Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Thứ Tư, 20-11-2013 - Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam!

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
HoangsaChủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam qua chứng cứ từ Trung Quốc (BHG/Infonet). =>
- Lý Thoát Trung: TỪ KHỔNG TỬ ĐẾN TỔNG KHỬ (viet-studies). “Có một thời để báo động, và một thời để hành động. Rõ ràng là hai bộ máy toàn trị đã lùi thêm một bước nữa về quá khứ: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, bỗng chuyển sang từ trần, nhường chỗ cho thời kỳ kinh tế thị trường ‘với định hướng xã hội chủ nghĩa’, rồi bây giờ là thời kỳ chính trị phong kiến ‘với định hướng xã hội chủ nghĩa’!” - Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 8 (Bùi Văn Bồng).
Những sự thật cần phải biết – (Phần 30) – Bằng chứng bán nước toàn diện của cộng sản Việt Nam (Chính luận).
Siêu bão Hải Yến đã dạy chúng ta điều gì về Trung Quốc? (National Interest/ Lê Anh Hùng). “Một nước điều lực lượng hải quân cùng thuỷ quân lục chiến đến giúp đỡ và cam kết viện trợ 20 triệu USD. Nước kia thì trao khoản hỗ trợ 100.000USD của chính phủ, cho đến khi không chịu nổi áp lực của cộng đồng quốc tế mới chịu tăng mức đóng góp lên 1,6 triệu USD, một con số vẫn thể hiện sự bần tiện“. Siêu bão Hải Yến dạy chúng ta điều này: Trung Quốc, nước “lớn” nhưng “nhỏ” (Blog RFA).  - Hà Tường Cát – Thăng trầm trong mối quan hệ lịch sử Hoa Kỳ – Philippines (DĐTK).
Khi lãnh đạo lên tiếng trên Twitter (BBC). “Tôi không rõ các lãnh đạo Việt Nam hiện dùng mạng xã hội tới mức nào trong thời đại Twiplomacy rất cần thông tin nhanh. Ví dụ sau các vụ va chạm biển đảo, chỉ cần một vị nhắn tin trên Twitter (như ông Yudhoyono làm với Úc) hay ‘up’ lên Facebook một bức hình ngư dân Việt là cả thế giới hiểu ngay, khỏi cần các thông cáo, trả lời phóng viên lặp đi lặp lại”.
Đại biểu Việt Nam đề nghị Quốc hội kiểm soát việc mua tàu ngầm (VOA).  - Quốc hội VN ‘cần kiểm soát mua vũ khí’ (BBC).  - Việt Nam đã có đội lái tàu ngầm Kilo thứ 2 (TN).
1 tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có thể tấn công giết chết 10 triệu người? (ANTĐ).
VỀ CUỘC HÀ NỘI THẤT THỦ LẦN THỨ NHẤT (Nguyễn Tường Thụy).
Hoàng Tử Thuốc Lào – Phải chăng Tuyên Ngôn Độc Lập đã bị các lãnh đạo đem đi vứt sọt? (Dân Luận).
“Việt Nam: âm mưu giết chết tự do truyền thông?” (Cùi Các).
- Đinh Thúy An – Thư gửi bố Đinh Đăng Định nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (Dân Luận). – Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy nhớ tới thầy giáo Đinh Đăng Định (FB Tin Không Lề). - ĐỒNG LÕA (Lưu Gia Lạc). “Mày ạ, tao đưa mày cái này mày đưa lên fb cho tao, nó chính là những kẻ đồng lõa đang giết Đinh Đăng Định đấy“.
Lê thị Công Nhân – Quay đầu lại là bờ (Dân Luận). - THÔNG TIN ĐẤU TRANH – NÓNG! NÓNG! NÓNG! Lại tiếp tục khủng bố – đàn áp Dân tại công an phường Thụy Khê- Ba Đình – Hà Nội (Bùi Hằng).
Cái vé ngồi Ghế Nhân Quyền bị hiểu lầm (DLB). - Chuyện bà Phó Ðoan (Người Việt). - Xích Tử – Mọi việc vẫn bình thường (Dân Luận).
CÔNG ƯỚC VỀ CHỐNG TRA TẤN – LIÊN HIỆP QUỐC 1984 (CSDL/DĐXHDS).
- Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc: Một kết quả tốt đẹp (CAND/DĐXHDS).
- Mai Hoa: QUÂN ĐỘI ĐI THEO ĐẢNG ĐƯỢC GÌ , MẤT GÌ ? (DĐXHDS).
- Hoàng Ngọc Tuấn: “Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy? (Blog RFA).
Bịt miệng đại biểu quốc hội rồi khoe đang ‘hết mình’ (Người Việt). – Lê Diễn Đức: Hiến pháp và những thử thách của TPP
- Phạm Chí Dũng: Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích? (RFA).
H2
Những hạn chế của quyền lực tuyệt đối (Jonathan London). “Hơn những kết án tử hình, Việt Nam hôm nay cần sự lãnh đạo chính trị và sự quyết tâm của toàn dân để giành được một trật tự xã hội mà đảm bảo những luật chơi công bằng cho tất cả mọi người, bất chấp địa vị, cấp bậc, hay đảng phái của họ“.
Cầu siêu để đối phó tai nạn giao thông? (BBC/DĐXHDS).
<= Sư Thích Thanh Quyết – Ăn như tu, ở như tù, nói như lãnh tụ! (FB JB Nguyễn Hữu Vinh). - Trà Giang – Đấu tranh giai cấp không thôi (Dân Luận).
15 năm gia nhập APEC: Việt Nam được và mất gì? (VOA). - Số liệu thống kê của Việt Nam có đáng tin cậy hay không? (RFA).
Ngày chất vấn đầu tiên: Chưa thấy trách nhiệm của các “tư lệnh ngành” (LĐ).  - Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng: “Tôi chưa hài lòng với câu trả lời của bộ trưởng…” (LĐ).  - ‘Đòi nợ’ Bộ trưởng (VNN). - Bộ trưởng giảng bài học vỡ lòng về văn hóa trước Quốc hội (LĐ).
Phát biểu của Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh tại buổi thảo luận tổ – Quốc hội 18-11-2013 (DĐXHDS). - Mạnh Quân – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Chúng ta tiền ít mà quyết định rất đơn giản” (Dân Luận).
- Bùi Hoàng Tám: Chết mẹ mày rồi cu Chấn ơi! (NLG). - Bão Lòng (Doanh Nhân 6886/ FB Đoan Trang). “Cứ mỗi cái lắc đầu lại tương ứng với một cú ‘séc vít’ kinh hồn. Hết đấm đá, bọn điều tra chuyển sang dùng dùi cui điện, nó bị dí từ ngón chân trở lên, mỗi phát rúm người vì bị dí điện nó bị cái còng số 8 vít thắt vào tay đau đớn, đến phát dí cuối cùng, nó bị ‘chơi’ thẳng vào giữa chim, nó gào lên một tiếng rồi ngất lịm“.
- Video: Việt Nam đàn áp đồng bào thiểu số (Long Hoàng).
Cấm dùng thiết bị nghiệp vụ xâm phạm bí mật đời tư (TT) (vấn đề là ai giám sát được việc này).
Về bản án 20 năm tù của một sinh viên (Hà Hiển).
Điều tra thủy điện gây lũ! (NLĐ).  - Xả kiểu đó, dòng chảy nào chịu nổi.  - Đại biểu Quốc hội bức xúc việc xả lũ tùy tiện (TBKTSG). - Ai chịu trách nhiệm, khi hàng chục người chết vì lũ? (ANTĐ). - Xả lũ không đúng quy định phải xử lý hình sự (GTVT). - Lũ lụt tàn phá miền Trung, thiên tai hay nhân tai?! (Chính luận). - Một nhà nước vô trách nhiệm (Blog RFA).  - Dân nguyền rủa thủy điện xả lũ gây lụt miền Trung (Người Việt).  - Người dân cần phải biết đi kiện! (Blog RFA). - THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG (Nguyễn Duy Xuân).
- Vỡ hồ chứa bùn đỏ: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm (NLĐ).
‘Bộ có phần trách nhiệm vụ Cát Tường’  (BBC). - Thai nhi 3,2 kg chết tại Bệnh viện FV: Bệnh viện FV định chối bỏ trách nhiệm? (TNMT/upbuz).  - “Hãy khoan dung với ngành y” (NLĐ).
KHI CHỦ TỊCH HUYỆN… DỌA DÂN (Nguyễn Duy Xuân). “Nhưng thật trớ trêu, người ta phát hiện ra những giáo viên bị thanh lí kia lại được thay thế bằng những người khác có trình độ bằng cấp thấp hơn bởi chính trước đó ngày 16.10, ông chủ tịch huyện đã ký văn bản đồng ý tuyển dụng hợp đồng mới 50 giáo viên bậc mầm non và tiểu học theo đề nghị của Phòng GDĐT“.
Bác đơn khởi kiện của nữ phó phòng ‘quậy’ UBND tỉnh Trà Vinh (TN).
Đài Loan tịch thu 230 kg heroin trên chuyến bay từ Việt Nam (VNE). - Police seize 230 kg of heroin off plane in major drug bust (focustaiwan).
NGỰ DÃY HOÀNH SƠN TA VỚI DÂN (Bùi Văn Bồng).
150 năm Diễn văn Gettysburg (BBC/DĐXHDS). - KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN MỸ – P8 (Gốc Sân). Robert H. Jackson, Phó chánh án Tòa án Tối cao Hợp chúng quốc, vụ Hội Truyền thông Mỹ kiện Douds, 1950: “Chức năng của công dân là giữ cho chính quyền khỏi rơi vào sai lầm“.
Trung Quốc tập trận bất thường trong đêm (VnM).  - Trung Quốc tập trận lớn gần Triều Tiên (NLĐ). - Ở Trung Quốc giới lãnh đạo đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô  (echo.msk.ru/  DLB).
Giải quyết án oan thời Bạc Hy Lai (NLĐ).
TQ bắt nhóm người đào tị Bắc Triều Tiên và người hướng dẫn (VOA).

Xem xét trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương (TP). - Thủy điện giết sông – Kỳ 3: Chủ đầu tư chỉ tính toán qua loa (TN). - Phải kỷ luật nếu để hồ chứa gây lũ nặng thêm  (TN). - Truy cứu trách nhiệm hình sự vì thủy điện xả nước gây lũ chồng lũ (DV). - 1.200 quả “bom nước” lơ lửng trách nhiệm (TP). - Nhà máy thủy điện xả lũ vì tối đa hóa lợi nhuận (TP). - Yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ thủy điện An Khê vỡ (PLTP). - Thủy điện xả lũ: Chỉ khổ dân! (PLTP). - Đề nghị xử lý hình sự thủy điện xả lũ gây hậu quả cho dân (LĐ). - Cái ly đầy do… nước! (PLTP). - Lũ chôn thủy điện An Khê – Kanak (TT).
- Bùi Hoàng Tám: Nén hương buồn trong một ngày vui (DT).
KINH TẾ
Nhiều kiểu xử lý nợ xấu (NLĐ).  - VAMC không bán tống, bán tháo nợ xấu (ĐT).  - Đắt khách bán nợ, VAMC tuyên bố tuyển thêm 19 nhân sự tại Trụ sở chính (CafeF).
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Khuyến khích, nhưng cần thận trọng (SGGP).
2“Chạy” nợ ngân hàng (NLĐ).  - Ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Nhật (TBKTSG).

Bất động sản: Nhiều dạng tranh chấp mới (TBKTSG).
Không ai đền bù cho doanh nghiệp (TBKTSG).
Lương tối thiểu vùng sẽ tăng tối đa 350.000 đồng/tháng (VnEco).
Nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm một nửa  (VnEco).

Bộ trưởng Nông nghiệp chỉ ra “lối thoát” cho ngành lúa gạo (TTXVN).  - Được mùa, được giá: Bao giờ?(NLĐ).  - Nông nghiệp yếu kém do “khách quan và thiên tai” (TBKTSG). =>
Vào mùa “chế tác hàng độc” phục vụ tết (TBKTSG).
Khi tiền ảo được sử dụng hợp pháp (SGTT).
Giá chứng khoán Mỹ lập kỷ lục, Trung Quốc tăng mạnh (VOA).
Than đá, nguồn năng lượng của tương lai (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
“Sống chờ” ở khu vực di sản (PNTP).
2<- Cự ly gần với nhạc sĩ “Nơi đảo xa” (ANTĐ).
Trao đổi: NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN KHÔI “NHẬN NHẰNG” (Lê Khả Sỹ).
Một lối đi vào bộ Đi tìm thời gian đã mất (Nhị Linh).
Giếng khoan tay (Da Màu). - Ai biết? Những thứ đã dọn sẵn
Bài văn mùa lũ (Nguyễn Hoa Lư).
Thói quen “xài chùa” ca khúc của Vpop (24h).
Ảnh người nghèo Việt Nam được giải (BBC).
Cúp thế giới 2014 : Thiệt hại kinh tế nếu đội tuyển Pháp bị loại (RFI).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Video GS Hoàng Tụy nói về Giáo dục VN tại CLB Cánh Buồm (BS/DĐXHDS).
“Đừng để học trò học vẹt, thi vẹt” (MTG).
Nhiều vất vả, lắm niềm vui (NLĐ). - Tiếp lửa nghề cho học trò (SGGP). - Nơi giáo dục vắng bóng (NLĐ). - Thầy giáo hay học trò – ai quan trọng hơn? (DLB).
2CHÚC MỪNG NGÀY 20-11 (Sơn Thi Thư). - Ngày nhà giáo Việt Nam và nỗi buồn của bậc cha mẹ (RFA). - Ngày lễ không hoa (NLĐ).  - Khi thầy tôi nhận quà… (KT).  - SV sư phạm làm tranh bằng lúa, gạo… tri ân thầy cô (VNN). - NHỮNG NGƯỜI THẦY TÔI NHỚ Ở CẤP III – ĐAN PHƯỢNG (Trần Kỳ Trung). – Đỗ Như Ly: Thầy tôi (DĐXHDS).
Những trang sách nhân ngày của thầy cô (AGGP).

Viết trước ngày 20.11 (Trần Đăng Tuấn).

Nhọc nhằn dạy chữ cho trẻ em vùng cao Tuyên Quang (VOV). - Lớp học đặc biệt giữa rừng U Minh Thượng (NLĐ).  =>
Sớm có giải pháp đưa học sinh làng Vân Hà trở lại trường học (ND).
Ra mắt trung tâm nghiên cứu về nước tại TPHCM (TBKTSG).
Trường học ngập bùn đất sau lũ lịch sử (VNE).
Du học, những điều nên biết (NC GDVN).
Người Hoa đầu tư cho giáo dục ra sao? (RFA).
NASA theo dõi biến đổi khí hậu trên Sao Hỏa (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
2<- Bất an nhà chồ (NLĐ).
Còn bao nhiêu trẻ bị hành hạ mỗi ngày ? (NLĐ).
Bỏ mặc người trong gia đình, phạt đến 2 triệu đồng (TT).
Cơ quan công an điều tra làm rõ vụ cháy tại Zone 9 (VOV).  – GĐ Sở Cảnh sát PCC Hà Nội: ‘Zone 9 cháy nhỏ, chết 6 người do thiếu hiểu biết’ (VNN).  - Lời kể của nạn nhân vụ cháy quán bar ở Zone 9 (TT).  - Vụ hỏa hoạn tại quán bar Zone 9: Mòn mỏi chờ nhìn mặt người thân (LĐ).
Rúng động chuyện bố tự tử bên hai xác con thơ ở Nam Định (LĐ).
Việt Nam chậm trễ thu hồi rác thải điện tử (Người Việt).
Mỹ hỗ trợ giáo trình mới về điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam (VOA).
“Thời gian ngập lũ ở miền Trung có xu hướng tăng lên” (TBKTSG).
Việt Nam và Philippines điêu đứng vì thiên tai (RFA). - VietJetAir cứu trợ nạn nhân Philippines (BBC).  -LHQ: Nhiều nạn nhân bão lụt Philippines vẫn chưa có lương thực (VOA).  - Philippines: 600.000 người sống sót chưa được cứu trợ (NLĐ).  - Hàng viện trợ của Thái Lan, Pháp đến Philippines (VOV).  -Philippinnes cần 5,8 tỷ USD để tái thiết sau bão (VOV).
Du khách TQ thiệt mạng tại đảo Bali (BBC).
Động đất 6,3 độ Richte rung chuyển miền Đông Indonesia (TTXVN). - Núi lửa Etna ở Ý lại phun trào(VOA).  - Bão tuyết tồi tệ nhất 50 năm tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc (Kênh 14).
Nam Phi sử dụng chất độc để cứu loài tê giác (VOA).
Pháp, Đức muốn ra luật gắt gao hơn về mãi dâm (RFI).

QUỐC TẾ 
Quân của Tổng thống Assad một lúc mất 4 tướng (VnM).  - Syria kiểm soát khu vực chiến lược gần biên giới Liban (Tin tức). - Nga hối thúc tổ chức hội nghị quốc tế về Xy-ri (ND).
Nghị sỹ Iran muốn tiếp tục làm giàu uranium cấp độ 20% (TTXVN). - Ông Putin: ‘Có cơ hội thực sự’ để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran (VOA).  - Thủ tướng Israel kêu gọi cứng rắn trong đàm phán với Iran.  - Ngoại trưởng Mỹ: E ngại của Israel về thỏa thuận với Iran không có nền tảng.
danhbomTT Pháp: ‘Jerusalem nên là thủ đô của Israel lẫn Palestine’ (VOA).
Sứ quán Iran ở Beirut bị tấn công (BBC).  - Bom nổ giết chết 22 người gần đại sứ quán Iran tại Libăng (VOA).  - Thế giới 24h: Máu đổ ở Lebanon (VNN).  - Al Qaeda nhận trách nhiệm đánh bom Đại sứ quán Iran (Tin tức). =>
Tổng thống Indonesia đả kích Thủ tướng Úc về vụ nghe lén (VOA).  - Indonesia trách Úc vụ nghe lén (BBC)  - Quan hệ Indonesia – Úc ‘bị tổn hại’.  - Báo chí Úc – Indonesia sôi sục vụ nghe lén.  - Úc “không giải thích, không xin lỗi” Indonesia (NLĐ).  - Mỹ và châu Âu tìm cách xoa dịu bất đồng vì bê bối nghe lén (QĐND).  - Na Uy thanh minh cho Mỹ trong vụ bê bối do thám (TTXVN).
Pháp vẫn chưa tìm thấy tay súng (BBC).
Cần 9.000 binh lính gìn giữ hòa bình tại Trung Phi  (VOV).
Thị trưởng Toronto bị tước quyền (BBC).
Bí ẩn xoay quanh vụ ám sát tổng thống Kennedy (NĐT).  - Vì sao người Mỹ thần tượng JFK? (BBC).  - Toàn cảnh vụ ám sát tổng thống Kennedy (VNE).  – Video: 50 năm sau vụ ám sát Tổng thống John Kennedy (VTV/CafeF).  - Triển lãm xe tổng thống John F. Kennedy bị ám sát (KT). - Con gái Kennedy chính thức làm đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật (RFI).
Cờ bạc trên mạng tạo được thế đứng ở Mỹ (VOA). - Hoa Kỳ: Truyền thống bán hàng rong ở Baltimore (VOA).
Ai đã giúp Kim Philby bỏ trốn? (BBC).
LHQ: Qatar ngược đãi lao động nhập cư (VOA).
Greenpeace: Nga cho tại ngoại hầu tra thành viên thứ 4 (RFI).
Quốc hội Ukraina bế tắc với trường hợp bà Timochenko (RFI).
Tổng thống Indonesia dọa xét lại hợp tác với Úc sau vụ nghe lén thông tin (RFI).
Pháp : Ráo riết truy lùng kẻ nổ súng vào tòa soạn Libération (RFI).
Tokyo khó chịu vì Seoul, Bắc Kinh dựng đài tưởng niệm anh hùng dân tộc (RFI).
Nguy cơ bất ổn nếu đảng cầm quyền Thái Lan bị giải tán (RFI).
Nổ bom gây rối loạn bầu cử Quốc hội Nepal (RFI).
Tổ chức Lao động Quốc tế yêu cầu Bangladesh cải thiện điều kiện làm việc (RFI).
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố không từ chức (Tin tức).

* Video: + Bản tin video sáng 19-11-2013; + VN vào Hội đồng Nhân quyền: Hy vọng và thách thức; + Tacloban sau siêu bão Haiyan; + Lũ lụt ở miền Trung Việt Nam, 36 người thiệt mạng; + Việt Nam tuyên án tử hình 2 cựu quan chức ngân hàng tham nhũng; + Chuyên gia TQ chỉ trích chuyến công du ASEAN của Thủ tướng Nhật.
* VTV: + Chào buổi sáng – 19/11/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 19/11/2013;  + 360 độ Thể thao – 19/11/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 19/11/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 19/11/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 19/11/2013;  + Thế giới góc nhìn – 18/11/2013;  + Thời sự 12h – 19/11/2013.

2118. VỀ GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP CỦA AI CẬP

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 16/11/2013
TTXVN (Cairo 15/11)
Đề cập tới giai đoạn chuyển tiếp của Ai Cập, tuần báo “Al Ahram” cho rằng thông tin kép về việc ông Mohamed Morsi đang ở trong tù và ông Hosni Mubarak được ra tù dễ làm cho người ta liên tưởng tới sự trở lại của chế độ cũ, bị cuộc tổng nổi dậy vào tháng 2/2011 lật đổ.
Mặc dù thông tin không hoàn toàn đúng – Mubarak vẫn đang chờ xét xử lại vì cái chết của khoảng 850 người biểu tình trong khi Morsi đang bị giam giữ chờ phiên tòa xét xử mình – nhưng nó đã được lan truyền rộng rãi, nhấn mạnh sự đảo ngược của tình hình chính trị có lợi cho tàn dư của chế độ Mubarak, những người bị pháp luật gạt ra ngoài lề (feloul), những kẻ trục lợi của chế độ độc tài, thường bị cáo buộc tham nhũng. Cảm giác này được củng cố bằng việc ủy ban gồm 10 luật sư được quyền tổng thống Adly Mansour giao trách nhiệm sửa đổi Hiến pháp năm 2012 do Anh em Hồi giáo soạn thảo, hủy bỏ lệnh cấm hoạt động chính trị và tham gia bầu cử đối với những quan chức cao cấp thuộc Đảng Dân chủ Dân tộc (NDP) không còn tồn tại. Với câu hỏi có hay không sự trở lại của chế độ cũ trước hết nằm ở định nghĩa về feloul (tàn dư). Một thuật ngừ theo kiểu hình học biến đổi mà những người chỉ trích chế độ cũ có xu hướng mở rộng để bao gồm tất cả những người dường như đối với họ là các đối thủ chính trị tiềm năng hay thuộc phe đối lập tự do. Do đó cựu Ngoại trưởng Amr Moussa, Chủ tịch hiện tại của ủy ban 50 người dự thảo hiến pháp mới, thường là mục tiêu tấn công của các nhóm Hồi giáo và các nhóm cách mạng vì những liên kết quá khứ với chế độ Mubarak. Sự lựa chọn tân Ngoại trưởng Nabil Fahmy cũng bị chỉ trích bởi vì ông từng làm việc tại Mỹ với tư cách là một đại sứ dưới thời Mubarak. Mặt trận cứu quốc (NSF) tập hợp nhiều chính đảng hiện có đại diện trong chính phủ lâm thời, thường bị chỉ trích vì đã liên kết với những người của chế độ Mubarak. Khaled Daoud, nguyên phát ngôn viên của NSF, đã bác bỏ những công kích này, trong khi lưn ý rằng đối với Mặt trận, các “feloul” là những thành viên của đảng NDP đã tham gia các cuộc bầu cử năm 2005 và 2010, hoặc những người bị truy tố vì tội tham nhũng và vì vậy NSF không có bất kỳ ai trong số họ. Tuy nhiên, cần đặt vấn đề vào vị trí của nó. Đây là sự trở lại chính quyền của những nhân vật hàng đầu của chế độ cũ bị loại bỏ mà vốn họ đã mất tất cả sự tín nhiệm trong măt của người dân. Thứ gì thuộc về các chính sách của chính phủ lâm thời gợi nhớ lại một số chính sách dưới chế độ Mubarak? Chính phủ lâm thời, như tên gọi của nó, là giai đoạn chuyển tiếp. Nó sẽ không còn tồn tại sau khi tổ chức các cuộc bầu cử, về nguyên tắc dự kiến vào đầu năm 2014. Do đó, không nên đánh giá quá cao. Không ai biết các thành phần của chính phủ tiếp theo nhưng sẽ phải là kết quả của cuộc bầu cử sắp tới. Duy nhất có điều chắc chắn: Anh em Hồi giáo bị ô nhục và là mục tiêu của sự đàn áp khốc liệt, sẽ cáo buộc nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính phủ lâm thời đã đặt nền móng của chế độ mới bằng văn bản, thông qua ủy ban 10 thành viên và 50 thành viên do những người thuộc phe tự do chế ngự, một hiến pháp mới, trong đó loại bỏ dấu ấn tôn giáo của những người Hồi giáo theo Morsi. Đó có phải là hiến pháp mong muốn của những người thực hiện cuộc cách mạng năm 2011, những người muốn một nhà nước dân sự và dân chủ? Dân sự thì có, nhưng còn dân chủ? Trong tình hình hiện nay, rất khó để nói rằng Ai Cập đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, câu hỏi này cần được phân tích ở hai cấp độ. Đầu tiên là các văn bản pháp luật điều chỉnh việc thực hiện quyền này. Chắc chắn hiến pháp đang được soạn thảo, cũng như hiến pháp của năm 2012, mà từ đó pháp luật cho phép thành lập các đảng chính trị và thực hiện các quyền chính trị, sẽ là bước tiến đáng kể so với tình hình chi phối dưới thời Mubarak, khi mà không gian chính trị đã bị khóa chặt trong lợi ích của đảng NDP và tổng thống, vấn đề còn là thực tế. Đó là điều chắc chắn, vì kinh nghiệm cho thấy từ năm 2011, các văn bản không đầy đủ và cả các cử tri lẫn các nhà lãnh đạo và các chính trị gia phải tuân theo tư duy. Những người này và những người khác đã được nuôi dưỡng, đã sống trong một nền văn hóa chính trị độc tài ở mức độ cao, không phù hợp với thực hiện dân chủ. Vì vậy, không chắc chắn trong ngày một ngày hai, thái độ và tư duy của nhiều người có thể thay đổi để phù hợp với nền dân chủ. Tóm lại, Ai Cập có thể có một cơ cấu pháp lý dân chủ, nhưng dân chủ thực sự đang thiếu vắng, Nền dân chủ tự hình thành. Chẳng hạn, Vương quốc Anh, cha đẻ của nền dân chủ, đã xây dựng kinh nghiệm dân chủ của mình trong nhiều thế kỷ mà không có một hiến pháp bằng văn bản. Cấp độ thứ hai liên quan đến những vấn đề lớn của mối quan hệ giữa nhà nước và đạo Hồi hoặc chính trị Hồi giáo. Nó đề cập đến đảng phái chính trị dựa trên tôn giáo thuộc về Anh em Hồi giáo hoặc người Salafi. Các đảng này là đối tượng của một chiến dịch đàn áp tàn bạo, mà những người ủng hộ họ và một số nước khác nhau, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu, gọi đó là một sự “bong gân” của nền dân chủ non trẻ. Điều đó có thể đúng. Tuy nhiên phải nói đến bản chất của nó. Sai lầm gốc rễ có lẽ là công việc của những người cầm quyền cho đến ngày 3/7 và những người đã quay lưng lại với nền dân chủ. Việc họ kích động bạo lực và lợi dụng ít nhất một số người ủng hộ, sau khi Tổng thống Morsi bị lật đổ, đưa đất nước vào cuộc khủng hoảng sâu sắc như hiện nay. Mặc dù các đảng Salafi không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thất bại và số phận không rõ ràng của Anh em Hồi giáo, cuộc khủng hoảng công khai với Anh em Hồi giáo là do sự nhầm lẫn giữa chính trị và tôn giáo. Hiến pháp mới cầm việc thành lập các đảng trên cơ sở tôn giáo. Nhưng vấn đề là các đảng tôn giáo sẽ như thế nào, trong đó có đảng Al-Nour, họ có một chỗ dựa thực sự trong nhân dân? Nếu họ bị cấm, liệu có nguy cơ mất đi một phần lớn các cử tri mà họ đại diện hay không? Nếu họ được miễn thứ, bất chấp sự thách thức của hiến pháp và pháp luật, liệu sẽ giống như trường hợp của Anh em Hồi giáo dưới thời Mubarak hay không?
***
TTXVN (Algiers 15/11)
Huy động dân chúng biểu tình, đảo chính quân sự và bạo lực dưới mọi hình thức. Từ đầu tháng 7/2013 đến nay, Ai Cập sống trong cuộc nổi dậy lần thứ hai có nguy cơ đẩy đất nước vào vòng hỗn loạn khi nhiều thế lực lớn đối đầu với nhau. Ai Cập sẽ đi về đâu? Giới phân tích mổ xẻ trên tạp chí “Thế giới Arập” dưới đầy tác động của việc quân đội quyết định loại bỏ Tổng thống dân cử Mohamed Morsi khỏi quyền lực đối với tiến trình chuyển tiếp chính trị ở nước này và vai trò của họ trên chính trường Ai Cập trong giai đoạn tới.
Đối với ông Francois Burgat, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu thế giới Arập và Hồi giáo (IREMAM), Chính phủ Morsi là chính phủ đầu tiên dám thực hiện một “sứ mệnh bất khả thi” là tìm cách đáp ứng sự chờ đợi của xã hội Ai Cập sau hàng chục thập kỷ độc tài. Chính phủ đó bị loại khỏi quyền lực do một loạt các tác nhân có hy vọng và động cơ khác nhau, cộng với thái độ bất bình – vừa hiển nhiên vừa không thể tránh khỏi – của dân chúng, tạo ra sự thống nhất bề ngoài và một điều gì đó giống như tính hợp pháp. Tuy nhiên, những gì mà chính phủ Morsi làm được không sai lệch đến mức có thể dùng nó để biện minh cho cách mà quân đội chấm dứt sứ mệnh của họ và tiến trình chuyển tiếp dân chủ, cũng như những người dọn đường cho hành động đó, dù có ý thức hay không. Cuộc đọ sức với chính quyền tư pháp gắn bó mật thiết với chế độ cũ chắc chắn là không thể tránh khỏi. Trái lại, việc thông qua Hiến pháp mới đáng lẽ phải là thời điểm tạo cơ sở cho phe đối lập và nền tảng cho việc cùng chung sống giữa hai khuynh hướng chính này. Trên tinh thần đó, đáng lẽ việc này phải diễn ra trong một bầu không khí đồng thuận hơn cho dù Anh em Hồi giáo có phải nhượng bộ nhiều hơn nữa bằng cách cho “phái hữu” có tư tưởng chính thống nhiều hơn phái tả theo khuynh hướng “thế tục” trong nội bộ mình.
Việc Hồi giáo bị phê phán về cách thức kiểm soát chính quyền chưa dừng lại ở đó. Ông Robert Springborg, giáo sư thuộc Naval Postgraduate School tại California (Mỹ), khẳng định một loại các sự kiện cho thấy Anh em Hồi giáo sử dụng chính sách đối ngoại để củng cố quyền lực về phương diện đối nội. Chẳng hạn như thái độ của họ đối với Chính quyền Damascus: không những không bác bỏ việc các nhà thần học dòng Sunni tại Cairo vào ngày 13/6 đã kêu gọi thánh chiến ở Syria, hai ngày sau Morsi còn tuyên bố cắt đút quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hành vi thao túng mối quan hệ quốc tế đôi khi được thực hiện thiếu nhất quán, như trong trường hợp mối quan hệ với Iran, trong đó một số dấu hiệu mở cửa xuất hiện sau khi đột ngột trở mặt 180 độ.
Nếu có lỗi thì đó chính là việc Morsi gần như không có khả năng thống nhất hàng ngũ trong phái làm cách mạng để khiến ông trở nên đáng tin cậy hơn trong con mắt của phái chính thống cũng như phe đối lập phi Hồi giáo, để phe đối lập có thể tạo ra một mặt trận thống nhất trước kẻ thù chung thực sự của cuộc cách mạng có thể là quân đội. Việc Morsi không có khả năng khiến ít nhất một bộ phận trong phe đối lập có tư tưởng thế tục chấp nhận có thể giải thích tại sao các phần tử “theo khuynh hướng tự do” này phần nào không tha thứ cho ông. Nhưng năng lực còn thiếu đó của Morsi cũng là dấu ấn của một hình thức tự khép mình rất có thể cho thấy hạn chế chính trong việc Anh em Hồi giáo Ai Cập lên cầm quyền. Trên thực tế, dường như họ rõ ràng định mở cửa nhiều hơn để có thế có thêm người ủng hộ mình và để làm điều đó phải đề xuất một số vị trí lãnh đạo cho các nhân vật theo khuynh hướng thế tục, nhưng không thành. Chắc chắn đó là cốt lõi của tiến trình khiến họ thất bại và biến họ thành miếng mồi ngon cho quân đội ra tay. Nhưng thất bại đó không chỉ là của riêng Anh em Hồi giáo, mà nhìn chung là của những người làm cách mạng.
Trong trường họp Ai Cập, theo ông Sadek Sellam, nhà sử học về Hồi giáo đương đại, có thể dễ dàng nói đến mâu thuẫn nghiêm trọng trong các trào lưu hỗn tạp (từ phái theo khuynh hướng tự do giả tạo vẫn quen với bổng lộc từ thời Mubarak đến phái gọi là thế tục tưởng có thể lợi dụng phái Hồi giáo để gia tăng độ tin cậy của mình hay phái tả trước đây vốn không thể thiếu trong việc ký kết hiệp định Trại David) với cương lĩnh nghèo nàn đến mức chỉ còn là thái độ thù địch đối với Hồi giáo. Khi nhờ cậy đến quân đội và cảnh sát để loại khỏi đời sống chính trị một trào lưu mà họ không có khả năng đánh bại trong một cuộc bầu cử không bị gian lận, những kẻ bại trận xấu xa đó nhanh chóng đi theo chính sách hòa bình được chế độ độc tài quân sự bảo hộ. Tuy nhiên, quân đội Ai Cập không sẵn sàng cho kiểu liên minh đó, hơn nữa vì họ không giữ cam kết sau khi hiệp định Trại David được ký kết là toàn tâm toàn ý phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Thay vào đó, quân đội dưới thời Mubarak lao vào tìm kiếm đặc quyền mà họ tin là bị đe dọa bởi tiến trình dân chủ hóa thực sự và tìm cách bảo vệ đặc quyền đó.
Khi can thiệp để làm hài lòng người biểu tình chống Morsi, giới quân sự Ai Cập đã trở lại hàng đầu trên sân khấu chính trị. Nhà phân tích Tony Gamal Gabriei khẳng định đường lối của họ là quá rõ ràng: núp đằng sau phái dân sự. Ý định của họ cũng không khác là mấy.
Tại quảng trường Tahrir nổi tiếng, người biểu tình huýt sáo chào mừng máy bay trực thăng, của quân đội bay lượn trên đầu. Nhiều người trong số đó giương ảnh tướng al-Sisi mà họ coi là người cứu vớt cuộc cách mạng. Sau đó, Anh em Hồi giáo và đồng minh tố cáo cuộc đảo chính. Nhưng một bộ phận lớn dân chúng không ủng hộ họ, truyền thông địa phương phát động một cuộc chiến tranh thẳng thừng và chưa từng thấy chống lại Hồi giáo và công khai coi họ là “khủng bố” giống như al-Qaeda.
Hơn bao giờ hết, quân đội Ai Cập dường như thống nhất xung quanh viên chỉ huy mới và ủng hộ quyết định lật đổ Morsi của ông. Theo ông Tewfĩk Aclimandos, nhà nghiên cứu thuộc Viện lịch sử đương đại thế giới Arập (Pháp) từ một năm nay, các sĩ quan cho rằng hành động can thiệp này là quá muộn vì đáng lẽ nó phải diễn ra từ tháng 3-4/2013. Còn ông Zeinab Aboul Magd, giáo sư sử học thuộc trường Đại học Mỹ tại Gairo (Ai Cập), nhận xét sĩ quan cấp trung và hạ sĩ quan nói đến chính trị và tự do phê phán Anh em Hồi giáo trong khi trước đây, giới quân sự chưa bao giờ nói công khai như vậy. Việc Anh em Hồi giáo và cánh chính trị của mình là Đảng tự do và công lý (FJP) xử lý kém một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia giải thích phần lớn tại sao họ bị thù ghét như vậy. Đấy là chưa nói đến việc Bộ trưởng Quốc phòng al-Sissi nhiều lần định đóng vai trò trung gian hòa giải giữa các lực lượng chính trị khác nhau, nhưng bị Morsi bác bỏ.
Vì muôn tránh việc lật đổ Morsi bị coi là đảo chính bằng mọi giá Tướng al-Sisi, khi phát biểu trên truyền hình ngày 3/7 đã đứng cùng với một số nhân vật là giáo sĩ Ahmed al-Tayeb, đại giáo chủ Al-Azhar; Tawadros đệ nhị, người đứng đầu Nhà thờ Thiên chúa giáo dòng Copt; nhân vật đối lập Mohamed el-Baradei và Mahmoud Badr, thuộc Tamarod là phong trào khởi xướng ra làn sóng phản kháng. Ban chỉ huy quân sự cũng tìm mọi cách chỉ để thỏa mãn yêu cầu của người biểu tình. Chính họ là người kêu gọi bổ nhiệm người đứng đầu Tòa án hiến pháp tối cao, Adly Mansour, vào chức vụ Quyền Tổng thống, ông này tuyên thệ nhậm chức ngày 4/7 và rất nhanh chóng được trao quyền hạn rất lớn
Trong giai đoạn chuyển tiếp mới, giới quân sự Ai Cập tìm cách hạn chế can thiệp vào chính trị và tập trung vào việc thiết lập lại an ninh. Nhưng quân đội cũng lao vào cuộc đấu với Hồi giáo vốn không cam chịu chất bại. Theo Hossam Soueilam, một viên tướng về hưu, Anh em Hồi giáo đang “tự vẫn” về phương diện chính trị. Giới lãnh đạo phong trào này định tìm cách nhấn chìm đất nước vào một cuộc nội chiến giống như cuộc nội chiến đã diễn ra ở Algeria hay đang diễn ra ở Syria. Nhưng quân đội đã kiềm chế được. Tuy nhiên Ai Cập vẫn chìm đắm trong bạo lực. Ít nhất 51 người chết khi quân đội nổ súng vào một cuộc biểu tình người của Hồi giáo trước trụ sở lực lượng Vệ binh cộng hòa, được cho là nơi giam giữ Morsi. Quân đội khẳng định họ chỉ “bắn trả” những người biểu tình đã nổ súng trước đó. Anh em Hồi giáo cáo buộc quân đội về tội “tàn sát”.
Từ sau cuộc đảo chính của Tướng Gamal Abdel Nasser lật đổ chế độ quân chủ năm 1952, quân đội đóng vai trò trung tâm trong đời sống chính trị và kinh tế ở Ai Cập. Việc Anh em Hồi giáo lên nắm quyền đã làm lu mờ thực tế đó. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển châu Phi, giới quân sự vẫn độc chiếm khoảng 20% hoạt động kinh tế và Hiến pháp được thông qua hồi tháng 12/2012 đã rut bớt phần lớn quyền kiểm soát của quân đội đối với chính quyền dân sự. Việc quân đội trở lại tuyến đầu trên chính trường có thể khuấy động trở lại các cuộc tranh luận liên quan đến vị trí của họ trong xã hội. Chuyên gia Zeinab Aboul Magd cho rằng không phải ngẫu nhiên khi Hiến pháp không bị hủy bỏ mà chỉ đơn thuần bị ngừng thực hiện. Quân đội không muốn tranh luận về các điều khoản liên quan đến mình và rất khó có thể có được nếu phải thương lượng với Anh em Hồi giáo.
Mặc dù được dân chúng ủng hộ, song chuyên gia Tony Gamal Gabriel cho rằng thời kỳ tới sẽ rất nhậy cảm đối với giới quân sự. Họ phải tránh mắc lại các sai lầm trong thời kỳ chuyển tiếp đầu tiên (sau khi Mubarak ra đi), dưới sự chỉ huy của nguyên soái Hussein Tantawi và Hội đồng quân sự tối cao. Quân đội cũng quá lo ngại cho hình ảnh của mình ở Ai Cập và trên trường quốc tế nên có ý định giao tiếp càng rộng rãi càng tốt.
Điều đó liệu có giúp cho quân đội xóa bỏ được tội quyết định chấm dứt sứ mệnh của Morsi không? Ông Francois Burgat, đồng thời là Giám đốc Viện Trung Đông của Pháp, khẳng định là “không” và “chắc chắn là không điều gì” có thể biện minh được cho việc chấm dứt tiến trình dân chủ. Quy mô các cuộc biểu tình phản đối của dân chúng có thể được các nhà sử học nhìn nhận một cách nhẹ nhàng hơn khi họ thận trọng xem xét các con số mà bộ máy Nhà nước thu thập được và công bố thông qua báo chí vốn phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Bất luận trong trường hợp nào, việc cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong khu vực kết thúc bằng một vụ binh biến của quân đội không phải, là bằng chứng cho thấy các tác nhân của vụ việc đáng buồn đó có đủ độ chín. Chính giới Ai Cập, sau khi thoát khỏi một giai đoạn “phi thể chế hóa” và đàn áp kéo dài, có thể có một vài lý do để giải thích.
Quân đội Ai Cập thích bóp méo dân chủ để duy trì đặc quyền của mình và tiếp tục nhận được tài trợ của Mỹ cũng như quân đội Israel. Việc Chính phủ Mỹ từ chối gọi sự việc bằng đúng tên của nó khi không gọi đảo chính là đảo chính, khiến mọi tuyên bố mà Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đưa ra đối với thế giới Arập hồi năm 2009 từ Ankara đến Cairo, chỉ còn là lời nói suông.
Trả lời câu hỏi nguy cơ đối với Ai Cập hiện nay là gì và đổ vỡ giữa phái ủng hộ và phái chống đối Morsi liệu có nặng nề hơn không, ông Francois Burgat, cũng là người có nhiều công trình nghiên cứu về động năng chính sách và trào lưu Hồi giáo trong thế giới Arập, cho rằng dĩ nhiên hình ảnh về một chế độ đã suy sụp và bị cắt đứt với dân chúng mà phe đối lập và quân đội định áp đặt, là thực sự không thực tế. Rõ ràng là có hai hay ba nước Ai Cập đang đối đầu nhau. Số người ủng hộ Morsi hoàn toàn không phải là nhỏ như quân đội muốn thế giới phải tin nên vẫn tạo thành một phái hoàn toàn không thể bỏ qua được. Tuy nhiên, không thể vì thế mà nói rằng những người “chống Morsi” đều đứng trong cùng một phe đủ đồng nhất để hoạt động trôi chẩy khi buộc phải làm tốt hơn những người mà họ đã hạ bệ. Phái này quả thực bao gồm các lực lượng rất không thống nhất, Điều đáng nói nhất là trong đó, phái “feloul” ủng hộ chế độ cũ, vốn vẫn có mặt đông đảo trong các lĩnh vực chủ chốt của Nhà nước (cũng như trong ngành tư pháp hay Bộ Nội vụ và chắc chắn là trong quân đội), cùng tồn tại với một trong hai phái thuộc các lực lượng làm cách mạng đã bẩy họ khỏi quyền lực. Phân tích hình ảnh tại quảng trường Tahrir “lần thứ hai” cho thấy rõ sự rời rạc của phái những người chân thành đến để “thúc đẩy mạnh mẽ hơn cuộc cách mạng” và tham gia biểu tình cùng với (và hay khi “máy bay trực thăng quần thảo trên đầu”) những người đang (hay đã) tập hợp tại đó với một mục tiêu phản cách mạng và hoàn toàn trái ngược. Các cuộc biểu tình tại quảng trường Tahrir lần hai rõ ràng đã phá kỷ lục về số lượng người tập trung tại đây cũng như về hành động xâm hại tình dục của một số người tham gia biểu tình.
Về hậu quả đối với thời kỳ tiếp theo của tiến trình chuyển tiếp ở Ai Cập, chuyên gia Francois Burgat tỏ ý lấy làm tiếc việc phái theo khuynh hướng độc tài đột ngột trở lại chính trường và bảo đảm mà trên thực tế họ đưa ra cho phái “tự do” sẽ góp phần kéo dài tình trạng “nhị phân” đáng buồn trong tâm trí và trên sân khâu chính trị, mà tiến trình dân chủ đúng ra phải có chức năng xóa bỏ. Lôgích mà nói, tình trạng trên sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến tinh thần của những người bị các kẻ thù tồi tệ nhất của mình loại khỏi quyền lực, hơn nữa dân chúng lại hoan hỉ và cộng đồng quốc tế cũng hoan nghênh phần nào.
Chính giới phương Tây – trên thực tế đồng lõa với việc thao túng – không thể nói gì hơn. Khi sốt sắng “ghi nhận” cuộc đảo chính quân sự chống lại một trong những kết quả “tồi” của các cuộc bầu cử mà chính họ, như ở Palestine, phải sau hàng tuần lễ hay hàng tháng mới chấp nhận, điều đáng buồn là Liên minh châu Âu và Mỹ vẫn không bỏ được thói quen cũ đáng phê phán của mình. Và họ đã mất đi một cơ hội lịch sử để công dân của cả một khu vực của thế giới thấy được tầm cỡ thực sự phổ quát của những nguyên lý mà phương Tây, trong một thời gian rất dài và thường với thái độ ngạo mạn nào đó, định áp đặt đối với họ.
Theo ông Moncef Marzouki (Tổng thống Tunisia-TTXVN), tình hình đó sẽ không thuận lợi cho việc tiếp tục tiến trình chủ chốt đáng lẽ phải đưa “phái Hồi giáo ôn hòa và phái thế tục ôn hòa” xích lại gần nhau hơn vì họ có trách nhiệm phải lãnh đạo thế giới Hồi giáo sau khi thoát khỏi mùa Đông độc tài dài đằng đẵng. Phản ứng đó chắc chắn sẽ không thống nhất.
Quyết định gây ngạc nhiên của lãnh đạo đảng Hồi giáo chính thống Al- Nour ưu tiên đòi hỏi kình địch với Anh em Hôi giáo hơn bản sắc đối lập của mình đã bắt đầu gây chia rẽ trong hàng ngũ những người ủng hộ họ cũng như trong số các lãnh đạo đảng. Giáo sĩ AI Azhar phê phán quân đội một cách đáng hoan nghênh. Phái Hồi giáo nhìn chung sẽ thấy trong trò ảo thuật của giới quân sự – vốn dựa vào tâm trạng bất bình của dân chúng mà họ đã góp phần đáng kể vào việc nuôi dưỡng – bằng chứng thứ bao nhiêu về sự đồng phạm của các đối thủ “thế tục” Arập hay phương Tây và, đối với một số người khác, về tính hão huyền của phương án giành chính quyền bằng con đường hợp pháp. Đối với những người đó, kể cả trong Anh em Hồi giáo, việc một tổng thống được bầu lên bằng con đường dân chủ bị phế truất sẽ có giá trị là “bằng chứng” về sai lầm của tất cả những người ủng hộ con đường hòa bình này từ nhiều năm nay và cái mà họ được bù đắp cho chính sách hợp pháp hoàn hảo của mình là bị chuyển từ ghế quyền lực vào nhà tù.
Sau một thời “không còn giá trị” do thành quả đầu tiên của động năng “Mùa Xuân Arập”, phương án cực đoan quân sự hóa sẽ lại trở lại gần như ở khắp nơi. Không có gì đáng ngạc nhiên khi phái cực đoan thánh chiến thông báo thành lập một “tổ chức Al-Qaeda mới”, tổ chức “Taliban mới” và cho biết có thêm nhiều ứng cử viên cho các vụ đánh bom liều chết. Một số thành viên khác trong trào lưn Hồi giáo, cụ thể là ở Tunisia nhưng không phải chỉ có ở đây, có thể sẽ đánh giá kỹ càng hơn điều kiện trước đây khiến Anh em Hồi giáo bị sập bẫy. Chắc chắn họ sẽ nỗ lực xác định tất cả những gì trên thực tế có thể được cho là nguyên nhân gây ra sai lầm trong chiến thuật, xử lý và thông tin mà họ mắc phải và tìm cách không mắc lại hay không làm trầm trọng thêm. Chắc chắn họ sẽ theo dõi chặt chẽ các chiến lược và phương pháp, lúc này ít nhất phần nào vẫn chưa xác định được, mà quân đội sẽ sử dụng để thiết lập và bảo vệ đặc quyền của mình. Phần lớn các tác nhân, các nhà quan sát dẫu sao cũng nhớ rằng lịch sử của các cuộc cách mạng, không phải chỉ trong thế giới Arập, không phải chỉ được viết trong một năm. Và trang sử vừa được giới quân sự Ai Cập viết ngày hôm nay với nhũng “cái cớ” ở trong nước và sự ủng hộ của quốc tế, cũng giống như những gì mà giới quân sự đã làm ở Thổ Nhĩ Kỳ trước đó, chắc chắn sẽ không phải là trang cuối cùng.
* * *
Phiên tòa xét xử Tổng thống Ai Cập bị phế truất, Mohamed Morsi, cùng 14 người khác với tội danh sát hại người biểu tình trước Dinh Tổng thống hồi tháng 12/2012, đáng lẽ diễn ra vào ngày 4/11/2013, song bị hoãn đến ngày 8/1/2014. Theo nhà nghiên cứu Tewfik Aclimandos, khi không còn thủ lĩnh và các lãnh đạo chính, vị thế của Anh em Hồi giáo trong xã hội Ai Cập có xu hướng đi xuống.
Trả lời câu hỏi khi bị đưa ra xét xử, Morsi đứng trước nguy cơ gì và phiên tòa đó sẽ tác động như thế nào tới xã hội và chính trị Ai Cập, ông Tewfik Aclimandos, đồng thời là nhà chính trị học, giải thích trên tạp chí “Đại Tây Dương” rằng nếu nhiều tội danh được khẳng định, Morsi có nguy cơ phải chịu án tử hình hay một bản án theo hướng đó (kể cả khi không được thi hành). Phiên tòa chắc chắn sẽ được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo khuynh hướng chính trị. Người thân của các nạn nhân và các phái khác nhau trong giới trẻ cách mạng muốn công lý phải được thực thi, còn một số người trong tầng lớp trung lưu muốn qua đó để thấy rằng “quyền lực của Nhà nước đã được thiết lập trở lại” và trò “lật đổ” của tổ chức Anh em Hồi giáo (bạo lực và sức ép của quốc tế) đã không mang lại kết quả. Chắc chắn tổ chức Anh em Hồi giáo và đồng minh của họ coi đó là một bằng chứng nữa về tính thiên vị của chính quyền mới. Họ đặc biệt sợ những lời cáo buộc làm gián điệp được chúng minh.
Các thẩm phán được giao trách nhiệm tiến hành vụ xét xử đã rút khỏi vụ này vì “lý do tinh thần”. Phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy có bất đồng về mức án sẽ dành cho Morsi? Theo chuyên gia Tewfik Aclimandos, các thẩm phán không bắt buộc phải chúng minh lý do khiến họ rút lui. Có một số thẩm phán “thân Anh em Hồi giáo”, hoặc biết một trong số các bị cáo, hoặc có thể bị đe dọa, chịu áp lực của chính quyền. Nhưng nhìn chung, chính quyền hành động rất kín đáo trong vụ này.
Sau khi tài sản của Anh em Hồi giáo bị tịch thu và tổ chức này bị cơ quan tư pháp cấm hoạt động hồi tháng 9/2013 – vì chính phủ chuyển tiếp tin chắc rằng tổ chức chính trị này khuyến khích bạo lực và khủng bố, lúc này Anh em Hoi giáo còn gì? Theo nhà phân tích Tewfik Aclimandos, có một số yếu tố cho phép nghĩ rằng hệ thống chỉ đạo vẫn tồn tại và tổ chức này chắc chắn không để tất cả tiền ở Ai Cập. Ông khẳng định tuy không có thủ lĩnh rõ ràng, song tổ chức này vẫn tồn tại và sẽ là ảo tưởng khi nghĩ rằng có thể loại trừ được họ vì Anh em Hồi giáo có hàng trăm nghìn thành viên và ít nhất 3 triệu người ủng hộ, nhưng đúng là tổ chức này đã bị suy yếu.
Tiếp theo việc nhiều thành viên Anh em Hồi giáo bị bỏ tù, các kênh truyền hình Hồi giáo bị đóng cửa, quyết định mới đây của cơ quan tư pháp Ai Cập cấm tổ chức này hoạt động càng khiến người khác nghĩ rằng đang diễn ra đợt thanh trừng đối với Anh em Hồi giáo ở Ai Cập. vấn đề tiếp theo là hành động đó nhằm mục đích gì và ai sẽ thay thế phong trào này và trong thời gian bao lâu. Theo nhà phân tích Tewfik Aclimanđos, tác giả nhiều bài viết về quân đội Anh em Hồi giáo và chính sách đối ngoại của Hosni Mubarak, một bộ phận lớn trong dư luận và bộ máy Nhà nước quả thực đang chạy theo phong trào tiêu diệt Anh em Hồi giáo. Điều đó có thể hiểu được do cách hành xử mang tính tội phạm của ban lãnh đạo tổ chức này khi lên cầm quyền. Nhưng ông khuyến cáo không nên ảo tưởng về vấn đề đó vì Anh em Hồi giáo có cơ sở rất rộng rãi ở trong nước và không thể loại bỏ tổ chức này được.
Nhiều lãnh đạo đảng phải chịu trách nhiệm trước những tội ác đã gây ra và không một Nhà nước nào có thể chấp nhận các tổ chức chính trị có cánh quân sự và lực lượng bán vũ trang. Nếu Anh em Hồi giáo muốn tham gia cuộc chơi chính trị họ phải cơ cấu lại tổ chức để có thể giành được thắng lợi. Nhưng lúc này Anh em Hồi giáo không muốn cải tổ cũng không muốn thương lượng (lập trường của tổ chức này là khẳng định: “hoặc các ngài đi ngủ, hoặc các ngài giết chúng tôi cho đến người cuối cùng”) và sử dụng bạo lực một cách có ý thức. Như vậy việc lập trường của phía bên kia ngày càng cứng rắn hơn cũng là lôgích. Lúc này đang diễn ra một cuộc chiến tranh tâm lý trong đó các bên đều nói sẵn sàng đi đến cùng và tìm cách khiến phía bên kia phải chấp nhận niềm tin của mình.
Quyết định của cơ quan tư pháp Ai Cập cũng có thể gây ra làn sóng mất an ninh mới ở Ai Cập, nhưng chuyên gia Tcwflk Aclimandos khẳng đinh rằng trong tiến trình dân chủ hóa mà chính phủ chuyển tiếp mong muốn, quyết định này đó không phản tác dụng vì Anh em Hôi giáo kiên quyết từ chối thương lượng. Điều chắc chắn là bản thân quyết định này cũng không giúp cải thiện tình hình, nhưng từ đó để nói rằng quyết định này sẽ làm tình hình nghiêm trọng hơn thì còn quá xa. vấn đề chủ yếu vẫn là Anh em Hôi giáo trên thực tế đã như “rắn mất đầu” vì tất cả các thủ lĩnh và cán bộ cấp trung gian, các chánh án tòa án vùng đều đã bị cầm tù. Tình hình đó khiến tổ chức này suy yếu và mặc dù nhiều thành viên có lập trường ôn hòa, nhiều thành viên khác chuyển sang cực đoan đến mức nguy hiểm khi không có thủ lĩnh… Nếu Anh em Hồi giáo tan rã sẽ dẫn đến nguy cơ làm gia tăng số lượng các nhóm nhỏ ưa thích bạo lực. Chính quyền ý thức được điều đó, nhưng ý thức được là một chuyện, tránh được mối nguy đó lại là chuyện khác.
Việc đàn áp Anh em Hồi giáo cũng có nguy cơ làm suy giảm tính hợp pháp của các nhà lãnh đạo mới ở Ai Cập, nhưng lúc này không sợ chính sách chống Hồi giáo của họ bị cực đoan hóa trong khi Hiến pháp đang được soạn thảo. Ít nhất 2/3 người Ai Cập ủng hộ chính phủ mới. Đa phần trong số họ dường như chống Anh em Hồi giáo một cách rõ ràng và nhiều người trong đó chạy theo khuynh hướng “tiêu diệt “, nhưng dư luận vẫn rất dễ xoay chiều và mọi thứ đều có thể thay đổi.
Về khả năng Anh em Hồi giáo bị “mất đầu” và hàng ngũ bị thanh lọc tạo cơ hội cho một số nhóm khác, cụ thể là Hồi giáo, trỗi dậy, ông Tewfik Aciimandos cho rằng đối với Aboul Fotouh và phái Hồi giáo chính thống, sự sụp đổ của Anh em Hồi giáo – với nghĩa sự ủng hộ của người dân đối với tổ chức này – là cơ hội để thu hút số cử tri từng bỏ phiếu cho họ và muốn tiếp tục bỏ phiếu cho Hồi giáo chính trị, nhưng rất thất vọng trước hành động của Anh em Hồi giáo. Nói chung, trước một cuộc bầu cử, không thể biết được liệu việc Anh em Hồi giáo sụp đổ có phải là chỉ của riêng Anh em Hồi giáo không, hay là của tất cả phái Hồi giáo chính trị, hay là của toàn bộ giới chính trị.
Chuyên gia Tewfik Aclimandos cũng không loại trừ khả năng thất bại của Anh em Hồi giáo trong chính trị cũng có thể giúp một số thế lực mới hay cũ đứng đầu Nhà nước trỗi dậy hay những người trước đây ủng hộ Mubarak có thể lợi dụng tình hình này để trở lại sân khấu chính trị. Lý do là không thể diễn giải được thế trận bầu cử. Người ta nói rằng các đảng không phải Hồi giáo định sát nhập với nhau, vấn đề là không biết phái Hồi giáo hiện đang đứng ở chỗ nào trong đó. Cũng không biết giới trẻ cách mạng đang ở đâu. Không hiểu chỗ đứng của phái Hồi giáo theo khuynh hướng dân chủ trong đó ra sao. Và cũng không biết liên minh nào sẽ ra đời.
Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 12% số người Ai Cập nhận mình là người của một đảng Hồi giáo và 2% là người của một đảng thế tục. Điều đó có nghĩa là 86% số người Ai Cập rất thất vọng trước những người khác, hoặc có ý ủng hộ quân đội (điều này không có nghĩa là ủng hộ tướng al-Sisi) hoặc vẫn chưa xác định dứt khoát. Điều này còn có thể thay đổi. Có người nói rằng số thành viên cũ của đảng Dân chủ Dân tộc (NDP) vẫn còn con bài để chơi. Nhưng người ta cũng từng nói điều đó hồi tháng 11/2011 và đã lầm. Chắc chắn là số này có mạng lưới chân rết trong xã hội, nhưng không biết họ có ra ứng cử với tư cách độc lập không hay sẽ liên minh với một đảng và đảng đó là đảng nào. Vả lại, cũng không biết liệu cử tri có tha thứ cho họ đã tạo ra kỷ nguyên Mubarak không. Chuyên gia Tewfik Aclimandos nói ông không tin điều đó, nhưng ông có thể nghĩ rằng cử tri Ai Cập không còn sự lựa chọn nào khác.
Ở Ai Cập, việc Anh em Hồi giáo bị suy yếu mặc dù có tiền tài trợ của vương quốc Qatar từ khi nổ ra cuộc cách mạng năm 2011, liệu có phải là minh chứng cho việc nước này đang mất dần ảnh hưởng ở Trung Đông không? Chuyên gia Tewfik Aclimandos cho rằng ảnh hưởng của Qatar vẫn luôn được đánh giá quá mức và không rõ ràng. Nếu đúng là như thế thì thực sự cần chứng minh rằng Qatar có khả năng tác động vào quyết định của Anh em Hồi giáo. Trước đây điều đó chắc chắn là đúng vì Qatar có ảnh hưởng đó, nhưng không phải là trong mọi lĩnh vực. Nếu chính quyền mới ở Ai Cập ổn định được, kẻ bại trận dĩ nhiên là Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, có thể cả Sudan vốn là nước gần gũi với Anh em Hồi giáo. Trái lại, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất Kuwait và Jordan sẽ được lợi nếu duy trì được mối quan hệ với Ai Cập. Các nước quân chủ vùng Vịnh quả thực nhận thấy trong quyền lực của Anh em Hồi giáo có mối đe dọa trực tiếp đối với lợi ích quốc gia và sự ổn định ở trong nước mình. Hiện nay, họ sẵn sàng tài trợ cho chính quyền không đi theo chính sách của Anh em Hồi giáo. Khi Morsi bị lật đổ, các nước này ngay lập tức chuyển 12 tỷ USD cho Ai Cập… và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như vậy nếu cần./.
 

2119. CÁC BIỆN PHÁP QUÂN SỰ CỦA MỸ KHI CHUYỂN DỊCH TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC SANG PHÍA ĐÔNG VÀ SÁCH LƯỢC ĐỐI PHÓ CỦA TRUNG QUỐC

Posted by basamnews on November 20th, 2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 17/11/2013
(Tạp chí “ Vòng quanh Đông Nam Á ”, tháng 5/2013)
1. Nguyên nhân của việc Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông
 Trên thực tế, từ sau khi Chiến tranh Lạnh những năm 90 của thế kỷ 20 kết thúc, Mỹ bắt đầu tiến hành bố trí chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Chính quyền Bill Clinton, xu hướng Mỹ chuyển dịch chiến lược sang phía Đông đã bắt đầu xuất hiện.
Tháng 7/1993, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho rằng: “Thời điểm Mỹ cùng với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực này xây dựng ‘Cộng đồng Thái Bình Dương mới’ đã đến. Tháng 11/1993, Tổng thống Bill Clinton lại cho rằng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, châu Á có lợi ích kinh tế quan trọng đối với Mỹ, vì vậy, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ sẽ chuyển hướng từ châu Âu sang châu Á, từ ưu tiên an ninh sang ưu tiên kinh tế. Sau sự kiện “11/9” năm 2001, Chính quyền Bush (con) phát động Chiến tranh Afghanistan và Iraq, coi hai quốc gia này là cứ điểm quân sự, tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ tại châu Á. Ngay cả khi chính Bush (con) đang tập trung chống khủng bố, nhưng Mỹ vẫn không quên tăng cường bố trí quân sự ở đảo Guam. Mỹ coi trọng các nước đồng minh, tích cực xử lý quan hệ với các nước phi đồng minh ở khu vưc châu Á-Thái Bình Dương, cố gắng chủ đạo toàn diện trật tự chính trị kinh tế và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, nếu như nói Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, không bằng nói Mỹ chưa từng rời khỏi khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và từ khi Chính quyền Obama lên cầm quyền đến nay, Chính phủ Mỹ càng chú trọng việc chuyển dịch trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tháng 10/2010, tại Hawaii Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có bài diễn thuyết về chính sách châu Á của Mỹ, nêu rõ phải chuyển dịch toàn diện trọng điểm về ngoại giao, kinh tế, an ninh quân sự và truyền bá giá trị quan của Mỹ sang châu Á. Ngay từ ngày đầu tiên khi Chính quyền Obama lên cầm quyền đã coi việc chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông là nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ. Chính sách quay trở lại châu Á đại diện cho xu thế bành trướng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lựa chọn khu vực Đông Nam Á làm khu vực đến thăm đầu tiên của mình. Ngày 18/11/2012, tại Bangkok, Thái Lan, Obama bầy tỏ sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai việc Obama đến thăm 3 nước châu Á không có gì là bất ngờ, vì Mỹ chính là và mãi mãi là quốc gia Thái Bình Dương khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh nhất của kinh tế thế giới, khu vực này rất quan trọng đối với an ninh và phồn vinh của Mỹ trong thế kỷ 21, đóng vai trò then chốt đối với việc tăng thêm việc làm của người dân Mỹ. Việc Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có đặc điểm nổi bật là lấy “sức mạnh thông minh” làm phương châm chỉ đạo, các biện pháp vận dụng tổng hợp quân sự, chính trị kinh tế, ngoại giao… đều được tiến hành. Như việc Hillary Clinton đưa ra 6 phương châm hành động quan trọng: tăng cường liên minh an ninh song phương, đi sâu quan hệ với các nước mới nổi bao gồm cả Trung Quốc; tham gia các tổ chức đa phương khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; xây dựng nền tảng hiện diện quân sự vững chắc; nâng cao dân chủ và nhân quyền Trong 6 phương châm hành động nêu trên, có 3 phương châm hành động liên quan tới các bước an ninh quân sự. Đúng như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khi đó từng bầy tỏ: “Việc tại khu vực tiền duyên của chúng ta ở châu Á- Thái Bình Dương được bố trí lực lượng quân sự đầy đủ là trọng tâm trong cam kết của chúng ta đối với khu vực này”. Hơn nữa, “Từ lâu nay, Mỹ luôn đi sâu tham gia các công việc của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cho dù là trong thời kỳ chiến tranh hay là thời kỳ hòa bình, cho dù là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa cầm quyền, cho dù Washington chỉ trích hay nhường nhịn nhau, cho dù thặng dư hay thâm hụt tài chính, đều không bao giờ thay đổi. Trước kia chúng ta ở đây, hiện nay ở đây, trong tương lai vẫn sẽ ở đây”. Việc bố trí lực lượng quân sự ở nước ngoài là để ủng hộ chính sách và chiến lược quốc gia của Mỹ, cũng là để bảo đảm việc Mỹ triển khai hợp tác tích cực với các đồng minh và đối tác của Mỹ, và giành lấy sự ủng hộ của các nước này.
2. Các biện pháp quân sự chủ yếu của Mỹ khi chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông
“Chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương” trên lĩnh vực quân sự của Mỹ chủ yếu bao gồm hai mặt liên hệ với nhau, đó là: tái cân bằng về địa lý và tái cân bằng về khả năng quân sự. về địa lý, tái cân bằng chiến lược hao gồm việc điều chỉnh chiến lược khu vực, tư thế quân sự và kết cấu sức mạnh đã tồn tại ở khu vực này của Mỹ, để đối phó với các thách thức và cơ hội xuất hiện ở khu vực này. Về khả năng quân sự, tái cân bằng chiến lược bao gồm sự đầu tư cần thiết đối với các mặt như phần cứng, hệ thống và khoa học kỹ thuật..,từ đó khiến cho quân đội Mỹ có thể bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, khi phải đối diện với thách thức của sức mạnh quân sự khu vực đang tăng lên nhanh chóng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, củng cố và phát triển quan hệ đồng minh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ với các nước đồng minh và đối tác hợp tác chủ yếu ở châu Á là mấu chốt tăng trưởng và ổn định của khu vực này trong tương lai. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nhấn mạnh lịch sử đã cho thấy một khuôn khổ khu vực lớn mạnh có thể kích thích hợp tác, kiềm chế các hành vi khiêu khích. Khuôn khổ này đòi hỏi cần phải tiếp tục nỗ lực, cần có quan hệ đối tác tiếp tục nỗ lực, vững mạnh, điều quan trọng là vẫn cần có sự lãnh đạo của Mỹ, đây là trọng tâm trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Tất cả các hành động ngoại giao, kinh tế và quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều nhằm thực hiện mục tiêu này. Hệ thống đồng minh song phương là khởi điểm và cơ sở để Mỹ can dự vào an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tháng 11/2009, trong thời gian đến thăm Nhật Bản, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu quan trọng, tỏ rõ chính sách châu Á của Mỹ và thái độ của Mỹ đối với liên minh Mỹ-Nhật, Obama cho rằng: “Từ khi nhậm chức đến nay, tôi luôn nỗ lực khôi phục địa vị chủ đạo của Mỹ ở khu vực châu Á… nhưng thành quả mà Mỹ đạt được ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên mức độ nhất định thường phải dựa vào quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật lâu dài và bền vững”. Các học giả Mỹ cũng kiến nghị Mỹ phải xây dựng một liên minh quân sự ở châu Á có sức hội tụ lớn hơn, như vậy mới có thể thực hiện được lợi ích chính trị và kinh tế của Mỹ, các nước đồng minh là bàn đạp của Mỹ. Và khi phải đối phó với các thách thức an ninh khó khăn đang phải đối diện ở khu vực này, kết cấu đồng minh là không thể thay thế, Nhưng với tư cách là công cụ của chính sách quốc gia, đồng minh là nhân tố biến động trong quá trình đang thay đổi không ngừng, cần phải điều chỉnh vai trò, sứ mệnh và khả năng để phù hợp với một môi trường quốc tế thay đổi. Chính quyền Obama cũng tiến hành điều chỉnh tương đối đối với hệ thống đồng minh châu Á, lợi dụng mối quan hệ căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản để ngăn chặn xu hướng ly tâm của Hàn Quốc và Nhật Bản, tăng cường liên minh quân sự Mỹ-Hàn và Mỹ-Nhật. Tại bán đảo Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh với Hàn Quốc, đặc biệt là sau vụ pháo kích đảo Yeonpyeong tháng 11/2010, Triều Tiên phóng vệ tinh tháng 4/2012, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 tháng 2/2013, Mỹ và Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tổ chức tập trận quy mô lớn, đồng thời bắt đầu đồn trú quân đội tại Australia.
Thứ hai, mở rộng hợp tác quân sự với Ấn Độ, các nước Đông Nam Á như Singaoore, Thái Lan… Mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ ngày càng chặt chẽ. Trong 10 năm qua, quân đội Mỹ cũng tập trận với quân đội Ẩn Độ, số lần tập trận hàng năm đều tăng lên, mối liên hệ giữa quân đội hai nước cũng không ngừng mở rộng, trong 10 năm qua, Ấn Độ đã mua hơn 8 tỷ USD trang thiết bị quân sự cửa Mỹ. Mỹ đưa quân đến Australia, bố trí hải quân ở Singapore, triển khai hợp tác quân sự trên các lĩnh vực mới với Philippines, mời Myanmar tham gia tập trận “Hổ mang vàng” giữa Mỹ và Thái Lan trong năm 2013…, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tầu chiến hải quân, lực lượng lính thủy và lính thủy đánh bộ của Mỹ đã tham gia hơn 170 cuộc tập trận song phương và đa phương, tiến hành hơn 250 chuyến viếng thăm các bến cảng của khu vực này. Lấy các căn cứ quân sự châu Á làm căn cứ hoạt động, lực lượng vũ trang của Mỹ có thể sẽ mở rộng khả năng hoạt động của các lực lượng này đến Ẩn Độ Dương và vịnh Persian.
Thứ ba, lợi dụng tranh chấp lãnh thổ lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, xây dựng vòng cung bao vây Trung Quốc, về vấn đề Biển Đông, Mỹ giữ lập trường thiên vị rõ ràng đối với các nước có tranh chấp với Trung Quốc, tiếp đến can dự vào vấn đề Biển Đông. Mỹ tuyên bố Mỹ là quốc gia Thái Bình Dương, cũng là nước lớn có sự hiện diện lâu dài ở khu vực này việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, bảo đảm luật pháp quốc tế được tôn trọng, bảo vệ tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không bị cản trở đều liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mỹ không ngừng chỉ trích hành vi bảo vệ chủ quyền quốc gia hợp pháp của Trung Quốc, về vấn đề đảo Điếu Ngư tuy Mỹ nhiều lần tuyên bố giữ lập trường trung lập, nhưng việc chủ trương đưa đảo Điếu Ngư vào phạm vi của Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật đã cho thấy Mỹ thiên vị Nhật Bản.
Thứ tư, tăng cường thực lực quân sự của hải quân và không quân, đổi mới quan niệm tác chiến. Từ bề ngoài cho thấy ngân sách quân sự của Mỹ đang cắt giảm, trên thực tế là đang tiến hành tái bố trí khu vực. Về địa lý, tăng thêm số nước có liên hệ quân sự với Mỹ, mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nâng cao khả năng hành động quân sự. Tháng 3/2013, khi diễn thuyết tại Hiệp hội châu Á-Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Tom Donilon cho rằng: “Trong vài năm tới, trong lực lượng quân sự của Mỹ sẽ có, một phần tương đối lớn được bố trí ở khu vực Thái Bình Dương. Đến năm 2020, 60% hạm đội hải quân Mỹ sẽ lấy khu vực Thái Bình Dương làm căn cứ. Trong 5 năm tới, không quân của Mỹ cũng sẽ dần dần chuyển trọng tâm đến khu vực Thái Bình Dương. Mỹ đang tăng cường sức mạnh của lực lượng lục quân và lính thủy đánh bộ. Lầu Năm Góc đang hoạch định kế hoạch, ưu tiên bố trí khả năng quân sự hiện đại hóa nhất cho Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, bao gồm tầu ngầm, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35 và các loại máy bay trinh sát tiên tiến nhất. Hơn nữa, chúng ta đang hợp tác với các nước đồng minh để giành lấy tiến triển nhanh chóng trong việc mở rộng hệ thống rađa và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, đưa tới sự bảo hộ cho các nước đồng minh của Mỹ và toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
 Đồng thời, Mỹ cũng coi trọng việc đổi mới quan niệm tác chiến, tháng 1/2012, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Khái niệm can dự tác chiến liên hợp”, đồng thời đưa ra khái niệm “Tác chiến liên hợp không quân – hải quân”, tìm cách phối hợp và nâng cấp lực lượng không quân và hải quân. Ngoài ra, Mỹ còn đầu tư máy bay tiếp dầu trên không, máy bay ném bom kiểu mới cũng như tầu tuần tra trên biển và máy bay chống tầu ngầm tiên tiến.
3. Phân tích nguyên nhân của việc Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông dưới góc độ an ninh quân sự
Từ những thông tin do Bộ Quốc phòng và các kênh chính phủ khác của Mỹ công bố cho thấy nguyên nhân của việc Mỹ chuyển dich trọng tâm chiến lược sang phía Đông chủ yếu có:
Thứ nhất, nâng cao khả năng lãnh đạo của Mỹ, duy trì địa vị lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu. Ngày 5/1/2012 Mỹ đã công bố Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia mới nhất “Duy trì địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ – Nhiệm vụ ưu tiên của quốc phòng trong thế kỷ 21”. Mục tiêu của Mỹ là trong môi trường an ninh toàn cầu mang tính thách thức phải “duy trì địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ”, bảo đảm an ninh tuyệt đối, bảo vệ ưu thế tuyệt đối và lợi ích quốc gia của Mỹ. Thể hiện rõ địa vị lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện tại khu vực tiền duyên của Mỹ ở khu vực này, không cho phép ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện cục diện sức mạnh chính trị, kinh tế, an ninh và quân sự bài xích Mỹ. Thứ hai, bảo vệ lợi ích rộng rãi của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ Jame J. Przystup từng cho rằng lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm: bảo vệ lãnh thổ của Mỹ, bảo vệ công dân Mỹ; tiến vào thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Mỹ ủng hộ những nỗ lực nhằm mở rộng và bảo đảm việc thâm nhập thị trường, tăng cường nỗ lực mở rộng thương mại thông qua việc thành lập Khu thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương và ký hiệp định tự do với Australia, Singapore và Hàn Quốc; bảo đảm tự do trên các vùng biển quốc tế; duy trì thế cân bằng, đề phòng bất kỳ một cường quốc và tập đoàn quốc gia nào trỗi dậy gây trở ngại cho sự tham gia về chính trị và kinh tế của Mỹ đối với khu vực này; ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt và hệ thống phóng tên lửa đạn đạo; nâng cao dân chủ và nhân quyền. Báo cáo “Duy trì địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ – Nhiệm vụ ưu tiên của quốc phòng trong thế kỷ 21” cũng, đã trình bầy về vấn đề này: “Lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển được mở rộng từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á đến khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á, sự phát triển này tạo ra sự thay đổi không ngừng giữa thách thức và cơ hội. Vì vậy, cho dù quân đội Mỹ tiếp tục thúc đẩy an ninh toàn cầu, nhưng Mỹ vẫn phải tái điều chỉnh đối với chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mối quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác hợp tác chủ yếu ở châu Á là điều then chốt quyết định sự tăng trưởng và ổn định của khu vực này trong tương lai. Các đồng minh hiện nay của Mỹ đã đặt nền tảng quan trọng cho an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ cũng sẽ mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác với các đối tác mới nổi của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Ấn Độ, để ủng hộ Ấn Độ với tư cách là nước dẫn đầu kinh tế trong khu vực, và tạo ra môi trường an ninh rộng rãi hơn ở khu vực Ấn Độ Dương”. Từ Ấn Độ Đương đến khu vực ven biển phía Tây nước Mỹ, cư trú một nửa dân số thế giới, có các đồng minh quan trọng của Mỹ, có các nước lớn kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, còn có nhiều tuyến đường vận tải năng lượng và thương mại sôi động nhất trên thế giới. Lượng hàng hóa chuyên chở thông qua Biển Đông chiếm tới một nửa lượng hàng hóa thế giới. Thứ ba, tuyên truyền “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, tìm kiếm lý do và tạo cớ cho việc Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương bằng quân sự. Thứ tư, chuyển đổi phương hướng và phương châm chiến lược quân sự của Mỹ. Chính quyền Obama đã thay đổi chính sách chống khủng bố từ chủ yếu sử dụng vũ lực trong thời kỳ Chính quyền Bush (con), chuyển sang rút quân khỏi Iraq, tăng thêm quân đội cho Afghanistan, tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á, thực hiện coi trọng cả Trung Đông và Đông Á trong địa vị chiến lược quân sự của Mỹ. Từ phương châm chiến lược cho thấy Mỹ đã rút được bài học chống khủng bố ở Iraq, thay đổi chiến thuật biển người, chuyển sang nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò của biển đối với Mỹ, nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của hải quân đối với Mỹ, hoạch định kế hoạch tác chiến liên hợp không quân và hải quân. Và khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính là khu vực mà Mỹ quan tâm nhất đến việc kết hợp tác chiến giữa không quân và hải quân. Từ góc độ khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy khu vực này có các đối tác đồng minh quân sự quan trọng nhất của Mỹ, lại có Trung Quốc và Nga là hai đối thủ cạnh tranh tiềm tàng chủ yếu nhất của Mỹ, vừa có vấn đề do Chiến tranh Lạnh để lại, vừa có rất nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.
 4. Kiến nghịsách lược đối phó của Trung Quốc đối với biện pháp quân sự của Mỹkhi chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông
Mỹ vẫn duy trì tư duy Chiến tranh Lạnh, không ngừng tăng cường hệ thống đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của mình, việc Mỹ duy trì mức độ căng thẳng vừa phải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc có thể tạo ra cái cớ cho Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông. Từ ý nghĩa này cho thấy việc Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông chắc chắn sẽ là nhân tố tiêu cực trong phát triển an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và việc Mỹ không ngừng bố trí lực lượng ở khu vực xung quanh Trung Quốc trở thành biến số lớn nhất gây ảnh hưởng đến an ninh xung quanh Trung Quốc. Để bảo vệ hòa bình, ổn định và phát triển xung quanh Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kiến nghị Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp tích cực để đối phó.
(1). Kiến nghị dựa theo chiến lược phát triển biển quốc gia được đề xuất trong báo cáo Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ra sức thúc đẩy công cuộc xây dựng cường quốc biển
Báo cáo Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra chiến lược phát triển biển quốc gia “nâng cao khả năng khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển”, vạch rõ phương hướng tiên tiến cho công cuộc phát triển và xây dựng biển của Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc muốn trở thành cường quốc thế giới chắc chắn phải hướng ra biển. Từ lịch sử cho thấy sự trỗi dậy của các nước lớn đều gắn liền với biển. Việc Mỹ thực hiện chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông cũng dựa trên tầm quan trọng của biển đối với Mỹ. Biển có ý nghĩa chiến lược đặc biệt đối với Trung Quốc đang trỗi dậy. Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc không tránh khỏi phải phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên. Và gần một nửa lượng dầu mỏ hàng năm của Trung Quốc, trên 80% thương mại quốc tế phụ thuộc vào tuyến đường vận tải trên biển đi qua eo biển Malacca. Trung Quốc tồn tại bất đồng về chủ quyền một số đảo và phân định vùng biển với một vài nước, cũng khiến cho sự quan tâm của các giới ở Trung Quốc đối với biển không ngừng tăng lên, cũng đưa tới cơ hội cho công chúng Trung Quốc nâng cao ý thức biển, kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển kinh tế biển; bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia với các biện pháp bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, phối hợp hành động bảo vệ quyền lợi biển giữa chính phủ với nhân dân; kết hợp việc phát triển thực lực hải quân với bảo vệ lợi ích an ninh chủ quyền và lợi ích tại nước ngoài của Trung Quốc.
 (2). Kiến nghị hoạch định mô hình ngoại giao xung quanh “Thái độ chủ động, can thiệp trước, có thể kiểm soát toàn bộ quá trình, có lợi cho Trung Quốc, cùng có lợi cùng thắng lợi”
Giảm thiểu việc nẩy sinh những vấn đề làm cho tình hình phức tạp thêm, đưa tới ảnh hưởng bất lợi, do không can thiệp trước hoặc mức độ can thiệp không đủ gây nên. Coi trọng việc áp dụng biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao và chiến lược để bảo vệ ổn định an ninh xung quanh. Đối với vấn đề đảo Điếu Ngư, phải không ngừng củng cố những thành quả đã giành được, liên kết hai bờ eo biển Đài Loan, cùng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Kết hợp chặt chẽ giữa việc thực thi chiến lược phát triển biển với việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
 (3). Tiếp tục thực hiện phương châm “coi láng giềng là bạn, thân thiện với láng giềng”
 Đông Á là một khu vực chủ yếu khi Trung Quốc trỗi dậy, môi trường xung quanh ổn định hài hòa rất quan trọng đối với sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Giải quyết ổn thỏa tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với các nước xung quanh, củng cố láng giềng hữu nghị, đi sâu hợp tác cùng có lợi, nỗ lực khiến cho sự phát triển của Trung Quốc đem đến nhiêu điều tốt lành hơn cho các nước xung quanh, thực hiện mục tiêu “láng giềng giầu có, láng giềng an ninh, láng giềng thân thiện”.
 (4). Kiến nghị tích cực thúc đẩy việc phát triển lành mạnh và thuận lợi quan hệ Trung-Mỹ
 Việc Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông quả thực đã tạo nên sức ép và mối đe dọa nhất định cho Trung Quốc, nhưng suy cho cùng quan hệ Trung-Mỹ lại không giống với quan hệ Mỹ-Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau trên lĩnh vực kinh tế, an ninh và chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ khiến cho quan hệ Trung-Mỹ xuất hiện cục diện cạnh tranh và hợp tác cùng tồn tại; trong một thời kỳ nhất định, sự cạnh tranh, thậm chí đối kháng giữa Trung Quốc và Mỹ trên một số lĩnh vực không thể làm mất đi hợp tác giữa hai nước. Sự mở rộng của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng tăng thêm cơ hội trao đổi hiểu biết giữa Trung Quốc và Mỹ, điều hòa lập trường giải quyết tranh chấp giữa hai bên, đưa tới cơ hội cho việc thúc đẩy trật tự khu vực và thế giới phát triển theo hướng công bằng hợp lý. Vì vậy, Trung Quốc phải coi trọng vai trò của các cơ chế đối thoại Trung-Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường đối thoại an ninh chiến lược mới, thực hiện trao đổi lành mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, xây dựng quan hệ với các nước lớn mới nổi./.