này lên được hay không. Ở Việt Nam cơ chế, thể chế cũng đặt vấn đề đó.”

Theo dõi tình hình Việt Nam các nhà quan sát ngạc nhiên vì thông điệp đổi mới đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quá hoàn hảo và không khác gì mấy với nội dung những kiến nghị của giới nhân sĩ trí thức, hay các tổ chức xã hội dân sự mới tự hình thành. Điều gây thắc mắc không kém đó là bản thông điệp đổi mới được đưa ra không lâu, sau khi Việt Nam ban hành Hiến pháp sửa đổi và Luật Đất đai sửa đổi mà không đáp ứng nguyện vọng cải cách của người dân.

... đường còn dài

GSTS Vũ Văn Hóa nhận định rằng con đường cải cách của Việt Nam sẽ cần rất nhiều thời gian. Ông nói:

“Không thể một lúc đảo lộn tất cả cơ sở hạ tầng hiện có, cho nên đã đắn đo, suy nghĩ và sau đó bàn định thì không phải một lúc mà làm được tất cả, phải dần dần từng bước. Ngay từng câu từng chữ trong Hiến pháp mới về đất đai cũng không thể sửa ngay được. Ví dụ người ta bàn mãi về việc thu hồi đất để làm gì, thế thì cũng không thể nói chỉ cho lợi ích về quân sự quốc phòng mà còn nói về kinh tế nữa. 

Nhưng thu hồi vì lý do kinh tế thì phải cụ thể, làm gì dân phải thông thì lúc ấy mới có thể thực hiện được. Từ chỗ luật còn chung chung thì bây giờ đã cụ thể hóa hơn và sự cụ thể hóa này phù hợp với sự tiến triển của trình độ nhận thức của dân cư, chứ không thể một lúc mà chúng tôi có thể thay đổi toàn bộ, thay đổi 180 độ được, nó phải từng bước. Chúng tôi cho rằng cũng đã có thay đổi, tuy nhiên nó còn chậm so với sự tiến bộ chung của một vài nước ở trong khu vực.”

Ngày 4/2 trên báo Người Lao Động Online, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan văn Khải, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, những khó khăn bế tắc của nền kinh tế mấy năm qua vẫn tồn tại ảnh hưởng tới năm 2014. Tuy nhiên nếu nhà nước, mà ở đây trực tiếp là Chính phủ, tạo đột phá, tập trung vào cải cách thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế thì tình hình sẽ được tháo gỡ.




Chúng tôi cho rằng cũng đã có thay đổi, tuy nhiên nó còn chậm so với sự tiến bộ chung của một vài nước ở trong khu vực.

- GSTS Vũ Văn Hóa
Trả lời chúng tôi trong dịp Tết Giáp Ngọ, TS Lê Đăng Doanh nhận định rằng, kể từ Thông điệp của Thủ tướng đầu năm 2014 tới nay, các nỗ lực cải cách chủ yếu chỉ dừng lại ở các dự thảo và chương trình hành động của Chính phủ. Trong đó có một dự thảo kế hoạch về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó giới nhân sĩ trí thức chuyên gia chờ đợi những đột phá tức thời. TS Lê Đăng Doanh nói:

Trong cuộc thảo luận về thực hiện thông điệp 2014 thì một số nhà trí thức mong muốn có những biện pháp ngay trước mắt mạnh mẽ hơn và cụ thể hơn. Thí dụ như xem xét trả tự do một số người bị giam giữ mà thực sự không có hành động gì chống đối ngoài việc phát biểu ý kiến một cách thẳng thắn. Bên cạnh đó bãi bỏ một số quyết định ban hành trước đây mà ngày nay thấy không thích hợp. Thí dụ như Quyết định 97 dẫn đến việc Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã phải tự giải thể...v..v.. Những ý kiến đó cho tới nay chưa thấy được thực hiện.”

Hiện trạng đất nước khiến dư luận ở Việt Nam trông chờ đổi mới, chờ đợi những nhà lãnh đạo có bản lĩnh để thực hiện đổi mới. TS Phạm Chí Dũng, một nhà nghiên cứu kinh tế chính trị vừa từ bỏ hàng ngũ đảng Cộng sản nói với chúng tôi: “ Thật là một bi kịch khủng khiếp về tư tưởng, khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn hy vọng chủ nghĩa xã hội sẽ còn tồn tại đến cuối thế kỷ này mặc dù chưa được hoàn thiện.”
Nam Nguyên,
phóng viên RFA

'Thu phí đại lộ Thăng Long là trái luật'

Không chỉ dẫn đến "phí chồng lên phí", nhiều chuyên gia còn e ngại các phương tiện đi vào cao tốc Thăng Long sẽ ít, gây lãng phí.
Ngay sau khi Hà Nội kiến nghị Chính phủ cho phép thu phí đại lộ Thăng Long để hoàn vốn ngân sách (khoảng 5.687 tỷ đồng), Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh đã lên tiếng phản đối.

Trao đổi với VnExpress, ông Thanh cho rằng, đại lộ Thăng Long được đầu tư từ nguồn ngân sách, chủ phương tiện đã đóng phí bảo trì đường bộ để duy tu và hoàn vốn tuyến đường nên nếu lập trạm thu phí là "phí chồng phí". Trước đây, do chưa có phí bảo trì đường bộ nên Chính phủ mới cho phép thu phí trên đại lộ để hoàn vốn. 
lunnuttrendailothanglong8-1349-1948-4141
Nghịch lý trên đại lộ Thăng Long là biển báo rất nhỏ, khó quan sát. Ảnh: Bá Đô.
"Bộ Giao thông đã xóa bỏ hàng chục trạm thu phí trên các tuyến đường đầu tư bằng ngân sách sau khi lập quỹ bảo trì đường bộ, Hà Nội cũng muốn xóa trạm Bắc Thăng Long nhưng lại muốn lập thêm trạm ở đại lộ Thăng Long là không đúng", ông Thanh nói.

Lãnh đạo Hiệp hội còn cho hay, Hà Nội muốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho hệ thống giao thông thông minh trên tuyến này từ vốn ngân sách cũng không hợp lý, lẽ ra phải lấy từ kinh phí biển báo quảng cáo trên đường.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Hà Nội Bùi Danh Liên cũng cho rằng, khi xây dựng đại lộ Thăng Long thì chủ đầu tư phải lên kế hoạch hoàn vốn như thế nào, không phải cứ cần tiền là thu phí.

"Phần lớn tuyến đường này được xây theo hình thức BT, tức là người dân xung quanh đã mất đất để nhà đầu tư làm đường thì không lý gì họ phải trả thêm phí", ông Liên nói thêm.

Ông Liên cho rằng, kỳ vọng của ngành giao thông là thu hút phương tiện đi trên đại lộ Thăng Long, nhưng sau khi mở rộng quốc lộ 32 thì rất ít phương tiện sử dụng đại lộ này. Thu phí nữa thì phương tiện sẽ càng tránh tuyến đường này. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi chi phí vận tải ngày càng tăng.

"Hà Nội thu không được bao nhiều tiền mà xây dựng trạm lãng phí, tăng thêm người và mất ổn định xã hội", ông Bùi Danh Liên phân tích.

Về góc độ pháp luật, luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Bảo Ngọc) cho rằng, việc đề xuất thu phí đại lộ Thăng Long là trái luật, bởi theo Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ thì các tuyến đường đầu tư từ ngân sách nhà nước phải bỏ trạm thu phí, để tránh "phí chồng phí".
Đoàn Loan
(VnExpress)

Kinh tế Việt Nam: Đã qua thời kỳ xấu?

(VnMedia) - Sau dữ liệu về chỉ số PMI ngành sản xuất, ngân hàng HSBC đã đưa ra nhận định, dù nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng tình hình xấu nhất dường như đã qua.
>>
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tăng kỷ lục

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô, triển vọng thị trường Việt Nam trong tháng 2/2014. Theo HSBC, trong ngắn hạn, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục được hỗ trợ nhờ vào sự đổi mới dần dần của việc xây dựng năng lực thể chế và tập trung cho đầu tư các hoạt động sản xuất. Chỉ số PMI ngành sản xuất của HSBC trong tháng Giêng đã đạt kết quả cao nhất kể từ tháng 4/2011 và sản lượng có nhiều khả năng tiếp tục tăng trong những tháng tới.

“ Tình hình xấu nhất dường như đã qua, các nhà làm chính sách hiện nay có thể đề ra một chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế của Việt Nam và phát hiện ra tiềm năng của đất nước”, báo cáo của HSBC nhận định.
 Ảnh minh họa
 Chỉ số PMI ngành sản xuất và các chỉ số phụ. Nguồn:HSBC

Sản lượng sản xuất tăng mạnh từ 52,6 điểm lên 53,5 điểm thể hiện nhu cầu đối với hàng hoá Việt Nam đang dần tăng. Nhu cầu nước ngoài cũng đang cải thiện với tăng trưởng ở các nước thuộc khối Cộng đồng chung châu Âu và Mỹ được kỳ vọng sẽ mạnh hơn trong năm 2014 so với với năm 2013. Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận cao tới những thị trường này sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của đất nước trong năm Giáp Ngọ này.

Chỉ số phụ đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã thể hiện khuynh hướng này khi tăng từ mức 49,1 điểm trong tháng 12 lên 52,2 điểm trong tháng 1. Việc làm tiếp tục xu hướng tăng trưởng liên tục trong sáu tháng qua với kết quả chỉ số tháng Giêng chỉ rõ có sự tăng mạnh về nhân công. Số lượng hàng mua là chỉ số phụ có mức tăng lạc quan nhất từ mức 53,8 điểm trong tháng 12 lên 55,2 điểm trong tháng 1, phản ánh nhu cầu hàng hoá cho sản xuất tăng mạnh hơn.

“Trong những tháng tới chúng tôi kỳ vọng sản lượng sẽ tăng tốc”, nhóm nghiên cứu của HSBC dự đoán.

Dựa trên phân tích biểu đồ cho thấy, sản xuất hiện đang không đáp ứng được nhu cầu. Hàng tồn kho sau khi bị giảm xuống mức kỷ lục do các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp nhằm giải toả hàng tồn kho cũng đang tiếp tục giàm mạnh. Tuy nhiên, đơn đặt hàng mới đang tăng do nhu cầu nước ngoài tăng và các điều kiện trong nước ổn định. Điều này đã khiến chỉ số chỉ thị chính – đơn đặt hàng mới trừ đi hàng tồn kho đã nhảy lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2011, có nghĩa rằng sản xuất sẽ tăng tốc trong những tháng tới để đáp ứng nhu cầu.

Theo HSBC: “Chúng tôi hy vọng lĩnh vực sản xuất sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao mức tăng trưởng GDP từ 5,4% trong năm 2013 lên mức dự kiến 5,6% trong năm 2014”.

Lạm phát tháng Giêng cho thấy nhu cầu vẫn duy trì ở mức thấp. Lạm phát toàn phần đã chậm lại từ mức 6% trong tháng 12 xuống còn 5,5% trong tháng Giêng so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét về tính liên tục, giá cả toàn phần có điều chỉnh mùa vụ đã tăng 0,3% so với tháng trước từ mức 0,8% trong tháng 12. Giá cả thực phẩm đã chậm lại từ mức 5,1% trong tháng 12 xuống còn 4,5% trong tháng Giêng so với năm ngoái.

Xét về tháng, lạm phát giá thực phẩm đã tăng 0,8% so với tháng trước trong khi tháng 12 chỉ tăng 0,5%. Lạm phát cơ bản phản ánh nhu cầu tuột khỏi tình hình giá cả biến động như giá thực phẩm và vận chuyển đã giảm từ mức 7,4% trong tháng 12 xuống còn 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

HSBC kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ xoay quanh mức 6-7% trong năm nay. Ngoài ra, lãi suất OMO sẽ tiếp tục ổn định trong quý I/2014.
Đinh Bách

Ai nằm trong diện tinh giản biên chế sắp tới?

Cán bộ, công chức dôi dư do sắp sếp lại, chưa đạt trình độ hoặc có chuyên môn không phù hợp, cán bộ kiêm nhiệm, nghỉ ốm nhiều... có thể sẽ nằm trong đợt tinh giản biên chế tới đây của Chính phủ.
Ai nằm trong diện tinh giản biên chế sắp tới?

Theo dự thảo nghị định về chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ do Bộ Nội vụ vừa công bố, sẽ có 5 trường hợp nằm trong diện xét tinh giản biên chế sắp tới của Chính phủ, gồm:
Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hợp đồng không xác định thời hạn dôi dư do sắp xếp lại, chưa đạt trình độ theo tiêu chuẩn, có chuyên môn đào tạo không phù hợp với ngành nghề, có năng lực hạn chế, có 2 năm liên tiếp có số ngày nghỉ ốm trên 60 ngày.
Thứ hai là cán bộ cấp xã nghỉ việc do thực hiện chế độ kiêm nhiệm một số chức danh theo quyết định của cấp trên, không thể bố trí được công tác khác.
Thứ ba là thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các vị trí lãnh đạo của các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, nay cổ phần hoá hoặc giao, bán, giải thể, phá sản…
Thứ tư là người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, nay doanh nghiệp đó không còn phần vốn nhà nước nhưng không bố trí được vào vị trí công tác mới.
Thứ năm là những cán bộ, công chức được luân chuyển sang giữ các chức danh chủ chốt, được tuyển dụng hoặc được điều động thuộc biên chế được giao trong các hội có tính chất đặc thù, nay thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại hoặc không đáp ứng yêu cầu chuyên môn…
Theo dự thảo, đối tượng tinh giản biên chế nói trên sẽ kèm theo điều kiện từ 55 – 58 tuổi đối với nam, 50 – 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên.
Số đối tượng tinh giản biên chế khi chuyển sang bộ phân khác không hưởng lương từ ngân sách sẽ được lĩnh 3 tháng tiền lương hiện hưởng, được trợ cấp ½ tháng lương cho mỗi năm đóng bảo hiểm. Riêng với những người thôi việc, ngoài được 3 tháng tiền lương thì được thêm 1,5 tháng lương cho mỗi năm công tác đóng bảo hiểm.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, số cán bộ, công chức trong diện biên chế hưởng lương ngân sách nhà nước năm 2012 gần 400.000 người, chưa bao gồm Bộ Quốc phòng và Công an. Ngoài ra còn khoảng 257.000 biên chế cấp xã. Trong năm 2013 số lượng biên chế không tăng và Bộ dự kiến sẽ đề xuất Chính phủ giảm khoảng 15 – 20% số biên chế hiện tại.
Còn theo kế hoạch từ nay đến 2020, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100.000 người. Trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế số cán bộ, công chức, viên chức nói trên trong sáu năm khoảng 8.000 tỷ đồng.
(VnEconomy)

Vũ Hoàng - Tám giờ vàng ngọc sau ngày Tết



Một bàn nhậu, ảnh minh họa. AFP photo

Kỳ nghỉ Tết nguyên đán năm nay kéo dài tới 9 ngày, nhưng xem chừng với nhiều cán bộ nhân viên tại Việt Nam thì vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu ăn chơi, tiệc tùng, du xuân, chùa chiền… ghi nhận không khí những ngày làm việc đầu năm, Vũ Hoàng gửi đến quý vị bài tổng hợp sau.

Có lẽ câu nói “tháng giêng là tháng ăn chơi” đã thấm vào đầu óc của nhiều công chức Việt Nam, vì thế, mặc dù đã được nghỉ Tết đến 9 ngày, nhưng với nhiều vị thì dường như ngày làm việc đầu tiên mùng 7 Tết của năm Giáp Ngọ mới như chỉ bắt đầu cho… kỳ nghỉ Tết thực sự, bởi với họ, chuyện chúc Tết, chơi xuân, đi lễ, tụ tập bè bạn mới chính thức bắt đầu.

Không khí Tết như vẫn còn nguyên vẹn, với nhiều cơ quan, ngày đầu năm đi làm chỉ là thủ tục lấy lệ, nhất là năm nay, ngày đầu tiên đi làm lại rơi vào giữa tuần, nên chắc chắn không khí làm việc uể oải, đìu hiu cho đến hết cả tuần là điều dễ hiểu. Chia sẻ với chúng tôi không khí ngày đầu quay trở lại làm việc, chị Thu Hường nhà ở Hàm Long, Hà Nội cho biết:

Sau 9 ngày nghỉ Tết, hôm nay là ngày đầu tiên chúng tôi có mặt tại cơ quan, thực ra, sau mấy ngày nghỉ ai nấy cũng vẫn hân hoan và vẻ Tết vẫn còn trên mỗi người. Tay bắt mặt mừng, mỗi người rút ra một bao lì xì cứ tặng đi tặng lại, chúng tôi cũng chỉ loanh quanh ở cơ quan có một tí, gọi là có một chút ngày đi làm đầu năm, rồi người nọ người kia lại rủ nhau í ới đến nhà nhau, lại bắt đầu chén rượu, mứt rồi cà phê với nhau, nói chung không khí Tết này cũng thường niên nhiều năm rồi.

Chị Hường cho biết theo kế hoạch, mọi người phải có mặt lúc 8.30 sáng, nhưng tận gần 10 giờ sếp mới đến, sau khi chúc Tết khoảng 30 phút xong, mọi người lại kéo từ nhà này sang nhà khác ăn uống, tuy mệt nhưng vui và chị cho biết, chắc phải sang tuần sau thì có lẽ mọi chuyện mới lại đi vào nề nếp được.

Còn với chị Thanh Nga, hiện đang làm kế toán cho một doanh nghiệp Nhà nước thì ngày làm việc đầu năm Giáp Ngọ đúng là hội hè, ăn chơi chứ không phải là ngày làm việc, chị kể:

Hôm nay là ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 9 ngày, đến cơ quan cũng không làm gì, mọi người mở rượu ra uống chúc mừng nhau, rồi lại kéo nhau đi ăn, đi ăn về thì lại lên văn phòng ngồi một tí, nói chung cũng không động gì đến công việc. Các chị em thì lên lịch rủ nhau đi lễ, còn hội anh em thì kéo nhau ra chỗ nào đấy bài bạc, chị em rủ nhau đi xem bói hoặc lên phủ Tây Hồ lễ. Hôm nay em đi lễ mà lên đấy, mặc dù là ngày đi làm mà rất là đông chen chúc, bãi gửi xe, ngoài xe máy ra thì toàn ô tô công biển xanh thôi, kéo hàng dài, em nghĩ kỳ nghỉ lễ dài 9 ngày không thể đủ vì không khí lễ Tết vẫn còn tràn ngập khắp mọi nơi, văn phòng không khí làm việc vẫn chưa quay trở lại. Nói chung, em thấy các công sở vắng như chùa bà Đanh, hầu như là không có bóng nhân viên đi làm.

Chuyện kể ngày đầu năm của chị Nga cho thấy khá rõ 8 giờ vàng ngọc đã được sử dụng thế nào: anh em thì bài bạc, chị em thì lễ chùa, xem bói, các công sở vắng như chùa bà Đanh, nhưng có lẽ đáng chú ý hơn cả là chuyện mắt thấy tai nghe xe công biển xanh kéo hàng dài ở bãi đậu xe nơi chùa chiền, đình, phủ…
Trụ sở tiếp dân quận Cầu Giấy được đóng cổng đúng 11h trưangày 6/2/2014. Courtesy of dantri
Nói đến đây, khiến chúng tôi tò mò làm một phép thử, tìm kiếm những bài báo viết về xe công sử dụng vào mục đích riêng, thì tràn lan trên mạng internet với những tít bài như “Phớt lờ lệnh cấm, xe biển xanh vẫn nghênh ngang ở lễ hội” hay “Xe biển đỏ, biển xanh kéo nhau đi lễ đền ông Hoàng Mười” rồi “Xe công lại gây ầm ĩ” ở đó, các bài báo trích đăng ý kiến của người dân bức xúc về tình trạng lãng phí tài sản công dư luận đã đề cập từ bao năm mà vẫn không hề thuyên giảm.

Người dân cho rằng cần phải xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm để làm gương, vì họ đang dần mất lòng tin vào các vị công bộc, những người luôn lên tiếng kêu thực hành chống lãng phí nhưng họ lại “điếc không sợ súng” và chuyện cấm đoán chỉ là để qua mắt dư luận mà thôi, đúng là “phép vua thua lệ làng”… chính phủ cứ cấm, quan chức cứ làm…

Nhưng hãy khoan bàn tới chuyện lãng phí, giờ mới quí vị cùng nghe chia sẻ khác của ông Toàn nhà ở quận Cầu Giấy vào ngày đầu năm khi đi xin xác nhận một số giấy tờ của gia đình tại UBND phường:

Chiều nay tôi vào ủy ban phường muốn xác nhận giấy tờ, gặp mấy người bảo vệ họ nói là các cô, các anh ở đây đi chúc Tết nên không có người nào xác nhận công việc này. Vì vậy, tôi đành phải sang tuần sau (quay lại) may ra xin được xác nhận, mặc dù gia đình tôi đang cần phải xác nhận của UBND phường. Quang cảnh làm việc hiện nay thấy vắng vẻ, chưa đi vào nề nếp, tôi thấy là các công chức ở các phường sở vẫn còn lãng phí thời gian Nhà nước, vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh lề lối làm việc.

Chuyện ngày đầu năm các công sở làm việc vắng hoe, uể oải đã ít nhiều gây ra phiền toái cho người dân, mặc dù hậu quả không đến mức nghiêm trọng, nhưng tình trạng thiếu trách nhiệm và cắt xén giờ công trên của một số nhân viên hành chính cũng đáng để quan tâm, vì gián tiếp, họ cũng tạo ra sự lãng phí chung cho ngân sách quốc gia.

Được biết tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi nhưng tình trạng lãng phí vẫn diễn ra ở hầu khắp mọi lĩnh vực và “thiên biến vạn hóa” dưới nhiều hình thức khác nhau. Mặc dù, chuyện cắt xén giờ làm, 30% công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về, hay sử dụng tài sản công sai mục đích được nhắc đến rất nhiều nhưng xem chừng Chính phủ vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.

Nói đến đây, khiến chúng tôi nhớ đến lời phát biểu của một vị đại biểu QH rằng hãy so sánh một người tham nhũng 1 tỷ đồng với một người ra quyết định làm lãng phí 5-7 chục tỷ đồng và đại biểu đó đặt vấn đề: ai là người gây thiệt hại cho dân, cho đất nước nhiều hơn?
Vũ Hoàng
(RFA)

Ông Nguyễn Bá Thanh kêu gọi cấp dưới vững đạo đức

Trưởng Ban Nội chính T.Ư kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức trong ngành luôn giữ vững chuẩn mực đạo đức của người cán bộ Nội chính “Trung thành, liêm chính, bản lĩnh, tận tụy”.
Nhân dịp xuân mới Giáp Ngọ 2014, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã gửi thư chúc mừng năm mới tới cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính các Tỉnh, Thành uỷ.
Trong thư, Trưởng Ban Nội chính T.Ư khẳng định quyết tâm cùng những kết quả bước đầu đạt được trong công tác nội chính và PCTN năm 2013 của Đảng và Nhà nước ta.
 Đồng chí nhấn mạnh: Công tác PCTN là cuộc đấu tranh gian nan, phức tạp và hết sức khó khăn, vẫn còn nhiều việc phải làm, đòi hỏi sự kiên trì, kiên quyết, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân đang dõi theo và kỳ vọng rất nhiều ở chúng ta. 
Với tinh thần đó, bước sang năm 2014, đồng chí Trưởng Ban Nội chính T.Ư kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức trong ngành luôn giữ vững chuẩn mực đạo đức của người cán bộ Nội chính “Trung thành, liêm chính, bản lĩnh, tận tụy”, đoàn kết một lòng, siết chặt kỷ cương, làm việc hiệu quả nhằm tạo chuyển biến tốt hơn, rõ rệt hơn trong công tác nội chính và PCTN.
Nguồn: Báo Quảng Ninh

Lưu Hà Sĩ Tâm - “Mừng Xuân”, có “Mừng Đảng” hay không?

Tiết xuân năm nay nhiều người thích, vì trời đất sáng sủa ấm áp, khiến cảnh xuân đẹp hơn cho thiên nhiên, người lớn đi lại chúc Tết và trẻ con đi chơi không bị trở ngại bởi mưa lạnh. Nhưng cũng có nhiều người muốn có thêm vài đợt mưa xuân nhỏ thôi, rét thêm chút thôi, để bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên còn đậm đà thêm suy tư và tình người, làm đậm thơm hơn các món ăn ngày xuân truyền thống. Nông dân nhiều vùng nông thôn nghèo khó ở miền Bắc lặng lẽ mong tiết trời rét đậm, đơn giản là vì những năm rét đậm thì dễ được mùa. Những ai đã từng đón những cái Tết xa xứ, còn nhớ nguyên cảm giác đau đáu từng giờ, từng ngày, nhớ về gia đình, bạn bè và quê hương xứ sở Việt Nam mình, rồi nhiều lúc tự để cho mình chìm trong cảm giác cô đơn để rồi sau đó tìm đến nhau cùng chia sẻ vui buồn. 
http://www.zidean.com/data/zv4_6/mung-dang-mung-xuan---bi%60a-_5295.jpg

Nhờ Tết đến mà người Việt Nam lúc này có khoảng thời gian rất quý để quan tâm đến nhau, đến cộng đồng nhiều hơn. Điều đó làm dịu đi cái cảm giác rất buồn và cay đắng, kéo dài gần nửa thế kỷ qua, khi chúng ta chứng kiến sự vô cảm ngày càng gia tăng trong xã hội.

Có hiện tượng rất quen, nhưng ngày càng xa lạ với tình cảm của người dân. Ấy là từ trước Tết, trong khi dân chúng mải toan lo cho ngày Tết gia đình, thì khi ra đường bỗng thấy từ khi nào người ta trang trí đỏ lòe: bên cạnh các cờ Tổ quốc, người ta cắm san sát nối tiếp nhau một loại cờ mà không rõ nên gọi là loại cờ gì, những dãy dài các dải đỏ choét làm nền, bên trong không thấy sao, không thấy búa, không thấy liềm, không thấy khuôn mặt vị lãnh tụ nào của tổ chức tiền phong nào… Thì ra ai cũng nhận thấy, cảnh quan chúng ta được trang trí theo kiểu ngày càng giống kiểu trang hoàng của hai anh bạn Trung Quốc và Triều Tiên.

Người dân mấy chục năm qua được Đảng nâng cao “dân trí” rằng, màu đỏ tượng trưng cho cách mạng giải phóng người nghèo, màu đỏ tượng trưng cho máu đổ từ sự hy sinh gian khổ để giành chiến thắng. Vì thế mà màu đỏ là màu cờ Tổ quốc hiện nay, một nước đang xây dựng CNXH.

Nhưng đông đảo người dân ngày càng vô cảm với kiểu trang hoàng nơi công cộng theo kiểu này. Dùng kiểu cờ này, treo san sát như vậy, không những phản cảm mà tốn kém tiền của dân rất phi lý.

Màu đỏ của máu chỉ có ý nghĩa khi tiến hành cuộc đấu tranh theo hướng dùng bạo lực mà thôi. Với mục tiêu xây dựng bất kỳ xã hội tốt đẹp kiểu nào, kể cả xã hội XHCN mà Đảng CSVN muốn xây dựng, mà thường trực “đấu tranh”, mà thường trực “bạo lực” trên cơ sở máu đổ, thì chỉ có thể đẩy đất nước đến lạc hậu, dân tộc ngày càng khổ đau.

Nhiều người nhận thấy, kiểu cờ đỏ không có ngôi sao vàng ở giữa được treo san sát để tạo cảm giác đó là cờ Đảng. Nếu cắm cờ Đảng thật như vậy thì sẽ bị phản đối kịch liệt của dân chúng. Đảng chỉ muốn tạo cảm giác đó là cờ Đảng, tạo cảm giác toàn dân hân hoan “Mừng Đảng” khi “Mừng xuân”. Sự trơ trẽn của Đảng đã chuyển thành câu chuyện hài của nhân dân.

Đã qua rất lâu rồi những năm tháng mà Đảng làm cho dân lầm tưởng, rằng xuân về với cái Tết no đủ, hạnh phúc là do Đảng mang lại. Trái lại, gần 40 năm qua, Đảng hiện nguyên hình là tổ chức tìm kiếm lợi quyền trên đầu trên cổ nhân dân, bất chấp lợi quyền của nhân dân.

Những ai là vồ vập với việc kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2? Đó là những người được hưởng lợi từ Đảng, nên chấp nhận làm con rối cho Đảng. Họ kín đáo, lặng lẽ thực hiện những việc Đảng giao (đi cắm cờ, giăng biểu ngữ, phát phóng thanh, viết bài ca ngợi…) để lập công với Đảng. Các lãnh đạo các cơ sở Đảng (chi ủy viên, đảng ủy viên…) từ thấp đến cao thì lo tìm kiếm cơ hội nhắc đến hay tuyên truyền cho ngày này, để cơ sở Đảng của họ rồi sẽ được thành tích “trong sạch - vững mạnh”.

Nhưng dù họ làm những gì và nói những gì về ngày này, người dân không quan tâm. Hầu hết người dân không cần biết đến ngày sinh của Đảng là ngày 3/2. Những người dân biết về ngày này, không ai muốn nhắc đến nó. Hầu hết đảng viên trong Đảng cũng cảm thấy trơ trẽn khi nhắc đến ngày 3/2 trong câu chuyện đời thường, vì thế họ tránh nhắc đến.

“Mừng Đảng” ư, khi xuân Giáp Ngọ này là xuân đầu tiên mà cái gông Hiến Pháp 1992 được gia cố thành cái gông Hiến Pháp 2013, tiếp tục xiết trên đầu lên cổ nhân dân. Câu chuyện hài này rất đặc trưng ở Việt Nam ta. Vì thế, sự vô cảm của người dân mà chúng ta nói đến trên đây, trước hết là sự vô cảm đối với Đảng.

Một dân tộc vô cảm với lực lượng lãnh đạo mình là dân tộc đang bất hạnh. Và đó là dấu hiệu của một nguy cơ quá lớn đối thể chế đang không muốn thay đổi gì, chỉ vì lợi ích của kẻ cầm quyền.

Cho dù bĩ cực đến mấy, sức sống dân tộc Việt Nam vẫn rất tiềm ẩn, thể hiện đơn giản từ tình cảm mừng xuân mới về với thiên nhiên đang trở mình, và tình yêu thương nhau trỗi dậy.

Thái Bình, 5 Tết Giáp Ngọ
Lưu Hà Sĩ Tâm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Việt Nam năm Giáp Ngọ: Con ngựa gỗ

Hình: internet
Cứ tưởng là đất nước có nhiều thay đổi, cũng bằng anh bằng chị, chẳng thua kém ai, ở Việt Nam sướng nhất, cái gì cũng có, v.v... Đó là những điều mà kẻ có tiền (bất chính) huênh hoang, thiển cận, chỉ nhìn vào bản thân mình, tự so sánh với chính mình, với cái ngày ăn cơm độn mì, khoai lang.

39 năm hoà bình, với sự ngu xuẩn cộng với lòng kiêu hãnh đắc thằng, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa cả nước xuống bờ vực của đói rét. Các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá rằng, vào nửa sau của thập kỷ 80, có 3triệu người bị đói ở nông thôn, 12 triệu người không đủ ăn. Đảng đã phải giật mình choàng tỉnh để tự "cởi trói", "đổi mới". Cứ xét từ năm 1986, từ giai đoạn ấy, đầu tư nước ngoài FDI, đầu tư ưu đãi phát triển ODA, đầu tư ngân sách, tiền kiều hối gửi về khoảng 10 tỷ USD/năm... phải tới hàng trăm tỷ USD đổ vào mảnh đất chỉ hơn ba trăm ngàn hai trăm km2 trong hơn hai thập niên, thì không thay đổi mới là lạ. Nhưng nếu các dự án, công trình không bị rút ruột từ 10-40%, không có những con tàu nát của Vinashine hay ụ nổi sắt vụt của Vinalines, không bị bộ máy tham nhũng, lãng phí chèn ép, thì sự thay đổi còn có thể nhiều hơn gấp bội.

Nhưng tất cả những thay đổi, suy cho cùng, cũng chỉ khá hơn cái thời khốn khó trước năm 1986. Trừ một bộ phận quan chức và đám ăn theo giàu lên nhanh chóng, ăn xài hoang phí nhờ trục lợi từ hệ thống chính trị đầy bất công, còn lại đa số người lao động vẫn chật vật kiếm cơm qua ngày. Người nông dân vẫn lam lũ trên ruộng đồng và học sinh miền núi vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc.

Nhìn ra thế giới, sau hơn hai thập niên mở cửa, rồi tham gia WTO, Việt Nam vẫn nằm ở đáy của các tiêu chuẩn phát triển.

Theo các chuyên gia World Bank năm 2008, với tốc tộ tăng trưởng hiện có (7%), Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia. Trong khi tăng trưởng giảm sút từ năm 2011, năm 2013 chỉ còn 5,2%, mà người ta sẽ đứng một chỗ để chờ Việt Nam đuổi kịp chẳng?

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố trong năm 2013, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam xếp hạng 70 trên 148 nền kinh tế, tăng 5 hạng so với năm 2012.

Mặc dù Việt Nam tăng 5 hạng, từ 75 lên 70, nhưng vẫn còn khoảng cách rất xa so với Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 24) hay Thái Lan (thứ 37). Tăng hạng nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia đứng trong nhóm giai đoạn thứ nhất, tức là giai đoạn cạnh tranh nhờ các yếu tố cơ bản, giống như nhiều nước châu Phi.

Nền kinh tế có sức cạnh tranh không chỉ dựa vào một số yếu tố cơ bản mà sự cạnh tranh phải nhờ hiệu quả/hiệu suất công việc và trí tuệ sáng tạo. Theo WEB, Việt Nam chưa được xếp vào giai đoạn chuẩn bị chuyển tới giai đoạn hiệu quả, chưa nói tới giai đoạn sáng tạo, khác với Philippines, Sri Lanka, Brunei… đã được xếp như thế.

Thông điệp của báo cáo của WEF cũng cho thấy thể chế tốt và sáng tạo là hai yếu tố quan trọng tạo ra năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cả hai vấn đề này ở Việt Nam, thể chế và sáng tạo đang rất yếu kém.

Về thể chế, Việt Nam được xếp hạng 98 thế giới, đứng thứ 9 trên 10 quốc gia của khu vực ASEAN, chỉ hơn mỗi Myanmar, nhưng chỉ về mặt lý thuyết chứ thực chất Myamar đang chuyển mình đi vào lộ trình dân chủ. Trong cuộc điều trần UPR ngày 5/02/2014 tại Genève, đại diện Myamar đã kiến nghị Việt Nam thúc đẩy dân chủ, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền.

Một thể chế chính trị độc đảng, chính phủ không được thiêt lập từ bầu cử tự do, đảng cầm quyền hoạt động ngoài vòng pháp luật, định hướng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa siêu thực, là gánh nặng nhất làm trì trệ sự phát triển.

Về sáng tạo, Việt Nam xếp hạng 85 thế giới. Chất lượng giáo dục rất quan trọng cho hai yếu tố này, nhưng tương tự như những năm trước đây, giáo dục và đào tạo bậc cao của Việt Nam lại bị xếp hạng ở tận thứ 95.

Ngoài ra, mức độ sẵn sàng áp dụng công nghệ mới của Việt Nam xếp hạng 102.

Thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Về bằng sáng chế, ở đây được hiểu là bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó. Trong 5 năm gần đây nhất 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á. Singapore là nước có nhiều bằng sáng chế (BSC) nhất, 2.496 bằng, gấp khoảng 3 lần nước đứng thứ hai về thành tích này, Malaysia.

Thống kê của USPTO cho thấy trong các nước Đông Nam Á: 1. Singapore (4,8 triệu dân): 2.496 BSC; 2. Malaysia (27,9 triệu dân): 877 BSC; 3. Thái Lan (68,1 triệu dân): 206 BSC; 4. Phillipines (93,6 triệu dân): 143 BSC; 5. Indonesia (232 triệu dân): 74 BSC; 6. Việt Nam (89 triệu dân): 5 BSC.

Thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được khá nhiều đầu tư nước ngoài FDI phần nhiều cũng từ những lợi thế về quy mô thị trường (thứ 36) và thị trường lao động (thứ 56). FDI góp đến khoảng 20% vào GDP của cả nước, riêng năm 2014 số vốn đăng ký là 22 tỷ USD, một cứu cánh cho nền kinh tế ảm đạm. Tuy nhiên sự đóng góp cho ngân sách và thuế của khu vực này rất hạn chế. 

Theo kết quả điều tra gần 2.000 nhà đầu tư nước ngoài của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong hai năm liền, lý do hàng đầu khiến các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là chi phí giá lao động rẻ, được ưu đãi về thuế và đất đai hay ổn định chính trị.

Nhưng đáng lo ngại nhất là trong 10 lý do hàng đầu để các nhà đầu tư chọn Việt Nam, không có yếu tố nào thuộc về chất lượng điều hành của chính quyền (như cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát tham nhũng, bảo vệ quyền tài sản, bảo hộ đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ.

Trong khi đó, qua phân tích từ điều tra, chính chất lượng điều hành, quản lý là nhu cầu hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài có chất lượng cao, công nghệ tốt, mang lại nhiều giá trị gia tăng…

Tại phiên họp của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh vào ngày cuối cùng năm 2013, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra nhiều thông điệp và cam kết. Nhưng đấy là những câu khẩu hiệu sáo rỗng không mang tính khả thi.

Nợ công, theo các chuyên gia đạt mức 95% GDP là một con số nguy hiểm cho một nền kinh tế nhỏ bé như của Việt Nam, nợ doanh nghiệp nhà nước hơn 60 tỷ USD không tính vào nợ công, nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng đã đạt 146,5 nghìn tỷ đồng (6,94 tỷ USD) trong năm 2013, tăng 23,73% so với năm 2012, cứ mỗi quý phải trả 1 tỷ USD cả gốc lẫn lãi (khoảng 25 - 26 ngàn tỷ đồng), bất động sản đóng băng với khoản nợ gần 10 tỷ USD, hệ thống ngân hàng mất lòng tin nghiêm trọng...  Chỉ xoay xở trong mớ những chỉ số này đã là nan giải, nói gì đến phát triển.

Từ năm 2004, khi mà các chỉ số kinh tế đang cao, nhìn nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà báo Ba Lan Maria Kruczkowska đi Việt Nam về đã dự báo"Việt Nam: con rồng không bay". Đến tháng 7/2012 tờ Foreign Policy đánh giá "Phép lạ với Việt Nam kết thúc". Đến tháng 10/2012, tờ Newsweek mô tả "Từ hổ đến mèo: Kinh tế Việt Nam trật đường rầy". Các dự đoán đều chính xác. 2013, một năm khó khăn, bế tắc. 2014, năm Giáp Ngọ, kinh tế Việt Nam chỉ có thể là... con ngựa gỗ!
© Lê Diễn Đức - RFA

Tiếng Nói Từ Mộ Đức - Quảng Ngãi

(Tưởng niệm 50 năm ngày ông Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.)

Tôi xin tự giới thiệu: Tôi là một công dân sinh ra và lớn lên trên quê hương Mộ Đức của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, được đào tạo liên tục từ tiểu học lên đại học một cách chính quy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Về mặt gia đình tôi gọi ông Đồng bằng ông. Do nhà gần và có quan hệ nhất định nên trong gia đình tôi có người cũng theo ông Đồng rồi bị Pháp bắt và sát hại từ những năm 1930.
Tôi không có ý khoe khoang nhưng tôi muốn nói rằng không có lý do gì mà bản thân tôi lại không tự hào và kính trọng ông Phạm Văn Đồng.
http://minhkhai.vn/hinhlon/149439.jpg

Đúng là thế hệ chúng tôi đã từng rất tự hào là quê hương đã sinh ra một người con ưu tú. Một sự tự hào đã được giáo dục để trở thành “bản năng”, như là một “phản xạ không điều kiện”, mà trong tất cả các bài tập làm văn chúng tôi đều phải có những câu đại loại: “tự hào là một học sinh dưới mái trường XHCN, tự hào được sống trong thời đại Hồ Chí Minh, tự hào quê hương đã sinh ra Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, vân vân và vân vân.
Nhận thức về sự kính trọng và tự hào cũng được đúc ra từ những khuôn mẫu có sẵn nhưng rồi cũng đến lúc chúng tôi cần tìm hiểu về những gì mình đã từng tự hào kính trọng. Chẳng hạn, cái gọi là mái trường XHCN mà chúng tôi ca ngợi cho đến bây giờ như thế nào vẫn chưa định hình được. Ngày xưa học dưới mái trường XHCN còn bây giờ đang “định hướng” XHCN nhưng lại được đánh giá là xã hội phát triển, có nghĩa là càng đi xa CNXH thì xã hội càng phát triển!
Còn về ông Hồ Chí Minh thì nhiều người đã nói rồi, tôi chỉ có thể ghi thêm lời dân gian quê chúng tôi ta thán:
“Sống dưới triều đại Cha Hồ
Làm con thì được, làm người thì không.”
Hôm nay, là người dân Mộ Đức, tôi nói về ông Đồng – hơn 30 năm làm Thủ tướng, ông đã làm được gì cho đất nước, quê hương.
Gọi ông là một nhà ngoại giao, một nhà chính trị tài ba đã giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là không đúng, bởi vì cuộc chiến tranh này có thể tránh được. Vả lại “thắng” nhưng không có “lợi”, những người Mỹ, chính sách Mỹ mà ông chống, bây giờ được mời quay lại Việt Nam. Cũng không có “nhà ngoại giao tài ba” nào lại ký công hàm công nhận lãnh thổ của mình cho quốc gia khác.
Nếu gọi ông là một nhà kinh tế cũng không đúng; vì lúc có một nửa đất nước ở miền Bắc ông không đưa ra được quốc sách nào có tính vĩ mô để tăng trưởng kinh tế, ngoài chính sách “tiết kiệm” để tích lũy, kiểu như “hạt gạo cắn làm hai, làm ba”. Còn sau tháng 4/1975 với chính sách hợp tác xã nông nghiệp và di dân đi kinh tế mới, ông đã bần cùng hóa cả miền Nam, vốn trước đó là một nước mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Nói ông là một nhà lý luận, một nhà văn hóa cũng không ổn. Ông có câu nói với thanh niên, học sinh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa” nhưng ông lại vòng vo về cái chủ nghĩa xã hội và con người xã hội chủ nghĩa của ông. Con người mới khác con người cũ cái gì? Kiểu như “con gà, cái trứng” hay chính sách “có hộ khẩu mới có việc làm, có việc làm mới cho nhập khẩu” dưới thời của ông. Còn về văn hóa thì hình như ông hơi thiếu vốn tiếng Việt nên thường dùng đệm tiếng Pháp trong văn nói.
Người dân Mộ Đức “kính trọng” ông lắm! Tôi xin kể một số giai thoại về ông Đồng ở quê hương Mộ Đức:
Thời kỳ còn hợp tác xã nông nghiệp, mỗi lần ông về quê là dân Mộ Đức tới khổ. Trước khi ông về là tập trung ngụy quân, ngụy quyền tham gia chế độ cũ lên núi để tiếp tục học tập cải tạo cho đến khi nào ông đi mới thả về.
Trên tuyến đường ông qua, hai bên đường được bón rất nhiều phân urê, lúa xanh đậm thấy rất đẹp mắt. Ông khen địa phương làm ăn giỏi, chẳng mấy chốc nữa sẽ tiến lên Chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đến khi ông đi thì chỗ phân nhiều bị cháy, chỗ thiếu phân còm cõi không trổ bông nổi. Mỗi lần ông về quê, một ngày công của xã viên được 4 lạng lúa (0,4 kg)!
Có một năm các xã ven biển ở Mộ Đức như Đức Lợi, Đức Minh, Đức Phong có con cá ông (dân biển gọi cá voi là cá ông, cá bà) cứ bơi lởn vởn ngoài biển ngang làm ghe tàu nhỏ của ngư dân không dám ra biển đánh cá; còn ở xã miền núi Đức Phú thì đêm đêm nhiều bầy heo rừng ra phá hoại hoa màu của dân, chính quyền địa phương bất lực. Gặp lúc ông Đồng về quê, nghe báo cáo tình hình địa phương xong, sáng hôm sau ông xuống biển chờ cho cá ông nổi lên ông nói “Yêu cầu các đồng chí kết nạp cá thành xã viên hợp tác xã”. Cá ông nghe thế lặn tuốt ra biển. Chiều đến, ông lên núi xem hoạ heo rừng phá hoại hoa màu. Ông cũng nói với cán bộ địa phương cho chúng vào hợp tác xã là chúng sẽ thuần hết, nhưng cán bộ địa phương nói: “thưa bác, chúng nó đã vào hợp tác xã lâu rồi, chúng cũng làm ăn tập thể đàng hoàng, lúc nào xuống phá bà con cũng đi hàng đàn từ vài ba chục con trở lên”. Ông Đồng nói: “Vậy thì cho đi kinh tế mới!”. Kể từ tối hôm ấy cả xã Đức Phú không còn con heo rừng nào dám ra phá nữa.
Có người hỏi ông Đồng, sao ông không nhận để người ta gọi bằng Bác, ông nói: “Ông Hồ xưng là Cha, nếu tôi xưng là Bác, tức là anh của ông Hồ à!”
Có lần ông tới thăm nhà chị là bà Thừa Xuân, có mảnh vườn trồng rau để ăn và để bán. Hồi đó tiền có giá, ông nghe người ta mua bán nhau nắm rau, quả cà, cứ nói “một đồng, hai đồng”, ông giận lắm vì bị mấy bà hàng xén ở chợ gọi tên huý ra. Sau đó ông về Hà Nội và quyết định “nâng” tiền Việt Nam, để từ đó người ta không kêu “một đồng hai đồng” nữa mà chuyển qua “một ngàn, hai ngàn” cho đến bây giờ.
Sự kính trọng của người dân Mộ Đức đối với ông Đồng là như thế đó. Còn sự tự hào thì sao? Sau khi biết được ngày 14/9/1958 ông Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc thì người dân Mộ Đức cảm thấy nhục nhã thay cho ông. Cuộc đời con người hay chế độ chính trị có thể có nhiều sai lầm, nhưng bán đất bán nước cho ngoại bang thì là sai lầm không thể tha thứ được. “Noi gương” ông là Trần Đức Lương – với tư cách là Chủ tịch nước đã ký hiệp định đường biên trên bộ và trên biển tiếp tục nhượng đất và biển cho Trung Quốc.
Rồi đây, lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ ghi:
– Ông Phạm Văn Đồng quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/9/1958 đã ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
– Ông Trần Đức Lương quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, với tư cách là Chủ tịch nước, ngày 30/12/1999 đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền nhượng cho Trung Quốc hàng ngàn cây số vuông, tiếp đến ngày 25/12/2000 đã ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ tiếp tục nhượng hàng chục ngàn cây số vuông mặt biển cho Trung Quốc.
Vậy là Quảng Ngãi có hai tội đồ cùng tham gia bán nước dưới triều đại Hồ Chí Minh.
Nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi có thể có sự kính trọng, tự hào được không? Không, hoàn toàn không! Ngay cả chính con cháu trong tộc họ Phạm không ai dám ngẩng cao đầu để tự hào là con cháu ông Phạm Văn Đồng. Họ cũng biết rằng, Nguyễn Thân (quê ở Thạch Trụ, Mộ Đức, Quảng Ngãi) là đại thần triều Nguyễn câu kết với thực dân Pháp chống phá phong trào Cần Vương, tiêu diệt nghĩa quân Phan Đình Phùng, sau năm 1945 đã bị Việt Minh cho đào phá toàn bộ mồ mả, nhà cửa (Có lẽ vì vậy mà Cộng Sản không dám đưa ông Phạm văn Đồng về chôn ở quê nhà, còn ông Trần Đức Lương khi hết làm chủ tịch nước cũng không dám về Quảng Ngãi).
Kể ra thì ông Đồng cũng biết sám hối, khi cuộc đời đã xế chiều sống trong bóng tối của sự mù lòa và của xã hội ông tham gia tạo nên; vị thủ tướng ba phải, hiền lành đến nhu nhược, đã có câu nói trứ danh “Không ai làm thủ tướng lâu như tôi và cũng không ai làm khổ dân nhiều hơn tôi!” – có lẽ đó là câu nói duy nhất đúng trong cuộc đời của ông.
Không những ông làm khổ dân lúc còn sống, mà ông còn làm khổ dân khi đã chết. Biết bao giờ nhân dân Việt Nam mới lấy lại được Trường Sa, Hoàng Sa? Còn người dân Quảng Ngãi tiếp tục è cổ ra nộp thuế để xây lăng mộ cho dòng họ Phạm của ông, xây bảo tàng, nhà tưởng niệm Phạm Văn Đồng.
Ngày 1/9/2008 Quảng Ngãi đã khánh thành “Khu lưu niệm Phạm Văn Đồng”; theo thông báo chính thức từ chính quyền, tổng kinh phí hơn 46 tỉ đồng, trong đó phần xây lắp hơn 20 tỉ, trên diện tích hơn 2 ha (Giá đất là 1,3 triệu/m2, trị giá đất khoảng 26 tỉ).
Bốn mươi sáu tỉ kia có thể làm được những gì cho nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi?
Xin thưa:
– Xây dựng 3.067 ngôi nhà cho người nghèo;
– Tạo điều kiện cho 115.000 trẻ em nghèo có điều kiện mua sách vở đến trường trong năm học mới;
– Là tiền thuế của 144.230 người dân Mộ Đức trong 2 năm (Dự toán thu ngân sách năm 2008 của huyện là 23,1 tỉ đồng)
Đó là chưa tính đến các chi phí khánh thành, duy tu, chi lương cho nhiều người trông coi, bảo vệ.
Một người con của quê hương núi Ấn sông Trà, nhưng đến khi chết rồi vẫn còn làm khổ nhân dân Quảng Ngãi, có phải vì ông là đảng viên Cộng sản, học trò của Hồ Chí Minh không? Trong khi cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa, yên nghỉ trên núi Ấn lộng gió, ngôi mộ đơn giản được xây dựng từ thời ông Ngô Đình Diệm, ngày ngày khách trong ngoài nước, đủ mọi thành phần đến viếng thăm đều thể hiện lòng tôn kính.
“Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân”
Câu ca dao xưa đi vào tiềm thức của thế hệ chúng tôi, “thế hệ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”; câu ca dao khơi mào cho cuộc khởi nghĩa nông dân mang tên “khởi nghĩa Chày Vôi” (năm Bính Dần 1866) xuất phát từ việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, nhiều người oán giận, vua Tự Đức một thời đã đi vào lịch sử dân tộc là vị vua hôn quân vô đạo.
Tôi đã đến lăng mộ vua Tự Đức, cũng đã đến khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng. Trên tất cả mọi phương diện (đất đai, diện tích, quy mô, kinh phí, thời gian, …) lăng Tự Đức còn lâu mới bằng khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng – một vị thủ tướng dưới chế độ XHCN còn hơn cả vị hoàng đế của triều đại phong kiến, ngay cả khi đã chết.
Lịch sử rất sòng phẳng. Thời gian trôi qua, dân tộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá công, tội một cách rõ ràng; sự kính trọng đối với từng nhân vật lịch sử không cần phải áp đặt, cưỡng chế.
Là một người dân Mộ Đức, tôi cảm thấy có tội khi nói thêm (Quê tôi) “là quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng”.
Đỗ Mai Lộc.
(Việt Quốc)

Cuộc đảo chính thầm lặng tại Thái Lan

Thái Lan lại một lần nữa lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị do các đáng chính trị cực đoan đứng ra tổ chức trên khắp các đường phố ở thủ đô Bangkok. Cuộc khủng hoảng đã đi vào tình trạng bạo lực, gây ra hàng loạt thương vong về cả người lẫn vật chất trong thời gian vừa qua. Tất cả các cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra ở Thái Lan trong suốt một thời gian dài vừa qua đã tạo cho người dân Thái Lan có một suy nghĩ, rằng liệu đất nước thịnh vượng mà họ đang sinh sống được thiết lập nhằm để tiêu nền dân chủ của chính họ?

Các cuộc bạo động xảy ra ở Thái Lan được chính cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban đứng ra kêu gọi và tổ chức. Ông Suthep đã trực tiếp đứng ra kêu gọi hàng ngàn người đổ về thành phố biểu tình, nhiều người ủng hộ ông đến từ khu vực đầy quyền lực ở phía Nam của nước này. Họ đã chiếm lấy tòa nhà chính phủ với mục đích lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra – em gái của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra. Ông Suthep nói rằng đây là bước đầu tiên trong việc loại bỏ gốc rễ “Thaksinism” khỏi đời sống chính trị của Thái Lan.

Ngày 1 tháng Mười hai, ông Suthep đã yêu cầu và nhận lời tham gia một cuộc họp với bà Yingluck, trong đó phải có sự hiện diện của các Bộ trưởng quân sự Thái Lan với mục đích nhằm “bảo đảm” cho sự an toàn của ông. Trong cuộc họp, ông Suthep yêu cầu và gia hạn cho Thủ tướng Yingluck một thời hạn hai ngày để từ chức.  Với tình trạng lực lượng cảnh sát mất kiểm soát với những đám đông trên đường phố mà không có sự giúp đỡ của quân đội, bà Yingluck quyết định từ chức và giải tán quốc hội, và tuyên bố rằng bà sẽ lãnh đạo một chính phủ lâm thời cho đến khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức vào ngày 02 tháng Hai.

Thời gian dự kiến trên đã được xác nhận bởi một “diễn đàn cải cách”, được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng. “Diễn đàn cải cách” này bao gồm các tầng lớp thượng lưu ở Bangkok và các quan chức quân đội. Khi quyết định được đưa ra, ông Suthep và những người ủng hộ ông không hài lòng và phản đối việc Thủ tướng Yingluck tiếp tục giữ chiếc ghế Thủ tướng lâm thời. Họ đòi hỏi cuộc bầu cử phải được tổ chức sau cuộc cải cách chính trị – với sự đồng thuận của chính ông – được thực hiện để loại bỏ tất cả dấu tích của gia tộc Thaksin khỏi chính phủ.

Trên thực tế, ông Suthep đã kêu gọi một “hội đồng nhân dân” bao gồm 400 đại biểu trung lập. Hội đồng nhân dân sẽ thay thế Thượng viện sau khi Thượng viện bổ nhiệm một lãnh đạo mới được chỉ định bởi Quốc vương, do đó loại bỏ nhu cầu tổ chức các cuộc bầu cử trong tương lai gần.

Wassana Nanuam, phóng viên quân sự của tờ báo nổi tiếng Bangkok Post, đã mô tả động thái này là một cuộc đảo chính “thầm lặng”: Không có bóng xe tăng trên đường phố.

Đảng Dân chủ do cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva lãnh đạo, đã riêng rẽ công bố tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2 tháng Hai với lý do rằng đảng của ông không thể cải cách đất nước ngay cả khi tham chính. Đảng Dân chủ cuối cùng giành được đa số ghế quốc hội vào năm 1992.

Trong khi khuynh hướng của những tướng lĩnh quân đội là đứng cùng phe với tầng lớp thượng lưu, họ vẫn tiếp tục giữ sự lựa chọn mở. Sự không thành công của họ sau cuộc đảo chính quân sự vào năm 2010 dường như đã dạy họ rằng nên chờ đợi để xem liệu các đồng minh chính trị của họ có thể phá vỡ “sợi dây thòng lọng” trong bầu cử của ông Thaksin mà trước đây đã từng kéo dài 12 năm với năm cuộc tổng tuyển cử hay không trước khi quyết định làm gì tiếp theo.

Tầng lớp thượng lưu ở Bangkok cho rằng tỷ phú Thaksin và các đồng minh của ông đã dùng tiền để mua phiếu bầu cử. Nhưng theo Freedom Hous, tổ chức chuyên theo dõi nền dân chủ và các quyền công dân trên toàn thế giới, đã tuyên bố chiến thắng bầu cử vang dội của Yingluck trong năm 2011 là tự do và công bằng – một vị trí được ủng hộ bởi hầu hết các chuyên gia Thái Lan.

Bất chấp hình ảnh tham nhũng của ông Thaksin, phần lớn dân nghèo Thái Lan vẫn xem ông là sự thay thế duy nhất của họ trong thế giới thượng lưu mà họ không thể với tới. Quả thực, sự nhấn mạnh của ông Suthep về việc trì hoãn cuộc bầu cử là sự thừa nhận công khai rằng ông và các đồng minh của ông không thể giành chiến thắng ở cuộc tranh tài công bằng, thậm chí ông còn đề nghị với “quyền” lãnh đạo rằng Thái Lan có lẽ không cần các cuộc bầu cử trong tương lai. Cũng không có gì rõ ràng rằng cuộc cải cách sẽ đáp ứng lại các cuộc biểu tình chống gia tộc Thaksin, ngoại trừ những cải cách được thiết kế để chối bỏ số đông theo ông Thaksin trong nghị viện.

Điều đó nói lên rằng ông Thaksin và em gái của ông phải chịu một số trách nhiệm cho những bất hạnh gần đây của họ. Tội ngạo mạn quá mức, khả năng thông cảm với những người nông dân và người nghèo ở thành phố chỉ bởi vì họ xem nhẹ tầng lớp trung lưu ở thành thị và không thể làm trong sạch bộ máy chính phủ và nền tảng pháp quyền.

Bà Yingluck cũng phải chịu trách nhiệm về cách xử lý vụng về trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Nguyên nhân châm ngòi cho các cuộc biểu tình là do nỗ lực của bà trong việc sửa đổi một dự luật ân xá, ban đầu được dự định là một hành động miễn cưỡng hòa giải giữa phe đối lập “đỏ” và các lực lượng chính trị “vàng”. Tuy nhiên, trong khi lệnh ân xá là để áp dụng cho tội phạm nhẹ tội hơn được cam kết từ 2006 đến 2011, bà Yingluck đã cố gắng nới rộng thời gian lệnh đến hai năm trước đó và ân xá cho cả tử tù – một động thái được xem như là nỗ lực trắng trợn để bào chữa cho anh trai của bà và mở đường cho ông trở về lại Thái Lan.

Những người ủng hộ ông Thaksin đã tính sai trong giả định rằng họ có thể dễ dàng lợi dụng đa số ghế quốc hội của họ. Nỗ lực của họ trong việc thao túng lệnh ân xá, mặc dù không vi hiến, vẫn mang đầy tính kiêu ngạo và khiêu khích. Sự giận dữ đã nổ ra giữa các tầng lớp trung lưu ở Bangkok, khiến ông Suthep giải phóng các đám đông của ông.

Câu chuyện này ngày càng phức tạp hơn. Nếu những sự kiện gần đây gợi ra bất kì định hướng nào, có thể cuộc bầu cử vừa rồi đưa được các đồng minh của ông Thaksin trở lại nắm quyền thì những gì xảy ra tiếp theo sẽ đầy rủi ro bất ổn hơn. Người dân nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan sẽ đối mặt với giới thượng lưu giàu có, sự phân cực sẽ gia tăng giữa miền bắc nước này – nơi có đông dân cư – và các cơ sở quyền lực phía nam của Đảng Dân chủ và ông Suthep – nhà lãnh đạo biểu tình.

Sing–ming Shaw, Project Syndicate
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
  Sin–Ming Shaw là giáo sư từng nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh Quốc) và là một học giả thỉnh giảng tại Đại học Michiga (Hoa Kỳ).
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét