Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Tin ngày 17/1/2013

  • Mỹ cảnh cáo Bình Nhưỡng là không nên thử nghiệm nguyên tử (RFI) - Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, ông Kurt Campbell, vào hôm nay, 16/01/2013, đã lưu ý Bình Nhưỡng là không nên có hành động khiêu khích. Lời cảnh cáo này được nhắc lại trong bối cảnh quốc tế quan ngại là Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị một cuộc thử nghiệm hạt nhân mới của Bắc Triều Tiên.
  • Miến Điện hủy bỏ một đạo luật trấn áp ly khai (RFI) - Miến Điện lại có thêm bước tiến mới trong tiến trình cải cách hệ thống chính trị được tiến hành từ hơn một năm qua. Hôm nay 16/01/2013, theo nguồn tin của báo chí nhà nước, chính quyền Miến Điện đã quyết định hủy bỏ một bộ luật nhằm bỏ tù những người đối lập với chế độ độc tài quân sự trước đây.
  • Hoa Kỳ và Miến Điện đàm phán về vấn đề không phổ biến hạt nhân (RFI) - Theo hãng AFP vào hôm nay, 16/01/2013, trích dẫn nguồn tin chính thức, Hoa Kỳ và Miến Điện đã bắt đầu cuộc thảo luận trên vấn đề không phổ biến hạt nhân. Sự kiện này diễn ra vài tháng sau khi chính quyền Naypyidaw thông báo ý định ký một nghị định thư then chốt của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA.
  • Dầu hỏa, gấu trúc và đô la (RFI) - Trong mắt các nhà bảo vệ môi trường, gấu trúc là biểu tượng của cuộc đấu tranh bảo vệ những loai động vật trên đà diệt chủng. Còn đối với các nhà chức trách Bắc Kinh, những con gấu với hai màu đen trắng này lại là một công cụ ngoại giao vô cùng hữu ích.
  • Nhật Bản ve vãn Đông Nam Á để đối phó với Trung Quốc (RFI) - Việc các nhà lãnh đạo Nhật Bản, liên tiếp trong vòng ba tuần lễ thực hiện các chuyến công du đến các nước Đông Nam Á được nhật báo kinh tế Les Echos đặc biệt quan tâm đến. Đối với tờ báo, « Nhật Bản đang ve vãn các nước Đông Nam Á nhằm đối phó với Trung Quốc ».
  • Tiểu bang New York siết chặt quyền sử dụng súng (RFI) - Theo kế hoạch dự kiến, hôm nay, 16/01/2013, tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo các đề nghị quy định chặt chẽ hơn việc dùng súng, hơn một tháng sau vụ thảm sát học sinh tiểu học tại Newtown, bang Connecticut. Việc hạn chế quyền tự do dùng súng đã lại càng trở nên gay gắt hơn sau khi vào hôm qua, 15/01, lại xẩy ra một vụ nổ súng khác làm hai người thiệt mạng, vào lúc tiểu bang New York làm gương trong việc siết chặt quyền dùng súng.
  • Phiến quân Somalia thông báo hành quyết con tin Pháp (RFI) - Theo hãn tin AFP, hôm nay 16/01/2013, phiến quân Hồi giáo Somalia Shebab ra thông cáo cho biết đã « quyết định nhất trí hành quyết » con tin người Pháp Denis Allex bị họ bắt giữ từ năm 2009 mà Paris vẫn coi con tin này đã bị chết trong chiến dịch giải cứu bất thành hôm 12/01/2013 vừa qua.
  • 2013 : Các nước đang trỗi dậy vẫn là động lực chính của tăng trưởng thế giới (RFI) - Trong báo cáo về « Triển vọng kinh tế thế giới », được công bố ngày hôm qua, 15/01/2013, tại Washington, Ngân hàng Thế giới nhận định rằng trong năm nay, 2013, kinh tế của châu Âu và Hoa Kỳ vẫn trong tình trạng phục hồi, do vậy, các nước đang trỗi dậy, đứng đầu là Trung Quốc, tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thế giới.
  • Mali: Pháp đưa lục quân tham chiến, tây Phi chuẩn bị hỗ trợ (RFI) - Sau các chiến dịch không kích bắt đầu từ ngày 11/01/2013, Pháp cho triển khai lực lượng trên bộ. Sáng hôm nay 16/1/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian thông báo lực lượng bộ binh Pháp đang tiến về phía bắc Mali. Hàng chục chiếc xe bọc thép cùng các đơn vị quân đội Mali đang tiến vào Diabaly, thành phố vừa bị quân Hồi giáo cực đoan chiếm giữ hôm thứ Hai đầu tuần.
  • Một nhà bảo vệ dân quyền mất tích : Xã hội dân sự Lào sợ hãi (RFI) - Cách nay một tháng, một trong những nhân vật thuộc xã hội dân sự có uy tín nhất tại Lào đã mất tích một cách kỳ lạ. Từ đó đến nay, theo một phóng sự điều tra được AFP công bố vào hôm nay, 16/12/2013, những người đấu tranh cho xã hội dân sự tại Lào bắt đầu nơm nớp lo sợ và im hơi lặng tiếng, cho dù chính quyền Lào đã khẳng định rằng họ không hề dính líu đến vụ mất tích này.
  • Máy bay Nhật hạ cánh khẩn cấp do gặp trục trặc (RFI) - Theo AFP, sáng nay 16/01/2013, chiếc máy bay Dreamliner của hãng hàng không Nhật All Nippon Airways (ANA) đang thực hiện chuyến bay nội địa đã phải hạ cánh khẩn cấp vì gặp sự cố. Không có thiệt hại về người nhưng trục trặc này đã làm mất thêm uy tín của loại máy bay Dreamlines vốn là niềm tự hào của các hãng hàng không Nhật về độ an toàn.
  • Bình Nhưỡng bị tố cáo dùng tin tặc tấn công một tờ báo Hàn Quốc (RFI) - Hôm nay, 16/01/2013, chính quyền Seoul tố cáo Bắc Triều Tiên đứng đằng sau vụ tấn công của tin tặc, hồi tháng Sáu năm 2012, làm cho website của một tờ báo lớn của Hàn Quốc bị tê liệt. Theo đại diện cảnh sát Hàn Quốc, dường như bộ Bưu chính và Viễn thông của Bắc Triều Tiên đứng đằng sau vụ tấn công này.
  • Điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam: "Cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực" (RFI) - Nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước thu thập chữ ký kêu gọi hủy bỏ điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự. Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 13/01/2013 cho đây là một âm mưu xóa bỏ chế độ bằng diễn biến hòa bình. Theo lập luận này, các công ước Liên Hiệp Quốc công nhận quyền công dân là "bảo vệ chế độ" và cao hơn nhân quyền. RFI đặt câu hỏi với Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền (ISHR) Vũ Quốc Dụng từ Frankfurt, Đức.
  • Thái Lan cho phép LHQ tiếp xúc với người tỵ nạn Rohingya (RFI) - Bangkok hôm nay, 16/01/2013 cho biết đã cho phép Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc HCR tiếp xúc với hàng trăm người tỵ nạn Miến Điện bị bắt những ngày qua tại Thái Lan. Trong số này, có thể có rất nhiều người Rohingya theo Hồi giáo. Quyết định của Thái Lan được nhằm trấn an nỗi quan ngại của các tổ chức phi chính phủ về điều kiện sống cũng như số phận của những người này.
  • Thủ tướng Nhật thăm Việt Nam với hai trọng tâm kinh tế và an ninh (RFI) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Hà Nội vào hôm nay, 16/12/2013, trong khuôn khổ một chuyến ghé thăm trong vòng 24 tiếng đồng hồ, mà trọng tâm là thảo luận về việc thắt chặt thêm quan hệ kinh tế và an ninh giữa hai bên. Giới phân tích ghi nhận ý nghĩa của việc tân Thủ tướng Nhật đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông cho Việt Nam, nước cùng chia sẻ với Nhật Bản mối quan ngại về các hành động bành trướng của Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền biển đảo.
  • Binh sĩ Pháp tiến về phía phiến quân Mali (VOA) - Lực lượng Pháp bắt đầu những cuộc hành quân trên bộ ở Mali. Họ đang tiến về thị trấn Niono, nằm ngay mạn nam của khu vực bị phiến quân chiếm đóng
  • Săn trộm tê giác không giảm (BBC) - Nhu cầu từ những nước như Việt Nam và Trung Quốc khiến giới săn trộm tiếp tục đe dọa loài tê giác.
  • Thủ tướng VN 'cứu Trung tâm gấu' (BBC) - Ông Nguyễn Tấn Dũng nói trung tâm được tiếp tục hoạt động và yêu cầu 'làm rõ trách nhiệm' của Giám đốc vườn Quốc gia Tam Đảo.
  • Thủ tướng Nhật thăm Việt Nam (BBC) - Ông Shinzo Abe tới VN trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Nhật nhằm thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.
  • Nhật Bản đang tái vũ trang? (BBC) - Trong thế cài răng lược hiện nay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, con đường tốt nhất của Nhật Bản là tái vũ trang?
  • Bộ trưởng Quốc phòng Nhật: Có thể bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - (Dân trí) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ngày 15/1 cho biết Lực lượng phòng vệ nước này sẽ bắn cảnh cáo bất kỳ máy bay Trung Quốc nào phớt lờ cảnh báo qua radio hoặc các cảnh báo khác và không chịu rời không phận Nhật trên vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trung Quốc ngang ngược bất chấp Nhật Bản (BaoMoi) - Trung Quốc có kế hoạch tiến hành khảo sát địa lý quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Nhật Bản, hãng tin Tân Hoa xã hôm qua (15/1) đưa tin.
  • Phản đối Đài Loan đầu tư cho quân sự ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo hãng AFP, Đài Loan sẽ đầu tư hơn 143 triệu Đài tệ (4,96 triệu USD) nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và các cơ sở quân sự trên các hòn đảo mà nước này chiếm giữ, trong đó có những đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau khi cơ quan lập pháp của hòn đảo này phê chuẩn đề nghị ngân sách tối 15/1.
  • Châu Á nóng bỏng những cuộc đọ súng mới (BaoMoi) - Ngoài những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Châu Á những ngày này còn phải chứng kiến thêm một cuộc “đụng độ” tóe lửa giữa cường quốc Ấn Độ và “địch thủ truyền kiếp” Pakistan.
  • Nhật sẽ bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc xâm phạm (BaoMoi) - (NLĐO) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 15-1 xác nhận rằng nước này sẽ bắn pháo hiệu cảnh cáo nếu máy bay Trung Quốc tiếp cận khu vực được cho là không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trung Quốc điều chiến đấu cơ J–10 tới biển Hoa Đông (BaoMoi) - TPO – Tân Hoa Xã hôm nay (16 – 1) đưa tin, Trung Quốc đã điều động hàng chục máy bay chiến đấu J–10 trong một cuộc tập trận bắn đạn thật do Hạm đội biển Hoa Đông thực hiện.
    Máy bay chiến đấu J–10 của Trung Quốc .
  • Nhật xác nhận sẽ bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera xác nhận hôm 15.1 rằng nước này sẽ bắn pháo hiệu cảnh cáo nếu máy bay Trung Quốc bay đến khu vực mà Tokyo xác định là không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Chiến đấu cơ Nhật-Mỹ phối hợp tác chiến (BaoMoi) - Hôm qua (15/1), các chiến đấu cơ Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận trên không chung, vài ngày sau khi chiến đấu cơ Trung-Nhật có cuộc “đụng độ” gần quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
  • Tàu Trung Quốc ra gần 2 đảo của Việt Nam (BaoMoi) - Báo chí Trung Quốc hôm qua (15/1) rầm rộ đưa tin, nước này vừa đưa tàu Hải tuần 21 có bãi đáp trực thăng ra Biển Đông. Con tàu này đã khởi hành từ thành phố Hải Khẩu thuộc tỉnh Hải Nam hướng đến cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
  • Trung Quốc cử tàu Hải tuần 21 xuống biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Tân Hoa xã loan tin tàu Hải tuần 21 có bãi đáp trực thăng đã khởi hành từ thành phố Hải Khẩu thuộc tỉnh Hải Nam hướng xuống biển Đông vào hôm 15.1 để tiến hành hoạt động tuần tra tại đây.
  • Châu Á nóng bỏng những cuộc đọ súng mới (BaoMoi) - Ngoài những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Châu Á những ngày này còn phải chứng kiến thêm một cuộc “đụng độ” tóe lửa giữa cường quốc Ấn Độ và “địch thủ truyền kiếp” Pakistan.
  • Chỉ tốn công (BaoMoi) - - Một tập đoàn gì đó ở nước ngoài vừa cho in bản đồ của nước này, mà trong đó bao gồm cả 130 đảo trên biển Đông.
  • Brunei ưu tiên giải quyết vấn đề biển Đông trong năm Chủ tịch ASEAN (BaoMoi) - Hãng Channelnewsasia ngày 15/1 đưa tin, trong năm 2013, trong vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Brunei đã xác định ưu tiên hàng đầu của nước này là giải quyết vấn đề biển Đông. Cụ thể, Brunei muốn thúc đẩy việc sớm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý giữa các bên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
  • Mỹ-Nhật cùng tập trận không quân (BaoMoi) - (Petrotimes) - Các chiến đấu cơ Mỹ và Nhật hôm qua đã mở cuộc tập trận chung, chỉ ít ngày sau khi các máy bay chiến đấu của Nhật và Trung Quốc theo dõi lẫn nhau trên bầu trời gần quần đảo tranh chấp trong vùng biển Hoa Đông.
  • “Trỗi mà không thể dậy nổi!” (BaoMoi) - Trong tác phẩm “Giấc mơ Trung Quốc”, đại tá, Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc viết “Có 3 mâu thuẫn lớn có thể làm cho Trung Quốc “trỗi mà không thể dậy nổi”: 1-Mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên. 2- Mâu thuẫn giữa người với người. 3- Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với thế giới.
  • Trung Quốc ngang ngược bất chấp Nhật Bản (BaoMoi) - Trung Quốc có kế hoạch tiến hành khảo sát địa lý quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Nhật Bản, hãng tin Tân Hoa xã hôm qua (15/1) đưa tin.
Bản tin tiếng Anh


  • Report: Wealthy still lavish luxury on friends, colleagues (Washington Post) - The famous baijiu brand Moutai has fallen out of the top 10 preferred brands used as business or personal gifts by China's millionaires, according to a new report, but it was still the only Chinese brand to make it into the top 15.
  • Alibaba's Ma to resign as CEO (Washington Post) - Jack Ma of e-commerce giant Alibaba Group Holding Ltd said on Tuesday he will step down from the CEO post in May and stay on as chairman.
  • Shoppers snap up air purifiers to beat the smog (Washington Post) - China's leading e-commerce retailers have warned their supplies of air purifiers are dwindling after sales skyrocketed in recent days as heavy smog and haze hit large parts of Central and East China.
  • HTC shrugs off Apple battle (Washington Post) - The Chinese mainland is going to be a key market for Taiwan-based smartphone manufacturer HTC Corp in a bid to help it turn around its fortunes in 2013.
  • Brewing up an international brand (Washington Post) - It is a conventional wisdom among Chinese people that after a heavy meal, a cup of Pu'er tea will help to cut the grease and remove excessive fat from the body.
  • A movie that moves (Washington Post) - China's biggest homemade blockbuster reaps 1.2 billion yuan and is closing in on the box-office champion Avatar. Raymond Zhou believes its off-screen trajectory is almost a rags-to-riches story worthy of Cinderella.
  • Family planning stands pat (Washington Post) - China will stick with its current family planning policy to maintain the country's low birthrate but will make an effort to fine-tune it.
  • Sum of all fears (Washington Post) - Flu, smog and sub-freezing temperatures have combined to create a health scare in many parts of China, especially in Beijing.
  • Micro blog queen and king crowned (Washington Post) - Yao Chen was crowned micro blog queen and Nicky Wu won the king title at the Sina Micro Blog Night on Jan 14 in Beijing.
  • Life is an education (Washington Post) - Anna Pao Sohmen, the eldest daughter of a former Hong Kong shipping magnate, has devoted her life and wealth to educating others.
  • Healthy debate over air (Washington Post) - For many years, Peking Duck and Peking Opera were probably the two most famous items named after the capital.
  • Chemical dump affects water supply in Shanghai (Washington Post) - Authorities in Shanghai have been offering emergency water supplies to residents of a southwestern suburb after a discharge of chemical waste into a river required the water to be cut off to about 30,000 people.
  • Mountainous task of clearing trash (Washington Post) - Yu Rongle sweeps a stone path as people do yoga on Baoshi Mountain in Hangzhou, capital city of East China's Zhejiang province in this photo taken October 4, 2012.
  • Dense fog shrouds Beijing (Washington Post) - The data of air quality monitoring shows that the pollutant levels of PM2.5 in Beijing reached between 340 and 446, belonging to serious pollution six.
  • Authorities to boost wild bird protection (Washington Post) - To prevent the habitat of wintering birds from turning into a hunting ground, local officials in Dongting Lake Wetland of Central China's Hunan province have pledged stricter law enforcement.
  • China to carefully study tax policies (Washington Post) - Premier Wen Jiabao said Tuesday that the government will carefully study reforms of the property tax system and tax policies that will optimize income distribution.
  • Beijing air pollution reaches dangerous levels (Washington Post) - Beijing's air pollution reached dangerous levels yet again on Sunday, marking the third consecutive day of severe smog, municipal environmental authorities said.
  • 46 dead after landslide in the southwest (Washington Post) - The death toll from a landslide that hit a mountainous region in southwest China's Yunnan Province Friday rose to 46 as bodies of the last two missing were found Saturday morning.

Điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam: "Cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực"

Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (DR)
Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (DR)

Nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước thu thập chữ ký kêu gọi hủy bỏ điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự. Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 13/01/2013 cho đây là một âm mưu xóa bỏ chế độ bằng diễn biến hòa bình. Theo lập luận này, các công ước Liên Hiệp Quốc công nhận quyền công dân là "bảo vệ chế độ" và cao hơn nhân quyền. RFI đặt câu hỏi với Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền (ISHR) Vũ Quốc Dụng từ Frankfurt, Đức.

RFI : Các trí thức Việt Nam cho rằng Điều 88 ‘‘bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” và “gây nguy hiểm cho trí thức”, ISHR đánh giá như thế nào?

Vũ Quốc Dụng : Điều 88 ‘‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam’’ thuộc về chương ‘‘Các tội xâm phạm an ninh quốc gia’’của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (BLHS) là một công cụ đàn áp chính trị chứ không phải là một điều luật bình thường. Chúng ta có nhiều minh chứng cho điều này. Trước hết các từ ngữ và nội hàm của điều này rất mơ hồ và không được sách luật nào ở Việt Nam giải thích cho thấu đáo.

Ngay cả các luật sư tại Việt Nam cũng bị bắt vì những cáo buộc vi phạm điều 88. Chính luật sư tốt nghiệp ở Mỹ như Lê Công Định, luật gia tiến sĩ của Pháp là Cù Huy Hà Vũ, luật sư tốt nghiệp ở Việt Nam như Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật lẫn những luật gia mới tốt nghiệp như AnhBaSg Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần cũng không thể nào hiểu nổi điều 88.

Sự mơ hồ này giúp cho công an, viện kiểm sát và tòa án tha hồ suy diễn tùy tiện để bắt giam và kết án. Hơn một trăm tù nhân chính trị tại Việt Nam hiện nay đều có dính dáng ít nhiều đến những cáo buộc về tội tuyên truyền chống nhà nước. Trong những bản kết luận điều tra, cáo trạng và bản án của họ chúng tôi thấy lúc nào cũng thấy ẩn hiện điều 88. Việc dùng tội danh nào để cuối cùng kết án họ lại là một vấn đề khác nhưng rõ ràng họ bị làm tội vì không cùng chính kiến với chế độ cộng sản tại Việt Nam. Cho nên điều 88 - mà nhiều nhà hí họa đã vẽ thành 2 cái còng số 8 khóa môi người Việt Nam – như một lưỡi kiếm Damoclès treo lơ lửng trên đầu mọi người.

Việc áp dụng điều 88 tùy tiện đến nỗi họ không biết nó sẽ phập xuống lúc nào. Bắt họ hay xử tội họ lúc nào là quyền của công an. Hiệp hội Nhân quyền quốc tế (ISHR) cho rằng việc soạn thảo một điều luật 88 mơ hồ và việc áp dụng điều 88 một cách tùy tiện là một sự cố ý, cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực và không thể xác định được một cách rõ rệt. Chính sự sợ hãi này đã bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận trên tất cả các lãnh vực từ báo chí, thông tin, truyền thông, internet, đến tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, nghiên cứu, giảng dạy ở Việt Nam chứ không phải chỉ trong lãnh vực chính trị và xã hội.

Chính vì vậy mà chúng ta thấy trong danh sách của bản kêu gọi bỏ điều 88 BLHS và Nghị định 38 vào ngày 25/12/2012 vừa qua đã có chữ ký của những đại diện rất có uy tín trên tất cả những lãnh vực này. ISHR cho rằng những trí thức này đang thực sự lo sợ khi thấy những phản biện và kiến nghị hợp pháp về chính sách, bộ máy cầm quyền có thể dẫn đến việc truy tố họ. Việc họ lên tiếng tập thể sẽ nhắc nhở chính quyền Việt Nam nên rà soát lại những điều luật lỗi thời - nhất là những điều luật hình sự trong chương "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia“.

RFI : Việt Nam bị quốc tế chỉ trích về Điều 88. Vậy Điều 88 có vi phạm quyền tự do ngôn luận theo luật quốc tế không ?

Vũ Quốc Dụng : Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) cho nên mọi người Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới chờ đợi chính quyền Việt Nam thành tâm và hoàn toàn tuân thủ những điều khoản ghi trong đó, kể cả điều 19 về tự do ngôn luận. Liên Hiệp Quốc và các cơ chế của nó như Ủy ban Nhân quyền là uỷ ban đảm nhiệm việc giám sát thi hành ICCPR cũng như Hội đồng Nhân quyền đã có vô số văn bản để giải thích điều này. Cho nên việc tìm hiểu cho rõ và áp dụng cho đúng không phải là khó.

Chúng tôi xin tóm tắt những vi phạm của điều 88. Trước hết theo luật quốc tế, quyền tự do ngôn luận gồm có 2 quyền: thứ nhất là quyền tự do có quan điểm riêng và thứ hai là quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình. Xin lấy thí dụ chị Phạm Thanh Nghiên bị bắt khi đang ngồi trong nhà riêng và cầm trong tay một tấm giấy ghi chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Phản đối công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng.” Xin nhấn mạnh là biên bản bắt chị Nghiên ghi rõ chị bị bắt vì cầm giấy ngồi trong nhà. Chị Bùi Thị Minh Hằng bị bắt đưa đi cải tạo vì đã đội nón lá và quàng khăn ghi chữ “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” ra đứng trước Nhà thờ. Hai chị đã bị xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do có quan điểm, mà theo luật quốc tế, là một nhân quyền tuyệt đối, nghĩa là một nhân quyền không thể bị giới hạn hay xâm phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Về quyền bày tỏ quan điểm thì điều 19 của ICCPR bao gồm quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại thông tin trong khi điều 88 thì cấm tuyên truyền, làm ra, tàng trữ, lưu hành tài liệu chống Nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là ai, bị thiệt hại quyền lợi gì thì đến giờ cũng không ai rõ. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ yêu cầu được đối chất với đại diện Nhà nước, là người bị xem là bị hại trong vụ án của ông, nhưng không được. Công an Việt Nam bắt cả những người nhận được bài từ một địa chỉ email không quen biết, buộc tội cả những bài viết chưa phổ biến tìm thấy trên máy tính, và thường xuyên dẫn chứng bằng những bài viết và bài phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông có uy tín quốc tế.

Điều 88 đi ngược hoàn toàn với tinh thần của điều 19 của bản ICCPR và quyền tự do ngôn luận được diễn giải rất rõ trong các bình luận luật học của Uỷ Ban Nhân quyền LHQ. Việc giam giữ công dân Việt Nam theo điều 88 đã nhiều lần bị các cơ quan LHQ lên án, cụ thể, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổ Công tác về Giam giữ Tùy Tiện của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã phải nhiều lần can thiệp trong năm qua. Ngay cả Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Ngôn luận của LHQ cũng không được sang thăm Việt Nam mặc dù đã có yêu cầu từ năm 2002.

Tôi còn nhớ trong đợt Cứu xét Báo cáo Định kỳ toàn Thế giới về Nhân quyền hồi năm 2009, đề tài vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là đề tài bị nhiều quốc gia phê bình nhất. Chúng ta cần biết rằng Điều 88 ra đời năm 1999, nghĩa là, 17 năm sau khi Việt Nam gia nhập ICCPR. Tại sao lúc đó - năm 1999 - và ngay cả đến bây giờ điều 88 không chịu thích ứng với điều ước quốc tế này cho thấy Việt Nam không nội luật hóa những cam kết quốc tế và rõ ràng không thực tâm thi hành những cam kết.

RFI : Lý do an ninh quốc gia thường được chính quyền Việt Nam đưa ra để giới hạn quyền tự do ngôn luận. Vậy lý do này có xác đáng không ?

Vũ Quốc Dụng : Chính luật quốc tế cũng không quan niệm rằng quyền tự do cá nhân phải tuyệt đối nên điều 19 của ICCPR cũng có đặt ra những giới hạn. Nhưng những giới hạn này phải hợp lý để không làm triệt tiêu chính cái quyền tự do ngôn luận. Luật quốc tế biết rằng việc giới hạn rất dễ bị lợi dụng và lạm dụng nên đã đưa ra những qui định rất chặt chẽ.

Như đã trình bày ở trên, điều 19 của ICCPR không cho phép giới hạn quyền tự do có quan điểm vì nó là một quyền tuyệt đối. Đối với quyền bày tỏ quan điểm thì điều 19 cho phép giới hạn để bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng bắt phải ra luật đặc biệt thích ứng với hoàn cảnh ngoại lệ này. Trước hết luật quốc tế hiểu “nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia” là khi có xảy ra tình trạng khẩn trương thực sự đe dọa sinh mạng toàn quốc gia và Nhà nước chính thức công bố tình trạng khẩn trương này. Thứ đến, trong đạo luật liên quan, mục đích của việc giới hạn phải được định nghĩa rõ ràng, những biện pháp đưa ra phải liên quan trực tiếp đến mục đích và mức độ của những biện pháp phải có chừng mực tương xứng với mục đích nêu ra.

Điều 88 không thỏa mãn những điều kiện kể trên. Việt Nam đã có hòa bình trong bao năm nay và chưa bao giờ ban bố tình trạng khẩn trương vì quốc gia bị đe dọa toàn diện. Cho nên phải hiểu là cụm từ “an ninh quốc gia” được dùng trong BLHS chỉ là sự an toàn của chế độ cộng sản đương quyền và do đó không phải là trường hợp để áp dụng những giới hạn theo khoản 3 của điều 19 ICCPR.

Có một bài trước đây trên tờ Quân Đội Nhân Dân cũng nêu ra quyền tự quyết về chính trị theo ICCPR để biện minh rằng chế độ chính trị hiện nay cần được bảo vệ. Trong luât quốc tế quyền tự quyết dân tộc liên quan đến tư cách chính trị trên trường quốc tế của một quốc gia, nghĩa là 1 trong 3 tư cách: Độc lập, bị đô hộ hay bị bảo hộ; chứ không liên quan đến thể chế chính trị của một nước. Việc mạo xưng quyền tự quyết dẫn đến hiểu lầm cho rằng chính quyền có toàn quyền xử lý người dân và không cho bất cứ quốc gia nào can thiệp vào.

RFI : Quyền công dân và nghĩa vụ công dân được hiểu thế nào trong quan niệm nhân quyền ?

Vũ Quốc Dụng : Quyền công dân là quyền của những người có quốc tịch của một quốc gia và được Hiến pháp và luật pháp nước đó bảo vệ. Nhân quyền là quyền của con người, vì họ là người, có giá trị đối với mọi người ở mọi nơi trên thế giới, và được luật pháp quốc tế định nghĩa và bảo vệ. Nói chung quyền công dân không được phép mâu thuẫn với nhân quyền phổ quát. Nếu có mâu thuẫn hay khác biệt thì có thể xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền.

Trong trường hợp này, nếu quốc gia đó là thành viên của một công ước quốc tế thì cơ chế giám sát của công ước này sẽ xem xét trường hợp vi phạm. Nếu không tham gia bất cứ công ước nào và vụ vi phạm nhân quyền là nghiêm trọng thì Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế của nó vẫn tiến hành xem xét. Cho nên không thể tách quyền công dân ra khỏi nhân quyền được và một quốc gia không thể tùy tiện mà xử lý công dân của mình được. Lý luận cho rằng mỗi nước có quyền xét xử công dân phạm pháp của mình theo luật riêng là đúng, nếu luật và việc xét xử không vi phạm luật nhân quyền quốc tế, và là sai nếu vi phạm luật nhân quyền quốc tế.

Trong tinh thần đó, điều 29 của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, đưa ra trách nhiệm hỗ tương giữa công dân và Nhà nước. Theo đó, người công dân phải có nghĩa vụ đối với "cái cộng đồng mà chỉ trong đó họ mới có thể phát triển một cách toàn vẹn tự do và nhân cách của mình“ trong những giới hạn chính đáng của một xã hội dân chủ. Cho nên ở đây vấn đề nghĩa vụ công dân chỉ đặt ra khi nhà nước cũng phải hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ các nhân quyền cho công dân.

Nói chung, những bài báo viết về nhân quyền trên tờ Quân Đội Nhân Dân thường có cố tình cắt xén chỗ này, lắp ghép khái niệm chỗ kia để biện hộ cho lập trường nhân quyền cá biệt của Việt Nam. Việc làm này sẽ làm cho người dân Việt Nam hiểu sai luật nhân quyền quốc tế và càng làm cho Việt Nam khó hội nhập với quốc tế về mặt nhân quyền.

Tú Anh (RFI)

Thủ tướng Nhật thăm Việt Nam với hai trọng tâm kinh tế và an ninh

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ song phương (REUTERS)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ song phương

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Hà Nội vào hôm nay, 16/12/2013, trong khuôn khổ một chuyến ghé thăm trong vòng 24 tiếng đồng hồ, mà trọng tâm là thảo luận về việc thắt chặt thêm quan hệ kinh tế và an ninh giữa hai bên. Giới phân tích ghi nhận ý nghĩa của việc tân Thủ tướng Nhật đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông cho Việt Nam, nước cùng chia sẻ với Nhật Bản mối quan ngại về các hành động bành trướng của Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền biển đảo.

Sau khi duyệt qua hàng quân danh dự, Thủ tướng Shinzo Abe đã có ngay một cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Theo chương trình dự kiến, ông Shinzo Abe còn tiếp xúc với nhiều lãnh đạo cao cấp khác của Việt Nam, trước khi lên đường thăm hai thành viên nặng ký khác trong ASEAN là Thái Lan vào ngày mai, 17/01 rồi Indonesia kể từ ngày 18/01.

Phát biểu sau cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Abe xác định là Việt Nam và Nhật Bản phải « đóng một vai trò tích cực hơn trong việc duy trì hòa bình và an ninh khu vực ». Theo lời Thủ tướng Nhật Bản, cả Tokyo lẫn Hà Nội đều sẽ hướng tới việc hợp tác chặt chẽ hơn với nhau, trong đó có việc phát huy một quan hệ đối tác chiến lược song phương, để đối phó với các « thách thức khu vực »,

Về phía Việt Nam, trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác nhận là hai nước đều mong muốn là tất cả các tranh chấp trong khu vực phải được giải quyết « thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế ».

Trên bình diện kinh tế, Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong nỗ lực của Tokyo nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Bắc Kinh, đặc biệt trong hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc qua các nước khác. Vào năm 2012, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, với các khoản đầu tư to lớn trong lĩnh vực ngân hàng, sản xuất hàng dành cho xuất khẩu cũng như hàng tiêu dùng nhắm vào tầng lớp trung lưu đang lớn lên nhanh chóng.

Nhật Bản cũng là quốc gia cung cấp nhiều viện trợ nhất cho Việt Nam, đồng thời quan hệ chính trị và an ninh giữa hai bên càng lúc càng được tăng cường trong bối cảnh Tokyo đang nỗ lực củng cố các mối quan hệ khu vực nhằm tạo ra đối trọng với một nước Trung Quốc ngày càng quyết đoán.

Phát biểu với các phóng viên trước lúc lên đường qua Việt Nam, ông Shinzo Abe – người vừa giành được chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội Nhật hồi tháng trước với quan điểm cứng rắn trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, xác nhận : « Môi trường chiến lược trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hiện đang trải qua những chuyển biến năng động… Trong quá trình thay đổi này, quan hệ chặt chẽ hơn với các nước ASEAN sẽ góp phần duy trì hòa bình và ổn định của khu vực, và điều đó là vấn đề lợi ích quốc gia của Nhật Bản. »

Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng với nhau do tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngoài biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát. Việt Nam và Trung Quốc cũng tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông, với hàng loạt những hành động cứng rắn trong nhiều năm gần đây của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền Trung Quốc, bất chấp phản đối của các láng giềng, đặc biệt là của Việt Nam và Philippines.

Trọng Nghĩa (RFI)

Bối cảnh quan hệ Nhật-Việt

Ông Shinzo Abe và phu nhân rời sân bay Tokyo lên đường thăm Đông Nam Á
Sau Việt Nam, ông Abe sẽ thăm Thái Lan và Indonesia

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện đang ở Việt Nam trong chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày 16/1-17/1.

Hà Nội là chặng dừng chân thứ nhất trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Shinzo Abe sau khi ông được bầu làm Thủ tướng nội các Nhật Bản.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam và khu vực, chia sẻ với độc giả BBCVietnamese.com một số thông tin về quan hệ chiến lược Việt-Nhật.

Trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có lẽ là nước có quan hệ an ninh gần cận nhất với Nhật Bản. Trong số tám đối tác chiến lược đã được thiết lập của Việt Nam, thì Nhật Bản đứng thứ hai chỉ sau Nga.

Nhật Bản cũng là nước cấp viện phát triển ODA lớn nhất của Việt Nam, bạn hàng thương mại lớn thứ hai và nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất.

Chính ông Abe và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã loan báo việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương năm 2006.

Quan hệ lâu năm

Nhật Bản và Việt Nam chính thức thiết lâp quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Thời kỳ 2004-2006 là giai đoạn quan hệ song phương phát triển nhanh mạnh nhất.

Năm 2004, ngoại trưởng hai bên thống nhất ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững". Hai năm sau đó, ngày 19/10/2006, hai thủ tướng Shinzo Abe và Nguyễn tấn Dũng ký kết Tuyôn bố chung Việt Nam-Nhật Bản về quan hệ Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á.

Tuy nhiên tuyên bố chung này lúc đó còn khiêm tốn và chỉ kêu gọi tăng cường các chuyến thăm cấp cao, chia sẻ quan điểm và thành lập Ủy ban Hợp tác chung cấp bộ. Ủy ban này họp lần đầu tiên tháng 5/2007.

Ông Abe thăm Hà Nội lần đầu tiên vào tháng 11/2006. Tháng 11/2007, ông Nguyễn Minh Triết trở nên chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam thăm Nhật Bản. Ông Triết và Thủ tướng Nhật khi đó Yasuo Fukuda có hội đàm và ra Tuyên bố chung với nghị trình 44 điểm hướng tới quan hệ đối tác chiế lược giữa hai bên.

Nghị trình này được chia làm bảy lĩnh vực hợp tác chính, trogn đó hợp tác an ninh-quốc phòng được đặt ở vị trí cao.

Điểm 4 trong nghị trình này nói về trao đổi quốc phòng. Hai bên tiến hành các đối thoại chính trị-quốc phòng và giữa hai quân đội nhằm thúc đẩy quan hệ.

Theo nghị trình, “hai bên bày tỏ sẵn sàng thúc đẩy quan hệ quốc phòng thông qua việc tiếp tục trao đổi các đoàn quân sự, các chuyến thăm của quan chức quốc phòng cấp cao và các chuyến cập cảng của tàu thuộc Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản".

Ngày 26/7/2008, Ngoại trưởng Nhật Komura Masahiko đã tham dự cuộc họp thứ hai của Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật lần hai tại Hà Nội.

Tháng 4/2009, Tổng bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh thăm Nhật trong bốn ngày và hội đàm với Thủ tướng Taro Aso. Hai vị lãnh đạo tái khẳng định cam kết đối với Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược cũng như chương trình hợp tác song phương ký tháng 12/2007.

Hai ông cũng thống nhất sẽ có đối thoại đối tác chiến lực cấp thứ trưởng ngoại giao và trao đổi các đoàn quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao.

Hợp tác kinh tế

"Sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông nằm cao trong nghị trình cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và người đồng nhiệm."
Tháng 5/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chuyến công du ba ngày tới Tokyo. Ông Dũng trở lại Nhật vào cuối tháng 10/2011 trong một chuyến thăm chính thức.

Ông gặp người đồng nhiệm Yoshihiko Noda và hai bên ra Tuyên bố chung về chương trình hành động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á. Hai ông thủ tướng thỏa thuận trao đổi các đoàn cấp cao hàng năm, tăng gấp đôi thương mại song phương trước năm 2020 và tăng cường quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, tài nguyên và thay đổi môi trường.

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản tăng từ con số 8,5 tỷ đôla Mỹ năm 2005, lên 10 tỷ năm 2006, 12 tỷ năm 2007 và 17 tỷ năm 2008. Tuy nhiên tổng thương mại giảm xuống 12,2 tỷ năm 2009 vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, để rồi tăng lại lên 16 tỷ đôla Mỹ năm 2010.

Nhật Bản là nước cấp viện lớn nhất trong các nhà tài trợ cho Việt Nam. Năm tài chính 2009, lượng ODA cấp cho Việt Nam từ Nhật là 1,56 tỷ đôla Mỹ.

Tháng 5/2008, Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện chiến lược phát triển hạt nhân, bao gồm soạn thảo Luật về điện hạt nhân và xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên.

Tháng 12/2008, Việt Nam và Nhật Bản ký Thỏa thuận quan hệ đối tác kinh tế gồm nhiều lĩnh vực như đầu tư, lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và hợp tác kỹ thuật. Để đạt được thỏa thuận này, hai bên đã phải đàm phán tới chín vòng trong thời gian từ tháng 1/2007-10/2008.

Đối tác an ninh

Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ bộ binh Nhật, Tướng Tsutomi Mori, thăm Hà Nội tháng 3/2007 và hội đàm với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Phạm Hồng Lợi.

Tàu chiến Nhật ở cảng Hải Phòng
Căng thẳng với Trung Quốc khiến Nhật Bản và Việt Nam xích lại gần nhau

Hai bên đã thảo luận về trao đổi các đoàn quân nhân và cán bộ, hợp tác hàng hải, tìm kiếm cứu nạn trên biển và tập huấn công nghệ thông tin.

Tháng 5/2009, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi thăm Hà Nội. Cùng Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, ông Kishi đã bàn về hợp tác song phương, tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực, trao đổi các đoàn quân sự và tìm kiếm cứu nạn.

Hai bên tiếp tục hội đàm cấp thứ trưởng quốc phòng vào tháng 1/2010, trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa thăm Việt Nam chính thức trong ba ngày vào tháng 10/2010.

Ngày 15/9/2011, Nhật Bản và Việt Nam thỏa thuận hợp tác về phòng không-không quân, nhân chuyến thăm Hà Nội của Tướng Shigeru Iwasaki, Tổng tư lệnh phòng không của Nhật.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng có chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ 23-28/10/2011, trong đó ông có hội đàm với người đồng nhiệm Yasuo Ichikawa. Sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông nằm cao trong nghị trình cuộc hội đàm này.

Hai ông bộ trưởng đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) tăng cường hợp tác quốc phòng với các cuộc đối thoại thường niên cấp thứ trưởng, trao đổi giữa hai quân đội và cứu trợ thiên tai.

Ngày 23/1/2007, lần đầu tiên có diễn tập tìm kiếm cứu nạn chung giữa Việt Nam và Nhật Bản ở ngoài khơi Đà Nẵng.

Tàu của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Yashima PLH-22 đã tham gia diễn tập và thăm Việt Nam trong bốn ngày.

Sau đó ba tuần dương hạm của Nhật là Yamayuki, Masuyuki và Hamayuki, đã thăm TP HCM trong 5 ngày, từ 3-7/3/2008.

Mới nhất, ba tàu chiến khác thăm cảng Hải Phòng tháng 3/2012.
(BBC)

Bùi Tín - Quốc gia đại sự hay trò đùa dai


16.01.2013
Việc thông qua việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được đảng CS và Quốc hội Việt Nam ghi vào chương trình nghị sự năm 2013 như là công tác hệ trọng nhất của đất nước, một quốc gia đại sự. Một bản dự thảo đã được phổ biến rộng rãi để lấy ý kiến của toàn dân từ ngày 2/1/2013 đến ngày 31/3/2013.

Đây là lần thứ 5 việc thay đổi Hiến pháp được đặt ra, sau khi có những bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1982 và 1992.

Đọc qua bản dự thảo, người ta thấy văn kiện này có vẻ như đã hoàn thành được một công việc to lớn đáng khen ngợi. So với Hiến pháp 1992 gồm có 12 chương và 147 điều, bản dự thảo mới ngắn gọn hơn, chỉ có 11 chương và 126 điều, nghĩa là giảm bớt 1 chương và 21 điều. Ngoài ra, có đến 95 điều đã được sửa đổi, 13 điều được bổ sung, và chỉ có 18 điều được giữ nguyên.

Nhưng khi đọc kỹ, có thể sơ bộ nhận xét rằng Ban dự thảo đã chơi trò ảo thuật, trình bày la liệt hàng trăm thay đổi «mini» về chữ nghĩa, nhưng «quên»  hẳn đi những thay đổi, bổ sung quan trọng nhất mà các nhà trí thức, các nhà luật học, các nhà nghiên cứu, các tầng lớp nhân dân - nhất là nông dân cũng như các nhà kinh doanh tự do - đòi hỏi.

Đòi hỏi gay gắt và cấp bách nhất là huỷ bỏ Điều 4, tức là điều xác định vị trí lãnh đạo độc quyền của đảng CS, vì nó mâu thuẫn với Điều 2, tức là điều xác định toàn bộ chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân.

Hơn nữa Điều 4 cũng đi ngược lại với Nghị quyết và Báo cáo chính trị tại Đại hội VII (năm 1990), trong đó nêu rõ đảng CS không có nhiệm vụ quản lý nhà nước mà chỉ lãnh đạo bằng đề nghị, thuyết phục  và làm gương: «Đảng là lực lượng lãnh đạo chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước hay cơ quan quản lý, Đảng không làm công việc quản lý nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng. Đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của Nhà nước và các đoàn thể”. (Phần 6: Đổi mới sự lãnh đạo của đảng).

Một lý do quan trọng là uy tín hay tín nhiệm của một đảng đối với nhân dân không thể được ghi lại trên văn kiện pháp lý, mà phải do nhân dân tự cảm nhận và bày tỏ; hơn nữa uy tín ấy luôn biến động, khi lên khi xuống, không thể cố định một lần là xong. Chính vì vậy nên không có một hiến pháp của một nước nào khác lại ghi như thế, trừ hiến pháp cũ của Liên Xô đã bị bãi bỏ như một vết nhơ độc đoán và cưỡng ép. Điều 4 trong Hiến pháp 1982 và Hiến pháp 1992 chính là sao chép từ Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô, và chính điều này đã bị hủy bỏ.

Vậy những vấn đề gì là thiết thực và cấp bách nhất cần sửa đổi và bổ sung? Đó là hàng loạt vấn đề cơ bản hệ trọng, như có nên tiếp tục mang danh hiệu Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) VN hay không, khi Trung Quốc cũng chỉ là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khi Cuba cũng bỏ danh hiệu nước CHXHCN rồi, cả Libya cũng đã bỏ tên nước XHCN, Miến Điện cũng từng là nước XHCN và xóa bỏ từ lâu. Hiện nay Việt Nam là nước duy nhất còn mang danh hiệu XHCN. Vậy thì tại sao lại tiếp tục bám giữ danh hiệu lạc lõng, rỗng tuếch về nội dung này khi dự thảo Hiến pháp mới đã khẳng định rằng sửa đổi phải gắn với khoa học và thực tế?

Khẳng định quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của nông dân là một đòi hỏi cấp bách, khi đảng đã trả lại sở hữu tư nhân cho nhà buôn, thợ thủ công, nhà kinh doanh công nghiệp, dịch vụ. Cần từ bỏ việc thực hiện «sở hữu toàn dân về toàn bộ ruộng đất (Điều 17 và 18)», một khái niệm không ở đâu có, ngoài Việt Nam. Cũng cần xác định Tự do kinh doanh và Quyền tư hữu là cơ sở phổ cập của chế độ chính trị và nền kinh tế của một đất nước theo kinh tế thị trường, như tất cả các nước theo kinh tế thị trường khác.

Lần này đảng lại kêu gọi toàn dân góp ý sau khi đã hoàn thành bản dự thảo. Đã có ý kiến hoài nghi và có cả lời kêu gọi tẩy chay. Đó là vì Bộ Chính trị từng kêu gọi nhân dân góp ý, nhưng đã đối xử rất kém văn hóa, có thể nói là thô bạo. Đó là vào cuối năm 2010, sau khi Bộ Chính trị tha thiết mời toàn đảng, toàn dân góp ý vào các văn kiện dự thảo trình Đại hội XI, đã có hơn 30 trí thức đảng viên CS cấp cao, từng là phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, viện sỹ, giáo sư - có thể coi là tinh hoa của kiến thức thời đại - đã suy nghĩ sâu sắc, vận dụng kiến thức và tâm huyết để chứng minh rõ ràng rằng cả 4 điều kiên định của Bộ Chính trị - kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định chế độ độc đảng, kiên định sở hữu quốc doanh làm chủ đạo - là sai lầm, lẩm cẩm và nguy hại ra sao.  Tập thể trí thức này cũng nhấn mạnh cần xóa bỏ toàn bộ các văn kiện dự thảo và nên dành thời gian viết lại từ gốc. Bộ Chính trị đã bỏ ngoài tai những khuyến cáo này, thậm chí không cần trả lời là đã nhận được biên bản tỷ mỷ của cuộc họp, và vẫn giữ nguyên các văn kiện sai lầm, lẩm cẩm, cũ kỹ đến rợn người.

Vậy lần này họ có lập lại cái trò lấy ý kiến toàn dân như thế hay không?  Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội sẽ được triệu tâp vào tháng 5/2013 để nghe bản tổng hợp trình bày ý kiến của toàn dân và điều chỉnh bản dự thảo, và kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2013 sẽ thảo luận lần cuối và thông qua, không cần có trưng cầu dân ý. Kết quả sẽ lại là một Hiến pháp của đảng, vì đảng và do đảng, hoàn toàn không đếm xỉa đến nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, của dân tộc.

Cứ như vậy, nhân dân ta sẽ lại ăn một quả lừa cay đắng nữa của đảng.  Để một bản Hiến pháp XHCN 2013 xuất hiện,tốn bao nhiêu giấy mực, tiền của , họp hành , để đâu vẫn hoàn đấy, còn tệ hơn trước nữa. Và để nhân dân ta lại bỏ qua một thời cơ, lại một lần nữa bẽ bàng lỡ chuyến tàu tốc hành của phát triển và hội nhập với thế giới dân chủ hiện đại.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc - Xã hội dân sự như một phạm trù nhận thức

Trong bài tiểu luận “Civil Society as Idea and Civil Society as Process: The Case of Ghana” (1), Lindsay Whitfield nhấn mạnh: Xã hội dân sự không phải là một thực thể thống nhất với một cấu trúc rõ ràng và cố định, do đó, không thể là một đối tượng cho các nghiên cứu có tính chất thực nghiệm. Ngược lại, nó chỉ là một ý tưởng và là một tiến trình. Với tư cách một ý tưởng, xã hội dân sự là một nỗ lực tìm kiếm một biểu tượng thống nhất cho một thực tại vốn không thống nhất trong khi với tư cách một tiến trình, nó lại là những sự tương tác vô cùng phức tạp của các cấu trúc xã hội, các vấn đề chính trị, các mạng lưới nhân sự vốn có gốc rễ sâu xa trong lịch sử cộng với các quan hệ chằng chịt ở tầm quốc tế trong hiện tại.

Với tư cách một tiến trình, xã hội dân sự là một hiện tượng khá mới, nhưng với tư cách một ý tưởng, nó lại có một lịch sử rất dài, bắt nguồn từ những suy nghĩ về chính trị của Plato (424/423 BC - 348/347 BC) và Aristotle (384 BC - 322 BC) thời cổ đại Hy Lạp khi hai ông muốn tìm kiếm những hình thức tổ chức xã hội như những hiệp hội của các công dân tự do và trưởng thành nhằm phân biệt với trạng thái tự nhiên của đời sống hoang dã và mọi rợ (barbarism). Có điều, với hai ông, cũng như những người chịu ảnh hưởng của hai ông trong nhiều thế kỷ sau đó, cái gọi là xã hội dân sự ấy bao trùm cả nhà nước, gắn chặt với nhà nước: Với Plato, một cách lý tưởng, đó là nơi kết hợp giữa cái chân, cái thiện và cái mỹ với kiến thức, quyền lực và nhà nước; đó là một cộng đồng đạo đức kết hợp nhiều người thuộc nhiều thành phần và với những kỹ năng khác nhau, được lãnh đạo bởi một vị vua hiền triết (philosopher-king); với Aristotle, đó là một cộng đồng chính trị (politike koinonia) quy tập các công dân dưới một hệ thống luật pháp chung và nhắm đến những cái thiện chung, làm cho cuộc sống trở thành tốt đẹp (“good life”; trong khi gia đình và làng xã chỉ dừng lại ở mục tiêu căn bản là tồn tại, “a mere life”).

Các nhà tư tưởng thời trung cổ thu hẹp cái được Plato và Aristotle gọi là “thiện” hay “tốt” (good) vào phạm trù tôn giáo. Với Augustine (354-430), những luật lệ nhằm bảo đảm cái tốt trong xã hội không được đặt trên nền tảng lý trí mà trên thần quyền: một xã hội dân sự văn minh, do đó, phải là một “thành phố của Thượng đế” (the city of God). Kết hợp tư tưởng của Aristotle và giáo lý của Thiên Chúa giáo, Thomas Aquinas (1225-1274) phục hồi lại giá trị của lý trí như là nền tảng để phân biệt cái tốt nhưng ông vẫn cho xã hội dân sự cần phải lệ thuộc vào giáo hội.

Nói một cách tóm tắt, suốt cả thời cổ đại lẫn thời trung cổ, cái gọi là xã hội dân sự (civil society) được hiểu như một xã hội văn minh (civilized society) nói chung: Đó là một sự đối lập với trạng thái tự nhiên nhưng lại chưa chưa thoát ly khỏi nhà nước và giáo hội. Nó khác rất xa cách hiểu của chúng ta bây giờ.

Cách hiểu của chúng ta hiện nay về xã hội dân sự chủ yếu xuất phát từ các phát kiến của các nhà tư tưởng thời Phục Hưng. Thomas Hobbes (1588-1679) và John Locke (1632-1704) đều cho, thứ nhất, giống quan niệm của Aristotle ngày trước, xã hội dân sự đồng nghĩa với khái niệm văn minh, ở đó mọi công dân sống với nhau một cách hài hòa trong một hệ thống pháp lý chung; thứ hai, khác với Aristotle, xã hội dân sự được hình thành không phải vì bản năng hòa đồng mà là kết quả của một thứ khế ước xã hội; và thứ ba, khác với Aristotle cũng như hầu hết các nhà tư tưởng thời cổ đại và trung đại, xã hội dân sự không còn đồng nhất với nhà nước: Với họ, nhà nước là cơ quan bảo vệ xã hội dân sự. Giữa hai người, Locke đi xa hơn Hobbes khi xem quyền lực của nhà nước có khi là một đe dọa đối với quyền tự do của xã hội dân sự, do đó, nó cần được giới hạn; và biện pháp giới hạn tốt nhất là phân quyền: trước hết là tách thần quyền ra khỏi thế quyền; và trong thế quyền, tách lập pháp ra khỏi hành pháp, tách bộ phận làm luật ra khỏi bộ phận thi hành luật.

Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) là người đi xa nhất trong việc xác lập vị trí độc lập của xã hội dân sự khi ông phân biệt gia đình, xã hội dân sự và nhà nước như ba lãnh vực thuộc ba giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển biện chứng của lịch sử. Gia đình là giai đoạn tự nhiên, có khuynh hướng xóa bỏ các khác biệt giữa các thành viên vì nó được cấu trúc trên tình yêu, lòng vị tha và sự quan tâm đến số phận chung; trong trường hợp có mâu thuẫn, các thành viên dễ dàng hy sinh lợi ích của bản thân cho gia đình. Xã hội dân sự được xem là một phản đề của gia đình: Nếu yếu tính của gia đình là sự đồng nhất và thống nhất, yếu tính của xã hội dân sự là sự đa dạng và dị biệt; nếu gia đình dựa trên sự nhường nhịn, xã hội dân sự dựa trên tinh thần cạnh tranh; nếu gia đình nhắm đến một lợi ích chung, trong xã hội dân sự, mỗi người theo đuổi một mục tiêu riêng; nếu gia đình có chức năng đoàn kết, dù là đoàn kết rất hẹp dựa trên quan hệ huyết thống, xã hội dân sự lại có chức năng phân hóa. Nhà nước xuất hiện như một hợp đề, giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, nhằm hòa giải và hóa giải hai mâu thuẫn trên.

Như vậy, trong cách nhìn của Hegel, xã hội dân sự nằm giữa gia đình và nhà nước. Nếu loại trừ gia đình vì đó chỉ là một không gian riêng tư; trong không gian công cộng, theo Hegel, xã hội dân sự là toàn bộ xã hội trừ nhà nước. Chỉ trừ nhà nước. Nhưng như vậy, cũng có nghĩa là, theo Hegel, xã hội dân sự bao gồm cả các hoạt động kinh tế.

Karl Marx (1818-1883) tiếp thu cách nhìn của Hegel xem xã hội dân sự bao gồm cả lãnh vực kinh tế, thuộc lãnh vực quan hệ kinh tế; tuy nhiên, từ góc độ kinh tế ấy, cộng với quan điểm giai cấp vốn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của ông, ông lại phủ nhận cách lý giải của Hegel. Thứ nhất, ông cho nhà nước không phải là giai đoạn phát triển cao nhất của lịch sử và nó cũng không nhắm tới mục đích hòa giải hay hóa giải các mâu thuẫn trong xã hội: Thực chất, nó chỉ là công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm đàn áp và loại trừ các giai cấp khác. Thứ hai, cái Hegel gọi là xã hội dân sự thực chất chỉ là xã hội của giai cấp trưởng giả trong đó người này xem người kia chỉ như những phương tiện nhằm đạt đến cứu cánh riêng của mình. Trước, giai cấp trưởng giả dùng xã hội dân sự để chống lại chế độ phong kiến; sau, lại sử dụng nó để bóc lột giai cấp vô sản. Như vậy, theo Marx, cả nhà nước lẫn xã hội dân sự đều có tính giai cấp và đều cần phải loại bỏ (2).

Các đệ tử của Marx, sau khi lên nắm chính quyền, không những không loại bỏ nhà nước mà còn tìm mọi cách để củng cố quyền lực tuyệt đối của nhà nước. Một trong những cách đó là triệt tiêu vai trò của xã hội dân sự. Người ta không những triệt tiêu xã hội dân sự với tư cách một tiến trình mà còn triệt tiêu nó với cả tư cách một ý tưởng: Xã hội dân sự trở thành một đề tài cấm kỵ (3).

Mà lạ. Ngay ở Tây phương, suốt khoảng nửa thế kỷ, đề tài xã hội dân sự cũng bị bỏ quên. Các lý thuyết gia, ngay cả khi bàn đến dân chủ và tiến trình dân chủ hóa, thường chỉ tập trung vào vấn đề phân quyền và nhân quyền chứ hiếm khi đề cập đến ý niệm xã hội dân sự (4). Ý niệm này chỉ được phục sinh từ khoảng cuối thập niên 1970, thoạt đầu, ở châu Mỹ La Tinh và đặc biệt, ở Đông Âu, sau đó, phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới vào cuối thế kỷ 20 (5).

Tại sao?

Theo Frederik Powell, nếu trước đây, từ Cách mạng Pháp năm 1789 đến ngày bức tường Berlin bị sụp đổ vào năm 1989, sinh hoạt chính trị thế giới bị thống trị bởi chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa thế quyền và chủ nghĩa xã hội, thì hiện nay, nó lại bị chi phối bởi ý niệm xã hội dân sự, biểu tượng của một bước phát triển mới của dân chủ, như một thứ chính trị của hiện tại (the politics of the present), gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại, nơi những niềm tin vào các đại tự sự (grand narratives) đã bị sụp đổ (6).

Gyorgy Jenei và Éva Kuti gắn liền sự phục sinh của xã hội dân sự với làn sóng dân chủ lần thứ ba vào thập niên 1970, lúc quan niệm về dân chủ có sự chuyển hướng quan trọng: thay vì nhấn mạnh vào kiểu dân chủ đại biểu (representative democracy), người ta chú ý nhiều hơn đến kiểu dân chủ tham dự (participatory democracy) (7).

Mary Kaldor giải thích bằng một lý do chính: Toàn cầu hóa. Chính xu hướng toàn cầu hóa đã làm phát sinh một thứ chính trị phi đảng phái (non-party politics), như những phong trào xã hội mới làm thay đổi hẳn cả tư duy lẫn sinh hoạt của mọi người (8). Karel B. Muller giải thích một cách chi tiết hơn, bằng bốn lý do chính: Một, nó nảy sinh từ cuộc đấu tranh chống lại chế độ cộng sản toàn trị ở các quốc gia Đông Âu. Hai, nó hình thành từ nhu cầu xây dựng dân chủ tại các quốc gia này sau khi chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ. Ba, nó trở thành một nhu cầu khẩn thiết khi các chế độ hậu-cộng sản bị khủng hoảng. Và cuối cùng, nó là một phản ứng trước những thay đổi lớn lao và nhanh chóng do làn sóng toàn cầu hóa mang lại (9).

Vahid Amani Zoeram, Jayum Anak Jawan và Lee Yok Fee bổ sung thêm một lý do khác: sự phát triển của các phong trào xã hội liên quan đến nữ quyền hoặc môi trường cũng góp phần làm nảy nở và lan tỏa ý niệm xã hội dân sự (10).

Càng phát triển và càng được sử dụng rộng rãi, nội dung khái niệm xã hội dân sự càng trở nên mơ hồ và hàm hồ. Hàm hồ đến độ bất định: Nó có thể được dùng để chỉ vô số hiện tượng khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau khiến một số nhà nghiên cứu phải lên tiếng báo động là nó đang mất dần ý nghĩa (11). Tuy nhiên, Lee Hock Guan nhấn mạnh: tất cả những mâu thuẫn ấy chỉ làm cho khái niệm xã hội dân sự càng thêm quyến rũ đối với giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động xã hội (12). Mà nghĩ cho cùng, đó chỉ là điều bình thường: Bất cứ khái niệm phổ biến nào cũng dẫn đến tình trạng tương tự.

Lee Hock Guan tìm ra trong mớ bòng bong những ý kiến khác nhau trong diễn ngôn về khái niệm xã hội dân sự hai nhóm chính: một nhóm có quan điểm xung đột (conflict view) xuất phát từ Đông Âu và một nhóm được mệnh danh là “vốn xã hội” (social capital) chủ yếu xuất phát từ Mỹ.

Các lý thuyết gia theo quan điểm xung đột là những người, trong thập niên 1970, sống dưới chế độ cộng sản toàn trị, chủ yếu ở Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc, nơi không có một tổ chức dân sự tự trị nào được phép hoạt động. Cũng như mọi trí thức trong hoàn cảnh tương tự, họ chỉ có thể đọc Karl Marx, và từ Karl Marx, đọc thêm Hegel. Ở Hegel, họ học được tầm quan trọng của xã hội dân sự, như một trung gian giữa gia đình và nhà nước, nơi mọi cá nhân có thể tự do tập hợp lại với nhau để theo đuổi các nhu cầu và sở thích riêng. Họ cũng học được, từ Hegel, vai trò của nhà nước như một cơ quan điều hợp các xã hội dân sự; và với chức năng ấy, nhà nước trở thành đại diện cho các lợi ích phổ quát và ý chí chung của toàn dân. Từ những bài học từ Hegel cũng như từ kinh nghiệm trực tiếp dưới một chế độ toàn trị, họ phát hiện ra xã hội dân sự có thể đóng vai trò như một giải pháp thứ ba dẫn nước họ đến dân chủ ngoài hai giải pháp quen thuộc trong lịch sử và đã được nhiều người đề cập: Một giải pháp từ trên xuống với những cải cách của giới lãnh đạo và một giải pháp từ dưới lên với những cuộc nổi loạn của dân chúng. Chính những ý tưởng ấy làm cho người ta càng căm ghét chế độ toàn trị; và càng căm ghét chế độ toàn trị, người ta càng đề cao xã hội dân sự, xem xã hội dân sự không phải như một hình thức độc lập mà còn, hơn nữa, một sự đối lập với nhà nước. Nói theo ngôn ngữ của Václav Havel, nó là một thứ “quyền lực của những kẻ không có quyền lực” (power of the powerless) (13). Cuối cùng, chính ý niệm về xã hội dân sự ấy đã gợi hứng cho các trí thức Tiệp Khắc thành lập nhóm “Hiến chương 77” vào năm 1977 và mấy năm sau, các công nhân Ba Lan thành lập Công đoàn Đoàn Kết (Solidarity) dẫn đến sự phá sản của toàn bộ chế độ toàn trị ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

Quan điểm “vốn xã hội” nảy sinh từ lý thuyết của Alexis de Tocqueville (1805-1859), một học giả người Pháp, tác giả cuốn Democracy in America, được xuất bản lần đầu vào năm 1835. Trong cuốn ấy, de Tocqueville chia xã hội Mỹ ra làm ba lãnh vực: nhà nước, xã hội dân sự và xã hội chính trị. Cái gọi là xã hội chính trị ấy bao gồm hai hình thức chính: các tổ chức chính trị (chính quyền địa phương, các đảng phái và các hội đoàn công cộng) và các tổ chức dân sự (bao gồm các tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện như nhà thờ, trường học và các hội đoàn chuyên môn). Theo de Tocqueville, các tổ chức dân sự có chức năng làm mới ý tưởng và cảm xúc của dân chúng, góp phần nâng cao nhận thức của dân chúng, từ đó, trở thành một nền tảng tốt cho các tổ chức chính trị. Robert D. Putnam (sinh năm 1941) đẩy mạnh việc nghiên cứu xã hội dân sự theo hướng được de Tocqueville đề xuất: Ông cũng tập trung vào các tổ chức dân sự, nơi, theo ông, vốn xã hội được nảy nở và phát triển; và đến lượt nó, các vốn xã hội này lại trở thành nền tảng vững chắc cho dân chủ bằng cách nuôi dưỡng và củng cố các mạng lưới xã hội, sự tin cậy cũng như thói quen đối thoại và hợp tác giữa các công dân, những yếu tố chính của văn hóa dân sự (civic culture). Putnam cho một nền dân chủ lành mạnh chỉ có thể được xây dựng trên một nền văn hóa dân sự kiểu như thế.

Mặc dù khác nhau như vậy, hai quan điểm xung đột và vốn xã hội bổ sung cho nhau hơn là loại trừ nhau. Dưới chế độ toàn trị ở Đông Âu, xã hội dân sự được xem như một hình thức phản kháng và đối lập để được dân chủ hóa. Nhưng khi chế độ toàn trị đã sụp đổ, nó lại biến thành một cái vốn xã hội để thiết lập và củng cố những nền dân chủ còn non trẻ và yếu ớt của họ.

(Đây là bài thứ hai trong loạt bài về “Xã hội dân sự”. Kỳ tới: “Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba”)

***
Chú thích:

  1. Đăng trên Oxford Develoment Studies số 31 năm 2003, http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1360081032000111751#preview
  2. Trong phần trình bày lịch sử phát triển của ý niệm xã hội dân sự ở trên, tôi sử dụng nhiều tài liệu, trong đó, quan trọng nhất là cuốn Civil Society: The Critical History of an Idea của John Ehrenberg do New York University Press xuất bản tại New York năm 1999; cuốn Civil Society của Michael Edwards (ấn bản lần thứ 2) do Polity xuất bản tại Cambridge năm 2010; và một phần trong cuốn A Civil Republic, Beyond Capitalism and Nationalism của Severyn T. Bruyn do Kumarian xuất bản tại Bloomfield (Mỹ) năm 2005 (tr. 17-66).
  3. O.I. Shkaratan & E.N. Gurenko, “From Statocracy to Evolution of Civil Society”, Soviet Sociology số 30 (1991), tr. 68-87.
  4. http://share.pdfonline.com/a5c891492b114e76809ac127b7552d5b/berglund_civil_society_in_india_oct_2009.htm
  5. Marlies Glasius, David Lewis, Hakan Seckinelgin (2004), Exploring Civil Society: Political and Cultural Contexts, London: Routledge, tr. 170.
  6. Frederik Powell (2007), The Politics of Civil Society: Neoliberalism or Social Left?, Bristol: The Policy Press, tr. 1-25.
  7. Gyorgy Jenei & Éva Kuti, “The Third Sector and Civil Society” in trong cuốn The Third Sector in Europe: Prospects and Challenges do Stephen Osborne biên tập, Routledge xuất bản tại Hoboken, tr. 11.
  8. Marlies Glasius, David Lewis, Hakan Seckinelgin (2004), sđd, tr. 168.
  9. Karel B. Muller, “The Civil Society-State Relationship in Contemporary Discourse: A Complementary Account from Giddens’ Perspective” đăng trên tờ The British Journal of Politics & International Relations số 8 ra tháng 5 năm 2006.
  10. Vahid Amani Zoeram, Jayum Anak Jawan và Lee Yok Fee, “The Epistemology of the Concept of Civil Society in the West and Iranian Interpretations” đăng trên Canadian Social Science số 6 năm 2010.
  11. Krishna Kumar (1993), “Civil Society: An Inquiry into the Usefulness of an Historical Term”, British Journal of Sociology, số 44, 1993, tr. 375-395.
  12. Lee Hock Guan (2004), Civil Society in Southeast Asia, Singapore: Institute of Southeast Asia Studies, tr. 2.
  13. Có thể xem toàn văn bài tiểu luận này bằng tiếng Anh trên http://www.vaclavhavel.cz/showtrans.php?cat=clanky&val=72_aj_clanky.html&typ=HTML. Bản dịch tiếng Việt của Khải Minh trên http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6321&rb=08
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Lại 2.396 tỷ đồng xây trụ sở Kiểm toán Nhà nước

kiemtoan
Một tòa nhà khủng với 3 tầng hầm, 29 tầng nổi và 34.200 m2 sàn sẽ được xây làm trụ sở II Kiểm toán nhà nước tại Hà Nội. Tòa nhà có mức đầu tư tạm tính khoảng 975 tỷ.

Báo cáo giải trình về vốn xây dựng trụ sở, Kiểm toán nhà nước đã nêu ra con số 2.396,8 tỷ đồng, và theo tính toán của Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng, một trong 3 nguồn tiền sẽ được lấy từ “Nguồn thu qua kết quả kiểm toán hàng năm do Kiểm toán phát hiện tăng thêm cho ngân sách 1.602 tỷ đồng trong 4 năm”.

Vấn đề chính nằm ở nguồn tiền. Có nghĩa là ngoài nguồn “dưỡng liêm”, 2% trên tổng số thu. Kiểm toán nhà nước muốn có thêm mỗi năm khoảng 458,6 tỷ từ “tiền phát hiện tăng thêm cho ngân sách”, để xây dựng trụ sở.

Trong số các công trình đang nằm chờ vốn, có trụ sở II của Kiếm toán Nhà nước tại Hà Nội có quy mô 3 tấng hầm, cao 29 tầng, 34.200 m2 sàn với tổng mức đầu tư lên tới 975 tỷ đồng.

Ngoài nguồn “thưởng tăng thêm”, 2 nguồn khác để xây dựng các dự án trụ sở “nguồn 2%”, và từ nguồn Ngân sách nhà nước. Số tiền trích từ “nguồn 2%” trong 3 năm 2009-2011, theo ông Đinh Tiến Dũng, là 208 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 70 tỷ đồng.

(Đào Tuấn)

Bùi Văn Bồng - Đừng như những con vẹt

Trong chuyện kể ở nước Nga, có câu chuyện “Con vẹt quý”. Một nhà kia nuôi con vẹt, chỉ dạy cho nó nói rất thạo hai từ конечно, tạm dịch ra La tinh ngữ: “ka'nhets'ner” (nghĩa Việt là tất nhiên). Con vẹt suốt ngày chỉ nói được hai từ “tất nhiên” (конечно), khá rõ ràng, nghe rất hóm hỉnh và có khí chất như là cũng thông minh.

Thấy khách đến nhà, nó vội hót lên: “Tất nhiên”. Khách chửi nó là đồ ngu, nó cũng gật cái đầu có lông ngũ sắc rất sặc sỡ: “Tất nhiên”. Khách bảo: “Vặt lông mày bây giờ”, nó cũng: “Tất nhiên”. Ông chủ có lúc bí tiền, đem con vẹt ra chợ bán. Có một ông khách sộp đến mua. Chủ hàng giới thiệu: “Ông mua đi, hơi đắt một chút, nhưng con vẹt của tôi khôn lắm, hỏi cái gì nó cũng biết”. Khách hàng nhìn như xoáy vào con vẹt, hỏi: “Đúng không mày, cái gì mày cũng biết hả?”. Con vẹt phát âm: “Tất nhiên”. Ông khách mừng quá, đồng ý mua với giá cao. Ông chủ khoái chí nhét tiền vào túi.

Đó là câu chuyện ngụ ngôn con vẹt ở nước Nga xa xôi. Chuyện ở xứ Việt ta, lại thế này: Ông Bảy Nhị giật mình vì hiện tượng con vẹt. Tôi được nghe câu chuyện do Ts. Tô Văn Trường kể lại: Ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch kỳ cựu của UBND tỉnh An Giang kể lại rằng, một đoàn cán bộ Trung ương về An Giang, rất sâu sát cơ sở, làm việc có trách nhiệm và hăng hái. Sau khi làm việc ở tỉnh, về huyện, rồi về xã, lại gặp cả đảng viên thường ở xóm, ấp. Hỏi về chuyện gì, thấy các cán bộ, đảng viên từ tỉnh xuống tận cơ sở đều nói rất giống nhau. Không thấy ai nói khác.

Trước khi rời An Giang, ông trưởng đoàn cán bộ Trung ương khen: “Công nhận ở Đảng bộ An Giang có tính thống nhất rất cao, hỏi từ trên xuống dưới, thấy vấn đề gì cũng thấu đáo, thống nhất từ dưới lên trên”. Lúc đó, ông Bảy Nhị cũng mừng thầm. Nhưng đoàn đi rồi, nghĩ lại lời khen đó, ông Bảy Nhị mới chợt giật mình: “Thôi chết, không khéo mình đang chỉ đạo, điều hành cả một “lũ vẹt”. Cán bộ, đảng viên đã rất “ngoan Đảng” nói không sai với những phổ biến của trên. Trên đã nói sao, đi học tập, bối dưỡng, tập huấn về, cứ y nguyên thế mà phát ra, không ai dám nói khác. Dù họ có nghĩ thật đến mấy, thực tế có khác đến mấy, nhưng khi phát ngôn, họ đều nhất nhất nói đúng với ý chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là với các đoàn kiểm tra xuống, với nhà báo, phải phát ngôn đúng như hướng dẫn. Thế thì nguy, ai mà nắm được thực trạng, thực tế, nắm đúng bản chất thực tế, thực trạng để giải quyết”. Khi đó, với cương vị đang là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bảy Nhị đã biết giật mình đúng cái việc, cái chuyện phải giật mình, Vậy cũng mừng.

Mừng bởi vì có những người lãnh đạo như anh Bảy Nhị, rất cần và tôn trọng sự chân thực, cần cái vốn có trong tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của mỗi người. Cuộc sống trong mỗi chúng ta, làm gì có ai giống ai. Từ nhìn nhận, xem xét, đánh gia một vần đề gì đó, bên cạnh sự thống nhất chung, nhận diện chung, còn có cái riêng, mỗi người có cách ghi nhận tầm mức, đặc tả, phân tích vấn đề khác nhau. Vậy mới là xã hội. Ngay trong gia đình cũng vậy, ruột thịt đấy, nhưng đâu phải ai cũng như ai, kể cả anh chị em sinh đôi. Và ngay trong mỗi con người cũng vậy, luôn luôn có diễn biến tự mâu thuẫn thực thể. Tức là mọi sự, kể cả nhận thức, đâu phải lúc nào cũng y hệt nhau. Đó là quy luật của phép biện chứng, đứng im chỉ là tạm thời, vận động là liên tục. Tư tưởng con người là đồ thị biến thiên không ngừng, luôn luôn mở theo hình xoáy trôn ốc. Tư duy con người là hình nón, đâu phải hình que? Cái duy lý, duy ý chí, rập khuôn, khô cứng cũng là do nếp quen không mang tính cách mạng, là trên nói sao, dưới phải nghe vậy, rồi nói cho dưới nữa cùng phải như vậy. Thế nên, đi đâu, đến đâu, gặp ai, tình huống, bối cảnh nào cũng nói một kiểu không đổi, thì là con vẹt chứ còn gì (?!). Tuy là xã hội đã tiến tới thời đại văn minh, hiện đại, nhưng cái lối ngu trung từ thời phong kiến xa xưa cũng từ đó xuất hiện trở lại và tồn tại. Thật là tai hại, kìm hãm sự phát triển tự nhiên, hạn chế năng động, khó đổi mới.

Tháng trước, ngồi uống cà phê với một vị đương chức là Phó Ban tuyên giáo thành ủy. Tôi hỏi: “Cái vấn đề (này, kia) hôm trước ngồi mấy anh em thân thiết, ông nói khác, tại sao trong hội nghị không thấy ông nói ra được những cái hay như thế?”. Nhà Tuyên giáo nói: “Anh ơi, đó là chuyện nói ở bàn trà, nó thật lòng như thế, nhưng nói ở Hội nghị, với bàn dân thiên hạ phải nói theo chỉ đạo của trên. Nếu như nói trật, có mà gay”.

Tôi hỏi: “Gay, là sao?” Vị cán bộ nọ nhìn quanh quất trước, sau, rồi mới nói: “Nói phải đúng như chỉ đạo, nói sai bị phê bình đấy, mà còn dọa cách chức hoặc điều chuyển việc khác”…

Lần này, lại đến tôi giật minh. Ô, hóa ra Đảng ta vẫn đặt ra đường hướng là làm cách mạng phải sâu sát thực tế, đi sát cơ sở, nắm bắt kịp thời mọi diễn biến và những phát sinh mới từ trong thực tiến. Qua đó cần biết tự chủ phát huy nội lực, tự thân vận động, nỗ lực chủ quan của mỗi người là rất cần thiết, khuyến khích và đề cao sáng tạo ở mỗi con người, mỗi cơ sở. Nghị quyết, chủ trương là vạch đường, chỉ lối, còn đi thế nào, làm cách nào cho có hiệu quả, đạt chất lượng cao thì mọi người (mỗi thực thể cá nhân, mỗi ngành, địa phương, cơ sở) phải biết phát huy sảng kiến, mạnh dạn sáng tạo, lấy hiệu quả, chất lượng cuối cùng làm trọng. Đó cũng là Nghị quyết, là đường lối của Đảng, chứ có khác gì đâu?

Tại sao tư duy và phát ngôn của cán bộ, đảng viên ta lại bị rơi vào sự “khung kín”, bị rập khuôn, máy móc như thế? Đi họp, dự các hội nghị lại ít tập trung theo dõi, không vận hóa tư duy, lười suy nghĩ đóng góp ý kiến (nhiều vị thậm chí cũng không bết nên góp ý kiến thế nào). Họ cứ ngồi, hỏi thì nói mỗi hai từ quen thuộc: “Nhất trí”, cần thì giơ tay biểu quyết, cho xong việc. Họp xong, về không lắng đọng được bao nhiêu, không cần suy nghĩ nhiều, lo việc khác cần hơn, mọi việc đã có bộ máy cơ quan, có các trợ lý, có văn phòng. Nếu có cán bộ nào hỏi: “Làm như thế liệu có được không anh?” - “Tât nhiên, cứ thế mà làm”. Đi họp như thế quả là việc nhẹ nhàng. Xem ra, con vẹt, dạy sao, chỉ biết phát ngôn như vậy, khó mà hơn được. Chẳng lẽ miệng con người mà lại không hơn được mỏ vẹt?

Có ông cán bộ cấp Trung ương, trong các cuộc đi thăm, đi dự hội nghị, dự các lễ lạt ở các tỉnh, thành, đến các Bộ, ngành, ở đâu cũng phát biểu rất chuẩn, không cần chính: “Chúng ta phải luôn nhớ lời Bác dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đúng như vậy, nhưng có gì mới đâu. Các cháu học sinh tiểu học đã thuộc lòng câu nói quý báu đó, cũng như chân lý rồi. Mọi người dân ai cũng thuộc nhằm lòng. Thế mà từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, ở đâu ông ta cũng nói vậy. Suốt nhiện kỳ vị quan khách ấy giữ chức, đài truyền hình cũng tường thuật y nguyên vậy hàng trăm lần, bạn xem đài cũng phát phì cười: “Biết ngay mà, thể nào ông ta cũng nói câu ấy, không khác được”. Thấy ở dưới nhiều người cười, ông ta tưởng hay, cứ cái đà đó nói hoài.

Lẽ ra, cũng nói về đoàn kết, rất cần, nhưng khi đến mỗi nơi có hoàn cảnh, đặc điểm riêng, phải chỉ ra cần đoàn kết ở chỗ nào, thống nhất về vấn đề gì, làm thế nào để đoàn kết tốt hơn và từ đoàn kết phat huy sức mạnh. Có những địa phương nội bộ đang đoàn kết, đâu cần phải nói điều đó. Nhưng cái “chất vẹt” trong ông ta cũng còn di chứng đâu đó, nên ông ta không nói thế, cho là điều trọng yếu không thể thiếu khi phổ truyền nghị quyết Đảng, thể hiện tiếng nói lãnh đạo, chắc ngoài ra không biết nên nói gì. Mà thậm chí có hiểu cơ sở đượcmấy mà biết nói gì để đi vào cuộc sống, đi vào lòng người?

Lại có những nhà giáo suốt đời dạy ở trường chính trị, giáo án soạn cả mấy chục năm trước, thuộc lòng, nói không cần nhìn sách vở mà cứ vanh vách. Ngay như những câu kinh điển của các triết gia, của các lãnh tụ, nhà cách mạng nổi tiếng ông ta nói không sai một chữ. Học viên nghe mà phục thầy, giỏi thế, những câu mình học trần thân khó thuộc mà ông ta nói giỏi thật. Nhưng lớp nào, khoa nào, ở đâu cũng vậy, giảng và thuyết có mở ra được gì mới đâu. Lớp trước tiếp thu sao, lớp sau học lại đúng bài như thế. Nếu cần minh chứng từ thực tế, và nếu hỏi trong thực tế có chuyện như thế, khác lý luận như thê, ông giải thích sao? Thầy giáo giỏi kia đành bó tay, không biết giải thích, phân tích thế nào.

Thế mà năm nào ông ta cũng là giáo viên dạy giỏi, còn được nhân vinh danh Nhà giáo ưu tú, cứ thế theo thời hạn được tăng lương ngon lành. Hết việc về nhà lo việc riêng, nghỉ ngơi, đi chơi, không cần đọc báo, ít nghe đài, ti vi mở ra thì phim hay mới xem. Nhàn hạ lắm. Đời được thế là lên hương. Ôi, thật tai hại cái bệnh giáo điều, sách vở. Thế nên, bài bản lý luận trở thành thứ lương khô, lúc nào, ở đâu cũng đem ra xài được.

Nhắc lại, ông Bảy Nhị nói đúng quá, chuyện gì mà cán bộ, đảng viên từ trên xuống dưới đều đồng loạt nói giống nhau thì báo động sự đứng im trơn lì của một khung hệ thống chính trị kém vận động, thiếu năng động, ít sáng tạo. Mà đó lại chính là nguyên nhân tạo ra động thái gò ép, bắt buộc kiểu “dậm chân tại chỗ” như tập điều lệnh đội ngũ của anh lính binh nhì, trái ngược hoàn toàn với nhu cầu của động lực phát triển xã hội. Tự do tư tưởng, nói thẳng nói thật, quyền bộc lộ chính kiến của mỗi con người trong nền tảng xã hội đã mang bản chất tốt đẹp tự do, dân chủ, mà vẫn khó như vậy sao?

Bùi Văn Bồng

(Blog BVB)

Gánh nặng thuế đè lên người dân

Trong khi đồng tiền Việt bị mất giá nghiêm trọng, thu nhập của người lao động giảm, Nhà nước lại moi móc tìm cách tăng đủ thứ thuế, trong đó có phí sử dụng đường bộ, suy cho cùng đó cũng là loại thuế mới đánh thẳng vào túi người lao động nghèo.

Chi phí giao thông cao khiến giá cả hàng hoá đầu ra tại nơi tiêu thụ cuối cùng bị đội lên là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng của thị trương nội địa bị giảm sút. Ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội TP.HCM, bức xúc: “Nếu người dân phải đóng phí SDĐB thì hậu quả trực tiếp và lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân sẽ vô cùng lớn. Nếu coi khoản phí này là hợp lý thì Bộ Tài chính có rà soát để bỏ bớt những khoản phí không hợp lý mà tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đang phải đóng hay không?”.

Một mối lo nữa là thuế và các khoản thu của dân. Gọi là mang tiếng được miễn thuế nông nghiệp. Nhưng có thấm vào đâu. Được miễn thuế này thì lại đẻ ra thứ thu khác. Cũng như không.

Thông thường có những cặp thuế tương xứng về loại thể như: Thuế quốc gia và thuế địa phương, thuế trực thu và thuế gián thu, thuế nội địa và thuế quan, thuế định ngạch và thuế định lệ, thuế thông thường và thuế đặc biệt; từ đó lại phân ra thuế thu nhập, thuế cổ tức, thuế chuyển nhượng, thuế môn bài, thuế VAT, thuế tiêu thụ, thuế lạm phát,…ngoài ra còn các khoản thuế phụ thu.

Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất…). Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình. Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.

Hiện nay, ở nước ta, việc thu thuế và quản lý thuế còn tồn tại nhiêu fbaats cập, hệ lụy như sau:

Tăng tiền thuế của người sản xuất, buôn bán nhỏ, nhưng lại bỏ qua hoặc thu ít, thu không đủ, thu sai quy định những khoản lớn và rất lớn thuế bất động sản, thuế kinh doanh nghiệp, thuế kinh doanh, thuế hải quan…Bà giá đem mớ rau vườn ra trước cửa chợ bị thu thuế, nhưng có những doanh nghiệp, những chủ đất buôn bán bất động sản lai né, trốn thuế cà chục tỉ đồng.

Giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng lại tăng thuế buôn bán nhỏ lẻ. Việc giảm, hoặc miễn thuế xuất nhập khẩu, nhằm điều chính, cân đối gia sbans buôn công nghiệp, bán buôn lợi tức, mong sẽ giảm chỉ số CPI, nhưng lại đi tăng thuế của người kinh doanh bán lẻ. Như vậy, các tập đoàn, tổng công ty, nhà kinh doanh lớn được có lợi, nhưng người lao động nghèo vấn phải tăng thuế, giá hàng hóa bán lẻ vẫn không ngừng tăng. Gánh chịu thiệt thòi vẫn là người lao động nghèo.

Thuế giá trị gia tăng VAT cuối cùng là đánh vào túi người tiêu dùng, doanh nghiệp, doanh nhân được hưởng lợi. Khi thu tiền điện, tiền nước, thu tiền điện thoại, mua các loại hàng hóa ở thị trường tự do cũng như các siêu thị đều phải thêm 10% thuế VAT. Nhưng người bỏ tiền ra mua lại không bao giờ được hoan fthuees VAT. Theo định kỳ, các doanh nghiệp được thanh toán hoàn thuế VAT, người tiêu dùng bị thiệt.

Thuế thu nhập cá nhân chưa phù hợp với thu nhập đời sống và giá trị tiền lương ở nước ta hiện nay.

Thuế cầu đường, thuế xe, thuế bến bãi thu tùy tiện, không có quy định rõ ràng.

Quản lý tiền thuế còn nhiều sơ hở, đẻ cá nhân, nhóm lợi ích lợi dụng tiền thuế chia chắc nội bộ, tham nhũng. Cuối cùng, nhà nước và người lao động bị thiệt, lợi ích cá nhân làm trái pháp luật, làm tùy tiện, vô nguyên tắc lại được hưởng đậm. Chính quyền xã, phường lợi dụng thu thuế, sinh ra các khoản phụ thu để gây quỹ cho cơ quan, lập lờ chia chác nhau vụ lợi…

Theo tính toán của ADB, tỷ lệ động viên thu vào ngân sách nhà nước ở Việt Nam tính toán từ thuế, phí và lệ phí rất cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam khoảng 25-28% GDP, trong khi Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia khoảng 15%, Philippines dưới 13%, Indonesia 12%, Ấn Độ chỉ 7-8%... Chưa kể lạm phát là thứ thuế vô hình tạo thêm gánh nặng cho người dân.

Chỉ lấy ví dụ một chiếc xe là phương tiện giao thông cá nhân tối thiểu thôi, người Việt Nam đã phải chịu tới khoảng 9 loại thuế và phí khác nhau theo kiểu phí chồng lên phí. Chẳng hạn như, đã có thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng xa xỉ để hạn chế tiêu dùng, nay lại chuẩn bị ban hành phí lưu hành cao chót vót cũng với mục tiêu hạn chế xe lưu thông trên đường nhằm chống ùn tắc giao thông; đã có hàng tá, hàng tá trạm thu phí giao thông đường bộ nhà nước có, tư nhân có, tràn lan khiến dân chúng ta thán không ngớt chưa giải quyết xong lại thêm phí bảo trì đường bộ, chưa kể loại phí này còn gián thu qua lượng xăng dầu nữa.

Vì thế, trong việc đặt ra chính sách thuế, áp dụng thuế, mức thuế, thu và quản thuế phải chú trọng đến các sắc thuế đều cần thỏa mãn ba nguyên tắc chung sau đây:

Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi xã hội (tổng hiệu dụng) của nền kinh tế bị giảm đi.

Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp và không tốn kém.

Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn).

Riêng các sắc thuế địa phương còn cần thỏa mãn một số nguyên tắc nữa:

- Cơ sở thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương đối cố định, không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo địa phương này không đánh thuế lên công dân, hoạt động và đồ vật vốn là của địa phương khác.

Nguồn thu ổn định: nghĩa là quy mô dân số địa phương và quy mô các hoạt động, đồ vật không nên biến động thường xuyên. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thu ngân sách của địa phương không bị biến động

- Nguồn thu phân bố đồng đều giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách giữa các địa phương không quá chênh lệch.

- Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của mình để đánh thuế quá mức.

- Trong thực tế, khó có sắc thuế nào đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc đòi hỏi cho nó. Vì thế, theo nguyên tắc về "cái tốt thứ hai", sắc thuế nào càng thỏa mãn nhiều nguyên tắc, thì càng xứng đáng là một sắc thuế tốt. Việc ban hành phần lớn các sắc thuế thường cần phải được Quốc hộiphê chuẩn và phải có luậtvề sắc thuế đó.

Thuế là sự thể hiện bản chất, mô thức, tính ưu việt của một chế độ chính trị-xã hội. Cần phải được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, có chính sách đúng, nhạy bén, cập nhật giá tiền tệ và các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội. Mọi biểu hiện buông lỏng hoặc tùy tiện trong việc đề ra các chính sách, các quy định về thuế, việc tổ chức thu thuế, quản lý thuế đêu là những sai lầm gây hậu họa lớn cho toàn xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Bùi Văn Bồng
(Blog BVB)

Khi dân không tin, Nhà nước khó huy động vàng

Khi Ngân hàng Nhà nước áp lệnh siết vàng miếng, sẽ có một kịch bản rất xấu đó là xuất hiện thị trường vàng chui. Khi đó Nhà nước khó kiểm soát, thậm chí không thể huy động được 400 tấn vàng trong dân – trái với mong muốn sẽ tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi này.

TS Lê Đăng Doanh đã dự báo như vậy sau gần một tuần áp lệnh siết vàng miếng.

Bước đầu kiểm soát được giá

Điểm được nhất kể từ khi vàng miếng được đưa vào vòng kiểm soát đó là giá vàng đang dần được kéo gần với giá vàng thế giới.

Sau mấy ngày triển khai Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, giá vàng SJC có xu hướng hạ nhiệt và lùi sâu về quanh vùng 44-45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tín hiệu bước đầu cho thấy có phần khả quan trong khâu kiểm soát giá.

Trên thị trường tự do, ngày 15/1, giá vàng miếng SJC được giao dịch với giá 44.300 đồng – 44.600 đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC có giá 44.650 đồng – 44.950 đồng (mua vào – bán ra).

Giá vàng miếng SJC tại các ngân hàng (NH) cũng liên tục biến động mạnh, còn 44,2 – 44,6 triệu đồng/lượng.

Mức chênh lệch giữa giá mua – bán vàng miếng SJC từ 220.000 – 500.000 đồng/lượng. Ngược với diễn biến giá vàng trong nước, giá vàng thế giới cùng ngày tăng nhẹ 3 USD/ounce, lên 1.669 USD/ounce.

Hiện giá vàng miếng SJC đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 5 tháng trở lại đây và thu hẹp khoảng cách với giá thế giới, chỉ còn 2,8 triệu đồng/lượng thay vì mức 4 – 5 triệu đồng/lượng như trước.

Nguy cơ không huy động được vốn nhàn rỗi

Siết vàng miếng, cấm dân mua ở những địa chỉ không được đăng ký, doanh nghiệp chuyển sang đánh nhẫn to, đóng vỉ để bán là một thực tế diễn ra suốt gần một tuần qua.

Cộng với tâm lý thói quen của người dân ngại vào các ngân hàng thương mại mua vàng vì ở đây chỉ làm việc giờ hành chính, dân càng muốn tìm đến các cửa hàng hơn khi họ đáp ứng được yêu cầu nhanh, gọn và linh hoạt.

Nhưng sự ‘linh hoạt’ của doanh nghiệp và tâm lý người bán e ngại của người những nơi mua bán theo giờ hành chính là các ngân hàng thương mại khiến nhà nước khó mà huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của dân

Theo thông tin từ các cửa hàng kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh sau khi có lệnh của Ngân hàng Nhà nước về siết vàng miếng, số lượng vàng nhẫn tiêu thụ đã tăng gấp 5 – 6 lần so với trước.

Nhiều đại lý các tỉnh lẻ đã gom với số lượng lớn vàng nhẫn đóng vỉ để bán cho người dân. Đối với các cửa hàng kinh doanh vàng trang sức tại Hà Nội, hiện không ít đơn vị chuyển sang mua vàng nhẫn đóng vỉ này.

Lực cầu về vàng nhẫn đóng vỉ bắt đầu xuất hiện mạnh hơn từ phía người dân, đặc biệt tại những tiệm vàng ở các khu vực mạng lưới mua bán vàng miếng chưa phủ sóng tới, hoặc còn thưa thớt.

Theo TS Lê Đăng Doanh, động thái siết vàng miếng một cách mạnh mẽ, từ hơn 8.000 điểm giờ chỉ còn 2.500 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy sự quyết tâm quản lý thị trường vàng.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tất cả mọi người sẽ phải tuân thủ pháp luật và hy vọng đến một kết quả tốt đẹp.

Thế nhưng, “theo tôi thực tế sẽ dẫn đến một kịch bản thứ hai đó là xuất hiện một thị trường vàng chui. Chuyện các doanh nghiệp đã “lách” bằng cách đánh nhẫn to và đóng gói nhẫn để bán cũng là điều dễ hiểu. Thực tế này khiến Nhà nước có nguy cơ không huy động được khoảng 300-400 tấn vàng trong dân thực sự là một điều rất đáng tiếc”, TS Doanh nói.

Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sau khi mạng lưới vàng miếng thu hẹp lại, nhu cầu vàng nhẫn đóng vỉ của người dân là có thật.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Vụ Quản lý ngoại hối cho biết, hiện nay vàng nhẫn đóng vỉ theo khái niệm trong luật, các văn bản hướng dẫn vẫn được coi như vàng trang sức.

Theo Đất Việt
(Bùi Văn Bồng Blog)
 

Chợ mua bán Quan của đảng


 

Việt Nam ta có nhiều chợ “độc” (độc đáo, độc nhất nhưng không độc tài như đảng ta), nào là chợ giời, chợ hôm, chợ phiên, chợ Tết, chợ gạo, chợ chiếu, chợ cơ bắp, chợ chim, chợ chó,  … và từ khi có đảng ta lại có thêm chợ quan.

Nhà báo Tây Ba-Lô Tam Dương bèn tìm đến hai tay “phản động chui” là nhà phản biện lão thành Ba Đê và blogger Đả Cẩu để học hỏi.

Tam Dương: Bố già có biết cái Chợ Quan là cái chợ gì không hả bố?

Ba Đê: Đó là nơi buôn quan bán chức XHCN, rộng ra thì phải kể cả chỗ mua bán con người.

Tam Dương: Chợ họp ở đâu vậy bố!

Ba Đê: Chợ quan chỗ nào cũng có, thượng vàng hạ cám, mặt hàng nào cũng có. Muốn kiếm một chân loong toong, làm ô-sin, hay làm lao động công nhật thì đến chợ cơ bắp ở đường Ngô Gia Tự, Mai Dịch , Ngã Tư Giảng Võ hay Dốc Bưởi. Muốn làm gái ôm thì phải gặp các  Tú Bà tại các quán bia ôm, cà phê ôm, quán ngủ ôm. Muốn đi làm nô lệ tình dục ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc thì phải lo lót các ông giám đốc hãng du lịch. Muốn bán cơ bắp ở xứ người thì mang phong bì cho các quan lớn trong bộ lao động.

Tam Dương: Thế còn muốn làm quan thì mua quan ở chợ nào?

Đả Cẩu: Chợ quan chứ có phải chợ chim, chợ chó đâu mà ai cũng đến được. Muốn làm quan xã, quan huyện thì phải lo lót các bà bí thư tỉnh ủy. Muốn leo cao hơn nữa thì phải móc nối với vợ con các ngài Trung Ương Đảng. Càng trèo cao thì phong bì càng dầy. Giá chót cho chức bí thư xã cũng phải vài tỷ , bí thư huyện thì vài trăm cây, còn muốn cái ghế bí thư tỉnh thì nội tiền mai mối cũng vài cây rồi. Bởi vậy làm quan mà không tham nhũng thì lấy tiền đâu mà trả nợ “đầu tư”, chưa kể tiền bảo kê cái ghế quan thì .

Tam Dương: Thế các ngài Trung Ương có phải mua ghế không?

Ba Đê: Sao không. Cái chuyện mua quan bán chức trong XHCN hài lắm. Muốn vào Trung Ương thì phải phong bì cho các vua trong Bộ Chính Trị, ngược lại khi Trung Ương họp để bỏ phiếu tín nhiệm thì các vua lại phải phong bì ngược lại cho các quan Trung Ương, bánh ích đi, bánh qui lại ấy mà. Anh Ba Ếch mà không chi đẹp trong kỳ họp trung ương đảng vừa rồi thì văng mẹ nó chức tể tướng rồi. Quốc Hội lại sắp họp để bỏ phiếu tín nhiệm 14 vua nên các đại biểu quốc hội hưng phấn chờ ngày vồ phong bì của 14 vua. Bởi vậy anh Ba Sảng lo lắm, đi vận động lung tung để hạ anh Ba Ếch, ảnh tri hô lên rằng anh Ba Ếch đang “vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, đưa anh, đưa tôi… không lành mạnh tí nào cả”. Chuyện mua quan gần đây nhất là vụ anh Nguyễn Bá Thanh được anh Trọng Lú và anh Tư Sảng điều về trung ương giữ chức trưởng ban Nội Chính Trung Ương để chơi Ba Ếch vì Bá Thanh đang có ân oán giang hồ với Ba Ếch.

Đả Cẩu: Chả hiểu anh Bá Thanh ngon lành thế nào mà báo lề phải đánh bóng anh ta rôm rả lắm;

Tam Dương: Các chú đừng nghe những gì báo lề phải nói mà tai mọc sừng đấy. Người trong cuộc chẳng ai lạ gì các đòn bá đạo của Bá Thanh như đớp một ngàn cây vàng trong vụ án cầu Sông Hàn, cướp đất của giáo dân Cồn Dầu và vụ lôi tướng công an Trần Văn Thanh hôn mê trên giường ra tòa. Chao ôi! “đuổi  Hoàng trùng Ba Ếch đi, đem Vi trùng Bá Thanh lại, thì tham nhũng vẫn sống hùng sống mạnh dài dài.

Đả Cẩu: Thế bố già có bị “sốc” về cái Sổ Hưu của anh đại tá danh hiệu lê thê và to đùng: “đại tá-phó giáo sư- tiến sĩ-nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh” không?

Ba Đê: Cái bánh vẽ Sổ Hưu của anh đại tá thùng ễnh ương ấy chỉ là rừng mơ của Tào A Man thôi, tao đâu có khờ ăn quả lừa rẻ tiền như vậy. Mẹ kiếp lính tráng bọn tao khi về vườn thì có hơn gì đám Cái Bang đâu. Chú mày quên câu thơ bất hủ: “Đầu đường đại tá vá xe, Cuối đường trung tá bán chè đậu đen” rồi hay sao.

Đả Cẩu: Bố là cựu chiến binh quèn đếch có sổ hưu, nên mới hiu hắt như vậy chứ các tướng tá nhớn về hưu mỗi tháng cũng được vài triệu nên ấm lòng lắm, ông nào cũng hiu hiu như anh Minh Triết “lên trời vui thú điền viên với Thánh Gióng” ấy. Cái sổ hưu mà anh đại tá Thanh vẽ ra chả biết nó to đùng như thế nào mà đã có vài ông trước đây phản biệt hăng lắm nay nghe anh Thanh thuyết Sổ Hưu “ấn tượng” quá bèn đổi giọng bốc đảng tới mây xanh.  

Tam Dương: Trước đây thì Sổ Gạo, rồi Sổ Đỏ nay lại thêm Sổ Hưu. Không biết trước khi có Sổ Thiên Tào thì còn bao nhiêu thứ sổ nữa.

Ba Đê: Tao chỉ mong sao dân cấp cho Đảng cái Sổ Tọet là mọi chuyện êm ả.

Phong Trần

Quan chủ Phong Trần Quán

(Thông luận) 

Chủ tịch Quốc hội: Ai có quyền “gợi ý” cán bộ từ chức?

“Sau khi có kết quả lấy phiếu, dù tín nhiệm thấp nhưng vẫn đạt tỷ lệ quá bán, ai có tư cách để trao đổi, “khuyên” cán bộ hãy từ chức?”, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi khi bàn quy trình lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm.
UB Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết hướng dẫn thi hành việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Cụ thể, về báo cáo và trách nhiệm giải trình của cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định một số nội dung phải thể hiện. Theo đó, cán bộ được lấy phiếu đưa ra đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực phụ trách; khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, điều hành công việc phụ trách theo thẩm quyền; kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch Quốc hội: Ai có quyền “gợi ý” cán bộ từ chức?.
Chủ tịch Quốc hội: "Ai có quyền “gợi ý” cán bộ từ chức?".
Người được lấy phiếu tự đánh giá về các nội dung tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống thể hiện ở việc thực hiện các quy định của Luật cán bộ, công chức về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức, những điều cán bộ, công chức không được làm và các quy định khác về chuẩn mực đạo đức có liên quan.
Nếu có yêu cầu, người được lấy phiếu phải giải trình về ý kiến, kiến nghị của cử tri do MTTQ chuyển đến.
Ngoài ra, trong trường hợp nhận được yêu cầu bằng văn bản do đại biểu Quốc hội chuyển đến đề nghị làm rõ thêm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm giải trình bằng văn bản và gửi đến đại biểu có yêu cầu.
Nghị quyết hướng dẫn cũng quy định, chậm nhất là 15 ngày trước khi tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, nếu đại biểu thấy cần phải làm rõ những vấn đề liên quan đến cán bộ đó thì có quyền đề nghị UB Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản cho đại biểu. Trường hợp chưa xác minh được, các cơ quan này phải báo cáo UB Thường vụ Quốc hội cho trả lời trong thời gian gần nhất trước ngày lấy phiếu tín nhiệm lần sau.
Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý về Nghị quyết này của UB Pháp luật cho biết, có đại biểu đề xuất quy định rõ thời gian (3 ngày trước ngày lấy phiếu) người được lấy phiếu phải gửi bản giải trình đến đại biểu có yêu cầu.
Ngoài ra, 1 thành viên UB Thường vụ Quốc hội cũng đề xuất, trường hợp có thông tin dư luận đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, người được lấy phiếu, bỏ phiếu cũng cần giải trình về các nội dung này.
Kết quả lấy phiếu, bỏ phiếu sẽ được công bố trong Nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội ghi rõ các thông số: xác định những người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp; quyết định thời gian sẽ tổ chức bỏ phiếu với người có trên 2/3 đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp hoặc 2 năm liên tiếp có tỷ lệ lấy phiếu không quá bán.
Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu cần ghi rõ thời gian bỏ, xác định người có quá nửa tổng số đại biểu không tín nhiệm, cần trình Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức.
Hướng dẫn quy trình từ chức, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, người xin từ chức cần có đơn gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu này sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm tại kỳ họp gần nhất.
Đây là nội dung còn nhiều tranh luận trong các thành viên UB Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: “Sau khi có kết quả lấy phiếu, dù tín nhiệm thấp nhưng vẫn đạt tỷ lệ quá bán, cơ quan nào, cá nhân nào có tư cách để trao đổi với cán bộ đó, “khuyên” hãy từ chức đi?”. Việc này dù tế nhị, ông Hùng cho rằng vẫn cần hướng dẫn, quy định cụ thể.
Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương đặt vấn đề, kết quả lấy phiếu, nếu cán bộ bị 2/3 đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp cần đưa ra bỏ phiếu ngay, không nên dời việc bỏ phiếu sang kỳ họp tiếp theo bởi mỗi năm Quốc hội chỉ tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tại kỳ họp đầu tiên, lùi lại nghĩa là phải chậm thêm 1 năm nữa trong khi uy tín của cán bộ đó đã thấp, không thể làm việc được.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng phân tích, Nghị quyết về việc lấy phiếu, bỏ phiếu vẫn “bỏ ngỏ” trường hợp này. Đề xuất bỏ phiếu ngay của bà Nương, ông Lưu cho là hợp lý nhưng vẫn băn khoăn việc chuẩn bị nhân sự thay thế trong trường hợp này vì khi lấy phiếu mà tỷ lệ tín nhiệm thấp như vậy, các cơ quan tổ chức sẽ ở thế “bị động” về khâu chuẩn bị nhân sự thay thế.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý kiến nghị nghiên cứu cách thức lấy phiếu, bỏ phiếu thế nào để không tạo nên không khí căng thẳng, nặng nề về việc này.
Với câu hỏi về trường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ, cần lấy phiếu với tư cách nào, ông Lý trả lời “chỉ tổ chức lấy phiếu với chức danh cao nhất”. Khi đánh giá cán bộ ở chức danh đó, đại biểu cũng xem xét luôn việc thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm. Ví dụ trường hợp Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng một Bộ cụ thể (cả 2 chức danh đều do Quốc hội công nhận), ông Lý khẳng định, vẫn chỉ lấy phiếu một lần với chức danh cao nhất, dù trong phiếu tín nhiệm vẫn ghi đầy đủ các chức vụ cán bộ đó đảm nhiệm.

(Dân trí) 

Câu chuyện chấn động của ông Nguyễn Bá Thanh 10 năm trước

Như đã đề cập ở bài trước, cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Bá Thanh tối 24/7/2003 mới là cuộc "đại phẫu" đầu tiên không chỉ gây chấn động đối với cán bộ, công chức Đà Nẵng mà còn với đông đảo cán bộ, người dân ở nhiều địa phương khác trong nước và cả kiều bào ta ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tham gia thi đấu bóng đá và quyên góp ủng hộ các nạn nhân cơn siêu bão Xangsane năm 2006 ở TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam - Ảnh: HC
Để bạn đọc có dịp so sánh giữa ông Nguyễn Bá Thanh vừa được uỷ nhiệm làm Trưởng Ban Nội chính TƯ với ông Nguyễn Bá Thanh lúc đó vừa lên làm Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, báo điện tử Infonet xin giới thiệu lại bài tường thuật cách đây 10 năm của PV Hải Châu về cuộc nói chuyện này:
"Đà Nẵng bắt đầu cuộc đại phẫu đau đớn nhưng lành mạnh"
Như tin đã đưa, sau quyết định kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Sở Xây dựng và cách chức Trưởng BQL các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng Đà Nẵng gây chấn động tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh vừa tiếp tục có buổi nói chuyện vào tối 24/7 với gần 1.500 cán bộ công chức đang làm những công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân.
Qua hơn 28 năm sau ngày giải phóng, lần đầu tiên Đà Nẵng có một buổi nói chuyện “vô tiền khoáng hậu” như vậy. Suốt gần 2 tiếng rưỡi đồng hồ, các cán bộ công chức Đà Nẵng - trong đó có không ít “vị quan” mới đây còn hoạch hoẹ dân – chen nhau ngồi cả xuống đất vì hội trường không đủ ghế, lắng nghe vị tân Bí thư Thành uỷ nói chuyện. Họ bật cười vì những câu nói tếu, rồi chợt đau nhói khi ngẫm lại ý nghĩa thâm sâu đằng sau nó. Để rồi tự thấy mình trở nên lành mạnh hơn, có nhiều dũng khí hơn để làm “lãnh đạo và đày tớ” của nhân dân!
4 nỗi sợ lớn
Không giấy, không tờ, vừa kết thúc buổi làm việc với một vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước CHDCND Lào sang thăm là ông Nguyễn Bá Thanh đến thẳng hội trường, lên ngay diễn đàn và bắt đầu câu chuyện. Hẳn nhiên ông đã chuẩn bị rất kỹ, chứ không như một Phó Giám đốc Sở Địa chính – Nhà đất Đà Nẵng, khi được gọi lên gặp ông (lúc ấy ông Nguyễn Bá Thanh là Chủ tịch UBND TP - PV) đã phải uống... 3 ly rượu để lấy bình tĩnh nhưng cuối cùng cũng chẳng nói được gì vì... không “thuộc bài”.
Không hề vòng vo, ông vào đề luôn: “Sở dĩ có cuộc gặp hôm nay là vì một sự kiện quan trọng vừa diễn ra: Đà Nẵng được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1. Tất nhiên chỉ mới “là” đô thị loại 1 thôi, còn để “làm” cho nó thực sự trở thành đô thị loại 1 được người khác tâm phục khẩu phục thì còn gian nan lắm. Nhưng chưa chi đã có người vội nảy sinh tư tưởng chủ quan, và tôi rất sợ từ điều đó sẽ dẫn tới 4 cái mất lớn hơn!”.
Cái mất đầu tiên, ông sợ, là mất thời cơ - điều mà Đà Nẵng đã tạo ra và tận dụng rất tốt khi từ một TP "cấp huyện" (đô thị loại 2 thuộc tỉnh QN-ĐN cũ) trở thành TP trực thuộc TƯ, và hơn 6 năm sau đã là đô thị loại 1. “Nếu không làm mạnh hơn nữa, Đà Nẵng sẽ mất cơ hội vượt lên trở thành TP động lực của miền Trung, chỉ sẽ là một anh làng nhàng trong khu vực mà thôi!”.
Từ đó, ông lo đến cái mất thứ hai: “Nếu tốc độ phát triển của TP trì trệ, không đáp ứng sự trông đợi của nhân dân thì cán bộ sẽ bị kỷ luật, bị thay đổi hoặc hạ tầng công tác. Chưa kể nhiều người tranh thủ quơ quào, kiếm chác còn sẽ bị luật pháp trừng phạt. Vậy là mất cán bộ!”.
Một khi cán bộ thoái hoá, biến chất như vậy sẽ dẫn đến cái mất gì nữa? “Mất lòng dân – ông nhấn mạnh - Và một khi dân không còn tin chúng ta nữa thì cái mất thứ tư đau lòng hơn cũng rất dễ xảy ra: Mất chế độ!” - ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.
Ông nói rõ: “Đừng nghĩ là dân không biết gì. Trình độ dân trí bây giờ cao lắm, họ thấy hết, biết hết những trò nhũng nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà, nguyên tắc cứng nhắc... tồn tại trong đội ngũ cán bộ chúng ta nhưng không dám nói vì sợ bị trù dập. Họ là dân mà, nên chỉ cầu xin hai chữ bình an. Nhưng nếu được bảo vệ, họ sẽ nói hết. Khi ấy thì không thể che giấu đi đâu.
Dân nhìn đội ngũ cán bộ chúng ta cũng như các anh chị đang nhìn tôi vậy. Tôi ở trên này nhìn xuống chỉ thấy cả rừng người, không phân biệt được anh nào áo xanh, áo đỏ. Nhưng các anh chị ở dưới nhìn lên thì tôi chỉ ho một tiếng, nghiêng đầu sang phải, liếc mắt sang trái một chút là cả ngàn con mắt đều thấy. Dân nhìn chúng ta vậy đó. Bài học Thái Bình vẫn còn đau lắm. Cũng có sự kích động, có những phần tử xấu len vào nhưng chủ yếu là do chúng ta thôi. Dân như nước, đẩy thuyền lên là nước mà lật thuyền cũng là nước. Chúng ta phải sớm tự soi rọi lại mình chứ đừng để xảy ra tức nước vỡ bờ!”.

Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tham dự một phiên toà có tiếng kêu oan của người dân - Ảnh: HC
Cuộc đại phẫu tê tái

Từ cái nhìn, cái biết ấy của dân, ông Nguyễn Bá Thanh đem soi rọi vào đội ngũ cán bộ, công chức TP Đà Nẵng và khẳng định, họ đã làm được rất nhiều việc. Trong đó có không ít việc được nhân dân cả nước ghi nhận, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, các tỉnh thành bạn kéo đến học tập... “Nhưng đây không phải là lúc chúng ta ca tụng nhau. Thành tích hãy để cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Còn sư đoàn ngồi trước mặt tôi đây phải là sư đoàn làm, sư đoàn chiến đấu. Ai mang tư tưởng công thần thì xin mời đi sư đoàn khác!”.
Với sự rạch ròi đó, ông chỉ rõ hàng loạt sai lầm, khuyết điểm đi cùng những “nhân vật” của sự quan liêu, trì trệ, thoái hoá, biến chất – tuy không nhiều nhưng đang tồn tại lẩn khuất trong đội ngũ cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan có trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với dân. Ông nhấn mạnh: “Người dân ngứa sau lưng, gãi không tới nên họ mới nhờ mình gãi. Nếu mình gãi không trúng, cứ nhè trước bụng mà gãi, coi chừng họ gai mắt, đạp xuống sông Hàn uống nước như chơi. Phải bắt cho trúng mạch, gãi cho đúng chỗ “ngứa” của người dân. Đừng cứ ngồi nói lý luận với nhau mà không chịu làm!”
Ông đặt thẳng câu hỏi với ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công an Đà Nẵng: “Có cái gì ở trạm CSGT Kim Liên (trên QL 1A ở cửa ngõ phía Bắc Đà Nẵng) mà ai vô CSGT cũng đòi cho ra đứng đó. Chỉ ít lâu sau là ai nấy khấm khá cả lên. Tiền ở đâu ra, tài sản ở đâu ra, dân biết hết, còn các anh có biết không?”.
Với ngành thuế, ông nêu ví dụ: Chủ một quán ốc hút ở ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thị Minh Khai đến khóc ở Uỷ ban vì thuế từ 260 ngàn tăng lên 500 ngàn đồng/tháng. Ông giả làm người ăn ốc, vào quán này mới biết quán rất ế vì địa thế không tốt, chủ quán lại kém khâu ăn nói. Ông kêu Cục phó Cục Thuế Đà Nẵng Dương Tấn Lực lên hỏi: “Người ta buôn bán như thế mà thuế tăng gấp đôi, lên đến cả chỉ vàng/tháng thì làm sao sống cho nổi? Anh làm lãnh đạo mà không chú ý, để cán bộ hành dân ra bã đó nghe!”.
Với lực lượng Thanh niên xung kích, ông phê phán thẳng: “Với những kẻ cố tình vi phạm, lạng lách, đánh võng thì không dám làm gì, còn mấy bà trong quê ra, đem chục trứng, mớ rau kiếm sống, lẽ ra chỉ nên nhắc nhở họ thì hùng hùng hổ hổ đổ rổ rau của người ta ra đường. Ai bảo anh làm chuyện vô lễ với dân như vậy?”.
Với kiểm lâm, ông chỉ ra: “Người ta mang cả khúc gỗ lớn đi trên đường chứ có phải ở rừng ở núi gì đâu mà khó bắt thế? Hoá ra là cùng đường dây cả, lỡ làm ăn với nhau “thâm niên” rồi, lâu lâu bắt một cú biểu diễn thôi!”. Cũng với ý đó, ông hỏi lãnh đạo Sở VHTT: “Liệu có nên giải tán Đội kiểm tra liên ngành 814 hay không? Hô hào nào là quy định ánh sáng rồi kiểm tra, cấp phép... thế mà tệ nạn trong mấy karaoke đèn mờ vẫn tràn lan!”.
Với các ngành Xây dựng, Địa chính, Quy hoạch, Thuỷ sản - Nông Lâm, các BQL dự án..., ông cũng chỉ thẳng nhiều biểu hiện vòi vĩnh, bắt chẹt nhưng lại rất sở hở trong công tác quản lý. Từ kiểm định sai đến không làm hết trách nhiệm giám sát chất lượng công trình, cố tình gây khó dễ đã tạo nhiều khó khăn lớn đối với nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc ổn định nơi ăn chốn ở, xác định sở hữu nhà đất..., kể cả làm ách tắc các công trình trọng điểm. Nhiều cán bộ, công chức không thông cảm với nỗi khổ của người dân phải di dời, có người vô trách nhiệm làm gần 20 hộ dân thuộc dự án mở rộng sân vận động Chi Lăng bị thiệt hại từ 5 – 50 triệu đồng, gây phản ứng gay gắt trong dân.
Ngược lại, có người nhận đút lót mà làm sai để bị kiện, có người là cán bộ địa chính mà “đạo diễn” cho dân kê khống để kiếm thêm tiền đền bù chia cho mình, móc nối  với cò đất chọn lô ngon mua lại giấy đất để bán kiếm lời... Vậy mà việc quản lý, xử lý của lãnh đạo các cấp còn tỏ ra rất bất cập, đơn cử như ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Địa chính – Nhà đất: “Ông bảo đuổi mấy chục cán bộ nhưng chỉ có một anh đi tỉnh khác, còn lại đều chạy từ chỗ này qua chỗ kia mà ông không biết. Chỉ biết mình hoàn thành “nhiệm vụ” đuổi, rồi thôi!”.
Kể cả với nhiều công trình thiết yếu của TP thì các cơ quan này cũng tỏ ra rất trì trệ: “Các anh không thấy xấu hổ khi Đà Nẵng là đô thị loại 1 mà tìm hoài không ra nhà vệ sinh công cộng hay sao? Không có nhà vệ sinh, người ta đi bậy ra đường làm sao phạt được? Khó gì chuyện đó mà tôi đã đích thân năm lần bảy lượt đưa các vị đi tìm đất, vậy mà mấy năm rồi vẫn chưa ra nhà vệ sinh công cộng? Khó gì cái đài hoả táng mà nói mấy năm rồi vẫn không có?
Tình trạng giết mổ lậu tràn lan khiến dân kêu không thấu trời vì ô nhiễm, vì tiếng ồn. Vậy mà nói mãi một cái lò giết mổ tập trung vẫn chưa có. Mấy anh ở Sở Thuỷ sản – Nông lâm hình như chưa bao giờ thức đêm đến mấy lò mổ tư nhân để hiểu nỗi khổ của dân ở quanh đó phải không?... Tôi tin không phải khó làm, nhưng các anh ôm nhiều quá, cứ sợ chia ra thì mình mất quyền lợi. Nhưng ôm vô mà sức không làm nổi. Vậy là mọi chuyện cứ ách tắc kéo dài”...
Đau nhói hơn nữa là khi ông đề cập đến tình trạng nhũng nhiễu xảy ra ở Sở LĐ-TB-XH và Sở GD-ĐT: “Tôi đã nói anh Nguyễn Mạnh Hùng (Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) bao nhiêu lần là phải thành lập một bộ phận chuyên trách lo chuyện nhà đất, chính sách cho các Bà mẹ VNAH, các gia đình thương binh liệt sĩ. Khi người ta đến đưa đơn, mình tiếp nhận, hỏi han cặn kẽ rồi trực tiếp đi lo cho người ta. Vậy mà cũng không! Nhiều người công trạng chưa có gì, trình độ cũng chẳng là bao nhưng lớn tiếng hạch sách, xúc phạm những người đã hy sinh xương máu cho mình có cái chỗ ngồi hiện tại. Ai cho phép làm điều vô lễ ấy?
Với ngành GD-ĐT, giáo viên sau khi hết thời hạn đi miền núi, lẽ ra phải được tiếp nhận theo đúng quy định. Vậy mà cũng buộc họ phải chung chi, một chai rượu chưa chịu, phải mấy chục triệu mới cho làm, cho dạy. Có những giáo viên từ trên núi về, hoàn cảnh rất nghèo, rất đáng thương, vậy mà cũng "chặt đầu, lột da" cho được. Họ cầm những đồng tiền đó mà không thấy xấu hổ. Bữa ni ai muốn xin vô chỗ nọ, chỗ kia đều phải tiền hết, bất kể người giỏi, bất kể người xứng đáng được nhận. Đau lòng quá đi, tức không chịu được!”...
“Ở rạp xiếc, người ta cho mấy con thú ăn hột gì đó thì nó diễn. Một lúc sau lại ngồi lì ra, quất mấy roi cũng không đi, khi nào được ăn thứ hột đó nó mới diễn tiếp. Hãy cẩn thận kẻo mình lại giống như mấy con ở rạp xiếc, không cho ăn là không làm. Kể cả hố xí, mới ngồi thì thấy hôi, mà ngồi một hồi cũng quen. Tôi sợ nhất là thói quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh... trở thành thói quen của cán bộ mình. Sợ kinh khủng!” – ông Nguyễn Bá Thanh khuyến cáo.
Chính thức tuyên chiến!
Ông nhìn đồng hồ: 21h45. “Nói những chuyện thế này tôi có thể nói đến 6 giờ sáng, các anh chị có đủ sức nghe không!”. Một thoáng im lặng. Rồi gần như cả hội trường đồng thanh: “Nghe!” - một phản ứng lành mạnh sau cơn đau tê tái dù ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa nêu ra hết. Nhưng ông không tiếp tục đề cập đến những biểu hiện kém vui nữa mà định hình các biện pháp sắp tới:
“Là cán bộ, công chức phải có tấm lòng với dân. Nhưng tấm lòng đó phải thể hiện bằng hành động chứ không thể nói suông được. Ai cũng nói cán bộ là công bộc của dân, nhưng nên nhớ, Bác Hồ dạy chúng ta, “cán bộ phải là người lãnh đạo, là đày tớ trung thành của nhân dân”. Nghĩa là cán bộ phải tiên phong, đi đầu với một tinh thần tận tuỵ trong phong trào cách mạng để quần chúng noi theo chứ không chỉ có nghĩa “cán bộ là công bộc”. Công bộc mà giàu có, quyền thế như rứa thì cho dân làm công bộc với!”.
Với tinh thần đó, ông phát động trong toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân Đà Nẵng phong trào “tìm và diệt” tiêu cực. Ông cho hay: “Sắp tới Thành uỷ, UBND TP sẽ nghiên cứu hình thành đường dây nóng để cán bộ, nhân dân phản ảnh những tiêu cực mà mình phát hiện thấy. Riêng số điện thoại của tôi luôn luôn công khai (0903500205), ai phát hiện ở đâu có những vị cán bộ, công chức vô lễ với dân, sách nhiễu dân thì cứ gọi cho tôi.
Trước đây, tôi chưa nói thì có khi còn châm chước bỏ qua, chỉ nhắc nhở. Nhưng sau buổi nói chuyện này rồi, tôi chính thức tuyên chiến với tệ nạn quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh... của đội ngũ cán bộ, không thể chấp nhận những cán bộ như vậy được nữa. Với tư cách Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, tôi sẽ phối hợp với lãnh đạo UBND TP tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm!”.
Về những vấn đề cụ thể hơn, ông nêu rõ: “Hạn cuối đến 31/12/2003, nếu còn một hộ chính (bên cạnh hộ chính có thể còn có các hộ phụ) nào bị giải toả trắng mà chưa được bố trí đất tái định cư thì Trưởng BQL các dự án phải bị cách chức. Mà không chỉ các Trưởng Ban đâu, nếu phạm vi trách nhiệm rơi vào các vị giám đốc Sở thì cũng cách chức luôn. Các BQL dự án cho dân mua đất tái định cư được nợ từ 5 – 10 năm (trước đây chỉ 5 năm) không phải trả lãi suất, không buộc phải trả từng năm mà trả vào ngày cuối cùng của thời hạn cũng được.
Các chung cư đang bố trí cho các hộ nhà chồ, hộ xoá đói giảm nghèo, nay cho họ hết. Sắp tới xây tiếp hàng chục chung cư nữa để bố trí cho các hộ gia đình chính sách, người nghèo... Người già, người tàn tật được ưu tiên bố trí ở tầng 1. Công khai ra, vì sao anh được bố trí ở tầng 1, chứ không phải nhận năm bảy triệu rồi đưa vào đó. Các hộ chính sách nghèo lâu nay ở nhà Nhà nước, sau khi hoá giá còn nợ năm ba triệu thì xoá cho họ, riêng một trăm mấy chục ngôi nhà giữ làm công sản thì lên danh sách công khai.
Phòng Tiếp dân của TP lúc đầu làm được, nhưng nay thấy có vẻ uể oải, phải chấn chỉnh lại. Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp lưu ý điểm nóng về đền bù giải toả và tái định cư ở khu vực Hoà Khánh; BQL các dự án Tuyên Sơn, Đò Xu, Cẩm Lệ, Bình An, An Hoà... khẩn trương đẩy tiến độ vì mùa mưa gió đã đến gần, nhất là các công trình trường học cho kịp năm học mới...”
“Tự soi rọi lại mình, chúng ta thấy bên cạnh những thành quả vẻ vang vẫn còn nhiều bất cập mà nếu không kịp thời khắc phục, sửa chữa e rằng tình hình sẽ còn phức tạp hơn. Hy vọng với sự tự giác của đội ngũ cán bộ, công chức và sự hợp tác của nhân dân, tình hình sẽ ngày càng tốt đẹp hơn lên!” – ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ chân tình.
                                               *                            *                             *
Sau khi tường thuật cuộc nói chuyện này cũng như sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh cách chức Trưởng BQL dự án các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng Đà Nẵng ngay giữa kỳ họp thứ 9 HĐND TP Đà Nẵng khoá VI, tôi đã nhận và chuyển cho ông Nguyễn Bá Thanh rất nhiều email phản hồi của độc giả. Trong đó có không ít người bày tỏ sự ủng hộ, khâm phục, cũng có người nêu những thách thức đang đặt ra đối với ông Thanh, thậm chí có những người tiên đoán ông Thanh "sẽ thất bại nhưng để lại tiếng thơm cho đời"...
Xin mời bạn đọc tiếp tục theo dõi ở phần sau để thấy bạn đọc của 10 năm trước đã nghĩ gì, hy vọng gì về ông Nguyễn Bá Thanh; có gì giống và khác so với tâm tư, kỳ vọng mà đông đảo cán bộ, người dân hiện nay đang đặt ra cho ông? Và trong 10 năm qua, ông đã đáp ứng được những gì thông qua sự chuyển biến của Đà Nẵng, để đến nay ông được tín nhiệm giao trọng trách làm Trưởng Ban Nội chính TƯ? 
Hải Châu
(Infonet) 

Trần văn Huỳnh - Điều gì hủy diệt tiền đồ Dân tộc?

Kính gửi BBT Tin tức Hàng Ngày,
Xin gửi đến BBT Tin tức Hàng Ngày bài viết mới của tôi. Mong BBT Tin tức Hàng Ngày giúp đăng tải.
Kính chào và cảm ơn BBT Tin tức Hàng Ngày,
Trần văn Huỳnh
------------
Bản dự thảo hiến pháp sửa đổi lần đầu tiên xuất hiện Quyền con người. Đây có thể là một tiến bộ. Tuy nhiên đó cũng có thể chỉ là sự làm đẹp trên danh nghĩa cho những văn bản mà không thực sự kéo theo những tiến bộ thực chất trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người tại Việt Nam.
Hiến pháp hiện hành dù không trực tiếp dùng từ quyền con người nhưng cũng đã hiến định không thiếu các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giống như được quy định trong hai công ước Quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị và về các quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hóa của Liên Hiệp Quốc mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký gia nhập từ năm 1982. Nhưng đã hơn 30 năm qua từ khi gia nhập và 20 năm từ lúc bản hiến pháp1992 có hiệu lực mà những quyền đó vẫn thiếu vắng trầm trọng trong thực tế cuộc sống của công dân Việt Nam. Cá nhân tôi, một người hay đọc và cũng có điều kiện để đọc và nghe, chỉ được biết đến hai công ước nói trên từ năm 2010 trong những bài viết, quyển sách mà con tôi viết. Tôi cũng chỉ bắt đầu hiểu rõ được về quyền con người nhờ các tài liệu đó. Nhưng con tôi đã cầm tù vì đã viết nên những tài liệu để tuyên truyền cho quyền con người như vậy. Trong khi đó dù được nghe nhà nước tuyên truyền hằng ngày, mọi lúc mọi nơi về đủ thứ điều được cho là tốt đẹp nhưng tôi chẳng bao giờ nghe thấy đến quyền con người, giáo dục và hướng dẫn cho người dân hiểu và sử dụng quyền con người trong cuộc sống hằng ngày của mình. Thay vào đó là các giá trị về chủ nghĩa, về tư tưởng, về đạo đức vốn càng làm cho người dân mê muội và lệ thuộc.
Trong khi đó hai từ nhân quyền lại bị phát biểu, nhận định, phê phán theo những cách mà chúng khiến cho người dân cảm nhận như là một điều sai trái, là phản động, là thế lực thù địch, là lợi dụng quyền tự do dân chủ, v.v… Nói chung là làm người dân sợ hãi khi nghĩ đến nhân quyền. Nói chi đến sử dụng các quyền đó. Mới đây thôi, ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 năm 2012 mà bản tin thời sự 19h00 của đài truyền hình trung ương VTV tuyệt nhiên không nhắc đến một chút gì đến sự kiện này. Còn báo Nhân dân, cơ quan trung ương phát ngôn của đảng Cộng sản Việt Nam thì lại có một bài viết theo kiểu phải cảnh giác chống những luận điệu sai trái, xuyên tạc, lợi dụng nhân quyền,… Chỉ cần như thế thôi cũng đủ đánh giá được thành ý của đảng và nhà nước về quyền con người như thế nào.
Còn những nỗ lực tuyên truyền quyền con người của các tổ chức dân sự, các phong trào vì quyền con người thì bị ngăn chặn, thậm chí là đàn áp. Phong trào Con đường Việt Nam ngay sau khi ra đời đã dành những nguồn lực hiếm hoi của mình để biên soạn quyển sách “Câu chuyện quyền con người” nhằm giới thiệu những quyền cơ bản, bất di bất dịch, phổ quát mà Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã trịnh trọng tuyên bố và bảo vệ các quyền đó cho nhân dân toàn thế giới. Cuốn sách cũng phân tích về những quyền như vậy đã được quy định thế nào trong hai công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, và hiến định ra sao trong hiến pháp. Đây là một nỗ lực rất lớn để hướng dẫn cho người dân Việt Nam nắm bắt được quyền con người một cách dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống thường ngày của mình.Đó cũng là sự đáp ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc đến với từng công dân và quốc gia trên thế giới cần nỗ lực để tuyên truyền và giáo dục về quyền con người cho nhân loại. Nhà nước Việt Nam đã hoàn toàn thiếu sót với trách nhiệm đó nhưng lại thừa thải những quyết tâm để ngăn chặn nỗ lực của người khác thực hiện trách nhiệm này.
Dù còn non trẻ nhưng với sự giúp đỡ của những người ủng hộ, phong trào Con đường Việt Nam đã hoàn thành được cuốn sách nói trên bằng tiền túi của những người sáng lập và khởi xướng phong trào. Sau đó nó được in ấn ở Mỹ và tổ chức ra mắt tại đó để kêu gọi những tấm lòng  tương trợ của đồng bào hải ngoại giúp để có kinh phí nhằm phát hành với số lượng lớn để người dân Việt Nam có được một tài liệu thân thiện, dễ hiểu về quyền con người. Thế nhưng việc làm đó bị cho là phi pháp ở Việt Nam. Chỉ vì anh Lê Thăng Long nhận được vài chục cuốn sách này từ Mỹ để gửi tặng cho một số người thân quen và dự định dùng nó làm mẫu để đăng ký xuất bản ở Việt Nam mà đã bị cơ quan an ninh làm việc và yêu cầu chấm dứt. Lý do duy nhất mà họ đưa ra là cuốn sách đó chưa được kiểm duyệt văn hóa phẩm nhập khẩu nên tặng một quyển sách như vậy là phạm pháp, dù chính họ cũng thừa nhận nội dung của quyền sách là tốt và không có vấn đề gì. Nhiều năm làm công tác đối ngoại tại sở Văn hóa thông tin TPHCM, tôi chưa từng nghe thấy một nhận định vô luật vô lối như vậy. Nếu như thế thì phải có hàng tá quan chức phạm pháp khi đi nước ngoài mang về những quyển sách được tặng chưa được kiểm định văn hóa, ngay cả đối với những cuốn ca ngợi Hồ Chí Minh.
Việc sử dụng quyền con người của các cá nhân cũng bị ngăn chặn có hệ thông và đàn áp thẳng tay không chỉ đối với những người muốn tham dự những phiên tòa để ủng hộ những người bị xét xử vì đã dũng cảm sử dụng quyền con người mà còn với cả những người đã từng sử dụng những quyền đó để xuống đường và góp phần xây dựng nên chế độ này vì lý tưởng tự do và độc lập. Nhưng cái mà họ nhận được bây giờ không chỉ là sự đàn áp mà còn bị xúc phạm nhân phẩm - giá trị cao nhất mà quyền con người hướng đến. Đó là chưa kể hàng triệu việc vi phạm nhân quyền xảy ra hàng ngày khắp mọi nơi trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Học sinh không được đảm bảo giờ nghỉ ngơi, nông dân không được đảm bảo quyền sở hữu ruộng đất, công nhân không được đảm bảo quyền đình công và tự lập công đoàn, người dân và doanh nghiệp không được tự do mua bán vàng miếng, v.v… là những việc không tôn trọng quyền con người vốn là những nguyên nhân tạo ra các vấn nạn hiện nay - từ kinh tế yếu kém đến tham nhũng, khiếu nại đất đai, xét xử oan sai, giáo dục, đạo đức xuống cấp, chủ quyền quốc gia bị đe dọa, v.v…
Căn nguyên của những vấn đề trên là do người dân không được hướng dẫn và tạo điều kiện để sử dụng quyền con người của mình. Thế nhưng một cuộc thi tìm hiểu quyền con người đầu tiên ở Việt Nam nhằm khơi dậy hiểu biết và ý thức này cho nhân dân thì không những không được khuyến khích mà còn bị ngăn chặn. Trong một lần làm việc với sĩ quan an ninh, tôi không nghe họ đưa ra được cơ sở pháp lý nào để chứng minh được rằng một cuộc thi như vậy là phạm pháp hoặc cần giấy phép. Điều mà họ viện dẫn để quy kết là những tờ rơi cổ động cho cuộc thi chính là truyền đơn. Không hiểu họ suy nghĩ thế nào, nếu tờ rơi đó bị cho là để tuyên truyền chống chế độ thì chế độ đó xem quyền con người là kẻ thù, là thù địch rồi. Đó là chưa kể các giám khảo cuộc thi bị gây áp lực thường xuyên đến mức một vị đã phải xin lỗi rút lui. Một số thí sinh dùng tên thật cũng bị đe dọa để phải xin rút lại bài dự thi.
Nhiều đêm tôi đã bị mất ngủ nghĩ về vận mệnh dân tộc này sẽ như thế nào trong một đất nước mà những quyền cơ bản của nhân dân dễ dàng bị xâm phạm và không một ai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những sự vi phạm đó - vi hiến, vi phạm luật Việt Nam lẫn quốc tế. Chúng được thực hiện một cách có tổ chức, hệ thống mà không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức tội phạm xã hội nào có được. Người vi phạm còn được trả lương và thưởng nếu có thành tích tốt.
Tuy nhiên đọc những bài dự thi “Quyền con người và Tôi” thì trong tôi lại sáng lên những niềm hy vọng. Những bài viết đó chứng minh một sự tồn tại tự nhiên trong sâu thẳm của từng con người về quyền con người và khát vọng đối với những quyền thiêng liêng đó. Họ có thể không biết về Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, về các Công ước Quốc tế về Quyền con người hay cả Hiến pháp Việt Nam. Nhưng họ vẫn hiểu được rằng những quyền đó thuộc về họ và họ đã bị tước đoạt. Họ khát khao tự do và nhân phẩm của mình cũng như mong muốn những giá trị đó cho người khác. Không cần lý luận phức tạp nhưng họ cũng biết được những vấn nạn mà họ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày là điều liên quan đến sự thiếu tôn trọng quyền con người. Tích cực hơn, họ nhìn thấy được giá trị của quyền con người trong mục tiêu làm cho cuộc sống của mình và đất nước tốt đẹp hơn.
Dù không nhiều, được 42 bài dự thi nhưng tôi tin đó là những hạt giống đầu tiên đã nảy mầm và sẽ nhanh chóng đơm hoa kết trái rồi lan tỏa đến hàng ngàn rồi hàng triệu những hạt giống khác. Gần đây người dân nói và hành động vì quyền con người nhiều hơn hẳn so với trước. LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM đã có hơn 2000 chữ ký là một điểm son đáng trân trọng.
Với tôi những nỗ lực của các cá nhân và tổ chức nhằm khơi dậy ý thức và thúc đẩy sự tự tin sử dụng quyền con người cho nhân dân thì quan trọng và thiết thực hơn nhiều so với việc sửa đổi hiến pháp mà không đi kèm với thực tâm thay đổi nạn cường quyền, lối hành xử coi thường nhân quyền của các cơ quan công quyền. Nỗ lực trước thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi thực chất và tốt đẹp cho xã hội, trong khi cái sau sẽ chỉ là lợi dụng quyền con người để tạo ra một vật trang sức mà thôi.
Vì xét cho cùng, Freedom is not free, tự do không tự nhiên mà có, nó đòi hỏi từng người phải mong muốn nó và giành lấy nó bằng sự tự tin sử dụng quyền con người của mình. Đó cũng là lý do vì sao kẻ thù của nó luôn phải làm cho con người sợ hãi. Đó cũng là một tội lỗi nghiêm trọng nhất vì nó hủy diệt tiền đồ của cả một dân tộc.
Trần Văn Huỳnh.

60 tỷ đô la có nhiều không?

Tờ 100 $
Tin tức cho hay, tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước ở thời điểm này là hơn 1,33 triệu tỷ đồng, tức hơn 60 tỷ đôla.
Đây là con số gây chấn động được đưa ra tại Hội nghị Chính phủ với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hôm thứ Tư 16/1 tại Hà Nội.
Nhiều bạn tự hỏi, số tiền 60 tỷ trên có nhiều không. Việc này tùy vào bạn đang đứng ở chỗ nào trên trái đất.
Hoa Kỳ có GDP (nominal) năm 2012 là 15 ngàn tỷ đô la, Việt Nam có khoảng 138 tỷ. 60 tỷ tương đương với hơn một nửa GDP của Việt Nam.
Doanh thu của Starbucks hàng năm khoảng 10 tỷ đô la và lãi khoảng hơn 1 tỷ. Như vậy tương đương với 60 năm làm việc của Starbucks với 150 ngàn nhân viên. Với người Mỹ thì không nhiều.
Dân thường ta thì sao. Nếu chia đều số tiền 60 tỷ đô la trên cho 90 triệu dân, mỗi người được 666$ (15 triệu đồng VN), chia cho dân số Mỹ 305 triệu, mỗi người được 197$.
Mỗi xuất McDonald (Big Mac) khoảng 5$ bao gồm bánh mỳ kẹp thịt, coca cola uống mệt nghỉ và gói khoai tây chiên. Với số tiền trên toàn dân Mỹ có thể sống được khoảng 40 ngày, không cần làm gì, mỗi ngày hai bữa fast food nhòe.
Nếu 90 triệu dân ta ăn phở, mỗi người 15 triệu đvn (25.000-30.000 đồng/bát), cũng được cỡ 500 bát. Nghĩa là gần cả năm liền, cả nước ta mỗi ngày hai bát phở, không phải một nắng hai sương, ra đồng cầy cấy.
Chiều dài, rộng và bề dầy của tờ 1$, 5$, 10$, 20$, 50$ và 100$ hoàn toàn như nhau (0.0043″ dầy X 2.61″ rộng X 6.14″ dài).
Nếu xếp những tờ 100$ lên nhau thì 60 tỷ đô la có chiều cao tương đương với 65,5km.
Xếp nghiêng toàn tờ 100 $ bằng đoạn đường từ Hà nội về chỗ Phủ Lý giáp Ninh Bình. Nếu xếp tờ 10$ thì ngang đoạn Hà Nội – Huế.
Một tỷ người hiện dưới mức nghèo (thu nhập 1$/ngày) trên hành tinh thì có thể sống trong 60 ngày.
Quả đấm thép của Việt Nam ảnh hưởng mạnh như thế đó.

16-01-2013

Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh)