Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Lượm lặt - Một nhà nước vô trách nhiệm & MUỐI IODE CẦN CHO AI, VÙNG MIỀN NÀO Ở VIỆT NAM?

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

Đề nghị Quốc hội kiểm soát việc mua sắm tàu ngầm, tên lửa

Theo Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc mua sắm vũ khí, khí tài không nên chỉ là đặc quyền của Bộ Quốc phòng, Công an. Quốc hội phải kiểm soát được hoạt động này, dù có chừng mực.

Góp ý cho dự án Luật Đầu tư công, chiều 18/11, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề cập đến lĩnh vực đầu tư cho hoạt động an ninh quốc phòng. Theo vị đại biểu tỉnh Quảng Ngãi này, đây rõ ràng là một hoạt động đầu tư từ ngân sách song với tính chất nhạy cảm của nó thì không thể công khai, minh bạch như đối với các hoạt động đầu tư khác.
thutuong-nguyentandung-1-70512-1405-2062
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thị sát tàu ngầm Hà Nội hồi tháng 5. Ảnh:Chinhphu.vn.

Dẫn ra ví dụ về mô hình hội đồng trang bị vũ khí, khí tài thuộc quốc hội Hàn Quốc, ông Bình cho rằng, Việt Nam có thể tham khảo. Theo đó, hội đồng này bao gồm các tướng lĩnh, nhà tài chính… Quyết định từ hội đồng này không hoàn toàn công khai nhưng vẫn là một thiết chế để kiểm soát và để việc mua sắm vũ khí không chỉ là đặc quyền của Bộ Quốc phòng, Công an.
“Cần mua tàu ngầm, tên lửa thì vẫn mua nhưng Quốc hội phải kiểm soát được. Dù nhạy cảm nhưng vì đầu tư công là tiền thuế của dân nên khoản đầu tư này cần được kiểm soát trong một chừng mực nhất định để tiền của dân được sử dụng đúng mục đích, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ đất nước”, ông Bình đề nghị.
Chia sẻ với Viện trưởng Bình, đại biểu Lê Việt Trường cho rằng, trong lĩnh vực an ninh quốc phòng cần phân định rõ điều gì có thể công khai và có quy định ở mức độ nào để Quốc hội có thể kiểm soát.
“Bí mật là phương án tác chiến, là việc sử dụng vũ khí nhưng việc mua sắm tàu ngầm Kilo, tàu chiến Gepard thì ta chưa mua trên mạng đã thông tin. Bản thân đơn vị bán họ cũng phải công bố theo quy định quốc tế”, vị Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Quốc hội nói và đề nghị nguyên tắc công khai minh bạch trong dự án Luật Đầu tư công phải được bổ sung cụ thể hơn để phù hợp với khía cạnh này.
NguyenHoaBinh-1877-1384789492.jpg
Ông Nguyễn Hòa Bình: "Quốc hội phải kiểm soát được việc mua tàu ngầm, tên lửa". Ảnh: Nguyễn Hưng.
Tiềm lực quân sự của Việt Nam những năm gần đây được tăng cường, hiện đại hóa với các hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm Kilo, các tàu hộ vệ tên lửa Gepard, máy bay Su-30 hay hệ thống phòng không S300… của Nga. Tuy nhiên, các thông tin về hoạt động này ít khi được đề cập chi tiết. Quốc hội cũng không bàn thảo.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với VnExpress năm 2011, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho hay, tỷ lệ mua sắm quốc phòng mỗi năm của Việt Nam khoảng 1,8% GDP (tương đương 2 tỷ USD tính trên GDP của năm). Theo tướng Vịnh, đây là mức thấp so với khu vực và thế giới.
Nguyễn Hưng
(VnExpress)

Đào Tuấn - Sợi dây trong tay Thống đốc

Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Đại biểu QH Bùi Thị An có lần tha thiết đề nghị Thống đốc sắp xếp thời gian vi hành ở những nơi mà “dân vẫn phải đi vay nặng lãi” từ tín dụng đen, nơi mà DN không tiếp cận được vốn, công chức không vay được tiền mua nhà “mặc dù lãi suất trần của đồng chí hạ thấp”.
Bà An thậm chí nêu tên một DN cụ thể hiện “đang phải vay với lãi suất là 15%... hạ trần lãi suất vừa rồi rất tốt nhưng ai được tiếp cận vốn, ai được vay!”.
Rất nhanh chóng sau đó, và cũng rất thật thà, Thống đốc đã có hồi âm. Một bài báo dẫn báo cáo Ngân hàng Nhà nước, đáp rằng: Thống đốc đi 33 tỉnh, thành trong 10 tháng.
Phải thừa nhận là Thống đốc đang “ghi điểm” trong báo cáo Chính phủ với mấy chữ chính ông có lẽ cũng thích thú “điểm sáng trong điều hành kinh tế vĩ mô”.
Chính sách với “sòng vàng” đã dẹp bỏ cơ bản tính chất cờ bạc dù 8.000 tỉ đồng lãi ra vẫn không ít ý kiến cho rằng bản chất vẫn là tiền của dân. Vàng đưa ra khỏi cân đối, lãi suất USD bị đánh sụt, đương nhiên tỉ giá cũng vì thế mà ổn định.
Để tìm một hình ảnh về “nửa giải Nobel” cho Thống đốc, có lẽ không gì sinh động hơn đánh giá của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính quốc gia Trương Văn Phước, rằng “đã tìm lại được tương đối nhanh dây cương của con ngựa tiền tệ từng bất kham những năm trước”. Nếu chính sách tiền tệ mà là một con ngựa bất kham, thì không ai khác, Thống đốc chính là kỵ sĩ đã nắm được sợi dây cương.
Về lý thuyết, thấp là lãi suất cho vay giảm từ 9-12%/năm.
Nhưng chỉ vừa một tuần trước, trên báo Nhân Dân, xuất hiện những lời than. Nào là “Hầu hết các DN, nhất là DN vừa và nhỏ, vẫn đang gặp khó khăn về nguồn vốn”.
Bài báo dẫn lời TGĐ Nhà máy ôtô Xuân Kiên Bùi Ngọc Huyên nêu thực tế: “Dù lãi suất đã hạ, chỉ còn từ 7-9%/năm, nhưng không phải DN nào cũng được hưởng mức lãi suất này. Chỉ có một số DN “thân quen” hoặc đang hoạt động “khỏe” được tiếp cận. Còn lại, phần lớn vẫn phải vay vốn với lãi suất từ 10-12%/năm hoặc không đủ điều kiện vay vốn”.
Ngay cả vốn rẻ, DN cũng không mặn mà. Ngay cả khi ngân hàng thừa vốn, DN cũng vẫn khó tiếp cận như thường. Một dòng trong báo cáo của Thống đốc gửi QH hôm qua đã chứa đựng sự thật đó: Dư nợ tín dụng tăng chỉ 7,18%, còn cách khá xa mục tiêu tăng trưởng là 12%.
Thống đốc đã đi 33 địa phương trong 10 tháng. Thế là nhiều rồi. Nhưng DN và người dân vẫn cần những chuyến vi hành tiếp cận các điểm “nghẽn”. Bởi chỉ có gặp gỡ DN, lắng nghe những cái khó thì sợi dây trong tay Thống đốc mới là sợi dây cương điều khiển con ngựa tiền tệ đi đúng hướng, chứ không chỉ đơn thuần là sợi dây lý thuyết đang trói tay những người mong vốn như trời hạn mong mưa.
Đào Tuấn
(Lao động)

Cánh Cò - Một nhà nước vô trách nhiệm

http://quynguoicaotuoinghean.vn/uploads/news/2013_10/70810lut1.jpg

Tính đến thời điểm này đã có 50 người chết và mất tích trên bốn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Gia Lai.
Vùng rốn lũ Đại Lộc có 34 ngàn ngôi nhà trôi theo dòng nước. Bình Định gần 100 ngàn căn nhà bị ngập. Các vùng khác thiệt hại cũng tương tự chưa nói đền hàng trăm ngàn hecta hoa mầu và ruộng lúa bị hư hại nặng. Báo chí lặn lội xuống tận nơi đưa tin cùng với những hình ảnh mà người đọc dù cứng lòng cách mấy cũng không thể chịu nỗi.
Những đứa trẻ ngơ ngác thò đầu ra từ một mái nhà đang trôi nổi giữa giòng. Một người nông dân khóc than bên hai con bò duy nhất của gia đình. Đám tang lênh đênh giữa trùng trùng sóng nước và hàng trăm ngàn con người đang tuyệt vọng dưới mưa chờ từng gói mì cứu trợ.
Những hình ảnh ấy tương phản dữ dội với một bài phóng sự video của báo Thanh Niên quay lại cảnh ăn chơi của UBND phường Thủy Châu xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế với những bàn nhậu đầy thức ăn và bia rượu, một cán bộ nữ hát ư ử trên bục và tiếng nhạc xập xình từ loa karaoke khiến sự giận dữ của những ai nhìn thấy cũng có thể đoán ra. Xin xem ở đây:


Sự nhẫn tâm vô đạo của cái Ủy ban này là quá rõ. Tiếng nhạc lời ca giữa tang thương chng quanh cho thấy một điều không thể chối cãi: nhà nước này sản sinh, chứa chấp những sinh vật không có trái tim người.
Đồng tiền thuế của người dân đang được chi tiêu cho cái Ủy ban phản động này và những kẻ đang nâng ly chúc mừng sự đau đớn của quê hương đáng đưa vào sách Guiness.
Chỉ có thể than rằng sao nhà nước của chúng tôi bất nhân quá vậy?
Trong khi 50 xác người được chôn cất qua loa giữa cơn lũ thì nhà nước chúng tôi rất nhanh nhẩu gửi điện chia buồn với 50 công dân Nga trong tai nạn máy bay vừa xảy ra. Đối nghịch lại với năm mươi công dân Việt Nam không ai là người lên tiếng cảm thông. Nhà nước chúng tôi không khác chi cái Ủy ban Nhân dân phường Thủy Châu, có phần hơn thế nữa.
Thủy Châu là cấp phường còn cái điện chia buồn kia là cấp nhà nước. Hai cấp chính quyền cùng làm một việc có ý nghĩa như nhau nhưng mức độ nghiêm trọng có khác. Thủy Châu như một đứa con hư, không ý thức được việc mình làm còn cái điện chia buồn kia ý thức một cách trọn vẹn kết quả sau khi bức điện gửi đi: sự vừa lòng của Putin, một lãnh chúa vừa rời Việt Nam với chiếc cặp da đầy ắp hợp đồng bán súng. Chia buồn ở đây có hàm ý nịnh bợ ngay cả sự nịnh bợ ấy có làm đau lòng những nạn nhân của lũ.
Nếu 50 người chết vì lũ được lãnh đạo cao nhất công khai nói lời cảm thông thì điện chia buồn gửi đi Nga sẽ không làm ai thắc mắc.
Tiếc một điều không ai trong tứ trụ triều đình biết nói một lời phải đạo. Thói quen im lặng trước nỗi đau bão lụt đã thành sẹo trong tâm hồn khiến mỗi lần muốn nói là một lần khó khăn cho họ. Bên cạnh đó có lẽ trách nhiệm là một phần câu hỏi khiến họ khó trả lời và vì vậy cách hay nhất là lờ đi những gì cần phải làm hay giải thích.
Nhân dân chúng tôi cần nghe các ông bà ở Bộ chính trị giải thích cặn kẽ rằng có hay không tác hại của thủy điện đã làm cho cả miền Trung chìm trong biển nước?
Nhân dân chúng tôi cần nghe ông Tổng Bí thư giải thích rõ những tác hại ấy có phải xuất phát từ con đường trặc trẹo tiến lên xã hội gây ra hay không?
Nhân dân chúng tôi cần nghe ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải thích có sự ăn chia nào trong các dự án thủy điện của EVN hay chính quyền địa phương nơi có những dự án thủy điện tư nhân đang điên cuồng xả lũ vào nhân dân chúng tôi.
Nhân dân chúng tôi cần nghe ông Nguyễn Sinh Hùng trong tư cách chủ tịch Quốc hội có bao giờ ông chỉ đạo cho gần 500 đại biểu dưới ngón tay trỏ của ông không nên lên tiếng hoặc lên tiếng có chừng mực về tệ nạn xả lũ giết dân hay không?
Nhân dân chúng tôi cần nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích tại sao là chủ tịch nước nhưng ông lại không có bất cứ hành động nào để lo toan trước các cơn bão lụt tàn phá hủy hoại con người, tài sản của nhân dân?
Nhân dân chúng tôi cần hỏi tất cả bốn ông một câu hỏi chung: trách nhiệm của từng ông trong khi nắm sinh mạng của nhân dân, dân tộc nằm ở chỗ nào khi các ông cứ âm thầm làm những việc các ông muốn bất kể người dân chúng tôi có kêu gào, đòi hỏi đến khàn giọng.
Điển hình là vụ sửa đổi hiến pháp. Các ông vẫn cho Quốc hội thông qua cái hiến pháp giúp các ông nắm chắc ghế ngồi của các ông và thuộc hạ hơn nữa. Với những dự án thủy điện tai họa treo lơ lửng trên đầu nhân dân chúng tôi qua điều 4, đã ngăn cản bất cứ đòi hỏi thay đổi nào đối sự độc tôn toàn trị của đảng các ông.
Sự độc tôn ấy đang đồng hành với cơn lũ cuốn cả miền Trung vào cùng khổ đói nghèo với những mất mát không thể nào bù đắp.
Hãy trả lời chúng tôi, kể cả sự trả lời ấy phát sinh từ lòng dối trá.

Cánh Cò
(RFA Blog's)

MUỐI IODE CẦN CHO AI, VÙNG MIỀN NÀO Ở VIỆT NAM?

Bài đọc liên quan:
+ Quá trọng 1
+ Quá trọng 2
+ Cần hiểu đúng thực phẩm chức năng

Đến hôm nay thì người dân Việt Nam từ người hiểu biết đến người ít hiểu biết đều hiểu rằng Iode là một chất hữu ích của cơ thể. Nhưng hiếm ai, ngoài ngành y khoa, hiểu về tác dụng không tốt của nó. Vấn đề hữu ích, tôi không cần nhắc qua ở bài viết này. Ở đây, tôi chỉ nói đến tai hại của muối Iode đối với cộng đồng người Việt trong nước sau 18 năm Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iode Quốc gia thực hiện từ 1995 cho đến nay.
Hiện nay, mỗi ngày tôi phải mất ít nhất 150 phút để trả lời và diễn giải cho người dân đến khám bệnh vì một số rối loạn do thừa Iode, từ chương trình rất "thiếu khoa học" này. 
Có bệnh nhân đến chỉ vì run tay. Có bệnh nhân đến chỉ vì đánh trống ngực. Có bệnh nhân đến vì mất ngủ. Có bệnh nhân đến vì cảm giác vướn ở cổ. Có bệnh nhân đến vì mệt. Có người còn than rằng, bác sỹ ơi sao người em mấy tháng nay nó như có lửa đốt, nhìn chồng muốn chửi chồng, nhìn con muối đánh cho con cái bạt tai. Rất nhiều lý do người bệnh đến vì ăn muối Iode. Họ đã phải đi khám và điều trị từ bác sỹ thần kinh, đến bác sỹ ung bướu, và cả bác sỹ tim mạch nổi danh, đi nhiều bệnh viện lớn bé, nổi danh đình đám. Nhưng tất cả họ đều có những xét nghiệm cận lâm sàng hầu như bình thường, tốn kém rất nhiều tiền cho bác sỹ và các phòng xét nghiệm. Họ lo lắng buồn phiền cũng chỉ vì thừa Iode mà các bác sỹ chuyên khoa sâu không hề nghĩ ra, mặc dù nó chỉ cần một lời khuyên ngắn gọn: "Ngưng ngay ăn muối Iode. Vì ông/bà không cần dùng muối Iode!".
Đất nước Việt Nam dài và hẹp từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, lưng tựa Trường Sơn, đầu đội Hoàng Liên Sơn, mặt nhìn ra biển Đông dài hơn 3400km. Câu này bất kỳ một học sinh tiểu học nào cũng rõ. Đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi. Một trong những ưu đãi đó là, hầu hết các vùng miền trên cả nước không thiếu hải sản, thủy sản, thực phẩm chứa hàm lượng Iode cao. Ngoại trừ cao nguyên, vùng sâu núi cao Iode bị nước lũ, mưa xói mòn vì hậu quả nhân tai xả lũ thủy điện gây ra ở miền Trung mấy hôm nay cả nước chứng kiến và đau lòng, không tả xiết.
Hay nói cách đơn giản là, tất cả những địa phương tiếp giáp biển không cần ăn muối Iode. Và cứ mỗi tháng mỗi người trưởng thành trung bình chỉ cần ăn 10kg thủy hải sản nước mặn và rong biển cùng với thức ăn thường ngày thì không cần phải dùng muối Iode. Nhưng từ năm 1995 đến nay, nhà nhà, người người ăn muối Iode. Và hậu quả là, có những người mắc Hội chứng thừa Iode chỉ vì nhân tai. Vì mỗi người, nhu cầu mỗi ngày chỉ cần từ khoảng 150microgam đến 1.000microgam(1mg) Iode tùy theo hoàn cảnh và lứa tuổi. Nhiều nhất là cho phụ nữ mang thai và tuổi bắt đầu dậy thì đến trưởng thành mỗi ngày chỉ cần 1mg Iode!

Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình ở TPHCM dùng muối Iode từ năm 1999 đến năm 2012 theo thống kê của Trung Tâm Dinh Dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, chỉ nên dùng thêm muối Iode ở cao nguyên trung phần và vùng núi cao phía Bắc và Tây Bắc. Những nơi mà cả đời người dân không được sống với biển. Nhưng dù không sống với biển, mà họ sống gần sông hồ nước mặn, hoặc họ thường xuyên ăn hải sản biển thì cũng không cần ăn muối Iode.
Người ta thấy rằng một số hải sản, thực phẩm sau đây có hàm lượng Iode cao trong 100gam hải sản thực phẩm:
1. Tảo bẹ: 1mg
2. Tảo tía (khô): 1800 μg
3. Rau chân vịt: 164μg
4. Rau cần: 160μg
5. Cá biển: 80μg
6. Muối biển: 2μg
7. Sơn dược: 14μg
8. Muối ăn có iốt: 7600μg
9. Cải thảo: 9.8μg
10. Trứng gà: 9.7μg

Nhưng không có nghĩa là mọi thực phẩm là không có Iode, mà bất kỳ thực phẩm nào cũng có Iode, chỉ khác nhau ở hàm lượng ít nhiều. Nên khi dùng muối Iode không nên dùng thường quy, mà phải biết dùng xen kẻ với muối ăn thường khi thực phẩm hằng ngày có hàm lượng cao hay thấp Iode.
Như vậy, nếu dân mình hiểu biết được những kiến thức thông thường này thì sẽ biết là có nên dùng muối Iode hay không, khi nào và ở nơi nào trên đất nước Việt. Và nếu lạm dụng muối Iode thì sẽ gây ra Hội chứng thừa Iode, vì hàm lượng Iode trong muối Iode nhân tai là cao nhất trong mọi thực phẩm có trên quả đất này.
Và một đất nước mà hơn 80% diện tích đều tiếp giáp với biển thì có cần phải có một sự hiểu biết có tính thường thức về sử dụng muối Iode một cách đơn giản, dễ hiểu và đầy đủ để không bị tai hại của tình trạng thừa Iode do phong trào phát động ăn muối Iode của Quốc Gia.

Dưỡng khí - điều cần thiết bậc nhất cho mọi sinh vật.


  Các bạn FB thân mến, mùa hè tôi ( dỗi hơi ) đã có khuyến cáo tặng các bạn cách sử dụng điều hoà không khí, cách thông gió cho phòng ngủ, nơi trong gia đình. Vậy mùa đông đã đến, mời các bạn tham khảo cách tạo ra không gian sạch, đủ khí tươi để tốt nhất cho bạn và con bạn nhé, đặc biệt là nhà có trẻ em.
Bởi một điều đáng tiếc là : trong một khảo sát cá nhân tôi trực tiếp làm đối với chục người bạn của tôi, có trình độ đại học, có vài kỹ sư bách khoa...tuy nhiên việc hiểu và lắp đặt, sử dụng hệ thống thông gió trong nhà,/ trong xe hơi ...đều chưa nắm được nguyên lý.


Các giả thiết :
- Đối với ô tô : bạn cần mở ít nhất 1/3 cửa kính sau khi bạn lên xe, khởi động máy xong thì bạn cần chuyển chế độ lấy gió ngoài 100% , chạy quạt trong vòng ba đến năm phút ( kể cả vừa đi vừa quạt nếu vội ). Việc này đảm bảo rằng các không khí lưu trong xe bao gồm mùi nhựa( nếu xe mới ), mùi các loại, vi khuẩn sinh sôi trong quá trình sử dụng xe...sẽ được đẩy cưỡng bức ra ngoài.
 Bạn không được sử dụng quạt như vậy trong môi trường có nhiều bụi bởi bụi sẽ vào xe và bị chặn gây tắc bộ lọc gió ngoài.
 Trong quá trình vận hành xe, việc lấy gió tươi ( tuỳ theo đời xe ) có nhiều công nghệ khác nhau nhưng mấu chốt phải đảm bảo ít nhất không khí trong xe của bạn phải được cấp khi tươi liên tục, tuỳ theo số lượng người trên xe. Việc này đảm bảo bạn không bị thiếu o xy, thiếu nước, bị ngạt, khách đi cùng có thể thiếu khí, say ( nếu là phụ nữ, trẻ em vốn nhạy cảm với tốc độ và môi trường thiếu dưỡng khí).

- Đối với nhà ở/ phòng ở : 
+ Bạn có thể dùng cửa kính, nhôm, nhựa, gỗ...cho phòng ở.
+ Bạn có thể lắp máy lạnh cho phòng.
+ Bạn có thể dùng máy sửoi nếu thích.
+ Thậm chí bạn có thể dùng bếp lò than củi...nếu ăn chơi.

  Các điều kiện bắt buộc nếu bạn không muốn bị thiếu o xy dẫn tới viêm phổi, bị vi khuẩn lao...tấn công...thì bạn phải đảm bảo việc không khí trong phòng của bạn luôn được cấp khí tươi, thải khí bẩn.
Lượng khí tươi theo nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng cho tiêu chuẩn VN, IEC ( châu âu ), ASTM ( Mỹ)...đảm bảo không dưới 5 % cho khối tích phòng ở, sinh hoạt . ( không dùng cho văn phòng hay hội hợp với mật độ người dày đặc như ở PFT ( làm phần mềm, sảnh khách sạn có lẩu, búp - phê...)
 Cấp khí tươi vào phòng chỉ đơn giản : dùng quạt cấp vào, có lọc gió chặn bụi và côn trùng. Bạn nào giàu thì dùng lọc Hepa fillter ( lọc sạch 99,7 % bụi - dùng cho phòng sạch, phòng mổ, phòng bảo quản đo lường, mẫu vật bảo tàng ...)
 Việc thải khí ra cũng đơn giản : chỉ dùng quạt hút .

Bạn cần biết rằng : không khí trong phòng ngủ sẽ nảy sinh vi khuẩn mang bệnh lao nếu trong vòng nửa năm bạn không làm sạch phòng. Da người, tóc, bụi mang từ ngoài vào, quần áo chăn gối bị mòn...và bị hút vào dàn lạnh máy ĐHKK, nếu không làm sạch nó sẽ rất nguy hiểm.

  Các bạn thân mến, những kiến thức này được tôi thu lượm được trong vòng hai chục năm trong quá trình xây dựng hệ thống M & E nói chung và điều hoà không khí và thông gió nói riêng cho các khách sạn 5 sao tại HN : Horizon, Sheraton, Hilton, các bệnh viện Việt Pháp, Việt Mỹ...và nhiều công trình, dự án khác. các bạn có thể tham khảo, nhờ chuyên gia cố vấn kỹ thuật lắp đặt, sử dụng cho ngôi nhà yêu quý của các bạn, giúp gia đình bạn có một môi trường sống tốt nhất có thể. Việc này rất đn giản và ít tốn kém, quan trọng là nhận thức của chúng ta về tầm quan trọng của vấn đề này thôi.
Chúc các bạn có một môi trường sống tốt nhất, sức khoẻ của bạn và gia đình là vàng, đôi khi còn quý gấp ngàn lần vàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét