Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Chuyện Mậu Thân 68′ và cung đình cộng sản VN (3) - Dân chủ và quyền lợi

Dân chủ và quyền lợi (1)

Vì mất tự do nên bảo đâu làm đó, bảo nhớ Bác là nhớ?
Điều tôi thấy:
Tại một ngã tư đông đúc, một vụ va vẹt xe xảy ra
- Đ.M, mầy đi đứng thế à?
Hai thanh niên sau vài lời qua, tiếng lại thì xông vào đánh nhau ầm ầm.
Điều tôi nghe:
Bạn tôi kể một vụ đụng xe ở Mỹ. Một xe sau húc vào đít xe trước.
Tài xế hai xe dừng lại, anh xe trước mở cửa bước ra
- Mầy mới đụng xe tao phải không?
- Uh, tao mới đụng. Sorry.
- Vậy từ nay mầy làm việc với luật sư của tao.
Nói xong người đàn ông rút phone ra gọi cho luật sư, cảnh sát, bảo hiểm.
Sau khi ký giấy ủy quyền cho luật sư, ông ta tiếp tục đi làm.
Vụ việc sau đó được đưa ra tòa xét xử.
Lời bàn: Xã hội văn minh, cá nhân không được phép dùng bạo lực, bạo lực chỉ được nhà nước độc quyền thực thi để bảo đảm trật tự. Mọi mâu thuẫn cá nhân được phân xử tại tòa.
Trong xã hội văn minh, luật sư rất có giá trị. Chính đội ngũ này làm cho quốc pháp được tôn trọng, thực thi nghiêm. Cuộc sống luật sư ở các nước này cũng rất thành đạt.
Kiến tạo một xã hội văn minh không chỉ là công việc của những nhà hoạt động dân chủ mà còn là của giới luật sư. Chính nền dân chủ mới mang lại phẩm giá và sự thành đạt cho họ. Hiện VN có tầm 12.000 luật sư, đây là một lực lượng không chỉ đông đảo mà còn rất trí thức. 
Tiếng là luật sư, nhưng dưới mắt tôi, họ rất mất tự do. Ai là thủ lĩnh, lãnh đạo giới này tranh đấu tự do (cho giới luật sư) sẽ có một sự nghiệp rất vẻ vang. (Lãnh đạo quân số 12.000, cấp bậc tương đương với hàm thiếu tướng).
Nguyễn Văn Thạnh

Dân chủ và quyền lợi (2)

Nhân đọc Stt của facebooker Nguyên Hưng "Trí thức, nghệ sĩ nước này, nói chung, thật "dễ thương". Chỉ "dũng cảm" khi đảng bật đèn xanh. Còn khi đảng lên đèn đỏ, hầu hết, đều chuyển sang "mô Phật, mô Phật..."...!!!
Tôi thấy sự ảnh hưởng của nghệ sĩ trong nhân dân rất lớn (hãy xem lượt like, comment và share của anh Hoài Linh bên dưới). Dân chủ là công trình chung, họ cũng phải có trách nhiệm chứ? Trong nền dân chủ mọi người được hưởng cuộc sống thịnh vượng trong một xã hội tốt đẹp, công bằng.
Nghệ sĩ trong xã hội dân chủ cũng sẽ có sự nghiệp tốt hơn (vì dân có tiền hơn sẽ mua vé xem nhiều hơn).
Nhiều lần tôi tự hỏi: tại sao nghệ sĩ VN lại tránh né gánh nặng dân chủ, tránh né trách nhiệm kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn?
Họ nghĩ đó là công việc của vài móng dân chủ? Khi nào có dân chủ thì ta cũng được giống họ vậy?
Hay họ quá run sợ mà không còn ý thức đến quyền lợi và trách nhiệm của mình?
Theo bạn, giả thuyết nào đúng?

P.s: Khi một nghệ sĩ bị nạn, tất cả nghệ sĩ còn lại im lặng-mải chăm lo cho bộ lông của mình-thì giới nghệ sĩ mãi mãi ko có tự do.
 
 

Chuyện Mậu Thân 68′ và cung đình cộng sản VN (3)

Lời buộc tội chính thức cho “vụ án xét lại-chống Đảng” được đưa ra 4 năm sau đó, tại Hội nghị 20 Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 1 năm 1972, Lê Đức Thọ tuyên bố đã có âm mưu lật đổ sự lãnh đạo của Đảng. Trong âm mưu đó, Đại sứ Liên Xô, Ilia Shecherbakov và Bí thư thứ hai, Rashid Khamidulin có liên hệ với những người lập mưu. Với lý do “do tình hình quốc tế và tình hình cách mạng trong nước lúc đó, Bộ Chính trị quyết định không đưa ra truy tố trước pháp luật, mà chỉ quyết định thi hành kỷ luật 48 đảng viên, trong đó khai trừ 25, lưu đảng 14, cảnh cáo 7, khiển trách 2″ (45 – trang 268-269). Những người này không bao giờ được xét xử và đã phải chịu nhiều hình thức tù đày, hành hạ không phải kỷ luật của đảng.

Sophie Quinn Judge viết: “Một trong những lời buộc tội chính đối với “nhóm chống Đảng” là họ đã chống lại Nghị quyết 9 của ủy ban Trung ương, được thông qua năm 1963. Họ cũng bị kết tội là chống lại chính sách đấu tranh vũ trang chống Mỹ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. [46] Cuối cùng, họ bị buộc tội là tuồn tài liệu mật cho một nước khác. Như chúng ta đã biết, những lời buộc tội này không được chính thức hoá cho đến 1972, khi uỷ ban hoàn thành cuộc điều ưa (47).” Oberdorfer(e) cho rằng những người bị bắt trong vụ án chống Đảng là những đảng viên chống việc chủ trương leo thang chiến tranh và tổ chức cuộc Tổng tấn công Tết để dập tắt mọi ý kiến bất đồng trong nội bộ (48).
Thực sự, chiến dịch thanh trừng nhóm “xét lại chống Đảng” năm 1977 là bước xử lý cuối cùng của những người giáo điều đối với những người xét lại, tiếp theo các đợt cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, nhằm loại bỏ những người cộng sản, những người lãnh đạo muốn phát huy đoàn kết mọi tầng lớp xã hội trong mặt trận chung dưới ngọn cờ dân tộc. Đây là chiến dịch dựa trên tinh thần của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc lúc đó đang chỉ huy lực lượng giáo điều tiến hành “tạo phản” (lật đổ chính quyền) cũng với mục đích như trên.
Trong cuộc thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 4 năm 1967, Chu Ân Lai thông báo tình hình cách mạng Văn Hóa ở Trung Quốc: “Từ đầu năm nay, mục tiêu của cuộc đấu tranh là cướp chính quyền, bằng cách kết hợp các lực lượng nhân dân cách mạng, cán bộ cách mạng, và đại diện các lực lượng vũ trang. Họ tố cáo bất kỳ mối quan hệ nào với các nhà lãnh đạo tư bản chủ nghĩa, thành lập các ủy ban cách mạng, các chính phủ lâm thời, trong các văn phòng chính phủ và các nhà máy (49).”
Chu Ân Lai cũng không dấu diếm ý định lan truyền tư tưởng lật đổ này cho Việt Nam để giới thiệu về hệ thống “sở hữu công cộng”, các ông dựa vào ai? Dựa vào kinh nghiệm 17 năm sau giải phóng, đồng chí Mao Trạch Đông cho rằng, sau khi cướp chính quyền, giai cấp vô sản sẽ loại bỏ các “quyền sở hữu tư nhân” của giai cấp tư sản. Nhưng quá trình này sẽ bị bỏ dở nửa chừng nếu dựa vào phương thức lãnh đạo “từ trên xuống”. Chu thẳng thắn tuyên bố: “Cuộc Cách mạng Văn hoá của chúng tôi là nhằm lật đổ một nhóm lãnh đạo trong Đảng muốn theo con đường tư bản chủ nghĩa”, và giải thích. “Trong một bài phát biểu năm ngoái, đồng chí Lâm Bưu đã nói: trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải tiêu diệt “tư hữu” của tư sản, và xây dựng “công hữu” của vô sản”. Hơn nữa, “như tôi đã nói với các đồng chí, trong xã hội của chúng tôi, “tư hữu” vẫn còn tồn tại… Và vẫn còn đó sở hữu tư nhân, đất tư, thị trường tự do, kinh doanh tự do. Cho nên, chủ nghĩa tư bản có thể tái diễn bất kì lúc nào… Tất cả các yếu tố vừa nói đó là mảnh đất màu mỡ cho sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản và sự xuất hiện của chủ nghĩa xét lại” (50).
Ngoài vấn đề đấu tranh ý thức hệ, trong vụ án xét lại – chống Đảng dường như còn có yếu tố cá nhân khác. Có nhiều người bị liên lụy đến vụ án ở mức độ khác nhau nhưng nhiều cán bộ lão thành và các nhà nghiên cứu lịch sử nhận xét rằng hầu hết những người đã từng bị Pháp bắt giam tại nhà tù Sơn La, trong vụ này đều bị bắt và hành hạ quyết liệt. Vũ Thư Hiên giải thích rằng Lê Đức Thọ muốn loại trừ những chiến sĩ là đồng chí từng ngồi tù với ông ta ở Sơn La, những người biết chuyện ông được chúa ngục người Pháp biệt đãi cho làm hầu cận (51 – trang 176). Thực tế là hai người bạn tù rất gắn bó và ủng hộ ông lúc đó, sau giai đoạn này được đưa vào Bộ Chính trị và các vị trí quan trọng khác của Đảng là Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Cơ Thạch. Mối quan hệ giữa việc hành xử đồng đội cũ và quá khứ của Lê Đức Thọ trong nhà tù Sơn La là có thật.
Theo Liên Hằng Nguyễn, mỗi nhà lãnh đạo chính trong Bộ Chính trị vào thời điểm đó, có ý định riêng của mình khi quyết định tổ chức đàn áp. Lê Duẩn muốn khẳng định vai trò lãnh đạo trong Đảng và dành tuyệt đối quyền chỉ đạo cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam; Lê Đức Thọ muốn thanh trừng mọi kẻ đối chọi trong nội bộ để đảm bảo xây dựng quyền lực tương lai; Trường Chinh muốn củng cố và hình thành hệ tư tưởng chính thống lâu dài trong Đảng, nhưng tất cả họ đều thống nhất tiến hành một chiến dịch đàn áp triệt để các lực lượng đối lập trong Đảng để gạt bỏ những trở ngại trước khi Tổng tiến công và giải quyết dứt điểm mối đe dọa tiềm tàng khi dành được thắng lợi tương lai.
Về mặt thể hiện quan điểm, tháng 5 năm 1967, Lê Duẩn trình bày trên tạp chí Học tập: “Nếu chúng ta muốn giành thắng lợi cho cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân ở mỗi nước phải nắm chắc và giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và dân chủ – chỉ bằng cách này chúng ta mới đoàn kết được dân chúng trong tùng nước nơi cuộc đấu tranh đang bùng nổ”… “Ngày nay, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư bản trên toàn thế giới được tiến hành dưới khẩu hiệu “hoà bình, độc lập, chủ nghĩa dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.” Như vậy, trong khi thỏa hiệp với lực lượng của Lê Đức Thọ để gạt bỏ những người chống đối, dành quyền lực, có vẻ Lê Duẩn vẫn không chủ trương áp dụng khẩu hiệu đấu tranh giai cấp, chống tập đoàn đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trong Đảng để tiến hành đảo chính “tạo phản” như đang diễn ra ở Trung Quốc.
Chỉ mấy tháng sau bài viết của Lê Duẩn, trên cùng tạp chí Học Tập(f), nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh Các Mác tháng 9 năm 1968, Trường Chinh đã thể hiện tư tưởng quyết liệt hơn về đấu tranh giai cấp trong mặt trận thống nhất, khẳng định “Đảng phải tiếp tục nắm “quyền kiểm soát không tranh cãi đối với mặt trận thống nhất trong mọi giai đoạn của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và không vì bất kỳ lí do gì mà để nó rơi vào tay của “giai cấp tư sản” – Đảng phải luôn luôn bảo toàn bản sắc độc lập của mình trong mặt trận; mục đích duy nhất của cương lĩnh tối thiểu (độc lập và cải cách xã hội) của mặt trận là để thúc đẩy việc hiện thực hoá cương lĩnh tối đa của Đảng (xây dựng một nhà nước cộng sản). Đảng “phải tuyệt đối không cho phép tư sản dân tộc lãnh đạo mặt trận dân tộc thống nhất” ” (52).
Ông khẳng định lại những quan điểm giáo điều tả khuynh về áp dụng chuyên chính vô sản để chống lại những đòi hỏi về dân chủ và cả về dân tộc: “Về chuyên chính, rõ ràng là chuyên chính của đại đa số nhân dân lao động sẽ được hiện thực hoá, và ngược với những thế lực phản cách mạng và bọn bóc lột, những kẻ là thiểu số và không chịu tự cải tạo… dưới chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, những kẻ thù của nhân dân và của chủ nghĩa xã hội sẽ không được phép hưởng các quyền dân chủ. Nhà nước chuyên chính vô sản kiên quyết ngăn chặn việc sử dụng các khẩu hiệu dân chủ hoá chế độ để làm suy yếu hay xoá bỏ chuyên chính vô sản, coi nhẹ hay phủ nhận quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân và của Đảng Cộng sản, hay từng bước thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” và đẩy đất nước tiến dần đến hệ thống tự do tư sản và cuối cùng trở lại chủ nghĩa tư bản. Cùng lúc đó, việc đấu tranh chống mọi biểu hiện của tư sản dân tộc, kẻ thù của tinh thần quốc tế vô sản, cái cô lập và đẩy đất nước vào vòng tay của chủ nghĩa tư bản thế giới là rất cấp bách” (53).
Đồng điệu với Trường Chinh, trên tạp chí Xây dựng Đảng số 1 năm 1968, Lê Đức Thọ viết: “cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước và cuộc đấu tranh giữa hai con đường phải kết hợp chặt chẽ với nhau và thực chất là một cuộc đấu tranh giai cấp để xác lập phương hướng chính trị của giai cấp công nhân.
Khắc phục mọi biểu hiện không vô sản trên các lĩnh vực đó. Không có cuộc đấu tranh đó thì không thể nào phân rõ được đúng sai, và giành thắng lợi chính trị cho đường lối của Đảng, của giai cấp”.
Đặc biệt, ông khẳng định tính giai cấp trong công tác cán bộ như những gì Lê Văn Lương đã tuyên bố trong vụ Chỉnh đốn tổ chức trước đây: “Đảng cũng đã vạch ra đường lối giai cấp trong công tác cán bộ. Tức là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân và những người trí thức cách mạng. Trong trí thức, chúng ta chú ý những người trí thức lớp dưới, tức là những con em công nông tất cả những điều đó là sự thể hiện tính chất giai cấp trong đường lối tổ chức của Đảng. Có như vậy mới bảo đảm được sự vững vàng về chính trị và tư tưởng.”
Lê Đức Thọ trắng trợn phê phán lại việc sửa sai cải cách ruộng đất: “Trong sửa sai cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, chúng ta lại phạm hữu khuynh, khôi phục lại cho cả những người bị xử trí đúng. Tình hình đó làm cho ở trong Đảng có một số thành phần không trong sạch. Cho đến nay vẫn còn tồn tại những hậu quả đó” (54). Quả thật Lê Đức Thọ đã rất tự tin về thắng lợi trong cuộc tranh dành quyền lực sắp tới nên dám công khai lật lại việc thanh lọc Đảng còn làm dở dang trong chỉnh đốn tổ chức. Thực chất không khác gì kêu gọi tiến hành cuộc cách mạng Văn Hóa đang diễn ra ở Trung Quốc.
Liên kết với nhóm giáo điều cực tả để chống những người xét lại, Lê Duẩn đã “dấy âm binh lên và không kiềm chế nổi”. Không còn đối trọng, lực lượng thân Trung Quốc thả sức hoành hành đến mức gây nguy hại cho bản thân Lê Duẩn. Trần Quỳnh kể: “Lúc bấy giờ đối với Liên Xô tha hồ mà nói xấu, mà chửi rủa, không chỉ trong nội bộ mà cả ở chỗ công khai. Còn nói động đến Trung Quốc là điều cấm kỵ. Ai nói mà lọt đến tai mấy ông uỷ viên Bộ chính trị thì sẽ bị đặt “thành vấn đề” bị điều tra, “hỏi thăm sức khỏe (…) Trong trào lưu thân Trung Quốc và bài Liên Xô, Lê Duẩn thấy mình thuộc về phía thiểu số trong Bộ chính trị (…) Lê Duẩn thấy trào lưu thân Trung Quốc trong Đảng là một mối nguy lớn.
Lê Duẩn nói: “Sự chia rẽ và chống đối giữa hai Đảng và hai nước đã gây cho ta lắm phiền toái rồi, sự không nhất trí về lập trường trong Bộ chính trị lại làm cho hoàn cảnh của ta thêm phức tạp.” Tuy đã gọi Tố Hữu và Trần Quang Huy đến phê bình nhưng ông vẫn thấy bất lực và đành tự mình đi đến một số địa phương nói chuyện cho cán bộ cấp tỉnh nghe (55).
Như vậy, tuy khác nhau về quan điểm nhưng cùng liên kết trong chiến dịch lật đổ và thanh trừng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ phải thống nhất với quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công do Lê Duẩn thiết kế, mặc dù chưa chắc thực sự đã ủng hộ triệt để. Trong cuộc họp Bộ Chính trị tháng 10, Trường Chinh chủ trì đã kết luận: “ta tranh thủ giành thắng lợi cao nhất, song cũng có thể đạt được mức độ thôi”.
Hai mươi năm sau, Lê Đức Thọ đặt lại câu hỏi: “Ngày đó, nếu mục đích trong cuộc Tổng tiến công-Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân mà chúng ta đã đề ra chỉ là đánh thất bại nặng nhất là nhắm vào những vị trí ở trung tâm đầu não địch để buộc chúng ngồi vào bàn đàm phán thì ta có cần mở cuộc Tổng tiến công-Tổng khởi nghĩa giành chính quyền như chúng ta đã đề ra để đến nỗi bị tiêu hao quá nhiều lực lượng như thế không? Cái giá ấy đắt quá!” (56 – trang 56).
Các đối tượng bị thanh trừng bị giam tại Hỏa Lò Hà Nội để lấy khẩu cung, trong thời gian đó, Lê Đức Thọ kể rằng ông ta và Trần Quốc Hoàn trực tiếp hỏi cung: “Trong những buổi chúng tôi gặp họ suốt hai ba tiếng đồng hồ, trực tiếp hỏi những vấn đề mấu chốt nhất (…) những bản cung, không bản nào là tôi không đọc. Tôi đã đọc rất nhiều. Chưa bao giờ tôi đọc nhiều tài liệu như thế với vụ này. Đọc các bản khai cung của từng anh trong vòng hai tháng, tôi lại tổng kết lại, nhận định xem anh này khai thực chỗ nào. Đối chiếu kỹ lưỡng, đánh giá cho thật đúng (…) Vụ này là một vụ án chính trị. Nên phải có lý lẽ rất dữ, phải đấu lý với số đối tượng bị bắt. Đấu lý là một cuộc đấu tranh mệt óc lắm, chưa lúc nào phải động não nhiều như thế này. Vì là vấn đề quan hệ nội bộ, không làm như thế này thì không ra vấn đề “(57).
Qua bài nói chuyện của Lê Đức Thọ với cán bộ cao cấp, trung cấp trên vào ngày 17 tháng 2 năm 1968, khi vụ án đang trong thời kỳ sôi động, có thể thấy các biện pháp khai thác, đe dọa, mua chuộc để có được các lời khai là rất quyết liệt, gây sức ép lên đối tượng bao gồm cả sự đối xử, đàn áp đối với cả gia đình, bạn bè của họ. Và thái độ đối với họ được Lê Đức Thọ thẳng thắn tuyên bố: “Bây giờ số này tất nhiên không phải là đồng chí nữa rồi. Sau này nếu có người còn trở lại giúp ích gì được cho cách mạng thì cũng còn phải lâu dài, thậm chí có anh hỏng luôn, không cải tạo được. Nói như vậy để chúng ta thấy chúng ta có thể cải tạo được con người, nhưng việc đó không phải đơn giản và không tùy thuộc ở ta, chúng ta cần nhận định cho rõ vấn đề đó” (58). Tuyên bố như vậy, thực sự Thọ đã chủ trương hành hạ, loại bỏ các đối tượng này triệt để.
Trong hoàn cảnh bị cách ly, thật khó mà tìm hiểu thái độ của Hồ Chí Minh với nhóm lãnh đạo đang tiến hành dành quyền lực. Trong những ngày căng thẳng sau hội nghị Bộ Chính trị, chiều 29 tháng 12 năm 1968, Hồ Chí Minh họp Hội đồng Chính phủ cuối năm. Ông nói: “Chúng ta là những người tham gia cách mạng lâu, đã chống Pháp thắng lợi, cứ tưởng chúng ta có kinh nghiệm rồi, nhưng bây giờ phải học tập chiến sỹ, học tập thanh niên.. .Trong Chính phủ ta, tuy đã cố gắng, nhưng phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải luôn tự nhận xét mình về mọi hành động, về công tác cũng như về đạo đức cách mạng, chú ý tự phê bình và phê bình hơn nữa, có như vậy mới theo kịp quần chúng, theo kịp chiến sỹ.” Trong chỉ thị của ông cho chiến trường miền Nam đang bước vào trận chiến đấu quyết định được viết trong mấy ngày này, câu cuối cùng là “cán bộ phải thật gương mẫu.” (59) Bằng cách đề cao vai trò quần chúng, có lẽ ông muốn gián tiếp nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo đang hành xử ngạo mạn, chủ quan trong các quyết định sống còn của đất nước. Trong thời gian làm việc 8 ngày ở Việt Nam với 3 cuộc họp Bộ Chính trị về những vấn đề căng thẳng của cuộc tổng tấn công, không cho phép Hồ chí Minh nắm lại, chứ đừng nói đến việc can thiệp vào các cuộc thanh trừng nội bộ đang diễn ra. Mặc dù vậy rõ ràng ông lo lắng đến số phận các đồng chí của mình. Trước hết là cho Võ Nguyên Giáp đang vắng mặt. Trong tình hình biến động đang diễn ra, Hồ Chí Minh lo lắng cho Võ Nguyên Giáp hoàn toàn có lý. Nguyễn Chí Thanh đã chết bất ngờ ngay buổi tối sau cuộc họp cuối cùng buổi chiều với Hồ Chí Minh, chỉ 2 tháng trước khi Chủ tịch phải sang Trung Quốc “dưỡng bệnh.” Nỗi đau đớn này chưa nguôi, trong mấy ngày được về nước ngắn ngủi Hồ Chí Minh thu xếp để ăn cơm với vợ con Nguyễn Chí Thanh (60) (61). Sau này, năm 1986, Đại tướng Hoàng Văn Thái cũng chết đột ngột trước ngày được đề bạt lên chức Bộ trưởng bộ Quốc phòng, ngay sau cuộc gặp Lê Đức Thọ.
Sáng chủ nhật 31 tháng 12 năm 1967, Hồ Chí Minh ghi âm lời chúc Tết đồng bào cả nước (sẽ phát trên đài phát thanh đêm giao thừa làm hiệu lệnh tấn công) tại Phủ Chủ tịch. Chiều ngày hôm sau, sau khi họp lần cuối với Bộ Chính trị, bốn giờ chiều, ông lên máy bay trở lại Bắc Kinh “tiếp tục đi nghỉ” “theo quyết định của Bộ Chính tri và Hội đồng bác sĩ”(62), giữa lúc nội bộ và cục diện chiến tranh đang diễn ra những thay đổi mang tính quyết định. Rõ ràng đây là biện pháp cách ly bắt buộc ông khỏi vị trí chỉ huy cao nhất. Tháng 1 năm 1968, đến sát ngày mở màn cuộc Tấn công, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới được triệu tập để thông qua quyết định thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Cuộc họp vô cùng quan trọng bàn việc giành thắng lợi quyết định cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mà lại vắng mặt nhiều nhân vật hàng đầu như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Lê Duẩn mở đầu hội nghị bằng thông báo không bình thường: “Trước hết, tôi xin báo cáo với các đồng chí lần này Hội nghị Trung ương chúng ta họp có một số đồng chí Trung ương bị ốm không đến được. Có một số đồng chí bận việc không đến được. Trong Bộ Chính trị cũng có đồng chí bận việc không đến được, một số đồng chí sẽ đến, mai có đồng chí Thọ, đồng chí Dũng sẽ đến báo cáo” (63). Tuy nhiên, Hội nghị này không có mục đích thảo luận, mọi việc đã được quyết định, nghị quyết chỉ còn là thủ tục hình thức cho quyết định Tổng tấn công.
Một trong những căn cứ quan trọng được Lê Duẩn viện dẫn để thuyết phục Hội nghị Trung ương 14 về khả năng thắng lợi là câu chuyện lực lượng cách mạng nổi dậy và chiếm giữ Đà Nẵng trong 70 ngày đêm mùa hè năm 1966. Lê Duẩn nói: “Trước kia phong trào bật khởi; do mấy lần thất bại, phong trào đã chuyển hóa thành dưới quyền lãnh đạo của ta. Vụ vừa rồi, mấy vạn thợ, quần chúng công nhân đấu tranh, giai đoạn này do ta lãnh đạo. Và như vậy quần chúng đã khởi nghĩa, đã dùng bạo lực, quần chúng đã chín muồi, muốn nắm chính quyền. Hàng triệu người ra đường phố, quần chúng đó xưa nay chỉ chờ sức mạnh quân sự của ta. Hiện nay ở đô thị, đã có từng chòm, phường ta làm chủ. Hầu hết đô thị đều sôi nổi, coi như bây giờ không còn con đường nào khác, phải đánh đổ Mỹ; chỉ có khởi nghĩa, cứu nước, cứu mình, không còn con đường nào khác “(64). Nhưng thực tế của sự kiện Đà Nẵng khác xa với kịch bản của một cuộc khởi nghĩa:
Tháng 3 năm 1966, Chính quyền Sài Gòn cách chức Tư lệnh vùng I của Nguyễn Chánh Thi. Người của tướng Thi tại sở tuyên úy phật giáo, Quân đoàn 1 và Quốc Dân Đảng tổ chức mít tinh chống lại và nêu khẩu hiệu ly khai chế độ tham nhũng của Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ. Tổ chức Đảng ở Đà Nẵng nhân cơ hội đưa người vào ủy ban lãnh đạo phật giáo, thành lập “Hội đồng Nhân dân tranh thủ cách mạng”, kêu gọi nhân dân xuống đường đấu tranh. Ngày 19/3 “ủy ban nhân dân tranh thủ vùng I” đổi tên thành “Lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng” với sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ Đảng của Thành ủy Đà Nẵng.
Lực lượng này chiếm đài phát thanh, đảm bảo an ninh trong thành phố, tổ chức các phong trào của các tầng lớp quần chúng như học sinh, thợ máy, tiểu thương,…tiến hành tổng đình công, bãi khóa, bãi thị. Khi chính quyền Sài Gòn đưa quân đến đàn áp, nhân dân được vũ trang và thành lập ban chỉ đạo tác chiến của quân địa phương ly khai cùng tổ chức chiến đấu chống quân đội Trung ương của địch. Chiến sự diễn ra từ giữa đến cuối tháng 5 năm 1966 thì cuộc nổi dậy bị dập tắt (65).
Cuộc nổi dậy ở thành phố Đà Nẵng là một trường hợp đặc biệt do lãnh đạo Đảng bộ địa phương nhanh nhạy nắm bắt cơ hội mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, tiến hành sử dụng lực lượng tôn giáo và làm công tác binh vận, huy động nhân dân tham gia nổi dậy làm chủ địa phương. Tuy nhiên, đây không phải là một cuộc nổi dậy có kết hợp với hoạt động tấn công quân sự của lực lượng vũ trang cách mạng. Các cuộc chiến đấu chủ yếu do chính quân Việt Nam cộng hòa ly khai tiến hành.
Khẩu hiệu đấu tranh nhắm vào chống lại chính quyền Thiệu Kỳ tham nhũng, tranh thủ trung lập lực lượng Mỹ, hạn chế họ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Cuộc nổi dậy không nhằm mục đích đánh đuổi quân đội Mỹ, lật đổ chính quyền miền Nam và thành lập chính quyền cách mạng. Vì vậy, dù có chiến đấu bảo vệ địa bàn nhưng trong khuôn khổ “hợp pháp hóa”, không nhằm tiêu diệt sinh lực địch, không đối đầu với quân đội Mỹ. Tuy thế, cuộc nổi dậy cũng chỉ diễn ra trong 76 ngày đêm.
Tại Hội nghị Trung ương 14, Lê Duẩn đưa ra nhận định chủ quan rằng khả năng lực lượng cách mạng giữ vững Đà Nẵng trong 70 ngày đêm trong cuộc nổi dậy mùa hè năm 1966 đã chứng minh các thành phố trung tâm đã chín muồi cho các cuộc nổi dậy (66) (67). Từ đó, Hội nghị nhận định “điểm cơ bản của tình hình vẫn là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn.”
Trung ương Đảng hạ quyết tâm “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định”. Thật ra, các chủ trương này đã được nhóm lãnh đạo giáo điều đứng đầu là Lê Duẩn quyết định từ nửa năm trước nhưng chỉ đến khi gạt bỏ mọi bộ phận trong nội bộ có khả năng ngăn cản mới đưa ra thông qua chính thức để tránh sự chống đối như đã từng xảy ra với Nghị quyết 9 năm 1963. Chính vì thế các ý kiến chủ quan duy ý chí đã không bị phản biện.
Mục tiêu chiến lược của tổng công kích, tổng khởi nghĩa rất tham vọng là nhằm tiêu diệt và làm tan rã tuyệt đại bộ phận quân nguỵ, đánh đổ nguỵ quyền các cấp, đưa chính quyền về tay nhân dân; đồng thời tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của đế quốc Mỹ, làm cho quân Mỹ không thể triển khai được âm mưu chính trị và quân sự của chúng ở Việt Nam; từ đó đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà.
Nguyên tắc của cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa là tập trung lực lượng quân sự và chính trị đến mức cao nhất, một cách hợp lý nhất, tiến công mãnh liệt vào những hướng chiến lược chính; kiên quyết tiến công, liên tục tiến công nhằm vào những nơi xung yếu của địch mà đánh những đòn quyết định, giành cho kỳ được thắng lợi ở những nơi quyết định; phải tuyệt đối giữ cho được nhân tố bất ngờ; phải biết giành thắng lợi từng giờ, từng phút và không ngừng mở rộng thắng lợi; kiên quyết chống trả và bẻ gãy các cuộc phản công của địch và truy kích địch đến cùng để giành thắng lợi cao nhất.
Sau khi Hồ Chí Minh trở sang Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, có liên lạc hàng ngày. Ngày 20 tháng 1, Lê Đức Thọ sang làm việc 2 tiếng. Ngày 25 tháng 1, Võ Nguyên Giáp (từ Hungari về) sang làm việc hơn 1 tiếng. Hôm sau là giao thừa Mậu Thân. Trong suốt thời điểm mở màn quyết định nhất của trận đánh, Chủ tịch Đảng không có thông tin và công cụ điều hành gì. Vào lúc 6 giờ chiều ông chỉ nhận được điện chúc tết của Bộ Chính trị và Trung ương.
Sau đó suốt đêm, vào khoảnh khắc giao thừa khi cuộc tấn công bắt đầu cho đến sáng ngày mùng một Tết, Hồ Chí Minh chỉ nghe tin qua đài phát thanh. Vũ Kỳ kể “phải đến gần hết sáng mùng một Tết Mậu Thân” (tức là lúc các mũi tấn công chủ chốt vào sứ quán Mỹ, Dinh Độc lập,.. .đã bị đẩy lùi), “mới có tin chiến thắng báo cáo Bác Hồ: “Đánh khắp miền Nam”. (68) Trong hai ngày mùng 2 và mùng 3 Tết, mỗi ngày chỉ nhận được tin từ mặt trận 1 lần, đến ngày 4 Tết Hồ Chí Minh phải yêu cầu Lãnh đạo Đảng và Nhà nước báo cáo ngày 2 lần về tình hình cuộc tấn công (69).
Những gì trình bày trong Hội nghị Trung ương 14 tháng 1 năm 1968 và thực tế chiến dịch có thể hình dung ý tưởng phương án tấn công của Lê Duẩn đại ý như sau:
Các đơn vị quân chủ lực chính qui tiến hành một số chiến dịch tại các chiến trường quan trọng để kéo binh lực chủ lực của địch ra ngoài đô thị, tạo điều kiện đánh gục các đơn vị chủ lực địch sau đó đánh địch phản kích.
Mũi chính của chiến dịch là các cuộc tấn công vào các thành phố Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Biệt động, ém sẵn đánh trước, các tiểu đoàn chủ lực mũi nhọn và thanh niên sinh viên sẽ tiếp quản và hỗ trợ chiếm lĩnh trận địa để đánh địch phản công.
Phát động quần chúng đô thị nổi dậy khởi nghĩa với qui mô hàng triệu người và vận động binh lính, nhân viên đối phương để nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang tại chỗ trong thời gian ngắn. Đánh sập bộ máy quân sự và hành chính đầu não của địch, làm rối loạn và tê liệt bộ máy chiến tranh của địch. Chiếm lấy dự trữ chiến lược của địch để phát triển thật nhanh cả lực lượng cả chính trị và quân sự. Lập chính quyền cách mạng của cộng sản ở địa phương và chính quyền liên hiệp dân tộc ở trung ương.
Trên toàn miền Nam, ở cả thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi cũng tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt để phối hợp và trợ lực cho mũi ở các thành phố chính. Đánh phá các hậu cứ, cơ sở hậu cần, trung tâm thông tin, phương tiện giao thông vận tải, phá tan hệ thống ấp chiến lược ở nông thôn, dành chính quyền ở cơ sở.
So với kế hoạch trên, thực tế của đợt 1 chiến dịch Mậu Thân diễn ra khác hẳn. Phần đầu có vẻ thuận lợi: từ Thu-Đông 1967, các chiến trường đã mở các hoạt động tạo thế cho Tổng tấn công. Nổi bật nhất là chiến dịch Lộc Ninh – đường 13 đánh vào quân Mỹ, chiến dịch Đắc Tô đánh vào quân chủ lực Sài Gòn và quân Mỹ tiếp viện, mở chiến dịch Bắc Lào, bao vây tấn công cứ điểm Khe Sanh. Các cuộc tấn công này đã hướng được sự chú ý của đối phương ra các vùng xa đô thị, mục tiêu chính của Tổng tấn công.
Phần tiếp theo bắt đầu trục trặc: do sai khác về lịch âm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (đêm giao thừa là 30 tháng 1 năm 1968), và Việt Nam Cộng hoà (đêm giao thừa là 31 tháng 1 năm 1968) nên nhận được lệnh tấn công “đêm giao thừa”, đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968, cuộc tổng tấn công và nổi dậy bắt đầu nổ ra ở các tỉnh Duyên hải trung Bộ và Tây Nguyên. Trong khi ở các tỉnh thành cuộc chiến diễn ra thuận lợi thì ở Đà Nẵng cả các mũi bộ đội và quần chúng bị đánh chặn ngay trên đường tiến vào thành phố. Một trong 3 mục tiêu chủ chốt của cuộc Tổng tấn công đã thất bại ngay từ bước đầu.
Giai đoạn chủ chốt thì thất bại: đêm 30 tháng 1, đợt tấn công nhắm vào các tỉnh lỵ, thành phố lớn và thị trấn huyện lỵ còn lại. Không mở đường được cho các cuộc khởi nghĩa nổi dậy đồng loạt của nhân dân tại các đô thị như dự định của Lê Duẩn, lực lượng quân giải phóng gây cho quân địch những choáng váng và thiệt hại ban đầu rồi nhanh chóng bị đẩy ra khỏi các mục tiêu quan trọng.
Tại Huế, lực lượng cách mạng đánh chiếm được hầu hết các mục tiêu đầu não của địch và cố thủ trong thành cổ cho đến 24 tháng 2 với thiệt hại to lớn cho cả nhân dân và các kiến trúc lịch sử. Ở Sài Gòn, 7/9 mục tiêu đề ra bị tấn công, nhưng ngoài 2 mũi đánh vào đài phát thanh và sứ quán Mỹ đánh được vào trong và chiếm giữ một thời gian, các mũi khác không đạt được mục tiêu. Hầu hết lực lượng biệt động ở các mũi đột phá bị chết và bị bắt trên chiến trường. Cuộc chiến đấu trong các khu phố và ngoại ô còn kéo dài ít lâu gây tổn thất cho cả 2 phía và nhân dân. (70, 71).
Sau mấy ngày tấn công, tối ngày 4 tháng 2 năm 1968, Thường vụ Trung ương Cục nhận định tình hình: “Cuộc tấn công ở khu trọng điểm Miền chưa đạt yêu cầu về quân sự và chính trị. Nhiều tiểu đoàn mũi nhọn chưa vào được nội thành để tiếp sức cho các đội biệt động, do đó chưa dứt điểm các mục tiêu chính. Quân sự phối hợp chưa chặt, đánh chưa tốt nên chưa trở thành đòn xeo mạnh để phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa, làm biến đổi căn bản cục diện ở thủ đô. Rõ ràng ta đã mất một thời cơ cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang do trung ương giao cho” (72).
Các chỉ đạo tiếp theo của Trung ương Cục như “giải phóng toàn bộ vùng nông thôn từ phía sau ra phía trước, quét sạch toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền cơ sở và bộ máy tề điệp, thành lập chính quyền cách mạng,… triệt phá đường xá, cầu cống, chiếm giữa các nơi hiểm yếu,… đánh cướp lấy hoặc phá triệt để các kho đạn dược, vũ khí, chất đốt, lương thực, các nhà máy gạo trong và ngoài thành phố,… kiên quyết chiếm và khống chế sân bay Tân Sơn Nhất, thường xuyên đánh phá sân bay Biên Hòa,.. .chủ lực phía sau phải móc thật chặt với phía trước, tạo thời cơ tiêu diệt từng đơn vị lớn quân ngụy về ứng cứu hoặc diệt thật gọn từng đơn vị quân Mỹ bung ra phản kích,…” (73) đều không thực hiện được, cuộc tấn công đã nhanh chóng hụt hơi.
Đến đây kế hoạch bắt đầu bị thay đổi nghiêm trọng. Trong kế hoạch tiến công chiến lược đã thông qua các Hội nghị Bộ chính trị trước đó chỉ có “giai đoạn 2” là đợt chính cao điểm là Tết Mậu Thân, tiến hành tổng công kích – tổng khởi nghĩa ở các đô thị và vùng nông thôn cả ở đồng bằng và miền núi mà không có tiến hành tiếp các đợt tấn công bồi thêm (74 – trang 127). Nhưng đứng trước một phần thành công chính trị và thất vọng trước thất bại hoàn toàn của nổi dậy ở đô thị, Lê Duẩn kiên trì chỉ đạo tiến hành cuộc tấn công thứ hai và thứ ba trong hoàn cảnh không còn yếu tố bất ngờ, và thực lực chưa được củng cố.
Đợt tổng tấn công và nổi dậy lần hai bắt đầu ngày 4 tháng 5 nhắm vào 119 căn cứ quân sự, thành phố và đô thị. Tại Sài Gòn, quận 8 bị hủy hoại, một số cơ sở cách mạng và nhân dân tham gia chiến đấu nhưng cư dân đô thành không xuống đường khởi nghĩa. Tháng 8 năm 1968, Bộ Chính trị ra Nghị quyết: “Về tổng khởi nghĩa, tổng công kích ở miền Nam.”
Đợt tổng tấn công và nổi dậy chịu nhiều thiệt hại nhất cho phía quân giải phóng là đợt thứ 3 bắt đầu ngày 17 tháng 8 và kết thúc cuối tháng 9 năm 1968. Để tạo sức ép đàm phán và tác động đến chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vừa bắt đầu, lực lượng quân giải phóng nã pháo vào các kho tàng khí tài của quân Mỹ và phối hợp tấn công trên toàn miền Nam. Để bảo vệ Sài Gòn khỏi các đòn tấn công liên tiếp, Mỹ rải bom B52 trên diện rộng ở các vùng phụ cận.
Một tháng sau khi đợt tấn công thứ 3 chấm dứt, Tổng thống Johnson tuyên bố ngừng ném bom bắt đầu cuộc đàm phán bốn bên vào đầu tháng 11 năm 1968. Tháng 8 năm 1968 Bộ Chính trị họp kiểm điểm lại tình hình cuộc Tổng tấn công và đề ra nhiệm vụ mới, lúc này quyết tâm đã xẹp xuống hẳn, không còn thấy nói đến những mục tiêu dứt điểm như “đánh đổ nguỵ quyền các cấp, đưa chính quyền về tay nhân dân… đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà” mà nhiệm vụ đưa ra mang tính khẩu hiệu hơn, thậm chí đã nói đến chuyện chiến đấu lâu dài.
Với việc Nghị quyết này coi “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa là một quá trình tiến công chiến lược rất quyết liệt và phức tạp, kết hợp tiến công quân sự và khởi nghĩa của quân chúng, vận dụng ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược và có phối hợp với tiến công ngoại giao” đã đánh dấu chấm hết cho hết câu chuyện làm “một cú bombarde cho các yếu tổ chính trị tung tóe ra”của Lê Duẩn (75).
Ngày 9 tháng 11 năm 1968, Bộ Chính trị ra chỉ thị “Bổ xung một sổ điểm cho Nghị quyết tháng 8 năm 1968 về Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định”. Điểm lạ kỳ là chỉ thị này có câu nhắc lại rằng “Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 8 -1968 đã đề ra nhiệm vụ trước mắt là: “Tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa nhằm giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời có sự chuẩn bị mọi mặt để kiên trì kháng chiến đánh địch và thắng địch trong tình hình chiến tranh kéo dài, thực hiện quyết tâm của Đảng ta là kháng chiến cho đến khi thực hiện được những mục tiêu cơ bản đã đề ra là độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà ” (76).
Thực ra nhiệm vụ trước mắt trong nghị quyết tháng 8 đề ra khác hẳn: “Nhiệm vụ trước mắt của ta là động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, ra sức tăng cường lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của ta, tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh thế tiến công toàn diện bằng quân sự và chính trị, bằng ba mũi giáp công, kết hợp với tiến công ngoại giao, làm cho địch thua to hơn nữa trên tất cả các mặt, đạt cho được những mục tiêu chiến lược đã đề ra, giành thắng lợi quyết định về ta, đồng thời tạo mọi điều kiện và luôn luôn sẵn sàng về mọi mặt để đánh thắng địch nếu chúng kéo dài hoặc mở rộng chiến tranh.
Trước mắt, nếu âm mưu của địch là Mỹ rút khỏi miền Nam mà lực lượng nguỵ quân, nguỵ quyền vẫn mạnh, hoặc bị bức bách phải rút quân nhanh khỏi miền Nam vì những lý do quan trọng nào đó, trong lúc lực lượng nguỵ quân, nguỵ quyền cơ bản như hiện nay; thì nội dung cơ bản nhất của thắng lợi quyết định về phía ta là: Mỹ phải rút hết quân đội khỏi miền Nam mà lực lượng chính trị và quân sự của ta phải mạnh hơn lực lượng còn lại của nguỵ quân, nguỵ quyền. Lực lượng quân sự và chính trị của ta phải làm chủ đại bộ phận nông thôn, các vùng chiến lược quan trọng, các vùng xung quanh đô thị và làm chủ một phần các đô thị, chủ yếu là ở cơ sở” (77).
Như vậy, với nghị quyết Bộ Chính trị tháng 8, nhiệm vụ đã dãn ra, rộng hơn. Đến Chỉ thị của Bộ Chính trị tháng 11, thì mục tiêu lại mở ra mênh mông, không còn trong phạm vi một chiến dịch nữa mà là của cả một cuộc chiến tranh. Thực sự, đây chỉ là cách tháo dần ra khỏi các cam kết quá tham vọng từ khi lên kế họach tổng tấn công, nổi dậy.
Kết cuộc cả ba cuộc tổng tấn công ác liệt không đạt được mục tiêu mà nhóm lãnh đạo giáo điều trong Bộ Chính trị mong đợi là lật đổ chính quyền Sài Gòn bằng phong trào đồng khởi của nhân dân đô thị, cũng không đánh sụp sống lưng quân đội Mỹ bằng các đòn hiểm đánh vào đầu não chỉ huy và căn cứ quân sự.
Thành công đạt được thật trớ trêu lại chính là những gì mà nhóm xét lại, đã bị đàn áp ngay trước cuộc tấn công, kiên quyết yêu cầu, đó là ngồi vào bàn đàm phán. Trong khi đòn tấn công làm choáng váng chính quyền Mỹ và thúc giục nhân dân Mỹ ủng hộ giải pháp kết thúc chiến tranh Việt Nam thông qua đàm phán thì chính những nỗ lực đến cùng của những người lãnh đạo Hà Nội cũng buộc họ hiểu ra rằng với tương quan lực lượng lúc đó, chưa thể dùng vũ lực dành thắng lợi quyết định thông qua tấn công trực diện và chớp nhoáng ở đô thị. Vì vậy, đàm phán là giải pháp có triển vọng nhất.
Thắng lợi chính của đợt Tổng tấn công là đánh vào tâm lý, tư tưởng của Mỹ. Trong khi lãnh đạo Việt Nam trông đợi chính quyên Sài Gòn sụp đổ khi nhân dân nổi dậy thì điều xảy ra lại là tinh thần chính quyền Mỹ suy sụp trước các đòn công kích quân sự. Một tháng sau khi đợt tấn công đầu tiên chấm dứt, ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng Thống Mỹ Johnson đọc diễn văn trên đài truyền hình đơn phương tuyên bố giới hạn ném bom miền Bắc đến vĩ tuyến 20 và không tham gia vận động tranh cử khi hết nhiệm kì. Ông nói: “Mỹ sẵn sàng phái các đại diện của mình đến bất kì diễn đàn nào, vào bất kì lúc nào để đàm phán về các biện pháp đưa cuộc chiến tranh bẩn thỉu này đến kết thúc.”
Hơn một tuần sau đợt tấn công thứ hai mở màn, nhóm lãnh đạo giáo điều ở Hà Nội cũng phải tự chấp nhận điều mà họ từ chối trước đây là ngồi vào bàn đàm phán. Nhà nghiên cứu người Nga Gaiduck viết: “Ngày 3 tháng 4 năm 1968, khi đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam phát đi lời tuyên bố với Chính phủ Mỹ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố sẵn sàng phái các đại diện của mình đến bàn đàm phán, với điều kiện Mỹ chấm dứt vô điều kiện việc ném bom và các hoạt động chiến tranh chống Bắc Việt Nam để các cơ hội đàm phản có thể bắt đầu”. Ngày 13 tháng 5, đại diện của Việt Nam DCCH và chính quyền Mỹ gặp nhau ở khách sạn Majestic ở Pari, bắt đầu cuộc đàm phán gay go và kéo dài.
Hoàng Văn Hoan cho rằng: “Lê Duẩn tự ý tuyên bố sẽ cử Đại biểu đàm phán với Mỹ. Lúc này Hồ Chủ tịch đang dưỡng bệnh ở Bắc Kinh, Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin này, liền đến hỏi Hồ Chủ Tịch, Hồ Chủ tịch cũng ngẩn cả người ra và nói là không biết gì về việc này. Đàm phán với Mỹ để giải quyết vấn đề Việt Nam là một việc cực kỳ quan trọng, đáng lẽ Lê Duẩn phải đích thân đến Bắc Kinh báo cáo với Hồ Chủ tịch để cùng trao đổi ý kiến với Trung Quốc, nhưng Lê Duẩn không làm như thế, mà lại tự tiện trả lời Giôn- xơn một cách vội vàng như vậy là vì sao?” (78)
Không chỉ Trung Quốc ngạc nhiên, mà dường như còn cả Washington mà Mascơva cũng bất ngờ trước mức độ phản ứng nhanh của Hà Nội đối với các sáng kiến vì hoà bình của Mỹ (79). Đương nhiên một người hãnh tiến như Lê Duẩn không bao giờ mất mặt đi bàn với Hồ Chí Minh về một quyết định mà trước đây ông ta đã phản đối đến cùng, nhất là sau khi đã ép buộc Hồ Chí Minh phải chấp nhận cuộc tổng tấn công mà Lê Duẩn tin chắc sẽ đem lại cho ông thắng lợi quân sự vẻ vang nhưng kết cục lại ngược lại. Thế thì dám chủ động quyết định đánh, cũng phải tự động quyết định hòa đàm mà thôi.
(Còn tiếp)

45. Biên niên sự kiện lịch sử lực lượng an ninh nhân dân 1954-1975. NXB Công an Nhân dân. Hà Nội. 1997.
46. Hồ Chí Minh. Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa 1 trường Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập II, 1957. Trang 67-78 NXB. Chính trị Quốc gia 2009.
47. Sophie Quinn Judge. The Ideological Debate in the DRV and the Significance of the Anti Party Affair, 1967-1968. Journal of Cold War History 5, issue 4. 11-12/2005. Cuộc đấu tranh hệ tư tưởng ngay trong lòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà & ý nghĩa của vụ chống Đảng 1967- 1968. Duy Tân Trẻ dịch. © Taylor & Francis. Bản tiếng Việt đăng trên talawas.
48. Sophie Quinn Judge. The Ideological Debate in the DRV and the Significance of the Anti Party Affair, 1967-1968. Journal of Cold War History 5, issue 4. 11-12/2005. Cuộc đấu tranh hệ tư tưởng ngay trong lòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà & ý nghĩa của vụ chống Đảng 1967- 1968. Duy Tân Trẻ dịch. © Taylor & Francis. Bản tiếng Việt đăng trên talawas.
49. Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 4 năm 1967.
50. Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 4 năm 1967.
51. Vũ Thư Hiên. Đêm giữa ban ngày; hồi ký chính trị của một người không làm chính trị Westminster, CA Văn nghệ 1997.
52. Sophie Quinn Judge. The Ideological Debate in the DRV and the Significance of the Anti Party Affair, 1967-1968. Journal of Cold War History 5, issue 4. 11-12/2005. Cuộc đấu tranh hệ tư tưởng ngay trong lòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà & ý nghĩa của vụ chống Đảng 1967- 1968. Duy Tân Trẻ dịch. © Taylor & Francis. Bản tiếng Việt đăng trên talawas.
53. Sophie Quinn Judge. The Ideological Debate in the DRV and the Significance of the Anti Party Affair, 1967-1968. Journal of Cold War History 5, issue 4. 11-12/2005. Cuộc đấu tranh hệ tư tưởng ngay trong lòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà & ý nghĩa của vụ chống Đảng 1967- 1968. Duy Tân Trẻ dịch. © Taylor & Francis. Bản tiếng Việt đăng trên talawas.
54. Lê Đức Thọ, xây dựng Đảng kiểu mới Mác-Xít – Lê Nin – Nít vững mạnh của giai cấp công nhân. Tạp chí xây dựng Đảng số 1 năm 1968.
55. Hồi ký Trần Quỳnh: Những Kỷ niệm về Lê Duẩn (http://danchuonline.multiply.com/journal/item/47).
56. Lê Đức Thọ. Một số vấn đề về tổng kết chiến tranh và biên soạn lịch sử quân đội. NXB Sự Thật Hà Nội 1989.
57. Đồng chí Lê Đức Thọ Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Thông báo với cán bộ cao, trung cấp về tình hình nhóm chống Đảng chiều 17/2/1968.
58. Đồng chí Lê Đức Thọ Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Thông báo với cán bộ cao, trung cấp về tình hình nhóm chống Đảng chiều 17/2/1968.
59. Vũ Kỳ. Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy. Văn Nghệ tết Mậu Dần 1998.
60. Hồ Khang. Tết Mậu Thân 1968 bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. NXB Chính trị Quốc gia 2008.
61. Vũ Kỳ. Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy. Văn Nghệ tết Mậu Dần 1998.
62. Vũ Kỳ. Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy. Văn Nghệ tết Mậu Dần 1998.
63. Bài nói chuyện của đồng chí Lê Duẩn tại hội nghị TW lần thứ 14 Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2003, Tập 29.
64. Bài nói chuyện của đồng chí Lê Duẩn tại hội nghị TW lần thứ 14 Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2003, Tập 29.
65. Trương Minh Dục. Cuộc nổi dậy làm chủ 76 ngày của nhân dân thành phố Đà Nẵng – đỉnh cao của phong trào đô thị thời kỳ “chiến tranh cục bộ”. Tạp chí Lịch sử Quân sự 6/1996.
66. Lê Duẩn. Thư vào Nam. Thư gửi Đảng Bộ Sài Gòn – Gia Định 1/7/1967.
67. Bài nói chuyện của đồng chí Lê Duẩn tại hội nghị TW lần thứ 14 Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2003, Tập 29.
68. Vũ Kỳ. Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy. Văn Nghệ tết Mậu Dần 1998.
69. Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà, Lao động số 19+20. Ngày 23/01/2009.
70. Hồ Khang. Tết Mậu Thân 1968 bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. NXB Chính trị Quốc gia 2008.
71. Elliott, the Vietnamese War, 2:1101-1119; 2:1126-1145.
72. R. Adzubey, B. Evreinob, S. Khruseb. A. Sevelenco, E. Venchinski, Hồi Ký Khrutsốp NXB Vagriuus. 1997.
73. R. Adzubey, B. Evreinob, S. Khruseb. A. Sevelenco, E. Venchinski, Hồi Ký Khrutsốp NXB Vagriuus. 1997.
74. Hồ Khang. Tết Mậu Thân 1968 bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. NXB Chính trị Quốc gia 2008.
75. Trần Bạch Đằng Mậu Thân – Cuộc tổng diễn tập chiến lược. Tạp chí Lịch sử quân sự số 2, 1988.
76. Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 9 tháng 11 năm 1968 Bổ xung một số điểm cho Nghị quyết tháng 8 năm 1968 về Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định. Văn kiện Đảng Toàn tập. Tập 29. NXB Chính trị quốc gia. 2003.
77. Nghị quyết của Bộ Chính trị về Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa ở miền Nam tháng 8 năm 1968. Văn kiện Đảng Toàn tập. Tập 29. NXB Chính trị quốc gia. 2003.
78. Hoàng Văn Hoan. Giọt nước trong đại dương: hồi kí cách mạng của Hoàng Văn Hoan. Nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh, 1988, trang 420.
79. Ilya V. Gaiduk Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam.

Đít-lai “Báo cáo kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát” của Nhà nước CSVN

Có lẽ tới đây, Ban Tuyên giáo trung ương sẽ phải có một công văn chỉ đạo các báo: Không được để mục “Đít-lai” cho các tin bài. Còn cẩn thận hơn, đúng như lâu nay thường làm để xóa dấu vết, thì có thể họ sẽ dùng điện thoại di động nhắn tin cho các Tổng biên tập để chỉ đạo việc này.
Nghe lạ phải không?

Số là, trong hệ thống các blog, web, báo điện tử, ngoài chức năng gửi phản hồi giành cho độc giả, còn một chức năng đơn giản hơn là nhấn vào một trong hai nút Lai (Thích) hoặc Đít-lai (Không thích), kèm theo có hình ngón tay cái giơ lên hoặc chúc xuống, cho mỗi bài viết, và một chức năng “Đánh giá” bằng số lượng ngôi sao, từ 1 đến 5 sao. Hầu như các báo nào thích “chơi” cho nó có vẻ văn minh đều để ý chức năng này. Thế nhưng, có lẽ họ rất “biết điều”, nên chỉ để một nửa chức năng thôi, tức là chỉ có Lai thôi. Đơn giản là nếu không, ngộ nhỡ có bài “Ơn Đảng, ơn Bác” mà lại nhận toàn Đít-lai thôi thì ăn đòn đủ với Ban tuyên giáo.
Thế mà trong vụ “Kiểm điểm định kỳ nhân quyền” lần này, không hiểu báo điện tử VietnamNet quên hay sao, mà vẫn có mục Đít-lai. Thế là khốn khổ khốn nạn cho cái nhà nước này, dù giở đủ đòn phép, trong nước thì bịt miệng dân, ra ngoài thì tự bịt tai mình, nhưng vẫn không bịt hết được: số đít-lai cho bản báo cáo của VN là 5.832 so với số lai chỉ 164 (ảnh chụp từ màn hình hồi 7h15′ ngày 7/2/2014 và con số này đang tăng lên rất nhanh). Nó lại còn chơi xỏ đảng, để thêm cả mục “Đánh giá” nữa, thế là bài này được ngay … 1 sao/5 sao.
Kết thúc phần bình luận này, phải nói lời xin lỗi, đáng tiếc là rất có thể vì chuyện này mà VietnamNet sẽ phải gỡ bỏ mục Đít-lai. Nhưng không thể không nói!
VNN1
VietnamNet
05/02/2014 17:09 GMT+7
- 8h30 tối nay (giờ VN), sau Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2, Việt Nam sẽ đối thoại với các nước tại HĐ Nhân quyền LHQ về các biện pháp thúc đẩy quyền con người trên thực tế.
Người dân thảo luận hàng ngày chuyện chính trị, kinh tế
Trong bản báo cáo gửi đến HĐ Nhân quyền LHQ, được công khai trên website của hội đồng này, chính phủ VN cho biết những việc đã làm trong thực hiện các quyền con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
1
Theo đó, các quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được đảm bảo tốt hơn nhờ truyền thông đại chúng phát triển nhanh và đa dạng.
“Các cuộc thảo luận và giải trình về các cơ chế, chính sách, các hội thảo và tranh luận về các chính sách của nhà nước ở Quốc hội cũng như trong toàn quốc được thông tin trên cả nước trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước với sự tham gia của tất cả các tổ chính chính trị – xã hội và người dân, là thực tế đang diễn ra hàng ngày đối với mọi người dân Việt Nam”, báo cáo nêu.
Các ví dụ được đưa ra là việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và việc đưa luật Tiếp cận thông tin vào chương trình làm luật của QH khóa 13.
Bên cạnh số lượng lớn cơ quan báo chí trong nước và đại diện các tổ chức truyền thông nước ngoài và các nhà báo đang hoạt động ở Việt Nam, báo cáo cũng nhận định “báo chí đã trở thành diễn đàn cho nhiều tổ chức xã hội và dân sự và là công cụ quan trọng bảo vệ xã hội, các quyền tư do và công dân”.
“Mọi công dân đều có quyền nói lên nguyện vọng của mình, thể hiện quan điểm chính trị hay đóng góp vào tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau. Nhiều cơ quan báo chí tích cực điều tra và đấu tranh chống tham nhũng, các hành vi vi phạm nhân quyền, quyền công dân và các biểu hiện tiêu cực khác”, báo cáo cho biết khi sửa luật Báo chí sắp tới sẽ có chế tài đối với các cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin cho báo chí.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tốc độ phát triển nhanh của Internet ở Việt Nam, với số lượng người dùng đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 8 ở châu Á.
Về quyền tự do hội họp, lập hội, báo cáo nêu: Bên cạnh việc ghi nhận quyền này trong Hiến pháp và pháp luật, chính phủ còn ban hành Nghị định 45 năm 2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Các luật về hội và biểu tình cũng đang được soạn thảo.
Báo cáo cũng nói về các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền của người đang chấp hành án phạt tù; quyền được xét xử công bằng; cũng như các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa (đảm bảo an sinh xã hội; phát triển thị trường lao động, thúc đẩy việc làm; xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo nhà ở cho người thu nhập thấp; chăm sóc y tế, giáo dục) và quyền của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương (người cao tuổi; bình đẳng giới và đảm bảo quyền của phụ nữ; trẻ em; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số).
Quốc tế quan tâm
Chuẩn bị cho phiên thảo luận, một số nước gửi trước câu hỏi, xoay quanh các vấn đề vốn là tâm điểm đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và quốc tế thời gian qua.
Việc đảm bảo, thực thi và thúc đẩy các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, đặc biệt là thông tin trên Internet là mối quan tâm chung của các nước Hà Lan, Đức, CH Séc, Bỉ, Mexico, Hoa Kỳ và Anh.
Trong khi đó, việc xúc tiến các cơ chế pháp lý để cụ thể hóa quyền tự do lập hội và biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp, cũng như phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, được các nước Canada, Đức, CH Séc, Hoa Kỳ và Anh quan tâm.
Các nước Đức, CH Séc, Bỉ, Mexico, Anh, Nauy và Thụy Sĩ kiến nghị xem xét việc duy trì án tử hình…
Các quyền về bình đẳng giới, đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái, chống các hành vi vi phạm các quyền này cũng được một số quốc gia nêu lên. Bên cạnh đó là việc đảm bảo tốt hơn nữa trong thực tiễn quyền của các nhóm yếu thế như dân tộc thiểu số, trẻ em, những người thuộc giới tính thứ ba (LGBT)…
Phiên báo cáo và thảo luận này sẽ kéo dài ba tiếng rưỡi tại trụ sở HĐ Nhân quyền LHQ, thành phố Geneva, Thụy Sĩ.
Chung Hoàng
——–
VTV – Đài truyền hình VN
———
VOA - Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ
Cập nhật: 05.02.2014 16:04
Trà Mi
1
Buổi kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vừa kết thúc lúc 18 giờ chiều (giờ Geneva).
Sau phần báo cáo dài nửa tiếng đồng hồ của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đến phần chất vấn và khuyến nghị của quốc tế đối với tình hình nhân quyền Việt Nam.
Theo nhận xét của các nhà hoạt động người Việt cả trong lẫn ngoài nước có mặt tham dự kỳ UPR này, Hà Nội đã đáp lại những thắc mắc và quan tâm của quốc tế một cách chung chung. Những câu hỏi thẳng thắn từ các nước như Mỹ, Canada, hay Anh Quốc liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã không nhận được câu trả lời cụ thể từ Hà Nội. Như đợt báo cáo UPR lần trước vào năm 2009, Việt Nam lần này cũng không công nhận có vi phạm nhân quyền hoặc đưa ra những hứa hẹn cải thiện ở những lĩnh vực đó.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam nhiều năm vận động tại Liên hiệp quốc liên quan đến vấn đề nhân quyền Việt Nam, tham dự phiên Kiểm điểm UPR lần này, cho biết:
“Phía Việt Nam trả lời rất chung chung. Họ chỉ thuần túy tuyên truyền. Các quốc gia đặt rất nhiều vấn đề từ tự do ngôn luận đến các blogger bị bắt bớ đàn áp. Họ nêu vấn đề rất rõ ràng trong thiện chí muốn Việt Nam thăng tiến nhân quyền. Họ rất lưu tâm. Lẽ ra ít nhất phái đoàn Việt Nam nên đưa ra những lời hứa cải thiện, nhưng họ tuyệt đối không đề tới những việc quốc tế nêu lên. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã không chấp nhận những khuyến nghị để thăng tiến nhân quyền, chứng tỏ họ không có một chính sách cải thiện nhân quyền.”
Thuật lại những điểm chính đáng chú ý của buổi UPR lần này trong lúc đang dự khán phần kiểm điểm của Hà Nội tại Geneva, luật sư nhân quyền Trịnh Hữu Long đến từ Việt Nam nói anh không ngạc nhiên vì tuyên truyền ‘thành tựu’ và chối bỏ những chỉ trích về vi phạm nhân quyền là những điều Hà Nội đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần trước nay.

Trịnh Hữu Long: Mỹ, Anh, Phần Lan, Pháp và một số nước đưa ra các chất vấn và khuyến nghị rất cụ thể, xác đáng về tự do ngôn luận, án tử hình, và tù nhân lương tâm. Mỹ có đặt vấn đề trả tự do cho một số người bao gồm luật sư Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức. Họ cũng yêu cầu Việt Nam xem xét lại các điều luật vi phạm nhân quyền như điều 88, 79, 258 hình sự hóa các hoạt động biểu đạt tư tưởng. Họ yêu cầu Hà Nội đảm bảo quyền tự do tôn giáo, hội họp, thông tin, chấm dứt sách nhiễu những người thực thi quyền con người.
VOA: Phía Việt Nam hồi đáp những chất vấn này thế nào?
Trịnh Hữu Long: Các phản hồi của họ đều mang tính chung chung, biện minh cho thành tích nhân quyền vốn không sáng sủa gì. Ví dụ như đại diện ngành truyền thông Việt Nam tại buổi UPR này nói Việt Nam hoàn toàn không kiểm duyệt báo chí, không kiểm duyệt internet, rằng Nghị định 72 không đề ra những hạn chế nào đối với tự do ngôn luận và rằng Việt Nam hiện có 3 triệu blogger thể hiện chính kiến hoàn toàn tự do trên mạng internet. Đại diện Bộ Công an nói Việt Nam đã thực hiện các cam kết quốc tế đảm bảo quyền của người bị giam. Trong khi đó một ví dụ qua trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân cho thấy anh hòan tòan không được sự trợ giúp pháp lý nào trong quá trình anh đang kháng cáo. Đại diện Bộ Tư Pháp nói họ sẽ đưa Bộ luật Hình sự sửa đổi vào nghị trình sắp tới của Quốc hội mà trong đó sẽ giảm một số tội chịu án tử hình, nhưng giữ lại một số tội nghiêm trọng chịu án tử hình bao gồm các tội xâm phạm đến sự tồn vong của nhà nước. Ở đây chúng ta có thể nghĩ ngay đến điều 79 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, một tội danh có án tử hình, để thấy ngay quan điểm của nhà nước Việt Nam về nhân quyền là như thế nào.
VOA: Tự do ngôn luận là một trong những điểm gây chú ý quốc tế khi nói đến nhân quyền Việt Nam. Tại UPR lần này, Việt Nam có đưa ra hứa hẹn nào liên quan đến việc cải thiện tự do ngôn luận không?
Trịnh Hữu Long: Khi cuộc phỏng vấn này đang diễn ra, chưa đến phần Việt Nam đồng ý hay không đồng ý với các khuyến nghị của quốc tế. Việc này chỉ có thể diễn ra ít nhất 48 giờ sau phiên chất vấn UPR hôm nay. Sau đó chúng ta mới biết là Việt Nam có đồng ý hay không đồng ý. Hiện tại họ chưa đưa ra bất kỳ hứa hẹn nào về cải thiện nhân quyền cả.
Những điểm đáng lưu ý tại phiên báo cáo UPR của Việt Nam



Trước buổi UPR của Việt Nam, nhiều nhóm cổ súy nhân quyền của người Việt trong và ngoài nước kết hợp với các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã tổ chức những buổi hội thảo ngay tại trụ sở Liên hiệp quốc để lưu ý thế giới về những vi phạm nhân quyền của Hà Nội và yêu cầu tăng áp lực buộc Hà Nội phải thực tâm cải thiện quyền con người.
———-
(Đang tiếp tục cập nhật …)
Vì không tham dự được cuộc hội thảo một ngày trước sự kiện Kiểm định Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền Việt Nam (UPR), ban tổ chức đã thu hình tóm tắt thông điệp bài tham luận của ông Phạm Chí Dũng, người bị cấm xuất cảnh và bị tịch thu hộ chiếu.
Ông Dũng mô tả điều ông gọi là ”Cũng có những tín hiệu cho thấy một số quan chức cao cấp nào đó của đảng và chính quyền đang có xu hướng âm thầm “xoay trục” sang phương Tây và dần chấp nhận đường hướng một mô hình xã hội dân sự trong tương lai cho Việt Nam.”
Ông Dũng, nhà báo độc lập nói năm 2014 sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự.
”Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng.
”Dân sinh và môi trường luôn là những tiêu chí đấu tranh rất quan trọng của phong trào dân sự trên thế giới. Đã đến lúc cần thành lập mạng lưới NGO quốc tế và NGO Việt Nam,
”Can thiệp, tác động các vấn đề về nhân quyền. Trước mắt, cần can thiệp, tác động về chủ đề đất đai, môi trường, nghiệp đoàn lao động, cải thiện chế độ lao tù. Cần thí điểm một số trường hợp cụ thể tại một số địa phương.
”Tổ chức đào tạo diễn giả, thông tín viên để chuyển tải thông tin từ trong nước ra quốc tế,” ông Dũng nói.
Trong video thu qua skype để phát tại hội nghị ông Dũng chúc hội nghị UPR thành công tốt đẹp, mang tính chất cải thiện thực chất về nhân quyền cho Việt Nam.
Đầu tuần này, ông Phạm Chí Dũng cũng đã gửi cho BBC bài ‘NGO cần làm gì cho xã hội dân sự ở VN?’ trong đó ông tóm lược bài tham luận kể trên.
cách đây 1 giờ 48 phút từ Nhà báo Phạm Chí Dũng
Rừng Sát: ”Thái Lan bất ổn hơn chục năm nay mà sao cái gì cũng hơn VN, từ mức sống cho tới thể thao? Được cái này mất cái kia, bình yên đúng là bình yên, nhưng bình yên giả tạo, chất lượng không cải thiện nên gần 40 năm qua chưa trở thành Rồng. Cái gì cũng làm, nỗ lực hết rồi mà không hiệu quả thì tốt nhất nên thay đổi.” (BBC Vietnamese Facebook)
cách đây 4 giờ 23 phút của qua Facebook
Anh Xuan Le: ”Tôi để ý nhiều về các nhà dân chủ ở Việt nam, họ ra xã hội như những người lập dị, thậm chí không biết làm chủ đám đông, không có khả năng phát biểu và văn hóa, thể thao, văn nghệ như đoàn thanh niên CSHCM, tức là chả thu hút được ai. Trong khi họ quá thù hận cá nhân trong người nên nóng nảy. Mạng internet là một khu vực giải quyết nỗi buồn cho những người quan tâm chính trị chứ thực chất khả năng thuyết phục dân là bằng không.” (BBC Vietnamese Facebook).
cách đây 4 giờ 24 phút của qua Facebook
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân:
Không có nhà độc tài nào không cố đưa ra những định nghĩa mới về nhân quyền để biện minh cho sự hà khắc của mình.
Đành rằng công dân ở mỗi quốc gia có một thứ tự ưu tiên khác nhau về mức độ đòi hỏi quyền con người.
Nhưng không có nghĩa là điều gì chưa nằm hàng đầu trong thứ tự ưu tiên của người dân thì chính quyền có quyền hạn chế. Không thể đổ cho trình độ dân trí để chỉ mở ra quyền này (cơm ăn, áo mặc…) mà trì hoãn việc khai thông những quyền cao hơn (tự do chính trị, tự do ngôn luận…).
Một chế độ chưa có tự do dân chủ thì cũng nên thẳng thắn mà thừa nhận, rằng, có rất nhiều quyền c hính quyền chưa thể mở ra cho người dân, vì ưu tiên hàng đầu là bảo vệ chế độ chứ không phải là bảo vệ những quyền tự do mà người dân lẽ ra phải có.
cách đây 10 giờ 38 phút của Osin Huy Duc qua Facebook
Trong lời kết, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc gửi lời cảm ơn những lời khen về thành tựu của Việt Nam trong 4 năm qua và nói ông “lấy làm tiếc” vì nhiều ý kiến ngày hôm nay là những “ý kiến chủ quan”, dựa trên những nhận định sai lệch, thiếu thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
cách đây 10 giờ 41 phút
Đại diện đoàn Việt Nam tổng kết lại phiên họp trong ngày 05/02 rằng những thắc mắc mà các tổ chức quốc tế và các quốc gia đưa ra đều được ghi chép và tiếp nhận cẩn thận.
Việt Nam nói sẽ làm tốt hơn để quảng bá và bảo vệ quyền con người, trong đó có các động tác như xem xét về lĩnh vực tra tấn và chăm sóc người khuyết tật trong năm 2014, của người tị nạn, những người không tổ quốc và quyền của các lao động di cư cùng gia đình.
Việt Nam sẽ xem lại hệ thống pháp luật và phối hợp với các tổ chức nước ngoài để làm việc với các nhóm đối tượng cụ thể.
Quốc gia này cũng cam kết sẽ cho các báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền vào Việt Nam, nhưng riêng các báo cáo viên đặc biệt về lĩnh vực tra tấn,… sẽ được mời vào thời điểm thích hợp.
Ngày mai, 06/02 văn bản trả lời chính thức của Việt Nam sẽ được công bố.
05.02.14 từ Đại diện đoàn Việt Nam
Văn bản Đối thoại Nhân quyền Anh – Việt tháng 12/2013: “Bộ trưởng Công an Việt Nam, Trần Đại Quang tuyên bố hồi tháng 11/2013 trước Quốc hội rằng có bảy tù nhân đã bị tử hình kể từ khi án tử hình được khôi phục từ 6/8/2013/ Ông cũng đề nghị áp dụng trở lại việc thi hành án tử hình bằng xử bắn, bên cạnh tử hình bằng tiêm thuốc độc, cho đến hết năm 2015. Phó Đại sứ Anh đã nêu quan ngại của chúng tôi với ông Mai Phan Dũng, Vụ phó Vụ các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hiện đang có các tin tức chưa được kiểm chứng về một vụ tử hình kéo dài ba tiếng đồng hồ ở Đà Nẵng. Nếu điều này đúng thì sẽ là một vụ vi phạm tiêu chuẩn quốc tế về tù nhân.”
05.02.14
Tran Minhtaikute bình luận: So với các nước cộng sản thì Việt Nam ta là ổn định nhất rồi, các quyền cơ bản nói chung là cũng ok, tuy chưa bằng các nước Âu châu khác.
Hy vọng sau Hiến pháp 2013 này thì những lời trên giấy mực trong Hiến pháp được cụ thể hóa trong thực tiễn hơn.
05.02.14 từ Tran Minhtaikute qua Facebook
MT @viettan Ireland concerned about harassment of journalists, bloggers, ethnic minorities and lack of independent media in #Vietnam#UPR18
Ireland quan ngại về việc sách nhiễu nhà báo, bloggers, dân tộc thiểu số và thiếu vắng truyền thông độc lập.
05.02.14 của CPJ Asia Desk ‏@cpjasia qua Twitter
#UPR18 #VietNam: most statements too mild for country silencing dissent. But the msg is clear: respect FoE & release political detainees.
Hầu hết các tuyên bố đều quá nhẹ lời cho một đất nước bịt miệng giới bất đồng. Nhưng thông điệp là rõ ràng: Tôn trọng tự do biểu đạt và thả những tù nhân chính trị.
05.02.14 của Philippe Dam ‏@philippe_dam qua Twitter
New Comer Eco, BBC Vietnamese Facebook: Vừa nghe câu…..không có kiểm duyệt internet, nghe điêu quá @@
05.02.14 của New Comer Eco qua Facebook
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam trả lời:
Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã công nhận các quyền này.
Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Đã có hơn 3000 cơ sở thờ tự mới được xây dựng.
Các tổ chức tôn giáo được liên hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động từ thiện.
Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo Việt Nam được ra nước ngoài đi đào tạo.
Các sự kiện 100 năm Tin lành vào Việt Nam đã có sự tham dự của nhiều mục sư từ Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu.
Chính phủ Việt Nam cũng cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai Lễ hội Phật giáo Vesak.
05.02.14 từ Vietnam UPR qua Facebook
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân.
“Trước đây không có được nói và quốc tế cũng không hiểu gì, và đây là nơi để nói và người ta còn có sự kiểm định bằng các đoàn phi chính phủ đến để nói trước các cơ quan nhân quyền quốc tế, thì tôi thấy đấy là một sự tiến bộ,” chuyên gia về luật nhân quyền và luật hiến pháp nói với BBC hôm 05/2/2014.
“Về vấn đề quyền con người, cần khẳng định rằng càng ngày, nhận thức của người dân, trong nhận thức của học giả, trong cán bộ chính quyền, kể cả Đảng, nhà nước, cũng như nhân dân càng ngày càng thấy thể hiện rõ, trước hết về mặt nhận thức.
“Và người ta cảm nhận thấy trước hết là quyền của con người là gì, và về phía chính quyền, phía nhà nước cũng đã thúc đẩy quyền con người trong hiến pháp mới. Trước hết về mặt nhận thức, chúng tôi thấy đã có sự động chạm đến vấn đề này, không như trước đây, trước đây nói đến nhân quyền, không ai dám nói cả.”
Theo Giáo sư Dung, có hai vấn đề cần lưu ý hiện nay đối với Việt Nam nói chung và chính quyền nói riêng trong việc đưa các nhận thức, cam kết về vấn đề nhân quyền vào thực thi trên thực tế.
Ông nói: “Có hai vấn đề tôi thấy cần phải làm, cái thứ nhất là người dân, cũng như mỗi con người, phải nhận biết được mình có quyền gì, và về phía nhà nước cũng thế, cũng phải nhận thức được người dân họ có những quyền gì, ở bên cạnh đó, nhà nước phải có trách nhiệm gì.”
Về vai trò của một số phong trào xã hội dân sự và công dân của Việt Nam ở trong nước gần đây liên quan tới vận động cho cải tổ dân chủ, xã hội và nhân quyền, nhà nghiên cứu bình luận:
“Đúng là những tháng gần đây, những năm gần đây, vấn đề các hiệp hội xã hội dân sự cũng như những hoạt động của những tổ chức này ít nhiều cũng có tác dụng, người ta cũng nhận thấy quyền của các tổ chức này và phía nhà nước cũng đã ít nhiều, đỡ hơn trước đây, khi có những cản trở những tổ chức này hoạt động.”
05.02.14 từ Giáo sư Nguyễn Đăng Dung
Về vấn đề ứng xử giữa hai bên là chính quyền Việt Nam và các lực lượng người Việt Nam trong và ngoài nước đấu tranh và yêu sách về đẩy mạnh dân chủ, tự do, chia sẻ quyền lực và cải thiện nhân quyền, nên ra sao, hôm 05/2/2014, ông Phạm Khắc Lãm(nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Người VN ở Nước ngoài, cựu Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam) nêu quan điểm:
“Giải pháp thứ nhất là hai bên nhân nhượng nhau để đạt đến một sự đồng thuận. Có thể sự đồng thuận đó có khó khăn nhưng tôi tin rằng nếu có sự thiện chí của các bên thì chắc chắn một sự đồng thuận là có thể kiếm được.”
Tuy nhiên, ông Lãm vẫn có vẻ muốn giới hạn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ở năng lực nhận thức, khả năng tiếp thu ở mức độ “cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành”.
Ông nói:
“Quyền con người là đích cao cả toàn nhân loại phải vươn tới, bất cứ chế độ chính trị nào cũng phải đảm bảo quyền con người. Hoàn cảnh mỗi nước một khác, trình độ đạt được cũng có thể chênh lệch, so le, nhưng tôi nghĩ đó là mục tiêu chung của tất cả.
“Quyền con người ở Việt Nam trước kia không có, kể cả quyền ăn cho no, mặc cho đủ ấm, thế thì nói đến quyền con người ở Việt Nam, trước hết phải nói đến những chuyện đó. Chuyện làm sao nước nhà được độc lập, cơm no, áo ấm cho mọi người.
“Còn có những nước khác họ có những mục tiêu do tình hình khác, mục tiêu có phần khác. Còn mục tiêu của chúng ta (Việt Nam), trước mắt quyền con người có lẽ là quyền của người dân Việt Nam được sống tự do, độc lập, ăn đủ no, mặc đủ ấm, được học hành.
“Còn những nước có trình độ cao hơn, họ đòi hỏi, họ có thể có điều kiện để vươn tới quyền con người trừu tượng hơn mà không phải là vật chất cụ thể, bao gồm cả về mặt tư tưởng, về mặt này, mặt khác. Tôi nghĩ ai cũng mong muốn có quyền con người cả, nhưng hoàn cảnh lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc phải bằng lòng với cái mình đạt được để vươn tới cái mà mình chưa có.”
05.02.14 từ Phạm Khắc Lãm

Đưa tin theo kiểu "rất nhân quyền"

Minh Dân (Danlambao) - Tôi tìm hiểu cách người ta “thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” theo kiểu Việt Nam cộng sản, từ cách PR trước đó đến buổi “bảo vệ hồ sơ nhân quyền” sau tết. Tôi liên tưởng đến buổi bảo vệ luận án của các nhà trí thức Việt nam, kiểm điểm khác với bảo vệ. Người cộng sản không gọi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - UPR - (về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam) hoặc lảng tránh cái từ Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ cho Việt Nam.
Hãy xem cách người đưa tin của nước CHXHCN VN thể hiện (tin mạng online và VTV), không công khai trên trang đầu, không một lời dẫn, diễn biến nghèo nàn, hầu như áp theo nội dung tin thống nhất của TTXVN:
Bài toán đố của TTO?
Một điệp khúc theo TTXVN?
Một bài viết không cần địa chỉ? 
Trình bày hay lắng nghe?
Tự hào trúng cử là chính?

"Một số không nhiều các khuyến nghị thì nó không phản ánh được đúng những cái tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi cũng coi đây là một phần tất yếu của cuộc đối thoại" (HÀ KIM NGỌC)

"Chính phủ Việt Nam đã có một bản báo cáo dễ hiểu" (SAMOL NEY)
Đúng ra người dân Việt Nam nên được nhà nước khuyến cáo theo dõi trực tiếp trên mạng ti vi online (webtv.un.org), để nghe các nhà cai trị điều trần trước quốc tế, chứ không phải là kiểu đưa tin chụp giật như dẫn chứng, một đất nước rất kỳ lạ mà theo cách đưa tin thì không ai hiểu là bảo vệ hay bôi lọ nghẹ vào chính nó.
Chỉ 10% hay ít hơn sự thật của lời nói dỗi rất dễ thương?, theo tôi là "hơn chứ làm gì đến".
Minh Dân

Cộng sản Việt Nam nói có là không - nói không là có

Phạm Trần (Danlambao)“Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam” của Bộ Ngoại Việt Nam đọc trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02/2014 ở Geneve, Thụy sỹ là một thảm kịch không những đã bôi nhọ danh dự của một Quốc gia mà cả Dân tộc Việt Nam vì nói dối nhiều quá. 
Phúc trình dài 20 trang của Việt Nam đã được gửi cho Ban Thư ký Hội đồng Nhân quyền ngày 31/10/2013, là một trong số 14 nước đến kỳ hạn phải báo cáo theo “cơ chế kiểm định kỳ phổ quát” (UPR, The Universal Periodic Review), chu kỳ II của Liên Hiệp Quốc. Chu kỳ I được tổ chức ngày 08/05/2009.
13 quốc gia khác phải báo cáo phần nước mình tại kỳ họp Kỳ 18 từ ngày 27/01 đến 07/02/2014 gồm New Zealand (Tân Tây Lan), Afghanistan, Chile, Cambodia (Cao Miên), Uruguay, Yemen, Vanuatu, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Comoros, Slovakia, Eritrea, Cyprus và the Dominican Republic. 
Theo lời trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc thì: “Báo cáo này được soạn thảo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 và Quyết định số 17/119 ngày 19/6/2011 của Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam.”
Vậy Việt Nam báo cáo “hay ho và thật thà” như thế nào mà phải vận hành đến hết trí tuệ của các “chuyên viên về quyền con người” thuộc 16 Bộ, Cơ quan và 2 Ủy ban Quốc Hội để khoe với Thế giới? 
Bộ Ngoại giao Việt Nam trình với Liên Hiệp Quốc: “Việc soạn thảo Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm Công tác liên ngành gồm các cơ quan thuộc Chính phủ và Quốc hội liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người: (1) Văn phòng Chính phủ, (2) Bộ Ngoại giao, (3) Bộ Tư pháp, (4) Bộ Công an, (5) Bộ Nội vụ, (6) Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, (7) Bộ Thông tin và Truyền thông, (8) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (9) Bộ Y tế, (10) Bộ Giáo dục và Đào tạo, (11) Bộ Xây dựng, (12) Bộ Tài nguyên và Môi trường, (13) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (14) Ủy ban Dân tộc, (15) Tòa án Nhân dân Tối cao, (16) Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, (17) Ủy ban Pháp luật và (18) Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối soạn thảo Báo cáo.” 
(Ghi chú: Đánh số thứ tự do Tác giả bài viết này thực hiện) 
Bộ Quốc phòng được miễn tham gia, nhưng có chắc “quyền con người” của trên 1 triệu người lính đã được tôn trọng tuyệt đối trong Quân đội? 
Nhưng đâu phải chỉ có chính quyền trung ương được tham gia ý kiến vào báo cáo quan trọng này mà còn có cả hàng hà sa số người khác cũng đã được hỏi ý để “đánh cho thật bóng” bảng hiệu “quyền con người” của Việt Nam. 
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nói: “Báo cáo được xây dựng một cách toàn diện nhờ sự đóng góp ý kiến của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và người dân. Dự thảo báo cáo đã được đăng công khai trên website của Bộ Ngoại giao. Hình thức tham vấn được lựa chọn là lấy ý kiến đóng góp qua hộp thư điện tử và qua một số cuộc họp tham vấn về nhiều chủ đề cụ thể. Quá trình tham vấn là cơ hội đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa Nhóm soạn thảo và tất cả các bên liên quan. Các ý kiến đóng góp được Nhóm soạn thảo tổng hợp, bổ sung vào Báo cáo. Một hội thảo quốc gia được tổ chức sau đó, đã trở thành diễn đàn để các bên quan tâm cùng trao đổi, thảo luận về nội dung Báo cáo, giúp khẳng định rõ các bước phát triển mới trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ các thách thức cần giải quyết và các hướng ưu tiên nhằm đem lại sự thụ hưởng tốt nhất các quyền con người của người dân.”
Như vậy có phải là “quyền làm người và quyền công dân” của trên 90 triệu người Việt Nam đã được Nhà nước bảo đảm trong mọi lĩnh vực rồi phải chăng? 
Mặt trái - Mặt phải
Chưa hẳn đã được như thế vì vô số những vấn đề nêu trong Báo cáo là không có thật hay đã bị đổi “trắng thay đen” và ngược lại để đánh lừa những ai không biết gì về “cách ăn nói” của người Cộng sản Việt Nam. 
Sau đây là sự thật đã bị lật tẩy trong Báo cáo của Việt Nam: 
Thứ nhất, trong mục “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người”, Báo cáo viết: “Xây dựng Nhà nước Pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đảm bảo các quyền con người được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân được triển khai đồng bộ và xuyên suốt thông qua các chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội và các chính sách, cơ chế nhằm triển khai các Luật và văn bản luật này trên thực tế.”
Điều này hoàn toàn sai vì nhân dân đã bị áp đặt phải chấp nhận guồng máy cai trị không do dân bầu ra, không đại diện cho dân vì Nhà nước này là của đảng “duy nhất cầm quyền” Cộng sản Việt Nam dựng lên để phục vụ cho quyền lợi của Đảng.
Càng sai hơn khi Báo cáo khoe khống lên rằng: “Ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong việc kiện toàn hệ thống pháp luật hiện nay là đẩy mạnh quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Mục tiêu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là đảm bảo sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị phù hợp với tình hình và những phát triển mới về dân chủ, tiếp tục ưu tiên phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.” 

Nhưng “dân chủ” có đồng nghĩa với “dân làm chủ” hay chỉ là chiếc bánh vẽ đã có trong tất cả 5 Bản Hiến Pháp 1946,1959,1980, 1992 và 2013? 
Vì vậy, khi ông Hà Kim Ngọc nói rằng “Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dành toàn bộ chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Ngoài ra, nội dung quyền con người cũng được quy định tại nhiều điều khác của dự thảo sửa đổi Hiến pháp” là ông không nói thật với Liên Hiệp Quốc. 
Bởi vì Điều 14 trong Chương này đã viết rằng: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Nhưng có ai giải thích được, hay đã có Luật nào của Việt Nam quy định thế nào là “lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Sang Điều 15 cũng “ấm ớ hội tề”, “lấp lửng con cá vàng” và “đánh bẩy” như thế này: 
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. 
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Thế nào là “lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”
Đến Điều 16 cũng “hoang tưởng” không kém, trong đó có 2 câu: 
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
Vì Báo cáo của Việt Nam với Liên Hiệp Quốc không kèm theo bản dịch ra tiếng nước ngoài Hiến pháp 2013 nên không ai biết Đảng và Nhà nước CSVN đã “kỳ thị” những công dân theo đạo Công giáo và những Tôn giáo không chịu gia nhập “Giáo hội” của Nhà nước tồi tệ như thế nào. 
Họ cũng không sao hiểu được “mặt sau” của Điều 16 Hiến pháp viết: 
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
Vì thực tế, sau ngót 40 năm chấm dứt cuộc chiến Tháng Tư năm 1975 và đất nước đã thống nhất, quy về một mối trong tay đảng CSVN, có người nước ngoài nào biết được số phận hẩm hiu của Quân và Dân miền Nam Việt Nam đã phải trải nghiệm cay đắng như thế nào? 
Cho đến ngày nay, có mấy người ngoại quốc biết rằng dù Nhà nước vẫn huyênh hoang “đoàn kết toàn dân, xóa bỏ hận thù, quên đi quá khứ” nhưng “những người bại trận và con cháu họ” từ Vỹ tuyến 17 vào tận mũi Cà Mâu vẫn còn bị ngược đãi khi vác đơn đi xin việc làm và đi học, dù có giỏi hơn con cán bộ chục lần, vẫn khó mà chui vào được biên chế Công chức của nhà nước?
Đến Điều 20 của “Chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân” mà Báo cáo của Việt Nam đã “làm to chuyện” cho hoa mắt Liên Hiệp Quốc thì cũng hoàn toàn “phản bội trắng trợn” với những gì đã xảy ra cho “hàng chục người tù lương tâm” đang bị giam hãm với các điều kiện ăn uống, vệ sinh và y tế thiếu thốn và ngặt nghèo nhất.
Điều này viết: 
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. 
Thế còn những vụ đàn áp dã man bởi những tay anh chị Công an “vai u, thịt bắp”, Dân phòng và Côn đồ vũ phu chống người dân vô tội chỉ muốn bảo vệ quyền sống và quyền làm chủ tài sản, ruộng vườn đã và đang diễn ra ở khắp mọi nơi thì sao, có phải là vi phạm “quyền con người không?”
Bịp và Bợm 
Thứ hai, Báo cáo Việt Nam cũng khoe không biết ngượng mồm rằng: “Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được đăng công khai để lấy ý kiến đóng góp của của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân nhằm đảm bảo quyền làm chủ và phản ánh đầy đủ hơn tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân được bắt đầu từ ngày 02/01/2013 và tính đến tháng 8/2013, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, trong đó tập trung nhiều nhất vào nội dung Chương II về các quyền con người và quyền công dân. Các ý kiến đóng góp được tổng hợp đầy đủ, chính xác và được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nghiên cứu tiếp thu, giải trình nhằm hoàn thiện...”
Đoạn này được viết ra chỉ để “bôi tro, trát phấn” vào mặt Nhà nước mà thôi. Làm gì có chuyện lấy ý kiến để “đảm bảo quyền làm chủ và phản ánh đầy đủ hơn tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mọi tầng lớp nhân dân”?
Con số “hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi” là son số không biết nói nhưng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã biết có bao nhiêu triệu cán bộ, đảng viên, binh lính và công dân đã “đành nhắm mắt đưa chân” cho khỏi bị làm rắc rối khi họ viết “đồng ý” trăm phần trăm?
Nhưng khi Báo cáo nói rằng góp ý của dân đã “tập trung nhiều nhất vào nội dung Chương II về các quyền con người và quyền công dân” là hoàn toàn bịp bợm không có “cầu chứng” tại tòa! 
Cũng thắc mắc tại sao Báo cáo không dám nói đến mấy triệu con người, trong đó có nhóm 72 Trí thức và các Giáo hội Công giáo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Tin Lành độc lập và Phật giáo Hòa hảo Thuần Túy (Cụ Lê Quang Liêm), Thanh niên, Sinh viên, Học sinh, cựu đảng viên và viên chức Nhà nước đã ký tên đòi hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp cho phép đảng CSVN tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước? 
Báo-đài của ai?
Trong lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do báo chí, Báo cáo “quyền con người” của Việt Nam trắng trợn viết rằng: “Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật; được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện về chủ trương, chính sách tại Quốc hội, các cuộc tọa đàm, tranh luận, các thông tin đa chiều trên phương tiện thông tin đại chúng về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân là thực tiễn diễn ra hàng ngày trong đời sống của người dân Việt Nam. 

Việc Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được đăng công khai và nhận được hơn 26 triệu ý kiến đóng góp là một minh chứng rõ nét về tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến của người dân đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Dự án Luật tiếp cận thông tin cũng đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII nhằm cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp về quyền được thông tin của công dân.”
Đoạn viết trên đây “hoàn toàn che lấp một sự thật” là các báo, đài của nhà nước đã không dám đăng Bản Dự thảo Hiến pháp Dân chủ của nhóm 72 Trí thức, không dám đăng những ý kiến chỉ trích Điều 4 Hiến pháp và Ủy ban Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp cũng không dám công khai các “ý kiến trái chiều” xem người dân có còn muốn đảng CSVN cầm quyền nữa hay không? 
Ngược lại báo-đài chính phủ đã được lệnh “tấn công tàn mạt” những ai chỉ trích bản Dự thảo Hiến pháp. 
Tưởng nói nhiêu đó cũng đủ ngượng rồi, không ngờ Báo cáo còn hồ hởi phang thêm: “Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cơ quan báo chí đã chủ động, tích cực trong việc phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm quyền con người, quyền công dân và các biểu hiện tiêu cực khác.” 
Viết “phấn khởi và trôi chảy” như thế tưởng rằng đã che mắt” được Liên Hiệp Quốc khi ai cũng biết các “tổ chức xã hội” là của đảng, không phải của dân vì người dân Việt Nam chưa bao giờ được phép lập hội và biểu tình như quy định trong Hiến pháp!
Và mọi người trên Thế giới đều biết Việt Nam cấm tư nhân ra báo thì tự do báo chí có còn là của dân nữa không? 
Ngay cả các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược đất liền và biển đảo của Việt Nam còn bị đàn áp dã man vì Nhà nước sợ những người cầm quyền ở Bắc Kinh hơn sợ dân thì quyền bảo vệ Tổ quốc có phải là “quyền con người” Việt Nam hay quyền của ai?
Tự do Tôn giáo - Tín ngưỡng
Sang lĩnh vực Tôn giáo của dân, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bịp Liên Hiệp Quốc như thế này: “Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với sự hiện diện của các tôn giáo được truyền vào từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… và các tôn giáo được hình thành trong nước như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa... Nhiều tôn giáo có bề dày lịch sử và cũng có những tôn giáo mới hình thành. 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng 20 triệu người năm 2009). Tính trên cả nước có khoảng 25 ngàn cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo. 

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.”
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, tháng 11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân.”
Sự thật về sinh hoạt của các Tôn giáo không chịu chui vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bị kỳ thị và áp chế như thế nào thì các Tổ chức Tôn giáo và Nhân quyền trên Thế giới, cũng như Liên hiệp Châu Âu, Liên Hiệp Quốc và Chính phủ và Quốc hội Mỹ đều đã biết rõ, không cần phải “tô son điểm phấn” làm gì cho rát mặt thêm. 
Còn khi khoe Nghị định 92/2012/NĐ-CP hay ho ra sao thì chỉ cần hỏi ba Giáo hội Công giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy xem họ đã phản đối như thế nào từ hai năm qua sẽ tìm ra ngay bộ mặt trái lem luốc và quỷ quyệt của nó.
Như vậy thì cuộc điều trần của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc về “thực hiện quyền con người ở Việt Nam” với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có thay đổi được bộ mặt son phấn lòe loẹt của Đảng và Nhà nước Việt Nam không, hay ông chỉ làm cho mặt mũi Việt Nam xấu xí hơn và làm cho Dân tộc Việt Nam xấu hổ lây? 
(02/014) 

Người vũ nữ múa cột.

TietHo20140202-24227_450x72
 Tôn Nữ Thu Nga

(Tranh Tiết Hồ)
Người đàn bà trẻ hôm nay vào bệnh viện thăm con. Cô ta đã khoẻ sau mấy hôm về nhà dưỡng sức; được ngủ nhiều, không phải thức khuya dậy sớm nên cô mau lại sức, sau cơn bệnh cúm.
Sáng nay cô mặc áo sơ mi trắng và quần jean. Áo không trắng lắm, quần xanh bạc màu, cũ và xơ xát; phía bâu dưới áo, lòi ra cái áo lót chẽn, vàng vọt, cáu bẩn. Thấy tôi nhìn, cô bẽn lẽn giải thích rằng vì cô vừa mới bị mổ nên phải dùng loại áo này để bó bụng cho khỏi đau. Tôi gật gù: Thế cũng tốt đấy!. Cô mĩm cười, chớp chớp đôi mắt có gắn hàng lông mi giả lướt thướt, cô nhẹ nhàng bước đến bên lồng kính, cúi nhìn đứa bé nhỏ như củ khoai lang, đang thoi thóp, mệt nhọc với những hơi thở yếu ớt. Đôi giọt lệ ứa ra trên viền mi, chuyển những vệt chì than đen chảy chầm chậm xuống gò má còn xanh xao . Bóng tối từ hàng mi làm khuôn mặt cô buồn thê thiết, ảm đạm trong ánh sáng âm u của căn phòng dưỡng nhi. Nơi đây, tôi và cô y tá đang túc trực từng giờ, từng phút săn sóc đứa bé con mà cô vừa cho ra đời cách đây hai tháng và năm ngày, chỉ cân nặng 730 gr., sau hai mươi lăm tuần thai nghén. Hôm nay, chú nhỏ chỉ mới vừa hơn một ký.
Sau mấy mươi năm kinh nghiệm trong ngành, dạo này tôi thường nhận lãnh những ca bệnh thập tử nhất sinh như thế, cần dùng các phương thức và máy móc tối tân nhất để trị liệu. Ngoài việc săn sóc em bé, bảo trì máy hô hấp, thuốc men, giúp các cô y tá tắm rửa, cấp cứu mổi lần bé đứng tim, tắt thở …cùng trăm chuyện tỉ mỉ khác, chúng tôi còn là người cho các bà mẹ tâm sự rỉ rả hàng ngày. Vì phải quanh quẩn mãi bên cạnh bệnh nhân trong căn phòng chật hẹp, sự liên hệ của gia đình bệnh nhân với chúng tôi cũng trở thành mật thiết.
Sau nhiều lần nghe cô tâm sự, tôi biết là cô ta đang sống một mình, chồng cô đang ngồi tù vì tội gây ra tai nạn lưu thông . Có lẽ cô đang túng quẩn lắm vì nhân dáng cô hơi bệ rạc mặc dầu cô đã cố gắng trang điểm mổi lần cô vào bệnh viện thăm con.
Mỗi khi vào phòng em bé, cô hỏi thăm người điều dưỡng nhiều câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe của em bé. Ngày này qua ngày nọ, chúng tôi cứ nghe những câu hỏi giống nhau, đôi khi rất lẩm cẩm của cô, vì thế nhiều người có vẻ khi dể trí thông minh của cô ấy và nói nho nhỏ cho tôi biết là có thể cô ấy bị nghiện thuốc nên mới trở thành lú lẫn như vậy.
Dĩ nhiên là cô ấy có nghiện thuốc, hồ sơ bệnh án rành rành trước mắt, vì thế mà cô sanh ra đứa bé con thiếu tháng, còi cọt và yếu ớt như con mèo và cũng vì trên đời này có nhiều người như cô cho nên các cô Y tá, các bác sĩ chuyên ngành dưỡng nhi, các chuyên viên hô hấp mới có việc làm, mới có cơm ăn áo mặc, nhà cửa sự nghiệp!
Đôi khi tôi nhìn khuôn mặt xanh xao và đôi gò má hốc hác của cô, tôi thương cảm lắm, tôi lẩn thẩn so sánh cô ta với cô con gái khỏe mạnh, tươi vui và xinh đẹp của mình . Hai mảnh đời quá khác biệt ấy làm tôi mủi lòng ! Lâu lâu tôi tiếp tế cho cô ly nước cam, vài cái bánh ngọt khi thấy cô mệt và đói. Cô thường tỏ vẻ rất xúc động.  Một hôm cô thiếu tiền đi xe bus về nhà, cô xin người y tá một đồng bạc. Các cô y tá khác và người kiểm sự xã hội xì xào: Coi chừng nó quen tật xin hoài …Có cô y tá bỉu môi: Sao nghe nó nói là nó muốn mua xe BMW kia mà! Bà y tá già Anita thì thầm: Chắc chồng nó say rượu, lái xe cán chết người nên mới ngồi tù như vậy! .Cô y tá Lorena ngó quanh rồi ghé mồm vào tai tôi: Cô có biết là con nhỏ này làm nghề múa quanh cây cột trong mấy quán rượu không?. À , bây giờ tôi mới hiểu được một chút  về cuộc đời của cô, thể hiện ra từ bộ lông mi giả , gò ngực tròn vun  trên  cơ thể gầy guộc, quá trình nghiện rượu mạnh và thuốc amphetamine trong lúc mang thai. Tất cả các yếu tố đó đã làm cho bé Angel bị sanh thiếu tháng.
Nghe cho vui rồi bỏ ngoài tai, trong một thế giới nhỏ hẹp nhiều đàn bà như nơi tôi đang làm việc; các cô y tá giống như các con mèo, khi thì dịu dàng ẻo lã dể thương, khi thì răng nanh và móng vuốt giương ra làm mình chạy không kịp!.
Nhiệm vụ của tôi là giữ cho bé Angel được an toàn, dưỡng khí đầy đủ, áp suất đúng mức, thán khí vừa phải, khí quản sạch sẽ , ống trợ khí nằm đúng chổ khi nhìn qua phim x quang. Xong phần ấy, tôi phải thường xuyên lấy máu thử nghiệm hoặc phải đo lượng thán khí từ da. Nếu kết quả máu và x quang cho biết rằng phổi em bé tiến triển khả quan, tôi phải giảm số lượng khí, để trong tương lai gần có thể dứt được máy khi em tự thở một mình. Với những ca bệnh nặng như bé Angel, chu trình theo dỏi và chữa trị cho  em sẽ kéo dài rất lâu. Nếu không có biến chứng gì, cũng cả ba, bốn tháng mới có thể xuất viện và tiền phí tổn bệnh viện có thể lên cả triệu đô.
Bé Angel không phải là một em bé may mắn như nhiều em khác, Bé nhiễm trùng rất nặng, khi bị mổ lồng ngực để chữa mạch máu bị hở trong tim, vết mổ làm độc một thời gian rất lâu. Tiếp theo là máu chảy trong não, thận suy cấp tính và kinh phong. Có nhiều ngày tôi phải đứng bên em cả mười hai giờ, liên tiếp cấp cứu vì em cứ đứng tim hoài, túc trực bên tôi là người bác sĩ dưỡng nhi và mấy cô y tá tiếp nhau chuyền thuốc . Những ngày đen tối ấy, người mẹ trẻ bấu tay vào khung cửa kính nhìn chúng tôi làm việc trong phòng, cô liên tục gọi: Angel, Angel, mẹ yêu con, trở về với mẹ , mẹ không còn ai bên mẹ nữa, con ơi, đừng đi nghe con…Tiếng kêu cô khàn đục, nước mắt cô tràn trề , cô giống như cô bé lọ lem tội nghiệp, những tiếng kêu xé lòng của cô cũng làm bầm dập trái tim tôi.
Bé Angel quả là một thiên thần bị đọa. Bé không chết vì mẹ em không chịu cho em ra đi, mặc dầu bao nhiêu buổi họp đã diễn ra, bao nhiêu lời khuyên của các bác sĩ chuyên gia rằng nếu em bị đứng tim lần nữa thì xin để em từ trần vì em không thể nào trở thành một đứa trẻ bình thường cả. Cô cương quyết yêu cầu rằng bằng giá nào cũng phải cứu em cho đến khi cô xin được cho chồng ra khỏi tù để thấy mặt bé Angel . Mấy hôm sau đó, nhằm lúc tôi nghĩ nhà, nghe nói rằng người tù nhân được dẫn vào thăm con, tay vẫn bị còng và hộ tống là hai anh cảnh sát vũ trang. Ai cũng khen rằng ông chánh án có lòng nhân từ mới cho người cha đến bệnh viện thăm con như vậy.
Sau đó, tự nhiên sức khỏe bé Angel  tăng tiến một cách kỳ diệu: cơ quan bài tiết làm việc điều hòa, bé không bị giật kinh phong nữa, cơ thể không còn nhiễm độc sau ba lần thử nghiệm. Máy hô hấp cũng không cần tiếp thêm dưỡng khí nữa, hơi thở bé mạnh mẽ hơn, tôi chuyển phương pháp trợ khí và rút ống để em tự thở một mình. Em từ từ lên cân, khuôn mặt trở nên bầu bỉnh hồng hào. Mẹ em cũng tươi tắn vui vẻ hẳn lên mổi khi đến thăm con.
Hôm nay ngày chủ nhật, vào giờ ăn trưa, cả bọn rủ nhau mua bánh mì thịt và trà Thái tại Bánh Mì Cali. Để chia vui với cô, tôi mua tặng cô một ổ bánh mì thịt và ly trà, cô rất cảm xúc, cám ơn luôn miệng. Cô y tá nói với tôi: Cô thật là tử tế với người đàn bà ấy!
Không phải tôi tử tế đâu, tôi thương cô ấy vì tôi nghĩ tới con gái mình, vì tôi đã bước đi một quảng đường đời quá dài và nhìn thấy nhiều điều bất hạnh; vì tôi đối diện những  điều bất công xảy ra quá thường xuyên mà tôi phải quay mặt ngó lơ vì bất lực; vì bên tai tôi vẫn còn văng vẵng tiếng gọi: con ơi, con ơi, trở về với mẹ, mẹ không còn ai bên cạnh nữa, con ơi!.
Không có gì mạnh bằng tình yêu và không có gì cô độc hơn khi bị mất tình yêu. Tuy người vũ nữ ấy hàng đêm múa may, quay cuồng quanh cây cột trong tiếng nhạc mê hồn, lòng cô vẫn trống vắng và hoài mong một tình yêu không cần đáp ứng từ đứa con thơ tật nguyền, bé nhỏ. Tôi hiểu vì sao cô từ chối , không chịu ký tờ giấy “No Code” * cho Angel. Chỉ vì cô bám víu vào niềm hy vọng rằng mai sau cô sẽ có người yêu mình với trái tim thanh khiết của một thiên thần.
Tôn Nữ Thu Nga
San Dimas, 01-17-2014
Chú thích: *No Code:  Miễn cấp cứu
                     Múa cột: Pole dancer

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét