Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Hoa Kỳ ra tuyên bố về UPR Việt Nam - Lộn xộn ở sân bay và văn hóa xếp hàng của người Việt - Mỹ gấp rút chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc?

Hoa Kỳ ra tuyên bố về UPR Việt Nam

BBC

Kiểm định định kỳ phổ quát và nhân quyền lần thứ 18
Đoàn Việt Nam tham gia Kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền của LHQ tại Geneva.
Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra tuyên bố về sự kiện Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam tại Geneva, hôm 05/2/2014 từ Hà Nội.
Tòa Đại sứ tại Hà Nội hôm thứ Tư đưa phát biểu của Đại biện Lâm thời, Phái bộ Hoa Kỳ, ông Peter Mulrean cho hay Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam tham gia công ước quốc tế về chống tra tấn và cảm ơn chính quyền Hà Nội đã có bài thuyết trình tại cuộc Kiểm định UPR lần thứ 18.
Tuy nhiên theo Hoa Kỳ, chính quyền Việt Nam vẫn còn có những hành vi đáng ‘quan ngại’ và ‘thất vọng’ khi xâm phạm các quyền phổ quát về con người, trong đó có xâm phạm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, hạn chế tôn giáo, ngăn cản xã hội dân sự v.v…
Bản tuyên bố của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ hôm thứ Tư nói:
“Hoa Kỳ cảm ơn đoàn Việt Nam về bài thuyết trình của đoàn,
“Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.
“Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.
“Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc.
“Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR.”

‘Đề xuất của Hoa Kỳ’

Biểu tình ở Việt Nam
Các phong trào xuống đường của người dân Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Bản tuyên bố của Hoa Kỳ đưa ra ba điểm để xuất với Việt Nam như sau:
“Sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức;
“Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và tăng cường thực thi luật cấm lao động cưỡng bức; và
“Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn.”
Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN
Tại cuộc Kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền lần thứ 18, một số quốc gia và tổ chức cho rằng Việt Nam đã có một số chuyển biến nhất định trong vấn đề nhân quyền, trong đó có việc vận động trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều điểm phải cải thiện về nhân quyền trong đó Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhiều điểm trong 96 khuyến cáo mà Việt Nam đã chấp nhận trong lần kiểm định UPR bốn năm về trước.
Đại diện của Thái Lan tại UPR 18 kêu gọi Việt Nam thành lập một định chế về nhân quyền ở cấp độ quốc gia. Trong khi, Hungary khuyến nghị Việt Nam cần thúc đẩy tự do trên mạng.
Việt Nam đang chịu nhiều sức ép hơn trong tư cách mới là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền của LHQ.
Một số tổ chức Phi chính phủ Quốc tế như, UN Watch, cho hay vào ngày 25/2 này, một loạt các tổ chức NGO sẽ nhóm họp ở Geneva và đề nghị khai trừ Việt Nam khỏi Hội đồng Nhân quyền vì theo các tổ chức này “Việt Nam không đảm bảo các quyền tự do cho người dân ở mức cao nhất, tương xứng với tư cách thành viên.”

‘Luôn tôn trọng nhân quyền’

UPR
Việt Nam tham dự UPR lần này với tư cách mới là thành viên của Hội đồng Nhân quyền của LHQ.
Sự kiện kiểm định định kỳ về nhân quyền tại Geneva lần này đã thu hút được sự chú ý của nhiều giới ở trong và ngoài nước.
Đoàn đại biểu của chính phủ Việt Nam gồm nhiều bộ ngành tham gia UPR năm 2014 tại Geneva về cơ bản đã khẳng định nhà nước và chính phủ Việt Nam luôn luôn tôn trọng và thực thi nghiêm túc tất cả các điều luật, công ước quốc tế về nhân quyền và quyền công dân, cho rằng Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng ghi nhận kể từ lần kiểm định trước hồi năm 2009.
Đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ban Tôn Giáo Chính phủ của Việt Nam có mặt tại Geneva đều khẳng định trong các lĩnh vực cụ thể, Việt Nam đều tôn trọng các quyền của công dân, quyền con người, với chính phủ không kiểm duyệt báo chí, mạng internet, đảm bảo các quyền tự do về ngôn luận, tôn giáo, tín ngưỡng, hoặc không có tôn giáo, tín ngưỡng, tôn trọng các điều khoản đã ký của công ước quốc tế về chống tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn v.v…
Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó sẽ có tác động gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng những áp lực đấy có thực sự hữu hiệu để khiến nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách liên quan đến nhân quyền thì tôi e rằng tính hiệu quả của nó là không nhiều
TS Nguyễn Quang A
Trong dịp này, tại Geneva, nhiều tổ chức nhân quyền, phi chính phủ và các nhà hoạt động vì dân chủ và nhân quyền của Việt Nam đã tham gia nhiều sự kiện liên quan, một số nhóm vận động từ các đảng phái như Việt Tân, The Voice, các cộng đoàn Việt Nam ở hải ngoại đã có các hoạt động gây áp lực lên chính quyền Việt Nam qua các diễn đàn quốc tế xung quanh sự kiện kiểm định.
Còn từ trong nước, một số giới quan sát cũng đã có những đánh giá về nhân quyền Việt Nam, cũng như dự kiến tác động của cuộc kiểm định UPR.
Hôm thứ Tư, 05/2, chuyên gia về nhân quyền luật hiến pháp của Việt Nam từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nói cho rằng cả sự kiện kiểm định UPR năm 2014 và việc Việt Nam dành ghế nhân quyền đều là những dấu hiệu có tác động ‘tích cực và tiến bộ’ đối với Việt Nam.
“Trước đây không có được nói và quốc tế cũng không hiểu gì, và đây là nơi để nói và người ta còn có sự kiểm định bằng các đoàn phi chính phủ đến để nói trước các cơ quan nhân quyền quốc tế, thì tôi thấy đấy là một sự tiến bộ,” chuyên gia về luật nhân quyền và luật hiến pháp nói với BBC hôm 05/2/2014.

‘Hy vọng đạt đồng thuận’

UPR
Nhiều tổ chức, cá nhân đấu tranh cho nhân quyền ở hải ngoại tiếp tục gây áp lực với chính quyền VN.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Quang A không kỳ vọng kỳ kiểm định UPR sẽ có hiệu quả chuyển đội thực sự về chính sách với chính quyền Việt Nam. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó sẽ có tác động gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam”, ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn hôm 5/2.
“Nhưng những áp lực đấy có thực sự hữu hiệu để khiến nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách liên quan đến nhân quyền thì tôi e rằng tính hiệu quả của nó là không nhiều.”
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, trước đó cũng khẳng định với BBC ‘nhận thức’ về nhân quyền ở Việt Nam, trong đó ở giới chức chính quyền thời gian gần đây đều đã được cải thiện.
Hôm thứ Năm, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, luật sư Trần Quốc Thuận cũng thừa nhận ‘không khí tự do, nhân quyền’ ở Việt Nam thời gian gần đây đã ‘dễ thở hơn’.
Pháp luật, chỉ vô hình thức, thì nhìn đâu cũng thấy có, nhưng mà rõ ràng khi áp dụng thì tùy tiện, pháp luật mù mờ và chưa có một điều luật bảo vệ quyền, nhân quyền của người công dân một cách thực sự
Luật sư Trần Quốc Thuận
Tuy nhiên, luật sư Thuận cũng nói thêm nhận thức và thực thi nhân quyền của Việt Nam, hay là khoảng cách giữa ‘nói và làm’ trên thực tế vẫn còn có khác biệt lớn.
Ông nói:
“Pháp luật, chỉ vô hình thức, thì nhìn đâu cũng thấy có, nhưng mà rõ ràng khi áp dụng thì tùy tiện, pháp luật mù mờ và chưa có một điều luật bảo vệ quyền, nhân quyền của người công dân một cách thực sự.”
Cũng nhân dịp này, hôm thứ Tư, ông Phạm Khắc Lãm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Người VN ở Nước ngoài, cựu Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, nêu quan điểm kỳ vọng giữa chính phủ Việt Nam và các lực lượng tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền người Việt Nam ở trong nước và hải ngoại sẽ đạt được một ‘đồng thuận’ trong vấn đề này.
“Giải pháp… là hai bên nhân nhượng nhau để đạt đến một sự đồng thuận. Có thể sự đồng thuận đó có khó khăn nhưng tôi tin rằng nếu có sự thiện chí của các bên thì chắc chắn một sự đồng thuận là có thể kiếm được,” ông nói với BBC.

Nguyễn Hưng Quốc - Đối lập cần thiết và là yêu nước


Trên hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam, khi khẳng định quyền lãnh đạo độc tôn và tuyệt đối của đảng Cộng sản, người ta thường cho, một, đa đảng và cùng với đa đảng, quyền đối lập là điều không cần thiết; và hai, thậm chí, cho mọi sự đối lập đều là phản động, hơn nữa, phản quốc.

Những luận điệu như vậy vừa không chính xác vừa lừa bịp.

Dân chủ có nhiều hình thức khác nhau nhưng bản chất của nó bao giờ cũng là một: công nhận, bằng luật pháp và trên thực tiễn, quyền lựa chọn, tham gia và kiểm soát của công dân đối với những quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến mọi người. Sự lựa chọn chỉ có ý nghĩa khi có hai hoặc nhiều khả năng khác nhau. Do đó, không thể có sự lựa chọn trong cơ chế độc đảng. Không có sự lựa chọn, người ta cũng không thể tham gia và cũng không thể kiểm soát. Không có ba yếu tố ấy, người ta cũng không có cả tự do.

Ở Anh, từ thế kỷ 19, sau đó, ở các quốc gia thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth of Nations), người ta đặt ra danh hiệu “đối lập trung thành” để hợp thức hóa quyền đối lập cả về phương diện chính trị lẫn phương diện đạo đức. Ở các quốc gia dân chủ khác ở Tây phương, không có khái niệm đối lập trung thành, nhưng trên thực tế, người ta vẫn thừa nhận và bảo vệ quyền đối lập, xem đó như một biểu hiện chính, hơn nữa, điều kiện căn bản của dân chủ.

Đối lập có bốn chức năng chính:

Thứ nhất là phản biện các chính sách do chính phủ đưa ra. Về phương diện nhận thức luận, nếu mọi người đều có nguy cơ sai lầm thì mọi chính sách của mọi chính phủ cũng đều có nguy cơ sai lầm. Phản biện cần thiết vì nó làm hạn chế nguy cơ sai lầm ấy. Về phương diện chính trị, bất cứ chính sách nào cũng có lợi cho một thành phần nào đó, và ngược lại, gây bất lợi cho một hoặc nhiều thành phần khác. Ngay chuyện đơn giản như quyết định tăng ngày nghỉ lễ trong năm, một mặt, có thể khiến mọi người vui; mặt khác, lại làm giới chủ nhân khổ sở vì họ vẫn phải trả lương cho nhân viên trong những ngày nghỉ lễ ấy. Vai trò của đối lập ở đây là cân bằng quyền lợi của các thành phần khác nhau trong xã hội. Không có đối lập, trong những trường hợp như thế, chính phủ rất dễ thiên lệch và trở thành bất công, và trên hết, trở thành thiếu dân chủ.

Thứ hai là kiểm tra các hoạt động của chính phủ cũng như các thành viên trong chính phủ. Bản chất của chính trị là quyền lực. Bản chất của chính phủ là việc thực thi quyền lực. Nhưng bản chất của quyền lực lại là vô giới hạn. Người có quyền lực không bao giờ tự giác về các giới hạn của quyền lực của mình. Trong lịch sử không hiếm người lên cầm quyền từ thiện ý và thiện chí dân chủ nhưng khi nắm được quyền lực rồi lại trở thành những tên độc tài, và để bảo vệ sự độc tài của mình, trở thành tàn bạo. Vai trò của đối lập là thường xuyên kiểm soát chính phủ để một mặt, chính phủ giữ được tính chất khả kiểm (accountability) và từ đó, sự minh bạch (transparency), hai điều kiện thiết yếu của dân chủ; mặt khác, ngăn chận mọi nguy cơ lạm dụng và thao túng quyền lực vốn là tiền đề của độc tài.

Thứ ba là nối liền xã hội và chính trị. Bất cứ đảng cầm quyền nào cũng có nguy cơ tách rời dân chúng. Cầm quyền càng lâu nguy cơ ấy càng lớn. Đối lập, ngược lại, để phát triển và có sức mạnh, cần phải luôn luôn vận động quần chúng, cất lên tiếng nói của quần chúng. Qua các cuộc vận động ấy, nó xã hội hóa công dân vào các sinh hoạt chính trị dân chủ. Sự đối đầu thường xuyên của chính phủ và đối lập, do đó, sẽ duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh giữa chính trị và xã hội. Nó thổi sinh khí cả cho chính trị lẫn cho xã hội. Sinh khí ấy không những bảo vệ đạo đức cầm quyền mà còn bảo vệ cho cả đạo đức công dân: bất cứ ai cũng có ý thức sâu sắc là mình đang sống với người khác và cần thỏa hiệp với người khác để tạo nên một xã hội hài hòa và phát triển.

Thứ tư là chuẩn bị thay thế chính phủ để lên cầm quyền. Nếu mục tiêu chính của dân chủ là nhằm hạn chế quyền lực, dấu hiệu của sự hạn chế ấy được đo lường, trước hết, ở tính chất nhiệm kỳ của chính phủ: Không có ai hay đảng phái nào có thể cầm quyền vĩnh viễn hoặc quá lâu. Để việc chuyển tiếp quyền lực được êm thắm, người ta phải củng cố vai trò của các lực lượng đối lập. Ở các quốc gia theo hệ thống chính trị Westminster của Anh, người ta xem lực lượng đối lập như một thứ chính phủ, gọi là chính phủ trong bóng tối (shadow government) hoặc chính-phủ-đang-chờ-cầm quyền (government-in-waiting). Chính phủ trong bóng tối cũng có nội các, cũng có bộ trưởng này bộ trưởng nọ. Các chức vụ ấy đều có lương, hơn nữa, những người nắm giữ các chức vụ ấy còn được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin thuộc loại tối mật của quốc gia. Được chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, khi lên cầm quyền, người ta không bị ngỡ ngàng, và do đó, chính trị quốc gia không rơi vào khủng hoảng.

Với bốn chức năng ở trên, đặc biệt, hai chức năng đầu tiên, các lực lượng đối lập đóng góp vào việc xây dựng đất nước và bảo vệ các giá trị của đất nước không thua kém gì chính phủ, những kẻ đang cầm quyền. Theo dõi các cuộc thảo luận có khi rất căng thẳng giữa chính phủ và các phe đối lập ở các nước dân chủ Tây phương, người ta dễ có cảm tưởng như chứng kiến sự chia rẽ và dễ cho sự chia rẽ ấy dẫn đến nguy cơ làm suy yếu quốc gia, nhưng trên thực tế, không phải. Những sự thảo luận ấy chỉ làm quốc gia họ mạnh hơn, ngay cả khi chúng làm quốc gia tạm thời suy yếu, từ đó, thất bại trong một trận chiến nào đó (ví dụ chiến tranh Việt Nam) thì trên tổng thể chúng vẫn có lợi: chúng bảo vệ được tính chất tự do và dân chủ, một đặc trưng và là một giá trị của chế độ. Chiến thắng của chế độ dân chủ trên chế độ độc tài Mác xít vào cuối thập niên 1989 và đầu thập niên 1990 chính là chiến thắng của những giá trị cao quý ấy.

Trong ý nghĩa vừa nêu, người ta có thể nói: đối lập, khi hạn chế nguy cơ sai lầm cũng như nguy cơ trở thành độc tài của chính phủ, là yêu nước. Trong khi chính phủ thường chỉ nhắm đến việc củng cố quyền lực và quyền lợi của đất nước, các phe đối lập lại thường tập trung bảo vệ các giá trị cao quý và phổ quát làm nền tảng cho văn hóa chính trị của đất nước.
Nguyễn Hưng Quốc
  (VOA)

Các “đại án” cho thấy đục khoét ngân khố lớn nhất là các nhóm lợi ích


Thời gian qua, công luận rất quan tâm tới 3 vụ “đại án” đã và đang xét xử bởi lẽ không chỉ xem phán quyết của tòa có nghiêm khắc hay không, mà dư luận muốn thấu hiểu vì sao các đối tượng này lại dễ dàng qua mặt được các cơ quan chức năng. 
Xoay quanh nội dung này, phóng viên Báo Lao Động trao đổi với ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Lấy tiền của Nhà nước quá dễ dàng

- Xin ông đưa ra một nét chung nhất trong 3 vụ “đại án” đã và đang xét xử hiện nay?


- Qua các phiên tòa xét xử các vụ “đại án” vừa diễn ra, một lần nữa làm rõ hơn nguyên nhân vì sao tội tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp. Đó là quản trị doanh nghiệp, quản lý tiền và tài sản nhà nước và quản lý cán bộ đều cực kỳ lỏng lẻo. Điều đó dẫn tới việc những đối tượng này có thể tự tung tự tác, dễ dàng rút ruột tiền nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.

Lỏng lẻo tới mức, Huyền Như - chỉ là phó phòng thuộc chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phân Công Thương Việt Nam (VietinBank) - trong một năm rưỡi có thể dễ dàng chiếm đoạt được  4.000 tỉ đồng. Theo dõi quá trình diễn biến của vụ án, mọi người mới thật sự bàng hoàng bởi thủ đoạn lừa đảo của Huyền Như không có gì đặc biệt, nhưng tầng tầng lớp lớp quản lý, kiểm tra chéo của hệ thống ngân hàng lại không phát hiện ra.

Thực tế kém tới mức không chỉ bị Huyền Như chiếm đoạt một số tiền lớn, mà khi vụ án diễn ra đã lâu, Ngân hàng VietinBank vẫn cho rằng Huyền Như chiếm đoạt hết tiền của Ngân hàng ACB gửi đến.

Trong khi ngày 17.1 vừa qua, đại diện Ngân hàng ACB đã đưa ra tòa bằng chứng: Một  trong 19 nhân viên của ACB vẫn nhận được từ VietinBank thông báo có số dư trong tài khoản. Điều đó cho thấy, dù có vụ án lớn xảy ra tại đơn vị, ngân hàng này vẫn không có được dữ liệu tối thiểu như vậy thì thật khó hình dung.

Với vụ án ở Cty cho thuê tài chính II (ALCII), ông Vũ Quốc Hảo - Tổng Giám đốc Cty ALCII - vừa lợi dụng chức vụ quyền hạn, vừa cố ý làm sai quy định để lấy tiền của Nhà nước. Tổng giá trị thiệt hại mà ông Hảo và các đồng phạm gây ra lên tới gần 532 tỉ đồng.

Tương tự, Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm có thể dễ dàng “tâng” cái ụ nổi (thực tế là rác thải công nghiệp) từ 2,3 triệu lên tới 9 triệu USD thì... không còn gì để nói. Điều đó chỉ ra một thực tế chua xót: Hệ thống luật, các văn bản pháp quy của ta tuy rất nhiều, nhưng vẫn còn đó những lỗ hổng rất lớn về quản lý vật lực và con người.

Những câu hỏi còn bỏ ngỏ

- Theo ông, trong 3 “vụ đại án” đã, đang xét xử hiện nay, dấu hiệu “lợi ích nhóm” thể hiện rõ nhất ở điểm nào, thưa ông?

- Các “nhóm lợi ích” là nguy cơ lớn nhất trong việc đục khoét ngân khố nhà nước - điều được các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã phải cảnh báo. Trong vụ án ở Cty ALCII, có hai đối tượng chịu mức án tử hình thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước với tội tham nhũng.

Ông Vũ Quốc Hảo và êkíp của mình - trong vòng một năm (từ tháng 4.2008-3.2009) - đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng mua bán tài sản với nhiều đơn vị khác nhau.

Tuy nhiên, những hợp đồng cho thuê tài chính này thực chất là thực hiện nghiệp vụ cho vay, trong khi Cty ALCII không có chức năng cho vay. Vậy cơ quan chủ quản và các ngành liên quan đã quản lý thế nào mà để Cty này có thể làm trái luật trong thời gian dài như vậy?

Chúng ta có quyền đặt các câu hỏi: Nếu vụ án này không bị phanh phui sớm, những hành vi sai phạm của ông Hảo sẽ còn diễn ra tới bao giờ và lúc đó thiệt hại sẽ đến mức nào? Liệu chỉ thuần túy lãnh đạo ALCII có thể  thực hiện một loạt hành vi sai phạm (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; tội tham ô tài sản...) một cách dễ dàng như vậy?

Với vụ án của Dương Chí Dũng, quá trình xét xử đã minh chứng “lợi ích nhóm” trong nội bộ TCty này "rất sinh động". Thậm chí, giữa Chủ tịch và Tổng giám đốc TCty Vinalines có thể không muốn nhìn nhau, nhưng họ vẫn có thể ăn chia sòng phẳng.

Dù rằng không ai quá bất ngờ việc “gặm nhấm” trong các dự án, nhưng những lời khai của các đối tượng tại cơ quan điều tra và tại tòa, việc các đối tượng mang cả valy tiền đến nhà để chia chác nhau trong vụ án của Dương Chí Dũng đã thật sự gây bàng hoàng.

Dư luận không thể không đặt câu hỏi: Tại sao các đối tượng này có thể “tâng” giá lên gấp 3 lần với một số tiền khổng lồ như vậy. Vậy những cơ quan quản lý nào thông qua dự án mua ụ nổi, những cơ quan nào kiểm tra chất lượng con tàu này..., họ có phát hiện ra sự bất bình thường của phi vụ “ngoạm” khối tiền khổng lồ của Nhà nước không?

Do đó, dù có 2 bản án tử hình đã được tuyên với 2 đối tượng cầm đầu, nhưng vẫn còn đó câu hỏi đang bỏ ngỏ với dư luận: Liệu còn những ai trong các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tay, tiếp sức, tiếp mưu cùng Dương Chí Dũng nữa hay không?  Đặt ra câu hỏi này bởi lẽ, nếu một mình Dương Chí Dũng cùng đồng phạm liệu có thể “hô biến” một đống sắt vụn như thế từ 2,3  lên tới 9 triệu USD?

- Theo ông, để ngăn ngừa có hiệu quả tệ nạn tham nhũng, cần có những giải pháp quan trọng nào?


- Chính phủ đã và đang tái cấu trúc lại các DNNN – đây là bước đi rất quan trọng. Vấn đề là tái cấu trúc như thế nào để có thể đưa những người thật sự có tâm, có tầm  vào vị trí quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta cần rà soát các văn bản pháp quy, các quá trình thẩm định quy hoạch, đầu tư, cung cấp tài chính, đấu thầu...

Đồng thời, chúng ta cũng chỉ nên giữ DNNN với những ngành, lĩnh vực thực sự cần thiết, còn lại nên cổ phần hóa. Điều này chúng ta cũng đang tiến hành, nhưng tiến độ quá chậm... và công tác phòng, chống tham nhũng sẽ rất có hiệu quả nếu việc kê khai tài sản không hình thức như hiện nay.

Theo tôi, tất cả việc kê khai này cần công khai để cán bộ cùng cơ quan biết, dân biết và kiểm tra, có như vậy thì mọi thu nhập bất chính sẽ khó che giấu hơn rất nhiều.

Chúng ta có thể tin rằng, với các bản án nghiêm khắc vừa qua và các “vụ đại án” sắp đưa ra xét xử, đồng thời nếu thực hiện tốt chỉ thị mới đây của Bộ Chính trị về kê khai tài sản cũng như quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, thì ngay trong năm 2014 này sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt.

- Xin cảm ơn ông!
(Lao động)

Lộn xộn ở sân bay và văn hóa xếp hàng của người Việt

Mặc dù đã là mùng 5 tết, và hướng di chuyển từ TP.HCM thông thường có lượng hành khách thấp, thế nhưng ngày 4.2 vừa qua, số lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) rất đông, không kém những ngày cận tết, và đã xảy ra tình trạng lộn xộn trong khu vực làm thủ tục bay.


Nhiều người xếp hàng tại khu vực làm thủ tục lên máy bay - Ảnh: Hoàng Quyên

Có lẽ vì dịp tết vừa qua được nghỉ dài, cũng như xu hướng giới trẻ thích đi du lịch hơn đón tết ở nhà, nên lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất có sự gia tăng đột biến. Đối với những ngày lễ tết, số lượng hành khách quá đông nên việc chậm trễ, chờ đợi là điều khó tránh khỏi.

Bài viết này không đề cập đến việc một bộ phận nhỏ nhân viên của nhà ga hàng không gây phiền nhiễu, hách dịch, thiếu trách nhiệm với hành khách. Mà đề cập về ý thức xếp hàng của người Việt khi đi máy bay.

Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay, và những người phê phán thường lấy những hình ảnh của các quốc gia tiên tiến ở châu Âu, Nhật Bản, Singapore… để so sánh.

Sự chen lấn trên đường phố trong những giờ cao điểm, những vị trí ách tắc giao thông. Sự chen lấn khi thanh toán ở các siêu thị, cửa hàng. Sự chen lấn ở các bến xe, bến tàu. Sự chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái. Thậm chí, sự chen lấn khi người dân xông vào cướp hoa ở lễ hội, tranh giành một xuất shusi hay nhận một mũ bảo hiểm miễn phí.

Những hình ảnh nêu trên đã tạo ra một hình ảnh rất xấu, thiếu văn minh và tính cộng đồng của người Việt. Điều đó cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội của họ.

Có lẽ, nguyên nhân chính dẫn đến sự lộn xộn là do tâm lý của hành khách sợ trễ chuyến, ngại chờ đợi lâu. Họ sẵn sàng chen lấn để đạt được mục đích mà không quan tâm đến bên cạnh họ còn có những người già, trẻ em, thậm chí người tàn tật cần giúp đỡ. Và mặc dù, những hành khách của chuyến bay gần đến giờ cất cánh sẽ được nhân viên của các hãng hàng không thông báo để ưu tiên vào làm thủ tục trước.

Kể cả những người đã làm xong thủ tục bay, chỉ còn qua cửa kiểm tra an ninh để vào phòng chờ, nghĩa là đã được hãng hàng không cấp thẻ lên máy bay. Nhưng khu vực kiểm tra an ninh cũng lộn xộn không kém.

Rất nhiều người không xếp hàng mà đi thẳng đến cửa kiểm tra, mặc dù cả đoàn người đang xếp hàng chờ đợi. Nếu không bị ai nhắc nhở, hoặc nhân viên nhà ga can thiệp, họ sẵn sàng chen vào vị trí gần đầu hàng. Ngay cả có tấm biển “Đề nghị dừng trước vạch đỏ”, họ cũng không đứng đúng vị trí quy định.

Tối 26.1, cũng xảy ra sự lộn xộn, chen lấn tại sảnh của nhà ga hàng không Nội Bài. Hai băng chuyền chuyển hành lý ký gửi 1A và 2A xảy ra sự cố và không hoạt động do mất điện. Hai chuyến máy bay của Vietnam Airlines với hơn 700 hành khách phải chờ sự vận chuyển hành lý ký gửi bằng tay của nhân viên phục vụ nhà ga.

Thế là xảy ra sự chen lấn, xô đẩy tại cửa chuyển hành lý ký gửi tạo ra một sự hỗn loạn hơn một giờ đồng hồ. Mặc dù các nhân viên phục vụ đã cố gắng chuyển hành lý ra nhanh, và cố gắng kêu gọi khách hàng trật tự để nhận hành lý. Nhưng chỉ với 3 nhân viên không thể kiểm soát được đám đông.

Người viết cùng hai bạn trẻ người Nhật và vài người Việt đã giúp nhân viên phục vụ đẩy hành lý ra ngoài sảnh, cách xa cửa đưa hành lý vào, để khu vực nhận hành lý được rộng ra và bớt đi cảnh chen lấn. Và mặc dù đã phân bua rằng ngày cận tết, ai cũng nhiều hành lý và mong về nhà sớm, nhưng vẫn cảm nhận được vẻ xem thường từ những cái lắc đầu của những người bạn Nhật, cho dù họ nở nụ cười thông cảm.

Có thể nói, phần lớn hành khách đi máy bay là những người có điều kiện kinh tế, có sự hiểu biết và có thể đã di chuyển nhiều bằng máy bay. Nhưng có lẽ thói quen tranh giành, chen lấn của họ khó thay đổi được. Tâm lý muốn chiếm lợi thế hơn người khác, muốn nhanh hơn người khác khiến họ có thể vẫn ý thức được việc chen lấn là xấu, nhưng ngay khi đó, họ đã không kiểm soát được bản thân mình.

Nhưng nhìn nhận ở góc độ lớn hơn, sự thiếu ý thức trong xếp hàng dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy và tạo ra sự hỗn loạn đám đông thể hiện sự yếu kém trong nhận thức xã hội của người Việt. Và điều không thể phủ nhận là sự quản lý xã hội yếu kém của các cơ quan chức năng.

Khi xã hội còn thiếu công bằng, minh bạch, khi một “bộ phận không nhỏ” những cán bộ quản lý còn xem lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể thì khó có thể làm gương cho dân chúng. Và những điều này tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội, hình thành những thói ích kỷ, tiểu xảo, gian ngoan trong cuộc sống.

Người dân, khi không nhận được sự công bằng, minh bạch thì sự chen lấn, xô đẩy để giành lợi thế về mình là điều tất yếu. Chính vì tâm lý đó khiến văn hóa xếp hàng nơi công cộng, cách ứng xử giữa con người với con người nơi công cộng sẽ không còn đi vào khuôn phép và được tôn trọng.

Tại những nhà ga hàng không, nơi có nhiều hành khách là người nước ngoài. Văn hóa xếp hàng của người Việt thể hiện được sự thân thiện, văn minh của nước chủ nhà với khách quốc tế. Vậy mà chúng ta còn chưa làm tốt thì không thể nói đến chuyện kêu gọi ý thức và văn hóa xếp hàng trong đời sống xã hội nói chung của người Việt được.

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cải cách thể chế làm động lực cho sự phát triển của đất nước. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, phải chăng phải bắt đầu từ việc thay đổi cung cách quản lý. Cần phải tạo ra sự minh bạch, công khai, công bằng và có trách nhiệm từ các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực của xã hội.

Có như vậy, mới xây dựng được sự văn minh xã hội, ý thức và trách nhiệm của người dân ở nơi công cộng, và mới tạo được động lực cho sự phát triển trong tương lai.

Trường Yên

* Bài viết thể hiện góc nhìn và văn phong của tác giả, là một giảng viên đại học, blogger sống và làm việc tại TP.HCM
(Thanh niên)

Thông cáo báo chí: Cuộc vận động nhân quyền vẫn tiếp tục sau UPR

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

05/02/2014 – Hôm nay tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), phái đoàn vận động nhân quyền Việt Nam đã tham dự toàn bộ diễn biến phiên điều trần Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review – UPR) dành cho Việt Nam. Đây là phiên điều trần UPR đầu tiên mà Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi hoan nghênh các quốc gia thành viên đã chất vấn và đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền vốn tồn tại nhiều hạn chế nghiêm trọng của Việt Nam.

Mặc dù thừa nhận Việt Nam có một số cải thiện hạn chế về nhân quyền trong một số lĩnh vực, chúng tôi cho rằng báo cáo của đoàn ngoại giao Việt Nam không phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình nhân quyền của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do lập hội và tự do hội họp. Bên cạnh đó, đoàn ngoại giao Việt Nam còn đưa ra nhiều thông tin sai sự thật và những lập luận có tính ngụy biện, lảng tránh nội dung chính của câu hỏi trong quá trình báo cáo và trả lời chất vấn.

Tin liên quan:Xem phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) dành cho Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ngày 5/2/2014
Chúng tôi cũng bày tỏ sự quan ngại đối với các nhận xét thiếu khách quan của các nước Trung Quốc, Nga, Cuba và một số nước khác về tình hình nhân quyền Việt Nam. Những nhận xét này không những không giúp cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam, mà còn đi ngược lại với tinh thần thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền thông qua các điều ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi đặc biệt hoan nghênh các đoàn ngoại giao Mỹ, Canada, Australia, Anh, Ireland, Pháp, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Hungary, Séc và một số quốc gia khác đã chất vấn Việt Nam về các vi phạm trong hàng loạt lĩnh vực nhân quyền cũng như đề xuất các khuyến nghị cụ thể, đúng tầm nghiêm trọng của vấn đề.

Phái đoàn vận động nhân quyền Việt Nam sẽ tiếp tục các nỗ lực của mình sau phiên điều trần UPR lần này. Trước hết, phái đoàn sẽ có cuộc vận động kéo dài hai tuần lễ từ ngày 7 tháng 2 năm 2014 tại Australia, theo lời mời của Dân biểu Luke Donellan và cộng đồng người Việt tại đây. Sau đó, phái đoàn sẽ tiến hành các hoạt động hậu UPR tại Việt Nam. Để có thêm thông tin chi tiết về chiến dịch vận động này, xin vui lòng liên hệ cô Ann Pham qua số điện thoại +1.714.325.8276 hoặc địa chỉ thư điện tử: vietnamupr@gmail.com.

ĐỒNG KÝ TÊN:

Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, VOICE.

* * *

PRESS RELEASE
Geneva: 06/02/2014 – Yesterday, at the United Nations in Geneva (Switzerland), our delegation advocating for human rights in Vietnam participated in and observed the entire process of the Universal Periodic Review of Vietnam (UPR). This is the first UPR session that Vietnam is reviewed as a member of the UN Human Rights Council and we applaud the efforts of member states in questioning and recommending Vietnam to improve its human rights record which remains in serious jeopardy.

Athough Vietnam has improved somewhat in relation to certain rights in some areas, we are of the opinion that the report presented by the Vietnamese Government delegation did not provide full and accurate information regarding the human rights situation in the country, especially with respect to freedom of speech, freedom of religion, freedom of association, and freedom of assembly. Worse, the government delegation responded with erroneous arguments and false information which did not directly answer the questions raised during the review process.

We wish to also express our concern in regards to the lack of objective obvservations from China, the Russian Federation, Cuba and a few other member states concerning Vietnam’s human rights record. These observations not only do not promote human rights in Vietnam, but go against the spirit of many UN conventions in the promotion of and respect for human rights.

We thus applaud the efforts by other member states including the US, Canada, Australia, the UK, Ireland, France, Germany, Poland, Sweden, Norway, Switzerland, Finland, Hungary, the Czech Republic and many others in raising their concerns over Vietnam’s human rights violations as well as making clear and concise recommendations worthy of their weight.

Consequently, our delegation advocating for human rights in Vietnam will continue our efforts after the conclusion of the UPR. To that extent, we will begin our advocacy tour in Australia starting from February 7, 2014, per Luke Donellan MP’s invite as well as from the Vietnamese community in Australia. Thereafter, we shall proceed with our post UPR related work in Vietnam.

For further information or should there be a media request, please contact Ms Ann Pham at: +1.714.325.8276 or vietnamupr@gmail.com.
SIGNED:
Vietnamese Bloggers Network, Dan Lam Bao, Vietnam Path Movement, Hoa Hao Buddhist Church, No-U Vietnam, Association of Political & Religious Prisoners of Vietnam, VOICE
(Dân luận)

Mỹ gấp rút chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc?

(Kienthuc.net.vn) - Việc Mỹ khẩn trương mua các loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu được cho là động thái chuẩn bị ứng phó cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

Theo trang tin Strategy Page, Hải quân Mỹ đã đặt hàng các nhà thầu gấp rút thiết kế và sản xuất cho họ mục tiêu bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc.

Rõ ràng họ đã tính toán và nhận ra rằng các quốc gia có nguy cơ lớn nhất trở thành kẻ thù của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm do Trung Quốc sản xuất .

Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều tên lửa chống tàu loại C-801 hoặc C-802, bản thân họ cũng sử dụng các loại tên lửa này. Trong đó, C-801 có chiều dài 5.81m, đường kính 0,36m, trọng lượng 636kg và có tầm bắn tối đa khoảng 42km. C-801 gần giống với loại tên lửa Exocet của pháp, và người ta cho rằng nó được thiết kế dựa trên nền tảng Exocet.

Biến thể cao cấp hơn của C-801 là C-802A với chiều dài 6,8m, đường kính 0,36m, trọng lượng 682kg và lắp đầu đạn nặng 165kg. C-802 có tầm bắn tối đa là 120km, và đạt tốc độ lên đến 250m/s.


Tên lửa hành trình cận âm C-802 của Trung Quốc sản xuất.

Thiết kế tên lửa Exocet của Pháp có trọng lượng 670kg, tầm bắn 70km (biến thể gần đây đã tăng tầm lên 180km) đã xuất hiện được khoảng hơn 30 năm. Nó từng được sử dụng trong các cuộc chiến và có độ tin cậy khá cao. C-802 mặc dù không được “siêu việt” như Exocet nhưng nó có hình dáng tương tự và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hành trình hoàn thiện nâng cấp “biến thể Exocet” của họ.

Ngoài việc phát triển và khẩn trương đưa vào sử dụng mục tiêu bay cận âm, cách đây 3 năm Hải quân Mỹ đã đưa loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu siêu thanh vào hoạt động trong quân đội.

Mục tiêu bay siêu thanh này định danh là GQM-163A Coyote SSST (supersonic sea-skimming target). Nó được trang bị 2 động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực dòng thẳng ramjet cho hành trình bay chính. GQM-163A có thể đạt tầm bắn tới 110km và tốc độ hành trình lên đến 2.600km/h.

Coyote được sử dụng với mục đích mô phỏng chân thực nhất của cuộc tấn công từ tên lửa hành trình siêu thanh Klub của Nga, giúp các chiến hạm Mỹ luyện tập dần với việc đối phó với loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm này. Sẽ có ít nhất là 39 quả GQM-163A được chế tạo với giá thành 515.000 USD/quả. Như vậy GQM-163A sẽ là mục tiêu bay tên lửa đầu tiên của Mĩ sử dụng thành công động cơ phản lực dòng thẳng ramjet và công nghệ này giờ đây có thể được áp dụng trên các loại tên lửa khác.

Mục tiêu bay siêu thanh

GQM-163A Coyote SSST.
Coyote sẽ là câu trả lời của Mỹ trước tình hình có rất nhiều quốc gia đã trang bị các tên lửa chống tàu siêu âm khác. Đặc biệt, có người còn lo sợ rằng tên lửa chống tàu 3M54 của Nga (thuộc tổ hợp tên lửa Klub), loại được sử dụng ở các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc không thể bị đánh chặn.

Với trọng lượng 2 tấn và có thể phóng từ ống phóng ngư lôi loại 533mm trên tàu ngầm Kilo, 3M54 lắp đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 300km, và có thể đạt vận tốc lên tới 3.000km/h trong một phút trước khi tiếp cận mục tiêu.

Điều khiến cho 3M54 trở nên đặc biệt nguy hiểm chính là tính năng tăng tốc trước khi tiếp cận mục tiêu của nó, tính năng này sẽ hoạt động khi tên lửa chỉ còn cách mục tiêu khoảng 15km. Ở vị trí ấy, tên lửa sẽ di chuyển ở độ cao khoảng 30m.

Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa. Tính năng tăng tốc độ khi đến gần mục tiêu giúp cho tên lửa di chuyển quãng đường 15km cuối cùng chỉ trong vòng dưới 20 giây, điều này sẽ gây khó khăn cho các loại vũ khí chống tên lửa trong việc "hạ gục" chúng.

Mỹ rất ngán ngại tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S vốn trang bị trên tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc. Trong ảnh là kỹ sư Nga nạp đạn 3M-54 vào tàu ngầm Kilo.

Tên lửa 3M54 cũng tương tự như một loại tên lửa trước đó của Nga được sử dụng trong chiến tranh lạnh, đó là 3M80. Loại này có đầu đạn lớn hơn 300kg và tầm bắn thấp hơn 120km. Đáng lưu ý, 3M80 hiện được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Những tên lửa này đang được xem xét để sử dụng như một “sát thủ tàu sân bay”, thế nhưng không ai biết được sẽ có bao nhiêu trong số chúng sẽ được dùng để phóng vào các tàu sân bay, chứ chưa nói đến việc đánh chìm chúng. Thêm vào đó, tên lửa của Nga có rất ít kinh nghiệm chiến đấu, và thường được xem là vận hành một cách thất thường.
Lương Minh 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét