So với trận hải chiến Hoàng Sa, thì trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988
được chuẩn bị và toan tính kỹ hơn, Trung Quốc chọn đúng thời điểm tình
hình Việt Nam đang gặp khó khăn.
Rắp tâm của Trung Quốc
Ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, đất nước Việt Nam
liền một mối, bước vào giai đoạn tái thiết, tổ chức thống nhất hai miền
Nam - Bắc.
Dù bộn bề với bao việc phải làm sau chiến tranh, vấn đề bảo vệ chủ quyền
với Hoàng Sa vẫn được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đặc biệt.
Ngày 9/9/1975, tại Hội nghị Khí tượng Á châu ở Colombo, đại diện Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu giữ nguyên
đăng ký vào hệ thống SYNOP của OMM đài khí tượng của Việt Nam đặt tại
quần đảo Hoàng Sa dưới danh số 48860.
Ngày 24/9/1975, tại cuộc gặp gỡ phái đoàn của Đảng và Nhà nước Việt Nam
do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, ông Đặng Tiểu Bình lúc này là phó chủ
tịch Đảng Cộng sản kiêm phó thủ tướng Trung Quốc thừa nhận giữa hai nước
còn tồn tại vấn đề Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa). Đặng
Tiểu Bình hứa hẹn: “ Vấn đề sẽ được đưa ra giải quyết trong tương lai”.
Ngày 10/11/1975, Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến Bộ
Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24/9 của Đặng Tiểu
Bình và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần
đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo.
Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24/12/1975, Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này.
Ngày 3/12/1975, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh khẳng định
với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của Việt Nam trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cộng hòa miền Nam Việt Nam
tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
Ngày 2/7/1976, sau cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời.
Ngày 12/5/1977, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố
Tuyên ngôn về vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh
đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 7/10/1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên
giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng ký thảo luận về quần
đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, trưởng đoàn đàm
phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối.
Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm
hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ
tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện
pháp hòa bình.
Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ
chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng
Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi”.
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600.000 quân tấn công vào 6 tỉnh biên
giới phía Bắc Việt Nam. Sau hai tuần bị thiệt hại nặng nề, Trung Quốc
rút quân.
Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng về biên giới
Việt – Trung, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 3/7/1979, cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc thiết lập 4 vùng
nguy hiểm trong không phận Tây Sa (tức Hoàng Sa) với ý đồ buộc quốc tế
phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Ngày 7/8/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ hoàn toàn ý đồ xuyên tạc của Trung Quốc.
Ngày 8/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố tài liệu xác minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 25/3/1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo An Bang cũng như quần đảo Trường Sa.
Ngày 4/2/1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 9/12/1982, chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28
tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được
nhập vào tỉnh Phú Khánh.
Năm 1984, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc tuyên bố thành lập
vùng hành chính tỉnh Hải Nam bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Từ ngày 16/5 đến 6/6/1987, hải quân Trung Quốc thao diễn trong vùng tây
Thái Bình Dương và Nam biển Đông, gần quần đảo Trường Sa.
Ngày 10/11/1987, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Louisa trên quần đảo Trường Sa…
Trung Quốc chọn thời điểm
Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm
quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy
nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về
biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi
khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là
công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong
khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí.
Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.
Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA),
Trung Quốc đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải
pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam
đang sa lầy ở Apganistan, đang nối lại quan hệ với Trung Quốc nên không
muốn dính líu rắc rối gì với Trung Quốc.
Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các
nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và
tuyên bố Trung Quốc chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không
hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!
Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần
đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày
18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày
28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.
Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trướng Sa, Việt
Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma,
Cô Lin, Len Đao.
Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động
lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến
từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu
hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông
lớn.
Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ
sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm
trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị
đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần
Văn Phương…
Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ.
Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo
và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số
chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.
Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công
quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại
nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3,
tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.
Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu
bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74
chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn
lại được xem là đã hy sinh.
Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng
không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu
đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.
Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán
Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm
chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 8/1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 1/12/1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói:
“Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa
với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này.
Tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại
trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.
Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa của VN bị mất trong hai giai đoạn mà về
danh nghĩa chính quyền quản lý đang là đồng mình của một trong hai siêu
cường lớn nhất của thế kỷ 20. Các siêu cường đồng minh đều “bắt tay” với
TQ để cho TQ ra tay thô bạo, thậm chí vô cùng tàn bạo như trên bãi Gạc
Ma.
Tháng 3/2013, mạng Sina.com mở chuyên đề “Chiến đấu bảo vệ chủ quyền” ca
ngợi quân đội Trung Quốc đã biết “nắm bắt thời cơ” để “đập tan sự ngỗ
ngược của Việt Nam”. Dẫn lời tướng Nhạc Cương, Sina.com mạnh miệng tuyên
bố: “Các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy xu hướng
không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng
chạm. Trung Quốc cần phải tận dụng và phát huy!”.
(Còn nữa)
Theo BVB
D.C /TVN
‘Bằng chứng của Trung Quốc vô giá trị’
|
Bản đồ này được cho là do phía Việt Nam in |
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các
bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho
‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng
Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.
Hôm Chủ nhật ngày 8/6, trang chủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
đã có bài viết lên án Việt Nam ‘quấy nhiễu’ hoạt đông của
giàn khoan Hải Dương 981 đính kèm với một loạt bằng chứng mà
họ cho rằng cho thấy ‘Chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ
quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa’.
Bắc Kinh lâu nay vẫn một mực cho rằng không tồn tại tranh chấp
ở quần đả mà họ gọi là Tây Sa này và vẫn luôn cự tuyệt đàm
phán với Việt Nam.
Vùng biển đặt giàn khoan theo Bắc Kinh lập luận thì gần với
quần đảo ‘Tây Sa thuộc chủ quyền của họ’ hơn rất nhiều so với
bờ biển Việt Nam.
‘Việt Nam công nhận’
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Các bằng chứng mà Bắc Kinh mới đưa ra bao gồm công hàm của cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận Tuyên bố về Lãnh hải của
Trung Quốc vào năm 1958 trong đó khẳng định ‘Tây Sa’ và ‘Nam Sa’
là ‘lãnh thổ của Trung Quốc’.
Nhà nước hiện nay khác Bắc Việt trước đây
|
Ngoài ra còn có bản chụp Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo đạc
Bản đồ, cơ quan in bản đồ chính thức của Chính phủ Việt Nam
trực thuộc Phủ thủ tướng, xuất bản năm 1972, trong đó hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường theo cách gọi của Trung Quốc là 'Tây Sa'
và 'Nam Sa'.
Một bằng chứng khác là một đoạn được cho là trích trong sách
Địa lý lớp 9 do Nhà Xuất bản Giáo dục của miền Bắc phát hành
năm 1974 có ghi: "Vòng cung từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các
đảo Hải Nam... làm thành một bức trường thành bảo vệ lục địa
Trung Quốc'.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn dẫn phát ngôn của Thứ trưởng
Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Đại
biện lâm thời Trung Quốc Lý Chí Dân vào năm 1956 rằng ‘căn cứ
vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần
đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung
Quốc’.
Trung Quốc còn lập luận rằng từ trước năm 1974, các đời Chính
phủ Việt Nam (Bắc Việt) ‘không hề có bất cứ dị nghị gì đối
với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc’ và rằng họ là
bên ‘phát hiện, khai thác, kinh doanh và quản lý sớm nhất’ đối
với quần đảo này từ thời Bắc Tống (960 - 1126)
Nhà nước thống nhất khác hoàn toàn với nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Đó không phải là nhà nước của một miền.
Trách nhiệm của nó khác hẳn với trách nhiệm của nhà nước
một miền."
Tiến sỹ Nguyễn Nhã
|
“Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã nuốt lời cam kết của mình,
đưa ra yêu sách lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa của Trung
Quốc, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc luật pháp quốc tế về
'cấm nuốt lời cam kết' và nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc
tế,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết.
‘Suy diễn’
Tuy nhiên, trao đổi với BBC hôm thứ Năm 12/6/2014, Tiến sỹ Nguyễn
Nhã, một nhà nghiên cứu của Việt Nam, nói rằng những ‘chứng cứ’
này của Trung Quốc ‘không có giá trị pháp lý quốc tế’ mà chỉ
có tác dụng về ‘tâm lý’ và ‘chính trị’.
“Học giả Trung Quốc khi thì nói thời Minh, khi thì nói thời
Tống, có khi nói đời Đường, có khi nói đời Hán,” ông nói,
phản bác lập luận của Trung Quốc nói rằng họ quản lý Hoàng
Sa tờ thời Bắc Tống.
|
Trung Quốc hiện đang kiểm soát và phát triển quần đảo Hoàng Sa |
|
“Tất cả chứng cứ họ đưa ra hoàn toàn mang tính suy diễn thôi,” ông nói thêm.
Khi Đề đốc Lý Chuẩn của tỉnh Quảng Đông đời nhà Thanh ra đảo
cắm cờ tuyên bố chủ quyền hồi năm 1909 thì họ cho rằng quần
đảo này là ‘đất vô chủ’, theo Tiến sỹ Nguyễn Nhã.
“Tuy nhiên, nó đâu có vô chủ,” ông phản bác.
“Họ viện cớ là tại sao năm 1909 họ hành động như thế thì không ai phản đối,” ông nói.
“Đến năm 1921 khi chính quyền phía nam của Trung Quốc quyết định
sáp nhập Hoàng Sa vào Hải Nam thì chính quyền Pháp lúc đó
mới quan tâm và dư luận báo chí Đông Dương và Pháp quốc mới lên
tiếng phản đối.”
“Không phải phản ứng trễ là mất chủ quyền,” ông nói, “Sau khi
chính quyền Quảng Đông khảo sát và cắm cờ chủ quyền thì Cách
mạng Tân Hợi nổ ra năm 1911 họ cũng đâu có quan tâm?”
Về các bằng chứng của Trung Quốc nói rằng Chính phủ Bắc Việt
thừa nhận chủ quyền Hoàng Sa của họ, Tiến sỹ Nhã nói: “Dù
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nói gì, làm gì đi chăng nữa, đó
chỉ là đối sách về ngoại giao và chính trị lúc đó thôi.”
‘Tính chất pháp lý khác’
|
Trung Quốc cáo buộc Việt Nam quấy nhiễu hoạt động 'thăm dò bình thường' của họ |
|
“Hiệp định Geneva (năm 1954 về chấm dứt chiến tranh và lập lại
hòa bình ở Đông Dương) đã quy định rất rõ rằng Hoàng Sa và
Trường thuộc chính quyền phía nam quản lý,”
Ông Nhã cho rằng Trung Quốc là một bên ký Hiệp định Geneva nên
chỉ cần ‘sử dụng Hiệp định Geneva’ để phản bác lập luận của
Trung Quốc ‘là đủ’.
“Họ (Chính phủ Bắc Việt) có tuyên bố bất cứ cái gì thì không
liên quan đến từ bỏ chủ quyền. Họ có trách nhiệm pháp lý đâu
mà từ bỏ?” ông nói.
Theo luật pháp quốc tế, một khi điều gì đã được ghi ra văn
bản chính thức của Nhà nước thì không thể nói lại. Tuy nhiên,
cũng chính cái Chính phủ đã thừa nhận chủ quyền của Trung
Quốc vào năm 1958 nay lại trắng trợn phủ nhận và thách thức
chủ quyền của Trung Quốc."
Trương Quốc Thổ, trưởng khoa Đông nam Á tại Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến
|
Ông cũng phân tích chính quyền nước Việt Nam thống nhất hiện
nay có ‘tính chất pháp lý khác hẳn’ chính quyền ở Bắc Việt
trước đây vốn đã có những hành động thừa nhận ‘chủ quyền’
của Trung Quốc.
“Nhà nước thống nhất khác hoàn toàn với nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Đó không phải là nhà nước của một miền. Trách
nhiệm của nó khác hẳn với trách nhiệm của nhà nước một
miền,” ông nói.
“Chính quyền thống nhất này khẳng định chủ quyền (đối với
Hoàng Sa và Trường Sa) tức là tiếp tục kế thừa những gì của
chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý,” ông nói thêm.
Tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 10/6 dẫn lời ông Trương Quốc Thổ,
trưởng khoa Đông nam Á tại Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến,
nói:
"Theo luật pháp quốc tế, một khi điều gì đã được ghi ra văn
bản chính thức của Nhà nước thì không thể nói lại.
"Tuy nhiên, cũng chính cái Chính phủ đã thừa nhận chủ quyền
của Trung Quốc vào năm 1958 nay lại trắng trợn phủ nhận và
thách thức chủ quyền của Trung Quốc.”
Theo BBC
“Việt Nam – Trung Hoa, …Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông!” (2)
"...Tiếp theo là bài “Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và
Trung Quốc”, của tác giả Phạm Đoan Trang, đã đăng trên Tuần Việt Nam vào
ngày 16/3/2009, một ngày trước hội thảo quốc gia đầu tiên về tranh chấp
chủ quyền trên Biển Đông..."
Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và Trung Quốc
Bài viết dưới đây của tôi, “Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt
Nam và Trung Quốc”, được đăng tải trên Tuần Việt Nam vào ngày
16/3/2009, một ngày trước hội thảo quốc gia đầu tiên về tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông.
Hơn 5 năm đã trôi qua. “Cuộc chiến” vẫn không cân sức. Sự xuất hiện
những gương mặt mới, những nghiên cứu mới bên phía Việt Nam, vẫn hoàn
toàn là các nỗ lực cá nhân của những người Việt còn quan tâm đến chủ
quyền đất nước. 5 năm qua, giới truyền thông vừa viết bài vừa nghe
ngóng, đoán ý lãnh đạo, thấy “bật đèn xanh” thì dấn tới, thấy “không
ổn” thì im bặt. Dư luận viên vẫn canh từng diễn đàn, từng trang FB,
blog chính trị, hối hả lao vào định hướng mỗi khi thấy có ý kiến nào có
vẻ bất lợi cho chính quyền. Thỉnh thoảng, lại thấy một đồng chí cán bộ
cao cấp nào đấy, kiểu như Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, được mời
đi “nói chuyện chính trị” tại những “Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng,
Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên
các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội” về Biển Đông và quan hệ Việt
Nam-Trung Quốc, huấn thị rằng “ta” thế này, “bạn” thế kia…
Để rồi tới hôm nay thì báo chí được bật đèn xanh, phỏng vấn, viết bài,
đưa tin rõ náo nhiệt, được tố cáo Trung Quốc “lập luận vô lý”, “bất
nhất”, “lấy thịt đè người”, “vu cáo” cái lọ cái chai… Thể nào cũng có
đồng chí cán bộ nào đó đã và đang chém tay vào không khí mà nói rằng
“ta làm truyền thông chưa đủ mạnh cho thế giới biết chính nghĩa của
ta”, rồi thì “cần đề nghị đẩy mạnh truyền thông bằng tiếng Anh ra cộng
đồng quốc tế”, v.v.
Đúng là đi theo đường lối của Đảng thì đến con rắn cũng phải gãy xương sống.
Trong khi đó, bao nhiêu năm qua, có nhiều học giả, nhà khoa học, ở
trong và ngoài nước, có hoặc không có chuyên môn liên quan, vẫn thầm
lặng nghiên cứu về Biển Đông, vượt qua những khó khăn, cực nhọc về điều
kiện vật chất và tinh thần, vượt qua sự dò xét, nghi ngờ của các đồng
chí an ninh rỗi việc, vượt qua cả muôn vàn ức chế đời thường. Tất cả
đều đã lao vào nghiên cứu, lặng lẽ và âm thầm, chỉ với mục đích “vì chủ
quyền của Việt Nam”, “vì công lý và hòa bình trên Biển Đông”… Không
được một xu trợ cấp của Nhà nước (tất nhiên rồi), không được hỏi một
lời, không được đếm xỉa đến trong mọi sự kiện ngoại giao, mọi quyết
định ngoại giao; không những thế còn thường xuyên bị an ninh hạch sách,
quấy rối.
Hỏi ai mới đã và đang liên tục lợi dụng lòng yêu nước của họ, của người dân Việt Nam?
* * *
Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và Trung Quốc
Trong đàm phán lãnh
hải với Trung Quốc, nếu coi việc nghiên cứu và đưa ra các bằng chứng để
xác lập chủ quyền là một mặt trận, thì đã và đang có một cuộc chiến
không cân sức giữa giới nghiên cứu của hai nước, với phần thua thiệt
thuộc về các học giả Việt Nam. Sự thua thiệt thể hiện rõ trên các mặt:
số lượng học giả, số lượng và diện phổ biến của công trình nghiên cứu,
sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, sự tham gia của tư nhân…
Để cất lên tiếng nói khẳng định chủ quyền
Ngày nay, tất cả các học giả về quan hệ quốc tế đều khẳng định rằng:
Thời hiện đại, để chiến thắng trong những cuộc đấu tranh phức tạp như
tranh chấp chủ quyền, điều kiện cốt yếu là sự ủng hộ của cộng đồng quốc
tế, chứ không đơn thuần là ưu thế về quân sự. Việc quốc tế hóa vấn đề
lãnh thổ, lãnh hải và Hoàng Sa – Trường Sa, do đó, là điều Việt Nam
không thể không làm. Việc này mở đầu bằng quá trình đưa các quan điểm
của phía Việt Nam ra trường quốc tế.
Có ba kênh chính để đưa quan điểm của Việt Nam ra quốc tế.
Thứ nhất là thông qua các tuyên bố ngoại giao, như chúng ta vẫn thường
thấy phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao trả lời báo giới: “Việt Nam có
đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Thứ hai là thông qua
các tạp chí khoa học quốc tế, các diễn đàn thế giới. Sự xuất hiện
những bài viết khoa học, công trình nghiên cứu của phía Việt Nam trên
các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới về lịch sử, địa lý, hàng
hải, công pháp quốc tế… sẽ cực kỳ có sức nặng trong việc tranh biện.
Thứ ba là thông qua các nỗ lực ngoại giao và truyền thông như ra sách
trắng, tổ chức hội thảo quốc tế, giảng bài tại các trường đại học ở
nước ngoài, v.v…
Trung Quốc “chiếm sóng”
Trên kênh thứ hai, có thể thấy phía Việt Nam đang yếu thế so với Trung
Quốc. Dù không nhiều, nhưng đã có những bài viết khoa học của học giả
Trung Quốc về vấn đề lãnh hải đăng trên các tạp chí uy tín của thế giới
và khu vực như: Marine Policy, Marine Custom Management, Marine and
Coastal Law Journal (các tạp chí về hàng hải và luật biển), American
Journal for International Law (tạp chí nghiên cứu luật pháp, của Mỹ),
Southeast Asia Studies (tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, của Singapore).
Đây là các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới, nghĩa là uy tín của
chúng được thừa nhận trên phạm vi quốc tế. Một bài viết được đăng trên
những tạp chí loại này mang lại danh tiếng cho sự nghiệp cá nhân của
nhà khoa học – tại một số nước, bậc lương và số lần tăng lương của giáo
sư tỷ lệ thuận với số bài viết khoa học được đăng ở tạp chí đầu ngành.
Quan trọng hơn nữa, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng. Trong ngắn
hạn và trung hạn, nó là tiếng nói có sức nặng với giới khoa học quốc
tế. Trong dài hạn, nó là nguồn tài liệu tham khảo có tác động đáng sợ.
Một nhà khoa học trẻ Việt Nam từng đặt vấn đề: “Giả sử 10-20 năm nữa,
có nhà nghiên cứu phương Tây muốn tìm hiểu về tranh chấp chủ quyền giữa
Việt Nam và Trung Quốc đối với Hoàng Sa – Trường Sa: Cái mà ông ta tìm
thấy sẽ là hàng chục bài viết của học giả Trung Quốc trên các tạp chí
quốc tế nhằm chứng minh Hoàng Sa – Trường Sa là của họ. Lúc đó, ông ta
có muốn khách quan khoa học cũng khó. Tích tiểu thành đại, hàng loạt
bài viết như vậy sẽ làm cán cân sức mạnh nghiêng thêm về phía Trung
Quốc, gây ảnh hưởng rất bất lợi cho Việt Nam”.
Về phía các học giả Việt Nam ở trong nước, cũng đã có những bài viết
khoa học liên quan tới vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa – Trường Sa. Tuy
nhiên, các bài này chỉ được đăng tải bằng tiếng Việt trên các tạp chí
chuyên ngành của Việt Nam (Tạp chí Hán Nôm, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử
Quân sự, Nghiên cứu Phát triển – tạp chí của Thừa Thiên – Huế) . Số
lượng bản in hạn chế – chừng 1.000 bản, phát hành trên diện rất hẹp,
tới mức gần như “lưu hành nội bộ”.
|
Trung Quốc đã đưa bài viết tố cáo “Việt Nam khiêu khích” lên báo Philippines (Philippines Star, 12/6/2014) |
|
Việt Nam yếu thế
Trung Quốc cũng đã có khoảng 60 cuốn sách về Hoàng Sa – Trường Sa, bằng
tiếng Trung và tiếng Anh, như Trung Quốc dữ Trung Quốc Nam Hải vấn đề
(Trung Quốc và vấn đề biển Nam Trung Quốc, Phó Côn Thành – Thủy Bỉnh
Hòa, 2007), Nam Hải chư đảo địa danh luận cảo (Lưu Nam Uy, 1996), Nam
Hải chư đảo địa lý – lịch sử – chủ quyền (Lữ Nhất Nhiên chủ biên,
1992)… Chưa kể, còn hàng chục công trình của các nhà nghiên cứu gốc
Trung Quốc ở Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Anh, Mỹ.
Việt Nam có vài đầu sách, như Cuộc tranh chấp Việt – Trung về hai quần
đảo Hoàng Sa – Trường Sa (Lưu Văn Lợi, Nhà xuất bản Công an Nhân dân,
1995), Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 (Nguyễn Hồng Thao chủ
biên, Nhà xuất bản Sự thật, 11/2008)… Nhưng số lượng chỉ đếm trên đầu
ngón tay, các sách đều bằng tiếng Việt, phát hành rất ít. Đa số là “tài
liệu tham khảo nội bộ” hoặc cũng gần như “lưu hành nội bộ” vì không
được quảng bá và phát hành rộng.
Gần đây, Nhà xuất bản Tri thức bắt đầu tham gia giới thiệu rộng rãi tới
công chúng các cuốn sách nghiên cứu về chủ quyền biển, với mục tiêu
giới thiệu được khoảng 5 đầu sách/năm. Tuy nhiên, theo ông Chu Hảo,
Giám đốc Nhà xuất bản, khó khăn lớn nhất là nguồn kết quả nghiên cứu
của giới học giả Việt Nam còn hạn chế.
Hiện tại, Việt Nam chỉ có ba cơ quan nhà nước từng đặt vấn đề nghiên
cứu chính thức về lãnh hải và luật biển, là Vụ Biển thuộc Ủy ban Biên
giới Quốc gia, Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Tổng cục Quản
lý Biển và Hải đảo. Đếm số lượng các nhà nghiên cứu chuyên sâu vào vấn
đề lãnh hải và Hoàng Sa – Trường Sa, tính cả người đã mất, thì “vét”
trong cả nước được gần một chục người.
Còn Trung Quốc đã có hàng chục cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tranh
chấp lãnh hải và Hoàng Sa – Trường Sa từ hơn nửa thế kỷ qua. Ít nhất,
có thể kể tới trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường đại học Bắc
Kinh, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Sơn, hoặc trực thuộc Ủy ban Nghiên cứu
Biên cương, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v.
Với kênh thứ ba – thông qua việc tổ chức hội thảo quốc tế, đưa các học
giả đi giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài v.v. – thì sự tham
gia của giới khoa học gia Việt Nam càng yếu ớt hơn.
Cộng đồng các nhà khoa học người Việt tại nước ngoài đã có nhiều nỗ lực
nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng giúp Việt Nam tranh biện trong vấn
đề lãnh hải. Chẳng hạn, Tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu (Đại học Luật
Sorbonne), luật gia Đào Văn Thụy từng đọc bài tham luận tại Hội thảo
hè “Vấn đề tranh chấp Biển Đông” (New York, 1998), phân tích lập luận
của Việt Nam và Trung Quốc với nhiều lý lẽ khoa học xác đáng. Tuy
nhiên, không rõ vì lý do gì mà các công trình như vậy lại chưa được phổ
biến chính thức tại Việt Nam.
|
Danh mục một số sách của các học giả TQ và thế giới về tranh chấp chủ quyền và quan hệ VN-TQ. |
Vì đâu giới nghiên cứu Việt Nam yếu thế?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) nhận xét:
“So tương quan lực lượng với Trung Quốc trong chuyện nghiên cứu về lãnh
hải, thì các công trình của học giả Việt Nam vừa ít ỏi, manh mún về số
lượng, lại vừa không được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội.”
Ai cũng biết rằng
điều kiện cần để có bài viết khoa học là một quá trình nghiên cứu tập
trung cao và kéo dài. Nghiên cứu về vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa –
Trường Sa lại càng khó khăn hơn, nó đòi hỏi rất nhiều công sức, thời
gian, kinh phí. Người nghiên cứu phải có khả năng tiếp cận với các tài
liệu cổ bằng nhiều thứ tiếng khó (Hán, Nôm, Pháp, Anh, thậm chí tiếng
Latin), phải bỏ chi phí mua tài liệu, đi thực địa, trao đổi tìm kiếm
thông tin, v.v… Đổi lại, mỗi bài viết trên các tạp chí của Việt Nam
được nhận vài trăm nghìn đồng nhuận bút.
Còn việc đưa bài viết ra tạp chí quốc tế thì gần như không tưởng, bởi
thật khó để các nhà khoa học dồn sự nghiệp cho cả một công trình nghiên
cứu để rồi không biết… đi về đâu, có được đăng tải hay không. Thiếu
kinh phí, khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu “nhạy cảm” là những
vật cản lớn. Chỉ riêng việc dịch bài viết sang một thứ tiếng quốc tế,
như tiếng Anh hay tiếng Trung, cũng đã là vấn đề.
Một nhà nghiên cứu độc lập, ông Phạm Hoàng Quân, cho biết:
“Ở Trung Quốc, việc tuyên truyền về Hoàng Sa – Trường Sa và lãnh hải
được phân chia thành ba cấp. Cấp thấp nhất là cấp phổ thông, cho quần
chúng. Cấp hai và cấp ba là cho các độc giả có trình độ cao hơn và các
nhà nghiên cứu chuyên sâu. Như ở Việt Nam thì chẳng cấp nào phát triển
cả.”
Không có văn bản quy định chính thức, nhưng tài liệu liên quan tới lãnh
hải, biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên được coi là “nhạy
cảm”, “mật”, và một cá nhân khó mà có đủ tư cách để “xin” được nghiên
cứu về Hoàng Sa – Trường Sa hay chủ quyền đất nước. Ông Quân, với tư
cách nhà nghiên cứu độc lập, gặp khó khăn tương đối trong việc tiếp cận
các tài liệu khoa học phục vụ cho công việc. Dĩ nhiên là chẳng bao giờ
ông được mời tham dự những hội thảo chuyên đề về lĩnh vực mình nghiên
cứu – thường chỉ dành cho những nhà khoa học đã có biên chế chính thức ở
một cơ quan nhà nước nào đó.
Với một cá nhân là như vậy. Với các viện nghiên cứu trực thuộc Nhà
nước, tình hình cũng không khả quan hơn. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận
xét:
“Về nguyên tắc, phải là cấp trên đặt hàng, cấp dưới đề đạt lên. Nếu Nhà
nước không đặt hàng, các cơ quan chuyên môn có khả năng làm cũng e dè
không muốn đề xuất. Các cá nhân nghiên cứu độc lập thì không thể có
điều kiện thuận lợi về sưu tập tư liệu, điền dã thực địa, công bố kết
quả của đề tài.”
Không tiếp cận được với các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã đành,
người dân còn không được giới truyền thông cung cấp thông tin và kiến
thức về chủ quyền đất nước. Trong khi, trên thực tế,
“Việt Nam có
đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” - như khẳng
định của Bộ Ngoại giao. (Các tuyên bố ngoại giao theo thông lệ này lại
không kéo theo việc công bố một bằng chứng cụ thể nào, khiến cho người
nghe ngay cả khi muốn tham gia vào một nỗ lực chung để xác lập chủ quyền
cho Hoàng Sa – Trường Sa cũng bớt phần tự tin).
|
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân trong một lần làm “ông đồ cho chữ” ngày Tết. |
Chúng ta có thể làm gì?
Về bản chất, nghiên cứu khoa học là các nỗ lực cá nhân, tuy nhiên, với
những vấn đề thuộc diện “công ích” như tranh chấp chủ quyền, thì Nhà
nước có vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhà nước phải đặt hàng giới nghiên cứu, tạo thành một chiến lược lâu
dài và bài bản, đồng thời để cho giới truyền thông diễn giải và phổ biến
những công trình nghiên cứu chuyên sâu tới quần chúng sao cho tất cả
mọi người đều có ý thức về chủ quyền đất nước. Một số học giả người Việt
Nam ở nước ngoài gợi ý rằng, cách tốt nhất là Nhà nước “xã hội hóa”
công việc nghiên cứu khoa học, bằng cách tạo điều kiện để xã hội dân sự
(tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, quỹ…) tài trợ cho các dự
án khoa học, tạo điều kiện, thậm chí “luật hóa”, để người nghiên cứu
được tiếp xúc với thông tin khi cần.
Một điểm cần lưu ý là hoạt động nghiên cứu phải mang tính liên ngành,
toàn diện, trên mọi lĩnh vực: văn bản học, khảo cổ, địa chất lịch sử,
thổ nhưỡng, công pháp quốc tế…Theo quy luật số lớn, số lượng nghiên cứu
càng nhiều thì khả năng có những công trình chất lượng càng cao.
Sau hết, không thể thiếu nỗ lực công bố các công trình nghiên cứu đó ra
diễn đàn quốc tế, nỗ lực diễn giải và phổ cập chúng tới người dân
trong nước, cũng như, thông qua chính sách “ngoại giao nhân dân”, tới
được dư luận quốc tế và cộng đồng Việt Nam tại nước ngoài.
Đoan Trang
Nguồn: Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và Trung Quốc. Phạm Đoan Trang. Blog Đoan Trang, Thursday, June 12, 2014.
Mời xem lại phần 1 (dưới đây)
"...Trước tình hình đang căng thẳng giữa hai nước “vừa là
đồng chí vừa là anh em” cộng sản Trung Hoa (TC) và cộng sản Việt Nam
(VC), chúng tôi xin giới thiệu một số bài cũ (đã viết từ gần 10 năm
trước) về những quan tâm đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ và quan hệ
TC-VC..."
Nhân Đọc Quyển “Hồi Ức Và Suy Nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao của CHXHCN Việt Nam
Thế Hệ 1975
Tôi rất thích thú khi được đọc quyển “Hồi Ức và Suy Nghĩ” của ông Trần
Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao của nước CHXHCN Việt Nam. Tuy sanh
ra thuộc thế hệ 1975 nhưng tên tuổi của ông Trần Quang Cơ thì tôi đã
từng nghe đến. Có những sự kiện được tiết lộ trong quyển sách làm cho
những người theo dõi tình hình trong nước phải chú ý. Sau đây là những
suy nghĩ của tôi khi đọc quyển sách của ông Trần Quang Cơ, quyển sách mà
gần đây được phổ biến trên internet.
Việt Nam can thiệp vào chuyện nội bộ của Campuchia
Sau 10 năm đi làm “nghĩa vụ quốc tế” tại Campuchia, 26 tháng 9 năm 1989, đoàn quân CSVN trở lại Việt Nam. Nguồn: Wikipedia.org |
Trong thời điểm các nước đang ngoại giao để tìm giải pháp cho vấn đề
Campuchia thì ta thấy rằng các nước nhỏ hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các
nước lớn. Trong lịch sử thế giới, sự lệ thuộc của những nước nhỏ vào
những nước lớn thì lúc nào cũng có, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên,
điều làm ta chú ý trong quyển sách này là tình hình của Campuchia hầu
như hoàn toàn do các nước khác sắp xếp, các phe phái người Campuchia
không có quyền quyết định gì trong việc giải quyết vấn đề của đất nước
họ. Việt Nam trong thời điểm được miêu tả trong quyển hồi ức thì chịu
ảnh hưởng của Liên Xô. Ngược lại, những nước nhỏ như Campuchia và Lào
lại chịu sự chi phối của những nước lớn hơn như Việt Nam, Trung Quốc,
Liên Xô, v.v.
Việt Nam không những chi phối Campuchia mà còn can thiệp sâu vào những
chuyện nội bộ của Campuchia. Việt Nam mang quân sang Campuchia và sau đó
còn đóng quân trong một thời gian rất dài. Khi bị thế giới phản đối đòi
phải rút quân thì Việt Nam vẩn muốn giải quyết vấn đề nội bộ của
Campuchia, không tôn trọng chủ quyền và quyền quyết định của người
Campuchia. Từ vấn đề Việt Nam chiếm đóng Campuchia, đến quan điểm của
đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề “diệt chủng” của Khmer Đỏ, đến “giải
pháp Đỏ”, đến “công thức 6+2+2+2+1” cho ta thấy Việt Nam can thiệp rất
sâu và thao túng vấn đề nội bộ của Campuchia.
Cũng liên quan đến vấn đề một nước can thiệp vào công việc nội bộ của
một nước khác thì những năm gần đây nhà nước Việt Nam thường phản đối
rằng những nước chỉ trích Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, và tự
do tôn giáo, v.v. là can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Qua vấn
đề này ta thấy rằng lý do “can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam” mà
nhà nước Việt Nam thường đưa ra để bác bỏ những chỉ trích về những vi
phạm của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo là một lý do
không chính đáng và không logic. Khi Việt Nam đem quân sang Campuchia và
can thiệp trắng trợn vào chuyện nội bộ của Campuchia thì đảng Cộng Sản
Việt Nam gọi đó là “nghĩa vụ quốc tế”, còn khi các nước thường xuyên
viện trợ cho Việt Nam gợi ý đảng CSVN về những quyền vi phạm về dân chủ,
nhân quyền, và tự do tôn giáo thì đảng CSVN thường dựa vào lý do “can
thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam”. Ta có thể nói rằng đảng CSVN
thường dùng lý do không chính đáng đó để mị dân, tránh né dư luận quốc
tế, và tự bào chửa cho việc Việt Nam vi phạm những công ước quốc tế về
dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo mà Việt Nam đã ký kết.
Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không vì quyền lợi của tổ quốc
Tôi lấy làm thất vọng khi biết được có những nhân vật chóp bu trong đảng
CSVN có quyền quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước không đặc
quyền lợi của tổ quốc lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc. Thật buồn cười khi ta thấy khi phe xã hội chủ nghĩa bị khủng
hoảng, bộ chính trị đảng CSVN vẩn đánh giá rằng “dù bành trướng thế nào
Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa!” Và đảng CSVN cũng muốn
cùng Trung Quốc “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Điều này cho chúng ta thấy
rằng vì muốn bang giao với Trung Quốc, bộ chính trị đảng CSVN đã không
nghĩ đến việc bảo vệ tổ quốc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc,
bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Bộ chính trị chỉ có một số người nhưng họ
có toàn quyền đưa ra những quyết định có ảnh hưởng lớn đối với đất nước,
đối với dân tộc, và họ không xem quyền lợi của tổ quốc là gì cả. Những
quyết định của bộ chính trị rất mờ ám và toàn dân không được biết.
Cũng cần phải nói thêm rằng trước khi phe xã hội chủ nghĩa bị khủng
hoảng và khi còn chổ dựa Liên Xô thì đảng CSVN sẵn sàng đối đầu với
Trung Quốc. Vào năm 1988, khi xảy ra những cuộc tranh chấp giữa Việt Nam
và Trung Quốc ở Trường Sa thì Việt Nam công khai phản đối Trung Quốc và
phản đối một cách mạnh mẻ. Tôi nhớ lúc đó tôi còn học lớp 7, vào một
ngày thứ Hai, trong giờ chào cờ ông thầy hiệu trưởng ở trường tôi có
dành một chút thời gian đứng trước bản đồ để giải thích cho học sinh
nghe về chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Tất nhiên lúc đó bọn học
sinh chúng tôi cũng đã được nghe thầy hiệu trưởng giảng về mưu đồ của
“bọn bành trướng Bắc Kinh”.
Đó là những gì xảy ra trước khi Việt Nam vẩn còn chỗ dựa ở Liên Xô.
Nhưng sau khi không còn có thể dựa vào Liên Xô nữa thì đảng CSVN đành
phải khúm núm với Trung Quốc để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”, bảo vệ quyền
lợi của đảng CS và không màng gì đến quyền lợi của đất nước. Những miêu
tả của ông Trần Quang Cơ trong quyển hồi ức cho ta thấy điều đó. Thêm
vào đó, những sự kiện gần đây như hiệp ước trên bộ và trên biển giửa
Việt Nam và Trung Quốc, mà nhiều người nghĩ Việt Nam nhượng bộ Trung
Quốc rất nhiều, và sự kiện các ngư phủ Thanh Hoá bị hải quân Trung Quốc
bắn trên lãnh hải Việt Nam cho ta thấy vì bảo vệ quyền lợi của họ, bộ
chính trị và đảng CSVN bất chấp tất cả, kể cả hy sinh quyền lợi của dân
tộc và mạng sống của thường dân vô tội Việt Nam.
Lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc và quyền lợi của Trung Quốc
Ngược lại với sự ích kỷ, hy sinh quyền lợi dân tộc của đảng CSVN, qua
quyển hồi ức này ta thấy đảng Cộng Sản Trung Quốc đặt quyền lợi dân tộc
của họ lên trên hết. Họ luôn muốn thực hiện ý đồ bành trướng của họ để
làm lợi cho người Trung Hoa. Ông Trần Quang Cơ cũng nói đến việc “Trung
Quốc uốn mình để thích nghi với thế cực”. Đảng CS Trung Quốc đã sẵn sàng
thân với Liên Xô và Hoa Kỳ khi cần thiết để củng cố quyền lợi của họ.
Đảng CS Trung Quốc không ngần ngại bang giao với một nước khác ý thức hệ
với họ giống như Hoa Kỳ. Trong khi đó, cũng là đảng CS, nhưng đảng CSVN
vẫn muốn “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Hiện tại, tuy đã bình thường hóa
quan hệ ngọai giao với Mỹ nhưng vẩn có nhiều vị trong bộ chính trị đảng
CSVN vẩn xem Hoa Kỳ là kẻ thù, vẫn lo ngại Hoa Kỳ dùng “diễn tiến hòa
bình” để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Hoa Kỳ
Đại sứ CHXHCNVN tại Ý, Nguyễn Anh Vũ, trình bày với báo giới cuộc xâm lăng năm 1979 của TC. Nguồn: OntheNet. |
Cũng liên quan đến “diễn biến hòa bình”, Việt Nam nên có thái độ như thế
nào trong mối quan hệ với Hoa Kỳ? Ông Trần Quang Cơ có nêu lên bốn sai
lầm lớn nhất trong đường lối ngoại giao của đảng CSVN trong đó có vấn đề
dính líu sâu vào nội bộ của Campuchia và bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa
quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1977. Ông Trần Quang Cơ cũng đã dự
báo rằng “TQ là nguồn xuất xứ chính của những thách thức đe dọa đối với
chủ quyền về toàn vẹn lãnh thổ cũng như đối với an ninh và phát triển
của VN”. Ông Trần Quang Cơ cũng đề nghị Việt Nam nên thúc đẩy bang giao
với Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc. Ông ta cũng gợi ý chính phủ
Việt Nam nên có những chính sách hợp lý để tranh thủ sự đóng góp của các
Việt Kiều cho tổ quốc.
Tôi rất đồng ý với ông Trần Quang Cơ ở những điểm nêu trên. Rất tiếc là
đảng CSVN chưa làm được những điều nàỵ Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam
và Trung Quốc vẫn không được dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn
nhau. Qua quyển hồi ức ta thấy được sự lừa bịp của đảng CS Trung Quốc
đối với đảng CS Việt Nam ở Thành Đô, thái độ xấc xược của ông Từ Đôn Tín
và những nhân vật ngọai giao khác của Trung Quốc. Ta cũng thấy được sự
ngây thơ và yếu kém về ngoại giao của các nhân vật như Nguyễn Văn Linh
và Đỗ Mười khi họ muốn đối thoại trực tiếp với Trung Quốc mà không thông
qua bộ ngoại giao. Ta cũng thấy được sự không bình đẳng trong quan hệ
giữa Việt Nam và Trung Quốc qua sự kiện gần đây ở Vịnh Bắc Bộ khi các
ngư dân Thanh Hóa bị hải quân Trung Quốc bắn chết, sau đó Trung Quốc còn
vu khống họ là những hải tặc, và thái độ bạc nhược của Việt Nam không
dám phải đối mạnh mẽ để bênh vực cho những ngư dân vô tội. Trong khi đó,
quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẩn chưa được gần gũi lắm. Việt Nam vẩn
còn e ngại Hoa Kỳ là kẻ thù củ và “diễn biến hòa bình” của Mỹ. Tiềm
năng của các Việt Kiều vẩn chưa được tận dụng thích đáng.
Nói tóm lại, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ với tất cả các nước, kể cả
Trung Quốc và Hoa Kỳ, trên cơ sở bình đẳng thật sự và tôn trọng lẫn
nhau. Đặc biệt là Việt Nam nên tiến lại gần Hoa Kỳ hơn nữa và tận dụng
mối quan hệ đó để làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc và để bảo vệ quyền
lợi của tổ quốc trước sự đe dọa của nước láng giềng phương Bắc. Chính
phủ Việt Nam cũng nên có những chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho
các Việt Kiều về giúp tổ quốc và những lợi ích của dân tộc, chứ không
phải giúp riêng đảng CSVN.
Tuổi trẻ Việt Nam nên làm gì?
[Tình Hữu Nghị Việt Nam - Trung Hoa (越南—中国) | Sáng tác: Đỗ Nhuận, Ca sĩ: Trần Dũng] |
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, đặc biệt là những chuyển
biến có ảnh hưởng đến Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam nên làm gì để đóng
góp cho đất nước?
Qua quyển hồi ức của ông Trần Quang Cơ tôi thấy rằng tất cả người dân
Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, nên tìm hiểu sự thật để biết rõ những
quyết định quan trọng của đảng CSVN làm ảnh hưởng đến quyền lợi tổ quốc
và dân tộc. Tất nhiên chúng ta sẽ không tìm hiểu được hết tất cả những
gì xẩy ra ở thượng tầng, tuy nhiên chúng ta biết càng nhiều sự thật thì
càng tốt. Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa chúng ta có rất nhiều
phương tiện đệ tìm hiểu sự thật, chẳng hạn như qua internet, báo, đài
từ nhiều nguồn khác nhau.
Tuổi trẻ Việt Nam cũng nên đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do và
dân chủ thật sự. Bởi vì chỉ có tự do dân chủ thật sự, không độc tài, mới
cho phép chúng ta tìm hiểu và bày tỏ ý kiến về những vấn đề hệ trọng
của đất nước, giống như vấn đề đưa quân sang một nước khác và vấn đề
lãnh thổ, lãnh hải, v.v.
Chỉ có tự do và dân chủ thật sự thì mới cho phép chúng ta bầu ra những
người đại diện cho dân, vì quyền lợi của đất nước và dân tộc. Chỉ có
những người đại diện cho dân chính đáng đó mới có quyền quyết định một
cách công khai những vấn đề quan trọng đối với quốc gia dân tộc, chứ
không phải như hiện giờ: những người trong bộ chính trị không là những
đại diện thật sự của nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước trong mờ ám và không có lợi cho quốc gia, dân tộc.
U.S.A. 15/04/2005
Bài hát Tình Hữu Nghị Việt Nam - Trung Hoa (越南—中国)
Đôi điều suy nghĩ về “Hồi ức và Suy nghĩ”
Người Sài Gòn
Ba mươi năm rồi cũng qua đi, qua rồi cái thời người dân xếp hàng mua nhu
yếu phẩm và qua rồi cái cảnh con heo chỉ ăn lục bình và rau muống để
chờ ngày hóa kiếp. Đất nước cũng đã thay đổi với ngần thời gian ấy,
nhưng những vết hằn trong tâm trí người dân khó mà đổi thay, những bàng
hoàng của những năm đầu sống trong xã hội mới chưa nguôi ngoai thì những
lần đổi tiền trong nửa đầu thập niên 80 như những vết cắt làm điêu đứng
bao con người Việt… Những vết hằn kia khó mà phôi phai, những vết cắt
kia khó mà liền da bởi những bất công vẫn xảy ra hàng ngày ở mọi nơi,
bởi những định kiến mà chính quyền hiện tại dành cho những gì có liên
quan đến chế độ cũ, bởi những khối đen vô hình luôn đè lên đời sống xã
hội và đời sống chính trị của người dân.
Trong vô vàn nỗi đau 30 năm không thể không kể đến nỗi đau của những bà
mẹ mất con, nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất bố, của
những chàng trai bỏ lại một phần thân thể và quãng đời tuổi trẻ ở chiến
trường K (Kampuchia). Cho đến ngày hôm nay nhiều người không hiểu ngoài
lí do “Nghĩa vụ quốc tế cao cả” mà chính quyền đưa ra thì còn lí do nào
khác đã đẩy con em họ vào cuộc chiến đó? Một cuộc chiến được cho là
“Nghĩa vụ quốc tế cao cả” mà sao có nhiều thanh niên thời đó “trốn nghĩa
vụ” đến như vậy?
Không một ai được giải thích thấu đáo về lí do của cuộc chiến nhưng hậu
quả của nó thì mọi người đều thấy rõ! Những thương phế binh một chân
tuổi bốn mươi tìm không khó ở đất nước này nhất là ở miền Đông và Tây
Nam bộ; Một xã có đến hàng trăm thương binh, nhiều gia đình có 3 con là
liệt sĩ… Thế có ai đã hỏi về những hậu quả của Cuộc chiến Biên giới Tây
Nam ngoài hậu quả trên, xin thưa đó là tâm trạng hoang mang của giới trẻ
vào những đợt khám nghĩa vụ quân sự và hơn tất cả là đất nước bị quốc
tế cô lập ròng rã hơn mười năm trường.
Tôi cũng như bao người khác đã không tin đó là sự thật; tin rằng cuộc
chiến trên là nghĩa vụ cao cả; tin rằng giai đoạn khó khăn đó là thời kỳ
quá độ để đất nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội mà sách giáo khoa về môn
lịch sử bậc trung học luôn nhắc đến; tin rằng “người Mỹ” không bang giao
với Việt Nam là do họ “bại trận” trong Cuộc chiến Việt Nam. Nhưng qua
cuốn hồi ký của Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, tôi phần nào
hình dung ra được nguyên nhân của những sự việc trên…
Than ôi! Trong Cuộc chiến Biên giới Tây Nam phía sau của cái gọi là
“Nghĩa vụ Quốc tế cao cả” là một sự thật quá phũ phàng xương máu người
Việt chỉ là công cụ để bành trướng Chủ nghĩa Cộng Sản theo ý chủ quan
của người Cộng Sản. Hay xương máu người Việt đổ xuống trong cuộc nội
chiến Nam Bắc vẫn chưa bảo đảm sự an toàn cho vị thế của Đảng Cộng Sản
trên đất nước này nên họ cần phải xây dựng tiếp những thành trì bảo vệ…
Vì thế chiến trường K là nơi để Đảng Cộng Sản nướng bao sinh linh người
Việt, tại sao vấn đề ý thức hệ lại được đặt cao hơn cuộc sống cơ cực của
dân tình, không lẽ đất nước được thu về một mối vẫn chưa là mục đích
sau cùng của cuộc nội chiến Nam Bắc mà Đảng Cộng Sản cho là “Cuộc chiến
đánh đuổi Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngụy quyền”, là “Công cuộc Giải
phóng Dân tộc”. Và Chiến trường K cũng là nơi Đảng Cộng Sản nhấn chìm
tương lai đất nước Việt Nam tiếp theo những việc làm sai lầm đối với
người Việt, sao không chấp nhận cuộc bầu cử đa đảng ở Kampuchia để đất
nước có được nhiều mối bang giao rộng rãi hơn, âu điều đó có lợi cho dân
tộc Việt Nam hơn cả.
Suốt hơn hai mươi năm trường đời sống người dân thiếu thốn mọi bề, cứ
nghĩ rằng đất nước bị nước Mỹ cô lập nhưng nay mới thấy đất nước rơi vào
tình trạng bị quốc tế cô lập là do chính sách ngoại của Đảng và Nhà
nước. Chính sách ngoại giao không lấy lợi ích của dân tộc làm trung tâm
và càng thất vọng hơn khi thấy trong quá khứ và cho đến hiện tại Chính
quyền đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội bang giao với những quốc gia Phương Tây
chỉ vì chính sách ngoại giao không khôn khéo; Chẳng hạn như trong vấn đề
bang giao với Hoa Kỳ cơ hội đã đến từ nửa cuối thập niên 70, nếu ngay
từ thời điểm đó chính quyền giữ đường lối ngoại giao trung lập, quyết
tâm xây dựng đất nước thì…
Đó là những ưu tư trăn trở cho quá khứ, cho những hậu quả gây ra từ
những sai lầm của Đảng Cộng Sản mà dân tộc Việt Nam đang gánh chịu,
chúng làm cho tim ta đau nhói mỗi thấy một đoàn người ở vùng quê miền
Bắc vào lập nghiệp ở Đồng Tháp Mười, nơi mà cuộc sống cũng khác gì cuộc
sống của họ nơi cố hương, khác chăng là họ không còn lo vỡ đê sông Hồng
mà thay vào đó họ phải chống chọi với những cơn lũ của sông Cửu Long mà
hơn mười năm nay lũ miền Tây Nam bộ trở nên hung hăng và đầy phẫn nộ… Do
Trung Quốc xây quá nhiều đập nước ở thượng nguồn sông Mê-Kông.
Không chỉ có sông Mê-Kông, biên giới phía bắc và cả vấn đề Biển Đông.
Chính quyền Trung Quốc tỏ thái độ không tôn trọng chủ quyền của Việt
Nam, nhưng người dân sẽ bàng hoàng hơn khi biết được sự nhân nhượng một
cách nhu nhược và khó hiểu của Chính quyền Việt Nam. Người dân nào biết
được Hiệp định Biên giới Việt-Trung đã cướp đi Thác Bản Dốc và Ải Nam
Quan đã gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, Hiệp định phân chia Vịnh
Bắc Bộ đã khoét sâu vào hải phận của Việt Nam. Và sẽ thật tê tái lòng
khi người dân biết được ngư dân Thanh Hóa, qua báo chí được kêu gọi giúp
đỡ, bị lính tuần duyên Trung Quốc sát hại bị Bộ
Ngoại giao Trung Quốc gán cho cái tội cướp biển. Chính quyền Việt Nam đâu rồi?
Đọc qua cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” mới thấy sự nhu nhược của chính
quyền trong nước trước Trung Quốc là một sự dễ hiểu; trong quá khứ họ
đã “cúi đầu” nhận Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm “người thầy” hướng dẫn họ
xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên đất nước này, hướng dẫn họ “cải tạo”
người dân… Cho nên ngày nay, vì Chủ nghĩa Xã hội vì lý tưởng Cộng Sản mà
họ phải im lặng khi người dân bị ngoại bang sát hại. Im lặng trước tội
ác cũng chính là thỏa hiệp với nó; người dân đất nước tôi phải sống với
chế độ độc tài Cộng Sản cho đến bao giờ đây? ngày nào còn sống với nó
dân tộc tôi còn phải chịu hai gộng kềm: một là đảng Cộng Sản Việt Nam,
hai là đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Sài Gòn, tháng 4, 2005
2008: Tấm bản đồ TC định dùng trong cuộc xâm lăng (dài 31 ngày) Việt
Nam do South China Morning Post [Hoa Nam Tảo Báo] đăng tải. Chính phủ
CHXHCNVN đã chính thúc phản đối TC về dự án xâm lăng này. Nguồn: What If
(China invades Vietnam edition), DAVE SCHULER. 2008 |
Theo DCVOnline
TS Hà Vũ: ‘TQ chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN thay đổi mới có liên minh quân sự Việt-Mỹ’
Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, xuất thân từ một gia đình ‘công
thần’ với đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng bao giờ Trung Quốc chiếm nốt
Trường Sa, chính thể Việt Nam thay đổi, mới có thể có liên minh quân sự
giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Hà Vũ
|
Nhận định của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra giữa bối cảnh tranh
chấp Biển Đông tiếp tục leo thang với giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào
khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, làm khơi dậy những tranh luận
về khả năng Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ để đối phó với sự xâm
lược từ Bắc Kinh.
Trong ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay không có phe thân Tây hay
phe thân Tàu, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng cộng
sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân dân và quốc gia.
Cù Huy Hà Vũ |
Việt-Mỹ có thể đồng hành quân sự với nhau hay không và lợi-hại của việc
này ra sao? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa Trà Mi VOA Việt ngữ
hôm nay với Tiến sĩ luật Hà Vũ, người cách đây 4 năm từng tuyên bố rằng
‘Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại để bảo vệ chủ quyền
trước sự lấn lướt của Trung Quốc’ vì ‘chỉ có Mỹ với tư cách cường quốc
duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự’ mới
có thể giúp Việt Nam ‘giải bài toán an ninh lãnh thổ.’
Con trai cố thi sĩ Cù Huy Cận cũng là người đã nhiều lần kiến nghị giới
lãnh đạo Việt Nam tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền
quốc gia trước hiểm họa bành trướng của Trung Quốc.
VOA: Theo ông, với tình hình hiện nay, về phía Mỹ, chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam có khả thi?
TS Hà Vũ:
Hoàn toàn khả thi. Mỹ với tư cách siêu cường thế
giới có lợi ích toàn cầu thì mọi xung đột quân sự trên thế giới đều ảnh
hưởng tới quyền lợi của Mỹ, ảnh hưởng tới bối cảnh hợp tác của Mỹ với
các nước. Cho nên, bắt buộc Mỹ phải quan tâm đặc biệt là hiện nay Trung
Quốc đã thể hiện quá rõ ràng hành động xâm chiếm lãnh thổ của các nước
ở Đông Á.
VOA: Khả thi, nhưng thiện chí của Mỹ trong chuyện ‘đồng hành
quân sự’ với Việt Nam ra sao? Với cách phản ứng của Mỹ trước các hành
động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay dừng lại ở mức ‘lên tiếng
phản đối’ và ‘bày tỏ quan ngại’, người ta nghi ngờ khả năng Mỹ tiến gần
hơn với Việt Nam để ‘tái cân bằng lực lượng’ ở Châu Á là chưa mấy tích
cực. Ý kiến ông thế nào?
TS Hà Vũ:
Mọi người không hiểu đúng chính sách của Mỹ. Mỹ đặc
biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng.
Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt
quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Thế nhưng,
việc sẵn sàng can dự từ phía Mỹ để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền phải
có điều kiện, phải có hiệp ước liên minh quân sự.
VOA: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi những quyền lợi về thương
mại-quân sự với bạn hàng rất lớn là Trung Quốc để đi bảo vệ những nước
nhỏ hơn trong khu vực?
TS Hà Vũ:
Không phải lúc nào quan hệ với nước lớn cũng đè bẹp
quan hệ với nước nhỏ. Ở đây còn có vấn đề chính nghĩa. Nếu chỉ thấy
Trung Quốc là nước rất lớn mua hàng hóa của mình mà mặc kệ Trung Quốc
muốn làm gì làm, thì đến lúc nào đó, chính sách chỉ trọng đồng tiền sẽ
dẫn đến việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự dẹp tan quyền lợi của Mỹ.
Việc Mỹ ủng hộ Việt Nam về mặt quân sự chống lại xâm lược Trung Quốc
cũng chính là bảo vệ quyền lợi của Mỹ, không chỉ bảo vệ đường giao
thông hàng hải ở Đông Á mà còn để khẳng định với Trung Quốc rằng phải
chấm dứt ngay những hành động phiêu lưu quân sự. Tóm lại, Mỹ nhất thiết
phải ủng hộ Việt Nam. Nhưng Mỹ chỉ có thể ký hiệp định liên minh quân
sự với một nước có chế độ chính trị, nếu không hoàn toàn thân thiện,
thì cũng không thù địch. Mỹ luôn có chính sách chống lại chủ nghĩa cộng
sản vì đó là chủ nghĩa vô nhân, xâm hại những quyền căn bản của con
người. Bây giờ Việt Nam vẫn duy trì chế độ chống lại con người ấy mà Mỹ
lại ủng hộ chế độ đó thì không khác gì phản lại lý tưởng vì con người
của mình, phản lại các giá trị nhân bản của Mỹ và của thế giới.
|
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đến đài VOA để dự cuộc phỏng vấn (Ảnh: Khải Nguyễn) |
|
VOA: Quan hệ Việt-Mỹ lâu nay vẫn có những rào cản. Với cuộc
đối thoại nhân quyền vừa diễn ra tháng rồi và tình hình Biển Đông hiện
nay, ông dự kiến sẽ trông thấy những điều gì sắp tới?
TS Hà Vũ: Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam tất yếu phải
liên minh quân sự với Mỹ. Muốn vậy, Việt Nam phải từ bỏ chế độ độc tài,
phải trao lại quyền làm chủ đất nước cho người dân thông qua bầu cử
công khai, tự do, có sự giám sát của Liên hiệp quốc. Mỹ trong cuộc đối
thoại nhân quyền tháng 5 qua đã đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền,
trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến và hủy các căn cứ pháp lý dựa
vào đó bỏ tù họ. Việt Nam cũng đã có những cam kết sẽ cải thiện. Đây
không phải là vấn đề nhân nhượng mà là cái thế bắt buộc Việt Nam phải
cải thiện nhân quyền. Vì nếu không, những thứ khác sẽ ách tắc, từ việc
gia nhập Hiệp định tự do thương mại TPP cho đến sự hỗ trợ từ Mỹ chống
xâm lược từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cảnh báo rằng cộng sản Việt Nam
nói không đi đôi mà thậm chí còn ngược lại với hành động. Họ cam kết
điều này điều kia với Mỹ và Liên hiệp quốc với tính chất thủ đoạn,
chiến thuật câu giờ để chế độ cộng sản tồn tại được lúc nào hay lúc nấy.
Cho nên, tôi thật sự hoàn toàn không tin tưởng vì hiện nay đảng cộng
sản Việt Nam vẫn đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích dân tộc.
VOA: Nhiều người nói trong nội bộ đảng vẫn chưa thống nhất được
chính sách thân Tây hay thân Tàu vì giữa lúc Bộ Ngoại giao kêu gọi Mỹ
‘có hành động mạnh mẽ hơn’ để bảo vệ hòa bình Biển Đông thì Bộ Quốc
phòng, tại Đối thoại Shangri-la, nói quan hệ Việt-Trung nhìn chung tốt
đẹp và rằng ngay trong gia đình còn có xích mích huống chi là các nước
láng giềng, va chạm là điều khó tránh khỏi.
TS Hà Vũ: Trong ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay không có
phe thân Tây hay phe thân Tàu, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc
tài của đảng cộng sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân dân và quốc
gia. Tuy nhiên, trong cách hành xử họ có sự phân công. Bên đảng tập
trung vào chuyện hòa hiếu với Trung Quốc. Bên nhà nước thì tìm cách kéo
sự can thiệp của phương Tây giúp giải tỏa phần nào tâm lý người dân
trước hành vi xâm lược của Trung Quốc vì hiện giờ người dân vô cùng
phẫn nộ trước các chính sách của nhà nước đối với Trung Quốc.
VOA: Theo ông, không có phe thân Tây hay thân Tàu trong nội bộ
đảng, chỉ có một phe thân lợi ích của chính họ mà thôi. Vậy những điều
kiện như thế nào cần và đủ để giới lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải thay
đổi vì quyền lợi đất nước?
TS Hà Vũ: Điều kiện để họ thay đổi là Trung Quốc tiến tới xâm
lược nốt quần đảo còn lại là Trường Sa. Trong trường hợp đó, nhân dân
và quân đội Việt Nam sẽ phải có hành động chính thức buộc đảng cộng sản
từ bỏ quyền lực của mình, lập chính phủ mới hoàn toàn của dân. Chính
phủ đó lúc ấy mới có thể đặt vấn đề liên minh quân sự với Mỹ và chỉ
trong trường hợp đó Mỹ mới có thể giúp Việt Nam về mặt quân sự để bảo
toàn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.
VOA: Có người cho rằng nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì
mất Biển Đông, mất chủ quyền; nhưng nghiêng về Mỹ thì tự biến mình
thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột
chiến tranh và nhiều rủi ro với Trung Quốc. Ý kiến ông ra sao?
TS Hà Vũ: Ý kiến đó hoàn toàn sai lầm. Trong quan hệ quốc tế
ngày nay là bảo vệ quyền lợi của nhau chứ không phải liên kết với nhau
để chống lại hay xâm hại quyền lợi của nước khác.
VOA: Từ kinh nghiệm của Việt Nam với Mỹ trong quá khứ, cũng có
người lo ngại rằng kết thân với Mỹ, trong trường hợp nào đó, khi quyền
lợi của Mỹ ngả nghiêng về một hướng khác thì Việt Nam cũng có thể bị bỏ
rơi một lần nữa.
TS Hà Vũ: Tôi không nghĩ như vậy. Khi Việt Nam và Mỹ thật sự
cần đến nhau thì không có khái niệm Mỹ bỏ rơi Việt Nam hay ngược lại.
Nếu chế độ độc tài của đảng cộng sản Việt Nam được giải thể thì Mỹ chắc
chắn sẽ coi Việt Nam không những là nước bạn, mà còn là nước có thể
hợp tác trong mọi lĩnh vực để cùng nhau phát triển.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Trà Mi-VOA
Theo VOA
Tàu sân bay Mỹ đến Vùng Vịnh
Tàu sân bay George HW Bush đã sẵn sàng nếu Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào Iraq
Hoa Kỳ nói họ sẽ điều tàu
chiến đến Vùng Vịnh để chuẩn bị cho khả năng dùng quân sự của
Tổng thống Barack Obama nếu tình hình tại Iraq tiếp tục xấu
đi.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã ra
lệnh cho tàu sân bay USS George HW Bush chở hàng chục máy bay
chiến đấu di chuyển đến phía Bắc Biển Ả Rập.
Trong lúc này, Iran nói họ sẵn
sàng hợp tác với Mỹ để chiến đấu với những phiến quân Hồi
giáo dòng Sunni ở Iraq.
Đến lúc này, phiến quân đã chiếm được một số thành phố và đang siết chặt vòng vây quanh thủ đô Baghdad.
‘Không triển khai quân’
Chiến đấu dưới ngọn cờ của Nhà nước Hồi
giáo ở Iraq và Vùng Levan (ISIS), phiến quân Sunni xem những
người dòng Shia ở Iraq là ‘bọn tà giáo’.
Lực lượng an ninh Iraq, được ngày càng đông
các chiến binh Shia và người Kurd tăng viện, đang cố gắng có
chỗ đứng ở các tỉnh Salahaddin và Diyala nằm về phía bắc
Baghdad.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng ông
phải cần vài ngày để quyết định cần có hành động gì đối
với Iraq nhưng nhấn mạnh rằng sẽ không triển khai quân Mỹ.
Thủ tướng Maliki thề sẽ tiêu diệt phiến quân
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi các
lãnh đạo chính trị Iraq hãy để khác biệt qua một bênh để cùng
nhau đẩy lùi cuộc tấn công của phiến quân Hồi giáo.
Ông kêu gọi Chính phủ Iraq phê chuẩn kết
quả bầu cử mới đây không trì hoàn và tuân thủ lộ trình thành
lập chính phủ mới theo Hiến pháp.
Các phóng viên cho rằng Mỹ đang bất mãn
với Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki và chính phủ do người Shia
chiếm đa số của ông vì không chú tâm đến những lo lắng của
người Sunni và người Kurd.
Trước đó, phát biểu trước quân đội ở
thành phố Samarra, phía bắc Baghdad, Thủ tướng Maliki nhấn mạnh:
“Đây sẽ là bắt đầu sự kết thúc của chúng (các chiến binh
Hồi giáo).”
Giáo sỹ dòng Shia cao cấp nhất ở Iraq,
Đại giáo sỹ Ali al-Sistani, đã ra lời kêu gọi người Shia cầm
lấy vũ khí và có tin hàng ngàn người đã gia nhập lực lượng
dân quân.
Nỗi lo sợ ISIS sẽ khơi mào cho cuộc nổi
dậy rộng lớn hơn của người Sunni đã gia tăng sau khi có tin rằng
những nhóm khác đã tham gia tiến quân cùng phiến quân.
Vai trò của Iran
Phóng viên BBC Jim Muir ở miền bắc Iraq đã
nói chuyện với Tướng Muzhir al Qaisi, phát ngôn nhân của Hội
đồng Quân sự các nhà Cách mạng Iraq, một nhóm Hồi giáo Sunni
đã tiến quân vào Mosul cùng với các chiến binh ISIS.
Các chiến binh ISIS đang trên đường tiến về thủ đô Baghdad
Tướng al Qaisi gọi ISIS là kẻ thù của lực
lượng của ông nhưng ông nói ông không muốn xung đội với ISIS để
làm chậm đà tiến quân của họ về Baghdad lật đổ chính phủ
Shia.
Trong lúc này, Tổng thống Iran Hassan
Rouhani cho biết ông đã đề nghị được giúp đỡ Baghdad trực tiếp
nhưng bác bỏ việc ông đã điều quân đến tham chiến ở Iraq.
Tuy nhiên, phóng viên BBC Kasra Naji ở Iraq
đã được thông báo rằng hơn 130 thành viên của lực lượng Vệ binh
Cách mạng Iran (Quds) đã đến Iraq để huấn luyện và cố vấn.
Một viên tướng Iran cũng được rằng đã có mặt ở Baghdad.
Tướng Qassem Suleimani, chỉ huy tối cao của
Quds, được cho là đang tổ chức các nhóm dân quân Shia của Iraq
trung thành với Iran.
Từ Baghdad, phóng viên Richard Galpin của BBC tường thuật:
“Một hàng dài xe chở quân đi nhanh qua
đường phố trung tâm Baghdad hôm thứ Bảy ngày 14/6 chở đầy những
người vũ trang đầy đủ.
Đây là bằng chứng cho thấy lời kêu gọi
cầm lấy vũ khí của Đại giáo sỹ Ali al-Sistani đã được người
dân thủ đô cũng như các thành phố khác, nhất là ở miền Nam nơi
có đông đảo người Shia, lắng nghe.
Một giáo sỹ nói rằng họ sẽ chiến đấu
đến cùng và sẽ ‘đổ máu’ để dọn sạch những ‘kẻ khủng bố’
ISIS khỏi đất nước Iraq.”
(BBC)